Nghị định 128/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
Số hiệu: | 128/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Cơ quan TW | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 30/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 14/01/2022 | Số công báo: | Từ số 55 đến số 56 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 128/2021/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 156/2020/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống rửa tiền ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Phòng, chống khủng bố ngày 12 tháng 6 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:
1. Sửa đổi khoản 1 Điều 1 như sau:
“1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.”
2. Bổ sung khoản 9 và khoản 10 vào sau khoản 8 Điều 3 như sau:
“9. "Che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một hoặc một số chứng khoán để trốn tránh hoặc hỗ trợ người khác trốn tránh thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin hoặc chào mua công khai hoặc quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là việc các tổ chức, cá nhân thỏa thuận hoặc thực hiện giao dịch hoặc theo bất kỳ phương thức nào mà thông qua đó một bên cung cấp hoặc giao tiền, tài sản cho bên kia để bên kia đứng tên mua, sở hữu chứng khoán, từ đó bên cung cấp hoặc giao tiền, tài sản trốn tránh thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin hoặc chào mua công khai hoặc quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm một, một số hoặc tất cả các hành vi dưới đây:
a) Che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một hoặc một số chứng khoán để trốn tránh hoặc hỗ trợ người khác trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của cổ đông sáng lập; cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng; nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng và người có liên quan của người nội bộ;
b) Che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một hoặc một số chứng khoán để trốn tránh hoặc hỗ trợ người khác trốn tránh không thực hiện chào mua công khai đối với một hoặc một số chứng khoán;
c) Che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một hoặc một số chứng khoán để trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ vượt quá tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng hoặc hỗ trợ người khác trốn tránh quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
10. “Tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” là việc tổ chức, cá nhân tạo dựng, công bố thông tin không chính xác so với thông tin thực tế, thông tin không có thật hoặc thông tin không đúng so với thông tin đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xác nhận, chứng thực hoặc là việc tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi, giao dịch hoặc bất cứ phương thức nào hoặc kết hợp với việc công bố thông tin sai sự thật để che giấu thông tin khi báo cáo, công bố hoặc trốn tránh không báo cáo, công bố thông tin theo quy định pháp luật chứng khoán, gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán.”
3. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của các khoản 1, 2 và 3 Điều 4 như sau:
a) Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 4 như sau:
“c) Đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng;”
b) Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 4 như sau:
“a) Đình chỉ hoạt động chào mua công khai; hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán; hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán; hoạt động văn phòng đại diện; hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán; hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng;"
c) Sửa đổi, bổ sung các điểm a, i, k và n khoản 3 Điều 4 như sau:
“a) Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu hoặc lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành; buộc thu hồi cổ phiếu phát hành thêm; buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành trong khoảng thời gian vượt quá thời gian quy định; buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng;
i) Buộc lưu ký, quản lý tách biệt tài sản, vốn của từng nhà đầu tư ủy thác, của từng quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam quản lý; buộc quản lý tách biệt tài sản ủy thác, tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán và tài sản của chính công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; buộc lưu ký, quản lý tách biệt tài sản của từng quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán, của từng khách hàng ủy thác và tài sản của ngân hàng; buộc dừng thực hiện hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán;
k) Buộc quản lý tách biệt tài khoản lưu ký, tài khoản ký quỹ, tài khoản ký quỹ bù trừ là tiền và chứng khoán của khách hàng tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ với tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ; buộc mở tài khoản lưu ký, tài khoản ký quỹ, tài khoản ký quỹ bù trừ chi tiết cho từng khách hàng; buộc quản lý tách biệt tài sản, vị thế giao dịch của từng khách hàng và của khách hàng với thành viên bù trừ;
n) Buộc dừng thực hiện thủ tục đăng ký công ty đại chúng; buộc dừng thực hiện hoạt động văn phòng đại diện;”
d) Bổ sung các điểm p, q và r vào sau điểm o khoản 3 Điều 4 như sau:
“p) Buộc nộp hồ sơ thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng hoặc về thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng;
q) Buộc dừng thực hiện phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, chào bán chứng khoán tại nước ngoài, phát hành chứng khoán mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài hoặc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đã phát hành tại Việt Nam;
r) Buộc nộp lại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị tẩy xóa, sửa chữa."
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán
1. Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán khi có hành vi vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nhiều lần và các vi phạm này được phát hiện ở cùng một thời điểm nhưng chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt thì xử phạt vi phạm hành chính một lần về hành vi vi phạm, đồng thời áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần. Đối với các trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần dưới đây bị xử phạt về một hành vi có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần:
a) Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi báo cáo không đúng thời hạn hoặc không báo cáo khi có sự thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng hoặc khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng hoặc khi không còn là cổ đông lớn hoặc không còn là nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 33 Nghị định này;
b) Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi báo cáo không đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch hoặc không báo cáo về kết quả thực hiện giao dịch quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 33 Nghị định này;
c) Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch hoặc thực hiện hành vi giao dịch ngoài khoảng thời gian đăng ký hoặc ngoài khoảng thời gian Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hoặc công ty con công bố thông tin hoặc vượt quá giá trị đăng ký quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 33 Nghị định này;
d) Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi công bố thông tin không đúng thời hạn hoặc không công bố đối với thông tin phải công bố quy định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 42 Nghị định này, thực hiện hành vi báo cáo không đúng thời hạn hoặc không báo cáo đối với thông tin phải báo cáo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 43 Nghị định này.
3. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 05 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản này để xử phạt;
b) Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 15, khoản 2 Điều 30 Nghị định này quy định mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 39 Nghị định này quy định cả mức phạt tiền áp dụng cho tổ chức và cho cá nhân. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
3. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt đối với một số hành vi vi phạm tại Chương II Nghị định này được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện chào bán, phát hành chứng khoán tại điểm a khoản 5 Điều 8, các điểm a, b, c khoản 5 Điều 10, khoản 2 Điều 12 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày kết thúc việc thu tiền mua chứng khoán hoặc là ngày đăng ký cuối cùng để phân bổ quyền hoặc là ngày chuyển quyền sở hữu cổ phiếu;
b) Đối với hành vi vi phạm chậm hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4, điểm a khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 13 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
c) Đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày giao dịch đầu tiên của chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
d) Đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán quy định tại điểm a khoản 4 Điều 24, điểm b khoản 5 Điều 30, điểm b khoản 4 Điều 32 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày thực hiện hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề chứng khoán; trường hợp không xác định được ngày tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề chứng khoán thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung;
đ) Đối với hành vi vi phạm quy định về báo cáo, công bố thông tin quy định tại điểm a khoản 3 Điều 42, điểm a khoản 2 Điều 43 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày thực hiện báo cáo, công bố thông tin;
e) Đối với hành vi che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một hoặc một số chứng khoán để trốn tránh hoặc hỗ trợ người khác trốn tránh thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin hoặc chào mua công khai hoặc quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày tổ chức, cá nhân vi phạm thực hiện công bố thông tin theo quy định hoặc bán chứng khoán để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai hoặc bán chứng khoán để nắm giữ không vượt quá tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng."
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 như sau:
“1. Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 8; khoản 2 và khoản 3 Điều 9; khoản 3 Điều 11; khoản 3 và khoản 4 Điều 12; khoản 8 Điều 13; khoản 4 và khoản 5 Điều 18; khoản 4 Điều 19; khoản 6 Điều 24; khoản 3 Điều 28; khoản 4 Điều 31; khoản 4 Điều 34; khoản 1 Điều 35; khoản 1 Điều 36; khoản 3 Điều 38; khoản 5a Điều 42; điểm d khoản 4 và điểm b khoản 6 Điều 45 Nghị định này thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
7. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 9 Điều 8 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 8 như sau:
”c) Không công bố báo cáo sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán hoặc phát hành để thực hiện dự án đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, Hội đồng thành viên, báo cáo chủ sở hữu công ty hoặc không thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán hoặc phát hành để thực hiện dự án trong báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán xác nhận, trừ trường hợp chào bán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.”
b) Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 8 như sau:
“c) Không chuyển số tiền thu được từ đợt chào bán vào tài khoản phong tỏa; sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán trước khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thông báo bằng văn bản về việc xác nhận kết quả chào bán;”
c) Sửa đổi, bổ sung các điểm b, c và d khoản 3 Điều 8 như sau:
“b) Chào bán hoặc phát hành chứng khoán riêng lẻ không đúng với phương án đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc phương án đã được chấp thuận trong hồ sơ chào bán hoặc phát hành;
c) Công bố thông tin chứa đựng nội dung có tính chất quảng cáo, mời chào mua chứng khoán được chào bán hoặc phát hành riêng lẻ; quảng cáo việc chào bán hoặc phát hành chứng khoán riêng lẻ trên phương tiện thông tin đại chúng;
d) Không lưu giữ tài liệu về việc lựa chọn nhà đầu tư tham gia mua chứng khoán chào bán hoặc phát hành riêng lẻ;"
d) Sửa đổi, bổ sung các điểm a và b khoản 4 Điều 8 như sau:
"a) Thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán hoặc phát hành chứng khoán riêng lẻ nhưng không thông qua Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc thay đổi phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán hoặc phát hành chứng khoán riêng lẻ khi chưa được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho phép thực hiện; thực hiện thay đổi phương án sử dụng số vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán hoặc phát hành chứng khoán riêng lẻ khi được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền với giá trị thay đổi từ 50% trở lên số vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán hoặc phát hành, trừ trường hợp chào bán trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền theo phương án được Hội đồng quản trị thông qua; không báo cáo việc thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán hoặc phát hành tại Đại hội đồng cổ đông gần nhất;
b) Sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán riêng lẻ không đúng với phương án đã được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty thông qua hoặc nội dung đã công bố thông tin cho nhà đầu tư hoặc nội dung đã báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt."
đ) Sửa đổi điểm b và bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 5 Điều 8 như sau:
"b) Không đảm bảo việc chào bán hoặc phát hành trái phiếu riêng lẻ đáp ứng đủ điều kiện; không đảm bảo các thông tin trong hồ sơ chào bán hoặc phát hành trái phiếu riêng lẻ chính xác, trung thực, có thể kiểm chứng được và có đầy đủ các nội dung theo quy định phải có trong hồ sơ;
c) Thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu đã được phát hành, trừ trường hợp được pháp luật quy định."
e) Sửa đổi, bổ sung các điểm a, c, đ và e khoản 9 Điều 8 như sau:
“a) Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 3, điểm b khoản 4 và điểm c khoản 5 Điều này, trong trường hợp đã chào bán, phát hành chứng khoán. Thời hạn nhà đầu tư gửi yêu cầu là tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành. Tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành; trường hợp chào bán, phát hành trái phiếu thì tiền lãi phát sinh từ tiền mua trái phiếu hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu.
c) Buộc thông qua Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán hoặc phát hành chứng khoán riêng lẻ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
đ) Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành trong khoảng thời gian vượt quá thời gian quy định; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành; trường hợp chào bán, phát hành trái phiếu thì tiền lãi phát sinh từ tiền mua trái phiếu hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu;
e) Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này, trong trường hợp đã chào bán, phát hành chứng khoán. Tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành; trường hợp chào bán, phát hành trái phiếu thì tiền lãi phát sinh từ tiền mua trái phiếu hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu.”
8. Sửa đổi, bổ sung điểm a và b khoản 5 Điều 9 như sau:
“a) Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp đã chào bán chứng khoán ra công chúng. Thời hạn nhà đầu tư gửi yêu cầu là tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành. Tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành; trường hợp chào bán, phát hành trái phiếu thì tiền lãi phát sinh từ tiền mua trái phiếu hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu.
b) Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này trong trường hợp đã chào bán chứng khoán ra công chúng. Tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành; trường hợp chào bán, phát hành trái phiếu thì tiền lãi phát sinh từ tiền mua trái phiếu hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu.”
9. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 và điểm a khoản 8 Điều 10 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 Điều 10 như sau:
"b) Thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua Đại hội đồng cổ đông hoặc khi chưa được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền thực hiện hoặc thực hiện thay đổi phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng khi được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền với giá trị thay đổi từ 50% trở lên số vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, trừ trường hợp chào bán trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền theo phương án được Hội đồng quản trị thông qua; sử dụng số vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng không đúng với phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua hoặc nội dung đã công bố thông tin cho nhà đầu tư hoặc nội dung đã báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; không báo cáo việc thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng tại Đại hội đồng cổ đông gần nhất."
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 8 Điều 10 như sau:
“a) Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, các điểm a, b, c khoản 5, khoản 6 Điều này. Tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành; trường hợp chào bán, phát hành trái phiếu thì tiền lãi phát sinh từ tiền mua trái phiếu hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu.”
10. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 11 và sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2, khoản 4 Điều 11 như sau:
a) Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 11 như sau:
“1a. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu bằng ngoại tệ tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép theo quy định của pháp luật quản lý ngoại hối;
b) Không chuyển số tiền thu được từ đợt chào bán vào tài khoản phong tỏa;
c) Sử dụng tiền trong tài khoản phong tỏa trước khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thông báo bằng văn bản về việc nhận được báo cáo kết quả đợt chào bán hoặc báo cáo kết quả đợt phát hành."
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 11 như sau:
”b) Thực hiện phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, chào bán chứng khoán tại nước ngoài, phát hành chứng khoán mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài hoặc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đã phát hành tại Việt Nam khi chưa đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không đúng với phương án đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thẩm định, chấp thuận."
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 11 như sau:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc dừng thực hiện phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, chào bán chứng khoán tại nước ngoài, phát hành chứng khoán mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài hoặc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đã phát hành tại Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”
11. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 12 và sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1, điểm c khoản 6 Điều 12 như sau:
a) Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 12 như sau:
“1a. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không chuyển số tiền thu được từ đợt phát hành thêm vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán trước khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thông báo bằng văn bản về việc nhận được báo cáo kết quả đợt phát hành."
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 12 như sau:
"b) Thực hiện phát hành thêm cổ phiếu không đúng với phương án đã báo cáo hoặc đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc thực hiện phát hành thêm cổ phiếu không đúng thời hạn."
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 6 Điều 12 như sau:
“c) Buộc thu hồi cổ phiếu phát hành thêm; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua cổ phiếu hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua cổ phiếu hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, trong trường hợp đã phát hành thêm cổ phiếu. Thời hạn thu hồi cổ phiếu, hoàn trả tiền cho nhà đầu tư là tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.”
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 14 như sau:
"2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không nộp hoặc nộp không đúng thời hạn hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng theo quy định tại Điều 39 Luật Chứng khoán trong trường hợp phải nộp hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng theo quy định pháp luật."
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
"Điều 15. Vi phạm quy định về quản trị công ty đại chúng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với công ty đại chúng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không xây dựng, trình Đại hội đồng cổ đông thông qua quy chế nội bộ về quản trị công ty, quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; không xây dựng quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán trong trường hợp công ty đại chúng tổ chức quản lý và hoạt động theo mô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp; không quy định tại Quy chế nội bộ về quản trị công ty việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để cổ đông có thể tham dự và phát biểu ý kiến tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thông qua họp trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;
b) Không bổ nhiệm người phụ trách quản trị công ty.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với công ty đại chúng không đưa nội dung thù lao của từng thành viên Hội đồng quản trị, tiền lương của Tổng giám đốc (Giám đốc) và người quản lý khác thành mục riêng trong Báo cáo tài chính hàng năm của công ty và báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các cá nhân quy định tại khoản này thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thành viên Hội đồng quản trị độc lập của công ty niêm yết không lập báo cáo đánh giá về hoạt động của Hội đồng quản trị;
b) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát, Chủ tịch Ủy ban kiểm toán không đảm bảo số lượng cuộc họp Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ủy ban kiểm toán hàng năm theo quy định.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị không báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại kỳ họp thường niên gần nhất nội dung đã được thông qua tại Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông trước đó nhưng chưa được thực hiện; không báo cáo Đại hội đồng cổ đông gần nhất thông qua trước khi thực hiện thay đổi nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông, trừ trường hợp đã được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các cá nhân quy định tại khoản này thực hiện một trong các hành vi phạm sau:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc) của một công ty đại chúng; thành viên Hội đồng quản trị của một công ty đại chúng đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị tại quá 05 công ty khác;
b) Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), người quản lý khác của công ty đại chúng thực hiện hợp đồng, giao dịch khi chưa được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với công ty đại chúng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không đảm bảo số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; không đảm bảo tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên không điều hành; không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập; không đảm bảo thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ủy ban kiểm toán đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện và không thuộc các trường hợp pháp luật quy định; không đảm bảo cơ cấu có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị hoặc không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên Ủy ban kiểm toán;
b) Không mời đại diện tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm của công ty dự họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong trường hợp Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm của công ty có khoản ngoại trừ trọng yếu, ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối;
c) Vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan của các đối tượng này;
d) Không ký kết hợp đồng bằng văn bản khi tiến hành giao dịch với người có liên quan.”
14. Bổ sung Điều 15a vào sau Điều 15 như sau:
"Điều 15a. Vi phạm quy định về thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với công ty đại chúng thực hiện thông báo thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa không đúng thời gian quy định tại Điều 141 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với công ty đại chúng không thực hiện thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa hoặc về thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp hồ sơ thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng hoặc về thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành."
15. Sửa đổi tên Điều 16 và sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 1 và khoản 2 Điều 16 như sau:
a) Sửa đổi tên Điều 16 như sau:
"Điều 16. Vi phạm quy định về mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ”
b) Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 1 Điều 16 như sau:
“c) Thực hiện bán cổ phiếu quỹ trước thời gian quy định; không hoàn thành việc bán cổ phiếu quỹ trong thời hạn quy định.”
c) Sửa đổi các điểm b, đ và bổ sung điểm e vào sau điểm đ khoản 2 Điều 16 như sau:
“b) Mua lại cổ phiếu khi không đáp ứng đủ điều kiện; mua lại cổ phiếu trong trường hợp không được mua lại;
đ) Bán ra số cổ phiếu đã mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 Luật Chứng khoán và khoản 4 Điều 310 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
e) Bán cổ phiếu quỹ mà không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc không đúng với phương án đã báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc nội dung đã công bố thông tin ra công chúng.”
16. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung các điểm a, đ, e, g và k khoản 1 Điều 17 như sau:
"a) Trực tiếp hoặc gián tiếp mua hoặc cam kết mua cổ phiếu, quyền mua cổ phần, chứng quyền và trái phiếu chuyển đổi của công ty mục tiêu hoặc chứng chỉ quỹ đóng của quỹ đầu tư mục tiêu, quyền mua chứng chỉ quỹ đóng của quỹ đầu tư mục tiêu bên ngoài đợt chào mua công khai;
đ) Tiến hành chào mua công khai không đúng với thời gian quy định tại Điều 93 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
e) Từ chối mua cổ phiếu của cổ đông công ty mục tiêu hoặc chứng chỉ quỹ đóng của nhà đầu tư của quỹ đầu tư mục tiêu;
g) Mua cổ phiếu của công ty mục tiêu hoặc chứng chỉ quỹ đóng của quỹ đầu tư mục tiêu theo điều khoản khác với điều khoản được công bố trong Bản công bố thông tin chào mua công khai hoặc Bản cáo bạch;
k) Không bảo đảm việc tăng giá chào mua được áp dụng đối với tất cả các cổ đông của công ty mục tiêu hoặc nhà đầu tư của quỹ đầu tư mục tiêu, bao gồm cả các cổ đông hoặc nhà đầu tư đã gửi đăng ký bán cho bên chào mua; điều chỉnh giảm giá chào mua công khai trong quá trình chào mua công khai;"
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 17 như sau:
"b) Không đảm bảo cá nhân, tổ chức chào mua công khai có đủ tiền để thực hiện chào mua vào thời điểm chính thức chào mua công khai theo hồ sơ đăng ký đối với việc chào mua công khai thanh toán bằng tiền."
c) Sửa đổi, bổ sung các điểm b và c khoản 3 Điều 17 như sau:
"b) Thực hiện chào mua công khai khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa có văn bản chấp thuận đăng ký chào mua hoặc khi chưa được tổ chức, cá nhân chào mua công bố công khai việc chào mua theo phương thức pháp luật quy định; thực hiện chào mua công khai không đúng với phương án đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
c) Rút lại đề nghị chào mua công khai trong các trường hợp không được nêu trong Bản công bố thông tin chào mua công khai hoặc Bản cáo bạch phù hợp với quy định pháp luật hoặc khi chưa báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận."
17. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
"Điều 21. Vi phạm quy định về quản lý niêm yết, đăng ký giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam không xử lý những trường hợp tổ chức niêm yết không duy trì đầy đủ điều kiện niêm yết theo quy định.
2. Phạt tiền 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận, thay đổi hoặc hủy bỏ niêm yết, đăng ký giao dịch không đúng quy định."
18. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Vi phạm quy định về quản lý thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, công ty con của sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam không xử lý những trường hợp thành viên không duy trì đầy đủ điều kiện về thành viên hoặc không tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ của thành viên theo quy định pháp luật, quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo quy định tại Điều 46 Luật Chứng khoán.
2. Phạt tiền 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Chấp thuận đăng ký thành viên khi chưa đáp ứng đủ điều kiện;
b) Đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách thành viên khi không thuộc trường hợp bị đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên.”
19. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:
"Điều 23. Vi phạm quy định về giao dịch và giám sát của sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tổ chức giao dịch loại chứng khoán mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, đưa vào vận hành hệ thống giao dịch mới khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
b) Không xử lý các hành vi vi phạm quy chế giao dịch hoặc không chấp hành đúng quy trình giám sát các hoạt động giao dịch theo quy định để xảy ra vi phạm;
c) Không thực hiện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam không tạm ngừng, đình chỉ giao dịch chứng khoán theo quy định pháp luật hoặc quy chế giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam."
20. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 6, khoản 7 và bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 8 Điều 24 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 6 Điều 24 như sau:
“b) Lập, xác nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh, cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh có tài liệu giả mạo hoặc có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật.”
b) Sửa đổi khoản 7 Điều 24 như sau:
"7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c khoản 5, khoản 6 Điều này.”
c) Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 8 Điều 24 như sau:
“c) Buộc nộp lại giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.”
21. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 và điểm đ khoản 3 Điều 26 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 26 như sau:
”c) Vi phạm quy định về trách nhiệm của công ty chứng khoán trong việc thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán; thực hiện hành vi bị cấm trong nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán;"
b) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 3 Điều 26 như sau:
”đ) Vi phạm quy định về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán; vi phạm quy định về điều kiện, hạn chế bảo lãnh phát hành chứng khoán; vi phạm quy định về hạn chế đầu tư của công ty chứng khoán; vi phạm quy định về phát hành, chào bán sản phẩm tài chính; vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ tư vấn;”
22. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 27 và các điểm d, h khoản 2 Điều 27, bổ sung điểm k vào sau điểm i khoản 2 Điều 27, sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 4 Điều 27 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 27 như sau:
”c) Không tuân thủ điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng ủy thác đầu tư và hợp đồng ký với ngân hàng giám sát;"
b) Sửa đổi, bổ sung các điểm d, h khoản 2 Điều 27 và bổ sung điểm k vào sau điểm i khoản 2 Điều 27 như sau:
"d) Không tuân thủ tỷ lệ đầu tư hoặc không thực hiện việc điều chỉnh lại danh mục đầu tư; không tuân thủ quy định về tỷ lệ đầu tư an toàn của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, của quỹ đầu tư chứng khoán, về nguồn vốn đầu tư, công cụ đầu tư khi thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; không tuân thủ quy định về thông tin, quảng cáo, giới thiệu quỹ;
h) Thực hiện giao dịch tài sản cho khách hàng ủy thác đầu tư với giá trị giao dịch trong năm thông qua một công ty chứng khoán vượt quá giới hạn về tỷ lệ tổng giá trị giao dịch trong năm của khách hàng ủy thác;
k) Không tách biệt về trụ sở, hạ tầng công nghệ thông tin với các tổ chức khác; không tách biệt về cơ sở vật chất, nhân sự, cơ sở dữ liệu giữa các hoạt động nghiệp vụ tiềm ẩn xung đột lợi ích trong công ty; không tách biệt về cơ sở vật chất, nhân sự, cơ sở dữ liệu giữa hoạt động đầu tư tài chính với các hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.”
c) Sửa đổi, bổ sung các điểm b, đ và l khoản 4 Điều 27 như sau:
”b) Sử dụng tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán để đầu tư vào chính quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán đó;
đ) Sử dụng tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán để thanh toán nghĩa vụ nợ, cho vay hoặc bảo lãnh bất kỳ khoản vay nào của công ty, người có liên quan của công ty hoặc bất kỳ đối tác nào; sử dụng tài sản ủy thác để cho vay dưới mọi hình thức, bảo lãnh cho các khoản vay dưới mọi hình thức hoặc thanh toán các nghĩa vụ nợ của công ty quản lý quỹ, người có liên quan của công ty quản lý quỹ, tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp khách hàng ủy thác là cá nhân nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài và đã chấp thuận cho phép thực hiện các giao dịch nêu trên; hoặc trong trường hợp khách hàng ủy thác quản lý danh mục đứng tên chủ sở hữu tài sản ủy thác;
l) Đầu tư chứng khoán phái sinh từ nguồn vốn ủy thác, vốn của quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán khi hợp đồng ủy thác đầu tư, điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán không có điều khoản cho phép sử dụng nguồn vốn ủy thác, vốn của quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán để đầu tư chứng khoán phái sinh;”
23. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 28 như sau:
“a) Không sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký thành lập công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung phải có trong hồ sơ hoặc khi phát sinh thông tin liên quan đến hồ sơ đã nộp;”
24. Sửa đổi, bổ sung các khoản 3, 4, 5, 6 Điều 30 và bổ sung khoản 7 vào sau khoản 6 Điều 30 như sau:
"3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Hoạt động văn phòng đại diện khi chưa đáp ứng đủ điều kiện;
b) Không đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hoặc hoạt động văn phòng đại diện khi chưa được chấp thuận hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện.
4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam ngoài phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện của công ty chứng khoán nước ngoài hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.
5. Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện có thời hạn từ 18 tháng đến 24 tháng đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Làm đại diện cho tổ chức khác; thực hiện chuyển nhượng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện cho cá nhân, tổ chức khác;
b) Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện.
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc dừng thực hiện hoạt động văn phòng đại diện đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận bị tẩy xóa, sửa chữa đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.”
25. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 31 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 31 như sau:
"1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký lập quỹ thành viên khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung phải có trong hồ sơ hoặc khi phát sinh thông tin liên quan đến hồ sơ đã nộp.”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 31 như sau:
"a) Không đăng ký thành lập quỹ thành viên theo quy định pháp luật hoặc thành lập quỹ thành viên khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật; không xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia mua chứng khoán khi đăng ký lập quỹ thành viên;”
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 31 như sau:
"4. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ đăng ký lập quỹ thành viên có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật."
26. Sửa đổi, bổ sung các khoản 3, 7 và 8 Điều 32 như sau:
a) Sửa đổi , bổ sung khoản 3 Điều 32 như sau:
“3. Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với người hành nghề chứng khoán đồng thời làm việc cho tổ chức khác có quan hệ sở hữu với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán nơi mình làm việc."
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 32 như sau:
"7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này.
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 32 như sau:
“8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cho thuê chứng chỉ hành nghề chứng khoán quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị tẩy xóa, sửa chữa đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
c) Buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều này."
27. Sửa đổi, bổ sung Điều 33 như sau:
"Điều 33. Vi phạm quy định về giao dịch của cổ đông sáng lập; cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng; nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng và người có liên quan của người nội bộ
1. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đúng thời hạn khi có thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng và phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo khi có thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng.
2. Hành vi báo cáo không đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch bị xử phạt theo giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ) như sau:
a) Cảnh cáo nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 400.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên.
3. Hành vi không báo cáo về kết quả thực hiện giao dịch bị xử phạt theo giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ) như sau:
a) Cảnh cáo nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 400.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên.
4. Hành vi giao dịch ngoài khoảng thời gian đăng ký hoặc ngoài khoảng thời gian Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hoặc công ty con công bố thông tin, vượt quá giá trị đăng ký bị xử phạt theo giá trị chứng khoán giao dịch thực tế tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ) như sau:
a) Cảnh cáo nếu giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 400.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 1% đến 2% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế nếu giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên. Trường hợp mức phạt tiền cao hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
5. Hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch bị xử phạt theo giá trị chứng khoán giao dịch thực tế tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ) như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 400.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;
h) Phạt tiền 3% đến 5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế nếu giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên. Trường hợp mức phạt tiền cao hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đúng thời hạn khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng hoặc khi không còn là cổ đông lớn, nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; cổ đông sáng lập báo cáo không đúng thời hạn trước khi thực hiện giao dịch cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng và phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng hoặc khi không còn là cổ đông lớn, nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; cổ đông sáng lập báo cáo không đúng thời hạn trước khi thực hiện giao dịch cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng.
a) Đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 03 tháng đến 05 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 5 Điều này.”
28. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 4 Điều 34 như sau:
“1. Đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán hoặc đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
4. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một hoặc một số chứng khoán để trốn tránh hoặc hỗ trợ người khác trốn tránh thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin hoặc chào mua công khai hoặc quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.”
29. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 35 như sau:
“1. Phạt tiền 10 lần khoản thu trái pháp luật nhưng không thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này đối với hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này đề xử phạt.”
30. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 36 như sau:
“1. Phạt tiền 10 lần khoản thu trái pháp luật nhưng không thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này để xử phạt.”
31. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 4 và 5 Điều 38 như sau:
"2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc chi nhánh của công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại thực hiện hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán khi chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện; hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký, quyết định chấp thuận cho chi nhánh công ty chứng khoán, chi nhánh ngân hàng thương mại được thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán, giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán, chưa có văn bản thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đã nhận được báo cáo ủy quyền cho chi nhánh thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán, chưa được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên.
Đình chỉ hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc dừng thực hiện hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc huỷ bỏ thông tin, cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”
32. Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 Điều 39 và đoạn mở đầu khoản 3 Điều 39, sửa đổi, bổ sung một số điểm tại khoản 3 Điều 39, khoản 6 Điều 39 và điểm a khoản 7 Điều 39 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 Điều 39 như sau:
“2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu, thành viên bù trừ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:”
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 Điều 39 như sau:
"3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu, thành viên bù trừ và phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với nhân viên của thành viên lưu ký hoặc nhân viên của thành viên bù trừ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:”
c) Sửa đổi, bổ sung các điểm a và đ khoản 3 Điều 39 như sau:
“a) Ghi nhận không chính xác tài sản, các quyền tài sản và các lợi ích có liên quan đến tài sản nhận lưu ký của khách hàng; hạch toán sai trên tài khoản lưu ký chứng khoán, tài khoản vị thế hoặc tài khoản ký quỹ, tài khoản ký quỹ bù trừ; thanh toán không đúng thời hạn, thực hiện chuyển quyền sở hữu chứng khoán đã đăng ký không qua Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thực hiện chuyển quyền sở hữu trái phiếu trái quy định pháp luật;
đ) Không quản lý tách biệt tài khoản lưu ký, tài khoản ký quỹ, tài khoản ký quỹ bù trừ là tiền và chứng khoán của khách hàng tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ với tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ; không mở tài khoản lưu ký, tài khoản ký quỹ chi tiết cho từng khách hàng và quản lý tách biệt tài sản, vị thế giao dịch của từng khách hàng và của khách hàng với thành viên bù trừ;”
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 39 như sau:
“6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ, thanh toán chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với thành viên lưu ký, thành viên bù trừ vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người hành nghề chứng khoán vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều này.”
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 7 Điều 39 như sau:
"a) Buộc quản lý tách biệt tài khoản lưu ký, tài khoản ký quỹ, tài khoản ký quỹ bù trừ là tiền và chứng khoán của khách hàng tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ với tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ; buộc mở tài khoản lưu ký, tài khoản ký quỹ, tài khoản ký quỹ bù trừ chi tiết cho từng khách hàng; buộc quản lý tách biệt tài sản, vị thế giao dịch của từng khách hàng và của khách hàng với thành viên bù trừ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành;"
33. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 42, khoản 5 Điều 42, bổ sung khoản 5a và khoản 5b vào sau khoản 5 Điều 42 và sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 42 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 42 như sau:
“a) Không tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật về phương tiện, hình thức hoặc ngôn ngữ công bố thông tin;"
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 42 như sau:
“5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi công bố thông tin sai lệch.”
c) Bổ sung khoản 5a và khoản 5b vào sau khoản 5 Điều 42 như sau:
"5a. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Chứng khoán.
5b. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán; hoạt động văn phòng đại diện; hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán; hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5a Điều này.”
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 42 như sau:
“6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ thông tin hoặc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và khoản 5a Điều này.”
34. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 và sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 43 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 43 như sau:
“3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo đối với thông tin phải báo cáo theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 4 Điều 123, khoản 3 Điều 124 Luật Chứng khoán.”
b) Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 43 như sau:
“3a. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo có nội dung sai lệch hoặc sai sự thật.”
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 43 như sau:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc báo cáo thông tin chính xác đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3a Điều này.”
35. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 44 như sau:
“a) Không thông báo cho đơn vị được kiểm toán trong quá trình kiểm toán khi phát hiện hành vi không tuân thủ pháp luật và quy định liên quan đến việc lập, trình bày báo cáo tài chính được kiểm toán hoặc không kiến nghị đơn vị được kiểm toán có biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa, xử lý sai phạm hoặc không ghi ý kiến vào báo cáo kiểm toán hoặc thư quản lý theo quy định của chuẩn mực kiểm toán trong trường hợp đơn vị được kiểm toán không sửa chữa, xử lý sai phạm;”
36. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 45 như sau:
"5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam không lưu giữ và cập nhật thông tin cơ bản về cơ cấu tổ chức, người sáng lập, chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Phòng, chống rửa tiền.”
37. Sửa đổi một số điểm của các khoản 1, 2 và 3 Điều 47 như sau:
a) Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 47 như sau:
“d) Đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định này;”
b) Sửa đổi điểm d khoản 2 Điều 47 như sau:
“d) Đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn;”
c) Sửa đổi điểm d khoản 3 Điều 47 như sau:
“d) Đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn;”
38. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 48 và bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 48 như sau:
“2. Công chức thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; công chức thuộc ngành tài chính đang thi hành nhiệm vụ, công vụ; công chức, viên chức, người có thẩm quyền đang thi hành nhiệm vụ, công vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định này phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định và chuyển biên bản vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
3. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản trong trường hợp xử phạt cảnh cáo vi phạm tại quy định tại khoản 1 Điều 13, điểm a khoản 1 Điều 14, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 33, khoản 1 Điều 42, điểm a khoản 1 Điều 44 Nghị định này, trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ.”
39. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 và bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 49 như sau:
“1. Khi áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20, điểm a khoản 7 Điều 24, điểm a khoản 7 Điều 26, điểm b khoản 6 Điều 27, điểm a khoản 2 Điều 35, điểm a khoản 2 Điều 36, khoản 5b Điều 42, khoản 7 Điều 45, điểm a khoản 3 Điều 46 Nghị định này, người có thẩm quyền quy định tại Điều 47 Nghị định này có quyền ra quyết định đình chỉ có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ chứng khoán của tổ chức vi phạm.
3. Trường hợp bị đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán, tổ chức bị xử phạt phải dừng ngay một phần hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ chứng khoán được ghi trong quyết định xử phạt, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và phải tuân thủ các quy định cấm hoặc hạn chế thực hiện trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi quyết định xử phạt cho tổ chức bị xử phạt, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam."
40. Sửa đổi, bổ sung Điều 50 như sau:
“Điều 50. Áp dụng hình thức đình chỉ hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán
1. Khi áp dụng hình thức xử phạt là đình chỉ hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán quy định tại khoản 4 Điều 38, điểm a khoản 6 Điều 39, khoản 5 Điều 40 Nghị định này, người có thẩm quyền quy định tại Điều 47 Nghị định này có quyền ra quyết định đình chỉ có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán của tổ chức vi phạm.
2. Trường hợp bị đình chỉ hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán có thời hạn, tổ chức bị xử phạt phải dừng ngay một phần hoặc toàn bộ hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán được ghi trong quyết định xử phạt kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và phải tuân thủ các quy định cấm hoặc hạn chế thực hiện trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt áp dụng hình thức đình chỉ hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi quyết định xử phạt cho tổ chức bị xử phạt, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng Việt Nam để thi hành.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ nhận được quyết định xử phạt, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải gửi văn bản thông báo cho người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt về kết quả thi hành.”
41. Bổ sung Điều 50a vào sau Điều 50 như sau:
“Điều 50a. Áp dụng hình thức tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán
1. Trường hợp bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn, người hành nghề chứng khoán phải dừng ngay toàn bộ hoạt động nghiệp vụ được ghi trong chứng chỉ hành nghề chứng khoán, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và phải tuân thủ các quy định cấm hoặc hạn chế thực hiện trong thời gian bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi quyết định xử phạt cho người hành nghề chứng khoán bị xử phạt và công ty chứng khoán nơi người hành nghề chứng khoán làm việc để thi hành.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ nhận được quyết định xử phạt, công ty chứng khoán nơi người hành nghề chứng khoán làm việc phải gửi văn bản thông báo cho người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt về kết quả thi hành tại tổ chức của mình.”
42. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 51 và bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 5 Điều 51 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 51 như sau:
“3. Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này là tối đa 30 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả có hiệu lực thi hành, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b và e khoản 9 Điều 8; điểm c khoản 9 Điều 8 trong trường hợp buộc thông qua Đại hội đồng cổ đông gần nhất; các điểm a và b khoản 5 Điều 9, các điểm a, b và c khoản 8 Điều 10, các điểm b và c khoản 6 Điều 12, khoản 3 Điều 15a, điểm d khoản 6 Điều 17, điểm a khoản 7 Điều 18, khoản 8 Điều 26, khoản 7 Điều 27, điểm c khoản 8 Điều 32, điểm b khoản 6 Điều 34, khoản 7 Điều 39, điểm a khoản 6 Điều 40, khoản 4 Điều 44, khoản 1 và khoản 2 Điều 51 Nghị định này. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải báo cáo người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt về kết quả thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả.”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 51 như sau:
“a) Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, cá nhân, tổ chức vi phạm phải gửi văn bản thông báo cho nhà đầu tư đồng thời công bố trên 01 tờ báo trung ương trong 03 số liên tiếp và trên trang thông tin điện tử của công ty về việc hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu hoặc lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà cá nhân, tổ chức vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc. Khoản tiền lãi của tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải trả cho nhà đầu tư được tính từ ngày nhà đầu tư nộp tiền đến ngày cá nhân, tổ chức vi phạm trả lại tiền cho nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư đã chuyển nhượng chứng khoán mua trong đợt chào bán nêu trên hợp lệ, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm xác định các nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng trước thời điểm thông báo hoàn trả tiền và số lượng chứng khoán hiện đang nắm giữ để thông báo cho nhà đầu tư đó được biết;”
c) Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 5 Điều 51 như sau:
“c) Cá nhân, tổ chức vi phạm phải báo cáo người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt về kết quả thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả.”
43. Bổ sung Điều 51a vào sau Điều 51 như sau:
“Điều 51a. Áp dụng hình thức đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán
1. Khi áp dụng hình thức đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán quy định tại khoản 7 Điều 33, khoản 1 Điều 34 Nghị định này, người có thẩm quyền quy định tại Điều 47 Nghị định này ra quyết định đình chỉ có thời hạn đối với toàn bộ hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân vi phạm. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải dừng ngay toàn bộ hoạt động mua, bán chứng khoán trên thị trường giao dịch chứng khoán, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi quyết định xử phạt cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và các công ty chứng khoán để thi hành.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ nhận được quyết định xử phạt, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và các công ty chứng khoán liên quan phải gửi văn bản thông báo cho người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt về kết quả thi hành tại tổ chức của mình.”
44. Bổ sung Điều 52a vào sau Điều 52 như sau:
“Điều 52a. Thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn chấp hành hình thức xử phạt chính là phạt tiền, tổ chức, cá nhân bị xử phạt có trách nhiệm gửi chứng từ nộp phạt có xác nhận của Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng cho người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn chấp hành mà không nhận được chứng từ chứng minh đã nộp tiền phạt vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân vi phạm, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm gửi văn bản đôn đốc tổ chức, cá nhân vi phạm nộp tiền phạt theo quyết định xử phạt.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn chấp hành hình thức xử phạt chính là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề có thời hạn quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều 4 Nghị định này, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Nghị định này mà không nhận được báo cáo kết quả thực hiện của tổ chức, cá nhân vi phạm, tổ chức có liên quan, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm gửi văn bản đôn đốc tổ chức, cá nhân vi phạm, tổ chức có liên quan thực hiện hoặc tiến hành kiểm tra kết quả thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả của tổ chức, cá nhân bị xử phạt.”
45. Bổ sung Điều 52b vào sau Điều 52a như sau:
“Điều 52b. Công bố công khai việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 70.000.000 đồng trở lên hoặc bị áp dụng hình thức xử phạt chính là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn hoặc bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Nghị định này sẽ bị công bố công khai thông tin về vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều này, quyết định xử phạt phải được công bố trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Nội dung công bố công khai bao gồm: họ, tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và thời gian thực hiện.”
46. Thay cụm từ “trong thời hạn” bằng cụm từ “có thời hạn” tại khoản 7 Điều 10, khoản 5 Điều 17, khoản 2 Điều 20, điểm a khoản 7 Điều 26, điểm b khoản 6 Điều 27, khoản 5 Điều 34, khoản 2 Điều 35, khoản 2 Điều 36, khoản 5 Điều 40, khoản 7 Điều 45, điểm a và b khoản 3 Điều 46 Nghị định này.”
Điều 2. Bãi bỏ một số quy định tại Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:
Bãi bỏ điểm a khoản 1 Điều 8, điểm a khoản 1 Điều 29.
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Điều khoản chuyển tiếp:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà bị phát hiện hoặc xem xét ra quyết định xử phạt khi Nghị định này đã có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn;
b) Đối với các hành vi vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà cá nhân, tổ chức còn khiếu nại, khởi kiện thì được giải quyết theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán và các quy định pháp luật liên quan có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.
3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện:
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Hanoi, December 30, 2021 |
DECREE
PROVIDING AMENDMENTS TO GOVERNMENT’S DECREE NO. 156/2020/ND-CP DATED DECEMBER 31, 2020 PRESCRIBING PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON SECURITIES AND SECURITIES MARKET
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to the Law on Government Organization and the Law on Organization of Local Governments dated November 22, 2019;
Pursuant to the Law on penalties for administrative violations dated June 20, 2012 and the Law on amendments to the Law on penalties for administrative violations dated November 13, 2020;
Pursuant to the Law on Securities dated November 26, 2019;
Pursuant to the Law on Enterprises dated June 17, 2020;
Pursuant to the Law on anti-money laundering dated June 18, 2012;
Pursuant to the Law on Anti-terrorism dated June 12, 2013;
At the request of the Minister of Finance;
The Government promulgates a Decree providing amendments to the Government’s Decree No. 156/2020/ND-CP dated December 31, 2020 prescribing penalties for administrative violations against regulations on securities and securities market.
Article 1. Amendments to Government’s Decree No. 156/2020/ND-CP dated December 31, 2020
1. Clause 1 Article 1 is amended as follows:
“1. This Decree deals with administrative violations, penalties, fines, remedial measures, enforcement of penalties and remedial measures, the power to make records of violations and the power to impose penalties for administrative violations against regulations on securities and securities market.”
2. Clause 9 and Clause 10 are added following Clause 8 Article 3 as follows:
“9. “concealing information about the actual ownership of one or some securities in order to evade or assist others in evading obligations to publicly disclose information or conduct tender offers or regulations on obligations to comply with the allowable foreign ownership ratio in Vietnam’s securities market” means the act of reaching an agreement or conducting a transaction or adopting any other method whereby a party shall provide or allocate cash/assets to another party that shall buy and own securities using the provided or allocated cash/assets, and thus the former can evade the obligations to disclose information or conducting tender offers or regulations on obligations to comply with the allowable foreign ownership ratio in Vietnam’s securities market, and includes one, some or all of the following acts:
a) Concealing information about the actual ownership of one or some securities in order to evade or assist others in evading obligations to publicly disclose information of founding shareholders; major shareholders, groups of related persons holding at least 5% of voting shares of a public company; investors and groups of related persons holding at least 5% of fund certificates of a closed-end fund; groups of related foreign investors holding at least 5% of voting shares of an issuer or at least 5% of fund certificates of a closed-end fund; internal actors of public company, public investment company or public fund, and their related persons;
b) Concealing information about the actual ownership of one or some securities in order to evade or assist others in evading conducting tender offers for one or some securities;
c) Concealing information about the actual ownership of one or some securities in order to directly or indirectly hold securities in excess of the allowable foreign ownership ratio in a public company or assist others in evading obligations to comply with the allowable foreign ownership ratio in Vietnam’s securities market.
10. “providing false information or concealing information in securities activities” means the act of creating and disclosing inaccurate, false or incorrect information compared to the facts or information certified or verified by competent persons or authorities or performing activities or transactions or adopting any other method or combining with disclosure of false information in order to conceal information when making reports or disclosing information or evade reporting or disclosure of information as prescribed by the Law on securities, which causes misunderstanding or adversely affects the offering, listing, trading, investment of securities and provision of securities-related services.”
3. Some Points of Clauses 1, 2 and 3 Article 4 are amended as follows:
a) Point c Clause 1 Article 4 is amended as follows:
“c) Suspension of securities trading activities for a fixed period of 01 - 12 months;”
b) Point a Clause 2 Article 4 is amended as follows:
“a) Suspension of tender offer; securities trading activities or securities services; securities underwriting; operation of representative office; securities depository services, clearing and settlement services; securities transactions for a period of 01 - 12 months;”
c) Points a, i, k and n Clause 3 Article 4 are amended as follows:
“a) Enforced withdrawal of issued or offered securities; return of payments or deposit for securities(if any) plus interests calculated according to the interest rate specified on bonds or demand deposit interest rate announced by the bank at which the violating entity's account is opened for receiving payments or deposit for securities at the time the decision to enforce this measure takes effect; enforced withdrawal of additionally issued shares; enforced withdrawal of securities offered or issued after the prescribed time limit; enforced return of securities and any amounts of money that rightfully belong to clients;
i) Enforced depositing and separate management of assets and capital of each trustor, each securities investment fund, securities investment companies managed by the fund management company or branch of a foreign fund management company in Vietnam; enforced separate management of trust assets, assets of securities investment funds and securities investment companies, and assets of the fund management company or branch of a foreign fund management company in Vietnam; enforced depositing and separate management of assets of each securities investment fund, securities investment company, and trustor and assets of the bank; enforced suspension of securities depositing, clearing and settlement activities;
k) Enforced separate management of depository accounts, margin accounts, and clearing margin accounts keeping money and securities of clients at Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation (VSDC), depository members, clearing members and assets of VSDC, depository members, clearing members; enforced opening of depository accounts, margin accounts and clearing margin accounts for each client; enforced separate management of assets and positions of each client, and separate management of assets and positions of clients and those of clearing members;
n) Enforced suspension of procedures for registration of public company; enforced suspension of operation of representative office;”
d) Points p, q and r are added following Point o Clause 3 Article 4 as follows:
“p) Enforced submission of documents for notification of maximum foreign ownership ratio in a public company or notification of changes to the maximum foreign ownership ratio in a public company;
q) Enforced suspension of issuance of bonds in the international market, offering of securities overseas, issuance of new securities used as the basis for overseas offering of depositary receipts or provision of assistance in overseas issuance of depositary receipts representing shares outstanding in Vietnam;
r) Enforced submission of altered or erased securities practicing certificate, license or certification.”.
4. Article 5 is amended as follows:
“Article 5. Penalty imposition rules
1. Organizations and individuals (hereinafter referred to as “entity”) shall be subject to administrative penalties for securities or securities market-related violations only if they commit such violations under the provisions of this Decree.
2. An entity that commits multiple administrative violations or repeatedly commits administrative violation(s) shall incur penalties for each violation, unless an entity repeatedly commits violations which are detected at the same time but have yet to be considered and shall incur penalties for only a violation while taking the repeat of the violation into account as an aggravating factor provided that the prescriptive period for penalty imposition has not yet expired. The entity that repeatedly commits the following violations shall incur the highest fine amongst other fines for those committed violations and shall be treated as the repeated violation committed under aggravating circumstances, including:
a) Failing to submit reports within the prescribed time limit or failing to submit reports on changes in the ratio of ownership of shares or fund certificates which varies by more than 1% of total voting shares or total fund certificates of a closed-end fund or on the holding of at least 5% of voting shares of a public company or a public securities investment company or fund certificates of a closed-end fund or on termination of the status of major shareholders or investors holding at least 5% of fund certificates of a closed-end fund as prescribed in Clause 1 and Clause 6 Article 33 of this Decree;
b) Failing to submit reports on transaction results within the prescribed time limit or failing to submit reports on transaction results as prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 33 of this Decree;
c) Failing to submit reports on planned transactions or conducting transactions beyond the registered transaction period or the transaction period announced by Vietnam Exchange (VNX) or disclosed by a subsidiary company or with a transaction value exceeding the registered one as prescribed in Clause 4 and Clause 5 Article 33 of this Decree;
d) Failing to disclose information within the prescribed time limit or failing to disclose information which is subject to compulsory disclosure as prescribed in Point a Clause 3 and Point a Clause 4 Article 42 of this Decree; failing to disclose information within the prescribed time limit or failing to disclose information which is subject to compulsory disclosure as prescribed in Point a Clause 2 and Clause 3 Article 43 of this Decree.
3. Rules for determination of fines:
a) The maximum fine imposed upon an organization or individual for committing the violation prescribed in Clause 1 Article 35 or Clause 1 Article 36 of this Decree shall be respectively 10 times or 05 times the illegal gains or proceeds from the violation. Where no illegal gains or proceeds are obtained from the violation or the fine calculated according to the illegal gains or proceeds is smaller than the maximum fine specified in Point b of this Clause, the maximum fine specified in Point b of this Clause shall be imposed;
b) The maximum fine for other securities-related violations shall be VND 3.000.000.000 if committed by an organization or VND 1.500.000.000 if committed by an individual;
c) The fines prescribed in Chapter II of this Decree are imposed upon violating organizations, except the cases in Clauses 3, 4 and 5 Article 15 and Clause 2 Article 30 of this Decree in which the fines are imposed upon individuals, and the cases in Clause 3 and Clause 5 Article 39 of this Decree in which both fines impose upon organizations and those impose upon individuals are specified. The fine imposed upon an individual shall be a half of the fine imposed upon an organization for committing the same violation.”
5. Article 6 is amended as follows:
“Article 6. Prescriptive period for imposition of penalties for securities-related violations
1. The prescriptive period for imposition of penalties for securities-related violations shall comply with the provisions of Article 6 of the Law on penalties for administrative violations.
2. The prescriptive period for imposition of penalties for securities-related violations shall be determined according to the following provisions:
a) The prescriptive period of an in-progress administrative violation shall start from the time when the violation is detected by the competent law enforcement officer;
b) As for completed administrative violations, the prescriptive period shall start from the time when that violation terminates.
3. The time of termination of some violations prescribed in Chapter II of this Decree which is used for determining the prescriptive period of such violations shall be determined as follows:
a) As for violations against regulations on offering and issuance of securities specified in Point a Clause 5 Article 8, Points a, b or c Clause 5 Article 10, or Clause 2 Article 12 of this Decree, the time of termination of such violations shall be the date of completion of receipt of payments for securities or the record date or the date of transfer of the share ownership;
b) As for the late submission of application for registration of public company prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4, Point a Clause 5, Clause 6 and Clause 7 Article 13 of this Decree, the time of termination of such violations shall be the date on which the application is submitted to the State Securities Commission of Vietnam (SSC);
c) As for the late submission of application for listing or registration of securities prescribed in Clause 3 Article 18 of this Decree, the time of termination of that violation shall be the date on which securities are traded first on the trading system;
d) As for the acts of erasure or alteration of the license, certificate of registration of representative office, or securities practicing certificate prescribed in Point a Clause 4 Article 24, Point b Clause 5 Article 30, or Point b Clause 4 Article 32 of this Decree, the time of termination of such acts of violation shall be the date on which the license, certificate of registration of representative office, or securities practicing certificate is erased or altered. If such date of erasure or alteration cannot be determined, the time of termination of such acts of violation shall be the date on which the license, certificate of registration of representative office, or securities practicing certificate is found to be erased or altered;
dd) As for violations against regulations on reporting and information disclosure prescribed in Point a Clause 3 Article 42, Point a Clause 2 Article 43 of this Decree, the time of termination of such violations shall be the reporting date or the date of information disclosure.
e) As for the acts of concealing information about the actual ownership of one or some securities in order to evade or assist others in evading obligations to publicly disclose information or conduct tender offers or regulations on obligations to comply with the allowable foreign ownership ratio in Vietnam’s securities market as prescribed in Clause 4 Article 34 of this Decree, the time of termination of such violations shall be the date on which the violating entity discloses information as prescribed or sells securities to reduce their ownership ratio to below the one requiring the tender offer or sells securities to comply with the allowable foreign ownership ratio in a public company.”
6. Clause 1 Article 7 is amended as follows:
“1. When discovering the violations in Clause 6 and Clause 7 Article 8, Clause 2 and Clause 3 Article 9, Clause 3 Article 11, Clause 3 and Clause 4 Article 12, Clause 8 Article 13, Clause 4 and Clause 5 Article 18, Clause 4 Article 19, Clause 6 Article 24, Clause 3 Article 28, Clause 4 Article 31, Clause 4 Article 34, Clause 1 Article 35, Clause 1 Article 36, Clause 3 Article 38, Clause 5a Article 42, Point d Clause 4 and Point b Clause 6 Article 45 of this Decree, the persons competent to impose penalties shall immediately transfer the case files of such violations to competent criminal proceeding agencies as prescribed in Clauses 1, 2 and 4 Article 62 of the Law on penalties for administrative violations.”
7. Some Points of Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 9 Article 8 are amended as follows:
a) Point c Clause 1 Article 8 is amended as follows:
“c) Failing to disclose or submit the report on use of funds or proceeds earned from an offering or issuance for project execution which has been audited by an accredited audit organization at the annual the General Meeting of Shareholders (GMS), the Board of Members and the company’s owner, or failing to include it in the audited annual financial statements, except private place of corporate bonds.”
b) Point c Clause 2 Article 8 is amended as follows:
“c) Failing to transfer the proceeds of the offering to the escrow account; using the proceeds of the offering before SSC gives written confirmation of offering results;”
c) Points b, c and d Clause 3 Article 8 are amended as follows:
“b) Carrying out the offering or private placement of securities against the plan registered with SSC or the plan included in the approved application for offering or private placement;
c) Disclosing information for advertising or soliciting investors to buy offered or privately placed securities; advertising the offering or private placement of securities on the media;
d) Failing to retain documents about the selection of investors eligible to buy offered or privately placed securities;”
d) Points a and b Clause 4 Article 8 are amended as follows:
“a) Making changes in the plan for use of funds or proceeds from the offering or private placement without obtaining approval from the GMS, the Board of Directors, the Board of Members or the company’s owner, or making changes in the plan for use of proceeds from the offering or private placement before obtaining authorization from the GMS; making changes in the plan for use of funds or proceeds from the offering or private placement with the authorization from the GMS but the changed value is 50% or more of the generated funds or proceeds, except offering of non-convertible bonds, bonds without warrants under a plan approved by the Board of Directors; failing to report changes in the plan for use of funds or proceeds from the offering or private placement to the nearest GMS;
b) Using the proceeds of the private placement against the plan approved by GMS, Board of Directors, Board of Members or Company’s President, or the information disclosed to investors or the report submitted to or approved by competent authorities.”
dd) Point b Clause 5 Article 8 is amended and Point c is added following Point b Clause 5 Article 8 as follows:
“b) Failing to ensure the satisfaction of conditions for offering or private placement of bonds; failing to ensure the accuracy and truthfulness of the documents included in the bond offering or private placement dossier which can be verified and must include adequate contents as prescribed;
c) Changing terms and conditions of offered bonds, unless such changes are permitted by law.”
e) Points a, c, dd and e Clause 9 Article 8 are amended as follows:
“a) The entity committing the violation in Point a or b Clause 3, Point b Clause 4 or Point c Clause 5 of this Article is compelled to withdraw the offered or issued securities, and return payments or deposit for securities (if any) plus interests on such amounts within 15 days from the date of receipt of the investor’s request in case securities have been offered or issued. Investors are required to send their requests within 60 days from the date on which the decision to enforce this measure takes effect. The interest on payments or deposit for securities shall be calculated according to the demand deposit interest rate announced by the bank at which the violating entity's account is opened for receiving payments or deposit for securities at the time the decision to enforce this measure takes effect. The interest on payments or deposit for bonds shall be calculated according to the interest rate specified on bonds.
c) The violating entity is compelled to obtain the approval from the nearest GMS, Board of Directors, Board of Members or Company's President for changes in the plan for use of funds or proceeds from offering or private placement in case of commission of the violation in Point a Clause 4 of this Article;
dd) Enforced withdrawal of securities offered or issued after the prescribed time limit; enforced return of payments or deposit for securities(if any) plus interests thereof within 30 days from the date on which the decision to enforce this measure takes effect in case of commission of the violation specified in Point a Clause 2 of this Article. The interest on payments or deposit for securities shall be calculated according to the demand deposit interest rate announced by the bank at which the violating entity's account is opened for receiving payments or deposit for securities at the time the decision to enforce this measure takes effect. The interest on payments or deposit for bonds shall be calculated according to the interest rate specified on bonds;
e) The entity committing any of the violations in Point a Clause 5, Clause 6 and Clause 7 of this Article is compelled to withdraw the offered or issued securities, and return payments or deposit for securities (if any) plus interests on such amounts within 60 days from the date on which the decision to enforce this measure takes effect in case securities have been offered or issued. The interest on payments or deposit for securities shall be calculated according to the demand deposit interest rate announced by the bank at which the violating entity's account is opened for receiving payments or deposit for securities at the time the decision to enforce this measure takes effect. The interest on payments or deposit for bonds shall be calculated according to the interest rate specified on bonds.”
8. Points a and b Clause 5 Article 9 are amended as follows:
“a) The entity committing the violation in Clause 1 of this Article is compelled to withdraw the offered securities, and return payments or deposit for securities (if any) plus interests on such amounts within 15 days from the date of receipt of the investor’s request in case securities have been offered to the public. Investors are required to send their requests within 60 days from the date on which the decision to enforce this measure takes effect. The interest on payments or deposit for securities shall be calculated according to the demand deposit interest rate announced by the bank at which the violating entity's account is opened for receiving payments for securities or deposit at the time the decision to enforce this measure takes effect. The interest on payments or deposit for bonds shall be calculated according to the interest rate specified on bonds.
b) The entity committing any of the violations in Clause 2 and Clause 3 of this Article is compelled to withdraw the offered securities, and return payments or deposit for securities (if any) plus interests on such amounts within 60 days from the date on which the decision to enforce this measure takes effect in case securities have been offered to the public. The interest on payments or deposit for securities shall be calculated according to the demand deposit interest rate announced by the bank at which the violating entity's account is opened for receiving payments or deposit for securities at the time the decision to enforce this measure takes effect. The interest on payments or deposit for bonds shall be calculated according to the interest rate specified on bonds.”
9. Point b Clause 4 and Point a Clause 8 Article 10 are amended as follows:
a) Point b Clause 4 Article 10 is amended as follows:
“b) Making changes in the plan for use of funds or proceeds from the public offering without obtaining approval from the GMS or before obtaining authorization from the GMS, or making changes in the plan for use of funds or proceeds from the public offering with the authorization from the GMS but the changed value is 50% or more of the generated funds or proceeds, except offering of non-convertible bonds, bonds without warrants under a plan approved by the Board of Directors; using funds or proceeds of the public offering against the plan approved by GMS or the information disclosed to investors or the report submitted to SSC; failing to report changes in the plan for use of funds or proceeds from the public offering to the nearest GMS.”
b) Point a Clause 8 Article 10 is amended as follows:
“a) The entity committing any of the violations in Point a Clause 4, Points a, b, c Clause 5 and Clause 6 of this Article is compelled to withdraw the offered securities, and return payments or deposit for securities (if any) plus interests on such amounts within 60 days from the date on which the decision to enforce this measure takes effect. The interest on payments or deposit for securities shall be calculated according to the demand deposit interest rate announced by the bank at which the violating entity's account is opened for receiving payments or deposit for securities at the time the decision to enforce this measure takes effect. The interest on payments or deposit for bonds shall be calculated according to the interest rate specified on bonds.”
10. Clause 1a is added following Clause 1 Article 11 and Point b Clause 2, Clause 4 Article 11 are amended as follows:
a) Clause 1a is added following Clause 1 Article 11 as follows:
“1a. A fine ranging from VND 100.000.000 to VND 200.000.000 shall be imposed for committing one of the following violations:
a) Failing to open an escrow account to receive payments for shares at a licensed bank or foreign bank branch as prescribed by the law on foreign exchange management;
b) Failing to transfer the proceeds from the offering to the escrow account;
c) Using money in the escrow account before obtaining SSC’s written confirmation of report on offering or issuance results.”
b) Point b Clause 2 Article 11 is amended as follows:
“b) Conducting issuance of bonds in the international market, offering of securities overseas, issuance of new securities used as the basis for overseas offering of depositary receipts or provision of assistance in overseas issuance of depositary receipts representing shares outstanding in Vietnam without following procedures for registration with competent authorities or against the plan registered with competent authorities or before obtaining approval from competent authorities.”
c) Clause 4 Article 11 is amended as follows:
"4. Remedial measures:
a) Enforced suspension of issuance of bonds in the international market, offering of securities overseas, issuance of new securities used as the basis for overseas offering of depositary receipts or provision of assistance in overseas issuance of depositary receipts representing shares outstanding in Vietnam in case of commission of the violation in Point b Clause 2 of this Article;
b) The violating entity is compelled to remove or correct information in case of commission of the violation in Clause 3 of this Article.”
11. Clause 1a is added following Clause 1 Article 12 and Point b Clause 1, Point c Clause 6 Article 12 are amended as follows:
a) Clause 1a is added following Clause 1 Article 12 as follows:
“1a. A fine ranging from VND 100.000.000 to VND 150.000.000 shall be imposed for failing to transfer the proceeds of the additional issuance to the escrow account opened at a licensed bank or foreign bank branch; using the proceeds of the issuance before obtaining SSC’s written confirmation of report on issuance results.”
b) Point b Clause 1 Article 12 is amended as follows:
“b) Conducting the additional issuance of shares against the plan submitted to or registered with SSC or failing to conduct the additional issuance of shares within the prescribed time limit.”
c) Point c Clause 6 Article 12 is amended as follows:
“c) The entity committing any of the violations in Clause 3 and Clause 4 of this Article is compelled to withdraw the additionally issued shares, and return payments or deposit for shares (if any) plus interests on such amounts which are calculated according to the demand deposit interest rate announced by the bank at which the violating entity's account is opened for receiving payments or deposit for shares at the time the decision to enforce this measure takes effect in case shares have been additionally issued. The withdrawal of securities and return of money to investors must be completed within 60 days from the date on which the decision to enforce this measure takes effect.”
12. Clause 2 Article 14 is amended as follows:
"2. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for failing to submit application for delisting or submitting an application for delisting of a public company after the prescribed deadline as prescribed in Article 39 of the Law on Securities in case of compulsory application for delisting.”
13. Article 15 is amended as follows:
“Article 15. Violations against regulations on public company administration
1. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed upon a public company for committing one of the following violations:
a) Failing to develop and submit the internal regulations on company administration, operating regulations of the Board of Directors and of the Board of Controllers to GMS; failing to develop operating regulations of the audit committee in case a public company applies the organizational and operational model specified in Point b Clause 1 Article 137 of the Law on enterprises; failing to specify the application of advanced information technology that allows shareholders to participate in and make comments at online meetings of GMS, cast electronic votes or otherwise vote electronically in the internal regulations on company administration;
b) Failing to designate the company’s executive officers.
2. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed upon a public company for failing to record remunerations of each member of the Board of Directors, salaries of General Director (Director) and other executive officers in a separate section of the company’s annual financial statements, and report them at the annual GMS.
3. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed upon individuals mentioned in this Clause for committing one of the following violations:
a) Independent members of the Board of Directors of a listed company fail to prepare reports on performance of the Board of Directors;
b) Chairperson of the Board of Directors, Head of the Board of Controllers or chairperson of the audit committee fails to ensure their annual meetings as prescribed.
4. A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 70.000.000 shall be imposed upon Chairperson of the Board of Directors for failing to report unimplemented contents of resolutions of the GMS to the GMS during the nearest meeting; failing to present issues within the jurisdiction of the GMS to the GMS during the nearest meeting for approval before implementation, unless otherwise authorized by the GMS.
5. A fine ranging from VND 70.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed upon individuals mentioned in this Clause for committing one of the following violations:
a) Chairperson of Board of Directors concurrently holds the position of General Director (Director) of the same public company; a member of the Board of Directors of a public company also acts as a member of Board of Directors of more than 05 other companies;
b) Chairperson or member of the Board of Directors, General Director (Director) or another executive officer of the public company executes contracts or conducts transactions before obtaining approval from the GMS or Board of Directors.
6. A fine ranging from VND 100.000.000 to VND 150.000.000 shall be imposed upon a public company for committing one of the following violations:
a) Failing to ensure the number of members of the Board of Directors or the Board of Controllers; failing to ensure that at least 1/3 of the members of its Board of Directors are non-executive members; failing to ensure the composition and number of independent members of the Board of Directors; failing to ensure that members of the Board of Directors, the Board of Controllers and the audit committee meet standards and eligibility requirements, and are not subject to any cases prescribed by law; failing to establish an audit committee affiliated to the Board of Directors or failing to ensure the composition and number of members of the audit committee;
b) Failing to invite representative of the accredited audit organization that has audited the Company’s annual financial statements to participate in the annual GMS in case the auditor's report on annual financial statements contains qualified opinions, adverse opinions or disclaimer of opinions;
c) Committing violations against regulations on transactions with shareholders, executive officers and their related persons;
d) Failing to enter into written contracts when conducting transactions with related persons.”
14. Article 15a is added following Article 15 as follows:
“Article 15a. Violations against regulations on notification of maximum foreign ownership ratio in a public company
1. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed upon a public company for failing to notify changes in the maximum foreign ownership ratio within the time limit specified in Article 141 of the Government's Decree No. 155/2020/ND-CP dated December 31, 2020.
2. A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 70.000.000 shall be imposed upon a public company for failing to notify the maximum foreign ownership ratio or changes thereof.
3. Remedial measure:
The violating entity is compelled to notify the maximum foreign ownership ratio in the public company or changes thereof within 07 days from the date on which the decision to enforce this measure takes effect in case of commission of the violation in Clause 2 of this Article.”
15. Heading of Article 16 and some Points of Clauses 1 and 2 Article 16 are amended as follows:
a) Heading of Clause 16 is amended as follows:
“Article 16. Violations against regulations on repurchase of shares and sale of treasury shares”
b) Point c is added following Point b Clause 1 Article 16 as follows:
“c) Selling treasury shares before the prescribed time limit; failing to complete the sale of treasury shares within the prescribed time limit.”
c) Points b, dd Clause 2 Article 16 are amended and Point e is added following Point dd Clause 2 Article 16 as follows:
“b) Repurchasing shares without fulfilling share repurchase conditions; repurchasing shares in case such repurchase is not allowed;
dd) Selling repurchased shares, except cases specified in Clause 7 Article 36 of the Law on Securities and Clause 4 Article 310 of the Government’s Decree No. 155/2020/ND-CP dated December 31, 2020;
e) Selling treasury shares without submitting report to SSC or against the plan submitted to SSC or the information publicly disclosed."
16. Some Points of Clauses 1, 2 and 3 Article 17 are amended as follows:
a) Points a, dd, e, g and k Clause 1 Article 17 are amended as follows:
“a) Directly or indirectly purchasing or subscribing shares, call option for shares, warrants and convertible bonds of the target company or closed-end fund certificates of the target investment fund, call option for closed-end fund certificates of the target investment fund outside the tender offer;
dd) Failing to conduct tender offer transactions within the time limit prescribed in Article 93 of the Government’s Decree No. 155/2020/ND-CP dated December 31, 2020;
e) Refusing to purchase shares from shareholders of the target company or closed-end fund certificates from investors of the target investment fund;
Purchasing shares of the target company or closed-end fund certificates of the target investment fund under the terms and conditions other than those specified in the tender offer declaration or the prospectus;
k) Failing to apply the increased offer price to all shareholders of the target company or investors of the target investment fund, including shareholders or investors that have sent their sale proposals to the entity making the tender offer; decreasing the offer price during the process of the tender offer;”
b) Point b Clause 2 Article 17 is amended as follows:
“b) Failing to ensure that the entity making the tender offer has sufficient funds to carry out the tender offer by the official tender offer date written in the application in case it is paid for with money.”
c) Points b and c Clause 3 Article 17 are amended as follows:
“b) Carrying out the tender offer before obtaining SSC’s approval or before the entity making the tender offer publicly discloses information about the tender offer according to the method prescribed by law; carrying out the tender offer against the plan registered with SSC;
c) Withdrawing the tender offer in cases which are not specified in the tender offer declaration or the prospectus as prescribed by law or before submitting a report on such withdrawal of tender offer to SSC or before obtaining SSC’s approval.”
17. Article 21 is amended as follows:
“Article 21. Violations against regulations on management of listing and registration for trading of securities by VNX and its subsidiaries
1. A fine ranging from VND 200.000.000 to VND 300.000.000 shall be imposed upon VNX or its subsidiary for failing to take actions against listed organizations that fail to maintain their fulfillment of listing requirements as prescribed.
2. A fine ranging from VND 300.000.000 to VND 400.000.000 shall be imposed upon VNX or its subsidiary for approving, changing or cancelling listing or registration of securities against regulations.”
18. Article 22 is amended as follows:
“Article 22. Violations against regulations on management of members of VNX and its subsidiaries
1. A fine ranging from VND 200.000.000 to VND 300.000.000 shall be imposed upon VNX or its subsidiary for failing to take actions against members that fail to maintain their fulfillment of eligibility requirements or fail to fulfill member’s obligations as prescribed by law and comply with VNX’s regulations as prescribed in Article 46 of the Law on Securities.
2. A fine ranging from VND 300.000.000 to VND 400.000.000 shall be imposed upon VNX for committing one of the following violations:
a) Granting membership to an entity that fails to meet eligibility requirements;
b) Suspending or cancelling membership in contravention of regulations of law.”
19. Article 23 is amended as follows:
“Article 23. Violations against regulations on trading and supervision of VNX and its subsidiaries
1. A fine ranging from VND 200.000.000 to VND 300.000.000 shall be imposed upon VNX or its subsidiary for committing one of the following violations:
a) Organizing trading of new securities, changing trading methods and applying new trading methods or inaugurating a new trading system without obtaining SSC’s approval;
b) Failing to take actions against violations against trading regulations or failing to follow procedures for supervision of securities trading resulting in violations as prescribed;
c) Failing to put securities under alert, control or restriction in accordance with regulations of law and VNX’s regulations.
2. A fine ranging from VND 300.000.000 to VND 400.000.000 shall be imposed upon VNX or its subsidiary for failing to suspend or terminate trading of securities in accordance with regulations of law or VNX’s trading regulations.”
20. Point b Clause 6, Clause 7 Article 24 are amended and Point c is added following Point b Clause 8 Article 24 as follows:
a) Point b Clause 6 Article 24 is amended as follows:
“b) Preparing or certifying the application for certificate of eligibility to trade derivatives or provide clearing services or derivatives payment services which contains forged documents or false information or concealing facts.”
b) Clause 7 Article 24 is amended as follows:
"7. Additional penalty:
Securities trading activities or securities-related services shall be suspended for a fixed period of 01 – 03 months in case of commission of any of the violations in Points b and c Clause 5, and Clause 6 of this Article.”
c) Point c is added following Point b Clause 8 Article 24 as follows:
“c) The violating entity is compelled to return the altered and/or erased license in case of commission of the violation in Point a Clause 4 of this Article.”
21. Point c Clause 2 and Point dd Clause 3 Article 26 are amended as follows:
a) Point c Clause 2 Article 26 is amended as follows:
“c) Failing to fulfill responsibilities of a securities company when rendering securities investment consulting services; performing prohibited acts when providing securities investment consulting services;”
b) Point dd Clause 3 Article 26 is amended as follows:
“dd) Committing violations against regulations on proprietary trading; regulations on conditions and restrictions on securities underwriting; regulations on restrictions on investments of the securities company; regulations on issuance and offering of financial products; or regulations on provision of consulting services”
22. Point c Clause 1 Article 27 and Points d, h Clause 2 Article 27, and some Points of Clause 4 Article 27 are amended, and Point k is added following Point i Clause 2 Article 27 as follows:
a) Point c Clause 1 Article 27 is amended as follows:
“c) Failing to comply with the charter of securities investment fund, charter of securities investment company, trust agreement and contract with the supervisory bank;”
b) Points d, h Clause 2 Article 27are amended and Point k is added following Point i Clause 2 Article 27 as follows:
“d) Failing to comply with the prescribed investment ratios or failing to adjust the investment portfolio as prescribed by law; failing to comply with the prescribed safe investment ratio of the securities investment fund management company or the securities investment fund, funding sources for investment or investment vehicles when making indirect outward investments; failing to comply with regulations on information provision, advertising and introduction of the fund;
h) Conducting asset transactions for a trustor with the trading value during the year through a securities company exceeding the permissible limits on total trading value in the year of that trustor;
k) Failing to separate headquarters and information technology infrastructure with those of other entities; failing to separate material facilities, personnel and database amongst operations with potential conflict of interests in the company; failing to separate material facilities, personnel and database between its financial investments and management of securities investment funds, management of securities portfolios and securities investment consulting.”
c) Points b, dd and l Clause 4 Article 27 are amended as follows:
“b) Using capital and assets of the securities investment fund or company to make investments in that securities investment fund or company;
dd) Using assets of the securities investment fund or company for paying debts, providing loans or guaranteeing any loans of the company, its related persons or partners; lending trust assets in any form, or using them as a security for any loans or for paying debts of fund management company, its related persons or any other entities, except trustors that are foreigners or foreign organizations duly established under laws of their home countries and have approved the abovementioned transactions, or trustors that are also owners of trust assets;
l) Investing in derivatives with funds of a trustor, or securities investment fund or company when such use of funds for making investment in derivatives is not permitted in the trust agreement or charter of the securities investment fund or company;”
23. Point a Clause 1 Article 28 is amended as follows:
“a) Failing to revise the application for registration of the private securities investment company that self-manages its capital when it is found inaccurate or inadequate or to contain misleading information or there is any new information related to the submitted application;”
24. Clauses 3, 4, 5, 6 Article 30 are amended and Clause 7 is added following Clause 6 Article 30 as follows:
"3. A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 70.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:
a) Failing to meet requirements when running a representative office;
b) Failing to apply for registration of representative office operation or running a representative office before obtaining approval or certificate of representative office operation.
4. A fine ranging from VND 200.000.000 to VND 400.000.000 shall be imposed for performing business operations in Vietnam beyond the licensed scope of operation of the representative office of a foreign securities company or foreign fund management company in Vietnam.
5. The certificate of representative office operation shall be suspended for a fixed period of 18 - 24 months if the securities trading organization commits one of the following violations:
a) Representing another organization; transferring certificate of representative office operation to another entity;
b) Erasing or altering contents of the certificate of representative office operation.
6. Additional penalty:
The certificate of representative office operation shall be suspended for a fixed period of 03 - 06 months in case of commission of the violation in Clause 4 of this Article.
7. Remedial measures:
a) Operation of the representative office shall be suspended in case of commission of the violation in Clause 3 of this Article;
b) The violating entity is compelled to return the altered and/or erased certificate in case of commission of the violation in Point b Clause 5 of this Article.”
25. Clause 1, point a Clause 3 and Clause 4 Article 31 are amended as follows:
a) Clause 1 Article 31 is amended as follows:
"1. A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 70.000.000 shall be imposed for failing to make revisions to the application for establishment of private fund when it is found inaccurate or inadequate or to contain misleading information or there is any new information related to the submitted application.”
b) Point a Clause 3 Article 31 is amended as follows:
“a) Failing to follow procedures for application for registration of a private fund in accordance with regulations of law or establishing a private fund without fulfilling conditions as prescribed by law; failing to identify professional securities investors when they purchase securities upon registration of a private fund;”
c) Clause 4 Article 31 is amended as follows:
"4. A fine ranging from VND 400.000.000 to VND 500.000.000 shall be imposed for preparing or making certification on the application for establishment of private fund which contains false information or conceals true information.”
26. Clauses 3, 7 and 8 Article 32 are amended as follows:
a) Clause 3 Article 32 is amended as follows:
“3. Securities practicing certificate shall be suspended for a fixed period of 06 - 12 months if a certified securities professional concurrently works at another entity that has ownership relation with the securities company or securities investment fund management company where he/she is working.”
b) Clause 7 Article 32 is amended as follows:
"7. Additional penalties:
a) The securities practicing certificate shall be suspended for a fixed period of 01 - 03 months in case of commission of the violation in Point a Clause 4 of this Article;
b) The securities practicing certificate shall be suspended for a fixed period of 06 - 12 months in case of commission of any of the violation in Clause 5 and Clause 6 of this Article.
c) Clause 8 Article 32 is amended as follows:
"8. Remedial measures:
a) The violating entity is compelled to return any benefits illegally obtained from the leasing of securities practicing certificate as prescribed in Point a Clause 4 of this Article;
b) The violating entity is compelled to return the altered and/or erased securities practicing certificate in case of commission of the violation in Point b Clause 4 of this Article;
c) The entity committing the violation in Point a Clause 6 of this Article is compelled to return securities and any amounts of money rightfully belonging to clients within a maximum period of 60 days from the date on which the decision to enforce this measure takes effect.”
27. Article 33 is amended as follows:
“Article 33. Violations against regulations on transactions of founding shareholders; major shareholders, groups of related persons holding at least 5% of voting shares of a public company; investors and groups of related persons holding at least 5% of fund certificates of a closed-end fund; groups of related foreign investors holding at least 5% of voting shares of an issuer or at least 5% of fund certificates of a closed-end fund; internal actors of public companies, public investment companies, public funds, and their related persons
1. A fine ranging from VND 25.000.000 to VND 35.000.000 shall be imposed for failing to submit reports within the prescribed time limit on changes in the ratio of ownership of shares or fund certificates which varies by more than 1% of total voting shares or total fund certificates of a closed-end fund and a fine ranging from VND 50.000.000 to VND 70.000.000 shall be imposed for failing to submit reports on changes in the ratio of ownership of shares or fund certificates which varies by more than 1% of total voting shares or total fund certificates of a closed-end fund.
2. Failing to submit reports on transaction results within the prescribed time limit shall be fined according to the value of securities registered for trading calculated at their face value (for shares, convertible bonds and fund certificates) or latest issuance price (for covered warrants) or transfer price (for rights to buy shares or convertible bonds or fund certificates). To be specific:
a) A warning shall be imposed if the value of registered securities is from VND 50.000.000 to under VND 200.000.000;
b) A fine ranging from VND 2.500.000 to VND 5.000.000 shall be imposed if the value of registered securities is from VND 200.000.000 to under VND 400.000.000;
c) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed if the value of registered securities is from VND 400.000.000 to under VND 600.000.000;
d) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed if the value of registered securities is from VND 600.000.000 to under VND 1.000.000.000;
dd) A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 25.000.000 shall be imposed if the value of registered securities is from VND 1.000.000.000 to under VND 3.000.000.000;
e) A fine ranging from VND 25.000.000 to VND 35.000.000 shall be imposed if the value of registered securities is from VND 3.000.000.000 to under VND 5.000.000.000;
g) A fine ranging from VND 35.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed if the value of registered securities is from VND 5.000.000.000 to under VND 10.000.000.000;
h) A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 75.000.000 shall be imposed if the value of registered securities is VND 10.000.000.000 or more.
3. Failing to submit reports on transaction results shall be fined according to the value of securities registered for trading calculated at their face value (for shares, convertible bonds and fund certificates) or latest issuance price (for covered warrants) or transfer price (for rights to buy shares or convertible bonds or fund certificates). To be specific:
a) A warning shall be imposed if the value of registered securities is from VND 50.000.000 to under VND 200.000.000;
b) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed if the value of registered securities is from VND 200.000.000 to under VND 400.000.000;
c) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed if the value of registered securities is from VND 400.000.000 to under VND 600.000.000;
d) A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed if the value of registered securities is from VND 600.000.000 to under VND 1.000.000.000;
dd) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed if the value of registered securities is from VND 1.000.000.000 to under VND 3.000.000.000;
e) A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 70.000.000 shall be imposed if the value of registered securities is from VND 3.000.000.000 to under VND 5.000.000.000;
g) A fine ranging from VND 70.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed if the value of registered securities is from VND 5.000.000.000 to under VND 10.000.000.000;
h) A fine ranging from VND 100.000.000 to VND 150.000.000 shall be imposed if the value of registered securities is VND 10.000.000.000 or more.
4. Conducting transactions beyond the registered transaction period or the transaction period announced by VNX or disclosed by a subsidiary company or with a transaction value exceeding the registered one shall be fined according to the value of actually traded securities calculated at their face value (for shares, convertible bonds and fund certificates) or latest issuance price (for covered warrants) or transfer price (for rights to buy shares or convertible bonds or fund certificates). To be specific:
a) A warning shall be imposed if the value of traded securities is from VND 50.000.000 to under VND 200.000.000;
b) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed if the value of traded securities is from VND 200.000.000 to under VND 400.000.000;
c) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed if the value of traded securities is from VND 400.000.000 to under VND 600.000.000;
d) A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed if the value of traded securities is from VND 600.000.000 to under VND 1.000.000.000;
dd) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed if the value of traded securities is from VND 1.000.000.000 to under VND 3.000.000.000;
e) A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 70.000.000 shall be imposed if the value of traded securities is from VND 3.000.000.000 to under VND 5.000.000.000;
g) A fine ranging from VND 70.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed if the value of traded securities is from VND 5.000.000.000 to under VND 10.000.000.000;
h) A fine ranging from 1% to 2% of the value of actually traded securities shall be imposed if the value of traded securities is VND 10.000.000.000 or more. If the fine calculated according to this Point is higher than the maximum fine specified in Point b Clause 3 Article 5 of this Decree, the later shall be imposed.
5. Failing to submit reports on planned transactions shall be fined according to the value of actually traded securities calculated at their face value (for shares, convertible bonds and fund certificates) or latest issuance price (for covered warrants) or transfer price (for rights to buy shares or convertible bonds or fund certificates). To be specific:
a) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed if the value of traded securities is from VND 50.000.000 to under VND 200.000.000;
b) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed if the value of traded securities is from VND 200.000.000 to under VND 400.000.000;
c) A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed if the value of traded securities is from VND 400.000.000 to under VND 600.000.000;
d) A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 60.000.000 shall be imposed if the value of traded securities is from VND 600.000.000 to under VND 1.000.000.000;
dd) A fine ranging from VND 60.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed if the value of traded securities is from VND 1.000.000.000 to under VND 3.000.000.000;
e) A fine ranging from VND 100.000.000 to VND 150.000.000 shall be imposed if the value of traded securities is from VND 3.000.000.000 to under VND 5.000.000.000;
g) A fine ranging from VND 150.000.000 to VND 250.000.000 shall be imposed if the value of traded securities is from VND 5.000.000.000 to under VND 10.000.000.000;
h) A fine ranging from 3% to 5% of the value of actually traded securities shall be imposed if the value of traded securities is VND 10.000.000.000 or more. If the fine calculated according to this Point is higher than the maximum fine specified in Point b Clause 3 Article 5 of this Decree, the later shall be imposed.
6. A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 70.000.000 shall be imposed for failing to submit reports within the prescribed time limit on the holding of at least 5% of voting shares of a public company or a public securities investment company or fund certificates of a closed-end fund or on termination of the status of major shareholders or investors holding at least 5% of fund certificates of a closed-end fund, or upon a founding shareholder for failing to submit reports within the prescribed time limit before trading in shares restricted from transfer and a fine ranging from VND 100.000.000 to VND 140.000.000 shall be imposed for failing to submit reports on the holding of at least 5% of voting shares of a public company or a public securities investment company or fund certificates of a closed-end fund or on termination of the status of major shareholders or investors holding at least 5% of fund certificates of a closed-end fund, or upon a founding shareholder for failing to submit reports within the prescribed time limit before trading in shares restricted from transfer.
7. Additional penalties:
a) Securities trading activities shall be suspended for a fixed period of 01 – 03 months in case of commission of the violation in Point h Clause 4 of this Article;
b) Securities trading activities shall be suspended for a fixed period of 03 – 05 months in case of commission of the violation in Point h Clause 5 of this Article.”
28. Clause 1 and Clause 4 Article 34 are amended as follows:
“1. Securities trading activities shall be suspended for a fixed period of 06 - 12 months in case an investor allows another person to use account to trade securities or hold securities for others for the purpose of manipulating securities market.
4. A fine ranging from VND 400.000.000 to VND 500.000.000 shall be imposed for concealing information about the actual ownership of one or some securities in order to evade or assist others in evading obligations to publicly disclose information or conduct tender offers or regulations on obligations to comply with the allowable foreign ownership ratio in Vietnam’s securities market.”
29. Clause 1 Article 35 is amended as follows:
“1. A fine that is 10 times the illegal gain but is not smaller than the maximum fine specified in Point b Clause 3 Article 5 of this Decree shall be imposed for using internal information for trading securities. If the illegal gain cannot be determined or the fine calculated according to the illegal gain is smaller than the maximum fine specified in Point b Clause 3 Article 5 of this Decree, the maximum fine specified in Point b Clause 3 Article 5 of this Decree shall be imposed.”
30. Clause 1 Article 36 is amended as follows:
“1. A fine that is 10 times the illegal gain but is not lower than the maximum fine specified in Point b Clause 3 Article 5 of this Decree shall be imposed for manipulating securities market. If the illegal gain cannot be determined or the fine calculated according to the illegal gain is smaller than the maximum fine specified in Point b Clause 3 Article 5 of this Decree, the maximum fine specified in Point b Clause 3 Article 5 of this Decree shall be imposed.”
31. Clauses 2, 4 and 5 Article 38 are amended as follows:
"2. A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 70.000.000 shall imposed upon a securities company, commercial bank, foreign bank branch or branch of a securities company or commercial bank for providing securities depository, clearing and settlement services before satisfying conditions, or providing securities depository, clearing and settlement services before obtaining certificate of securities depository registration, decision to approve the provision of securities depository services, certificate of eligibility to provide securities clearing and settlement services, SSC’s written notice of receipt of report on authorization to provide securities depository services or VSDC’s approval of membership.
4. Additional penalty:
Provision of securities depository, clearing and settlement services shall be suspended for a fixed period of 01 – 03 months in case of commission of any of the violations in Clause 1 and Clause 3 of this Article.
5. Remedial measures:
a) The violating entity is compelled to suspend depository, clearing and settlement services in case of commission of the violation in Clause 2 of this Article;
b) The violating entity is compelled to remove or correct information in case of commission of the violation in Clause 3 of this Article.”
32. The first paragraph of Clause 2 Article 39, the first paragraph of Clause 3 Article 39, some Points of Clause 3 Article 39, Clause 6 Article 39 and Point a Clause 7 Article 39 are amended as follows:
a) The first paragraph of Clause 2 Article 39 is amended as follows:
“2. A fine ranging from VND 70.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed upon VSDC, depository members, applicants for registration and depositing of bonds, and clearing members for committing one of the following violations:”
b) The first paragraph of Clause 3 Article 39 is amended as follows:
"3. A fine ranging from VND 100.000.000 to VND 150.000.000 shall be imposed upon VSDC, depository members, applicants for registration and depositing of bonds and clearing member, and a fine ranging from VND 50.000.000 to VND 75.000.000 shall be imposed upon employees of depository members or clearing members for committing one of the following violations:”
c) Points a and dd Clause 3 Article 39 are amended as follows:
“a) Failing to accurately record assets, rights to assets and interests relevant to deposited assets of clients; making incorrect accounting on securities depository accounts, position accounts, margin accounts or clearing accounts; making late payments or failing to transfer the ownership of registered securities through VSDC, or transferring the ownership of bonds in contravention of law;
dd) Failing to separately manage depository accounts, margin accounts and clearing margin accounts keeping money and securities of clients at VSDCC, depository members, and clearing members and their assets; failing to open depository accounts and margin accounts for each client, and separately manage assets and positions of each client, and assets and positions of clients and those of clearing members;”
d) Clause 6 Article 39 is amended as follows:
"6. Additional penalties:
a) Securities depository, clearing and settlement services shall be suspended for a fixed period of 01 – 03 months if the depository member or clearing member commits the violation in Clause 5 of this Article;
b) Securities practicing certificate shall be suspended for a fixed period of 01 - 03 months if a certified securities professional commits any of the violations in Clause 3 and Clause 5 of this Article.”
dd) Point a Clause 7 Article 39 is amended as follows:
“a) The violating entity is compelled to separately manage depository accounts, margin accounts, and clearing margin accounts keeping money and securities of clients at VSDC, depository members, clearing members and their assets; open depository accounts, margin accounts and clearing margin accounts for each client; separately manage assets and positions of each client, and separately manage assets and positions of clients and those of clearing members in case of commission of the violation in Point dd Clause 3 of this Article within a maximum period of 06 months from the date on which the decision to enforce this measure takes effect;”
33. Point a Clause 2 Article 42, Clause 5 Article 42, and Clause 6 Article 42 are amended and Clause 5a and Clause 5b are added following Clause 5 Article 42 as follows:
a) Point a Clause 2 Article 42 is amended as follows:
“a) Failing to fully comply with regulations on media, form or language used for disclosing information;”
b) Clause 5 Article 42 is amended as follows:
“5. A fine ranging from VND 100.000.000 to VND 200.000.000 shall be imposed for disclosing false information.”
c) Clause 5a and Clause 5b are added following Clause 5 Article 42 as follows:
"5a. A fine ranging from VND 200.000.000 to VND 300.000.000 shall be imposed for providing false information or concealing information in securities activities specified in Clause 1 Article 12 of the Law on Securities.
5b. Additional penalty:
Securities trading activities or securities services; operation of representative office; securities depository, clearing and settlement services; securities transactions shall be suspended for a fixed period of 01 - 03 months in case of commission of the violation in Clause 5a of this Article.”
d) Clause 6 Article 42 is amended as follows:
"6. Remedial measure:
The violating entity is compelled to remove or correct information in case of commission of any of the violations in Clause 5 and Clause 5a of this Article.”
34. Clause 3 and Clause 4 Article 43 are amended, and Clause 3a is added following Clause 3 Article 43 as follows:
a) Clause 3 Article 43 is amended as follows:
“3. A fine ranging from VND 70.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed for failing to submit reports on the information which must be reported as prescribed by law or at the request of SSC as prescribed in Clause 3 Article 120, Clause 4 Article 123, and Clause 3 Article 124 of the Law on Securities.”
b) Clause 3a is added following Clause 3 Article 43 as follows:
“3a. A fine ranging from VND 100.000.000 to VND 200.000.000 shall be imposed for submitting reports containing false or inaccurate information.”
c) Clause 4 Article 43 is amended as follows:
"4. Remedial measure:
The violating entity is compelled to submit reports containing accurate information in case of commission of the violation in Clause 3a of this Article.”
35. Point a Clause 2 Article 44 is amended as follows:
“a) Failing to notify the audited entity when detecting any violations against laws and regulations on preparation and presentation of audited financial statements or failing to suggest measures for preventing, remedying and taking actions against violations to the audited entity or failing to specify opinions in the auditor’s report or management letter according to audit standards in case the audited entity fails to remedy or take actions against violations;”
36. Clause 5 Article 45 is amended as follows:
"5. A fine ranging from VND 70.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed upon a subsidiary of VNX for failing to retain and update basic information about the organizational structure, founders and beneficial owners of listed enterprises as prescribed in Clause 1 Article 18 of the Law on anti-money laundering.”
37. Some Points of Clauses 1, 2 and 3 Article 47 are amended as follows:
a) Point d Clause 1 Article 47 is amended as follows:
“d) Securities trading activities shall be suspended according to Clause 1 Article 34 of this Decree;”
b) Point d Clause 2 Article 47 is amended as follows:
“d) Securities trading activities shall be suspended for a fixed period; certificate of representative office operation and securities practicing certificate shall be suspended for a fixed period;”
c) Point d Clause 3 Article 47 is amended as follows:
“d) Securities trading activities shall be suspended for a fixed period; certificate of representative office operation and securities practicing certificate shall be suspended for a fixed period;”
38. Clause 2 Clause 48 is amended and Clause 3 is added following Clause 2 Article 48 as follows:
“2. When detecting any administrative violations prescribed herein, officials of SSC that carry out inspection of securities and securities market-related activities, on-duty finance officials, officials, public employees and competent persons who are performing their tasks under legislative documents or administrative documents issued by competent authorities or persons shall promptly make and transfer records of administrative violations to the persons competent to impose penalties.
3. Persons competent to impose administrative penalties may impose administrative penalties without needing to issue records of administrative violations in case a warning is imposed for the violation in Clause 1 Article 13, Point a Clause 1 Article 14, Point a Clause 2, Point a Clause 3 and Point a Clause 4 Article 33, Clause 1 Article 42, Point a Clause 1 Article 44 of this Decree, except the administrative violations detected using technical and professional devices and equipment.”
39. Clause 1 and Clause 3 are amended and Clause 4 is added following Clause 3 Article 49 as follows:
“1. When imposing the additional penalty which is suspension of securities trading activities and securities services as prescribed in Point a Clause 2 Article 20, Point a Clause 7 Article 24, Point a Clause 7 Article 26, Point b Clause 6 Article 27, Point a Clause 2 Article 35, Point a Clause 2 Article 36, Clause 5b Article 42, Clause 7 Article 45, Point a Clause 3 Article 46 of this Decree, the competent persons specified in Article 47 of this Decree shall have the power to issue decision to suspend one, some or all securities trading activities and securities services of the violating organization for a fixed period.
3. The violating entity must immediately suspend a portion or all of its securities trading activities and securities services specified in the penalty imposition decision from the date on which this decision takes effect and comply with regulations on prohibited or restricted acts during suspension period.
4. Within 02 business days from the issue date of the penalty imposition decision, the issuing person shall send that decision to the violating entity, VNX/its subsidiaries and VSDC.”
40. Article 50 is amended as follows:
“Article 50. Suspension of securities depository, clearing and settlement services
1. When imposing the penalty which is suspension of securities depository, clearing and settlement services as prescribed in Clause 4 Article 38, Point a Clause 6 Article 39, Clause 5 Article 40 of this Decree, the competent persons specified in Article 47 of this Decree are entitled to issue decision to suspend one, some or all of securities depository, clearing and settlement services of the violating entity.
2. The violating entity must immediately suspend a portion or all of its securities depository, clearing and settlement services specified in the penalty imposition decision from the date on which this decision takes effect and comply with regulations on prohibited or restricted acts during suspension period.
3. Within 02 business days from the issue date of the decision to suspend securities depository, clearing and settlement services, the issuing person shall send that decision to the violating entity and VSDC for implementation.
4. Within 02 business days from the receipt of the penalty imposition decision, VSDC shall send a written notice of decision implementation results to the person issuing the penalty imposition decision.”
41. Article 50a is added following Article 50 as follows:
“Article 50a. Suspension of securities practicing certificate
1. In case of fixed-period suspension of the securities practicing certificate, the certified securities professional shall immediately suspend all professional activities specified in the securities practicing certificate from the date on which the penalty imposition decision takes effect, and comply with regulations on prohibited or restricted acts during suspension period.
2. Within 02 business days from the issue date of the penalty imposition decision, the issuing person shall send that decision to the certified securities professional and securities company where he/she is working.
3. Within 02 business days from the receipt of the penalty imposition decision, the securities company where the certified securities professional is working shall send a written notice of decision implementation results to the person issuing the penalty imposition decision.”
42. Clause 3, Point a Clause 4 Article 51 are amended and Point c is added following Point b Clause 5 Article 51 as follows:
a) Clause 3 Article 51 is amended as follows:
“3. The time limit for enforce the remedial measures in Clause 3 Article 4 of this Decree is 30 days from the date on which the decision to enforce this measure takes effect, except the cases specified in Points a, b and e Clause 9 Article 8, Point c Clause 9 Article 8 in case approval from the nearest GMS is required, Points a and b Clause 5 Article 9, Points a, b and c Clause 8 Article 10, Points b and c Clause 6 Article 12, Clause 3 Article 15a, Point d Clause 6 Article 17, Point a Clause 7 Article 18, Clause 8 Article 26, Clause 7 Article 27, Point c Clause 8 Article 32, Point b Clause 6 Article 34, Clause 7 Article 39, Point a Clause 6 Article 40, Clause 4 Article 44, Clause 1 and Clause 2 Article 51 of this Decree. The violating entity shall submit a report to the person issuing the penalty imposition decision on results of implementation of the remedial measure specified in this Clause within a maximum period of 03 business days from the end of the time limit for implementing remedial measures.”
b) Point a Clause 4 Article 51 is amended as follows:
“a) Within a maximum period of 03 business days from the receipt of the decision to impose administrative penalties or the decision to impose the remedial measures, the violating entity shall give a notice of return of payments or deposit for securities (if any) plus interests calculated according to the interest rate specified on bonds or the demand deposit interest rate announced by the bank at which the violating entity's account is opened for receiving payments or deposit for securities to investors, and publish it on 03 continuous issues of a central newspaper and on its website. Interests on payments or deposit for securities payable to investors shall be calculated from the day on which the payment is made by the investor until the day on which the violating entity returns money to that investor. In case securities purchased in the offering have been lawfully transferred, the violating entity must determine the investors receiving securities transfer before the return of money is notified and the number of securities held by each investor;"
c) Point c is added following Point b Clause 5 Article 51 as follows:
“c) The violating entity shall submit a report to the person issuing the penalty imposition decision on results of implementation of the remedial measure that is enforced return of securities and money rightfully belonging to clients within a maximum period of 03 business days from the end of the time limit for implementing remedial measures.”
43. Article 51a is added following Article 51 as follows:
“Article 51a. Suspension of securities trading activities
1. When suspending securities trading activities as prescribed in Clause 7 Article 33, Clause 1 Article 34 of this Decree, the competent persons specified in Article 47 of this Decree shall issue decisions on fixed-period suspension of securities trading activities on the securities market of the violating entity. The violating entity shall immediately suspend all of its securities trading activities on the securities market from the date on which the penalty imposition decision takes effect.
2. Within 02 business days from the issue date of the penalty imposition decision, the issuing person shall send that decision to the violating entity, VNX/its subsidiaries, VSDC and securities companies.
3. Within 02 business days from the receipt of the penalty imposition decision, VNX/its subsidiaries, VSDC and relevant securities companies shall notify implementation results at their premises to the person issuing the penalty imposition decision.”
44. Article 52a is added following Article 52 as follows:
“Article 52a. Implementation of administrative penalties and remedial measures in the fields of securities and securities market
1. Within 07 days from the end of the time limit for implementing the main penalty that is fine, the violating entity shall send the receipt of fine payment bearing certification of the State Treasury or the bank to the person issuing the penalty imposition decision. Within 10 days from the end of the time limit for implementing the penalty, if the violating entity fails to submit receipt of fine payment, the person issuing the penalty imposition decision shall request the violating entity in writing to pay fine according to the penalty imposition decision.
2. Within 10 days from the end of the time limit for implementing the main penalty that is fixed-period suspension of securities trading activities or suspension of securities practicing certificate as prescribed in Points c and d Clause 1 Article 4 of this Decree, the additional penalties and remedial measures specified in Clause 2 and Clause 3 Article 4 of this Decree, if no reports on implementation results are submitted, the person issuing the penalty imposition decision shall request the violating entity and relevant entity in writing to implement penalties and remedial measures.”
45. Article 52b is added following Article 52a as follows:
“Article 52b. Disclosure of administrative penalties for securities-related violations
1. Information about the securities-related violation committed by the entity that must face a fine of at least VND 70.000.000 or the main penalty that is fixed-period suspension of securities practicing certificate or securities trading activities or one of additional penalties or remedial measures specified in Clause 2 and Clause 3 Article 4 of this Decree shall be publicly disclosed.
2. Within 03 business days from the issue date of the penalty imposition decision for the violation specified in Clause 1 of this Article, the penalty imposition decision must be publicly posted on the website of SSC.
3. Information to be disclosed includes full name and address of the violating individual or name and address of the violating organization, administrative violation, penalties, remedial measures and implementation period.”
46. The phrase “trong thời hạn” (“within a period”) shall be replaced by the phrase “có thời hạn” (“fixed-period”) in Clause 7 Article 10, Clause 5 Article 17, Clause 2 Article 20, Point a Clause 7 Article 26, Point b Clause 6 Article 27, Clause 5 Article 34, Clause 2 Article 35, Clause 2 Article 36, Clause 5 Article 40, Clause 7 Article 45, Points a and b Clause 3 Article 46 of this Decree.”
Article 2. The following regulations of the Government’s Decree No. 156/2020/ND-CP dated December 31, 2020 are abrogated:
Point a Clause 1 Article 8 and Point a Clause 1 Article 29 are abrogated.
1. This Decree comes into force from January 01, 2022.
2. Transition provisions:
a) Regulations herein shall apply to the securities and securities market-related violations which have been committed before the effective date of this Decree but are detected or being considered when this Decree takes effect if this Decree does not provide for legal liability or impose less severe legal liability;
b) Complaints against the securities and securities market-related violation for which the penalty imposition decision has been issued or implemented before the effective date of this Decree shall be settled in accordance with regulations of law on penalties for securities and securities market-related violations and relevant laws in force at the time the violation is committed.
3. Responsibility for implementation:
Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of people’s committees of central-affiliated cities and provinces, and relevant organizations and individuals shall implement this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực