Chương IV Luật chứng khoán 2019: Thị trường giao dịch chứng khoán
Số hiệu: | 54/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 26/11/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 28/12/2019 | Số công báo: | Từ số 999 đến số 1000 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mới: Có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng mới được bán cổ phiếu
Đây là một trong những nội dung mới nổi bật quy định tại Luật chứng khoán 2019 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021).
Theo đó, công ty cổ phần muốn chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng thì phải thoả mãn điều kiện:
- Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán (Hiện hành chỉ cần số vốn điều lệ đã góp là 10 tỷ đồng);
- Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi; đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Ngoài ra, công ty còn cần đáp ứng một số điều kiện mới như:
- Tối thiếu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn (tỷ lệ này là 10% nếu vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng trở lên);
- Cổ phiếu của tổ chức phát hành phải được niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán…
Xem chi tiết tại Điều 15 Luật chứng khoán 2019 (thay thế cho Luật chứng khoán 2006 và Luật chứng khoán sửa đổi 2010).
Như vậy, điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng đã được chuẩn hóa theo hướng chặt chẽ hơn quy định hiện hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con được tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán đủ điều kiện niêm yết; chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần; chứng khoán của các doanh nghiệp khác chưa đủ điều kiện niêm yết; chứng khoán của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác theo quy định của Chính phủ.
2. Ngoài Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, không tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức và vận hành thị trường giao dịch chứng khoán.
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, giải thể, mô hình hoạt động, hình thức sở hữu, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và việc thành lập công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con chịu sự quản lý và giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo quy định của Luật này, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Ban kiểm soát (Kiểm soát viên) thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
1. Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung theo đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, công ty con, chi nhánh;
b) Mục tiêu, phạm vi hoạt động và các dịch vụ được cung cấp;
c) Vốn điều lệ; cách thức tăng, giảm vốn điều lệ hoặc chuyển nhượng vốn;
d) Tên, địa chỉ và các thông tin cơ bản của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu;
đ) Phần vốn góp hoặc số cổ phần và giá trị vốn góp của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu;
e) Người đại diện theo pháp luật;
g) Cơ cấu tổ chức quản lý;
h) Quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
i) Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, chủ sở hữu hoặc cổ đông;
k) Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát (Kiểm soát viên);
l) Thể thức thông qua quyết định của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
m) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
n) Chế độ kế toán, kiểm toán được áp dụng;
o) Việc thành lập các quỹ, cơ chế sử dụng quỹ; nguyên tắc sử dụng lợi nhuận, xử lý lỗ và chế độ tài chính khác;
p) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các quy chế nghiệp vụ khác liên quan đến tổ chức và hoạt động thị trường giao dịch chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
b) Tổ chức, vận hành thị trường giao dịch chứng khoán;
c) Cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
d) Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán trong trường hợp giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch không có biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch hoặc trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán;
đ) Chấp thuận, thay đổi, hủy bỏ niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết;
e) Chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
g) Cung cấp dịch vụ đấu giá, đấu thầu; dịch vụ về thông tin thị trường và thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch; dịch vụ phát triển hạ tầng công nghệ cho thị trường chứng khoán và các dịch vụ liên quan khác theo quy định tại Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
h) Làm trung gian hòa giải theo yêu cầu của thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán;
i) Kiểm tra, xử lý vi phạm đối với thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
k) Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước cung cấp thông tin liên quan đến thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch để phục vụ công bố thông tin theo quy định của pháp luật;
l) Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
2. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán được tiến hành công khai, công bằng, trật tự, an toàn và hiệu quả;
b) Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính, báo cáo, công bố thông tin theo quy định của pháp luật;
c) Giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán, việc tuân thủ nghĩa vụ của thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, hoạt động công bố thông tin của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch và nhà đầu tư thuộc đối tượng công bố thông tin quy định tại Điều 118 của Luật này;
d) Ban hành tiêu chí giám sát giao dịch, chỉ tiêu báo cáo giám sát giao dịch áp dụng cho thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
đ) Báo cáo, kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường giao dịch chứng khoán; vi phạm của nhà đầu tư, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch;
e) Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư;
g) Cung cấp thông tin và phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong hoạt động nghiệp vụ chứng khoán và cơ quan có thẩm quyền trong công tác điều tra, phòng, chống vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
h) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
3. Cán bộ, nhân viên, người lao động của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam trong khi thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải tuân thủ quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy định về bảo mật thông tin và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức, phân công thực hiện các quyền, nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con theo quy định của Luật này trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam bao gồm:
a) Thành viên giao dịch là công ty chứng khoán được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch;
b) Thành viên giao dịch đặc biệt là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch đặc biệt.
2. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Sử dụng hệ thống giao dịch chứng khoán và các dịch vụ do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con cung cấp;
b) Nhận các thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán từ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
c) Đề nghị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam làm trung gian hòa giải khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch;
d) Đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
đ) Quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
3. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chịu sự giám sát của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con đối với hoạt động giao dịch chứng khoán và hoạt động công bố thông tin theo quy định tại quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
b) Công bố thông tin theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
c) Hỗ trợ các thành viên giao dịch khác theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con trong trường hợp cần thiết;
d) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
4. Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục trở thành thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
1. Chứng khoán đã chào bán ra công chúng, cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục, chứng quyền có bảo đảm, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận phải được niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
2. Công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương được niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán theo đề nghị của tổ chức phát hành hoặc tổ chức được ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức phát hành nộp hồ sơ niêm yết, đăng ký giao dịch phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ niêm yết, đăng ký giao dịch. Tổ chức tư vấn niêm yết, đăng ký giao dịch, tổ chức kiểm toán, người ký báo cáo kiểm toán và bất kỳ tổ chức, cá nhân nào xác nhận hồ sơ niêm yết đăng ký giao dịch phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi liên quan đến hồ sơ niêm yết, đăng ký giao dịch.
4. Chính phủ quy định các loại chứng khoán khác phải được niêm yết, đăng ký giao dịch; việc phân bảng niêm yết, điều kiện niêm yết chứng khoán; hồ sơ, thủ tục niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán; thay đổi, hủy bỏ niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán của tổ chức phát hành Việt Nam, tổ chức phát hành nước ngoài; việc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành Việt Nam ở nước ngoài.
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con trong trường hợp sau đây:
a) Khi xảy ra chiến tranh, thảm họa tự nhiên, biến động lớn của nền kinh tế, sự cố hệ thống giao dịch hoặc các sự kiện bất khả kháng khác làm ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch bình thường của thị trường giao dịch chứng khoán;
b) Khi thị trường giao dịch chứng khoán có biến động bất thường hoặc trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn, tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán.
2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện việc khôi phục một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con khi những nguyên nhân dẫn đến việc tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con được khắc phục.
1. Chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch được tổ chức giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung, phương thức giao dịch thỏa thuận và phương thức giao dịch khác quy định tại Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
2. Chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch không được giao dịch bên ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con tổ chức, trừ trường hợp giao dịch không mang tính chất mua bán hoặc giao dịch khác không thể thực hiện được thông qua hệ thống giao dịch chứng khoán.
3. Việc tổ chức giao dịch loại chứng khoán mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, đưa vào vận hành hệ thống giao dịch mới phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về giao dịch chứng khoán, giám sát giao dịch chứng khoán và các trường hợp giao dịch không mang tính chất mua bán, giao dịch chứng khoán không thể thực hiện được thông qua hệ thống giao dịch chứng khoán.
5. Việc kết nối giao dịch chứng khoán với Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư, hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ sở hữu nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư, việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
SECURITIES MARKET
Article 42. Organizing the securities market
1. VSE and its subsidiaries are entitled to organize a market for listed securities; securities of state-owned enterprises, wholly state-owned single-member limited liability companies; securities of other enterprises that are not qualified for listing; securities of startups; derivatives and other kinds of securities.
2. No other organizations and individuals than VSE may organize and operate the securities market.
Article 43. Establishment and operation of VSE and its subsidiaries
1. VSE is an enterprise that is established and operated in accordance with this Law, the Law on Enterprises. Over 50% of charter capital or voting shares of VSE shall be held by the State.
2. The Prime Minister shall issue decisions on establishment, dissolution, operating model, type of ownership, functions, tasks and powers of VSE, and establishment of its subsidiaries as proposed by the Minister of Finance.
3. VSE and its subsidiaries are under management and supervision of SSC.
Article 44. Organizational structure of VSE
1. The Prime Minister shall decide the organizational structure of VSE in accordance with this Law, the Law on Enterprises and relevant laws.
2. The Chairperson of the Board of members, the Chairperson of the Board of Directors, General Director (Director) of VSE shall be designated and dismissed by the Minister of Finance at the request of the Board of members or Board of Directors of VSE and according to comments of the President of SSC.
3. Rights and obligations of the Board of members, Board of Directors, General Director (Director), the Board of Controllers (Controllers) shall comply with regulations of law and the charter of VSE.
1. The charter of VSE shall be approved, issued, amended by the Minister of Finance at the request of the Board of members or Board of Directors of VSE and according to comments of the President of SSC.
2. The Charter of VSE shall have the following contents:
a) Names and addresses of the headquarters, subsidiaries and branches;
b) Objectives, operating scope and available services;
c) Charter capital; method for increasing, decreasing of charter capital and stake transfer;
d) Names, addresses and basic information of the founding shareholders, capital contributors or owners;
dd) Stakes or shares and capital contributed by the founding shareholders, capital contributors or owners;
e) The legal representative;
g) The organizational structure;
h) Rights and obligations of VSE;
i) Rights and obligations the shareholders, capital contributors or owners;
k) Rights and obligations of the Board of members, Board of Directors, General Director (Director), the Board of Controllers (Controllers);
l) Formalities for approving decisions of VSE;
m) Formalities for amending the charter;
n) Applied accounting and audit regulations;
o) Establishment and use of funds; rules for use of profits, settlement of losses and other financial regulations;
p) Rules for internal dispute settlement.
Article 46. Rights and obligations of VSE
1. VSE has the rights to:
a) Issue its regulations on listing and trading securities, disclosing information, regulations on its members and other regulations on organization and operation of the securities market after they are approved by SSC;
b) Organize and operate the securities market;
c) Putting securities under alert, control and restriction in accordance with law and its SSC;
d) Suspend or terminate trading of certain securities in case of abnormal fluctuation in their prices or trading quantity without rectification by their issuers, which result in the securities being put under alert, control or restriction, or in case the suspension or termination is necessary to protect the investors’ the lawful rights and interests and ensure the stability and safety of the securities market;
dd) Approve, change, cancel listing or registration of securities; supervise the fulfillment of conditions for listing of securities of listed organizations;
e) Grant and cancel membership of members of VSE;
g) Provide bidding services; services involving market information and information about listed or registered securities; technological infrastructure development services for the securities market, and other relevant services specified in its Charter;
h) Act as a mediator to settle securities-related disputes at the request of its members;
i) Carry out inspections and take actions against violations committed by its members, listed organizations and registered organizations in accordance with its regulations;
k) Request regulatory authorities to provide information about its members, listed organizations and registered organizations for information disclosure purposes as prescribed by law;
l) Other rights prescribed by law and its charter.
2. VSE has the obligations to:
a) Ensure the transparency, fairness, order, safety and efficiency of securities trading on the securities market;
b) Comply with regulations of law on accounting, audit, statistics, financial obligations, reporting, information disclosure;
c) Supervise the trading of securities and fulfillment of obligations of its members, information disclosure by listed organizations, registered organizations and the investors that have to disclose information as prescribed in Article 118 of this Law.
d) Issue criteria for supervision of transactions and trading indicators applied to its members after they are approved by SSC;
dd) Propose to SSC measures for responding to events that affect the safety, stability or integrity of the securities market; violations committed by investors, its members, listed organization or registered organizations;
e) Cooperate in dissemination of knowledge about securities and the securities market among investors;
g) Provide information for and cooperate with VSDCC in securities activities; cooperate with other authorities in investigations and taking of actions against violations against regulations of law on securities and the securities market;
h) Fulfill other obligations prescribed by law and its charter.
3. Executives and employees of VSE, in performance of their duties, shall comply with regulations of law on securities and the securities market, code of professional ethics, information confidentiality regulations and relevant laws.
4. The Prime Minister shall decide the entities responsible for the fulfillment of rights and obligations of VSE and its subsidiaries as prescribed by this Law and proposed by the Minister of Finance.
1. Members of VSE include:
a) Securities companies recognized as trading members by VSE;
b) Commercial banks, FBBs and other organizations recognized as special trading members by VSE.
2. Members of VSE have the rights to:
a) Use the securities trading system and services provided by Stock Exchange and its subsidiaries;
b) Receive market information from VSE and its subsidiaries;
c) Request VSE to act as a mediator to settle their securities-related disputes;
d) Raise issues relevant to securities trading by VSE and its subsidiaries;
dd) Other rights prescribed by law and the charter of VSE.
3. Members of VSE have the obligations to:
a) Have their securities trading and information disclosure supervised by VSE and its subsidiaries in accordance with regulations of VSE;
b) Disclose information in accordance regulations of law and VSE;
c) Assist other members in trading at the request of VSE and its subsidiaries where necessary;
d) Other rights prescribed by law and the charter of VSE.
4. The Government shall specify the requirements, documents and procedures for becoming a member of VSE.
Article 48. Listing and registration of securities
1. Publicly offered securities, shares of public companies, closed-end fund certificates, ETF certificates, secured warrants, futures contracts and options approved by SSC shall be listed or registered on the securities trading system.
2. Debt instruments of the Government, Government-backed bonds and municipal bonds shall be listed on the securities trading system at the request of the issuers or authorized issues as prescribed by law.
3. The issuer shall submit an application for listing or registration and assume responsibility for the truthfulness and adequacy of the application. The counseling organization, the audit organization, the person who signs the audit report and any organization or individual that certifies the application shall bear legal responsibility for performance of their tasks.
4. The Government shall specify other kinds of securities that have to be listed or registered; classification of listed securities; conditions for listing securities; documents and procedures for listing and registering securities; change cancellation of listing and registration of securities by Vietnamese and foreign issuers; overseas listing of securities of Vietnamese issuers.
Article 49. Suspension, termination, restoration of operations of VSE and its subsidiaries
1. SSC will suspend, terminate some or all operations of Stock Exchange and its subsidiaries in case of:
a) A war, natural disaster or major fluctuation of the economy, malfunction of the trading system or any other force majeure event that affects the normal operation of the securities market;
b) Abnormal fluctuation of the securities market or it is necessary to protect the investors’ the lawful rights and interests and ensure the stability and safety of the securities market.
2. SSC will restore some or all transactions of VSE and its subsidiaries when the causes of the suspension or termination have been rectified.
Article 50. Securities trading
1. Listed and registered securities shall be traded by order matching and other methods specified in the trading regulations of VSE.
2. Listed and registered securities shall not be traded outside the securities trading system organized by VSE and its subsidiaries, except for non-trading transactions or other transactions that cannot be carried out through the securities trading system.
3. The trading of new securities, changes of a trading method and application of a new trading method or inauguration of a new trading system are subject to approval by SSC.
4. The Minister of Finance shall promulgate specific regulations on securities trading, supervision of securities trading, identification of non-trading transactions and transactions that cannot be carried out through the securities trading system.
5. The Prime Minister shall consider securities trading with foreign securities exchanges at the request of the Minister of Finance.
Article 51. Participation of foreign investors and foreign-invested business organizations in Vietnam’s securities market
1. Foreign investors and foreign-invested business organizations that participate in Vietnam’s securities market shall comply with regulations of securities laws on foreign holdings, conditions and procedures for investment.
2. The Government shall provide for foreign holdings, conditions and procedures for participation of foreign-invested business organizations in Vietnam’s securities market.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực