Chương IX Luật chứng khoán 2019: Thanh tra, xử lí vi phạm, giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại
Số hiệu: | 54/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 26/11/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 28/12/2019 | Số công báo: | Từ số 999 đến số 1000 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mới: Có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng mới được bán cổ phiếu
Đây là một trong những nội dung mới nổi bật quy định tại Luật chứng khoán 2019 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021).
Theo đó, công ty cổ phần muốn chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng thì phải thoả mãn điều kiện:
- Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán (Hiện hành chỉ cần số vốn điều lệ đã góp là 10 tỷ đồng);
- Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi; đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Ngoài ra, công ty còn cần đáp ứng một số điều kiện mới như:
- Tối thiếu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn (tỷ lệ này là 10% nếu vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng trở lên);
- Cổ phiếu của tổ chức phát hành phải được niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán…
Xem chi tiết tại Điều 15 Luật chứng khoán 2019 (thay thế cho Luật chứng khoán 2006 và Luật chứng khoán sửa đổi 2010).
Như vậy, điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng đã được chuẩn hóa theo hướng chặt chẽ hơn quy định hiện hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thanh tra chứng khoán là thanh tra chuyên ngành về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Thanh tra chứng khoán có Chánh thanh tra, các Phó Chánh thanh tra và các Thanh tra viên.
3. Thanh tra chứng khoán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Bộ Tài chính, hoạt động theo quy định của pháp luật về thanh tra và quy định của Luật này.
4. Thanh tra chứng khoán có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
d) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước còn có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu, dữ liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu đó hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, đến làm việc liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra;
b) Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch trên tài khoản của khách hàng đối với các trường hợp có dấu hiệu thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 12 của Luật này. Trình tự, thủ tục yêu cầu và cung cấp thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân hàng;
c) Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông cung cấp tên, địa chỉ, số máy gọi, số máy được gọi, thời gian gọi để xác minh, xử lý hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 12 của Luật này. Trình tự, thủ tục yêu cầu và cung cấp thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về viễn thông.
2. Việc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu, giải trình, đến làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt và được thực hiện bằng văn bản, nêu rõ mục đích, căn cứ, nội dung, phạm vi yêu cầu.
3. Các thông tin, tài liệu, dữ liệu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp viễn thông cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được bảo mật theo quy định của pháp luật và chỉ được phép sử dụng cho mục đích thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân liên quan.
4. Trong giám sát, phát hiện, xử lý các vi phạm về chứng khoán mang tính xuyên biên giới có liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp thanh tra, điều tra, xác minh, thu thập và chia sẻ thông tin với cơ quan quản lý thị trường chứng khoán các nước.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu, giải trình, đến làm việc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật này.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 130 của Luật này.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm phối hợp, gửi thông tin về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp có liên quan, thông tin khác theo đề nghị của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
4. Cơ quan thuế có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin của công ty đại chúng về đăng ký thuế, đóng mã số thuế, mở lại mã số thuế, ngừng hoạt động, tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, kết quả xử lý vi phạm pháp luật về thuế, quyết định cưỡng chế nợ thuế, thông tin khác theo đề nghị của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin, tài liệu, dữ liệu mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu khi có căn cứ cho rằng việc yêu cầu cung cấp là trái quy định tại Điều 130 của Luật này hoặc thông tin, tài liệu, dữ liệu được yêu cầu không liên quan đến đối tượng thanh tra, kiểm tra, đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trong trường hợp không cung cấp được, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước biết và nêu rõ lý do.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 của Luật này là 10 lần khoản thu trái pháp luật có được từ hành vi vi phạm. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 4 Điều này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 4 Điều này. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định phương pháp tính khoản thu trái pháp luật có được từ việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
4. Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 03 tỷ đồng.
5. Mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này được áp dụng đối với tổ chức; cá nhân thực hiện cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
6. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Chánh Thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành chứng khoán có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
7. Chính phủ quy định thẩm quyền, mức phạt và hình thức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
1. Trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bị xâm phạm hoặc có tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam thì việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp hoặc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Chủ thể xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, thực hiện các trách nhiệm dân sự khác theo thỏa thuận, theo quy định của Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thẩm quyền, thủ tục để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật.
INSPECTION, ACTIONS AGAINST VIOLATIONS, DISPUTE SETTLEMENT AND COMPENSATION FOR DAMAGE
Article 129. Securities inspectorate
1. The securities inspectorate is specialized in inspection in the field of securities and securities market.
2. The securities inspectorate has a chief inspector, deputy chief inspectors and inspectors.
3. The securities inspectorate works under management of President of SSC and instructions of Inspectorate of the Ministry of Finance, inspection laws and this Law.
4. The securities inspectorate has the following tasks and entitlements:
a) Inspect the compliance to regulations of law on securities and securities market;
b) Impose administrative penalties or request the President of SSC to impose administrative penalties as prescribed by law;
c) Cooperate with relevant agencies and units in preventing, detecting and taking actions against violations against regulations of law on securities and securities market;
d) Have other tasks and entitlements prescribed by law.
Article 130. Tasks and entitlements of SSC in inspection and handling of violations against regulations of law on securities and securities market
1. In addition to the tasks and entitlements prescribed in inspection laws, administrative penalty laws and relevant laws, SSC also has the following tasks and entitlements:
a) Request the organizations and individuals that have information, documents and data relevant to the inspected issues to provide them, or request them to provide explanation or meet in-person to clarify the inspected issues;
b) Request credit institutions and FBBs to provide information relevant to transactions on the clients’ accounts in case of suspected commission of the securities-related offences specified in Article 12 of this Law. Procedures for requesting and providing information shall comply with banking laws;
c) Request telecommunication companies to provide names, addresses, incoming and outgoing phone numbers to verify and take actions against the securities-related offences specified in Article 12 of this Law. Procedures for requesting and providing information shall comply with telecommunications laws.
2. The request for information, document, data, explanation or in-person meeting mentioned in Clause 1 of this Article are subject to approval by the President of SSC and has to be made in writing, specifying the purposes, basis and specifics of the request.
3. The information, documents and data provided by credit institutions, FBBs, telecommunication companies as prescribed in Clause 1 of this Article shall be kept confidential as prescribed by law and only be used for inspection purposes.
4. In case of transboundary violations relevant to Vietnam’s securities market, SSC shall cooperate with securities market authorities of the foreign country in investigation and information exchange.
Article 131. Responsibility for cooperation of organizations and individuals during securities-related inspections
1. Organizations and individuals shall provide information, document, data, explanation at the request of SSC as prescribed in Point a Clause 1 Article 130 of this Law.
2. Credit institutions, FBBs and telecommunication companies shall provide information at the request of SSC as prescribed in Point b and Point c Clause 1 Article 130 of this Law.
3. Business registration authorities shall operate and send information about registration of public companies, securities companies, fund management companies, branches of foreign securities companies and foreign fund management companies in Vietnam, relevant enterprises, and other information at the request of SSC.
4. Tax authorities shall cooperate in providing information of public companies regarding their tax registration, opening and closing of taxpayer ID number, suspension, shutdown, whether they are operating at registered addresses, actions against tax offences, tax enforcement and other information requested by SSC.
5. Organizations and individuals, within the scope of their duties and entitlements, shall provide adequate and timely information, documents and data they are holding for SSC at its request. Organizations and individuals may refuse to provide information, documents and data on the grounds that the request is not conformable with Article 130 of this Law, or the requested information, document or data is not relevant to the inspected entities. In case provision of information, documents or data is not possible, the requested party shall send a written notice to SSC and provide explanation.
Article 132. Actions against violations
1. Any organization or individual that violate regulations of this Law and other laws relevant to securities activities and securities market shall, depending on the nature and severity of the violations, face administrative penalties or face a criminal prosecution, and pay compensation for any damage caused.
2. Administrative penalties shall be imposed in accordance with this Law and administrative penalty laws.
3. The maximum fine for an offence mentioned in Clause 2 and Clause 3 Article 12 of this Law is 10 times the illegal revenue from commission of the violation. In case there is no illegal revenue or the fine based on the illegal revenue is smaller than the maximum fine mentioned in Clause 4 of this Article, the maximum fine mentioned in Clause 4 of this Article shall apply. The Minister of Finance shall provide the method for calculation of illegal revenue from commission of securities-related offences.
4. The maximum fine for other securities offences is 03 billion VND.
5. The maximum fines mentioned in Clause 3 and Clause 4 of this Article apply to organizations; the maximum fine imposed upon an individual who commits the same offence shall be a half (½) of the maximum fine imposed upon an organization.
6. The President of SSC, Chief Inspectors and chiefs of specialized securities inspectorates are entitled to impose administrative penalties for securities-related offences.
7. The Government shall specify the jurisdiction, fine and penalty for each securities-related offence.
Article 133. Dispute settlement and compensation for damage
1. Securities-related disputes that occur in Vietnam shall be settled through negotiation and mediation, or by Vietnam’s arbitration or court proceeding as prescribed by law.
2. The entity who violate against the lawful rights and interests of another organization or individual in securities activities and causes damage shall pay compensation and fulfill other civil liabilities under agreement, in accordance with the Civil Code and relevant laws.
3. The jurisdiction and procedures for protection of the lawful rights and interests of organizations and individuals or settlement of securities-related disputes shall comply with regulations of law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 14. Hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng
Điều 15. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng
Điều 18. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng
Điều 47. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
Điều 48. Niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán
Điều 56. Thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
Điều 87. Những hoạt động phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận
Điều 93. Tổ chức lại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Điều 97. Chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Điều 100. Thành lập và tổ chức hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán
Điều 115. Thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán