Chương III Luật tài nguyên nước 2012: Bảo vệ tài nguyên nước
Số hiệu: | 17/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 21/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 06/08/2012 | Số công báo: | Từ số 481 đến số 482 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền
Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước (TNN) phải nộp tiền cấp quyền khai thác nếu mục đích khai thác nước nhằm: phát điện có mục đích thương mại; phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp; trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản tập trung với quy mô lớn. Đây là nội dung mới trong Luật tài nguyên nước 2012 đã được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua vào ngày 21/6/2012.
Ngoài việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc, chính sách TNN nhằm coi TNN là tài sản của nhà nước, thực hiện chủ trương kinh tế hóa, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện quản lý tổng hợp, thống nhất TNN theo lưu vực sông kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính, Luật còn bổ sung quy định cụ thể về các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; các biện pháp ứng phó và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy; hành lang bảo vệ nguồn nước; bảo đảm sự lưu thông dòng chảy…
Ngoài ra, Luật bổ sung các quy định về tiết kiệm nước; chuyển nước lưu vực sông; thăm dò, khai thác nước dưới đất và các quy định về khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt; các biện pháp quản lý quy hoạch, xây dựng và khai thác, sử dụng nước của hồ chứa nhằm sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn TNN.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước.
2. Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước tại địa phương.
3. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thường xuyên bảo vệ nguồn nước do mình khai thác, sử dụng, đồng thời có quyền giám sát những hành vi, hiện tượng gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước của tổ chức, cá nhân khác.
4. Người phát hiện hành vi, hiện tượng gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn nguồn nước có trách nhiệm ngăn chặn và báo ngay cho chính quyền địa phương nơi gần nhất để kịp thời xử lý. Trường hợp chính quyền địa phương nhận được thông báo không xử lý được thì phải báo cáo ngay cho chính quyền địa phương cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tuân thủ quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nếu làm suy giảm chức năng của nguồn nước, gây sụt, lún đất, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Không xây dựng mới các bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại trong hành lang bảo vệ nguồn nước.
Đối với cơ sở đang hoạt động thì phải có biện pháp xử lý, kiểm soát, giám sát chặt chẽ chất lượng nước thải, chất thải trước khi thải ra đất, nguồn nước; cơ sở đang hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước phải có giải pháp để khắc phục trong thời hạn do cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền quy định; trường hợp không khắc phục được thì bị đình chỉ hoạt động hoặc di dời theo quy định của pháp luật.
3. Việc xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, vui chơi, giải trí tập trung, tuyến giao thông đường thủy, đường bộ, công trình ngầm, công trình cấp, thoát nước, công trình khai thác khoáng sản, nhà máy điện, khu chứa nước thải và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các công trình khác có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước phải có phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác mỏ hoặc xây dựng công trình, nếu tiến hành hoạt động bơm hút nước, tháo khô dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước thì phải dừng ngay việc bơm hút nước và thực hiện các biện pháp hạn chế, khắc phục theo chỉ đạo của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải phải được chống thấm, chống tràn bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước.
1. Việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước được thực hiện như sau:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ra sự cố ô nhiễm nguồn nước có trách nhiệm xây dựng phương án, trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết và thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do mình gây ra;
b) Trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương có trách nhiệm xác định rõ nguyên nhân, tổ chức, cá nhân gây ra sự cố; phối hợp giảm thiểu tác hại do sự cố gây ra; giám sát, đánh giá mức độ suy giảm chất lượng nước, thiệt hại do sự cố gây ra để yêu cầu đối tượng gây ra sự cố bồi thường thiệt hại;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự cố ô nhiễm nguồn nước có trách nhiệm chủ động tiến hành các biện pháp ngăn chặn, hạn chế lan rộng vùng ô nhiễm, xử lý, giảm thiểu ô nhiễm thuộc phạm vi quản lý, phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan trong quá trình ngăn chặn, xử lý sự cố và báo cáo kịp thời với Bộ Tài nguyên và Môi trường;
d) Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố ô nhiễm nguồn nước, ngoài việc bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật còn có trách nhiệm khắc phục hậu quả ô nhiễm, suy thoái nguồn nước trước mắt, cải thiện, phục hồi chất lượng nước về lâu dài và bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
2. Ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm đối với nguồn nước liên quốc gia được thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân các cấp nơi có nguồn nước liên quốc gia có trách nhiệm theo dõi, phát hiện sự cố ô nhiễm trên địa bàn; trường hợp xảy ra sự cố thì phải chủ động tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn, hạn chế lan rộng vùng ô nhiễm; xử lý, giảm thiểu ô nhiễm thuộc phạm vi quản lý và báo cáo Ủy ban nhân cấp tỉnh để tổ chức chỉ đạo xử lý và báo cáo với Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan tại quốc gia xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia để tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn và khắc phục hậu quả phù hợp với pháp luật quốc tế và các điều ước quốc tế liên quan.
3. Việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trong trường hợp khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
4. Phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt được thực hiện như sau:
a) Các nguồn nước phải được phân loại theo mức độ, phạm vi ô nhiễm, cạn kiệt và lập thứ tự ưu tiên để có kế hoạch phục hồi;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi nguồn nước nội tỉnh.
5. Kinh phí để khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân gây sự cố và kinh phí phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt theo kế hoạch quy định tại điểm b khoản 4 Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm.
1. Trách nhiệm quan trắc, giám sát tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quan trắc, giám sát về số lượng, chất lượng nguồn nước, hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quan trắc, giám sát về số lượng, chất lượng nguồn nước, hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các nguồn nước nội tỉnh;
c) Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước có trách nhiệm quan trắc, giám sát việc khai thác, sử dụng nước và xả nước thải của mình theo quy định.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể việc quan trắc, giám sát tài nguyên nước.
1. Nhà nước có kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn và các loại rừng khác, thực hiện các chương trình phủ xanh đất trống, đồi, núi trọc, mở rộng thảm thực vật nhằm chống xói mòn đất, tăng cường khả năng giữ nước của đất, bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy.
2. Các tổ chức, cá nhân khai thác rừng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khai thác, bảo vệ rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy thoái rừng đầu nguồn.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hồ chứa, các dự án khai thác, chế biến khoáng sản và các hoạt động khác có sử dụng hoặc ảnh hưởng đến diện tích rừng phải trồng bù diện tích rừng đã bị mất do việc xây dựng công trình hoặc đóng góp kinh phí trồng rừng theo quy định trong trường hợp địa phương không bố trí được quỹ đất để trồng rừng mới.
4. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa phải đóng góp kinh phí cho hoạt động bảo vệ rừng thuộc phạm vi lưu vực của hồ chứa và tham gia các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc trồng bù diện tích rừng, đóng góp kinh phí và việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn các lưu vực hồ chứa.
Việc khai thác khoáng sản, xây dựng cầu, bến tàu hoặc công trình khác ngăn, vượt sông, suối, kênh, rạch; đặt đường ống hoặc dây cáp bắc qua sông, suối, kênh, rạch, đặt lồng bè trên sông không được cản trở dòng chảy và phù hợp với tiêu chuẩn phòng, chống lũ, các yêu cầu kỹ thuật liên quan khác theo quy định của pháp luật.
1. Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm:
a) Hồ chứa thủy điện, thủy lợi và các hồ chứa nước khác;
b) Hồ tự nhiên, nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa ở các khu vực khác; đầm, phá tự nhiên;
c) Sông, suối, kênh, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước hoặc có tầm quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường;
d) Các nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa và bảo vệ, phát triển hệ sinh thái tự nhiên.
2. Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này có trách nhiệm cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định và bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa để quản lý, bảo vệ.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
1. Tổ chức, cá nhân không được xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt phải thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Thường xuyên quan trắc, theo dõi chất lượng nguồn nước sinh hoạt và bảo đảm chất lượng đối với nguồn nước do mình khai thác;
b) Có phương án khai thác nguồn nước khác để thay thế trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt đang khai thác.
3. Người phát hiện hành vi gây hủy hoại, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt có trách nhiệm ngăn chặn và kịp thời báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trong phạm vi địa phương theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Tổ chức công bố thông tin chất lượng nguồn nước sinh hoạt, cảnh báo hiện tượng bất thường về chất lượng của nguồn nước sinh hoạt đối với các nguồn nước trên địa bàn.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại địa phương.
1. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các loại hóa chất khác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không được gây ô nhiễm nguồn nước.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai khoáng và các hoạt động sản xuất khác không được xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào nguồn nước; trường hợp sử dụng hóa chất độc hại thì phải có biện pháp bảo đảm an toàn, không được để rò rỉ, thất thoát dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích giao thông vận tải thuỷ, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học và các mục đích khác không được gây ô nhiễm nguồn nước.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển phải có phương án, trang thiết bị, nhân lực bảo đảm phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm nước biển.
Trường hợp để xảy ra sự cố gây ô nhiễm nước biển phải kịp thời xử lý, khắc phục sự cố và phải thông báo ngay tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Nguồn thải từ các hoạt động ở vùng ven biển, hải đảo và các hoạt động trên biển phải được kiểm soát, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi thải vào biển.
1. Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất; hành nghề khoan nước dưới đất; khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí; xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ và các hoạt động khoan, đào khác phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất, trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất.
3. Ở những vùng nước dưới đất bị khai thác quá mức hoặc bị suy thoái nghiêm trọng, cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước phải khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác và có các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để bảo vệ nguồn nước dưới đất.
1. Quy hoạch đô thị, khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải phù hợp với quy mô xả nước thải, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước và phải được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền chấp thuận trước khi trình phê duyệt.
2. Dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có hạng mục đầu tư xây dựng hệ thống thu gom tách riêng nước mưa, nước thải; hệ thống xử lý nước thải; hệ thống tiêu, thoát, dẫn nước thải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
3. Tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật này cấp giấy phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
4. Việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước phải căn cứ vào tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước thải, chức năng của nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
5. Tổ chức, cá nhân xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ không phải xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
6. Chính phủ quy định cụ thể việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có các quyền sau đây:
a) Được xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của giấy phép;
b) Được Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp;
c) Được Nhà nước bồi thường thiệt hại trong trường hợp giấy phép bị thu hồi trước thời hạn vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật;
d) Được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc xả nước thải vào nguồn nước bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
đ) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo quy định;
e) Trả lại giấy phép theo quy định;
g) Chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản đầu tư vào công trình xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật;
h) Khiếu nại, khởi kiện các hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật về tài nguyên nước và thực hiện đúng nội dung của giấy phép;
b) Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
c) Bảo đảm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép trong suốt quá trình xả nước thải vào nguồn nước;
d) Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến việc xả nước thải vào nguồn nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
đ) Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
e) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hoạt động xả nước thải của mình gây ra theo quy định;
g) Thực hiện việc quan trắc, giám sát lưu lượng, chất lượng nước thải và chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động xả nước thải theo quy định;
h) Bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xả nước thải trái phép của mình gây ra;
i) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Article 25. Duty of protection of water resources
1. Organizations, individuals must be responsible for protection of water resources.
2. Local authorities at levels shall protect water resources in localities.
3. Organizations, individuals are responsible for regular protection of water sources exploited and used by them, concurrently have right to supervise acts, phenomenons causing polution, deterioration, depletion of water sources of other organizations, individuals.
4. Person detecting acts, phenomenons causing damages or threaten to safety of Water sources shall prevent and report immediately to the nearest local authority for timely handling. If the local authority receiving report can not handle, it must report immediately to the local authority at their directly higher level or competent state agencies.
Article 26. Prevention from, combat against pollution, deterioration, depletion of Water sources
1. Exploitation, use of water resources must comply with master plan on water resources approved by competent authorities; when causing decreasing function of water sources, land subsidence, pollution, saline infiltration of water sources, must pay compensation as prescribed by law.
2. Not newly building hospitals, health facilities treating infectious diseases, cemeteries, waste landfills, facilities manufacturing toxic chemicals, the manufacture and processing facilities discharging toxic sewage in protection corridor of water source.
For facilities running must have measures for strictly handling, controlling, supervision of quality of sewage, waste before discharging to soil, water sources; facilities running and causing pollution of water sources must have solution to overcome in time limit defined by competent agency implementing the task on state management on water resources; if they fail in overcoming, they may be terminated for operation or moved as prescribed by law.
3. Building economical zones, industrial zones, export processing zones, hi-tech parks, industrial clusters, urban areas, concentration inhabitant area, tourist areas, concentration recreation areas, waterway routes, roadways, underground works, works supplying water and drainage, works exploiting minerals, power plants, areas containing sewage and facilities of production, business or service, other works having hazard causing pollution, deterioration, depletion of water sources must have plan on prevention from, combat against depletion of water sources
4. Organizations, individuals mining or building works, if implement pumping to draw water, draining and causing decline of underground water level, depletion of water sources, they must stop immediately pumping to draw water and implement measures to restraining, overcoming under direction of competent agency implementing task on state management on water resources; if cause damage, they must pay compensation as prescribed by law.
5. Ponds, sewage reservoirs, areas containing sewage must be anti-leaked, anti-overflowed to ensure not polluting water sources.
Article 27. Responding to, overcoming incidents polluting water sources and recovery of the polluted, depleted water sources
1. Responding to, overcoming incidents polluting water sources are implemented as follows:
a) The establishments of production, business or service having hazard of incident polluting water sources have responsibility to make plan, equip necessary devices, means and implement measures to timely respond to, overcome incident polluting water sources caused by them;
b) In case happening incident polluting water sources, the competent state agencies in localities shall identify clearly reason, organizations or individuals causing such incident; coordinate to diminish harmful effects caused by incident; to supervise, assess on extent of decreasing water quality, damage caused by incident in order to request subject causing incident to pay compensation;
c) The provincial People’s Committees where suffer direct infuences of incident polluting water sources shall actively implement measures to prevent, restrain spreading polluted area, handle, diminish pollution within their management, coordinate with relevant central-affiliated cities and provinces in the course of preventing, handling incident and report timely to the Ministry of Natural Resources and Environment;
d) Organizations, individuals causing incident pollution water sources, apart from be sanctioned for violation as prescribed by law, have responsibility for overcoming harmful effect of pollution, deterioration of water sources in the near future, improving, recovering water quality in far future and pay for damages caused by them.
2. Responding to, overcoming incidents polluting inter-country water sources are implemented as follows:
a) The People’s Committees at levels where having inter-country water sources shall track, detect pollution incidents in localities, when happening incident, they must actively implement immediately measures to prevent, restrain spreading of polluted area, handle, diminish pollution within their management and report to provincial People’s Committee for direction of handling and report to the Ministry of Natural Resources and Environment;
b) The Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Natural Resources and Environment and ministries, ministerial-level agencies shall coordinate with relevant agencies in country where happening incident polluting inter-country water sources in order to implement immediately measures to prevent, and overcome harmful effect in conformity with international law and relevant international treaties.
3. Responding to, overcoming incidents polluting water sources in emergency are implemented as prescribed by law on emergency.
4. Recovery of water sources polluted, depleted are implemented as follows:
a) Water sources must be classified under extent, scope of pollution, depletion and make priority order to have plan for recovery;
b) The Ministry of Natural Resources and Environment shall formulate and submit to the Prime Minister for approval and organize implementation of plan on recovery of inter-provincial water sources, inter-country water sources; provincial People’s Committees shall formulate, approve and organize implementation of plan on recovery of intra-provincial water sources.
5. Funds to overcome incident polluting water sources in case it can not to identify any organization or individual causing incident and funds to recover water sources polluted, depleted under plan specified in point b, clause 4 this clause are paid by the State budget.
Article 28. Observation and supervision of water resources
1. Responsibility for observation and supervision of water resources is prescribed as follows:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall observe, supervise on quantity, quality of water sources, exploitation, use of water resources, discharging sewage into water sources for inter-provincial water sources, inter-country water sources;
b) The provincial People’s Committees shall observe, supervise on quantity, quality of water sources, exploitation, use of water resources, discharging sewage into water sources for intra-provincial water sources;
c) organizations, individuals exploting, using water resources, discharging sewage into water sources shall observe, supervise their exploitation, use of water and discharging sewage as prescribed;
2. The Ministry of Natural Resources and Environment details observation and supervision of water resources.
Article 29. Protection and development of aquatic resources
1. The State have plan on protection and development of headwater protective forests and other forests, implement programs on cultivation of waste land, bare hills, emlargement of vegetation aiming to anti-erosion, improve capacity to hold water of land, protect and develop aquatic resource.
2. Organizations, individuals exploiting forest shall implement measures of explotation and protection of forest as prescribed by Law on forest protection and development, not causing deterioration of headwater forests.
3. Organizations, individuals investing in reservoirs, projects on exploiting and processing minerals and other operation that using or influencing forest areas must plant to compensate forest areas have been lost because of works construction or contribute funds for afforestation as prescribed in case local not allocate land fund for planting new forest.
4. Organizations, individuals managing, operating reservoirs must contribute funds for protection of forest in scope of basin of reservoirs and participate in protection and development of headwater forests.
5. The Government details planting to compensate forest areas, contributing funds and management, use of funds for protection and development of headwater forests in basins of reservoirs.
Article 30. Assurance of circulation of flow
The exploitation of minerals, construction of bridges, wharves or other works to obstruct or pass over rivers, springs, canals, ditches, putting pipes or cables through rivers, springs, canals, ditches, putting cages, rafts on rivers are not permited to obstruct flow and be suitable to standard on prevention of and combat against floods, other relevant technical requirement as prescribed by law.
Article 31. Protection corridor of water source
1. Water sources must make protection corridor include:
a) Hydro-power, irrigation reservoirs and other water reservoirs;
b) Natural and artificial lakes in urbans, residential areas; lakes, big ponds with function of regulation in other areas; natural lagoons;
a) Rivers, springs, canals, ditches being source of supplying water, dewatering or having an important role for socio-economic development and the environmental protection;
d) Water sources relating to religion and belief activities, having high value on biodiversity, cultural preservation and protection, development of natural ecologies.
2. Organizations managing, operating reservoirs specified in point a, clause 1 of this article shall plant limit markers of Protection corridor of water source as prescribed and hand over limit markers to commune People’s Committee where have reservoirs for management and protection.
3. The provincial People’s Committees shall make, manage Protection corridor of water source specified in points b, c and d, clause 1 of this Article.
4. The Government details making, management of Protection corridor of water source.
Article 32. Protection of quality of water sources for living
1. Organizations, individuals are not permitted to discharge sewage, bring waste into Hygiene Protection Zone of area supplying living water.
2. Organizations, individuals exploiting water to supply living water must implement the following measures:
a) Often observe, track quality of living water sources and assure of quality of water sources exploited by them.
b) To have plan to exploit other Water sources to replace in case happening incident polluting living water sources they exploiting
3. Person detecting acts causing ruin, pollution or living water sources has responsibility for timely preventation and report immediately to competent state agencies for handling.
4. Provincial People’s Committees shall:
a) To identify and publicize Hygiene Protection Zone of area supplying living water within local area as prescribed by the Ministry of Natural Resources and Environment;
b) To organize to disclosure information on quality of living water sources, warn abnormal Phenomenons on quality of living water sources with respect to water sources in their localities.
5. People’s Committee at district level, commune level shall implement measures to protect quality of living water sources in local.
Article 33. Protection of quality of water sources in agricultural manufacture, aquaculture, industrial manufacture, mineral exploitation and other activities
1. Use of plant protection drugs, veterinary medicine and other chemicals in cultivation, breeding, aquaculture must ensure technical regulations and standards, not cause polluting water sources.
2. Establishments of production, business, service, mining, or other manufacture are not discharged sewage that have not been treated or treated but not meet technical regulations and standards into water sources; when use toxic chemicals, they must have measures to ensure safety, not to leak, lead to pollution of water sources.
3. Organizations, individuals exploiting, using water resources for purposes of waterway transport, sport, entertainment, tourist, medicine, convalescent, science research and other purposes are not permitted to cause pollution of water sources.
Article 34. Prevention from, combat against pollution of seawater
1. Organizations, individuals operating at sea must have plan, equipments, and human resource ensuring prevention from, combat against pollution of seawater.
Case causing incident polluting sea water, they must timely handle, overcome incident and report immediately to the competent state agencies; if cause damage, must pay compensation as prescribed by law.
2. The discharge source from activities at coastal areas, islands and activities at sea must be controlled, treated meeting technical regulations and standards before discharge into sea.
Article 35. Protection of underground water
1. Organizations, individuals exploring, exploiting underground water; practicing underground water drill; drilling to survey works geology, exploring geology, exploring and exploiting minerals, petroleum; processing foundation of works, draining for mine and other drilling, digging activities must implement measures to protect underground water, fill in wells after using or being broken down.
2. Organizations, individuals exploiting minerals, building underground works must obey technical regulations and standards on safety, prevention from deterioration, and depletion of underground water sources.
3. Regions where underground water being exploited excessively or deteriorated seriously, state management agencies of water resources must zoning for areas prohibited from or restrained for exploitation and have measure to control strictly in order to protect underground water source.
Article 36. Practicing underground water drill
1. Drilling to research, survey, explore and exploit underground water must implemented by organizations, individuals licensed to practice underground water drill
2. The Ministry of Natural Resources and Environment details practicing underground water drill.
Article 37. Discharge of sewage into water sources
1. Master plan of urban areas, concentrated residential areas in rural, tourist areas, recreation areas, industrial areas, economical areas, export processing areas, concentrated industrial clusters, trade villages must have system of sewage collection, process be suitable to scale of sewage discharge, water sources’ capacity to receive sewage and must be accepted by competent state management agencies of water resources before submiting for approval.
2. Plans on construction, renovate, ungrade establishment of bmanufacture, businee must have items of investment on, construction of system collecting and separating rain water, sewage; sewage treatment system; system of drainage, conduits for sewage ensuring technical regulations and standards.
3. Organizations, individuals discharging sewage into water sources must be licensed by competent state agencies specified in Article 73 of this Law, except for case specified in clause 5 of this Article.
4. Granting permit to discharge sewage into water sources must base on technical regulations and standards on the quality of sewage, the function of water sources, water sources’ capacity to receive sewage.
5. Organizations, individuals discharge sewage with small scale and sewage not containing toxic chemicals, radioactive substances do not require possesing a permit of discharging sewage into water sources.
6. The Government details grant of permit of discharging sewage into water sources.
Article 38. Rights and obligations of organizations, individuals being granted permit of discharging sewage into water sources
1. Organizations, individuals being granted permit of discharging sewage into water sources have the following rights:
a) To discharge sewage into water sources as prescribed in permit;
b) To be protected by the State for legal rights and benefits;
c) To be paid compensation by the State as prescribed by law in case the permit is revoked before its time limit because of reason for National defense and security or national benefits, public benefits.
d) To have right to request organizations, individuals, having acts causing damage to their lawful rights and benefits relating to discharge of sewage into water sources, to pay compensation as prescribed by law.
dd) To suggest competent state agencies to grant permit for extension, change of time limit or adjust content of permit as prescribed;
e) To return permit as prescribed;
g) To transfer, lease, inherit, mortgage, guarantee with asset invested in works of discharging sewage into water sources as prescribed by law;
h) To complaint, sue on acts violating their lawful rights and benefits relating to discharge of sewage into water sources as prescribed by law.
2. Organizations, individuals being granted permit of discharging sewage into water sources have the following obligations:
a) To execute provisions of law on water resources and implement under proper content of permit;
b) To implement financial obligations as prescribed by law;
c) To ensure sewage processed meeting technical regulations and standards allowed during course of discharging sewage into water sources;
d) Not to obstruct or cause damage to the lawful discharge of sewage into water sources of other organizations, individuals;
dd) To supply fully and honestly data, information on discharge of sewage into water sources when requested by competent state agencies;
e) To execute measures to ensure safety, prevention and overcoming incidents polluting water sources caused by their discharge of sewage as prescribed;
g) To implement observation, supervision output, quality of sewage and regime of information, report on discharge of sewage as prescribed;
h) To pay compensation for organizations, individuals suffered damage caused by their unlawful discharge of sewage;
i) Other obligations as prescribed by law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực