Luật tài nguyên nước 2012 số 17/2012/QH13
Số hiệu: | 17/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 21/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 06/08/2012 | Số công báo: | Từ số 481 đến số 482 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Nước dưới đất và nước biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.
Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
3. Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
4. Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.
5. Nguồn nước liên tỉnh là nguồn nước phân bố trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
6. Nguồn nước nội tỉnh là nguồn nước phân bố trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Nguồn nước liên quốc gia là nguồn nước chảy từ lãnh thổ Việt Nam sang lãnh thổ nước khác hoặc từ lãnh thổ nước khác vào lãnh thổ Việt Nam hoặc nguồn nước nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng.
8. Lưu vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển.
Lưu vực sông gồm có lưu vực sông liên tỉnh và lưu vực sông nội tỉnh.
9. Lưu vực sông liên tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
10. Lưu vực sông nội tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
11. Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người.
12. Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam.
13. Nguồn nước sinh hoạt là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc có thể xử lý thành nước sinh hoạt.
14. Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
15. Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó.
16. Cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồn nước, làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh.
17. Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn nước có thể tiếp nhận thêm một lượng nước thải mà vẫn bảo đảm chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng.
18. Dòng chảy tối thiểu là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông hoặc đoạn sông nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước của các đối tượng sử dụng nước.
19. Ngưỡng khai thác nước dưới đất là giới hạn cho phép khai thác nước dưới đất nhằm bảo đảm không gây xâm nhập mặn, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, sụt, lún đất, tác động xấu đến nguồn nước mặt và môi trường liên quan.
20. Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt là vùng phụ cận khu vực lấy nước từ nguồn nước được quy định phải bảo vệ để phòng, chống ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.
21. Chức năng của nguồn nước là những mục đích sử dụng nước nhất định dựa trên các giá trị lợi ích của nguồn nước.
22. Hành lang bảo vệ nguồn nước là phần đất giới hạn dọc theo nguồn nước hoặc bao quanh nguồn nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
1. Việc quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính.
2. Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng nước; giữa nước mặt và nước dưới đất; nước trên đất liền và nước vùng cửa sông, nội thủy, lãnh hải; giữa thượng lưu và hạ lưu, kết hợp với quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
3. Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải tuân theo chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
4. Bảo vệ tài nguyên nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải lấy phòng ngừa là chính, gắn với việc bảo vệ, phát triển rừng, khả năng tái tạo tài nguyên nước, kết hợp với bảo vệ chất lượng nước và hệ sinh thái thủy sinh, khắc phục, hạn chế ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
5. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả; bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, công bằng, hợp lý, hài hòa lợi ích, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các tổ chức, cá nhân.
6. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải có kế hoạch và biện pháp chủ động; bảo đảm kết hợp hài hòa lợi ích của cả nước, các vùng, ngành; kết hợp giữa khoa học, công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
7. Các dự án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải góp phần phát triển kinh tế - xã hội và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cư, quốc phòng, an ninh, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và môi trường.
8. Các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phải gắn với khả năng nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước; bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, không vượt quá ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cư.
9. Bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý trong bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra đối với các nguồn nước liên quốc gia.
1. Bảo đảm tài nguyên nước được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước; xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, nâng cao khả năng dự báo tài nguyên nước, ô nhiễm nguồn nước, lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra; hỗ trợ phát triển nguồn nước và phát triển cơ sở hạ tầng về tài nguyên nước.
3. Ưu tiên đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư khai thác nước để giải quyết nước sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước ngọt.
4. Đầu tư và có cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để quản lý, bảo vệ, phát triển các nguồn nước, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để tái sử dụng, xử lý nước mặn, nước lợ thành nước ngọt, thu gom, sử dụng nước mưa, bổ sung nhân tạo nước dưới đất, khôi phục nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
5. Bảo đảm ngân sách cho các hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và cơ sở giáo dục, đào tạo tổ chức phổ biến, giáo dục về tài nguyên nước, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước; giám sát việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
1. Tổ chức, cá nhân đầu tư dự án trong đó có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước hoặc có hoạt động xả nước thải vào nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành các hoạt động sau đây:
a) Lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn bị ảnh hưởng về những nội dung liên quan đến phương án khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của dự án; tổng hợp, tiếp thu, giải trình và gửi kèm theo hồ sơ của dự án khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc đầu tư;
b) Công khai thông tin về những nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của dự án và những ảnh hưởng có thể gây ra trước khi triển khai thực hiện;
c) Kinh phí thực hiện hoạt động quy định tại khoản này do tổ chức, cá nhân đầu tư dự án chi trả.
2. Trường hợp dự án đầu tư có chuyển nước thì ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân đầu tư dự án còn phải lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân, tổ chức lưu vực sông về quy mô, phương án chuyển nước trước khi lập dự án đầu tư. Việc lấy ý kiến được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) có liên quan đối với dự án có chuyển nước trong phạm vi lưu vực sông nội tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có liên quan và tổ chức lưu vực sông đối với dự án có chuyển nước không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
3. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng hồ, đập trên sông thuộc lưu vực sông liên tỉnh mà không có chuyển nước thì ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, trước khi lập dự án đầu tư, tổ chức, cá nhân đầu tư dự án còn có trách nhiệm sau đây:
a) Lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan và tổ chức lưu vực sông về quy mô, phương án đề xuất xây dựng công trình trên dòng chính;
b) Thông báo trước với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan và tổ chức lưu vực sông về quy mô, phương án đề xuất xây dựng công trình trên dòng nhánh.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc lấy ý kiến và việc công khai thông tin quy định tại Điều này.
1. Danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước là căn cứ để thực hiện các nội dung quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông, nguồn nước.
2. Danh mục lưu vực sông bao gồm:
a) Lưu vực sông liên tỉnh;
b) Lưu vực sông nội tỉnh.
3. Danh mục nguồn nước bao gồm:
a) Nguồn nước liên tỉnh;
b) Nguồn nước nội tỉnh;
c) Nguồn nước liên quốc gia.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập danh mục lưu vực sông liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; lập, ban hành danh mục lưu vực sông nội tỉnh, danh mục nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, ban hành danh mục nguồn nước nội tỉnh trên địa bàn.
1. Lưu trữ tài liệu liên quan đến tài nguyên nước là lưu trữ chuyên ngành và được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có trách nhiệm cung cấp thông tin về tài nguyên nước cho tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về tài nguyên nước phải trả phí sử dụng thông tin theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
1. Đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước và các hành vi khác gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
2. Xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào nguồn nước.
3. Xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước; xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng khoan, giếng đào và các hình thức khác nhằm đưa nước thải vào trong lòng đất; gian lận trong việc xả nước thải.
4. Đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây trái phép gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ, kênh, rạch.
5. Khai thác trái phép cát, sỏi trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa; khai thác khoáng sản, khoan, đào, xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc, công trình và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa.
6. Phá hoại công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
7. Cản trở hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước, quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
8. Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trái phép.
9. Không tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
10. Xây dựng hồ chứa, đập, công trình khai thác nước trái quy hoạch tài nguyên nước.
1. Điều tra cơ bản tài nguyên nước phải được thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Kinh phí cho điều tra cơ bản tài nguyên nước được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Căn cứ quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đã được phê duyệt, bộ, cơ quan ngang bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm tổ chức xây dựng kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước của mình.
1. Việc lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Đáp ứng yêu cầu xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược tài nguyên nước;
b) Làm căn cứ cho hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước, phục vụ việc lập quy hoạch tài nguyên nước.
2. Căn cứ để lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm:
a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược tài nguyên nước;
b) Kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước kỳ trước.
3. Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước có các nội dung chính sau đây:
a) Xác định các yêu cầu về thông tin, số liệu về tài nguyên nước, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên cả nước;
b) Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện điều tra cơ bản hoặc kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước kỳ trước;
c) Xác định các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước cần tiến hành đối với các lưu vực sông, các vùng, các nguồn nước được thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước trong kỳ quy hoạch;
d) Xác định thứ tự ưu tiên các hoạt động điều tra cơ bản được xác định tại điểm c khoản này;
đ) Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện.
4. Kỳ quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước là 10 năm, tầm nhìn 20 năm.
1. Điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước;
b) Kiểm kê tài nguyên nước định kỳ 05 năm một lần;
c) Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải, khí thải, chất thải khác vào nguồn nước;
d) Xây dựng và duy trì hệ thống mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước;
đ) Xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra;
e) Xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước;
g) Xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia, báo cáo tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của ngành, lĩnh vực.
2. Nội dung hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Lập bản đồ đặc trưng lưu vực sông, bản đồ đặc trưng các sông, suối, hồ, đầm, phá và các vùng biển;
b) Lập bản đồ địa chất thủy văn cho các tầng, các cấu trúc chứa nước, phức hệ chứa nước;
c) Đánh giá số lượng và chất lượng các nguồn nước; tìm kiếm nguồn nước dưới đất;
d) Lập bản đồ tài nguyên nước, bản đồ phân vùng chất lượng nguồn nước, các bản đồ chuyên đề về tài nguyên nước;
đ) Đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, nhiễm mặn nguồn nước mặt, nước dưới đất, ô nhiễm nước biển; phân loại nguồn nước theo mức độ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt;
e) Xác định khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước và lập bản đồ phân vùng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;
g) Xác định dòng chảy tối thiểu trong sông, ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, khu vực cần cấm hoặc hạn chế khai thác nước;
h) Đánh giá, cảnh báo, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước, diễn biến bất thường về số lượng, chất lượng các nguồn nước và các tác hại do nước gây ra;
i) Xác định khả năng bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước của cả nước;
b) Tổng hợp kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Lập, công bố báo cáo tài nguyên nước quốc gia định kỳ 05 năm một lần, báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước hằng năm.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, lập báo cáo tình hình sử dụng nước của ngành, lĩnh vực và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước trên phạm vi địa bàn theo phân cấp của Chính phủ và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
4. Việc thực hiện điều tra cơ bản về tài nguyên nước phải do đơn vị có đủ điều kiện về năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc điều tra cơ bản tài nguyên nước.
1. Việc lập chiến lược tài nguyên nước phải bảo đảm các nguyên tắc và căn cứ sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng;
b) Đáp ứng nhu cầu về sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất, phát triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống có hiệu quả tác hại do nước gây ra; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước;
c) Nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng của nguồn nước và khả năng hợp tác quốc tế; điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
d) Kết quả điều tra cơ bản, dự báo tài nguyên nước, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với các nguồn nước.
2. Chiến lược tài nguyên nước có các nội dung chính sau đây:
a) Quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo, tầm nhìn, mục tiêu về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
b) Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tổng thể về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, các đề án, dự án ưu tiên thực hiện trong từng giai đoạn trong kỳ lập chiến lược.
3. Chiến lược tài nguyên nước được xây dựng cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm theo kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập chiến lược tài nguyên nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Quy hoạch tài nguyên nước gồm có:
a) Quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước;
b) Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh;
c) Quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Đối tượng của quy hoạch là nước mặt, nước dưới đất.
3. Kỳ quy hoạch tài nguyên nước là 10 năm, tầm nhìn 20 năm.
1. Việc lập quy hoạch tài nguyên nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược tài nguyên nước;
b) Gắn kết với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch của các ngành liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác để phát triển bền vững;
c) Bảo đảm tính toàn diện giữa nước mặt và nước dưới đất, giữa khai thác, sử dụng tài nguyên nước với bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; bảo đảm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước và phân bổ hài hoà lợi ích sử dụng nước giữa các địa phương, các ngành, giữa thượng lưu và hạ lưu;
d) Bảo đảm công khai, có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan trong quá trình lập quy hoạch;
đ) Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước; quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước và quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.
2. Quy hoạch về thủy lợi, thủy điện, cấp nước, giao thông đường thủy nội địa và các quy hoạch khác có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước do bộ, ngành, địa phương lập (sau đây gọi chung là quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước) phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước.
1. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, quy hoạch vùng, địa phương.
2. Chiến lược tài nguyên nước, nhu cầu khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa phương và bảo vệ môi trường.
3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và điều kiện cụ thể của từng lưu vực sông, từng vùng, tiềm năng thực tế của nguồn nước và dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước.
4. Kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước.
5. Định mức, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
6. Quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp có liên quan đến nguồn nước liên quốc gia.
7. Nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước.
1. Đánh giá tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường, hiện trạng tài nguyên nước, hiện trạng khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
2. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước.
3. Nhận định xu thế biến động tài nguyên nước, nhu cầu khai thác, sử dụng nước cho đời sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội.
4. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ quản lý, điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
5. Xác định yêu cầu chuyển nước giữa các lưu vực sông, xác định các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng nguồn nước quy mô lớn.
6. Xác định thứ tự ưu tiên lập quy hoạch đối với các lưu vực sông, nguồn nước.
7. Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện.
Quy hoạch tài nguyên nước bao gồm một hoặc các nội dung sau đây:
a) Đánh giá số lượng, chất lượng của nguồn nước, hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; dự báo xu thế biến động dòng chảy, mực nước của các tầng chứa nước, nhu cầu sử dụng nước;
b) Phân vùng chức năng của nguồn nước;
c) Xác định tỷ lệ phân bổ tài nguyên nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước, thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ trong trường hợp hạn hán, thiếu nước; xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước;
d) Xác định hệ thống giám sát tài nguyên nước, giám sát khai thác, sử dụng nước;
đ) Xác định nhu cầu chuyển nước giữa các tiểu lưu vực trong lưu vực sông, nhu cầu chuyển nước với lưu vực sông khác;
e) Xác định các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước;
g) Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện;
a) Xác định yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước đối với các hoạt động khai thác, sử dụng nước và các hệ sinh thái thủy sinh;
b) Xác định các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; đánh giá diễn biến chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước;
c) Xác định các công trình, biện pháp phi công trình bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái, cạn kiệt để bảo đảm chức năng của nguồn nước;
d) Xác định hệ thống giám sát chất lượng nước, giám sát xả nước thải vào nguồn nước;
đ) Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện;
3. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra:
a) Xác định khu vực bờ sông bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở, khu vực bị sụt, lún đất hoặc có nguy cơ bị sụt, lún đất, xâm nhập mặn do thăm dò, khai thác nước dưới đất; đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân và phân vùng tác hại do nước gây ra;
b) Đánh giá tổng quát hiệu quả, tác động của công trình, biện pháp phi công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại đã xác định tại điểm a khoản này;
c) Xác định các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống cảnh báo, dự báo tác hại do nước gây ra;
d) Xác định công trình, biện pháp phi công trình để giảm thiểu tác hại do nước gây ra;
đ) Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện;
4. Trong trường hợp cần thiết, nội dung quy hoạch còn có đề xuất việc điều chỉnh nhiệm vụ, quy trình vận hành của công trình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra để thực hiện các nội dung quy định tại Điều này.
1. Nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước bao gồm các nội dung sau đây:
a) Đánh giá tổng quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng tài nguyên nước, tình hình bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
b) Xác định sơ bộ chức năng của nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước, tiêu nước, các vấn đề cần giải quyết trong bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
c) Xác định đối tượng, phạm vi, nội dung quy hoạch nhằm bảo đảm chức năng của nguồn nước, giải quyết các vấn đề đã xác định tại điểm b khoản này;
d) Xác định giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch.
2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch tài nguyên nước có trách nhiệm phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước.
1. Trách nhiệm lập, phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức lập quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng và các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương có liên quan tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Quy hoạch tài nguyên nước phải được lấy ý kiến bằng văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương, tổ chức lưu vực sông, tổ chức có liên quan trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch tài nguyên nước có quyền thuê đơn vị tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước.
4. Kinh phí lập, phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước do ngân sách nhà nước bảo đảm.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định định mức, đơn giá, quy chuẩn kỹ thuật và hồ sơ quy hoạch tài nguyên nước.
1. Quy hoạch tài nguyên nước được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự điều chỉnh về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược tài nguyên nước làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch đã được phê duyệt;
b) Quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt không bảo đảm nguyên tắc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 của Luật này;
c) Các dự án công trình trọng điểm quốc gia mới được hình thành làm ảnh hưởng lớn đến tài nguyên nước;
d) Có sự biến động về điều kiện tự nhiên tác động lớn đến tài nguyên nước;
đ) Có sự điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh.
2. Nội dung điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước phải dựa trên kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt, những yếu tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh quy hoạch, bảo đảm tính kế thừa và chỉ điều chỉnh những nội dung thay đổi.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước quyết định việc điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước đã phê duyệt.
4. Việc lập, lấy ý kiến, thẩm định đối với việc điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước được thực hiện như việc lập quy hoạch tài nguyên nước.
1. Đơn vị tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước phải có tư cách pháp nhân, đủ điều kiện về số lượng, năng lực chuyên môn của cá nhân tham gia lập quy hoạch tài nguyên nước, năng lực quản lý và các điều kiện kỹ thuật phù hợp với công việc đảm nhận.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về điều kiện năng lực của đơn vị tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước.
1. Quy hoạch tài nguyên nước phải được công bố trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được phê duyệt. Thẩm quyền công bố quy hoạch tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước, quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Căn cứ quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Lập, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước của mình. Đối với các quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước do các bộ, cơ quan ngang bộ lập thì phải có văn bản chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch có khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước đối với phần nội dung công việc thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Tổ chức lưu vực sông có trách nhiệm đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch tài nguyên nước; kiến nghị giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước.
4. Các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để thực hiện quyền giám sát, đề xuất các biện pháp thực hiện quy hoạch tài nguyên nước.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước.
1. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước.
2. Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước tại địa phương.
3. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thường xuyên bảo vệ nguồn nước do mình khai thác, sử dụng, đồng thời có quyền giám sát những hành vi, hiện tượng gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước của tổ chức, cá nhân khác.
4. Người phát hiện hành vi, hiện tượng gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn nguồn nước có trách nhiệm ngăn chặn và báo ngay cho chính quyền địa phương nơi gần nhất để kịp thời xử lý. Trường hợp chính quyền địa phương nhận được thông báo không xử lý được thì phải báo cáo ngay cho chính quyền địa phương cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tuân thủ quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nếu làm suy giảm chức năng của nguồn nước, gây sụt, lún đất, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Không xây dựng mới các bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại trong hành lang bảo vệ nguồn nước.
Đối với cơ sở đang hoạt động thì phải có biện pháp xử lý, kiểm soát, giám sát chặt chẽ chất lượng nước thải, chất thải trước khi thải ra đất, nguồn nước; cơ sở đang hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước phải có giải pháp để khắc phục trong thời hạn do cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền quy định; trường hợp không khắc phục được thì bị đình chỉ hoạt động hoặc di dời theo quy định của pháp luật.
3. Việc xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, vui chơi, giải trí tập trung, tuyến giao thông đường thủy, đường bộ, công trình ngầm, công trình cấp, thoát nước, công trình khai thác khoáng sản, nhà máy điện, khu chứa nước thải và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các công trình khác có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước phải có phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác mỏ hoặc xây dựng công trình, nếu tiến hành hoạt động bơm hút nước, tháo khô dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước thì phải dừng ngay việc bơm hút nước và thực hiện các biện pháp hạn chế, khắc phục theo chỉ đạo của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải phải được chống thấm, chống tràn bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước.
1. Việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước được thực hiện như sau:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ra sự cố ô nhiễm nguồn nước có trách nhiệm xây dựng phương án, trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết và thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do mình gây ra;
b) Trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương có trách nhiệm xác định rõ nguyên nhân, tổ chức, cá nhân gây ra sự cố; phối hợp giảm thiểu tác hại do sự cố gây ra; giám sát, đánh giá mức độ suy giảm chất lượng nước, thiệt hại do sự cố gây ra để yêu cầu đối tượng gây ra sự cố bồi thường thiệt hại;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự cố ô nhiễm nguồn nước có trách nhiệm chủ động tiến hành các biện pháp ngăn chặn, hạn chế lan rộng vùng ô nhiễm, xử lý, giảm thiểu ô nhiễm thuộc phạm vi quản lý, phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan trong quá trình ngăn chặn, xử lý sự cố và báo cáo kịp thời với Bộ Tài nguyên và Môi trường;
d) Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố ô nhiễm nguồn nước, ngoài việc bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật còn có trách nhiệm khắc phục hậu quả ô nhiễm, suy thoái nguồn nước trước mắt, cải thiện, phục hồi chất lượng nước về lâu dài và bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
2. Ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm đối với nguồn nước liên quốc gia được thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân các cấp nơi có nguồn nước liên quốc gia có trách nhiệm theo dõi, phát hiện sự cố ô nhiễm trên địa bàn; trường hợp xảy ra sự cố thì phải chủ động tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn, hạn chế lan rộng vùng ô nhiễm; xử lý, giảm thiểu ô nhiễm thuộc phạm vi quản lý và báo cáo Ủy ban nhân cấp tỉnh để tổ chức chỉ đạo xử lý và báo cáo với Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan tại quốc gia xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia để tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn và khắc phục hậu quả phù hợp với pháp luật quốc tế và các điều ước quốc tế liên quan.
3. Việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trong trường hợp khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
4. Phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt được thực hiện như sau:
a) Các nguồn nước phải được phân loại theo mức độ, phạm vi ô nhiễm, cạn kiệt và lập thứ tự ưu tiên để có kế hoạch phục hồi;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi nguồn nước nội tỉnh.
5. Kinh phí để khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân gây sự cố và kinh phí phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt theo kế hoạch quy định tại điểm b khoản 4 Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm.
1. Trách nhiệm quan trắc, giám sát tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quan trắc, giám sát về số lượng, chất lượng nguồn nước, hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quan trắc, giám sát về số lượng, chất lượng nguồn nước, hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các nguồn nước nội tỉnh;
c) Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước có trách nhiệm quan trắc, giám sát việc khai thác, sử dụng nước và xả nước thải của mình theo quy định.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể việc quan trắc, giám sát tài nguyên nước.
1. Nhà nước có kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn và các loại rừng khác, thực hiện các chương trình phủ xanh đất trống, đồi, núi trọc, mở rộng thảm thực vật nhằm chống xói mòn đất, tăng cường khả năng giữ nước của đất, bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy.
2. Các tổ chức, cá nhân khai thác rừng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khai thác, bảo vệ rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy thoái rừng đầu nguồn.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hồ chứa, các dự án khai thác, chế biến khoáng sản và các hoạt động khác có sử dụng hoặc ảnh hưởng đến diện tích rừng phải trồng bù diện tích rừng đã bị mất do việc xây dựng công trình hoặc đóng góp kinh phí trồng rừng theo quy định trong trường hợp địa phương không bố trí được quỹ đất để trồng rừng mới.
4. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa phải đóng góp kinh phí cho hoạt động bảo vệ rừng thuộc phạm vi lưu vực của hồ chứa và tham gia các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc trồng bù diện tích rừng, đóng góp kinh phí và việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn các lưu vực hồ chứa.
Việc khai thác khoáng sản, xây dựng cầu, bến tàu hoặc công trình khác ngăn, vượt sông, suối, kênh, rạch; đặt đường ống hoặc dây cáp bắc qua sông, suối, kênh, rạch, đặt lồng bè trên sông không được cản trở dòng chảy và phù hợp với tiêu chuẩn phòng, chống lũ, các yêu cầu kỹ thuật liên quan khác theo quy định của pháp luật.
1. Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm:
a) Hồ chứa thủy điện, thủy lợi và các hồ chứa nước khác;
b) Hồ tự nhiên, nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa ở các khu vực khác; đầm, phá tự nhiên;
c) Sông, suối, kênh, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước hoặc có tầm quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường;
d) Các nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa và bảo vệ, phát triển hệ sinh thái tự nhiên.
2. Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này có trách nhiệm cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định và bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa để quản lý, bảo vệ.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
1. Tổ chức, cá nhân không được xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt phải thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Thường xuyên quan trắc, theo dõi chất lượng nguồn nước sinh hoạt và bảo đảm chất lượng đối với nguồn nước do mình khai thác;
b) Có phương án khai thác nguồn nước khác để thay thế trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt đang khai thác.
3. Người phát hiện hành vi gây hủy hoại, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt có trách nhiệm ngăn chặn và kịp thời báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trong phạm vi địa phương theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Tổ chức công bố thông tin chất lượng nguồn nước sinh hoạt, cảnh báo hiện tượng bất thường về chất lượng của nguồn nước sinh hoạt đối với các nguồn nước trên địa bàn.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại địa phương.
1. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các loại hóa chất khác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không được gây ô nhiễm nguồn nước.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai khoáng và các hoạt động sản xuất khác không được xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào nguồn nước; trường hợp sử dụng hóa chất độc hại thì phải có biện pháp bảo đảm an toàn, không được để rò rỉ, thất thoát dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích giao thông vận tải thuỷ, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học và các mục đích khác không được gây ô nhiễm nguồn nước.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển phải có phương án, trang thiết bị, nhân lực bảo đảm phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm nước biển.
Trường hợp để xảy ra sự cố gây ô nhiễm nước biển phải kịp thời xử lý, khắc phục sự cố và phải thông báo ngay tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Nguồn thải từ các hoạt động ở vùng ven biển, hải đảo và các hoạt động trên biển phải được kiểm soát, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi thải vào biển.
1. Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất; hành nghề khoan nước dưới đất; khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí; xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ và các hoạt động khoan, đào khác phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất, trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất.
3. Ở những vùng nước dưới đất bị khai thác quá mức hoặc bị suy thoái nghiêm trọng, cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước phải khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác và có các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để bảo vệ nguồn nước dưới đất.
1. Quy hoạch đô thị, khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải phù hợp với quy mô xả nước thải, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước và phải được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền chấp thuận trước khi trình phê duyệt.
2. Dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có hạng mục đầu tư xây dựng hệ thống thu gom tách riêng nước mưa, nước thải; hệ thống xử lý nước thải; hệ thống tiêu, thoát, dẫn nước thải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
3. Tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật này cấp giấy phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
4. Việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước phải căn cứ vào tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước thải, chức năng của nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
5. Tổ chức, cá nhân xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ không phải xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
6. Chính phủ quy định cụ thể việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có các quyền sau đây:
a) Được xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của giấy phép;
b) Được Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp;
c) Được Nhà nước bồi thường thiệt hại trong trường hợp giấy phép bị thu hồi trước thời hạn vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật;
d) Được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc xả nước thải vào nguồn nước bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
đ) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo quy định;
e) Trả lại giấy phép theo quy định;
g) Chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản đầu tư vào công trình xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật;
h) Khiếu nại, khởi kiện các hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật về tài nguyên nước và thực hiện đúng nội dung của giấy phép;
b) Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
c) Bảo đảm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép trong suốt quá trình xả nước thải vào nguồn nước;
d) Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến việc xả nước thải vào nguồn nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
đ) Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
e) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hoạt động xả nước thải của mình gây ra theo quy định;
g) Thực hiện việc quan trắc, giám sát lưu lượng, chất lượng nước thải và chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động xả nước thải theo quy định;
h) Bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xả nước thải trái phép của mình gây ra;
i) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước phải thực hiện các biện pháp sau đây để sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả:
a) Đúng mục đích, hợp lý;
b) Có kế hoạch thay thế, loại bỏ dần phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, tiêu thụ nhiều nước;
c) Cải tiến, hợp lý hóa quy trình sử dụng nước; áp dụng kỹ thuật, công nghệ, thiết bị tiên tiến trong khai thác, sử dụng nước; tăng khả năng sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước; tích trữ nước mưa để sử dụng;
d) Bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ phù hợp với điều kiện nguồn nước; cải tiến, hợp lý hóa và áp dụng các biện pháp, công nghệ, kỹ thuật canh tác, xây dựng, duy tu, vận hành các công trình dẫn nước, giữ nước để tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng mô hình sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; phổ biến, tuyên truyền mô hình, công nghệ, thiết bị tiết kiệm nước.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng nước nhằm thúc đẩy, khuyến khích sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;
b) Xây dựng chương trình, kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn nghiên cứu áp dụng công nghệ sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả nhằm loại bỏ dần công nghệ lạc hậu, tiêu thụ nhiều nước;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và ban hành định mức tiêu thụ nước trong các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của mình; thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong khai thác, sử dụng nước, định mức tiêu thụ nước.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy định về sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả tại địa phương.
1. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hệ thống cấp nước phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và vận hành hệ thống cấp nước nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nước ổn định, an toàn, liên tục và giảm thiểu thất thoát, lãng phí nước.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành công trình, hệ thống công trình thủy lợi phải áp dụng các biện pháp phòng, chống thấm và bảo đảm vận hành hệ thống với phương thức tối ưu nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nước hợp lý, hiệu quả và giảm thiểu thất thoát, lãng phí nước.
1. Tổ chức, cá nhân đầu tư sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước, thu gom, sử dụng nước mưa, sử dụng nước được khử muối từ nước lợ, nước mặn, đầu tư thiết bị, công nghệ tiết kiệm nước, được vay vốn ưu đãi và miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định việc ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ xử lý nước thải, cải tạo, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, tái sử dụng nước và công nghệ khác nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí kinh phí và xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và xử lý, cải tạo, khôi phục nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt.
3. Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ nhằm sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả được ưu tiên bao gồm:
a) Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ nhằm sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong các ngành công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp;
b) Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ xử lý nước thải, cải tạo, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt;
c) Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong việc vận hành điều tiết nước hồ chứa, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước;
d) Ứng dụng giải pháp công nghệ để chế tạo mới các phương tiện, thiết bị sử dụng nước tiết kiệm; cải tiến, đổi mới, nâng cấp thiết bị sử dụng nước;
đ) Ứng dụng giải pháp sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả trong quá trình thiết kế, thi công công trình xây dựng.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có các quyền sau đây:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và mục đích khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
c) Được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
d) Sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên nước theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Được dẫn nước chảy qua đất liền kề thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
e) Khiếu nại, khởi kiện về các hành vi vi phạm quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
b) Sử dụng nước đúng mục đích, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả;
c) Không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
d) Bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác, sử dụng;
đ) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính; bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;
e) Cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép;
g) Khi bổ sung, thay đổi mục đích, quy mô khai thác, sử dụng thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp không phải xin cấp giấy phép, không phải đăng ký theo quy định tại Điều 44 của Luật này;
h) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước thì ngoài việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này, còn phải thực hiện đúng các nội dung trong giấy phép.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước thuộc trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này còn được chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của Chính phủ.
1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép:
a) Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;
b) Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
c) Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;
d) Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;
đ) Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
2. Trường hợp khai thác nước dưới đất quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật này cấp giấy phép trước khi quyết định việc đầu tư.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
1. Nhà nước ưu tiên khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt bằng các biện pháp sau đây:
a) Đầu tư, hỗ trợ các dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch, ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước, vùng có nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Có chính sách ưu đãi, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch; thực hiện biện pháp khẩn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng gây ra thiếu nước.
3. Tổ chức, cá nhân được cấp nước sinh hoạt có trách nhiệm tham gia đóng góp công sức, tài chính cho việc bảo vệ nguồn nước, khai thác, xử lý nước phục vụ cho sinh hoạt theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm nước, phòng, chống chua, mặn, xói mòn đất và bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước.
3. Tổ chức, cá nhân chỉ được khai thác, sử dụng nước bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để sản xuất nông nghiệp.
4. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp phải tuân theo quy trình vận hành.
1. Việc khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện phải bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, trừ trường hợp khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ.
2. Việc xây dựng các công trình thủy điện phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, tuân thủ quy định tại Điều 53 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện phải tuân theo quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu nguồn nước; có trách nhiệm hỗ trợ người dân nơi có hồ chứa.
1. Nhà nước khuyến khích đầu tư khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối. Tổ chức, cá nhân sử dụng nước biển để sản xuất muối không được gây xâm nhập mặn, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng nước đã bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, không được làm ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, cản trở dòng chảy, hư hại công trình trên sông, gây trở ngại cho giao thông thủy và không được gây nhiễm mặn nguồn nước.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất công nghiệp phải tiết kiệm nước, không gây ô nhiễm nguồn nước.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho khai thác, chế biến khoáng sản phải có biện pháp thu gom, xử lý nước đã qua sử dụng đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước.
1. Nhà nước khuyến khích khai thác, sử dụng nguồn nước để phát triển giao thông thủy.
2. Hoạt động giao thông thủy không được gây ô nhiễm nguồn nước, cản trở dòng chảy, gây hư hại lòng, bờ, bãi sông, suối, kênh, rạch và các công trình trên sông; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Việc xây dựng công trình, quy hoạch tuyến giao thông thủy phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch phát triển các vùng ven biển.
4. Việc xây dựng và quản lý các công trình khác liên quan đến nguồn nước phải bảo đảm an toàn và hoạt động bình thường cho các phương tiện giao thông thủy và không được gây ô nhiễm nguồn nước.
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, y tế, thể thao, giải trí, du lịch và các mục đích khác phải sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, không được gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, cản trở dòng chảy và các ảnh hưởng xấu khác đến nguồn nước.
1. Tổ chức, cá nhân thăm dò nước dưới đất phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 44 của Luật này.
3. Việc cấp giấy phép khai thác nước dưới đất phải căn cứ vào quy hoạch tài nguyên nước, kết quả điều tra cơ bản, thăm dò nước dưới đất, tiềm năng, trữ lượng nước dưới đất và các quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Hạn chế khai thác nước dưới đất tại các khu vực sau đây:
a) Khu vực có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước;
b) Khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ bị hạ thấp quá mức;
c) Khu vực có nguy cơ sụt, lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất;
d) Khu vực có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng;
đ) Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng.
5. Các hình thức hạn chế khai thác nước dưới đất bao gồm:
a) Hạn chế về đối tượng, mục đích khai thác;
b) Hạn chế về lưu lượng, thời gian khai thác;
c) Hạn chế về số lượng công trình, độ sâu, tầng chứa nước khai thác.
6. Chính phủ quy định cụ thể việc thăm dò, khai thác nước dưới đất.
1. Quy hoạch phát triển của các ngành, địa phương có đề xuất xây dựng hồ chứa trên sông, suối phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước và phải có các nội dung sau đây:
a) Sự cần thiết phải xây dựng hồ chứa so với các giải pháp công trình khác để thực hiện các nhiệm vụ của quy hoạch;
b) Xác định dòng chảy cần duy trì trên sông, suối theo thời gian ở hạ du hồ chứa được đề xuất trong quy hoạch;
c) Xác định và sắp xếp các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên đối với mỗi hồ chứa đề xuất trong quy hoạch và mức bảo đảm cấp nước đối với từng nhiệm vụ đề ra;
d) Dung tích hồ chứa dành để thực hiện từng nhiệm vụ của hồ chứa trong điều kiện thời tiết bình thường và điều kiện thời tiết bất thường có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu;
đ) Vai trò của các hồ chứa hiện có trên lưu vực sông trong việc bảo đảm thực hiện từng nhiệm vụ của hồ chứa được đề xuất;
e) Trong quá trình lập quy hoạch phải tổ chức lấy ý kiến các đối tượng hưởng lợi và đối tượng có nguy cơ rủi ro trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước do việc xây dựng hồ chứa đề xuất trong quy hoạch gây ra. Mọi ý kiến góp ý phải được giải trình, tiếp thu trong báo cáo gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định quy hoạch.
2. Dự án xây dựng hồ chứa trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Có các hạng mục công trình để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, sử dụng nguồn nước tổng hợp, đa mục tiêu, sử dụng dung tích chết của hồ chứa trong trường hợp hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, bảo đảm sự di cư của các loài cá, sự đi lại của phương tiện vận tải thủy đối với các đoạn sông, suối có hoạt động vận tải thủy;
c) Có ý kiến của cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
d) Có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước về các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản này trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa có trách nhiệm:
a) Tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa đã được phê duyệt; bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, an toàn công trình và vùng hạ du của hồ chứa, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
b) Tuân thủ theo lệnh điều hành vận hành hồ chứa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước và các trường hợp khẩn cấp khác;
c) Xây dựng và thực hiện kế hoạch điều tiết nước hằng năm của hồ chứa; thực hiện kế hoạch, phương án điều hòa, phân phối nguồn nước trên lưu vực sông của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Quan trắc khí tượng, thủy văn và tính toán, dự báo lượng nước đến hồ phục vụ vận hành hồ chứa;
đ) Trường hợp sử dụng mặt nước hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch, giải trí thì phải được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước chấp thuận bằng văn bản;
e) Thực hiện chế độ báo cáo; các quy định khác của Luật này và pháp luật có liên quan.
1. Việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước cho các mục đích sử dụng phải căn cứ vào quy hoạch tài nguyên nước, khả năng thực tế của nguồn nước, kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước và bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân sử dụng nước trên cùng một lưu vực sông, giữa thượng lưu với hạ lưu, giữa bờ phải với bờ trái;
b) Ưu tiên về số lượng, chất lượng nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp góp phần bảo đảm an ninh lương thực và các nhu cầu thiết yếu khác của người dân;
c) Bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, ngưỡng khai thác nước dưới đất;
d) Kết hợp khai thác, sử dụng nguồn nước mặt với khai thác, sử dụng nguồn nước dưới đất, nước mưa; tăng cường việc trữ nước trong mùa mưa để sử dụng cho mùa khô.
2. Trong trường hợp thiếu nước, việc điều hòa, phân phối phải ưu tiên cho mục đích sinh hoạt; các mục đích sử dụng khác phải được điều hòa, phân phối theo quy định trong quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông và bảo đảm nguyên tắc công bằng hợp lý.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông liên tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều hòa, phân phối tài nguyên nước trong phạm vi địa phương.
1. Việc lập dự án chuyển nước phải dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Chiến lược tài nguyên nước, chiến lược bảo vệ môi trường;
b) Quy hoạch tài nguyên nước các lưu vực sông liên quan; quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và các ngành liên quan đến khai thác, sử dụng nước trên các lưu vực sông;
c) Đánh giá khả năng thực tế của các nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước của cả lưu vực chuyển nước và lưu vực nhận nước;
d) Đánh giá khả năng ảnh hưởng của việc chuyển nước đến việc khai thác, sử dụng nước, duy trì dòng chảy, kiểm soát lũ và tác động đến môi trường sinh thái, đặc biệt trong mùa khô; lợi ích kinh tế của việc chuyển nước;
đ) Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên đối với trường hợp dự án chuyển nước có liên quan đến nguồn nước liên quốc gia.
2. Dự án chuyển nước phải có ý kiến thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư.
1. Việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất phải trên cơ sở đánh giá cụ thể khả năng thích ứng về số lượng, chất lượng, khả năng giữ và trữ nước của tầng chứa nước được bổ sung, yêu cầu về khai thác, sử dụng, bảo vệ nước dưới đất; đánh giá đầy đủ các tác động kinh tế - xã hội và môi trường.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xác định các tầng chứa nước, khoanh định vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất; hướng dẫn thực hiện các biện pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất thích hợp đối với từng vùng; phê duyệt các phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Việc gây mưa nhân tạo phải căn cứ vào nhu cầu về nước của vùng thiếu nước và điều kiện cho phép để quyết định biện pháp, quy mô hợp lý và phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ quyết định và chỉ đạo bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Việc phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại của lũ, lụt, nước biển dâng, mưa đá, mưa axít và các tác hại khác của nước do thiên tai gây ra được thực hiện theo quy định của pháp luật về đê điều, phòng, chống lụt, bão và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Hồ chứa phải có quy trình vận hành hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước.
2. Hồ chứa lớn, quan trọng trên lưu vực sông phải vận hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa phải bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, phòng, chống lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước cho hạ du và bố trí dung tích để bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của hồ chứa, bao gồm cả dung tích để phòng, chống lũ, an toàn cấp nước trong điều kiện thời tiết bình thường và điều kiện thời tiết bất thường, biến động về chất lượng nước có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu.
4. Quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông phải được lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, tổ chức lưu vực sông, tổ chức liên quan khác trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Trách nhiệm xây dựng quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lập danh mục các hồ chứa phải vận hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa và xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy trình vận hành hồ chứa.
6. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa phải xây dựng phương án để đối phó với tình huống vỡ đập, các tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân.
7. Hồ, ao, đầm, phá không được san lấp để phòng, chống ngập, úng và bảo vệ nguồn nước.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trong phạm vi địa phương.
Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
1. Việc quản lý, vận hành các cống ngăn mặn, giữ ngọt và các hồ chứa nước, công trình điều tiết dòng chảy phải tuân theo quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm phòng, chống xâm nhập mặn.
2. Việc thăm dò, khai thác nước dưới đất ở vùng đồng bằng, ven biển phải bảo đảm phòng, chống xâm nhập mặn cho các tầng chứa nước dưới đất.
3. Việc khai thác nước lợ, nước mặn để sử dụng cho sản xuất không được gây xâm nhập mặn các nguồn nước và làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp phải có biện pháp phòng, chống chua, mặn, xói mòn đất và bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước.
1. Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất, khoan thăm dò địa chất, thăm dò khoáng sản, dầu khí phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống sụt, lún đất.
2. Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất phải thực hiện các biện pháp quy định trong giấy phép, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn kỹ thuật bảo đảm không gây sụt, lún đất.
Trường hợp xảy ra sụt, lún đất thì phải dừng việc thăm dò, khai thác, đồng thời thực hiện các biện pháp khắc phục và báo ngay cho chính quyền địa phương nơi gần nhất.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm, thực hiện các hoạt động khoan, đào khác phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống sụt, lún đất.
4. Ở những vùng bị sụt, lún đất hoặc có nguy cơ bị sụt, lún đất do hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất gây ra thì cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước phải khoanh vùng để có biện pháp hạn chế sụt, lún đất.
1. Hoạt động cải tạo lòng, bờ, bãi sông, xây dựng công trình thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ không được gây sạt, lở, làm ảnh hưởng xấu đến sự ổn định lòng, bờ, bãi sông, hồ và phải được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
2. Đối với những dòng sông, đoạn sông bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở bờ, bãi sông, cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước cấp tỉnh có trách nhiệm xác định nguyên nhân gây sạt, lở, đề xuất các giải pháp để ngăn ngừa, khắc phục và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác.
Trường hợp khu vực bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở bờ, bãi sông nằm giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác.
3. Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể hoạt động của tàu, thuyền trên các tuyến giao thông đường thủy để bảo đảm không gây sạt, lở bờ, bãi sông.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; chỉ đạo việc thực hiện các biện pháp bảo vệ lòng, bờ, bãi sông đối với các sông là ranh giới giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ lòng, bờ, bãi sông trên địa bàn.
1. Thuế tài nguyên nước và các khoản thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
3. Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
4. Tiền bồi thường thiệt hại cho Nhà nước, tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong các trường hợp sau đây:
a) Khai thác nước để phát điện có mục đích thương mại;
b) Khai thác nước để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp;
c) Khai thác nước dưới đất để trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản tập trung với quy mô lớn.
2. Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được xác định căn cứ vào chất lượng của nguồn nước, loại nguồn nước, điều kiện khai thác, quy mô, thời gian khai thác, mục đích sử dụng nước.
3. Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Nhà nước Việt Nam áp dụng những nguyên tắc sau đây trong việc điều tra cơ bản, bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, hợp tác quốc tế và giải quyết tranh chấp về nguồn nước liên quốc gia:
1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của các nước có chung nguồn nước;
2. Bảo đảm công bằng, hợp lý và phát triển bền vững trong khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia;
3. Không làm phương hại tới quyền và lợi ích của các nước có chung nguồn nước phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và các điều ước quốc tế liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam liên quan đến nguồn nước liên quốc gia theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, giám sát, tổng hợp tình hình về các nguồn nước liên quốc gia, kịp thời báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của Việt Nam.
3. Ủy ban nhân dân các cấp tại vùng biên giới có nguồn nước liên quốc gia chảy qua khi phát hiện những vấn đề bất thường về lưu lượng, mực nước, chất lượng của nguồn nước trên địa bàn phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Nhà nước Việt Nam mở rộng hợp tác với các nước, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế trong việc điều tra cơ bản, bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học về tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
2. Nhà nước Việt Nam khuyến khích, hợp tác trao đổi các thông tin có liên quan đến nguồn nước liên quốc gia; phối hợp nghiên cứu và lập quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia; phối hợp phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; tạo thuận lợi cho việc quản lý và thực hiện các dự án liên quan đến nguồn nước liên quốc gia.
3. Nhà nước Việt Nam chủ động tham gia các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước và các tổ chức lưu vực sông quốc tế có liên quan tới Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững nguồn nước liên quốc gia.
Khi giải quyết tranh chấp, bất đồng về nguồn nước liên quốc gia có liên quan đến các nước trong lưu vực sông, các vùng biển thuộc chủ quyền ngoài việc áp dụng những nguyên tắc quy định tại Điều 66 của Luật này, còn phải tuân theo những quy định sau đây:
1. Mọi tranh chấp, bất đồng về chủ quyền trong việc điều tra cơ bản, bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra giữa các nước có chung nguồn nước trong đó có Việt Nam được giải quyết trên cơ sở thương lượng, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thông lệ quốc tế.
2. Mọi tranh chấp, bất đồng về nguồn nước liên quốc gia xảy ra trong lưu vực sông có tổ chức lưu vực sông quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia được giải quyết trong khuôn khổ tổ chức lưu vực sông quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước; ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá về quy hoạch, điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước;
b) Lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước; quy trình vận hành liên hồ chứa, danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước; kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt;
c) Khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất; công bố dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất; thông báo tình hình hạn hán, thiếu nước;
d) Tổ chức thẩm định các dự án chuyển nước lưu vực sông, cho ý kiến về quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các hoạt động có liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước theo thẩm quyền;
đ) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước; đào tạo nguồn nhân lực về tài nguyên nước;
e) Cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền;
g) Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước; tổng hợp kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; tổ chức quan trắc cảnh báo, dự báo và thông báo về mưa, lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm, xâm nhập mặn và các hiện tượng bất thường về tài nguyên nước;
h) Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin tài nguyên nước; quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước; công bố, xuất bản các tài liệu, thông tin về tài nguyên nước;
i) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương án giải quyết những vấn đề liên quan đến nguồn nước liên quốc gia, việc tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về tài nguyên nước; chủ trì các hoạt động hợp tác quốc tế về tài nguyên nước;
k) Thường trực Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và các tổ chức lưu vực sông;
l) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước theo thẩm quyền.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước;
b) Lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước, kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt;
c) Khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất và công bố dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền, khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông; công bố danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp;
d) Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước;
đ) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước;
e) Cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền; hướng dẫn việc đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
g) Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn;
h) Xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước;
i) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức quản lý trạm quan trắc, đo đạc, giám sát tài nguyên nước, công trình thăm dò, khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước để bảo vệ các công trình này;
b) Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền;
c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước; xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; hòa giải, giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước theo thẩm quyền;
d) Định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
đ) Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo thẩm quyền;
e) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo phân cấp hoặc uỷ quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Các hoạt động sau đây trên lưu vực sông cần được điều phối, giám sát:
a) Phối hợp các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông;
b) Điều hoà, phân phối tài nguyên nước, duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông và ngưỡng khai thác nước dưới đất; điều hòa, phân phối nguồn nước trong trường hợp hạn hán, thiếu nước trên lưu vực sông;
c) Hoạt động xây dựng, vận hành hồ chứa, đập dâng và các công trình điều tiết nước trên sông; dự án chuyển nước và các công trình khai thác, sử dụng nước quy mô lớn, quan trọng trên lưu vực sông;
d) Hoạt động xả nước thải có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng chất lượng nguồn nước lưu vực sông; khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông;
đ) Các hoạt động sử dụng đất, khai thác khoáng sản, bảo vệ và phát triển rừng trên lưu vực sông;
e) Các hoạt động khác trên lưu vực sông do Chính phủ quy định.
2. Trách nhiệm điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông được quy định như sau:
a) Tổ chức lưu vực sông kiến nghị việc điều hòa, phân phối nguồn nước, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, việc phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên một hoặc một số lưu vực sông liên tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc điều hòa, phân phối nguồn nước và điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông nội tỉnh;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của tổ chức lưu vực sông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên các lưu vực sông.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; quy định tổ chức và hoạt động của tổ chức lưu vực sông.
1. Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước do Chính phủ thành lập để tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong những quyết định quan trọng về tài nguyên nước thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.
1. Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tài nguyên nước.
2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành tài nguyên nước tuân theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Hòa giải tranh chấp về tài nguyên nước được thực hiện như sau:
a) Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải các tranh chấp về tài nguyên nước;
b) Nhà nước khuyến khích giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước giữa cá nhân, hộ gia đình với nhau thông qua hòa giải tại cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hoà giải các tranh chấp về tài nguyên nước trên địa bàn khi có đề nghị của các bên tranh chấp.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giải quyết tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thuộc trường hợp không phải xin cấp giấy phép; trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên tranh chấp có quyền khiếu nại đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Giải quyết tranh chấp phát sinh trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của mình; trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật;
b) Giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước giữa Ủy ban nhân dân cấp huyện với nhau;
c) Giải quyết tranh chấp đã có quyết định giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng các bên tranh chấp không đồng ý.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Giải quyết tranh chấp phát sinh trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của mình; trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì có quyền khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật;
b) Giải quyết tranh chấp khác về tài nguyên nước giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Yêu cầu về bồi thường thiệt hại liên quan đến giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, việc hành nghề khoan nước dưới đất, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước được thực hiện như sau:
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép theo quy định của Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10 thì được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn ghi trong giấy phép.
2. Tổ chức, cá nhân đang thực hiện khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của Luật này đối với phần còn lại của thời hạn ghi trong giấy phép.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
Law No. 17/2012/QH13 |
Hanoi, June 21, 2012 |
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates Law on water resources.
Article 1. Scope of regulation
1. This Law provides on management, protection, exploitation and use of water resources, as well as the prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
2. Underground water and sea water in exclusive economic zones, continental shelves of the Socialist Republic of Vietnam, mineral water, natural hot water are not subject to adjustment of this Law.
Article 2. Interpretation of terms
In this Law, the below terms are construed as follows:
1. Water resources include underground water, surface water, rain water and sea water in territory of the Socialist Republic of Vietnam.
2. Water sources mean accumulation shapes of natural or artificial water which may exploit, use, including rivers, springs, canals, ditches, lakes, ponds, lagoons, seas, underground aquifers; rain, ice, snow and other.
3. Surface water means water existing on surface mainland or islands.
4. Underground water means water existing in underground aquifers.
5. Inter-provincial water sources mean water sources being allocated on area of 02 or more provinces or centrally-affiliated cities.
6. Intra-provincial water sources mean water sources being allocated on area of 01 province or centrally-affiliated city.
7. Inter-country water sources mean water sources flowing from Vietnam’s territory through other country’s territory or vice versa or water sources on border line between Vietnam and neighbor country.
8. River basin means land zone in which surface water, underground water flowing naturally in rivers and escaping out a common gate or escaping out sea.
River basin includes inter-provincial river basin and intra-provincial river basin.
9. Inter-provincial river basin means river basin on area of 02 or more provinces or centrally-affiliated cities.
10. Inter-provincial river basin means river basin on area of 01 province or centrally-affiliated city.
11. Living water means clean water or water that may use for eating, drinking, and hygiene of human.
12. Clean water means water with quality satisfying technical regulation on clean water of Vietnam.
13. Living water sources mean water sources that may supply living water or treated into living water.
14. Water source pollution means changes physical nature, chemical nature and biological component of water that are not suitable to permitted technical regulations and standards, cause bad effects to people and animals.
15. Water source deterioration means depletion on quantity, quality of water sources compared to natural state or to state of Water sources observed in pre-period.
16. Water source depletion means serious depletion on quantity of water sources, causing water sources fail to satisfying demand of exploitation, use and the aquatic ecology preservation.
17. Water sources’ capacity to receive sewage means capacity of water sources receiving additionally a sewage volume and still ensure quality of water sources for use purpose under Vietnamese or foreign technical regulations and standards to which competent state agencies permit to apply.
18. Minimum flow means the flow at the lowest level necessary for maintaining a river or river section, ensuring the normal development of aquatic ecology and the minimum level for water resource exploitation and use by water users.
19. Underground water exploitation threshold means limit permit to exploit underground water aiming to ensure not causing salinization, degradation, water source depletion, land subsidence, subsidence, bad impacts to surface water source and relevant environment.
20. Hygiene Protection Zone of area supplying living water means adjacent area of area supplying living water from water sources being defined for compulsory protection to prevent from, combat against the living water source pollution.
21. Function of water source means certain purposes of using water based on benefit values of water source.
22. Protection corridor of water source means the limited land part being along water source or surrounding it defined by competent state agencies.
Article 3. Principle of management, protection, exploitation and use of water resources, as well as the prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water
1. Management of water resources must ensure uniform with river basin, water sources, combining with management based on administrative area.
2. Water resources must be managed in general, uniform of water quantity and quality, between surface water and underground water; water on mainland and water on gate river area, internal waters, and territorial waters; between upstream and downstream, combining with management of other natural resources.
3. Protection, exploitation and use of water resources, as well as the prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water must comply with strategy, master plan on water resources have been approved by competent state management agencies; linked with environmental protection, protection of natural landscapes, historic - cultural vestiges, scenic places and other natural resources; assurance of national defense and security, social order and safety.
4. Protection of water resources is duty of all agencies, organizations, individuals and taking prevention as main duty, combining with protection, development of forest, capacity of recycling water resources, combining with protection of water quality and aquatic ecology, overcoming and restraining pollution, deterioration, depletion of water sources.
5. Exploitation, use of water resources must be in saving, safety and effectiveness; ensure to synthetic use, for multiple objectives, be fair, reasonable, harmonious on benefit, equal on interests and duties among organizations, individuals.
6. Prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water must have active plan and measure; ensure harmonious combination of national benefits, regional benefits and branch benefits; combination between modern science and technology with traditional experiences of people and suitable to socio-economic conditions.
7. Master plan on protection, exploitation and use of water resources, as well as the prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water must contribute to develop society - economy and have measures ensuring life of inhabitants, national defense and security, protection of historic - cultural vestiges, scenic places and enviroment.
8. Master plans, plans. Programs, projects on development of society-economy, national defense and security must associate with water sources, water resource protection; ensure maintaining minimum flow on rivers not exceeding exploitation threshold with respect to aquifers and have measure ensuring life of inhabitants.
9. Assurance of territory sovereignty, national benefits, equality and reasonable in protection, exploitation, use and develoment of water resources, as well as the prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water with respect to inter-country water sources.
Article 4. State’s policies on water resources
1. To ensure water resources being managed, protected, exploited, use resonablely, in saving and effectiveness, satisfying demand of socio-economic sustainable development and assurance of national defense and security.
2. To invest and organize basic survey, master plans on water resources; to build system of observation, overseeing water resources, information system, the water resource database, to improve capacity of forecast on water resources, pollution of water sources, floods, drought, salinization, sea-level rise and other harmful effects caused by water; to assist for development of water sources and development of infrastructure relating to water resources.
3. To prioritize to invest in research, explore, exploit water sources, have incentive policy for investment projects on water exploitation in order to solve living and production water for people in mountainous areas, areas of ethnic minority groups, border areas, inslands, areas in difficult socio-economic conditions, areas in extremely difficult socio-economic conditions, areas where fresh water is scarce.
4. To invest and have mechanism to encourage organizations, individuals for investment in research, advanced science and technology application in order to manage, protect, develop water sources, exploit, use in saving, effectiveness for water resources, handle sewage meeting technical regulations and standards in order to reuse, process saline water, brackish water into fresh water, collect, use rain water, supply artificial underground water, recover water sources polluted,deteriorated, depleted , prevent, combat against and overcome harmful effect caused by water.
5. To ensure state budget for operations of basic survey, master plan on water resources, water resource protection, prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water.
Article 5. Dissemination and education of water resources
1. Ministries, ministerial-level agencies, People’s Committees at levels within their duties, powers shall coordinate with mass information agencies and training, educational facilities to disseminate, educate on water resources, guide people for implementing measures of water resource protection, use water in saving, effectiveness and comply with provisions of law on water resources.
2. The Vietnam Fatherland Front Central Committee and organizations being its member within their duties, powers shall coordinate with state management agencies of water resources to disseminate, mobilize People to participate in water resource protection, using water in saving, effectiveness and comply with provisions of law on water resources, supervising protection, exploitation, use of water resources, prevention of, combat against and overcoming of harmful effect caused by water.
Article 6. Taking opinions of inhabitant community and relevant organizations, individuals in exploitation, use of water resources, discharge of sewage into water sources
1. Organizations, individuals that invest projects in which include construction of works on exploitation and use of water resources or have operations of discharge of sewage into water sources affecting seriously to production and living of people in localities shall coordinate with local authorities to implement the following operations:
a) To take opinions of representative of inhabitant community and relevant organizations, individuals in areas influenced on project’ s contents relating to plan on exploitation, use of water resources, and discharge of sewage into water sources; to sum up, make reception, explanation and send enclosing dossier of project when submitting to competent state agencies to decide investment;
b) To publicity information on project’s contents relating to exploitation, use water resources, discharge of sewage into water sources and influences possible causing before implementation;
c) Funds to implement operations specified in this clause shall be paid by organizations, individuals investing in project.
2. If investment project has water transfer, in addition to implement provisions in clause 1 of this article, the investor being organization or individual must take opinions of People’s Committee, river basin regarding scale of, plan on water transfer before making investment project. Collection of opinions is prescribed as follows:
a) The relevant People’s Committee in communes, wards, towns (hereinafter referred to as the communal People’s Committee), People’s Committee in districts, provincial-affiliated towns, cities (hereinafter referred to as the district-level People’s Committee) for project with water transfer in intra-provincial river basin.
b) The relevant People’s Committee in provinces, centrally-affiliated cities (hereinafter referred to as the provincial People’s Committee) and river basin organization for project with water transfer not subject to case specified in point a, this clause.
3. If investment project build lake, dam on river in inter province river basin without water transfer, in addition to implement provisions in clause 1 of this article, before making investment project, the investor being organization or individual shall:
a) Collection opinions of the relevant provincial People’s Committees and river basin organization for scale, plan on proposal for construction of works on main flow;
b) To previous inform to the relevant provincial People’s Committees and river basin organization of scale, plan on proposal for construction of works on sub-flow;
4. The Government details collection of opinions and publicity of information specified in this article.
Article 7. List of river basins, list of water sources
1. List of river basins and list of water sources are basis in order to implement contents of water resource management in according to river basin, water sources.
2. List of river basins includes:
a) The inter-provincial river basin;
b) The intra-provincial river basin;
3. List of water sources includes:
a) Inter-provincial water sources;
b) Intra-provincial water sources;
c) Inter-country water sources.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment organizes making list of inter-provincial river basin to submit to the Prime Minister for promulgation; makes, promulgates list of intra-provincial river basin, list of inter-provincial water sources, inter-country water sources.
5. Provincial People’s Committees make, promulgate list of intra-provincial water sources in localities.
Article 8. Archival, use of water resource information
1. Archival of documents relating to water resources are sector-specialized archival and be implemented as prescribed by law on archival.
2. Agencies in charge of task on state management on water resources shall supply information on water resources for organizations, individuals when requested as prescribed by law.
3. Organizations, individuals using information on water resources must pay charge for using information as prescribed by law on charges, fees.
Article 9. The strictly prohibited acts
1. To discharge wastes, rubbish, discharge or leak toxic substances into water sources and other acts causing pollution, deterioration, depletion for water sources.
2. To discharge sewage, bring waste into Hygiene Protection Zone of area supplying living water, discharge sewage not yet processed or processed but not met technical regulations and standards into water sources.
3. To discharge toxic exhaust directly into water sources; to discharge sewage into soil through drilling wells, digging wells and other forms aiming to bring sewage into subterranean; have frauds in discharging sewage.
4. To put obstacles, built architecture works, to plant trees unlawfully obstructing flood drainage, water circulation in rivers, springs, lakes, cannels, ditches.
5. To exploit unlawfully sand, gravel on rivers, springs, canals, ditches, reservoirs; to exploit minerals, drill, dig, build houses, architecture objects, works and other acts in protection corridor of water sources causing landslide riversides, springs, canals, ditches, reservoirs or causing serious influence threatening stabilization, safety of rivers, springs, canals, ditches, reservoirs.
6. To destroy works for protection, exploitation, use, obversation, supervision of water resources, works for prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water.
7. To obstruct operation of water resource basic survey, the lawful right of exploitation, use of water resources of organizations, individuals.
8. To explore, exploit, use water resources, to discharge sewage into water sources and practice drilling of underground water unlawfully.
9. Not to obey process on operation of reservoirs, inter-reservoirs promulgated by competent state agencies.
10. To build reservoirs, dams, works exploiting water contrary to master plan on water resources.
BASIC SURVEY, STRATEGY, MASTER PLAN ON WATER RESOURCES
Section 1. BASIC SURVEY ON WATER RESOURCES
Article 10. The responsibility of State in basic survey on water resources
1. The basic survey on water resources must be implemented under master plan, plan approved by competent authorities.
Funds for basic survey on water resources shall be allocated in annual State budget estimates.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment organizes making master plan on water resource basic survey to submit to the Prime Minister for approval
3. Based on approved master plan on water resource basic survey, ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committee within their duties, powers shall organize formulation of their plan on water resource basic survey.
Article 11. Master plan on water resource basic survey
1. Making master plan on water resource basic survey must ensure the following requirements:
a) To satisfy requirement on formulating strategy, master plan, plan on socio-economic development, national defense and security, regional planning, water resource strategy;
b) To make as basis for operation of water resource basic survey, servicing for planning on water resources.
2. Bases to make master plan on water resource basic survey include:
a) Strategy, master plan, plan on socio-economic development, national defense and security, regional planning, water resource strategy;
b) Result of implementing master plan on water resource basic survey of previous period.
3. Master plan on water resource basic survey includes the following main contents:
a) To identify requirements on information, figures regarding water resources, exploitation, use of water resources in whole country;
b) To review, assess result of implementing basic survey or result of implementing master plan on water resource basic survey in previous period;
c) To identify operations of water resource basic survey that need to execute for river basins, areas, water sources being implemented water resource basic survey in planning term;
d) To identify priority order of basic survey operation defined in point c, this clause;
e) Solutions, funds, plans and progress of implementation.
4. Period of master plan on water resource basic survey is 10 years, with vision to 20 years.
Article 12. Operation of basic survey on water resources
1. Basic survey on water resources includes the following operations:
a) Survey, assess on water resources;
b) Inventory of water resources periodically 05 year one time;
c) Survey of current status of exploitation, use of water resources, discharge of sewage, exhaust, other waste into water sources;
d) To set up and maintain network systems for observation, supervision of water resources;
dd) To set up and maintain systems warning, forecasting flood, drought, salinization, sea-level rise and other harmful effects caused by water;
e) To set up and maintain systems of information, database of water resources;
g) To formulate report on national water resources, report on water resources of central-affiliated cities and provinces, report on exploitation, use of water resources in branches, fields.
2. The content of survey, assessment of water resources specified in point a, clause 1 of this Article includes:
a) To make specific maps of river basins, specific maps of rivers, springs, lakes, lagoons and sea areas;
b) To make geological and hydrographic maps of aquifers, water containing structures and water containing complexes;
c) To assess quantity and quality of water sources; search underground water sources;
d) To make map of water resources, map of zoning based on quality of water sources, maps of specialized water resources;
dd) To assess situation on pollution, deterioration, depletion, saline infiltration of surface water sources, underground water, sea water pollution; classify water sources in according to extent of pollution, deterioration, depletion;
e) To indentify water sources’ capacity to receive sewage and make map on zoning to receive sewage of water sources;
g) To indentify Minimum flow in rivers, exploitation threshold for aquifers, water storing areas, areas need to prohibit or restrain water exploitation;
h) To assess, warn, forecast impact of climate changes over water resources, irregular happenings on quantity, quality of water sources and harmful effects caused by water;
i) To identify capacity to supplement underground water artificially.
Article 13. Organizing basic survey on water resources
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a) To organize basic survey on water resources in nationwide;
b) To sum up results of basic survey on water resources from ministries, ministerial-level agencies and provincial People’s Committees;
c) To make and announce report on national water resources periodical 05 years one time, specialized report on water resources every year.
2. Ministries, ministerial-level agencies within their tasks, powers shall implement survey, make report on water use situation of branches, sectors and send to the Ministry of Natural Resources and Environment for summarization.
3. The provincial People’s Committees organize implementation of basic survey on water resources in localities under classifying-level of Government and send to the Ministry of Natural Resources and Environment for summarization.
4. The basic survey on water resources must implemented by units eligible of capability as prescribed by the Ministry of Natural Resources and Environment.
5. The Government details the water resource basic survey.
Section 2. STRATEGY, MASTER PLAN ON WATER RESOURCES
Article 14. Strategy on water resources
1. Making strategy on water resources must ensure the following principles and basis:
a) To be suitable to strategy, master plan, plan on national socio-economic development, national defense and security, regional planning;
b) To satisfy demand on use of water for living, production, sustainable development of society-economy, national defense and security; protection of water resources and effective prevention of, combat against harmfull affect caused by water; exploitation, use in saving, effectiveness of water resources;
c) Demand of use, capacity to satisfy of water sources and capacity of international cooperations, international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member;
d) Result of basic survey, forecast of water resources, forecast of impact from climate changes for water sources.
2. The strategy of water resources has the following main contents:
a) Viewpoints, principles to direct, visions, objectives on protection, exploitation and use of water resources, as well as the prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water;
b) Orientations, tasks, and master solutions of protection, exploitation and use of water resources, as well as the prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water, schemes, projects priority to perform in each stage of period making strategy.
3. Strategy on water resources is formulated for period of 10 years, with vision of 20 years together with strategy period on socio-economic development.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries, ministerial-level agencies and provincial People’s Committees to make strategy on water resources to submit to the Prime Minister for approval.
Article 15. Master plan on water resources
1. Master plan on water resources includes:
a) The general master plan on water resources of whole country;
b) Master plan on water resources of inter-provincial river basin, inter-provincial water sources;
c) Master plan on water resources of central-affiliated cities and provinces.
2. Subject of master plan is surface water, underground water
3. Period of master plan on water resources is 10 years, with vision to 20 years.
Article 16. Principle of making master plan on water resources
1. Making master plan on water resources must ensure the following principles:
a) To be suitable to strategy, master plan, plan on socio-economic development, national defense and security, regional planning, water resource strategy;
b) To link with master plan on land use and master plans of branches relating to exploitation, use of water resources, requirements on the environmental protection, protection of natural landscapes, historic - cultural vestiges, scenic places and other natural resources for sustainable development;
c) To ensure comprehensiveness between surface water and underground water, between exploitation, use of water resources and protection of water resources, prevention of, combat against and overcoming of harmful effect caused by water; ensure exploitation and use of water resources in saving, effectiveness and harmonious allocation of water use benefit among localities, branches, between upstream and downstream;
d) Assurance of publicity, having participation of community and relevant parties during the course of making master plan;
e) Master plan on water resources in inter-country river basin, inter-country water sources must be suitable to general master plan on water resources of whole country; master plan on water resources of central-affiliated cities and provinces must be suitable to general master plan on water resources of whole country and master plan on water resources in inter-country river basin, inter-country water sources.
2. Master plan on irrigation, hydro-power, water supply, domestic waterway transport and other master plans that have operation of exploitation, use of water resources made by Ministries, sectors and localities (hereinafter referred to as specialized master plans having exploitation, use of water resources) must suitable to master plan on water resources.
Article 17. Basis to make master plan on water resources
1. Strategy, master plan, plan on national socio-economic development, national defense and security, master plan of regions, localities.
2. Strategy on water resources, demand on exploitation, use of water of branches, localities and the environmental protection.
3. Characteristic of nature, society-economy and specific conditions of each river basin, region, actual potential of water sources and forecast about influence of climate changes for water resources.
4. Result of basic survey on water resources
5. Norms, technical regulations and standards have been promulgated by competent agencies.
6. Provisions of International treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member in case there is relation to inter-country water sources;
7. Task of master plan on water resources.
Article 18. Content of the general master plan on water resources of whole country
1. To assee generally on natural condition, socio-economic conditions, and environment, current status of water resources, status of exploitation, use, protection of water resources, prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water.
2. To assess result of implementing master plan in previous period.
3. To anticipate trend of changes in water resources, demand of exploitation, use of water for life of people and socio-economic development.
4. To identify objectives, tasks on management, regulation, distribution, exploitation, use and protection of water resources, as well as the prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water.
5. To identify requirement of water transfer among river basins, to identify works that regulate, exploit, use water sources with big scale.
6. To identify priority order in making master plan for river basins, water sources.
7. Solutions, funds, plans and progress of implementation.
Article 19. Content of master plan on water resources of inter-provincial river basin, inter-provincial water sources and master plan on water resources of central-affiliated cities and provinces
Master plan on water resources includes one or many contents as follows:
1. Allocation of water sources;
a) To assess quantity, quality of water sources, current status of exploitation, use of water resources; forecast of trend for flow change, water level of aquifers, demand of water use
b) To make zoning under functions of water sources;
c) To identify rate of allocation of water resources for subjects to exploit, use water, priority order and rate of allocation in case of drought, lack of water; to identify standby water sources to supply for living water when happening incident polluting water sources.
d) To identify system of water resource supervision, supervision of exploitation, use of water;
dd) To identify demand of water transfer among sub-basins, demand of water transfer with other river basins;
e) To identify works of regulation, exploitation, use and development of water resources.
g) Solutions, funds, plans and progress of implementation;
2. Protection of water resources:
a) To identify requirement on protection of water resources for operations on exploitation, use of water and aquatic ecologies;
b) To identify areas be polluted, deteriorated, depleted; to assess happenings on quality of water, zoning under water quality;
c) To identify construction works, measures of non-works to protect water sources, recover water sources being polluted, or deteriorated, depleted in order to assure of function of water sources;
d) To identify system of water quality supervision, supervision of discharging sewage into water sources;
e) Solutions, funds, plans and progress of implementation;
3. Prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water:
a) To identify areas of riversides in landslide or having hazard of landslide, areas of land subsidence or having hazard of land subsidence, saline infiltration due to exploration, exploitation of underground water; to assess status, happenings, to identify reason and make zoning for harmful effects caused by water;
b) To assess in generally on effect, impact of construction works, measures of non-works to prevent from, combat against and overcome harmful effect identified in point a, this clause;
c) To identify solutions to improve qulity, effect of prevention of, combat against and overcoming of harmfull effects caused by water, solutions to improve quality and effect of system of warning, forecasting harmfull effects caused by water;
d) To identify construction works, measures of non-works for diminishing harmful effects caused by water;
e) Solutions, funds, plans and progress of implementation;
4. In necessary, content of master plan has proposal for adjustment of task, operation process of works exploiting, using and protecting water resources, as well as the preventing from, combating against and overcoming harmful effects caused by water in order to implement contents specified in this article.
Article 20. Task of master plan on water resources
1. Task of master plan on water resources includes the following contents:
a) To assee in generally on characteristics on nature, society- economy, current status of water resources, status of protection, exploitation, use of water resources, prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water;
b) To preliminary assess function of water sources, demand of water use, dewatering, issues need be solved in protection, exploitation and use of water resources, as well as the prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water;
c) To identify subjects, scope, content of master plan aiming to ensure function of water sources, solve issues defined on point b, this clause;
d) To identify solutions, funds, plans and progress of making master plan.
2. Agencies, organizations making master plan on water resources shall approve task of master plan on water resources.
Article 21. Making, approving master plan on water resources
1. Responsibility for making, approving master plan on water resources is defined as follows:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Construction and relevant ministries, ministerial-level agencies to make general master plan on water resources in nationwide to submit to the Prime Minister for approval.
b) The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Construction and relevant ministries, ministerial-level agencies, localities to make, approve master plan on water resources in inter-country river basin, inter-coutry water sources.
c) The provincial People’s Committees shall make master plan on water resources of central-affiliated cities and provinces to submit to People’s Council at the same level for approval after obtaining opinion in written of the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. Master plan on water resources must be consulted in written of ministries, ministerial-level agencies, localities, river basin organization, relevant organizations before submitting to competent authorities for approval.
3. The competent state agencies making master plans on water resources are entitled to hire consultancy unit to make master plans on water resources.
4. Funds for making, approving master plan on water resources shall be paid by the State budget.
5. The Ministry of Natural Resources and Environment provides on norms, unit price, technical regulations and dossier of master plan on water resources.
Article 22. Adjustment of master plan on water resources
1. Master plan on water resources may be adjusted in the following cases:
a) Having adjustment on strategy, master plan, plan on socio-economic development, national defense and security, regional planning, water resource strategy that changes objective of the approved master plan;
b) The approved master plan on water resources not ensure principle specified in point e, clause 1, Article 16 of this Law;
c) The projects, works being key of nation formed newly have big effect to water resources;
d) Having changes on natural condition causing big effect to water resources;
e) Having adjustment on provincial administrative boundaries.
2. The content of adjustment on master plan on water resources must be based on result of analyzing, assessment of status of implementation of the approved master plan on water resources, the factors influencing adjustment on master plan, ensure inheritance and just adjust the changed contents.
3. The state agencies having competent of approval of master plan on water resources shall decide adjustment of the approved master plan on water resources.
4. Making, consulting, appraisal for adjustment of the approved master plan on water resources are implemented like as making master plan on water resources.
Article 23. Conditions of consultancy unit of making master plan on water resources
1. The consultancy unit of making master plan on water resources must have legal status, be eligible for quantity of, specialized capacity of individuals participating in making master plan on water resources, management capacity and technical conditions being suitable to the undertaking work.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment details on capacity condition of consultancy unit of making master plan on water resources.
Article 24. Publicizing, organizing implementation of master plan on water resources
1. The master plan on water resources must be publicized within 30 days, from the day of being approved. The authority to publicize master plan on water resources is prescribed as follows:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall publicize the general master plan on water resources of whole country, master plan on water resources of inter-provincial river basin, inter-provincial water sources;
b) The provincial People’s Committees shall publicize the master plan on water resources of central-affiliated cities and provinces.
2. Based on the master plan on water resources approved by competent authorities, ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committee within their duties, powers shall:
a) To make, approve or submit to competent authorities for approval of specialized master plans that exploiting, using their water resources. For other specialized master plans that exploiting, using water resources, being made by ministries, ministerial-level agencies, they must have acceptance in written of the Ministry of Natural Resources and Environment;
b) To adjust master plan, plan that exploting, using water resources to be suitable to the master plan on water resources approved by competent authorities;
c) To direct, organize implementation of master plan on water resources for part of content, work in their task and powers.
3. The river basin organization shall propose, suggest to the competent state agencies regarding measures to ensure implementation of master plan on water resources; to propose to solve issues arasing in the course of implementation of master plan on water resources.
4. Organizations, individuals and inhabitant community shall be facilitated to implement right on supervising, proposing measures to implement master plan on water resources.
5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall guide, inspect, and organize implementation of master plan on water resources.
Article 25. Duty of protection of water resources
1. Organizations, individuals must be responsible for protection of water resources.
2. Local authorities at levels shall protect water resources in localities.
3. Organizations, individuals are responsible for regular protection of water sources exploited and used by them, concurrently have right to supervise acts, phenomenons causing polution, deterioration, depletion of water sources of other organizations, individuals.
4. Person detecting acts, phenomenons causing damages or threaten to safety of Water sources shall prevent and report immediately to the nearest local authority for timely handling. If the local authority receiving report can not handle, it must report immediately to the local authority at their directly higher level or competent state agencies.
Article 26. Prevention from, combat against pollution, deterioration, depletion of Water sources
1. Exploitation, use of water resources must comply with master plan on water resources approved by competent authorities; when causing decreasing function of water sources, land subsidence, pollution, saline infiltration of water sources, must pay compensation as prescribed by law.
2. Not newly building hospitals, health facilities treating infectious diseases, cemeteries, waste landfills, facilities manufacturing toxic chemicals, the manufacture and processing facilities discharging toxic sewage in protection corridor of water source.
For facilities running must have measures for strictly handling, controlling, supervision of quality of sewage, waste before discharging to soil, water sources; facilities running and causing pollution of water sources must have solution to overcome in time limit defined by competent agency implementing the task on state management on water resources; if they fail in overcoming, they may be terminated for operation or moved as prescribed by law.
3. Building economical zones, industrial zones, export processing zones, hi-tech parks, industrial clusters, urban areas, concentration inhabitant area, tourist areas, concentration recreation areas, waterway routes, roadways, underground works, works supplying water and drainage, works exploiting minerals, power plants, areas containing sewage and facilities of production, business or service, other works having hazard causing pollution, deterioration, depletion of water sources must have plan on prevention from, combat against depletion of water sources
4. Organizations, individuals mining or building works, if implement pumping to draw water, draining and causing decline of underground water level, depletion of water sources, they must stop immediately pumping to draw water and implement measures to restraining, overcoming under direction of competent agency implementing task on state management on water resources; if cause damage, they must pay compensation as prescribed by law.
5. Ponds, sewage reservoirs, areas containing sewage must be anti-leaked, anti-overflowed to ensure not polluting water sources.
Article 27. Responding to, overcoming incidents polluting water sources and recovery of the polluted, depleted water sources
1. Responding to, overcoming incidents polluting water sources are implemented as follows:
a) The establishments of production, business or service having hazard of incident polluting water sources have responsibility to make plan, equip necessary devices, means and implement measures to timely respond to, overcome incident polluting water sources caused by them;
b) In case happening incident polluting water sources, the competent state agencies in localities shall identify clearly reason, organizations or individuals causing such incident; coordinate to diminish harmful effects caused by incident; to supervise, assess on extent of decreasing water quality, damage caused by incident in order to request subject causing incident to pay compensation;
c) The provincial People’s Committees where suffer direct infuences of incident polluting water sources shall actively implement measures to prevent, restrain spreading polluted area, handle, diminish pollution within their management, coordinate with relevant central-affiliated cities and provinces in the course of preventing, handling incident and report timely to the Ministry of Natural Resources and Environment;
d) Organizations, individuals causing incident pollution water sources, apart from be sanctioned for violation as prescribed by law, have responsibility for overcoming harmful effect of pollution, deterioration of water sources in the near future, improving, recovering water quality in far future and pay for damages caused by them.
2. Responding to, overcoming incidents polluting inter-country water sources are implemented as follows:
a) The People’s Committees at levels where having inter-country water sources shall track, detect pollution incidents in localities, when happening incident, they must actively implement immediately measures to prevent, restrain spreading of polluted area, handle, diminish pollution within their management and report to provincial People’s Committee for direction of handling and report to the Ministry of Natural Resources and Environment;
b) The Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Natural Resources and Environment and ministries, ministerial-level agencies shall coordinate with relevant agencies in country where happening incident polluting inter-country water sources in order to implement immediately measures to prevent, and overcome harmful effect in conformity with international law and relevant international treaties.
3. Responding to, overcoming incidents polluting water sources in emergency are implemented as prescribed by law on emergency.
4. Recovery of water sources polluted, depleted are implemented as follows:
a) Water sources must be classified under extent, scope of pollution, depletion and make priority order to have plan for recovery;
b) The Ministry of Natural Resources and Environment shall formulate and submit to the Prime Minister for approval and organize implementation of plan on recovery of inter-provincial water sources, inter-country water sources; provincial People’s Committees shall formulate, approve and organize implementation of plan on recovery of intra-provincial water sources.
5. Funds to overcome incident polluting water sources in case it can not to identify any organization or individual causing incident and funds to recover water sources polluted, depleted under plan specified in point b, clause 4 this clause are paid by the State budget.
Article 28. Observation and supervision of water resources
1. Responsibility for observation and supervision of water resources is prescribed as follows:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall observe, supervise on quantity, quality of water sources, exploitation, use of water resources, discharging sewage into water sources for inter-provincial water sources, inter-country water sources;
b) The provincial People’s Committees shall observe, supervise on quantity, quality of water sources, exploitation, use of water resources, discharging sewage into water sources for intra-provincial water sources;
c) organizations, individuals exploting, using water resources, discharging sewage into water sources shall observe, supervise their exploitation, use of water and discharging sewage as prescribed;
2. The Ministry of Natural Resources and Environment details observation and supervision of water resources.
Article 29. Protection and development of aquatic resources
1. The State have plan on protection and development of headwater protective forests and other forests, implement programs on cultivation of waste land, bare hills, emlargement of vegetation aiming to anti-erosion, improve capacity to hold water of land, protect and develop aquatic resource.
2. Organizations, individuals exploiting forest shall implement measures of explotation and protection of forest as prescribed by Law on forest protection and development, not causing deterioration of headwater forests.
3. Organizations, individuals investing in reservoirs, projects on exploiting and processing minerals and other operation that using or influencing forest areas must plant to compensate forest areas have been lost because of works construction or contribute funds for afforestation as prescribed in case local not allocate land fund for planting new forest.
4. Organizations, individuals managing, operating reservoirs must contribute funds for protection of forest in scope of basin of reservoirs and participate in protection and development of headwater forests.
5. The Government details planting to compensate forest areas, contributing funds and management, use of funds for protection and development of headwater forests in basins of reservoirs.
Article 30. Assurance of circulation of flow
The exploitation of minerals, construction of bridges, wharves or other works to obstruct or pass over rivers, springs, canals, ditches, putting pipes or cables through rivers, springs, canals, ditches, putting cages, rafts on rivers are not permited to obstruct flow and be suitable to standard on prevention of and combat against floods, other relevant technical requirement as prescribed by law.
Article 31. Protection corridor of water source
1. Water sources must make protection corridor include:
a) Hydro-power, irrigation reservoirs and other water reservoirs;
b) Natural and artificial lakes in urbans, residential areas; lakes, big ponds with function of regulation in other areas; natural lagoons;
a) Rivers, springs, canals, ditches being source of supplying water, dewatering or having an important role for socio-economic development and the environmental protection;
d) Water sources relating to religion and belief activities, having high value on biodiversity, cultural preservation and protection, development of natural ecologies.
2. Organizations managing, operating reservoirs specified in point a, clause 1 of this article shall plant limit markers of Protection corridor of water source as prescribed and hand over limit markers to commune People’s Committee where have reservoirs for management and protection.
3. The provincial People’s Committees shall make, manage Protection corridor of water source specified in points b, c and d, clause 1 of this Article.
4. The Government details making, management of Protection corridor of water source.
Article 32. Protection of quality of water sources for living
1. Organizations, individuals are not permitted to discharge sewage, bring waste into Hygiene Protection Zone of area supplying living water.
2. Organizations, individuals exploiting water to supply living water must implement the following measures:
a) Often observe, track quality of living water sources and assure of quality of water sources exploited by them.
b) To have plan to exploit other Water sources to replace in case happening incident polluting living water sources they exploiting
3. Person detecting acts causing ruin, pollution or living water sources has responsibility for timely preventation and report immediately to competent state agencies for handling.
4. Provincial People’s Committees shall:
a) To identify and publicize Hygiene Protection Zone of area supplying living water within local area as prescribed by the Ministry of Natural Resources and Environment;
b) To organize to disclosure information on quality of living water sources, warn abnormal Phenomenons on quality of living water sources with respect to water sources in their localities.
5. People’s Committee at district level, commune level shall implement measures to protect quality of living water sources in local.
Article 33. Protection of quality of water sources in agricultural manufacture, aquaculture, industrial manufacture, mineral exploitation and other activities
1. Use of plant protection drugs, veterinary medicine and other chemicals in cultivation, breeding, aquaculture must ensure technical regulations and standards, not cause polluting water sources.
2. Establishments of production, business, service, mining, or other manufacture are not discharged sewage that have not been treated or treated but not meet technical regulations and standards into water sources; when use toxic chemicals, they must have measures to ensure safety, not to leak, lead to pollution of water sources.
3. Organizations, individuals exploiting, using water resources for purposes of waterway transport, sport, entertainment, tourist, medicine, convalescent, science research and other purposes are not permitted to cause pollution of water sources.
Article 34. Prevention from, combat against pollution of seawater
1. Organizations, individuals operating at sea must have plan, equipments, and human resource ensuring prevention from, combat against pollution of seawater.
Case causing incident polluting sea water, they must timely handle, overcome incident and report immediately to the competent state agencies; if cause damage, must pay compensation as prescribed by law.
2. The discharge source from activities at coastal areas, islands and activities at sea must be controlled, treated meeting technical regulations and standards before discharge into sea.
Article 35. Protection of underground water
1. Organizations, individuals exploring, exploiting underground water; practicing underground water drill; drilling to survey works geology, exploring geology, exploring and exploiting minerals, petroleum; processing foundation of works, draining for mine and other drilling, digging activities must implement measures to protect underground water, fill in wells after using or being broken down.
2. Organizations, individuals exploiting minerals, building underground works must obey technical regulations and standards on safety, prevention from deterioration, and depletion of underground water sources.
3. Regions where underground water being exploited excessively or deteriorated seriously, state management agencies of water resources must zoning for areas prohibited from or restrained for exploitation and have measure to control strictly in order to protect underground water source.
Article 36. Practicing underground water drill
1. Drilling to research, survey, explore and exploit underground water must implemented by organizations, individuals licensed to practice underground water drill
2. The Ministry of Natural Resources and Environment details practicing underground water drill.
Article 37. Discharge of sewage into water sources
1. Master plan of urban areas, concentrated residential areas in rural, tourist areas, recreation areas, industrial areas, economical areas, export processing areas, concentrated industrial clusters, trade villages must have system of sewage collection, process be suitable to scale of sewage discharge, water sources’ capacity to receive sewage and must be accepted by competent state management agencies of water resources before submiting for approval.
2. Plans on construction, renovate, ungrade establishment of bmanufacture, businee must have items of investment on, construction of system collecting and separating rain water, sewage; sewage treatment system; system of drainage, conduits for sewage ensuring technical regulations and standards.
3. Organizations, individuals discharging sewage into water sources must be licensed by competent state agencies specified in Article 73 of this Law, except for case specified in clause 5 of this Article.
4. Granting permit to discharge sewage into water sources must base on technical regulations and standards on the quality of sewage, the function of water sources, water sources’ capacity to receive sewage.
5. Organizations, individuals discharge sewage with small scale and sewage not containing toxic chemicals, radioactive substances do not require possesing a permit of discharging sewage into water sources.
6. The Government details grant of permit of discharging sewage into water sources.
Article 38. Rights and obligations of organizations, individuals being granted permit of discharging sewage into water sources
1. Organizations, individuals being granted permit of discharging sewage into water sources have the following rights:
a) To discharge sewage into water sources as prescribed in permit;
b) To be protected by the State for legal rights and benefits;
c) To be paid compensation by the State as prescribed by law in case the permit is revoked before its time limit because of reason for National defense and security or national benefits, public benefits.
d) To have right to request organizations, individuals, having acts causing damage to their lawful rights and benefits relating to discharge of sewage into water sources, to pay compensation as prescribed by law.
dd) To suggest competent state agencies to grant permit for extension, change of time limit or adjust content of permit as prescribed;
e) To return permit as prescribed;
g) To transfer, lease, inherit, mortgage, guarantee with asset invested in works of discharging sewage into water sources as prescribed by law;
h) To complaint, sue on acts violating their lawful rights and benefits relating to discharge of sewage into water sources as prescribed by law.
2. Organizations, individuals being granted permit of discharging sewage into water sources have the following obligations:
a) To execute provisions of law on water resources and implement under proper content of permit;
b) To implement financial obligations as prescribed by law;
c) To ensure sewage processed meeting technical regulations and standards allowed during course of discharging sewage into water sources;
d) Not to obstruct or cause damage to the lawful discharge of sewage into water sources of other organizations, individuals;
dd) To supply fully and honestly data, information on discharge of sewage into water sources when requested by competent state agencies;
e) To execute measures to ensure safety, prevention and overcoming incidents polluting water sources caused by their discharge of sewage as prescribed;
g) To implement observation, supervision output, quality of sewage and regime of information, report on discharge of sewage as prescribed;
h) To pay compensation for organizations, individuals suffered damage caused by their unlawful discharge of sewage;
i) Other obligations as prescribed by law.
EXPLOITATION, USE OF WATER RESOURCES
Section 1. Using water in saving and effectiveness
Article 39. Measures of using water in saving and effectiveness
1. Organizations, individuals exploiting, using water must implement the following measures to use water in saving and effectiveness:
a) Proper purpose and reasonable;
b) To have plan to replace, reject gradually means, devices with obsolete technology, spending lot of water;
c) To improve, rationalize process on using water; apply technique, technology, advance equipment in exploitation, use of water; increase capacity to use water in circulation, reuse water; hoard rain water for use;
d) To allocate structure of plants, crops suitable to condition of water sources; to improve, rationalize and apply measures, technologies, technique of cultivation, construction, maintaining, operation of works regarding drainage, water-holding in order to save water in agricultural manufacture.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall organize to formulate model of using water in saving, effectiveness; popularize, propagate models, technologies, equipments that saving water.
3. Ministries, ministerial-level agencies within their tasks, powers shall:
a) To formulate and promulgate within authority technical regulations on using water aiming to boost, encourage using water in saving, effectiveness;
b) To formulate programs, plans and direct, guide to research application of technology on using water in saving, effectiveness, and aim to reject gradually obsolete technology, spending lot of water;
c) To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment to formulate and promulgate norm on water consumption in operations under their management; to inspect, check the compliance with provisions of law in exploitation, use of water, norm on water consumption
4. The provincial People’s Committees shall apply comprehensively measures to manage, control strictly implementation of provisions on using water in saving and effectiveness at localities.
Article 40. Restricting water loss in water supply systems
1. Organizations, individuals managing, operating the water supply system must obey technical regulations and regulations on operation of water supply system aiming to satisfy requirement on supplying water being stable, safe, uninterrupted and diminish loss and saving of water.
2. Organizations, individuals managing, operating the irrigation works system must apply measures to prevent, anti leakage and ensure operating system with optimal method aiming to satisfy requirement on supplying water being reasonable, effective and diminish loss and saving of water.
Article 41. Incentives for using water in saving and effectiveness
1. Organizations, individuals investing in use of circulated water, reuse of water, collection, use of rain water, use of water desalted from brackish water, saline water, investing in equipment, technology saving water, are entitled to loan of preferential capital and exempt, reduce tax as prescribed by law
2. The Government provides on incentives for using water in saving and effectiveness.
Article 42. Science and technology development for using water in saving and effectiveness
1. The State encourage, facilitate for organizations, individuals to research science, application, development of technologies on processing sewage, renovating and recoverying water sources polluted, deteriorated, depleted, reusing water and other technologies aiming to use water in saving, effectiveness.
2. Ministries, ministerial-level agencies, provincial People’s Committees shall allocate funds and formulate programs on science and technology research aiming to use water in saving, effectiveness and to process, renovate, recovery water sources being polluted, deteriorated, depleted.
3. The researches on science, technological application and development aiming to use water in saving and effectiveness being priority include:
a) Researches, technological applications and developments aiming to use circulated water, reuse water to improve effectiveness in using water in industrial, constructional, agricultural trades;
b) Researches, technological applications and developments of processing sewage, renovating, recoverying water sources being polluted, deteriorated, depleted;
c) Researches, applications of advance technologies in operation and regulation of water’s reservoirs, reasonable exploitation and use of water sources;
d) Application of technological solutions to manufacture means, equipments using water in saving; to renovate, renew, upgrade devices using water;
e) Application of solutions using water in saving and effectiveness in course of designing, building construction works.
Section 2. EXPLOITATION, USE OF WATER RESOURCES
Article 43. Rights and obligations of organizations, individuals exploiting, using water resources
1. Organizations, individuals exploiting, using water resources have the following rights:
a) To exploit, use water resources for purposes on living, manufacture, business and other purposes as prescribed in this Law and otherprovisions of relevant law;
b) To enjoy benefits from exploitation, use of water resources;
c) To be protected by the State for legal rights and benefits during course of exploitation, use of water resources;
d) To use figures, information on water resources as prescribed in this Law and other provisions of relevant law;
dd) To have conduits for water to flow pass adjoining land under management and use of other organizations, individuals as prescribed by law;
e) To complaint, sue on acts violating right on explotation, use of water resources and other lawful benefits as prescribed by relevant law.
2. Organizations, individuals exploiting, using water resources have the following obligations:
a) To protect water resources, prevent, combat against and overcome of harmful effects caused by water as prescribed by this Law and other laws;
b) To use water for proper purpose, in saving, safety and effectiveness;
c) Not to obstruct or cause damage to the lawful exploitation and use of water sources of other organizations, individuals;
d) To protect water sources which they directly exploit, use;
dd) To implement obligations on finance; to pay compensation caused by them in course of ecploitation, use of water resources as prescribed by law;
e) To supply information, figures relating to exploitation, use of water resources at the request of competent state agencies; to facilitate for scientific researches allowed by the State;
g) When supplement, change purpose, scale of exploitation, use, must be permitted by competent state agencies, except for case not requiring permit, not requiring registration as prescribed in Article 44 of this Law;
h) Other obligations as prescribed by law.
3. Organizations, individuals who exploiting, using water resources being granted permit for exploitating, using water resources, apart from implement rights and obligations specified in this article, must implement proper contents in permit.
4. Organizations, individuals exploiting water resources subject to must pay money to grant right of exploiting water resources as prescribed in clause 1, Article 65 of this Law, are entitled to transfer right of exploiting water resources as prescribed by Government.
Article 44. Register, license of exploitation, use of water resources
1. Cases not requiring register, not applying for permit when exploiting, using water resources:
a) Exploitation, use of water for living of households;
b) Exploitation, use of water with small scale for manufacture, business, service;
c) Exploitation, use of sea water for manufacture of salt;
d) Exploitation, use of water for activities of culture, religion, scientific researches;
e) Exploitation, use of water for fire and explosion prevention, respond, overcoming of pollution incidents, epidemics and other emergencies as prescribed by law on emergency.
2. For case of underground water exploitation specified in points a, b and d, clause 1 of this article in areas where water level declined excessively, they must register.
3. Organizations, individuals exploiting, using water resources not subject to case specified in clause 1 and clause 2 of this Article, before deciding investment, must be granted permit by competent state agencies specified in Article 73 of this Law.
4. The Government details register, license of exploitation, use of water resources
Article 45. Exploitation, use of water resources for living purpose
1. The State priority to exploit, use water resources for living purpose in the following measures:
a) Investing, supporting projects on supply living water, clean water, priority to areas of ethnic minority groups, border areas, inslands, areas where fresh water is scarce, areas with water sources pollute, deteriorated seriously, areas in difficult socio-economic conditions, areas in extremely difficult socio-economic conditions;
c) Having policy to favour, encourage foreign and domestic organizations, individuals to invest in searching, exploring,exploiting water sources for living purpose.
2. People’s Committees at all levels, competent state agencies shall formulate and implement master plans, plans , projects on supplying living water, clean water; to execute emergency measures to ensure having living water in case of drought, lack of water or incident polluting water sources seriously causing lack of water.
3. Organizations, individuals being supplied living water shall participate in contribution of effort, finance for protection of water sources, exploitation and processing of water servicing for living as prescribed by law.
Article 46. Exploitation, use of water resources for agricultural manufacture
1. The State invests, supports exploitation, use of water resources for agricultural manufacture.
2. Organizations, individuals exploiting, using water resources for agricultural manufacture must have measure to save water, prevent, combat against aluminous land, saline land, erosion land and ensure not causing pollution to water sources.
3. Organizations, individuals are only permitted to exploit, use water that ensuring on technical regulations and standards for agricultural manufacture.
4. Organizations, individuals, who management, operate works exploiting, using water sources for agricultural manufacture, must obey process of operation.
Article 47. Exploitation, use of water resources for Hydro-power
1. Exploitation, use of water resources for Hydro-power must ensure use in synthesizing, multi target, except for exploitation, use of water with small scale
2. Construction of Hydro-power works must be suitable to master plans on water resources, obey provisions in Article 53 of this Law and other relevant laws.
3. Organizations, individuals exploit, use water sources for Hydro-power must obey operation process of reservoirs, operation process of inter-reservoirs approved by the competent state agencies, ensure use in synthesizing, multi target of water sources; have responsibility to support people in places having reservoirs.
Article 48. Exploitation, use of water resources for salt manufacture and aquaculture
1. The State encourages investing in exploitation, use of sea water for manufacture of salt. Organizations, individuals using of sea water for salt manufacture are not allowed to cause saline infiltration, harmful effects to argicutural manufacture and environment.
2. Organizations, individuals are only permitted to use water that ensuring technical regulations and standards on water quality for aquaculture. Exploitation, use of water resources for aquaculture must be suitable to master plan on water resources, not cause pollution, deterioration, depletion of water sources, not obstruct flow, cause damage to works on rivers, not cause obstacle for waterway transport and not to cause saline infiltration for water sources.
Article 49. Exploitation, use of water resources for industrial manufacture, exploiting, processing mineral
1. Organizations, individuals exploiting, using water resources for industrial manufacture must save water, not cause pollution to water sources.
2. Organizations, individuals exploiting, using water resources for exploiting, processing minerals must have measure to collect, process used water meeting technical regulations and standards on sewage quality before discharge into water sources.
Article 50. Exploitation, use of water resources for waterway transport
1. The State encourages exploitation, use of water resources for development of waterway transport.
2. Activities of waterway transport are not permitted to cause pollution of water sources, obstacle of flow, damages of river beds,riversides, river banks, springs, canals, ditches and works on rivers; if causing damages, they must pay compensation as prescribed by law.
3. Construction of works, master plan of waterway routes must be suitable to master plan on water resources and master plan on development of coastal areas.
4. Construction and management of other works relating to water sources must ensure safety and normal operation of means of waterway transport and not cause pollution of water sources.
Article 51. Exploitation, use of water resources for other purposes
Organizations, individuals exploiting, using water resources for researches on science, medicine, sport, entertainment, tourist and other purposes must use water reasonablely, in saving, effectiveness, not cause pollution, deterioration, depletion of water sources, obtrucle flow and other harmful effect to water sources.
Article 52. Exploring, exploiting underground water
1. Organizations, individuals exploring underground water must have permit of competent state agencies.
2. Organizations, individuals exploiting, using underground water must have permit granted by competent state agencies, except for case specified in clause 1 and clause 2, Article 44 of this Law.
3. Grant of exploiting underground water permit must base on master plan on water resources, result of basic survey, exploration of underground water, potential, reserves of underground water and provisions in clause 4 of this article.
4. To restrain exploitation of underground water in the following areas:
a) Areas having surface water sources have capacity to satisfy stably for demands on using water;
b) Areas having underground water level being consecutively declined and having hazard of being decreased excessively;
c) Areas having hazard of land subsidence, saline infiltration, increasing pollution due to exploitation of underground water;
d) Areas having underground water sources being polluted or having signal of pollution but have not yet technological solution to process ensuring quality;
e) The urban areas, concentrated residential areas in rural, concentrated industrial areas or clusters, trade villages which had system of supply of water in concentration and service of water supply that ensure satisfying requirement of quality, quantity.
5. Forms of restraining exploitation of underground water include:
a) Restraining on subjects, purpose of exploitation;
b) Restraining on reserves, time of exploitation;
c) Restraining on quality of works, depth, aquifers of exploitation.
6. The Government details exploring, exploiting underground water.
Article 53. Reservoirs and exploitation, use of reservoirs' water
1. Master plan on development of branches, localities having proposal for construction of reservoirs on rivers, springs must be suitable to master plan on water resources and must have the following contents:
a) The necessary to construct reservoirs comparing to other works - solutions to implement task of master plan;
b) To identify flows need to maintain on rivers, springs under time at lowland of reservoirs being proposed in master plan;
c) To identify and arrange tasks under priority order with respect to each reservoirs being proposed in master plan and level ensuring water supply for each provided task To identify and arrange tasks under priority order with resprect to each reservoirs being proposed in master plan and level ensuring water suppy for each formulated task;
d) Volume of reservoirs that used for implementation of each task of reservoirs in conditions of normal weather and conditions of abnormal weather with including factors of climate changes
dd) Role of reservoirs existing on river basin in ensuring implementation of task of reservoirs being proposed;
e) In the course of making master plan, it must organize taking opinions of subjects enjoyed benefits and subjects having hazard of risk in exploitation, use of water resources caused by construction of reservoirs being proposed in master plan. All advising and suggesting opinions must be explained and absorbed in reports send to competent state agencies for appraisal of master plan.
2. Projects of construction of reservoirs on rivers and springs must satisfy the following requirements:
a) being suitable to master plan on water resources have been approved by competent authorities.
b) Having work items to ensure maintain of minimum flow, use of water sources in synthesizing and multi target, using dead volume of reservoirs in case of drought, lack of water seriously, ensure migration of fish species, traveling of waterway transport means relating to section of rivers, springs having operation of waterway transport.
c) Having opinions of inhabitant community and relevant organizations, individuals as prescribed in Article 6 of this Law;
d) Having appraisal opinion of state management agencies of water resources for contents specified in point a and point b of this clause before submitting to competent authorities for approval.
3. Organizations, individuals managing, operating reservoirs shall:
a) To obey process on operation of reservoirs, process on operation of inter-reservoirs being approved; to ensure the minimum flow, safety of works and lowlands of reservoirs, if causing damage, must pay compensation as prescribed by law;
b) To obey command on operating reservoirs’ operation of competent state agencies in cases of floods, droughts, lack of water and other emergencies;
c) To elaborate and implement plan on annual regulation of reservoirs’ water; implement plan, project on harmonizing, distributing water sources on river basins of competent state agencies;
d) To observe meteorology and hydrology, calculate and forecast volume of water flowing to lake servicing operation of reservoirs;
dd) If use surface of reservoirs for aquaculture, business in travel, entertainment, it must be accepted in written by state management agencies of water resources
e) To implement regime of report; other provisions of this law and relevant laws.
Section 3. REGULATION, DISTRIBUTION OF WATER RESOURCES
Article 54. Regulation, distribution of water resources
1. Regulation, distribution of water resources for use purposes must base on master plan on water resources, actual capacity of Water sources, plan on regulation, distribution of water resources and ensure the following principles:
a) To ensure fair, reasonable among organizations, individuals on the same river basin, between upstream and downstream, between right-shore and left-shore;
b) To priority on quantity, quality of water for living, agricultural manufacture to contribute in ensuring security of food and other essential demands of people;
c) To ensure the minimum flow on rivers, underground water exploitation threshold;
d) To combine exploitation, use of surface water sources with exploitation, use of underground water sources, rain water; increase storage of water in rainy season to use for dry season.
2. If lacking water, regulation and distribution must be prioritized for living purpose; other use purposes must be regulated and distributed as prescribed in master plan on water resources, river basins and ensure the fair and reasonable principle.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment organizes implementation of regulation, distribution of water resources on inter-country river basins. The provincial People’s Committees organize implementation of regulation, distribution of water resources in scope of lacalities.
Article 55. The water transfer of river basins
1. Making of project on water transfer must be based on the following grounds:
a) Strategy on water resources, strategy on environmental protection;
b) master plan on water resources of relevant river basins; master plan, plan on socio-economic development of localities and branches relating to exploitation, use of water on river basins;
c) To assess actual capacity of water sources, demand of water use of both water transfer basin and water receipt basin;
d) To assess capacity of effect of water transfer to exploitation, use of water, maintain flow, control flood and impact to ecological environment, especially in dry season; economical benefits of water transfer;
dd) International treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member for case the project on water transfer relating to inter-country water sources;
2. The project on water transfer must have appraisal opinion of the Ministry of Natural Resources and Environment before submitting to competent authorities for consideration and deciding on investment.
Article 56. Artificial supplementation of underground water
1. The artificial supplementation of underground water must be based on assessment in particular on adapability on quantity, quality, capacity to keep and preservate water of supplemented aquifers, requirement on exploitation, use, protection of underground water; full assessment of socio-economic and environmental impacts.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall identify aquifers, zoning for areas need artificial supplementation of underground water; guide implementation of measures to supplement artificially underground water suitable to each region; approve plans on artificial supplementation of underground water.
Article 57. Creating artificial rain
Creating artificial rain must be based on demand on water of areas lacked water and admissible conditions to decide measure, reasonable scale and must be permitted by competent state agencies.
PREVENTION OF, COMBAT AGAINST AND OVERCOMING OF HARMFUL EFFECTS CAUSED BY WATER
Article 58. Duty and obligation of prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water
1. State agencies, organizations, individuals have duty to participate in prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water as prescribed by this Law and other relevant laws;
2. The Government decides and directs ministries, ministerial-level agencies and People’s Committees at all levels to implement measures of prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water.
3. Ministries, ministerial-level agencies and People’s Committees at all levels within their duties, powers decide and organize implementation of measures of prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water.
Article 59. Prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by natural disaster
Prevention of, combat against and overcoming of harmful effects of floods, sea-level rise, ice rain, acid rain, and other harmful effects of water caused by natural disaster are implemented in according to provisions of law on dyke, combat against floods, storms and other provisions of relevant laws;
Article 60. Prevention of, combat against droughts, floods, artificial waterlogging
1. Reservoirs must have process to operate reservoirs approved by competent authorities before containing water.
2. Important, big reservoirs on river basin must be operated under process on operation of inter reservoirs approved by competent state agencies.
3. Process on operation of reservoirs, Process on operation of inter reservoirs must ensure maintaining minimum flow, preventing, combating against floods, droughts, lack of water for lowlands and allocate volume to ensure implementation of task of reservoirs, including volume to prevent, combat against floods, safety of water supply in conditions of normal weather and conditions of abnormal weather, changes of water quality included factors causing climate changes.
4. Process of reservoirs’ operation, inter reservoirs’ operation on river basins must be consulted by ministries, branches, localities, river basin organization, other relevant organizations before submitting to competent authorities for approval.
5. Duties to elaborate process on reservoirs’ operation, process on inter-reservoirs’ operation are provided as follows:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment makes list of reservoirs must operate under process on inter reservoirs’ operation and elaborate process on inter reservoirs’ operation on river basins, submit to the Prime Minister for approval;
b) The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade, provincial People’s Committees, organizations, individuals manage, operate reservoirs within their task, powers to elaborate, submit to competent authorities for promulgation or promulgate within authority the process on reservoirs’ operation.
6. Organizations, individuals managing, operating reservoirs must building plan to respond circumstance of dyke rupture, circumstances threatening seriously to safety of works, life and assets of people.
7. For prevention of, combat against waterlogging and protection of water sources, lakes, ponds, lagoons are not leveling.
The provincial People’s Committees publish list of lakes, ponds, lagoons are not levellng in local scope.
The Ministry of Natural Resources and Environment publishes list of lakes, ponds, lagoons are not levellng in areas of two or more central-affiliated cities and provinces.
Article 61. Prevention of, combat against saline infiltration
1. Mangement, operation of sewers preventing saline water, keeping fresh water and water reservoirs, works for flow regulation must obey process, standards, technical regulations, ensure prevention of, combat against saline infiltration.
2. Exploration, explotation of underground water in delta areas, coastal areas must ensure prevention of, combat against saline infiltration for underground aquifers.
3. Exploitation of brackish water, saline water to use for manufacture is not allowed to cause saline infiltration to water sources and harmful effects to argicutural manufacture.
4. Organizations, individuals exploiting, using water resources for agricultural manufacture must have measure to prevent, combat against aluminous land, saline land, and erosion land and ensure not causing pollution to water sources.
Article 62. Prevention of, combat against land subsidence
1. Organizations, individuals practicing underground water drill, geological exploration drill, exploring mineral, petroleum must obey technical regulations and standards on safety, prevention of, combat against land subsidence.
2. Organizations, individuals exploring, exploiting underground water must implement measures specified in permit, obey technical regulations and standards on technical safety, ensure not causing land subsidence.
If happens land subsidence, they must stop exploration, exploitation, concurrently implement remedial measures and report immediately for the nearest local authorities.
3. Organizations, individuals exploiting minerals, building underground works, implementing operations of drilling, digging must obey technical regulations and standards on safety, prevention of, combat against land subsidence.
4. Regions are subsided or have hazard of land subsidence caused by exploration, exploitation of underground water, agencies implementing task on state management on water resources must make zoning to have measures to restrain land subsidence.
Article 63. Prevention of, combat against landslide of river shores, river banks
1. Renovation of river begs, river shores, river banks, construction of water works, exploitation of sand, gravel and other minerals on rivers, lakes are not cause landslide, harmful effects to stability of river begs, river shores, river banks, lakes and must be accepted in written by competent state management agencies of water resources.
2. For rivers, river sections being landslide or have risk of landslide to river shores, river banks, agencies implementing task on state management on water resources at provincial level shall identify reason causing landslide, propose solutions to prevent from, remery and report to provincial People’s Committees for consideraton, zoning prohibited areas, temporarily prohibited areas from exploitation of sand, gravel and other minerals
If areas being landslide or having hazard of landslide of river shores, river banks are between two central-affiliated cities or provinces, related provincial People’s Committees make petition to competent state agencies to approve prohibited areas, temporarily prohibited areas from exploitation of sand, gravel and other minerals.
3. The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Agriculture and Rural Development to detail operation of vessels on waterway transport routes to ensure not causing landslide of river shores, river banks.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Ministries, related ministerial-level agencies and provincial People’s Committees to specific provide on protection of river begs, river shores, river banks; to direct implementation of measures to protect river begs, river shores, river banks for rivers being border line between two central-affiliated cities or provinces.
5. People’s Committees at all levels shall implement measures to protect river begs, river shores, river banks in localities.
Article 64. Revenues of the State budget from operation of water resources
1. Water royalty and other taxes as prescribed by Law on tax;
2. Charges, fees as prescribed by law on charges, fees.
3. Levy for grant of right to exploit water resources.
4. Levy for compensation to state, levy from sanction of administrative violation in water resource field as prescribed by law;
Article 65. Levy for grant of right to exploit water resources
1. Organizations, individuals exploiting water resources must pay levy for grant of right to exploit water resources in the following cases:
a) To exploit water for power generation with trade-purpose;
b) To exploit water for business, service, non-agricultural manufacture;
c) To exploit underground water for planting industrial trees, breeding cattle, concentrated aquaculture with big scale.
2. The levy for grant of right to exploit water resources is indentified by quality of water sources, types of water sources, conditions of exploitation, scale, time of exploitation, purpose of using water.
3. The Government particularly prescribed cases of exploitation of water resources must pay levy for grant of right to exploit water resources, method of calculation, and rate of collection of levy for grant of right to exploit water resources.
INTERNATIONAL RELATIONSHIP ON WATER RESOURCES
Article 66. Principle of applying in international relationship on water resources
The Vietnamese state applies the following principles in basic survey, protection, exploitation, use of inter-country water sources, prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water, international cooperation and solving disputes on inter-country water sources.
1. To respect independence, sovereignty, territorial integrity and benefit of countries sharing water sources;
2. To ensure fair, reasonable and sustainable development in exploitation, use of inter-country water sources;
3. Without prejudice to rights and interests of countries having common Water sources in conformity with International treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member;
4. To obey provisions or Vietnamese law, international law and relevan International treaties.
Article 67. Duty to protect rights and interests of Vietnam for inter-coutry water sources
1. Organizations, individuals have duty to protect rights and interests of Vietnam relating to inter-coutry water sources as prescribed by this Law and other provisions of Vietnamese law.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall track, supervise, sum up situation on inter-country water sources, timely report, propose to Government, the Prime Minister to handle issues aiming to ensure rights and interests of Vietnam.
3. People’s Committees at all levels in border areas where inter-coutry water sources flow pass, when detect irregular issues on discharge, water level, quality of water sources in localities, they must report to People’s Committee at their directly higher level. The provincial People’s Committees sum up and report to the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 68. International cooperation in management and development of water resources
1. The Vietnamese state enlarges cooperation with countries, foreign organizations, international organizations in basic survey, protection, exploitation, use, development of water resources, training officers, scientific searching on water resources, prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water.
2. The Vietnamese state encourages, cooperate to exchange information relating to inter-coutry water sources; to coordinate to research and male master plan on protection, exploitation, use of inter-country water sources, coordinate in prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water, facilitate for management and implementation of projects related to inter-country water sources.
3. The Vietnamese state actively participates in international organizations of water resources and international river basin organizations relating to Vietnam aiming to boost cooperation, exploitation, use and sustainable development of inter-country water sources.
Article 69. Solving disputes, disagreements regarding inter-country water sources
When solve disputes, disagreements on inter-country water sources relating to countries in river basins, sea areas under sovereignty, apart from applying principles specified in Article 66 of this Law, must obey the following provisions:
1. All disputes, disagreements on sovereignty in basic survey, protection, exploitation, use of inter-country water sources, prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water, among countries sharing water sources, in which having Vietnam, shall be solved on basis of negotiation, in conformity with international treaties of which Socialist Republic of Vietnam is a member and international practices.
2. All disputes, disagreements on inter country water sources happening in river basins which have international river basin organization in which Socialist Republic of Vietnam participates shall be solved in framework of international river basin organization as prescribed in International treaties of which Socialist Republic of Vietnam is a member.
RESPONSIBILITY FOR MANAGEMENT ON WATER RESOURCES
Article 70. The responsibility for State management on water resources of Government, ministries, ministerial-level agencies
1. The Government uniformly state manages on water resources.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment takes responsibility before the Government in implementation of state management on water resources, management on river basin in nationwide, including the following responsibilities:
a) To promulgate under its authority or submit to competent state agencies to promulgate and organize implementation of legal documents on water resources; promulgate technical regulations, norms, unit price on master plan, basic survey, exploration, exploitation,use, protection of water resources;
b) To make, submit to the Prime Minister for approval or approve under its authority and organize implementation of strategy, general master plan on basic survey for water resources, master plan on water resources; process on operation of inter- reservoirs,list of river basins, list or water sources; plan on basic survey, regulation, distribution of water resources, recovery of water sources polluted, depleted;
c) To delineate, publish prohibited areas, restrained areas from exploitation of underground water, areas need artificially supplement underground water; publish minimum flow, underground water exploitation threshold; announcement on situation of drought, lack of water;
d) To organize appraisal of projects on water transfer in river basins, give opinion on specialized master plan having exploitation, use of water resources and activities related to exploitation, use, protection of water resources under its authority;
dd) To propagate, popularize, educate law on water resources; train human source on water resources;
e) To grant, extend, adjust, terminate, revoke permit on water resources and permit transfer of right to exploit water resources under its authority;
g) To organize implementation of basic survey, supervision on water resources; to sum up results of basic survey on water resources, situation of exploitation, use, protection of water resources, prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water; to organize observation warning, forecasting and announcing on rains, floods, droughts, lack of water, pollution, saline infiltration and abnormal phenomenons on water resources;
h) To form database, information system on water resources; manage, store information, data on water resources; declare, publish documents, information on water resources;
i) To submit to the Government, or the Prime Minister for plans on solving issues relating to inter-country water sources, participation in international organizations, signing or acceding to International treaties on water resources; preside over activities on international cooperation for water resources;
k) To be as standing of national council on water resources, Vietnam Mekong river commission and river basin organizations;
l) To inspect, check, solve disputes, handle violations of law on water resources under its authority.
3. Ministries, relevant ministerial-level agencies within their tasks, powers shall coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in state management on water resources.
Article 71. The responsibility for State management on water resources of the People’s Committees at levels
1. The provincial People’s Committees within their duties and powers shall:
a) To promulgate under their authority and organize implementation of legal documents on water resources;
b) To make, approve, announce and organize implementation fo master plan on water resources, plan on basic survey, regulation, distribution of water resources, recovery of water sources polluted, depleted;
c) To delineate, publish prohibited areas, restrained areas from exploitation of underground water, areas need artificially supplement underground water; publish minimum flow, underground water exploitation threshold under their authority, prohibited areas, temporarily prohibited areas from exploitation of sand, gravel and other minerals on rivers; publish list of lakes, ponds, lagoons that are not permitted leveling;
d) To organize to respond to, recover incidents of water sources’ pollution; to track, detect and participate in solving incidents of inter-country water sources’ pollution under their authority; to make, manage protection corridor of water source, Hygiene Protection Zone of area supplying living water; to assure living water in cases of drought, lack of water or happening incidents polluted water sources;
dd) To propagate, popularize, educate law on water resources;
e) To grant, extend, adjust, terminate, revoke permit on water resources and permit transfer of right to exploit water resources under their authority; guide register for exploitation, use of water resources;
g) To organize implementation of basic survey, supervision on water resources under decentralization; to report to the Ministry of Natural Resources and Environment on result of basic survey on water resources, situation of exploitation, use, protection of water resources, prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water in their localities;
h) To set up database; manage and store information, data of water resources;
i) To inspect, check, solve disputes, handle violations of law on water resources.
2. The district People’s Committees, commune People’s Committees within their duties and powers shall:
a) To implement measures to protect water resources as prescribed by law; to coordinate with agencies, organizations managing observation station, to measure, supervise water resources, the works exploring, exploiting water, discharging sewage into water sources for protection of this works;
b) To organize to respond to, recover incidents of water sources’ pollution; to track, detect and participate in solving incidents of inter-country water sources’ pollution under their authority;
c) To propagate, popularize, educate law on water resources; handle violations of law on water resources; to negotiate, solve disputes on water resources under their authority;
d) Periodically, to sum up, report to People’s Committee at their direct higher level on situation of management, protection, exploitation and use of water resources, as well as the prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water;
dd) To organize register of exploitation, use of water resources, discharge of sewage into water sources under their authority;
d) To implement tasks on state management on water resources under decentralization or authorization of the provincial People’s Committees.
Article 72. Regulation, supervision of exploitation, use, protection of water resources, as well as the prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water on river basins
1. The following activities on river basins need to be regulated, supervised:
a) Coordination of measures on protection of water resources, respond to, overcoming incidents polluting water sources and recovery of water sources polluted, depleted, prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water on river basin;
b) Regulation, distribution of water resources, maintaining minimum flow on rivers, underground water exploitation threshold; regulation, distribution of water sources in case of drought, lack of water on river basins;
c) Construction, operation of reservoirs, dikes and works regulating water on rivers; projects on water transfer and the works of exploitation, use of water with big and important scale on river basin;
d) Discharge of sewage that have hazard causing pollution, deterioration seriously quality of water sources in river basins; overcoming incidents polluting water sources and recovery of water sources polluted on river basins;
dd) Use of soil, exploitation of minerals, protection and development of forest on river basins.
d) Other activities on river basins specified by the Government.
2. Responsibility for regulation, supervision of exploitation, use, protection of water resources, as well as the prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water on river basins is specified as follows:
a) The river basin organization propose regulation, distribution of water sources, supervise exploitation, use, protection of water resources, as well as the prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water on one or some inter-country river basins;
b) The provincial People’s Committees direct the regulation, distribution of water sources and coordination, supervision of exploitation, use, protection of water resources, as well as the prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water on intra-country river basins;
c) The Ministry of Natural Resources and Environment uniformly direct coordination of activities of river basin organizations, provincial People’s Committees, relevant agencies, organizations in the regulation, distribution of water sources, supervision of exploitation, use, protection of water resources, as well as the prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water on river basins;
3. The Government stipulates in details the regulation, supervision of exploitation, use, protection of water resources, as well as the prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water, stipulate on organizational structure and operation of river basin organizations.
Article 73. Authority of grant, extension, adjustment, termination, withdraw of permit on water resources
1. The Ministry of Natural Resources and Environment and provincial People’s Committees execute the grant, extension, adjustment, termination, withdrawal of permit on water resources.
2. The Government stipulates order of, procedures for and detailed provisions on authority of grant, extension, adjustment, termination, withdraw of permit on water resources.
Article 74. The national water resources Council
1. The National Water Resources Council is established by Government to advise for the Government, the Prime Minister in important decisions on water resources within their duties and powers.
2. The Prime Minister stipulates duties and powers of The National Water Resources Council.
THE SPECIALIZED INSPECTION ON WATER RESOURCES, SOLVING DISPUTES ON WATER RESOURCES
Section 1. BASIC SURVEY ON WATER RESOURCES
Article 75. The specialized inspection on water resources
1. Inspectorates of the Ministry of Natural Resources and Environment, Inspectorates of the provincial Department of Natural Resources and Environment and agencies implementing the state management task on water resources execute function of the specialized inspection on water resources.
2. Organizational structure and operation of specialized inspectorates on water resources comply with provisions of this Law and provisions of law on inspection.
Article 76. Solving disputes regarding water sources
1. Conciliation of diputes on water sources is performed as follows:
a) The State encourages parties conciliated by themselves for disputes on water resources;
b) The State encourage to solve disputes on water resources between individuals, households with each other through conciliation at facilities as prescribed by law on conciliation at facilities;
c) The commune People’s Committees organize conciliation of disputes on water resources on their localities at the request of parties disputing.
2. The district People’s Committees shall solve disputes on exploitation, use of water resources, discharge of sewage into water sources for cases not require to grant permit; if not agree with decision on solving dispute, the parties disputing have right to complaint to provincial People’s Committees or sue at the Court as prescribed by law.
3. Provincial People’s Committees shall:
a) To solve disputes arising in exploitation, use of water resources, discharge of sewage into water sources for cases under their licensing authority; if not agree with decision on solving dispute, the parties disputing have right to sue at the Court as prescribed by law.
b) To solve disputes regarding water sources among district People’s Committees;
c) To solve disputes that have had decision on solving of district People’s Committee but the parties disputing not agree.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a) To solve disputes arising in exploitation, use of water resources, discharge of sewage into water sources for cases under its licensing authority; if not agree with decision on solving dispute of the Ministry of Natural Resources and Environment, the parties have right to sue at the Court as prescribed by law.
b) To solve other disputes on water resources among central-affiliated cities and provinces.
5. Requirement on compensation relating to solving disputes on water resources implemented under provisions of civil laws, law on state compensation liability.
Article 77. Transitional provisions
From the effective day of this Law, practicing the drilling of underground water, exploring, exploitation, use of water resources, discharge of sewage into water sources are conducted as follows:
1. Organizations, individuals granted permit as prescribed by the Law on water resources No. 08/1998/QH10 may continue to perform till the end of time limit stated in permit.
2. Organizations, individuals exploiting water resources must pay money to grant right of exploiting water resources as prescribed by this law for the rest of time limit stated in their permit.
This Law takes effect on January 01, 2013.
The Law on water resources No. 08/1998/QH10 ceases to be effective on the effective date of this Law.
Article 79. Provisions for detailing and guidelines for implementation
The Government provides in detail and guides implementation of provisions assigned in this Law.
This Law was passed on June 21, 2012, by the XIIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 3rd session
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |