Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường
Số hiệu: | 40/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 13/05/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2019 |
Ngày công báo: | 24/05/2019 | Số công báo: | Từ số 449 đến số 450 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu từ ngày 01/7/2019
Đây là nội dung được đề cập tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành vào ngày 13/5/2019, cụ thể:
Chỉ có tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu được phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và phải đáp ứng các yêu cầu:
- Đáp ứng yêu cầu và trách nhiệm về bảo vệ môi trường;
- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ TN&MT phê duyệt, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
- Được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
- Có giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.
Ngoài ra, phế liệu nhập khẩu chỉ được phép dỡ xuống cảng khi:
- Trường hợp nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa có giấy xác nhận đủ điều kiện môi trường trong nhập khẩu phế liệu còn hiệu lực và còn khối lượng phế liệu nhập khẩu;
- Trường hợp nhận hàng trên E-Manifest có văn bản đã xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu.
Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2019/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2019 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT, HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 18/2015/NĐ-CP)
· 1. Bổ sung Điều 2a như sau:
“Điều 2a. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công trình, hạng mục chính của dự án là các dây chuyền sả n xuất sản phẩm chính, hạng mục đầu tư xây dựng chính của dự án được nêu trong báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc hồ sơ dự án đầu tư.
2. Khu công nghiệp trong Nghị định này là tên gọi chung đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp.”
· 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Phụ lục I Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Cơ quan lập chiến lược, quy hoạch hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ lập chiến lược, quy hoạch (sau đây gọi chung là cơ quan lập chiến lược, quy hoạch) của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đến cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật bảo vệ môi trường. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, bao gồm:
a) 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục V Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) 09 bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có nội dung quy định tại Điều 15 Luật bảo vệ môi trường và phải thể hiện rõ những nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định này;
c) 09 bản dự thảo chiến lược, quy hoạch.
Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 09 người, cơ quan lập chiến lược, quy hoạch phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và dự thảo chiến lược, quy hoạch theo yêu cầu của cơ quan tổ chức thẩm định.
3. Cơ quan lập chiến lược, quy hoạch chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, các thông tin, số liệu trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.”
· 3. Sửa đổi khoản 4, bổ sung các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 10 như sau:
“4. Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Nội dung thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược gồm:
a) Cơ sở pháp lý được sử dụng để lập chiến lược, quy hoạch và thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;
b) Các phương pháp được sử dụng thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (bao gồm phương pháp sử dụng, cách sử dụng phương pháp);
c) Các quan điểm, mục tiêu, chủ trương, giải pháp về bảo vệ môi trường liên quan đến chiến lược, quy hoạch nêu trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
d) Các vấn đề môi trường chính đã được dự báo, nhận dạng khi triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch;
đ) Các đánh giá, dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính;
e) Các đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện chiến lược, quy hoạch;
g) Các giải pháp được đề xuất để duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính;
h) Các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chiến lược, quy hoạch được đề xuất bổ sung, điều chỉnh; các vấn đề môi trường đã được nhận diện nhưng chưa được điều chỉnh trong chiến lược, quy hoạch;
i) Những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, phân tích trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch.
6. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày họp hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược gửi văn bản thông báo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược, quy hoạch tới cơ quan lập chiến lược, quy hoạch; trường hợp báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch thì phải đồng thời gửi cho cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch.
7. Sau khi nghiên cứu, tiếp thu hoặc giải trình ý kiến của hội đồng thẩm định, cơ quan lập chiến lược, quy hoạch có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và gửi lại cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược hồ sơ báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. Hồ sơ gồm:
a) 01 văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục V Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) 01 bản giấy đóng quyển, gáy cứng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược hoặc 01 bản điện tử định dạng đuôi “.doc” chứa nội dung của báo cáo và 01 tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.pdf” chứa nội dung đã quét (scan) của toàn bộ báo cáo (kể cả phụ lục); 01 bản giấy dự thảo chiến lược, quy hoạch hoặc 01 bản điện tử dự thảo chiến lược, quy hoạch đã được hoàn chỉnh.
8. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã được hoàn chỉnh, cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có văn bản báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo Mẫu số 03 Phụ lục V Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật bảo vệ môi trường và cơ quan lập chiến lược, quy hoạch; trường hợp báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch thì phải gửi cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch để tổng hợp vào báo cáo thẩm định quy hoạch.”
· 4. Bổ sung khoản 2a, sửa đổi các khoản 4, 5 và 6 Điều 12 như sau:
a) Bổ sung khoản 2a như sau:
“2a. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Điều 22 Luật bảo vệ môi trường. Một số nội dung quy định cụ thể như sau:
a) Về các biện pháp xử lý chất thải: Phải đánh giá giải pháp và lựa chọn phương án công nghệ xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đối với dự án đầu tư xây dựng có công trình xử lý chất thải để thẩm định về môi trường phải có phần thuyết minh và phương án thiết kế cơ sở (đối với dự án có nhiều bước thiết kế) hoặc phương án thiết kế bản vẽ thi công (đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) của công trình, hạng mục công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về xây dựng; có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng, vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành;
b) Chương trình quản lý và giám sát môi trường được thực hiện trong giai đoạn thi công xây dựng dự án; dự kiến chương trình quản lý và quan trắc môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành;
c) Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường gồm:
- Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án (chất thải rắn, khí thải, chất thải nguy hại, rác thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống,...), bảo đảm theo quy định về bảo vệ môi trường;
- Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định; kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác phục vụ giai đoạn vận hành của dự án;
d) Đối với dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở, khu công nghiệp đang hoạt động, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có thêm một phần đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở, khu công nghiệp hiện hữu; đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở, khu công nghiệp hiện hữu và dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của dự án mới;
đ) Đối với các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp và các dự án thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với khí thải; phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP;
e) Đối với dự án khai thác khoáng sản, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại Điều 6 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP; đối với dự án khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển phải có nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
Cấu trúc và nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cấu trúc và nội dung cụ thể; hướng dẫn kỹ thuật cho phù hợp đối với một số loại hình dự án thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau.”
b) Sửa đổi các khoản 4, 5 và 6 như sau:
"4. Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi các vấn đề môi trường của dự án (nước thải, khí thải, bụi, chất thải rắn, chất thải nguy hại, sụt lún, sạt lở, bồi lắng, tiếng ồn, đa dạng sinh học); nghiên cứu, tiếp thu, giải trình những ý kiến của các đối tượng liên quan được tham vấn để hạn chế thấp nhất tác động bất lợi của dự án đến chất lượng môi trường sống, đa dạng sinh học.
Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng viễn thông và tuyến đường dây tải điện liên tỉnh, liên huyện, chủ dự án chỉ tham vấn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nếu dự án nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên hoặc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) nếu dự án nằm trên địa bàn từ hai huyện trở lên.
Đối với các dự án nằm trên vùng biển, thềm lục địa không xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ dự án chỉ tham vấn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận chất thải vào bờ của dự án.
Đối với dự án nhận chìm chất thải, vật chất nạo vét ở biển; dự án quy định tại điểm đ khoản 2a Điều này có tổng khối lượng nước thải từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên, xả trực tiếp nước thải vào sông liên tỉnh, sông giáp ranh giữa các tỉnh hoặc xả trực tiếp nước thải ra biển ven bờ, chủ dự án tham khảo thêm ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liền kề có sông liên tỉnh, sông giáp ranh hoặc biển ven bờ để phối hợp giải quyết những vấn đề bảo vệ môi trường trong khu vực.
5. Việc tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân các cấp nêu tại khoản 4 Điều này và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án thực hiện theo quy trình sau đây:
a) Chủ dự án gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đến Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án kèm theo văn bản đề nghị cho ý kiến theo Mẫu số 01 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án có văn bản phản hồi theo Mẫu số 02 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của chủ dự án, hoặc không cần có văn bản phản hồi trong trường hợp chấp thuận việc thực hiện dự án.
6. Việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi các vấn đề môi trường của dự án được tiến hành dưới hình thức họp cộng đồng dân cư do chủ dự án và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đồng chủ trì với sự tham gia của những người đại diện cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ dân phố, thôn, bản. Ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp phải được thể hiện đầy đủ, trung thực trong biên bản họp cộng đồng theo Mẫu số 03 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”
· 5. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Một dự án đầu tư chỉ lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Chủ dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước các thời điểm sau đây:
a) Đối với dự án khai thác khoáng sản, trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản;
b) Đối với dự án thăm dò, khai thác dầu khí, trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ;
c) Đối với dự án đầu tư xây dựng, trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước).
Trường hợp dự án có cùng một cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và thẩm định thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì các hồ sơ nêu trên được trình đồng thời để thẩm định theo quy định;
d) Đối với các dự án khác không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này, trình trước khi quyết định đầu tư dự án.
3. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án quy định tại Phụ lục III Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ không có cơ quan chuyên môn về môi trường để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thì bộ, cơ quan ngang bộ gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ dự án trình tới Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án để lấy ý kiến trước khi xem xét, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ do bộ, cơ quan ngang bộ gửi tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản trả lời các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường được nêu tại Phụ lục kèm theo Mẫu số 06 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi bộ, cơ quan ngang bộ để làm cơ sở xem xét, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh và các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
4. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
a) Thẩm định thông qua việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan (sau đây gọi tắt là thẩm định thông qua việc lấy ý kiến) do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định (sau đây gọi tắt là cơ quan thẩm định) quyết định. Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định có thể lấy ý kiến của một số chuyên gia về môi trường và lĩnh vực liên quan đến dự án. Cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến kèm theo hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Các dự án thẩm định thông qua việc lấy ý kiến gồm:
- Các dự án đầu tư trong khu công nghiệp mà các khu công nghiệp đó đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đã hoàn thành các thủ tục về môi trường tương đương, đã hoàn thiện kết cấu hạ tầng xử lý nước thải và được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phù hợp với nhóm ngành nghề được phép thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, trừ các dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Các dự án thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Điều 15 Nghị định này;
- Các dự án áp dụng phương pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có và kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b) Các dự án không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này, việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định thành lập với tổng số ít nhất 07 thành viên tham gia.
5. Thành viên Hội đồng thẩm định hoặc các cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến có trách nhiệm xem xét nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Điều 22 Luật bảo vệ môi trường, khoản 2a Điều 12 Nghị định này và đưa ra ý kiến nhận xét bằng văn bản để làm cơ sở cho cơ quan thẩm định xem xét, quyết định việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; chịu trách nhiệm về ý kiến đánh giá của mình.
6. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan thường trực thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, có trách nhiệm:
a) Xem xét tính đầy đủ của nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Trong trường hợp cần thiết để phục vụ việc thẩm định thông qua hội đồng và trình phê duyệt, cơ quan thường trực thẩm định tiến hành các hoạt động sau:
- Tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án;
- Lấy ý kiến tổ chức, chuyên gia liên quan;
- Tổ chức họp chuyên gia theo chuyên đề.
c) Tổng hợp kết quả thẩm định của hội đồng hoặc tổng hợp ý kiến của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến để đề xuất, trình thủ trưởng cơ quan thẩm định xem xét phê duyệt hoặc không phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Kinh phí cho các hoạt động thẩm định nêu tại điểm b khoản này được lấy từ nguồn phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trường hợp các dự án phức tạp, có tác động môi trường lớn cần phải thuê chuyên gia tư vấn quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thuê chuyên gia theo quy định pháp luật, kinh phí thuê chuyên gia quốc tế được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
7. Nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
a) Sự phù hợp của dự án đối với chiến lược, quy hoạch (nếu có), quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
b) Sự phù hợp của các phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng;
c) Sự phù hợp của các đánh giá về việc lựa chọn công nghệ sản xuất, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường;
d) Kết quả phân tích, tổng hợp số liệu về hiện trạng môi trường, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự án và sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án;
đ) Việc đánh giá và dự báo về nguồn thải, sự phát sinh, quy mô, tính chất nguy hại của nước thải, khí thải, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại và các loại chất thải đặc thù khác; các tác động của chất thải và các tác động khác của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng; đánh giá, dự báo các rủi ro sự cố môi trường do chất thải gây ra;
e) Các yêu cầu, quy định, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về môi trường áp dụng đối với dự án;
g) Sự phù hợp của các giải pháp bảo vệ môi trường, bao gồm: phương án thu gom, quản lý chất thải; biện pháp, công nghệ xử lý nước thải; biện pháp, công nghệ giảm thiểu, xử lý bụi, khí thải; phương án lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại; phương án lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường; phương án quản lý, biện pháp, công nghệ xử lý chất thải khác; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đến môi trường; các phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường do chất thải của dự án gây ra;
h) Sự phù hợp của chương trình quản lý và giám sát môi trường;
i) Các cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án.
8. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được chủ dự án gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại khoản 3 Điều này, gồm:
a) 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc các tài liệu tương đương;
c) 07 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 07 người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
9. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau:
a) Thời hạn tổ chức thẩm định thông qua hội đồng thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; riêng đối với các dự án thuộc danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, thời hạn thẩm định không quá 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
b) Thời hạn tổ chức thẩm định thông qua hội đồng thẩm định của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không quá 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; riêng đối với các dự án thuộc danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, thời hạn thẩm định không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
c) Thời hạn thẩm định thông qua việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
10. Kết quả thẩm định có giá trị làm căn cứ để ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định cho chủ dự án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thẩm định.
Trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường phải chỉnh sửa, bổ sung, trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định (thời gian hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường không tính vào thời gian thẩm định), chủ dự án phải hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định và gửi cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, gồm:
a) 01 văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết quả thẩm định, trừ trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung;
b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường được đóng quyển gáy cứng, chủ dự án ký vào phía dưới của từng trang hoặc đóng dấu giáp lai báo cáo kể cả phụ lục với số lượng đủ để gửi tới các địa chỉ quy định tại khoản 13 Điều này kèm theo 01 đĩa CD trong đó chứa 01 tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.doc” chứa nội dung của báo cáo và 01 tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.pdf” chứa nội dung đã quét (scan) của toàn bộ báo cáo (bao gồm cả phụ lục).
11. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ dự án gửi đến, cơ quan thẩm định có trách nhiệm:
a) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Mẫu số 06 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt hoặc không phê duyệt, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan thẩm định phải có văn bản nêu rõ lý do gửi chủ dự án.
12. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có hiệu lực pháp lý bắt buộc thực hiện, là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường của dự án.
13. Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường phải công khai quyết định phê duyệt và báo cáo đánh giá tác động môi trường trên cổng thông tin điện tử của mình, đồng thời gửi quyết định phê duyệt và báo cáo đánh giá tác động môi trường đến chủ dự án và các cơ quan sau:
a) Đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án;
b) Đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của các bộ, cơ quan ngang bộ được gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án, trừ dự án thuộc phạm vi bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;
c) Đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban quản lý các khu công nghiệp trong trường hợp dự án thực hiện trong khu công nghiệp.
14. Sau khi nhận được quyết định phê duyệt và báo cáo đánh giá tác động môi trường do các bộ, cơ quan ngang bộ gửi đến, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sao lục và gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và Ban quản lý các khu công nghiệp đối với dự án thực hiện trong khu công nghiệp.
15. Trường hợp có thay đổi chủ dự án, chủ dự án mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh biết.”
· 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Dự án thuộc đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, việc không triển khai dự án trong thời hạn 24 tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường là việc chủ dự án không triển khai thực hiện hạng mục nào trong giai đoạn thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường chưa đi vào vận hành phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, bao gồm:
a) Tăng quy mô, công suất (mở rộng dây chuyền sản xuất chính, bổ sung công trình, hạng mục chính) của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm chính của dự án; thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Mở rộng quy mô đầu tư của khu công nghiệp; bổ sung vào khu công nghiệp ngành nghề đầu tư thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại nhóm I và nhóm II Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được tiếp tục triển khai thực hiện dự án sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường; chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này chỉ được thực hiện những thay đổi nêu trên sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sau thay thế cho quyết định phê duyệt trước đó.
4. Việc lập, thẩm định và phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bằng hình thức lấy ý kiến.”
· 7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
“Điều 16. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt
1. Tiếp thu đầy đủ các nội dung, yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường vào dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng.
2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lấy ý kiến trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường tổ chức niêm yết công khai quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp được miễn tham vấn theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật bảo vệ môi trường.
3. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu quy định tại Điều 26 và Điều 27 Luật bảo vệ môi trường.
4. Trong quá trình triển khai xây dựng dự án, chủ dự án có những thay đổi quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật bảo vệ môi trường phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và chỉ được thực hiện thay đổi sau khi có quyết định chấp thuận về môi trường của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp sau:
a) Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp có bổ sung ngành nghề đầu tư loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thuộc nhóm III Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tăng quy mô, công suất; thay đổi công nghệ của dự án thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này mà không thuộc trường hợp phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này.”
· 8. Bổ sung Điều 16a như sau:
“Điều 16a. Thủ tục chấp thuận về môi trường đối với các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định này được thực hiện như sau:
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận về môi trường bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thay đổi của chủ dự án theo Mẫu số 07 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo về những nội dung thay đổi; các tác động môi trường, chất thải phát sinh từ những thay đổi; các biện pháp giảm thiểu tác động, xử lý chất thải phát sinh kèm theo các thay đổi quản lý, giám sát môi trường theo Mẫu số 08 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thời hạn xem xét, chấp thuận về môi trường:
a) Không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án không thuộc điểm a khoản này;
c) Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc cần bổ sung, làm rõ, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có văn bản đề nghị bổ sung, làm rõ trong thời hạn 05 ngày làm việc.
3. Việc xem xét, chấp thuận về môi trường được thực hiện thông qua hình thức lấy ý kiến của ít nhất 03 chuyên gia làm cơ sở để cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường xem xét, quyết định.”
· 9. Bổ sung Điều 16b như sau:
“Điều 16b. Vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án
1. Công trình xử lý chất thải của dự án phải được vận hành thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp và đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật về chất thải là các công trình, thiết bị xử lý: nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại (sau đây gọi chung là công trình xử lý chất thải).
Các công trình bảo vệ môi trường khác bao gồm: Các công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn nguy hại; các công trình bảo vệ môi trường không phải là công trình xử lý chất thải không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm.
2. Chủ dự án thuộc đối tượng phải đầu tư xây dựng và lắp đặt các công trình xử lý chất thải chỉ được đưa vào vận hành thử nghiệm đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu dự án có phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã hoàn thành các công trình xử lý chất thải theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc quyết định phê duyệt điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có);
b) Đã lắp đặt hoàn thành các thiết bị, hệ thống quan trắc chất thải tự động, liên tục để giám sát chất lượng nước thải, khí thải theo quy định của pháp luật;
c) Có quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải của dự án, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
d) Có hồ sơ hoàn công công trình xử lý chất thải đã được bàn giao, nghiệm thu theo quy định của pháp luật về xây dựng. Chủ dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ hoàn công công trình xử lý chất thải;
đ) Lập và gửi Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi thực hiện dự án và cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước ít nhất 20 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm. Văn bản thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án theo Mẫu số 09 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải từ 03 đến 06 tháng kể từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm.
4. Trong quá trình vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải, chủ dự án có trách nhiệm thực hiện một số nội dung sau:
a) Phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án để được kiểm tra, giám sát quá trình vận hành thử nghiệm; tổ chức theo dõi, giám sát kết quả quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục được kết nối với internet, truyền số liệu về cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án theo quy định;
b) Phối hợp với tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường để quan trắc chất thải (lấy mẫu tổ hợp), đánh giá hiệu quả trong từng công đoạn xử lý và cả công trình xử lý chất thải. Việc quan trắc chất thải phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Việc quan trắc chất thải của các công trình xử lý chất thải thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Tự đánh giá hoặc thuê tổ chức có đủ năng lực đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý chất thải của dự án; tổng hợp, đánh giá các số liệu quan trắc chất thải và lập báo cáo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (bao gồm cả công trình xử lý chất thải và các công trình bảo vệ môi trường khác) gửi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để được kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định.
5. Trong quá trình vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án, nếu chất thải xả ra môi trường không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, chủ dự án phải thực hiện các biện pháp sau:
a) Dừng hoạt động hoặc giảm công suất của dự án để bảo đảm các công trình xử lý chất thải hiện hữu có thể xử lý các loại chất thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
b) Cải tạo, nâng cấp, xây dựng bổ sung các công trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định;
c) Trường hợp gây ra sự cố môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường, chủ dự án phải dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm và báo cáo kịp thời tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án để được hướng dẫn giải quyết; chịu trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường, bồi thường thiệt hại và bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
6. Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án:
a) Kiểm tra các công trình xử lý chất thải của dự án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm, trừ dự án xử lý chất thải nguy hại được thực hiện theo quy định tại khoản 6 và khoản 6a Điều 10 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP. Trường hợp các công trình xử lý chất thải của dự án đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc phải có văn bản thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để chủ dự án vận hành thử nghiệm theo Mẫu số 10 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không đáp ứng yêu cầu thì buộc chủ dự án phải hoàn thành trước khi vận hành thử nghiệm;
b) Chủ trì, phối hợp với chủ dự án để kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án trong trường hợp cần thiết;
c) Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị của chủ dự án liên quan đến việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải và hướng dẫn chủ dự án khắc phục ô nhiễm, sự cố môi trường (nếu có) trong quá trình vận hành thử nghiệm;
d) Có văn bản thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo Mẫu số 11 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc vận hành thử nghiệm, làm căn cứ để chủ dự án lập báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án theo quy định.”
· 10. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:
“Điều 17. Kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án
1. Chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại cột 4 Phụ lục II Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (bao gồm công trình xử lý chất thải và các công trình bảo vệ môi trường khác) trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm 30 ngày trong trường hợp các công trình bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật.
2. Các dự án không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không phải thực hiện kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Chủ dự án phối hợp với tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường để quan trắc chất thải (nếu có), bảo đảm các nguồn chất thải trước khi thải ra môi trường phải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thông báo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đưa dự án vào vận hành.
3. Hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường được chủ dự án gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, gồm:
a) 01 văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án theo Mẫu số 12 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) 07 bản báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án, kèm theo kết quả quan trắc trong quá trình vận hành thử nghiệm và hồ sơ hoàn công các công trình bảo vệ môi trường đã được hoàn thành theo Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp dự án nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, chủ dự án phải gửi thêm số lượng báo cáo bằng số lượng các tỉnh tăng thêm để phục vụ công tác kiểm tra;
c) 01 bản sao quyết định phê duyệt kèm theo bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;
d) 01 văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án.
4. Nội dung kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án bao gồm:
a) Đối với hệ thống thu gom, xử lý nước thải: Các công trình đã được xây lắp; quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng công trình; hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng để xử lý nước thải; hệ thống quan trắc tự động, liên tục (nếu có); quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với nước thải sau xử lý;
b) Đối với hệ thống xử lý bụi, khí thải: Các công trình, thiết bị đã được xây lắp; quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng công trình, thiết bị; hóa chất, các chất xúc tác sử dụng để xử lý bụi, khí thải; hệ thống quan trắc tự động, liên tục (nếu có); quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý;
c) Đối với công trình xử lý, lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường và rác thải sinh hoạt: Các công trình đã được xây lắp; quy mô, công suất và quy trình vận hành của công trình đó; các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình đó; quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng;
d) Đối với công trình xử lý, lưu giữ chất thải nguy hại: Các công trình đã được xây lắp; quy mô, công suất và quy trình vận hành đối với công trình đó; các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình đó; quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng;
đ) Đối với công trình bảo vệ môi trường khác: Các công trình đã được xây dựng; quy mô, công suất và quy trình vận hành đối với công trình đó; các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình; quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng;
e) Đối với công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: Các công trình đã được xây dựng; quy mô, công suất và quy trình vận hành của công trình đó; các thông số kỹ thuật cơ bản; quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng;
g) Chương trình quan trắc và giám sát môi trường khi dự án vận hành.
5. Trình tự, thủ tục, thời gian kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án như sau:
a) Việc kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường do cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện bằng hình thức kiểm tra thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Thời hạn kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường là 15 ngày làm việc, không bao gồm thời gian chủ dự án hoàn thiện hồ sơ và thời gian phân tích mẫu chất thải (lấy mẫu tổ hợp trong trường hợp cần thiết);
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường do chủ dự án gửi đến, cơ quan được giao kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường xem xét hồ sơ, đánh giá điều kiện để kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định và tiến hành thành lập đoàn kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;
Trường hợp chưa đủ điều kiện kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường thì có văn bản trả lời chủ dự án và nêu rõ lý do.
d) Sau khi kết thúc kiểm tra và các công trình bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu theo quy định, cơ quan kiểm tra, xác nhận cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo Mẫu số 14 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp chưa đủ điều kiện xác nhận, phải trả lời chủ dự án bằng một văn bản kèm theo tất cả các nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện công trình bảo vệ môi trường và các yêu cầu bảo vệ môi trường khác.
6. Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án là căn cứ để chủ dự án đưa dự án vào vận hành; là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của cơ sở và khu công nghiệp.
Đối với các dự án lớn, có nhiều hạng mục công trình hoặc được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn, giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường có thể được cấp cho từng hạng mục công trình của dự án và sẽ được tích hợp sau khi tất cả các hạng mục công trình của dự án đã hoàn thành.
Đối với các dự án mở rộng, nâng công suất, tăng quy mô, thay đổi công nghệ của cơ sở và khu công nghiệp đang hoạt động, giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án sẽ thay thế các văn bản thẩm định, phê duyệt, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án trước đó.
Trường hợp công trình bảo vệ môi trường có sự thay đổi thì chủ dự án phải lập lại hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường có thể được xác nhận lại theo đề nghị của chủ dự án. Việc xác nhận lại thực hiện theo trình tự, thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
7. Đối với dự án sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, việc kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy trình kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thay thế giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
8. Đối với dự án xử lý chất thải nguy hại (bao gồm cả dự án có công đoạn xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp thông thường), việc kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy trình cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Giấy phép xử lý chất thải ngay hại thay thế giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.”
· 11. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“Điều 18. Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
1. Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường:
a) Dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc quản lý, xử lý chất thải và các nghĩa vụ khác về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường
a) Kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm: phần thuyết minh có các nội dung quy định tại Điều 30 Luật bảo vệ môi trường và phần thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) đối với công trình xử lý chất thải (đối với trường hợp phải xây lắp công trình xử lý chất thải theo quy định) theo quy định của pháp luật về xây dựng; có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào vận hành, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định;
b) Đối với dự án, phương án mở rộng quy mô, nâng công suất của cơ sở đang hoạt động, nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường phải có nội dung đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở cũ; đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mở rộng, nâng công suất mới.
4. Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này và chỉ được triển khai thực hiện hoặc xây dựng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi được cấp có thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
5. Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên, việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện tại một trong các cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở.”
· 12. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
“Điều 19. Xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
1. Trách nhiệm xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của các đối tượng quy định tại Phụ lục IV Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 32 Luật bảo vệ môi trường;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này, trừ các đối tượng quy định tại điểm a khoản này.
2. Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được chủ dự án, cơ sở gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, gồm:
a) 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở theo Mẫu số 01 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo bản điện tử) của dự án, cơ sở theo Mẫu số 02 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) 01 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, cơ sở (kèm theo bản điện tử).
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo Mẫu số 03 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp chưa xác nhận phải có thông báo bằng một văn bản và nêu rõ lý do (trong đó nêu rõ tất cả các nội dung cần phải bổ sung, hoàn thiện một lần) theo Mẫu số 04 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ quan nhà nước sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận quy định tại các Điều 33 và Điều 34 Luật bảo vệ môi trường.
5. Đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 33 Luật bảo vệ môi trường phải đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
a) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ so với phương án trong kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận;
b) Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, việc không triển khai thực hiện dự án, phương án quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 Luật bảo vệ môi trường là việc chủ dự án, chủ cơ sở không triển khai hạng mục nào trong giai đoạn thực hiện dự án, phương án theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Việc đăng ký lại, trách nhiệm và thời hạn xác nhận đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 Nghị định này.
6. Trường hợp có thay đổi chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì chủ dự án, chủ cơ sở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận đăng ký và thông báo cho cơ quan đã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường biết việc thay đổi.”
· 13. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp
1. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án; bản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; đề án bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận, trừ trường hợp đề nghị chấp thuận về môi trường cho dự án có thay đổi nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa đến mức phải lập lại đánh giá tác động môi trường.
2. Các dự án đã triển khai xây dựng nhưng chưa đi vào vận hành và các dự án, cơ sở đã đi vào vận hành (bao gồm cả các dự án mở rộng quy mô, tăng công suất, thay đổi công nghệ của cơ sở, khu công nghiệp đang hoạt động) mà chưa có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc các hồ sơ về môi trường tương đương, thì bị xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trường hợp dự án, cơ sở phù hợp về quy hoạch, chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở phải thực hiện như sau:
a) Đối với dự án, cơ sở có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thì phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận theo quy định;
b) Đối với dự án, cơ sở có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án cải tạo, nâng cấp, bổ sung các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
c) Chủ dự án, chủ cơ sở phải triển khai thực hiện và hoàn thành các công trình xử lý chất thải, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định; lập hồ sơ kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định;
d) Việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định này; việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 16b và Điều 17 Nghị định này; việc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
3. Các dự án, cơ sở, khu công nghiệp đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc các hồ sơ tương đương và có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải thực hiện kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này, đã đi vào vận hành mà chưa có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc các hồ sơ về môi trường tương đương thì được thực hiện như sau:
a) Chủ dự án, cơ sở, khu công nghiệp phải rà soát lại các công trình xử lý chất thải; trường hợp các công trình xử lý chất thải không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về chất thải phải cải tạo, nâng cấp các công trình xử lý chất thải đó;
b) Bị xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đối với trường hợp cơ sở, khu công nghiệp hoạt động trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 và các trường hợp không thuộc đối tượng phải xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 thì không xử phạt đối với hành vi không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định;
c) Sau khi hoàn thành các công trình xử lý chất thải, phải vận hành thử nghiệm và được kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 16b và Điều 17 Nghị định này;
Trường hợp dự án, cơ sở, khu công nghiệp được nhiều cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ tương đương thì trách nhiệm kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường thuộc cơ quan cấp trên đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Quyết định và báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc xác nhận và các hồ sơ tương đương trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành có hiệu lực pháp lý để chủ dự án, cơ sở và khu công nghiệp thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Đối với trường hợp đã có văn bản chấp thuận điều chỉnh và có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường thì thực hiện theo các văn bản chấp thuận điều chỉnh hoặc giấy xác nhận đó.”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 19/2015/NĐ-CP)
· 1. Gộp Chương II, Chương III và sửa đổi tên Chương II như sau:
“Chương II
QUẢN LÝ VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG”
· 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Đối tượng lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường và lập lại phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
1. Các đối tượng phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường (gọi tắt là phương án) trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bao gồm:
a) Các dự án khai thác khoáng sản được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sau thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành (phương án là một phần trong báo cáo đánh giá tác động môi trường);
b) Cơ sở khai thác khoáng sản đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa có phương án được phê duyệt.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây phải lập lại phương án cải tạo, phục hồi môi trường:
a) Thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Tổ chức, cá nhân đề nghị thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi trường so với phương án (bao gồm cả phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung) đã được phê duyệt;
c) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt không đủ để thực hiện.”
· 3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
1. Các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường.
2. Danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với giải pháp lựa chọn.
3. Kế hoạch thực hiện; phân chia kế hoạch thực hiện theo từng năm, từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình quản lý và giám sát môi trường trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án.
4. Bảng dự toán kinh phí để tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường cho từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường; các khoản tiền ký quỹ theo lộ trình.”
· 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
1. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này được thực hiện theo thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường của các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định này, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường:
a) Trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này được thực hiện theo trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án đối với các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này được thực hiện theo quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
4. Kinh phí thẩm định được lấy từ nguồn phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
1. Số tiền ký quỹ phải được tính toán bảo đảm đủ kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường căn cứ vào các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc tính toán số tiền ký quỹ phải áp dụng định mức, đơn giá của địa phương tại thời điểm lập phương án. Trường hợp địa phương không có định mức, đơn giá thì áp dụng theo định mức, đơn giá của bộ, ngành tương ứng. Trong trường hợp bộ, ngành không có đơn giá thì áp dụng theo giá thị trường.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ hàng năm hoặc theo giai đoạn có tính tới yếu tố trượt giá.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ tại quỹ bảo vệ môi trường địa phương hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Tiền ký quỹ được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam.
5. Tiền ký quỹ được hưởng lãi suất bằng lãi suất cho vay của quỹ bảo vệ môi trường nơi ký quỹ và được tính từ thời điểm ký quỹ. Tổ chức, cá nhân chỉ được rút tiền lãi một lần sau khi có quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản.
6. Việc hoàn trả khoản tiền ký quỹ trên cơ sở tổ chức, cá nhân đã hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án được phê duyệt.
7. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã ký quỹ nhưng giải thể hoặc phá sản và chưa thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng phương án được phê duyệt thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án đóng cửa mỏ của dự án khai thác khoáng sản có trách nhiệm sử dụng số tiền đã ký quỹ bao gồm cả tiền lãi để thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.”
· 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Xác nhận hoàn thành phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân sau khi đã hoàn thành từng phần nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án được phê duyệt phải lập hồ sơ hoàn thành từng phần phương án đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành.
Việc xác nhận hoàn thành toàn bộ nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt được thực hiện lồng ghép với đề án đóng cửa mỏ.
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án đóng cửa mỏ của dự án khai thác khoáng sản thực hiện việc kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
3. Trình tự, thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành toàn bộ nội dung phương án được thực hiện theo trình tự, thủ tục nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ. Nội dung quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản bao gồm nội dung xác nhận hoàn thành toàn bộ phương án.”
· 7. Sửa đổi điểm c khoản 1, điểm a khoản 3, điểm c và điểm đ khoản 5 Điều 10 như sau:
· a) Sửa đổi điểm c khoản 1 như sau:
“c) Thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản;”
· b) Sửa đổi điểm a khoản 3 như sau:
“a) Thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản;”
· c) Sửa đổi điểm c và điểm đ khoản 5 như sau:
“c) Lập, trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ phương án;
đ) Báo cáo công tác thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường về cơ quan phê duyệt phương án và cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường tại địa phương trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.”
“Điều 11. Quản lý chất lượng môi trường
1. Các thành phần môi trường đất, nước, không khí phải được đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng; khu vực bị ô nhiễm phải được cảnh báo kịp thời.
2. Số liệu quan trắc, đánh giá về chất lượng môi trường phải được kết nối, chia sẻ đối với tất cả các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong phạm vi cả nước thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia về chất lượng môi trường.”
· 9. Thay thế Điều 12 như sau:
“Điều 12. Quản lý chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích đáy
1. Các vùng biển, vùng biển ven bờ, dòng sông, đoạn sông, ao, hồ, kênh, rạch phải được đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích đáy.
2. Các thông số môi trường nước và trầm tích đáy cơ bản cần được đánh giá tối thiểu bao gồm các thông số quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt, nước biển, trầm tích.
Căn cứ vào các nguồn phát thải trong khu vực, phải bổ sung thêm các thông số đặc trưng khác để đánh giá tác động của các nguồn thải đến chất lượng môi trường nước.
3. Căn cứ kết quả đánh giá chất lượng môi trường, các vùng biển, vùng biển ven bờ, dòng sông, đoạn sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch bị ô nhiễm phải được cảnh báo mức độ ô nhiễm, xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường.
4. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nước mặt, trầm tích đáy phải có trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường.”
· 10. Thay thế Điều 13 như sau:
“Điều 13. Quản lý chất lượng môi trường không khí xung quanh
1. Các đô thị loại II trở lên, khu dân cư tập trung, khu vực có khu công nghiệp, làng nghề, khu vực có nhiều nguồn khí thải, có nguồn khí thải lớn phải được đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường không khí xung quanh.
2. Chất lượng môi trường không khí xung quanh phải được đánh giá các thông số quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí.
Căn cứ vào các nguồn phát thải trong khu vực, phải bổ sung thêm các thông số đặc trưng khác để đánh giá tác động của các nguồn thải đến chất lượng môi trường không khí xung quanh.
3. Căn cứ vào kết quả đánh giá, các khu vực không khí xung quanh bị ô nhiễm phải được cảnh báo, xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường.
4. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường không khí xung quanh phải có trách nhiệm xử lý, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường.”
· 11. Thay thế Điều 14 như sau:
“Điều 14. Quản lý chất lượng môi trường đất
1. Các khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh; khu vực có khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, kho chứa hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, bãi chôn lấp chất thải, làng nghề đã đóng cửa hoặc di dời; khu vực khai thác khoáng sản độc hại đã kết thúc khai thác; vùng canh tác nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất phải được đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường đất, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.
2. Các thông số môi trường đất cơ bản cần theo dõi, đánh giá tối thiểu bao gồm các thông số quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đất.
Căn cứ vào các nguồn phát thải trong khu vực, phải bổ sung thêm các thông số đặc trưng khác để theo dõi, đánh giá tác động của các nguồn thải đến môi trường đất.
3. Căn cứ vào kết quả điều tra, đánh giá, khu vực môi trường bị ô nhiễm phải được cảnh báo, xác định nguyên nhân và thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường.
4. Quy trình xử lý ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, cải tạo và phục hồi môi trường đất được thực hiện như sau:
a) Điều tra, đánh giá, xác định loại hình, mức độ và phạm vi ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật;
b) Phân loại mức độ ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật theo mức độ ô nhiễm cao, ô nhiễm trung bình, ô nhiễm thấp;
c) Công bố thông tin về chất lượng môi trường đất và cảnh báo khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật;
d) Lập phương án xử lý ô nhiễm và tiến hành xử lý ô nhiễm, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường;
đ) Quan trắc và giám sát sau xử lý ô nhiễm, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường đất.
5. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường đất phải có trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường.”
· 12. Bổ sung Điều 14a như sau:
“Điều 14a. Chương trình quan trắc và giám sát chất lượng môi trường
1. Việc đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường được thực hiện thông qua các chương trình quan trắc môi trường theo thời gian và không gian, cảnh báo sớm các hiện tượng ô nhiễm theo địa bàn, loại hình ô nhiễm và mức độ ô nhiễm.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng môi trường quốc gia gồm chương trình quan trắc chất lượng môi trường tại các lưu vực sông và hồ liên tỉnh, các vùng kinh tế trọng điểm, khu vực tập trung nhiều nguồn thải, có nguồn thải lớn tác động liên tỉnh và quan trắc môi trường xuyên biên giới.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Nghị định này.
3. Các chương trình quan trắc môi trường quốc gia và địa phương phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường. Các chương trình quan trắc môi trường quốc gia phải được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt; các chương trình quan trắc môi trường địa phương cấp tỉnh phải được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Chương trình quan trắc chất lượng môi trường được rà soát, điều chỉnh định kỳ 05 năm hoặc khi có yêu cầu cấp thiết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia và bảo vệ môi trường.
Vị trí quan trắc được lựa chọn và thiết kế phải bảo đảm tính đại diện, đặc trưng của khu vực quan trắc, đánh giá được hiện trạng và giám sát được các tác động của các nguồn phát thải ô nhiễm đối với môi trường cần quan trắc, đáp ứng nhu cầu dữ liệu, thông tin cần thu thập.
4. Quan trắc môi trường phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Kết quả quan trắc môi trường phải được kiểm soát chất lượng, bảo đảm tính đại diện và phản ánh khách quan về chất lượng môi trường tại khu vực quan trắc nhằm cung cấp các thông tin, số liệu tin cậy và kịp thời. Các số liệu quan trắc môi trường phải được kết nối, chia sẻ giữa trung ương và địa phương.
Chỉ các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan có trách nhiệm quan trắc chất lượng môi trường theo quy định của pháp luật mới được công bố thông tin về chất lượng môi trường.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, quy định kỹ thuật về vị trí quan trắc, thông số, tần suất, quy trình, phương pháp quan trắc, bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc chất lượng môi trường.”
· 13. Bổ sung Điều 14b như sau:
“Điều 14b. Trách nhiệm quản lý chất lượng môi trường
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường
a) Hướng dẫn kỹ thuật quan trắc chất lượng môi trường; hướng dẫn điều tra, đánh giá, xác định nguyên nhân, loại hình, mức độ, phạm vi ô nhiễm; hướng dẫn cảnh báo khu vực bị ô nhiễm; hướng dẫn xử lý ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường;
b) Tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc môi trường quy định tại khoản 2 Điều 14a Nghị định này;
c) Tổng hợp, xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về chất lượng môi trường quốc gia; thông tin, dữ liệu về khu vực bị ô nhiễm trên phạm vi cả nước;
d) Tổng hợp, công bố thông tin về chất lượng môi trường, khu vực bị ô nhiễm trên phạm vi cả nước.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Tổ chức quan trắc chất lượng môi trường; tổ chức điều tra, đánh giá xác định loại hình, mức độ, phạm vi ô nhiễm trên địa bàn tỉnh; cập nhật số liệu về chất lượng môi trường vào cơ sở dữ liệu quốc gia;
b) Công bố thông tin về diễn biến chất lượng môi trường, các khu vực môi trường bị ô nhiễm trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
c) Cảnh báo đối với các khu vực môi trường bị ô nhiễm;
d) Tổ chức xử lý ô nhiễm, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường các khu vực bị ô nhiễm trên địa bàn thuộc trách nhiệm xử lý của nhà nước;
đ) Định kỳ báo cáo tình hình ô nhiễm, công tác xử lý ô nhiễm, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.”
· 14. Gộp Chương V với Chương VI và sửa đổi tên như sau:
“Chương V
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ”
· 15. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
1. Dự án xây dựng cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, nhân lực cho bảo vệ môi trường đối với cơ sở phá dỡ tàu biển:
a) Có khu vực và thiết bị phá dỡ tàu biển chuyên dụng phù hợp với từng chủng loại và tải trọng tàu, bảo đảm không để rò rỉ, phát tán các chất độc hại chưa qua xử lý, quản lý ra bên ngoài khu vực phá dỡ gây ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí;
b) Có khu vực lưu giữ vật liệu, thiết bị sau khi phá dỡ có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng vật liệu, thiết bị cao nhất theo tính toán. Trường hợp sử dụng bãi lưu giữ phải có hệ thống thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
c) Có khu vực lưu giữ chất thải nguy hại; khu vực lưu giữ chất thải rắn thông thường phát sinh trong quá trình phá dỡ tàu biển bảo đảm các yêu cầu theo quy định;
d) Có phương tiện, thiết bị, hạng mục công trình tiếp nhận, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý, quản lý chất thải phát sinh từ quá trình phá dỡ tàu biển bảo đảm các quy định pháp luật về môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường có liên quan.
3. Yêu cầu về quy trình bóc tách, thu gom và phân loại một số chất thải đặc thù phát sinh từ hoạt động phá dỡ tàu biển:
Cơ sở phá dỡ tàu biển phải có các quy trình, công nghệ phá dỡ phù hợp với từng chủng loại và tải trọng tàu bảo đảm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và phải có các công đoạn bảo đảm an toàn sau:
a) Tiến hành điều tra, xác định tình trạng tàu biển đã qua sử dụng được phá dỡ: phải điều tra tất cả các khoang, bể chứa và các khu vực lưu giữ trên tàu để xác định khu vực có thể chứa chất nguy hại như nhiên liệu, dầu, amiăng, PCBs, chì, chất thải phóng xạ và các chất nguy hại khác cần phải loại bỏ. Xác định tình trạng của con tàu và các mối nguy hiểm mà người lao động có thể gặp phải trong quá trình phá dỡ;
b) Thu gom nhiên liệu, dầu, nước đáy tàu, nước dằn tàu, chất lỏng khác và các vật liệu có khả năng gây cháy, nổ. Tiến hành các biện pháp thông gió, cấp đủ dưỡng khí cho các không gian kín trên tàu (như khoang chứa hàng, đáy đôi, bồn két chứa) để bảo đảm điều kiện làm việc an toàn. Quá trình này phải được thực hiện trong suốt toàn bộ quá trình phá dỡ;
c) Bóc tách amiăng và PCBs: Trước khi cắt con tàu thành các phần, phải bóc tách, thu gom, vận chuyển amiăng, PCBs khỏi vị trí cắt. Sau khi các phần của con tàu được đưa lên bờ, phải tiếp tục thu gom toàn bộ phần amiăng và PCBs còn lại khi đã dễ dàng tiếp cận hơn. Khu vực bóc tách và thu gom amiăng cần được quây kín để giảm phát tán các sợi amiăng ra môi trường xung quanh, người không phận sự miễn vào. Amiăng phải được làm ẩm trước và trong suốt quá trình bóc tách. Phải bố trí tối thiểu 02 lao động được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động để loại bỏ amiăng, trong đó 01 người chịu trách nhiệm làm ẩm và 01 người bóc tách amiăng. Khu vực bóc tách amiăng trên bờ phải được bố trí ở khu vực riêng biệt với quy trình tương tự;
d) Trước và trong quá trình phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng, chủ cơ sở phá dỡ tàu biển có trách nhiệm cảnh báo nguy cơ phát sinh các chất độc hại và niêm yết tại các bảng thông báo có vị trí dễ đọc, dễ tiếp cận. Chủ cơ sở phá dỡ tàu biển phải trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân theo đúng quy định.
4. Yêu cầu về quản lý chất thải và phế liệu trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng:
Ngoài việc quản lý chất thải và phế liệu phát sinh từ quá trình phá dỡ tàu biển theo đúng quy định pháp luật về quản lý chất thải và phế liệu hiện hành, chủ cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải thực hiện các biện pháp sau:
a) Dầu và nhiên liệu phải được bơm về các bồn hoặc thùng chứa riêng (không trộn lẫn), sau đó chuyển về khu vực lưu giữ và chuyển giao để xử lý theo đúng quy định;
b) Amiăng sau khi bóc tách phải được đựng trong các bao bì chuyên dụng kín, có ít nhất 02 lớp, sau đó vận chuyển về kho lưu giữ chất thải nguy hại và chuyển giao để xử lý theo đúng quy định;
c) Chất thải lỏng có chứa PCBs phải được lưu chứa trong các bao bì cứng hoặc thiết bị lưu chứa đặt trên các tấm nâng và không cho phép xếp chồng lên nhau. Khu vực lưu giữ chất thải chứa PCBs (dạng rắn và dạng lỏng) phải được cách ly với các chất thải khác và bảo đảm an toàn, sau đó chuyển giao để xử lý theo đúng quy định;
d) Đối với vật liệu phi kim được bóc tách ra từ kim loại phải được phân định, phân loại và xử lý theo quy định về quản lý chất thải và phế liệu;
đ) Chất thải phóng xạ phát sinh từ quá trình phá dỡ phải được thu gom, lưu giữ, xử lý và quản lý theo đúng quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;
e) Sau khi hoàn thành việc phá dỡ con tàu biển, trong thời hạn không quá 45 ngày, cơ sở phải chuyển giao toàn bộ chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng và năng lực để xử lý theo quy định.
5. Cơ sở hoạt động phá dỡ tàu biển phải áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001.
6. Chủ cơ sở hoạt động phá dỡ tàu biển đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cho hoạt động phá dỡ từng tàu biển trình cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận.”
· 16. Sửa đổi khoản 1 và khoản 4, bổ sung khoản 5 Điều 24 như sau:
“1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường đối với hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng;
b) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng tại các cơ sở theo quy định của pháp luật.”
b) Sửa đổi khoản 4 và bổ sung khoản 5 như sau:
“4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động của các cơ sở phá dỡ tàu biển theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở phá dỡ tàu biển.
5. Trách nhiệm của chủ cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng:
a) Thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở phá dỡ tàu biển;
b) Định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt cơ sở phá dỡ trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo quy định tại Phụ lục IV Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”
· 17. Bỏ tên Mục 1, Mục 2, Mục 3 Chương VI.
· 18. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:
“Điều 25. Đối tượng, thời hạn hoàn thành hệ thống quản lý môi trường
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001.
2. Thời hạn hoàn thành hệ thống quản lý môi trường đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày dự án đi vào vận hành;
b) Trước ngày 31 tháng 12 năm 2020 đối với các cơ sở đang hoạt động.”
· 19. Sửa đổi khoản 2 Điều 31 như sau:
“2. Danh mục đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường quy định tại Phụ lục II Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà không thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục II Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này được lựa chọn mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật.”
· 20. Sửa đổi khoản 4 Điều 33 như sau:
“4. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là cơ sở có hành vi vi phạm quy định về xả nước thải, thải bụi, khí thải, gây ô nhiễm tiếng ồn, độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải hoặc chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn, chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường, đến mức bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động theo quy định của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.”
· 21. Sửa đổi khoản 7 Điều 42 như sau:
· “7. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc cho vay vốn và thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với các dự án vay vốn; tài trợ, đồng tài trợ và hỗ trợ khác cho các hoạt động bảo vệ môi trường từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc cho vay vốn và thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với các dự án vay vốn; tài trợ, đồng tài trợ và hỗ trợ khác cho các hoạt động bảo vệ môi trường của tỉnh từ quỹ bảo vệ môi trường địa phương.”
· 22. Sửa đổi, bổ sung Điều 43 như sau:
“Điều 43. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện các dự án đầu tư mới quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 9 và 10 Phụ lục III Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và thực hiện các dự án sản xuất mới hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ quy định tại các khoản 11, 12, 13 và 14 Phụ lục III Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như các đối tượng thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.”
· 23. Sửa đổi khoản 3 và bổ sung khoản 4 Điều 44 như sau:
“3. Sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn của cơ sở xử lý chất thải (sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại) quy định tại khoản 12 Phụ lục III Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này là các sản phẩm đã được nêu trong dự án đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ sở xử lý chất thải.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tiêu chí xác định và công bố danh mục sản phẩm được gắn Nhãn xanh Việt Nam.”
· 24. Bổ sung Điều 49a như sau:
“Điều 49a. Tổ chức và hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường
1. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định tại Điều 149 Luật bảo vệ môi trường.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức và hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường địa phương.”
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 38/2015/NĐ-CP)
· 1. Sửa đổi khoản 4, bổ sung các khoản 30, 31 và 32 Điều 3 như sau:
“4. Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó bao gồm chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường.”
· b) Bổ sung các khoản 30, 31 và 32 như sau:
“30. Biên bản bàn giao chất thải rắn là tài liệu xác nhận việc chuyển giao chủng loại, số lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường giữa chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển và chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường.
31. Nước làm mát là nước phục vụ mục đích giải nhiệt cho thiết bị, máy móc trong quá trình sản xuất không tiếp xúc trực tiếp với nguyên vật liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng trong các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
32. Cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải là cơ sở hoạt động phù hợp với chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận đầu tư, văn bản đăng ký đầu tư và các giấy tờ khác tương đương; có nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị và các hạng mục công trình phụ trợ được sử dụng cho hoạt động tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải (bao gồm các loại chất thải: sinh hoạt, công nghiệp thông thường, y tế thông thường) đã thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.”
2. Sửa đổi khoản 1 Điều 9 như sau:
“1. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.”
· 3. Sửa đổi các khoản 1, 4, 5 và 6, bổ sung khoản 6a và 6b Điều 10 như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân có dự án, cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này lập hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý chất thải nguy hại, trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.”
b) Sửa đổi khoản 4, 5 và 6, bổ sung khoản 6a và 6b như sau:
“4. Thời hạn giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 05 năm, kể từ ngày cấp.
5. Giấy phép xử lý chất thải nguy hại thay thế giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; trường hợp cơ sở xử lý chất thải nguy hại sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, hồ sơ cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất có thể được lập cùng với hồ sơ cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo đề nghị của chủ dự án, cơ sở. Thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và thủ tục kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện theo thủ tục kiểm tra, cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
6. Trong quá trình xem xét, cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, cơ quan cấp phép thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại làm cơ sở cho việc xem xét chấp thuận vận hành thử nghiệm. Văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm làm căn cứ cho tổ chức, cá nhân thực hiện ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại phục vụ việc vận hành thử nghiệm với tổng khối lượng chất thải thu gom, vận chuyển và xử lý theo hợp đồng không được vượt quá năng lực xử lý của dự án. Việc vận hành thử nghiệm thực hiện theo quy định tại Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
6a. Thời hạn kiểm tra, chấp thuận vận hành thử nghiệm của dự án xử lý chất thải nguy hại là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời hạn kiểm tra, cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời hạn nêu trên không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép.
6b. Chi phí cho hoạt động cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được bố trí từ nguồn thu phí thẩm định cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.”
· 4. Bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 16 như sau:
“4. Chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt (trừ hộ gia đình, cá nhân) chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho các đối tượng sau:
a) Cơ sở tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý và xử lý có chức năng phù hợp;
b) Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng quy định tại Điều 18 Nghị định này; tổ chức thực hiện nhiệm vụ dịch vụ công ích thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
5. Trường hợp chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng thì phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Phải phù hợp với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận hoặc giấy tờ tương đương;
b) Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và phải đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường (trừ chất thải rắn sinh hoạt thuộc nhóm hữu cơ dễ phân hủy phát sinh từ các phương tiện thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi).”
· 5. Bổ sung khoản 5 và khoản 6 Điều 17 như sau:
“5. Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng quy định tại điểm A Phụ lục II Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”
· 6. Bổ sung các khoản 9, 10, 11, 12 và 13 Điều 18 như sau:
“9. Bảo đảm các phương tiện vận chuyển, thiết bị lưu giữ, điểm tập kết, trạm trung chuyển, khu vực lưu giữ (nếu có) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định tại điểm A và điểm B Phụ lục II Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Bảo đảm thời gian thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không được quá 02 ngày.
10. Trường hợp chủ cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đồng thời thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải thực hiện theo quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.
11. Chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho các đối tượng sau:
a) Chủ cơ sở tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt có chức năng phù hợp;
b) Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có hợp đồng với chủ cơ sở tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được chính quyền địa phương giao nhiệm vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt để chuyển giao cho chủ xử lý theo quy định tại điểm a khoản này.
12. Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn sinh hoạt cho mỗi lần tiếp nhận quy định tại Phụ lục IV Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
13. Lập các báo cáo sau:
a) Báo cáo quản lý chất thải rắn sinh hoạt định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết 31 tháng 12) theo Mẫu số 01 Phụ lục V Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo;
b) Báo cáo đột xuất về tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.”
· 7. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 19 như sau:
“3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan ban hành tiêu chí cụ thể; thẩm định, đánh giá, công bố công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy định tại Điều này.”
· 8. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 và khoản 6, bỏ các khoản 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Điều 21 như sau:
“5. Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định.
6. Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh.”
· 9. Sửa đổi khoản 1 Điều 22 như sau:
“1. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
a) Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
b) Lập các báo cáo sau:
- Báo cáo định kỳ hàng năm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết 31 tháng 12) theo Mẫu số 02 Phụ lục V Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường (trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt) nhận trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo;
- Báo cáo đột xuất về tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Lập Biên bản bàn giao chất thải rắn sinh hoạt; nhật ký vận hành các hệ thống, thiết bị cho việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt; sổ theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc chất thải rắn có thể tái sử dụng, tái chế được thu hồi từ chất thải rắn sinh hoạt (nếu có);
- Lưu trữ với thời hạn 05 năm các hợp đồng, biên bản bàn giao chất thải rắn sinh hoạt, nhật ký vận hành, tài liệu có liên quan đến hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt để cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu;
c) Trường hợp phân loại được chất thải nguy hại từ chất thải rắn sinh hoạt hoặc phát sinh chất thải nguy hại tại cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định;
d) Bảo đảm hệ thống, thiết bị xử lý chất thải rắn sinh hoạt (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn sinh hoạt, sau đây gọi chung là xử lý chất thải rắn sinh hoạt) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại điểm C Phụ lục II Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”
10. Bỏ điểm a và sửa đổi điểm b khoản 2, sửa đổi khoản 3 Điều 23 như sau:
b) Sửa đổi điểm b khoản 2 như sau:
“b) Ngay sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải tiến hành cải tạo cảnh quan khu vực đồng thời có các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.”
“3. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn quy trình đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi kết thúc hoạt động.”
· 11. Sửa đổi, bổ sung Điều 28 như sau:
“Điều 28. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, phân công trách nhiệm quản lý cho các cơ quan chuyên môn và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân các cấp về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;
b) Trường hợp cần thiết ban hành các quy định cụ thể về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích việc thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
c) Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện nội dung quản lý chất thải rắn trong quy hoạch có liên quan theo thẩm quyền; lập kế hoạch hàng năm cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và bố trí kinh phí thực hiện phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;
d) Xây dựng mức thu phí vệ sinh, giá dịch vụ cho các đối tượng hộ gia đình, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức theo quy định;
đ) Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng về việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn theo quy định, thời điểm báo cáo trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo;
e) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn trên địa bàn.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về quản lý chất thải rắn sinh hoạt;
b) Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về quản lý chất thải rắn sinh hoạt;
c) Hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Xây dựng kế hoạch, thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn;
b) Tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định;
c) Hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.”
· 12. Bổ sung các khoản 3 và 4 Điều 29 như sau:
“3. Chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân loại thành 03 nhóm sau:
a) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất;
b) Nhóm chất thải rắn sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;
c) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý bằng các phương pháp đốt, chôn lấp, hoàn nguyên các khu vực đã kết thúc khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và phương pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan;
d) Trường hợp chất thải rắn công nghiệp thông thường không được phân loại, phải được xử lý theo quy định tại điểm c Khoản này.
4. Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng và sử dụng trong các công trình xây dựng; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng và sử dụng trong các công trình xây dựng gửi Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Trường hợp chưa ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật thì áp dụng tiêu chuẩn của một trong các nước như EU, Mỹ, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.”
· 13. Sửa đổi, bổ sung Điều 30 như sau:
“Điều 30. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường
1. Phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu tại khoản 3 Điều 29 Nghị định này; có thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định tại điểm A Phụ lục III Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho các đối tượng sau:
a) Chủ cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Chủ cơ sở sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận phương án đồng xử lý chất thải;
c) Chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;
d) Chủ vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng quy định tại Điều 31 Nghị định này và đã có hợp đồng chuyển giao giữa chủ vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường và các đối tượng được quy định tại điểm a, b hoặc điểm c khoản này.
3. Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho mỗi lần chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại Phụ lục IV Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Tổ chức, cá nhân tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận đầu tư, văn bản đăng ký đầu tư và các giấy tờ khác tương đương theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định. Đối với lò đốt chất thải, bãi chôn lấp chất thải rắn công nghiệp thông thường đầu tư trong khuôn viên cơ sở để tự xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch liên quan;
c) Phải phù hợp với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận hoặc hồ sơ, giấy tờ tương đương.
5. Lập các báo cáo sau:
a) Báo cáo quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo Mẫu số 03 Phụ lục V Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo. Trường hợp đồng thời là chủ nguồn thải chất thải nguy hại thì tích hợp vào báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ;
b) Báo cáo đột xuất về tình hình phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền”.
· 14. Bổ sung Điều 31a như sau:
“Điều 31a. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
1. Chỉ được ký hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường với chủ nguồn thải khi đã ký hợp đồng chuyển giao cho một trong các đối tượng được quy định tại điểm a, b và điểm c khoản 2 Điều này.
2. Chủ thu gom, vận chuyển được chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho các đối tượng sau:
a) Chủ cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất; sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Chủ cơ sở sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận phương án đồng xử lý chất thải;
c) Chủ cơ sở xử lý chất thải có chức năng phù hợp hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại (trong trường hợp cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường kết hợp với xử lý chất thải nguy hại).
3. Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường mỗi lần chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại Phụ lục IV Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Bảo đảm các phương tiện vận chuyển, thiết bị lưu chứa, trạm trung chuyển, khu vực lưu giữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý tương ứng quy định tại điểm A và điểm B Phụ lục III Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Lập các báo cáo sau:
a) Báo cáo quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo Mẫu số 04 Phụ lục V Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo;
b) Báo cáo đột xuất về tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Báo cáo liên quan đến quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt được tích hợp với nhau theo mẫu quy định trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày cuối của kỳ báo cáo trong trường hợp chủ vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đồng thời thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
d) Báo cáo liên quan đến quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại được tích hợp với nhau theo mẫu quy định về quản lý chất thải nguy hại trong trường hợp chủ vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đồng thời thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại.”
· 15. Sửa đổi bổ sung khoản 5 và khoản 6, bãi bỏ các khoản 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 32 như sau:
“5. Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định.
6. Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh.”
· 16. Sửa đổi, bổ sung Điều 33 như sau:
“Điều 33. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
1. Có phương tiện vận chuyển, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý tương ứng quy định tại điểm A và điểm B Phụ lục III Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường (kể cả sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường, sau đây gọi chung là xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại điểm C Phụ lục III Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trường hợp có phát sinh chất thải nguy hại từ cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định.
4. Lập các báo cáo sau:
a) Báo cáo quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo Mẫu số 05 Phụ lục V Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi về cơ quan xác nhận, Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo;
b) Báo cáo đột xuất về tình hình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt được tích hợp với nhau theo Mẫu số 05 Phụ lục V Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trong trường hợp chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường đồng thời là chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
d) Báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại được tích hợp với nhau theo mẫu quy định về quản lý chất thải nguy hại trong trường hợp chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường đồng thời là chủ xử lý chất thải nguy hại;
đ) Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường mỗi lần nhận chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại Phụ lục IV Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; lập nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị cho việc xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường; sổ theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có);
e) Lưu trữ với thời hạn 05 năm các hợp đồng, nhật ký, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường để cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
5. Áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 trong thời hạn 24 tháng kể từ khi đi vào hoạt động đối với cơ sở mới; 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực đối với cơ sở đang hoạt động.
6. Thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường, đồng thời thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trong thời gian không quá 06 tháng kể từ khi chấm dứt hoạt động.”
· 17. Sửa đổi khoản 1 Điều 34 như sau:
“1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.”
· 18. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:
“Điều 35. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Tổ chức cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trên địa bàn tỉnh; hàng năm thống kê, tổng hợp, cập nhật về tình hình phát sinh, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại địa phương và báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, theo dõi; thời hạn của báo cáo trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.”
· 19. Bổ sung các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 37 như sau:
“4. Nước thải phát sinh từ các cơ sở thứ cấp trong khu công nghiệp phải được xử lý sơ bộ theo điều kiện trong văn bản thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của khu công nghiệp trước khi đấu nối với hệ thống thu gom để tiếp tục xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung, bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định trước khi thải ra nguồn tiếp nhận; trừ trường hợp cơ sở đã được miễn trừ đấu nối theo quy định.
Điều kiện đấu nối nước thải nêu trong văn bản thỏa thuận giữa chủ cơ sở và chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp phải bảo đảm không vượt quá điều kiện tiếp nhận nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt của khu công nghiệp.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, việc tiếp nhận dự án đầu tư mới vào khu công nghiệp phải phù hợp với khả năng tiếp nhận, xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung; các dự án đầu tư thứ cấp mới trong các khu công nghiệp phải đấu nối vào hệ thống xử lý tập trung của khu công nghiệp.
5. Nước làm mát được quản lý như sau:
a) Nước làm mát (bao gồm cả nước làm mát có sử dụng chlorine hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật) phải được tách biệt riêng với chất thải phát sinh từ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; có hệ thống thu gom riêng;
b) Phải thực hiện các biện pháp giải nhiệt bảo đảm nhiệt độ nước làm mát không vượt quá quy định giới hạn về nhiệt độ như đối với nước thải công nghiệp trước khi xả ra môi trường;
c) Việc xả nước làm mát ra môi trường thông qua cửa xả tách biệt với cửa xả nước thải. Trường hợp do yêu cầu kỹ thuật, nước thải và nước làm mát được xả chung tại một cửa xả ra môi trường, chủ cơ sở phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục một số thông số ô nhiễm đặc trưng đối với dòng nước thải đó trước khi nhập chung với nước làm mát. Các cơ sở đã hoạt động và xây dựng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì phải hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.
6. Dự án thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, hệ thống xử lý nước thải (không bao gồm các cơ sở đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung) phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường quy định tại Điều 101, Điều 108 và Điều 109 Luật bảo vệ môi trường. Công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của hệ thống xử lý nước thải phải được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Chủ dự án căn cứ vào đặc điểm, tải lượng của dòng thải có thể lựa chọn giải pháp kỹ thuật sau:
a) Trường hợp khối lượng nước thải theo thiết kế từ 50 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) phải có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố nước thải là các bể, thiết bị, dụng cụ hoặc phương tiện (gọi chung là bể sự cố) có khả năng lưu chứa nước thải tối thiểu là 01 ngày hoặc bể sự cố có khả năng quay vòng xử lý lại nước thải, bảo đảm không xả nước thải ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố của hệ thống xử lý nước thải;
b) Trường hợp khối lượng nước thải theo thiết kế từ 500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ) phải có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố nước thải là hồ sự cố có khả năng lưu chứa nước thải tối thiểu là 02 ngày hoặc hồ sự cố có khả năng quay vòng xử lý lại nước thải, bảo đảm không xả nước thải ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố của hệ thống xử lý nước thải;
c) Trường hợp khối lượng nước thải theo thiết kế từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên phải có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố nước thải là hồ sự cố kết hợp hồ sinh học có khả năng lưu chứa nước thải tối thiểu là 03 ngày hoặc hồ sự cố kết hợp hồ sinh học có khả năng quay vòng xử lý lại nước thải, bảo đảm không xả nước thải ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố của hệ thống xử lý nước thải.
7. Khu công nghiệp và cơ sở đang hoạt động thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, hệ thống xử lý nước thải (không bao gồm các cơ sở đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung) nếu không có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường theo quy định tại khoản 6 Điều này thì phải có kế hoạch xây lắp, gửi cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; sau khi hoàn thành, phải lập hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường theo thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hướng dẫn, yêu cầu kỹ thuật về công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải; tổ chức rà soát, lập danh sách để theo dõi việc thực hiện của các đối tượng quy định tại khoản 7 Điều này.”
· 20. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:
“Điều 39. Quan trắc việc xả nước thải
1. Đối tượng, tần suất và thông số quan trắc nước thải định kỳ:
a) Các cơ sở, khu công nghiệp và dự án đã đi vào vận hành có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và có tổng khối lượng nước thải thải ra môi trường (theo tổng công suất thiết kế của các hệ thống xử lý nước thải hoặc theo khối lượng nước thải đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ tương đương) từ 20 m3/ngày (24 giờ) trở lên, trừ các trường hợp đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. Tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 03 tháng/lần. Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hoặc quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có quy định tần suất quan trắc một số thông số ô nhiễm môi trường đặc thù theo ngành, lĩnh vực thì thực hiện theo quy chuẩn đó;
b) Các cơ sở, dự án đã đi vào hoạt động, có quy mô công suất tương đương với đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và có tổng khối lượng nước thải thải ra môi trường (theo tổng công suất thiết kế hoặc theo khối lượng nước thải đã đăng ký trong kế hoạch bảo vệ môi trường) từ 20 m3/ngày (24 giờ) trở lên, trừ các trường hợp đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. Tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 06 tháng/lần. Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hoặc quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có quy định tần suất quan trắc một số thông số ô nhiễm môi trường đặc thù theo ngành, lĩnh vực thì thực hiện theo quy chuẩn đó;
c) Các cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản này đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp thực hiện quan trắc nước thải định kỳ theo quy định của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. Tần suất tối đa không quá tần suất quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
d) Khuyến khích các cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản này thực hiện quan trắc nước thải định kỳ, làm cơ sở để đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; trường hợp nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, phải rà soát lại hệ thống xử lý nước thải hoặc cải tạo, nâng cấp công trình xử lý nước thải bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi xả thải ra môi trường;
đ) Thông số quan trắc nước thải định kỳ thực hiện theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường quy định. Đối với loại hình sản xuất đặc thù không có quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo ngành, lĩnh vực, các thông số quan trắc thực hiện theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;
e) Việc quan trắc lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải đối với các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản này và quan trắc lưu lượng nước thải đầu ra của các đối tượng quy định tại điểm c khoản này thực hiện qua đồng hồ, thiết bị đo lưu lượng.
2. Đối tượng phải thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục (trừ các trường hợp: cơ sở đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở có hệ thống xử lý nước thải vệ sinh bồn bể định kỳ tách riêng với hệ thống xử lý nước thải, cơ sở có nước làm mát không sử dụng chlorine hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật và cơ sở có nước tháo khô mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đá vôi), bao gồm:
a) Khu công nghiệp, cơ sở nằm trong khu công nghiệp nhưng được miễn trừ đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và có quy mô xả thải từ 500 m3/ngày (24 giờ) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải;
c) Cơ sở xử lý chất thải nguy hại, cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung quy mô cấp tỉnh và cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có phát sinh nước thải công nghiệp hoặc nước rỉ rác ra môi trường, thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản này, có quy mô xả thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải;
đ) Cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
e) Các đối tượng khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
3. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (bao gồm thiết bị quan trắc tự động, liên tục và thiết bị lấy mẫu tự động), có camera theo dõi, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Các dự án quy định tại khoản 2 Điều này đang triển khai xây dựng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục trước khi đưa dự án vào vận hành. Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục gồm: lưu lượng (đầu vào và đầu ra), nhiệt độ, pH, TSS, COD, amonia;
Đối với dự án, cơ sở thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có quy mô gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, thông số môi trường đặc thù theo ngành nghề do cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường quyết định;
Đối với nước làm mát có sử dụng chlorine hoặc hóa chất khử trùng gốc chlorine chỉ lắp đặt các thông số: Lưu lượng, nhiệt độ và chlorine.
4. Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục, có camera theo dõi phải được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương có trách nhiệm:
a) Giám sát dữ liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục; đánh giá kết quả quan trắc nước thải tự động, liên tục theo giá trị trung bình ngày (24 giờ) của các kết quả đo và so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; theo dõi, kiểm tra việc khắc phục trong các trường hợp: dữ liệu quan trắc bị gián đoạn; phát hiện thông số giám sát vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định;
b) Tổng hợp, truyền số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định và khi được yêu cầu.
6. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục để theo dõi, giám sát và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải của mình. Các cơ sở này được miễn thực hiện chương trình quan trắc nước thải định kỳ theo quy định của pháp luật.
7. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ đối với các thông số đã được quan trắc tự động, liên tục.
8. Kết quả quan trắc nước thải định kỳ, quan trắc nước thải tự động, liên tục được sử dụng để kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
9. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật về quan trắc nước thải định kỳ, quan trắc nước thải tự động, liên tục; tần suất và thông số quan trắc đặc thù; sử dụng số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục.”
21. Sửa đổi, bổ sung Điều 45 như sau:
“Điều 45. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về khí thải công nghiệp
Chủ dự án, chủ cơ sở có phát sinh khí thải công nghiệp và thuộc đối tượng phải kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 17 và khoản 3 Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP phải xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu khí thải công nghiệp. Cơ sở dữ liệu khí thải công nghiệp bao gồm các số liệu đo đạc, thống kê, kiểm kê về lưu lượng, thông số, tính chất, đặc điểm khí thải công nghiệp. Chủ dự án, chủ cơ sở có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện nội dung này khi lập báo cáo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm.”
· 22. Sửa đổi, bổ sung Điều 46 như sau:
“Điều 46. Việc xả thải khí thải công nghiệp
Dự án, cơ sở có phát sinh khí thải công nghiệp và thuộc đối tượng phải kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 17 và khoản 3 Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP phải có giấy phép xả khí thải công nghiệp. Nội dung cấp phép xả khí thải công nghiệp được tích hợp trong giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật.”
· 23. Sửa đổi, bổ sung Điều 47 như sau:
“Điều 47. Quan trắc khí thải công nghiệp
1. Đối tượng, tần suất và thông số quan trắc khí thải định kỳ
a) Các cơ sở và dự án đã đi vào vận hành có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và có tổng lưu lượng khí thải thải ra môi trường từ 5.000 m3 khí thải/giờ trở lên (theo tổng công suất thiết kế của các hệ thống, thiết bị xử lý khí thải hoặc theo lưu lượng khí thải đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ tương đương), phải thực hiện quan trắc khí thải định kỳ với tần suất là 03 tháng/01 lần. Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hoặc quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có quy định về tần suất quan trắc một số thông số ô nhiễm đặc thù theo ngành, lĩnh vực thì thực hiện theo quy chuẩn đó;
b) Các cơ sở, dự án đã đi vào hoạt động có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và có tổng lưu lượng khí thải thải ra môi trường từ 5.000 m3 khí thải/giờ trở lên (theo tổng công suất thiết kế của các hệ thống, thiết bị xử lý khí thải hoặc theo lưu lượng khí thải đã đăng ký trong kế hoạch bảo vệ môi trường), phải thực hiện quan trắc khí thải định kỳ với tần suất là 06 tháng/01 lần. Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hoặc quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có quy định tần suất quan trắc một số thông số ô nhiễm đặc thù theo ngành, lĩnh vực thì thực hiện theo quy chuẩn đó;
c) Khuyến khích các cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện quan trắc khí thải định kỳ, làm cơ sở để đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; trường hợp khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, phải rà soát lại hệ thống, thiết bị xử lý khí thải hoặc cải tạo, nâng cấp hệ thống, thiết bị xử lý khí thải bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi xả thải ra môi trường;
d) Thông số quan trắc khí thải định kỳ thực hiện theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường quy định;
đ) Việc quan trắc lưu lượng khí thải của hệ thống, thiết bị xử lý khí thải có lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục I Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này thực hiện thông qua thiết bị đo lưu lượng dòng khí thải; lưu lượng khí thải của các hệ thống, thiết bị xử lý khí thải khác được xác định thông qua thiết bị quan trắc khí thải theo quy định.
2. Đối tượng phải thực hiện quan trắc khí thải tự động, liên tục bao gồm:
a) Dự án, cơ sở thuộc danh mục các nguồn thải khí thải lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục I Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Các lò đốt chất thải nguy hại; các lò đốt chất thải của cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung quy mô cấp tỉnh;
c) Khí thải của các cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
đ) Các đối tượng khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
3. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục, có camera theo dõi, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Các dự án quy định tại khoản 2 Điều này đang triển khai xây dựng, phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục trước khi đưa dự án vào vận hành. Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thông số quan trắc khí thải tự động, liên tục gồm:
a) Các thông số môi trường cố định gồm: lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, bụi tổng, SO2, NOx và CO (trừ trường hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với một số lĩnh vực đặc thù không yêu cầu kiểm soát);
b) Các thông số môi trường đặc thù theo ngành nghề được nêu trong báo cáo và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận.
4. Hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục, có camera theo dõi phải được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương có trách nhiệm:
a) Giám sát dữ liệu quan trắc khí thải tự động, liên tục; đánh giá kết quả quan trắc khí thải tự động, liên tục theo giá trị trung bình ngày (24 giờ) của các kết quả đo và so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; theo dõi, kiểm tra việc khắc phục trong các trường hợp: dữ liệu quan trắc bị gián đoạn; phát hiện thông số giám sát vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định;
b) Tổng hợp, truyền số liệu quan trắc khí thải tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định và khi được yêu cầu.
6. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục để theo dõi, giám sát và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường đối với hệ thống, thiết bị xử lý khí thải của mình. Các cơ sở này được miễn thực hiện chương trình quan trắc khí thải định kỳ theo quy định của pháp luật.
7. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này được miễn thực hiện quan trắc khí thải định kỳ đối với các thông số đã được quan trắc tự động, liên tục.
8. Kết quả quan trắc khí thải định kỳ, quan trắc khí thải tự động, liên tục được sử dụng để cấp giấy phép xả khí thải công nghiệp.
9. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật về quan trắc khí thải định kỳ, quan trắc khí thải tự động, liên tục; sử dụng số liệu quan trắc khí thải tự động, liên tục.”
· 24. Sửa đổi, bổ sung Điều 48 như sau:
“Điều 48. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý khí thải công nghiệp
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nguồn thải khí thải, thông số khí thải quan trắc tự động, liên tục đặc thù, yêu cầu kỹ thuật, chuẩn kết nối dữ liệu quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục.”
· 25. Bổ sung Điều 52a như sau:
“Điều 52a. Quy định về chất thải đặc thù từ khai thác khoáng sản
1. Bùn phát sinh, chất thải lỏng thu hồi và quặng còn lại từ hoạt động tuyển quặng được quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc được lưu giữ tại hồ chứa quặng đuôi theo quy định của pháp luật về khoáng sản, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.
2. Hồ chứa quặng đuôi, hồ chứa bùn thải từ quá trình tuyển quặng phải được thiết kế bảo đảm ổn định về công trình, chống tràn, chống thấm, chống sụt lún, chống rò rỉ chất thải ra môi trường, bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan.
3. Chủ cơ sở khai thác khoáng sản phải có kế hoạch tận thu quặng còn lại trong hồ chứa quặng đuôi; trường hợp không được tận thu, quặng đuôi trong hồ phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải và có phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.”
· 26. Bổ sung Điều 52b như sau:
“Điều 52b. Quy định về quản lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón, sản xuất thép và các cơ sở khác
1. Tro, xỉ, thạch cao phải được phân định, phân loại; trường hợp không phải là chất thải nguy hại và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng, sử dụng trong các công trình xây dựng và được quản lý như đối với sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật thì áp dụng tiêu chuẩn của một trong các nước như: EU, Mỹ, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.
2. Tro, xỉ, thạch cao được phân định là chất thải công nghiệp thông thường được khuyến khích sử dụng để hoàn nguyên các khu vực đã kết thúc khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và môi trường.
3. Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật về xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng và sử dụng trong các công trình xây dựng; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng và sử dụng trong các công trình xây dựng gửi Bộ Khoa học và Công nghệ công bố theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật về xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao, chất thải công nghiệp thông thường khác và chất thải nguy hại để hoàn nguyên các khu vực đã kết thúc khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Trường hợp chưa ban hành được quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật thì áp dụng tiêu chuẩn của một trong các nước như: EU, Mỹ, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.”
“Điều 54a. Quy định về thực hiện quan trắc môi trường định kỳ của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp
1. Đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ gồm:
a) Đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 39 Nghị định này;
b) Đối tượng phải quan trắc khí thải định kỳ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 Nghị định này;
c) Đối tượng phải phân định bùn thải, chất thải rắn có chứa thành phần nguy hại loại một sao để quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại;
d) Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng quy định tại khoản 4 Điều 33 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP phải thực hiện quan trắc thành phần môi trường đã gây ra ô nhiễm. Thành phần môi trường, tần suất và thông số quan trắc được xác định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải xây dựng kế hoạch thực hiện quan trắc môi trường định kỳ (sau đây gọi chung là Kế hoạch), gửi Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 của năm trước để theo dõi, giám sát; trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ thì đồng thời gửi kế hoạch cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc lập kế hoạch căn cứ vào các nội dung sau:
a) Chương trình quan trắc và giám sát môi trường định kỳ trong báo cáo và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận hoặc các hồ sơ tương đương hoặc chương trình quan trắc và giám sát môi trường định kỳ đã được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hoạt động của dự án, cơ sở, khu công nghiệp tại giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc các văn bản xác nhận, điều chỉnh khác có liên quan;
b) Các loại chất thải phát sinh theo từng nguồn, điểm xả thải; thành phần môi trường phải quan trắc; tần suất và thông số quan trắc môi trường định kỳ.
3. Tổ chức thực hiện dịch vụ quan trắc môi trường định kỳ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của kết quả quan trắc môi trường.
4. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Theo dõi, giám sát việc quan trắc môi trường định kỳ của các đối tượng trên địa bàn; tổ chức kiểm tra đột xuất trong trường hợp cần thiết;
b) Khi cần thiết, trưng cầu đơn vị giám định độc lập có đủ năng lực theo quy định của pháp luật để kiểm tra chéo mẫu chất thải do tổ chức dịch vụ quan trắc môi trường thực hiện. Kết quả quan trắc môi trường của tổ chức giám định độc lập có giá trị pháp lý để thực hiện; kinh phí quan trắc sẽ do nhà nước chi trả từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp môi trường hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường; trường hợp mẫu chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải sẽ được sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
c) Đánh giá kết quả quan trắc môi trường. Trường hợp kết quả quan trắc chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, có văn bản nhắc nhở (lần đầu) và yêu cầu đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này rà soát lại quy trình vận hành, công trình bảo vệ môi trường để có kế hoạch điều chỉnh, cải tạo, nâng cấp (nếu cần thiết), bảo đảm chất thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi xả, thải; trường hợp kết quả tự quan trắc tiếp tục vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được quan trắc môi trường định kỳ
a) Lập Kế hoạch theo quy định tại khoản 2 Điều này và chịu trách nhiệm toàn bộ về tính chính xác nêu trong Kế hoạch của mình;
b) Đề xuất đơn vị có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện quan trắc môi trường định kỳ cho cơ sở, khu công nghiệp của mình;
c) Sử dụng kết quả quan trắc nước thải công nghiệp để kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định;
d) Sử dụng kết quả quan trắc môi trường định kỳ để lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật về thực hiện quan trắc môi trường định kỳ quy định tại Điều này.”
28. Sửa đổi, bổ sung Điều 55 như sau:
“Điều 55. Phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài vào Việt Nam và đối tượng nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu được lựa chọn làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan quản lý cửa khẩu nhập hoặc cơ quan hải quan nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu (sau đây gọi tắt là cơ sở sản xuất); được lựa chọn địa điểm kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu tại cửa khẩu nhập hoặc tại cơ quan hải quan nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu hoặc tại cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu. Phế liệu nhập khẩu chỉ được phép dỡ xuống cảng khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa (E-Manifest) có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực và còn khối lượng phế liệu nhập khẩu;
b) Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên E-Manifest có Văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với phế liệu ghi trên E-Manifest theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 57 Nghị định này.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra các thông tin quy định tại điểm a và b khoản này trước khi cho phép dỡ phế liệu xuống cảng.
2. Tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu đáp ứng các yêu cầu sau đây được phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất:
a) Đáp ứng các yêu cầu và trách nhiệm về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 76 Luật bảo vệ môi trường;
b) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với các dự án đã đi vào vận hành.
Đối với dự án mới xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 16b và Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
c) Có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật.”
29. Sửa đổi, bổ sung Điều 56 như sau:
“Điều 56. Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
1. Điều kiện về kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu
a) Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
- Có hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
- Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;
- Có tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu không cháy; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.
b) Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
- Có hệ thống thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
- Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;
- Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.
2. Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
3. Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.
4. Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.
5. Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
6. Chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở của mình theo đúng công suất thiết kế để sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa. Không được nhập khẩu phế liệu về chỉ để sơ chế và bán lại phế liệu. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất chỉ được nhập khẩu phế liệu tối đa bằng 80% công suất thiết kế; số phế liệu còn lại phải được thu mua trong nước để làm nguyên liệu sản xuất.
Đối với nhựa phế liệu, chỉ được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm hạt nhựa tái chế thương phẩm), trừ các trường hợp dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư và cơ sở sản xuất đang hoạt động được phép nhập khẩu nhựa phế liệu để sản xuất ra hạt nhựa tái chế thương phẩm đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Đối với giấy phế liệu, chỉ được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm bột giấy tái chế thương phẩm).
7. Ký hợp đồng trực tiếp với tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.”
“Điều 56b. Thẩm quyền, trình tự thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (sau đây gọi tắt là Giấy xác nhận).
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận:
a) Văn bản đề nghị theo Mẫu số 01 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo Mẫu số 02 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;
d) Bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
đ) Bản sao văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để chủ dự án vận hành thử nghiệm theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (chỉ áp dụng đối với dự án vận hành thử nghiệm);
e) Bản sao văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án quy định tại điểm d khoản 6 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (chỉ áp dụng đối với dự án mới, kết thúc vận hành thử nghiệm);
g) Bản sao một trong các loại giấy tờ: giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu của cơ sở đề nghị cấp lại giấy xác nhận;
h) Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu, chất thải phát sinh);
i) Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm theo Mẫu số 03 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trình tự, thủ tục kiểm tra, thời gian cấp Giấy xác nhận
a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất lập chứng từ điện tử (hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận theo quy định tại khoản 2 Điều này), gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia. Quy trình triển khai, tiếp nhận, trao đổi, phản hồi thông tin và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại khoản này thực hiện trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia và hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định thực hiện thủ tục hành chính thông qua cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc cơ quan được ủy quyền thành lập đoàn kiểm tra về các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất quy định tại Điều 56 Nghị định này. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc cơ quan được ủy quyền có văn bản thông báo gửi tổ chức, cá nhân để hoàn thiện và nêu rõ lý do.
Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra thực tế, lấy và phân tích mẫu các nguồn chất thải phát sinh của dự án, cơ sở để đánh giá (trường hợp cần thiết tiến hành lấy và phân tích mẫu tổ hợp để đánh giá). Kinh phí lấy, phân tích mẫu được lấy từ nguồn thu phí cấp Giấy xác nhận; trường hợp lấy mẫu tổ hợp kinh phí sẽ do tổ chức, cá nhân chi trả. Kết quả kiểm tra được thể hiện bằng biên bản;
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy xác nhận; trường hợp chưa đáp ứng đủ điều kiện, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ, điều kiện về bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các yêu cầu của văn bản thông báo, gửi lại hồ sơ đã hoàn thiện đến cơ quan có thẩm quyền xem xét; trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra lại các điều kiện về bảo vệ môi trường và xem xét, cấp Giấy xác nhận;
d) Thời hạn cấp Giấy xác nhận là 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; thời hạn cấp lại Giấy xác nhận là 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời hạn nêu trên không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ và phân tích mẫu chất thải;
đ) Giấy xác nhận có thời hạn 05 năm theo Mẫu số 04 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Đối với các dự án mới, quy trình cấp Giấy xác nhận được thay thế quy trình kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Giấy xác nhận thay thế Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
Đối với các dự án, cơ sở xử lý chất thải nguy hại có công đoạn sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, quy trình cấp Giấy xác nhận được lồng ghép với quy trình cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Cơ quan cấp phép cấp đồng thời Giấy xác nhận và Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
4. Trình tự, thủ tục kiểm tra, thời gian cấp Giấy xác nhận đối với trường hợp dự án vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải
a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất lập chứng từ điện tử (thành phần hồ sơ cấp giấy xác nhận quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này), gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Quy trình triển khai, tiếp nhận, trao đổi, phản hồi thông tin và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại khoản này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy xác nhận; trường hợp chưa đáp ứng đủ điều kiện, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ, điều kiện về bảo vệ môi trường; trường hợp cần thiết có thể kiểm tra thực tế các công trình xử lý chất thải trước khi cấp Giấy xác nhận;
c) Giấy xác nhận có thời hạn 01 năm để dự án vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo quy định theo Mẫu số 04 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Trước 90 ngày tính đến ngày Giấy xác nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 2 Điều này để đề nghị cấp lại Giấy xác nhận. Trình tự, thủ tục kiểm tra, cấp lại Giấy xác nhận thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Trường hợp Giấy xác nhận bị mất hoặc hư hỏng, tổ chức, cá nhân có văn bản đề nghị cơ quan cấp Giấy xác nhận sao lục lại Giấy xác nhận.
7. Giấy xác nhận bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đến mức bị tước quyền sử dụng Giấy xác nhận hoặc bị đình chỉ hoạt động theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường mà hết thời hạn khắc phục hậu quả vi phạm vẫn chưa hoàn thành việc khắc phục;
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chấm dứt hoạt động về nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc phá sản, giải thể.
8. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ban hành quyết định thu hồi Giấy xác nhận do mình cấp, trong đó nêu rõ tên tổ chức, cá nhân bị thu hồi, căn cứ, lý do thu hồi và các biện pháp khắc phục kèm theo trong trường hợp tổ chức, cá nhân chưa hoàn thành trách nhiệm theo quy định tại Điều 63 Nghị định này.
9. Cơ quan cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận và người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu đến mức bị tước quyền sử dụng Giấy xác nhận hoặc bị đình chỉ hoạt động phải công khai trên Cổng thông tin điện tử của mình, đồng thời gửi bản chính Giấy xác nhận, quyết định thu hồi và quyết định xử phạt đến:
a) Cổng thông tin một cửa Quốc gia;
b) Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan);
c) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
d) Cơ quan cấp Giấy xác nhận đối với trường hợp bị xử phạt vi phạm;
đ) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy xác nhận.
10. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn quy trình kiểm tra, cấp Giấy xác nhận; quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường quy định tại Điều này.”
31. Sửa đổi, bổ sung Điều 57 như sau:
“Điều 57. Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
1. Mục đích và phương thức ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu:
a) Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu là để tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chịu trách nhiệm xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường có thể phát sinh từ lô hàng phế liệu nhập khẩu;
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thực hiện ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân mở tài khoản giao dịch (sau đây gọi tắt là ký quỹ). Việc ký quỹ thực hiện theo từng lô hàng hoặc theo từng hợp đồng có thông tin và giá trị của lô hàng phế liệu nhập khẩu;
c) Tiền ký quỹ được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam và được hưởng lãi suất đã thỏa thuận theo quy định của pháp luật kể từ ngày ký quỹ.
2. Khoản tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sắt, thép phế liệu phải thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu với số tiền được quy định như sau:
- Khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
- Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
- Khối lượng nhập khẩu từ 1.000 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giấy phế liệu và nhựa phế liệu phải thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu với số tiền được quy định như sau:
- Khối lượng nhập khẩu dưới 100 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
- Khối lượng nhập khẩu từ 100 tấn đến dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
- Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.
c) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu với số tiền được quy định là 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.
3. Quy trình ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải thực hiện ký quỹ trước thời điểm phế liệu dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đối với các trường hợp khác;
b) Ngay sau khi nhận ký quỹ, tổ chức tín dụng xác nhận việc ký quỹ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu vào văn bản đề nghị ký quỹ của tổ chức, cá nhân. Nội dung xác nhận ký quỹ phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau: tên tài khoản phong tỏa; tổng số tiền ký quỹ được tính toán theo quy định tại Nghị định này; thời hạn hoàn trả tiền ký quỹ thực hiện ngay sau khi hàng hóa được thông quan; thời hạn phong tỏa tài khoản (nếu có).
Tổ chức tín dụng gửi tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu 02 bản chính văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu gửi văn bản xác nhận đã ký quỹ (bản quét từ bản chính có xác thực chữ ký điện tử của tổ chức, cá nhân) lên Cổng thông tin một cửa Quốc gia, đồng thời gửi 01 bản chính cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục thông quan.
4. Quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
a) Tổ chức tín dụng ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu có trách nhiệm phong tỏa số tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức tín dụng đã nhận ký quỹ có trách nhiệm hoàn trả số tiền ký quỹ cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu sau khi nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu kèm theo thông tin về số tờ khai hải quan nhập khẩu đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu đã được thông quan hoặc thông tin về việc hủy tờ khai hải quan nhập khẩu của cơ quan hải quan hoặc chấp hành xong quyết định tái xuất, tiêu hủy theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải;
c) Trường hợp phế liệu nhập khẩu không được thông quan và không thể tái xuất được, khoản tiền ký quỹ được sử dụng để thanh toán chi phí xử lý, tiêu hủy phế liệu vi phạm. Nếu số tiền ký quỹ nhập khẩu phế liệu không đủ thanh toán toàn bộ các khoản chi phí để xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí này. Sản phẩm sau xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm có giá trị sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật (không bao gồm phần sản phẩm tạo ra từ nguyên liệu, phụ gia hoặc phế liệu khác được phối trộn theo quy trình sản xuất của đơn vị được chỉ định để xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm) và không được hạch toán vào chi phí xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm.
Việc xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm được thực hiện theo quy định về quản lý chất thải. Kinh phí xử lý, tiêu hủy phế liệu vi phạm do tổ chức, cá nhân vi phạm thỏa thuận với đơn vị có đủ năng lực xử lý chất thải, phế liệu vi phạm; trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu vi phạm, kinh phí xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm do nhà nước chi trả theo quy định của pháp luật. Đơn vị xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm được ghi trong quyết định xử phạt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, kèm theo các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm theo quy định của pháp luật;
d) Trường hợp số tiền ký quỹ nhập khẩu phế liệu còn thừa sau khi thanh toán để xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được ý kiến bằng văn bản về việc hoàn thành quá trình xử lý, tiêu hủy phế liệu của cơ quan có thẩm quyền đã xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Tổ chức tín dụng có trách nhiệm hoàn trả số tiền ký quỹ còn lại cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.”
“Điều 58. Nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất gửi hồ sơ đến Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Cổng thông tin một của Quốc gia để được xem xét, đánh giá. Quy trình triển khai, tiếp nhận, trao đổi, phản hồi thông tin và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Điều này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 56b Nghị định này.
2. Hồ sơ nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Các thành phần hồ sơ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và điểm h khoản 2 Điều 56b Nghị định này;
c) Bản sao văn bản đánh giá về nhu cầu sử dụng từng loại phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong nước và việc sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất của bộ quản lý ngành liên quan đến sử dụng phế liệu nhập khẩu;
d) Bản sao kết quả phân tích các thông số môi trường của mẫu phế liệu đề nghị nhập khẩu để thử nghiệm do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật thực hiện hoặc kết quả của tổ chức thử nghiệm, giám định, chứng nhận quốc tế thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế;
đ) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế về chất lượng phế liệu nhập khẩu và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
3. Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành các hoạt động sau:
a) Xem xét hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trường hợp cần thiết lấy ý kiến của các cơ quan liên quan;
c) Tổ chức kiểm tra điều kiện bảo vệ môi trường tại cơ sở dự kiến thử nghiệm phế liệu nhập khẩu.
4. Căn cứ kết quả thực hiện quy định tại khoản 3 Điều này, trường hợp đáp ứng yêu cầu, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ về loại, khối lượng, yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm và thời gian thử nghiệm phế liệu nhập khẩu.
5. Sau khi có văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 04 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Giấy xác nhận là căn cứ để tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất. Cơ quan cấp Giấy xác nhận phải công khai Giấy xác nhận đã cấp trên Cổng thông tin của mình, đồng thời gửi bản chính Giấy xác nhận đến:
a) Cổng thông tin một cửa Quốc gia;
b) Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan);
c) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất;
d) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy xác nhận.
6. Quy định về phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm từ nước ngoài vào Việt Nam; trình tự, thủ tục kiểm tra, giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu và thông quan lô hàng phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện theo quy định tại Điều 55 và Điều 60 Nghị định này. Việc kiểm tra, giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện theo các nội dung quy định tại khoản 7 Điều này.
7. Chất lượng phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất không được lẫn các tạp chất sau đây:
a) Hóa chất, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất thải y tế nguy hại;
b) Vũ khí, bom, mìn, đạn, bình kín, bình ga chưa được cắt phá, tháo dỡ tại nước ngoài hoặc lãnh thổ xuất khẩu để loại bỏ nguy cơ về an toàn cháy, nổ;
c) Vật liệu chứa hoặc nhiễm chất phóng xạ vượt quá mức miễn trừ theo quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ;
d) Tạp chất nguy hại tách ra từ phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;
đ) Đối với phế liệu kim loại nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất, ngoài các yêu cầu quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, phải đáp ứng quy định của pháp luật về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
8. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày vận hành thử nghiệm phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá các điều kiện về bảo vệ môi trường đối với nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm. Trường hợp đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung vào Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; Trường hợp kết quả thử nghiệm phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường thì thông báo cho tổ chức, cá nhân biết và nêu rõ lý do.”
“Điều 59. Đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
1. Tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất bao gồm:
a) Tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức giám định nước ngoài được thừa nhận theo quy định của pháp luật đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 60 Nghị định này.
2. Tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường được cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam sau khi đã đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 25 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật đánh giá sự phù hợp và chứng nhận, thừa nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất quy định tại Điều này.”
“Điều 60. Trình tự thủ tục kiểm tra, giám định chất lượng và thông quan phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất khai thông tin, nộp chứng từ điện tử hồ sơ phế liệu nhập khẩu để thực hiện thủ tục hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Hồ sơ phế liệu nhập khẩu bao gồm:
a) Bản khai thông tin về lô hàng phế liệu nhập khẩu theo Mẫu số 06 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Các tài liệu về phế liệu nhập khẩu: Bản sao Hợp đồng; Danh mục phế liệu; bản sao (có xác thực chữ ký điện tử của người nhập khẩu) vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu; chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (nếu có); giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có); ảnh hoặc bản mô tả phế liệu;
c) Văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu (bản quét từ bản chính có xác thực chữ ký điện tử của tổ chức, cá nhân nhập khẩu).
2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm:
a) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ phế liệu nhập khẩu (bao gồm cả khối lượng, hạn ngạch nhập khẩu phế liệu theo Giấy xác nhận còn hiệu lực) và cho phép tổ chức, cá nhân đưa phế liệu nhập khẩu về bảo quản tại địa điểm kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu đã được tổ chức, cá nhân lựa chọn theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và hải quan;
b) Tiến hành kiểm tra hàng hóa đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan; không lấy mẫu, kiểm định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3. Tổ chức giám định được chỉ định thực hiện kiểm tra, giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Việc lấy mẫu giám định và kiểm tra tại hiện trường lô hàng phế liệu nhập khẩu của tổ chức giám định được chỉ định thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục thông quan.
Nội dung kiểm tra, giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Tỷ lệ kiểm tra ngẫu nhiên đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu được thực hiện theo mức độ quản lý rủi ro theo quy định của pháp luật, nhưng bảo đảm kiểm tra tối thiểu 10% số lượng hoặc khối lượng lô hàng. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản theo Mẫu số 07 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Sau khi kết thúc kiểm tra, Tổ chức giám định được chỉ định có chứng thư giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu theo Mẫu số 08 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về kết quả giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu. Tổ chức giám định gửi biên bản kiểm tra, giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu và chứng thư giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu (văn bản điện tử được ký số hoặc bản quét từ bản chính được xác thực bằng chữ ký điện tử của tổ chức giám định) lên Cổng thông tin một cửa quốc gia, đồng thời gửi bản chính cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
4. Cơ quan hải quan làm thủ tục thông quan cho lô hàng phế liệu nhập khẩu theo quy định của pháp luật sau khi nhận được chứng thư giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động nhập khẩu, giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu của tổ chức, cá nhân, cơ quan hải quan phải phối hợp với cơ quan cấp Giấy xác nhận hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu tiến hành trưng cầu tổ chức giám định được chỉ định độc lập để thực hiện giám định lại lô hàng phế liệu nhập khẩu. Chứng thư giám định lại lô hàng phế liệu nhập khẩu là căn cứ pháp lý cuối cùng để thực hiện thủ tục hải quan hoặc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm chia sẻ thông tin về chủng loại, khối lượng và chất lượng các lô hàng phế liệu nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đã được thông quan cho cơ quan cấp Giấy xác nhận và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
5. Cơ quan cấp Giấy xác nhận, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có quyền kiểm tra, thanh tra đột xuất hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu và hoạt động kiểm tra, giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu theo quy định của pháp luật ngoài kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
Trường hợp phế liệu nhập khẩu có chứng thư giám định không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh và cơ quan cấp Giấy xác nhận (nếu cần thiết) xem xét, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
6. Áp dụng biện pháp miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đáp ứng các điều kiện dưới đây được miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận đã cấp:
- Phế liệu nhập khẩu có cùng tên gọi, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật và xuất xứ của cùng một nhà cung cấp tại một quốc gia xuất khẩu hoặc phế liệu nhập khẩu có kết quả chứng nhận, giám định chất lượng của tổ chức chứng nhận, giám định nước ngoài được thừa nhận theo quy định của pháp luật;
- Sau 05 lần nhập khẩu liên tiếp, phế liệu nhập khẩu có chứng thư giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường, được Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản xác nhận miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu;
b) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản này lập chứng từ điện tử đề nghị miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, bao gồm:
- Văn bản đề nghị miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu theo Mẫu số 09 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Chứng thư giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường của 05 lần nhập khẩu liên tiếp gần nhất (bản quét từ bản chính được xác thực bằng chữ ký điện tử của tổ chức, cá nhân nhập khẩu).
Quy trình triển khai, tiếp nhận, trao đổi, phản hồi thông tin và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Khoản này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 56b Nghị định này;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, nếu hồ sơ không hợp lệ theo quy định, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan được ủy quyền xử lý hồ sơ thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan được ủy quyền có văn bản xác nhận miễn, giảm kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu theo Mẫu số 10 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối, cơ quan có thẩm quyền xác nhận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Cơ quan xác nhận công khai văn bản xác nhận miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu trên Cổng thông tin điện tử của mình, đồng thời gửi bản chính văn bản xác nhận miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu đến Cổng thông tin một cửa quốc gia; Bộ Tài chính (Tổng cục Hải Quan); Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và tổ chức, cá nhân được cấp văn bản xác nhận miễn kiểm tra;
d) Văn bản xác nhận miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu là căn cứ để cơ quan hải quan làm thủ tục thông quan cho lô hàng;
đ) Trong thời gian được miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu:
- Định kỳ 03 tháng, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải báo cáo tình hình nhập khẩu kèm theo kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường của các lô hàng phế liệu nhập khẩu theo Mẫu số 12 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan đã cấp Giấy xác nhận và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất để theo dõi và thực hiện công tác hậu kiểm;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan được ủy quyền và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu có quyền kiểm tra đột xuất lô hàng phế liệu nhập khẩu khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc có khiếu nại, tố cáo về chất lượng phế liệu nhập khẩu;
e) Trong thời gian được miễn kiểm tra, nếu phát hiện phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc có khiếu nại, tố cáo về kết quả đánh giá sự phù hợp và được xác minh đúng sự thật hoặc qua kiểm tra đột xuất có kết quả đánh giá sự phù hợp không đạt yêu cầu, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan được ủy quyền có văn bản thông báo dừng áp dụng chế độ miễn kiểm tra.
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất bị xử phạt theo quy định của pháp luật và không được áp dụng quy định miễn kiểm tra trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt.”
35. Sửa đổi, bổ sung Điều 61 như sau:
“Điều 61. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ
1. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Nghị định này; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận việc nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm và quyết định điều chỉnh, bổ sung Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
c) Công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị trực thuộc liên quan: danh sách các tổ chức được chứng nhận đánh giá sự phù hợp, chứng nhận đã đăng ký hoặc thừa nhận, chứng nhận, giám định được chỉ định để đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu; danh sách các tổ chức, cá nhân được cấp, cấp lại, thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; danh sách các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu vi phạm về bảo vệ môi trường;
d) Xây dựng, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất bảo đảm phù hợp với Nghị định này; hướng dẫn thực hiện các quy định được viện dẫn trong Nghị định này và khi các văn bản này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế theo quy định.
2. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ danh sách các tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
b) Thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, phế liệu nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
c) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu có) đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm của Bộ Tài chính:
a) Chỉ đạo Tổng cục Hải quan hướng dẫn các hãng tàu, đại lý hãng tàu và cơ quan liên quan khi khai thông tin tờ khai hải quan (E-Manifest) đối với phế liệu nhập khẩu phải có đầy đủ thông tin và các hồ sơ, tài liệu kèm theo phế liệu nhập khẩu quy định tại Nghị định này. Tổng hợp báo cáo tình hình nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của các tổ chức, cá nhân trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia theo chủng loại, khối lượng, hạn ngạch nhập khẩu còn lại, chất lượng phế liệu… sau khi thông quan từng lô hàng phế liệu nhập khẩu;
b) Kịp thời phát hiện và phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, ngành có liên quan ngăn chặn việc nhập khẩu phế liệu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường vào lãnh thổ Việt Nam; hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan hải quan tổ chức xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu theo thẩm quyền, thuộc phạm vi quản lý của mình;
c) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc hướng dẫn, kiểm tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu giấy phế liệu, nhựa phế liệu để sơ chế và bán lại phế liệu hoặc sản xuất ra bột giấy tái chế thương phẩm, hạt nhựa tái chế thương phẩm trái quy định của Nghị định này.
4. Trách nhiệm của Bộ Công Thương:
a) Ban hành theo thẩm quyền danh mục tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu phế liệu nhập khẩu, chất thải theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá về nhu cầu sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong nước và nhu cầu nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài, làm cơ sở để điều chỉnh Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài theo từng thời kỳ phát triển của đất nước;
c) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
5. Các Bộ: Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan, căn cứ chức năng và nhiệm vụ được giao phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện Nghị định này.”
36. Sửa đổi, bổ sung Điều 62 như sau:
“Điều 62. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức, cá nhân đặt nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất:
a) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu và sử dụng làm nguyên liệu nhập khẩu sản xuất trên địa bàn;
b) Trường hợp cần thiết, ban hành quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn;
c) Định kỳ báo cáo về công tác quản lý nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo Mẫu số 11 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 3 của năm tiếp theo.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cửa khẩu nhập phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu và cơ quan hải quan cửa khẩu xử lý các lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.”
37. Sửa đổi, bổ sung Điều 63 như sau:
“Điều 63. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu
1. Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.
2. Đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải:
a) Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu quy định trong Giấy xác nhận;
b) Sử dụng toàn bộ phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa tại cơ sở của mình theo quy định tại Nghị định này;
c) Phân định, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý chất thải phù hợp;
d) Hàng năm, trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải hoàn thành báo cáo về tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu đã nhập khẩu trong năm và các vấn đề môi trường liên quan theo Mẫu số 12 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở sản xuất để tổng hợp, báo cáo; đồng thời gửi cơ quan đã cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
3. Đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất phải:
a) Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm quy định trong Giấy xác nhận;
b) Sử dụng toàn bộ số lượng, khối lượng phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất tại cơ sở của mình;
c) Phân định, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý phù hợp;
d) Báo cáo về việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất theo Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; phối hợp với hiệp hội ngành nghề thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo quy định; thanh toán toàn bộ các khoản chi phí xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm theo quy định tại Nghị định này.”
· 38. Bổ sung Điều 63a như sau:
“Điều 63a. Quy định về việc tiêu hủy xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy tạm nhập khẩu của chủ xe hoặc đơn vị được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là tiêu hủy xe ưu đãi, miễn trừ)
1. Chủ xe hoặc đơn vị tiêu hủy xe ưu đãi, miễn trừ có hợp đồng với cơ sở xử lý chất thải nguy hại có giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật.
2. Chủ xe hoặc đơn vị tiêu hủy xe ưu đãi, miễn trừ có văn bản đề nghị giám sát việc thực hiện tiêu hủy xe theo Mẫu số 01 Phụ lục VII Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi cơ quan hải quan và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở xử lý chất thải nguy hại trước mười (10) ngày làm việc để tổ chức việc giám sát thực hiện tiêu hủy xe ưu đãi, miễn trừ.
3. Cơ quan giám sát việc tiêu hủy xe ưu đãi, miễn trừ, gồm: đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở xử lý chất thải nguy hại thực hiện tiêu hủy xe và cơ quan hải quan đã cấp giấy tạm nhập khẩu xe ưu đãi, miễn trừ.
4. Quá trình tiêu hủy xe ưu đãi, miễn trừ bao gồm việc phá hủy số khung, số máy, phá dỡ xe thành các phần chất thải cho các mục đích xử lý khác nhau (bao gồm cả việc tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải). Cơ quan giám sát có trách nhiệm chứng kiến toàn bộ quá trình cắt động cơ (bao gồm số máy) và phá dỡ khung xe (bao gồm số khung) đến khi động cơ và khung xe bảo đảm không thể tiếp tục đưa vào sử dụng theo đúng mục đích ban đầu.
5. Sau khi kết thúc quá trình tiêu hủy xe quy định tại khoản 4 Điều này, Cơ quan giám sát, chủ xe và đơn vị xử lý chất thải lập Biên bản tiêu hủy xe ưu đãi, miễn trừ theo Mẫu số 02 Phụ lục VII Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Biên bản tiêu hủy xe ưu đãi, miễn trừ là căn cứ để cơ quan hải quan thực hiện thanh khoản giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy theo quy định về tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.
6. Cơ sở xử lý chất thải nguy hại tiếp tục thực hiện việc tiêu hủy xe ưu đãi, miễn trừ và báo cáo kết quả thực hiện việc tiêu hủy xe ưu đãi, miễn trừ trong báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ hàng năm theo quy định.”
39. Sửa đổi, bổ sung Điều 64 như sau:
“Điều 64. Điều khoản chuyển tiếp
1. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng.
2. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép quản lý chất thải nguy hại, giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn hiệu lực ghi trên giấy phép. Trường hợp giấy phép xử lý chất thải nguy hại còn hiệu lực dưới 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực và tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này thì được gia hạn hoặc cấp lại giấy phép xử lý chất thải nguy hại trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày hết hạn; sau thời hạn này, tổ chức, cá nhân phải cải tạo, nâng cấp các công trình xử lý chất thải, cải tiến công nghệ theo hướng thân thiện môi trường và phải đáp ứng quy định tại Nghị định này mới được xem xét, cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
3. Các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường thay cho thủ tục kiểm tra, xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường.
4. Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã được cấp giấy xác nhận trước khi Nghị định này có hiệu lực, được tiếp tục nhập khẩu phế liệu đến hết thời hạn của giấy xác nhận. Trường hợp giấy xác nhận đã hết hạn hoặc còn hiệu lực dưới 12 tháng hoặc trường hợp cơ sở đã nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chưa có đủ hồ sơ bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 Nghị định này, thì được gia hạn hoặc cấp lại giấy xác nhận trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết hạn hoặc cấp mới giấy xác nhận trong thời hạn 01 năm. Sau thời hạn này, tổ chức, cá nhân phải cải tạo, nâng cấp các công trình xử lý chất thải, cải tiến công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện môi trường và phải đáp ứng quy định tại Nghị định này mới được xem xét, cấp giấy xác nhận theo quy định. Giấy xác nhận đã cấp cho tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu hết hiệu lực khi Nghị định này có hiệu lực thi hành.
· 5. Quy định về quan trắc môi trường định kỳ tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.”
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
· 1. Bổ sung khoản 4 Điều 8 như sau:
“4. Có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực môi trường được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.”
· 2. Bổ sung khoản 4 Điều 9 như sau:
“4. Có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực môi trường được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“Điều 10. Thay đổi nội dung liên quan đến điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
1. Trước khi thay đổi nội dung liên quan đến điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8, khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Nghị định này, tổ chức phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của tổ chức, nếu không đồng ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
· 4. Sửa đổi mục IV, phần A Mẫu số 2 của Phụ lục như sau:
“Bổ sung cụm từ “hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu” vào dòng thứ tư của mục IV, cụ thể như sau:
“IV. Người liên lạc
Địa chỉ:..................................................................................................................
Số điện thoại:.............................................. Số Fax:.............................................
Địa chỉ Email:.......................................................................................................
Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định của cấp có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài phải có quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam (trường hợp cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan).”
· 5. Sửa đổi điểm 2 mục I phần B, Mẫu số 2 của Phụ lục như sau:
“Bổ sung cụm từ “hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu” vào dòng thứ sáu của điểm 2 mục I phần B, Mẫu số 2, cụ thể như sau:
“2. Nhân sự
Danh sách người thực hiện quan trắc tại hiện trường:
STT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Giới tính |
Chức vụ (trong tổ chức) |
Trình độ |
Số năm công tác trong ngành |
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo).”
· 6. Sửa đổi điểm 2 mục II phần B, Mẫu số 2 của Phụ lục như sau:
“Bổ sung cụm từ “hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu” vào dòng thứ bảy của điểm 2 mục II phần B, Mẫu số 2, cụ thể như sau:
“2. Nhân sự
Danh sách người thực hiện phân tích tại phòng thí nghiệm:
STT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Giới tính |
Chức vụ |
Trình độ |
Số năm công tác trong ngành |
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo).”
· 7. Bỏ cụm từ “Không khí môi trường lao động” tại các mẫu của Phụ lục: gạch đầu dòng thứ hai điểm b mục 6 Mẫu số 1; gạch đầu dòng thứ hai điểm b mục 8 Mẫu số 4; dấu cộng thứ hai, gạch đầu dòng thứ hai điểm b mục 6 Mẫu số 5.
· Điều 5. Điều khoản chuyển tiếp
1. Hồ sơ đã được tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực (trừ các điều, khoản chuyển tiếp quy định tại Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và Điều 64 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP) thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của các Nghị định tại thời điểm tiếp nhận, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ có yêu cầu thực hiện theo quy định của Nghị định này.
2. Các báo cáo định kỳ của chủ dự án, cơ sở và khu công nghiệp về: quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu, kết quả giám sát và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và các báo cáo môi trường khác, được lồng ghép trong cùng một báo cáo công tác bảo vệ môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện quy định này.
· Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.
· 2. Nghị định này bãi bỏ: Điều 11 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường; Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 34, Điều 35, Điều 36 và các khoản 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 55 và Phụ lục V của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; khoản 5 và khoản 9 Điều 9, điểm a và điểm b khoản 1 Điều 27, Điều 38, Điều 41, điểm b khoản 1 Điều 43, khoản 3 Điều 44 của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu.
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Nghị định này và rà soát các văn bản đã ban hành để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với quy định của Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 40/2019/ND-CP |
Hanoi, May 13, 2019 |
ON AMENDMENTS TO DECREES ON GUIDELINES FOR THE LAW ON ENVIRONMENT PROTECTION
Pursuant to the Law on Government Organization dated December 19, 2015;
Pursuant to the Law on Environment protection dated June 23, 2014;
At the request of the Minister of Natural Resources and Environment;
The Government promulgates a Decree on amendments to Decrees on guidelines for the Law on Environment Protection.
Article 1. Amendments to the Government’s Decree No. 18/2015/ND-CP dated February 14, 2015 on environmental protection planning, strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental protection plans (hereinafter referred to as the Government’s Decree No. 18/2015/ND-CP)
1. Article 2a shall be added as follows:
“Article 2a. Interpretation of terms
For the purposes of this Decree, these terms below shall be construed as follows:
1. “main works or items of project” means main product production lines, main construction items of a project referred to in the feasibility study report, economic-technical report or investment project dossier.
2. “industrial parks” means common name of industrial parks, export-processing zones, and ancillary industry parks, eco-industrial parks, industrial - urban areas - services parks, high-tech parks, industrial clusters.”
2. Article 8 shall be amended as follows:
‘Article 8. Implementation of SEA
1. The strategies and planning subject to SEA are prescribed in Appendix I Section I issued together with this Decree.
2. The agency formulating strategies, planning or the agency authorized to formulate strategies, planning (hereinafter referred to as formulating agency) of strategies and planning prescribed in Clause 1 of this Article shall conduct SEA and send an application for assessment of SEA report to the SEA report assessment authority prescribed in Clause 1 Article 16 of the Law on Environment Protection. The application for assessment of SEA report shall be submitted in person or sent by post or sent online via the online public service system to the SEA report assessment authority, including:
a) 01 application form for SEA report assessment using the form No. 01 of Appendix V Section I issued herewith;
b) 09 SEA reports with required contents prescribed in Article 15 of the Law on Environment Protection and contents prescribed in Clause 5 Article 10 hereof;
c) 09 draft strategies or planning.
If the number of members of SEA report assessment council is more than nine (09) members, the formulating agency must provide additional SEA reports and draft strategies or plannings at the request of the assessment authority.
3. The formulating agency shall take legal responsibility for results of SEA, information, figures in their SEA report.”
3. Clause 4 Article 10 shall be amended and Clauses 5, 6, 7 and 8 shall be added to Article 10 as follows:
“4. The SEA report assessment authority must conduct the assessment and send the results to the SEA report assessment applicant within 25 working days from the day on which the valid and complete application is received.
5. Checklists of SEA report assessment:
a) Legal bases referred to in formulating strategies or planning and conducting SEA;
b) Methods used in conducting SEA (including names of methods and how to implement the methods);
c) Viewpoints, objectives, policies, solutions concerning environment protection associated with the strategies or planning referred to in the SEA report;
d) Main environmental issues which have been forecasted and identified before implementing the strategies or planning;
dd) Positive and negative evaluation and forecast of main environmental issues;
e) Evaluation and forecast of impact trend of climate change in implementing the strategies or planning;
g) Proposed solutions for maintenance of positive trend, prevention and minimizing negative trend of main environmental issues;
h) Viewpoints, objectives and tasks, solutions of the strategies or planning to be amended; environmental issues which have been identified but have not been adjusted in the strategies or planning;
i) Issues to be studied and analyzed during implementation of the strategies or planning.
6. Within 7 working days from the meeting of SEA report assessment council, the SEA report assessment authority shall send a notice of result of SEA report of the strategies or planning to the formulating agency; in case of SEA report of planning, it shall be concurrently sent to the standing body of the planning assessment council.
7. After studying, acquiring or gaining perception of opinions of the assessment council, the formulating agency shall complete the SEA report and resend it to SEA report assessment authority. The dossier includes:
a) 01 explanatory perception of opinions of for SEA assessment council using the form No. 02 of Appendix V Section I issued herewith;
b) 01 bound hardcopy with hard back of SEA report or 01 e-copy with the “.doc" extension containing the content of the report and 01 e-file with the “.pdf” extension containing the scan of the entire report (including appendices); 01 hardcopy of the draft strategies or planning or 01 e-copy of the draft strategies or planning which has been completed.
8. Within 10 working days from receipt of the completed SEA report, the SEA report assessment authority shall send a notice of result of SEA using form No. 03 Appendix V Section I issued herewith to the agency prescribed in Clause 2 Article 17 of the Law on Environment Protection and the formulating agency; in case of SEA report of planning, it shall be concurrently sent to the standing body of the planning assessment council to combine it into the planning assessment report.”
4. Clause 2a shall be added and Clauses 4, 5 and 6 Article 12 shall be amended as follows:
a) Clause 2a shall be added as follows:
“2a. Main contents of EIA report are specified in the Article 22 of the Law on Environment Protection. To be specific:
a) Waste treatment solutions: It is required to evaluate waste treatment solutions and choose waste treatment technologies meeting requirements for environment protection. In a construction project having a waste treatment work, for the environment assessment purpose, it is required to have a description and fundamental design plan (if the project requires multiple design steps) or a construction drawing design plan (if the project only requires one design step) of the waste treatment work in accordance with construction laws; it is required to have a plan for prevention and response to environmental incidents during the construction, commissioning and operation;
b) The environmental management and supervision program to be adopted during the construction stage of the project; proposed environmental management and monitoring program to be adopted during the commissioning and operation stages;
c) Plans for adoption of environment protection solutions, including:
- Plans for collection, management and treatment of waste discharged during the construction process of the project (solid waste, emissions, hazardous waste, domestic garbage, domestic wastewater, other types of liquid waste such as chemical waste, drain cleaners, etc.), which comply with regulations on environment protection;
- Schemes for construction or installation of environment protection works, waste treatment equipment, automatic and continuous wastewater and emission monitoring equipment required by law; schemes for adoption of other environment protection solutions for the operation stage of the project;
d) With respect to a project to expand scale, upgrade capacity or change technology of an ongoing facility or industrial park, it is required to add more contents in the EIA report, including the evaluation of performance and environment protection activities of the existing facility or industrial park and the consolidated evaluation of environmental impact of the existing facility or industrial park and the project to expand scale, upgrade capacity or change technology;
dd) With respect to a project to construct industrial parks and a project of a kind of manufacturing possibly causing environment pollution prescribed in Appendix IIa Section I issued together with, the EIA report must have a plan for prevention and response to environmental incidents related to emissions and a plan for prevention and response to environmental incidents related to wastewater in accordance with Decree No. 38/2015/ND-CP;
e) With respect to a mineral extraction project, the EIA report must have a plan for environmental improvement and remediation in accordance with Article 6 of Decree No. 19/2015/ND-CP; with respect to a project to extract sand, gravels and other minerals in rivers, streams, canals, reservoirs and estuaries, coasts, the EIA report must evaluate the impact on river-bed, banks and floodplains in accordance with law on water resources.
Structure and contents of the EIA report are specified in the form No. 04 Appendix VI Section I issued herewith. The Ministry of Natural Resources and Environment shall stipulate specific structure and contents and technical guidance suitable for certain types of projects in different sectors.”
b) Clauses, 4, 5 and 6 shall be amended as follows:
“4. During the implementation of EIA, the project owner shall consult with the People’s Committee of communes, wards and towns (hereinafter referred to as communes) where the project is carried out, with organizations or community under the direct environmental impact of the project (wastewater, emissions, dust, solid waste, hazardous waste, depression, landslide, accumulation, noise, biodiversity); research and receive objective opinions and reasonable requests of relevant entities in order to minimize the negative effects of the project on the natural environment, biodiversity and community health.
With respect to a project to build interprovincial, interdistrict transport infrastructure, telecommunications infrastructure and power transmission lines, the project owner shall only consult with the People’s Committee of province or central-affiliated city (hereinafter referred to as province) if the project is based in at least 2 provinces or consult with the People’s Committee of district, town, provincial-affiliated city, or city affiliated to central-affiliated city (hereinafter referred to as district) if the project is based in at least 2 districts.
With respect to a project based at a territorial sea or continental shelve which cannot identify the administrative authority of the People’s Committee of commune, the project owner shall only consult with People’s Committee of province where the waste receiving site of the project is located.
With regard to project of ocean dumping and disposal of dredged materials or a project prescribed in Point dd Clause 2a of this Article which discharges at least 10,000m3 of wastewater per day (24 hours) or directly discharges wastewater into an interprovincial river or a river bordering provinces or directly discharges wastewater into coastal sea, the project owner shall also consult with the People’s Committee of province having the interprovincial river, the river bordering provinces or coastal sea to cooperate in deal with environment protection issues in the region.
5. The People’s Committees prescribed in Clause 4 of this Article and the organizations under the direct impact of the project shall be consulted according to procedures below:
a) The project owner shall send EIA reports to the People’s Committees and organizations under the direct impact of the project together with the written requests for opinions using form No. 01 Appendix VI Section I issued herewith;
b) Within 15 working days, from the date on which the EIA reports are received, the People’s Committees and organizations under the direct impact of the project shall send their responses using the form No. 02 Appendix VI Section I issued herewith if they do not approve the project.
6. The consultation with the community under direct environmental impact of the project shall be carried out in the form of community meeting co-chaired by project owner and the People’s Committee of the commune where the project is carried out together with the participation of representatives of Vietnamese Fatherland Front of communes, socio-political organizations, socio-professional organizations, neighborhoods, villages convened by the People’s Committee of the commune. All opinions of delegates attending the meeting must be sufficiently and honestly stated in the meeting minutes using the form No. 03 Appendix VI Section I issued herewith.”
5. Article 14 shall be amended as follows:
“Article 14. Preparation, assessment and approval for EIA reports
1. For an investment project, only one EIA report shall be made.
2. The project owner shall submit the EIA report to the competent authority for assessment before the following points of time:
a) Regarding a mineral extraction project, the EIA report shall be submitted before the competent authority carries out the assessment to issue or modify the license for mineral extraction;
b) Regarding a project of oil and gas exploration and extraction, the EIA report shall be submitted before the competent authority carries out the assessment and grants approval for the exploration plan, oil field development plan;
c) Regarding a construction project, the EIA report shall be submitted before the competent authority carries out the assessment of feasibility study report, economic-technical reports or basic design, construction drawing design (if the project only requires one design step).
If a project has the same competent authority which carries out the assessment of EIA report and basic design or construction drawing design, all of above dossiers shall be submitted concurrently for assessment as prescribed;
d) Regard other projects not specified in Points a, b and c of this Clause, the EIA report shall be submitted before the decision on approval for the project is granted.
3. The competence of the EIA report assessment authorities:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall assess and approve the EIA reports on projects prescribed in Appendix III Section I issued herewith, except for projects subject to national defense and security secrets;
b) Ministries, ministerial agencies shall assess and approve the EIA reports on projects under their competence in approval for investment, except for projects in Appendix III Section I issued herewith.
If a ministry or ministerial agency has no environment authority to assess EIA reports, the Ministry or ministerial agency shall send a written request enclosed with the EIA report dossier submitted by the project owner to the Ministry of Natural Resources and Environment or the People’s Committee of province where the project is based to solicit consultation before considering approval for the EIA report. Within 15 working days, from receipt of the written request sent by the Ministry or ministerial agency, the Ministry of Natural Resources and Environment or the People’s Committee of province must provide a reply to requirements for environment protection specified in the Appendix enclosed with the Form No. 06 Appendix VI Section I issued herewith for the Ministry or ministerial agency as the basis for approval for EIA report of the project;
c) The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall assess and approve EIA reports on projects subject to national defense and security secrets and projects under their competence in approval for investment, except for projects prescribed in Appendix III Section I issued herewith;
d) The People’s Committee of the province shall assess and approve EIA reports on projects in the province not specified in Point a, b and c of this Clause.
4. Assessment of EIA report shall be carried out as prescribed in Clause 1 Article 24 of the Law on Environment Protection, in specific:
a) Assessment through consultation of relevant organizations (hereinafter referred to as assessment through consultation) shall be subject to decision of the head of the authority assigned to carry out assessment (hereinafter referred to as the assessment authority). In necessary cases, the assessment authority may solicit consultation of certain experts in environment and other sectors related to the project. Organizations and experts from whom the consultations are sought shall respond in writing within 7 working days from the receipt of consultation request enclosed with the EIA report dossier of the project. Projects subject to assessment through consultation include:
- A project in industrial park and the industrial park has the EIA report which has been approved, or the equivalent environment procedures which have been completed, or the wastewater treatment infrastructure has been improved and the environment protection work completion has been certified as per the law, in conformity with industries permitted to attract investment to the industrial park, except for projects subject to EIA reports prescribed in Appendix IIa Section I issued herewith;
- A project subject to re-compilation of EIA report prescribed in Article 15 hereof;
- A project applying the best technical method and environmental management experience method as prescribed by the Minister of Natural Resources and Environment.
b) Regarding projects not specified in Point a of this Clause, the assessment of EIA reports shall be carried out by the assessment council established by the head of the assessment authority with at least 7 members.
5. Members of the assessment council or organizations or experts from whom the consultations are sought shall consider the contents of a EIA report prescribed in Article 22 of the Law on Environment Protection, Clause 2a Article 12 hereof and give written reply to the consultation request as the basis for the assessment authority o consider approving the EIA report; and take responsibility for their replies.
6. Environment protection authorities of ministries, ministerial agencies, the People’s Committees of the provinces shall play as standing agencies in charge of EIA report assessment shall:
a) Verify the completeness of the EIA report;
b) In exceptional circumstances, for the purpose of assessment through council and submission for approval, the standing assessment authority shall carry out the following tasks:
- Inspect and survey the project site;
- Solicit consultations of relevant organizations and experts;
- Hold thematic meetings between experts.
c) Consolidate assessment result of the council or gather opinions of organizations and experts from whom the consultations are sought, submit and then request the head of assessment authority to consider approving the EIA report;
d) Funding for assessment activities specified in Point b of this Clause can be sourced from the fees for assessment of EIA reports. Regarding a complicated project which has large environmental impact and requires engagement of international consultants, the Minister of Natural Resources and Environment shall decide the engagement of experts as per the law and funding for engagement of international experts shall comply within regulations of law in force.
7. Checklists of EIA report assessment
a) The conformity of project with the strategies or planning (if any), laws and regulations on environment protection, nature conservation and biodiversity;
b) The appropriateness of methods for environmental impact assessment to be used;
c) The appropriateness of evaluations of selection of production technologies, work items and project activities possibly causing harm to the environment;
d) The data analysis and aggregation result about environment and socio-economic conditions where the project is based and the appropriateness of the project site;
dd) Evaluation and forecast of waste source, production, scope and hazardous properties of wastewater, emissions, conventional industrial solid waste, hazardous waste and other particular types of waste; impacts of waste and other impacts of the project to the environment and community health; evaluation and forecast of risks of environmental incidents caused by the waste;
e) Requirements, regulations, technical regulations and standards of environment applicable to the project;
g) The appropriateness of environment protection solutions, including: plan for collection and management of waste; wastewater treatment solutions and technologies; dust and emission remission solutions and technologies; plan for storage, management and treatment of hazardous waste; plan for storage, management and treatment of conventional industrial solid waste; plan for management of other waste solutions and technologies; plan for environmental improvement and remediation (if any); solutions to minimize other negative impacts of the project to the environment; plan for prevention and response to the environment incidents caused by the waste produced from the project;
h) The appropriateness of environmental management and supervision program;
i) Commitments to environment protection of the project owner.
8. The application for assessment of EIA report shall be submitted in person or sent by post or sent online via the online public service system to the EIA report assessment authority as prescribed in Clause 3 of this Article, including:
a) 01 application form for EIA report assessment using the form No. 05 of Appendix VI Section I issued herewith;
b) 01 feasibility study report or economic-technical report or equivalent documents;
c) 07 EIA reports.
If the number of members of the EIA report assessment council is more than seven (07) members, the project owner must provide additional EIA reports.
9. Time limit for assessment of EIA reports:
a) Time limit for assessment through council of the Ministry of Natural Resources and Environment is 30 working days from the day on which the valid and complete application is received; particularly for projects under list of kinds of manufacturing likely causing environmental pollution prescribed in Appendix IIa Section I issued herewith, the time limit for assessment is 45 working days from the day on which the valid and complete application is received;
b) Time limit for assessment through council of ministries, ministerial agencies and People’s Committees of provinces is 25 working days from the day on which the valid and complete application is received; particularly for projects under list of kinds of manufacturing likely causing environmental pollution prescribed in Appendix IIa Section I issued herewith, the time limit for assessment is 30 working days from the day on which the valid and complete application is received;
c) Time limit for assessment through consultation from relevant organizations is 20 working days from the day on which the valid and complete application is received.
10. The assessment result is used to issue a decision on approval for EIA report.
After the EIA report has been assessed and approved without further modification or with further modification requirement, the assessment authority shall send a notice of assessment result to the project owner within 5 working days from the completion date of assessment.
If the EIA report needs further modification, within 12 months from the receipt of assessment result (time limit for completion of the EIA report not included in the assessment period), the project owner must complete the EIA report at the request of the assessment authority and send the application for approval of EIA report, including:
a) 01 application form for approval for EIA report, which specifies modified contents according to the conclusion of the assessment council, other than the case which does not need modification;
b) Each EIA report is bound with hardcover with the signature of the project owner at the bottom of each page of the report or bearing fan stamping including appendixes in sufficient number, then the reports shall be sent to the address prescribed in Clause 13 of this Article together with 01 CD containing 01 electronic text file in format ".doc" contains the contents of the report and 01 electronic text file in formats ".pdf" contains scanned content of the entire report (including appendixes).
11. After receiving the application for approval for the EIA report sent by the project owner, the assessment authority must:
a) Within 20 working days from the date on which the application for approval for the EIA report, the head of the assessment authority shall issue the decision on approval for the EIA report using the form No. 06 Appendix VI Section I issued herewith;
b) If the application is rejected, it is required to provide explanation in writing within 10 working days from the date on which the application for approval for EIA report is received.
12. The decision on approval for EIA report shall be legally binding and the basis for the competent authority to inspect and supervise the implementation of environmental protection requirements of the project.
13. The EIA report assessment authority must publish the approval decision and EIA report on its website and send the approval decision and EIA report to the project owner and the following authorities:
a) Regarding the EIA report under competence in assessment and approval of the Ministry of Natural Resources and Environment: the approval decision and the EIA report shall be sent to the People’s Committee of the province where the project is carried out;
b) Regarding the EIA report under competence in assessment and approval of Ministries or ministerial-level agencies: the approval decision and the EIA report shall be sent to the Ministry of Natural Resources and Environment, the People’s Committee of the province where the project is carried out, excluding the projects under state secrets on defense and security;
c) Regarding the EIA report under competence in assessment and approval of the People’s Committee of the province: the approval decision and the EIA report shall be sent to the Ministry of Natural Resources and Environment, the People’s Committee of district, and the People’s Committee of the commune, the Department of Natural Resources and Environment and the management board of industrial park if the project is carried out in the industrial park.
14. After receiving the approval decision and the EIA report sent by Ministries or ministerial-level agencies, the People’s Committee of the province shall copy the decision and send it to Services of Natural Resources and Environment, the People’s Committee of district, and the People’s Committee of the commune where the project is carried out and the management board of industrial park if the project is carried in the industrial park.
15. If there is a change in project owner, the new project owner shall keep implementing the approval decision and give notices to the EIA report approval authority and the provincial environment protection authority.”
6. Article 15 shall be amended as follows:
“Article 15. Re-compilation of EIA reports
1. Projects specified in Point a and Point b Clause 1 Article 20 of the Law on Environment Protection need re-compilation of EIA reports.
A construction project considered not being executed for 24 months prescribed in Point a Clause 1 Article 20 of the Law on Environment Protection means that the project owner has not performed any item during the construction stage of the project as prescribed by law on construction.
2. Projects specified in Point c Clause 1 Article 20 of the Law on Environment Protection which have not been put into operation need re-compilation of EIA reports including:
a) Expansion of scale and increase of capacity (expanding the main production lines, supplement main works and items) of the project resulting in production of waste beyond the waste treatment capacity of environment protection works as compared with the plan in the EIA report approval decision;
b) Change in production technologies of main products of the project; change in waste treatment technologies of the project which possibly causes negative environmental impact as compared with the plan for EIA report approval decision;
c) Expansion of the investment scale of the industrial park; provide for the industrial park extra investment sectors of a kind of manufacturing possibly causing environment pollution prescribed in Group I and Group II Appendix IIa Section I issued herewith.
3. Project owners specified in Clause 1 hereof may keep executing the project only after the competent authority re-approves the latter EIA report; project owners specified in Clause 2 hereof may carry out above changes only after the competent authority re-approves the latter EIA report.
The latter EIA report approval decision shall replace the former EIA report approval decision.
4. The re-compilation of, re-assessment and re-approval for EIA report shall be carried out following the prescribed procedures in form of consultation.”
7. Article 16 shall be amended as follows:
“Article 16. Responsibility of the project owner pertaining to the approved EIA report
1. Gain perception of sufficient contents and requirements of the EIA report approval decision to the investment project, construction investment project.
2. Cooperate with the People’s Committee of commune from which the consultations are sought, during the EIA report compilation, in posting publicly the EIA report approval decision at the head office of the People’s Committee of commune, except for the case of consultation exemption prescribed in Clause 3 Article 21 of the Law on Environment Protection.
3. Strictly satisfy requirements prescribed in Article 26 and Article 27 of the Law on Environment Protection.
4. During the construction stage of the project, if the project owner has any change prescribed in Clause 2 Article 26 of the Law on Environment Protection, it must send a written report to the EIA report approval authority and make such change only after receiving a decision on environmental approval in the following cases:
a) Construction projects of industrial park infrastructure with additional investment sectors of a kind of manufacturing possibly causing environment pollution under group III Appendix Iia Section I issued herewith;
b) Expansion of scale and increase of capacity; change of technology of the project of a kind of manufacturing possibly causing environment pollution prescribed in Appendix Iia Section I issued herewith not subject to re-compilation of EIA report prescribed in Clause 2 Article 15 hereof.”
8. Article 16a shall be added as follows:
"Article 16a. Procedures for environmental approval granted to the cases prescribed in Clause 4 Article 16 hereof shall be carried out as follows:
1. An application for environmental approval includes:
a) An application for change requested by the project owner using form No. 07 Appendix VI Section I issued herewith;
b) Reports on changes; environmental impacts, waste arising out of changes; impact minimizing and waste treatment solutions accompanied by changes in environmental management and supervision using form No. 08 Appendix VI Section I issued herewith.
2. Time limit for considering granting environmental approval:
a) Within 15 working days from the date on which the satisfactory application is received regarding projects under assessment of the Ministry of Natural Resources and Environment;
b) Within 10 working days from the date on which the satisfactory application is received regarding projects not prescribed in Point a of this Clause;
c) If the application is unsatisfactory or needs further modification, the EIA report approval authority shall request such modification within 5 working days.
3. The consideration and grant of environmental approval shall be carried out through soliciting consultations from at least 3 experts as the basis for the EIA report approval authority to consider granting the approval.”
9. Article 16b shall be added as follows:
"Article 16b. Commissioning of waste treatment works under decision on approval for EIA report of project
1. A waste treatment work of project must undergo the commissioning process to assure that all treatment works and equipment of wastewater, dust, emissions, solid waste and hazardous waste (hereinafter referred to as waste treatment works) meet the conformity requirements and technical regulations on waste. Other environment protection works include: Works to collect and store domestic solid waste, conventional industrial solid waste and hazardous solid waste; environment protection works other than waste treatment works subject to commissioning process.
2. A project owner subject to construction or installation of waste treatment works may only put the waste treatment works into commissioning together with the commissioning of the entire project or for each investment phase of project (if the project is divided into investment phases) or put the waste treatment works into commissioning independently when all the conditions below are satisfied:
a) Waste treatment works have been completed in accordance with the decision on approval for EIA report or decision on approval for modified EIA report (if any);
b) The installation of automatic and continuous waste monitoring equipment and system has been completed to monitor the quality of wastewater and emissions as per the law;
c) Waste treatment works have operating process meeting environmental protection requirements;
d) The as-built documents of waste treatment works which have been transferred and accepted as per the law on construction. The project owner shall take legal responsibility for the as-built documents of waste treatment works;
dd) Prepare and send a plan for commissioning of waste treatment works of the project to the environmental protection authority of province where the project is based and the EIA report approval authority at least 20 working days before the commencement date of commissioning. A notice of plan for commissioning of waste treatment work of the project is specified in form No. 09 Appendix VI Section I issued herewith.
3. The duration of commissioning of waste treatment works is 3 to 6 months from the commencement date of commissioning.
4. During the commissioning of waste treatment works, the project owner shall perform the following tasks:
a) Cooperate with the environmental protection authority of province where the project is based in inspecting and supervising the commissioning process; monitoring and supervising automatic and continuous wastewater and emission monitoring results online, and transmitting the data to the environmental protection authority of province as prescribed;
b) Cooperate with an organization eligible for providing environmental monitoring services in monitoring waste (composite sampling) and evaluating effectiveness in each treatment stage and the whole waste treatment work. The monitoring of waste must comply with technical regulations and standards of environment and law on standards, measurement and quality. The monitoring of waste of waste treatment works shall follow guidance of the Ministry of Natural Resources and Environment;
c) Conduct internal assessment or engage a qualified body to conduct assessment of treatment effectiveness of waste treatment works of the project; aggregate and evaluate data of waste monitoring and prepare a report on result of environment protection work completion (including waste treatment works and other environment protection works), and then send it to EIA report approval authority for inspection and confirmation of completion of environment protection works as prescribed.
5. During the commissioning process of waste treatment works of the project, if the waste released to the environment does not meet the technical regulations on environment, the project owner must adopt the following measures:
a) Stop operating or decrease the capacity of the project to assure that existing waste treatment works may treat all kinds of waste meeting the technical regulations on environment;
v) Renovate, upgrade and build extra waste treatment works meeting technical regulations on environment as prescribed;
c) In case of environmental incidents or environment pollution, the project owner shall stop all commissioning activities and promptly send a report to environmental protection authority of province where the project is based for further guidance; and take responsibility for responding to environmental incidents, make restitution for any damage caused and face penalties as per the law.
6. Responsibilities of the environmental protection authority of province where the project is based:
a) Inspect waste treatment works of the project within 5 working days after the date of receipt of the notice of plan for commissioning, except for the project of hazardous waste treatment in accordance with Clause 6 and Clause 6a Article 10 of Decree No. 38/2015/ND-CP. If waste treatment works of the project all satisfy the requirements, within 5 working days the environmental protection authority shall issue a notice of completed waste treatment works for commissioning using form No. 10 Appendix VI Section I issued herewith; if not, the project owner must complete waste treatment works before commissioning;
b) Take charge and cooperate with the project owner in inspecting commissioning of waste treatment works of the project in exceptional circumstances;
c) Receive and deal with proposals of the project owner in conjunction with commissioning of waste treatment works and guide the project owner to respond to environmental incidents and pollution (if any) during the commissioning process;
d) Notice of inspection results of commissioning of waste treatment works using form No. 11 Appendix VI Section I issued herewith within 5 working days from the completion date of the commissioning as the basis for the project owner to prepare a report on performance of environment protection works of the project as prescribed.”
10. Article 17 shall be amended as follows:
“Article 17. Inspection and confirmation of completion of environment protection works following the decision on approval for EIA report
1. A project owner specified in Column 4 Appendix II Section I issued herewith shall prepare an application for c (including waste treatment works and other environment protection works) before the expiry of 30-day commissioning if the environment protection works meet requirements as per the law.
2. A project not specified in Clause 1 of this Article is not subject to inspection and confirmation of completion of environment protection works. The project owner shall cooperate with an organization eligible for providing environmental monitoring services in monitoring waste (if any), assuring that the waste meets technical regulations on environment before being released to the environment and send a notice of completion of environment protection works to the EIA report approval authority before putting the project into operation.
3. An application for completion of environment protection works submitted in person, sent by post or online via the online public service system by the project owner to the competent authority includes:
a) 01 application form for inspection and confirmation of completion of environment protection works using form No 12 Appendix VI Section I issued herewith;
b) 07 reports on performance of environment protection works of the project, enclosed with the monitoring result during commissioning process and the as-build documents of completed environment protection works using form No. 13 Appendix VI Section I issued herewith.
If the project is carried out in the administrative division comprising at least 02 central-affiliated cities and provinces, the project owner must provide additional reports for inspection;
c) 01 copy of the decision on approval enclosed with the copy of the approved EIA report;
d) 01 notice of inspection result of commissioning of waste treatment works of the project issued by the environmental protection authority of province
4. Checklists of inspection and confirmation of completion of environment protection works include:
a) Regarding wastewater collection and treatment system: Works which have been built; scale, capacity and operating process of each work; chemicals and biological preparations used for wastewater treatment; automatic and continuous monitoring system (if any); regulations and standards applicable to post-treatment wastewater;
b) Regarding dust and emission treatment system: Works and equipment which have been built; scale, capacity and operating process of each work or equipment; chemicals and catalysts used for dust and emission treatment; automatic and continuous monitoring system (if any); regulations and standards applicable to post-treatment dust and emissions;
c) Regarding conventional industrial solid waste and domestic garbage treatment and storage works: Works which have been built; scale, capacity and operating process of each work; basic specifications of such works; applicable regulations and standards;
d) Regarding hazardous waste treatment and storage works: Works which have been built; scale, capacity and operating process of each work; basic specifications of such works; applicable regulations and standards;
dd) Regarding other environment protection works: Works which have been built; scale, capacity and operating process of each work; basic specifications of such works; applicable regulations and standards;
e) Environmental incident prevention and response works: Works which have been built; scale, capacity and operating process of each work; basic specifications of such works; applicable regulations and standards;
g) Environmental monitoring and supervision programs to be used upon operation of the project.
5. Procedures and time limit for inspection and confirmation of completion of environment protection works:
a) The inspection and confirmation of completion of environment protection works shall be carried out by the EIA report approval authority through physical inspection under guidance of the Ministry of Natural Resources and Environment;
b) Time limit for inspection and confirmation of completion of environment protection works is 15 working days, excluding the time for the project owner to complete application and analyze waste samples (composite sampling in necessary cases);
c) Within 5 working days from receipt of the application for inspection and confirmation of completion of environment protection works sent by the project owner, the agency in charge shall verify the application and conditions for inspection and confirmation of completion of environment protection works as prescribed and establish a group to carry out inspection and confirmation of completion of environment protection works;
If there are insufficient conditions for inspection and confirmation of completion of environment protection works, the agency in charge shall provide the project owner with an explanation in writing.
d) Upon completion of inspection and environment protection works all meet requirements as prescribed, the agency in charge shall issue a confirmation of completion of environment protection works using form No. 14 Appendix VI Section I issued herewith. If there are insufficient conditions for confirmation, the agency in charge shall request the project owner in writing to make further modification and complete the environment protection works and meet other environment protection requirements.
6. The confirmation of completion of environment protection works is the basis for the project owner to put the project into operation and the basis for the competent authority to inspect the observance of environment protection law during the operation of the facility and industrial park.
Regarding large projects having many items or being divided in many stages, the confirmation of completion of environment protection works may be granted to each item and be integrated thereafter when all the items of the project have been completed.
Regarding projects to expand, increase capacity and scale, change technology of the ongoing facility of industrial park, the confirmation of completion of environment protection works shall replace previous documents on assessment, approval and confirmation of completion of environment protection works.
If the environment protection work has any change, the project owner shall re-compile the application for confirmation of completion of environment protection works.
The confirmation of completion of environment protection works may be re-granted at the request of the project owner. The re-confirmation shall be carried out following the procedures for inspection and confirmation of completion of environmental protection works.
7. Regard projects using imported scrap as production materials, the inspection and confirmation of completion of environmental protection works shall be carried out following the procedures for inspection and issuance of certificate of eligibility for environment protection in import of scrap as production materials. The certificate of eligibility for environmental protection in import of scrap as production materials shall replace the confirmation of completion of environment protection works.
8. Regarding hazardous waste treatment projects (including projects having the stage of treatment of domestic garbage and conventional industrial waste), the inspection and confirmation of completion of environment protection works shall be carried out following the procedures for issuance of license for hazardous waste treatment. The license for hazardous waste treatment shall replace confirmation of completion of environmental protection works.”
11. Article 18 shall be amended as follows:
“Article 18. Registration of environmental protection plans
1. Projects and plans subject to registration of environment protection plans:
a) New investment projects, project for extension of scope or capacity with the total scope and capacity of ongoing facilities and new investment portion prescribed in Column 5 Appendix II of this Decree;
b) Projects/plans for business investment, projects/plans for extension of scope or capacity of business facilities which produce wastewater from 20m3/day (24 hours) to under 500m3/day (24 hours) or solid waste from 1 tonne/day (24 hours) to under 10 tonnes/day (24 hours) or emission from 5,000m3/hour to under 20,000m3/hour (including ongoing facility and extension) other than business investment projects prescribed in Column 3 Appendix II Section I issued herewith.
2. Projects and plans not specified in Clause 1 of this Article shall be exempt from registration of environment protection plans. The management and treatment of waste and other environment protection obligations shall be carried out as per the law.
3. Contents of environmental protection plan
a) The environmental protection plan includes: a description, containing particulars prescribed in Article 30 of the Law on Environment Protection, and basic design drawing or construction drawing design (if the project only requires one single design step) in a waste treatment work (if the construction of waste treatment work is required as prescribed) in accordance with law on construction; and a plan for prevention and response to environmental incidents during the construction process and operation process, meeting the environment protection requirements as prescribed;
b) Regarding projects/plans for extension of scope or capacity of ongoing business facilities, the environmental protection plan must contain an evaluation of performance of environment protection of the former facility; an evaluation of environmental impacts the former facility and the project/plan for extension of scope or capacity.
4. The project owner or facility owner of the project/plan prescribed in Clause 2 hereof shall register the environment protection plan with the competent authority prescribed in Clause 1 Article 19 of this Decree and may execute the business project/plan only after an approval for registration of environment protection plan is granted by the competent authority.
5. If the project or plan for business investment is located in the administrative divisions of two provinces or more, the environment protection plan shall be registered at the one of environment protection authority of province at the request of the project owner or facility owner.”
12. Article 19 shall be amended as follows:
“Article 19. Approval for registration of environment protection plans
1. Responsibility pertaining to approval for registration environment protection plans:
a) The environment protection authority of province shall approve the registration of environment protection plan related to projects/plans prescribed in Appendix IV Section I issued herewith and business projects or facilities prescribed in Point a and Point b Clause 1 Article 32 of the Law on Environment Protection;
b) The People’s Committees of district shall approve the registration of environment protection plans related to projects/plans prescribed in Clause 1 Article 18 of this Decree, except for projects/plans prescribed in Point a of this Clause.
2. An application for registration of environmental protection plan shall be submitted in person, sent by post or online through the online public service system by the project or facility owner to the Department of Natural Resources and Environment and the People’s Committee of district, including:
a) 01 application form for registration of environment protection plan using form No 01 Appendix VII Section I issued herewith;
b) 03 environment protection plans (enclosed with e-copies) using form No 02 Appendix VII Section I issued herewith;
c) 01 construction feasibility study report or construction economic-technical report of the project/facility (enclosed with an e-copy).
3. Within 10 working days from the date on which the application for registration of the environment protection plan, the receiving body prescribed in Clause 1 hereof shall consider certifying the registration of the environment protection plan using the form No. 03 Appendix VII Section I issued herewith.
If the application is refused, the receiving body shall provide an explanation in writing (which specify matters need further modification) using form No. 04 Appendix VII Section I issued herewith.
4. Responsibility of project owner, facility owner and regulatory agency after the environment protection plan is approved shall comply with Article 33 and Article 34 of the Law on Environment Protection.
5. The projects/plans prescribed in Point a and Point b Clause 4 Article 33 of Law on Environment Protection are subject to re-registration of the environment protection plan, in specific:
a) Change of location of the business project/plan compared to the environmental protection plan which was approved;
b) A construction project considered not being executed prescribed in Point b Clause 4 Article 33 of the Law on Environment Protection means that the project owner/facility owner has not performed any item during the construction stage of the project as prescribed by law on construction;
c) The re-registration, responsibility and deadlines for certification of re-registration of the environment protection plan shall comply with Articles 18 and 19 of this Decree.
6. If there is any change in project owner, facility owner, the project owner or the new facility owner must keep implementing the registered environment protection plan and give a notice of the change to the certifying authority of the environmental protection plan.”
13. Article 22 shall be amended as follows:
“Article 22. Transitional provision
1. Applications for assessment of SEA reports; assessment of EIA reports; inspection and confirmation of completion of environment protection works; registration of environment protection plan; environment protection scheme received by the competent authority
before the effective date of this Decree shall be processed as prescribed in regulations of law at the receipt time, except for the application for environmental approval related to a project with a change in EIA report not substantial enough to re-compile another EIA report.
2. A project going through construction process but not reaching operation process and a project/facility going through construction process (including the project of expansion of scale, increase of capacity and change of technology of an ongoing facility or industrial park) without any decision on approval for EIA report or approval for environmental protection plan or equivalent environmental dossier shall be subject to a penalty as prescribed by the Government on penalties for administrative violations in environment protection. Where the project or facility is suitable for the planning, the project owner or facility owner shall:
a) If the project or facility has scale or capacity equivalent to the project/plan subject to registration of environment protection plan, an environmental protection plan shall be prepared and sent to the competent authority for approval as prescribed;
b) If the project or facility has scale or capacity equivalent to the project/plan subject to EIA report, an EIA report for the project of expansion, upgrade of environment protection works shall be prepared and sent to the competent authority for approval as prescribed;
c) The project owner or facility owner shall perform and complete waste treatment works and environment protection solutions as prescribed; prepare application for inspection and confirmation of completion of environment protection works as prescribed;
d) The assessment and approval for EIA report shall be carried out as prescribed in Article 14 hereof; the commissioning of waste treatment works, inspection and confirmation of completion of environment protection works shall be carried out as prescribed in Article 16b and Article 17 hereof; the approval for environmental protection plans shall be carried out as prescribed in Article 19 hereof.
3. A project, facility or industrial park EIA report or corresponding documentation of which was approved and has scale or capacity equivalent to project/plan subject to inspection and confirmation of completion of environment protection works prescribed in Clause 1 Article 17 hereof, and has going through the operation process without any confirmation of completion of environment protection works and equivalent environmental documentation, it shall:
a) The project owner, facility, or industrial park must check waste treatment works; if a waste treatment work does not meet technical regulations on waste, it is required to renovate and upgrade such waste treatment work;
b) Face penalties as prescribed by the Government on penalties for administrative violations in environment protection. In case of a facility or industrial park which started operation before July 1, 2006 and project/plan not subject to confirmation of completion of environment protection works prescribed in the Law on Environment Protection 2014 shall not face penalties for absence of confirmation of completion of environment protection works as prescribed;
c) After the waste treatment work has been completed, the work shall undergo commissioning and inspection and confirmation of completion of environment protection work as prescribed in Article 16b and Article 17 hereof;
If the project, facility or industrial park EIA report and corresponding documentation of which has been approved by multiple competent authorities, the responsibility for inspection and confirmation of completion of environment protection work shall fall into the superior body which approved the EIA report.
4. The decision and EIA report which has been approved, the scheme for environmental protection which has been approved or confirmed and equivalent documentation before effective date of this Decree shall take legal effect in order for the project owner, facility and industrial park to perform environment protection activities. If an approval for adjustment, confirmation of completion of environment protection works, or scheme for environmental protection is granted, such approval or confirmation shall prevail.”
Article 2. Amendments to Government's Decree No. 19/2015/ND-CP dated February 14, 2015 on guidelines for the Law on Environment Protection (hereinafter referred to as Decree No. 19/2015/ND-CP)
1. Chapter II and Chapter III shall be grouped and the title of Chapter II shall be revised as follows:
“Chapter II
MANAGEMENT AND IMPROVEMENT OF ENVIRONMENTAL QUALITY”
2. Article 5 shall be amended as follows:
“Article 5. Entities required to prepare plan for environmental renovation and restoration and re-prepare plan for environmental renovation and restoration in mineral extraction
1. Entities required to prepare plan for environmental renovation and restoration (hereinafter referred to as plan) and submit it to the competent approval authority include:
a) Projects of mineral extraction EIA reports of which have been approved after effective date of this Decree (the plan is an integral part of the EIA report);
b) The mineral extraction facility having an EIA report or environmental protection plan approved before effective date of this Decree but having no plan approved.
2. If an entity prescribed in Clause 1 of this Article falls under any of the following cases, it must re-prepare another plan for environmental renovation and restoration:
a) Such entity is required to re-prepare EIA report;
b) The entity requests a change in environmental renovation and restoration compared to the approved plan (including supplemented plan for environmental renovation and restoration);
c) At the request of the competent authority when the funding for the approved plan for environmental renovation and restoration is inadequate for implementation.”
3. Article 6 shall be amended as follows:
“Article 6. Contents of plan for environmental renovation and restoration in mineral extraction
1. Environmental renovation and restoration solutions; analysis, evaluation and selection of best solution for environmental renovation and restoration.
2. List and volume of items of environmental renovation and restoration for alternative solution.
3. Implementation plan; division of implementation plan by each year and each stage of environmental renovation and restoration; the management and monitoring program during the environmental renovation and restoration; plan for inspection and certification of plan completion.
4. Cost estimate for environmental renovation and restoration for each item of environmental renovation and restoration; deposits as per road map.”
4. Article 7 shall be amended as follows:
“Article 7. Power and procedures for assessment and approval for plan for environmental renovation and restoration in mineral extraction
1. The power to assess and approve plans for environmental renovation and restoration associated with entities prescribed in Point a Clause 1 Article 5 hereof shall be the same as the power to assess and approve EIA reports.
2. The power to assess and approve plans for environmental renovation and restoration associated with entities prescribed in Point b Clause 1 and Clause 2 Article 5 hereof shall be carried out as follows:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall assess and approve plans for environmental renovation and restoration of mineral extraction projects under its authority to issue the mining license;
b) The People’s Committee of provinces shall assess and approve plans for environmental renovation and restoration of mineral extraction projects under its authority to issue the mining license.
3. Procedures for assessment and approval for plan for environmental renovation and restoration:
a) The procedures to assess and approve plans for environmental renovation and restoration associated with entities prescribed in Point a Clause 1 Article 5 hereof shall be the same as the procedure to assess and approve EIA reports;
b) The procedures to assess and approve plans for environmental renovation and restoration associated with entities prescribed in Point b Clause 1 and Point b Clause 2 Article 5 hereof shall be carried out in accordance with regulations on environmental renovation and restoration in mineral extraction.
4. Funding for assessment shall be set aside from the fees for assessment of EIA reports, plans for environmental renovation and restoration.”
5. Article 8 shall be amended as follows:
“Article 8. Deposit making for environmental renovation and restoration of mineral extraction activities
1. The deposit must be equal to the funding for environmental renovation and restoration according to the contents of environmental renovation and restoration approved by the competent authority.
2. The calculation of deposit must apply the norm and unit price of localities at the time of preparation for the plan. In case the locality has no norm or unit price, the norm or unit price of respective Ministry or sector. In case the Ministry or sector has no norm or unit price, the market price shall be applied.
3. Organizations and individuals extracting minerals must make deposit annually or by each stage taking into account of inflation factors.
4. Organizations and individuals extracting minerals must make deposit in the Vietnam Environment Protection Fund or the local environmental protection fund. The deposit shall be refunded in Vietnam dong.
5. The deposit may earns interest which is equal to the borrowing interest of the environmental protection fund where the deposit is made and is calculated from the time of depositing. Organizations and individuals shall draw interest only once after having a decision on mineral mine closure.
6. The refund of deposit shall be done on the basis of organizations and individuals’ completion of each part or the whole of contents of environmental renovation and restoration under the approved plan.
7. Where the organizations and individuals have made deposit but been dissolved and have not carried out the environmental renovation and restoration in accordance with the approved plan, the agency having authority to approve the project of mine closure shall use the amount of deposit including its interest for implementation of environmental renovation and restoration.”
6. Article 9 shall be amended as follows:
“Article 9. Certification of completion of plan for environmental renovation and restoration in mineral extraction
1. Organizations and individuals, after having completed each part of contents of environmental renovation and restoration as per the approved plan, shall prepare dossier of completion of each part to request the inspection and certification of completion from the competent authorities.
The certification of completion of the whole content of the approved plan for environmental renovation and restoration shall be carried out in combination with the project of mine closure.
2. The competent authority has power to approve the project of mine closure of the mineral extraction project shall carry out the inspection and certification of completion of the plan for environmental renovation and restoration.
3. Procedures for inspection and certification of the whole content of the plan shall be carried out similarly as the procedures for acceptance of performance of project of mine closure. The contents of decision on mine closure include the content of certification of completion of entire plan.”
7. Point c Clause 1, Point a Clause 3, Point c and Point dd Clause 5 Article 10 shall be amended as follows:
a) Point c Clause 1 shall be amended as follows:
“c) Assess, approve, inspect and certify the completion of plan for environmental renovation and restoration under its authority to grant the mineral extraction license;”
b) Point a Clause 3 shall be amended as follows:
“a) Assess, approve, inspect and certify the completion of plan for environmental renovation and restoration under its authority to grant the mineral extraction license;”
c) Point c and Point dd Clause 5 shall be amended as follows:
“c) Prepare and request the authority competent to issue mineral extraction license to inspect and certify the completion of each part or the entire plan;
dd) Report the implementation of environmental renovation and restoration and deposit making for environmental renovation and restoration to the agency approving the plan and the local agency managing the environmental protection before January 31 of each year.”
8. Article 11 shall be replaced as follows:
“Article 11. Environmental quality management
1. Environmental components including soil, water and air must undergo quality condition and development evaluation; warnings of polluted areas must be issued on a timely basis.
2. Data on monitoring and evaluation of environmental quality shall be connected and shared with environment authorities nationwide via the national database of environmental quality.”
9. Article 12 shall be replaced as follows:
“Article 12. Management of environmental quality of surface water and bottom sediment
1. Territorial seas, coastal seas, rivers, river sections, ponds, lakes, canals must undergo environmental quality condition and development evaluation of surface water and bottom sediment.
2. Basic water environment and bottom sediment parameters must undergo minimum evaluation, including parameters prescribed in national technical regulations on surface water, seawater, sediment.
Subject to emission sources in the region, other particular parameters must be added to assess the impact of emission sources on water environmental quality.
3. Based on the environmental quality assessment result, it is required to issue warnings of polluted territorial seas, coastal seas, rivers, river sections, ponds, lakes, canals about pollution levels, determine causes and handling measures for environmental quality renovation and restoration.
4. Any entity causing pollution or degradation of surface water and bottom sediment environment shall be responsible for environmental renovation and restoration.”
10. Article 13 shall be replaced as follows:
“Article 13. Management of environmental quality of surrounding air
1. Urban areas of class II of higher, high-density residential areas, areas with industrial parks, trade villages, areas with varied emission sources or large emission sources must undergo environmental quality condition and development of surrounding air.
2. Environmental quality of surrounding air must be accessed through parameters prescribed in national technical regulations on air quality.
Subject to emission sources in the region, other particular parameters must be added to assess the impact of emission sources on surrounding air environmental quality.
3. Subject to the assessment result, it is required to issue warnings of polluted surrounding air areas, determine causes and handling measures for pollution combat and environmental quality improvement.
4. Any entity causing pollution or degradation of surrounding air environment shall be responsible for environmental renovation and restoration.”
11. Article 14 shall be replaced as follows:
“Article 14. Management of soil environmental quality
1. Areas contaminated with chemicals during the war; areas with industrial parks, production plants, chemical depots, plant protection products, waste landfill sites, craft villages which have been closed or relocated; the mining area of toxic minerals which has ended extraction; agricultural production areas that use a lot of chemicals must undergo assessment and monitoring of changes in soil environment quality, pollution associated with chemical residues and plant protection products.
2. Basic soil environmental parameters need minimum monitoring and assessment, including parameters prescribed in national technical regulations on soil environment.
Subject to emission sources in the region, other particular parameters must be added to monitor and assess the impact of emission sources on soil environmental quality.
3. Subject to the investigation and assessment result, it is required to issue warnings of polluted areas, determine causes and handling measures for pollution combat and environmental quality renovation and restoration.
4. Procedures for treatment of pollution associated with chemical residues, plant protection products, and soil environment renovation and restoration shall be carried out as follows:
a) Investigate, assess and determine types, levels and scope of pollution associated with chemical residues and plant protection products;
b) Classify the levels of pollution associated with chemical residues and plant protection products into high, moderate, and low;
c) Disclose information about soil environment quality and issue warnings of areas contaminated with chemical residues and plant protection products;
d) Make plans for tackling pollution and tackle pollution, conduct environmental quality renovation and restoration;
dd) Carry out monitoring and supervision after tackling pollution and conducting soil environment quality renovation and restoration.
5. Any entity causing pollution or degradation of soil environment shall be responsible for environmental renovation and restoration.”
12. Article 14a shall be added as follows:
"Article 14a. Environmental monitoring programs and environmental quality supervision
1. The assessment of environmental quality condition and development shall be carried out through environmental monitoring programs by time and space, and the early warning of pollution shall be conducted by administrative divisions, forms of pollution and pollution levels.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall initiate national environmental quality monitoring programs, including environmental quality monitoring programs at basins of interprovincial rivers and lakes, key economic regions, areas with varied waste sources or large waste sources giving great impact between provinces and cross-border environmental monitoring.
The People’s Committee of province shall implement environmental quality monitoring programs in the province as prescribed in Article 12, Article 13 and Article 14 hereof.
3. National and local environmental monitoring programs must conform to the environmental protection planning. National environmental monitoring programs must be approved by the Ministry of Natural Resources and Environment; provincial environmental monitoring programs must be approved by People’s Committee of province. Environmental quality monitoring programs shall be review and adjusted every 5 years or upon urgent requirements in terms of socio-economic development, national defense and security and environment protection.
A monitoring location shall be chosen and designed in a way that such monitoring location may represent the monitoring area, may assess the condition and supervise impacts of emission sources to the environment subject to monitoring, and meet the need for data and information to be collected.
4. Environmental monitoring shall be carried out on a regular and continuous basis. The environmental monitoring result shall be subject to quality control must represent and reflect objectivity of environmental quality at the monitoring location to provide trustworthy and timely data and information. Environmental monitoring data shall be connected and shared between central and local governments.
Only competent authorities and bodies in charge of environmental quality monitoring as per the law shall have authority to disclose information about environmental quality.
5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidance and technical regulations on monitoring locations, parameters, frequency, procedures, methods of monitoring, quality assurance and quality control in environmental quality monitoring.”
13. Article 14b shall be added as follows:
"Article 14b. Responsibilities for environmental quality management
1. The Ministry of Natural Resources and Environment
a) Provide guidance on techniques of environmental quality monitoring; on investigation, assessment and determination of causes, forms, levels and scope of pollution; on warnings of polluted areas; and on tackling pollution associated with chemical residues, plant protection products, environmental quality renovation and restoration.
b) Implement environmental monitoring programs as prescribed in Clause 2 Article 14a hereof;
c) Aggregate and build system of information and data on national environmental quality and polluted areas nationwide;
d) Consolidate and disclose information about environmental quality, polluted areas nationwide.
2. The People’s Committee of province
a) Conduct environmental quality monitoring; investigation, assessment, and determination of forms, levels and scope of pollution in the province; update data on environmental quality to the national database;
b) Disclose information about environmental quality progress, polluted areas in the province as per the law;
c) Issue warnings of polluted areas;
d) Tackle pollution, carry out environmental quality renovation and restoration of polluted areas in the province under regulatory responsibilities;
dd) Send periodical reports on pollution, tackling of pollution, environmental quality renovation and restoration to the Ministry of Natural Resources and Environment before January 31 of every year.”
14. Chapter V and Chapter VI shall be grouped and named as follows:
“Chapter V
ENVIRONMENTAL PROTECTION IN PRODUCTION, BUSINESS AND SERVICES”
15. Article 22 shall be amended as follows:
“Article 22. Environmental protection requirements for used ship breaking facilities
1. The project to build the ship breaking facilities must have the EIA report approved by the competent authority.
2. Requirements for facilities, technical infrastructure, personnel of ship breaking facilities for environmental protection:
a) There are specialized ship breaking areas and equipment fit for each kind of ship and ship weight and it is certain that untreated and unprocessed toxic substances cannot leak or disperse outside the demolition area to cause pollution of water, soil and air;
b) There is an area to store materials and equipment after demolition with a high level of foundation to avoid flooding; the floor meets tightness requirement, has no cracking, is made of waterproofing material and durable enough to withstand the load of the highest amount of materials and equipment according to calculations. If a storage yard is used, a system of collection and treatment of rain water overflow satisfying technical regulations on environment must be provided;
c) There are storage yards of hazardous waste and conventional solid waste produced during the demolition of seagoing ships which meet requirements as prescribed;
d) There are vehicles, equipment and facilities to receive, collect, transport, store, treat and manage discharges arising out of the ship breaking which comply with laws and regulations on environment and relevant technical regulations on environment.
3. Requirements for removing, collecting and classifying certain particular discharges from the ship demolition:
The ship breaking facility must have demolition procedures and technologies fit for each kind of ship and ship weight in accordance with law on environment protection and ensure the following safety procedures:
a) Investigate and determine conditions of the used ships to be demolished: investigate all of holds, storage tanks and storage areas on the ship to determine locations possibly containing hazardous materials such as fuel, oil, asbestos, polychlorinated biphenyl (PCBs), lead, radioactive waste and other hazardous materials subject to disposal. Determine the conditions of the ship and hazards that workers may face during the ship dismantling;
b) Collect fuel, oil, bilge water, ballast water, other liquids and other flammable or explosive materials. Provide air ventilation, provide enough oxygen for enclosed spaces on the ship (such as cargo holds, double bottoms, storage tanks) to ensure safe working conditions. This process must be maintained throughout the demolition process.
c) Removing asbestos and PCBs: Before cutting the ship into parts, it is required to remove, collect and transport asbestos and PCBs out of the cutting positions. After the parts of the ship are brought ashore, it is required to keep collecting all of remaining asbestos and PCBs when it is easily accessible. Asbestos removal and collection areas should be enclosed to reduce the spread of asbestos fibers to the surrounding environment and prevent unauthorized entry. Asbestos must be moistened before and during the removal process. At least 02 workers equipped with personal protective equipment must be placed to remove asbestos, in which 01 person is responsible for humidification and 01 person is responsible for removing asbestos. The asbestos removal area on the shore must be located in a separate area with the same process;
d) Before and during the process of dismantling used seagoing ships, the owner of the ship breaking facility shall have to warn about the risk of hazardous substances and post up on notice boards at readable and assessible positions. The owner of ship breaking facility shall have to provide adequate personal protective equipment for workers as per the law.
4. Requirements for management of waste and scrap in demolition of used ships:
Apart from management of waste and scrap produced from the ship breaking as per the law on management of waste and scrap in force, the owner of ship breaking facility must adopt the following measures:
a) Oil and fuel must be pumped to separate tanks or containers (not mixed), then transferred to storage areas and transferred for proper treatment as prescribed;
b) After being removed, asbestos must be contained in sealed special packages, with at least 02 layers, then transported to hazardous waste storage and transferred to handle as per the law;
c) Liquid waste containing PCBs must be stored in rigid packaging or storage equipment placed on the lifting plates and not allowed to be stacked. The storage area of waste containing PCBs (in solid or liquid form) must be isolated from other waste and safety is assured, and then transferred to dispose of as prescribed;
d) For non-metallic materials removed from metals, they must be identified, classified and disposed of according to waste and waste management regulations;
dd) Radioactive waste produced from the demolition process must be collected, stored, treated and managed in accordance with regulations on management of used radioactive waste and radiation sources;
e) After completing the demolition of a ship, within 45 days, the facility shall transfer all of hazardous waste to the competent authority to dispose of as prescribed.
5. Ship breaking facilities must apply environment management system in accordance with Vietnam’s Standard ISO 14001.
6. The ship breaking facility shall register environment protection plans for demolition of every ship with the provincial environmental protection authority for certification.”
16. Clause 1 and Clause 4 shall be amended and Clause 5 shall be added to Article 24 as follows:
a) Clause 1 shall be amended as follows:
“1. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment:
a) Provide guidance on environmental protection in demolition of used ships;
b) Inspect the observance of law on environment protection in demolition of used ships at ship breaking facilities as per the law.”
b) Clause 4 shall be amended and Clause 5 shall be added as follows:
“4. Responsibilities of People’s Committees of provinces:
a) Inspect the observance of law on environment protection in demolition of used ships at ship breaking facilities as per the law;
b) Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in guiding environmental protection at ship breaking facilities.
5. Responsibilities of ship breaking facilities:
a) Comply with regulations on environmental protection applicable to ship breaking facilities;
b) Send periodical reports on environment protection in demolition of used ships to the Ministry of Natural Resources and Environment, People’s Committee of province where the ship breaking facility is based before January 31 of the following year as prescribed in Appendix IV Section II issued herewith.”
17. The titles of Section 1, Section 2, Section 3 of Chapter VI shall be deleted.
18. Article 25 shall be amended as follows:
"Article 25. Projects/plans subject to environment management system and time limit for completion thereof
1. A business entity which has gone into operation of a kind of manufacturing possibly causing environment pollution prescribed in Appendix Iia Section I issued herewith and has a project/plan subject to EIA report must have an environment management system in accordance with Vietnam’s Standard ISO 14001.
2. Time limit for completion of the environment management system applicable to the subjects prescribed in Clause 1 hereof is:
a) Within 2 years from the date on which the project is put into operation;
b) Before December 31, 2020 if the business entity has gone into operation.”
19. Clause 2 Article 31 shall be amended as follows:
“2. List of activities subject to environmental liability insurance prescribed in Appendix II Section II issued herewith.
Entities prescribed in Clause 1 hereof not falling under the list in Appendix II Section II issued herewith may either buy environmental liability insurance or set aside a risk reserve fund as per the law.”
20. Clause 4 Article 33 shall be amended as follows:
“4. Facilities causing severe environmental pollution are facilities violating regulations on discharge of wastewater, emission of dust and exhaust, causing noise pollution, vibration exceeding safe limits and on waste or burying, filling, dumping and discharging solid waste, hazardous waste against regulations on environment protection so serious that they may face additional penalty of mandatory suspension as prescribed in the decree on penalties for administrative violations in environment protection.”
21. Clause 7 Article 42 shall be amended as follows:
“7. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide instructions on loan and post-investment assistance of interest rate and guarantee of investment credit for projects receiving loan; grants, co-grants or other aids to environment protection activities from Vietnam Environment Protection Fund. The People’s Committee of province shall provide instructions on loan and post-investment assistance of interest rate and guarantee of investment credit for projects receiving loan; grants, co-grants or other aids to environment protection activities of the province from the local environment protection fund.”
22. Article 43 shall be amended as follows:
“Article 43. Corporate income tax incentives
The enterprise income from the implementation of new investment projects specified in Clauses 1, 2, 4, 5, 6, 9, 10 Appendix III Section II of this Decree and new production projects or production, business and services specified in Clauses 11, 12, 13, 14 Appendix III Section II of this Decree shall be entitled to the preferential corporate income tax like the subjects in the field of environmental protection under regulations of law on corporate income tax.”23. Clause 3 shall be amended and Clause 4 shall be added to Article 44 as follows:
“3. Products made from recycled or treated solid waste of waste treatment facilities (domestic, industrial and hazardous waste) prescribed in Clause 12 Appendix III Section II issued herewith are products referred to in investment projects and certificate of investment registration of the waste treatment facilities.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall issue determination criteria and disclose lists of products carrying Vietnam Green Label.”
24. Article 49a shall be added as follows:
"Article 49a. Organization and operation of environment protection funds
1. The establishment, organization and operation of environment protection funds shall be carried out in accordance with Article 149 of the Law on Environment Protection.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with relevant ministries in guiding organization and operation of local environment protection funds.”
Article 3. Amendments to Government's Decree No. 38/2015/ND-CP dated April 24, 2015 on management of waste and scrap (hereinafter referred to as Decree No. 38/2015/ND-CP)
1. Clause 4 shall be amended and Clauses 30, 31 and 32 shall be added to Article 3 as follows:
a) Clause 4 shall be amended as follows:
“4. Industrial solid waste means solid waste generated from production, trading and services, including hazardous solid waste and conventional industrial solid waste.”
b) Clauses 30, 31 and 32 shall be added as follows:
“30. Transfer note of solid waste means a document certifying the transfer of certain type and quantity of domestic solid waste, conventional industrial solid waste between the waste generator, the waste collector/transporter and the waste treater of solid domestic waste or conventional industrial solid waste.
31. Cooling water means water used for heat removal from equipment and machinery during production process, not in direct contact with materials, chemicals used in the production, business or service stages.
32. Facility having functions suitable for reuse, recycling, co-treatment, recovery of energy and treatment of waste means a facility which operates in conformity with its certificate of enterprise registration, business registration or investment certificate, investment registration and other equivalent documents; and has buildings, production lines, equipment and auxiliary works fit for reuse, recycling, co-treatment, recovery of energy and treatment of waste (including the following kinds of waste: domestic, conventional industrial, conventional health) in accordance with laws and regulations on environment protection.”
2. Clause 1 Article 9 shall be amended as follows:
“1. There is a EIA report approved by the Ministry of Natural Resources and Environment."
3. Clauses 1, 4, 5 and 6 shall be amended and Clauses 6a and 6b shall be added to Article 10 as follows:
a) Clause 1 shall be amended as follows:
“1. An entity having a hazardous waste treatment project or facility environment protection works of which have been completed according to the decision on approval for EIA report and meet the conditions stipulated in Article 9 of this Decree shall make an application for licensing hazardous waste treatment and submit it to the competent authority as prescribed in Clause 2 hereof.”
b) Clauses 4, 5 and 6 shall be amended and Clauses 6a and 6a shall be added as follows:
“The validity period for the license for hazardous waste treatment shall be 05 years from the date of issuance.
5. The license for hazardous waste treatment shall replace confirmation of completion of environment protection works; if the hazardous waste treatment facility uses imported scrap as production materials, the application for certificate of eligibility for environment protection in import of scrap as production materials may be prepared in conjunction with the application for license for hazardous waste treatment at the request of the project -or facility owner. Procedures for inspection and certification of completion of environment protection works and procedures for inspection and issuance of certificate of eligibility for environment protection in import of scrap as production materials shall be carried out as similarly as the procedures for inspection and issuance of license for hazardous waste treatment.
6. During the consideration and issuance of the license for hazardous waste treatment, the licensing agency shall establish an inspectorate to visit the hazardous waste treatment facility as the basis for considering approving the commissioning. The approval for commissioning shall be regarded as a base for relevant entities to conclude contracts of collection, transportation and treatment of hazardous waste serving the commissioning provided that the total quantity of waste collected, transported and treated cannot exceed the treatment capacity of the project. The commissioning shall be carried out in accordance with Article 16b of the Government’s Decree No. 18/2015/ND-CP.
6a. Time limit for inspection of and approval for commissioning of the hazardous waste treatment project is 10 working days from the day on which the valid and complete application is received. Time limit for verification and issuance of license for hazardous waste treatment is 25 working days from the day on which the valid and complete application is received. The aforesaid time limit exclude the time in which the applicant completes the application at the request of the licensing agency.
6b. Costs incurred in issuance of licenses for hazardous waste treatment shall be covered by the assessment fees for licenses for hazardous waste treatment.”
4. Clause 4 and Clause 5 shall be added to Article 16 as follows:
“4. Generators of domestic solid waste (except for households and individuals) shall transfer domestic solid waste to the following entities:
a) Facilities having functions suitable for reuse, recycling, co-treatment and treatment;
b) Collectors/transporters of domestic solid waste meeting conditions prescribed in Article 18 hereof; organizations in charge of public services of collection and transport of domestic solid waste authorized by competent authorities.
5. If a generator of domestic solid waste conducts reuse, pre-processing, recycling, treatment, co-treatment of waste, recovery of energy from waste by themselves, the following requirements must be satisfied:
a) In accordance with the decision on approval for EIA report, approved environmental protection plan or equivalent documents;
b) The generator of domestic solid waste shall use technology, environment protection works, and manufacturing equipment available at the facility premises and meet environment protection requirements (except for domestic solid waste of biodegradable organic waste generated from offshore oil exploration and extraction facilities).”
5. Clause 5 and Clause 6 shall be added to Article 17 as follows:
“5. Domestic solid waste collecting points and transfer stations must comply with Point A Appendix II Section III issued herewith.”
6. Clauses 9, 10, 11, 12 and 13 shall be added to Article 18 as follows:
“9. Ensure that means of transportation, storage equipment, collecting points, transfer stations, storage areas (if any) all meet technical regulations, management procedures as prescribed in Point A and Point B Appendix II Section III issued herewith. Ensure that the duration for collection, storage and transport of domestic solid waste may not exceed 2 days.
10. If the collector/transporter both collects and transports domestic solid waste and conventional industrial solid waste, they must comply with regulations on management of domestic solid waste and conventional industrial solid waste.
11. Transfer domestic solid waste to the following entities:
a) Facilities having functions suitable for reuse, recycling, co-treatment and treatment of domestic solid waste;
b) Collectors/transporters of domestic solid waste having contracts with facilities having functions suitable for reuse, recycling, co-treatment and treatment of domestic solid waste prescribed in Point a hereof;
c) Collectors/transporters of domestic solid waste authorized by the local governments to collect and transport of domestic solid waste to the facilities prescribed in Point a hereof.
12. Use the transfer note of domestic solid waste for every transfer prescribed in Appendix IV Section III issued herewith.
13. Prepare following reports:
a) Annual reports on management of domestic solid waste (reporting period from January 11 to December 31) using form No. 01 Appendix V Section III issued herewith and send them to Department of Natural Resources and Environment and the People’s Committee of district where the collection and transport of domestic solid waste have been conducted before January 31 of the following year;
b) Irregular reports on collection and transport of domestic solid waste at the request of competent regulatory bodies.”
7. Clause 3 Article 19 shall be amended as follows:
“3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with the Ministry of Science and Technology and relevant ministries to issue specific criteria; assessment and announcement of domestic solid waste treatment technologies prescribed in this Article.”
8. Clauses 5 and 6 shall be amended and Clauses 7, 8, 9, 10, 11, 12 and 13 Article 21 shall be annulled as follows:
“5. Domestic solid waste treatment facilities must obtain a certification of completion of environment protection works issued by the competent authority as prescribed.
6. Locations of domestic solid waste treatment facilities must be consistent with environment protection planing and provincial planning.”
9. Clause 1 Article 22 shall be amended as follows:
“1. Responsibilities of domestic solid waste treaters:
a) Fully fulfill the requirements of environmental protection as per the law;
b) Prepare following reports:
- Annual reports on management of domestic solid waste (reporting period from January 11 to December 31) using form No. 02 Appendix V Section III issued herewith and send them to Department of Natural Resources and Environment and the Ministry of Natural Resources and Environment (if the EIA report is approved by the Ministry of Natural Resources and Environment) before January 31 of the following year;
- Irregular reports on treatment of domestic solid waste at the request of competent regulatory bodies;
- Prepare transfer note of domestic solid waste; operation log of systems and equipment in treatment of domestic solid waste; tracking book of quantity of recycled products or reusable solid waste recovered from domestic solid waste (if any);
- Maintain contracts, transfer notes of domestic solid waste, operation logs, documents related to treatment of domestic solid waste for 5 years to provide for competent regulatory bodies;
c) If hazardous waste is classified from domestic solid waste or hazardous waste is generated from the domestic solid waste treatment facility, the facility shall assume responsibilities as the generator of hazardous waste as prescribed;
d) Ensure that domestic solid waste treatment system and equipment (including pre-processing, recycling, co-treatment, recovery of energy from domestic solid waste, hereinafter referred to as treatment of domestic solid waste) meet technical regulations and management process prescribed in Point c Appendix II Section III issued herewith.”
10. Point a shall be annulled and Point b Clause 2, Clause 3 Article 23 shall be amended as follows:
a) Point a Clause 2 shall be annulled;
b) Point b Clause 2 shall be amended as follows:
“b) Carry out the renovation of the landscape of the area and take measures to prevent environmental pollution in accordance immediately after the closure of domestic solid waste landfills.”
c) Clause 3 shall be amended as follows:
“3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidelines for closure of domestic solid waste landfills after the operation has been ceased.”
11. Article 28 shall be amended as follows:
“Article 28. Responsibilities of People’s Committees in domestic solid waste management
1. Responsibilities of People’s Committee of province
a) Manage domestic solid waste in the province, assign management responsibilities to specialized agencies and delegate management decentralization to the People’s Committees in terms of domestic solid waste management as prescribed;
b) Issue specific regulations on domestic solid waste management; incentives policies for collection, transport and investment in domestic solid waste treatment facilities in conformity with socio-economic development conditions of the province in necessary cases;
c) Direct and initiate solid waste management section in the relevant planning within their competence; prepare annual plan for collection, transport, treatment of domestic solid waste and set aside a fund in conformity with the socio-economic development plan of the province;
d) Formulate the hygiene charges and service charges for households, individuals, business entities as prescribed;
dd) Send annual reports to the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Construction on the domestic solid waste management in the province before January 31 of the following year;
e) Raise awareness of laws and regulations on domestic solid waste; direct inspection and actions against violations of solid waste management in the province.
2. Responsibilities of People’s Committee of district
a) Issue regulations, programs, plans for domestic solid waste management within their competence;
b) Implement strategies, programs, plans and duties on domestic solid waste management;
c) Send annual reports on solid waste management to the People’s Committee of province.
3. Responsibilities of People’s Committee of commune
a) Formulate plans and implement solid waste management in the commune;
b) Initiate classification of domestic solid waste at sources as prescribed;
c) Send annual reports on solid waste management to the People’s Committee of district.”
12. Clause 3 and Clause 4 shall be added to Article 29 as follows:
“3. Conventional industrial solid waste is classified into 3 categories as follows:
a) Conventional industrial solid waste to be reused or recycled as production materials;
b) Solid waste used in production of building materials and ground leveling;
c) Conventional industrial solid waste to be treated by burning, burying and reconstituting at areas where mineral extraction is closed as prescribed in law on minerals and other treatment methods in accordance with relevant special law;
d) If the conventional industrial solid waste is not classified, it must be treated in accordance with Point c of this Clause.
4. The Ministry of Construction shall promulgate technical regulations on using conventional industrial solid waste for production of building materials or for ground leveling and in construction works; formulate national standards for using conventional industrial solid waste for production of building materials or for ground leveling and in construction works, and then send them to the Ministry of Science and Technology to publish. If technical regulations and standards has not been promulgated, standards of one of countries such as EU, USA, Japan or Korea shall prevail.”
13. Article 30 shall be amended as follows:
“Article 30. Responsibilities of generators of conventional industrial solid waste
1. Classify conventional industrial solid waste as prescribed in Clause 3 Article 29 hereof; furnish storage equipment and areas of conventional industrial solid waste meeting technical regulations and management process as prescribed in Point A Appendix III Section III issued herewith.
2. The generator of conventional industrial solid waste shall transfer conventional industrial solid waste to one of following entities:
a) A facility owner permitted to use conventional industrial solid waste directly for production of building materials or ground levelling by law;
b) A facility owner whose waste co-treatment plan has been approved by the competent authority;
c) A treater of conventional industrial solid waste having appropriate functions;
d) A transporter of conventional industrial solid waste meeting requirements in Article 31 hereof and having transfer contracts with entities prescribed in Point a, b and Point c hereof.
3. The transfer note of conventional industrial solid waste shall be used for every transfer of conventional industrial solid waste as prescribed in Appendix IV Section III issued herewith.
4. An generator of conventional industrial solid waste which conducts reuse, pre-processing, recycling, treatment, co-treatment, recovery of energy from conventional industrial solid waste by themselves must comply with technical regulations and management process as follows:
a) In accordance with certificate of enterprise registration, business registration or investment certificate, investment registration and other equivalent documents as per the law;
b) The generator of conventional industrial solid waste shall use technology, environment protection works, and manufacturing equipment available at the facility premises and meet environment protection requirements as prescribed. Any incinerator or landfill of conventional industrial solid waste in the premises of the generator to conduct treatment of conventional industrial solid waste by themselves must be accordant with solid waste management section in relevant plannings;
c) In accordance with the decision on approval for EIA report, approved environmental protection plan or equivalent documents.
5. Prepare following reports:
a) Annual reports on management of conventional industrial solid waste (reporting period from January 11 to December 31) using form No. 03 Appendix V Section III issued herewith and send them to Department of Natural Resources and Environment before January 31 of the following year. If the above-mentioned generator is also the generator of hazardous waste, such report on management of conventional industrial solid waste shall be combined with the report on management of hazardous waste;
b) Irregular reports on generation of conventional industrial solid waste at the request of competent regulatory bodies”.
14. Article 31a shall be added as follows:
"Article 31a. Responsibilities of collectors/transporters of conventional industrial solid waste
1. Conclude a contract for collection and transport of conventional industrial solid waste with a generator of waste only after concluding a transfer contract with one of the entities prescribed in Point a, b and Point c Clause 2 hereof.
2. The collector/transporter may transfer conventional industrial solid waste to one of the following entities:
a) A facility owner permitted to use conventional industrial solid waste directly for production of building materials or ground levelling by law;
b) A facility owner whose waste co-treatment plan has been approved by the competent authority;
c) A treater of waste having appropriate functions or a hazardous waste treatment facility (if the facility treats conventional industrial solid waste and hazardous waste).
3. The transfer note of conventional industrial solid waste shall be used for every transfer of conventional industrial solid waste as prescribed in Appendix IV Section III issued herewith.
4. Ensure that means of transportation, storage equipment, collecting points, transfer stations, storage areas of conventional industrial solid waste must meet technical regulations, management procedures as prescribed in Point A and Point B Appendix II Section III issued herewith.
5. Prepare following reports:
a) Annual reports on management of conventional industrial solid waste (reporting period from January 11 to December 31) using form No. 04 Appendix V Section III issued herewith and send them to Department of Natural Resources and Environment before January 31 of the following year;
b) Irregular reports on collection and transport of conventional industrial solid waste at the request of competent regulatory bodies;
c) Combined reports on management of conventional industrial solid waste and domestic solid waste using the prescribed form and send them within 1 month from the end of the reporting period if the transporter both transport conventional industrial solid waste and domestic solid waste;
d) Combined reports on management of conventional industrial solid waste and hazardous waste using the prescribed form on management of hazardous waste if the transporter both transport conventional industrial solid waste and hazardous waste.”
15. Clauses 5 and 6 shall be amended and Clauses 7, 8, 9, 10, 11, 12 and 13 Article 32 shall be annulled as follows:
“5. Conventional industrial solid waste treatment facilities must obtain a certification of completion of environment protection works issued by the competent authority as prescribed.
6. Locations of conventional industrial solid waste treatment facilities must be consistent with environment protection planing and provincial planning.”
16. Article 33 shall be amended as follows:
“Article 33. Responsibilities of treaters of conventional industrial solid waste
1. Ensure that means of transportation, storage equipment, collecting points, transfer stations, storage areas of conventional industrial solid waste must meet technical regulations, management procedures as prescribed in Point A and Point B Appendix II Section III issued herewith.
2. Ensure that conventional industrial solid waste treatment system and equipment (including pre-processing, recycling, co-treatment, recovery of energy from conventional industrial solid waste, hereinafter referred to as treatment of conventional industrial solid waste) meet technical regulations and management process prescribed in Point c Appendix II Section III issued herewith.
3. If there is hazardous waste generated from conventional industrial solid waste treatment facility, facility shall assume the responsibility of the generator of hazardous waste as prescribed.
4. Prepare following reports:
a) Annual reports on management of conventional industrial solid waste (reporting period from January 11 to December 31) using form No. 05 Appendix V Section III issued herewith and send them to the certification agency, the Department of Natural Resources and Environment and People’s Committee of district where the conventional industrial solid waste treatment facility is located before January 30 of the following year;
b) Irregular reports on treatment of conventional industrial solid waste at the request of competent regulatory bodies;
c) Reports, applications, materials, logs in conjunction with management of conventional industrial solid waste, domestic solid waste shall be consolidated using form No. 05 Appendix V Section III issued herewith if the treater of conventional industrial solid waste is also a treater of domestic solid waste;
d) Consolidated reports, applications, documents, logs in connection with management of conventional industrial solid waste and hazardous waste using the prescribed form on management of hazardous waste if the treater of conventional industrial solid waste is also a treater of hazardous waste;
dd) Use transfer note of conventional industrial solid waste in every transfer of conventional industrial solid waste as prescribed in Appendix IV Section III issued herewith; prepare operation logs of systems and equipment for treatment of conventional industrial solid waste; logbook of quantity of products recycled or recovered from conventional industrial solid waste (if any);
e) Maintain contracts, operation logs, documents related to treatment of conventional industrial solid waste for 5 years to provide for competent regulatory bodies upon request.
5. Apply environment management system according to the Vietnam’s Standard ISO 14001 within 24 months from the date on which a new facility goes into operation or within 24 months from effective date of this Decree in case of an existing facility.
6. The conventional industrial solid waste treatment facility shall implement the plan for pollution control and environmental remediation and request the competent authority in writing to certify completion of environment protection works within 6 months from the date on which it has ceased operation.”
17. Clause 1 Article 34 shall be amended as follows:
“1. Perform functions of state management in conventional industrial solid waste.”
18. Article 35 shall be amended as follows:
“Article 35. Responsibilities of People’s Committees of provinces in management of conventional industrial solid waste
19. Clauses 4, 5, 6, 7 and 8 shall be added to Article 37 as follows:
“4. Wastewater discharged from secondary facilities in an industrial park must undergo preliminary treatment according to the conditions in an agreement between the investor of industrial park infrastructure construction and business and the decision on approval for EIA report of the industrial park before connecting to the collection system for further treatment at the centralized wastewater treatment system, meeting technical regulations on environment as prescribed before being discharged to the receiving water; unless the facility is exempt from connection as prescribed.
The wastewater connection conditions indicated in the agreement between the facility owner and investor of industrial park infrastructure construction and business may not go beyond conditions for receipt of wastewater of the concentrated wastewater treatment system in the decision on approval for EIA report or the approved project of environmental protection of the industrial park.
From January 1, 2020, the acceptance of any new project in an industrial park must fit for wastewater treatment of the centralized wastewater treatment system; any new secondary project in an industrial park must be connected to the centralized wastewater treatment system.
5. Cooling water shall be managed as follows:
a) Cooling water (including cooling water containing chlorine or disinfectants) must be separated from waste generated from production, business or services; and collected by a separate system;
b) Adopt heat removal measures to ensure that the temperature of cooling water may not exceed the temperature limits as industrial wastewater before being discharged into the environment;
c) The cooling water shall be discharged to environment through drainage gate separately from wastewater discharge gate. If wastewater and cooling water, subject to technical regulations, are discharged to the environment through the same drainage gate, the facility owner must install an automatic and continuous wastewater monitoring system to measure certain pollution parameters of such effluent before discharging it together with the cooling water. Any facility which is built and operating before effective date of this Decree must complete the installation of the automatic and continuous wastewater monitoring system prior to December 31, 2020.
6. A project of a kind of manufacturing possibly causing environmental pollution prescribed in Appendix IIa Section I issued herewith must have a wastewater treatment system (excluding connection points to the centralized wastewater treatment system) which meets environment protection requirements and has environment incident prevention and response works as prescribed in Article 101, Article 108 and Article 109 of the Law on Environment Protection. The environment incident prevention and response works of the wastewater treatment system must be approved in the EIA report. The project owner shall, based on characteristics and loading rate of the wastewater flow, choose either one of following technical solutions:
a) If designed wastewater volume is from 50m3/day (24 hours) to under 500m3/day (24 hours), it is required to build works to prevent and respond to wastewater incidents such as tanks, equipment or vehicles (hereinafter referred to as incident tanks) having capacity to contain wastewater at least 1 day or the incident tanks having capacity to re-treat wastewater and ensure that the wastewater will not be discharged to environment in a case where a wastewater treatment system incident happens;
b) If designed wastewater volume is from 500m3/day (24 hours) to under 5000m3/day (24 hours), it is required to build works to prevent and respond to wastewater incidents which are incident ponds having capacity to contain wastewater at least 2 days or the incident tanks having capacity to re-treat wastewater and ensure that the wastewater will not be discharged to environment in a case where a wastewater treatment system incident happens;
c) If designed wastewater volume is 5000m3/day (24 hours) or higher, it is required to build works to prevent and respond to wastewater incidents which are incident ponds and waste stabilization ponds combined having capacity to contain wastewater at least 3 days or the incident tanks having capacity to re-treat wastewater and ensure that the wastewater will not be discharged to environment in a case where a wastewater treatment system incident happens.
7. In an ongoing industrial park or facility of a kind of manufacturing possibly causing environmental pollution prescribed in Appendix Iia Section I issued herewith, if the wastewater treatment system (excluding connection points to the concentrated wastewater treatment system) has no environmental incident prevention and response work as prescribed in Clause 6 hereof, it must prepare a plan for construction of such work and send it to the approval authority of EIA report; upon completion, it must prepare an application for certification of completion of environmental incident prevention and response work under the procedures for inspection and certification of completion of environment protection works and complete construction of the work prior to December 31, 2020.
8. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidelines for and technical regulations on wastewater incident prevention and response works; check and make a list to track down the performance of entities prescribed in Clause 7 hereof.”
20. Article 39 shall be amended as follows:
“Article 39. Monitoring of wastewater discharge
1. Entities, frequency and parameters of regular wastewater monitoring:
a) Ongoing facilities, industrial parks and projects having scale and capacity equivalent to the projects/plans subject to EIA report and total volume of wastewater discharged to environment (according to the total design capacity of wastewater treatment systems or the volume of wastewater approved in the EIA report and equivalent documents) is 20m3/day (24 hours) or higher, excluding connecting points to concentrated wastewater treatment system of the industrial park shall perform regular wastewater monitoring every 3 months. If technical regulations on environment or regulations on environmental monitoring techniques promulgated by the Ministry of Natural Resources and Environment stipulate monitoring frequency of certain particular environment pollution parameters by sectors, such regulations shall prevail;
b) Ongoing facilities, industrial parks and projects having scale and capacity equivalent to the projects/plans subject to registration of environment protection plan and total volume of wastewater discharged to environment (according to the total design capacity of wastewater treatment systems or the volume of wastewater registered in the environmental protection plan) is 20m3/day (24 hours) or higher, excluding connecting points to concentrated wastewater treatment system of the industrial park shall perform regular wastewater monitoring every 6 months. If technical regulations on environment or regulations on environmental monitoring techniques promulgated by the Ministry of Natural Resources and Environment stipulate monitoring frequency of certain particular environment pollution parameters by sectors, such regulations shall prevail;
c) Facilities prescribed in Point a and Point b of this Clause connecting wastewater line to the concentrated wastewater treatment system of the industrial park shall perform regular wastewater monitoring as prescribed by the investor of industrial park infrastructure construction and business with a frequency not exceeding the frequency prescribed in Point a and Point b of this Clause;
d) Encourage facilities not prescribed in Points a, b and Point c of this Clause to perform regular wastewater monitoring as the basis for assessment of conformity with technical regulations on environment; if the wastewater exceeds technical regulations on environment, it is required to check the wastewater treatment system or renovate, upgrade wastewater treatment works meeting technical regulations on environment before discharging wastewater to environment;
dd) Regular wastewater monitoring parameters are specified in national technical regulations or local technical regulations on environment as prescribed. In case of a particular kind of manufacturing without technical regulations on environment by sector, monitoring parameters shall conform with regulations on environmental monitoring techniques promulgated by the Ministry of Natural Resources and Environment;
a) The monitoring of flow of influent and effluent of the wastewater treatment system associated with entities prescribed in Point a and Point b of this Clause and monitoring of flow of effluent associated with entities prescribed in Point c of this Clause shall be carried out through flow meters.
2. Entities required to perform automatic and continuous wastewater monitoring (except for: connecting points to the concentrated wastewater treatment system, aquaculture facilities, facilities which have treatment system to treat wastewater produced from periodic tank cleaning separately from other wastewater treatment system, facilities which have cooling water not containing chlorine or disinfectants and facilities which have water from mine dewatering and these mines extract minerals for production of ordinary building materials, limestones), including:
a) Industrial parks and facilities in industrial parks which are exempt from connection to the concentrated wastewater treatment system;
b) Business entities of a kind of manufacturing possibly causing environmental pollution prescribed in Appendix IIa Section I issued herewith and having volume of discharge 500m3/day (24 hours) or higher according to the design capacity of the wastewater treatment system;
c) Hazardous waste treatment facilities, centralized solid waste treatment facilities at provincial scale and facilities which use imported scrap as production materials and discharge industrial wastewater or leachate to environment, and subject to preparation of EIA reports;
d) Business entities not specified in Points a, b and Point c of this Clause and having volume of discharges of 1,000m3/day (24 hours) or higher according to the design capacity of the wastewater treatment system;
dd) Facilities which carried administrative penalties for discharging wastewater exceeding technical regulations on environment but still repeat that offense or committed such offense multiple times before facing the penalties;
e) Other entities decided by the People’s Committee of province.
3. Entities prescribed in Clause 2 hereof must install automatic and continuous wastewater monitoring system (including automatic and continuous monitoring equipment and automatic sampling equipment) with equip CCTV and transmit data directly to Department of Natural Resources and Environment before December 31, 2020.
In case where a project prescribed in Clause 2 hereof is under construction phase, it must install the automatic and continuous wastewater monitoring system before it is put into operation. In a case prescribed in Point dd Clause 2 hereof, it must install automatic and continuous wastewater monitoring system within the period of time mentioned in the decision on penalty for administrative violation. Automatic and continuous wastewater monitoring parameters include: flow (influent and effluent), temperature, pH, TSS, COD, ammonia;
For projects and facilities of a kind of manufacturing possibly causing environmental pollution prescribed in Appendix IIa Section I issued herewith, particular environmental parameters by sector shall be decided by the approval authority of EIA report or certification authority of environmental protection plan;
For cooling water containing chlorine or chlorine-based disinfectants only have the following parameters: flow, temperature and chlorine.
4. Automatic and continuous wastewater monitoring system with CCTV must undergo testing, survey, and calibration as per the law on science and technology, standards, metrology and quality.
5. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment:
a) Supervise data of automatic and continuous wastewater monitoring; evaluate measurement results of automatic and continuous wastewater monitoring per day (24 hours) and compare them with maximum permissible limits of pollution parameters according to the technical regulations on waste; supervise and inspect the handling measures in the following cases: monitoring data is interrupted; detect parameters exceeding technical regulations on environment and propose handling measures as prescribed;
b) Aggregate and transmit data of automatic and continuous wastewater monitoring in the province to the Ministry of Natural Resources and Environment as prescribed and upon request.
6. Encourage business entities not specified in Clause 2 hereof to install automatic and continuous wastewater monitoring system to supervise and propose environment improvement solutions to their wastewater treatment system. These facilities are exempt from regular wastewater monitoring programs as per the law.
7. Entities prescribed in Clause 2 hereof are exempt from regular wastewater monitoring associated with parameters which have been monitored on an automatic and continuous basis.
8. The results of regular wastewater monitoring and automatic and continuous wastewater monitoring shall be used for declaration and payment of environment protection fees in conjunction with wastewater.
9. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide technical guidelines for regular wastewater monitoring, automatic and continuous wastewater monitoring; frequency and particular monitoring parameters; and use of automatic and continuous wastewater monitoring data.”
21. Article 45 shall be amended as follows:
“Article 45. Establishment and management of database on industrial emission
An owner of project or facility which generates industrial emission and is subject to inspection and certification of completion of environment protection works prescribed in Clause 1 Article 17 and Clause 3 Article 22 of the Government’s Decree No. 18/2015/ND-CP must establish and manage database on industrial emission. Database on industrial emission comprises data on measurement, statistics, inventories of flow, parameters, characteristics of industrial emission. The project or facility owner shall include performance of these matters in the annual report on completion of environment protection works and annual report on environment protection.”
22. Article 46 shall be amended as follows:
“Article 46. Industrial emissions
A project or facility which generates industrial emissions and is subject to inspection and certification of completion of environment protection works prescribed in Clause 1 Article 17 and Clause 3 Article 22 of the Government’s Decree No. 18/2015/ND-CP must obtain a license for industrial emission. The content of licensing industrial emission shall be included in the environment protection works, certificate of eligibility for environment protection in import of scrap as production materials or license for hazardous waste treatment as per the law.”
23. Article 47 shall be amended as follows:
“Article 47. Monitoring of industrial emission
1. Entities, frequency and parameters of regular emission monitoring:
a) Ongoing facilities and projects having scale and capacity equivalent to the projects/plans subject to EIA report and total volume of emissions discharged to environment is 5,000m3/hour or higher (according to the total design capacity of emission treatment systems or the flow of emissions approved in the EIA report and equivalent documents) shall perform regular wastewater monitoring every 3 months. If technical regulations on environment or regulations on environmental monitoring techniques promulgated by the Ministry of Natural Resources and Environment stipulate monitoring frequency of certain particular environment pollution parameters by sectors, such regulations shall prevail;
b) Ongoing facilities, industrial parks and projects having scale and capacity equivalent to the projects/plans subject to registration of environment protection plan and total flow of emissions discharged to environment is 5,000m3/hour or higher (according to the total design capacity of emission treatment systems or the flow of emissions registered in the environmental protection plan) shall perform regular wastewater monitoring every 6 months. If technical regulations on environment or regulations on environmental monitoring techniques promulgated by the Ministry of Natural Resources and Environment stipulate monitoring frequency of certain particular environment pollution parameters by sectors, such regulations shall prevail;
c) Encourage facilities not prescribed in Points a and Point b of this Clause to perform regular emission monitoring as the basis for assessment of conformity with technical regulations on environment; if the emission exceeds technical regulations on environment, it is required to check the emission treatment system or renovate, upgrade emission treatment works meeting technical regulations on environment before releasing emission to environment;
d) Regular emission monitoring parameters are specified in national technical regulations or local technical regulations on environment as prescribed;
dd) The monitoring of flow of emissions of the large-flow emission treatment system and equipment prescribed in Appendix I Section III issued herewith shall be carried out via the emission flow meter; the flow of emissions of other emission treatment system and equipment shall be determined through emission monitoring equipment as prescribed.
2. The automatic and continuous emission monitoring shall be carried out in the following cases:
a) Projects, facilities under the list of large-flow emission sources prescribed in Appendix I Section III issued herewith;
b) Incinerators of hazardous waste; incinerators of waste of provincially-centralized waste treatment facilities;
c) Emissions of facilities using imported scrap as production materials subject to EIA reports;
d) Facilities which carried administrative penalties for releasing emissions exceeding technical regulations on environment but still repeat that offense or committed such offense multiple times before facing the penalties;
dd) Other cases decided by the People’s Committee of province.
3. In the cases prescribed in Clause 2 hereof, it is required to install automatic and continuous emission monitoring system with CCTV and transmits data directly to Department of Natural Resources and Environment where the facilities are located before December 31, 2020.
In case where a project prescribed in Clause 2 hereof is under construction phase, it must install the automatic and continuous emission monitoring system before it is put into operation. In a case prescribed in Point d Clause 2 hereof, it must install automatic and continuous emission monitoring system within the period of time mentioned in the decision on penalty for administrative violation. Automatic and continuous emission monitoring parameters include:
a) Fixed environmental parameters include: flow, temperature, pressure, surplus O2, total suspended particles, SO2, NOx and CO (unless a technical regulations on environment in a special sector requires no control);
b) Particular environmental parameters by sectors referred to in the report and decision on approval for EIA report or certified environmental protection plan.
4. Automatic and continuous emission monitoring system with CCTV must undergo testing, survey, and calibration as per the law on science and technology, standards, metrology and quality.
5. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment:
a) Supervise data of automatic and continuous emission monitoring; evaluate measurement results of automatic and continuous emission monitoring per day (24 hours) and compare them with maximum permissible limits of pollution parameters according to the technical regulations on waste; supervise and inspect the handling measures in the following cases: monitoring data is interrupted; detect parameters exceeding technical regulations on environment and propose handling measures as prescribed;
b) Aggregate and transmit data of automatic and continuous emission monitoring in the province to the Ministry of Natural Resources and Environment as prescribed and upon request.
6. Encourage business entities not specified in Clause 2 hereof to install automatic and continuous emission monitoring system to supervise and propose environment improvement solutions to their emission treatment system. These facilities are exempt from regular emission monitoring programs as per the law.
7. Entities prescribed in Clause 2 hereof are exempt from regular emission monitoring associated with parameters which have been monitored on an automatic and continuous basis.
8. The results of regular emission monitoring, automatic and continuous emission monitoring shall be used as the basis for issuing licenses for industrial emissions.
9. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide technical guidelines for regular emission monitoring, automatic and continuous emission monitoring; and use of automatic and continuous emission monitoring data.”
24. Article 48 shall be amended as follows:
“Article 48. Responsibilities of the Minister of Natural Resources and Environment in management of industrial emission
The Minister of Natural Resources and Environment shall stipulate emission sources, particular automatic and continuous monitoring emission parameters, technical requirements and standards for connection to automatic and continuous industrial emission monitoring data."
25. Article 52a shall be added as follows:
"Article 52a. Regulations on particular waste from mineral extraction
1. Sludge, liquid waste recovered from and remaining ores from beneficiation process shall be managed and disposed of in accordance with law on environment protection or stored in tailings damps and ponds in accordance with law on minerals, not causing environmental pollution.
2. Tailings damps and ponds, waste sludges ponds from beneficiation process must be designed to ensure stability of the work, anti-spill, waterproof, anti-subsidence, anti-leakage of waste into the environment, meeting technical regulations and standards on construction and relevant technical regulations and standards.
3. The mineral extraction facility owner shall make a plan for exploitation of remaining ores in tailings ponds; if the exploitation is not permitted, the tailings ponds must be managed in accordance with management of waste and make a plan for environmental renovation and restoration as prescribed by law.”
26. Article 52b shall be added as follows:
"Article 52b. Regulations on management of ashes, slags, plasters of thermal power plants, chemical plants, fertilizer plants, steel plants and other facilities
1. Ashes, slags and plasters must be determined and classified; if they are not hazardous waste and meet technical regulations and standards promulgated by competent authorities, they may be used as materials for production of building materials, ground levelling, use in construction works and managed as products of building materials. If there is no relevant technical regulations and standards or technical guidelines, standards of one of the following countries: EU, USA, Japan or Korea shall prevail.
2. Ashes, slags, plasters determined as conventional industrial waste shall be recommended for use in environmental recovery at mineral extraction closure areas in accordance with law on minerals and environment.
3. The Ministry of Construction shall promulgate technical regulations on treatment and use of ashes, slags and plasters as construction materials or for ground leveling and in construction works; formulate national standards for treatment and use of ashes, slags and plasters as construction materials or for ground leveling and in construction works, and then send them to the Ministry of Science and Technology to publish as per the law.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall promulgate technical regulations and guidelines for treatment and use of ashes, slags and plasters, other conventional industrial waste and hazardous waste for environmental recovery at mineral extraction closure areas in accordance with law on minerals and in conformity with environment protection requirements. If there is no relevant technical regulations and standards, standards of one of the following countries: EU, USA, Japan or Korea shall prevail.”27. Article 54a shall be added as follows:
"Article 54a. Regulations on regular environmental monitoring of business entities and industrial parks
1. Entities required to carry out regular environmental monitoring include:
a) Entities required to carry out regular wastewater monitoring prescribed in Point a, b and c Clause 1 Article 39 hereof;
b) Entities required to carry out regular emission monitoring prescribed in Points a and b Clause 1 Article 47 hereof;
c) Entities required to determine waste sludges, solid waste containing hazardous chemicals of class I for management in accordance with regulations on management of hazardous waste;
d) Facilities causing serious environmental pollution prescribed in Clause 4 Article 33 of Decree No. 19/2015/ND-CP shall carry out monitoring of environmental pollutants. Environmental components, monitoring frequency and parameters shall be determined in the decision on penalty for administrative violation or decision on approval for EIA report or certification of registration of environment protection plan issued by competent authorities.
2. Entities prescribed in Clause 1 hereof are required to prepare plans for regular environmental monitoring (hereinafter referred to as plans), and then send them to Department of Natural Resources and Environment before December 31 of the previous year for supervision; if they fall under authority to approve EIA reports of ministries, the plan shall be also sent to the Ministry of Natural Resources and Environment. The plan shall be made based on the following:
a) Regular environmental monitoring and supervision programs in the report and decision on approval for EIA report and certified environmental protection plan or equivalent documents or regular environmental monitoring and supervision programs which are adjusted in a way in consistence with performance of the project, facility or industrial park in the confirmation of completion of environment protection works, the certificate of eligibility for environment protection in import of scrap used as production materials, the license for hazardous waste treatment or other relevant certifications or adjustments;
b) Types of waste generated by waste discharge sources and points; environmental components to be monitored; regular environmental monitoring frequency and parameters.
3. Regular environmental monitoring services providers shall take legal responsibility for the accuracy of environmental monitoring results.
4. Responsibilities of Department of Natural Resources and Environment
a) Supervise the regular of environmental monitoring in the province; conduct surprise inspection in necessary cases;
b) Solicit certified independent appraisal units as per the law, whenever necessary, to cross-check waste samples taken by the environmental monitoring services providers. The environmental monitoring results of the independent appraisal units shall be valid for crosschecking; monitoring costs shall be covered by the state from the funding for annual environment expenditures of Department of Natural Resources and Environment; if the waste sample exceeds technical regulations on waste, the monitoring results shall be used as the basis for penalty for administrative violation in accordance with the Decree on penalties for administrative violations in environment protection;
c) Assess the environmental monitoring results. If the waste monitoring results exceed technical regulations on environment, Department of Natural Resources and Environment shall issue (the first) warning and request the entity prescribed in Clause hereof to review the operation process, environment protection works in order to make plans for adjustment, renovation, upgrade (if necessary), ensure that the waste shall be treated in conformity with technical regulations on environment before being discharged; if the self-monitoring result still exceeds technical regulations on environment, the entity shall face penalty as per the law.
5. Responsibilities of entities subject to regular environmental monitoring
a) Make plans as prescribed in Clause 2 hereof and be held accountable for the accuracy of their plans;
b) Request qualified units as per the law to carry out regular environmental monitoring for their facilities or industrial parks;
c) Use industrial wastewater monitoring results to declare and pay fees for environment protection as prescribed;
d) Use regular environmental monitoring results to prepare annual environment protection reports and for other purposes as per the law.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide technical guidelines for regular environmental monitoring prescribed in this Article.”
28. Article 55 shall be amended as follows:
“Article 55. Scrap used as production materials imported from overseas to Vietnam and importers of scrap to be used as production materials
1. Imported scrap used as production materials must meet the requirements prescribed in Clause 1 Article 76 of the Law on Environment Protection. An importer of scrap may choose to carry out customs procedures at customs authority of import checkpoint or at the customs authority where the plant or manufacturer using imported scrap is located (hereinafter referred to as manufacturer); and may choose to carry out quality control of imported scrap at the import checkpoint or at the customs authority where the manufacturer using imported scrap is located or at the manufacturer using imported scrap. The imported scrap may only be permitted to be unloaded to ports if all following requirements are met:
a) The consignee mentioned in the E-Manifest must obtain a certificate of eligibility for environment protection in import of scrap used as production materials which remains valid and has unused quota for imported scrap;
b) The consignee mentioned in the E-Manifest must obtain a certification of a guarantee bond on imported scrap mentioned in the E-Manifest as prescribed in Point b Clause 3 Article 57 of this Decree.
The customs authority must check information prescribed in Point a and b of this Clause before permitting the unloading of scrap to the port.
2. The manufacturer using imported scrap and meeting the following requirements is permitted to import scrap to be used as production materials:
a) Meeting the requirements and responsibilities for environment protection prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 76 of the Law on Environment Protection;
b) Having a EIA report approved by the Ministry of Natural Resources and Environment, which specifies the use of imported scrap as production materials and having a confirmation of completion of environment protection works or a license for hazardous waste treatment, which specifies the use of imported scrap as production materials in projects that have gone into operation.
Newly-built projects must meet the requirements prescribed in Article 16b and Article 17 of the Government’s Decree No. 18/2015/ND-CP.
c) Having a certificate of eligibility for environment protection in import of scrap used as production materials as per the law.”
29. Article 56 shall be amended as follows:
“Article 56. Conditions pertaining to environment protection in import of scrap used as production materials
1. Warehouses and storage yards of imported scrap
a) Warehouses of imported scrap:
- There is a system to collect rainwater, a system to collect and treat types of wastewater generating during the storage of scrap meeting technical regulations on environment;
- There is an area with a high level of foundation to avoid flooding and the floor surface designed to avoid rainwater from overflowing from outside; the floor meets tightness requirement, has no cracking, is made of waterproofing material and durable enough to withstand the load of the highest amount of scrap according to calculations;
- There are walls and partitions made of fireproof materials. There are sun-proof and rain-proof roofs for the whole warehouse area of scrap made of fireproof materials; there are measures or design to limit wind directly to the inside.
b) Storage yards of imported scrap:
- There is a system to collect and treat rainwater overflowing the storage yard of imported scrap and types of wastewater generating during the storage of scrap meeting technical regulations on environment;
- There is an area with a high level of foundation to avoid flooding; the floor meets tightness requirement, has no cracking, is made of waterproofing material and durable enough to withstand the load of the highest amount of scrap according to calculations;
- There are measures to minimize dust generating from the storage yard of scrap.
2. There are technologies and equipment to recycle or reuse scrap meeting technical regulations and management process as prescribed.
3. There are technologies and equipment to dispose of impurities accompanying scrap meeting technical regulations on environment. If there is no technology and equipment to dispose of the accompanying impurities, they are required to assign the disposal to the qualified organizations.
4. Post a bond on imported scrap as prescribed in this Decree.
5. There is a commitment to re-export or dispose of scrap in a case where the imported scrap fails to meet environment protection requirements.
6. The manufacturer may only import scrap as production materials in conformity with its design capacity to produce goods. It is prohibited to import scrap for pre-processing and resale of scrap purposes only. From January 1, 2025, a facility using imported scrap used as production materials may only import scrap up to 80% of its design capacity and purchase the remaining scrap locally to use as production materials.
It is only permitted to import scrap plastic to be used as production materials of products, goods (excluding commercial recycled plastic), except for projects obtaining approvals for investment policies, investment certificates and ongoing facilities permitted to import scrap plastic to produce commercial recycled plastic until December 31, 2024.
It is only permitted to import scrap paper to be used as production materials of products, goods (excluding commercial recycled pulp)
7. Conclude contracts directly with foreign providers of imported scrap used as production materials.”
30. Article 56b shall be added as follows:
"Article 56a. Power and procedures to issue, reissue, and revoke certificates of eligibility for environment protection in import of scrap
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall issue, reissue, and revoke certificates of eligibility for environment protection in import of scrap used as production materials (hereinafter referred to as Certificate).
2. Required documents in an application for issuance of Certificate:
a) An application form using form No. 01 Appendix VI Section III issued herewith;
b) A report on eligibility for environment protection in import of scrap used as production materials using form No. 02 Appendix VI Section III issued herewith;
c) A copy of business registration certificate or enterprise registration certificate; TIN registration certificate;
d) A copy of decision on approval for EIA report;
dd) A copy of inspection result of waste treatment works for the project owner to carry out commissioning issued by the provincial environment protection authority as prescribed in Point a Clause 6 Article 16b of Government’s Decree No. 18/2015/ND-CP (applies solely to projects which have been undergoing commissioning phase);
e) A copy of inspection result of commissioning of waste treatment works issued by the provincial environment protection authority as prescribed in Point d Clause 6 Article 16b of Government’s Decree No. 18/2015/ND-CP (applies solely to projects which have just completed commissioning phase);
g) A copy of one of the following documents: confirmation of completion of environment protection works or license for hazardous waste treatment or certificate of eligibility for environment protection in import of scrap of the applicant for reissuance of Certificate;
h) A copy of contract for transfer of treatment of impurities and waste with a qualified organization (if the facility has no technology or equipment to treat impurities accompanying imported scrap and waste);
i) A commitment to re-export, treat, or dispose of violating imported scrap using form No. 03 Appendix VI Section III issued herewith.
3. Procedures for verification, time limit, issuance of Certificate
a) The importer of scrap used as production materials shall prepare e-documents (application for issuance of Certificate prescribed in Clause 2 of this Article) and send them to the Ministry of Natural Resources and Environment via national single-window system. Procedures for initiation, receipt, exchange, response, and giving of administrative procedure processing result in this Clause shall be done via national single-window system and specialized system of the Ministry of Natural Resources and Environment in accordance with regulations on administrative procedures via National Single Window, ASEAN Single Window and specialized inspection of exported goods and imported goods;
b) Within 5 working days from the day on which the valid and complete application is received, the receiving body or the authorized body shall set up an inspectorate to inspect eligibility for environment protection in import and use of imported scrap used as production materials as prescribed in Article 56 hereof. If the application is insufficient, the receiving body or the authorized body shall notify the applicant of completion and provide explanation.
The inspectorate shall conduct an inspection visit, take and analyze waste sources generating from the project, facility for assessment (take and analyze composite samples for assessment in case of necessity). The cost incurred in taking and analysis of samples shall be covered by the fee for issuance of Certificate; if the composite sample is taken, cost incurred shall be covered by the applicant. The inspection result shall be expressed in a report;
c) If the importer meets the conditions for environment protection as prescribed, the competent authority shall consider issuing a Certificate; if not, the competent authority shall notify the applicant of completion of the application and fulfill the eligibility conditions for environment protection. The applicant shall complete the application and send the completed application to the competent authority for consideration; in case of necessity, the competent authority shall re-verify conditions for environment protection and consider issuing the Certificate;
d) Time limit for issuance of Certificate is 25 working days from the day on which the valid and complete application is received; time limit for issuance of Certificate is 20 working days from the day on which the valid and complete application is received. The above time limit does not include the time limit for completion of application and analysis of waste samples;
dd) The Certificate is valid for 5 years using Form No. 04 Appendix VI Section III issued herewith.
Regarding new projects, the procedure for issuance of Certificate shall replace the procedure for inspection and certification of completion of environment protection works. The Certificate shall replace confirmation of completion of environment protection works.
Regarding hazardous waste treatment facilities and projects having the phase of production, recycling, reuse of scrap as production materials, the procedure for issuance of the Certificate shall be combined with the procedure for issuance of the license for hazardous waste treatment. The licensing agency shall issue both Certificate and license for hazardous waste treatment.
4. Procedures for inspection, time limit for issuance of Certificate in case of projects of commissioning of waste treatment works
a) The importer of scrap used as production materials shall prepare e-documents (application for issuance of Certificate prescribed in Points a, b, c, d, dd, h, and I Clause 2 of this Article) and send them to the Ministry of Natural Resources and Environment via national single-window system. Procedures for initiation, receipt, exchange, response, and giving of processing administrative procedure results in this Clause shall be carried out in accordance with Point a Clause 3 of this Article;
b) Within 15 working days, from the day on which the valid and complete application is received, the competent authority shall consider issuing a Certificate; if the application is unsatisfactory, the receiving body shall notify the applicant of completion and fulfill the eligibility conditions for environment protection; in case of necessity, the competent authority shall conduct an inspection visit to waste treatment works before issuing the Certificate;
c) The Certificate is valid for 1 year in order for the project of commission of waste treatment works using Form No. 04 Appendix VI Section III issued herewith.
5. 90 days before the expiry date of the Certificate, the applicant must submit the application prescribed in Points a, b, c, d, g, h and I Clause 2 hereof for reissuance of the Certificate. Procedures for inspection, reissuance of Certificate shall be carried out as prescribed in Clause 3 of this Article.
6. If the Certificate is lost or damaged, the applicant shall request the issuing authority in writing to issue a copy of Certificate.
7. Certificate shall be revoked in the following cases:
a) A violation against regulations on environment protection is so serious that the Certificate may be suspended or the operation may be mandatorily suspended as prescribed by the Government on penalties for administrative violations in environment protection and has not completed the rectification of violation consequences;
b) The importer of scrap must terminate the import of scrap as production materials or goes bankrupt and is dissolved.
8. The licensing agency of a Certificate shall issue a decision on revocation of such Certificate, specifying the name of importer whose Certificate is revoked, bases and reasons for revocation and remedial measures enclosed if the importer has not fulfilled responsibilities as prescribed in Article 63 hereof.
9. The agency which issues, reissues or revokes a Certificate and the competent person who impose a decision on penalty for administrative violation on the importer of scrap in form of suspension of the Certificate or mandatory suspension of operation shall publish such information on their website, and send the original of Certificate, revocation decision and penalty decision to:
a) National single-window system;
b) The Ministry of Finance (the General Department of Customs);
c) The environmental protection authority of province where the manufacturer using imported scrap as production materials is located;
d) The licensing agency of Certificate in case of penalty for violation;
dd) The holder of Certificate.
10. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidelines for inspection and issuance of Certificates; regulations on environment monitoring techniques prescribed in this Article.”
31. Article 57 shall be amended as follows:
“Article 57. Posting bonds on imported scrap
1. Purposes and methods of posting bonds on imported scrap:
a) Posting a bond on imported scrap is to ensure that the importer of imported scrap shall be responsible for dealing with risks of environmental pollution possibly generating from the consignment of imported scrap;
b) The importer of scrap shall post a bond at the credit institution where the importer opens the trading account (hereinafter referred to as posting bonds). The posting bonds shall apply to each consignment or each contract specifying information and value of the consignment of imported scrap;
c) The bond shall be paid or refunded in VND and earn interests as agreed as per the law from the date of posting the bond.
2. Amount of bond posted on imported scrap
a) The importer of scrap iron and steel shall post a bond on imported scrap with amounts as follows:
- Regarding import volume of under 500 tonnes, it is required to post a bond of 10% of total value of imported scrap consignment;
- Regarding import volume of from 500 tonnes to under 1,000 tonnes, it is required to post a bond of 15% of total value of imported scrap consignment;
- Regarding import volume of at least 1.000 tonnes, it is required to post a bond of 20% of total value of imported scrap consignment.
b) The importer of scrap paper and plastic shall post a bond on imported scrap with amounts as follows:
- Regarding import volume of under 100 tonnes, it is required to post a bond of 15% of total value of imported scrap consignment;
- Regarding import volume of from 100 tonnes to under 500 tonnes, it is required to post a bond of 18% of total value of imported scrap consignment;
- Regarding import volume of at least 500 tonnes, it is required to post a bond of 20% of total value of imported scrap consignment.
c) An importer of scrap not specified in Clause 1 and Clause 2 hereof shall post a bond on imported scrap with the amount of 10% of total value of imported scrap consignment.
3. Procedures for posting a bond of imported scrap
a) The importer of scrap shall post a bond before the scrap is unloaded in case of import through seaway checkpoint or import to Vietnam’s territory in other cases;
b) As soon as possible after receiving the bond, the credit institution shall certify the bond posted by the importer of scrap in the request for posting bond. The certification of posting bond shall at least contain: name of the blocked account; total bond calculated as prescribed in this Decree; time limit for refund of the bond after the goods are granted customs clearance; and time limit for blocking account (if any).
The credit institution shall send the importer of scrap 2 originals of certification of bond posted on imported scrap. The importer of scrap shall send a certification of bond (scan of original certified by the e-signature of the importer) to the national single-window system and send 1 original to the customs authority where the customs clearance is conducted.
4. Management and use of the bond posted on imported scrap
a) The credit institution receiving the bond on imported scrap shall block the bond as per the law;
b) The credit institution receiving the bond shall refund the bond to the importer of scrap after receiving the request of such importer enclosed with information about number of customs declaration associated with the imported scrap consignment which is granted customs clearance or information about cancellation of import customs declaration by the customs authority or certification of finishing abiding by the decision on re-export or disposal of as prescribed in law on waste management;
c) If the imported scrap is not granted customs clearance and cannot be re-exported, the bond shall be used to pay the cost incurred in treatment and disposal of violating scrap. If the bond posted on imported scrap has not enough to fully pay the cost incurred in treatment and disposal of violating scrap, such cost shall be at the importer’s expense. Any value generated from the product after treatment and disposal of imported scrap shall be confiscated as per the law (excluding the product made from materials, additives or other scrap mixed under production process of the unit assigned to treat the violating imported scrap) and such value may not be accounted for as cost incurred in treatment and disposal of violating imported scrap.
The treatment and disposal of violating imported scrap shall be carried out as prescribed in regulations on waste management. The cost incurred in treatment and disposal of scrap associated with violation shall be agreed upon between the violating importer and the organization qualified for treatment of waste and scrap; if the violating importer is unidentifiable, the cost incurred in treatment and disposal of scrap associated with violation shall be covered by the state as per the law. The organization in charge of treatment and disposal of scrap associated with violation shall be specified in the penalty decision issued by the People’s Committee of province or the competent person in penalties for administrative violations affiliated to the Ministry of Natural Resources and Environment, accompanied by remedial measures as per the law;
d) If the bond posted on imported scrap is greater than the payment for treatment of imported scrap associated with violation, within 5 working days from receipt of a written document certifying the treatment and disposal of scrap process issued by the authority competent to impose penalty as per the law on penalties for administrative violations in environment protection, the credit institution shall refund the remaining bond to the scrap importer.”
32. Article 58 shall be replaced as follows:
“Article 58. Import of scrap not under the list of scrap permitted to be imported for testing as production materials
1. An entity wishing to import scrap not under list of scrap permitted to be imported for testing as production materials shall send an application to the Ministry of Natural Resources and Environment via national single-window system for consideration. Procedures for initiation, receipt, exchange, response, and giving of processing administrative procedure results in this Clause shall be carried out in accordance with Point a Clause 3 Article 56b hereof.
2. The application for import of scrap for testing includes:
a) An application form using form No. 05 Appendix VI Section III issued herewith;
b) The documents prescribed in Points b, c, d, dd, e, g and Point h Clause 2 Article 56b hereof;
c) A copy of written evaluation of need to use every kind of scrap as local production materials and the use of imported scrap used as production materials of specialized ministry;
d) A copy of analysis result of environmental parameters of the sample of scrap proposed for import for testing registered or recognized by the certification body as per the law or result given by the international testing, appraisal or certification body in accordance with international standards;
dd) International regulations and standards on quality of imported scrap and relevant documents (if any).
3. Within 25 working days after receiving a duly completed application, the Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a) Verify the application as prescribed in Clause 1 hereof;
b) Solicit comments of relevant agencies in necessary case; and
c) Inspect the eligibility for environmental protection at the facilities intended to test imported scrap.
4. According to the result prescribed in Clause 3 hereof, if the application is satisfactory, the Ministry of Natural Resources and Environment shall report on kind, quantity, environment protection requirements for imported scrap for testing and testing duration to the Prime Minister.
5. Upon approval of the Prime Minister, the Ministry of Natural Resources and Environment shall issue a Certificate using form No. 04 Appendix VI Section III issued herewith. The Certificate is the basis for the importer to test the imported scrap as production materials. The issuing authority of Certificate shall publish the issued Certificate on its website and send the original of Certificate to:
a) National single-window system;
b) The Ministry of Finance (the General Department of Customs);
c) The environmental protection authority of province where the manufacturer using imported scrap as production materials for testing is located;
d) The holder of Certificate.
6. Regulations on scrap for testing imported from overseas to Vietnam; procedures for inspection and appraisal of quality of imported scrap and customs clearance of imported scrap for testing as production materials shall conform with regulations in Article 55 and Article 60 hereof. The inspection and appraisal of quality of imported scrap for testing as production materials shall be carried out as similarly as Clause 7 hereof.
7. The imported scrap for testing as production materials may not be mixed with the following impurities:
a) Flammable chemicals or substances, explosive substances, hazardous biomedical waste;
b) Weapons, bombs, mines, ammunition, closed containers, gas tanks which have not been disabled or defused overseas or exporting countries to eliminate risks of fire and explosion;
c) Materials containing or contaminated with radioactive substances exceeding the permit limits as prescribed in law on radiation safety and control;
d) Hazardous impurities separated from imported scrap for testing under national technical regulations on hazardous waste threshold levels;
dd) For metal scrap imported for testing as production materials, apart from requirements prescribed in Points a, b, c and d hereof, it must conform to regulations and laws on management of radioactive waste and used radioactive sources.
8. Within 1 year from commissioning date of imported scrap used as production materials, the Ministry of Natural Resources and Environment shall evaluate the eligibility for environment protection of plants and manufacturers using imported scrap for testing. If the testing result shows the eligibility for environment protection, the Ministry of Natural Resources and Environment shall request the Prime Minister to add extra items to the list of scrap permitted to be imported as production materials; if the testing result shows non-eligibility for environment protection, the importer shall be notified and provided with explanation.”
33. Article 59 shall be replaced as follows:
“Article 59. Conformity assessment of technical regulations on environment associated with imported scrap used as production materials
1. Conformity assessment bodies of technical regulations on environment associated with imported scrap used as production materials include:
a) Appointed appraisal bodies as per the law;
b) Accredited foreign appraisal bodies as per the law in case of the case prescribed in Clause 6 Article 60 hereof.
2. The conformity assessment body of technical regulations on environment is entitled to provide services within Vietnam’s territory upon its eligibility as prescribed in Clause 5 Article 25 of the Law on Quality of Products and Goods, Government's Decree No. 74/2018/ND-CP dated May 15, 2018 on amendments to the Government's Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Quality of Products and Goods, the Government's Decree No. 107/2016/ND-CP July 1, 2016 on conditions for provision of conformity assessment services and Government's Decree No. 154/2018/ND-CP dated November 9, 2018 on amendments and annulment of certain regulations on investment and business conditions in state management of the Ministry of Science and Technology and certain regulations on specialized inspection.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidelines for conformity assessment practices and certification, accreditation of conformity assessment bodies of technical regulations on environment associated with imported scrap used as production materials as prescribed in this Article.”
34. Article 60 shall be replaced as follows:
"Article 60. Procedures for inspection and appraisal of quality and customs clearance of imported scrap used as production materials
1. The importer of scrap used as production materials shall declare and submit an e-dossier of imported scrap to conduct customs procedures via national single-window system. The dossier of imported scrap includes:
a) A manifest of imported scrap consignment using form No. 06 Appendix VI Section III issued herewith;
b) Documents on imported scrap: copy of contract; list of scrap; copies (certified by e-signature of the importer) of bill of lading, invoice, declaration of imported goods; certificate of quality of exporting country (if any); certificate of origin (if any); photos or description of scrap;
c) A document certifying the bond posted on imported scrap (a scan from the original bearing e-signature of the importer).
2. Responsibilities of the customs authority:
a) Verify the dossier of imported scrap (including quantity, imported scrap quota according to the unexpired Certificate) and allow the importer to bring imported scrap to the storage area for quality inspection chosen by the importer as prescribed in law on environment protection and customs;
b) Conduct physical inspection of the imported scrap consignment as prescribed in law on customs; and do not take samples and conduct quality assessment of imported scrap consignment as prescribed in technical regulations on environment.
3. The appointed appraisal body shall inspect and assess the quality of the imported scrap consignment as per the law. The sampling for assessment and physical inspection of imported scrap consignment of the appointed appraisal body shall be carried out under the control of the customs authority where customs clearance is conducted.
The inspection and assessment of quality of imported scrap shall be carried out in accordance with national technical regulations on environment. The random check rate of imported scrap consignment shall depend on the risk management level as per the law, but not less than 10% of quantity or weight of the consignment. The inspection result shall be recorded in a report using form No. 07 Appendix VI Section III issued herewith.
Upon completion of the inspection, the appointed appraisal body shall issue an assessment certificate of quality of imported scrap consignment using Form No. 08 Appendix VI Section III issued herewith and take legal responsibility for such assessment result. The appraisal body shall send the report on inspection and appraisal of quality of imported scrap and assessment certificate of quality of imported scrap consignment (e-document which is digitally signed or a scan from the original certified by the e-signature of the appraisal body) to the national single-window system and send the originals to the importer.
4. The customs authority shall carry out the customs clearance for the imported scrap consignment as per the law upon receipt of the assessment certificate of quality of imported scrap consignment in accordance with technical regulations on environment.
If the importer makes any claim or shows any sign of violation in import and appraisal of quality of imported scrap consignment, the customs authority shall cooperate with the issuing authority of Certificate and provincial environmental protection authority where the manufacturer using imported scrap is located in soliciting appointed appraisal body to conduct a re-assessment of such imported scrap consignment. The re-assessment certificate of imported scrap consignment is the final legal basis for carrying out customs procedures or imposing penalties for administrative violations as per the law.
The customs authority shall share information about kind, quantity and quality of imported scrap consignments or importers of scrap used as production materials granted the customs clearance with issuing authority of Certificate and the environmental protection authority of province where the manufacturer using imported scrap is located via national single-window system.
5. The issuing authority of Certificate, the provincial environmental protection authority is entitled to carry out surprise inspection of import and use of imported scrap and inspection and appraisal of quality of imported scrap consignment as per the law aside from the annual inspection plan upon detection any sign of violation or at the request of handling of complaints and denunciation or as assigned by the head of competent authority.
If the imported scrap has an assessment certificate not in conformity with technical regulations on environment, customs authority shall take charge and cooperate with the provincial environmental protection authority and the issuing authority of Certificate (if necessary) to consider imposing penalties for administrative violations as per the law.
6. Application of exemption from quality inspection of imported scrap used as production materials
a) If the importer of scrap as production materials meets the following conditions, the importer shall be exempt from quality inspection of imported scrap within the validity period of the Certificate:
- The imported scrap has the same description, type, specifications and origin from a supplier in the exporting country or the imported scrap obtains a quality certification or assessment of a foreign accredited certification body as per the law;
- After 5 consecutive times that imported scrap has obtained assessment certificates of quality of imported scrap consignments in accordance with technical regulations on environment, the Ministry of Natural Resources and Environment shall issue the importer with a certificate of exemption from quality inspection of imported scrap;
b) The entity prescribed in Point a hereof shall send an e-application for exemption from quality inspection of imported scrap to the Ministry of Natural Resources and Environment via national single-window system, including:
- An application form for exemption from quality inspection of imported scrap using form No. 09 Appendix VI Section III issued herewith;
- Assessment certificates of quality of imported scrap in accordance with technical regulations on environment of the last 5 consecutive imports (scans from originals certified by e-signature of the importer).
Procedures for initiation, receipt, exchange, response, and giving of processing administrative procedure results in this Clause shall be carried out in accordance with Point a Clause 3 Article 56b hereof;
c) Within 5 working days after receiving the application, if the application is unsatisfactory, the Ministry of Natural Resources and Environment or the authorized body shall require the importer to complete the application and provide explanation in writing.
Within 15 working days after receiving the satisfactory application, the Ministry of Natural Resources and Environment or the authorized body shall consider granting a certificate of exemption from or reduction in quality inspection of imported scrap using form No. 10 Appendix VI Section III issued herewith. If the application is rejected, the competent certification body shall provide explanation in writing. The certification body shall publish the certificate of exemption from quality inspection of imported scrap on its website and send the original hereof to the national single-window system; the General Department of Customs affiliated to the Ministry of Finance; the environmental protection authority of province where the manufacturer using imported scrap used as production materials and the holder of certificate of exemption from quality inspection;
d) The certificate of exemption from quality inspection of imported scrap is the basis for the customs authority to grant customs clearance to the consignment;
dd) During the exemption period from quality inspection of imported scrap:
- Every 3 months, the importer of scrap used as production materials shall send a report on import enclosed with result whether imported scrap conforms with technical regulations on environment using form No. 12 Appendix VI Section III of Appendix issued herewith to the issuing authority of the Certificate and environmental protection authority of province where the manufacturer is located for monitoring and post-inspection purposes;
- The Ministry of Natural Resources and Environment or the authorized body and environmental protection authority of province where the manufacturer is located has power to carry out surprise inspection of imported scrap upon detection of any violation or any claim on quality of imported scrap;
e) During the exemption period, if the imported scrap used as production materials is found not conformity with technical regulations on environment, or any claim on the conformity assessment is substantiated with credible evidence, or any surprise inspection shows the non-conformity result, the Ministry of Natural Resources and Environment or the authorized body shall give a notice of suspension of exemption.
Any entity committing violations against regulations on environment protection in import of scrap used as production materials shall incur a penalty as per the law and be not eligible for exemption from inspection for 1 year from the date on which the entity finishes abiding by the penalty decision.”
35. Article 61 shall be amended as follows:
“Article 61. Responsibilities of ministries or ministerial-level agencies
1. Responsibilities of Ministry of Natural Resources and Environment
a) Take charge and cooperate with relevant agencies in implementing this Decree; inspect and take actions against violations in import activities and use of imported scrap used as production materials as per the law;
b) Request the Prime Minister to consider approving import of scrap for testing and deciding amendments to list of scrap permitted to be imported from overseas to use as production materials;
c) Publish the following on the website of the Ministry of Natural Resources and Environment and its affiliated entities: the list of certified conformity assessment bodies, the list of registered or recognized certification bodies and the list of appointed certification or appraisal bodies to conduct conformity assessment of technical regulations on environment related to imported scrap; the list of entities that are issued or reissued with certificates of eligibility for environmental protection in import of scrap used as production materials or have these certificates revoked; the list of importers of scrap who commit violations against regulations on environment protection;
d) Formulate and promulgate national technical regulations on environment associated with imported scrap used as production materials in accordance with this Decree; provide guidance on regulations which are referred to in this Decree and upon amendments or replacement of these regulations.
2. Responsibilities of the Ministry of Science and Technology:
a) Publish on the website of the Ministry the list of conformity assessment bodies which are issued with certificates of conformity assessment registration by the Ministry of Science and Technology as per the law on business requirements for conformity assessment;
b) Appraise national technical regulations on environment, imported scrap as per the law;
c) Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in inspecting and taking actions against violations (if any) committed by entities involved in import of scrap as per the law.
3. Responsibilities of the Ministry of Finance:
a) Direct the General Department of Customs to guide shipping lines, shipping agents and relevant agencies to, upon preparation of E-Manifest concerning imported scrap, declare sufficient information and provide documents as prescribed in this Decree. Update the consolidated report on import of scrap used as production materials of importers to national single-window system by type, quantity, unused import quota, scrap quality, etc. after granting customs clearance to each imported scrap consignment;
b) Promptly discover and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment and relevant ministries in preventing import of scrap not conformity with environmental protection requirements to Vietnam’s territory; guide and direct customs authorities to treat and dispose of imported scrap associated with violations of environment protection within their competence; take actions against violations of environment protection in import of scrap within their competence and scope of management;
c) Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment and People’s Committees of provinces in guiding, inspecting and taking actions as per the law against importers which import scrap paper and plastic for pre-processing and resale or manufacture of commercial recycled pulp, commercial recycled plastic against this Decree.
4. Responsibilities of the Ministry of Industry and Trade:
b) Promulgate the list of scrap and waste suspended from temporary import for re-export or merchanting trade as per the law;
b) Take charge and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in evaluating need for use of local scrap as production materials and import of scrap from overseas as the basis for amendments to the list of scrap permitted to be imported from overseas through development stages of the country;
c) Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment and relevant ministries in inspecting and taking actions against violations of environment protection in import and use of imported scrap as per the law.
5. The Ministry of Transport, the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense and relevant ministries shall, based on their assigned functions and duties, cooperate with the Ministry of Finance, the Ministry of Natural Resources and Environment in implementing this Decree.”
36. Article 62 shall be amended as follows:
“Article 62. Responsibilities of the People’s Committee of province
1. The People’s Committee of province where the plant or manufacturer using scrap as production materials is located shall:
a) Inspect the compliance with laws and regulations on environment protection of importers of scrap used as production materials in the province;
b) Promulgate regulations on interdisciplinary cooperation in import of scrap used as production materials in the province in necessary cases;
c) Send a report on management of import and use of imported scrap used as production materials in the province using form No. 11 Appendix VI Section III issued herewith to the Ministry of Natural Resources and Environment before March 1 of the following year.
2. The People’s Committee of province where the import checkpoint is based shall cooperate with the People’s Committee of province where the manufacturer using imported scrap is located and the customs authority of checkpoint shall take actions against the imported scrap consignment associated with violations of environment protection as per the law.”
37. Article 63 shall be amended as follows:
“Article 63. Responsibilities of importers of scrap
1. Comply with regulations on environment protection in import of scrap.
2. An importer of scrap to use as production materials must:
a) Import scrap with permitted type and quantity specified in the Certificate;
b) Use all of imported scrap used as production materials to manufacture products and goods at their facilities as prescribed in this Decree;
c) Determine and classify waste generated from the use of imported scrap to plan the appropriate waste treatment;
d) Annually, before January 31 of the subsequent year, the importer of scrap used as production materials shall send an annual report on import and use of imported scrap and related environmental issues, using form No. 12 Appendix VI Section III issued herewith, to the Department of Natural Resources and Environment where the manufacturer is located for consolidation; and to the issuing authority of certificate of eligibility for environment protection in import of scrap used as production materials.
3. An importer of scrap for testing as production materials must:
a) Import scrap with permitted type and quantity for testing specified in the Certificate;
b) Use all of quantity and volume of imported scrap for testing as production materials at their facilities;
c) Determine and classify waste generated from the use of imported scrap to plan the appropriate waste treatment;
d) Send a report on import and use of scrap for testing as production materials, using for No. 13 Appendix VI Section III issued herewith, to the Ministry of Natural Resources and Environment.
4. Take legal responsibility for import and use of imported scrap used as production materials; cooperate with industry associations in conduct environmental protection activities as prescribed; pay all costs incurred in treatment or disposal of imported scrap associated with violations as prescribed in this Decree.”
38. Article 63a shall be added as follows:
"Article 63a. Regulations on destruction of temporarily imported automobiles, motorcycles, mopeds of owners that enjoy diplomatic immunity and privileges in Vietnam (hereinafter referred to as destruction of vehicles under diplomatic immunity and privileges)
1. The owner who wishes to destroy a vehicle under diplomatic immunity and privileges must enter into an agreement with a licensed hazardous waste treatment facility as per the law.
2. The mentioned owner shall send a request for supervision of vehicle destruction, using form No. 01 Appendix VII Section III issued herewith, to the customs authority and Department of Natural Resources and Environment of province where the hazardous waste treatment facility is based 10 working days before the supervision is carried out.
3. The supervising authorities of destruction of vehicles under diplomatic immunity and privileges include: representatives of Department of Natural Resources and Environment of province where the hazardous waste treatment facility is based and the customs authority which issued the permit to temporarily import the vehicles under diplomatic immunity and privileges.
4. The process of destruction of a vehicle under diplomatic immunity and privileges comprises destruction of chassis number and engine number, disassembly of the vehicle to separate pieces of waste for discrete treatment purposes (including recycling, co-treatment and energy recovery from the waste). The supervising authorities shall witness the entire process, from cutting of engines (including engine number) to disassembly of chassis (including chassis number) until the engines and chassis cannot be used for its original purpose.
5. Upon completion of the vehicle destruction process prescribed in Clause 4 hereof, the supervising authorities and the owner shall make a report on destruction of vehicles under diplomatic immunity and privileges using form No. 02 Appendix VII Section III issued herewith. The report on destruction of vehicles under diplomatic immunity and privileges is the basis for the customs authority to finalize the document on temporary import of motor vehicles, mopeds as prescribed in regulations on temporary import, re-export, destruction and transfer of motor vehicles, two-wheeled vehicles of entities enjoying diplomatic immunity and privileges in Vietnam.
6. The hazardous waste treatment facility shall continue to destruct the vehicle under diplomatic immunity and privileges and include it in the annual report on management of hazardous waste as prescribed.”
39. Article 64 shall be amended as follows:
“Article 64. Transitional provision
1. An entity that is issued with a register book of hazardous waste generator before effective date of this Decree may keep using it.
2. An entity that is issued with a license for hazardous waste management, license for hazardous waste treatment before effective date of this Decree may keep using it until the expiry date of the license. If the license for hazardous waste treatment remains valid for under 12 months from effective date of this Decree and the entity not meeting requirements prescribed in Clause 1 Article 9 of this Decree, the license for hazardous waste treatment shall be renewed or reissued with further 1-year validity period from the expiry date; after this period, the concerned entity shall renovate and upgrade waste treatment works and improve technology more environmentally friendly and comply with this Decree to enable the license for hazardous waste treatment to be issued.
3. Treatment facilities of domestic solid waste or conventional industrial solid waste whose EIA reports were approved must submit applications for inspection and certification of completion of environment protection works instead of procedures for inspection and certification of environmental protection conformity.
4. Any entity directly using imported scrap used as production materials that is issued with the certificate before effective date of this Decree may keep import scrap until the expiry date of the certificate. If the certificate expires or remains valid for under 12 months or the facility submits an application for certificate before effective date of this Decree but fails to provide required additional documents as prescribed in Point b Clause 2 Article 55 of this Decree, the certificate shall be renewed or reissued with further 1-year validity period from the expiry date or a new certificate shall be issued with 1-year validity period. After this period of time, the entity must renovate, upgrade waste treatment works and improve technology more environmentally friendly and comply with this Decree to enable the certificate to be issued as prescribed. The certificate granted to a trustee of scrap import shall expires on effective date of this Decree.
5. Regulations on periodic environmental monitoring in this Decree shall apply from January 1, 2020.”
Article 4. Amendments to certain articles of Government's Decree No. 127/2014/ND-CP dated December 31,2 014 on conditions pertaining to environmental monitoring services providers
1. Clause 4 shall be added to Article 8 as follows:
“4. Obtain a certificate of testing registration in conformity with environment sector issued by the competent authority as prescribed in the Government's Decree No. 107/2016/ND-CP dated July 1, 2016 on business requirements for conformity assessment services.”
2. Clause 4 shall be added to Article 9 as follows:
“4. Obtain a certificate of testing registration in conformity with environment sector issued by the competent authority as prescribed in the Government's Decree No. 107/2016/ND-CP dated July 1, 2016 on business requirements for conformity assessment services.”
3. Article 10 shall be amended as follows:
“Article 10. Changes to conditions for environmental monitoring services
1. Before changing any condition prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 8, Clause 2 and Clause 3 Article 9 hereof, the entity shall send a written notice to the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. Within 15 working days after receiving the notice, if the Ministry of Natural Resources and Environment disagrees with this notice, it shall provide explanation in writing.”
4. Section IV, Part A form No. 2 of Appendix shall be amended as follows:
“Add the following phrase to the 4th paragraph of Section IV “hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu” (or a copy extracted from the master register or a copy enclosed with the original for comparison):
“IV. Contact person
Address: ...............................................................................................................................
Phone number: ……………………………………… Fax number: ........................................
Email address: .....................................................................................................................
An original or certified true copy or copy extracted from the master register or certified copy or copy enclosed with the original for comparison of the decision on functions and duties of organization issued by the competent authority or business registration certificate or investment certificate; or decision on establishment of representative office or branch in Vietnam in case of a foreign enterprise (if the application is submitted in person).”
5. Point 2 Section I Part B form No. 2 of Appendix shall be amended as follows:
“Add the following phrase to 6th paragraph of Point 2 Section I Part B, form No. 02 “hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu” (or a certified copy or copy extracted from master register or copy enclosed with the original for comparison):
“2. Personnel
List of persons in charge of monitoring at site:
No. |
Full name |
Year of birth |
Gender |
Position (in the organization) |
Qualifications |
Years of experience |
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
“(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo).” (Originals or certified copies or notarized copies or copies extracted from master register or copies enclosed with the originals of degrees, diplomas and employment contract or hiring decision enclosed).
6. Point 2 Section II Part B form No. 2 of Appendix shall be amended as follows:
Add the following phrase to 7th paragraph of Point 2 Section II Part B, form No. 02 “hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu” (or a certified copy or copy extracted from master register or copy enclosed with the original for comparison):
“2. Personnel
List of persons in charge of analysis at laboratories:
No. |
Full name |
Year of birth |
Gender |
Position |
Qualifications |
Years of experience |
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
“(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo).” (Originals or certified copies or notarized copies or copies extracted from master register or copies enclosed with the originals of degrees, diplomas and employment contract or hiring decision enclosed).
7. The phrase “Không khí môi trường lao động” (workplace exposure) in Appendix: 2nd dash Point b Section 6 form No. 1; 2nd dash Point b Section 8 form No. 4; 2nd plus, 2nd dash Point b Section 6 of form No. 5.
Article 5. Transitional provision
1. Any application which is received before effective date of this Decree (except for transitional provisions prescribed in Article 22 of Government’s Decree No. 18/2015/ND-CP and Article 64 of Decree No. 38/2015/ND-CP) shall be further processed in accordance with relevant Decrees at the receipt time, unless the applicant requests the application of this Decree.
2. Periodic reports of project or facility owners and industrial parks on: periodic environmental monitoring and supervision, automatic and continuous monitoring, management of domestic solid waste, management of conventional industrial solid waste, management of hazardous waste, management of imported scrap, environmental supervision and remediation result in mineral extraction, environmental monitoring services and other reports shall be consolidated in one single report on environment protection practices. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidelines for implementation of this regulation.
1. This Decree shall comes into force as of July 1, 2019.
2. This Decree shall repeal: Article 11 of Government’s Decree No. 18/2015/ND-CP dated February 14, 2015 on environment protection planning, strategic environment assessment, environmental impact assessment, environmental protection plan; Article 26, Article 27, Article 28, Article 29, Article 30, Article 34, Article 35, Article 36 and Clauses 3, 4, 5 and 6 Article 55 and Appendix V of Decree No. 19/2015/ND-CP dated February 14, 2015 on guidelines for the Law on Environment Protection; Clause 5 and Clause 9 Article 9, Point a and Point b Clause 1 Article 27, Article 38, Article 41, Point b Clause 1 Article 43, Clause 3 Article 44 of Government's Decree No. 38/2015/ND-CP dated April 24, 2015 on management of waste and scrap.
1. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, the People’s Committees of provinces shall provide guidance on articles and clauses referred in this Decree and review promulgated documents to amend or replace in accordance with this Decree.
2. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, The Presidents of the People’s Committees and relevant entities shall take responsibility for implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực