Chương II Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020: Chuẩn bị dự án ppp
Số hiệu: | 64/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 18/06/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 25/07/2020 | Số công báo: | Từ số 719 đến số 720 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
a) Sử dụng vốn đầu tư công tư 10.000 tỷ đồng trở lên;
b) Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: nhà máy điện hạt nhân; sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
c) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
d) Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
đ) Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
2. Trừ dự án quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
a) Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
b) Dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan trung ương quản lý, có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công, dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
c) Đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;
d) Đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển loại I có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
3. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc phạm vi quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ dự án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
5. Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP, thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.
1. Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc thẩm quyền của Quốc hội được quy định như sau:
a) Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền trình Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước;
c) Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Trường hợp dự án có sử dụng vốn đầu tư công, việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
d) Chính phủ hoàn chỉnh hồ sơ trình Quốc hội xem xét, quyết định;
đ) Cơ quan của Quốc hội thẩm tra hồ sơ do Chính phủ trình;
e) Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án.
2. Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ được quy định như sau:
a) Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành;
c) Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư công trong trường hợp dự án PPP sử dụng vốn ngân sách trung ương, gửi Hội đồng thẩm định liên ngành;
đ) Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tại địa phương chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về đầu tư công trong trường hợp dự án PPP sử dụng vốn ngân sách địa phương, gửi Hội đồng thẩm định liên ngành;
e) Hội đồng thẩm định liên ngành hoàn thành và gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan có thẩm quyền;
g) Cơ quan có thẩm quyền hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
h) Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án.
3. Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác được quy định như sau:
a) Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở trình Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác xem xét, quyết định;
b) Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thuộc Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công trong trường hợp dự án PPP sử dụng vốn đầu tư công, gửi Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định;
d) Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định hoàn thành và gửi báo cáo thẩm định đến đơn vị chuẩn bị dự án PPP;
đ) Đơn vị chuẩn bị dự án PPP hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác xem xét, quyết định;
e) Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quyết định chủ trương đầu tư dự án.
4. Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
a) Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tại địa phương chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công trong trường hợp dự án PPP sử dụng vốn đầu tư công, gửi Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định;
d) Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định hoàn thành và gửi báo cáo thẩm định đến đơn vị chuẩn bị dự án PPP;
đ) Đơn vị chuẩn bị dự án PPP hoàn chỉnh hồ sơ làm cơ sở để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
e) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án.
5. Đối với dự án PPP sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên, nguồn thu hợp pháp dành để chi thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP, sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước để chi trả phần giảm doanh thu, cơ quan tài chính các cấp thẩm định khả năng cân đối của ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, gửi Hội đồng thẩm định dự án PPP hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
1. Điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:
a) Sự cần thiết đầu tư;
b) Thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này và đáp ứng quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này;
c) Không trùng lặp với dự án PPP đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án;
d) Có lợi thế so với các hình thức đầu tư khác;
đ) Có khả năng bố trí vốn nhà nước trong trường hợp có nhu cầu sử dụng vốn nhà nước.
2. Căn cứ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:
a) Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
b) Quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tư của dự án;
c) Các văn bản pháp lý khác có liên quan.
3. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết đầu tư; lợi thế đầu tư theo phương thức PPP so với các hình thức đầu tư khác; tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP đối với cộng đồng, dân cư trong phạm vi dự án;
b) Mục tiêu; dự kiến quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;
c) Phương án thiết kế sơ bộ theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng, pháp luật khác có liên quan đối với dự án không có cấu phần xây dựng; thuyết minh sơ bộ về phương án kỹ thuật, công nghệ; sơ bộ phân chia dự án thành phần (nếu có);
d) Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường như đối với dự án đầu tư công;
đ) Sơ bộ tổng mức đầu tư; đánh giá sơ bộ phương án tài chính của dự án; dự kiến sử dụng vốn nhà nước trong dự án (nếu có); dự kiến phương thức thanh toán cho nhà đầu tư đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BTL, hợp đồng BLT;
e) Dự kiến loại hợp đồng dự án PPP; các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư; cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu.
1. Hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định;
b) Dự thảo tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư;
c) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
d) Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.
2. Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự phù hợp với điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này;
b) Sự phù hợp với căn cứ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này;
c) Hiệu quả đầu tư; khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư;
d) Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án PPP;
đ) Cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu;
e) Nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án PPP có sử dụng vốn nhà nước
1. Tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư.
2. Dự thảo quyết định chủ trương đầu tư.
3. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
4. Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; báo cáo thẩm tra đối với dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
5. Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.
1. Quyết định chủ trương đầu tư bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên dự án;
b) Tên cơ quan có thẩm quyền;
c) Mục tiêu; dự kiến quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;
d) Dự kiến loại hợp đồng dự án PPP;
đ) Sơ bộ tổng mức đầu tư; sơ bộ phương án tài chính: cơ cấu nguồn vốn trong dự án, dự kiến khung giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đối với dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng;
e) Cơ chế bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu.
2. Đối với dự án ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ mới ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung quyết định chủ trương đầu tư còn bao gồm tên bên mời thầu, hình thức lựa chọn nhà đầu tư, thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
1. Chủ trương đầu tư dự án PPP được điều chỉnh khi thay đổi mục tiêu, địa điểm, quy mô, loại hợp đồng dự án PPP, tăng tổng mức đầu tư từ 10% trở lên hoặc tăng giá trị vốn nhà nước trong dự án PPP trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng;
b) Quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi;
c) Khi điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP là cấp quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Trình tự trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Luật này đối với nội dung điều chỉnh.
4. Hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư;
b) Nội dung điều chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Báo cáo thẩm định, báo cáo thẩm tra nội dung điều chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
d) Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.
1. Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu khả thi căn cứ quyết định chủ trương đầu tư.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết đầu tư; lợi thế đầu tư theo phương thức PPP so với các hình thức đầu tư khác; kết quả tiếp thu ý kiến về tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP khi có ý kiến của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh nơi thực hiện dự án, hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực đầu tư;
b) Sự phù hợp của dự án với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
c) Mục tiêu; quy mô; địa điểm; nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;
d) Tiến độ; thời gian thực hiện dự án bao gồm: thời hạn hợp đồng, thời gian xây dựng công trình đối với dự án có cấu phần xây dựng;
đ) Thuyết minh yêu cầu về phương án kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc sản phẩm, dịch vụ công; hồ sơ thiết kế theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật khác có liên quan; liên hệ giữa các dự án thành phần (nếu có);
e) Loại hợp đồng dự án PPP; phân tích rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro của dự án;
g) Các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu;
h) Tổng mức đầu tư; phương án tài chính của dự án; dự kiến vốn nhà nước trong dự án và hình thức quản lý, sử dụng tương ứng (nếu có); kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư và bên cho vay (nếu có); khả năng huy động vốn để thực hiện dự án; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
i) Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định;
b) Dự thảo tờ trình đề nghị phê duyệt dự án;
c) Báo cáo nghiên cứu khả thi;
d) Quyết định chủ trương đầu tư;
đ) Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.
2. Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự phù hợp với căn cứ pháp lý;
b) Sự cần thiết đầu tư;
c) Sự phù hợp với yêu cầu về phương án kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc sản phẩm, dịch vụ công. Việc thẩm định các nội dung về hồ sơ thiết kế, kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật khác có liên quan;
d) Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án PPP;
đ) Tính khả thi về tài chính; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
e) Hiệu quả kinh tế - xã hội.
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này.
2. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác phê duyệt dự án thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 của Luật này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự án thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 12 của Luật này.
Quyết định phê duyệt dự án PPP bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên dự án;
2. Tên cơ quan ký kết hợp đồng;
3. Mục tiêu; quy mô; địa điểm; thời gian thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;
4. Loại hợp đồng dự án PPP;
5. Tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn trong dự án; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đối với dự án áp dụng loại hợp đồng thông qua cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng;
6. Tên bên mời thầu, hình thức lựa chọn nhà đầu tư, thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
1. Báo cáo nghiên cứu khả thi được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng;
b) Xuất hiện các yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn về tài chính, kinh tế - xã hội cho dự án;
c) Quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi gây ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, địa điểm, quy mô của dự án;
d) Không lựa chọn được nhà đầu tư thực hiện dự án.
2. Trường hợp điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dẫn đến thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm, loại hợp đồng dự án PPP, tăng tổng mức đầu tư từ 10% trở lên hoặc tăng giá trị vốn nhà nước trong dự án PPP thì phải thực hiện trình tự, thủ tục quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án.
3. Thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án PPP thực hiện theo quy định tại các điều 19, 20, 21, 22 và 23 của Luật này đối với nội dung điều chỉnh.
4. Hồ sơ điều chỉnh dự án bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt điều chỉnh dự án;
b) Dự thảo quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án;
c) Báo cáo thẩm định nội dung điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi;
d) Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định chủ trương đầu tư, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư (nếu có), quyết định phê duyệt dự án, quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án (nếu có), cơ quan có thẩm quyền tổ chức công bố thông tin dự án quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thông tin dự án được công bố bao gồm:
a) Quyết định chủ trương đầu tư, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư (nếu có);
b) Quyết định phê duyệt dự án, quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án (nếu có);
c) Thông tin về địa chỉ liên hệ của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu.
1. Dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 14 của Luật này;
b) Không trùng với dự án PPP đang được cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc đã chấp thuận nhà đầu tư khác lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Dự án do nhà đầu tư đề xuất phải tổ chức đấu thầu rộng rãi hoặc đàm phán cạnh tranh theo quy định tại Điều 37 hoặc Điều 38 của Luật này.
1. Trình tự lập hồ sơ đề xuất dự án được thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư gửi văn bản đề xuất thực hiện dự án PPP đến cơ quan có thẩm quyền; trường hợp không xác định được cơ quan có thẩm quyền thì gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP;
b) Cơ quan có thẩm quyền xem xét, trả lời bằng văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Nội dung văn bản chấp thuận bao gồm cách thức phối hợp với các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu về thời hạn nộp hồ sơ đề xuất dự án của nhà đầu tư và nội dung khác có liên quan; trường hợp không chấp thuận thì nêu rõ lý do;
c) Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, nhà đầu tư lập hồ sơ đề xuất dự án bao gồm: báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, hồ sơ về tư cách pháp lý, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư;
d) Nhà đầu tư gửi hồ sơ đề xuất dự án đến cơ quan có thẩm quyền;
đ) Trường hợp hồ sơ đề xuất dự án không được chấp thuận thì nhà đầu tư chịu mọi chi phí, rủi ro.
2. Dự án do nhà đầu tư đề xuất được tổ chức thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 6, 12 ,13, 14, 15, 16 và 17 của Luật này.
3. Trình tự lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi và phê duyệt dự án được thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Điều 19 của Luật này;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi do nhà đầu tư lập được tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 20 của Luật này;
c) Dự án được phê duyệt theo quy định tại các điều 21, 22 và 23 của Luật này;
d) Trường hợp dự án không được phê duyệt thì nhà đầu tư chịu mọi chi phí, rủi ro.
4. Trình tự công bố dự án được thực hiện như sau:
a) Sau khi dự án do nhà đầu tư đề xuất được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án, cơ quan có thẩm quyền tổ chức công bố thông tin về dự án theo quy định tại Điều 25 của Luật này và tên nhà đầu tư đề xuất dự án;
b) Đối với dự án có nội dung liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc các thỏa thuận huy động vốn để thực hiện dự án cần bảo mật, nhà đầu tư thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền về nội dung thông tin không công bố.
5. Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Luật này; việc điều chỉnh dự án PPP thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Luật này.
6. Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi được tính vào tổng mức đầu tư của dự án. Trường hợp nhà đầu tư đề xuất dự án không được lựa chọn, chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi được nhà đầu tư được lựa chọn hoàn trả.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Section 1. PPP PROJECTS DEVELOPED BY COMPETENT AUTHORITIES
Article 12. Authority to issue decisions on policies for investment in PPP projects
1. The National Assembly shall be vested with authority to issue decisions on policies for investment in PPP projects that meet one of the following criteria:
a) Using public investment capital worth 10,000 billion dong or more;
b) Having substantial environmental impacts or posing potential risks in making serious environmental impacts, including nuclear power plants; using land subject to the requirement for conversion of uses from land for cultivating specialized forests, upstream protection forests or border protection forests which covers an area of 50 hectares or more; from land for protective forests used as wind or sand screens, wave breakers, or sea reclamation land, which covers at least 500 hectares; from land for production forests which covers a minimum area of 1,000 hectares;
c) Using land subject to the requirement for conversion of uses from arable land covering an area of 500 hectares or more for growing wet rice during at least two cropping seasons;
d) Resettling at least 20,000 inhabitants in mountainous areas or at least 50,000 inhabitants in other regions;
dd) Requiring special legal frameworks or policies subject to the National Assembly's decisions.
2. Except for the projects specified in Clause 1 of this Article, the Prime Minister shall be accorded authority to grant decisions on investment policies for PPP projects satisfying one of the following criteria:
a) Resettling at least 10,000 inhabitants in mountainous areas or at least 20,000 inhabitants in other regions;
b) Using central budget capital managed by ministries or central agencies with total investment equivalent to that in Group A projects in accordance with the law on public investment, or using ODA loans and preferential loans from foreign sponsors;
c) Investment in new construction: airports and airfields; runways of airports and airfields; passenger terminals of international airports; cargo terminals of airports and airfields with an annual cargo handling performance of 1 million tonnes or more;
d) Investment in new construction: harbors or port areas inside special seaports; wharves and port areas inside grade-I seaports with total investment equivalent to that in Group A projects in accordance with the law on public investment.
3. Ministers, Heads of central authorities and other agencies shall be authorized to grant decisions on investment policies for PPP projects under their management, except for the projects specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
4. Provincial People’s Councils shall be accorded authority to make decisions on policies for investment in PPP projects under their jurisdiction, except for the projects specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
5. In case of adjustment in policies for investment in PPP projects, authority to make decisions on policies for investment in PPP projects shall be subject to regulations laid down in Clause 2 of Article 18 herein.
Article 13. Procedures for making decisions on investment policies for PPP projects
1. Procedures for grant of decisions on investment policies for PPP projects falling under the National Assembly’s delegated authority shall be subject to the following regulations:
a) PPP project preparation unit prepares a pre-feasibility study report as a basis for the relevant competent authority to submit it to the Government, and concurrently send it to the Ministry of Planning and Investment;
b) The Ministry of Planning and Investment offers the Prime Minister a suggestion about setting up the State Assessment Board;
c) The State Assessment Board conducts an assessment of the submitted pre-feasibility study report. In case any project uses public investment capital, the evaluation of funding sources and the capability to balance investment capital shall be subject to law on public investment;
dd) The Government prepares complete documentation submitted to the National Assembly for its review and decision;
dd) The National Assembly’s affiliate verifies and reviews the Government’s submitted documentation;
e) The National Assembly considers ratifying resolutions regarding investment policies for PPP projects.
2. Procedures for grant of decisions on investment policies for PPP projects falling under the Prime Minister’s delegated authority shall be subject to the following regulations:
a) PPP project preparation unit prepares a pre-feasibility study report as a basis for the competent authority to send it to the Ministry of Planning and Investment;
b) The Minister of Planning and Investment offers the Prime Minister a suggestion about setting up the Interdisciplinary Assessment Board;
c) The Interdisciplinary Assessment Board conducts an assessment of the submitted pre-feasibility study report;
d) Ministry of Planning and Investment leads the evaluation of funding sources and capacity for balancing central government’s budget capital under the provisions of law on public investment in the case of PPP projects using central government’s budget capital before sending them to the Interdisciplinary Assessment Board;
dd) Local public investment authorities lead the evaluation of funding sources and capacity for balancing local government’s budget capital under the provisions of law on public investment in the case of PPP projects using local government’s budget capital before sending them to the Interdisciplinary Assessment Board;
e) The Interdisciplinary Assessment Board completes and sends an assessment report to the relevant competent authority;
g) Competent authority prepares complete documentation submitted to the Prime Minister for his review and decision;
h) The Prime Minister issues investment policy decisions.
3. Procedures for grant of decisions on investment policies for PPP projects falling under the authority to grant investment policy decisions delegated to Ministers, heads of central authorities and other bodies shall be subject to the following regulations:
a) PPP project preparation units prepare pre-feasibility study reports as a basis for Ministers and heads of central authorities and other bodies to consider issuing decisions;
b) Grassroots-level Assessment Boards or authorized units carry out the assessment of pre-feasibility study reports;
c) Public investment authorities under the control of Ministries, central authorities and other bodies lead the evaluation of funding sources and capacity for balancing public investment capital under the provisions of law on public investment in the case of PPP projects using public investment capital before sending them to the Grassroots-level Assessment Boards or authorized assessment units;
d) Grassroots-level Assessment Boards or authorized assessment units complete and send assessment reports to PPP project preparation units;
dd) PPP project preparation units prepare complete documentation for submission to Ministers and heads of central authorities and other bodies for their review and decision;
e) Ministers, heads of central authorities and other bodies issue their investment policy decisions.
4. Procedures for grant of decisions on investment policies for PPP projects falling under the delegated authority of provincial People’s Councils shall be subject to the following regulations:
a) PPP project preparation units prepare pre-feasibility study reports for submission to provincial People’s Committees;
b) Grassroots-level Assessment Boards or authorized assessment units carry out the assessment of pre-feasibility study reports;
c) Local public investment lead the evaluation of funding sources and capacity for balancing public investment capital under the provisions of law on public investment in the case of PPP projects using public investment capital before sending them to Grassroots-level Assessment Boards or authorized assessment units;
d) Grassroots-level Assessment Boards or authorized assessment units complete and send assessment reports to PPP project preparation units;
dd) PPP project preparation units prepare complete documentation as a basis for provincial People's Committees to submit them to provincial People's Councils for their review and decision;
e) Provincial People’s Councils issue investment policy decisions.
5. As for PPP projects using regular expenditures or lawful revenues reserved for regular spending purposes by state authorities or public service units for making payments to PPP project enterprises, or using state budget reserves for offsetting reduced revenues, financial institutions at all levels evaluate the capability of balancing the budget according to the provisions of law on state budget, and send them to PPP Project Assessment Boards or assigned assessment units for a general report submitted to competent authorities to seek their investment policy decisions.
Article 14. Selection of PPP projects and formulation of pre-feasibility study reports for PPP projects
1. Requirements for a project’s eligibility for PPP investment shall comprise:
b) Necessity of making investment;
b) The selected project falls within the sectors prescribed in clause 1 of Article 4 in this Law and meets the minimum total investment requirement prescribed in clause 2 of Article 4 herein;
c) The selected project is not the duplicate of the PPP project obtaining an investment policy decision or a project approval decision;
d) PPP investment approach brings about more benefits than other investment approach;
dd) State capital may be available on demand.
2. Bases for preparation of pre-feasibility study reports shall include:
a) National socio-economic development strategies, plans and other planning schemes in accordance with law on planning;
b) Provisions of this Law and other regulations of other laws related to the sectors where projects invest;
c) Other relevant legislative documents.
3. Pre-feasibility study report shall contain the following main subject matters:
a) Necessity of making investment; more advantages provided by PPP investment than other investment form; effects of PPP projects on the community and population living within these projects;
b) Objectives; proposed scale, location and time of execution of projects, land and other natural resource demands;
c) Preliminary design plans under the construction law for projects with construction components, other relevant laws for projects without construction components; preliminary explanatory notes or interpretations on technical and technological plans; preliminary division of component projects (if any);
d) Preliminary assessment of the socio-economic efficiency of the project; preliminary assessment of environmental impacts in accordance with legislative regulations on environmental protection as applied to public investment projects;
dd) Preliminary total investment estimate; preliminary assessment of the project's financial plan; proposal for use of state capital invested in the project (if any); proposal for application of the method of payment to the investor with respect to BTL or BLT projects;
e) Proposed PPP contract type; investment incentive and guarantee forms; mechanism for distribution of reduced revenues.
Article 15. Assessment of pre-feasibility study reports for PPP projects
1. Documentation on assessment of PSR shall comprise:
a) Written request for assessment;
b) Draft application for decision on investment policy;
c) Pre-feasibility study report;
d) Other legislative materials related to the project.
2. Assessment of a pre-feasibility study report shall mainly focus on the followings:
a) Conformity with requirements for a project’s eligibility for PPP investment specified in Clause 1 of Article 14 herein;
b) Relevance to bases for formulation of pre-feasibility study report prescribed in clause 2 of Article 14 herein;
c) Efficiency of investment; capital recovery;
d) Relevance of the PPP contract type;
dd) Mechanism for distribution of revenue reductions;
e) Funding sources and capital balancing capability of PPP projects using state capital.
Article 16. Request documentation for investment policy decisions for PPP projects
1. Request form for investment policy decision.
2. Draft decision on investment policy.
3. Pre-feasibility study report.
4. Assessment report on pre-feasibility study report; review and verification report on projects falling under the National Assembly's delegated authority to grant investment policy decision.
5. Other legislative materials related to the project.
Article 17. Information included in an investment policy decision for a PPP project
1. An investment policy decision shall include the following main information:
a) Project name;
b) Competent authority’s name;
c) Objectives; proposed project scale, site and time of execution of the project, land and other natural resource demands;
d) Proposed PPP contract type;
dd) Preliminary total investment estimate; preliminary financial plan: structure of funds invested in the project, expected price bracket, and prices of public products and services with respect to projects applying the mechanism for collecting fees directly from users;
e) Mechanism for guarantee of investment and distribution of revenue reductions.
2. As for projects using high or new technologies, apart from those prescribed under the provisions of Clause 1 of this Article, an investment policy decision also includes the bid solicitor's name, investor selection form and time of investor selection event.
Article 18. Modification of PPP investment policy
1. PPP investment policy shall be adjusted if the PPP project's objectives, location, scale or type of contract is changed, and the total investment is increased by 10% or more, or the value of state capital invested in the PPP project is increased, due to the following causes:
a) A project is affected by force majeure events;
b) Relevant planning, policies and laws change;
c) Pre-feasibility study report is modified.
2. Competent authorities mandated to make decisions on policies for investment in PPP projects shall be authorized to issue decisions to modify policies for investment in those projects and shall be responsible for such decisions.
3. Procedures for a competent authority’s grant of a decision to modify an investment policy for a PPP project shall be subject to regulations laid down in Article 13 applied to adjustments or modifications.
4. Documentation on modification of an investment policy, including:
a) Request form for adjustment or modification of investment policy;
b) Contents of a pre-feasibility study report subject to adjustment or modification;
c) Report on inspection and review of modified or adjusted contents of a pre-feasibility study report;
d) Other legislative materials related to the project.
Article 19. Contents of a feasibility study report for a PPP project
1. The PPP project preparation unit shall make a feasibility study report, based on investment policy decisions.
2. Main subject matters of a feasibility study report, including:
a) Necessity of making investment; more advantages provided by PPP investment than other investment form; results of response to comments on the impacts of PPP projects upon receipt of opinions from People's Councils, People's Committees, Vietnam Fatherland Front of the provinces where the projects are located, or investment-related trade associations;
b) Relevance to related national socio-economic development strategies, plans and other related planning schemes in accordance with law on planning;
c) Objectives; scale; location; land and other natural resource demands;
d) Project execution time and schedule, including contract term and construction time for projects with construction components;
dd) Explanatory notes on requirements concerning technical or technological plans, quality standards of construction works, infrastructure systems or public products and services; design dossiers prescribed under construction and other relevant laws; connection between component projects (if any);
e) PPP contract type; project-related risk analysis and risk management measures;
g) Investment incentive or guarantee form, mechanism for splitting of reduced revenues;
h) Total investment; financial plan; estimated state capital and corresponding management and use method (if any); results of survey of interest of investors and lenders (if any); capability to raise capital for implementation of projects; plans for organization of management, business or provision of public products and services;
i) Socio-economic efficiency; environmental impact assessment report prepared in accordance with law on environmental protection.
Article 20. Documentation requirements and contents of assessment of a feasibility study report for a PPP project
1. Documentation requirements of assessment of a feasibility study report shall comprise:
a) Written request for assessment;
b) Application form for approval of the project;
c) Full texts of the feasibility study report;
d) Full texts of the decision on investment policy;
dd) Other legislative instruments related to the project.
2. Assessment of a feasibility study report shall mainly focus on the followings:
a) Conformity with legal bases;
b) Necessity of making investment;
c) Relevance to requirements concerning technical and technological plans, quality requirements and standards of the project, infrastructure systems or public products or services. The assessment of matters related to design, technical, technological documents and quality standards shall comply with regulations of law on construction and other relevant laws;
d) Relevance of the PPP contract type;
dd) Financial feasibility; plans for organization of management, business or provision of public products and services;
dd) Socio-economic effectiveness.
Article 21. Authority to approve PPP projects
1. The Prime Minister shall be vested with authority to approve the projects referred to in clause 1 of Article 12 herein.
2. Ministers, Heads of central authorities and other agencies shall be authorized to approve the projects under their management as prescribed in Clause 2 and 3 of this Law.
3. Presidents of provincial People’s Committees shall be mandated to approve the projects under their management as prescribed in Clause 2 and 4 of Article 12 in this Law.
Article 22. Documentation requirements for approval of PPP projects
1. Application form for approval of the project.
2. Draft decision on approval of the project.
3. Feasibility study report.
4. Report on assessment of feasibility study report.
5. Full texts of the decision on investment policy.
6. Other legislative materials related to the project.
Article 23. Contents of the investment policy decision for a PPP project
An investment policy decision for a PPP project shall include the following main information:
1. Project name;
2. Contract signatory’s name;
3. Objectives; scale; location; time of project execution; land and other natural resource demands;
4. PPP contract type;
5. Total investment; structure of capital invested in the project; prices and charges of public products and services for projects applying the contract under which the mechanism for direct fee collection from users is carried out;
6. Name of the bid solicitor, form of investor selection, time of investor selection, except for the case specified in Clause 2 of Article 17 in this Law.
Article 24. Modification of PPP project
1. Feasibility study report may be revised if:
a) A project is affected by force majeure events;
b) Elements bringing about higher efficiency for the project appear;
c) There is any changes in the planning, relevant policy or law directly affecting objectives, location and scale of the project;
d) Selection of the investor in implementation of the project fails.
2. If any change in a feasibility study report results in any change in objectives, scale, location and type of PPP contract, or an increase of at least 10% or appreciation in state capital invested in a PPP project, processes and procedures for grant of decision on adjustment of investment policy must be carried out before seeking the relevant competent authority’s decision on approval of modification of the project.
3. Authority, processes and procedures for assessment of and approval of modification of a PPP project shall be subject to regulations laid down in Article 19, 20, 21, 22 and 23 of this Law with respect to modifications or revisions.
4. Documentation requirements for modification or revision of a PPP project shall include:
a) Application form for approval of modification of the project;
b) Draft decision on approval of modification of the project;
c) Report on inspection and review of modified or adjusted contents of a feasibility study report;
d) Other legislative materials related to the project.
Article 25. Public disclosure of PPP projects
1. Within 10 days from the date of issuance of the decision on investment policy, the decision on adjustment in the investment policy (if any), the decision on approval of the project, the decision on approval of the adjustment (if any), the competent authority shall make information about the project publicly available under the provisions of Clause 2 of this Article.
2. Project details to be publicly disclosed shall comprise:
a) Decision on investment policy, decision on adjustment in investment policy (if any);
b) Decision on approval of the project, decision on approval of adjustment in the project (if any);
c) Information about the contact address of the relevant competent authority, contract signatory and bid solicitor.
Section 2. PPP PROJECTS PROPOSED BY INVESTORS
Article 26. Requirements of an investor-proposed PPP project
1. An investor-proposed PPP project must meet the following requirements:
a) Conforming to eligibility requirements of a project for PPP investment specified at Point a, b, c and d of Clause 1 of Article 14 in this Law;
b) Ensuring that a PPP project is not duplicated with other PPP projects for which competent authorities have prepared pre-feasibility study reports or approved of other investors preparing pre-feasibility study reports;
c) Conforming to the national socio-economic development strategies, plans and other relevant planning schemes in accordance with law on planning.
2. The open tendering and competitive negotiation for projects proposed by investors must be conducted according to the provisions of Article 37 or Article 38 of this Law.
Article 27. Procedures for preparation of investor-proposed PPP projects
1. Procedures for preparation of the proposal documentation shall be as follows:
a) The investor submits the written proposal form for implementation of a PPP project to a relevant competent authority. In case where a receiving competent authority cannot be identified, it shall be sent to the state PPP investment authority;
b) The competent authority considers responding in writing that the investor approves or refuses the investor’s bid for preparation of the pre-feasibility study report. The written approval may delineate the way to coordinate with a competent authority’s affiliates, requirements concerning the deadline for submission of an investor’s project proposal and other relevant matters; in case of disapproval, clearly stating the reasons;
c) In case of being approved by a competent authority, the investor prepares a project proposal, including: pre-feasibility study report, documents and records on the investor’s legal status, capacity and experience;
d) The investor sends the proposal documentation to the competent authority;
dd) If the project proposal documentation is not approved, the investor shall bear all costs and risks.
2. Projects proposed by investors shall be subject to the assessment and investment policy decision according to the provisions of Article 6, 12, 13, 14, 15, 16 and 17 of this Law.
3. Feasibility study report formulation and assessment, and project approval procedures shall be carried out as follows:
a) The investor takes charge of preparing the feasibility study report under Article 19 herein;
b) The feasibility study report prepared by the investor shall be subject to the assessment conducted under Article 20 herein;
c) The project is approved under the regulations laid down in Article 21, 22 and 23 herein;
d) If the project is not approved, the investor shall bear all costs and risks.
4. Project announcement procedures shall be subject to the following regulations:
a) After an investor-proposed project obtains the investment policy decision or the project approval decision from a relevant competent authority, the competent authority shall publish project information in accordance with Article 25 of this Law and name of the investor proposing the project;
b) For projects containing information related to intellectual property rights, trade secrets, technologies or capital raising agreements for project execution subject to the confidentiality requirement, the investor agree with a relevant competent authority about unpublished information.
5. The adjustment or modification of a PPP project investment policy shall be subject to regulations laid down in Article 18 herein while the adjustment or modification of a PPP project shall be subject to regulations laid down in Article 24 herein.
6. Costs of preparation of the pre-feasibility study report or the feasibility study report shall be charged into total investment in the project. In case where the investor submitting the project proposal is not selected, the expenses incurred from making the pre-feasibility study report or the feasibility study report shall be reimbursed by the selected investor.
7. The Government shall elaborate on this Article.