Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 số 64/2020/QH14
Số hiệu: | 64/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 18/06/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 25/07/2020 | Số công báo: | Từ số 719 đến số 720 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 64/2020/QH14 |
Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2020 |
ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Luật này quy định về hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư; quản lý nhà nước, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Luật này áp dụng đối với các bên trong hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là dự án PPP), làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án PPP, làm cơ sở để cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án.
3. Bảo đảm dự thầu là việc nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam trước thời điểm đóng thầu để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà đầu tư.
4. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc doanh nghiệp dự án PPP thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.
5. Bên cho vay là tổ chức, cá nhân cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP vay vốn để thực hiện hợp đồng dự án PPP.
6. Bên mời thầu là đơn vị có chuyên môn và năng lực được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
7. Danh sách ngắn là danh sách nhà đầu tư trúng sơ tuyển đối với hình thức đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển hoặc danh sách nhà đầu tư được mời tham gia đàm phán cạnh tranh.
8. Doanh nghiệp dự án PPP là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập có mục đích duy nhất để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP.
9. Dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
b) Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có;
c) Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.
10. Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership - sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.
11. Đơn vị chuẩn bị dự án PPP là đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.
12. Hồ sơ dự sơ tuyển là toàn bộ tài liệu do nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển.
13. Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
14. Hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà đầu tư làm căn cứ để bên mời thầu lựa chọn danh sách ngắn.
15. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng để lụa chọn nhà đầu tư, bao gồm các yêu cầu để thực hiện dự án làm căn cứ để nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu và đàm phán hợp đồng nhằm lựa chọn được nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án.
16. Hợp đồng dự án PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định của Luật này, bao gồm các loại hợp đồng sau đây:
a) Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BOT);
b) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build - Transfer - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BTO);
c) Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build - Own - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BOO);
d) Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (Operate - Manage, sau đây gọi là hợp đồng O&M);
đ) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (Build - Transfer - Lease, sau đây gọi là hợp đồng BTL);
e) Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (Build - Lease - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BLT);
g) Hợp đồng hỗn hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật này.
17. Lựa chọn nhà đầu tư là quá trình xác định nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm, giải pháp khả thi để thực hiện dự án PPP trên nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
18. Nhà đầu tư PPP (sau đây gọi là nhà đầu tư) là một pháp nhân độc lập được thành lập theo quy định của pháp luật hoặc liên danh giữa nhiều pháp nhân tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
19. Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp dành để chi đầu tư, chi thường xuyên thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.
1. Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:
a) Giao thông vận tải;
b) Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;
c) Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải;
d) Y tế; giáo dục - đào tạo;
đ) Hạ tầng công nghệ thông tin.
2. Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP được quy định như sau:
a) Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này; trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng;
b) Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu tại điểm a và điểm b khoản này không áp dụng đối với dự án theo loại hợp đồng O&M.
3. Dự án PPP được phân loại theo thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;
b) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;
c) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
d) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
4. Chính phủ quy định chi tiết về lĩnh vực đầu tư tại khoản 1 và quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu đối với từng lĩnh vực tại khoản 2 Điều này.
1. Cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là Bộ, cơ quan trung ương);
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Cơ quan, tổ chức được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập và được giao dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước (sau đây gọi là cơ quan khác).
2. Cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP bao gồm:
a) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền ủy quyền ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Trường hợp dự án thuộc phạm vi quản lý của nhiều cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này hoặc trong trường hợp thay đổi cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan này báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định giao một cơ quan làm cơ quan có thẩm quyền.
4. Cơ quan có thẩm quyền được ủy quyền cho cơ quan, đơn vị trực thuộc làm cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP thuộc thẩm quyền của mình.
1. Hội đồng thẩm định dự án PPP bao gồm:
a) Hội đồng thẩm định nhà nước thực hiện nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
b) Hội đồng thẩm định liên ngành thực hiện nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
c) Hội đồng thẩm định cấp cơ sở thực hiện nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trừ trường hợp nhiệm vụ thẩm định được giao cho đơn vị trực thuộc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định dự án PPP quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Căn cứ quy mô, tính chất dự án, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc giao một đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP.
4. Hội đồng thẩm định dự án PPP, đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ thẩm định được thuê tư vấn hỗ trợ.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Bảo đảm quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước trong dự án PPP.
3. Việc thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhà nước, giám sát dự án PPP phải bảo đảm không làm cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh bình thường của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.
4. Bảo đảm đầu tư công khai, minh bạch, bình đẳng, bền vững và hiệu quả.
5. Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng và cộng đồng.
1. Ban hành, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
2. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
3. Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức PPP; giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư.
5. Tổ chức và thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế về đầu tư theo phương thức PPP.
6. Hướng dẫn, hỗ trợ, giải quyết vướng mắc về thủ tục theo đề nghị của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP khi thực hiện hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
1. Các thông tin phải được công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:
a) Thông tin về quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án PPP;
b) Thông tin về lựa chọn nhà đầu tư bao gồm: thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
c) Thông tin về nhà đầu tư được lựa chọn, doanh nghiệp dự án PPP;
d) Nội dung chính của hợp đồng dự án PPP bao gồm: tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn trong dự án; loại hợp đồng; thời hạn thực hiện dự án; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công; hình thức và địa điểm thu giá, phí (nếu có) và các thông tin cần thiết khác;
đ) Giá trị quyết toán vốn đầu tư công trong dự án PPP trong trường hợp có sử dụng vốn đầu tư công;
e) Văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP;
g) Cơ sở dữ liệu về nhà đầu tư;
h) Thông tin giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, xử lý vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
2. Ngoài việc công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, các thông tin quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải được công bố trên trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền.
3. Các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
1. Quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn nhà nước trong dự án PPP đối với dự án có yêu cầu sử dụng vốn nhà nước; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật này.
2. Phê duyệt dự án PPP khi chưa có chủ trương đầu tư; không phù hợp với chủ trương đầu tư; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật này.
3. Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà đầu tư dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án PPP gây thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích của công dân và của cộng đồng.
4. Không bảo đảm công bằng, minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Tham dự thầu với tư cách là nhà đầu tư đối với dự án do mình làm bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng hoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng;
b) Tham gia lập đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với cùng một dự án;
c) Là cá nhân thuộc bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng mà trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc là người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu đối với dự án do bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột đứng tên tham dự thầu hoặc là người đại diện hợp pháp của nhà đầu tư tham dự thầu;
d) Đứng tên tham dự thầu dự án do cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày không làm việc tại cơ quan, tổ chức đó.
5. Tiết lộ, tiếp nhận tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà đầu tư:
a) Nội dung hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành theo quy định, trừ trường hợp dự án phải tổ chức khảo sát thị trường, tham vấn trước nhà đầu tư để lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu;
b) Nội dung hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư trước khi được công khai theo quy định;
c) Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư được xác định chứa bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
6. Thông thầu bao gồm các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;
b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu.
7. Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, quyền và nghĩa vụ không đúng quy định của Luật này và hợp đồng dự án PPP.
8. Dừng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ngoài trường hợp quy định tại hợp đồng dự án PPP.
9. Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn nhà nước trong dự án PPP; can thiệp bất hợp pháp vào quy trình dự án PPP.
11. Gian lận trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án PPP, lựa chọn nhà đầu tư, triển khai thực hiện dự án PPP nhằm thu lợi bất chính hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ nào;
b) Cố ý cung cấp thông tin không trung thực, không khách quan làm sai lệch chủ trương đầu tư, dự án PPP được phê duyệt, kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kết quả kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, kết quả quyết toán vốn đầu tư công, thanh lý hợp đồng dự án PPP;
c) Cố ý cung cấp thông tin không trung thực, không khách quan làm sai lệch số liệu về doanh thu của dự án PPP nhằm thu lợi bất chính.
12. Cản trở việc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, quy trình dự án PPP được quy định như sau:
a) Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư, công bố dự án;
b) Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án;
c) Lựa chọn nhà đầu tư;
d) Thành lập doanh nghiệp dự án PPP và ký kết hợp đồng dự án PPP;
đ) Triển khai thực hiện hợp đồng dự án PPP.
2. Đối với dự án PPP ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, ứng dụng công nghệ mới theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, quy trình dự án PPP được quy định như sau:
a) Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư, công bố dự án;
b) Lựa chọn nhà đầu tư;
c) Nhà đầu tư được lựa chọn lập báo cáo nghiên cứu khả thi;
d) Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án;
đ) Thực hiện các bước quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp dự án PPP có công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc, việc tổ chức thi tuyển được xem xét, phê duyệt trong quyết định chủ trương đầu tư quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này. Việc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc.
4. Dự án thuộc kế hoạch đầu tư công được xem xét chuyển đổi thành dự án PPP thì thực hiện theo quy trình quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này.
5. Chính phủ quy định chi tiết các nội dung trong quy trình dự án PPP.
1. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
a) Sử dụng vốn đầu tư công tư 10.000 tỷ đồng trở lên;
b) Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: nhà máy điện hạt nhân; sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
c) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
d) Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
đ) Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
2. Trừ dự án quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
a) Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
b) Dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan trung ương quản lý, có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công, dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
c) Đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;
d) Đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển loại I có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
3. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc phạm vi quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ dự án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
5. Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP, thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.
1. Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc thẩm quyền của Quốc hội được quy định như sau:
a) Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền trình Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước;
c) Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Trường hợp dự án có sử dụng vốn đầu tư công, việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
d) Chính phủ hoàn chỉnh hồ sơ trình Quốc hội xem xét, quyết định;
đ) Cơ quan của Quốc hội thẩm tra hồ sơ do Chính phủ trình;
e) Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án.
2. Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ được quy định như sau:
a) Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành;
c) Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư công trong trường hợp dự án PPP sử dụng vốn ngân sách trung ương, gửi Hội đồng thẩm định liên ngành;
đ) Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tại địa phương chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về đầu tư công trong trường hợp dự án PPP sử dụng vốn ngân sách địa phương, gửi Hội đồng thẩm định liên ngành;
e) Hội đồng thẩm định liên ngành hoàn thành và gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan có thẩm quyền;
g) Cơ quan có thẩm quyền hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
h) Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án.
3. Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác được quy định như sau:
a) Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở trình Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác xem xét, quyết định;
b) Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thuộc Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công trong trường hợp dự án PPP sử dụng vốn đầu tư công, gửi Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định;
d) Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định hoàn thành và gửi báo cáo thẩm định đến đơn vị chuẩn bị dự án PPP;
đ) Đơn vị chuẩn bị dự án PPP hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác xem xét, quyết định;
e) Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quyết định chủ trương đầu tư dự án.
4. Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
a) Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tại địa phương chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công trong trường hợp dự án PPP sử dụng vốn đầu tư công, gửi Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định;
d) Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định hoàn thành và gửi báo cáo thẩm định đến đơn vị chuẩn bị dự án PPP;
đ) Đơn vị chuẩn bị dự án PPP hoàn chỉnh hồ sơ làm cơ sở để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
e) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án.
5. Đối với dự án PPP sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên, nguồn thu hợp pháp dành để chi thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP, sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước để chi trả phần giảm doanh thu, cơ quan tài chính các cấp thẩm định khả năng cân đối của ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, gửi Hội đồng thẩm định dự án PPP hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
1. Điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:
a) Sự cần thiết đầu tư;
b) Thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này và đáp ứng quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này;
c) Không trùng lặp với dự án PPP đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án;
d) Có lợi thế so với các hình thức đầu tư khác;
đ) Có khả năng bố trí vốn nhà nước trong trường hợp có nhu cầu sử dụng vốn nhà nước.
2. Căn cứ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:
a) Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
b) Quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tư của dự án;
c) Các văn bản pháp lý khác có liên quan.
3. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết đầu tư; lợi thế đầu tư theo phương thức PPP so với các hình thức đầu tư khác; tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP đối với cộng đồng, dân cư trong phạm vi dự án;
b) Mục tiêu; dự kiến quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;
c) Phương án thiết kế sơ bộ theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng, pháp luật khác có liên quan đối với dự án không có cấu phần xây dựng; thuyết minh sơ bộ về phương án kỹ thuật, công nghệ; sơ bộ phân chia dự án thành phần (nếu có);
d) Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường như đối với dự án đầu tư công;
đ) Sơ bộ tổng mức đầu tư; đánh giá sơ bộ phương án tài chính của dự án; dự kiến sử dụng vốn nhà nước trong dự án (nếu có); dự kiến phương thức thanh toán cho nhà đầu tư đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BTL, hợp đồng BLT;
e) Dự kiến loại hợp đồng dự án PPP; các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư; cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu.
1. Hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định;
b) Dự thảo tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư;
c) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
d) Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.
2. Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự phù hợp với điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này;
b) Sự phù hợp với căn cứ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này;
c) Hiệu quả đầu tư; khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư;
d) Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án PPP;
đ) Cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu;
e) Nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án PPP có sử dụng vốn nhà nước
1. Tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư.
2. Dự thảo quyết định chủ trương đầu tư.
3. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
4. Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; báo cáo thẩm tra đối với dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
5. Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.
1. Quyết định chủ trương đầu tư bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên dự án;
b) Tên cơ quan có thẩm quyền;
c) Mục tiêu; dự kiến quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;
d) Dự kiến loại hợp đồng dự án PPP;
đ) Sơ bộ tổng mức đầu tư; sơ bộ phương án tài chính: cơ cấu nguồn vốn trong dự án, dự kiến khung giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đối với dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng;
e) Cơ chế bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu.
2. Đối với dự án ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ mới ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung quyết định chủ trương đầu tư còn bao gồm tên bên mời thầu, hình thức lựa chọn nhà đầu tư, thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
1. Chủ trương đầu tư dự án PPP được điều chỉnh khi thay đổi mục tiêu, địa điểm, quy mô, loại hợp đồng dự án PPP, tăng tổng mức đầu tư từ 10% trở lên hoặc tăng giá trị vốn nhà nước trong dự án PPP trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng;
b) Quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi;
c) Khi điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP là cấp quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Trình tự trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Luật này đối với nội dung điều chỉnh.
4. Hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư;
b) Nội dung điều chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Báo cáo thẩm định, báo cáo thẩm tra nội dung điều chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
d) Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.
1. Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu khả thi căn cứ quyết định chủ trương đầu tư.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết đầu tư; lợi thế đầu tư theo phương thức PPP so với các hình thức đầu tư khác; kết quả tiếp thu ý kiến về tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP khi có ý kiến của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh nơi thực hiện dự án, hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực đầu tư;
b) Sự phù hợp của dự án với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
c) Mục tiêu; quy mô; địa điểm; nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;
d) Tiến độ; thời gian thực hiện dự án bao gồm: thời hạn hợp đồng, thời gian xây dựng công trình đối với dự án có cấu phần xây dựng;
đ) Thuyết minh yêu cầu về phương án kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc sản phẩm, dịch vụ công; hồ sơ thiết kế theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật khác có liên quan; liên hệ giữa các dự án thành phần (nếu có);
e) Loại hợp đồng dự án PPP; phân tích rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro của dự án;
g) Các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu;
h) Tổng mức đầu tư; phương án tài chính của dự án; dự kiến vốn nhà nước trong dự án và hình thức quản lý, sử dụng tương ứng (nếu có); kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư và bên cho vay (nếu có); khả năng huy động vốn để thực hiện dự án; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
i) Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định;
b) Dự thảo tờ trình đề nghị phê duyệt dự án;
c) Báo cáo nghiên cứu khả thi;
d) Quyết định chủ trương đầu tư;
đ) Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.
2. Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự phù hợp với căn cứ pháp lý;
b) Sự cần thiết đầu tư;
c) Sự phù hợp với yêu cầu về phương án kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc sản phẩm, dịch vụ công. Việc thẩm định các nội dung về hồ sơ thiết kế, kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật khác có liên quan;
d) Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án PPP;
đ) Tính khả thi về tài chính; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
e) Hiệu quả kinh tế - xã hội.
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này.
2. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác phê duyệt dự án thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 của Luật này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự án thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 12 của Luật này.
Quyết định phê duyệt dự án PPP bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên dự án;
2. Tên cơ quan ký kết hợp đồng;
3. Mục tiêu; quy mô; địa điểm; thời gian thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;
4. Loại hợp đồng dự án PPP;
5. Tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn trong dự án; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đối với dự án áp dụng loại hợp đồng thông qua cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng;
6. Tên bên mời thầu, hình thức lựa chọn nhà đầu tư, thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
1. Báo cáo nghiên cứu khả thi được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng;
b) Xuất hiện các yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn về tài chính, kinh tế - xã hội cho dự án;
c) Quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi gây ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, địa điểm, quy mô của dự án;
d) Không lựa chọn được nhà đầu tư thực hiện dự án.
2. Trường hợp điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dẫn đến thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm, loại hợp đồng dự án PPP, tăng tổng mức đầu tư từ 10% trở lên hoặc tăng giá trị vốn nhà nước trong dự án PPP thì phải thực hiện trình tự, thủ tục quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án.
3. Thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án PPP thực hiện theo quy định tại các điều 19, 20, 21, 22 và 23 của Luật này đối với nội dung điều chỉnh.
4. Hồ sơ điều chỉnh dự án bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt điều chỉnh dự án;
b) Dự thảo quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án;
c) Báo cáo thẩm định nội dung điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi;
d) Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định chủ trương đầu tư, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư (nếu có), quyết định phê duyệt dự án, quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án (nếu có), cơ quan có thẩm quyền tổ chức công bố thông tin dự án quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thông tin dự án được công bố bao gồm:
a) Quyết định chủ trương đầu tư, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư (nếu có);
b) Quyết định phê duyệt dự án, quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án (nếu có);
c) Thông tin về địa chỉ liên hệ của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu.
1. Dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 14 của Luật này;
b) Không trùng với dự án PPP đang được cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc đã chấp thuận nhà đầu tư khác lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Dự án do nhà đầu tư đề xuất phải tổ chức đấu thầu rộng rãi hoặc đàm phán cạnh tranh theo quy định tại Điều 37 hoặc Điều 38 của Luật này.
1. Trình tự lập hồ sơ đề xuất dự án được thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư gửi văn bản đề xuất thực hiện dự án PPP đến cơ quan có thẩm quyền; trường hợp không xác định được cơ quan có thẩm quyền thì gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP;
b) Cơ quan có thẩm quyền xem xét, trả lời bằng văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Nội dung văn bản chấp thuận bao gồm cách thức phối hợp với các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu về thời hạn nộp hồ sơ đề xuất dự án của nhà đầu tư và nội dung khác có liên quan; trường hợp không chấp thuận thì nêu rõ lý do;
c) Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, nhà đầu tư lập hồ sơ đề xuất dự án bao gồm: báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, hồ sơ về tư cách pháp lý, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư;
d) Nhà đầu tư gửi hồ sơ đề xuất dự án đến cơ quan có thẩm quyền;
đ) Trường hợp hồ sơ đề xuất dự án không được chấp thuận thì nhà đầu tư chịu mọi chi phí, rủi ro.
2. Dự án do nhà đầu tư đề xuất được tổ chức thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 6, 12 ,13, 14, 15, 16 và 17 của Luật này.
3. Trình tự lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi và phê duyệt dự án được thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Điều 19 của Luật này;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi do nhà đầu tư lập được tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 20 của Luật này;
c) Dự án được phê duyệt theo quy định tại các điều 21, 22 và 23 của Luật này;
d) Trường hợp dự án không được phê duyệt thì nhà đầu tư chịu mọi chi phí, rủi ro.
4. Trình tự công bố dự án được thực hiện như sau:
a) Sau khi dự án do nhà đầu tư đề xuất được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án, cơ quan có thẩm quyền tổ chức công bố thông tin về dự án theo quy định tại Điều 25 của Luật này và tên nhà đầu tư đề xuất dự án;
b) Đối với dự án có nội dung liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc các thỏa thuận huy động vốn để thực hiện dự án cần bảo mật, nhà đầu tư thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền về nội dung thông tin không công bố.
5. Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Luật này; việc điều chỉnh dự án PPP thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Luật này.
6. Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi được tính vào tổng mức đầu tư của dự án. Trường hợp nhà đầu tư đề xuất dự án không được lựa chọn, chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi được nhà đầu tư được lựa chọn hoàn trả.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy trình sau đây:
a) Lựa chọn danh sách ngắn (nếu áp dụng);
b) Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư;
c) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
đ) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
e) Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng dự án PPP, công khai thông tin hợp đồng.
2. Căn cứ điều kiện cụ thể từng dự án, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc lựa chọn danh sách ngắn sau khi quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 của Luật này hoặc sau khi phê duyệt dự án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 của Luật này.
3. Việc lựa chọn nhà đầu tư theo quy trình quy định tại khoản 1 Điều này trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được thực hiện theo lộ trình do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
4. Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất dự án được chấp thuận được ưu đãi khi đánh giá hồ sơ dự thầu.
5. Nhà đầu tư cam kết sử dụng nhà thầu, hàng hóa, vật tư, vật liệu, thiết bị trong nước được ưu đãi khi đánh giá hồ sơ dự thầu.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Nhà đầu tư có tư cách hợp lệ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có đăng ký thành lập, hoạt động được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà nhà đầu tư đang hoạt động;
2. Hạch toán tài chính độc lập; bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư;
3. Không đang trong quá trình giải thể; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;
4. Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP;
5. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải liên danh với nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân để tham dự thầu;
6. Nhà đầu tư thành lập theo pháp luật nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường khi tham gia lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án thuộc ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
1. Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, trừ trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất;
2. Tư vấn thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;
3. Tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá, thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
4. Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu.
1. Việc lựa chọn nhà đầu tư trong nước được thực hiện thông qua các hình thức quy định tại các điều 37, 38, 39 và 40 của Luật này, trong đó chỉ có nhà đầu tư thành lập theo pháp luật Việt Nam được tham dự.
2. Việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế được thực hiện thông qua các hình thức quy định tại các điều 37, 38, 39 và 40 của Luật này, trong đó nhà đầu tư thành lập theo pháp luật nước ngoài và nhà đầu tư thành lập theo pháp luật Việt Nam đều được tham dự.
3. Việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế được áp dụng đối với tất cả các dự án PPP, trừ trường hợp sau đây:
a) Dự án thuộc ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Dự án cần bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước.
Ngôn ngữ sử dụng trong lựa chọn nhà đầu tư là tiếng Việt đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước; là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế.
1. Căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu theo mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư của dự án.
2. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày.
3. Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu với điều kiện không thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu đã nộp. Trường hợp nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu sẽ không còn giá trị và bị loại.
4. Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.
5. Bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu nhưng không quá 14 ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư thành lập thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 48 của Luật này.
Trường hợp nhà đầu tư từ chối gia hạn theo quy định tại khoản 3 Điều này, bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà đầu tư trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.
6. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu trong thời gian hồ sơ dự thầu còn hiệu lực;
b) Nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 34 của Luật này;
c) Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành đàm phán, hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký kết hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;
d) Doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư thành lập không thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 48 của Luật này.
1. Việc hủy thầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Tất cả hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu;
b) Thay đổi mục tiêu, quy mô đã ghi trong hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu;
c) Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu không tuân thủ quy định của Luật này hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án;
d) Việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư không tuân thủ quy định của Luật này hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến hạn chế cạnh tranh giữa các nhà đầu tư;
đ) Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dẫn đến hủy thầu theo quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này phải bồi thường chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà đầu tư.
2. Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng.
3. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
4. Bảo mật các tài liệu.
5. Lưu trữ thông tin liên quan theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Xử lý tình huống lựa chọn nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án là việc giải quyết trường hợp phát sinh chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong Luật này.
2. Cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định xử lý tình huống trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
b) Căn cứ quyết định chủ trương đầu tư; quyết định phê duyệt dự án; hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư; hợp đồng đã ký kết với nhà đầu tư được lựa chọn; tình hình thực tế triển khai thực hiện dự án.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Đàm phán cạnh tranh được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
1. Có không quá 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án được mời tham dự;
2. Dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;
3. Dự án ứng dụng công nghệ mới theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
1. Chỉ định nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án cần bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Dự án cần phải lựa chọn ngay nhà đầu tư thay thế theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 52 của Luật này để bảo đảm tính liên tục trong quá trình thực hiện dự án.
2. Cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định việc chỉ định nhà đầu tư; trường hợp chỉ định nhà đầu tư đối với dự án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì trước khi chỉ định nhà đầu tư phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trên cơ sở có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Trường hợp dự án PPP xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà đầu tư quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Luật này, cơ quan có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà đầu tư.
2. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm các nội dung sau đây:
a) Thông tin cơ bản của dự án;
b) Thuyết minh về điều kiện đặc thù, riêng biệt của dự án;
c) Phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, bao gồm: các bước thực hiện lựa chọn nhà đầu tư; giải pháp cụ thể để giải quyết được tính đặc thù, riêng biệt của dự án được đề xuất để bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án.
1. Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển căn cứ phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển. Phương pháp chấm điểm được xây dựng trên các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Năng lực, kinh nghiệm về tài chính - thương mại, khả năng thu xếp vốn; kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự.
Trường hợp liên danh, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh; nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 30%, từng thành viên trong liên danh có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15%;
b) Phương án sơ bộ triển khai thực hiện dự án và cam kết thực hiện dự án;
c) Lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện.
1. Việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm căn cứ theo thang điểm 100 hoặc 1.000 quy định trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này.
2. Việc đánh giá về mặt kỹ thuật căn cứ theo thang điểm 100 hoặc 1.000 hoặc phương pháp đánh giá đạt hoặc không đạt quy định trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật bao gồm: tiêu chuẩn về chất lượng, công suất, hiệu suất; tiêu chuẩn vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng; tiêu chuẩn về môi trường và an toàn; tiêu chuẩn kỹ thuật khác.
3. Việc đánh giá về tài chính - thương mại căn cứ theo phương pháp so sánh, xếp hạng quy định trong hồ sơ mời thầu. Phương pháp so sánh, xếp hạng được xây dựng trên các tiêu chuẩn đánh giá về tài chính - thương mại, bao gồm một trong các tiêu chuẩn sau đây:
a) Tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công;
b) Tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
c) Tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Hồ sơ dự thầu hợp lệ;
2. Đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;
3. Đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật;
4. Đáp ứng yêu cầu về tài chính - thương mại;
5. Có hồ sơ dự thầu được xếp thứ nhất.
1. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp dự án PPP theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng, có mục đích duy nhất để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
2. Doanh nghiệp dự án PPP được phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại Điều 78 của Luật này.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, việc thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động, giải thể, phá sản của doanh nghiệp dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quy định khác của pháp luật có liên quan và hợp đồng dự án PPP.
1. Nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng hoặc tổ chức bao tiêu sản phẩm, dịch vụ công, bao gồm:
a) Hợp đồng BOT là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước;
b) Hợp đồng BTO là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; sau khi hoàn thành xây dựng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cho Nhà nước và được quyền kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định;
c) Hợp đồng BOO là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, sở hữu, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng;
d) Hợp đồng O&M là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để kinh doanh, quản lý một phần hoặc toàn bộ công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng.
2. Nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế Nhà nước thanh toán trên cơ sở chất lượng sản phẩm, dịch vụ công, bao gồm:
a) Hợp đồng BTL là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và chuyển giao cho Nhà nước sau khi hoàn thành; được quyền cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trên cơ sở vận hành, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định; cơ quan ký kết hợp đồng thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP;
b) Hợp đồng BLT là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trên cơ sở vận hành, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định; cơ quan ký kết hợp đồng thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước.
3. Hợp đồng hỗn hợp là hợp đồng kết hợp giữa các loại hợp đồng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Đối với dự án quy định tại điểm b khoản 9 Điều 3 của Luật này, không áp dụng loại hợp đồng thông qua cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng.
1. Hồ sơ hợp đồng dự án PPP bao gồm các tài liệu chủ yếu sau đây:
a) Hợp đồng dự án PPP bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể;
b) Phụ lục hợp đồng (nếu có);
c) Biên bản đàm phán hợp đồng;
d) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
đ) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được lựa chọn;
e) Hồ sơ mời thầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu.
2. Khi có sự thay đổi các nội dung hợp đồng, các bên phải ký kết phụ lục hợp đồng.
1. Hợp đồng dự án PPP bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Mục tiêu, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án; thời gian xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; thời hạn hợp đồng;
b) Phạm vi và yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, sản phẩm, dịch vụ công được cung cấp;
c) Tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn; phương án tài chính, trong đó có kế hoạch thu xếp tài chính; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, trong đó có phương pháp và công thức để thiết lập hoặc điều chỉnh; vốn nhà nước trong dự án PPP và hình thức quản lý, sử dụng tương ứng (nếu có);
d) Điều kiện sử dụng đất và tài nguyên khác; phương án tổ chức xây dựng công trình phụ trợ; yêu cầu về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường; trường hợp bất khả kháng và phương án xử lý trong trường hợp bất khả kháng;
đ) Trách nhiệm thực hiện các thủ tục xin cấp phép theo quy định của pháp luật có liên quan; thiết kế; tổ chức thi công; kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng trong giai đoạn xây dựng; nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư và xác nhận hoàn thành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án;
e) Trách nhiệm trong việc vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để sản phẩm, dịch vụ công được cung cấp liên tục, ổn định; điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
g) Bảo đảm thực hiện hợp đồng; quyền sở hữu, quyền quản lý, khai thác các loại tài sản liên quan đến dự án; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP; thỏa thuận về việc sử dụng dịch vụ bảo lãnh của bên thứ ba đối với nghĩa vụ của cơ quan ký kết hợp đồng;
h) Phương án xử lý trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật về dân sự để tiếp tục thực hiện hợp đồng; biện pháp xử lý, bồi thường, xử phạt trong trường hợp một trong các bên vi phạm hợp đồng;
i) Trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo mật thông tin; chế độ báo cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát;
k) Các nguyên tắc, điều kiện sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên; quyền của bên cho vay; thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên khi thanh lý hợp đồng;
l) Ưu đãi, bảo đảm đầu tư, phương án chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, bảo đảm cân đối ngoại tệ, các loại bảo hiểm (nếu có);
m) Pháp luật điều chỉnh hợp đồng và cơ chế giải quyết tranh chấp.
2. Hợp đồng dự án PPP phải xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của cơ quan ký kết hợp đồng, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án PPP.
3. Chính phủ quy định về hợp đồng mẫu đối với các loại hợp đồng quy định tại Điều 45 của Luật này.
1. Doanh nghiệp dự án PPP phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
2. Căn cứ quy mô, tính chất của dự án, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu theo mức xác định từ 01% đến 03% tổng mức đầu tư của dự án.
3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày doanh nghiệp dự án PPP hoàn thành nghĩa vụ trong giai đoạn xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo hợp đồng; trường hợp cần kéo dài thời gian xây dựng, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.
4. Doanh nghiệp dự án PPP được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm thực hiện hợp đồng sau khi hoàn thành nghĩa vụ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này; đối với hợp đồng O&M, bảo đảm thực hiện hợp đồng được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà đầu tư hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
5. Doanh nghiệp dự án PPP không được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm thực hiện hợp đồng trong các trường hợp sau đây:
a) Từ chối thực hiện hợp đồng sau khi ký kết hợp đồng;
b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng dẫn đến chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 52 của Luật này;
c) Không gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Hợp đồng được ký kết trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kết quả đàm phán hợp đồng, hồ sơ dự thầu còn hiệu lực, thông tin năng lực của nhà đầu tư đã được cập nhật tại thời điểm ký kết và hồ sơ mời thầu.
2. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP hợp thành một bên và cùng ký vào hợp đồng với cơ quan ký kết hợp đồng.
3. Đối với nhà đầu tư liên danh, tất cả các thành viên liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng.
1. Việc sửa đổi hợp đồng dự án PPP phải quy định trong hợp đồng và được các bên xem xét khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng hoặc khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản hoặc có sự thay đổi về quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phương án kỹ thuật, tài chính của dự án, giá, phí sản phẩm, dịch vụ công do doanh nghiệp dự án PPP cung cấp;
b) Điều chỉnh một trong các bên ký kết hợp đồng;
c) Điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 51 của Luật này;
d) Trường hợp khác thuộc thẩm quyền của cơ quan ký kết hợp đồng mà không làm thay đổi chủ trương đầu tư, mang lại hiệu quả cao hơn về tài chính, kinh tế - xã hội cho dự án.
2. Trình tự sửa đổi hợp đồng dự án PPP được quy định như sau:
a) Một trong các bên hợp đồng có văn bản đề nghị sửa đổi hợp đồng, trong đó nêu rõ trường hợp được áp dụng để xem xét sửa đổi;
b) Các bên tổ chức đàm phán các nội dung hợp đồng dự kiến sửa đổi bao gồm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công; thời hạn hợp đồng; các nội dung khác của hợp đồng khi có sự thay đổi;
c) Các bên ký kết phụ lục hợp đồng đối với các nội dung sửa đổi.
3. Trường hợp sửa đổi hợp đồng dẫn đến thay đổi mục tiêu, địa điểm, quy mô, loại hợp đồng dự án PPP, tăng tổng mức đầu tư từ 10% trở lên, tăng giá trị vốn nhà nước trong dự án PPP sau khi đã sử dụng hết dự phòng thì phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 18 của Luật này trước khi ký kết phụ lục hợp đồng đối với các nội dung sửa đổi.
1. Thời hạn hợp đồng do các bên thỏa thuận căn cứ vào quyết định phê duyệt dự án và kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
2. Các bên ký kết hợp đồng được điều chỉnh thời hạn hợp đồng nhưng bảo đảm tổng thời hạn hợp đồng, bao gồm thời gian điều chỉnh không vượt quá thời hạn giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai và không làm thay đổi các nội dung khác của quyết định chủ trương đầu tư dự án.
3. Các trường hợp điều chỉnh thời hạn hợp đồng bao gồm:
a) Chậm trễ hoàn thành giai đoạn xây dựng hoặc gián đoạn trong quá trình vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật về dân sự vượt quá tầm kiểm soát hợp lý của một bên;
b) Cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Nhà nước đình chỉ dự án, trừ trường hợp phải đình chỉ do lỗi của doanh nghiệp dự án PPP;
c) Chi phí gia tăng phát sinh do yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng chưa được xác định khi ký kết hợp đồng và nếu không được gia hạn thì doanh nghiệp dự án PPP không thể thu hồi các chi phí này;
d) Khi có sự thay đổi về quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan làm giảm doanh thu dưới 75% so với mức doanh thu trong phương án tài chính quy định tại hợp đồng;
đ) Khi doanh thu tăng từ 125% trở lên so với mức doanh thu trong phương án tài chính quy định tại hợp đồng.
1. Việc chấm dứt hợp đồng dự án PPP thực hiện theo quy định tại hợp đồng, làm cơ sở cho việc thanh lý hợp đồng.
2. Việc chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn chỉ áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng mà các bên đã thực hiện các biện pháp khắc phục nhưng không bảo đảm việc tiếp tục thực hiện hợp đồng dự án PPP;
b) Vì lợi ích quốc gia; bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Khi doanh nghiệp dự án PPP mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;
d) Khi một trong các bên trong hợp đồng vi phạm nghiêm trọng việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại hợp đồng;
đ) Trường hợp khác do hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật về dân sự, các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận về chấm dứt hợp đồng.
3. Cơ quan ký kết hợp đồng phải báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi chấm dứt hợp đồng.
4. Trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn, cơ quan ký kết hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Phối hợp với bên cho vay tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thay thế để ký kết hợp đồng dự án PPP mới;
b) Trong thời gian chưa thực hiện phương án xử lý, chưa lựa chọn được nhà đầu tư thay thế, cơ quan ký kết hợp đồng chịu trách nhiệm tổ chức bảo đảm an toàn, chống xuống cấp cho công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đối với dự án đang trong giai đoạn xây dựng; tổ chức vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm bảo đảm tính liên tục của việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công đối với dự án đang trong giai đoạn vận hành.
5. Cơ quan ký kết hợp đồng thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều này được sử dụng nguồn vốn quy định tại khoản 3 Điều 73 của Luật này và nguồn thu hợp pháp khác.
6. Trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này hoặc do cơ quan ký kết hợp đồng vi phạm nghiêm trọng việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại điểm d khoản 2 Điều này, kinh phí mua lại doanh nghiệp dự án PPP hoặc bồi thường chấm dứt hợp đồng được bố trí từ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; trường hợp chấm dứt do lỗi của nhà đầu tư quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều này thì nhà đầu tư có trách nhiệm chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư thay thế.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án PPP, quyền của bên cho vay thực hiện theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng dự án PPP và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn mà phải lựa chọn nhà đầu tư thay thế, bên cho vay phối hợp với cơ quan ký kết hợp đồng lựa chọn nhà đầu tư thay thế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 của Luật này.
3. Nội dung quy định tại khoản 2 Điều này phải được thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng, bên cho vay và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.
1. Trường hợp doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư liên danh thành lập, các thành viên có quyền chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhau nhưng phải bảo đảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu của từng thành viên theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 41 của Luật này.
2. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư khác sau khi hoàn thành xây dựng công trình đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc sau khi chuyển sang giai đoạn vận hành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.
3. Việc chuyển nhượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Không được làm thay đổi việc thực hiện hợp đồng dự án PPP đã ký kết;
b) Tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan;
c) Được cơ quan ký kết hợp đồng chấp thuận;
d) Có sự thỏa thuận của bên cho vay và các thành viên trong liên danh trong trường hợp là nhà đầu tư liên danh.
4. Bên nhận chuyển nhượng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Không bị hạn chế quyền được nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật;
b) Có năng lực tài chính, quản trị để thực hiện hợp đồng dự án PPP và các hợp đồng có liên quan;
c) Cam kết tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng theo quy định tại hợp đồng dự án PPP và các hợp đồng có liên quan.
5. Trường hợp chuyển nhượng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này làm thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp dự án PPP phải thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật về doanh nghiệp.
Hợp đồng dự án PPP và các phụ lục hợp đồng, các văn bản có liên quan khác được ký kết giữa cơ quan nhà nước Việt Nam với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Đối với những vấn đề pháp luật Việt Nam không có quy định, các bên có thể thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng dự án PPP trên cơ sở không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất, bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai, hợp đồng dự án PPP và các hợp đồng liên quan.
1. Căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi và quy định của hợp đồng dự án PPP, doanh nghiệp dự án PPP phải thực hiện một hoặc các nội dung sau đây:
a) Lập thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở, đối với tiểu dự án hoặc hạng mục sử dụng vốn đầu tư công thì lập dự toán gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng để tổ chức thẩm định;
b) Lập thiết kế, đối với tiểu dự án hoặc hạng mục sử dụng vốn đầu tư công thì lập dự toán gửi cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật khác có liên quan để tổ chức thẩm định.
2. Doanh nghiệp dự án PPP phê duyệt thiết kế, dự toán quy định tại khoản 1 Điều này và gửi cơ quan ký kết hợp đồng các tài liệu sau đây để theo dõi, giám sát:
a) Hồ sơ thiết kế, dự toán đã được phê duyệt;
b) Hồ sơ thẩm định thiết kế, dự toán của cơ quan chuyên môn.
Doanh nghiệp dự án PPP phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở các nguyên tắc sau đây:
1. Bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
2. Bảo đảm không gây ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng và lợi ích của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng;
3. Nhà thầu được lựa chọn phải đáp ứng đầy đủ năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi thực hiện gói thầu, dự án; chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ thực hiện gói thầu theo hợp đồng ký kết với doanh nghiệp dự án PPP, trong đó phải có nội dung ràng buộc về trách nhiệm nếu chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng không đáp ứng yêu cầu tại hợp đồng dự án PPP. Doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ thực hiện dự án;
4. Khuyến khích sử dụng nhà thầu trong nước đối với phần công việc mà nhà thầu trong nước thực hiện được;
5. Chỉ sử dụng lao động nước ngoài nếu lao động trong nước không đáp ứng yêu cầu.
1. Doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, giám sát về chất lượng, nghiệm thu các hạng mục và toàn bộ công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình tổ chức triển khai xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo hợp đồng, cơ quan ký kết hợp đồng có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức kiểm tra việc doanh nghiệp dự án PPP giám sát quá trình thi công xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
b) Kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn thi công xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
c) Tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận, hạng mục và toàn bộ công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Đề nghị doanh nghiệp dự án PPP yêu cầu nhà thầu điều chỉnh hoặc đình chỉ thi công khi xét thấy chất lượng công việc thực hiện không bảo đảm yêu cầu.
3. Cơ quan ký kết hợp đồng được thuê tư vấn hỗ trợ thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Chi phí thuê tư vấn kiểm định chất lượng và chi phí khác liên quan được thực hiện như sau:
a) Trường hợp cơ quan ký kết hợp đồng kết luận chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng không đáp ứng yêu cầu tại hợp đồng do lỗi của doanh nghiệp dự án PPP, nhà thầu thì doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí;
b) Trường hợp cơ quan ký kết hợp đồng kết luận chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu tại hợp đồng hoặc kết luận không đáp ứng yêu cầu tại hợp đồng nhưng không do lỗi của doanh nghiệp dự án PPP, nhà thầu thì cơ quan ký kết hợp đồng sử dụng chi phí triển khai thực hiện dự án quy định tại khoản 3 Điều 73 của Luật này để thanh toán.
1. Sau khi hoàn thành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ quan ký kết hợp đồng thực hiện quyết toán vốn đầu tư công trong dự án PPP như sau:
a) Trường hợp vốn đầu tư công trong dự án PPP được quản lý và sử dụng theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 70 và khoản 2 Điều 72 của Luật này, cơ quan ký kết hợp đồng và doanh nghiệp dự án PPP thực hiện quyết toán vốn đầu tư công trong dự án PPP theo quy định của pháp luật như đối với dự án đầu tư công;
b) Trường hợp vốn đầu tư công trong dự án PPP được quản lý và sử dụng theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 70 của Luật này, cơ quan ký kết hợp đồng tổng hợp giá trị đã giải ngân cho doanh nghiệp dự án PPP được kiểm toán độc lập kiểm toán, làm cơ sở để quyết toán vốn đầu tư công trong dự án PPP. Vốn đầu tư công trong dự án PPP được quyết toán không vượt quá mức vốn nhà nước được xác định tại hợp đồng.
2. Sau khi hoàn thành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ quan ký kết hợp đồng và doanh nghiệp dự án PPP thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng. Giá trị quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc giá trị quyết toán vốn đầu tư đối với dự án không có cấu phần xây dựng được xác định căn cứ hợp đồng đã ký kết.
3. Cơ quan ký kết hợp đồng thỏa thuận với doanh nghiệp dự án PPP tại hợp đồng về việc lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập có năng lực và kinh nghiệm để thực hiện việc kiểm toán vốn đầu tư xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Sau khi hoàn thành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp dự án PPP tổ chức nghiệm thu công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc pháp luật khác có liên quan làm cơ sở lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành.
2. Căn cứ hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan ký kết hợp đồng kiểm tra và cấp xác nhận hoàn thành cho doanh nghiệp dự án PPP. Trường hợp doanh nghiệp dự án PPP hoàn thành giai đoạn xây dựng trước thời hạn hoặc tiết kiệm được chi phí đầu tư thì việc xác nhận hoàn thành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng không ảnh hưởng đến thời hạn hợp đồng hoặc mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công được xác định tại hợp đồng.
3. Chính phủ quy định hồ sơ, thời hạn xác nhận hoàn thành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng.
Việc quản lý công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và các tài sản khác trong quá trình thực hiện dự án PPP được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và hợp đồng dự án PPP.
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp dự án PPP được vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng kể từ ngày cơ quan ký kết hợp đồng xác nhận hoàn thành theo quy định tại Điều 61 của Luật này.
2. Đối với dự án PPP áp dụng loại hợp đồng O&M, doanh nghiệp dự án PPP vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng kể từ ngày hợp đồng dự án PPP có hiệu lực.
1. Trong quá trình vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp dự án PPP có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quyền, nghĩa vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công và các thỏa thuận khác tại hợp đồng;
b) Bảo đảm việc sử dụng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo các điều kiện quy định tại hợp đồng;
c) Đối xử bình đẳng với tất cả đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ công do doanh nghiệp dự án PPP cung cấp; không được từ chối cung cấp sản phẩm, dịch vụ công cho đối tượng sử dụng;
d) Tiếp nhận, xử lý kịp thời ý kiến của đối tượng sử dụng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ công do doanh nghiệp dự án PPP cung cấp;
đ) Sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ, bảo đảm công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng vận hành an toàn theo đúng thiết kế hoặc quy trình đã cam kết tại hợp đồng.
2. Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng phối hợp với doanh nghiệp dự án PPP thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
1. Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công và điều kiện, thủ tục, điều chỉnh được quy định tại hợp đồng dự án PPP theo nguyên tắc bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP, người sử dụng và Nhà nước, tạo điều kiện để nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thu hồi vốn và có lợi nhuận. Phương án giá, khung giá sản phẩm, dịch vụ công theo thời hạn hợp đồng dự án PPP phải xác định cụ thể mức giá khởi điểm và mức giá cho từng thời kỳ bảo đảm tính đúng, tính đủ và công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá.
2. Việc áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Việc thỏa thuận, điều chỉnh giá, phí sản phẩm, dịch vụ công cho từng thời kỳ trong hợp đồng dự án PPP phải phù hợp với quy định của pháp luật về giá, phí.
4. Khi điều chỉnh giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, việc công khai thông tin điều chỉnh thực hiện như sau:
a) Chậm nhất là 10 ngày trước khi áp dụng mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công được điều chỉnh, cơ quan ký kết hợp đồng công bố thông tin theo quy định tại Điều 9 của Luật này;
b) Doanh nghiệp dự án PPP niêm yết mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công được điều chỉnh tại địa điểm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo quy định của pháp luật về giá, phí.
1. Doanh nghiệp dự án PPP phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ công theo hợp đồng dự án PPP.
2. Cơ quan ký kết hợp đồng có trách nhiệm tổ chức giám sát chất lượng sản phẩm, dịch vụ công do doanh nghiệp dự án PPP cung cấp theo hợp đồng dự án PPP.
3. Trường hợp xét thấy chất lượng sản phẩm, dịch vụ công không đáp ứng yêu cầu theo hợp đồng dự án PPP, cơ quan ký kết hợp đồng yêu cầu doanh nghiệp dự án PPP khắc phục theo thời hạn quy định tại hợp đồng; trường hợp doanh nghiệp dự án PPP không khắc phục hoặc chậm khắc phục thì áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm trong hợp đồng.
4. Cơ quan ký kết hợp đồng được thuê tư vấn hỗ trợ thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này. Chi phí thuê tư vấn được thanh toán theo quy định tại khoản 4 Điều 59 của Luật này.
1. Việc chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và xác định chất lượng, giá trị công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trước khi chuyển giao thực hiện theo quy định tại hợp đồng dự án PPP. Giá trị còn lại của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sau chuyển giao được tổng hợp vào tài sản nhà nước và ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước.
2. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản chuyển giao thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
1. Hợp đồng dự án PPP được thanh lý như sau:
a) Trường hợp các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng, các bên ký kết hợp đồng xác nhận việc hoàn thành và chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên;
b) Trường hợp hợp đồng bị chấm dứt trước thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này, các bên ký kết hợp đồng xác nhận các nghĩa vụ đã hoàn thành và trách nhiệm của các bên đối với phần công việc chưa hoàn thành.
2. Thời hạn thanh lý hợp đồng dự án PPP do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không quá 180 ngày kể từ ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày các bên thống nhất chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
3. Trường hợp phát sinh chi phí khi thanh lý hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này thì nội dung thanh lý hợp đồng phải xác định nghĩa vụ của cơ quan ký kết hợp đồng và doanh nghiệp dự án PPP đối với chi phí phát sinh.
1. Vốn nhà nước được sử dụng cho các mục đích sau đây:
a) Hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc dự án PPP;
b) Thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
c) Chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công hình tạm;
d) Chi trả phần giảm doanh thu;
đ) Chi phí của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, đơn vị chuẩn bị dự án PPP, bên mời thầu để thực hiện các hoạt động thuộc nhiệm vụ của mình quy định tại Điều 11 của Luật này;
e) Chi phí của Hội đồng thẩm định dự án PPP, đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP.
2. Tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này không quá 50% tổng mức đầu tư của dự án. Đối với dự án có nhiều dự án thành phần, trong đó có dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP thì tỷ lệ vốn nhà nước quy định tại khoản này được xác định trên tổng mức đầu tư của dự án thành phần đó.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước trong dự án PPP.
1. Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được sử dụng để hỗ trợ thực hiện dự án trong giai đoạn xây dựng nhằm gia tăng tính hiệu quả về tài chính cho dự án.
2. Tỷ lệ vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong dự án PPP được xác định trên cơ sở phương án tài chính sơ bộ tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi khi quyết định chủ trương đầu tư.
3. Tỷ lệ, giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được thanh toán theo hợp đồng dự án PPP.
4. Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được bố trí từ các nguồn vốn sau đây:
a) Vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Giá trị tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
5. Việc quản lý và sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
a) Tách thành tiểu dự án trong dự án PPP. Việc quản lý và sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Bố trí vào hạng mục cụ thể theo tỷ lệ và giá trị, tiến độ và điều kiện quy định tại hợp đồng.
Vốn nhà nước thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP được sử dụng trong hợp đồng BTL, hợp đồng BLT trên cơ sở chất lượng sản phẩm, dịch vụ công được bố trí từ nguồn vốn nhà nước trong dự án PPP và nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Vốn nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công trình tạm được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
2. Căn cứ quy mô, tính chất của từng dự án, cơ quan ký kết hợp đồng xem xét việc tách vốn nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công trình tạm thành dự án thành phần hoặc tiểu dự án và thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về đất đai.
1. Chi phí chuẩn bị dự án của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị chuẩn bị dự án PPP; chi phí tổ chức thẩm định của Hội đồng thẩm định dự án PPP và đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP; chi phí tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng của cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công, nguồn vốn hợp pháp khác và tính vào tổng mức đầu tư của dự án.
2. Nhà đầu tư được lựa chọn chịu trách nhiệm hoàn trả các chi phí quy định tại khoản 1 Điều này về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước hoặc về nguồn vốn hợp pháp đã được sử dụng để chuẩn bị dự án.
3. Chi phí triển khai thực hiện dự án sau khi ký kết hợp đồng của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng được bố trí từ nguồn vốn chi thường xuyên của các cơ quan này.
Việc lập kế hoạch vốn đầu tư công sử dụng trong dự án PPP được quy định như sau:
1. Căn cứ chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết định, vốn đầu tư công sử dụng trong dự án PPP được tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn;
2. Căn cứ kế hoạch đầu tư công trung hạn, báo cáo nghiên cứu khả thi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kết quả lựa chọn nhà đầu tư, vốn đầu tư công sử dụng trong dự án PPP được tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công hằng năm;
3. Trường hợp dự án PPP có nhu cầu sử dụng vốn đầu tư công nhưng chưa thuộc danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn thì được cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung vào danh mục này và sử dụng nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn. Trình tự, thủ tục điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
4. Trường hợp dự án PPP áp dụng loại hợp đồng BTL, hợp đồng BLT sử dụng vốn đầu tư công để thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP, việc tổng hợp vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Căn cứ thời hạn hợp đồng dự án PPP, phần vốn đầu tư công được tiếp tục bố trí trong các kỳ trung hạn tiếp theo.
1. Căn cứ quyết định chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kết quả lựa chọn nhà đầu tư, cơ quan ký kết hợp đồng lập dự toán ngân sách hằng năm đối với nguồn vốn chi thường xuyên, nguồn thu hợp pháp dành để chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Đối với khoản chi thường xuyên quy định tại khoản 3 Điều 73 của Luật này, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng lập dự toán ngân sách hằng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm góp vốn chủ sở hữu, huy động vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án theo quy định tại hợp đồng dự án PPP. Tổng số vốn vay thông qua các hình thức vay không vượt quá tổng số vốn vay quy định tại hợp đồng dự án PPP.
2. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP phải hoàn thành thu xếp tài chính; đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 18 tháng.
3. Hình thức xử lý trong trường hợp nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP không thu xếp được tài chính theo thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này phải được quy định tại hồ sơ mời thầu.
1. Doanh nghiệp dự án PPP được phát hành, mua lại trái phiếu riêng lẻ do mình đã phát hành theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán để huy động vốn thực hiện dự án PPP; không được phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ.
2. Việc phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Số vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu không vượt quá giá trị phần vốn vay được xác định tại hợp đồng dự án PPP;
b) Vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài mục đích thực hiện dự án theo hợp đồng dự án PPP hoặc cho việc cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp;
c) Doanh nghiệp dự án PPP phải mở tài khoản phong tỏa để nhận tiền mua trái phiếu. Việc giải ngân vốn từ phát hành trái phiếu thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này.
3. Doanh nghiệp dự án PPP hoạt động chưa đủ thời gian 01 năm thì khi phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1 Điều này được miễn điều kiện có báo cáo tài chính của năm trước liền kề năm phát hành được kiểm toán theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được hưởng các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế, đất đai, đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được hưởng các bảo đảm đầu tư theo quy định của Luật này và pháp luật về đầu tư.
2. Bảo đảm về quyền tiếp cận đất, quyền, sử dụng đất và tài sản công khác được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp dự án PPP được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc cho phép sử dụng tài sản công khác để thực hiện hợp đồng dự án PPP theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
b) Mục đích sử dụng đất của dự án được bảo đảm không thay đổi trong toàn bộ thời hạn thực hiện hợp đồng, kể cả trường hợp bên cho vay thực hiện quyền theo quy định tại Điều 53 của Luật này.
3. Bảo đảm cung cấp dịch vụ công được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp dự án PPP được sử dụng công trình công cộng và công trình phụ trợ khác để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp có sự khan hiếm về dịch vụ công hoặc có sự hạn chế về đối tượng được sử dụng công trình công cộng, doanh nghiệp dự án PPP được ưu tiên cung cấp dịch vụ công hoặc được ưu tiên cấp quyền sử dụng công trình công cộng để thực hiện dự án;
c) Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp dự án PPP thực hiện thủ tục cần thiết để được ưu tiên sử dụng dịch vụ công và công trình công cộng.
4. Bảo đảm quyền thế chấp tài sản, quyền kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp dự án PPP được thế chấp tài sản, quyền sử dụng đất và quyền kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cho bên cho vay theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về dân sự. Thời gian thế chấp không vượt quá thời hạn hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác tại hợp đồng;
b) Thỏa thuận thế chấp tài sản, quyền kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng phải được lập thành văn bản ký kết giữa bên cho vay và các bên ký kết hợp đồng;
c) Việc thế chấp tài sản, quyền kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng không được ảnh hưởng đến mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến độ thực hiện dự án và các điều kiện khác đã thỏa thuận tại hợp đồng.
5. Cơ quan ký kết hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương nơi triển khai thực hiện dự án PPP bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn về con người, tài sản của doanh nghiệp dự án PPP, nhà thầu trong quá trình triển khai thực hiện dự án PPP.
1. Chính phủ quyết định việc áp dụng cơ chế bảo đảm cân đối ngoại tệ đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chính sách quản lý ngoại hối, khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ.
2. Doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án quy định tại khoản 1 Điều nảy đã thực hiện quyền mua ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác hoặc chuyển vốn, lợi nhuận, các khoản thanh lý đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối nhưng thị trường không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của doanh nghiệp dự án PPP thì được bảo đảm cân đối ngoại tệ không quá 30% doanh thu của dự án bằng tiền đồng Việt Nam sau khi trừ số chi tiêu bằng đồng Việt Nam.
1. Khi doanh thu thực tế đạt cao hơn 125% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chia sẻ với Nhà nước 50% phần chênh lệch giữa doanh thu thực tế và mức 125% doanh thu trong phương án tài chính. Việc chia sẻ phần tăng doanh thu được áp dụng sau khi đã điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP theo quy định tại các điều 50, 51 và 65 của Luật này và được Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán phần tăng doanh thu.
2. Khi doanh thu thực tế đạt thấp hơn 75% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phần chênh lệch giữa mức 75% doanh thu trong phương án tài chính và doanh thu thực tế. Việc chia sẻ phần giảm doanh thu được áp dụng khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án áp dụng loại hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BOO;
b) Quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi làm giảm doanh thu;
c) Đã thực hiện đầy đủ các biện pháp điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP theo quy định tại các điều 50, 51 và 65 của Luật này nhưng chưa bảo đảm mức doanh thu tối thiểu là 75%;
d) Đã được Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán phần giảm doanh thu.
3. Cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu quy định tại khoản 2 Điều này phải được xác định tại quyết định chủ trương đầu tư. Chi phí xử lý cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu được sử dụng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương đối với dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quyết định chủ trương đầu tư hoặc dự phòng ngân sách địa phương đối với dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.
4. Định kỳ hằng năm, các bên trong hợp đồng dự án PPP xác định doanh thu thực tế, gửi cơ quan tài chính có thẩm quyền thực hiện cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu. Việc hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước khi chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Nội dung kiểm tra hoạt động đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:
a) Việc ban hành văn bản hướng dẫn về đầu tư theo phương thức PPP của cơ quan có thẩm quyền;
b) Việc chuẩn bị đầu tư; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; ký kết và thực hiện hợp đồng;
c) Hoạt động khác liên quan đến đầu tư theo phương thức PPP.
2. Kiểm tra hoạt động đầu tư theo phương thức PPP được tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
1. Thanh tra hoạt động đầu tư theo phương thức PPP là thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Thanh tra hoạt động đầu tư theo phương thức PPP được tiến hành đối với cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức PPP quy định tại Luật này.
1. Kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công tham gia vào dự án PPP theo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước.
2. Kiểm toán khi thực hiện cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu theo quy định tại Điều 82 của Luật này.
3. Kiểm toán toàn bộ giá trị tài sản của dự án PPP khi được chuyển giao cho Nhà nước.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP tại trung ương thực hiện việc giám sát quy trình thực hiện dự án PPP quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 4 của Luật này và các dự án khác được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP tại địa phương thực hiện việc giám sát quy trình thực hiện dự án PPP quy định tại điểm d khoản 3 Điều 4 của Luật này.
1. Hồ sơ mời thầu.
2. Kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
3. Việc thực hiện hợp đồng dự án PPP.
4. Kết quả kiểm định chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 59 của Luật này.
5. Kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ công theo quy định tại khoản 2 Điều 66 của Luật này.
6. Các nội dung khác theo yêu cầu của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 86 của Luật này, của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật này.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức giám sát và hướng dẫn giám sát đầu tư của cộng đồng nơi thực hiện dự án PPP theo quy định của pháp luật về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và pháp luật về giám sát đầu tư của cộng đồng.
1. Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP;
b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP;
c) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đầu tư theo phương thức PPP.
2. Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP;
b) Quyết định chấm dứt, đình chỉ hợp đồng dự án PPP đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
1. Thực hiện chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP tại trung ương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP trên phạm vi cả nước.
2. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
3. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát; hằng năm tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện dự án PPP trên phạm vi cả nước.
4. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về đầu tư theo phương thức PPP.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế tài chính trong đầu tư theo phương thức PPP.
2. Chủ trì xây dựng và thực hiện cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, người đúng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện quản lý, hướng dẫn về đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực, phạm vi quản lý.
2. Thực hiện trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 94 của Luật này đối với dự án PPP thuộc thẩm quyền.
3. Hằng năm tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện dự án PPP thuộc phạm vi quản lý của ngành.
4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP tại địa phương.
2. Thực hiện trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 94 của Luật này đối với dự án PPP thuộc thẩm quyền; quyết định chấm dứt, đình chỉ hợp đồng dự án PPP đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
3. Hằng năm tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện dự án PPP thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
4. Chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp dự án PPP tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án PPP thuộc phạm vi quản lý của địa phương; chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác, doanh nghiệp dự án PPP tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án PPP thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan này.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán và ký kết hợp đồng dự án PPP theo thẩm quyền quy định tại Luật này.
2. Hủy thầu, đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của bên mời thầu khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP, lựa chọn nhà đầu tư hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Quyết định chấm dứt, đình chỉ hợp đồng dự án PPP đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của mình theo quy định của Luật này.
4. Yêu cầu bên mời thầu, cơ quan ký kết hợp đồng cung cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, theo dõi, giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm về đầu tư theo phương thức PPP.
5. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
6. Giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của cơ quan cấp trên, cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP.
7. Công khai thông tin dự án PPP; định kỳ báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP tại trung ương về tình hình thực hiện dự án PPP thuộc thẩm quyền của mình.
8. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.
1. Khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà đầu tư có các quyền sau đây:
a) Kiến nghị với bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy trình giải quyết kiến nghị quy định tại Điều 96 của Luật này;
b) Khởi kiện ra Tòa án trong thời hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền không xem xét, giải quyết đơn kiến nghị nếu nhà đầu tư đã khởi kiện ra Tòa án; trường hợp đang xem xét, giải quyết theo quy trình quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan đang giải quyết kiến nghị thông báo chấm dứt việc xem xét, giải quyết kiến nghị.
1. Quy trình giải quyết kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư gửi văn bản kiến nghị đến bên mời thầu từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
b) Bên mời thầu phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà đầu tư trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư;
c) Trường hợp bên mời thầu không có văn bản giải quyết kiến nghị hoặc nhà đầu tư không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà đầu tư có quyền gửi văn bản kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của bên mời thầu;
d) Cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà đầu tư trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư.
2. Quy trình giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư gửi văn bản kiến nghị đến bên mời thầu trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
b) Bên mời thầu phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư;
c) Trường hợp bên mời thầu không có văn bản giải quyết kiến nghị hoặc nhà đầu tư không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà đầu tư có quyền gửi văn bản kiến nghị đồng thời đến cơ quan có thẩm quyền và cơ quan thường trực của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của bên mời thầu.
Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị cấp trung ương do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập; cấp Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác do Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác thành lập; cấp địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập;
d) Khi nhận được văn bản kiến nghị, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị có quyền yêu cầu nhà đầu tư, bên mời thầu và các cơ quan liên quan cung cấp thông tin để xem xét và có văn bản báo cáo cơ quan có thẩm quyền về phương án, nội dung trả lời kiến nghị trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư;
đ) Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị căn cứ văn bản kiến nghị của nhà đầu tư đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét tạm dừng cuộc thầu. Nếu chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Văn bản tạm dừng cuộc thầu phải được gửi đến bên mời thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Thời gian tạm dừng cuộc thầu được tính từ ngày bên mời thầu nhận được thông báo tạm dừng đến khi cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản giải quyết kiến nghị;
e) Cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị.
3. Trường hợp nhà đầu tư gửi văn bản kiến nghị trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền mà không tuân thủ theo quy trình giải quyết kiến nghị quy định tại Điều này thì văn bản kiến nghị không được xem xét, giải quyết.
1. Tranh chấp giữa cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án PPP và tranh chấp giữa doanh nghiệp dự án PPP với các tổ chức kinh tế tham gia thực hiện dự án được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án.
2. Tranh chấp giữa cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư trong nước hoặc doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư trong nước thành lập; tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước; tranh chấp giữa nhà đầu tư trong nước hoặc doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư trong nước thành lập với các tổ chức kinh tế Việt Nam được giải quyết tại Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam.
3. Tranh chấp giữa cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư nước ngoài hoặc với doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư nước ngoài thành lập được giải quyết tại Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thanh viên có quy định khác.
4. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một nhà đầu tư nước ngoài; tranh chấp giữa nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án PPP với tổ chức, cá nhân nước ngoài được giải quyết tại một trong các cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Trọng tài Việt Nam;
b) Tòa án Việt Nam;
c) Trọng tài nước ngoài;
d) Trọng tài quốc tế;
đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
5. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài theo quy định tại hợp đồng dự án PPP và các hợp đồng liên quan là tranh chấp thương mại. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành theo quy định của pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài.
1. Cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này.
2. Hủy thầu, đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu khi phát hiện có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Chấm dứt, đình chỉ hợp đồng khi phát hiện có hành vi vi phạm hợp đồng hoặc quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Ngoài các hình thức xử lý vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14 và Luật số 40/2019/QH14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 1 như sau:
“3. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất;”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau:
“2. Trường hợp lựa chọn nhà thầu cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước thì doanh nghiệp phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 4 như sau:
“10. Doanh nghiệp dự án là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 12 Điều 4 như sau:
“12. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 6 như sau:
“4. Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
a) Nhà thầu tư vấn đấu thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu.”;
e) Sửa đổi, bổ sung điểm i khoản 1 Điều 8 như sau:
“i) Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất;”;
g) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 15 như sau:
“2. Dự án đầu tư có sử dụng đất, trừ trường hợp hạn chế đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.”;
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 40 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 như sau:
“4. Nguyên tắc, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, quyết định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 20 của Luật Giá số 11/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 61/2014/QH13 như sau:
“2. Kịp thời điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi, riêng giá sản phẩm, dịch vụ công trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được điều chỉnh theo từng thời kỳ quy định tại hợp đồng dự án.”.
4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau:
“2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung. Doanh nghiệp và tổ chức đầu tư, kinh doanh khác được thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 13 như sau:
“1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập chuỗi phân phối sản phẩm. Doanh nghiệp và tổ chức đầu tư, kinh doanh khác được thành lập chuỗi phân phối sản phẩm.”.
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 39 của Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 như sau:
“2. Tổ chức sự nghiệp công lập về khí tượng thủy văn cung cấp dịch vụ khí tượng thủy văn theo chức năng, nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định phù hợp với quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; được khai thác các sản phẩm, dịch vụ khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân khác trên cơ sở đặt hàng hoặc thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ khí tượng thủy văn theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.”.
6. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 40/2019/QH14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 36 như sau:
“3. Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trên diện tích đất được xác định để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo quy hoạch được phê duyệt để cho thuê, cho thuê mua, bán cho người được tái định cư.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 53 như sau:
“1. Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trên diện tích đất được xác định để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định để cho thuê, cho thuê mua.”;
c) Bãi bỏ điểm b khoản 3 Điều 40, điểm b khoản 1 Điều 114.
7. Bãi bỏ điểm c khoản 4 và khoản 5 Điều 30, khoản 4 Điều 51 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14.
1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này và đáp ứng quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì thực hiện các bước tiếp theo theo quy định của Luật này. Trường hợp phải điều chỉnh chủ trương đầu tư thì thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Luật này;
b) Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì thực hiện các bước tiếp theo theo quy định của Luật này mà không phải thực hiện lại thủ tục phê duyệt dự án theo quy định của Luật này; phải phê duyệt bổ sung nội dung quy định tại khoản 6 Điều 23 của Luật này trong trường hợp chưa tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
c) Đối với dự án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nếu có tỷ lệ vốn nhà nước trong dự án PPP lớn hơn tỷ lệ quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật này thì không phải điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước.
2. Dự án không thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này hoặc không đáp ứng quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này mà đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa phê duyệt kết quả sơ tuyển nhà đầu tư hoặc chưa phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với dự án không áp dụng sơ tuyển thì dừng thực hiện.
3. Dự án PPP đang tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện như sau:
a) Trường hợp đã phê duyệt kết quả sơ tuyển nhà đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật này;
b) Trường hợp đã phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành nhưng đóng thầu sau ngày 31 tháng 12 năm 2020 thì bên mời thầu có trách nhiệm gia hạn thời gian đóng thầu để sửa đổi hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo quy định của Luật này mà không dẫn đến điều chỉnh chủ trương đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt;
c) Trường hợp đã có kết quả lựa chọn nhà đầu tư nhưng việc đàm phán, ký kết hợp đồng được thực hiện sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì cơ quan ký kết hợp đồng có trách nhiệm tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng căn cứ vào kết quả lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo quy định của Luật này mà không dẫn đến điều chỉnh chủ trương đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt.
4. Hợp đồng dự án được ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo quy định của hợp đồng dự án.
5. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, việc chuyển tiếp thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) được thực hiện như sau:
a) Dự án chưa phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì dừng thực hiện; trường hợp đã phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì tiếp tục thực hiện căn cứ vào hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và quy định của pháp luật tại thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
b) Dự án đã có kết quả lựa chọn nhà đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì cơ quan ký kết hợp đồng có trách nhiệm tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng căn cứ vào kết quả lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và quy định của pháp luật tại thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
c) Dự án đã ký kết hợp đồng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện việc triển khai thực hiện dự án, thanh toán theo quy định của hợp đồng BT đã ký kết và quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng;
d) Dừng triển khai dự án mới áp dụng loại hợp đồng BT.
6. Dự án áp dụng loại hợp đồng BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư thì dừng thực hiện kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2020.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Law No. 64/2020/QH14 |
Hanoi, June 18, 2020 |
ON PUBLIC – PRIVATE PARTNERSHIP INVESTMENT
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly hereby promulgates the Law on Public – Private Partnership Investment.
This Law provides for public - private partnership investments; state management, rights, obligations and responsibilities of entities, organizations and individuals involved in public - private partnership investments.
Article 2. Subjects of application
This Law provides for public - private partnership (abbreviated to PPP) investments; state management, rights, obligations and responsibilities of entities, organizations and individuals involved in public - private partnership investments.
For the purposes of this Law, terms used herein shall be construed as follows:
1. Pre-feasibility study report refers to a written document describing the subject matters of a preliminary study, including necessity, feasibility and effectiveness of a PPP investment project (hereinafter referred to as PPP project), as a basis for competent authorities’ grant of investment policy decisions.
2. Feasibility study report refers to a written document describing subject matters of the study relating to the necessity, feasibility and efficiency of a PPP project as a basis for competent authorities’ approval of that project.
3. Bid guarantee refers to an investor's implementation of one of security forms, such as leaving a deposit, depositing funds into escrow accounts or standing surety by a credit institution, foreign bank branch or insurance enterprise lawfully operating in Vietnam prior to the tender closing time or date in order to ensure the bidder’s participation in a bid.
4. Performance guarantee refers to a PPP project enterprise's implementation of one of the security forms, such as leaving a deposit, depositing funds into escrow accounts or standing surety by a credit institution, foreign bank branch or insurance enterprise lawfully operating in Vietnam in order to ensure execution of contracts by a PPP project investor or enterprise.
5. Lender means an organization or individual that lends funds to a PPP project investor or enterprise to execute a PPP project contract.
6. Bid solicitor refers to a unit with expertise and competence assigned by a competent agency to organize the selection of investors.
7. Shortlist refers to the list of successfully prequalified investors when participating in an open bid subject to prequalification requirements or the list of investors invited to participate in a competitive negotiation.
8. PPP project enterprise refers to an enterprise established by an investor to serve the sole purpose of concluding and executing PPP project contracts.
9. PPP project is a set of proposals related to the investment to provide public products and services through the implementation of one or the following activities:
a) Construction, operation and business of infrastructure works and systems;
b) Renovation, upgradation, expansion, modernization, operation and business of available works and systems;
c) Operation and business of available infrastructure works and systems.
10. Public - private partnership investment refers to a form of investment carried out by the fixed-term cooperation between the state and a private-sector investor through conclusion and execution of a PPP project agreement in order to call for private sector involvement in a PPP project.
11. PPP project preparation unit is the unit assigned by the competent agency to prepare pre-feasibility study reports, feasibility study reports, and perform other related tasks.
12. Prequalification application means all documents prepared by a bidder and submitted to a bid solicitor according to requirements of an invitation for prequalification.
13. Bidding documentation means all documents prepared by a bidder and submitted to a bid solicitor according to requirements of an invitation to bid.
14. Invitation for prequalification means all documents for request for a bidding investor’s competence and experience as a basis for the bid solicitor’s shortlisting.
15. Bidding invitation means all documents used for selecting investors, including requirements for project implementation set forth as a basis for an investor’s preparation of bidding documentation, and a bid solicitor’s evaluation of bidding documents and contract negotiation in order to select investors who meet project execution requirements.
16. PPP project contract means a written agreement between a contracting authority and a PPP project investor or enterprise on the State's concession to that investor or PPP project enterprise to execute a PPP project according to provisions of this Law, including the following types of contracts:
a) Build – Operate – Transfer contract (hereinafter referred to as BOT contract);
b) Build - Transfer - Operate contract (hereinafter referred to as BTO contract);
c) Build - Own - Operate contract (hereinafter referred to as BOO contract);
d) Operate - Manage contract (hereinafter referred to as O&M contract);
dd) Build - Transfer - Lease contract (hereinafter referred to as BTL contract);
e) Build - Lease - Transfer contract (hereinafter referred to as BLT contract);
g) Mixed contract prescribed in Clause 3 of Article 45 of this Law.
17. Investor selection means the process of identifying investors with sufficient competence, experience, and feasible solutions to implement PPP projects on the principle of ensuring competition, fairness, transparency and economic efficiency.
18. PPP investor (hereinafter referred to as investor) is an independent legal entity established under the provisions of law, or established by entering into partnership amongst multiple legal entities involved in PPP investments.
19. State capital comprises state budget capital or capital from lawful revenues retained as investment or regular expenditures belonging to the state budget’s spending tasks.
Article 4. Investment sector, size and classification of PPP projects
1. PPP investment sectors, including:
a) Transportation;
b) Power grids, power plants, except hydropower plants and those subject to the state monopoly requirement as provided in the Law on Electricity;
c) Water resources and irrigation; clean water supply; water drainage and wastewater treatment; waste management and disposal;
d) Healthcare; education – training;
dd) Information technology infrastructure.
2. Minimum investment capital requirement for a PPP project shall be prescribed as follows:
a) The minimum capital requirement of not less than VND 200 billion shall be imposed on projects in the sectors specified in points a, b, c and dd of clause 1 of this Article. In case where projects are executed in areas facing socio-economic difficulties or extreme socio-economic difficulties under the provisions of laws on investment, they must meet the minimum capital requirement of not less than VND 100 billion;
b) The minimum capital requirement of not less than VND 100 billion shall be imposed on the projects in the sectors specified in point d of clause 1 of this Article;
c) Regulations on the minimum capital requirement laid down in point a and b of this clause shall not apply to O&M projects.
3. PPP projects shall be classified by the jurisdiction to issue investment policy decisions, including:
a) PPP projects falling under the National Assembly’s delegated authority to grant investment policy decisions;
b) PPP projects falling under the Prime Minister's delegated authority to issue investment policy decisions;
c) PPP projects falling under the authority to grant investment policy decisions delegated to Ministers, heads of central authorities and other entities specified in clause 1 of Article 5 in this Law;
d) PPP projects falling under the authority to grant investment policy decisions delegated to provincial People’s Councils.
4. The Government shall elaborate on investment sectors prescribed in clause 1 and minimum capital requirements imposed on specific investment sectors as provided in clause 2 of this Article.
Article 5. Competent authorities and authorities signing PPP contracts
1. Competent authorities, including:
a) Ministries, Ministry-level agencies, governmental agencies, central bodies affiliated to political organizations, Supreme People’s Procuracy, Supreme People’s Court, State Audit, Office of the President, Office of the National Assembly, and central bodies of Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations (hereinafter referred to as Ministries and/or central authorities);
b) Provincial People’s Committees;
c) Agencies and organizations set up by the Government and the Prime Minister, and assigned make state budget estimates according to the provisions of law on state budget (hereinafter referred to as other authorities).
2. Authorities signing PPP contracts, including:
a) Competent authorities prescribed in clause 1 of this Article;
b) Entities and units authorized by competent authorities to sign contracts as provided in clause 4 of this Article.
3. In cases where projects fall under the management of multiple competent authorities prescribed in Clause 1 of this Article, or in case of change of competent authorities, these authorities shall report to the Prime Minister to seek his decision to designate an authority as the competent authority.
4. Competent agencies may authorize their directly controlled agencies or units to act as authorities signing contracts to execute PPP projects within their competence.
Article 6. PPP Project Assessment Boards
1. PPP Project Assessment Boards, including:
a) State Assessment Board tasked with carrying out an assessment of pre-feasibility study reports and feasibility study reports for PPP projects falling under the National Assembly’s delegated authority to grant investment policy decisions;
b) Interdisciplinary Assessment Board specialized in carrying out an assessment of pre-feasibility study reports and feasibility study reports for PPP projects falling under the Prime Minister’s delegated authority to grant investment policy decisions;
c) State Assessment Board tasked with carrying out an assessment of pre-feasibility study reports and feasibility study reports for PPP projects falling under the authority to grant investment policy decisions delegated to Ministers, Heads of central or other bodies or provincial People’s Councils, except assessment tasks assigned to units directly controlled by competent authorities referred to clause 3 of this Article.
2. The Prime Minister shall decide to set up PPP Project Assessment Boards prescribed at Points a and b of Clause 1 of this Article upon the request of the Minister of Planning and Investment.
3. Based on the size, scale and significance of each project, the Minister, Head of central or other body, President of a provincial People's Committee shall establish grassroots-level Assessment Boards or assign their directly-controlled unit to conduct an assessment of pre-feasibility study reports and feasibility study reports for PPP projects.
4. The PPP Project Assessment Board and its subordinate unit performing the assessment tasks may hire an independent consultant to work for them.
5. The Government shall elaborate on this Article.
Article 7. PPP investment management principles
1. Ensuring relevance to related national socio-economic development strategies, plans and other planning schemes in accordance with law on planning.
2. Ensuring the effective management and use of State resources invested in PPP projects.
3. Carrying out the inspection, review, state audit and supervision of PPP projects must ensure that these activities do not obstruct normal investment and business activities of PPP investors and/or enterprises.
4. Ensuring open, transparent, fair, sustainable and efficient investments.
5. Ensuring the balancing between interests of the State, investors, users and the community.
Article 8. State management of PPP investments
1. Promulgate, propagate, disseminate and direct the implementation of legislative documents on PPP investments.
2. Review, evaluate and report on the implementation of PPP investments.
3. Examine, inspect and supervise the implementation of legal provisions on PPP investments.
4. Settle complaints, denunciations and sanction violations related to PPP investments; address any petitions or recommendations related to the investor selection process.
5. Organize and carry out investment promotion and international cooperation activities regarding PPP investments.
6. Provide instruction or support related to, and address any issue arising from, administrative procedures for carrying out PPP investment activities at the request of PPP project investors and enterprises.
Article 9. Transparency and disclosure of information about PPP investments
1. Information that must be made available on the Vietnam National E-Procurement System includes:
a) Information about investment policy decisions or decisions on approval of PPP projects;
b) Information about selection of investors, including invitation for prequalification, invitation to bid, shortlist, bidder selection results;
c) Information about selected investors in PPP projects and PPP project enterprises;
d) The main contents of a PPP project contract, including total investment; proportion of funds invested in a project; type of contract; duration of project implementation; prices and costs of each public product and service; fee or cost collection forms and locations (if any) and other necessary information;
dd) The settled amount of public investment capital invested in PPP projects in the case of using public investment capital;
e) Legislative documents regarding PPP investment;
g) Investor database;
h) Information on settlement of complaints, denunciations, petitions and sanctioning of violations of PPP investment law.
2. In addition to being posted on the National E-Procurement System, the information specified in Points a, b, c and d of Clause 1 of this Article must be made publicly available on websites (if any) of competent authorities.
3. All the information specified in Clause 1 of this Article should be published on other mass media.
Article 10. Prohibited acts related to PPP investment
1. Issuing investment policy decisions that are not conformable to public investment strategies, plans and programs; that fail to determine state-owned capital invested in those PPP projects that are subject to the requirement concerning use of state capital; that are made ultra vires or in breach of legally required processes and procedures prescribed in this Law.
2. Approving PPP projects in the absence of investment policies; not conforming to investment policies; ultra vires or in breach of legally required processes and procedures prescribed in this Law.
3. Competent authorities and contracting entities in collusion with consulting organizations and investors issue decisions on PPP investment policies and approval of PPP projects that result in any loss or waste of state capital, assets and national resources, and any harm or infringement on legitimate interests of citizens and the public.
4. Failing to ensure fairness and transparency during the process of investor selection, including the following acts:
a) Tender as an investor for projects in which the investor is the bid solicitor, the competent authority, the contracting authority or the entity functioning as the bid solicitor, the competent authority or the contracting authority;
b) Get involved in creating and concurrently reviewing documentation for invitation for prequalification, invitation to bid, and assessing bidding documents as well as verifying results of selection of investors bidding for the same project;
c) A person put under the control of a bid solicitor, a competent authority or a contracting authority directly participates in the investor selection process, or joins a team of experts or a team of verification of investor selection results; or is the head of a competent authority, a contracting authority or a bid solicitor, with respect to a project for which his/her natural father, mother, father-in-law, mother-in-law, mother-in-law, spouse, blood or adopted child, daughter-in-law, son-in-law, younger or elder sibling signs the name of the bidder or acts as the legal representative for an investor to bid.
d) Bear the name of the bidder for a project for which a competent authority, a contracting authority or a bid solicitor is the entity or organization where he/she has worked for 12 months before leaving.
5. Disclosing and receiving the following documents and information about the investor selection process:
a) Documents and information related to documentation for invitation for prequalification or invitation to bid before the time of issuance thereof as prescribed, except for cases where projects are subject to the requirement concerning market surveys and prior consultation with investors for preparation of such documentation;
b) Documents and information related to pre-qualification applications, bidding documents, reports of bid solicitors, reports of expert teams, assessment reports, reports of consulting contractors or reports of relevant professional bodies made in the investor selection process, prequalification results or investor selection results before they are disclosed according to regulations;
c) Other documents coming into existence during the investor selection process, if it is established that they contain state secrets prescribed by law.
6. Performing bid rigging acts as follows:
a) Entering into an agreement on bid withdrawal or withdrawal of the bid application already submitted in order for one or more parties to such agreement to win the bid;
b) Make an agreement to one or more parties to prepare bid applications for the bidders so that one or some parties to such agreement win the bid.
7. Transferring shares, contributed capital portions, rights and obligations in breach of the provisions of this Law and PPP contracts.
8. Ceasing the supply of public products and services other than those falling in the cases specified in PPP contracts.
9. Offering, taking and brokering bribes to gain advantage in performing PPP investment activities.
10. Abusing assigned titles and powers to appropriate, make personal gain from and commit acts of corruption while managing and using public investment capital invested in PPP projects; illegally interfering with the PPP project process.
11. Performing PPP investment acts by fraud, including:
a) Counterfeiting and falsifying information, records and documents related to decisions on investment policies and decisions on approval of PPP investment projects, selecting investors and implementing PPP investment projects in order to obtain illegal gain or evade any obligation;
b) Deliberately providing untruthful or biased information that falsifies approved investment policies, PPP projects, investor selection results, review, inspection, supervision or audit results, results of settlement of public investment capital, discharge and termination of PPP contracts;
c) Deliberately providing untruthful and biased information that falsifies data and figures regarding PPP project’s revenues in order to gain illicit profits.
12. Hindering detection and sanctioning of any violation against law on PPP investments.
Article 11. PPP project process
1. Unless otherwise provided in Clause 2 of this Article, the PPP project process shall be prescribed as follows:
a) Making and assessing pre-feasibility study reports, decisions on investment policies and project announcement;
b) Making, evaluating feasibility study reports, and approving projects;
c) Selecting investors;
d) Establishing PPP project enterprises and concluding PPP contracts;
e) Implementing PPP contracts.
2. For PPP projects using high technologies on the list of high technologies prioritized for investment in development thereof under the provisions of the law regarding high technologies and using new technologies according to the provisions of technology transfer law, PPP project process shall be subject to the following regulations:
a) Making and assessing pre-feasibility study reports, decisions on investment policies and project announcement;
b) Selecting investors;
c) Selected investors prepare feasibility study reports;
d) Assessing feasibility study reports, and approving projects;
dd) Implementing steps prescribed at point d and dd of Clause 1 of this Article.
3. In case where a PPP project has a construction work requiring an architectural proposal test, the test may be considered and approved under an investment policy decision prescribed in Clause 1 or Clause 2 of this Article. The architectural proposal test must comply with provisions of law on architecture.
4. Projects under public investment plans which are considered to be converted into PPP projects shall comply with the process specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article.
5. The Government shall elaborate on the PPP project process.
Section 1. PPP PROJECTS DEVELOPED BY COMPETENT AUTHORITIES
Article 12. Authority to issue decisions on policies for investment in PPP projects
1. The National Assembly shall be vested with authority to issue decisions on policies for investment in PPP projects that meet one of the following criteria:
a) Using public investment capital worth 10,000 billion dong or more;
b) Having substantial environmental impacts or posing potential risks in making serious environmental impacts, including nuclear power plants; using land subject to the requirement for conversion of uses from land for cultivating specialized forests, upstream protection forests or border protection forests which covers an area of 50 hectares or more; from land for protective forests used as wind or sand screens, wave breakers, or sea reclamation land, which covers at least 500 hectares; from land for production forests which covers a minimum area of 1,000 hectares;
c) Using land subject to the requirement for conversion of uses from arable land covering an area of 500 hectares or more for growing wet rice during at least two cropping seasons;
d) Resettling at least 20,000 inhabitants in mountainous areas or at least 50,000 inhabitants in other regions;
dd) Requiring special legal frameworks or policies subject to the National Assembly's decisions.
2. Except for the projects specified in Clause 1 of this Article, the Prime Minister shall be accorded authority to grant decisions on investment policies for PPP projects satisfying one of the following criteria:
a) Resettling at least 10,000 inhabitants in mountainous areas or at least 20,000 inhabitants in other regions;
b) Using central budget capital managed by ministries or central agencies with total investment equivalent to that in Group A projects in accordance with the law on public investment, or using ODA loans and preferential loans from foreign sponsors;
c) Investment in new construction: airports and airfields; runways of airports and airfields; passenger terminals of international airports; cargo terminals of airports and airfields with an annual cargo handling performance of 1 million tonnes or more;
d) Investment in new construction: harbors or port areas inside special seaports; wharves and port areas inside grade-I seaports with total investment equivalent to that in Group A projects in accordance with the law on public investment.
3. Ministers, Heads of central authorities and other agencies shall be authorized to grant decisions on investment policies for PPP projects under their management, except for the projects specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
4. Provincial People’s Councils shall be accorded authority to make decisions on policies for investment in PPP projects under their jurisdiction, except for the projects specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
5. In case of adjustment in policies for investment in PPP projects, authority to make decisions on policies for investment in PPP projects shall be subject to regulations laid down in Clause 2 of Article 18 herein.
Article 13. Procedures for making decisions on investment policies for PPP projects
1. Procedures for grant of decisions on investment policies for PPP projects falling under the National Assembly’s delegated authority shall be subject to the following regulations:
a) PPP project preparation unit prepares a pre-feasibility study report as a basis for the relevant competent authority to submit it to the Government, and concurrently send it to the Ministry of Planning and Investment;
b) The Ministry of Planning and Investment offers the Prime Minister a suggestion about setting up the State Assessment Board;
c) The State Assessment Board conducts an assessment of the submitted pre-feasibility study report. In case any project uses public investment capital, the evaluation of funding sources and the capability to balance investment capital shall be subject to law on public investment;
dd) The Government prepares complete documentation submitted to the National Assembly for its review and decision;
dd) The National Assembly’s affiliate verifies and reviews the Government’s submitted documentation;
e) The National Assembly considers ratifying resolutions regarding investment policies for PPP projects.
2. Procedures for grant of decisions on investment policies for PPP projects falling under the Prime Minister’s delegated authority shall be subject to the following regulations:
a) PPP project preparation unit prepares a pre-feasibility study report as a basis for the competent authority to send it to the Ministry of Planning and Investment;
b) The Minister of Planning and Investment offers the Prime Minister a suggestion about setting up the Interdisciplinary Assessment Board;
c) The Interdisciplinary Assessment Board conducts an assessment of the submitted pre-feasibility study report;
d) Ministry of Planning and Investment leads the evaluation of funding sources and capacity for balancing central government’s budget capital under the provisions of law on public investment in the case of PPP projects using central government’s budget capital before sending them to the Interdisciplinary Assessment Board;
dd) Local public investment authorities lead the evaluation of funding sources and capacity for balancing local government’s budget capital under the provisions of law on public investment in the case of PPP projects using local government’s budget capital before sending them to the Interdisciplinary Assessment Board;
e) The Interdisciplinary Assessment Board completes and sends an assessment report to the relevant competent authority;
g) Competent authority prepares complete documentation submitted to the Prime Minister for his review and decision;
h) The Prime Minister issues investment policy decisions.
3. Procedures for grant of decisions on investment policies for PPP projects falling under the authority to grant investment policy decisions delegated to Ministers, heads of central authorities and other bodies shall be subject to the following regulations:
a) PPP project preparation units prepare pre-feasibility study reports as a basis for Ministers and heads of central authorities and other bodies to consider issuing decisions;
b) Grassroots-level Assessment Boards or authorized units carry out the assessment of pre-feasibility study reports;
c) Public investment authorities under the control of Ministries, central authorities and other bodies lead the evaluation of funding sources and capacity for balancing public investment capital under the provisions of law on public investment in the case of PPP projects using public investment capital before sending them to the Grassroots-level Assessment Boards or authorized assessment units;
d) Grassroots-level Assessment Boards or authorized assessment units complete and send assessment reports to PPP project preparation units;
dd) PPP project preparation units prepare complete documentation for submission to Ministers and heads of central authorities and other bodies for their review and decision;
e) Ministers, heads of central authorities and other bodies issue their investment policy decisions.
4. Procedures for grant of decisions on investment policies for PPP projects falling under the delegated authority of provincial People’s Councils shall be subject to the following regulations:
a) PPP project preparation units prepare pre-feasibility study reports for submission to provincial People’s Committees;
b) Grassroots-level Assessment Boards or authorized assessment units carry out the assessment of pre-feasibility study reports;
c) Local public investment lead the evaluation of funding sources and capacity for balancing public investment capital under the provisions of law on public investment in the case of PPP projects using public investment capital before sending them to Grassroots-level Assessment Boards or authorized assessment units;
d) Grassroots-level Assessment Boards or authorized assessment units complete and send assessment reports to PPP project preparation units;
dd) PPP project preparation units prepare complete documentation as a basis for provincial People's Committees to submit them to provincial People's Councils for their review and decision;
e) Provincial People’s Councils issue investment policy decisions.
5. As for PPP projects using regular expenditures or lawful revenues reserved for regular spending purposes by state authorities or public service units for making payments to PPP project enterprises, or using state budget reserves for offsetting reduced revenues, financial institutions at all levels evaluate the capability of balancing the budget according to the provisions of law on state budget, and send them to PPP Project Assessment Boards or assigned assessment units for a general report submitted to competent authorities to seek their investment policy decisions.
Article 14. Selection of PPP projects and formulation of pre-feasibility study reports for PPP projects
1. Requirements for a project’s eligibility for PPP investment shall comprise:
b) Necessity of making investment;
b) The selected project falls within the sectors prescribed in clause 1 of Article 4 in this Law and meets the minimum total investment requirement prescribed in clause 2 of Article 4 herein;
c) The selected project is not the duplicate of the PPP project obtaining an investment policy decision or a project approval decision;
d) PPP investment approach brings about more benefits than other investment approach;
dd) State capital may be available on demand.
2. Bases for preparation of pre-feasibility study reports shall include:
a) National socio-economic development strategies, plans and other planning schemes in accordance with law on planning;
b) Provisions of this Law and other regulations of other laws related to the sectors where projects invest;
c) Other relevant legislative documents.
3. Pre-feasibility study report shall contain the following main subject matters:
a) Necessity of making investment; more advantages provided by PPP investment than other investment form; effects of PPP projects on the community and population living within these projects;
b) Objectives; proposed scale, location and time of execution of projects, land and other natural resource demands;
c) Preliminary design plans under the construction law for projects with construction components, other relevant laws for projects without construction components; preliminary explanatory notes or interpretations on technical and technological plans; preliminary division of component projects (if any);
d) Preliminary assessment of the socio-economic efficiency of the project; preliminary assessment of environmental impacts in accordance with legislative regulations on environmental protection as applied to public investment projects;
dd) Preliminary total investment estimate; preliminary assessment of the project's financial plan; proposal for use of state capital invested in the project (if any); proposal for application of the method of payment to the investor with respect to BTL or BLT projects;
e) Proposed PPP contract type; investment incentive and guarantee forms; mechanism for distribution of reduced revenues.
Article 15. Assessment of pre-feasibility study reports for PPP projects
1. Documentation on assessment of PSR shall comprise:
a) Written request for assessment;
b) Draft application for decision on investment policy;
c) Pre-feasibility study report;
d) Other legislative materials related to the project.
2. Assessment of a pre-feasibility study report shall mainly focus on the followings:
a) Conformity with requirements for a project’s eligibility for PPP investment specified in Clause 1 of Article 14 herein;
b) Relevance to bases for formulation of pre-feasibility study report prescribed in clause 2 of Article 14 herein;
c) Efficiency of investment; capital recovery;
d) Relevance of the PPP contract type;
dd) Mechanism for distribution of revenue reductions;
e) Funding sources and capital balancing capability of PPP projects using state capital.
Article 16. Request documentation for investment policy decisions for PPP projects
1. Request form for investment policy decision.
2. Draft decision on investment policy.
3. Pre-feasibility study report.
4. Assessment report on pre-feasibility study report; review and verification report on projects falling under the National Assembly's delegated authority to grant investment policy decision.
5. Other legislative materials related to the project.
Article 17. Information included in an investment policy decision for a PPP project
1. An investment policy decision shall include the following main information:
a) Project name;
b) Competent authority’s name;
c) Objectives; proposed project scale, site and time of execution of the project, land and other natural resource demands;
d) Proposed PPP contract type;
dd) Preliminary total investment estimate; preliminary financial plan: structure of funds invested in the project, expected price bracket, and prices of public products and services with respect to projects applying the mechanism for collecting fees directly from users;
e) Mechanism for guarantee of investment and distribution of revenue reductions.
2. As for projects using high or new technologies, apart from those prescribed under the provisions of Clause 1 of this Article, an investment policy decision also includes the bid solicitor's name, investor selection form and time of investor selection event.
Article 18. Modification of PPP investment policy
1. PPP investment policy shall be adjusted if the PPP project's objectives, location, scale or type of contract is changed, and the total investment is increased by 10% or more, or the value of state capital invested in the PPP project is increased, due to the following causes:
a) A project is affected by force majeure events;
b) Relevant planning, policies and laws change;
c) Pre-feasibility study report is modified.
2. Competent authorities mandated to make decisions on policies for investment in PPP projects shall be authorized to issue decisions to modify policies for investment in those projects and shall be responsible for such decisions.
3. Procedures for a competent authority’s grant of a decision to modify an investment policy for a PPP project shall be subject to regulations laid down in Article 13 applied to adjustments or modifications.
4. Documentation on modification of an investment policy, including:
a) Request form for adjustment or modification of investment policy;
b) Contents of a pre-feasibility study report subject to adjustment or modification;
c) Report on inspection and review of modified or adjusted contents of a pre-feasibility study report;
d) Other legislative materials related to the project.
Article 19. Contents of a feasibility study report for a PPP project
1. The PPP project preparation unit shall make a feasibility study report, based on investment policy decisions.
2. Main subject matters of a feasibility study report, including:
a) Necessity of making investment; more advantages provided by PPP investment than other investment form; results of response to comments on the impacts of PPP projects upon receipt of opinions from People's Councils, People's Committees, Vietnam Fatherland Front of the provinces where the projects are located, or investment-related trade associations;
b) Relevance to related national socio-economic development strategies, plans and other related planning schemes in accordance with law on planning;
c) Objectives; scale; location; land and other natural resource demands;
d) Project execution time and schedule, including contract term and construction time for projects with construction components;
dd) Explanatory notes on requirements concerning technical or technological plans, quality standards of construction works, infrastructure systems or public products and services; design dossiers prescribed under construction and other relevant laws; connection between component projects (if any);
e) PPP contract type; project-related risk analysis and risk management measures;
g) Investment incentive or guarantee form, mechanism for splitting of reduced revenues;
h) Total investment; financial plan; estimated state capital and corresponding management and use method (if any); results of survey of interest of investors and lenders (if any); capability to raise capital for implementation of projects; plans for organization of management, business or provision of public products and services;
i) Socio-economic efficiency; environmental impact assessment report prepared in accordance with law on environmental protection.
Article 20. Documentation requirements and contents of assessment of a feasibility study report for a PPP project
1. Documentation requirements of assessment of a feasibility study report shall comprise:
a) Written request for assessment;
b) Application form for approval of the project;
c) Full texts of the feasibility study report;
d) Full texts of the decision on investment policy;
dd) Other legislative instruments related to the project.
2. Assessment of a feasibility study report shall mainly focus on the followings:
a) Conformity with legal bases;
b) Necessity of making investment;
c) Relevance to requirements concerning technical and technological plans, quality requirements and standards of the project, infrastructure systems or public products or services. The assessment of matters related to design, technical, technological documents and quality standards shall comply with regulations of law on construction and other relevant laws;
d) Relevance of the PPP contract type;
dd) Financial feasibility; plans for organization of management, business or provision of public products and services;
dd) Socio-economic effectiveness.
Article 21. Authority to approve PPP projects
1. The Prime Minister shall be vested with authority to approve the projects referred to in clause 1 of Article 12 herein.
2. Ministers, Heads of central authorities and other agencies shall be authorized to approve the projects under their management as prescribed in Clause 2 and 3 of this Law.
3. Presidents of provincial People’s Committees shall be mandated to approve the projects under their management as prescribed in Clause 2 and 4 of Article 12 in this Law.
Article 22. Documentation requirements for approval of PPP projects
1. Application form for approval of the project.
2. Draft decision on approval of the project.
3. Feasibility study report.
4. Report on assessment of feasibility study report.
5. Full texts of the decision on investment policy.
6. Other legislative materials related to the project.
Article 23. Contents of the investment policy decision for a PPP project
An investment policy decision for a PPP project shall include the following main information:
1. Project name;
2. Contract signatory’s name;
3. Objectives; scale; location; time of project execution; land and other natural resource demands;
4. PPP contract type;
5. Total investment; structure of capital invested in the project; prices and charges of public products and services for projects applying the contract under which the mechanism for direct fee collection from users is carried out;
6. Name of the bid solicitor, form of investor selection, time of investor selection, except for the case specified in Clause 2 of Article 17 in this Law.
Article 24. Modification of PPP project
1. Feasibility study report may be revised if:
a) A project is affected by force majeure events;
b) Elements bringing about higher efficiency for the project appear;
c) There is any changes in the planning, relevant policy or law directly affecting objectives, location and scale of the project;
d) Selection of the investor in implementation of the project fails.
2. If any change in a feasibility study report results in any change in objectives, scale, location and type of PPP contract, or an increase of at least 10% or appreciation in state capital invested in a PPP project, processes and procedures for grant of decision on adjustment of investment policy must be carried out before seeking the relevant competent authority’s decision on approval of modification of the project.
3. Authority, processes and procedures for assessment of and approval of modification of a PPP project shall be subject to regulations laid down in Article 19, 20, 21, 22 and 23 of this Law with respect to modifications or revisions.
4. Documentation requirements for modification or revision of a PPP project shall include:
a) Application form for approval of modification of the project;
b) Draft decision on approval of modification of the project;
c) Report on inspection and review of modified or adjusted contents of a feasibility study report;
d) Other legislative materials related to the project.
Article 25. Public disclosure of PPP projects
1. Within 10 days from the date of issuance of the decision on investment policy, the decision on adjustment in the investment policy (if any), the decision on approval of the project, the decision on approval of the adjustment (if any), the competent authority shall make information about the project publicly available under the provisions of Clause 2 of this Article.
2. Project details to be publicly disclosed shall comprise:
a) Decision on investment policy, decision on adjustment in investment policy (if any);
b) Decision on approval of the project, decision on approval of adjustment in the project (if any);
c) Information about the contact address of the relevant competent authority, contract signatory and bid solicitor.
Section 2. PPP PROJECTS PROPOSED BY INVESTORS
Article 26. Requirements of an investor-proposed PPP project
1. An investor-proposed PPP project must meet the following requirements:
a) Conforming to eligibility requirements of a project for PPP investment specified at Point a, b, c and d of Clause 1 of Article 14 in this Law;
b) Ensuring that a PPP project is not duplicated with other PPP projects for which competent authorities have prepared pre-feasibility study reports or approved of other investors preparing pre-feasibility study reports;
c) Conforming to the national socio-economic development strategies, plans and other relevant planning schemes in accordance with law on planning.
2. The open tendering and competitive negotiation for projects proposed by investors must be conducted according to the provisions of Article 37 or Article 38 of this Law.
Article 27. Procedures for preparation of investor-proposed PPP projects
1. Procedures for preparation of the proposal documentation shall be as follows:
a) The investor submits the written proposal form for implementation of a PPP project to a relevant competent authority. In case where a receiving competent authority cannot be identified, it shall be sent to the state PPP investment authority;
b) The competent authority considers responding in writing that the investor approves or refuses the investor’s bid for preparation of the pre-feasibility study report. The written approval may delineate the way to coordinate with a competent authority’s affiliates, requirements concerning the deadline for submission of an investor’s project proposal and other relevant matters; in case of disapproval, clearly stating the reasons;
c) In case of being approved by a competent authority, the investor prepares a project proposal, including: pre-feasibility study report, documents and records on the investor’s legal status, capacity and experience;
d) The investor sends the proposal documentation to the competent authority;
dd) If the project proposal documentation is not approved, the investor shall bear all costs and risks.
2. Projects proposed by investors shall be subject to the assessment and investment policy decision according to the provisions of Article 6, 12, 13, 14, 15, 16 and 17 of this Law.
3. Feasibility study report formulation and assessment, and project approval procedures shall be carried out as follows:
a) The investor takes charge of preparing the feasibility study report under Article 19 herein;
b) The feasibility study report prepared by the investor shall be subject to the assessment conducted under Article 20 herein;
c) The project is approved under the regulations laid down in Article 21, 22 and 23 herein;
d) If the project is not approved, the investor shall bear all costs and risks.
4. Project announcement procedures shall be subject to the following regulations:
a) After an investor-proposed project obtains the investment policy decision or the project approval decision from a relevant competent authority, the competent authority shall publish project information in accordance with Article 25 of this Law and name of the investor proposing the project;
b) For projects containing information related to intellectual property rights, trade secrets, technologies or capital raising agreements for project execution subject to the confidentiality requirement, the investor agree with a relevant competent authority about unpublished information.
5. The adjustment or modification of a PPP project investment policy shall be subject to regulations laid down in Article 18 herein while the adjustment or modification of a PPP project shall be subject to regulations laid down in Article 24 herein.
6. Costs of preparation of the pre-feasibility study report or the feasibility study report shall be charged into total investment in the project. In case where the investor submitting the project proposal is not selected, the expenses incurred from making the pre-feasibility study report or the feasibility study report shall be reimbursed by the selected investor.
7. The Government shall elaborate on this Article.
Section 1. GENERAL PROVISIONS REGARDING INVESTOR SELECTION
Article 28. Investor selection procedures
1. An investor shall be selected according to the following procedures:
a) Drawing up the shortlist (where applicable);
b) Making preparations for selection of the investor;
c) Selecting investors;
d) Evaluating bidding documents;
dd) Submitting, assessing, approving and publishing investor selection results;
e) Negotiating, finalizing and concluding a PPP contract, and publishing contract information.
2. Based on the specific conditions of each project, the competent authority draws up a shortlist after issuing an investment policy under Point a of Clause 1 of Article 11 in this Law, or after approving the project under Point b of Clause 1 of Article 11 herein.
3. Selecting an investor according to the procedures specified in Clause 1 of this Article on the Vietnam National E-Procurement System shall conform to the schedule set by the Minister of Planning and Investment.
4. The investor whose project proposal has been accepted shall be entitled to the preferential treatment during the bid evaluation process.
5. The selected investor committed to hiring domestic contractors, and using domestic goods, supplies, materials and equipment, shall be given preference during the bid evaluation process.
6. The Government shall elaborate on this Article.
Article 29. Investor’s lawful status
An investor in lawful status must meet the following requirements:
1. Having an establishment and operation registration certificate issued by a competent authority of the country or territory in which that investor is operating;
2. Carrying out the independent financial accounting regime; ensuring competitive investor selection;
3. Not in the dissolution process; not falling into the case of insolvency in accordance with the law on bankruptcy;
4. Not subject to any prohibition against participation in PPP investment activities;
5. Enterprises with 100% state-owned capital must enter into partnership with private sector investors to participate in the bidding process;
6. Investors established under foreign laws must meet market access conditions when participating in the process of selection of investors in projects in the relevant conditional sectors and trades, subject to the provisions of the law on investment.
Article 30. Assurance of competitive investor selection
Bidding investors must display legal and financial independence from the parties hereunder:
1. The party giving counsel on preparation of the pre-feasibility study report or feasibility study report, except for cases where the project is proposed by an investor;
2. The party giving counsel on the assessment of the pre-feasibility study report or the feasibility study report;
3. The party giving counsel on the formulation and assessment of the invitation for prequalification and the invitation for bid; the evaluation and inspection of prequalification or investor selection results;
4. The competent authority, the contract signatory and the bid solicitor.
Article 31. Domestic or international investor selection
1. The selection of domestic investors shall be made in the forms prescribed in Articles 37, 38, 39 and 40 of this Law. Only investors established under Vietnamese law may participate in this selection process.
2. The selection of international investors shall be made in the forms prescribed in Articles 37, 38, 39 and 40 of this Law. Both investors established as per foreign law and those established as per Vietnamese law may participate in this selection process.
3. The process of selection of international investors may be applied to all PPP projects, except:
a) Projects in the industries and trades without the authorization for market access in which foreign investors make their investment in accordance with the law on investment;
b) Projects subject to the requirements concerning national defence, security and state secrets.
Article 32. Language used in the investor selection process
The language used in the process of selection of domestic investors shall be Vietnamese; the language used in the process of selection of international investors shall be either English or Vietnamese and English.
1. Based on the scale and nature of each project, the value of a bid guarantee shall be specified in the invitation for bid at a determined rate of between 0.5% and 1.5% of total investment of the project.
2. The period of validity of the bid guarantee specified in the invitation for bid shall be equal to the validity period of the bid plus 30 days.
3. In case of extension of the validity period of a bid, the bid solicitor must request the investor to give an extension equivalent to the period of validity of the bid guarantee provided that the contents of the submitted bid are not changed. In case the investor refuses to give such extension, the bid will be no longer valid and eliminated.
4. In case a partnership participates in a bid, each partner member can provide a separate bid guarantee or can enter into an agreement under which a partner member is responsible for providing the bid guarantee for both that partner member and others joining the partnership. Total value of a bid guarantee shall not be less than the value requested in the invitation for bid. In case where there is a member in the partnership violating the provisions of Clause 6 of this Article, the bid guarantees provided by all member partners shall not be refunded.
5. Bid solicitors must return or release bid guarantees to unsuccessfully bidding investors within the time limit specified in the invitation for bid, but not longer than 14 days from the date on which the results of investor selection are approved. With regard to the selected investor, their bid guarantee shall be returned or released after the PPP project enterprise established by the investor has fulfilled their obligations specified in the contract performance security (or performance bond) as prescribed in Article 48 herein.
In case an investor refuses to give an extension as prescribed in Clause 3 of this Article, the bid solicitor must return or release the bid guarantee to the investor within 14 days from the date on which the bid solicitor has received the written document on refusal of extension.
6. Bid guarantees shall not be returned in the following cases:
a) Investors withdraw their bids during the validity of these bids;
b) The investor violates the law on bidding to the extent that such violation leads to the bid cancellation as prescribed at Point dd of Clause 1 of Article 34 herein;
c) The investor has not conducted or refused to negotiate or finalize the contract within 30 days of receipt of the bid-winning notice from the bid solicitor, or has negotiated and finalized the contract but refused to sign the contract, except in force majeure cases;
d) PPP project enterprises established by investors has failed to fulfill their obligations specified in the contract performance security (or performance bond) as prescribed in Article 48 herein.
1. Bid cancellation shall occur in the following cases:
a) All applications for prequalification and bidding documents do not meet the requirements of the invitation for prequalification or the invitation for bid;
b) Objectives and scale mentioned in the invitation for prequalification or the invitation for bid change;
c) The invitation for prequalification or the invitation for bid fails to comply with regulations laid down in this Law or other relevant laws to the extent that the selected investor fails to meet the requirements for project implementation;
c) The investor selection process is carried out in breach of regulations laid down in this Law or other relevant laws to the extent that competition between investors is restricted;
dd) There is any proof of bribe offer, receipt or brokerage, bid rigging, fraud, abuse of position and power with the intention of illegally interfering in bidding activities to the extent that such acts falsify results of investor selection.
2. Organizations and individuals that commit violations to the extent of bid cancellation as prescribed at Points c, d and dd of Clause 1 of this Article shall pay compensation to related parties and shall be subject to actions prescribed by law.
Article 35. Bid solicitor’s responsibilities during the investor selection process
1. Assume responsibility before law and to competent authorities for the investor selection process.
2. Ensure faithfulness, objectivity and equality.
3. Pay compensation in accordance with laws.
4. Keep documents or records confidential.
5. Store relevant information provided in law on archives.
Article 36. Handling of investor selection situations arising in the project execution process
1. Handling of investor selection situations arising in the project execution process means any response to cases arising that has not been prescribed clearly and in detail herein.
2. Competent authorities and bid solicitors shall be responsible before law for situation handing decisions on the basis of ensuring conformity with the following principles:
a) Such decisions must be issued to ensure competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency;
b) Such decisions must be made based on the investment policy decision; the project approval decision; the invitation for prequalification; prequalification applications or bidding documents; prequalification results, investor selection results; the contract that has been signed with the selected investor; actual situation of project implementation.
3. The Government shall elaborate on this Article.
Section 2. INVESTOR SELECTION APPROACHES
1. Open bidding is an approach to selecting investors in which the number of participating investors is not limited.
2. Open bidding must be applied to all PPP projects, except the cases specified in Articles 38, 39 and 40 of this Law.
Article 38. Competitive negotiation
Competitive negotiation approach shall be employed in the following cases:
1. No more than 03 investors meeting project execution requirements are invited to attend;
2. Projects use high technologies on the list of high technologies prioritized for investment and development thereof under the provisions of the law regarding high technologies;
3. Projects use high technologies prescribed in law on technology transfer.
Article 39. Investor appointment
1. The approach to appointing investors shall be employed in the following cases:
a) Projects need to meet the requirements concerning national defence, security and state secret;
b) Projects need to immediately select a substitute investor in accordance with Point a of Clause 4 of Article 52 in this Law to ensure continuity in the project implementation process.
2. The authority having competence in granting the decision on approval of projects shall decide the investor appointment; in case of appointment of an investor in the project prescribed at Point a of Clause 1 of this Article, prior to appointment of the investor, the Prime Minister's consent must be obtained upon consultation with the Ministry of National Defense and/or the Ministry of Public Security about national defense, security and state secret protection requirements.
Article 40. Investor selection taking place in certain special cases
1. In case where conditions arising in a PPP project are so specific or particular that the investor selection approaches referred to in Article 37, 38 and 39 of this Law cannot be applied, competent authorities shall seek the Prime Minister’s decision on the investor selection plan.
2. Documentation submitted to the Prime Minister to seek his decision shall include the followings:
a) Basic project information;
b) Explanation about specific or particular conditions of a project;
c) Plan for selection of investors in special cases shall describe the following information: investor selection steps; specific solutions to address specific and particular characteristics of the project which are proposed to ensure the investment efficiency of the project.
Section 3. METHODS AND STANDARDS FOR EVALUATION OF PREQUALIFICATION OR BIDDING DOCUMENTS
Article 41. Methods and standards for evaluation of prequalification applications
1. Evaluation of an application for prequalification shall be made by employing the scoring method according to the 100 or 1,000-point grading system referred to in the application for prequalification. The scoring method shall be developed based on the evaluation standards for prequalification applications as specified in Clause 2 of this Article.
2. Standards for evaluation of pre-qualification applications shall include the following basic details:
a) Financial - commercial capacity and experience, capital arrangement capability; experience in execution of similar projects.
In the case of a partnership, the investor’s capability and experience shall be determined by the aggregate capacity and experience of member partners; any investor as the head of a partnership must contribute at least 30% of their capital to the partnership’s equity while each member partner must contribute at least 15% of their capital to the partnership’s equity;
b) Preliminary project execution plan and project implementation commitment;
c) Past disputes and claims related to contracts that have been being executed.
Article 42. Methods and standards for evaluation of bidding documents
1. Capability and experience evaluation shall be made according to the 100 or 1,000-point grading system referred to in the bidding documentation. Standards for capability and experience evaluation shall be subject to provisions laid down in clause 2 of Article 41 herein.
2. The technical evaluation shall be made based on the 100 or 1,000-point grading system or the pass/fail grading system prescribed in the invitation for bid. The technical evaluation standards shall comprise project quality, capacity and performance standards; project operation, management, business, maintenance and care standards; environmental and safety standards; other engineering standards.
3. Financial – commercial evaluation shall be made according to the comparison or ranking approach specified in the invitation for bid. The comparison and ranking approach shall be developed according to financial – commercial evaluation standards, including one of the following standards:
a) Standards for public product and service prices and charges;
b) Standards for state capital used for supporting the construction of infrastructure works and systems;
c) Standards for social and state benefits.
4. The Government shall elaborate on this Article.
Article 43. Pre-approval inspection of investor selection results
An investor may obtain a recommendation for selection if they meet the following requirements:
1. Their bidding documents are valid;
2. They satisfy capability and experience requirements;
3. They conform to technical requirements;
4. They meet financial – commercial requirements;
5. Their bidding documents are ranked first.
INCORPORATION AND OPERATION OF PPP PROJECT ENTERPRISES; PPP CONTRACTS
Article 44. Incorporation and operation of PPP project enterprises
1. After the decision to approve the selection results is issued, the investor shall establish a PPP project enterprise in a form of a limited liability company or a joint stock company that is not a public company with the sole purpose of signing and implementing PPP contracts. The application for enterprise registration shall contain the details prescribed by law on enterprises and the decision on approval of investor selection results.
2. PPP project enterprises may issue corporate bonds in accordance with Article 78 of this Law.
3. Apart from compliance with the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, the establishment, management, operation, dissolution, and bankruptcy of PPP project enterprises must comply with laws pertaining to businesses or enterprises, and regulations of other relevant laws and PPP contracts.
Article 45. Classification of PPP contracts
1. The group of project contracts applying the mechanism for direct collection of fees from users or underwriting for public products and services, including:
a) BOT contract means the contract under which a PPP project investor or enterprise is assigned the right to build and operate infrastructure works and systems within a predetermined term; upon expiry of such term, the PPP project investor or enterprise transfers these works or systems to the State;
b) BTO contract means the contract under which a PPP project investor or enterprise is assigned the right to build infrastructure works and systems; after the construction is complete, the PPP project investor or enterprise transfers these works or systems to the State, and is accorded the right to operate these works or systems within a specified period of time;
c) BOO contract means the contract under which a PPP project investor or enterprise is assigned the right to build, own and operate infrastructure works and systems within a predetermined term; upon expiry of such term, the PPP project investor or enterprise terminates the contract;
d) O&M contract means the contract under which a PPP project investor or enterprise is assigned the right to operate and manage part or the whole of existing infrastructure works and systems within a predetermined term; upon expiry of such term, the PPP project investor or enterprise terminates the contract.
2. The group of project contracts providing the State mechanism whereby payment is made on the basis of the quality of public products and services, including:
a) BTL contract means the contract under which a PPP project investor or enterprise is assigned the right to build infrastructure works or systems, and transfer them after completion; is accorded the right to supply public products and services on the basis of operating and exploiting these works or systems within a predetermined term; the transferee signs a service lease and pays the PPP project investor or enterprise;
b) BLT contract means the contract under which a PPP project investor or enterprise is assigned the right to build infrastructure works or systems, and supply public products and services on the basis of operating and exploiting these works or systems within a specified period of time; the transferee-to-be signs a service lease and pays the PPP project investor or enterprise; upon expiry of such term, the PPP project investor or enterprise transfers these works or systems to the State.
3. Mixed contract is the contract which is the result of combination of those contracts prescribed in Clause 1 and 2 of this Article.
4. With respect to the projects referred to in Point b of Clause 9 of Article 3 herein, the contract providing the mechanism for direct collection of fees from users shall not be applied to them.
Article 46. PPP contract documentation
1. PPP contract documentation shall comprise the following main documents:
a) PPP contract, including general and specific terms and conditions;
b) Appendices (if any);
c) Contract negotiation minutes;
d) Decision on approval of investor selection results;
dd) Bidding documents and other documents clarifying the selected investor’s bidding documents;
e) Invitation for bid and other documents stating amendments and supplements to the invitation for bid.
2. If there is any change in any contractual terms and conditions, parties shall need to sign appendices to the contract.
Article 47. Basics of project execution contracts
1. A PPP contract shall contain the following information:
a) Objectives, scale, location and schedule of implementation of a project; time and duration of a infrastructure work or system; the effective date of the contract; contract term;
b) Scope of and requirements concerning engineering, technology and quality of the infrastructure work or system, supplied public products or services;
c) Total investment; capital structure; financial plan, including the financial arrangement plan; public product and service prices and charges, including methods and formulas for setting or adjusting them; state capital invested in a PPP project and the corresponding form of management and use (if any);
d) Conditions for use of land and other natural resources; plans to organize the construction of auxiliary works; requirements for compensation, support and resettlement; assurance of safety and environmental protection; force majeure cases and plans for response to force majeure events;
dd) Responsibilities for carrying out licensing procedures according to regulations of relevant laws; design; organization of construction; quality inspection, supervision and management at the construction phase; acceptance testing, settlement of investment capital and confirmation of the completion of infrastructure works and systems; provision of main input materials used for production and business activities of the project;
e) Responsibilities for the operation and commercial use of infrastructure works and systems so that public products and services are provided in a continuous and stable manner; conditions, order and procedures for transfer of infrastructure works and systems;
g) Performance security; rights of ownership, management, and exploitation of assets related to the project; rights and obligations of the PPP project investor or enterprise; the agreement on use of a third-party guarantee service with respect to the obligations of the contract signatory;
h) Plans for response to the circumstances substantially changing in accordance with civil law to continue to perform the contract; response, compensation and punitive measures in case one of the contracting parties breaches the contract;
i) Responsibilities of parties related to information security; reporting regime; provision of information, related documents and explanation about the contract performance at the request of competent authorities, inspection, examination, auditing, and supervising authorities;
k) Principles and conditions for amendment, supplementation and termination of the contract before its expiry; assignment of rights and obligations of the parties; the lender's rights; procedures, rights and obligations of the parties upon contract discharge;
l) Investment incentives, guarantees, plans to share the revenue increase and decrease, assurance of balancing of foreign currencies, types of insurance (if any);
m) Laws governing the contract and dispute resolution mechanism.
2. PPP contract must specify rights and obligations of the contracting authority, the investor and the PPP project enterprise.
3. The Government shall regulate sample contracts applicable to types of contracts specified in Article 45 of this Law.
Article 48. PPP contract performance security
1. The PPP project enterprise must provide a contract performance security before the effective date of the contract.
2. Based on the scale and nature of each project, the value of a contract performance security shall be specified in the invitation for bid at a determined rate of between 01% and 03% of total investment in the project.
3. The validity period of the contract performance security shall start on the effective date of the contract and end on the date on which the PPP project enterprise completes its contractual obligations during the stage of construction of infrastructure work or system under the contract; In cases where it is necessary to prolong the construction period, the investor must extend the validity period of the contract performance security accordingly.
4. The PPP project enterprise shall be entitled to return or release the contract performance security after discharge of their contractual obligation to build the construction work or infrastructure system, unless otherwise prescribed in Clause 5 of this Article; As for O&M contracts, the contract performance security shall be returned or released after the investor completes their contractual obligations.
5. The PPP project enterprise shall not be entitled to the return or release of the contract performance security in the following cases:
a) Refuse to execute the contract after contract conclusion;
b) Violate agreement made in the contract to the extent of the early termination of the contract as prescribed at Point d of Clause 2 of Article 52 in this Law;
c) Fail to extend the validity period of the contract performance security under the regulations laid down in clause 3 of this Article.
6. The Government shall elaborate on the ratio of value of the contract performance security under clause 2 of this Article.
Article 49. Conclusion of PPP project execution contracts
1. A contract shall be signed on the basis of a decision on approval of investor selection result, contract negotiation result or bidding document that remains valid, or investor's capability information which is updated at the time of contract conclusion and the invitation for bid.
2. The investor and the PPP project enterprise may form a party and jointly sign a contract with the contracting authority.
3. As for investors in partnerships, all member partners must directly bear their signatures and stamps (if any) into the contract.
Article 50. Modification or revision of PPP contracts
1. Modification of a PPP project contract must be specified in the contract and considered by the contracting parties in one of the following cases:
a) The project is affected by force majeure events or when circumstances change substantially or when there is any change in relevant planning, policies or laws that seriously affects the technical and financial plans of the project, prices and charges of public products and services supplied by the PPP project enterprise;
b) One of the contracting parties is subject to certain adjustment;
c) The term of the PPP contract provided in clause 2 and 3 of Article 51 herein is subject to any adjustment;
d) A PPP contract falls into other cases where modification or revision thereof is required under the authority of the contracting authority provided that such modification does not result in any change in the investment policy, and brings about better financial and socio-economic efficiency for the project.
2. The steps in modifying a PPP contract shall be specified as follows:
a) One of the contracting parties submits a written request for modification or revision of the contract, clarifying cases in which modification or revision of the contract is accepted;
b) The contracting parties negotiate the proposed updates to the contract, including prices and charges of public products and services; contract term; other matters of the contract whenever there is any change thereof;
c) The contracting parties need to sign appendices to the contract that describe amendments or modifications.
3. With respect to the modification of a contract leads to a change in the objectives, location, size and type of PPP contract, if an increase in total investment by 10% or more or the value of state capital invested in the PPP project is made after contingency funds are used up, investment policy adjustment procedures must be carried out as prescribed in Article 18 of this Law before signing the contract annexure for amendments or modifications.
1. The contract term shall be agreed upon between parties based on the decision on approval of investor selection results.
2. The contracting parties may adjust the contract term on condition that the aggregate contract term, including the adjustment period, does not exceed the land allocation or lease term in accordance with the land law, and such adjustment does not change other contents of the project investment policy decision.
3. Cases in which adjustment in the contract term is required, including:
a) There is any delay in completing the construction phase or any interruption in the operation of the construction work or infrastructure system due to any substantial change in circumstances as provided in the civil law to the extent that it goes beyond the reasonable control of a contracting party;
b) The project is suspended by the competent authority or other competent authority of the State, except as it is suspended through the PPP project enterprise’s fault;
c) As additional costs incurred due to the competent authority’s request have not yet been determined by the contracting authority after the contract conclusion, in case of failure to obtain permission for such extension, the PPP project enterprise cannot recover these costs;
d) There is any change in planning, policies and related laws to the extent of a reduction in revenue by less than 75% compared with the revenue in the financial plan specified in the contract;
dd) The revenue increases by at least 125% compared to the revenue inscribed in the financial plan specified in the contract.
Article 52. PPP contract termination
1. The contract termination shall comply with the provisions of the contract, and may serve as a basis for the contract discharge.
2. Termination of a PPP project contract before its expiry (briefly called early termination) only occurs in the following cases:
a) If the project is affected by a force majeure event, despite all remedial actions taken by parties, the continued execution of the PPP contract will not be ensured;
b) Early termination occurs to gain the state interests; meet the requirements concerning national defence, security and state secrets;
c) The PPP project enterprise loses its solvency in accordance with the law on bankruptcy
d) Either party seriously defaults on contractual obligations;
dd) Other cases appear due to substantial changes in circumstances in accordance with civil law to the extent that the contracting parties agree to terminate the contract.
3. The contracting authority must report to the competent authority before the contract termination.
4. In case of termination of a PPP contract before its expiry, the contracting authority shall perform the following tasks:
a) Cooperating with the lender in selecting an alternative investor to sign a new PPP contract;
b) Pending the implementation of the response plan, if an alternative investor has not been selected yet, the contracting authority shall be responsible for the safety and anti-deterioration of the work or infrastructure system with respect to the project under construction; the operation and commercial use of the work or infrastructure system to ensure the continuity of the provision of public products and services with respect to the project in operation.
5. The authority entering into a contract to perform the tasks specified in Clause 4 of this Article may use the funding sources specified in Clause 3 of Article 73 in this Law and other lawful income.
6. In case where the PPP contract is terminated before expiration of the term specified at Point b of Clause 2 of this Article or due to the contracting authority’s serious default on the performance of the contractual obligations specified at Point d of Clause 2 of this Article, funds for acquisition of the PPP project enterprise or compensation for contract termination shall be allocated from the state capital according to the provisions of law; In case the termination occurs at the investor's fault specified at Points c and d of Clause 2 of this Article, the investor shall be responsible for transferring shares or contributed capital portions to the alternative investor.
7. The Government shall elaborate on this Article.
1. During the process of execution of a PPP contract, the lender's rights shall be exercised according to the parties' agreements made in the credit facility contract, the PPP contract and regulations of relevant laws.
2. In case where a PPP contract is terminated before expiration and an alternative investor is selected, the lender shall cooperate with the contracting authority to select a substitute investor under the provisions of Point b of Clause 1 of Article 39 herein.
3. Regulations laid down in Clause 2 of this Article must be agreed in writing between the contracting authority and/or the lender and the investor and/or the PPP project enterprise.
Article 54. Transfer of shares, contributed capital portions, rights and obligations of PPP contracts
1. In case where the PPP project enterprise is established by an investor in the partnership, member partners shall have the rights to transfer shares or contributed capital portions to each other, but must ensure the minimum equity ratio of each member as prescribed in Point a of Clause 2 of Article 41 herein.
2. Investors shall have the right to transfer shares or contributed capital portions to other investors after completion of the construction of works with respect to those projects with construction components, or after switching to the operation stage with respect to those projects without construction components.
3. The transfer stipulated in Clause 1 and 2 of this Article must satisfy the following requirements:
a) Such transfer does not lead to any change in execution of a PPP contract already in effect;
b) Such transfer must comply with regulations of relevant laws;
c) Such transfer is accepted by the contracting authority;
d) Such transfer is subject to agreement between the lender and members of a partnership with regard to partnership investors.
4. The transferee must satisfy the following requirements:
a) They must not be constrained from the right to receive transferred items as provided for by law;
b) They must have financial and administrative capacity to execute PPP contracts and other related contracts;
c) They are committed to continuing to carry out the rights and obligations of the transferor in accordance with the PPP contract and other related contracts.
5. In case where the transfer specified in Clause 1 and 2 of this Article changes the contents of enterprise registration, the PPP project enterprise must comply with relevant provisions of the enterprise law.
Article 55. Legislation governing PPP contracts
PPP project contract, its annexure and other relevant documents signed between a Vietnamese state authority and a PPP project investor or enterprise shall be governed under Vietnamese legislation. With respect to the matters that are not regulated under Vietnamese law, the parties may reach specific agreements in a PPP contract on condition that such agreements are not in breach of basic rules of Vietnamese law.
IMPLEMENTATION OF PPP CONTRACTS
Section 1. BUILDING OF WORKS AND INFRASTRUCTURE SYSTEMS
Article 56. Preparation of building sites
Provincial People's Committees shall assume the prime responsibility for, and cooperate with competent authorities and contracting entities in, arranging compensation, support and resettlement, and completing procedures for land allocation, land lease, and building site handover for project implementation purposes in accordance with the law on land, PPP and other related contracts.
Article 57. Formulation, assessment and approval of the design following the basis design and cost estimate
1. Based on the feasibility study report and the provisions of the PPP contract, the PPP project enterprise must perform one or more of the following tasks:
a) Making the construction design after the basic design. With respect to sub-projects or items using public investment capital, making the cost estimate and sending it to the construction-specialized authority in accordance with law on construction for assessment purposes;
b) Making the design. With respect to sub-projects or items using public investment capital, making the cost estimate and sending it to the specialized authority in accordance with other law for assessment purposes.
2. PPP project enterprises shall approve designs and cost estimates specified in Clause 1 of this Article and send the following documents to the contracting authority for monitoring and supervisory purposes:
a) Approved design documents and cost estimates;
b) Design and cost estimate assessment documentation of specialized authorities.
Article 58. Selection of contractors bidding for execution of PPP projects
PPP project enterprises must adopt uniform regulations on contractor selection to be applied to enterprises according to the following principles:
1. Ensure fairness, transparency and economic efficiency;
2. Ensure these regulations do not affect or negatively impact national defense and security, state secrets, national or community interests and interests of competent authorities and contracting authorities;
3. The selected contractor must satisfy all capacity and experience requirements, and have feasible solutions for the execution of the package or project; take responsibility for fulfillment of quality and progress requirements of the package under the contract signed with the PPP project enterprise, including liability clauses by which the selected contractor are bound if the quality of the construction work or infrastructure system does not meet requirements set out in the PPP contract. PPP project enterprise shall be responsible for the quality and progress of implementation of the project;
4. Prefer domestic contractors bidding for the work that domestic contractors can undertake;
5. Only hire foreign workers if domestic workers are unqualified.
Article 59. Management and supervision of quality of construction works and infrastructure systems
1. The PPP project enterprise shall be responsible for the management and supervision of the quality, and the acceptance testing of the entire work and infrastructure system in accordance with law.
2. In the course of development and construction of the contractual work or infrastructure system, the contracting authority shall assume the following responsibilities:
a) Conduct the inspection of the PPP project enterprise's supervision of the process for construction of works and infrastructure systems;
b) Conduct the inspection of compliance with engineering and construction procedures, standards and regulations for works and infrastructure systems;
c) Conduct the quality assessment of construction parts, items and the entire work and infrastructure system whenever there is any doubt about quality, or upon the competent regulatory authority's request;
d) Request the PPP project enterprise to demand the contractor’s adjustment or suspension of construction when seeing that the quality of the work fails to conform to requirements.
3. The contracting authority may hire a consultant to assist in performing their responsibilities specified in Clause 2 of this Article.
4. Costs for hiring quality accreditation consultants and other related costs shall be subject to the following regulations:
a) In case where the contracting authority concludes that the quality of the work or infrastructure system fails to meet the requirements set forth in the contract through the fault of PPP project enterprise or the contractor, the PPP project enterprise shall be responsible for payment of these costs;
b) In case where the contracting authority concludes that the quality of the work or infrastructure system meets the requirements set forth in the contract, or concludes that it does not meet the requirements set out in the contract without fault of the PPP project enterprise or the contractor, the contracting authority shall use the project implementation expenses specified in Clause 3 of Article 73 in this Law for payment.
Article 60. Settlement of expenses for investment in works and infrastructure systems
1. After completing the work or infrastructure system, the contracting authority shall carry out the settlement of public capital invested in the PPP project as follows:
a) In case where public capital invested in a PPP project is managed and used in accordance with Point a of Clause 5 of Article 70 and Clause 2 of Article 72 of this Law, the contracting authority and the PPP project enterprise shall carry out the settlement of public capital invested in the PPP project according to the provisions of law in the same manner as public investment projects;
b) In case where public capital invested in a PPP project is managed and used in accordance with Point b of Clause 5 of Article 70 herein, the contracting authority shall make a financial statement of disbursements to the PPP project enterprise audited by an auditing body as a basis for settlement of capital invested in the PPP investment project. Public capital invested in a PPP project which is qualified for settlement must not exceed the state capital specified in the contract.
2. After completion of the work or infrastructure system, the contracting authority and the PPP project enterprise shall carry out the settlement of public capital invested in construction of the work or infrastructure system. The settlement value of investment capital for construction of the work or infrastructure system or the settlement value of investment capital in projects without construction components shall be determined on the basis of the contract already in effect.
3. The contracting authority shall reach an agreement with the PPP project enterprise in the contract on the selection of a qualified and experienced independent auditing organization to conduct the audit of capital invested in construction of the work or infrastructure system.
4. The Government shall elaborate on this Article.
Article 61. Certification of completion of a construction work and infrastructure system
1. After completion, the PPP project enterprise shall undertake the acceptance testing of the work or infrastructure system in accordance with construction law or other relevant legislation as a basis to prepare request documentation for completion certification.
2. Based on the documentation submitted to request the certification of completion of the work or infrastructure system specified in Clause 1 of this Article, the contracting authority shall check before granting the certificate of completion to the PPP project enterprise. In case where the PPP project enterprise completes the construction phase ahead of time or saves investment costs, the certification of completion of the work or infrastructure system shall not affect the contract term or the rates of prices and charges of public products and services defined in the contract.
3. The Government shall regulate documentation requirements and time limit for certification of completion of works and infrastructure systems.
Section 2. MANAGEMENT AND OPERATION OF WORKS AND INFRASTRUCTURE SYSTEMS
Article 62. PPP project management
The management of a construction work or infrastructure system and other assets during the period of implementation of PPP projects shall comply with the provisions of this Law, other regulations of relevant laws and terms and conditions of PPP contracts.
Article 63. Requirements for operation of works and infrastructure systems
1. Except for the case specified in Clause 2 of this Article, PPP project enterprises may operate infrastructure systems from the date on which the contracting authority certifies their completion as prescribed in Article 61 of this Law.
2. As for PPP projects using O&M contracts, PPP project enterprises shall operate works or infrastructure systems from the effective date of PPP contracts.
Article 64. Provision of public products and services
1. During the period of operation of works or infrastructure systems, PPP project enterprises shall assume the following responsibilities:
a) Implement the rights and obligations to provide public products and services, and other agreements made in the contract;
b) Ensure the use of works and infrastructure systems according to contractual terms and conditions;
c) Equally treat all users of public products and services provided by PPP project enterprises; prohibit refusing to provide public products or services to users;
d) Receive and promptly handle user’s opinions about the quality of public products and services provided by PPP project enterprises;
dd) Periodically repair and maintain, and ensure the safe operation of works or infrastructure systems according to the design or process agreed upon in the contract.
2. Competent authorities or contracting authorities can cooperate with PPP project enterprises in carrying out the responsibilities specified in Point d of Clause 1 of this Article.
Article 65. Public product and service prices and charges
1. Prices or charges of public products and services, conditions, procedures and adjustments shall be specified in the PPP contract according to the principle of ensuring the interests of the investor, the PPP project enterprise, the user and the State, providing investors or PPP project enterprises facilitation to recover capital and make profits. The pricing plan and price bracket of public products and services according to the term of a PPP project contract must specify the starting price and the price varying in specific periods to ensure accuracy, completeness, public disclosure and transparency of price factors.
2. The application of measures to support public product and service prices and charges shall comply with the provisions of law.
3. The agreement on and adjustment of public product and service prices and charges for each period in a PPP project contract must comply with the law on prices and charges.
4. If there is any change in prices and charges of public products and services, the dissemination of information about such adjustment shall be regulated as follows:
a) No longer than 10 days before the application of adjusted prices and charges of public products or services, contracting authorities shall make public disclosure of information as prescribed in Article 9 of this Law;
b) PPP project enterprises shall list adjusted prices and charges of public products and services at the locations where public products and services are provided in accordance with the law on prices and charges.
Article 66. Supervision of quality of public products and services
1. PPP project enterprises must ensure and take responsibility for the quality of public products and services under PPP contracts.
2. Contracting authorities shall be responsible for the supervision of the quality of public products and services provided by PPP project enterprises under PPP contracts.
3. In case where the quality of public products and services does not meet the requirements under a PPP contract, the contracting authority shall request the PPP project enterprise to take remedial action within the time limit specified in the contract; in case the PPP project enterprise’s failure to take, or delay in taking, remedial action, it shall apply measures to handle violations in the contract.
4. The contracting authority may hire a consultant to assist in performing their responsibilities specified in Clause 2 of this Article. Consultant hiring costs shall be paid under the provisions of Clause 4 of Article 59 in this Law.
Section 3. TRANSFER OF CONSTRUCTION WORKS OR INFRASTRUCTURE SYSTEMS, AND DISCHARGE OF PPP CONTRACTS
Article 67. Transfer of construction works and infrastructure systems
1. The transfer of construction works and infrastructure systems, and the determination of the quality and value of construction works and infrastructure systems prior to the transfer shall comply with the terms and conditions of PPP contracts. The residual value of the transferred work and infrastructure system shall be incorporated into state assets and state budget in accordance with the law on management and use of public assets and state budget.
2. Procedures and processes for disposal and management of the transferred property shall be subject to provisions laid down in law on management and use of public assets.
3. The Government shall elaborate on clause 2 of this Article.
Article 68. Discharge of PPP contracts
1. PPP contracts shall be discharged as follows:
a) In case where the contracting parties have already fulfilled their contractual obligations, the contracting parties shall certify the fulfillment and termination of their rights and obligations;
b) In case where a contract is terminated before expiry as specified in Clause 2 of Article 52 of this Law, the contracting parties shall certify the completed obligations and the parties' liabilities for the unfinished work.
2. The time limit for discharge of a PPP contract shall be agreed upon by the contracting parties, but not exceeding 180 days from the date on which the contracting parties fulfill their contractual obligations or the date on which the parties agree to terminate the contract before its expiry.
3. In case where costs have incurred when the contract is discharged as prescribed in Clause 1 of this Article, the discharge of the contract must include the determination of the obligations of the contracting authority and the PPP project enterprise to the costs incurred.
Section 1. STATE CAPITAL INVESTED IN A PPP PROJECT
Article 69. Use of state capital invested in a PPP project
1. State capital may be used for the following purposes:
a) Supporting the building of construction works and infrastructure systems as part of a PPP project;
b) Paying PPP project enterprises for their provision of public products and services;
c) Paying costs of site clearance, site clearance compensation, support, resettlement; costs of support for construction of temporary works;
d) Compensating for the reduced revenue;
dd) Covering costs and expenses incurred from performing activities by competent authorities, contracting authorities, PPP project preparation units, and bid solicitors within their duties as specified in Article 11 of this Law;
e) Covering costs and expenses of PPP Project Assessment Boards and its subordinate units assigned to conduct the evaluation of PPP projects.
2. The proportion of state capital participating in a PPP project as prescribed at Points a and c of Clause 1 of this Article must not exceed 50% of the project's total investment. As for projects with many component projects, including those component projects developed according to the PPP investment approach, the state capital ratio specified in this Clause shall be determined in proportion to the total investment in such component projects.
3. The Government shall elaborate on the use and management of state capital invested in PPP projects.
Article 70. State capital used for supporting the building of construction works and infrastructure systems
1. State capital used for supporting the building of construction works or infrastructure systems may be used for supporting project implementation during the construction phase in order to increase the financial efficiency of the project.
2. The ratio of state capital used for supporting the building of construction works or infrastructure systems belonging to PPP projects shall be determined on the basis of the preliminary financial plan included in the pre-feasibility study report when an investment policy is granted.
3. Proportion and value of state capital used for supporting the building of construction works or infrastructure systems shall be paid under PPP contracts.
4. State capital used for supporting the building of construction works and infrastructure systems shall be allocated from the following funding sources:
a) Public investment capital prescribed under law on public investment;
b) Value of public assets prescribed under law on use and management of public assets.
5. Use and management of State capital used for supporting the building of construction works and infrastructure systems shall be allocated from sources of public investment capital according to one of the following approaches:
a) Splitting a PPP project into subprojects. The use and management of state capital shall be subject to laws on public investment;
b) Aligning state capital with specific items according to the rates, value, progress and conditions specified under the contract.
Article 71. State capital used for paying PPP project enterprises supplying public products and services
State capital-funded payments to PPP project enterprises which are used in BTL or BLT contracts on the basis of the quality of public products and services shall be allocated from state capital invested in PPP projects and other legal capital according to the law.
Article 72. State capital paid for compensation, site clearance, support, resettlement; support for construction of temporary works
1. State capital paid for compensation, site clearance, support and resettlement; temporary work construction support, shall be allocated from public investment capital in accordance with the law on public investment.
2. Based on the size and characteristics of each project, the contracting authority shall consider separating the state capital used for compensation, site clearance, support and resettlement; support for the construction of temporary works into component projects or sub-projects, in compliance with the law on public investment and the law on land.
Article 73. Costs of competent authorities, contracting authorities, PPP project preparation units, bid solicitors, PPP project assessment boards, units assigned to evaluate PPP projects
1. Project preparation costs of competent authorities, PPP project preparation units; expenses for the evaluation conducted by PPP Project Assessment Boards and the units assigned to the task of evaluating PPP projects; expenses for organization of the investor selection or signing of contracts by competent authorities or bid solicitors shall be covered by public investment capital, other lawful capital sources, and shall be included in the total investment in each project.
2. The selected investor shall be responsible for reimbursing expenses specified in Clause 1 of this Article to the state budget in accordance with the law on state budget or legal capital used for the project preparation.
3. Expenses for project implementation after signing a contract by a competent authority or a contracting authority shall be covered by their regular capital.
Article 74. Budgeting for public investment capital to be used in a PPP project
Budgeting for public investment capital to be used in a PPP project shall be subject to the following regulations:
1. Based on an investment policy decided by a competent authority, public investment capital used in a PPP project shall be incorporated in the medium-term public investment budget plan;
2. Based on the medium-term public investment plan, the feasibility study report approved by a competent authority, and results of investor selection, public investment capital used in a PPP project shall be integrated into the annual public investment plan;
3. In case where a PPP project has the need to use public investment capital, but is not on the list of projects specified in the medium-term public investment plan, the competent authority shall consider adding it to this list, and use the contingent capital of the medium-term public investment plan. Processes and procedures for modification of a medium-term public investment plan must comply with the law on public investment;
4. In case where a PPP project developed and executed under a BTL contract or BLT contract uses public investment capital to pay a PPP project enterprise, integration of public investment capital into the real annual and medium-term public investment plan shall be subject to the provisions of Clause 1 and 2 of this Article. Based on the PPP contract term, the public investment capital share may be dispensed over the next medium terms.
Article 75. Estimation of regular expenditures and legitimate revenues retained regular expenditures of state regulatory authorities and public service units
1. Based on an investment policy decision, the feasibility study report approved by the competent authority and results of investor selection, the contracting authority shall prepare the annual budget estimate of regular capital and legitimate revenues retained as regular expenditures of state authorities and public service units to pay PPP project enterprises in accordance with the law on state budget.
2. For regular expenditures specified in Clause 3 of Article 73 in this Law, competent authorities and contracting authorities shall make an annual budget estimate, submitting it to competent authorities to seek their approval in accordance with law on state budget.
Section 2. CAPITAL USED FOR IMPLEMENTATION OF PPP PROJECTS BY INVESTORS OR PPP PROJECT ENTERPRISES
Article 76. Arrangement of finances for execution of PPP projects
1. Investors and PPP project enterprises shall be responsible for contributing equity capital, raising loan capital and other legal funds to implement projects under terms and conditions of PPP contracts. Total amount borrowed through various lending forms must not exceed total loan amount specified in a PPP contract.
2. Within 12 months from the contract signing date, the investor and PPP project enterprise must complete the financial arrangement; as for projects subject to investment policy decisions of the National Assembly or the Prime Minister, this time limit may be extended, but not exceeding 18 months.
3. Actions to be taken in the event that the investor or the PPP project enterprise fail to make financial arrangement within the time limit specified in Clause 2 of this Article must be specified in the invitation for bid.
Article 77. Equity contribution
1. Investor's equity contribution must be at least 15% of total investment in a project, excluding state capital specified in Article 70 and 72 of this Law.
2. Investors must make equity contribution according to the schedule agreed upon in the PPP contract.
Article 78. Issuance or offering of corporate bonds of PPP project enterprises
1. PPP project enterprises may issue and buy back separate bonds they have issued under the provisions of this Law, the law on enterprises and securities to raise capital for the implementation of PPP projects; shall be prohibited from the private issuance of convertible bonds and warrant-linked bonds.
2. The issuance of bonds as per Clause 1 of this Article must satisfy the following conditions:
a) The amount of capital raised through the bond issue shall not exceed the value of the loan amount determined in the PPP contract;
b) Funds raised through the bond issuance cannot be used for any other purpose than the project implementation under PPP project contracts or for the purpose of restructuring of corporate debts;
c) PPP project enterprises must open an escrow account to receive money from bond purchases. Disbursement of funds acquired from issuance of bonds shall be subject to point b of this clause.
3. If a PPP project enterprise has already operated for less than 1 year, when issuing bonds as prescribed in Clause 1 of this Article, it shall be exempt from the requirement concerning submission of the financial statement of the year preceding the year of issuance which is audited according to regulations of the law on enterprises.
4. The Government shall elaborate on this Article.
INVESTMENT INCENTIVE AND GUARANTEE
Article 79. Investment incentive
Investors and PPP project enterprises shall be entitled to tax, land use, land rental and other incentives in accordance with the law on taxes, land, investment and other provisions of relevant laws.
Article 80. Investment guarantee
1. Investors and PPP project enterprises shall be entitled to investment guarantees in accordance with this Law and investment legislation.
2. Guarantee for the right to access land, rights to use land and other public property shall be prescribed as follows:
a) PPP project enterprises shall be assigned land or leased land by the State or permitted to use other public assets for the performance of PPP contracts in accordance with the law on land and the law on management and use of public assets;
b) The purpose of using land shall be protected from against any change that may arise during the entire contract term, even if the lender exercises their rights prescribed in Article 53 of this Law.
3. Guarantee for provision of public services shall be regulated as follows:
a) PPP project enterprises may use public works and other auxiliary ones for the purposes of implementation of projects in accordance with laws;
b) In case where there is any scarcity of public services or any limitation of users of public facilities, PPP project enterprises shall be given priority to provide public services or shall be preferred to have the right to use public works for the project implementation purpose;
c) The competent authority shall be responsible for assisting PPP project enterprises in carrying out the necessary procedures so that these enterprises can be prioritized to have access to public services and public works.
4. Guarantee for the right to mortgage property, the right to commercially operate construction works and infrastructure systems shall be subject to the following regulations:
a) PPP project enterprises may provide their assets, their rights to use land and their rights to commercially operate construction works and infrastructure systems as a mortgage provided to lenders in accordance with land and civil law. The mortgage period must not exceed the contract term, unless otherwise agreed in the contract;
b) A mortgage agreement on the property, the right to operate infrastructure work or system must be made in writing between the lender and the contracting party;
c) Mortgaging assets or the rights to commercially operate construction works or infrastructure systems must not affect the objectives, scale, technical standards, project implementation schedule, other terms and conditions as agreed upon in the contract.
5. Contract signing authorities and competent authorities shall be responsible for cooperating with local authorities of the places where PPP projects are located to ensure security, order and safety for people and property of PPP project enterprises and contractors in the process of implementing PPP projects.
Article 81. Foreign currency balancing guarantee for significant PPP projects
1. The Government shall make its decision to apply the mechanism to ensure the balanced foreign currency revenues and expenditures with respect to projects under the authority to grant investment policy decisions of the National Assembly and the Prime Minister on the basis of foreign exchange management policy and capability of balancing foreign currency over periods of time.
2. If PPP project enterprises implementing the projects specified in Clause 1 of this Article have exercised the right to buy foreign currency to meet the needs of current, capital and other transactions, or transfer capital, profits, or other liquidated investments remitted abroad in accordance with the law on foreign exchange management, and the foreign currency market cannot, however, accommodate their legal foreign currency demands, then they shall be entitled to use no more than 30% of Vietnamese-dong revenues generated from each project after deduction of Vietnamese-dong spending amounts as a guarantee for foreign currency balancing.
Article 82. Mechanism for sharing of increased and reduced revenues
1. When the actual revenue is 125% higher than the revenue specified in the financial plan under a PPP project contract, the investor and the PPP project enterprise will share with the State 50% of the difference between the actual revenue and 125% of revenue in the financial plan. The increased revenue may be shared after adjustment in the prices and costs of public products and services or the PPP contract term according to the provisions of Article 50, 51 and 65 of this Law and must be audited by the State Audit.
2. When the actual revenue is 75% lower than the revenue specified in the financial plan under a PPP project contract, the State will share with the investor or PPP project enterprise 50% of the difference between 75% of revenue in the financial plan and the actual revenue. Sharing of reduced revenues may occur if the following requirements are satisfied:
a) Projects are developed and executed under BOT, BTO or BOO contracts;
b) Changes in relevant planning, policies and laws result in a reduction in revenue;
c) Measures to adjust prices and charges of public products and services, and PPP contract terms, according to the provisions of Articles 50, 51 and 65 of this Law, have been fully taken, but the minimum revenue requirement of 75% has not been met yet;
d) The reduced revenue has been audited by the State Audit.
3. The mechanism for sharing of the reduced revenue specified in Clause 2 of this Article must be determined according to the decision on investment policy. Expenses for dealing with the revenue reduction sharing mechanism shall be covered by the central government’s budget reserve with respect to the projects falling under the authority to grant investment policy decisions of the National Assembly, the Prime Minister, Ministers, heads of central agencies or other bodies, or by the local government’s budget reserve with respect to the projects falling under the authority to grant investment policy decisions of provincial People's Councils.
4. On an annual basis, the parties to PPP project contracts shall determine the actual revenue and send the results of such determination to competent financial institutions to carry out the mechanism for sharing of increased and decreased revenues. Accounting for state budget revenues and expenditures arising from sharing of the reduced or increased revenues shall comply with the provisions of law on state budget.
5. The Government shall elaborate on this Article.
EXAMINATION, INSPECTION, STATE AUDIT AND OVERSIGHT OF PPP INVESTMENTS
Section 1. EXAMINATION, INSPECTION AND STATE AUDIT OF PPP INVESTMENTS
Article 83. Examination of PPP investments
1. Subject matters of the examination of PPP investments shall include:
a) Issuance of instructional documents regarding PPP investment approach by competent authorities;
b) Investment preparation; organization of investor selection activities; conclusion and execution of contracts;
c) Other activities related to PPP investment.
2. The examination of PPP investment activities shall be conducted in a regular or irregular manner according to the decision of the head of the competent inspecting authority.
Article 84. Inspection of PPP investments
1. The inspection of PPP investments is a specialized inspection carried out in accordance with the inspection law.
2. The inspection of PPP investments shall be aimed at competent authorities, contracting authorities, investors, PPP project enterprises and entities, organizations and individuals involved in PPP investment activities regulated under this Law.
Article 85. State audit of PPP investments
1. Auditing the management and use of public finance, public assets and activities related to the management and use of public finance and public assets invested in PPP projects in accordance with the law on state audit.
2. Auditing the process for implementation of the mechanism for sharing of increased and reduced revenues in accordance with provisions laid down in Article 82 herein.
3. Auditing all values of property of PPP projects upon transfer thereof to the State.
Section 2. OVERSIGHT OF PPP INVESTMENTS
Article 86. Oversight carried out by State regulatory authorities in charge of PPP investments
1. State regulatory authorities in charge of PPP investments at the central level shall supervise the processes for implementation of PPP projects prescribed at Point a, b and c of Clause 3 of Article 4 of this Law and other projects assigned by the National Assembly and the Prime Minister.
2. State regulatory authorities in charge of PPP investments at the local level shall supervise the processes for implementation of PPP projects prescribed at Point d of Clause 3 of Article 4 of this Law.
1. Invitation for bid.
2. Investor section results.
3. Implementation of PPP contracts.
4. Results of inspection of quality of construction works and infrastructure systems under the provisions of point c of clause 2 of Article 59 herein.
5. Results of assessment of quality of public products and services prescribed under the provisions of clause 2 of Article 66 herein.
6. Other matters to be overseen at the request of the National Assembly or the Prime Minister in the cases specified in Clause 1 of Article 86 of this Law, or of the provincial People's Councils in the cases specified in Clause 2 of Article 86 of the Law.
Article 88. Oversight by Vietnam Fatherland Front and community
Vietnam Fatherland Front at all levels shall take charge of conducting the supervision and providing guidance on the supervision of investments by the communities where PPP projects are implemented in accordance with the law on Vietnam Fatherland Front and the law on the community-based supervision of investments.
DUTIES, POWERS AND RESPONSIBILITIES OF STATE REGULATORY AUTHORITIES FOR PPP INVESTMENTS
Article 89. Duties and powers of the Government and the Prime Minister
1. The Government shall have the following rights and responsibilities:
a) Carry out the uniform state management of PPP investments;
b) Issue, within their jurisdiction, or request competent authorities to issue, legislative documents regarding PPP investments;
c) Examine, inspect and supervise the implementation of PPP investments.
2. The Government shall have the following duties and powers:
b) Issue, within their jurisdiction, legislative documents regarding PPP investments;
b) Make decisions on termination or suspension of PPP contracts with respect to those projects falling under the authority to issue investment policy decisions of the National Assembly or the Prime Minister.
Article 90. Duties and powers of the Ministry of Planning and Investment
1. Perform the functions of an authority vested with powers to manage PPP investments at the central level, take responsibility to the Government for the state management of PPP investment nationwide.
2. Issue, within their jurisdiction, or request competent authorities to issue, legislative documents regarding PPP investments.
3. Take charge of, and cooperate with competent authorities in, carrying out the examination, inspection and supervision; annually synthesize and evaluate the implementation of PPP projects nationwide.
4. Building and managing communication systems and databases regarding PPP investment activities.
5. Implement other duties and powers as stipulated by law.
Article 91. Duties and powers of the Ministry of Finance
1. Issue, within their jurisdiction, or request competent authorities to issue, legislative documents regarding financial mechanisms to be applied to PPP investments.
2. Take charge of formulating and implementing the mechanism for sharing of the reduced or increased revenues arising from the projects falling under the investment policy decision-making competence of the National Assembly, the Prime Minister, Ministers, Heads of central or other authorities.
3. Implement other duties and powers as stipulated by law.
Article 92. Duties and powers of Ministries, central and other authorities
1. Carry out the management of and guidance on PPP investments falling within their remit.
2. Implement responsibilities of competent authorities specified in Article 94 of this Law with respect to PPP projects under their jurisdiction.
3. On an annual basis, synthesize, evaluate and report on the implementation of PPP projects falling within their remit.
4. Implement other duties and powers as stipulated by law.
Article 93. Duties and powers of provincial People’s Committees
1. Perform the functions of an authority accorded the state management of PPP investments at their localities.
2. Perform responsibilities of competent authorities specified in Article 94 of this Law for PPP projects falling under their jurisdiction; decide to terminate or suspend PPP contracts for projects falling under the authority to issue investment policy decisions of provincial People's Councils.
3. On an annual basis, synthesize, evaluate and report on the implementation of PPP projects falling within their remit.
4. Take charge of, and cooperate with PPP project enterprises in, undertaking compensation, site clearance, support and resettlement for PPP projects falling under the latter’s remit; take charge of, and cooperate with Ministries, central authorities, other agencies and PPP project enterprises in, performing the tasks of compensation, support and resettlement for PPP projects falling under the latter’s authority.
5. Implement other duties and powers as stipulated by law.
Article 94. Responsibilities of competent authorities
1. Undertake the preparation of pre-feasibility study reports and feasibility study reports for PPP projects, the selection of investors, negotiation and conclusion of PPP contracts according to their competence specified in this Law.
2. Cancel or suspend the bids, refuse to recognize the results of investor selection or declare that decisions of bid solicitors are null and void when detecting any violation of the law on PPP investment, investor selection or other relevant laws.
3. Decide to terminate or suspend PPP contracts for projects falling within their authority to issue investment policy decisions in accordance with this Law.
4. Request bid solicitors and contracting authorities to provide documents and records necessary for the examination, inspection, supervision, monitoring; deal with petitions and sanction PPP investment-related violations.
5. Pay compensation in accordance with laws.
6. Give explanations about the implementation of the provisions of this Article at the request of superior authorities, examination, inspection, auditing, supervision or state regulatory authorities in charge of PPP investment affairs.
7. Publicize information about PPP projects; periodically report to central regulatory authorities in charge of PPP investment affairs on the implementation of PPP projects under their jurisdiction.
8. Implement other duties stipulated herein.
HANDLING OF PETITIONS, SETTLEMENT OF DISPUTES AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 95. Handling of petitions arising from investor selection activities
1. If there are grounds for presuming that their legitimate rights and interests are affected, investors shall have the following rights:
a) Submit petitions regarding investor selection process and results to bid solicitors and competent authorities according to the petition settlement process specified in Article 96 of this Law;
b) Initiate Court proceedings within the statute of limitations in accordance with civil law.
2. The bid solicitor or competent authority shall not consider settling the petition if the investor has initiated the court proceedings; where the case is considered for settlement according to the process specified in Article 96 of this Law, the authority currently handling the petition shall notify the termination of the consideration and settlement of the petition.
Article 96. Procedures for handling of petitions arising from investor selection activities
1. Procedures for settlement of petitions about issues arising in the process of selection of investors shall be subject to the following regulations:
a) The investor sends a written petition to the bid solicitor from the date of occurrence to the date prior to the announcement of the results of investor selection;
b) The bid solicitor must send a written document stating settlement of the petition to the investor within 07 working days from the date of receipt of the written petition from the investor;
c) In case where the bid solicitor does not have a written document stating settlement of the petition or the investor disagrees about petition settlement results, the investor shall have the right to send the petition to the competent authority within 05 working days from the deadline for sending their reply or the date of receipt of the bid solicitor's written document on settlement of the petition;
d) The competent authority must send a written document stating settlement of the petition to the investor within 07 working days of receipt of the written petition from the investor.
2. Procedures for settlement of petitions pertaining to investor selection results shall be subject to the following regulations:
a) The investor must send a written petition to the bid solicitor within 10 working days of receipt of the notification of investor selection results;
b) The bid solicitor must send a written document stating settlement of the petition to the investor within 15 working days of receipt of the written petition from the investor;
c) In case where the bid solicitor does not have a written document stating settlement of the petition or the investor disagrees about petition settlement results, the investor shall have the right to send the written petition to the competent authority and the standing organ of the Petition Settlement Advisory Board within 05 working days from the deadline for sending their reply or the date of receipt of the bid solicitor's written document on settlement of the petition.
The central-level Petition Settlement Advisory Board shall be established by the Minister of Planning and Investment; the Petition Settlement Advisory Board at the Ministry, central authority, other body level shall be established by Ministers, heads of central authorities or other bodies; the Petition Settlement Advisory Board at the local level shall be established by the President of the provincial People's Committee;
d) Upon receipt of the written petition, Petition Settlement Advisory Boards shall have the right to request investors or bid solicitors and concerned entities to provide information to consider and report in writing to competent authorities on methods and contents of the response to the petition within 30 days of receipt of the written petition from the investor;
dd) Where necessary, the Petition Settlement Advisory Board shall, based on the investor's written petition, request the competent authority to consider temporarily suspending the bid. In case of acceptance of the petition, within 05 working days of receipt of the written document from the Petition Settlement Advisory Board, the competent authority must send a written notification of temporary suspension of the bid. The written document stating temporary suspension of the bid must be sent to the bid solicitor or the investor within 05 working days from the date of issuance of the written notification of temporary suspension of the bid. The duration of temporary suspension of the bid shall range from the date of the bid solicitor's receipt of the written notification of temporary suspension to the date of the competent authority's issuance of the written document stating settlement of the petition;
e) The competent authority must issue the decision on settlement of the petition regarding results of investor selection within 10 working days of receipt of the written opinion from the Petition Settlement Advisory Board.
3. If an investor submits a petition directly to a competent authority without compliance with the petition settlement procedures specified in this Article, the written petition shall not be considered for further action.
Article 97. Dispute settlement
1. Disputes between competent authorities or contracting authorities and investors or PPP project enterprises, and disputes between PPP project enterprises and economic organizations involved in executing projects shall be resolved through negotiation, mediation, arbitration or court.
2. Disputes between competent authorities, contracting authorities and domestic investors or PPP project enterprises established by domestic investors; disputes between domestic investors; disputes between domestic investors or PPP project enterprises established by domestic investors and Vietnamese economic organizations shall be resolved by Vietnamese Arbitration or Court.
3. Disputes between competent authorities, contracting authorities and foreign investors or PPP project enterprises established by foreign investors shall be settled at the Vietnamese Arbitration or the Vietnamese Court, unless otherwise agreed upon under contracts or treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
4. Disputes between investors, including at least one foreign investor; disputes between investors or PPP project enterprises and foreign organizations or individuals shall be settled at one of the following entities and organizations:
a) Vietnamese Arbitration;
b) Vietnamese Court;
c) Overseas Arbitration;
d) International Arbitration;
dd) Arbitration established under agreements between disputing parties’ agreement.
5. Disputes settled through arbitration prescribed in PPP and other relevant contracts shall be deemed as commercial disputes. Foreign arbitral awards shall be recognized and enforced in accordance with the law on recognition and enforcement of foreign arbitration’s awards in Vietnam.
Article 98. Handling of violations arising from PPP investments
1. Prohibit organizations and individuals that commit acts referred to in Article 10 of this Law from participation in PPP investments.
2. Cancel or suspend the bids, refuse to recognize the results of investor selection or declare that decisions of competent authorities, contracting parties or bid solicitors are null and void when detecting any violation against this Law and other regulations of relevant laws.
3. Cancel or suspend contracts whenever detecting any breach of contract or regulations laid down herein and other relevant legislation.
4. In addition to sanctions against violations prescribed in clause 1, 2 and 3 of this Article, entities and persons committing violations against the law on PPP investments shall be disciplined or subject to administrative penalties or criminal legal proceedings, depending on the nature and extent of their violations.
5. The Government shall elaborate on this Article.
Article 99. Amendments and supplements to relevant laws
1. Amending and supplementing certain Articles of the Law on Procurement No. 43/2013/QH13, amended or supplemented under the Law No. 03/2016/QH14, 04/2017/QH14 and 40/2019/QH14, shall be as follows:
a) Amending and supplementing clause 3 of Article 1 as follows:
“3. Selection of the investor in implementation of investment projects in which land is used;”;
b) Amending and supplementing clause 2 of Article 3 as follows:
“2. In case where it is necessary to select contractors to provide input materials, fuels, substances, supplies, consulting services or non-consulting services to ensure the continuity of production, sale and procurement activities to maintain the regular operation of state enterprises, enterprises must adopt regulations on contractor selection to be uniformly applied internally on the basis of ensuring fairness, transparency and economic efficiency.”;
c) Amending and supplementing clause 10 of Article 4 as follows:
“10. PPP project enterprise refers to an enterprise established by an investor to serve the purpose of executing PPP projects where land is used.”;
d) Amending and supplementing clause 12 of Article 4 as follows:
“12. Bidding refers to the process of selecting a contractor to enter into and execute a contract for the provision of consulting services, non-consulting services, procurement of goods or construction; selecting investors to sign and execute investment contracts for execution of projects where land is used on the basis of ensuring competition, fairness, transparency and economic efficiency.”;
dd) Amending and supplementing clause 4 of Article 6 as follows:
“4. Bidding investors must be legally and financially independent of the parties hereunder:
a) Tender consulting contractors in investment projects using land until the date of conclusion of project contracts;
b) Competent regulatory authorities, bid solicitors.”;
e) Amending and supplementing Point i of Clause 1 of Article 8 as follows:
“i) List of investment projects using land;”;
g) Amending and supplementing clause 2 of Article 15 as follows:
“2. Investment projects using land, except for cases where investment is restricted in accordance with the investment law.”;
h) Repealing Article 68.
2. Amending and supplementing Clause 4 of Article 40 in the Law on Public Investment No. 39/2019/QH14 as follows:
“4. Principles, authority over, contents of, procedures and processes for design and evaluation of and decision on feasibility study reports for PPP projects shall be subject to law on PPP investment.”.
3. Amending and supplementing Clause 2 of Article 20 in the Law on Prices No. 11/2012/QH13 already amended and supplemented by the Law No. 61/2014/QH13 as follows:
“2. Promptly adjust prices whenever the price factors change. In particular, prices of public products and services created by public-private partnership investment projects shall be adjusted over periods of time as provided in project contracts.
4. Amending and supplementing certain Articles of the Law on Support for Small and Medium Enterprises No. 04/2017/QH14 as follows:
a) Amending and supplementing clause 2 of Article 12 as follows:
“2. Ministries, Ministerial-level agencies and provincial People’s Committees may establish incubation facilities, engineering facilities and co-work spaces. Enterprises and organizations investing in other business activities may set up incubation facilities, engineering facilities and co-work spaces.”;
b) Amending and supplementing clause 1 of Article 13 as follows:
“1. Ministries, Ministerial-level agencies and provincial People’s Committees may establish product distribution chains. Enterprises and other investment or business organizations may establish product distribution chains.”.
5. Amending and supplementing Clause 2 of Article 39 in the Law on Hydrometeorology No. 90/2015/QH13 already amended and supplemented by the Law No. 35/2018/QH14 as follows:
“2. Hydrometeorology public service organizations shall be entitled to provide hydro-meteorological services according to their functions and tasks prescribed by competent state authorities in accordance with this Law and other relevant laws; shall be entitled to use hydro-meteorological products and services provided by other organizations or individuals on the basis of placement of orders or agreements according to the provisions of law.
Other organizations and individuals may provide hydro-meteorological services in accordance with this Law and relevant laws.”.
6. Amending and supplementing certain Articles of the Law on Housing No. 65/2014/QH13, already amended and supplemented by the Law No. 40/2019/QH14, as follows:
a) Amending and supplementing clause 3 of Article 36 as follows:
“3. The State may directly invest in the construction of houses with state budget capital, national bonds, other bonds, official development assistance capital, concessional loans from donors, and state-owned development investment credit funds on the land areas determined for construction of resettlement houses according to approved planning schemes to serve the purposes of lease, lease-purchase or sale thereof to resettlement beneficiaries.";
b) Amending and supplementing clause 1 of Article 53 as follows:
“1. The State may invest in the construction of social housing by using state budget capital, national bonds, other bonds, official development assistance capital, concessional loans from donors, and state-owned development investment credit funds on the land areas determined for construction of social housing in accordance with regulations for lease and lease-purchase purposes.";
c) Repealing Point b of Clause 3 of Article 40 and Point b of Clause 1 of Article 114.
7. Repealing Point c of Clause 4 and Clause 5 of Article 30, Clause 4 of Article 51 in the Law on Use and Management of Public Assets No. 15/2017/QH14.
1. This Law shall enter into force on January 1, 2021, except the regulations specified in Clause 6 of Article 101 herein.
2. The Government and competent regulatory authorities shall elaborate on Clauses and Articles set forth in this Law.
Article 101. Transitional provisions
1. The projects in the sectors prescribed in clause 1 of Article 4 in this Law and meeting the minimum total investment requirements prescribed in clause 2 of Article 4 herein shall be subject to the following regulations:
a) In case where an investment policy decision has been made by a competent authority before the effective date of this Law, the next steps shall be taken in accordance with this Law. In case where the investment policy needs to be adjusted, regulations laid down in Article 18 herein shall be observed;
b) In case where the feasibility study report has been approved by a competent authority before the effective date of this Law, next steps shall be taken in accordance with this Law without having to go through the project approval procedures as per this Law; the contents specified in Clause 6 of Article 23 of this Law must be additionally approved in case investor selection has not yet been organized;
c) As for projects falling into the cases specified at Points a and b of this Clause, if the state capital contribution ratio in a PPP project is greater than the rate specified in Clause 2 of Article 69 of this Law, any adjustment in the state capital ratio shall not be required.
2. Projects that are not in the sectors specified in Clause 1 of Article 4 of this Law or fail to meet the minimum total investment requirements specified in Clause 2 of Article 4 of this Law, and projects without the prequalification requirement in which investor prequalification results have not been approved yet or the invitations for bid or requests for proposal have not yet been issued, until the effective date of this Law shall be halted.
3. PPP projects in which investor selection is occurring shall be subject to the following regulations:
a) In case where their investor prequalification results have been approved before the effective date of this Law, they may be continued in accordance with this Law;
b) In case where the invitation for bid or the request for proposal has been issued before the effective date of this Law but the bid is closed after December 31, 2020, the bid solicitor shall be responsible for extending the bid closing time to improve the invitation for bid or the request for proposal in accordance with this Law provided that such action does not result in any adjustment of the approved investment policy and feasibility study report;
c) In case where the results of investor selection are available, but the contract negotiation and conclusion happens after the effective date of this Law, the contracting authority shall negotiate and sign the contract, based on the results of investor selection, bidding documents, proposal, invitation for bid and request for proposal in accordance with this Law without resulting in any adjustment in the approved investment policy and feasibility study report.
4. Project contracts signed before the effective date of this Law may continue to be executed under contractual terms and conditions.
5. From the effective date of this Law, the transition of Build - Transfer (BT) contracts shall be as follows:
a) Projects where bidding documents or requests for proposal have not been issued yet shall be suspended; in case where bidding documents or requests for proposal have already been issued, they shall be continued based on the invitations for bid, requests for proposals and legislative regulations at the time of issuance of these invitations for bid or requests for proposal;
b) With regard to projects where investor selection results are obtained before the effective date of this Law, the contracting authority shall negotiate and sign the contract, based on the results of investor selection, bidding documents, proposals, invitations for bid and requests for proposal, and legislative regulations valid at the time of issuance of invitations for bid or requests for proposal;
c) For projects which have signed contracts before the effective date of this Law, project execution and payment under regulations of BT contracts and legislative regulations valid at the time of contract conclusion shall be continued;
d) Implementation of new BT projects shall be disapproved.
6. Implementation of the projects under BT contracts that have not been approved for investment policy yet shall be suspended from August 15, 2020.
7. The Government shall elaborate on this Article.
This Law is passed in the 9th plenary session of the XIVth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam held on June 18, 2020.
|
NATIONAL ASSEMBLY’S CHAIRWOMAN |