Chương V Thông tư 25/2019/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 40/2019/NĐ-CP dịch vụ quan trắc môi trường: Quản lý chất lượng môi trường
Số hiệu: | 25/2019/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Võ Tuấn Nhân |
Ngày ban hành: | 31/12/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2020 |
Ngày công báo: | 31/01/2020 | Số công báo: | Từ số 157 đến số 158 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn phân loại khu vực bị ô nhiễm trong công tác BVMT
Đây là nội dung được đề cập tại Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Theo đó, các khu vực bị ô nhiễm được phân loại theo 03 mức độ ô nhiễm sau đây:
- Khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí dưới 50 điểm: Thuộc khu vực ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ thấp.
- Khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí từ 50 điểm đến 75 điểm: Thuộc khu vực ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ trung bình.
- Khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí trên 75 điểm: Thuộc khu vực ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ cao.
Việc đánh giá theo thang điểm được thực hiện theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư 25/2019/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2020.
Văn bản tiếng việt
1. Các điểm quan trắc chất lượng nước sông, hồ, kênh, rạch phải có tính đại diện để đánh giá được hiện trạng và diễn biến chất lượng nước theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định 19/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
2. Các kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước sông, hồ, kênh, rạch được sử dụng để tính toán chỉ số chất lượng môi trường nước đối với từng điểm quan trắc theo hướng dẫn kỹ thuật của Tổng cục Môi trường.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia đối với sông, hồ liên tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chủ trì thực hiện chương trình quan trắc môi trường của địa phương đối với các sông, hồ, ao, kênh, rạch trên địa bàn quản lý, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Chỉ số chất lượng nước phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
1. Chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại II trở lên, khu dân cư tập trung, khu vực có khu công nghiệp, làng nghề, khu vực có nhiều nguồn khí thải, có nguồn khí thải lớn phải được quan trắc các thông số theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng không khí tại các điểm quan trắc có tính đại diện để đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường không khí.
2. Các kết quả quan trắc môi trường không khí được sử dụng để tính toán chỉ số chất lượng không khí đối với những khu vực quy định tại khoản 1 Điều này theo hướng dẫn kỹ thuật của Tổng cục Môi trường.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện việc quan trắc, đánh giá hiện trạng chất lượng không khí theo chương trình quan trắc môi trường quốc gia.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì thực hiện việc quan trắc, đánh giá hiện trạng chất lượng không khí đối với khu vực theo quy định tại khoản 1 Điều này trên địa bàn quản lý theo chương trình quan trắc của địa phương.
5. Chỉ số chất lượng không khí phải được đăng tải trên cổng thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
1. Việc điều tra, đánh giá sơ bộ nhằm xác định khu vực có khả năng bị ô nhiễm bởi chất gây ô nhiễm tồn lưu có hàm lượng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và nguyên nhân, đối tượng gây ra ô nhiễm môi trường.
2. Nội dung điều tra, đánh giá sơ bộ bao gồm:
a) Tổng hợp, rà soát các tài liệu liên quan đến khu vực có khả năng bị ô nhiễm;
b) Khảo sát hiện trường khu vực có khả năng bị ô nhiễm;
c) Tiến hành lấy mẫu, phân tích mẫu để xác định chất ô nhiễm tồn lưu, nguồn ô nhiễm tồn lưu và sơ bộ đánh giá mức độ ô nhiễm;
d) Lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ.
3. Quy trình điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực có khả năng bị ô nhiễm được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Căn cứ kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ, tiến hành các hoạt động sau:
a) Trường hợp phát hiện chất gây ô nhiễm có hàm lượng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng xử lý thì tiến hành công bố thông tin và điều tra, đánh giá chi tiết theo quy định tại Điều 26 Thông tư này;
b) Trường hợp không phát hiện chất gây ô nhiễm có hàm lượng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng xử lý thì tiến hành công bố khu vực không bị ô nhiễm.
5. Trách nhiệm thực hiện điều tra, đánh giá sơ bộ:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ đối với các khu vực quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP bị ô nhiễm liên tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
1. Việc điều tra, đánh giá chi tiết khu vực bị ô nhiễm nhằm xác định rõ các chất ô nhiễm tồn lưu; nguồn ô nhiễm tồn lưu; mức độ, quy mô, phạm vi ô nhiễm; phân loại khu vực bị ô nhiễm.
2. Việc điều tra, đánh giá chi tiết bao gồm các nội dung:
a) Lập kế hoạch chi tiết khảo sát thực tế hiện trường;
b) Điều tra, khảo sát, lấy mẫu chi tiết tại hiện trường; thực hiện phân tích, đánh giá xác định chất gây ô nhiễm tồn lưu, mức độ ô nhiễm, quy mô, phạm vi ô nhiễm;
c) Xây dựng bản đồ khu vực bị ô nhiễm (chất gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, phạm vi ô nhiễm);
d) Lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chi tiết khu vực bị ô nhiễm.
3. Quy trình điều tra, đánh giá chi tiết khu vực bị ô nhiễm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Kết quả điều tra, đánh giá chi tiết là căn cứ để xác định trách nhiệm cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm; phân loại mức độ ô nhiễm của khu vực bị ô nhiễm.
5. Trách nhiệm thực điều tra, đánh giá chi tiết:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra, đánh giá chi tiết đối với các khu vực đã tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ theo trách nhiệm của mình nhưng không xác định được đối tượng gây ô nhiễm;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá chi tiết khu vực đã tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ theo trách nhiệm của mình nhưng không xác định được đối tượng gây ô nhiễm;
c) Tổ chức, cá nhân được xác định là đối tượng gây ô nhiễm có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá chi tiết khu vực bị ô nhiễm theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Các khu vực bị ô nhiễm được phân loại theo 03 mức độ ô nhiễm sau:
a) Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ thấp là khu vực có tổng điểm trong số của các tiêu chí dưới 50 điểm;
b) Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ trung bình là khu vực có tổng điểm trong số của các tiêu chí từ 50 điểm đến 75 điểm;
c) Ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ cao là khu vực có tổng điểm trong số của các tiêu chí trên 75 điểm.
2. Việc đánh giá theo thang điểm được thực hiện theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Kết quả phân loại mức độ ô nhiễm là căn cứ để thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực không xác định đối tượng gây ô nhiễm môi trường đất, cụ thể như sau:
a) Đối với khu vực bị ô nhiễm ở mức độ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Thông tư này, thực hiện kiểm soát khu vực bị ô nhiễm quy định tại Điều 29 Thông tư này;
b) Đối với khu vực bị ô nhiễm ở mức độ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Thông tư này, thực hiện kiểm soát khu vực bị ô nhiễm quy định tại Điều 29 Thông tư này; lập và thực hiện kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường của các khu vực này theo nội dung quy định tại Điều 30 Thông tư này phù hợp với điều kiện bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước;
c) Đối với khu vực bị ô nhiễm ở mức độ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 27 Thông tư này, thực hiện ngay việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường theo quy định tại Điều 30 Thông tư này.
2. Đối với khu vực đã xác định được đối tượng gây ô nhiễm môi trường đất, đối tượng gây ô nhiễm có trách nhiệm thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường theo quy định tại Điều 30 Thông tư này.
3. Việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Nội dung kiểm soát khu vực bị ô nhiễm môi trường đất bao gồm:
a) Thông báo công khai, cảnh báo và duy trì cảnh báo khu vực bị ô nhiễm;
b) Hạn chế các hoạt động trên khu vực nhằm ngăn ngừa các chất gây ô nhiễm lan truyền và tác động trực tiếp đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng;
c) Truyền thông, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân liên quan, cộng đồng sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm;
d) Theo dõi, quan trắc định kỳ chất lượng môi trường tại khu vực bị ô nhiễm và môi trường xung quanh; công bố thông tin về chất lượng môi trường.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện kiểm soát khu vực bị ô nhiễm thuộc địa bàn quản lý.
1. Việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm căn cứ vào phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường.
2. Nội dung chính của phương án bao gồm:
a) Thông tin chung về khu vực bị ô nhiễm;
b) Kết quả điều tra và đánh giá mức độ ô nhiễm của khu vực bị ô nhiễm;
c) Lựa chọn phương thức xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định;
d) Biện pháp kỹ thuật, công nghệ giảm thiểu hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm tồn lưu tại khu vực bị ô nhiễm; Bảng so sánh các biện pháp kỹ thuật, kèm theo các phân tích để lựa chọn phương án tối ưu;
đ) Giám sát, kiểm soát trong và sau xử lý;
e) Lộ trình và kế hoạch thực hiện phương án xử lý ô nhiễm.
Nội dung chi tiết của phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường được quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trách nhiệm lập phương án xử lý ô nhiễm: Chủ dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực ô nhiễm có trách nhiệm lập phương án xử lý ô nhiễm, cụ thể:
a) Đối với các dự án thuộc trách nhiệm xử lý của Nhà nước: Chủ dự án lập và trình phê duyệt dự án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Trường hợp dự án thuộc đối tượng được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, cơ quan phê duyệt dự án phải gửi hồ sơ dự án tới Bộ Tài nguyên và Môi trường để có ý kiến trước khi phê duyệt;
b) Đối với các dự án thuộc trách nhiệm xử lý của tổ chức, cá nhân: Tổ chức, cá nhân gửi phương án xử lý ô nhiễm tới Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo trách nhiệm thực hiện điều tra, đánh giá sơ bộ quy định tại khoản 5 Điều 25 Thông tư này để kiểm tra việc thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Điều tra, đánh giá, tổng hợp và công bố danh mục các khu vực bị ô nhiễm thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường; xây dựng, cập nhật và vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu các khu vực bị ô nhiễm trên phạm vi cả nước.
2. Xây dựng và ban hành các hướng dẫn kỹ thuật cải tạo và phục hồi môi trường đối với từng loại hình khu vực bị ô nhiễm.
3. Tổ chức kiểm tra công tác xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất theo quy định của pháp luật.
1. Lập, cập nhật và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường danh mục các khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh; khu vực có khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, kho chứa hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, bãi chôn lấp chất thải, làng nghề đã đóng cửa hoặc di dời; khu vực khai thác khoáng sản độc hại đã kết thúc khai thác; vùng canh tác nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất trên địa bàn.
2. Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ và điều tra, đánh giá chi tiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cập nhật thông tin về các khu vực bị ô nhiễm vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu các khu vực bị ô nhiễm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Tổ chức cá nhân được xác định là đối tượng gây ra ô nhiễm môi trường có trách nhiệm điều tra, đánh giá chi tiết và lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, theo dõi, giám sát.
2. Tổ chức thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường theo phương án quy định tại khoản 1 Điều này và báo cáo kết quả cho Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
ENVIRONMENTAL QUALITY MANAGEMENT
Section 1. MONITORING, ASSESSMENT AND ANNOUNCEMENT OF SURFACE WATER AND AIR QUALITY STATUS
Article 23. Monitoring, assessment and announcement of inland surface water quality status
1. River, lake and channel water quality monitoring points shall maintain their representativeness so that water quality status and changes are assessed according to Clause 1 Article 12 of the Decree No. 19/2015/ND-CP amended by Clause 9 Article 2 of the Decree No. 40/2019/ND-CP.
2. River, lake and channel water quality monitoring results shall be used to calculate water quality indicators at each monitoring points under the technical guidance of the Vietnam Environment Administration.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge of executing the national environmental monitoring program with respect to inter-provincial rivers and lakes.
4. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provincial People’s committees”) shall take charge of executing local environmental monitoring programs with respect to rivers, lakes, ponds and channels within their provinces, except for the case specified in Clause 3 of this Article.
5. Water quality indicators shall be posted on web portals of competent authorities set forth in Clauses 3 and 4 of this Article.
Article 24. Monitoring, assessment and announcement of air quality status
1. Urban areas of class II of higher, densely populated areas, areas with industrial parks, trade villages, areas with varied gas sources or large emission sources shall undergo air quality parameters monitoring in accordance with technical regulations on air quality at representative monitoring points for the purposes of assessment of air quality status and changes.
2. Air quality monitoring results shall be used to calculate water quality indicators in the areas mentioned in Clause 1 of this Article under the technical guidance of the Vietnam Environment Administration.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall carry out air quality monitoring and assessment according to the national environmental monitoring program.
4. Provincial People’s Committees shall take charge of carrying out air quality monitoring and assessment in the areas mentioned in Clause 1 of this Article within their provinces according to the local environmental monitoring program.
5. Air quality indicators shall be posted on web portals of competent authorities set forth in Clauses 3 and 4 of this Article.
Section 2. INVESTIGATION, ASSESSMENT AND WARNING OF ENVIRONMENTAL QUALITY, DETERMINATION OF DEGREE, SCOPE AND CAUSES OF CONTAMINATION AND SOIL IMPROVEMENT AND REMEDIATION
Article 25. Preliminary site investigation and assessment
1. The purpose of a preliminary investigation or assessment is to investigate or assess the site to determine if potential residual contaminants are present at concentrations exceeding the technical regulations on environment and to determine causes of contamination.
2. The scope of work will include the following elements:
a) Consolidation and review of documents concerning the potentially contaminated site;
b) A site reconnaissance;
c) Collection and analysis of samples for the purpose of determining residual contaminants, residual contamination sources and preliminary assessment of contamination level;
d) Preparation of a preliminary investigation and assessment.
3. The procedure for preliminary site investigation and assessment is provided in the Form No. 01 Appendix V hereof.
4. According to the preliminary investigation and assessment results, perform the following activities:
a) If it is found that a contaminant is present at concentrations exceeding the technical regulations on environment, publish the information thereon and carry out detailed site investigation or assessment as prescribed in Article 26 of this Circular;
b) If no contaminant is present at concentrations exceeding the technical regulations on environment, announce that the site is not contaminated.
5. Responsibilities for preliminary site investigation and assessment:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall carry out preliminary investigation and assessment of the sites specified in Clause 1 Article 14 of the Decree No. 19/2015/ND-CP amended by Clause 11 Article 2 of the Decree No. 40/2019/ND-CP, which are contaminated within multiple provinces;
b) Provincial People’s Committees shall carry out preliminary investigation and assessment of the sites specified in Clause 1 Article 14 of the Decree No. 19/2015/ND-CP amended by Clause 11 Article 2 of the Decree No. 40/2019/ND-CP, which are contaminated within provinces, except for the case specified in Point a of this Clause;
Article 26. Detailed site investigation and assessment
1. The purpose of a detailed investigation or assessment is to determine residual contaminants; residual contamination sources; level and scope of contamination; classification of contaminated sites.
2. The scope of work will include the following elements:
a) Preparation of a detailed plan for site survey;
b) Detailed investigation, survey and collection of samples on the site; analysis, assessment and determination of residual contaminants, level and scope of contamination;
c) Mapping of the contaminated site (contaminants, level and scope of contamination);
d) Preparation of a report on detailed site investigation or assessment.
3. The procedure for detailed site investigation and assessment is provided in the Form No. 02 Appendix V hereof.
4. Detailed site investigation and assessment results may serve as the basis for determining responsibilities for environmental improvement and remediation at the contaminated site; classify contamination level of the contaminated site.
5. Responsibilities for detailed site investigation and assessment:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall carry out detailed investigation and assessment of the sites that have undergone preliminary site investigation and assessment within its jurisdiction but contaminating factors fail to be found;
b) Provincial People’s Committees shall carry out detailed site investigation and assessment of the sites that have undergone preliminary investigation and assessment within their jurisdiction but contaminating factors fail to be found;
c) Any organization or individual that is confirmed as the one that causes contamination shall carry out detailed site investigation and assessment as prescribed in Clause 2 of this Article.
Article 27. Classification of contaminated sites
1. Contaminated sites shall be classified into 03 following levels:
a) Total weighted point < 50: low-level environmental contamination and chemical and pesticide residual-contamination.
b) 50 ≤ total weighted point ≤ 75: Medium-level environmental contamination and chemical and pesticide residual-contamination.
c) Total weighted point > 75: High-level extremely severe environmental contamination and chemical and pesticide residual-contamination.
2. The point-based assessment shall be carried out according to the Form No. 03 Appendix V hereof.
Article 28. Rules for management of contaminated sites
1. Results of contaminated site classification shall serve as the basis for environmental decontamination, improvement and remediation of the sites where soil contaminating factors are not determined. To be specific:
a) Regarding the low-level contaminated sites specified in Point a Clause 1 Article 27 hereof, control the contaminated sites as prescribed in Article 29 hereof;
b) Regarding the medium-level contaminated sites specified in Point b Clause 1 Article 27 hereof, control the contaminated sites as prescribed in Article 29 hereof; prepare and implement the plan for environmental decontamination, improvement and remediation of these sites according to Article 30 of this Circular within the budget;
c) Regarding the high-level contaminated sites specified in Point c Clause 1 Article 27 hereof, immediately carry out environmental decontamination, improvement and remediation as prescribed in Article 30 hereof.
2. Regarding the sites where soil contaminating entities have been determined, they shall carry out environmental decontamination, improvement and remediation as prescribed in Article 30 hereof.
3. The environmental decontamination, improvement and remediation shall conform to the land use planning approved by the competent authority.
Article 29. Control of contaminated sites
1. The control of a soil contaminated site will include the following elements:
a) Issuance of announcements and warnings and reiteration of contaminated sites;
b) Restriction of activities on the site for the purposes of preventing contaminants from spreading and directly impacting the environment and public health;
c) Dissemination of information and raising of awareness or relevant entities and communities in the vicinity of the contaminated site;
d) Periodic monitoring of environmental quality on the contaminated site and its vicinity; publishing of information about environmental quality.
2. Provincial People’s Committees shall control contaminated sites within their provinces.
Article 30. Environmental decontamination, improvement and remediation
1. The environmental decontamination, improvement and remediation of contaminated sites shall be based on the environmental decontamination, improvement and remediation plan.
2. The plan shall contain the following main contents:
a) General information about the contaminated site;
b) Results of investigation and assessment of the level of risk of the contaminated site.
c) Decontamination methods (whether in-situ decontamination or ex-situ decontamination that involves transport of contaminants to a designated decontamination facility);
d) Decontamination techniques and technology solutions for mitigation or removal of residual contaminants from the contaminated site; comparison of technical alternatives and analysis for the purpose of selecting an optimum solution;
dd) Control and supervision during and after decontamination;
e) Decontamination plan implementation roadmap and schedule.
Detailed contents of the environmental decontamination, improvement and remediation plan are provided in the Form No. 04 Appendix V hereof.
2. Responsibility for preparing the decontamination plan: the owner of the environmental decontamination, improvement and remediation project shall prepare a decontamination plan. To be specific:
a) Regarding the project within the jurisdiction of the state to carry out dissemination, the project owner shall set up and submit the project for approval in accordance with the Law on State Budget. If such project is funded by the central government budget, the project approving authority shall submit the project dossier to the Ministry of Natural Resources and Environment to obtain opinions prior to the approval;
b) Regarding the project the jurisdiction of an organization or individual to carry out dissemination, the organization or individual shall submit the decontamination plan to the Ministry of Natural Resources and Environment or provincial People's Committee within its jurisdiction to carry out preliminary investigation and assessment as prescribed in Clause 5 Article 25 hereof.
Article 31. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment
1. Carry out investigation and assessment, consolidate and publish the list of contaminated sites within its jurisdiction; develop, update and operate information and database systems for contaminated systems nationwide.
2. Develop and issue technical guidelines for environmental improvement and remediation of each type of contaminated site.
3. Organize the environmental decontamination, improvement and remediation in accordance with regulations of law.
Article 32. Responsibilities of provincial People's Committees
1. Compile, update and report the list of sites contaminated with chemicals during the war; sites with industrial parks, production plants, chemical depots, agrochemicals, waste landfills and craft villages which have been closed or relocated; the toxic mineral mining area which has terminated extraction; local agricultural production areas that use a lot of chemicals to the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. According to results of preliminary and detailed site investigation and assessment, provincial People’s Committees shall update information about contaminated sites to the information and database systems of the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 33. Responsibilities of organizations and individuals causing environmental contamination
1. Any organization or individual that is confirmed as the one that causes environmental contamination shall carry out detailed site investigation and assessment, prepare an environmental decontamination, improvement and remediation plan and submit it to the Ministry of Natural Resources and Environment or provincial People’s Committee for consideration and supervision purpose.
2. The environmental decontamination, improvement and remediation shall be carried out according to the plan specified in Clause 1 of this Article and results shall be reported to the Ministry of Natural Resources and Environment or provincial People’s Committee.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực