Chương II Luật tài nguyên nước 2012: Điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước
Số hiệu: | 17/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 21/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 06/08/2012 | Số công báo: | Từ số 481 đến số 482 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền
Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước (TNN) phải nộp tiền cấp quyền khai thác nếu mục đích khai thác nước nhằm: phát điện có mục đích thương mại; phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp; trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản tập trung với quy mô lớn. Đây là nội dung mới trong Luật tài nguyên nước 2012 đã được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua vào ngày 21/6/2012.
Ngoài việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc, chính sách TNN nhằm coi TNN là tài sản của nhà nước, thực hiện chủ trương kinh tế hóa, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện quản lý tổng hợp, thống nhất TNN theo lưu vực sông kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính, Luật còn bổ sung quy định cụ thể về các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; các biện pháp ứng phó và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy; hành lang bảo vệ nguồn nước; bảo đảm sự lưu thông dòng chảy…
Ngoài ra, Luật bổ sung các quy định về tiết kiệm nước; chuyển nước lưu vực sông; thăm dò, khai thác nước dưới đất và các quy định về khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt; các biện pháp quản lý quy hoạch, xây dựng và khai thác, sử dụng nước của hồ chứa nhằm sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn TNN.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Điều tra cơ bản tài nguyên nước phải được thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Kinh phí cho điều tra cơ bản tài nguyên nước được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Căn cứ quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đã được phê duyệt, bộ, cơ quan ngang bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm tổ chức xây dựng kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước của mình.
1. Việc lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Đáp ứng yêu cầu xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược tài nguyên nước;
b) Làm căn cứ cho hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước, phục vụ việc lập quy hoạch tài nguyên nước.
2. Căn cứ để lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm:
a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược tài nguyên nước;
b) Kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước kỳ trước.
3. Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước có các nội dung chính sau đây:
a) Xác định các yêu cầu về thông tin, số liệu về tài nguyên nước, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên cả nước;
b) Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện điều tra cơ bản hoặc kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước kỳ trước;
c) Xác định các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước cần tiến hành đối với các lưu vực sông, các vùng, các nguồn nước được thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước trong kỳ quy hoạch;
d) Xác định thứ tự ưu tiên các hoạt động điều tra cơ bản được xác định tại điểm c khoản này;
đ) Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện.
4. Kỳ quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước là 10 năm, tầm nhìn 20 năm.
1. Điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước;
b) Kiểm kê tài nguyên nước định kỳ 05 năm một lần;
c) Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải, khí thải, chất thải khác vào nguồn nước;
d) Xây dựng và duy trì hệ thống mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước;
đ) Xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra;
e) Xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước;
g) Xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia, báo cáo tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của ngành, lĩnh vực.
2. Nội dung hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Lập bản đồ đặc trưng lưu vực sông, bản đồ đặc trưng các sông, suối, hồ, đầm, phá và các vùng biển;
b) Lập bản đồ địa chất thủy văn cho các tầng, các cấu trúc chứa nước, phức hệ chứa nước;
c) Đánh giá số lượng và chất lượng các nguồn nước; tìm kiếm nguồn nước dưới đất;
d) Lập bản đồ tài nguyên nước, bản đồ phân vùng chất lượng nguồn nước, các bản đồ chuyên đề về tài nguyên nước;
đ) Đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, nhiễm mặn nguồn nước mặt, nước dưới đất, ô nhiễm nước biển; phân loại nguồn nước theo mức độ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt;
e) Xác định khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước và lập bản đồ phân vùng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;
g) Xác định dòng chảy tối thiểu trong sông, ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, khu vực cần cấm hoặc hạn chế khai thác nước;
h) Đánh giá, cảnh báo, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước, diễn biến bất thường về số lượng, chất lượng các nguồn nước và các tác hại do nước gây ra;
i) Xác định khả năng bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước của cả nước;
b) Tổng hợp kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Lập, công bố báo cáo tài nguyên nước quốc gia định kỳ 05 năm một lần, báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước hằng năm.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, lập báo cáo tình hình sử dụng nước của ngành, lĩnh vực và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước trên phạm vi địa bàn theo phân cấp của Chính phủ và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
4. Việc thực hiện điều tra cơ bản về tài nguyên nước phải do đơn vị có đủ điều kiện về năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc điều tra cơ bản tài nguyên nước.
1. Việc lập chiến lược tài nguyên nước phải bảo đảm các nguyên tắc và căn cứ sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng;
b) Đáp ứng nhu cầu về sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất, phát triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống có hiệu quả tác hại do nước gây ra; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước;
c) Nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng của nguồn nước và khả năng hợp tác quốc tế; điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
d) Kết quả điều tra cơ bản, dự báo tài nguyên nước, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với các nguồn nước.
2. Chiến lược tài nguyên nước có các nội dung chính sau đây:
a) Quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo, tầm nhìn, mục tiêu về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
b) Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tổng thể về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, các đề án, dự án ưu tiên thực hiện trong từng giai đoạn trong kỳ lập chiến lược.
3. Chiến lược tài nguyên nước được xây dựng cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm theo kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập chiến lược tài nguyên nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Quy hoạch tài nguyên nước gồm có:
a) Quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước;
b) Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh;
c) Quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Đối tượng của quy hoạch là nước mặt, nước dưới đất.
3. Kỳ quy hoạch tài nguyên nước là 10 năm, tầm nhìn 20 năm.
1. Việc lập quy hoạch tài nguyên nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược tài nguyên nước;
b) Gắn kết với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch của các ngành liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác để phát triển bền vững;
c) Bảo đảm tính toàn diện giữa nước mặt và nước dưới đất, giữa khai thác, sử dụng tài nguyên nước với bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; bảo đảm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước và phân bổ hài hoà lợi ích sử dụng nước giữa các địa phương, các ngành, giữa thượng lưu và hạ lưu;
d) Bảo đảm công khai, có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan trong quá trình lập quy hoạch;
đ) Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước; quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước và quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.
2. Quy hoạch về thủy lợi, thủy điện, cấp nước, giao thông đường thủy nội địa và các quy hoạch khác có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước do bộ, ngành, địa phương lập (sau đây gọi chung là quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước) phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước.
1. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, quy hoạch vùng, địa phương.
2. Chiến lược tài nguyên nước, nhu cầu khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa phương và bảo vệ môi trường.
3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và điều kiện cụ thể của từng lưu vực sông, từng vùng, tiềm năng thực tế của nguồn nước và dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước.
4. Kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước.
5. Định mức, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
6. Quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp có liên quan đến nguồn nước liên quốc gia.
7. Nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước.
1. Đánh giá tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường, hiện trạng tài nguyên nước, hiện trạng khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
2. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước.
3. Nhận định xu thế biến động tài nguyên nước, nhu cầu khai thác, sử dụng nước cho đời sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội.
4. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ quản lý, điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
5. Xác định yêu cầu chuyển nước giữa các lưu vực sông, xác định các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng nguồn nước quy mô lớn.
6. Xác định thứ tự ưu tiên lập quy hoạch đối với các lưu vực sông, nguồn nước.
7. Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện.
Quy hoạch tài nguyên nước bao gồm một hoặc các nội dung sau đây:
a) Đánh giá số lượng, chất lượng của nguồn nước, hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; dự báo xu thế biến động dòng chảy, mực nước của các tầng chứa nước, nhu cầu sử dụng nước;
b) Phân vùng chức năng của nguồn nước;
c) Xác định tỷ lệ phân bổ tài nguyên nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước, thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ trong trường hợp hạn hán, thiếu nước; xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước;
d) Xác định hệ thống giám sát tài nguyên nước, giám sát khai thác, sử dụng nước;
đ) Xác định nhu cầu chuyển nước giữa các tiểu lưu vực trong lưu vực sông, nhu cầu chuyển nước với lưu vực sông khác;
e) Xác định các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước;
g) Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện;
a) Xác định yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước đối với các hoạt động khai thác, sử dụng nước và các hệ sinh thái thủy sinh;
b) Xác định các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; đánh giá diễn biến chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước;
c) Xác định các công trình, biện pháp phi công trình bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái, cạn kiệt để bảo đảm chức năng của nguồn nước;
d) Xác định hệ thống giám sát chất lượng nước, giám sát xả nước thải vào nguồn nước;
đ) Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện;
3. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra:
a) Xác định khu vực bờ sông bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở, khu vực bị sụt, lún đất hoặc có nguy cơ bị sụt, lún đất, xâm nhập mặn do thăm dò, khai thác nước dưới đất; đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân và phân vùng tác hại do nước gây ra;
b) Đánh giá tổng quát hiệu quả, tác động của công trình, biện pháp phi công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại đã xác định tại điểm a khoản này;
c) Xác định các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống cảnh báo, dự báo tác hại do nước gây ra;
d) Xác định công trình, biện pháp phi công trình để giảm thiểu tác hại do nước gây ra;
đ) Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện;
4. Trong trường hợp cần thiết, nội dung quy hoạch còn có đề xuất việc điều chỉnh nhiệm vụ, quy trình vận hành của công trình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra để thực hiện các nội dung quy định tại Điều này.
1. Nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước bao gồm các nội dung sau đây:
a) Đánh giá tổng quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng tài nguyên nước, tình hình bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
b) Xác định sơ bộ chức năng của nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước, tiêu nước, các vấn đề cần giải quyết trong bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
c) Xác định đối tượng, phạm vi, nội dung quy hoạch nhằm bảo đảm chức năng của nguồn nước, giải quyết các vấn đề đã xác định tại điểm b khoản này;
d) Xác định giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch.
2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch tài nguyên nước có trách nhiệm phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước.
1. Trách nhiệm lập, phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức lập quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng và các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương có liên quan tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Quy hoạch tài nguyên nước phải được lấy ý kiến bằng văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương, tổ chức lưu vực sông, tổ chức có liên quan trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch tài nguyên nước có quyền thuê đơn vị tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước.
4. Kinh phí lập, phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước do ngân sách nhà nước bảo đảm.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định định mức, đơn giá, quy chuẩn kỹ thuật và hồ sơ quy hoạch tài nguyên nước.
1. Quy hoạch tài nguyên nước được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự điều chỉnh về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược tài nguyên nước làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch đã được phê duyệt;
b) Quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt không bảo đảm nguyên tắc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 của Luật này;
c) Các dự án công trình trọng điểm quốc gia mới được hình thành làm ảnh hưởng lớn đến tài nguyên nước;
d) Có sự biến động về điều kiện tự nhiên tác động lớn đến tài nguyên nước;
đ) Có sự điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh.
2. Nội dung điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước phải dựa trên kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt, những yếu tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh quy hoạch, bảo đảm tính kế thừa và chỉ điều chỉnh những nội dung thay đổi.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước quyết định việc điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước đã phê duyệt.
4. Việc lập, lấy ý kiến, thẩm định đối với việc điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước được thực hiện như việc lập quy hoạch tài nguyên nước.
1. Đơn vị tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước phải có tư cách pháp nhân, đủ điều kiện về số lượng, năng lực chuyên môn của cá nhân tham gia lập quy hoạch tài nguyên nước, năng lực quản lý và các điều kiện kỹ thuật phù hợp với công việc đảm nhận.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về điều kiện năng lực của đơn vị tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước.
1. Quy hoạch tài nguyên nước phải được công bố trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được phê duyệt. Thẩm quyền công bố quy hoạch tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước, quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Căn cứ quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Lập, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước của mình. Đối với các quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước do các bộ, cơ quan ngang bộ lập thì phải có văn bản chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch có khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước đối với phần nội dung công việc thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Tổ chức lưu vực sông có trách nhiệm đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch tài nguyên nước; kiến nghị giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước.
4. Các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để thực hiện quyền giám sát, đề xuất các biện pháp thực hiện quy hoạch tài nguyên nước.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước.
BASIC SURVEY, STRATEGY, MASTER PLAN ON WATER RESOURCES
Section 1. BASIC SURVEY ON WATER RESOURCES
Article 10. The responsibility of State in basic survey on water resources
1. The basic survey on water resources must be implemented under master plan, plan approved by competent authorities.
Funds for basic survey on water resources shall be allocated in annual State budget estimates.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment organizes making master plan on water resource basic survey to submit to the Prime Minister for approval
3. Based on approved master plan on water resource basic survey, ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committee within their duties, powers shall organize formulation of their plan on water resource basic survey.
Article 11. Master plan on water resource basic survey
1. Making master plan on water resource basic survey must ensure the following requirements:
a) To satisfy requirement on formulating strategy, master plan, plan on socio-economic development, national defense and security, regional planning, water resource strategy;
b) To make as basis for operation of water resource basic survey, servicing for planning on water resources.
2. Bases to make master plan on water resource basic survey include:
a) Strategy, master plan, plan on socio-economic development, national defense and security, regional planning, water resource strategy;
b) Result of implementing master plan on water resource basic survey of previous period.
3. Master plan on water resource basic survey includes the following main contents:
a) To identify requirements on information, figures regarding water resources, exploitation, use of water resources in whole country;
b) To review, assess result of implementing basic survey or result of implementing master plan on water resource basic survey in previous period;
c) To identify operations of water resource basic survey that need to execute for river basins, areas, water sources being implemented water resource basic survey in planning term;
d) To identify priority order of basic survey operation defined in point c, this clause;
e) Solutions, funds, plans and progress of implementation.
4. Period of master plan on water resource basic survey is 10 years, with vision to 20 years.
Article 12. Operation of basic survey on water resources
1. Basic survey on water resources includes the following operations:
a) Survey, assess on water resources;
b) Inventory of water resources periodically 05 year one time;
c) Survey of current status of exploitation, use of water resources, discharge of sewage, exhaust, other waste into water sources;
d) To set up and maintain network systems for observation, supervision of water resources;
dd) To set up and maintain systems warning, forecasting flood, drought, salinization, sea-level rise and other harmful effects caused by water;
e) To set up and maintain systems of information, database of water resources;
g) To formulate report on national water resources, report on water resources of central-affiliated cities and provinces, report on exploitation, use of water resources in branches, fields.
2. The content of survey, assessment of water resources specified in point a, clause 1 of this Article includes:
a) To make specific maps of river basins, specific maps of rivers, springs, lakes, lagoons and sea areas;
b) To make geological and hydrographic maps of aquifers, water containing structures and water containing complexes;
c) To assess quantity and quality of water sources; search underground water sources;
d) To make map of water resources, map of zoning based on quality of water sources, maps of specialized water resources;
dd) To assess situation on pollution, deterioration, depletion, saline infiltration of surface water sources, underground water, sea water pollution; classify water sources in according to extent of pollution, deterioration, depletion;
e) To indentify water sources’ capacity to receive sewage and make map on zoning to receive sewage of water sources;
g) To indentify Minimum flow in rivers, exploitation threshold for aquifers, water storing areas, areas need to prohibit or restrain water exploitation;
h) To assess, warn, forecast impact of climate changes over water resources, irregular happenings on quantity, quality of water sources and harmful effects caused by water;
i) To identify capacity to supplement underground water artificially.
Article 13. Organizing basic survey on water resources
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a) To organize basic survey on water resources in nationwide;
b) To sum up results of basic survey on water resources from ministries, ministerial-level agencies and provincial People’s Committees;
c) To make and announce report on national water resources periodical 05 years one time, specialized report on water resources every year.
2. Ministries, ministerial-level agencies within their tasks, powers shall implement survey, make report on water use situation of branches, sectors and send to the Ministry of Natural Resources and Environment for summarization.
3. The provincial People’s Committees organize implementation of basic survey on water resources in localities under classifying-level of Government and send to the Ministry of Natural Resources and Environment for summarization.
4. The basic survey on water resources must implemented by units eligible of capability as prescribed by the Ministry of Natural Resources and Environment.
5. The Government details the water resource basic survey.
Section 2. STRATEGY, MASTER PLAN ON WATER RESOURCES
Article 14. Strategy on water resources
1. Making strategy on water resources must ensure the following principles and basis:
a) To be suitable to strategy, master plan, plan on national socio-economic development, national defense and security, regional planning;
b) To satisfy demand on use of water for living, production, sustainable development of society-economy, national defense and security; protection of water resources and effective prevention of, combat against harmfull affect caused by water; exploitation, use in saving, effectiveness of water resources;
c) Demand of use, capacity to satisfy of water sources and capacity of international cooperations, international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member;
d) Result of basic survey, forecast of water resources, forecast of impact from climate changes for water sources.
2. The strategy of water resources has the following main contents:
a) Viewpoints, principles to direct, visions, objectives on protection, exploitation and use of water resources, as well as the prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water;
b) Orientations, tasks, and master solutions of protection, exploitation and use of water resources, as well as the prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water, schemes, projects priority to perform in each stage of period making strategy.
3. Strategy on water resources is formulated for period of 10 years, with vision of 20 years together with strategy period on socio-economic development.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries, ministerial-level agencies and provincial People’s Committees to make strategy on water resources to submit to the Prime Minister for approval.
Article 15. Master plan on water resources
1. Master plan on water resources includes:
a) The general master plan on water resources of whole country;
b) Master plan on water resources of inter-provincial river basin, inter-provincial water sources;
c) Master plan on water resources of central-affiliated cities and provinces.
2. Subject of master plan is surface water, underground water
3. Period of master plan on water resources is 10 years, with vision to 20 years.
Article 16. Principle of making master plan on water resources
1. Making master plan on water resources must ensure the following principles:
a) To be suitable to strategy, master plan, plan on socio-economic development, national defense and security, regional planning, water resource strategy;
b) To link with master plan on land use and master plans of branches relating to exploitation, use of water resources, requirements on the environmental protection, protection of natural landscapes, historic - cultural vestiges, scenic places and other natural resources for sustainable development;
c) To ensure comprehensiveness between surface water and underground water, between exploitation, use of water resources and protection of water resources, prevention of, combat against and overcoming of harmful effect caused by water; ensure exploitation and use of water resources in saving, effectiveness and harmonious allocation of water use benefit among localities, branches, between upstream and downstream;
d) Assurance of publicity, having participation of community and relevant parties during the course of making master plan;
e) Master plan on water resources in inter-country river basin, inter-country water sources must be suitable to general master plan on water resources of whole country; master plan on water resources of central-affiliated cities and provinces must be suitable to general master plan on water resources of whole country and master plan on water resources in inter-country river basin, inter-country water sources.
2. Master plan on irrigation, hydro-power, water supply, domestic waterway transport and other master plans that have operation of exploitation, use of water resources made by Ministries, sectors and localities (hereinafter referred to as specialized master plans having exploitation, use of water resources) must suitable to master plan on water resources.
Article 17. Basis to make master plan on water resources
1. Strategy, master plan, plan on national socio-economic development, national defense and security, master plan of regions, localities.
2. Strategy on water resources, demand on exploitation, use of water of branches, localities and the environmental protection.
3. Characteristic of nature, society-economy and specific conditions of each river basin, region, actual potential of water sources and forecast about influence of climate changes for water resources.
4. Result of basic survey on water resources
5. Norms, technical regulations and standards have been promulgated by competent agencies.
6. Provisions of International treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member in case there is relation to inter-country water sources;
7. Task of master plan on water resources.
Article 18. Content of the general master plan on water resources of whole country
1. To assee generally on natural condition, socio-economic conditions, and environment, current status of water resources, status of exploitation, use, protection of water resources, prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water.
2. To assess result of implementing master plan in previous period.
3. To anticipate trend of changes in water resources, demand of exploitation, use of water for life of people and socio-economic development.
4. To identify objectives, tasks on management, regulation, distribution, exploitation, use and protection of water resources, as well as the prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water.
5. To identify requirement of water transfer among river basins, to identify works that regulate, exploit, use water sources with big scale.
6. To identify priority order in making master plan for river basins, water sources.
7. Solutions, funds, plans and progress of implementation.
Article 19. Content of master plan on water resources of inter-provincial river basin, inter-provincial water sources and master plan on water resources of central-affiliated cities and provinces
Master plan on water resources includes one or many contents as follows:
1. Allocation of water sources;
a) To assess quantity, quality of water sources, current status of exploitation, use of water resources; forecast of trend for flow change, water level of aquifers, demand of water use
b) To make zoning under functions of water sources;
c) To identify rate of allocation of water resources for subjects to exploit, use water, priority order and rate of allocation in case of drought, lack of water; to identify standby water sources to supply for living water when happening incident polluting water sources.
d) To identify system of water resource supervision, supervision of exploitation, use of water;
dd) To identify demand of water transfer among sub-basins, demand of water transfer with other river basins;
e) To identify works of regulation, exploitation, use and development of water resources.
g) Solutions, funds, plans and progress of implementation;
2. Protection of water resources:
a) To identify requirement on protection of water resources for operations on exploitation, use of water and aquatic ecologies;
b) To identify areas be polluted, deteriorated, depleted; to assess happenings on quality of water, zoning under water quality;
c) To identify construction works, measures of non-works to protect water sources, recover water sources being polluted, or deteriorated, depleted in order to assure of function of water sources;
d) To identify system of water quality supervision, supervision of discharging sewage into water sources;
e) Solutions, funds, plans and progress of implementation;
3. Prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water:
a) To identify areas of riversides in landslide or having hazard of landslide, areas of land subsidence or having hazard of land subsidence, saline infiltration due to exploration, exploitation of underground water; to assess status, happenings, to identify reason and make zoning for harmful effects caused by water;
b) To assess in generally on effect, impact of construction works, measures of non-works to prevent from, combat against and overcome harmful effect identified in point a, this clause;
c) To identify solutions to improve qulity, effect of prevention of, combat against and overcoming of harmfull effects caused by water, solutions to improve quality and effect of system of warning, forecasting harmfull effects caused by water;
d) To identify construction works, measures of non-works for diminishing harmful effects caused by water;
e) Solutions, funds, plans and progress of implementation;
4. In necessary, content of master plan has proposal for adjustment of task, operation process of works exploiting, using and protecting water resources, as well as the preventing from, combating against and overcoming harmful effects caused by water in order to implement contents specified in this article.
Article 20. Task of master plan on water resources
1. Task of master plan on water resources includes the following contents:
a) To assee in generally on characteristics on nature, society- economy, current status of water resources, status of protection, exploitation, use of water resources, prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water;
b) To preliminary assess function of water sources, demand of water use, dewatering, issues need be solved in protection, exploitation and use of water resources, as well as the prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water;
c) To identify subjects, scope, content of master plan aiming to ensure function of water sources, solve issues defined on point b, this clause;
d) To identify solutions, funds, plans and progress of making master plan.
2. Agencies, organizations making master plan on water resources shall approve task of master plan on water resources.
Article 21. Making, approving master plan on water resources
1. Responsibility for making, approving master plan on water resources is defined as follows:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Construction and relevant ministries, ministerial-level agencies to make general master plan on water resources in nationwide to submit to the Prime Minister for approval.
b) The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Construction and relevant ministries, ministerial-level agencies, localities to make, approve master plan on water resources in inter-country river basin, inter-coutry water sources.
c) The provincial People’s Committees shall make master plan on water resources of central-affiliated cities and provinces to submit to People’s Council at the same level for approval after obtaining opinion in written of the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. Master plan on water resources must be consulted in written of ministries, ministerial-level agencies, localities, river basin organization, relevant organizations before submitting to competent authorities for approval.
3. The competent state agencies making master plans on water resources are entitled to hire consultancy unit to make master plans on water resources.
4. Funds for making, approving master plan on water resources shall be paid by the State budget.
5. The Ministry of Natural Resources and Environment provides on norms, unit price, technical regulations and dossier of master plan on water resources.
Article 22. Adjustment of master plan on water resources
1. Master plan on water resources may be adjusted in the following cases:
a) Having adjustment on strategy, master plan, plan on socio-economic development, national defense and security, regional planning, water resource strategy that changes objective of the approved master plan;
b) The approved master plan on water resources not ensure principle specified in point e, clause 1, Article 16 of this Law;
c) The projects, works being key of nation formed newly have big effect to water resources;
d) Having changes on natural condition causing big effect to water resources;
e) Having adjustment on provincial administrative boundaries.
2. The content of adjustment on master plan on water resources must be based on result of analyzing, assessment of status of implementation of the approved master plan on water resources, the factors influencing adjustment on master plan, ensure inheritance and just adjust the changed contents.
3. The state agencies having competent of approval of master plan on water resources shall decide adjustment of the approved master plan on water resources.
4. Making, consulting, appraisal for adjustment of the approved master plan on water resources are implemented like as making master plan on water resources.
Article 23. Conditions of consultancy unit of making master plan on water resources
1. The consultancy unit of making master plan on water resources must have legal status, be eligible for quantity of, specialized capacity of individuals participating in making master plan on water resources, management capacity and technical conditions being suitable to the undertaking work.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment details on capacity condition of consultancy unit of making master plan on water resources.
Article 24. Publicizing, organizing implementation of master plan on water resources
1. The master plan on water resources must be publicized within 30 days, from the day of being approved. The authority to publicize master plan on water resources is prescribed as follows:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall publicize the general master plan on water resources of whole country, master plan on water resources of inter-provincial river basin, inter-provincial water sources;
b) The provincial People’s Committees shall publicize the master plan on water resources of central-affiliated cities and provinces.
2. Based on the master plan on water resources approved by competent authorities, ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committee within their duties, powers shall:
a) To make, approve or submit to competent authorities for approval of specialized master plans that exploiting, using their water resources. For other specialized master plans that exploiting, using water resources, being made by ministries, ministerial-level agencies, they must have acceptance in written of the Ministry of Natural Resources and Environment;
b) To adjust master plan, plan that exploting, using water resources to be suitable to the master plan on water resources approved by competent authorities;
c) To direct, organize implementation of master plan on water resources for part of content, work in their task and powers.
3. The river basin organization shall propose, suggest to the competent state agencies regarding measures to ensure implementation of master plan on water resources; to propose to solve issues arasing in the course of implementation of master plan on water resources.
4. Organizations, individuals and inhabitant community shall be facilitated to implement right on supervising, proposing measures to implement master plan on water resources.
5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall guide, inspect, and organize implementation of master plan on water resources.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực