Điều kiện thế chấp sổ đỏ mới nhất 2025
Điều kiện thế chấp chấp sổ đỏ mới nhất 2025

1. Điều kiện thế chấp chấp sổ đỏ mới nhất 2025

Căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp:
  • Thừa kế quyền sử dụng đất.
  • Chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư.
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án bất động sản.
  • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án;
  • Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
  • Trong thời hạn sử dụng đất;
  • Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

2. Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất mới nhất 2025. Hồ sơ thế chấp sổ đỏ gồm những giấy tờ gì?

Về thủ tục, cần nộp hồ sơ đến một trong các cơ quan, đơn vị sau đây:

    • Văn phòng đăng ký đất đai;
    • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
    • Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa đối với các địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ.
  • Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì người tiếp nhận từ chối đăng ký và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký vào Sổ địa chính; Giấy chứng nhận; chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.
  • Trả kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.

Hồ sơ thế chấp sổ đỏ bao gồm các loại giấy tờ sau:

    • Giấy tờ tùy thân của người vay gồm CMND/CCCD, hộ khẩu/KT3 của khách hàng vay và người đồng trả nợ (nếu có).
    • Đơn đề nghị vay vốn hoặc giấy đề nghị xác lập quan hệ khách hàng.
    • Hồ sơ chứng minh thu nhập (bảng sao kê lương, hoạt động sản xuất kinh doanh,...)
    • Hồ sơ về giấy tờ đất/sổ đỏ/sổ hồng.
    • Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn (bản sao giấy tờ bất động sản dự định mua, giấy phép xây dựng, bản thiết kế, dự toán,...)

3. Hợp đồng thế chấp sổ đỏ có phải công chứng không?

Hợp đồng thế chấp sổ đỏ có phải công chứng không?
Hợp đồng thế chấp sổ đỏ có phải công chứng không?

Theo khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024, việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

  • Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
  • Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
  • Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
  • Việc công chứng, chứng thực thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.

Như vậy, khi thế chấp sổ đỏ thì hợp đồng thế chấp đó buộc phải công chứng, chứng thực.

4. Nhà đất đang thế chấp có thể được sang tên không ?

Khi thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (gọi tắt là thế chấp nhà đất) thì bên thế chấp có nghĩa vụ giao giấy tờ liên quan đến tài sản trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Việc sang tên khi nhà đất đang thế chấp được quy định rõ đối với từng trường hợp:

  • Trường hợp 1: Sang tên chuyển nhượng, tặng cho nhà đất

Căn cứ khoản 8 Điều 320 và khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên thế chấp không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp bên nhận thế chấp đồng ý.

Như vậy, không phải lúc nào ngân hàng cũng đồng ý cho chuyển nhượng, tặng cho nhà đất đang là tài sản thế chấp.

Trên thực tế, nếu ngân hàng đồng ý cho chuyển nhượng thì sẽ ký cam kết giữa 03 bên (bên thế chấp, bên mua và ngân hàng) để chuyển nhượng nhà đất đang thế chấp trong đó ghi rõ quyền và nghĩa vụ của từng bên hoặc người muốn mua sẽ đưa tiền cho người thế chấp để thanh toán hết phần nghĩa vụ đối với ngân hàng (muốn trả trước hạn cho ngân hàng để lấy Sổ đỏ).

  • Trường hợp 2: Sang tên thừa kế nhà đất

Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở đang thế chấp chết thì người thừa kế sẽ nhận thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Theo khoản 3 Điều 133 Luật Đất đai năm 2024, trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất phải đăng ký biến động trong thời hạn không quá 30 ngày, tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.

Như vậy, khi nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng mà người thế chấp chết thì người nhận thừa kế vẫn được sang tên và có nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản do người chết để lại.

Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:

  • Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
  • Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

5. Những câu hỏi thường gặp

5.1. Cầm sổ đỏ thì cần những giấy tờ gì?

Hồ sơ vay thế chấp sổ đỏ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Giấy tờ tùy thân của người vay gồm CMND/CCCD, hộ khẩu/KT3 của khách hàng vay và người đồng trả nợ (nếu có).
  • Đơn đề nghị vay vốn hoặc giấy đề nghị xác lập quan hệ khách hàng.
  • Hồ sơ chứng minh thu nhập (bảng sao kê lương, hoạt động sản xuất kinh doanh,...)

5.2. Đất đang thế chấp có quyền bán không?

Căn cứ khoản 8 , Điều 320 và khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự năm 2015 bên thế chấp không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp bên nhận thế chấp đồng ý.

5.3. Khi nào thì phải đăng ký biến động đất đai?

Theo khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024, đăng ký biến động đất đai được thực hiện với các trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận mà có thay đổi dưới đây: Khi thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.