- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Đầu tư theo hình thức PPP. Vai trò và quy mô của các hợp đồng PPP
1. Tổng quan về tổng quan về hợp đồng theo phương thức đối tác công tư
1.1 Khái niệm
Pháp luật Việt Nam đã đưa ra định nghĩa như sau: “Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công”.
Khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây:
Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có;
Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.
1.2 Phân loại
Theo Khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, dự án PPP theo quy định của Luật này bao gồm các loại hợp đồng sau:
(i) Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BOT);
(ii) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build - Transfer - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BTO);
(iii) Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build - Own - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BOO);
(iv) Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (Operate - Manage, sau đây gọi là hợp đồng O&M);
(v) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (Build - Transfer - Lease, sau đây gọi là hợp đồng BTL);
(vi) Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (Build - Lease - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BLT);
(vii) Hợp đồng hỗn hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật này.
2. Quy mô của dự án
2.1 Quy mô của dự án PPP
a) Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này; trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng;
b) Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu tại điểm a và điểm b khoản này không áp dụng đối với dự án theo loại hợp đồng O&M.
Theo quy định tại Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
2.2 Dự án ppp được phân loại theo thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư bao gồm
a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;
b) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;
c) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
d) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
2.3 Vai trò của các dự án PPP
Thông qua PPP thu hút nguồn tài chính từ khu vực tư nhân, khắc phục vấn đề thiếu hụt vốn đầu tư của nhà nước.
PPP có thể cho phép hợp tác giúp tối ưu hóa hiệu quả đầu tư.
PPP là một trong những công cụ giúp đóng góp giải pháp cải cách quan trọng đối với lĩnh vực quản lý đầu tư công.
Đảm bảo lợi ích của các bên để từng bước xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực đầu tư công.
PPP là phương thức phân bổ và quản lý rủi ro hiệu quả.
Nâng cao niềm tin của người dân đối với Nhà nước. PPP hướng tới lợi ích bền vững vì cộng đồng.
3. Các yếu tố cơ bản của Luật PPP
1. Định nghĩa và phạm vi: Luật xác định rõ khái niệm PPP và các hình thức hợp tác khác nhau như BOT (Build-Operate-Transfer), BOO (Build-Own-Operate), BTO (Build-Transfer-Operate), v.v.
2. Quy trình lựa chọn đối tác: Quy định về quy trình mở cửa, minh bạch và công bằng để lựa chọn doanh nghiệp tư nhân làm đối tác trong các dự án PPP.
3. Phân chia rủi ro: Luật xác định cách thức phân chia rủi ro giữa chính phủ và doanh nghiệp tư nhân, bao gồm rủi ro tài chính, kỹ thuật, vận hành, và thị trường.
4. Hợp đồng PPP: Quy định về nội dung, cấu trúc và các điều khoản quan trọng của hợp đồng PPP, bao gồm thời hạn hợp đồng, cơ chế thanh toán, và điều kiện chấm dứt hợp đồng.
5. Giám sát và quản lý: Thiết lập cơ chế giám sát và quản lý hiệu quả của dự án PPP, đảm bảo rằng cả hai bên đều tuân thủ các điều khoản hợp đồng và dự án đạt được mục tiêu đã đề ra.
6. Giải quyết tranh chấp: Xác định các phương pháp giải quyết tranh chấp giữa chính phủ và doanh nghiệp tư nhân, có thể bao gồm trọng tài, giải quyết tranh chấp theo pháp luật nội địa hoặc quốc tế.
Xem thêm bài viết liên quan
Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì ? Hợp đồng mua bán hàng hoá cần những nội dung gì ?
Hợp đồng lao động là gì? Các lưu ý khi ký kết hợp đồng lao động