Chương IV Thông tư 25/2019/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 40/2019/NĐ-CP dịch vụ quan trắc môi trường: Công bố danh mục sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường; tiêu chí lựa chọn, thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
Số hiệu: | 25/2019/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Võ Tuấn Nhân |
Ngày ban hành: | 31/12/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2020 |
Ngày công báo: | 31/01/2020 | Số công báo: | Từ số 157 đến số 158 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn phân loại khu vực bị ô nhiễm trong công tác BVMT
Đây là nội dung được đề cập tại Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Theo đó, các khu vực bị ô nhiễm được phân loại theo 03 mức độ ô nhiễm sau đây:
- Khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí dưới 50 điểm: Thuộc khu vực ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ thấp.
- Khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí từ 50 điểm đến 75 điểm: Thuộc khu vực ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ trung bình.
- Khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí trên 75 điểm: Thuộc khu vực ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ cao.
Việc đánh giá theo thang điểm được thực hiện theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư 25/2019/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2020.
Văn bản tiếng việt
Tổng cục Môi trường công bố Danh mục sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng nhận nhãn sinh thái "Nhãn xanh Việt Nam" trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc ký và công bố các nội dung thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng nhận sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường với các tổ chức chứng nhận nhãn sinh thái trong nước và ngoài nước.
1. Các tiêu chí lựa chọn công nghệ trong công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
a) Về công nghệ:
- Nguồn gốc, xuất xứ của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ; sơ đồ công nghệ; ưu tiên công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và phù hợp với điều kiện Việt Nam;
- Mức độ cơ khí hóa, tự động hóa; khả năng mở rộng, nâng công suất;
- Mức độ tiên tiến, ưu việt của công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Công nghệ thuộc Danh mục công nghệ (khuyến khích chuyển giao, hạn chế chuyển giao hoặc cấm chuyển giao) theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
- Mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ so với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;
- Khả năng xử lý chất thải rắn sinh hoạt có đặc tính khác nhau;
- Tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công nghệ trong xử lý các chất thải thành phần, khả năng sử dụng, thay thế các loại linh kiện, phụ tùng trong nước, tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ, thiết bị;
- Mức độ đơn giản trong việc vận hành hoạt động của công nghệ xử lý, tuổi thọ, độ bền của công nghệ, thiết bị;
- Khả năng, mức độ kết hợp các công nghệ cùng xử lý chất thải rắn sinh hoạt: đốt, ủ, chôn lấp;
b) Về môi trường và xã hội:
- Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với khí thải, nước thải phát sinh trong quá trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
- Tiết kiệm diện tích đất sử dụng, mức độ mỹ học và cảm quan của hệ thống công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
- Khả năng sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu tại địa phương, trong nước và ít gây ô nhiễm môi trường;
- Mức độ sơ chế chất thải rắn sinh hoạt trước khi xử lý;
- Mức độ thu hồi các thành phần có giá trị từ chất thải rắn sinh hoạt;
- Mức độ thu hồi năng lượng trong quá trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
- Khả năng tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt hoặc tạo ra các sản phẩm có ích sau xử lý;
- Mức độ ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái, con người trong quá trình vận hành hoạt động của công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt và sản phẩm sau khi xử lý;
- Mức độ rủi ro đối với môi trường và khả năng phòng ngừa, khắc phục khi xảy ra sự cố kỹ thuật;
- Khả năng thích ứng, phù hợp và nhân rộng của công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng, miền, địa phương;
- Khả năng và mức độ đào tạo, tham gia của lao động địa phương trong giai đoạn xây dựng và vận hành công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
c) Về kinh tế:
- Chi phí xử lý phù hợp với khả năng chi trả của địa phương hoặc không vượt quá mức chi phí xử lý được cơ quan có thẩm quyền công bố;
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động tái chế chất thải rắn sinh hoạt;
- Tiềm năng và giá trị kinh tế mang lại từ việc tái sử dụng chất thải, năng lượng và các sản phẩm có ích được tạo ra sau xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
- Nhu cầu thị trường; tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sau khi xử lý được áp dụng;
- Tính phù hợp với mục tiêu và yêu cầu, đối tượng xử lý chất thải rắn sinh hoạt của dự án đầu tư;
- Tính phù hợp trong chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị; chi phí vận hành (tính theo đơn vị xử lý chất thải m3/ tấn); chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
2. Thẩm định, đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt khuyến khích áp dụng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ;
b) Đối với các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt hoặc dự án có hạng mục xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thực hiện thẩm định, đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định về thẩm định công nghệ dự án đầu tư của pháp luật về chuyển giao công nghệ và pháp luật liên quan.
3. Công bố công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
a) Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau khi được thẩm định, có ý kiến đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ và đã được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật được lập thành danh mục;
b) Cơ quan kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường sau khi cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong dự án về Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Trên cơ sở kết quả xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và cập nhật danh mục công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Lượng chất thải rắn sinh hoạt đã được chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đạt được dung tích lớn nhất theo khả năng tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chủ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không có khả năng tiếp tục vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và không có khả năng chuyển giao việc vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
c) Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trước 10 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu tiến hành đóng bãi chôn lấp, chủ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải gửi thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát.
3. Trình tự đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt:
a) Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cần có lớp đất phủ trên cùng có hàm lượng sét hoặc lớp vải nhựa HDPE hoặc chất liệu tương đương lớn hơn 30%, đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận, chiều dày lớn hơn hoặc bằng 60 cm. Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dần từ 3% đến 5%, luôn đảm bảo thoát nước tốt và không trượt lở, sụt lún, sau đó cần tiến hành các hoạt động sau:
- Phủ lớp đệm bằng đất có thành phần phổ biến là cát dày từ 50 cm đến 60 cm;
- Phủ lớp đất trồng (lớp đất thổ nhưỡng) dày từ 20 cm đến 30 cm;
- Trồng cỏ và cây xanh;
b) Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có nhiều ô chôn lấp phải tiến hành đóng từng ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo trình tự nêu tại điểm a khoản này;
c) Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chủ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về hiện trạng của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. Báo cáo bao gồm các nội dung sau:
- Tình trạng hoạt động, hiệu quả và khả năng vận hành của tất cả các công trình trong bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: hệ thống chống thấm của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, hệ thống quản lý nước mặt, nước ngầm, hệ thống thu gom khí thải, hệ thống giám sát chất lượng nước ngầm và các công trình bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật hiện hành (nếu có);
- Kết quả quan trắc chất lượng nước thải, chất lượng nước ngầm và khí thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ra môi trường;
- Báo cáo việc phục hồi môi trường, cải thiện cảnh quan khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong những năm tiếp theo;
- Lập bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
- Việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được xác nhận là hoàn thành khi các thành phần môi trường do hoạt động chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép;
d) Sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, tiếp tục không cho phép người và súc vật ra, vào tự do, đặc biệt trên đỉnh bãi nơi tập trung khí gas. Phải có các biển báo, chỉ dẫn an toàn trong bãi chôn lấp.
1. Khi quy hoạch sử dụng và thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải tính đến khả năng tái sử dụng mặt bằng chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đóng cửa.
2. Để tái sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chủ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải tiến hành khảo sát, đánh giá các yếu tố môi trường có liên quan, nếu đảm bảo mới tiến hành tái sử dụng.
3. Trong suốt thời gian chờ tái sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chủ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải tiếp tục tiến hành việc xử lý nước rỉ rác, khí thải theo quy định.
4. Sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chủ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có các trách nhiệm sau:
a) Tiến hành theo dõi sự biến động của môi trường tại các trạm quan trắc;
b) Thành lập lại bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
c) Báo cáo đầy đủ về quy trình hoạt động của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, đề xuất các biện pháp tích cực kiểm soát môi trường trong những năm tiếp theo.
5. Làm thủ tục bàn giao cho các cơ quan và đơn vị có thẩm quyền tiếp tục quản lý, sử dụng lại mặt bằng của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
6. Khi tái sử dụng, chủ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải tiến hành kiểm tra chặt chẽ các lỗ khoan thu hồi khí gas. Khi áp suất của các lỗ khoan khí không còn chênh lệch với áp suất khí quyển và nồng độ khí gas không lớn hơn 5% mới được phép san ủi lại.
PUBLISHING OF ENVIRONMENTALLY FRIENDLY PRODUCTS AND SERVICES; CRITERIA FOR SELECTING AND APPRAISING DOMESTIC SOLID WASTE TREATMENT TECHNOLOGIES; SHUTDOWN OF DOMESTIC SOLID WASTE LANDFILLS
Section I. PUBLISHING OF ENVIRONMENTALLY FRIENDLY PRODUCTS AND SERVICES
Article 18. Publishing of list of Vietnam green label certified environmentally friendly products and services
The Vietnam Environment Administration shall publish the list of Vietnam green label certified environmentally friendly products and services on its website.
Article 19. Mutual recognition of environmentally friendly products and services certification
The Ministry of Natural Resources and Environment shall sign and publish contents of the mutual recognition agreement on environmentally friendly products and services certification with domestic and foreign eco-label certification bodies.
Section II. CRITERIA FOR SELECTING AND APPRAISING DOMESTIC SOLID WASTE TREATMENT TECHNOLOGIES
Article 20. Criteria for selecting, assessing and publishing domestic solid waste treatment technologies
1. Criteria for selecting technologies for domestic solid waste treatment:
a) Regarding technology:
- Origin of the machinery, equipment and technology lines; technology diagram; priority shall be given to the technologies that have been assessed and appraised by the competent authority that they comply with standards and technical regulations on environment and satisfy to conditions in Vietnam;
- Level of mechanization and automation; ability to expand and increase the capacity;
- Advancement and preeminence of the domestic solid waste treatment technologies: the technologies shall be on the list of technologies (encouraged for transfer, restricted from transfer or banned from transfer) in accordance with regulations on technology transfer;
- Conformity of standards and regulations on manufacturing of machinery, equipment and technology lines with Vietnam’s national technical regulations (QCVN) or national standards (TCVN) or G7 countries' standards for safety, energy saving and environmental protection;
- Ability to treat domestic solid waste with different properties;
- Synchronization of equipment on the technology lines for treatment of waste constituent, ability to use and replace domestic parts and accessories, local content of the technologies and equipment;
- Simplicity in operation of treatment technologies, service life and durability of technologies and equipment;
- Ability to combine with other technologies for domestic solid waste treatment: burning, composting and burial;
b) Regarding the environment and society:
- Compliance with environmental standards and technical regulations on gases and wastewater generated from the treatment of domestic solid waste;
- Saving the land used, aesthetics and perceptions of domestic solid waste treatment technologies;
- Ability to use local and domestic less-contaminating raw materials, fuels and materials;
- Preliminary processing of domestic solid waste prior to its treatment;
- Recovery of valuable components found in domestic solid waste;
- Recovery of energy during the treatment of domestic solid waste;
- Ability to reuse domestic solid waste or generate useful products after treatment;
- Impacts on environment, ecosystem and human during the operation of domestic solid waste treatment technologies and products after treatment;
- Level of environmental risks and capacity for response and remediation in case of technical errors;
- Capacity for adaptation, conformity and replication of domestic solid waste treatment technologies with local natural and socio-economic conditions;
- Capacity and level of training and participation of local laborers during the period of developing and operating domestic solid waste treatment technologies;
c) Regarding economy;
- The treatment costs must be relevant to the solvency of local governments or must not exceed the treatment costs published by the competent authority;
- Ability to sell products generated from the recycling of domestic solid waste treatment;
- Potentials and economic value derived from recycling of waste, energy and useful products generated after treatment of domestic solid waste;
- Market demand; quality standards applied to products after treatment;
- Suitability of technologies for the investment project's objectives and requirements and types of domestic solid waste to be treated;
- Suitability of costs of equipment development and installation; operation costs (expressed as m3/tonne); maintenance and repair costs.
2. Appraisal and assessment of domestic solid waste treatment technologies:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall appraise and assess domestic solid waste treatment technologies encouraged to be applied in Viet Nam in accordance with regulations on science and technology and technology transfer;
b) Regarding domestic solid waste treatment projects or projects involving domestic solid waste treatment, the environmental protection authority or specialized environmental protection authority shall appraise and assess domestic solid waste treatment technologies in accordance with regulations on appraisal of technologies of investment projects, technology transfer and relevant regulations of law.
3. Publishing of domestic solid waste treatment technologies:
a) After the appraisal is done, the technologies that have satisfied environmental protection requirements in accordance with regulations on technology transfer and the completion of environmental protection works have been confirmed in accordance with regulations of law shall be included in a list;
b) After issuing confirmations of completion of environmental protection works to domestic solid waste treatment projects, the authority inspecting and confirming completion of environmental protection works shall submit a report on assessment of domestic solid waste treatment technologies used for such projects to the Ministry of Natural Resources and Environment;
c) According to results of confirmation of completion of environmental protection works, the Ministry of Natural Resources and Environment shall promulgate, update the list of domestic solid waste treatment technologies and publish it on the website of the Ministry of Natural Resources and Environment.
Section III. PROCEDURES FOR SHUTDOWN OF DOMESTIC SOLID WASTE LANDFILLS
Article 21. Procedures for shutdown of domestic solid waste landfills
1. A sanitary domestic solid waste landfill shall be shut down in the following cases:
a) The domestic solid waste landfill has reached its capacity approved by the competent authority;
b) The domestic solid waste landfill owner fails to keep operating the domestic solid waste landfill and fails to transfer the domestic solid waste landfill;
c) The domestic solid waste landfill is shut down at the request of the competent authority.
2. 10 working days before the shutdown of the landfill, its owner shall send a notification of the date of shutdown to the provincial specialized environmental protection authority.
3. Procedures for shutdown of a domestic solid waste landfill:
a) The domestic solid waste landfill must have a topsoil covered with clay or HDPE plastic or equivalent material of over 30%, ensuring that it maintains standard humidity and is carefully compacted with a thickness greater than or equal to 60cm. The slope from the foot to the top of the landfill is between 3% and 5%, ensuring proper drainage, no landslide and subsidence. The following activities should be carried out:
- Cover the liner consisting of sand with a thickness of 50 to 60 cm;
- Cover the soil layer with a thickness of 20 to 30 cm;
- Grow grass and green trees;
b) If the domestic solid waste landfill has multiple cells, it is required to close each cell according to the procedures specified in Point a of this Clause;
c) Within 6 months from the date of shutdown of the domestic solid waste landfill, its owner shall submit a report on the status of the domestic solid waste landfill to the authority approving environmental impact assessment reports. The report shall contain at least:
- Operation, effectiveness and capacity of all works in the domestic solid waste landfill, including waterproofing system of the domestic solid waste landfill, leachate collection and treatment system, surface water and groundwater management system, gas collection system, groundwater quality monitoring system and other environmental protection works in accordance with applicable regulations (if any);
- Results of monitoring of quality of wastewater, groundwater and gases from the domestic solid waste landfill;
- Environmental remediation, improvement of landscape of the domestic solid waste landfill and pollution control measures for the coming years;
- Topographic map of the domestic solid waste landfill, which is drawn after its shutdown;
- The shutdown of the domestic solid waste landfill will be certified completed if environmental components generated from the landfill shutdown satisfy the technical regulation on environment;
d) After the shutdown, do not allow people and animals to enter freely, especially on the landfill top where gases are amassed. Safety signs and instructions must be available in the landfill.
Article 22. Reuse of domestic solid waste landfills
1. Upon formulating planning for use and design of a domestic solid waste landfill, it is required to consider the possibility of reusing the domestic solid waste landfill after its shutdown.
2. In order to reuse the domestic solid waste landfill, its owner shall carry out survey and assessment of relevant environmental factors. If results thereof are satisfactory, the domestic solid waste landfill can be reused.
3. Pending the reuse of the domestic solid waste landfill, its owner shall keep treating leachate and gases in accordance with regulations.
4. After the shutdown of the domestic solid waste landfill, its owner shall:
a) monitor environmental changes at monitoring stations;
b) re-draw the topographic map of the domestic solid waste landfill;
c) submit sufficient reports on operation of the domestic solid waste landfill and propose pollution control measures for the coming years.
5. Domestic solid waste landfill transfer procedures shall be followed so that competent authorities and units may keep managing and re-using it.
6. Upon reuse of the domestic solid waste landfill, gas vents must be carefully checked. If there is no differential between the gas vent pressure and the atmospheric pressure and the gas concentration is not greater than 5%, it is allowed to carry out leveling.