Chương II Thông tư 25/2019/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 40/2019/NĐ-CP dịch vụ quan trắc môi trường: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
Số hiệu: | 25/2019/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Võ Tuấn Nhân |
Ngày ban hành: | 31/12/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2020 |
Ngày công báo: | 31/01/2020 | Số công báo: | Từ số 157 đến số 158 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn phân loại khu vực bị ô nhiễm trong công tác BVMT
Đây là nội dung được đề cập tại Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Theo đó, các khu vực bị ô nhiễm được phân loại theo 03 mức độ ô nhiễm sau đây:
- Khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí dưới 50 điểm: Thuộc khu vực ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ thấp.
- Khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí từ 50 điểm đến 75 điểm: Thuộc khu vực ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ trung bình.
- Khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí trên 75 điểm: Thuộc khu vực ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ cao.
Việc đánh giá theo thang điểm được thực hiện theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư 25/2019/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2020.
Văn bản tiếng việt
1. Cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Mẫu số 01a Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Mẫu số 02a Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bản nhận xét của ủy viên hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; phiếu thẩm định của ủy viên hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; biên bản họp hội đồng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; văn bản thông báo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Mẫu số 01b Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Cấu trúc và nội dung cụ thể của báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua hội đồng:
a) Quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Mẫu số 02a Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản nhận xét của ủy viên hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Phiếu thẩm định của ủy viên hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Thông báo kết quả thẩm định quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua việc lấy ý kiến:
a) Cơ quan thẩm định hoặc cơ quan thường trực thẩm định được ủy quyền gửi văn bản lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia/cán bộ khoa học (sau đây gọi chung là chuyên gia) theo mẫu quy định tại Mẫu số 02b Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến kèm theo hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án quy định tại Mẫu số 06a Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Thông báo kết quả thẩm định quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Dự án áp dụng phương pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có và kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất nếu đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau đây:
a) Theo tiêu chí của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD);
b) Theo tiêu chí đã được Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm tổng hợp Châu Âu (EIPPCB) thuộc Ủy ban Châu Âu (EC) ban hành.
5. Chấp thuận những thay đổi về môi trường đối với các dự án trong quá trình triển khai xây dựng:
a) Cơ quan thường trực thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quyết định danh sách chuyên gia trong số chuyên gia đã tham gia hội đồng thẩm định hoặc chuyên gia được lấy ý kiến khi thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; trường hợp cần thiết lấy ý kiến chuyên gia có chuyên môn phù hợp để xem xét, chấp thuận về môi trường. Văn bản gửi xin ý kiến thẩm định quy định tại Mẫu số 02b Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Quyết định phê duyệt điều chỉnh một số nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Mẫu số 02c Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đối với các thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 15 và khoản 4 Điều 16 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 và khoản 7 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, chủ dự án tự xem xét, quyết định, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thể hiện trong hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
6. Đối với các cơ sở, khu công nghiệp, dự án đã đi vào vận hành có những thay đổi không thuộc trường hợp quy định tại số thứ tự 105 Phụ lục II Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, chủ cơ sở, khu công nghiệp, dự án tự quyết định, không phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
1. Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có trách nhiệm tư vấn cho thủ trưởng cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (sau đây gọi chung là cơ quan thẩm định); chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về kết quả thẩm định.
2. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai giữa các thành viên hội đồng thẩm định, giữa hội đồng thẩm định với cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch theo hình thức tổ chức phiên họp.
3. Phiên họp của hội đồng thẩm định phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có sự tham gia hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến từ 2/3 thành viên hội đồng thẩm định trở lên, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng được ủy quyền (sau đây gọi chung là người chủ trì phiên họp), ủy viên thư ký và ít nhất 01 ủy viên phản biện;
b) Có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch.
4. Các thành viên hội đồng thẩm định vắng mặt có thể gửi bản nhận xét trước phiên họp hội đồng và được coi là ý kiến của thành viên tham dự phiên họp hội đồng nhưng không được tham gia bỏ phiếu.
5. Đại biểu tham gia cuộc họp của hội đồng thẩm định do cơ quan thường trực thẩm định quyết định trong trường hợp cần thiết. Đại biểu tham gia được phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của hội đồng thẩm định, chịu sự điều hành của người chủ trì phiên họp, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có liên quan trực tiếp đến các vấn đề môi trường của chiến lược, quy hoạch nhưng không có đại diện tham gia trong thành phần hội đồng thẩm định:
a) Cơ quan thường trực thẩm định gửi báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đến Sở Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường được lấy ý kiến có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của cơ quan thường trực thẩm định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Nếu sau thời hạn nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường không có văn bản trả lời được coi là đồng ý và chịu trách nhiệm về những nội dung lấy ý kiến có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn;
c) Ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường được đưa ra xem xét, thảo luận tại các cuộc họp của hội đồng thẩm định.
7. Ủy viên thư ký hội đồng thẩm định phải là công chức của cơ quan thường trực thẩm định. Chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng và ủy viên thư ký hội đồng có trách nhiệm ký biên bản họp hội đồng thẩm định theo Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Các ủy viên hội đồng thẩm định và cơ quan được xin ý kiến chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đưa ra đối với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
9. Nguyên tắc đưa ra kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định:
a) Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: khi tất cả thành viên hội đồng thẩm định tham dự phiên họp có phiếu thẩm định thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;
b) Không thông qua: khi có trên 1/3 số thành viên hội đồng tham dự có phiếu thẩm định không thông qua;
c) Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
10. Cơ quan thường trực thẩm định trình thủ trưởng cơ quan thẩm định quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; các văn bản, báo cáo kết quả thẩm định theo quy định.
1. Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây gọi chung là hội đồng thẩm định) có trách nhiệm tư vấn cho thủ trưởng cơ quan thẩm định; chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về kết quả thẩm định.
2. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai giữa các thành viên hội đồng thẩm định, giữa hội đồng thẩm định với chủ dự án theo hình thức tổ chức phiên họp chính thức và các phiên họp chuyên đề do chủ tịch hội đồng quyết định trong trường hợp cần thiết.
3. Phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có sự tham gia (hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến) từ 2/3 số lượng thành viên hội đồng thẩm định trở lên, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng được ủy quyền (sau đây gọi chung là người chủ trì phiên họp), ủy viên thư ký và ít nhất 01 ủy viên phản biện;
b) Có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án;
c) Đã nộp phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Các thành viên hội đồng thẩm định vắng mặt có thể gửi bản nhận xét trước phiên họp chính thức của hội đồng và được coi là ý kiến của thành viên tham dự phiên họp chính thức của hội đồng nhưng không được tham gia bỏ phiếu.
5. Đại biểu tham gia cuộc họp của hội đồng thẩm định do cơ quan thường trực thẩm định quyết định trong trường hợp cần thiết. Đại biểu tham gia được phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của hội đồng thẩm định, chịu sự điều hành của người chủ trì phiên họp, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có liên quan trực tiếp đến các vấn đề môi trường của dự án không có đại diện tham gia trong thành phần hội đồng thẩm định do bộ, cơ quan ngang bộ thành lập:
a) Cơ quan thường trực thẩm định gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường đến Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường được lấy ý kiến có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của cơ quan thường trực thẩm định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Nếu sau thời hạn nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường không có văn bản trả lời được coi là đồng ý và chịu trách nhiệm về những nội dung lấy ý kiến có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn;
c) Ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường được đưa ra xem xét, thảo luận tại các cuộc họp của hội đồng thẩm định.
7. Ủy viên thư ký hội đồng thẩm định phải là công chức của cơ quan thường trực thẩm định. Chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng và ủy viên thư ký hội đồng có trách nhiệm ký biên bản họp hội đồng theo Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Các ủy viên hội đồng thẩm định và cơ quan, tổ chức, chuyên gia được xin ý kiến chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đưa ra đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường và những nội dung công việc được chủ tịch hội đồng phân công trong quá trình thẩm định; được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
9. Nguyên tắc đưa ra kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định:
a) Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: khi tất cả thành viên hội đồng thẩm định tham dự phiên họp có phiếu thẩm định thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;
b) Không thông qua: khi có trên 1/3 số thành viên hội đồng tham dự có phiếu thẩm định không thông qua;
c) Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
1. Đối với trường hợp lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường:
a) Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến là cơ quan, tổ chức có đại diện đã tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, trường hợp cần thiết có thể lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức khác có liên quan với dự án cần thẩm định, nhưng tổng số không quá 04 cơ quan, tổ chức;
b) Chuyên gia được lấy ý kiến là thành viên đã tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, trường hợp cần thiết có thể lấy ý kiến của chuyên gia khác có chuyên môn phù hợp với dự án, nhưng tổng số không quá 03 chuyên gia.
2. Đối với trường hợp dự án nằm trong khu công nghiệp thuộc đối tượng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia có liên quan:
a) Dự án thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ, số lượng cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến không quá 07 người, bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, một số Bộ, ngành có liên quan và một số tổ chức, chuyên gia có chuyên môn phù hợp với dự án;
b) Dự án thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, số lượng cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến không quá 07 người, bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, một số sở, ban, ngành có liên quan và một số tổ chức, chuyên gia có chuyên môn phù hợp với dự án.
3. Đối với trường hợp dự án áp dụng phương pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có và kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất:
a) Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến là cơ quan, tổ chức có liên quan với dự án cần thẩm định, tổng số không quá 04 cơ quan, tổ chức;
b) Chuyên gia được lấy ý kiến phải có chuyên môn phù hợp với dự án, tổng số không quá 03 chuyên gia.
4. Cơ quan thẩm định hoặc cơ quan thường trực thẩm định được ủy quyền gửi văn bản lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này sau khi có quyết định phê duyệt danh sách cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và sau khi chủ dự án đã nộp phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản cho cơ quan lấy ý kiến thẩm định. Nếu sau thời hạn nêu trên, cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến không có văn bản trả lời được coi là đồng ý và chịu trách nhiệm về những nội dung lấy ý kiến có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình (nếu có).
6. Công chức của cơ quan thường trực thẩm định và lãnh đạo của cơ quan thường trực thẩm định có trách nhiệm ký biên bản thẩm định theo Mẫu số 02d Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đưa ra đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường; được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
8. Sau khi kết thúc thời hạn lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia có liên quan, cơ quan thường trực thẩm định có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất kết quả trong biên bản thẩm định trình thủ trưởng cơ quan thẩm định xem xét, quyết định. Kết quả thẩm định được đưa ra trên nguyên tắc:
a) Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: khi tất cả cơ quan, tổ chức, chuyên gia có ý kiến phản hồi thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;
b) Không thông qua: khi có trên 1/3 số cơ quan, tổ chức, chuyên gia có ý kiến phản hồi không thông qua;
c) Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
1. Trình thủ trưởng cơ quan thẩm định các văn bản:
a) Quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và danh sách cơ quan, tổ chức, chuyên gia để lấy ý kiến phản biện trong trường hợp cần thiết theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật bảo vệ môi trường; các văn bản, báo cáo kết quả thẩm định theo quy định;
b) Quyết định phê duyệt danh sách cơ quan, tổ chức, chuyên gia lấy ý kiến trong trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua việc lấy ý kiến và danh sách cơ quan, tổ chức, chuyên gia để lấy ý kiến phản biện trong trường hợp cần thiết theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật bảo vệ môi trường; các văn bản, báo cáo kết quả thẩm định theo quy định.
2. Yêu cầu chủ dự án cung cấp bổ sung các tài liệu và làm rõ các nội dung liên quan trong trường hợp cần thiết.
3. Tổ chức đoàn khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án trong trường hợp cần thiết. Lập biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trong quá trình thẩm định, nếu phát hiện dự án không phù hợp để tiếp tục tiến hành việc thẩm định thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp chủ dự án vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường thì phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường và chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật;
b) Trình cơ quan thẩm định trả lại chủ dự án hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật; hướng dẫn chủ dự án thực hiện các bước tiếp theo về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
5. Chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả của hội đồng thẩm định, kết quả thẩm định thông qua việc lấy ý kiến và ý kiến phản biện của cơ quan, tổ chức, chuyên gia trong trường hợp cần thiết và báo cáo thủ trưởng cơ quan thẩm định kết quả thẩm định trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi kết thúc thẩm định. Báo cáo kết quả thẩm định phải đề xuất theo một trong ba trường hợp sau đây:
a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung. Trong trường hợp này, cơ quan thường trực thẩm định trình kèm theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định tại khoản 11 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;
b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu rõ lý do. Trong trường hợp này, cơ quan thường trực thẩm định trình kèm theo văn bản thông báo kết quả thẩm định quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này gửi chủ dự án để chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải trình theo quy định tại khoản 10 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;
c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường không thông qua và nêu rõ lý do. Trong trường hợp này, cơ quan thường trực thẩm định trình kèm theo văn bản thông báo kết quả thẩm định quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Tổ chức rà soát nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được chủ dự án chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải trình đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều này và đề xuất xử lý theo các trường hợp sau:
a) Trả lại chủ dự án hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nếu chủ dự án chưa chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải trình theo yêu cầu;
b) Trình thủ trưởng cơ quan thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trong trường hợp chủ dự án đã chỉnh sửa, bổ sung, giải trình theo yêu cầu. Trường hợp chủ dự án đã chỉnh sửa, bổ sung, giải trình nhưng một số nội dung chỉnh sửa, bổ sung, giải trình chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, cơ quan thường trực thẩm định trình thủ trưởng cơ quan thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án kèm theo các yêu cầu, điều kiện bảo vệ môi trường bổ sung và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong trường hợp cần thiết. Trường hợp được phê duyệt, chủ dự án có trách nhiệm:
- Hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật;
- Tiếp thu đầy đủ các nội dung, yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường vào dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
7. Trình thủ trưởng cơ quan thẩm định ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh hoặc thay thế quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư này.
8. Công khai thông tin quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường với các nội dung đã được phê duyệt trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thẩm định.
9. Lập dự toán, thanh toán các khoản chi phí cho hoạt động thẩm định.
1. Nội dung hướng dẫn cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
1. Quan trắc đối với công trình xử lý nước thải:
Việc lấy mẫu nước thải để đo đạc, phân tích, đánh giá hiệu suất của từng công đoạn xử lý và đánh giá sự phù hợp của toàn bộ công trình xử lý nước thải bảo đảm phù hợp với TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) về chất lượng nước - lấy mẫu và hướng dẫn lấy mẫu nước thải. Mẫu tổ hợp, tần suất và thông số quan trắc trong kế hoạch quan trắc chất thải quy định tại Mục 7 Mẫu số 9 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP được quy định như sau:
a) Mẫu tổ hợp: một mẫu tổ hợp được lấy theo thời gian gồm 03 mẫu đơn lấy ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa - chiều, chiều - tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất, được trộn đều với nhau;
b) Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý nước thải ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau:
- Tần suất quan trắc nước thải tối thiểu là 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra của từng công đoạn xử lý);
- Thông số quan trắc của tùng công đoạn xử lý là thông số ô nhiễm chính đã được sử dụng để tính toán thiết kế cho từng công đoạn;
- Thông số quan trắc của công trình xử lý nước thải là tổng các thông số ô nhiễm được sử dụng để tính toán thiết kế cho cả công trình xử lý nước thải.
Trường hợp cần thiết, chủ dự án có thể đo đạc, lấy và phân tích thêm một số mẫu đơn đối với nước thải sau xử lý của công trình xử lý chất thải trong giai đoạn này để đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và có giải pháp điều chỉnh, cải thiện, bổ sung công trình xử lý nước thải đó theo hướng tốt hơn;
c) Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải ít nhất là 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh quy định tại điểm b khoản này; trường hợp bất khả kháng không thể đo đạc, lấy và phân tích mẫu liên tiếp được, thì phải thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu sang ngày kế tiếp. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau:
- Tần suất quan trắc nước thải ít nhất là 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn đối với 01 mẫu nước thải đầu vào và ít nhất 07 mẫu đơn nước thải đầu ra trong 07 ngày liên tiếp của công trình xử lý nước thải);
- Thông số quan trắc thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.
2. Quan trắc đối với công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải:
Việc đo đạc, lấy mẫu bụi, khí thải để phân tích, đánh giá hiệu quả cho từng công trình, thiết bị xử lý trong kế hoạch quan trắc chất thải quy định tại Mục 7 Mẫu số 9 Phụ lục VI Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP được quy định như sau:
a) Mẫu tổ hợp được xác định theo một trong hai trường hợp sau:
- Một mẫu tổ hợp được lấy theo phương pháp lấy mẫu liên tục (phương pháp đẳng động lực, đẳng tốc và phương pháp khác theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường) để đo đạc, phân tích các thông số theo quy định;
- Một mẫu tổ hợp được xác định kết quả là giá trị trung bình của 03 kết quả đo đạc của các thiết bị đo nhanh hiện trường (kết quả đo bằng các thiết bị đo hiện số) theo quy định của pháp luật ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa - chiều, chiều - tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất;
b) Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất, hiệu quả của từng công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau:
- Tần suất quan trắc bụi, khí thải tối thiểu là 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào nếu có và mẫu tổ hợp đầu ra);
- Thông số quan trắc là thông số ô nhiễm chính đã được sử dụng để tính toán thiết kế cho từng công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải;
c) Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định các công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải ít nhất là 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh quy định tại điểm b khoản này; trường hợp bất khả kháng không thể đo đạc, lấy và phân tích mẫu liên tiếp được, thì phải thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu sang ngày kế tiếp. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau:
- Tần suất quan trắc bụi, khí thải ít nhất là 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn hoặc mẫu được lấy bằng thiết bị lấy mẫu liên tục trước khi xả, thải ra ngoài môi trường của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải);
- Thông số quan trắc thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.
3. Việc quan trắc, phân định, phân loại chất thải rắn (bao gồm cả bùn thải) là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
4. Trong quá trình vận hành thử nghiệm, chủ dự án, cơ sở phải tổng hợp, đánh giá các số liệu quan trắc chất thải theo 03 bảng quy định tại Mục 2.1.4 Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ- CP gửi cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, kèm theo phiếu kết quả phân tích mẫu chất thải. Trường hợp các công trình xử lý chất thải không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, chủ dự án phải thực hiện các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và các yêu cầu sau:
a) Có văn bản thông báo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm 30 ngày, nêu rõ lý do các công trình xử lý chất thải không đáp ứng yêu cầu và thực hiện ngay phương án cải thiện, bổ sung;
b) Lập kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải để vận hành lại. Trình tự, thủ tục, thời gian vận hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải được thực hiện như vận hành thử nghiệm lần đầu.
5. Đối với dự án, cơ sở đã có thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, chủ dự án, cơ sở chỉ thực hiện quan trắc chất thải theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh đã có văn bản thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải. Nội dung quan trắc chất thải phải được thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trước khi thực hiện.
Kết quả quan trắc chất thải tại khoản này được tổng hợp vào 02 bảng: kết quả đánh giá sự phù hợp của toàn bộ hệ thống xử lý chất thải và kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý chất thải thông qua số liệu quan trắc chất thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt) theo quy định tại Mục 2.1.4 Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và gửi cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh làm căn cứ thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo quy định.
Khuyến khích các dự án, cơ sở thực hiện quan trắc chất thải theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.
6. Tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ dự án, cơ sở đối với kết quả quan trắc chất thải trong giai đoạn vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở.
7. Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 6 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;
b) Việc kiểm tra các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành quy định tại điểm a khoản 6 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP được thực hiện như sau:
- Kiểm tra hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, gồm: bản vẽ hoàn công công trình xử lý chất thải theo quy định của nháp luật về xây dựng, bảo đảm phù hợp với phương án công nghệ hoặc phương án thiết kế cơ sở của công trình xử lý chất thải đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; các biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình xử lý chất thải trước khi đưa vào sử dụng. Đối với công trình xử lý hợp khối, thiết bị xử lý đồng bộ, nguyên chiếc nhập khẩu phải kèm theo chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng (CO/CQ) của công trình, thiết bị đó; hồ sơ lắp đặt hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục, kèm theo CO/CQ của từng thiết bị nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hồ sơ quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở;
- Cử cán bộ, công chức kiểm tra thực tế (có hoặc không có) các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành, trường hợp cần thiết thành lập đoàn kiểm tra với thành phần gồm: đại diện cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh và đơn vị thực hiện quan trắc môi trường có đủ năng lực để thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu đối chứng trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải. Quyết định cử cán bộ kiểm tra thực tế hoặc thành lập đoàn kiểm tra công trình xử lý chất thải đã hoàn thành để vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản kiểm tra công trình xử lý chất thải đã hoàn thành để vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh không yêu cầu chủ dự án cung cấp thêm tài liệu hoặc kiểm tra ngoài phạm vi quy định tại điểm này;
c) Căn cứ kế hoạch quan trắc chất thải đã lập trong kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh tiến hành kiểm tra đột xuất ít nhất là 01 lần trong giai đoạn vận hành thử nghiệm quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều này để đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu chất thải (lấy mẫu đơn) để đối chứng với kết quả quan trắc chất thải của dự án, cơ sở và xem xét, đánh giá theo quy định. Thông số quan trắc thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải;
d) Căn cứ văn bản thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để chủ dự án vận hành thử nghiệm, kết quả quan trắc chất thải của chủ dự án gửi đến và kết quả đo đạc, phân tích mẫu chất thải đối chứng, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có văn bản thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, đánh giá của mình, trong đó đánh giá cụ thể: đã đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện (nêu rõ lý do chưa đủ điều kiện) để được kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Văn bản thông báo của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh không có giá trị bắt buộc chủ dự án phải thực hiện (chủ dự án có thể tiếp thu hoặc giải trình), được xem xét, đánh giá như một ý kiến độc lập khi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tổ chức kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án;
đ) Kinh phí đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đối chứng với kết quả quan trắc của dự án được lấy từ nguồn chi sự nghiệp môi trường của địa phương.
1. Thủ trưởng cơ quan thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, cơ sở hoặc cơ quan được ủy quyền ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra theo Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Thành phần đoàn kiểm tra gồm: trưởng đoàn, phó trưởng đoàn trong trường hợp cần thiết, các thành viên, chuyên gia, đơn vị quan trắc môi trường (nếu có) và thư ký.
Trưởng đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường đã hoàn thành của dự án, cơ sở.
2. Bản nhận xét, đánh giá của thành viên đoàn kiểm tra việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án, cơ sở quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Biên bản kiểm tra việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án, cơ sở được lập theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản kiểm tra phải được trưởng đoàn kiểm tra hoặc phó trưởng đoàn kiểm tra được trưởng đoàn kiểm tra phân công, ủy quyền, thư ký đoàn kiểm tra và đại diện có thẩm quyền của chủ dự án, cơ sở ký vào từng trang hoặc đóng dấu giáp lai của chủ dự án, cơ sở; ký và ghi rõ họ tên, chức danh ở trang cuối cùng của biên bản trong ngày kết thúc việc kiểm tra.
Biên bản kiểm tra được gửi cho: chủ dự án, cơ sở; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh (nếu dự án, cơ sở do bộ, cơ quan ngang bộ thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường); thủ trưởng cơ quan thành lập đoàn kiểm tra, cơ quan thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và lưu đoàn kiểm tra.
4. Kết quả kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường được nêu rõ trong biên bản kiểm tra và được đánh giá theo một trong các trường hợp sau:
a) Không cần thực hiện quan trắc chất thải và công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở đủ điều kiện để được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định, khi đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường sau:
- Văn bản thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh đánh giá đủ điều kiện để kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (trong đó, kết quả quan trắc chất thải của chủ dự án, cơ sở và kết quả quan trắc chất thải đối chứng đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải);
- Công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở bảo đảm phù hợp hoặc tốt hơn với phương án công nghệ hoặc phương án thiết kế cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường của chủ dự án, cơ sở đầy đủ, hợp lệ theo mẫu quy định;
b) Đủ điều kiện để xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở nhưng phải thực hiện quan trắc chất thải bổ sung khi:
- Văn bản thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh đánh giá chưa đủ điều kiện để kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (kết quả quan trắc chất thải đối chứng chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải tại thời điểm kiểm tra, giám sát quá trình vận hành thử nghiệm);
- Công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở bảo đảm phù hợp hoặc tốt hơn với phương án công nghệ hoặc phương án thiết kế cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Tiến hành đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải bổ sung của dự án, cơ sở. Biên bản lấy mẫu của đơn vị quan trắc môi trường phải có chữ ký của đại diện đoàn kiểm tra, đại diện có thẩm quyền của dự án, cơ sở và đơn vị quan trắc;
- Hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường của chủ dự án, cơ sở cần phải chỉnh sửa, bổ sung trong thời gian phân tích mẫu chất thải;
c) Không đủ điều kiện để xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở khi không đáp ứng quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
5. Việc quan trắc chất thải sau xử lý của đoàn kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thực hiện tối thiểu 01 lần (lấy mẫu đơn) đối với các công trình xử lý chất thải được chủ dự án, cơ sở đề nghị xác nhận, không quan trắc chất thải đối với các công trình xử lý chất thải đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận. Trường hợp dự án, cơ sở có nhiều công trình xử lý bụi, khí thải tương đồng về thông số ô nhiễm đặc trưng được xử lý, công nghệ, thiết bị xử lý thì đoàn kiểm tra lựa chọn 01 công trình có công suất xử lý lớn nhất để quan trắc, đánh giá hiệu quả xử lý cho các công trình xử lý bụi, khí thải tương đồng này.
6. Trưởng đoàn kiểm tra, cơ quan được giao kiểm tra việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kết quả kiểm tra và thực hiện các nội dung sau:
a) Trình cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, cơ sở cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trong trường hợp hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường và các công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở đã đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều này. Việc cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phải hoàn thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật bảo vệ môi trường;
b) Cơ quan được giao kiểm tra có văn bản thông báo kết quả kiểm tra trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở trong trường hợp phải đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải bổ sung và các nội dung khác thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
Trường hợp kết quả quan trắc chất thải bổ sung đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường đã đảm bảo theo quy định, việc xem xét, cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phải hoàn thành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật bảo vệ môi trường. Trường hợp không đảm bảo các điều kiện này, cơ quan được giao kiểm tra việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở có văn bản thông báo trả hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường gửi chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do;
c) Cơ quan được giao kiểm tra có văn bản thông báo gửi chủ dự án, cơ sở về việc trả hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường trong trường hợp không đáp ứng quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này. Nội dung văn bản thông báo phải nêu rõ các tồn tại của hồ sơ, các công trình bảo vệ môi trường cần khắc phục (nếu có) và trách nhiệm của chủ dự án, cơ sở phải thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;
d) Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của toàn bộ dự án, cơ sở được tích hợp thành một giấy xác nhận (nếu có) trong trường hợp dự án, cơ sở đã có giấy xác nhận hoàn thành đối với từng hạng mục công trình bảo vệ môi trường độc lập hoặc giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo từng giai đoạn.
7. Trưởng đoàn kiểm tra, cơ quan được giao kiểm tra việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở cử cán bộ, công chức có tên trong quyết định thành lập đoàn kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này kiểm tra thực tế việc chủ dự án, cơ sở đã khắc phục các tồn tại của công trình bảo vệ môi trường trong thời hạn 05 ngày kê từ ngày nhận được báo cáo đã khắc phục của chủ dự án. Biên bản kiểm tra thực hiện theo Mẫu số 06 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Các loại công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải (sau đây gọi là công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố) phải đảm bảo kiên cố, chống thấm, chống rò rỉ nước thải ra ngoài môi trường theo tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế về xây dựng hoặc tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Trường hợp công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố là hồ sự cố kết hợp hồ sinh học thì phải thiết kế là công đoạn cuối cùng của hệ thống xử lý nước thải. Hồ sự cố kết hợp hồ sinh học ngoài chức năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải, còn có khả năng ổn định, xử lý sinh học tự nhiên các thông số ô nhiễm có trong nước thải trước khi xả ra ngoài môi trường.
2. Trường hợp chủ dự án, cơ sở, khu công nghiệp lựa chọn việc thực hiện công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố theo các giải pháp kỹ thuật tại khoản 6 Điều 37 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 19 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, thì công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường như sau:
a) Có khả năng lưu chứa nước thải phù hợp với công suất của hệ thống xử lý nước thải;
b) Có kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành của chủ dự án, cơ sở, khu công nghiệp;
c) Hồ sự cố kết hợp hồ sinh học phải có công trình, thiết bị để thu hồi nước thải bảo đảm không xả ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố. Hồ sự cố kết hợp hồ sinh học phải có biện pháp để phòng ngừa việc tái ô nhiễm nước thải phát sinh ngoài chú ý trong quá trình vận hành hệ thống hồ;
d) Trường hợp dự án, cơ sở, khu công nghiệp có nhiều hệ thống xử lý nước thải thì có thể thiết kế, sử dụng chung trên cơ sở có thiết kế phù hợp và có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố chung;
đ) Không sử dụng chung hồ sự cố với các công trình điều hòa, thu gom hoặc thoát nước mưa tại dự án, cơ sở, khu công nghiệp.
3. Ngoài các giải pháp kỹ thuật quy định tại khoản 6 Điều 37 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 19 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, chủ dự án, cơ sở, khu công nghiệp căn cứ vào đặc điểm, tải lượng dòng thải của dự án, cơ sở, khu công nghiệp có thể đề xuất với cơ quan có thẩm quyền giải pháp kỹ thuật khác để thực hiện công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố; đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của chủ dự án, cơ sở, khu công nghiệp.
STRATEGIC ENVIRONMENTAL ASSESSMENT, ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT, ENVIRONMENTAL PROTECTION PLANS AND ENVIRONMENTAL IMPROVEMENT AND REMEDIATION IN MINERAL EXTRACTION
Article 3. Forms used in appraisal of strategic environmental assessment reports
1. Format and contents of a strategic environmental assessment report are provided in the Form No. 01a Appendix I hereof.
2. The decision to establish a strategic environmental assessment report appraisal council is provided in the Form No. 02a Appendix I hereof.
3. Evaluation report of a member of the strategic environmental assessment report appraisal council is provided in the Form No. 03 Appendix I hereof; an appraisal form of a member of the strategic environmental assessment report appraisal council is provided in the Form No. 07 Appendix I hereof; minutes of council meeting is provided in the Form No. 09 Appendix I hereof; a notification of appraisal results is provided in the Form No. 01b Appendix I hereof.
Article 4. Forms used in appraisal of environmental impact assessment reports
1. Format and contents of an environmental impact assessment report are provided in the Form No. 04 Appendix I hereof.
2. An environmental impact assessment report approved by the council shall be appraised by using the following:
a) The decision to establish an environmental impact assessment report appraisal council which is provided in the Form No. 02a Appendix I hereof;
b) An evaluation report of a member of the environmental impact assessment report appraisal council which is provided in the Form No. 06 Appendix I hereof;
c) An appraisal form of a member of the environmental impact assessment report appraisal council which is provided in the Form No. 07 Appendix I hereof;
d) A notification of appraisal results which is provided in the Form No. 08 Appendix I hereof.
3. An environmental impact assessment report shall be appraised by sending enquiries:
a) The appraising authority or authorized standing appraising authority shall send enquiries to organizations or scientific experts/officials (hereinafter referred to as "experts") according to the Form No. 02b Appendix I hereof;
b) The enquired organizations and experts shall respond in writing within 07 working days from the date of receiving the enquiry and enclose an evaluation report specified in the Form No. 06a Appendix I hereof;
c) The notification of appraisal results is provided in the Form No. 08 Appendix I hereof.
4. A project may apply the best available techniques and the best environmental management practices if at least one of the following criteria is satisfied:
a) Criteria laid down by the Organization for Economic Co-operation and Development (OECD);
b) Criteria laid down by the European Integrated Pollution Prevention and Control Bureau (EIPPCB) affiliated to the European Commission (EC).
5. Environmental changes to projects shall be approved during their execution as follows:
a) The standing authority appraising the environmental impact assessment report shall decide the list of experts among the ones that have joined the appraisal council or enquired experts upon appraisal of the environmental impact assessment report; where necessary, send enquiries to experts with suitable qualifications. The enquiry is provided in the Form No. 02b Appendix I hereof;
b) The decision to approve adjustments to the decision to approve the environmental impact assessment report is provided in the Form No. 02c Appendix I hereof;
c) Regarding changes other than those specified in Article 15 and Clause 4 Article 16 of the Decree No. 18/2015/ND-CP amended by Clause 6 and Clause 7 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP, the project owner shall consider and decide such changes themselves, take legal responsibility and specify them in the application for inspection/certification of completion of environmental protection works.
6. The facilities, industrial parks or projects that have been put into operation have changes not specified in the ordinal number 105 Appendix II Section I in the Appendix enclosed with the Decree No. 40/2019/ND-CP, the owners of such facilities, industrial parks or projects shall decide themselves, are not required to notify the authority approving the environmental impact assessment report but shall take legal responsibility for their decision.
Article 5. Working principles of the strategic environmental assessment report appraisal council and responsibilities of the standing appraising authority
1. The strategic environmental assessment report appraisal council shall provide counseling for head of an authority appraising strategic environmental assessment reports (hereinafter referred to as “the appraising authority”); be responsible to the appraising authority and the law for its appraisal results.
2. The appraisal council shall work on the principle of public discussion between council members and between the council and the authority assigned to formulate strategies and planning by holding meetings.
3. A meeting of the appraisal council shall satisfy the following conditions:
a) At least two-thirds of council members attend the meeting in person or online, among which the president or the deputy president authorized by the chair (hereinafter referred to as “the meeting chair”), secretary and at least 01 critic are required;
b) The authorized representative of the authority assigned to formulate strategies and planning attends the meeting.
4. The absent council members may provide their evaluation reports in advance, which are considered opinions of members who are present at the meeting but are not allowed to vote.
5. Delegates attending meetings of the appraisal council shall be decided by the standing appraising authority if necessary. The delegates may express their opinions in meetings, be under the direction of the meeting chair and receive remuneration as prescribed by law.
6. A consultation with the Department of Natural Resources and Environment of the province directly related to environmental issues of the strategy or planning is held in the absence of representative from the appraisal council:
a) The standing appraising authority shall send the strategic environmental assessment report to the provincial Department of Natural Resources and Environment to collect opinions;
b) The enquired provincial Department of Natural Resources and Environment shall send its opinions in writing at the request of the standing appraising authority within 05 working days from the date of receiving the enquiry. By the aforementioned deadline, if the provincial Department of Natural Resources and Environment fails to respond in writing, it deems that the provincial Department of Natural Resources and Environment has agreed and must assume responsibility for the enquired contents related to the tasks and functions of state management of environmental protection within the province;
c) Opinions of the provincial Department of Natural Resources and Environment shall be considered and discussed at council meetings.
7. Secretary of the appraisal council must be an official of the standing appraising authority. President or deputy president and secretary of the council shall sign the minutes of meeting according to the Form No. 09 Appendix I hereof.
8. Council members and enquired authorities shall be responsible to the appraising authority and the law for their evaluation of the strategic environmental assessment report.
9. Rules for giving appraisal results:
a) Approval without any revision: if all council members participating in the meeting vote for approval without any revision;
b) Disapproval: if more than one-third of participated council members votes for disapproval;
c) Approval with revisions: other than the cases specified in Points a and b of this Clause.
10. The standing appraising authority shall submit the decision to establish a strategic environmental assessment report appraisal council; documents and notifications of appraisal results to the head of the appraising authority.
Article 6. Working principles of the environmental impact assessment report appraisal council
1. The environmental impact assessment report appraisal council (hereinafter referred to as “the appraisal council”) shall provide counseling for the head of an appraising authority; be responsible to the appraising authority and the law for its appraisal results.
2. The appraisal council shall work on the principle of public discussion between council members and between the council and the project owner by holding official meetings and thematic meetings decided by the council's president where necessary.
3. An official meeting of the appraisal council shall be only conducted if the following conditions are satisfied:
a) At least two-thirds of council members attend the meeting in person or online, among which the president or the deputy president authorized by the chair (hereinafter referred to as “the meeting chair”), secretary and at least 01 critic are required;
b) The authorized representative of the project owner attends the meeting;
c) The fee for appraising the environmental impact assessment report has been paid as prescribed by law.
4. The absent council members may provide their evaluation reports in advance, which are considered opinions of members who are present at the meeting but are not allowed to vote.
5. Delegates attending meetings of the appraisal council shall be decided by the standing appraising authority if necessary. The delegates may express their opinions in meetings, be under the direction of the meeting chair and receive remuneration as prescribed by law.
6. A consultation with the Department of Natural Resources and Environment of the province directly related to environmental issues of the project is held in the absence of representative from the appraisal council established by the Ministry or ministerial agency:
a) The standing appraising authority shall send the environmental impact assessment report to the provincial Department of Natural Resources and Environment;
b) The enquired provincial Department of Natural Resources and Environment shall send its opinions in writing at the request of the standing appraising authority within 05 working days from the date of receiving the enquiry. By the aforementioned deadline, if the provincial Department of Natural Resources and Environment fails to respond in writing, it deems that the provincial Department of Natural Resources and Environment has agreed and must assume responsibility for the enquired contents related to the tasks and functions of state management of environmental protection within the province;
c) Opinions of the provincial Department of Natural Resources and Environment shall be considered and discussed at council meetings.
7. Secretary of the appraisal council must be an official of the standing appraising authority. President or deputy president and secretary of the council shall sign the minutes of meeting according to the Form No. 09 Appendix I hereof.
8. Council members and enquired authorities and experts shall be responsible to the appraising authority and the law for their evaluation of the environmental impact assessment report and tasks assigned by the council's president during the appraisal; are entitled to receive remuneration as prescribed.
9. Rules for giving appraisal results:
a) Approval without any revision: if all council members participating in the meeting vote for approval without any revision;
b) Disapproval: if more than one-third of participated council members votes for disapproval;
c) Approval with revisions: other than the cases specified in Points a and b of this Clause.
Article 7. Organizing appraisal of environmental impact assessment reports by sending enquiries to relevant organizations and experts
1. If the environmental impact assessment report is re-prepared:
a) The enquired organizations shall be the those whose representatives have joined the environmental impact assessment report appraisal council, where necessary, enquiries may be sent to other organizations related to the project to be appraised, but the total number of organizations shall not exceed 04;
b) The enquired experts shall be those who have joined the environmental impact assessment report appraisal council, where necessary, enquiries may be sent to other experts related to the project to be appraised, but the total number of experts shall not exceed 03.
2. If the project located in an industrial park is subject to appraisal of the environmental impact assessment report by sending enquiries to relevant organizations and experts:
a) Regarding the project whose environmental impact assessment report is appraised by the Ministry or ministerial agencies, the number of enquired organizations and experts shall not exceed 07, including: provincial Department of Natural Resources and Environment, Management Boards of provincial industrial parks, some ministries concerned, some organizations and experts with suitable qualifications;
b) Regarding the project whose environmental impact assessment report is appraised by the provincial People’s Committee, the number of enquired organizations and experts shall not exceed 07, including: provincial Department of Natural Resources and Environment, Management Boards of provincial industrial parks, district-level People’s Committees, some departments concerned, organizations and experts with suitable qualifications.
3. If the project applies the best available techniques and the best environmental management practices:
a) The enquired organizations are those related to the project to be appraised, but the total number shall not exceed 04;
b) The enquired experts must have suitable qualifications and the total number shall not exceed 03.
4. The appraising authority or authorized standing appraising authority shall send enquiries to the organizations and experts specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article after the decision to approve the list of enquired organizations and experts is obtained and the project owner has paid the appraisal fee as prescribed by law.
5. Within the time limit specified in Point a Clause 4 Article 14 of the Decree No. 18/2015/ND-CP amended by Clause 5 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP, the enquired organizations and experts shall send their written opinions to the enquiring authority. By the aforementioned deadline, the enquired organizations and experts fails to respond in writing, it deems that they have agreed and must assume responsibility for the enquired contents related to their state management tasks and functions (if any).
6. Officials and leaders of the standing appraising authority shall sign the minutes of meeting according to the Form No. 02d Appendix I hereof.
7. Enquired organizations and experts shall be responsible to the appraising authority and the law for their evaluation of the environmental impact assessment report; are entitled to receive remuneration as prescribed by law.
8. After the expiry of the time limit for sending enquiries, relevant organizations and experts, and standing appraising authority shall consolidate and specify proposed results in the appraisal record, which will be submitted to the head of the appraising authority for consideration. The appraisal result is given according to the following rules:
a) Approval without any revision: if all organizations and experts vote for approval without any revision;
b) Disapproval: if more than one-third of participated organizations and experts votes for disapproval;
c) Approval with revisions: other than the cases specified in Points a and b of this Clause.
Article 8. Responsibilities of the standing authority appraising environmental impact assessment reports
A standing authority appraising environmental impact assessment reports has the responsibility to:
1. Submit the following documents to the head for appraisal:
a) The decision to establish a environmental impact assessment report appraisal council and list of organizations and experts to obtain critical opinions if necessary as prescribed in Clause 3 Article 24 of the Law on Environmental Protection; documents and notifications of appraisal results;
b) The decision to approve the list of enquired organizations and experts in case of appraisal of the environmental impact assessment report appraisal council through enquiries and list of enquired organizations and experts to obtain critical opinions if necessary as prescribed in Clause 3 Article 24 of the Law on Environmental Protection; documents and notifications of appraisal results.
2. Request the project owner to provide additional documents and clarify relevant contents where necessary.
3. Where necessary, form a team to carry out site survey of the area where the project will be executed. Make a record of site survey of the area where the project will be executed according to Form No. 05 Appendix I hereof.
4. During the appraisal, follow the instructions below if it is found that the project is inappropriate to continue to carry out appraisal:
a) If the project owner violates any regulation on environmental protection, make a record of administrative violation against regulations on environmental protection and transfer the record to the competent person as prescribed by law;
b) Request the appraising authority to return the environmental impact assessment report appraisal documentation to the project owner as prescribed by law; instruct the project owner to take the next steps in environmental protection as prescribed by law.
5. Consolidate results given by the appraisal council, appraisal results by seeking opinions and critical opinions of organizations and experts where necessary and notify the head of the appraising authority of appraisal results opinions within 05 working days after the appraisal is done. The notification of appraisal results shall be proposed in one of the three cases below:
a) The environmental impact assessment report is approved without any revision thereto. In this case, the standing appraising authority shall submit it together with the decision to approve the environmental impact assessment report of the project as prescribed in Clause 11 Article 14 of the Decree No.18/2015/ND-CP amended by Clause 11 Article 14 of the Decree No. 40/2019/ND-CP;
b) The environmental impact assessment report is approved provided that revisions thereto are required and reasons therefor are clearly stated. In this case, the standing appraising authority shall submit it together with the notification of appraisal results provided in the Form No. 08 Appendix 1 hereof to the project owner for revision or explanation purpose as prescribed in Clause 10 Article 14 of the Decree No.18/2015/ND-CP amended by Clause 5 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP;
c) The environmental impact assessment report is not approved and reasons therefor are clearly stated. In this case, the standing appraising authority shall submit it together with the notification of appraisal results provided in the Form No. 08 Appendix 1 hereof.
6. Organize review of contents of the environmental impact assessment report after the project owner has revised it or provide explanation in the case specified in Point b Clause 5 of this Article and follow the instructions below in specific cases:
a) Return the application for approval for the environmental impact assessment report to the project owner if the project owner fails to revise it or provide explanation as requested;
b) Submit the environmental impact assessment report of the project to the head of the appraising authority for approval if the project owner has revised it or provided explanation as requested. If the project owner has made revision or provided explanation but some revised or explained contents fail to comply with environmental protection requirements, the standing appraising authority shall submit the environmental impact assessment report of the project enclosed with additional environmental protection requirements and environmental protection works and measures if necessary to the head of the appraising authority for approval. If the approval is granted, the project owner shall:
- complete the environmental impact assessment report, organize the implementation and assume responsibility as prescribed by law;
- comply with all contents and requirements specified in the decision to approve the environmental impact assessment report when executing an investment project or construction project as prescribed in Clause 1 Article 16 of the Decree No.18/2015/ND-CP amended by Clause 7 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP.
7. Request the head of the appraising authority to issue the decision to approve adjustments to the decision to approve the environmental impact assessment report or replace the decision to approve the environmental impact assessment report in the case specified in Clause 5 Article 4 of this Circular.
8. Publish information regarding the decision to approve the environmental impact assessment report and environmental impact assessment report on the web portal of the appraising authority.
9. Make an estimate and pay costs incurred in connection with appraisal.
Article 9. Environmental improvement and remediation in mineral extraction
1. Guidelines for environmental improvement and remediation are provided in the Form No. 01 Appendix II hereof.
2. Procedures for appraising and approving plans for environmental improvement and remediation prepared by the entities mentioned in Point b Clause 1 and Point b Clause 2 Article 5 of the Decree No. 19/2015/ND-CP amended by Clause 2 Article 2 of the Decree No. 40/2019/ND-CP are specified in the Circular No. 38/2015/TT-BTNMT dated June 30, 2015 of the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 10. Regulations on monitoring of waste during trial operation of waste treatment works of projects, facilities; responsibilities of provincial specialized environmental protection authorities for supervision
1. Monitoring of a waste treatment work:
The sampling of wastewater samples for the purposes of measurement, analysis, assessment of capacity of each treatment stage and assessment of suitability of the entire waste treatment work shall comply with TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) on water quality - Sampling - Guidance on sampling of waste water. Combine samples, monitoring frequency and parameters specified in the waste monitoring plan in Section 7 Form No. 09 Appendix VI Section I in the Appendix enclosed with the Decree No. 40/2019/ND-CP shall comply with the following regulations:
a) Composite samples: a composite sample collected using time-based method includes 03 single samples which are collected at 03 different times of the day (morning, noon - afternoon, afternoon - evening) or at 03 different times (beginning, middle, end) of a production shift, and then mixed together;
b) The time limit for capacity assessment carried out during the period when performance of each stage and effectiveness of the wastewater treatment work are adjusted is at least 75 days from the starting date of trial operation. Monitoring frequency and parameters:
- Wastewater monitoring shall be carried out at least once every 15 days (composite samples of input and output wastewater shall be measured, collected and analyzed at each treatment stage);
- Monitoring parameters of each treatment stage are main ones used to serve the design at each stage;
- Parameters used to monitor a wastewater treatment work are all of pollution parameters used to design the entire wastewater treatment work;
If necessary, the project owner may measure, collect and analyze additional samples of post-treated wastewater of the wastewater treatment work at this stage to carry out an assessment according to technical regulation on wastewater in order to take measures to adjust, improve or make additions to such wastewater treatment work in a more appropriate manner.
c) The time limit for effectiveness assessment during period of stable operation of the wastewater treatment work is at least 07 sequential days after the adjustment period prescribed in Point b of this Clause; if the sequential measurement, collection and analysis of samples fail to be carried out due to force majeure, they shall be measured, collected and analyzed on the next day. Monitoring frequency and parameters:
- Wastewater monitoring shall be carried out at least once a day (01 single sample of input wastewater and at least 07 single samples of output wastewater of the wastewater treatment work shall be measured, collected and analyzed within 07 sequential days);
- The monitoring parameters shall comply with technical regulation on wastewater.
2. Monitoring of dust and gas treatment works and equipment:
The measurement and collection of dust and gas samples for the purposes of analysis and assessment of efficiency of each treatment work and equipment specified in the wastewater monitoring plan in Section 7 Form No. 09 Appendix VI Section I in the Appendix enclosed with the Decree No. 40/2019/ND-CP shall comply with the following regulations:
a) Composite samples shall be determined in one of the following cases:
- 01 composite sample shall be collected using the continuous sampling method (isokinetic sampling method and other methods in accordance with regulations on environmental monitoring techniques) to measure and analyze parameters as prescribed;
- 01 composite sample is the mean value of 03 measurement results given by rapid field measuring equipment (the measurement results are given by the real-time measuring equipment) at 03 different times of the day (morning, noon - afternoon, afternoon - evening) or at 03 different times (beginning, middle, end) of a production shift;
b) The time limit for capacity assessment carried out during the period when effectiveness of each dust and gas work or equipment is at least 75 days from the starting date of trial operation. Monitoring frequency and parameters:
- Dust and gas monitoring shall be carried out at least once every 15 days (input composite samples (if any) and output ones shall be measured, collected and analyzed);
- Monitoring parameters are main ones used to design each dust and gas treatment work or equipment;
c) The time limit for effectiveness assessment during period of stable operation of the dust and gas work or equipment is at least 07 sequential days after the adjustment period prescribed in Point b of this Clause; if the sequential measurement, collection and analysis of samples fail to be carried out due to force majeure, they shall be measured, collected and analyzed on the next day. Monitoring frequency and parameters:
- Dust and gas monitoring shall be carried out at least once a day (measuring, collecting and analyzing single samples or samples collected using continuous sampling equipment before the discharge of dust and gases into the environment);
- The monitoring parameters shall comply with technical regulation on wastewater.
3. The monitoring, delimitation and classification of solid waste (including sewage sludge) that is hazardous waste or ordinary industrial sold waste shall comply with regulations on management of hazardous waste.
4. During the trial operation, the project owner/facility owner shall aggregate and assess waste monitoring data using the 03 tables provided in Section 2.1.4 Form No. 13 Appendix VI Section I in the Appendix enclosed with the Decree No. 0/2019/ND-CP and submit them to the provincial specialized environmental protection authority together with the waste sample analysis report. If the waste treatment work fails to satisfy environmental protection requirements, the project owner shall perform the tasks specified in Clause 5 Article 16b of the Decree No. 18/2015/ND-CP amended by Clause 9 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP and comply with the following requirements:
a) Submit a notification, specifying reasons that the waste treatment work fails to satisfy the requirements and appropriate remedial measures to be taken, to the authority approving the environmental impact assessment report and provincial specialized environmental protection authority before the 30-day period of trial operation;
b) Make a plan for trial operation of waste treatment work. Procedures and time for trial operation of a waste treatment work are the same as those for first trial operation.
5. For the project or facility that made a plan for trial operation of the waste treatment work as prescribed before the effective date of this Circular, the project owner or facility owner shall monitor waste as prescribed in Point c Clause 1, Point c Clauses 2 and 3 of this Article, except for the case where the provincial specialized environmental protection authority has sent a notification specifying results of inspection of trial operation of the waste treatment work. Contents of the waste monitoring shall be reported to the provincial environmental protection in advance.
The monitoring results mentioned in this Clause shall be included in 02 tables: result of assessment of conformity of the entire waste treatment system and result of assessment of effectiveness of the waste treatment system carried out using the automatic and continuous monitoring data (if the installation of the automatic and continuous waste system is required) in accordance with Section 2.1.4 Form No. 13 Appendix VI Section 1 in the Appendix enclosed with the Decree No. 40/2019/ND-CP and submit them to the provincial specialized environmental protection authority as the basis for notifying results of inspection of trial operation of the waste treatment work.
The project and facility are encouraged to carry out waste monitoring as prescribed in Points a and b Clause 1, Points a and b Clause 2 of this Article.
6. Organize the provision of environmental monitoring services, be responsible to the law and project owner/facility owner for the waste monitoring results obtained during the trial operation of the project or facility's waste treatment work.
7. Responsibilities of the provincial environmental protection in advance:
a) Assume the responsibility specified in Clause 6 Article 16b of the Decree No. 18/2015/ND-CP amended by Clause 9 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP;
b) The completed waste treatment works specified in Point a Clause 6 Article 16b of the Decree No. 18/2015/ND-CP amended by Clause 9 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP shall be inspected as follows:
- Inspect the documents as specified in Clause 2 Article 16b of the Decree No. 18/2015/ND-CP amended by Clause 9 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP, including drawings of the waste treatment works in accordance with regulations on construction, which must be conformable with the technology plans or basic fundamental designs of the waste treatment works whose environmental impact assessment reports have been appraised and approved by the competent authority; records of transfer and commissioning of the waste treatment works prior to their use. Regarding composite works or completely built-up or synchronous treatment equipment, a CO/CQ is required; documents concerning installation of the automatic and continuous waste and gas monitoring system and equipment enclosed with CO/CQ of each imported equipment in accordance with regulations of law; documents concerning operation of waste treatment works of projects/facilities;
- Assign officials to carry out physical inspection (optional) of complete waste treatment works, if necessary, establish an inspectorate which shall be composed of representatives of the provincial specialized environmental protection authority and environmental monitoring unit licensed to measure, collect and analyze reference samples during trial operation of waste treatment works. The decision to assign officials to carry out physical inspection or establish an inspectorate responsible for inspection of completed waste treatment works for the trial operation purpose is issued using the Form No. 01 in the Appendix III hereof. The record of inspection of a completed waste treatment work is made using the Form No. 02 in the Appendix III hereof.
The provincial specialized environmental protection authority shall not request the project owner to provide additional documents or carry out any inspection outside the scope of this Point;
c) The provincial specialized environmental protection authority shall, according to the waste monitoring plan specified in the plan for trial operation of a waste treatment work of the project, carry out an irregular inspection at least once during the trial operation period specified in Point c Clause 1, Point c Clause 2, Clause 3 and Clause 5 of this Article in order to measure, collect and analyze waste samples (single samples shall be used) to compare them with results of monitoring of waste of the project or facility, consider and assess them as prescribed. The monitoring parameters shall comply with technical regulation on waste;
d) The provincial specialized environmental protection authority shall, according to the notification specifying results of inspection of waste treatment works, waste monitoring result given by the project owner and results of reference waste sample measurement and analysis, send a notification of results of trial operation of waste treatment works and take legal responsibility for its inspection and assessment results, which must specify its eligibility or ineligibility (specifying reason for ineligibility) for having its environmental protection works inspected and completion of environmental protection works certified. The notification given by the provincial specialized environmental protection authority is not mandatory for the project owner to implement it (the project owner may receive it or provide explanation), shall be considered as an independent opinion when the authority approving the environmental impact assessment report inspects and certifies completion of environmental protection works of the project;
dd) The costs of measurement, collection and analysis of waste samples for the purpose of comparing them with monitoring results of the project shall be covered by the local budget for environmental protection.
Article 11. Organizing inspection and certification of completion of environmental protection works of projects and facilities
1. The head of the authority appraising and approving the environmental impact assessment report of a project or facility or the authority authorized to issue the decision on inspectorate establishment according to the Form No. 03 Appendix III hereof. The inspectorate shall be composed of the chief, deputy chief if necessary, members, experts, environmental monitoring unit (if any) and secretary.
The chief of the inspectorate shall take total responsibility for inspection of completed environmental protection works of the project or facility.
2. The inspectorate member’s evaluation report on performance of environmental protection works serving the operation stage of a project or facility is prepared using the Form No. 04 Appendix III hereof.
3. The inspectorate member’s evaluation report on performance of environmental protection works serving the operation stage of a project or facility is prepared using the Form No. 05 Appendix III hereof. The inspection record shall bear signatures of inspectorate’s chief or deputy chief assigned or authorized by the chief, secretary and competent representative of the project owner/facility owner on every page or bear a stamp of the project owner or facility owner on adjoining edges of pages; signatures, full names and titles shall be put on the last page of the record at the end of the inspection.
The inspection record shall be sent to project owner/facility owner; provincial specialized environmental protection authority (if the project/facility has its environmental impact assessment report appraised and approved by a Ministry or ministerial agency); head of the authority establishing the inspectorate and authority appraising and approving the environmental impact assessment report and shall be kept by the inspectorate.
4. Results of inspection of environmental protection works shall be clearly stated in the inspection record and assessed in one of the following cases:
a) It is not required to carry out monitoring of waste and waste treatment works of the project or facility that has been eligible for having completion of environmental protection works certified if the following environmental protection requirements are met:
- The notification specifying result of inspection of trial operation of waste treatment works, which is given by the provincial specialized environmental protection authority, states that the project or facility is eligible for having its environmental protection works inspected or its completion of environmental protection works certified (in which the results of monitoring of the project or facility’s waste and reference waste monitoring results comply with the technical regulation on waste);
- The environmental protection works of the project or facility must prove conformable with or better than the technology plan or fundamental design plan whose environmental impact assessment report has been appraised and approved by the competent authority;
- The report on operation of environmental protection works by the project or facility must be sufficient and satisfactory as prescribed;
b) The project or facility is eligible for having its completion of environmental protection works certified but additional monitoring of waste is required when:
- The notification specifying result of inspection of trial operation of waste treatment works, which is given by the provincial specialized environmental protection authority, states that the project or facility is ineligible for having its environmental protection works inspected or its completion of environmental protection works certified (the reference waste monitoring results fail to comply with the technical regulation on waste at the time of inspection or supervision of trial operation);
- The environmental protection works of the project or facility must prove conformable with or better than the technology plan or fundamental design plan whose environmental impact assessment report has been appraised and approved by the competent authority;
- Measure, collect and analyze additional waste samples of the project or facility. The sample collection form shall be signed by representative of the inspectorate, competent representative of the project or facility and monitoring unit;
- The report on operation of performance of environmental protection works of the project or facility needs revising during the analysis of waste samples;
c) The project or facility will be ineligible for having its completion of environmental protection works certified if it fails to comply with the regulation specified in Point a or b of this Clause.
5. The post-treated waste monitoring by the inspectorate inspecting and certifying completion of environmental protection works and inspecting and confirming eligibility for environmental protection in import of scrap as production materials shall be carried out at least once (single samples shall be used) regarding the waste treatment works to be certified. It is not required to carry out waste monitoring of the work treatment works that have been inspected and certified by the competent authority. If the project or facility has multiple dust and gas treatment works which share similarities in terms of treated typical pollution parameters, treatment technology and equipment, the inspectorate shall select 01 work with the maximum capacity to carry out monitoring and assess effectiveness of such dust and gas treatment works.
6. The chief of the inspectorate and authority assigned to inspect performance of environmental protection works of the project or facility shall report inspection results to the authority approving the environmental impact assessment report and undertake the following tasks:
a) Request the authority approving the environmental impact assessment report of the project or facility to issue confirmations of completion of environmental protection works if the report on operation of environmental protection works and environmental protection works of the project or facility have satisfied the requirements set forth in Point a Clause 4 of this Article. The issuance of confirmations of completion of environmental protection works shall be done within 15 days from the receipt of the satisfactory application as specified in Clause 2 Article 28 of the Law on Environmental Protection;
b) The authority assigned to carry out inspection shall send a notification of inspection results within 05 days from the end of the physical inspection at the project or facility in case it is required to measure, collect and analyze additional waste samples and the notification shall cover other contents in the case specified in Point b Clause 4 of this Article.
If the additional waste monitoring result satisfies the technical regulation in waste and the report on operation of environmental protection works is satisfactory, the issuance of confirmations of completion of environmental protection works shall be done within 30 days from the receipt of the satisfactory application as specified in Clause 2 Article 28 of the Law on Environmental Protection. In case these requirements are not satisfied, the authority assigned to inspect performance of environmental protection works of the project or facility shall send a notification of the return of the report on operation of environmental protection works, which specifies reasons for its failure to satisfy the requirements to the project or facility;
c) The authority assigned to carry out inspection shall send a notification of the return of the report on operation of environmental protection works in case of failure to satisfy the requirements mentioned in Point a or b Clause 4 of this Article. Contents of the notification shall clearly indicate shortcomings of the documents, environmental protection works to be rectified (if any) and responsibilities of the project owner/facility owner shall comply with Clause 5 Article 16b of the Decree No. 18/2015/ND-CP added by Clause 9 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP;
d) The confirmations of completion of environmental protection works of the entire project or facility shall be integrated into a confirmation (if any) in case the project or facility has obtained a confirmation of completion of each environmental protection work item or confirmations of completion of environmental protection works at each stage.
7. The chief of the inspectorate and authority assigned to inspect performance of environmental protection works of the project or facility shall assign officials listed in the decision on inspectorate establishment specified in Clause 1 of this Article to carry out a physical inspection of rectification of shortcomings of environmental protection works by the project or facility within 05 days from the receipt of the project owner’s rectification report. The inspection record shall be made using the Form No. 06 Appendix III hereof.
Article 12. Regulations on environmental emergency preparedness and response works for wastewater
1. Environmental emergency preparedness and response works for wastewater (hereinafter referred to as “environmental emergency preparedness and response works”) must be solid, waterproof and resistant to wastewater leakage in accordance with design standards and regulations on construction or standards for quality of goods and products.
If the environmental emergency preparedness and response work is an emergency pond combined with stabilization pond, it must be designed so that it is at the last stage of the wastewater treatment system. In addition to having the function of environmental emergency preparedness and response for wastewater, the emergency pond combined with stabilization pond has the capacity for natural biological stabilization and treatment of pollution parameters of wastewater before its release into the environment.
2. If the owner of the project, facility or industrial park chooses to operate an environmental emergency preparedness and response work adopting the technical solutions specified in Clause 6 Article 37 of the Decree No. 38/2015/ND-CP added by Clause 19 Article 3 of the Decree No. 40/2019/ND-CP, the environmental emergency preparedness and response work shall comply with the following technical requirements for environmental protections:
a) It has the ability to contain wastewater in a manner that is appropriate to the capacity of the wastewater treatment system;
b) An environmental emergency preparedness and response plan should be in place during the operation by the owner of the project, facility or industrial park;
c) The emergency pond combined with stabilization pond must have works and equipment that serve the wastewater recovery to ensure that it is not discharged into the environment if any emergency occurs. Measures should be taken to prevent wastewater recontamination that may arise during the operation of the pond system;
d) If the project, facility or industrial park has multiple wastewater treatment systems, the environmental emergency preparedness and response work may be shared by such systems provided that an appropriate design and a common environmental emergency preparedness and response plan are produced;
dd) The emergency pond must not be used in combination with rainwater regulation, harvesting or drainage works at the project, facility or industrial park.
3. In addition to the technical solutions specified in Clause 6 Article 37 of the Decree No. 38/2015/ND-CP added by Clause 19 Article 3 of the Decree No. 40/2019/ND-CP, the owner of the project, facility or industrial park shall, according to the characteristics and loading rate of the wastewater flow, recommend other technical solutions to the competent authority to operate environmental emergency preparedness and response works, ensuring that the technical requirements specified in Clause 1 of this Article 1 are satisfied and the environmental emergency preparedness and response plan is conformed to.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực