- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Trình tự thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ từ nước ngoài như thế nào?
Chuyển giao công nghệ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức và đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia. Để nâng cao, thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhà nước chú trọng đến việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam. Vậy theo quy định thì trình tự thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ từ nước ngoài được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề trên nhé.
1. Chuyển giao công nghệ là gì?
Theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Như vậy, việc chuyển giao công nghệ có thể được phân loại như sau:
- Chuyển giao công nghệ trong nước là việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam.
- Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam.
- Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc chuyển giao công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài.
2. Trình tự thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ từ nước ngoài như thế nào?
Căn cứ vào Khoản 3, Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Văn bản đề nghị đăng ký chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
- Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực văn bản giao kết chuyển giao công nghệ thể hiện nội dung cụ thể như sau:
- Tên công nghệ được chuyển giao.
- Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
- Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
- Phương thức chuyển giao công nghệ.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Giá, phương thức thanh toán.
- Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).
- Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.
- Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.
- Phạt vi phạm hợp đồng.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
- Cơ quan giải quyết tranh chấp.
- Nội dung khác do các bên thỏa thuận.
Trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài thì cần phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực theo đúng quy định.
3. Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài
Căn cứ quy định Khoản 4, 5 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ký văn bản giao kết chuyển giao công nghệ, bên có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký chuyển giao công nghệ gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Các trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ
Theo quy định Khoản 6 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao;
- Hợp đồng không có đối tượng công nghệ, nội dung chuyển giao công nghệ;
- Nội dung hợp đồng trái với quy định pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Trên đây là những nội dung liên quan đến thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam. Theo đó, khi chuyển giao hoặc nhận chuyển giao công nghệ, bạn cần tìm hiểu kỹ những quy định có liên quan về đăng ký chuyển giao công nghệ theo đúng quy định. Hơn nữa, việc soạn thảo văn bản giao kết chuyển giao công nghệ cơ bản phải có những nội dung theo quy định, chủ thể ký kết văn bản phải có đủ năng lực dân sự và có quyền với đối tượng chuyển giao, tránh việc ký kết văn bản chuyển giao không đúng quy định, ảnh hưởng đến quá trình đăng ký chuyển giao với cơ quan có thẩm quyền.