Chương VII Luật Nhà ở 2014: Quản lý, sử dụng nhà chung cư
Số hiệu: | 65/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 29/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1169 đến số 1170 |
Lĩnh vực: | Bất động sản | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Luật nhà ở 2014
Từ ngày 01/07/2015, tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định Luật nhà ở 2014.
Các đối tượng nước ngoài được sở hữu nhà ở Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam; đối tượng này cần phải có Giấy chứng nhận đầu tư và nhà ở xây dựng trong dự án.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; đối tượng này cần phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam.
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam; cá nhân này phải không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự...
Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận nhưng có thể được gia hạn thêm thời gian nếu có nhu cầu.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư theo quy định tại khoản 2 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện kiểm định chất lượng nhà ở.
2. Khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư này để xử lý theo quy định sau đây:
a) Trường hợp nhà chung cư còn bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng thì chủ sở hữu được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trong kết luận kiểm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 110 của Luật này;
b) Trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải ban hành kết luận kiểm định chất lượng và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu nhà ở; nội dung văn bản thông báo phải được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Việc xử lý nhà chung cư và quyền sử dụng đất có nhà chung cư thuộc diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được quy định như sau:
a) Trường hợp khu đất có nhà chung cư vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu được cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới theo quy định tại Mục 2 Chương này;
b) Trường hợp khu đất có nhà chung cư không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu nhà chung cư phải bàn giao lại nhà chung cư này cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy hoạch được duyệt;
c) Trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành việc phá dỡ hoặc không bàn giao nhà ở thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cưỡng chế phá dỡ hoặc cưỡng chế di chuyển để bàn giao nhà ở;
d) Việc giải quyết chỗ ở cho các chủ sở hữu có nhà chung cư bị phá dỡ được thực hiện theo quy định tại Điều 116 của Luật này.
Trường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu được tiếp tục thực hiện quyền sử dụng đất có nhà chung cư đó; trường hợp phá dỡ để xây dựng công trình khác thì việc xử lý quyền sử dụng đất có nhà chung cư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
1. Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm:
a) Phần diện tích bên trong căn hộ bao gồm cả diện tích ban công, lô gia gắn liền với căn hộ đó;
b) Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng cho chủ sở hữu nhà chung cư;
c) Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ hoặc gắn liền với phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng.
2. Phần sở hữu chung của nhà chung cư bao gồm:
a) Phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng quy định tại khoản 1 Điều này; nhà sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư;
b) Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư bao gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc phần sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư;
c) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó, trừ hệ thống hạ tầng kỹ thuật sử dụng vào mục đích công cộng hoặc thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước hoặc giao cho chủ đầu tư quản lý theo nội dung dự án đã được phê duyệt;
d) Các công trình công cộng trong khu vực nhà chung cư nhưng không thuộc diện đầu tư xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo nội dung dự án đã được duyệt bao gồm sân chung, vườn hoa, công viên và các công trình khác được xác định trong nội dung của dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt.
1. Chỗ để xe phục vụ cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư bao gồm xe ô tô, xe động cơ hai bánh, xe động cơ ba bánh, xe đạp và xe cho người khuyết tật thì chủ đầu tư phải xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, thiết kế được phê duyệt và phải được sử dụng đúng mục đích. Việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với chỗ để xe được quy định như sau:
a) Đối với chỗ để xe đạp, xe dùng cho người khuyết tật, xe động cơ hai bánh, xe động cơ ba bánh cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thì thuộc quyền sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu nhà chung cư;
b) Đối với chỗ để xe ô tô dành cho các chủ sở hữu nhà chung cư thì người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư quyết định mua hoặc thuê; trường hợp không mua hoặc không thuê thì chỗ để xe ô tô này thuộc quyền quản lý của chủ đầu tư và chủ đầu tư không được tính vào giá bán, giá thuê mua chi phí đầu tư xây dựng chỗ để xe này. Việc bố trí chỗ để xe ô tô của khu nhà chung cư phải bảo đảm nguyên tắc ưu tiên cho các chủ sở hữu nhà chung cư trước sau đó mới dành chỗ để xe công cộng.
2. Diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư được tính theo kích thước thông thủy bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công, lô gia (nếu có) và không tính diện tích tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ. Khi tính diện tích ban công thì tính toàn bộ diện tích sàn; trường hợp ban công có phần diện tích tường chung thì tính từ mép trong của tường chung.
1. Hội nghị nhà chung cư là hội nghị của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư nếu chủ sở hữu nhà chung cư không tham dự.
2. Hội nghị nhà chung cư được tổ chức họp để quyết định các nội dung quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều này khi có đủ điều kiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
3. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Hội nghị nhà chung cư được tổ chức họp để quyết định các vấn đề sau đây:
a) Đề cử, bầu, bãi miễn các thành viên Ban quản trị nhà chung cư; thông qua, bổ sung, sửa đổi Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư;
b) Thông qua, bổ sung, sửa đổi Quy chế hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư; quyết định mức phụ cấp trách nhiệm của các thành viên Ban quản trị và các chi phí hợp lý khác phục vụ hoạt động của Ban quản trị;
c) Thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định tại Điều 106 của Luật này và việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư;
d) Quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư trong trường hợp chủ đầu tư không có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư hoặc có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhưng không tham gia quản lý vận hành hoặc tham gia quản lý vận hành nhưng không đáp ứng được các yêu cầu như đã thỏa thuận trong hợp đồng cung cấp dịch vụ ký với Ban quản trị nhà chung cư;
đ) Thông qua báo cáo về hoạt động quản lý vận hành, hoạt động bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư;
e) Quyết định các nội dung khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư.
4. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Hội nghị nhà chung cư được tổ chức họp để quyết định các vấn đề quy định tại các điểm a, b và e khoản 3 Điều này.
5. Mọi quyết định của Hội nghị nhà chung cư về các vấn đề quy định tại khoản 3 Điều này được thông qua theo nguyên tắc đa số bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu, được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên chủ trì cuộc họp và thư ký cuộc họp Hội nghị nhà chung cư.
1. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung cư; trường hợp thành lập Ban quản trị nhà chung cư được thực hiện như sau:
a) Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu, thành phần Ban quản trị bao gồm đại diện chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư;
b) Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu, thành phần Ban quản trị nhà chung cư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Thành phần Ban quản trị nhà chung cư gồm đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện chủ đầu tư (nếu có); trường hợp người sử dụng nhà chung cư tham gia Hội nghị nhà chung cư thì thành phần Ban quản trị nhà chung cư có thể gồm cả người sử dụng.
3. Ban quản trị nhà chung cư có một chủ sở hữu được tổ chức theo mô hình tự quản. Ban quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được tổ chức và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của công ty cổ phần hoặc mô hình Ban chủ nhiệm của hợp tác xã, có tư cách pháp nhân, có con dấu và thực hiện các quyền, trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 104 của Luật này.
Khi bầu, bãi miễn thành viên Ban quản trị nhà chung cư, các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư không phải thành lập công ty cổ phần hoặc thành lập hợp tác xã; việc bầu, bãi miễn thành viên Ban quản trị được thực hiện thông qua Hội nghị nhà chung cư theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Đôn đốc, nhắc nhở các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong việc thực hiện nội quy, quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư;
b) Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật này và quyết định của Hội nghị nhà chung cư; báo cáo Hội nghị nhà chung cư việc thu, chi khoản kinh phí này;
c) Đề nghị Hội nghị nhà chung cư thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;
d) Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư với chủ đầu tư hoặc đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư sau khi đã được Hội nghị nhà chung cư lựa chọn theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 102 của Luật này.
Trường hợp nhà chung cư không yêu cầu phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 105 của Luật này và được Hội nghị nhà chung cư giao cho Ban quản trị thực hiện quản lý vận hành thì Ban quản trị nhà chung cư thực hiện việc thu, chi kinh phí quản lý vận hành theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư;
đ) Ký kết hợp đồng với đơn vị có năng lực bảo trì nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng để bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư và giám sát hoạt động bảo trì. Việc bảo trì phần sở hữu chung có thể do đơn vị đang quản lý vận hành nhà chung cư hoặc đơn vị khác có năng lực bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng thực hiện;
e) Thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của người sử dụng nhà chung cư về việc quản lý, sử dụng và cung cấp các dịch vụ nhà chung cư để phối hợp với cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét, giải quyết;
g) Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong nhà chung cư;
h) Thực hiện đúng quy chế hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua, không được tự bãi miễn hoặc bổ sung thành viên Ban quản trị nhà chung cư;
i) Được hưởng thù lao trách nhiệm và các chi phí hợp lý khác theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư;
k) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư khi thực hiện quyền và trách nhiệm không đúng với quy định tại khoản này;
l) Thực hiện các công việc khác do Hội nghị nhà chung cư giao mà không trái với quy định pháp luật.
2. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư thực hiện quyền và trách nhiệm quy định tại các điểm a, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này.
1. Việc quản lý vận hành nhà chung cư được quy định như sau:
a) Đối với nhà chung cư có thang máy thì do đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện;
b) Đối với nhà chung cư không có thang máy thì Hội nghị nhà chung cư họp quyết định tự quản lý vận hành hoặc thuê đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện.
2. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải có đủ điều kiện về chức năng và năng lực theo quy định sau đây:
a) Được thành lập, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp hoặc Luật hợp tác xã và có chức năng quản lý vận hành nhà chung cư;
b) Phải có các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm bộ phận kỹ thuật, dịch vụ, bảo vệ an ninh, vệ sinh, môi trường;
c) Có đội ngũ cán bộ, nhân viên đáp ứng yêu cầu về quản lý vận hành nhà ở bao gồm lĩnh vực xây dựng, kỹ thuật điện, nước, phòng cháy, chữa cháy, vận hành trang thiết bị gắn với nhà chung cư và có giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
3. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện việc quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị, cung cấp các dịch vụ cho nhà chung cư, bảo trì nhà chung cư nếu có năng lực thực hiện bảo trì và thực hiện các công việc khác liên quan đến việc quản lý vận hành nhà chung cư.
4. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư được thu kinh phí quản lý vận hành của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư theo mức giá quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 106 của Luật này; đối với nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì giá dịch vụ quản lý vận hành được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 106 của Luật này.
5. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư được quản lý, vận hành nhiều nhà chung cư tại một hoặc nhiều địa bàn khác nhau.
1. Việc xác định giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư phải công khai, minh bạch và căn cứ vào nội dung các công việc cần quản lý vận hành, dịch vụ sử dụng đối với từng loại nhà chung cư.
2. Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư không bao gồm kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, chi phí trông giữ xe, chi phí sử dụng nhiên liệu, năng lượng, nước sinh hoạt, dịch vụ truyền hình, thông tin liên lạc và các chi phí dịch vụ khác phục vụ cho việc sử dụng riêng của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.
3. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được quy định như sau:
a) Trường hợp chưa tổ chức được Hội nghị nhà chung cư lần đầu thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở;
b) Trường hợp đã tổ chức được Hội nghị nhà chung cư thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư quyết định.
4. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì giá dịch vụ quản lý nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư; trường hợp nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì giá dịch vụ quản lý nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư để áp dụng cho các trường hợp sau đây:
a) Thu kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
b) Làm cơ sở để các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở hoặc trong trường hợp có tranh chấp về giá dịch vụ giữa đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; trường hợp không thỏa thuận được giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thì áp dụng mức giá trong khung giá dịch vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
1. Bảo trì nhà chung cư bao gồm bảo trì phần sở hữu riêng và bảo trì phần sở hữu chung. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.
2. Việc đóng góp kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được thực hiện theo quy định tại Điều 108 của Luật này; việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung có nhiều chủ sở hữu được thực hiện theo quy định tại Điều 109 của Luật này.
3. Nội dung bảo trì, quy trình bảo trì và việc quản lý hồ sơ bảo trì nhà chung cư được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
1. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:
a) Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích khác bán, cho thuê mua; khoản tiền này được tính vào tiền bán, tiền thuê mua nhà mà người mua, thuê mua phải đóng khi nhận bàn giao và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua;
b) Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng, trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.
2. Trường hợp kinh phí bảo trì quy định tại khoản 1 Điều này không đủ để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu.
3. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà chưa thu kinh phí bảo trì phần sở hữu chung thì các chủ sở hữu nhà chung cư họp Hội nghị nhà chung cư để thống nhất mức đóng góp kinh phí này; mức đóng góp kinh phí có thể được nộp hằng tháng vào tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam do Ban quản trị nhà chung cư lập hoặc được đóng khi phát sinh công việc cần bảo trì.
4. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư sau ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở không có thỏa thuận về kinh phí bảo trì thì chủ đầu tư phải đóng khoản tiền này; trường hợp trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở mà giá mua, giá thuê mua chưa tính kinh phí bảo trì thì chủ sở hữu thực hiện đóng khoản kinh phí bảo trì phần sở hữu chung theo quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Trường hợp nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh mà phân chia được riêng biệt các khu chức năng khác nhau trong cùng một tòa nhà bao gồm khu chức năng căn hộ, khu chức năng kinh doanh, dịch vụ và mỗi khu chức năng này có phần sở hữu chung được tách biệt với phần sở hữu chung của cả tòa nhà, được quản lý, vận hành độc lập thì chủ đầu tư và người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua việc phân chia tỷ lệ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung thành nhiều phần để quản lý, sử dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 109 của Luật này.
1. Đối với kinh phí bảo trì quy định tại khoản 1 Điều 108 của Luật này thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày thu kinh phí của người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm mở tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để quản lý kinh phí này và thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư biết.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho Ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này và có thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh biết; trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí này thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế buộc chủ đầu tư phải thực hiện bàn giao theo quy định của Chính phủ.
2. Kinh phí bảo trì quy định tại Điều 108 của Luật này chỉ được sử dụng để bảo trì các phần sở hữu chung của nhà chung cư, không được sử dụng cho việc quản lý vận hành nhà chung cư và các mục đích khác; trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ mà kinh phí bảo trì chưa sử dụng hết thì được sử dụng để hỗ trợ tái định cư hoặc đưa vào quỹ bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư mới sau khi được xây dựng lại.
3. Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì đúng mục đích, đúng hạng mục cần bảo trì theo kế hoạch bảo trì đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua hằng năm. Việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung phải có hóa đơn tài chính, có thanh toán, quyết toán theo quy định của pháp luật về tài chính và phải báo cáo Hội nghị nhà chung cư.
Thành viên Ban quản trị nhà chung cư có quyết định sử dụng kinh phí không đúng quy định tại khoản 2 Điều này và khoản này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại.
4. Việc quản lý, sử dụng phần kinh phí bảo trì quy định tại khoản 5 Điều 108 của Luật này được quy định như sau:
a) Đối với phần kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung của cả tòa nhà và phần sở hữu chung của khu căn hộ thì được chuyển vào tài khoản do Ban quản trị nhà chung cư lập để quản lý, sử dụng theo quy định tại Điều này;
b) Đối với phần kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung của khu kinh doanh, dịch vụ thì chủ sở hữu khu kinh doanh, dịch vụ được tự quản lý, sử dụng để bảo trì phần sở hữu chung của khu chức năng này.
1. Nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 99 của Luật này.
2. Nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy định tại khoản 1 Điều này theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
3. Nhà chung cư không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng được tất cả các chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới thông qua Hội nghị nhà chung cư.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư có trách nhiệm tổ chức rà soát, thống kê các loại nhà chung cư trên địa bàn; lập và phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này.
2. Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có thể được lập và phê duyệt riêng hoặc được xác định trong kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh và thông báo đến khu dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư.
1. Việc phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Luật này, phù hợp với quy hoạch xây dựng và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt.
2. Trước khi thực hiện phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ đầu tư phải tổ chức lập phương án tái định cư để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư phê duyệt. Phương án tái định cư phải được thông báo đến khu dân cư nơi có nhà chung cư bị phá dỡ, được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.
3. Việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải được thực hiện theo dự án; khi phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải kết hợp cải tạo lại khu nhà ở trong khu vực của dự án theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
4. Trường hợp cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phải tuân thủ quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
1. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư vốn hoặc góp vốn cùng các chủ sở hữu có nhà chung cư quy định tại Điều 110 của Luật này để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này không chấp hành việc phá dỡ.
2. Nhà nước thực hiện cưỡng chế phá dỡ và trực tiếp đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này mà chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành việc phá dỡ.
1. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện như sau:
a) Trường hợp Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định lựa chọn chủ đầu tư;
b) Trường hợp Nhà nước đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo hình thức xây dựng - chuyển giao quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu nếu có từ hai nhà đầu tư trở lên đăng ký làm chủ đầu tư hoặc chỉ định thầu nếu chỉ có một nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư;
c) Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tham gia góp vốn đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ sở hữu nhà chung cư và doanh nghiệp thỏa thuận về đơn vị làm chủ đầu tư và đề nghị cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.
2. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chỉ được thực hiện sau khi có kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
3. Trường hợp cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 21 của Luật này.
1. Trường hợp nhà chung cư có một chủ sở hữu mà đang cho thuê thì việc bố trí chỗ ở cho người đang thuê được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu và người thuê nhà.
2. Trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì chủ sở hữu nhà chung cư và doanh nghiệp này thỏa thuận phương án bố trí tái định cư theo nguyên tắc quy định tại Điều 116 của Luật này để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư phê duyệt.
Các chủ sở hữu nhà chung cư phải tổ chức cuộc họp Hội nghị nhà chung cư để thống nhất phương án bố trí tái định cư trước khi báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư phê duyệt.
3. Trường hợp nhà chung cư thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này mà chủ sở hữu không chấp hành việc phá dỡ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở thực hiện cưỡng chế phá dỡ và tổ chức lập, phê duyệt phương án bố trí tái định cư theo nguyên tắc quy định tại Điều 116 của Luật này.
1. Việc bố trí tái định cư cho các chủ sở hữu có nhà chung cư thuộc diện phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện như sau:
a) Trường hợp chủ sở hữu không có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương mà được bố trí nhà ở, đất ở tái định cư theo quy định tại Điều 36 của Luật này;
b) Trường hợp chủ sở hữu có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì được bố trí nhà ở mới có diện tích tối thiểu bằng hoặc lớn hơn diện tích nhà ở cũ.
Trường hợp Nhà nước đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mà có chênh lệch về giá trị giữa nhà ở cũ và nhà ở mới thì việc thanh toán giá trị chênh lệch được thực hiện theo phương án bố trí tái định cư đã được phê duyệt; nếu doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và chủ sở hữu thỏa thuận đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì việc thanh toán giá trị chênh lệch được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên;
c) Việc bố trí tái định cư bằng nhà ở được thực hiện thông qua hợp đồng cho thuê, cho thuê mua, mua bán nhà ở ký giữa người được bố trí tái định cư với đơn vị được giao bố trí tái định cư nếu do Nhà nước đầu tư; ký với chủ đầu tư dự án nếu do doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư xây dựng;
d) Ngoài việc được bố trí tái định cư theo quy định tại khoản này, người được bố trí tái định cư còn được xem xét hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
2. Việc bố trí tái định cư cho các chủ sở hữu có nhà chung cư phải phá dỡ để xây dựng công trình khác được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.
3. Trường hợp Nhà nước đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ đầu tư dự án phải lo chỗ ở tạm thời hoặc thanh toán tiền để người được tái định cư tự lo chỗ ở trong thời gian cải tạo, xây dựng lại; trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và chủ sở hữu thỏa thuận đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì các bên thỏa thuận về chỗ ở tạm thời của chủ sở hữu trong thời gian cải tạo, xây dựng lại.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và việc bố trí nhà ở cho người được tái định cư.
MANAGEMENT AND USE OF APARTMENT BUILDINGS
Section 1. MANAGEMENT, USE AND MAINTENANCE OF APARTMENT BUILDINGS
Article 98. Classification of apartment buildings
1. Apartment buildings are classified into different categories to determine the value of the apartment buildings when managing them or putting them onto the market.
2. The Minister of Construction shall regulate the classification and recognition for classification of apartment buildings.
Article 99. Useful life of apartment buildings
1. The useful life of an apartment building is determined according to the class of the construction and conclusion on quality assessment provided by the housing authority of province where the apartment buildings prescribed in Clause 2 of this Article are located. The People’s Committee of the province shall grant funding to carry out the housing quality assessment.
2. When the useful life of the apartment building expires as prescribed in law on construction or the apartment building is seriously damaged, or in danger of collapse, or unsafe for its occupiers, the housing authority of province shall carry out the housing quality inspection following procedures below:
a) In case the apartment building is still quality and safe for occupiers, its owner(s) entitled to use it for a period stated in the conclusion, except for cases prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 110 of this Law;
b) In case the apartment building is seriously damaged, in danger of collapse, or unsafe for its occupiers, the housing authority of province shall issue the conclusion on housing quality inspection and send a report to the People’s Committee of the province, then send a notification to the homeowner; the content of the notification must be disclosed on the website of the People’s Committee and the housing authority of province, and by means of local mass media.
The owner(s) of the apartment building must demolish the apartment building to renovate or rebuild a new apartment building or transfer it to the competent agency to demolish or rebuild another construction as prescribed in Clause 3 of this Article.
3. Any apartment building and the piece of land on which an apartment building is located prescribed in Point b Clause 2 of this Article shall follow the procedures below:
a) In case the piece of land on which the apartment building is located is still conformable with the planning for housing construction, the owner(s) is/are entitled to renovate or rebuild a new apartment building as prescribed in Section 2 of this Chapter;
b) In case the piece of land on which the apartment building is located is no longer conformable with the planning for housing construction, the owner(s) must return this apartment building to the competent agency in order to demolish and rebuild another construction according to the approved planning;
c) In case the owner(s) of the apartment building fails to implement the decision on demolition or return the apartment building, the President of the People’s Committee of the province shall enforce the housing demolition or enforce the relocation;
d) The settlement of dwelling provided for the owners of the apartment building which is demolished shall comply with Article 116 of this Law.
In case the apartment building is demolished to rebuild a new apartment building, the owners are entitled to keep using the piece of land on which that apartment building is located; in case the apartment building is demolished to build another construction, the settlements of the piece of land on which that apartment building is located shall comply with regulations of law on land.
Article 100. The private areas and common areas in apartment buildings
1. The private areas in an apartment building include:
a) The interior of apartments including balconies, loggias attached to those apartments;
b) Other areas in the apartment building which are under private ownership of the homeowner of the apartment building;
c) System of private technical equipment attached to the apartments and other areas under private ownership.
2. The common areas in an apartment building include:
a) The remaining area of the apartment building except for the private areas mentioned in Clause 1 of this Article; the community center of the apartment building;
b) Shared areas and supporting structure systems, technical equipment in the apartment building including frames, columns, load-bearing walls, enclosing walls, apartment-dividing walls, floors, roofs, terraces, corridors, stairways, elevators, emergency exits, garbage chute, systems of electricity supply, water supply, gas supply, communication system, radio, television, drainage, septic tanks, lightning conductors, fire fighting and other parts not under private ownership of the apartment building’s homeowners;
c) Exterior technical infrastructure but connected to the apartment building, except for technical infrastructure system which is used for public purposes or required to transfer to the State or the investor in charge of the approved project;
d) Public constructions in the apartment building area which are not built for commercial purposes or required to transfer to the State according to the approved project include public yards, flower gardens and other constructions mentioned in the approved residential construction project.
Article 101. Parking lots and determination of floor area of apartments, or other areas in apartment buildings
1. The investor must construct a parking lot for owners and occupiers in the apartment building including cars, two-wheel motorcycles, three-wheel motorcycles, bicycles and vehicles for the disabled according to the approved standards for construction and design, and ensure that the parking lot is used properly. The ownership or rights to use pertaining to the parking lot shall be determined as follows:
a) Any area used for bicycles, vehicles for the disabled, two-wheel motorcycles, or three-wheel motorcycles of owners or occupiers of the apartment building shall be under joint ownership and joint use rights of the apartment building’s owners;
b) Any buyer or lessee of apartments or other areas in the apartment building may buy or rent the area used for cars of the apartment building’s owners; in case he/she does not buy or rent that area, it shall be under management of the investor and the investor may not include the expenditures on the parking lot construction in the selling prices or lease purchase prices. The arrangement of parking lot for cars in the apartment building must follow the rules that the cars of the apartment building’s owners shall be given priority over other cars.
2. The floor area of apartments or other private areas of apartment building’s homeowner shall be determined according to carpet area including the area of partition walls between the rooms and balcony area, loggia (if any) of the apartment, exclusive of its enclosing walls, separating walls between the apartments, floor area including column(s), technical boxes inside. When calculating the balcony area, the total floor area must be calculated; in case the balcony has shared wall, it shall be calculated from the inner edge of the shared wall.
Article 102. Apartment building meetings
1. Apartment building meeting is a meeting between owners or occupiers of the apartment building if the apartment building’s owners do not attend.
2. The apartment building meeting shall be held to decide issues prescribed in Clause 3 and Clause 4 of this Article when the apartment building meets all requirements mentioned in the Statue on management and use of apartment buildings issued by the Minister of Construction.
3. With respect to any apartment building having many homeowners (hereinafter referred to as multi-owner building), the Apartment building meeting shall be held to decide the issues below:
a) Nominate, elect, or dismiss members of the Management board of the apartment building; pass, amend the Regulations on management and use of the apartment building;
b) Pass, or amend Operation regulation of the Management board of the apartment building; decide the responsibility allowance provided for the Management board members and reasonable costs serving the operation of the Management board;
c) Pass the charges of apartment building management services as prescribed in Article 106 of this Law and the use of funding for maintenance of common areas in the apartment building;
d) Decide to choose the managing organization of the apartment building in case the investor(s) are not in charge of apartment building management, or they are in charge of apartment building management but they refuse to manage the apartment building, or they manage the apartment building but they do not meet requirements as agreed in the agreement on service provision concluded with the Management board of the apartment building;
dd) Pass the report on management operation, maintenance of common areas operation of the apartment building;
e) Decide other issues relating to the management and use of the apartment building.
4. With respect to any single-owner apartment building, the Apartment building meeting shall be held to decide the issues prescribed in Point a, b and e Clause 3 of this Article.
5. Every decision issued by the Apartment building meeting on issues prescribed in Clause 3 of this Article shall be passed under the majority rule by the voting by hands or ballots, which is recorded in writing, and signed by the members in charge of the meeting and secretaries of the meeting.
Article 103. Management board of the apartment building
1. If the apartment building has fewer than 20 apartments regardless of single-owner building or multi-owner building, the homeowner(s) and/or the occupiers of the apartment building shall decide whether to set up or not set up the Management board of the apartment building; if the Management board of the apartment building is set up, it shall follow the procedures below:
a) Regarding the multi-owner building, the components of the Management board shall include the representative of the owner and the occupiers;
b) Regarding the multi-owner building, the components of Management board of the apartment building shall comply with Clause 2 of this Article.
2. Regarding the apartment building having 20 apartments or above, it is required to set up the Management board of the apartment building. The members of the Management board of the apartment building shall include apartment building’s owners, representatives of the investor(s) (if any); in case the occupiers also attend the Apartment building meeting, the members of the Management board of the apartment building may include the occupiers.
3. The Management board of the single-owner building shall be organized under autonomous model. The Management board of the multi-owner building shall be organized under model of Board of Directors of a joint-stock company or under model of Chairman of Board of Cooperatives, which has legal status, seal and exercise the rights and fulfill obligations as prescribed in Clause 1 Article 104 of this Law.
When electing or dismissing members of the Management board of the apartment building, the homeowners or occupiers of the apartment building are not required to set up a joint-stock company or a cooperative; the members of the Management board shall be elected or dismissed through the Apartment building meeting according to the Statute of management and use of apartment buildings issued by the Minister of Construction.
Article 104. Rights and responsibilities of the Management board of the apartment building
1. Regarding the multi-owner building, the Management board has rights and obligations to:
a) Remind the homeowners or the occupiers to conform to the Regulations or Statutes of management and use of the apartment building;
b) Manage and use the funding for maintenance of common areas in the apartment building as prescribed of this Law and decisions issued by the Apartment building meeting; send a report on receipts and expenditures on this funding to the Apartment building meeting;
c) Request the Apartment building meeting to pass the fees for apartment building management services;
d) Conclude an agreement on provision of apartment building management services with the investor or the unit in charge of apartment building management chosen by the Apartment building meeting as prescribed in Point d Clause 3 Article 102 of this Law.
In case the apartment building is not required to have the managing organization as prescribed in Point b Clause 1 Article 105 of this Law but it is transferred to the Management board of the apartment building by the Apartment building meeting, the Management board shall conduct the receipts and expenditures of funding provided for in the decision of Apartment building meeting;
dd) Conclude an agreement with an housing maintenance unit as prescribed in law on construction to maintain the common areas of the apartment building and observe the maintenance operation. The maintenance of common areas may be carried out by the management unit of apartment building or the housing maintenance unit as prescribed in law on construction;
e) Collect opinion and suggestion from the occupiers about the management, use and provision of apartment building services, then cooperate with related competent agencies, organizations or individual in consideration;
g) Cooperate with the local governments, neighborhoods in adoption of civilized lifestyle, maintenance of social order and security in the apartment building;
h) Conform to Operation regulation issued by the Management board of the apartment building passed by Apartment building meeting, do not dismiss or supplement members to the Management board of the apartment building itself;
i) Receive responsibility remuneration and other reasonable costs as provided for in the decisions issued by Apartment building meeting;
k) Take legal responsibility, take responsibility to the homeowners or occupiers when they exercise rights and fulfill obligations inconsistently with this Clause;
l) Perform other tasks assigned by the Apartment building meeting in accordance with regulations of law.
2. Regarding single-owner building, the Management board of the apartment building shall exercise rights and fulfill obligations as prescribed in Point a, e, g, h, I, k and l Clause 1 of this Article.
Article 105. Management of apartment buildings
1. The management of an apartment building shall be carried out as follows:
a) Regarding any apartment building having elevators, the managing organization shall carry out the apartment building management;
b) Regarding any apartment building having no elevator, the Apartment building meeting shall be held to decide whether to manage themselves or hire a managing organization conducting the apartment building management.
2. Any apartment building managing organization must satisfy requirements pertaining to competency as follows:
a) It is established and operated as prescribed in regulations of the Law on enterprise or the Law on cooperatives and in charge of apartment building management;
b) It is required to have departments in charge of apartment building management including technology, service, security, hygiene, or environment units;
c) There are personnel meeting requirements pertaining to housing management including construction, electric technique, water, fire safety, operation of equipment attached to the apartment building and certificates of training in apartment building management as prescribed in regulations of the Minister of Construction.
3. The apartment building managing organization shall manage the technical system, equipment, and provision of apartment building services, maintain the apartment building and perform other tasks relating to the apartment building management.
4. The apartment building managing organization is entitled to collect fees for management of the apartment building from the homeowners, or the occupiers according to the prices prescribed in Clause 3 and Clause 4 Article 106 of this Law; regarding the state-owned apartment building, the fees for management services shall comply with regulations in Point a, Clause 5, Article 106 of this Law.
5. The managing organization is entitled to manage more than one apartment building in the same or different administrative divisions.
Article 106. Fees for apartment building management services
1. The fees for the apartment building management services (hereinafter referred to as the service fees) must be determined publicly, transparently and according to tasks carried out regarding each type of apartment building.
2. The service fees do not include expenditures on maintenance of common areas, parking fees, expenditures on fuel, energy, tap water, television services, communication and other fees serving the private use of the homeowners or occupiers.
3. Regarding a multi-owner building, the service fees shall comply with regulations below:
a) In case it fails to organize the Apartment building meeting for the first time, the service fees shall be the fees as defined in the agreement on housing sale or lease purchase,
b) In case the Apartment building meeting has been organized, the service fees shall be determined by the Apartment building meeting.
4. Regarding any single-owner building, the service fees shall be charged according to the agreement concluded between the homeowner and the occupiers; regarding any state-owned apartment building, the service fees shall comply with Clause 5 of this Article.
5. The People’s Committee of the province shall issue the service fee bracket in order to apply to the following cases:
a) Collect the service fees on state-owned apartment buildings in the province;
b) Enable contracting parties to enter into agreements on housing sale or lease purchase or in case there is dispute over the service fees between the managing organization and the homeowners and the occupiers; in case it fails to agree about the service fees, the fees in the service fee bracket issued by the People’s Committee of the province shall be applied.
Article 107. Apartment building maintenance
1. The maintenance of an apartment building includes the maintenance of private areas and maintenance of common areas. The homeowner of the apartment building must maintain the private areas and provide funding for maintenance of common areas in the apartment building.
2. Regarding the multi-owner building, the funding for maintenance of common areas shall be provided as prescribed in Article 108 of this Law and that funding shall be used as prescribed in Article 109 of this Law.
3. The maintenance work, program and management of documents on the apartment building maintenance shall comply with the law on construction.
Article 108. Funding for maintenance of common areas in the multi-owner building
1. Funding for maintenance of common areas in the multi-owner building shall comply with regulations below:
a) Regarding apartments or other areas in the apartment building which are sold, or leased and sold by the investor, the investor must pay 2% of value of the apartments or other areas; this amount of money shall be included in the selling price or lease purchase price paid by the buyer or lessee when transfer the apartments or other area, which is stated in the agreement;
b) Regarding apartments or other areas in the apartment building which are not sold, or lease and sold by the investor or have been not sold, or leased and sold up to the date on which the apartment building is put into operation, except for the common areas, the investor must paid 2% of value of the remaining apartments or areas; this value shall be determined according to the highest selling price of apartments in the apartment building.
2. In case the maintained funding prescribed in Clause 1 of this Article is not enough for the maintenance of common areas in the apartment building, the homeowner must provide additional funding in proportion to the areas under private ownership of every homeowner.
3. In case the investor concludes agreements on sale or lease purchase of apartments or other areas in the apartment building before July 1, 2006 but he/she has not collected contribution towards maintenance of common areas, the homeowners of apartment building shall hold an Apartment building meeting to determine the contribution; that contribution may be paid monthly into the deposit account in deposit account a credit institution operating in Vietnam made by the Management board or collected when the apartment building required maintenance.
4. In case the investor concludes agreements on sale or lease purchase of apartments or other areas in the apartment building after July 1, 2006, but the maintenance funding is not agreed in the housing sale and lease purchase agreement, the investor shall make this contribution; in case the selling prices or lease purchase prices in the agreement are not included the maintenance funding, the investor shall make the contribution relating to funding for common areas as prescribed in Clause 3 of this Article.
5. In case the apartment building for residential and commercial use is divided into separate areas in the same building including apartment areas, business areas, and each area has common areas which are separated from the common areas of the entire building which is independently managed, the investor and the buyer or lessee of apartments or other areas in the apartment building shall agree to divide the funding for the maintenance of common areas into smaller parts in order to manage and use as prescribed in Clause 4 Article 109 of this Law.
Article 109. Management and use of funding for maintenance of common areas in the multi-owner building
1. Regarding the funding for maintenance prescribed in Clause 1 Article 108 of this Law, within 07 days, from the day on which the service fees are collected from the buyers for apartments or other areas in the apartment building, the investor shall send it to the savings account opened in a credit institution operating in Vietnam for management and notify the housing authority of province.
Within 07 days, from the day on which the Management board of the apartment building is established, the investor shall transfer the maintenance funding including interests to the Management board in order to manage and use as prescribed in this Law and notify the housing authority of province; if the investor fails to transfer that funding, the Management board of apartment building entitled to request the People’s Committee of the province where the apartment building is located to enforce the transfer as prescribed in regulations of the Government.
2. The maintenance funding prescribed in Article 108 of this Law is only used for maintenance of the common areas of the apartment building, neither used for management of apartment building nor other purposes; in case the apartment building is subject to the demolition and the maintenance funding still remains, the remaining funding shall be used for the relocation or transferred to the new maintenance funding for the common areas of the new apartment building.
3. The Management board of apartment building shall manage and use the maintenance funding for proper purposes or works according to the plan for maintenance approved the Apartment building meeting annually. The use of the funding for maintenance of common areas is required invoices with payment and settlement as prescribed in law on finance and reported to the Apartment building meeting.
The members of the Management board of apartment building using the funding in contravention of Clause 2 of this Article and this Clause shall take legal responsibility and pay compensation against damage.
4. The management and use of the portion of maintenance funding prescribed in Clause 5 Article 108 of this Law:
a) The portion of maintenance funding for the common areas of the apartment building and the apartments shall be transferred into the account opened by the Management board of apartment building for management and use as prescribed in this Article;
a) The portion of maintenance funding for the common areas of the business area, the owners of that business area shall manage and use it themselves.
Section 2: DEMOLITION OF APARTMENT BUILDINGS FOR RENOVATION OR RECONSTRUCTION
Article 110. Cases of demolition of apartment buildings for renovation or reconstruction
1. The apartment buildings subject to demolition for renovation or reconstruction which are determined as prescribed in Point b Clause 2 Article 99 of this Law.
2. The damaged apartment buildings which are not subject to demolition but in the area subject to renovation or construction synchronized with the apartment building subject to demolition as prescribed in Clause 1 of this Article according to approved construction planning.
3. The apartment buildings which are demolished according to agreement between all owners through the Apartment building meeting regardless of not subject to regulations in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 111. Plans for renovation and reconstruction of apartment buildings
1. The People’s Committee of the province where the apartment building is located shall check and release statistics on types of apartment building in the province; make and approve the plan for renovation and reconstruction of apartment buildings as prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 110 of this Law.
2. The plan for renovation or reconstruction of apartment buildings may be separately made and approved or shall be formulated in the plans for local housing development and must be disclosed by means of local mass media, or on the website of the People’s Committee of the province, or housing authority of province and send notifications to residential areas and People’s Committees of communes where the apartment buildings are located.
Article 112. Requirements for apartment building demolition for renovation or reconstruction
1. Any apartment building which is demolished for renovation or reconstruction must satisfy requirements prescribed in Article 110 of this Law and conform to construction planning and approved programs for local housing development.
2. Before demolishing the apartment building, the investor must make a plan for relocation, and then send a report to the People’s Committee of the province where the apartment building is located for approval. The plan for relocation must be informed to residential areas where the apartment building to be demolished is located, or announced by means of local mass media or on the website of the People’s Committee or the housing authority of province.
3. The renovation and reconstruction must conform to the project and renovate the housing in the area of the project according to approved construction planning.
4. The renovation and reconstruction of state-owned apartment buildings must be approved by the competent agency and in accordance with regulations on renovation and reconstruction of state-owned houses.
Article 113. Forms of renovation and reconstruction of apartment buildings
1. Any real estate enterprise invests or contributes capital together with owners having apartment buildings prescribed in Article 110 of this Law to renovate or rebuild apartment buildings, unless the owners prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 110 of this Law do not comply with decision on demolition.
2. The State shall enforce the demolition and directly invest in renovation or reconstruction of apartment buildings using the capital prescribed in Clause 3 Article 36 of this Law regarding cases prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 110 of this Law but the owners of the apartment building do not comply with decision on demolition.
Article 114. Investors in project on renovation and reconstruction of apartment buildings
1. The investors in project on renovation and reconstruction of apartment buildings shall be selected as follows:
a) In case the State uses the capital prescribed in Clause 3 Article 36 of this Law to invest in renovation or reconstruction of the apartment building, the housing authority of province shall request the person in charge of investment approval to select the investor(s);
b) In case the State invests in renovation and reconstruction of apartment buildings under building – transfer contract prescribed in Clause 3 Article 36 of this Law, the housing authority of province shall request the People’s Committee of the province to select the investor(s) through inviting bids if there are two investors or more registering or no-bid contracts if there is only one investor registering;
c) In case the real estate enterprise invests capital in renovation and reconstruction of apartment buildings, the owner of the apartment building and the enterprise shall agree about the investor and request the housing authority of province to send a requirement to the People’s Committee of the province for approval.
2. The investors in projects on renovation and reconstruction of apartment buildings may only be selected after its plan is approved by the People’s Committee of the province.
3. In case renovating or rebuilding the apartment building prescribed in Point b and Point c Clause 1 of this Article, the investor must meet all requirements as prescribed in Article 21 of this Law.
Article 115. Plans for relocation in case of demolition of apartment buildings
1. In case the single-owner building is being used for lease, the accommodation for lessees shall be arranged according to agreement between the owner and the lessees.
2. If the multi–owner building is invested by real estate enterprise, the owner of that building and the enterprise shall agree about the plan for relocation following rules prescribed in Article 116 of this Law to send a report to the People’s Committee of the province where the apartment building is located.
The owners of the apartment building must hold an Apartment building meeting makes a plan for relocation, and then send it to the People’s Committee of the province where the apartment building is located.
3. In case the apartment building is subject to regulations prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 110 of this Law but the owner does not implement the decision on demolition, the People’s Committee of the province where the apartment building is located enforces the demolition and make and approve a plan for relocation as prescribed in Article 116 of this Law.
Article 116. Housing relocation
1. The relocation for the owners having the apartment building subject to demolition shall be carried out as follows:
a) In case the owners do not wish to relocate in the same location, they shall be allocated housing or residential land for relocation according to conditions of the local governments as prescribed in Article 36 of this Law;
b) In case the owners wish to relocate in the same location, they shall be allocated new houses whose areas are the same or bigger than the areas of old houses.
In case the State invests in renovation and reconstruction of apartment buildings but there is difference in value between old houses and new houses, the payment for difference shall be carried out in conformity with the approved plan for relocation; if the real estate enterprise and the owner agree to invest in renovation and reconstruction of apartment buildings, the difference shall be paid according to agreement between contracting parties;
c) The housing relocation shall be carried out according to agreements on housing lease or lease purchase concluded between the people qualified for relocation and the agency in charge of relocation if the relocation is invested by the State; or concluded with the investor in the project if the relocation is invested the real estate enterprise;
d) Apart from the relocation prescribed in this Clause, the people qualified for relocation may be paid the compensation as prescribed in law on compensation, or relocation.
2. The relocation applied to the owners whose apartment buildings subject to demolition to build another construction shall be carried out as prescribed in Article 36 of this Law.
3. In case the State invests in renovation and reconstruction of apartment buildings, the investor must provide temporary accommodation or pay money for the people qualified for relocation to manage their accommodation during the renovation or reconstruction period; in case the real estate enterprise and the owner jointly invest in renovation and reconstruction of apartment buildings, contracting parties shall agree about the provision accommodation of the owners during the renovation or reconstruction period.
4. The Government shall provide guidance on the apartment building demolition for renovation and reconstruction of apartment buildings and the relocation.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực