- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Mẫu đơn đề nghị cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT và hướng dẫn chi tiết cách điền
1. Mẫu đơn đề nghị cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT
Mẫu đơn đề nghị cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng mới nhất 2024 hiện nay đang được áp dụng là mẫu số 10/ĐK được ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, tuy nhiên Thông tư này đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 10/2024/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 31/7/2024 quy định về hồ sơ địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Mặc dù vậy nhưng Thông tư 10/2024/TT-BTNMT lại không ban hành kèm theo mẫu đơn đề nghị cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng thay thế nên hiện nay mẫu 10/ĐK vẫn đang được áp dụng.
Hướng dẫn cách điền đơn:
- Tên cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ: Điền tên cơ quan mà bạn nộp hồ sơ, thường là Văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã/phường nơi có thửa đất.
- Tên người làm đơn: Điền đầy đủ họ tên của người đề nghị cấp đổi sổ.
- Ngày sinh: Ghi rõ ngày tháng năm sinh theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
- Số CMND/CCCD: Ghi số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân cùng ngày cấp và nơi cấp.
- Địa chỉ thường trú: Điền đầy đủ địa chỉ nơi ở theo hộ khẩu thường trú.
- Thông tin thửa đất:
- Thửa đất số: Ghi số thửa đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tờ bản đồ số: Ghi số tờ bản đồ theo Giấy chứng nhận.
- Địa chỉ thửa đất: Ghi đầy đủ địa chỉ thửa đất.
- Diện tích: Ghi rõ diện tích đất.
- Mục đích sử dụng đất: Ghi rõ mục đích sử dụng đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thời hạn sử dụng: Ghi thời hạn sử dụng đất nếu có.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: Ghi số Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ.
- Lý do đề nghị cấp đổi: Giải thích lý do cụ thể về việc cấp đổi (ví dụ: để thống nhất quyền sở hữu, thay đổi mục đích sử dụng, v.v.).
- Ngày tháng: Ghi ngày tháng viết đơn.
- Người làm đơn: Ký tên và ghi rõ họ tên.
- Hồ sơ cần kèm theo:
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (bản sao).
- Các giấy tờ khác nếu có (biên lai thuế đất, giấy tờ nhà ở, v.v.).
2. Trình tự, thủ tục cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng mới nhất
2.1 Hồ sơ chuyển sổ đỏ sang sổ hồng
Bộ hồ sơ cấp đổi bìa đỏ sang bìa hồng gồm các đầu mục giấy tờ như sau:
- Bản gốc giấy chứng nhận (sổ đỏ) đã cấp;
- Đơn đề nghị cấp đổi sổ mới (mẫu số 10/ĐK);
- Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (*).
2.2 Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đổi bìa đỏ sang bìa hồng
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đổi bìa đỏ sang bìa hồng gồm:
- Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có đất;
- Bộ phận địa chính của UBND cấp xã nếu hộ gia đình hoặc cá nhân có nhu cầu.
2.3 Quy trình, thủ tục chuyển sổ đỏ sang sổ hồng
Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành kiểm tra, cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng sau khi tiếp nhận hồ sơ, cụ thể:
- Kiểm tra hồ sơ, xác nhận lý do cấp đổi giấy chứng nhận trong đơn đề nghị;
- Lập hồ sơ trình cơ quan đủ thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
- Bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc bàn giao cho UBND cấp xã đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
2.4. Thời gian đổi sổ đỏ sang sổ hồng
Thời gian giải quyết thủ tục chuyển từ sổ đỏ sang sổ hồng được quy định như sau:
- Tối đa 7 ngày làm việc, nếu hồ sơ nộp hợp lệ;
- Tối đa 17 ngày làm việc, đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;
- Tối đa 50 ngày làm việc, đối với trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ.
3. 03 lưu ý khi đổi sổ đỏ sang sổ hồng người dân cần biết
3.1 Tài sản chung của vợ chồng
Khi thực hiện thủ tục đổi sổ đỏ sang sổ hồng, cả vợ và chồng đều phải ký tên trong đơn đề nghị và các giấy tờ liên quan, nếu quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ chồng.
3.2 Sổ đỏ đang thế chấp tại ngân hàng
Chủ quyền sử dụng đất phải thông báo cho ngân hàng và cung cấp bản sao hợp đồng thế chấp khi làm thủ tục đổi sổ đỏ sang sổ hồng nếu sổ đỏ đang được dùng để thế chấp vay vốn tại ngân hàng.
3.3 Sổ đỏ của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục đổi từ sổ đỏ sang sổ hồng, cần bổ sung các giấy tờ về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp như:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Quyết định thành lập…
4. Sổ đỏ là gì? Sổ hồng là gì?
- Sổ đỏ là giấy tờ pháp lý ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức. Sổ hồng là giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Trải qua nhiều lần ban hành Luật Đất đai thì giấy chứng nhận về đất đai ở Việt Nam có các tên gọi sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
- Kể từ ngày 10/12/2009, Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực, Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất mẫu giấy chứng nhận mới với tên gọi được áp dụng chung trên cả nước là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (bìa giấy chứng nhận màu hồng, không phải sổ hồng).
- Hiện nay, pháp luật đất đai hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành đang tiếp tục sử dụng tên gọi giấy chứng nhận mới như trên. Cụ thể tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là giấy tờ xác nhận người có quyền hợp pháp đối với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
- Tóm lại, sổ đỏ là giấy chứng nhận có bìa màu đỏ và sổ hồng là giấy chứng nhận có bìa màu hồng, nhưng sổ hồng có 2 mẫu khác nhau, cụ thể:
- Sổ hồng mẫu cũ (được cấp trước ngày 10/12/2009);
- Sổ hồng mẫu mới có màu hồng cánh sen, mẫu này đang áp dụng cấp cho người dân hiện nay.
5. Lệ phí đổi sổ đỏ sang sổ hồng
- Tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức lệ phí cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng hay cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất, vì vậy, mức thu sẽ khác nhau ở mỗi tỉnh.
- Thực tế, mức phí cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng sẽ dao động từ 25.000 - 50.000 đồng đối với hộ gia đình hoặc cá nhân.
6. Câu hỏi thường gặp
6.1 Xóa thế chấp sổ đỏ, sổ hồng là gì?
- Xóa thế chấp sổ hồng hay giải chấp sổ đỏ, giải chấp sổ hồng đều là từ dùng để nói về việc hủy bỏ biện pháp đăng ký thế chấp đối với tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản gắn liền với đất được ghi trong sổ đỏ hoặc sổ hồng.
- Sổ hồng, sổ đỏ đã xóa thế chấp ngân hàng có nghĩa là quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc các tài sản khác gắn liền với đất đã không còn bị cầm cố hoặc thế chấp bởi ngân hàng nữa. Ngân hàng sẽ trả lại sổ hồng, sổ đỏ cho chủ sở hữu để có thể tự do thực hiện các giao dịch chuyển nhượng, mua bán.
- Việc xóa thế chấp sổ hồng, sổ đỏ tại ngân hàng thường được thực hiện khi người thế chấp đã thanh toán hoặc giải ngân hết số tiền vay mà khi đó đã sử dụng sổ hồng, sổ đỏ làm tài sản đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ cho ngân hàng.
- Đồng thời, giải chấp ngân hàng là một trong những thủ tục người thế chấp tài sản tại ngân hàng bắt buộc phải làm khi đến hạn trả nợ gốc.
6.2 Sổ hồng, sổ đỏ thế chấp ngân hàng có thực hiện mua bán được không?
- Căn cứ Khoản 8 Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 quy định không được bán, thay thế, trao đổi hay tặng cho tài sản đang thế chấp, ngoại trừ các trường hợp sau:
- Tài sản đang thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Khi đó, tài sản thế chấp được tính ở đây là tiền thanh toán, tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc trao đổi;
- Đối với tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp có thể thay thế hàng hóa trong kho, nhưng giá trị hàng hóa trong kho phải đảm bảo đúng như thỏa thuận;
- Tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, có sự đồng ý của bên thế chấp hoặc theo quy định của pháp luật.
- Như vậy, không được phép mua bán đất đai, tài sản đang thế chấp tại ngân hàng. Tuy nhiên, nếu ngân hàng cho phép thực hiện mua bán thì vẫn có thể thực hiện giao dịch này.
- Ngoài ra, theo Khoản 6 Điều 321 Bộ luật này, chủ sở hữu tài sản đang thế chấp được phép cho thuê hoặc cho mượn tài sản này, nhưng phải thông báo cho bên thuê hoặc bên mượn biết tài sản đang thế chấp.
6.3 Đổi sổ đỏ sang sổ hồng có phải thủ tục bắt buộc không?
Theo khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không bắt buộc cấp đổi Giấy chứng nhận. Tại khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định rõ các trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận:
- Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng. Trong trường hợp này, chủ sở hữu cần làm thủ tục cấp đổi sang sổ hồng để có giấy tờ pháp lý mới, đảm bảo tính pháp lý của tài sản.
- Trường hợp dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất. Khi thực hiện dồn điền, đổi thửa, chủ sở hữu cần làm thủ tục cấp đổi sổ để cập nhật thông tin mới về thửa đất và tài sản trên đất.
- Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng”. Lúc này chủ sở hữu cần thực hiện thủ tục đổi sổ để cập nhật thông tin mới.
- Như vậy, KHÔNG bắt buộc đổi Sổ đỏ sang Sổ hồng, trừ các trường hợp đã nêu trên.