Luật đầu tư công 2014 số 49/2014/QH13
Số hiệu: | 49/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 17/07/2014 | Số công báo: | Từ số 687 đến số 688 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quản lý nhà nước về đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư công, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
1. Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, hoạt động đầu tư công phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
3. Việc thực hiện chương trình, dự án đầu tư công tại nước ngoài tuân thủ các quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên Việt Nam với bên nước ngoài.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
2. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
3. Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của chương trình, dự án đầu tư công làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
4. Bộ, ngành và địa phương là cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công, bao gồm:
a) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương);
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);
c) Cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội;
d) Cơ quan, tổ chức khác được giao kế hoạch đầu tư công.
5. Chủ chương trình là cơ quan, tổ chức được giao chủ trì quản lý chương trình đầu tư công.
6. Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao quản lý dự án đầu tư công.
7. Chương trình đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
8. Chương trình mục tiêu là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu trong từng ngành, ở một số vùng lãnh thổ trong từng giai đoạn cụ thể.
9. Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước.
10. Cơ quan chủ quản là bộ, ngành và địa phương quy định tại khoản 4 Điều này, cơ quan của tổ chức chính trị, cơ quan của Quốc hội quản lý chương trình, dự án.
11. Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công là đơn vị có chức năng quản lý đầu tư công thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đơn vị được giao quản lý đầu tư công của bộ, cơ quan trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, tổ chức khác được giao kế hoạch đầu tư công; Sở Kế hoạch và Đầu tư; phòng, ban có chức năng quản lý đầu tư công thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
12. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công bao gồm Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các cấp.
13. Dự án đầu tư công là dự án đầu tư sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công.
14. Dự án khẩn cấp là dự án đầu tư theo quyết định của cấp có thẩm quyền nhằm khắc phục kịp thời sự cố thiên tai và các trường hợp bất khả kháng khác.
15. Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
16. Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp các dịch vụ công.
17. Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công.
18. Kế hoạch đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện.
19. Nợ đọng xây dựng cơ bản là giá trị khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu của dự án thuộc kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng chưa có vốn bố trí cho phần khối lượng thực hiện đó.
20. Phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công là xác định quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động đầu tư công.
21. Vốn đầu tư công quy định tại Luật này gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.
1. Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
2. Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích.
4. Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư.
1. Căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau:
a) Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư: xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án;
b) Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tại điểm a khoản này.
2. Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án đầu tư công được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo tiêu chí quy định tại các điều 7, 8, 9 và 10 của Luật này.
Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí dưới đây:
1. Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;
2. Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên;
3. Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;
4. Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
5. Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Trừ các dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật này, các dự án thuộc một trong các tiêu chí dưới đây là dự án nhóm A:
1. Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt;
b) Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh;
c) Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia;
d) Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;
đ) Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
2. Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;
b) Công nghiệp điện;
c) Khai thác dầu khí;
d) Hóa chất, phân bón, xi măng;
đ) Chế tạo máy, luyện kim;
e) Khai thác, chế biến khoáng sản;
g) Xây dựng khu nhà ở;
3. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Giao thông, trừ các dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Thủy lợi;
c) Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật;
d) Kỹ thuật điện;
đ) Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;
e) Hóa dược;
g) Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
h) Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
i) Bưu chính, viễn thông;
4. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
b) Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
c) Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;
d) Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
5. Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Y tế, văn hóa, giáo dục;
b) Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;
c) Kho tàng;
d) Du lịch, thể dục thể thao;
đ) Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại điểm g khoản 2 Điều này.
1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng.
2. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng.
3. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng.
4. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng.
1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng.
2. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng.
3. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng.
4. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng.
1. Quốc hội quyết định điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật này.
2. Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công quy định tại các điều 8, 9 và 10 của Luật này và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
3. Việc điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện trong trường hợp chỉ số giá có biến động lớn hoặc có điều chỉnh lớn về phân cấp quản lý đầu tư công liên quan đến tiêu chí phân loại dự án đầu tư công hoặc xuất hiện các yếu tố quan trọng khác tác động tới tiêu chí phân loại dự án đầu tư công.
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
2. Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của đất nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành.
3. Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
4. Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.
6. Khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công tư vào dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và cung cấp dịch vụ công.
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch, giải pháp, chính sách đầu tư công.
3. Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
4. Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ quy hoạch, kế hoạch đầu tư công.
5. Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.
6. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công.
7. Hợp tác quốc tế về đầu tư công.
1. Nội dung công khai, minh bạch trong đầu tư công, bao gồm:
a) Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;
b) Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công;
c) Nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;
d) Quy hoạch, kế hoạch, chương trình đầu tư công trên địa bàn; vốn bố trí cho từng chương trình theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công;
đ) Danh mục dự án trên địa bàn, bao gồm quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian, địa điểm; báo cáo đánh giá tác động tổng thể của dự án tới địa bàn đầu tư;
e) Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm theo từng nguồn vốn, bao gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công bố trí cho từng dự án;
g) Tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công;
h) Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án;
i) Tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án theo từng nguồn vốn;
k) Kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc công khai các nội dung đầu tư công theo quy định của pháp luật.
1. Chi phí lập, thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ này.
2. Chi phí lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn chuẩn bị đầu tư của dự án.
3. Chi phí lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí thường xuyên của cơ quan, đơn vị lập, thẩm định kế hoạch.
4. Chi phí theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí thường xuyên của cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ này.
5. Chi phí thanh tra sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên của cơ quan, đơn vị thanh tra.
6. Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, khuyến khích nhà tài trợ hỗ trợ tài chính để thanh toán các chi phí quy định tại Điều này.
1. Quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; không cân đối được nguồn vốn đầu tư.
2. Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, tổng mức đầu tư của dự án trái với quy định của pháp luật về đầu tư công.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
4. Chủ chương trình, chủ đầu tư thông đồng với tổ chức tư vấn dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích của công dân và của cộng đồng.
5. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
6. Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt hoặc chưa được bố trí vốn kế hoạch, gây nợ đọng xây dựng cơ bản.
7. Sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.
8. Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
9. Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án.
10. Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.
11. Cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
12. Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công.
1. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia;
b) Dự án quan trọng quốc gia.
2. Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Dự án nhóm A;
b) Dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương do cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội; cơ quan, tổ chức khác quản lý;
c) Dự án khẩn cấp sử dụng vốn ngân sách trung ương;
d) Chương trình đầu tư sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, trừ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
đ) Dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
4. Người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án sau đây:
a) Dự án nhóm B và nhóm C sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước do cơ quan mình quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
b) Dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài do cơ quan mình quản lý, trừ dự án quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này.
5. Hội đồng nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình đầu tư bằng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân các cấp và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư;
b) Dự án nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C thuộc cấp mình quản lý, trừ các dự án quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này. Tiêu chí dự án trọng điểm nhóm C của địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương.
6. Ủy ban nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án thuộc cấp mình quản lý, trừ các dự án quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Không trùng lặp với các chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư.
3. Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác đối với các chương trình, dự án sử dụng nhiều nguồn vốn.
4. Phù hợp với khả năng vay, trả nợ công, nợ Chính phủ và nợ chính quyền địa phương.
5. Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
6. Ưu tiên thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn.
1. Cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư chương trình, dự án có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia;
b) Giao đơn vị có chức năng thẩm định hoặc thành lập Hội đồng để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Hoàn thiện Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
4. Cơ quan của Quốc hội thẩm tra hồ sơ về chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Chính phủ trình.
5. Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia. Nội dung Nghị quyết của Quốc hội ghi rõ mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư, công nghệ chính, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.
1. Tờ trình của Chính phủ.
2. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia.
3. Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước.
4. Tài liệu khác có liên quan.
1. Thủ tục thẩm tra như sau:
a) Chậm nhất 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội;
b) Cơ quan chủ trì thẩm tra có quyền yêu cầu Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về những vấn đề thuộc nội dung chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; tổ chức khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được cơ quan chủ trì thẩm tra yêu cầu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra.
2. Nội dung thẩm tra bao gồm:
a) Sự đáp ứng tiêu chí xác định chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;
b) Sự cần thiết đầu tư chương trình, dự án;
c) Việc tuân thủ các quy định của pháp luật;
d) Sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành;
đ) Những thông số cơ bản của chương trình, dự án, bao gồm mục tiêu, quy mô, hình thức đầu tư, phạm vi, địa điểm, diện tích đất cần sử dụng, thời gian, tiến độ thực hiện, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường, nguồn vốn, khả năng thu hồi vốn và trả nợ vốn vay;
e) Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững;
g) Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, tài nguyên, phương án di dân, tái định canh, định cư đối với dự án quan trọng quốc gia đầu tư trong nước;
h) Đánh giá mức độ rủi ro tại quốc gia đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia đầu tư ra nước ngoài.
1. Chủ chương trình có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Giao đơn vị có chức năng thẩm định hoặc thành lập Hội đồng để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
c) Hoàn thiện Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng liên ngành hoặc giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Trường hợp thành lập Hội đồng liên ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
3. Chủ chương trình hoàn chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định quy định tại khoản 2 Điều này trình Chính phủ.
4. Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, bao gồm mục tiêu, phạm vi, quy mô, tổng vốn đầu tư, thời gian, tiến độ, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.
1. Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
b) Giao đơn vị có chức năng thẩm định hoặc thành lập Hội đồng để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
c) Chỉ đạo đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
b) Thành lập Hội đồng thẩm định do một Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư là Thường trực Hội đồng thẩm định và các sở, ban, ngành liên quan là thành viên để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
c) Chỉ đạo cơ quan quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo ý kiến thẩm định quy định tại điểm b khoản này báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến trước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc giao cho một cơ quan chủ trì thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trên cơ sở đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với các dự án sử dụng:
a) Vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
b) Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước của bộ, cơ quan trung ương;
c) Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Chính phủ.
Ý kiến thẩm định được Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc cơ quan chủ trì thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc cơ quan chủ trì thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này gửi ý kiến thẩm định để bộ, ngành và địa phương hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ.
6. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện.
1. Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của đất nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan có liên quan và nhà tài trợ xây dựng định hướng hợp tác và lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
2. Trên cơ sở định hướng hợp tác và lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, nhu cầu huy động, điều kiện cung cấp vốn của nhà tài trợ, cơ quan chủ quản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị tài trợ kèm theo đề xuất chương trình, dự án.
3. Căn cứ định hướng hợp tác với nhà tài trợ nước ngoài và lĩnh vực ưu tiên về sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan có liên quan và nhà tài trợ lựa chọn các đề xuất chương trình, dự án phù hợp và thông báo để cơ quan chủ quản lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
4. Đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tại các điều 19, 20 và 21 của Luật này.
5. Đối với chương trình thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật này.
6. Đối với dự án nhóm A, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
7. Đối với chương trình, dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 17 của Luật này:
a) Cơ quan chủ quản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trình Thủ tướng Chính phủ;
c) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
8. Đối với chương trình, dự án không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này:
a) Cơ quan chủ quản lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và cơ quan có liên quan về chủ trương đầu tư;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
c) Căn cứ ý kiến của các cơ quan, ý kiến thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chủ quản tổ chức thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư.
1. Người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc tổ chức lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Giao đơn vị có chức năng thẩm định hoặc thành lập Hội đồng để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
c) Chỉ đạo đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
3. Cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội; các cơ quan, tổ chức khác hoàn chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định quy định tại khoản 2 Điều này trình Thủ tướng Chính phủ.
4. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện.
1. Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc tổ chức lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Giao đơn vị có chức năng thẩm định hoặc thành lập Hội đồng để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
c) Chỉ đạo đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
3. Căn cứ ý kiến thẩm định quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Thành lập Hội đồng để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
c) Chỉ đạo cơ quan quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
2. Đối với dự án nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C:
a) Đối với dự án nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trước khi trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến về Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
Sau khi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Đối với dự án nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quản lý, Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến về Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
Sau khi Hội đồng nhân dân cùng cấp chấp thuận, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trước khi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo hoàn chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
đ) Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư của dự án, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện.
3. Đối với dự án nhóm C không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trước khi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện, cấp xã gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trước khi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo hoàn chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
đ) Ủy ban nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện.
1. Chủ chương trình có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Giao đơn vị có chức năng thẩm định hoặc thành lập Hội đồng để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
c) Hoàn thiện Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình Ủy ban nhân dân cùng cấp.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Đối với chương trình do cấp tỉnh quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 của Luật này hoặc giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
b) Đối với chương trình do cấp huyện, cấp xã quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thành lập Hội đồng để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
3. Chủ chương trình hoàn thiện Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công trình Ủy ban nhân dân cùng cấp.
4. Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư.
5. Căn cứ ý kiến thẩm định quy định tại khoản 2 Điều này, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện.
1. Cơ quan được giao chuẩn bị Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Giao đơn vị có chức năng thẩm định hoặc thành lập Hội đồng để thẩm định Báo cáo ,đề xuất chủ trương đầu tư;
c) Hoàn thiện Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình Ủy ban nhân dân cùng cấp.
2. Đối với dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 của Luật này hoặc giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
Đối với dự án do cấp huyện, cấp xã quản lý, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Căn cứ ý kiến thẩm định quy định tại điểm a khoản này, cơ quan được giao chuẩn bị Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư hoàn chỉnh Báo cáo gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, địa điểm, thời gian thực hiện.
3. Đối với dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, địa điểm, thời gian thực hiện.
1. Cơ quan được giao chuẩn bị Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Giao đơn vị có chức năng thẩm định hoặc thành lập Hội đồng để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
c) Hoàn thiện Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
3. Căn cứ ý kiến thẩm định quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan được giao chuẩn bị Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư hoàn chỉnh Báo cáo trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện.
1. Đối với dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương cấp huyện và vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp huyện:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và thành lập Hội đồng để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
b) Cơ quan được giao lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư hoàn thiện Báo cáo trình Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện.
2. Đối với dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương cấp xã và vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp xã:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và thành lập Hội đồng để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện.
1. Việc quyết định chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải phù hợp đối tượng, ngành, lĩnh vực được sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư:
a) Đối với dự án quan trọng quốc gia, thực hiện theo quy định tại các điều 19, 20 và 21 của Luật này;
b) Đối với dự án nhóm A, thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
c) Đối với dự án nhóm B, nhóm C do bộ, cơ quan trung ương quản lý, thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này;
d) Đối với dự án nhóm B, nhóm C do cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức khác quản lý, thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật này;
đ) Đối với dự án nhóm B, nhóm C do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, thực hiện theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Luật này.
1. Việc quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án khẩn cấp nhằm khắc phục kịp thời các sự cố thiên tai và các trường hợp bất khả kháng khác, bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư công, tránh thất thoát, lãng phí.
2. Việc quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án theo hình thức đối tác công tư bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 18 của Luật này;
b) Bảo đảm quản lý chặt chẽ phần vốn đầu tư công;
c) Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chủ động quản lý, sử dụng phần vốn góp của mình vào dự án theo đúng mục tiêu đầu tư và cam kết với Nhà nước.
3. Trình tự, thủ tục, nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án khẩn cấp và đầu tư theo hình thức đối tác công tư:
a) Đối với dự án quan trọng quốc gia thực hiện theo quy định tại các điều 19, 20 và 21 của Luật này;
b) Đối với dự án không thuộc quy định tại điểm a khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Nội dung chủ yếu của Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công bao gồm:
1. Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
2. Mục tiêu, phạm vi và quy mô chương trình;
3. Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình, bao gồm danh mục dự án hoặc đối tượng đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;
4. Dự kiến tiến độ thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
5. Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành sau khi chương trình kết thúc;
6. Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác động về môi trường, xã hội của chương trình, tính toán hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của chương trình;
7. Phân chia các dự án thành phần của chương trình theo quy định của pháp luật;
8. Các giải pháp tổ chức thực hiện.
1. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Nội dung chủ yếu của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A không có cấu phần xây dựng bao gồm:
a) Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư;
b) Dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ và dự kiến mục tiêu đầu tư, quy mô và hình thức đầu tư;
c) Khu vực, địa điểm đầu tư, dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất và nhu cầu sử dụng tài nguyên khác;
d) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật và các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng;
đ) Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư;
e) Phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, biện pháp bảo vệ môi trường;
g) Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội của dự án;
h) Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn;
i) Xác định sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác dự án;
k) Dự kiến tiến độ thực hiện dự án, phân chia giai đoạn đầu tư;
l) Xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội của dự án;
m) Phân chia các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có);
n) Các giải pháp tổ chức thực hiện.
Nội dung chủ yếu của Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C bao gồm:
1. Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư;
2. Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư;
3. Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án;
4. Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
5. Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành;
6. Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội; xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội;
7. Phân chia các dự án thành phần (nếu có);
8. Các giải pháp tổ chức thực hiện.
Hồ sơ, nội dung và thời gian thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia;
b) Chương trình mục tiêu do Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
c) Dự án quan trọng quốc gia;
d) Dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ;
đ) Dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
e) Dự án của bộ, cơ quan trung ương, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức khác sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước;
g) Dự án sử dụng nguồn vốn khác theo quy định của Chính phủ.
2. Trước khi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức khác giao cơ quan chuyên môn quản lý về đầu tư thẩm định sơ bộ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án được giao quản lý.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án do địa phương quản lý:
a) Chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Chương trình, dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư;
c) Dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án thuộc cấp mình quản lý:
a) Chương trình, dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư;
b) Trước khi gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh, vốn trái phiếu chính quyền địa phương;
c) Dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
b) Chương trình mục tiêu đã được Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
c) Chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tôn giáo và các chương trình, dự án khác theo quy định của Chính phủ.
2. Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức khác:
a) Quyết định đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước;
b) Quyết định đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý, trừ các dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, nhóm C quy định tại điểm a và điểm b khoản này cho cơ quan cấp dưới trực tiếp.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Quyết định đầu tư chương trình sử dụng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư;
b) Quyết định đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C do cấp tỉnh quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, nhóm C quy định tại điểm b khoản này cho cơ quan cấp dưới.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:
a) Quyết định đầu tư chương trình sử dụng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định;
b) Quyết định đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư đối với các dự án quy định tại điểm b khoản này cho cơ quan cấp dưới trực tiếp.
1. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
2. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành.
3. Sự cần thiết của chương trình, dự án.
4. Mục tiêu của chương trình, dự án.
5. Chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
6. Khả năng huy động và cân đối nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác để thực hiện chương trình, dự án.
1. Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Quốc hội quyết định, chủ chương trình lập Báo cáo nghiên cứu khả thi trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng để thẩm định chương trình.
3. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 47 và khoản 2 Điều 48 của Luật này.
4. Căn cứ ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước, chủ chương trình hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi và dự thảo Quyết định chương trình gửi Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ.
5. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Chính phủ quyết định, chủ chương trình lập chương trình và tổ chức thẩm định theo quy định của pháp luật trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 47 và khoản 2 Điều 48 của Luật này.
3. Chủ chương trình hoàn chỉnh chương trình và dự thảo Quyết định đầu tư chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ.
4. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Hội đồng nhân dân quyết định, chủ chương trình lập chương trình và tổ chức thẩm định theo quy định của pháp luật trình Ủy ban nhân dân cùng cấp.
2. Ủy ban nhân dân tổ chức thẩm định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 47 và khoản 2 Điều 48 của Luật này.
3. Chủ chương trình hoàn chỉnh chương trình và dự thảo Quyết định đầu tư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xem xét, quyết định.
1. Đối với dự án quan trọng quốc gia:
a) Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Quốc hội quyết định, chủ đầu tư lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định dự án;
c) Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47, khoản 2 Điều 48 của Luật này;
d) Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư và cơ quan chủ quản hoàn chỉnh dự án báo cáo cơ quan chủ quản thông qua, gửi Hội đồng thẩm định nhà nước;
đ) Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án.
2. Đối với dự án không có cấu phần xây dựng:
a) Căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, chủ đầu tư lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư;
b) Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý về đầu tư tổ chức thẩm định dự án;
c) Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý về đầu tư thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 47 và khoản 2 Điều 48 của Luật này;
d) Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư sau khi chủ đầu tư hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo ý kiến thẩm định quy định tại điểm c khoản này.
3. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan, trừ dự án quan trọng quốc gia.
4. Trình tự, nội dung lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án theo hình thức đối tác công tư thực hiện theo quy định của Chính phủ, trừ dự án quan trọng quốc gia.
1. Sau khi có quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan chủ quản ban hành quyết định về chủ đầu tư, giao chủ đầu tư phối hợp với nhà tài trợ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án.
2. Đối với chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 của Luật này:
a) Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 41 và khoản 1 Điều 44 của Luật này;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án khác, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Người đứng đầu cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định và quyết định đầu tư đối với chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình.
4. Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài áp dụng cơ chế tài chính trong nước theo hình thức cho vay lại, việc lập, thẩm định chương trình, dự án theo quy định của Luật này và phải được thẩm định phương án tài chính của chương trình, dự án và năng lực tài chính của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Cơ quan, đơn vị chủ trì thẩm định phải lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, xem xét trình tự, thủ tục, tiến độ và ý kiến của nhà tài trợ.
1. Cấp có thẩm quyền quyết định chương trình theo quy định tại Điều 39 của Luật này thực hiện việc điều chỉnh chương trình trong các trường hợp sau:
a) Khi điều chỉnh mục tiêu và thay đổi điều kiện thực hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
b) Khi điều chỉnh hoặc dừng chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền;
c) Do các nguyên nhân bất khả kháng làm thay đổi về mục tiêu, nội dung đầu tư, chi phí và thời gian thực hiện chương trình.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định dự án theo quy định tại Điều 39 của Luật này thực hiện việc điều chỉnh dự án trong các trường hợp sau:
a) Do các nguyên nhân bất khả kháng làm thay đổi về mục tiêu, nội dung đầu tư, chi phí và thời gian thực hiện dự án;
b) Do ảnh hưởng của sự cố thiên tai, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác khi đã hết thời gian bảo hiểm của dự án;
c) Xuất hiện các yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn về tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại và được cơ quan có thẩm quyền thẩm định;
d) Khi điều chỉnh quy hoạch ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
đ) Khi chỉ số giá trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Cấp có thẩm quyền chỉ được điều chỉnh chương trình, dự án sau khi thực hiện kiểm tra, đánh giá theo quy định của Luật này.
4. Trình tự, nội dung lập, thẩm định điều chỉnh chương trình, dự án thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình đầu tư công gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết đầu tư;
b) Đánh giá thực trạng của ngành, lĩnh vực thuộc mục tiêu và phạm vi của chương trình; những vấn đề cấp bách cần được giải quyết trong chương trình;
c) Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, kết quả, các chỉ tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn;
d) Phạm vi và quy mô của chương trình;
đ) Các dự án thành phần thuộc chương trình cần thực hiện để đạt được mục tiêu của chương trình, thứ tự ưu tiên và thời gian thực hiện các dự án thành phần;
e) Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện chương trình, phân bổ vốn theo mục tiêu, dự án thành phần và thời gian thực hiện, nguồn vốn và phương án huy động vốn;
g) Dự kiến thời gian và tiến độ thực hiện chương trình;
h) Các giải pháp để thực hiện chương trình; cơ chế, chính sách áp dụng đối với chương trình; khả năng lồng ghép, phối hợp với các chương trình khác;
i) Yêu cầu hợp tác quốc tế (nếu có);
k) Tổ chức thực hiện chương trình;
l) Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội chung của chương trình.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không có cấu phần xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết đầu tư;
b) Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành;
c) Phân tích, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đầu ra của dự án; phân tích, lựa chọn quy mô hợp lý; xác định phân kỳ đầu tư; lựa chọn hình thức đầu tư;
d) Phân tích các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn địa điểm đầu tư;
đ) Phân tích, lựa chọn phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị;
e) Phương án tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng dự án;
g) Đánh giá tác động môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường;
h) Phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
i) Dự kiến tiến độ thực hiện dự án; các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư;
k) Xác định tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, phương án huy động vốn;
l) Xác định chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác dự án;
m) Tổ chức quản lý dự án, bao gồm xác định chủ đầu tư, phân tích lựa chọn hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án, mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình thực hiện dự án, tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án;
n) Phân tích hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả và tác động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, khả năng thu hồi vốn đầu tư (nếu có).
3. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Phân loại kế hoạch đầu tư công theo thời hạn kế hoạch, bao gồm:
a) Kế hoạch đầu tư công trung hạn được lập trong thời hạn 05 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm;
b) Kế hoạch đầu tư công hằng năm để triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và cân đối vốn đầu tư công hằng năm.
2. Phân loại kế hoạch đầu tư công theo cấp quản lý, bao gồm:
a) Kế hoạch đầu tư công của quốc gia;
b) Kế hoạch đầu tư công của các bộ, cơ quan trung ương;
c) Kế hoạch đầu tư công của các cấp chính quyền địa phương.
3. Phân loại kế hoạch đầu tư công theo nguồn vốn đầu tư, bao gồm:
a) Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương, bao gồm đầu tư theo ngành, lĩnh vực của bộ, cơ quan trung ương, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức khác và các chương trình đầu tư công sử dụng vốn ngân sách trung ương cho bộ, ngành và địa phương;
b) Kế hoạch đầu tư vốn cân đối ngân sách địa phương;
c) Kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước;
d) Kế hoạch đầu tư vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ;
đ) Kế hoạch đầu tư vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
e) Kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu chính quyền địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư;
g) Kế hoạch đầu tư vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
1. Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn bao gồm:
a) Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước;
b) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương; chiến lược nợ quốc gia; mục tiêu ưu tiên đầu tư trong kế hoạch 05 năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương;
c) Quy hoạch phát triển ngành; quy hoạch có liên quan đã được phê duyệt;
d) Nhu cầu và dự báo khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước;
đ) Dự báo tác động của tình hình thế giới và trong nước đến sự phát triển và khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư;
e) Cơ chế và chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
2. Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công hằng năm bao gồm:
a) Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương; kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm trước;
b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm;
c) Kế hoạch đầu tư công trung hạn; các nhiệm vụ cấp bách, đột xuất mới phát sinh chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn;
d) Nhu cầu và khả năng cân đối các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong năm kế hoạch.
1. Phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hằng năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương và các quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; bảo đảm cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công.
3. Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng.
6. Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư, tạo quyền chủ động cho bộ, ngành và địa phương theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
7. Kế hoạch đầu tư công hằng năm phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt.
1. Tình hình triển khai và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư giai đoạn trước.
2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; mục tiêu, định hướng đầu tư trong trung hạn.
3. Khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn; dự kiến tổng mức đầu tư để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực trong trung hạn, bao gồm vốn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hoàn trả các khoản ứng trước, hoàn trả các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.
4. Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn.
5. Sắp xếp thứ tự ưu tiên, lựa chọn danh mục dự án và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án trong trung hạn phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm.
6. Giải pháp thực hiện và dự kiến kết quả đạt được.
1. Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm trước.
2. Định hướng đầu tư công trong năm kế hoạch.
3. Khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn thực hiện trong năm kế hoạch.
4. Lựa chọn danh mục dự án và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án phù hợp với danh mục dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn và khả năng cân đối nguồn vốn kế hoạch hằng năm.
5. Giải pháp điều hành, tổ chức thực hiện và dự kiến kết quả đạt được.
1. Nhằm thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đã được phê duyệt. Không bố trí vốn cho chương trình, dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư công.
2. Tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn được cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Tập trung bố trí vốn đầu tư công để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ chương trình, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các cấp, các ngành.
4. Trong từng ngành, lĩnh vực, việc bố trí vốn thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch; vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư;
b) Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt;
c) Dự án khởi công mới đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Việc bố trí vốn kế hoạch cho chương trình, dự án khởi công mới phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Chương trình, dự án cần thiết, có đủ điều kiện được bố trí vốn kế hoạch theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật này;
b) Sau khi đã bố trí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 106 của Luật này;
c) Bảo đảm bố trí đủ vốn để hoàn thành chương trình, dự án theo tiến độ đầu tư đã được phê duyệt.
6. Chính phủ quy định mức vốn dự phòng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn.
1. Chương trình, dự án phải có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn, trừ dự án khẩn cấp được quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 33 của Luật này.
2. Chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Có điều ước quốc tế về vốn ODA và vốn vay ưu đãi được ký kết đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
4. Dự án khởi công mới chỉ được bố trí vốn sau khi đã hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định của Chính phủ.
1. Vốn chuẩn bị đầu tư được bố trí để:
a) Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án;
b) Lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án.
2. Vốn thực hiện dự án được bố trí để giải phóng mặt bằng, lập thiết kế kỹ thuật, lập thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán của dự án hoặc hạng mục của dự án và tổ chức thi công cho các dự án đã hoàn thành nhưng chưa được bố trí đủ vốn, dự án dự kiến hoàn thành, dự án đang thực hiện, dự án khởi công mới.
3. Việc cân đối vốn chuẩn bị đầu tư và vốn thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ.
1. Trước ngày 31 tháng 3 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, trên cơ sở các mục tiêu, định hướng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau, bao gồm mục tiêu, định hướng và giao nhiệm vụ triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn.
2. Trước ngày 15 tháng 5 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, thời gian, tiến độ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau.
3. Căn cứ quy định của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan trung ương, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức khác:
a) Giao cơ quan chuyên môn quản lý về đầu tư hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư công trung hạn;
b) Giao cơ quan, đơn vị trực thuộc sử dụng vốn đầu tư công lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan cấp trên xem xét trước ngày 15 tháng 9 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước và gửi cơ quan chuyên môn quản lý về đầu tư trước ngày 15 tháng 10 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước;
c) Giao cơ quan chuyên môn quản lý về đầu tư tổ chức thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau trước ngày 15 tháng 11 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước;
d) Giao cơ quan chuyên môn quản lý về đầu tư lập kế hoạch đầu tư công trung hạn trình cấp có thẩm quyền xem xét, hoàn chỉnh và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 12 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước.
4. Căn cứ quy định của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Trước ngày 15 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước hướng dẫn cho các cơ quan, đơn vị ở địa phương lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau;
b) Giao cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công tổ chức lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau trong phạm vi nhiệm vụ được giao và nguồn vốn thuộc cấp mình quản lý báo cáo cơ quan cấp trên xem xét trước ngày 15 tháng 9 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 10 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước;
c) Tổ chức thẩm định hoặc giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn của sở, ban, ngành thuộc tỉnh trước ngày 15 tháng 11 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước;
d) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp tỉnh giai đoạn sau, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét trước ngày 30 tháng 11 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước;
đ) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau, bao gồm chi tiết danh mục dự án sử dụng vốn đầu tư công và mức vốn bố trí cho từng dự án;
e) Hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 12 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã lập, thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý về đầu tư tổ chức lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau của cấp mình, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
6. Trước ngày 31 tháng 01 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến thu, chi ngân sách nhà nước giai đoạn sau; khả năng huy động nguồn vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ.
7. Từ ngày 01 tháng 02 đến ngày 30 tháng 4 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định kế hoạch và phương án phân bổ vốn:
a) Kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước của các bộ, cơ quan trung ương, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức khác;
b) Kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
8. Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Giao Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn của cấp mình, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 5 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước;
b) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn của cấp mình, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trước ngày 15 tháng 6 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước;
c) Hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 6 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước.
9. Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan trung ương, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức khác hoàn thiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 6 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước.
10. Trước ngày 31 tháng 7 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn báo cáo Chính phủ.
1. Trước ngày 15 tháng 5 hằng năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau, bao gồm mục tiêu, định hướng chủ yếu và giao nhiệm vụ triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư công năm sau.
2. Trước ngày 15 tháng 6 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu, yêu cầu, nội dung, thời gian, tiến độ lập kế hoạch đầu tư công năm sau.
3. Trước ngày 30 tháng 6 hằng năm, các bộ, ngành và địa phương hướng dẫn cơ quan, đơn vị cấp dưới lập kế hoạch đầu tư công năm sau.
4. Trước ngày 20 tháng 7 hằng năm, các cơ chuyên môn quản lý về đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức lập, thẩm định, tổng hợp kế hoạch đầu tư công năm sau trong phạm vi nhiệm vụ được giao và nguồn vốn thuộc cấp mình quản lý báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp.
5. Trước ngày 25 tháng 7 hằng năm, Ủy ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua dự kiến kế hoạch đầu tư công năm sau, bao gồm chi tiết danh mục dự án và mức vốn bố trí cho từng dự án theo từng nguồn vốn và gửi cơ quan cấp trên ở địa phương báo cáo dự kiến đã được Hội đồng nhân dân thông qua.
6. Trước ngày 31 tháng 7 hằng năm, các bộ, ngành và địa phương hoàn chỉnh dự kiến kế hoạch đầu tư công năm sau gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
7. Trước ngày 15 tháng 8 hằng năm, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến khả năng thu, chi ngân sách nhà nước và chi đầu tư vốn ngân sách nhà nước, phát hành công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm sau.
8. Trước ngày 31 tháng 8 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định kế hoạch và phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công năm sau:
a) Vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia và vốn trái phiếu Chính phủ; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài của bộ, ngành và địa phương;
b) Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước của các bộ, cơ quan trung ương, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức khác.
9. Trước ngày 10 tháng 9 hằng năm, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành và địa phương hoàn thiện dự kiến kế hoạch đầu tư công năm sau và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
10. Trước ngày 20 tháng 9 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch đầu tư công năm sau của quốc gia báo cáo Chính phủ.
11. Trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công hằng năm do cấp huyện, cấp xã quản lý thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Thực hiện theo quy định tại các điều 54, 55, 56 và 57 của Luật này.
2. Phù hợp với khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, dự kiến khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư khác đối với các dự án sử dụng nhiều nguồn vốn đầu tư.
3. Thuộc chương trình, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước đã được phê duyệt.
4. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước không do cấp mình quản lý phải được cấp có thẩm quyền thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
5. Phù hợp nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước trong kỳ kế hoạch theo quy định của Chính phủ.
6. Mức vốn bố trí cho từng chương trình, dự án không vượt quá tổng mức vốn của chương trình, dự án đã được phê duyệt.
1. Thực hiện theo quy định tại các điều 54, 55, 56, 57, khoản 5 và khoản 6 Điều 60 của Luật này.
2. Phù hợp với khả năng cân đối thu, chi ngân sách địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư khác đối với các dự án sử dụng nhiều nguồn vốn đầu tư.
3. Thuộc chương trình, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển nguồn cân đối ngân sách địa phương đã được phê duyệt.
4. Các dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương không do cấp mình quản lý phải được cấp có thẩm quyền thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 51 và Điều 54 của Luật này.
2. Phù hợp với khả năng huy động các nguồn vốn vay và nguồn vốn huy động khác.
3. Bảo đảm khả năng cân đối ngân sách địa phương để hoàn trả vốn trái phiếu chính quyền địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương theo đúng thời gian quy định.
4. Không sử dụng vốn bổ sung có mục tiêu nguồn ngân sách trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ để hoàn trả vốn trái phiếu chính quyền địa phương, các khoản vay khác của ngân sách địa phương.
5. Không sử dụng vốn đầu tư cân đối ngân sách địa phương để trả lãi và phí vốn trái phiếu chính quyền địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương, trừ các khoản lãi và phí được tính trong tổng mức đầu tư của từng dự án đã được phê duyệt.
6. Danh mục dự án sử dụng vốn trái phiếu chính quyền địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương phải thuộc danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được phê duyệt. Mức vốn bố trí cho các dự án không vượt quá mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được phê duyệt.
7. Danh mục dự án sử dụng các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương phải thuộc danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được phê duyệt. Mức vốn bố trí cho các dự án không vượt quá mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được phê duyệt.
1. Thực hiện theo quy định tại các điều 54, 55, 56 và 57 của Luật này.
2. Phù hợp với khả năng huy động vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
3. Thuộc đối tượng sử dụng vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ.
4. Đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
5. Phù hợp với nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn công trái quốc gia và vốn trái phiếu Chính phủ trong kỳ kế hoạch theo quy định của Chính phủ.
6. Mức vốn bố trí cho từng chương trình, dự án không vượt quá tổng mức vốn của chương trình, dự án đã được phê duyệt.
1. Trước ngày 20 tháng 10 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Chính phủ trình Quốc hội kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn sau.
2. Trước ngày 10 tháng 11 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Quốc hội quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau, bao gồm các nội dung sau:
a) Mục tiêu, định hướng đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ của cả nước;
b) Tổng mức vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước;
c) Tổng mức vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ;
d) Danh mục chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;
đ) Giải pháp, chính sách chủ yếu để thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn.
3. Trước ngày 10 tháng 12 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ cho các bộ, ngành và địa phương.
4. Trước ngày 31 tháng 12 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ cho các bộ, ngành và địa phương.
1. Trước ngày 20 tháng 10 hằng năm, Chính phủ trình Quốc hội kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm sau.
2. Trước ngày 20 tháng 11 hằng năm, Quốc hội quyết định kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm sau.
3. Trước ngày 20 tháng 11 hằng năm, căn cứ tổng mức vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ đã được Quốc hội quyết định trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, Chính phủ quyết định tổng mức vốn kế hoạch đầu tư vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ năm sau.
4. Trước ngày 30 tháng 11 hằng năm, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm sau theo tổng mức vốn đã được Quốc hội quyết định cho các bộ, ngành và địa phương.
5. Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Thủ tướng Chính phủ giao chi tiết danh mục và tổng mức vốn kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ năm sau cho các bộ, ngành và địa phương.
6. Trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chi tiết danh mục và mức vốn kế hoạch đầu tư năm sau vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ của từng dự án cho các bộ, ngành và địa phương.
7. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, các bộ, ngành và địa phương giao hoặc thông báo kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ năm sau cho các đơn vị.
1. Trước ngày 10 tháng 11 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp kế hoạch đầu tư công trung hạn, bao gồm danh mục chương trình, dự án và mức vốn bố trí cho từng dự án theo từng nguồn vốn thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn.
2. Trước ngày 20 tháng 12 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn, bao gồm tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn, danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án theo từng nguồn vốn.
3. Trước ngày 25 tháng 12 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn của cấp mình, bao gồm tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn, danh mục và mức vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương bố trí cho từng dự án.
4. Trước ngày 31 tháng 12 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân các cấp giao kế hoạch đầu tư công trung hạn cho các đơn vị thực hiện.
1. Trước ngày 20 tháng 11 hằng năm, Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp kế hoạch đầu tư năm sau, bao gồm danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án theo từng nguồn vốn.
2. Trước ngày 10 tháng 12 hằng năm, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định kế hoạch đầu tư năm sau của cấp mình, bao gồm danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án theo từng nguồn vốn.
3. Trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định kế hoạch đầu tư năm sau của cấp mình, bao gồm danh mục và mức vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương bố trí cho từng dự án.
4. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp giao kế hoạch đầu tư năm sau cho các đơn vị thực hiện.
1. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:
a) Dự án phải có khả năng thu hồi vốn, có hiệu quả và khả năng trả nợ, thuộc ngành, lĩnh vực được sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
b) Chủ đầu tư vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ gốc, lãi vay đầy đủ và đúng thời hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký; thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng và các quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định ngành, lĩnh vực và mức vốn cho vay các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; việc thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của từng dự án.
2. Việc lập, thẩm định kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định tại các điều 50, 51, 52, 53, 55, 56, 58 và 59 của Luật này.
3. Việc giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiện như sau:
a) Trước ngày 10 tháng 12 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Thủ tướng Chính phủ giao tổng mức kế hoạch đầu tư trung hạn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước giai đoạn sau;
b) Trước ngày 31 tháng 12 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước giai đoạn sau theo ngành, lĩnh vực, chương trình.
4. Việc giao kế hoạch đầu tư hằng năm vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiện như sau:
a) Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Thủ tướng Chính phủ giao tổng mức kế hoạch đầu tư năm sau;
b) Trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao kế hoạch đầu tư năm sau theo ngành, lĩnh vực, chương trình.
1. Kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiến độ cam kết với nhà tài trợ nước ngoài.
2. Kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Phải thể hiện các nội dung theo từng hợp phần; từng hoạt động chính của chương trình, dự án; từng nguồn vốn tài trợ, vốn đối ứng, các nguồn vốn khác; báo cáo thuyết minh cơ sở, căn cứ tính toán từng hạng mục;
b) Đối với chương trình, dự án hỗn hợp sử dụng vốn đầu tư và vốn sự nghiệp, cơ quan quản lý lập và trình kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn đối ứng chia theo từng nội dung chi của chương trình, dự án;
c) Đối với chương trình, dự án do nhiều cơ quan quản lý, từng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm lập kế hoạch cho phần dự án do cơ quan, đơn vị thực hiện. Trường hợp có cơ quan đầu mối điều phối chung, cơ quan điều phối chung chịu trách nhiệm tổng hợp kế hoạch tổng thể của chương trình, dự án;
d) Cân đối đủ vốn đối ứng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm theo cam kết với nhà tài trợ nước ngoài, phù hợp với khả năng giải ngân thực tế hằng năm của chương trình, dự án. Trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép, trên cơ sở thống nhất với nhà tài trợ nước ngoài, được sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài làm vốn đối ứng.
1. Thực hiện theo quy định tại các điều 50, 51, 52, 53, 55, 56, 58, 59 và 70 của Luật này.
2. Lập kế hoạch đầu tư tổng thể và kế hoạch chi tiết hằng năm chương trình, dự án:
a) Kế hoạch đầu tư tổng thể được lập cho toàn bộ thời gian thực hiện chương trình, dự án và phải bao gồm tất cả các hợp phần, hạng mục, nhóm hoạt động, nguồn lực và tiến độ thực hiện;
b) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ký kết Điều ước quốc tế về vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, căn cứ vào văn kiện chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và Điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, chủ chương trình, chủ đầu tư phối hợp với nhà tài trợ lập hoặc rà soát, cập nhật kế hoạch đầu tư tổng thể trình cơ quan chủ quản xem xét và phê duyệt;
c) Đối với chương trình, dự án có nhiều dự án thành phần, kế hoạch đầu tư của chương trình, dự án bao gồm kế hoạch đầu tư tổng thể và kế hoạch chi tiết của các dự án thành phần. Người đứng đầu cơ quan chủ quản chương trình, dự án phê duyệt kế hoạch đầu tư tổng thể của chương trình, dự án; người đứng đầu cơ quan chủ quản dự án thành phần phê duyệt kế hoạch đầu tư của dự án thành phần;
d) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phê duyệt kế hoạch đầu tư của chương trình, dự án, cơ quan chủ quản gửi quyết định phê duyệt kèm theo kế hoạch đầu tư của chương trình, dự án cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan và nhà tài trợ phục vụ công tác giám sát, đánh giá và phối hợp thực hiện chương trình, dự án.
3. Trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài:
a) Trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài được cân đối trong ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 65 và Điều 66 của Luật này;
b) Trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài áp dụng cơ chế tài chính trong nước theo hình thức cho vay lại thực hiện theo quy định tại Điều 69 của Luật này.
1. Căn cứ nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Chính phủ quy định các giải pháp tổ chức, thực hiện.
2. Căn cứ nghị quyết của Quốc hội, quyết định giao kế hoạch của cấp có thẩm quyền, nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, bộ, ngành và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công quyết định các giải pháp tổ chức điều hành kế hoạch đầu tư công thuộc nguồn vốn do cấp mình quản lý.
3. Thủ tướng Chính phủ điều phối, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ của các bộ, ngành và địa phương, cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công nhưng không làm thay đổi mục tiêu thực hiện của chương trình, dự án.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều phối, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư nhưng không làm thay đổi mục tiêu thực hiện chương trình, dự án.
1. Bộ, ngành và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:
a) Thông báo hoặc quyết định giao kế hoạch đầu tư công cho các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công;
b) Báo cáo cấp có thẩm quyền về việc giao kế hoạch đầu tư công.
2. Cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công báo cáo cấp có thẩm quyền tình hình thực hiện kế hoạch theo quy định của Chính phủ.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc để bảo đảm việc giao, chấp hành kế hoạch đầu tư công theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
1. Bộ, ngành và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công:
a) Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công đúng mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
b) Triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ và kế hoạch vốn đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
c) Lập kế hoạch đấu thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc dự án được bố trí vốn theo kế hoạch đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
d) Tổ chức nghiệm thu và thanh toán, quyết toán theo đúng hợp đồng đối với gói thầu đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng;
đ) Cân đối các nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 106 của Luật này;
e) Bảo đảm phạm vi, quy mô đầu tư của từng dự án thực hiện theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt và theo kế hoạch vốn đã được bố trí;
g) Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đầu tư công.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Bộ Tài chính bảo đảm thanh toán đủ vốn theo kế hoạch đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công.
1. Quốc hội quyết định điều chỉnh tổng thể kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia và vốn trái phiếu Chính phủ trong các trường hợp sau:
a) Do điều chỉnh mục tiêu của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia;
b) Do thay đổi đột biến về cân đối ngân sách nhà nước hoặc khả năng huy động các nguồn vốn.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia và vốn trái phiếu Chính phủ giữa các bộ, ngành và địa phương trong trường hợp không thay đổi tổng mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm đã được Quốc hội quyết định.
3. Thủ tướng Chính phủ căn cứ tình hình cụ thể trong kỳ kế hoạch quyết định điều chỉnh:
a) Kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia và vốn trái phiếu Chính phủ của các bộ, ngành và địa phương được giao theo quy định tại khoản 3 Điều 65 của Luật này trong tổng mức vốn của từng bộ, ngành và địa phương đã được Quốc hội quyết định;
b) Kế hoạch đầu tư hằng năm vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia và vốn trái phiếu Chính phủ giữa các ngành, lĩnh vực, chương trình của các đối tượng theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 66 của Luật này;
c) Kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
d) Kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài trong nội bộ các cơ quan chủ quản.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì thẩm định phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia và vốn trái phiếu giữa các ngành, lĩnh vực, chương trình của các bộ, ngành và địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
b) Chủ trì thẩm định phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia và vốn trái phiếu Chính phủ trong nội bộ các ngành, lĩnh vực, chương trình của các bộ, ngành và địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
c) Điều chỉnh kế hoạch đầu tư hằng năm vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia và vốn trái phiếu Chính phủ trong nội bộ các ngành, lĩnh vực, chương trình của các bộ, ngành và địa phương nhưng không được vượt quá tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn của từng dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư năm trước quy định tại điểm này.
5. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư trong các trường hợp sau:
a) Do điều chỉnh mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Do thay đổi đột biến về cân đối thu ngân sách địa phương hoặc khả năng huy động các nguồn vốn của địa phương;
c) Do thay đổi nhu cầu sử dụng hoặc khả năng triển khai thực hiện vốn kế hoạch hằng năm giữa các cơ quan, đơn vị của địa phương.
6. Ủy ban nhân dân các cấp quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư giữa các ngành, lĩnh vực, chương trình và trong nội bộ các ngành, lĩnh vực, chương trình của các đơn vị sử dụng các nguồn vốn này và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.
1. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước:
a) Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước đến hết ngày 31 tháng 12 năm đầu tiên của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau;
b) Thời gian giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm được kéo dài sang năm sau. Trường hợp đặc biệt, được cấp có thẩm quyền cho phép thì được kéo dài thời gian giải ngân nhưng không quá kế hoạch đầu tư công trung hạn.
2. Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài:
a) Thời gian giải ngân kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm theo Điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi ký kết với nhà tài trợ nước ngoài;
b) Phần vốn nước ngoài trong kế hoạch đầu tư công hằng năm được phép giải ngân theo tiến độ thực hiện và tiến độ cấp vốn của nhà tài trợ nước ngoài.
3. Đối với dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư, thời gian giải ngân kế hoạch theo kỳ hạn vốn vay.
1. Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công thuộc cơ quan, đơn vị quản lý.
2. Nội dung theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công bao gồm:
a) Tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công;
c) Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các chương trình, dự án được bố trí trong kế hoạch đầu tư công;
d) Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công;
đ) Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản, lãng phí, thất thoát trong đầu tư công.
1. Kế hoạch đầu tư công trung hạn được đánh giá giữa kỳ và khi kết thúc kế hoạch.
2. Kế hoạch đầu tư công hằng năm được đánh giá định kỳ hằng quý và hằng năm.
3. Nội dung đánh giá kế hoạch đầu tư công:
a) Mức độ đạt được so với kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tác động của kế hoạch đầu tư công trong việc thu hút đầu tư từ các nguồn vốn khác và kết quả phát triển kinh tế - xã hội;
c) Tính khả thi của kế hoạch đầu tư công;
d) Tình hình quản lý đầu tư công;
đ) Các tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công và các giải pháp xử lý.
1. Cơ quan chủ quản, chủ chương trình và chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình đầu tư chương trình, dự án theo nội dung và các chỉ tiêu đã được phê duyệt nhằm bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.
2. Việc kiểm tra chương trình, dự án thực hiện như sau:
a) Chủ chương trình và chủ đầu tư kiểm tra chương trình, dự án được giao quản lý;
b) Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra ít nhất một lần đối với các chương trình, dự án có thời gian thực hiện trên 12 tháng;
c) Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra khi điều chỉnh chương trình, dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư và trường hợp cần thiết khác;
d) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định tổ chức kiểm tra chương trình, dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.
1. Đánh giá chương trình, dự án bao gồm đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất.
2. Đối với chương trình đầu tư công, phải thực hiện đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
3. Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
4. Đối với dự án nhóm B, nhóm C phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
5. Ngoài các quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại khoản 1 Điều này khi cần thiết.
1. Nội dung đánh giá ban đầu bao gồm:
a) Công tác chuẩn bị, tổ chức, huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ đã được phê duyệt;
b) Những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm phê duyệt chương trình, dự án;
c) Đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh phù hợp với điều kiện thực tế.
2. Nội dung đánh giá giữa kỳ hoặc đánh giá giai đoạn bao gồm:
a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án so với mục tiêu đầu tư;
b) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;
c) Đề xuất các giải pháp cần thiết, kể cả việc điều chỉnh chương trình, dự án.
3. Nội dung đánh giá kết thúc bao gồm:
a) Quá trình thực hiện chương trình, dự án: hoạt động quản lý thực hiện chương trình, dự án; kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình, dự án; các nguồn lực đã huy động; các lợi ích do chương trình, dự án mang lại cho những đối tượng thụ hưởng; các tác động, tính bền vững của chương trình, dự án;
b) Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình, dự án và đề xuất các khuyến nghị cần thiết; trách nhiệm của các tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Nội dung đánh giá tác động của chương trình, dự án bao gồm:
a) Thực trạng kinh tế - kỹ thuật vận hành;
b) Tác động kinh tế - xã hội;
c) Tác động môi trường, sinh thái;
d) Tính bền vững của dự án;
đ) Bài học rút ra từ chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thực hiện, vận hành chương trình, dự án; trách nhiệm của các tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Nội dung đánh giá đột xuất bao gồm:
a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án đến thời điểm đánh giá so với mục tiêu đầu tư;
b) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;
c) Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có) và nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những phát sinh ngoài dự án đến việc thực hiện chương trình, dự án, khả năng hoàn thành các mục tiêu của chương trình, dự án;
đ) Đề xuất các giải pháp cần thiết.
1. Các chương trình, dự án chịu sự giám sát của cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng.
2. Cơ quan chủ quản tham khảo ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án đối với việc quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án có quy mô di dân, tái định canh, định cư lớn, dự án có nguy cơ tác động lớn đến môi trường, dự án có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án về chủ trương, chính sách đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định canh, định cư theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng:
a) Việc chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường;
b) Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định canh, định cư bảo đảm quyền lợi của nhân dân;
c) Các chương trình, dự án sử dụng một phần vốn đóng góp của người dân;
d) Tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án;
đ) Việc thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư công theo quy định tại Điều 14 của Luật này;
e) Phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành dự án; những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan:
a) Lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án hằng năm trên địa bàn theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 82 của Luật này;
b) Thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án;
c) Thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch giám sát và thành phần Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước khi thực hiện.
2. Chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban Quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm:
a) Cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình, dự án quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện việc giám sát theo quy định của pháp luật;
c) Tiếp thu ý kiến giám sát và tăng cường các biện pháp thực hiện dự án.
1. Chủ chương trình và chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá ban đầu, giữa kỳ và kết thúc chương trình, dự án.
2. Cơ quan chủ quản, người quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tác động, đánh giá đột xuất chương trình, dự án được giao quản lý.
3. Cơ quan, tổ chức thực hiện đánh giá tự thực hiện hoặc thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn có đủ điều kiện, năng lực để đánh giá.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án và giám sát đầu tư của cộng đồng.
1. Hoạt động thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thanh tra hoạt động đầu tư công phải gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra của các cơ quan, tổ chức và phải đúng trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Kết luận thanh tra về hoạt động đầu tư công được công khai theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công, cơ quan thanh tra xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
1. Ban hành luật, nghị quyết về đầu tư công.
2. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công.
3. Quyết định và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
4. Điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia.
5. Giám sát việc thực hiện kế hoạch đầu tư công, chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; giám sát việc thực hiện pháp luật về đầu tư công.
1. Thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư công.
2. Trình Quốc hội ban hành luật, nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết về đầu tư công.
3. Ban hành văn bản pháp luật về quản lý đầu tư công.
4. Trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
5. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
6. Lập và trình Quốc hội quyết định, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
7. Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
8. Báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
9. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; kiểm tra thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, chính sách đầu tư công của các địa phương.
1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư công.
2. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư công, các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định tổng vốn đầu tư ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia và vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
4. Tổng hợp trình Chính phủ kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của quốc gia.
5. Điều chỉnh hoặc trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
6. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; làm đầu mối vận động, điều phối, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án có sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
8. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về các chương trình mục tiêu quốc gia.
9. Tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án và các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về đầu tư công.
1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm.
2. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định tổng vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia và huy động vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
3. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các cơ quan tài chính của địa phương cân đối kinh phí thường xuyên để thanh toán các chi phí lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt quyết định đầu tư các chương trình và bảo trì, vận hành các dự án đưa vào sử dụng.
5. Báo cáo Chính phủ tình hình giải ngân, quyết toán kế hoạch, chương trình, dự án.
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư công theo quy định của pháp luật.
2. Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật.
3. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này và quyết định đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này.
4. Tổ chức lập kế hoạch đầu tư công.
5. Theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý.
6. Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.
7. Phối hợp với bộ, ngành và địa phương thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
1. Hội đồng nhân dân các cấp có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư bằng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương thuộc thẩm quyền và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư;
b) Xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C do địa phương quản lý sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ;
c) Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại khoản 5 Điều 17 của Luật này;
d) Xem xét, có ý kiến về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của địa phương, bao gồm toàn bộ danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ;
đ) Quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của địa phương, bao gồm toàn bộ danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư;
e) Giám sát các dự án sử dụng vốn đầu tư công được giao cho địa phương quản lý, bao gồm cả vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.
2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án nhóm A do địa phương quản lý;
b) Quyết định tiêu chí dự án trọng điểm của địa phương phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương.
1. Thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh:
a) Quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư bằng vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư;
b) Xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này;
c) Quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C thuộc cấp mình quản lý theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 17 của Luật này;
d) Xem xét, có ý kiến về kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án;
đ) Quyết định kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.
3. Quyết định chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại khoản 6 Điều 17 của Luật này và quyết định đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.
4. Tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi, đánh giá kế hoạch đầu tư công thuộc nguồn vốn đầu tư công do cấp mình quản lý.
5. Phối hợp với bộ, cơ quan trung ương tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh.
1. Tổ chức lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm thuộc cấp mình quản lý.
2. Tổ chức thẩm định chương trình, dự án thuộc cấp mình quản lý.
3. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp:
a) Quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư bằng toàn bộ vốn ngân sách địa phương theo phân cấp nguồn vốn và vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã theo thẩm quyền;
b) Tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này và của Hội đồng nhân dân cấp trên;
c) Quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C thuộc cấp mình quản lý theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 17 của Luật này;
d) Quyết định kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn cân đối ngân sách địa phương và vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã.
4. Quyết định chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại khoản 6 Điều 17 của Luật này và quyết định đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 39 của Luật này.
5. Tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án và các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về đầu tư công theo phân cấp quản lý.
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án trên địa bàn.
1. Quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm về kế hoạch, chương trình, dự án và báo cáo Quốc hội, Chính phủ trước khi thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hằng năm, kiểm toán chuyên đề và thực hiện kiểm toán về kế hoạch, chương trình, dự án theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội kết quả kiểm toán năm, kiểm toán chuyên đề và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán về kế hoạch, chương trình, dự án.
4. Tổ chức công bố, công khai báo cáo kiểm toán về kế hoạch, chương trình, dự án theo quy định của pháp luật.
1. Chủ trì tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng các chương trình, dự án theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 82 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng về chủ trương đầu tư các chương trình, dự án trên địa bàn theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này và theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
1. Đề xuất chương trình, dự án phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
2. Bảo đảm huy động và cân đối được nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án hoàn thành đúng tiến độ, thời gian quy định.
3. Đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư khi chương trình không trùng lặp với chương trình khác và với nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu liên quan đến chương trình, dự án đề xuất.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đứng đầu tổ chức quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đáp ứng quy định tại Điều 18 của Luật này.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 6 Điều 17 của Luật này quyết định chủ trương đầu tư sai, kém hiệu quả, không cân đối được vốn để thực hiện gây thất thoát, lãng phí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến lập, thẩm định có hành vi vi phạm dẫn đến quyết định chủ trương đầu tư sai, kém hiệu quả thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thẩm định, quyết định.
2. Cung cấp các tài liệu cần thiết cho các cơ quan thẩm định, thẩm tra chương trình, dự án.
3. Đề xuất các giải pháp huy động các nguồn vốn để thực hiện chương trình, dự án theo đúng tiến độ, thời gian quy định.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về lập chương trình, dự án. Trường hợp có hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Quyết định đầu tư chương trình, dự án đúng chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phù hợp với khả năng cân đối vốn thuộc nguồn vốn cấp mình quản lý, theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn trong đầu tư và kết quả thẩm định. Trường hợp quyết định đầu tư sai, dẫn đến đầu tư kém hiệu quả, dàn trải, thất thoát, lãng phí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức thẩm định chương trình, dự án trước khi phê duyệt, bao gồm thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
3. Cân đối vốn để thanh toán các chi phí lập, thẩm định chương trình, dự án thuộc cấp mình quản lý.
4. Chỉ đạo chủ chương trình, chủ đầu tư thực hiện chương trình, dự án đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng trong phạm vi kế hoạch đầu tư được duyệt.
5. Quyết định việc điều chỉnh, tạm ngừng, hủy bỏ chương trình, dự án.
6. Tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án và hoạt động của chủ chương trình, chủ đầu tư trong quá trình thực hiện chương trình, dự án.
7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm các quy định về thẩm quyền trong quá trình lựa chọn chủ chương trình, chủ đầu tư.
1. Tổ chức tư vấn thiết kế có quyền yêu cầu chủ chương trình, chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thiết kế chương trình, dự án.
2. Thiết kế chương trình, dự án theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức và các giải pháp kỹ thuật bảo đảm chất lượng; không được thiết kế vượt quá quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức quy định.
3. Chịu trách nhiệm về kết quả thiết kế chương trình, dự án. Trường hợp thiết kế sai, dẫn đến đầu tư kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến thẩm định kế hoạch, chương trình, dự án thực hiện việc thẩm định theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và những kiến nghị của mình.
2. Việc thẩm định cần bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan, tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trường hợp thẩm định sai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức quản lý, thực hiện chương trình, dự án, bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng.
2. Báo cáo việc thực hiện chương trình, dự án theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trường hợp để xảy ra thất thoát, lãng phí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Đề xuất các phương án, giải pháp và tổ chức quản lý, thực hiện chương trình, dự án bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng theo ủy quyền của chủ chương trình, chủ đầu tư.
2. Báo cáo chủ chương trình, chủ đầu tư về tình hình triển khai thực hiện chương trình, dự án.
3. Trường hợp để xảy ra thất thoát, lãng phí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Người đứng đầu bộ, ngành và địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, chủ chương trình, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về hậu quả do không tổ chức thực hiện theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án hoặc không báo cáo theo quy định.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án phải chịu trách nhiệm về nội dung các báo cáo của mình.
3. Chủ chương trình, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật do báo cáo, cung cấp thông tin không chính xác về tình hình thực hiện đầu tư trong phạm vi quản lý.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án có hành vi che giấu vi phạm hoặc hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Việc xử lý các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định trước ngày Luật này có hiệu lực nhưng chưa được bố trí vốn được quy định như sau:
a) Đối với chương trình, dự án quan trọng quốc gia, tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội và quyết định đầu tư của Chính phủ;
b) Đối với chương trình, dự án đã có trong kế hoạch đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiếp tục thực hiện theo kế hoạch;
c) Đối với chương trình, dự án chưa có trong kế hoạch đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải thực hiện việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo quy định của Luật này.
2. Chỉ bố trí vốn kế hoạch đầu tư công để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày Luật này có hiệu lực.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 49/2014/QH13 |
Hanoi, June 18, 2014 |
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly hereby promulgates the Law on Public Investment.
This Law provides for the management and use of the capital budget for public investment; the state management of public investment; the right, obligation and responsibility of agencies, organizations and individuals involved in public investment activities.
Article 2. Applicable entities
This Law is applied to agencies, organizations and individuals participating or getting involved in public investment activities as well as the management and use of the capital budget for public investment.
Article 3. Application of the Law on Public Investment, International Treaties and Agreements
1. The management and use of the capital budget for public investment and public investment activities must abide by the provisions of this Law and other relevant laws.
2. If the International Treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory set out regulations other than those specified in this Laws, the regulations of the International Treaties shall prevail.
3. The overseas development of public investment programs and projects must comply with regulations set out in International Treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory as well as International Agreement between Vietnam and foreign partners.
Article 4. Interpretation of terms
In this Law, used terms shall be construed as follows:
1. Report on investment intentions means an explanatory material for preliminary study contents about the significance, feasibility and efficiency of public investment programs, Group-B and Group-C projects, which serves as a basis for competent authorities to decide on the investment policies.
2. Pre-feasibility study report means an explanatory material for preliminary study contents about the significance, feasibility and efficiency of national important projects and Group-A projects, which serves as a basis for competent authorities to decide on the investment policies.
3. Feasibility study report means an explanatory material for study contents about the significance, feasibility and efficiency of public investment programs and projects, which serves as a basis for the investment decision made by competent authorities.
4. Ministry, agency and local authority means regulatory bodies designated by the Prime Minister to develop and implement public investment plans, including:
a) The Communist Party Committee of political institutions, the Supreme People’s Procuracy, the Supreme People’s Court, the State Audit, the President’s Office, the National Assembly’s Office, Ministries, ministerial-level authorities, Governmental agencies (hereinafter referred to as Ministry and central governing body);
b) The People’s Committee of centrally-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provincial People’s Committee);
c) The Communist Party Committee of the Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations;
d) Other agencies or organizations assigned to public investment plans.
5. Program leader means an organization or institution assigned to lead the management of public investment programs.
6. Investor means an organization or institution assigned to public investment projects.
7. Public investment program means a combination of objectives, tasks and measures which aim for socio-economic development targets.
8. Target program means the program for public investment activities in order to achieve one or several target(s) in each sector or several regions or territories over a specific period.
9. National target program means the program for public investment activities in order to achieve socio-economic development targets throughout the country over a specific period.
10. Governing body means Ministry, agency and local authority prescribed in Clause 4 of this Article and program or project management units who are affiliated to political institutions and the National Assembly.
11. Professional agency in charge of public investment management means a competent agency for public investment management, affiliated to the Ministry of Planning and Investment; an agency assigned to manage public investment activities, affiliated to Ministries, the Communist Party Committee, Vietnamese Fatherland Front, socio-political organizations and others assigned to develop and implement public investment plans; the Department of Planning and Investment; competent divisions and subdivisions for public investment management, affiliated to the People's Committee of a district or commune.
12. State management of public investment activities includes the Government, the Ministry of Planning and Investment and People’s Committees at all administrative levels.
13. Public investment project means an investment project entirely or partially funded by the capital budget for public investment.
14. Emergency project means an investment project subject to the decision made by competent authorities, which is aimed at timely overcoming the aftermaths of natural disasters and other unexpected circumstances.
15. Public investment means the Government’s program and project on socio-economic infrastructural construction and socio-economic development.
16. Investment in the form of public-private partnerships means the investment contract between competent State agencies and investors or project management enterprises in order to execute, manage and operate infrastructural and public utility development projects.
17. Public investment activity is composed of the formulation, evaluation and decision of investment policies or intentions; design, appraisal and decision of public investment programs and projects; formulation, evaluation, approval, assignment, development and execution of public investment plans; management and use of the budget capital for public investment; monitoring, supervision, evaluation, examination, inspection of public investment plans, programs and projects.
18. Public investment plan means a combination of targets; orientation and listing of public investment programs and projects; balance of the budget capital for public investment; plans of budget allotment; and approaches to resource mobilization and project execution.
19. Outstanding debts arising from infrastructural construction means the value of accepted workloads described in the public investment plan and approved by competent authorities but the budget has not been allotted to pay for the execution of these workloads yet.
20. Decentralization of state management of public investment means the determination of rights and responsibilities of competent agencies, organizations, and individuals involved in public investment activities.
21. Budget capital for public investment stipulated in this Law includes funds derived from the State budget, government bonds, local government bonds, official development assistance (briefly called ODA), overseas concessional loans, government credits for investment and development purposes, retained revenues of the state budget that have not been recorded in the state budget balance and other loans secured by the local budget for public investment purposes.
Article 5. Investment in public sectors
1. Investment in socio-economic infrastructure programs and projects.
2. Investment in ancillary facilities for regulatory agencies, public service providers, political institutions and socio-political organizations.
3. Investment and assistance in public product and service supply activities.
4. Governmental investment in projects to be executed in the form of a public-private partnership.
Article 6. Classification of public investment projects
1. Depending on the nature of public investment projects, they are classified into the followings:
a) Construction projects such as new construction, renovation, upgradation and expansion of existing investment and construction projects, including the procurement of assets, devices and equipment;
b) Non-construction projects such as asset procurement; receipt of the disposition of land use right; purchase, repair and upgradation of equipment and machinery; and other projects that are not subject to regulations specified at Point a of this Clause.
2. Depending on the significance and size of public investment projects, they are classified into national important projects; Group-A, Group-B and Group-C projects which conform to the criteria regulated in Article 7, 8, 9 and 10 of this Law.
Article 7. Criteria for classifying national important projects
National important projects are independent investment projects or a cluster of closely combined projects which meet one of the following criteria:
1. Using a sum of above VND 10,000 billion as the budget capital for public investment;
2. Creating or facing the possibility of creating substantial impacts on the environment, including:
a) Nuclear power plants;
b) Use of a land parcel that requires the conversion of land use purpose such as a national park; a wildlife sanctuary; a protected landscape area; a forest covering an area of above 50 hectares that serves the purpose of scientific research and experiment; a protection forest covering an area of above 500 hectares which is aimed at barricading windflow, sand, wind wave and encroaching on the sea as well as protecting the environment; a production forest covering an area of above 1,000 hectares;
3. Utilizing a land parcel, covering an area of 500 hectares, which requires the conversion of land use purpose from the land parcel used for wet rice agriculture with more than two crops;
4. Migrating and resettling more than 20,000 residents at mountainous regions and more than 50,000 residents at other regions;
5. Other projects that require the application of special regulations and policies, which are subject to the National Assembly’s decisions.
Article 8. Classification criteria for Group-A projects
Except for national important projects stipulated in Article 7 of this Law, projects that meet one of following criteria are classified as Group-A projects:
1. Regardless of the total investment, such projects are classified according to following criteria:
a) Projects located in the vicinity of special national sites;
b) Projects located at extremely important areas in terms of national defence and security according to legal regulations on national defence and security;
c) National defense and security projects that are characterized as the state secrets;
d) Hazardous substance and explosive manufacturing projects;
dd) Infrastructural construction projects for industrial, processing and exporting zones;
2. Projects financed by the total investment amount of more than VND 2,300 billion and classified by the following sectors:
a) Traffic infrastructure, including wharfs at the sea or river, airport, railroads and national highways;
b) Power generation industry;
c) Oil and gas extraction;
d) Chemical, fertilizer and cement;
dd) Mechanical engineering and metallurgy;
e) Mineral extraction and processing;
g) Residential construction;
3. Projects financed by the total investment amount of more than VND 1,500 billion and classified by the following sectors:
a) Traffic infrastructure, exclusive of those regulated at Point a Clause 2 of this Article;
b) Irrigation;
c) Water supply and drainage and technical infrastructure;
d) Electrical engineering;
dd) Communication and electronic device manufacturing;
e) Pharmaceutical chemistry;
g) Material production, exclusive of those regulated at Point d Clause 2 of this Article;
h) Mechanical construction, exclusive of those regulated at Point d Clause 2 of this Article;
i) Post and telecommunications;
4. Projects financed by the total investment amount of more than VND 2,300 billion and classified by the following sectors:
a) Agriculture, forestry and aquaculture;
b) National park and wildlife sanctuary;
c) Technical infrastructure for new urban zones;
d) Industrial sector, exclusive of industrial projects regulated in Clause 1, 2 and 3 of this Article;
5. Projects financed by the total investment amount of above VND 800 billion and classified by the following sectors:
a) Health care, culture and education;
b) Scientific research, information science, radio and television broadcasting;
c) Treasure;
d) Tourism and sport;
dd) Civil construction, exclusive of residential development projects regulated at Point g Clause 2 of this Article.
Article 9. Classification criteria for Group-B projects
1. Projects classified by the sectors stipulated in Clause 2 Article 8 of this Law and financed by the total investment amount ranging from VND 120 billion to below VND 2,300 billion.
2. Projects classified by the sectors stipulated in Clause 3 Article 8 of this Law and financed by the total investment amount ranging from VND 80 billion to below VND 1,500 billion.
3. Projects classified by the sectors stipulated in Clause 4 Article 8 of this Law and financed by the total investment amount ranging from VND 60 billion to below VND 1,000 billion.
4. Projects classified by the sectors stipulated in Clause 5 Article 8 of this Law and financed by the total investment amount ranging from VND 5 billion to below VND 800 billion.
Article 10. Classification criteria for Group-C projects
1. Projects classified by the sectors stipulated in Clause 2 Article 8 of this Law and financed by the total investment amount of below VND 120 billion.
2. Projects classified by the sectors stipulated in Clause 3 Article 8 of this Law and financed by the total investment amount of below VND 80 billion.
3. Projects classified by the sectors stipulated in Clause 4 Article 8 of this Law and financed by the total investment amount of below VND 60 billion.
4. Projects classified by the sectors stipulated in Clause 5 Article 8 of this Law and financed by the total investment amount of below VND 45 billion.
Article 11. Adjustment to classification criteria for public investment projects
1. The National Assembly decides on any adjustment to classification criteria for national important projects as prescribed in Article 7 of this Law.
2. The Government must submit the Standing Committee of the National Assembly to decide on any adjustment to classification criteria for public investment projects as prescribed in Article 8, 9 and 10 of this Law and report the National Assembly in the next plenum.
3. Adjusting classification criteria for public-sector projects stipulated in Clause 1 and 2 of this Article is required if there is a wide fluctuation in price indices or major changes in the decentralization of public investment management concerning classification criteria for public investment project or other key elements affecting classification criteria for public investment projects.
Article 12. Rules of public investment management
1. Observe legal regulations on the management and use of the budget capital for public investment.
2. Conform to socio-economic development strategy, five-year socio-economic development plan, socio-economic development planning and sectoral development planning.
3. Exercise proper rights and responsibilities of State management agencies, organizations and individuals involved in the management and use of the budget capital for public investment.
4. Manage the use of the budget capital for public investment according to appropriate regulations on each capital source; ensure sufficiency, consistency, cost efficiency, effectiveness and capability of balancing all relevant resources for public investment activities; avoid any possible loss and mismanagement.
5. Ensure the public disclosure and transparency for public investment activities.
6. Encourage organizations and individuals to carry out direct investment or investment activities in the form of public-private partnership for socio-economic infrastructural and public utility development projects.
Article 13. Contents of public investment management
1. Issue and follow legislative documents about public investment.
2. Design and implement the strategy, program, plan, planning, initiative and policy for public investment.
3. Keep track of and provide information about the management and use of the budget capital for public investment.
4. Evaluate the effectiveness of public investment activities; examine and inspect the compliance with legal regulations on public investment as well as plan or planning for public investment.
5. Handle any violation, settle complaints or denunciations from organizations and individuals involved in public investment activities.
6. Commend agencies, organizations, units and individuals that gain excellent achievements in public investment activities.
7. Enter into international cooperation on the public investment.
Article 14. Public disclosure and transparency in public investment activities
1. Contents that require the public disclosure and transparency in public investment activities are composed of:
a) Policies, laws and the introduction of such policies and laws on the management and use of the budget capital for public investment;
b) Principles, criteria and allotment of the budget capital for public investment activities;
c) Principles, criteria and bases for the determination of project portfolio in mid-term and annual public investment plan;
d) Planning, proposal and program for public investment activities at local areas where project sites are located; allotment of the budget capital for specific public investment programs, which depends much on each fiscal year, progress of execution and disbursement of project fund;
dd) Project portfolio throughout local areas where project sites are located, including size, total investment amount, schedule and construction site; evaluation report on common effects of such projects on local areas where project sites are located;
e) Mid-term or annual plan for the allotment of budget capital for public investment activities, depending on each capital source, including project portfolio and allocated amount of the budget capital for each project;
g) Report on the mobilization of resources and other funds for the implementation of public investment projects;
h) Analysis and report on achievements or outcomes of investment plans, programs and projects;
i) Report on the progress of project execution and disbursement of different project funds;
k) Analysis and report on the acceptance testing and evaluation of investment programs and projects.
2. Heads of related agencies, organizations and units must publicize the contents regarding public investment activities in accordance with legal regulations.
Article 15. Expenses incurred from formulation, appraisal, supervision, monitoring, evaluation and inspection of public investment plans, programs and projects
1. Expenses incurred from the formulation and appraisal of report on investment intentions for national target programs or public investment programs funded by allocated expenditures from the state budget granted to the agency and unit in charge of these tasks.
2. Expenses incurred from the formulation and appraisal of pre-feasibility study report and report on investment intentions, financed by the fund for the preparation of investment projects.
3. Expenses incurred from the formulation and appraisal of public investment plans funded by allocated expenditures or current expenditures from the state budget granted to the agency or unit in charge of these tasks.
4. Expenses incurred from the supervision, monitoring and evaluation of public investment plans, programs and projects funded by allocated expenditures or current expenditures from the state budget granted to the agency or unit in charge of these tasks.
5. Expenses incurred from the inspection of public investment plans, programs or projects funded by current expenditures allocated from the state budget to the agency or unit in charge of this task.
6. In respect of public investment programs and projects financed by ODA funds and overseas concessional loans, foreign donors are encouraged to provide financial support to cover these expenses as prescribed in this Article.
Article 16. Prohibited public investment acts
1. The decision on investment policies or intentions is not aligned with investment strategy, planning and proposal; is not made under the proper authority; fails to comply with processes or procedures regulated by laws; fails to get investment funds balanced.
2. The decision to approve investment programs and projects has been made prior to the decision on investment policies made by competent authorities or without compliance with investment policies approved by competent authorities. The decision to adjust total fund for investment programs or projects in contrast to legal regulations on public investment.
3. Any misuse or abuse of power or authority is aimed at committing appropriation, mercenary act and corruption in the management and use of the budget capital for public investment.
4. Program leader and investor enter into collusion with advisory organizations to obtain the decision on investment policies or intentions as well as approve investment programs and projects, which leads to any possible loss and mismanagement of state budget, assets and national resources; any harmful effect and infringement against individual and community’s welfare or benefits.
5. Any illegal act of offering, accepting bribes or acting as a bribe broker is detected
6. Any illegal request for organization or individual's investment in proposed investment programs and projects that have not been officialized by the decision on investment policies or approved or funded by allocated expenditures from the state budget has been made, which can cause outstanding debts incurred from infrastructural construction.
7. The budget capital for public investment is misused, mismanaged and exceeds required investment fund as stipulated by laws.
8. All information, documents and materials concerning the decision on investment policies, investment decision and implementation of investment programs or projects are falsified or misrepresented.
9. Deliberate acts of reporting and providing inaccurate and biased information are aimed at affecting the formulation, appraisal and decision of investment plans, programs and projects.
10. Deliberate acts of reporting and providing inaccurate and biased information are aimed at adversely affecting the supervision, monitoring, evaluation and inspection as well as handling of violations during the implementation of investment plans, programs and projects.
11. Deliberate acts of destruction, fraud, concealment or failure to retain a full amount of materials, records and documents regarding the decision on investment policies, investment decision and implementation of investment programs and projects are performed.
12. Obstruction of the detection of any violation against laws on public investment.
INVESTMENT POLICY OR INTENTION AND DECISION ON PUBLIC INVESTMENT PROGRAM AND PROJECT
Section 1: FORMULATING, APPRAISING AND DECIDING ON INVESTMENT POLICY OR INTENTION
Article 17. Authority to decide on investment policies on public investment programs and projects
1. The National Assembly has the authority to decide on investment policies on public investment programs and projects below:
a) National target program;
b) National important project.
2. The Government has the authority to decide on investment policies on target programs financed by funds derived from the State budget, government bonds, local authority bonds, ODA, overseas concessional loans, the government credit for investment and development purposes, state budget revenues retained but not recorded in the state budget balance.
3. The Prime Minister has the authority to decide on investment policies on public investment programs and projects below:
a) Group-A projects;
b) Projects financed by funds derived from the state budget, managed by the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, socio-economic organizations and other competent agencies.
c) Emergency projects financed by the state budget;
d) Investment programs financed by funds derived from ODA and overseas concessional loans, exclusive of national target programs and target programs as stipulated in Clause 1 and Clause 2 of this Article;
dd) Projects financed by funds derived from ODA and overseas concessional loans as stipulated by the Government.
4. Heads of ministries and central agencies have the authority to decide on investment policies on the following projects:
a) Group-B and Group-C projects financed by investment funds derived from the State budget, government bonds, local authority bonds, ODA, overseas concessional loans, the government credit for investment and development purposes, state budget revenues which are retained but not recorded in the state budget balance under their authority, exclusive of those regulated at Point c Clause 3 of this Article;
b) Projects financed by funds derived from ODA and overseas concessional loans under their administration, exclusive of those regulated at Point dd Clause 3 of this Article.
5. The People’s Councils at all administrative levels have the authority to decide on investment policies on public investment programs and projects below:
a) Investment program financed by local balanced fund allocated from the state budget and funds derived from local authority bond, state budget revenues under their control which are retained but not recorded in the state budget balance, which are all decided by the People’s Council at all administrative levels, as well as other loans secured by the local budget to serve the public investment purpose;
b) Group-B projects and Group-C priority projects under their administration, exclusive of those regulated at Point dd Clause 3 of this Article. Group-C priority projects located in local areas shall be decided by provincial People’s Councils in alignment with objectives, developmental orientation, financial competence and particular characteristics of these areas.
6. The People’s Committee at all administrative levels has the authority to decide on investment policies under their administration, exclusive of those regulated in Clause 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article.
Article 18. Requirements for the decision on investment policies on public investment programs and projects
1. Conform to socio-economic development strategy, planning and proposal, approved by competent authorities.
2. Avoid overlapping public investment programs or projects that have been put into operation after the decision on investment policies or investment decision has been made.
3. Conform to the capability of balancing the budget capital for public investment and the capability of mobilizing other funds for any program or project that requires different financial sources.
4. Conform to the capability for applying for government loans and repaying government debts.
5. Ensure the efficiency in socio-economic development, national defense and security as well as sustainable development projects.
6. Prioritize any project that is carried out in the form of public-private partnership and has the high rate of return on investment.
Article 19. Process and procedure for the decision on investment policies on national target programs and national important projects
1. The agency that has been assigned to prepare investment programs and projects must be responsible to:
a) Assign their affiliates to compile reports on investment intentions on national target programs and pre-feasibility study reports for national important projects;
b) Assign a competent unit or establish a Council to appraise reports on investment intentions and pre-feasibility study reports;
c) Submit complete reports on investment intentions and pre-feasibility study reports to the Prime Minister.
2. The Prime Minister must establish the State Council for appraisal of public investment projects chaired by the Minister of Planning and Investment to appraise reports on investment intentions for national target programs as well as pre-feasibility study reports for national important projects.
3. The Government must submit their intentions in investing in national target programs and national important projects to the National Assembly for their consideration and decision on this matter.
4. The National Assembly’s regulatory bodies must investigate and verify all relevant documents about national target programs and national important projects, submitted by the Government.
5. The National Assembly shall consider and approve the Resolution on investment intentions for national target programs and national important projects. Contents of the Resolution enforced by the National Assembly must clearly specify objective, size, total investment, main developmental technology, site location, execution schedule, progress, solution and policy of above-mentioned programs or projects.
Article 20. Dossier on the decision on investment intentions for national target programs and national important projects
1. The Government’s statement.
2. Report on investment intentions for national target programs and pre-feasibility study report for national important projects.
3. Appraisal report prepared by the State Council for appraisal of public investment programs and projects.
4. Other relevant documents.
Article 21. Regulated processes and contents of the inspection and verification of investment intentions for national target programs and national important projects
1. Processes of investigation and verification tasks are regulated as follows:
a) No later than 60 days ahead of the opening day of the National Assembly’s plenum, the Government shall send a dossier on the decision on investment intentions for national target programs and national important projects to the National Assembly’s agency in charge of investigation and verification tasks.
b) The assigned agency mainly in charge of investigation and verification tasks shall request the Government and relevant entities to report issues regarding contents of national target programs and national important projects; arrange working sessions with responsible parties to deal with issues regarding contents of national target programs and national important projects;
c) Entities subject to investigation and verification are requested to provide an adequate amount of supportive information and materials.
2. Contents of investigation and verification tasks include:
a) Conformity to the accepted criteria for classifying national target programs and national important projects;
b) Importance or significance of investing in public investment programs and projects;
c) Compliance with legal regulations;
d) Suitability for socio-economic development strategy, proposal and planning as well as sectoral development planning;
dd) Basic specifications of public investment programs and projects, including objective, size, investment method, coverage, site location, required land area, schedule, progress, main technology alternative, solution to environment protection, capital source, rate of return on investment, loan repayment capability or solvency.
e) Ensure the efficiency in socio-economic growth, national defense and security as well as sustainable development;
g) Assessment of conformity to the planning for the utilization of land parcels, natural recourses, approaches to population migration, residential and agricultural resettlement for national important projects to be executed in the country;
h) Risk assessment of outward investment projects of national importance to be executed in foreign countries.
Article 22. Processes and procedures for the decision on investment intentions for public investment programs made by the Government
1. Program leader is responsible to:
a) Assign their affiliates to compile the report on investment intentions;
b) Assign a competent unit or establish a Council to appraise the report on investment policies;
c) Submit the complete report on investment intentions to the Prime Minister.
2. The Prime Minister shall direct the establishment of an intersectoral Council or assign the Ministry of Planning and Investment to lead and cooperate with relevant agencies to appraise the report on investment intentions. If an intersectoral Council is founded, the Ministry of Planning and Investment shall direct and cooperate with the Ministry of Finance and relevant agencies to appraise investment portfolio and portfolio balancing capability.
3. Program leader must submit the complete report on investment intentions according to the appraisal result mentioned in Clause 2 of this Article to the Government.
4. The Government shall consider and decide on investment intentions for public investment programs, including objective, coverage, size, total investment, schedule, progress, solution and policy.
Article 23. Processes and procedures for the decision on investment intentions for Group-A projects
1. Heads of central bodies and committee of Vietnam Fatherland Front, socio-political organizations and other entities must be responsible to:
a) Assign their affiliates to conduct the pre-feasibility study report;
b) Assign a competent unit or establish a Council to appraise the pre-feasibility study report, investment portfolio and portfolio balancing capability;
c) Direct entities regulated at Point a of this Clause to submit the complete pre-feasibility study report to the Prime Minister.
2. The President of the provincial People’s Committee is responsible to:
a) Assign their competent agencies or the People’s Committee of a district to prepare the pre-feasibility study report;
b) Establish the Appraisal Council chaired by a Vice President of provincial People’s Committee, joined by the Department of Planning and Investment that works as the Standing Committee of the Council and relevant entities that work as members of the Council in order to appraise pre-feasibility study report, investment portfolio and portfolio balancing capability;
c) Direct relevant agencies regulated at Point a of this Clause to submit a complete pre-feasibility study report with reference to the appraisal result as prescribed at Point b of this Clause to provincial People’s Committee;
d) Before submitting the aforesaid report to the Prime Minister, call for advice from provincial People’s Committee.
3. The Prime Minister decides to establish the intersectoral Council for the appraisal or assign the agency to lead the appraisal of pre-feasibility study report on the basis of the request of the Ministry of Planning and Investment.
4. The Ministry of Planning and Investment shall direct and cooperate with the Ministry of Finance to appraise investment portfolio and portfolio balancing capability for projects financed by funds derived from:
a) Central budget, government bond, ODA fund and overseas concessional loans;
b) State budget revenues that are retained but have yet to be recorded in the state budget balance, managed by Ministries or central governing bodies;
c) State budget revenues that are retained but have yet to be recorded in the state budget balance, managed by other entities according to legal regulations.
The appraisal result shall be sent to the intersectoral Council for the appraisal or the management agency of the appraisal by the Ministry of Planning and Investment as stipulated in Clause 3 of this Article.
5. The intersectoral Council or management agency of the appraisal as prescribed in Clause 3 of this Article shall send the abovementioned result to relevant agencies and local authorities to make the complete pre-feasibility study report for submission to the Prime Minister.
6. The Prime Minister shall issue the decision on investment intentions, comprising such information as objective, size, total investment, capital structure, site location, execution schedule and progress of programs or projects.
Article 24. Processes and procedures for the decision on investment intentions for programs and projects financed by ODA fund and overseas concessional loans
1. Given socio-economic development strategy and five-year socio-economic development plan, the Ministry of Planning and Investment shall direct and cooperate with the Ministry of Finance and relevant authorities as well as donors to outline cooperation directions and sectors prioritized to get access to ODA fund and overseas concessional loans.
2. Given cooperation directions, sectors prioritized to have access to ODA fund and overseas concessional loans, demands for capital mobilization, donor’s funding requirements, the governing body must send the request for grants from donors and the proposal of public investment programs or projects to the Ministry of Planning and Investment.
3. With reference to the direction for international cooperation with foreign donors and sectors prioritized to have access to ODA fund and overseas concessional loans, the Ministry of Planning and Investment must direct and cooperate with the Ministry of Finance, relevant authorities and such donors to choose proper proposal of public investment programs or projects as well as notify the governing body to prepare pre-feasibility study report or report on investment intentions.
4. With regard to national target program and national important project, processes and procedures for deciding on investment intentions shall comply with regulations specified in Article 19, 20 and 21 of this Law.
5. With regard to public investment programs under the decision-making authority of the Government, processes and procedures for deciding on investment intentions must conform to regulations specified in Article 22 of this Law.
6. In respect of Group-A projects, processes and procedures for making the decision on investment intentions must conform to Article 23 of this Law.
7. In respect of other public investment programs or projects under the decision-making authority of the Prime Minister as prescribed at Point d and Point dd Clause 3 Article 17 of this Law, processes and procedures for making the decision on investment intentions must be observed as follows:
a) The governing body shall send pre-feasibility study report or report on investment intentions to the Ministry of Planning and Investment;
b) The Ministry of Planning and Investment shall lead the appraisal of pre-feasibility study report or report on investment intentions, investment portfolio and portfolio balancing capability for submission to the Prime Minister;
c) The Prime Minister shall consider and decide on these investment intentions.
8. In respect of public investment programs or projects that are not under the decision-making authority of responsible entities as prescribed in Clause 1, 2 and 3 Article 17 of this Law, processes and procedures for making the decision on investment intentions must be observed as follows:
a) The governing body shall seek advice from the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and relevant agencies about investment intentions;
b) The Ministry of Planning and Investment shall carry out the appraisal of investment portfolio and portfolio balancing capability;
c) With reference to advice from relevant agencies and the appraisal result of investment portfolio and portfolio balancing capability from the Ministry of Planning and Investment, the governing body must perform the appraisal and decide on investment intentions.
Article 25. Processes and procedures for the decision on investment intentions for Group-B and Group-C projects managed by the central committee of Vietnamese Fatherland Front and socio-political institutions and other relevant agencies or organizations
1. Head of the central committee of Vietnam Fatherland Front, socio-political institutions and other relevant agencies or organizations must be responsible to:
a) Assign their affiliates to compile the report on investment intentions;
b) Assign a competent unit or establish a Council to appraise the report on investment intentions;
c) Direct relevant agencies regulated at Point a of this Clause to submit the complete report on investment intentions to the Ministry of Planning and Investment.
2. The Ministry of Planning and Investment shall direct and cooperate with relevant agencies to perform the appraisal of the report on investment intentions, investment portfolio and portfolio balancing capability.
3. The central committee of Vietnam Fatherland Front and socio-political institutions as well as other agencies or organizations must accomplish the report on investment intentions according to the appraisal result regulated in Clause 2 of this Article for submission to the Prime Minister.
4. The Prime Minister shall consider and decide on investment intentions, including objective, size, total investment, capital structure, site location, execution schedule and progress of programs or projects.
Article 26. Processes and procedures for the decision on investment intentions for Group-B and Group-C projects financed by central budget, government bond and fund derived from state budget revenues that are retained for public investment but not recorded in the state budget balance from Ministries or centrally-governed regulatory bodies
1. Ministers and Heads of central governing bodies are responsible to:
a) Assign their affiliates to compile the report on investment intentions;
b) Assign a competent unit or establish a Council to appraise the report on investment intentions;
c) Direct relevant agencies regulated at Point a of this Clause to submit the complete report on investment intentions to the Ministry of Planning and Investment.
2. The Ministry of Planning and Investment shall lead and cooperate with the Ministry of Finance to perform the appraisal of investment portfolio and portfolio balancing capability.
3. Given the appraisal result regulated in Clause 1 and Clause 2 of this Article, Ministers and Heads of central governing bodies shall issue the decision on investment intentions, enclosing proper information such as objective, size, total investment, capital structure, site location, execution schedule and progress of programs or projects.
Article 27. Processes and procedures for the decision on investment intentions for Group-B and Group-C projects financed by central budget and government bond managed by local authorities
1. The President of People’s Committee at all administrative levels is responsible to:
a) Assign their competent departments or subordinate People’s Committees to prepare the report on investment intentions;
b) Establish a Council to appraise the report on investment intentions, investment portfolio and portfolio balancing capability;
c) Direct relevant agencies regulated at Point a of this Clause to accomplish the report on investment intentions.
2. In terms of Group-B projects and Group-C priority projects:
a) In terms of Group-B projects and Group-C priority projects managed by provincial People’s Committee, the Department of Planning and Investment shall be assigned to perform the appraisal of investment portfolio and portfolio balancing capability before submitting the report on investment intentions to provincial People’s Council to seek their consent.
After provincial People’s Council has granted their consent, provincial People’s Committee shall submit the report on investment intentions to the Ministry of Planning and Investment.
b) In terms of Group-B projects and Group-C priority projects managed by the People’s Committee of a district and commune, the People’s Council at the same administrative level shall be advised to seek their consent to the report on investment intentions.
After the People’s Council at the same administrative level has granted their consent, district-level and communal People’s Committee shall submit the report on investment intentions to the provincial People’s Committee. The provincial People’s Committee shall assign their Department of Planning and Investment to carry out the appraisal of investment portfolio and portfolio balancing capability before submitting the report on investment intentions to the Ministry of Planning and Investment;
c) The Ministry of Planning and Investment shall lead and cooperate with the Ministry of Finance to perform the appraisal of investment portfolio and portfolio balancing capability;
d) The provincial People’s Committee shall direct the accomplishment of the report on investment intentions in compliance with the appraisal result from the Ministry of Planning and Investment;
dd) The People’s Committee shall submit the decision on investment intentions, granted to the investment project, to the People’s Council at the same administrative level, which comprises required information such as objective, size, total investment, capital structure, site location, execution schedule and progress.
3. 3) In terms of Group-C projects that are not governed by the regulations specified in Clause 2 of this Article:
a) With regard to investment projects managed by the provincial People’s Committee, the Department of Planning and Investment shall be assigned to carry out the appraisal of investment portfolio and portfolio balancing capability before submitting the report on investment intentions to the Ministry of Planning and Investment;
b) With regard to investment projects managed by district-level or communal People’s Committee, the President of district-level or communal People’s Committee must send the report on investment intentions to the provincial People’s Committee. The provincial People’s Committee shall assign the Department of Planning and Investment to carry out the appraisal of investment portfolio and portfolio balancing capability before submitting the report on investment intentions to the Ministry of Planning and Investment;
c) The Ministry of Planning and Investment shall lead and cooperate with the Ministry of Finance to perform the appraisal of investment portfolio and portfolio balancing capability;
d) The provincial People’s Committee shall direct the accomplishment of the report on investment intentions in compliance with the appraisal result from the Ministry of Planning and Investment;
dd) The People’s Committee at all administrative levels shall make the decision on investment intentions which comprises required information such as objective, size, total investment, capital structure, site location, execution schedule and progress.
Article 28. Processes and procedures for the decision on investment intentions for public investment programs totally financed by local balanced fund allocated from the state budget and funds derived from local government bond, state budget revenues that are retained but not recorded in the local budget balance as well as other loans secured by the local budget to serve the public investment purpose
1. Program leader is responsible to:
a) Assign their affiliates to compile the report on investment intentions;
b) Assign a competent unit or establish a Council to appraise the report on investment intentions;
c) Submit the complete report on investment intentions to the People’s Committee at the same administrative level.
2. The President of People’s Committee at all administrative levels is responsible to:
a) With regard to provincially-managed investment programs, the President of the provincial People’s Committee shall establish a Council for the appraisal as prescribed at Point b Clause 2 Article 23 of this Law or assign the Department of Planning and Investment to lead and cooperate with relevant agencies to perform the appraisal of the report on investment intentions, investment portfolio and portfolio balancing capability;
b) With regard to investment programs managed by district-level or communal authorities, the President of district-level or communal People’s Committee must establish a Council for the appraisal of the report on investment intentions, investment portfolio and portfolio balancing capability.
3. Program leader must accomplish the report on investment intentions for public investment program for submission to the People’s Committee at the same administrative level.
4. The People’s Committee must submit the decision on investment intentions to the People’s Council at the same administrative level.
5. Given the appraisal result regulated in Clause 2 of this Article, the People’s Council at all administrative levels shall make a decision on investment intentions, enclosing required information such as objective, size, total investment, site location, execution schedule and progress of public investment programs or projects.
Article 29. Processes and procedures for the decision on investment intentions for Group-B projects and Group-C priority projects financed by local balanced fund allocated from the state budget and funds derived from local government bond, state budget revenues that are retained but not recorded in the local budget balance as well as other loans secured by the local budget to serve the public investment purpose
1. The agency that has been assigned to prepare the report on investment intentions must be responsible to:
a) Assign their affiliates to compile the report on investment intentions;
b) Assign a competent unit or establish a Council to appraise the report on investment intentions;
c) Submit the complete report on investment intentions to the People’s Committee at the same administrative level.
2. With regard to investment projects financed by local balanced fund allocated from the state budget to the province and funds derived from revenues that are retained but not recorded in the provincial budget balance as well as other loans secured by the local budget to serve the public investment purpose:
a) The President of the provincial People’s Committee shall establish a Council for the appraisal as prescribed at Point b Clause 2 Article 23 of this Law or assign the Department of Planning and Investment to lead and cooperate with relevant agencies to perform the appraisal of the report on investment intentions, investment portfolio and portfolio balancing capability;
With regard to investment projects managed by the local authorities at district and communal administrative levels, the People’s Council at the same administrative level shall be advised by district-level or communal People’s Committee to seek their consent to the report on investment intentions.
b) Given the appraisal result stipulated at Point a of this Clause, the assigned agency in charge of the preparation of the report on investment intentions shall send the complete report to provincial People’s Committee which shall be then submitted to provincial People’s Council to seek their consent to the decision on investment intentions, which encloses required information such as objective, size, total investment, site location and execution schedule.
3. With regard to investment projects financed by balanced budget at district and communal administrative levels and fund derived from revenues of state budget that have been retained but not recorded in the local budget at district and communal administrative levels, the district-level or communal People’s Committee must submit the report on investment intentions to the People’s Council at the same administrative level, which encloses required information such as objective, size, total investment, site location and execution schedule.
Article 30. Processes and procedures for the decision on investment intentions for Group-C projects financed by local balanced fund allocated from the state budget at provincial administrative level and funds derived from local government bond, state budget revenues that are retained but not recorded in the local budget balance at the provincial administrative level as well as other loans secured by the local budget to serve the public investment purpose
1. The assigned agency in charge of the preparation of the report on investment intentions must be responsible to:
a) Assign their affiliates to compile the report on investment intentions;
b) Assign a competent unit or establish a Council to appraise the report on investment intentions;
c) Submit the complete report on investment intentions to the provincial People’s Committee.
2. The Department of Planning and Investment shall lead and cooperate with relevant agencies to perform the appraisal of the report on investment intentions, investment portfolio and portfolio balancing capability.
3. Given the appraisal result stipulated in Clause 2 of this Article, the assigned agency in charge of the preparation of the report on investment intentions must submit the complete report on investment intentions to provincial People’s Committee.
4. The provincial People’s Committee shall make a decision on investment intentions which encloses required information such as objective, size, total investment, site location, execution schedule and progress.
Article 31. Processes and procedures for the decision on investment intentions for Group-C projects financed by local balanced fund allocated from the state budget at district or communal administrative levels and funds derived from revenues that are retained but not recorded in the local budget balance at district or communal administrative levels
1. As regards investment projects financed by balanced fund allocated from local state budget at district administrative level and fund derived from revenues that have been retained but not recorded in local state budget at district administrative level:
a) The President of district-level People’s Committee must assign a competent agency or communal People’s Committee to prepare the report on investment intentions and establish a Council for the appraisal of the report on investment intentions, investment portfolio and portfolio balancing capability;
b) The assigned agency in charge of the report on investment intentions must submit the complete report to district-level People’s Committee;
c) The People’s Committee of a district must make a decision on investment intentions which encloses required information such as objective, size, total investment, capital structure, site location, execution schedule and progress.
2. In terms of investment projects financed by balanced fund allocated from local state budget at communal administrative level and fund derived from revenues that have been retained but not recorded in local state budget at communal administrative level:
a) The President of communal People’s Committee must prepare the report on investment intentions and establish a Council for the appraisal of the report on investment intentions, investment portfolio and portfolio balancing capability;
b) The communal People’s Committee must make a decision on investment intentions which encloses required information such as objective, size, total investment, capital structure, site location, execution schedule and progress.
Article 32. Rules, processes and procedures for the decision on investment intentions for investment projects financed by government loan capital intended for investment and development
1. The decision on investment intentions for projects financed by government loan capital intended for investment and development must be aimed at proper entities or sectors stipulated by legal regulations.
2. Processes and procedures for the decision on investment intentions:
a) With regard to national important project, processes and procedures for deciding on investment intentions must conform to regulations specified in Article 19, 20 and 21 of this Law;
b) With regard to Group-A projects, processes and procedures for making the decision on investment intentions must conform to Article 23 of this Law;
c) With regard to Group-B and Group-C projects managed by Ministries and central regulatory bodies, processes and procedures for making the decision on investment intentions must conform with Article 26 of this Law;
d) With regard to Group-B and Group-C managed by the central committee of Vietnamese Fatherland Front and socio-political institutions as well as other relevant agencies or organizations, processes and procedures for deciding on investment intentions must conform to Article 25 of this Law;
dd) With regard to Group-B and Group-C managed by provincial People’s Committee, processes and procedures for deciding on investment intentions must conform to Article 29 and 30 of this Law.
Article 33. Rules, processes and procedures for the decision on investment intentions for emergency projects and projects to be developed in the form of public-private partnership
1. The decision on investment intentions for emergency projects is aimed at timely overcoming the aftermaths of natural disasters and other unexpected circumstances as well as ensuring the effective use of the budget capital for public investment, avoiding any possible loss and mismanagement.
2. The decision on investment intentions for projects to be developed in the form of public-private partnership must conform to the following rules:
a) Comply with regulated requirements set out in Article 18 of this Law;
b) Ensure the sound management of the budget capital for public investment;
c) Facilitate investors and project management enterprises to play their active role in managing and using their contributed capital during the project development and execution, which conforms with investment objectives and commitments to the Government.
3. Procedural steps and contents of the decision on investment intentions for emergency projects and investment projects to be developed or executed in the form of public-private partnerships:
a) With regard to national important project, procedural steps and contents of the decision on investment intentions must conform to regulations specified in Article 19, 20 and 21 of this Law;
b) With regard to investment projects that are not subject to the regulations specified at Point a of this Clause, procedural steps and contents of the decision on investment intentions must conform to legal regulations.
Article 34. Contents of the decision on investment intentions on public investment programs
Major contents of the decision on investment intentions on public investment programs include:
1. Significance of investment programs in fulfilling objectives of socio-economic development strategy, planning and proposal;
2. Objective, coverage and size of an investment program;
3. Estimation of total investment and resource structuring for the program execution which enclose the list of projects or investment entities, the capability of balancing the budget capital for public investment and mobilizing other capital sources and resources;
4. Proposed progress of program execution which must conform to practical conditions and the capability of mobilizing different resources according to the proper priority with the aim of ensuring the sufficient and effective investment;
5. Determination of expenses incurred from the execution of an investment program and operation costs upon completion of an investment program;
6. Initial analysis and evaluation of impacts on the environment and social issues as well as measurement of the socio-economic effectiveness;
7. Classification of subprojects according to legal regulations;
8. Approaches to the execution of investment programs or projects.
Article 35. Contents of pre-feasibility study report for national important projects and Group-A projects
1. Contents of pre-feasibility study report for national important projects and Group-A construction projects must conform to legal regulations on construction activities.
2. Major contents of pre-feasibility study report for national important projects and Group-A non-construction projects are not the integral part must include:
a) Significance, requirement and evaluation of suitability of investment programs or projects for the investment planning and proposal;
b) Forecast of demands and supplies; proposed objectives, size and form of the public investment;
c) Site location, estimation of demands for land area and other resources;
d) Initial analysis and selection of technological application as well as capability of supplying raw materials, tools, machinery, equipment, energy, services and infrastructural facilities;
dd) Initial analysis and selection of investment plans and size of investment projects;
e) General plan for site clearance compensation, residential resettlement, environmental protection measures;
g) Initial analysis and evaluation of impacts on the environment and society;
h) Preliminary estimate of total investment, initiatives for capital mobilization and structuring;
i) Preliminary estimate of costs incurred from operation, maintenance activities and major repairs;
k) Proposed progress of project execution and staging of investment projects;
l) Preliminary estimate of effectiveness in socio-economic development;
m) Determination of parts of projects or subprojects (if any);
n) Approaches to the execution of investment programs or projects.
Article 36. Contents of the report on investment intentions for Group-B and Group-C investment projects
Major contents of the report on investment intentions for Group-B and Group-C investment projects include:
1. The significance and requirements as well as evaluation of the suitability of investment projects for investment planning and proposal;
2. Objectives, size, site location and coverage of investment projects;
3. Estimate of total investment, capital structure, the balancing capability of public investment portfolio, mobilization of different funds and resources for the project execution;
4. Proposed schedule of investment project execution in conformity with practical conditions and capability of resource mobilization in a proper order of priority, which ensures sufficient and effective investment;
5. Preliminary estimate of relevant costs incurred from the project execution and operating costs incurred upon completion of an investment project;
6. Analysis and preliminary evaluation of environmental and social impacts; preliminary assessment on the effectiveness of an investment project in terms of the socio-economic aspect;
7. Subordinate projects or subprojects (if any);
8. Approaches to the execution of investment programs or projects.
Article 37. Application documents, contents and schedule of project appraisal and decision on investment intentions for public investment programs and projects
Article 37. Application documents, contents and schedule of project appraisal, decision on investment intentions, investment portfolio evaluation and portfolio balancing capability for public investment programs and projects must conform to legal regulations.
Article 38. Decentralization of investment portfolio appraisal and portfolio balancing capability for public investment programs and projects
1. The Ministry of Planning and Investment shall take the leading role in performing the appraisal of investment portfolio and portfolio balancing capability for:
a) National target program;
b) Target program subject to the Government’s decision on investment intentions;
c) National important project;
d) Investment projects financed by central budget and government bond;
dd) Projects financed by ODA fund and overseas concessional loans;
e) Investment projects managed by central bodies and central committee of Vietnam Fatherland Front, socio-political institutions, other agencies and organizations, financed by government loans on investment and development activities and retained revenues of the state budget that have not been recorded in the state budget balance;
g) Investment projects financed by other funds according to legal regulations.
2. Before sending all relevant documents to the Ministry of Planning and Investment as prescribed in Clause 1 of this Article, Heads of central bodies and central committee of Vietnam Fatherland Front, socio-political institutions, other agencies and organizations must assign an investment management agency to perform preliminary assessment on investment portfolio and portfolio balancing capability for public investment programs and projects.
3. The President of the provincial People’s Committee shall assign the Department of Planning and Investment to direct and cooperate with related agencies to perform the appraisal of investment portfolio and portfolio balancing capability for the following programs or projects under their jurisdiction:
a) Investment program or project financed by the central budget, government bond, ODA fund and overseas concessional loans before provincial People’s Committee sends all relevant documents to the Ministry of Planning and Investment;
b) Investment program or project financed by provincial balanced fund allocated from the state budget and funds derived from retained revenues of the state budget that have not been recorded in the provincial budget balance as well as other loans secured by the local budget to serve the public investment purpose;
c) Investment project financed by government loans on investment and development activities.
4. The President of district-level or communal People’s Committee shall be assigned to appraise investment portfolio and portfolio balancing capability for following investment programs or projects under their jurisdiction:
a) Investment program or project financed by local balanced fund allocated from the state budget to a district or commune and funds derived from retained revenues of the state budget that have not been recorded in the local budget balance as well as other loans secured by the local budget to serve the public investment purpose;
b) Before sending all relevant documents regarding public investment activities, an assessment on the central budget, government bond, ODA fund and overseas concessional loans as well as provincial balanced funds allocated from the state budget, local government bond must be carried out;
c) Investment project financed by government loans on investment and development activities.
Section 2: DESIGN, APPRAISAL AND INVESTMENT DECISION FOR PUBLIC INVESTMENT PROGRAM OR PROJECT
Article 39. Authority to make the decision on investment program or project
1. The Prime Minister shall have the authority to decide on following projects or programs:
a) National target program and national important projects approved by the National Assembly;
b) Target program subject to the Government’s decision on investment intentions;
c) Investment programs and projects financed by ODA fund and overseas concessional loans on security, national defence, religion and other programs or projects regulated by the Government.
2. Heads of central bodies and central committee of Vietnam Fatherland Front, socio-political institutions and other agencies or organizations are granted the authority to decide on:
a) Group-A, Group-B and Group-C investment projects financed by the state budget, government bond and fund derived from government loans on investment and development activities as well as state budget revenues that are retained for public investment but not recorded in the state budget balance;
b) Group-A, Group-B and Group-C investment projects financed by ODA funds and funds derived from overseas concessional funds under their jurisdiction, exclusive of those regulated at Point Circular Clause 1 of this Article;
c) After decentralization or authorization, these entities have the authority to decide on Group-B and Group-C investment projects proposed by their subordinate agencies as stipulated at Point a and Point b of this Clause.
3. The President of the provincial People’s Committee has the authority to decide on:
a) Investment program entirely financed by provincial balanced fund allocated from the state budget and funds derived from government loans on investment and development activities, local government bonds or retained revenues of the state budget that have not been recorded in the provincial budget balance as well as other loans secured by the local budget to serve the public investment purpose;
b) Group-A, Group-B and Group-C projects investment projects under provincial administration, exclusive of those regulated at Point c Clause 1 of this Article;
c) After decentralization or authorization, (s)he has the authority to decide on Group-B and Group-C investment projects proposed by subordinate agencies as stipulated at Point b of this Clause.
4. The President of the People’s Committee of a district or commune has the authority to decide on:
a) Investment program totally financed by balanced budget at district and communal administrative levels and fund derived from revenues of the state budget that have been retained but not recorded in the local budget at district and communal administrative levels, which is under the decision-making authority of the People’s Council of a district or commune;
b) Group-B and Group-C investment projects financed by local balanced fund allocated from the state budget at district or communal administrative levels and funds derived from revenues of the state budget that are retained but not recorded in the local budget balance at district or communal administrative levels;
c) The President of People’s Committee of a district shall have the authority to assign and designate subordinate agencies to decide on investment projects as prescribed at Point b of this Clause.
Article 40. Bases for formulation, appraisal and decision for public investment program or project
1. Socio-economic development strategy and plan.
2. Socio-economic and sectoral development planning.
3. Significance of public investment program and project.
4. Objective of public investment program or project.
5. Investment intention decided by competent authorities.
6. Capability of mobilizing and balancing investment portfolio and other funds for investment program or project.
Article 41. Procedural steps of formulation, appraisal and decision for national target program
1. Based on the investment intention decided by the National Assembly, Program leader must submit feasibility study report to the Prime Minister.
2. The Prime Minister shall found the State Council for the appraisal of public investment program chaired by the Minister of Planning and Investment.
3. The State Council must perform the appraisal of contents as regulated in Clause 1 Article 47 and Clause 2 Article 48 of this Law.
4. Given the appraisal result of the State Council, Program leader must send feasibility study report and draft decision on investment program to the State Council for submission to the Prime Minister.
5. The Prime Minister shall consider and make the final decision.
Article 42. Procedural steps of formulation, appraisal and decision for public investment program under the Prime Minister's authority to decide on investment intentions
1. Based on the investment intention decided by the Prime Minister, Program leader must formulate and appraise the investment program for submission to the Prime Minister as prescribed by laws.
2. The Ministry of Planning and Investment must appraise all relevant contents regulated in Clause 1 Article 47 and Clause 2 Article 48 of this Law.
3. Program leader must send feasibility study report and draft decision on investment program to the State Council for submission to the Prime Minister.
4. The Prime Minister shall consider and make the final decision.
Article 43. Procedural steps of formulation, appraisal and decision for public investment program under the People Council's authority to decide on investment intentions
1. Based on the investment intention decided by the People’s Council, Program leader must formulate and appraise the investment program for submission to the People’s Committee at the same administrative level as prescribed by laws.
2. The People’s Committee shall perform the appraisal of contents regulated in Clause 1 Article 47 and Clause 2 Article 48 of this Law.
3. Program leader must accomplish a perfect program and draft investment decision for submission to the President of the People’s Committee for consideration and decision.
Article 44. Procedural steps of formulation, appraisal and decision for public investment project
1. In terms of national important project:
a) Based on the investment intention decided by the National Assembly, Program leader must send the feasibility study report for the investment project to the governing body for consideration and submission to the Prime Minister;
b) The Ministry of Planning and Investment shall report the Prime Minister to establish the State Council for the appraisal of investment projects;
c) The State Council must perform the appraisal of contents as regulated in Clause 2 and 3 of Article 47 and Clause 2 of Article 48 of this Law;
d) Given the appraisal result, investors must report a complete investment project to their governing agencies for their approval before sending it to the State Council for the appraisal;
dd) The State Council of the appraisal must submit all relevant documents regarding the investment project to the Prime Minister for consideration and decision on the investment project.
2. In terms of non-construction projects :
a) Given the investment intention decided by competent authorities, Program leader must make a complete feasibility study report for submission to competent authorities for their investment decision;
b) Heads of central bodies and central committee of Vietnam Fatherland Front, socio-political institutions and other agencies or organizations as well as the President of the People’s Committee at all administrative levels must establish the Council for the appraisal or assign investment management agency to perform the appraisal of investment project;
c) The appraisal council or investment management agency shall assess contents regulated in Clause 2 Article 47 and Clause 2 Article 48 of this Law;
d) Competent authorities shall decide on the investment after investors complete their feasibility study reports with reference to the appraisal result regulated at Point C of this Clause.
3. Procedural steps of formulation, appraisal and decision for construction investment projects must abide by legal regulations on construction and other relevant laws, exclusive of national important projects.
4. Procedural steps and contents of formulation, appraisal and decision for investment projects to be developed and executed in the form of public-private partnership must abide by legal regulations, exclusive of national important projects.
Article 45. Procedural steps of formulation, appraisal and decision for investment program or project financed by ODA funds and overseas concessional loans
1. After obtaining the decision on investment intentions, the governing body shall issue the decision on investment intentions and assign investors to cooperate with donors to submit complete feasibility study reports for investment programs or projects to competent authorities for their decision on investment program or project.
2. In respect of investment program or project under the Prime Minister’s jurisdiction as prescribed at Point c Clause 1 Article 39 of this Law:
a) Procedural steps of formulation, appraisal and decision for national target program and national important project shall comply with regulations specified in Article 41 and Clause 1 Article 44 of this Law;
b) The Ministry of Planning and Investment shall appraise feasibility study report for other investment projects for submission to the Prime Minister for the consideration and decision.
3. Head of the governing body must be responsible to perform the appraisal and make investment decision for investment program or project under their decision-making authority.
4. In terms of investment project or program financed by ODA fund and overseas concessional loans subject to domestic financial mechanism in the form of on-lending, the formulation and appraisal of investment program or project shall comply with this Law; financial plans for investment program or project, investor’s financial competence as prescribed in the law on public debt management and other relevant laws must be appraised as well.
5. The agency who is assigned to lead the appraisal must call for contributing opinions from relevant agencies, consider procedural steps and progress of program or project execution as well as seek advice from donors.
Article 46. Adjustment to investment program or project
1. Competent authorities who have the authority to decide on investment program as stipulated in Article 39 of this Law must carry out the adjustment to investment programs in case of:
a) Objectives and conditions of investment program execution have been changed in the socio-economic development strategy, planning and proposal;
b) Investment intentions of competent authorities have been changed or suspended;
c) Due to unexpected circumstances, investment objectives and contents and costs and schedule of program execution have been changed.
2. Competent authorities who make the decision on investment projects according to regulations specified in Article 39 of this Law must adjust the investment project in case of:
a) Due to unexpected circumstances, investment objectives and contents and costs and schedule of program execution have been changed.
b) Due to aftermaths of natural disasters and other unexpected circumstances that occur after the expiry date of investment project insurance;
c) Elements that help to bring about higher efficiency in terms of financial and socio-economic issues appear, which is generated from the adjustment to investment project and appraised by competent agencies;
d) Adjustment to investment planning can impact the investment project;
dd) Price index during the project execution is higher than that used to calculate the rate of price slippage in proportion to total investment decided by competent authorities.
3. Competent authorities are only entitled to adjust investment program and project after examination and assessment according to regulations set out in this Law.
4. Procedural steps and contents of formulation and appraisal of adjusted investment program or project shall adhere to legal regulations.
Article 47. Contents of feasibility study reports on programs and projects
1. A feasibility study report on the public investment program must include:
a) The necessary for investment;
b) Assessment of current conditions of sector and field conformable to the targets and within the scope of the program; emergency issues needing handled;
c) General and specific objectives, result and important targets in each stage;
d) Scale and scope of the program;
dd) The subprojects constituting the program that must be run in order to achieve the objectives of the program, order of priority and time for carrying out such projects;
e) The estimated total capital to run the program, capital allocation according to the objectives, subprojects and time for implementation; capital sources and plan for capital mobilization;
g) Proposed schedule and progress of program execution;
h) Methods of running the program; policies on the program; the probability of integration with other programs;
i) Request for international cooperation (if any);
k) The implementation of the program;
l) Evaluation of socio-economic effectiveness of the program.
2. A feasibility study report on non-construction projects must include:
a) The necessary for investment;
b) Assessment of conformity with the socio-economic development planning, sectoral development planning;
c) Analysis and determination of objectives, mandates and output result of the project; analysis and selection of suitable scale; determination of investment stages; selection of investment methods;
d) Analysis of natural conditions, technical-economic conditions and selection of investment location;
dd) Analysis and selection of technical methods, technology, equipment;
e) Plan for management and use of the project;
g) Environmental impact assessment and environmental protection measures;
h) Plan for compensation, site clearance and relocation;
i) Proposed progress and timeline of project execution;
k) Total investment, capital sources and plan for capital mobilization;
l) The cost of operation, maintenance and repair in the stage of project execution;
m) Project management including determination of investor, selection of methods of management, relationship and responsibilities of the entities related to the execution of the project and management of the project execution;
n) Analysis of investment efficiency including effectiveness and impacts on society, economy, security and defence; recovery of capital (if any).
3. The feasibility study reports on construction projects must comply with the regulations of the law on construction and other relevant laws.
Article 48. Applications, contents and time for assessment of programs and projects
1. An application for assessment of programs and projects includes:
a) A written request for assessment of programs and projects;
b) A feasibility study report on programs and projects;
c) Relevant documents.
2. Contents and time for assessment of programs and projects must comply with the regulations of the Government.
FORMULATION, ASSESSMENT, APPROVAL AND ASSIGNMENT OF PLANS FOR PUBLIC INVESTMENT
Article 49. Classification of plans for public investment
1. The plans for public investment that are classified according to time limit include:
a) Medium-term plans for public investment that are formulated for 05 years and conformable with the 5-year-plans for socio-economic development ;
a) Annual plans that are used for implementing the medium-term plans, balancing annual capital budget for public investment and conformable with the targets of the annual plans for socio-economic development.
2. The plans for public investment that are classified according to decentralization include:
c) National plans for public investment;
b) Plans for public investment of Ministries and central authorities;
b) Plans for public investment of local authorities.
3. The plans for public investment that are classified according capital sources include:
a) Investment plans funded by central budget, including investment in sectors and fields of Ministries, central authorities, central authorities of Vietnamese Fatherland Front, socio-political organizations, and other organizations and the projects on public investment funded by central budget for Ministries, regulatory authorities and local authorities;
b) Investment plans financed by local revenues from the State budget;
c) Investment plans financed by revenues which are retained but not recorded in the State budget balance;
d) Investment plans financed by funds derived from Government bonds;
dd) Investment plan financed by loan capital from the State;
e) Investment plans financed by funds derived from municipal bonds and other loan capital from the local budget;
g) Investment plans financed by funds derived from ODA and overseas concessional loans.
Article 50. Bases for formulation of annual and medium-term plans for public investment
1. Bases for formulation of a medium-term plan for public investment are:
a) The implementation of the 5-year-plan for socio-economic development and the medium-term plan for public investment in the previous stage and the result of such implementation;
b) The socio-economic development strategy, the 5-year-plans for socio-economic development of Vietnam, sector, field and province; national debt strategy; priorities in the 5-year-investment plan of Vietnam, sector, field and province
c) The approved sectoral development planning and other relevant plans;
d) Requirements and prediction about the mobilization of the investment sources for construction of socio-economic infrastructure; ability to balance the capital from the State budget, capital from Government bonds, capital generated from revenues which are retained but not recorded in the State budget balance;
dd) Prediction about the effects of the national and international issues on the development and mobilization of the investment capital sources;
e) Policies to attract the investment capital from the economic sectors to construct the socio-economic infrastructure.
2. Bases for formulation of an annual plan for public investment are:
a) The implementation of the plan for socio-economic development of Vietnam, sector, field and province and the result of such development; result of the implementation of the plan for public investment in the previous year;
b) Annual plan for socio-economic development;
c) Medium-term plan for public investment; emergency tasks that are not specified in the medium-term plan for public investment;
d) Requirements and ability to balance the capital sources to construct the socio-economic infrastructure in the plan year.
Article 51. Principles to formulate annual and medium-term plans for public investment
1. Such plans must conform to the targets of the socio-economic development strategy, annual or 5-year-plans for socio-economic development of Vietnam, sectors, fields, provinces and approved planning.
2. Such plans must conform to the ability to balance the capital budget for public investment and attract the capital from other economic sectors; secure the government debt.
3. The allocation of capital budget for public investment must comply with the principles, criteria, limit in each stage, which is approved by the competent authorities.
4. The capital shall be preferably allocated to the sectors, fields and provinces according to the targets and orientation to the development in each stage.
5. The transparency, impartiality and equality must be ensured.
6. There must be consistent management of targets and policies; division in management of investment under the regulations of the law to give more autonomy to the Ministries, regulatory authorities and local authorities and enhance the investment effectiveness.
7. Each annual plan for public investment must conform to the approved medium-term plan for public investment.
Article 52. Contents of a report on medium plan for public investment submitted to competent authorities for approval
1. The implementation and result of the implementation of the investment plan in the previous stage.
2. Targets for socio-economic development; targets and orientation toward medium-term investment.
3. Ability to mobilize and balance capital, the budget estimate to achieve the targets and perform the tasks in the socio-economic development, sectors and fields in the medium term, including the capital used for preparing investment, running the project, reimbursing the advance and repaying the loan capital from the local budget.
4. Principles and criteria of allocation of capital of medium-term plan for public investment.
5. The order of priority, list of projects and the capital allocated to each project in the medium term which is conformable to the ability to balance the capital budget for public investment and the ability to mobilize the capital from other sources to achieve the targets, perform the tasks and follow the orientation towards 05-year-plan for socio-economic development.
6. Methods of implementation and estimated result.
Article 53. Contents of a report on annual plan for public investment submitted to competent authorities for approval
1. The implementation of the plan for public investment in the previous year.
2. Orientation towards public investment in the plan year.
3. Ability to mobilize and balance the capital sources in the plan year.
4. List of projects and the specific amount of capital allocated to each project that is conformable to the list of projects of the medium-term plan for public investment and the ability to balance the annual capital sources.
5. The methods of management, implementation and estimated result.
Article 54. Principles to allocate capital of annual and medium-term plans for public investment to programs and projects
1. The programs and projects that do not belong to public investment shall not be allocated capital in order to achieve the targets, orientation towards strategy and plan for socio-economic development and approved planning.
2. The capital allocation must comply with the principles, criteria and limit that are regulated by the competent authorities.
3. The capital budget for public investment shall be preferably allocated to finish and accelerate the process of the national programs and projects, major programs and projects that significantly affect the socio-economic development of Vietnam and authorities.
4. The capital shall be allocated according to the order of priority as follows:
a) The projects that are finished and used having insufficient capital; projects that shall be completed on schedule; reciprocal capital for the projects using ODA and overseas concessional loans; capital from the Stage engaged in the projects following the method of Public-Private Partnerships;
b) The projects that are transferred to be carried out according to the approved rate of progress;
c) New projects satisfying the requirements prescribed in Clause 5 this Article.
5. The capital shall be allocated to the new programs and projects must satisfy these requirements:
a) The programs and projects are necessary and eligible to be allocated capital in accordance with the regulations in Article 55 and Article 56 of this Law;
b) The capital has been allocated to repay the outstanding debts arising from infrastructural construction in accordance with the regulations in Clause 2 Article 106 of this Law;
c) Sufficient amount of capital shall be allocated to finish the programs and projects on schedule.
6. The Government shall decide the rate of the reserve capital in the medium-term plans for public investment to deal with the problems occurring during the implementation of the medium-term plans for public investment.
Article 55. Requirements for programs and projects eligible for allocation of capital in medium-term plans for public investment
1. The competent authorities have decided the investment policies.
2. The capital sources and ability to balance the capital to run the programs and projects must be specified.
3. The programs and projects must comply with the regulations of the law on principles and criteria of allocation of capital budget for public investment.
Article 56. Requirements for programs and projects eligible for allocation of capital in annual term plans for public investment
1. The programs and projects must be in the list of medium-term plans for public investment, except for the emergency projects prescribed in Clause 1 and Clause 3 Article 33 of this Law.
2. The programs and projects are approved by the competent authorities.
3. The International Agreement on ODA and concessional loans is concluded regarding the programs and projects using the ODA and overseas concessional loans.
4. The new projects shall be allocated capital after the procedures for investment are completed under the regulations of the Government.
Article 57. Capital for investment preparation and implementation of projects in annual and medium-term plans for public investment
1. The capital for investment preparation shall be used for:
a) establishing, assessing and deciding the investment policies on the projects;
a) establishing, assessing and deciding the investment in the projects.
2. The capital for implementation of projects shall be used for clearing site, producing technical design, producing construction design, making project estimate or the items of the projects and running the finished projects having insufficient capital, projects scheduled to be completed, projects in process and new projects.
3. The capital for investment preparation and implementation of projects shall be balanced under the regulations of the Government.
Article 58. Procedures for formulation and assessment of medium-term plans for public investment
1. The Prime Minister shall promulgate the regulations on the formulation of the medium-term plan for public investment for the next stage including targets, orientation and assignment of the formulation of the medium-term plan for public investment according to the targets, orientation and the 05-year-plan for socio-economic development before the March 31 in the fourth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage.
2. The Ministry of Planning and Investment shall provide instructions on targets, requirements, contents, deadline and process of the medium-term plan in the next stage for the Ministries, regulatory authorities and local authorities prior to May 15 in the fourth year in the previous stage.
3. According to the regulations promulgated by the Prime Minister and instructions provided by the Ministry of Planning and Investment, the Ministries, central authorities, central authorities of Vietnamese Fatherland Front, socio-political organizations and other organizations shall:
a) designate the regulatory authorities in charge of investment to provide instructions on the formulation of the medium-term plan for public investment;
b) designate the affiliated units to use capital budget for public investment to formulate the medium-term plan for public investment in the next stage within their competence and send a report to the superior authorities for consideration before September 15 in the fourth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage and send the plan to the regulatory authorities in charge of investment before October 15 in the fourth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage;
c) designate the regulatory authorities in charge of investment to assess the medium-term plan for public investment in the next stage before November 15 in the fourth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage;
d) designate the regulatory authorities in charge of investment to formulate the medium-term plan for public investment, send it to the competent authorities for consideration and send it to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance before December 31 in the fourth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage.
4. According to the regulations promulgated by the Prime Minister and instructions provided by the Ministry of Planning and Investment and the People’s Committees of provinces:
a) instruct the local authorities and units to formulate the medium-term plan for public investment in the next stage before June 15 in the fourth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage.
b) designate the units using the capital budget for public investment to formulate and assess the medium-term plan for public investment in the previous stage within their competence, send a report to the superior authorities for consideration before September 15 in the fourth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage and send the plan to the provincial Departments of Planning and Investment before October 15 in the fourth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage;
c) conduct assessment or designate the provincial Departments of Planning and Investment to conduct assessment of the medium-term plans for public investment of provincial departments, divisions and units before November 15 in the fourth year of the medium-term plans for public investment in the previous stage;
d) designate the provincial Departments of Planning and Investment to formulate the provincial medium-term plans for public investment and send them to the People’s Committees of provinces before November 30 in the fourth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage;
dd) request the People’s Councils of provinces to give opinions about the medium-term plans for public investment in the next stage including the specific list of projects using capital budget for public investment and allocated rate of each project;
e) complete the medium-term plan for public investment and send it to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance before December 31 in the fourth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage.
5. The People’s Committees of districts shall conduct assessment or designate the regulatory authorities in charge of investment to assess their medium-term plans for public investment , request the People’s Councils of districts to give opinions and send them to the People’s Committees of provinces in accordance to the regulations in Clause 4 this Article.
6. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in making the Stage budget estimate in the next stage; determining the ability to mobilize the capital from Government bonds before January 31 in the fifth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage.
7. From February 01 to April 30 in the fifth year of the medium-term plans for public investment in the previous stage, the Ministry of Planning and Investment shall take charge of assessing such plans and the plan for capital allocation including:
a) Medium-term plans for public investment financed by funds derived from the State budget, Government bonds, loan capital from the State, ODA and overseas concessional loans, revenues which are retained but not recorded in the State budget balance of the Ministries, central authorities, central authorities of Vietnamese Fatherland Front, socio-political organizations and other organizations;
b) Medium-term plans for investment financed by funds derived from central budget, Government bonds, ODA and overseas concessional loans of the People’s Committees of provinces.
8. After receiving the result of assessment conducted by the Ministry of Planning and Investment, the People’s Committee of province shall:
a) designate the People’s Committee of district to complete the its medium-term plan for public investment, request the People’s Council of district to give opinions and send it to the People’s Committee of province before May 31 in the fifth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage;
b) designate the provincial Department of Planning and Investment to complete its medium-term plan for public investment, request the People’s Committee of province to send it to People’s Council of province before June 15 in the fifth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage;
e) complete the medium-term plan for public investment in the next stage and send it to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance before June 30 in the fifth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage.
9. After receiving the assessment result of the Ministry of Planning and Investment, every Ministry, central authority, authority of Vietnamese Fatherland Front, socio-political organization and other organization shall complete the medium-term plan for public investment in the next stage and send it to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance before June 30 in the fifth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage.
10. The Ministry of Planning and Investment shall report the medium-term plans for public investment before July 31 in the fifth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage.
Article 59. Procedures for formulation and assessment of annual plans for public investment
1. The Prime Minister shall provide regulations on the formulation of the plan for socio-economic development and state budget estimates in the next year including targets, orientation and assignment to formulate the plan for public investment in the next year before May 15 each year.
2. The Ministry of Planning and Investment shall provide instructions on the plan for socio-economic development, targets, requirements, contents, deadline and process of formulation of plan for public investment in the next year before June 15 each year.
3. Every Ministry, regulatory authority and local authority shall instruct their inferior units to formulate the plan for public investment in the next year before June 30 each year.
4. Every regulatory authority in charge of investment, the provincial Departments of Planning and Investment shall formulate, assess and summarize the plans for public investment for the next year within their competence and send a report to the People’s Committees at the same level before July 20 each year.
5. The People’s Committee shall request the People’s Council at the same level to approve the draft of the plan for public investment for the next year including the list of projects and allocated rate for each project according to each capital source and send the approved draft of the plan to the inferior authority before July 25 each year.
6. Every Ministry, regulatory authority and local authority shall complete the plan for public investment for the next year and send it to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance before July 31 each year.
7. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in estimating the receipts and expenditures using the State budget and investment from the State budget, and issuing Government bonds for the plan in the next year before August 15 each year.
8. The Ministry of Planning and Investment shall take charge of assessing the plan for public investment for the next year and plan to allocate capital including:
a) Capital from the State budget, capital from Government bonds, loan capital from the State, ODA and overseas concessional loans of the Ministries, regulatory authorities and local authorities;
b) Capital generated from revenues which are retained but not recorded in the state budget balance of the Ministries, central authorities, central authorities of Vietnamese Fatherland Front, socio-political organizations and other organizations.
9. After receiving the assessment result of the Ministry of Planning and Investment, every Ministry, regulatory authority and local authority shall complete the plan for public investment for the next year and send it to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance before September 10 each year.
10. The Ministry of Planning and Investment shall summarize the national plan for public investment for the next year and report that to the Government before September 20 each year.
11. The procedures for formulation and assessment of annual plans for public investment shall be administered by the authorities of districts under the regulations of the Government.
Section 2: FORMULATION, ASSESSMENT, APPROVAL AND ASSIGNMENT OF INVESTMENT PLANS FINANCED BY FUNDS DERIVED FROM STATE BUDGET, GOVERNMENT BONDS, MUNICIPAL BONDS, REVENUES WHICH ARE RETAINED BUT NOT RECORDED IN STATE BUDGET BALANCE AND LOAN CAPITAL FROM LOCAL BUDGET
Article 60. Principles to make list of projects and plan for budget allocated to each project in annual and medium-term plan funded by State budget
1. Comply with the regulations in Articles 54, 55, 56 and 57 of this Law.
2. Conform to the ability to balance the capital from the State budget in the annual and medium-term plan for public investment and the estimated ability to mobilize other capital sources regarding the projects using different capital sources.
3. Belong to the approved programs and tasks using development investment expenditures funded by the State budget.
4. Capital and ability to balance capital shall be assessed by competent authorities regarding the projects funded by the State budget that are not their jurisdiction.
5. Conform to the principles, criteria and allocation rate of development investment capital from the State budget in each period under the regulations of the Government.
6. Do not exceed the total capital of the approved programs and projects.
Article 61. Principles to make list of projects and plan for budget allocated to each project in annual and medium-term investment plan using local revenues from the State budget
1. Comply with the regulations in Articles 54, 55, 56, 57 and Clause 5, Clause 6 in Article 60 of this Law.
2. Conform to the revenues and expenditures from the local budget, annual and medium-term plan for public investment, the mobilization of other capital sources in case of projects using different capital sources.
3. Belong to the approved programs and tasks using development investment expenditures funded by the local revenues from the State budget.
4. Capital and ability to balance capital shall be assessed by competent authorities regarding the projects funded by local budget that are not their jurisdiction.
Article 62. Principles to make list of projects and plan for budget allocated to each project in annual and medium-term investment plan using capital generated from revenues which are retained but not recorded in the State budget balance.
1. The compilation of the list of projects and plan for budget allocated to each project in annual and medium-term investment plan using capital generated from revenues which are retained but not recorded in the State budget balance must comply with the regulations in Article 60 of this Law.
2. The allocation and use of capital generated from revenues which are retained but not recorded in the State budget balance must conform to the targets prescribed in the Resolution of the National Assembly and regulations of the Government.
Article 63. Principles to make list of projects and plan for budget allocated to each project in annual and medium-term investment plan financed by funds derived from municipal bonds and other loan capital from the local budget
1. Comply with the regulations in Article 51 and Article 54 of this Law.
2. Conform to the mobilization of loan capital and other capital resources.
3. Ensure the balance of local budget to repay the capital from municipal bonds and other loan capital from the local budget according to the date of repayment.
4. Do not use the target transfers from the central budget and capital from Government bonds to repay the capital from municipal bonds and other loans from the local budget.
5. Do not use the local revenues from the State budget to pay the interest and fees for the capital from municipal bonds and other loan capital from the local budget, except for the interest and fees included in the approved total investment in each project.
6. The projects financed by funds derived from municipal bonds and other loan capital from the local budget must be included in the list of projects in the approved medium investment plan funded by the State budget. The capital allocated to the projects must not exceed the capital for the approved medium investment plan funded by the State budget.
7. The projects using other loan capital from the local budget must be included in the in the list of projects in the approved medium investment plan funded by the State budget. The capital allocated to the projects must not exceed the capital for the approved medium investment plan funded by the State budget.
Article 64. Principles to make list of projects and plan for budget allocated to each project in annual and medium-term plan financed by funds derived from Government bonds
1. Comply with the regulations in Articles 54, 55, 56 and 57 of this Law.
2. Conform to the mobilization of capital from Government bonds in the annual and medium-term plan for public investment.
3. Use the capital from Government bonds.
4. The capital sources and ability to balance the capital has been assessed by the competent authorities.
5. Conform to the principles, criteria and allocation rate of capital from Government bonds in each period under the regulations of the Government.
6. Do not exceed the total capital of the approved programs and projects.
Article 65. Submitting, approving and assigning medium-term investment plan financed by funds derived from State budget and Government bonds
1. The Government shall submit the medium-term plan for public investment financed by funds derived from the State budget and Government bonds for the next stage before October 20 in the fifth year of the medium-term plan for public investment for the previous stage.
2. Before November 10 in the fifth year of the medium-term plan for public investment for the previous stage, the National Assembly shall decide the medium-term plan for public investment for the next stage, including:
a) Targets and orientation towards the medium-term investment financed by funds derived from the State budget and Government bonds;
b) Total investment funded by the State budget;
c) Total capital from Government bonds;
d) List of national target programs and projects of national importance;
dd) Solutions and policies to implement the medium-term plan for public investment.
3. The Prime Minister shall assign the medium-term plan for public investment financed by funds derived from the State budget and Government bonds to the Ministries, regulatory authorities and local authorities before December 10 in the fifth year of the medium-term plan for public investment for the previous stage.
4. The Ministry of Planning and Investment shall assign the medium-term plan for public investment financed by funds derived from central budget and Government bonds to the Ministries, regulatory authorities and local authorities before December 31 in the fifth year of the medium-plan for public investment for the previous stage.
Article 66. Submitting, approving and assigning annual investment plan financed by funds derived from State budget and Government bonds
1. The Government shall submit the investment plan funded by the State budget for the next year before October 20 each year.
2. The National Assembly shall decide the investment plan funded by the State budget for the next year before November 20 each year.
3. The Government shall decide the total investment in the plan for public investment financed by funds derived from Government bonds for the next year according to the total capital from Government bonds that is decided by the National Assembly in the medium-term plan for public investment before November 20 each year.
4. The Prime Minister shall assign the plan for public investment funded by the State budget for the next year according to the total capital decided by the provided for the National Assembly to the Ministries, regulatory authorities and local authorities before November 30 each year.
5. The Prime Minister shall assign the list and total capital of the plan for public investment funded by the central budget and Government bonds for the next year to the Ministries, regulatory authorities and local authorities before December 15 each year.
6. The Ministry of Planning and Investment shall assign the list and investment for the next year funded by the central budget and Government bonds of each project to the Ministries, Regulatory authorities and local authorities before December 20 each year.
7. The Ministries, regulatory authorities and local authorities shall assign the investment plan financed by funds derived from central budget and Government bonds for the next year to the units before December 31 each year.
Article 67. Submitting, approving and assigning medium-term plan for public investment financed by funds derived from local revenues from the State budget, municipal bonds, revenues which are retained but not recorded in the state budget balance and other loan capital from the local budget
1. The People’s Committee shall submit the medium-term plan for public investment to the People’s Council at the same level before November 10 in the fifth year of the medium-term plan for public investment for the previous term. Such submitted plan must include the list of programs and projects and the capital allocated to each project according to each capital source provided for the medium-term plan for public investment.
2. The People’s Councils of provinces shall decide the medium-term plan for public investment including total capital for the medium-term plan for public investment and the amount of capital allocated to each project according to each capital source before December 20 in the fifth year of the medium-term plan for public investment for in the previous stage.
3. The People’s Councils of districts shall decide the medium-term plan for public investment including total capital for the medium-term plan for public investment, the list and the amount of local revenues from the State budget and revenues which are retained but not recorded in the state budget balance allocated to each project before December 25 in the fifth year of the medium-term plan for public investment in the previous term.
4. The People's Committees shall assign the medium-term plan for public investment to the units before December 31 in the fifth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage.
Article 68. Submitting, approving and assigning annual plan for public investment financed by funds derived from local revenues from the State budget, municipal bonds, revenues which are retained but not recorded in state budget balance and other loan capital from local budget
1. The People’s Committee shall submit the investment plan for the next year including the list and the amount of capital allocated to each project according to each capital source to the People’s Council at the same level before November 20 each year.
2. The People’s Councils of provinces shall decide the investment plan for the next year including the list and amount of capital allocated to each project according to each project before December 10 each year.
3. The People’s Councils of districts shall decide the investment plan for the next year including the list and the amount of local revenues from the State budget and capital generated from revenues which are retained but not recorded in the state budget balance allocated to each project before December 20 each year.
4. The People’s Committees shall assign the investment plan to the units before December 31 each year.
Section 3: FORMULATION, ASSESSMENT, APPROVAL AND ASSIGNMENT OF INVESTMENT PLANS USING LOAN CAPITAL FROM THE STATE, ODA AND OVERSEAS CONCESSIONAL LOANS
Article 69. Formulation, assessment, approval and assignment of investment plans using loan capital from the State
1. Requirements for formulation of an investment plan using loan capital from the State are:
a) The project in the sector or field allowed to use the loan capital from the State must ensure the recovery of capital, effectiveness and solvency;
b) The investor must use the loan capital for the right purposes; repay sufficient loan and interest on time according to the credit agreement; fulfill the commitments in the contract and comply with the regulations of the law.
The Government shall specify the sectors, fields and provide the capital rate for the projects using the loan capital from the State; specify the assessment of the financial plan, plan to repay the loan capital of each project.
2. The establishment and assessment of the annual and medium-term plans for investment using the loan capital from the State must comply with the regulations in Articles 50, 51, 52, 53, 55, 56, 58 and 59 of this Law.
3. A medium-term plan for investment using loan capital from the State shall be assigned as follows:
a) The Prime Minister shall assign the medium-term plan for investment using loan capital from the State of the next stage before December 10 in the fifth year of the medium-term plan for investment of the previous stage;
a) The Ministry of Planning and Investment shall assign the medium-term plan for investment using loan capital from the State of the next stage according to the sector, field and program before December 31 in the fifth year of the medium-term plan for investment of the previous stage;
4. An annual plan for investment using loan capital from the State shall be assigned as follows:
a) The Prime Minister shall assign the investment plan for the next year before December 15 each year;
b) The Ministry of Planning and Investment shall assign the investment plan for the next year according to sectors, fields and program before December 20 each year.
Article 70. Principles to make annual and medium-term plans for public investment using ODA and overseas concessional loans
1. Each annual and medium-term plan for public investment using ODA and overseas concessional loans must be made based on the plan to run the annual programs and projects that are approved by competent authorities and the rate of progress agreed with the foreign donors.
2. Each annual and medium-term plan using ODA and overseas concessional loans must satisfy these following requirements:
a) The contents must be specified according to each component; each primary activity of programs and projects; each sponsored capital and counterpart fund resource and other capital resource; fundamental description and bases for determining each item;
b) The regulatory authority shall made and submit the plan for ODA, overseas concessional loans and counterpart fund according to the expenditures of programs and projects (if the programs and projects are funded by the investment funds and State budget;
c) If the programs and projects are governed by several units, each unit shall make a plan for the proportion of the project for which it is responsible. The managing authority shall summarize the master plan for the programs and projects;
d) The counterpart fund in the annual and medium-term plan for public investment shall be balanced in compliance with the agreement signed with the foreign donors and the actual annual disbursement of the programs and projects. Fund derives from ODA and overseas concessional loans shall be used as reciprocal capital of that is approved by the Prime Minister and foreign donors.
Article 71. Formulating, assessing and approving investment plans funded ODA and overseas concessional loans
1. The investment plans funded ODA and overseas concessional loans shall be formulated, assessed and approved in accordance with the regulations in Articles 50, 51, 52, 53, 55, 56, 58, 59 and 70 of this Law.
2. The overall plan and annual detailed plan for programs and projects shall be made as follows:
a) The overall investment plan shall be made for the whole duration of the implementation of programs and projects and include all of the components, items, resources and rate of progress;
b) The program leaders and investors shall cooperate with the donors in making, updating or inspecting the overall investment plan and submitting it to the governing body for consideration and approval according to the documents on the approved programs and projects an the International Agreement on ODA and overseas concessional loans within 45 days from the conclusion of the International Agreement on ODA and overseas concessional loans.
c) With regard to the programs and projects composed of several components, the investment plan for programs and projects shall include the overall plan and detailed plan for each component. The Head of the governing body in charge of programs and projects shall approve the general plan for programs and projects; the Head of governing body in charge of plans for components shall approve such plans;
d) The governing body shall send the Decision on approval enclosed with the investment plan for programs and projects to the Ministry of Planning and Investment, relevant authorities and donors to facilitate the supervision, assessment and implementation of programs and projects within 10 days from the approval for the investment plan for programs and projects.
3. Each plan funded ODA and overseas concessional loans shall be submitted, approved and assigned as follows:
a) The plan funded by ODA and overseas concessional loans included in the State budget shall be submitted, approve and assigned in accordance with the regulations in Article 65 and 66 of this Law;
a) The plan funded by ODA and overseas concessional loans that are applied the domestic financial mechanism shall be submitted, approved and assigned following the method of on-lend in accordance with the regulations in Article 69 of this Law.
IMPLEMENTATION, SUPERVISION, INSPECTION AND ASSESSMENT OF PLANS FOR PUBLIC INVESTMENT
Section 1: IMPLEMENTATION OF PLANS FOR PUBLIC INVESTMENT
Article 72. Operation of plans for public investment
1. Pursuant to the Resolution of the National Assembly on the annual and medium-term plans for public investment, the Government shall provide instructions on the implementation.
2. Pursuant to the Resolution of the National Assembly, Decision to assign the plans of the competent authorities, Resolution of the People’s Councils on the annual and medium-term plans for public investment, the Ministries, regulatory authorities, local authorities, the People’s Committees of districts and the units using the capital budget for public investment shall give instructions on the operation of the plans for public investment using the capital under their management.
3. The Prime Minister shall administer and integrate the capital sources to implement the programs financed by funds derived from the State budget, the Government bonds of the Ministries, regulatory authorities, local authorities and units using the capital budget for public investment provided that the targets of the programs and projects shall not be changed.
4. The Presidents of the People’s Committees of provinces shall administer and integrate the capital sources to run the programs and projects financed by the funds derived from local revenues from the State budget, municipal bonds, capital generated from provincial revenues which are retained but not recorded in the state budget balance and other loan capital from the local budget provided that the targets for the programs and projects shall not be changed.
Article 73. Compliance with plans for public investment
1. The Ministries, regulatory authorities, local authorities and the People’s Committees of districts shall:
a) Announce or assign the plans for public investment to the units using the capital budget for public investment;
b) Report the assignment to the plans for public investment to the competent authorities.
2. The units using the capital budget for public investment shall report the implementation of the plans to the competent authorities under the regulations of the Government.
3. The Ministry of Planning and Investment and professional agency in charge of public investment management shall conduct inspection to ensure the assignment and compliance with the plans for public investment according to the Decision of the competent authorities.
Article 74. Implementation of plans for public investment
1. The Ministries, regulatory authorities, local authorities, the People’s Committees of districts and units using the capital budget for public investment shall:
a) Implement the plans for public investment according to the targets approved by the competent authorities;
b) Carry out the projects on schedule according to the capital plans approved by the competent authorities;
c) Make the plans for auction and appointment of contractors regarding the contracts of the projects that are allocated capital according to the plans for public investment that are approved by the competent authorities;
d) Inspect and make payment according to the contracts that are finished and transferred;
dd) Balance the capital sources to pay off the outstanding debts derived from infrastructural development in accordance with the regulations in Clause 2 Article 106 of this Law;
e) Ensure the scope and scale of each project according to the targets, fields and programs that are approved and according to the capital plans that are implemented;
g) Supervise, inspect and assess the implementation of the plans for public investment.
2. The Ministry of Planning and Investment shall instruct, supervise and inspect the implementation of the annual and medium-term plans for public investment of the Ministries, central authorities and the People’s Committees of provinces.
3. The Ministry of Finance shall provide the capital according to the plans for public investment that are approved by the competent authorities.
4. The Government shall provide instructions on the implementation of the plans for public investment.
Article 75. Adjustment to plans for public investment
1. The National Assembly shall make overall adjustment to the annual and medium-term plans for investment financed by funds derived from the State budget and Government bonds when:
a) There is adjustment to the targets for the strategy and national plan for socio-economic development;
b) There are dramatic changes in the balance of the State budget or the mobilization of capital sources.
2. The National Assembly Standing committee shall make adjustment to the annual and medium-term plans for investment financed by funds derived from the State budget and Government bonds among the Ministries, regulatory authorities and local authorities if the total capital of the annual and medium-term plans for investment that are approved by the National Assembly is not be changed.
3. According to the conditions in each period, the Prime Minister shall adjust:
a) the medium-term plans for investment financed by funds derived from the central budget and the Government bonds of the appointed Ministries, regulatory authorities and local authorities in accordance with the regulations in Clause 3 Article 65 of this Law in the total capital of each Ministry, regulatory authority and local authority that is approved by the National Assembly;
b) the annual plans for investment financed by funds derived from the central budget and Government bonds among the sectors, fields and programs of the entities prescribed in Clause 4 and Clause 5 Article 66 of this Law;
c) Annual and medium-term plans for investment using loan capital from the State;
d) Annual and medium-term plans for investment in programs and projects using ODA and overseas concessional loans used in such governing bodies.
4. The Ministry of Planning and Investment shall:
a) Take charge of assessing the plan to adjust the annual and medium-term plans for investment financed by funds derived from central budget, Government bonds and bonds among the sectors, fields and programs of the Ministries, regulatory authorities and local authorities and send reports to the Prime Minister for consideration;
a) Take charge of assessing the plan to adjust the medium-term plans for investment financed by funds derived from central budget, Government bonds used for the sectors, fields and programs of the Ministries, regulatory authorities and local authorities and send reports to the Prime Minister for consideration;
c) Adjust the annual plans for investment financed by funds derived from central budget and Government bonds in the sectors, fields and programs of the Ministries, regulatory authorities and local authorities provided that such capital must not exceed the total capital of the medium-term investment plan of each project that is approved by the competent authorities.
The Ministry of Planning and Investment shall report the adjustment to the previous investment plan prescribed in this point to the Prime Minister before March 31 each year.
5. The People’s Councils of provinces shall adjust the annual and medium-term plans for investment financed by funds derived from local revenues from the State budget, the municipal bonds, revenues which are retained but not recorded in the state budget balance and other loan capital from the local budget when:
a) There is adjustment to the targets local plan for socio-economic development;
b) There are dramatic changes in the balance of local budget revenues or the mobilization of capital sources;
c) There are changes in the use or and the amount of capital of the annual plans among the local authorities and units.
6. The People’s Committees shall adjust the annual and medium-term plans for investment financed by funds derived from the local revenues from the State budget, municipal bonds, revenues which are retained but not recorded in the state budget balance and other loan capital from the local budget used for investing among the sectors, fields and programs and in the sectors, fields and programs of the units using such capital and send report to the People’s Council at the same level in the next meetings.
Article 76. Time for disbursement of capital of annual and medium-term plans for public investment
1. With regard to the projects financed by funds derived from the State budget, Government bonds, municipal bonds and the revenues which are retained but not recorded in the state budget balance:
a) The capital of a medium-term plan for public investment must be disbursed before December 31 in the initial year of the plan for public investment in the later stage;
b) The capital of a plan for public investment shall be disbursed until the following year. The time for disbursement can be extended in special cases or cases approved by competent authorities. Such extension must not exceed the medium-term plan for public investment.
2. With regard to the programs and projects using ODA and overseas concessional loans:
a) The capital of an annual or medium-term plan for public investment in compliance with the International Agreement on ODA and concessional loans signed with the foreign donors;
b) The amount of the foreign capital of an annual plan for public investment shall be disbursed in proportion to the progress of the capital provision by the foreign donors.
3. With regard to any project using the loan capital from the State, other loan capital from the local budget, such capital shall be disbursed in proportion to the date of repayment.
Section 2: SUPERVISION, INSPECTION, ASSESSMENT OF PLANS, PROGRAMS AND PROJECTS ON PUBLIC INVESTMENT
Article 77. Supervising and inspecting plans for public investment
1. The professional agency in charge of public investment management shall supervise and inspect the plans for public investment of the units under their management.
2. The regulatory authorities in charge of public investment shall supervise and inspect:
a) The compliance with the regulation of the law on public investment;
b) The establishment, assessment, approval and assignment of the plans for public investment;
b) The establishment, assessment, approval and implementation of the programs and projects mentioned in the plans for public investment;
d) The implementation of the plans for public investment;
dd) The outstanding debts arising from infrastructural construction and loss on public investment.
Article 78. Assessment of plans for public investment
1. Article 78. Assessment of plans for public investment
2. The annual plan for public investment shall be assessed quarterly and annually.
3. The contents of the plans for public investment that are assessed are:
a) The performance of the plans that are approved by the competent authorities.
b) Effects of the plans for public investment on attracting the investors from other capital sources and the consequence of socio-economic development;
c) The feasibility of the plans for public investment;
d) The management of public investment;
dd) The remaining issues; the reasons and solutions to such remaining issues.
Article 79. Supervising and inspecting programs and projects
1. The governing bodies, program leaders, investors and the competent persons to decide the investment in the programs and projects and the competent authorities in charge of public investment shall supervise and inspect the investment in the programs and projects according to the contents and targets that are approved to ensure the targets and investment effectiveness.
2. The programs and projects shall be inspected as follows:
a) The program leaders and investors shall inspect the programs and projects that they are assigned;
b) The governing bodies, competent persons to decide the investment shall conduct at least one inspection of programs and projects to be completed after 12 months;
b) The governing bodies, competent persons to decide the investment shall conduct inspection when there is adjustment to the programs and projects leading to the change of the location, targets, scope, the increase in the total investment and other necessary cases;
d) The competent authorities in charge of public investment shall conduct scheduled or surprise inspection of the programs and projects.
Article 80. Assessment of programs and projects
1. Assessment of programs and projects includes initial, midterm, final or stage assessment, impact assessment and surprise assessment.
2. It is required to conduct midterm or stage assessment, final assessment and impact assessment of the plans for public assessment.
3. It is required to conduct initial, midterm, final assessment and impact assessment of the projects of national importance and group-A-projects.
4. It is required to conduct final assessment and impact assessment of the projects of national importance and group-A-projects.
5. In addition to the regulations in Clauses 2, 3 and 4 this Article, the governing bodies and competent persons to decide the investment and the competent authorities in charge of public investment shall conduct other forms assessment prescribed in Clause 1 this Article if necessary.
Article 81. Assessed contents of programs and projects
1. It is required to conduct initial assessment of:
a) The preparation, organization and mobilization of the resources to implement the programs and projects provided in order to ensure the approved targets and progress.
b) Problems occurring after the programs and projects are approved;
c) Solutions to the problems that are conformable with the actual conditions.
2. It is required to conduct midterm and stage assessment of:
a) The conformity of the result of the implementation of the programs and projects to the investment targets;
b) The performance of the workload at the time of assessment in proportion to the approve plan;
c) The necessary solutions including the adjustment to the programs and projects.
3. It is required to conduct final assessment of:
a) The process of the implementation of the programs and projects including: the result of the implementation of the targets of the programs and projects; the mobilized resources; the advantages that the beneficiaries receive from the programs and projects, the impacts and the stability of the programs and projects;
b) The experience from the implementation of the programs and projects and the necessary recommendations; responsibilities of the advisory organizations, governing bodies, program leaders, investors, competent persons to decide the investment policies, investment and the relevant entities.
4. It is required to conduct impact assessment of:
a) The economic-technological operation;
b) The socio-economic impacts;
b) Impacts on environment and ecosystem;
d) The stability of the projects;
dd) The experience from the investment policies, Decision on investment, implementation and operation of the programs and projects; responsibilities of the advisory organizations, governing bodies, program leaders, Investors, competent persons to decide investment policies, investment and relevant entities.
5. It is required to conduct surprise assessment of:
a) The conformity of the result of the implementation of the programs and projects to the investment targets at the time of assessment;
b) The performance of the workload at the time of assessment in proportion to the approve plan;
c) Unexpected problems (if any), reason for such problems and responsibilities of the relevant entities;
d) The effects and the seriousness of the effects of the unexpected problems on the implementation of the programs and projects, the capability to achieve the targets of the programs and projects;
dd) Necessary solutions.
Article 82. Public investment supervision
1. The programs and projects shall be supervised by the community. The Vietnamese Fatherland Front shall take charge of the investment project by the community.
2. The governing body shall collect the opinions of the residential community at the places where the projects are carried out about the Decision on investment in the projects of national importance, group-A-projects, projects requiring the major relocation, projects that are likely to exert dramatic effects on the environment, projects directly affecting the socio-economic conditions of the residential community at the places where the projects are carried out and the opinions about the investment policies, construction, location, sewage treatment, environment protection, compensation, site clearance and plans for relocation under the regulations of the law.
3. The community shall supervise:
a) the compliance with the regulations of the law on investment, construction land, waste treatment and environment protection;
b) compensation, site clearance and plan for relocation provided that the benefits of locals are secured;
c) programs and projects funded by an amount of the locals' contribution;
d) the implementation and rate of progress of programs and projects;
dd) the compliance with the regulations in Article 14 of this Law;
e) negative effects on the community’s benefits; negative effects on community's living environment during the investment and implementation of projects; activities leading to loss of fund and property of projects.
Article 83. Procedures for public supervision
1. The Vietnamese Fatherland Front shall take charge and cooperate with the socio-political organizations and relevant authorities in:
a) formulating the plan for the public supervision on the annual local programs and projects according to the regulations in the Clause 3 Article 82 of this Law;
b) establishing the public supervision team for each program and project;
c) notifying the program leaders, investors and the managing Board of the programs and projects of the supervision plan and the members of the local investment supervision team within 45 days prior to the implementation.
2. The program leaders, investors and managing Board of the programs and projects shall:
a) Provide sufficient and accurate documents related to the execution of the programs and projects prescribed in Clause 2 Article 82 of this law for the public investment supervision team;
b) Facilitate the public investment supervision team under the regulations of the law.
c) Enhance the measures to carry out the projects.
Article 84. Supervising, inspecting and evaluating plans, programs and projects
1. The program leaders and investors shall conduct initial, mid-term and final supervision, inspection and assessment of the programs and projects.
2. The governing body, investment decision-makers and the regulatory authorities in charge of public investment shall conduct supervision, impact assessment and surprise assessment of the programs and projects under their management.
3. The assessing body shall conduct assessment or employ eligible experts or advisory organizations to conduct assessment.
4. The Government shall give instructions on the supervision, inspection and assessment of the plans, programs and projects and public investment supervision.
Article 85. Inspection of public investment
1. The inspection of the management and use of the capital budget for public investment must comply with the regulations of this Law and other relevant laws.
2. The inspection of the public investment must be associated with the functions and duties of the entities and must follow the procedures for inspection under the regulations of the law on inspection.
3. The result of the inspection of public investment activities must be published under the regulations of the law. In case of any violation against the law on public investment, the inspecting authority shall impose penalties within their competence or transfer the dossiers on the violation to the competent authorities for consideration.
OBLIGATIONS, ENTITLEMENTS AND RESPONSIBILITIES OF AUTHORITIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS INVOLVED IN PUBLIC INVESTMENT ACTIVITIES
Article 86. Obligations and entitlements of National Assembly
1. Promulgate laws and Resolutions on public investment.
2. Decide the investment policies on the national target programs and projects using the public investment capital.
3. Decide and adjust the annual and medium-term plans for public investment.
4. Adjust the criteria used for classifying the projects of national importance.
5. Supervise the implementation of the plans for public investment, national target programs and projects of national importance; supervise the compliance with the law on public investment.
Article 87. Obligations and entitlements of Government
1. Ensure consistent management of public investment.
2. Request the National Assembly to promulgate the laws and resolutions; request the National Assembly Standing Committee to promulgate the ordinances and resolutions on public investment.
3. Promulgate the legal documents on management of public investment.
4. Request the National Assembly to decide the investment policies on the national target programs and projects of national importance.
5. Decide the investment policies on the target programs in accordance with the regulations in Clause 2 Article 17 of this Law.
6. Formulate the annual and medium-term plans for public investment and request the National Assembly to decide and adjust them.
7. Implement the annual and medium-term plans for public investment.
8. Report the implementation of the annual and medium-term plans for public investment, national target programs and projects of national importance to the National Assembly.
9. Inspect the implementation of the annual and medium-term plans for public investment; inspect the execution of the programs and projects financed by funds derived from central budget and government bonds; inspect the targets and investment policies on public investment of the local authorities.
Article 88. Obligations and entitlements of Ministry of Planning and Investment
1. Be responsible to the Government for the consistent management of public investment.
2. Promulgate or request the competent authorities to promulgate the legal documents related to public investment, principles, criteria, allocated rate and use of the capital budget for investment.
3. Take charge and cooperate with the Ministry of Finance in determining the total funds from the State budget, government bonds and loan capital from the State used for the annual and medium-term plans for public investment.
4. Present the national annual and medium-term plans for public investment to the Government.
5. Adjust or request the competent authorities to adjust the annual and medium-term plans for public investment.
6. Be responsible to the Government for the consistent management of ODA and overseas concessional loans; take charge of management and use of the ODA and overseas concessional loans.
7. Take charge and cooperate with the relevant authorities in assessing the capital and ability to balance the capital of the projects financed by funds derived from the central budget, the government bonds and other capital under the regulations of the law.
8. Be responsible to the Government for the consistent management of the national target programs.
9. Implement, supervise, inspect and evaluate the plans, programs and projects and other management obligations of public investment.
Article 89. Obligations and entitlements of Ministry of Finance
1. Cooperate with the Ministry of Planning and Investment in formulating the annual and medium-term plans for public investment.
2. Take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in determining the total funds from the State budget, government bonds and loan capital from the State used for the annual and medium-term plans for public investment.
3. Take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in assessing the capital and ability to balance the capital of the projects financed by funds derived from the central budget, the government bonds and other capital under the regulations of the law.
4. Take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in instructing the local financial authorities to balance the regular budget to pay the expenditure used for formulating, assessing and deciding the investment policies, approving the Decisions on investment in the programs, maintaining and operating the projects in use.
5. Report the disbursement and finalization of the plans, programs and projects to the Government.
Article 90. Obligations and entitlements of Ministries and central authorities
1. Manage public investment under the regulations of the law.
2. Promulgate, direct, inspect and supervise the conformity with the standards and eco-technical norms.
3. Decide the investment policies on the programs and projects in accordance with the regulations in Clause 4 Article 17 of this Law and decide the investment in the programs and projects in accordance with the regulations in Clause 2 Article 39 of this Law.
4. Formulate the plans for public investment.
5. Supervise, evaluate, inspect and supervise the implementation of the plans, programs and projects within their management.
6. Report the implementation of the plans, programs and projects and the result of such implementation.
7. Cooperate with the Ministries, regulatory authorities and local authorities in implementing the plans, programs and projects according to the assigned obligations.
Article 91. Obligations and entitlements of the People’s Councils
1. The People’s Councils shall:
a) decide the investment policies and investment programs financed by funds derived from local revenues from the State budget, municipal bonds, revenues which are retained but not recorded in the state budget balance and other loan capital from the local budget;
b) consider and comment on the investment policies on the local group-B- projects and group-C- major projects financed by funds derived from the central budget and the Government bonds;
c) decide the investment policies on the programs and projects in accordance with the regulations in Clause 5 Article 17 of this Law;
d) consider and comment on the local annual and medium-term plans for public investment including the catalogues and the allocated rate of each project financed by funds derived from the central budget and Government bonds;
dd) decide the local annual and medium-term plans for public investment including the list and the capital allocated to each project financed by funds derived from local revenues from the State budget, loan capital from the State, municipal bonds, revenues which are retained but not recorded in the State budget balance and other loan capital from the local budget.
e) Supervise the projects financed by capital budget for public investment allocated to the local authorities including the funds derived from the central budget, Government bonds, local revenues from the state budget, loan capital from the State, municipal bonds, ODA and overseas concessional loans, revenues which are retained but not recorded in the State budget balance and other loan capital from the local budget.
2. In addition to the obligations and entitlements prescribed in Clause 1 this Article, the People’s Councils of provinces shall:
b) consider and comment on the investment policies on the local group-A- projects;
b) decide the criteria of the local major projects which are conformable with the targets, development orientation, financial capacity and the specific characteristics of such provinces.
Article 92. Obligations and entitlements of the People’s Committees of provinces
1. Manage the public investment within their competence under the regulations of the law.
2. Request the People’s Councils of provinces to consider:
a) deciding the investment policies and investment programs financed by funds derived from the municipal bonds, revenues which are retained but not recorded in the State budget balance and other loan capital from the local budget.
b) commenting on the investment policies on the projects within the competence of the Prime Minister in accordance of the regulations in Clause 3 Article 17 of this Law;
c) deciding on the investment policies on the group-B- projects and group-C- major projects under their management in accordance with the regulations in Point b, Clause 5 Article 17 of this Law;
d) commenting on the annual and medium-term plans for public investment financed by funds derived from the central budget, the Government bonds, ODA and the overseas concessional loans in accordance with the lists and allocated rate of each project;
dd) deciding the local annual and medium-term plans for public investment financed by funds derived from local revenues from the State budget, municipal bonds, loan capital from the State, revenues which are retained but not recorded in the State budget balance and other loan capital from the local budget.
3. Decide the investment policies on the projects in accordance with the regulations in Clause 6 Article 17 of this Law and decide the investment in the programs and projects in accordance with the regulations in Clause 3 Article 39 of this Law.
4. Implement, supervise and evaluate the plans for public investment using the capital budget within their competence.
5. Cooperate with the Ministries and central authorities in executing, supervising, inspecting and evaluating the programs and projects in such provinces.
Article 93. Obligations and entitlements of the People’s Committees of districts
1. Formulate the annual and medium-term plans for public investment under their management.
2. Assess the programs and projects under their management.
Request the People’s Councils of districts to:
a) decide the investment policies and investment programs financed funds derived from the local budget in accordance with the allocated rate of the capital and revenues which are retained but not recorded in the State budget balance of districts.
b) give opinions about the investment policies on the projects under the management of the Prime Minister in accordance of the regulations in Clause 3 Article 17 of this Law and of the superior People’s Councils;
c) deciding on the investment policies on the group-B- projects and group-C- major projects under their management in accordance with the regulations in Point b, Clause 5 Article 17 of this Law;
dd) deciding the local annual and medium-term plans for public investment financed by funds derived from revenues which are retained but not recorded in the State budget balance of districts.
4. Decide the investment policies on the projects in accordance with the regulations in Clause 6 Article 17 of this Law and decide the investment in the programs and projects in accordance with the regulations in Clause 4 Article 39 of this Law.
5. Implement, supervise, evaluate and inspect the plans, programs and projects and other management authorities related to the public investment according to the division of management.
6. Cooperate with the relevant authorities and organizations in executing, supervising, inspecting and evaluating the programs and projects in such districts.
Article 94. Obligations and entitlements of the State audit
1. Decide the annual audit plan for the plans, programs and projects and notify the National Assembly and the Government prior to the implementation.
2. Conduct annual audit, specialized audits and audits of the plans, programs and projects at the request of the National Assembly, National Assembly Standing Committee, Government and Prime Minister.
3. Report the result of the annual audit, specialized audit and auditors’ requests related to the plans, programs and projects to the National Assembly and National Assembly Standing Committee.
4. Announce the audits of the plans, programs and projects under the regulations of the law.
Article 95. Obligations and entitlements of Vietnamese Fatherland Front
1. Take charge of supervision on the investment in the programs and projects in accordance with the regulations in Clause 1 and Clause 3 Article 82 of this Law and other relevant laws.
2. Collect the opinions of the community about the investment policies on the local programs and projects in accordance with the regulations of Clause 2 Article 82 of this Law and regulations of the law on democratic practice at communes, wards and towns.
Article 96. Rights and responsibilities of entities engaged in proposing investment policies
1. Propose programs and projects conformable with the strategy, planning and plan for socio-economic development in each stage.
2. Mobilize the resources to execute the programs and projects on schedule.
3. Request the competent authorities to consider and decide the investment policies when any program is different from other programs and the regular duties according to the assigned obligations.
4. Be responsible for the information and figures related to the proposed programs and projects.
Article 97. Rights and responsibilities of entities related to Decisions on investment policies
1. Entities decide the investment polices on programs and projects in accordance with the regulations in Article 18 of this Law.
2. Any entity prescribed in Clauses 2, 3, 4 and 6 Article 17 of thus Law that decide the inappropriate and ineffective investment or cannot balance the capital leading to the loss and wastage shall be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
3. Any entity related to the establishment and assessment that commits the violations, which leads to the inappropriate and ineffective investment shall be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
Article 98. Rights and responsibilities of program leaders and investors related to establishment of programs and projects
1. Take legal responsibility for the documents sent to the competent authorities for approval.
2. Provide necessary documents for the authorities in charge of assessing the programs and projects.
3. Propose measures to attract the capital to execute the programs and projects on schedule.
4. Take responsibility for the establishment of programs and projects. Be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations in case of violations; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
Article 99. Rights and responsibilities of investors in programs and projects
1. Invest in the programs and projects according to the investment policies that are approved by the competent authorities, which is conformable with the ability to balance the capital under the their management and meets the standards in investment and assessment result. Be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations in case of inappropriate investment leading to ineffective investment, time-consuming or loss; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
2. Assess the programs and projects before they are approved, including assessing the capital and ability to balance the capital.
3. Balance the capital to pay the cost to establish and assess the programs and projects under their management.
4. Direct the program leaders and investors to execute the programs and projects on time and ensure the quality within the scope of the approved investment plan.
5. Decide to adjust, suspend or cancel the programs and projects.
6. Supervise, inspect and assess the programs and projects and the activities of the program leaders and investors during the execution of the programs and projects.
7. Take legal responsibility for the violations against the regulations on competence during the selection of the program leaders and investors.
Article 100. Rights and responsibilities of entities related to design consultancy on programs and projects
1. Request the program leaders and investors to provide information and documents related to the design for programs and projects.
2. Design the programs and projects to the standards, norms and quality assurance measures; do not exceed the regulated standards and norms.
3. Take responsibility for the result of the design of programs and projects. Be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations in case of incorrect design leading to ineffective investment or loss; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
Article 101. Rights and responsibilities of entities related to assessment of plans, programs and projects
1. Conduct the assessment of the plans, programs and projects under the regulations of the law and be responsible for the assessment result and their requests.
2. Conduct independent, transparent and objective assessment in accordance with the regulations of this Law and other laws.
3. Be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations in case of inaccurate assessment; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
Article 102. Rights and responsibilities of program leaders and investors to manage and carry out programs and projects
1. Manage and carry out the programs and projects, ensure the target, process and quality.
2. Report the implementation of the programs and projects under the regulations of this Law and other relevant laws.
3. Be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations in case of any loss; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
Article 103. Rights and responsibilities of managing Board in charge of programs and projects
1. Propose the remedies; manage and carry out the programs and projects; ensure the target, process and quality as authorized by the program leaders and investors.
2. Report the implementation of the programs and projects to the program leaders and investors.
3. Be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations in case of any loss; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
Article 104. Rights and responsibilities of entities supervising, assessing and inspecting programs and projects
1. The Heads of the Ministries, regulatory authorities and local authorities, Presidents of the People’s Committees of districts, program leaders and investors shall be responsible for the consequences if they do not supervise, assess or inspect the plans, programs and projects or send reports under the regulations.
2. The entities that are assigned to supervise, inspect and evaluate the plans, programs and projects must be responsible for their reports.
3. The program leaders and investors shall be responsible for their reports and take the legal responsibility for incorrect information about the investment within their competence under the regulations of the law.
4. Any entity assigned to supervise, inspect and valuate the plans, programs and projects that hide the violations or other violations shall be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations ; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
Article 105. Imposition of penalties
Any entity breaches the regulations in this Law shall be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations ; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
Article 106. Transitional clauses
1. The programs and projects that are approved by the competent authorities before the effective date of this Law but are not allocated capital shall be handled as follows:
a) The national target programs and projects shall be carried out according to the Resolution of the National Assembly and the Decision on investment of the Government;
b) The programs and projects in the investment plan that are approved by the competent authorities shall be carried out according to such plan;
c) In case of programs and projects that are approved by the competent authorities but are not in the investment plan, the investment policies on the programs and projects must be formulated, assessed and approved according to the regulations of this Law.
2. The capital budget shall only be allocated to repay outstanding debts arising from infrastructural construction before the effective date of this Law.
This Law shall come into effect from January 01, 2015.
Article 108. Specific regulations
The Government shall regulate the binding articles and clauses in this Law.
This Law has been adopted in June 18, 2014 by the 8th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam in the 7th meeting.
|
THE PRESIDENT OF NATIONAL ASSEMBLY |