Chương III Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020: Lựa chọn nhà đầu tư
Số hiệu: | 64/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 18/06/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 25/07/2020 | Số công báo: | Từ số 719 đến số 720 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 18/6/2020, theo đó:
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.
Các lĩnh vực cho phép được đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:
+ Giao thông vận tải (1);
+ Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định tại Luật điện lực (2);
+ Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải (3);
+ Y tế; giáo dục - đào tạo (4);
+ Hạ tầng công nghệ thông tin (5).
Cụ thể quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP đối với từng lĩnh vực:
- Không thấp hơn 200 tỷ đồng với các lĩnh vực (1), (2), (3), (5).
Trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng.
- Không thấp hơn 100 tỷ đồng với lĩnh vực: Y tế; giáo dục - đào tạo.
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy trình sau đây:
a) Lựa chọn danh sách ngắn (nếu áp dụng);
b) Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư;
c) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
đ) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
e) Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng dự án PPP, công khai thông tin hợp đồng.
2. Căn cứ điều kiện cụ thể từng dự án, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc lựa chọn danh sách ngắn sau khi quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 của Luật này hoặc sau khi phê duyệt dự án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 của Luật này.
3. Việc lựa chọn nhà đầu tư theo quy trình quy định tại khoản 1 Điều này trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được thực hiện theo lộ trình do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
4. Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất dự án được chấp thuận được ưu đãi khi đánh giá hồ sơ dự thầu.
5. Nhà đầu tư cam kết sử dụng nhà thầu, hàng hóa, vật tư, vật liệu, thiết bị trong nước được ưu đãi khi đánh giá hồ sơ dự thầu.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Nhà đầu tư có tư cách hợp lệ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có đăng ký thành lập, hoạt động được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà nhà đầu tư đang hoạt động;
2. Hạch toán tài chính độc lập; bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư;
3. Không đang trong quá trình giải thể; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;
4. Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP;
5. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải liên danh với nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân để tham dự thầu;
6. Nhà đầu tư thành lập theo pháp luật nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường khi tham gia lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án thuộc ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
1. Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, trừ trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất;
2. Tư vấn thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;
3. Tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá, thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
4. Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu.
1. Việc lựa chọn nhà đầu tư trong nước được thực hiện thông qua các hình thức quy định tại các điều 37, 38, 39 và 40 của Luật này, trong đó chỉ có nhà đầu tư thành lập theo pháp luật Việt Nam được tham dự.
2. Việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế được thực hiện thông qua các hình thức quy định tại các điều 37, 38, 39 và 40 của Luật này, trong đó nhà đầu tư thành lập theo pháp luật nước ngoài và nhà đầu tư thành lập theo pháp luật Việt Nam đều được tham dự.
3. Việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế được áp dụng đối với tất cả các dự án PPP, trừ trường hợp sau đây:
a) Dự án thuộc ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Dự án cần bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước.
Ngôn ngữ sử dụng trong lựa chọn nhà đầu tư là tiếng Việt đối với lựa chọn nhà đầu tư trong nước; là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế.
1. Căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu theo mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư của dự án.
2. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày.
3. Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu với điều kiện không thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu đã nộp. Trường hợp nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu sẽ không còn giá trị và bị loại.
4. Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.
5. Bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu nhưng không quá 14 ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư thành lập thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 48 của Luật này.
Trường hợp nhà đầu tư từ chối gia hạn theo quy định tại khoản 3 Điều này, bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà đầu tư trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.
6. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu trong thời gian hồ sơ dự thầu còn hiệu lực;
b) Nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 34 của Luật này;
c) Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành đàm phán, hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký kết hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;
d) Doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư thành lập không thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 48 của Luật này.
1. Việc hủy thầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Tất cả hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu;
b) Thay đổi mục tiêu, quy mô đã ghi trong hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu;
c) Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu không tuân thủ quy định của Luật này hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án;
d) Việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư không tuân thủ quy định của Luật này hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến hạn chế cạnh tranh giữa các nhà đầu tư;
đ) Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dẫn đến hủy thầu theo quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này phải bồi thường chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà đầu tư.
2. Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng.
3. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
4. Bảo mật các tài liệu.
5. Lưu trữ thông tin liên quan theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Xử lý tình huống lựa chọn nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án là việc giải quyết trường hợp phát sinh chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong Luật này.
2. Cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định xử lý tình huống trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
b) Căn cứ quyết định chủ trương đầu tư; quyết định phê duyệt dự án; hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư; hợp đồng đã ký kết với nhà đầu tư được lựa chọn; tình hình thực tế triển khai thực hiện dự án.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Đàm phán cạnh tranh được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
1. Có không quá 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án được mời tham dự;
2. Dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;
3. Dự án ứng dụng công nghệ mới theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
1. Chỉ định nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án cần bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Dự án cần phải lựa chọn ngay nhà đầu tư thay thế theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 52 của Luật này để bảo đảm tính liên tục trong quá trình thực hiện dự án.
2. Cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định việc chỉ định nhà đầu tư; trường hợp chỉ định nhà đầu tư đối với dự án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì trước khi chỉ định nhà đầu tư phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trên cơ sở có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Trường hợp dự án PPP xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà đầu tư quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Luật này, cơ quan có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà đầu tư.
2. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm các nội dung sau đây:
a) Thông tin cơ bản của dự án;
b) Thuyết minh về điều kiện đặc thù, riêng biệt của dự án;
c) Phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, bao gồm: các bước thực hiện lựa chọn nhà đầu tư; giải pháp cụ thể để giải quyết được tính đặc thù, riêng biệt của dự án được đề xuất để bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án.
1. Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển căn cứ phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển. Phương pháp chấm điểm được xây dựng trên các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Năng lực, kinh nghiệm về tài chính - thương mại, khả năng thu xếp vốn; kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự.
Trường hợp liên danh, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh; nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 30%, từng thành viên trong liên danh có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15%;
b) Phương án sơ bộ triển khai thực hiện dự án và cam kết thực hiện dự án;
c) Lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện.
1. Việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm căn cứ theo thang điểm 100 hoặc 1.000 quy định trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này.
2. Việc đánh giá về mặt kỹ thuật căn cứ theo thang điểm 100 hoặc 1.000 hoặc phương pháp đánh giá đạt hoặc không đạt quy định trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật bao gồm: tiêu chuẩn về chất lượng, công suất, hiệu suất; tiêu chuẩn vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng; tiêu chuẩn về môi trường và an toàn; tiêu chuẩn kỹ thuật khác.
3. Việc đánh giá về tài chính - thương mại căn cứ theo phương pháp so sánh, xếp hạng quy định trong hồ sơ mời thầu. Phương pháp so sánh, xếp hạng được xây dựng trên các tiêu chuẩn đánh giá về tài chính - thương mại, bao gồm một trong các tiêu chuẩn sau đây:
a) Tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công;
b) Tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
c) Tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Hồ sơ dự thầu hợp lệ;
2. Đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;
3. Đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật;
4. Đáp ứng yêu cầu về tài chính - thương mại;
5. Có hồ sơ dự thầu được xếp thứ nhất.
Section 1. GENERAL PROVISIONS REGARDING INVESTOR SELECTION
Article 28. Investor selection procedures
1. An investor shall be selected according to the following procedures:
a) Drawing up the shortlist (where applicable);
b) Making preparations for selection of the investor;
c) Selecting investors;
d) Evaluating bidding documents;
dd) Submitting, assessing, approving and publishing investor selection results;
e) Negotiating, finalizing and concluding a PPP contract, and publishing contract information.
2. Based on the specific conditions of each project, the competent authority draws up a shortlist after issuing an investment policy under Point a of Clause 1 of Article 11 in this Law, or after approving the project under Point b of Clause 1 of Article 11 herein.
3. Selecting an investor according to the procedures specified in Clause 1 of this Article on the Vietnam National E-Procurement System shall conform to the schedule set by the Minister of Planning and Investment.
4. The investor whose project proposal has been accepted shall be entitled to the preferential treatment during the bid evaluation process.
5. The selected investor committed to hiring domestic contractors, and using domestic goods, supplies, materials and equipment, shall be given preference during the bid evaluation process.
6. The Government shall elaborate on this Article.
Article 29. Investor’s lawful status
An investor in lawful status must meet the following requirements:
1. Having an establishment and operation registration certificate issued by a competent authority of the country or territory in which that investor is operating;
2. Carrying out the independent financial accounting regime; ensuring competitive investor selection;
3. Not in the dissolution process; not falling into the case of insolvency in accordance with the law on bankruptcy;
4. Not subject to any prohibition against participation in PPP investment activities;
5. Enterprises with 100% state-owned capital must enter into partnership with private sector investors to participate in the bidding process;
6. Investors established under foreign laws must meet market access conditions when participating in the process of selection of investors in projects in the relevant conditional sectors and trades, subject to the provisions of the law on investment.
Article 30. Assurance of competitive investor selection
Bidding investors must display legal and financial independence from the parties hereunder:
1. The party giving counsel on preparation of the pre-feasibility study report or feasibility study report, except for cases where the project is proposed by an investor;
2. The party giving counsel on the assessment of the pre-feasibility study report or the feasibility study report;
3. The party giving counsel on the formulation and assessment of the invitation for prequalification and the invitation for bid; the evaluation and inspection of prequalification or investor selection results;
4. The competent authority, the contract signatory and the bid solicitor.
Article 31. Domestic or international investor selection
1. The selection of domestic investors shall be made in the forms prescribed in Articles 37, 38, 39 and 40 of this Law. Only investors established under Vietnamese law may participate in this selection process.
2. The selection of international investors shall be made in the forms prescribed in Articles 37, 38, 39 and 40 of this Law. Both investors established as per foreign law and those established as per Vietnamese law may participate in this selection process.
3. The process of selection of international investors may be applied to all PPP projects, except:
a) Projects in the industries and trades without the authorization for market access in which foreign investors make their investment in accordance with the law on investment;
b) Projects subject to the requirements concerning national defence, security and state secrets.
Article 32. Language used in the investor selection process
The language used in the process of selection of domestic investors shall be Vietnamese; the language used in the process of selection of international investors shall be either English or Vietnamese and English.
1. Based on the scale and nature of each project, the value of a bid guarantee shall be specified in the invitation for bid at a determined rate of between 0.5% and 1.5% of total investment of the project.
2. The period of validity of the bid guarantee specified in the invitation for bid shall be equal to the validity period of the bid plus 30 days.
3. In case of extension of the validity period of a bid, the bid solicitor must request the investor to give an extension equivalent to the period of validity of the bid guarantee provided that the contents of the submitted bid are not changed. In case the investor refuses to give such extension, the bid will be no longer valid and eliminated.
4. In case a partnership participates in a bid, each partner member can provide a separate bid guarantee or can enter into an agreement under which a partner member is responsible for providing the bid guarantee for both that partner member and others joining the partnership. Total value of a bid guarantee shall not be less than the value requested in the invitation for bid. In case where there is a member in the partnership violating the provisions of Clause 6 of this Article, the bid guarantees provided by all member partners shall not be refunded.
5. Bid solicitors must return or release bid guarantees to unsuccessfully bidding investors within the time limit specified in the invitation for bid, but not longer than 14 days from the date on which the results of investor selection are approved. With regard to the selected investor, their bid guarantee shall be returned or released after the PPP project enterprise established by the investor has fulfilled their obligations specified in the contract performance security (or performance bond) as prescribed in Article 48 herein.
In case an investor refuses to give an extension as prescribed in Clause 3 of this Article, the bid solicitor must return or release the bid guarantee to the investor within 14 days from the date on which the bid solicitor has received the written document on refusal of extension.
6. Bid guarantees shall not be returned in the following cases:
a) Investors withdraw their bids during the validity of these bids;
b) The investor violates the law on bidding to the extent that such violation leads to the bid cancellation as prescribed at Point dd of Clause 1 of Article 34 herein;
c) The investor has not conducted or refused to negotiate or finalize the contract within 30 days of receipt of the bid-winning notice from the bid solicitor, or has negotiated and finalized the contract but refused to sign the contract, except in force majeure cases;
d) PPP project enterprises established by investors has failed to fulfill their obligations specified in the contract performance security (or performance bond) as prescribed in Article 48 herein.
1. Bid cancellation shall occur in the following cases:
a) All applications for prequalification and bidding documents do not meet the requirements of the invitation for prequalification or the invitation for bid;
b) Objectives and scale mentioned in the invitation for prequalification or the invitation for bid change;
c) The invitation for prequalification or the invitation for bid fails to comply with regulations laid down in this Law or other relevant laws to the extent that the selected investor fails to meet the requirements for project implementation;
c) The investor selection process is carried out in breach of regulations laid down in this Law or other relevant laws to the extent that competition between investors is restricted;
dd) There is any proof of bribe offer, receipt or brokerage, bid rigging, fraud, abuse of position and power with the intention of illegally interfering in bidding activities to the extent that such acts falsify results of investor selection.
2. Organizations and individuals that commit violations to the extent of bid cancellation as prescribed at Points c, d and dd of Clause 1 of this Article shall pay compensation to related parties and shall be subject to actions prescribed by law.
Article 35. Bid solicitor’s responsibilities during the investor selection process
1. Assume responsibility before law and to competent authorities for the investor selection process.
2. Ensure faithfulness, objectivity and equality.
3. Pay compensation in accordance with laws.
4. Keep documents or records confidential.
5. Store relevant information provided in law on archives.
Article 36. Handling of investor selection situations arising in the project execution process
1. Handling of investor selection situations arising in the project execution process means any response to cases arising that has not been prescribed clearly and in detail herein.
2. Competent authorities and bid solicitors shall be responsible before law for situation handing decisions on the basis of ensuring conformity with the following principles:
a) Such decisions must be issued to ensure competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency;
b) Such decisions must be made based on the investment policy decision; the project approval decision; the invitation for prequalification; prequalification applications or bidding documents; prequalification results, investor selection results; the contract that has been signed with the selected investor; actual situation of project implementation.
3. The Government shall elaborate on this Article.
Section 2. INVESTOR SELECTION APPROACHES
1. Open bidding is an approach to selecting investors in which the number of participating investors is not limited.
2. Open bidding must be applied to all PPP projects, except the cases specified in Articles 38, 39 and 40 of this Law.
Article 38. Competitive negotiation
Competitive negotiation approach shall be employed in the following cases:
1. No more than 03 investors meeting project execution requirements are invited to attend;
2. Projects use high technologies on the list of high technologies prioritized for investment and development thereof under the provisions of the law regarding high technologies;
3. Projects use high technologies prescribed in law on technology transfer.
Article 39. Investor appointment
1. The approach to appointing investors shall be employed in the following cases:
a) Projects need to meet the requirements concerning national defence, security and state secret;
b) Projects need to immediately select a substitute investor in accordance with Point a of Clause 4 of Article 52 in this Law to ensure continuity in the project implementation process.
2. The authority having competence in granting the decision on approval of projects shall decide the investor appointment; in case of appointment of an investor in the project prescribed at Point a of Clause 1 of this Article, prior to appointment of the investor, the Prime Minister's consent must be obtained upon consultation with the Ministry of National Defense and/or the Ministry of Public Security about national defense, security and state secret protection requirements.
Article 40. Investor selection taking place in certain special cases
1. In case where conditions arising in a PPP project are so specific or particular that the investor selection approaches referred to in Article 37, 38 and 39 of this Law cannot be applied, competent authorities shall seek the Prime Minister’s decision on the investor selection plan.
2. Documentation submitted to the Prime Minister to seek his decision shall include the followings:
a) Basic project information;
b) Explanation about specific or particular conditions of a project;
c) Plan for selection of investors in special cases shall describe the following information: investor selection steps; specific solutions to address specific and particular characteristics of the project which are proposed to ensure the investment efficiency of the project.
Section 3. METHODS AND STANDARDS FOR EVALUATION OF PREQUALIFICATION OR BIDDING DOCUMENTS
Article 41. Methods and standards for evaluation of prequalification applications
1. Evaluation of an application for prequalification shall be made by employing the scoring method according to the 100 or 1,000-point grading system referred to in the application for prequalification. The scoring method shall be developed based on the evaluation standards for prequalification applications as specified in Clause 2 of this Article.
2. Standards for evaluation of pre-qualification applications shall include the following basic details:
a) Financial - commercial capacity and experience, capital arrangement capability; experience in execution of similar projects.
In the case of a partnership, the investor’s capability and experience shall be determined by the aggregate capacity and experience of member partners; any investor as the head of a partnership must contribute at least 30% of their capital to the partnership’s equity while each member partner must contribute at least 15% of their capital to the partnership’s equity;
b) Preliminary project execution plan and project implementation commitment;
c) Past disputes and claims related to contracts that have been being executed.
Article 42. Methods and standards for evaluation of bidding documents
1. Capability and experience evaluation shall be made according to the 100 or 1,000-point grading system referred to in the bidding documentation. Standards for capability and experience evaluation shall be subject to provisions laid down in clause 2 of Article 41 herein.
2. The technical evaluation shall be made based on the 100 or 1,000-point grading system or the pass/fail grading system prescribed in the invitation for bid. The technical evaluation standards shall comprise project quality, capacity and performance standards; project operation, management, business, maintenance and care standards; environmental and safety standards; other engineering standards.
3. Financial – commercial evaluation shall be made according to the comparison or ranking approach specified in the invitation for bid. The comparison and ranking approach shall be developed according to financial – commercial evaluation standards, including one of the following standards:
a) Standards for public product and service prices and charges;
b) Standards for state capital used for supporting the construction of infrastructure works and systems;
c) Standards for social and state benefits.
4. The Government shall elaborate on this Article.
Article 43. Pre-approval inspection of investor selection results
An investor may obtain a recommendation for selection if they meet the following requirements:
1. Their bidding documents are valid;
2. They satisfy capability and experience requirements;
3. They conform to technical requirements;
4. They meet financial – commercial requirements;
5. Their bidding documents are ranked first.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực