Thông tư 95/2020/TT-BTC hướng dẫn về giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 95/2020/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 16/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 02/01/2021 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm chủ thể giám sát giao dịch chứng khoán niêm yết
Ngày 16/11/2020, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 95/2020/TT-BTC quy định hướng dẫn giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
Theo đó, thêm chủ thể giám sát giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán so với quy định tại Thông tư 115/2017/TT-BTC sau đây:
- Các công ty con của Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) Việt Nam, bao gồm SGDCK Hà Nội, SGDCK thành phố Hồ Chí Minh.
- Thành viên giao dịch (không bao gồm thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh và thị trường trái phiếu Chính phủ).
Trong đó, các công ty con của của SGDCK Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Giám sát trực tiếp hoạt động giao dịch chứng khoán tại từng khu vực thị trường được giao quản lý, vận hành;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giám sát giao dịch chứng khoán;
- Giám sát diễn biến các giao dịch trong ngày, nhiều ngày, định kỳ; phân tích, đánh giá và chịu trách nhiệm xác định các giao dịch nghi vấn có khả năng vi phạm pháp luật về giao dịch chứng khoán;
- Rà soát các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, tin đồn liên quan đến các giao địch bất thường;
- Giám sát việc công bố thông tin và chế độ báo cáo theo quy định hiện hành liên quan đến giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, …
Xem thêm chi tiết tại Thông tư 95/2020/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Văn bản tiếng việt
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 95/2020/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2020 |
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
Thông tư này hướng dẫn hoạt động giám sát giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Thông tư này áp dụng đối với các chủ thể giám sát và đối tượng giám sát sau đây:
1. Chủ thể giám sát:
a) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
b) Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
c) Các công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam bao gồm Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Sở giao dịch chứng khoán);
d) Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
đ) Thành viên giao dịch (không bao gồm thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh và thị trường trái phiếu Chính phủ).
2. Đối tượng giám sát là các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình giao dịch, cung cấp các dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán, gồm:
a) Tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch;
b) Thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt;
c) Thành viên của Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm thành viên lưu ký và thành viên bù trừ;
d) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán;
đ) Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam khi tham gia cung cấp các dịch vụ liên quan đến giao dịch, bù trừ, thanh toán chứng khoán;
e) Nhà đầu tư tham gia giao dịch chứng khoán;
g) Ngân hàng giám sát, ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ mở tài khoản tiền gửi đầu tư chứng khoán;
h) Các đối tượng khác có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Giao dịch chứng khoán là việc mua, bán chứng khoán thực hiện qua hệ thống giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán.
2. Giao dịch bất thường là các giao dịch chạm vào các tiêu chí cảnh báo của hệ thống tiêu chí giám sát do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành.
3. Giao dịch nghi vấn là giao dịch bất thường được Sở giao dịch chứng khoán phân tích, xác định là giao dịch có nghi vấn tác động đến diễn biến giá, khối lượng của một hoặc nhiều chứng khoán trong một giai đoạn nhất định, có khả năng vi phạm quy định của pháp luật về giao dịch chứng khoán.
4. Giao dịch vi phạm là các giao dịch được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác định là vi phạm quy định của pháp luật về giao dịch chứng khoán.
5. Chỉ tiêu báo cáo giám sát giao dịch áp dụng cho thành viên giao dịch là nội dung do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam xây dựng, hướng dẫn thành viên giao dịch triển khai hoạt động giám sát giao dịch chứng khoán.
6. Tin đồn là thông tin có thực hoặc không có thực, chưa có căn cứ để kiểm chứng tại thời điểm phát tin liên quan đến tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, chứng khoán hoặc giao dịch chứng khoán diễn ra trên thị trường chứng khoán.
1. Giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm phát hiện, ngăn ngừa, xử lý các hành vi sử dụng thông tin nội bộ trong mua bán chứng khoán, thao túng thị trường chứng khoán và các hành vi vi phạm quy định pháp luật về giao dịch chứng khoán.
2. Yêu cầu các đối tượng giám sát báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến giao dịch chứng khoán.
3. Giám sát nhà đầu tư trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch chứng khoán.
4. Đưa ra cảnh báo đối với các giao dịch và hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật trong giao dịch chứng khoán của đối tượng giám sát.
5. Phê duyệt tiêu chí giám sát giao dịch chứng khoán, chỉ tiêu báo cáo giám sát giao dịch áp dụng cho thành viên giao dịch do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam xây dựng; Phê duyệt giới hạn vị thế áp dụng cho thị trường phái sinh; phương pháp mức tính toán ký quỹ yêu cầu, các ngưỡng giám sát tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ hoặc tần suất giám sát việc nộp ký quỹ theo yêu cầu do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xây dựng.
6. Ban hành quy chế phối hợp giám sát giao dịch chứng khoán giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên giao dịch.
7. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra hoạt động giao dịch chứng khoán và cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán.
8. Theo yêu cầu của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo Bộ Tài chính về kết quả thực hiện công tác giám sát giao dịch chứng khoán.
Nội dung giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bao gồm:
1. Trên cơ sở báo cáo của các thành viên giao dịch, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, kết quả giám sát tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các nguồn thông tin khác, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiến hành phân tích, làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với giao dịch nghi vấn để có biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định.
2. Giám sát hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con trong việc tổ chức và giám sát giao dịch chứng khoán tại từng khu vực thị trường được giao quản lý, vận hành theo quy định tại Mục 2 Chương này.
3. Giám sát hoạt động của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong việc quản lý giới hạn vị thế áp dụng trên thị trường chứng khoán phái sinh, giám sát tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ hoặc việc nộp ký quỹ yêu cầu theo quy định tại Mục 3 Chương này.
4. Chủ trì, phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, thành viên giao dịch, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phân tích làm rõ các giao dịch có khả năng tác động đến thị trường chứng khoán, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, đảm bảo tính ổn định của thị trường.
5. Giám sát việc cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán của các đối tượng quy định tại điểm b, c, d, đ, g, h khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
1. Giám sát giao dịch chứng khoán dựa trên thông tin từ các nguồn:
a) Báo cáo giám sát của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, thành viên giao dịch, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Báo cáo của các tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch;
c) Báo cáo, thông tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán;
d) Các nguồn tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, tin đồn liên quan đến giao dịch chứng khoán;
đ) Các nguồn thông tin khác.
2. Căn cứ báo cáo, thông tin nêu tại khoản 1 Điều này, dữ liệu giao dịch do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phân tích, làm rõ các giao dịch có dấu hiệu vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
3. Kiểm tra bất thường các đối tượng giám sát thông qua việc phát hiện các giao dịch nghi vấn theo báo cáo của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, thành viên giao dịch, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và của các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch, cung cấp các dịch vụ giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
1. Quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
a) Ban hành Quy chế nghiệp vụ triển khai công tác giám sát giao dịch chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận; xây dựng quy trình giám sát để đảm bảo thực hiện công tác giám sát có hiệu quả;
b) Chịu trách nhiệm giám sát chung hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán;
c) Ban hành tiêu chí giám sát giao dịch chứng khoán áp dụng tại các công ty con, chỉ tiêu báo cáo giám sát giao dịch áp dụng cho thành viên giao dịch;
d) Báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả thực hiện công tác giám sát giao dịch.
2. Quyền và nghĩa vụ của các Sở giao dịch chứng khoán là công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
a) Giám sát trực tiếp hoạt động giao dịch chứng khoán tại từng khu vực thị trường được giao quản lý, vận hành;
b) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giám sát giao dịch chứng khoán quy định tại Điều 11 Thông tư này;
c) Giám sát diễn biến các giao dịch trong ngày, nhiều ngày, định kỳ; phân tích, đánh giá và chịu trách nhiệm xác định các giao dịch nghi vấn có khả năng vi phạm pháp luật về giao dịch chứng khoán;
d) Rà soát các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, tin đồn liên quan đến các giao dịch bất thường;
đ) Giám sát việc công bố thông tin và chế độ báo cáo theo quy định hiện hành liên quan đến giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư;
e) Báo cáo Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam xử lý theo quy chế đối với thành viên giao dịch vi phạm quy chế về giao dịch chứng khoán, kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao dịch chứng khoán.
3. Ngoài các quyền và nghĩa vụ nêu trên, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con có các quyền và nghĩa vụ sau:
a) Giám sát hoạt động giám sát giao dịch của thành viên giao dịch;
b) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan đến giao dịch chứng khoán giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác giám sát giao dịch chứng khoán;
c) Lập và gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo giám sát giao dịch định kỳ, báo cáo giám sát giao dịch bất thường, báo cáo theo yêu cầu liên quan đến công tác giám sát giao dịch chứng khoán theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 của Thông tư này;
d) Phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra bất thường đối với hoạt động giao dịch có khả năng vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
đ) Phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bảo đảm hoạt động giao dịch, hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán an toàn, hiệu quả.
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con thực hiện giám sát nhằm phát hiện các giao dịch bất thường, giao dịch nghi vấn có khả năng vi phạm pháp luật về giao dịch chứng khoán, bao gồm:
a) Hành vi sử dụng thông tin nội bộ trong mua bán chứng khoán;
b) Hành vi thao túng thị trường chứng khoán;
c) Hành vi vi phạm khác về giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Giám sát hoạt động giao dịch, công bố thông tin và báo cáo liên quan đến giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch của các tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, thành viên giao dịch, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, cổ đông lớn, nhóm người liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng, người nội bộ và người có liên quan đến người nội bộ và các đối tượng khác của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, người nội bộ của quỹ đại chúng niêm yết dạng đóng và người có liên quan, người được ủy quyền công bố thông tin và nhà đầu tư theo đúng quy định hiện hành.
3. Giám sát giao dịch mua lại cổ phiếu của chính mình, giao dịch chào mua công khai và các giao dịch khác của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chí giám sát giao dịch đối với các chứng khoán được niêm yết, đăng ký giao dịch tại các công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, tiêu chí giám sát giao dịch liên thị trường (tác động qua lại giữa thị trường chứng khoán cơ sở với thị trường chứng khoán phái sinh và ngược lại; giữa hoạt động giao dịch chứng khoán cơ sở với hoạt động giao dịch chứng quyền có bảo đảm và ngược lại) để làm cơ sở tiến hành giám sát giao dịch trong ngày và nhiều ngày; ban hành chỉ tiêu báo cáo giám sát giao dịch áp dụng cho thành viên giao dịch.
2. Hệ thống tiêu chí giám sát gồm nội dung và các tham số cụ thể; chỉ tiêu báo cáo giám sát giao dịch áp dụng cho thành viên giao dịch cần được rà soát, đánh giá định kỳ.
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam triển khai công tác giám sát thông qua báo cáo của Sở giao dịch chứng khoán.
2. Sở giao dịch chứng khoán thực hiện giám sát theo thời gian thực trên hệ thống giám sát của mình đối với các giao dịch trong ngày của chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch để phát hiện các giao dịch nghi vấn.
3. Sở giao dịch chứng khoán thực hiện giám sát giao dịch chứng khoán nhiều ngày dựa trên một hoặc các nguồn sau:
a) Cơ sở dữ liệu giao dịch chứng khoán;
b) Các báo cáo, phản ánh thông tin của thành viên giao dịch, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, nhà đầu tư được công bố theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
c) Các thông tin liên quan nhận được từ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Thông tư này;
d) Các nguồn tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, tin đồn liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán;
đ) Các nguồn thông tin khác.
4. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan đến giao dịch có dấu hiệu bất thường cung cấp thông tin và giải trình để làm rõ dấu hiệu bất thường.
Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giám sát giao dịch chứng khoán. Hệ thống cơ sở dữ liệu tối thiểu phải gồm các nội dung sau:
1. Các dữ liệu về kết quả giao dịch chứng khoán được thực hiện tại Sở giao dịch chứng khoán.
2. Danh sách và thông tin về các đối tượng thuộc phạm vi giám sát của Sở giao dịch chứng khoán vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
3. Các báo cáo và thông tin liên quan đến giao dịch chứng khoán đã công bố qua hệ thống công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán; các báo cáo, thông tin đã báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
4. Dữ liệu liên quan đến tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư.
5. Dữ liệu khác liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán.
1. Yêu cầu thành viên giao dịch báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin tài liệu liên quan đến hoạt động giám sát giao dịch tại khu vực thị trường được giao quản lý, vận hành.
2. Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm, Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm báo cáo Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam xử lý hoặc kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý theo thẩm quyền và đồng thời báo cáo Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
3. Trường hợp Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam phát hiện dấu hiệu vi phạm thì xử lý theo thẩm quyền và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả xử lý.
4. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý các hành vi vi phạm đối với thành viên giao dịch trong trường hợp vượt thẩm quyền.
1. Trong vòng 02 ngày làm việc đầu tiên của tuần tiếp theo, Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo giám sát giao dịch tuần, gồm:
a) Dữ liệu giao dịch chứng khoán gồm: sổ lệnh đặt, sổ lệnh khớp, sổ giao dịch thỏa thuận chứng khoán cơ sở, chứng khoán phái sinh và chứng khoán khác đang giao dịch trên thị trường trong tuần báo cáo theo thực trạng hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán. Các thông tin giao dịch chứng khoán toàn thị trường được giao quản lý, vận hành theo quy định của pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, ngoại trừ thông tin liên quan đến khối lượng mở của từng loại chứng khoán phái sinh (OI);
b) Kết quả công tác giám sát giao dịch chứng khoán tuần, thông tin báo cáo tỷ trọng cổ phiếu thành phần trong rổ chỉ số phản ánh tình hình thị trường để phục vụ công tác tổng hợp, đánh giá diễn biến thị trường theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trong vòng 10 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, trên cơ sở báo cáo của công ty con, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo giám sát giao dịch tháng theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, gồm các nội dung chính sau:
- Việc tổ chức hoạt động, kết quả triển khai công tác giám sát giao dịch chứng khoán trong triển khai các hoạt động nghiệp vụ;
- Kết quả giám sát giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con đối với các giao dịch có dấu hiệu bất thường và tình hình xử lý các giao dịch có dấu hiệu bất thường này;
- Kết quả giám sát giao dịch đối với thành viên giao dịch và tình hình xử lý các vi phạm của thành viên giao dịch;
- Kết quả thực hiện báo cáo giám sát giao dịch bất thường và báo cáo theo yêu cầu trong kỳ báo cáo;
- Kiến nghị (nếu có).
3. Trong vòng 20 ngày làm việc đầu tiên của năm kế tiếp, trên cơ sở báo cáo của công ty con, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo giám sát giao dịch năm theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Việc tổ chức hoạt động, kết quả triển khai công tác giám sát giao dịch chứng khoán trong triển khai các hoạt động nghiệp vụ;
- Kết quả giám sát giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con đối với các giao dịch có dấu hiệu bất thường và tình hình xử lý các giao dịch có dấu hiệu bất thường;
- Kết quả giám sát giao dịch đối với thành viên giao dịch và tình hình xử lý các vi phạm của thành viên giao dịch;
- Kết quả thực hiện báo cáo giám sát giao dịch bất thường và báo cáo theo yêu cầu trong kỳ báo cáo.
4. Các báo cáo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này được lập dưới hình thức văn bản và tệp dữ liệu điện tử. Riêng báo cáo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này chỉ cần gửi dưới dạng tệp dữ liệu điện tử. Các báo cáo trên được gửi dưới dạng tệp dữ liệu điện tử trong trường hợp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con đều áp dụng chương trình chữ ký điện tử. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con có trách nhiệm lưu giữ thông tin đã báo cáo theo quy định của pháp luật.
1. Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các báo cáo giám sát giao dịch bất thường khi phát hiện các giao dịch nghi vấn trong vòng hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi Sở giao dịch chứng khoán có kết quả phân tích giao dịch bất thường, đồng thời báo cáo Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
2. Đối với báo cáo giám sát giao dịch bất thường nêu tại khoản 1 Điều này, Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm lập báo cáo phân tích riêng từng vụ việc, nêu rõ dấu hiệu nghi vấn, các thông tin có liên quan, ý kiến đánh giá và đề xuất phương án xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý trong trường hợp vượt quá thẩm quyền.
3. Phương thức gửi và nhận báo cáo giám sát giao dịch bất thường thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này.
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con có trách nhiệm gửi báo cáo giám sát giao dịch khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Báo cáo gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nêu tại khoản 1 Điều này phải được thể hiện dưới hình thức văn bản và tệp dữ liệu điện tử theo nội dung và thời hạn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu.
1. Giám sát việc thực hiện các nội dung về bù trừ thanh toán, giới hạn vị thế, ký quỹ đối với giao dịch chứng khoán theo quy định.
2. Trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường trong hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch, phát hiện vi phạm quy định về giới hạn vị thế, ký quỹ đối với giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác giám sát, đồng thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thông báo cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con để phối hợp thực hiện giám sát.
3. Lưu trữ đầy đủ thông tin về hoạt động nghiệp vụ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, các vi phạm quy định về giới hạn vị thế, ký quỹ và chia sẻ các thông tin liên quan đến giao dịch chứng khoán để Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con triển khai công tác giám sát giao dịch.
4. Phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con bảo đảm hoạt động giao dịch, hoạt động giám sát giao dịch thị trường, hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán an toàn, hiệu quả theo quy định.
5. Phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra định kỳ hoặc bất thường đối với các đối tượng thuộc phạm vi giám sát của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
6. Xử lý theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm, báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật trong trường hợp vượt quá thẩm quyền.
7. Lập và gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo giám sát định kỳ, báo cáo giám sát bất thường, báo cáo giám sát theo yêu cầu theo quy định tại Điều 20, Điều 21 và Điều 22 của Thông tư này.
1. Giám sát thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong triển khai các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến bù trừ và thanh toán chứng khoán theo quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Giám sát tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ hoặc việc nộp ký quỹ yêu cầu theo từng tài khoản của nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán phái sinh, theo từng thành viên bù trừ đối với thị trường chứng khoán cơ sở.
3. Giám sát về giới hạn vị thế của nhà đầu tư khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh.
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xây dựng và ban hành quy định về giới hạn vị thế, thực hiện giám sát giới hạn vị thế đối với từng tài khoản nhà đầu tư, quy định các ngưỡng giám sát tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ hoặc thời gian, phương thức nộp ký quỹ yêu cầu và thực hiện giám sát theo từng tài khoản của nhà đầu tư tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh; quy định thời gian, phương thức nộp ký quỹ yêu cầu và giám sát theo thành viên bù trừ đối với thị trường chứng khoán cơ sở tại quy chế hoạt động nghiệp vụ sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
2. Nội dung và các ngưỡng giám sát phải được quy định và điều chỉnh trong từng thời kỳ cho phù hợp với tình hình giao dịch trên thị trường chứng khoán và đảm bảo công tác giám sát tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có hiệu quả.
3. Giám sát các trường hợp vi phạm các quy định về bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán; vi phạm quy định về giới hạn vị thế đối với thị trường chứng khoán phái sinh, vi phạm quy định về tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ hoặc việc nộp ký quỹ yêu cầu của nhà đầu tư dựa trên một hoặc các nguồn dữ liệu, thông tin sau:
a) Dữ liệu về vị thế, ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ, nhà đầu tư;
b) Các báo cáo định kỳ, thông tin phản ánh từ thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và các đối tượng khác tham gia thị trường chứng khoán phái sinh;
c) Các nguồn tin trên các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Các nguồn thông tin khác.
4. Yêu cầu các thành viên thuộc đối tượng giám sát của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp thông tin và giải trình để làm rõ thêm các dấu hiệu bất thường theo quy định tại các khoản 02 Điều 16 Thông tư này.
5. Phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra định kỳ hoặc bất thường đối với các đối tượng thuộc phạm vi giám sát của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ thông tin về:
1. Dữ liệu bù trừ, thanh toán chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
2. Dữ liệu về thông tin nhà đầu tư giao dịch chứng khoán và các sản phẩm phái sinh được cập nhật liên tục và đầy đủ hàng ngày từ các công ty chứng khoán.
3. Các thông tin liên quan đến giới hạn vị thế, ký quỹ bù trừ của từng loại chứng khoán, sản phẩm phái sinh theo từng loại nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán phái sinh.
4. Dữ liệu giao dịch ngoài hệ thống.
5. Dữ liệu vi phạm và xử lý vi phạm đối với các hoạt động về bù trừ thanh toán, giới hạn vị thế, ký quỹ của thành viên bù trừ.
1. Chậm nhất 16 giờ 30 phút ngày giao dịch, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin khối lượng mở cuối ngày của từng loại chứng khoán phái sinh theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trong vòng 02 ngày làm việc đầu tiên của tuần tiếp theo, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo giám sát giao dịch tuần theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, gồm các nội dung sau:
a) Báo cáo tình hình sửa lỗi, xử lý lỗi, lùi thời hạn thanh toán, loại bỏ thanh toán;
b) Thống kê giao dịch chứng khoán chuyển quyền sở hữu không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán: các nội dung chào mua công khai theo quy định của pháp luật; chuyển quyền sở hữu từ bên cho vay sang bên vay và ngược lại (trừ các trường hợp vay để hỗ trợ thanh toán giao dịch chứng khoán trong trường hợp thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam do sửa lỗi dẫn đến tạm thời thiếu hụt chứng khoán để thanh toán và để hỗ trợ thành viên lập quỹ ETF có đủ chứng khoán để góp vốn và thực hiện giao dịch hoán đổi danh mục với quỹ ETF); chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm là chứng khoán từ bên vay chứng khoán sang bên cho vay chứng khoán trong trường hợp bên vay bị mất khả năng hoàn trả khoản vay; chuyển quyền sở hữu do xử lý tài sản bảo đảm là chứng khoán trong các giao dịch cầm cố, thế chấp, ký quỹ và các trường hợp chuyển quyền sở hữu khác sau khi có ý kiến của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
c) Báo cáo về thông tin và danh tính tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư mở, đóng, thay đổi thông tin tại các công ty chứng khoán;
d) Danh sách cổ đông lớn của các công ty đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
3. Trong vòng 10 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm gửi các báo cáo định kỳ tháng theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, gồm các thông tin sau:
a) Báo cáo về hoạt động xử lý vi phạm đối với thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Báo cáo hỗ trợ thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán;
c) Báo cáo tình hình cấp mã chứng khoán;
d) Báo cáo về tổng giá trị ký quỹ bù trừ và danh mục tài sản ký quỹ bù trừ theo ngày của toàn thị trường;
đ) Báo cáo thống kê vi phạm tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ bù trừ hoặc việc nộp ký quỹ yêu cầu của thành viên bù trừ theo ngày đối với thị trường chứng khoán phái sinh.
4. Báo cáo định kỳ quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này được lập dưới hình thức văn bản và tệp dữ liệu điện tử (có áp dụng chương trình chữ ký điện tử). Riêng đối với báo cáo quy định tại khoản 2 và điểm d, đ khoản 3 Điều này áp dụng phương thức gửi dữ liệu điện tử. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm lưu giữ thông tin đã báo cáo theo quy định của pháp luật.
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các báo cáo giám sát bất thường khi phát hiện dấu hiệu vi phạm các quy định liên quan đến hoạt động ký quỹ, giới hạn vị thế, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán không khắc phục ngay trong ngày vi phạm.
2. Báo cáo bất thường gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước dưới hình thức văn bản và tệp dữ liệu điện tử trong vòng hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phát hiện sự việc.
3. Đối với báo cáo giám sát bất thường, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm lập báo cáo, có ý kiến đánh giá và đề xuất phương án xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý trong trường hợp vượt quá thẩm quyền.
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm gửi báo cáo giám sát khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Báo cáo gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nêu tại khoản 1 Điều này phải được thể hiện dưới hình thức văn bản và tệp dữ liệu điện tử theo nội dung và thời hạn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu.
1. Triển khai áp dụng hệ thống chỉ tiêu báo cáo giám sát giao dịch chứng khoán theo hướng dẫn của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
2. Giám sát diễn biến các giao dịch trong ngày, nhiều ngày của các nhà đầu tư mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch tại nơi thành viên giao dịch cung cấp dịch vụ.
3. Giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch chứng khoán của các cá nhân, tổ chức mở tài khoản hoặc có giao dịch tại nơi thành viên giao dịch cung cấp dịch vụ giao dịch.
4. Cập nhật và lưu giữ đầy đủ hồ sơ thông tin nhà đầu tư, chứng từ phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch của nhà đầu tư và của thành viên giao dịch.
5. Phối hợp trong triển khai công tác giám sát:
a) Phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong việc thực hiện công tác giám sát giao dịch chứng khoán khi được yêu cầu;
b) Phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong việc mời nhà đầu tư đến làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước liên quan đến các giao dịch bất thường, giao dịch có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
6. Trường hợp phát hiện giao dịch có dấu hiệu vi phạm các quy định về giao dịch chứng khoán, thành viên giao dịch có trách nhiệm báo cáo Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, đồng thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
7. Lập và gửi Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo bất thường, báo cáo theo yêu cầu có liên quan đến giao dịch chứng khoán, có kiến nghị cụ thể (nếu có) về việc xử lý các nội dung báo cáo.
8. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, báo cáo giám sát cung cấp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Thành viên giao dịch có trách nhiệm lưu trữ dữ liệu giám sát giao dịch chứng khoán, tối thiểu phải gồm các thông tin sau:
1. Các dữ liệu về hoạt động giao dịch chứng khoán được thực hiện tại nơi thành viên giao dịch cung cấp dịch vụ.
2. Thông tin nhà đầu tư là khách hàng mở tài khoản hoặc giao dịch tại nơi thành viên giao dịch cung cấp dịch vụ giao dịch.
3. Dữ liệu liên quan đến giao dịch ký quỹ và các dịch vụ tài chính khác tại nơi thành viên giao dịch cung cấp dịch vụ giao dịch.
4. Dữ liệu khác liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán tại nơi thành viên giao dịch cung cấp dịch vụ giao dịch.
1. Thành viên giao dịch có trách nhiệm gửi Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con báo cáo giám sát giao dịch định kỳ tháng, báo cáo giám sát bất thường và báo cáo giám sát theo yêu cầu về kết quả công tác giám sát giao dịch chứng khoán.
2. Thành viên giao dịch có trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo giám sát giao dịch bất thường và theo yêu cầu.
3. Nội dung, phương thức và hình thức lập, chuyển báo cáo giám sát giao dịch của thành viên giao dịch thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
1. Các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch chứng khoán, cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên giao dịch, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật khi được yêu cầu.
2. Các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch chứng khoán có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, dữ liệu theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định của pháp luật; giải trình theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con đối với các sự việc liên quan đến giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật và thực hiện công bố thông tin về giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
3. Ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ mở tài khoản tiền đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư có trách nhiệm cung cấp thông tin về số dư tài khoản tiền của khách hàng theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm cung cấp số liệu liên quan đến hoạt động đầu tư, giao dịch chứng khoán của quỹ đầu tư chứng khoán mà ngân hàng thực hiện giám sát theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch chứng khoán, cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán không phối hợp với các cơ quan, tổ chức theo quy định tại khoản 1 Điều này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Thông tư số 115/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán (sau đây gọi là Thông tư số 115/2017/TT-BTC) và Điều 1 Thông tư số 35/2019/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 115/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2017 hướng dẫn giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán và Thông tư số 116/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2017 hướng dẫn công tác giám sát tuân thủ của Ủy ban chứng khoán Nhà nước đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi là Thông tư số 35/2019/TT-BTC) hết hiệu lực thi hành.
3. Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam tiếp tục thực hiện giám sát giao dịch chứng khoán, thành viên giao dịch tiếp tục phối hợp với Ủy ban chứng khoán nhà nước triển khai công tác giám sát giao dịch theo quy định của Thông tư số 115/2017/TT-BTC và Thông tư số 35/2019/TT-BTC cho đến khi Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hoạt động theo Luật chứng khoán số 54/2019/QH14.
4. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện giám sát hoạt động ký quỹ giao dịch chứng khoán đối với thành viên bù trừ thị trường chứng khoán cơ sở sau khi Bộ Tài chính có quyết định chính thức triển khai hoạt động bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán cơ chế đối tác bù trừ trung tâm.
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên giao dịch, thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
BÁO CÁO GIÁM SÁT GIAO DỊCH TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ CÁC CÔNG TY CON
(Ban hành kèm theo Thông tư số 95/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Mẫu số 01: Báo cáo giám sát giao dịch tuần
SỞ GIAO DỊCH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-..... |
......, ngày ..... tháng ..... năm ..... |
BÁO CÁO
Giám sát giao dịch tuần ...../ năm....
Kính gửi: .......................................................
1. Báo cáo tình hình xử lý các dấu hiệu giao dịch bất thường trong tuần ...
TT |
Mã cảnh báo theo tiêu chí |
Dấu hiệu giao dịch bất thường |
Mã chứng khoán giao dịch |
Ngày giao dịch |
Ngày bắt đầu xử lý |
Tình trạng xử lý |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
2. Báo cáo tỷ trọng cổ phiếu thành phần trong rổ chỉ số
Ngày/ mã chứng khoán |
Cổ phiếu 1 |
Cổ phiếu 2 |
..... |
Cổ phiếu 29 |
Cổ phiếu 30 |
1 |
2 |
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Dấu hiệu giao dịch bất thường: theo Hệ thống tiêu chí giám sát giao dịch bất thường do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành.
- Biểu này được lập và báo cáo hàng tuần.
|
TỔNG GIÁM ĐỐC |
Mẫu số 02. Báo cáo giám sát giao dịch tháng
SỞ GIAO DỊCH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-.... |
......, ngày ..... tháng ..... năm ..... |
BÁO CÁO
Giám sát giao dịch tháng ....../ năm......
Kính gửi: ........................................................
I. Về việc tổ chức hoạt động giám sát tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam
1. Tổ chức và hoạt động của bộ máy giám sát (nếu có thay đổi).
2. Về việc ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy chế, quy định, quy trình giám sát giao dịch chứng khoán.
3. Về việc tổ chức giám sát giao dịch hàng ngày, nhiều ngày.
4. Về việc thực hiện báo cáo định kỳ, báo cáo bất thường và báo cáo theo yêu cầu đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
5. Về việc phối hợp với các đơn vị khác trong công tác giám sát giao dịch chứng khoán.
6. Về việc xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giám sát.
II. Các công việc đang triển khai
Biểu 1. Báo cáo tình hình xử lý các dấu hiệu giao dịch bất thường tháng
TT |
Mã cảnh báo theo tiêu chí giám sát |
Dấu hiệu giao dịch bất thường |
Tổ chức/cá nhân thực hiện giao dịch |
Mã tài khoản giao dịch |
Mã chứng khoán giao dịch |
Ngày GD |
Dấu hiệu vi phạm |
Ngày bắt đầu xử lý |
Tình trạng xử lý |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Ghi chú: Dấu hiệu giao dịch bất thường: theo Hệ thống tiêu chí giám sát giao dịch bất thường do SGDCK Việt Nam ban hành.
III. Kết quả hoạt động giám sát tại Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
1. Về thực hiện giao dịch của các thành viên giao dịch
Biểu 1. Hành vi vi phạm về giao dịch chứng khoán
TT |
Tổ chức/cá nhân vi phạm về giao dịch chứng khoán |
Mã tài khoản giao dịch |
Tên CTCK thực hiện GD |
Loại hành vi vi phạm |
Ngày GD |
Mã chứng khoán giao dịch |
Hình thức xử lý |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Về hoạt động giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm
- Về việc phát hiện các giao dịch bất thường (phân loại theo tiêu chí giám sát bất thường do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành).
- Kết quả kiểm tra về giao dịch chứng khoán do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thực hiện, kết quả xử lý những hành vi vi phạm (theo thẩm quyền).
- Các vụ việc kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý vi phạm.
IV. Kiến nghị
1. Về chính sách chế độ
2. Kiến nghị (nếu có)
|
TỔNG GIÁM ĐỐC |
Mẫu số 03. Báo cáo giám sát giao dịch năm …….
SỞ GIAO DỊCH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-.... |
......, ngày ..... tháng ..... năm ..... |
BÁO CÁO
Giám sát giao dịch năm .......
Kính gửi: ........................................................
I. Về việc tổ chức hoạt động giám sát tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các công ty con
1. Tổ chức và hoạt động của bộ máy giám sát
2. Về việc ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy chế, quy định, quy trình giám sát tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các công ty con.
3. Về việc tổ chức giám sát giao dịch hàng ngày, nhiều ngày.
4. Về việc thực hiện báo cáo định kỳ, báo cáo bất thường và báo cáo theo yêu cầu đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
5. Về việc phối hợp với hợp với các đơn vị khác trong công tác giám sát.
6. Về việc xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giám sát.
II. Kết quả thực hiện
Biểu 1: Báo cáo tình hình xử lý các dấu hiệu giao dịch bất thường
TT |
Mã cảnh báo theo tiêu chí giám sát |
Dấu hiệu giao dịch bất thường |
Tổ chức/ cá nhân thực hiện giao dịch |
Mã tài khoản giao dịch |
Mã chứng khoán giao dịch |
Ngày giao dịch |
Dấu hiệu vi phạm |
Ngày bắt đầu xử lý |
Tình trạng xử lý |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Biểu 2: Danh sách tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán
TT |
Tên tổ chức cá nhân |
Mã thành viên giao dịch |
Mã tài khoản giao dịch |
Tên CTCK |
Hành vi vi phạm về GDCK |
Vi phạm về công bố thông tin khi thực hiện các giao dịch (cổ đông lớn, cổ đông nội bộ và người liên quan, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng, giao dịch khác) |
Tổng cộng |
Ghi chú |
|||||
Vi phạm/dấu hiệu vi phạm các quy định về GDCK |
Vi phạm/dấu hiệu vi phạm giao dịch bị cấm |
|
|||||||||||
|
|
|
|
|
Giao dịch cùng mua/bán |
Hủy/sửa lệnh sai quy định |
khác |
Giao dịch sử dụng thông tin nội bộ trong mua bán chứng khoán |
Thao túng TTCK |
Giao dịch bị cấm khác |
|
|
|
|
I/CTCK |
|
|
|
x |
x |
x |
|
x |
x |
x |
|
|
|
II/Đại diện GD/nhân viên CTCK |
|
|
|
x |
x |
x |
|
x |
x |
x |
|
|
|
III/Tổ chức/cá nhân khác |
|
|
|
|
|
x |
x |
x |
x |
x |
|
|
Ghi chú về Biểu số 2:
- Biểu này tổng hợp số lần vi phạm về giao dịch và công bố thông tin của các đối tượng thực hiện giao dịch;
- Loại hành vi vi phạm được thống kê theo quy định hiện hành.
III. Kiến nghị
1. Về chính sách chế độ
2. Kiến nghị (nếu có).
|
TỔNG GIÁM ĐỐC |
MẪU BIỂU BÁO CÁO CỦA TỔNG CÔNG TY LƯU KÝ VÀ BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 95/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Mẫu số 01: Báo cáo thông tin khối lượng mở cuối ngày
TỔNG CÔNG TY LƯU KÝ VÀ BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ....../BC-.... |
......, ngày ..... tháng ..... năm ...... |
BÁO CÁO
Thông tin khối lượng mở cuối ngày ...................
Kính gửi: .....................................................
Thông tin khối lượng mở cuối ngày của từng loại chứng khoán phái sinh
STT |
Mã hợp đồng |
Khối lượng hợp đồng mở OI |
1 |
2 |
3 |
|
|
|
|
TỔNG CÔNG TY LƯU KÝ VÀ |
TỔNG CÔNG TY LƯU KÝ VÀ BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-.... |
......, ngày ..... tháng ..... năm ...... |
BÁO CÁO
Giám sát giao dịch tuần .........
Kính gửi: .....................................................................
1. Báo cáo tình hình sửa lỗi, lùi thời hạn thanh toán, loại bỏ không thanh toán giao dịch chứng khoán
Loại nghiệp vụ |
Mã thành viên lưu ký |
Tên thành viên lưu ký |
Loại lệnh |
Tài khoản sửa lỗi |
Mã chứng khoán |
Số lượng |
Ngày giao dịch |
Ngày sửa lỗi/lùi thời hạn thanh toán/loại bỏ không thanh toán giao dịch |
Thành viên lưu ký liên quan |
Số lượng chứng khoán hỗ trợ |
Lý do sửa/ lùi thời hạn/ loại bỏ không thanh toán |
Sửa lỗi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lùi thời hạn thanh toán |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Loại bỏ không toán |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
2. Thống kê giao dịch chứng khoán chuyển quyền sở hữu không qua hệ thống giao dịch
STT |
Tên bên chuyển nhượng |
Số đăng ký sở hữu của bên chuyển nhượng |
Số Tài khoản giao dịch của bên chuyển nhượng |
Tên bên nhận chuyển nhượng |
Số đăng ký sở hữu của bên nhận chuyển nhượng |
Số Tài khoản giao dịch của bên nhận chuyển nhượng |
Mã chứng khoán chuyển nhượng quyền sở hữu |
Số lượng chứng khoán chuyển nhượng quyền sở hữu |
Ngày chuyển nhượng hiệu lực |
Loại giao dịch |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
3. Thông tin và danh tính tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư mở, đóng và thay đổi thông tin tại các CTCK
Biểu 1: Thông tin và danh tính của NĐT mở tài khoản
STT |
Tên khách hàng |
Loại hình |
Mã TKGD |
Địa chỉ |
Số đăng ký sở hữu |
Ngày cấp |
Nơi cấp |
Ngày mở |
Quốc tịch |
Ghi chú |
1 |
|
Tổ chức |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
Cá nhân |
|
|
|
|
|
|
Mỹ |
Người Việt Nam |
Biểu 2: Thông tin và danh tính của NĐT đóng tài khoản
STT |
Tên khách hàng |
Loại hình |
Mã TKGD |
Địa chỉ |
Số đăng ký sở hữu |
Ngày cấp |
Nơi cấp |
Ngày đóng |
Quốc tịch |
Ghi chú |
1 |
|
Tổ chức |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
Cá nhân |
|
|
|
|
|
|
Mỹ |
Người Việt Nam |
Biểu 3: Thông tin và danh tính của NĐT thay đổi thông tin
STT |
Tên khách hàng |
Loại hình |
Mã TKGD |
Địa chỉ |
Số đăng ký sở hữu |
Ngày cấp |
Nơi cấp |
Quốc tịch |
Ghi chú |
1 |
|
Tổ chức |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
Cá nhân |
|
|
|
|
|
Mỹ |
Người Việt Nam |
4. Danh sách cổ đông lớn của các công ty đăng ký chứng khoán tại TCTLKCK
STT |
Mã CK |
Số lượng đăng ký |
Thông tin cổ đông |
|
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Ghi chú |
||||
Tên cổ đông |
Số Đăng ký sở hữu |
Ngày cấp |
Địa chỉ liên hệ |
Số lượng chứng khoán sở hữu |
Tỷ lệ % |
Số lượng chứng khoán sở hữu |
Tỷ lệ % |
|
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
|
TỔNG CÔNG TY LƯU KÝ VÀ |
TỔNG CÔNG TY LƯU KÝ VÀ BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-.... |
......, ngày ..... tháng ..... năm ...... |
BÁO CÁO
Giám sát giao dịch tháng .........../năm.........
Kính gửi: ............................................................
1. Báo cáo hoạt động cấp mã chứng khoán
STT |
Ngày cấp mã chứng khoán |
Tên Tổ chức phát hành |
Vốn Điều lệ, SLCK đăng ký của TCPH (*) |
Địa chỉ của TCPH |
Mã chứng khoán trong nước do VSD cấp |
Mã ISIN do VSD cấp |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
(*) Trường hợp TCPH chưa đăng ký với TCTLKCK hết toàn bộ số lượng chứng khoán phát hành hoặc trường hợp loại chứng khoán là trái phiếu đề nghị chú thích cụ thể
2. Hoạt động xử lý vi phạm đối với thành viên
TVBT |
Thông tin NĐT |
Số lần vi phạm |
|||||
Họ tên NĐT |
Số ĐKSH |
Ngày cấp |
TKGD |
TKKQ |
% sử dụng tài sản ký quỹ |
Giới hạn vị thế |
|
001 - CTCP Chứng khoán |
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
002 - Công ty TNHH Chứng khoán |
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
3. Hỗ trợ thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán
STT |
Mã TVBT |
Tên TVBT |
Ngày mất khả năng thanh toán |
Tổng số tiền sử dụng |
Nguồn sử dụng |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
4. Tổng giá trị và danh mục tài khoản ký quỹ theo ngày của toàn thị trường
Ngày |
Danh mục tài sản ký quỹ |
Số lượng tài sản ký quỹ |
Giá trị tài sản ký quỹ |
|
1. Tiền |
|
|
|
2. Cổ phiếu |
|
|
|
Tên cổ phiếu |
|
|
|
3. Trái phiếu |
|
|
|
Tên trái phiếu |
|
|
5. Thống kê vi phạm tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ/việc nộp ký quỹ yêu cầu của thành viên bù trừ theo ngày
Ngày |
TVBT |
Họ tên NĐT |
Số ĐKSH |
Ngày cấp |
TKGD |
TKKQ |
Nội dung vi phạm |
Kết quả xử lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kiến nghị
1. Về chính sách chế độ.
2. Kiến nghị khác (nếu có).
|
TỔNG CÔNG TY LƯU KÝ VÀ |
Ghi chú:
- Kỳ báo cáo tại Phụ lục II được lập theo tháng Dương lịch;
- Báo cáo được lập dưới hình thức file dữ liệu điện tử có định dạng Ecxel (đối với những dữ liệu báo cáo dưới dạng bảng biểu), font chữ Unicode Times New Roman.
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 95/2020/TT-BTC |
Hanoi, November 16, 2020 |
GUIDANCE ON SUPERVISION OF SECURITIES TRANSACTIONS ON THE SECURITIES MARKET
Pursuant to the Labor on Securities dated November 26, 2019;
Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
At the request of the President of State Securities Commission;
The Minister of Finance promulgates a Circular providing guidance on supervision of securities transactions on the securities market
This Circular provides guidance on supervision of transactions of securities that are listed or registered for transaction on the securities market.
This Circular applies to the following supervising entities and supervised entities:
1. Supervising entities:
a) State Securities Commission (SSC);
b) Vietnam Exchange (VNX);
c) Subsidiary companies of VNX: Hanoi Stock Exchange (HNX), Ho Chi Minh City Stock Exchange (HOSE) (hereinafter referred to as “Stock Exchanges”);
d) Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation (VSDCC);
d) Trading members (excluding special trading members on the derivatives and government bond market).
2. Supervised entities that are organizations and individuals participating in the transaction and provision of services relevant to securities transactions on the securities market, including:
a) Listed organizations; organizations registered for transaction;
b) Trading members, special trading members;
c) Members of VSDCC, including depository members and offsetting members;
d) Securities investment funds and securities investment fund management companies, investment companies;
dd) Stock Exchanges, VSDCC when providing services relevant to securities transactions, clearing and payment;
e) Investors that conduct securities transactions;
g) Supervisory banks, commercial banks that open securities accounts;
h) Relevant entities.
For the purposes of this Circular, the following terms are interpreted as follows:
1. “securities transaction” means the purchase or sale of securities through the securities transactions system of a Stock Exchange.
2. “unusual transaction” means a transaction that has any of the warning sign of the supervision criteria established by VNX.
3. “suspicious transaction” means an unusual transaction that has been analyzed and classified by VNX as a suspicious transaction that may affect developments of price or volume of one or some securities over a certain period of time against securities laws.
4. “violating transaction” means a transaction that is conducted against securities laws as determined by SSC.
5. “supervision criteria” are criteria established by SSC and applied by trading members to supervise securities transactions.
6. A “rumor” means information about an listed organization, registered public companies, securities or securities transactions that might be true or false and has not been verified when it is initially spread.
ORGANIZATION OF SECURITIES TRANSACTION SUPERVISION
Section 1. Securities transaction supervision by SSC
Article 4. Responsibilities and entitlements of SSC
1. Supervise securities transactions on the securities market in order to detect, prevent and take actions against use of internal information for securities trade, manipulation of the securities market and other violations against regulations of law on securities transactions.
2. Request supervised entities to report, provide explanation, information and documents about their securities transactions.
3. Supervise investors' compliance to regulations of law on securities transactions.
4. Issue warnings against suspicious transactions and actions in order to prevent violations against regulations of law on securities transactions by supervised entities.
5. Consider approving criteria established by VNX for securities transaction supervision and supervision reporting applied to trading members; position limits applied to derivatives market; method for calculation of initial margin asset ratio (AR); AR supervision thresholds or frequency of supervision of margin depositing established by VSDCC.
6. Promulgate regulations on cooperation in securities transactions between SSC, VNX and its subsidiary companies, VSDCC and trading members.
7. dd) Take charge and cooperate with relevant units in inspecting securities transactions and provision of relevant services.
8. Submit reports to the Ministry of Finance on securities transaction supervision when requested.
Article 5. Contents of supervision by SSC
Contents of supervision by SSC include:
1. On the basis of reports submitted by trading members, VNX, its subsidiary companies and VSDCC, supervision results at SSC and other sources of information, SSC shall analyze signs of violations in suspicious transactions and take appropriate actions.
2. Supervise the operation of VNX and its subsidiary companies in organization and supervision of securities transactions in each market region under its management according to Section 2 of this Chapter.
3. Supervise the operation of VSDCC in management of position limits on the derivatives market, AR or initial margin depositing according to Section 3 of this Chapter.
4. Take charge and cooperate with VNX, its subsidiary companies and VSDCC in analyzing transactions that may affect the securities market; ensure lawful rights and interests of investors and market stability.
5. Supervise provision of services relevant to securities transactions by the entities specified in Points b, c, d, dd, g, h Clause 2 Article 2 of this Circular.
Article 6. Methods for securities transaction supervision by SSC
1. Supervision according to information from the following sources:
a) Supervision reports submitted by VNX and its subsidiary companies, VSDCC and its members;
b) Reports submitted by listed and registered public companies;
c) Information provided by organizations and individuals participating in the securities market;
d) Information on the media and securities-related rumors;
dd) Other sources of information.
2. Pursuant to the reports and information mentioned in Clause 1 of this Article, transaction data of VNX, its subsidiary companies and VSDCC, SSC shall analyze the transactions that are suspected of violating regulations of law on securities and the securities market.
3. Carry out ad hoc inspections of supervised entities through discovery of suspicious transactions reported by VNX, its subsidiary companies, trading members, VSDCC, its members, organizations and individuals that participate in transactions and provide securities transaction-related services.
Section 2. SECURITIES TRANSACTION SUPERVISION BY VNX AND ITS SUBSIDIARY COMPANIES
Article 7. Rights and obligations of VNX and its subsidiary companies
1. Rights and obligations of VNX:
a) Promulgate the regulations on supervision of securities transactions after they are approved by SSC; establish supervision procedures in order to ensure effectiveness of supervision;
b) Assume responsibility for overall supervision of securities transactions on the securities market;
c) Establish supervision criteria applied to its subsidiary companies and reporting criteria applied to trading members;
d) Submit supervision reports to SSC.
2. Rights and obligations of Stock Exchanges that are subsidiary companies of VNX:
a) Directly supervise securities transactions within their regions;
b) Develop a database system serving securities transactions as prescribed in Article 11 of this Circular;
c) Supervise day trading and swing trading, and periodic developments of transactions; identify suspicious transactions;
d) Verify information on the media and rumors about unusual transactions;
dd) Supervise the process of information disclosure and reporting according to applicable regulations on securities transactions by trading members, listed and registered public companies, securities investment fund management companies, securities investment funds, investment companies and investors;
e) Request VNX to take actions against trading members that violate securities transaction regulations; request SSC to take actions against violations against regulations of law on securities transactions.
3. In addition to the aforementioned rights and obligations, VNX and its subsidiary companies also have the following rights and obligations:
a) Supervise transaction supervision by trading members;
b) Request organizations and individuals that are relevant to the transaction to provide information and documents serving securities transaction supervision;
c) Prepare and submit periodic and ad hoc securities transaction supervision reports to SSC in accordance with Article 13, Article 14 and Article 15 of this Circular;
d) Cooperate with SSC in carrying out ad hoc inspections of transactions that are likely to violate regulations of law on securities and the securities market;
dd) Cooperate with VSDCC in ensuring safety and effectiveness of securities transactions, clearing and payment.
Article 8. Supervision contents
1. Supervision by VNX and its subsidiary companies is meant to detect unusual and suspicious transactions, including:
a) Use of internal information in securities trading;
b) Manipulation of the securities market;
c) Other violations against regulations of law on securities transactions and the securities market.
2. Supervision of transactions, information disclosure and reporting transaction of listed and registered securities of listed and registered public companies, trading members, securities investment fund management companies, securities investment funds, investment companies, major shareholders and groups of related persons holding at least 5% of voting shares of a public company or public investment company; investors and groups of related persons holding at least 5% of fund certificates of a closed-end fund; groups of related foreign investors holding at least 5% of voting shares of an issuer or at least 5% of fund certificates of a closed-end fund; internal actors, their related persons and other entities of listed and registered public companies, internal actors of listed closed-end public funds and related persons; persons authorized to disclose information and investors in accordance with applicable regulations.
3. Supervision of repurchase of their own shares, tender offer and other transactions of listed and registered public companies in accordance with regulations of law on securities and the securities market.
Article 9. Securities transaction supervision criteria
1. VNX shall establish and promulgate a system of criteria for supervision of transaction of securities that are listed and registered at its subsidiary companies, criteria for supervision of inter-market transactions (interactions between the primary securities market and derivatives market; between transactions of primary securities and secured warrant transactions) as the basis for day trading and swing trading supervision; promulgate criteria for securities transaction supervision reporting by trading members.
2. The system of supervision criteria shall have specific contents and parameters; criteria for securities transaction supervision reporting by trading members must be periodically reviewed and assessed.
Article 10. Securities transaction supervision methods
1. VNX shall carry out supervision through reports of the Stock Exchanges.
2. Stock Exchanges shall supervise in-day transactions of listed and registered securities in real time on their supervision system in order to detect suspicious transactions.
3. Stock exchanges shall supervise swing trading based on one or some of the following sources:
a) Securities transactions database;
b) Information provided by trading members, listed and registered public companies and investors which is disclosed in accordance with regulations of law on securities and the securities market;
c) Relevant information from VSDCC as prescribed in Article 19 of this Circular;
d) Information on the media and securities-related rumors;
dd) Other sources of information.
4. Requesting organizations and individuals that are relevant to unusual transactions to provide information and explanation.
Article 11. Database system serving supervision of securities transactions
Stock Exchanges shall develop a database system serving securities transactions. Such a system shall have at least:
1. Data about transactions conducted at the Stock Exchanges.
2. Lists and information entities that are supervised by the Stock Exchanges and commit violations against securities laws or VNX’s regulations.
3. Reports and information about securities transactions that have been disclosed through information disclosure systems of the Stock Exchanges; reports and information that have been provided for SSC and VNX.
4. Data relevant to investors’ securities accounts;
5. Other data relevant to securities transactions.
Article 12. Supervising trading members
1. Trading members will be requested to provide reports, explanation, information and documents relevant to the transactions under the management of the Stock Exchanges.
2. Stock Exchanges shall report signs of violations to VNX or SSC for handling.
3. Signs violations discovered by VNX shall be handled by VNX within its jurisdiction. The handling results will be reported to SSC.
4. VNX shall request SSC to take actions against violations committed by trading members if they are beyond VNX’s jurisdiction.
Article 13. Periodic supervision reports
1. Within the first 02 working days of the next week, the Stock Exchange shall submit the weekly supervision report to SSC, which shall contain:
a) Securities transaction data, including: numbers of orders placed, orders matched, transactions that involve primary securities, derivatives and other securities being traded on the market in the week according to information on the transaction system of the Stock Exchange. Information about market-wide transactions managed by the Stock Exchange as prescribed by regulations of law on disclosure of information on the securities market, except information about open interests of each type of derivatives;
b) Results of weekly securities transaction supervision; information about ratios of all shares in the market basket serving market evaluation (Form 01 in Appendix I hereof).
2. Within the first 10 working days of the next month, on the basis of reports of the subsidiary companies, VNX shall submit a monthly report (Form No. 02 in Appendix I hereof) to SSC with the following primary contents:
- Its operation and supervision of securities transactions during its operation;
- Results of supervision by VNX and its subsidiary companies of unusual transactions and actions taken;
- Results of supervision of transactions by trading members and actions taken against violations committed by trading members;
- The report on supervision of unusual transactions and ad hoc reports prepared during the period;
- Proposals (if any).
3. Within the first 20 working days of the next year, on the basis of reports of the subsidiary companies, VNX shall submit an annual report (Form No. 03 in Appendix I hereof) to SSC with the following primary contents:
- Its operation and supervision of securities transactions during its operation;
- Results of supervision by VNX and its subsidiary companies of unusual transactions and actions taken;
- Results of supervision of transactions by trading members and actions taken against violations committed by trading members;
- The report on supervision of unusual transactions and ad hoc reports prepared during the period.
4. The reports mentioned in Clauses 1, 2, 3 of this Article shall be made in both physical and electronic form, except for reports mentioned in Point a Clause 1 of this Article, which can be made in electronic forms only. These reports will be sent electronically if digital signatures are used by SSC, VNX and its subsidiary companies. VNX and subsidiary companies shall retain reported information as prescribed by law.
Article 14. Unusual transaction reports
1. Stock Exchanges shall send SSC and VNX reports on unusual transactions that are detected within 24 hours after the unusual transaction analysis results are available.
2. The unusual transaction reports mentioned in Clause 1 of this Article shall be case-specific. Each report shall specify the unusual signs, relevant information, opinions and proposed actions to be taken by the Stock Exchanges (or another authority if the case is beyond its jurisdiction).
3. Unusual transaction reports shall be sent and received in accordance with Clause 4 Article 13 of this Circular.
Article 15. Ad hoc supervision reports
1. VNX and its subsidiary companies shall send supervision reports when requested in writing by SSC.
2. The reports mentioned in Clause 1 of this Article shall be made in both physical and electronic forms, have the contents and are sent by the deadline specified by SSC.
Section 3. SUPERVISION BY VIETNAM SECURITIES DEPOSITORY AND CLEARING CORPORATION (VSDCC)
Article 16. Rights and obligations of VSDCC
1. Supervise the process of clearing, position limits, margin depositing in securities transactions as per regulations.
2. In case unusual signs are detected during clearing or payment process, or limits on positions or deposits are exceeded, VSDCC shall request relevant organizations and individuals to report and provide explanation, info and documents serving the supervision process; send a report to SSC and a notification to VNX and its subsidiary companies for cooperation in supervision.
3. Retain adequate information about operations of VSDCC, violations against regulations on deposit and position limits; share information about securities transactions with VNX and its subsidiary companies for supervision.
4. Cooperate with VNX and its subsidiary companies in maintaining and supervising safety and effectiveness of securities transactions, clearing and payment as per regulations.
5. Cooperate with SSC in carrying out periodic and ad hoc inspections of entities supervised by VSDCC.
6. Handle violations within its jurisdiction; report the cases beyond its jurisdiction to SSC.
7. Prepare and submit periodic, ad hoc and on-demand supervision reports to SSC in accordance with Article 20, Article 21 and Article 22 of this Circular.
Article 17. Contents of supervision by VSDCC
1. Supervise members of VSDCC performing operations relevant to securities clearing and payment according to regulations of law on securities and the securities market.
2. Supervise the asset ratio or initial margin depositing by investors’ accounts for derivatives, or by clearing members for primary securities.
3. Supervise position limits of investors trading in derivatives.
Article 18. Methods of supervision by VSDCC
1. VSDCC shall formulate and promulgate its regulations on position limits and supervision thereof by investors’ accounts, thresholds for supervision of AR or time and method for margin depositing, and supervise individual accounts of investors trading in derivatives; specify time and method of margin depositing and supervise individual clearing members for primary securities market in its operating regulations after they are approved by SSC.
2. The contents and thresholds of supervision shall be specified and adjusted according developments of the securities market; ensure effective supervision by VSDCC.
3. Supervise violations against regulations on securities payment and clearing; violations against regulations on position limits for derivatives; violations against regulations on AR or initial margin depositing based on one or some of the following sources of information:
a) Data about position and clearing margin of clearing members and investors;
b) Periodic reports and information provided by members of VSDCC and other participants in the derivatives market;
c) Information on the mainstream media;
d) Other sources of information.
4. Request members that are supervised by VSDCC to provide information and explanation to clarify the unusual signs mentioned in Clause 2 Article 16 of this Circular.
5. Cooperate with SSC in carrying out periodic and ad hoc inspections of entities supervised by VSDCC.
Article 19. Retention of data serving supervisions
VSDCC shall fully retain data about:
1. Securities payment and clearing on the securities market.
2. Investors trading in securities and derivatives that are daily updated by securities companies.
3. Information relevant to position limits and clearing margin or each type of securities and derivatives by type of investors in the derivatives market.
4. Transactions outside of the system.
5. Violations against regulations on payment, clearing, position limit and margin depositing by clearing members, and actions taken against these violations.
Article 20. Periodic supervision reports
1. By 16:30 of the trading day, VSDCC shall send SSC information about day-end opening quantity of each type of derivatives (Form 01 in Appendix II hereof.
2. Within the first 02 working days of the next week, VSDCC shall submit a weekly report (Form No. 02 in Appendix II hereof) to SSC with the following primary contents:
a) Error corrections, payment deadline extensions, payment cancellations;
b) Securities transferred outside the transaction system of Stock Exchanges: tender offers; transfer of ownership from lenders to borrowers and vice versa (except loans for payment of securities in case depository members of VSDCC do not have adequate securities for payment due to errors and for providing ETF members with adequate securities for capital contribution and conduct transaction with ETF); transfer ownership of collateral that is securities from the borrower to the lender in case the borrower defaults on the loan; transfer of ownership after settlement of collateral that is securities in pledging, margining transactions, and other cases of ownership transfer after comments are given by SSC;
c) Information and identity of securities accounts of investors that are opened, closed or changed at securities companies;
d) List of major shareholders of companies whose securities are registered at VSDCC.
3. Within the first 10 working days of the next month, VSDCC shall submit a monthly report (Form No. 03 in Appendix II hereof) with the following primary contents:
a) Actions taken against violations committed by members of VSDCC;
b) Assistance for clearing members that have gone insolvent;
c) Issuance of ticker symbols;
d) Total clearing margin and list of collateral deposited as clearing margin by day in the whole market;
dd) Violations against AR or depositing of initial margins by clearing members by day in the derivatives market.
4. The periodic reports mentioned in Clauses 1, 2, 3 of this Article shall be made in both physical and electronic forms (with digital signature). The reports mentioned in Clause 2, Points d and dd Clause 3 of this Article shall be made in electronic form. VSDCC shall retain reported information as prescribed by law.
Article 21. Ad hoc supervision reports
1. VSDCC shall submit an ad hoc supervision reports to SSC whenever a violation against regulations on margining, position limit, clearing or payment is discovered and not rectified within the same day.
2. The ad hoc reports shall be made in both physical and electronic forms and sent to SSC within 24 hours after a violation is discovered.
3. The ad hoc report prepared by VSDCC shall contain its comments and proposed actions to be taken by VSDCC (or another authority if the case is beyond its jurisdiction).
Article 22. On-demand supervision reports
1. VSDCC shall send supervision reports when requested in writing by SSC.
2. The reports mentioned in Clause 1 of this Article shall be made in both physical and electronic forms, have the contents and are sent by the deadline specified by SSC.
Section 4. SUPERVISION BY TRADING MEMBERS
Article 23. Obligations and responsibilities of trading members
1. Apply the system of criteria for securities transaction supervision as instructed by VNX.
2. Supervise day trading and swing trading by investors that open accounts or carry out transactions where the trading members provide services.
3. Supervise the compliance to regulations of law on securities transactions by organizations and individuals that open accounts or carry out transactions where the trading members provide services.
4. Update and fully retain documents and information about investors, transactions of investors and trading members.
5. Cooperation in supervision:
a) Cooperate with SSC, VNX, its subsidiary companies and VSDCC in supervising securities transactions when requested;
b) Cooperate with SSC in inviting investors to work with inspectorates of SSC regarding unusual transactions and transactions suspected of violating regulations of law on securities and the securities market;
6. Report transactions with signs of violations of regulations on securities transactions to VNX, its subsidiary companies and SSC.
7. Prepare and send ad hoc reports and on-demand reports on securities transactions to VNX, its subsidiary companies and SSC; propose necessary actions (if any).
8. Take responsibility for the accuracy and truthfulness of the information and supervision reports provided for SSC, VNX, its subsidiary companies and VSDCC.
Article 24. Retention of transaction supervision data
Trading member shall retain at least the following data about securities transaction supervision:
1. Data about securities transactions conducted where the trading members provide their services.
2. Information about investors that open accounts or conduct transactions where the trading members provide their services.
3. Data relevant to margin trading and other financial services where the trading members provide their services.
4. Other data relevant to securities transactions where the trading members provide their services.
Article 25. Supervision reports of trading members
1. Trading members shall send VNX and its subsidiary companies periodic, ad hoc and on-demand reports on results of securities transaction supervision.
2. Trading members shall send SSC ad hoc and on-demand reports on securities transaction supervision.
3. The contents, forms and methods of preparing and sending reports of trading members shall comply with regulations of VNX.
OBLIGATIONS OF SUPERVISING ENTITIES
Article 26. Obligation to provide information and explanation of organizations and individuals participating in securities transactions and provision of securities transaction-related services
1. Organizations and individuals participating in securities transactions and provision of securities transaction-related services shall cooperate with SSC, VNX and its subsidiary companies, VSDCC, trading members and competent authorities when requested.
2. Organizations and individuals participating in securities transactions shall provide adequate information, documents and data as requested by SSC, VNX, its subsidiary companies and VSDCC as prescribed by law; provide explanation as requested by SSC, VNX and its subsidiary companies for the incidents relevant to securities transactions as prescribed by law; disclose information about securities transactions in accordance with regulations of law on securities and the securities market.
3. Commercial banks where investors’ securities accounts are opened shall provide information about their account balance when requested by SSC and competent authorities as prescribed by law.
4. Supervisory banks shall provide data about investments and securities transactions by securities investment funds they supervise when requested by SSC and competent authorities as prescribed by law.
5. Organizations and individuals that participate in securities transactions and provision of securities transaction-related services but fail to cooperate with the authorities as prescribed in Clause 1 of this Article will be dealt with as prescribed by law.
Article 27. Implementation clauses
1. This Circular comes into force from January 01, 2021.
2. From the effective date of this Circular, the following documents and regulations will cease to have effect: Circular No. 115/2017/TT-BTC dated October 25, 2017 of the Minister of Finance providing guidance on supervision of securities transactions on the securities market (hereinafter referred to as “Circular No. 115/2017/TT-BTC"); Article 1 of Circular No. 35/2019/TT-BTC dated June 12, 2019 of the Minister of Finance on amendments to Circular No. 115/2017/TT-BTC and Circular No. 116/2017/TT-BTC dated October 25, 2017 providing guidance on compliance supervision by SSC over securities-related activities of Stock Exchanges and the Vietnam Securities Depository (VSD) (hereinafter referred to as “Circular No. 35/2019/TT-BTC").
3. HNX, HOSE and VSD shall continue supervision securities transactions; trading members shall continue cooperating with SSC in securities transaction supervision in accordance with Circular No. 115/2017/TT-BTC and Circular No. 35/2019/TT-BTC until VNX and VSDCC are put into operation under the Law on Securities No. 54/2019/QH14.
4. VSDCC shall supervise margin depositing by clearing members in the primary securities market after the Ministry of Finance issues an official decision on central counterparty clearing houses.
Article 28. Organization of implementation
1. SSC, VNX, HNX, HOSE, VSDCC, trading members, members of VSD, listed and registered public companies, securities investment fund management companies, securities investment funds, investment companies, relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular.
2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Finance for consideration./.
|
PP MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực