Chương V Luật tài nguyên nước 2012: Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
Số hiệu: | 17/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 21/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 06/08/2012 | Số công báo: | Từ số 481 đến số 482 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền
Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước (TNN) phải nộp tiền cấp quyền khai thác nếu mục đích khai thác nước nhằm: phát điện có mục đích thương mại; phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp; trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản tập trung với quy mô lớn. Đây là nội dung mới trong Luật tài nguyên nước 2012 đã được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua vào ngày 21/6/2012.
Ngoài việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc, chính sách TNN nhằm coi TNN là tài sản của nhà nước, thực hiện chủ trương kinh tế hóa, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện quản lý tổng hợp, thống nhất TNN theo lưu vực sông kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính, Luật còn bổ sung quy định cụ thể về các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; các biện pháp ứng phó và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy; hành lang bảo vệ nguồn nước; bảo đảm sự lưu thông dòng chảy…
Ngoài ra, Luật bổ sung các quy định về tiết kiệm nước; chuyển nước lưu vực sông; thăm dò, khai thác nước dưới đất và các quy định về khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt; các biện pháp quản lý quy hoạch, xây dựng và khai thác, sử dụng nước của hồ chứa nhằm sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn TNN.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ quyết định và chỉ đạo bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Việc phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại của lũ, lụt, nước biển dâng, mưa đá, mưa axít và các tác hại khác của nước do thiên tai gây ra được thực hiện theo quy định của pháp luật về đê điều, phòng, chống lụt, bão và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Hồ chứa phải có quy trình vận hành hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước.
2. Hồ chứa lớn, quan trọng trên lưu vực sông phải vận hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa phải bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, phòng, chống lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước cho hạ du và bố trí dung tích để bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của hồ chứa, bao gồm cả dung tích để phòng, chống lũ, an toàn cấp nước trong điều kiện thời tiết bình thường và điều kiện thời tiết bất thường, biến động về chất lượng nước có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu.
4. Quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông phải được lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, tổ chức lưu vực sông, tổ chức liên quan khác trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Trách nhiệm xây dựng quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lập danh mục các hồ chứa phải vận hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa và xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy trình vận hành hồ chứa.
6. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa phải xây dựng phương án để đối phó với tình huống vỡ đập, các tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân.
7. Hồ, ao, đầm, phá không được san lấp để phòng, chống ngập, úng và bảo vệ nguồn nước.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trong phạm vi địa phương.
Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
1. Việc quản lý, vận hành các cống ngăn mặn, giữ ngọt và các hồ chứa nước, công trình điều tiết dòng chảy phải tuân theo quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm phòng, chống xâm nhập mặn.
2. Việc thăm dò, khai thác nước dưới đất ở vùng đồng bằng, ven biển phải bảo đảm phòng, chống xâm nhập mặn cho các tầng chứa nước dưới đất.
3. Việc khai thác nước lợ, nước mặn để sử dụng cho sản xuất không được gây xâm nhập mặn các nguồn nước và làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp phải có biện pháp phòng, chống chua, mặn, xói mòn đất và bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước.
1. Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất, khoan thăm dò địa chất, thăm dò khoáng sản, dầu khí phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống sụt, lún đất.
2. Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất phải thực hiện các biện pháp quy định trong giấy phép, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn kỹ thuật bảo đảm không gây sụt, lún đất.
Trường hợp xảy ra sụt, lún đất thì phải dừng việc thăm dò, khai thác, đồng thời thực hiện các biện pháp khắc phục và báo ngay cho chính quyền địa phương nơi gần nhất.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm, thực hiện các hoạt động khoan, đào khác phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống sụt, lún đất.
4. Ở những vùng bị sụt, lún đất hoặc có nguy cơ bị sụt, lún đất do hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất gây ra thì cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước phải khoanh vùng để có biện pháp hạn chế sụt, lún đất.
1. Hoạt động cải tạo lòng, bờ, bãi sông, xây dựng công trình thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ không được gây sạt, lở, làm ảnh hưởng xấu đến sự ổn định lòng, bờ, bãi sông, hồ và phải được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
2. Đối với những dòng sông, đoạn sông bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở bờ, bãi sông, cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước cấp tỉnh có trách nhiệm xác định nguyên nhân gây sạt, lở, đề xuất các giải pháp để ngăn ngừa, khắc phục và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác.
Trường hợp khu vực bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở bờ, bãi sông nằm giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác.
3. Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể hoạt động của tàu, thuyền trên các tuyến giao thông đường thủy để bảo đảm không gây sạt, lở bờ, bãi sông.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; chỉ đạo việc thực hiện các biện pháp bảo vệ lòng, bờ, bãi sông đối với các sông là ranh giới giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ lòng, bờ, bãi sông trên địa bàn.
PREVENTION OF, COMBAT AGAINST AND OVERCOMING OF HARMFUL EFFECTS CAUSED BY WATER
Article 58. Duty and obligation of prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water
1. State agencies, organizations, individuals have duty to participate in prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water as prescribed by this Law and other relevant laws;
2. The Government decides and directs ministries, ministerial-level agencies and People’s Committees at all levels to implement measures of prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water.
3. Ministries, ministerial-level agencies and People’s Committees at all levels within their duties, powers decide and organize implementation of measures of prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by water.
Article 59. Prevention of, combat against and overcoming of harmful effects caused by natural disaster
Prevention of, combat against and overcoming of harmful effects of floods, sea-level rise, ice rain, acid rain, and other harmful effects of water caused by natural disaster are implemented in according to provisions of law on dyke, combat against floods, storms and other provisions of relevant laws;
Article 60. Prevention of, combat against droughts, floods, artificial waterlogging
1. Reservoirs must have process to operate reservoirs approved by competent authorities before containing water.
2. Important, big reservoirs on river basin must be operated under process on operation of inter reservoirs approved by competent state agencies.
3. Process on operation of reservoirs, Process on operation of inter reservoirs must ensure maintaining minimum flow, preventing, combating against floods, droughts, lack of water for lowlands and allocate volume to ensure implementation of task of reservoirs, including volume to prevent, combat against floods, safety of water supply in conditions of normal weather and conditions of abnormal weather, changes of water quality included factors causing climate changes.
4. Process of reservoirs’ operation, inter reservoirs’ operation on river basins must be consulted by ministries, branches, localities, river basin organization, other relevant organizations before submitting to competent authorities for approval.
5. Duties to elaborate process on reservoirs’ operation, process on inter-reservoirs’ operation are provided as follows:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment makes list of reservoirs must operate under process on inter reservoirs’ operation and elaborate process on inter reservoirs’ operation on river basins, submit to the Prime Minister for approval;
b) The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade, provincial People’s Committees, organizations, individuals manage, operate reservoirs within their task, powers to elaborate, submit to competent authorities for promulgation or promulgate within authority the process on reservoirs’ operation.
6. Organizations, individuals managing, operating reservoirs must building plan to respond circumstance of dyke rupture, circumstances threatening seriously to safety of works, life and assets of people.
7. For prevention of, combat against waterlogging and protection of water sources, lakes, ponds, lagoons are not leveling.
The provincial People’s Committees publish list of lakes, ponds, lagoons are not levellng in local scope.
The Ministry of Natural Resources and Environment publishes list of lakes, ponds, lagoons are not levellng in areas of two or more central-affiliated cities and provinces.
Article 61. Prevention of, combat against saline infiltration
1. Mangement, operation of sewers preventing saline water, keeping fresh water and water reservoirs, works for flow regulation must obey process, standards, technical regulations, ensure prevention of, combat against saline infiltration.
2. Exploration, explotation of underground water in delta areas, coastal areas must ensure prevention of, combat against saline infiltration for underground aquifers.
3. Exploitation of brackish water, saline water to use for manufacture is not allowed to cause saline infiltration to water sources and harmful effects to argicutural manufacture.
4. Organizations, individuals exploiting, using water resources for agricultural manufacture must have measure to prevent, combat against aluminous land, saline land, and erosion land and ensure not causing pollution to water sources.
Article 62. Prevention of, combat against land subsidence
1. Organizations, individuals practicing underground water drill, geological exploration drill, exploring mineral, petroleum must obey technical regulations and standards on safety, prevention of, combat against land subsidence.
2. Organizations, individuals exploring, exploiting underground water must implement measures specified in permit, obey technical regulations and standards on technical safety, ensure not causing land subsidence.
If happens land subsidence, they must stop exploration, exploitation, concurrently implement remedial measures and report immediately for the nearest local authorities.
3. Organizations, individuals exploiting minerals, building underground works, implementing operations of drilling, digging must obey technical regulations and standards on safety, prevention of, combat against land subsidence.
4. Regions are subsided or have hazard of land subsidence caused by exploration, exploitation of underground water, agencies implementing task on state management on water resources must make zoning to have measures to restrain land subsidence.
Article 63. Prevention of, combat against landslide of river shores, river banks
1. Renovation of river begs, river shores, river banks, construction of water works, exploitation of sand, gravel and other minerals on rivers, lakes are not cause landslide, harmful effects to stability of river begs, river shores, river banks, lakes and must be accepted in written by competent state management agencies of water resources.
2. For rivers, river sections being landslide or have risk of landslide to river shores, river banks, agencies implementing task on state management on water resources at provincial level shall identify reason causing landslide, propose solutions to prevent from, remery and report to provincial People’s Committees for consideraton, zoning prohibited areas, temporarily prohibited areas from exploitation of sand, gravel and other minerals
If areas being landslide or having hazard of landslide of river shores, river banks are between two central-affiliated cities or provinces, related provincial People’s Committees make petition to competent state agencies to approve prohibited areas, temporarily prohibited areas from exploitation of sand, gravel and other minerals.
3. The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Agriculture and Rural Development to detail operation of vessels on waterway transport routes to ensure not causing landslide of river shores, river banks.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Ministries, related ministerial-level agencies and provincial People’s Committees to specific provide on protection of river begs, river shores, river banks; to direct implementation of measures to protect river begs, river shores, river banks for rivers being border line between two central-affiliated cities or provinces.
5. People’s Committees at all levels shall implement measures to protect river begs, river shores, river banks in localities.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực