Chương IV Luật tài nguyên nước 2012: Khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Số hiệu: | 17/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 21/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 06/08/2012 | Số công báo: | Từ số 481 đến số 482 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước phải thực hiện các biện pháp sau đây để sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả:
a) Đúng mục đích, hợp lý;
b) Có kế hoạch thay thế, loại bỏ dần phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, tiêu thụ nhiều nước;
c) Cải tiến, hợp lý hóa quy trình sử dụng nước; áp dụng kỹ thuật, công nghệ, thiết bị tiên tiến trong khai thác, sử dụng nước; tăng khả năng sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước; tích trữ nước mưa để sử dụng;
d) Bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ phù hợp với điều kiện nguồn nước; cải tiến, hợp lý hóa và áp dụng các biện pháp, công nghệ, kỹ thuật canh tác, xây dựng, duy tu, vận hành các công trình dẫn nước, giữ nước để tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng mô hình sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; phổ biến, tuyên truyền mô hình, công nghệ, thiết bị tiết kiệm nước.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng nước nhằm thúc đẩy, khuyến khích sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;
b) Xây dựng chương trình, kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn nghiên cứu áp dụng công nghệ sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả nhằm loại bỏ dần công nghệ lạc hậu, tiêu thụ nhiều nước;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và ban hành định mức tiêu thụ nước trong các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của mình; thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong khai thác, sử dụng nước, định mức tiêu thụ nước.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy định về sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả tại địa phương.
1. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hệ thống cấp nước phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và vận hành hệ thống cấp nước nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nước ổn định, an toàn, liên tục và giảm thiểu thất thoát, lãng phí nước.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành công trình, hệ thống công trình thủy lợi phải áp dụng các biện pháp phòng, chống thấm và bảo đảm vận hành hệ thống với phương thức tối ưu nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nước hợp lý, hiệu quả và giảm thiểu thất thoát, lãng phí nước.
1. Tổ chức, cá nhân đầu tư sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước, thu gom, sử dụng nước mưa, sử dụng nước được khử muối từ nước lợ, nước mặn, đầu tư thiết bị, công nghệ tiết kiệm nước, được vay vốn ưu đãi và miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định việc ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ xử lý nước thải, cải tạo, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, tái sử dụng nước và công nghệ khác nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí kinh phí và xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và xử lý, cải tạo, khôi phục nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt.
3. Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ nhằm sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả được ưu tiên bao gồm:
a) Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ nhằm sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong các ngành công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp;
b) Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ xử lý nước thải, cải tạo, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt;
c) Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong việc vận hành điều tiết nước hồ chứa, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước;
d) Ứng dụng giải pháp công nghệ để chế tạo mới các phương tiện, thiết bị sử dụng nước tiết kiệm; cải tiến, đổi mới, nâng cấp thiết bị sử dụng nước;
đ) Ứng dụng giải pháp sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả trong quá trình thiết kế, thi công công trình xây dựng.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có các quyền sau đây:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và mục đích khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
c) Được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
d) Sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên nước theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Được dẫn nước chảy qua đất liền kề thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
e) Khiếu nại, khởi kiện về các hành vi vi phạm quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
b) Sử dụng nước đúng mục đích, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả;
c) Không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
d) Bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác, sử dụng;
đ) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính; bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;
e) Cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép;
g) Khi bổ sung, thay đổi mục đích, quy mô khai thác, sử dụng thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp không phải xin cấp giấy phép, không phải đăng ký theo quy định tại Điều 44 của Luật này;
h) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước thì ngoài việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này, còn phải thực hiện đúng các nội dung trong giấy phép.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước thuộc trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này còn được chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của Chính phủ.
1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép:
a) Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;
b) Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
c) Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;
d) Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;
đ) Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
2. Trường hợp khai thác nước dưới đất quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật này cấp giấy phép trước khi quyết định việc đầu tư.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
1. Nhà nước ưu tiên khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt bằng các biện pháp sau đây:
a) Đầu tư, hỗ trợ các dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch, ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước, vùng có nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Có chính sách ưu đãi, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch; thực hiện biện pháp khẩn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng gây ra thiếu nước.
3. Tổ chức, cá nhân được cấp nước sinh hoạt có trách nhiệm tham gia đóng góp công sức, tài chính cho việc bảo vệ nguồn nước, khai thác, xử lý nước phục vụ cho sinh hoạt theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm nước, phòng, chống chua, mặn, xói mòn đất và bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước.
3. Tổ chức, cá nhân chỉ được khai thác, sử dụng nước bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để sản xuất nông nghiệp.
4. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp phải tuân theo quy trình vận hành.
1. Việc khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện phải bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, trừ trường hợp khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ.
2. Việc xây dựng các công trình thủy điện phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, tuân thủ quy định tại Điều 53 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện phải tuân theo quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu nguồn nước; có trách nhiệm hỗ trợ người dân nơi có hồ chứa.
1. Nhà nước khuyến khích đầu tư khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối. Tổ chức, cá nhân sử dụng nước biển để sản xuất muối không được gây xâm nhập mặn, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng nước đã bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, không được làm ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, cản trở dòng chảy, hư hại công trình trên sông, gây trở ngại cho giao thông thủy và không được gây nhiễm mặn nguồn nước.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất công nghiệp phải tiết kiệm nước, không gây ô nhiễm nguồn nước.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho khai thác, chế biến khoáng sản phải có biện pháp thu gom, xử lý nước đã qua sử dụng đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước.
1. Nhà nước khuyến khích khai thác, sử dụng nguồn nước để phát triển giao thông thủy.
2. Hoạt động giao thông thủy không được gây ô nhiễm nguồn nước, cản trở dòng chảy, gây hư hại lòng, bờ, bãi sông, suối, kênh, rạch và các công trình trên sông; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Việc xây dựng công trình, quy hoạch tuyến giao thông thủy phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch phát triển các vùng ven biển.
4. Việc xây dựng và quản lý các công trình khác liên quan đến nguồn nước phải bảo đảm an toàn và hoạt động bình thường cho các phương tiện giao thông thủy và không được gây ô nhiễm nguồn nước.
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, y tế, thể thao, giải trí, du lịch và các mục đích khác phải sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, không được gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, cản trở dòng chảy và các ảnh hưởng xấu khác đến nguồn nước.
1. Tổ chức, cá nhân thăm dò nước dưới đất phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 44 của Luật này.
3. Việc cấp giấy phép khai thác nước dưới đất phải căn cứ vào quy hoạch tài nguyên nước, kết quả điều tra cơ bản, thăm dò nước dưới đất, tiềm năng, trữ lượng nước dưới đất và các quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Hạn chế khai thác nước dưới đất tại các khu vực sau đây:
a) Khu vực có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước;
b) Khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ bị hạ thấp quá mức;
c) Khu vực có nguy cơ sụt, lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất;
d) Khu vực có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng;
đ) Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng.
5. Các hình thức hạn chế khai thác nước dưới đất bao gồm:
a) Hạn chế về đối tượng, mục đích khai thác;
b) Hạn chế về lưu lượng, thời gian khai thác;
c) Hạn chế về số lượng công trình, độ sâu, tầng chứa nước khai thác.
6. Chính phủ quy định cụ thể việc thăm dò, khai thác nước dưới đất.
1. Quy hoạch phát triển của các ngành, địa phương có đề xuất xây dựng hồ chứa trên sông, suối phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước và phải có các nội dung sau đây:
a) Sự cần thiết phải xây dựng hồ chứa so với các giải pháp công trình khác để thực hiện các nhiệm vụ của quy hoạch;
b) Xác định dòng chảy cần duy trì trên sông, suối theo thời gian ở hạ du hồ chứa được đề xuất trong quy hoạch;
c) Xác định và sắp xếp các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên đối với mỗi hồ chứa đề xuất trong quy hoạch và mức bảo đảm cấp nước đối với từng nhiệm vụ đề ra;
d) Dung tích hồ chứa dành để thực hiện từng nhiệm vụ của hồ chứa trong điều kiện thời tiết bình thường và điều kiện thời tiết bất thường có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu;
đ) Vai trò của các hồ chứa hiện có trên lưu vực sông trong việc bảo đảm thực hiện từng nhiệm vụ của hồ chứa được đề xuất;
e) Trong quá trình lập quy hoạch phải tổ chức lấy ý kiến các đối tượng hưởng lợi và đối tượng có nguy cơ rủi ro trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước do việc xây dựng hồ chứa đề xuất trong quy hoạch gây ra. Mọi ý kiến góp ý phải được giải trình, tiếp thu trong báo cáo gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định quy hoạch.
2. Dự án xây dựng hồ chứa trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Có các hạng mục công trình để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, sử dụng nguồn nước tổng hợp, đa mục tiêu, sử dụng dung tích chết của hồ chứa trong trường hợp hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, bảo đảm sự di cư của các loài cá, sự đi lại của phương tiện vận tải thủy đối với các đoạn sông, suối có hoạt động vận tải thủy;
c) Có ý kiến của cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
d) Có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước về các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản này trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa có trách nhiệm:
a) Tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa đã được phê duyệt; bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, an toàn công trình và vùng hạ du của hồ chứa, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
b) Tuân thủ theo lệnh điều hành vận hành hồ chứa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước và các trường hợp khẩn cấp khác;
c) Xây dựng và thực hiện kế hoạch điều tiết nước hằng năm của hồ chứa; thực hiện kế hoạch, phương án điều hòa, phân phối nguồn nước trên lưu vực sông của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Quan trắc khí tượng, thủy văn và tính toán, dự báo lượng nước đến hồ phục vụ vận hành hồ chứa;
đ) Trường hợp sử dụng mặt nước hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch, giải trí thì phải được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước chấp thuận bằng văn bản;
e) Thực hiện chế độ báo cáo; các quy định khác của Luật này và pháp luật có liên quan.
1. Việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước cho các mục đích sử dụng phải căn cứ vào quy hoạch tài nguyên nước, khả năng thực tế của nguồn nước, kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước và bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân sử dụng nước trên cùng một lưu vực sông, giữa thượng lưu với hạ lưu, giữa bờ phải với bờ trái;
b) Ưu tiên về số lượng, chất lượng nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp góp phần bảo đảm an ninh lương thực và các nhu cầu thiết yếu khác của người dân;
c) Bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, ngưỡng khai thác nước dưới đất;
d) Kết hợp khai thác, sử dụng nguồn nước mặt với khai thác, sử dụng nguồn nước dưới đất, nước mưa; tăng cường việc trữ nước trong mùa mưa để sử dụng cho mùa khô.
2. Trong trường hợp thiếu nước, việc điều hòa, phân phối phải ưu tiên cho mục đích sinh hoạt; các mục đích sử dụng khác phải được điều hòa, phân phối theo quy định trong quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông và bảo đảm nguyên tắc công bằng hợp lý.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông liên tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều hòa, phân phối tài nguyên nước trong phạm vi địa phương.
1. Việc lập dự án chuyển nước phải dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Chiến lược tài nguyên nước, chiến lược bảo vệ môi trường;
b) Quy hoạch tài nguyên nước các lưu vực sông liên quan; quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và các ngành liên quan đến khai thác, sử dụng nước trên các lưu vực sông;
c) Đánh giá khả năng thực tế của các nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước của cả lưu vực chuyển nước và lưu vực nhận nước;
d) Đánh giá khả năng ảnh hưởng của việc chuyển nước đến việc khai thác, sử dụng nước, duy trì dòng chảy, kiểm soát lũ và tác động đến môi trường sinh thái, đặc biệt trong mùa khô; lợi ích kinh tế của việc chuyển nước;
đ) Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên đối với trường hợp dự án chuyển nước có liên quan đến nguồn nước liên quốc gia.
2. Dự án chuyển nước phải có ý kiến thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư.
1. Việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất phải trên cơ sở đánh giá cụ thể khả năng thích ứng về số lượng, chất lượng, khả năng giữ và trữ nước của tầng chứa nước được bổ sung, yêu cầu về khai thác, sử dụng, bảo vệ nước dưới đất; đánh giá đầy đủ các tác động kinh tế - xã hội và môi trường.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xác định các tầng chứa nước, khoanh định vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất; hướng dẫn thực hiện các biện pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất thích hợp đối với từng vùng; phê duyệt các phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Việc gây mưa nhân tạo phải căn cứ vào nhu cầu về nước của vùng thiếu nước và điều kiện cho phép để quyết định biện pháp, quy mô hợp lý và phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
EXPLOITATION, USE OF WATER RESOURCES
Section 1. Using water in saving and effectiveness
Article 39. Measures of using water in saving and effectiveness
1. Organizations, individuals exploiting, using water must implement the following measures to use water in saving and effectiveness:
a) Proper purpose and reasonable;
b) To have plan to replace, reject gradually means, devices with obsolete technology, spending lot of water;
c) To improve, rationalize process on using water; apply technique, technology, advance equipment in exploitation, use of water; increase capacity to use water in circulation, reuse water; hoard rain water for use;
d) To allocate structure of plants, crops suitable to condition of water sources; to improve, rationalize and apply measures, technologies, technique of cultivation, construction, maintaining, operation of works regarding drainage, water-holding in order to save water in agricultural manufacture.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall organize to formulate model of using water in saving, effectiveness; popularize, propagate models, technologies, equipments that saving water.
3. Ministries, ministerial-level agencies within their tasks, powers shall:
a) To formulate and promulgate within authority technical regulations on using water aiming to boost, encourage using water in saving, effectiveness;
b) To formulate programs, plans and direct, guide to research application of technology on using water in saving, effectiveness, and aim to reject gradually obsolete technology, spending lot of water;
c) To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment to formulate and promulgate norm on water consumption in operations under their management; to inspect, check the compliance with provisions of law in exploitation, use of water, norm on water consumption
4. The provincial People’s Committees shall apply comprehensively measures to manage, control strictly implementation of provisions on using water in saving and effectiveness at localities.
Article 40. Restricting water loss in water supply systems
1. Organizations, individuals managing, operating the water supply system must obey technical regulations and regulations on operation of water supply system aiming to satisfy requirement on supplying water being stable, safe, uninterrupted and diminish loss and saving of water.
2. Organizations, individuals managing, operating the irrigation works system must apply measures to prevent, anti leakage and ensure operating system with optimal method aiming to satisfy requirement on supplying water being reasonable, effective and diminish loss and saving of water.
Article 41. Incentives for using water in saving and effectiveness
1. Organizations, individuals investing in use of circulated water, reuse of water, collection, use of rain water, use of water desalted from brackish water, saline water, investing in equipment, technology saving water, are entitled to loan of preferential capital and exempt, reduce tax as prescribed by law
2. The Government provides on incentives for using water in saving and effectiveness.
Article 42. Science and technology development for using water in saving and effectiveness
1. The State encourage, facilitate for organizations, individuals to research science, application, development of technologies on processing sewage, renovating and recoverying water sources polluted, deteriorated, depleted, reusing water and other technologies aiming to use water in saving, effectiveness.
2. Ministries, ministerial-level agencies, provincial People’s Committees shall allocate funds and formulate programs on science and technology research aiming to use water in saving, effectiveness and to process, renovate, recovery water sources being polluted, deteriorated, depleted.
3. The researches on science, technological application and development aiming to use water in saving and effectiveness being priority include:
a) Researches, technological applications and developments aiming to use circulated water, reuse water to improve effectiveness in using water in industrial, constructional, agricultural trades;
b) Researches, technological applications and developments of processing sewage, renovating, recoverying water sources being polluted, deteriorated, depleted;
c) Researches, applications of advance technologies in operation and regulation of water’s reservoirs, reasonable exploitation and use of water sources;
d) Application of technological solutions to manufacture means, equipments using water in saving; to renovate, renew, upgrade devices using water;
e) Application of solutions using water in saving and effectiveness in course of designing, building construction works.
Section 2. EXPLOITATION, USE OF WATER RESOURCES
Article 43. Rights and obligations of organizations, individuals exploiting, using water resources
1. Organizations, individuals exploiting, using water resources have the following rights:
a) To exploit, use water resources for purposes on living, manufacture, business and other purposes as prescribed in this Law and otherprovisions of relevant law;
b) To enjoy benefits from exploitation, use of water resources;
c) To be protected by the State for legal rights and benefits during course of exploitation, use of water resources;
d) To use figures, information on water resources as prescribed in this Law and other provisions of relevant law;
dd) To have conduits for water to flow pass adjoining land under management and use of other organizations, individuals as prescribed by law;
e) To complaint, sue on acts violating right on explotation, use of water resources and other lawful benefits as prescribed by relevant law.
2. Organizations, individuals exploiting, using water resources have the following obligations:
a) To protect water resources, prevent, combat against and overcome of harmful effects caused by water as prescribed by this Law and other laws;
b) To use water for proper purpose, in saving, safety and effectiveness;
c) Not to obstruct or cause damage to the lawful exploitation and use of water sources of other organizations, individuals;
d) To protect water sources which they directly exploit, use;
dd) To implement obligations on finance; to pay compensation caused by them in course of ecploitation, use of water resources as prescribed by law;
e) To supply information, figures relating to exploitation, use of water resources at the request of competent state agencies; to facilitate for scientific researches allowed by the State;
g) When supplement, change purpose, scale of exploitation, use, must be permitted by competent state agencies, except for case not requiring permit, not requiring registration as prescribed in Article 44 of this Law;
h) Other obligations as prescribed by law.
3. Organizations, individuals who exploiting, using water resources being granted permit for exploitating, using water resources, apart from implement rights and obligations specified in this article, must implement proper contents in permit.
4. Organizations, individuals exploiting water resources subject to must pay money to grant right of exploiting water resources as prescribed in clause 1, Article 65 of this Law, are entitled to transfer right of exploiting water resources as prescribed by Government.
Article 44. Register, license of exploitation, use of water resources
1. Cases not requiring register, not applying for permit when exploiting, using water resources:
a) Exploitation, use of water for living of households;
b) Exploitation, use of water with small scale for manufacture, business, service;
c) Exploitation, use of sea water for manufacture of salt;
d) Exploitation, use of water for activities of culture, religion, scientific researches;
e) Exploitation, use of water for fire and explosion prevention, respond, overcoming of pollution incidents, epidemics and other emergencies as prescribed by law on emergency.
2. For case of underground water exploitation specified in points a, b and d, clause 1 of this article in areas where water level declined excessively, they must register.
3. Organizations, individuals exploiting, using water resources not subject to case specified in clause 1 and clause 2 of this Article, before deciding investment, must be granted permit by competent state agencies specified in Article 73 of this Law.
4. The Government details register, license of exploitation, use of water resources
Article 45. Exploitation, use of water resources for living purpose
1. The State priority to exploit, use water resources for living purpose in the following measures:
a) Investing, supporting projects on supply living water, clean water, priority to areas of ethnic minority groups, border areas, inslands, areas where fresh water is scarce, areas with water sources pollute, deteriorated seriously, areas in difficult socio-economic conditions, areas in extremely difficult socio-economic conditions;
c) Having policy to favour, encourage foreign and domestic organizations, individuals to invest in searching, exploring,exploiting water sources for living purpose.
2. People’s Committees at all levels, competent state agencies shall formulate and implement master plans, plans , projects on supplying living water, clean water; to execute emergency measures to ensure having living water in case of drought, lack of water or incident polluting water sources seriously causing lack of water.
3. Organizations, individuals being supplied living water shall participate in contribution of effort, finance for protection of water sources, exploitation and processing of water servicing for living as prescribed by law.
Article 46. Exploitation, use of water resources for agricultural manufacture
1. The State invests, supports exploitation, use of water resources for agricultural manufacture.
2. Organizations, individuals exploiting, using water resources for agricultural manufacture must have measure to save water, prevent, combat against aluminous land, saline land, erosion land and ensure not causing pollution to water sources.
3. Organizations, individuals are only permitted to exploit, use water that ensuring on technical regulations and standards for agricultural manufacture.
4. Organizations, individuals, who management, operate works exploiting, using water sources for agricultural manufacture, must obey process of operation.
Article 47. Exploitation, use of water resources for Hydro-power
1. Exploitation, use of water resources for Hydro-power must ensure use in synthesizing, multi target, except for exploitation, use of water with small scale
2. Construction of Hydro-power works must be suitable to master plans on water resources, obey provisions in Article 53 of this Law and other relevant laws.
3. Organizations, individuals exploit, use water sources for Hydro-power must obey operation process of reservoirs, operation process of inter-reservoirs approved by the competent state agencies, ensure use in synthesizing, multi target of water sources; have responsibility to support people in places having reservoirs.
Article 48. Exploitation, use of water resources for salt manufacture and aquaculture
1. The State encourages investing in exploitation, use of sea water for manufacture of salt. Organizations, individuals using of sea water for salt manufacture are not allowed to cause saline infiltration, harmful effects to argicutural manufacture and environment.
2. Organizations, individuals are only permitted to use water that ensuring technical regulations and standards on water quality for aquaculture. Exploitation, use of water resources for aquaculture must be suitable to master plan on water resources, not cause pollution, deterioration, depletion of water sources, not obstruct flow, cause damage to works on rivers, not cause obstacle for waterway transport and not to cause saline infiltration for water sources.
Article 49. Exploitation, use of water resources for industrial manufacture, exploiting, processing mineral
1. Organizations, individuals exploiting, using water resources for industrial manufacture must save water, not cause pollution to water sources.
2. Organizations, individuals exploiting, using water resources for exploiting, processing minerals must have measure to collect, process used water meeting technical regulations and standards on sewage quality before discharge into water sources.
Article 50. Exploitation, use of water resources for waterway transport
1. The State encourages exploitation, use of water resources for development of waterway transport.
2. Activities of waterway transport are not permitted to cause pollution of water sources, obstacle of flow, damages of river beds,riversides, river banks, springs, canals, ditches and works on rivers; if causing damages, they must pay compensation as prescribed by law.
3. Construction of works, master plan of waterway routes must be suitable to master plan on water resources and master plan on development of coastal areas.
4. Construction and management of other works relating to water sources must ensure safety and normal operation of means of waterway transport and not cause pollution of water sources.
Article 51. Exploitation, use of water resources for other purposes
Organizations, individuals exploiting, using water resources for researches on science, medicine, sport, entertainment, tourist and other purposes must use water reasonablely, in saving, effectiveness, not cause pollution, deterioration, depletion of water sources, obtrucle flow and other harmful effect to water sources.
Article 52. Exploring, exploiting underground water
1. Organizations, individuals exploring underground water must have permit of competent state agencies.
2. Organizations, individuals exploiting, using underground water must have permit granted by competent state agencies, except for case specified in clause 1 and clause 2, Article 44 of this Law.
3. Grant of exploiting underground water permit must base on master plan on water resources, result of basic survey, exploration of underground water, potential, reserves of underground water and provisions in clause 4 of this article.
4. To restrain exploitation of underground water in the following areas:
a) Areas having surface water sources have capacity to satisfy stably for demands on using water;
b) Areas having underground water level being consecutively declined and having hazard of being decreased excessively;
c) Areas having hazard of land subsidence, saline infiltration, increasing pollution due to exploitation of underground water;
d) Areas having underground water sources being polluted or having signal of pollution but have not yet technological solution to process ensuring quality;
e) The urban areas, concentrated residential areas in rural, concentrated industrial areas or clusters, trade villages which had system of supply of water in concentration and service of water supply that ensure satisfying requirement of quality, quantity.
5. Forms of restraining exploitation of underground water include:
a) Restraining on subjects, purpose of exploitation;
b) Restraining on reserves, time of exploitation;
c) Restraining on quality of works, depth, aquifers of exploitation.
6. The Government details exploring, exploiting underground water.
Article 53. Reservoirs and exploitation, use of reservoirs' water
1. Master plan on development of branches, localities having proposal for construction of reservoirs on rivers, springs must be suitable to master plan on water resources and must have the following contents:
a) The necessary to construct reservoirs comparing to other works - solutions to implement task of master plan;
b) To identify flows need to maintain on rivers, springs under time at lowland of reservoirs being proposed in master plan;
c) To identify and arrange tasks under priority order with respect to each reservoirs being proposed in master plan and level ensuring water supply for each provided task To identify and arrange tasks under priority order with resprect to each reservoirs being proposed in master plan and level ensuring water suppy for each formulated task;
d) Volume of reservoirs that used for implementation of each task of reservoirs in conditions of normal weather and conditions of abnormal weather with including factors of climate changes
dd) Role of reservoirs existing on river basin in ensuring implementation of task of reservoirs being proposed;
e) In the course of making master plan, it must organize taking opinions of subjects enjoyed benefits and subjects having hazard of risk in exploitation, use of water resources caused by construction of reservoirs being proposed in master plan. All advising and suggesting opinions must be explained and absorbed in reports send to competent state agencies for appraisal of master plan.
2. Projects of construction of reservoirs on rivers and springs must satisfy the following requirements:
a) being suitable to master plan on water resources have been approved by competent authorities.
b) Having work items to ensure maintain of minimum flow, use of water sources in synthesizing and multi target, using dead volume of reservoirs in case of drought, lack of water seriously, ensure migration of fish species, traveling of waterway transport means relating to section of rivers, springs having operation of waterway transport.
c) Having opinions of inhabitant community and relevant organizations, individuals as prescribed in Article 6 of this Law;
d) Having appraisal opinion of state management agencies of water resources for contents specified in point a and point b of this clause before submitting to competent authorities for approval.
3. Organizations, individuals managing, operating reservoirs shall:
a) To obey process on operation of reservoirs, process on operation of inter-reservoirs being approved; to ensure the minimum flow, safety of works and lowlands of reservoirs, if causing damage, must pay compensation as prescribed by law;
b) To obey command on operating reservoirs’ operation of competent state agencies in cases of floods, droughts, lack of water and other emergencies;
c) To elaborate and implement plan on annual regulation of reservoirs’ water; implement plan, project on harmonizing, distributing water sources on river basins of competent state agencies;
d) To observe meteorology and hydrology, calculate and forecast volume of water flowing to lake servicing operation of reservoirs;
dd) If use surface of reservoirs for aquaculture, business in travel, entertainment, it must be accepted in written by state management agencies of water resources
e) To implement regime of report; other provisions of this law and relevant laws.
Section 3. REGULATION, DISTRIBUTION OF WATER RESOURCES
Article 54. Regulation, distribution of water resources
1. Regulation, distribution of water resources for use purposes must base on master plan on water resources, actual capacity of Water sources, plan on regulation, distribution of water resources and ensure the following principles:
a) To ensure fair, reasonable among organizations, individuals on the same river basin, between upstream and downstream, between right-shore and left-shore;
b) To priority on quantity, quality of water for living, agricultural manufacture to contribute in ensuring security of food and other essential demands of people;
c) To ensure the minimum flow on rivers, underground water exploitation threshold;
d) To combine exploitation, use of surface water sources with exploitation, use of underground water sources, rain water; increase storage of water in rainy season to use for dry season.
2. If lacking water, regulation and distribution must be prioritized for living purpose; other use purposes must be regulated and distributed as prescribed in master plan on water resources, river basins and ensure the fair and reasonable principle.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment organizes implementation of regulation, distribution of water resources on inter-country river basins. The provincial People’s Committees organize implementation of regulation, distribution of water resources in scope of lacalities.
Article 55. The water transfer of river basins
1. Making of project on water transfer must be based on the following grounds:
a) Strategy on water resources, strategy on environmental protection;
b) master plan on water resources of relevant river basins; master plan, plan on socio-economic development of localities and branches relating to exploitation, use of water on river basins;
c) To assess actual capacity of water sources, demand of water use of both water transfer basin and water receipt basin;
d) To assess capacity of effect of water transfer to exploitation, use of water, maintain flow, control flood and impact to ecological environment, especially in dry season; economical benefits of water transfer;
dd) International treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member for case the project on water transfer relating to inter-country water sources;
2. The project on water transfer must have appraisal opinion of the Ministry of Natural Resources and Environment before submitting to competent authorities for consideration and deciding on investment.
Article 56. Artificial supplementation of underground water
1. The artificial supplementation of underground water must be based on assessment in particular on adapability on quantity, quality, capacity to keep and preservate water of supplemented aquifers, requirement on exploitation, use, protection of underground water; full assessment of socio-economic and environmental impacts.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall identify aquifers, zoning for areas need artificial supplementation of underground water; guide implementation of measures to supplement artificially underground water suitable to each region; approve plans on artificial supplementation of underground water.
Article 57. Creating artificial rain
Creating artificial rain must be based on demand on water of areas lacked water and admissible conditions to decide measure, reasonable scale and must be permitted by competent state agencies.