Chương VI Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020: Nguồn vốn thực hiện dự án ppp
Số hiệu: | 64/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 18/06/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 25/07/2020 | Số công báo: | Từ số 719 đến số 720 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Vốn nhà nước được sử dụng cho các mục đích sau đây:
a) Hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc dự án PPP;
b) Thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
c) Chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công hình tạm;
d) Chi trả phần giảm doanh thu;
đ) Chi phí của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, đơn vị chuẩn bị dự án PPP, bên mời thầu để thực hiện các hoạt động thuộc nhiệm vụ của mình quy định tại Điều 11 của Luật này;
e) Chi phí của Hội đồng thẩm định dự án PPP, đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP.
2. Tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này không quá 50% tổng mức đầu tư của dự án. Đối với dự án có nhiều dự án thành phần, trong đó có dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP thì tỷ lệ vốn nhà nước quy định tại khoản này được xác định trên tổng mức đầu tư của dự án thành phần đó.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước trong dự án PPP.
1. Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được sử dụng để hỗ trợ thực hiện dự án trong giai đoạn xây dựng nhằm gia tăng tính hiệu quả về tài chính cho dự án.
2. Tỷ lệ vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong dự án PPP được xác định trên cơ sở phương án tài chính sơ bộ tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi khi quyết định chủ trương đầu tư.
3. Tỷ lệ, giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được thanh toán theo hợp đồng dự án PPP.
4. Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được bố trí từ các nguồn vốn sau đây:
a) Vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Giá trị tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
5. Việc quản lý và sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
a) Tách thành tiểu dự án trong dự án PPP. Việc quản lý và sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Bố trí vào hạng mục cụ thể theo tỷ lệ và giá trị, tiến độ và điều kiện quy định tại hợp đồng.
Vốn nhà nước thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP được sử dụng trong hợp đồng BTL, hợp đồng BLT trên cơ sở chất lượng sản phẩm, dịch vụ công được bố trí từ nguồn vốn nhà nước trong dự án PPP và nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Vốn nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công trình tạm được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
2. Căn cứ quy mô, tính chất của từng dự án, cơ quan ký kết hợp đồng xem xét việc tách vốn nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công trình tạm thành dự án thành phần hoặc tiểu dự án và thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về đất đai.
1. Chi phí chuẩn bị dự án của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị chuẩn bị dự án PPP; chi phí tổ chức thẩm định của Hội đồng thẩm định dự án PPP và đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP; chi phí tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng của cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công, nguồn vốn hợp pháp khác và tính vào tổng mức đầu tư của dự án.
2. Nhà đầu tư được lựa chọn chịu trách nhiệm hoàn trả các chi phí quy định tại khoản 1 Điều này về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước hoặc về nguồn vốn hợp pháp đã được sử dụng để chuẩn bị dự án.
3. Chi phí triển khai thực hiện dự án sau khi ký kết hợp đồng của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng được bố trí từ nguồn vốn chi thường xuyên của các cơ quan này.
Việc lập kế hoạch vốn đầu tư công sử dụng trong dự án PPP được quy định như sau:
1. Căn cứ chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết định, vốn đầu tư công sử dụng trong dự án PPP được tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn;
2. Căn cứ kế hoạch đầu tư công trung hạn, báo cáo nghiên cứu khả thi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kết quả lựa chọn nhà đầu tư, vốn đầu tư công sử dụng trong dự án PPP được tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công hằng năm;
3. Trường hợp dự án PPP có nhu cầu sử dụng vốn đầu tư công nhưng chưa thuộc danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn thì được cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung vào danh mục này và sử dụng nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn. Trình tự, thủ tục điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
4. Trường hợp dự án PPP áp dụng loại hợp đồng BTL, hợp đồng BLT sử dụng vốn đầu tư công để thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP, việc tổng hợp vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Căn cứ thời hạn hợp đồng dự án PPP, phần vốn đầu tư công được tiếp tục bố trí trong các kỳ trung hạn tiếp theo.
1. Căn cứ quyết định chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kết quả lựa chọn nhà đầu tư, cơ quan ký kết hợp đồng lập dự toán ngân sách hằng năm đối với nguồn vốn chi thường xuyên, nguồn thu hợp pháp dành để chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Đối với khoản chi thường xuyên quy định tại khoản 3 Điều 73 của Luật này, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng lập dự toán ngân sách hằng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm góp vốn chủ sở hữu, huy động vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án theo quy định tại hợp đồng dự án PPP. Tổng số vốn vay thông qua các hình thức vay không vượt quá tổng số vốn vay quy định tại hợp đồng dự án PPP.
2. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP phải hoàn thành thu xếp tài chính; đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 18 tháng.
3. Hình thức xử lý trong trường hợp nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP không thu xếp được tài chính theo thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này phải được quy định tại hồ sơ mời thầu.
1. Doanh nghiệp dự án PPP được phát hành, mua lại trái phiếu riêng lẻ do mình đã phát hành theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán để huy động vốn thực hiện dự án PPP; không được phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ.
2. Việc phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Số vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu không vượt quá giá trị phần vốn vay được xác định tại hợp đồng dự án PPP;
b) Vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài mục đích thực hiện dự án theo hợp đồng dự án PPP hoặc cho việc cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp;
c) Doanh nghiệp dự án PPP phải mở tài khoản phong tỏa để nhận tiền mua trái phiếu. Việc giải ngân vốn từ phát hành trái phiếu thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này.
3. Doanh nghiệp dự án PPP hoạt động chưa đủ thời gian 01 năm thì khi phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1 Điều này được miễn điều kiện có báo cáo tài chính của năm trước liền kề năm phát hành được kiểm toán theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Section 1. STATE CAPITAL INVESTED IN A PPP PROJECT
Article 69. Use of state capital invested in a PPP project
1. State capital may be used for the following purposes:
a) Supporting the building of construction works and infrastructure systems as part of a PPP project;
b) Paying PPP project enterprises for their provision of public products and services;
c) Paying costs of site clearance, site clearance compensation, support, resettlement; costs of support for construction of temporary works;
d) Compensating for the reduced revenue;
dd) Covering costs and expenses incurred from performing activities by competent authorities, contracting authorities, PPP project preparation units, and bid solicitors within their duties as specified in Article 11 of this Law;
e) Covering costs and expenses of PPP Project Assessment Boards and its subordinate units assigned to conduct the evaluation of PPP projects.
2. The proportion of state capital participating in a PPP project as prescribed at Points a and c of Clause 1 of this Article must not exceed 50% of the project's total investment. As for projects with many component projects, including those component projects developed according to the PPP investment approach, the state capital ratio specified in this Clause shall be determined in proportion to the total investment in such component projects.
3. The Government shall elaborate on the use and management of state capital invested in PPP projects.
Article 70. State capital used for supporting the building of construction works and infrastructure systems
1. State capital used for supporting the building of construction works or infrastructure systems may be used for supporting project implementation during the construction phase in order to increase the financial efficiency of the project.
2. The ratio of state capital used for supporting the building of construction works or infrastructure systems belonging to PPP projects shall be determined on the basis of the preliminary financial plan included in the pre-feasibility study report when an investment policy is granted.
3. Proportion and value of state capital used for supporting the building of construction works or infrastructure systems shall be paid under PPP contracts.
4. State capital used for supporting the building of construction works and infrastructure systems shall be allocated from the following funding sources:
a) Public investment capital prescribed under law on public investment;
b) Value of public assets prescribed under law on use and management of public assets.
5. Use and management of State capital used for supporting the building of construction works and infrastructure systems shall be allocated from sources of public investment capital according to one of the following approaches:
a) Splitting a PPP project into subprojects. The use and management of state capital shall be subject to laws on public investment;
b) Aligning state capital with specific items according to the rates, value, progress and conditions specified under the contract.
Article 71. State capital used for paying PPP project enterprises supplying public products and services
State capital-funded payments to PPP project enterprises which are used in BTL or BLT contracts on the basis of the quality of public products and services shall be allocated from state capital invested in PPP projects and other legal capital according to the law.
Article 72. State capital paid for compensation, site clearance, support, resettlement; support for construction of temporary works
1. State capital paid for compensation, site clearance, support and resettlement; temporary work construction support, shall be allocated from public investment capital in accordance with the law on public investment.
2. Based on the size and characteristics of each project, the contracting authority shall consider separating the state capital used for compensation, site clearance, support and resettlement; support for the construction of temporary works into component projects or sub-projects, in compliance with the law on public investment and the law on land.
Article 73. Costs of competent authorities, contracting authorities, PPP project preparation units, bid solicitors, PPP project assessment boards, units assigned to evaluate PPP projects
1. Project preparation costs of competent authorities, PPP project preparation units; expenses for the evaluation conducted by PPP Project Assessment Boards and the units assigned to the task of evaluating PPP projects; expenses for organization of the investor selection or signing of contracts by competent authorities or bid solicitors shall be covered by public investment capital, other lawful capital sources, and shall be included in the total investment in each project.
2. The selected investor shall be responsible for reimbursing expenses specified in Clause 1 of this Article to the state budget in accordance with the law on state budget or legal capital used for the project preparation.
3. Expenses for project implementation after signing a contract by a competent authority or a contracting authority shall be covered by their regular capital.
Article 74. Budgeting for public investment capital to be used in a PPP project
Budgeting for public investment capital to be used in a PPP project shall be subject to the following regulations:
1. Based on an investment policy decided by a competent authority, public investment capital used in a PPP project shall be incorporated in the medium-term public investment budget plan;
2. Based on the medium-term public investment plan, the feasibility study report approved by a competent authority, and results of investor selection, public investment capital used in a PPP project shall be integrated into the annual public investment plan;
3. In case where a PPP project has the need to use public investment capital, but is not on the list of projects specified in the medium-term public investment plan, the competent authority shall consider adding it to this list, and use the contingent capital of the medium-term public investment plan. Processes and procedures for modification of a medium-term public investment plan must comply with the law on public investment;
4. In case where a PPP project developed and executed under a BTL contract or BLT contract uses public investment capital to pay a PPP project enterprise, integration of public investment capital into the real annual and medium-term public investment plan shall be subject to the provisions of Clause 1 and 2 of this Article. Based on the PPP contract term, the public investment capital share may be dispensed over the next medium terms.
Article 75. Estimation of regular expenditures and legitimate revenues retained regular expenditures of state regulatory authorities and public service units
1. Based on an investment policy decision, the feasibility study report approved by the competent authority and results of investor selection, the contracting authority shall prepare the annual budget estimate of regular capital and legitimate revenues retained as regular expenditures of state authorities and public service units to pay PPP project enterprises in accordance with the law on state budget.
2. For regular expenditures specified in Clause 3 of Article 73 in this Law, competent authorities and contracting authorities shall make an annual budget estimate, submitting it to competent authorities to seek their approval in accordance with law on state budget.
Section 2. CAPITAL USED FOR IMPLEMENTATION OF PPP PROJECTS BY INVESTORS OR PPP PROJECT ENTERPRISES
Article 76. Arrangement of finances for execution of PPP projects
1. Investors and PPP project enterprises shall be responsible for contributing equity capital, raising loan capital and other legal funds to implement projects under terms and conditions of PPP contracts. Total amount borrowed through various lending forms must not exceed total loan amount specified in a PPP contract.
2. Within 12 months from the contract signing date, the investor and PPP project enterprise must complete the financial arrangement; as for projects subject to investment policy decisions of the National Assembly or the Prime Minister, this time limit may be extended, but not exceeding 18 months.
3. Actions to be taken in the event that the investor or the PPP project enterprise fail to make financial arrangement within the time limit specified in Clause 2 of this Article must be specified in the invitation for bid.
Article 77. Equity contribution
1. Investor's equity contribution must be at least 15% of total investment in a project, excluding state capital specified in Article 70 and 72 of this Law.
2. Investors must make equity contribution according to the schedule agreed upon in the PPP contract.
Article 78. Issuance or offering of corporate bonds of PPP project enterprises
1. PPP project enterprises may issue and buy back separate bonds they have issued under the provisions of this Law, the law on enterprises and securities to raise capital for the implementation of PPP projects; shall be prohibited from the private issuance of convertible bonds and warrant-linked bonds.
2. The issuance of bonds as per Clause 1 of this Article must satisfy the following conditions:
a) The amount of capital raised through the bond issue shall not exceed the value of the loan amount determined in the PPP contract;
b) Funds raised through the bond issuance cannot be used for any other purpose than the project implementation under PPP project contracts or for the purpose of restructuring of corporate debts;
c) PPP project enterprises must open an escrow account to receive money from bond purchases. Disbursement of funds acquired from issuance of bonds shall be subject to point b of this clause.
3. If a PPP project enterprise has already operated for less than 1 year, when issuing bonds as prescribed in Clause 1 of this Article, it shall be exempt from the requirement concerning submission of the financial statement of the year preceding the year of issuance which is audited according to regulations of the law on enterprises.
4. The Government shall elaborate on this Article.