1. Sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm? Lệ phí đổi sổ đỏ sang sổ hồng là bao nhiêu?

1.1. Sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm?

Trong trường hợp đất ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc đất tín ngưỡng, sổ hồng được cấp với thời hạn ổn định lâu dài, tức là vĩnh viễn. Điều này cho thấy giá trị của sổ hồng đối với người sử dụng đất và rất lớn, vì họ có quyền sở hữu và sử dụng đất đó mãi mãi mà không lo phải gia hạn hoặc mất quyền sử dụng

- Trong khi đó, đất nông nghiệp được Nhà nước giao hoặc cho thuê hoặc đất thương mại dịch vụ được Nhà nước giao hoặc cho thuế, sổ hồng sẽ được cấp với thời hạn sử dụng là 50 năm hoặc 70 năm. Sau khi thời hạn này hết, người sử dụng đất có thể gia hạn thêm hoặc sổ hồng sẽ hết giá trị và phải được cấp lại

- Tóm lại, giá trị của sổ hồng là ổn định, lâu dài hoặc 50 năm hoặc 70 năm tùy theo mục đích sử dụng đất. Sổ hồng đảm bảo cho chủ sở hữu quyền sử dụng và sở hữu đất trong thời gian dài, đồng thời được công nhận và có giá trị pháp lý cao. Do đó, nó được sử dụng trong các giao dịch pháp lý liên quan đến đất đai, bảo vệ quyền lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Đối với trường hợp sổ hồng được cấp cho người sử dụng đất đồng thời là người sở hữu tài sản trên đất: Theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013, sổ hồng được cấp cho người sử dụng đất với thời hạn ổn định, lâu dài hoặc thời hạn sử dụng là 50 năm hoặc 70 năm, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của đất. Điều này có nghĩa là sổ hồng có giá trị ổn định, lâu dài hoặc trong thời hạn 50 năm hoặc 70 năm

- Tuy nhiên, đối với tài sản gắn liền với đất như căn hộ, chung cư, thời hạn sử dụng sẽ phụ thuộc vào kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư, theo quy định tại Luật Nhà ở năm 2014. Thời hạn sử dụng nhà ở có thể khác nhau, từ năm 20 năm, 30 năm đến 50 năm

- Đối với nhà ở riêng lẻ, thời hạn sử dụng được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và hiện trạng thực tế của nhà ở, theo khoản 3 Điều 46 Luật Nhà ở năm 2014

Tóm lại, thời hạn sử dụng tài sản gắn liền với đất là phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và có thể khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể.

Đối với trường hợp sổ hồng được cấp cho chủ sở hữu công trình xây dựng khác không phải là nhà ở (công trình xây dựng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị, ...)

- Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 03:2012/BXD, thời hạn tồn tại của công trình xây dựng được phân thành 4 bậc với độ bền vững và tuổi thọ khác nhau. Bậc I là các công trình có niên hạn sử dụng trên 100 năm, giảm dần ở các bậc II (niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm), III (niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm), IV (niên hạn sử dụng dưới 20 năm)

Đồng thời, theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP, tuổi thọ của công trình được xác định bởi chủ đầu tư dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan hoặc tuổi thọ thực tế của công trình. Tuổi thọ thiết kế là khoảng thời gian công trình được dự kiến sử dụng, đảm bảo yêu cầu về an toàn và công năng sử dụng, trong khi tuổi thọ thực tế là thời gian được sử dụng thực tế và đảm bảo các yêu cầu về an toàn công năng của công trình. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng về tuổi thọ của công trình phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và nghiệm thu

1.2. Lệ phí đổi sổ đỏ sang sổ hồng là bao nhiêu?

Lệ phí đổi sổ đỏ sang sổ hồng dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng, tùy thuộc vào quy định của từng địa phương.

Sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm? Lệ phí đổi sổ đỏ sang sổ hồng là bao nhiêu?
Sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm? Lệ phí đổi sổ đỏ sang sổ hồng là bao nhiêu?

2. Phân biệt sổ đổ và sổ hồng

2.1. Cơ quan ban hành và thời gian cấp sổ

- Sổ hồng: “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” được cấp bởi Bộ xây dựng trước ngày 10/8/2005, đổi thành “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng” và được cấp từ ngày 10/8/2005 đến trước ngày 10/12/2009.

- Sổ đỏ: "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành trước ngày 10/12/2009 với tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.”

2.2. Đối tượng sử dụng

- Đối tượng sử dụng của sổ hồng và sổ đỏ có sự khác biệt nhất định.

- Đối với sổ đỏ thì sổ đỏ chứng minh quyền sử dụng đất và là công cụ bảo vệ quyền hạn, lợi ích của chủ sở hữu quyền sử dụng đất.

- Đối với sổ hồng lại được sở hữu bởi chủ nhà, đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư.

2.3. Khu vực được cấp sổ

- Sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng) có khu vực cấp sổ là đô thị.

- Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) có khu vực cấp ngoài đô thị

2.4. Loại đất được cấp sổ

Loại đất được cấp sổ giữa sổ hồng và sổ đỏ cũng có sự khác biệt lớn. Sổ hồng sẽ được cấp cho đất ở đô thị, còn sổ đỏ được cấp cho loại đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và khu làm muối.

3. Sổ đỏ hay sổ hồng có giá trị pháp lý cao hơn?

3.1. Giá trị pháp lý

Sổ hồng và sổ đỏ đều có giá trị pháp lý thể hiện ở tài sản được ghi nhận quyền bao gồm quyền sử dụng đối với đất và quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. Đồng thời, "sổ" chỉ là "giấy" ghi nhận quyền gắn liền với đất đai còn bản thân sổ thì không có giá trị độc lập.

3.2. Giá trị thực tế

Giá trị của những tài sản như thửa đất, nhà ở,... quy định giá trị thực tế của sổ đỏ và sổ hồng.

Nghị định 88/2009/NĐ-CP đã quy định thống nhất hai loại giấy nêu trên thành một loại giấy chung có tên gọi: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Tại Luật Đất đai 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định là loại giấy cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.

Trường hợp, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cấp trước ngày 10/12/2009 khi vẫn còn giá trị pháp lý thì sẽ không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nếu có nhu cầu được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong khi đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10/12/2009 thì vẫn sẽ được đổi.

Hiện nay, theo Luật Đất đai 2024 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

+ Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

+ Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của các luật có liên quan được thực hiện theo quy định của Luật này có giá trị pháp lý tương đương như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại Luật này.

Sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm? Lệ phí đổi sổ đỏ sang sổ hồng là bao nhiêu?
Sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm? Lệ phí đổi sổ đỏ sang sổ hồng là bao nhiêu?

4. Các câu hỏi thường gặp

4.1. Nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng?

Việc mua nhà có Sổ đỏ hay Sổ hồng không quan trọng, cốt lõi là những loại sổ này phải là sổ thật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định pháp luật.

Do Sổ đỏ, Sổ hồng chỉ là cách gọi của người dân dựa theo màu sắc của bìa sổ. Tên gọi pháp lý của Sổ đỏ là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, tên gọi pháp lý của Sổ hồng là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở” (Sổ hồng cũ), “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” (mẫu Sổ hồng mới, áp dụng từ ngày 10/12/2009 đến nay).

4.2. Sổ hồng là gì?

Sổ hồng là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Mọi người thường gọi là sổ hồng vì dựa trên màu sắc của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (thị trấn, nội thành, nội thị xã) do Bộ Xây dựng ban hành.

4.3. Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là thuật ngữ được sử dụng để gọi "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” dựa vào màu sắc bên ngoài của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Mẫu đơn 04a/ĐK và hướng dẫn chi tiết điền đơn xin cấp sổ đỏ lần đầu mới nhất hiện nay

Phân biệt sổ đỏ đồng sở hữu và sổ đỏ riêng và một số lưu ý về đồng sở hữu sổ đỏ

Chủ đầu tư dự án bất động sản có trách nhiệm làm sổ đỏ cho người mua không?