Chương V Luật đầu tư công 2014: Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư công
Số hiệu: | 49/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 17/07/2014 | Số công báo: | Từ số 687 đến số 688 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Luật đầu tư công 2014
Nhằm phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước đối với các dự án đầu tư công, vừa qua Quốc Hội đã ban hành Luật đầu tư công 2014.
Luật gồm 6 chương và 108 điều, trong đó có nhiều nội dung quan trọng như:
- Nguyên tắc công khai minh bạch trong đầu tư công.
- Các hành vi bị cấm trong đầu tư công: sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công...
- Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án.
- Trình tự lập, thẩm định, quyết định dự án.
- Lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
- Nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư công.
Luật Đầu tư công 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ban hành luật, nghị quyết về đầu tư công.
2. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công.
3. Quyết định và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
4. Điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia.
5. Giám sát việc thực hiện kế hoạch đầu tư công, chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; giám sát việc thực hiện pháp luật về đầu tư công.
1. Thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư công.
2. Trình Quốc hội ban hành luật, nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết về đầu tư công.
3. Ban hành văn bản pháp luật về quản lý đầu tư công.
4. Trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
5. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
6. Lập và trình Quốc hội quyết định, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
7. Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
8. Báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
9. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; kiểm tra thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, chính sách đầu tư công của các địa phương.
1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư công.
2. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư công, các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định tổng vốn đầu tư ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia và vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
4. Tổng hợp trình Chính phủ kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của quốc gia.
5. Điều chỉnh hoặc trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
6. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; làm đầu mối vận động, điều phối, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án có sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
8. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về các chương trình mục tiêu quốc gia.
9. Tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án và các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về đầu tư công.
1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm.
2. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định tổng vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia và huy động vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
3. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các cơ quan tài chính của địa phương cân đối kinh phí thường xuyên để thanh toán các chi phí lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt quyết định đầu tư các chương trình và bảo trì, vận hành các dự án đưa vào sử dụng.
5. Báo cáo Chính phủ tình hình giải ngân, quyết toán kế hoạch, chương trình, dự án.
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư công theo quy định của pháp luật.
2. Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật.
3. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này và quyết định đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này.
4. Tổ chức lập kế hoạch đầu tư công.
5. Theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý.
6. Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.
7. Phối hợp với bộ, ngành và địa phương thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
1. Hội đồng nhân dân các cấp có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư bằng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương thuộc thẩm quyền và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư;
b) Xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C do địa phương quản lý sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ;
c) Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại khoản 5 Điều 17 của Luật này;
d) Xem xét, có ý kiến về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của địa phương, bao gồm toàn bộ danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ;
đ) Quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của địa phương, bao gồm toàn bộ danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư;
e) Giám sát các dự án sử dụng vốn đầu tư công được giao cho địa phương quản lý, bao gồm cả vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.
2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án nhóm A do địa phương quản lý;
b) Quyết định tiêu chí dự án trọng điểm của địa phương phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương.
1. Thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh:
a) Quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư bằng vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư;
b) Xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này;
c) Quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C thuộc cấp mình quản lý theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 17 của Luật này;
d) Xem xét, có ý kiến về kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án;
đ) Quyết định kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.
3. Quyết định chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại khoản 6 Điều 17 của Luật này và quyết định đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.
4. Tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi, đánh giá kế hoạch đầu tư công thuộc nguồn vốn đầu tư công do cấp mình quản lý.
5. Phối hợp với bộ, cơ quan trung ương tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh.
1. Tổ chức lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm thuộc cấp mình quản lý.
2. Tổ chức thẩm định chương trình, dự án thuộc cấp mình quản lý.
3. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp:
a) Quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư bằng toàn bộ vốn ngân sách địa phương theo phân cấp nguồn vốn và vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã theo thẩm quyền;
b) Tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này và của Hội đồng nhân dân cấp trên;
c) Quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C thuộc cấp mình quản lý theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 17 của Luật này;
d) Quyết định kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm vốn cân đối ngân sách địa phương và vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã.
4. Quyết định chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại khoản 6 Điều 17 của Luật này và quyết định đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 39 của Luật này.
5. Tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án và các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về đầu tư công theo phân cấp quản lý.
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án trên địa bàn.
1. Quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm về kế hoạch, chương trình, dự án và báo cáo Quốc hội, Chính phủ trước khi thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hằng năm, kiểm toán chuyên đề và thực hiện kiểm toán về kế hoạch, chương trình, dự án theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội kết quả kiểm toán năm, kiểm toán chuyên đề và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán về kế hoạch, chương trình, dự án.
4. Tổ chức công bố, công khai báo cáo kiểm toán về kế hoạch, chương trình, dự án theo quy định của pháp luật.
1. Chủ trì tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng các chương trình, dự án theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 82 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng về chủ trương đầu tư các chương trình, dự án trên địa bàn theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này và theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
1. Đề xuất chương trình, dự án phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
2. Bảo đảm huy động và cân đối được nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án hoàn thành đúng tiến độ, thời gian quy định.
3. Đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư khi chương trình không trùng lặp với chương trình khác và với nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu liên quan đến chương trình, dự án đề xuất.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đứng đầu tổ chức quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đáp ứng quy định tại Điều 18 của Luật này.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 6 Điều 17 của Luật này quyết định chủ trương đầu tư sai, kém hiệu quả, không cân đối được vốn để thực hiện gây thất thoát, lãng phí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến lập, thẩm định có hành vi vi phạm dẫn đến quyết định chủ trương đầu tư sai, kém hiệu quả thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thẩm định, quyết định.
2. Cung cấp các tài liệu cần thiết cho các cơ quan thẩm định, thẩm tra chương trình, dự án.
3. Đề xuất các giải pháp huy động các nguồn vốn để thực hiện chương trình, dự án theo đúng tiến độ, thời gian quy định.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về lập chương trình, dự án. Trường hợp có hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Quyết định đầu tư chương trình, dự án đúng chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phù hợp với khả năng cân đối vốn thuộc nguồn vốn cấp mình quản lý, theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn trong đầu tư và kết quả thẩm định. Trường hợp quyết định đầu tư sai, dẫn đến đầu tư kém hiệu quả, dàn trải, thất thoát, lãng phí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức thẩm định chương trình, dự án trước khi phê duyệt, bao gồm thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
3. Cân đối vốn để thanh toán các chi phí lập, thẩm định chương trình, dự án thuộc cấp mình quản lý.
4. Chỉ đạo chủ chương trình, chủ đầu tư thực hiện chương trình, dự án đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng trong phạm vi kế hoạch đầu tư được duyệt.
5. Quyết định việc điều chỉnh, tạm ngừng, hủy bỏ chương trình, dự án.
6. Tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án và hoạt động của chủ chương trình, chủ đầu tư trong quá trình thực hiện chương trình, dự án.
7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm các quy định về thẩm quyền trong quá trình lựa chọn chủ chương trình, chủ đầu tư.
1. Tổ chức tư vấn thiết kế có quyền yêu cầu chủ chương trình, chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thiết kế chương trình, dự án.
2. Thiết kế chương trình, dự án theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức và các giải pháp kỹ thuật bảo đảm chất lượng; không được thiết kế vượt quá quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức quy định.
3. Chịu trách nhiệm về kết quả thiết kế chương trình, dự án. Trường hợp thiết kế sai, dẫn đến đầu tư kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến thẩm định kế hoạch, chương trình, dự án thực hiện việc thẩm định theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và những kiến nghị của mình.
2. Việc thẩm định cần bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan, tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trường hợp thẩm định sai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức quản lý, thực hiện chương trình, dự án, bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng.
2. Báo cáo việc thực hiện chương trình, dự án theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trường hợp để xảy ra thất thoát, lãng phí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Đề xuất các phương án, giải pháp và tổ chức quản lý, thực hiện chương trình, dự án bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng theo ủy quyền của chủ chương trình, chủ đầu tư.
2. Báo cáo chủ chương trình, chủ đầu tư về tình hình triển khai thực hiện chương trình, dự án.
3. Trường hợp để xảy ra thất thoát, lãng phí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Người đứng đầu bộ, ngành và địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, chủ chương trình, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về hậu quả do không tổ chức thực hiện theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án hoặc không báo cáo theo quy định.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án phải chịu trách nhiệm về nội dung các báo cáo của mình.
3. Chủ chương trình, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật do báo cáo, cung cấp thông tin không chính xác về tình hình thực hiện đầu tư trong phạm vi quản lý.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án có hành vi che giấu vi phạm hoặc hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
OBLIGATIONS, ENTITLEMENTS AND RESPONSIBILITIES OF AUTHORITIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS INVOLVED IN PUBLIC INVESTMENT ACTIVITIES
Article 86. Obligations and entitlements of National Assembly
1. Promulgate laws and Resolutions on public investment.
2. Decide the investment policies on the national target programs and projects using the public investment capital.
3. Decide and adjust the annual and medium-term plans for public investment.
4. Adjust the criteria used for classifying the projects of national importance.
5. Supervise the implementation of the plans for public investment, national target programs and projects of national importance; supervise the compliance with the law on public investment.
Article 87. Obligations and entitlements of Government
1. Ensure consistent management of public investment.
2. Request the National Assembly to promulgate the laws and resolutions; request the National Assembly Standing Committee to promulgate the ordinances and resolutions on public investment.
3. Promulgate the legal documents on management of public investment.
4. Request the National Assembly to decide the investment policies on the national target programs and projects of national importance.
5. Decide the investment policies on the target programs in accordance with the regulations in Clause 2 Article 17 of this Law.
6. Formulate the annual and medium-term plans for public investment and request the National Assembly to decide and adjust them.
7. Implement the annual and medium-term plans for public investment.
8. Report the implementation of the annual and medium-term plans for public investment, national target programs and projects of national importance to the National Assembly.
9. Inspect the implementation of the annual and medium-term plans for public investment; inspect the execution of the programs and projects financed by funds derived from central budget and government bonds; inspect the targets and investment policies on public investment of the local authorities.
Article 88. Obligations and entitlements of Ministry of Planning and Investment
1. Be responsible to the Government for the consistent management of public investment.
2. Promulgate or request the competent authorities to promulgate the legal documents related to public investment, principles, criteria, allocated rate and use of the capital budget for investment.
3. Take charge and cooperate with the Ministry of Finance in determining the total funds from the State budget, government bonds and loan capital from the State used for the annual and medium-term plans for public investment.
4. Present the national annual and medium-term plans for public investment to the Government.
5. Adjust or request the competent authorities to adjust the annual and medium-term plans for public investment.
6. Be responsible to the Government for the consistent management of ODA and overseas concessional loans; take charge of management and use of the ODA and overseas concessional loans.
7. Take charge and cooperate with the relevant authorities in assessing the capital and ability to balance the capital of the projects financed by funds derived from the central budget, the government bonds and other capital under the regulations of the law.
8. Be responsible to the Government for the consistent management of the national target programs.
9. Implement, supervise, inspect and evaluate the plans, programs and projects and other management obligations of public investment.
Article 89. Obligations and entitlements of Ministry of Finance
1. Cooperate with the Ministry of Planning and Investment in formulating the annual and medium-term plans for public investment.
2. Take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in determining the total funds from the State budget, government bonds and loan capital from the State used for the annual and medium-term plans for public investment.
3. Take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in assessing the capital and ability to balance the capital of the projects financed by funds derived from the central budget, the government bonds and other capital under the regulations of the law.
4. Take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in instructing the local financial authorities to balance the regular budget to pay the expenditure used for formulating, assessing and deciding the investment policies, approving the Decisions on investment in the programs, maintaining and operating the projects in use.
5. Report the disbursement and finalization of the plans, programs and projects to the Government.
Article 90. Obligations and entitlements of Ministries and central authorities
1. Manage public investment under the regulations of the law.
2. Promulgate, direct, inspect and supervise the conformity with the standards and eco-technical norms.
3. Decide the investment policies on the programs and projects in accordance with the regulations in Clause 4 Article 17 of this Law and decide the investment in the programs and projects in accordance with the regulations in Clause 2 Article 39 of this Law.
4. Formulate the plans for public investment.
5. Supervise, evaluate, inspect and supervise the implementation of the plans, programs and projects within their management.
6. Report the implementation of the plans, programs and projects and the result of such implementation.
7. Cooperate with the Ministries, regulatory authorities and local authorities in implementing the plans, programs and projects according to the assigned obligations.
Article 91. Obligations and entitlements of the People’s Councils
1. The People’s Councils shall:
a) decide the investment policies and investment programs financed by funds derived from local revenues from the State budget, municipal bonds, revenues which are retained but not recorded in the state budget balance and other loan capital from the local budget;
b) consider and comment on the investment policies on the local group-B- projects and group-C- major projects financed by funds derived from the central budget and the Government bonds;
c) decide the investment policies on the programs and projects in accordance with the regulations in Clause 5 Article 17 of this Law;
d) consider and comment on the local annual and medium-term plans for public investment including the catalogues and the allocated rate of each project financed by funds derived from the central budget and Government bonds;
dd) decide the local annual and medium-term plans for public investment including the list and the capital allocated to each project financed by funds derived from local revenues from the State budget, loan capital from the State, municipal bonds, revenues which are retained but not recorded in the State budget balance and other loan capital from the local budget.
e) Supervise the projects financed by capital budget for public investment allocated to the local authorities including the funds derived from the central budget, Government bonds, local revenues from the state budget, loan capital from the State, municipal bonds, ODA and overseas concessional loans, revenues which are retained but not recorded in the State budget balance and other loan capital from the local budget.
2. In addition to the obligations and entitlements prescribed in Clause 1 this Article, the People’s Councils of provinces shall:
b) consider and comment on the investment policies on the local group-A- projects;
b) decide the criteria of the local major projects which are conformable with the targets, development orientation, financial capacity and the specific characteristics of such provinces.
Article 92. Obligations and entitlements of the People’s Committees of provinces
1. Manage the public investment within their competence under the regulations of the law.
2. Request the People’s Councils of provinces to consider:
a) deciding the investment policies and investment programs financed by funds derived from the municipal bonds, revenues which are retained but not recorded in the State budget balance and other loan capital from the local budget.
b) commenting on the investment policies on the projects within the competence of the Prime Minister in accordance of the regulations in Clause 3 Article 17 of this Law;
c) deciding on the investment policies on the group-B- projects and group-C- major projects under their management in accordance with the regulations in Point b, Clause 5 Article 17 of this Law;
d) commenting on the annual and medium-term plans for public investment financed by funds derived from the central budget, the Government bonds, ODA and the overseas concessional loans in accordance with the lists and allocated rate of each project;
dd) deciding the local annual and medium-term plans for public investment financed by funds derived from local revenues from the State budget, municipal bonds, loan capital from the State, revenues which are retained but not recorded in the State budget balance and other loan capital from the local budget.
3. Decide the investment policies on the projects in accordance with the regulations in Clause 6 Article 17 of this Law and decide the investment in the programs and projects in accordance with the regulations in Clause 3 Article 39 of this Law.
4. Implement, supervise and evaluate the plans for public investment using the capital budget within their competence.
5. Cooperate with the Ministries and central authorities in executing, supervising, inspecting and evaluating the programs and projects in such provinces.
Article 93. Obligations and entitlements of the People’s Committees of districts
1. Formulate the annual and medium-term plans for public investment under their management.
2. Assess the programs and projects under their management.
Request the People’s Councils of districts to:
a) decide the investment policies and investment programs financed funds derived from the local budget in accordance with the allocated rate of the capital and revenues which are retained but not recorded in the State budget balance of districts.
b) give opinions about the investment policies on the projects under the management of the Prime Minister in accordance of the regulations in Clause 3 Article 17 of this Law and of the superior People’s Councils;
c) deciding on the investment policies on the group-B- projects and group-C- major projects under their management in accordance with the regulations in Point b, Clause 5 Article 17 of this Law;
dd) deciding the local annual and medium-term plans for public investment financed by funds derived from revenues which are retained but not recorded in the State budget balance of districts.
4. Decide the investment policies on the projects in accordance with the regulations in Clause 6 Article 17 of this Law and decide the investment in the programs and projects in accordance with the regulations in Clause 4 Article 39 of this Law.
5. Implement, supervise, evaluate and inspect the plans, programs and projects and other management authorities related to the public investment according to the division of management.
6. Cooperate with the relevant authorities and organizations in executing, supervising, inspecting and evaluating the programs and projects in such districts.
Article 94. Obligations and entitlements of the State audit
1. Decide the annual audit plan for the plans, programs and projects and notify the National Assembly and the Government prior to the implementation.
2. Conduct annual audit, specialized audits and audits of the plans, programs and projects at the request of the National Assembly, National Assembly Standing Committee, Government and Prime Minister.
3. Report the result of the annual audit, specialized audit and auditors’ requests related to the plans, programs and projects to the National Assembly and National Assembly Standing Committee.
4. Announce the audits of the plans, programs and projects under the regulations of the law.
Article 95. Obligations and entitlements of Vietnamese Fatherland Front
1. Take charge of supervision on the investment in the programs and projects in accordance with the regulations in Clause 1 and Clause 3 Article 82 of this Law and other relevant laws.
2. Collect the opinions of the community about the investment policies on the local programs and projects in accordance with the regulations of Clause 2 Article 82 of this Law and regulations of the law on democratic practice at communes, wards and towns.
Article 96. Rights and responsibilities of entities engaged in proposing investment policies
1. Propose programs and projects conformable with the strategy, planning and plan for socio-economic development in each stage.
2. Mobilize the resources to execute the programs and projects on schedule.
3. Request the competent authorities to consider and decide the investment policies when any program is different from other programs and the regular duties according to the assigned obligations.
4. Be responsible for the information and figures related to the proposed programs and projects.
Article 97. Rights and responsibilities of entities related to Decisions on investment policies
1. Entities decide the investment polices on programs and projects in accordance with the regulations in Article 18 of this Law.
2. Any entity prescribed in Clauses 2, 3, 4 and 6 Article 17 of thus Law that decide the inappropriate and ineffective investment or cannot balance the capital leading to the loss and wastage shall be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
3. Any entity related to the establishment and assessment that commits the violations, which leads to the inappropriate and ineffective investment shall be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
Article 98. Rights and responsibilities of program leaders and investors related to establishment of programs and projects
1. Take legal responsibility for the documents sent to the competent authorities for approval.
2. Provide necessary documents for the authorities in charge of assessing the programs and projects.
3. Propose measures to attract the capital to execute the programs and projects on schedule.
4. Take responsibility for the establishment of programs and projects. Be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations in case of violations; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
Article 99. Rights and responsibilities of investors in programs and projects
1. Invest in the programs and projects according to the investment policies that are approved by the competent authorities, which is conformable with the ability to balance the capital under the their management and meets the standards in investment and assessment result. Be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations in case of inappropriate investment leading to ineffective investment, time-consuming or loss; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
2. Assess the programs and projects before they are approved, including assessing the capital and ability to balance the capital.
3. Balance the capital to pay the cost to establish and assess the programs and projects under their management.
4. Direct the program leaders and investors to execute the programs and projects on time and ensure the quality within the scope of the approved investment plan.
5. Decide to adjust, suspend or cancel the programs and projects.
6. Supervise, inspect and assess the programs and projects and the activities of the program leaders and investors during the execution of the programs and projects.
7. Take legal responsibility for the violations against the regulations on competence during the selection of the program leaders and investors.
Article 100. Rights and responsibilities of entities related to design consultancy on programs and projects
1. Request the program leaders and investors to provide information and documents related to the design for programs and projects.
2. Design the programs and projects to the standards, norms and quality assurance measures; do not exceed the regulated standards and norms.
3. Take responsibility for the result of the design of programs and projects. Be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations in case of incorrect design leading to ineffective investment or loss; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
Article 101. Rights and responsibilities of entities related to assessment of plans, programs and projects
1. Conduct the assessment of the plans, programs and projects under the regulations of the law and be responsible for the assessment result and their requests.
2. Conduct independent, transparent and objective assessment in accordance with the regulations of this Law and other laws.
3. Be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations in case of inaccurate assessment; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
Article 102. Rights and responsibilities of program leaders and investors to manage and carry out programs and projects
1. Manage and carry out the programs and projects, ensure the target, process and quality.
2. Report the implementation of the programs and projects under the regulations of this Law and other relevant laws.
3. Be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations in case of any loss; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
Article 103. Rights and responsibilities of managing Board in charge of programs and projects
1. Propose the remedies; manage and carry out the programs and projects; ensure the target, process and quality as authorized by the program leaders and investors.
2. Report the implementation of the programs and projects to the program leaders and investors.
3. Be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations in case of any loss; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
Article 104. Rights and responsibilities of entities supervising, assessing and inspecting programs and projects
1. The Heads of the Ministries, regulatory authorities and local authorities, Presidents of the People’s Committees of districts, program leaders and investors shall be responsible for the consequences if they do not supervise, assess or inspect the plans, programs and projects or send reports under the regulations.
2. The entities that are assigned to supervise, inspect and evaluate the plans, programs and projects must be responsible for their reports.
3. The program leaders and investors shall be responsible for their reports and take the legal responsibility for incorrect information about the investment within their competence under the regulations of the law.
4. Any entity assigned to supervise, inspect and valuate the plans, programs and projects that hide the violations or other violations shall be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations ; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
Article 105. Imposition of penalties
Any entity breaches the regulations in this Law shall be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations ; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực