Thông tư 25/2019/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Số hiệu: | 25/2019/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Võ Tuấn Nhân |
Ngày ban hành: | 31/12/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2020 |
Ngày công báo: | 31/01/2020 | Số công báo: | Từ số 157 đến số 158 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn phân loại khu vực bị ô nhiễm trong công tác BVMT
Đây là nội dung được đề cập tại Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Theo đó, các khu vực bị ô nhiễm được phân loại theo 03 mức độ ô nhiễm sau đây:
- Khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí dưới 50 điểm: Thuộc khu vực ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ thấp.
- Khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí từ 50 điểm đến 75 điểm: Thuộc khu vực ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ trung bình.
- Khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí trên 75 điểm: Thuộc khu vực ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ cao.
Việc đánh giá theo thang điểm được thực hiện theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư 25/2019/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2020.
Văn bản tiếng việt
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2019/TT-BTNMT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 40/2019/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 5 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT, HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường,
1. Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 40/2019/NĐ-CP) và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Các nội dung quy định chi tiết bao gồm: khoản 2a Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; điểm a khoản 4 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; điểm b khoản 4 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; điểm b khoản 5 Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; điểm a khoản 1 Điều 14b Nghị định số 19/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 4 Điều 44 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 3 Điều 23 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 10 Điều 56b Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 3 Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 2 Điều 5 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
b) Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản;
c) Kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;
d) Điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
đ) Công bố sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường;
e) Tiêu chí lựa chọn, thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
g) Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
h) Quản lý chất lượng môi trường;
i) Quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
k) Báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là khu vực được thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan.
2. Nước rỉ rác là nước thải phát sinh từ quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
3. Khí thải từ bãi chôn lắp chất thải là hỗn hợp khí sinh ra từ bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt do quá trình phân hủy tự nhiên của chất thải rắn sinh hoạt.
4. Vùng đệm là diện tích bao quanh bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt nhằm mục đích ngăn cản, giảm thiểu tác động xấu của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đến các hoạt động kinh tế xã hội xung quanh.
5. Lớp lót là các lớp vật liệu được trải trên toàn bộ diện tích đáy và thành bao quanh ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt nhằm ngăn chặn sự ngấm, thẩm thấu nước rỉ rác vào tầng nước ngầm.
6. Lớp che phủ là lớp vật liệu phủ trên toàn bộ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trong khi vận hành và khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác động từ ô chôn lấp tới môi trường xung quanh và từ bên ngoài vào ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
7. Hệ thống thu gom khí thải của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là hệ thống các công trình, thiết bị thu gom khí thải sinh ra từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm không khí, nguy cơ cháy, nổ và phát thải khí nhà kính.
8. Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là việc chấm dứt hoạt động chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
9. Sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận Nhãn Xanh Việt Nam là sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ các nguyên liệu, vật liệu thân thiện với môi trường, để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khoẻ con người, giảm tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sử dụng và đáp ứng các tiêu chí do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
10. Công đoạn xử lý nước thải là một phần của quá trình xử lý nước thải được thiết kế để loại bỏ, giảm thiểu chất ô nhiễm (thông số ô nhiễm) chính một cách hiệu quả. Một công trình xử lý nước thải bao gồm một hoặc nhiều công đoạn xử lý (được thuyết minh và mô tả trong hồ sơ thiết kế công trình xử lý nước thải, như: công trình, thiết bị họp khối; hoặc công đoạn tuyển nổi - lắng, bể kỵ khí, bể hiếu khí, bể thiếu khí, bể hóa lý, bể lọc, bể khử trùng, hồ sinh học).
11. Công đoạn xử lý của công trình xử lý bụi, khí thải là một phần của quá trình xử lý bụi, khí thải được thiết kế để loại bỏ, giảm thiểu chất ô nhiễm (thông số ô nhiễm) chính một cách hiệu quả. Một công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải bao gồm một hoặc nhiều công đoạn xử lý (được thuyết minh và mô tả trong hồ sơ thiết kế xây dựng, như: công trình, thiết bị hợp khối; thiết bị xử lý đồng bộ, nguyên chiếc; hoặc thiết bị xử lý bụi, SOx, NOx, thiết bị hấp phụ, thiết bị hấp thụ, thiết bị xử lý khác).
1. Cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Mẫu số 01a Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Mẫu số 02a Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bản nhận xét của ủy viên hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; phiếu thẩm định của ủy viên hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; biên bản họp hội đồng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; văn bản thông báo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Mẫu số 01b Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Cấu trúc và nội dung cụ thể của báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua hội đồng:
a) Quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Mẫu số 02a Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản nhận xét của ủy viên hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Phiếu thẩm định của ủy viên hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Thông báo kết quả thẩm định quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua việc lấy ý kiến:
a) Cơ quan thẩm định hoặc cơ quan thường trực thẩm định được ủy quyền gửi văn bản lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia/cán bộ khoa học (sau đây gọi chung là chuyên gia) theo mẫu quy định tại Mẫu số 02b Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến kèm theo hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án quy định tại Mẫu số 06a Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Thông báo kết quả thẩm định quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Dự án áp dụng phương pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có và kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất nếu đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau đây:
a) Theo tiêu chí của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD);
b) Theo tiêu chí đã được Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm tổng hợp Châu Âu (EIPPCB) thuộc Ủy ban Châu Âu (EC) ban hành.
5. Chấp thuận những thay đổi về môi trường đối với các dự án trong quá trình triển khai xây dựng:
a) Cơ quan thường trực thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quyết định danh sách chuyên gia trong số chuyên gia đã tham gia hội đồng thẩm định hoặc chuyên gia được lấy ý kiến khi thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; trường hợp cần thiết lấy ý kiến chuyên gia có chuyên môn phù hợp để xem xét, chấp thuận về môi trường. Văn bản gửi xin ý kiến thẩm định quy định tại Mẫu số 02b Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Quyết định phê duyệt điều chỉnh một số nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Mẫu số 02c Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đối với các thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 15 và khoản 4 Điều 16 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 và khoản 7 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, chủ dự án tự xem xét, quyết định, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thể hiện trong hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
6. Đối với các cơ sở, khu công nghiệp, dự án đã đi vào vận hành có những thay đổi không thuộc trường hợp quy định tại số thứ tự 105 Phụ lục II Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, chủ cơ sở, khu công nghiệp, dự án tự quyết định, không phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
1. Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có trách nhiệm tư vấn cho thủ trưởng cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (sau đây gọi chung là cơ quan thẩm định); chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về kết quả thẩm định.
2. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai giữa các thành viên hội đồng thẩm định, giữa hội đồng thẩm định với cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch theo hình thức tổ chức phiên họp.
3. Phiên họp của hội đồng thẩm định phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có sự tham gia hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến từ 2/3 thành viên hội đồng thẩm định trở lên, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng được ủy quyền (sau đây gọi chung là người chủ trì phiên họp), ủy viên thư ký và ít nhất 01 ủy viên phản biện;
b) Có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch.
4. Các thành viên hội đồng thẩm định vắng mặt có thể gửi bản nhận xét trước phiên họp hội đồng và được coi là ý kiến của thành viên tham dự phiên họp hội đồng nhưng không được tham gia bỏ phiếu.
5. Đại biểu tham gia cuộc họp của hội đồng thẩm định do cơ quan thường trực thẩm định quyết định trong trường hợp cần thiết. Đại biểu tham gia được phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của hội đồng thẩm định, chịu sự điều hành của người chủ trì phiên họp, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có liên quan trực tiếp đến các vấn đề môi trường của chiến lược, quy hoạch nhưng không có đại diện tham gia trong thành phần hội đồng thẩm định:
a) Cơ quan thường trực thẩm định gửi báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đến Sở Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường được lấy ý kiến có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của cơ quan thường trực thẩm định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Nếu sau thời hạn nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường không có văn bản trả lời được coi là đồng ý và chịu trách nhiệm về những nội dung lấy ý kiến có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn;
c) Ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường được đưa ra xem xét, thảo luận tại các cuộc họp của hội đồng thẩm định.
7. Ủy viên thư ký hội đồng thẩm định phải là công chức của cơ quan thường trực thẩm định. Chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng và ủy viên thư ký hội đồng có trách nhiệm ký biên bản họp hội đồng thẩm định theo Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Các ủy viên hội đồng thẩm định và cơ quan được xin ý kiến chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đưa ra đối với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
9. Nguyên tắc đưa ra kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định:
a) Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: khi tất cả thành viên hội đồng thẩm định tham dự phiên họp có phiếu thẩm định thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;
b) Không thông qua: khi có trên 1/3 số thành viên hội đồng tham dự có phiếu thẩm định không thông qua;
c) Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
10. Cơ quan thường trực thẩm định trình thủ trưởng cơ quan thẩm định quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; các văn bản, báo cáo kết quả thẩm định theo quy định.
1. Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây gọi chung là hội đồng thẩm định) có trách nhiệm tư vấn cho thủ trưởng cơ quan thẩm định; chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về kết quả thẩm định.
2. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai giữa các thành viên hội đồng thẩm định, giữa hội đồng thẩm định với chủ dự án theo hình thức tổ chức phiên họp chính thức và các phiên họp chuyên đề do chủ tịch hội đồng quyết định trong trường hợp cần thiết.
3. Phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có sự tham gia (hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến) từ 2/3 số lượng thành viên hội đồng thẩm định trở lên, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng được ủy quyền (sau đây gọi chung là người chủ trì phiên họp), ủy viên thư ký và ít nhất 01 ủy viên phản biện;
b) Có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án;
c) Đã nộp phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Các thành viên hội đồng thẩm định vắng mặt có thể gửi bản nhận xét trước phiên họp chính thức của hội đồng và được coi là ý kiến của thành viên tham dự phiên họp chính thức của hội đồng nhưng không được tham gia bỏ phiếu.
5. Đại biểu tham gia cuộc họp của hội đồng thẩm định do cơ quan thường trực thẩm định quyết định trong trường hợp cần thiết. Đại biểu tham gia được phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của hội đồng thẩm định, chịu sự điều hành của người chủ trì phiên họp, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có liên quan trực tiếp đến các vấn đề môi trường của dự án không có đại diện tham gia trong thành phần hội đồng thẩm định do bộ, cơ quan ngang bộ thành lập:
a) Cơ quan thường trực thẩm định gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường đến Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường được lấy ý kiến có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của cơ quan thường trực thẩm định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Nếu sau thời hạn nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường không có văn bản trả lời được coi là đồng ý và chịu trách nhiệm về những nội dung lấy ý kiến có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn;
c) Ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường được đưa ra xem xét, thảo luận tại các cuộc họp của hội đồng thẩm định.
7. Ủy viên thư ký hội đồng thẩm định phải là công chức của cơ quan thường trực thẩm định. Chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng và ủy viên thư ký hội đồng có trách nhiệm ký biên bản họp hội đồng theo Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Các ủy viên hội đồng thẩm định và cơ quan, tổ chức, chuyên gia được xin ý kiến chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đưa ra đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường và những nội dung công việc được chủ tịch hội đồng phân công trong quá trình thẩm định; được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
9. Nguyên tắc đưa ra kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định:
a) Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: khi tất cả thành viên hội đồng thẩm định tham dự phiên họp có phiếu thẩm định thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;
b) Không thông qua: khi có trên 1/3 số thành viên hội đồng tham dự có phiếu thẩm định không thông qua;
c) Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
1. Đối với trường hợp lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường:
a) Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến là cơ quan, tổ chức có đại diện đã tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, trường hợp cần thiết có thể lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức khác có liên quan với dự án cần thẩm định, nhưng tổng số không quá 04 cơ quan, tổ chức;
b) Chuyên gia được lấy ý kiến là thành viên đã tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, trường hợp cần thiết có thể lấy ý kiến của chuyên gia khác có chuyên môn phù hợp với dự án, nhưng tổng số không quá 03 chuyên gia.
2. Đối với trường hợp dự án nằm trong khu công nghiệp thuộc đối tượng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia có liên quan:
a) Dự án thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ, số lượng cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến không quá 07 người, bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, một số Bộ, ngành có liên quan và một số tổ chức, chuyên gia có chuyên môn phù hợp với dự án;
b) Dự án thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, số lượng cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến không quá 07 người, bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, một số sở, ban, ngành có liên quan và một số tổ chức, chuyên gia có chuyên môn phù hợp với dự án.
3. Đối với trường hợp dự án áp dụng phương pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có và kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất:
a) Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến là cơ quan, tổ chức có liên quan với dự án cần thẩm định, tổng số không quá 04 cơ quan, tổ chức;
b) Chuyên gia được lấy ý kiến phải có chuyên môn phù hợp với dự án, tổng số không quá 03 chuyên gia.
4. Cơ quan thẩm định hoặc cơ quan thường trực thẩm định được ủy quyền gửi văn bản lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này sau khi có quyết định phê duyệt danh sách cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và sau khi chủ dự án đã nộp phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản cho cơ quan lấy ý kiến thẩm định. Nếu sau thời hạn nêu trên, cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến không có văn bản trả lời được coi là đồng ý và chịu trách nhiệm về những nội dung lấy ý kiến có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình (nếu có).
6. Công chức của cơ quan thường trực thẩm định và lãnh đạo của cơ quan thường trực thẩm định có trách nhiệm ký biên bản thẩm định theo Mẫu số 02d Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đưa ra đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường; được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
8. Sau khi kết thúc thời hạn lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia có liên quan, cơ quan thường trực thẩm định có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất kết quả trong biên bản thẩm định trình thủ trưởng cơ quan thẩm định xem xét, quyết định. Kết quả thẩm định được đưa ra trên nguyên tắc:
a) Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: khi tất cả cơ quan, tổ chức, chuyên gia có ý kiến phản hồi thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;
b) Không thông qua: khi có trên 1/3 số cơ quan, tổ chức, chuyên gia có ý kiến phản hồi không thông qua;
c) Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
1. Trình thủ trưởng cơ quan thẩm định các văn bản:
a) Quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và danh sách cơ quan, tổ chức, chuyên gia để lấy ý kiến phản biện trong trường hợp cần thiết theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật bảo vệ môi trường; các văn bản, báo cáo kết quả thẩm định theo quy định;
b) Quyết định phê duyệt danh sách cơ quan, tổ chức, chuyên gia lấy ý kiến trong trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua việc lấy ý kiến và danh sách cơ quan, tổ chức, chuyên gia để lấy ý kiến phản biện trong trường hợp cần thiết theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật bảo vệ môi trường; các văn bản, báo cáo kết quả thẩm định theo quy định.
2. Yêu cầu chủ dự án cung cấp bổ sung các tài liệu và làm rõ các nội dung liên quan trong trường hợp cần thiết.
3. Tổ chức đoàn khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án trong trường hợp cần thiết. Lập biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trong quá trình thẩm định, nếu phát hiện dự án không phù hợp để tiếp tục tiến hành việc thẩm định thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp chủ dự án vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường thì phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường và chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật;
b) Trình cơ quan thẩm định trả lại chủ dự án hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật; hướng dẫn chủ dự án thực hiện các bước tiếp theo về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
5. Chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả của hội đồng thẩm định, kết quả thẩm định thông qua việc lấy ý kiến và ý kiến phản biện của cơ quan, tổ chức, chuyên gia trong trường hợp cần thiết và báo cáo thủ trưởng cơ quan thẩm định kết quả thẩm định trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi kết thúc thẩm định. Báo cáo kết quả thẩm định phải đề xuất theo một trong ba trường hợp sau đây:
a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung. Trong trường hợp này, cơ quan thường trực thẩm định trình kèm theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định tại khoản 11 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;
b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu rõ lý do. Trong trường hợp này, cơ quan thường trực thẩm định trình kèm theo văn bản thông báo kết quả thẩm định quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này gửi chủ dự án để chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải trình theo quy định tại khoản 10 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;
c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường không thông qua và nêu rõ lý do. Trong trường hợp này, cơ quan thường trực thẩm định trình kèm theo văn bản thông báo kết quả thẩm định quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Tổ chức rà soát nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được chủ dự án chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải trình đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều này và đề xuất xử lý theo các trường hợp sau:
a) Trả lại chủ dự án hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nếu chủ dự án chưa chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải trình theo yêu cầu;
b) Trình thủ trưởng cơ quan thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trong trường hợp chủ dự án đã chỉnh sửa, bổ sung, giải trình theo yêu cầu. Trường hợp chủ dự án đã chỉnh sửa, bổ sung, giải trình nhưng một số nội dung chỉnh sửa, bổ sung, giải trình chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, cơ quan thường trực thẩm định trình thủ trưởng cơ quan thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án kèm theo các yêu cầu, điều kiện bảo vệ môi trường bổ sung và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong trường hợp cần thiết. Trường hợp được phê duyệt, chủ dự án có trách nhiệm:
- Hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật;
- Tiếp thu đầy đủ các nội dung, yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường vào dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
7. Trình thủ trưởng cơ quan thẩm định ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh hoặc thay thế quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư này.
8. Công khai thông tin quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường với các nội dung đã được phê duyệt trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thẩm định.
9. Lập dự toán, thanh toán các khoản chi phí cho hoạt động thẩm định.
1. Nội dung hướng dẫn cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
1. Quan trắc đối với công trình xử lý nước thải:
Việc lấy mẫu nước thải để đo đạc, phân tích, đánh giá hiệu suất của từng công đoạn xử lý và đánh giá sự phù hợp của toàn bộ công trình xử lý nước thải bảo đảm phù hợp với TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) về chất lượng nước - lấy mẫu và hướng dẫn lấy mẫu nước thải. Mẫu tổ hợp, tần suất và thông số quan trắc trong kế hoạch quan trắc chất thải quy định tại Mục 7 Mẫu số 9 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP được quy định như sau:
a) Mẫu tổ hợp: một mẫu tổ hợp được lấy theo thời gian gồm 03 mẫu đơn lấy ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa - chiều, chiều - tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất, được trộn đều với nhau;
b) Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý nước thải ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau:
- Tần suất quan trắc nước thải tối thiểu là 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra của từng công đoạn xử lý);
- Thông số quan trắc của tùng công đoạn xử lý là thông số ô nhiễm chính đã được sử dụng để tính toán thiết kế cho từng công đoạn;
- Thông số quan trắc của công trình xử lý nước thải là tổng các thông số ô nhiễm được sử dụng để tính toán thiết kế cho cả công trình xử lý nước thải.
Trường hợp cần thiết, chủ dự án có thể đo đạc, lấy và phân tích thêm một số mẫu đơn đối với nước thải sau xử lý của công trình xử lý chất thải trong giai đoạn này để đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và có giải pháp điều chỉnh, cải thiện, bổ sung công trình xử lý nước thải đó theo hướng tốt hơn;
c) Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải ít nhất là 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh quy định tại điểm b khoản này; trường hợp bất khả kháng không thể đo đạc, lấy và phân tích mẫu liên tiếp được, thì phải thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu sang ngày kế tiếp. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau:
- Tần suất quan trắc nước thải ít nhất là 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn đối với 01 mẫu nước thải đầu vào và ít nhất 07 mẫu đơn nước thải đầu ra trong 07 ngày liên tiếp của công trình xử lý nước thải);
- Thông số quan trắc thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.
2. Quan trắc đối với công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải:
Việc đo đạc, lấy mẫu bụi, khí thải để phân tích, đánh giá hiệu quả cho từng công trình, thiết bị xử lý trong kế hoạch quan trắc chất thải quy định tại Mục 7 Mẫu số 9 Phụ lục VI Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP được quy định như sau:
a) Mẫu tổ hợp được xác định theo một trong hai trường hợp sau:
- Một mẫu tổ hợp được lấy theo phương pháp lấy mẫu liên tục (phương pháp đẳng động lực, đẳng tốc và phương pháp khác theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường) để đo đạc, phân tích các thông số theo quy định;
- Một mẫu tổ hợp được xác định kết quả là giá trị trung bình của 03 kết quả đo đạc của các thiết bị đo nhanh hiện trường (kết quả đo bằng các thiết bị đo hiện số) theo quy định của pháp luật ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa - chiều, chiều - tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất;
b) Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất, hiệu quả của từng công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau:
- Tần suất quan trắc bụi, khí thải tối thiểu là 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào nếu có và mẫu tổ hợp đầu ra);
- Thông số quan trắc là thông số ô nhiễm chính đã được sử dụng để tính toán thiết kế cho từng công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải;
c) Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định các công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải ít nhất là 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh quy định tại điểm b khoản này; trường hợp bất khả kháng không thể đo đạc, lấy và phân tích mẫu liên tiếp được, thì phải thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu sang ngày kế tiếp. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau:
- Tần suất quan trắc bụi, khí thải ít nhất là 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn hoặc mẫu được lấy bằng thiết bị lấy mẫu liên tục trước khi xả, thải ra ngoài môi trường của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải);
- Thông số quan trắc thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.
3. Việc quan trắc, phân định, phân loại chất thải rắn (bao gồm cả bùn thải) là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
4. Trong quá trình vận hành thử nghiệm, chủ dự án, cơ sở phải tổng hợp, đánh giá các số liệu quan trắc chất thải theo 03 bảng quy định tại Mục 2.1.4 Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ- CP gửi cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, kèm theo phiếu kết quả phân tích mẫu chất thải. Trường hợp các công trình xử lý chất thải không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, chủ dự án phải thực hiện các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và các yêu cầu sau:
a) Có văn bản thông báo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm 30 ngày, nêu rõ lý do các công trình xử lý chất thải không đáp ứng yêu cầu và thực hiện ngay phương án cải thiện, bổ sung;
b) Lập kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải để vận hành lại. Trình tự, thủ tục, thời gian vận hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải được thực hiện như vận hành thử nghiệm lần đầu.
5. Đối với dự án, cơ sở đã có thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, chủ dự án, cơ sở chỉ thực hiện quan trắc chất thải theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh đã có văn bản thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải. Nội dung quan trắc chất thải phải được thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trước khi thực hiện.
Kết quả quan trắc chất thải tại khoản này được tổng hợp vào 02 bảng: kết quả đánh giá sự phù hợp của toàn bộ hệ thống xử lý chất thải và kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý chất thải thông qua số liệu quan trắc chất thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt) theo quy định tại Mục 2.1.4 Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và gửi cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh làm căn cứ thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo quy định.
Khuyến khích các dự án, cơ sở thực hiện quan trắc chất thải theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.
6. Tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ dự án, cơ sở đối với kết quả quan trắc chất thải trong giai đoạn vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở.
7. Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 6 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;
b) Việc kiểm tra các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành quy định tại điểm a khoản 6 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP được thực hiện như sau:
- Kiểm tra hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, gồm: bản vẽ hoàn công công trình xử lý chất thải theo quy định của nháp luật về xây dựng, bảo đảm phù hợp với phương án công nghệ hoặc phương án thiết kế cơ sở của công trình xử lý chất thải đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; các biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình xử lý chất thải trước khi đưa vào sử dụng. Đối với công trình xử lý hợp khối, thiết bị xử lý đồng bộ, nguyên chiếc nhập khẩu phải kèm theo chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng (CO/CQ) của công trình, thiết bị đó; hồ sơ lắp đặt hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục, kèm theo CO/CQ của từng thiết bị nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hồ sơ quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở;
- Cử cán bộ, công chức kiểm tra thực tế (có hoặc không có) các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành, trường hợp cần thiết thành lập đoàn kiểm tra với thành phần gồm: đại diện cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh và đơn vị thực hiện quan trắc môi trường có đủ năng lực để thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu đối chứng trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải. Quyết định cử cán bộ kiểm tra thực tế hoặc thành lập đoàn kiểm tra công trình xử lý chất thải đã hoàn thành để vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản kiểm tra công trình xử lý chất thải đã hoàn thành để vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh không yêu cầu chủ dự án cung cấp thêm tài liệu hoặc kiểm tra ngoài phạm vi quy định tại điểm này;
c) Căn cứ kế hoạch quan trắc chất thải đã lập trong kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh tiến hành kiểm tra đột xuất ít nhất là 01 lần trong giai đoạn vận hành thử nghiệm quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều này để đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu chất thải (lấy mẫu đơn) để đối chứng với kết quả quan trắc chất thải của dự án, cơ sở và xem xét, đánh giá theo quy định. Thông số quan trắc thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải;
d) Căn cứ văn bản thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để chủ dự án vận hành thử nghiệm, kết quả quan trắc chất thải của chủ dự án gửi đến và kết quả đo đạc, phân tích mẫu chất thải đối chứng, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có văn bản thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, đánh giá của mình, trong đó đánh giá cụ thể: đã đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện (nêu rõ lý do chưa đủ điều kiện) để được kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Văn bản thông báo của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh không có giá trị bắt buộc chủ dự án phải thực hiện (chủ dự án có thể tiếp thu hoặc giải trình), được xem xét, đánh giá như một ý kiến độc lập khi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tổ chức kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án;
đ) Kinh phí đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đối chứng với kết quả quan trắc của dự án được lấy từ nguồn chi sự nghiệp môi trường của địa phương.
1. Thủ trưởng cơ quan thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, cơ sở hoặc cơ quan được ủy quyền ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra theo Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Thành phần đoàn kiểm tra gồm: trưởng đoàn, phó trưởng đoàn trong trường hợp cần thiết, các thành viên, chuyên gia, đơn vị quan trắc môi trường (nếu có) và thư ký.
Trưởng đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường đã hoàn thành của dự án, cơ sở.
2. Bản nhận xét, đánh giá của thành viên đoàn kiểm tra việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án, cơ sở quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Biên bản kiểm tra việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án, cơ sở được lập theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản kiểm tra phải được trưởng đoàn kiểm tra hoặc phó trưởng đoàn kiểm tra được trưởng đoàn kiểm tra phân công, ủy quyền, thư ký đoàn kiểm tra và đại diện có thẩm quyền của chủ dự án, cơ sở ký vào từng trang hoặc đóng dấu giáp lai của chủ dự án, cơ sở; ký và ghi rõ họ tên, chức danh ở trang cuối cùng của biên bản trong ngày kết thúc việc kiểm tra.
Biên bản kiểm tra được gửi cho: chủ dự án, cơ sở; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh (nếu dự án, cơ sở do bộ, cơ quan ngang bộ thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường); thủ trưởng cơ quan thành lập đoàn kiểm tra, cơ quan thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và lưu đoàn kiểm tra.
4. Kết quả kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường được nêu rõ trong biên bản kiểm tra và được đánh giá theo một trong các trường hợp sau:
a) Không cần thực hiện quan trắc chất thải và công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở đủ điều kiện để được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định, khi đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường sau:
- Văn bản thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh đánh giá đủ điều kiện để kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (trong đó, kết quả quan trắc chất thải của chủ dự án, cơ sở và kết quả quan trắc chất thải đối chứng đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải);
- Công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở bảo đảm phù hợp hoặc tốt hơn với phương án công nghệ hoặc phương án thiết kế cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường của chủ dự án, cơ sở đầy đủ, hợp lệ theo mẫu quy định;
b) Đủ điều kiện để xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở nhưng phải thực hiện quan trắc chất thải bổ sung khi:
- Văn bản thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh đánh giá chưa đủ điều kiện để kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (kết quả quan trắc chất thải đối chứng chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải tại thời điểm kiểm tra, giám sát quá trình vận hành thử nghiệm);
- Công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở bảo đảm phù hợp hoặc tốt hơn với phương án công nghệ hoặc phương án thiết kế cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Tiến hành đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải bổ sung của dự án, cơ sở. Biên bản lấy mẫu của đơn vị quan trắc môi trường phải có chữ ký của đại diện đoàn kiểm tra, đại diện có thẩm quyền của dự án, cơ sở và đơn vị quan trắc;
- Hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường của chủ dự án, cơ sở cần phải chỉnh sửa, bổ sung trong thời gian phân tích mẫu chất thải;
c) Không đủ điều kiện để xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở khi không đáp ứng quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
5. Việc quan trắc chất thải sau xử lý của đoàn kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thực hiện tối thiểu 01 lần (lấy mẫu đơn) đối với các công trình xử lý chất thải được chủ dự án, cơ sở đề nghị xác nhận, không quan trắc chất thải đối với các công trình xử lý chất thải đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận. Trường hợp dự án, cơ sở có nhiều công trình xử lý bụi, khí thải tương đồng về thông số ô nhiễm đặc trưng được xử lý, công nghệ, thiết bị xử lý thì đoàn kiểm tra lựa chọn 01 công trình có công suất xử lý lớn nhất để quan trắc, đánh giá hiệu quả xử lý cho các công trình xử lý bụi, khí thải tương đồng này.
6. Trưởng đoàn kiểm tra, cơ quan được giao kiểm tra việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kết quả kiểm tra và thực hiện các nội dung sau:
a) Trình cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, cơ sở cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trong trường hợp hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường và các công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở đã đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều này. Việc cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phải hoàn thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật bảo vệ môi trường;
b) Cơ quan được giao kiểm tra có văn bản thông báo kết quả kiểm tra trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở trong trường hợp phải đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải bổ sung và các nội dung khác thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
Trường hợp kết quả quan trắc chất thải bổ sung đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường đã đảm bảo theo quy định, việc xem xét, cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phải hoàn thành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật bảo vệ môi trường. Trường hợp không đảm bảo các điều kiện này, cơ quan được giao kiểm tra việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở có văn bản thông báo trả hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường gửi chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do;
c) Cơ quan được giao kiểm tra có văn bản thông báo gửi chủ dự án, cơ sở về việc trả hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường trong trường hợp không đáp ứng quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này. Nội dung văn bản thông báo phải nêu rõ các tồn tại của hồ sơ, các công trình bảo vệ môi trường cần khắc phục (nếu có) và trách nhiệm của chủ dự án, cơ sở phải thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;
d) Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của toàn bộ dự án, cơ sở được tích hợp thành một giấy xác nhận (nếu có) trong trường hợp dự án, cơ sở đã có giấy xác nhận hoàn thành đối với từng hạng mục công trình bảo vệ môi trường độc lập hoặc giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo từng giai đoạn.
7. Trưởng đoàn kiểm tra, cơ quan được giao kiểm tra việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở cử cán bộ, công chức có tên trong quyết định thành lập đoàn kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này kiểm tra thực tế việc chủ dự án, cơ sở đã khắc phục các tồn tại của công trình bảo vệ môi trường trong thời hạn 05 ngày kê từ ngày nhận được báo cáo đã khắc phục của chủ dự án. Biên bản kiểm tra thực hiện theo Mẫu số 06 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Các loại công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải (sau đây gọi là công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố) phải đảm bảo kiên cố, chống thấm, chống rò rỉ nước thải ra ngoài môi trường theo tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế về xây dựng hoặc tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Trường hợp công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố là hồ sự cố kết hợp hồ sinh học thì phải thiết kế là công đoạn cuối cùng của hệ thống xử lý nước thải. Hồ sự cố kết hợp hồ sinh học ngoài chức năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải, còn có khả năng ổn định, xử lý sinh học tự nhiên các thông số ô nhiễm có trong nước thải trước khi xả ra ngoài môi trường.
2. Trường hợp chủ dự án, cơ sở, khu công nghiệp lựa chọn việc thực hiện công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố theo các giải pháp kỹ thuật tại khoản 6 Điều 37 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 19 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, thì công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường như sau:
a) Có khả năng lưu chứa nước thải phù hợp với công suất của hệ thống xử lý nước thải;
b) Có kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành của chủ dự án, cơ sở, khu công nghiệp;
c) Hồ sự cố kết hợp hồ sinh học phải có công trình, thiết bị để thu hồi nước thải bảo đảm không xả ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố. Hồ sự cố kết hợp hồ sinh học phải có biện pháp để phòng ngừa việc tái ô nhiễm nước thải phát sinh ngoài chú ý trong quá trình vận hành hệ thống hồ;
d) Trường hợp dự án, cơ sở, khu công nghiệp có nhiều hệ thống xử lý nước thải thì có thể thiết kế, sử dụng chung trên cơ sở có thiết kế phù hợp và có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố chung;
đ) Không sử dụng chung hồ sự cố với các công trình điều hòa, thu gom hoặc thoát nước mưa tại dự án, cơ sở, khu công nghiệp.
3. Ngoài các giải pháp kỹ thuật quy định tại khoản 6 Điều 37 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 19 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, chủ dự án, cơ sở, khu công nghiệp căn cứ vào đặc điểm, tải lượng dòng thải của dự án, cơ sở, khu công nghiệp có thể đề xuất với cơ quan có thẩm quyền giải pháp kỹ thuật khác để thực hiện công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố; đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của chủ dự án, cơ sở, khu công nghiệp.
1. Việc kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với dự án vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 56b Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 30 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
2. Việc quan trắc chất thải trong quá trình vận hành các công trình xử lý chất thải của dự án sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 10 Thông tư này.
3. Mẫu văn bản kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được quy định như sau:
a) Quyết định cử cán bộ kiểm tra thực tế hoặc thành lập đoàn kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với dự án vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Biên bản kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với dự án vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải được quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Việc kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 56b Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 30 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
2. Việc quan trắc chất thải trong quy trình kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với dự án vận hành thử nghiệm được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Thông tư này.
3. Mẫu kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được quy định như sau:
a) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản nhận xét, đánh giá của thành viên đoàn kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất tại Mẫu số 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Biên bản kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất tại Mẫu số 05 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Biên bản kiểm tra việc khắc phục các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất tại Mẫu số 06 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Quyết định thành đoàn đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất tại Mẫu số 07 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản nhận xét, đánh giá của thành viên đoàn đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất tại Mẫu số 08 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Biên bản đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu tại Mẫu số 09 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Quyết định chứng nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất được quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký chỉ định tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại Điều 18d Nghị định số 132/2008/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
2. Đánh giá, kiểm tra năng lực thực tế tại tổ chức:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập đoàn đánh giá;
b) Nội dung đánh giá, kiểm tra: Đoàn đánh giá có trách nhiệm đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất gồm các nội dung sau: hồ sơ pháp lý của tổ chức đăng ký; số lượng, năng lực giám định viên; máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động giám định phế liệu nhập khẩu; các quy trình nội bộ được ban hành phục vụ quá trình giám định phế liệu nhập khẩu; sự tuân thủ quy định pháp luật, các quy trình nội bộ của tổ chức đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực đăng ký chỉ định giám định phế liệu nhập khẩu và các quy định tại Điều 18a, 18b Nghị định số 132/2008/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thành lập đoàn đánh giá, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá thực tế;
d) Kết quả thẩm định hồ sơ, đánh giá, kiểm tra tại tổ chức đăng ký tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất là căn cứ để Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định chỉ định tổ chức tham gia đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
1. Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ, kết quả đánh giá thực tế năng lực đánh giá sự phù hợp quy chuẩn của phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất của tổ chức đăng ký, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, ban hành Quyết định chứng nhận năng lực tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện để được chứng nhận tham gia đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi tổ chức đăng ký theo quy định tại Điều 18d Nghị định số 132/2008/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
Tổng cục Môi trường công bố Danh mục sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng nhận nhãn sinh thái "Nhãn xanh Việt Nam" trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc ký và công bố các nội dung thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng nhận sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường với các tổ chức chứng nhận nhãn sinh thái trong nước và ngoài nước.
1. Các tiêu chí lựa chọn công nghệ trong công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
a) Về công nghệ:
- Nguồn gốc, xuất xứ của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ; sơ đồ công nghệ; ưu tiên công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và phù hợp với điều kiện Việt Nam;
- Mức độ cơ khí hóa, tự động hóa; khả năng mở rộng, nâng công suất;
- Mức độ tiên tiến, ưu việt của công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Công nghệ thuộc Danh mục công nghệ (khuyến khích chuyển giao, hạn chế chuyển giao hoặc cấm chuyển giao) theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
- Mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ so với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;
- Khả năng xử lý chất thải rắn sinh hoạt có đặc tính khác nhau;
- Tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công nghệ trong xử lý các chất thải thành phần, khả năng sử dụng, thay thế các loại linh kiện, phụ tùng trong nước, tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ, thiết bị;
- Mức độ đơn giản trong việc vận hành hoạt động của công nghệ xử lý, tuổi thọ, độ bền của công nghệ, thiết bị;
- Khả năng, mức độ kết hợp các công nghệ cùng xử lý chất thải rắn sinh hoạt: đốt, ủ, chôn lấp;
b) Về môi trường và xã hội:
- Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với khí thải, nước thải phát sinh trong quá trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
- Tiết kiệm diện tích đất sử dụng, mức độ mỹ học và cảm quan của hệ thống công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
- Khả năng sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu tại địa phương, trong nước và ít gây ô nhiễm môi trường;
- Mức độ sơ chế chất thải rắn sinh hoạt trước khi xử lý;
- Mức độ thu hồi các thành phần có giá trị từ chất thải rắn sinh hoạt;
- Mức độ thu hồi năng lượng trong quá trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
- Khả năng tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt hoặc tạo ra các sản phẩm có ích sau xử lý;
- Mức độ ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái, con người trong quá trình vận hành hoạt động của công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt và sản phẩm sau khi xử lý;
- Mức độ rủi ro đối với môi trường và khả năng phòng ngừa, khắc phục khi xảy ra sự cố kỹ thuật;
- Khả năng thích ứng, phù hợp và nhân rộng của công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng, miền, địa phương;
- Khả năng và mức độ đào tạo, tham gia của lao động địa phương trong giai đoạn xây dựng và vận hành công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
c) Về kinh tế:
- Chi phí xử lý phù hợp với khả năng chi trả của địa phương hoặc không vượt quá mức chi phí xử lý được cơ quan có thẩm quyền công bố;
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động tái chế chất thải rắn sinh hoạt;
- Tiềm năng và giá trị kinh tế mang lại từ việc tái sử dụng chất thải, năng lượng và các sản phẩm có ích được tạo ra sau xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
- Nhu cầu thị trường; tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sau khi xử lý được áp dụng;
- Tính phù hợp với mục tiêu và yêu cầu, đối tượng xử lý chất thải rắn sinh hoạt của dự án đầu tư;
- Tính phù hợp trong chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị; chi phí vận hành (tính theo đơn vị xử lý chất thải m3/ tấn); chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
2. Thẩm định, đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt khuyến khích áp dụng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ;
b) Đối với các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt hoặc dự án có hạng mục xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thực hiện thẩm định, đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định về thẩm định công nghệ dự án đầu tư của pháp luật về chuyển giao công nghệ và pháp luật liên quan.
3. Công bố công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
a) Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau khi được thẩm định, có ý kiến đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ và đã được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật được lập thành danh mục;
b) Cơ quan kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường sau khi cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong dự án về Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Trên cơ sở kết quả xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và cập nhật danh mục công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Lượng chất thải rắn sinh hoạt đã được chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đạt được dung tích lớn nhất theo khả năng tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chủ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không có khả năng tiếp tục vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và không có khả năng chuyển giao việc vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
c) Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trước 10 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu tiến hành đóng bãi chôn lấp, chủ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải gửi thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát.
3. Trình tự đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt:
a) Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cần có lớp đất phủ trên cùng có hàm lượng sét hoặc lớp vải nhựa HDPE hoặc chất liệu tương đương lớn hơn 30%, đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận, chiều dày lớn hơn hoặc bằng 60 cm. Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dần từ 3% đến 5%, luôn đảm bảo thoát nước tốt và không trượt lở, sụt lún, sau đó cần tiến hành các hoạt động sau:
- Phủ lớp đệm bằng đất có thành phần phổ biến là cát dày từ 50 cm đến 60 cm;
- Phủ lớp đất trồng (lớp đất thổ nhưỡng) dày từ 20 cm đến 30 cm;
- Trồng cỏ và cây xanh;
b) Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có nhiều ô chôn lấp phải tiến hành đóng từng ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo trình tự nêu tại điểm a khoản này;
c) Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chủ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về hiện trạng của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. Báo cáo bao gồm các nội dung sau:
- Tình trạng hoạt động, hiệu quả và khả năng vận hành của tất cả các công trình trong bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: hệ thống chống thấm của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, hệ thống quản lý nước mặt, nước ngầm, hệ thống thu gom khí thải, hệ thống giám sát chất lượng nước ngầm và các công trình bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật hiện hành (nếu có);
- Kết quả quan trắc chất lượng nước thải, chất lượng nước ngầm và khí thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ra môi trường;
- Báo cáo việc phục hồi môi trường, cải thiện cảnh quan khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong những năm tiếp theo;
- Lập bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
- Việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được xác nhận là hoàn thành khi các thành phần môi trường do hoạt động chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép;
d) Sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, tiếp tục không cho phép người và súc vật ra, vào tự do, đặc biệt trên đỉnh bãi nơi tập trung khí gas. Phải có các biển báo, chỉ dẫn an toàn trong bãi chôn lấp.
1. Khi quy hoạch sử dụng và thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải tính đến khả năng tái sử dụng mặt bằng chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đóng cửa.
2. Để tái sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chủ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải tiến hành khảo sát, đánh giá các yếu tố môi trường có liên quan, nếu đảm bảo mới tiến hành tái sử dụng.
3. Trong suốt thời gian chờ tái sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chủ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải tiếp tục tiến hành việc xử lý nước rỉ rác, khí thải theo quy định.
4. Sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chủ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có các trách nhiệm sau:
a) Tiến hành theo dõi sự biến động của môi trường tại các trạm quan trắc;
b) Thành lập lại bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
c) Báo cáo đầy đủ về quy trình hoạt động của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, đề xuất các biện pháp tích cực kiểm soát môi trường trong những năm tiếp theo.
5. Làm thủ tục bàn giao cho các cơ quan và đơn vị có thẩm quyền tiếp tục quản lý, sử dụng lại mặt bằng của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
6. Khi tái sử dụng, chủ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải tiến hành kiểm tra chặt chẽ các lỗ khoan thu hồi khí gas. Khi áp suất của các lỗ khoan khí không còn chênh lệch với áp suất khí quyển và nồng độ khí gas không lớn hơn 5% mới được phép san ủi lại.
1. Các điểm quan trắc chất lượng nước sông, hồ, kênh, rạch phải có tính đại diện để đánh giá được hiện trạng và diễn biến chất lượng nước theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định 19/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
2. Các kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước sông, hồ, kênh, rạch được sử dụng để tính toán chỉ số chất lượng môi trường nước đối với từng điểm quan trắc theo hướng dẫn kỹ thuật của Tổng cục Môi trường.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia đối với sông, hồ liên tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chủ trì thực hiện chương trình quan trắc môi trường của địa phương đối với các sông, hồ, ao, kênh, rạch trên địa bàn quản lý, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Chỉ số chất lượng nước phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
1. Chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại II trở lên, khu dân cư tập trung, khu vực có khu công nghiệp, làng nghề, khu vực có nhiều nguồn khí thải, có nguồn khí thải lớn phải được quan trắc các thông số theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng không khí tại các điểm quan trắc có tính đại diện để đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường không khí.
2. Các kết quả quan trắc môi trường không khí được sử dụng để tính toán chỉ số chất lượng không khí đối với những khu vực quy định tại khoản 1 Điều này theo hướng dẫn kỹ thuật của Tổng cục Môi trường.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện việc quan trắc, đánh giá hiện trạng chất lượng không khí theo chương trình quan trắc môi trường quốc gia.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì thực hiện việc quan trắc, đánh giá hiện trạng chất lượng không khí đối với khu vực theo quy định tại khoản 1 Điều này trên địa bàn quản lý theo chương trình quan trắc của địa phương.
5. Chỉ số chất lượng không khí phải được đăng tải trên cổng thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
1. Việc điều tra, đánh giá sơ bộ nhằm xác định khu vực có khả năng bị ô nhiễm bởi chất gây ô nhiễm tồn lưu có hàm lượng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và nguyên nhân, đối tượng gây ra ô nhiễm môi trường.
2. Nội dung điều tra, đánh giá sơ bộ bao gồm:
a) Tổng hợp, rà soát các tài liệu liên quan đến khu vực có khả năng bị ô nhiễm;
b) Khảo sát hiện trường khu vực có khả năng bị ô nhiễm;
c) Tiến hành lấy mẫu, phân tích mẫu để xác định chất ô nhiễm tồn lưu, nguồn ô nhiễm tồn lưu và sơ bộ đánh giá mức độ ô nhiễm;
d) Lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ.
3. Quy trình điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực có khả năng bị ô nhiễm được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Căn cứ kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ, tiến hành các hoạt động sau:
a) Trường hợp phát hiện chất gây ô nhiễm có hàm lượng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng xử lý thì tiến hành công bố thông tin và điều tra, đánh giá chi tiết theo quy định tại Điều 26 Thông tư này;
b) Trường hợp không phát hiện chất gây ô nhiễm có hàm lượng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng xử lý thì tiến hành công bố khu vực không bị ô nhiễm.
5. Trách nhiệm thực hiện điều tra, đánh giá sơ bộ:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ đối với các khu vực quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP bị ô nhiễm liên tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
1. Việc điều tra, đánh giá chi tiết khu vực bị ô nhiễm nhằm xác định rõ các chất ô nhiễm tồn lưu; nguồn ô nhiễm tồn lưu; mức độ, quy mô, phạm vi ô nhiễm; phân loại khu vực bị ô nhiễm.
2. Việc điều tra, đánh giá chi tiết bao gồm các nội dung:
a) Lập kế hoạch chi tiết khảo sát thực tế hiện trường;
b) Điều tra, khảo sát, lấy mẫu chi tiết tại hiện trường; thực hiện phân tích, đánh giá xác định chất gây ô nhiễm tồn lưu, mức độ ô nhiễm, quy mô, phạm vi ô nhiễm;
c) Xây dựng bản đồ khu vực bị ô nhiễm (chất gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, phạm vi ô nhiễm);
d) Lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chi tiết khu vực bị ô nhiễm.
3. Quy trình điều tra, đánh giá chi tiết khu vực bị ô nhiễm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Kết quả điều tra, đánh giá chi tiết là căn cứ để xác định trách nhiệm cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm; phân loại mức độ ô nhiễm của khu vực bị ô nhiễm.
5. Trách nhiệm thực điều tra, đánh giá chi tiết:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra, đánh giá chi tiết đối với các khu vực đã tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ theo trách nhiệm của mình nhưng không xác định được đối tượng gây ô nhiễm;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá chi tiết khu vực đã tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ theo trách nhiệm của mình nhưng không xác định được đối tượng gây ô nhiễm;
c) Tổ chức, cá nhân được xác định là đối tượng gây ô nhiễm có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá chi tiết khu vực bị ô nhiễm theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Các khu vực bị ô nhiễm được phân loại theo 03 mức độ ô nhiễm sau:
a) Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ thấp là khu vực có tổng điểm trong số của các tiêu chí dưới 50 điểm;
b) Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ trung bình là khu vực có tổng điểm trong số của các tiêu chí từ 50 điểm đến 75 điểm;
c) Ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ cao là khu vực có tổng điểm trong số của các tiêu chí trên 75 điểm.
2. Việc đánh giá theo thang điểm được thực hiện theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Kết quả phân loại mức độ ô nhiễm là căn cứ để thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực không xác định đối tượng gây ô nhiễm môi trường đất, cụ thể như sau:
a) Đối với khu vực bị ô nhiễm ở mức độ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Thông tư này, thực hiện kiểm soát khu vực bị ô nhiễm quy định tại Điều 29 Thông tư này;
b) Đối với khu vực bị ô nhiễm ở mức độ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Thông tư này, thực hiện kiểm soát khu vực bị ô nhiễm quy định tại Điều 29 Thông tư này; lập và thực hiện kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường của các khu vực này theo nội dung quy định tại Điều 30 Thông tư này phù hợp với điều kiện bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước;
c) Đối với khu vực bị ô nhiễm ở mức độ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 27 Thông tư này, thực hiện ngay việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường theo quy định tại Điều 30 Thông tư này.
2. Đối với khu vực đã xác định được đối tượng gây ô nhiễm môi trường đất, đối tượng gây ô nhiễm có trách nhiệm thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường theo quy định tại Điều 30 Thông tư này.
3. Việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Nội dung kiểm soát khu vực bị ô nhiễm môi trường đất bao gồm:
a) Thông báo công khai, cảnh báo và duy trì cảnh báo khu vực bị ô nhiễm;
b) Hạn chế các hoạt động trên khu vực nhằm ngăn ngừa các chất gây ô nhiễm lan truyền và tác động trực tiếp đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng;
c) Truyền thông, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân liên quan, cộng đồng sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm;
d) Theo dõi, quan trắc định kỳ chất lượng môi trường tại khu vực bị ô nhiễm và môi trường xung quanh; công bố thông tin về chất lượng môi trường.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện kiểm soát khu vực bị ô nhiễm thuộc địa bàn quản lý.
1. Việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm căn cứ vào phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường.
2. Nội dung chính của phương án bao gồm:
a) Thông tin chung về khu vực bị ô nhiễm;
b) Kết quả điều tra và đánh giá mức độ ô nhiễm của khu vực bị ô nhiễm;
c) Lựa chọn phương thức xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định;
d) Biện pháp kỹ thuật, công nghệ giảm thiểu hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm tồn lưu tại khu vực bị ô nhiễm; Bảng so sánh các biện pháp kỹ thuật, kèm theo các phân tích để lựa chọn phương án tối ưu;
đ) Giám sát, kiểm soát trong và sau xử lý;
e) Lộ trình và kế hoạch thực hiện phương án xử lý ô nhiễm.
Nội dung chi tiết của phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường được quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trách nhiệm lập phương án xử lý ô nhiễm: Chủ dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực ô nhiễm có trách nhiệm lập phương án xử lý ô nhiễm, cụ thể:
a) Đối với các dự án thuộc trách nhiệm xử lý của Nhà nước: Chủ dự án lập và trình phê duyệt dự án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Trường hợp dự án thuộc đối tượng được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, cơ quan phê duyệt dự án phải gửi hồ sơ dự án tới Bộ Tài nguyên và Môi trường để có ý kiến trước khi phê duyệt;
b) Đối với các dự án thuộc trách nhiệm xử lý của tổ chức, cá nhân: Tổ chức, cá nhân gửi phương án xử lý ô nhiễm tới Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo trách nhiệm thực hiện điều tra, đánh giá sơ bộ quy định tại khoản 5 Điều 25 Thông tư này để kiểm tra việc thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Điều tra, đánh giá, tổng hợp và công bố danh mục các khu vực bị ô nhiễm thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường; xây dựng, cập nhật và vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu các khu vực bị ô nhiễm trên phạm vi cả nước.
2. Xây dựng và ban hành các hướng dẫn kỹ thuật cải tạo và phục hồi môi trường đối với từng loại hình khu vực bị ô nhiễm.
3. Tổ chức kiểm tra công tác xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất theo quy định của pháp luật.
1. Lập, cập nhật và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường danh mục các khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh; khu vực có khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, kho chứa hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, bãi chôn lấp chất thải, làng nghề đã đóng cửa hoặc di dời; khu vực khai thác khoáng sản độc hại đã kết thúc khai thác; vùng canh tác nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất trên địa bàn.
2. Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ và điều tra, đánh giá chi tiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cập nhật thông tin về các khu vực bị ô nhiễm vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu các khu vực bị ô nhiễm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Tổ chức cá nhân được xác định là đối tượng gây ra ô nhiễm môi trường có trách nhiệm điều tra, đánh giá chi tiết và lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, theo dõi, giám sát.
2. Tổ chức thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường theo phương án quy định tại khoản 1 Điều này và báo cáo kết quả cho Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Việc đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
2. Tổ chức đề nghị đăng ký hoạt động thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực môi trường và đăng ký chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường có thể lựa chọn thực hiện thủ tục hành chính cấp Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực môi trường và Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định về liên thông thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
1. Tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phải lập hồ sơ bản giấy hoặc bản điện tử để lưu trữ và theo dõi riêng đối với hoạt động quan trắc môi trường mà tổ chức thực hiện để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.
Các hồ sơ liên quan tới hoạt động quan trắc môi trường của tổ chức bao gồm: sổ theo dõi hóa chất; các phiếu trả kết quả; hồ sơ quản lý sử dụng thiết bị quan trắc môi trường, sổ hoặc hệ thống theo dõi giao nhận mẫu phòng thí nghiệm, hồ sơ về bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường, trong quản lý dữ liệu theo quy định tại Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường, biên bản thanh lý và các hình thức giao kết khác với khách hàng theo quy định của pháp luật về dân sự và các tài liệu liên quan khác.
2. Khi tham gia cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường, trường hợp tổ chức ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với khách hàng thì các hợp đồng phải có ký hiệu riêng của tổ chức để nhận biết, ghi rõ ngày, tháng, năm của hợp đồng. Trong ký hiệu riêng của tổ chức phải có đánh số thứ tự. Số thứ tự được ký hiệu bắt đầu từ thời điểm ký hợp đồng đầu tiên của năm dương lịch và kết thúc tại hợp đồng cuối cùng của năm, đảm bảo đúng trình tự thời gian ký kết hợp đồng.
3. Trả kết quả cho khách hàng thông qua phiếu kết quả quan trắc được người có thẩm quyền của tổ chức ký, đóng dấu. Phiếu kết quả quan trắc được thiết kế thành mẫu riêng, trong đó phải thể hiện được những thông tin sau:
- Tên của tổ chức;
- Tên khách hàng trả phiếu;
- Số giấy chứng nhận Vimcerts đã được cấp;
- Ngày, tháng, năm xuất phiếu;
- Ký hiệu của phiếu: Trong ký hiệu phải có đánh số thứ tự theo năm và số năm. Số thứ tự được ký hiệu bắt đầu từ thời điểm xuất phiếu đầu tiên của năm dương lịch và kết thúc tại phiếu xuất cuối cùng của năm, đảm bảo đúng trình tự thời gian xuất phiếu. Tổ chức có thể bổ sung thêm các bộ ký hiệu riêng trong phần ký hiệu của phiếu để phục vụ việc phân loại, quản lý nội bộ trong tổ chức nhưng phải đảm bảo quy tắc đánh số thứ tự các phiếu theo đúng trình tự thời gian xuất phiếu.
- Kết quả phân tích: thông số, phương pháp sử dụng, kết quả đo và quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc thông số kỹ thuật đối chiếu (nếu có).
- Trường hợp thuê tổ chức khác thực hiện quan trắc đối với thông số mà mình không được chứng nhận thì phải ghi chú rõ tên đơn vị thực hiện kèm theo phiếu phân tích do đơn vị quan trắc đó cung cấp.
Tổ chức phải có sổ hoặc hệ thống theo dõi các phiếu kết quả quan trắc trả cho khách hàng được xuất ra, trong đó tối thiểu phải có các thông tin: ký hiệu phiếu (có bao gồm số thứ tự phiếu); ngày, tháng, năm xuất phiếu và tên khách hàng trả phiếu.
4. Trường hợp tổ chức tự thực hiện việc quan trắc môi trường để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của tổ chức, thực hiện việc quan trắc để theo dõi nội bộ mà không ký kết hợp đồng và không xuất phiếu kết quả quan trắc cho một bên thứ hai thì không bắt buộc phải áp dụng các quy định tại các khoản 1, 2, và 3 Điều này.
1. Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, trừ đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này, có trách nhiệm sau:
a) Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Lưu giữ các tài liệu liên quan đến báo cáo để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện công tác thanh, kiểm tra;
c) Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) được gửi tới các cơ quan quản lý trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo. Báo cáo lần đầu được gửi trước ngày 31 tháng 01 năm 2021.
d) Gửi báo cáo tới các cơ quan như sau:
- Cơ quan đã phê duyệt, xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ về môi trường tương đương của dự án, cơ sở;
- Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi dự án, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ);
2. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp thực hiện chế độ báo cáo theo quy định về bảo vệ môi trường khu công nghiệp.
1. Hồ sơ đã được tiếp nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ có yêu cầu thực hiện theo quy định của Thông tư này.
2. Trường hợp cơ sở khai thác khoáng sản đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường nhưng chưa có phương án cải tạo, phục hồi môi trường là một phần trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường xem xét, phê duyệt theo đề nghị của chủ dự án, cơ sở theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định 19/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Thông tư này tại địa phương.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2020.
2. Thông tư này bãi bỏ: điểm a khoản 2 Điều 12, khoản 2 Điều 18, khoản 2 Điều 21, Điều 25 và Điều 26 của Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Phụ lục 3 của Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản;
3. Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản, Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
4. Các điều khoản quy định về báo cáo định kỳ (bao gồm báo cáo quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu, kết quả giám sát và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản) của cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ tại các văn bản quy định trước đây được thực hiện theo quy định tại Thông tư này kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành.
5. Các báo cáo về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu quy định tại Mục III Phụ lục Nghị định 40/2019/NĐ-CP được lồng ghép trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường quy định tại Thông tư này.
6. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 25/2019/TT-BTNMT |
Hanoi, December 31, 2019 |
ELABORATING SOME ARTICLES OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 40/2019/ND-CP DATED MAY 13, 2019 ON AMENDMENTS TO DECREES ON GUIDELINES FOR THE LAW ON ENVIRONMENTAL PROTECTION AND PROVIDING FOR MANAGEMENT OF ENVIRONMENTAL MONITORING SERVICES
Pursuant to the Law on Environmental Protection dated June 23, 2014;
Pursuant to the Government’s Decree No. 36/2017/ND-CP dated April 04, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment;
Pursuant to the Government’s Decree No. 40/2019/ND-CP dated May 13, 2019 on amendments to Decrees on guidelines for the Law on Environmental Protection;
Pursuant to the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP dated May 15, 2018 on amendments and supplements to a number of Articles of Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008, detailing the implementation of a number of Articles of the Law on Products and Goods Quality;
Pursuant to the Government’s Decree No. 36/2017/ND-CP dated July 11, 2016 prescribing conditions for provision of conformity assessment services;
Pursuant to the Government’s Decree No. 38/2015/ND-CP dated April 24, 2015 on management of waste and discarded materials;
Pursuant to the Government’s Decree No. 19/2015/ND-CP dated February 14, 2015 detailing the implementation of a number of Articles of the Law on Environmental Protection;
Pursuant to the Government’s Decree No. 18/2015/ND-CP dated February 14, 2015 on environmental protection planning, strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental protection plans;
Pursuant to the Government’s Decree No. 127/2014/ND-CP dated December 31, 2014 on conditions to be satisfied by environmental monitoring service providers;
At the request of the Director General of the Vietnam Environment Administration and the Director of the Department of Legal Affairs,
The Minister of Natural Resources and Environment hereby promulgates a Circular to elaborate some Articles of the Government’s Decree No. 40/2019/ND-CP dated May 13, 2019 on amendments to Decrees on guidelines for the Law on Environmental Protection and provide for management of environmental monitoring services,
Scope 1. Scope and regulated entities
1. This Circular elaborates the Government’s Decree No. 40/2019/ND-CP dated May 13, 2019 on amendments to Decrees on guidelines for the Law on Environmental Protection (hereinafter referred to as “the Decree No. 40/2019/ND-CP”) and provides for management of environmental monitoring services.
Clause 2a Article 12 of the Decree No. 18/2015/ND-CP amended by Clause 4 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP; Point a Clause 4 Article 14 of the Decree No. 18/2015/ND-CP amended by Clause 5 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP; Point b Clause 4 Article 16b of the Decree No. 8/2015/ND-CP amended by Clause 9 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP; Point b Clause 5 Article 17 of the Decree No. 18/2015/ND-CP amended by Clause 10 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP; Point a Clause 1 Article 14b of the Decree No. 19/2015/ND-CP amended by Clause 13 Article 2 of the Decree No. 40/2019/ND-CP; Clause 4 Article 44 of the Decree No. 19/2015/ND-CP amended by Clause 23 Article 2 of the Decree No. 40/2019/ND-CP; Clause 3 Article 23 of the Decree No. 38/2015/ND-CP amended by Clause 10 Article 3 of the Decree No. 40/2019/ND-CP; Clause 10 Article 56b of the Decree No. 38/2015/ND-CP amended by Clause 30 Article 3 of the Decree No. 40/2019/ND-CP; Clause 3 Article 59 of the Decree No. 38/2015/ND-CP amended by Clause 33 Article 3 of the Decree No. 40/2019/ND-CP; Clause 2 Article 5 of the Decree No. 40/2019/ND-CP are elaborated. To be specific:
a) Strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental protection plans;
b) Environmental improvement and remediation in mineral extraction;
c) Inspection and certification of completion of environmental protection works;
d) Eligibility requirements for environmental protection in import of scrap as production materials;
dd) Publishing of environmentally friendly products and services;
e) Criteria for selecting and appraising domestic solid waste treatment technologies;
g) Shutdown of domestic solid waste landfills;
h) Environmental quality management;
i) Management of environmental monitoring services;
k) Reporting of environmental protection.
2. This Circular applies to domestic and foreign organizations and individuals involved in environmental protection.
For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:
1. “domestic solid waste landfill” refers to an area designed and constructed to bury domestic solid waste in accordance with regulations of the Law on Environmental Protection and other relevant regulations of law.
2. “leachate” refers to wastewater generated from the collection, transport and treatment of domestic solid waste.
3. “gas from domestic solid waste landfill” refers to a mixture of gases generated from a domestic solid waste landfill due to the natural decomposition of domestic solid waste.
4. “buffer zone” refers to the area surrounding a domestic solid waste landfill and is intended for preventing and reducing negative impacts of the landfill on socio-economic activities.
5. “liner” refers to a layer of materials spread on the entire area of the bottom and surrounding walls of a domestic solid waste landfill cell in order to prevent leachate migration into the aquifer.
6. “cover layer” refers to a layer of materials covered on the entire domestic solid waste landfill during its operation and upon its shutdown so as to prevent and reduce impacts of the landfill cells on surrounding environment and external impacts on the landfill cells.
7. “gas collection system of domestic solid waste landfill” refers to a system of works and equipment serving collection of gases from a domestic solid waste landfill to prevent and reduce air pollution, fire risk and greenhouse gas emissions.
8. “shutdown of domestic solid waste landfill” refers to the act of closing a domestic solid waste landfill.
9. “Vietnam Green Label certified product/service” refers to a product or service which is generated from raw environmentally friendly materials and materials for the purposes of ensuring environmental safety and human health and minimizing negative effects on the environment during its use and which satisfies the criteria laid down by the Ministry of Natural Resources and Environment.
10. “wastewater treatment stage” refers to part of the wastewater treatment process designed to effectively remove and reduce pollutants (pollution parameters). A wastewater treatment work includes one or more treatment stages (explained and described in the design documentation, such as composite equipment and works; or flotation - sedimentation stage, anaerobic tank, aerobic tank, anoxic tank, physicochemical tank, filter tank, disinfection tank, waste stabilization pond).
11. “treatment stage of a dust/gas treatment work” refers to part of the dust/gas treatment process designed to effectively remove and reduce pollutants (pollution parameters). A dust/gas treatment work or equipment includes one or more treatment stages (explained and described in the design documentation, such as composite equipment and works; completely built-up or synchronous treatment equipment; or equipment serving treatment of dust, SOx, NOx, adsorption equipment, absorption equipment and other treatment equipment).
STRATEGIC ENVIRONMENTAL ASSESSMENT, ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT, ENVIRONMENTAL PROTECTION PLANS AND ENVIRONMENTAL IMPROVEMENT AND REMEDIATION IN MINERAL EXTRACTION
Article 3. Forms used in appraisal of strategic environmental assessment reports
1. Format and contents of a strategic environmental assessment report are provided in the Form No. 01a Appendix I hereof.
2. The decision to establish a strategic environmental assessment report appraisal council is provided in the Form No. 02a Appendix I hereof.
3. Evaluation report of a member of the strategic environmental assessment report appraisal council is provided in the Form No. 03 Appendix I hereof; an appraisal form of a member of the strategic environmental assessment report appraisal council is provided in the Form No. 07 Appendix I hereof; minutes of council meeting is provided in the Form No. 09 Appendix I hereof; a notification of appraisal results is provided in the Form No. 01b Appendix I hereof.
Article 4. Forms used in appraisal of environmental impact assessment reports
1. Format and contents of an environmental impact assessment report are provided in the Form No. 04 Appendix I hereof.
2. An environmental impact assessment report approved by the council shall be appraised by using the following:
a) The decision to establish an environmental impact assessment report appraisal council which is provided in the Form No. 02a Appendix I hereof;
b) An evaluation report of a member of the environmental impact assessment report appraisal council which is provided in the Form No. 06 Appendix I hereof;
c) An appraisal form of a member of the environmental impact assessment report appraisal council which is provided in the Form No. 07 Appendix I hereof;
d) A notification of appraisal results which is provided in the Form No. 08 Appendix I hereof.
3. An environmental impact assessment report shall be appraised by sending enquiries:
a) The appraising authority or authorized standing appraising authority shall send enquiries to organizations or scientific experts/officials (hereinafter referred to as "experts") according to the Form No. 02b Appendix I hereof;
b) The enquired organizations and experts shall respond in writing within 07 working days from the date of receiving the enquiry and enclose an evaluation report specified in the Form No. 06a Appendix I hereof;
c) The notification of appraisal results is provided in the Form No. 08 Appendix I hereof.
4. A project may apply the best available techniques and the best environmental management practices if at least one of the following criteria is satisfied:
a) Criteria laid down by the Organization for Economic Co-operation and Development (OECD);
b) Criteria laid down by the European Integrated Pollution Prevention and Control Bureau (EIPPCB) affiliated to the European Commission (EC).
5. Environmental changes to projects shall be approved during their execution as follows:
a) The standing authority appraising the environmental impact assessment report shall decide the list of experts among the ones that have joined the appraisal council or enquired experts upon appraisal of the environmental impact assessment report; where necessary, send enquiries to experts with suitable qualifications. The enquiry is provided in the Form No. 02b Appendix I hereof;
b) The decision to approve adjustments to the decision to approve the environmental impact assessment report is provided in the Form No. 02c Appendix I hereof;
c) Regarding changes other than those specified in Article 15 and Clause 4 Article 16 of the Decree No. 18/2015/ND-CP amended by Clause 6 and Clause 7 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP, the project owner shall consider and decide such changes themselves, take legal responsibility and specify them in the application for inspection/certification of completion of environmental protection works.
6. The facilities, industrial parks or projects that have been put into operation have changes not specified in the ordinal number 105 Appendix II Section I in the Appendix enclosed with the Decree No. 40/2019/ND-CP, the owners of such facilities, industrial parks or projects shall decide themselves, are not required to notify the authority approving the environmental impact assessment report but shall take legal responsibility for their decision.
Article 5. Working principles of the strategic environmental assessment report appraisal council and responsibilities of the standing appraising authority
1. The strategic environmental assessment report appraisal council shall provide counseling for head of an authority appraising strategic environmental assessment reports (hereinafter referred to as “the appraising authority”); be responsible to the appraising authority and the law for its appraisal results.
2. The appraisal council shall work on the principle of public discussion between council members and between the council and the authority assigned to formulate strategies and planning by holding meetings.
3. A meeting of the appraisal council shall satisfy the following conditions:
a) At least two-thirds of council members attend the meeting in person or online, among which the president or the deputy president authorized by the chair (hereinafter referred to as “the meeting chair”), secretary and at least 01 critic are required;
b) The authorized representative of the authority assigned to formulate strategies and planning attends the meeting.
4. The absent council members may provide their evaluation reports in advance, which are considered opinions of members who are present at the meeting but are not allowed to vote.
5. Delegates attending meetings of the appraisal council shall be decided by the standing appraising authority if necessary. The delegates may express their opinions in meetings, be under the direction of the meeting chair and receive remuneration as prescribed by law.
6. A consultation with the Department of Natural Resources and Environment of the province directly related to environmental issues of the strategy or planning is held in the absence of representative from the appraisal council:
a) The standing appraising authority shall send the strategic environmental assessment report to the provincial Department of Natural Resources and Environment to collect opinions;
b) The enquired provincial Department of Natural Resources and Environment shall send its opinions in writing at the request of the standing appraising authority within 05 working days from the date of receiving the enquiry. By the aforementioned deadline, if the provincial Department of Natural Resources and Environment fails to respond in writing, it deems that the provincial Department of Natural Resources and Environment has agreed and must assume responsibility for the enquired contents related to the tasks and functions of state management of environmental protection within the province;
c) Opinions of the provincial Department of Natural Resources and Environment shall be considered and discussed at council meetings.
7. Secretary of the appraisal council must be an official of the standing appraising authority. President or deputy president and secretary of the council shall sign the minutes of meeting according to the Form No. 09 Appendix I hereof.
8. Council members and enquired authorities shall be responsible to the appraising authority and the law for their evaluation of the strategic environmental assessment report.
9. Rules for giving appraisal results:
a) Approval without any revision: if all council members participating in the meeting vote for approval without any revision;
b) Disapproval: if more than one-third of participated council members votes for disapproval;
c) Approval with revisions: other than the cases specified in Points a and b of this Clause.
10. The standing appraising authority shall submit the decision to establish a strategic environmental assessment report appraisal council; documents and notifications of appraisal results to the head of the appraising authority.
Article 6. Working principles of the environmental impact assessment report appraisal council
1. The environmental impact assessment report appraisal council (hereinafter referred to as “the appraisal council”) shall provide counseling for the head of an appraising authority; be responsible to the appraising authority and the law for its appraisal results.
2. The appraisal council shall work on the principle of public discussion between council members and between the council and the project owner by holding official meetings and thematic meetings decided by the council's president where necessary.
3. An official meeting of the appraisal council shall be only conducted if the following conditions are satisfied:
a) At least two-thirds of council members attend the meeting in person or online, among which the president or the deputy president authorized by the chair (hereinafter referred to as “the meeting chair”), secretary and at least 01 critic are required;
b) The authorized representative of the project owner attends the meeting;
c) The fee for appraising the environmental impact assessment report has been paid as prescribed by law.
4. The absent council members may provide their evaluation reports in advance, which are considered opinions of members who are present at the meeting but are not allowed to vote.
5. Delegates attending meetings of the appraisal council shall be decided by the standing appraising authority if necessary. The delegates may express their opinions in meetings, be under the direction of the meeting chair and receive remuneration as prescribed by law.
6. A consultation with the Department of Natural Resources and Environment of the province directly related to environmental issues of the project is held in the absence of representative from the appraisal council established by the Ministry or ministerial agency:
a) The standing appraising authority shall send the environmental impact assessment report to the provincial Department of Natural Resources and Environment;
b) The enquired provincial Department of Natural Resources and Environment shall send its opinions in writing at the request of the standing appraising authority within 05 working days from the date of receiving the enquiry. By the aforementioned deadline, if the provincial Department of Natural Resources and Environment fails to respond in writing, it deems that the provincial Department of Natural Resources and Environment has agreed and must assume responsibility for the enquired contents related to the tasks and functions of state management of environmental protection within the province;
c) Opinions of the provincial Department of Natural Resources and Environment shall be considered and discussed at council meetings.
7. Secretary of the appraisal council must be an official of the standing appraising authority. President or deputy president and secretary of the council shall sign the minutes of meeting according to the Form No. 09 Appendix I hereof.
8. Council members and enquired authorities and experts shall be responsible to the appraising authority and the law for their evaluation of the environmental impact assessment report and tasks assigned by the council's president during the appraisal; are entitled to receive remuneration as prescribed.
9. Rules for giving appraisal results:
a) Approval without any revision: if all council members participating in the meeting vote for approval without any revision;
b) Disapproval: if more than one-third of participated council members votes for disapproval;
c) Approval with revisions: other than the cases specified in Points a and b of this Clause.
Article 7. Organizing appraisal of environmental impact assessment reports by sending enquiries to relevant organizations and experts
1. If the environmental impact assessment report is re-prepared:
a) The enquired organizations shall be the those whose representatives have joined the environmental impact assessment report appraisal council, where necessary, enquiries may be sent to other organizations related to the project to be appraised, but the total number of organizations shall not exceed 04;
b) The enquired experts shall be those who have joined the environmental impact assessment report appraisal council, where necessary, enquiries may be sent to other experts related to the project to be appraised, but the total number of experts shall not exceed 03.
2. If the project located in an industrial park is subject to appraisal of the environmental impact assessment report by sending enquiries to relevant organizations and experts:
a) Regarding the project whose environmental impact assessment report is appraised by the Ministry or ministerial agencies, the number of enquired organizations and experts shall not exceed 07, including: provincial Department of Natural Resources and Environment, Management Boards of provincial industrial parks, some ministries concerned, some organizations and experts with suitable qualifications;
b) Regarding the project whose environmental impact assessment report is appraised by the provincial People’s Committee, the number of enquired organizations and experts shall not exceed 07, including: provincial Department of Natural Resources and Environment, Management Boards of provincial industrial parks, district-level People’s Committees, some departments concerned, organizations and experts with suitable qualifications.
3. If the project applies the best available techniques and the best environmental management practices:
a) The enquired organizations are those related to the project to be appraised, but the total number shall not exceed 04;
b) The enquired experts must have suitable qualifications and the total number shall not exceed 03.
4. The appraising authority or authorized standing appraising authority shall send enquiries to the organizations and experts specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article after the decision to approve the list of enquired organizations and experts is obtained and the project owner has paid the appraisal fee as prescribed by law.
5. Within the time limit specified in Point a Clause 4 Article 14 of the Decree No. 18/2015/ND-CP amended by Clause 5 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP, the enquired organizations and experts shall send their written opinions to the enquiring authority. By the aforementioned deadline, the enquired organizations and experts fails to respond in writing, it deems that they have agreed and must assume responsibility for the enquired contents related to their state management tasks and functions (if any).
6. Officials and leaders of the standing appraising authority shall sign the minutes of meeting according to the Form No. 02d Appendix I hereof.
7. Enquired organizations and experts shall be responsible to the appraising authority and the law for their evaluation of the environmental impact assessment report; are entitled to receive remuneration as prescribed by law.
8. After the expiry of the time limit for sending enquiries, relevant organizations and experts, and standing appraising authority shall consolidate and specify proposed results in the appraisal record, which will be submitted to the head of the appraising authority for consideration. The appraisal result is given according to the following rules:
a) Approval without any revision: if all organizations and experts vote for approval without any revision;
b) Disapproval: if more than one-third of participated organizations and experts votes for disapproval;
c) Approval with revisions: other than the cases specified in Points a and b of this Clause.
Article 8. Responsibilities of the standing authority appraising environmental impact assessment reports
A standing authority appraising environmental impact assessment reports has the responsibility to:
1. Submit the following documents to the head for appraisal:
a) The decision to establish a environmental impact assessment report appraisal council and list of organizations and experts to obtain critical opinions if necessary as prescribed in Clause 3 Article 24 of the Law on Environmental Protection; documents and notifications of appraisal results;
b) The decision to approve the list of enquired organizations and experts in case of appraisal of the environmental impact assessment report appraisal council through enquiries and list of enquired organizations and experts to obtain critical opinions if necessary as prescribed in Clause 3 Article 24 of the Law on Environmental Protection; documents and notifications of appraisal results.
2. Request the project owner to provide additional documents and clarify relevant contents where necessary.
3. Where necessary, form a team to carry out site survey of the area where the project will be executed. Make a record of site survey of the area where the project will be executed according to Form No. 05 Appendix I hereof.
4. During the appraisal, follow the instructions below if it is found that the project is inappropriate to continue to carry out appraisal:
a) If the project owner violates any regulation on environmental protection, make a record of administrative violation against regulations on environmental protection and transfer the record to the competent person as prescribed by law;
b) Request the appraising authority to return the environmental impact assessment report appraisal documentation to the project owner as prescribed by law; instruct the project owner to take the next steps in environmental protection as prescribed by law.
5. Consolidate results given by the appraisal council, appraisal results by seeking opinions and critical opinions of organizations and experts where necessary and notify the head of the appraising authority of appraisal results opinions within 05 working days after the appraisal is done. The notification of appraisal results shall be proposed in one of the three cases below:
a) The environmental impact assessment report is approved without any revision thereto. In this case, the standing appraising authority shall submit it together with the decision to approve the environmental impact assessment report of the project as prescribed in Clause 11 Article 14 of the Decree No.18/2015/ND-CP amended by Clause 11 Article 14 of the Decree No. 40/2019/ND-CP;
b) The environmental impact assessment report is approved provided that revisions thereto are required and reasons therefor are clearly stated. In this case, the standing appraising authority shall submit it together with the notification of appraisal results provided in the Form No. 08 Appendix 1 hereof to the project owner for revision or explanation purpose as prescribed in Clause 10 Article 14 of the Decree No.18/2015/ND-CP amended by Clause 5 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP;
c) The environmental impact assessment report is not approved and reasons therefor are clearly stated. In this case, the standing appraising authority shall submit it together with the notification of appraisal results provided in the Form No. 08 Appendix 1 hereof.
6. Organize review of contents of the environmental impact assessment report after the project owner has revised it or provide explanation in the case specified in Point b Clause 5 of this Article and follow the instructions below in specific cases:
a) Return the application for approval for the environmental impact assessment report to the project owner if the project owner fails to revise it or provide explanation as requested;
b) Submit the environmental impact assessment report of the project to the head of the appraising authority for approval if the project owner has revised it or provided explanation as requested. If the project owner has made revision or provided explanation but some revised or explained contents fail to comply with environmental protection requirements, the standing appraising authority shall submit the environmental impact assessment report of the project enclosed with additional environmental protection requirements and environmental protection works and measures if necessary to the head of the appraising authority for approval. If the approval is granted, the project owner shall:
- complete the environmental impact assessment report, organize the implementation and assume responsibility as prescribed by law;
- comply with all contents and requirements specified in the decision to approve the environmental impact assessment report when executing an investment project or construction project as prescribed in Clause 1 Article 16 of the Decree No.18/2015/ND-CP amended by Clause 7 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP.
7. Request the head of the appraising authority to issue the decision to approve adjustments to the decision to approve the environmental impact assessment report or replace the decision to approve the environmental impact assessment report in the case specified in Clause 5 Article 4 of this Circular.
8. Publish information regarding the decision to approve the environmental impact assessment report and environmental impact assessment report on the web portal of the appraising authority.
9. Make an estimate and pay costs incurred in connection with appraisal.
Article 9. Environmental improvement and remediation in mineral extraction
1. Guidelines for environmental improvement and remediation are provided in the Form No. 01 Appendix II hereof.
2. Procedures for appraising and approving plans for environmental improvement and remediation prepared by the entities mentioned in Point b Clause 1 and Point b Clause 2 Article 5 of the Decree No. 19/2015/ND-CP amended by Clause 2 Article 2 of the Decree No. 40/2019/ND-CP are specified in the Circular No. 38/2015/TT-BTNMT dated June 30, 2015 of the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 10. Regulations on monitoring of waste during trial operation of waste treatment works of projects, facilities; responsibilities of provincial specialized environmental protection authorities for supervision
1. Monitoring of a waste treatment work:
The sampling of wastewater samples for the purposes of measurement, analysis, assessment of capacity of each treatment stage and assessment of suitability of the entire waste treatment work shall comply with TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) on water quality - Sampling - Guidance on sampling of waste water. Combine samples, monitoring frequency and parameters specified in the waste monitoring plan in Section 7 Form No. 09 Appendix VI Section I in the Appendix enclosed with the Decree No. 40/2019/ND-CP shall comply with the following regulations:
a) Composite samples: a composite sample collected using time-based method includes 03 single samples which are collected at 03 different times of the day (morning, noon - afternoon, afternoon - evening) or at 03 different times (beginning, middle, end) of a production shift, and then mixed together;
b) The time limit for capacity assessment carried out during the period when performance of each stage and effectiveness of the wastewater treatment work are adjusted is at least 75 days from the starting date of trial operation. Monitoring frequency and parameters:
- Wastewater monitoring shall be carried out at least once every 15 days (composite samples of input and output wastewater shall be measured, collected and analyzed at each treatment stage);
- Monitoring parameters of each treatment stage are main ones used to serve the design at each stage;
- Parameters used to monitor a wastewater treatment work are all of pollution parameters used to design the entire wastewater treatment work;
If necessary, the project owner may measure, collect and analyze additional samples of post-treated wastewater of the wastewater treatment work at this stage to carry out an assessment according to technical regulation on wastewater in order to take measures to adjust, improve or make additions to such wastewater treatment work in a more appropriate manner.
c) The time limit for effectiveness assessment during period of stable operation of the wastewater treatment work is at least 07 sequential days after the adjustment period prescribed in Point b of this Clause; if the sequential measurement, collection and analysis of samples fail to be carried out due to force majeure, they shall be measured, collected and analyzed on the next day. Monitoring frequency and parameters:
- Wastewater monitoring shall be carried out at least once a day (01 single sample of input wastewater and at least 07 single samples of output wastewater of the wastewater treatment work shall be measured, collected and analyzed within 07 sequential days);
- The monitoring parameters shall comply with technical regulation on wastewater.
2. Monitoring of dust and gas treatment works and equipment:
The measurement and collection of dust and gas samples for the purposes of analysis and assessment of efficiency of each treatment work and equipment specified in the wastewater monitoring plan in Section 7 Form No. 09 Appendix VI Section I in the Appendix enclosed with the Decree No. 40/2019/ND-CP shall comply with the following regulations:
a) Composite samples shall be determined in one of the following cases:
- 01 composite sample shall be collected using the continuous sampling method (isokinetic sampling method and other methods in accordance with regulations on environmental monitoring techniques) to measure and analyze parameters as prescribed;
- 01 composite sample is the mean value of 03 measurement results given by rapid field measuring equipment (the measurement results are given by the real-time measuring equipment) at 03 different times of the day (morning, noon - afternoon, afternoon - evening) or at 03 different times (beginning, middle, end) of a production shift;
b) The time limit for capacity assessment carried out during the period when effectiveness of each dust and gas work or equipment is at least 75 days from the starting date of trial operation. Monitoring frequency and parameters:
- Dust and gas monitoring shall be carried out at least once every 15 days (input composite samples (if any) and output ones shall be measured, collected and analyzed);
- Monitoring parameters are main ones used to design each dust and gas treatment work or equipment;
c) The time limit for effectiveness assessment during period of stable operation of the dust and gas work or equipment is at least 07 sequential days after the adjustment period prescribed in Point b of this Clause; if the sequential measurement, collection and analysis of samples fail to be carried out due to force majeure, they shall be measured, collected and analyzed on the next day. Monitoring frequency and parameters:
- Dust and gas monitoring shall be carried out at least once a day (measuring, collecting and analyzing single samples or samples collected using continuous sampling equipment before the discharge of dust and gases into the environment);
- The monitoring parameters shall comply with technical regulation on wastewater.
3. The monitoring, delimitation and classification of solid waste (including sewage sludge) that is hazardous waste or ordinary industrial sold waste shall comply with regulations on management of hazardous waste.
4. During the trial operation, the project owner/facility owner shall aggregate and assess waste monitoring data using the 03 tables provided in Section 2.1.4 Form No. 13 Appendix VI Section I in the Appendix enclosed with the Decree No. 0/2019/ND-CP and submit them to the provincial specialized environmental protection authority together with the waste sample analysis report. If the waste treatment work fails to satisfy environmental protection requirements, the project owner shall perform the tasks specified in Clause 5 Article 16b of the Decree No. 18/2015/ND-CP amended by Clause 9 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP and comply with the following requirements:
a) Submit a notification, specifying reasons that the waste treatment work fails to satisfy the requirements and appropriate remedial measures to be taken, to the authority approving the environmental impact assessment report and provincial specialized environmental protection authority before the 30-day period of trial operation;
b) Make a plan for trial operation of waste treatment work. Procedures and time for trial operation of a waste treatment work are the same as those for first trial operation.
5. For the project or facility that made a plan for trial operation of the waste treatment work as prescribed before the effective date of this Circular, the project owner or facility owner shall monitor waste as prescribed in Point c Clause 1, Point c Clauses 2 and 3 of this Article, except for the case where the provincial specialized environmental protection authority has sent a notification specifying results of inspection of trial operation of the waste treatment work. Contents of the waste monitoring shall be reported to the provincial environmental protection in advance.
The monitoring results mentioned in this Clause shall be included in 02 tables: result of assessment of conformity of the entire waste treatment system and result of assessment of effectiveness of the waste treatment system carried out using the automatic and continuous monitoring data (if the installation of the automatic and continuous waste system is required) in accordance with Section 2.1.4 Form No. 13 Appendix VI Section 1 in the Appendix enclosed with the Decree No. 40/2019/ND-CP and submit them to the provincial specialized environmental protection authority as the basis for notifying results of inspection of trial operation of the waste treatment work.
The project and facility are encouraged to carry out waste monitoring as prescribed in Points a and b Clause 1, Points a and b Clause 2 of this Article.
6. Organize the provision of environmental monitoring services, be responsible to the law and project owner/facility owner for the waste monitoring results obtained during the trial operation of the project or facility's waste treatment work.
7. Responsibilities of the provincial environmental protection in advance:
a) Assume the responsibility specified in Clause 6 Article 16b of the Decree No. 18/2015/ND-CP amended by Clause 9 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP;
b) The completed waste treatment works specified in Point a Clause 6 Article 16b of the Decree No. 18/2015/ND-CP amended by Clause 9 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP shall be inspected as follows:
- Inspect the documents as specified in Clause 2 Article 16b of the Decree No. 18/2015/ND-CP amended by Clause 9 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP, including drawings of the waste treatment works in accordance with regulations on construction, which must be conformable with the technology plans or basic fundamental designs of the waste treatment works whose environmental impact assessment reports have been appraised and approved by the competent authority; records of transfer and commissioning of the waste treatment works prior to their use. Regarding composite works or completely built-up or synchronous treatment equipment, a CO/CQ is required; documents concerning installation of the automatic and continuous waste and gas monitoring system and equipment enclosed with CO/CQ of each imported equipment in accordance with regulations of law; documents concerning operation of waste treatment works of projects/facilities;
- Assign officials to carry out physical inspection (optional) of complete waste treatment works, if necessary, establish an inspectorate which shall be composed of representatives of the provincial specialized environmental protection authority and environmental monitoring unit licensed to measure, collect and analyze reference samples during trial operation of waste treatment works. The decision to assign officials to carry out physical inspection or establish an inspectorate responsible for inspection of completed waste treatment works for the trial operation purpose is issued using the Form No. 01 in the Appendix III hereof. The record of inspection of a completed waste treatment work is made using the Form No. 02 in the Appendix III hereof.
The provincial specialized environmental protection authority shall not request the project owner to provide additional documents or carry out any inspection outside the scope of this Point;
c) The provincial specialized environmental protection authority shall, according to the waste monitoring plan specified in the plan for trial operation of a waste treatment work of the project, carry out an irregular inspection at least once during the trial operation period specified in Point c Clause 1, Point c Clause 2, Clause 3 and Clause 5 of this Article in order to measure, collect and analyze waste samples (single samples shall be used) to compare them with results of monitoring of waste of the project or facility, consider and assess them as prescribed. The monitoring parameters shall comply with technical regulation on waste;
d) The provincial specialized environmental protection authority shall, according to the notification specifying results of inspection of waste treatment works, waste monitoring result given by the project owner and results of reference waste sample measurement and analysis, send a notification of results of trial operation of waste treatment works and take legal responsibility for its inspection and assessment results, which must specify its eligibility or ineligibility (specifying reason for ineligibility) for having its environmental protection works inspected and completion of environmental protection works certified. The notification given by the provincial specialized environmental protection authority is not mandatory for the project owner to implement it (the project owner may receive it or provide explanation), shall be considered as an independent opinion when the authority approving the environmental impact assessment report inspects and certifies completion of environmental protection works of the project;
dd) The costs of measurement, collection and analysis of waste samples for the purpose of comparing them with monitoring results of the project shall be covered by the local budget for environmental protection.
Article 11. Organizing inspection and certification of completion of environmental protection works of projects and facilities
1. The head of the authority appraising and approving the environmental impact assessment report of a project or facility or the authority authorized to issue the decision on inspectorate establishment according to the Form No. 03 Appendix III hereof. The inspectorate shall be composed of the chief, deputy chief if necessary, members, experts, environmental monitoring unit (if any) and secretary.
The chief of the inspectorate shall take total responsibility for inspection of completed environmental protection works of the project or facility.
2. The inspectorate member’s evaluation report on performance of environmental protection works serving the operation stage of a project or facility is prepared using the Form No. 04 Appendix III hereof.
3. The inspectorate member’s evaluation report on performance of environmental protection works serving the operation stage of a project or facility is prepared using the Form No. 05 Appendix III hereof. The inspection record shall bear signatures of inspectorate’s chief or deputy chief assigned or authorized by the chief, secretary and competent representative of the project owner/facility owner on every page or bear a stamp of the project owner or facility owner on adjoining edges of pages; signatures, full names and titles shall be put on the last page of the record at the end of the inspection.
The inspection record shall be sent to project owner/facility owner; provincial specialized environmental protection authority (if the project/facility has its environmental impact assessment report appraised and approved by a Ministry or ministerial agency); head of the authority establishing the inspectorate and authority appraising and approving the environmental impact assessment report and shall be kept by the inspectorate.
4. Results of inspection of environmental protection works shall be clearly stated in the inspection record and assessed in one of the following cases:
a) It is not required to carry out monitoring of waste and waste treatment works of the project or facility that has been eligible for having completion of environmental protection works certified if the following environmental protection requirements are met:
- The notification specifying result of inspection of trial operation of waste treatment works, which is given by the provincial specialized environmental protection authority, states that the project or facility is eligible for having its environmental protection works inspected or its completion of environmental protection works certified (in which the results of monitoring of the project or facility’s waste and reference waste monitoring results comply with the technical regulation on waste);
- The environmental protection works of the project or facility must prove conformable with or better than the technology plan or fundamental design plan whose environmental impact assessment report has been appraised and approved by the competent authority;
- The report on operation of environmental protection works by the project or facility must be sufficient and satisfactory as prescribed;
b) The project or facility is eligible for having its completion of environmental protection works certified but additional monitoring of waste is required when:
- The notification specifying result of inspection of trial operation of waste treatment works, which is given by the provincial specialized environmental protection authority, states that the project or facility is ineligible for having its environmental protection works inspected or its completion of environmental protection works certified (the reference waste monitoring results fail to comply with the technical regulation on waste at the time of inspection or supervision of trial operation);
- The environmental protection works of the project or facility must prove conformable with or better than the technology plan or fundamental design plan whose environmental impact assessment report has been appraised and approved by the competent authority;
- Measure, collect and analyze additional waste samples of the project or facility. The sample collection form shall be signed by representative of the inspectorate, competent representative of the project or facility and monitoring unit;
- The report on operation of performance of environmental protection works of the project or facility needs revising during the analysis of waste samples;
c) The project or facility will be ineligible for having its completion of environmental protection works certified if it fails to comply with the regulation specified in Point a or b of this Clause.
5. The post-treated waste monitoring by the inspectorate inspecting and certifying completion of environmental protection works and inspecting and confirming eligibility for environmental protection in import of scrap as production materials shall be carried out at least once (single samples shall be used) regarding the waste treatment works to be certified. It is not required to carry out waste monitoring of the work treatment works that have been inspected and certified by the competent authority. If the project or facility has multiple dust and gas treatment works which share similarities in terms of treated typical pollution parameters, treatment technology and equipment, the inspectorate shall select 01 work with the maximum capacity to carry out monitoring and assess effectiveness of such dust and gas treatment works.
6. The chief of the inspectorate and authority assigned to inspect performance of environmental protection works of the project or facility shall report inspection results to the authority approving the environmental impact assessment report and undertake the following tasks:
a) Request the authority approving the environmental impact assessment report of the project or facility to issue confirmations of completion of environmental protection works if the report on operation of environmental protection works and environmental protection works of the project or facility have satisfied the requirements set forth in Point a Clause 4 of this Article. The issuance of confirmations of completion of environmental protection works shall be done within 15 days from the receipt of the satisfactory application as specified in Clause 2 Article 28 of the Law on Environmental Protection;
b) The authority assigned to carry out inspection shall send a notification of inspection results within 05 days from the end of the physical inspection at the project or facility in case it is required to measure, collect and analyze additional waste samples and the notification shall cover other contents in the case specified in Point b Clause 4 of this Article.
If the additional waste monitoring result satisfies the technical regulation in waste and the report on operation of environmental protection works is satisfactory, the issuance of confirmations of completion of environmental protection works shall be done within 30 days from the receipt of the satisfactory application as specified in Clause 2 Article 28 of the Law on Environmental Protection. In case these requirements are not satisfied, the authority assigned to inspect performance of environmental protection works of the project or facility shall send a notification of the return of the report on operation of environmental protection works, which specifies reasons for its failure to satisfy the requirements to the project or facility;
c) The authority assigned to carry out inspection shall send a notification of the return of the report on operation of environmental protection works in case of failure to satisfy the requirements mentioned in Point a or b Clause 4 of this Article. Contents of the notification shall clearly indicate shortcomings of the documents, environmental protection works to be rectified (if any) and responsibilities of the project owner/facility owner shall comply with Clause 5 Article 16b of the Decree No. 18/2015/ND-CP added by Clause 9 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP;
d) The confirmations of completion of environmental protection works of the entire project or facility shall be integrated into a confirmation (if any) in case the project or facility has obtained a confirmation of completion of each environmental protection work item or confirmations of completion of environmental protection works at each stage.
7. The chief of the inspectorate and authority assigned to inspect performance of environmental protection works of the project or facility shall assign officials listed in the decision on inspectorate establishment specified in Clause 1 of this Article to carry out a physical inspection of rectification of shortcomings of environmental protection works by the project or facility within 05 days from the receipt of the project owner’s rectification report. The inspection record shall be made using the Form No. 06 Appendix III hereof.
Article 12. Regulations on environmental emergency preparedness and response works for wastewater
1. Environmental emergency preparedness and response works for wastewater (hereinafter referred to as “environmental emergency preparedness and response works”) must be solid, waterproof and resistant to wastewater leakage in accordance with design standards and regulations on construction or standards for quality of goods and products.
If the environmental emergency preparedness and response work is an emergency pond combined with stabilization pond, it must be designed so that it is at the last stage of the wastewater treatment system. In addition to having the function of environmental emergency preparedness and response for wastewater, the emergency pond combined with stabilization pond has the capacity for natural biological stabilization and treatment of pollution parameters of wastewater before its release into the environment.
2. If the owner of the project, facility or industrial park chooses to operate an environmental emergency preparedness and response work adopting the technical solutions specified in Clause 6 Article 37 of the Decree No. 38/2015/ND-CP added by Clause 19 Article 3 of the Decree No. 40/2019/ND-CP, the environmental emergency preparedness and response work shall comply with the following technical requirements for environmental protections:
a) It has the ability to contain wastewater in a manner that is appropriate to the capacity of the wastewater treatment system;
b) An environmental emergency preparedness and response plan should be in place during the operation by the owner of the project, facility or industrial park;
c) The emergency pond combined with stabilization pond must have works and equipment that serve the wastewater recovery to ensure that it is not discharged into the environment if any emergency occurs. Measures should be taken to prevent wastewater recontamination that may arise during the operation of the pond system;
d) If the project, facility or industrial park has multiple wastewater treatment systems, the environmental emergency preparedness and response work may be shared by such systems provided that an appropriate design and a common environmental emergency preparedness and response plan are produced;
dd) The emergency pond must not be used in combination with rainwater regulation, harvesting or drainage works at the project, facility or industrial park.
3. In addition to the technical solutions specified in Clause 6 Article 37 of the Decree No. 38/2015/ND-CP added by Clause 19 Article 3 of the Decree No. 40/2019/ND-CP, the owner of the project, facility or industrial park shall, according to the characteristics and loading rate of the wastewater flow, recommend other technical solutions to the competent authority to operate environmental emergency preparedness and response works, ensuring that the technical requirements specified in Clause 1 of this Article 1 are satisfied and the environmental emergency preparedness and response plan is conformed to.
ENVIRONMENTAL PROTECTION IN IMPORT OF SCRAP AS PRODUCTION MATERIALS
Article 13. Organizing inspection and confirmation of satisfaction of eligibility requirements for environmental protection in import of scrap as production materials for projects on trial operation of wastewater treatment works
1. The inspection and confirmation of satisfaction of eligibility requirements for environmental protection in import of scrap as production materials for projects on trial operation of wastewater treatment works shall comply with Clause 4 Article 56b of the Decree No. 38/2015/ND-CP added by Clause 30 Article 3 of the Decree No. 40/2019/ND-CP.
2. The monitoring of waste during operation of waste treatment works of the project using scrap as production materials shall comply with Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 Article 10 of this Circular.
3. Forms of documents concerning inspection and confirmation of satisfaction of eligibility requirements for environmental protection in import of scrap as production materials:
a) The decision to assign officials to carry out physical inspection or decision to establish an inspectorate to inspect satisfaction of eligibility requirements for environmental protection in import of scrap as production materials for projects on trial operation of wastewater treatment works, which is made using the Form No. 02 in the Appendix IV hereof;
b) The record of inspection of satisfaction of eligibility requirements for environmental protection in import of scrap as production materials for projects on trial operation of wastewater treatment works, which is made using the Form No. 03 in the Appendix IV hereof.
Article 14. Organizing inspection and confirmation of eligibility for environmental protection in import of scrap as production materials
1. The inspection and confirmation of eligibility for environmental protection in import of scrap as production materials shall comply with Clause 3 Article 56b of the Decree No. 38/2015/ND-CP added by Clause 30 Article 3 of the Decree No. 40/2019/ND-CP.
2. The monitoring of waste during the inspection and confirmation of eligibility for environmental protection in import of scrap as production materials for projects on trial operation of wastewater treatment works shall comply with Clause 5 Article 11 of this Circular.
3. Forms of documents concerning inspection and confirmation of eligibility for environmental protection in import of scrap as production materials:
a) The decision to establish an inspectorate to inspect satisfaction of eligibility requirements for environmental protection in import of scrap as production materials, which is made using the Form No. 01 in the Appendix IV hereof;
b) The evaluation report of a member of the inspectorate inspecting satisfaction of eligibility requirements for environmental protection in import of scrap as production materials, which is made using the Form No. 04 in the Appendix IV hereof;
c) The record of inspection of satisfaction of eligibility requirements for environmental protection in import of scrap as production materials shall be made using the Form No. 05 in the Appendix IV hereof;
d) The record of inspection of rectification of eligibility requirements for environmental protection in import of scrap as production materials, which is made using the Form No. 06 in the Appendix IV hereof.
Article 15. Forms of documents concerning site inspection of bodies assessing conformity of imported scrap with technical regulations on environment
1. The decision to establish an inspectorate carrying out site inspection of a body assessing conformity of scrap imported as production materials with technical regulations on environment, which is made using the Form No. 07 in the Appendix IV hereof.
2. The evaluation report of a member of the inspectorate carrying out site inspection of a body assessing conformity of scrap imported as production materials with technical regulations on environment, which is made using the Form No. 08 in the Appendix IV hereof.
3. The record of site inspection of a body assessing conformity of scrap imported as production materials with technical regulations on environment, which is made using the Form No. 09 in the Appendix IV hereof.
4. The decision to certify a body assessing conformity of scrap imported as production materials with technical regulations on environment, which is made using the Form No. 10 in the Appendix IV hereof.
Article 16. Organizations carrying out site inspection of applicants for assessment of conformity of scrap imported as production materials with regulations
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assess applications for designation as bodies assessing conformity of scrap imported as production materials with technical regulations in accordance with Article 18d of the Decree No. 132/2008/ND-CP amended by Clause 8 Article 1 of the Decree No. 74/2018/ND-CP.
2. A site inspection shall be carried out as follows:
a) Within 10 working days from the receipt of the satisfactory application, the Ministry of Natural Resources and Environment shall decide to establish an inspectorate;
b) Contents of the inspection: The inspectorate shall assess the application for designation as the body assessing conformity of scrap imported as production materials with technical regulation: legal documents of the applicant; quantity and competence of the assessors; machinery and equipment serving the assessment of imported scrap; internal procedures for assessment of imported scrap; compliance with regulations of law, conformity assessment body’s internal procedures appropriate to the fields covered by the designation decision applied for and regulations specified in Articles 18a and 18b of the Decree No. 132/2008/ND-CP amended by Clause 8 Article 1 of the Decree No. 74/2018/ND-CP;
c) Within 10 working days from the date on which the inspectorate is established, the Ministry of Natural Resources and Environment shall organize the site inspection;
d) The results of application appraisal and inspection shall serve as the basis for the Ministry of Natural Resources and Environment to issue a decision to designate a body assessing conformity of scrap imported as production materials with technical regulations on environment.
Article 17. Accreditation of competence of bodies assessing conformity of scrap imported as production materials
1. According to the results of application appraisal and site inspection, the Ministry of Natural Resources and Environment shall consider issuing a decision to accredit the body assessing conformity of scrap imported as production materials with technical regulations.
2. If the applicant is ineligible to have its/his/her competence in assessment of conformity of scrap imported as production materials accredited, the Ministry of Natural Resources and Environment shall send a notification specifying reasons therefor to the applicant in accordance with Article 18d of the Decree No. 132/2008/ND-CP amended by Clause 8 Article 1 of the Decree No. 74/2018/ND-CP.
PUBLISHING OF ENVIRONMENTALLY FRIENDLY PRODUCTS AND SERVICES; CRITERIA FOR SELECTING AND APPRAISING DOMESTIC SOLID WASTE TREATMENT TECHNOLOGIES; SHUTDOWN OF DOMESTIC SOLID WASTE LANDFILLS
Section I. PUBLISHING OF ENVIRONMENTALLY FRIENDLY PRODUCTS AND SERVICES
Article 18. Publishing of list of Vietnam green label certified environmentally friendly products and services
The Vietnam Environment Administration shall publish the list of Vietnam green label certified environmentally friendly products and services on its website.
Article 19. Mutual recognition of environmentally friendly products and services certification
The Ministry of Natural Resources and Environment shall sign and publish contents of the mutual recognition agreement on environmentally friendly products and services certification with domestic and foreign eco-label certification bodies.
Section II. CRITERIA FOR SELECTING AND APPRAISING DOMESTIC SOLID WASTE TREATMENT TECHNOLOGIES
Article 20. Criteria for selecting, assessing and publishing domestic solid waste treatment technologies
1. Criteria for selecting technologies for domestic solid waste treatment:
a) Regarding technology:
- Origin of the machinery, equipment and technology lines; technology diagram; priority shall be given to the technologies that have been assessed and appraised by the competent authority that they comply with standards and technical regulations on environment and satisfy to conditions in Vietnam;
- Level of mechanization and automation; ability to expand and increase the capacity;
- Advancement and preeminence of the domestic solid waste treatment technologies: the technologies shall be on the list of technologies (encouraged for transfer, restricted from transfer or banned from transfer) in accordance with regulations on technology transfer;
- Conformity of standards and regulations on manufacturing of machinery, equipment and technology lines with Vietnam’s national technical regulations (QCVN) or national standards (TCVN) or G7 countries' standards for safety, energy saving and environmental protection;
- Ability to treat domestic solid waste with different properties;
- Synchronization of equipment on the technology lines for treatment of waste constituent, ability to use and replace domestic parts and accessories, local content of the technologies and equipment;
- Simplicity in operation of treatment technologies, service life and durability of technologies and equipment;
- Ability to combine with other technologies for domestic solid waste treatment: burning, composting and burial;
b) Regarding the environment and society:
- Compliance with environmental standards and technical regulations on gases and wastewater generated from the treatment of domestic solid waste;
- Saving the land used, aesthetics and perceptions of domestic solid waste treatment technologies;
- Ability to use local and domestic less-contaminating raw materials, fuels and materials;
- Preliminary processing of domestic solid waste prior to its treatment;
- Recovery of valuable components found in domestic solid waste;
- Recovery of energy during the treatment of domestic solid waste;
- Ability to reuse domestic solid waste or generate useful products after treatment;
- Impacts on environment, ecosystem and human during the operation of domestic solid waste treatment technologies and products after treatment;
- Level of environmental risks and capacity for response and remediation in case of technical errors;
- Capacity for adaptation, conformity and replication of domestic solid waste treatment technologies with local natural and socio-economic conditions;
- Capacity and level of training and participation of local laborers during the period of developing and operating domestic solid waste treatment technologies;
c) Regarding economy;
- The treatment costs must be relevant to the solvency of local governments or must not exceed the treatment costs published by the competent authority;
- Ability to sell products generated from the recycling of domestic solid waste treatment;
- Potentials and economic value derived from recycling of waste, energy and useful products generated after treatment of domestic solid waste;
- Market demand; quality standards applied to products after treatment;
- Suitability of technologies for the investment project's objectives and requirements and types of domestic solid waste to be treated;
- Suitability of costs of equipment development and installation; operation costs (expressed as m3/tonne); maintenance and repair costs.
2. Appraisal and assessment of domestic solid waste treatment technologies:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall appraise and assess domestic solid waste treatment technologies encouraged to be applied in Viet Nam in accordance with regulations on science and technology and technology transfer;
b) Regarding domestic solid waste treatment projects or projects involving domestic solid waste treatment, the environmental protection authority or specialized environmental protection authority shall appraise and assess domestic solid waste treatment technologies in accordance with regulations on appraisal of technologies of investment projects, technology transfer and relevant regulations of law.
3. Publishing of domestic solid waste treatment technologies:
a) After the appraisal is done, the technologies that have satisfied environmental protection requirements in accordance with regulations on technology transfer and the completion of environmental protection works have been confirmed in accordance with regulations of law shall be included in a list;
b) After issuing confirmations of completion of environmental protection works to domestic solid waste treatment projects, the authority inspecting and confirming completion of environmental protection works shall submit a report on assessment of domestic solid waste treatment technologies used for such projects to the Ministry of Natural Resources and Environment;
c) According to results of confirmation of completion of environmental protection works, the Ministry of Natural Resources and Environment shall promulgate, update the list of domestic solid waste treatment technologies and publish it on the website of the Ministry of Natural Resources and Environment.
Section III. PROCEDURES FOR SHUTDOWN OF DOMESTIC SOLID WASTE LANDFILLS
Article 21. Procedures for shutdown of domestic solid waste landfills
1. A sanitary domestic solid waste landfill shall be shut down in the following cases:
a) The domestic solid waste landfill has reached its capacity approved by the competent authority;
b) The domestic solid waste landfill owner fails to keep operating the domestic solid waste landfill and fails to transfer the domestic solid waste landfill;
c) The domestic solid waste landfill is shut down at the request of the competent authority.
2. 10 working days before the shutdown of the landfill, its owner shall send a notification of the date of shutdown to the provincial specialized environmental protection authority.
3. Procedures for shutdown of a domestic solid waste landfill:
a) The domestic solid waste landfill must have a topsoil covered with clay or HDPE plastic or equivalent material of over 30%, ensuring that it maintains standard humidity and is carefully compacted with a thickness greater than or equal to 60cm. The slope from the foot to the top of the landfill is between 3% and 5%, ensuring proper drainage, no landslide and subsidence. The following activities should be carried out:
- Cover the liner consisting of sand with a thickness of 50 to 60 cm;
- Cover the soil layer with a thickness of 20 to 30 cm;
- Grow grass and green trees;
b) If the domestic solid waste landfill has multiple cells, it is required to close each cell according to the procedures specified in Point a of this Clause;
c) Within 6 months from the date of shutdown of the domestic solid waste landfill, its owner shall submit a report on the status of the domestic solid waste landfill to the authority approving environmental impact assessment reports. The report shall contain at least:
- Operation, effectiveness and capacity of all works in the domestic solid waste landfill, including waterproofing system of the domestic solid waste landfill, leachate collection and treatment system, surface water and groundwater management system, gas collection system, groundwater quality monitoring system and other environmental protection works in accordance with applicable regulations (if any);
- Results of monitoring of quality of wastewater, groundwater and gases from the domestic solid waste landfill;
- Environmental remediation, improvement of landscape of the domestic solid waste landfill and pollution control measures for the coming years;
- Topographic map of the domestic solid waste landfill, which is drawn after its shutdown;
- The shutdown of the domestic solid waste landfill will be certified completed if environmental components generated from the landfill shutdown satisfy the technical regulation on environment;
d) After the shutdown, do not allow people and animals to enter freely, especially on the landfill top where gases are amassed. Safety signs and instructions must be available in the landfill.
Article 22. Reuse of domestic solid waste landfills
1. Upon formulating planning for use and design of a domestic solid waste landfill, it is required to consider the possibility of reusing the domestic solid waste landfill after its shutdown.
2. In order to reuse the domestic solid waste landfill, its owner shall carry out survey and assessment of relevant environmental factors. If results thereof are satisfactory, the domestic solid waste landfill can be reused.
3. Pending the reuse of the domestic solid waste landfill, its owner shall keep treating leachate and gases in accordance with regulations.
4. After the shutdown of the domestic solid waste landfill, its owner shall:
a) monitor environmental changes at monitoring stations;
b) re-draw the topographic map of the domestic solid waste landfill;
c) submit sufficient reports on operation of the domestic solid waste landfill and propose pollution control measures for the coming years.
5. Domestic solid waste landfill transfer procedures shall be followed so that competent authorities and units may keep managing and re-using it.
6. Upon reuse of the domestic solid waste landfill, gas vents must be carefully checked. If there is no differential between the gas vent pressure and the atmospheric pressure and the gas concentration is not greater than 5%, it is allowed to carry out leveling.
ENVIRONMENTAL QUALITY MANAGEMENT
Section 1. MONITORING, ASSESSMENT AND ANNOUNCEMENT OF SURFACE WATER AND AIR QUALITY STATUS
Article 23. Monitoring, assessment and announcement of inland surface water quality status
1. River, lake and channel water quality monitoring points shall maintain their representativeness so that water quality status and changes are assessed according to Clause 1 Article 12 of the Decree No. 19/2015/ND-CP amended by Clause 9 Article 2 of the Decree No. 40/2019/ND-CP.
2. River, lake and channel water quality monitoring results shall be used to calculate water quality indicators at each monitoring points under the technical guidance of the Vietnam Environment Administration.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge of executing the national environmental monitoring program with respect to inter-provincial rivers and lakes.
4. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provincial People’s committees”) shall take charge of executing local environmental monitoring programs with respect to rivers, lakes, ponds and channels within their provinces, except for the case specified in Clause 3 of this Article.
5. Water quality indicators shall be posted on web portals of competent authorities set forth in Clauses 3 and 4 of this Article.
Article 24. Monitoring, assessment and announcement of air quality status
1. Urban areas of class II of higher, densely populated areas, areas with industrial parks, trade villages, areas with varied gas sources or large emission sources shall undergo air quality parameters monitoring in accordance with technical regulations on air quality at representative monitoring points for the purposes of assessment of air quality status and changes.
2. Air quality monitoring results shall be used to calculate water quality indicators in the areas mentioned in Clause 1 of this Article under the technical guidance of the Vietnam Environment Administration.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall carry out air quality monitoring and assessment according to the national environmental monitoring program.
4. Provincial People’s Committees shall take charge of carrying out air quality monitoring and assessment in the areas mentioned in Clause 1 of this Article within their provinces according to the local environmental monitoring program.
5. Air quality indicators shall be posted on web portals of competent authorities set forth in Clauses 3 and 4 of this Article.
Section 2. INVESTIGATION, ASSESSMENT AND WARNING OF ENVIRONMENTAL QUALITY, DETERMINATION OF DEGREE, SCOPE AND CAUSES OF CONTAMINATION AND SOIL IMPROVEMENT AND REMEDIATION
Article 25. Preliminary site investigation and assessment
1. The purpose of a preliminary investigation or assessment is to investigate or assess the site to determine if potential residual contaminants are present at concentrations exceeding the technical regulations on environment and to determine causes of contamination.
2. The scope of work will include the following elements:
a) Consolidation and review of documents concerning the potentially contaminated site;
b) A site reconnaissance;
c) Collection and analysis of samples for the purpose of determining residual contaminants, residual contamination sources and preliminary assessment of contamination level;
d) Preparation of a preliminary investigation and assessment.
3. The procedure for preliminary site investigation and assessment is provided in the Form No. 01 Appendix V hereof.
4. According to the preliminary investigation and assessment results, perform the following activities:
a) If it is found that a contaminant is present at concentrations exceeding the technical regulations on environment, publish the information thereon and carry out detailed site investigation or assessment as prescribed in Article 26 of this Circular;
b) If no contaminant is present at concentrations exceeding the technical regulations on environment, announce that the site is not contaminated.
5. Responsibilities for preliminary site investigation and assessment:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall carry out preliminary investigation and assessment of the sites specified in Clause 1 Article 14 of the Decree No. 19/2015/ND-CP amended by Clause 11 Article 2 of the Decree No. 40/2019/ND-CP, which are contaminated within multiple provinces;
b) Provincial People’s Committees shall carry out preliminary investigation and assessment of the sites specified in Clause 1 Article 14 of the Decree No. 19/2015/ND-CP amended by Clause 11 Article 2 of the Decree No. 40/2019/ND-CP, which are contaminated within provinces, except for the case specified in Point a of this Clause;
Article 26. Detailed site investigation and assessment
1. The purpose of a detailed investigation or assessment is to determine residual contaminants; residual contamination sources; level and scope of contamination; classification of contaminated sites.
2. The scope of work will include the following elements:
a) Preparation of a detailed plan for site survey;
b) Detailed investigation, survey and collection of samples on the site; analysis, assessment and determination of residual contaminants, level and scope of contamination;
c) Mapping of the contaminated site (contaminants, level and scope of contamination);
d) Preparation of a report on detailed site investigation or assessment.
3. The procedure for detailed site investigation and assessment is provided in the Form No. 02 Appendix V hereof.
4. Detailed site investigation and assessment results may serve as the basis for determining responsibilities for environmental improvement and remediation at the contaminated site; classify contamination level of the contaminated site.
5. Responsibilities for detailed site investigation and assessment:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall carry out detailed investigation and assessment of the sites that have undergone preliminary site investigation and assessment within its jurisdiction but contaminating factors fail to be found;
b) Provincial People’s Committees shall carry out detailed site investigation and assessment of the sites that have undergone preliminary investigation and assessment within their jurisdiction but contaminating factors fail to be found;
c) Any organization or individual that is confirmed as the one that causes contamination shall carry out detailed site investigation and assessment as prescribed in Clause 2 of this Article.
Article 27. Classification of contaminated sites
1. Contaminated sites shall be classified into 03 following levels:
a) Total weighted point < 50: low-level environmental contamination and chemical and pesticide residual-contamination.
b) 50 ≤ total weighted point ≤ 75: Medium-level environmental contamination and chemical and pesticide residual-contamination.
c) Total weighted point > 75: High-level extremely severe environmental contamination and chemical and pesticide residual-contamination.
2. The point-based assessment shall be carried out according to the Form No. 03 Appendix V hereof.
Article 28. Rules for management of contaminated sites
1. Results of contaminated site classification shall serve as the basis for environmental decontamination, improvement and remediation of the sites where soil contaminating factors are not determined. To be specific:
a) Regarding the low-level contaminated sites specified in Point a Clause 1 Article 27 hereof, control the contaminated sites as prescribed in Article 29 hereof;
b) Regarding the medium-level contaminated sites specified in Point b Clause 1 Article 27 hereof, control the contaminated sites as prescribed in Article 29 hereof; prepare and implement the plan for environmental decontamination, improvement and remediation of these sites according to Article 30 of this Circular within the budget;
c) Regarding the high-level contaminated sites specified in Point c Clause 1 Article 27 hereof, immediately carry out environmental decontamination, improvement and remediation as prescribed in Article 30 hereof.
2. Regarding the sites where soil contaminating entities have been determined, they shall carry out environmental decontamination, improvement and remediation as prescribed in Article 30 hereof.
3. The environmental decontamination, improvement and remediation shall conform to the land use planning approved by the competent authority.
Article 29. Control of contaminated sites
1. The control of a soil contaminated site will include the following elements:
a) Issuance of announcements and warnings and reiteration of contaminated sites;
b) Restriction of activities on the site for the purposes of preventing contaminants from spreading and directly impacting the environment and public health;
c) Dissemination of information and raising of awareness or relevant entities and communities in the vicinity of the contaminated site;
d) Periodic monitoring of environmental quality on the contaminated site and its vicinity; publishing of information about environmental quality.
2. Provincial People’s Committees shall control contaminated sites within their provinces.
Article 30. Environmental decontamination, improvement and remediation
1. The environmental decontamination, improvement and remediation of contaminated sites shall be based on the environmental decontamination, improvement and remediation plan.
2. The plan shall contain the following main contents:
a) General information about the contaminated site;
b) Results of investigation and assessment of the level of risk of the contaminated site.
c) Decontamination methods (whether in-situ decontamination or ex-situ decontamination that involves transport of contaminants to a designated decontamination facility);
d) Decontamination techniques and technology solutions for mitigation or removal of residual contaminants from the contaminated site; comparison of technical alternatives and analysis for the purpose of selecting an optimum solution;
dd) Control and supervision during and after decontamination;
e) Decontamination plan implementation roadmap and schedule.
Detailed contents of the environmental decontamination, improvement and remediation plan are provided in the Form No. 04 Appendix V hereof.
2. Responsibility for preparing the decontamination plan: the owner of the environmental decontamination, improvement and remediation project shall prepare a decontamination plan. To be specific:
a) Regarding the project within the jurisdiction of the state to carry out dissemination, the project owner shall set up and submit the project for approval in accordance with the Law on State Budget. If such project is funded by the central government budget, the project approving authority shall submit the project dossier to the Ministry of Natural Resources and Environment to obtain opinions prior to the approval;
b) Regarding the project the jurisdiction of an organization or individual to carry out dissemination, the organization or individual shall submit the decontamination plan to the Ministry of Natural Resources and Environment or provincial People's Committee within its jurisdiction to carry out preliminary investigation and assessment as prescribed in Clause 5 Article 25 hereof.
Article 31. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment
1. Carry out investigation and assessment, consolidate and publish the list of contaminated sites within its jurisdiction; develop, update and operate information and database systems for contaminated systems nationwide.
2. Develop and issue technical guidelines for environmental improvement and remediation of each type of contaminated site.
3. Organize the environmental decontamination, improvement and remediation in accordance with regulations of law.
Article 32. Responsibilities of provincial People's Committees
1. Compile, update and report the list of sites contaminated with chemicals during the war; sites with industrial parks, production plants, chemical depots, agrochemicals, waste landfills and craft villages which have been closed or relocated; the toxic mineral mining area which has terminated extraction; local agricultural production areas that use a lot of chemicals to the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. According to results of preliminary and detailed site investigation and assessment, provincial People’s Committees shall update information about contaminated sites to the information and database systems of the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 33. Responsibilities of organizations and individuals causing environmental contamination
1. Any organization or individual that is confirmed as the one that causes environmental contamination shall carry out detailed site investigation and assessment, prepare an environmental decontamination, improvement and remediation plan and submit it to the Ministry of Natural Resources and Environment or provincial People’s Committee for consideration and supervision purpose.
2. The environmental decontamination, improvement and remediation shall be carried out according to the plan specified in Clause 1 of this Article and results shall be reported to the Ministry of Natural Resources and Environment or provincial People’s Committee.
MANAGEMENT OF ENVIRONMENTAL MONITORING SERVICES; REPORTING OF ENVIRONMENTAL PROTECTION
Article 34. Registration of environmental testing services
1. The testing services registration prescribed in Clause 1 Article 4 of the Government’s Decree No. 36/2017/ND-CP dated July 11, 2016 shall comply with the Government’s Decree No. 127/2014/ND-CP dated December 31, 2014.
2. Applicants for registration of testing services in conformity with environment sector and certification of eligibility for provision of environmental monitoring services may choose to follow administrative procedures for issuance of the certificate of registration of testing services in conformity with environment sector and certificate of eligibility for provision of environmental monitoring services in accordance with regulations on single-window system promulgated by the Minister of Natural Resources and Environment.
Article 35. Responsibilities of providers of environmental monitoring services after the certificate is obtained
1. Every provider of environmental monitoring services shall prepare physical or electronic documents about environmental monitoring services it provides to serve the inspection work.
Documents concerning environmental monitoring services include chemicals logbook; test reports; records of environmental monitoring equipment, laboratory sample transfer records or system, records of quality assurance and control in environmental monitoring and data management in accordance with regulations of the Circular No. 24/2017/TT-BTNMT dated September 01, 2017 of the Ministry of Natural Resources and Environment, liquidation minutes and other methods of contracting with customers in accordance with the civil law and other relevant documents.
2. Upon providing environmental monitoring services, if the provider signs service contracts with customers, such contracts shall bear the provider’s unique signs and the date of the contract shall be clearly stated. The signs shall contain ordinal numbers indicating the date on which the first contract is signed and the date on which the last contract is signed in chronological order in a calendar year.
3. Results shall be returned to customers via test reports bearing the signature and seal of the competent authority. The test reports shall be prepared using a unique form, containing at least:
- Name of the provider;
- Names of customers;
- Number of the Vimcerts;
- Date of delivery of the test report;
- Signs of the reports: The signs shall contain ordinal numbers indicating the date on which the first report is delivered and the date on which the last report is delivered in chronological order in a calendar year. The provider may add more sign codes to serve its classification and internal management with but must adhere to the numbering principles.
- Analysis results: parameters, methods used, measurement results, regulations, standards or technical specifications used for reference purpose (if any)
- In case the provider hires another provider to monitor the parameters that the former is not allowed to monitor, it is required to specify name of the provider in charge and enclose the analysis report given by such provider.
A record or system should be in place to manage test reports delivered to customers, containing at least: signs of the reports (including their ordinal numbers); date of delivery of the reports and names of customers.
4. If a provider carries out environmental monitoring itself to serve its researches and carries out monitoring for internal supervision purpose without signing contracts and delivering test reports to a second party, it is not required to comply with the regulations laid down in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Article 36. Management of environmental monitoring services provided by secondary monitoring units
The management of environmental monitoring services provided by monitoring units shall comply with Article 35 hereof. Sample transfer records shall be included in the documentation of environmental monitoring service providers and secondary monitoring units.
Article 37. Reporting of environmental protection
1. Owners of projects and production, trading and services establishments, except for the entities specified in Clause 2 of this Article shall:
a) prepare an environmental protection report according to Appendix VI hereof;
b) archive documents related to the report to serve the comparison by competent authorities upon inspection;
c) submit annual environmental protection report (the reporting report begins from 01 January to 31 December inclusive) to competent authorities before January 01 of the next year. The first report shall be submitted before January 31, 2021.
d) submit the report to:
- the authority that has approved and certified the environmental impact assessment reports, environmental protection programs, environmental protection plans or equivalent environmental documents of the projects or establishments;
- Departments of Natural Resources and Environment (of the provinces where the projects and production, trading and services establishments are available);
2. Investors in construction and trading of technical infrastructures of industrial parks shall comply with reporting regulations in accordance with regulations on environmental protection in industrial parks.
Article 38. Transitional clauses
1. Any application received before the effective date of this Circular shall be processed in accordance with regulations of law at the time of receipt unless the applicant requests the application of this Circular.
2. Any mineral extraction facility that has its environmental impact assessment report approved or environmental protection plan certified but fails to have an environmental improvement and remediation plan which is an integral part of the environmental impact assessment report or environmental protection plan, the authority approving the environmental improvement and remediation plan shall consider granting approval at the request of the project owner or facility owner as prescribed in Point b Clause 3 Article 7 of the Decree No. 19/2015/ND-CP amended by Clause 4 Article 2 of the Decree No. 40/2019/ND-CP.
Article 39. Responsibility for implementation
1. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies; People’s Committees at all levels shall direct the implementation of this Circular.
2. Provincial Departments of Natural Resources and Environment shall assist provincial People’s Committees in implementing this Circular within their provinces.
1. This Circular comes into force from February 15, 2020.
2. This Circular repeals Point a Clause 2 Article 12, Clause 2 Article 18, Clause 2 Article 21, Article 25 and Article 26 of the Circular No. 31/2016/TT-BTNMT dated October 14, 2016 of the Minister of Natural Resources and Environment; Appendix 3 of the Circular No. 38/2015/TT-BTNMT dated June 30, 2015 of the Minister of Natural Resources and Environment;
3. The Circular No. 26/2015/TT-BTNMT dated May 28, 2015, Circular No. 27/2015/TT-BTNMT dated May 29, 2015, Circular No. 41/2015/TT-BTNMT dated September 09, 2015 and Circular No. 30/2016/TT-BTNMT dated October 12, 2016 of the Minister of Natural Resources and Environment are null and void from the effective date of this Circular.
4. Regulations on periodic reporting by production, trading and services establishments (including reports periodic environmental monitoring, automatic and continuous monitoring, domestic solid waste management, ordinary industrial solid waste management, hazardous waste management, imported scrap management, results of environmental monitoring and remediation in mineral extraction) which were specified in previous documents shall be implemented in accordance with this Circular from its effective date.
5. Reports on domestic solid waste management, ordinary industrial solid waste management, hazardous waste management and imported scrap management which are mentioned in Section III of the Appendix enclosed with the Circular No. 40/2019/ND-CP shall be incorporated into the environmental protection report specified in this Circular.
6. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Natural Resources and Environment for consideration./.
|
PP. THE MINISTER |
Form No. 04
Format and contents of an environmental impact assessment report
Superior authority of the project owner (1)
REPORT ON ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT of the project (2) |
|
PROJECT OWNER (*) |
CONSULTANCY (if any) (*) |
Place name (**),… (specify the month) … (specify the year) |
Note:
(1) Name of the superior authority;
(2) Full and exact name of the project; (*) Only shown on the supplemental cover page; (**) Specify the province where the project is executed or the project owner’s head office is located.
TABLE OF CONTENTS
List of abbreviations
List of tables and pictures
INTRODUCTION
1. Origin of the project
General information about the project, specifying its type (new project, project on scale expansion, capacity increase or change of technology or other type).
1.2. Authority or organization that has the power to approve investment guidelines (regarding a project subject to approval for its investment guidelines), feasibility study report, economic and technical report, investment project or relevant document.
1.3. Relationship between the project and other projects and development planning approved by a competent authority.
1.4. If the project is located in an industrial park, export-processing zone, hi-tech zone or industrial cluster (hereinafter referred to as “industrial park”), clearly specify name of the industrial park and provide a description of the conformity of the project with the sectoral planning and dedicated area zoning planning. Enclose a copy of the decision on the environmental impact assessment (EIA) report, confirmation of completion of environmental protection works or equivalent document of the project on investment in construction of infrastructure of the industrial park.
2. Legal bases and techniques for EIA:
2.1. Enumerate legal documents, technical environmental regulations, standards and guidance and techniques which serve as the basis for EIA.
2.2. Fully enumerate legal documents, decisions or written opinions of competent authorities on the project.
2.3. Enumerate documents and data prepared by the project owner itself and used during the EIA process.
3. Organize EIA: make a summary of organization of EIA and preparation of EIA report by the project owner and consultancy (if any) enclosed with a list (containing signatures) of participants in EIA.
4. EIA methods: fully enumerate the methods used and indicate the contents to which a method is applied during the EIA process.
Chapter 1
BRIEF DESCRIPTION OF THE PROJECT
1. Summary of the project
General information about the project:
- Name of the project (investment project or construction investment project).
- Name and contact address of the project owner, methods of contact with the project owner; legal representative of the project owner; project execution schedule.
- Geographical location (coordinates in accordance with prevailing regulations, boundary, etc.) of the project. Describe natural and socio - economic impacts and other impacts of the project. Current management and use of land by the project.
- Objectives; scale; capacity; technology and type of the project.
1.2. Work items of the project
Enumerate quantities and scale of work items of the project in full and in detail, including the 3 following types:
- Main work items: main product production lines and main construction items of the project.
- Auxiliary work items of the project.
- Items of waste treatment works and environmental protection works: rainwater collection and drainage works; wastewater collection and drainage works; wastewater (domestic water, industrial water, etc.) treatment works; dust and emission treatment works; solid waste storage and treatment works; works serving environmental emergency prevention and response with respect to wastewater and emissions; works serving oil spill, fire and explosion response; works serving assurance of hydrological regime stability and minimum flow and ecological conservation (regarding a project affecting hydrology and ecology) and other environmental protection works.
Regarding a project on expansion of scale, increase in capacity or change of technology of a facility or industrial park that is operating, for the purposes of this Chapter, it is necessary to clarify information about business operations of the existing facility or industrial park; works, equipment, items and technologies that will continue to be used for the scale expansion, capacity increase or technology change project; works and equipment to be changed, adjusted or supplemented; connectivity and connection of existing works with new works.
- Provide a detailed and specific description of current management and use of land of the area where the project is executed; conformity of the project location with regulations of law and relevant development planning.
1.3. Raw materials, fuels, materials and chemicals used for the project; sources of supply of electricity and water, and products of the project
Enumerate types of raw materials, fuels, materials and chemicals used; sources of supply of electricity and water, and products of the project. If the project uses imported scrap as raw production materials, clarify the demand and capacity for using scrap; ratio and volume of used scrap imported and purchased domestically, proposed volume of imported scrap when the project is put into operation according to the project's design capacity.
1.4. Production and operation technologies
Provide a detailed and specific description of the project’s production and operation technologies which are likely to adversely affect the environment, specify the bases for selecting such technologies with an illustrative diagram enclosed.
1.5. Construction methods
Provide a detailed and specific description of the methods and technologies for construction of work items which are likely to adversely affect the environment and specify the bases for selecting such methods and technologies.
1.6. Progress, total investment, project management and execution.
2. Summary of environmental issues
2.1. Main environmental impacts of the project
2.2. Volume and nature of types of wastes generated from the project (if any):
- Volume and nature of wastewater and zones potentially affected by wastewater.
- Volume and nature of dust and emissions and zones potentially affected by dust and emissions.
- Volume and nature of normal industrial solid wastes.
- Volume and nature of hazardous wastes.
- Volume and nature of other wastes.
2.3. Other environmental impacts (if any):
- Narrowing space, transforming structure, functions and values of scenic landscape and natural landscape.
- Narrowing area, changing structure, functions and ecological services of natural ecosystems (wildlife sanctuaries, natural heritage sites, biodiversity corridors, high-biodiversity wilderness areas, important wetlands, natural forest ecosystems, coral reef ecosystems, seagrasses, aquatic life, etc.).
- Narrowing habitat and reducing the number of endangered and precious species and priority species.
- Other environmental impacts.
2.4. Works and measures for environmental protection:
- Wastewater collection and treatment systems: fully specify each wastewater treatment work item (drainage system inside and outside the project; system for collection and treatment of domestic and industrial wastewater, pipe cleaning and other special wastewater (if any), including: quantity, scale, capacity, operation technology and process; receiving water, standards and technical regulations with coefficients applicable to each source of wastewater, purposes of reusing treated wastewater (if any); automatic and continuous wastewater monitoring equipment coming with monitoring and surveillance cameras (if any).
- Dust and emission collection and treatment systems: fully specify each dust and emission treatment work (pipeline system, equipment for collecting and treating dust and emissions; synchronous equipment and technologies for treatment of dust and emissions; composite equipment or other treatment equipment), including: types, quantity, scale, capacity, operation technology and process; technological level (new, advanced, environmentally friendly); origin of technology (foreign or domestic); receiving water, standards and technical regulations with coefficients applicable to each emission source and area; purpose of reusing treated clean gas (if any); automatic and continuous emission monitoring equipment coming with monitoring and surveillance cameras (if any).
- Works and measures for collection, storage, management and treatment of normal industrial solid wastes: fully specify items of works for storage of normal industrial solid wastes and their basic technical specifications. Regarding works for treatment of normal industrial solid wastes, sufficiently specify the following information: quantity, scale, capacity, operation technology and process; plan to collect, store and treat normal industrial solid wastes or transfer them to a licensed entity for treatment (if any).
- Works and measures for collection, storage, management and treatment of hazardous wastes: fully specify items of works for storage of hazardous wastes and their basic technical specifications. Regarding works for treatment of hazardous wastes, sufficiently specify the following information: quantity, scale, capacity, operation technology and process; plan to collect, store and treat hazardous wastes or transfer them to a licensed entity for treatment (if any).
- Works and measures for collection, storage, management and treatment of other wastes (if any): fully specify items of works for storage of other wastes and their basic technical specifications. Regarding works for waste treatment, sufficiently specify the following information: quantity, scale, capacity and operation technology and process; plan to collect, store and treat wastes or transfer them to a licensed entity for treatment (if any).
- Measures for reducing noise, vibration and other types of pollution, fully specify items of works and measures for reducing noise, vibration and other types of pollution and their basic technical specifications. Regarding other works and measures for reducing noise, vibration and other types of pollution, sufficiently specify the following information: quantity, scale, methods and process for operation; standards and technical regulations applicable to each source of pollution (if any).
- Environmental improvement and remediation (regarding a mining project): specify main information about the environmental improvement and remediation scheme; list and volume of items undergoing environmental improvement and remediation; plan for environmental improvement and remediation; budget for environmental improvement and remediation (specify the deposits upon each deposit payment).
- Protection, improvement or offsetting plan and measures for affected natural landscape, natural ecosystems, endangered and precious species and priority species (if any).
- Works and measures for environmental emergency prevention and response: specify the environmental emergency prevention and response plan (for dust and emissions; wastewater; other hazardous substances) applicable to the project. If works for environmental emergency prevention and response are required, sufficiently specify the following information: quantity, scale, capacity and operation technology and process and technical requirements applicable to the works (if any).
- Other environmental protection measures (if any).
2.5. List of main environmental protection works of the project: clearly specify main environmental protection works of the project.
2.6. Environmental management and monitoring program of the project: specify monitoring contents, requirements, mechanism, frequency and parameters corresponding to each phase of the project.
2.7. Commitment by the project owner: (the project owner shall commit to truthfulness and accuracy of data; information about the project and environmental issues stated in the EIA report).
Chapter 2
NATURAL AND SOCIO - ECONOMIC CONDITIONS AND STATE OF THE ENVIRONMENT OF THE AREA WHERE THE PROJECT IS EXECUTED
2.1. Natural and socio - economic conditions (not compulsory for an investment project in the industrial park having followed environment-related procedures)
- Aggregate data (specify the sources of data used) on natural conditions of the area where the project is executed (hereinafter referred to as “the project area”), including geographical and geological data; climate and meteorological data; hydrographic and oceanographic data over at least the last 03 years.
- Make a summary of socio - economic conditions of the project area, including economic activities (industry, agriculture, transportation, mining, tourism, trade, services and other sectors); population characteristics, health, cultural and educational conditions, living standards, rate of poor households, cultural, social, folk religious and religious buildings, historical sites, residential areas, urban areas and other related works affected by the project. Assess the conformity of the location selected for project execution with socio - economic characteristics of the project area.
2.2. State of environmental quality and biological resources in the area potentially affected by the project
2.2.1. Data on environmental characteristics and biological resources
Aggregate collected data (specify the sources of data used) on the state of the environment and biological resources in the project area, clarifying the quality of environmental components likely to be directly affected by the project such as the air environment directly receiving the project's emissions, surface water, seawater, underground water and soil environment in the project's wastewater receiving area; data and information on terrestrial biodiversity that may be affected by the project; the distance from the project to the nearest ecologically sensitive areas; area of types of forests (if any); the list and status of wild plant and animal species, including endangered, precious and rare priority protected species, endemic species in the area that may be affected by the project; data and information on marine biodiversity and coastal wetlands that may be affected by the project (data on biological resources is not mandatory for a project in the industrial park having followed environment-related procedures).
2.2.2. State of such environmental components as soil, water, air, etc.
Final results of measurement, sample analysis and assessment of the state of the environment in the project's wastewater receiving area shall be obtained through at least 03 surveys. The measurement, sample collection and analysis shall comply with technical procedures for environmental monitoring. Consolidate results to assess the conformity of the location selected for project execution with socio - economic characteristics of the project area; assess the state of environmental components in the project area prior to construction.
For a radiation-related project, for the purposes of this section, it is necessary to specify results of radiation monitoring, state assessment and preliminary analysis of causes. If the project’s wastewater is connected to the industrial park’s centralized wastewater collection and treatment system, the assessment of state of surface water and sediment is not required. The assessment of state of ambient air is only mandatory for a project that generates dust and emissions causing environmental pollution or project that uses the mathematical model of the spread of pollutants (if any).
2.2.3. State of biological resources
State of biodiversity and biological resources in the project area and area affected by the project (not mandatory for a project in the industrial park having followed environment-related procedures), including:
- Data and information on terrestrial biodiversity that may be affected by the project such as habitats, ecologically sensitive areas (inland wetlands, wildlife sanctuaries, biosphere reserves, world natural heritage sites inside and in the vicinity of the project area); the distance from the project to the nearest ecologically sensitive areas; area of types of forests (if any); the list and status of wild plant and animal species, including endangered, precious and rare priority protected species, and endemic species in the area that may be affected by the project (if any);
- Data and information on aquatic biodiversity that is receives wastes or directly affected by the project (rivers, lakes, sea, coastal wetlands, etc.) that may be affected by project, including: characteristics of aquatic ecosystems (if any), marine ecosystems and coastal wetlands, list and state of planktonic species, benthic animals, fish and other aquatic and marine resources (if any).
Chapter 3
ASSESSMENT AND FORECASTING OF ENVIRONMENTAL IMPACTS OF THE PROJECT AND PROPOSED MEASURES AND WORKS FOR ENVIRONMENTAL PROTECTION AND ENVIRONMENTAL EMERGENCY RESPONSE
General principles:
- The assessment of environmental impacts of the project shall be carried out by stages of project execution and upon operation of the project (trial operation and commercial operation) and specified for each source of impact and each affected object. Proposed measures and works for environmental protection shall adhere to the environmental protection requirements relevant to each assessed object.
- Regarding a project on expansion of scale, increase in capacity or change of technology of a facility or industrial park that is operating, it is required to conduct general assessment of environmental impacts on the old facility or industrial park and of the scale expansion, capacity increase or technology change project.
3.1. Impact assessment and proposed environmental protection measures and works during stage of construction
3.1.1. Impact assessment and forecasting
The assessment and forecasting of environmental impacts during this stage shall focus on:
- Assessment of impacts on landscape and ecosystems;
- Assessment of environmental impacts of land grabbing, migration, relocation, etc.;
- Assessment of environmental impacts of land clearance;
- Extraction of building materials for the project (if covered by the project);
- Transport of building materials, machinery and equipment;
- Construction of work items of the project or activities aimed at executing the project (for the project that does not have construction works);
- Cleaning of pipes, manufacturing equipment and environmental protection works of the project (using chemicals, clean water, vapor, etc.).
Requirements:
- For each impact: determine its degree to forecast, assess and reduce main and peculiar impacts of the type and location of the project.
- For impact sources related to waste: concretize the volume, concentration and values of all waste parameters specific to the project and compare them with prevailing standards and technical regulations, concretize the spatial-temporal variations of wastes generated.
- For impact sources not related to wastes: specify the sources of impact and affected objects.
3.1.2. Proposed environmental protection measures and works
- Regarding wastewater: specify the scale, capacity and technology of the domestic and industrial wastewater collection and treatment work (if any):
+ Each construction contractor’s domestic wastewater collection and treatment work, which must satisfy environmental technical regulations.
+ Works for collection and treatment of types of liquid wastes such as waste chemicals and chemicals used for pipe cleaning, which must satisfy environmental technical regulations.
- Regarding domestic wastes, construction wastes, normal industrial solid wastes and hazardous wastes: specify the scale, location and measures for environmental protection of the area where wastes are temporarily stored.
- Regarding dusts and emissions: works and measures for reducing dust and emissions during construction, which must satisfy environmental technical regulations.
- Regarding noise and vibration: works and measures for reducing noise and vibration.
- Regarding erosion, sedimentation and stormwater runoff (if any): specify the scale, location and measures for prevention of erosion and sedimentation, and control of stormwater runoff.
- Regarding impacts on biological resources (if any).
- Other environmental protection measures (if any).
3.2. Impact assessment and proposed environmental protection measures and works during stage of operation
3.2.1. Impact assessment and forecasting
The impact assessment during this stage shall focus on 02 stages of trial operation and commercial operation. To be specific:
- Assess and forecast impacts of sources of wastes (solid wastes, hazardous wastes, dust, emissions, industrial wastewater, domestic wastewater, other types of solid wastes, noise, vibration, etc.). Each impact shall be concretized in terms of volume and values of all waste parameters specific to the project and compare them with prevailing standards and technical regulations. The spatial-temporal variations of wastes generated shall be also concretized.
- Assess and forecast impact sources not related to wastes: specify the sources of impact and affected objects;
- For a project on investment in the industrial park, assess impacts of wastes generated from the project on the current collection and treatment of wastewater in the industrial park; assess the receiving and treating capacity of the current wastewater treatment works of the industrial park with respect to the maximum volume of wastewater generated from the project.
3.2.2. Proposed environmental protection measures and works
General requirements: according to the results of impact assessment mentioned in 3.2.1 above, the project owner shall, according to each type of waste generated (with the volume and concentration of typical pollution parameters), propose appropriate treatment equipment and technologies (by enumerating and comparing them with the existing equipment and technologies) in accordance with environmental protection requirements.
a) Regarding wastewater treatment works (including works serving treatment of domestic and industrial wastewater and other types of liquid wastes):
- A detailed description of scale, capacity and operation process of, and chemicals and catalysts used by each wastewater treatment work;
- Basic parameters of each item of and whole of the wastewater treatment work, enclosed with a draft conceptual design drawing or draft shop drawing if the project only requires one-step design (hereinafter referred to as “draft design drawing”). See details in Appendix 2 of the report.
- Proposed location of and specifications for installation of automatic and continuous wastewater monitoring equipment (if the installation is mandatory).
b) Regarding dust and emission treatment works:
- A detailed description of scale, capacity and operation process of, chemicals and catalysts used by each dust and emission treatment work;
- Basic parameters of each item of and whole of the dust and emission treatment work, enclosed with a draft design drawing (see details in Appendix 2 of the report).
- Proposed location of and specifications for installation of automatic and continuous emission monitoring equipment (if the installation is mandatory).
c) Regarding works for storage and treatment of solid wastes (including domestic wastes, normal industrial solid wastes and hazardous wastes):
- A detailed description of scale, capacity and operation process of, and chemicals and catalysts used by each work serving waste management and treatment;
- Basic parameters of each item of and whole of the work serving waste management and treatment, enclosed with a draft design drawing (see details in Appendix 2 of the report).
d) Works for environmental emergency prevention and response with respect to wastewater and emissions (if the installation is mandatory):
- A detailed description of scale, capacity and operation process of, and chemicals and catalysts used by each work for environmental emergency prevention and response;
- Basic parameters of each item of and whole of the work for environmental emergency prevention and response, enclosed with a draft design drawing (see details in Appendix 2 of the report).
dd) Works for maintaining minimum flow regarding a hydropower or reservoir project.
e) Other works and measures for environmental protection and environmental emergency prevention and response (if any).
3.3. Operation of environmental protection works and implementation of environmental protection measures
- List of environmental protection works and measures of the project.
- Plan for construct and install environmental protection works, waste treatment equipment and automatic and continuous wastewater monitoring equipment.
- Plan to organize implementation of other environmental protection measures.
- Summary of estimate of budget for each environmental protection work and measures.
- Organizational machinery for management and operation of environmental protection works.
3.4. Commenting on the comprehensiveness and reliability of the assessment results and forecasts
Comment on the comprehensiveness and reliability of the results of assessment and forecasts of environmental impacts that may be created during the project execution.
For insufficiently reliable issues, objective and subjective reasons must be clearly stated (such as lack of information and data; outdated figures and data; self-created data and figures that are insufficiently accurate and reliable; insufficient or limited reliability of the assessment method; limited expertise of environmental assessment practitioners; other reasons).
Chapter 4
ENVIRONMENTAL IMPROVEMENT AND REMEDIATION PLANS
(Mandatory for mining projects only)
4.1. Selection of environmental improvement and remediation plans
- Depending on each type of mineral mining, impacts of mining on the environment and surrounding residential community, geological structure, mineral compositions and environmental quality of the area and post-mining land use planning (if any), every organization and individual must develop at least 02 feasible environmental improvement and remediation plans.
- Each environmental improvement and remediation plan shall contain the following contents:
+ Determining time and contents of partial performance of the environmental improvement and remediation work (during the mining process) for the work items of mines (auxiliary works, mine dumps, etc.) and mining areas (if the mining is carried out adopting the successive method, it is possible to perform the environmental improvement and remediation work for the area whose reserves are fully extracted);
+ Determining work items of mines and items that need to undergo environmental improvement and remediation in the mining area (mining pits for an opencast; drifts/air ventilation well, transport system, stops, etc. for mines) during the period of mine closure (according to the planned ending date of mining).
+ Describing measures, works, volume and budget for environmental improvement and remediation; making a mined area restoration map and presenting environmental renovation and remediation works;
- Assessing impacts on the environment, stability and safety of environmental improvement and remediation works (including impacts related to wastes and impacts not related to wastes such as landscape, ecology, subsidence, subsidence, landslide, waterproofing, groundwater lowering, cracks, environmental emergencies, etc.) and proposing measures for reducing such impacts.- Calculating “soil properties recovery indices” for the selected plans. On the basis of assessing and comparing “soil properties recovery indices”, advantages and disadvantages of the plans, select an optimal environmental improvement and remediation plan.
4.2. Contents of environmental improvement and remediation plan
Based on the selected environmental improvement and remediation plan, formulate contents, list and quantity of environmental improvement and remediation work items. To be specific:
- Design and calculate volume of tasks of main works for the purposes of environmental improvement and remediation.
- Design and calculate volume of work for the purposes of environmental improvement and remediation in a manner that fulfills the objectives and suits actual conditions.
- Design works for environmental emergency prevention and response for each stage during the process of environmental improvement and remediation.
- Draw up a table of environmental improvement and remediation works; volume of work performed by each stage and throughout the process of environmental improvement and remediation.
- Draw up a statistical table of equipment, machinery, materials, land and trees used during the process of environmental improvement and remediation by each stage and throughout the process of environmental improvement and remediation.
4.3. Implementation plan
- Organizational chart for environmental improvement and remediation.
- Schedule for environmental improvement and remediation and plan to supervise quality of works.
- Plan to organize assessment of environmental improvement and remediation for inspecting and confirming completion of contents of the environmental improvement and remediation plan.
- Measures for management and protection of environmental improvement and remediation works after inspection and confirmation.
Tabulate the schedule for environmental improvement and remediation using the form below:
No. |
Name of work |
Quantity/unit |
Unit price |
Amount |
Starting date |
Ending date |
Note |
I |
Mining area |
|
|
|
|
|
|
1 |
Improving mine bank, mine bottom, pit bank and pit bottom in zone A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Grow tress in zone A |
|
|
|
|
|
|
… |
.... |
|
|
|
|
|
|
4.4. Estimated budget for environmental improvement and remediation
a) Estimated costs of environmental improvement and remediation
Tabulate costs and schedule for operation of environmental improvement and remediation; quantity; unit price of each work item by each stage and total costs of environmental improvement and remediation on the basis of the latest norms and unit prices published by the local authority or corresponding ministries or market prices if the local authority has not published norms and unit prices.
b) Calculation of deposits and time of deposit payment:
Specify the first and subsequent deposits and time of first and subsequent deposit payment.
c) Deposit-receiving unit:
The organization and individual shall select a unit or organization to which they pay deposits for environmental improvement and remediation as prescribed by law.
Chapter 5
ENVIRONMENTAL MANAGEMENT AND MONITORING PROGRAM
5.1. Environmental management program of the project owner
An environmental management program shall be established on the basis of the results obtained in Chapters 1 and 3 in the table below:
Stages of the project |
Activities |
Environmental impacts |
Environmental protection works and measures |
Budget for operation of environmental protection works and implementation of environmental protection measures |
Starting date and ending date |
Responsibility for implementation |
Responsibility for supervision |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Construction |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trial operation |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Commercial operation |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.2. Environmental monitoring program of the project owner
An environmental monitoring program shall be prepared for the project and its stages, namely: (1) Construction; (2) Trial operation and (3) Commercial operation. To be specific:
- Carry out monitoring of wastewater and emissions: monitor the discharge and typical characteristics of sources of wastewater and emissions before and after treatment at least every 03 months; monitoring locations should be clearly described.
- Carry out monitoring of solid wastes: monitor the volume of solid wastes generated; identify and classify solid wastes generated for managerial purpose as prescribed, etc.
- Carry out automatic and continuous monitoring of wastewater and emissions and transmit data directly to the local Department of Natural Resources and Environment (in the case where the installation is mandatory).
- Carry out monitoring of the ambient environment: only applicable to the project’s activities that generate radioactive substances or several peculiar types at the request of the approving authority at least every 06 months; monitoring locations should be selected to ensure representativeness and clearly described.
- Carry out monitoring of other environmental issues (if the project may exert impacts): landslide, subsidence, erosion, sedimentation; change in surface water and underground water level, saltwater intrusion, alum intrusion, endangered and precious priority protected species in order to monitor spatial and temporal changes in such issues at least every 06 months.
Chapter 6
CONSULTATION RESULTS
I. COMMUNITY CONSULTATION
6.1. Summary of the community consultation process:
Make a summary of the process of consultation with the commune-level People’s Committee and organizations directly affected by the project (hereinafter referred to as “affected organizations”) and the process of consultation with the residential community directly affected (hereinafter referred to as “affected community”) by the project in the form of a residential community meeting as follows:
6.1.1. Make a summary of the process of consultation with the commune-level People’s Committee and affected organizations: clearly describe the process of the community consultation that has been held and specify the number and date of issue of the requests for consultation sent by the project owner to the People’s Committee of the commune where the project is executed and affected organizations; number and date of issue of the written responses of the People’s Committee of the commune where the project is executed and affected organizations. If written responses of the affected commune-level People's Committee and affected organizations are not received, it is required to prove that requests for consultation have been sent to them but no written responses are received.
6.1.2. Make a summary of the process of consultation with the affected community: specify the cooperation between the project owner and the People’s Committee of the commune where the project is executed in presiding over the consultation with the affected community, and specify information about the participants in the consultation.
6.2. Community consultation results
6.2.1. Opinions of the commune-level People’s Committee and affected organizations: specify opinions of the commune-level People’s Committee and affected organizations about contents of the EIA report and attached propositions (if any).
6.2.2. Opinions of the representative of the affected community: briefly state the opinions about the contents of the EIA report presented by the project owner at the consultation; propositions of the residential community.
6.2.3. Responses and commitment of the project owner to the above propositions and requests of organizations and residential community: specify the accepted propositions and the project owner’s explanation for non-accepted propositions and requests of organizations and residential community; commitment of the project owner to the accepted propositions.
Note: Copies of requests for consultation and written responses of consulted organizations, copies of meeting minutes of consultation meetings with the affected community shall be attached to the Appendix of the EIA report.
II. CONSULTATION WITH EXPERTS AND SCIENTISTS (for projects specified in the Appendix IIa):
Clearly describe the process of consultation with scientists and experts in the operating field of the project and environmental experts through conferences and seminars; opinions of each scientist and expert; project owner’s responses and commitments to opinions of scientists and experts at the conferences and seminars.
The consultation applicable to the projects in Appendix IIa Section 1 of the Appendix enclosed with the Decree No. 40/2019/ND-CP which discharges at least 10,000 m3/24 hours of wastewater directly into the environment or at least 200,000 m3/hour of emissions must be participated by at least 10 experts and scientists related to the operating field of the project and environmental experts; the consultation applicable to the remaining projects in Appendix IIa Section 1 of the Appendix enclosed with the Decree No. 40/2019/ND-CP shall be participated by at least 03 experts and scientists related to the operating field of the project.
III. CONSULTATION WITH PROFESSIONAL ORGANIZATION ABOUT THE MODEL’S ACCURACY:
Describe the process of consultation with a professional organization about the model’s accuracy; opinions of the professional organization; responses and commitment of the project owner to such opinions.
The consultation with a professional organization about the model’s accuracy applicable to projects posing a risk of sedimentation, erosion or saltwater intrusion whose investment guidelines are decided by the National Assembly or the Prime Minister; projects that involve sea dumping of dredged materials with a total volume of at least 5,000,000 m3; projects that discharges at least 10,000 m3/24 hours of industrial wastewater (except where the wastewater is connected to the centralized wastewater treatment system and wastewater produced by the aquaculture projects) or at least 200,000 m3/hour of emissions.
CONCLUSION, PROPOSITIONS AND COMMITMENT
1. Conclusion: The project owner shall assert that the issues have been identified and the following has been assessed: the degree and scale of the determined impacts, peculiar environmental impacts to which special attention is paid during the project execution, especially main environmental impacts (presented in Chapter 1); the feasibility of measures to reduce adverse impacts, prevent and respond to environmental emergencies and risks; specify the adverse impacts to which reduction measures fail to be applied to since they are beyond the project owner's capacity and reasons therefor. Specify the impacts that have yet to be forecasted and reasons therefor.
2. Propositions: propositions expressed to relevant authorities for handling of issues that are beyond the project owner’s capacity
3. Commitment to environmental protection: (the project owner shall undertake to implement measures and plans and provide resources for address the environmental issues mentioned in the EIA report; and take total responsibility for the preparation and implementation of the EIA report and all contents of the approval decision of the competent authority).
BIBLIOGRAPHY
(Only list the references used to make the EIA report)
APPENDIX I
Attached to the Appendix I of the EIA report are the following documents: copies of legal documents related to the project; environmental background analysis reports; copies of documents relating to community consultation; copies of documents relating to consultation through workshops and (if any); copies of written comments of relevant professional organizations on the model’s accuracy (if any); pictures related to the project area (if any).
For a mining project, the following drawings are required: map showing location of mining area (1/5,000 or 1/10,000 scale); topographic map with (or without) the mine site's outcrop (1/1,000 or 1/2000 scale); map showing completion of every mining stage; map of general layout of mine (1/2,000 or 1/5000 scale) showing all work items and technical networks; map showing completion of mining (1/2,000 or 1/5000 scale); map of current state of the mine (1/2,000 or 1/5000 scale) showing all work items and technical networks; map showing the location of the area undergoing environmental improvement and remediation (1/5,000 or 1/10,000 scale); map showing environmental improvement and remediation by stages and years; mined area restoration map (1/1,000 or 1/2000 scale).
APPENDIX II
Attached to the Appendix II of the EIA report are conceptual design drawings or shop drawings of waste treatment works (for projects only requiring one-step design); environmental improvement and remediation works (if any).
Note:
- Depending on each specific project, additional contents may be included in or unnecessary contents not related to the environmental protection work may be removed from an EIA report but it is required to include the main contents and satisfy the requirements of the above EIA report.
- All citations should indicate the source.
APPENDIX V
Form No. 01
PROCEDURES FOR PRELIMINARY INVESTIGATION AND ASSESSMENT OF POTENTIALLY CONTAMINATED SITES
The preliminary investigation and assessment of a potentially contaminated site (hereinafter referred to as “site”) shall be carried out following the steps below:
1. Review documents relating to the site
a) Sources of information
- Current and past site owner(s) and user(s);
- Internet, archives of newspapers and other media;
- Archived documents;
- Reports related to the site.
b) Collected information
- General information:
+ Information about the site location: address; geographical location; height above sea level; boundaries, etc.;
+ Information about topographic, geological and hydrological conditions;
+ Information about climate conditions;
+ Information relating to the use of land at the site;
- General overview of socio - economic development activities that have been taking place at the site;
- Information relating to the historical uses of the site;
+ Information about the site owner;
+ Operating time;
- Maps of the site (cadastre map, map showing current use of land, socio-economic development planning, etc...);
- Information about potential sources of contamination (storage areas for contaminants, buried contaminants, etc.).
2. Conduct preliminary survey on the site
a) Interview parties related to the site in order to gather information about the site and verify results of the document review. Interviewees include site owner(s) and manager(s); persons who used to work at the site; people living close to the site; experienced researchers in the site.
b) Conduct a quick survey on the site following the steps below:
- Interview parties related to the site in order to verify and add information gathered from the document review;
- Preliminarily determine potential sources of contamination;
- Preliminarily determine potential pathways for contamination: spreading through air, surface run-off, surface water, groundwater, physical contact with the contamination and uptake in the ecosystem, food web and human body;
- Preliminarily determine potential receptors for contamination: humans, animals (including cattle and poultry), fish and other aquatic organisms, vegetation and ecosystem.
c) Photograph the contaminated site;
d) Include illustrations of investigated information in the site map.
3. Collect and analyze representative samples to identify contaminants and sources of contamination and conduct preliminary assessment of level of contamination
- Collect representative samples at 5 (five) different locations or more to analyze and determine concentration of residual contaminants in the Appendix 1 of this Circular to determine main residual contaminants. Samples shall be collected in accordance with prevailing regulations;
- Based on actual situation, select typical pollution parameters of the site to conduct an analysis.
4. Make a preliminary investigation and assessment report
A preliminary investigation and assessment report shall contain the abovementioned tasks.
Form No. 02
PROCEDURES FOR DETAILED INVESTIGATION AND ASSESSMENT OF RESIDUE-CONTAMINATED SITES
1. Preparation of detailed site survey plan:
According to the preliminary investigation and assessment, prepare a detailed site survey plan.
A detailed site survey plan includes:
a) Plans for collecting missed information;
b) Plans for sampling and analyzing residual contaminants at the site to determine detailed information on type, extent and level of contamination;
c) Assigning personnel to conduct site survey, date of survey, necessary equipment and relevant parties.
2. Detailed site survey and investigation
a) Search for necessary information:
Conduct interviews, collect documents from relevant agencies, consolidate documents, questionnaires and statistics for necessary information.
b) Detailed survey on sources of contamination and pathways for contamination at the site
- According to the site survey plan, monitor, do stocktaking, measure, drill and take samples at locations where are supposed to contain sources of contamination and pathways for contamination to determine the extent and level of contamination. The number of samples taken for analysis at each location shall conform to prevailing regulations of law;
- In special cases where the initial plan needs to be changed, consult specialists/scientists and adjust the survey plan to suit actual conditions. Reasons for such adjustment or change shall be recorded in the investigation report;
- Determine the specific extent and seriousness of specific sources of contamination, pathways for contamination and receptors according to results of the site survey, sample analysis and relevant environmental technical regulations;
- Identify causes for contamination (e.g, natural processes, human activities, environmental emergencies, etc.).
3. Draft a contaminated site layout map
A contaminated site layout map shall be drafted according results of the detailed investigation and assessment. The layout map shall completely show sources of contamination, pathways for contamination and receptors.
Draft the contaminated site layout map:
a) Determine the scale based on the actual size of the site. A site layout map shall be drawn at a large scale. Where it is deemed necessary to provide a more detailed description of receptors at the site but the selected scale does not allow such description, it is required to show it in other maps at a larger scale and noted in the site layout map.
b) Draw at least a cross-section of the site to illustrate receptors at the contaminated site, sources of contamination and pathways for contamination by depth;
c) Exactly present all sources of contamination, pathways for contamination (dimensions, toxicity and contaminants) and receptors (humans, fauna, flora, and ecosystem) determined through the survey and investigation in the layout map and cross-section;
d) Put a question mark where the survey result is questionable;
dd) Specify survey information (name of surveying organization/individual, date of survey) at the bottom right corner of the layout map;
e) Specify the legends.
4. Make a detailed investigation and assessment report
In addition to contents of the preliminary investigation and assessment report, the detailed investigation and assessment report shall include the abovementioned tasks.
Form No. 03
LIST AND OF RESIDUAL CONTAMINANTS AND ITS TOXICITY
No. |
Contaminants/chemicals |
Toxicity |
No. |
Contaminants/chemicals |
Toxicity |
I |
Heavy metal |
|
14 |
Pretilachlor |
TB - Medium |
1 |
Arsenic (As) |
C - High |
15 |
Simazine |
TB - Medium |
2 |
Cadmium (Cd) |
C - High |
16 |
Trichlorfon |
C - High |
3 |
Lead (Pb) |
C - High |
17 |
Captan |
C - High |
4 |
Chrome (Cr) |
TB - Medium |
18 |
Captafol |
TB - Medium |
5 |
Copper (Cu) |
T - Low |
19 |
Chlordimeform |
TB - Medium |
6 |
Zinc (Zn) |
T - Low |
20 |
Isobenzen |
C - High |
II |
Agrochemicals |
|
21 |
Isodrin |
C - High |
1 |
Paration |
C - High |
22 |
Methamidophos |
C - High |
2 |
Benthiocarb |
TB - Medium |
23 |
Monocrotophos |
C - High |
3 |
Cypermethrin |
C - High |
24 |
Methyl Parathion |
C - High |
4 |
Cartap |
TB - Medium |
25 |
SodiumPentachlorophenate monohydrate |
C - High |
5 |
Dalapon |
C - High |
26 |
Parathion Ethyl |
C - High |
6 |
Diazinon |
TB - Medium |
27 |
Pentachlorophenol |
C - High |
7 |
Dimethoate |
C - High |
28 |
Phosphamidon |
C - High |
8 |
Fenobucarb |
TB - Medium |
29 |
Polychlorocamphene |
C - High |
9 |
Fenoxaprop - ethyl |
TB - Medium |
III |
Persistent organic pollutants (POPs) |
|
10 |
Fenvalerate |
TB - Medium |
1 |
Agrochemicals (POPs) |
C - High |
11 |
Isoprothiolane |
TB - Medium |
2 |
PCB |
C - High |
12 |
Metolachlor |
TB - Medium |
3 |
Dioxins |
C - High |
13 |
MPCA |
C - High |
4 |
Furan |
C - High |
WEIGHTED POINTS OF RESIDUAL CONTAMINATION INDICATORS
Indicators |
Elements |
Weighted point |
1. Toxicity of residual contaminants (N1) |
High (C) |
24 |
Medium (TB) |
16 |
|
Low (T) |
4 |
|
2. Levels of excess of intervention values specified in technical regulations (N2) |
50 times or more |
24 |
From 10 - 50 times |
16 |
|
From 1 - 10 times |
8 |
|
3. Volume of contaminated soil exceeding intervention values specified in technical regulations (N3) |
Greater than 1000 m3 |
16 |
From 100 m3 – 1000 m3 |
8 |
|
Less than 100 m3 |
4 |
|
4. Number of residual contamination parameters whose content exceeds intervention values specified in technical regulations (N4) |
5 parameters or more |
16 |
2 - 4 parameters |
10 |
|
Only one parameter |
4 |
|
5. Area of the contaminated site (N5) |
1 ha or more |
20 |
0.1 - 1 ha |
8 |
|
Less than 0.1 ha |
4 |
* Maximum point is 100.
Form No. 04
DETAILED CONTENTS OF ENVIRONMENTAL IMPROVEMENT AND REMEDIATION PLAN
Chapter I. GENERAL INFORMATION:
1. Legal bases:
Specify legal documents and environmental technical regulations.
2. General information:
2.1. Introduction of the environmental improvement and remediation plan (name, location, etc.)
2.2. Introduction of main participants:
Specify name, main representatives/contact persons, telephone number and emails of investors, supervisory authority, executing organization, cooperating units, consultancies and beneficiaries, etc.
Chapter II. CURRENT STATUS OF THE CONTAMINATED SITE
Specify results of investigation and assessment of the extent and level of contamination of the contaminated site. Preliminary and detailed investigation and assessment reports shall be attached. The following main contents shall be included in this Chapter:
1. Basic information of the contaminated site’s locality
Specify general information on natural and socio-economic conditions as follows:
1.1. Natural conditions
Briefly specify the following contents: topographic, geological and hydrological characteristics; soil properties in the contaminated site (including chemical and physical properties, main soil morphology and horizon); climate, weather; hydrological characteristics, especially characteristics of main surface runoff and aquifers.
1.2. Socio-economic conditions
Briefly specify the following contents: local population, especially number of households and people living in vicinity of the contaminated site; current use of land and land use planning, sanitary conditions, people’s health, and impacts of the contaminated site on community health;
2. Information about the contaminated site
2.1. Location: Specify address, geographical location, geographical coordinates, height above sea level, boundaries, current owner(s) and their main contact persons.
2.2. History: Specify date of operation, date of closure, activities conducted at the site; issues and complaints in relation to the activities of the contaminated site.
2.3. Current use of land: Specify the current use of land of areas and regions in the vicinity of the site; land use planning of areas and regions in the vicinity of the site according to the local socio-economic development planning.
2.4. Maps and photos: Sketch maps; photos (panoramic images, photos of boundaries and main receptors, etc.).
3. Extent and level of contamination
3.1. Investigations and surveys:
Specify finished surveys:
a) Preliminary investigation and survey results (refer to Appendix 2 enclosed with this Circular);
b) Detailed investigation and survey results (refer to Annex 3 enclosed with this Circular);
c) Additional survey and assessment for zoning the contaminated area with high level of risk.
3.2. Zoning: Specify sources of contamination; extent of the contaminated site and sources of contamination (in both area and depth).
3.3. Environmental monitoring and analyzing results
Specify sampling methods including sampling diagrams and locations, date of sampling, sampling frequency and depth, type of samples and indicators required to be analyzed. In this section, drawings and sampling diagrams shall be attached.
Present analytical results (soil, bottom sediment, surface water and groundwater) in tables and compare them with prevailing environmental technical regulations and standards.
3.4. Contaminated site layout map
The layout map shall present the current contamination status of the contaminated site by specifying sources of residual contamination, pathways for contamination and receptors. The layout map shall present the floor plan and topographic longitudinal profiles.
3.5. Classification of level of contamination of the contaminated site: Give a description of methods for classification of level of contamination according 03 levels: high, medium and low.
Refer to Appendix 4 enclosed with this Circular for details.
3.6. Assessment of impacts of the contaminated site based on 3 factors: human health, environment, ecosystems and possibility of spreading contamination.
Chapter III. TECHNICAL ALTERNATIVES
1. Technical solutions
Different technical solutions for environmental improvement and remediation shall be applied to each receptor at the contaminated site. Technical solutions may be divided into the stages below:
a) Measures for protecting receptors prior to decontamination:
- Inform receptors of status of the contaminated site;
- Isolate, seal and closed contaminated housing to prevent contact with contaminants;
- Restrict or prohibit use of soil and groundwater, or temporarily move receptors away from the contaminated site;
- Move receptors away from the contaminated site.
b) Measures for decontaminating sources of contamination and preventing spread of contamination:
- Conduct on-site decontamination, or unload or transport sources of contaminants to treatment facilities;
- Isolate sources of contamination and contaminated sites in the vicinity;
- Pump and treat groundwater (if any);
- Implement measures for isolating the sites where soil/bottom sediment is contaminated or measures for improving/remediating such sites;
- Set up osmosis membranes to prevent contaminants from permeating through groundwater.
c) Control measures after decontamination:
- Publicize, give and reiterate warnings of contaminated sites.
- Zone and isolate contaminated sites to prevent their impacts and contaminants from being released into ambient environment;
- Organize communication activities, raise awareness of related entities and communities in the vicinity of the contaminated sites to proactively prevent impacts of contamination;
- Periodically monitor the ambient environment quality and make environment quality information publicly available.
2. Comparison of technical alternatives
Tabulate technical alternatives to formulate and select an optimum technical solution for environmental improvement and remediation of the contaminated sites. A technical solution shall be determined according to the following criteria:
a) Degree of mitigation of risks;
b) The reliability of proposed techniques and/or technologies (impact on soil, groundwater and air during and after implementation of the plan, its efficiency, etc.);
c) Costs of application of such selected solution;
d) Implementation duration;
dd) The feasibility in terms of techniques and technologies;
e) Other impacts if the technical alternative is implemented.
Select an optimum alternative (or a combination of multiple alternatives according to the receptors and seriousness of contamination) according to the abovementioned criteria.
Chapter IV. DESCRIPTION OF SELECTED TECHNICAL SOLUTION
1. Contents and decontamination plan:
1.1. Contents
Specify work items and workload according to specific projects, including:
a) Prevention, decontamination or removal sources of contamination;
b) Prevention of pathways for contamination;
c) Protection of receptors.
1.2. Decontamination plan
The decontamination plan shall depend on work items and environmental improvement and remediation methods, and shall include:
- Duration and schedule for execution of work items or selected technical solutions;
- Specify workload of each work items or technical solutions;
- Specify necessary equipment and workers;
- Assign units and personnel to manage and supervise execution of work items.
2. Environmental protection measures during environmental improvement and remediation
Identify negative impacts on the environment (soil, air, water, etc.) during the implementation of the plan from the stage of land clearance to stage of post-decontamination supervision and management.
Specify applicable environmental protection measures (such as measures for mitigating negative impacts on air, soil, water, etc.) during the implementation of the plan.
CHAPTER V. CONTROL AND SUPERVISION DURING AND AFTER DECONTAMINATION
1. Decontamination supervision
Present technical quality control plan and methods during the implementation of the plan.
Identify environment impacts and occupational risks and propose mitigation measures.
2. Post-decontamination control
Control risks and manage works for environmental remediation if impacts of residual contaminants on health and environment have yet to be completely eliminated. To be specific:
a) Reiterate warnings of the contaminated site;
b) Disseminate information and raise awareness of related entities and communities in the vicinity of the contaminated site;
c) Maintain construction works for environmental improvement and remediation;
d) Periodically monitor environmental quality at the contaminated sites and ambient environment; make information on environmental quality publicly available.
APPENDIX
Photos of the contaminated site: provide adequate photos, maps and detailed drawings which present sources of contamination, receptors and ambient environment. A consolidated record of opinions of affected residential communities.
APPENDIX VI
ENVIRONMENTAL PROTECTION REPORT
Part 1. Results of operation of works, environmental protection measures
1. Regarding environmental protection works in relation to wastewater
Wastewater treatment
- List of wastewater treatment works, including changes, if any;
- Total volume of wastewater generated;
- Results of operation of wastewater treatment system, connection of the wastewater treatment system to that of the industrial park or industrial cluster (with regard to facilities located in the industrial park or industrial cluster); based on monitoring results, analyzing effectiveness of the wastewater treatment system, parameters (if any) that exceed permissible limits specified in the regulation and remedial measures.
1.2. Wastewater monitoring results
- Consolidation of monitoring results obtained in each monitoring period (periodic monitoring, automatic and continuous monitoring);
1.2.1. Periodic wastewater monitoring
- Date of monitoring:
- Monitoring frequency: (specified in the environmental impact assessment report or environmental protection plan or equivalent).
- Monitoring locations, quantity of samples monitored:
Table 1. Locations of monitoring points
No. |
Name of monitoring point |
Monitoring point number |
Date of monitoring |
Sampling location |
Description of monitoring point |
|
Longitude |
Latitude |
|
||||
1 |
Area 1 |
Point 1 |
Date/month/year |
|
||
- |
Monitoring point 1 |
|
|
106°08.4 65’ |
21°12.88 1’ |
E.g., at the sewer prior to discharge |
- |
Monitoring point 2 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
2 |
Area 2 |
|
|
|
|
|
- |
Monitoring point 1 |
|
|
|
|
|
- |
Monitoring point 2 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
- Monitoring parameters:
Table 2. List of monitoring parameters
No. |
Composition of environment to be monitored |
QCVN applied |
1 |
Parameter ... |
E.g., QCVN 40 column A; Kq = 1.1; Kf = 0.9 |
2 |
Parameter ... |
|
|
|
- Assessment of monitoring results:
1) Assessing monitoring data and results obtained in each area, making a comparison according to the approved QCVN mentioned in the environmental impact assessment report or environmental protection plan or equivalent.
2) Making a list of monitoring points which have parameters that exceed permissible limits specified in the regulation and unusual issues, if any.
3) Tabulating results of each composition monitored. The monitoring and analysis report certified by a monitoring unit shall be retained to serve the inspection and comparison when necessary.
Table 3. Monitoring results
No. |
Monitoring point number |
Sample number |
Parameter group |
Parameter group |
||
Parameter |
Parameter |
Parameter |
Parameter |
|||
Measurement unit |
Measurement unit |
Measurement unit |
Measurement unit |
|||
1 |
Point 1 |
Sample 01 |
|
|
|
|
Sample 02 |
|
|
|
|
||
….. |
|
|
|
|
||
2 |
Point 2 |
Sample 01 |
|
|
|
|
Sample 02 |
|
|
|
|
||
…. |
|
|
|
|
||
Value determined according to applicable QCVN/TCVN |
|
|
|
- Conclusion:
Assessment of each monitoring area; parameters that exceed permissible limits and excess levels specified in the approved QCVN mentioned in the environmental impact assessment report or environmental protection plan or equivalent.
1.2.2. Automatic and continuous monitoring of wastewater
a) General information about the automatic and continuous wastewater monitoring system
- Location where the station is installed (coordinates and map of the location).
- Description of characteristics of monitored waste sources
- Frequency of data acquisition
- List of monitoring parameters, value of parameters determined according to QCVN to make a comparison with actual monitoring values.
- Information about calibration and verification of equipment: date and frequency of calibration and verification.
b) Status of the station
- Breakdowns of the automatic and continuous monitoring system, causes thereof and remedial actions
- Periods of time over which the automatic and continuous monitoring system is suspended
- Levels of adequacy of monitoring results
Table 4. Monitoring data
Parameters |
Parameter 1 |
Parameter 2 |
Parameter 3 |
... |
... |
Designed monitoring values |
|
|
|
|
|
Monitoring values obtained |
|
|
|
|
|
Error/unusual monitoring values |
|
|
|
|
|
Ratio of data obtained in comparison with designed values (%) |
|
|
|
|
|
Ratio of error/unusual values compared with values obtained (%) |
|
|
|
|
|
Note:
- Designed monitoring value: e.g., if the data acquisition frequency is 5 minutes/time, the designed values obtained in 1 hour and 1 day is 60/5=12 values and 12x24= 288 values respectively.
- Monitoring values obtained: values actually obtained.
- Error/unusual values: values obtained during monitoring equipment error/damage period.
Table 5. Incidents occurring at stations and remedial measures
Name of incident |
Date |
Causes and remedial measures taken |
Incident 1 |
|
|
Incident 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
c) Assessment of monitoring results
- Calculating 1-hour monitoring values (regarding parameters with the data acquisition frequency of less than 1 hour).
- Comparing 1-hour monitoring values with those specified in QCVN (regarding parameters specified in QCVN).
- Enumerating days on which the 1-hour mean value exceeds the limit specified in QCVN.
- Providing explanation for unusual increase in monitoring values.
- Aggregating 1-hour mean values that exceed the limits specified in QCVN (according to each parameter)
Table 6. 1-hour values exceeding limits specified in QCVN
Parameters |
Number of days on which the 1-hour mean value exceeds limit specified in QCVN |
1-hour mean value exceeding limit specified in QCVN |
Ratio of 1-hour mean value exceeding limit specified in QCVN (%) |
Parameter 1 |
|
|
|
Parameter 2 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
Note: The ratio of 1-hour mean value exceeding the limit specified in QCVN equals 1-hour mean value divided by (:) total 1-hour mean value obtained.
d) Conclusion:
- Assessment of levels of adequacy of data obtained
- Parameters that exceed permissible limits; excess time compared with that in corresponding QCVN.
2. Regarding environmental protection works in relation to gases
2.1. Gas treatment
- List of gas treatment works, including changes, if any;
- Total flow of gas generated;
- Results of operation of the gas treatment system: based on monitoring results, analyzing effectiveness of the gas treatment system, parameters (if any) that exceed permissible limits specified in the regulation and remedial measures.
2.2. Gas monitoring results
- Consolidation of monitoring results obtained from each monitoring (periodic monitoring, automatic and continuous monitoring);
2.2.1. Periodic gas monitoring
- Date of monitoring:
- Monitoring frequency: (specified in the environmental impact assessment report or environmental protection plan or equivalent).
- Monitoring locations, quantity of samples monitored:
Table 1. Locations of monitoring points
No. |
Name of monitoring point |
Monitoring point number |
Date of monitoring |
Sampling location |
Description of monitoring point |
|
Longitude |
Latitude |
|
||||
1 |
Area 1 |
Point 1 |
Date/month/year |
|
||
- |
Monitoring point 1 |
|
|
106°08.4 65’ |
21°12.88 1’ |
E.g. at the stack… of the factory |
- |
Monitoring point 2 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
2 |
Area 2 |
|
|
|
|
|
- |
Monitoring point 1 |
|
|
|
|
|
- |
Monitoring point 2 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
- Monitoring parameters:
Table 2. List of monitoring parameters
No. |
Composition of environment to be monitored |
QCVN applied |
1 |
Parameter ... |
E.g., QCVN 51:2017/BTNMT column A2; Kp = 1; Kv = 0.6 |
2 |
Parameter ... |
|
|
|
- Assessment of monitoring results:
1) Assessment of monitoring data and results obtained in each area, making a comparison according to the approved QCVN mentioned in the environmental impact assessment report or environmental protection plan or equivalent.
2) Making a list of monitoring points which have parameters that exceed permissible limits and unusual issues, if any.
3) Tabulating results of each composition monitored. The monitoring and analysis report certified by a monitoring unit shall be retained to serve the inspection and comparison when necessary.
Table 3. Monitoring results
No. |
Monitoring point number |
Sample number |
Parameter group |
Parameter group |
||
Parameters |
Parameters |
Parameters |
Parameters |
|||
Measurement unit |
Measurement unit |
Measurement unit |
Measurement unit |
|||
1 |
Point 1 |
Sample 01 |
|
|
|
|
Sample 02 |
|
|
|
|
||
… |
|
|
|
|
||
2 |
Point 2 |
Sample 01 |
|
|
|
|
Sample 02 |
|
|
|
|
||
…. |
|
|
|
|
||
Value determined according to applicable QCVN/TCVN |
|
|
|
- Conclusion:
Assessment of each monitoring area; parameters that exceed permissible limits and excess levels specified in the approved QCVN mentioned in the environmental impact assessment report or environmental protection plan or equivalent.
2.2.2. Automatic and continuous monitoring of gases
a) General information about the automatic and continuous gas monitoring system
- Location where the station is installed (coordinates and map of the location).
- Description of characteristics of monitored waste sources
- Frequency of data acquisition
- List of monitoring parameters, value of parameters determined according to QCVN to make a comparison with actual value.
- Information about calibration and verification of equipment: date and frequency of calibration and verification.
b) Status of the station
- Breakdowns of the automatic and continuous monitoring system, causes thereof and remedial actions
- Periods of time over which the automatic and continuous monitoring system is suspended
- Levels of adequacy of monitoring results
Table 4. Monitoring data
Parameters |
Parameter 1 |
Parameter 2 |
Parameter 3 |
... |
... |
Designed monitoring values |
|
|
|
|
|
Monitoring values obtained |
|
|
|
|
|
Error/unusual monitoring values |
|
|
|
|
|
Ratio of data obtained in comparison with designed values (%) |
|
|
|
|
|
Ratio of error/unusual values compared with values obtained (%) |
|
|
|
|
|
Note:
- Designed monitoring values: e.g., if the data acquisition frequency is 5 minutes/time, the designed values obtained in 1 hour and 1 day is 60/5=12 values and 12x24= 288 values respectively.
- Monitoring values obtained: values actually obtained.
- Error/unusual values: values obtained during monitoring equipment error/damage period.
Table 5. Incidents occurring at stations and remedial measures
Name of incident |
Date |
Causes and remedial measures taken |
Incident 1 |
|
|
Incident 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
c) Assessment of monitoring results
- Calculating 1-hour monitoring values (regarding parameters with the data acquisition frequency of less than 1 hour).
- Comparing 1-hour monitoring values with those specified in QCVN (regarding parameters specified in QCVN).
- Enumerating days on which the 1-hour mean value exceeds the limit specified in QCVN.
- Providing explanation for unusual increase in monitoring values.
- Aggregating 1-hour mean values that exceed the limits specified in QCVN (according to each parameter)
Table 6. 1-hour values exceeding limits specified in QCVN
Parameters |
Number of days on which the 1-hour mean value exceeds limit specified in QCVN |
1-hour mean value exceeding limit specified in QCVN |
Ratio of 1-hour mean value exceeding limit specified in QCVN (%) |
Parameter 1 |
|
|
|
Parameter 2 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
Note: The ratio of 1-hour mean value exceeding the limit specified in QCVN equals 1-hour mean value divided by (:) total 1-hour mean value obtained.
d) Conclusion:
- Assessment of levels of adequacy of data obtained
- Parameters that exceed permissible limits; excess time compared with that in corresponding QCVN on gases corresponding to each business line.
3. Regarding management of solid waste
Making a list of waste generated (if more than one facility generates domestic solid wastes and ordinary industrial solid wastes, each facility shall make a specific list)
Domestic solid wastes:
No. |
Domestic solid wastes |
Quantity (kg) |
Organizations/Individuals receiving domestic solid wastes |
Note |
1 |
|
|
|
|
3 |
Total quantity |
|
|
|
Ordinary industrial solid wastes (including those generated regularly and irregularly):
No. |
Ordinary industrial solid wastes |
Quantity (kg) |
Organizations/Individuals receiving ordinary industrial solid wastes |
Note |
1 |
Directly used as materials for production |
|
|
|
2 |
To be treated |
|
|
|
3 |
|
|
|
|
Hazardous wastes (including those generated regularly and irregularly):
Name of waste |
Hazardous waste code |
Quantity (kg) |
Treatment method (i) |
Organizations/Individuals receiving hazardous wastes |
Note |
|
|
|
|
(names of hazardous wastes and hazardous waste management method codes) |
E.g., For re-use; export; co-processing, etc. |
|
|
|
|
|
|
Total quantity |
|
|
|
|
|
(i) Specify code of the treatment method applied to each hazardous waste: TC (Tận thu/tái chế) (“Recovery/Recycling”); TH (Trung hòa) (“Neutralization”); PT (Phân tách/chiết/lọc/kết tủa) (“Separation/extraction/filtration/precipitation”); OH (Oxy hóa) (“Oxidation”); SH (Sinh học) (“Biology”); ĐX (Đồng xử lý) (“Co-processing”); TĐ (Thiêu đốt) (“Incineration”); HR (Hóa rắn) (“Solidification”); CL (Cô lập/đóng kén) (“Isolation/Clamping”); C (Chôn lấp) (“Burial”); TR (Tẩy rửa) (“Cleaning”); SC (Sơ chế) (“Preliminary processing”); Other (specify name of the method).
a1) Imported hazardous wastes (if any):
Name of waste |
Hazardous waste code |
Basel code |
Quantity (kg) |
Cross-border transport company |
Foreign treatment facility |
|
|
|
|
(name and address) |
(name and address) |
Total quantity |
|
|
|
|
|
a2) Hazardous wastes that are self-reused, preliminarily processed, recycled, treated or co-processed, energy recovery from hazardous wastes within the facility producing hazardous wastes (if any):
Name of waste |
Hazardous waste code |
Quantity (kg) |
Method for self-reuse, preliminary processing, recycling, treatment or co-processing of hazardous wastes or energy recovery from hazardous wastes |
|
|
|
|
Total quantity |
|
|
|
- Hazardous waste management plan for the next reporting period (except for the case where the waste source owner has operated for less than 01 year):
- Results of monitoring of sewage sludges and solid wastes containing 1-star hazardous hazardous constituents (if any)
4. Results of remedial actions taken as requested by the inspecting authority and competent authority (if any)
Part 2. Collection, transport and treatment of domestic solid wastes, ordinary industrial solid wastes, hazardous wastes1
1. Regarding owners of domestic solid waste/ordinary industrial solid waste collection/transport establishments
A. General
- Quantity of domestic solid wastes collected and transported:
- Information about facilities producing domestic solid wastes that transfer domestic solid wastes:
No. |
Name of facility |
Quantity (kg) |
Note |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
Total quantity |
|
|
- Information about owners of domestic solid waste treatment facilities that receive collected and transported domestic solid wastes for treatment:
No. |
Name of owner of domestic solid waste treatment facility |
Quantity (kg) |
Note |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
Total quantity |
|
|
B. Regarding ordinary industrial solid wastes
- Quantity of ordinary industrial solid wastes collected and transported:………………...
- Information about organizations transferring ordinary industrial solid wastes:………….
No. |
Name of organization |
Quantity (kg) |
Note |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Total quantity |
|
|
- Information about owners of ordinary industrial solid waste treatment facilities that receive collected and transported ordinary industrial solid wastes for treatment:
No. |
Name of owner of ordinary industrial solid waste treatment facility |
Quantity (kg) |
Note |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Total quantity |
|
|
2. Regarding owners of treatment facilities
2.1 List of treated wastes
A. Regarding domestic solid wastes
Quantity of treated domestic solid wastes
Name of waste |
Quantity (kg) |
Treatment method |
Note |
|
|
|
(specify corresponding treatment facilities if there is more than one facility; or for export, reuse, etc.; or untreated) |
Total |
|
|
|
Information about waste source owners, owners of domestic solid waste collection/transport establishments
No. |
Name of waste source owner/Owner of domestic solid waste collection/transport establishment |
Quantity (kg) |
Note |
1 |
|
|
|
.. |
Total quantity |
|
|
B. Regarding ordinary industrial solid wastes
Quantity of ordinary industrial solid wastes to be managed:
No. |
Ordinary industrial solid wastes |
Quantity (kg) |
Treatment method |
Note |
1 |
Directly used as materials for production |
|
|
Transferred to an appropriate production establishment |
2 |
Preliminarily processed as production materials or co-processed |
|
|
Classified, preliminarily processed, reused, treated, etc. |
3 |
To be treated……… |
|
|
Burned, incinerated |
Information about collected ordinary industrial solid waste source owners:
No. |
Name of waste source owner |
Quantity (kg) |
Note |
1 |
|
|
|
|
Total quantity |
|
|
Information about ordinary industrial solid waste collection/transport establishment owners that transfer ordinary industrial solid wastes (if any):
No. |
Name of owner |
Quantity (kg) |
Note |
1 |
|
|
|
|
Total quantity |
|
|
Results of supervision of treatment and assessment of effectiveness in treatment of ordinary industrial solid wastes and other issues (environmental pollution control and environmental protection; emergency preparedness and response; occupational safety and health protection; periodic training):
C. Regarding hazardous wastes
C1. Quantity of hazardous wastes transported and treated:
Name of waste |
Hazardous waste code |
Quantity (kg) |
Treatment method (i) |
Note |
|
|
|
|
(specify corresponding treatment facilities if there is more than one facility; or for export, reuse, etc.; or untreated) |
Total quantity |
|
|
|
|
(i) Except for the case where the owner of the hazardous waste transport establishment prepares the report, specify code of the treatment method applied to each hazardous waste: TC (Tận thu/tái chế) (“Recovery/Recycling”); TH (Trung hòa) (“Neutralization”); PT (Phân tách/chiết/lọc/kết tủa) (“Separation/extraction/filtration/precipitation”); OH (Oxy hóa) (“Oxidation”); SH (Sinh học) (“Biology”); ĐX (Đồng xử lý) (“Co-processing”); TĐ (Thiêu đốt) (“Incineration”); HR (Hóa rắn) (“Solidification”); CL (Cô lập/đóng kén) (“Isolation/Clamping”); C (Chôn lấp) (“Burial”); SC (Sơ chế) (“Preliminary processing”); Other (specify name of the method).
C2. Information about waste source owners that transfer hazardous wastes:
Name of waste source owner |
Hazardous waste management method code |
Quantity (kg) |
Note |
|
|
|
|
Total quantity |
|
|
|
C3. Information about other hazardous waste treatment facility owners that transfer hazardous wastes:
Name of hazardous waste treatment facility owner |
Hazardous waste management method code |
Quantity (kg) |
Note |
|
|
|
|
Total quantity |
|
|
|
C4. Information about hazardous waste treatment facility owners or hazardous waste treatment facility owners that receive hazardous wastes for treatment:
Name of hazardous waste treatment facility owner |
Hazardous waste management method code |
Quantity (kg) |
Note |
|
|
|
|
Total quantity |
|
|
|
2.2. Reporting of supervision of treatment and assessment of effectiveness in treatment of domestic solid wastes, ordinary industrial solid wastes and hazardous wastes;
2.3. Reporting of environmental pollution control and environmental protection; emergency preparedness and response; occupational safety and health protection; periodic training;
Part 3. Management of imported scraps2
Confirmation No. :........ Date of issue …........ Place of issue …………........
1. Import and use of scraps imported during the year
Shipments of imported scraps |
Date of import |
Quantity of scraps imported |
Border checkpoint of import |
Bonds on scraps |
Refund/use of bonds |
1. Scraps… |
|
|
|
|
|
Shipment 1 |
|
|
|
|
|
Shipment 2… |
|
|
|
|
|
Total |
|
|
|
|
|
Used |
|
|
|
|
|
2. Scraps… |
|
|
|
|
|
2. Imported scrap warehouses/storage areas: in addition to the use and management of imported scrap warehouses/storage areas, it is required to report changes and adjustments.
3. Production and recycling of scraps.
4. Assessment certificate of quality of shipments granted customs clearance in case of exemption from inspection (except for the contents mentioned in specific sections)
Part 4. Environmental improvement and remediation upon mineral mining3
- Environmental improvement and remediation items constructed during the reporting period;
- Environmental improvement and remediation items completed during the reporting period;
- Deposits made during the reporting period and total amount of deposits made by the date of reporting.
1 Only applicable to owners of domestic solid waste/ordinary industrial solid waste/hazardous waste collection/transport/treatment establishments
2 Only applicable to establishments that use imported scraps as production materials
3 Only applicable to organizations and individuals mining minerals
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực