Chương VII Luật chứng khoán 2019: Quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát
Số hiệu: | 54/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 26/11/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 28/12/2019 | Số công báo: | Từ số 999 đến số 1000 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mới: Có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng mới được bán cổ phiếu
Đây là một trong những nội dung mới nổi bật quy định tại Luật chứng khoán 2019 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021).
Theo đó, công ty cổ phần muốn chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng thì phải thoả mãn điều kiện:
- Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán (Hiện hành chỉ cần số vốn điều lệ đã góp là 10 tỷ đồng);
- Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi; đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Ngoài ra, công ty còn cần đáp ứng một số điều kiện mới như:
- Tối thiếu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn (tỷ lệ này là 10% nếu vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng trở lên);
- Cổ phiếu của tổ chức phát hành phải được niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán…
Xem chi tiết tại Điều 15 Luật chứng khoán 2019 (thay thế cho Luật chứng khoán 2006 và Luật chứng khoán sửa đổi 2010).
Như vậy, điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng đã được chuẩn hóa theo hướng chặt chẽ hơn quy định hiện hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc thành lập và chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng của quỹ đại chúng do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện theo quy định tại Điều 108 của Luật này và phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Việc thành lập quỹ thành viên do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện theo quy định tại Điều 113 của Luật này và phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục về chào bán, thành lập, tổ chức lại, giải thể các quỹ đầu tư chứng khoán quy định tại Điều 99 và Điều 114 của Luật này.
4. Hoạt động của các loại hình quỹ quy định tại Điều 99 và Điều 114 của Luật này thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Nhà đầu tư có các quyền sau đây:
a) Hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán tương ứng với tỷ lệ vốn góp;
b) Hưởng các lợi ích và tài sản được chia hợp pháp từ việc thanh lý tài sản quỹ đầu tư chứng khoán;
c) Yêu cầu công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán mua lại chứng chỉ quỹ mở;
d) Khởi kiện công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát hoặc tổ chức liên quan nếu tổ chức này vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
đ) Thực hiện quyền của mình thông qua Đại hội nhà đầu tư;
e) Chuyển nhượng chứng chỉ quỹ theo quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;
g) Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.
2. Nhà đầu tư có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quyết định của Đại hội nhà đầu tư;
b) Thanh toán đủ tiền mua chứng chỉ quỹ;
c) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.
1. Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm tất cả các nhà đầu tư, là cơ quan quyết định cao nhất của quỹ đầu tư chứng khoán.
2. Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch và thành viên Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán;
b) Quyết định mức thù lao và chi phí hoạt động của Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán;
c) Quyết định các thay đổi cơ bản trong chính sách đầu tư, phương án phân phối lợi nhuận và mục tiêu đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán; quyết định thay đổi công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát; thay đổi mức phí trả cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát;
d) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;
đ) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể quỹ đầu tư chứng khoán; thay đổi vốn điều lệ, thay đổi thời hạn hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán;
e) Yêu cầu công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát xuất trình sổ sách hoặc giấy tờ giao dịch tại Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán;
g) Thông qua các báo cáo về tình hình tài chính, tài sản và hoạt động hằng năm của quỹ đầu tư chứng khoán; thông qua việc lựa chọn tổ chức kiểm toán được chấp thuận để kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm của quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức định giá độc lập (nếu có);
h) Xử lý vi phạm của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát và Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán gây tổn thất cho quỹ đầu tư chứng khoán;
i) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.
3. Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán được triệu tập hằng năm hoặc bất thường.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc triệu tập, thể thức tiến hành và thông qua quyết định của Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán.
1. Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán dự thảo và được Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán thông qua.
2. Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát;
b) Ngày thành lập quỹ đầu tư chứng khoán;
c) Mục tiêu hoạt động; lĩnh vực đầu tư; thời hạn hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán;
d) Vốn góp và quy định về thay đổi vốn điều lệ của quỹ đầu tư chứng khoán;
đ) Quyền và nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát; các trường hợp thay đổi công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát; quy định về việc ủy quyền cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán ký hợp đồng giám sát với ngân hàng giám sát;
e) Quy định về Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán, Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán;
g) Các hạn chế đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán;
h) Quy định về việc đăng ký sở hữu chứng chỉ quỹ và lưu giữ sổ đăng ký nhà đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán;
i) Quy định về việc lựa chọn ngân hàng giám sát; lựa chọn và thay đổi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
k) Quy định về chuyển nhượng, phát hành, mua lại chứng chỉ quỹ mở; quy định về việc niêm yết chứng chỉ quỹ đóng;
l) Các loại chi phí và thu nhập của quỹ đầu tư chứng khoán; mức phí, thưởng đối với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát; các trường hợp và phương pháp phân chia thu nhập của quỹ đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư;
m) Phương thức xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán, giá trị tài sản ròng của mỗi chứng chỉ quỹ;
n) Quy định về giải quyết xung đột lợi ích;
o) Quy định về chế độ báo cáo;
p) Quy định về giải thể quỹ đầu tư chứng khoán;
q) Cam kết của ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán về việc thực hiện nghĩa vụ với quỹ đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư và tuân thủ Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;
r) Thể thức tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mẫu Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.
1. Quỹ đầu tư chứng khoán giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;
b) Đại hội nhà đầu tư quyết định giải thể quỹ đầu tư chứng khoán trước khi kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;
c) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán hoặc bị giải thể, phá sản mà Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán không xác lập được công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thay thế trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày phát sinh sự kiện;
d) Ngân hàng giám sát bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán, bị giải thể, phá sản hoặc hợp đồng giám sát giữa ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán bị chấm dứt mà công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không xác lập được ngân hàng giám sát thay thế trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày phát sinh sự kiện;
đ) Giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán xuống dưới 10 tỷ đồng liên tục trong 06 tháng;
e) Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.
2. Trong thời hạn 03 tháng trước ngày tiến hành giải thể theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quỹ đầu tư chứng khoán thuộc trường hợp giải thể theo quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều này, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc ngân hàng giám sát và Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán phải triệu tập Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán để thông qua phương án giải thể quỹ đầu tư chứng khoán.
3. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát chịu trách nhiệm hoàn tất việc thanh lý tài sản quỹ và phân chia tài sản quỹ cho nhà đầu tư theo phương án được Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán thông qua.
4. Tiền thu được từ thanh lý tài sản quỹ đầu tư chứng khoán và các tài sản còn lại sau khi trừ chi phí giải thể được thanh toán theo thứ tự sau đây:
a) Nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
b) Các khoản phải trả cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát, các khoản phải trả khác;
c) Phần còn lại được dùng để thanh toán cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư trong quỹ đầu tư chứng khoán.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất việc giải thể quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả giải thể quỹ đầu tư chứng khoán.
Quỹ đầu tư chứng khoán được hợp nhất, sáp nhập với một quỹ khác cùng loại hình theo quyết định của Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ thành viên hình thành sau hợp nhất, sáp nhập có số thành viên không vượt quá 99 thành viên.
1. Việc xác định giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện và được ngân hàng giám sát xác nhận; việc xác nhận giá trị tài sản ròng đối với quỹ thành viên do ngân hàng giám sát hoặc ngân hàng lưu ký thực hiện.
2. Việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Đối với chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch, giá của các chứng khoán được xác định là giá đóng cửa hoặc giá trung bình của ngày giao dịch gần nhất trước ngày định giá;
b) Đối với các tài sản là chứng khoán quy định tại điểm a khoản này nhưng không có giao dịch nhiều hơn 15 ngày tính đến ngày định giá hoặc không phải là chứng khoán quy định tại điểm a khoản này, việc xác định giá trị tài sản phải dựa trên quy trình và phương pháp xác định giá trị tài sản được nêu rõ trong Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán. Quy trình và phương pháp định giá phải được ngân hàng giám sát xác nhận và Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán, Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán phê chuẩn. Các bên tham gia định giá tài sản phải độc lập với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát hoặc ngân hàng lưu ký;
c) Các tài sản bằng tiền bao gồm cổ tức, trái tức, tiền lãi được tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán tại thời điểm xác định.
3. Giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán phải được công bố công khai định kỳ theo quy định tại khoản 1 Điều 124 của Luật này.
Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước định kỳ và bất thường về danh mục đầu tư, hoạt động đầu tư, tình hình tài chính của quỹ đầu tư chứng khoán.
1. Việc huy động vốn của quỹ đại chúng được công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng có hiệu lực. Quỹ đại chúng được thành lập khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có ít nhất 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mua chứng chỉ quỹ, trừ quỹ hoán đổi danh mục;
b) Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đã bán đạt ít nhất là 50 tỷ đồng.
2. Toàn bộ vốn góp của nhà đầu tư phải được phong tỏa tại một tài khoản riêng đặt dưới sự kiểm soát của ngân hàng giám sát và không được sử dụng cho đến khi hoàn tất đợt huy động vốn. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả huy động vốn có xác nhận của ngân hàng giám sát trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc huy động vốn.
3. Trường hợp việc huy động vốn của quỹ đại chúng không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này thì công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải hoàn trả cho nhà đầu tư mọi khoản tiền đã đóng góp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc huy động vốn. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải chịu mọi chi phí và nghĩa vụ tài chính khác phát sinh từ việc huy động vốn.
1. Ban đại diện quỹ đại chúng đại diện cho quyền lợi của nhà đầu tư, do Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán bầu. Quyền và nghĩa vụ của Ban đại diện quỹ đại chúng được quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.
2. Quyết định của Ban đại diện quỹ đại chúng được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán. Mỗi thành viên Ban đại diện quỹ đại chúng có 01 phiếu biểu quyết.
3. Ban đại diện quỹ đại chúng có từ 03 đến 11 thành viên, trong đó có ít nhất hai phần ba số thành viên Ban đại diện quỹ là thành viên độc lập, không phải là người có liên quan của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát.
4. Nhiệm kỳ, tiêu chuẩn, số lượng thành viên, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và bãi nhiệm, bổ sung thành viên Ban đại diện quỹ đại chúng, Chủ tịch Ban đại diện quỹ đại chúng, điều kiện, thể thức họp và thông qua quyết định của Ban đại diện quỹ đại chúng được quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.
1. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ đại chúng để thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Đầu tư vào chứng chỉ quỹ của chính quỹ đại chúng đó;
b) Đầu tư vào chứng khoán của 01 tổ chức phát hành quá 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó, trừ trái phiếu Chính phủ;
c) Đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ đại chúng vào chứng khoán đang lưu hành của 01 tổ chức phát hành, trừ trái phiếu Chính phủ;
d) Đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ đóng vào bất động sản, trừ trường hợp là quỹ đầu tư bất động sản; đầu tư vốn của quỹ mở vào bất động sản;
đ) Đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ đại chúng vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau thuộc các trường hợp sau đây: công ty mẹ, công ty con; các công ty sở hữu trên 35% cổ phần, phần vốn góp của nhau; nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ;
e) Cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào;
g) Các hạn chế đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán khác và đối với từng loại hình quỹ cụ thể được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được phép vay để tài trợ cho hoạt động của quỹ đại chúng, trừ trường hợp vay ngắn hạn theo quy định của pháp luật về ngân hàng để trang trải các chi phí cần thiết cho quỹ đại chúng hoặc thực hiện thanh toán các giao dịch chứng chỉ quỹ với nhà đầu tư. Tổng giá trị các khoản vay ngắn hạn của quỹ đại chúng không được quá 5% giá trị tài sản ròng của quỹ đại chúng tại mọi thời điểm và thời hạn vay tối đa là 30 ngày.
3. Cơ cấu đầu tư của quỹ đại chúng chỉ được vượt mức so với hạn chế đầu tư trong trường hợp quy định tại các điểm b, c, d, đ và g khoản 1 Điều này và chỉ do nguyên nhân sau đây:
a) Biến động giá trên thị trường của tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ;
b) Thực hiện các khoản thanh toán của quỹ theo quy định của pháp luật;
c) Hoạt động hợp nhất, sáp nhập các tổ chức phát hành;
d) Quỹ mới được cấp phép thành lập hoặc do tách quỹ, hợp nhất quỹ, sáp nhập quỹ mà thời gian hoạt động chưa quá 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ;
đ) Quỹ đang trong thời gian giải thể.
4. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có nghĩa vụ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin về việc vượt mức các hạn chế đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày phát sinh vượt mức hạn chế đầu tư, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư để bảo đảm các hạn mức đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thay mặt quỹ mở thực hiện mua lại chứng chỉ quỹ mở từ nhà đầu tư và phát hành thêm chứng chỉ quỹ mở trong phạm vi vốn góp tối đa của quỹ theo tần suất và thời gian cụ thể được quy định trong Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.
2. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải thay mặt quỹ mở thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Không thể thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở do nguyên nhân bất khả kháng;
b) Không thể xác định giá trị tài sản ròng của quỹ mở vào ngày định giá mua lại do có quyết định đình chỉ giao dịch chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ;
c) Sự kiện khác do Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán quy định.
3. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 24 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại khoản 2 Điều này và phải tiếp tục thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở sau khi sự kiện này chấm dứt.
1. Việc tăng vốn của quỹ đóng phải được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán có quy định việc tăng vốn của quỹ;
b) Lợi nhuận của quỹ trong năm liền trước năm đề nghị tăng vốn phải là số dương;
c) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn 02 năm, tính đến thời điểm đề nghị tăng vốn;
d) Phương án phát hành thêm chứng chỉ quỹ đóng phải được Đại hội nhà đầu tư thông qua.
2. Chứng chỉ quỹ đóng chỉ được phát hành cho nhà đầu tư hiện hữu của quỹ thông qua phát hành quyền mua chứng chỉ quỹ đóng được chuyển nhượng. Trường hợp nhà đầu tư hiện hữu không mua hết quyền mua thì được phát hành cho nhà đầu tư bên ngoài.
3. Việc thay đổi thời hạn hoạt động của quỹ đóng phải được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Việc thay đổi thời hạn hoạt động của quỹ đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua;
b) Trường hợp gia hạn thời hạn hoạt động, giá trị tài sản ròng của quỹ tại kỳ định giá gần nhất trước thời điểm nộp hồ sơ gia hạn không thấp hơn 50 tỷ đồng.
1. Quỹ thành viên do các thành viên góp vốn thành lập trên cơ sở hợp đồng góp vốn.
2. Việc thành lập quỹ thành viên phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Vốn góp tối thiểu là 50 tỷ đồng;
b) Có từ 02 đến 99 thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
c) Do 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý;
d) Tài sản của quỹ thành viên được lưu ký tại 01 ngân hàng lưu ký độc lập với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
1. Công ty đầu tư chứng khoán Ià quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức theo loại hình công ty cổ phần để đầu tư chứng khoán. Công ty đầu tư chứng khoán có hai hình thức là công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ và công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.
2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán. Sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, công ty đầu tư chứng khoán thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán bao gồm:
a) Có vốn tối thiểu là 50 tỷ đồng;
b) Tổng giám đốc (Giám đốc) và nhân viên làm việc tại bộ phận nghiệp vụ có chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong trường hợp công ty đầu tư chứng khoán tự quản lý vốn đầu tư.
2. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Các hạn chế đầu tư quy định tại Điều 110 của Luật này;
b) Các nội dung liên quan đến định giá tài sản và chế độ báo cáo quy định tại Điều 106 và Điều 107 của Luật này;
c) Các nghĩa vụ của công ty đại chúng quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 và khoản 2 Điều 34 của Luật này;
d) Tài sản của công ty đầu tư chứng khoán phải được lưu ký tại 01 ngân hàng giám sát.
1. Ngân hàng giám sát là ngân hàng thương mại có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp, thực hiện các dịch vụ lưu ký và giám sát việc quản lý quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán.
2. Ngân hàng giám sát thực hiện giám sát các hoạt động của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán trong phạm vi liên quan tới quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán mà ngân hàng cung cấp dịch vụ giám sát. Ngân hàng giám sát có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 56 của Luật này;
b) Thực hiện lưu ký tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán; quản lý tách biệt tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán và các tài sản khác của ngân hàng giám sát;
c) Giám sát để bảo đảm công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý quỹ đại chúng, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty đầu tư chứng khoán quản lý tài sản của công ty đầu tư chứng khoán tuân thủ quy định của Luật này và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán;
d) Thực hiện hoạt động thu, chi, thanh toán và chuyển giao tài sản liên quan đến hoạt động của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán theo yêu cầu hợp pháp của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty đầu tư chứng khoán;
đ) Xác nhận báo cáo do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán lập có liên quan đến quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán;
e) Giám sát việc tuân thủ chế độ báo cáo và công bố thông tin của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của Luật này;
g) Báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi phát hiện công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán;
h) Định kỳ cùng công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán đối chiếu sổ kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động giao dịch của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán;
i) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán.
1. Ngân hàng giám sát, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên của ngân hàng giám sát làm nhiệm vụ giám sát hoạt động và bảo quản tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán không được là người có liên quan hoặc có quan hệ sở hữu, vay hoặc cho vay với công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và ngược lại.
2. Ngân hàng giám sát, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên của ngân hàng giám sát làm nhiệm vụ giám sát hoạt động và bảo quản tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán không được là đối tác mua, bán trong giao dịch mua, bán tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán.
SECURITIES INVESTMENT FUNDS, INVESTMENT COMPANIES AND SUPERVISORY BANKS
Section 1. GENERAL REGULATIONS ON SECURITIES INVESTMENT FUNDS
Article 99. Types of securities investment funds
1. Securities investment funds include public funds and private funds.
2. Public funds include open-end funds and closed-end funds.
Article 100. Establishment and operation of securities investment funds
1. The establishment of and public offering of fund certificates of public funds by fund management companies shall comply with Article 108 of this Law and have to be registered with SSC.
2. The establishment of private funds by fund management companies shall comply with Article 113 of this Law and have to be registered with SSC.
3. The Government shall specify the requirements, documentation and procedures for offering, establishment, reorganization and dissolution of the securities investment funds mentioned in Article 99 and Article 114 of this Law..
4. Operations of the types of funds specified in Article 99 and Article 114 of this Law shall comply with regulations of the Minister of Finance and relevant laws.
Article 101. Rights and obligations of investors in securities investment funds
1. Investors have the rights to:
a) Benefits from investments of the securities investment fund in proportion to their contributions;
b) Interests and assets lawfully distributed from liquidation of assets of the securities investment fund;
c) Request the fund management company to repurchase open-end fund certificates;
d) File lawsuits against the fund management company, supervisory bank or relevant organizations if they violate their the lawful rights and interests;
dd) Execute their rights through the General Meeting of Investors;
e) Transfer fund certificates in accordance with the fund’s charter;
g) Exercise other rights prescribed by law and the fund’s charter.
2. Investors have the obligations to:
a) Implement decisions of the General Meetings of Investors;
b) Fully pay for the fund certificates;
c) Fulfill other obligations prescribed by law and the charter of the securities investment fund.
Article 102. General Meeting of Investors of securities investment funds
1. General Meeting of Investors consists of all investors and is the supreme decision-making body of a securities investment fund.
2. The General Meeting of Investors has the following rights and obligations:
a) Elect, dismiss the chairperson and members of the representative board of the securities investment fund;
b) Decide the wages and operating cost of the representative board;
c) Decide fundamental changes in investment policies, profit distribution and investment objectives of the fund; decide change of the fund management company and supervisory bank; change of payment to the fund management company and supervisory bank;
d) Decide revisions to the fund’s charter;
dd) Decide division, consolidation, merger, dissolution of the securities investment fund; change of the charter capital or operating period of the securities investment fund;
e) Request the fund management company and supervisory bank to present transaction documents at the meeting;
g) Approve annual reports on the fund’s finance, assets and operation; select accredited audit organization to audit the fund’s annual financial statements;
h) Take actions against violations committed by the fund management company, supervisory bank and representative board if they cause damage to the fund;
i) Exercise other rights and obligation prescribed by law and the fund’s charter.
3. General Meetings of Investors of securities investment funds shall be convened on an annual and ad hoc basis.
4. The Minister of Finance shall specify the procedures for convening, conducting General Meetings of Investors of securities investment funds and procedures for approving decisions thereof.
Article 103. Charters of securities investment funds
1. The charter of a securities investment fund shall be drafted by the fund management company and ratified by the General Meeting of Investors.
2. The charter of a securities investment fund shall contain the following information:
a) Names of the fund, the fund management company and the supervisory bank;
b) Establishment date of the fund;
c) Objectives; investment fields; operating period of the fund;
d) Decide revisions to the fund’s charter;
dd) Rights and obligations of the fund management company and supervisory bank; cases of change of the fund management company and supervisory bank; regulations on authorizing the fund management company to sign the supervision contract with the supervisory bank;
e) Regulations on representative board and General Meeting of Investors of the fund;
g) Limits on investments of the fund;
h) Regulations on registration of fund certificate ownership and storage of investor register of the fund;
i) Regulations on selection of the supervisory bank; selection and change of the accredited audit organization;
k) Regulations on transfer, issuance, repurchase of open-end fund certificates; regulations on listing of closed-end fund certificates;
l) Costs and incomes of the fund; payments and extra payments to the fund management company and the supervisory bank; cases of and methods for distributing the fund’s income among investors;
m) Method for determination of net asset value of the fund and of each fund certificate;
n) Regulations on settlement of conflict of interest;
o) Reporting regulations;
p) Regulations on dissolution of the fund;
q) Commitment of the supervisory bank and fund management company to fulfill their obligations to the fund and investors, and to comply with the fund’s charter;
r) Formalities for revising the fund’s charter.
3. The Minister of Finance shall provide the model charter of securities investment funds.
Article 104. Dissolution of securities investment funds
1. A securities investment fund shall be dissolved in the following cases:
a) The operation period written in the fund’s charter expires;
b) The General Meeting of Investors decides to dissolve the fund ahead of schedule;
c) The fund management company has its securities trading license revoked or is dissolved or goes bankrupt and a substitute fund management company is not appointed by the representative board of the fund within 02 months from the event;
d) The supervisory bank has its certificate of securities depository registration revoked or is dissolved or goes bankrupt, or the supervision contract between the supervisory bank and the fund management company is terminated and a substitute supervisory bank is not appointed by the fund management company within 02 months from the event;
dd) The net asset value of the fund is under 10 billion VND for 06 consecutive months;
e) Other cases specified in the fund’s charter.
2. Within 03 months before the dissolution date in the cases specified in Point a and Point b Clause 1 of this Article, or 30 days in the cases specified in Points, c, d, dd, e Clause 1 of this Article, the fund management company or supervisory bank and the fund’s representative board shall convene a General Meeting of Investors to ratify the dissolution plan.
3. The fund management company and supervisory bank shall be responsible for liquidation of the fund’s assets and distribution of the assets among investors in accordance with the plan ratified by the General Meeting of Investors.
4. The revenue from liquidation of the fund’s assets and other assets minus (-) dissolution costs shall be used in the following order of priority:
a) Financial liabilities to the State;
b) Payables to the fund management company, the supervisory bank, and other payables;
c) Payments to investors in proportion to their capital contribution in the fund.
5. Within 05 working days from the completion of the dissolution, the fund management company and the supervisory bank shall submit a dissolution report to SSC.
Article 105. Consolidation and acquisition of securities investment funds
A securities investment fund may be consolidated into or acquired by another fund of the same type under the decision of the General Meeting of Investors. A private fund established after the consolidation or acquisition shall not have more than 99 members.
Article 106. Determination of net asset value of securities investment fund
1. The net asset value or a securities investment fund shall be determined by the fund management company and confirmed by the supervisory bank; the net asset value of the private fund shall be confirmed by the supervisory bank or depository bank.
2. The net asset value of securities investment fund shall be determined as follows:
a) Prices of listed and registered securities shall be closing price or average price of the latest trading date before the valuation date;
b) For securities mentioned in Point a of this Clause that are not traded for more than 15 days before the valuation dates, and securities other than those mentioned in Point a of this Clause, the valuation shall be based upon the valuation process and method specified in the fund’s charter. The valuation process and method must be confirmed by the supervisory bank, and approved by the fund’s representative board and General Meeting of Investors. The valuating parties must be independent from the fund management company and the supervisory bank or depository bank;
c) Liquid assets including dividends and interests shall have the values written on the accounting books on valuation date.
3. The net asset value of a securities investment fund shall be periodically published in accordance with Clause 1 Article 124 of this Law.
Article 107. Reports on securities investment funds
The fund management company shall submit periodic and irregular reports on investment portfolio, investments and financial status of the securities investment fund to SSC.
Section 2. PUBLIC FUNDS AND PRIVATE FUNDS
Article 108. Raising capital to establish public funds
1. The capital for establishment of a public fund shall be raised within 90 days from the effective date of the certificate of public offering of fund certificates. A public fund will be established if the following requirements are satisfied:
a) There are at least 100 investors, not including professional investors in fund certificates, except exchange traded fund (ETF);
b) The total value of fund certificates sold is at least 50 billion VND.
2. The entire capital contributed by investors shall be transferred to a separate account under management of the supervisory bank and shall not be used until capital is fully raised. The fund management company shall submit SSC a capital raising report verified by the supervisory bank within 10 days from the completion date of capital raising.
3. In case the requirements specified in Clause 1 of this Article are not fully satisfied, the fund management company shall return the money to the investors in full within 15 days from the completion date of capital raising. The fund management company shall pay the costs and bear other financial obligations of the capital raising.
Article 109. Representative board of public fund
1. The representative board of a public fund represents the interests of the investors and shall be elected by General Meeting of Investors. Rights and obligations of the representative board shall be specified in the fund’s charter.
2. Decisions of the representative board shall be ratified by voting at the meeting, questionnaire survey or another method specified in the fund’s charter. Each member of the representative board of a public fund has 01 vote.
3. The representative of a public fund shall have 03 – 11 members, two thirds of whom shall be independent members who are not related persons of the fund management company and the supervisory bank.
4. The term of office, requirements, quantity, designation, dismissal, addition of members of the representative board, designation of the chairperson of the board, procedures for meeting and ratifying decisions of the board shall be specified in the fund’s charter.
Article 110. Limits on public funds?
1. The fund management company must not use a public fund’s capital and assets to:
a) Invest in fund certificates of the same public fund;
b) Invest in more than 10% of the total value outstanding securities of an issuer, except Government bonds;
c) Invest more than 20% of the public fund's total asset in outstanding securities of an issuer, except Government bonds;
d) Invest more than 10% of the closed-end fund in real estate, unless it is a real estate investment fund; invest the open-end fund’s capital in real estate;
dd) Invest more than 30% total assets of a public fund in companies in the same group of: parent company-subsidiaries; companies holding more than 35% of each other’s shares/stakes ; subsidiaries of the same parent company;
e) Lend money or provide loan guarantees;
g) Other limits on investments in other securities investment funds and each type of fund shall be specified by the Minister of Finance.
2. A fund management company must not lend money to sponsor a public fund, except for short-term loans prescribed by banking laws for covering necessary costs of the public fund or pay for transactions of fund certificates with investors. The total value of short-term loans given by a public fund must not exceed 5% of its net asset value at any time and the loan term shall not exceed 30 days.
3. A public fund’s investments may only exceed the limits specified in Points b, c, d, dd and g Clause 1 of this Article for the following reasons:
a) Price fluctuation of the assets in the fund’s investment portfolio;
b) Making payments of the funds as prescribed by law;
c) Consolidation or acquisition of the issuers;
d) The fund is newly established or established from a division, consolidation or acquisition of funds within the last 06 months from its licensing date;
dd) The fund is undergoing dissolution.
4. The fund management company shall submit reports to SSC and disclose information about the investments beyond the limits specified in Clause 1 of this Article. Within 03 months from the day on which the limits are exceeded, the fund management company shall adjust the investment portfolio within the limits in Clause 1 of this Article.
1. On behalf of the open-end fund, the fund management company shall repurchase open-end fund certificates from investors and issue additional open-end fund certificates within the maximum capital contribution at a frequency and time specified in the fund’s charter.
2. The fund management company is not required to repurchase open-end fund certificates on behalf of the open-end fund in any of the following events:
a) The repurchase is not possible due to force majeure events;
b) It is impossible to determine the net asset value of the open-end fund on the date of valuation for repurchase due to suspension of trading of securities in the fund’s investment portfolio;
c) Other events specified in the fund’s charter.
3. The fund management company shall submit a report to SSC within 24 hours from the occurrence of any of the events mentioned in Clause 2 of this Article and repurchase open-end fund certificates after the end of the event.
1. A increase in capital of a closed-end fund is subject to approval by SSC and fulfilment of the following conditions:
a) The fund’s charter allows increase in the fund’s capital;
b) The fund’s profit in the year preceding the year in which capital increase is proposed is a positive number;
c) The fund management company has not incurred any administrative penalties for securities-related offences in the last 02 years prior to the proposal date.
d) The plan for issuance of additional closed-end fund certificates is approved by General Meeting of Investors.
2. Closed-end fund certificates may only be issued to existing investors of the fund through issuance of call option for closed-end fund certificates. In case the existing investors do not buy all the call options, the fund certificates may be issued to external investors.
3. Change in operating period is subject to approval by SSC and fulfilment of the following conditions:
a) The change is approved by General Meeting of Investors;
b) The net asset value of the fund valuated before the proposal date is not smaller than 50 billion VND.
Article 113. Establishment of private funds
1. The private fund shall be established by members by contributing capital under a capital contribution contract.
2. The establishment of private fund is subject to fulfillment of the following conditions:
a) The contributed capital is not smaller than 50 billion VND;
b) There are 02 – 99 capital contributors who are all professional securities investors;
c) The fund is managed by a fund management company;
d) The private fund’s assets are deposited at 01 depository bank that is independent from the fund management company.
Section 3. INVESTMENT COMPANIES
Article 114. Investment companies
1. A securities company is a securities investment fund that is reorganized into a joint-stock company to invest in securities. A securities company can be a private investment company or public investment company.
2. Investment companies shall be licensed by SSC. After being licensed by SSC, the investment company shall apply for enterprise registration in accordance with the Law on Enterprises.
Article 115. Establishment and operation of investment companies
1. An investment company will be licensed if:
a) It has a capital of at least 50 billion VND;
b) The General Director (Director) and employees in specialized departments have securities professional certifications if the company manages its own capital.
2. A public investment company shall comply with the following regulations:
a) The investment limits specified in Article 110 of this Law;
b) Regulations on asset valuation and reporting in Article 106 and Article 107 of this Law;
c) Obligations of public companies specified in Points a, b, c Clause 1 and Clause 2 Article 34 of this Law;
d) The investment company‘s assets shall be deposited at 01 depository bank.
Article 116. Supervisory banks
1. A supervisory bank is a commercial bank that has the certificate of securities depository registration granted by SSC, provides depository services and supervises the management of public funds and investment companies.
2. Supervisory banks shall supervise operations of fund management companies that are relevant to the public funds and investment companies that are the banks’ clients. A supervisory bank has the following obligations:
a) Fulfill the obligations specified in Clause 3 Article 56 of this Law;
b) Deposit assets of public funds and investment companies; separately manage assets of public funds, investment companies and assets of the bank;
c) Supervise to compliance of this law, charters of securities investment funds and charters of investment companies by fund management companies and their General Directors (Directors);
d) Manage revenues, expenses, payments and transfer of assets of public funds and investment companies at the request of the fund management companies or General Director (Director) of the investment companies;
dd) Verify reports prepared by fund management companies and investment companies that are relevant to the public funds or investment companies;
e) Supervise reporting and information disclosure by fund management companies and investment companies in accordance with this Law;
g) Report to SSC in case a fund management company, investment company, organization or individual commits violations against the law, the fund’s charter or the investment company’s charter;
h) In cooperation with fund management companies and investment companies, periodically examine accounting books, financial statements and transactions of public funds and investment companies;
i) Fulfill other obligations prescribed by law, the charter of the securities investment fund and investment company.
Article 117. Limits on supervisory banks
1. Supervisory banks, their Boards of Directors, executives and employees that supervise and manage assets of public funds and investment companies must not be related persons, owners, lenders or borrowers of the fund management companies or investment companies, and vice versa.
2. Supervisory banks, their Boards of Directors, executives and employees that supervise and manage assets of public funds and investment companies must not be buyers or sellers of assets of public funds and investment companies.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 14. Hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng
Điều 15. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng
Điều 18. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng
Điều 47. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
Điều 48. Niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán
Điều 56. Thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
Điều 87. Những hoạt động phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận
Điều 93. Tổ chức lại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Điều 97. Chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Điều 100. Thành lập và tổ chức hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán
Điều 115. Thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán