Chương II Nghị định 99/2015/NĐ-CP: Sở hữu nhà ở
Số hiệu: | 99/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 10/12/2015 |
Ngày công báo: | 11/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1113 đến số 1114 |
Lĩnh vực: | Bất động sản | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở về sở hữu nhà ở, phát triển nhà ở, quản lý, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở, quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam, sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài được ban hành ngày 20/10/2015.
1. Sở hữu nhà ở
Nghị định 99 quy định thời hạn sở hữu nhà ở như sau:
Trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại Điều 123 của Luật Nhà ở thì bên bán và bên mua thỏa thuận cụ thể các nội dung, bao gồm thời hạn bên mua được sở hữu nhà ở; các quyền và nghĩa vụ của bên mua nhà ở; trách nhiệm đăng ký và cấp Giấy chứng nhận cho bên mua nhà đất; việc bàn giao lại nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở và người nhận bàn giao lại nhà ở sau khi hết hạn sở hữu; việc xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu, ….
2. Phát triển nhà ở
Ký hợp đồng huy động vốn cho phát triển nhà ở thương mại quy định tại Nghị định số 99/2015
Tổ chức, cá nhân huy động phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở tại dự án đó; nghiêm cấm chủ đầu tư huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở được ứng trước của khách hàng; trường hợp sử dụng sai mục đích hoặc chiếm dụng vốn đã huy động hoặc huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở ứng trước của khách hàng thì phải hoàn lại số tiền mua, thuê mua nhà đã huy động sai quy định, phải bồi thường (nếu gây thiệt hại) và bị xử phạt vi phạm hành chính về mua bán nhà đất hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Quản lý, sử dụng nhà ở
Đối tượng thuộc diện được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư theo Nghị định 99/2015/NĐ-CP bao gồm:
- Hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thuộc diện bị giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
- Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở gắn với nhà ở và phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở và không có chỗ ở nào khác;
- Hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở.
4. Giao dịch về nhà ở
Giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch đối với trường hợp không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận
- Trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thì phải có các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 148 của Luật Nhà ở; trường hợp mua bán nhà ở thương mại hình thành trong tương lai thì phải có giấy tờ theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 19 của Nghị định số 99/2015.
- Trường hợp cho thuê, mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thì phải có giấy tờ theo quy định tại Điều 60, Điều 69 của Nghị định 99 năm 2015;
- Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở xã hội thì phải có các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 63 của Luật Nhà ở.…
Ngoài ra, Nghị định 99 còn quy định việc quản lý và sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì phải có giấy tờ xác định nhân thân đối tượng theo quy định về cấp Giấy chứng nhận của pháp luật đất đai.
2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:
a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có giấy tờ chứng minh đối tượng theo quy định tại Điều 74 của Nghị định này; trường hợp cá nhân nước ngoài có giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam thì chỉ được quyền lựa chọn một đối tượng áp dụng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài để xác định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có giấy tờ chứng minh tạo lập nhà ở hợp pháp (tuân thủ điều kiện và hình thức) theo quy định của Luật Nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (bao gồm cả nhà ở được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong các dự án quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở) và có giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định này.
2. Đối với nhà ở riêng lẻ được xây dựng có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng có từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín (có phòng ở riêng, khu bếp riêng, nhà vệ sinh, nhà tắm riêng), có diện tích sàn tối thiểu mỗi căn hộ từ 30 m2 trở lên và nhà ở này đáp ứng các điều kiện về nhà chung cư quy định tại Khoản 2 Điều 46 của Luật Nhà ở thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó; trường hợp chủ sở hữu bán, cho thuê mua, tặng cho, để thừa kế căn hộ trong nhà ở này cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì quyền sử dụng đất ở gắn với nhà ở này thuộc sử dụng chung của các đối tượng đã mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế căn hộ.
3. Ngoài các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai, cơ quan cấp Giấy chứng nhận còn phải ghi thêm các nội dung sau đây:
a) Các thông tin về nhà ở theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 của Luật Nhà ở;
b) Thời hạn sở hữu nhà ở và các quyền được bán, tặng cho, để thừa kế, góp vốn bằng nhà ở của bên mua nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở có thời hạn đối với trường hợp quy định tại Điều 123 của Luật Nhà ở hoặc ghi thời hạn sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Điều 161 của Luật Nhà ở, Điều 7 và Điều 77 của Nghị định này;
c) Trường hợp mua bán nhà ở xã hội theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 62 của Luật Nhà ở thì phải ghi thời hạn chủ sở hữu được quyền bán lại nhà ở xã hội này.
