Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
Số hiệu: | 18/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/02/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2015 |
Ngày công báo: | 07/03/2015 | Số công báo: | Từ số 297 đến số 298 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đối tượng không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Ngày 01/04/2015, Nghị định 18/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2014 sẽ có hiệu lực.
Theo đó, có 12 đối tượng không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, đơn cử như:
- Đào tạo nguồn nhân lực; hoạt động tư vấn; dạy nghề; tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại;
- Sản xuất, trình chiếu và phát hành chương trình truyền hình, sản xuất phim; ghi âm và xuất bản âm nhạc;
- Dịch vụ ăn uống có quy mô diện tích nhà hàng phục vụ dưới 200 m2;
- Xây dựng văn phòng làm việc, nhà nghỉ, khách sạn, lưu trú du lịch quy mô nhỏ hơn 500 m2 sàn;
Nghị định này thay thế Nghị định 29/2011/NĐ-CP và 35/2014/NĐ-CP
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2015 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành các quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường của Luật Bảo vệ môi trường.
1. Quy hoạch bảo vệ môi trường được lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với kỳ đầu cho giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040 theo hai (02) cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
2. Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm những nội dung chính sau đây:
a) Diễn biến, mục tiêu quản lý môi trường rừng, bảo tồn đa dạng sinh học;
b) Thực trạng môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông; mục tiêu và các giải pháp bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông;
c) Thực trạng phát thải khí và chất lượng môi trường không khí; mục tiêu và giải pháp quy hoạch đối với các hoạt động phát triển có nguồn phát thải khí lớn;
d) Thực trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường đất; mục tiêu và các giải pháp phòng ngừa suy thoái, ô nhiễm môi trường đất, phục hồi các vùng đất đã bị ô nhiễm, suy thoái;
đ) Thực trạng ô nhiễm môi trường nước; mục tiêu và các giải pháp quản lý nước thải và bảo vệ môi trường nước;
e) Thực trạng thu gom, xử lý và các mục tiêu, giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại;
g) Thực trạng mạng lưới quan trắc và giám sát môi trường; mục tiêu, định hướng quy hoạch hệ thống quan trắc và giám sát môi trường;
h) Phân vùng môi trường theo các mục tiêu phát triển, bảo vệ, bảo tồn và ứng phó với biến đổi khí hậu;
i) Các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ưu tiên và chỉ tiêu môi trường;
k) Các bản đồ, sơ đồ liên quan đến vùng quy hoạch;
l) Nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường; trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường.
3. Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được lập dưới hình thức báo cáo riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với nội dung sau đây:
a) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng phải thể hiện được các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này với yêu cầu chi tiết hơn gắn với vị trí địa lý, điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương lập quy hoạch;
b) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường dưới hình thức lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh phải thể hiện được các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này với yêu cầu chi tiết hơn gắn với vị trí địa lý, điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương lập quy hoạch, trong đó các nội dung về nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường, trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các nội dung tương ứng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết quy trình xây dựng đề cương, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường.
5. Cơ quan chủ trì lập quy hoạch bảo vệ môi trường phải nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức được tham vấn; lập hồ sơ đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này gửi đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường để thẩm định.
1. Việc thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường quy định như sau:
a) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan tổ chức thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường thành lập.
Cơ cấu hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch hội đồng, một (01) Phó Chủ tịch hội đồng trong trường hợp cần thiết, hai (02) Ủy viên phản biện, một (01) Ủy viên thư ký và một số Ủy viên, trong đó có đại diện của các cơ quan cùng cấp với cấp độ quy hoạch từ các ngành: Tài nguyên và Môi trường; Công Thương; Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận tải; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư và các ngành khác có liên quan;
b) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường dưới hình thức lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thẩm định đồng thời với việc thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh.
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng quy định như sau:
a) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia gồm văn bản đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường của cơ quan chủ trì lập quy hoạch và dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia;
b) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng gồm văn bản đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường của cơ quan chủ trì lập quy hoạch và dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng.
3. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường và đưa ra ý kiến thẩm định; các hoạt động của hội đồng thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường thực hiện, theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Cơ quan thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường được tiến hành các hoạt động sau đây để hỗ trợ hội đồng thẩm định:
a) Lấy ý kiến phản biện độc lập của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường;
b) Tổ chức các cuộc họp, hội thảo chuyên đề liên quan đến nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản, tài liệu, hồ sơ đề nghị thẩm định; tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường; xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật lập quy hoạch bảo vệ môi trường.
1. Cơ quan chủ trì lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia có trách nhiệm hoàn chỉnh nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến thẩm định, góp ý.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ đề nghị phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, gồm:
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo quá trình lập, thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia;
b) Dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đã được chỉnh sửa, hoàn thiện trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định, góp ý;
c) Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, trong đó phải thể hiện được mục tiêu, định hướng của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ưu tiên, các chỉ tiêu môi trường, nguồn lực, trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.
1. Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng, hồ sơ đề nghị phê duyệt gồm:
a) Tờ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo quá trình lập, thẩm định và tiếp thu các ý kiến thẩm định của cơ quan chủ trì lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
b) Dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
c) Ý kiến thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
d) Dự thảo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường, trong đó phải thể hiện được mục tiêu, định hướng của quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh, các chỉ tiêu môi trường, các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ưu tiên, nguồn lực, trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
2. Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh duyệt nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường về nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường.
Điều 7. Công khai thông tin về quy hoạch bảo vệ môi trường
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi quyết định phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đến các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành;
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh đến các Sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố quyết định phê duyệt và các nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia trên trang thông tin điện tử của mình và các hình thức khác trong thời gian không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố quyết định phê duyệt và các nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên trang thông tin điện tử của mình và các hình thức khác trong thời gian không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi quyết định phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đến các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành;
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh đến các Sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố quyết định phê duyệt và các nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia trên trang thông tin điện tử của mình và các hình thức khác trong thời gian không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố quyết định phê duyệt và các nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên trang thông tin điện tử của mình và các hình thức khác trong thời gian không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành.
1. Đối tượng quy định tại Phụ lục I Nghị định này phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm:
a) Tự thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá môi trường chiến lược theo quy định tại các Điều 14 và Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đến cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (xác định theo thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch) quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật Bảo vệ môi trường.
3. Tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá môi trường chiến lược chịu trách nhiệm trước cơ quan xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, các thông tin, số liệu do mình tạo lập trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
4. Đối với trường hợp điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và điều chỉnh theo hướng không làm gia tăng hoặc làm gia tăng không đáng kể tác động xấu đến môi trường, cơ quan được giao nhiệm vụ lập hồ sơ điều chỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo xin ý kiến xem xét thay cho việc gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản, tài liệu, hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; xây dựng, ban hành các hướng dẫn kỹ thuật thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
1. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tổ chức dịch vụ tư vấn khi thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải bảo đảm các điều kiện dưới đây:
a) Có cán bộ thực hiện đánh giá môi trường chiến lược đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn được xác nhận đủ điều kiện thực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích mẫu về môi trường phục vụ việc đánh giá môi trường chiến lược; trường hợp không có phòng thí nghiệm các thiết bị kiểm chuẩn đáp ứng yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn vị có đủ năng lực.
2. Cán bộ thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải có trình độ đại học trở lên và phải có chứng chỉ tư vấn đánh giá môi trường chiến lược.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý việc đào tạo, cấp chứng chỉ tư vấn đánh giá môi trường chiến lược.
1. Việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được tiến hành thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thành lập với ít nhất chín (09) thành viên.
Cơ cấu hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch hội đồng, một (01) Phó Chủ tịch hội đồng trong trường hợp cần thiết, một (01) Ủy viên thư ký, hai (02) Ủy viên phản biện và một số Ủy viên, trong đó có ít nhất ba mươi phần trăm (30%) số thành viên hội đồng có từ năm (05) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá môi trường chiến lược.
2. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và đưa ra ý kiến thẩm định. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn hoạt động của hội đồng thẩm định.
3. Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có thể được thực hiện bổ sung các hoạt động sau đây:
a) Khảo sát vùng thực hiện dự án và khu vực phụ cận;
b) Kiểm chứng, đánh giá các thông tin, dữ liệu, kết quả phân tích, đánh giá, dự báo trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
c) Lấy ý kiến của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chuyên gia liên quan;
d) Tổ chức các cuộc họp chuyên gia đánh giá theo chuyên đề.
4. Cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định và thông báo kết quả cho cơ quan đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong thời hạn quy định như sau:
a) Không quá bốn mươi lăm (45) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của đối tượng thuộc các mục 1, 2, 3, 4, 5.1 và 6 Phụ lục I Nghị định này;
b) Không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của đối tượng thuộc mục 5.2 Phụ lục I Nghị định này.Bổ sung
1. Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong thời hạn tối đa mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã được cơ quan đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược hoàn chỉnh trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của hội đồng thẩm định.
2. Cơ quan thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có trách nhiệm xem xét toàn diện, khách quan những ý kiến, kiến nghị của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
3. Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược phải thể hiện được quá trình thẩm định, kết quả đạt được và những tồn tại cơ bản của việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, những đề xuất, kiến nghị của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược để cấp có thẩm quyền làm cơ sở xem xét, quyết định phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
4. Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là căn cứ để cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định này.
2. Chủ dự án của các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm tự thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường và các thông tin, số liệu được sử dụng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.Bổ sung
3. Tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường chịu trách nhiệm trước chủ dự án và trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường và các thông tin, số liệu do mình tạo lập trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án; nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến khách quan, kiến nghị hợp lý của các đối tượng liên quan được tham vấn để hạn chế thấp nhất tác động bất lợi của dự án đến môi trường tự nhiên đa dạng sinh học và sức khỏe cộng đồng.
5. Việc tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án thực hiện theo quy trình sau đây:
a) Chủ dự án gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án kèm theo văn bản đề nghị cho ý kiến;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án có văn bản phản hồi trong thời hạn tối đa mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của chủ dự án, hoặc không cần có văn bản phản hồi trong trường hợp chấp thuận việc thực hiện dự án.
6. Việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án được tiến hành dưới hình thức họp cộng đồng dân cư do chủ dự án và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đồng chủ trì với sự tham gia của những người đại diện cho Ủy ban mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ dân phố, thôn, bản được Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập. Ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp phải được thể hiện đầy đủ, trung thực trong biên bản họp cộng đồng.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản, tài liệu của hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; xây dựng, ban hành hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chuyên ngành.
1. Chủ dự án, tổ chức tư vấn khi thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có đủ các điều kiện dưới đây:
a) Có cán bộ thực hiện đánh giá tác động môi trường đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Có cán bộ chuyên ngành liên quan đến dự án với trình độ đại học trở lên;
c) Có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn được xác nhận đủ điều kiện thực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích mẫu về môi trường phục vụ việc đánh giá tác động môi trường của dự án; trường hợp không có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn đáp ứng yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn vị có đủ năng lực.
2. Cán bộ thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có trình độ đại học trở lên và phải có chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường đúng chuyên ngành.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý việc đào tạo, cấp chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường.
1. Thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án quy định tại Phụ lục III Nghị định này, trừ các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh;
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Nghị định này;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh và các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Nghị định này;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn của mình, trừ các dự án quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.
2. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau:
a) Không quá bốn mươi lăm (45) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án thuộc thẩm quyền tổ chức thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án không thuộc Điểm a Khoản này;
c) Trong thời hạn quy định tại các Điểm a, b Khoản này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về kết quả thẩm định. Thời gian chủ dự án hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định không tính vào thời gian thẩm định.
3. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định (sau đây gọi tắt là cơ quan thẩm định) báo cáo đánh giá tác động môi trường thành lập với ít nhất bảy (07) thành viên.
Cơ cấu hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch hội đồng, một (01) Phó Chủ tịch hội đồng trong trường hợp cần thiết, một (01) Ủy viên thư ký, hai (02) Ủy viên phản biện và một số Ủy viên, trong đó phải có ít nhất ba mươi phần trăm (30%) số thành viên hội đồng có từ bảy (07) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường.
4. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và đưa ra ý kiến thẩm định để làm cơ sở cho cơ quan thẩm định xem xét, quyết định việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn hoạt động của hội đồng thẩm định.
5. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án để kịp thời ứng phó với thiên tai, dịch bệnh có thể được thực hiện thông qua hình thức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, không nhất thiết phải thông qua hội đồng thẩm định.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho ban quản lý các khu công nghiệp trên cơ sở xem xét đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đánh giá năng lực của từng ban quản lý các khu công nghiệp; hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản liên quan đến việc thẩm định, phê duyệt, xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường.
1. Dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng trong quá trình triển khai thực hiện có một trong những thay đổi dưới đây phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường:
a) Có những thay đổi quy định tại các Điểm a, b Khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Bổ sung những hạng mục đầu tư có quy mô, công suất tương đương với đối tượng thuộc danh mục Phụ lục II Nghị định này;
c) Có thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ hoặc những thay đổi khác dẫn đến các công trình bảo vệ môi trường không có khả năng giải quyết được các vấn đề môi trường gia tăng;
d) Theo đề nghị của chủ dự án.
2. Chủ dự án chỉ được thực hiện những thay đổi nêu tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Việc lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định và phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo quy định tại các Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Nghị định này.
1. Trong trường hợp cần thiết, điều chỉnh nội dung dự án đầu tư để bảo đảm các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Lập kế hoạch quản lý môi trường của dự án trên cơ sở chương trình quản lý và giám sát môi trường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu quy định tại các Điều 26 và Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường.
4. Thông báo bằng văn bản đến các tổ chức nơi tiến hành tham vấn, cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) trước khi tiến hành vận hành thử nghiệm ít nhất mười (10) ngày làm việc. Thời gian vận hành thử nghiệm không quá sáu (06) tháng; việc kéo dài thời gian vận hành thử nghiệm phải được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
5. Lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu dọn vệ sinh lòng hồ trước khi tích nước trong trường hợp dự án có nội dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặc hồ chứa thủy điện; thực hiện việc tích nước sau khi được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, chấp thuận bằng văn bản.
6. Đối với các trường hợp quy định tại cột 4 Phụ lục II Nghị định này, chủ dự án phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án trên cơ sở báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các văn bản đề nghị điều chỉnh đã được chấp thuận (nếu có) gửi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức. Đối với dự án đầu tư có nhiều giai đoạn, việc báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án được thực hiện theo từng giai đoạn của dự án.
7. Báo cáo bằng văn bản và chỉ được thực hiện những thay đổi liên quan đến phạm vi, quy mô, công suất, công nghệ sản xuất, các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án sau khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.Bổ sung
1. Việc kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án được tiến hành thông qua đoàn kiểm tra do thủ trưởng cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cơ quan được ủy quyền thành lập.
2. Thời hạn cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường quy định như sau:
a) Không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án trong trường hợp không cần tiến hành lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu môi trường để kiểm chứng;
b) Không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án trong trường hợp phải lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu môi trường để kiểm chứng.
3. Trong thời hạn được nêu tại các Khoản 2 Điều này, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cơ quan được ủy quyền có trách nhiệm cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, phục vụ giai đoạn vận hành dự án; trường hợp chưa cấp phải có ý kiến bằng văn bản nêu rõ lý do.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường; tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm tra; biểu mẫu các văn bản liên quan đến hoạt động kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
1. Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định như sau:
a) Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định này;
b) Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều này, đồng thời không thuộc Phụ lục II Nghị định này.
2. Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
3. Trường hợp dự án, phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ hai (02) tỉnh trở lên, việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện tại một trong các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở.
4. Đối tượng quy định tại Phụ lục IV Nghị định này không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
1. Trách nhiệm xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này, trừ các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền bằng văn bản;
d) Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thực hiện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp được cơ quan có thẩm quyền ủy quyền.
2. Thời hạn xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tai Khoản 3 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường.
3. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
4. Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở và cơ quan nhà nước sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận quy định tại các Điều 33 và Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết biểu mẫu của hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và việc ủy quyền xác nhận cho ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
1. Chi phí xây dựng, thẩm định và công bố quy hoạch bảo vệ môi trường được bảo đảm từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hoặc nguồn vốn khác nếu có.
2. Chế độ tài chính cho công tác đánh giá môi trường chiến lược quy định như sau:
a) Chi phí thực hiện đánh giá môi trường chiến lược bố trí trong kinh phí xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được bảo đảm từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế hoặc nguồn vốn khác nếu có;
b) Chi phí cho hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được bảo đảm từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
3. Chế độ tài chính cho hoạt động đánh giá tác động môi trường quy định như sau:
a) Chi phí thực hiện đánh giá tác động môi trường bố trí từ nguồn vốn đầu tư dự án;
b) Chi phí cho hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bố trí từ nguồn thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Chi phí cho hoạt động kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
4. Chế độ tài chính cho việc lập và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường quy định như sau:
a) Chi phí lập kế hoạch bảo vệ môi trường bố trí từ nguồn vốn đầu tư dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ;
b) Chi phí cho hoạt động xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
5. Chế độ tài chính cho việc lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra hoàn thành đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường đơn giản quy định như sau:
a) Chi phí lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đề án bảo vệ môi trường đơn giản bố trí từ nguồn vốn của chủ dự án, chủ cơ sở;
b) Chủ dự án, chủ cơ sở chưa nộp phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường phải nộp chi phí để thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết tương đương mức phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cơ quan trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết; chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết được thực hiện như đối với phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Chi phí cho hoạt động kiểm tra việc hoàn thành đề án bảo vệ môi trường chi tiết được bảo đảm từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
6. Trách nhiệm hướng dẫn:
a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các Khoản 1, Khoản 2, các Điểm b và Điểm c Khoản 3, Điểm b Khoản 4, các Điểm b và Điểm c Khoản 5 Điều này;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Điểm a Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều này đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 01 tháng 01 hàng năm gửi báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về hoạt động đăng ký và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường của năm trước đó trên địa bàn mình quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 15 tháng 01 hàng năm gửi báo cáo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường về hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; hoạt động đăng ký và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường chi tiết; hoạt động kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường của năm trước đó trên địa bàn mình quản lý.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trước ngày 15 tháng 01 hàng năm gửi báo cáo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường về hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết; hoạt động kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường của năm trước đó đối với các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về nội dung, hình thức các loại báo cáo quy định tại các Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Hồ sơ báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; báo cáo đánh giá tác động môi trường; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường; đề án bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận.
2. Đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào vận hành chính thức nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì trong thời hạn tối đa là ba mươi sáu (36) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải thực hiện một trong hai biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm sau đây:
a) Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này để tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết;
b) Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 để đăng ký.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết và việc lập, đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2015.
2. Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC CÁC ĐỐI TƯỢNG PHẢI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ)
1 |
Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế |
2 |
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt |
3 |
Chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia phát triển hệ thống các khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp |
4 |
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có tác động lớn đến môi trường |
4.1 |
Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực cấp quốc gia |
4.1.1 |
Chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực cấp quốc gia về công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, xây dựng, du lịch, y tế |
4.1.2 |
Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành điện, thủy điện, nhiệt điện, năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân; khai thác dầu khí, lọc hóa dầu; giấy; công nghiệp hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; cao su; dệt may; xi măng; thép; thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản |
4.1.3 |
Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, chăn nuôi |
Chiến lược, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, cảng, hàng không |
|
4.1.5 |
Chiến lược, quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị; quy hoạch vật liệu xây dựng |
4.1.6 |
Chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch, sân golf |
4.1.7 |
Chiến lược, quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh |
4.2 |
Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực liên tỉnh, vùng |
4.2.1 |
Quy hoạch phát triển thủy sản |
4.2.2 |
Quy hoạch phát triển thủy lợi |
4.2.3 |
Quy hoạch phát triển thủy điện |
4.2.5 |
Quy hoạch chung các đô thị |
4.2.6 |
Quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản |
4.2.7 |
Quy hoạch sử dụng đất |
4.2.8 |
Quy hoạch sử dụng tài nguyên, môi trường biển |
5 |
Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch |
5.1 |
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc các mục 1, 2, 3 và 4 Phụ lục này chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trước thời điểm điều chỉnh |
5.2 |
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc các mục 1, 2, 3 và 4 Phụ lục này tiềm ẩn tác động xấu đến môi trường do thực hiện phương án điều chỉnh |
6 |
Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khác theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ |
DANH MỤC DỰ ÁN PHẢI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ)
TT |
Dự án |
Quy mô |
Đối tượng phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
1. |
Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ |
Tất cả |
Xác định theo các dự án cụ thể của Danh mục này |
2. |
Dự án có sử dụng đất của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển; dự án có sử dụng đất của khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia; |
Tất cả |
Xác định theo các dự án cụ thể của Danh mục này |
Dự án làm mất rừng; chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng; chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa |
Từ 5 ha trở lên đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; Từ 10 ha trở lên đối với rừng tự nhiên; Từ 50 ha trở lên đối với các loại rừng khác; Từ 5 ha trở lên đối với đất trồng lúa chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp. |
||
Nhóm các dự án về xây dựng |
|||
3. |
Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, các khu dân cư |
Có diện tích từ 5 ha trở lên |
Không |
4. |
Dự án xây dựng mới hoặc cải tạo hệ thống thoát nước đô thị, thoát nước khu dân cư; nạo vét kênh mương, lòng sông, hồ |
Có chiều dài công trình từ 10 km trở lên đối với dự án xây dựng mới hoặc cải tạo hệ thống thoát nước đô thị, thoát nước khu dân cư; Có diện tích khu vực nạo vét từ 5 ha đối với các dự án nạo vét kênh mương, lòng sông, hồ hoặc có tổng khối lượng nạo vét từ 50.000 m³ trở lên |
Không |
5. |
Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại, làng nghề và các khu sản xuất kinh doanh tập trung khác |
Tất cả |
Tất cả |
6. |
Dự án xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại |
Có diện tích sàn từ 10.000 m2 trở lên |
Không |
7. |
Dự án xây dựng chợ hạng 1, 2 trên địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn |
Tất cả |
Không |
8. |
Dự án xây dựng cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế khác |
Từ 50 giường trở lên |
Tất cả |
9. |
Dự án xây dựng cơ sở lưu trú du lịch, khu dân cư |
Cơ sở lưu trú du lịch từ 50 phòng trở lên; Khu dân cư cho 500 người sử dụng hoặc 100 hộ trở lên |
Không |
10. |
Dự án xây dựng khu du lịch; khu thể thao, vui chơi giải trí, sân golf |
Có diện tích từ 10 ha trở lên |
Không |
11. |
Dự án xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng |
Có diện tích từ 20 ha trở lên đối với nghĩa trang; Tất cả đối với hỏa táng |
Không |
12. |
Dự án xây dựng trung tâm huấn luyện quân sự, trường bắn, cảng quốc phòng, kho tàng quân sự, khu kinh tế quốc phòng |
Tất cả |
Không |
13. |
Dự án xây dựng có lấn biển |
Có chiều dài đường bao ven biển từ 1.000 m trở lên hoặc diện tích lấn biển từ 5 ha trở lên |
Không |
Nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng |
|||
14. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất xi măng, sản xuất clinke |
Tất cả các dự án xây dựng cơ sở sản xuất xi măng; Sản xuất clinke công suất từ 100.000 tấn clinke/năm trở lên |
Tất cả |
15. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất gạch, ngói, tấm lợp fibro xi măng |
Công suất từ 100 triệu viên gạch, ngói quy chuẩn/năm trở lên hoặc 500.000 m2 tấm lợp fibro xi măng/năm trở lên |
Tất cả |
16. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất gạch ốp lát các loại |
Công suất từ 500.000 m2/năm trở lên |
Tất cả |
17. |
Dự án cơ sở sản xuất nguyên vật liệu xây dựng khác |
Công suất từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
18. |
Dự án sản xuất bê tông nhựa nóng, bê tông thương phẩm và các loại |
Công suất từ 100 tấn sản phẩm/ngày trở lên |
Không |
19. |
Dự án xây dựng công trình giao thông ngầm, cáp treo |
Tất cả đối với công trình giao thông ngầm; cáp treo có chiều dài từ 500 m trở lên |
Không |
20. |
Dự án xây dựng đường ôtô cao tốc, đường ôtô từ cấp I đến cấp III, đường cấp IV miền núi; đường sắt, đường sắt trên cao |
Tất cả đối với đường ôtô cao tốc, đường ôtô từ cấp I đến cấp III; đường sắt, đường sắt trên cao; Từ 50 km trở lên đối với đường cấp IV miền núi |
Không |
21. |
Dự án xây dựng cảng hàng không, sân bay (đường cất hạ cánh, nhà ga hàng hóa, nhà ga hành khách) |
Tất cả đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách; Nhà ga hàng hóa có công suất từ 200.000 tấn hàng hóa/năm trở lên |
Không |
22. |
Dự án xây dựng cầu đường bộ, cầu đường sắt |
Chiều dài từ 500 m trở lên (không kể đường dẫn) |
Không |
23. |
Dự án xây dựng cảng sông, cảng biển; khu neo đậu tránh trú bão; dự án nạo vét luồng hàng hải, luồng đường thủy nội địa |
Cảng sông, cảng biển tiếp nhận tàu trọng tải từ 1.000 DWT trở lên; Khu neo đậu tránh trú bão tiếp nhận tàu trọng tải từ 1.000 DWT trở lên; Nạo vét với khối lượng từ 50.000 m³/năm trở lên |
Không |
24. |
Dự án xây dựng bến xe khách, nhà ga đường sắt |
Diện tích sử dụng đất từ 5 ha trở lên |
Không |
Nhóm các dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ |
|||
25. |
Dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân; dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nhà máy nhiệt điện |
Tất cả |
Tất cả |
26. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng chất phóng xạ hoặc phát sinh chất thải phóng xạ |
Tất cả các trường hợp có phát sinh chất thải phóng xạ trên ngưỡng miễn trừ cho phép |
Không |
27. |
Dự án xây dựng nhà máy phong điện, quang điện, thủy điện |
Trên diện tích từ 100 ha trở lên đối với nhà máy phong điện, quang điện; Có dung tích hồ chứa từ 100.000 m³ nước trở lên hoặc công suất từ 10 MW trở lên đối với nhà máy thủy điện |
Không |
28. |
Dự án xây dựng tuyến đường dây tải điện; trạm điện |
Tuyến đường dây tải điện từ 110 kV trở lên; Trạm điện công suất 500 kV |
Không |
29. |
Dự án sản xuất, gia công các thiết bị điện, điện tử và các linh kiện điện tử |
Công suất từ 500.000 sản phẩm/năm trở lên đối với thiết bị điện tử, linh kiện điện, điện tử; Công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với thiết bị điện |
Tất cả các dự án có công đoạn xi mạ |
Nhóm các dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt |
|||
30. |
Dự án xây dựng công trình hồ chứa nước |
Dung tích hồ chứa từ 100.000 m³ nước trở lên |
Không |
31. |
Dự án xây dựng công trình tưới, cấp nước, tiêu thoát nước phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp |
Tưới, tiêu thoát nước, cấp nước cho diện tích từ 500 ha trở lên |
Không |
32. |
Dự án đê, kè bờ sông, bờ biển |
Có chiều dài từ 1.000 m trở lên |
Không |
33. |
Dự án khai thác rừng |
Khai thác rừng diện tích từ 200 ha trở lên đối với rừng trồng là rừng sản xuất áp dụng phương thức chặt trắng, có lô thiết kế khai thác diện tích tập trung; Khai thác rừng tự nhiên từ 50 ha trở lên là rừng sản xuất áp dụng phương thức chặt trắng với diện tích tập trung |
Không |
34. |
Dự án vùng trồng cây công nghiệp; vùng trồng cây thức ăn gia súc; vùng trồng cây dược liệu; vùng trồng rau, hoa tập trung |
Diện tích từ 50 ha trở lên |
Không |
Nhóm các dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản |
|||
35. |
Dự án khai thác cát, sỏi, vật liệu san lấp mặt bằng |
Khai thác cát, sỏi quy mô từ 50.000 m³ vật liệu nguyên khai/năm trở lên; Khai thác vật liệu san lấp mặt bằng quy mô từ 100.000 m³ vật liệu nguyên khai/năm trở lên |
Không |
36. |
Dự án khai thác khoáng sản rắn (không sử dụng hóa chất chất độc hại, vật liệu nổ công nghiệp) |
Có khối lượng mỏ (khoáng sản, đất đá thải) từ 50.000 m³ nguyên khai/năm trở lên; Có tổng khối lượng mỏ (khoáng sản, đất đá thải) từ 1.000.000 m³ nguyên khối trở lên |
Tất cả |
37. |
Dự án thăm dò đất hiếm, khoáng sản có tính phóng xạ; dự án khai thác, chế biến khoáng sản rắn có sử dụng hóa chất độc hại hoặc vật liệu nổ công nghiệp; dự án chế biến, tinh chế kim loại màu, kim loại phóng xạ, đất hiếm |
Tất cả |
Tất cả, trừ các dự án thăm dò |
38. |
Dự án chế biến khoáng sản rắn không sử dụng hóa chất độc hại |
Công suất từ 50.000 m³ sản phẩm/năm trở lên; Có tổng lượng đất đá thải ra từ 500.000 m³/năm trở lên |
Tất cả |
39. |
Dự án khai thác nước cấp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt |
Công suất khai thác từ 3.000 m³ nước/ngày đêm trở lên đối với nước dưới đất; Công suất khai thác từ 50.000 m³ nước/ngày đêm trở lên đối với nước mặt |
Không |
40. |
Dự án khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên (dưới đất hoặc lộ ra trên mặt đất) |
Công suất khai thác từ 200 m³ nước/ngày đêm trở lên đối với nước sử dụng để đóng chai; Công suất khai thác từ 500 m³ nước/ngày đêm trở lên đối với nước sử dụng cho mục đích khác |
Không |
41. |
Dự án tuyển, làm giàu đất hiếm, khoáng sản có tính phóng xạ |
Công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
Nhóm các dự án về dầu khí |
|||
42. |
Dự án khai thác dầu, khí |
Tất cả |
Tất cả |
43. |
Dự án xây dựng nhà máy lọc hóa dầu (trừ các dự án chiết nạp LPG, pha chế dầu nhờn), sản xuất sản phẩm hóa dầu, dung dịch khoan, hóa phẩm dầu khí; dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu, khí; dự án xây dựng khu trung chuyển dầu, khí |
Tất cả các dự án xây dựng nhà máy lọc hóa dầu (trừ các dự án chiết nạp LPG, pha chế dầu nhờn), cơ sở sản xuất sản phẩm hóa dầu, dung dịch khoan, hóa phẩm dầu khí có công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên; tuyến đường ống dẫn dầu, khí có chiều dài từ 20 km trở lên; Tất cả các dự án xây dựng khu trung chuyển dầu, khí |
Tất cả các dự án xây dựng nhà máy lọc hóa dầu, sản xuất sản phẩm hóa dầu (trừ các dự án chiết nạp LPG, pha chế dầu nhờn) |
44. |
Dự án xây dựng kho xăng dầu, cửa hàng kinh doanh xăng dầu |
Có dung tích chứa từ 200 m³ trở lên |
Không |
Nhóm các dự án về xử lý, tái chế chất thải |
|||
45. |
Dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại |
Tất cả đối với chất thải nguy hại; Công suất từ 10 tấn/ngày trở lên đối với chất thải rắn thông thường |
Thực hiện theo quy định về quản lý chất thải và phế liệu |
46. |
Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải đô thị tập trung hoặc nước thải công nghiệp tập trung |
Tất cả |
Không |
Nhóm các dự án về cơ khí, luyện kim |
|||
47. |
Dự án xây dựng nhà máy luyện kim |
Tất cả đối với dự án có sử dụng nguyên liệu là phế liệu; Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với dự án sử dụng nguyên liệu khác |
Tất cả |
48. |
Dự án xây dựng cơ sở cán, kéo kim loại |
Công suất từ 2.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Không |
49. |
Dự án xây dựng cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy |
Cho tàu có trọng tải từ 1.000 DWT trở lên |
Tất cả |
50. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, sửa chữa, công-ten-nơ, rơ móc |
Có năng lực sản xuất từ 500 công-ten-nơ, rơ móc/năm trở lên; Có năng lực sửa chữa từ 2.500 công-ten-nơ, rơ móc/năm trở lên |
Không |
51. |
Dự án xây dựng cơ sở đóng mới, sửa chữa, lắp ráp đầu máy, toa xe |
Tất cả |
Không |
52. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, sửa chữa, lắp ráp xe máy, ô tô |
Công suất từ 5.000 xe máy/năm trở lên; Công suất từ 500 ô tô/năm trở lên |
Tất cả các dự án có công đoạn xi mạ |
53. |
Dự án xây dựng cơ sở chế tạo máy móc, thiết bị công cụ |
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Không |
54. |
Dự án xây dựng cơ sở mạ, phun phủ và đánh bóng kim loại |
Công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
55. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất nhôm, thép định hình |
Công suất từ 2.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Không |
56. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật quân sự |
Tất cả |
Tất cả |
Nhóm các dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ |
|||
57. |
Dự án xây dựng cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ tự nhiên |
Công suất từ 3.000 m³ sản phẩm/năm trở lên |
Không |
58. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất ván ép |
Công suất từ 100.000 m2/năm trở lên |
Tất cả |
59. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ |
Có tổng diện tích kho, bãi, nhà xưởng từ 10.000 m2 trở lên |
Không |
60. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thủy tinh, gốm sứ |
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm hoặc 10.000 sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
61. |
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất bóng đèn, phích nước |
Công suất từ 1.000.000 sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
Nhóm các dự án sản xuất, chế biến thực phẩm |
|||
62. |
Dự án xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến lương thực, thực phẩm |
Công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
63. |
Dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung |
Công suất từ 200 gia súc/ngày trở lên; 3.000 gia cầm/ngày trở lên |
Tất cả |
64. |
Dự án xây dựng cơ sở chế biến thủy sản, bột cá, các phụ phẩm thủy sản |
Công suất từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
65. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất đường |
Công suất từ 10.000 tấn đường/năm trở lên |
Tất cả |
66. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất cồn, rượu |
Công suất từ 500.000 lít sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
67. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bia, nước giải khát |
Công suất từ 10.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả các dự án xây dựng cơ sở sản xuất bia |
68. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bột ngọt |
Công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
69. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến sữa |
Công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
70. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến dầu ăn |
Công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
71. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bánh, kẹo |
Công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
72. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất nước lọc, nước tinh khiết đóng chai |
Công suất từ 2.000 m³ nước/năm trở lên |
Không |
Nhóm các dự án chế biến nông sản |
|||
73. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc lá điếu, cơ sở chế biến nguyên liệu thuốc lá |
Công suất từ 100.000.000 điếu/năm trở lên; Công suất từ 1.000 tấn nguyên liệu/năm trở lên |
Tất cả đối với dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc lá điếu |
74. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến nông, sản, tinh bột các loại |
Công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với công nghệ sản xuất, chế biến khô; Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với công nghệ sản xuất, chế biến ướt |
Tất cả |
75. |
Dự án xây dựng cơ sở chế biến chè, hạt điều, ca cao, cà phê, hạt tiêu |
Công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với công nghệ chế biến khô; Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với công nghệ chế biến ướt |
Tất cả các dự án sử dụng công nghệ chế biến ướt có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Nhóm các dự án chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi |
|||
76. |
Dự án xây dựng cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi |
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
77. |
Dự án xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản |
Diện tích mặt nước từ 10 ha trở lên, riêng các dự án nuôi quảng canh từ 50 ha trở lên |
Không |
78. |
Dự án xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; chăn nuôi, chăm sóc động vật hoang dã tập trung |
Có quy mô chuồng trại từ 1.000 m2 trở lên đối với gia súc, gia cầm; Có quy mô chuồng trại từ 500 m2 trở lên đối với động vật hoang dã |
Tất cả các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô chuồng trại từ 1.000 m2 trở lên |
Nhóm dự án sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật |
|||
79. |
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân hóa học |
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
80. |
Dự án xây dựng kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, phân bón |
Kho từ 500 tấn trở lên đối với thuốc bảo vệ thực vật, 5.000 tấn đối với phân bón |
Không |
81. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật |
Tất cả |
Tất cả |
82. |
Dự án xây dựng cơ sở sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật |
Công suất từ 300 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Không |
83. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất phân hữu cơ, phân vi sinh |
Công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
Nhóm các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo |
|||
84. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất dược phẩm, thuốc thú y; dự án sản xuất nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả nguyên liệu hóa dược và tá dược) |
Tất cả đối với sản xuất vắc xin; Công suất từ 50 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả nguyên liệu hóa dược và tá dược) và dược phẩm khác |
Tất cả |
85. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất hóa mỹ phẩm |
Công suất từ 50 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Không |
86. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất hóa chất, chất dẻo, các sản phẩm từ chất dẻo, sơn |
Công suất từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
87. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa, hạt nhựa |
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
88. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất chất tẩy rửa, phụ gia |
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
89. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ, hỏa cụ |
Tất cả |
Tất cả |
90. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc nổ công nghiệp; kho chứa thuốc nổ cố định; kho chứa hóa chất |
Tất cả đối với cơ sở sản xuất thuốc nổ công nghiệp, kho chứa thuốc nổ cố định từ 5 tấn trở lên; Từ 500 tấn trở lên đối với kho chứa hóa chất |
Tất cả |
91. |
Dự án xây dựng vùng sản xuất muối từ nước biển |
Diện tích từ 100 ha trở lên |
Không |
Nhóm các dự án sản xuất giấy và văn phòng phẩm |
|||
92. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bột giấy và giấy từ nguyên liệu thô |
Công suất từ 300 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
93. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất giấy, bao bì cát tông từ bột giấy hoặc phế liệu |
Công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
94. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất văn phòng phẩm |
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
Nhóm các dự án về dệt nhuộm và may mặc |
|||
95. |
Dự án xây dựng cơ sở nhuộm, dệt có nhuộm |
Tất cả |
Tất cả |
96. |
Dự án xây dựng cơ sở dệt không nhuộm |
Công suất từ 10.000.000 m2 vải/năm trở lên |
Không |
97. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất và gia công các sản phẩm dệt, may |
Công suất từ 50.000 sản phẩm/năm trở lên nếu có công đoạn giặt tẩy; Công suất từ 2.000.000 sản phẩm/năm trở lên nếu không có công đoạn giặt tẩy |
Tất cả các dự án có công đoạn giặt tẩy |
98. |
Dự án xây dựng cơ sở giặt là công nghiệp |
Công suất từ 50,000 sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
99. |
Dự án sản xuất sợi tơ tằm, sợi bông, sợi nhân tạo |
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
Nhóm các dự án khác |
|||
100. |
Dự án xây dựng cơ sở phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu |
Tất cả |
Tất cả |
101. |
Dự án xây dựng cơ sở chế biến cao su, mủ cao su |
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
102. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất các sản phẩm trang thiết bị y tế từ nhựa và cao su y tế |
Công suất từ 100.000 sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
103. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất giầy dép |
Công suất từ 1.000.000 đôi/năm trở lên |
Không |
104. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất săm lốp cao su các loại |
Công suất từ 50.000 sản phẩm/năm trở lên đối với sản xuất săm lốp cao su ô tô, máy kéo; từ 100.000 sản phẩm/năm trở lên đối với xe đạp, xe máy |
Tất cả |
105. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất mực in, vật liệu ngành in khác |
Công suất từ 500 tấn mực in và từ 1.000 sản phẩm/năm trở lên đối với các vật liệu ngành in khác |
Tất cả |
106. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất ắc quy, pin |
Công suất từ 50.000 KWh/năm trở lên hoặc từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Tất cả |
107. |
Dự án xây dựng cơ sở thuộc da |
Tất cả |
Tất cả |
108. |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất gas CO2 chiết nạp hóa lỏng, khí công nghiệp |
Công suất từ 3.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Không |
109. |
Dự án di dân tái định cư |
Từ 300 hộ trở lên |
Không |
110. |
Dự án bãi tập kết nguyên nhiên vật liệu, phế liệu |
Từ 1 ha trở lên |
Tất cả |
111. |
Dự án không thuộc danh mục từ 1 đến 110 có tổng lượng nước thải công nghiệp từ 500 m³/ngày đêm trở lên hoặc từ 200.000 m³ khí thải/giờ hoặc 5 tấn chất thải rắn/ngày đêm trở lên |
Tất cả |
Tất cả |
112. |
Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất |
Có quy mô, công suất tới mức tương đương với dự án thứ tự từ 1 đến 110 |
Xác định theo dự án cụ thể của Danh mục này |
113. |
Dự án có hạng mục với quy mô tương đương hoặc tính chất tương tự các dự án thứ tự từ 1 đến 110 của Phụ lục này |
Tất cả |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN THUỘC TRÁCH NHIỆM THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ)
1. Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
2. Dự án có sử dụng đất của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; dự án có sử dụng từ 1 ha đất trở lên của khu di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia; từ 5 ha của khu di sản thế giới hoặc khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia; từ 10 ha đất trở lên của khu dự trữ sinh quyển.
3. Dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử, nhà máy điện nhiệt hạch, lò phản ứng hạt nhân; dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất từ 600 MW trở lên; dự án xây dựng nhà máy thủy điện, công trình thủy lợi có dung tích hồ chứa từ 100.000.000 m³ nước trở lên.
4. Dự án có lấn biển từ 20 ha trở lên; dự án có sử dụng đất rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng từ 20 ha trở lên, đất rừng tự nhiên từ 100 ha trở lên; dự án có sử dụng từ 10 ha đất trồng lúa trở lên.
5. Dự án xây dựng nhà máy lọc, hóa dầu; dự án xây dựng cơ sở sản xuất hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa, phụ gia, phân hóa học, chế biến mủ cao su có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án nhà máy sản xuất xi măng công suất từ 1.200.000 tấn xi măng/năm trở lên; dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải phóng xạ; dự án xây dựng cơ sở sản xuất ắc quy có công suất từ 300.000 KWh/năm trở lên hoặc 600 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án xây dựng cơ sở sản xuất bột giấy công suất từ 25.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án xây dựng cơ sở sản xuất dầu ăn, bột ngọt, đường, chế biến sữa có công suất từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án xây dựng cơ sở sản xuất bia, nước giải khát có công suất từ 30.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên; dự án xây dựng nhà máy sản xuất cồn, rượu có công suất từ 2.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên; dự án xây dựng cơ sở dệt có nhuộm công suất từ 100.000.000 m2 vải/năm trở lên; dự án xây dựng cơ sở chế biến thủy sản công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
6. Dự án khai thác dầu khí; dự án khai thác khoáng sản rắn, cát, sỏi, vật liệu san lấp có quy mô từ 500.000 m³ nguyên khai/năm (bao gồm khoáng sản, đất đá thải) trở lên; dự án nạo vét luồng đường thủy, luồng hàng hải, khu neo đậu tàu có quy mô từ 500.000 m³/năm trở lên hoặc tổng lượng vật liệu nạo vét từ 10.000.000 m³ trở lên; dự án khai thác khoáng sản có diện tích khu vực khai thác từ 50 ha trở lên hoặc tổng khối lượng mỏ (bao gồm khoáng sản, đất đá thải) từ 10.000.000 m³ trở lên; dự án khai thác đất hiếm, quặng phóng xạ hoặc quặng có chứa phóng xạ vượt quá mức miễn trừ theo quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ; dự án tuyển, làm giàu đất hiếm, khoáng sản có tính phóng xạ có quy mô công suất từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án chế biến, tinh chế đất hiếm, kim loại màu, khoáng sản có tính phóng xạ có quy mô từ 100.000 tấn quặng tinh/năm trở lên; dự án khai thác khoáng sản, khai thác nước thuộc thẩm quyền cấp phép khai thác của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
7. Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, khu đô thị có diện tích từ 200 ha trở lên; dự án xây dựng cảng, khu neo đậu cho tàu có trọng tải từ 50.000 DWT; dự án xây dựng cơ sở luyện gang, thép công suất từ 200.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
8. Dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường công suất từ 250 tấn/ngày đêm trở lên; dự án tái chế, xử lý chất thải nguy hại; dự án xây dựng cơ sở khám chữa bệnh quy mô từ 500 giường bệnh trở lên (trừ trường hợp do Bộ Y tế cấp quyết định phê duyệt dự án đầu tư); dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất từ 5.000 m³/ngày đêm trở lên đối với nước thải công nghiệp, từ 50.000 m³/ngày đêm trở lên đối với nước thải sinh hoạt.
9. Dự án mở rộng, nâng cấp, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh tới mức tương đương với dự án thứ tự từ 1 đến 8 của Phụ lục này.
10. Dự án có từ một hạng mục trở lên trong số các dự án thứ tự từ 1 đến 9 của Phụ lục này.
11. Các dự án thuộc Phụ lục II nằm trên địa bàn 2 tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển không xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc dự án nằm trên địa bàn của 2 quốc gia trở lên./.
DANH MỤC CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÔNG PHẢI ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ)
1. Đào tạo nguồn nhân lực; các hoạt động tư vấn; chuyển giao công nghệ; dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý; cung cấp thông tin; tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại.
2. Sản xuất, trình chiếu và phát hành chương trình truyền hình, sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình; hoạt động truyền hình; hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc.
3. Dịch vụ thương mại, buôn bán lưu động, không có địa điểm cố định.
4. Dịch vụ thương mại, buôn bán các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng.
5. Dịch vụ ăn uống có quy mô diện tích nhà hàng phục vụ dưới 200 m2.
6. Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng đồ gia dụng quy mô cá nhân, hộ gia đình.
7. Dịch vụ photocopy, truy cập internet, trò chơi điện tử.
8. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, động vật hoang dã với quy mô chuồng trại nhỏ hơn 50 m2; nuôi trồng thủy hải sản trên quy mô diện tích nhỏ hơn 5.000 m2 mặt nước.
9. Canh tác trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp quy mô cá nhân, hộ gia đình.
10. Trồng khảo nghiệm các loài thực vật quy mô dưới 1 ha.
11. Xây dựng nhà ở cá nhân, hộ gia đình.
12. Xây dựng văn phòng làm việc, nhà nghỉ, khách sạn, lưu trú du lịch quy mô nhỏ hơn 500 m2 sàn.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 18/2015/ND-CP |
Hanoi, February 14, 2015 |
ON ENVIRONMENTAL PROTECTION PLANNING, STRATEGIC ENVIRONMENTAL ASSESSMENT, ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT AND ENVIRONMENTAL PROTECTION PLANS
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25;
Pursuant to the Law on Environment protection dated June 23, 2014;
At the request of the Minister of Natural Resources and Environment,
The Government issues a Decree on environmental protection assessment, strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental protection plans
This Decree promulgates environmental protection planning (EPP), strategic environmental assessment (SEA), environmental impact assessment (EIA) and/or environmental protection plans of the Law on Environment protection.
This Decree shall apply to agencies, organizations, or individuals involved in EPP, SEA, EIA, and/or environmental protection plans in the territories of the Socialist Republic of Vietnam.
ENVIRONMENTAL PROTECTION PLANNING
1. The EPP shall be formulated in conformity with socio-economic development planning in the 2021 - 2030 period, oriented to 2040 including national EPP and provincial EPP.
2. The national EPP shall contain:
a) Development and objectives of management of forest environment, biodiversity conservation;
b) Practical condition of marine, island, or basin environment; objectives and solutions for conservation of natural resources and marine, island, or basin environment;
c) Practical condition of emissions and ambient air quality; objectives and solutions for the development activities with large emission sources;
d) Practical condition of soil degradation or pollution; objectives and solutions for prevention of soil degradation or pollution, restoration of polluted or degraded areas;
dd) Practical condition of water pollution; objectives and solutions for management of sewage and water environment protection;
e) Practical condition of collection, processing and objectives and solutions for management of domestic solid waste, industrial solid waste, hazardous waste;
g) Practical condition of monitoring networks and environmental monitoring; objectives and planning for monitoring networks and environmental monitoring;
h) Environmental zoning according to objectives of development, protection, conservation and responses to climate change;
i) Priority programs or projects for environment protection and environmental parameters;
k) Maps or diagrams of the planning areas;
l) Resources used for EPP; inspection and observation of implementation of EPP.
3. Provincial EPP shall be formulated in the form of separate reports or combined with the master planning for socio-economic development and contain following contents:
a) The provincial EPP in the form of separate reports must contain information as prescribed in Clause 2 of this Article and specific information about geographic location, natural environmental condition, economic - social characteristics of the local government where the planning is formulated;
b) The EPP in the form of combination with the provincial master planning for socio-economic development must contain the information prescribed in Clause 2 of this Article and additional information about geographic location, natural environmental condition, economic - social characteristics of the local government where the planning is formulated; the information about resources used for implementation of EPP, implementation and inspection, observation of implementation of EPP shall be combined with equivalent information of the planning for socio-economic development.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidance on process of draft formulation and approval for EPP.
5. The agency in charge of formulation of EPP must study and acquire opinions of agencies or organizations; send the application for EPP assessment prescribed in Clause 1 Article 4 of this Decree to the competent agencies prescribed in Clause 2 Article 11 of the Law on Environment protection for assessment.
1. The assessment of EPP:
a) The national and provincial EPP in the form of separate reports shall be assessed by the EPP assessment council established by the Heads of the agency in charge of EPP assessment prescribed in Clause 2 Article 11 of the Law on environmental protection.
Members of the EPP assessment council shall consist of: 01 President, 01 Vice President where necessary, 02 Opponent members, 01 Secretary member and a number of members including representatives of the agencies at the same levels with the planning, Natural Resources and Environment; Industry and Trade; Construction; Agriculture and Rural Development; Transport; Culture, Sports and Tourisms; Planning and Investment and relevant fields;
b) The EPP in the form of combination with the general planning for socio-economic development: The People’s Committee of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as the People’s Committee of provinces) shall conduct the assessment concurrently with assessment of general planning for provincial socio-economic development.
2. Application for national and provincial EPP assessment in the form of separate reports:
a) The national EPP shall contain an application for EPP assessment filed by the agency in charge of the planning and a draft of national EPP;
b) The provincial EPP in the form of separate reports shall contain an application for EPP assessment filed by the agency in charge of the planning and a draft of provincial EPP in the form of separate reports;
3. The EPP assessment council must assess the content of EPP and give the assessment results; the operation of EPP assessment council shall comply with regulations of the Ministry of Natural Resources and Environment.
4. The agency in charge of EPP assessment shall follow procedures below to support the EPP assessment council:
a) Collect independent critical opinions from socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations and experts in the environmental field;
b) Hold meetings, seminars related to EPP.
5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidance on forms of application for assessment; organization and operation of EPP assessment council; formulation and issuance of technical guidelines for EPP.
Article 5. Approval for national EPP
1. The agency in charge of formulation of national EPP shall complete the content of national EPP, and then send it to the Ministry of Natural Resources and Environment together with the written explanation for acquirement of assessment of suggestions.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall file an application for national EPP approval, including:
a) A report on formulation and assessment of national EPP of the Minister of Natural Resources and Environment sent to the Prime Minister:
b) A draft of national EPP which is amended according to the research and acquirement of assessment and suggestions;
c) A draft of Approval for national EPP issued by the Prime Minister, which represents objectives of national EPP, priority programs or projects for environment protection, environmental parameters, resources, responsibility of the organization implementing and inspecting and observing the national EPP.
Article 6. Approval for provincial EPP
1. With regard to provincial EPP in the form of separate reports, an application for EPP approval shall include:
a) A report on formulation, assessment and acquirement of the agency in charge of provincial EPP sent to the People’s Committee of the province;
b) A draft of provincial EPP;
c) Assessment comments of the Ministry of Natural Resources and Environment on content of provincial EPP;
d) A draft of Approval for provincial EPP issued by the President of the People’s Committee of the province, which represent objectives of provincial EPP, priority programs or projects for environment protection, environmental parameters, resources, responsibility of the organization implementing and inspecting and observing the provincial EPP.
2. With regard to the provincial EPP in the combination with the general planning for socio-economic development, President of the People’s Committee of the province shall approve the content of EPP after receiving the assessment comments in writing on content of EPP of the Ministry of Natural Resources and Environment.
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall send the Approval for national EPP to relevant Ministries or agencies and the People’s Committee of the provinces within 05 working days from the date of issue;
2. The People’s Committee of the province shall send the Approval for provincial EPP to relevant Services or agencies and the People’s Committee of the districts and the Ministry of Natural Resources and Environment within 05 working days from the date of issue;
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall post the Approval and major content of the national EPP on their website and other means within 30 working days from the date of issue.
4. The People’s Committee of the province shall post the Approval and major content of the provincial EPP on their website and other means within 30 working days from the date of issue.
STRATEGIC ENVIRONMENTAL ASSESSMENT
Article 8. Implementation of SEA
1. The entities prescribed in Appendix I of this Decree must conduct SEA.
2. The agency formulating of strategies, planning, or plans (hereinafter referred to as formulating agency) prescribed in Clause 1 of this Article must:
a) Conduct themselves or hire an advisory organization to conduct SEA as prescribed in Article 14 and Article 15 of the Law on Environment protection;
b) Send an application for assessment of SEA report to the SEA report assessment authority (according to their competence in approval for strategies, planning, or plans) as prescribed in Clause 1 Article 16 of the Law on Environment protection.
3. The advisory organization conducting SEA shall take responsibility to the formulating agency and take legal responsibility for results of SEA, information, figures in their SEA report.
4. If the aforesaid strategies, planning, or plans are amended according to the approval of the SEA report assessment authority in order to avoid increase or considerable increase in negative impact on the environment, the agency in charge shall file an amended application and a written request to the Ministry of Natural Resources and Environment for consideration instead of the application for Assessment of SEA report.
5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidance on forms of application for Assessment of SEA report; formulation and issuance of SEA technical guidelines.
Article 9. Requirements pertaining to SEA agencies
1. Any agency in charge of formulation of strategies, planning, or plans, or consultancy services when conducting SEA must meet all requirements below:
a) There are staff members in charge of SEA meeting requirements prescribed in Clause 2 of this Article;
b) There are laboratories, inspection and calibration devices eligible for performing measurement, sampling, processing and analysis of environmental samples serving the SEA; if there is not any laboratory with decent equipment for inspection and calibration, it is required to have a contract with a unit capable of carrying out inspection and calibration.
2. The staff members in charge of SEA must obtain at least Bachelor’s degrees and Certificate in SEA consultancy.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall manage the training and issuance of Certificates in consultancy of SEA.
Article 10. Assessment of SEA reports
1. The assessment of SEA report shall be conducted by a SEA report assessment council established by the Heads of the SEA report assessment authority with at least 09 members.
Members of SEA report assessment council shall consist of President, 01 Vice President where necessary, 01 Secretary member, 02 Opponent members and other members, which at least 30 percent of the Assessment council members having at least 05 years' experience in the SEA.
2. The SEA report assessment council shall consider the content of SEA report and offer their opinions. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidance on operation of the SEA report assessment council
3. The SEA report assessment authority may:
a) Conduct a survey on areas or adjacent areas where the project is carried out;
b) Verify and evaluate information, data, analysis results, evaluation, or forecast in the SEA report;
c) Collect opinions of relevant socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, or experts;
d) Hold thematic meetings between experts.
4. The SEA report assessment authority must conduct the assessment and send the results to the SEA report assessment applicant by the deadlines as follows:
a) Within 45 working days from the date on which the valid SEA report regarding entities prescribed in Section 1, 2, 3, 4, 5.1 and 6 Appendix I of this Decree;
b) Within 30 working days from the date on which the valid SEA reports on regarding entities prescribed in Section 5.2 Appendix I of this Decree.
Article 11. Results of assessment of SEA reports
1. The SEA report assessment authority shall send the results of assessment of SEA report to the approving authority within 15 working days from the receipt of the completed SEA, which is revised by the agency requesting the assessment according to the opinions offered by the assessment council.
2. The approving authority must comprehensively and objectively consider opinions or requests of the SEA report assessment authority.
3. The SEA results must contain assessment procedures, outcomes and shortcomings, suggestions of the agency in charge in order for the SEA report assessment authority to consider approving the strategies, planning or plans.
4. The approving authority shall consider approving the strategies, planning or plans according to SEA reports.
ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT
Article 12. Implementation of EIA
1. Entities required to conduct EIA are mentioned in Appendix II of this Decree.
2. The project owner of entities prescribed in Clause 1 of this Article shall conduct EIA himself or hire an advisory organization to conduct EIA as prescribed in Article 19 of the Law on Environment protection; and take legal responsibility for EIA results and information or figures used in the EIA report.
3. The advisory organization in charge of EIA shall take responsibility to the project owner and take legal responsibility for the EIA results and information or figures in the EIA report.
4. The project owner shall consult with the People’s Committee of communes, wards and towns (hereinafter referred to as communes) where the project is carried out, with organizations or community under the direct impact of the project; research and receive objective opinions and reasonable requests of relevant entities in order to minimize the negative effects of the project on the natural environment, biodiversity and community health.
5. The People’s Committee of the commune where the project is carried out and the organizations under direct impact of the project shall be consulted according to procedures below:
The project owner shall send EIA reports to the People’s Committee of the commune where the project is carried out and organizations under the direct impact of the project together with the written requests for opinions.
b) Within 15 working days, from the date on which the EIA reports are received, the People’s Committee of the commune and organizations under the direct impact of the project shall send their responses if they do not approve the project.
6. The consultation with the community under the direct impact of the project shall be carried out in the form of community meeting co-chaired by project owner and the People’s Committee of the commune where the project is carried out together with the participation of representatives of Vietnamese Fatherland Front of communes, socio-political organizations, socio-professional organizations, neighborhoods, villages convened by the People’s Committee of the commune. All opinions of delegates attending the meeting must be sufficiently and honestly stated in the meeting minutes.
7. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidance on forms of application for EIA report assessment; formulation and issuance of EIA technical guidance.
Article 13. Requirements pertaining to EIA agencies
1. The project owner or the advisory organization conducting EIA must meet all requirements below:
a) There are staff members in charge of EIA meeting requirements prescribed in Clause 2 of this Article;
b) There is specialist staff members related to the project obtaining at least Bachelor’s degrees;
c) There are laboratories, inspection and calibration devices eligible for performing measurement, sampling, processing and analysis of environmental samples serving the EIA of the project; if there is not any laboratory with decent equipment for inspection and calibration, it is required to have a contract with a unit capable of carrying out inspection and calibration.
2. The staff members in charge of EIA must obtain at least Bachelor’s degrees and Certificate in EIA consultancy.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall manage the training and issuance of Certificates in consultancy of EIA.
Article 14. Assessment and approval for EIA reports
1. The competence of the EIA report assessment authorities:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall assess and approve the EIA reports on projects prescribed in Appendix III of this Decree, except for projects subject to national defense and security secrets.
b) Ministries, ministerial agencies shall assess and approve the EIA reports on projects under their competence in approval for investment, except for projects in Appendix III of this Decree;
c) The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall assess and approve EIA reports on projects subject to national defense and security secrets and projects under their competence in approval for investment, except for projects prescribed in Appendix III of this Decree;
d) The People’s Committee of the province shall assess and approve EIA reports on projects in the province, except for projects prescribed in Point a, b and c of this Clause.
2. Deadlines for assessment of EIA reports:
a) Within 45 working days from the date on which the satisfactory application is received regarding projects under assessment of the Ministry of Natural Resources and Environment;
b) Within 30 working days from the date on which the satisfactory application is received regarding projects not prescribed in Point a of this Clause;
c) By the deadlines prescribed in Point a, b of this Clause, the EIA report assessment authority must notify the project owner in writing of the results of assessment. The period in which the project owner completes the EIA report at the request of EIA report assessment authority shall not be included in the assessment period.
3. The assessment of EIA report shall be conducted by the EIA report assessment council established by the Heads of the EIA report assessment authority with at least 07 members.
Members of EIA report assessment council shall consist of 01 President, 01 Vice President where necessary, 01 Secretary member, 02 Opponent members and other members, which at least 30 percent of the Assessment council members having at least 06 years' experience in the EIA field.
4. The EIA report assessment council shall consider the content of EIA report and give their opinions in order for the EIA report assessment authority to consider approving the EIA report. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidance on operation of the EIA report assessment council.
5. The assessment of EIA report for prompt response to natural disasters or communicable diseases may be conducted by collecting opinions from relevant organizations or agencies, and skip the approval of EIA report assessment council.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall guide the People’s Committee of the province to authorize the management board of industrial parks to assess the EIA report at the request of the People’s Committee of the province and evaluation of competence of every management board of industrial park; guidance on forms of relevant documents related to assessment or approval for EIA.
Article 15. Re-compilation of EIA reports
1. If a project whose EIA report is approved has one of following changes during their implementation, its EIA report shall be re-compiled:
a) There are changes prescribed in Point a and b Clause 1 of Article 20 of the Law on Environment protection;
b) Supplement the portfolios whose size and capacity are equivalent to entities prescribed in Appendix II of this Decree;
c) There are changes in size, capacity, technology or other changes that make the environmental protection works unable to solve new environmental problems;
d) At the request of the project owner.
2. The project owner may only apply changes prescribed in Point a, b, c and Clause 1 of this Article after the competent agency approves the re-compilation of EIA report.
3. The re-compilation of EIA report, re-assessment and re-approval for EIA report shall comply with regulations in Article 12, Article 13 and Article 14 of this Decree.
Article 16. Responsibility of project owners pertaining to the approved EIA reports
1. Adjust the investment project to ensure measures or environment protection works based on the approval for EIA report where necessary.
2. Make a plan for management of environment of project on the basis of program for management and observation of environment suggested in the EIA report and posted at the premises of the People’s Committee of the commune where the consultation is taken place when implementing EIA according to guidance of the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. Strictly satisfy requirements prescribed in Article 26 and Article 27 of the Law on Environment protection.
4. Send plans for testing operation of waste treatment works serving the operation phase (every phase or the entire project) before conducting the testing operation to organizations where the consultation is taken place or EIA report-approving authority (hereinafter referred to as approving authority) for at least ten (10) working days. The testing operation shall last up to 06 months; the extension of testing operation period must be approved by the approving authority.
5. File, approve and implement the plan for hydroelectric reservoir cleaning before filling if the project has construction work of storage ponds or reservoirs; the reservoirs shall be filled after the approving authority carries out an inspection and grant a written approval.
6. With regard to cases prescribed in column 4 Appendix II of this Decree, the project owner must send a report on results of environment protection works serving the operation phase on the basis of approved EIA report and approval for amendment (if any) sent to the approving authority for verification and confirmation of finished project before putting the project into official operation. With regard to project of investment having multiple phases, the results of environment protection works serving the operation phase shall be reported according to every phase of the project.
7. Send a report on amendments and only implement amendments related to scope, scale, capacity, production technology, environment protection works and measures of projects after receiving the written approval issued by the approving authority.
Article 17. Inspection and confirmation of environment protection works serving the operation phase of projects
1. The inspection of environment protection works serving the operation phase of a project shall be carried out by an Inspectorate which is established by the Head of the approving authority or by their authorized agency.
2. Deadlines for issuance of confirmation of finished environment protection works:
a) Within 15 working days from the date on which the report on operation of environment protection works serving the operation phase of the project is received if it is not required to collect samples or analyze environmental parameters for verification;
b) Within 30 working days from the date on which the report on operation of environment protection works serving the operation phase of the project is received if it is required to collect samples or analyze environmental parameters for verification;
3. By the deadlines mentioned in Clause 2 of this Article, the approving authority or authorized agency must issue a confirmation of finished environment protection works serving the operation phase of the project; in case the application is rejected, they must provide explanation in writing.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidance on reports on operation of environment protection works; organization and operation of the inspectorate; forms of documents on inspection or confirmation of finished environment protection works.
Article 18. Registration of environment protection plans
1. Entities required to register the environment protection plans:
a) New investment projects, project for extension of scope or capacity of business facilities other than entities prescribed in Appendix II of this Decree;
b) Plans for business investment, projects for extension of scope or capacity of business facilities other than entities prescribed in Clause 4 of this Article and not included in Appendix II of this Decree.
2. The project owner or facility owner of entities prescribed in Clause 1 of this Article shall register the environment protection plan at the competent agency prescribed in Clause 1 Article 19 of this Decree.
3. If the project or plan for business investment is located in the administrative divisions of two provinces or more, the environment protection plan shall be registered at the one of People’s Committees of the provinces at the request of the project owner or facility owner.
4. Entities prescribed in Appendix IV of this Decree are exempt from registration of environment protection plan.
Article 19. Approval for environment protection plans
1. Responsibility pertaining to approval for environment protection plans:
a) The environment protection authority of province shall approve the environment protection plans related to entities prescribed in Clause 1 Article 32 of the Law on Environment protection;
b) The People’s Committees of district shall approve environment protection plans related to entities prescribed in Clause 1 Article 18 of this Decree, except for entities prescribed in Point a of this Clause;
c) The People’s Committee of commune shall approve environment protection plans with household-scale authorized by the People’s Committees of district in writing;
d) Management boards of industrial parks, export-processing zones, or economic zones shall approve environment protection plans related to projects/plans for business investment in industrial parks, export-processing zones, or economic zones authorized by the competent agency.
2. Deadlines for approval for registration of environment protection plans shall comply with Clause 3 Article 32 of the Law on Environment protection.
3. The entities prescribed in Clause 1 Article 18 of this Decree shall be implemented after the competent agency approves the environment protection plan.
4. Responsibility of project owner, facility owner and regulatory agency after the environment protection plan is approved shall comply with Article 33 and Article 34 of the Law on Environment protection.
5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidance on forms of application for registration of environment protection plans and the authorization of management boards of industrial parks, export-processing zones, or economic zones.
Article 20. Financial regime related to EPP, SEA, EIA, environment protection plan and environment protection projects
1. Expenditures on formulation, assessment and announcement of environment protection planning shall be allocated by environmental public funding or other capital resources (if any).
2. Financial regime related to SEA:
a) Expenditures on SEA included in funding for formulation of strategies, planning, or plans shall be allocated by the economic public funding or other capital resources (if any);
b) Expenditures on assessment of report on SEA shall be allocated by the environmental public funding.
3. Financial regime related to EIA:
a) Expenditures on EIA shall be allocated by the project-investment capital resources;
b) Expenditures on assessment of EIA report shall be allocated by the collection of fees for assessment of EIA report;
c) Expenditures on inspection of environment protection works serving operation phase of the project shall be allocated by the environmental public funding.
4. Financial regime related to formulation and approval for environment protection plans:
a) Expenditures on formulation of environment protection plans shall be allocated by the project-investment capital resources, plans for business;
b) Expenditures on the approval for environment protection plans shall be allocated by the environmental public funding.
5. Financial regime related to the formulation, assessment, approval and inspection of completion of specific environment protection projects; formulation and inspection of the implementation of simple environment protection project:
a) Expenditures on formulation of specific environment protection project and simple environment protection project shall be allocated by the capital resources from project owner or facility owner
b) The project owner or facility owner has not pay the charges for assessment of EIA report must pay the charges for assessment of specific environment protection project equivalent to the charges for aforesaid assessment to the agency in charge of assessment of specific environment protection strategy; collection, payment and management of charges for assessment of specific environment protection project shall comply with the charges for assessment of EIA report;
c) Expenditures on inspection of completion of environment protection project shall be allocated by the environmental public funding.
6. Responsibility for guidelines:
a) The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in guidelines for Clause 1, Clause 2, Point b and Point c Clause 3, Point b Clause 4, Point b and Point c Clause 5 of this Article;
b) The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in guidelines for Point a Clause 3 and Point a Clause 4 of this Article related to investment projects using government budget.
1. The People’s Committees of district shall send a report on registration and implementation of environment protection plans in the district of previous year to the People’s Committee of province before every January 1.
2. The People’s Committee of the province shall send a report on assessment of reports on SEA; assessment and approval for EIA report; registration and inspection of specific environment protection plans; inspection and approval for environment protection works in the province of the previous year to the Ministry of Natural Resources and Environment before every January 15.
3. Ministries, ministerial agencies shall send reports on assessment of reports on SEA; assessment and approval for EIA report; specific environment protection projects; inspection and approval for environment protection works of the previous year related to project under their management to the Ministry of Natural Resources and Environment before every January 16.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidelines for content and forms of reports as prescribed in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article.
Article 22. Transitional provisions
1. The SEA, EIA reports, reports on results of environment protection works serving operation phase of the project; registration for commitment to environment protection; environment protection projects which are approved before the effective date of this Decree shall be processed as prescribed in regulations of law on the date on which they are received.
2. If the entities are put into operation without any approval for EIA report; or any certification of registration for commitment to environment protection as prescribed in regulations of law before the effective date of this Decree, one of two solutions to violations below must be carried out within 36 months from the effective date of this Decree:
a) Formulate specific environment protection project for facilities whose scope or characteristics are equivalent to entities subject to EIA report as prescribed in this Decree, then send it to the competent agency prescribed in Clause 1 Article 14 of this Decree for assessment and approval;
b) Formulate simple environment protection project for facilities whose scope or characteristics are equivalent to entities subject to commitment to environment protection as prescribed in Clause 1 Article 18 of this Decree, then send it to the competent agency prescribed in Clause 1 Article 19 of this Decree for registration.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidelines for formulation, assessment, and approval of specific environment protection project and simple environment protection project.
1. This Decree shall take effect from April 1, 2015.
2. The Decree No. 29/2011/ND-CP dated April 18, 2011 of the Government on SEA, EIA, commitment to environment protection and the Decree No.35/2014/ND-CP dated April 29, 2014 of the Government on amendments to the Decree No. 29/2011/ND-CP shall be annulled from the effective date of this Decree.
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidelines for implementation of this Decree.
2. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, The Presidents of the People’s Committees shall take responsibility for implementation of this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
LIST OF ENTITIES SUBJECT TO STRATEGIC ENVIRONMENTAL ASSESSMENT
(Issued together with the Decree No. 18/2015/ND-CP dated February 14, 2015 of the Government)
1 |
Socio-economic development strategies and master plans of socio-economic areas, key economic areas, economic corridors, economic rims |
2 |
Socio-economic development master plans of provinces, cities, special zones affiliated to central governments and administrative - economic units |
3 |
National strategies for development of system of economic zones, export-processing zones, hi-tech zones, and industrial parks |
4 |
Strategies, planning, or plans for development of industries and fields having dramatic impacts on the environment |
4.1 |
National strategies and planning for development of industries and fields |
4.1.1 |
National strategies for development of industry, agriculture and rural development, transport, construction, tourism, and health |
4.1.2 |
Strategies or planning for development of electricity, hydroelectricity, thermoelectricity, atomic energy and nuclear power; extraction of oil and gas, petrochemistry; paper; chemical industries, fertilizers, plant protection products; rubber; textiles; cement; steel; exploration, mining and mineral processing |
4.1.3 |
Strategies or planning for development of agriculture, forestry, aquaculture, irrigation, or animal husbandry |
4.1.4 |
Strategies or planning for development of infrastructure in road traffic, railway traffic, sea traffic, river traffic, port traffic or air traffic |
4.1.5 |
Strategies or planning for overall urban system; planning for construction materials |
4.1.6 |
Strategies and planning for development of tourism and golf courses |
4.1.7 |
Strategies and planning for development of medical examination and treatment network |
4.2 |
Planning for development of inter-provincial and inter-regional industries and fields |
4.2.1 |
Planning for development of aquatic products |
4.2.2 |
Planning for development of irrigation |
4.2.3 |
Planning for development of hydroelectricity |
4.2.4 |
Planning for development of transport |
4.2.5 |
General planning for urban areas |
4.2.6 |
Planning for extraction and processing of minerals |
4.2.7 |
Land-use planning |
4.2.8 |
Planning for use of marine resources |
5 |
Amendments to strategies, planning, or plans |
5.1 |
Strategies, planning, or plans mentioned in Section 1, 2, 3 and 4 of this Appendix not undergone assessment of SEA reports before the amendments |
5.2 |
Strategies, planning, or plans mentioned in Section 1, 2, 3 and 4 of this Appendix posing risks of negative impact on the environment due to the amendments |
6 |
Strategies, planning, or plans as prescribed by the National Assembly, the Government of the Prime Minister |
LIST OF ENTITIES SUBJECT TO ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT
(Issued together with the Decree No. 18/2015/ND-CP dated February 14, 2015 of the Government)
No. |
Project |
Scope |
Entity required to report results of environment protection works |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
1. |
Projects under competence to decide investment policies of the National Assembly; or competence to decide investment approval of the Government or the Prime Minister |
All |
According to detailed projects of this List |
2. |
Projects using land of national parks, wildlife sanctuary, world heritage sites, biosphere reserves; projects using land of historic-cultural sites or national scenic beauties; |
All |
According to detailed projects of this List |
Projects for deforestation; change in forest land uses; change in paddy land uses |
Forest or specialized forest area: at least 5 hectares Natural forest area: at least 10 hectares Other forest area: at least 50 hectares Paddy land changed into non-agricultural land area: at least 5 hectares |
||
Construction projects |
|||
3. |
Construction projects for technical infrastructure of urban areas or residential areas |
Area: at least 5 hectares |
No |
4. |
Projects for new or renovated drainage system in urban areas or residential areas; dredging of canals, rivers, or lakes |
Length of a project for new or renovated drainage system in urban areas or residential areas: at least 10 km; Dredged canals, rivers, or lakes area: at least 5 hectares; Total dredging volume: at least 50,000 m³ |
No |
5. |
Construction projects for infrastructure of industrial parks, hi-tech zones, industrial complexes, export-processing zones, commercial zones, craft villages and other concentrated business areas |
All |
All |
6. |
Construction projects for supermarkets or shopping malls |
Floor area: at least 10,000 m2 |
No |
7. |
Construction projects for class 1 or class 2 markets in the cities or towns |
All |
No |
8. |
Construction projects for medical examination and treatment facilities and other health facilities |
Scale: at least 50 beds |
All |
9. |
Construction projects for tourist accommodation establishments or residential areas |
Tourist accommodation establishment scale: at least 50 rooms; Residential area: at least 500 inhabitants or 100 households |
No |
10. |
Construction projects for tourist resorts; sports, recreational centers or golf courses |
Area: at least 10 hectares |
No |
11. |
Construction projects for cemeteries or crematoria |
Cemetery area: at least 20 hectares; All, regarding crematoria |
No |
12. |
Construction projects for fighting works, military training centers, shooting ranges and defense ports; military depots; and defense-economic zones |
All |
No |
13. |
Construction projects for sea encroachment |
Coastal boundary length: at least 1,000 m; or encroachment area: at least 5 hectares |
No |
Construction material projects |
|||
14. |
Construction projects for cement or clinker plants |
All construction projects for cement plants Capacity: at least 100,000 metric tons of clinkers per year |
All |
15. |
All construction projects for brick, roofing tile and fibro-cement sheet plants |
Capacity: at least 100 million standard bricks or roofing tiles per year or 500,000 m2 of roofing fibro-cement sheets per year |
All |
16. |
All construction projects for flooring and walling tiles |
Capacity: at least 500,000 m2 per year |
All |
17. |
Construction projects for construction supplies and materials |
Capacity: at least 50,000 metric tons of products per year |
All |
18. |
Projects for asphalt, commercial concrete and other |
Capacity: at least 100 metric tons of products per day |
No |
Transport projects |
|||
19. |
Construction projects for underground or cable car traffic works |
All, regarding underground traffic works; length of cable cars: at least 500 m |
No |
20. |
Construction projects for automobile highways and automobile roads from class I to III; mountainous road class IV; railways, overhead railways |
All, regarding automobile highways and automobile roads from class I to III; railways, overhead railways; Length of class IV mountainous roads: at least 50 km |
No |
21. |
Construction projects for airports (runways, cargo terminals, passenger terminals) |
All runways, passenger terminals; Capacity of cargo terminals: at least 200,000 metric tons of goods per year |
No |
22. |
Construction projects for road bridges or rail bridges |
Length: at least 500 m (excluding feeder roads) |
No |
23. |
Construction projects for river and sea ports; asylum harbors; projects for dredging of navigable channels, inland waterway jet |
River ports and seaports: Capable of receiving 1,000 DWT ships or larger; Asylum harbors: capable of receiving 1,000 DWT ships or larger Dredging: at least 50,000 m³ per year |
No |
24. |
Construction projects for car terminals or railway stations |
Land area: at least 5 hectares |
No |
Projects for electronics, power and radioactivity |
|||
25. |
Construction projects for nuclear reactors; construction projects for nuclear power plants, or thermal power plants |
All |
All |
26. |
Construction projects for business facilities using radioactive substances or arising radioactive waste |
All cases arising radioactive waste exceed permitted limit |
No |
27. |
Construction projects for wind power plants, photo-electric power plants, hydroelectric plants |
Wind power plant or photo-electric power plant area: at least 100 hectares Reservoir capacity: at least 100,000 m³ of water Hydroelectric power plants capacity: at least 10 MW |
No |
28. |
Construction projects for electricity transmission lines and power stations |
Electricity transmission lines: at least 100 kV; Power stations capacity: at least 500 kV |
No |
29. |
Projects for manufacture or processing of electrical or electronic equipment and electronic components |
Electronic equipment, electrical or electronic components capacity: at least 500,000 products per year; Electrical equipment capacity: at least 500 metric tons of products per year |
All projects having plating stage |
Projects for irrigation, forest extraction and cultivation |
|||
30. |
Construction projects for water reservoirs |
Reservoir volume: at least 100,000 m³ |
No |
31. |
Construction projects for irrigation and water supply and drainage works for agricultural, forestry and fishery production |
Irrigation and water supply and drainage work area: at least 500 hectares |
No |
32. |
Projects for dykes and sea and river embankments |
Length: at least 1,000 m |
No |
33. |
Project for forest extraction |
Planted forests which are zoned production forests at least 200 hectares in area At least 50 hectares in area regarding natural production forests |
No |
34. |
Projects for industrial crop zones; cattle feed crop zones; herbal ingredient crop zones; and consolidated zones for vegetable and flower plantation |
Area: at least 50 hectares |
No |
Projects for mineral exploration, extraction and processing |
|||
35. |
Projects for extraction of sand, gravel, leveling materials |
Crude sand or gravel: at least 50,000 m³ of per year; Crude leveling materials: at least 100,000 m³ of per year; |
No |
36. |
Projects for solid mineral extraction (not using toxic chemicals, industrial explosives) |
Mineral or earth and stone waste: at least 50,000 m³ per year; Mineral or earth and stone waste: at least 1,000,000 m³; |
All |
37. |
Projects for exploration of rare earth, radioactive minerals; projects for extraction and processing of solid minerals using harmful chemicals or industrial explosives; projects for processing and refining of non-ferrous metals, radioactive metals, rare earth |
All |
All, except for projects for exploration |
38. |
Projects for processing of solid minerals not using harmful chemicals |
Capacity: at least 50,000 m³ of products per year; Earth and stone waste volume: at least 500,000 m³ of per year |
All |
39. |
Projects for water extraction for business and domestic purposes |
Ground water capacity: at least 3,000 m of water per day and night; Surface water capacity: at least 50,000 m³ of water per day and night; |
No |
40. |
Projects for extraction of mineral water, natural hot water (underground or on the surface) |
Bottled water capacity: at least 200 m³ of water per day and night; Other water capacity: at least 500 m³ of water per day and night; |
No |
41. |
Projects for sorting and enrichment of rare earth and radioactive minerals |
Capacity: at least 500 metric tons of products per year |
All |
Projects for oil and gas |
|||
42. |
Project for oil and gas extraction |
All |
All |
43. |
Construction projects for oil refineries (except those on LPG filling and lubricant preparation); petrochemical, drilling fluid, or petrochemistry plants; construction projects for oil and gas pipelines; construction projects for oil and gas transit centers |
All construction projects for oil refineries plants (except those on LPG filling and lubricant preparation); petrochemical, drilling fluid, or petrochemistry plants: capable of at least 500 metric tons of products per year; or construction projects for oil and gas pipelines: capable of at least 20 km of pipelines; All construction projects for oil and gas transit centers |
All constructions projects for oil refineries or petrochemical plants (except those on LPG filling and lubricant preparation) |
44. |
Construction projects for petroleum depots and shops |
Storing volume: at least 200 m³ |
No |
Projects for waste treatment |
|||
45. |
Construction projects for recycling and treating solid waste and/or hazardous waste plants |
All regarding hazardous waste; Normal solid waste capacity: at least 10 metric tons per day |
According to regulations on management of waste and scrap |
46. |
Construction projects for urban or industrial sewage treatment system |
All |
No |
Projects for engineering and/or metallurgy |
|||
47. |
Construction projects for metallurgy plants |
All, regarding projects using scraps as materials; Projects using other material capacity: at least 1.000 metric tons of products per year |
All |
48. |
Construction projects for metal rolling mills |
Capacity: at least 2.000 metric tons of products per year |
No |
49. |
Construction projects for shipyards |
Capable of receiving 1,000 DWT ships or larger |
All |
50. |
Construction projects for container and trailer manufacturing and repairing plants |
Capable for producing at least 500 containers or trailers per year Capable for repairing at least 2.500 containers or trailers per year |
No |
51. |
Construction projects for locomotives and compartments building, repairing and assembling plants |
All |
No |
52. |
Construction projects for motorbike and automobile manufacturing and assembling plants |
Capacity: at least 5,000 motorbikes per year; Capacity: at least 500 automobiles per year |
All projects having plating stage |
53. |
Construction projects for machinery and tool machinery manufacturing plants |
Capacity: at least 1.000 metric tons of products per year |
No |
54. |
Construction projects for metal plating, coating and polishing plants |
Capacity: at least 500 metric tons of products per year |
All |
55. |
Construction projects for formed aluminum manufacturing plants |
Capacity: at least 2.000 metric tons of products per year |
No |
56. |
Construction projects for weapon, military supplies and technical equipment manufacturing and repairing plants |
All |
All |
Projects on timber processing and glass, ceramic and china manufacture |
|||
57. |
Construction projects for timber, woodchips of natural timber processing mills |
Capacity: at least 3,000 m³ of products per year; |
No |
58. |
Construction projects for plywood plants |
Capacity: at least 100,000 m2 per year |
All |
59. |
Construction projects for wood product plants |
Depot area: at least 10,000 m2 |
No |
60. |
Construction projects for glass, ceramic and china plants |
Capacity: at least 1,000 metric tons of products per year or at least 10,000 products per year |
All |
61. |
Construction projects for bulb and thermos plants |
Capacity: at least 1,000,000 products per year |
All |
Projects for food manufacturing and processing |
|||
62. |
Construction projects for food pre-processing or processing establishments |
Capacity: at least 500 metric tons of products per year |
All |
63. |
Construction projects for slaughterhouses |
Capacity: at least 200 livestocks per day; 3,000 poultries per day |
All |
64. |
Construction projects for aquatic product, fish paste, aquatic by-product processing establishments |
Capacity: at least 100 metric tons of products per year |
All |
65. |
Construction projects for sugar mills |
Capacity: at least 10.000 metric tons of sugar per year |
All |
66. |
Construction projects for alcohol and spirit breweries |
Capacity: at least 500,000 liters of products per year |
All |
67. |
Construction projects for beer and beverage breweries |
Capacity: at least 10,000,000 liters of products per year |
All construction projects for beer breweries |
68. |
Construction projects for monosodium glutamate plants |
Capacity: at least 5.000 metric tons of products per year |
All |
69. |
Construction projects for milk manufacturing and processing plants |
Capacity: at least 10.000 metric tons of products per year |
All |
70. |
Construction projects for oil manufacturing and processing plants |
Capacity: at least 10.000 metric tons of products per year |
All |
71. |
Construction projects for confectionary makers |
Capacity: at least 5.000 metric tons of products per year |
All |
72. |
Construction projects for refined water and bottled refined water plants |
Capacity: at least 2.000 m³ of water per year |
No |
Projects for farm product processing |
|||
73. |
Construction projects for cigarette plants or tobacco ingredients processing plants |
Capacity: at least 100.000.000 cigarettes per year; Capacity: at least 1.000 metric tons of tobacco ingredients per year |
All, regarding construction projects for cigarette plants |
74. |
Construction projects for farm product or starch manufacturing and processing establishments |
Manufacturing and processing of dried products : at least 10.000 metric tons of products per year Manufacturing and processing of fresh products: at least 1.000 metric tons of products per year |
All |
75. |
Construction project for tea, cashew nut, cocoa, coffee, and/or peppercorn processing establishments |
Dry manufacturing and processing Capacity: at least 5.000 metric tons of products per year Wet manufacturing and processing capacity: at least 1.000 metric tons of products per year |
All projects using wet manufacturing and processing technology having capacity of at least 1.000 metric tons of products per year |
Groups of projects for animal husbandry and animal feed processing |
|||
76. |
Construction projects for animal feed processing establishments |
Capacity: at least 1.000 metric tons of products per year |
All |
77. |
Construction projects for aquaculture establishments |
Water surface area: at least 10 hectares; extensive farming project area: at least 50 hectares |
No |
78. |
Construction projects for livestock and poultry husbandry establishments; wild animal raising and caring establishments |
Livestock and poultry husbandry area: at least 1,000 m2 Wild animal husbandry area: at least 500 m2 |
All projects for livestock and poultry husbandry establishments with at least 1,000 m2 in area of breeding facilities |
Projects for fertilizer and plant protection product production |
|||
79. |
Construction projects for fertilizer plants |
Capacity: at least 1.000 metric tons of products per year |
All |
80. |
Projects for fertilizer and plant protection product warehouses |
Plant protection product warehouses capacity: at least 500 metric tons and fertilizer warehouses: at least 5,000 metric tons |
No |
81. |
Projects for plant protection product plants |
All |
All |
82. |
Projects for plant protection product bottling or packing establishments |
Capacity: at least 300 metric tons of products per year |
No |
83. |
Construction projects for organic or micro-bio fertilizer plants |
Capacity: at least 10.000 metric tons of products per year |
All |
Projects for chemicals, pharmaceuticals and cosmetics |
|||
84. |
Construction projects for pharmaceutical or veterinary drug plants; production projects for medicinal materials (including medicinal chemistry and excipient materials) |
All, regarding vaccine production Veterinary drugs, medicinal materials capacity (including medicinal chemistry and excipient materials): at least 50 metric tons of products per year |
All |
85. |
Construction projects for comestics plants |
Capacity: at least 50 metric tons of products per year |
No |
86. |
Construction projects for chemical, plastic, plastic-based product or paint-based product plants |
Capacity: at least 100 metric tons of products per year |
All |
87. |
Construction projects for plastic product or plastic bead plants |
Capacity: at least 1.000 metric tons of products per year |
All |
88. |
Construction projects for detergent and additive plants |
Capacity: at least 1.000 metric tons of products per year |
All |
89. |
Projects for plant protection discharge substance, explosive and fire device plants |
All |
All |
90. |
Construction projects for industrial explosive plants; fixed explosive warehouses; chemical warehouses |
All industrial explosive plants; fixed explosive warehouses capable for storing at least 5 metric tons of products Chemical warehouse capacity: at least 500 metric tons |
All |
91. |
Construction projects for salterns |
Area: at least 100 hectares |
No |
Projects for paper and stationery production |
|||
92. |
Construction projects for paper pulp and paper from raw materials plants |
Capacity: at least 300 metric tons of products per year |
All |
93. |
Construction projects for paper or carton packaging from paper pulp or scrap plants |
Capacity: at least 5.000 metric tons of products per year |
All |
94. |
Construction projects for stationery plants |
Capacity: at least 1.000 metric tons of products per year |
All |
Projects for textiles, dyeing and garment |
|||
95. |
Construction projects for weaving or dye- weaving establishments |
All |
All |
96. |
Construction projects for non-dye weaving establishments |
Capacity: at least 10,000,000 m2 of fabrics per year |
No |
97. |
Construction projects for textile and garment manufacturing and processing plants |
Capacity: at least 50,000 products per year for those involving the washing and bleaching process Capacity: at least 2,000,000 products per year for those not involving the washing and bleaching process |
All projects involving the washing and bleaching process |
98. |
Construction projects for industrial washing and laundering |
At least 50,000 products per year |
All |
99. |
Production projects for silk and synthetic fibers |
At least 1.000 metric tons of products per year |
All |
Other projects |
|||
100. |
Construction projects for old ship demolition or clean-ship plants |
All |
All |
101. |
Construction projects for oil rubber and latex processing plants |
Capacity: at least 1.000 metric tons of products per year |
All |
102. |
Construction projects for medical product and equipment from medical plastics and rubber plants |
Capacity: at least 100,000 products per year |
All |
103. |
Construction projects for footwear plants |
Capacity: at least 1.000.000 pairs per year |
No |
104. |
Construction projects for rubber tires and tubes plants |
Capacity of rubber tires and tubes of automobiles or tractors: at least 50,000 products per year; capacity of bikes or motorbikes: at least 100,000 products per year |
All |
105. |
Construction projects for printing ink and other printing material plants |
Printing ink capacity: at least 500 metric tons of per year and printing material capacity: 1,000 products per year |
All |
106. |
Construction projects for battery and cell factories |
Capacity: at least 50,000 kWh per year or at least 100 metric tons of products per year |
All |
107. |
Construction projects for tanning establishments |
All |
All |
108. |
Construction projects for manufacturing CO2 gas, filling and liquefying gases, manufacturing industrial gas |
Capacity: at least 3.000 metric tons of products per year |
No |
109. |
Projects for relocation |
At least 300 households |
No |
110. |
Projects for yards for raw materials, scrap |
Area: at least 1 hectares |
All |
111. |
Projects not listed from Nos.1 thru 100 at least 500 m³ of industrial wastewater per day and night or at least 200,000 m³ of exhaust per hour or at least 5 metric tons of solid waste per day and night |
All |
All |
112. |
Projects for renovation, expansion, upgrading and capacity increase |
Scale and capacity equivalent to the projects from Nos. 1 thru 110 |
According to detailed projects of this List |
113. |
Projects having work items with size and capacity up to the level of projects listed from Nos. 1 thru 110 of this Appendix |
All |
According to detailed projects of this List |
LIST OF PROJECTS UNDER ASSESSMENT AND APPROVAL FOR ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT REPORTS OF THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
(Issued together with the Decree No.18/2015/ND-CP dated February 14, 2015 of the Government)
1. Projects under competence to decide of the National Assembly, the Government and the Prime Minister.
2. Projects that use land of national parks, wildlife sanctuary; projects that use at least 1 hectares of land of national historical-cultural monument; at least 5 hectares of land of world heritage sites or national scenic beauties; or at least 10 hectares of land of biosphere reserves.
3. Construction projects for nuclear power plants, nuclear fusion power plants, nuclear reactors; construction projects for at least 600 MW power plants; construction projects for hydroelectric power plants, irrigation works with a capacity of at least 100.000.000 m³ of water.
4. Construction projects for sea encroachment at least 20 hectares; project that use at least 20 hectares of protection forests or specialized forests, at least 100 hectares of natural forests; projects using at least 10 hectares of paddy land.
5. Construction projects for oil refineries; construction projects for establishments manufacturing chemicals, plant protection products, detergents, additives, chemical fertilizers or processing rubber at least 10,000 metric tons products per year; projects for cement plants with capacity of at least 1,200,000 metric tons of cement per year; projects for business rising radioactive waste; construction projects for battery plants with capacity of at least 300,000 kWh per year or 600 metric tons of products per year; construction projects for paper pulp mills with capacity of at least 25,000 tons of products per year; construction projects for oil, monosodium glutamate, sugar, milk processing plants with capacity of at least 50,000 metric tons of products per year; construction projects for beer or beverage plants with capacity of 30,000,000 liters of products per year; construction projects for alcohol or spirit breweries with capacity of 2,000,000 liters of products per year; construction projects for dye- weaving establishments with capacity of at least 100,000,000 m2 of fabrics per year; construction projects for aquatic product processing with capacity of 5,000 metric tons of products per year.
6. Projects for oil extraction; projects for extraction of solid mineral, sand, gravel or leveling materials with capacity of at least 500,000 m³ of crude materials per year; projects for dredging of waterway, navigable channels, piers with capacity of at least 500,000 m³ per year or at least 10,000,000 m³ of dredged materials; projects for mineral extraction with mining area of at least 50 hectares or a weight of at least 10,000,000 m³ of mineral or earth and stone waste; projects for rare earth and radioactive mineral extraction exceeding the exemption under the provisions of the law on safety and radiation control; projects for sorting and enrichment of rare earth and radioactive minerals with capacity of at least 50,000 tons of products per year; projects for processing and refining of rare earth, ferrous metals and radioactive minerals with capacity of at least 100,000 tons of refined ores per year; projects for water or minerals under competence to decide of the Ministry of Natural Resources and Environment.
7. Construction projects for infrastructure of industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones, industrial complexes, tourism, recreational, or urban areas with an area of at least 200 hectares; construction projects for ports or piers for at least 50,000 DWT ships; construction projects for refining of iron or steel with capacity of at least 200,000 products per year.
8. Construction projects for recycling and processing of ordinary solid waste with capacity of at least 250 metric tons per day and night; projects for recycling and processing of hazardous waste; construction projects for medical examination and treatment facilities with scope of at least 500 beds (except for those approved by the Ministry of Health); construction projects for concentrated sewage treatment systems with capacity of at least 5,000 m³ per day and night regarding industrial wastewater, or at least 50,000 m³ per day and night regarding domestic wastewater.
9. Projects for extension, upgrade, or capacity expansion of business facilities up to capacity equivalent to projects listed from Nos.1 thru No.8 of this Appendix.
10. Projects having at least one item in the projects listed from Nos.1 thru No.9 of this Appendix.
11. The projects listed in the Appendix II which are located in the administrative divisions of at least two provinces or on the territorial waters not identifiable under administrative management of the People’s Committee of the provinces or projects which are located in the administrative divisions of at least 2 countries./.
LIST OF ENTITIES EXEMPT FROM REGISTRATION OF ENVIRONMENT PROTECTION PLANS
(Issued together with the Decree No. 18/2015/ND-CP dated February 14, 2015 of the Government)
1. Training in human resources; consultancy activities; technology transfers; vocational training, training in technology or management skills; information provider; marketing, investment and trading promotion.
2. Production, presentation and release of television programs, production of films, videos and television programs; television operation; recording activities and music publishing.
3. Commercial services, mobile sales without any fixed sales location.
4. Commercial services, sale of domestic products or household articles.
5. Food and drink services whose restaurant area of under 200 m2.
6. Repair and maintenance of appliances services within scope of individual or household.
7. Photocopy, internet, or video game services
8. Livestock, poultry and wild animal husbandry with breeding facilities of at least 50 m2 in areas; aquaculture with the surface area of at least 5,000 m2.
9. Farming on agricultural land, forestry land within scope of individual or households.
10. Testing cultivation of plant varieties with scope of under 1 hectare in area.
11. Construction of housing for individuals or households.
12. Construction of offices, hostels, hotel, tourist accommodations with scope of under 500 m2 in floor area.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực