Chương IV Luật đầu tư công 2014: Thực hiện và theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch đầu tư công
Số hiệu: | 49/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 17/07/2014 | Số công báo: | Từ số 687 đến số 688 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Căn cứ nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Chính phủ quy định các giải pháp tổ chức, thực hiện.
2. Căn cứ nghị quyết của Quốc hội, quyết định giao kế hoạch của cấp có thẩm quyền, nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, bộ, ngành và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công quyết định các giải pháp tổ chức điều hành kế hoạch đầu tư công thuộc nguồn vốn do cấp mình quản lý.
3. Thủ tướng Chính phủ điều phối, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ của các bộ, ngành và địa phương, cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công nhưng không làm thay đổi mục tiêu thực hiện của chương trình, dự án.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều phối, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư nhưng không làm thay đổi mục tiêu thực hiện chương trình, dự án.
1. Bộ, ngành và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:
a) Thông báo hoặc quyết định giao kế hoạch đầu tư công cho các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công;
b) Báo cáo cấp có thẩm quyền về việc giao kế hoạch đầu tư công.
2. Cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công báo cáo cấp có thẩm quyền tình hình thực hiện kế hoạch theo quy định của Chính phủ.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc để bảo đảm việc giao, chấp hành kế hoạch đầu tư công theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
1. Bộ, ngành và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công:
a) Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công đúng mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
b) Triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ và kế hoạch vốn đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
c) Lập kế hoạch đấu thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc dự án được bố trí vốn theo kế hoạch đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
d) Tổ chức nghiệm thu và thanh toán, quyết toán theo đúng hợp đồng đối với gói thầu đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng;
đ) Cân đối các nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 106 của Luật này;
e) Bảo đảm phạm vi, quy mô đầu tư của từng dự án thực hiện theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt và theo kế hoạch vốn đã được bố trí;
g) Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đầu tư công.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Bộ Tài chính bảo đảm thanh toán đủ vốn theo kế hoạch đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công.
1. Quốc hội quyết định điều chỉnh tổng thể kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia và vốn trái phiếu Chính phủ trong các trường hợp sau:
a) Do điều chỉnh mục tiêu của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia;
b) Do thay đổi đột biến về cân đối ngân sách nhà nước hoặc khả năng huy động các nguồn vốn.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia và vốn trái phiếu Chính phủ giữa các bộ, ngành và địa phương trong trường hợp không thay đổi tổng mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm đã được Quốc hội quyết định.
3. Thủ tướng Chính phủ căn cứ tình hình cụ thể trong kỳ kế hoạch quyết định điều chỉnh:
a) Kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia và vốn trái phiếu Chính phủ của các bộ, ngành và địa phương được giao theo quy định tại khoản 3 Điều 65 của Luật này trong tổng mức vốn của từng bộ, ngành và địa phương đã được Quốc hội quyết định;
b) Kế hoạch đầu tư hằng năm vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia và vốn trái phiếu Chính phủ giữa các ngành, lĩnh vực, chương trình của các đối tượng theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 66 của Luật này;
c) Kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
d) Kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài trong nội bộ các cơ quan chủ quản.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì thẩm định phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia và vốn trái phiếu giữa các ngành, lĩnh vực, chương trình của các bộ, ngành và địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
b) Chủ trì thẩm định phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia và vốn trái phiếu Chính phủ trong nội bộ các ngành, lĩnh vực, chương trình của các bộ, ngành và địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
c) Điều chỉnh kế hoạch đầu tư hằng năm vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia và vốn trái phiếu Chính phủ trong nội bộ các ngành, lĩnh vực, chương trình của các bộ, ngành và địa phương nhưng không được vượt quá tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn của từng dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư năm trước quy định tại điểm này.
5. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư trong các trường hợp sau:
a) Do điều chỉnh mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Do thay đổi đột biến về cân đối thu ngân sách địa phương hoặc khả năng huy động các nguồn vốn của địa phương;
c) Do thay đổi nhu cầu sử dụng hoặc khả năng triển khai thực hiện vốn kế hoạch hằng năm giữa các cơ quan, đơn vị của địa phương.
6. Ủy ban nhân dân các cấp quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư giữa các ngành, lĩnh vực, chương trình và trong nội bộ các ngành, lĩnh vực, chương trình của các đơn vị sử dụng các nguồn vốn này và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.
1. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước:
a) Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước đến hết ngày 31 tháng 12 năm đầu tiên của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau;
b) Thời gian giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm được kéo dài sang năm sau. Trường hợp đặc biệt, được cấp có thẩm quyền cho phép thì được kéo dài thời gian giải ngân nhưng không quá kế hoạch đầu tư công trung hạn.
2. Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài:
a) Thời gian giải ngân kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm theo Điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi ký kết với nhà tài trợ nước ngoài;
b) Phần vốn nước ngoài trong kế hoạch đầu tư công hằng năm được phép giải ngân theo tiến độ thực hiện và tiến độ cấp vốn của nhà tài trợ nước ngoài.
3. Đối với dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư, thời gian giải ngân kế hoạch theo kỳ hạn vốn vay.
1. Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công thuộc cơ quan, đơn vị quản lý.
2. Nội dung theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công bao gồm:
a) Tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công;
c) Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các chương trình, dự án được bố trí trong kế hoạch đầu tư công;
d) Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công;
đ) Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản, lãng phí, thất thoát trong đầu tư công.
1. Kế hoạch đầu tư công trung hạn được đánh giá giữa kỳ và khi kết thúc kế hoạch.
2. Kế hoạch đầu tư công hằng năm được đánh giá định kỳ hằng quý và hằng năm.
3. Nội dung đánh giá kế hoạch đầu tư công:
a) Mức độ đạt được so với kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tác động của kế hoạch đầu tư công trong việc thu hút đầu tư từ các nguồn vốn khác và kết quả phát triển kinh tế - xã hội;
c) Tính khả thi của kế hoạch đầu tư công;
d) Tình hình quản lý đầu tư công;
đ) Các tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công và các giải pháp xử lý.
1. Cơ quan chủ quản, chủ chương trình và chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình đầu tư chương trình, dự án theo nội dung và các chỉ tiêu đã được phê duyệt nhằm bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.
2. Việc kiểm tra chương trình, dự án thực hiện như sau:
a) Chủ chương trình và chủ đầu tư kiểm tra chương trình, dự án được giao quản lý;
b) Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra ít nhất một lần đối với các chương trình, dự án có thời gian thực hiện trên 12 tháng;
c) Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra khi điều chỉnh chương trình, dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư và trường hợp cần thiết khác;
d) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định tổ chức kiểm tra chương trình, dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.
1. Đánh giá chương trình, dự án bao gồm đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất.
2. Đối với chương trình đầu tư công, phải thực hiện đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
3. Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
4. Đối với dự án nhóm B, nhóm C phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
5. Ngoài các quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại khoản 1 Điều này khi cần thiết.
1. Nội dung đánh giá ban đầu bao gồm:
a) Công tác chuẩn bị, tổ chức, huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ đã được phê duyệt;
b) Những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm phê duyệt chương trình, dự án;
c) Đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh phù hợp với điều kiện thực tế.
2. Nội dung đánh giá giữa kỳ hoặc đánh giá giai đoạn bao gồm:
a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án so với mục tiêu đầu tư;
b) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;
c) Đề xuất các giải pháp cần thiết, kể cả việc điều chỉnh chương trình, dự án.
3. Nội dung đánh giá kết thúc bao gồm:
a) Quá trình thực hiện chương trình, dự án: hoạt động quản lý thực hiện chương trình, dự án; kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình, dự án; các nguồn lực đã huy động; các lợi ích do chương trình, dự án mang lại cho những đối tượng thụ hưởng; các tác động, tính bền vững của chương trình, dự án;
b) Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình, dự án và đề xuất các khuyến nghị cần thiết; trách nhiệm của các tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Nội dung đánh giá tác động của chương trình, dự án bao gồm:
a) Thực trạng kinh tế - kỹ thuật vận hành;
b) Tác động kinh tế - xã hội;
c) Tác động môi trường, sinh thái;
d) Tính bền vững của dự án;
đ) Bài học rút ra từ chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thực hiện, vận hành chương trình, dự án; trách nhiệm của các tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Nội dung đánh giá đột xuất bao gồm:
a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án đến thời điểm đánh giá so với mục tiêu đầu tư;
b) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;
c) Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có) và nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những phát sinh ngoài dự án đến việc thực hiện chương trình, dự án, khả năng hoàn thành các mục tiêu của chương trình, dự án;
đ) Đề xuất các giải pháp cần thiết.
1. Các chương trình, dự án chịu sự giám sát của cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng.
2. Cơ quan chủ quản tham khảo ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án đối với việc quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án có quy mô di dân, tái định canh, định cư lớn, dự án có nguy cơ tác động lớn đến môi trường, dự án có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án về chủ trương, chính sách đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định canh, định cư theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng:
a) Việc chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường;
b) Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định canh, định cư bảo đảm quyền lợi của nhân dân;
c) Các chương trình, dự án sử dụng một phần vốn đóng góp của người dân;
d) Tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án;
đ) Việc thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư công theo quy định tại Điều 14 của Luật này;
e) Phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành dự án; những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan:
a) Lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án hằng năm trên địa bàn theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 82 của Luật này;
b) Thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án;
c) Thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch giám sát và thành phần Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước khi thực hiện.
2. Chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban Quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm:
a) Cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình, dự án quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện việc giám sát theo quy định của pháp luật;
c) Tiếp thu ý kiến giám sát và tăng cường các biện pháp thực hiện dự án.
1. Chủ chương trình và chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá ban đầu, giữa kỳ và kết thúc chương trình, dự án.
2. Cơ quan chủ quản, người quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tác động, đánh giá đột xuất chương trình, dự án được giao quản lý.
3. Cơ quan, tổ chức thực hiện đánh giá tự thực hiện hoặc thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn có đủ điều kiện, năng lực để đánh giá.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án và giám sát đầu tư của cộng đồng.
1. Hoạt động thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thanh tra hoạt động đầu tư công phải gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra của các cơ quan, tổ chức và phải đúng trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Kết luận thanh tra về hoạt động đầu tư công được công khai theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công, cơ quan thanh tra xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
IMPLEMENTATION, SUPERVISION, INSPECTION AND ASSESSMENT OF PLANS FOR PUBLIC INVESTMENT
Section 1: IMPLEMENTATION OF PLANS FOR PUBLIC INVESTMENT
Article 72. Operation of plans for public investment
1. Pursuant to the Resolution of the National Assembly on the annual and medium-term plans for public investment, the Government shall provide instructions on the implementation.
2. Pursuant to the Resolution of the National Assembly, Decision to assign the plans of the competent authorities, Resolution of the People’s Councils on the annual and medium-term plans for public investment, the Ministries, regulatory authorities, local authorities, the People’s Committees of districts and the units using the capital budget for public investment shall give instructions on the operation of the plans for public investment using the capital under their management.
3. The Prime Minister shall administer and integrate the capital sources to implement the programs financed by funds derived from the State budget, the Government bonds of the Ministries, regulatory authorities, local authorities and units using the capital budget for public investment provided that the targets of the programs and projects shall not be changed.
4. The Presidents of the People’s Committees of provinces shall administer and integrate the capital sources to run the programs and projects financed by the funds derived from local revenues from the State budget, municipal bonds, capital generated from provincial revenues which are retained but not recorded in the state budget balance and other loan capital from the local budget provided that the targets for the programs and projects shall not be changed.
Article 73. Compliance with plans for public investment
1. The Ministries, regulatory authorities, local authorities and the People’s Committees of districts shall:
a) Announce or assign the plans for public investment to the units using the capital budget for public investment;
b) Report the assignment to the plans for public investment to the competent authorities.
2. The units using the capital budget for public investment shall report the implementation of the plans to the competent authorities under the regulations of the Government.
3. The Ministry of Planning and Investment and professional agency in charge of public investment management shall conduct inspection to ensure the assignment and compliance with the plans for public investment according to the Decision of the competent authorities.
Article 74. Implementation of plans for public investment
1. The Ministries, regulatory authorities, local authorities, the People’s Committees of districts and units using the capital budget for public investment shall:
a) Implement the plans for public investment according to the targets approved by the competent authorities;
b) Carry out the projects on schedule according to the capital plans approved by the competent authorities;
c) Make the plans for auction and appointment of contractors regarding the contracts of the projects that are allocated capital according to the plans for public investment that are approved by the competent authorities;
d) Inspect and make payment according to the contracts that are finished and transferred;
dd) Balance the capital sources to pay off the outstanding debts derived from infrastructural development in accordance with the regulations in Clause 2 Article 106 of this Law;
e) Ensure the scope and scale of each project according to the targets, fields and programs that are approved and according to the capital plans that are implemented;
g) Supervise, inspect and assess the implementation of the plans for public investment.
2. The Ministry of Planning and Investment shall instruct, supervise and inspect the implementation of the annual and medium-term plans for public investment of the Ministries, central authorities and the People’s Committees of provinces.
3. The Ministry of Finance shall provide the capital according to the plans for public investment that are approved by the competent authorities.
4. The Government shall provide instructions on the implementation of the plans for public investment.
Article 75. Adjustment to plans for public investment
1. The National Assembly shall make overall adjustment to the annual and medium-term plans for investment financed by funds derived from the State budget and Government bonds when:
a) There is adjustment to the targets for the strategy and national plan for socio-economic development;
b) There are dramatic changes in the balance of the State budget or the mobilization of capital sources.
2. The National Assembly Standing committee shall make adjustment to the annual and medium-term plans for investment financed by funds derived from the State budget and Government bonds among the Ministries, regulatory authorities and local authorities if the total capital of the annual and medium-term plans for investment that are approved by the National Assembly is not be changed.
3. According to the conditions in each period, the Prime Minister shall adjust:
a) the medium-term plans for investment financed by funds derived from the central budget and the Government bonds of the appointed Ministries, regulatory authorities and local authorities in accordance with the regulations in Clause 3 Article 65 of this Law in the total capital of each Ministry, regulatory authority and local authority that is approved by the National Assembly;
b) the annual plans for investment financed by funds derived from the central budget and Government bonds among the sectors, fields and programs of the entities prescribed in Clause 4 and Clause 5 Article 66 of this Law;
c) Annual and medium-term plans for investment using loan capital from the State;
d) Annual and medium-term plans for investment in programs and projects using ODA and overseas concessional loans used in such governing bodies.
4. The Ministry of Planning and Investment shall:
a) Take charge of assessing the plan to adjust the annual and medium-term plans for investment financed by funds derived from central budget, Government bonds and bonds among the sectors, fields and programs of the Ministries, regulatory authorities and local authorities and send reports to the Prime Minister for consideration;
a) Take charge of assessing the plan to adjust the medium-term plans for investment financed by funds derived from central budget, Government bonds used for the sectors, fields and programs of the Ministries, regulatory authorities and local authorities and send reports to the Prime Minister for consideration;
c) Adjust the annual plans for investment financed by funds derived from central budget and Government bonds in the sectors, fields and programs of the Ministries, regulatory authorities and local authorities provided that such capital must not exceed the total capital of the medium-term investment plan of each project that is approved by the competent authorities.
The Ministry of Planning and Investment shall report the adjustment to the previous investment plan prescribed in this point to the Prime Minister before March 31 each year.
5. The People’s Councils of provinces shall adjust the annual and medium-term plans for investment financed by funds derived from local revenues from the State budget, the municipal bonds, revenues which are retained but not recorded in the state budget balance and other loan capital from the local budget when:
a) There is adjustment to the targets local plan for socio-economic development;
b) There are dramatic changes in the balance of local budget revenues or the mobilization of capital sources;
c) There are changes in the use or and the amount of capital of the annual plans among the local authorities and units.
6. The People’s Committees shall adjust the annual and medium-term plans for investment financed by funds derived from the local revenues from the State budget, municipal bonds, revenues which are retained but not recorded in the state budget balance and other loan capital from the local budget used for investing among the sectors, fields and programs and in the sectors, fields and programs of the units using such capital and send report to the People’s Council at the same level in the next meetings.
Article 76. Time for disbursement of capital of annual and medium-term plans for public investment
1. With regard to the projects financed by funds derived from the State budget, Government bonds, municipal bonds and the revenues which are retained but not recorded in the state budget balance:
a) The capital of a medium-term plan for public investment must be disbursed before December 31 in the initial year of the plan for public investment in the later stage;
b) The capital of a plan for public investment shall be disbursed until the following year. The time for disbursement can be extended in special cases or cases approved by competent authorities. Such extension must not exceed the medium-term plan for public investment.
2. With regard to the programs and projects using ODA and overseas concessional loans:
a) The capital of an annual or medium-term plan for public investment in compliance with the International Agreement on ODA and concessional loans signed with the foreign donors;
b) The amount of the foreign capital of an annual plan for public investment shall be disbursed in proportion to the progress of the capital provision by the foreign donors.
3. With regard to any project using the loan capital from the State, other loan capital from the local budget, such capital shall be disbursed in proportion to the date of repayment.
Section 2: SUPERVISION, INSPECTION, ASSESSMENT OF PLANS, PROGRAMS AND PROJECTS ON PUBLIC INVESTMENT
Article 77. Supervising and inspecting plans for public investment
1. The professional agency in charge of public investment management shall supervise and inspect the plans for public investment of the units under their management.
2. The regulatory authorities in charge of public investment shall supervise and inspect:
a) The compliance with the regulation of the law on public investment;
b) The establishment, assessment, approval and assignment of the plans for public investment;
b) The establishment, assessment, approval and implementation of the programs and projects mentioned in the plans for public investment;
d) The implementation of the plans for public investment;
dd) The outstanding debts arising from infrastructural construction and loss on public investment.
Article 78. Assessment of plans for public investment
1. Article 78. Assessment of plans for public investment
2. The annual plan for public investment shall be assessed quarterly and annually.
3. The contents of the plans for public investment that are assessed are:
a) The performance of the plans that are approved by the competent authorities.
b) Effects of the plans for public investment on attracting the investors from other capital sources and the consequence of socio-economic development;
c) The feasibility of the plans for public investment;
d) The management of public investment;
dd) The remaining issues; the reasons and solutions to such remaining issues.
Article 79. Supervising and inspecting programs and projects
1. The governing bodies, program leaders, investors and the competent persons to decide the investment in the programs and projects and the competent authorities in charge of public investment shall supervise and inspect the investment in the programs and projects according to the contents and targets that are approved to ensure the targets and investment effectiveness.
2. The programs and projects shall be inspected as follows:
a) The program leaders and investors shall inspect the programs and projects that they are assigned;
b) The governing bodies, competent persons to decide the investment shall conduct at least one inspection of programs and projects to be completed after 12 months;
b) The governing bodies, competent persons to decide the investment shall conduct inspection when there is adjustment to the programs and projects leading to the change of the location, targets, scope, the increase in the total investment and other necessary cases;
d) The competent authorities in charge of public investment shall conduct scheduled or surprise inspection of the programs and projects.
Article 80. Assessment of programs and projects
1. Assessment of programs and projects includes initial, midterm, final or stage assessment, impact assessment and surprise assessment.
2. It is required to conduct midterm or stage assessment, final assessment and impact assessment of the plans for public assessment.
3. It is required to conduct initial, midterm, final assessment and impact assessment of the projects of national importance and group-A-projects.
4. It is required to conduct final assessment and impact assessment of the projects of national importance and group-A-projects.
5. In addition to the regulations in Clauses 2, 3 and 4 this Article, the governing bodies and competent persons to decide the investment and the competent authorities in charge of public investment shall conduct other forms assessment prescribed in Clause 1 this Article if necessary.
Article 81. Assessed contents of programs and projects
1. It is required to conduct initial assessment of:
a) The preparation, organization and mobilization of the resources to implement the programs and projects provided in order to ensure the approved targets and progress.
b) Problems occurring after the programs and projects are approved;
c) Solutions to the problems that are conformable with the actual conditions.
2. It is required to conduct midterm and stage assessment of:
a) The conformity of the result of the implementation of the programs and projects to the investment targets;
b) The performance of the workload at the time of assessment in proportion to the approve plan;
c) The necessary solutions including the adjustment to the programs and projects.
3. It is required to conduct final assessment of:
a) The process of the implementation of the programs and projects including: the result of the implementation of the targets of the programs and projects; the mobilized resources; the advantages that the beneficiaries receive from the programs and projects, the impacts and the stability of the programs and projects;
b) The experience from the implementation of the programs and projects and the necessary recommendations; responsibilities of the advisory organizations, governing bodies, program leaders, investors, competent persons to decide the investment policies, investment and the relevant entities.
4. It is required to conduct impact assessment of:
a) The economic-technological operation;
b) The socio-economic impacts;
b) Impacts on environment and ecosystem;
d) The stability of the projects;
dd) The experience from the investment policies, Decision on investment, implementation and operation of the programs and projects; responsibilities of the advisory organizations, governing bodies, program leaders, Investors, competent persons to decide investment policies, investment and relevant entities.
5. It is required to conduct surprise assessment of:
a) The conformity of the result of the implementation of the programs and projects to the investment targets at the time of assessment;
b) The performance of the workload at the time of assessment in proportion to the approve plan;
c) Unexpected problems (if any), reason for such problems and responsibilities of the relevant entities;
d) The effects and the seriousness of the effects of the unexpected problems on the implementation of the programs and projects, the capability to achieve the targets of the programs and projects;
dd) Necessary solutions.
Article 82. Public investment supervision
1. The programs and projects shall be supervised by the community. The Vietnamese Fatherland Front shall take charge of the investment project by the community.
2. The governing body shall collect the opinions of the residential community at the places where the projects are carried out about the Decision on investment in the projects of national importance, group-A-projects, projects requiring the major relocation, projects that are likely to exert dramatic effects on the environment, projects directly affecting the socio-economic conditions of the residential community at the places where the projects are carried out and the opinions about the investment policies, construction, location, sewage treatment, environment protection, compensation, site clearance and plans for relocation under the regulations of the law.
3. The community shall supervise:
a) the compliance with the regulations of the law on investment, construction land, waste treatment and environment protection;
b) compensation, site clearance and plan for relocation provided that the benefits of locals are secured;
c) programs and projects funded by an amount of the locals' contribution;
d) the implementation and rate of progress of programs and projects;
dd) the compliance with the regulations in Article 14 of this Law;
e) negative effects on the community’s benefits; negative effects on community's living environment during the investment and implementation of projects; activities leading to loss of fund and property of projects.
Article 83. Procedures for public supervision
1. The Vietnamese Fatherland Front shall take charge and cooperate with the socio-political organizations and relevant authorities in:
a) formulating the plan for the public supervision on the annual local programs and projects according to the regulations in the Clause 3 Article 82 of this Law;
b) establishing the public supervision team for each program and project;
c) notifying the program leaders, investors and the managing Board of the programs and projects of the supervision plan and the members of the local investment supervision team within 45 days prior to the implementation.
2. The program leaders, investors and managing Board of the programs and projects shall:
a) Provide sufficient and accurate documents related to the execution of the programs and projects prescribed in Clause 2 Article 82 of this law for the public investment supervision team;
b) Facilitate the public investment supervision team under the regulations of the law.
c) Enhance the measures to carry out the projects.
Article 84. Supervising, inspecting and evaluating plans, programs and projects
1. The program leaders and investors shall conduct initial, mid-term and final supervision, inspection and assessment of the programs and projects.
2. The governing body, investment decision-makers and the regulatory authorities in charge of public investment shall conduct supervision, impact assessment and surprise assessment of the programs and projects under their management.
3. The assessing body shall conduct assessment or employ eligible experts or advisory organizations to conduct assessment.
4. The Government shall give instructions on the supervision, inspection and assessment of the plans, programs and projects and public investment supervision.
Article 85. Inspection of public investment
1. The inspection of the management and use of the capital budget for public investment must comply with the regulations of this Law and other relevant laws.
2. The inspection of the public investment must be associated with the functions and duties of the entities and must follow the procedures for inspection under the regulations of the law on inspection.
3. The result of the inspection of public investment activities must be published under the regulations of the law. In case of any violation against the law on public investment, the inspecting authority shall impose penalties within their competence or transfer the dossiers on the violation to the competent authorities for consideration.