FDI là gì? Quy định của pháp luật về đầu tư FDI?
FDI là gì? Quy định của pháp luật về đầu tư FDI?

1. FDI là gì?

FDI (Foreign Direct Investment) hay Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mà một cá nhân hoặc tổ chức ở một quốc gia đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc tài sản ở quốc gia khác. FDI thường được thực hiện thông qua việc mua cổ phần, thành lập công ty con, hoặc xây dựng cơ sở sản xuất mới tại nước tiếp nhận.

FDI không chỉ mang lại lợi ích cho nhà đầu tư mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của quốc gia nhận đầu tư thông qua việc tạo ra việc làm, chuyển giao công nghệ, và tăng cường cạnh tranh trong thị trường.

2. Quy định của pháp luật về đầu tư FDI tại Việt Nam

2.1. Hoạt động đầu tư của FDI

Hiện nay, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp FDI quy định tại Điều 23 Luật Đầu tư 2020 như sau:

- Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác;

Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác;

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

+ Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

- Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác;

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (Hợp đồng hợp tác kinh doanh)

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

2.2. Thành lập tổ chức doanh nghiệp FDI

Căn cứ Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thành lập tổ chức FDI như sau:

- Trừ trường hợp quy định tại Điều 67 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư theo thủ tục sau:

+ Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

+ Trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Về hồ sơ, trình tự, thủ tục: Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

- Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

FDI là gì? Quy định của pháp luật về đầu tư FDI?
FDI là gì? Quy định của pháp luật về đầu tư FDI?

3. Vai trò của FDI.

FDI giúp gia tăng nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng GDP và cải thiện cơ sở hạ tầng, từ đó nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế. Các dự án FDI thường tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao thu nhập.

FDI mang lại công nghệ mới và quản lý hiện đại cho quốc gia tiếp nhận, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Sự xuất hiện của các công ty nước ngoài thúc đẩy cạnh tranh trong thị trường, buộc doanh nghiệp địa phương cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Các công ty FDI thường tập trung vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu, góp phần tăng cường xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh toán. FDI không chỉ mang đến vốn mà còn cả kinh nghiệm và kỹ năng quản lý, giúp nâng cao năng lực cho đội ngũ lao động địa phương.

Các doanh nghiệp FDI đóng góp thuế và phí cho ngân sách nhà nước, hỗ trợ phát triển các dịch vụ công cộng. Sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài có thể tạo ra động lực cho các nhà đầu tư trong nước, khuyến khích họ mở rộng hoạt động kinh doanh.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Danh mục ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài năm 2024

Trình tự thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ từ nước ngoài như thế nào?

Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập loại hình công ty nào tại Việt Nam?