Chương I Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020: Những quy định chung
Số hiệu: | 64/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 18/06/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 25/07/2020 | Số công báo: | Từ số 719 đến số 720 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư; quản lý nhà nước, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Luật này áp dụng đối với các bên trong hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là dự án PPP), làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án PPP, làm cơ sở để cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án.
3. Bảo đảm dự thầu là việc nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam trước thời điểm đóng thầu để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà đầu tư.
4. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc doanh nghiệp dự án PPP thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.
5. Bên cho vay là tổ chức, cá nhân cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP vay vốn để thực hiện hợp đồng dự án PPP.
6. Bên mời thầu là đơn vị có chuyên môn và năng lực được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
7. Danh sách ngắn là danh sách nhà đầu tư trúng sơ tuyển đối với hình thức đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển hoặc danh sách nhà đầu tư được mời tham gia đàm phán cạnh tranh.
8. Doanh nghiệp dự án PPP là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập có mục đích duy nhất để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP.
9. Dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
b) Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có;
c) Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.
10. Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership - sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.
11. Đơn vị chuẩn bị dự án PPP là đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.
12. Hồ sơ dự sơ tuyển là toàn bộ tài liệu do nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển.
13. Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
14. Hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà đầu tư làm căn cứ để bên mời thầu lựa chọn danh sách ngắn.
15. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng để lụa chọn nhà đầu tư, bao gồm các yêu cầu để thực hiện dự án làm căn cứ để nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu và đàm phán hợp đồng nhằm lựa chọn được nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án.
16. Hợp đồng dự án PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định của Luật này, bao gồm các loại hợp đồng sau đây:
a) Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BOT);
b) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build - Transfer - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BTO);
c) Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build - Own - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BOO);
d) Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (Operate - Manage, sau đây gọi là hợp đồng O&M);
đ) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (Build - Transfer - Lease, sau đây gọi là hợp đồng BTL);
e) Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (Build - Lease - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BLT);
g) Hợp đồng hỗn hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật này.
17. Lựa chọn nhà đầu tư là quá trình xác định nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm, giải pháp khả thi để thực hiện dự án PPP trên nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
18. Nhà đầu tư PPP (sau đây gọi là nhà đầu tư) là một pháp nhân độc lập được thành lập theo quy định của pháp luật hoặc liên danh giữa nhiều pháp nhân tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
19. Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp dành để chi đầu tư, chi thường xuyên thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.
1. Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:
a) Giao thông vận tải;
b) Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;
c) Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải;
d) Y tế; giáo dục - đào tạo;
đ) Hạ tầng công nghệ thông tin.
2. Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP được quy định như sau:
a) Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này; trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng;
b) Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu tại điểm a và điểm b khoản này không áp dụng đối với dự án theo loại hợp đồng O&M.
3. Dự án PPP được phân loại theo thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;
b) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;
c) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
d) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
4. Chính phủ quy định chi tiết về lĩnh vực đầu tư tại khoản 1 và quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu đối với từng lĩnh vực tại khoản 2 Điều này.
1. Cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là Bộ, cơ quan trung ương);
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Cơ quan, tổ chức được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập và được giao dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước (sau đây gọi là cơ quan khác).
2. Cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP bao gồm:
a) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền ủy quyền ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Trường hợp dự án thuộc phạm vi quản lý của nhiều cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này hoặc trong trường hợp thay đổi cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan này báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định giao một cơ quan làm cơ quan có thẩm quyền.
4. Cơ quan có thẩm quyền được ủy quyền cho cơ quan, đơn vị trực thuộc làm cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP thuộc thẩm quyền của mình.
1. Hội đồng thẩm định dự án PPP bao gồm:
a) Hội đồng thẩm định nhà nước thực hiện nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
b) Hội đồng thẩm định liên ngành thực hiện nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
c) Hội đồng thẩm định cấp cơ sở thực hiện nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trừ trường hợp nhiệm vụ thẩm định được giao cho đơn vị trực thuộc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định dự án PPP quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Căn cứ quy mô, tính chất dự án, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc giao một đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP.
4. Hội đồng thẩm định dự án PPP, đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ thẩm định được thuê tư vấn hỗ trợ.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Bảo đảm quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước trong dự án PPP.
3. Việc thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhà nước, giám sát dự án PPP phải bảo đảm không làm cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh bình thường của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.
4. Bảo đảm đầu tư công khai, minh bạch, bình đẳng, bền vững và hiệu quả.
5. Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng và cộng đồng.
1. Ban hành, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
2. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
3. Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức PPP; giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư.
5. Tổ chức và thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế về đầu tư theo phương thức PPP.
6. Hướng dẫn, hỗ trợ, giải quyết vướng mắc về thủ tục theo đề nghị của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP khi thực hiện hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
1. Các thông tin phải được công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:
a) Thông tin về quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án PPP;
b) Thông tin về lựa chọn nhà đầu tư bao gồm: thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
c) Thông tin về nhà đầu tư được lựa chọn, doanh nghiệp dự án PPP;
d) Nội dung chính của hợp đồng dự án PPP bao gồm: tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn trong dự án; loại hợp đồng; thời hạn thực hiện dự án; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công; hình thức và địa điểm thu giá, phí (nếu có) và các thông tin cần thiết khác;
đ) Giá trị quyết toán vốn đầu tư công trong dự án PPP trong trường hợp có sử dụng vốn đầu tư công;
e) Văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP;
g) Cơ sở dữ liệu về nhà đầu tư;
h) Thông tin giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, xử lý vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
2. Ngoài việc công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, các thông tin quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải được công bố trên trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền.
3. Các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
1. Quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn nhà nước trong dự án PPP đối với dự án có yêu cầu sử dụng vốn nhà nước; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật này.
2. Phê duyệt dự án PPP khi chưa có chủ trương đầu tư; không phù hợp với chủ trương đầu tư; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật này.
3. Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà đầu tư dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án PPP gây thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích của công dân và của cộng đồng.
4. Không bảo đảm công bằng, minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Tham dự thầu với tư cách là nhà đầu tư đối với dự án do mình làm bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng hoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng;
b) Tham gia lập đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với cùng một dự án;
c) Là cá nhân thuộc bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng mà trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc là người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu đối với dự án do bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột đứng tên tham dự thầu hoặc là người đại diện hợp pháp của nhà đầu tư tham dự thầu;
d) Đứng tên tham dự thầu dự án do cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày không làm việc tại cơ quan, tổ chức đó.
5. Tiết lộ, tiếp nhận tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà đầu tư:
a) Nội dung hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành theo quy định, trừ trường hợp dự án phải tổ chức khảo sát thị trường, tham vấn trước nhà đầu tư để lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu;
b) Nội dung hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư trước khi được công khai theo quy định;
c) Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư được xác định chứa bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
6. Thông thầu bao gồm các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;
b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu.
7. Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, quyền và nghĩa vụ không đúng quy định của Luật này và hợp đồng dự án PPP.
8. Dừng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ngoài trường hợp quy định tại hợp đồng dự án PPP.
9. Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn nhà nước trong dự án PPP; can thiệp bất hợp pháp vào quy trình dự án PPP.
11. Gian lận trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án PPP, lựa chọn nhà đầu tư, triển khai thực hiện dự án PPP nhằm thu lợi bất chính hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ nào;
b) Cố ý cung cấp thông tin không trung thực, không khách quan làm sai lệch chủ trương đầu tư, dự án PPP được phê duyệt, kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kết quả kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, kết quả quyết toán vốn đầu tư công, thanh lý hợp đồng dự án PPP;
c) Cố ý cung cấp thông tin không trung thực, không khách quan làm sai lệch số liệu về doanh thu của dự án PPP nhằm thu lợi bất chính.
12. Cản trở việc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, quy trình dự án PPP được quy định như sau:
a) Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư, công bố dự án;
b) Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án;
c) Lựa chọn nhà đầu tư;
d) Thành lập doanh nghiệp dự án PPP và ký kết hợp đồng dự án PPP;
đ) Triển khai thực hiện hợp đồng dự án PPP.
2. Đối với dự án PPP ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, ứng dụng công nghệ mới theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, quy trình dự án PPP được quy định như sau:
a) Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư, công bố dự án;
b) Lựa chọn nhà đầu tư;
c) Nhà đầu tư được lựa chọn lập báo cáo nghiên cứu khả thi;
d) Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án;
đ) Thực hiện các bước quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp dự án PPP có công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc, việc tổ chức thi tuyển được xem xét, phê duyệt trong quyết định chủ trương đầu tư quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này. Việc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc.
4. Dự án thuộc kế hoạch đầu tư công được xem xét chuyển đổi thành dự án PPP thì thực hiện theo quy trình quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này.
5. Chính phủ quy định chi tiết các nội dung trong quy trình dự án PPP.
This Law provides for public - private partnership investments; state management, rights, obligations and responsibilities of entities, organizations and individuals involved in public - private partnership investments.
Article 2. Subjects of application
This Law provides for public - private partnership (abbreviated to PPP) investments; state management, rights, obligations and responsibilities of entities, organizations and individuals involved in public - private partnership investments.
For the purposes of this Law, terms used herein shall be construed as follows:
1. Pre-feasibility study report refers to a written document describing the subject matters of a preliminary study, including necessity, feasibility and effectiveness of a PPP investment project (hereinafter referred to as PPP project), as a basis for competent authorities’ grant of investment policy decisions.
2. Feasibility study report refers to a written document describing subject matters of the study relating to the necessity, feasibility and efficiency of a PPP project as a basis for competent authorities’ approval of that project.
3. Bid guarantee refers to an investor's implementation of one of security forms, such as leaving a deposit, depositing funds into escrow accounts or standing surety by a credit institution, foreign bank branch or insurance enterprise lawfully operating in Vietnam prior to the tender closing time or date in order to ensure the bidder’s participation in a bid.
4. Performance guarantee refers to a PPP project enterprise's implementation of one of the security forms, such as leaving a deposit, depositing funds into escrow accounts or standing surety by a credit institution, foreign bank branch or insurance enterprise lawfully operating in Vietnam in order to ensure execution of contracts by a PPP project investor or enterprise.
5. Lender means an organization or individual that lends funds to a PPP project investor or enterprise to execute a PPP project contract.
6. Bid solicitor refers to a unit with expertise and competence assigned by a competent agency to organize the selection of investors.
7. Shortlist refers to the list of successfully prequalified investors when participating in an open bid subject to prequalification requirements or the list of investors invited to participate in a competitive negotiation.
8. PPP project enterprise refers to an enterprise established by an investor to serve the sole purpose of concluding and executing PPP project contracts.
9. PPP project is a set of proposals related to the investment to provide public products and services through the implementation of one or the following activities:
a) Construction, operation and business of infrastructure works and systems;
b) Renovation, upgradation, expansion, modernization, operation and business of available works and systems;
c) Operation and business of available infrastructure works and systems.
10. Public - private partnership investment refers to a form of investment carried out by the fixed-term cooperation between the state and a private-sector investor through conclusion and execution of a PPP project agreement in order to call for private sector involvement in a PPP project.
11. PPP project preparation unit is the unit assigned by the competent agency to prepare pre-feasibility study reports, feasibility study reports, and perform other related tasks.
12. Prequalification application means all documents prepared by a bidder and submitted to a bid solicitor according to requirements of an invitation for prequalification.
13. Bidding documentation means all documents prepared by a bidder and submitted to a bid solicitor according to requirements of an invitation to bid.
14. Invitation for prequalification means all documents for request for a bidding investor’s competence and experience as a basis for the bid solicitor’s shortlisting.
15. Bidding invitation means all documents used for selecting investors, including requirements for project implementation set forth as a basis for an investor’s preparation of bidding documentation, and a bid solicitor’s evaluation of bidding documents and contract negotiation in order to select investors who meet project execution requirements.
16. PPP project contract means a written agreement between a contracting authority and a PPP project investor or enterprise on the State's concession to that investor or PPP project enterprise to execute a PPP project according to provisions of this Law, including the following types of contracts:
a) Build – Operate – Transfer contract (hereinafter referred to as BOT contract);
b) Build - Transfer - Operate contract (hereinafter referred to as BTO contract);
c) Build - Own - Operate contract (hereinafter referred to as BOO contract);
d) Operate - Manage contract (hereinafter referred to as O&M contract);
dd) Build - Transfer - Lease contract (hereinafter referred to as BTL contract);
e) Build - Lease - Transfer contract (hereinafter referred to as BLT contract);
g) Mixed contract prescribed in Clause 3 of Article 45 of this Law.
17. Investor selection means the process of identifying investors with sufficient competence, experience, and feasible solutions to implement PPP projects on the principle of ensuring competition, fairness, transparency and economic efficiency.
18. PPP investor (hereinafter referred to as investor) is an independent legal entity established under the provisions of law, or established by entering into partnership amongst multiple legal entities involved in PPP investments.
19. State capital comprises state budget capital or capital from lawful revenues retained as investment or regular expenditures belonging to the state budget’s spending tasks.
Article 4. Investment sector, size and classification of PPP projects
1. PPP investment sectors, including:
a) Transportation;
b) Power grids, power plants, except hydropower plants and those subject to the state monopoly requirement as provided in the Law on Electricity;
c) Water resources and irrigation; clean water supply; water drainage and wastewater treatment; waste management and disposal;
d) Healthcare; education – training;
dd) Information technology infrastructure.
2. Minimum investment capital requirement for a PPP project shall be prescribed as follows:
a) The minimum capital requirement of not less than VND 200 billion shall be imposed on projects in the sectors specified in points a, b, c and dd of clause 1 of this Article. In case where projects are executed in areas facing socio-economic difficulties or extreme socio-economic difficulties under the provisions of laws on investment, they must meet the minimum capital requirement of not less than VND 100 billion;
b) The minimum capital requirement of not less than VND 100 billion shall be imposed on the projects in the sectors specified in point d of clause 1 of this Article;
c) Regulations on the minimum capital requirement laid down in point a and b of this clause shall not apply to O&M projects.
3. PPP projects shall be classified by the jurisdiction to issue investment policy decisions, including:
a) PPP projects falling under the National Assembly’s delegated authority to grant investment policy decisions;
b) PPP projects falling under the Prime Minister's delegated authority to issue investment policy decisions;
c) PPP projects falling under the authority to grant investment policy decisions delegated to Ministers, heads of central authorities and other entities specified in clause 1 of Article 5 in this Law;
d) PPP projects falling under the authority to grant investment policy decisions delegated to provincial People’s Councils.
4. The Government shall elaborate on investment sectors prescribed in clause 1 and minimum capital requirements imposed on specific investment sectors as provided in clause 2 of this Article.
Article 5. Competent authorities and authorities signing PPP contracts
1. Competent authorities, including:
a) Ministries, Ministry-level agencies, governmental agencies, central bodies affiliated to political organizations, Supreme People’s Procuracy, Supreme People’s Court, State Audit, Office of the President, Office of the National Assembly, and central bodies of Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations (hereinafter referred to as Ministries and/or central authorities);
b) Provincial People’s Committees;
c) Agencies and organizations set up by the Government and the Prime Minister, and assigned make state budget estimates according to the provisions of law on state budget (hereinafter referred to as other authorities).
2. Authorities signing PPP contracts, including:
a) Competent authorities prescribed in clause 1 of this Article;
b) Entities and units authorized by competent authorities to sign contracts as provided in clause 4 of this Article.
3. In cases where projects fall under the management of multiple competent authorities prescribed in Clause 1 of this Article, or in case of change of competent authorities, these authorities shall report to the Prime Minister to seek his decision to designate an authority as the competent authority.
4. Competent agencies may authorize their directly controlled agencies or units to act as authorities signing contracts to execute PPP projects within their competence.
Article 6. PPP Project Assessment Boards
1. PPP Project Assessment Boards, including:
a) State Assessment Board tasked with carrying out an assessment of pre-feasibility study reports and feasibility study reports for PPP projects falling under the National Assembly’s delegated authority to grant investment policy decisions;
b) Interdisciplinary Assessment Board specialized in carrying out an assessment of pre-feasibility study reports and feasibility study reports for PPP projects falling under the Prime Minister’s delegated authority to grant investment policy decisions;
c) State Assessment Board tasked with carrying out an assessment of pre-feasibility study reports and feasibility study reports for PPP projects falling under the authority to grant investment policy decisions delegated to Ministers, Heads of central or other bodies or provincial People’s Councils, except assessment tasks assigned to units directly controlled by competent authorities referred to clause 3 of this Article.
2. The Prime Minister shall decide to set up PPP Project Assessment Boards prescribed at Points a and b of Clause 1 of this Article upon the request of the Minister of Planning and Investment.
3. Based on the size, scale and significance of each project, the Minister, Head of central or other body, President of a provincial People's Committee shall establish grassroots-level Assessment Boards or assign their directly-controlled unit to conduct an assessment of pre-feasibility study reports and feasibility study reports for PPP projects.
4. The PPP Project Assessment Board and its subordinate unit performing the assessment tasks may hire an independent consultant to work for them.
5. The Government shall elaborate on this Article.
Article 7. PPP investment management principles
1. Ensuring relevance to related national socio-economic development strategies, plans and other planning schemes in accordance with law on planning.
2. Ensuring the effective management and use of State resources invested in PPP projects.
3. Carrying out the inspection, review, state audit and supervision of PPP projects must ensure that these activities do not obstruct normal investment and business activities of PPP investors and/or enterprises.
4. Ensuring open, transparent, fair, sustainable and efficient investments.
5. Ensuring the balancing between interests of the State, investors, users and the community.
Article 8. State management of PPP investments
1. Promulgate, propagate, disseminate and direct the implementation of legislative documents on PPP investments.
2. Review, evaluate and report on the implementation of PPP investments.
3. Examine, inspect and supervise the implementation of legal provisions on PPP investments.
4. Settle complaints, denunciations and sanction violations related to PPP investments; address any petitions or recommendations related to the investor selection process.
5. Organize and carry out investment promotion and international cooperation activities regarding PPP investments.
6. Provide instruction or support related to, and address any issue arising from, administrative procedures for carrying out PPP investment activities at the request of PPP project investors and enterprises.
Article 9. Transparency and disclosure of information about PPP investments
1. Information that must be made available on the Vietnam National E-Procurement System includes:
a) Information about investment policy decisions or decisions on approval of PPP projects;
b) Information about selection of investors, including invitation for prequalification, invitation to bid, shortlist, bidder selection results;
c) Information about selected investors in PPP projects and PPP project enterprises;
d) The main contents of a PPP project contract, including total investment; proportion of funds invested in a project; type of contract; duration of project implementation; prices and costs of each public product and service; fee or cost collection forms and locations (if any) and other necessary information;
dd) The settled amount of public investment capital invested in PPP projects in the case of using public investment capital;
e) Legislative documents regarding PPP investment;
g) Investor database;
h) Information on settlement of complaints, denunciations, petitions and sanctioning of violations of PPP investment law.
2. In addition to being posted on the National E-Procurement System, the information specified in Points a, b, c and d of Clause 1 of this Article must be made publicly available on websites (if any) of competent authorities.
3. All the information specified in Clause 1 of this Article should be published on other mass media.
Article 10. Prohibited acts related to PPP investment
1. Issuing investment policy decisions that are not conformable to public investment strategies, plans and programs; that fail to determine state-owned capital invested in those PPP projects that are subject to the requirement concerning use of state capital; that are made ultra vires or in breach of legally required processes and procedures prescribed in this Law.
2. Approving PPP projects in the absence of investment policies; not conforming to investment policies; ultra vires or in breach of legally required processes and procedures prescribed in this Law.
3. Competent authorities and contracting entities in collusion with consulting organizations and investors issue decisions on PPP investment policies and approval of PPP projects that result in any loss or waste of state capital, assets and national resources, and any harm or infringement on legitimate interests of citizens and the public.
4. Failing to ensure fairness and transparency during the process of investor selection, including the following acts:
a) Tender as an investor for projects in which the investor is the bid solicitor, the competent authority, the contracting authority or the entity functioning as the bid solicitor, the competent authority or the contracting authority;
b) Get involved in creating and concurrently reviewing documentation for invitation for prequalification, invitation to bid, and assessing bidding documents as well as verifying results of selection of investors bidding for the same project;
c) A person put under the control of a bid solicitor, a competent authority or a contracting authority directly participates in the investor selection process, or joins a team of experts or a team of verification of investor selection results; or is the head of a competent authority, a contracting authority or a bid solicitor, with respect to a project for which his/her natural father, mother, father-in-law, mother-in-law, mother-in-law, spouse, blood or adopted child, daughter-in-law, son-in-law, younger or elder sibling signs the name of the bidder or acts as the legal representative for an investor to bid.
d) Bear the name of the bidder for a project for which a competent authority, a contracting authority or a bid solicitor is the entity or organization where he/she has worked for 12 months before leaving.
5. Disclosing and receiving the following documents and information about the investor selection process:
a) Documents and information related to documentation for invitation for prequalification or invitation to bid before the time of issuance thereof as prescribed, except for cases where projects are subject to the requirement concerning market surveys and prior consultation with investors for preparation of such documentation;
b) Documents and information related to pre-qualification applications, bidding documents, reports of bid solicitors, reports of expert teams, assessment reports, reports of consulting contractors or reports of relevant professional bodies made in the investor selection process, prequalification results or investor selection results before they are disclosed according to regulations;
c) Other documents coming into existence during the investor selection process, if it is established that they contain state secrets prescribed by law.
6. Performing bid rigging acts as follows:
a) Entering into an agreement on bid withdrawal or withdrawal of the bid application already submitted in order for one or more parties to such agreement to win the bid;
b) Make an agreement to one or more parties to prepare bid applications for the bidders so that one or some parties to such agreement win the bid.
7. Transferring shares, contributed capital portions, rights and obligations in breach of the provisions of this Law and PPP contracts.
8. Ceasing the supply of public products and services other than those falling in the cases specified in PPP contracts.
9. Offering, taking and brokering bribes to gain advantage in performing PPP investment activities.
10. Abusing assigned titles and powers to appropriate, make personal gain from and commit acts of corruption while managing and using public investment capital invested in PPP projects; illegally interfering with the PPP project process.
11. Performing PPP investment acts by fraud, including:
a) Counterfeiting and falsifying information, records and documents related to decisions on investment policies and decisions on approval of PPP investment projects, selecting investors and implementing PPP investment projects in order to obtain illegal gain or evade any obligation;
b) Deliberately providing untruthful or biased information that falsifies approved investment policies, PPP projects, investor selection results, review, inspection, supervision or audit results, results of settlement of public investment capital, discharge and termination of PPP contracts;
c) Deliberately providing untruthful and biased information that falsifies data and figures regarding PPP project’s revenues in order to gain illicit profits.
12. Hindering detection and sanctioning of any violation against law on PPP investments.
Article 11. PPP project process
1. Unless otherwise provided in Clause 2 of this Article, the PPP project process shall be prescribed as follows:
a) Making and assessing pre-feasibility study reports, decisions on investment policies and project announcement;
b) Making, evaluating feasibility study reports, and approving projects;
c) Selecting investors;
d) Establishing PPP project enterprises and concluding PPP contracts;
e) Implementing PPP contracts.
2. For PPP projects using high technologies on the list of high technologies prioritized for investment in development thereof under the provisions of the law regarding high technologies and using new technologies according to the provisions of technology transfer law, PPP project process shall be subject to the following regulations:
a) Making and assessing pre-feasibility study reports, decisions on investment policies and project announcement;
b) Selecting investors;
c) Selected investors prepare feasibility study reports;
d) Assessing feasibility study reports, and approving projects;
dd) Implementing steps prescribed at point d and dd of Clause 1 of this Article.
3. In case where a PPP project has a construction work requiring an architectural proposal test, the test may be considered and approved under an investment policy decision prescribed in Clause 1 or Clause 2 of this Article. The architectural proposal test must comply with provisions of law on architecture.
4. Projects under public investment plans which are considered to be converted into PPP projects shall comply with the process specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article.
5. The Government shall elaborate on the PPP project process.