Chương VIII Luật Nhà ở 2014: Giao dịch nhà ở
Số hiệu: | 65/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 29/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1169 đến số 1170 |
Lĩnh vực: | Bất động sản | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Luật nhà ở 2014
Từ ngày 01/07/2015, tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định Luật nhà ở 2014.
Các đối tượng nước ngoài được sở hữu nhà ở Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam; đối tượng này cần phải có Giấy chứng nhận đầu tư và nhà ở xây dựng trong dự án.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; đối tượng này cần phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam.
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam; cá nhân này phải không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự...
Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận nhưng có thể được gia hạn thêm thời gian nếu có nhu cầu.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Giao dịch về nhà ở bao gồm các hình thức mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ và ủy quyền quản lý nhà ở.
1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
2. Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:
a) Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
b) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
d) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
đ) Nhận thừa kế nhà ở;
e) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Trường hợp nhà ở cho thuê thì ngoài các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này, nhà ở còn phải bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.
1. Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:
a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
b) Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
2. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là cá nhân thì phải có điều kiện sau đây:
a) Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;
b) Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
3. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập; trường hợp là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
1. Các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (sau đây gọi chung là hợp đồng về nhà ở) có các nội dung quy định tại Điều 121 của Luật này; trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì chỉ cần lập văn bản tặng cho.
2. Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó; trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, bên nhận tặng cho, nhận đổi, nhận góp vốn, nhận thừa kế nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở hợp pháp có nhà ở đó thì đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở.
Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:
1. Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
2. Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
3. Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
4. Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
5. Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
6. Quyền và nghĩa vụ của các bên;
7. Cam kết của các bên;
8. Các thỏa thuận khác;
9. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
10. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
11. Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
3. Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.
4. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.
1. Việc mua bán nhà ở phải được lập thành hợp đồng có các nội dung quy định tại Điều 121 của Luật này. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bán thực hiện bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở gắn với nhà ở đó trong một thời hạn nhất định cho bên mua theo quy định của Chính phủ.
2. Trường hợp bên mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư nếu thuộc diện chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó và có nhu cầu thì được chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; bên nhận chuyển nhượng hợp đồng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư.
Trình tự, thủ tục chuyển nhượng, nội dung và mẫu văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; bên chuyển nhượng hợp đồng phải nộp thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật về thuế, lệ phí.
Giá mua bán nhà ở, giá chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở do các bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở, văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; trường hợp Nhà nước có quy định về giá mua bán nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.
1. Việc mua bán nhà ở trả chậm, trả dần do các bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở; trong thời gian trả chậm, trả dần, bên mua nhà ở được quyền sử dụng nhà ở và có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó, trừ trường hợp nhà ở còn trong thời hạn bảo hành theo quy định của Luật này hoặc các bên có thỏa thuận khác.
2. Bên mua nhà ở trả chậm, trả dần chỉ được thực hiện các giao dịch mua bán, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn nhà ở này với người khác sau khi đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trường hợp trong thời hạn trả chậm, trả dần mà bên mua nhà ở chết thì người thừa kế hợp pháp được thực hiện tiếp các quyền, nghĩa vụ của bên mua nhà ở và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sau khi người thừa kế đã trả đủ tiền mua nhà cho bên bán.
3. Trường hợp bên mua nhà ở có nhu cầu trả lại nhà ở đã mua trong thời gian trả chậm, trả dần và được bên bán nhà ở đồng ý thì hai bên thỏa thuận phương thức trả lại nhà ở và việc thanh toán lại tiền mua nhà ở đó.
1. Việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu; trường hợp có chủ sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu chung khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Các chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu chung không mua thì nhà ở đó được bán cho người khác.
Trường hợp có chủ sở hữu chung đã có tuyên bố mất tích của Tòa án thì các chủ sở hữu chung còn lại được quyền bán nhà ở đó; phần giá trị quyền sở hữu nhà ở của người bị tuyên bố mất tích được xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì các chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó được bán cho người khác; trường hợp vi phạm quyền ưu tiên mua thì xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.
1. Trường hợp chủ sở hữu bán nhà ở đang cho thuê thì phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết về việc bán và các điều kiện bán nhà ở; bên thuê nhà ở được quyền ưu tiên mua nếu đã thanh toán đầy đủ tiền thuê nhà cho bên cho thuê tính đến thời điểm bên cho thuê có thông báo về việc bán nhà cho thuê, trừ trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bên thuê nhà ở nhận được thông báo mà không mua thì chủ sở hữu nhà ở được quyền bán nhà ở đó cho người khác, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về thời hạn.
2. Trường hợp bán nhà ở đang cho thuê thuộc sở hữu nhà nước thì thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương VI của Luật này.
Khi các bên đã ký kết hợp đồng mua bán nhà ở nhưng Nhà nước có nhu cầu mua nhà ở đó để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định mua trước nhà ở đó. Giá mua bán, điều kiện và phương thức thanh toán tiền mua nhà ở được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở mà các bên đã ký kết. Nhà nước bồi thường thiệt hại cho các bên (nếu có). Hợp đồng mua bán nhà ở do các bên đã ký kết không còn giá trị pháp lý.
1. Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được thỏa thuận về thời hạn thuê, giá thuê và hình thức trả tiền thuê nhà theo định kỳ hoặc trả một lần; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thuê nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.
2. Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.
3. Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình thuê và cho thuê nhà ở.
1. Việc cho thuê nhà ở thuộc sở hữu chung phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu nhà ở đó, trừ trường hợp chủ sở hữu chung cho thuê phần nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình.
2. Các chủ sở hữu chung có thể ủy quyền cho người đại diện ký hợp đồng thuê nhà ở.
1. Trường hợp thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà được thực hiện khi có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 84 của Luật này.
2. Trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng;
b) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
c) Nhà ở cho thuê không còn;
d) Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống;
đ) Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác.
Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
1. Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật này;
b) Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng;
d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;
đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;
e) Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;
g) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này.
3. Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây:
a) Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng;
b) Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận;
c) Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.
4. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chết mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng. Người thừa kế có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp chủ sở hữu không có người thừa kế hợp pháp theo quy định của pháp luật thì nhà ở đó thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và người đang thuê nhà ở được tiếp tục thuê theo quy định về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
2. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chuyển quyền sở hữu nhà ở đang cho thuê cho người khác mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng; chủ sở hữu nhà ở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Khi bên thuê nhà ở chết mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì người đang cùng sinh sống với bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở, trừ trường hợp thuê nhà ở công vụ hoặc các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
1. Việc thuê mua nhà ở xã hội phải lập thành hợp đồng có các nội dung quy định tại Điều 121 của Luật này; trường hợp thuê mua nhà ở xã hội do các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng thì hợp đồng thuê mua được ký kết giữa chủ đầu tư với bên thuê mua; trường hợp thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thì việc ký kết hợp đồng thuê mua được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 83 của Luật này.
2. Khi kết thúc thời hạn thuê mua nhà ở theo hợp đồng và bên thuê mua đã thanh toán hết tiền thuê mua theo thỏa thuận thì bên cho thuê mua phải làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người thuê mua, trừ trường hợp bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
1. Bên thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện quy định tại Điều 62 của Luật này và các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê mua nhà ở.
Trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê mua nhà ở mà bên thuê mua đã nhận bàn giao nhà ở thì bên thuê mua phải trả lại nhà ở này cho bên cho thuê mua; bên thuê mua được hoàn lại số tiền đã nộp lần đầu, trừ trường hợp quy định tại điểm e và điểm h khoản 1 Điều 84 và khoản 2 Điều 136 của Luật này.
2. Trường hợp bên thuê mua nhà ở chết thì giải quyết như sau:
a) Nếu có người thừa kế hợp pháp đang cùng sinh sống tại nhà ở đó thì người thừa kế hợp pháp đó được tiếp tục thuê mua nhà ở, trừ trường hợp người thừa kế hợp pháp tự nguyện trả lại nhà ở thuê mua;
b) Nếu có người thừa kế hợp pháp nhưng không cùng sinh sống tại nhà ở đó mà bên thuê mua nhà ở đã thực hiện được hai phần ba thời hạn thuê mua thì người thừa kế hợp pháp được thanh toán hết số tiền tương ứng với một phần ba thời hạn thuê mua còn lại và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó;
c) Nếu có người thừa kế hợp pháp nhưng không thuộc diện quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì bên cho thuê mua được quyền thu hồi nhà ở và người thừa kế hợp pháp được hoàn trả số tiền mà bên thuê mua nhà ở đã nộp lần đầu có tính lãi suất theo quy định về lãi suất không kỳ hạn liên ngân hàng tại thời điểm hoàn trả;
d) Nếu không có người thừa kế hợp pháp thì số tiền thuê mua đã nộp lần đầu thuộc sở hữu của Nhà nước và bên cho thuê mua được thu hồi nhà ở thuê mua để ký hợp đồng thuê, thuê mua với đối tượng thuộc diện được thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật này.
1. Trường hợp thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê mua và thu hồi nhà ở được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g và h khoản 1 Điều 84 của Luật này.
2. Trường hợp thuê mua nhà ở xã hội không thuộc sở hữu nhà nước thì bên cho thuê mua được chấm dứt hợp đồng thuê mua nhà ở, được thu hồi nhà ở đang cho thuê mua khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bên thuê mua tự ý cho thuê hoặc bán nhà ở thuê mua cho người khác trong thời hạn thuê mua;
b) Bên thuê mua không trả tiền thuê nhà từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
c) Bên thuê mua tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở thuê mua;
d) Bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê mua;
đ) Thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 135 của Luật này;
e) Các trường hợp khác theo thỏa thuận của các bên.
3. Bên thuê mua nhà ở xã hội không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này được chấm dứt hợp đồng thuê mua theo thỏa thuận trong hợp đồng; trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở thì phải trả lại nhà ở này cho bên cho thuê mua.
1. Trường hợp tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung.
2. Trường hợp tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì chủ sở hữu chỉ được tặng cho phần nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình và không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung khác. Sau khi nhận tặng cho phần sở hữu chung thì chủ sở hữu nhà ở mới không được làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu chung khác.
1. Chủ sở hữu nhà ở đang cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết trước về việc tặng cho nhà ở.
2. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà ở đến hết hạn hợp đồng thuê nhà đã ký với bên tặng cho, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
1. Việc đổi nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung.
2. Trường hợp đổi nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung chỉ được đổi phần nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình và bảo đảm không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu chung khác. Sau khi nhận đổi phần nhà ở thuộc sở hữu chung thì chủ sở hữu nhà ở mới không được làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu chung khác.
1. Chủ sở hữu nhà ở đang cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết trước về việc đổi nhà ở.
2. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà ở đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở đã ký với chủ sở hữu nhà ở cũ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
Khi đổi nhà ở và chuyển quyền sở hữu nhà ở cho nhau, nếu có chênh lệch về giá trị nhà ở thì các bên đổi nhà ở phải thanh toán giá trị chênh lệch đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất mà người thừa kế là một hoặc các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung còn lại thì những người này được thừa kế nhà ở đó theo di chúc hoặc theo pháp luật; trường hợp có người thừa kế không phải là chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì người thừa kế được thanh toán phần giá trị nhà ở mà họ được thừa kế, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì phần nhà ở của người để lại thừa kế được chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; nếu nhà ở được bán để chia giá trị thì những người thừa kế được ưu tiên mua; nếu những người thừa kế không mua thì các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua phần thừa kế nhà ở đó và thanh toán cho những người thừa kế giá trị nhà ở đã mua.
1. Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức được thế chấp nhà ở tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.
2. Chủ sở hữu nhà ở là cá nhân được thế chấp nhà ở tại tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật.
Việc thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung phải được sự đồng ý bằng văn bản của các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung, trừ trường hợp thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất có trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp nhà ở theo quy định của Bộ luật dân sự.
1. Chủ sở hữu nhà ở có quyền thế chấp nhà ở đang cho thuê nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết trước về việc thế chấp. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở.
2. Trường hợp nhà ở đang thuê bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp nhà ở thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp bên thuê nhà ở vi phạm các quy định tại khoản 2 Điều 132 của Luật này hoặc các bên có thỏa thuận khác.
1. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó; trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp nhà ở mà có nhu cầu huy động vốn góp để phân chia nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc có nhu cầu bán, cho thuê mua nhà ở đó thì phải giải chấp nhà ở này trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng, trừ trường hợp được bên góp vốn, bên mua, thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp đồng ý.
Việc xác định nhà ở đã được giải chấp trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng theo quy định tại khoản này được nêu rõ trong văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở.
2. Tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai trên thửa đất ở hợp pháp của mình; tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư được thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn phục vụ cho xây dựng nhà ở hoặc để mua chính nhà ở đó.
1. Điều kiện thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được quy định như sau:
a) Trường hợp chủ đầu tư thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì phải có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt và đã có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Trường hợp chủ đầu tư thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai xây dựng trong dự án thì ngoài điều kiện quy định tại điểm a khoản này, nhà ở thế chấp phải thuộc diện đã xây dựng xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng và không nằm trong phần dự án hoặc toàn bộ dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân thế chấp nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này thì phải có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai, Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng.
Trường hợp người thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai mua nhà ở của chủ đầu tư trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở ký kết với chủ đầu tư, có văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở nếu là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định, có giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư theo tiến độ thỏa thuận trong hợp đồng mua bán và không thuộc diện đang có khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở hoặc về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở này.
2. Việc thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai chỉ được thực hiện theo quy định tại Luật này; các trường hợp thế chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc nhà ở hình thành trong tương lai không đúng với quy định tại Luật này thì không có giá trị pháp lý.
1. Việc xử lý tài sản thế chấp là nhà ở bao gồm cả xử lý thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan.
2. Việc xử lý tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan; tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng dự án phải có đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án theo quy định của Luật này và phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự án theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
1. Chủ sở hữu nhà ở hoặc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có quyền góp vốn bằng nhà ở để tham gia hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật không cấm kinh doanh tại nhà ở đó. Việc góp vốn bằng nhà ở phải thông qua hợp đồng có các nội dung theo quy định tại Điều 121 của Luật này.
2. Nhà ở đưa vào góp vốn phải là nhà ở có sẵn và đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này.
1. Việc góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung.
2. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung cùng ký vào hợp đồng góp vốn bằng nhà ở hoặc có thể thỏa thuận bằng văn bản cử người đại diện ký hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.
1. Chủ sở hữu nhà ở đang cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết trước về việc góp vốn bằng nhà ở.
2. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà ở đến hết hạn hợp đồng thuê nhà đã ký với bên góp vốn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
1. Việc cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu nhà ở đó; trường hợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì có quyền cho mượn, cho ở nhờ thuộc phần sở hữu của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung khác. Bên cho mượn nhà ở có quyền đòi lại nhà ở, bên cho ở nhờ có quyền chấm dứt việc cho ở nhờ khi chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 154 của Luật này và theo thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có thể ủy quyền cho người đại diện ký hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở.
1. Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết.
2. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn.
3. Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án.
4. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc diện đã có quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Theo thỏa thuận của các bên.
1. Ủy quyền quản lý nhà ở là việc chủ sở hữu nhà ở ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc quản lý, sử dụng nhà ở trong thời hạn được ủy quyền. Việc ủy quyền quản lý nhà ở chỉ được thực hiện đối với nhà ở có sẵn.
2. Nội dung, thời hạn ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở do các bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng ủy quyền; nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày ký hợp đồng ủy quyền.
3. Bên ủy quyền quản lý nhà ở phải trả chi phí quản lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
1. Việc ủy quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải được các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung đồng ý; trường hợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì có quyền ủy quyền cho người khác quản lý phần quyền sở hữu của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung khác.
2. Chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có trách nhiệm thông báo cho chủ sở hữu khác biết việc ủy quyền quản lý nhà ở, trừ trường hợp người được ủy quyền quản lý nhà ở đồng thời là chủ sở hữu chung của nhà ở đó.
1. Hợp đồng ủy quyền hết hạn.
2. Nội dung ủy quyền đã được thực hiện.
3. Nhà ở được ủy quyền quản lý không còn.
4. Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở theo quy định tại Điều 158 của Luật này.
5. Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền quản lý nhà ở chết.
6. Bên được ủy quyền quản lý nhà ở mất tích hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án.
7. Theo thỏa thuận của các bên.
1. Bên ủy quyền quản lý nhà ở đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu việc ủy quyền có chi phí quản lý thì bên ủy quyền không phải báo trước cho bên được ủy quyền biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền nhưng phải thanh toán cho bên được ủy quyền chi phí quản lý tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và phải bồi thường thiệt hại cho bên được ủy quyền;
b) Nếu việc ủy quyền không có chi phí quản lý thì bên ủy quyền phải thông báo cho bên được ủy quyền biết trước ít nhất 30 ngày về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu việc ủy quyền có chi phí quản lý thì không phải báo trước cho bên ủy quyền biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền nhưng phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền (nếu có);
b) Nếu việc ủy quyền không có chi phí quản lý thì phải thông báo cho bên ủy quyền biết trước ít nhất 30 ngày về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thông báo cho bên thứ ba có liên quan biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở.
TRANSACTIONS IN HOUSING
Section 1. GENERAL PROVISIONS OF TRANSACTIONS IN HOUSING
Article 117. Methods of transactions in housing
Transactions in housing include agreements on housing sale, lease, and lease purchase, transfer of agreements on commercial housing sale, gifting, exchange, inheritance, mortgage, capital contribution, lending, permission for stay, and management authorization.
Article 118. Requirements applied to houses entered into transactions
1. Any house regarding transactions in housing sale, lease purchase, gifting, mortgage, or capital contribution shall meet the requirements below:
a) There is the Certificate as prescribed, except for cases prescribed in Clause 2 of this Article;
b) There is no dispute, complaint, or proceedings for homeownership; the term of homeownership has not expired if the house is under a term contract on housing;
c) The house is not distrained;
d) There is no decision on land revocation, notification of housing clearance or demolishment issued by the competent agency.
The requirements prescribed in Point b and c of this Clause shall not apply to transactions in off-the-plan housing sale or lease purchase.
2. The following transactions in housing are not required the Certificate:
a) Transactions in off-the-plan housing sale or mortgage;
b) Transactions in house of gratitude gifting;
c) Transactions in state-owned housing sale or lease purchase; social housing or non-state-owned housing serving the relocation sale or lease purchase; housing sale prescribed in Clause 4 Article 62 in this Law;
d) Transactions in housing lease, lending, permission for stay, management authorization;
dd) Transactions in housing inheritance;
e) Transactions in transfer of agreement on commercial housing which is under residential construction projects including the case in which the house is received from the investor but the application for the Certificate of that house has not sent to the competent agency.
Any documentary evidence on requirements pertaining to the house to be entered into the transaction as prescribed in this Clause shall comply with regulations of the Government.
3. Any house under lease contract shall both comply with Point b, c, and d Clause 1 of this Article and satisfy requirements pertaining to quality, safety regarding the lessee, electricity system, water supply and drainage, hygiene and environment.
Article 119. Requirements pertaining to parties in the housing transactions
1. Any entity who sells, leases, leases and sells housing, transfers agreements on commercial housing sale, gives, exchanges, bequeaths, mortgages, lends, permit to stay in housing, or authorizes housing management must satisfy the following requirements:
a) He/she is the homeowner, or the person permitted and authorized by the homeowner to enter into housing as prescribed in this Law and law on civil; if the agreement of commercial housing is transferred, he must be the buyer for housing of the investor or the transferee of the agreement on housing sale;
b) If the entity is a person, he must have full civil capacity to enter into transactions in housing as prescribed in law on civil; if the entity is an organization, it must have legal personality, except for the organization giving house of gratitude.
2. If the entity who buys, rents, rents and purchases housing, or receives agreements on commercial housing sale, receives housing exchange, gives, inherit housing, receives housing as capital contribution or mortgage, borrows, or stays in housing, or is authorized to manage housing is a person, he/she must satisfy following requirements:
a) If the entity is a Vietnamese person, he/she must have full civil capacity to enter into transactions in housing as prescribed in law on civil and he/she is not required to register permanent residence in the place where the house under transactions is located;
b) If the entity is a foreign person, or an oversea Vietnamese, he/she must have full civil capacity to enter into transactions in housing as prescribed in Vietnamese law, qualify for the homeownership in Vietnam as prescribed in this Law and he/she is not required to register temporary or permanent residence in the place where the house under transactions is located.
3. If the entity who buys, rents, rents and purchases housing, or receives agreements on commercial housing sale, receives housing exchange, gives, inherit housing, receives housing as capital contribution or mortgage, or is authorized to manage housing is an organization, it must have legal personality regardless of place where it sets up or registers business; if the entity is a foreign organization, it must qualify for the homeownership in Vietnam as prescribed in this Law; if it is authorized to manage housing, it must provide real estate services and run business in Vietnam as prescribed in law on real estate trading.
Article 120. Procedures for entering into housing transactions
1. Any parties entering into housing transactions shall conclude agreements on housing sale, lease, lease purchase, giving, exchange, mortgage, capital contribution, lending, permission for stay, or authorization of housing management or documents on transfer of agreement on commercial housing sale (hereinafter referred to as housing agreement) according to regulations prescribed in Article 121 of this Law; regarding the organization giving house of gratitude, only document on giving is required.
2. The contracting parties shall agree to choose a party to request the competent agency to grant the Certificate of housing; regarding housing which is bought or leased and purchased from the investor, the investor must complete the procedures for the Certificate issued to the buyer or the lessee by the competent agency, unless the buyer or the lessee wishes to completes the procedures themselves.
3. If the competent agency grants the Certificate to the person who buys, rents and purchases housing, receives housing as giving, exchange, or capital contribution together with lawful residential land where that housing is located, it shall concurrently recognize the homeownership and rights to use residential land.
Article 121. Housing agreement
A housing agreement shall be concluded by contracting parties and made in writing, including:
1. Full names of individuals, names of organizations and addresses of contracting parties;
2. Description of characteristics of the house and the piece of land attached to that house. Regarding agreements on apartment sale or lease purchase, contracting parties must state the common areas or common-using areas; private areas; floor area; purposes of the common areas or common-using areas in the apartment building according to approved design;
3. The value of contributed capital, the transaction price of housing if there is a term on pricing in the agreement; regarding transactions in housing sale, lease, or lease purchase which is regulated pricing by the State, contracting parties shall comply with that regulations;
4. Deadline for and method of payment regarding transactions in housing sale, lease, lease purchase or transfer of agreements on housing sale;
5. Deadline for housing transfer; housing warranty duration regarding transactions in buying or renting and buying new house; terms of agreements on housing lease, lease purchase, mortgage, lending, permission for stay, authorization of housing management; deadline for capital contribution;
6. Rights and obligations of contracting parties;
7. Commitments of contracting parties;
8. Other agreements;
9. Effective date of the agreement;
10. Date of agreement;
11. Signatures and full names of contracting parties, or stamps (if any) and positions of the signatories regarding organizations.
Article 122. Notarization and authentication of agreements and effective date of housing agreements
1. Regarding agreements on housing sale, giving, exchange, capital contribution, mortgage, or transfer of agreement on commercial housing sale, it is required to notarize or authenticate the agreement, except for cases prescribed in Clause 2 of this Article.
Regarding any agreement prescribed in this Clause, the effective date of the agreement shall be the date on which the agreement is notarized or authenticated.
2. Regarding transactions in giving houses of gratitude; sale or lease purchase of state-owned housing; sale or lease purchase of social housing, housing serving the relocation; contributed housing which one entity of contracting parties is an organization; housing lease, lending, permission for stay, or authorization of housing management, it is not required to notarize or authenticate the agreement, unless contracting parties wish to notarize or authenticate the agreement.
Regarding any agreement prescribed in this Clause, the effective date of the agreement shall be agreed by contracting parties; if the contracting parties do not agree, the effective date of agreement shall be the date on which the agreement is signed.
3. The documents on housing inheritance must be notarized or authenticated as prescribed in law on civil.
4. The notarization of housing agreement must be carried out at a notary; the authentication of housing agreement must be carried out at the People’s Committee of the commune where the house is located.
Section 2. HOUSING SALE, TRANSFER OF HOUSING SALE AGREEMENTS
Article 123. Housing sale, transfer of agreements on commercial housing sale
1. Any transaction in housing sale must be made under agreement in accordance with regulations prescribed in Article 121 of this Law. The contracting parties may agree that the seller sells the house and/or transfer the piece of land attached to that house within a certain period of time to the buyer as prescribed in regulations of the Government.
2. In case the buyer buys a commercial house from the investor but he/she has not applied to the competent agency for the Certificate of housing, he may transfer the housing sale agreement; the transferee must fulfill agreed obligations in the housing sale agreement.
Procedures for transfer, content and form of documents on transfer of housing sale agreement shall comply with regulations of the Minister of Construction; the transferor shall pay taxes and/or fees as prescribed on in accordance with regulations of law on taxes and fees.
Article 124. Housing selling prices, transaction prices of transfer of agreements on commercial housing sale
The selling price of the house, the transaction price of housing selling agreement shall be agreed by contracting parties and stated in the housing sale agreement or document on transfer of housing sale agreement; if the State regulates prices of housing sale, contracting parties must comply with that regulations.
Article 125. Installment sale of housing
1. The installment sale of housing shall be agreed by contracting parties and stated in the housing sale agreement; within the installment period, the housing buyer shall exercise his right to use the house and fulfill obligations to maintain that house, unless that house is under warranty period as prescribed in this Law or otherwise agreed.
2. The buyer buying house by installments may not conduct transactions in housing sale, giving, exchange, mortgage, or capital contribution with other person until he/she pays off the total amount, unless otherwise agreed.
During the installment period, if the buyer dies, his/her lawful heir(s) may exercise rights and fulfill obligations of the buyer, when the heir(s) pay off the total amount to the seller, they shall be granted the Certificate.
3. If the buyer wishes to return the house during the installment period and the seller agrees, both parties shall agree about the method of house return and the refund of the housing payment.
Article 126. Selling jointly-owned houses
1. Any jointly-owned house must be sold with the consent of owners; in case any joint owner does not consent to sell the house, other joint owners are entitled to request the Court to handle the house as prescribed in regulations of law. The joint owners shall acquire pre-emption rights to buy the house, if not; it shall be bought to other people.
In case there is any owner who is declared missing by the court, the remaining owners are entitled to sell that house; the share of the house held by the missing owner shall be handled as prescribed.
2. In case any joint owner sells his/her share, other joint owners shall acquire pre-exemption rights to buy it; if it is not bought by any owner within 30 days, from the day on which the notification of sale of joint ownership house and requirements for sale, it shall be sold to other people; in case there is any violation against pre-emption rights, it shall be handled as prescribed in law on civil.
Article 127. Selling houses under lease agreements
1. In case a homeowner buys a house under a lease agreement, he/she must notify the lessees in writing of the sale and requirements for sale; if the lessees have paid off the rents up to the date on which the notification is sent, they shall acquire pre-emption rights to buy the house, except for jointly-owned houses; if the house is not bought by any lessee within 30 days from the date of which the lessees receive the notification, the homeowner is entitled to sell the house to other people, unless both contracting parties otherwise agreed about the deadline.
2. If a state-own house under a lease agreement is sold, it must comply with Section 2 Chapter VI of this Law.
Article 128. Compulsory purchase order
If the State wishes to buy a house used for national defense and security purposes, national or public benefits although that house is under an agreement on housing sale, the President of the People’s Committee of the province shall issue a compulsory purchase order. The prices, conditions and methods of payment shall be carried out according to the agreement on housing sale concluded by contracting parties. The State shall pay compensation to contracting parties (if any). The agreement on housing sale shall be annulled.
Article 129. Lease term and housing rents
1. The lessor and the lessee may agree about lease term, rents and payment, lump sum or installment payments; if there are any regulations on housing rent regulated by the State, the contracting parties shall comply with regulations.
2. If the lessor renovates the house with consent of the lessee although the lease term does not expire, the lessor is entitled to adjust the housing rents. The new rent shall be agreed by contracting parties; if not, the lessor is entitled to unilaterally terminate the lease agreement and pay compensation to the lessee as prescribed.
3. The lawful rights and interests of the lessor and the lessee shall be protected by the State over the lease term.
Article 130. Jointly-owned houses for lease
1. The lease on a jointly-owned house must be agreed by all homeowners, unless the joint owners lease out their shares.
2. The joint owners may authorize their representatives to conclude housing lease.
Article 131. Terminating lease agreement
1. With respect to agreements on state-owned house lease, they shall be terminated if they are subject to one of cases prescribed in Clause 1 Article 84 of this Law.
2. With respect to agreements on non-state-owned house lease, they shall be terminated in one of the following cases:
a) The lease agreement expires; regarding the unlimited term agreement, it shall terminate after 90 days, from the day on which the lessor notify the lessee of the termination of the lease agreement;
b) Both contracting parties agree to terminate the agreement;
c) The house for lease no longer exists;
d) The lessor does not live with anybody when he/she dies or is declared missing by the court;
dd) Any house for lease which is damaged, in danger of collapse or in the area subject to land withdrawal or housing clearance or demolition according to decisions issued by the competent agency; or any house for lease subject to decision on compulsory purchase order or commandeering issued by the State to use for other purposes.
The lessor must notify the lessee of the termination of the lease agreement in writing 30 days in advance as prescribed in this Clause, unless otherwise agreed;
e) The agreement terminates as prescribed in Article 132 of this Law.
Article 132. Unilateral termination of lease agreement
1. During the lease term, the lessor may not unilaterally terminate the lease agreement and withdraw the house, except for cases prescribed in Clause 2 of this Article.
2. The lessor is entitled to terminate unilaterally the lease agreement and withdraw the house in one of following cases:
a) The lessor lease out the state-owned houses or social houses ultra vires and not satisfying requirements as prescribed in this Law;
b) The lessee has not paid the rent for 3 months or more without reasonable explanation;
c) The lessee uses the house for improper purposes as agreed in the agreement;
d) The lessee expands, renovates, or demolishes the house under lease agreement without the consent of the homeowner;
dd) The lessee exchanges, lends, sublets the house under lease agreement without consent of the lessor;
e) The lessee still creates disorder or breaches hygiene an environment conditions causing negative effects on activities of the neighborhood although he/she is warned for the third time by the lessor or the chief of neighborhood, the chief of village;
g) Cases prescribed in Clause 2 Article 129 of this Law.
3. The lessee is entitled to terminate unilaterally the lease agreement:
a) The lessor does not repair the house when it is seriously damaged;
b) The lessor increases the rents unreasonably or increases the rents without notification to the lessee;
c) The right to enjoyment of the house is restricted by interests of a third party.
4. If any party unilaterally terminates the lease agreement, the other party must be informed for at least 30 days, unless otherwise agreed; if he/she commits violations mentioned in this Clause and cause damage, he/she must pay compensation as prescribed.
Article 133. Rights to continue renting houses
1. In case the homeowner dies but the lease has not expired, the lessee has right to continue renting the house for the rest of their lease term. The heir is required to keep performing the lease agreement, unless otherwise agreed. If the homeowner has no lawful heir as prescribed, that house shall be under ownership of the State and the lessees have right to continue renting as prescribed in regulations on management and use of state-owned houses.
2. If the homeowner transfers ownership of the house under lease agreement to other people but the lease term has not expired, the lessee has right to continue renting for the rest of their lease term; the new homeowner must keep performing the lease agreement, unless otherwise agreed.
3. If the lessee dies but the lease term has not expired, any people living with the lessee has right to continue renting for the rest of the lease term, except for official residence lease or unless otherwise agreed.
Section 4. SOCIAL HOUSING LEASE PURCHASE
Article 134. Procedures for social housing lease purchase
1. Any transaction in social housing lease purchase must be concluded under an agreement as prescribed in Article 121 of this Law; regarding the lease purchase transaction in social housing which is invested by organizations or individuals, the lease purchase agreement must be concluded between the investor and the lessee; regarding the lease purchase transaction in state-owned social housing, the lease purchase agreed shall comply with Point a Clause 2 Article 83 of this Law.
2. When the lease purchase term expires and the lessee has paid off the total amount as agreed, the lessor is required to request the competent agency to grant the Certificate the lessee, unless the lessee wishes to apply for the Certificate himself/herself.
Article 135. Rights and obligations of lessees under agreements on lease purchase of social housing
1. The lessee must comply with Article 62 of this Law and other obligations as specified in the agreement on housing lease purchase.
In case the lease purchase term expires but the lessee has been received the house, the lessee shall return the house to the lessor; the lessee may claim a refund of the option, except for cases prescribed in Point e and Point h Clause 1 Article 84 and Clause 2 Article 136 of this Law.
2. If the lessee dies, it is required to follow the procedures below:
a) If there is any lawful heir living in that house with the lessee, he/she has right to continue renting and buying the house, unless the lawful heir voluntarily returns the house under lease purchase agreement;
b) If the lessee has lawful heir(s) but they do not live together in that house, and the lessee has paid for two-thirds of the lease purchase term, the lawful heir(s) is/are entitled to pay off the total amount in proportion to one-thirds of the remaining lease purchase term and the heir(s) shall be issued the Certificated by the competent agency;
c) If there is any lawful heir not subject to Point a and Point b of this Clause, the lessor is entitled to withdraw the house and the lawful heir is entitled to claim the refund of option included in the interest as prescribed in inter-bank unperiodical interest rates on the day on which the option is refunded;
d) If there is not any heir, the option shall be under ownership of the State and the lessor is entitled to withdraw the house, and then enter into other lease agreement or lease purchase agreement with other entities entitled to rent or rent and purchase social housing as prescribed.
Article 136. Terminating lease purchase agreements and withdrawal of social housing under lease purchase agreements
1. Regarding lease purchase transactions in state-owned social housing, the termination of lease purchase agreement and housing withdrawal shall comply with one in cases prescribed in Point a, b, c, e, g and h Clause 1 Article 84 of this Law.
2. With respect to agreements on non-state-owned house lease purchase, the lessor is entitled to terminate the agreement on housing lease purchase or withdraw the house under the lease purchase agreement in one of the following cases:
a) The lessee leases out or sells the house under lease purchase agreement to other people without the consent of the lessor when the lease purchase term has not expired;
b) The lessee has not paid the rents for 3 months or more without good reasons;
c) The lessee expands, renovates, or demolishes the house under lease purchase agreement without the consent of the lessor;
d) The lessee uses the house for improper purposes as agreed in the agreement;
dd) The lessee is subject to cases prescribed in Point d Clause 2 Article 135 of this Law;
e) Other cases as agreed by contracting parties.
3. The lessee not subject to Clause 1 of this Article is entitled to terminate the lease purchase agreement as agreed in the agreement; if he/she has received the house, he/she must return the house to the lessor.
Section 5. DEEDS OF GIFT FOR HOUSING
Article 137. Gifts of joint-owned houses
1. A deed of gift is required to be concluded by all joint owners when a house under tenancy by the entirety is gifted.
2. Any joint owner is only entitled to gift his/her share in the house under tenancy in common and may not cause negative effects on lawful rights and interests of other joint owners. After receiving the share, the new joint owner may not cause negative effects on lawful rights and interests of other joint owners.
Article 138. Gifts of houses under lease agreements
1. The homeowner of a house under lease agreement must notify the lessees of the gift of the house.
2. The lessees are entitled to keep renting the house for the rest of the lease term as agreed with the donor, unless otherwise agreed.
Article 139. Exchange of joint owned houses
1. If a house under tenancy by the entirety is exchanged, the consent of all joint owners is required.
2. Any joint owner is only entitled to exchange his/her share in the house under tenancy in common and may not cause negative effects on lawful rights and benefits of other joint owners. After receiving the share, the new joint owner may not cause negative effects on lawful rights and interests of other joint owners.
Article 140. Exchange of houses under lease agreements
1. The homeowner of a house under lease agreement must notify the lessees of the exchange of the house.
2. The lessees are entitled to keep renting the house for the rest of the lease term as agreed with the homeowner, unless otherwise agreed.
Article 141. Payment for difference
When both parties exchange the house and transfer the homeownership to each other, if there is any difference in value of housing, they must pay that difference, unless otherwise agreed.
Section 7. HOUSING INHERITANCE
Article 142. Inheritance of houses under tenancy by the entirety
If a house under tenancy by the entirety is inherited by a heir who is remaining joint owners, they shall inherit under the will or the rules of intestacy; if the heir is not the joint owners, they shall be paid the portion of value of house that they inherit, unless otherwise agreed.
Article 143. Inheritance of houses under tenancy in common
The share of a testator in a house under tenancy in common shall be divided to his/her heir under the will or rules of intestacy; if the house is bought to divide its value, the heir shall be given pre-emption rights to buy it; if the heir does not buy it, other joint owners shall be given pre-emption rights to buy it and pay the house’s value to the heir.
Article 144. Mortgagors and mortgagees
1. The homeowner is an organization entitled to mortgage its house at a credit institution operating in Vietnam.
2. The homeowner is an individual entitled to mortgage his/her house at a credit institution, or an economic organization operating in Vietnam or individuals as prescribed.
Article 145. Mortgage on jointly-owned houses
The mortgage on jointly-owned houses must be agreed in writing by joint owners, except for mortgage on houses under tenancy in common. The joint owners of the house under tenancy by the entirety have joint liability to fulfill obligations of the mortgagor as prescribed in the Civil Code.
Article 146. Mortgage on houses under lease agreements
1. The homeowner is entitled to mortgage the house under lease agreement provided that he/she notify the lessees of the mortgage in writing in advance. The lessees are entitled to keep renting for the rest of the lease term.
2. In case the house under the lease agreement is settled to fulfill the obligations of the mortgagor, the lessees are entitled to keep renting for the rest of the lease term, unless the lessees commit violations prescribed in Clause 2 Article 131 of this Law or otherwise agreed.
Article 147. Mortgage on projects on housing construction and mortgage on off-the-plan housing
1. The investor in the project on housing construction is entitled to mortgage the project or houses in the project at a credit institution operating in Vietnam to apply for loans to invest in the project or build houses in the project; in case the investor has mortgaged the house, but he/she wishes to mobilize capital to divide the house as prescribed in law on housing and wishes to sell or lease and purchase that house, the mortgage on the house (if any) has been paid off before the agreement on housing capital mobilization, sale, or lease purchase is concluded with clients, unless otherwise agreed by the contributor, the buyer/lessee and the lender.
Before concluding an agreement on housing capital mobilization, sale, or lease purchase with clients as prescribed in this Clause, it is essential to refer to the Certificate of conformity to sell issued by the housing authority of province in order to determine the mortgage on the house is whether has been paid off.
2. Any organization or individual who builds an off-the-plan house on their lawful piece of land; any organization or individual who buys an off-the-plan house in a project on housing construction from an investor is entitled to mortgage that house at a credit institution operating in Vietnam in order to apply for a loan to build or buy that house.
Article 148. Requirements for mortgage on projects on housing construction and mortgage on off-the-plan housing
1. Requirements for mortgage on projects on housing construction and mortgage on off-the-plan housing:
a) In case the investor mortgages a part or all of the project on housing construction, a approved dossier on project, technical design and the Certificate or Decision on land allocation or land lease issued by the competent agency are required;
b) In case the investor mortgages an off-the-plan house in the project, he is required to satisfy both requirement prescribed in Point a of this Clause and other requirement that the foundation of that house must be finished as prescribed in law on construction and it is not subject to the part or all of the project which is mortgaged by the investor as prescribed in Point a of this Clause;
c) If any organization or individual mortgages their houses prescribed in Clause 2 Article 147 of this Law, the Certificate of rights to use land prescribed in law on land, or License for construction (if applicable) is required.
In case the mortgagor who mortgages his/her off-the-plan house buys a house in the project on housing construction from the investor, he/she is required to conclude an agreement on housing sale with the investor, or obtain a grant deed of the house if he/she is the transferor, documentary evidence for payment of the house on contractual schedule and he/she is not subject to any complaints, lawsuit, or dispute about agreement on housing sale or transfer of the agreement.
2. The mortgage on projects on housing construction and the mortgage on off-the-plan houses must comply with regulations of this Law; if not, that mortgage shall be considered illegal.
Article 149. Handling of houses subject to the existing mortgage
1. The handling of houses subject to the existing mortgage, including off-the-plan houses must comply with regulations of this Law, law on civil and corresponding regulations of law.
2. The handling of the project on housing construction subject to the existing mortgage must comply with law on civil and corresponding regulations of law; any organization or individual receiving the project must satisfy requirements for the investor as prescribed in this Law and register at the competent agency assigning the project as prescribed in law on real estate trading.
Section 9. CONTRIBUTING HOUSING AS CAPITAL
Article 150. Procedures for contributing housing as capital
1. A homeowner or an investor in the project on commercial housing construction is entitled to contribute housing as capital to run business in fields not prohibited by law. The contributing housing as capital must be made under an agreement prescribed in Article 121 of this Law.
2. The house contributed as capital must be an existing house and meet all requirements prescribed in Clause 1 Article 118 of this Law.
Article 151. Contributing jointly- owned housing as capital
1. The contributing jointly-owned housing as capital must be consented by all joint owners.
2. The joint owners may concurrently sign the agreement on contributing housing as capital or appoint their representatives to sign the agreement on contributing housing as capital as agreed.
Article 152. Contributing housing under lease agreement as capital
1. The homeowner of the house under a lease agreement must notify the lessees of the contributing housing as capital.
2. The lessees are entitled to keep renting the house for the rest of the contractual lease term, unless otherwise agreed.
Section 10. AGREEMENT ON HOUSING LENDING OR PERMISSION FOR STAY
Article 153. Jointly-owned housing lending or permission for stay
1. A joint owner may lend or permit to stay in the house under tenancy by the entirety with the consent of all joint owners; a joint owner may lend or permit to stay in his share of the house under tenancy in common provided that it does not cause negative effects on the interests of other joint owners. The person who lends or permits to stay in the house is entitled to terminate the agreement prescribed in Article 154 of this Law and contractual terms.
2. The joint owners are entitled to authorize their representatives to conclude the agreement on housing lending or permission for stay.
Article 154. Cases of termination of agreements on housing lending or permission for stay
1. The deadline of the housing lending or permission for stay expires.
2. The housing for lending or permission for stay no longer exists.
3. The person who borrows or stays in the house dies or is declared missing by the Court.
4. The housing for lending or permission for stay is in danger of collapse or subject to the decision on land clearance, demolition, or land withdrawal issued by the competent agency.
5. By agreements of the parties.
Section 11. HOUSING MANAGEMENT AUTHORIZATION
Article 155. Scope of housing management authorization
1. The housing management authorization means the homeowner authorizes other organization or individual to exercise rights and fulfill obligations of the homeowner pertaining to management and use of housing over the duration of authorization. The housing management is only authorized relating to existing houses.
2. The scope of housing management authorization shall be agreed by contracting parties and stated in the authorization agreement; if the contracting parties do not agree about the duration of authorization, the authorization agreement shall take effect for one year, from the day on which the authorization agreement is concluded.
3. The authorizer must pay the administrative expense, unless otherwise agreed.
Article 156. Authorization for management of joint owned housing
1. The management of houses under tenancy by the entirety shall be authorized with the consent of all joint owners; any joint owner of the house under tenancy in common is entitled to authorize other people to manage his/her share provided that it does not cause effects on interest of other joint owners.
2. The joint owners must notify other homeowners of the housing management authorization, unless authorized person in charge of housing management is also the joint owner.
Article 157. Cases of terminating agreements on housing management authorization
1. The authorization agreement expires.
2. The scope of authorization.
3. The house subject to management authorization does not exist.
4. The authorized grantor or the authorized grantee unilaterally terminates the agreements on housing management authorization as prescribed in Article 158 of this Law.
5. The authorized grantor or the authorized grantee dies.
6. The authorized grantee is missing or incapable of civil acts according to the decision issued by the Court.
7. Other cases as agreed by contracting parties.
Article 158. Unilateral termination of agreements on housing management authorization
1. The authorized grantor may unilaterally terminate agreements on housing management authorization in one of following cases:
a) If the authorization incurs administrative expense, the authorized grantor is not required to notify the authorized grantee of the unilateral termination of the authorization agreement provided that he/she pays the authorized grantee the remuneration for the task performed by the grantee and the compensation;
b) If the authorization does not incur administrative expense, the authorized grantor must notify the authorized grantee of the unilateral termination of the authorization agreement before at least 30 days, unless otherwise agreed.
2. The authorized grantor may unilaterally terminate agreements on housing management authorization in one of following cases:
a) If the authorization incurs administrative expense, the authorized grantor is not required to notify the authorized grantee of the unilateral termination of the authorization agreement but he/she must pays compensation to the authorized grantee (if any);
b) If the authorization does not incur administrative expense, the authorized grantor must notify the authorized grantee of the unilateral termination of the authorization agreement before at least 30 days, unless otherwise agreed.
3. The authorized grantor and the authorized grantee must notify the third person of the unilateral termination of the agreement on housing management authorization.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực