Chương IV Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020: Thành lập, hoạt động của doanh nghiệp dự án ppp; hợp đồng dự án ppp
Số hiệu: | 64/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 18/06/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 25/07/2020 | Số công báo: | Từ số 719 đến số 720 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp dự án PPP theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng, có mục đích duy nhất để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
2. Doanh nghiệp dự án PPP được phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại Điều 78 của Luật này.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, việc thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động, giải thể, phá sản của doanh nghiệp dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quy định khác của pháp luật có liên quan và hợp đồng dự án PPP.
1. Nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng hoặc tổ chức bao tiêu sản phẩm, dịch vụ công, bao gồm:
a) Hợp đồng BOT là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước;
b) Hợp đồng BTO là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; sau khi hoàn thành xây dựng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cho Nhà nước và được quyền kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định;
c) Hợp đồng BOO là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, sở hữu, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng;
d) Hợp đồng O&M là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để kinh doanh, quản lý một phần hoặc toàn bộ công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng.
2. Nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế Nhà nước thanh toán trên cơ sở chất lượng sản phẩm, dịch vụ công, bao gồm:
a) Hợp đồng BTL là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và chuyển giao cho Nhà nước sau khi hoàn thành; được quyền cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trên cơ sở vận hành, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định; cơ quan ký kết hợp đồng thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP;
b) Hợp đồng BLT là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trên cơ sở vận hành, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định; cơ quan ký kết hợp đồng thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước.
3. Hợp đồng hỗn hợp là hợp đồng kết hợp giữa các loại hợp đồng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Đối với dự án quy định tại điểm b khoản 9 Điều 3 của Luật này, không áp dụng loại hợp đồng thông qua cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng.
1. Hồ sơ hợp đồng dự án PPP bao gồm các tài liệu chủ yếu sau đây:
a) Hợp đồng dự án PPP bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể;
b) Phụ lục hợp đồng (nếu có);
c) Biên bản đàm phán hợp đồng;
d) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
đ) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được lựa chọn;
e) Hồ sơ mời thầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu.
2. Khi có sự thay đổi các nội dung hợp đồng, các bên phải ký kết phụ lục hợp đồng.
1. Hợp đồng dự án PPP bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Mục tiêu, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án; thời gian xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; thời hạn hợp đồng;
b) Phạm vi và yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, sản phẩm, dịch vụ công được cung cấp;
c) Tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn; phương án tài chính, trong đó có kế hoạch thu xếp tài chính; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, trong đó có phương pháp và công thức để thiết lập hoặc điều chỉnh; vốn nhà nước trong dự án PPP và hình thức quản lý, sử dụng tương ứng (nếu có);
d) Điều kiện sử dụng đất và tài nguyên khác; phương án tổ chức xây dựng công trình phụ trợ; yêu cầu về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường; trường hợp bất khả kháng và phương án xử lý trong trường hợp bất khả kháng;
đ) Trách nhiệm thực hiện các thủ tục xin cấp phép theo quy định của pháp luật có liên quan; thiết kế; tổ chức thi công; kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng trong giai đoạn xây dựng; nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư và xác nhận hoàn thành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án;
e) Trách nhiệm trong việc vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để sản phẩm, dịch vụ công được cung cấp liên tục, ổn định; điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
g) Bảo đảm thực hiện hợp đồng; quyền sở hữu, quyền quản lý, khai thác các loại tài sản liên quan đến dự án; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP; thỏa thuận về việc sử dụng dịch vụ bảo lãnh của bên thứ ba đối với nghĩa vụ của cơ quan ký kết hợp đồng;
h) Phương án xử lý trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật về dân sự để tiếp tục thực hiện hợp đồng; biện pháp xử lý, bồi thường, xử phạt trong trường hợp một trong các bên vi phạm hợp đồng;
i) Trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo mật thông tin; chế độ báo cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát;
k) Các nguyên tắc, điều kiện sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên; quyền của bên cho vay; thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên khi thanh lý hợp đồng;
l) Ưu đãi, bảo đảm đầu tư, phương án chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, bảo đảm cân đối ngoại tệ, các loại bảo hiểm (nếu có);
m) Pháp luật điều chỉnh hợp đồng và cơ chế giải quyết tranh chấp.
2. Hợp đồng dự án PPP phải xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của cơ quan ký kết hợp đồng, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án PPP.
3. Chính phủ quy định về hợp đồng mẫu đối với các loại hợp đồng quy định tại Điều 45 của Luật này.
1. Doanh nghiệp dự án PPP phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
2. Căn cứ quy mô, tính chất của dự án, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu theo mức xác định từ 01% đến 03% tổng mức đầu tư của dự án.
3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày doanh nghiệp dự án PPP hoàn thành nghĩa vụ trong giai đoạn xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo hợp đồng; trường hợp cần kéo dài thời gian xây dựng, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.
4. Doanh nghiệp dự án PPP được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm thực hiện hợp đồng sau khi hoàn thành nghĩa vụ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này; đối với hợp đồng O&M, bảo đảm thực hiện hợp đồng được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà đầu tư hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
5. Doanh nghiệp dự án PPP không được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm thực hiện hợp đồng trong các trường hợp sau đây:
a) Từ chối thực hiện hợp đồng sau khi ký kết hợp đồng;
b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng dẫn đến chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 52 của Luật này;
c) Không gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Hợp đồng được ký kết trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kết quả đàm phán hợp đồng, hồ sơ dự thầu còn hiệu lực, thông tin năng lực của nhà đầu tư đã được cập nhật tại thời điểm ký kết và hồ sơ mời thầu.
2. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP hợp thành một bên và cùng ký vào hợp đồng với cơ quan ký kết hợp đồng.
3. Đối với nhà đầu tư liên danh, tất cả các thành viên liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng.
1. Việc sửa đổi hợp đồng dự án PPP phải quy định trong hợp đồng và được các bên xem xét khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng hoặc khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản hoặc có sự thay đổi về quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phương án kỹ thuật, tài chính của dự án, giá, phí sản phẩm, dịch vụ công do doanh nghiệp dự án PPP cung cấp;
b) Điều chỉnh một trong các bên ký kết hợp đồng;
c) Điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 51 của Luật này;
d) Trường hợp khác thuộc thẩm quyền của cơ quan ký kết hợp đồng mà không làm thay đổi chủ trương đầu tư, mang lại hiệu quả cao hơn về tài chính, kinh tế - xã hội cho dự án.
2. Trình tự sửa đổi hợp đồng dự án PPP được quy định như sau:
a) Một trong các bên hợp đồng có văn bản đề nghị sửa đổi hợp đồng, trong đó nêu rõ trường hợp được áp dụng để xem xét sửa đổi;
b) Các bên tổ chức đàm phán các nội dung hợp đồng dự kiến sửa đổi bao gồm giá, phí sản phẩm, dịch vụ công; thời hạn hợp đồng; các nội dung khác của hợp đồng khi có sự thay đổi;
c) Các bên ký kết phụ lục hợp đồng đối với các nội dung sửa đổi.
3. Trường hợp sửa đổi hợp đồng dẫn đến thay đổi mục tiêu, địa điểm, quy mô, loại hợp đồng dự án PPP, tăng tổng mức đầu tư từ 10% trở lên, tăng giá trị vốn nhà nước trong dự án PPP sau khi đã sử dụng hết dự phòng thì phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 18 của Luật này trước khi ký kết phụ lục hợp đồng đối với các nội dung sửa đổi.
1. Thời hạn hợp đồng do các bên thỏa thuận căn cứ vào quyết định phê duyệt dự án và kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
2. Các bên ký kết hợp đồng được điều chỉnh thời hạn hợp đồng nhưng bảo đảm tổng thời hạn hợp đồng, bao gồm thời gian điều chỉnh không vượt quá thời hạn giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai và không làm thay đổi các nội dung khác của quyết định chủ trương đầu tư dự án.
3. Các trường hợp điều chỉnh thời hạn hợp đồng bao gồm:
a) Chậm trễ hoàn thành giai đoạn xây dựng hoặc gián đoạn trong quá trình vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật về dân sự vượt quá tầm kiểm soát hợp lý của một bên;
b) Cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Nhà nước đình chỉ dự án, trừ trường hợp phải đình chỉ do lỗi của doanh nghiệp dự án PPP;
c) Chi phí gia tăng phát sinh do yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng chưa được xác định khi ký kết hợp đồng và nếu không được gia hạn thì doanh nghiệp dự án PPP không thể thu hồi các chi phí này;
d) Khi có sự thay đổi về quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan làm giảm doanh thu dưới 75% so với mức doanh thu trong phương án tài chính quy định tại hợp đồng;
đ) Khi doanh thu tăng từ 125% trở lên so với mức doanh thu trong phương án tài chính quy định tại hợp đồng.
1. Việc chấm dứt hợp đồng dự án PPP thực hiện theo quy định tại hợp đồng, làm cơ sở cho việc thanh lý hợp đồng.
2. Việc chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn chỉ áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng mà các bên đã thực hiện các biện pháp khắc phục nhưng không bảo đảm việc tiếp tục thực hiện hợp đồng dự án PPP;
b) Vì lợi ích quốc gia; bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Khi doanh nghiệp dự án PPP mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;
d) Khi một trong các bên trong hợp đồng vi phạm nghiêm trọng việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại hợp đồng;
đ) Trường hợp khác do hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật về dân sự, các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận về chấm dứt hợp đồng.
3. Cơ quan ký kết hợp đồng phải báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi chấm dứt hợp đồng.
4. Trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn, cơ quan ký kết hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Phối hợp với bên cho vay tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thay thế để ký kết hợp đồng dự án PPP mới;
b) Trong thời gian chưa thực hiện phương án xử lý, chưa lựa chọn được nhà đầu tư thay thế, cơ quan ký kết hợp đồng chịu trách nhiệm tổ chức bảo đảm an toàn, chống xuống cấp cho công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đối với dự án đang trong giai đoạn xây dựng; tổ chức vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm bảo đảm tính liên tục của việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công đối với dự án đang trong giai đoạn vận hành.
5. Cơ quan ký kết hợp đồng thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều này được sử dụng nguồn vốn quy định tại khoản 3 Điều 73 của Luật này và nguồn thu hợp pháp khác.
6. Trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này hoặc do cơ quan ký kết hợp đồng vi phạm nghiêm trọng việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại điểm d khoản 2 Điều này, kinh phí mua lại doanh nghiệp dự án PPP hoặc bồi thường chấm dứt hợp đồng được bố trí từ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; trường hợp chấm dứt do lỗi của nhà đầu tư quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều này thì nhà đầu tư có trách nhiệm chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư thay thế.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án PPP, quyền của bên cho vay thực hiện theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng dự án PPP và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn mà phải lựa chọn nhà đầu tư thay thế, bên cho vay phối hợp với cơ quan ký kết hợp đồng lựa chọn nhà đầu tư thay thế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 của Luật này.
3. Nội dung quy định tại khoản 2 Điều này phải được thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng, bên cho vay và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.
1. Trường hợp doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư liên danh thành lập, các thành viên có quyền chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhau nhưng phải bảo đảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu của từng thành viên theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 41 của Luật này.
2. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư khác sau khi hoàn thành xây dựng công trình đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc sau khi chuyển sang giai đoạn vận hành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.
3. Việc chuyển nhượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Không được làm thay đổi việc thực hiện hợp đồng dự án PPP đã ký kết;
b) Tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan;
c) Được cơ quan ký kết hợp đồng chấp thuận;
d) Có sự thỏa thuận của bên cho vay và các thành viên trong liên danh trong trường hợp là nhà đầu tư liên danh.
4. Bên nhận chuyển nhượng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Không bị hạn chế quyền được nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật;
b) Có năng lực tài chính, quản trị để thực hiện hợp đồng dự án PPP và các hợp đồng có liên quan;
c) Cam kết tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng theo quy định tại hợp đồng dự án PPP và các hợp đồng có liên quan.
5. Trường hợp chuyển nhượng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này làm thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp dự án PPP phải thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật về doanh nghiệp.
Hợp đồng dự án PPP và các phụ lục hợp đồng, các văn bản có liên quan khác được ký kết giữa cơ quan nhà nước Việt Nam với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Đối với những vấn đề pháp luật Việt Nam không có quy định, các bên có thể thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng dự án PPP trên cơ sở không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
INCORPORATION AND OPERATION OF PPP PROJECT ENTERPRISES; PPP CONTRACTS
Article 44. Incorporation and operation of PPP project enterprises
1. After the decision to approve the selection results is issued, the investor shall establish a PPP project enterprise in a form of a limited liability company or a joint stock company that is not a public company with the sole purpose of signing and implementing PPP contracts. The application for enterprise registration shall contain the details prescribed by law on enterprises and the decision on approval of investor selection results.
2. PPP project enterprises may issue corporate bonds in accordance with Article 78 of this Law.
3. Apart from compliance with the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, the establishment, management, operation, dissolution, and bankruptcy of PPP project enterprises must comply with laws pertaining to businesses or enterprises, and regulations of other relevant laws and PPP contracts.
Article 45. Classification of PPP contracts
1. The group of project contracts applying the mechanism for direct collection of fees from users or underwriting for public products and services, including:
a) BOT contract means the contract under which a PPP project investor or enterprise is assigned the right to build and operate infrastructure works and systems within a predetermined term; upon expiry of such term, the PPP project investor or enterprise transfers these works or systems to the State;
b) BTO contract means the contract under which a PPP project investor or enterprise is assigned the right to build infrastructure works and systems; after the construction is complete, the PPP project investor or enterprise transfers these works or systems to the State, and is accorded the right to operate these works or systems within a specified period of time;
c) BOO contract means the contract under which a PPP project investor or enterprise is assigned the right to build, own and operate infrastructure works and systems within a predetermined term; upon expiry of such term, the PPP project investor or enterprise terminates the contract;
d) O&M contract means the contract under which a PPP project investor or enterprise is assigned the right to operate and manage part or the whole of existing infrastructure works and systems within a predetermined term; upon expiry of such term, the PPP project investor or enterprise terminates the contract.
2. The group of project contracts providing the State mechanism whereby payment is made on the basis of the quality of public products and services, including:
a) BTL contract means the contract under which a PPP project investor or enterprise is assigned the right to build infrastructure works or systems, and transfer them after completion; is accorded the right to supply public products and services on the basis of operating and exploiting these works or systems within a predetermined term; the transferee signs a service lease and pays the PPP project investor or enterprise;
b) BLT contract means the contract under which a PPP project investor or enterprise is assigned the right to build infrastructure works or systems, and supply public products and services on the basis of operating and exploiting these works or systems within a specified period of time; the transferee-to-be signs a service lease and pays the PPP project investor or enterprise; upon expiry of such term, the PPP project investor or enterprise transfers these works or systems to the State.
3. Mixed contract is the contract which is the result of combination of those contracts prescribed in Clause 1 and 2 of this Article.
4. With respect to the projects referred to in Point b of Clause 9 of Article 3 herein, the contract providing the mechanism for direct collection of fees from users shall not be applied to them.
Article 46. PPP contract documentation
1. PPP contract documentation shall comprise the following main documents:
a) PPP contract, including general and specific terms and conditions;
b) Appendices (if any);
c) Contract negotiation minutes;
d) Decision on approval of investor selection results;
dd) Bidding documents and other documents clarifying the selected investor’s bidding documents;
e) Invitation for bid and other documents stating amendments and supplements to the invitation for bid.
2. If there is any change in any contractual terms and conditions, parties shall need to sign appendices to the contract.
Article 47. Basics of project execution contracts
1. A PPP contract shall contain the following information:
a) Objectives, scale, location and schedule of implementation of a project; time and duration of a infrastructure work or system; the effective date of the contract; contract term;
b) Scope of and requirements concerning engineering, technology and quality of the infrastructure work or system, supplied public products or services;
c) Total investment; capital structure; financial plan, including the financial arrangement plan; public product and service prices and charges, including methods and formulas for setting or adjusting them; state capital invested in a PPP project and the corresponding form of management and use (if any);
d) Conditions for use of land and other natural resources; plans to organize the construction of auxiliary works; requirements for compensation, support and resettlement; assurance of safety and environmental protection; force majeure cases and plans for response to force majeure events;
dd) Responsibilities for carrying out licensing procedures according to regulations of relevant laws; design; organization of construction; quality inspection, supervision and management at the construction phase; acceptance testing, settlement of investment capital and confirmation of the completion of infrastructure works and systems; provision of main input materials used for production and business activities of the project;
e) Responsibilities for the operation and commercial use of infrastructure works and systems so that public products and services are provided in a continuous and stable manner; conditions, order and procedures for transfer of infrastructure works and systems;
g) Performance security; rights of ownership, management, and exploitation of assets related to the project; rights and obligations of the PPP project investor or enterprise; the agreement on use of a third-party guarantee service with respect to the obligations of the contract signatory;
h) Plans for response to the circumstances substantially changing in accordance with civil law to continue to perform the contract; response, compensation and punitive measures in case one of the contracting parties breaches the contract;
i) Responsibilities of parties related to information security; reporting regime; provision of information, related documents and explanation about the contract performance at the request of competent authorities, inspection, examination, auditing, and supervising authorities;
k) Principles and conditions for amendment, supplementation and termination of the contract before its expiry; assignment of rights and obligations of the parties; the lender's rights; procedures, rights and obligations of the parties upon contract discharge;
l) Investment incentives, guarantees, plans to share the revenue increase and decrease, assurance of balancing of foreign currencies, types of insurance (if any);
m) Laws governing the contract and dispute resolution mechanism.
2. PPP contract must specify rights and obligations of the contracting authority, the investor and the PPP project enterprise.
3. The Government shall regulate sample contracts applicable to types of contracts specified in Article 45 of this Law.
Article 48. PPP contract performance security
1. The PPP project enterprise must provide a contract performance security before the effective date of the contract.
2. Based on the scale and nature of each project, the value of a contract performance security shall be specified in the invitation for bid at a determined rate of between 01% and 03% of total investment in the project.
3. The validity period of the contract performance security shall start on the effective date of the contract and end on the date on which the PPP project enterprise completes its contractual obligations during the stage of construction of infrastructure work or system under the contract; In cases where it is necessary to prolong the construction period, the investor must extend the validity period of the contract performance security accordingly.
4. The PPP project enterprise shall be entitled to return or release the contract performance security after discharge of their contractual obligation to build the construction work or infrastructure system, unless otherwise prescribed in Clause 5 of this Article; As for O&M contracts, the contract performance security shall be returned or released after the investor completes their contractual obligations.
5. The PPP project enterprise shall not be entitled to the return or release of the contract performance security in the following cases:
a) Refuse to execute the contract after contract conclusion;
b) Violate agreement made in the contract to the extent of the early termination of the contract as prescribed at Point d of Clause 2 of Article 52 in this Law;
c) Fail to extend the validity period of the contract performance security under the regulations laid down in clause 3 of this Article.
6. The Government shall elaborate on the ratio of value of the contract performance security under clause 2 of this Article.
Article 49. Conclusion of PPP project execution contracts
1. A contract shall be signed on the basis of a decision on approval of investor selection result, contract negotiation result or bidding document that remains valid, or investor's capability information which is updated at the time of contract conclusion and the invitation for bid.
2. The investor and the PPP project enterprise may form a party and jointly sign a contract with the contracting authority.
3. As for investors in partnerships, all member partners must directly bear their signatures and stamps (if any) into the contract.
Article 50. Modification or revision of PPP contracts
1. Modification of a PPP project contract must be specified in the contract and considered by the contracting parties in one of the following cases:
a) The project is affected by force majeure events or when circumstances change substantially or when there is any change in relevant planning, policies or laws that seriously affects the technical and financial plans of the project, prices and charges of public products and services supplied by the PPP project enterprise;
b) One of the contracting parties is subject to certain adjustment;
c) The term of the PPP contract provided in clause 2 and 3 of Article 51 herein is subject to any adjustment;
d) A PPP contract falls into other cases where modification or revision thereof is required under the authority of the contracting authority provided that such modification does not result in any change in the investment policy, and brings about better financial and socio-economic efficiency for the project.
2. The steps in modifying a PPP contract shall be specified as follows:
a) One of the contracting parties submits a written request for modification or revision of the contract, clarifying cases in which modification or revision of the contract is accepted;
b) The contracting parties negotiate the proposed updates to the contract, including prices and charges of public products and services; contract term; other matters of the contract whenever there is any change thereof;
c) The contracting parties need to sign appendices to the contract that describe amendments or modifications.
3. With respect to the modification of a contract leads to a change in the objectives, location, size and type of PPP contract, if an increase in total investment by 10% or more or the value of state capital invested in the PPP project is made after contingency funds are used up, investment policy adjustment procedures must be carried out as prescribed in Article 18 of this Law before signing the contract annexure for amendments or modifications.
1. The contract term shall be agreed upon between parties based on the decision on approval of investor selection results.
2. The contracting parties may adjust the contract term on condition that the aggregate contract term, including the adjustment period, does not exceed the land allocation or lease term in accordance with the land law, and such adjustment does not change other contents of the project investment policy decision.
3. Cases in which adjustment in the contract term is required, including:
a) There is any delay in completing the construction phase or any interruption in the operation of the construction work or infrastructure system due to any substantial change in circumstances as provided in the civil law to the extent that it goes beyond the reasonable control of a contracting party;
b) The project is suspended by the competent authority or other competent authority of the State, except as it is suspended through the PPP project enterprise’s fault;
c) As additional costs incurred due to the competent authority’s request have not yet been determined by the contracting authority after the contract conclusion, in case of failure to obtain permission for such extension, the PPP project enterprise cannot recover these costs;
d) There is any change in planning, policies and related laws to the extent of a reduction in revenue by less than 75% compared with the revenue in the financial plan specified in the contract;
dd) The revenue increases by at least 125% compared to the revenue inscribed in the financial plan specified in the contract.
Article 52. PPP contract termination
1. The contract termination shall comply with the provisions of the contract, and may serve as a basis for the contract discharge.
2. Termination of a PPP project contract before its expiry (briefly called early termination) only occurs in the following cases:
a) If the project is affected by a force majeure event, despite all remedial actions taken by parties, the continued execution of the PPP contract will not be ensured;
b) Early termination occurs to gain the state interests; meet the requirements concerning national defence, security and state secrets;
c) The PPP project enterprise loses its solvency in accordance with the law on bankruptcy
d) Either party seriously defaults on contractual obligations;
dd) Other cases appear due to substantial changes in circumstances in accordance with civil law to the extent that the contracting parties agree to terminate the contract.
3. The contracting authority must report to the competent authority before the contract termination.
4. In case of termination of a PPP contract before its expiry, the contracting authority shall perform the following tasks:
a) Cooperating with the lender in selecting an alternative investor to sign a new PPP contract;
b) Pending the implementation of the response plan, if an alternative investor has not been selected yet, the contracting authority shall be responsible for the safety and anti-deterioration of the work or infrastructure system with respect to the project under construction; the operation and commercial use of the work or infrastructure system to ensure the continuity of the provision of public products and services with respect to the project in operation.
5. The authority entering into a contract to perform the tasks specified in Clause 4 of this Article may use the funding sources specified in Clause 3 of Article 73 in this Law and other lawful income.
6. In case where the PPP contract is terminated before expiration of the term specified at Point b of Clause 2 of this Article or due to the contracting authority’s serious default on the performance of the contractual obligations specified at Point d of Clause 2 of this Article, funds for acquisition of the PPP project enterprise or compensation for contract termination shall be allocated from the state capital according to the provisions of law; In case the termination occurs at the investor's fault specified at Points c and d of Clause 2 of this Article, the investor shall be responsible for transferring shares or contributed capital portions to the alternative investor.
7. The Government shall elaborate on this Article.
1. During the process of execution of a PPP contract, the lender's rights shall be exercised according to the parties' agreements made in the credit facility contract, the PPP contract and regulations of relevant laws.
2. In case where a PPP contract is terminated before expiration and an alternative investor is selected, the lender shall cooperate with the contracting authority to select a substitute investor under the provisions of Point b of Clause 1 of Article 39 herein.
3. Regulations laid down in Clause 2 of this Article must be agreed in writing between the contracting authority and/or the lender and the investor and/or the PPP project enterprise.
Article 54. Transfer of shares, contributed capital portions, rights and obligations of PPP contracts
1. In case where the PPP project enterprise is established by an investor in the partnership, member partners shall have the rights to transfer shares or contributed capital portions to each other, but must ensure the minimum equity ratio of each member as prescribed in Point a of Clause 2 of Article 41 herein.
2. Investors shall have the right to transfer shares or contributed capital portions to other investors after completion of the construction of works with respect to those projects with construction components, or after switching to the operation stage with respect to those projects without construction components.
3. The transfer stipulated in Clause 1 and 2 of this Article must satisfy the following requirements:
a) Such transfer does not lead to any change in execution of a PPP contract already in effect;
b) Such transfer must comply with regulations of relevant laws;
c) Such transfer is accepted by the contracting authority;
d) Such transfer is subject to agreement between the lender and members of a partnership with regard to partnership investors.
4. The transferee must satisfy the following requirements:
a) They must not be constrained from the right to receive transferred items as provided for by law;
b) They must have financial and administrative capacity to execute PPP contracts and other related contracts;
c) They are committed to continuing to carry out the rights and obligations of the transferor in accordance with the PPP contract and other related contracts.
5. In case where the transfer specified in Clause 1 and 2 of this Article changes the contents of enterprise registration, the PPP project enterprise must comply with relevant provisions of the enterprise law.
Article 55. Legislation governing PPP contracts
PPP project contract, its annexure and other relevant documents signed between a Vietnamese state authority and a PPP project investor or enterprise shall be governed under Vietnamese legislation. With respect to the matters that are not regulated under Vietnamese law, the parties may reach specific agreements in a PPP contract on condition that such agreements are not in breach of basic rules of Vietnamese law.