Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị
Số hiệu: | 64/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 11/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 30/07/2010 |
Ngày công báo: | 28/06/2010 | Số công báo: | Từ số 371 đến số 372 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quản lý cây xanh đô thị - Được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ. Nghị định này quy định về quản lý cây xanh tại các đô thị trên phạm vi toàn quốc. Theo Nghị định này, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ cây xanh đô thị. Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã được phê duyệt, đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định của UBND cấp tỉnh. Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh phải có đủ năng lực, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cây xanh đô thị, có trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND theo phân cấp quản lý. Việc lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh theo hình thức đấu thầu hoặc đặt hàng thông qua hợp đồng. Cây xanh đô thị được chặt hạ trong các trường hợp: cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn; cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu chính đáng về chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị, ngoài việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này còn phải có trách nhiệm đền bù giá trị cây, chịu mọi chi phí cho việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/7/2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2010/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2010 |
NGHỊ ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
1. Nghị định này quy định về quản lý cây xanh tại các đô thị trên phạm vi toàn quốc.
2. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến quản lý cây xanh đô thị trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy định của Nghị định này.
Trong Nghị định này các từ ngữ, khái niệm được hiểu như sau:
1. Quản lý cây xanh đô thị bao gồm: quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
2. Cây xanh đô thị là cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị.
3. Cây xanh sử dụng công cộng đô thị là các loại cây xanh được trồng trên đường phố (gồm cây bóng mát, cây trang trí, dây leo, cây mọc tự nhiên, thảm cỏ trồng trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông); cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị.
4. Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị là cây xanh được trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng.
5. Cây xanh chuyên dụng trong đô thị là các loại cây trong vườn ươm hoặc phục vụ nghiên cứu.
6. Cây cổ thụ là cây thân gỗ lâu năm được trồng hoặc mọc tự nhiên, có độ tuổi tối thiểu 50 năm hoặc cây có đường kính từ 50 cm trở lên tại chiều cao 1,3 m của cây.
7. Cây được bảo tồn là cây cổ thụ, cây thuộc danh mục loài cây quý hiếm, cây được liệt kê trong sách đỏ thực vật Việt Nam, cây được công nhận có giá trị lịch sử văn hóa.
8. Cây xanh thuộc danh mục cây cấm trồng là những cây có độc tố gây nguy hiểm cho con người.
9. Cây xanh thuộc danh mục cây trồng hạn chế là những cây ăn quả, cây tạo ra mùi gây ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường.
10. Cây nguy hiểm là cây đã đến tuổi già cỗi, cây hoặc một phần của cây dễ gẫy đổ gây tai nạn cho người, làm hư hỏng các phương tiện và công trình, cây bị sâu bệnh có nguy cơ gây bệnh trên diện rộng.
11. Vườn ươm cây là vườn gieo, ươm tập trung các loài cây giống theo quy trình kỹ thuật để nhân giống cây và đảm bảo các tiêu chuẩn cây trồng trước khi đem ra trồng.
12. Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị là đơn vị được lựa chọn để thực hiện các dịch vụ về trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng đô thị.
1. Chính phủ thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng.
3. Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch; trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ quản lý cây xanh đô thị.
4. Việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị, quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
5. Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
6. Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Khi cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình đường ống kỹ thuật hoặc khi tiến hành hạ ngầm các công trình đường dây, cáp nổi tại các đô thị có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh, chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa bàn biết để giám sát thực hiện. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải tuân thủ theo Điều 14 của Nghị định này.
1. Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị hàng năm và 5 năm bao gồm: công tác trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ cây xanh đô thị; xây mới, cải tạo, chỉnh trang và nâng cấp các công trình xây dựng thuộc khu vực cây xanh sử dụng công cộng đô thị.
3. Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị và kinh phí thực hiện theo kế hoạch được phải bố trí vào chương trình hoặc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương.
1. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm áp dụng tiêu chuẩn và tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến cây xanh đô thị do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và ban hành quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, thiết kế cây xanh đô thị.
Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và trường học tuyên truyền phổ biến, giáo dục, hướng dẫn người dân và cộng đồng dân cư tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật liên quan về quản lý cây xanh đô thị.
1. Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng; trồng các loại cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
2. Tự ý trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, nút giao thông và các khu vực sở hữu công cộng không đúng quy định.
3. Tự ý chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành, đào gốc, chặt rễ cây xanh khi chưa được cấp phép.
4. Đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, lột vỏ thân cây; đổ rác, chất độc hại và vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh; phóng uế, đun nấu, đốt gốc, xây bục, bệ quanh gốc cây.
5. Treo, gắn biển quảng cáo, biển hiệu và các vật dụng khác trên cây; giăng dây, giăng đèn trang trí vào cây xanh khi chưa được phép.
6. Lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất cây xanh hiện có hoặc đã được xác định trong quy hoạch đô thị và ngăn cản việc trồng cây xanh theo quy định.
7. Các tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý cây xanh đô thị không thực hiện đúng các quy định về quản lý cây xanh đô thị.
8. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
1. Phù hợp với yêu cầu và mục tiêu của quy hoạch đô thị và phát triển đô thị.
2. Phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, tính chất, chức năng, truyền thống, văn hóa và bản sắc của đô thị.
3. Kết hợp hài hòa với không gian mặt nước, cảnh quan và môi trường; đáp ứng các yêu cầu về quản lý và sử dụng.
4. Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, thiết kế cây xanh đô thị.
1. Quy hoạch cây xanh đô thị là một nội dung trong quy hoạch đô thị.
2. Trong quy hoạch chung đô thị phải xác định: chỉ tiêu đất cây xanh, tổng diện tích đất cây xanh cho toàn đô thị, từng khu vực đô thị (khu vực mới; khu vực cũ, cải tạo và khu vực dự kiến phát triển), diện tích đất để phát triển vườn ươm và phạm vi sử dụng đất cây xanh đô thị.
3. Trong quy hoạch phân khu đô thị phải xác định cụ thể: vị trí, quy mô, tính chất, chức năng, phạm vi sử dụng đất cây xanh đô thị; các nguyên tắc lựa chọn loại cây trồng.
4. Trong quy hoạch chi tiết đô thị phải xác định cụ thể: chủng loại cây, tiêu chuẩn cây trồng, các hình thức bố cục cây xanh trong các khu chức năng; xác định vị trí cây xanh trên đường phố.
1. Quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa đô thị được lập làm cơ sở để lập dự án đầu tư cây xanh, công viên – vườn hoa.
2. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa bao gồm:
a) Phạm vi, ranh giới, diện tích khu vực lập quy hoạch;
b) Các chỉ tiêu cơ bản về đất đai và hạ tầng kỹ thuật;
c) Các yêu cầu và nguyên tắc thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hạ tầng kỹ thuật và lựa chọn loại cây trồng phù hợp;
d) Thành phần hồ sơ đồ án.
3. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá hiện trạng khu vực lập quy hoạch; các quy định của quy hoạch chung, quy hoạch phân khu có liên quan;
b) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật;
c) Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất trong công viên – vườn hoa: phân khu chức năng, quy định về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất;
d) Lựa chọn cụ thể chủng loại cây xanh thích hợp, đảm bảo quy định về tiêu chuẩn cây trồng;
đ) Thiết kế kiến trúc cảnh quan cây xanh, công viên – vườn hoa;
e) Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong công viên – vườn hoa.
4. Hồ sơ quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa bao gồm:
a) Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất; bản đồ hiện trạng (kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng kỹ thuật); bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan (vị trí, hình thức bố cục cây xanh …); các bản vẽ minh hoạ; bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật; danh mục các chủng loại cây, tiêu chuẩn cây trồng;
b) Thuyết minh tổng hợp và các văn bản pháp lý liên quan.
5. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên - vườn hoa trên địa bàn theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.
1. Việc trồng cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc trồng cây xanh đô thị phải bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn; cây mới trồng phải được bảo vệ, chống giữ thân cây chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.
3. Cây trồng phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển của cây để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.
4. Việc chăm sóc, cắt tỉa cây phải tuân thủ quy trình kỹ thuật đồng thời phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình.
1. Đô thị phải dành quỹ đất để phát triển vườn ươm theo quy hoạch.
2. Tổ chức hoặc cá nhân sử dụng đất để phát triển vườn ươm phải bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả sử dụng đất; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào việc nghiên cứu giống cây, thuần hóa cây nhập ngoại; công tác ươm trồng giống các loại cây, cây hoa, cây cảnh đáp ứng nhu cầu về cung cấp cây xanh cho đô thị.
1. Cây xanh đô thị phải được giữ gìn, bảo vệ và kiểm tra thường xuyên
2. Mọi tổ chức và cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh trong đô thị đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý để có biện pháp xử lý.
3. Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý có trách nhiệm tổ chức bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm về cây xanh đô thị; tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh đô thị có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
4. Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị có trách nhiệm bảo vệ cây xanh đô thị trên địa bàn được giao theo hợp đồng với cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo phân cấp.
1. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:
a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;
b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép:
a) Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn;
b) Cây bóng mát trên đường phố;
c) Cây bóng mát; cây bảo tồn; cây đã được đánh số, treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
d) Cây bóng mát có chiều cao từ 10 m trở lên; cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân.
3. Các trường hợp được miễn giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị là: chặt hạ ngay cho tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy. Trước khi chặt hạ, dịch chuyển phải có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và phải báo cáo lại cơ quan quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị bao gồm:
a) Đơn đề nghị nêu rõ vị trí chặt hạ, dịch chuyển; kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị;
b) Sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển;
c) Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển.
5. Tiếp nhận hồ sơ và thời gian giải quyết cấp giấy phép
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị được nộp tại cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Thời gian giải quyết cho việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển tối đa không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép và giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II của Nghị định này.
7. Thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
a) Thời hạn để thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị không quá 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép;
b) Đối với việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trong các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được thực hiện theo tiến độ thực hiện dự án;
c) Trước khi triển khai việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh, tổ chức hoặc cá nhân thực hiện phải thông báo cho chính quyền địa phương;
d) Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trong các khu vực công cộng và trong các khuôn viên của tổ chức, cá nhân quản lý phải bảo đảm quy trình kỹ thuật, an toàn cho người và tài sản.
8. Đơn vị thực hiện dịch vụ quản lý cây xanh đô thị được giao nhiệm vụ chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng đô thị trên địa bàn phải tuân thủ đúng quy định tại Điều này. Trong trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng đô thị và trồng cây mới phải bảo đảm đúng quy định tại Điều 11 Nghị định này.
9. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu chính đáng về chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị ngoài việc tuân thủ các quy định tại Điều này còn phải có trách nhiệm đền bù giá trị cây, chịu mọi chi phí cho việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
1. Đối với cây xanh trên đường phố
a) Cây bóng mát trồng trên đường phố phải đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật và khoảng cách cây trồng, chiều cao, đường kính cây;
b) Việc lựa chọn các hình thức bố trí cây, loại cây trồng trên đường phố phải phù hợp với từng loại đường phố, đặc thù của mỗi đô thị và phải bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Tại các đảo giao thông việc bố trí các loại cây xanh phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn giao thông;
c) Cây xanh được trồng dưới đường dây điện phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện theo quy định của pháp luật về điện lực;
d) Trên các tuyến đường phố đô thị cây bóng mát phải được đánh số cây để lập hồ sơ quản lý cây và định kỳ kiểm tra theo quy trình kỹ thuật quy định;
đ) Trồng cây xanh không che khuất biển báo hiệu đường bộ và đèn tín hiệu giao thông.
2. Đối với cây xanh trong công viên – vườn hoa, quảng trường và các khu vực công cộng khác của đô thị.
a) Cây xanh trồng trong công viên, vườn hoa, quảng trường, ven hồ nước, hai bên bờ sông và các khu vực công cộng khác của đô thị phải tuân thủ quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa hoặc quy hoạch chi tiết đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Việc trồng, chăm sóc, bảo vệ dịch chuyển, chặt hạ cây xanh phải tuân thủ các quy định tại Điều 11, Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này.
3. Cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải được đầu tư phát triển theo kế hoạch hàng năm của đô thị.
1. Các tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh trong khuôn viên do mình quản lý.
2. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh phải thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm đ của khoản 2; khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d của khoản 7 Điều 14 của Nghị định này.
3. Việc trồng cây trang trí, cây cảnh, cây hoa trên các ban công, sân thượng phải bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
1. Các loại cây được bảo tồn phải thống kê về số lượng, chất lượng, đánh số cây, treo biển tên, lập hồ sơ, đồng thời phải có chế độ chăm sóc đặc biệt và bảo vệ cho từng cây để phục vụ công tác bảo tồn.
2. Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý ban hành danh mục cây cần được bảo tồn trên địa bàn do mình quản lý.
1. Cây nguy hiểm trong đô thị phải có biện pháp bảo vệ và có kế hoạch chặt hạ, dịch chuyển kịp thời. Cây trồng mới phải bảo đảm theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này.
2. Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi tình trạng phát triển của cây; lập kế hoạch chặt hạ, dịch chuyển cây trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đồng thời tổ chức triển khai thực hiện.
1. Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh phải có đủ năng lực, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cây xanh đô thị, có trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý.
2. Việc lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh theo hình thức đấu thầu hoặc đặt hàng thông qua hợp đồng.
3. Căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương và quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý quyết định lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh trên địa bàn do mình quản lý.
1. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
a) Thống nhất quản lý nhà nước về cây xanh đô thị;
b) Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cây xanh đô thị;
c) Hướng dẫn lập, quản lý chi phí duy trì cây xanh sử dụng công cộng sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
d) Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị trên phạm vi toàn quốc.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành khác có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị
1. Thống nhất quản lý cây xanh các đô thị trên địa bàn tỉnh. Phân công trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn.
2. Ban hành hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các văn bản quy định cụ thể về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn.
3. Căn cứ vào quy định, hướng dẫn của Chính phủ và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:
a) Tổ chức chỉ đạo việc lập và phê duyệt kế hoạch hàng năm, 5 năm về đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị;
b) Nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính và sử dụng đất để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý cây xanh đô thị, đầu tư và phát triển vườn ươm, công viên, vườn hoa;
c) Quy định về quản lý và sử dụng nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng có nguồn lợi thu được.
4. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.
1. Tổ chức thực hiện quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Ban hành các quy định cụ thể về quản lý cây xanh đô thị theo phân cấp trên địa bàn được giao quản lý và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định này.
3. Ban hành danh mục cây bảo tồn, cây trồng hạn chế và cây cấm trồng trên địa bàn được giao quản lý theo phân cấp.
4. Lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh trên địa bàn được giao quản lý theo phân cấp.
5. Tổ chức chỉ đạo việc thống kê hàng năm và lập cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị trên địa bàn được giao quản lý và báo cáo Sở Xây dựng để theo dõi, tổng hợp.
1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn.
2. Chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý cây xanh đô thị, lập kế hoạch hàng năm và 5 năm về đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
3. Xác định danh mục cây trồng, cây cần bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
4. Tổng hợp cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh và định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2010.
1. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC I
(Ban hành kèm theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP CHẶT HẠ, DỊCH CHUYỂN CÂY XANH ĐÔ THỊ
Kính gửi: Cơ quan cấp giấy phép
Tên tổ chức/cá nhân: ............................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Điện thoại: …………………………….. Fax: ..............................................................................
Xin được chặt hạ dịch chuyển cây …………………… tại đường ……………………, xã (phường): ………....................…, huyện (thành phố, thị xã): ................................................................................................................
Loại cây: ……………………………., chiều cao (m): …………….. đường kính (m): ......................
Mô tả hiện trạng cây xanh: .....................................................................................................
............................................................................................................................................
Lý do cần chặt hạ dịch chuyển, thay thế .................................................................................
Chúng tôi xin cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị và các quy định khác có liên quan.
|
……., ngày … tháng … năm …….. |
Tài liệu kèm theo:
- Ảnh chụp hiện trạng;
- Sơ đồ vị trí cây (nếu có).
PHỤ LỤC II
(Ban hành kèm theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ)
UBND TỈNH/THÀNH PHỐ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY PHÉP CHẶT HẠ, DỊCH CHUYỂN CÂY XANH
Số: …………/GPCX
Căn cứ Quyết định số ………/.…./QĐ-UBND ngày … tháng … năm .... của UBND tỉnh/thành phố quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh/thành phố ……………
Xét đơn đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh của
............................................................................................................................................
1. Cấp cho: ...........................................................................................................................
- Địa chỉ: ..............................................................................................................................
- Điện thoại: …………………………….. Fax: ............................................................................
- Được phép chặt hạ, dịch chuyển cây …………………… tại đường ……………………, xã (phường): …………..............., huyện (thành phố, thị xã): ................................................................................................................
- Loại cây: ……………………………., chiều cao (m): …………….. đường kính (m): ....................
- Hồ sơ quản lý: ....................................................................................................................
- Lý do cần chặt hạ, dịch chuyển:............................................................................................
2. Đơn vị thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển: .........................................................................
3. Thời gian có hiệu lực của giấy phép là 30 ngày kể từ ngày được cấp phép. Quá thời hạn này mà chưa thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển thì giấy phép này không còn giá trị.
4. Đơn vị thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh có trách nhiệm:
- Thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật và tuyệt đối an toàn.
- Thực hiện đúng thời gian quy định.
- Thông báo cho chính quyền địa phương biết thời gian thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh.
Nơi nhận: |
……., ngày … tháng … năm …….. |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 64/2010/ND-CP |
Hanoi, June 11, 2010 |
DECREE
ON MANAGEMENT OF URBAN GREEN TREES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Law on Construction;
Pursuant to the June 17, 2009 Law on Urban Planning;
At the proposal of the Minister of Construction,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This Decree provides for the management of green trees in urban centers nationwide.
2. Domestic and foreign organizations and individuals involved in the management of urban green trees in the Vietnamese territory shall comply with this Decree.
Article 2. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Management of urban green trees covers the planning on. planting, tending, nursing. protection, felling and removal or urban green trees.
2. Urban green trees are those planted for public use. restricted use or special use in urban centers.
3. Public-use urban green trees are those planted along streets (including shade trees, decoration trees, natural lianas and trees, grass-covers on pavements, median strips and traffic islands); green trees planted in parks and flower gardens; green trees and grass-covers in public squares and other public areas in urban centers.
4. Restricted-use green trees in urban centers are those planted in premises of offices, schools, hospitals, cemeteries, worshiping works, villas, houses and other public works managed and used by organizations or individuals.
5. Special-use green trees in urban centers are those planted in plant nurseries or for research purposes.
6. Secular trees mean perennial timber trees which are planted or grow naturally for at least 50 years or trees with a diameter of at least 50 cm at the height of 1.3 m.
7 Conserved trees mean secular trees, trees on the list of precious and rare species, trees listed in Vietnam's plant red book and trees recognized as having historical and cultural value.
8. Green trees on the list of those banned from planting are those which contain toxins dangerous to humans.
9. Green trees on the list of those restricted from planting are fruit trees or trees emitting smells causing adverse impacts on human health and the environment.
10. Dangerous trees are trees which are old and stunted, trees with all or some of parts prone to break and fall which may cause accidents to humans or damage to vehicles and works and diseased trees at risk of wide disease transmission.
11. Plant nursery is a place in which seeds are sown and nursed for seedlings under prescribed technical processes and with assured standards before planting.
12. Units providing urban green tree management services are those selected to provide services of planting, tending, nursing, protection, felling or removal of public urban green trees.
Article 3. Principles of management of urban green trees
1. The Government performs the unified management of urban green trees with division and decentralization of responsibility under law.
2. The State shall invest in the development of public urban green trees for the sake of public interests.
3. The State encourages and creates conditions for organizations and individuals to participate in urban green tree planning, planting, tending, nursing and protection.
4. The management and development of urban green trees comply with urban planning and technical regulations, contributing to creating sceneries, environmental protection and biodiversity.
5. Upon construction of new urban centers, investors shall ensure land funds for green trees; planted green trees must be of proper types and species, comply with plant standards under approved detailed plans on urban centers and must be tended and protected till they are handed over to managing bodies under regulations of provincial-level People's Committees.
6. Upon construction of new urban roads, green trees must be planted at the same time with the construction of technical infrastructure works.
When renovating or upgrading urban roads, technical tubings or laying underground overhead wire or cable lines in urban centers, which are related to the protection, felling, removal or planting of green trees, investors shall notify local green tree-managing bodies thereof for supervision of the implementation. The felling and removal of urban green trees must comply with Article 14 of this Decree.
Article 4. Public urban green tree investment and development plans
1. Public urban green tree investment and development plans must be in line with land use plannings and plans and urban plannings approved by competent authorities.
2. Annual and five-year public-use urban green tree investment and development plans cover the planting, tending, nursing and protection of urban green trees; the construction, renovation, re-embellishment or upgrading of works in public-use urban green tree areas.
3. Public urban green tree investment and development plans and implementation funds shall be included in annual local socio-economic development programs or plans.
Article 5. Technical standards and norms on urban green trees
1. Organizations and individuals shall apply standards and observe technical norms related to urban green trees promulgated by competent state agencies.
2. The Ministry of Construction shall formulate national standards and promulgate technical norms on urban green tree planning and design.
Article 6. Dissemination and education of the law on management of urban green trees
Ministries, sectors. People's Committees of all levels, political organizations and socio-professional organizations shall, within the ambit of their respective responsibilities, coordinate with mass media agencies and educational institutions in disseminating, educating and guiding people and local communities to participate in planting, tending and protecting urban green trees and strictly complying with relevant regulations on management of urban green trees.
Article 7. Prohibited acts
1. Planting trees on the list of those banned from planting; planting trees on the list of those restricted from planting without permission of competent authorities.
2. Planting at one's own will green trees on pavements, median strips, traffic junctions and public areas in contravention of regulations.
3. Felling, removing, branch-cutting, pruning, rooting up or cutting of green trees without permission.
4. Chiseling, holing or driving nails into or barking green trees, barking tree trunks; dumping garbage, hazardous substances and construction materials at tree-stock bases; urinating or cooking at, burning tree-stock bases and building stands around tree stumps.
5. Hanging advertisement billboards, signboards and other objects on trees; hanging ropes or decoration lights on green trees without permission.
6. Encroaching upon, illegally building works on, green tree land areas already existing or determined in urban plannings and obstructing the planting of green trees according to regulations.
7. Failing to comply with regulations on management of urban green trees by organizations and individuals that manage or are assigned to manage urban green trees.
8. Other acts of violation prescribed by law.
Chapter II
URBAN GREEN TREE PLANNING
Article 8. Requirements on urban green tree planning
1. Complying with requirements and objectives of urban planning and urban development.
2. Being suitable to natural, climate and soil conditions and the nature, functions, traditions, culture and identities of urban centers.
3. Being in harmony with water surface space, landscapes and environment; meeting management and use requirements.
4. Complying with technical norms on urban green tree planning and design.
Article 9. Contents of urban green tree planning
1. Urban green tree planning constitutes a content of urban planning.
2. The general urban planning must determine the green tree land quota and total green tree land area for the entire urban center and each urban area (new areas, old and renovated areas and areas projected for development), land areas for development of plant nurseries and the use scope of urban green tree land.
3. The urban zoning planning must specifically determine locations, sizes, nature, functions and use scope of green tree land; and principles for selection of tree species.
4. The detailed urban planning must specifically determine trees species, standards of planted trees, forms of arranging green trees in functional sectors and locations of green trees along streets.
Article 10. Detailed planning on urban green trees, parks-flower gardens
1. The detailed planning on urban green trees, parks-flower gardens shall be formulated as a basis for the formulation of investment projects on green trees and parks-flower gardens.
2. A detailed planning on green trees, parks-flower gardens covers:
a/ The scope, boundary and area of the planning.
b/ Basic norms on land and technical infrastructure works;
c/ Requirements on and principles of designing of architectural space, connection of technical infrastructures and selection of proper trees species.
d/ Components of blueprint dossiers.
3. A detailed planning blueprint on green trees, parks-flower gardens covers:
a/ Analyzing and assessing the current conditions of area under planning; provisions of the general planning and related zoning plannings;
b/ Determining land use norms, technical infrastructure works;
c/ Planning total ground areas in parks-flower gardens: functional sectors, regulations on construction density and land use coefficients;
d/ Specific selection of proper tree species under regulations on tree standards;
e/ Architectural design of green tree views and parks-flower gardens;
f/ Planning on the technical infrastructure system in parks-flower gardens.
4. A dossier of detailed planning on green
trees and parks- flower gardens comprises:
a/ Plan of the land area location and boundaries; map of the current status (landscape architecture, technical infrastructure systems); map of the planning on total ground area; map of architectural spaces (locations and forms of arranging green trees...); illustrative drawings; map of the planning on technical infrastructure systems; and list of tree species and standards;
b/ General explanations and relevant legal documents.
5. The competence to appraise and approve the tasks and blueprints of detailed planning on green trees, parks-flower gardens in the area comply with the law on urban planning.
Chapter III
PLANTING TENDING NURSING PROTECTION, FELLING REMOVAL OF URBAN GREEN TREES
Article 11. General provisions on urban green tree planting and tending
1. The planting of urban green trees complies with urban planning already approved by competent authorities.
2. The planting of urban green trees must strictly comply with technical processes, tree species and standards and ensure safety; newly planted trees must be protected, firmly and straightly supported, ensuring their good growth and development.
3. Planted trees must be periodically tended, inspected and their development status must be determined so as to work out measures to monitor and protect them and promptly handle impacts on their development.
4. Tree tending and pruning must comply with prescribed technical processes and measures must be worked out to ensure safety for humans, vehicles and works.
Article 12. Urban green tree nurseries
1. Urban centers must reserve land funds for development of nurseries under planning.
2. Users of land for development of nurseries must ensure proper land use purposes and efficiency; apply scientific and technological advances to researches on plant varieties and localization of imported trees; the nursing of common trees, flower trees and ornamental trees shall meet the requirements on supply of green trees for urban centers.
Article 13. Protection of urban green trees
1. Urban green trees must be preserved, protected and regularly checked.
2. All organizations, individuals and households have the responsibility to tend and protect urban green trees, promptly prevent acts of violating regulations on protection of green trees in urban centers and concurrently notify the People's Committees under management decentralization thereof for handling measures.
3. The People's Committees shall, according to management decentralization, organize the protection of urban green trees, inspect and handle acts of infringing upon urban green trees; organizations and individuals breaching regulations on protection of urban green trees shall remedy and compensate for damage under law.
4. Providers of urban green tree management services shall protect urban green trees in areas assigned to them under contracts signed with urban green tree-managing bodies as decentralized.
Article 14. Felling, removal of urban green trees
1. Conditions on felling and removal of urban green trees:
a/ Trees already dead, broken and falling or in danger of falling;
b/ Green trees which are diseased or old and withered and become unsafe;
c/ Green trees in areas for execution of investment projects to build works of construction.
2. Cases in which the felling and removal of urban green trees require a permit:
a/ Green trees on the list of conserved trees;
b/ Shade trees along streets;
c/ Shade trees, conserved trees and numbered trees in parks, flower gardens, public areas and areas for execution of investment projects to build works of construction:
d/ Shade trees of 10 m or more in height; conserved trees within premises of buildings of organizations or individuals.
3. Cases in which the felling and removal of urban green trees is exempt from permit: immediate felling due to emergency circumstances, natural disasters or trees already dead or broken and falling. Prior to the felling or removal, there must be records and photos on the current status and reports must be sent to green tree- managing bodies within 10 days after completion of the felling or removal.
4. A dossier of application for a permit to fell or remove of urban green trees comprises:
a/ An application clearly stating the felling or removal location; size, type of trees and reasons for felling or removal;
b/ Plan of locations of trees to be felled or removed;
c/ Photos of the current status of to be felled or removed trees.
5. Receipt of dossiers and permit-granting time:
a/ The dossiers of application for urban green tree felling or removal permits shall be filed at urban green tree- managing agencies according to regulations of provincial-level People's Committees;
b/ The time limit for granting felling or removal permits is 15 working days after the receipt of complete valid dossiers.
6. Provincial-level People's Committees shall issue regulations on the competence to grant permits for felling or removal of urban green trees. The forms of application for permits to fell or remove urban green trees are provided in Appendices I and II to this Decree (not printed herein).
7. Felling and removal of urban green trees
a/ The time limit for felling or removal of urban green trees is 30 days after the grant of permits;
b/ The felling and removal of green trees under investment projects to build works of construction must accord with project execution schedules:
c/ Prior to the felling or removal of urban green trees, implementing organizations or individuals shall notify local administrations thereof;
d/ The felling and removal of urban green trees in public areas and premises managed by organizations or individuals must ensure technical processes and safety for humans and property.
8. Providers of urban green tree management services, which are tasked to fell or remove public urban green trees in their areas, shall comply with this Article. The felling and removal of public urban green trees and planting of new ones must comply with Article 11 of this Decree.
9. Organizations and individuals with legitimate needs for felling or removal of urban green trees shall, apart from complying with the provisions of this Article, make up for tree values and pay all costs of felling and removal.
Article 15. Public green trees in urban centers
1. Green trees along streets
a/ Shade trees planted along streets must ensure technical norms on tree intervals, height and diameter;
b/ The selection of forms of arranging trees and tree species along streets must suit each type of street, peculiarities of each urban center and ensure safety for humans and vehicles. On traffic islands, the arrangement of green trees must comply with regulations on traffic safety;
c/ Green trees planted under power lines must ensure power grid safety corridors as prescribed by the law on electricity:
d/ Shade trees along urban thoroughfares shall be numbered for compilation of tree management records and be periodically checked under prescribed technical processes;
e/ Planted trees must not hide road signs and traffic signals.
2. Green trees in parks-flower gardens, public squares and other public areas of urban centers
a/ Green trees planted in parks, flower gardens, public squares, at lakesides. along river banks and other public areas of urban centers must comply with the detailed planning on green trees, parks-flower gardens or detailed urban planning approved by competent authorities;
b/ The planting, tending, protection, removal and felling of green trees must comply with Articles 11, 13 and 14 of this Decree.
3. Public-use urban green trees shall be planted under annual investment and development plans of urban centers.
Article 16. Restricted-use urban green trees
1. Organizations and individuals shall plant, tend and protect green trees in premises of buildings under their management.
2. The felling and removal of green trees must comply with Points a and e. Clause 2; Clause 4; and Points a, c and d. Clause 7. Article 14 of this Decree.
3. The planting of decorative trees, ornament trees or flower trees on balconies and sun roofs must ensure safety, environmental sanitation and urban beauty.
Article 17. Conserved urban trees
1. Conserved trees must be quantitatively and qualitatively inventoried, numbered, stuck with name plates and dossiers and at the same time be specially tended and protected for conservation purposes.
2. People's Committees shall, according to management decentralization, issue lists of conserved trees in areas under their management.
Article 18. Dangerous trees in urban centers
1. For dangerous trees in urban centers, protection measures and plans on prompt felling and removal must be worked out. Newly planted trees must comply with Article 11 of this Decree.
2. Providers of green tree management services shall compile dossiers for monitoring the development of trees; formulate felling and removal plans to be submitted to competent bodies for approval and organize the implementation thereof.
Article 19. Selection of green tree management service providers
1. Providers of green tree management services must have full capability and experience in urban green tree-related activities, and possess necessary technical equipment to perform assigned tasks as provided for by People's Committees according to management decentralization.
2. The selection of green tree management service providers shall be conducted in form of bidding or order placement through contracts.
3. Depending on specific conditions in their localities and in pursuance to Clause 1 of this Article, the People's Committees shall, according to management decentralization, decide on the selection of green tree management service providers in areas under their respective management.
Chapter IV
URBAN GREEN TREE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES
Article 20. Responsibilities of ministries and sectors
1. The Ministry of Construction shall:
a/ Perform the unified state management of urban green trees;
b/ Submit to the Government for promulgation or to promulgate according to their competence and guide the implementation of regulations on urban green tree management;
c/ Guide the estimation and management of state budget expenditures on maintenance of public green trees;
d/ Inspect the observance of regulations on urban green tree management nationwide.
2. The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Agriculture and Rural Development and other concerned ministries and sectors shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, coordinate with the Ministry of Construction in performing the state management of urban green trees.
Article 21. Responsibilities of provincial-level People's Committees
1. To perform the unified management of urban green trees in their respective provinces. To divide responsibilities to professional agencies and decentralize the management to district-level Peoples Committees for management of urban green trees in their respective localities.
2. To promulgate or decentralize the promulgation of regulations to district-level People's Committees specifying the management of urban green trees in localities.
3. Based on the Government's regulations and guidance as well as local socio-economic development conditions, to:
a/ Direct the formulation of and approve annual and five-year plans on public-use urban green tree investment and development;
b/ Study and promulgate investment, financial and land-use mechanisms and policies in order
to encourage organizations and individuals to participate in the management of urban green trees, the investment in and development of tree nurseries, parks and flower gardens;
c/ Issue regulations on management and use of earnings from the felling and removal of public green trees.
4. To organize the implementation of Government's regulations on urban green tree management.
Article 22. Responsibilities of district-level People's Committees
1. To organize the management of urban green trees in localities as decentralized by provincial-level People's Committees.
2. To issue specific regulations on management of urban green trees according to decentralization in areas under their assigned management and inspect the implementation thereof.
3. To issue according to decentralization lists of conserved trees, trees restricted or banned from planting in areas under their assigned management.
4. To select according to decentralization green tree management service providers in areas under their assigned management.
5. To direct the making of annual statistics and the establishment of databases on urban green trees in areas under their assigned management and report thereon to provincial-level Departments of Construction for monitoring and summarization reporting.
Article 23. Responsibilities of provincial-level Departments of Construction
1. To advise their provincial-level People's Committees on the state management of urban green trees in localities.
2. To assume the prime responsibility for drafting documents guiding the management of urban green trees, to formulate annual and five-year plans on investment in the development of public urban green trees and submit them to provincial-level People's Committees for issuance.
3. To make lists of planted trees, conserved trees, dangerous trees, trees banned or restricted from planting in localities and submit them to their provincial-level People's Committees for issuance.
4. To sum up databases on urban green trees; to guide, inspect and evaluate the management of urban green trees in provinces and annually report thereon to their provincial-level People's Committees and the Ministry of Construction.
Chapter V
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 24. Effect
This Decree takes effect on July 30, 2010.
Article 25. Organization of implementation
1. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors in, guiding and inspecting the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of "provincial-level People's Committees shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |