Chương X Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020: Giải quyết kiến nghị, tranh chấp và xử lý vi phạm
Số hiệu: | 64/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 18/06/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 25/07/2020 | Số công báo: | Từ số 719 đến số 720 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 18/6/2020, theo đó:
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.
Các lĩnh vực cho phép được đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:
+ Giao thông vận tải (1);
+ Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định tại Luật điện lực (2);
+ Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải (3);
+ Y tế; giáo dục - đào tạo (4);
+ Hạ tầng công nghệ thông tin (5).
Cụ thể quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP đối với từng lĩnh vực:
- Không thấp hơn 200 tỷ đồng với các lĩnh vực (1), (2), (3), (5).
Trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng.
- Không thấp hơn 100 tỷ đồng với lĩnh vực: Y tế; giáo dục - đào tạo.
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà đầu tư có các quyền sau đây:
a) Kiến nghị với bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy trình giải quyết kiến nghị quy định tại Điều 96 của Luật này;
b) Khởi kiện ra Tòa án trong thời hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền không xem xét, giải quyết đơn kiến nghị nếu nhà đầu tư đã khởi kiện ra Tòa án; trường hợp đang xem xét, giải quyết theo quy trình quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan đang giải quyết kiến nghị thông báo chấm dứt việc xem xét, giải quyết kiến nghị.
1. Quy trình giải quyết kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư gửi văn bản kiến nghị đến bên mời thầu từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
b) Bên mời thầu phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà đầu tư trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư;
c) Trường hợp bên mời thầu không có văn bản giải quyết kiến nghị hoặc nhà đầu tư không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà đầu tư có quyền gửi văn bản kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của bên mời thầu;
d) Cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà đầu tư trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư.
2. Quy trình giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư gửi văn bản kiến nghị đến bên mời thầu trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
b) Bên mời thầu phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư;
c) Trường hợp bên mời thầu không có văn bản giải quyết kiến nghị hoặc nhà đầu tư không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà đầu tư có quyền gửi văn bản kiến nghị đồng thời đến cơ quan có thẩm quyền và cơ quan thường trực của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của bên mời thầu.
Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị cấp trung ương do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập; cấp Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác do Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác thành lập; cấp địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập;
d) Khi nhận được văn bản kiến nghị, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị có quyền yêu cầu nhà đầu tư, bên mời thầu và các cơ quan liên quan cung cấp thông tin để xem xét và có văn bản báo cáo cơ quan có thẩm quyền về phương án, nội dung trả lời kiến nghị trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư;
đ) Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị căn cứ văn bản kiến nghị của nhà đầu tư đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét tạm dừng cuộc thầu. Nếu chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Văn bản tạm dừng cuộc thầu phải được gửi đến bên mời thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Thời gian tạm dừng cuộc thầu được tính từ ngày bên mời thầu nhận được thông báo tạm dừng đến khi cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản giải quyết kiến nghị;
e) Cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị.
3. Trường hợp nhà đầu tư gửi văn bản kiến nghị trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền mà không tuân thủ theo quy trình giải quyết kiến nghị quy định tại Điều này thì văn bản kiến nghị không được xem xét, giải quyết.
1. Tranh chấp giữa cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án PPP và tranh chấp giữa doanh nghiệp dự án PPP với các tổ chức kinh tế tham gia thực hiện dự án được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án.
2. Tranh chấp giữa cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư trong nước hoặc doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư trong nước thành lập; tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước; tranh chấp giữa nhà đầu tư trong nước hoặc doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư trong nước thành lập với các tổ chức kinh tế Việt Nam được giải quyết tại Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam.
3. Tranh chấp giữa cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư nước ngoài hoặc với doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư nước ngoài thành lập được giải quyết tại Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thanh viên có quy định khác.
4. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một nhà đầu tư nước ngoài; tranh chấp giữa nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án PPP với tổ chức, cá nhân nước ngoài được giải quyết tại một trong các cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Trọng tài Việt Nam;
b) Tòa án Việt Nam;
c) Trọng tài nước ngoài;
d) Trọng tài quốc tế;
đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
5. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài theo quy định tại hợp đồng dự án PPP và các hợp đồng liên quan là tranh chấp thương mại. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành theo quy định của pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài.
1. Cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này.
2. Hủy thầu, đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu khi phát hiện có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Chấm dứt, đình chỉ hợp đồng khi phát hiện có hành vi vi phạm hợp đồng hoặc quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Ngoài các hình thức xử lý vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
HANDLING OF PETITIONS, SETTLEMENT OF DISPUTES AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 95. Handling of petitions arising from investor selection activities
1. If there are grounds for presuming that their legitimate rights and interests are affected, investors shall have the following rights:
a) Submit petitions regarding investor selection process and results to bid solicitors and competent authorities according to the petition settlement process specified in Article 96 of this Law;
b) Initiate Court proceedings within the statute of limitations in accordance with civil law.
2. The bid solicitor or competent authority shall not consider settling the petition if the investor has initiated the court proceedings; where the case is considered for settlement according to the process specified in Article 96 of this Law, the authority currently handling the petition shall notify the termination of the consideration and settlement of the petition.
Article 96. Procedures for handling of petitions arising from investor selection activities
1. Procedures for settlement of petitions about issues arising in the process of selection of investors shall be subject to the following regulations:
a) The investor sends a written petition to the bid solicitor from the date of occurrence to the date prior to the announcement of the results of investor selection;
b) The bid solicitor must send a written document stating settlement of the petition to the investor within 07 working days from the date of receipt of the written petition from the investor;
c) In case where the bid solicitor does not have a written document stating settlement of the petition or the investor disagrees about petition settlement results, the investor shall have the right to send the petition to the competent authority within 05 working days from the deadline for sending their reply or the date of receipt of the bid solicitor's written document on settlement of the petition;
d) The competent authority must send a written document stating settlement of the petition to the investor within 07 working days of receipt of the written petition from the investor.
2. Procedures for settlement of petitions pertaining to investor selection results shall be subject to the following regulations:
a) The investor must send a written petition to the bid solicitor within 10 working days of receipt of the notification of investor selection results;
b) The bid solicitor must send a written document stating settlement of the petition to the investor within 15 working days of receipt of the written petition from the investor;
c) In case where the bid solicitor does not have a written document stating settlement of the petition or the investor disagrees about petition settlement results, the investor shall have the right to send the written petition to the competent authority and the standing organ of the Petition Settlement Advisory Board within 05 working days from the deadline for sending their reply or the date of receipt of the bid solicitor's written document on settlement of the petition.
The central-level Petition Settlement Advisory Board shall be established by the Minister of Planning and Investment; the Petition Settlement Advisory Board at the Ministry, central authority, other body level shall be established by Ministers, heads of central authorities or other bodies; the Petition Settlement Advisory Board at the local level shall be established by the President of the provincial People's Committee;
d) Upon receipt of the written petition, Petition Settlement Advisory Boards shall have the right to request investors or bid solicitors and concerned entities to provide information to consider and report in writing to competent authorities on methods and contents of the response to the petition within 30 days of receipt of the written petition from the investor;
dd) Where necessary, the Petition Settlement Advisory Board shall, based on the investor's written petition, request the competent authority to consider temporarily suspending the bid. In case of acceptance of the petition, within 05 working days of receipt of the written document from the Petition Settlement Advisory Board, the competent authority must send a written notification of temporary suspension of the bid. The written document stating temporary suspension of the bid must be sent to the bid solicitor or the investor within 05 working days from the date of issuance of the written notification of temporary suspension of the bid. The duration of temporary suspension of the bid shall range from the date of the bid solicitor's receipt of the written notification of temporary suspension to the date of the competent authority's issuance of the written document stating settlement of the petition;
e) The competent authority must issue the decision on settlement of the petition regarding results of investor selection within 10 working days of receipt of the written opinion from the Petition Settlement Advisory Board.
3. If an investor submits a petition directly to a competent authority without compliance with the petition settlement procedures specified in this Article, the written petition shall not be considered for further action.
Article 97. Dispute settlement
1. Disputes between competent authorities or contracting authorities and investors or PPP project enterprises, and disputes between PPP project enterprises and economic organizations involved in executing projects shall be resolved through negotiation, mediation, arbitration or court.
2. Disputes between competent authorities, contracting authorities and domestic investors or PPP project enterprises established by domestic investors; disputes between domestic investors; disputes between domestic investors or PPP project enterprises established by domestic investors and Vietnamese economic organizations shall be resolved by Vietnamese Arbitration or Court.
3. Disputes between competent authorities, contracting authorities and foreign investors or PPP project enterprises established by foreign investors shall be settled at the Vietnamese Arbitration or the Vietnamese Court, unless otherwise agreed upon under contracts or treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
4. Disputes between investors, including at least one foreign investor; disputes between investors or PPP project enterprises and foreign organizations or individuals shall be settled at one of the following entities and organizations:
a) Vietnamese Arbitration;
b) Vietnamese Court;
c) Overseas Arbitration;
d) International Arbitration;
dd) Arbitration established under agreements between disputing parties’ agreement.
5. Disputes settled through arbitration prescribed in PPP and other relevant contracts shall be deemed as commercial disputes. Foreign arbitral awards shall be recognized and enforced in accordance with the law on recognition and enforcement of foreign arbitration’s awards in Vietnam.
Article 98. Handling of violations arising from PPP investments
1. Prohibit organizations and individuals that commit acts referred to in Article 10 of this Law from participation in PPP investments.
2. Cancel or suspend the bids, refuse to recognize the results of investor selection or declare that decisions of competent authorities, contracting parties or bid solicitors are null and void when detecting any violation against this Law and other regulations of relevant laws.
3. Cancel or suspend contracts whenever detecting any breach of contract or regulations laid down herein and other relevant legislation.
4. In addition to sanctions against violations prescribed in clause 1, 2 and 3 of this Article, entities and persons committing violations against the law on PPP investments shall be disciplined or subject to administrative penalties or criminal legal proceedings, depending on the nature and extent of their violations.
5. The Government shall elaborate on this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực