Chương 4: Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị Trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị
Số hiệu: | 64/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 11/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 30/07/2010 |
Ngày công báo: | 28/06/2010 | Số công báo: | Từ số 371 đến số 372 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quản lý cây xanh đô thị - Được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ. Nghị định này quy định về quản lý cây xanh tại các đô thị trên phạm vi toàn quốc. Theo Nghị định này, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ cây xanh đô thị. Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã được phê duyệt, đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định của UBND cấp tỉnh. Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh phải có đủ năng lực, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cây xanh đô thị, có trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND theo phân cấp quản lý. Việc lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh theo hình thức đấu thầu hoặc đặt hàng thông qua hợp đồng. Cây xanh đô thị được chặt hạ trong các trường hợp: cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn; cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu chính đáng về chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị, ngoài việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này còn phải có trách nhiệm đền bù giá trị cây, chịu mọi chi phí cho việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/7/2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
a) Thống nhất quản lý nhà nước về cây xanh đô thị;
b) Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cây xanh đô thị;
c) Hướng dẫn lập, quản lý chi phí duy trì cây xanh sử dụng công cộng sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
d) Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị trên phạm vi toàn quốc.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành khác có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị
1. Thống nhất quản lý cây xanh các đô thị trên địa bàn tỉnh. Phân công trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn.
2. Ban hành hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các văn bản quy định cụ thể về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn.
3. Căn cứ vào quy định, hướng dẫn của Chính phủ và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:
a) Tổ chức chỉ đạo việc lập và phê duyệt kế hoạch hàng năm, 5 năm về đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị;
b) Nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính và sử dụng đất để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý cây xanh đô thị, đầu tư và phát triển vườn ươm, công viên, vườn hoa;
c) Quy định về quản lý và sử dụng nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng có nguồn lợi thu được.
4. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.
1. Tổ chức thực hiện quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Ban hành các quy định cụ thể về quản lý cây xanh đô thị theo phân cấp trên địa bàn được giao quản lý và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định này.
3. Ban hành danh mục cây bảo tồn, cây trồng hạn chế và cây cấm trồng trên địa bàn được giao quản lý theo phân cấp.
4. Lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh trên địa bàn được giao quản lý theo phân cấp.
5. Tổ chức chỉ đạo việc thống kê hàng năm và lập cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị trên địa bàn được giao quản lý và báo cáo Sở Xây dựng để theo dõi, tổng hợp.
1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn.
2. Chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý cây xanh đô thị, lập kế hoạch hàng năm và 5 năm về đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
3. Xác định danh mục cây trồng, cây cần bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
4. Tổng hợp cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh và định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng.
Chapter IV
URBAN GREEN TREE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES
Article 20. Responsibilities of ministries and sectors
1. The Ministry of Construction shall:
a/ Perform the unified state management of urban green trees;
b/ Submit to the Government for promulgation or to promulgate according to their competence and guide the implementation of regulations on urban green tree management;
c/ Guide the estimation and management of state budget expenditures on maintenance of public green trees;
d/ Inspect the observance of regulations on urban green tree management nationwide.
2. The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Agriculture and Rural Development and other concerned ministries and sectors shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, coordinate with the Ministry of Construction in performing the state management of urban green trees.
Article 21. Responsibilities of provincial-level People's Committees
1. To perform the unified management of urban green trees in their respective provinces. To divide responsibilities to professional agencies and decentralize the management to district-level Peoples Committees for management of urban green trees in their respective localities.
2. To promulgate or decentralize the promulgation of regulations to district-level People's Committees specifying the management of urban green trees in localities.
3. Based on the Government's regulations and guidance as well as local socio-economic development conditions, to:
a/ Direct the formulation of and approve annual and five-year plans on public-use urban green tree investment and development;
b/ Study and promulgate investment, financial and land-use mechanisms and policies in order
to encourage organizations and individuals to participate in the management of urban green trees, the investment in and development of tree nurseries, parks and flower gardens;
c/ Issue regulations on management and use of earnings from the felling and removal of public green trees.
4. To organize the implementation of Government's regulations on urban green tree management.
Article 22. Responsibilities of district-level People's Committees
1. To organize the management of urban green trees in localities as decentralized by provincial-level People's Committees.
2. To issue specific regulations on management of urban green trees according to decentralization in areas under their assigned management and inspect the implementation thereof.
3. To issue according to decentralization lists of conserved trees, trees restricted or banned from planting in areas under their assigned management.
4. To select according to decentralization green tree management service providers in areas under their assigned management.
5. To direct the making of annual statistics and the establishment of databases on urban green trees in areas under their assigned management and report thereon to provincial-level Departments of Construction for monitoring and summarization reporting.
Article 23. Responsibilities of provincial-level Departments of Construction
1. To advise their provincial-level People's Committees on the state management of urban green trees in localities.
2. To assume the prime responsibility for drafting documents guiding the management of urban green trees, to formulate annual and five-year plans on investment in the development of public urban green trees and submit them to provincial-level People's Committees for issuance.
3. To make lists of planted trees, conserved trees, dangerous trees, trees banned or restricted from planting in localities and submit them to their provincial-level People's Committees for issuance.
4. To sum up databases on urban green trees; to guide, inspect and evaluate the management of urban green trees in provinces and annually report thereon to their provincial-level People's Committees and the Ministry of Construction.