Biên chếHợp đồng biên chế là những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhân sự, đặc biệt là trong các tổ chức nhà nước và doanh nghiệp công. Hiểu rõ về biên chế và hợp đồng biên chế không chỉ giúp bạn nắm bắt được cấu trúc tổ chức và quy trình tuyển dụng mà còn đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cả người lao động và người sử dụng lao động. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm biên chế là gì, hợp đồng biên chế là gì, cũng như những quy định và lưu ý quan trọng liên quan đến chúng. Những thông tin này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện và chi tiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về môi trường làm việc trong khu vực công và các cơ quan nhà nước.

Biên chế là gì? Hợp đồng biên chế là gì?

1. Biên chế là gì ?

Biên chế là từ ngữ mà nhiều người thường nhắc tới khi làm việc tại cơ quan Nhà nước, nhưng hiện nay biên chế vẫn chưa có định nghĩa chính thức, nhưng theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì biên chế có thể được hiểu là gồm biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công nhập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Biên chế là danh sách các chức danh công chức, viên chức, số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước theo quy định của pháp luật. Biên chế được sử dụng để làm căn cứ tuyển dụng, sử dụng, quản lý, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước.

Biên chế là gì? Hợp đồng biên chế là gì?

2. Hợp đồng biên chế là gì ?

Hợp đồng biên chế là hợp đồng làm việc giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức, công chức, và

Hợp đồng biên chế được lập thành 03 bản, một bản do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập giữ, một bản do viên chức giữ và một bản do Sở Nội vụ (đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cấp huyện) lưu.

Biên chế là gì? Hợp đồng biên chế là gì?

3. Sự khác nhau giữa Biên chế và Hợp đồng lao động

Để biết sự khác nhau giữa biên chế vào hợp đồng lao động thì cần biết hợp đồng lao động là gì. Theo đó, khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 định nghĩa về hợp đồng lao động như sau:

“1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.”

Có thể hiểu, hợp đồng lao động là thỏa thuận về trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền, nghĩa vụ của các bên (người lao động, người sử dụng lao động). Dưới đây là một số tiêu chí dùng để phân biệt Biên chế và Hợp đồng lao động:

Tiêu chí

Biên chế

Hợp đồng lao động

Vị trí công việc

Do cơ quan Nhà nước phê duyệt theo nhu cầu của vị trí việc làm

Theo thoả thuận và yêu cầu của người sử dụng lao động

Thời hạn làm việc

Tuỳ theo yêu cầu của vị trí việc làm nhưng nếu không có gì thay đổi thì có thể làm từ lúc được bổ nhiệm, tuyển dụng đến khi nghỉ hưu.

Riêng viên chức có hợp đồng làm việc có thời hạn và không xác định thời hạn.

Có hợp đồng không xác định thời hạn/xác định thời hạn.

Chủ thể

Cá nhân và cơ quan, tổ chức Nhà nước…

Giữa cá nhân với cá nhân/tổ chức mà không bắt buộc là cơ quan Nhà nước.

Hình thức thi tuyển

Tuyển dụng: Thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyến

Phỏng vấn hoặc có thể thực hiện thông qua thi tuyển

Chế độ đãi ngộ

- Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

- Phụ cấp và các chế độ khác.

Theo thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Tính chất công việc

Ổn định, lâu dài, được đảm bảo.

- Công việc có thể xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn.

- Có thể sẽ phải nghỉ việc nếu đơn vị tuyển dụng không ký tiếp hợp đồng lao động.