- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất có phải sang tên không?
1. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất có phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho công ty không?
Theo Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
- Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
- Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
Lưu ý: Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
- Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
- Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.
Như vậy, cá nhân thực hiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì cá nhân góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật.
2. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thành lập doanh nghiệp có phải đóng thuế TNCN?
Theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT- BTC về các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là khoản thu nhập nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất bao gồm:
b.1) Nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai.
b.2) Kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai.
b.3) Các tài sản khác gắn liền với đất bao gồm các tài sản là sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp (như cây trồng, vật nuôi).
c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai.
d) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước.
đ) Thu nhập khi góp vốn bằng bất động sản để thành lập doanh nghiệp hoặc tăng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
...
Đồng thời theo quy định tại khoản 10 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC về khai thuế, quyết toán thuế như sau:
Khai thuế, quyết toán thuế
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện khai thuế và quyết toán thuế theo hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ tại văn bản hướng dẫn về quản lý thuế. Nguyên tắc khai thuế đối với một số trường hợp cụ thể:
...
10. Khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng bất động sản trong trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp, góp vốn bằng chứng khoán, góp vốn bằng bất động sản.
Cá nhân góp vốn bằng phần vốn góp, bằng chứng khoán, bằng bất động sản chưa phải khai và nộp thuế từ chuyển nhượng khi góp vốn. Khi chuyển nhượng vốn, rút vốn, giải thể doanh nghiệp cá nhân khai và nộp thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản khi góp vốn và thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản khi chuyển nhượng.
...
Theo đó, thu nhập khi góp vốn bằng bất động sản để thành lập doanh nghiệp hoặc tăng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thành lập doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên người góp vốn không phải khai và nộp thuế ngay mà chỉ sau khi xảy ra một trong các hành vi chuyển nhượng vốn, rút vốn, giải thể doanh nghiệp mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân với các khoản thu nhập đó.
3. Điều kiện, thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất mới nhất 2025
Để thực hiện việc góp vốn bằng QSDĐ, tổ chức kinh tế cần phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định. Theo đó, để được phép góp vốn bằng QSDĐ, tổ chức kinh tế trong nước cần phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 45 Luật Đất đai năm 2024, cụ thể:
- Có Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ ở hoặc Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế QSDĐ, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho QSDĐ cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật này.
- Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của trọng tài đã có hiệu lực pháp luật.
- QSDĐ không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
- Trong thời hạn sử dụng đất.
- QSDĐ không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh các điều kiện nêu trên thì tổ chức kinh tế trong nước khi thực hiện quyền góp vốn bằng QSDĐ còn phải đáp ứng điều kiện theo các trường hợp sau đây:
- Đối với trường hợp mua, bán tài sản gắn liền với đất, quyền thuê trong hợp đồng thuê đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hằng năm thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 46 Luật Đất đai năm 2024;
- Đối với trường hợp chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 47 Luật Đất đai năm 2024;
- Đối với trường hợp thực hiện QSDĐ của cá nhân là người dân tộc thiểu số được giao đất, cho thuê đất theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Đất đai năm 2024 thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 48 của Luật này
Trường hợp nhận thừa kế QSDĐ thì người nhận thừa kế được thực hiện quyền góp vốn khi có Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ ở hoặc Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.
Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện quyền góp vốn bằng QSDĐ.
Ngoài ra, việc góp vốn bằng QSDĐ còn phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 34 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và điều kiện về năng lực pháp luật, năng lực hành vi của chủ thể tham gia giao dịch góp vốn.
4. Hồ sơ, thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Căn cứ Điều 60 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định thủ tục nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư từ 01/8/2024 như sau:
Bước 1: Gửi văn bản đề nghị
Tổ chức kinh tế có nhu cầu nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì có trích lục vị trí khu đất mà nhà đầu tư đề xuất thực hiện dự án và văn bản đề nghị theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 102/2024/NĐ-CP gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất.
Tải về
Bước 2: Thẩm định, xem xét văn bản đề nghị
- Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh phải có văn bản thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Văn bản thẩm định gồm các nội dung sau:
- Điều kiện về sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch nông thôn đã được phê duyệt và công bố;
- Việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều 122 Luật Đất đai 2024;
- Việc đáp ứng các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật Đất đai 2024;
- Các thông tin trong hồ sơ địa chính của thửa đất, khu đất mà nhà đầu tư đề xuất thực hiện dự án;
- Kết luận về việc đủ điều kiện cho phép tổ chức kinh tế nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư; trường hợp không đủ điều kiện thì nêu rõ lý do;
- Đề xuất việc chấp thuận hay không chấp thuận cho nhà đầu tư nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Bước 3: Ra văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định do cơ quan có chức năng quản lý đất đai trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận tổ chức kinh tế được nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án gửi tổ chức kinh tế có văn bản đề nghị.
Nội dung của văn bản chấp thuận phải nêu rõ quy mô, diện tích, vị trí, thời hạn phải hoàn thành việc thỏa thuận và các nội dung khác có liên quan.
Bước 4: Thực hiện nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Căn cứ văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức kinh tế thực hiện việc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án theo quy định.
Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 48 Nghị định 102/2024/NĐ-CP.
5. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất có cần phải công chứng không?
Tại khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 có quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau:
Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
...
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng, chứng thực thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải được công chứnghoặc chứng thực, trừ trường hợp một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.
6. Ai được nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Nhận quyền sử dụng đất
1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
a) Cá nhân được nhận chuyển đổi quyền sử dụng đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 của Luật này;
b) Tổ chức kinh tế, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
c) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao;
d) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ;
đ) Tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
e) Tổ chức trong nước, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này;
g) Tổ chức trong nước, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận thừa kế quyền sử dụng đất;
h) Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được mua, thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở; nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà ở theo quy định của pháp luật về dân sự; nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở từ những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự;
i) Tổ chức trong nước, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
k) Tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất;
Như vậy, theo quy định nêu trên thì tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Lưu ý:
- Tổ chức trong nước, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào nơi cư trú, nơi đóng trụ sở, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 45 và Điều 48 Luật Đất đai 2024.
- Đối với khu vực hạn chế tiếp cận đất đai thì việc nhận quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 28 Luật Đất đai 2024 thực hiện theo trình tự, thủ tục do Chính phủ quy định.
7. Các câu hỏi liên quan
7.1. Cách xác định giá trị quyền sử dụng đất khi góp vốn?
Giá trị quyền sử dụng đất khi góp vốn được xác định dựa trên các yếu tố như giá thị trường tại thời điểm góp vốn, vị trí và mục đích sử dụng đất, tính pháp lý của đất, và các yếu tố liên quan khác. Thường thì việc định giá sẽ được thực hiện bởi tổ chức có chuyên môn, như công ty thẩm định giá.
7.2. Công ty có thể sử dụng đất góp vốn để thực hiện các dự án hay không?
Nếu đất đã được góp vốn vào công ty, tùy theo thỏa thuận, công ty có thể sử dụng đất này để thực hiện các dự án kinh doanh hoặc phát triển. Tuy nhiên, công ty cần tuân thủ các quy định về pháp lý, giấy phép và quy hoạch khi sử dụng đất.
7.3. Công ty có thể bán quyền sử dụng đất đã góp vốn hay không?
Công ty có thể bán quyền sử dụng đất đã góp vốn nếu có sự đồng ý của tất cả các bên góp vốn và theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cần chú ý đến các điều kiện về quyền sở hữu và nghĩa vụ của công ty đối với đất.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Công nhận quyền sử dụng đất là gì? Quy định mới nhất 2025 về công nhận quyền sử dụng đất
- Người được nhận quyền sử dụng đất là những đối tượng nào?
- Năm 2025 trường hợp nào chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép?
- Mẫu 02C đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất mới nhất 2025 và cách ghi chi tiết
- Khi nào phải tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất?