Chương VI Luật Nhà ở 2014: Quản lý, sử dụng nhà ở
Số hiệu: | 65/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 29/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1169 đến số 1170 |
Lĩnh vực: | Bất động sản | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Luật nhà ở 2014
Từ ngày 01/07/2015, tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định Luật nhà ở 2014.
Các đối tượng nước ngoài được sở hữu nhà ở Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam; đối tượng này cần phải có Giấy chứng nhận đầu tư và nhà ở xây dựng trong dự án.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; đối tượng này cần phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam.
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam; cá nhân này phải không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự...
Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận nhưng có thể được gia hạn thêm thời gian nếu có nhu cầu.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Lập, lưu trữ và quản lý hồ sơ về nhà ở.
2. Bảo hiểm nhà ở.
3. Quản lý, sử dụng nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử.
4. Quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
5. Bảo hành, bảo trì, cải tạo, phá dỡ nhà ở.
1. Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang sử dụng nhà ở nếu chưa xác định được chủ sở hữu, tổ chức được giao quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở theo quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 77 của Luật này.
2. Hồ sơ nhà ở được quy định như sau:
a) Đối với nhà ở tại đô thị và nông thôn được tạo lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở hoặc có bản kê khai thông tin về nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở;
b) Đối với nhà ở tại đô thị được tạo lập kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì hồ sơ nhà ở bao gồm giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở; giấy tờ xác định đơn vị tư vấn, đơn vị thi công, bản vẽ thiết kế, bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở, hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật về xây dựng (nếu có);
c) Đối với nhà ở tại nông thôn được tạo lập kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì hồ sơ nhà ở bao gồm giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở và bản vẽ thiết kế, bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở (nếu có);
d) Đối với trường hợp xây dựng nhà ở theo dự án thì hồ sơ nhà ở bao gồm hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở và hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân lưu trữ hồ sơ về nhà ở được quy định như sau:
a) Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang sử dụng nhà ở nếu chưa xác định được chủ sở hữu, tổ chức được giao quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ nhà ở;
b) Cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trên địa bàn;
c) Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ nhà ở của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận phải có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 76 của Luật này cho cơ quan quản lý nhà ở cùng cấp để thiết lập hồ sơ nhà ở.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy định việc phối hợp cung cấp thông tin về nhà ở giữa cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận và cơ quan quản lý nhà ở tại địa phương để bảo đảm thống nhất về các thông tin nhà ở, đất ở ghi trong hồ sơ nhà ở.
1. Nhà nước khuyến khích các chủ sở hữu mua bảo hiểm nhà ở. Đối với nhà ở thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy thì chủ sở hữu nhà ở này phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
2. Hình thức, mức đóng bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
1. Nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử bao gồm cả nhà biệt thự cũ không phân biệt hình thức sở hữu được xác định như sau:
a) Nhà ở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh;
b) Nhà ở không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này nhưng thuộc danh mục được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hội đồng bao gồm đại diện các cơ quan về kiến trúc, xây dựng, văn hóa cấp tỉnh, hội nghề nghiệp và nhà khoa học có liên quan để xác định tiêu chí và danh mục công trình nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử trên địa bàn để phê duyệt.
3. Việc quản lý, sử dụng nhà ở quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về di sản văn hóa; trường hợp nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì còn phải thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương này.
4. Kinh phí để thực hiện quản lý, bảo tồn, bảo trì, cải tạo các nhà ở thuộc diện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do ngân sách nhà nước cấp.
Đối với nhà ở thuộc diện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trừ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì tùy vào điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí để chủ sở hữu thực hiện quản lý, bảo tồn, bảo trì, cải tạo nhà ở này.
1. Nhà ở công vụ do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc mua bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Nhà ở để phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này.
3. Nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này.
4. Nhà ở cũ được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở.
1. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí; việc bán, cho thuê, cho thuê mua, thu hồi nhà ở và quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải thực hiện theo đúng quy định của Luật này.
2. Cơ quan sau đây là đại diện chủ sở hữu và có trách nhiệm quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:
a) Bộ Xây dựng quản lý nhà ở công vụ, nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn trung ương; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý nhà ở do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đầu tư;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà ở được đầu tư bằng nguồn vốn của địa phương và nhà ở được giao quản lý trên địa bàn.
3. Hoạt động quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có chức năng quản lý vận hành nhà ở thực hiện và được hưởng các cơ chế ưu đãi như đối với dịch vụ công ích. Việc lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định.
4. Đối với nhà ở công vụ thì chỉ được sử dụng để cho thuê, đối với nhà ở xã hội thì được xây dựng để cho thuê, cho thuê mua; trường hợp không còn nhu cầu sử dụng hoặc phải di dời đến địa điểm khác mà không thuộc diện phải phá dỡ hoặc cần tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác thì Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc chuyển đổi công năng sử dụng và thực hiện quản lý cho thuê hoặc bán theo quy định tại Luật này.
5. Người thuê nhà ở công vụ khi không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở hoặc chuyển đi nơi khác hoặc có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở mà thuộc diện bị thu hồi thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước.
Người trả lại nhà ở công vụ nếu không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, e và h khoản 1 Điều 84 của Luật này và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ thì cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng người này có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người đó sinh sống căn cứ vào tình hình cụ thể để giải quyết cho thuê, cho thuê mua, mua nhà ở xã hội hoặc giao đất ở để họ xây dựng nhà ở.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở, việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở và việc quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
1. Đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định như sau:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 32 và khoản 9 Điều 49 của Luật này chỉ được thuê nhà ở;
b) Đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 49 của Luật này được xem xét giải quyết cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội;
c) Đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 49 của Luật này nếu chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội thì được giải quyết thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư;
d) Đối tượng đang thực tế sử dụng nhà ở cũ quy định tại khoản 4 Điều 80 của Luật này được giải quyết cho thuê hoặc mua nhà ở đó.
2. Điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định như sau:
a) Đối tượng được thuê nhà ở công vụ phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này;
b) Đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này; nếu là đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 49 của Luật này thì còn phải thuộc diện chưa được bố trí nhà ở, đất ở tái định cư;
c) Đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư phải thuộc diện bị thu hồi đất, giải tỏa nhà ở theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội;
d) Đối tượng được thuê hoặc mua nhà ở cũ phải đang thực tế sử dụng nhà ở đó và có nhu cầu thuê hoặc mua nhà ở này.
1. Việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải bảo đảm công khai, minh bạch; ngoài yêu cầu phải tuân thủ quy định tại Điều 82, Điều 84 và các quy định về giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở tại Chương VIII của Luật này thì còn phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Trường hợp thuê nhà ở công vụ thì phải thực hiện quy định tại Điều 33 của Luật này;
b) Trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở để phục vụ tái định cư thì phải thực hiện quy định tại Điều 35 và Điều 41 của Luật này;
c) Trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội thì phải thực hiện quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật này;
d) Trường hợp cho thuê, bán nhà ở cũ thì nhà ở đó phải không có khiếu kiện, tranh chấp về quyền sử dụng và thuộc diện được cho thuê hoặc được bán theo quy định của pháp luật về nhà ở.
2. Hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở phải có các nội dung theo quy định tại Điều 121 của Luật này. Việc ký kết hợp đồng được quy định như sau:
a) Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở xã hội hoặc mua bán nhà ở cũ thì hợp đồng được ký giữa bên mua, bên thuê mua với cơ quan quản lý nhà ở;
b) Trường hợp thuê, thuê mua, mua bán nhà ở để phục vụ tái định cư thì hợp đồng được ký giữa người được tái định cư với đơn vị được giao bố trí tái định cư;
c) Trường hợp thuê nhà ở bao gồm thuê nhà ở cũ, thuê nhà ở công vụ, thuê nhà ở xã hội thì hợp đồng được ký giữa bên thuê với cơ quan quản lý nhà ở hoặc đơn vị được giao quản lý vận hành nhà ở đó.
1. Việc thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;
b) Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê tiếp hoặc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở;
c) Bên thuê, bên thuê mua trả lại nhà ở đang thuê, thuê mua;
d) Bên thuê không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở theo quy định của Luật này;
đ) Bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà không có ai đang cùng sinh sống; trường hợp thuê nhà ở công vụ thì khi người được thuê nhà ở công vụ chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án;
e) Bên thuê, thuê mua nhà ở không nộp tiền thuê nhà ở từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
g) Nhà ở cho thuê, cho thuê mua thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Bên thuê, bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua.
2. Người đang thuê, thuê mua nhà ở thuộc diện bị thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều này phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị được giao quản lý nhà ở; trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết định cưỡng chế thu hồi; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế thu hồi nhà ở này trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi.
1. Tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở phải bảo hành nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng; tổ chức, cá nhân cung ứng thiết bị nhà ở phải bảo hành thiết bị theo thời hạn do nhà sản xuất quy định.
Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có trách nhiệm bảo hành nhà ở theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, cung ứng thiết bị thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định của pháp luật.
2. Nhà ở được bảo hành kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng với thời hạn như sau:
a) Đối với nhà chung cư thì tối thiểu là 60 tháng;
b) Đối với nhà ở riêng lẻ thì tối thiểu là 24 tháng.
3. Nội dung bảo hành nhà ở bao gồm sửa chữa, khắc phục các hư hỏng khung, cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng, cầu thang bộ, các phần ốp, lát, trát, hệ thống cung cấp chất đốt, hệ thống cấp điện sinh hoạt, cấp điện chiếu sáng, bể nước và hệ thống cấp nước sinh hoạt, bể phốt và hệ thống thoát nước thải, chất thải sinh hoạt, khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, nứt, sụt nhà ở và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở. Đối với các thiết bị khác gắn với nhà ở thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở thực hiện bảo hành sửa chữa, thay thế theo thời hạn quy định của nhà sản xuất.
1. Chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm thực hiện bảo trì nhà ở; trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu thì người đang quản lý, sử dụng có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó.
2. Việc bảo trì nhà ở phải được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; đối với nhà ở quy định tại khoản 1 Điều 79 của Luật này thì còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc, quy hoạch và pháp luật về tu bổ, bảo quản, phục hồi di tích lịch sử, văn hóa.
3. Chủ sở hữu, đơn vị thực hiện bảo trì nhà ở phải bảo đảm an toàn cho người, tài sản và bảo đảm vệ sinh, môi trường trong quá trình bảo trì nhà ở; trường hợp bảo trì nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 90 của Luật này.
1. Chủ sở hữu nhà ở được cải tạo nhà ở thuộc sở hữu của mình; người không phải là chủ sở hữu nhà ở chỉ được cải tạo nhà ở nếu được chủ sở hữu đồng ý.
2. Việc cải tạo nhà ở phải thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; trường hợp pháp luật quy định phải lập dự án để cải tạo nhà ở thì phải thực hiện theo dự án được phê duyệt. Đối với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì việc cải tạo nhà ở còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 90 của Luật này.
3. Đối với nhà ở quy định tại khoản 1 Điều 79 của Luật này thì việc cải tạo còn phải tuân theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, quản lý di sản văn hóa; trường hợp pháp luật có quy định phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi cải tạo thì chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà ở phải thực hiện theo văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
4. Đối với nhà biệt thự cũ thuộc danh mục quy định tại khoản 1 Điều 79 của Luật này thì còn phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Không được làm thay đổi nguyên trạng ban đầu của nhà biệt thự;
b) Không được phá dỡ nếu chưa bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ theo kết luận kiểm định của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh; trường hợp phải phá dỡ để xây dựng lại thì phải theo đúng kiến trúc ban đầu, sử dụng đúng loại vật liệu, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao của nhà biệt thự cũ;
c) Không được tạo thêm kết cấu để làm tăng diện tích hoặc cơi nới, chiếm dụng không gian bên ngoài nhà biệt thự.
1. Chủ sở hữu nhà ở có các quyền sau đây trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở:
a) Được tự thực hiện việc bảo trì, cải tạo hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì, cải tạo; trường hợp pháp luật quy định phải do đơn vị, cá nhân có năng lực hành nghề xây dựng thực hiện thì phải thuê đơn vị, cá nhân có năng lực thực hiện bảo trì, cải tạo;
b) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng trong trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, tạo điều kiện cho việc bảo trì, cải tạo nhà ở khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nhà ở có các nghĩa vụ sau đây trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở:
a) Chấp hành quy định của pháp luật về bảo trì cải tạo nhà ở; tạo điều kiện cho các chủ sở hữu nhà ở khác thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà ở của họ;
b) Bồi thường cho người khác trong trường hợp gây thiệt hại;
c) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của luật.
1. Bên cho thuê nhà ở có quyền cải tạo nhà ở khi có sự đồng ý của bên thuê nhà ở, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do bất khả kháng; bên thuê nhà ở có trách nhiệm để bên cho thuê nhà ở thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà ở.
2. Bên cho thuê nhà ở được quyền điều chỉnh giá thuê hợp lý sau khi kết thúc việc cải tạo nếu thời gian cho thuê còn lại từ một phần ba thời hạn của hợp đồng thuê nhà trở xuống; trường hợp bên thuê nhà ở không đồng ý với việc điều chỉnh giá thuê thì có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp bên thuê nhà ở phải chuyển chỗ ở để thực hiện việc bảo trì hoặc cải tạo nhà ở thì các bên thỏa thuận về chỗ ở tạm và tiền thuê nhà ở trong thời gian bảo trì, cải tạo; trường hợp bên thuê nhà ở tự lo chỗ ở và đã trả trước tiền thuê nhà ở cho cả thời gian bảo trì hoặc cải tạo thì bên cho thuê nhà ở phải thanh toán lại số tiền này cho bên thuê nhà ở. Thời gian bảo trì hoặc cải tạo không tính vào thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà ở sau khi kết thúc việc bảo trì, cải tạo nhà ở.
4. Bên thuê nhà ở có quyền yêu cầu bên cho thuê nhà ở bảo trì nhà ở, trừ trường hợp nhà ở bị hư hỏng do bên thuê gây ra; trường hợp bên cho thuê không bảo trì nhà ở thì bên thuê được quyền bảo trì nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên cho thuê biết trước ít nhất 15 ngày. Văn bản thông báo phải ghi rõ mức độ bảo trì và kinh phí thực hiện. Bên cho thuê nhà ở phải thanh toán kinh phí bảo trì cho bên thuê nhà ở hoặc trừ dần vào tiền thuê nhà.
1. Việc bảo trì, cải tạo nhà ở phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng.
2. Trường hợp cải tạo nhà ở đang cho thuê thì thực hiện theo quy định tại Điều 89 của Luật này; trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà ở cho phép bên thuê nhà ở tự bỏ kinh phí để cải tạo thì phần nhà ở được cải tạo vẫn thuộc sở hữu nhà nước, tổ chức được giao quản lý nhà ở đó có trách nhiệm hoàn trả kinh phí cho bên thuê nhà ở hoặc trừ dần vào tiền thuê nhà ở.
1. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có quyền và trách nhiệm bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình; trường hợp không xác định được phần quyền sở hữu của từng chủ sở hữu thuộc sở hữu chung thì trách nhiệm bảo trì, cải tạo được chia đều cho các chủ sở hữu. Việc bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung phải được các chủ sở hữu đồng ý.
2. Kinh phí bảo trì, cải tạo phần sở hữu chung được phân chia tương ứng với phần quyền sở hữu của từng chủ sở hữu, trừ trường hợp các chủ sở hữu có thỏa thuận khác. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì việc đóng góp kinh phí bảo trì phần sở hữu chung được thực hiện theo quy định tại Điều 108 của Luật này.
1. Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.
2. Nhà ở thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật này.
3. Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
1. Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở có trách nhiệm phá dỡ nhà ở; trường hợp phải giải tỏa nhà ở để xây dựng lại nhà ở mới hoặc công trình khác thì chủ đầu tư công trình có trách nhiệm phá dỡ nhà ở.
2. Chủ sở hữu nhà ở tự thực hiện việc phá dỡ nhà ở nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về xây dựng phá dỡ.
3. Trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới thì còn phải thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương VII của Luật này.
4. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phá dỡ nhà ở trên địa bàn.
1. Phải di chuyển người và tài sản ra khỏi khu vực phá dỡ.
2. Phải có biển báo và giải pháp cách ly với khu vực xung quanh.
3. Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trình xung quanh, công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc diện không bị phá dỡ và bảo đảm vệ sinh, môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Không được thực hiện việc phá dỡ nhà ở nằm trong khu dân cư trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 13 giờ và từ 22 giờ đến 05 giờ, trừ trường hợp khẩn cấp.
1. Trường hợp nhà ở phải phá dỡ theo quy định tại Điều 92 của Luật này mà chủ sở hữu nhà ở, chủ đầu tư công trình hoặc người đang quản lý, sử dụng không tự nguyện thực hiện việc phá dỡ nhà ở thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở.
2. Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà ở để thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 92 của Luật này, phá dỡ nhà ở riêng lẻ quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều 92 của Luật này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà chung cư quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 92 của Luật này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Kinh phí cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:
a) Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở hoặc chủ đầu tư công trình phải chịu chi phí cưỡng chế phá dỡ và các chi phí có liên quan đến việc phá dỡ;
b) Trường hợp chủ sở hữu nhà ở, người đang quản lý, sử dụng nhà ở, chủ đầu tư công trình không chi trả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản để bảo đảm kinh phí cho việc phá dỡ.
1. Chủ sở hữu nhà ở phải tự lo chỗ ở khi nhà ở bị phá dỡ.
2. Trường hợp phá dỡ nhà ở thuộc diện bị thu hồi đất thì chỗ ở của chủ sở hữu được giải quyết theo chính sách về nhà ở tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.
3. Trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới thì chỗ ở của chủ sở hữu có nhà chung cư bị phá dỡ được giải quyết theo quy định tại Điều 116 của Luật này.
1. Bên cho thuê nhà ở phải thông báo việc phá dỡ bằng văn bản cho bên thuê biết ít nhất là 90 ngày trước khi thực hiện phá dỡ, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc phá dỡ theo quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mà thời hạn thuê vẫn còn thì bên cho thuê có trách nhiệm bố trí cho bên thuê chỗ ở khác trong thời gian phá dỡ và xây dựng lại nhà ở, trừ trường hợp bên thuê thỏa thuận tự lo chỗ ở. Sau khi xây dựng xong nhà ở, bên thuê được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp bên thuê không có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở đó; trường hợp bên thuê tự lo chỗ ở thì không phải trả tiền thuê nhà ở trong thời gian phá dỡ và xây dựng lại, thời gian phá dỡ và xây dựng lại không tính vào thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở.
MANAGEMENT AND USE OF HOUSING
Section 1. GENERAL MANAGEMENT AND USE OF HOUSING
Article 75. Content of management and use of housing
1. Compiling, archiving and management of documents on housing.
2. Home insurance.
3. Management and use of housing possessing art, culture and/or history value.
4. Management and use of state-owned housing.
5. Housing warranty, maintenance, renovation, or demolition.
Article 76. Dossiers on housing
1. The homeowner, or the occupiers if it is unable to determine the homeowner, or the agency in charge of state-owned housing, shall compile and store the dossiers on housing as prescribed in Clause 2 of this Article and Article 77 of this Law.
2. The dossier on housing shall include:
a) Regarding housing in rural and urban areas occupying before July 1, 2006, the dossier shall include the proven documents on lawful housing or declarations about housing as prescribed in law on housing;
b) Regarding housing in urban areas occupying from July 1, 2006, the dossier on housing shall include proven documents on lawful housing; documents on consulting organizations, construction organizations, design drawings, floor plan, site plan, as-built dossiers prescribed in law on construction (if any);
c) Regarding housing in rural areas occupying before July 1, 2006, the housing dossiers shall include documents on lawful housing and floor plan, site plan (if any);
d) Regarding projected-base housing construction, the dossier shall include documents on residential construction project and as-built dossiers as prescribed.
Article 77. Archiving and management of documents on housing.
1. Responsibility of organizations or individuals for archiving of housing dossier:
a) The homeowner, or occupiers incase it is unable to determine the homeowner or management unit of state-owned house management, shall be responsible for archiving of housing dossier;
b) The housing authorities of districts shall archive housing dossiers of Vietnamese households or individuals, overseas Vietnamese in the district;
c) The housing authorities of provinces shall archive housing dossiers of Vietnamese organizations, foreign organizations, foreign individuals and projects for housing construction in the province.
2. When granting the Certificate, the competent agency shall provide information about housing prescribed in Clause 2 Article 76 of this Law to the housing authority at the same level to compile the housing dossiers.
The People’s Committee of the province shall promulgate regulations on cooperation of information exchange in housing between the competent agency in charge of Certificate issuance and the local housing authority in order to ensure the unanimity of information about housing or residential land stated in the housing dossier.
1. The State encourages the homeowners to buy home insurance. With respect to any house in the list of facilities in danger of the fire prescribed in law on fire safety, its homeowner is required to buy compulsory fire and explosion insurance.
2. Forms, premium rates, and terms of home insurance shall comply with law on insurance business and law on fire safety.
Article 79. Management and use of housing possessing art, culture and/or history value
1. The housing possessing art, culture and/or history value including old villas regardless of forms of homeownership shall be determined as follows:
a) Any house which is ranked as a national or provincial cultural and historical monument by the competent agency;
b) Any house which is not subject to Point a of this Clause but it is in the list approved by the People’s Committee of the province at the request of the competent agency prescribed in Clause 2 of this Article.
2. The People’s Committee of the province shall set up a council including representatives of agencies of the province in charge of architectures, construction and/or culture, professional partnership and related scientists to determine criteria and list of housing possessing art, cultural, and/or historical value in the province for approval.
3. The management and use of housing prescribed in Clause 1 of this Article shall comply with regulations of this Law and law on cultural heritage; regarding state-owned houses, they must also comply with Section 2 of this Chapter.
4. Funding for management, maintenance, reservation, and/or renovation of housing prescribed in Point a Clause 1 of this Article and state-owned houses allocated by the government budget.
With respect to housing prescribed in Point b Clause 1 of this Article, except for state-owned houses and according to condition of the province, the People’s Committee of the province shall decide to provide a portion or entire funding in order for the homeowner to manage, reserve, maintain or renovate that houses.
Section 2. MANAGEMENT AND USE OF STATE-OWNED HOUSES
Article 80. Types of state-owned houses
1. Official residences which are constructed by the State, or bought by government budget, or established under ownership of the State as prescribed.
2. Houses subject to the relocation which are invested by the State using the capital resources prescribed in Clause 3 Article 36 of this Law.
3. Social houses which are invested by the State using the capital resources prescribed in Clause 1 Article 53 of this Law.
4. Old houses which are invested by government budget or government budget-related capital or established under ownership of the State and leased out to households or individuals as prescribed in law on housing.
Article 81. Management and use of state-owned housing
1. The state-owned houses must be used for proper purposes, efficiently, avoid losses and waste; the housing sale, lease, lease purchase and/or withdrawal and management or use of state-owned housing must comply with regulations of this Law.
2. The following agencies shall be the representatives of the homeowners and in charge of management of state-owned houses:
a) The Ministry of Construction shall manage official residences and/or social housing which are invested by central budget; the Ministry of National Defense and/or the Ministry of Public Security shall manage the housing invested by the Ministry of National Defense and/or the Ministry of Public Security;
b) The People’s Committee of the province shall be in charge of the housing invested by local budget and/or in the province.
3. The management of state-owned housing shall be conducted by any enterprise or cooperative in charge of housing management, and they shall enjoy preferential treatment similarly to public services. The state-owned housing managing-organization shall be selected by the competent agency prescribed in Clause 2 of this Article.
4. The official residence is only used for lease, the social housing is only used for lease, or lease purchase; in case the lessee no longer wishes to use or move to other places without subject to demolition or reconstruction of other social housing, the Ministry of Construction shall assess the conversion of form of the housing and manage the housing lease or sale as prescribed in this Law, then request the Prime Minister for approval.
5. Any lessee of an official residence who is not entitled to rent official residence, or move to another place, or commit violations against regulations on management and use of housing leading to housing withdrawal shall return the official resident to the State as prescribed.
If the aforesaid lessee is not subject to housing withdrawal due to violations against regulations prescribed in Point a, e and h Clause 1 Article 84 of this Law and has not had any house, the superior agency of the lessee shall cooperate with the People’s Committee of the province in leasing, leasing and selling, or selling social housing or allocating residential land to the lessee according to actual condition after he/she returns the official residence.
6. The Government shall provide guidance on state-owned housing lease, lease purchase, sale, exemption or reduction in housing rents, and management and use of state-owned housing.
Article 82. Entities eligible for state-owned housing lease, lease purchase or sale
1. Entities eligible for state-owned housing lease, lease purchase or sale:
a) The entity prescribed in Clause 1 Article 32 and Clause 9 Article 49 of this Law may only enter into housing lease agreement;
b) The entity prescribed in Clause 1, 4, 5, 6, 7, 8 and 10 Article 49 of this Law may enter into social housing lease or lease purchase agreement;
c) The entity prescribed in Clause 10 Article 49 of this Law may enter into housing lease, or lease purchase for relocation if he/she has not entered into any social housing lease or lease purchase agreement;
d) The entity using old housing prescribed in Clause 4 Article 80 of this Law may enter into housing lease or sale agreement.
2. Requirements for state-owned housing lease, lease purchase or sale:
a) The entity entitled to rent official residence must meet requirements prescribed in Clause 2 Article 32 of this Law;
b) The entity entitled to enter into social housing lease or lease purchase agreement must meet requirements prescribed in Clause 1 Article 51 of this Law; if he/she is the entity prescribed in Clause 10 Article 49 of this Law, he/she also has not been allocated housing or residential land subject to relocation;
c) The entity entitled to enter into housing lease, lease purchase or sale agreement for relocation must obtain the decision on entities subject to land withdrawal and/or housing clearance made by the competent agency and have not entered any such type of agreement;
d) The entity entitled to rent or buy the old house must live in that house actually or wish to rent or buy that house.
Article 83. State-owned housing lease, lease purchase or sale
1. The state-owned housing lease, lease purchase or sale must ensure the publicity and transparency; apart from requirements prescribed in Article 82, Article 84 and regulations on housing sale, lease, or lease purchase in the Chapter VIII of this Law, the following regulations must be followed:
a) The official residence lease must comply with prescribed in Article 33 of this Law;
b) The housing lease, lease purchase or sale for relocation must comply with prescribed in Article 35 and Article 41 of this Law;
c) The social housing lease, lease purchase or sale must comply with prescribed in Article 62 and Article 63 of this Law;
d) Regarding old housing lease or sale, that house has not been filed a lawsuit, or dispute over housing use rights and subject to lease or sale as prescribed in law on housing.
2. The agreement on housing lease, lease purchase or sale must comply with prescribed in Article 121 of this Law; The agreement shall be concluded as follows:
a) Regarding social housing sale or lease purchase, or old housing sale, the agreement shall be concluded between the buyer or the lessee and the housing authority;
b) Regarding housing lease, lease purchase or sale for the relocation, the agreement shall be concluded between entities subject to relocation and agency in charge of relocation;
c) Regarding housing lease including old housing lease, official residence lease, or social housing lease, the agreement shall be concluded between the lessee and housing authority or housing authority management.
Article 84. State-owned house withdrawal
1. A state-owned house shall be withdrawn in the one of cases below:
a) The transaction in housing sale, lease, or lease purchase is conducted ultra vires, ineligible entities, or failed to meet requirements as prescribed in this Law;
b) The lease agreement expires but the lessee no longer wishes to rent or both contractual parties agree to terminate the housing lease or lease purchase agreement;
c) The lessee returns the house under housing lease or lease purchase agreement;
d) The lessee no longer entitled to rent housing as prescribed in this Law;
dd) The lessee dies or has been declared as missing by the Court but he/she has nobody living together; or the lessee who is entitled to rent the official residence dies or has been declared as missing by the Court;
e) The lessee has not paid the rent for 3 months or more without good reasons;
g) The housing for lease or lease purchase is subject to demolition for renovation or reconstruction according to the decision of the competent agency;
h) The lessee does not use the house for proper purposes as agreed in the housing lease agreement or he/she exchanges, sells, sublets or lends the house, or expands, renovates, or demolishes the house himself/herself without the consent of the homeowner.
2. The lessee of the house subject to housing withdrawal as prescribed in Clause 1 of this Article shall return the house to the housing authority; if not, the agency representing the homeowner shall enforce the housing withdrawal; the People’s Committee of the province shall enforce that house within 30 days, from the date on which the enforcement decision on housing withdrawal is issued.
Section 3. HOUSING WARRANTY, MAINTENANCE AND RENOVATION
1. Any organization or individual building the house must give housing warranty as prescribed in law on construction; any organization or individual provides housing equipment must give equipment warranty according to the term recommended by the producer.
Regarding housing for sale or lease purchase, the seller or the lessor must give housing warranty as prescribed in Clause 2 and Clause 3 of this Article. The seller or the lessor is entitled to request the builder or the equipment provider to give warranty as prescribed.
2. The house shall be given warranty from the date on which the construction has been completed and the house is permitted to put into operation with the warranty period below:
a) At least 60 months regarding apartment buildings;
b) At least 24 months regarding separate housing.
3. The housing warranty shall include repair of frames, columns, beams, floors, walls, ceilings, roofs, terraces, stairways, paneled sections, paving, plastering, fuel supply system, electricity supply system, lighting supply system, water tank and water supply systems, septic tanks and sewage drainage systems, municipal waste; or solutions to cases of housing tilt, subsidence, cracking, collapse and other content as agreed in the agreement on housing sale or lease purchase.
Regarding other equipment attached to the house, the seller or the lessee shall give warranty including repair or replacement with the time limit recommended by the manufacturer.
Article 86. Housing maintenance
1. The homeowner is responsible for housing maintenance; in case it is unable to determine the homeowner, the occupier(s) of that house shall be responsible for housing maintenance.
2. The housing maintenance must comply with regulations of this Law and law on construction; regarding any house prescribed in Clause 1 Article 79 of this Law must also comply with regulations on architecture and planning and law on repair, reserve, and restoration of historical and/or cultural monuments.
3. The homeowner or the housing maintenance unit must ensure safety of people, assets, and ensure hygiene and environment during the housing maintenance progress; the state-owned housing maintenance must comply with regulations in Article 90 of this Law.
1. The homeowner may renovate any house under their homeownership; the person other than the homeowner may only renovate that house with the consent of the homeowner.
2. The home renovation must comply with regulations of this Law and law on construction; in case the house must be renovated under a project as prescribed in regulations of law, the renovation must be carried out according to the approved project. The renovation to state-owned houses must comply with regulations in Article 90 of this Law.
3. Regarding the house prescribed in Clause 1 Article 79 of this Law, the renovation must comply with law on planning, architecture, management of cultural heritage; if the house must be approved by the competent agency before renovation, the homeowner, or the housing authority must comply with regulations in that approval.
4. Apart from above regulations, the old house prescribed in Clause 1 Article 79 of this Law must comply with the regulations below:
a) Do not change the status quo of the villas;
b) Do not demolish the house if it is not seriously damaged, in danger of collapse according to appraisal given by the housing authority of province; if the house is reconstructed as required, it must conform to the same architecture, materials, building density, number of storeys and the height of the old villa;
c) Do not create structure in order to increase area or expand or appropriate outside space of the villa.
Article 88. Rights and obligations of homeowners in the housing maintenance and renovation
1. The homeowner has rights to:
a) Maintain or renovate the house himself/herself, or hire an organization or individual to maintain or renovate their house; or hire an agency or individual in charge of maintenance or renovation as prescribed in regulations of law;
b) Request the competent agency to issue the license for construction as required, or facilitate the housing maintenance or renovation if it meets all requirements prescribed in law on construction;
c) Exercise other rights as prescribed.
2. The homeowner has obligations to:
a) Comply with regulations of law on housing maintenance and renovation; and enable other homeowners to maintain or renovate their houses;
b) Pay compensation in case he/she causes damage to other people;
c) Fulfill other obligations as prescribed.
Article 89. Maintenance and renovation of houses under lease agreement
1. The lessor may renovate the house with the consent of the lessee, except for emergency cases or force majeure events; the lessee shall enable the lessor to maintain or renovate the house.
2. The lessor is entitled to adjust the proper rents after finishing the renovation provided that the remaining lease term is shorter than one third of lease term; in case the lessee does not agree with the new rent, he/she entitled to unilaterally terminate the agreement and claim the compensation as prescribed.
3. In case the lessee is required to move to another place for housing maintenance or renovation, the contracting parties shall agree about the temporary place and the rent during the maintenance or renovation period; in case the lessee may manage the accommodation themselves and has paid the rent for entire maintenance or renovation period, the lessor must repay that amount of rent to the lessee. The maintenance or renovation period shall not be included in the term of the housing lease agreement. The lessee is entitled to keep renting the house after finishing the maintenance or renovation.
4. The lessee is entitled to request the lessor to maintain the house, unless the house is damaged caused by the lessee; in case the lessor does not maintain the house, the lessee is entitled to carry out the maintenance provided that he/she notifies the lessor in writing at least 15 days preceding the maintenance's date. The notification must state the maintenance program and funding. The lessor must pay the maintenance funding to the lessee or amortize the rents.
Article 90. State-owned housing maintenance or renovation
1. The housing maintenance or renovation must be approved by the competent agency and comply with regulations of this Law and law on construction.
2. In case the house under lease agreement is renovated, it must comply with Article 89 of this Law; in case there is an approval issued by the housing authority to renovate the house using their own funding, the renovated part of the house is still under the ownership of the State, then the housing authority must refund to the lessee or amortize the rents.
Article 91. Maintenance or renovation of jointly-owned houses
1. The joint owners of the jointly-owned houses have rights and obligations in maintenance or renovation of the house in proportion to their own ownership; in case it is unable to determine the portion of ownership of each homeowner, the obligations to maintain or renovate the house shall be divided equally to the joint owners. The maintenance or renovation of jointly-owned houses must be conducted with the consent of all joint owners.
2. The funding for the maintenance or renovation of the common areas shall be divided in proportion to the ownership of each homeowner, unless otherwise agreed by the joint owners. Regarding a multi-owner building, the contribution of funding maintenance of the common areas shall be conducted in accordance with Article 108 of this Law.
Article 92. Housing to be demolished as required
1. Any house is seriously damaged, in danger of collapse, or unsafe for its occupiers which is declared in the Decision on quality assessment issued by housing authority of province where the house is located or in case of state of emergency or response to disasters.
2. Any house in the cases prescribed in Clause 2 Article 110 of this Law.
3. Any house subject to land clearance for land withdrawal according to the decision of the competent agency.
4. Any house built in the area banned from construction or on the piece of land other than residential land under the planning approved by the competent agency.
5. Any house subject to demolition prescribed in law on construction.
Article 93. Responsibility for housing demolition
1. The homeowners or the occupiers are responsible for housing demolition; in case it required to carry out the land clearance to rebuild the housing or other construction, the investor shall be responsible for the housing demolition.
2. The homeowner may demolish the house themselves as prescribed in law on construction or hire an organization or individual in charge of housing demolition.
3. In case an apartment building is demolished to renovate or rebuild a new apartment building, it must comply with Section 2 Chapter VII of this Law.
4. The People’s Committee of the commune shall observe and expedite the housing demolition in the commune.
Article 94. Requirements for housing demolition
1. People and assets must be moved outside the demolition area.
2. There are warning signs and solutions to isolating from surrounding area.
3. The requirements pertaining to the safety of people, assets, surrounding construction, technical infrastructural works not subject to demolition and hygiene and environment must be satisfied as prescribed.
4. The demolition of the housing in the residential areas may not be conducted from 12 p.m. to 13 p.m. and from 22 p.m. to 5 a.m., except for state of emergency.
Article 95. Enforcement of housing demolition
1. In case the house subject to demolition prescribed in Article 92 of this Law but the homeowner, the investor in the construction or the occupier does not demolish voluntarily the house, the competent agency prescribed in Clause 2 of this Article shall issue the decision on enforcement of house demolition.
2. Competence in issuance of decision on enforcement of house demolition shall be regulated as follows:
a) The President of the People’s Committee of district shall issue the decision on enforcement of house demolition for land withdrawal prescribed in Clause 3 Article 92 of this Law, separate house demolition prescribed in Clause 1, 4 and 5 Article 92 of this Law;
b) The President of the People’s Committee of province shall issue the decision on enforcement of apartment building demolition prescribed in Clause 1, 2, 4 and 5 Article 92 of this Law.
3. The People’s Committee of district shall implement the enforcement of housing demolition pursuant to the decision on enforcement of housing demolition prescribed in Clause 2 of this Article.
4. Funding for enforcement of housing demolition:
a) The homeowner, or the occupier, or the investor shall pay expenditures on enforcement of demolition and related expenditures;
b) In case the homeowner, the occupier, or the investor fails to pay the expenditures, the competent agency issued the decision on enforcement shall carry the enforcement of assets to ensure the funding for demolition.
Article 96. Dwelling for the homeowner during housing demolition
1. The homeowner shall manage dwelling himself/herself when the house is demolished.
2. In case a house subject to land withdrawal is demolished, the dwelling of the homeowner shall comply with policies on relocation housing when the State withdraw land as prescribed in this Law and law on land.
3. In case an apartment building is demolished to renovate or rebuild a new apartment building, the dwelling of the homeowner whose apartment building is demolished shall be settled as prescribed in Article 116 of this Law.
Article 97. Demolition of the housing under lease agreement
1. The lessor must notify the lessee of the demolition in writing for at least 90 days before demolition, except for state of emergency or demolition as defined in the administrative decisions of the competent agency.
2. In case of demolition for rebuilding the house and the lease term does not expire, the lessor take responsibility for arranging another place for the lessee during the demolition and reconstruction period, unless the lessee agrees to manage the dwelling themselves. After finishing the house, the lessee entitled to keep renting the house until the lease agreement expires, unless the lessee does not wish to keep renting that house; in case the lessee manage the dwelling himself/herself, he/she is exempt from the rent during the demolition or reconstruction period, such period shall not be included in the term of the lease agreement.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực