Chương I Thông tư 25/2019/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 40/2019/NĐ-CP dịch vụ quan trắc môi trường: Quy định chung
Số hiệu: | 25/2019/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Võ Tuấn Nhân |
Ngày ban hành: | 31/12/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2020 |
Ngày công báo: | 31/01/2020 | Số công báo: | Từ số 157 đến số 158 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn phân loại khu vực bị ô nhiễm trong công tác BVMT
Đây là nội dung được đề cập tại Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Theo đó, các khu vực bị ô nhiễm được phân loại theo 03 mức độ ô nhiễm sau đây:
- Khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí dưới 50 điểm: Thuộc khu vực ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ thấp.
- Khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí từ 50 điểm đến 75 điểm: Thuộc khu vực ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ trung bình.
- Khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí trên 75 điểm: Thuộc khu vực ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ cao.
Việc đánh giá theo thang điểm được thực hiện theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư 25/2019/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2020.
Văn bản tiếng việt
1. Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 40/2019/NĐ-CP) và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Các nội dung quy định chi tiết bao gồm: khoản 2a Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; điểm a khoản 4 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; điểm b khoản 4 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; điểm b khoản 5 Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; điểm a khoản 1 Điều 14b Nghị định số 19/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 4 Điều 44 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 3 Điều 23 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 10 Điều 56b Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 3 Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 2 Điều 5 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
b) Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản;
c) Kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;
d) Điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
đ) Công bố sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường;
e) Tiêu chí lựa chọn, thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
g) Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
h) Quản lý chất lượng môi trường;
i) Quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
k) Báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là khu vực được thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan.
2. Nước rỉ rác là nước thải phát sinh từ quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
3. Khí thải từ bãi chôn lắp chất thải là hỗn hợp khí sinh ra từ bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt do quá trình phân hủy tự nhiên của chất thải rắn sinh hoạt.
4. Vùng đệm là diện tích bao quanh bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt nhằm mục đích ngăn cản, giảm thiểu tác động xấu của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đến các hoạt động kinh tế xã hội xung quanh.
5. Lớp lót là các lớp vật liệu được trải trên toàn bộ diện tích đáy và thành bao quanh ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt nhằm ngăn chặn sự ngấm, thẩm thấu nước rỉ rác vào tầng nước ngầm.
6. Lớp che phủ là lớp vật liệu phủ trên toàn bộ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trong khi vận hành và khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác động từ ô chôn lấp tới môi trường xung quanh và từ bên ngoài vào ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
7. Hệ thống thu gom khí thải của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là hệ thống các công trình, thiết bị thu gom khí thải sinh ra từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm không khí, nguy cơ cháy, nổ và phát thải khí nhà kính.
8. Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là việc chấm dứt hoạt động chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
9. Sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận Nhãn Xanh Việt Nam là sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ các nguyên liệu, vật liệu thân thiện với môi trường, để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khoẻ con người, giảm tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sử dụng và đáp ứng các tiêu chí do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
10. Công đoạn xử lý nước thải là một phần của quá trình xử lý nước thải được thiết kế để loại bỏ, giảm thiểu chất ô nhiễm (thông số ô nhiễm) chính một cách hiệu quả. Một công trình xử lý nước thải bao gồm một hoặc nhiều công đoạn xử lý (được thuyết minh và mô tả trong hồ sơ thiết kế công trình xử lý nước thải, như: công trình, thiết bị họp khối; hoặc công đoạn tuyển nổi - lắng, bể kỵ khí, bể hiếu khí, bể thiếu khí, bể hóa lý, bể lọc, bể khử trùng, hồ sinh học).
11. Công đoạn xử lý của công trình xử lý bụi, khí thải là một phần của quá trình xử lý bụi, khí thải được thiết kế để loại bỏ, giảm thiểu chất ô nhiễm (thông số ô nhiễm) chính một cách hiệu quả. Một công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải bao gồm một hoặc nhiều công đoạn xử lý (được thuyết minh và mô tả trong hồ sơ thiết kế xây dựng, như: công trình, thiết bị hợp khối; thiết bị xử lý đồng bộ, nguyên chiếc; hoặc thiết bị xử lý bụi, SOx, NOx, thiết bị hấp phụ, thiết bị hấp thụ, thiết bị xử lý khác).
Scope 1. Scope and regulated entities
1. This Circular elaborates the Government’s Decree No. 40/2019/ND-CP dated May 13, 2019 on amendments to Decrees on guidelines for the Law on Environmental Protection (hereinafter referred to as “the Decree No. 40/2019/ND-CP”) and provides for management of environmental monitoring services.
Clause 2a Article 12 of the Decree No. 18/2015/ND-CP amended by Clause 4 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP; Point a Clause 4 Article 14 of the Decree No. 18/2015/ND-CP amended by Clause 5 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP; Point b Clause 4 Article 16b of the Decree No. 8/2015/ND-CP amended by Clause 9 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP; Point b Clause 5 Article 17 of the Decree No. 18/2015/ND-CP amended by Clause 10 Article 1 of the Decree No. 40/2019/ND-CP; Point a Clause 1 Article 14b of the Decree No. 19/2015/ND-CP amended by Clause 13 Article 2 of the Decree No. 40/2019/ND-CP; Clause 4 Article 44 of the Decree No. 19/2015/ND-CP amended by Clause 23 Article 2 of the Decree No. 40/2019/ND-CP; Clause 3 Article 23 of the Decree No. 38/2015/ND-CP amended by Clause 10 Article 3 of the Decree No. 40/2019/ND-CP; Clause 10 Article 56b of the Decree No. 38/2015/ND-CP amended by Clause 30 Article 3 of the Decree No. 40/2019/ND-CP; Clause 3 Article 59 of the Decree No. 38/2015/ND-CP amended by Clause 33 Article 3 of the Decree No. 40/2019/ND-CP; Clause 2 Article 5 of the Decree No. 40/2019/ND-CP are elaborated. To be specific:
a) Strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental protection plans;
b) Environmental improvement and remediation in mineral extraction;
c) Inspection and certification of completion of environmental protection works;
d) Eligibility requirements for environmental protection in import of scrap as production materials;
dd) Publishing of environmentally friendly products and services;
e) Criteria for selecting and appraising domestic solid waste treatment technologies;
g) Shutdown of domestic solid waste landfills;
h) Environmental quality management;
i) Management of environmental monitoring services;
k) Reporting of environmental protection.
2. This Circular applies to domestic and foreign organizations and individuals involved in environmental protection.
For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:
1. “domestic solid waste landfill” refers to an area designed and constructed to bury domestic solid waste in accordance with regulations of the Law on Environmental Protection and other relevant regulations of law.
2. “leachate” refers to wastewater generated from the collection, transport and treatment of domestic solid waste.
3. “gas from domestic solid waste landfill” refers to a mixture of gases generated from a domestic solid waste landfill due to the natural decomposition of domestic solid waste.
4. “buffer zone” refers to the area surrounding a domestic solid waste landfill and is intended for preventing and reducing negative impacts of the landfill on socio-economic activities.
5. “liner” refers to a layer of materials spread on the entire area of the bottom and surrounding walls of a domestic solid waste landfill cell in order to prevent leachate migration into the aquifer.
6. “cover layer” refers to a layer of materials covered on the entire domestic solid waste landfill during its operation and upon its shutdown so as to prevent and reduce impacts of the landfill cells on surrounding environment and external impacts on the landfill cells.
7. “gas collection system of domestic solid waste landfill” refers to a system of works and equipment serving collection of gases from a domestic solid waste landfill to prevent and reduce air pollution, fire risk and greenhouse gas emissions.
8. “shutdown of domestic solid waste landfill” refers to the act of closing a domestic solid waste landfill.
9. “Vietnam Green Label certified product/service” refers to a product or service which is generated from raw environmentally friendly materials and materials for the purposes of ensuring environmental safety and human health and minimizing negative effects on the environment during its use and which satisfies the criteria laid down by the Ministry of Natural Resources and Environment.
10. “wastewater treatment stage” refers to part of the wastewater treatment process designed to effectively remove and reduce pollutants (pollution parameters). A wastewater treatment work includes one or more treatment stages (explained and described in the design documentation, such as composite equipment and works; or flotation - sedimentation stage, anaerobic tank, aerobic tank, anoxic tank, physicochemical tank, filter tank, disinfection tank, waste stabilization pond).
11. “treatment stage of a dust/gas treatment work” refers to part of the dust/gas treatment process designed to effectively remove and reduce pollutants (pollution parameters). A dust/gas treatment work or equipment includes one or more treatment stages (explained and described in the design documentation, such as composite equipment and works; completely built-up or synchronous treatment equipment; or equipment serving treatment of dust, SOx, NOx, adsorption equipment, absorption equipment and other treatment equipment).