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở có trách nhiệm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà ở; trường hợp người mua, thuê mua nhà ở tự nguyện làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì chủ đầu tư phải cung cấp hồ sơ và các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán, thuê mua cho người mua, thuê mua nhà ở.
1. Trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại Điều 123 của Luật Nhà ở thì bên bán và bên mua thỏa thuận cụ thể các nội dung, bao gồm thời hạn bên mua được sở hữu nhà ở; các quyền và nghĩa vụ của bên mua trong thời hạn sở hữu nhà ở; trách nhiệm đăng ký và cấp Giấy chứng nhận cho bên mua; việc bàn giao lại nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở và người nhận bàn giao lại nhà ở sau khi hết hạn sở hữu; việc xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở. Trong thời hạn sở hữu nhà ở, bên mua được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó thông qua hình thức thu hồi Giấy chứng nhận của bên bán và cấp Giấy chứng nhận mới cho bên mua hoặc ghi bổ sung vào trang 3 của Giấy chứng nhận đã cấp cho bên bán và giao lại Giấy chứng nhận này cho bên mua.
Trong trường hợp bên mua và bên bán có thỏa thuận về việc bên mua nhà ở được quyền bán, tặng cho, để thừa kế, góp vốn bằng nhà ở trong thời hạn sở hữu nhà ở thì bên mua lại, bên được tặng cho, bên được thừa kế, bên nhận góp vốn chỉ được sở hữu nhà ở theo thời hạn mà bên mua nhà ở lần đầu đã thỏa thuận với chủ sở hữu lần đầu.
2. Tổ chức nước ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cấp cho tổ chức đó. Khi hết hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này; trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không ghi thời hạn thì trong Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu cũng được ghi không thời hạn.
Trường hợp tổ chức nước ngoài bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động trước thời hạn sở hữu nhà ở quy định tại Khoản này hoặc bị Nhà nước Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ cho phép hoạt động tại Việt Nam thì việc xử lý nhà ở này được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này; trường hợp trong thời hạn sở hữu nhà ở mà tổ chức nước ngoài chuyển thành tổ chức trong nước thông qua việc sáp nhập hoặc chuyển vốn theo quy định của pháp luật thì tổ chức này được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài.
3. Cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này.
4. Trường hợp trước khi hết hạn sở hữu nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài bán hoặc tặng cho nhà ở thì người mua, người được tặng cho được sở hữu nhà ở theo quy định sau đây:
a) Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì bên mua, bên nhận tặng cho được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài;
b) Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bên mua, bên nhận tặng cho chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại; khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này;
c) Bên bán, bên tặng cho nhà ở phải nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Trường hợp hết hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận giữa bên bán và bên mua nhà ở lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định này thì quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được xử lý theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán nhà ở lần đầu; nếu các bên không có thỏa thuận về việc xử lý nhà ở thì quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được chuyển lại cho chủ sở hữu nhà ở lần đầu hoặc người thừa kế hợp pháp của chủ sở hữu lần đầu.
Trong trường hợp chủ sở hữu lần đầu là tổ chức bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động thì nhà ở của tổ chức này được xử lý theo pháp luật về phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động và quyền sở hữu nhà ở này được chuyển lại cho cá nhân, tổ chức được sở hữu theo quy định của pháp luật về phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động; trong thời gian xác định chủ sở hữu nhà ở, tổ chức, cá nhân đang quản lý nhà ở được tiếp tục quản lý và không được thực hiện các quyền bán, cho thuê mua, tặng cho, để thừa kế, thế chấp, cho thuê, góp vốn nhà ở này; việc bàn giao lại nhà ở này được thực hiện trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày xác định được chủ sở hữu nhà ở.
Trường hợp tổ chức nước ngoài bị Nhà nước Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ cho phép hoạt động tại Việt Nam thì chủ sở hữu phải bán, tặng cho nhà ở cho đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
2. Trường hợp các bên mua bán nhà ở lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định này không có thỏa thuận về việc xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu nhà ở thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhân có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp cho đối tượng đang sở hữu nhà ở và cấp lại Giấy chứng nhận cho đối tượng được xác định là chủ sở hữu nhà ở lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều này; trường hợp không thu hồi được Giấy chứng nhận thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ban hành Quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp cho đối tượng đang sở hữu nhà và cấp lại Giấy chứng nhận cho đối tượng được xác định là chủ sở hữu lần đầu. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quy định tại Khoản này thực hiện theo quy định về cấp Giấy chứng nhận của pháp luật về đất đai.
3. Trước khi hết thời hạn được sở hữu nhà ở theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 của Nghị định này (bao gồm cả trường hợp được gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này), tổ chức, cá nhân nước ngoài được trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền bán, tặng cho nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 của Nghị định này. Trường hợp quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài không thực hiện quyền bán, tặng cho nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình thì nhà ở đó thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam; Sở Xây dựng có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở ban hành quyết định xác lập sở hữu toàn dân và tiến hành thu hồi nhà này để thực hiện quản lý, cho thuê hoặc bán theo quy định về quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quyết định buộc xuất cảnh hoặc buộc chấm dứt hoạt động tại Việt Nam do việc sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của mình vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam thì nhà ở này bị xử lý theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Article 5. Documents proving eligible house owners
1. Every domestic organization, household, or individual that applies for the Certificate of rights to use land, ownership of land and property on land (hereinafter referred to as Certificate) must submit ID documents according to regulations on issuance of certificates.
2. The applicant being a Vietnamese citizen residing overseas must submit the following documents:
a) An unexpired Vietnamese passport that bears the entry seal of a Vietnam’s immigration authority; or
b) An unexpired foreign passport that bears the entry seal of a Vietnam’s immigration authority together with documents proving the Vietnamese nationality or Vietnamese heritage issued by the Department of Justice of a province, an overseas Vietnam’s diplomatic mission, or an authority in charge of management of overseas Vietnamese citizens, or other documents prescribed by Vietnam’s law.
3. The applicant being a foreign organization or individual must submit documents proving their eligibility according to Article 74 of this Decree. In case a foreign individual submits documents proving his/her Vietnamese heritage, he/she has to choose between policies applied to Vietnamese citizens residing overseas and policies applied to foreigners to determine his/her house ownership in Vietnam.
Article 6. Issuance of Certificate to house owner
1. Every domestic organization, household, individual, overseas Vietnamese citizens, foreign organization and individual that has documents proving the lawful establishment of housing as prescribed by the Law on Housing, regulations of law on real estate trading, and relevant regulations of law (including housing invested under construction planning approved by competent authorities in the projects mentioned in Clause 2 Article 17 of the Law on Housing), and documents proving their eligibility to own housing prescribed in Article 5 of this Article shall be granted the Certificate of ownership of such house.
In case a Vietnamese citizen residing overseas is not allowed to enter Vietnam and receives or inherits housing in Vietnam, he/she will not have the house ownership recognized and has to follow the regulations in Clause 2 through 5 of Article 78 of this Decree.
2. With regard to detached houses with two stories or more, each of which has two separate apartments or more (with separate rooms, kitchens, bathrooms), the floor area of each apartment is 30 m2 or larger, and the house satisfy conditions of apartment buildings prescribed in Clause 2 Article 46 of the Law on Housing, each apartment will be granted a separate Certificate. In case the owner sells, lease under a lease-purchase agreement, gift, or bequeath his/her apartment to another organization, household, or individual that is eligible to own housing in Vietnam, the land use right associated with this housing shall be shared by the entities that have purchased, leased under a lease-purchase agreement, received, or inherited the apartments.
3. Apart from the information on the Certificate prescribed by regulations of law on land, the Certificate issuer must write the following information:
a) Information about the house prescribed in Clause 3 Article 9 of the Law on Housing;
b) Duration of house ownership, the right to sell, gift, bequeath, contribute the house as capital of the buyer according to the time-limited house purchase contract in the case mentioned in Article 123 of the Law on Housing, or duration of house ownership of the foreign organization or individual in Vietnam according to Article 161 of the Law on Housing, Article 7 and Article 77 of this Decree;
c) In case of purchase of social housing prescribed in Clause 4 and Clause 5 Article 62 of the Law on Housing, the time limit for the owner to sell such social housing must be specified.
4. Procedures for issuing the Certificate to the owner must comply with regulations of law on land. The investor in the housing construction project has the responsibility to follow procedures for obtaining the Certificates for buyers and buyers/tenants of housing. In case a buyer or buyer/tenant wishes to follow the procedures themselves, the investor must provide documents related to the house to the buyer or buyer/tenant.
Article 7. House ownership duration
1. In case of limited house ownership duration prescribed in Article 123 of the Law on Housing, the seller and the buyer shall reach an agreement on the period of time over which the buyer owns the house, rights and obligations of the buyer during the house ownership period; responsibility to register and obtain the Certificate for the buyer; the handover of the house associated with land use right after the ownership period expires; disposal of the Certificate after the ownership period expires, and responsibility of the parties for execution of the house purchase contract. During the house ownership period, the buyer will be granted a Certificate of such house by revoking the seller’ Certificate and granting it to the buyer, or write information on page 3 of the seller’s Certificate and give it to the buyer.
In this case, the buyer and the seller shall reach an agreement that if the buyer is entitled to sell, gift, bequeath, or contribute the house as capital during the house ownership period, then the buyer, recipient, inheritor only owns the house for the period that was agreed by the initial buyer and the initial owner.
2. The foreign organizations mentioned in Point b Clause 1 Article 159 of the Law on Housing may own a quantity of housing not exceeding the limit written on their investment registration certificates. When the house ownership period written on the Certificate expires, if the owner wishes to have this period extended, the State shall consider granting an extension according to Article 77 of this Decree. If the investment registration certificate has an indefinite term, the Certificate granted to the owner will also have an indefinite term.
Clause 1 Article 8 of this Decree shall apply to the case a foreign organization goes bankrupt, is dissolved or shut down before the term of home-ownership expires, or has its certificate of investment or license to operate in Vietnam revoked by Vietnam’s government. During the house ownership period, if the foreign organization is converted into a domestic organization through acquisition or capital transfer, it may acquire a long-term house ownership.
3. Foreigners mentioned in Point c Clause 1 Article 159 of the Law on Housing may own housing for up to 50 years from the date of issue of the Certificate. When the house ownership period written on the Certificate expires, if the owner wishes to have this period extended, the State shall consider granting an extension according to Article 77 of this Decree.
4. In case the foreign organization or individual sells or offers the house before the expiration of the ownership period, the buyer or recipient may own the house as follows:
a) If the house is sold or gifted to a domestic organization, household, individual, or a Vietnamese citizen residing overseas, the buyer or recipient will acquire a long-term ownership of the house;
b) If the house is sold to a foreign organization or individual eligible to own housing in Vietnam, the buyer or recipient may own the house for the remaining period. When this period expires, if the owner wishes to have this period extended, the State shall consider granting an extension according to Article 77 of this Decree.
c) The seller or giver must pay tax and other amounts to state budget as prescribed by Vietnam’s law.
Article 8. Expiration of house ownership period
1. Upon the expiration of the house ownership period as agreed between the initial buyer and seller prescribed in Clause 1 Article 7 of this Decree, the house ownership and land use right shall be settled as agreed by both parties in the initial house purchase contract. If such agreement does not exist, the house ownership and land use right shall be transferred to the initial owner or his/her legal inheritor.
If the initial owner is an organization that goes bankrupt, is dissolved, or shut down, its housing shall be dealt with in accordance with regulations of law on bankruptcy, dissolution, or shutdown, and the house ownership shall be transferred to an eligible organization or individual as prescribed by regulations of law on bankruptcy, dissolution, or shutdown. While the house owner is being determined, the organization or individual managing the house shall keep managing it and must not sell, lease under a lease-purchase agreement, offer, bequeath, pledge, or contribute the house as capital. The house shall be transferred within 03 months from the day on which its owner is determined.
In case a foreign organization has its investment registration certificate or license to operate in Vietnam revoked by Vietnam’s government, the owner must sell or offer the house to an entity eligible to own housing in Vietnam.
2. In case the initial buyer and seller mentioned in Clause 1 Article 7 of this Decree does not have an agreement on disposal of the Certificate upon the expiration of the house ownership period, the issuer of the Certificate shall revoke it from the current owner and issue it to the initial owner as prescribed in Clause 1 of this Article. If the Certificate cannot be retrieved, the issuer shall issue a decision to annul the Certificated issued to the current owner and reissue it to the initial owner. Procedures for issuing the Certificate shall comply with regulations of law on land.
3. Before the expiration of the house ownership period prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 7 of this Decree (including extended period prescribed in Article 77 of this Decree), the foreign organization or individual may directly or authorize another organization or individual to exercise their right to sell or gift the owner under their lawful ownership as prescribed in Clause 4 Article 7 of this Decree. If the foreign organization or individual fails to sell or offer the house by the deadline, such house shall be passed into public ownership. The Department of Construction shall request the People’s Committee of the province where the house is located to issue a decision on establishment of public ownership, expropriate the house, use it, sell it, or lease it out in accordance with regulations on management of state-owned houses.
In case a foreign individual is expelled from Vietnam or a foreign organization is forced to stop operating in Vietnam by a competent authority of Vietnam because illegal use of housing under their ownership, the house shall be dealt with under a decision of a competent authority of Vietnam.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương
Điều 6. Cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở
Điều 9. Quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Điều 12. Nội dung hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Điều 13. Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Điều 14. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thực hiện theo hình thức xây dựng - chuyển giao
Điều 17. Quản lý khu vực nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Điều 18. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
Điều 19. Ký hợp đồng huy động vốn cho phát triển nhà ở thương mại
Điều 20. Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ
Điều 22. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ
Điều 23. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ
Điều 24. Mua nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ
Điều 25. Thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ
Điều 26. Hình thức đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
Điều 27. Lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
Điều 28. Mua nhà ở thương mại và sử dụng nhà ở xã hội để bố trí tái định cư
Điều 29. Vốn cho phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư
Điều 30. Đối tượng, điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư
Điều 31. Trình tự, thủ tục thuê, thuê mua, mua và việc bàn giao nhà ở phục vụ tái định cư
Điều 32. Giá mua, thuê, thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư
Điều 34. Phân loại và quản lý, sử dụng nhà biệt thự
Điều 35. Các hành vi nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư
Điều 36. Bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
Điều 38. Nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Điều 39. Cơ quan, đơn vị quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Điều 44. Quản lý tiền thu được từ việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Điều 45. Trình tự, thủ tục thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Điều 48. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ
Điều 49. Điều kiện được thuê nhà ở công vụ
Điều 50. Trình tự, thủ tục cho thuê nhà ở công vụ và việc quản lý vận hành nhà ở công vụ
Điều 51. Giá thuê và việc thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ
Điều 52. Đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Điều 56. Quản lý, sử dụng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Điều 74. Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Điều 77. Gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Điều 80. Xử lý chuyển tiếp đối với việc phát triển và quản lý nhà ở
Điều 82. Xử lý chuyển tiếp đối với việc phát triển và quản lý nhà ở phục vụ tái định cư
Điều 84. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan
Điều 85. Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở của địa phương
Điều 18. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
Điều 57. Đối tượng và điều kiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 60. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 65. Giá bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 84. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan
Điều 85. Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở của địa phương
Điều 4. Trình tự, thủ tục xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương
Điều 9. Quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Điều 10. Hồ sơ, trình tự đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Điều 11. Nội dung quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Điều 12. Nội dung hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Điều 13. Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Điều 14. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thực hiện theo hình thức xây dựng - chuyển giao
Điều 18. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
Điều 26. Hình thức đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
Điều 27. Lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
Điều 29. Vốn cho phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư
Điều 36. Bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
Điều 37. Thủ tục cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư
Điều 54. Trình tự, thủ tục thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Mục 4. CHO THUÊ NHÀ Ở CŨ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Điều 57. Đối tượng và điều kiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 60. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Mục 5. BÁN NHÀ Ở CŨ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Điều 62. Loại nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thuộc diện không được bán
Điều 63. Đối tượng, điều kiện được mua và điều kiện bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 65. Giá bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 69. Hồ sơ, trình tự, thủ tục bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 75. Khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở
Điều 76. Số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu
Điều 77. Gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Điều 4. Trình tự, thủ tục xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương
Điều 11. Nội dung quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Điều 18. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
Điều 19. Ký hợp đồng huy động vốn cho phát triển nhà ở thương mại
Điều 20. Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ
Điều 22. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ
Điều 31. Trình tự, thủ tục thuê, thuê mua, mua và việc bàn giao nhà ở phục vụ tái định cư
Điều 32. Giá mua, thuê, thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư
Điều 53. Hồ sơ đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Điều 54. Trình tự, thủ tục thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Điều 60. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 65. Giá bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 69. Hồ sơ, trình tự, thủ tục bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 76. Số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu
Điều 79. Quản lý nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
Điều 81. Xử lý chuyển tiếp đối với các quy định về giao dịch về nhà ở