Chương I Nghị định 99/2015/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 99/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 10/12/2015 |
Ngày công báo: | 11/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1113 đến số 1114 |
Lĩnh vực: | Bất động sản | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở về sở hữu nhà ở, phát triển nhà ở, quản lý, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở, quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam, sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài được ban hành ngày 20/10/2015.
1. Sở hữu nhà ở
Nghị định 99 quy định thời hạn sở hữu nhà ở như sau:
Trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại Điều 123 của Luật Nhà ở thì bên bán và bên mua thỏa thuận cụ thể các nội dung, bao gồm thời hạn bên mua được sở hữu nhà ở; các quyền và nghĩa vụ của bên mua nhà ở; trách nhiệm đăng ký và cấp Giấy chứng nhận cho bên mua nhà đất; việc bàn giao lại nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở và người nhận bàn giao lại nhà ở sau khi hết hạn sở hữu; việc xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu, ….
2. Phát triển nhà ở
Ký hợp đồng huy động vốn cho phát triển nhà ở thương mại quy định tại Nghị định số 99/2015
Tổ chức, cá nhân huy động phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở tại dự án đó; nghiêm cấm chủ đầu tư huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở được ứng trước của khách hàng; trường hợp sử dụng sai mục đích hoặc chiếm dụng vốn đã huy động hoặc huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở ứng trước của khách hàng thì phải hoàn lại số tiền mua, thuê mua nhà đã huy động sai quy định, phải bồi thường (nếu gây thiệt hại) và bị xử phạt vi phạm hành chính về mua bán nhà đất hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Quản lý, sử dụng nhà ở
Đối tượng thuộc diện được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư theo Nghị định 99/2015/NĐ-CP bao gồm:
- Hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thuộc diện bị giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
- Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở gắn với nhà ở và phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở và không có chỗ ở nào khác;
- Hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở.
4. Giao dịch về nhà ở
Giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch đối với trường hợp không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận
- Trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thì phải có các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 148 của Luật Nhà ở; trường hợp mua bán nhà ở thương mại hình thành trong tương lai thì phải có giấy tờ theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 19 của Nghị định số 99/2015.
- Trường hợp cho thuê, mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thì phải có giấy tờ theo quy định tại Điều 60, Điều 69 của Nghị định 99 năm 2015;
- Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở xã hội thì phải có các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 63 của Luật Nhà ở.…
Ngoài ra, Nghị định 99 còn quy định việc quản lý và sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản về sở hữu nhà ở, phát triển nhà ở, quản lý, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam quy định tại Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 (sau đây gọi là Luật Nhà ở).
2. Việc quy định chi tiết một số điều, khoản về phát triển nhà ở xã hội; quản lý, sử dụng nhà ở xã hội không thuộc sở hữu nhà nước; cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở; giao dịch mua bán, thuê, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nhà ở được thực hiện theo các Nghị định khác của Chính phủ.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức; cá nhân nước ngoài có liên quan đến sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng và giao dịch về nhà ở tại Việt Nam.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến nhà ở.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch này theo quy định tại Điều 15 và Điều 169 của Luật Nhà ở.
2. Nội dung chương trình phát triển nhà ở 05 năm và 10 năm hoặc dài hơn của địa phương bao gồm:
a) Đánh giá thực trạng các loại nhà ở (nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư), nhà ở của các nhóm đối tượng quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở trên địa bàn;
b) Phân tích, đánh giá kết quả, tồn tại, nguyên nhân, các khó khăn, vướng mắc trong công tác phát triển và quản lý nhà ở, công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng liên quan đến phát triển nhà ở của địa phương;
c) Xác định nhu cầu về nhà ở (số lượng, loại nhà, tổng diện tích sàn xây dựng); nhu cầu về diện tích đất để xây dựng các loại nhà ở của từng khu vực trên địa bàn; trong đó cần xác định cụ thể nhu cầu về nhà ở của các nhóm đối tượng cần hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở; nhu cầu về vốn (vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác) để đầu tư xây dựng nhà ở;
d) Xác định các chỉ tiêu về phát triển nhà ở (bao gồm diện tích nhà ở bình quân đầu người, chỉ tiêu diện tích sàn nhà ở tối thiểu, số lượng, diện tích sàn nhà ở xây dựng mới của từng loại nhà ở, chất lượng nhà ở tại đô thị và nông thôn);
đ) Tại khu vực đô thị thì phải xác định rõ các yêu cầu mối liên hệ giữa phát triển nhà ở với yêu cầu về phát triển đô thị;
e) Các giải pháp để thực hiện chương trình, trong đó nêu rõ các giải pháp về cơ chế chính sách nhà ở do địa phương ban hành, quy hoạch xây dựng, bố trí quỹ đất và hình thức đầu tư xây dựng các loại nhà ở, giải pháp khoa học, công nghệ xây dựng để giảm chi phí xây dựng, huy động các nguồn vốn, cơ chế ưu đãi tài chính, đất đai, phương án thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội cho từng nhóm đối tượng theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở;
g) Tiến độ thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan chức năng của địa phương trong việc thực hiện chương trình;
h) Các nội dung khác có liên quan.
3. Nội dung kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm và hàng năm của địa phương bao gồm:
a) Vị trí, khu vực phát triển nhà ở, số lượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, số lượng nhà ở, tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở cần đầu tư xây dựng, trong đó nêu rõ kế hoạch cho 05 năm và hàng năm;
b) Tỷ lệ các loại nhà ở (nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư) cần đầu tư xây dựng; số lượng, diện tích sàn xây dựng nhà ở xã hội cần đầu tư xây dựng trong 05 năm và hàng năm, trong đó nêu rõ diện tích sàn xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê;
c) Xác định chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người tại đô thị, nông thôn và trên toàn địa bàn; chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu;
d) Xác định diện tích đất để xây dựng các loại nhà ở (nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở công vụ) trong 05 năm và hàng năm; các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở;
đ) Xác định nguồn vốn huy động cho phát triển các loại nhà ở; thời gian triển khai thực hiện 05 năm và hàng năm;
e) Cách thức tổ chức thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan liên quan của địa phương trong việc triển khai kế hoạch phát triển nhà ở;
g) Các nội dung khác có liên quan.
4. Vào giữa kỳ, cuối kỳ thực hiện chương trình phát triển nhà ở và khi phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở cho năm sau, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải sơ kết, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch và điều chỉnh những nội dung, chỉ tiêu chưa phù hợp với thực tế.
Trường hợp do thay đổi nội dung Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia hoặc thay đổi quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải điều chỉnh lại nội dung chương trình phát triển nhà ở để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi phê duyệt theo quy định tại Điều 169 của Luật Nhà ở.
5. Các chỉ tiêu trong chương trình phát triển nhà ở, bao gồm chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người, diện tích nhà ở tối thiểu, số lượng nhà ở, tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở mới, chất lượng nhà ở tại đô thị và nông thôn phải được đưa vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cần đánh giá việc thực hiện khi sơ kết, tổng kết nhiệm vụ này.
1. Trình tự, thủ tục xây dựng chương trình phát triển nhà ở 05 năm và 10 năm hoặc dài hơn của địa phương được thực hiện như sau:
a) Sở Xây dựng thực hiện xây dựng đề cương chương trình phát triển nhà ở, bao gồm nội dung chương trình, dự kiến kinh phí và dự kiến thuê đơn vị tư vấn xây dựng chương trình để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận;
b) Sau khi có ý kiến chấp thuận đề cương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Xây dựng trực tiếp thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình phát triển nhà ở để phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ở địa phương và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) tổ chức khảo sát, tổng hợp số liệu, xây dựng dự thảo chương trình và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến;
c) Sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến về dự thảo chương trình, Sở Xây dựng tổ chức bổ sung, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Đối với các thành phố trực thuộc trung ương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng về nội dung chương trình trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua;
d) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, thông qua chương trình phát triển nhà ở của địa phương; sau khi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện chương trình này.
2. Trình tự, thủ tục xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm và hàng năm của địa phương được thực hiện như sau:
a) Trên cơ sở chương trình phát triển nhà ở của địa phương đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Sở Xây dựng trực tiếp thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở để phối hợp với các cơ quan có liên quan của địa phương xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm và hàng năm để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan liên quan của địa phương có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến nhà ở theo yêu cầu của Sở Xây dựng và phối hợp với Sở Xây dựng, đơn vị tư vấn để xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở.
Trường hợp trong nội dung kế hoạch có quy định về sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho phát triển nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xin ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp về kế hoạch sử dụng vốn trước khi phê duyệt;
b) Trên cơ sở đề xuất nội dung kế hoạch phát triển nhà ở của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.
Đối với kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải phê duyệt trước ngày 31 tháng 12 của năm trước năm kế hoạch; đối với kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải phê duyệt trước ngày 31 tháng 12 của năm cuối kỳ kế hoạch.Bổ sung
3. Sau khi phê duyệt chương trình và kế hoạch phát triển nhà ở, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải đăng tải công khai chương trình, kế hoạch này trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở theo quy định của Nghị định này.
Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể mức kinh phí để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương.
1. This Decree provides guidelines for ownership, development, management and use of housing; housing-related transactions; and the roles of regulatory agencies in housing in Vietnam prescribed in the Law on Housing No. 65/2014/QH13 (hereinafter referred to as the Law on Housing).
2. The guidelines for social housing development; management and use of non-state-owned social housing; renovation and reconstruction of apartment buildings; construction, management and use of communication system of housing; sale, lease, and lease-purchase of commercial housing conducted by real estate enterprises or cooperatives; inspection and penalties for administrative violations in the field of housing shall be prescribed in other Decrees of the Government.
1. Domestic organizations, households, individuals, Vietnamese citizens residing overseas, foreign organizations and individuals involved in ownership, development, management, use, and transaction of housing in Vietnam.
2. Housing authorities.
Article 3. Local housing development programs/plans
1. People’s Committees of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provinces) are responsible for formulating and implementing local housing development programs/plans according to Article 15 and Article 169 of the Law on Housing.
2. Content of 5-year, 10-year, or longer local housing development programs (hereinafter referred to as long-term housing development program):
a) Evaluation of various types of houses (detached houses, apartment buildings), housing of local entities mentioned in Article 49 of the Law on Housing;
b) Analysis of result, drawbacks, causes, difficulties in housing development and management, land-use planning, and construction planning related to local housing development;
c) Demands for housing (quantity, categories, total construction area); demand for land area for housing of each area in the province, including demand for housing of entities that need support for housing improvement prescribed in Article 49 of the Law on Housing; demand for capital (state budget and other sources) to invest in housing construction.
dd) Criteria for housing development (housing area per capita; minimum floor area, quantity and floor area of new housing of each type, quality of urban and rural housing);
dd) Relation between housing development and urban development requirements in urban area;
e) Solutions for implementing the program, including specific polices on housing introduced by local governments, construction planning, allocation of land, and methods of investment in construction of housing, technological solutions for reduction of building costs, capital sources, incentives in terms of finance, land, plans for implementation of policies on social housing prescribed in Article 49 of the Law on Housing;
g) Progress of the program and responsibility of local agencies;
h) Relevant contents.
3. Content of 5-year and annual local housing development programs (hereinafter referred to as short-term housing development plan):
a) Locations, areas of housing development; quantity of housing construction projects; quantity of housing, total floor area that need investment, 5-year and annual plans must be specified;
b) Ratio of each type of housing (detaches houses, apartment buildings) that need investment; quantity, floor area of social housing that need investment every year and the next 5 years; floor area of social housing for lease must be specified;
c) Expected housing area per capital in urban areas, rural areas, and in the whole province; minimum housing area;
d) Land area for construction various types of housing (commercial housing, social housing, relocation housing, official residence) every year and the next 5 years; methods of investment in housing construction;
dd) Sources of capital for development of housing; execution time of annual and 5-year plans
e) Methods of implementation and responsibility of relevant local authorities for implementation the housing development plan;
g) Relevant contents.
4. The People’s Committee of the province must evaluate the implementation of the program/plan and make necessary revisions at the middle and at the end of each period.
In case the National Housing Development Strategy or local socio-economic development planning is revised, the People’s Committee of the province must revise the housing development program and submit it to the People’s Council for approval before ratification as prescribed in Article 169 of the Law on Housing.
5. The criteria of the housing development program, including housing area per capital, minimum housing area, housing quantity, total floor area of new housing, quality of housing in urban and rural areas, must be included in the local socio-economic development tasks and be evaluated when such tasks are evaluated.
Article 4. Procedures for formulating local housing development programs/plans
1. Procedures for formulating long-term housing development program of each province:
a) The Department of Construction of the province shall prepare outlines of the housing development program, including the program content, cost estimate, and plan for hiring consultancy unit, then submit the outlines to the People’s Committee of the province for approval;
b) After the outlines are approved by the People’s Committee of the province, the provincial Department of Construction shall directly or hire a consultancy unit experienced in formulating housing development program to cooperate with relevant entities in the province and the People’s Committees of districts in the province to survey, draft the program, and report to the People’s Committee of the province;
c) After the People’s Committee of the province offers its opinion about the draft program, the Department of Construction shall complete the draft and submit it to the People’s Committee of the province. Then the People’s Committee of the province shall submit it to the People’s Council of the same province for ratification. The People’s Committees of central-affiliated cities must consult with the Ministry of Construction before submitting the draft program to the People’s Councils of the same provinces for ratification;
d) The People’s Council of the province shall consider ratifying the local housing development program. After the program is ratified by the People’s Councils of provinces, the People’s Committee of the province shall approve and organize the implementation of the program.
2. Procedures for formulating long-term housing development program of each province:
a) Based on the local housing development program approved by the People’s Committee of the province, the Department of Construction shall directly or hire a capable consultancy unit to cooperate with relevant agencies in the province in formulating short-term housing development plans, then submit them to the People’s Committee of the province for approval. The People’s Committees of districts and relevant agencies in the province have the responsibility to provide information about housing at the request of the Department of Construction, cooperate with the Department of Construction and the consulting unit in formulating the housing development plan.
If the plan contains regulations on use of state budget for housing development, the People’s Committee of the province must consult with the People’s Council of the same province about the plan for using budget before granting an approval;
b) Based on the housing development plan of the Department of Construction, the People’s Committee of the province shall consider approving it and organize its implementation.
The People’s Committee of the province must approve the annual housing development plan before December 31 of the year preceding the planned year, and approve the 5-year housing development plan before December 31 of the last year of the period.
3. After the housing development program and plans are approved, the People’s Committee of the province must post them on its website and the website of the Department of Construction, provide funding from local budget to formulate housing development programs and plans in accordance with this Decree.
The Ministry of Construction shall provide guidance on funding for formulating local housing development programs and plans.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương
Điều 6. Cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở
Điều 9. Quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Điều 12. Nội dung hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Điều 13. Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Điều 14. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thực hiện theo hình thức xây dựng - chuyển giao
Điều 17. Quản lý khu vực nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Điều 18. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
Điều 19. Ký hợp đồng huy động vốn cho phát triển nhà ở thương mại
Điều 20. Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ
Điều 22. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ
Điều 23. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ
Điều 24. Mua nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ
Điều 25. Thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ
Điều 26. Hình thức đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
Điều 27. Lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
Điều 28. Mua nhà ở thương mại và sử dụng nhà ở xã hội để bố trí tái định cư
Điều 29. Vốn cho phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư
Điều 30. Đối tượng, điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư
Điều 31. Trình tự, thủ tục thuê, thuê mua, mua và việc bàn giao nhà ở phục vụ tái định cư
Điều 32. Giá mua, thuê, thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư
Điều 34. Phân loại và quản lý, sử dụng nhà biệt thự
Điều 35. Các hành vi nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư
Điều 36. Bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
Điều 38. Nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Điều 39. Cơ quan, đơn vị quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Điều 44. Quản lý tiền thu được từ việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Điều 45. Trình tự, thủ tục thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Điều 48. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ
Điều 49. Điều kiện được thuê nhà ở công vụ
Điều 50. Trình tự, thủ tục cho thuê nhà ở công vụ và việc quản lý vận hành nhà ở công vụ
Điều 51. Giá thuê và việc thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ
Điều 52. Đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Điều 56. Quản lý, sử dụng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Điều 74. Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Điều 77. Gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Điều 80. Xử lý chuyển tiếp đối với việc phát triển và quản lý nhà ở
Điều 82. Xử lý chuyển tiếp đối với việc phát triển và quản lý nhà ở phục vụ tái định cư
Điều 84. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan
Điều 85. Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở của địa phương
Điều 18. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
Điều 57. Đối tượng và điều kiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 60. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 65. Giá bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 84. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan
Điều 85. Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở của địa phương
Điều 4. Trình tự, thủ tục xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương
Điều 9. Quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Điều 10. Hồ sơ, trình tự đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Điều 11. Nội dung quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Điều 12. Nội dung hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Điều 13. Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Điều 14. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thực hiện theo hình thức xây dựng - chuyển giao
Điều 18. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
Điều 26. Hình thức đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
Điều 27. Lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
Điều 29. Vốn cho phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư
Điều 36. Bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
Điều 37. Thủ tục cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư
Điều 54. Trình tự, thủ tục thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Mục 4. CHO THUÊ NHÀ Ở CŨ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Điều 57. Đối tượng và điều kiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 60. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Mục 5. BÁN NHÀ Ở CŨ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Điều 62. Loại nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thuộc diện không được bán
Điều 63. Đối tượng, điều kiện được mua và điều kiện bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 65. Giá bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 69. Hồ sơ, trình tự, thủ tục bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 75. Khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở
Điều 76. Số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu
Điều 77. Gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Điều 4. Trình tự, thủ tục xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương
Điều 11. Nội dung quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Điều 18. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
Điều 19. Ký hợp đồng huy động vốn cho phát triển nhà ở thương mại
Điều 20. Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ
Điều 22. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ
Điều 31. Trình tự, thủ tục thuê, thuê mua, mua và việc bàn giao nhà ở phục vụ tái định cư
Điều 32. Giá mua, thuê, thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư
Điều 53. Hồ sơ đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Điều 54. Trình tự, thủ tục thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Điều 60. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 65. Giá bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 69. Hồ sơ, trình tự, thủ tục bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Điều 76. Số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu
Điều 79. Quản lý nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
Điều 81. Xử lý chuyển tiếp đối với các quy định về giao dịch về nhà ở