Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở
Số hiệu: | 99/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 10/12/2015 |
Ngày công báo: | 11/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1113 đến số 1114 |
Lĩnh vực: | Bất động sản | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở về sở hữu nhà ở, phát triển nhà ở, quản lý, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở, quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam, sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài được ban hành ngày 20/10/2015.
1. Sở hữu nhà ở
Nghị định 99 quy định thời hạn sở hữu nhà ở như sau:
Trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại Điều 123 của Luật Nhà ở thì bên bán và bên mua thỏa thuận cụ thể các nội dung, bao gồm thời hạn bên mua được sở hữu nhà ở; các quyền và nghĩa vụ của bên mua nhà ở; trách nhiệm đăng ký và cấp Giấy chứng nhận cho bên mua nhà đất; việc bàn giao lại nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở và người nhận bàn giao lại nhà ở sau khi hết hạn sở hữu; việc xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu, ….
2. Phát triển nhà ở
Ký hợp đồng huy động vốn cho phát triển nhà ở thương mại quy định tại Nghị định số 99/2015
Tổ chức, cá nhân huy động phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở tại dự án đó; nghiêm cấm chủ đầu tư huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở được ứng trước của khách hàng; trường hợp sử dụng sai mục đích hoặc chiếm dụng vốn đã huy động hoặc huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở ứng trước của khách hàng thì phải hoàn lại số tiền mua, thuê mua nhà đã huy động sai quy định, phải bồi thường (nếu gây thiệt hại) và bị xử phạt vi phạm hành chính về mua bán nhà đất hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Quản lý, sử dụng nhà ở
Đối tượng thuộc diện được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư theo Nghị định 99/2015/NĐ-CP bao gồm:
- Hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thuộc diện bị giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
- Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở gắn với nhà ở và phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở và không có chỗ ở nào khác;
- Hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở.
4. Giao dịch về nhà ở
Giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch đối với trường hợp không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận
- Trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thì phải có các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 148 của Luật Nhà ở; trường hợp mua bán nhà ở thương mại hình thành trong tương lai thì phải có giấy tờ theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 19 của Nghị định số 99/2015.
- Trường hợp cho thuê, mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thì phải có giấy tờ theo quy định tại Điều 60, Điều 69 của Nghị định 99 năm 2015;
- Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở xã hội thì phải có các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 63 của Luật Nhà ở.…
Ngoài ra, Nghị định 99 còn quy định việc quản lý và sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản về sở hữu nhà ở, phát triển nhà ở, quản lý, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam quy định tại Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 (sau đây gọi là Luật Nhà ở).
2. Việc quy định chi tiết một số điều, khoản về phát triển nhà ở xã hội; quản lý, sử dụng nhà ở xã hội không thuộc sở hữu nhà nước; cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở; giao dịch mua bán, thuê, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nhà ở được thực hiện theo các Nghị định khác của Chính phủ.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức; cá nhân nước ngoài có liên quan đến sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng và giao dịch về nhà ở tại Việt Nam.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến nhà ở.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch này theo quy định tại Điều 15 và Điều 169 của Luật Nhà ở.
2. Nội dung chương trình phát triển nhà ở 05 năm và 10 năm hoặc dài hơn của địa phương bao gồm:
a) Đánh giá thực trạng các loại nhà ở (nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư), nhà ở của các nhóm đối tượng quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở trên địa bàn;
b) Phân tích, đánh giá kết quả, tồn tại, nguyên nhân, các khó khăn, vướng mắc trong công tác phát triển và quản lý nhà ở, công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng liên quan đến phát triển nhà ở của địa phương;
c) Xác định nhu cầu về nhà ở (số lượng, loại nhà, tổng diện tích sàn xây dựng); nhu cầu về diện tích đất để xây dựng các loại nhà ở của từng khu vực trên địa bàn; trong đó cần xác định cụ thể nhu cầu về nhà ở của các nhóm đối tượng cần hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở; nhu cầu về vốn (vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác) để đầu tư xây dựng nhà ở;
d) Xác định các chỉ tiêu về phát triển nhà ở (bao gồm diện tích nhà ở bình quân đầu người, chỉ tiêu diện tích sàn nhà ở tối thiểu, số lượng, diện tích sàn nhà ở xây dựng mới của từng loại nhà ở, chất lượng nhà ở tại đô thị và nông thôn);
đ) Tại khu vực đô thị thì phải xác định rõ các yêu cầu mối liên hệ giữa phát triển nhà ở với yêu cầu về phát triển đô thị;
e) Các giải pháp để thực hiện chương trình, trong đó nêu rõ các giải pháp về cơ chế chính sách nhà ở do địa phương ban hành, quy hoạch xây dựng, bố trí quỹ đất và hình thức đầu tư xây dựng các loại nhà ở, giải pháp khoa học, công nghệ xây dựng để giảm chi phí xây dựng, huy động các nguồn vốn, cơ chế ưu đãi tài chính, đất đai, phương án thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội cho từng nhóm đối tượng theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở;
g) Tiến độ thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan chức năng của địa phương trong việc thực hiện chương trình;
h) Các nội dung khác có liên quan.
3. Nội dung kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm và hàng năm của địa phương bao gồm:
a) Vị trí, khu vực phát triển nhà ở, số lượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, số lượng nhà ở, tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở cần đầu tư xây dựng, trong đó nêu rõ kế hoạch cho 05 năm và hàng năm;
b) Tỷ lệ các loại nhà ở (nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư) cần đầu tư xây dựng; số lượng, diện tích sàn xây dựng nhà ở xã hội cần đầu tư xây dựng trong 05 năm và hàng năm, trong đó nêu rõ diện tích sàn xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê;
c) Xác định chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người tại đô thị, nông thôn và trên toàn địa bàn; chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu;
d) Xác định diện tích đất để xây dựng các loại nhà ở (nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở công vụ) trong 05 năm và hàng năm; các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở;
đ) Xác định nguồn vốn huy động cho phát triển các loại nhà ở; thời gian triển khai thực hiện 05 năm và hàng năm;
e) Cách thức tổ chức thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan liên quan của địa phương trong việc triển khai kế hoạch phát triển nhà ở;
g) Các nội dung khác có liên quan.
4. Vào giữa kỳ, cuối kỳ thực hiện chương trình phát triển nhà ở và khi phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở cho năm sau, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải sơ kết, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch và điều chỉnh những nội dung, chỉ tiêu chưa phù hợp với thực tế.
Trường hợp do thay đổi nội dung Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia hoặc thay đổi quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải điều chỉnh lại nội dung chương trình phát triển nhà ở để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi phê duyệt theo quy định tại Điều 169 của Luật Nhà ở.
5. Các chỉ tiêu trong chương trình phát triển nhà ở, bao gồm chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người, diện tích nhà ở tối thiểu, số lượng nhà ở, tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở mới, chất lượng nhà ở tại đô thị và nông thôn phải được đưa vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cần đánh giá việc thực hiện khi sơ kết, tổng kết nhiệm vụ này.
1. Trình tự, thủ tục xây dựng chương trình phát triển nhà ở 05 năm và 10 năm hoặc dài hơn của địa phương được thực hiện như sau:
a) Sở Xây dựng thực hiện xây dựng đề cương chương trình phát triển nhà ở, bao gồm nội dung chương trình, dự kiến kinh phí và dự kiến thuê đơn vị tư vấn xây dựng chương trình để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận;
b) Sau khi có ý kiến chấp thuận đề cương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Xây dựng trực tiếp thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình phát triển nhà ở để phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ở địa phương và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) tổ chức khảo sát, tổng hợp số liệu, xây dựng dự thảo chương trình và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến;
c) Sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến về dự thảo chương trình, Sở Xây dựng tổ chức bổ sung, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Đối với các thành phố trực thuộc trung ương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng về nội dung chương trình trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua;
d) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, thông qua chương trình phát triển nhà ở của địa phương; sau khi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện chương trình này.
2. Trình tự, thủ tục xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm và hàng năm của địa phương được thực hiện như sau:
a) Trên cơ sở chương trình phát triển nhà ở của địa phương đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Sở Xây dựng trực tiếp thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở để phối hợp với các cơ quan có liên quan của địa phương xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm và hàng năm để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan liên quan của địa phương có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến nhà ở theo yêu cầu của Sở Xây dựng và phối hợp với Sở Xây dựng, đơn vị tư vấn để xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở.
Trường hợp trong nội dung kế hoạch có quy định về sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho phát triển nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xin ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp về kế hoạch sử dụng vốn trước khi phê duyệt;
b) Trên cơ sở đề xuất nội dung kế hoạch phát triển nhà ở của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.
Đối với kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải phê duyệt trước ngày 31 tháng 12 của năm trước năm kế hoạch; đối với kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải phê duyệt trước ngày 31 tháng 12 của năm cuối kỳ kế hoạch.Bổ sung
3. Sau khi phê duyệt chương trình và kế hoạch phát triển nhà ở, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải đăng tải công khai chương trình, kế hoạch này trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở theo quy định của Nghị định này.
Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể mức kinh phí để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương.
1. Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì phải có giấy tờ xác định nhân thân đối tượng theo quy định về cấp Giấy chứng nhận của pháp luật đất đai.
2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:
a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có giấy tờ chứng minh đối tượng theo quy định tại Điều 74 của Nghị định này; trường hợp cá nhân nước ngoài có giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam thì chỉ được quyền lựa chọn một đối tượng áp dụng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài để xác định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có giấy tờ chứng minh tạo lập nhà ở hợp pháp (tuân thủ điều kiện và hình thức) theo quy định của Luật Nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (bao gồm cả nhà ở được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong các dự án quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở) và có giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định này.
2. Đối với nhà ở riêng lẻ được xây dựng có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng có từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín (có phòng ở riêng, khu bếp riêng, nhà vệ sinh, nhà tắm riêng), có diện tích sàn tối thiểu mỗi căn hộ từ 30 m2 trở lên và nhà ở này đáp ứng các điều kiện về nhà chung cư quy định tại Khoản 2 Điều 46 của Luật Nhà ở thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó; trường hợp chủ sở hữu bán, cho thuê mua, tặng cho, để thừa kế căn hộ trong nhà ở này cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì quyền sử dụng đất ở gắn với nhà ở này thuộc sử dụng chung của các đối tượng đã mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế căn hộ.
3. Ngoài các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai, cơ quan cấp Giấy chứng nhận còn phải ghi thêm các nội dung sau đây:
a) Các thông tin về nhà ở theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 của Luật Nhà ở;
b) Thời hạn sở hữu nhà ở và các quyền được bán, tặng cho, để thừa kế, góp vốn bằng nhà ở của bên mua nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở có thời hạn đối với trường hợp quy định tại Điều 123 của Luật Nhà ở hoặc ghi thời hạn sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Điều 161 của Luật Nhà ở, Điều 7 và Điều 77 của Nghị định này;
c) Trường hợp mua bán nhà ở xã hội theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 62 của Luật Nhà ở thì phải ghi thời hạn chủ sở hữu được quyền bán lại nhà ở xã hội này.
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở có trách nhiệm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà ở; trường hợp người mua, thuê mua nhà ở tự nguyện làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì chủ đầu tư phải cung cấp hồ sơ và các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán, thuê mua cho người mua, thuê mua nhà ở.
1. Trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại Điều 123 của Luật Nhà ở thì bên bán và bên mua thỏa thuận cụ thể các nội dung, bao gồm thời hạn bên mua được sở hữu nhà ở; các quyền và nghĩa vụ của bên mua trong thời hạn sở hữu nhà ở; trách nhiệm đăng ký và cấp Giấy chứng nhận cho bên mua; việc bàn giao lại nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở và người nhận bàn giao lại nhà ở sau khi hết hạn sở hữu; việc xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở. Trong thời hạn sở hữu nhà ở, bên mua được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó thông qua hình thức thu hồi Giấy chứng nhận của bên bán và cấp Giấy chứng nhận mới cho bên mua hoặc ghi bổ sung vào trang 3 của Giấy chứng nhận đã cấp cho bên bán và giao lại Giấy chứng nhận này cho bên mua.
Trong trường hợp bên mua và bên bán có thỏa thuận về việc bên mua nhà ở được quyền bán, tặng cho, để thừa kế, góp vốn bằng nhà ở trong thời hạn sở hữu nhà ở thì bên mua lại, bên được tặng cho, bên được thừa kế, bên nhận góp vốn chỉ được sở hữu nhà ở theo thời hạn mà bên mua nhà ở lần đầu đã thỏa thuận với chủ sở hữu lần đầu.
2. Tổ chức nước ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cấp cho tổ chức đó. Khi hết hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này; trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không ghi thời hạn thì trong Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu cũng được ghi không thời hạn.
Trường hợp tổ chức nước ngoài bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động trước thời hạn sở hữu nhà ở quy định tại Khoản này hoặc bị Nhà nước Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ cho phép hoạt động tại Việt Nam thì việc xử lý nhà ở này được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này; trường hợp trong thời hạn sở hữu nhà ở mà tổ chức nước ngoài chuyển thành tổ chức trong nước thông qua việc sáp nhập hoặc chuyển vốn theo quy định của pháp luật thì tổ chức này được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài.
3. Cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này.
4. Trường hợp trước khi hết hạn sở hữu nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài bán hoặc tặng cho nhà ở thì người mua, người được tặng cho được sở hữu nhà ở theo quy định sau đây:
a) Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì bên mua, bên nhận tặng cho được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài;
b) Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bên mua, bên nhận tặng cho chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại; khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này;
c) Bên bán, bên tặng cho nhà ở phải nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Trường hợp hết hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận giữa bên bán và bên mua nhà ở lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định này thì quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được xử lý theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán nhà ở lần đầu; nếu các bên không có thỏa thuận về việc xử lý nhà ở thì quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được chuyển lại cho chủ sở hữu nhà ở lần đầu hoặc người thừa kế hợp pháp của chủ sở hữu lần đầu.
Trong trường hợp chủ sở hữu lần đầu là tổ chức bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động thì nhà ở của tổ chức này được xử lý theo pháp luật về phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động và quyền sở hữu nhà ở này được chuyển lại cho cá nhân, tổ chức được sở hữu theo quy định của pháp luật về phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động; trong thời gian xác định chủ sở hữu nhà ở, tổ chức, cá nhân đang quản lý nhà ở được tiếp tục quản lý và không được thực hiện các quyền bán, cho thuê mua, tặng cho, để thừa kế, thế chấp, cho thuê, góp vốn nhà ở này; việc bàn giao lại nhà ở này được thực hiện trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày xác định được chủ sở hữu nhà ở.
Trường hợp tổ chức nước ngoài bị Nhà nước Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ cho phép hoạt động tại Việt Nam thì chủ sở hữu phải bán, tặng cho nhà ở cho đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
2. Trường hợp các bên mua bán nhà ở lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định này không có thỏa thuận về việc xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu nhà ở thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhân có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp cho đối tượng đang sở hữu nhà ở và cấp lại Giấy chứng nhận cho đối tượng được xác định là chủ sở hữu nhà ở lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều này; trường hợp không thu hồi được Giấy chứng nhận thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ban hành Quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp cho đối tượng đang sở hữu nhà và cấp lại Giấy chứng nhận cho đối tượng được xác định là chủ sở hữu lần đầu. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quy định tại Khoản này thực hiện theo quy định về cấp Giấy chứng nhận của pháp luật về đất đai.
3. Trước khi hết thời hạn được sở hữu nhà ở theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 của Nghị định này (bao gồm cả trường hợp được gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này), tổ chức, cá nhân nước ngoài được trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền bán, tặng cho nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 của Nghị định này. Trường hợp quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài không thực hiện quyền bán, tặng cho nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình thì nhà ở đó thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam; Sở Xây dựng có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở ban hành quyết định xác lập sở hữu toàn dân và tiến hành thu hồi nhà này để thực hiện quản lý, cho thuê hoặc bán theo quy định về quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quyết định buộc xuất cảnh hoặc buộc chấm dứt hoạt động tại Việt Nam do việc sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của mình vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam thì nhà ở này bị xử lý theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
1. Các tổ chức, cá nhân trước khi lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở thuộc diện quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở thì phải làm thủ tục đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Nghị định này.
2. Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở bằng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 và Khoản 1 Điều 53 của Luật Nhà ở thì hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công; cơ quan chủ trì thẩm định phải gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng về các nội dung có liên quan đến nhà ở đối với dự án sử dụng vốn của trung ương, gửi lấy ý kiến thẩm định của Sở Xây dựng nơi có dự án về các nội dung có liên quan đến nhà ở đối với dự án sử dụng vốn của địa phương.
Trường hợp Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo thẩm quyền quy định của Luật Đầu tư công thì Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định trước khi quyết định chủ trương đầu tư.
3. Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc dự án quy định tại Khoản 2 Điều này nhưng thuộc dự án quy định tại Điểm a Khoản 1, Khoản 2 Điều 31 và Điểm a Khoản 1, Khoản 2 Điều 32 của Luật Đầu tư thì hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư; cơ quan chủ trì thẩm định phải lấy ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng về các nội dung có liên quan đến nhà ở nếu dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, lấy ý kiến thẩm định của Sở Xây dựng về các nội dung có liên quan đến nhà ở nếu dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.
4. Trường hợp xây dựng nhà ở không thuộc diện quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này nhưng thuộc các diện sau đây thì phải làm thủ tục gửi Bộ Xây dựng thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư:
a) Dự án có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 100 ha nhưng có số lượng nhà ở từ 2.500 căn trở lên (bao gồm nhà biệt thự, nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư) tại khu vực không phải là đô thị;
b) Dự án có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50 ha nhưng có số lượng nhà ở từ 2.500 căn trở lên tại khu vực đô thị;
c) Dự án không phân biệt quy mô diện tích đất, số lượng nhà ở nhưng thuộc địa giới hành chính của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Trường hợp xây dựng nhà ở không thuộc diện quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này nhưng thuộc các diện sau đây thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xin ý kiến Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi chấp thuận chủ trương đầu tư:
a) Dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha đến dưới 100 ha và có số lượng nhà ở dưới 2.500 căn tại khu vực không phải là đô thị;
b) Dự án có quy mô sử dụng đất từ 10 ha đến dưới 50 ha và có số lượng nhà ở dưới 2.500 căn tại khu vực đô thị;
c) Dự án không phân biệt quy mô diện tích đất, số lượng nhà ở nhưng thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong các đồ án quy hoạch) của đô thị loại đặc biệt.
6. Đối với trường hợp không thuộc diện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này thì phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.
1. Đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 9 của Nghị định này thì ngoài các nội dung đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư công, pháp luật đầu tư, còn phải có thêm các nội dung sau đây về nhà ở:
a) Diện tích đất lúa, đất trồng rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cần chuyển đổi mục đích sử dụng để làm dự án đầu tư xây dựng nhà ở (nếu có);
b) Tỷ lệ và số lượng các loại nhà ở tính theo đơn vị ở (căn hộ chung cư, nhà biệt thự, nhà ở riêng lẻ); tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở;
c) Việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, diện tích để xe công cộng và để xe cho các hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu vực dự án;
d) Diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê theo quy định của Luật Nhà ở; phương án quản lý hoặc bàn giao cho địa phương các công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng;
đ) Trách nhiệm của chính quyền địa phương và chủ đầu tư trong việc thực hiện dự án và xây dựng các công trình hạ tầng xã hội của dự án, trừ trường hợp khu vực dự án đã có các công trình hạ tầng xã hội.
2. Đối với trường hợp quy định tại các Khoản 4, 5 và 6 Điều 9 của Nghị định này thì hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Hồ sơ pháp lý của đơn vị được giao làm chủ đầu tư, bao gồm giấy tờ chứng minh chức năng kinh doanh bất động sản, tư cách pháp lý, giấy tờ chứng minh năng lực tài chính, kinh nghiệm của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật; trường hợp chưa lựa chọn chủ đầu tư thì có báo cáo về hình thức lựa chọn chủ đầu tư và dự kiến điều kiện để lựa chọn chủ đầu tư;
b) Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương dự án xây dựng nhà ở, trong đó nêu rõ cơ sở pháp lý đề nghị chấp thuận; các nội dung đề xuất chấp thuận quy định tại Khoản 2 Điều 11 của Nghị định này; lý do đề nghị chấp thuận và chứng minh sự phù hợp của nội dung dự án với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt;
c) Quyết định phê duyệt quy hoạch kèm theo bản vẽ quy hoạch chi tiết khu vực có dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
d) Nội dung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt có liên quan đến việc triển khai thực hiện dự án cần chấp thuận chủ trương đầu tư.
3. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở quy định tại các Khoản 4, 5 và 6 Điều 9 của Nghị định này được thực hiện như sau:
a) Trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 của Nghị định này thì Sở Xây dựng chủ trì lập hồ sơ và có Tờ trình trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng thẩm định; nếu dự án có sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải lấy thêm ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau khi thẩm định, Bộ Xây dựng có Tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Thời gian thực hiện thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư là 30 ngày, kể từ ngày Bộ Xây dựng nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thời gian Bộ Tài nguyên và Môi trường cho ý kiến (nếu có) là 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
b) Trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 của Nghị định này thì Sở Xây dựng chủ trì lập hồ sơ và có Tờ trình trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo xin ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi chấp thuận chủ trương đầu tư;
c) Trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Khoản 6 Điều 9 của Nghị định này thì Sở Xây dựng chủ trì thẩm định và có Tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Sau khi có quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo triển khai các bước chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
1. Đối với trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 9 của Nghị định này thì ngoài nội dung quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, cơ quan có thẩm quyền còn phải quyết định thêm tên của dự án theo quy định tại Điểm a Khoản 2 này và các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Nghị định này.
2. Đối với trường hợp quy định tại các Khoản 4, 5 và 6 Điều 9 của Nghị định này thì nội dung văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Tên dự án bằng tiếng Việt, nếu là dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại mà chủ đầu tư có nhu cầu đặt tên bằng tiếng nước ngoài thì phải viết đầy đủ tên bằng tiếng Việt trước và viết tiếng nước ngoài sau;
b) Tên chủ đầu tư (nếu đã lựa chọn chủ đầu tư);
c) Địa điểm, ranh giới, quy mô diện tích đất của dự án; nếu có sử dụng diện tích đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng thì phải nêu rõ diện tích được chuyển đổi mục đích sử dụng;
d) Mục tiêu của dự án; hình thức đầu tư;
đ) Nội dung chính của dự án (công việc thực hiện, số lượng từng loại nhà ở cần đầu tư xây dựng, tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở, phương án triển khai thực hiện);
e) Tổng mức đầu tư; nguồn vốn đầu tư;
g) Phương thức giao đất, cho thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (nếu có); diện tích đất dành cho xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê; diện tích sàn xây dựng nhà ở phải dành để cho thuê;
h) Các công trình hạ tầng chủ đầu tư được quản lý hoặc phải chuyển giao cho Nhà nước sau khi hoàn thành việc xây dựng;
i) Thời gian và tiến độ thực hiện dự án; phân kỳ đầu tư (nếu có);
k) Các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với dự án và điều kiện áp dụng (nếu có); trách nhiệm của chủ đầu tư, của chính quyền địa phương trong việc thực hiện dự án;
l) Thời hạn hiệu lực của văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
3. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, mẫu văn bản đề nghị chấp thuận và mẫu văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đối với trường hợp quy định tại các Khoản 4, 5 và 6 Điều 9 của Nghị định này.
1. Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thuộc diện quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở có nội dung phần thuyết minh bao gồm:
a) Tên của dự án đặt theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 11 của Nghị định này;
b) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của dự án;
c) Mục tiêu, hình thức đầu tư; địa điểm xây dựng; quy mô dự án; nhu cầu sử dụng đất; điều kiện tự nhiên của khu vực có dự án;
d) Các giải pháp thực hiện: Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư (nếu có); phương án sử dụng công nghệ xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng đối với dự án; đánh giá tác động môi trường; phương án phòng cháy, chữa cháy; các giải pháp về hạ tầng kỹ thuật và đấu nối với hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực; khả năng sử dụng hạ tầng xã hội của khu vực;
đ) Nơi để xe công cộng và nơi để xe cho các hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu vực dự án sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhà ở (gồm xe đạp, xe dành cho người tàn tật, xe động cơ hai bánh, xe ô tô);
e) Khu vực đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học, y tế, dịch vụ, thể thao, vui chơi, giải trí, công viên), trừ trường hợp khu vực của dự án đã có công trình hạ tầng xã hội;
g) Số lượng và tỷ lệ các loại nhà ở (bao gồm nhà ở riêng, lẻ, căn hộ chung cư), tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở; diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xã hội hoặc diện tích sàn nhà ở để làm nhà ở xã hội (nếu có); phương án tiêu thụ sản phẩm (số lượng nhà ở bán, cho thuê hoặc cho thuê mua);
h) Các đề xuất về cơ chế áp dụng đối với dự án (về quy hoạch, mật độ xây dựng, tài chính và các cơ chế khác);
i) Tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức huy động vốn, khả năng hoàn trả vốn, khả năng thu hồi vốn;
k) Trách nhiệm của Nhà nước về việc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào và đi qua dự án;
l) Thời gian, tiến độ thực hiện dự án (tiến độ theo từng giai đoạn) và hình thức quản lý dự án;
m) Các công trình chuyển giao cho Nhà nước không bồi hoàn; các công trình hoặc khu vực dự án chủ đầu tư được tổ chức quản lý sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng;
n) Phương án tổ chức quản lý, khai thác vận hành dự án và các công trình công ích trong dự án (mô hình tổ chức, hình thức quản lý vận hành, các loại phí dịch vụ).
2. Đối với phần thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thuộc diện quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở thì thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở trên diện tích đất được đấu giá theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 18 của Nghị định này thì sau khi trúng đấu giá, tổ chức trúng đấu giá phải triển khai lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này; trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức chia lô bán nền trong dự án này thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.
1. Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở bằng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 và Khoản 1 Điều 53 của Luật Nhà ở (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ quy định tại Khoản 2 Điều này) thì thực hiện lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng; Bộ Xây dựng có ý kiến thẩm định các nội dung về nhà ở nếu dự án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Sở Xây dựng có ý kiến thẩm định các nội dung về nhà ở nếu dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Trường hợp Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo thẩm quyền quy định của Luật Đầu tư công thì Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt.
2. Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ thì thực hiện lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
3. Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc diện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thì việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
4. Đối với các dự án thuộc diện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 9 của Nghị định này, trừ dự án do Bộ Xây dựng phê duyệt thì sau khi phê duyệt dự án, chủ đầu tư phải gửi 01 bộ hồ sơ dự án đến Bộ Xây dựng để theo dõi, kiểm tra.
1. Căn cứ vào quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Sở Xây dựng có trách nhiệm lập danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT), bao gồm nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư và xác định các điều kiện lựa chọn nhà đầu tư BT để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Sở Xây dựng để các nhà đầu tư có đủ điều kiện, năng lực đăng ký tham gia.
2. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo hình thức BT được quy định như sau:
a) Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư thì chủ đầu tư được quy định tại Khoản 2 Điều 38 của Luật Nhà ở;
b) Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thì chủ đầu tư được quy định tại Điều 57 của Luật Nhà ở.
3. Việc lựa chọn nhà đầu tư BT dự án xây dựng nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu nếu có từ 02 nhà đầu tư trở lên đăng ký làm chủ đầu tư hoặc thực hiện theo hình thức chỉ định chủ đầu tư nếu chỉ có một nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư. Sở Xây dựng chủ trì tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện lựa chọn chủ đầu tư quy định tại Khoản này; trường hợp dự án thuộc diện phải có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải làm thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi lựa chọn nhà đầu tư BT.
4. Sau khi có kết quả lựa chọn nhà đầu tư, Sở Xây dựng báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét để ký hợp đồng BT hoặc ủy quyền cho Sở Xây dựng ký hợp đồng BT. Nhà đầu tư BT có trách nhiệm tổ chức lập và trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (đối với trường hợp khu vực dự án chưa có quy hoạch chi tiết 1/500) và tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở để thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
5. Sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng và nghiệm thu công trình nhà ở theo hợp đồng BT, nhà đầu tư BT có trách nhiệm bàn giao quỹ nhà ở này cho Sở Xây dựng để thực hiện quản lý, khai thác.
6. Việc thanh toán cho nhà đầu tư BT được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phải tuân thủ các quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và pháp luật về xây dựng khi thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở.
2. Chủ đầu tư dự án phải xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo nội dung và tiến độ dự án đã được phê duyệt; trường hợp phải xây dựng các công trình hạ tầng xã hội theo quyết định phê duyệt dự án hoặc theo quyết định, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải thực hiện theo đúng nội dung, tiến độ dự án đã được phê duyệt và theo nội dung văn bản đã được chấp thuận.
Khi kết thúc đầu tư xây dựng, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Báo cáo Sở Xây dựng nơi có dự án về kết quả của dự án; đối với dự án xây dựng nhà ở thuộc diện phải có quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì chủ đầu tư phải gửi báo cáo thêm cho Bộ Xây dựng.
2. Hoàn thiện các hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác lưu trữ theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và pháp luật về xây dựng.
3. Thực hiện nghiệm thu công trình nhà ở và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở trong dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng.
4. Bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành theo nội dung của dự án đã được phê duyệt hoặc tự thực hiện quản lý theo văn bản chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư. Việc bàn giao nhà ở cho người sử dụng chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thành nghiệm thu đưa công trình nhà ở và các công trình hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở nêu trong nội dung dự án được phê duyệt vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
5. Báo cáo quyết toán theo quy định của pháp luật về tài chính.
6. Làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở trong phạm vi dự án cho chủ sở hữu theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và pháp luật về đất đai.
7. Phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề về quản lý hành chính trong khu vực của dự án.
8. Tổ chức quản lý vận hành các công trình không phải bàn giao cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành.
9. Thực hiện các công việc khác theo quy định của pháp luật.
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý kiến trúc mặt ngoài của nhà ở riêng lẻ và việc sử dụng, bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở riêng lẻ trong dự án theo đúng nội dung của dự án đã được phê duyệt.
2. Chủ đầu tư có thể phân chia và đặt tên cho từng khu vực nhà ở riêng lẻ được quy hoạch và xây dựng riêng biệt trong dự án để thực hiện quản lý. Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư thì chủ đầu tư phải đặt tên bằng tiếng Việt; đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại thì việc đặt tên dự án, khu vực trong dự án phải tuân thủ quy định tại Khoản 3 Điều 19 của Luật Nhà ở và được ghi rõ trong quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư) hoặc phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận nếu không thuộc diện phải làm thủ tục đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.
3. Sau khi nhà ở được bàn giao và đưa vào sử dụng, chủ đầu tư được tổ chức thành lập Ban tự quản khu nhà ở để thực hiện quản lý việc bảo trì kiến trúc bên ngoài của nhà ở, chăm sóc cây xanh, vườn hoa và bảo trì các công trình tiện ích hoặc hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho khu nhà ở đó, trừ hệ thống hạ tầng đã bàn giao cho Nhà nước hoặc được Nhà nước giao cho chủ đầu tư quản lý, bảo trì. Thành phần của Ban tự quản khu nhà ở bao gồm đại diện các chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở của khu vực đó và đại diện chủ đầu tư (nếu có).
4. Chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở trong khu vực nhà ở riêng lẻ tổ chức họp để thống nhất bầu Ban tự quản khu nhà ở (bao gồm số lượng, thành phần tham gia), thông qua quy chế, nhiệm kỳ hoạt động của Ban tự quản, nội quy quản lý, sử dụng khu vực nhà ở, quyết định đóng góp kinh phí để chi trả tiền thù lao cho người tham gia Ban tự quản và phục vụ việc chăm sóc cây xanh, vườn hoa, bảo trì các công trình tiện ích phục vụ cho khu nhà ở đó.
5. Việc tổ chức bầu Ban tự quản khu nhà ở lần đầu do chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì thực hiện; các lần tổ chức sau do Ban tự quản khu nhà ở chịu trách nhiệm thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư tổ chức, thực hiện; trường hợp chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở không thống nhất bầu được Ban tự quản khu nhà ở thì chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý khu vực nhà ở này theo nội dung của dự án đã được phê duyệt.
6. Chủ đầu tư có thể hỗ trợ thêm kinh phí để Ban tự quản khu nhà ở chăm sóc cây xanh, vườn hoa và bảo trì các công trình tiện ích hoặc hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho khu nhà ở đó. Việc thực hiện các công việc quy định tại Khoản này do chủ đầu tư đảm nhận; trường hợp chủ đầu tư không thực hiện thì Ban tự quản khu nhà ở thuê đơn vị khác có năng lực thực hiện.
1. Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất để xây dựng nhà ở thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư theo quy định sau đây:
a) Đối với khu vực đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng thì lựa chọn chủ đầu tư thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; thời gian và quy trình đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về đấu giá.
Trường hợp khu đất đấu giá thuộc khu vực đã được quy hoạch để đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án thì các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất tại khu vực này phải có đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án theo quy định tại Điều 21 của Luật Nhà ở, Khoản 2 Điều 119 của Luật Đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản; tổ chức trúng đấu giá phải lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án theo quy định tại các Điều 12, 13, 15, 16 và Điều 17 của Nghị định này;
b) Đối với khu vực chưa thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng thì lựa chọn chủ đầu tư thông qua hình thức đấu thầu nếu có nhiều nhà đầu tư có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 21 của Luật Nhà ở đăng ký tham gia làm chủ đầu tư; trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đủ điều kiện quy định tại Điều 21 của Luật Nhà ở đăng ký tham gia thì chỉ định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư. Sở Xây dựng chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở quy định tại Điểm nầy. Thời gian và quy trình đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định lựa chọn chủ đầu tư đối với trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
2. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất ở hợp pháp, phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, có đủ điều kiện làm chủ đầu tư theo quy định tại Điều 21 của Luật Nhà ở và có nhu cầu tham gia đầu tư xây dựng nhà ở thì Sở Xây dựng kiểm tra và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao cho nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư.
Thời gian lựa chọn chủ đầu tư quy định tại Khoản này là 30 ngày, kể từ ngày Sở Xây dựng nhận được văn bản đăng ký làm chủ đầu tư.
3. Trường hợp dự án thuộc diện phải có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 của Nghị định này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải làm thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Nghị định này trước khi thực hiện lựa chọn chủ đầu tư; nếu dự án thuộc diện quy định tại Khoản 5 Điều 9 của Nghị định này thì Sở Xây dựng phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi thực hiện lựa chọn chủ đầu tư.
4. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể hồ sơ pháp lý đăng ký làm chủ đầu tư, quy trình lựa chọn chủ đầu tư quy định tại Điều này.
1. Việc ký hợp đồng huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở thương mại chỉ được thực hiện thông qua các hình thức quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 69 của Luật Nhà ở; trường hợp ký hợp đồng huy động vốn không đúng với quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Nhà ở và quy định tại Điều này thì không được pháp luật công nhận, chủ đầu tư bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho người tham gia góp vốn.
2. Việc ký hợp đồng huy động vốn cho phát triển nhà ở thương mại phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Trường hợp ký hợp đồng huy động vốn theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 của Luật Nhà ở thì phải đáp ứng các hình thức, điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở và quy định tại Khoản 3 Điều này.
Bên tham gia góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết quy định tại điểm này chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận trong hợp đồng; chủ đầu tư không được áp dụng hình thức huy động vốn quy định tại điểm này hoặc các hình thức huy động vốn khác để phân chia sản phẩm nhà ở hoặc để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở hoặc để phân chia quyền sử dụng đất trong dự án cho bên được huy động vốn, trừ trường hợp góp vốn thành lập pháp nhân mới để được Nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở;
b) Trường hợp ký hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai mà thu tiền trả trước của người mua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định tại Khoản 3 Điều 69 của Luật Nhà ở thì phải tuân thủ các điều kiện và hình thức mua, thuê, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Chủ đầu tư phải có văn bản gửi Sở Xây dựng nơi có nhà ở kèm theo giấy tờ chứng minh nhà ở có đủ điều kiện được bán, cho thuê mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 của Luật Kinh doanh bất động sản; trường hợp có thế chấp dự án đầu tư xây dựng hoặc thế chấp nhà ở sẽ bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải gửi kèm theo giấy tờ chứng minh đã giải chấp hoặc biên bản thống nhất của bên mua, bên thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp về việc không phải giải chấp và được mua bán, thuê mua nhà ở đó; trường hợp không có thế chấp dự án hoặc thế chấp nhà ở sẽ bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải ghi rõ cam kết chịu trách nhiệm trong văn bản gửi Sở Xây dựng.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư, Sở Xây dựng phải kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ có đủ giấy tờ theo quy định tại điểm này thì Sở Xây dựng phải có văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua gửi chủ đầu tư; nếu hồ sơ chưa có đủ giấy tờ theo quy định thì phải có văn bản nêu rõ lý do. Trường hợp chủ đầu tư đã gửi hồ sơ nhưng quá thời hạn quy định tại điểm này mà Sở Xây dựng không có văn bản thông báo và nhà ở đó đã đủ điều kiện được bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư được quyền ký hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai nhưng phải chịu trách nhiệm về việc bán, cho thuê mua nhà ở này; Sở Xây dựng phải chịu trách nhiệm về việc thông báo hoặc không có văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua sau khi nhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư.
Trường hợp sau khi Sở Xây dựng có văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua nhưng chủ đầu tư không bán, cho thuê mua mà thực hiện thế chấp nhà ở này thì việc bán, cho thuê mua nhà ở này sau khi thế chấp chỉ được thực hiện khi có đủ điều kiện và có văn bản thông báo của Sở Xây dựng theo quy định tại điểm này;
c) Trường hợp vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính hoặc phát hành trái phiếu để huy động số vốn còn thiếu phục vụ cho việc xây dựng nhà ở thì phải đáp ứng các điều kiện theo thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn hoặc theo quy định về phát hành trái phiếu.
3. Việc huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này phải thông qua hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh; chủ đầu tư chỉ được ký kết các hợp đồng này sau khi có đủ điều kiện sau đây:
a) Đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt theo quy định của pháp luật;
b) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã thực hiện xong giải phóng mặt bằng theo tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt;
c) Đã có biên bản bàn giao mốc giới của dự án;
d) Đã có thông báo đủ điều kiện được huy động vốn của Sở Xây dựng nơi có dự án. Chủ đầu tư phải có văn bản kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện huy động vốn quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này gửi Sở Xây dựng đề nghị có văn bản thông báo đủ điều kiện được huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư, Sở Xây dựng phải kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ có đủ giấy tờ theo quy định tại Điểm này thì Sở Xây dựng phải có văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được huy động vốn gửi chủ đầu tư; nếu hồ sơ chưa có đủ giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được huy động vốn thì phải có văn bản nêu rõ lý do. Trường hợp đã đủ điều kiện huy động vốn quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này và chủ đầu tư đã gửi hồ sơ đề nghị nhưng quá thời hạn quy định tại Điểm này mà Sở Xây dựng không có văn bản thông báo thì chủ đầu tư được quyền ký hợp đồng huy động vốn nhưng phải chịu trách nhiệm về việc huy động vốn này; Sở Xây dựng phải chịu trách nhiệm về việc thông báo hoặc không có văn bản thông báo việc đủ điều kiện được huy động vốn sau khi nhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư.
4. Tổ chức, cá nhân huy động vốn quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở tại dự án đó; nghiêm cấm chủ đầu tư huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở được ứng trước của khách hàng theo quy định của pháp luật; trường hợp sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc chiếm dụng vốn đã huy động hoặc huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở ứng trước của khách hàng thì phải hoàn lại số tiền đã huy động sai quy định, phải bồi thường (nếu gây thiệt hại) và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
5. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc huy động vốn quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Việc lập và phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở công vụ được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Luật Nhà ở.
2. Nội dung kế hoạch phát triển nhà ở công vụ bao gồm việc xác định loại và số lượng nhà ở (nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư); tổng diện tích sử dụng nhà ở; địa điểm xây dựng và diện tích đất để đầu tư xây dựng nhà ở hoặc số lượng, loại nhà ở thương mại cần mua, thuê để làm nhà ở công vụ; nguồn vốn, phương thức huy động vốn để đầu tư xây dựng hoặc mua, thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ; phân kỳ đầu tư hàng năm và 05 năm; dự kiến tiến độ thực hiện kế hoạch; xác định trách nhiệm của các cơ quan chủ trì lập kế hoạch và cơ quan phối hợp.
3. Các cơ quan trung ương quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 27 của Luật Nhà ở có trách nhiệm xác định nhu cầu nhà ở công vụ theo biểu mẫu do Bộ Xây dựng hướng dẫn và gửi Bộ Xây dựng thẩm định; sau khi thẩm định nhu cầu nhà ở công vụ của các cơ quan trung ương, Bộ Xây dựng thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở công vụ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lập kế hoạch phát triển nhà ở công vụ của đơn vị mình và gửi ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng. Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận kế hoạch.
5. Đối với địa phương thì Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở công vụ để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trong kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương hoặc phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở công vụ riêng và báo cáo Bộ Xây dựng để tổng hợp.
6. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục xác định nhu cầu về nhà ở công vụ và việc chấp thuận kế hoạch phát triển nhà ở công vụ.
Nhà nước trực tiếp đầu tư bằng vốn ngân sách, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng nhà ở công vụ hoặc mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ.
Việc bố trí vốn từ ngân sách để đầu tư xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ phải căn cứ vào kế hoạch phát triển nhà ở công vụ, dự án đầu tư xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, theo quy định của pháp luật về ngân sách và đầu tư công.
1. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để cho đối tượng của các cơ quan trung ương thuê (trừ đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở) thì Bộ Xây dựng đề xuất đơn vị làm chủ đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được Tờ trình của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho Bộ Xây dựng thực hiện lựa chọn chủ đầu tư dự án.
2. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt để cho các đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở thuê thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định lựa chọn chủ đầu tư.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư.
3. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư theo quy định sau đây:
a) Sở Xây dựng báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định lựa chọn chủ đầu tư nếu thuộc trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt dự án;
b) Trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được Tờ trình của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định lựa chọn chủ đầu tư; trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ.
4. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này có thể là tổ chức, cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
5. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể hồ sơ và quy trình lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đăng ký làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ.
1. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ được lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và pháp luật về xây dựng.
2. Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 28 của Luật Nhà ở thì Bộ Xây dựng tổ chức lập, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trường hợp được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền thì thực hiện phê duyệt theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với dự án do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định đầu tư theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 28 của Luật Nhà ở thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức, lập, thẩm định và lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Sau khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chấp thuận thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt dự án.
4. Đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 28 của Luật Nhà ở thì Sở Xây dựng tổ chức lập, thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Trường hợp xây dựng nhà ở để bố trí cho thuê cho các đối tượng được điều động, luân chuyển đến làm việc ở cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, đối tượng quy định tại các Điểm c, đ, e và g Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt dự án.
1. Trường hợp trên địa bàn chưa có đủ quỹ nhà ở công vụ mà có nhà ở thương mại được xây dựng theo dự án, bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về xây dựng, phù hợp với loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Luật Nhà ở có thể mua nhà ở này để làm nhà ở công vụ.
2. Việc mua nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ được quy định như sau:
a) Trường hợp sử dụng nhà ở cho đối tượng của các cơ quan trung ương thuê (trừ đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở) thì Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lập dự án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc thực hiện phê duyệt nếu được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền;
b) Trường hợp sử dụng nhà ở cho đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 Luật Nhà ở thuê thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức lập dự án, lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt dự án mua nhà ở;
c) Trường hợp sử dụng nhà ở cho đối tượng của địa phương thuê thì Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính lập dự án và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt;
d) Nội dung dự án mua nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ bao gồm vị trí, địa điểm, loại nhà, số lượng nhà ở, diện tích sử dụng của mỗi loại nhà ở, giá mua bán nhà ở, các chi phí có liên quan, nguồn vốn mua nhà ở, phương thức thanh toán tiền mua nhà ở, cơ quan ký hợp đồng mua bán nhà ở, cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà ở sau khi mua, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong thực hiện dự án.
3. Trình tự, thủ tục mua nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ được thực hiện như sau:
a) Căn cứ vào nội dung của dự án mua nhà ở đã được phê duyệt, cơ quan được giao làm chủ đầu tư dự án thực hiện ký hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại; việc ký kết hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định về mua bán nhà ở thương mại;
b) Căn cứ vào hợp đồng mua bán nhà ở đã ký kết, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có trách nhiệm bàn giao nhà ở và cung cấp các hồ sơ pháp lý liên quan đến nhà ở mua bán cho bên mua;
c) Sau khi nhận bàn giao nhà ở, chủ đầu tư dự án nhà ở công vụ thực hiện quản lý, cho thuê theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này;
d) Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua nhà ở; trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này thì Bộ Xây dựng đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận; trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì Bộ Quốc phòng đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận đối với nhà ở do Bộ Quốc phòng mua, Bộ Công an đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận đối với nhà ở do Bộ Công an mua; trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này thì đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Xây dựng (nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền).
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho các cơ quan quy định tại Điểm này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
1. Truờng hợp trên địa bàn chưa có đủ quỹ nhà ở công vụ để cho thuê mà có nhà ở thương mại bảo đảm chất lượng, phù hợp với loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Luật Nhà ở có thể thuê nhà ở này để làm nhà ở công vụ.
2. Việc thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ được thực hiện như sau:
a) Trường hợp sử dụng nhà ở để cho đối tượng của các cơ quan trung ương thuê (trừ đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở) thì Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
b) Trường hợp sử dụng nhà ở để cho các đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 Luật Nhà ở thuê thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính trước khi trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định thuê nhà ở;
c) Trường hợp sử dụng nhà ở cho các đối tượng của địa phương thuê thì Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
d) Nội dung tờ trình đề xuất thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ bao gồm vị trí, địa điểm, loại nhà, số lượng nhà ở, diện tích sử dụng của mỗi loại nhà ở, giá thuê nhà ở, thời hạn thuê, các chi phí liên quan, nguồn vốn bố trí để thuê nhà ở, cơ quan có trách nhiệm thanh toán tiền thuê, cơ quan ký hợp đồng thuê và thực hiện quản lý nhà ở sau khi thuê.
3. Trên cơ sở ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan được giao quản lý nhà ở này thực hiện ký hợp đồng thuê nhà ở thương mại với chủ sở hữu, sau đó ký hợp đồng cho thuê lại với người được thuê nhà ở công vụ và chịu trách nhiệm quản lý nhà ở này. Việc ký hợp đồng thuê nhà ở với chủ sở hữu được thực hiện theo quy định về thuê nhà ở thương mại; việc ký hợp đồng cho thuê lại với người được thuê nhà ở công vụ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Việc đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
1. Nhà nước trực tiếp đầu tư bằng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở để xây dựng nhà ở hoặc mua nhà ở thương mại để làm nhà ở phục vụ tái định cư.
2. Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở thông qua hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
3. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại hoặc dự án hạ tầng khu công nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 35 của Luật Nhà ở.
1. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư là các tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều 38 của Luật Nhà ở.
2. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư được quy định như sau:
a) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở để phục vụ dự án, công trình quan trọng quốc gia thì Bộ Xây dựng đề xuất đơn vị làm chủ đầu tư và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định lựa chọn;
b) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở nhưng không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này thì Sở Xây dựng đề xuất đơn vị làm chủ đầu tư và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn;
c) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng các nguồn vốn khác không phải nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở nhưng thuộc diện quy định tại Khoản 3 Điều 26 của Nghị định này thì chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại hoặc dự án hạ tầng khu công nghiệp làm chủ đầu tư dự án; đối với trường hợp khác thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu. Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở theo hình thức BT thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
3. Trường hợp lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư thì hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư được quy định như sau:
a) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở bằng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở thì hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư được áp dụng như đối với trường hợp lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ;
b) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở bằng nguồn vốn khác không phải nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở thì hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư được áp dụng như đối với trường hợp lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại.
4. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư được quy định như sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này thì Bộ Xây dựng thẩm tra hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định lựa chọn hoặc ủy quyền cho Bộ Xây dựng quyết định lựa chọn;
b) Đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì Sở Xây dựng thẩm tra hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn;
c) Đối với trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này mà lựa chọn qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 18 của Nghị định này; trường hợp xây dựng nhà ở theo hình thức BT thì thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này;
d) Thời gian lựa chọn chủ đầu tư quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này thì thời gian thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu (nếu tổ chức đấu thầu) hoặc theo trình tự lựa chọn nhà đầu tư BT (nếu lựa chọn theo hình thức BT).
1. Việc mua nhà ở thương mại và sử dụng nhà ở xã hội để làm nhà ở phục vụ tái định cư phải căn cứ vào Điều 35, Điều 39 của Luật Nhà ở và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trường hợp thuộc khu vực phải sử dụng nhà ở thương mại để làm nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 35 của Luật Nhà ở thì thực hiện như sau:
a) Đơn vị được Nhà nước giao bố trí nhà ở phục vụ tái định cư có trách nhiệm xác định vị trí dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần mua và trao đổi với chủ đầu tư về phương án mua nhà ở; trên cơ sở trao đổi với chủ đầu tư, đơn vị được giao bố trí tái định cư lập phương án mua nhà ở, trong đó nêu rõ hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư xây dựng nhà ở, vị trí, số lượng, diện tích từng loại nhà ở, dự kiến giá mua, tiến độ bàn giao và báo cáo Sở Xây dựng nếu có dự án.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của đơn vị được giao bố trí tái định cư kèm theo phương án mua nhà ở và hồ sơ pháp lý của dự án, Sở Xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính, tài nguyên và môi trường của địa phương thẩm định để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án;
b) Giá mua bán nhà ở thương mại để bố trí tái định cư được xác định trên cơ sở tham khảo giá thị trường tại thời điểm mua bán, bao gồm cả tiền sử dụng đất; trường hợp cơ quan chủ trì và phối hợp không thống nhất được phương án giá mua nhà ở thì có thể thuê một đơn vị có chức năng thẩm định giá độc lập để tính giá; chi phí thuê đơn vị thẩm định giá được tính vào kinh phí mua nhà ở thương mại quy định tại Khoản này;
c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án mua nhà ở, đơn vị được Nhà nước giao bố trí tái định cư có trách nhiệm ký kết hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại theo quy định tại Điều 41 của Luật Nhà ở;
d) Sau khi ký kết hợp đồng mua bán nhà ở, đơn vị được Nhà nước giao bố trí nhà ở tái định cư thông báo cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư thực hiện ký kết hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này.
3. Trường hợp sử dụng nhà ở xã hội để bố trí tái định cư theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 35 của Luật Nhà ở thì thực hiện như sau:
a) Người được tái định cư có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải có đơn ghi rõ nhu cầu mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận việc chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở vào đơn và tổng hợp danh sách kèm theo đơn của người có nhu cầu tái định cư gửi Sở Xây dựng để rà soát, kiểm tra;
c) Sau khi kiểm tra, Sở Xây dựng lập danh sách các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và có tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách; căn cứ vào nguồn cung nhà ở xã hội trên địa bàn và nhu cầu sử dụng nhà ở xã hội của người được tái định cư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh sách;
d) Căn cứ vào danh sách hộ gia đình, cá nhân đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Sở Xây dựng gửi danh sách này cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để thông báo cho các hộ gia đình, cá nhân, đồng thời có văn bản đề nghị chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội thực hiện ký hợp đồng mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở theo nhu cầu của hộ gia đình, cá nhân được ghi trong danh sách.
4. Việc ký kết hợp đồng và bàn giao nhà ở thương mại hoặc nhà ở xã hội để phục vụ tái định cư được thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này.
1. Việc huy động vốn cho phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư được thực hiện theo các hình thức quy định tại Điều 72 của Luật Nhà ở.
2. Trường hợp phát triển nhà ở bằng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở thì việc bố trí vốn được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp phát triển nhà ở theo hình thức BT thì thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
4. Trường hợp huy động vốn từ tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; nếu huy động vốn từ Quỹ phát triển đất thì do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
5. Trường hợp huy động vốn thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết thì các bên phải ký kết hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh; bên tham gia góp vốn theo các hợp đồng này chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp các chủ sở hữu nhà ở tham gia góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh để phá dỡ nhà ở và đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
6. Trường hợp Nhà nước ứng vốn từ ngân sách để đầu tư xây dựng hoặc mua nhà ở phục vụ tái định cư thì thực hiện như sau:
a) Trên cơ sở phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Sở Xây dựng lập kế hoạch phân bổ và tiến độ cung cấp nhà ở đối với từng dự án nhà ở phục vụ tái định cư, bao gồm cả trường hợp bố trí tái định cư để thực hiện dự án quan trọng quốc gia trên địa bàn và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Căn cứ vào kế hoạch phân bổ nhà ở tái định cư đã được phê duyệt và đề nghị của chủ đầu tư, cơ quan có thẩm quyền quyết định ứng trước vốn từ nguồn ngân sách địa phương để chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án;
c) Chủ đầu tư dự án nhà ở phục vụ tái định cư có trách nhiệm hoàn trả cho ngân sách địa phương thông qua việc bán, cho thuê mua nhà ở cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư hoặc khấu trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất và giải tỏa nhà ở trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thu tiền bán, cho thuê mua nhà ở hoặc ngày được cấp kinh phí bồi thường hỗ trợ tái định cư.
1. Đối tượng thuộc diện được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư bao gồm:
a) Hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thuộc diện bị giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở gắn với nhà ở và phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai và không có chỗ ở nào khác;
c) Hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở.
2. Điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư được quy định như sau:
a) Trường hợp đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này có nhu cầu mua nhà ở thương mại hoặc thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư thì phải có tên trong danh sách được bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và có đơn đề nghị bố trí nhà ở tái định cư theo mẫu do Bộ Xây dựng ban hành;
b) Trường hợp đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này có nhu cầu thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội thì phải có tên trong danh sách được bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, có đơn đề nghị bố trí nhà ở tái định cư bằng nhà ở xã hội theo mẫu do Bộ Xây dựng ban hành và phải thuộc diện chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở;
c) Trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này thì được bố trí nhà ở tái định cư theo quy định tại Điều 115, Điều 116 của Luật Nhà ở và pháp luật về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
1. Trường hợp mua nhà ở thương mại theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 41 của Luật Nhà ở thì thực hiện như sau:
a) Đơn vị được Nhà nước giao bố trí nhà ở phục vụ tái định cư ký kết hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại; việc ký kết hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định về mua bán nhà ở thương mại;
b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư, đơn vị được Nhà nước giao bố trí nhà ở phục vụ tái định cư phải có văn bản thông báo cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này và trực tiếp ký hợp đồng mua bán nhà ở với các đối tượng này;
c) Căn cứ vào hợp đồng mua bán nhà ở đã ký kết với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, đơn vị được Nhà nước giao bố trí nhà ở phục vụ tái định cư có trách nhiệm tiếp nhận nhà ở từ chủ đầu tư và bàn giao cho hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại bàn giao cho người mua nhà ở. Việc bàn giao nhà ở được thực hiện theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng, khi có đủ điều kiện về bàn giao nhà ở theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 của Nghị định này, quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và phải được lập thành biên bản kèm theo các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán.
2. Trường hợp mua nhà ở thương mại theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 41 của Luật Nhà ở thì thực hiện như sau:
a) Đơn vị được Nhà nước giao bố trí nhà ở phục vụ tái định cư ký kết hợp đồng đặt hàng mua nhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại;
b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết hợp đồng đặt hàng, đơn vị được Nhà nước giao bố trí nhà ở phục vụ tái định cư phải có văn bản thông báo cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này thực hiện ký hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại; việc ký kết hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng;
c) Căn cứ vào hợp đồng mua bán nhà ở đã ký kết, chủ đầu tư xây dựng nhà ở thương mại có trách nhiệm bàn giao nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở. Việc bàn giao nhà ở phải theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, khi có đủ điều kiện về bàn giao nhà ở theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 của Nghị định này, quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và phải được lập thành biên bản kèm theo các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán.
3. Trường hợp sử dụng nhà ở xã hội để làm nhà ở phục vụ tái định cư thì căn cứ vào thông báo của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Nghị định này, các hộ gia đình, cá nhân được tái định cư trực tiếp ký hợp đồng thuê, thuê mua, mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội. Việc bàn giao nhà ở được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng, quy định tại Khoản 4 Điều 16 của Nghị định này và phải được lập thành biên bản có xác nhận của đơn vị được Nhà nước giao bố trí nhà ở phục vụ tái định cư kèm theo các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán, thuê mua.
4. Trường hợp mua, thuê, thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư xây dựng thì hộ gia đình, cá nhân có tên trong danh sách được tái định cư theo phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện ký hợp đồng mua bán, thuê hoặc thuê mua nhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở; việc bàn giao nhà ở này được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng, khi có đủ điều kiện bàn giao nhà ở theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 của Nghị định này và phải lập thành biên bản kèm theo các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán, thuê mua.
5. Trường hợp bố trí nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 35 của Luật Nhà ở thì căn cứ vào phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt, hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư ký hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án. Việc ký kết hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định về mua bán nhà ở thương mại; việc bàn giao nhà ở được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng, khi có đủ điều kiện bàn giao nhà ở theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 của Nghị định này, quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và phải được lập thành biên bản kèm theo các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán.
6. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân đã mua, thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự nguyện làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận; trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
7. Bộ Xây dựng quy định mẫu hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở để phục vụ tái định cư quy định tại Điểm b Khoản 1, các Khoản 2, 3 và 4 Điều này.
1. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư có nhu cầu mua nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án để phục vụ tái định cư hoặc mua nhà ở thương mại để làm nhà ở tái định cư thì giá mua bán nhà ở này được xác định trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư hoặc do Nhà nước mua để cho thuê, cho thuê mua thì giá thuê, thuê mua nhà ở này được xác định theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng,
3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư có nhu cầu sử dụng nhà ở xã hội để làm nhà ở tái định cư thì giá mua, giá thuê, thuê mua nhà ở này được xác định theo quy định tại Điều 60, Điều 61 của Luật Nhà ở và quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội.
1. Việc quản lý, sử dụng nhà ở phục vụ tái định cư được quy định như sau:
a) Chủ sở hữu nhà ở tái định cư có trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo trì nhà ở thuộc sở hữu của mình theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và pháp luật có liên quan;
b) Đối với nhà chung cư thì phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư; chủ sở hữu phải đóng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này, đóng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư và các chi phí sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ;
c) Đối với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì còn phải tuân thủ các quy định tại Chương V của Nghị định này; trường hợp là nhà ở xã hội thì còn phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội;
d) Đối với nhà ở tại khu vực nông thôn thì phải bảo đảm vệ sinh, môi trường, phòng cháy, chữa cháy; phải tuân thủ các quy định về nếp sống văn hóa, văn minh cộng đồng dân cư, quản lý duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực nơi có nhà ở.
2. Việc khai thác kinh doanh, dịch vụ trong nhà chung cư phục vụ tái định cư được quy định như sau:
a) Trường hợp mua một số căn hộ hoặc một số tầng trong nhà chung cư thương mại để làm nhà ở tái định cư thì ưu tiên cho hộ gia đình, cá nhân tái định cư được khai thác phần diện tích kinh doanh, dịch vụ trong nhà chung cư đó (nếu có) thông qua hình thức đấu giá nếu các đối tượng này có giá bỏ thầu thuê bằng với giá bỏ thầu của các đối tượng khác trong nhà chung cư đó;
b) Trường hợp xây dựng nhà chung cư để bố trí tái định cư thì chủ đầu tư phải dành tối thiểu 1/3 diện tích kinh doanh, dịch vụ của nhà chung cư đó cho các hộ gia đình, cá nhân được tái định cư thuê (nếu có nhu cầu) thông qua đấu giá theo nguyên tắc công khai, minh bạch nhằm tạo công ăn, việc làm cho các hộ gia đình, cá nhân này; kinh phí thu được từ hoạt động kinh doanh đối với toàn bộ phần diện tích kinh doanh dịch vụ sau khi trừ các chi phí kinh doanh hợp lý thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được dùng kinh phí này để hỗ trợ cho kinh phí bảo trì phần sở hữu chung và hỗ trợ một phần kinh phí cho công tác quản lý vận hành nhà ở phục vụ tái định cư trên địa bàn;
c) Việc quản lý, vận hành nhà ở quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này được thực hiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành.
1. Nhà biệt thự được phân thành ba nhóm sau đây:
a) Biệt thự nhóm một là biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc, nhà cổ do Hội đồng quy định tại Khoản 2 Điều 79 của Luật Nhà ở xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Biệt thự nhóm hai là biệt thự không thuộc quy định tại Điểm a Khoản này nhưng có giá trị về nghệ thuật kiến trúc, lịch sử, văn hóa do Hội đồng quy định tại Khoản 2 Điều 79 của Luật Nhà ở xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
c) Biệt thự nhóm ba là biệt thự không thuộc diện quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
2. Việc quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của Luật Nhà ở; trường hợp là nhà ở thuộc sở hữu nhà nước còn phải thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; trường hợp là nhà ở có giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hóa thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý di sản văn hóa;
b) Đối với nhà biệt thự thuộc nhóm một thì phải giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao;
c) Đối với nhà biệt thự thuộc nhóm hai thì phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài;
d) Đối với nhà biệt thự thuộc nhóm ba thì thực hiện theo các quy định của pháp luật về quy hoạch, kiến trúc và pháp luật về xây dựng.
1. Sử dụng kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành.
2. Gây thấm, dột; gây tiếng ồn quá mức quy định của pháp luật hoặc xả rác thải, nước thải, khí thải, chất độc hại không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc không đúng nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư.
3. Chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư.
4. Sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc.
5. Tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư; tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần diện tích không phải để ở trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp so với thiết kế đã được phê duyệt hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
6. Cấm kinh doanh các ngành nghề, hàng hóa sau đây trong phần diện tích dùng để kinh doanh của nhà chung cư:
a) Vật liệu gây cháy nổ và các ngành nghề gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy;
b) Kinh doanh vũ trường; sửa chữa xe có động cơ; giết mổ gia súc; các hoạt động kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ nhà hàng, karaoke, quán bar thì phải bảo đảm cách âm, tuân thủ yêu cầu về phòng, chống cháy nổ, có nơi thoát hiểm và chấp hành các điều kiện kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các hành vi nghiêm cấm khác liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư quy định tại Điều 6 của Luật Nhà ở.
1. Người mua, thuê mua nhà ở, chủ đầu tư phải đóng 2% kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định tại Điều 108 của Luật Nhà ở; khoản kinh phí này được tính trước thuế để nộp (Nhà nước không thu thuế đối với khoản kinh phí này). Chủ đầu tư phải mở một tài khoản thanh toán tại một tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để nhận tiền bảo trì do người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư nộp; khi mở tài khoản, chủ đầu tư phải ghi rõ tên tài khoản là tiền gửi kinh phí bảo trì nhà chung cư dưới hình thức có kỳ hạn.
2. Chủ đầu tư phải ghi thống nhất tài khoản đã mở theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư ký với khách hàng (bao gồm số tài khoản, tên tài khoản và tên tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản này); người mua, thuê mua trước khi nhận bàn giao nhà ở phải nộp 2% kinh phí bảo trì theo quy định vào tài khoản đã ghi trong hợp đồng này hoặc nộp cho chủ đầu tư để chuyển vào tài khoản đã ghi trong hợp đồng; nếu chủ đầu tư không thu kinh phí này mà vẫn bàn giao căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư cho người mua, thuê mua thì chủ đầu tư phải nộp khoản kinh phí 2% này.
3. Đối với phần diện tích nhà mà chủ đầu tư giữ lại không bán hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm nghiệm thu đưa toàn bộ nhà chung cư vào sử dụng mà thuộc diện phải nộp kinh phí bảo trì 2% cho Ban quản trị nhà chung cư (sau đây gọi chung là Ban quản trị) theo quy định của Luật Nhà ở thì chủ đầu tư phải chuyển số kinh phí này vào tài khoản đã lập quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Sau khi Ban quản trị được thành lập và có văn bản yêu cầu bàn giao kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư đang tạm quản lý thì chủ đầu tư và Ban quản trị thống nhất lập hồ sơ quyết toán số liệu kinh phí bảo trì; căn cứ vào số liệu quyết toán do hai bên thống nhất, chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển kinh phí bảo trì thuộc diện phải chuyển giao theo quy định của pháp luật về nhà ở sang cho Ban quản trị quản lý thông qua hình thức chuyển khoản. Cách thức lập tài khoản quản lý kinh phí bảo trì của Ban quản trị và thủ tục bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư sang cho Ban quản trị được thực hiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành.
Sau khi bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư, chủ đầu tư phải có văn bản báo cáo cho Sở Xây dựng nơi có nhà chung cư biết để theo dõi.
1. Trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này hoặc bàn giao không đầy đủ, không đúng hạn theo quy định thì giải quyết như sau:
a) Ban quản trị có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Ban quản trị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kiểm tra; nếu các bên đã quyết toán số liệu kinh phí bảo trì theo quy định tại Khoản 4 Điều 36 của Nghị định này mà chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao kinh phí bảo trì thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí cho Ban quản trị. Trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chủ đầu tư phải bàn giao kinh phí bảo trì này.
Trường hợp các bên vẫn chưa lập biên bản quyết toán số liệu kinh phí bảo trì thì các bên phải thống nhất quyết toán số liệu và bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Việc bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư phải lập thành biên bản có xác nhận của chủ đầu tư và đại diện Ban quản trị; sau khi bàn giao kinh phí này, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết;
c) Trường hợp quá thời hạn quy định tại Điểm b Khoản này mà chủ đầu tư vẫn không thực hiện bàn giao kinh phí bảo trì thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì để bàn giao cho Ban quản trị và gửi quyết định này cho chủ đầu tư, Ban quản trị và tổ chức tín dụng nơi chủ đầu tư mở tài khoản; trong quyết định cưỡng chế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ghi rõ số kinh phí chủ đầu tư phải bàn giao sau khi trừ kinh phí mà chủ đầu tư phải sử dụng để bảo trì phần sở hữu chung (nếu có), thời hạn bàn giao, biện pháp cưỡng chế và trách nhiệm của các bên liên quan để thực hiện quyết định này;
d) Biện pháp cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì bao gồm việc buộc chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì được gửi từ tài khoản đã lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Nghị định này hoặc chuyển kinh phí từ tài khoản khác của chủ đầu tư sang tài khoản do Ban quản trị quản lý hoặc xử lý tài sản của chủ đầu tư. Việc cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định cưỡng chế. Kinh phí phải bàn giao là toàn bộ số tiền bảo trì (cả gốc và lãi) theo số liệu kinh phí mà các bên đã quyết toán; nếu các bên không thống nhất quyết toán số liệu thì bàn giao theo số liệu ghi trong quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì nhà chung cư hoặc quản lý tài khoản khác của chủ đầu tư theo quyết định cưỡng chế có trách nhiệm chuyển kinh phí sang tài khoản do Ban quản trị lập để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về nhà ở và quyết định cưỡng chế; trường hợp phải xử lý tài sản của chủ đầu tư để thu hồi kinh phí bảo trì cho Ban quản trị thì trong quyết định cưỡng chế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải nêu rõ biện pháp xử lý tài sản, trách nhiệm của đơn vị xử lý tài sản, hình thức xử lý và việc chuyển giao kinh phí thu hồi cho Ban quản trị.
Trong quá trình thực hiện cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì, nếu phát hiện chủ đầu tư có hành vi vi phạm pháp luật hình sự thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Việc bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư phải được lập thành biên bản có xác nhận của chủ đầu tư và đại diện Ban quản trị; trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thì phải có thêm xác nhận của bên tổ chức cưỡng chế và đại diện tổ chức tín dụng thực hiện chuyển kinh phí này hoặc đại diện của bên xử lý tài sản của chủ đầu tư (nếu có xử lý tài sản của chủ đầu tư).
1. Bảo đảm sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí; việc cho thuê, cho thuê mua và bán nhà ở phải đúng đối tượng, đủ điều kiện, theo đúng quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này.
2. Bảo đảm quản lý thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ, sự phân giao trách nhiệm quản lý rõ ràng giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan.
3. Nhà ở được quản lý phải bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng; trường hợp là nhà ở để phục vụ tái định cư thì còn phải tuân thủ các quy định tại Mục 1 Chương IV của Nghị định này.
4. Việc miễn, giảm tiền thuê, tiền mua nhà ở phải theo đúng quy định tại các Điều 59, 66, 67 và Điều 68 của Nghị định này, trừ đối tượng thuê nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên, đối tượng thuê nhà ở thuộc diện quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 61 và Khoản 1, Khoản 3 Điều 71 của Nghị định này.
5. Đối với nhà ở cũ là nhà ở được tạo lập bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc sở hữu khác được chuyển sang xác lập thuộc sở hữu nhà nước và được bố trí sử dụng vào mục đích để ở theo quy định của pháp luật (bao gồm cả nhà ở thuộc diện tự quản) thì phải thực hiện quản lý, bán, cho thuê theo đúng quy định của Nghị định này.
6. Mọi hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật; trường hợp nhà ở thuộc diện bị thu hồi theo quy định tại Điều 84 của Luật Nhà ở và Nghị định này thì sau khi thu hồi, cơ quan quản lý nhà ở phải thực hiện quản lý, sử dụng nhà ở này theo đúng mục đích quy định.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn trung ương được quy định như sau:
a) Bộ Xây dựng là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ của Chính phủ; nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn trung ương; nhà ở sinh viên do các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Xây dựng đang quản lý, trừ nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mua hoặc đầu tư xây dựng quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ, nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mua hoặc đầu tư xây dựng, nhà ở sinh viên do các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đang quản lý. Riêng đối với nhà ở cũ do Bộ Quốc phòng đang quản lý thì Bộ Quốc phòng là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 64 của Nghị định này;
c) Các Bộ, ngành, cơ quan trung ương khác là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên do cơ sở giáo dục trực thuộc các Bộ, ngành, cơ quan trung ương đó đang quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu đối với các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được giao quản lý trên địa bàn.
3. Cơ quan quản lý nhà ở là cơ quan được đại diện chủ sở hữu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này giao thực hiện việc quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, bao gồm:
a) Đối với Bộ, ngành, cơ quan trung ương là cơ quan được giao chức năng quản lý nhà ở trực thuộc Bộ, ngành, cơ quan trung ương đó;
b) Đối với địa phương là Sở Xây dựng;
c) Cơ sở giáo dục thực hiện việc quản lý đối với nhà ở sinh viên đang được giao quản lý.
4. Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là tổ chức hoặc doanh nghiệp có chức năng, năng lực chuyên môn về quản lý, vận hành nhà ở theo quy định tại Điều 105 của Luật Nhà ở được cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở giao quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 39 của Nghị định này có các quyền và trách nhiệm sau đây đối với nhà ở được giao quản lý:
a) Quyết định người được thuê nhà ở công vụ, người được thuê, mua nhà ở cũ; quyết định người được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước;
b) Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở;
c) Phê duyệt kế hoạch bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở;
d) Ban hành hoặc quyết định giá thuê, thuê mua, giá bán nhà ở;
đ) Quyết định thu hồi nhà ở;
e) Các quyền và trách nhiệm khác mà Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 39 của Nghị định này có thể giao cho cơ quan quản lý nhà ở quy định tại Khoản 3 Điều 39 của Nghị định này thực hiện quyền quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này và việc phê duyệt kế hoạch bảo trì nhà ở. Riêng đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì có thể giao cho cơ quan quản lý nhà ở thực hiện các quyền quy định tại các Điểm a, b và Điểm đ Khoản 1 Điều này.
Cơ quan quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Khoản 3 Điều 39 của Nghị định này có quyền và trách nhiệm sau đây:
1. Rà soát, thống kê, phân loại nhà ở được giao quản lý; tiếp nhận nhà ở tự quản do các cơ quan trung ương chuyển giao (nếu có) để quản lý theo quy định của Nghị định này.
2. Lập kế hoạch bảo trì, cải tạo hoặc xây dựng lại nhà ở để trình cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở đó phê duyệt hoặc phê duyệt kế hoạch bảo trì nếu được giao thực hiện.
3. Tập hợp, lập, lưu trữ hồ sơ nhà ở và giao 01 bộ hồ sơ hoàn công (đối với trường hợp xây dựng mới) hoặc hồ sơ đo vẽ lại (đối với nhà ở cũ) cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở; kinh phí đo vẽ lại do ngân sách nhà nước cấp.
4. Đối với Sở Xây dựng thì có trách nhiệm thành lập Hội đồng xác định giá bán nhà ở cũ thuộc diện được bán trên địa bàn (bao gồm cả nhà ở cũ do Bộ Quốc phòng quản lý); thành phần Hội đồng bao gồm đại diện Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Quy hoạch và Kiến trúc (nếu có), Sở Kế hoạch và Đầu tư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Cục thuế; trường hợp xác định giá bán nhà ở do Bộ Quốc phòng đang quản lý thì Hội đồng xác định giá bán nhà ở có thêm đại diện do Bộ Quốc phòng cử tham gia.
5. Lập và trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết định người được thuê nhà ở công vụ, người được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước, người được thuê, mua nhà ở cũ. Riêng đối với nhà ở của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì cơ quan quản lý nhà ở được quyền quyết định người được thuê, thuê mua, mua nhà ở nếu được giao thực hiện.
6. Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết định đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tự quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nếu được giao thực hiện; báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết định sử dụng kinh phí thu được từ hoạt động kinh doanh đối với phần diện tích dùng để kinh doanh dịch vụ trong các nhà ở để phục vụ tái định cư nhằm hỗ trợ cho kinh phí bảo trì phần sở hữu chung và công tác quản lý vận hành nhà ở này.
7. Căn cứ vào quy định của pháp luật về khung giá thuê, thuê mua, giá bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để xây dựng giá thuê, thuê mua, giá bán nhà ở thuộc diện cơ quan đang quản lý và trình cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở đó quyết định.
8. Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết định thu hồi nhà ở. Riêng đối với nhà ở do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý thì cơ quan quản lý nhà ở trực thuộc được quyền quyết định thu hồi nhà ở nếu được giao thực hiện.
9. Quản lý, kiểm tra, đôn đốc việc cho thuê, bảo hành, bảo trì, quản lý vận hành nhà ở, thực hiện việc bán, cho thuê mua nhà ở theo quy định của Nghị định này.
10. Phối hợp với cơ quan tài chính hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thu, chi tài chính của đơn vị quản lý vận hành nhà ở.
11. Kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến việc quản lý sử dụng nhà ở.
12. Tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng nhà ở theo quy định tại Điều 47 của Nghị định này.
1. Tiếp nhận quỹ nhà ở do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 39 của Nghị định này giao nhiệm vụ để thực hiện quản lý vận hành theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. Nội dung quản lý vận hành nhà ở được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng; hoạt động quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được hưởng các cơ chế như đối với dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện cho thuê và quản lý việc sử dụng nhà ở theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành ký kết với cơ quan quản lý nhà ở.
3. Xây dựng, ban hành Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà ở theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và phổ biến Bản nội quy này cho người thuê, người thuê mua, người sử dụng nhà ở.
4. Quản lý chặt chẽ các phần diện tích nhà chưa bán trong khuôn viên nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
5. Được trích một phần tỷ lệ tiền thuê nhà ở theo quy định tại Điều 44 của Nghị định này để có kinh phí phục vụ cho công tác quản lý vận hành nhà ở.
6. Tập hợp, lưu trữ hồ sơ có liên quan đến quá trình xây dựng, vận hành, bảo hành, bảo trì, cải tạo nhà ở; trường hợp không đủ hồ sơ thì bổ sung, khôi phục, đo vẽ lại và có trách nhiệm giao các hồ sơ phát sinh, bổ sung để cơ quan quản lý nhà ở lưu trữ theo quy định.
7. Thực hiện bảo trì, cải tạo nhà ở sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8. Kiểm tra, theo dõi phát hiện kịp thời và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà ở; thực hiện thu hồi nhà ở theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
9. Phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương trong việc bảo đảm an ninh, trật tự cho người thuê, thuê mua, người sử dụng nhà ở.
10. Tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất về tình hình quản lý, sử dụng nhà ở theo quy định tại Điều 47 của Nghị định này.
11. Thực hiện hạch toán, báo cáo thu, chi tài chính công tác quản lý vận hành nhà ở theo quy định; thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Việc chuyển đổi công năng sử dụng nhà ở công vụ quy định tại Khoản 4 Điều 81 của Luật Nhà ở để làm nhà ở cho thuê được thực hiện như sau:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ lập đề án đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở, trong đó nêu rõ hiện trạng sử dụng nhà ở công vụ, lý do chuyển đổi công năng, phương án quản lý, cho thuê sau khi chuyển đổi công năng, việc áp dụng giá thuê, đối tượng được thuê, cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà ở. Giá thuê và đối tượng được thuê nhà ở sau khi chuyển đổi công năng được thực hiện theo quy định về cho thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước hoặc thông qua hình thức đấu giá quyền thuê;
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu có Tờ trình kèm theo hồ sơ đề án gửi Bộ Xây dựng để thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận;
c) Trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt đề án và tổ chức quản lý, cho thuê theo đúng nội dung đề án, văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, tuân thủ quy định của Luật Nhà ở, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và hàng năm có báo cáo gửi Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.
2. Trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu có nhu cầu bán nhà ở công vụ sau khi đã chuyển đổi công năng theo quy định tại khoản 1 Điều này để tái đầu tư xây dựng nhà ở công vụ khác hoặc bán nhà ở xã hội để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác thì thực hiện như sau:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu phải lập đề án bán nhà ở, trong đó nêu rõ địa chỉ, số lượng nhà ở; lý do bán; giá bán nhà ở; tiền sử dụng đất phải nộp; đối tượng, điều kiện mua nhà ở; trình tự, thủ tục bán; phương thức thanh toán; thời hạn thực hiện; dự kiến số tiền thu được; phương án sử dụng tiền thu được để tái đầu tư xây dựng nhà ở khác.
Đối với việc bán nhà ở xã hội thì phải bảo đảm đúng đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Nhà ở; giá bán nhà ở (bao gồm tiền nhà và tiền sử dụng đất) được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán nhà ở xã hội. Đối với việc bán nhà ở công vụ sau khi được chuyển đổi công năng thì giá bán nhà ở được xác định căn cứ vào chất lượng còn lại của nhà ở và thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu có Tờ trình kèm theo hồ sơ đề án gửi Bộ Xây dựng để thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận;
c) Trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt đề án và triển khai thực hiện theo đúng nội dung đề án, văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ;
d) Số tiền thu được từ bán nhà ở phải sử dụng vào đúng mục đích tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hoặc nhà ở công vụ; cơ quan đại diện chủ sở hữu phải báo cáo Bộ Xây dựng về việc sử dụng kinh phí này và Bộ Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng kinh phí để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với nhà ở công vụ, nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước do Bộ Xây dựng được giao quản lý mà có nhu cầu chuyển đổi công năng, bán theo quy định tại Điều này thì phải lập hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Tiền thu được từ việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được sử dụng để thực hiện việc duy trì và phát triển quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định sau đây:
a) Đối với số tiền thu được từ việc cho thuê nhà ở thì phải sử dụng vào mục đích bảo trì và quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đang cho thuê;
b) Đối với số tiền thu được từ việc cho thuê mua, bán nhà ở thì sau khi khấu trừ các chi phí để tổ chức thực hiện việc cho thuê mua, bán nhà ở, bên bán, cho thuê mua nhà ở phải nộp vào ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành, trừ nhà ở quy định tại Khoản 2 Điều này để sử dụng vào mục đích tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hoặc nhà ở công vụ thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn.
2. Đối với nhà ở cũ do Bộ Quốc phòng đang quản lý và trực tiếp thực hiện bán cho người đang thuê thì nộp vào tài khoản do Bộ Quốc phòng quản lý để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho các đối tượng quy định tại Khoản 6 Điều 49 của Luật Nhà ở thuê hoặc thuê mua; Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng về việc sử dụng số kinh phí này và việc tái đầu tư xây dựng nhà ở trước khi thực hiện xây dựng nhà ở; sau khi hoàn thành việc xây dựng nhà ở, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm báo cáo Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc sử dụng số tiền thu được từ hoạt động cho thuê nhà ở để bảo trì, quản lý vận hành nhà ở cho thuê; hướng dẫn các chi phí để tổ chức thực hiện việc cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Điều này.
1. Khi có một trong các trường hợp thuộc diện bị thu hồi nhà ở quy định tại Điều 84 của Luật Nhà ở hoặc khi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bị chiếm dụng trái pháp luật thì đơn vị được giao quản lý vận hành nhà ở phải có văn bản nêu rõ lý do và yêu cầu người thuê, thuê mua, mua hoặc người đang chiếm dụng nhà ở (sau đây gọi là người đang trực tiếp sử dụng nhà ở) bàn giao lại nhà ở này trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo; trường hợp quá thời hạn mà người đang trực tiếp sử dụng nhà ở không bàn giao lại nhà ở thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở phải báo cáo cơ quan quản lý nhà ở đề nghị thu hồi nhà ở trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày hết hạn bàn giao nhà ở.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của đơn vị quản lý vận hành nhà ở, cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, nếu thuộc diện phải thu hồi nhà ở thì có tờ trình cơ quan, đại diện chủ sở hữu của nhà ở đó xem xét, ban hành quyết định thu hồi nhà ở; trường hợp cơ quan quản lý nhà ở tự kiểm tra mà phát hiện nhà ở thuộc diện phải thu hồi thì phải làm thủ tục đề nghị thu hồi nhà ở theo quy định tại Điều này.
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của cơ quan quản lý vận hành nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, nếu có đủ điều kiện thu hồi nhà ở theo quy định tại Khoản 1 Điều nay thì ban hành quyết định thu hồi nhà ở và gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở, đơn vị quản lý vận hành nhà ở và người đang trực tiếp sử dụng nhà ở thuộc diện bị thu hồi biết để thực hiện. Trường hợp nhà ở đang do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý thì cơ quan quản lý nhà ở được ban hành quyết định thu hồi nhà ở (nếu được giao thực hiện) sau đó gửi quyết định này cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở, người đang trực tiếp sử dụng nhà ở biết để thực hiện và gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu để báo cáo.
4. Quyết định thu hồi nhà ở bao gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để thu hồi nhà ở;
b) Địa chỉ nhà ở và họ tên người đang trực tiếp sử dụng nhà ở bị thu hồi;
c) Lý do thu hồi nhà ở;
d) Tên cơ quan, đơn vị thực hiện thu hồi nhà ở; trách nhiệm bàn giao nhà ở;
đ) Thời hạn thực hiện thu hồi nhà ở;
e) Phương án quản lý, sử dụng nhà ở sau khi thu hồi.
5. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi nhà ở, đơn vị quản lý vận hành nhà ở có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao quyết định thu hồi nhà ở cho người đang trực tiếp sử dụng nhà ở biết để bàn giao lại nhà ở; người đang trực tiếp sử dụng nhà ở có trách nhiệm bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở trong thời hạn ghi trong quyết định thu hồi; việc thu hồi, bàn giao nhà ở phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên; trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà ở không nhận thông báo thu hồi hoặc không ký biên bản bàn giao nhà ở thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở mời đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở chứng kiến và ký vào biên bản.
6. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận quyết định thu hồi nhà ở của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc cơ quan quản lý nhà ở phải thực hiện chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở (đối với trường hợp đã ký hợp đồng); trường hợp thu hồi nhà ở do bán không đúng thẩm quyền, không đúng quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này thì bên mua được hoàn trả lại tiền mua nhà ở đã nộp, trừ trường hợp bên mua làm giả giấy tờ, hồ sơ mua bán nhà ở.
7. Thời hạn thực hiện thu hồi nhà ở tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định thu hồi nhà ở. Đối với nhà ở sinh viên thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở có trách nhiệm thực hiện thu hồi nhà ở.
8. Sau khi thu hồi nhà ở, đơn vị quản lý vận hành phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà ở về việc đã hoàn thành thu hồi nhà ở. Nhà ở sau khi được thu hồi phải được sử dụng theo đúng mục đích quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này.
1. Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà ở không bàn giao lại nhà ở theo quyết định thu hồi nhà ở quy định tại Điều 45 của Nghị định này thì trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Khoản 7 Điều 45 của Nghị định này, đơn vị quản lý vận hành nhà ở phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà ở đề nghị cưỡng chế thu hồi nhà ở.
2. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của đơn vị quản lý vận hành nhà ở, cơ quan quản lý nhà ở phải kiểm tra và có tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở.
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với quy định tại Điều 45 của Nghị định này để ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở và gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở, đơn vị quản lý vận hành nhà ở và người đang trực tiếp sử dụng nhà ở biết để thực hiện; trường hợp các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở thì cơ quan này phải có văn bản kèm theo quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế thu hồi.
Trường hợp nhà ở không thuộc diện phải tổ chức cưỡng chế thu hồi thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở và đơn vị quản lý vận hành nhà ở biết để tiếp tục thực hiện quản lý theo quy định.
Đối với nhà ở đang do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý thì cơ quan có chức năng quản lý nhà ở của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được quyền ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở nếu được giao thực hiện.
4. Trên cơ sở quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở có thể trực tiếp hoặc giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế thu hồi và bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý vận hành quản lý theo quy định. Việc bàn giao nhà ở phải lập biên bản có xác nhận của các cơ quan tham gia cưỡng chế thu hồi.
5. Thời hạn thực hiện cưỡng chế thu hồi nhà ở tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở.
6. Sau khi thu hồi nhà ở, đơn vị quản lý vận hành phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà ở về việc đã hoàn thành thu hồi nhà ở. Nhà ở sau khi được thu hồi phải được sử dụng theo đúng mục đích quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này.
1. Trình tự báo cáo tình hình quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định như sau:
a) Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện báo cáo cơ quan quản lý nhà ở;
b) Cơ quan quản lý nhà ở thực hiện báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở đối với nhà ở đang được giao quản lý;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương đang quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình quản lý, sử dụng nhà ở thuộc phạm vi quản lý;
d) Bộ Xây dựng tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên phạm vi cả nước.
2. Nội dung và chế độ báo cáo được quy định như sau:
a) Nội dung báo cáo bao gồm: Tổng số nhà ở và diện tích sử dụng của từng loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (nhà biệt thự, căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ); tổng số nhà ở đang cho thuê, thuê mua, số nhà ở đã bán; tổng số tiền thu được từ cho thuê, thuê mua, bán nhà ở tính đến thời điểm báo cáo; các trường hợp đã thu hồi nhà ở và tình hình quản lý sử dụng sau khi thu hồi;
b) Các cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm báo cáo tình hình quản lý, sử dụng nhà ở định kỳ vào tháng 12 hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng.
1. Đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở được ở nhà công vụ theo yêu cầu an ninh.
2. Đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở được điều động, luân chuyển đến công tác để giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng hoặc chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên tại các cơ quan ở trung ương, bao gồm cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam).
3. Đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở được điều động, luân chuyển đến công tác để giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở hoặc chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở lên tại các cơ quan ở địa phương, bao gồm cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam).
4. Đối tượng quy định tại các Điểm c, d, đ, e và g Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở.
1. Đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở thì phải đang trong thời gian đảm nhận chức vụ.
2. Đối với đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định điều động, luân chuyển công tác và giấy tờ chứng minh hệ số phụ cấp chức vụ;
b) Thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội tại nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng có diện tích nhà ở bình quân trong hộ gia đình dưới 15 m2 sàn/người.
3. Đối với đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định điều động, luân chuyển công tác và giấy tờ chứng minh đối tượng là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, trừ trường hợp trong quyết định điều động, luân chuyển đã có ghi rõ đối lượng là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp;
b) Đáp ứng điều kiện về nhà ở quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Không thuộc diện phải ở trong doanh trại của lực Iượng vũ trang nhân dân theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
4. Đối với đối tượng quy định tại các Điểm c, đ và Điểm e Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định điều động, luân chuyển hoặc cử đến công tác tại các khu vực theo quy định của Luật Nhà ở;
b) Đáp ứng điều kiện về nhà ở quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Trường hợp cử đến công tác tại khu vực nông thôn vùng đồng bằng, trung du thì phải ngoài địa bàn cấp huyện và cách nơi ở của mình đến nơi công tác từ 30 km trở lên; trường hợp đến công tác tại khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo thì do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với tình hình thực tế của từng khu vực nhưng phải cách xa từ nơi ở của mình đến nơi công tác tối thiểu là 10 km.
5. Đối với đối tượng quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định giao làm chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của pháp luật khoa học công nghệ;
b) Đáp ứng điều kiện về nhà ở quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
1. Trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở thì được bố trí thuê nhà ở công vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền,
2. Trường hợp thuộc các đối tượng quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e và g Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở thì thực hiện như sau:
a) Đối tượng quy định tại Khoản này phải có đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ gửi cơ quan, tổ chức nơi đang công tác; trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ, cơ quan, tổ chức nơi các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này đang công tác kiểm tra và có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho thuê nhà ở công vụ;
b) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều này kèm theo đơn của người đề nghị thuê nhà ở công vụ, cơ quan có thẩm quyền quyết định cho thuê nhà ở công vụ có trách nhiệm kiểm tra, nếu đủ điều kiện cho thuê nhà ở công vụ thì ban hành quyết định cho thuê nhà ở công vụ; trường hợp không đủ điều kiện thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho thuê nhà ở công vụ của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị được giao quản lý vận hành nhà ở công vụ thực hiện ký hợp đồng thuê nhà ở với người thuê hoặc ký hợp đồng thuê nhà ở với cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê nhà ở.
3. Việc quản lý vận hành nhà ở công vụ được quy định như sau:
a) Đối với nhà ở công vụ của trung ương (trừ nhà ở công vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) thì giao cho tổ chức, đơn vị có chức năng, năng lực về quản lý vận hành nhà ở thực hiện quản lý vận hành; trường hợp tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo thì giao cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ đó thực hiện quản lý vận hành;
b) Đối với nhà ở công vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định tổ chức, đơn vị thực hiện quản lý vận hành;
c) Đối với nhà ở công vụ của địa phương để bố trí cho đối tượng thuộc cấp tỉnh quản lý thì giao cho tổ chức, đơn vị có chức năng, năng lực về quản lý vận hành nhà ở thực hiện quản lý vận hành; trường hợp trên địa bàn không có tổ chức, đơn vị có chức năng, năng lực về quản lý vận hành nhà ở thì Sở Xây dựng được tổ chức một bộ phận trực thuộc Sở Xây dựng để quản lý vận hành và thuê các dịch vụ về quản lý vận hành nhà ở công vụ;
d) Đối với nhà ở công vụ của địa phương để bố trí cho đối tượng thuộc cấp huyện quản lý thì có thể giao cho tổ chức, đơn vị có chức năng, năng lực về quản lý vận hành nhà ở thực hiện quản lý vận hành (nếu có đơn vị quản lý vận hành) hoặc giao cho cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện tổ chức thực hiện việc quản lý vận hành;
đ) Đối với nhà ở công vụ dành cho các đối tượng là giáo viên, bác sĩ, nhân viên y tế nằm trong khuôn viên hoặc nằm kề khuôn viên trường học hoặc cơ sở y tế thì có thể giao cho trường học hoặc cơ sở y tế thực hiện việc quản lý vận hành nhà ở công vụ đó.
4. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể mẫu đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ, mẫu hợp đồng thuê nhà ở công vụ và việc quản lý, sử dụng nhà ở này.
1. Giá thuê nhà ở công vụ được xác định theo quy định tại Điều 33 của Luật Nhà ở.
2. Việc thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ được quy định như sau:
a) Người được thuê nhà ở công vụ có trách nhiệm trả tiền thuê nhà ở theo đúng nội dung hợp đồng thuê nhà đã ký kết và phù hợp với thời điểm được Nhà nước thanh toán tiền lương theo quy định. Trường hợp người thuê không trả tiền thuê trong ba tháng liên tục thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ có quyền yêu cầu cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê nhà ở công vụ khấu trừ từ tiền lương của người thuê nhà để trả tiền thuê nhà; cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê nhà ở có trách nhiệm khấu trừ tiền lương của người thuê nhà để trả cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ;
b) Trường hợp thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ mà tiền thuê nhà ở thương mại cao hơn số tiền thuê do người thuê phải trả thì người thuê phải trả tiền thuê nhà không vượt quá 10% tiền lương đang được hưởng tại thời điểm thuê nhà ở công vụ; ngân sách nhà nước chi trả phần chênh lệch tiền thuê nhà ở theo nguyên tắc ngân sách trung ương chi trả cho cán bộ thuộc diện cơ quan trung ương quản lý, ngân sách địa phương chi trả cho cán bộ thuộc diện cơ quan địa phương quản lý.
Thủ tục thanh toán phần tiền chênh lệch quy định tại khoản này được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
c) Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ ký hợp đồng thuê nhà với cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê nhà ở công vụ thì cơ quan này có trách nhiệm trích từ tiền lương của người thuê nhà ở để trả cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ theo quy định tại Khoản này.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn tiền thu được từ việc cho thuê nhà ở công vụ được dùng để bảo trì và chi phí cho hoạt động quản lý vận hành nhà ở đó; trường hợp không đủ kinh phí thì ngân sách nhà nước hỗ trợ thêm để chi trả.
4. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá thuê nhà ở công vụ.
1. Người được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước phải thuộc các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Nhà ở.
Đối với đối tượng là học sinh, sinh viên quy định tại Khoản 9 Điều 49 của Luật Nhà ở (sau đây gọi chung là sinh viên) thì chỉ được thuê nhà ở trong thời gian học tập. Trường hợp không có đủ chỗ ở để bố trí theo yêu cầu thì thực hiện cho thuê theo thứ tự ưu tiên, gồm sinh viên là con gia đình thuộc diện chính sách, diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Nhà nước; sinh viên vùng sâu, vùng xa, ngoại tỉnh; sinh viên học giỏi; sinh viên học năm đầu tiên.
2. Trường hợp thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú và thu nhập theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Luật Nhà ở; trường hợp đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì phải có diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 10 m2 sàn/người.
Trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Khoản 10 Điều 49 của Luật Nhà ở thì không áp dụng điều kiện về thu nhập nhưng phải thuộc diện chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
3. Trường hợp thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này và phải thanh toán ngay lần đầu số tiền thuê mua bằng 20% giá trị của nhà ở thuê mua; nếu người thuê mua đồng ý thì có thể thanh toán lần đầu số tiền bằng 50% giá trị của nhà ở thuê mua.
1. Hồ sơ đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
a) Đơn đăng ký thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước;
b) Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và có đủ điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định tại Điều 52 của Nghị định này;
c) Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội (nếu có).
2. Bộ Xây dựng quy định cụ thể mẫu đơn đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội; hướng dẫn cụ thể giấy tờ xác định thực trạng nhà ở, giấy tờ chứng minh điều kiện cư trú, điều kiện thu nhập quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này và giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
1. Người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước nộp 02 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 53 của Nghị định này tại đơn vị được giao quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở nơi có nhà ở. Ngoài các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 53 của Nghị định này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nộp đem nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác.
2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra và phân loại hồ sơ; nếu hồ sơ không có đủ các giấy tờ theo quy định thì phải trả lời ngay để người nộp đơn bổ sung giấy tờ. Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì sau khi kiểm tra và phân loại hồ sơ, đơn vị này phải có báo cáo danh sách người đủ điều kiện thuê, thuê mua nhà ở kèm theo hồ sơ hợp lệ gửi cơ quan quản lý nhà ở xem xét, kiểm tra.
3. Trên cơ sở danh sách người đủ điều kiện thuê, thuê mua nhà ở kèm theo hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà ở trực tiếp xét duyệt hoặc thành lập Hội đồng xét duyệt hồ sơ để thực hiện xét duyệt từng hồ sơ đăng ký, xác định đối tượng đủ điều kiện hoặc chấm điểm xét chọn đối tượng ưu tiên (nếu có).
Trường hợp đủ điều kiện hoặc được ưu tiên xét duyệt thuê, thuê mua nhà ở thì cơ quan quản lý nhà ở có tờ trình kèm theo danh sách và biên bản xét duyệt hoặc biên bản chấm điểm báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định; trường hợp không đủ điều kiện hoặc chưa được xét duyệt thì cơ quan quản lý nhà ở có văn bản thông báo cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để trả lời cho người nộp đơn biết.
4. Trên cơ sở báo cáo của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, ban hành quyết định phê duyệt danh sách người được thuê, thuê mua nhà ở và gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở để ký hợp đồng thuê mua với người được thuê mua hoặc gửi cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để ký hợp đồng thuê nhà với người được thuê nhà ở.
5. Thời gian giải quyết việc cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội là không quá 30 ngày, kể từ ngày đơn vị quản lý vận hành nhà ở nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp phải xét duyệt hồ sơ, tổ chức chấm điểm thì thời hạn giải quyết là không quá 60 ngày.
6. Quyền và nghĩa vụ bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo quy định tại Luật Nhà ở và theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở.
7. Bộ Xây dựng ban hành mẫu hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở xã hội; hướng dẫn cụ thể nguyên tắc, tiêu chí xét duyệt, việc chấm điểm đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước; hướng dẫn cụ thể việc quản lý, sử dụng nhà ở sinh viên thuộc sở hữu nhà nước.
1. Giá thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước được xác định theo quy định tại các Khoản 1, 3 và Khoản 4 Điều 60 của Luật Nhà ở. Giá thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước được xác định theo quy định tại Khoản 2, 3 và Khoản 4 Điều 60 của Luật Nhà ở, trừ kinh phí bảo trì nhà ở do người thuê mua nộp theo quy định tại Điều 108 của Luật Nhà ở.
2. Ngoài việc đóng tiền thuê, thuê mua nhà ở theo mức giá được xác định quy định tại Khoản 1 Điều này, người thuê, thuê mua nhà ở còn phải nộp các chi phí có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà ở, bao gồm chi phí quản lý vận hành nhà ở, chi phí sử dụng điện, nước, sử dụng dịch vụ thông tin, liên lạc, truyền hình, chi phí cho các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ.
3. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể nội dung chi phí cấu thành giá và phương pháp xác định giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.
1. Việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước phải tuân thủ các quy định tại Điều 64 và Mục 2 Chương VI của Luật Nhà ở, Điều 38 của Nghị định này.
2. Người thuê nhà ở xã hội được miễn, giảm tiền thuê nhà ở như trường hợp thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Điều 59 của Nghị định này. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuê mua, mua nhà ở xã hội để phục vụ tái định cư thì sau khi thanh toán đủ tiền thuê mua, mua nhà ở theo hợp đồng và được cấp Giấy chứng nhận thì được thực hiện các quyền và có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.
3. Việc quản lý vận hành nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước do đơn vị hoặc tổ chức có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà ở thực hiện. Đơn vị quản lý vận hành nhà ở có trách nhiệm theo dõi, báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng nhà ở theo quy định tại Điều 47 của Nghị định này.
Đối với địa phương chưa có đơn vị hoặc tổ chức có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà ở đáp ứng yêu cầu, điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở thì Sở Xây dựng được tổ chức một bộ phận trực thuộc Sở Xây dựng để tổ chức quản lý vận hành và thuê các dịch vụ quản lý vận hành nhà ở; chi phí thực hiện quản lý vận hành nhà ở được sử dụng từ tiền cho thuê nhà ở này và hỗ trợ từ ngân sách của địa phương.
1. Đối tượng được thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của Nghị định này là người đang thực tế sử dụng nhà ở và có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở đó, bao gồm đối tượng được bố trí sử dụng nhà ở từ trước ngày 27 tháng 11 năm 1992 (ngày ban hành Quyết định số 118/TTg của Thủ tướng Chính phủ về giá cho thuê nhà ở và đưa tiền nhà ở vào tiền lương) và các đối tượng được bố trí nhà ở theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 của Nghị định này, trừ trường hợp chiếm dụng nhà ở trái pháp luật.
2. Người thuê nhà ở cũ phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có hợp đồng thuê nhà ở và có tên trong hợp đồng này thì không phải ký lại hợp đồng thuê nhà, trừ trường hợp hợp đồng thuê nhà ở hết hạn và các bên phải ký lại hợp đồng theo quy định;
b) Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, không có hợp đồng thuê nhà ở nhưng có quyết định, văn bản phân phối, bố trí nhà ở và có tên trong quyết định, văn bản này thì phải làm thủ tục ký hợp đồng thuê nhà ở với đơn vị quản lý vận hành, nhà ở;
c) Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có hợp đồng thuê nhà ở nhưng không có tên trong hợp đồng này và nhà ở này không có tranh chấp, khiếu kiện thì được ký hợp đồng thuê nhà với đơn vị quản lý vận hành nhà ở theo quy định tại Điều 60 của Nghị định này;
d) Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có quyết định, văn bản phân phối, bố trí nhà ở nhưng không có tên trong quyết định, văn bản này và nhà ở này không có tranh chấp, khiếu kiện thì được ký hợp đồng thuê nhà với đơn vị quản lý vận hành nhà ở theo quy định tại Điều 60 của Nghị định này.
Trường hợp chiếm dụng nhà ở trái pháp luật thì bị thu hồi; việc thu hồi nhà ở này được thực hiện theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Nghị định này.Bổ sung
1. Đối với nhà ở, nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 (ngày ban hành Nghị định số 61/CP của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở) mà chưa được cải tạo, xây dựng lại thì áp dụng giá thuê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giá thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước chưa được cải tạo, xây dựng lại.
2. Đối với nhà ở quy định tại Khoản 1 Điều này đã được Nhà nước cải tạo, xây dựng lại; nhà ở hoặc nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng từ ngày 05 tháng 7 năm 1994 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 (ngày ban hành Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước) thì áp dụng giá thuê như đối với nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.
1. Việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Người được miễn, giảm tiền thuê nhà ở phải là người có tên trong hợp đồng thuê nhà ở (bao gồm người đại diện đứng tên trong hợp đồng và các thành viên khác có tên trong hợp đồng thuê nhà);
b) Việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở chỉ xét một lần cho người thuê; trường hợp thuê nhiều nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì chỉ được hưởng miễn, giảm tiền thuê đối với một nhà ở;
c) Trường hợp một người thuộc đối tượng được hưởng nhiều chế độ miễn, giảm tiền thuê nhà ở thì chỉ được hưởng mức cao nhất;
d) Trường hợp trong một hộ gia đình có từ hai người trở lên đang thuê nhà ở thuộc diện được giảm tiền thuê thì được miễn tiền thuê nhà ở.
2. Đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ bao gồm:
a) Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng;
b) Hộ nghèo, cận nghèo theo quy định về chuẩn nghèo, cận nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
c) Người khuyết tật, người già cô đơn và các đối tượng đặc biệt có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị.
3. Mức miễn, giảm tiền thuê nhà ở cho các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Riêng hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật, người già cô đơn và các đối tượng đặc biệt có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị nếu được thuê nhà ở thì được giảm 60% tiền thuê nhà ở phải nộp; đối với hộ nghèo, cận nghèo thì mức giảm này được tính cho cả hộ gia đình (không tính cho từng thành viên trong hộ gia đình).
1. Hồ sơ thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
a) Đơn đề nghị thuê nhà ở;
b) Giấy tờ chứng minh việc sử dụng nhà ở quy định tại một trong các Điểm b, c, d Khoản 2 Điều 57 của Nghị định này;
c) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hoặc Thẻ quân nhân của người có đơn đề nghị thuê nhà ở; trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy đăng ký kết hôn;
d) Bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở (nếu có).
2. Trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 57 được thực hiện như sau:
a) Người đề nghị thuê nhà ở nộp 02 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định);
b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, viết giấy biên nhận hồ sơ; trường hợp người nộp đơn không thuộc đối tượng được thuê nhà ở cũ thì phải có văn bản thông báo cho người hộp hồ sơ biết rõ lý do; nếu hồ sơ còn thiếu giấy tờ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung giấy tờ. Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà ở xem xét;
c) Trên cơ sở hồ sơ đủ điều kiện tiếp nhận, cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, lập tờ trình kèm theo dự thảo quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở cũ trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định;
d) Căn cứ vào đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, ban hành quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở, sau đó gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở để thông báo cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện ký kết hợp đồng thuê nhà ở. Trường hợp nhà ở cũ do Bộ Quốc phòng đang quản lý mà giao thẩm quyền quyết định đối tượng được thuê nhà ở cho cơ quan quản lý nhà ở thì cơ quan này ban hành quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở.
Sau khi có quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở cũ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện ký kết hợp đồng với người thuê nhà ở.
3. Trình tự, thủ tục ký hợp đồng thuê nhà ở đối với trường hợp quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều 57 của Nghị định này được thực hiện như sau:
a) Trường hợp người đang sử dụng nhà ở nhận chuyển quyền thuê nhà ở trước ngày 06 tháng 6 năm 2013, là ngày Nghị định số 34/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước có hiệu lực thi hành (sau đây gọi chung là Nghị định số 34/2013/NĐ-CP) thì người đề nghị thuê nhà ở nộp 02 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định). Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, nếu hồ sơ hợp lệ thì đăng tải 03 lần liên tục thông tin về nhà ở cho thuê trên báo của địa phương và trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình; trường hợp cơ quan quản lý nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì chuyển cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để thực hiện việc đăng tin.
Sau 30 ngày, kể từ ngày đăng tin lần cuối, nếu không có tranh chấp, khiếu kiện về nhà ở cho thuê thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở ký hợp đồng với người thuê và báo cáo cơ quan quản lý nhà ở biết để theo dõi, quản lý; nếu có tranh chấp, khiếu kiện về nhà ở này thì chỉ thực hiện ký hợp đồng thuê sau khi đã giải quyết xong tranh chấp, khiếu kiện;
b) Trường hợp người đang sử dụng nhà ở là người nhận chuyển quyền thuê nhà ở từ ngày 06 tháng 6 năm 2013 thì người đề nghị thuê nhà ở nộp 02 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định).
Trường hợp cơ quan quản lý nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, nếu nhà ở không có tranh chấp, khiếu kiện thì có văn bản đồng ý về việc chuyển nhượng quyền thuê và gửi văn bản này kèm theo bản sao hồ sơ đề nghị thuê nhà cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để thực hiện ký hợp đồng với người thuê; trường hợp đơn vị quản lý vận hành tiếp nhận hồ sơ thì đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo cơ quan quản lý nhà ở xem xét kiểm tra để có văn bản đồng ý việc chuyển nhượng quyền thuê trước khi thực hiện ký kết hợp đồng; trường hợp cơ quan quản lý nhà ở không đồng ý thì phải có văn bản trả lời rõ lý do cho người đề nghị thuê nhà ở biết.
4. Các trường hợp ký kết hợp đồng thuê nhà ở mới hoặc ký gia hạn hợp đồng thuê mà diện tích nhà ở thực tế đang sử dụng không đúng với diện tích ghi trong giấy tờ phân phối, bố trí hoặc hợp đồng thuê nhà ở thì đơn vị quản lý vận hành ở có trách nhiệm kiểm tra và xác định lại diện tích nhà ở sử dụng hợp pháp trước khi thực hiện ký kết hợp đồng cho thuê nhà ở.
5. Thời hạn giải quyết cho thuê nhà ở cũ là không quá 30 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị thuê nhà ở nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
6. Bộ Xây dựng có trách nhiệm ban hành mẫu đơn đề nghị thuê nhà, hợp đồng thuê nhà ở cũ và giấy tờ chứng minh việc sử dụng nhà ở cũ.
1. Nhà nước tiếp tục giải quyết cho thuê nhà ở theo quy định của Nghị định này đối với các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp nhà ở được cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước từ trước ngày 27 tháng 11 năm 1992 nhưng từ ngày 27 tháng 11 năm 1992 mới hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng để phân phối cho cán bộ, công nhân viên thuê theo Quyết định số 118/TTg của Thủ tướng Chính phủ về giá cho thuê nhà ở và đưa tiền nhà vào tiền lương;
b) Trường hợp người đang thuê nhà ở trước ngày 27 tháng 11 năm 1992 nhưng thuộc diện phải điều chuyển công tác và Nhà nước yêu cầu phải trả lại nhà ở đang thuê, sau đó được cơ quan nhà nước bố trí cho thuê nhà ở khác sau ngày 27 tháng 11 năm 1992;
c) Trường hợp nhà ở hoặc nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 27 tháng 11 năm 1992 đến trước ngày 05 tháng 7 năm 1994;
d) Trường hợp nhà ở hoặc nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 05 tháng 7 năm 1994 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007.
2. Giá thuê nhà ở đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Trường hợp nhà ở thuộc diện quy định tại các Điểm a; b và Điểm c Khoản 1 Điều này chưa được cải tạo, xây dựng lại thì áp dụng giá thuê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với nhà ở chưa được cải tạo, xây dựng lại; nếu nhà ở quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản 1 Điều này đã được cải tạo, xây dựng lại thì áp dụng giá thuê như đối với nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước;
b) Trường hợp nhà ở thuộc diện quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này thì áp dụng giá thuê như đối với nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.
3. Trường hợp bố trí sử dụng nhà ở từ ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì thực hiện giải quyết theo quy định về quản lý tài sản nhà đất thuộc sở hữu nhà nước.
1. Không thực hiện bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thuộc diện quy định sau đây:
a) Nhà ở nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng nhà ở công vụ, quy hoạch xây dựng công trình trọng điểm quốc gia hoặc công trình trọng điểm cấp tỉnh;
b) Nhà ở đã có quyết định thu hồi đất, thu hồi nhà của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng đang bố trí làm nhà ở và thuộc diện đang thực hiện xử lý, sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước;
d) Nhà ở gắn liền với di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng làm nhà ở công vụ, công sở, trụ sở làm việc, trường học, bệnh viện, công viên, công trình phục vụ mục đích công cộng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Nhà chung cư bị hư hỏng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng nơi có nhà chung cư; căn hộ chung cư không khép kín chưa được Nhà nước cải tạo lại, trừ trường hợp người thuê đã tự cải tạo trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và việc sử dụng độc lập, tự nguyện, có sự đồng thuận thông qua cam kết bằng văn bản đề nghị được mua;
e) Nhà biệt thự nằm trong danh mục không thuộc diện được bán mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã báo cáo và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Đối với biệt thự mà địa phương thống kê, rà soát sau khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ thì các biệt thự này cũng được quản lý theo các tiêu chí mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã quy định và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
2. Đối với nhà ở thuộc diện không được bán quy định tại Khoản 1 Điều này, khi Nhà nước thực hiện xử lý nhà ở này thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, người đang thuê được giải quyết theo chính sách hiện hành về nhà ở, đất ở.
1. Người mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước phải thuộc các đối tượng được bố trí nhà ở theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 của Nghị định này.
2. Người mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hợp đồng thuê nhà ở ký với đơn vị quản lý vận hành nhà ở và có tên trong hợp đồng thuê nhà ở này (bao gồm người đại diện đứng tên hợp đồng thuê nhà ở và các thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà từ đủ 18 tuổi trở lên); trường hợp có nhiều thành viên cùng đứng tên trong hợp đồng thuê nhà ở thì các thành viên này phải thỏa thuận cử người đại diện đứng tên ký hợp đồng mua bán nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở;
b) Đã đóng đầy đủ tiền thuê nhà ở theo quy định trong hợp đồng thuê nhà ở và đóng đầy đủ các chi phí quản lý vận hành nhà ở tính đến thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà ở;
c) Phải có đơn đề nghị mua nhà ở cũ đang thuê.
3. Điều kiện bán nhà ở, nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 được quy định như sau:
a) Nhà ở phải không thuộc diện quy định tại Điều 62 của Nghị định này;
b) Nhà ở phải không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu kiện;
c) Trường hợp nhà ở cũ thuộc diện phải xác lập sở hữu toàn dân theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải hoàn tất thủ tục xác lập sở hữu toàn dân và thực hiện ký hợp đồng thuê nhà ở theo quy định trước khi thực hiện bán nhà ở này;
d) Trường hợp bán nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng để ở từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 thì nhà ở này phải đảm bảo các điều kiện: Khu đất đã bố trí làm nhà ở đó có khuôn viên độc lập hoặc có thể tách biệt khỏi khuôn viên trụ sở, cơ quan; nhà ở có lối đi riêng, không che chắn mặt tiền trụ sở, cơ quan, không ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan xung quanh; cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng và nhà ở này phù hợp với quy hoạch sử dụng đất ở tại địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng diện tích nhà ở này phải chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà đó quản lý để thực hiện bán theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp nhà ở do Bộ Quốc phòng đang quản lý.
4. Trường hợp bán nhà ở, nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng từ ngày 05 tháng 7 năm 1994 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Nghị định này.
5. Trường hợp nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng để ở từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 mà không đủ điều kiện quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này và trường hợp bố trí sử dụng nhà ở từ ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì thực hiện giải quyết theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà đất thuộc sở hữu nhà nước.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm về việc bán nhà ở và giao cho cơ quan quản lý nhà ở thực hiện việc bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của Nghị định này.
2. Đối với nhà ở cũ tại các địa phương nhưng đang do Bộ Quốc phòng quản lý, nếu Bộ Quốc phòng có nhu cầu chuyển giao sang cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó quản lý và bán thì Bộ Quốc phòng thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thực hiện bàn giao, tiếp nhận các nhà ở này. Sau khi tiếp nhận nhà ở từ Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở này và có trách nhiệm tổ chức quản lý, cho thuê hoặc bán theo quy định của Nghị định này.
Giá bán nhà ở cũ áp dụng cho các trường hợp được bố trí sử dụng trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 (kể cả nhà ở thuộc diện xác lập sở hữu toàn dân quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 63 của Nghị định này) được tính bao gồm tiền nhà và tiền sử dụng đất (không phân biệt trường hợp mua một hoặc mua nhiều nhà ở) và được quy định như sau:
1. Tiền nhà được xác định căn cứ vào giá trị còn lại của nhà ở và hệ số điều chỉnh giá trị sử dụng; giá trị còn lại của nhà ở được xác định theo tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở nhân (x) với giá chuẩn nhà ở xây dựng mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợp đồng mua bán và nhân (x) với diện tích sử dụng nhà ở.
Đối với nhà biệt thự có nhiều hộ ở mà có diện tích nhà sử dụng chung thì diện tích sử dụng chung này được phân bổ theo tỷ lệ sử dụng nhà ở (m2) cho mỗi hộ. Đối với nhà ở cấp IV mà người thuê đã phá dỡ, xây dựng lại trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì giá trị còn lại của nhà ở này được tính bằng 0 (bằng không).
2. Tiền sử dụng đất khi chuyển quyền sử dụng đất cùng với việc bán nhà ở cũ được tính theo bảng giá đất ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợp đồng mua bán và căn cứ vào vị trí của đất ở, tầng nhà như sau:
a) Đối với nhà ở nhiều tầng có nhiều hộ ở thì tính bằng 10% giá đất ở khi chuyển quyền sử dụng đất và phân bổ cho các tầng theo các hệ số tầng tương ứng;
b) Đối với nhà ở một tầng và nhà ở nhiều tầng có một hộ ở, nhà biệt thự có một hộ hoặc có nhiều hộ ở thì tính bằng 40% giá đất ở khi chuyển quyền sử dụng đối với phần diện tích đất trong hạn mức đất ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho mỗi hộ; đối với phần diện tích đất vượt hạn mức đất ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho mỗi hộ thì tính bằng 100% giá đất ở;
c) Trường hợp nhà biệt thự có nhiều hộ ở thì diện tích đất để tính tiền sử dụng đất của mỗi hộ bao gồm diện tích đất sử dụng riêng không có tranh chấp; diện tích đất xây dựng nhà biệt thự được phân bổ cho các hộ theo diện tích sử dụng nhà của mỗi hộ tương ứng với hệ số tầng; diện tích đất sử dụng chung trong khuôn viên của nhà biệt thự được phân bổ cho các hộ sử dụng chung (tính theo số hộ đang sử dụng nhà biệt thự). Việc tính tiền sử dụng đất của mỗi hộ được thực hiện từ phần diện tích đất xây dựng nhà biệt thự có nhiều hộ ở trước, sau đó tính các phần diện tích khác sau.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy định cụ thể việc phân bổ phần diện tích đất khi bán nhà biệt thự cho phù hợp tình hình thực tế của địa phương;
d) Đối với nhà ở riêng lẻ có khả năng sinh lợi cao tại vị trí mặt đường, phố thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hệ số k điều chỉnh giá đất so với bảng giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành để tính tiền sử dụng đất khi bán nhà ở và chuyển quyền sử dụng đất gắn với nhà ở này;
đ) Trường hợp nhà ở cũ khi xây dựng có một phần tiền góp của cá nhân và của tập thể mà không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì tiền mua nhà được tính theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng người mua được trừ số tiền đã góp xây dựng nhà ở trước đây (tính trên tỷ lệ % số tiền đã góp so với giá trị quyết toán khi xây dựng công trình nhà ở); đối với tiền sử dụng đất thì thực hiện theo quy định tại Khoản này.
3. Trường hợp nhà ở một tầng có nhiều hộ ở và nhà ở nhiều tầng có nhiều hộ ở mà có diện tích nhà ở, đất ở sử dụng chung thì chỉ thực hiện bán phần diện tích sử dụng chung này cho các hộ đang sử dụng nếu tất cả các hộ đồng thuận được việc phân bổ diện tích cho từng hộ; trường hợp các hộ không đồng thuận được thì cơ quan quản lý nhà ở không bán phần diện tích này và có trách nhiệm quản lý theo quy định của Nghị định này.
4. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể về giá bán nhà ở, phương pháp xác định giá trị còn lại của nhà ở, hệ số điều chỉnh giá trị sử dụng của nhà ở, việc phân bổ hệ số các tầng khi chuyển quyền sử dụng đất đối với nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở của nhà ở cũ.
1. Tiền mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước bao gồm tiền sử dụng đất và tiền nhà.
2. Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất khi bán nhà ở và chuyển quyền sử dụng đất gắn với nhà ở này phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất khi bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước chỉ xét một lần cho người mua nhà ở; trường hợp một người được hưởng nhiều chế độ giảm thì chỉ áp dụng mức giảm cao nhất để tính. Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều người đang thuê thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất thì được cộng các mức giảm của từng người nhưng tối đa không vượt quá số tiền sử dụng đất mà người mua nhà phải nộp;
b) Không thực hiện việc miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều 61, Khoản 1 và Khoản 3 Điều 71 của Nghị định này;
c) Người đã được hưởng các chế độ miễn, giảm tiền sử dụng đất khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc đã được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất làm nhà ở hoặc đã được hỗ trợ cải thiện nhà ở bằng tiền trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không được hưởng miễn, giảm tiền sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất gắn với mua nhà ở theo quy định của Nghị định này.
3. Việc giảm tiền nhà phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Việc giảm tiền nhà không được tính trùng về thời gian, đối tượng. Mỗi đối tượng chỉ được giảm một lần khi mua nhà ở đang thuê;
b) Không thực hiện giảm tiền nhà đối với trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 61 và Khoản 1 Điều 71 của Nghị định này;
c) Trong một hộ gia đình có nhiều thành viên có tên trong cùng hợp đồng thuê nhà hoặc cùng hộ khẩu thường trú tại địa chỉ nhà ở thuộc diện được giảm tiền mua nhà thì được cộng số tiền mua nhà ở được giảm của từng thành viên để tính tổng số tiền mua nhà ở được giảm của cả hộ gia đình nhưng mức tiền nhà được giảm không được vượt quá số tiền mua nhà phải nộp (không bao gồm tiền sử dụng đất) trong giá bán nhà;
d) Số năm được tính, để giảm tiền nhà là số năm công tác thực tế trong các cơ quan, đơn vị thuộc khu vực nhà nước quản lý tính đến thời điểm ký hợp đồng mua nhà. Khi tính số năm công tác nếu có tháng lẻ từ sáu tháng trở xuống thì tính bằng nửa năm và trên sáu tháng thì tính tròn một năm.
1. Đối tượng được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước gắn với việc nhận chuyển quyền sử dụng đất có nhà ở này bao gồm:
a) Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng;
b) Hộ nghèo, cận nghèo theo quy định về chuẩn nghèo, cận nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
c) Người khuyết tật, người già cô đơn và các đối tượng đặc biệt có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị.
2. Đối tượng được giảm tiền nhà khi mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
b) Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong lực lượng vũ trang;
c) Hạ sĩ quan, chiến sĩ hưởng sinh hoạt phí có thời gian hoạt động ở các chiến trường A, B, C, K;
d) Cán bộ công tác tại xã, phường hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc hưởng sinh hoạt phí theo định suất do Nhà nước quy định;
đ) Công nhân, viên chức làm việc thường xuyên từ một năm trở lên trong các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, cơ quan Đảng và đoàn thể;
e) Những đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản này được cử sang làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, các văn phòng đại diện kinh tế, thương mại được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức phi Chính phủ, cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình nước ngoài đặt tại Việt Nam và các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác;
g) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp, trợ cấp công nhân cao su, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp thôi việc trước và sau khi có Quyết định số 111/HĐBT ngày 12 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hoặc trước và sau khi có Bộ luật Lao động năm 1994;
h) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng mà hưởng trợ cấp phục viên hoặc xuất ngũ; những người phục viên trước năm 1960;
i) Các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Mức miễn, giảm tiền sử dụng đất cho đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 67 của Nghị định này được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Riêng hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật, người già cô đơn và các đối tượng đặc biệt có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị được giảm 60% tiền sử dụng đất phải nộp; đối với hộ nghèo, cận nghèo thì mức giảm này được tính cho cả hộ gia đình (không tính cho từng thành viên trong hộ gia đình).
2. Mức giảm tiền nhà cho các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 67 của Nghị định này được quy định như sau:
a) Mỗi năm công tác người mua nhà được giảm tương ứng với 0,69 lần mức lương tối thiểu dùng để áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo quy định của Chính phủ. Trường hợp người mua nhà ở có thời gian làm việc trong lực lượng vũ trang thì mỗi năm công tác trong lực lượng vũ trang được giảm số tiền tương ứng bằng 1,24 lần mức lương tối thiểu quy định tại Điểm này;
b) Trường hợp người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật, người già cô đơn có năm công tác để tính giảm nhưng tổng số tiền được giảm tính theo năm công tác nhỏ hơn 6,9 lần mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ thì được giảm bằng 6,9 lần mức lương tối thiểu cho một người; trường hợp không có năm công tác để tính thì được giảm bằng 6,9 lần mức lương tối thiểu.
Riêng đối với người thuộc hộ nghèo, cận nghèo thì thực hiện tính giảm cho cả hộ gia đình (không tính cho từng thành viên trong hộ gia đình).
1. Hồ sơ đề nghị mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
a) Đơn đề nghị mua nhà ở cũ;
b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hoặc Thẻ quân nhân của người đề nghị mua nhà ở; trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm bản sao có chứng thực hộ khẩu gia đình hoặc Giấy đăng ký kết hôn;
c) Hợp đồng thuê nhà ở được lập hợp pháp; giấy tờ chứng minh đã nộp đủ tiền thuê nhà ở và chi phí quản lý vận hành nhà ở đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mua nhà ở.
Trường hợp người có tên trong hợp đồng thuê nhà ở đã xuất cảnh ra nước ngoài thì phải có văn bản ủy quyền (có xác nhận của cơ quan công chứng hoặc chứng thực theo quy định) cho các thành viên khác đứng tên mua nhà ở; nếu có thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà ở đã chết thì phải có giấy chứng tử kèm theo.
Trong trường hợp có thành viên thuê nhà ở khước từ quyền mua và đứng tên trong Giấy chứng nhận thì phải có văn bản khước từ quyền mua, không đứng tên trong Giấy chứng nhận và cam kết không có tranh chấp, khiếu kiện về việc mua bán nhà ở này;
d) Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền mua nhà ở (nếu có).
2. Trình tự, thủ tục bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện như sau:
a) Người mua nhà ở phải nộp hồ sơ đề nghị mua nhà tại đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định);
b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tiếp nhận, ghi giấy biên nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và lập danh sách người mua nhà ở. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị mua nhà ở cũ, Sở Xây dựng tổ chức họp Hội đồng xác định giá bán nhà ở để xác định giá bán nhà ở, quyền sử dụng đất. Sau khi Hội đồng xác định giá bán nhà ở xác định giá bán nhà ở, quyền sử dụng đất, Sở Xây dựng lập danh sách đối tượng được mua nhà ở kèm theo văn bản xác định giá bán nhà ở của Hội đồng xác định giá bán nhà ở trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, quyết định.
Đối với nhà ở do Bộ Quốc phòng đang quản lý thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị Hội đồng xác định giá bán nhà ở họp để xác định giá; sau đó trình Bộ Quốc phòng ban hành quyết định bán nhà ở cũ;
c) Căn cứ vào báo cáo của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, ban hành quyết định bán nhà ở cũ, trong đó nêu rõ đối tượng được mua nhà ở, địa chỉ nhà ở được bán, giá bán nhà ở cũ và giá chuyển quyền sử dụng đất và gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở, đơn vị quản lý vận hành nhà ở biết để phối hợp thực hiện ký kết hợp đồng mua bán nhà ở;
d) Sau khi nhận quyết định bán nhà ở cũ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở thông báo cho người mua nhà biết thời gian cụ thể để ký kết hợp đồng mua bán nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở;
đ) Thời gian thực hiện bán nhà ở cũ là không quá 45 ngày, kể từ ngày đơn vị quản lý vận hành nhà ở nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi ký hợp đồng mua bán. Thời gian này không tính vào thời gian nộp nghĩa vụ tài chính và thời gian cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở.
Việc cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải gửi danh sách người mua nhà ở đã được cấp giấy và sao một (01) bản Giấy chứng nhận cho Sở Xây dựng lưu để theo dõi;
e) Trường hợp quá 90 ngày, kể từ ngày đơn vị quản lý vận hành nhà ở có thông báo thời gian ký hợp đồng mua bán nhà ở mà người mua chưa thực hiện ký hợp đồng, nếu có thay đổi về giá đất ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành thì cơ quan quản lý nhà ở phải báo cáo Ủy ban nhân cấp tỉnh phê duyệt giá mới trước khi ký kết hợp đồng mua bán với người mua nhà ở.
3. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể mẫu đơn đề nghị mua nhà ở cũ, các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền mua nhà ở, hồ sơ mua nhà ở, trình tự, thủ tục mua bán và mẫu hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.
1. Trường hợp nhà ở, nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng bố trí cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng để ở trong khoảng thời gian từ ngày 05 tháng 7 năm 1994 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 (bao gồm cả nhà ở thuộc diện xác lập sở hữu toàn dân quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 63 của Nghị định này) thì thực hiện bán theo quy định sau đây:
a) Người mua nhà ở phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 63 và nhà ở phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 63 của Nghị định này;
b) Giá bán nhà ở bao gồm tiền nhà và tiền sử dụng đất;
c) Tiền nhà được xác định theo tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở nhân (x) với giá chuẩn nhà ở xây dựng mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợp đồng mua bán và nhân (x) với diện tích sử dụng;
d) Tiền sử dụng đất khi chuyển quyền sử dụng đất được tính bằng 100% giá đất ở theo bảng giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợp đồng mua bán (bao gồm cả tiền sử dụng đất tính theo hệ số k nếu nhà ở thuộc diện quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 65 của Nghị định này) và không phân biệt diện tích trong hạn mức đất ở hoặc ngoài hạn mức đất ở.
2. Đối với nhà ở hoặc nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng đã được bố trí làm nhà ở từ ngày 05 tháng 7 năm 1994 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 mà không có đủ điều kiện bán theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này thì giải quyết theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà đất thuộc sở hữu nhà nước.
1. Trường hợp nhà ở có nhiều hộ ở mà Nhà nước đã bán hết phần diện tích nhà thuộc quyền sử dụng riêng cho các hộ nhưng chưa bán phần diện tích nhà ở và chuyển quyển sử dụng đất ở sử dụng chung trong khuôn viên của nhà ở đó, nếu tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân đang sở hữu toàn bộ diện tích nhà ở mà Nhà nước đã bán có nhu cầu mua toàn bộ phần diện tích sử dụng chung này thì giải quyết như sau:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền nhà và tiền sử dụng đất đối với phần diện tích sử dụng chung này;
b) Mức thu tiền nhà được xác định theo tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở nhân (x) với giá chuẩn nhà ở xây dựng mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợp đồng mua bán và nhân (x) với diện tích sử dụng;
c) Mức thu tiền sử dụng đất tính bằng 100% giá đất ở theo bảng giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợp đồng mua bán (bao gồm cả tiền sử dụng đất tính theo hệ số k nếu nhà ở thuộc diện quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 65 của Nghị định này);
d) Trước khi thực hiện bán phần diện tích nhà thuộc sử dụng chung theo quy định tại Khoản này, cơ quan bán nhà ở không phải ký hợp đồng thuê đối với phần diện tích sử dụng chung này.
2. Đối với phần diện tích đất liền kề với nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước mà khi bán hóa giá nhà ở hoặc bán nhà ở theo Nghị định số 61/CP của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặc bán nhà ở theo quy định của Nghị đinh số 34/2013/NĐ-CP, Nhà nước chưa giải quyết chuyển quyền sử dụng diện tích đất này hoặc khi bán nhà ở theo quy định của Nghị định này thì giải quyết phần diện tích đất liền kề này như sau:
a) Chuyển quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất liền kề với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thực tế sử dụng hợp pháp nhà ở đó nếu phần diện tích này không có tranh chấp, khiếu kiện, phù hợp quy hoạch xây dựng nhà ở và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở;
b) Tiền sử dụng đất được tính bằng 40% giá đất ở đối với diện tích trong hạn mức đất ở, tính bằng 100% giá đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức đất ở trong khuôn viên nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đó (hạn mức đất ở được tính bao gồm cả diện tích đất có nhà ở đã mua và diện tích đất liền kề). Giá đất để tính tiền sử dụng đất khi chuyển quyền sử dụng được áp dụng theo bảng giá đất ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm chuyển quyền sử dụng đất đối với diện tích đất liền kề đó. Đối với phần diện tích đất ngoài khuôn viên nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thì thực hiện thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Trường hợp xây dựng nhà ở trên đất trống trong khuôn viên nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước mà phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở và không có tranh chấp, khiếu kiện thì người đang sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; mức thu tiền sử dụng đất trong trường hợp này được tính bằng 100% giá đất ở theo bảng giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm thực hiện công nhận quyền sử dụng đất.
4. Đối với phần diện tích nhà thuộc sử dụng chung mà chủ sở hữu nhà ở không mua thì cơ quan quản lý nhà ở chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý theo quy định của Nghị định này, pháp luật về nhà ở và pháp luật về đất đai.
5. Căn cứ vào quy định của Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quy định cụ thể hồ sơ, trình tự, thủ tục giải quyết đối với trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này, bố trí kinh phí để đo vẽ, lập hồ sơ và thực hiện quản lý phần diện tích nhà thuộc sử dụng chung quy định tại Khoản 4 Điều này.
6. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.Bổ sung
Giấy tờ chứng minh điều kiện, nhà ở tham gia giao dịch đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 118 của Luật Nhà ở được quy định như sau:
1. Trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thì phải có các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 148 của Luật Nhà ở; trường hợp mua bán nhà ở thương mại hình thành trong tương lai thì phải có giấy tờ theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 19 của Nghị định này.
2. Trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì phải có giấy tờ chứng minh về việc xây dựng nhà ở của bên tặng cho.
3. Trường hợp cho thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thì phải có giấy tờ theo quy định tại Điều 60 của Nghị định này; trường hợp mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thì phải có giấy tờ theo quy định tại Điều 69 của Nghị định này.
4. Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở xã hội (bao gồm cả trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư mua, thuê mua nhà ở xã hội) thì phải có các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 63 của Luật Nhà ở.
5. Trường hợp mua bán nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án để phục vụ tái định cư thì phải có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, có quyết định phê duyệt dự án của cơ quan có thẩm quyền và hồ sơ dự án đã được phê duyệt, có Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng, có giấy tờ nghiệm thu hoàn thành việc xây dựng và đưa nhà ở vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
6. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở thương mại để phục vụ tái định cư thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở hoặc hợp đồng đặt hàng mua nhà ở ký kết giữa chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại với đơn vị được Nhà nước giao bố trí nhà ở phục vụ tái định cư kèm theo hồ sơ dự án đã được phê duyệt; nếu mua nhà ở có sẵn thì phải có thêm giấy tờ nghiệm thu hoàn thành việc xây dựng và đưa nhà ở vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng; nếu mua nhà ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu hoàn thành việc xây dựng phần móng của nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng.
7. Trường hợp mua bán nhà ở theo quy định tại Khoản 4 Điều 62 của Luật Nhà ở thì phải có hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thuê mua nhà ở ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội kèm theo biên bản bàn giao nhà ở và giấy tờ chứng minh đã thanh toán hết tiền mua hoặc tiền thuê mua nhà ở cho chủ đầu tư.
8. Trường hợp thừa kế nhà ở thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:
a) Nếu thừa kế nhà ở thuộc diện được tặng cho thì phải có văn bản hoặc hợp đồng tặng cho được lập hợp pháp kèm theo giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên tặng cho (nếu có);
b) Nếu thừa kế nhà ở thuộc diện mua, thuê mua thì phải có hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hợp pháp kèm theo giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở hoặc chứng minh việc đầu tư xây dựng nhà ở của bên bán, bên cho thuê mua;
c) Nếu thừa kế nhà ở thuộc diện đầu tư xây dựng mới thì phải có Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng) và giấy tờ chứng minh có quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai của bên để thừa kế;
d) Nếu thừa kế nhà ở theo quyết định của Tòa án nhân dân thì phải có bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân.
9. Trường hợp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở (trừ trường hợp cho thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước) thì bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc có Giấy phép xây dựng hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự, pháp luật về đất đai nếu là đầu tư xây dựng nhà ở.
1. Bên bán được bán nhà ở gắn với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc quyền thuê đất ở có nhà ở đó cho bên mua trong một thời hạn nhất định. Trong thời hạn sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở, bên bán không được đơn phương chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác; việc cấp Giấy chứng nhận cho bên mua nhà ở được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.
2. Khi hết thời hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng thì thực hiện xử lý nhà ở theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
3. Trong thời hạn sở hữu nhà ở, nếu các bên vi phạm hợp đồng mua bán thì bị xử lý vi phạm và phải bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp đồng; nếu các bên có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở thì do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.
1. Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
2. Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 159 của Luật Nhà ở và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng tại từng địa phương và có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.
1. Căn cứ vào thông báo của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 75 của Nghị định này, Sở Xây dựng có trách nhiệm công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở các nội dung sau đây:
a) Danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn nằm trong khu vực mà tổ chức, cá nhân nước ngoài không được phép sở hữu nhà ở;
b) Số lượng nhà ở (bao gồm cả căn hộ, nhà ở riêng lẻ) mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại mỗi dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này; số lượng căn hộ chung cư tại mỗi tòa nhà chung cư, số lượng nhà ở riêng lẻ của mỗi dự án mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu;
c) Số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài đã mua, thuê mua, đã được cấp Giấy chứng nhận tại mỗi dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
d) Số lượng căn hộ chung cư mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu trong trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có nhiều tòa nhà chung cư; số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu trong trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có một hoặc nhiều dự án nhưng có tổng số lượng nhà ở riêng lẻ ít hơn hoặc tương đương bằng 2.500 căn.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 7 của Nghị định này và chỉ được nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận tặng cho nhà ở của tổ chức trong số lượng nhà ở theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phép sở hữu; trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam nhưng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì giải quyết theo quy định tại Điều 78 của Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư; trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa nhà chung cư để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.
4. Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trong đó có nhà ở riêng lẻ để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu số lượng nhà ở riêng lẻ theo quy định sau đây:
a) Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó;
b) Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ tương đương 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn;
c) Trường hợp có từ hai dự án trở lên mà tổng số nhà ở riêng lẻ trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% số lượng nhà ở của mỗi dự án.
5. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể cách thức xác định số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
1. Trường hợp cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở theo quy định tại Điểm c Khỏan 2 Điều 161 của Luật Nhà ở thì việc gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở được quy định như sau:
a) Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở 03 tháng, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì phải có đơn ghi rõ thời hạn đề nghị gia hạn thêm kèm theo bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đối với nhà ở và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó xem xét, giải quyết;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của chủ sở hữu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và có văn bản đồng ý gia hạn một lần thời hạn sở hữu nhà ở theo đề nghị của chủ sở hữu nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ khi hết hạn sở hữu nhà ở lần đầu ghi trên Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này;
c) Căn cứ văn bản đồng ý gia hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm ghi gia hạn trên Giấy chứng nhận; cơ quan cấp Giấy chứng nhận phải sao một bản Giấy chứng nhận và chuyển cho Sở Xây dựng để theo dõi.
2. Trường hợp tổ chức nước ngoài sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 161 của Luật Nhà ở thì việc gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở được quy định như sau:
a) Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở 03 tháng, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì phải có đơn ghi rõ thời hạn đề nghị gia hạn thêm kèm theo bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đối với nhà ở, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gia hạn hoạt động và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó xem xét, giải quyết;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của chủ sở hữu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và có văn bản đồng ý gia hạn một lần thời hạn sở hữu nhà ở theo đề nghị của chủ sở hữu nhưng tối đa không quá thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gia hạn hoạt động;
c) Căn cứ văn bản đồng ý gia hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm ghi gia hạn trên Giấy chứng nhận; cơ quan cấp Giấy chứng nhận phải sao một bản Giấy chứng nhận và chuyển cho Sở Xây dựng để theo dõi.Bổ sung
3. Trường hợp khi hết hạn sở hữu lần đầu mà cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quyết định buộc xuất cảnh hoặc buộc chấm dứt hoạt động tại Việt Nam thì không được gia hạn thêm thời hạn sở hữu theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này; nhà ở của đối tượng này được xử lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Nghị định này.
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trường hợp quy định sau đây thì không được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở mà chỉ được bán hoặc tặng cho nhà ở này cho các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở nằm trong khu vực không thuộc diện được sở hữu theo quy định tại Điều 75 của Nghị định này hoặc vượt quá số lượng nhà ở được phép sở hữu theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 76 của Nghị định này;
b) Tổ chức nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài không được phép nhập cảnh vào Việt Nam nhưng được tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam.
2. Đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này được trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác bán hoặc tặng cho nhà ở; đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này được ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác đang cư trú, hoạt động tại Việt Nam bán hoặc tặng cho nhà ở.
3. Việc bán, tặng cho nhà ở của các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện khi có các giấy tờ theo quy định sau đây:
a) Có hợp đồng tặng cho, giấy tờ về thừa kế nhà ở được lập theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật dân sự của Việt Nam;
b) Có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên tặng cho, bên để thừa kế theo quy định của Luật Nhà ở và Điều 72 của Nghị định này;
c) Có văn bản ủy quyền bán hoặc tặng cho nhà ở được lập theo quy định của pháp luật dân sự nếu ủy quyền cho người khác bán, tặng cho nhà ở.
4. Trình tự, thủ tục mua bán, tặng cho nhà ở của các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này.
5. Trường hợp trong số đối tượng được thừa kế nhà ở có cả người thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và người không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các bên được thừa kế phải thống nhất phân chia tài sản nhà ở này theo một trong các trường hợp sau đây:
a) Các bên thống nhất đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó cho người thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
b) Các bên thống nhất thực hiện tặng cho hoặc bán nhà ở này cho đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này để hưởng giá trị.
1. Sở Xây dựng có trách nhiệm lập một mục riêng trên Cổng thông tin điện tử của Sở để đăng tải và quản lý các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều 76 của Nghị định này.
2. Trước khi ký hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhà ở, chủ đầu tư, bên tặng cho phải kiểm tra thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng hoặc đề nghị Sở Xây dựng cung cấp thông tin để xác định số lượng nhà ở được bán, cho thuê mua, được tặng cho, Sở Xây dựng có trách nhiệm cung cấp thông tin trong ngày. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở chỉ được bán, cho thuê mua nhà ở, bên tặng cho chỉ được tặng cho nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài theo đúng số lượng quy định tại Điều 76 của Nghị định này.
3. Sau khi ký hợp đồng mua bán, cho thuê mua, tặng cho nhà ở, chủ đầu tư, bên tặng cho có trách nhiệm thông báo ngay thông tin trong ngày (bằng thư điện tử và bằng văn bản) về địa chỉ nhà ở đã bán, cho thuê mua, đã tặng cho đến Sở Xây dựng nơi có nhà ở để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở; sau khi nhận được thông tin, Sở Xây dựng phải kiểm tra và đăng tải ngay trên Cổng thông tin điện tử của Sở.
4. Trước khi cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải kiểm tra thông tin do Sở Xây dựng quản lý. Sau khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải thông báo ngay trong ngày thông tin về nhà ở đã được cấp Giấy chứng nhận cho Sở Xây dựng để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng.
5. Mọi giao dịch mua bán, cho thuê mua, tặng cho nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài vượt quá số lượng mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu theo quy định tại Điều 76 của Nghị định này hoặc giao dịch mua, thuê mua, tặng cho nhà ở tại dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài không thuộc diện được sở hữu thì đều không có giá trị pháp lý và không được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận; bên bán, cho thuê mua nhà ở phải bồi thường thiệt hại cho bên mua, thuê mua nhà ở.
6. Sở Xây dựng, chủ đầu tư, bên tặng cho nhà ở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận nếu không kịp thời thông báo, đăng tải các thông tin theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật; nếu do chậm thông báo, đăng tải các thông tin mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bị thiệt hại.
7. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có trách nhiệm gửi văn bản thông báo kèm bản sao Giấy chứng nhận đã cấp (bao gồm cả trường hợp được gia hạn thêm) cho Sở Xây dựng nơi có nhà ở, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, quản lý.
8. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân nước ngoài mua nhà ở để bán lại nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời.
9. Bộ Xây dựng hướng dẫn biểu mẫu báo cáo tình hình mua bán, thuê mua, việc sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
1. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thuộc diện quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở phải có tên gọi thống nhất là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, việc triển khai thực hiện phải tuân thủ các quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp đã nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành văn bản chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư theo thẩm quyền quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này thì cơ quan, đơn vị đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư chỉ phải nộp bổ sung các giấy tờ còn thiếu (nếu có) theo quy định của Nghị định này hoặc điều chỉnh bổ sung các nội dung nêu trong hồ sơ đã nộp cho phù hợp với Luật Nhà ở và Nghị định này.
3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành các bước lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa ban hành văn bản lựa chọn chủ đầu tư thì tiếp tục thực hiện các bước lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Nghị định này.
4. Trường hợp dự án xây dựng nhà ở đã được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà thuộc diện phải điều chỉnh lại nội dung dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 182 của Luật Nhà ở thì chủ đầu tư phải điều chỉnh lại nội dung dự án; trường hợp nội dung điều chỉnh phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư thì chủ đầu tư phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh lại quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Nghị định này trước khi phê duyệt điều chỉnh bổ sung dự án và triển khai thực hiện.
5. Việc xác định nhà ở có sẵn, nhà ở hình thành trong tương lai được quy định như sau:
a) Nhà ở có sẵn là nhà ở đã có biên bản nghiệm thu hoàn thành việc xây dựng đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng; trường hợp nhà ở do chủ đầu tư tự thực hiện xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (nhà ở không bắt buộc phải do đơn vị có năng lực thực hiện xây dựng) thì phải đáp ứng điều kiện đã có hệ thống điện, nước phục vụ cho sinh hoạt, có hệ thống phòng cháy, chữa cháy (nếu nhà ở thuộc diện bắt buộc phải có hệ thống phòng cháy, chữa cháy);
b) Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở không đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm a Khoản này.
6. Kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành, việc đặt tên dự án, tên khu vực trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thuộc diện quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở phải tuân thủ quy định tại Khoản 3 Điều 19 của Luật Nhà ở và quy định của Nghị định này; các trường hợp đặt tên và sử dụng tên của dự án các khu vực trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không đúng quy định tại Khoản này thì không được pháp luật công nhận. Mọi giao dịch có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải sử dụng đúng tên gọi đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại mà chủ đầu tư có sử dụng tên dự án, các khu vực trong dự án bằng tiếng nước ngoài và đã được phê duyệt trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực mà chủ đầu tư có văn bản đề xuất đổi lại tên gọi của dự án, các khu vực trong dự án này theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 của Luật Nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án có trách nhiệm xem xét ban hành văn bản chấp thuận việc đổi tên gọi. Mọi giao dịch có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải sử dụng đúng tên gọi đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
7. Trường hợp trong giấy tờ đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi sử dụng căn hộ chung cư làm địa điểm kinh doanh trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh này phải chuyển hoạt động kinh doanh sang địa điểm khác không phải là căn hộ chung cư trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh phải làm thủ tục điều chỉnh lại địa điểm kinh doanh ghi trong giấy tờ đăng ký kinh doanh đã cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sang địa điểm khác trong thời hạn quy định tại Khoản này; quá thời hạn quy định tại Khoản này thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được kinh doanh tại căn hộ chung cư.
8. Trường hợp nhà chung cư đã thành lập Ban quản trị trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành mà Ban quản trị có nhu cầu tổ chức lại mô hình hoạt động theo quy định của Luật Nhà ở thì phải tổ chức họp Hội nghị nhà chung cư để thành lập lại Ban quản trị theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành.
9. Kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành, việc bảo hành nhà ở được thực hiện theo thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 85 của Luật Nhà ở; thời hạn bảo hành được tính từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu bàn giao đưa nhà ở vào sử dụng.
10. Kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành, các nhà chung cư (bao gồm cả nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và sử dụng vào các mục đích khác) được xây dựng phải bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
Đối với nhà chung cư đã được xây dựng từ trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành mà có thiết kế diện tích làm nhà sinh hoạt cộng đồng thì chủ đầu tư phải bố trí diện tích để làm nhà sinh hoạt cộng đồng theo thiết kế đã được phê duyệt; trường hợp không có thiết kế diện tích nhà sinh hoạt cộng đồng mà có diện tích nhà dành để kinh doanh thì chủ đầu tư và các chủ sở hữu nhà chung cư có thể thỏa thuận để các chủ sở hữu mua hoặc thuê lại một phần diện tích nhà này để làm nhà sinh hoạt cộng đồng.
Nhà sinh hoạt cộng đồng do Hội nghị nhà chung cư quyết định giao cho Ban quản trị nhà chung cư hoặc đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư quản lý; nhà sinh hoạt cộng đồng phải được sử dụng đúng mục đích vào sinh hoạt của cả cộng đồng các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; nghiêm cấm sử dụng nhà này vào mục đích riêng của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư, cho thuê, cho mượn, sử dụng vào các mục đích khác không phải phục vụ cho sinh hoạt chung của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.
1. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã tổ chức thẩm định giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa ban hành giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở thì thực hiện thẩm định và ban hành giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở theo quy định của Nghị định này.
2. Trường hợp người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là người đứng tên trong hợp đồng thuê nhà ở và đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà thời hạn thuê nhà vẫn còn thì các bên không phải ký lại hợp đồng thuê. Khi hết thời hạn thuê theo hợp đồng, đơn vị quản lý vận hành nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, nếu bên thuê vẫn đủ điều kiện được thuê và có nhu cầu tiếp tục thuê thì các bên ký gia hạn hợp đồng thuê nhà ở; nếu bên thuê không có nhu cầu thuê tiếp hoặc không đủ điều kiện được tiếp tục thuê nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở có văn bản thông báo cho bên thuê biết để chấm dứt hợp đồng thuê và bàn giao lại nhà ở cho bên cho thuê để quản lý, cho thuê theo quy định của Nghị định này; trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì thực hiện thu hồi theo quy định của Nghị định này.
3. Xử lý chuyển tiếp đối với các trường hợp bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước như sau:
a) Trường hợp đã nộp đơn đề nghị mua nhà ở trước ngày 06 tháng 6 năm 2013 mà nhà ở đó có đủ điều kiện được bán theo quy định tại thời điểm nộp đơn và đủ điều kiện bán theo quy định của Nghị định này thì tiếp tục thực hiện bán theo giá bán và cơ chế miễn, giảm tiền mua nhà ở theo chính sách của Nghị định số 61/CP; trường hợp đã nộp đơn trước ngày 06 tháng 6 năm 2013 mà nhà ở đó không đủ điều kiện được bán theo quy định tại thời điểm nộp đơn nhưng đủ điều kiện được bán theo quy định của Nghị định này thì thực hiện bán theo quy định của Nghị định này;
b) Trường hợp đã nộp đơn đề nghị mua nhà ở từ ngày 06 tháng 6 năm 2013 đến trước ngày Nghị đinh này có hiệu lực thi hành mà nhà ở đó có đủ điều kiện được bán theo quy định của Nghị định này thì tiếp tục thực hiện bán theo quy định của Nghị định số 34/2013/NĐ-CP;
c) Trường hợp nhà ở thuộc diện quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 65 của Nghị định này mà cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt giá bán trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện bán theo giá đã được phê duyệt, trừ trường hợp thuộc diện quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 69 của Nghị định này; trường hợp đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cơ quan đại diện chủ sở hữu chưa phê duyệt giá bán nhà ở thì thực hiện phê duyệt và bán theo giá quy định của Nghị định này.
4. Trường hợp người mua nhà ở thương mại (bao gồm cả trường hợp hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở thương mại làm nhà ở phục vụ tái định cư) nếu đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền thì người mua nhà ở đó được chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
5. Đối với nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài đã mua trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì thời hạn sở hữu nhà ở được xác định kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận; chủ sở hữu được gia hạn sở hữu nhà ở theo quy định của Nghị định này; trong thời hạn sở hữu hoặc trước khi hết hạn sở hữu nhà ở, chủ sở hữu được thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhà ở đó theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này.
6. Trường hợp đã ký hợp đồng về nhà ở trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành mà nội dung của hợp đồng phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan tại thời điểm ký kết hợp đồng nhưng có các thỏa thuận khác với quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này thì các bên tiếp tục thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp các bên nhất trí sửa đổi, bổ sung lại nội dung của hợp đồng này cho phù hợp với quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này.
Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mọi giao dịch về nhà ở phải tuân thủ các quy định về hình thức giao dịch, điều kiện tham gia giao dịch, trình tự, thủ tục giao dịch, nội dung và mẫu của hợp đồng về nhà ở quy định tại Luật Nhà ở, Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Xây dựng; trường hợp thực hiện không đúng quy định thì các giao dịch này không có giá trị pháp lý. Đối với các giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở (bao gồm nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề, căn hộ chung cư) thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở phục vụ tái định cư, giao dịch mua bán nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ hoặc làm nhà ở tái định cư thì phải tuân thủ theo mẫu và nội dung của hợp đồng do Bộ Xây dựng ban hành.
7. Đối với hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh mà các bên đã ký từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và có thỏa thuận phân chia 20% sản phẩm nhà ở theo quy định của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở thì tiếp tục được phân chia số lượng nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng; các bên thực hiện thanh lý hợp đồng này và ký hợp đồng mua bán nhà ở khi có đủ điều kiện được bán nhà ở này theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và Nghị định này.
8. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, việc thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai, thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, hợp đồng chuyển nhượng dự án và các quyền tài sản khác liên quan đến nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở thuộc diện được thế chấp theo quy định của pháp luật phải thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này; các trường hợp thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai và các quyền tài sản liên quan đến nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại Khoản này không đúng với quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này thì không có giá trị pháp lý và không được pháp luật công nhận.
Việc đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai và các quyền tài sản liên quan đến nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại Khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm; việc xử lý các tài sản thế chấp quy định tại Khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan.
1. Trường hợp đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chủ đầu tư đã làm thủ tục phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa phê duyệt dự án thì thực hiện phê duyệt dự án theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này; chủ đầu tư không phải làm lại thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án mà chỉ phải bổ sung giấy tờ còn thiếu (nếu có) và điều chỉnh bổ sung các nội dung nêu trong hồ sơ dự án cho phù hợp với quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo phương án đã được phê duyệt.
2. Đối với nhà chung cư phục vụ tái định cư được xây dựng bằng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở thì người mua, người thuê mua nhà ở phải đóng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung theo quy định tại Điều 108 của Luật Nhà ở.
Trong trường hợp nhà chung cư phục vụ tái định cư mà có dành diện tích để kinh doanh theo dự án đã được phê duyệt thì sau khi trừ các chi phí kinh doanh hợp lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được sử dụng khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh này để hỗ trợ cho kinh phí bảo trì phần diện tích, thiết bị thuộc sở hữu chung của nhà chung cư phục vụ tái định cư trên địa bàn (bao gồm bảo trì thang máy, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, máy bơm nước, máy phát điện, hệ thống chống sét, mặt ngoài của nhà chung cư) và hỗ trợ một phần kinh phí cho công tác quản lý vận hành nhà ở này.
1. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Quỹ phát triển nhà ở trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì Quỹ phát triển nhà ở này tiếp tục được hoạt động theo Điều lệ hoạt động đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định cấp kinh phí từ ngân sách địa phương cho Quỹ phát triển nhà ở để thực hiện cho vay phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn.
2. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa thành lập Quỹ phát triển nhà ở, nếu có nhu cầu thành lập Quỹ phát triển nhà ở thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập Quỹ phát triển nhà ở riêng hoặc ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển của địa phương quản lý Quỹ phát triển nhà ở.
1. Bộ Xây dựng có các quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các nhiệm vụ được giao quy định tại Điều 175 của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định này;
b) Hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện Luật Nhà ở và Nghị định này; tổ chức tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách pháp luật về nhà ở;
c) Quyết định cho phép điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội hoặc sang làm nhà ở phục vụ tái định cư hoặc quyết định điều chỉnh cơ cấu diện tích sàn xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở có từ 500 căn trở lên (bao gồm cả nhà ở riêng lẻ và căn hộ chung cư) để thực hiện chính sách điều tiết thị trường bất động sản theo chủ trương của Chính phủ, yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc khi có đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; xem xét, quyết định việc điều chỉnh nhà ở phục vụ tái định cư hoặc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư sang làm nhà ở xã hội hoặc sang làm nhà ở thương mại theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Đình chỉ thực hiện dự án đối với trường hợp đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà không có trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương hoặc khi chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đình chỉ việc thực hiện đối với dự án không bảo đảm đúng các yêu cầu đã được nêu trong quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc dự án vi phạm các quy định về huy động vốn, về điều kiện mua bán, cho thuê mua nhà ở.
2. Bộ Tài chính có các quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc thu, chi tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Điều 44 của Nghị định này;
b) Hướng dẫn việc thu thuế, các nghĩa vụ tài chính khác khi chủ sở hữu bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, góp vốn bằng nhà ở;
c) Hướng dẫn thủ tục thanh toán tiền chênh lệch thuê nhà ở công vụ quy định tại Khoản 2 Điều 51 của Nghị định này và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Nghị định này.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn việc thực hiện quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 6, việc cấp Giấy chứng nhận quy định tại Điều 7, việc xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu nhà ở quy định tại Điều 8, việc ghi gia hạn Giấy chứng nhận quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 77 của Nghị định này và việc xử lý bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định và hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục thế chấp và giải chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai và các quyền tài sản có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của Luật Nhà ở và Khoản 8 Điều 81 của Nghị định này;
b) Hướng dẫn cụ thể việc thanh toán tiền mua bán, thuê mua nhà ở qua tổ chức tín dụng của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi mua, thuê mua nhà ở tại Việt Nam và việc chuyển tiền bán, cho thuê mua nhà ở ra nước ngoài của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi bán, cho thuê mua nhà ở tại Việt Nam.
5. Các Bộ ngành có liên quan trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền được giao có liên quan đến nhà ở cho phù hợp với quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện các quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này.
Đối với các Bộ, ngành có quỹ nhà ở cũ tự quản thì phải chuyển giao quỹ nhà ở này sang Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở để tiếp nhận, quản lý, cho thuê và bán theo quy định của Nghị định này; trường hợp nhà ở cũ do Bộ Quốc phòng đang quản lý thì Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo quản lý, cho thuê và bán theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 64 của Nghị định này.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn;
b) Bố trí kinh phí để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương theo quy định của Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Xây dựng; chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch này sau khi được phê duyệt;
c) Quy hoạch, bố trí diện tích đất để phát triển đối với từng loại nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt, trong đó phải xác định rõ các khu vực để xây dựng nhà ở xã hội cho thuê; quyết định hệ số k điều chỉnh giá đất trong trường hợp bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 65 của Nghị định này;
d) Chỉ đạo công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Sở Xây dựng các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn theo quy định tại Khoản 5 Điều 19 của Luật Nhà ở, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt; chỉ đạo Sở Xây dựng công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở các thông tin về nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua, được huy động vốn quy định tại Điều 19 của Nghị định này, danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu quy định tại Khoản 1 Điều 76 và các thông tin quy định tại Điều 79 của Nghị định này;
đ) Ban hành quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng, nhà biệt thự, nhà chung cư; hướng dẫn việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở phục vụ tái định cư được giao quản lý cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; tổ chức cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Điều 84 của Luật Nhà ở, quy định của Nghị định này; tổ chức cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Nghị định này;
e) Quy định tiêu chí, thủ tục và xác định danh mục nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử (bao gồm cả nhà biệt thự, nhà ở cổ); quyết định thành lập Hội đồng xác định danh mục và ban hành quyết định phê duyệt danh mục nhà ở này để thực hiện quản lý theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và pháp luật có liên quan;
g) Sắp xếp tổ chức, bố trí đủ cán bộ, công chức và phân giao lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan của địa phương để thực hiện việc phát triển và quản lý nhà ở theo đúng quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này; chỉ đạo thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác phát triển và quản lý nhà ở trên địa bàn; xử lý các hành vi vi phạm, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết theo quy định của pháp luật;
h) Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhà ở thuộc thẩm quyền ban hành cho phù hợp với Luật Nhà ở và Nghị định này; tổ chức tập huấn, phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật về nhà ở và vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn chấp hành các quy định của pháp luật về nhà ở;
i) Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và pháp luật có liên quan;
k) Định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình triển khai Luật Nhà ở và Nghị định này trên địa bàn;
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và quy định của pháp luật.
2. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm đầu mối thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn là Sở Xây dựng.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ được giao, theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật về nhà ở.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và thủ trưởng các cơ quan có liên quan của địa phương chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu chậm trễ thực hiện hoặc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và các văn bản pháp luật về nhà ở.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản để giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành có liên quan đến chính sách quản lý, phát triển nhà ở và thị trường bất động sản trên phạm vi toàn quốc.
2. Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chương trình phát triển nhà ở, các chủ trương, chính sách về nhà ở và thị trường bất động sản tại các Bộ, ngành và các địa phương;
b) Tham gia góp ý các chính sách lớn, quan trọng liên quan đến nhà ở và thị trường bất động sản;
c) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc đình chỉ việc thi hành các văn bản có liên quan đến nhà ở và thị trường bất động sản do các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trái với quy định của pháp luật về nhà ở và thị trường bất động sản;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản cấp tỉnh để giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách liên quan đến lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản tại địa phương;
đ) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và các tổ chức giúp việc Ban Chỉ đạo ở Trung ương do Thủ tướng Chính phủ quy định, ở địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước cùng cấp cấp.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2015.
2. Các Nghị định sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 51/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
b) Nghi định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
c) Nghị định số 34/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
d) Nghị định số 84/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư.
3. Các nội dung liên quan đến phát triển nhà ở (bao gồm cả việc quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở), sở hữu nhà ở, quản lý, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở, quản lý nhà nước về nhà ở được quy định trong các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà khác với các quy định thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 99/2015/ND-CP |
Hanoi, October 20, 2015 |
ON GUIDELINES FOR THE LAW ON HOUSING
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Housing dated November 25, 2014;
At the request of the Minister of Construction,
The Government promulgates a Decree on guidelines for the law on housing.
1. This Decree provides guidelines for ownership, development, management and use of housing; housing-related transactions; and the roles of regulatory agencies in housing in Vietnam prescribed in the Law on Housing No. 65/2014/QH13 (hereinafter referred to as the Law on Housing).
2. The guidelines for social housing development; management and use of non-state-owned social housing; renovation and reconstruction of apartment buildings; construction, management and use of communication system of housing; sale, lease, and lease-purchase of commercial housing conducted by real estate enterprises or cooperatives; inspection and penalties for administrative violations in the field of housing shall be prescribed in other Decrees of the Government.
1. Domestic organizations, households, individuals, Vietnamese citizens residing overseas, foreign organizations and individuals involved in ownership, development, management, use, and transaction of housing in Vietnam.
2. Housing authorities.
Article 3. Local housing development programs/plans
1. People’s Committees of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provinces) are responsible for formulating and implementing local housing development programs/plans according to Article 15 and Article 169 of the Law on Housing.
2. Content of 5-year, 10-year, or longer local housing development programs (hereinafter referred to as long-term housing development program):
a) Evaluation of various types of houses (detached houses, apartment buildings), housing of local entities mentioned in Article 49 of the Law on Housing;
b) Analysis of result, drawbacks, causes, difficulties in housing development and management, land-use planning, and construction planning related to local housing development;
c) Demands for housing (quantity, categories, total construction area); demand for land area for housing of each area in the province, including demand for housing of entities that need support for housing improvement prescribed in Article 49 of the Law on Housing; demand for capital (state budget and other sources) to invest in housing construction.
dd) Criteria for housing development (housing area per capita; minimum floor area, quantity and floor area of new housing of each type, quality of urban and rural housing);
dd) Relation between housing development and urban development requirements in urban area;
e) Solutions for implementing the program, including specific polices on housing introduced by local governments, construction planning, allocation of land, and methods of investment in construction of housing, technological solutions for reduction of building costs, capital sources, incentives in terms of finance, land, plans for implementation of policies on social housing prescribed in Article 49 of the Law on Housing;
g) Progress of the program and responsibility of local agencies;
h) Relevant contents.
3. Content of 5-year and annual local housing development programs (hereinafter referred to as short-term housing development plan):
a) Locations, areas of housing development; quantity of housing construction projects; quantity of housing, total floor area that need investment, 5-year and annual plans must be specified;
b) Ratio of each type of housing (detaches houses, apartment buildings) that need investment; quantity, floor area of social housing that need investment every year and the next 5 years; floor area of social housing for lease must be specified;
c) Expected housing area per capital in urban areas, rural areas, and in the whole province; minimum housing area;
d) Land area for construction various types of housing (commercial housing, social housing, relocation housing, official residence) every year and the next 5 years; methods of investment in housing construction;
dd) Sources of capital for development of housing; execution time of annual and 5-year plans
e) Methods of implementation and responsibility of relevant local authorities for implementation the housing development plan;
g) Relevant contents.
4. The People’s Committee of the province must evaluate the implementation of the program/plan and make necessary revisions at the middle and at the end of each period.
In case the National Housing Development Strategy or local socio-economic development planning is revised, the People’s Committee of the province must revise the housing development program and submit it to the People’s Council for approval before ratification as prescribed in Article 169 of the Law on Housing.
5. The criteria of the housing development program, including housing area per capital, minimum housing area, housing quantity, total floor area of new housing, quality of housing in urban and rural areas, must be included in the local socio-economic development tasks and be evaluated when such tasks are evaluated.
Article 4. Procedures for formulating local housing development programs/plans
1. Procedures for formulating long-term housing development program of each province:
a) The Department of Construction of the province shall prepare outlines of the housing development program, including the program content, cost estimate, and plan for hiring consultancy unit, then submit the outlines to the People’s Committee of the province for approval;
b) After the outlines are approved by the People’s Committee of the province, the provincial Department of Construction shall directly or hire a consultancy unit experienced in formulating housing development program to cooperate with relevant entities in the province and the People’s Committees of districts in the province to survey, draft the program, and report to the People’s Committee of the province;
c) After the People’s Committee of the province offers its opinion about the draft program, the Department of Construction shall complete the draft and submit it to the People’s Committee of the province. Then the People’s Committee of the province shall submit it to the People’s Council of the same province for ratification. The People’s Committees of central-affiliated cities must consult with the Ministry of Construction before submitting the draft program to the People’s Councils of the same provinces for ratification;
d) The People’s Council of the province shall consider ratifying the local housing development program. After the program is ratified by the People’s Councils of provinces, the People’s Committee of the province shall approve and organize the implementation of the program.
2. Procedures for formulating long-term housing development program of each province:
a) Based on the local housing development program approved by the People’s Committee of the province, the Department of Construction shall directly or hire a capable consultancy unit to cooperate with relevant agencies in the province in formulating short-term housing development plans, then submit them to the People’s Committee of the province for approval. The People’s Committees of districts and relevant agencies in the province have the responsibility to provide information about housing at the request of the Department of Construction, cooperate with the Department of Construction and the consulting unit in formulating the housing development plan.
If the plan contains regulations on use of state budget for housing development, the People’s Committee of the province must consult with the People’s Council of the same province about the plan for using budget before granting an approval;
b) Based on the housing development plan of the Department of Construction, the People’s Committee of the province shall consider approving it and organize its implementation.
The People’s Committee of the province must approve the annual housing development plan before December 31 of the year preceding the planned year, and approve the 5-year housing development plan before December 31 of the last year of the period.
3. After the housing development program and plans are approved, the People’s Committee of the province must post them on its website and the website of the Department of Construction, provide funding from local budget to formulate housing development programs and plans in accordance with this Decree.
The Ministry of Construction shall provide guidance on funding for formulating local housing development programs and plans.
Article 5. Documents proving eligible house owners
1. Every domestic organization, household, or individual that applies for the Certificate of rights to use land, ownership of land and property on land (hereinafter referred to as Certificate) must submit ID documents according to regulations on issuance of certificates.
2. The applicant being a Vietnamese citizen residing overseas must submit the following documents:
a) An unexpired Vietnamese passport that bears the entry seal of a Vietnam’s immigration authority; or
b) An unexpired foreign passport that bears the entry seal of a Vietnam’s immigration authority together with documents proving the Vietnamese nationality or Vietnamese heritage issued by the Department of Justice of a province, an overseas Vietnam’s diplomatic mission, or an authority in charge of management of overseas Vietnamese citizens, or other documents prescribed by Vietnam’s law.
3. The applicant being a foreign organization or individual must submit documents proving their eligibility according to Article 74 of this Decree. In case a foreign individual submits documents proving his/her Vietnamese heritage, he/she has to choose between policies applied to Vietnamese citizens residing overseas and policies applied to foreigners to determine his/her house ownership in Vietnam.
Article 6. Issuance of Certificate to house owner
1. Every domestic organization, household, individual, overseas Vietnamese citizens, foreign organization and individual that has documents proving the lawful establishment of housing as prescribed by the Law on Housing, regulations of law on real estate trading, and relevant regulations of law (including housing invested under construction planning approved by competent authorities in the projects mentioned in Clause 2 Article 17 of the Law on Housing), and documents proving their eligibility to own housing prescribed in Article 5 of this Article shall be granted the Certificate of ownership of such house.
In case a Vietnamese citizen residing overseas is not allowed to enter Vietnam and receives or inherits housing in Vietnam, he/she will not have the house ownership recognized and has to follow the regulations in Clause 2 through 5 of Article 78 of this Decree.
2. With regard to detached houses with two stories or more, each of which has two separate apartments or more (with separate rooms, kitchens, bathrooms), the floor area of each apartment is 30 m2 or larger, and the house satisfy conditions of apartment buildings prescribed in Clause 2 Article 46 of the Law on Housing, each apartment will be granted a separate Certificate. In case the owner sells, lease under a lease-purchase agreement, gift, or bequeath his/her apartment to another organization, household, or individual that is eligible to own housing in Vietnam, the land use right associated with this housing shall be shared by the entities that have purchased, leased under a lease-purchase agreement, received, or inherited the apartments.
3. Apart from the information on the Certificate prescribed by regulations of law on land, the Certificate issuer must write the following information:
a) Information about the house prescribed in Clause 3 Article 9 of the Law on Housing;
b) Duration of house ownership, the right to sell, gift, bequeath, contribute the house as capital of the buyer according to the time-limited house purchase contract in the case mentioned in Article 123 of the Law on Housing, or duration of house ownership of the foreign organization or individual in Vietnam according to Article 161 of the Law on Housing, Article 7 and Article 77 of this Decree;
c) In case of purchase of social housing prescribed in Clause 4 and Clause 5 Article 62 of the Law on Housing, the time limit for the owner to sell such social housing must be specified.
4. Procedures for issuing the Certificate to the owner must comply with regulations of law on land. The investor in the housing construction project has the responsibility to follow procedures for obtaining the Certificates for buyers and buyers/tenants of housing. In case a buyer or buyer/tenant wishes to follow the procedures themselves, the investor must provide documents related to the house to the buyer or buyer/tenant.
Article 7. House ownership duration
1. In case of limited house ownership duration prescribed in Article 123 of the Law on Housing, the seller and the buyer shall reach an agreement on the period of time over which the buyer owns the house, rights and obligations of the buyer during the house ownership period; responsibility to register and obtain the Certificate for the buyer; the handover of the house associated with land use right after the ownership period expires; disposal of the Certificate after the ownership period expires, and responsibility of the parties for execution of the house purchase contract. During the house ownership period, the buyer will be granted a Certificate of such house by revoking the seller’ Certificate and granting it to the buyer, or write information on page 3 of the seller’s Certificate and give it to the buyer.
In this case, the buyer and the seller shall reach an agreement that if the buyer is entitled to sell, gift, bequeath, or contribute the house as capital during the house ownership period, then the buyer, recipient, inheritor only owns the house for the period that was agreed by the initial buyer and the initial owner.
2. The foreign organizations mentioned in Point b Clause 1 Article 159 of the Law on Housing may own a quantity of housing not exceeding the limit written on their investment registration certificates. When the house ownership period written on the Certificate expires, if the owner wishes to have this period extended, the State shall consider granting an extension according to Article 77 of this Decree. If the investment registration certificate has an indefinite term, the Certificate granted to the owner will also have an indefinite term.
Clause 1 Article 8 of this Decree shall apply to the case a foreign organization goes bankrupt, is dissolved or shut down before the term of home-ownership expires, or has its certificate of investment or license to operate in Vietnam revoked by Vietnam’s government. During the house ownership period, if the foreign organization is converted into a domestic organization through acquisition or capital transfer, it may acquire a long-term house ownership.
3. Foreigners mentioned in Point c Clause 1 Article 159 of the Law on Housing may own housing for up to 50 years from the date of issue of the Certificate. When the house ownership period written on the Certificate expires, if the owner wishes to have this period extended, the State shall consider granting an extension according to Article 77 of this Decree.
4. In case the foreign organization or individual sells or offers the house before the expiration of the ownership period, the buyer or recipient may own the house as follows:
a) If the house is sold or gifted to a domestic organization, household, individual, or a Vietnamese citizen residing overseas, the buyer or recipient will acquire a long-term ownership of the house;
b) If the house is sold to a foreign organization or individual eligible to own housing in Vietnam, the buyer or recipient may own the house for the remaining period. When this period expires, if the owner wishes to have this period extended, the State shall consider granting an extension according to Article 77 of this Decree.
c) The seller or giver must pay tax and other amounts to state budget as prescribed by Vietnam’s law.
Article 8. Expiration of house ownership period
1. Upon the expiration of the house ownership period as agreed between the initial buyer and seller prescribed in Clause 1 Article 7 of this Decree, the house ownership and land use right shall be settled as agreed by both parties in the initial house purchase contract. If such agreement does not exist, the house ownership and land use right shall be transferred to the initial owner or his/her legal inheritor.
If the initial owner is an organization that goes bankrupt, is dissolved, or shut down, its housing shall be dealt with in accordance with regulations of law on bankruptcy, dissolution, or shutdown, and the house ownership shall be transferred to an eligible organization or individual as prescribed by regulations of law on bankruptcy, dissolution, or shutdown. While the house owner is being determined, the organization or individual managing the house shall keep managing it and must not sell, lease under a lease-purchase agreement, offer, bequeath, pledge, or contribute the house as capital. The house shall be transferred within 03 months from the day on which its owner is determined.
In case a foreign organization has its investment registration certificate or license to operate in Vietnam revoked by Vietnam’s government, the owner must sell or offer the house to an entity eligible to own housing in Vietnam.
2. In case the initial buyer and seller mentioned in Clause 1 Article 7 of this Decree does not have an agreement on disposal of the Certificate upon the expiration of the house ownership period, the issuer of the Certificate shall revoke it from the current owner and issue it to the initial owner as prescribed in Clause 1 of this Article. If the Certificate cannot be retrieved, the issuer shall issue a decision to annul the Certificated issued to the current owner and reissue it to the initial owner. Procedures for issuing the Certificate shall comply with regulations of law on land.
3. Before the expiration of the house ownership period prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 7 of this Decree (including extended period prescribed in Article 77 of this Decree), the foreign organization or individual may directly or authorize another organization or individual to exercise their right to sell or gift the owner under their lawful ownership as prescribed in Clause 4 Article 7 of this Decree. If the foreign organization or individual fails to sell or offer the house by the deadline, such house shall be passed into public ownership. The Department of Construction shall request the People’s Committee of the province where the house is located to issue a decision on establishment of public ownership, expropriate the house, use it, sell it, or lease it out in accordance with regulations on management of state-owned houses.
In case a foreign individual is expelled from Vietnam or a foreign organization is forced to stop operating in Vietnam by a competent authority of Vietnam because illegal use of housing under their ownership, the house shall be dealt with under a decision of a competent authority of Vietnam.
Section 1: HOUSING CONTRUCTION PROJECT
Article 9. Deciding or approving investment policies of housing construction project
1. Before planning a housing construction project prescribed in Clause 2 Article 17 of the Law on Housing, the investor must follow procedures to obtain a decision on or approval for investment policies as prescribed by this Decree.
2. If the housing construction is invested by the capital sources prescribed in Clause 3 Article 36 and Clause 1 Article 53 of the Law on Housing, documents, procedures, and the power to decide investment policies shall comply with the Law on Public Investment. The appraising authority must consult with the Ministry of Construction if the project is funded by central government budget, with the Department of Construction of the province where project is located if the project is funded by provincial government budget.
If the Minister of Construction decides the investment policies of the housing construction project as prescribed by the Law on Public Investment, the Ministry of Construction shall appraise the project before issuing the decision.
3. In case of investment in housing that does not belong to the projects prescribed in Clause 2 of this Article but belong to projects prescribed in Point a Clause 1, Clause 2 Article 31, and Point a Clause 1, Clause 2 Article 32 of the Law on Investment, documents, procedures, and the power to decide investment policies shall comply with the Law on Investment. The appraising authority must consult with the Ministry of Construction if the investment policies are decided by the Prime Minister, with the Department of Construction of the province where project is located if the investment policies are decided by the People’s Committee of the province.
4. With regard to construction of housing other than that mentioned in Clause 2 and Clause 3 of this Article, investment policies must be sent to the Ministry of Construction for appraisal and submitted to the Prime Minister for approval in the following cases:
a) The project uses an area of 100 hectares or larger, or less than 100 hectares but has 2,500 houses or more (including villas, detached houses, apartments) in non-urban area;
b) The project uses an 50 hectares or larger, or less than 50 hectares but has 2,500 houses or more in an urban area;
c) The project is located in multiple provinces regardless of land area.
5. With regard to construction of housing other than that mentioned in Clause 2, Clause 3, and Clause 4 of this Article, the People’s Committee of the province must consult with the People’s Council of the same province before approving the investment policies in the following cases:
a) The project’s area is from 20 hectares to less than 100 hectares and has fewer than 2,500 houses in a non-urban area;
b) The project’s area is from 10 hectares to less than 50 hectares and has fewer than 2,500 houses in a non-urban area;
c) The project is located in an area where development is restricted or a historical urban area (according to planning schemes) of special-class urban areas, regardless of land area of the project.
6. In cases other than those mentioned in Clause 2 through 5 of this Article, investment policies are subject to approval by the People’s Committee of the province.
Article 10. Documents and procedures deciding or approving investment policies of housing construction project
1. In the cases mentioned in Clause 2 and Clause 3 Article 9 of this Decree, apart from the contents subject to approval prescribed by regulations of law on public investment and investment, the following information must be added:
a) Area for growing paddy, protective forests, specialized forests to be repurposed serving the housing construction project (if any);
b) Ratio and quantity of housing types (apartments, villas, detached houses); total floor area of housing;
c) Construction of technical, social infrastructure, public parking area and parking area for households and individuals residing in the project area;
d) Land area dedicated to construction of social housing and housing for lease prescribed by the Law on Housing; plan for management or transfer of infrastructural works of the project to the local government after the construction in complete;
dd) Responsibility of the local government and investor for execution of the project and construction of social infrastructure, unless social infrastructure is already available in the project area.
2. In the cases mentioned in Clause 4 through 6 Article 9 of this Decree, the application for approval for investment policies consists of:
a) Legal documents of the unit assigned as investor, including documents licensing real estate trading, documents proving their legal status, financial capacity, experience. If no investor is chosen, it is required to report the method of investor selection and conditions for being selected as an investor;
b) A written request for approval of the investment policies of the housing construction project which specifies the legal basis and contents that need approving as prescribed in Clause 2 Article 11 of this Decree; reasons for requesting approval, and documents proving the conformity with the project with the approved local housing development program/plan;
c) The decision to approve the planning enclosed with a detailed drawing of the area where the project is located which is approved by a competent authority;
d) Contents of the approved local housing development program/plan related to the execution of the project.
3. Procedures for approving investment policies of a housing construction project prescribed in Clause 4 through 6 Article 9 of this Decree:
a) In the case mentioned in Clause 4 Article 9 of this Decree, the Department of Construction shall send documents to the People’s Committee of the province for it to request the Ministry of Construction to appraise the project. If the project uses land for growing paddy, protective forests, or special forest, the People’s Committee of the province must also consult with the Ministry of Natural Resources and Environment. After appraising, the Ministry of Construction shall request the Prime Minister to grant approval for the investment policies.
The time limit for appraising the project and requesting the Prime Minister to approve the investment policies is 30 days from the day on which the Ministry of Construction receives sufficient documents from the People’s Committee of the province. The time limit for the Ministry of Natural Resources and Environment to offer its opinions (if any) is 15 days from the day on which satisfactory documents are received;
b) In the case mentioned in Clause 5 Article 9 of this Decree, the Department of Construction shall send documents to the People’s Committee of the province for it to consult with the People’s Council of the same province before approving investment policies;
c) In the case mentioned in Clause 6 Article 9 of this Decree, the Department of Construction shall appraise the project and send a request to the People’s Committee of the province for issuance of a written approval for investment policies.
4. After investment policies are decided or a written approval for investment policies of the housing construction project is granted by a competent authority, the People’s Committee of the province shall direct the investment preparation and project execution as prescribed by law.
Article 11. Contents of the decision on investment policies or approval for investment policies
1. In the cases mentioned in Clause 2 and Clause 3 Article 9 of this Decree, apart from the contents subject to approval prescribed by the Law on Public Investment, the Law on Investment, the competent authority must also decide the project’s name as prescribed in Point a Clause 2 and Clause 1 Article 10 of this Decree.
2. In the cases mentioned in Clause 4 through 6 Article 9 of this Decree, the written approval for investment policies shall contain:
a) The project’s name in Vietnamese language. If the investor in a commercial housing construction project wishes to give it a foreign name, the Vietnamese name must be written first and the name in foreign language later;
b) The investor’s name (if selected);
c) Location, boundary, land area of the project; area for growing padding, protection forests, specialized forests converted to be used for the project (if any);
d) Purposes of the project; investment method;
dd) Primary contents of the project (tasks, quantity of each type of housing to be built; total floor area, execution plan);
e) Total investment; capital sources;
g) Methods of allocating land, leasing out land, transferring land use right (if any); land area for building social housing, housing for lease; compulsory floor area of housing for lease;
h) Infrastructural works under the management of the investor or transferred to the State after the construction is complete;
i) Schedule and progress of the project; investment stages (if any);
k) Mechanism for support, incentives provided for the project by the State and requirements (if any); responsibility of the investor and local government for project execution;
l) Effective period of the written approval for investment policies.
3. The Ministry of Construction shall specify procedures for applying for approval for investment policies, template of the application and approval for investment policies in the cases mentioned in Clause 4 through 6 Article 9 of this Decree.
Article 12. Contents of housing construction project documents
1. Every housing construction project mentioned in Clause 2 Article 17 of the Law on Housing must have a description that specifies:
a) The project’s name conformable with Point a Clause 2 Article 11 of this Decree;
b) Necessity and legal basis of the project;
c) Purposes, investment method, location, scale of the project; demand for land; natural conditions in the project area;
d) Solutions: Plan for compensation for land clearance and relocation (if any); construction technology plan; applied construction standards and regulations; environmental impact assessment; fire safety and firefighting plan; solutions for technical infrastructure and connection with common infrastructure of the area; use of social infrastructure in the area;
dd) Public parking area and parking area for households and individuals residing in the project area after the housing construction is complete (including bicycles, vehicles for the disabled, motorcycles, and cars);
e) Area dedicated for development of social infrastructure (kindergartens, schools, healthcare, sports, entertainment, parks), unless it is already available in the project area;
g) Quantity and ratio of various types of houses (including detached houses, apartments), total housing floor area; land area dedicated to construction of social housing or floor area of social housing (if any); consumption plan (quantity of housing for sale, for lease, or lease-purchase);
h) Proposed mechanisms applied to the project in terms of planning, construction density, finance, and others;
i) Total investment, capital sources, methods of raising capital, ability to repay, recoup investment;
k) Responsibility of State for investment in technical infrastructure outside and through the project;
l) Project schedule (according to each stage) and project management method;
m) Construction works transferred to the State without compensation; works or areas under the management of the investor after the construction is complete;
n) Plan for management, operation of the project and public works thereof (organization model, operation method, and fees to be charged).
2. The fundamental design of the projects mentioned in Clause 2 r 17 of the Law on Housing shall comply with regulations of law on construction.
3. In case of housing construction in an area put up for auction as prescribed in Point a Clause 1 Article 18 of this Decree, the successful bidder must make, appraise, approve, and execute the housing construction project in accordance with the Law on Housing and this Decree. In case the investor wishes to divide the project's land area into smaller lots for sale (land use right), regulations of law on land and relevant regulations of law must be complied with.
Article 13. Planning, appraising, and approving housing construction project
1. Every housing construction project funded by the capital sources mentioned in Clause 3 Article 36 and Clause 1 Article 53 of the Law on Investment (other than official residence projects mentioned in Clause 2 of this Article) shall be planned, appraised, and approved in accordance with regulations of law on public investment and construction. The Ministry of Construction shall offer its opinions if the project is subject to approval by the Prime Minister; the Department of Construction shall offer its opinion if the project is subject to approval by the People’s Committee of the province.
If the housing construction project is subject to approval by the Ministry of Construction as prescribed by the Law on Public Investment, the Ministry of Construction shall appraise it before granting approval.
2. Official residence projects shall be planned, appraised, and approved in accordance with Article 23 of this Decree.
3. The housing construction projects other than those mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be planned, appraised, and approved in accordance with regulations of law on construction.
4. Each investor in the housing construction projects mentioned in Clause 2 through 5 Article 9 of this Decree other than those subject to approval by the Ministry of Construction must send 01 set of project documents to the Ministry of Construction for monitoring and inspection.
Article 14. Housing construction projects under build-transfer (BT) contracts
1. Based on the construction planning, the Department of Construction has the responsibility to compile a list of housing construction projects under BT contracts, including social housing, relocation housing, criteria for selecting BT investors to be reported to the People’s Committee of the province and posted on its website and the website of the Department of Construction for qualified investors to register.
2. Investors in housing construction projects under BT contracts:
a) Clause 2 Article 38 of the Law on Housing shall apply to investors in relocation housing;
b) Article 57 of the Law on Housing shall apply to investors in social housing.
3. The selection of the BT investor in a housing construction project shall comply with regulations of law on bidding if it is participated by 02 investors or more. Direct contracting shall apply if it is participated by only one investor. The Department of Construction shall assist the People’s Committee of the province in the investor selection process prescribed in this Clause. If the project is subject to approval by the Prime Minister, the People’s Committee of the province shall follow procedures for requesting the Prime Minister to decide or approve investment policies before selecting a BT investor.
4. After the investor selection result is available, the Department of Construction shall request the People’s Committee of the province to consider signing the BT contract or authorizing the Department of Construction to do so. The BT investor has the responsibility to formulate a detailed planning on a scale of 1 : 500 and submit it to a competent authority for appraisal and approval, plan, appraise, and approve the housing construction project as prescribed in Article 13 of this Decree.
5. After the housing construction project under a BT contract is completed and accepted, the investor has the responsibility to transfer such house to the Department of Construction for management and operation.
6. The investor shall be paid in accordance with effective regulations of law.
Article 15. Execution of housing construction project
1. Investors in housing construction projects must comply with regulations of the Law on Housing, this Decree, and regulations of law on construction when investing in housing construction.
2. Investors must invest in a comprehensive technical and social infrastructure system according to the approved project content and schedule. If social infrastructure has to be built according to the decision to approve the project or written approval for investment policies issued by a competent authority, it is required to adhere to the approved project content, schedule and the written approval.
Article 16. Completion of construction of housing construction project
When the construction is complete, the investor in the housing construction project must:
1. Report the result to the Department of Construction of the province where project is located; submit another report to the Ministry of Construction if the housing construction project is subject to approval by the Prime Minister.
2. Complete and retain the documents as prescribed by the Law on Housing, this Decree, and regulations of law on construction.
3. Examine and accept the housing work, technical and social infrastructure of the project in accordance with regulations of law on construction.
4. Transfer the technical and social infrastructure to the local government or regulatory bodies according to the approved project content, or manage such infrastructure themselves according to the decision on investment policies or approval for investment policies. Housing shall only be transferred to users after the housing work and social infrastructure of the project are allowed to be put into operation in accordance with regulations of law on construction.
5. Make a terminal financial statement as prescribed by regulations of law on finance.
6. Follow procedures to obtain the Certificates for owners of houses/apartments of the project as prescribed by the Law on Housing, this Decree, and regulations of law on land.
7. Cooperate with the local government in resolving administrative issue within the project area.
8. Operate the works that are not transferred the local government or regulatory bodies.
9. Perform other tasks prescribed by law.
Article 17. Management of area dedicated to detached houses of housing construction projects
1. The investor has the responsibility to manage the external architecture of detached houses, the use and maintenance of the technical and social infrastructure serving the owners and users of detached houses of the project in accordance with the approved content of the project.
2. The investor may divide and name the areas dedicated to detached houses, which are separated in the project. With regard to social housing and relocation housing construction projects, the areas must be named in Vietnamese language. With regard to commercial housing construction projects, the projects and areas therein must be named in accordance with Clause 3 Article 19 of the Law on Housing and specified in the decision on or approval for investment policies (if any) or approved by the People’s Committee of the province (if they are not subject to approval for investment policies).
3. After the houses are transferred and put into operation, the investor may establish a housing management board which is responsible for the maintenance of external architecture of housing, cultivation of trees and gardens, maintenance of utilities and technical infrastructure of the housing area, except for the infrastructure system that has been already transferred to the State or put under the management of the investor. The housing management board consists of representatives of the house owners and users in the area and representative of the investor (if any).
4. The owners and users of housing in the detached house area shall hold meetings to elect a housing management board, ratify the operating regulations and term of the board, the rules and regulations on management and use of the housing area, contribution to cover payment for participants in the board, cultivation of trees and garden, maintenance of utilities in the housing area.
5. The first election of the housing management board shall be chaired by the investor and the next by the housing management board or the investor as authorized by the board. In case the owners and users fail to elect a housing management board, the investor is responsible for management of this housing area according to the approved content of the project.
6. The investor may provide additional funding for cultivation of trees and gardens, maintenance of utilities and technical infrastructure of the housing area. The tasks mentioned in this Clause shall be performed by the investor or a qualified unit hired by the housing management board.
Section 2: DEVELOPMENT OF COMMERCIAL HOUSING
Article 18. Procedures for selection of investor in commercial housing construction project
1. If land is allocated or leased out by the State to build housing, the investor shall be selected as follows:
a) In an area where land clearance and compensation has been complete, the investor shall approve the method of land use right auction. Time and procedures for the auction shall comply with regulations of law on land and auction.
In case the area of land put up for auction has been planned for building housing under a project, the bidders for land use right in this area must satisfy the requirements for being an investor in the project according to Article 21 of the Law on Housing, Clause 2 Article 119 of the Law on Land, and regulations of law on real estate trading; the successful bidder must plan, appraise, approve, and execute the project in accordance with Articles 12, 13, 15, 16, and 17 of this Decree;
b) In an area where land clearance and compensation is not complete, the investor shall approve the bidding method if there are multiple qualified bidders register according to Article 21 of the Law on Housing. If there is only one qualified bidder according to Article 32 of the Law on Housing, such bidder shall be appointed as investor. The Department of Construction shall assist the People’s Committee of the province in organizing bidding to select investors in housing construction projects as prescribed in this Point. The time and procedures for selection of bidder in the housing construction project shall comply with regulations of law on bidding;
c) The People’s Committee of the province shall decide the selection of investor in the cases mentioned in Point a and Point b of this Clause.
2. In case an organization, household, or individual has a lawful land use right in accordance with housing construction planning, land use planning approved by a competent authority, satisfy conditions for being an investor prescribed in Article 21 of the Law on Housing, and wishes to participate in housing construction, the Department of Construction shall carry out an inspection and request the People’s Committee of the province to decide whether to appoint such entity as the investor.
The time limit for investor selection is 30 days from the day on which the Department of Construction receives the registration.
3. In case the project is subject to approval by the Prime Minister according to Clause 4 Article 9 of this Decree, the People’s Committee of the province shall follow procedures to obtain the Prime Minister’s approval for investment policies in accordance with Article 10 and Article 11 of this Decree before selecting the investor. In the case mentioned in Clause 5 Article 9 of this Decree, the Department of Construction must request the People’s Committee of the province to grant an approval for investment policies before selecting the investor.
4. The Ministry of Construction shall provide guidance on legal documents for registration of investor and procedures for investor selection prescribed in this Article.
Article 19. Conclusion of contract for raising capital for development of commercial housing
1. The contract for raising capital for development of commercial housing shall be concluded in accordance with Clauses 2, 3, and 4 of Article 69 of the Law on Housing. Any capital raising contract concluded against regulations of Article 68 and Article 69 of the Law on Housing and this Article shall not be legally recognized and the investor shall face penalties and has to pay damages to capital contributors.
2. The conclusion of contract for raising capital for development of commercial housing must comply with the regulations below:
a) In case of conclusion of a capital raising contract prescribed in Clause 2 Article 69 of the Law on Housing, the methods, conditions in the Law on Housing and regulations of Clause 3 of this Article shall apply.
The capital contributors, cooperators, partners mentioned in this Point shall receive distribution of profit (in money or shares) according to their contribution ratio in the contract. The investor must not apply the capital raising method in this Point or other capital raising methods to distribute housing products, give priority to buy houses, pay deposits, or obtain the right to buy houses, or distribute land use right of the project to the capital contributors, except for contribution of capital for establishment of a new legal entity to be appointed by the State as investor in the housing construction project.
b) In case of conclusion of a contract to purchase, lease, or lease-purchase off-the-plan housing in which the buyer, tenant, or buyer/tenant has to pay in advance according to Clause 3 Article 69 of the Law on Housing, the conditions and methods for purchase, lease, lease-purchase of off-the-plan housing prescribed by regulations of law on real estate trading must be complied with.
The investor must send an application to the Department of Construction of the province in which the house is located together with documents proving that the house satisfies conditions for being sold or leased under a lease-purchase agreement according to Clause 1 Article 55 of the Law on Real estate trading. In case the project, the house to be sold or leased under a lease-purchase agreement is mortgaged, the investor must send documents proving the mortgage redemption or the agreement between the buyer/tenant and the creditor that the redemption is not required and such house is available for sale/lease-purchase. If the project or housing is not mortgaged, the investor must specify their commitment to take responsibility in the report sent to the Department of Construction.
Within 15 days of receipt of the application from the investor, if the application is satisfactory, the Department of Construction shall send a written notice that the house satisfies conditions for being sold or leased out (under a lease-purchase agreement) to the investor. If the application is not satisfactory, the Department of Construction shall send an explanation. If the Department of Construction does not send any notice after the aforesaid deadline, the investor may sign contracts for sale, lease-purchase of off-the-plan housing and take responsibility for such contracts. The Department of Construction is responsible for the fact that the notice is sent or not sent after the investor’s application is received.
After the Department of Construction sends a notice that the house satisfies conditions for being sold or leased under a lease-purchase agreement but the investor mortgages it instead of selling it or leasing it under a lease-purchase agreement, it may only be sold or leased under a lease-purchase agreement after mortgaging if it satisfies all conditions and obtains a notice from the Department of Construction as prescribed in this Point;
c) In case the investor takes a loan from a credit institution, financial institution, or issues bonds to raise additional capital necessary for housing construction, the conditions in the loan contract or regulations on bond issuance must be satisfied.
3. Capital for housing construction mentioned in Point a Clause 2 of this Article must be raised via a capital contribution contract or investment cooperation contract or business cooperation contract; the investor may only conclude such contracts if all of the following conditions are satisfied:
a) The housing construction project documents have been approved as prescribed by law;
b) The land clearance has been complete according to the approved project schedule;
c) A note on the project’s landmarks has been issued;
d) The Department of Construction of the province where the project is located has issued a notice of satisfied conditions for capital raising. The investor must send an application together with documents proving satisfaction of conditions for capital raising prescribed in Points a, b, and c of this Clause to the Department of Construction.
Within 15 days of receipt of the investor’s application, if the application is satisfactory, the Department of Construction shall send a written notice of satisfied conditions to the investor. If the application is not satisfactory, the Department of Construction shall send an explanation. If all conditions for raising capital prescribed in Points a, b, and c of this Clause have been satisfied and the investor does not receive a notice from the Department of Construction after the aforesaid deadline, the investor may sign capital raising contracts and take responsibility for such contracts. The Department of Construction is responsible for the fact that the notice is sent or not sent after the investor’s application is received.
4. The entity raising capital mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article must use the raised capital for construction of housing of the project. Investors are prohibited to raise an amount of capital that exceeds the advance paid by customers as prescribed by law. Any investor that uses the raised capital for improper purposes, appropriate raised capital, or raises an amount of capital that exceeds the advance paid by customers must return the excessive amount, pay damages, face administrative penalties or criminal prosecution as prescribed by law.
5. The Ministry of Construction shall provide specific guidance on raising capital as prescribed in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
Section 3: DEVELOPMENT OF OFFICIAL RESIDENCES
Article 20. Plan for development of official residences
1. Official residence development plan shall be made and approved in accordance with regulations in Clause 3 Article 27 of the Law on Housing.
2. The official residence development plan shall contain quantity and categories of housing (detached houses, apartments); total usable housing area; locations, area for investment in housing construction or quantity, categories of commercial housing to be purchased or leased as official residences; capital sources, methods of raising capital for construction, purchase, or lease of commercial housing as official residences; annual and 5-year investment periods; plan implementation schedule; responsibilities of the leading agency and cooperating agencies.
3. The central agencies mentioned in Point a Clause 3 Article 27 of the Law on Housing shall determine the demand for official residences using the forms provided by the Ministry of Construction, and send them to the Ministry of Construction for verification. After verifying the demand for official residences, the Ministry of Construction shall formulate the official residence development plan and submit it to the Prime Minister for approval.
4. The Ministry of National Defense, the Ministry of Public Security shall formulate their own official residence development plans and send them to the Ministry of Construction. After obtaining the opinions of the Ministry of Construction, the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall request the Prime Minister to approve the plans.
5. The Department of Construction of each province shall take charge and cooperate with competent authorities within the province in formulating the provincial official residence development plan and submit it to the People’s Committee of the province for approval and submit a report to the Ministry of Construction.
6. The Ministry of Construction shall provide instructions on procedures for determination of demand for official residences and approval for official residence development plans.
Article 21. Method of investment in construction of official residences
The State shall make direct investment from state budget, including central government budget and local government budgets in construction of official residences or purchase of commercial housing as official residences.
The provision of capital from state budget for construction of official residences or purchase of commercial housing as official residences must comply with official residence development plans, projects for construction of official residences or purchase of commercial housing as official residences approved by competent authorities in accordance with regulations of law on state budget and public investment.
Article 22. Procedures for selection of investor in official residence construction project
1. The Ministry of Construction shall propose investors in projects for construction of official residences to be rented by central agencies (except for those mentioned in Point d Clause 1 Article 32 of the Law on Housing) subject to approval by the Prime Minister to the Prime Minister.
Within 30 days from the receipt of the proposal of the Ministry of Construction, the Prime Minister shall issue a decision on investor selection or authorizes the Ministry of Construction to select the investor.
2. The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall decide investors in projects for construction of official residences to be rented by the entities mentioned in Point d Clause 1 Article 32 of the Law on Housing subject to approval by the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security respectively.
Within 30 days from the receipt of the investor’s application, the Minister of National Defense or the Minister of Public Security shall issue a decision on investor selection.
3. In case of an official residence construction project subject to approval by the People’s Committee of a province, the investor in which shall be selected as follows:
a) The Department of Construction shall submit the decision on investor selection to the People’s Committee of the province or authorize the People’s Committee of the district to select the investor if authorized by the People’s Committee of the province;
b) Within 30 days from receipt of the proposal of the Ministry of Construction, the People’s Committee of the province shall issue a decision on investor selection or authorize the People’s Committee of the district to select the investor. Within 30 days from the receipt of the letter of authorization from the People’s Committee of the province, the People’s Committee of the district must issue a decision on investor selection.
4. The investor in the official residence construction project mentioned in Clause 1, Clause 2, or Clause 3 of this Article may be an organization, state agency, or real estate enterprise.
5. The Ministry of Construction shall provide specific instructions on document and procedures for selecting real estate enterprises as investors in official residence construction projects.
Article 23. Planning, appraising, approving official residence construction project
1. Official residence construction projects shall be planned, appraised, and approved in accordance with the Law on Housing, this Decree, and regulations of law on construction.
2. The Ministry of Construction shall plan, appraise, and submit projects decided by the Prime Minister as prescribed in Point a Clause 2 Article 28 of the Law on Housing to the Prime Minister for approval, or directly approve them if authorized by the Prime Minister.
3. The Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security shall plan, appraise, and submit projects decided by the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security respectively, and reach an agreement with the Ministry of Construction before submitting them to the Prime Minister for approval. After the Prime Minister grants an approval, the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security shall ratify the project.
4. The Department of Construction shall plan, appraise, and submit projects decided by the People’s Committee of the province as prescribed in Point c Clause 2 Article 28 of the Law on Housing and submit them to the People’s Committee of the province for approval.
In case of construction of housing intended to be rented by the persons sent to work in a district and the persons mentioned in Points c, dd, e, and g of Clause 1 Article 32 of the Law on Housing, the People’s Committee of the province may authorize the People’s Committee of such district to approve the project.
Article 24. Purchase of commercial housing as official residences
1. If the existing commercial houses in the area is not adequate and there are commercial houses whose quality, type and standards are suitable for being used as official residences according to regulations of law on construction, the competent authorities mentioned in Clause 2 Article 28 may purchase them as official residences.
2. Commercial housing shall be purchased as official residences as follows:
a) If the houses/apartments are intended to be rented by central agencies (except for those mentioned in Point d Clause 1 Article 32 of the Law on Housing), the Ministry of Construction shall cooperate with the Ministry of Finance in planning the project and submit it to the Prime Minister for approval or approves it themselves if authorized by the Prime Minister;
b) If the houses/apartments are intended to be rented the entities mentioned in Point d Clause 1 Article 32 of the Law on Housing, the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security shall plan the project, reach an agreement with the Ministry of Construction, the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment before submit it to the Prime Minister for approval; after the Prime Minister grants an approval, the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security shall ratify the housing purchase project;
c) If the houses/apartments are intended to be rented by local entities, the Department of Construction shall cooperate with the Department of Finance of the province in planning the project and submit it to the People’s Committee of the province for approval;
d) The project for purchase of commercial housing as official residences shall specify the locations, types and quantity of houses/apartments, usable area of each type, prices, relevant costs, capital sources, methods of payment, contracting agency, managing agency, and responsibilities of relevant agencies for the project execution.
3. Procedures for purchasing commercial housing as official residences:
a) Depending on the approved project content, the agency appointed as investor in the purchase project shall conclude a house purchase contract with the investor in the housing construction project in accordance with regulations on trade in commercial housing;
b) According to the concluded house purchase contract, the investor in the housing construction project shall transfer the houses/apartments and provide related legal documents to the buyer;
c) After receiving the houses/apartments, the investor in the purchase project shall manage and lease them out in accordance with the Law on Housing and this Decree;
d) The Investor in the commercial housing construction project shall follow procedures for obtaining the Certificates for the buyer. In the case mentioned in Point a Clause 2 of this Article, the Ministry of Construction, the Ministry of Construction shall be the holder of the Certificates. IN the case mentioned in Point b Clause 2 of this Article, the Ministry of National Defense shall be the holder of the Certificates of the houses/apartments purchased by the Ministry of National Defense, the Ministry of Public Security shall be the holder of the Certificates of the houses/apartments purchased by the Ministry of Public Security. In the case mentioned in Point c Clause 2 of this Article, the People’s Committee of the province or the Department of Construction (if authorized by the People’s Committee of the province) shall be the holder of the Certificates.
Procedures for issuance of Certificates to the authorities mentioned in this Point shall comply with regulations of law on land.
Article 25. Leasing commercial housing as official residences
1. If the existing commercial housing in the area is not adequate and there are commercial houses whose quality, type and standards are suitable for being used as official residences, the competent authorities mentioned in Clause 2 Article 28 of the Law on Housing may lease such house as official residences.
2. Commercial housing shall be leased as official residences as follows:
a) If the houses/apartments are intended to be rented by central agencies (except for those mentioned in Point d Clause 1 Article 32 of the Law on Housing), the Ministry of Construction shall cooperate with the Ministry of Finance in submitting a proposal to the Prime Minister for consideration;
b) If the houses/apartments are intended to be rented the entities mentioned in Point d Clause 1 Article 32 of the Law on Housing, the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security shall reach an agreement with the Ministry of Finance before submitting a proposal to the Prime Minister for approval; after the Prime Minister grants an approval, the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security shall decide the lease;
c) If the houses/apartments are intended to be rented by local entities, the Department of Construction shall cooperate with the Department of Finance of the province in submitting a proposal to the People’s Committee of the province for approval;
d) The housing lease proposal shall specify the locations, types and quantity of houses/apartments, usable area of each type, rents, lease term, relevant costs, capital sources, agencies responsible for paying the rents, contracting agency, and managing agency.
3. According to the approval of the competent authority mentioned in Clause 2 oaf this Article, the assigned managing agency shall conclude a lease contract with the owner of the commercial housing, then conclude lease contracts with the tenants of official residences and take responsibility for their management. The lease contract with the owner shall be concluded in accordance with regulations on leasing commercial housing; the lease contracts with tenants of official residences shall be concluded as instructed by the Ministry of Construction.
Section 4. DEVELOPMENT RELOCATION HOUSING
Article 26. Method of investment in construction of relocation housing
The construction of relocation housing shall be carried out in the following manner:
1. The State uses the capital sources prescribed in Clause 3 Article 36 of the Law on Housing to build or purchase commercial housing as relocation housing.
2. The State invests in the construction of housing under BT contracts as prescribed in Article 14 of this Decree.
3. Investors in commercial housing construction projects or industrial park infrastructure projects shall invest in construction of relocation housing in accordance with Clause 3 and Clause 4 Article 35 of the Law on Housing.
Article 27. Selection of investor in relocation housing construction project
1. Investors in relocation housing construction projects are the organizations mentioned in Clause 2 Article 38 of the Law on Housing.
2. Such investors shall be selected as follows:
a) The Ministry of Construction shall propose investors in housing construction projects funded by the capital sources mentioned in Clause 3 Article 36 of the Law on Housing to serve the projects and works of national importance to the Prime Minister or authorize the Minister of Construction to select the investor;
b) The Department of Construction of shall propose investors in the housing construction projects funded by the capital sources mentioned in Clause 3 Article 36 of the Law on Housing other than those mentioned in Point a of this Clause to the People’s Committee of the province;
c) With regard to housing construction projects funded by capital sources other than those mentioned in Clause 3 Article 36 of the Law on Housing and subject to Clause 3 Article 36 of this Decree, the investor shall be the investor in the commercial housing construction project or industrial park infrastructure project. In other cases, the investor shall be selected through bidding. In case of housing construction under a BT contract, the investor shall be selected in accordance with Article 14 of this Decree.
3. In case a real estate enterprise is selected as investor in the relocation housing construction project, the application for registration as investor shall be as follows:
a) With regard to housing construction projects funded by the capital sources mentioned in Clause 3 Article 36 of the Law on Housing, the application is the same as the case of selection of investor in an official residence construction project;
b) With regard to housing construction projects funded by the capital sources other than those mentioned in Clause 3 Article 36 of the Law on Housing, the application is the same as the case of selection of investor in a commercial housing construction project.
4. Procedures for selection of investor in a relocation housing construction project:
a) In the case mentioned in Point a Clause 2 of this Article, the Ministry of Construction shall examine the applications and request the Prime Minister to decide or authorizes the Ministry of Construction to decide;
b) In the case mentioned in Point b Clause 2 of this Article, the Department of Construction shall examine the applications and request the People’s Committee of the province to decide;
c) In case of bidding mentioned in Point c Clause 2 of this Article, Point b Clause 1 Article 18 of this Decree shall apply; in case of housing construction under a BT contract, Article 14 of this Decree shall apply;
d) The time limit for selecting an investor mentioned in Point a and Point b of this Clause is 30 days from the day on which satisfactory applications are received. In the case mentioned in Point c of this Clause, the time limit shall comply with regulations of law on bidding (if held) or procedures for selection of BT investor (if applicable).
Article 28. Purchase of commercial housing and use of social housing as relocation housing
1. The purchase of commercial housing and use of social housing as relocation housing must comply with Article 35 and Article 39 of the Law on Housing and the plan for compensation, support, and relocation approved by a competent authority.
2. In an area in which commercial housing has to be used as relocation housing as prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 35 of the Law on Housing:
a) The unit in charge of arranging relocation housing shall determine the location of the commercial housing to be purchased, discuss the purchase plan with the investor and formulate a purchase plan which specifies the legal documents of the housing construction project, locations, quantity, area of each type of housing, expected purchase prices, completion schedule, and submit a report to the Ministry of Construction if the project is available.
Within 30 days from the receipt of the report, housing purchase plan, and legal documents of the project from the unit in charge of arranging relocation housing, the Department of Construction shall cooperate with finance, environment and natural resources authorities of the province in appraising the plan and submit it to the People’s Committee of the province for approval;
b) The prices of commercial housing to be used as relocation housing shall depend on the market prices at that time, inclusive of land levies. In case the leading agency and cooperating agencies fail to reach a consensus on the housing prices, an independent valuation unit may be hired to determine the prices. The cost of hiring such unit shall be included in the cost of commercial housing purchase;
c) Within 15 days from the day on which the People’s Committee of the province approves the housing purchase plan, the unit in charge of arranging relocation housing shall sign a house purchase contract with the investor in the commercial housing construction project as prescribed in Article 41 of the Law on Housing;
d) After the contract is signed, such unit shall request the relocated households and individuals to conclude house purchase contracts in accordance with Article 31 of this Decree.
3. In case social housing is used as relocation housing as prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 35 of the Law on Housing:
a) Any relocated person who wishes to purchase, lease, or lease-purchase social housing shall submit an application to the People’s Committee of the district where he/she resides;
b) The People’s Committee of the province shall verify the fact the such person has not received any compensation from the State in the form of housing or residential land, compile a list of persons in need of relocation enclosed with their applications, and send the list to Departments of Construction for examination;
c) After examining, the Department of Construction shall compile a list of households and individuals eligible to purchase, lease, lease-purchase social housing, and send it to the People’s Committee of the province for approval. In consideration of local social housing supply and demand for social housing of relocated people, the People’s Committee of the province shall decide whether to approve the list;
d) The Department of Construction shall send the list approved by the People’s Committee of the province to the People’s Committees of districts in order to notify relevant households and individuals; request the investors social housing construction projects, in writing, to conclude housing purchase, lease, lease-purchase contracts with the households and individuals on the list.
4. The contract conclusion and transfer of commercial housing or social housing to serve relocation shall comply with Article 31 of this Decree.
Article 29. Capital for development of relocation housing
1. Capital for Point of relocation housing shall be raised in the manners prescribed in Article 72 of the Law on Housing.
2. If the capital sources prescribed in Clause 3 Article 36 of the Law on Housing are used, capital shall be provided in accordance with regulations of law on public investment and state budget.
3. In case of housing development under BT contracts, Article 14 of this Decree shall apply.
4. If capital is raised from compensation or support for relocation when the State withdraws land, regulations of law on land shall apply; if Land development fund is used, the People’s Committee of the province shall decide.
5. If capital is raised in the form of capital contribution, investment cooperation, business cooperation, joint venture, or association, the parties must conclude a capital contribution contract or investment cooperation contract or business cooperation contract. The capital contributors under such contract shall receive distribution of profits (in money or shares) according to their amount of contributed capital under the contract, except for the cases in which the house owners participate in capital contribution, investment cooperation, business cooperation to dismantle the house/building and investment in construction of relocation housing as prescribed by the Law on Housing and regulations of law on renovation, re-construction of apartment buildings.
6. If the State advances capital from state budget to invest in construction or purchase of relocation housing:
a) According to the compensation, support, relocation plan approved by a competent authority, the Department of Construction shall plan the distribution of houses/apartments for each relocation housing construction project, including the case of relocation serving execution of local projects of national importance, then submit a report to the People’s Committee of the province;
b) According to the approved relocation housing distribution plan and the investor’s request, a competent authority shall decide whether to advance capital from the local government budget for the investor to commence the project;
c) The investor in the relocation housing construction project shall repay the advance by selling, leasing houses/apartments to relocated households and individuals under lease-purchase agreements, or deduct the advance from the compensation provided for households and individuals when the State withdrew land and remove their houses within 60 days from the day on which payment for purchase or lease-purchase of housing is collected or compensation for relocation is provided.
Section 1: MANAGEMENT AND USE OF RELOCATION HOUSING
Article 30. Conditions for leasing, lease-purchasing, purchasing relocation housing
1. The following entities may lease, lease-purchase, purchase relocation housing:
a) Households and individuals whose lawful houses had to be removed when the State withdraws land to execute a project serving national defense and security purposes, national interest, or public interest which is approved by a competent authority;
b) Households and individuals whose land and houses thereon are withdrawn by the State and have to relocate but are not eligible for land compensation as set out in regulations of law on land and have no other residences;
c) Households and individuals who own apartments in apartment buildings that must be dismantled for renovation or reconstruction as set out in Article 110 of the Law on Housing.
2. Conditions for leasing, lease-purchasing, purchasing relocation housing:
a) Any entity specified in Point a and Point b Clause 1 of this Article that wishes to purchase commercial housing, to lease, lease-purchase, or purchase relocation housing invested by the State must be on the list of relocated entities under the compensation, support, and relocation plan approved by a competent authority and file an application for provision of relocation housing using the form provided by the Ministry of Construction.
b) Any entity specified in Point a and Point b Clause 1 of this Article that wishes to lease, lease-purchase, or purchase social housing must be on the list of relocated entities under the compensation, support, and relocation plan approved by a competent authority, file an application for provision of social housing for relocation using the form provided by the Ministry of Construction, provided they have not received any compensation from the State in the form of housing or residential land.
c) The entities mentioned in Point c Clause 1 of this Article shall be provided with relocation housing in accordance with Article 115 and Article 116 of the Law on Housing and regulations of law on renovation and reconstruction of apartment buildings.
Article 31. Conditions for leasing, lease-purchasing, purchasing relocation housing
1. In case of purchase of commercial housing set out in Point a Clause 1 Article 41 of the Law on Housing:
a) The unit appointed by the State to provide relocation housing shall conclude a house purchase contract with the investor in the commercial housing construction project. The conclusion of the house purchase contract shall comply with regulations on commercial housing trading;
b) Within 10 days from the day on which the house purchase contract with the investor is concluded, the unit appointed by the State to provide relocation housing must send a notification to each relocated household and individual as set out in Article 30 of this Decree, and directly conclude house purchase contracts with them;
c) As set out in the house purchase contract with the investor in the commercial housing construction project, the unit appointed by the State to provide relocation housing shall receive the houses from the investor and transfer them to the aforementioned households and individuals, or authorize the investor to do so. The transfer of housing must comply with agreements in the contract when the conditions for transferring houses set out in Clause 4 Article 16 of this Decree, regulations of law on real estate trading are satisfied, and made into a record enclosed with legal documents related to the houses transferred.
2. In case of purchase of commercial housing set out in Point b Clause 1 Article 41 of the Law on Housing:
a) The unit appointed by the State to provide relocation housing shall conclude an order contract with the investor in an commercial housing construction project;
b) Within 10 days from the day on which the house purchase contract is concluded, the unit appointed by the State to provide relocation housing must send a notification to each relocated household and individual set out in Article 30 of this Decree, and directly a conclude house purchase contract with the investor in the commercial housing construction project. The house purchase contract shall be concluded in accordance with instructions of the Ministry of Construction;
c) Pursuant to the concluded house purchase contract, the investor in the commercial housing construction project shall transfer houses to households and individuals who purchase them. The transfer of houses must be transferred in accordance with agreements in the contract when the conditions for transferring houses set out in Clause 4 Article 16 of this Decree, regulations of law on real estate trading are satisfied, and made into a record enclosed with legal documents related to the houses transferred.
3. In case social housing is used as relocation housing, pursuant to the notification of the People’s Committees of districts mentioned in Clause 3 Article 28 of this Decree, relocated households and individuals shall directly sign lease, lease-purchase, and purchase contracts with the investor in the social housing construction project. The transfer of houses must comply with agreements in the contracts, provisions of Clause 4 Article 16 of this Decree, and made into a record certified by the unit appointed by the State to provide relocation housing which is enclosed with legal documents related to the houses purchased or leased under a lease-purchase agreement.
4. In case of purchase, lease, lease-purchase of relocation housing invested by the State, households and individuals on the relocation list shall, according to the compensation, support, and relocation plan approved by a competent authority, sign purchase, lease, lease-purchase contracts with the investor in the housing construction project. The transfer of such houses must comply with agreements in the contracts when the conditions for transferring houses set out in Clause 4 Article 16 of this Decree are satisfied and made into a record, which is enclosed with legal documents related to the houses purchased or leased under a lease-purchase agreement.
5. In case of provision of relocation housing set out in Clause 3 and Clause 4 Article 35 of the Law on Housing, according to the approved compensation, support, and relocation plan, relocated households and individuals shall sigh house purchase contract with the project investor. The conclusion of house purchase contracts must comply with regulations on commercial housing trading. The transfer of houses must comply with agreements in the contract when the conditions for transferring houses set out in Clause 4 Article 16 of this Decree, regulations of law on real estate trading are satisfied, and made into a record enclosed with legal documents related to the houses purchased.
6. Investors in housing construction projects mentioned in Clause 1 through 5 of this Article must follow procedures for obtaining Certificates for households and individuals who purchased houses or leased houses under a lease-purchase agreement for relocation, unless they voluntarily follow the implementation themselves. Procedures for obtaining Certificates are specified in regulations of law on land.
7. The Ministry of Construction shall provide the forms of purchase, lease, and lease-purchase contracts mentioned in Point b Clause 1 and Clause 2 through 4 of this Article.
Article 32. Purchase, lease, lease-purchase prices for relocation housing
1. Relocated households and individuals that wish to purchase housing of a relocation project or commercial housing as relocation housing, their prices shall be specified in the compensation, support, and relocation plan approved by a competent authority.
2. Relocated households and individuals that wish to lease, lease-purchase housing for relocation invested by the State or purchased by the State for lease or lease-purchase, their prices shall be determined in accordance with instructions of the Ministry of Construction.
3. Relocated households and individuals that wish to use social housing as relocation housing, their prices shall be determined in accordance with Article 60 and Article 61 of the Law on Housing and regulations of law on management and use of social housing.
Article 33. Management and use of relocation housing
1. The management and use of relocation housing is provided for below:
a) Owners of relocation housing have the responsibility to manage, operate, and maintain their houses in accordance with the Law on Housing, this Decree, and relevant regulations of law;
b) Apartment buildings must comply with regulations on management and use of apartment buildings. Their owners must pay fees for maintenance of shared areas of apartment buildings in accordance with the Law on Housing and this Decree, fees for apartment building operation, and service charges as agreed with service providers;
c) State-owned houses must comply with regulations in Chapter V of this Decree; social housing must comply with regulations on management and use of social housing;
d) Housing in rural areas must ensure hygiene, environmental safety, fire safety, comply with regulations on civilized lifestyles, maintenance of infrastructural works in residential areas.
2. Running business in apartment buildings:
a) Where some apartments or floors of a commercial apartment building are purchased as relocation housing, relocated households and individuals may bid for the use of the business area in the apartment building (if any), provided their bids are equal to that submitted by other entities in such apartment building.
b) Where an apartment building is built for relocation, the investor must provide at least 1/3 of its business area for relocated households and individuals (if demanded) through bidding in an open and transparent manner in order to create employments for them. The revenue from the business area, after deducting reasonable prices, may be used by the People’s Committee of the province to cover the maintenance of shared area and part of the costs of operating local relocation housing;
c) The management and operation of housing set out in Point a and Point b of this Clause shall comply with the Statute on management and use of apartment buildings promulgated by the Ministry of Construction.
Section 2: MANAGEMENT AND USE OF VILLAS AND APARTMENT BUILDINGS
Article 34. Classification, management, and use of villas
1. Villas are divided into 3 groups:
a) Group 1 villas are those ranked as historical, cultural sites according to regulations of law on cultural heritage; villas having architectural values, and ancient houses determined by a Council specified in Clause 2 Article 79 of the Law on Housing and approved by the People’s Committee of the province;
b) Group 2 villas are villas other than those specified in Point a of this Clause that have architectural, historical, cultural values determined by a Council specified in Clause 2 Article 79 of the Law on Housing and approved by the People’s Committee of the province;
c) Group 3 villas are villas other than those specified in Point a and Point b of this Clause.
2. The management, use, maintenance, and renovation of villas must:
a) comply with provisions of the Law on Housing; for state-owned villas, comply with regulations on management and use of state-owned houses; for houses having artistic, historical, cultural values, comply with regulations of law on management of cultural heritage;
b) for group 1 villas, maintain the outer architecture and inner structures, construction density, number of stories, and height;
c) for group 2 villas, maintain the outer architecture;
d) for group 3 villas, comply with regulations of law on planning, architecture, and construction.
Article 35: Prohibited acts in management and use of apartment buildings
1. Using the funding for management, operation, and maintenance of shared area against provisions of the Law on Housing, this Decree, and the Statute on management and use of apartment buildings promulgated by the Ministry of Construction.
2. Causing permeation or leakage; make noise beyond the limits specified by law; discharging garbage, wastewater, exhaust gases, toxic substances against regulations of law on environmental protection or internal regulations on management and use of the apartment building.
3. Breeding animals in the apartment building.
4. Painting, decorating the outer sides of the apartments of apartment building against regulations on its design and architecture.
5. Repurpose the share area of the apartment building without permission; repurpose the non-residential area in the apartment building against the designed approved by a competent authority.
6. The following business lines are prohibited in the business area of an apartment building:
a) Explosive, combustible materials, and business lines that endanger life and property of users of the apartment building as set out in regulations of law on fire safety;
b) Discotheque business; repair of motor vehicles; slaughtering, provision of services causing pollution as set out in regulations of law on environmental protection.
Restaurant, karaoke, and bar business must ensure noise isolation, fulfillment of fire safety requirement, have emergency exits, and conformity with other business conditions prescribed by law.
7. Any other prohibited acts related to management and use of apartment buildings specified in Article 6 of the Law on Housing.
Article 36. Transferring fees for maintenance of shared areas of apartment buildings having more than one owners
1. Buyers, buyer/tenants, investors must pay 2% of the fee for maintenance of shared area of the apartment building as set out in Article 108 of the Law on Housing. This funding is tax-free. The investor must open a payment account at a credit institution operating in Vietnam to receive funding from buyers, buyer/tenants of apartments or other areas in the apartment building. When opening such account, the investor must specify that the account is intended to receive fees for apartment building maintenance and this is a term deposit account.
2. The investor must write the account specified in Clause 1 of this Article in the contracts to purchase, lease-purchase apartments or other areas in the apartment building with customers (including account number, account name, and name of the credit institution where the account is opened). Before receiving the house, the buyer, buyer/tenant must pay 2% of the fee for maintenance to the account written on the contract, or to the investor for transferring to the account. If the investor transfers the apartment or area without collecting the fee, the investor shall pay this fee.
3. With regard to the area that is not sold or yet to be sold or leased out under a lease-purchase agreement when the apartment building is put into operation, the investor shall pay the 2% maintenance fee to the management board of the apartment building to the account specified in Clause 1 of this Article if such area is subject to payment of 2% maintenance fee.
4. After the management board is established and issue a written request for transfer of maintenance fee under the temporary management of the investor, and the management board makes a statement of the maintenance costs, the investor shall transfer the maintenance fees in accordance with regulations of law on housing to the management board by wire transfer. The account for management of maintenance fees of the management board and procedures for transferring fees for maintenance of shared area of the apartment building to the management board shall comply with the Statute on management and use of apartment buildings promulgated by the Ministry of Construction.
After the maintenance fees are transferred to the management board, the investor shall submit a report to the Department of Construction of the province in which the apartment building is located.
Article 37. Procedures for enforcing transfer fees maintenance of shared areas of apartment buildings
1. Where the investor does not transfer the maintenance fees as set out in Article 36 of this Decree or does not transfer them sufficiently or on schedule:
a) The management board shall request the People’s Committee of the province in which the apartment building is located, in writing, to request the investor to transfer the fees for maintenance of shared area in accordance with Article 36 of this Decree;
b) Within 15 days from the day on which the request of the management board is received, the People’s Committee of the province shall carry out an inspection. If the parties have made a statement of maintenance fees as set out in Clause 4 Article 36 of this Decree but the investor has not transferred the maintenance fees, the People’s Committee of the province shall request the investor, in writing, to transfer the fees to the management board. Within 07 days from the day on which the written request of the People’s Committee of the province is received, the investor must transfer the maintenance fees.
If the parties have not made a statement of maintenance fees, they must make it and transfer maintenance fees to the management board within 10 days from the day on which the written request of the People’s Committee of the province is received.
The transfer of fees for maintenance of shared area of an apartment building must be made into a record certified by the investor and representative of the management board. After the fees are transferred, the investor must send a notification to the People’s Committee of the province.
c) In case the investor fails to transfer maintenance fees by the deadline set out in Point b of this Clause, the People’s Committee of the province shall consider issuing a decision to enforce the transfer of fees which will be provided for the management board and send the decision to the investor, management board, and credit institution where the investor’s account is opened. The decision must specify the amount of funding to be provided by the investor after deducting the cost of maintenance of shared area, deadline, enforcement measures, and responsibilities of relevant parties for implementation of this decision;
d) Enforcement measures include compelling the investor to transfer fees from the investor’s account mentioned in Clause 1 Article 36 of this Decree or from another investor’s account to the account held by the management board, or liquidating the investor’s property. The enforcement of provision of fees for maintenance of shared area of the apartment building shall be carried out within 30 days from the day on which the decision on enforcement is issued. The fees to be transfer include the principal and interest of the maintenance fees according to the figures stated by the parties. Where a party does not concur with such figures, those written on the decision on enforcement issued by the People’s Committee of the province shall apply;
d) Within 03 days from the day on which the decision on enforcement is received, the credit institution managing the investor’s deposit account shall, according to the decision on enforcement, transfer the fees to an account opened by the management board. In case the investor’s property has to be liquidated to collect the maintenance fees, the People’s Committee of the province must specify in the decision on enforcement the liquidation measures, responsibilities of liquidating unit, and method of transferring collected amounts to the management board.
During the course of enforcement, if the investor is found committing criminal offences, the People’s Committee of the province shall request a competent authority to conduct an investigation and handle the case in accordance with law.
2. The transfer of fees for maintenance of shared area of an apartment building must be made into a record certified by the investor and representative of the management board. In the case mentioned in Clause 1 of this Article, it is required to have a certification by the enforcing party and representative of the credit institution which transfers the funding or representative of the liquidating unit (if investor’s property is liquidated).
MANAGEMENT AND USE OF STATE-OWNED HOUSES
Article 38. Rules for management and use of state-owned houses
1. Ensure that state-owned houses are used for right purposes and effectively; avoid losses and wastefulness; state-owned houses are leased and leased/purchased by eligible entities in accordance with the Law on Housing and this Decree.
2. Ensure uniform management, close cooperation, and clear responsibilities of relevant authorities and units.
3. State-owned houses must have acceptable quality and be safe for users; relocation housing must also comply with regulations set out in Section 1 Chapter IV of this Decree.
4. The reduction, exemption of housing rents and prices must comply with Article 59, Article 66, an Article 68 of this Decree, except for tenants of official residences, student housing, and the tenants specified in Point c and Point d Clause 1 Article 61, Clause 1 and Clause 3 Article 71 of this Decree.
5. Old houses invested by state budget or transferred to the State and used as residences (including autonomous housing) must be managed, sold, and leased out in accordance with this Decree.
6. Violations against regulations on management, use of state-owned houses must be dealt with promptly and strictly in accordance with law. Houses that have to be withdrawn as set out in Article 84 of the Law on Housing and this Decree must be managed and used for right purposes after the withdrawal.
Article 39. Authorities in charge of management of state-owned houses
1. State ownership representative authorities of houses invested by central budget:
a) The Ministry of Construction is the state ownership representative authority of official residences of the Government; state-owned social housing invested by central budget student housing under the management of educational institutions affiliated to the Ministry of Construction, except for state-owned social housing purchased or built by the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security specified in Point b of this Clause;
b) The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security are is the state ownership representative authorities of state-owned houses purchased or built by the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security; student housing under the management of educational institutions affiliated to the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security. The Ministry of National Defense is the state ownership representative authority of old houses under its management, except for the case mentioned in Clause 2 Article 64 of this Decree;
c) Other Ministries and central agencies are state ownership representative authorities of official residences, student housing under the management of educational institutions affiliated thereto.
2. The People’s Committees of provinces are state ownership representative authorities of state-owned houses under their management in their provinces.
3. Housing authorities are the authorities assigned by state ownership representative authorities specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article to manage state-owned houses, including:
a) for Ministries and central agencies, housing authorities affiliated thereto;
b) for provinces, Departments of Construction;
c) Educational institutions shall manage student housing under their management.
4. Operating units of state-owned houses are organizations or enterprises specialized in housing operation as set out in Article 105 of the Law on Housing and are appointed to operate state-owned houses by state ownership representative authorities.
Article 40. Rights and obligations of state ownership representative authorities of state-owned houses
1. Every state ownership representative authority specified in Clause 1 and Clause 2 Article 39 of this Decree has the following rights and obligations to the houses under their management:
a) Decide who may lease official residences, who may lease, purchase old houses, who may lease, lease-purchase state-owned social housing;
b) Select house-operating units;
c) Approve the plans for maintenance, renovation, dismantlement, reconstruction of houses;
d) Impose or decide the rents, lease-purchase prices, and selling prices of houses;
dd) Decide withdrawal of houses;
e) Other rights and obligations specified by the Prime Minister.
2. State ownership representative authorities of state-owned houses specified in Clause 1 and Clause 2 Article 39 of this Decree may appoint housing authorities specified in Clause 3 Article 39 of this Decree to exercise the rights set out in Point b Clause 1 of this Article and approve housing maintenance plans. The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security may appoint housing authorities to exercise the right set out in Point a, Point b, and Point dd Clause 1 of this Article.
Article 41. Rights and obligations of state-owned houses authorities
Every state-owned houses authority specified in Clause 3 Article 39 of this Decree have the following rights and obligations:
1. Review, make statistics, classify houses under their management; manage autonomous houses transferred by central agencies (if any) in accordance with this Decree.
2. Develop and submit plans for housing maintenance, renovation, reconstruction to state ownership representative authorities of such houses for approval, or approve the plans themselves if authorized.
3. Collect, compile, retain housing dossiers, and transfer 01 set of as-built dossier (for new houses) or redrawing dossier (for old houses) to the house-operating unit; the redrawing cost is covered by state budget.
4. For Department of Construction, establish a Council for valuating local old houses (including those under the management of the Ministry of National Defense). The Council consists of representatives of the Department of Construction, Department of Natural Resources and Environment, Department of Finance, Department of Planning and Architecture (if any), the Department of Planning and Investment, Vietnamese Fatherland Front, Confederation of Labor, Department of Taxation of the province. In case of valuation of houses under the management of the Ministry of National Defense, the Council must have representatives of the Ministry of National Defense.
5. Issue and submit the decision on people permitted to lease official residences, lease, purchase old houses, lease, lease-purchase state-owned social housing, lease, purchase old houses. For houses of the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security, housing authorities may decide people permitted to lease, lease-purchase, purchase them if authorized.
6. Request the state ownership representative authority to select a house-operating unit or select a house-operating unit if authorized; request the state ownership representative authority to decide the use of revenue from business operation in business areas of relocation housing to cover the cost of maintenance of shared area and housing operation works.
7. Pursuant to regulations of law on brackets of rents, lease-purchase prices, selling prices of state-owned houses, impose rents, lease-purchase prices, selling prices of houses under their management and request the relevant state ownership representative authority to decide.
8. Request the state ownership representative authority to decide house withdrawal. Housing authorities affiliated to the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security may decide withdrawal of houses under the management thereof if authorized.
9. Manage, supervise the lease, warranty, maintenance, operation of houses; sell, lease houses under lease-purchase agreements in accordance with this Decree.
10. Cooperate with finance authorities in providing guidance and inspecting revenues and expenditures of house-operating units.
11. Supervise and deal with violations, or request competent authority to deal with violations related to management and use of houses.
12. Submit reports on management and use of houses in accordance with Article 47 of this Decree.
Article 42. Rights and obligations of operating units of state-owned houses
1. Operate houses transferred by competent authorities specified in Clause 3 Article 39 of this Decree in accordance with this Decree and relevant regulations of law. The Ministry of Construction shall provide instructions on housing operation; operation of state-owned houses are given the same benefits as public services as prescribed by law.
2. Lease out and manage the use of houses as assigned or under housing operation contracts with the housing authority.
3. Develop, issue internal regulations on management and use of houses as instructed by the Ministry of Construction, disseminate these regulations among tenants and users of houses.
4. Strictly manage the unsold areas within state-owned houses.
5. Use part of the rents specified in Article 44 of this Decree to cover housing operation costs.
6. Collect, retain documents related to the construction, operation, warranty, maintenance, renovation of the houses; remake documents that are lost and transfer them to the housing authority for retention.
7. Maintain and renovate the houses after a competent authority grants an approval.
8. Discover and request competent authority to deal with violations against regulations on management and use of houses; withdraw houses under decisions of competent authorities.
9. Cooperate with local authorities in assurance of security and order of tenants and users of the houses.
10. Make periodic and extraordinary reports on management and use of houses in accordance with Article 47 of this Decree.
11. Make financial statements about housing operation works as prescribed; perform other rights and obligations prescribed by law.
Article 43. Conversion of official residences; selling state-owned social housing or official residences after conversion
1. Official residences specified in Clause 4 Article 81 of the Law on Housing shall be converted into houses for rent as follows:
a) The state ownership representative authority of the official residence shall formulate a plan for house conversion, which specifies the conditions of the official residence, reasons for conversion, plan for management and leasing after conversion, rents, eligible tenants, and managing agencies. The rents and eligible tenants shall comply with regulations on leasing out state-owned social housing or decided through bidding;
b) The state ownership representative authority shall submit a report together with the plan to the Ministry of Construction for review and reporting to the Prime Minister for approval;
c) If approved by the Prime Minister, the state ownership representative authority shall approve the plan and manage, lease out the house in accordance with the plan and written approval of the Prime Minister, the Law on Housing, regulations on the management and use of State-owned property, and submit annual reports to the Ministry of Construction.
2. Where the state ownership representative authority wishes to sell official residences after conversion as set out in Clause 1 of this Article to reinvest in construction of other official residences or selling social houses to reinvest in construction of other social housing:
a) The state ownership representative authority shall develop a plan for selling house which specifies the addresses and quantity of the houses, reasons for selling, selling prices, land levies payable; conditions for buying the houses; procedures for selling; methods of payment, deadline, estimated proceeds; plan for using the proceeds to invest in construction of other houses.
Social housing must be sold to only the entities specified in Clause 1 Article 50 of the Law on Housing; the selling price (including the house price of and land levy) shall comply with regulations on selling social housing. After a official residence is converted, the selling price shall be determined according to the remaining value of the house and land levy shall be collected in accordance with regulations of law on land;
b) The state ownership representative authority shall submit a report together with the plan to the Ministry of Construction for review and reporting to the Prime Minister for approval;
c) If approved by the Prime Minister, the state ownership representative authority shall approve the plan and implement it as well as the written approval of the Prime Minister;
d) The proceeds from selling houses must be used for reinvestment in construction of social housing or official residences. The state ownership representative authority shall send the Ministry of Construction reports on the use of such proceeds and the Ministry of Construction shall inspect the use of such proceeds to report to the Prime Minister.
3. Where the Ministry of Construction wishes to convert and sell official residences or state-owned social housing under its management, it must submit documents as set out in Clause 1 and Clause 2 of this Article to the Prime Minister for consideration.
Article 44. Management of proceeds from the lease, lease-purchase, sale of state-owned houses
1. Proceeds from the lease, lease-purchase, sale of state-owned houses shall be used for maintaining and developing state-owned houses as follows:
a) The proceeds from leasing the houses shall be used for maintenance and operation of state-owned houses for lease;
b) Proceeds from lease-purchase and sale of housing, after deducting the costs of lease-purchase and sale, must be transferred by the seller/landlord to state budget, except for the houses specified in Clause 2 of this Article to be used for reinvestment in construction of state-owned social housing or official residences locally.
2. Proceeds from selling old houses under the management of the Ministry of National Defense to tenants shall be transferred to the account of the Ministry of National Defense for reinvestment in construction of social housing for the entities specified in Clause 6 Article 49 of the Law on Housing to purchase or lease-purchase. The Ministry of National Defense shall consult with the Ministry of Construction about the use of such proceeds and reinvestment in housing construction before initiating the house. After completing the construction, the Ministry of National Defense shall submit a report to the Ministry of Construction for summarizing and reporting to the Prime Minister.
3. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Construction in providing specific instructions on use of proceeds from house leasing for maintenance and operation of houses for lease; specific instructions on the costs of lease-purchase and purchase of state-owned houses specified in this Article.
Article 45. Procedures for withdrawing state-owned houses
1. In case of withdrawal of a house as set out in Article 84 of the Law on Housing or a state-owned house is illegally appropriated, the house-operating unit must request the tenant, buyer/tenant, or buyer, or person who illegally appropriates the house (hereinafter referred to as house user), in writing, to return it within 60 days from the day on which the request is received. If the house user fails to return the house by the aforementioned deadline, the house-operating unit shall request the housing authority to withdraw the house within 05 days from the deadline.
2. Within 10 days from the day on which the request of the house-operating unit is received, the housing authority shall verify whether the house has to be withdrawn and, if the house has to be withdrawn, send a written request to the state ownership representative authority of such house for issuance of a decision on house withdrawal. If the housing authority finds that the house has to be withdrawn, it shall initiate procedures for house withdrawal specified in this Article.
3. Within 10 days from the day on which the request of the housing authority is received, the state ownership representative authority shall verify whether the house has to be withdrawn according to Clause 1 of this Article and, if the house has to be withdrawn, issue a decision on house withdrawal and send it to the housing authority, the house-operating unit and the house user. If the house is under the management of the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security, the housing authority may issue a decision on house withdrawal (if authorized) and then send it to the house-operating unit, the house user, and the state ownership representative authority.
4. A decision on house withdrawal shall contain:
a) The legal basis for house withdrawal;
b) Address of the house and full name of its user;
c) Reasons for house withdrawal;
d) Name of the unit in charge of house withdrawal, responsibility for returning the house;
dd) Deadline for house withdrawal;
e) Plan for management and use of the house after withdrawal.
5. Within 05 days from the receipt of the decision on house withdrawal, the house-operating unit shall send a written notification together with a copy of the decision on house withdrawal to the house user. The house user must return the house to the house-operating unit by the deadline written on the decision. The house withdrawal shall be made into a record bearing signatures of relevant parties. If the house user refuses to receive the notification or sign the house withdrawal record, the house-operating unit shall invite a representative of the People’s Committee of the commune in which the house is located to witness and sign the record.
6. Within 05 days from the receipt of the decision on house withdrawal, the house-operating unit or the housing authority must terminate the lease or lease-purchase contract (if any)). Where a house is withdrawn because it was sold ultra vires or against the Law on Housing and this Decree, the buyer will receive a refund of the payment for the house, unless the buyer used fraudulent documents to buy the house.
7. The house shall be withdrawn within 30 days from the issuance date of the decision on house withdrawal. The house-operating unit shall withdraw student housing.
8. After the house is withdrawn, the house-operating unit must send the housing authority a report on completion of the house withdrawal. Withdrawn houses shall be used for the purposes specified in the Law on Housing and this Decree.
Article 46. Procedures for enforcing withdrawal of state-owned houses
1. Where the house user fails to return the house according to the decision on house withdrawal specified in Article 45 of this Decree, within 05 days from the deadline specified in Clause 7 Article 45 of this Decree, the house-operating unit shall send a request to the housing authority for enforcement of house withdrawal.
2. Within 05 days from receipt of the request from the house-operating unit, the housing authority shall verify, send a report and a draft decision on enforcement of house withdrawal to the state ownership representative authority for issuance of the decision on enforcement of house withdrawal.
3. Within 10 days from the receipt of the report from the housing authority, the state ownership representative authority shall verify, issue a decision on enforcement of house withdrawal according to Article 45 of this Decree, and send this decision to the housing authority and house-operating unit and the house user. If the decision on enforcement of house withdrawal is issued by a Ministry or central agency, it must be enclosed with a request that the People’s Committee of the province in which the house is located organize the enforcement of house withdrawal.
If the house is not subject to enforcement of house withdrawal, the state ownership representative authority must send a written notification to the housing authority and house-operating unit.
Housing authorities affiliated to the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security may issue decision on enforcement of withdrawal of houses under the management of such Ministries if authorized.
4. According to the decision on enforcement of house withdrawal, the People’s Committee of the province in which the house is located shall directly or request the People’s Committee of the province in which the house is located to organize the enforcement of house withdrawal and return the house to the house-operating unit. The return of the house must be made into a record bearing certification of the participating agencies.
5. The enforcement of house withdrawal shall be done within 30 days from the day on which the state ownership representative authority issues a decision on enforcement of house withdrawal.
6. After the house is withdrawn, the house-operating unit must send the housing authority a report on completion of the house withdrawal. Withdrawn houses shall be used for the purposes specified in the Law on Housing and this Decree.
Article 47. Reporting management of state-owned houses
1. Procedures for reporting management of state-owned houses:
a) Each house-operating unit shall submit reports to the housing authority;
b) Each housing authority shall submit reports on the houses under their management to the state ownership representative authority;
c) The People’s Committees of provinces, ministries, central agencies managing state-owned houses shall submit reports to the Ministry of Construction on the management and use of houses under their management;
d) The Ministry of Construction shall submit reports on management and use of state-owned houses nationwide to the Prime Minister.
2. Report content:
a) Each report shall specify: quantity and usable area of each type of state-owned houses (villas, apartments, detached houses); quantity of houses that are leased, leased under a lease-purchase agreement, sold; total revenue from lease, lease-purchase, and sale of houses by the time of the report; cases of house withdrawal and their status after withdrawal;
b) The agencies specified in Clause 1 of this Article shall submit reports on management and use of houses in December each year or at the request of the Prime Minister and the Ministry of Construction.
Section 2: MANAGEMENT AND USE OF OFFICIAL RESIDENCES
Article 48. Entities eligible to lease official residences
1. The entities specified in Point a Clause 1 Article 32 of the Law on Housing may live in official residences because of security requirements.
2. The entities specified in Point b Clause 1 Article 32 of the Law on Housing who are appointed to hold the position of Deputy Minister or any positions having the allowance factor of 1.3 or over in central agencies, including agencies of the Communist Party, the State socio-political organizations (Central Committee of Vietnamese Fatherland Front, Communist Youth Union of Ho Chi Minh City, Vietnam General Confederation of Labor, Women's Union of Vietnam, Vietnam War Veterans' Association, Vietnam Farmers Association)
3. The entities specified in Point b Clause 1 Article 32 of the Law on Housing who are appointed to hold the position of Presidents of the People’s Committee of a district, Director of a provincial Department, or any positions having the allowance factor of 0.9 or over in provincial agencies, including agencies of the Communist Party, the State socio-political organizations (Central Committee of Vietnamese Fatherland Front, Communist Youth Union of Ho Chi Minh City, Vietnam General Confederation of Labor, Women's Union of Vietnam, Vietnam War Veterans' Association, Vietnam Farmers Association)
4. The entities specified in Point c through g Clause 1 Article 32 of the Law on Housing.
Article 49. Conditions for leasing official residences
1. Every entity specified in Point a Clause 1 Article 32 of the Law on Housing must be holding the positions.
2. Every entity specified in Point b Clause 1 Article 32 of the Law on Housing is required to satisfy the conditions below:
a) There is a decision on appointment and documents proving the position allowance factor;
b) He/she has not owned a house, leased, leased under a lease-purchase agreement, or purchased a social housing in the area in which he/she move to work, or has owned a house in the area but the average housing area of the household is below 15 m2 per person.
3. Every entity specified in Point b Clause 1 Article 32 of the Law on Housing is must satisfy the conditions below:
a) There is a decision on appointment and documents proving the position of military officer, professional serviceman, unless it is written on the decision on appointment;
b) Housing requirements specified in Point b Clause 2 of this Article are satisfied;
c) He/she is not required to stay in a military camp according to regulations of the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security.
4. Every entity specified in Point c through e Clause 1 Article 32 of the Law on Housing is required satisfy the conditions below:
a) There is a decision on appointment which requires him/her to move to work in the area;
b) Housing requirements specified in Point b Clause 2 of this Article are satisfied;
c) If he/she is appointed to work in a rural plain or midland, the distance from the area the his/her residence must be at least 30 km. If he/she is appointed to work in a rural remote area that is extremely disadvantaged, bordering area, or an island, the People’s Committee of the province shall decide the distance, which must not fall below 10 km.
5. Every entity specified in Point g Clause 1 Article 32 of the Law on Housing is required satisfy the conditions below:
a) There is a decision on appointment as person in charge of a national science and technology task of particular importance according to regulations of law on science and technology;
b) Housing requirements specified in Point b Clause 2 of this Article are satisfied.
Article 50. Conditions for leasing official residences and operation of official residences
1. The entities specified in Point a Clause 1 Article 32 of the Law on Housing may lease official residences under decisions of competent authorities.
2. With regard to a person specified in Point b through Clause 1 Article 32 of the Law on Housing:
a) Such person shall submit an application for house lease to his/her employer. Within 10 days from the receipt of the application, the employer shall check and send a written request to a competent authority for decision on lease of the official residence.
b) Within 20 days from the receipt of the written request enclosed with the application, the competent authority shall carry out an inspection and, if conditions for leasing the official residence are satisfied, issue a decision on official residence lease or, if such conditions are not satisfied, give a written response and provide explanation;
c) Within 10 days from the receipt of the decision on official residence lease, the operating unit of the official residence shall sign a lease contract with the applicant or his/her employer.
3. Operation of official residences:
a) Official residences of central agencies (except for those of the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security) shall be operated by organizations or units capable of housing operation. Official residences in remote areas, extremely disadvantaged areas, bordering areas, and islands shall be operated by local house-operating units;
b) The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall select operating units of their official residences;
c) Local official residences for officials of provincial agencies shall be operated by local house-operating units. If such units are not available, the Department of Construction shall establish an affiliated department to operate them and purchase official residence operation services;
d) Local official residences for officials of district agencies shall be operated by local house-operating units or housing authority of the district;
dd) Official residences or teachers, doctors, health workers within other premises or adjacent to a school or medical facility may be operated by such school or medical facility.
4. The Ministry of Construction shall provide the forms of applications for lease of official residences, official residence lease contracts, and issue regulations on management and use of official residences.
Article 51. Rents for official residences and payment thereof
1. Rents for official residences shall be determined in accordance with Article 33 of the Law on Housing.
2. Payment of rents for official residences:
a) A tenant of an official residence shall pay the rent in accordance with the concluded lease contract at the time of receiving wages from the State. If the tenant fails to pay the rent for 03 consecutive months, the operating unit of official residence shall request the employer of the tenant to deduct the rent from his/her wages. The employer of the tenant must transfer the rent to the house-operating unit;
b) In case of leasing commercial housing as an official residence the rent for which is higher than the rent payable by the tenant, the tenant shall pay no more than 10% of his/her wage at that time and state budget shall cover the difference. Central government budget shall cover the rents payable by officials of central agencies, local government budgets shall cover the rents payable by officials of local agencies.
Procedures for paying the aforementioned differences shall comply with instructions of the Ministry of Finance;
c) Where the operating unit of the official residence signs a lease contract with the employer of the tenant, the employer shall deduct the rent from his/her wages to pay the operating unit.
3. The Ministry of Finance shall provide instructions on the use of collected rents for maintenance and for covering the official residence operation cost. If the rents are not sufficient, state budget shall cover the difference.
4. The Ministry of Construction shall provide instructions on determination of rents for official residences.
Section 3: MANAGEMENT AND USE OF SOCIAL HOUSING
Article 52. Conditions for leasing, lease-purchasing state-owned social housing
1. The entities specified in Clause 1 Article 50 of the Law on Housing may lease or lease-purchase state-owned social housing.
Students specified in Clause 9 Article 49 of the Law on Housing may lease social housing during their study period. If the quantity of social housing is not sufficient to satisfy all demands, the following order of priority shall apply: students of families that are beneficiaries of preferential policies, poor households, near-poverty households as defined by the State; students from remote areas; excellent students; freshman students.
2. A tenant of a state-owned social housing must satisfy requirements in terms of housing, residence, and income specified in Clause 1 Article 51 of the Law on Housing. If the tenant already owns a house, the average area in the household must be less than 10 m2 per person.
Income requirements shall not apply to entities specified in Clause 10 Article 49 of the Law on Housing, provided they have not received any compensation from the State in the form of housing or residential land.
3. In case of lease-purchase of state-owned social housing, the buyer/tenant must satisfy conditions specified in Clause 2 of this Article and pay the first installment which is 20% of the value of the house being leased under a lease-purchase agreement. The first installment may be increased to 50% of the value of house.
Article 53. Application for leasing, lease-purchasing state-owned social housing
1. An application for leasing, lease-purchasing a state-owned social housing consists of:
a) An application form for leasing, lease-purchasing a state-owned social housing;
b) Documents proving the eligibility and fulfillment of requirements in terms of housing, residence, and income specified in Article 52 of this Decree;
c) Documents proving the eligibility for exemption or reduction of rents (if any).
2. The Ministry of Construction shall provide the application forms for lease and lease-purchase of social housing; provide specific guidance on documents proving the conditions of the house, documents proving fulfillment of housing, income requirements specified in Point b Clause 1 of this Article, and documents proving eligibility for exemption or reduction of rents specified in Point c Clause 1 of this Article.
Article 54. Procedures for withdrawing state-owned houses
1. Any person who wishes to lease or lease-purchase a state-owned social housing shall submit 02 applications as set out in Clause 1 Article 53 of this Decree to the local house-operating unit or housing authority. Apart from the documents specified in Clause 1 Article 53 of this Decree, the application-receiving body must not request the application to submit any other documents.
2. The application-receiving body shall check and classify the application and immediately notify the applicant if the application does not have adequate documents. If applications are received by the house-operating unit, it must send a list of persons eligible applicants together with legitimate applications to the housing authority.
3. According to the list of applicants, the housing authority shall directly consider or establish a Council to consider each application in order to determine eligible applicants and applicants given priority (if any).
The housing authority shall send a list of eligible applications and applications given priority together with the records to the state ownership representative authority, and a list of ineligible or rejected applications to the house-operating unit in order to notify the applicants.
4. According to the report of the housing authority, the state ownership representative authority shall issue a decision to approve the list of eligible applicants and send it to the housing authority in order to sign lease-purchase contracts, or house-operating unit in order to sign lease contracts.
5. The deadline for processing an application is 30 days from the day on which the operating unit receives the satisfactory application. If the application has to be considered or graded, the time limit shall not exceed 60 days.
6. Rights and obligations of tenants and buyer/tenants of state-owned social housing shall comply with the Law on Housing and the lease or lease-purchase contracts.
7. The Ministry of Construction shall provide the forms of lease contracts and lease-purchase contracts; specific guidance on criteria for selecting eligible applicants, management and use of state-owned student housing.
Article 55. Rents and lease-purchase prices of state-owned social housing, cost of management and use of state-owned social housing
1. Rents for state-owned social housing shall be determined in accordance with Clause 1, Clause 3, and Clause 4 Article 60 of the Law on Housing. Lease-purchase prices of state-owned social housing are determined in accordance with Clause 2 through 4 Article 60 of the Law on Housing minus the housing maintenance fees paid by the buyer/tenant as specified in Article 108 of the Law on Housing.
2. Apart from paying the rent or lease-purchase price as set out in Clause 1 of this Article, the tenant or buyer/tenant must pay the costs of management and use of the house, including operating cost, payment for electricity and water supply, communications, televisions, and other services in accordance with regulations of law and agreements with service providers.
3. The Ministry of Construction shall provide specific guidance on determination of costs, rents, and lease-purchase prices of state-owned social housing.
Article 56. Management and use of state-owned social housing
1. The management and use of state-owned social housing must comply with Article 64, Section 2 Chapter VI of the Law on Housing, and Article 38 of this Decree.
2. Tenants of social housing shall be given exemption/reduction of rents similarly to leasing state-owned old houses specified in Article 59 of this Decree. With regard to households and individuals that lease-purchase or purchase social housing for relocation, after paying the price under the contract and obtaining the Certificate, they shall have the rights and obligations of the house owner specified in the Law on Housing.
3. State-owned social housing shall be operated by units or organizations licensed for housing operation. The house-operating unit shall monitor and report the management of use of such houses in accordance with Article 47 of this Decree.
If there is no house-operating unit in the province or one that satisfy requirements of the Law on Housing, the Department of Construction of the province shall establish a affiliated department in charge of housing operation and purchase housing operation services; the cost of housing operation shall be covered by the rents and local government budget.
Section 4. LEASING STATE-OWNED OLD HOUSES
Article 57. Conditions for leasing state-owned old houses
1. Entities eligible to lease state-owned old houses specified in this Decree are people who are using such houses and wish to keep leasing them, including those provided with the houses before November 27, 1992 (issuance date of the Prime Minister’s Decision No. 118/TTg on house rents and inclusion of house rents in wages), and the people provided with houses specified in Clause 1 Article 61 of this Decree, except for illegal appropriation of houses.
2. A person may lease state-owned old house in the following cases:
a) If the house is being used by a person who has a lease contract in which he/she is a party, the lease contract is not required to be renewed, unless the contract has expired.
b) If the house is being used by a person without a lease contract but there is a decision on housing provision in which he/she is a recipient, he/she must sign a contract with the house-operating unit;
c) If the house is being used by a person who has a lease contract in which he/she is not a party and the house is not in dispute, he/she may sign a lease contract with the house-operating unit in accordance with Article 60 of this Decree;
d) If the house is being used by a person who has a decision on housing provision in which he/she is not a recipient, and the house is not in dispute, he/she must sign a contract with the house-operating unit in accordance with Article 60 of this Decree.
Illegally appropriated houses shall be withdrawn in accordance with Article 45 and Article 46 of this Decree.
Article 58. Rents for state-owned old houses
1. With regard to a building that was not originally a house but put into use as a house before July 05, 1994 (issuance date of the Government's Decree No. 61/CP) without renovation or reconstruction, the rents for unrenovated or unreconstructed state-owned houses imposed by the Prime Minister shall apply.
2. With regard to a house specified in Clause 1 of this Article but has been renovated or reconstructed by the State, a building that was not originally a house but put into use as a house before July 05, 1994 (issuance date of the Prime Minister’s Decision No. 09/2007/QĐ-TTg), the rents for state-owned social housing shall apply.
Article 59. Exemption and reduction of rents for state-owned old houses
1. Exemption and reduction of rents for state-owned old houses shall be granted as follows:
a) The person granted exemption and/or reduction of rents must be a party to the lease contract (the representative in the contract or another member in the contract);
b) A tenant is only granted exemption and/or reduction of rents once. A person who leases more than one state-owned houses shall be granted exemption and/or reduction of rents for only one house;
c) If a person is eligible for various levels of exemption and/or reduction of rents, the highest level shall apply;
d) If a household has two or more tenants who are eligible for rent reduction, the household shall be granted an exemption of house rents.
2. Entitles eligible for exemption and/or reduction of rents for old houses include:
a) Meritorious servicemen defined by regulations of law on incentives for meritorious servicemen;
b) Poor households, near-poverty households according to standards issued by the Prime Minister;
c) The disabled, lonely elders, and entities facing housing difficulties in urban areas.
3. The level of exemption and/or reduction of rents specified in Clause 2 of this Article shall be decided by the Prime Minister.
Poor households, near-poverty households, the disabled, lonely elders, and entities facing housing difficulties in urban area shall be granted 60% reduction of house rents. This reduction applies to the whole household, not each member therein.
Article 60. Documentation and procedures for leasing state-owned old houses
1. An application for leasing a state-owned old house consists of:
a) An application form;
b) Documents proving the use of the house specified in either Point b, Point c, or Point d Clause 2 Article 57 of this Decree;
c) A copy of the unexpired ID card or passport or serviceman’s card of the applicant; for spouses, a certified true copy of the family register or marriage certificate;
d) Copies of documents proving the eligibility for exemption or reduction of rents (if any).
2. Procedures for leasing old houses in the case specified in Point b Clause 2 Article 57:
a) The applicant shall submit 02 applications as set out in Clause 1 of this Article to house-operating unit or housing authority (specified by the People’s Committee of the province);
b) The application-receiving body shall examine the application and issue a receipt note; notify the applicant in writing if the applicant is not eligible; request the applicant to supplement the application if documents are not adequate. If the application is received by a house-operating unit, the housing authority must be notified;
c) If the application is satisfactory, the housing authority shall send a proposal together with a draft decision on eligible tenant approval to the state ownership representative authority;
d) According to the proposal of the housing authority, the state ownership representative authority shall issue a decision on eligible tenant approval , send it to the housing authority in order to request the operating unit to sign the lease contract. Where the housing authority is authorized to decide eligible tenants of old houses under the management of the Ministry of National Defense, the housing authority shall issue the decision on eligible tenant approval .
After the decision on eligible tenant approval is issued, the house-operating unit shall sign a lease contract with the tenant.
3. Procedures for signing a lease contract with the tenant as set out in Point c and Point d Clause 2 Article 57 of this Decree:
a) Where the house user is given the right to lease the house before June 06, 2013, which is the issuance date of the Government's Decree No. 34/2013/NĐ-CP dated April 22, 2013 on management of state-owned houses (hereinafter referred to as Decree No. 34/2013/NĐ-CP), the applicant shall submit 02 applications specified in Clause 1 of this Article to the house-operating unit or housing authority (specified by the People’s Committee of the province). The application-receiving body shall examine it and, if it is satisfactory, publish information about the leased house on 03 issues of a local paper on its website. If the application is received by a housing authority, the house-operating unit shall publish such information.
After 30 days from the last publication day, if not dispute arises over the leased house, the house-operating unit shall sign a contract with the tenant and send a report to the housing authority. Where a dispute over the house arises, the lease contract shall only be signed after the dispute is settled.
b) If the house user is given the right to lease the house from June 06, 2013, the applicant shall submit 02 applications as set out in Clause 1 of this Article to house-operating unit or housing authority (specified by the People’s Committee of the province);
If the application is received by a housing authority, it shall examine the application and, if no dispute arises, issue a written approval for the transfer of the right to lease and send it together with a copy of the application to the house-operating unit in order to sign a contract with the tenant. If the application is received by the operating unit, it shall examine the application and notify the housing authority in order to issue a written approval for the transfer of the right to lease before signing the contract. If the housing authority does not approve, the applicant must be informed.
4. If the lease contract is signed or renewed but the actual housing area is not consistent with that in the document, the house-operating unit shall check and redetermine the legal housing area before signing the lease contract.
5. The application shall be processed within 30 days from the day on which the satisfactory application is received.
6. The Ministry of Construction shall provide the forms of application, lease contract, and documents proving the use of old houses.
Article 61. Leasing houses and buildings that were not originally houses but put into use as houses from November 27, 1992 to before January 19, 2007
1. The State shall lease it out in accordance with this Decree in the following cases:
a) The construction of the house invested by state budget is permitted by competent authority before November 27, 1992 but was not complete until November 27, 1992, and then leased out to officials and workers according to the Prime Minister’s Decision No. 118/TTg.
b) A person who had leased the house before November 27, 1992 and was assigned to another area, the State requests that the house be returned, and the person is provided with another house to lease after November 27, 1992;
c) A house or a building that was not originally a house is put into use as a house during the period from November 27, 1992 to before January 19, 2007;
d) A house or a building that was not originally a house is put into use as a house during the period from July 95, 1994 to before January 19, 2007.
2. The rents in the cases specified in Clause 1 of this Article:
a) If the houses specified in Point a, Point b, and Point c have not been renovated or reconstructed, the rents for unrenovated and unreconstructed houses decided by the Prime Minister shall apply. If such houses have been renovated or reconstructed, the rents for state-owned social housing shall apply;
b) The rents for state-owned social housing shall apply to the houses specified in Point d Clause 1 of this Article.
3. A building is put into use as a house from January 19, 2007 shall be dealt with in accordance with regulations on management state-owned real estate.
Section 5. SELLING STATE-OWNED OLD HOUSES
Article 62. Types of state-owned old houses banned from selling
1. The following types of state-owned old houses must not be sold:
a) Houses in areas intended for construction of official residences, key constructions of national importance or provincial importance;
b) The house or its land has been withdrawn under a decision of a competent authority;
c) Building that was not originally a house but put into use as a house and is subject to rearrangement of state-owned real estate;
d) Any house associated with a ranked historical or cultural site according to a decision of a competent authority; any house in a planning for construction of official residences, office building, school, hospital, park, public works approved by a competent authority;
dd) Seriously damaged apartment building that is likely to collapse and threaten the safety of its user according to a conclusion of the Department of Construction of the province in which the apartment building is located; any apartment that is yet to be renovated by the State, unless the tenant has renovated it before this Decree comes into force and use it independently, voluntarily under a written commitment;
e) Any villa on the list of villas banned from selling compiled by the People’s Committee of the province and approved by the Prime Minister before this Decree comes into force.
The villas included in the list after the Prime Minister grants an approval are also managed according to the criteria established by the People’s Committee of the province and reported to the Prime Minister before this Decree comes into force.
2. Houses banned from selling specified in Clause 1 of this Article shall be handled on a case-by-case basis.
Article 63. Conditions for buying and selling state-owned old houses
1. Buyers of state-owned old houses must be eligible for housing provision as set out in Clause 1 Article 57 of this Decree.
2. Buyers of state-owned old houses must satisfy the following conditions:
a) There is a lease contract with a house-operating unit and is a party thereto (including the representative and other members aged 18 or over); if the contract is undersigned by more than one member, they must appoint a representative to sign the house purchase contract with the housing authority;
b) The rents have been paid sufficiently under the lease contract as well as housing operating costs at the time of signing the house purchase contract;
c) There is an application for purchase of the old house being leased.
3. Conditions for selling a house or a building that was not originally a house but put into use as a house before July 05, 1994:
a) The house is not one of those specified in Article 62 of this Decree;
b) The house is not under dispute;
c) In case an old house has to undergo public ownership establishment process under the National Assembly’s Resolution No. 23/2003/QH11 dated November 26, 2013 and Resolution No. 755/2005/NQ-UBTVQH11 dated April 02, 2005, a competent authority must complete the procedures for public ownership establishment and sign the lease contract before selling the house;
d) In case of selling a house that was not originally a house but put into use as a house before July 05, 1994, it must satisfy the following conditions: its land must be independent or separate from the premises of an office building; the house has a separate path and does not block the front of an office building, does not affect the surrounding space and landscape; the house is not being used by any agency or unit, and conformable with the local land-use planning which is approved by a competent authority. The agency or unit that no longer needs to use the house shall transfer it to the People’s Committee of the province in which it is located, except for houses under the management of the Ministry of National Defense.
4. In case of selling a building that was not originally a house but put into use as a house during the period from July 05, 1994 to before January 19, 2007, Article 70 of this Decree shall apply.
5. In case a building that was not originally a house is put into use as a house before July 05, 1994 and does not satisfy the conditions in Point d Clause 3 of this Article, and building provided as a house from January 19, 2007, regulations of law on management of state-owned real estate shall apply.
Article 64. Agencies in charge of selling state-owned old houses
1. The People’s Committees of provinces and the Ministry of National Defense are responsible for selling houses and appointment of housing authorities in charge of selling state-owned old houses in accordance with this Decree.
2. If the Ministry of National Defense wishes to transfer old houses under the its management to the People’s Committees of provinces in which they Article located for management and sale, the Ministry of National Defense shall reach agreements with them on the transfers. After receiving the old houses from the Ministry of National Defense, the People’s Committees of the provinces are their state ownership representative authorities and responsible for managing, leasing out, and selling them in accordance with this Decree.
Article 65. Selling prices of state-owned old houses
The selling price of any old house put into use before July 05, 1994 (including those having undergone public ownership establishment set out in Point c Clause 3 Article 63 of this Decree), including the house price and land levy, regardless of the quantity of houses purchased at a time. To be specific:
1. The house price is determined according to the remaining value of the house and price adjustment coefficient. The remaining value of the house equals (=) the rate of remaining value multiplied by (x) price of a new house imposed by the People’s Committee of the province applicable at the time of concluding the purchase contract and multiplied by the usable area of the house.
With regard to a villas in which more than one households live and that has a shared area, this shared area shall be divided according to the ratio of use area of each household. With regard to a class IV house that has been had dismantled and rebuilt by the tenant before this Decree comes into force, its remaining value is 0 (zero).
2. The land levy is determined according to the land price list issued by the People’s Committee of the province applicable at the time of concluding the purchase contract and depends on the location and number of stories of the house. To be specific:
a) For a multi-story house in which more than one households live, the land levy is 10% of the land price when transferring land use right and divided among the stories according to the coefficient of each story;
b) With regard to a single-story house and multi-story house in which only one household lives, a villa in which one or more households live, the land levy is 40% of the land price when transferring the right to use the area of land within the limit imposed by the People’s Committee of the province for each household. The land levy the area of land that exceeds the limit imposed by the People’s Committee of the province is equal to 100% of the land price;
c) With regard to a villa in which more than one households live, the land area for calculating land levy incurred by each households includes the private are that is not in dispute, the area of land in which the villa is built shall be divided among the households according to the living area of each household and the coefficient of each story; the shared area in the villa shall be divided by the number of households in the villas. The People’s Committee of the province shall specify the division of land area when selling villas depending on the conditions of each area;
d) With regard to detached houses facing the streets that are appropriate for business, the People’s Committee of each province shall decide the land price coefficient (k) according to the land price issued by the People’s Committee of the province to calculate land levies when selling houses and transfer the right to use the land associated with the houses;
dd) With regard to an old house the construction of which is paid by certain persons, not the state budget, its price shall be calculated in accordance with Clause 1 of this Article and the buyers shall have such the amount contributed previously deducted (according to the ratio of contribution to total value of the house upon the completion of its construction). Land levies shall comply with this Clause.
3. With regard to a single-story or multi-story house in which more than one households live, if it has a shared area, only sell the shared areas to households using the house if they reach a consensus on the division of the area among the households. If such consensus is not reached, the housing authority shall not sell this area and keep managing it in accordance with this Decree.
4. The Ministry of Construction shall provide specific guidance on house prices, determination of remaining value of houses, price adjustment coefficients, coefficients of stories when transferring land use right of multi-story houses and houses in which more than one households lives.
Article 66. Rules for exemption and reduction of selling prices for state-owned old houses
1. The selling price of a state-owned old house includes the house price and land levy.
2. The exemption and/or reduction of land levies when selling a house and land use right must comply with the rules below:
a) The exemption and/or reduction of land levies when selling a state-owned old house is only granted once to the buyer. Where a buyer is eligible for multiple levels of reduction, the highest level shall apply. Where multiple members of a household are eligible for reduction of land levy, the reductions may be accrued but the total reduction must not exceed the amount of land levy payable by the buyer;
b) Do not grant exemption and/or reduction of land levies in the cases mentioned in Point c and Point d Clause 1 Article 61, Clause 1 and Clause 3 Article 71 of this Decree;
c) A person that was granted exemption and/or reduction of land levies when buying state-owned houses or receiving land from the State to build houses, or receive monetary support for house improvement before this Decree comes into force shall not be granted exemption and/or reduction of land levies when receiving land use right associated with the house purchased in accordance with this Decree.
3. Rules for reduction of house prices:
a) Reduction of house prices must not be duplicated in terms of time of beneficiaries. Each person shall be granted only one reduction when buying a house he/she is leasing;
b) Do not grant reduction of house prices in the cases mentioned in Point c and Point d Clause 1 Article 61, and Clause 1 Article 71 of this Decree;
c) Where a household has more than one members who are enumerated on the same house lease contract or reside in the same house which is eligible for house price reduction, the reduction may be accrued but the total reduction must not exceed the price payable (exclusive of land levy);
d) The number of years as the basis for calculation of house price reduction is the years of working in the agencies, units under the management of the State at the time of signing the house purchase contract. When calculating the number of working years, the number of months of an incomplete year that is six or less shall be rounded up to half a year, and the number of months that is more than six shall be rounded up to a year.
Article 67. Entities eligible for exemption and reduction of selling prices for state-owned old houses
1. The entities eligible for exemption and/or reduction of land levies when buying state-owned houses include:
a) Meritorious servicemen defined by regulations of law on incentives for meritorious servicemen;
b) Poor households, near-poverty households according to standards issued by the Prime Minister;
c) The disabled, lonely elders, and entities facing housing difficulties in urban areas.
2. Entities eligible for reduction of houses prices when buying state-owned old houses include:
a) Officials and workers of administrative agencies, Communist Party agencies and associations whose wages are paid by state budget;
b) People in the armed forces whose wages are paid by state budget;
c) Non-commissioned officers and soldiers who operate in battlefields A, B, C, K and receive allowances;
d) Officials of communes and wards whose wages are paid by state budget or receiving allowances according to the rates imposed by the State;
dd) Workers who have work for at least a year in state-owned enterprises, organizations, units permitted to do business within administrative agencies, Communist Party agencies and associations;
e) The entities specified in Point a, b, c, and d of this Clause who are appointed to work in foreign-invested companies, industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones, economic zones, trade representative offices established and operating in Vietnam, diplomatic missions, international organizations, non-governmental organizations, foreign press agencies, radio and television agencies in Vietnam, and units of other economic sectors;
g) People receiving pensions, compensation for loss of capacity for work, occupational accident benefits, or occupational disease benefits, benefits for rubber plantation workers, lump-sum social insurance payout, severance pay before and after the promulgation of Decision No. 111/HĐBT dated April 12, 1991 of Minister Council (now the Government) or before and after the promulgation of the Labor Code 1994;
h) People working in the armed forces who receive wages but are not eligible to receive monthly pension, compensation for loss of capacity for work, and receive veteran benefits instead; people who are discharged from the army before 1960;
i) The entities specified in Clause 1 of this Article.
Article 68. Levels of exemption and reduction of selling prices for state-owned old houses
1. The level of exemption and/or reduction of land levies for the entities specified in Clause 1 Article 67 of this Decree shall be decided by the Prime Minister.
Poor households, near-poverty households, the disabled, lonely elders, and entities facing housing difficulties in urban area shall be granted 60% reduction of land levies. This reduction applies to the whole household, not each member therein.
2. Levels of reduction of house prices for entities specified in Clause 2 Article 67 of this Decree:
a) For each year of working, the buyer will receive a reduction equal to 0.69 time the minimum wage applied to officials, civil servants, the armed forces as specified by the Government. If the buyer used to work in the armed forces, each year of working in the armed force will be given a reduction equal to 1.24 times the minimum wage mentioned above;
b) Meritorious servicemen, members of poor households, near-poverty households, the disabled, and lonely elders whose total reduction is smaller than 6.9 times the minimum wage shall receive a reduction equal to 6.9 times the minimum wage for each people. If the number of working years as the basis for determination of reduction is not available, the reduction of 6.9 times the minimum wages shall apply.
For poor households, near-poverty households, the reduction applies to the whole household, not each member therein.
Article 69. Documentation and procedures for selling state-owned old houses
1. An application for purchase of a state-owned old house consists of:
a) An application form;
b) A copy of the unexpired ID card or passport or serviceman’s card of the applicant; for spouses, a certified true copy of the family register or marriage certificate;
c) A valid lease contract; documents proving full payment of rents and housing operation costs at the time of submitting the application.
If the person who signs the lease contract has gone abroad, it is required to have a document authorizing another member to sign the house purchase contract (notarized or authenticated by a competent authority). If the person who signs the lease contract is dead, it is required to have a death certificate.
Where a member renounces his/her right to buy the house and has his/her name written on the Certificate, it is required to have a letter of renouncement and commitment to not file any lawsuit or appeal against this transaction.
d) Documents proving the eligibility for exemption or reduction of house price (if any).
2. Procedures for selling state-owned old houses:
a) The buy shall submit an application to the house-operating unit or housing authority (specified by the People’s Committee of the province);
b) The application-receiving body shall receive the application, issue a receipt note, check the application, and make a list of buyers. According to the applications for purchase of old houses, the Department of Construction shall hold a meeting of the Council to determine selling prices of houses and land use right. After the Council determines selling prices of houses and land use right, the Department of Construction shall make and send a list of eligible buyers together with a price list to the state ownership representative authority for consideration and decision.
With regard to old houses under the management of the Ministry of National Defense, the application-receiving body shall request the Council to hold a meeting to determine the prices, then submit the prices to the Ministry of National Defense for decision;
c) According to report submitted by the housing authorities, the state ownership representative authority shall consider issuing a decision to sell old houses which specifies the eligible buyers, addresses of the houses, selling prices of the houses and land use right, then send such decision to the housing authorities and house-operating units for them to conclude house purchase contracts;
d) After receiving the decision to sell old houses, the house-operating unit shall notify the buyer of the specific time for concluding the house purchase contract with the housing authority;
dd) The time limit for selling old houses is 45 days from the day on which the house-operating unit receives the satisfactory application. This period shall not be included in the time limit for fulfilling financial obligations and time limit for competent authority to issue the Certificate to the buyer.
The Certificate shall be issued to the buyer in accordance with regulations of law on land. The Certificate issuer shall send a list of buyers issued with the Certificates and a copy of each Certificate to the Department of Construction;
e) If the buyer has not concluded the contract after 90 days from the day on which the house-operating unit sends a notification of the time for contract conclusion and the land price imposed by the People’s Committee of the province is changed, the housing authority shall request the People’s Committee of the province to approve the new price before concluding the contract with the buyer.
3. The Ministry of Construction shall provide specific forms of application for purchase of old houses, documents proving the eligibility for exemption or reduction of house prices, documents for buying houses, trading procedures, and forms of old house purchase contract (if any).
Article 70. Selling houses and buildings that were not originally houses but put into use as houses from during the period from July 05, 1994 to before January 19, 2007
1. A house or a building that was not originally a house is put into use as a house during the period from July 95, 1994 to before January 19, 2007 (including those that have undergone the process of public ownership establishment specified in Point c Clause 3 Article 63 of this Decree) shall be sold as follows:
a) The buyer must satisfy requirements set out in Clause 2 Article 63 and the house must satisfy requirements set out in Clause 3 Article 63 of this Decree;
b) The selling price includes the house price and land levy;
c) The house price is determined according to the remaining value of the house multiplied by (x) price of a new house imposed by the People’s Committee of the province applicable at the time of concluding the purchase contract and multiplied by the usable area.
d) The land levy is equal to 100% of the land price imposed by the People’s Committee of the province applicable at the time of concluding the purchase contract (inclusive of land levy if the house is one of those specified in Point d Clause 2 Article 65 of this Decree), regardless of whether the area exceeds the limit of residential land area or not.
2. In case a house or building that was not originally a house and is put into use as a house during the period from July 05, 1994 to before January 19, 2007 does not satisfy conditions for selling specified in Point a Clause 1 of this Article, regulations of law on management of state-owned real estate shall apply.
Article 71. Selling shared areas of houses and transfer of rights to use land areas adjacent to state-owned old houses
1. Where the State has sold all of the private areas of a house in which more than one households live but has not sold the shared area therein and has not transferred the right to use the shared land area therein, if the organization, household, or individual that owns the entire area sold by the State wishes to buy such shared area:
a) The buyer must pay the house price and land levy on such shared area;
b) The house price equals (=) the remaining value of the house multiplied by (x) the price of a new house imposed by the People’s Committee of the province applicable at the time of concluding the purchase contract and multiplied by the usable area;
c) The land levy is equal to 100% of the land price imposed by the People’s Committee of the province applicable at the time of concluding the purchase contract (inclusive of land levy if the house is one of those specified in Point d Clause 2 Article 65 of this Decree);
d) Before selling the shared area, the selling authority is not required to conclude a contract to lease such area.
2. If the State has not transfer the right to use the area adjacent to a state-owned old house when selling the house according to Decree No. 61/CP or Decree No. 34/2015/NĐ-CP, such area shall be settled as follows:
a) The right to use the area adjacent to the state-owned house shall be transferred to the person who is lawfully using the house if such area is not in dispute and is conformable with the housing construction planning and land-use planning;
b) Land levy is 40% of the land price if the area does not exceed the limit, and 100% if the area exceeds the limit on residential land within such state-owned house (limit on residential land includes the land area having the house and the adjacent area). The land price as the basis for calculating land levy may apply the land price list issued by the People’s Committee of the province applicable at the time of transfer the right to use such area. Land levy on the area outside the premises of the state-owned old house shall be collected in accordance with regulations of law on land.
3. If the house is built on an empty land within the premises of a state-owned house in accordance with housing construction planning and land-use planning, and the area is not in dispute, the person who is using this land area shall have his/her land use right recognized by the State. The land levy in this case is 100% of the land price imposed by the People’s Committee of the province applicable at the time of recognizing the land use right.
4. The housing authority shall cooperate with the People’s Committees of districts in managing the shared area that is not purchased by the house owner in accordance with this Decree, regulations of law on housing and land.
5. Pursuant to this Decree, the People’s Committee of the province shall regulate documents and procedures for the cases specified in Clause 1 through 3 of this Article, provide funding for measuring, drawing, making documents, and managing shared areas as set out in Clause 4 of this Article.
6. The Ministry of Construction shall provide specific guidance on Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 72. Documents proving fulfillment of conditions in the case the Certificate is exempt
Documents proving fulfillment of conditions in the case specified in Clause 2 Article 118 of the Law on Housing:
1. In case of mortgage of an off-the-plan house, it is required to have the documents specified in Clause 1 Article 148 of the Law on Housing; in case of mortgage of an off-the-plan commercial house, it is required to have the documents specified in regulations of law on real estate trading and Point b Clause 2 Article 19 of this Decree.
2. In case of gifting a charitable house, it is required to have documents proving the construction the houses by the givers.
3. In case of lease of a state-owned old house, it is required to have documents specified in Article 60 of this Decree; in case of purchase of a state-owned old house, it is required to have the documents specified in Article 69 of this Decree.
4. In case of purchase, lease-purchase of a social housing (including cases in which the social housing is purchased or leased under a lease-purchase agreement for relocation), it is required to have the documents specified in Article 63 of the Law on Housing.
5. In case of purchase of a relocation house under a project, it is required to have the Certificate or decision on land transfer, decision on approval for the project issued by a competent authority, and documents of the approved project, license for construction (if required), and acceptance documents.
6. Where a household or individual purchases a commercial housing for relocation, it is required to enclose a house purchase contract or housing order contract between the commercial housing construction project investor and the unit in charge of providing relocation housing with documents of the approved project. In case of purchase of an existing house, it is required to have documents about acceptance of the house as set out in regulations of law on construction. In case of purchase of a off-the-plan house, it is required to have a record on acceptance of the house foundation as set out in regulations of law on construction.
7. In case of purchase of a house specified in Clause 4 Article 62 of the Law on Housing, it is required to have a purchase contract or lease contract with the social housing construction project investor enclosed with the record on house transfer and documents proving full payment for the purchase or rent to the investor.
8. In case of inheritance of a house, it is required to have the following documents:
a) for a house offered, an offering contract or document about the offering enclosed with documents proving the giver’s house ownership (if any);
b) for a house purchased or leased under a lease-purchase agreement, an purchase contract or lease-purchase contract enclosed with documents proving the seller’s/landlord’s house ownership, or documents proving the construction of the house;
c) If the house is new, it is required to have a license for construction (if required) and documents proving the bequeather’s land use right as set out in regulations of law on land;
d) In case of inheritance under a decision of the people’s court, it is required to have the judgment or effective decision of the court.
9. In case of leasing, borrowing, temporary stay, authorizing house management (except for lease of state-owned old houses), the landlord, lender, authorizer must have a purchase contract or lease contract with the investor in the housing construction project if the house is purchased or leased under a lease-purchase agreement from the investor, or a license for construction or document proving the house ownership according to civil law, regulations of law on land if the house is newly built.
Article 73. Time-limited sale of housing
1. The seller may sell a house together with the right to use land or right to lease land of such house for a limited period of time. During the house and land ownership period, the seller must not unilaterally terminate the contract, unless otherwise agreed by both parties. The Certificate shall be issued to the buyer in accordance with Clause 1 Article 7 of this Decree.
2. At the end of the house ownership period written on the contract, the house shall be settled in accordance with Article 8 of this Decree.
3. During the house ownership period, any party that violates the purchase contract shall incur a fine and pay damages as agreed in the contract. Any dispute over the house purchase contract shall be resolved by a People’s Court in accordance with law.
OWNERSHIP OF HOUSING IN VIETNAM BY FOREIGN ENTITIES
Article 74. Documents proving eligibility for owning houses in Vietnam.
1. A foreign individual must have an unexpired passport bearing the entry seal of the Vietnam’s immigration authority and not given diplomatic immunity and privileges according to Ordinance on diplomatic immunity and privileges of diplomatic missions, consular offices, and representative authorities of international organizations in Vietnam.
2. A foreign organization must be an entity specified in Article 159 of the Law on Housing which has investment registration certificate or a permission issued by a Vietnam’s competent authority for operation in Vietnam which is still unexpired at the time of housing transaction (hereinafter referred to as investment registration certificate).
Article 75. Areas in which foreign entities may own houses
1. Foreign entities may only own houses (including apartments and detached houses) of commercial housing construction projects, except for those in areas having national defense and security requirements prescribed by Vietnam’s regulations of law.
2. The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security have the responsibility to specify the areas having national defense and security requirements in each province and send a written notification to the People’s Committee of the province as the basis for directing the provincial Department of Construction to compile a list of commercial housing construction projects whose houses must not be owned by foreign entities.
Article 76. Permissible quantity of houses owned by foreign entities
1. According to the notification sent by the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security, and the direction of the People’s Committee of the province as specified in Clause 2 Article 75 of this Decree, the provincial Department of Construction shall make the following information publicly available on its web portal:
a) A list of housing construction projects in the province which are located inside the areas in which foreign entities are not permitted to own houses;
b) The quantity of houses (including apartments and detached houses) of each housing construction projects that foreign entities may own, provided they are not those specified in Point a of this Clause; the quantity of apartments of each apartment building, the quantity of detached houses of each project that foreign entities may own;
c) The quantity of houses that has been purchased, leased under a lease-purchase agreement by foreign entities, provided they have been granted certificates for each of the housing construction projects;
d) The quantity of apartments that foreign entities may own in case there are more than one apartment buildings in an area whose population is equivalent to that of a ward; quantity of detached houses that foreign entities may own in case, in an area whose population is equivalent to that of a ward, there is one or more housing construction projects but the total quantity of detached houses does not exceed 2,500.
2. Foreign entities eligible to own houses in Vietnam may only purchase, lease-purchase houses from owners of housing construction projects, or purchase houses of the foreign entities specified in Point b Clause 4 Article 7 of this Decree, and may only receive houses as inheritance of gifts from households or individuals, or receive houses as gifts from organizations provided the quantity does not exceed the limits specified in Clause 4 and Clause 4 of this Article of the housing construction projects whose houses they may own. Where a foreign entity who is not eligible to own houses in Vietnam receives a house in Vietnam as a gift or inheritance, provisions in Article 78 of this Decree shall apply.
3. Foreign entities may own up to 30% of the total number of apartments of an apartment building. In an area whose population is equivalent to that of a ward, if there is more than one apartment buildings for sale or lease-purchase, foreign entities may own up to 30% of the number of apartments of each apartment building, and up to 30% of the total number of apartments of all these apartment buildings.
4. In an area whose population is equivalent to that of a ward, if there is a commercial housing construction project for sale or lease-purchase, the quantity of detached houses that may be owned by foreign entities is specified below:
a) Where the quantity of detached houses of an project is fewer than 2,500, foreign entities may own up to 10% of the houses of such project;
b) Where there is only one project whose quantity of detached houses is equivalent to 2,500 houses, foreign entities may own up to 250 houses of them;
c) Where there are two or more projects where the total quantity of detached houses does not exceed 2,500 houses, foreign entities may own up to 10% of the houses of each project.
5. The Ministry of Construction shall provide specific instructions on determination of quantity of housing that foreign entities may own in accordance with Clause 3 and Clause 4 of this Article.
Article 7. Extension of time limit for foreign entities’ ownership of houses in Vietnam
1. With regard to a foreign individual that owns a house as set out in Point c Clause 2 Article 161 of the Law on Housing, the extension of time limit for house ownership is specified below:
a) 03 months before the expiration of the time limit for house ownership, if the owner wishes to have the time limit extended, he/she must file an application for extension which specifies the extension length and enclose it with a certified true copy of the certificate of the house, then send it to the People’s Committee of the province in which the house is located;
b) Within 30 days from the receipt of the owner’s application, the People’s Committee of the province shall consider and issues a written permission for one extension of the time limit for house ownership at the request of the owner. Such extension must not exceed 50 years from the original expiration date of the time limit for house ownership written on the certificate, except for the case specified in Clause 3 of this Article;
c) According to the written permission given by the People’s Committee of the province, the Certificate issue shall write the extension on the Certificate, and send a copy of the Certificate to the Department of Construction of the same province for monitoring.
2. With regard to a foreign organization that owns a house for a limited period of time as set out in Point d Clause 2 Article 161 of the Law on Housing, the extension of time limit for house ownership is specified below:
a) 03 months before the expiration of the time limit for house ownership, if the owner wishes to have the time limit extended, he/she must file an application for extension which specifies the extension length and enclose it with a certified true copy of the certificate of the house, investment registration certificate that is granted an extension by a Vietnam’s competent authority, then send it to the People’s Committee of the province in which the house is located;
b) Within 30 days from the receipt of the owner’s application, the People’s Committee of the province shall consider and issues a written permission for one extension of the time limit for house ownership at the request of the owner. Such extension must not exceed the time limit written on the investment registration certificate that is granted an extension by a Vietnam’s competent authority;
c) According to the written permission given by the People’s Committee of the province, the Certificate issue shall write the extension on the Certificate, make a copy of the Certificate and send it to the provincial Department of Construction for monitoring.
3. Upon the first expiration of the house ownership period, if the foreign organization or individual is compelled to leave Vietnam or shut down the operation in Vietnam, no extension as set out in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be granted; their housing shall be dealt with in accordance with Clause 3 Article 8 of this Decree.
Article 78. Cases in which ownership of houses in Vietnam is not recognized
1. In the following cases, a foreign entity shall not be granted a Certificate of the house and may only sell or offer it to another entity eligible to own housing in Vietnam:
a) A foreign organization or individual receives a house as an inheritance or a gift which is located in an area in which foreign entities must not own houses as set out in Article 75 of this Decree, or the quantity of which exceeds the permissible limits set out in Clause 3 and Clause 4 Article 76 of this Decree;
b) A foreign organization that does not operate in Vietnam, or a foreign individual who is not permitted to enter Vietnam, receives a house in Vietnam as a gift or an inheritance.
2. The entities specified in Point a Clause 1 of this Article may directly sell or offer the houses or authorize other persons to do so; the entities mentioned in Point b Clause 1 of this Article may authorize other organizations and individuals residing or operating in Vietnam to sell or offer the houses.
3. The house of an entity specified in Clause 2 of this Article may only be sold or offered if the following documents are available:
a) An offering contract, inheritance documents conformable with regulations of law on housing and civil law of Vietnam;
b) Documents proving the house ownership of the giver or bequeather according to the Law on Housing and Article 72 of this Decree;
c) A valid document authorizing another person to sell or offer the house if another person is authorized to do so.
4. Procedures for selling, offering houses of the entities specified in Clause 2 of this Article shall comply with the Law on Housing and this Decree.
5. Where the inheritors comprise both entities eligible to own houses in Vietnam and entities not eligible to own houses in Vietnam, the inheritors must reach a consensus on dividing the house in one of the following cases:
a) A person eligible to own houses in Vietnam is selected to receive the Certificate of the house from the competent authority;
b) The house is sold or offered to another entity eligible to own houses in Vietnam in accordance with Clause 2 and Clause 3 of this Article.
Article 79. Management of housing in Vietnam of foreign entities
1. The Department of Construction of each province shall launch a section on its web portal to post and manage information set out in Clause 1 Article 76 of this Decree.
2. Before signing a housing purchase, lease-purchase, offering contract, the investor or giver must check information on the web portal of the Department of Construction or request it to provide information in order to determine the permissible quantity of housing to be sold, leased under a lease-purchase agreement, or offered. The Department of Construction must provide such information within the day. The quantity of houses that may only be sold, leased under lease-purchase agreements, offered to foreign entities is specified in Article 76 of this Decree.
3. After signing a house purchase contract, lease-purchase contract, or offering contract, the investor or giver must send information (by email and in writing) about the address of the house to the Department of Construction of the province in which the house is located within the day in order for it to be posted on the web portal of the Department of Construction. After receiving such information, the Department of Construction must immediately check and post it on the web portal.
4. Before issuing a Certificate to a foreign entity, the Certificate issuer must check information under the management of the Department of Construction. After issuing a Certificate to a foreign entity, the Certificate issuer must immediately send information about the house that is granted the Certificate to the Department of Construction in order for it to be posted on the website of the Department of Construction.
5. Every transaction in which the quantity of housing being purchased, leased under a lease-purchase agreement, or received by foreign entities exceeds the limit specified in Article 76 of this Decree, or the house being purchased, leased-purchased, received by the foreign entity belongs to a housing construction project whose houses must not be owned by foreign entities, is invalid and not granted the Certificate. In such cases, the seller or seller/landlord must pay damages to the buyer or buyer/tenant.
6. The Department of Construction, investor, giver of the house, Certificate issuer that fails to promptly send notifications or publish information as set out in Clause 2, Clause 3, and Clause 4 of this Article shall take legal responsibility and pay compensation if such late notification or publication of information causes damage.
7. The authority competent to issue Certificates to foreign entities shall send written notifications enclosed with copies of granted Certificates (including extended ones) to Departments of Construction of provinces in which the houses are located, the Ministry of Construction, and the Ministry of Natural Resources and Environment for monitoring.
8. Foreign entities are prohibited to buy houses for commercial purposes.
9. The Ministry of Construction shall provide forms of reports on purchase, lease-purchase, and ownership of housing in Vietnam by foreign entities.
Article 80. Transitional clauses for housing development and management
1. From the effective date of this Decree, the housing construction projects specified in Clause 2 Article 17 of the Law on Housing must have a uniform name and their execution must comply with provisions of the Law on Housing, this Decree, regulations of law on construction, and relevant regulations of law.
2. In case an application for approval for investment policies or decision on investment policies of a housing construction project has been submitted before the effective date of this Decree but the competent authority has not issued a written approval for or decision on investment policies as set out in the Law on Housing and this Decree, the applicant is only required to submit additional necessary documents specified in this Decree or adjust the contents of the submitted application according to the Law on Housing and this Decree.
3. In case a competent authority has initiated the process of selection of investor in the housing construction project before the effective date of this Decree but has not issued a decision on investor selection by the effective date of this Decree, the investor selection process shall be continued in accordance with this Decree.
4. In case a housing construction projects approved before the effective date of this Decree has to be revised as set out in Clause 1 Article 182 of the Law on Housing, the investor must revise the project content. If the revision is subject to approval by a the competent authority or issuance of a decision on investment policies, the investor must submit a document requesting the competent authority to revise the written decision on or approval for investment policies in accordance with this Decree before approving the revisions to the project and implementing them.
5. Determination of existing housing and off-the-plan housing:
a) Existing housing means housing that has an acceptance record and put into operation according to regulations of law on construction. In case of a housing built by the investor himself/herself according to regulations of law on construction (it is not required to be built by a capable unit), it is required to have an electricity and water supply system, fire safety system (if the house is required to have a fire safety system);
b) Off-the-plan housing means any housing that fails to meet the requirements specified in Point a of this Clause.
6. From the effective date of the Law on Housing, the housing construction projects and areas of housing construction projects specified in Clause 2 Article 17 of the Law on Housing must be named in accordance with Clause 3 Article 19 of the Law on Housing and provisions of this Decree. The projects and areas therein whose names are not conformable with this Clause shall not be recognized by law. Every transaction related to a housing construction projects must use the names approved by a competent authority.
With regard to a commercial housing construction project whose name and names of areas therein in a foreign language have been approved before the effective date of the Law on Housing, if the investor file a written request for permission to change the name of the project or areas therein as set out in Clause 3 Article 19 of the Law on Housing, the People’s Committee of the province in which the project is located shall consider granting a permission to change the names. Every transaction related to such project must use the names approved by a competent authority.
7. In case a business registration document issued by a competent authority indicates that an apartment is used as business location before the effective date of the Law on Housing, the organization, household, or individual granted with such business registration document must move the business to another location other than an apartment within 06 months from the effective date of this Decree. The competent authority that issued the business registration document must initiate procedures for changing the business location on the business registration document issued to the organization, household, or individual into another location by the deadline specified in this Clause. After this deadline, the organization, household, or individual must not do business at the apartment.
8. In case a management board of the apartment building has been established before the effective date of the Law on Housing and wishes to reorganize its organizational structure as set out in the Law on Housing, an apartment building convention must be held to reestablish the management board in accordance with the Statute on management and use of apartment buildings promulgated by the Ministry of Construction.
9. From the effective date of the Law on Housing, housing warranty shall be carried out by the deadlines specified in Clause 2 Article 85 of the Law on Housing. The warrant period begins when the construction is completed, the house is accepted and put into operation.
10. From the effective date of the Law on Housing, every apartment building (including those intended for both residential purpose and other purposes) must have a community house which complies with established standards and regulations.
With regard to a apartment building that is built before the effective date of the Law on Housing and its design has an area intended to build a community house, the investor must provide an area to build the community house according to the approved design. If its design does not have an area intended to build a community house but has an area for business, the investor and owners may reach an agreement that allows the owners to buy or lease part of such area to build a community house.
The community house shall be operated by the apartment building management board or apartment building operating unit as decided by the apartment building convention. The community house must be used to serve activities of the community of owners and users of the apartment building. It is prohibited to use the community house to serve personal purposes of owners, users of the apartment building, for lease, lending, or use for purposes other than serving common activities of investors and users thereof.
Article 81. Transitional clauses for housing transactions
1. Where a competent authority has determined the rents or lease-purchase prices of a state-owned social housing before the effective date of this Decree, but has not issued them by the effective date of this Decree, then the rent and lease-purchase prices shall be determined and issued in accordance with this Decree.
2. Where a person using a state-owned houses is a party to the housing lease contract which does not expire by the effective date of this Decree, the parties are not required to re-conclude the lease contract. When the contract expires, the house-operating unit has the responsibility to perform a check. If the tenant is still eligible to lease the house and wishes to do so, the parties shall renew the lease contract. If the tenant does not wish to keep leasing it or is not eligible to lease it as set out in the Law on Housing and this Decree, the house-operating unit shall send a written notification to the tenant in order to terminate the lease contract and return the house to the landlord in accordance with this Decree. If the house is not returned, it will be withdrawn in accordance with this Decree.
3. Transitional clauses for sale of state-owned old houses:
a) Where an application for housing purchase has been submitted before June 06, 2013 and such house is eligible to be sold according to regulations applicable at the time of application submission and this Decree, it shall be sold at the selling price and under the mechanism for reduction/exemption of selling price of Decree No. 61/CP. Where an application has been submitted before June 06, 2013 but the house is not eligible to be sold according to regulations applicable at the time of application submission but eligible to be sold according to this Decree, it shall be sold in accordance with this Decree;
b) Where an application for housing purchase has been submitted during the period from June 06, 2013 to the date before the effective date of this Decree and the house is eligible to be sold according to this Decree, it shall be sold in accordance with Decree No. 34/2013/NĐ-CP;
c) A housing specified in Point d Clause 2 Article 65 of this Decree whose selling price is approved by a competent authority before the effective date of this Decree shall be sold at the approved price, except for the case specified in Point e Clause 2 Article 69 of this Decree. Where the state ownership representative authority fails to approved the selling price by the effective date of this Decree, it shall be sold at a price conformable with this Decree.
4. Where a buyer of a commercial housing (including any household or individual that buys a commercial housing for relocation) has received the house from the investor but has not submitted the application for the Certificate to the competent authority, such buyer may transfer the house purchase contract as instructed by the Ministry of Construction.
5. With regard to housing purchased by a foreign entity before the effective date of the Law on Housing, the time limit for house ownership begins on the issuance date of the Certificate. The owner may have the time limit for house ownership extended in accordance with this Decree. During the time limit for house ownership or before its expiration, the owner shall exercise his/her rights and obligations to such house in accordance with the Law on Housing and this Decree.
6. Where a housing contract has been concluded before the effective date of the Law on Housing and the contract content is conformable with relevant regulations of law applicable at that time but contravenes provisions of the Law on Housing, the parties shall keep executing the concluded contract unless they reach a consensus on revising it according to the Law on Housing and this Decree.
From the effective date of this Decree, every housing transaction must comply with regulations on transaction methods, conditions for making transactions, transaction procedures, content and forms of housing contracts provided for by the Law on Housing, this Decree, and instructions of the Ministry of Construction. Any transaction that fails to comply with such regulations is not valid. The transactions that involve purchase, lease, lease-purchase of state-owned houses (including villas, row houses, apartments), relocation housing, purchase of commercial housing as official residences or relocation housing must comply with the contract forms and content provided for by the Ministry of Construction.
7. With regard to any capital contribution contract, investment cooperation contract, business cooperation contract concluded before the effective date of this Decree and allows distribution of 20% of the housing products under the Government's Decree No. 71/2010/NĐ-CP, such quantity of housing shall be divided as agreed in the contract. The parties shall finalize this contract and conclude a new house purchase contract when the requirements for selling the house are satisfied as set out in regulations of law on real estate trading and this Decree.
8. From the effective date of this Decree, the mortgage of housing construction projects, off-the-plan housing, and right to property derived from house purchase contracts, lease-purchase contracts, project transfer contracts, and other right to property related to housing and housing construction projects that can be mortgaged as prescribed by law must be carried out in accordance with the Law on Housing and this Decree. The mortgages of housing construction projects, off-the-plan housing, and right to property related to housing, housing construction projects set out in this Clause that contravenes the Law on Housing and this Decree are invalid and not recognized by law.
The registration of mortgage of a housing construction project, off-the-plan housing, and right to property related to housing and housing construction project set out in this Clause shall be carried out in accordance with regulations of law on registration of secured transactions. Collateral mentioned in this Clause shall be dealt with in accordance with civil law and relevant regulations of law.
Article 82. Transitional clauses for development and management of relocation housing
1. Where the investor has completed procedures for approving a housing construction project serving relocation by the effective date of this Decree but the competent authority has not approved the project, the project shall be approved in accordance with the Law on Housing and this Decree. The investor is only required to provide necessary documents and revise the project documents according to the Law on Housing and this Decree instead of starting over the project approval procedures.
In case a competent authority has approved the plan for compensation, support, and relocation before the effective date of this Decree, the approved plan shall be implemented.
2. With regard to a apartment building serving relocation funded by the capital sources specified in Clause 3 Article 36 of the Law on Housing, the buyers and lease-purchases must pay the fee for maintenance of shared area as set out in Article 108 of the Law on Housing.
Where a apartment building serving relocation has an area intended for business according to the approved project, after deducting reasonable business costs, the People’s Committee of the province may use the revenue from such business to provide subsidies on maintenance of shared areas of local apartment buildings (including maintenance of elevators, fire safety system, water pumps, generators, lightning arresters, outer sides of apartment buildings) and part of building operation costs.
Article 83. Transitional clauses for Housing Development Fund
1. Housing Development Funds of provinces that have been established before the effective date of this Decree shall keep operating under their charters approved by the People’s Committees of the provinces Depending on local conditions, the People’s Committee of each province shall request the People’s Council of the same province to decide funding from local budget for Housing Development Fund in order to grant social housing development loans locally.
2. Local governments of provinces without a Housing Development Fund that wish to establish one shall submit a report to the Prime Minister for consideration, or authorize the local Development Investment Fund to manage the Housing Development Fund.
Article 84. Responsibility of relevant Ministries and agencies
1. The Ministry of Construction has the entitlements and responsibilities below:
a) Perform the assigned duties specified in Article 175 of the Law on Housing and this Decree;
b) Provide guidance on and urge the implementation of the Law on Housing and this Decree; disseminate mechanism and regulations of law on housing;
c) Decide permission to convert commercial housing construction projects into social housing construction projects or relocation housing construction projects, or decide changes of ratio of areas for commercial housing and social housing of housing construction projects having 500 houses or apartments or more in order to regulate the real estate market according to the government’s policies, the Prime Minister’s requirements, or at the request of the People’s Committees of provinces; decide conversion of relocation housing or relocation housing construction projects into social housing or commercial housing at the request of the People’s Committees of provinces;
d) Suspend projects whose investment policies have been decided or approved by the People’s Committee of the province and projects that have been approved by competent authorities but are not conformable with local housing development program/plan or do not have detailed construction planning approved by a competent authority; suspend projects that fail to satisfy requirements set out in the written decision on or approval for investment policies issued by a competent authority, or projects that violate regulations on raising capital, conditions for buying, selling, leasing/selling housing.
2. The Ministry of Finance has the entitlements and responsibilities below:
a) Take charge and cooperate with the Ministry of Construction in providing specific instructions on collecting money for leasing, lease-purchasing, selling state-owned houses specified in Article 44 of this Decree;
b) Provide specific instructions on collecting taxes and other amounts when the owner sells or transfers the contract to sell/buy/lease-purchase/offer/exchange housing, or contribute housing as capital;
c) Provide instructions on the for paying the difference in the rent for official residences specified in Clause 2 Article 52 of this Decree, and perform other duties specified in this Decree.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with the Ministry of Construction in providing instructions on implementation of Clause 3, Clause 4 Article 6, issuance of Certificates in Clause 7, disposal of Certificates upon expiration of time limits for house ownership in Article 8, extension of Certificates in Clause 1 and Clause 2 Article 77 of this Decree, compensation, support, and relocation when the State withdraws land in case of time-limited housing purchases.
4. The State bank of Vietnam has the entitlements and responsibilities below:
a) Take charge and cooperate with the Ministry of Construction, the Ministry of Justice, the Ministry of Natural Resources and Environment in establishing and providing instructions on procedures for getting and redeeming mortgages that are housing construction projects, off-the-plan housing, and right to property related to housing construction projects, off-the-plan housing specified in the Law on Housing and Clause 8 Article 81 of this Decree;
b) Provide specific instructions for foreign entities and Vietnamese citizens residing overseas to make payment via credit institutions when buying, lease-purchasing houses in Vietnam; for foreign entities and Vietnamese citizens to transfer of money to abroad when selling, leasing out houses under lease-purchase agreements in Vietnam.
5. Other relevant Ministries and agencies, within the scope of their duties, have the responsibility to establish or amend regulations on housing according to the Law on Housing, this Decree, and cooperate with the Ministry of Construction in implementing the Law on Housing and this Decree.
Ministries and agencies having old houses under their management must transfer it to the People’s Committees of the provinces in which the houses are located in accordance with this Decree. Old houses under the management of the Ministry of National Defense shall be managed, leased out, and sold by the Ministry of National Defense in accordance with this Decree, except for the cases specified in Clause 2 Article 64 of this Decree.
Article 85. Responsibility of local governments for housing management
1. The People’s Committees of provinces have the entitlements and responsibilities below:
a) Implement their roles in local housing management;
b) Providing funding for development of local housing development programs/plans in accordance with this Decree and instructions of the Ministry of Construction; direct the development and implementation of such programs/plans after they are approved;
c) Provide land area for development of each type of housing as prescribed by the Law on Housing and local housing development programs/plans that are approved, which specify the areas for building social housing for lease; decide the land price factor (k) when selling state-owned old houses specified in Point d Clause 2 Article 65 of this Decree;
d) Publish local housing construction projects on the web portals of the People’s Committee and Departments of Construction of the province as set out in Clause 5 Article 19 of the Law on Housing, approved housing development programs; direct the Department of Construction to publish on its website information about housing eligible for sale, lease-purchase, capital raising specified in Article 19 of this Decree, list of local commercial housing construction projects that do not permit foreign entities to own specified in Clause 1 Article 76, and information in Article 79 of this Decree;
dd) Provide for the management, use of villas and apartment buildings; provide guidance on sale, lease, lease-purchase of state-owned houses, relocation housing depending on local conditions; enforce withdrawal of state-owned houses in accordance with Article 84 of the Law on Housing and this Decree; enforce the transfer of fees for maintenance of shared area of apartment buildings in accordance with this Decree;
e) Establish criteria, procedures for determination of, and compile a list of houses having artistic, cultural, historical values (including ancient villas and houses); decide the establishment of a council in charge of compile this list and issue a decision to approve such list in accordance with the Law on Housing, this Decree, and relevant regulations of law;
g) Appoint officials, assign tasks to relevant local agencies to develop and manage housing in accordance with the Law on Housing and this Decree; direct, provide instructions on, and inspect local housing development and management works; deal with violations; settle disputes, complaints, and denunciations related to housing under their management, or request a competent authority to deal with them as prescribed by law;
g) Amend legislative documents on housing within their jurisdiction to conform to the Law on Housing and this Decree; provide training in and disseminate legislative documents on housing; encourage local entities to implement regulations of law on housing;
i) Take charge or cooperate with relevant Ministries and agencies in performing given duties in accordance with the Law on Housing, this Decree, and relevant regulations of law;
k) Submit annual and extraordinary reports on implementation of the Law on Housing and this Decree locally to competent authorities;
l) Perform other duties specified in the Law on Housing, this Decree, and relevant regulations of law.
2. Departments of Construction shall assist the People’s Committee of the same province in local housing management.
3. The People’s Committees of districts are responsible for local housing management within the scope of their duties as directed by the People’s Committee of the province and in accordance with regulations of law on housing.
4. President of the People’s Committees of provinces, Presidents of the People’s Committees of districts, heads of relevant local agencies are legally responsible for any delay or failure to correctly implement the Law on Housing, this Decree, and legislative documents on housing.
Article 86. Central Steering Committee on Housing Policies And Real Estate Market
1. The Prime Minister shall decide the establishment of Central Steering Committee on Housing Policies And Real Estate Market which assists the Prime Minister in studying, directing, and resolving important and interdisciplinary issues related to policies of management, development of housing and real estate market nationwide.
2. Central Steering Committee on Housing Policies And Real Estate Market has the duties and entitlements below:
a) Direct, instruct, and inspect the implementation of housing development programs, policies on housing and real estate market of Ministries, regulatory bodies, and local governments;
b) Make comments about major and important policies related to housing and real estate market;
c) Propose to the Prime Minister and competent authorities amendments or suspension of legislative documents on housing and real estate market that are promulgated by Ministries, regulatory bodies, and the People’s Committees of provinces against regulations of law on housing and real estate market;
d) Presidents of the People’s Committees of provinces shall decide establishment of Provincial Steering Committees on Housing Policies And Real Estate Market which assist them in directing the implementation of policies related to housing and local real estate markets;
dd) Functions, tasks, entitlements, and organizational structure of the Central Steering Committee and assisting organizations shall be specified by the Prime Minister, that of provincial Steering Committees shall be specified by Presidents of the People’s Committees of provinces. Funding for operation of Steering Committees shall be provided by state budget of the same level.
1. This Decree comes into force from December 10, 2015.
2. The following Decrees are annulled from the effective date of this Decree:
a) The Government's Decree No. 51/2009/NĐ-CP dated June 03, 2009 on guidelines for some Article of the National Assembly’s Resolution No.19/2008/QH12 dated June 03, 2008 on pilot permission for foreign entities to buy and own housing in Vietnam;
b) The Government's Decree No. 71/2010/NĐ-CP dated June 23, 2010 elaborating and providing guidelines for the Law on Housing;
c) The Government's Decree No. 34/2013/NĐ-CP dated April 22, 2013 on management and use of state-owned houses;
d) The Government's Decree No. 84/2013/NĐ-CP dated July 25, 2013 on development and management of relocation housing.
3. With regard to provisions related to housing development (including decision, approval for investment policies of housing construction projects), house ownership, management and use of houses, housing transaction, state management of housing in the Government's Decrees, the Prime Minister’s Decisions, legislative documents of Ministries, regulatory bodies, and the People’s Committees of provinces promulgated before this Decree that contravene provisions of this Decree, provisions of this Decree shall apply.
Article 88. Responsibility for implementation
Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces are responsible for the implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương
Điều 6. Cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở
Điều 9. Quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Điều 12. Nội dung hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Điều 13. Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Điều 14. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thực hiện theo hình thức xây dựng - chuyển giao
Điều 17. Quản lý khu vực nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Điều 18. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
Điều 19. Ký hợp đồng huy động vốn cho phát triển nhà ở thương mại
Điều 20. Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ
Điều 22. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ
Điều 23. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ
Điều 24. Mua nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ
Điều 25. Thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ
Điều 26. Hình thức đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
Điều 27. Lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
Điều 28. Mua nhà ở thương mại và sử dụng nhà ở xã hội để bố trí tái định cư
Điều 29. Vốn cho phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư
Điều 30. Đối tượng, điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư
Điều 31. Trình tự, thủ tục thuê, thuê mua, mua và việc bàn giao nhà ở phục vụ tái định cư
Điều 32. Giá mua, thuê, thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư
Điều 34. Phân loại và quản lý, sử dụng nhà biệt thự
Điều 35. Các hành vi nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư
Điều 36. Bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
Điều 38. Nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Điều 39. Cơ quan, đơn vị quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Điều 44. Quản lý tiền thu được từ việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Điều 45. Trình tự, thủ tục thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Điều 48. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ
Điều 49. Điều kiện được thuê nhà ở công vụ
Điều 50. Trình tự, thủ tục cho thuê nhà ở công vụ và việc quản lý vận hành nhà ở công vụ
Điều 51. Giá thuê và việc thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ
Điều 52. Đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Điều 56. Quản lý, sử dụng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Điều 74. Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Điều 77. Gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Điều 80. Xử lý chuyển tiếp đối với việc phát triển và quản lý nhà ở
Điều 82. Xử lý chuyển tiếp đối với việc phát triển và quản lý nhà ở phục vụ tái định cư
Điều 84. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan
Điều 85. Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở của địa phương
Điều 18. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
Điều 57. Đối tượng và điều kiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 60. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 65. Giá bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 84. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan
Điều 85. Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở của địa phương
Điều 4. Trình tự, thủ tục xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương
Điều 9. Quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Điều 10. Hồ sơ, trình tự đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Điều 11. Nội dung quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Điều 12. Nội dung hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Điều 13. Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Điều 14. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thực hiện theo hình thức xây dựng - chuyển giao
Điều 18. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
Điều 26. Hình thức đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
Điều 27. Lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
Điều 29. Vốn cho phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư
Điều 36. Bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
Điều 37. Thủ tục cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư
Điều 54. Trình tự, thủ tục thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Mục 4. CHO THUÊ NHÀ Ở CŨ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Điều 57. Đối tượng và điều kiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 60. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Mục 5. BÁN NHÀ Ở CŨ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Điều 62. Loại nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thuộc diện không được bán
Điều 63. Đối tượng, điều kiện được mua và điều kiện bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 65. Giá bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 69. Hồ sơ, trình tự, thủ tục bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 75. Khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở
Điều 76. Số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu
Điều 77. Gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Điều 4. Trình tự, thủ tục xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương
Điều 11. Nội dung quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Điều 18. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
Điều 19. Ký hợp đồng huy động vốn cho phát triển nhà ở thương mại
Điều 20. Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ
Điều 22. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ
Điều 31. Trình tự, thủ tục thuê, thuê mua, mua và việc bàn giao nhà ở phục vụ tái định cư
Điều 32. Giá mua, thuê, thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư
Điều 53. Hồ sơ đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Điều 54. Trình tự, thủ tục thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Điều 60. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 65. Giá bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 69. Hồ sơ, trình tự, thủ tục bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 76. Số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu
Điều 79. Quản lý nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
Điều 81. Xử lý chuyển tiếp đối với các quy định về giao dịch về nhà ở