Chương XI Luật Nhà ở 2014: Quản lý nhà nước về nhà ở
Số hiệu: | 65/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 29/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1169 đến số 1170 |
Lĩnh vực: | Bất động sản | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Luật nhà ở 2014
Từ ngày 01/07/2015, tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định Luật nhà ở 2014.
Các đối tượng nước ngoài được sở hữu nhà ở Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam; đối tượng này cần phải có Giấy chứng nhận đầu tư và nhà ở xây dựng trong dự án.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; đối tượng này cần phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam.
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam; cá nhân này phải không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự...
Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận nhưng có thể được gia hạn thêm thời gian nếu có nhu cầu.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, đề án, chương trình, kế hoạch phát triển, quản lý nhà ở.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về nhà ở, cơ chế, chính sách cho phát triển và quản lý nhà ở.
3. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phân loại nhà ở và quản lý chất lượng nhà ở.
4. Quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở; thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
5. Quản lý hồ sơ nhà ở; quản lý quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; quản lý các dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
6. Điều tra, thống kê, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về nhà ở, quản lý, vận hành, khai thác và cung cấp cơ sở dữ liệu, thông tin về nhà ở.
7. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức pháp luật trong lĩnh vực nhà ở.
8. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển và quản lý nhà ở.
9. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về nhà ở.
10. Công nhận cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư; cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về quản lý vận hành nhà chung cư; công nhận việc phân hạng nhà chung cư; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực nhà ở.
11. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tranh chấp, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực nhà ở.
12. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhà ở.
1. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn, Bộ Xây dựng có trách nhiệm xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia cho từng thời kỳ.
2. Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia bao gồm các nội dung sau đây:
a) Quan điểm phát triển nhà ở;
b) Mục tiêu phát triển nhà ở bao gồm diện tích nhà ở tối thiểu, diện tích nhà ở bình quân đầu người tại đô thị, nông thôn và toàn quốc; tỷ lệ phát triển các loại nhà ở; nhu cầu diện tích nhà ở xã hội cho các đối tượng có khó khăn về nhà ở;
c) Nhiệm vụ và giải pháp để phát triển nhà ở, trong đó xác định rõ các chương trình mục tiêu phát triển nhà ở cho từng nhóm đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách nhà ở xã hội;
d) Trách nhiệm của cơ quan chức năng ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc phát triển và quản lý nhà ở;
đ) Các nội dung khác có liên quan.
3. Các chỉ tiêu cơ bản về phát triển nhà ở trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia bao gồm diện tích nhà ở bình quân đầu người; số lượng nhà ở; diện tích sàn nhà ở xây dựng mới; chất lượng nhà ở tại đô thị, nông thôn và toàn quốc; đối tượng có khó khăn về nhà ở được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở phải được đưa vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
1. Việc thông qua và phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương được thực hiện như sau:
a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng chương trình phát triển nhà ở theo quy định tại Điều 15 của Luật này và gửi lấy ý kiến của Bộ Xây dựng trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và triển khai thực hiện chương trình sau khi Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
Nội dung lấy ý kiến Bộ Xây dựng bao gồm quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở và phương án giải quyết chỗ ở cho từng nhóm đối tượng; chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người; số lượng, diện tích, tỷ lệ các loại nhà ở cần đầu tư xây dựng; dự kiến các nguồn vốn đầu tư; các cơ chế ưu đãi để phát triển nhà ở; trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc triển khai thực hiện chương trình phát triển nhà ở;
b) Đối với tỉnh thì Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức xây dựng chương trình phát triển nhà ở theo quy định tại Điều 15 của Luật này để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua;
c) Trên cơ sở chương trình phát triển nhà ở đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng và phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương theo quy định tại Điều 15 của Luật này; trường hợp trong kế hoạch có sử dụng nguồn vốn ngân sách để phát triển nhà ở thì phải lấy ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi phê duyệt.
2. Trình tự, thủ tục xây dựng và nội dung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ bằng vốn đầu tư công thì trước khi lập, phê duyệt dự án, việc quyết định chủ trương đầu tư dự án thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công. Trường hợp dự án đầu tư bằng nguồn vốn trung ương thì phải có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng; trường hợp dự án đầu tư bằng nguồn vốn địa phương thì phải có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.
2. Đối với dự án xây dựng nhà ở khác thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật đầu tư thì thực hiện theo quy định của Luật đầu tư. Đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo Luật đầu tư thì phải thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Chính phủ.
1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 170 của Luật này thì ngoài hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật đầu tư công còn phải có thêm các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.
2. Đối với trường hợp quyết định chủ trương đầu tư theo Luật đầu tư thì ngoài hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật đầu tư còn phải có các giấy tờ sau đây:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương dự án xây dựng nhà ở, trong đó nêu rõ cơ sở pháp lý, các nội dung cần chấp thuận và lý do đề nghị chấp thuận;
b) Bản vẽ quy hoạch chi tiết khu vực có dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1. Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế phục vụ yêu cầu phát triển và quản lý nhà ở.
2. Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho việc ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới trong xây dựng nhà ở bảo đảm chất lượng, tiến độ, tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí xây dựng.
1. Công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực quản lý, phát triển nhà ở của các cấp, ngành phải tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về phát triển, quản lý nhà ở. Đối với cá nhân tham gia quản lý, điều hành, làm việc trong đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư thì phải tham dự khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý vận hành nhà chung cư và phải có Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về phát triển, quản lý nhà ở cho công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực quản lý, phát triển nhà ở trên phạm vi cả nước.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nhà ở trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về nhà ở trên phạm vi cả nước.
3. Các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở và phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện các quy định của pháp luật về nhà ở.
4. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn theo quy định của Luật này và phân cấp của Chính phủ.
1. Chủ trì xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ văn bản pháp luật, chiến lược, đề án, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về nhà ở theo thẩm quyền; quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phân loại về nhà ở, phương pháp, cách thức xác định giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; quy định nội dung, mẫu hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
3. Cho ý kiến về chương trình phát triển nhà ở của các thành phố trực thuộc trung ương; tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch phát triển nhà ở công vụ của cơ quan trung ương, thẩm định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở; điều chỉnh hoặc đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở không theo quy định của Luật này.
4. Quản lý nhà ở, lưu trữ hồ sơ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước của cơ quan trung ương.
5. Điều tra, thống kê, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về nhà ở quốc gia và tổ chức quản lý, vận hành, khai thác, cung cấp cơ sở dữ liệu, thông tin về nhà ở quốc gia.
6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức pháp luật trong lĩnh vực nhà ở.
7. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về phát triển và quản lý nhà ở; công nhận cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư; quy định việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về quản lý vận hành nhà chung cư; quy định và công nhận việc phân hạng nhà chung cư.
8. Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tranh chấp, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực nhà ở.
9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhà ở.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác trong lĩnh vực nhà ở được quy định trong Luật này hoặc được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
1. Thanh tra xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về nhà ở đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở.
2. Thanh tra chuyên ngành về nhà ở bao gồm:
a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở;
b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về nhà ở.
3. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về nhà ở trong phạm vi cả nước. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức thanh tra chuyên ngành về nhà ở tại địa phương.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
STATE MANAGEMENT OF HOUSING
Article 167. State management of housing
1. Formulate and direct to implement strategies, projects, programs, or plans for development and management of housing.
2. Issue and implement legal documents on housing, mechanism, policies on development and management of housing.
3. Formulate and issue technical regulations and standards, classification of housing and quality control of housing.
4. Decide policies on projects on housing construction; assessment, approval, adjustments, or suspension of projects.
5. Manage documents on housing; manage funds for state-owned housing; manage projects on housing construction.
6. Investigate, release statistics, build system of database and communication of housing, manage, operate, develop, and provide database and information about housing.
7. Study, apply science and technology, and raise public awareness of legal knowledge about housing.
8. Provide human resources with training in development and management of housing.
9. Manage housing public services.
10. Recognize institutions providing training in management of apartment buildings grant Certificates of training in management of apartment building; recognize the classification of apartment buildings; grant, revoke the Certificates of training in housing.
11. Provide guidance, expedite, inspect, deal with complaints, dispute, denunciation and violations against regulations in housing.
12. Cooperate internationally in the housing fields.
Article 168. Formulation of Strategy for national housing development
1. According to socio-economic development strategy in every period, the Ministry of Construction shall formulate and request the Prime Minister to approve the Strategy for national housing development in every period.
2. The Strategy for national housing development includes:
a) Objectives for housing development;
b) Objectives for housing development includes minimum area of housing, area of housing per capita in urban areas, rural areas and nationwide; development rate of types of housing; demand for social housing for those facing difficulties of housing;
c) Assignments and measures for housing development, in which target programs for housing development equivalent to every group entitled to benefit from policies on social housing must be clarified;
d) Responsibility of competent agencies in central governments and the People’s Committee of province for housing development and management;
dd) Other relevant content.
3. The basic indicators in housing development in the Strategy for national housing development includes area of housing per capita; number of housing; floor area of new housing; quality of housing in urban areas, rural areas and nationwide; entities facing difficulties of housing which are provided housing must be included in assignments of national socio-economic development in every period.
Article 169. Approval for programs or plans for housing development
1. The approval for programs or plans for housing development shall following procedures below:
a) With respect to central-affiliated cities, the People’s Committees of cities shall formulate programs for housing development as prescribed in Article 15 of this Law and confer the Ministry of Construction, then send it to the People’s Council of cities for approval. The People’s Committee of city shall approve and implement programs after the People’s Council of the city passes.
The documents send to the Ministry of Construction for conferring shall include planning for land resources used for housing construction and plans for providing accommodation for every group of entities; indicators for area of housing per capita; number, area, and rate of types of housing; expectation of capital resources; responsibility of relating agencies in the implementation of programs for housing development;
b) With respect to provinces, the People’s Committee of the province shall implement the programs for housing development as prescribed in Article 15 of this Law, then send it to the People’s Council of province for approval;
c) According to the approved program for housing development, the People’s Committee of the province shall formulate and approve the plan for local housing development as prescribed in Article 15 of this Law; if it has the plan for using budget for housing development, it is required to confer the People’s Council of province before approval.
2. Procedures for formulation and content of plans for local housing development shall comply with regulations of the Government.
Article 170. Approval of residential construction projects
1. Before setting up or approving projects on housing construction for relocation, social housing, official residence using public capital, the policies on that projects shall be approved as prescribed in the Law on public investment. In case the project is invested by central budget, it is required to confer the Ministry of Construction; in case the project is invested by local budget, it is required to confer the housing authority of province.
2. Regarding other projects on housing construction which must be granted the approval of investment as prescribed in the Law on Investment shall comply with the Law on Investment. Regarding projects which are not subject to the approval of investment as prescribed in the Law on Investment shall comply with regulations of the Government.
Article 171. Application for approval of residential construction projects
1. Regarding the case prescribed in Clause 1 Article 170 of this Law, both application for approval of residential construction project prescribed in the Law on public investment and documents prescribed in Point a and Point b Clause 2 of this Article are required.
2. Regarding the projects must be approved as prescribed in the Law on Investment, both application for approval prescribed in the Law on Investment and the following documents are required:
a) Application form for the approval of the residential construction project, which clarifies legal basis, content of approval and reasons for applying for approval;
b) Specific planning drawing of area of projects approved by the competent agency.
Article 172. Research, application of science and technology and international cooperation in housing field
1. The State carries out incentive policies and facilitates the application of science and technology and international cooperation for development and management of housing.
2. The State provides funding for application of new technology or material in housing construction to ensure quality, rate of progress, energy-saving and low expense on construction.
Article 173. Training in development and management of housing
1. Officials and civil servants working in agencies in charge of housing management and development are required to participate in training course in development and management of housing. Any person working in the managing organization of an apartment building is required to participate in training course in management of apartment buildings and obtain the Certificate of training in management of apartment buildings as prescribed in regulations of the Minister of Construction.
2. The Minister of Construction shall regulate programs, curriculum content about development and management of housing provided for officials and civil servants in charge of development and management of housing nationwide.
Article 174. Agencies in charge of housing
1. The Government shall be in charge of state management of housing nationwide.
2. The Ministry of Construction shall take responsibility to the Government for management of housing nationwide.
3. Relevant Ministries, agencies within their competence implement State management of housing and cooperate with the Ministry of Construction in implementation of law on housing.
4. The People’s Committees must implement State management of housing in the administrative divisions as prescribed in this Law and the Government.
Article 175. Responsibilities of the Ministry of Construction
1. Formulate legal documents, strategies, projects, plans for housing development then send them to the Government and/or the Prime Minister.
2. Issue and implement legal documents on housing within their competence; regulate technical regulations and standards, classification of housing, determination of rents, lease purchase prices, selling prices of social housing, housing serving the relocation, state-owned housing; regulate content and form of agreements on sale, lease, lease purchase of social housing, housing serving the relocation, state-owned housing.
3. Give suggestion on programs for housing development of central-affiliated cities; conduct assessment of official residence, then submit the plan for development of official residence of central governments to the Prime Minister, approve projects on housing construction; make adjustments or impose suspension of residential construction projects as prescribed in this Law.
4. Management of housing, storage of documents on state-owned houses of central governments.
5. Investigate, release statistics, build system of database and communication of national housing, manage, operate, develop, and provide database and information about national housing.
6. Research, apply science and technology, and raise public awareness of legal knowledge about housing.
7. Provide training courses in management of apartment buildings, recognize institutions providing training courses in management of apartment buildings; regulate the grant of Certificates of training in management of apartment building; regulate and recognize the classification of apartment buildings.
8. Provide guidance, expedite, inspect, and deal with complaints, dispute, denunciation and violations against regulations in housing.
9. Cooperate internationally in the housing fields.
10. Carry out other assignments in the housing fields as prescribed in this Law or given by the Government or the Prime Minister.
Article 176. Housing inspection
1. Construction Inspectorate of the Ministry of Construction or Departments of Construction shall perform administrative or specialist inspection to organizations, households or individuals involved in development, management and use of housing.
2. Specialist inspection of housing includes:
a) Inspection of the observance of law conducted by organizations, households or individuals involved in development, management and use of housing;
b) Discover, prevent and handle within their competence or request the competent agency to handle violations against law on housing.
3. The Ministry of Construction shall take responsibility for specialist inspection of national housing. Departments of Construction shall take responsibility for specialist inspection of local housing.
4. The Government shall provide guidance on this Article.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở
Điều 9. Công nhận quyền sở hữu nhà ở
Điều 27. Nhà ở công vụ và kế hoạch phát triển nhà ở công vụ
Điều 28. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ và lựa chọn chủ đầu tư dự án
Điều 64. Quản lý, sử dụng nhà ở xã hội
Điều 80. Các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Điều 118. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch
Điều 123. Giao dịch mua bán nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại
Điều 160. Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Điều 161. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
Điều 169. Thông qua, phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở