Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán
Số hiệu: | 155/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 15/01/2021 | Số công báo: | Từ số 45 đến số 46 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Danh sách Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Chứng khoán 2019 (tính đến ngày 31/12/2020):
1. Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
2. Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
3. Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
4. Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
5. Thông tư 91/2020/TT-BTC quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
6. Thông tư 95/2020/TT-BTC hướng dẫn về giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
7. Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
8. Thông tư 97/2020/TT-BTC hướng dẫn hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
9. Thông tư 98/2020/TT-BTC hướng dẫn hoạt động và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
10. Thông tư 99/2020/TT-BTC hướng dẫn về hoạt động của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 155/2020/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CHỨNG KHOÁN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành khoản 2 Điều 7, khoản 2 Điều 11, khoản 2 Điều 14, điểm g khoản 3 Điều 15, khoản 6 Điều 15, khoản 6 Điều 31, khoản 3 Điều 35, khoản 7 Điều 41, khoản 1 Điều 42, khoản 4 Điều 47, khoản 4 Điều 48, khoản 2 Điều 51, khoản 6 Điều 56, khoản 3 Điều 62, khoản 4 Điều 69, khoản 1 Điều 74, khoản 1 Điều 75, điểm c khoản 5 Điều 75, khoản 1 Điều 79, khoản 3 Điều 87, khoản 3 Điều 93, khoản 2 Điều 96, khoản 5 Điều 97, khoản 3 Điều 100, khoản 7 Điều 135 Luật Chứng khoán.
2. Nghị định này không điều chỉnh các nội dung sau:
a) Chứng khoán phái sinh và các hoạt động trên thị trường chứng khoán phái sinh, trừ các nội dung về ngân hàng thanh toán, trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, hành nghề chứng khoán, việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam và các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán;
b) Hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng để chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần và hoạt động chuyển nhượng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đầu tư tại doanh nghiệp khác;
c) Hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ tại thị trường trong nước, chào bán trái phiếu tại nước ngoài.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cổ phiếu đã phát hành là cổ phiếu đã được nhà đầu tư thanh toán đầy đủ và thông tin về người sở hữu được ghi nhận trong sổ đăng ký cổ đông.
2. Cổ phiếu đang lưu hành là số cổ phiếu đã phát hành trừ đi số cổ phiếu công ty mua lại làm cổ phiếu quỹ.
3. Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu đã phát hành bởi công ty cổ phần và được mua lại bởi chính công ty đó.
4. Phần lẻ cổ phần là phần vốn ít hơn 01 cổ phần.
5. Cổ phiếu lẻ là cổ phiếu đại diện cho phần vốn cổ phần hình thành do gộp các phần lẻ cổ phần.
6. Trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
7. Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính tổ chức phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.
8. Trái phiếu có bảo đảm là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc khi đến hạn bằng tài sản của tổ chức phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; hoặc được bảo lãnh thanh toán theo quy định của pháp luật.
9. Trái phiếu kèm chứng quyền là loại trái phiếu được công ty cổ phần phát hành kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của tổ chức phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.
10. Phát hành cổ phiếu để hoán đổi là việc phát hành thêm cổ phiếu để đổi lấy cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp khác, để hoán đổi khoản nợ của tổ chức phát hành đối với chủ nợ.
11. Ngày kết thúc đợt chào bán là ngày kết thúc việc thu tiền mua chứng khoán được chào bán từ các nhà đầu tư.
12. Ngày kết thúc đợt phát hành:
a) Ngày kết thúc đợt phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần theo hợp đồng hợp nhất, hợp đồng sáp nhập là ngày chốt danh sách cổ đông, thành viên để hoán đổi;
b) Ngày kết thúc đợt phát hành cổ phiếu để hoán đổi là ngày được tổ chức phát hành xác định để hoán đổi cổ phiếu của tổ chức phát hành với cổ phần, phần vốn góp của tổ chức, cá nhân khác;
c) Ngày kết thúc đợt phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ là ngày được tổ chức phát hành xác định để hoán đổi cổ phiếu của tổ chức phát hành với khoản nợ của tổ chức phát hành với chủ nợ;
d) Ngày kết thúc đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu là ngày đăng ký cuối cùng để phân bổ quyền;
đ) Ngày kết thúc đợt phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động là ngày kết thúc việc thu tiền mua cổ phiếu của người lao động, ngày được tổ chức phát hành xác định để phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động;
e) Ngày kết thúc đợt phát hành cổ phiếu để thực hiện quyền của chứng quyền là ngày kết thúc việc thu tiền mua cổ phiếu từ các nhà đầu tư thực hiện quyền;
g) Ngày kết thúc đợt phát hành chứng chỉ lưu ký trên cơ sở số cổ phiếu mới phát hành là ngày kết thúc việc thu tiền mua chứng chỉ lưu ký từ các nhà đầu tư.
13. Đại diện người sở hữu trái phiếu là thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được chỉ định hoặc lựa chọn đại diện cho quyền lợi của người sở hữu trái phiếu.
14. Cơ cấu lại doanh nghiệp là hoạt động hợp nhất, sáp nhập công ty; giao dịch mua lại doanh nghiệp, bán tài sản mà các hoạt động, giao dịch này làm thay đổi hoặc có giá trị đạt tỷ lệ từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên, được xác định như sau:
a) Đối với trường hợp hợp nhất, tỷ lệ này được tính bằng tổng giá trị tài sản của các công ty bị hợp nhất còn lại so với tổng giá trị tài sản của công ty bị hợp nhất có tổng giá trị tài sản lớn nhất căn cứ trên báo cáo tài chính năm gần nhất;
b) Đối với trường hợp sáp nhập, tỷ lệ này được tính bằng tổng giá trị tài sản của các công ty bị sáp nhập so với tổng giá trị tài sản của công ty nhận sáp nhập căn cứ trên báo cáo tài chính năm gần nhất;
c) Đối với trường hợp mua lại doanh nghiệp, bán tài sản, tỷ lệ này được tính bằng giá trị giao dịch so với tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp căn cứ trên báo cáo tài chính năm gần nhất.
15. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách công ty được quy định tại Luật Doanh nghiệp.
16. Mua lại doanh nghiệp được quy định tại Luật Cạnh tranh.
17. Năm hợp nhất, sáp nhập, chia, tách công ty, năm cơ cấu lại doanh nghiệp là năm hoàn thành việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách công ty hoặc hoàn tất hoạt động cơ cấu lại doanh nghiệp.
18. Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước là báo cáo được lập để minh họa ảnh hưởng của sự kiện hoặc giao dịch trọng yếu đến thông tin tài chính chưa điều chỉnh của đơn vị với giả định sự kiện đã xảy ra hoặc giao dịch đã được thực hiện tại một ngày trước đó được chọn cho mục đích minh họa theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
19. Tổ chức bảo lãnh phát hành là tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán cho đợt phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành theo quy định tại khoản 31 Điều 4 Luật Chứng khoán.
20. Tổ hợp bảo lãnh phát hành là nhóm các tổ chức bảo lãnh phát hành cùng nhau cam kết bảo lãnh phát hành cho đợt phát hành của tổ chức phát hành theo hợp đồng đồng bảo lãnh phát hành, trong đó xác định tổ chức bảo lãnh phát hành chính chịu trách nhiệm chung cho hoạt động bảo lãnh phát hành và quyền, trách nhiệm của từng tổ chức bảo lãnh phát hành.
21. Chủ nợ là bên cho vay hoặc bên được quyền yêu cầu một tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ phải trả.
22. Dự án là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể và trong khoảng thời gian xác định.
23. Hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài là việc tổ chức phát hành cổ phiếu làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài cam kết hỗ trợ tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu mới phát hành hoặc đang lưu hành và cung cấp thông tin theo hợp đồng hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài.
24. Tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài là tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài thực hiện việc phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo hợp đồng hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài.
25. Chào mua công khai là việc tổ chức, cá nhân công khai thực hiện việc mua một phần hoặc toàn bộ số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng của một quỹ đóng theo các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo công bằng cho các cổ đông, nhà đầu tư của công ty mục tiêu, quỹ đầu tư mục tiêu.
26. Công ty mục tiêu là công ty đại chúng có cổ phiếu là đối tượng của hành vi chào mua công khai.
27. Quỹ đầu tư mục tiêu là quỹ đóng có chứng chỉ quỹ đóng là đối tượng của hành vi chào mua công khai.
28. Đại lý chào mua công khai là công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán được tổ chức, cá nhân thực hiện chào mua công khai chỉ định làm đại diện thực hiện các thủ tục chào mua công khai trên cơ sở hợp đồng giữa tổ chức, cá nhân đó và công ty chứng khoán được chỉ định.
29. Ngày kết thúc đợt chào mua công khai là ngày kết thúc việc nhận đăng ký bán, đăng ký hoán đổi của nhà đầu tư được tổ chức, cá nhân thực hiện chào mua công khai xác định tại thông báo chào mua công khai.
30. Ngày kết thúc việc mua lại cổ phiếu là ngày kết thúc giao dịch mua lại cổ phiếu được tổ chức phát hành xác định tại thông báo mua lại cổ phiếu.
31. Nước sở tại là quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi tổ chức phát hành của Việt Nam đăng ký chào bán, niêm yết và giao dịch chứng khoán.
32. Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân, tổ chức theo quy định tại Luật Đầu tư.
33. Sở giao dịch chứng khoán bao gồm Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con.
34. Năm đăng ký niêm yết là năm tổ chức đăng ký niêm yết nộp hồ sơ đăng ký niêm yết đầy đủ và hợp lệ.
35. Hệ thống giao dịch Upcom là hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết do Sở giao dịch chứng khoán tổ chức, vận hành.
36. Giao dịch, niêm yết công cụ nợ bao gồm giao dịch, niêm yết công cụ nợ của Chính phủ (trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc), trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
37. Doanh nghiệp cổ phần hóa là doanh nghiệp được chuyển thành công ty cổ phần theo pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.
38. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài là tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tính trên vốn điều lệ của tất cả nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong một công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán.
39. Bù trừ giao dịch chứng khoán là các hoạt động bao gồm ký quỹ, đối chiếu, xác nhận kết quả giao dịch, xử lý lỗi, thế vị giao dịch, bù trừ, xác định nghĩa vụ thanh toán và quản lý rủi ro liên quan đến giao dịch chứng khoán.
40. Thanh toán giao dịch chứng khoán là việc chuyển giao tiền và chuyển giao chứng khoán vào ngày thanh toán theo nguyên tắc chuyển giao chứng khoán đồng thời với thanh toán tiền.
41. Cơ chế đối tác bù trừ trung tâm là cơ chế bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện, trong đó Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông qua hoạt động thế vị trở thành một đối tác của giao dịch chứng khoán, thành viên bù trừ là đối tác còn lại của giao dịch.
42. Thành viên bù trừ trực tiếp là thành viên bù trừ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán của chính thành viên đó và khách hàng của mình.
43. Thành viên bù trừ chung là thành viên bù trừ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán của chính thành viên đó, khách hàng của mình và cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán cho thành viên giao dịch không bù trừ và khách hàng của thành viên giao dịch không bù trừ.
44. Thành viên giao dịch không bù trừ là thành viên giao dịch không làm thành viên bù trừ.
45. Thế vị là việc thay thế một bên trong giao dịch chứng khoán bằng một bên khác, trong đó bên thay thế kế thừa tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan đến giao dịch chứng khoán của bên bị thay thế.
46. Giao dịch chứng khoán chưa hoàn tất thanh toán là giao dịch mua, bán chứng khoán đã được xác lập nhưng chưa thực hiện thanh toán.
47. Tổ chức mở tài khoản trực tiếp là tổ chức mở tài khoản lưu ký chứng khoán trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và sử dụng các dịch vụ do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp trên cơ sở hợp đồng cung cấp dịch vụ, văn bản thỏa thuận giữa tổ chức mở tài khoản trực tiếp và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
48. Tài khoản ký quỹ bù trừ là tài khoản được mở cho nhà đầu tư, thành viên bù trừ để quản lý tài sản ký quỹ bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.
49. Tài sản ký quỹ bù trừ là tiền, chứng khoán hoặc tài sản khác theo quy định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán.
50. Giá trị tài sản ròng của quỹ là tổng giá trị các tài sản của quỹ trừ đi tổng giá trị nợ phải trả của quỹ.
51. Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ là công ty đầu tư chứng khoán có tối đa 99 cổ đông, trong đó giá trị vốn góp đầu tư của mỗi cổ đông tổ chức tối thiểu là 03 tỷ đồng và của mỗi cá nhân tối thiểu là 01 tỷ đồng.
52. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng là công ty đầu tư chứng khoán đã thực hiện việc chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
53. Sản phẩm tài chính là loại chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành được dựa trên chứng khoán cơ sở theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
54. Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài là tổ chức được thành lập hợp pháp ở nước ngoài để thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán bao gồm môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
55. Người điều hành doanh nghiệp là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và người điều hành khác theo quy định của Điều lệ công ty.
56. Thành viên Hội đồng quản trị không điều hành (sau đây gọi là thành viên không điều hành) là thành viên Hội đồng quản trị không phải là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và những người điều hành khác theo quy định của Điều lệ công ty.
1. Tổ chức phát hành, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có trách nhiệm xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia mua chứng khoán khi thực hiện chào bán chứng khoán riêng lẻ, đăng ký lập quỹ thành viên hoặc ủy quyền cho công ty chứng khoán thực hiện việc xác định. Trường hợp ủy quyền, tổ chức phát hành, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải ký hợp đồng với công ty chứng khoán về việc xác định và lưu trữ tài liệu xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, trong đó quy định rõ quyền, trách nhiệm của các bên liên quan.
2. Đối với chứng khoán phát hành riêng lẻ được giao dịch tập trung trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua chứng khoán có trách nhiệm xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trước khi thực hiện giao dịch. Đối với chứng khoán phát hành riêng lẻ chưa được giao dịch tập trung, tổ chức đăng ký, lưu ký có trách nhiệm xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trước khi thực hiện chuyển quyền sở hữu.
3. Trong thời hạn 01 năm kể từ thời điểm được công ty chứng khoán xác định là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư không phải thực hiện xác định lại tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khi tham gia mua chứng khoán chào bán riêng lẻ, chứng chỉ quỹ thành viên.
4. Nhà đầu tư đã mua chứng khoán chào bán riêng lẻ, chứng chỉ quỹ thành viên không phải xác định lại tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khi thực hiện bán các chứng khoán đã mua.
5. Tài liệu xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật.
1. Đối với các tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ tương đương khác.
2. Đối với các tổ chức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán:
a) Đối với tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch: quyết định chấp thuận niêm yết, đăng ký giao dịch đối với tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch;
b) Đối với các tổ chức khác không phải tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác; báo cáo tài chính năm được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên được soát xét.
3. Đối với cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán, bao gồm các tài liệu sau:
a) Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
b) Chứng chỉ hành nghề chứng khoán còn hiệu lực.
4. Đối với cá nhân quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán, bao gồm các tài liệu:
a) Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
b) Xác nhận của các công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán về giá trị thị trường của các danh mục chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch tại thời điểm xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
5. Đối với cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán, bao gồm các tài liệu:
a) Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
b) Hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả trong năm gần nhất trước thời điểm xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
1. Tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình lập hồ sơ, tài liệu báo cáo chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ, tài liệu báo cáo.
2. Hồ sơ, tài liệu quy định tại Nghị định này được nộp và trả trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Hồ sơ, tài liệu báo cáo phải được lập bằng văn bản thành 01 bộ gốc bằng tiếng Việt. Trường hợp tài liệu trong hồ sơ, tài liệu báo cáo là bản sao thì phải là bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực. Các thông tin trong hồ sơ, tài liệu báo cáo phải chính xác, trung thực, không gây hiểu nhầm và có đầy đủ những nội dung quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư.
4. Trừ các trường hợp cụ thể tại Nghị định này có quy định khác, tài liệu được lập bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm bản dịch chứng thực sang tiếng Việt bởi cơ quan có thẩm quyền; những tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp hoặc xác nhận, phải được hợp pháp hóa lãnh sự trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ, tài liệu báo cáo nhận được tài liệu.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, tài liệu báo cáo, trường hợp hồ sơ, tài liệu báo cáo cần sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính đầy đủ và hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ, tài liệu báo cáo phải có văn bản gửi tổ chức, cá nhân nêu rõ nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Đối với các trường hợp có quy định thời hạn xử lý hồ sơ ngắn hơn thời hạn trên thì thời hạn cơ quan tiếp nhận hồ sơ, tài liệu báo cáo có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có) được tính bằng thời hạn xử lý hồ sơ.
6. Trong thời gian hồ sơ, tài liệu báo cáo đang được xem xét, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, tài liệu báo cáo có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hồ sơ, tài liệu báo cáo khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc còn thiếu hoặc thay đổi nội dung quan trọng phải có trong hồ sơ, tài liệu báo cáo theo quy định pháp luật hoặc thấy cần thiết phải giải trình về vấn đề có thể gây hiểu nhầm.
7. Thời hạn xem xét hồ sơ, tài liệu báo cáo được tính từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ, tài liệu báo cáo đầy đủ và hợp lệ. Văn bản sửa đổi, bổ sung phải có chữ ký của những người đã ký trong hồ sơ, tài liệu báo cáo hoặc của những người có cùng chức danh với những người đó hoặc của người đại diện theo pháp luật của công ty. Hồ sơ, tài liệu báo cáo đầy đủ và hợp lệ là hồ sơ, tài liệu báo cáo có đủ thành phần theo quy định của Nghị định này, có nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định.
8. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ, tài liệu báo cáo có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, tài liệu báo cáo theo quy định tại khoản 5 Điều này, tổ chức, cá nhân phải hoàn thiện hồ sơ, tài liệu báo cáo theo yêu cầu. Đối với trường hợp chào mua công khai thanh toán bằng tiền, chào mua công khai bằng cổ phiếu phát hành, thời hạn hoàn thiện hồ sơ là 15 ngày. Quá thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ, tài liệu báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ, tài liệu báo cáo dừng việc xem xét hồ sơ, tài liệu báo cáo.
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký, báo cáo hoạt động chào bán, phát hành chứng khoán, chào mua công khai quy định tại Chương này chỉ được thực hiện các hoạt động chào bán, phát hành chứng khoán, chào mua công khai khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức phát hành đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng trong đó bao gồm hoạt động chào bán, phát hành khác thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện về chào bán chứng khoán ra công chúng phải đáp ứng các điều kiện về chào bán, phát hành khác.
2. Tổ chức, cá nhân đăng ký, báo cáo hoạt động chào bán, phát hành chứng khoán, chào mua công khai quy định tại Chương này chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc chào bán, phát hành chứng khoán, chào mua công khai theo phương án đã đăng ký, báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn theo quy định.
3. Việc đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng phải do tổ chức phát hành thực hiện, trừ trường hợp cổ đông công ty đại chúng chào bán cổ phiếu ra công chúng.
4. Tổ chức phát hành, cổ đông công ty đại chúng đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng và người có liên quan của tổ chức phát hành, người nội bộ của tổ chức phát hành và người có liên quan của người nội bộ không được công khai đưa ra các nhận định hoặc đảm bảo với nhà đầu tư về giá chứng khoán trong tương lai dưới mọi hình thức.
5. Tổ chức phát hành và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác không được quảng cáo việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc công bố thông tin không được chứa đựng nội dung có tính chất quảng cáo hoặc mời chào mua cổ phiếu được chào bán riêng lẻ.
6. Đối với các trái phiếu đã được phát hành, trừ điều kiện về Đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định này, các điều kiện, điều khoản của trái phiếu chỉ được thay đổi khi đáp ứng các quy định sau:
a) Được cấp có thẩm quyền của tổ chức phát hành thông qua;
b) Được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận, ngoại trừ các điều khoản trái phiếu được phép thay đổi theo phương án phát hành đã được công bố trong Bản cáo bạch;
c) Thông tin về việc thay đổi được công bố trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành (nếu có), Sở giao dịch chứng khoán.
7. Trường hợp công ty có ngành, nghề kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành quy định phải có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc phát hành, tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng, hoán đổi cổ phiếu, khi tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán gửi hồ sơ đăng ký, tài liệu báo cáo hoạt động chào bán, phát hành chứng khoán phải gửi kèm văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
1. Cổ đông công ty đại chúng đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng (sau đây gọi là cổ đông đăng ký chào bán), tổ chức phát hành phải mở 01 tài khoản phong tỏa nhận tiền mua chứng khoán của đợt chào bán, đợt phát hành tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ trường hợp phát hành cổ phiếu để hoán đổi, phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động, phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu và trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức phát hành đề nghị chấp thuận việc đăng ký phát hành cổ phiếu ra nước ngoài, đăng ký phát hành cổ phiếu mới làm cơ sở cho chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu bằng ngoại tệ tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép theo quy định của pháp luật quản lý ngoại hối.
3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi tài khoản phong tỏa được mở không phải là người có liên quan của tổ chức phát hành, của cổ đông đăng ký chào bán. Tài khoản phong tỏa không được trùng với tài khoản thanh toán của tổ chức phát hành, của cổ đông đăng ký chào bán.
4. Tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán là ngân hàng thương mại phải lựa chọn một ngân hàng khác hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài để mở tài khoản phong tỏa.
5. Tiền mua chứng khoán được chuyển vào tài khoản phong tỏa theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Chứng khoán. Tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán không được sử dụng tiền trong tài khoản phong tỏa dưới bất cứ hình thức nào cho đến khi kết thúc đợt chào bán hoặc kết thúc đợt phát hành, báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và có thông báo nhận được báo cáo kết quả đợt chào bán hoặc báo cáo kết quả đợt phát hành từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
1. Đối với trường hợp huy động phần vốn, số tiền để thực hiện dự án, tổ chức phát hành phải báo cáo và công bố thông tin về việc sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, đợt phát hành để thực hiện dự án kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, ngày kết thúc đợt phát hành cho đến khi giải ngân hết số tiền đã huy động, cụ thể như sau:
a) Định kỳ 06 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, ngày kết thúc đợt phát hành cho đến khi giải ngân hết số tiền huy động được, tổ chức phát hành phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về tiến độ sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, đợt phát hành để thực hiện dự án theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành (nếu có), Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc các thời hạn nêu trên;
b) Tổ chức phát hành phải công bố báo cáo sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, đợt phát hành để thực hiện dự án được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, Hội đồng thành viên, báo cáo chủ sở hữu công ty hoặc thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, đợt phát hành để thực hiện dự án trong báo cáo tài chính năm được kiểm toán xác nhận.
2. Việc thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, đợt phát hành phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua. Hội đồng quản trị chỉ được thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, đợt phát hành với giá trị thay đổi nhỏ hơn 50% số vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, đợt phát hành khi được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền và theo quy định tại điều lệ công ty, trừ trường hợp chào bán trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền theo phương án được Hội đồng quản trị thông qua. Việc thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, đợt phát hành phải được báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp gần nhất.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm có quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này về việc thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, đợt phát hành, tổ chức phát hành có trách nhiệm sau:
a) Báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, đợt phát hành theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành (nếu có), Sở giao dịch chứng khoán về lý do thay đổi kèm theo quyết định của cấp có thẩm quyền về việc thay đổi.
4. Đối với trường hợp chào bán quy định tại Điều 26, Điều 36 Nghị định này, trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tổ chức phát hành nước ngoài nhận được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư liên quan đến việc thay đổi phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán, tổ chức phát hành có trách nhiệm công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành (nếu có), Sở giao dịch chứng khoán về chấp thuận trên.
1. Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng bao gồm:
a) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động thêm vốn cho tổ chức phát hành;
b) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành;
c) Kết hợp hình thức quy định tại các điểm a, b khoản này;
d) Chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng để thành lập quỹ đầu tư chứng khoán.
2. Chào bán thêm chứng khoán ra công chúng bao gồm:
a) Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng hoặc phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
b) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán chào bán thêm chứng chỉ quỹ ra công chúng để tăng vốn điều lệ của Quỹ đầu tư.
3. Cổ đông công ty đại chúng chào bán cổ phiếu ra công chúng.
4. Tổ chức phát hành chào bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác ra công chúng.
1. Giấy đăng ký chào bán theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 19 Luật Chứng khoán.
3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, thông qua phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán ngoại trừ trường hợp chào bán cổ phiếu thuộc sở hữu của cổ đông theo hình thức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định này, thông qua việc niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán, trong đó:
a) Phương án phát hành phải nêu rõ: giá chào bán hoặc nguyên tắc xác định giá chào bán hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị xác định giá chào bán (trừ trường hợp chào bán cổ phiếu thuộc sở hữu của cổ đông theo hình thức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định này); số lượng cổ phiếu chào bán; thông qua hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị thông qua phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Trường hợp phương án phát hành không nêu cụ thể giá chào bán, nguyên tắc xác định giá chào bán thì giá chào bán được xác định theo quy định tại Luật Doanh nghiệp;
b) Phương án sử dụng vốn là phương án sử dụng số vốn được huy động thêm. Trường hợp chào bán nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án, phương án sử dụng vốn phải bao gồm nội dung về phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án;
c) Trường hợp chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng kết hợp giữa phát hành huy động thêm vốn cho tổ chức phát hành và chào bán cổ phiếu thuộc sở hữu của cổ đông, phương án phát hành phải nêu rõ nguyên tắc ưu tiên phân phối cổ phiếu.
4. Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong 02 năm gần nhất đáp ứng quy định tại Điều 20 Luật Chứng khoán, trong đó:
a) Trường hợp hồ sơ được nộp trong thời gian 60 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, báo cáo tài chính năm của năm trước đó trong hồ sơ ban đầu có thể là báo cáo tài chính chưa có kiểm toán, nhưng phải có báo cáo tài chính được kiểm toán của 02 năm trước liền kề. Trường hợp tổ chức phát hành hoàn thiện hồ sơ sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, tổ chức phát hành phải bổ sung báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán;
b) Trường hợp tổ chức phát hành thực hiện phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ sau ngày kết thúc kỳ kế toán gần nhất được kiểm toán hoặc soát xét, tổ chức phát hành phải bổ sung báo cáo về vốn góp của chủ sở hữu được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
5. Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng với công ty chứng khoán, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán.
6. Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có) bao gồm các nội dung tối thiểu theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có tổ hợp bảo lãnh phát hành, cam kết bảo lãnh phát hành của tổ chức bảo lãnh phát hành chính phải kèm theo hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh phát hành. Các tài liệu này phải được gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán.
7. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng. Đối với việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về đề nghị tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng. Đối với việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của tổ chức kinh doanh bảo hiểm, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính về tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
8. Văn bản cam kết của Hội đồng quản trị triển khai niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
9. Văn bản thỏa thuận giữa cổ đông sở hữu cổ phiếu được chào bán với công ty về phương án chào bán, giá chào bán trong trường hợp chào bán cổ phiếu thuộc sở hữu của cổ đông.
10. Tài liệu quy định tại các điểm c, đ, e và h khoản 1 Điều 18 Luật Chứng khoán.
1. Giấy đăng ký chào bán theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán, thông qua việc niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán, trong đó:
a) Phương án phát hành phải nêu rõ: loại cổ phiếu chào bán; số lượng cổ phiếu từng loại chào bán; đặc tính của cổ phiếu (trong trường hợp cổ phiếu chào bán không phải cổ phiếu phổ thông); giá chào bán hoặc nguyên tắc xác định giá chào bán hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị xác định giá chào bán; thông qua hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị thông qua phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Trường hợp phương án phát hành không nêu cụ thể giá chào bán, nguyên tắc xác định giá chào bán thì giá chào bán được xác định theo quy định tại Luật Doanh nghiệp;
b) Đối với đợt chào bán để thực hiện dự án, phương án sử dụng vốn phải xác định tỷ lệ chào bán thành công cho mục đích thực hiện dự án tối thiểu là 70% tổng số cổ phiếu dự kiến chào bán để thực hiện các dự án; phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện các dự án.
3. Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong 02 năm gần nhất phải đáp ứng quy định tại Điều 20 Luật Chứng khoán, trong đó:
a) Trường hợp hồ sơ được nộp trong thời gian 60 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, báo cáo tài chính năm của năm trước đó trong hồ sơ ban đầu có thể là báo cáo tài chính chưa có kiểm toán, nhưng phải có báo cáo tài chính được kiểm toán của 02 năm trước liền kề. Trường hợp tổ chức phát hành hoàn thiện hồ sơ sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, tổ chức phát hành phải bổ sung báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán;
b) Trường hợp tổ chức phát hành thực hiện phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ sau ngày kết thúc kỳ kế toán gần nhất được kiểm toán hoặc soát xét (trừ trường hợp phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động, phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu), tổ chức phát hành phải bổ sung báo cáo về vốn góp của chủ sở hữu được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
4. Tài liệu quy định tại các điểm c, h khoản 1, điểm c, d khoản 2 Điều 18 Luật Chứng khoán; các khoản 2, 5, 6, 7, 8 Điều 11 Nghị định này và văn bản cam kết đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán.
1. Cổ phiếu được chào bán phải là cổ phiếu của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 15 Luật Chứng khoán.
2. Trường hợp cổ đông đăng ký chào bán là tổ chức, phương án chào bán cổ phiếu phải được cấp có thẩm quyền của tổ chức đăng ký chào bán thông qua theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của cổ đông đăng ký chào bán.
3. Cổ phiếu được chào bán thuộc sở hữu của cổ đông đăng ký chào bán và là cổ phiếu tự do chuyển nhượng.
4. Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp cổ đông đăng ký chào bán là công ty chứng khoán.
5. Cổ đông đăng ký chào bán phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.
6. Việc chào bán cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng có cổ phiếu được chào bán.
7. Có chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính về việc cổ đông chuyển nhượng cổ phiếu của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh bảo hiểm trong trường hợp phải có sự chấp thuận theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
1. Giấy đăng ký chào bán theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 19 Luật Chứng khoán.
3. Quyết định của cấp có thẩm quyền của cổ đông đăng ký chào bán là tổ chức thông qua phương án chào bán, trong đó bao gồm: loại cổ phiếu chào bán; số lượng cổ phiếu chào bán; giá chào bán hoặc nguyên tắc xác định giá chào bán hoặc ủy quyền xác định giá chào bán.
4. Sổ đăng ký cổ đông hoặc giấy xác nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hoặc của thành viên lưu ký hoặc giấy chứng nhận sở hữu cổ phần.
5. Báo cáo tài chính trong 02 năm gần nhất của tổ chức có cổ phiếu được chào bán theo quy định tại Điều 20 Luật Chứng khoán, trong đó trường hợp cổ đông đăng ký chào bán hoàn thiện hồ sơ sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, cổ đông đăng ký chào bán phải bổ sung báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán của tổ chức có cổ phiếu được chào bán.
6. Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng với công ty chứng khoán, ngoại trừ trường hợp cổ đông đăng ký chào bán là công ty chứng khoán.
7. Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc cổ đông đăng ký chào bán mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.
8. Quyết định của cấp có thẩm quyền của cổ đông đăng ký chào bán là tổ chức thông qua phương án đảm bảo việc chào bán cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng có cổ phiếu được chào bán.
9. Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính về việc cổ đông chuyển nhượng cổ phiếu (nếu có).
1. Có phương án chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần được Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua.
2. Có phương án phát hành được Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua; có phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán (trừ trường hợp chào bán theo hình thức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định này) được Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua.
3. Các thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu công ty phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.
4. Việc chào bán cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng theo quy định của pháp luật.
5. Có thỏa thuận giữa thành viên có phần vốn được chào bán với tổ chức phát hành về phương án chào bán, giá chào bán trong trường hợp chào bán phần vốn góp của thành viên.
6. Điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, e, g, h và i khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán.
1. Quyết định của Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua phương án chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, trong đó:
a) Phương án chuyển đổi phải nêu rõ phương thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp: chuyển đổi huy động thêm vốn hoặc không huy động thêm vốn hoặc phương thức kết hợp giữa huy động thêm vốn và bán phần vốn góp của thành viên, chủ sở hữu công ty;
b) Phương án chuyển đổi phải nêu rõ cơ cấu vốn điều lệ dự kiến của công ty sau chuyển đổi, trong đó bao gồm: số lượng cổ phiếu của thành viên/chủ sở hữu công ty, số lượng cổ phiếu chào bán ra công chúng (bao gồm: số lượng cổ phiếu chào bán để huy động thêm vốn cho tổ chức phát hành, số lượng cổ phiếu do thành viên/chủ sở hữu công ty bán phần vốn góp), số lượng cổ phiếu chào bán cho các đối tượng khác (nếu có).
2. Quyết định của Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua phương án phát hành, thông qua phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán (trừ trường hợp chào bán theo hình thức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định này) và thông qua việc niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán, trong đó:
a) Phương án phát hành nêu rõ: giá chào bán hoặc nguyên tắc xác định giá chào bán (trừ trường hợp chào bán theo hình thức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định này), số lượng cổ phiếu chào bán. Giá chào bán là giá được Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua hoặc được xác định trên cơ sở nguyên tắc xác định giá đã được Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua;
b) Phương án sử dụng vốn là phương án sử dụng số vốn được huy động thêm cho tổ chức phát hành. Trường hợp đợt chào bán nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án, phương án sử dụng vốn phải bao gồm nội dung về phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án;
c) Trường hợp kết hợp chào bán để huy động thêm vốn cho tổ chức phát hành và chào bán phần vốn thuộc sở hữu của thành viên, chủ sở hữu công ty, phương án phát hành phải nêu rõ nguyên tắc ưu tiên phân phối cổ phiếu.
3. Văn bản cam kết nắm giữ cổ phiếu của thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu công ty.
4. Quyết định của Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua phương án đảm bảo việc chào bán cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài.
5. Văn bản thỏa thuận giữa thành viên có phần vốn được chào bán với công ty về phương án chào bán, giá chào bán (nếu có).
6. Quyết định của Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng. Đối với việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về đề nghị tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng. Đối với việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của tổ chức kinh doanh bảo hiểm, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính về việc tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
7. Các tài liệu quy định tại các điểm c, đ và h khoản 1 Điều 18 Luật Chứng khoán và tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 8 Điều 11 Nghị định này.
1. Giá cổ phiếu của tổ chức phát hành giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán thấp hơn mệnh giá, trong đó giá cổ phiếu được tính bằng bình quân giá tham chiếu của 60 ngày giao dịch liên tiếp liền trước ngày chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến hoặc họp Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành.
2. Có đủ thặng dư vốn cổ phần căn cứ trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán đủ bù đắp phần thặng dư âm phát sinh do chào bán cổ phiếu dưới mệnh giá.
3. Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Chứng khoán.
1. Các tài liệu quy định tại Điều 12 Nghị định này.
2. Bảng thống kê giá tham chiếu cổ phiếu của 60 ngày giao dịch liên tiếp liền trước ngày chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến hoặc họp Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành có xác nhận của tổ chức tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng.
1. Các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Chứng khoán.
2. Tổ chức phát hành hoặc trái phiếu đăng ký chào bán phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong các trường hợp sau:
a) Tổng giá trị trái phiếu theo mệnh giá huy động trong mỗi 12 tháng lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận; hoặc
b) Tổng dư nợ trái phiếu theo mệnh giá tính đến thời điểm đăng ký chào bán lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
1. Giấy đăng ký chào bán theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 19 Luật Chứng khoán.
3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng, thông qua việc niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán, trong đó:
a) Phương án phát hành phải nêu rõ: loại trái phiếu chào bán, số lượng trái phiếu từng loại chào bán, lãi suất trái phiếu hoặc nguyên tắc xác định lãi suất trái phiếu; kỳ hạn trái phiếu;
b) Trường hợp đợt chào bán nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án, phương án sử dụng vốn phải bao gồm nội dung về phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án.
4. Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong 02 năm gần nhất phải đáp ứng quy định tại Điều 20 Luật Chứng khoán, trong đó: trường hợp hồ sơ được nộp trong thời gian 60 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, báo cáo tài chính năm của năm trước đó trong hồ sơ ban đầu có thể là báo cáo tài chính chưa có kiểm toán, nhưng phải có báo cáo tài chính được kiểm toán của 02 năm trước liền kề; trường hợp tổ chức phát hành hoàn thiện hồ sơ sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, tổ chức phát hành phải bổ sung báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán.
5. Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng với công ty chứng khoán, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán.
6. Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có) bao gồm các nội dung tối thiểu theo Mẫu số 08 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có tổ hợp bảo lãnh phát hành, cam kết bảo lãnh phát hành của tổ chức bảo lãnh phát hành chính phải kèm theo hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh phát hành. Các tài liệu này phải được gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán.
7. Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành hoặc đối với trái phiếu đăng ký chào bán trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký chào bán (nếu có).
8. Văn bản cam kết của Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc triển khai niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.
9. Quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng. Đối với việc chào bán trái phiếu ra công chúng của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phương án phát hành trái phiếu ra công chúng theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
10. Tài liệu quy định tại điểm c khoản 1, điểm d, g khoản 3 Điều 18 Luật Chứng khoán và văn bản cam kết đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán.
1. Có phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
2. Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán.
3. Có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.
4. Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của đợt chào bán.
5. Tổng giá trị trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền tính theo mệnh giá không lớn hơn tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành tính theo mệnh giá, trừ trường hợp có bảo lãnh phát hành với cam kết nhận mua toàn bộ trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền để bán lại hoặc mua số trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền còn lại chưa được phân phối hết.
6. Đối với đợt chào bán ra công chúng nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án của tổ chức phát hành, số lượng trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền bán được phải đạt tối thiểu là 70% số trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền dự kiến chào bán để thực hiện các dự án. Tổ chức phát hành phải có phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện các dự án.
7. Đáp ứng quy định tại các điểm a, e khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều 15 Luật Chứng khoán.
1. Giấy đăng ký chào bán theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán, việc niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán, trong đó:
a) Phương án phát hành nêu rõ: loại trái phiếu; số lượng trái phiếu từng loại; lãi suất hoặc nguyên tắc tính lãi suất trái phiếu; kỳ hạn trái phiếu; phương án chuyển đổi trái phiếu (điều kiện, thời hạn, tỷ lệ hoặc phương pháp tính giá chuyển đổi, việc trả nợ vốn trong trường hợp không chuyển đổi trái phiếu, thông qua hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị thông qua phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu để chuyển đổi đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, các điều khoản khác); phương án thực hiện quyền của chứng quyền (điều kiện, thời hạn, tỷ lệ thực hiện quyền; giá hoặc phương pháp tính giá phát hành; việc trả nợ vốn; thông qua hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị thông qua phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu để thực hiện quyền đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài; các điều khoản khác). Trường hợp giá chuyển đổi, giá phát hành cổ phiếu để thực hiện quyền thấp hơn mệnh giá, việc chuyển đổi, thực hiện quyền chỉ được thực hiện khi tổ chức phát hành có đủ thặng dư vốn cổ phần để bù đắp phần thặng dư âm phát sinh do phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá;
b) Phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền; phương án dự kiến sử dụng vốn thu được từ việc phát hành cổ phiếu để thực hiện quyền của chứng quyền. Phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán trái phiếu phải xác định rõ tỷ lệ chào bán thành công cho mục đích thực hiện dự án tối thiểu 70% tổng số trái phiếu chào bán để thực hiện các dự án. Phương án sử dụng vốn phải bao gồm nội dung về phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện các dự án.
3. Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng với công ty chứng khoán, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán.
4. Các tài liệu khác liên quan đến việc chuyển đổi thành cổ phiếu (nếu có).
5. Văn bản cam kết của Hội đồng quản trị về việc triển khai niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.
6. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua hồ sơ đăng ký chào bán. Đối với việc chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phương án phát hành trái phiếu ra công chúng theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
7. Tài liệu quy định tại các điểm c, h khoản 1 và điểm d khoản 2, điểm d khoản 4 Điều 18 Luật Chứng khoán; các khoản 2, 4, 6 Điều 20 Nghị định này; văn bản cam kết đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán.
1. Đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định này.
2. Được bảo đảm thanh toán một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi trái phiếu bằng một hoặc một số phương thức sau:
a) Bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Bảo đảm bằng tài sản của tổ chức phát hành, tài sản của bên thứ ba. Tài sản bảo đảm phải được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá và được đăng ký, xử lý theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
3. Có Đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
1. Trước khi trái phiếu được phát hành, Đại diện người sở hữu trái phiếu do tổ chức phát hành chỉ định.
2. Đại diện người sở hữu trái phiếu không phải tổ chức bảo lãnh thanh toán của tổ chức phát hành, bên sở hữu tài sản bảo đảm của trái phiếu hoặc cổ đông lớn hoặc người có liên quan của tổ chức phát hành.
3. Đại diện người sở hữu trái phiếu có tối thiểu các trách nhiệm sau:
a) Giám sát việc tuân thủ các cam kết của tổ chức phát hành trong hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu;
b) Làm trung gian liên lạc giữa người sở hữu trái phiếu, tổ chức phát hành và các tổ chức có liên quan khác;
c) Yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi tổ chức phát hành không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi trái phiếu;
d) Trường hợp trái phiếu được bảo đảm thanh toán bằng phương thức bảo đảm bằng tài sản, Đại diện người sở hữu trái phiếu là tổ chức nhận và quản lý tài sản bảo đảm, thay mặt người sở hữu trái phiếu thực hiện các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo đúng điều khoản hợp đồng đã ký kết và theo quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;
đ) Trường hợp Đại diện người sở hữu trái phiếu không được nhận tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật chuyên ngành, Đại diện người sở hữu trái phiếu phải chỉ định bên thứ ba nhận tài sản bảo đảm. Tổ chức nhận tài sản bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với Đại diện người sở hữu trái phiếu để quản lý và thực hiện các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo điều khoản hợp đồng đã ký kết và theo quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự;
e) Báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong trường hợp phát hiện tổ chức phát hành có hành vi vi phạm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sở hữu trái phiếu.
4. Đại diện người sở hữu trái phiếu được thay đổi khi được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận. Trường hợp thay đổi các điều khoản khác tại Hợp đồng đại diện người sở hữu trái phiếu, việc thay đổi phải đồng thời được cấp có thẩm quyền của tổ chức phát hành thông qua.
1. Các tài liệu quy định tại Điều 20 Nghị định này.
2. Văn bản cam kết bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp trái phiếu được bảo đảm theo phương thức bảo lãnh thanh toán.
3. Đối với trường hợp bảo đảm bằng tài sản: tài liệu chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản được dùng để bảo đảm thanh toán trái phiếu; cam kết của bên thứ ba sở hữu tài sản bảo đảm về việc dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán trái phiếu (trường hợp bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba); hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm giữa bên sở hữu tài sản bảo đảm, Đại diện người sở hữu trái phiếu, bên nhận tài sản bảo đảm khác (trường hợp Đại diện người sở hữu trái phiếu không được nhận tài sản bảo đảm) và tổ chức phát hành; hợp đồng bảo hiểm tài sản (nếu có) đối với các tài sản này; chứng thư thẩm định giá tài sản bảo đảm còn hiệu lực; văn bản xác nhận đã đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản được dùng để bảo đảm (nếu có). Văn bản xác nhận đã đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản được dùng để bảo đảm phải được gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán.
4. Hợp đồng đại diện người sở hữu trái phiếu giữa tổ chức phát hành với Đại diện người sở hữu trái phiếu.
1. Tổ chức phát hành là tổ chức tài chính quốc tế quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trái phiếu chào bán là trái phiếu có kỳ hạn không dưới 10 năm.
3. Có phương án phát hành và phương án sử dụng toàn bộ số tiền huy động được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng cho các dự án tại Việt Nam được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
4. Tổng số tiền huy động từ đợt chào bán tại Việt Nam không vượt quá 30% tổng vốn đầu tư của dự án.
5. Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.
6. Có cam kết thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.
1. Giấy đăng ký chào bán theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Phương án phát hành và phương án sử dụng vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án.
4. Văn bản cam kết thực hiện các nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với các nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.
5. Văn bản cam kết đưa trái phiếu vào niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.
1. Điều kiện công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu, chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng; điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng chung cho nhiều đợt chào bán bao gồm:
a) Các điều kiện quy định tương ứng về việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng;
b) Có nhu cầu huy động vốn làm nhiều đợt phù hợp với dự án hoặc kế hoạch sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp tổ chức phát hành là tổ chức tín dụng;
c) Có kế hoạch chào bán trong đó nêu rõ số lượng và thời gian dự kiến chào bán của từng đợt chào bán.
2. Thời gian chào bán của từng đợt chào bán không được kéo dài quá 90 ngày. Khoảng cách giữa đợt chào bán sau với đợt chào bán trước không quá 12 tháng.
1. Hồ sơ công ty đại chúng đăng ký chào bán thêm cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng; tổ chức phát hành đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng theo quy định tại Nghị định này, trong đó Bản cáo bạch phải nêu rõ các nội dung sau:
a) Dự án hoặc kế hoạch sử dụng vốn làm nhiều đợt;
b) Kế hoạch chào bán trong đó nêu rõ đối tượng, số lượng, thời gian dự kiến chào bán của từng đợt.
2. Trước mỗi đợt chào bán, tổ chức phát hành phải bổ sung các tài liệu sau:
a) Tài liệu về tình hình công ty nếu có thay đổi và Bản thông tin cập nhật Bản cáo bạch theo Mẫu số 09 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cập nhật các thông tin thay đổi (nếu có);
b) Báo cáo sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán trước được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận trong trường hợp đợt chào bán sau cách ngày kết thúc đợt chào bán trước từ 06 tháng trở lên.
Điều kiện công ty đại chúng sau quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng; công ty sau quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:
1. Đáp ứng điều kiện tương ứng về chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, trong đó điều kiện về hoạt động kinh doanh có lãi và không có lỗ lũy kế của công ty được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán căn cứ trên:
a) Trường hợp công ty đăng ký chào bán trong năm cơ cấu lại doanh nghiệp: báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước năm trước liền kề năm cơ cấu lại của tổ chức phát hành được đảm bảo bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận với ý kiến chấp nhận toàn phần; báo cáo tài chính quý gần nhất của tổ chức phát hành;
b) Trường hợp công ty đăng ký chào bán trong năm liền sau năm cơ cấu lại (đối với trường hợp hợp nhất): báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho kỳ kế toán năm cuối cùng trước thời điểm cơ cấu lại của tổ chức phát hành được đảm bảo bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận với ý kiến chấp nhận toàn phần; báo cáo tài chính kỳ kế toán năm đầu tiên sau thời điểm cơ cấu lại của tổ chức phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Chứng khoán; báo cáo tài chính quý gần nhất của tổ chức phát hành (nếu có). Điều kiện hoạt động kinh doanh có lãi được xác định căn cứ trên tổng lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước kỳ kế toán năm cuối cùng và trên báo cáo tài chính kỳ kế toán năm đầu tiên;
c) Trường hợp công ty đăng ký chào bán từ năm liền sau năm cơ cấu lại trở đi (đối với trường hợp sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, bán tài sản), công ty đăng ký chào bán từ năm thứ hai sau năm cơ cấu lại trở đi (đối với trường hợp hợp nhất): báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận, báo cáo tài chính quý gần nhất (nếu có) của tổ chức phát hành.
1. Trường hợp công ty đăng ký chào bán trong năm cơ cấu lại, hồ sơ đăng ký chào bán theo quy định tương ứng về hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng của công ty đại chúng, về hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng quy định tại Nghị định này, trong đó báo cáo tài chính năm được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của 02 năm trước liền kề năm đăng ký chào bán được thay bằng các báo cáo sau:
a) Báo cáo tài chính năm được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của các doanh nghiệp tham gia cơ cấu lại của 02 năm trước liền kề năm cơ cấu lại;
b) Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước năm trước liền kề năm cơ cấu lại được đảm bảo bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của tổ chức phát hành;
c) Báo cáo tài chính kỳ kế toán năm cuối cùng trước thời điểm cơ cấu lại của các doanh nghiệp tham gia cơ cấu lại (đối với trường hợp hợp nhất).
2. Trường hợp công ty đăng ký chào bán trong năm liền sau năm cơ cấu lại, hồ sơ đăng ký chào bán theo quy định tương ứng về hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng của công ty đại chúng, về hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng quy định tại Nghị định này, trong đó báo cáo tài chính năm được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của 02 năm trước liền kề năm đăng ký chào bán được thay bằng các báo cáo sau:
a) Báo cáo tài chính kỳ kế toán năm đầu tiên sau thời điểm cơ cấu lại của tổ chức phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Chứng khoán và báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho kỳ kế toán năm cuối cùng trước thời điểm cơ cấu lại của tổ chức phát hành được đảm bảo bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận (đối với trường hợp hợp nhất);
b) Báo cáo tài chính năm cơ cấu lại được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của tổ chức phát hành (đối với trường hợp sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, bán tài sản);
c) Báo cáo tài chính năm trước liền kề năm cơ cấu lại được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của các doanh nghiệp tham gia cơ cấu lại.
3. Trường hợp công ty đăng ký chào bán trong năm thứ hai liền sau năm cơ cấu lại (đối với trường hợp hợp nhất), hồ sơ đăng ký chào bán bao gồm:
a) Hồ sơ đăng ký chào bán theo quy định tương ứng về hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng của công ty đại chúng, về hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng quy định tại Nghị định này, trong đó báo cáo tài chính năm thứ hai liền trước năm đăng ký chào bán được thay bằng các báo cáo sau: báo cáo tài chính kỳ kế toán năm đầu tiên sau thời điểm cơ cấu lại của tổ chức phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Chứng khoán; báo cáo tài chính kỳ kế toán năm cuối cùng trước thời điểm cơ cấu lại được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của các doanh nghiệp tham gia cơ cấu lại;
b) Báo cáo tài chính năm trước liền kề năm cơ cấu lại được kiểm toán của các doanh nghiệp tham gia cơ cấu lại.
4. Trường hợp công ty đăng ký chào bán từ năm thứ hai sau năm cơ cấu lại (trường hợp sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, bán tài sản), đăng ký chào bán từ năm thứ ba sau năm cơ cấu lại (trường hợp hợp nhất), hồ sơ đăng ký chào bán theo quy định tương ứng về hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng của công ty đại chúng, về hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng quy định tại Nghị định này.
Điều kiện công ty đại chúng hình thành sau hợp nhất công ty (không thuộc trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp) chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng; công ty hình thành sau hợp nhất công ty (không thuộc trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp) chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:
1. Đáp ứng điều kiện tương ứng về chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, trong đó điều kiện về hoạt động kinh doanh có lãi và không có lỗ lũy kế của doanh nghiệp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán căn cứ trên:
a) Trường hợp công ty đăng ký chào bán trong năm hợp nhất: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của công ty có tổng giá trị tài sản lớn nhất trong số các công ty bị hợp nhất; báo cáo tài chính quý gần nhất của tổ chức phát hành;
b) Trường hợp công ty đăng ký chào bán trong năm liền sau năm hợp nhất: báo cáo tài chính kỳ kế toán năm cuối cùng trước thời điểm hợp nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của công ty có tổng giá trị tài sản lớn nhất trong số các công ty bị hợp nhất đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Chứng khoán; báo cáo tài chính kỳ kế toán năm đầu tiên sau thời điểm hợp nhất của tổ chức phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Chứng khoán; báo cáo tài chính quý gần nhất của tổ chức phát hành (nếu có). Điều kiện hoạt động kinh doanh có lãi được xác định căn cứ trên tổng lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kỳ kế toán năm cuối cùng của công ty có tổng giá trị tài sản lớn nhất và trên báo cáo tài chính kỳ kế toán năm đầu tiên của tổ chức phát hành;
c) Trường hợp công ty đăng ký chào bán từ năm thứ hai liền sau năm hợp nhất trở đi: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận, báo cáo tài chính quý gần nhất (nếu có) của tổ chức phát hành.
1. Trường hợp công ty đăng ký chào bán trong năm hợp nhất, hồ sơ đăng ký chào bán bao gồm:
a) Hồ sơ đăng ký chào bán theo quy định tương ứng về hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng của công ty đại chúng, về hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng quy định tại Nghị định này, trong đó báo cáo tài chính năm được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của 02 năm trước liền kề năm đăng ký chào bán được thay bằng:
- Báo cáo tài chính năm được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của công ty có tổng giá trị tài sản lớn nhất trong số các công ty bị hợp nhất của 02 năm gần nhất.
- Báo cáo tài chính kỳ kế toán năm cuối cùng trước thời điểm hợp nhất của công ty có tổng giá trị tài sản lớn nhất trong số các công ty bị hợp nhất.
b) Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán của các công ty bị hợp nhất còn lại.
2. Trường hợp công ty đăng ký chào bán trong năm liền sau năm hợp nhất, hồ sơ đăng ký chào bán bao gồm:
a) Hồ sơ đăng ký chào bán theo quy định tương ứng về hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng của công ty đại chúng, về hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng quy định tại Nghị định này, trong đó báo cáo tài chính năm được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của 02 năm trước liền kề năm đăng ký chào bán được thay bằng các báo cáo sau:
- Báo cáo tài chính kỳ kế toán năm đầu tiên sau thời điểm hợp nhất của tổ chức phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Chứng khoán và báo cáo tài chính kỳ kế toán năm cuối cùng trước thời điểm hợp nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của công ty có tổng giá trị tài sản lớn nhất trong số các công ty bị hợp nhất đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Chứng khoán;
- Báo cáo tài chính năm trước liền kề năm hợp nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của công ty có tổng giá trị tài sản lớn nhất trong số các công ty bị hợp nhất.
b) Báo cáo tài chính năm trước liền kề năm hợp nhất được kiểm toán của các công ty bị hợp nhất còn lại.
3. Trường hợp công ty đăng ký chào bán trong năm thứ hai sau năm hợp nhất, hồ sơ đăng ký chào bán bao gồm:
a) Hồ sơ đăng ký chào bán theo quy định tương ứng về hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng của công ty đại chúng, về hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng quy định tại Nghị định này, trong đó báo cáo tài chính năm thứ hai liền trước năm đăng ký chào bán được thay bằng: báo cáo tài chính kỳ kế toán năm đầu tiên sau thời điểm hợp nhất của tổ chức phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Chứng khoán; báo cáo tài chính kỳ kế toán năm cuối cùng trước thời điểm hợp nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của công ty có tổng giá trị tài sản lớn nhất trong số các công ty bị hợp nhất đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Chứng khoán;
b) Báo cáo tài chính năm trước liền kề năm hợp nhất được kiểm toán của các công ty bị hợp nhất.
4. Trường hợp công ty đăng ký chào bán từ năm thứ ba sau năm hợp nhất trở đi, hồ sơ đăng ký chào bán theo quy định tương ứng về hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng của công ty đại chúng, về hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng quy định tại Nghị định này.
1. Điều kiện công ty đại chúng là công ty bị tách chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng; công ty bị tách chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:
a) Đáp ứng điều kiện tương ứng về chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, trong đó điều kiện về hoạt động kinh doanh có lãi và không có lỗ lũy kế của công ty được xác định theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán căn cứ trên:
Trường hợp công ty đăng ký chào bán trong năm tách và tổng giá trị tài sản các công ty được tách dưới 35% tổng giá trị tài sản của công ty trước khi tách: báo cáo tài chính năm gần nhất của công ty trước khi tách được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận, báo cáo tài chính quý gần nhất của tổ chức phát hành.
Trường hợp công ty đăng ký chào bán trong năm tách và tổng giá trị tài sản các công ty được tách từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên của công ty trước khi tách: báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước năm trước liền kề năm tách được đảm bảo bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận với ý kiến chấp nhận toàn phần, báo cáo tài chính quý gần nhất của tổ chức phát hành.
Trường hợp công ty đăng ký chào bán từ năm liền sau năm tách trở đi: báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận; báo cáo tài chính quý gần nhất của tổ chức phát hành (nếu có).
2. Điều kiện công ty đại chúng hình thành sau chia công ty chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng; công ty hình thành sau chia công ty chào bán trái phiếu ra công chúng theo quy định tương ứng về chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng.
1. Trường hợp công ty đăng ký chào bán trong năm tách công ty, hồ sơ đăng ký chào bán của công ty bị tách theo quy định tương ứng về hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng của công ty đại chúng, về hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng quy định tại Nghị định này, trong đó báo cáo tài chính năm được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của 02 năm trước liền kề năm đăng ký chào bán được thay bằng các báo cáo sau:
a) Trường hợp tổng giá trị tài sản các công ty được tách dưới 35% tổng giá trị tài sản của công ty trước khi tách: báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm tách được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của công ty trước khi tách;
b) Trường hợp tổng giá trị tài sản các công ty được tách từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên của công ty trước khi tách: báo cáo tài chính năm được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của công ty trước khi tách của 02 năm liền trước năm tách, báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước năm trước liền kề năm tách công ty của tổ chức phát hành được đảm bảo bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
2. Trường hợp công ty đăng ký chào bán trong năm liền sau năm tách, hồ sơ đăng ký chào bán của công ty bị tách theo quy định tương ứng về hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng của công ty đại chúng, về hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng quy định tại Nghị định này, trong đó báo cáo tài chính năm được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của 02 năm trước liền kề năm đăng ký chào bán được thay bằng các báo cáo sau:
a) Báo cáo tài chính năm liền trước năm đăng ký chào bán của tổ chức phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
b) Báo cáo tài chính năm liền trước năm tách của công ty trước khi tách được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
3. Trường hợp công ty đăng ký chào bán từ năm thứ hai sau năm tách trở đi, hồ sơ đăng ký chào bán của công ty bị tách theo quy định tương ứng về hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng của công ty đại chúng, về hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng quy định tại Nghị định này.
4. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của công ty hình thành sau chia công ty theo quy định tương ứng về hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng của công ty đại chúng, về hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng quy định tại Nghị định này.
1. Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm (trường hợp chào bán trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền) theo các chuẩn mực kế toán quốc tế.
2. Có quyết định của cấp có thẩm quyền thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng để đầu tư vào dự án tại Việt Nam, thông qua phương án trả nợ vốn (trường hợp phát hành trái phiếu).
3. Có dự án đầu tư vào Việt Nam được cấp có thẩm quyền tại Việt Nam phê duyệt. Tổng số tiền huy động từ đợt chào bán tại Việt Nam không vượt quá 30% tổng vốn đầu tư của dự án.
4. Tổ chức phát hành nước ngoài không chuyển vốn huy động được ra nước ngoài; không rút vốn tự có đối ứng trong thời hạn dự án được cấp phép.
5. Có cam kết bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết nhận mua toàn bộ để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết với tối thiểu một công ty chứng khoán được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Việt Nam.
6. Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua chứng khoán của đợt chào bán.
7. Có ngân hàng thực hiện việc giám sát sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán.
8. Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.
9. Có cam kết thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu, niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.
10. Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác trong trường hợp chào bán trái phiếu.
1. Giấy đăng ký chào bán theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 19 Luật Chứng khoán.
3. Điều lệ của tổ chức phát hành.
4. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán, việc niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
5. Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nước sở tại chấp thuận, báo cáo tài chính quý gần nhất. Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành phải được lập theo hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.
6. Quyết định của cấp có thẩm quyền tại Việt Nam phê duyệt dự án đầu tư.
7. Cam kết bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết nhận mua toàn bộ để bán lại hoặc mua số cổ phiếu còn lại chưa được phân phối hết bao gồm các nội dung tối thiểu theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có tổ hợp bảo lãnh phát hành, cam kết bảo lãnh phát hành của tổ chức bảo lãnh phát hành chính phải kèm theo hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh phát hành.
8. Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua chứng khoán của đợt chào bán.
9. Văn bản xác nhận của ngân hàng thực hiện việc giám sát sử dụng vốn về việc giám sát tổ chức phát hành sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán.
10. Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng với công ty chứng khoán.
11. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng.
1. Giấy đăng ký chào bán theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng, việc đăng ký niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
3. Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.
4. Cam kết bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết nhận mua toàn bộ để bán lại hoặc mua số trái phiếu còn lại chưa được phân phối hết với công ty chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo Mẫu số 08 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có tổ hợp bảo lãnh phát hành, cam kết bảo lãnh phát hành của tổ chức bảo lãnh phát hành chính phải kèm theo hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh phát hành.
5. Quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng.
6. Tài liệu quy định tại các khoản 2, 3, 5, 6, 8, 9, 10 Điều 37 Nghị định này.
1. Đáp ứng điều kiện về chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng quy định tương ứng tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Luật Chứng khoán và quy định tại Nghị định này; ngoại trừ điều kiện không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm (đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền) và điều kiện về hoạt động kinh doanh có lãi, không có lỗ lũy kế.
2. Có phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận đề nghị tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
1. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng theo quy định tương ứng tại Điều 11, Điều 12, Điều 20, Điều 22, Điều 25 Nghị định này.
2. Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
3. Văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận đề nghị tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
1. Tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán gửi hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định tại Điều 22 Luật Chứng khoán và quy định tại Nghị định này.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc yêu cầu hoàn tất thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 06 Bản cáo bạch chính thức để hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.
4. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc từ chối theo quy định tại Điều 25 Luật Chứng khoán.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có hiệu lực, tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán phải công bố Bản thông báo phát hành trên 01 tờ báo điện tử hoặc báo in trong 03 số liên tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Chứng khoán và công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán là tổ chức (nếu có), Sở giao dịch chứng khoán. Bản cáo bạch chính thức phải được đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán là tổ chức (nếu có) và Sở giao dịch chứng khoán.
6. Tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán thực hiện phân phối chứng khoán theo quy định tại Điều 26 Luật Chứng khoán.
7. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành, cổ đông đăng ký chào bán phải gửi Báo cáo kết quả đợt chào bán kèm theo xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản phong tỏa về số tiền thu được từ đợt chào bán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Luật Chứng khoán và công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán là tổ chức (nếu có), Sở giao dịch chứng khoán về kết quả đợt chào bán.
8. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu báo cáo kết quả đợt chào bán đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm:
a) Thông báo bằng văn bản cho tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán về việc nhận được báo cáo kết quả đợt chào bán hoặc có quyết định hủy bỏ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng trong trường hợp kết quả đợt chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức phát hành thuộc trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 28 Luật Chứng khoán; đồng thời gửi cho Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Đăng tải thông tin về việc nhận được báo cáo kết quả đợt chào bán hoặc quyết định hủy bỏ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
9. Sau khi có thông báo nhận được báo cáo kết quả đợt chào bán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán được yêu cầu chấm dứt phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán.
1. Tổ chức phát hành thực hiện phân phối số cổ phiếu nhà đầu tư không đăng ký, không nộp tiền mua, số cổ phiếu lẻ cho một hoặc một số nhà đầu tư xác định (trừ trường hợp chào bán cho cổ đông hiện hữu tương ứng với tỷ lệ sở hữu của họ trong công ty) phải bảo đảm điều kiện chào bán, điều kiện về quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư không thuận lợi hơn so với điều kiện chào bán cho cổ đông hiện hữu, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác.
2. Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị phải xác định tiêu chí, danh sách nhà đầu tư được mua cổ phiếu quy định tại khoản 1 Điều này. Những người có quyền lợi liên quan đến việc phân phối cổ phiếu không được tham gia biểu quyết. Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng trong thời hạn tối thiểu 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.
3. Việc phân phối cổ phiếu quy định tại khoản 1 Điều này cho nhà đầu tư trong các trường hợp sau phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua:
a) Chào bán cho tổ chức, cá nhân và người có liên quan dẫn đến tỷ lệ sở hữu của các đối tượng này vượt mức sở hữu được quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 35 Luật Chứng khoán;
b) Chào bán cho tổ chức, cá nhân và người có liên quan từ 10% vốn điều lệ trở lên của tổ chức phát hành trong một đợt chào bán hoặc trong các đợt chào bán, phát hành trong 12 tháng gần nhất.
4. Điều kiện về hạn chế chuyển nhượng theo quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng đối với số cổ phiếu được tổ chức bảo lãnh phát hành mua theo cam kết tại hợp đồng bảo lãnh phát hành và trường hợp xử lý cổ phiếu lẻ.
1. Giấy đăng ký chào bán theo Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán, trong đó:
a) Phương án phát hành nêu rõ: mục đích chào bán; số lượng cổ phiếu chào bán; giá chào bán hoặc nguyên tắc xác định giá chào bán hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị xác định giá chào bán; tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư; số lượng nhà đầu tư; nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và số lượng cổ phiếu chào bán cho từng nhà đầu tư hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Những người có quyền lợi liên quan đến đợt chào bán không được tham gia biểu quyết. Trường hợp trong phương án phát hành không nêu cụ thể giá chào bán, nguyên tắc xác định giá chào bán thì giá chào bán được xác định theo quy định tại Luật Doanh nghiệp;
b) Trường hợp đợt chào bán nhằm mục đích huy động tiền để thực hiện dự án, phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán phải bao gồm nội dung về phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án.
3. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua đối tượng được chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong trường hợp được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền. Những người có quyền lợi liên quan đến đợt chào bán cổ phiếu không được tham gia biểu quyết.
4. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua hồ sơ đăng ký chào bán. Đối với việc chào bán cổ phiếu của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về đề nghị tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng. Đối với việc chào bán cổ phiếu của tổ chức kinh doanh bảo hiểm, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính về việc tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
5. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị (trong trường hợp được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền) thông qua phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu đáp ứng tỷ lệ sở hữu nước ngoài.
6. Cam kết của tổ chức phát hành về việc không vi phạm quy định về sở hữu chéo của Luật Doanh nghiệp.
7. Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.
8. Tài liệu cung cấp thông tin về đợt chào bán cho nhà đầu tư (nếu có).
9. Tài liệu sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán (nếu có).
1. Đối tượng tham gia đợt chào bán chỉ bao gồm nhà đầu tư chiến lược và việc chuyển nhượng cổ phiếu bị hạn chế tối thiểu là 03 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán trừ trường hợp thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.
2. Việc phát hành phải đảm bảo không dẫn đến vi phạm quy định về sở hữu chéo của Luật Doanh nghiệp.
3. Đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 31 Luật Chứng khoán, các khoản 1, 2 Điều 17 Nghị định này.
1. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán, trong đó:
a) Phương án phát hành phải nêu rõ: mục đích chào bán; số lượng cổ phiếu chào bán; giá chào bán hoặc nguyên tắc xác định giá chào bán hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị xác định giá chào bán; tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư; danh sách nhà đầu tư chiến lược và số lượng cổ phiếu chào bán cho từng nhà đầu tư. Những người có quyền lợi liên quan đến đợt chào bán cổ phiếu không được tham gia biểu quyết. Trường hợp trong phương án phát hành không nêu cụ thể giá chào bán, nguyên tắc xác định giá chào bán thì giá chào bán được xác định theo quy định tại Luật Doanh nghiệp;
b) Trường hợp đợt chào bán nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án, phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán phải bao gồm nội dung về phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án.
2. Bảng thống kê giá tham chiếu cổ phiếu của 60 ngày giao dịch liên tiếp liền trước ngày chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến hoặc họp Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành có xác nhận của 01 công ty chứng khoán.
3. Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
4. Tài liệu quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 43 Nghị định này.
1. Điều lệ công ty có quy định việc công ty có cổ phần ưu đãi kèm chứng quyền.
2. Khoảng cách giữa các đợt chào bán, phát hành riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành riêng lẻ gần nhất theo quy định tại khoản 7 Điều 48 Nghị định này.
3. Điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều 31 Luật Chứng khoán.
1. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán, trong đó:
a) Phương án phát hành nêu rõ: loại cổ phiếu chào bán; đặc tính của cổ phiếu ưu đãi kèm chứng quyền; số lượng cổ phiếu ưu đãi kèm chứng quyền; giá chào bán hoặc nguyên tắc xác định giá chào bán hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị xác định giá chào bán; tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư; số lượng nhà đầu tư; nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và số lượng cổ phiếu chào bán cho từng nhà đầu tư hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; phương án thực hiện quyền của chứng quyền (điều kiện, thời hạn, tỷ lệ thực hiện quyền; giá hoặc phương pháp tính giá phát hành; thông qua hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị thông qua phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu để thực hiện quyền đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, các điều khoản khác). Những người có quyền lợi liên quan đến đợt chào bán không được tham gia biểu quyết. Trường hợp trong phương án phát hành không nêu cụ thể giá chào bán, nguyên tắc xác định giá chào bán thì giá chào bán được xác định theo quy định tại Luật Doanh nghiệp;
b) Phương án sử dụng số tiền bao gồm: phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ưu đãi kèm chứng quyền và phương án dự kiến sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành cổ phiếu để thực hiện quyền. Trường hợp đợt chào bán nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án, phương án sử dụng số tiền phải bao gồm nội dung về phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án.
2. Điều lệ của tổ chức phát hành.
3. Tài liệu quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 43 Nghị định này.
1. Tổ chức phát hành gửi hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có chấp thuận bằng văn bản và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ của tổ chức phát hành; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Tổ chức phát hành phải hoàn thành đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ trong thời gian 90 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản chấp thuận.
4. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành phải gửi Báo cáo kết quả đợt chào bán kèm theo xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản phong tỏa về số tiền thu được từ đợt chào bán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành, Sở giao dịch chứng khoán về kết quả đợt chào bán.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu báo cáo kết quả đợt chào bán đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo bằng văn bản về việc nhận được báo cáo kết quả đợt chào bán cho tổ chức phát hành đồng thời gửi cho Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nhận được báo cáo kết quả đợt chào bán.
6. Sau khi có thông báo nhận được báo cáo kết quả đợt chào bán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổ chức phát hành được yêu cầu chấm dứt phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán.
7. Khoảng cách giữa các đợt chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ sau phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành riêng lẻ gần nhất, bao gồm: chào bán cổ phiếu riêng lẻ; chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ; chào bán trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ; chào bán cổ phiếu ưu đãi kèm chứng quyền riêng lẻ; phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần cho cổ đông công ty cổ phần chưa đại chúng, hoán đổi phần vốn góp cho thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn; phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần cho số cổ đông xác định trong công ty đại chúng; phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ.
1. Có phương án phát hành cổ phiếu để hoán đổi được Đại hội đồng cổ đông của tổ chức phát hành thông qua.
2. Cổ phiếu phát hành bị hạn chế chuyển nhượng tối thiểu 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.
3. Cổ phiếu, phần vốn góp được hoán đổi không bị hạn chế chuyển nhượng tại thời điểm hoán đổi theo quy định của Điều lệ công ty và quy định pháp luật.
4. Có báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của công ty có cổ phần hoặc phần vốn góp được hoán đổi. Ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính là ý kiến chấp nhận toàn phần.
5. Việc phát hành cổ phiếu để hoán đổi phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài theo quy định của pháp luật.
6. Việc hoán đổi phải đảm bảo không vi phạm quy định về sở hữu chéo của Luật Doanh nghiệp.
7. Có ý kiến của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về tập trung kinh tế được thực hiện hoặc tập trung kinh tế có điều kiện trong trường hợp việc hoán đổi dẫn đến hoạt động tập trung kinh tế thuộc ngưỡng tập trung kinh tế phải thông báo.
8. Khoảng cách giữa các đợt chào bán, phát hành riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành riêng lẻ gần nhất theo quy định tại khoản 7 Điều 48 Nghị định này.
1. Giấy đăng ký phát hành theo Mẫu số 11 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông của tổ chức phát hành thông qua phương án phát hành, trong đó nêu rõ: mục đích phát hành; số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành; danh sách nhà đầu tư; số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành hoán đổi cho từng nhà đầu tư; phương pháp xác định và tỷ lệ hoán đổi. Những người có quyền lợi liên quan đến đợt phát hành cổ phiếu không được tham gia biểu quyết.
3. Văn bản cam kết của tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phần, phần vốn góp được hoán đổi hoặc văn bản xác nhận bởi người đại diện theo pháp luật của công ty có cổ phần, phần vốn góp được hoán đổi về việc cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư được hoán đổi không bị hạn chế chuyển nhượng.
4. Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của tổ chức phát hành, công ty có cổ phần, phần góp vốn được hoán đổi.
5. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị (trong trường hợp được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền) thông qua phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài.
6. Văn bản cam kết của tổ chức phát hành đảm bảo không vi phạm quy định về sở hữu chéo của Luật Doanh nghiệp.
7. Văn bản của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về tập trung kinh tế được thực hiện hoặc tập trung kinh tế có điều kiện trong trường hợp việc hoán đổi dẫn đến hoạt động tập trung kinh tế thuộc ngưỡng tập trung kinh tế phải thông báo.
8. Tài liệu cung cấp thông tin về đợt phát hành cho nhà đầu tư (nếu có).
9. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua hồ sơ đăng ký phát hành. Đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về đề nghị tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng. Đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức kinh doanh bảo hiểm, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính về việc tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
1. Các điều kiện quy định tại Điều 49 Nghị định này.
2. Có chấp thuận về nguyên tắc bằng văn bản của các đối tượng được hoán đổi về việc hoán đổi cổ phần.
3. Trường hợp hoán đổi cổ phần dẫn đến tỷ lệ sở hữu của tổ chức phát hành và người có liên quan tại công ty đại chúng khác đến mức phải chào mua công khai theo quy định tại Điều 35 Luật Chứng khoán, việc hoán đổi phải được Đại hội đồng cổ đông của công ty đại chúng có cổ phần được hoán đổi thông qua.
1. Các tài liệu quy định tại Điều 50 Nghị định này.
2. Văn bản chấp thuận về nguyên tắc của các đối tượng được hoán đổi về việc hoán đổi cổ phần.
3. Quyết định Đại hội đồng cổ đông của công ty đại chúng có cổ phần được hoán đổi thông qua việc hoán đổi đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 51 Nghị định này.
Công ty đại chúng phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần cho số cổ đông không xác định của công ty đại chúng khác phải thực hiện theo phương thức chào mua công khai bằng cổ phiếu phát hành, bao gồm các điều kiện sau:
1. Có phương án phát hành cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông của tổ chức phát hành thông qua.
2. Có báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong 02 năm gần nhất đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này, báo cáo tài chính năm gần nhất của công ty có cổ phần được hoán đổi được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
3. Tổ chức phát hành phải chỉ định một công ty chứng khoán làm đại lý chào mua công khai.
4. Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu để hoán đổi, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán.
5. Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt phát hành.
6. Điều kiện quy định tại các điểm a, e khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán và các khoản 5, 6, 7 Điều 49 Nghị định này.
1. Giấy đăng ký phát hành theo Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 19 Luật Chứng khoán.
3. Điều lệ của tổ chức phát hành.
4. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông của tổ chức phát hành thông qua phương án phát hành, việc niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán; trong đó phương án phát hành nêu rõ: mục đích phát hành cổ phiếu để chào mua công khai, số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành, phương pháp xác định và tỷ lệ hoán đổi. Trường hợp phương án phát hành để hoán đổi cổ phần dẫn đến tổ chức phát hành và người có liên quan nắm giữ từ 80% số cổ phiếu có quyền biểu quyết trở lên của công ty đại chúng, số lượng cổ phiếu dự kiến hoán đổi được Đại hội đồng cổ đông thông qua phải đảm bảo đáp ứng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Luật Chứng khoán.
5. Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong 02 năm gần nhất đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này và báo cáo tài chính năm gần nhất của công ty có cổ phần được hoán đổi được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
6. Văn bản cam kết của Hội đồng quản trị về việc triển khai niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
7. Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu, làm đại lý chào mua công khai với công ty chứng khoán, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán.
8. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua hồ sơ đăng ký phát hành. Đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về đề nghị tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng. Đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức kinh doanh bảo hiểm, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính về việc tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
9. Văn bản cam kết của tổ chức phát hành về việc đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán.
10. Tài liệu quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều 50 Nghị định này.
1. Các trường hợp phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo hợp đồng hợp nhất, sáp nhập phải đăng ký phát hành với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bao gồm:
a) Phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần, phần vốn góp theo hợp đồng hợp nhất giữa công ty đại chúng và các công ty bị hợp nhất khác;
b) Công ty đại chúng phát hành cổ phiếu để hoán đổi toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành của công ty cổ phần, toàn bộ phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn theo hợp đồng sáp nhập.
2. Điều kiện phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo hợp đồng hợp nhất, sáp nhập bao gồm:
a) Có phương án hợp nhất, sáp nhập; phương án phát hành cổ phiếu để hoán đổi và phương án hoạt động kinh doanh sau hợp nhất, sáp nhập được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty của các công ty tham gia hợp nhất, sáp nhập thông qua theo quy định. Phiếu biểu quyết của cổ đông, thành viên có lợi ích liên quan được tính là phiếu hợp lệ;
b) Có hợp đồng hợp nhất, sáp nhập được ký giữa các bên tham gia hợp nhất, sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc pháp luật chuyên ngành kèm theo dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập;
c) Có báo cáo tài chính năm gần nhất của các công ty tham gia hợp nhất, sáp nhập được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
d) Có ý kiến của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về tập trung kinh tế được thực hiện hoặc tập trung kinh tế có điều kiện trong trường hợp việc hoán đổi dẫn đến hoạt động tập trung kinh tế thuộc ngưỡng tập trung kinh tế phải thông báo;
đ) Việc phát hành cổ phiếu để hoán đổi phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài theo quy định của pháp luật;
e) Điều kiện quy định tại các điểm e, g, h khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán.
1. Giấy đăng ký phát hành theo Mẫu số 13, Mẫu số 14 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 19 Luật Chứng khoán.
3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty của các công ty tham gia hợp nhất, sáp nhập thông qua phương án hợp nhất, sáp nhập; phương án phát hành cổ phiếu để hoán đổi và phương án hoạt động kinh doanh sau hợp nhất, sáp nhập; thông qua việc niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
4. Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập.
5. Dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập.
6. Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận, báo cáo tài chính quý theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Luật Chứng khoán của các công ty tham gia hợp nhất, sáp nhập.
7. Văn bản của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về tập trung kinh tế được thực hiện hoặc tập trung kinh tế có điều kiện trong trường hợp việc hoán đổi dẫn đến hoạt động tập trung kinh tế thuộc ngưỡng tập trung kinh tế phải thông báo.
8. Quyết định của Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị (trong trường hợp được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền) của các công ty tham gia hợp nhất, sáp nhập thông qua phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài.
9. Văn bản cam kết của các bên tham gia hợp nhất, sáp nhập về việc đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán.
10. Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu với công ty chứng khoán, ngoại trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán.
11. Quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu các công ty tham gia hợp nhất, sáp nhập thông qua hồ sơ đăng ký phát hành. Đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về đề nghị tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng. Đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức kinh doanh bảo hiểm, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính về việc tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
12. Văn bản cam kết của Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty các công ty bị hợp nhất, Hội đồng quản trị công ty nhận sáp nhập về việc triển khai niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
1. Có phương án phát hành để hoán đổi nợ được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
2. Các khoản nợ được hoán đổi phải là các khoản nợ được trình bày trong báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận và đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
3. Có chấp thuận về nguyên tắc bằng văn bản của chủ nợ về việc hoán đổi nợ.
4. Khoảng cách giữa các đợt chào bán, phát hành riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành riêng lẻ gần nhất theo quy định tại khoản 7 Điều 48 Nghị định này.
5. Điều kiện quy định tại các khoản 2, 5, 6, 7 Điều 49 Nghị định này.
1. Giấy đăng ký phát hành theo Mẫu số 15 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, trong đó nêu rõ: mục đích phát hành, số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành, danh sách chủ nợ, giá trị các khoản nợ phải trả được hoán đổi và số lượng cổ phiếu dự kiến hoán đổi cho từng chủ nợ, phương pháp xác định và tỷ lệ hoán đổi. Những người có quyền lợi liên quan đến đợt phát hành cổ phiếu không được tham gia biểu quyết.
3. Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của tổ chức phát hành.
4. Văn bản chấp thuận về nguyên tắc của chủ nợ về việc hoán đổi nợ.
5. Tài liệu quy định tại các khoản 5, 6, 7, 8, 9 Điều 50 Nghị định này.
1. Trình tự, thủ tục phát hành đối với các trường hợp quy định tại Điều 49, Điều 51 và Điều 57 Nghị định này được thực hiện tương ứng theo trình tự, thủ tục đăng ký chào bán chứng khoán riêng lẻ (trừ quy định về tài khoản phong tỏa) và việc báo cáo kết quả đợt phát hành thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Trình tự, thủ tục phát hành đối với các trường hợp quy định tại Điều 53, Điều 55 Nghị định này được thực hiện tương ứng theo trình tự, thủ tục đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng (trừ quy định về tài khoản phong tỏa), trong đó:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu để hoán đổi đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát hành cổ phiếu; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Thời gian để nhà đầu tư thực hiện đăng ký hoán đổi đảm bảo tối thiểu 20 ngày và việc báo cáo kết quả đợt phát hành thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trừ trường hợp phát hành cổ phiếu để chào mua công khai quy định tại Điều 53 Nghị định này, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt phát hành, tổ chức phát hành phải gửi Báo cáo kết quả đợt phát hành cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành, Sở giao dịch chứng khoán về kết quả đợt phát hành. Báo cáo kết quả đợt phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo hợp đồng hợp nhất phải kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp nhất.
4. Trường hợp công ty đại chúng phát hành cổ phiếu để chào mua công khai theo quy định tại Điều 53 Nghị định này, ngoài trình tự, thủ tục phát hành quy định tại khoản 2 Điều này, công ty đại chúng phải tuân thủ các nguyên tắc chào mua công khai và thực hiện đầy đủ thủ tục chào mua công khai quy định tại Mục 7 Chương này. Hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu đồng thời là hồ sơ đăng ký chào mua công khai cổ phiếu.
1. Có phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
2. Có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối căn cứ báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận đủ để trả cổ tức. Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, lợi nhuận quyết định phân phối không được vượt quá mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán. Trường hợp lợi nhuận quyết định phân phối thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất và cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ, công ty chỉ được thực hiện việc phân phối sau khi đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ.
3. Có phương án xử lý phần lẻ cổ phần, cổ phiếu lẻ (nếu có) được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua.
4. Được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận về đề nghị tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức tín dụng hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận việc tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức kinh doanh bảo hiểm.
1. Báo cáo phát hành theo Mẫu số 16 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành.
3. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua việc triển khai phương án phát hành.
4. Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
5. Quyết định của cấp có thẩm quyền của công ty con thông qua việc phân phối lợi nhuận, sao kê có xác nhận của ngân hàng chứng minh việc đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ trong trường hợp lợi nhuận quyết định phân phối thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất và cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.
6. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua phương án xử lý phần lẻ cổ phần, cổ phiếu lẻ (nếu có).
7. Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về đề nghị tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức tín dụng hoặc văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính về việc tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức kinh doanh bảo hiểm.
1. Có phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
2. Nguồn vốn chủ sở hữu đủ để tăng vốn cổ phần, cụ thể như sau:
a) Nguồn vốn chủ sở hữu để tăng vốn cổ phần được căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận, bao gồm các nguồn sau: thặng dư vốn cổ phần; quỹ đầu tư phát triển; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối; quỹ khác (nếu có) được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác, nguồn thực hiện được căn cứ trên báo cáo tài chính của công ty mẹ;
c) Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, lợi nhuận quyết định phân phối không được vượt quá mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán. Trường hợp lợi nhuận quyết định phân phối thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất và cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ, công ty chỉ được thực hiện việc phân phối sau khi đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ.
3. Tổng giá trị các nguồn quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải đảm bảo không thấp hơn tổng giá trị vốn cổ phần tăng thêm theo phương án được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
1. Tài liệu quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7 Điều 61 Nghị định này.
2. Quyết định của cấp có thẩm quyền của công ty con thông qua việc phân phối lợi nhuận, sao kê có xác nhận của ngân hàng chứng minh việc đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ trong trường hợp công ty mẹ phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và nguồn vốn thực hiện thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất, cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.
1. Có phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
2. Tổng số cổ phiếu phát hành theo chương trình trong mỗi 12 tháng không được vượt quá 5% số cổ phiếu đang lưu hành của công ty.
3. Có tiêu chuẩn và danh sách người lao động được tham gia chương trình, nguyên tắc xác định số cổ phiếu được phân phối cho từng đối tượng và thời gian thực hiện được Đại hội đồng cổ đông thông qua hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị thông qua.
4. Trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động, nguồn vốn chủ sở hữu đủ để tăng vốn cổ phần, cụ thể như sau:
a) Nguồn vốn chủ sở hữu sử dụng để phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động được căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận bao gồm các nguồn sau: thặng dư vốn cổ phần; quỹ đầu tư phát triển; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối; quỹ khác (nếu có) được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để thưởng cho người lao động từ thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác, nguồn vốn thực hiện được căn cứ trên báo cáo tài chính của công ty mẹ;
c) Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để thưởng cho người lao động từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, lợi nhuận quyết định sử dụng để thưởng cho người lao động không được vượt quá mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán. Trường hợp lợi nhuận quyết định sử dụng để thưởng cho người lao động thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất và cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ, công ty chỉ được thực hiện việc phân phối sau khi đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ.
5. Trường hợp công ty phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động, tổng giá trị các nguồn quy định tại khoản 4 Điều này phải đảm bảo không thấp hơn tổng giá trị vốn cổ phần tăng thêm theo phương án được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
6. Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của người lao động trừ trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động.
7. Việc phát hành cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài theo quy định của pháp luật trong trường hợp phát hành cho người lao động là nhà đầu tư nước ngoài.
8. Cổ phiếu phát hành bị hạn chế chuyển nhượng tối thiểu 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.
1. Báo cáo phát hành cổ phiếu theo Mẫu số 17 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu cho người lao động, trong đó phương án phát hành nêu rõ: số lượng cổ phiếu phát hành, giá phát hành hoặc nguyên tắc xác định giá phát hành hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị xác định giá phát hành. Trường hợp phương án phát hành không nêu cụ thể giá phát hành, nguyên tắc xác định giá thì giá phát hành được xác định theo quy định tại Luật Doanh nghiệp. Những người có quyền lợi liên quan đến đợt phát hành không được tham gia biểu quyết thông qua nội dung này.
3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị (trong trường hợp được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền) thông qua tiêu chuẩn và danh sách người lao động được tham gia chương trình, nguyên tắc xác định số cổ phiếu được phân phối cho từng đối tượng và thời gian thực hiện. Những người có quyền lợi liên quan đến đợt phát hành không được tham gia biểu quyết thông qua nội dung này.
4. Báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận trong trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động.
5. Quyết định của cấp có thẩm quyền của công ty con thông qua việc phân phối lợi nhuận, sao kê có xác nhận của ngân hàng chứng minh việc đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ trong trường hợp sử dụng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối làm nguồn để phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động và nguồn vốn thực hiện thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất, cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.
6. Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu trừ trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động.
7. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị (trong trường hợp được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền) thông qua phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong trường hợp phát hành cổ phiếu cho người lao động là nhà đầu tư nước ngoài.
8. Tài liệu quy định tại các khoản 3, 7 Điều 61 Nghị định này.
1. Việc thực hiện các quyền gắn với chứng khoán được thưởng phải đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
2. Chứng khoán thưởng cho người lao động tại Việt Nam không được giao dịch, chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán Việt Nam trừ các trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.
1. Công ty đại chúng thực hiện phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi theo phương án phát hành đã đăng ký và tuân thủ các quy định của pháp luật. Trường hợp chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi trước khi hết thời gian hạn chế chuyển nhượng, cổ phiếu phát hành bị hạn chế chuyển nhượng trong khoảng thời gian hạn chế chuyển nhượng còn lại của trái phiếu chuyển đổi.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi, tổ chức phát hành phải gửi Báo cáo kết quả đợt phát hành cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kèm theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về đề nghị tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức tín dụng; đồng thời công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành, Sở giao dịch chứng khoán về kết quả đợt phát hành.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu báo cáo kết quả đợt phát hành đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo bằng văn bản về việc nhận được báo cáo kết quả đợt phát hành cho tổ chức phát hành đồng thời gửi cho Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nhận được báo cáo kết quả đợt phát hành.
1. Công ty đại chúng phải gửi báo cáo phát hành cổ phiếu để thực hiện quyền của chứng quyền cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước khi thực hiện quyền của chứng quyền, bao gồm các tài liệu sau:
a) Báo cáo phát hành theo Mẫu số 18 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án sử dụng vốn trong trường hợp phương án sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành có thay đổi so với phương án sử dụng vốn dự kiến đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua khi phát hành trái phiếu kèm chứng quyền, cổ phiếu ưu đãi kèm chứng quyền;
c) Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu để thực hiện quyền;
d) Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt phát hành;
đ) Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về đề nghị tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức tín dụng hoặc văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính về việc tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức kinh doanh bảo hiểm.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu báo cáo phát hành đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức phát hành và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đã nhận đầy đủ tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu để thực hiện quyền của chứng quyền của tổ chức phát hành; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thông báo về việc nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu để thực hiện quyền của chứng quyền, tổ chức phát hành phải công bố Bản thông báo phát hành trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành, Sở giao dịch chứng khoán về việc phát hành cổ phiếu để thực hiện quyền của chứng quyền để các nhà đầu tư đăng ký thực hiện quyền. Thời gian để nhà đầu tư đăng ký thực hiện quyền đảm bảo tối thiểu 20 ngày.
4. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt phát hành, tổ chức phát hành phải gửi Báo cáo kết quả đợt phát hành kèm theo xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản phong tỏa về số tiền thu được từ đợt phát hành cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; đồng thời công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành, Sở giao dịch chứng khoán về kết quả đợt phát hành.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu báo cáo kết quả đợt phát hành đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo bằng văn bản về việc nhận được báo cáo kết quả đợt phát hành cho tổ chức phát hành đồng thời gửi cho Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nhận được báo cáo kết quả đợt phát hành.
6. Sau khi có thông báo nhận được báo cáo kết quả đợt phát hành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổ chức phát hành được yêu cầu chấm dứt phong tỏa số tiền thu được từ đợt phát hành.
1. Tổ chức phát hành phải gửi tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu quy định tại Điều 61, Điều 63, Điều 65 Nghị định này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu báo cáo phát hành đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức phát hành và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nhận đầy đủ tài liệu báo cáo phát hành của tổ chức phát hành; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo về việc nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo phát hành, tổ chức phát hành phải công bố Bản thông báo phát hành trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành, Sở giao dịch chứng khoán. Việc công bố thông tin trên phải được thực hiện ít nhất 07 ngày làm việc trước ngày kết thúc đợt phát hành.
4. Ngày kết thúc đợt phát hành không được quá 45 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo về việc nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo.
5. Trong quá trình phát hành cổ phiếu để trả cổ tức hoặc phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, trường hợp phát sinh cổ phiếu lẻ, công ty được mua lại cổ phiếu lẻ làm cổ phiếu quỹ theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị thông qua. Số cổ phiếu được công ty mua lại này được xử lý theo quy định tại khoản 7 Điều 36 Luật Chứng khoán và các quy định có liên quan.
6. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc đợt phát hành, tổ chức phát hành phải gửi Báo cáo kết quả đợt phát hành cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành, Sở giao dịch chứng khoán về kết quả đợt phát hành. Đối với trường hợp phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động, tài liệu báo cáo kết quả đợt phát hành gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kèm theo:
a) Danh sách người lao động tham gia chương trình trong đó nêu cụ thể về số lượng cổ phiếu của từng người lao động đã nộp tiền mua hoặc được phân phối (đối với trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động);
b) Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản phong tỏa về số tiền thu được từ đợt phát hành, trừ trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động.
7. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu báo cáo kết quả đợt phát hành đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo bằng văn bản về việc nhận được báo cáo kết quả đợt phát hành cho tổ chức phát hành đồng thời gửi cho Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nhận được báo cáo kết quả đợt phát hành.
8. Sau khi có thông báo nhận được báo cáo kết quả đợt phát hành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổ chức phát hành được yêu cầu chấm dứt phong tỏa số tiền thu được từ đợt phát hành đối với trường hợp phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động, trừ trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động.
Việc chào bán trái phiếu của doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài được thực hiện theo quy định về chào bán trái phiếu doanh nghiệp.
1. Công ty đại chúng được chào bán cổ phiếu ra nước ngoài sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận việc đăng ký chào bán cổ phiếu ra nước ngoài theo điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và đáp ứng quy định tại nước sở tại.
2. Điều kiện chấp thuận đề nghị việc đăng ký chào bán cổ phiếu ra nước ngoài bao gồm:
a) Việc phát hành cổ phiếu phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài theo quy định của pháp luật;
b) Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chào bán cổ phiếu ra nước ngoài và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;
d) Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc phát hành cổ phiếu ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức tín dụng; được sự chấp thuận của Bộ Tài chính về việc phát hành cổ phiếu ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức kinh doanh bảo hiểm.
1. Giấy đề nghị chấp thuận việc đăng ký chào bán cổ phiếu ra nước ngoài theo Mẫu số 19 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán cổ phiếu và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra nước ngoài; thông qua hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị thông qua phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài.
3. Giấy xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép theo quy định của pháp luật quản lý ngoại hối về việc tổ chức phát hành mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu bằng ngoại tệ.
4. Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc phát hành cổ phiếu ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức tín dụng; văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính về việc phát hành cổ phiếu ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức kinh doanh bảo hiểm.
5. Dự thảo hồ sơ đăng ký chào bán với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại nơi tổ chức phát hành đăng ký chào bán hoặc ý kiến pháp lý của công ty tư vấn luật quốc tế về việc chào bán của công ty không phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại.
1. Tổ chức phát hành có cổ phiếu làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở) là tổ chức có cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2. Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký phát hành.
3. Có phương án phát hành cổ phiếu mới làm cơ sở cho việc chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
4. Việc phát hành cổ phiếu phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài theo quy định của pháp luật.
5. Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu, trừ trường hợp tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở là công ty chứng khoán.
6. Tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt phát hành tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép theo quy định của pháp luật quản lý ngoại hối.
7. Đối với đợt phát hành nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở, số lượng cổ phiếu bán được phải đạt tối thiểu là 70% số cổ phiếu dự kiến phát hành để thực hiện các dự án. Tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở phải có phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt phát hành để thực hiện các dự án.
8. Có cam kết và phải thực hiện niêm yết cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt phát hành.
9. Có Đề án phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở thông qua đáp ứng quy định pháp luật của nước sở tại.
10. Có hợp đồng hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký giữa tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở và tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài.
11. Có hợp đồng lưu ký giữa tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài với thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
12. Đáp ứng các điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng theo quy định tại các điểm a, e khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 15 Luật Chứng khoán.
1. Giấy đăng ký phát hành cổ phiếu theo Mẫu số 19 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản công bố thông tin theo Mẫu số 20 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu mới làm cơ sở cho chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài; thông qua phương án sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành; thông qua việc niêm yết cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt phát hành, trong đó:
a) Phương án phát hành phải nêu rõ: số lượng cổ phiếu phát hành; giá phát hành hoặc nguyên tắc xác định giá phát hành hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị xác định giá phát hành; thông qua hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị thông qua phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Trường hợp phương án phát hành không nêu cụ thể giá phát hành, nguyên tắc xác định giá phát hành thì giá phát hành được xác định theo quy định tại Luật Doanh nghiệp;
b) Đối với đợt phát hành nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở, phương án sử dụng vốn phải xác định tỷ lệ phát hành thành công cho mục đích thực hiện dự án tối thiểu là 70% tổng số cổ phiếu dự kiến phát hành để thực hiện các dự án. Phương án sử dụng vốn phải bao gồm nội dung về phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án.
4. Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu với công ty chứng khoán, trừ trường hợp tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở là công ty chứng khoán.
5. Giấy xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép theo quy định của pháp luật quản lý ngoại hối về việc tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu bằng ngoại tệ.
6. Đề án phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài.
7. Ý kiến pháp lý của công ty tư vấn luật quốc tế về việc Đề án phát hành chứng chỉ lưu ký đáp ứng quy định của pháp luật nước sở tại.
8. Hợp đồng hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký.
9. Hợp đồng lưu ký.
10. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua hồ sơ đăng ký phát hành. Đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thay đổi vốn điều lệ. Đối với việc phát hành cổ phiếu của tổ chức kinh doanh bảo hiểm, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính về thay đổi vốn điều lệ.
11. Tài liệu quy định tại điểm c khoản 1 và các điểm c, d khoản 2 Điều 18 Luật Chứng khoán, khoản 3 Điều 12 Nghị định này; văn bản cam kết đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán.
1. Việc phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài trên cơ sở số cổ phiếu đang lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Được Đại hội đồng cổ đông của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở thông qua việc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đang lưu hành.
3. Điều kiện quy định tại các khoản 1, 9, 10, 11 Điều 73 Nghị định này.
1. Giấy đăng ký hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đang lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 21 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản công bố thông tin theo Mẫu số 22 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở thông qua việc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đang lưu hành tại Việt Nam.
4. Tài liệu quy định tại các khoản 6, 7, 8, 9 Điều 74 Nghị định này.
1. Tổ chức phát hành gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận việc đăng ký chào bán cổ phiếu ra nước ngoài quy định tại Điều 72 Nghị định này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước khi gửi hồ sơ đăng ký chào bán chính thức cho cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có chấp thuận đề nghị việc đăng ký chào bán cổ phiếu ra nước ngoài bằng văn bản và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có chấp thuận, tổ chức phát hành phải công bố trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành, Sở giao dịch chứng khoán về việc được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận đề nghị việc đăng ký chào bán cổ phiếu ra nước ngoài.
4. Tổ chức phát hành phải hoàn thành việc phân phối cổ phiếu trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có chấp thuận. Trường hợp tổ chức phát hành không thể hoàn thành việc phân phối cổ phiếu trong thời hạn này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét gia hạn việc phân phối cổ phiếu nhưng tối đa không quá 30 ngày.
5. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành phải gửi Báo cáo kết quả đợt chào bán kèm theo văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép nơi mở tài khoản phong tỏa về số tiền thu được từ đợt chào bán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; đồng thời công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành, Sở giao dịch chứng khoán về kết quả đợt chào bán.
6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu báo cáo kết quả đợt chào bán đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo bằng văn bản về việc nhận được báo cáo kết quả đợt chào bán cho tổ chức phát hành đồng thời gửi cho Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nhận được báo cáo kết quả đợt chào bán.
7. Sau khi có thông báo nhận được báo cáo kết quả đợt chào bán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổ chức phát hành được yêu cầu chấm dứt phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán.
1. Tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở phải gửi hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu mới làm cơ sở cho chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài, hồ sơ đăng ký hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài trên cơ sở số cổ phiếu đang lưu hành quy định tại Điều 74, Điều 76 Nghị định này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát hành cổ phiếu mới làm cơ sở cho chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài (trường hợp đăng ký phát hành cổ phiếu mới làm cơ sở cho chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài), có chấp thuận bằng văn bản về việc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài trên cơ sở số cổ phiếu đang lưu hành (trường hợp đăng ký hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài trên cơ sở số cổ phiếu đang lưu hành) cho tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát hành hoặc chấp thuận; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát hành hoặc có văn bản chấp thuận, tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở phải công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở, Sở giao dịch chứng khoán về việc được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát hành hoặc được chấp thuận.
4. Trường hợp phát hành cổ phiếu mới làm cơ sở cho chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài, việc phân phối phải được thực hiện trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký phát hành cổ phiếu mới làm cơ sở cho chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài có hiệu lực. Trường hợp không thể hoàn thành việc phân phối trong thời hạn này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét gia hạn trên cơ sở văn bản đề nghị của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở nhưng tối đa không quá 30 ngày.
5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt phát hành chứng chỉ lưu ký trên cơ sở số cổ phiếu mới phát hành, tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở phải gửi Báo cáo kết quả đợt phát hành cổ phiếu làm cơ sở cho chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kèm theo: văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép nơi mở tài khoản phong tỏa về số tiền thu được từ đợt phát hành và văn bản xác nhận của tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký về kết quả đợt chào bán chứng chỉ lưu ký; đồng thời công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở, Sở giao dịch chứng khoán về kết quả đợt phát hành.
6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu báo cáo kết quả đợt phát hành cổ phiếu mới làm cơ sở cho chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm:
a) Thông báo bằng văn bản cho tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở về việc nhận được báo cáo kết quả đợt phát hành hoặc có quyết định hủy bỏ đợt phát hành cổ phiếu trong trường hợp kết quả đợt phát hành của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở không đáp ứng được điều kiện về huy động đủ phần vốn để thực hiện dự án của tổ chức phát hành theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 Luật Chứng khoán; đồng thời gửi cho Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Đăng tải thông tin về việc nhận được báo cáo kết quả đợt phát hành hoặc quyết định hủy bỏ đợt phát hành trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
7. Sau khi có thông báo nhận được báo cáo kết quả đợt phát hành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở được yêu cầu chấm dứt phong tỏa số tiền thu được từ đợt phát hành; thực hiện đăng ký, lưu ký và niêm yết bổ sung đối với số cổ phiếu mới phát hành làm cơ sở cho chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài.
8. Tổ chức phát hành cổ phiếu mới làm cơ sở cho chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài thực hiện các nghĩa vụ báo cáo và công bố thông tin theo quy định tương ứng về chào bán chứng khoán ra công chúng.
1. Tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký chỉ được phát hành chứng chỉ lưu ký trên cơ sở số cổ phiếu bao gồm: số cổ phiếu mới thực tế phát hành làm cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký và số cổ phiếu đang lưu hành đã đăng ký làm cơ sở cho việc phát hành chứng chỉ lưu ký, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký được phát hành chứng chỉ lưu ký trên cơ sở cổ phiếu mới phát sinh do thực hiện quyền của cổ đông đối với số cổ phiếu sở hữu theo Đề án phát hành chứng chỉ lưu ký. Tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký không phải thực hiện đăng ký phát hành chứng chỉ lưu ký trên cơ sở số cổ phiếu mới phát sinh trên với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Chứng chỉ lưu ký được hủy theo yêu cầu của người sở hữu chứng chỉ lưu ký hoặc theo Đề án phát hành chứng chỉ lưu ký.
4. Khi chứng chỉ lưu ký được hủy, tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký được thay mặt người sở hữu chứng chỉ lưu ký bán số cổ phiếu tương ứng với chứng chỉ lưu ký được hủy trên Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam hoặc chuyển số cổ phiếu này vào tài khoản của nhà đầu tư đó mở tại thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định.
5. Việc chuyển số cổ phiếu tương ứng với chứng chỉ lưu ký được hủy vào tài khoản của nhà đầu tư mở tại thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chỉ được thực hiện khi đảm bảo:
a) Tuân thủ quy định về sở hữu của nhà đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Sau khi chuyển cổ phiếu vào tài khoản, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư và người có liên quan của nhà đầu tư không vượt các mức phải thực hiện chào mua công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Chứng khoán.
6. Chứng chỉ lưu ký đã hủy theo yêu cầu của nhà đầu tư được phép phát hành lại. Số lượng chứng chỉ lưu ký phát hành lại không lớn hơn số lượng chứng chỉ lưu ký đã hủy trước đó.
Số cổ phiếu làm cơ sở cho phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài được tính vào số cổ phiếu do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ.
1. Trách nhiệm của tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký
a) Tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký không được phát hành chứng chỉ lưu ký trên cơ sở số cổ phiếu lớn hơn số cổ phiếu được dùng làm cơ sở phát hành chứng chỉ lưu ký;
b) Thực hiện các cam kết với nhà đầu tư theo Đề án phát hành chứng chỉ lưu ký và theo quy định của pháp luật;
c) Cung cấp thông tin về người sở hữu chứng chỉ lưu ký (danh tính, quốc tịch, số lượng cổ phiếu tương ứng với số chứng chỉ lưu ký sở hữu) tại ngày chốt danh sách cổ đông cho tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở trong trường hợp người sở hữu chứng chỉ lưu ký chỉ thị cho tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông.
2. Trách nhiệm của cổ đông, nhà đầu tư sở hữu chứng chỉ lưu ký
a) Cổ đông công ty niêm yết khi sở hữu chứng chỉ lưu ký dẫn đến tổng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu và tỷ lệ cổ phiếu tương ứng với số chứng chỉ lưu ký sở hữu tại nước ngoài đạt tỷ lệ sở hữu tương ứng phải công bố thông tin về sở hữu cổ phiếu có trách nhiệm công bố thông tin theo quy định về công bố thông tin;
b) Cổ đông công ty niêm yết chỉ được mua chứng chỉ lưu ký với số lượng dẫn đến tổng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu và tỷ lệ cổ phiếu tương ứng với số chứng chỉ lưu ký sở hữu tại nước ngoài của cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không vượt các mức phải thực hiện chào mua công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Chứng khoán;
c) Cổ đông lớn, người nội bộ của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở có trách nhiệm công bố thông tin và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định về công bố thông tin đối với các đối tượng này trước khi thực hiện chuyển cổ phiếu vào tài khoản của tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài mở tại thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
1. Việc chào mua công khai phải đảm bảo công bằng đối với các cổ đông của công ty mục tiêu, nhà đầu tư của quỹ đầu tư mục tiêu.
2. Các bên tham gia chào mua công khai được cung cấp đầy đủ thông tin để tiếp cận đề nghị mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng.
3. Tôn trọng quyền tự định đoạt của các cổ đông của công ty mục tiêu, nhà đầu tư của quỹ đầu tư mục tiêu.
4. Tổ chức, cá nhân chào mua công khai phải chỉ định một công ty chứng khoán làm đại lý chào mua công khai.
1. Các trường hợp phải chào mua công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Chứng khoán.
2. Ngoài các trường hợp phải chào mua công khai theo quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân có ý định thực hiện chào mua công khai đối với cổ phiếu của công ty đại chúng hoặc chứng chỉ quỹ đóng phải thực hiện đầy đủ các quy định tại Nghị định này về chào mua công khai.
Trường hợp không phải chào mua công khai theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 35 Luật Chứng khoán, cổ đông, nhà đầu tư là đối tượng chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng và người có liên quan của các cổ đông, nhà đầu tư này không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Đại hội nhà đầu tư về việc chuyển nhượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng được thông qua khi số cổ đông, nhà đầu tư sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông, nhà đầu tư có quyền biểu quyết còn lại tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty mục tiêu, quỹ đầu tư mục tiêu quy định.
1. Trường hợp tổ chức, cá nhân chào mua công khai thanh toán bằng tiền, hồ sơ đăng ký chào mua công khai bao gồm:
a) Giấy đăng ký chào mua công khai theo Mẫu số 23 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản công bố thông tin theo Mẫu số 24 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Quyết định của cấp có thẩm quyền của tổ chức đăng ký chào mua công khai thông qua việc chào mua công khai;
d) Giấy xác nhận bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng đối với tổ chức, cá nhân chào mua công khai hoặc giấy xác nhận phong tỏa tài khoản ngân hàng của tổ chức, cá nhân chào mua công khai đảm bảo tổ chức, cá nhân có đủ tiền để thực hiện chào mua công khai. Tài liệu này phải được gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản thông báo nhận được đầy đủ hồ sơ;
đ) Văn bản của công ty chứng khoán xác nhận làm đại lý chào mua công khai;
e) Văn bản của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về tập trung kinh tế được thực hiện hoặc tập trung kinh tế có điều kiện trong trường hợp chào mua công khai dẫn đến hoạt động tập trung kinh tế thuộc ngưỡng tập trung kinh tế phải thông báo.
2. Trường hợp chào mua công khai bằng cổ phiếu phát hành, hồ sơ đăng ký chào mua công khai theo quy định tại Điều 54 Nghị định này.
1. Tổ chức, cá nhân chào mua công khai gửi hồ sơ đăng ký chào mua công khai đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; đồng thời gửi cho công ty mục tiêu, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý quỹ đầu tư mục tiêu.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chào mua công khai, công ty mục tiêu, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý quỹ đầu tư mục tiêu có trách nhiệm công bố thông tin về việc nhận được đề nghị chào mua công khai trên trang thông tin điện tử của công ty mục tiêu, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý quỹ đầu tư mục tiêu, Sở giao dịch chứng khoán.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân chào mua công khai và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đã nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký chào mua công khai; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với trường hợp phát hành cổ phiếu để chào mua công khai quy định tại Điều 53 Nghị định này.
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chào mua công khai, Hội đồng quản trị công ty mục tiêu, Ban đại diện quỹ đầu tư mục tiêu phải công bố thông tin cho cổ đông, nhà đầu tư trên trang thông tin điện tử của công ty mục tiêu, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý quỹ đầu tư mục tiêu về đánh giá, khuyến nghị đối với đề nghị chào mua công khai; đồng thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Đánh giá, khuyến nghị của Hội đồng quản trị công ty mục tiêu, Ban đại diện quỹ đầu tư mục tiêu đối với việc chào mua công khai cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng phải được thể hiện bằng văn bản. Trường hợp một hoặc một số thành viên Hội đồng quản trị, Ban đại diện quỹ có ý kiến khác, Hội đồng quản trị, Ban đại diện quỹ phải công bố kèm theo các ý kiến này.
Tổ chức chào mua công khai, người nội bộ và người có liên quan của tổ chức chào mua công khai, đại lý chào mua công khai và những người khác biết thông tin về đợt chào mua công khai không được lợi dụng việc biết thông tin để mua, bán chứng khoán; cung cấp thông tin, xúi giục, lôi kéo người khác mua, bán chứng khoán trước thời điểm thông tin chào mua được công bố.
1. Kể từ thời điểm cấp có thẩm quyền của tổ chức chào mua công khai có quyết định về việc chào mua công khai hoặc kể từ thời điểm cá nhân chào mua công khai gửi hồ sơ đăng ký chào mua công khai đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đến khi kết thúc đợt chào mua công khai, tổ chức, cá nhân chào mua công khai không được thực hiện các hành vi sau:
a) Trực tiếp hoặc gián tiếp mua hoặc cam kết mua cổ phiếu, quyền mua cổ phần, chứng quyền và trái phiếu chuyển đổi của công ty mục tiêu hoặc chứng chỉ quỹ đóng của quỹ đầu tư mục tiêu, quyền mua chứng chỉ quỹ đóng của quỹ đầu tư mục tiêu ngoài đợt chào mua công khai;
b) Bán, cam kết bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng đang được chào mua công khai;
c) Đối xử không công bằng với những người sở hữu cùng loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng đang được chào mua công khai;
d) Cung cấp thông tin riêng cho cổ đông, nhà đầu tư ở mức độ không giống nhau hoặc không cùng thời điểm;
đ) Từ chối mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng đang được chào mua công khai, trừ trường hợp được chấp thuận rút lại đề nghị chào mua công khai theo quy định tại Điều 92 Nghị định này;
e) Mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng trái với các điều khoản được công bố trong Bản công bố thông tin chào mua công khai (trường hợp chào mua công khai thanh toán bằng tiền) hoặc Bản cáo bạch (trường hợp chào mua công khai bằng cổ phiếu phát hành).
2. Tổ chức, cá nhân chào mua công khai phải đảm bảo tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty mục tiêu theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân chào mua công khai có nghĩa vụ công bố đầy đủ thông tin sau tại thời điểm gửi hồ sơ công bố thông tin chào mua công khai trong Bản công bố thông tin chào mua công khai (trường hợp chào mua công khai thanh toán bằng tiền) hoặc Bản cáo bạch (trường hợp chào mua công khai bằng cổ phiếu phát hành):
a) Số lượng cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng quyền, quyền mua, chứng chỉ quỹ đóng của công ty mục tiêu, quỹ đầu tư mục tiêu mà tổ chức, cá nhân chào mua công khai và người có liên quan sở hữu hoặc gián tiếp sở hữu thông qua bên thứ ba;
b) Các giao dịch, cam kết liên quan đến cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng của công ty mục tiêu, quỹ đầu tư mục tiêu.
1. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện chào mua công khai theo đúng quy định tại Nghị định này và chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp tổ chức, cá nhân chào mua công khai vi phạm quy định về chào mua công khai.
2. Làm đại lý nhận đăng ký bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng; nhận đăng ký hoán đổi cổ phần và chuyển giao cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng cho tổ chức, cá nhân chào mua công khai trong thời hạn nêu tại Bản công bố thông tin chào mua công khai (trường hợp chào mua công khai thanh toán bằng tiền) hoặc Bản cáo bạch (trường hợp chào mua công khai bằng cổ phiếu phát hành).
3. Đảm bảo tổ chức, cá nhân chào mua công khai có đủ tiền để thực hiện chào mua công khai vào thời điểm chính thức chào mua công khai theo hồ sơ đăng ký đối với việc chào mua công khai thanh toán bằng tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Nghị định này.
1. Đối với trường hợp chào mua công khai thanh toán bằng tiền
a) Giá chào mua không được thấp hơn bình quân giá tham chiếu của 60 ngày giao dịch liền trước ngày gửi giấy đăng ký chào mua công khai và không thấp hơn giá mua cao nhất của các đợt chào mua công khai đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng của công ty mục tiêu, quỹ đầu tư mục tiêu trong thời gian này;
b) Trong quá trình chào mua công khai, tổ chức, cá nhân chào mua công khai không được điều chỉnh giảm giá chào mua công khai;
c) Trường hợp điều chỉnh tăng giá chào mua công khai, tổ chức, cá nhân chào mua công khai phải công bố giá điều chỉnh tối thiểu 07 ngày trước ngày cuối cùng nhận đăng ký bán và giá điều chỉnh được áp dụng đối với tất cả các cổ đông, nhà đầu tư đăng ký bán. Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân đăng ký chào mua công khai phải đảm bảo có khả năng thanh toán đối với số tiền phát sinh tăng do tăng giá chào mua công khai.
2. Đối với trường hợp chào mua công khai bằng cổ phiếu phát hành, tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông của tổ chức chào mua công khai thông qua theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định này.
1. Sau khi công bố thông tin về chào mua công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 93 Nghị định này đến ngày cuối cùng nhận đăng ký bán, tổ chức, cá nhân chỉ được đề nghị rút lại việc chào mua khi xảy ra một trong các sự kiện sau:
a) Số lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng đăng ký bán, đăng ký hoán đổi không đạt tỷ lệ tối thiểu mà tổ chức, cá nhân chào mua công khai đã công bố trong Bản công bố thông tin chào mua công khai (trường hợp chào mua công khai thanh toán bằng tiền) hoặc Bản cáo bạch (trường hợp chào mua công khai bằng cổ phiếu phát hành);
b) Công ty mục tiêu tăng số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết thông qua chuyển đổi cổ phần ưu đãi;
c) Công ty mục tiêu giảm số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết;
d) Công ty mục tiêu phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền, quyền mua hoặc quỹ đầu tư mục tiêu phát hành chứng chỉ quỹ đóng để tăng vốn điều lệ quỹ;
đ) Công ty mục tiêu bán tài sản của công ty có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất.
2. Các trường hợp được đề nghị rút lại việc chào mua công khai phải được nêu rõ trong Bản công bố thông tin chào mua công khai (trường hợp chào mua công khai thanh toán bằng tiền) hoặc Bản cáo bạch (trường hợp chào mua công khai bằng cổ phiếu phát hành).
3. Tổ chức, cá nhân chào mua công khai phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước việc rút lại đề nghị chào mua công khai trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị rút lại chào mua công khai, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có ý kiến trả lời bằng văn bản.
4. Trường hợp được rút đề nghị chào mua công khai, tổ chức, cá nhân chào mua công khai phải công bố việc rút lại đề nghị chào mua công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức chào mua công khai (nếu có), đại lý chào mua công khai, Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được văn bản thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo nhận được đầy đủ tài liệu đăng ký chào mua công khai hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát hành (trường hợp chào mua công khai bằng cổ phiếu phát hành), tổ chức, cá nhân chào mua công khai phải thực hiện công bố thông tin như sau:
a) Công bố Bản thông báo chào mua công khai, Bản công bố thông tin chào mua công khai (trường hợp chào mua công khai thanh toán bằng tiền), Bản cáo bạch (trường hợp chào mua công khai bằng cổ phiếu phát hành) trên trang thông tin điện tử của tổ chức chào mua công khai (nếu có), đại lý chào mua công khai, Sở giao dịch chứng khoán;
b) Việc chào mua công khai chỉ được thực hiện sau tối thiểu 03 ngày kể từ ngày tổ chức, cá nhân chào mua công khai công bố thông tin theo quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời gian thực hiện 01 đợt chào mua công khai tối thiểu là 30 ngày giao dịch và tối đa là 60 ngày giao dịch kể từ ngày bắt đầu nhận đăng ký bán, đăng ký hoán đổi được xác định trong Bản thông báo chào mua công khai.
3. Số lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng đã được cổ đông, nhà đầu tư đăng ký bán, đăng ký hoán đổi không được phép giao dịch cho đến khi kết thúc việc chào mua công khai, trừ trường hợp cổ đông, nhà đầu tư rút lại đăng ký bán, đăng ký hoán đổi theo quy định khoản 4 Điều này.
4. Cổ đông, nhà đầu tư có quyền rút lại đăng ký bán, đăng ký hoán đổi trong thời gian chào mua công khai khi các điều kiện chào mua công khai được thay đổi hoặc có tổ chức, cá nhân khác thực hiện chào mua cạnh tranh đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng của công ty mục tiêu, quỹ đầu tư mục tiêu.
5. Trường hợp số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng được chào mua nhỏ hơn số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng đăng ký bán, đăng ký hoán đổi, việc xác định số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng được mua, được hoán đổi của từng cổ đông, nhà đầu tư căn cứ trên cơ sở tỷ lệ tương ứng với số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng mà mỗi cổ đông, nhà đầu tư đăng ký bán, hoán đổi và đảm bảo mức giá, tỷ lệ hoán đổi công bằng đối với tất cả các cổ đông, nhà đầu tư.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng nhận đăng ký bán, hoán đổi, tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp tiếp tục phải chào mua công khai theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Luật Chứng khoán có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đồng thời công bố thông tin về việc tiếp tục chào mua công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức chào mua công khai (nếu có), đại lý chào mua công khai, Sở giao dịch chứng khoán.
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào mua công khai, tổ chức, cá nhân thực hiện chào mua công khai phải gửi Báo cáo kết quả đợt chào mua công khai cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đồng thời công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức chào mua công khai (nếu có), đại lý chào mua công khai, Sở giao dịch chứng khoán.
2. Đối với trường hợp chào mua công khai bằng cổ phiếu phát hành, Báo cáo kết quả đợt chào mua công khai đồng thời là Báo cáo kết quả đợt phát hành.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về mẫu Bản thông báo chào bán chứng khoán, mẫu Báo cáo kết quả đợt chào bán; mẫu Bản thông báo phát hành, mẫu Báo cáo kết quả đợt phát hành; mẫu Bản thông báo chào mua công khai, mẫu Báo cáo kết quả đợt chào mua công khai và các mẫu biểu khác hướng dẫn thi hành các hoạt động quy định tại Chương này.
1. Công ty chứng khoán là thành viên bù trừ hoặc thành viên lưu ký có hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung; trường hợp đăng ký trở thành thành viên giao dịch công cụ nợ, công ty chứng khoán là thành viên lưu ký và được cấp phép thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Chứng khoán.
2. Đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.
3. Không trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt theo quy định pháp luật.
1. Giấy đăng ký thành viên theo Mẫu số 25 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.
3. Giấy chứng nhận thành viên bù trừ (trường hợp công ty chứng khoán là thành viên bù trừ đăng ký trở thành thành viên giao dịch); hoặc Giấy chứng nhận thành viên lưu ký và Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung (trường hợp công ty chứng khoán không phải là thành viên bù trừ đăng ký trở thành thành viên giao dịch); hoặc Giấy chứng nhận thành viên lưu ký (trường hợp công ty chứng khoán đăng ký trở thành thành viên giao dịch công cụ nợ).
4. Bản thuyết minh về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự.
1. Điều kiện trở thành thành viên giao dịch đặc biệt bao gồm:
a) Là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định và không trong tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng;
b) Là thành viên lưu ký hoặc tổ chức mở tài khoản trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự cho hoạt động giao dịch công cụ nợ theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.
2. Điều kiện Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ bao gồm:
a) Là tổ chức mở tài khoản trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Thành viên giao dịch đặc biệt, Kho bạc Nhà nước chỉ được phép thực hiện giao dịch công cụ nợ cho chính mình.
1. Hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
a) Tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 98 Nghị định này;
b) Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép mở chi nhánh của cơ quan có thẩm quyền;
c) Giấy chứng nhận là thành viên lưu ký hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản trực tiếp;
d) Bản thuyết minh về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự.
2. Hồ sơ Kho bạc Nhà nước đăng ký tham gia giao dịch công cụ nợ bao gồm:
a) Tài liệu quy định tại các điểm a, d khoản 1 Điều này;
b) Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam với Kho bạc Nhà nước về việc mở tài khoản trực tiếp.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán có văn bản yêu cầu tổ chức đăng ký thành viên hoàn thiện cơ sở vật chất, cài đặt hệ thống, kết nối các phần mềm truyền nhận dữ liệu giao dịch, thử nghiệm giao dịch.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức đăng ký thành viên đạt yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật trên cơ sở kết quả kiểm tra của Sở giao dịch chứng khoán, tổ chức đăng ký thành viên ký kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ với Sở giao dịch chứng khoán và đăng ký ngày giao dịch chính thức.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức đăng ký thành viên hoàn tất các yêu cầu để chuẩn bị triển khai giao dịch theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, Sở giao dịch chứng khoán ra quyết định chấp thuận tư cách thành viên và công bố thông tin về thành viên trên phương tiện công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán.
4. Trình tự, thủ tục Kho bạc Nhà nước đăng ký tham gia giao dịch công cụ nợ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này.
1. Trường hợp có ít nhất 01 công ty bị hợp nhất là thành viên giao dịch trước thời điểm hợp nhất; hoặc công ty nhận sáp nhập không là thành viên giao dịch nhưng có ít nhất 01 công ty bị sáp nhập là thành viên giao dịch trước thời điểm sáp nhập, điều kiện trở thành thành viên giao dịch như sau:
a) Tiếp tục sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin cho hoạt động giao dịch chứng khoán của công ty chứng khoán là thành viên giao dịch trước thời điểm hợp nhất, sáp nhập;
b) Đáp ứng điều kiện về nhân sự, quy trình nghiệp vụ theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.
2. Trường hợp công ty chứng khoán nhận sáp nhập là thành viên giao dịch trước thời điểm sáp nhập:
Công ty chứng khoán nhận sáp nhập được tiếp tục làm thành viên giao dịch sau khi hoàn thành việc sáp nhập. Sở giao dịch chứng khoán ra quyết định hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch của công ty chứng khoán bị sáp nhập ngay sau khi nhận được Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán sửa đổi của công ty chứng khoán nhận sáp nhập do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
3. Trường hợp công ty chứng khoán hợp nhất, công ty chứng khoán nhận sáp nhập không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều này, điều kiện trở thành thành viên giao dịch theo quy định tại Điều 97 Nghị định này.
4. Hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Giấy đăng ký thành viên theo Mẫu số 25 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (đối với công ty chứng khoán nhận sáp nhập) hoặc Giấy đăng ký thành viên theo Mẫu số 26 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (đối với công ty chứng khoán hợp nhất);
b) Giấy đề nghị hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch của công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập theo Mẫu số 27 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc chấp thuận hợp nhất, sáp nhập;
d) Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc quyết định của chủ sở hữu công ty của các công ty bị hợp nhất, công ty nhận sáp nhập cam kết về việc công ty chứng khoán hợp nhất, công ty chứng khoán nhận sáp nhập tiếp tục sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự cho hoạt động giao dịch chứng khoán của công ty chứng khoán thành viên tham gia hợp nhất, sáp nhập. Trường hợp có thay đổi về nhân sự và quy trình nghiệp vụ giao dịch, công ty phải bổ sung các tài liệu liên quan, trong đó nêu rõ các nội dung thay đổi.
5. Trình tự, thủ tục đăng ký thành viên giao dịch đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này:
Trường hợp hồ sơ đăng ký thành viên đầy đủ và hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán ra quyết định chấp thuận tư cách thành viên giao dịch ngay sau khi nhận được Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán hợp nhất hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán sửa đổi của công ty chứng khoán nhận sáp nhập do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp; đồng thời hủy bỏ tư cách thành viên của công ty chứng khoán tham gia hợp nhất, công ty chứng khoán bị sáp nhập.
6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành viên giao dịch đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thực hiện theo Điều 98, Điều 101 Nghị định này.
1. Hồ sơ tự nguyện hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch bao gồm:
a) Giấy đề nghị hủy bỏ tư cách thành viên theo Mẫu số 27 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua việc hủy bỏ tư cách thành viên hoặc rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán đối với công ty chứng khoán hoặc giải thể công ty, hoặc hợp nhất, sáp nhập;
c) Quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua phương án xử lý nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác chưa hoàn thành đối với Sở giao dịch chứng khoán.
2. Hồ sơ tự nguyện hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch đặc biệt bao gồm tài liệu quy định tại các điểm a, c khoản 1 Điều này đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Hồ sơ Kho bạc Nhà nước tự nguyện hủy bỏ tham gia giao dịch công cụ nợ bao gồm tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán có văn bản thông báo ngừng giao dịch và các nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ khác của thành viên đối với Sở giao dịch chứng khoán.
Thành viên giao dịch công cụ nợ phải hoàn tất các giao dịch lần 2 trong giao dịch mua bán lại, giao dịch bán kết hợp mua lại, giao dịch vay và cho vay của thành viên giao dịch và của khách hàng (nếu có) trước ngày ngừng giao dịch.
2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ ngày nhận được thông báo ngừng giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán, thành viên có nghĩa vụ công bố thông tin về việc ngừng giao dịch và hủy bỏ tư cách thành viên.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thành viên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Sở giao dịch chứng khoán ra quyết định hủy bỏ tư cách thành viên.
5. Trong thời gian ngừng giao dịch để thực hiện thủ tục hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch, công ty chứng khoán không được ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán, không được gia hạn các hợp đồng với khách hàng để thực hiện giao dịch qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán; phải thực hiện tất toán, chuyển tài khoản theo yêu cầu của khách hàng (nếu có).
6. Trình tự, thủ tục Kho bạc Nhà nước tự nguyện hủy bỏ tham gia giao dịch công cụ nợ thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.
1. Sở giao dịch chứng khoán đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của thành viên trong các trường hợp sau:
a) Bị đình chỉ hoạt động môi giới hoặc tự doanh chứng khoán; bị đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
b) Không khắc phục được tình trạng bị kiểm soát, kiểm soát đặc biệt theo quy định pháp luật;
c) Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 97, Điều 99 Nghị định này và không khắc phục được các điều kiện này sau thời hạn do Sở giao dịch chứng khoán yêu cầu;
d) Tạm ngừng hoạt động môi giới chứng khoán hoặc tự doanh chứng khoán và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
đ) Bị thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ mà không có Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung (đối với thành viên giao dịch là thành viên bù trừ);
e) Không có Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung hoặc Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung không còn hiệu lực (đối với thành viên giao dịch không bù trừ);
g) Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.
2. Cách thức xác định, thời hạn và phạm vi đình chỉ hoạt động giao dịch theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.
1. Thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt bị hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán có thông báo ngừng giao dịch để hủy bỏ tư cách thành viên tự nguyện, thành viên không hoàn thành các nghĩa vụ theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại Điều 104 Nghị định này;
b) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán có quyết định chấp thuận tư cách thành viên mà không triển khai hoạt động giao dịch qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán;
c) Kết thúc thời hạn đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán, Giấy chứng nhận thành viên lưu ký;
đ) Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.
2. Kết thúc thời hạn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Sở giao dịch chứng khoán ra quyết định hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch.
3. Thủ tục hủy bỏ bắt buộc tư cách thành viên đối với trường hợp quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều này:
a) Khi xảy ra các sự kiện quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều này, Sở giao dịch chứng khoán có văn bản thông báo ngừng giao dịch của thành viên và các nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ khác của thành viên đối với Sở giao dịch chứng khoán.
Thành viên giao dịch công cụ nợ phải hoàn tất các giao dịch lần 2 trong giao dịch mua bán lại, giao dịch bán kết hợp mua lại, giao dịch vay và cho vay của thành viên giao dịch và của khách hàng (nếu có) trước ngày ngừng giao dịch;
b) Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo ngừng giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán, thành viên có nghĩa vụ công bố thông tin về việc ngừng giao dịch và bị hủy bỏ tư cách thành viên;
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại điểm a khoản này, thành viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thành viên hoàn thành nghĩa vụ theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán hoặc kết thúc thời hạn quy định tại điểm c khoản này, Sở giao dịch chứng khoán ra quyết định hủy bỏ tư cách thành viên.
4. Trong thời gian ngừng giao dịch để thực hiện thủ tục hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch, công ty chứng khoán phải tuân thủ các quy định tại khoản 5 Điều 104 Nghị định này.
1. Báo cáo tài chính của tổ chức đăng ký niêm yết phải tuân thủ các quy định sau:
a) Báo cáo tài chính được lập theo pháp luật kế toán. Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty mẹ, tổ chức đăng ký niêm yết phải nộp báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính công ty mẹ. Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân, tổ chức đăng ký niêm yết phải nộp báo cáo tài chính tổng hợp;
b) Báo cáo tài chính năm phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Ý kiến kiểm toán đối với các báo cáo tài chính là ý kiến chấp nhận toàn phần; trường hợp ý kiến kiểm toán là ý kiến ngoại trừ thì khoản ngoại trừ không ảnh hưởng đến điều kiện niêm yết; tổ chức đăng ký niêm yết phải có tài liệu giải thích hợp lý và có xác nhận của tổ chức kiểm toán về các khoản ngoại trừ không ảnh hưởng đến các điều kiện niêm yết;
c) Trường hợp hợp nhất, sáp nhập: báo cáo tài chính kỳ kế toán cuối cùng từ ngày bắt đầu năm tài chính đến thời điểm hợp nhất của các công ty tham gia hợp nhất và báo cáo tài chính kỳ kế toán đầu tiên từ thời điểm hợp nhất đến thời điểm kết thúc năm tài chính của công ty hợp nhất phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản này; báo cáo tài chính năm của các công ty tham gia hợp nhất, sáp nhập phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
d) Trường hợp thời điểm gửi hồ sơ đăng ký niêm yết đầy đủ và hợp lệ đến Sở giao dịch chứng khoán quá thời hạn công bố thông tin báo cáo tài chính quý theo quy định cho công ty niêm yết, tổ chức đăng ký niêm yết phải bổ sung báo cáo tài chính của quý đó. Trường hợp đăng ký niêm yết sau ngày kết thúc của kỳ lập báo cáo tài chính bán niên, tổ chức đăng ký niêm yết phải bổ sung báo cáo tài chính bán niên được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
đ) Trường hợp sau kỳ kế toán gần nhất được kiểm toán, tổ chức đăng ký niêm yết thực hiện phát hành tăng vốn điều lệ (trừ trường hợp phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động, phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu), tổ chức đăng ký niêm yết phải bổ sung báo cáo vốn chủ sở hữu đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận hoặc báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
2. Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước phải được đảm bảo bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận với ý kiến chấp nhận toàn phần.
3. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu bình quân trong năm của doanh nghiệp, trong đó:
a) Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty mẹ, ROE được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính hợp nhất, trong đó chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ và vốn chủ sở hữu được xác định sau khi đã loại trừ lợi ích của cổ đông không kiểm soát. Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của tổ chức đăng ký niêm yết được xác định tại báo cáo tài chính tổng hợp;
b) Trường hợp trong năm có hoạt động chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, hợp nhất, sáp nhập, tách công ty, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế là tổng lợi nhuận sau thuế của các giai đoạn trong năm liền trước năm đăng ký niêm yết được xác định tại báo cáo tài chính kiểm toán trong từng giai đoạn hoạt động, chỉ tiêu vốn chủ sở hữu được tính bình quân vốn chủ sở hữu đầu kỳ, vốn chủ sở hữu cuối kỳ của các giai đoạn hoạt động;
c) Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty đại chúng hình thành sau hợp nhất, sáp nhập, chia, tách và các trường hợp cơ cấu lại khác, tỷ lệ ROE dương được xác định dựa trên lợi nhuận sau thuế dương và vốn chủ sở hữu bình quân dương;
d) Vốn chủ sở hữu bình quân là bình quân vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ, không bao gồm nguồn kinh phí và quỹ khác được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Chứng khoán niêm yết được tổ chức phân bảng theo các khu vực thị trường riêng biệt như sau:
1. Bảng niêm yết cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm, chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết và các sản phẩm tài chính khác;
2. Bảng niêm yết công cụ nợ;
3. Bảng niêm yết trái phiếu doanh nghiệp;
4. Bảng niêm yết chứng khoán phái sinh.
1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu
a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng trở lên căn cứ trên báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán, đồng thời giá trị vốn hóa đạt tối thiểu 30 tỷ đồng tính theo bình quân gia quyền giá thanh toán cổ phiếu trong đợt chào bán ra công chúng gần nhất theo quy định của Nghị định này hoặc giá tham chiếu cổ phiếu giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom trung bình 30 phiên gần nhất trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết hoặc bình quân gia quyền giá thanh toán trong đợt bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa;
b) Đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết; đã giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom tối thiểu 02 năm, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết đã chào bán cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa;
c) Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm đăng ký niêm yết tối thiểu là 5% và hoạt động kinh doanh của 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; không có lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên được soát xét trong trường hợp đăng ký niêm yết sau ngày kết thúc của kỳ lập báo cáo tài chính bán niên;
d) Trừ trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa, tổ chức đăng ký niêm yết phải có tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức đăng ký niêm yết từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết;
đ) Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban Kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị bổ nhiệm và cổ đông lớn là người có liên quan của các đối tượng trên phải cam kết tiếp tục nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
e) Công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty không bị xử lý vi phạm trong thời hạn 02 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán;
g) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký niêm yết, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty chứng khoán.
2. Việc phân loại, sắp xếp cổ phiếu niêm yết căn cứ vào các tiêu chí quy định tại quy chế niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, bao gồm: vốn điều lệ, giá trị vốn hóa, thời gian hoạt động, tình hình tài chính, cơ cấu cổ đông không phải là cổ đông lớn, quản trị công ty.
1. Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của công ty chào bán cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa bao gồm:
a) Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu theo Mẫu số 28 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản cáo bạch niêm yết theo Mẫu số 29 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Giấy chứng nhận đăng ký chào bán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, báo cáo kết quả chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức đăng ký niêm yết hoặc quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về Đề án cổ phần hóa (trong trường hợp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa); Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu;
c) Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong thời hạn 01 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết; kèm theo danh sách cổ đông lớn, cổ đông chiến lược, người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ (số lượng, tỷ lệ nắm giữ, thời gian bị hạn chế chuyển nhượng (nếu có));
d) Cam kết của cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban Kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị bổ nhiệm và cam kết của cổ đông lớn là người có liên quan của các đối tượng trên về việc nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo;
đ) Hợp đồng tư vấn niêm yết, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty chứng khoán;
e) Giấy chứng nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về việc cổ phiếu của tổ chức đăng ký niêm yết đã đăng ký chứng khoán tập trung;
g) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương;
h) Báo cáo tài chính trong 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết của tổ chức đăng ký niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Nghị định này.
2. Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của công ty đã giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom tối thiểu 02 năm, bao gồm:
a) Tài liệu quy định tại các điểm a, c, d, đ, g, h khoản 1 Điều này;
b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu;
c) Bản cáo bạch niêm yết theo Mẫu số 29 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ đóng, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ hoán đổi danh mục và cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng bao gồm:
a) Giấy đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán theo Mẫu số 28 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ đầu tư chứng khoán, Giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán kèm theo bản cáo bạch, sổ đăng ký nhà đầu tư hoặc sổ đăng ký cổ đông;
c) Báo cáo danh mục đầu tư của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán tại thời điểm đăng ký niêm yết có xác nhận của ngân hàng giám sát;
d) Giấy chứng nhận đăng ký chứng chỉ quỹ, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp.
4. Sở giao dịch chứng khoán sau khi chấp thuận niêm yết phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 01 bản sao hồ sơ đăng ký niêm yết.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết đầy đủ và hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán có quyết định chấp thuận niêm yết; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được chấp thuận niêm yết, tổ chức đăng ký niêm yết phải đưa chứng khoán vào giao dịch.
1. Điều kiện niêm yết của công ty hợp nhất trên Sở giao dịch chứng khoán bao gồm:
a) Trường hợp các công ty bị hợp nhất đều là công ty niêm yết, công ty hợp nhất được niêm yết khi các công ty bị hợp nhất đều không thuộc diện bị lỗ 02 năm liên tục căn cứ trên báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm hợp nhất của các công ty bị hợp nhất;
b) Trường hợp các công ty bị hợp nhất đều là công ty niêm yết, trong đó có ít nhất 01 công ty bị lỗ trong 02 năm liên tục liền trước năm hợp nhất, công ty hợp nhất được niêm yết khi có ROE dương căn cứ trên báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho năm liền trước năm thực hiện hợp nhất của công ty hợp nhất;
c) Trường hợp công ty niêm yết hợp nhất với công ty không phải là công ty niêm yết, trong đó tổng tài sản của các công ty không niêm yết có giá trị dưới 35% tổng tài sản của công ty niêm yết có tổng tài sản lớn nhất, công ty hợp nhất được niêm yết khi các công ty niêm yết tham gia hợp nhất không thuộc diện bị lỗ 02 năm liên tục căn cứ trên báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm hợp nhất của các công ty niêm yết;
d) Trường hợp công ty niêm yết hợp nhất với công ty không phải là công ty niêm yết, trong đó tổng tài sản của các công ty không niêm yết có giá trị từ 35% tổng tài sản trở lên của công ty niêm yết có tổng tài sản lớn nhất, công ty hợp nhất phải đáp ứng điều kiện niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Nghị định này (ngoại trừ điều kiện về giá trị vốn hóa và thời gian đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom); trong đó các chỉ tiêu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 109 Nghị định này được xác định căn cứ trên báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho 02 năm liền trước năm hợp nhất của công ty hợp nhất;
đ) Trường hợp các công ty bị hợp nhất đều không phải là công ty niêm yết, nhưng có ít nhất một công ty đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom từ 02 năm trở lên hoặc đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, đồng thời tổng tài sản của các công ty tham gia hợp nhất khác có giá trị nhỏ hơn 35% tổng tài sản của công ty đăng ký giao dịch hoặc đã chào bán chứng khoán ra công chúng có tổng tài sản lớn nhất, công ty hợp nhất phải đáp ứng điều kiện niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Nghị định này (ngoại trừ điều kiện về giá trị vốn hóa và thời gian đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom), trong đó các chỉ tiêu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 109 Nghị định này được xác định căn cứ trên:
- Báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết của công ty bị hợp nhất là công ty đăng ký giao dịch hoặc đã chào bán chứng khoán ra công chúng có tổng tài sản lớn nhất (trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm hợp nhất).
- Báo cáo tài chính năm của năm liền trước năm hợp nhất của công ty bị hợp nhất là công ty đăng ký giao dịch hoặc đã chào bán chứng khoán ra công chúng có tổng giá trị tài sản lớn nhất; báo cáo tài chính kỳ kế toán cuối cùng từ ngày bắt đầu năm tài chính đến thời điểm hợp nhất của công ty đăng ký giao dịch hoặc đã chào bán chứng khoán ra công chúng có tổng giá trị tài sản lớn nhất và báo cáo tài chính kỳ kế toán đầu tiên từ thời điểm hợp nhất đến thời điểm kết thúc năm tài chính của công ty hợp nhất (trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm liền sau năm hợp nhất). Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu năm liền trước năm đăng ký niêm yết là bình quân vốn chủ sở hữu đầu kỳ và vốn chủ sở hữu cuối kỳ của các giai đoạn, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm liền trước năm đăng ký niêm yết là tổng lợi nhuận sau thuế của các giai đoạn, căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ kế toán cuối cùng từ ngày bắt đầu năm tài chính tính đến thời điểm hợp nhất của công ty đăng ký giao dịch hoặc đã chào bán chứng khoán ra công chúng và báo cáo tài chính kỳ kế toán đầu tiên từ thời điểm hợp nhất đến thời điểm kết thúc năm tài chính của công ty hợp nhất.
- Báo cáo tài chính kỳ kế toán cuối cùng từ ngày bắt đầu năm tài chính đến thời điểm hợp nhất của công ty đăng ký giao dịch hoặc đã chào bán chứng khoán ra công chúng có tổng giá trị tài sản lớn nhất và báo cáo tài chính kỳ kế toán đầu tiên từ thời điểm hợp nhất đến thời điểm kết thúc năm tài chính của công ty hợp nhất; báo cáo tài chính năm của năm liền trước năm đăng ký niêm yết của công ty hợp nhất (trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm thứ hai liền sau năm hợp nhất). Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trong năm hợp nhất là tổng lợi nhuận sau thuế của các giai đoạn, căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ kế toán cuối cùng từ ngày bắt đầu năm tài chính đến thời điểm hợp nhất của công ty đăng ký giao dịch hoặc đã chào bán chứng khoán ra công chúng có tổng giá trị tài sản lớn nhất và báo cáo tài chính kỳ kế toán đầu tiên từ thời điểm hợp nhất đến thời điểm kết thúc năm tài chính của công ty hợp nhất;
e) Trường hợp các công ty bị hợp nhất đều không phải là công ty niêm yết, nhưng có ít nhất một công ty đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom từ 02 năm trở lên hoặc đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, đồng thời tổng tài sản của các công ty tham gia hợp nhất khác có giá trị từ 35% tổng tài sản trở lên của công ty đăng ký giao dịch hoặc đã chào bán chứng khoán ra công chúng có tổng giá trị tài sản lớn nhất, công ty hợp nhất phải đáp ứng điều kiện niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Nghị định này (ngoại trừ điều kiện về giá trị vốn hóa và thời gian đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom), trong đó các chỉ tiêu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 109 Nghị định này được xác định căn cứ như sau:
- Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho 02 năm liền trước năm hợp nhất của công ty hợp nhất (trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm hợp nhất).
- Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước của công ty hợp nhất năm liền trước năm hợp nhất; báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho kỳ kế toán cuối cùng từ ngày bắt đầu năm tài chính đến thời điểm hợp nhất của công ty hợp nhất và báo cáo tài chính kỳ kế toán đầu tiên từ thời điểm hợp nhất đến thời điểm kết thúc năm tài chính của công ty hợp nhất (trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm liền sau năm hợp nhất). Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu năm liền trước năm đăng ký niêm yết là bình quân vốn chủ sở hữu đầu kỳ và vốn chủ sở hữu cuối kỳ của các giai đoạn, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm liền trước năm đăng ký niêm yết là tổng lợi nhuận sau thuế của các giai đoạn, căn cứ trên báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho kỳ kế toán cuối cùng từ ngày bắt đầu năm tài chính đến thời điểm hợp nhất của công ty hợp nhất và báo cáo tài chính kỳ kế toán đầu tiên từ thời điểm hợp nhất đến thời điểm kết thúc năm tài chính của công ty hợp nhất.
- Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho kỳ kế toán cuối cùng từ ngày bắt đầu năm tài chính đến thời điểm hợp nhất của công ty hợp nhất và báo cáo tài chính kỳ kế toán đầu tiên từ thời điểm hợp nhất đến thời điểm kết thúc năm tài chính của công ty hợp nhất; báo cáo tài chính năm liền trước năm đăng ký niêm yết của công ty hợp nhất (trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm thứ hai liền sau năm hợp nhất). Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trong năm hợp nhất là tổng lợi nhuận sau thuế của các giai đoạn, căn cứ trên báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho kỳ kế toán cuối cùng từ ngày bắt đầu năm tài chính đến thời điểm hợp nhất của công ty hợp nhất và báo cáo tài chính kỳ kế toán đầu tiên từ thời điểm hợp nhất đến thời điểm kết thúc năm tài chính của công ty hợp nhất;
g) Trường hợp hợp nhất doanh nghiệp không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản này, công ty hợp nhất phải đáp ứng điều kiện niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Nghị định này.
2. Điều kiện niêm yết cổ phiếu của công ty nhận sáp nhập trên Sở giao dịch chứng khoán bao gồm:
a) Trường hợp các công ty tham gia sáp nhập đều là công ty niêm yết, công ty nhận sáp nhập được tiếp tục niêm yết khi công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập không thuộc diện bị lỗ liên tục trong 02 năm căn cứ trên báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm sáp nhập của các công ty tham gia sáp nhập;
b) Trường hợp các công ty tham gia sáp nhập đều là công ty niêm yết, trong đó có ít nhất 01 công ty bị lỗ liên tục trong 02 năm liền trước năm sáp nhập, công ty nhận sáp nhập được tiếp tục niêm yết khi có ROE dương căn cứ trên báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho năm liền trước năm thực hiện sáp nhập của công ty nhận sáp nhập;
c) Trường hợp công ty nhận sáp nhập là công ty niêm yết, một trong các công ty bị sáp nhập không phải là công ty niêm yết và tổng tài sản của các công ty bị sáp nhập có giá trị dưới 35% tổng tài sản của công ty nhận sáp nhập, công ty nhận sáp nhập được tiếp tục niêm yết khi công ty nhận sáp nhập không thuộc diện bị lỗ liên tục trong 02 năm căn cứ trên báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm sáp nhập của công ty nhận sáp nhập;
d) Trường hợp công ty nhận sáp nhập là công ty niêm yết, một trong các công ty bị sáp nhập không phải là công ty niêm yết và tổng tài sản của các công ty bị sáp nhập có giá trị từ 35% tổng tài sản trở lên của công ty nhận sáp nhập, tổ chức đăng ký niêm yết phải đáp ứng điều kiện niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Nghị định này (ngoại trừ điều kiện về giá trị vốn hóa và thời gian đăng ký giao dịch trên hệ thống Upcom); trong đó các chỉ tiêu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 109 Nghị định này được xác định căn cứ trên báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước của công ty nhận sáp nhập cho 02 năm liền trước năm sáp nhập;
đ) Trường hợp công ty nhận sáp nhập không phải là công ty niêm yết, nhưng công ty nhận sáp nhập đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom từ 02 năm trở lên hoặc đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, đồng thời tổng tài sản của các công ty bị sáp nhập có giá trị nhỏ hơn 35% tổng tài sản của công ty nhận sáp nhập, tổ chức đăng ký niêm yết phải đáp ứng điều kiện niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Nghị định này (ngoại trừ điều kiện về giá trị vốn hóa và thời gian đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom), trong đó các chỉ tiêu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 109 Nghị định này được xác định căn cứ trên Báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết của công ty nhận sáp nhập;
e) Trường hợp công ty nhận sáp nhập không phải là công ty niêm yết, nhưng công ty nhận sáp nhập đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom từ 02 năm trở lên hoặc đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, đồng thời tổng tài sản của các công ty bị sáp nhập có giá trị từ 35% tổng tài sản trở lên của công ty nhận sáp nhập, tổ chức đăng ký niêm yết phải đáp ứng điều kiện niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Nghị định này (ngoại trừ điều kiện về giá trị vốn hóa và thời gian đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom), trong đó các chỉ tiêu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 109 Nghị định này được xác định căn cứ trên:
- Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước của tổ chức đăng ký niêm yết cho 02 năm liền trước năm sáp nhập (trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm sáp nhập);
- Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước của tổ chức đăng ký niêm yết cho năm liền trước năm sáp nhập và báo cáo tài chính năm gần nhất của công ty nhận sáp nhập (trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm liền sau năm sáp nhập);
- Báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết của tổ chức đăng ký niêm yết (trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm thứ hai liền sau năm sáp nhập);
g) Trường hợp sáp nhập doanh nghiệp không thuộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản này, điều kiện niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Nghị định này.
3. Điều kiện niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán của công ty sau chia, tách doanh nghiệp bao gồm:
a) Điều kiện niêm yết đối với các công ty được tách và công ty được hình thành sau quá trình chia doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Nghị định này;
b) Trường hợp công ty niêm yết thực hiện tách doanh nghiệp, công ty bị tách được tiếp tục niêm yết khi đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng quy định tại Luật Chứng khoán và không thuộc diện bị lỗ liên tục trong 02 năm căn cứ trên báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm tách doanh nghiệp của công ty bị tách;
c) Trường hợp công ty niêm yết thực hiện tách doanh nghiệp, công ty bị tách bị lỗ trong 02 năm liên tục trước năm tách doanh nghiệp, công ty bị tách được tiếp tục niêm yết khi đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng và có ROE dương căn cứ trên báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho năm liền trước năm thực hiện tách doanh nghiệp của công ty bị tách;
d) Trường hợp công ty bị tách không phải là công ty niêm yết nhưng đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom từ 2 năm trở lên hoặc đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, đồng thời tổng tài sản của các công ty được tách có giá trị nhỏ hơn 35% tổng tài sản của công ty bị tách; công ty bị tách phải đáp ứng điều kiện niêm yết tại khoản 1 Điều 109 Nghị định này (ngoại trừ điều kiện về giá trị vốn hóa và thời gian đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom), trong đó các chỉ tiêu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 109 Nghị định này được xác định căn cứ trên báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết của công ty bị tách;
đ) Trường hợp công ty bị tách không phải là công ty niêm yết nhưng đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom từ 2 năm trở lên hoặc đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, đồng thời tổng tài sản của các công ty được tách có giá trị từ 35% tổng tài sản trở lên của công ty bị tách; công ty bị tách phải đáp ứng điều kiện niêm yết tại khoản 1 Điều 109 Nghị định này (ngoại trừ điều kiện về giá trị vốn hóa và thời gian đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom), trong đó các chỉ tiêu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 109 Nghị định này được xác định căn cứ trên:
- Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước của công ty bị tách cho 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết (trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm tách doanh nghiệp);
- Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước của công ty bị tách cho năm liền trước năm tách doanh nghiệp và báo cáo tài chính năm gần nhất của công ty bị tách (trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm liền sau năm tách doanh nghiệp);
- Báo cáo tài chính năm của 02 năm gần nhất của công ty bị tách (trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm thứ hai liền sau năm tách doanh nghiệp);
e) Trường hợp công ty bị tách không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản này, công ty bị tách phải đáp ứng điều kiện niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Nghị định này.
4. Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán của công ty sau cơ cấu lại trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này bao gồm:
a) Công ty niêm yết thực hiện các hoạt động cơ cấu lại được tiếp tục niêm yết khi không thuộc diện bị lỗ liên tục trong 02 năm liền trước năm cơ cấu lại căn cứ trên báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho 02 năm liền trước năm cơ cấu lại;
b) Trường hợp công ty thực hiện cơ cấu lại không phải là công ty niêm yết nhưng đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom từ 02 năm trở lên hoặc đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, công ty sau cơ cấu lại phải đáp ứng điều kiện niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Nghị định này (ngoại trừ điều kiện về giá trị vốn hóa và thời gian đăng ký giao dịch trên hệ thống Upcom); trong đó các chỉ tiêu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 109 Nghị định này được xác định căn cứ trên:
- Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước của công ty thực hiện cơ cấu lại cho 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết (trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm cơ cấu lại);
- Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước của công ty thực hiện cơ cấu lại cho năm liền trước năm cơ cấu lại và báo cáo tài chính năm gần nhất của công ty thực hiện cơ cấu lại (trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm liền sau năm cơ cấu lại);
- Báo cáo tài chính năm của 02 năm gần nhất của công ty thực hiện cơ cấu lại (trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm thứ hai liền sau năm cơ cấu lại);
c) Trường hợp công ty thực hiện cơ cấu lại không thuộc các trường hợp tại điểm a, b khoản này, công ty sau cơ cấu lại phải đáp ứng điều kiện niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Nghị định này.
1. Đối với trường hợp quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 112 Nghị định này, hồ sơ đăng ký niêm yết bao gồm các tài liệu theo quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h khoản 1 Điều 110 Nghị định này, trong đó báo cáo tài chính quy định tại điểm h khoản 1 Điều 110 Nghị định này được thay bằng báo cáo tài chính năm của 02 năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
2. Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 112 Nghị định này, hồ sơ đăng ký niêm yết theo quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h khoản 1 Điều 110 Nghị định này, trong đó báo cáo tài chính quy định tại điểm h khoản 1 Điều 110 Nghị định này được thay bằng báo cáo tài chính năm của 02 năm gần nhất của các doanh nghiệp bị hợp nhất và báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước của tổ chức đăng ký niêm yết cho năm liền trước năm thực hiện hợp nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
3. Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 112 Nghị định này, hồ sơ đăng ký niêm yết theo quy định tại khoản 2 Điều 110 Nghị định này, trong đó báo cáo tài chính năm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 110 Nghị định này được thay bằng báo cáo tài chính năm của 02 năm gần nhất của các doanh nghiệp bị hợp nhất và báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước của tổ chức đăng ký niêm yết cho 02 năm liền trước năm hợp nhất doanh nghiệp được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
4. Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 112 Nghị định này, hồ sơ đăng ký niêm yết theo quy định tại khoản 2 Điều 110 Nghị định này, trong đó báo cáo tài chính năm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 110 Nghị định này được thay bằng:
a) Trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm hợp nhất: báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết của các doanh nghiệp bị hợp nhất;
b) Trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm liền sau năm hợp nhất: báo cáo tài chính năm của năm liền trước năm hợp nhất của các doanh nghiệp bị hợp nhất; báo cáo tài chính kỳ kế toán năm cuối cùng từ ngày bắt đầu năm tài chính đến thời điểm hợp nhất của các công ty bị hợp nhất và báo cáo tài chính kỳ kế toán đầu tiên từ thời điểm hợp nhất đến thời điểm kết thúc năm tài chính của công ty hợp nhất;
c) Trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm thứ hai sau năm hợp nhất: báo cáo tài chính năm của năm liền trước năm hợp nhất của các công ty bị hợp nhất, báo cáo tài chính kỳ kế toán cuối cùng từ ngày bắt đầu năm tài chính tính đến thời điểm hợp nhất của các công ty bị hợp nhất và báo cáo tài chính kỳ kế toàn đầu tiên từ thời điểm hợp nhất đến thời điểm kết thúc năm tài chính của công ty hợp nhất; báo cáo tài chính năm của năm liền trước năm đăng ký niêm yết của công ty hợp nhất.
5. Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 112 Nghị định này, hồ sơ đăng ký niêm yết theo quy định tại khoản 2 Điều 110 Nghị định này, trong đó báo cáo tài chính năm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 110 Nghị định này được thay bằng:
a) Trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm hợp nhất: báo cáo tài chính năm của 02 năm gần nhất được kiểm toán của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất, báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho 02 năm liền trước năm hợp nhất của tổ chức đăng ký niêm yết được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
b) Trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm liền sau năm hợp nhất: báo cáo tài chính năm của năm liền trước năm hợp nhất và báo cáo tài chính kỳ kế toán cuối cùng từ ngày bắt đầu năm tài chính tính đến thời điểm hợp nhất của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận; báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho năm liền trước năm hợp nhất của tổ chức đăng ký niêm yết được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận; báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho kỳ kế toán cuối cùng từ ngày bắt đầu năm tài chính đến thời điểm hợp nhất của công ty hợp nhất và báo cáo tài chính kỳ kế toán đầu tiên từ thời điểm hợp nhất đến thời điểm kết thúc năm tài chính của tổ chức đăng ký niêm yết;
c) Trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm thứ hai sau năm hợp nhất: báo cáo tài chính năm của năm liền trước năm hợp nhất và báo cáo tài chính kỳ kế toán cuối cùng từ ngày bắt đầu năm tài chính tính đến thời điểm hợp nhất của các công ty bị hợp nhất; báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho kỳ kế toán cuối cùng từ ngày bắt đầu năm tài chính đến thời điểm hợp nhất của công ty hợp nhất và báo cáo tài chính kỳ kế toán đầu tiên từ thời điểm hợp nhất đến thời điểm kết thúc năm tài chính của công ty hợp nhất; báo cáo tài chính năm liền trước năm đăng ký niêm yết của công ty hợp nhất.
6. Đối với trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 112 Nghị định này, hồ sơ đăng ký niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 110 Nghị định này.
7. Trình tự, thủ tục đăng ký niêm yết đối với trường hợp đăng ký niêm yết theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, công ty hợp nhất phải đăng ký niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán;
b) Trong thời hạn ba mươi 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết đầy đủ và hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận đăng ký niêm yết; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
8. Trình tự, thủ tục đăng ký niêm yết đối với trường hợp quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 111 Nghị định này.
1. Hồ sơ đề nghị tiếp tục niêm yết đối với trường hợp quy định tại điểm a, c khoản 2 Điều 112 Nghị định này bao gồm:
a) Giấy đề nghị tiếp tục niêm yết cổ phiếu theo Mẫu số 30 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương;
c) Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán được điều chỉnh do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp;
d) Báo cáo tài chính trong 02 năm liền trước năm sáp nhập của công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập.
2. Hồ sơ đề nghị tiếp tục niêm yết đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 112 Nghị định này bao gồm:
a) Giấy đề nghị tiếp tục niêm yết cổ phiếu theo Mẫu số 30 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho năm liền trước năm thực hiện sáp nhập của công ty nhận sáp nhập được đảm bảo bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
c) Báo cáo tài chính trong 02 năm liền trước năm sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập;
d) Tài liệu quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ đề nghị tiếp tục niêm yết đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 112 Nghị định này bao gồm:
a) Tài liệu quy định tại các điểm a, d khoản 2 Điều này và các điểm c, d, đ khoản 1 Điều 110 Nghị định này;
b) Báo cáo tài chính trong 02 năm liền trước năm sáp nhập của công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập;
c) Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính quy ước cho 02 năm liền trước năm sáp nhập của công ty nhận sáp nhập được đảm bảo bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
4. Hồ sơ đăng ký niêm yết đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 112 Nghị định này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 110 Nghị định này, trong đó báo cáo tài chính năm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 110 Nghị định này được thay bằng:
a) Trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm sáp nhập: báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm sáp nhập của công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
b) Trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm liền sau năm sáp nhập: báo cáo tài chính của tổ chức đăng ký niêm yết năm liền trước năm đăng ký niêm yết, báo cáo tài chính năm liền trước năm sáp nhập của công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
c) Trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm thứ hai sau năm sáp nhập: báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của tổ chức đăng ký niêm yết.
5. Hồ sơ đăng ký niêm yết đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 2 Điều 112 Nghị định này theo quy định tại khoản 2 Điều 110 Nghị định này, trong đó báo cáo tài chính năm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 110 Nghị định này được thay bằng:
a) Trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm sáp nhập: báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm sáp nhập của công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập, báo cáo tổng hợp thông tin tài chính quy ước cho 02 năm liền trước năm sáp nhập doanh nghiệp được đảm bảo bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
b) Trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm liền sau năm sáp nhập: báo cáo tài chính năm của năm liền trước năm đăng ký niêm yết của tổ chức đăng ký niêm yết, báo cáo tài chính năm của năm liền trước năm sáp nhập của công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập; báo cáo tổng hợp thông tin tài chính quy ước cho năm liền trước năm sáp nhập của tổ chức đăng ký niêm yết được đảm bảo bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
c) Trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm thứ hai sau năm sáp nhập: báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của tổ chức đăng ký niêm yết.
6. Đối với trường hợp quy định tại điểm g khoản 2 Điều 112 Nghị định này, hồ sơ đăng ký niêm yết theo quy định tại khoản 2 Điều 110 Nghị định này.
7. Trình tự, thủ tục tiếp tục niêm yết đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sửa đổi, công ty phải thực hiện thủ tục xem xét lại điều kiện niêm yết;
b) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán có quyết định chấp thuận tiếp tục niêm yết và niêm yết bổ sung số cổ phiếu phát hành thêm; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán ban hành quyết định chấp thuận tiếp tục niêm yết và niêm yết bổ sung, tổ chức niêm yết phải đăng ký ngày giao dịch cho số lượng chứng khoán mới (ngày giao dịch phải sau ít nhất 06 ngày làm việc kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán nhận được văn bản đề nghị của tổ chức niêm yết nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày được cấp quyết định chấp thuận thay đổi niêm yết) và hoàn tất các thủ tục để đưa chứng khoán mới vào giao dịch. Trường hợp chứng khoán niêm yết bổ sung bao gồm chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng, tổ chức niêm yết đồng thời đăng ký ngày giao dịch của chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng tại một thời điểm xác định sau khi kết thúc thời gian hạn chế chuyển nhượng.
8. Trình tự, thủ tục tiếp tục niêm yết đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều này thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sửa đổi, công ty phải thực hiện thủ tục xem xét lại điều kiện niêm yết;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán có quyết định chấp thuận tiếp tục niêm yết và niêm yết bổ sung số cổ phiếu phát hành thêm; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Tổ chức đăng ký niêm yết phải đăng ký ngày giao dịch chính thức cho chứng khoán niêm yết bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều này.
9. Trình tự, thủ tục đăng ký niêm yết đối với trường hợp quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 111 Nghị định này.
1. Hồ sơ đề nghị đăng ký niêm yết đối với doanh nghiệp được chia và được tách thực hiện theo Điều 110 Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị tiếp tục niêm yết đối với trường hợp tách doanh nghiệp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 112 Nghị định này bao gồm:
a) Giấy đề nghị tiếp tục niêm yết cổ phiếu theo Mẫu số 30 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo vốn chủ sở hữu của công ty bị tách sau thời điểm tách doanh nghiệp được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận; báo cáo tài chính trong 02 năm liền trước năm tách doanh nghiệp của công ty bị tách;
c) Sổ đăng ký cổ đông của công ty bị tách sau thời điểm tách doanh nghiệp được lập trong thời hạn 01 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết; kèm theo danh sách cổ đông lớn, người nội bộ, cổ đông chiến lược và người có liên quan của người nội bộ (số lượng, tỷ lệ nắm giữ, thời gian bị hạn chế chuyển nhượng (nếu có));
d) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương;
đ) Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán được điều chỉnh do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp.
3. Hồ sơ đề nghị tiếp tục niêm yết đối với trường hợp tách doanh nghiệp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 112 Nghị định này bao gồm:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho năm liền trước năm thực hiện tách doanh nghiệp được đảm bảo bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
4. Hồ sơ đề nghị đăng ký niêm yết đối với trường hợp tách doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 3 Điều 112 Nghị định này bao gồm các tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 110 Nghị định này, trong đó báo cáo tài chính năm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 110 Nghị định này được thay bằng:
a) Trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm tách doanh nghiệp: báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm tách doanh nghiệp của công ty bị tách được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
b) Trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm liền sau năm tách doanh nghiệp: báo cáo tài chính năm của năm liền trước năm đăng ký niêm yết được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của tổ chức đăng ký niêm yết, báo cáo tài chính năm của năm liền trước năm tách doanh nghiệp của công ty bị tách được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
c) Trường hợp công ty đăng ký niêm yết từ năm thứ hai sau năm tách doanh nghiệp: báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của tổ chức đăng ký niêm yết.
5. Hồ sơ đề nghị đăng ký niêm yết đối với trường hợp tách doanh nghiệp quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 112 Nghị định này bao gồm các tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 110 Nghị định này, trong đó báo cáo tài chính năm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 110 Nghị định này được thay bằng:
a) Trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm tách doanh nghiệp: báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm niêm yết của doanh nghiệp bị tách, báo cáo tổng hợp thông tin tài chính quy ước của tổ chức đăng ký niêm yết cho 02 năm liền trước năm thực hiện tách doanh nghiệp được đảm bảo bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
b) Trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm liền sau năm tách doanh nghiệp: báo cáo tài chính năm của năm liền trước năm niêm yết của tổ chức đăng ký niêm yết, báo cáo tài chính năm của công ty bị tách trong năm liền trước năm tách doanh nghiệp; báo cáo tổng hợp thông tin tài chính quy ước cho năm liền trước năm tách doanh nghiệp;
c) Trường hợp công ty đăng ký niêm yết trong năm thứ hai sau năm tách doanh nghiệp: báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm niêm yết được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của tổ chức đăng ký niêm yết.
6. Hồ sơ đề nghị đăng ký niêm yết đối với trường hợp tách doanh nghiệp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 112 Nghị định này bao gồm các tài liệu theo quy định tại Điều 110 Nghị định này.
7. Trình tự, thủ tục đăng ký niêm yết đối với trường hợp quy định tại khoản 1, 4, 5, 6 Điều này thực hiện theo Điều 111 Nghị định này.
8. Trình tự, thủ tục tiếp tục niêm yết đối với công ty bị tách theo quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sửa đổi, công ty phải thực hiện thủ tục đề nghị xem xét điều kiện niêm yết;
b) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán có quyết định chấp thuận tiếp tục niêm yết; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
9. Trình tự, thủ tục tiếp tục niêm yết đối với công ty bị tách theo quy định tại khoản 3 Điều này:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sửa đổi, công ty phải thực hiện thủ tục đề nghị xem xét điều kiện niêm yết;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán có quyết định chấp thuận tiếp tục niêm yết; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Hồ sơ đề nghị tiếp tục niêm yết đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 112 Nghị định này bao gồm:
a) Giấy đề nghị tiếp tục niêm yết cổ phiếu theo Mẫu số 30 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo tài chính trong 02 năm liền trước năm cơ cấu lại và báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho 02 năm liền trước năm cơ cấu lại doanh nghiệp của tổ chức thực hiện cơ cấu lại;
c) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương;
d) Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán được điều chỉnh do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp.
2. Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 112 Nghị định này bao gồm các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 110 Nghị định này, trong đó báo cáo tài chính năm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 110 Nghị định này được thay thế bằng:
a) Trường hợp đăng ký niêm yết trong năm cơ cấu lại: Báo cáo tài chính năm của 02 năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận và báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết của tổ chức thực hiện cơ cấu lại;
b) Trường hợp đăng ký niêm yết vào năm liền sau năm cơ cấu lại: Báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm cơ cấu lại được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận và báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước cho năm liền trước năm cơ cấu lại của tổ chức thực hiện cơ cấu lại;
c) Trường hợp đăng ký niêm yết trong năm thứ hai liền sau năm cơ cấu lại: Báo cáo tài chính năm của 02 năm liền trước năm niêm yết của tổ chức thực hiện cơ cấu lại.
3. Hồ sơ đề nghị đăng ký niêm yết đối với trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp quy định tại điểm c khoản 4 Điều 112 Nghị định này bao gồm các tài liệu theo quy định tại Điều 110 Nghị định này.
4. Trình tự, thủ tục xem xét lại điều kiện niêm yết đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn thành giao dịch, công ty phải thực hiện thủ tục đề nghị xem xét lại điều kiện niêm yết;
b) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán có quyết định chấp thuận tiếp tục niêm yết và niêm yết bổ sung số cổ phiếu phát hành thêm (nếu có); trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Tổ chức niêm yết phải đăng ký ngày giao dịch cho số lượng chứng khoán mới (nếu có) theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 114 Nghị định này.
5. Trình tự, thủ tục đăng ký niêm yết đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều này thực hiện theo Điều 111 Nghị định này.
1. Tổ chức niêm yết không thuộc trường hợp sáp nhập, tách công ty hoặc các trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp thực hiện thay đổi đăng ký niêm yết cổ phiếu, chứng chỉ quỹ khi thay đổi số lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết.
2. Hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết bao gồm:
a) Giấy đề nghị thay đổi đăng ký niêm yết theo Mẫu số 31 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó nêu rõ lý do dẫn đến việc thay đổi niêm yết và các tài liệu có liên quan;
b) Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán đã được điều chỉnh do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp, Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ đầu tư chứng khoán, Giấy phép điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán;
c) Báo cáo vốn chủ sở hữu đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận, ngoại trừ các trường hợp tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện thay đổi đăng ký niêm yết
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sửa đổi hoặc kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành hoặc kể từ ngày thay đổi số lượng cổ phiếu niêm yết khác, tổ chức niêm yết phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm chấp thuận thay đổi đăng ký niêm yết;
c) Trường hợp số lượng chứng khoán niêm yết thay đổi tăng, tổ chức niêm yết phải đăng ký ngày giao dịch cho số lượng chứng khoán mới theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 114 Nghị định này.
1. Trái phiếu doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán là trái phiếu đã chào bán ra công chúng.
2. Hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký niêm yết trái phiếu theo Mẫu số 28 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Sổ đăng ký người sở hữu trái phiếu của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong thời hạn 01 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết;
c) Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức đăng ký niêm yết đối với nhà đầu tư, bao gồm các điều kiện thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, điều kiện chuyển đổi (trường hợp niêm yết trái phiếu chuyển đổi) và các điều kiện khác;
d) Hợp đồng tư vấn niêm yết trái phiếu giữa tổ chức phát hành và công ty chứng khoán, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
đ) Giấy chứng nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về việc trái phiếu của tổ chức đăng ký niêm yết đã đăng ký chứng khoán tập trung.
3. Thủ tục đăng ký niêm yết trái phiếu doanh nghiệp
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết đầy đủ và hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán có quyết định chấp thuận niêm yết;
b) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được chấp thuận niêm yết, tổ chức đăng ký niêm yết phải đưa trái phiếu vào giao dịch.
1. Trái phiếu đã chào bán ra công chúng của công ty bị hợp nhất, bị sáp nhập tiếp tục được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.
2. Trường hợp tổ chức niêm yết thực hiện chia, tách doanh nghiệp, trái phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc.
1. Cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức niêm yết hủy tư cách công ty đại chúng theo thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
b) Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 01 năm trở lên;
c) Tổ chức niêm yết bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành;
d) Cổ phiếu không có giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng;
đ) Cổ phiếu không đưa vào giao dịch trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận đăng ký niêm yết;
e) Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét;
g) Tổ chức niêm yết chấm dứt sự tồn tại do tổ chức lại, giải thể hoặc phá sản;
h) Tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán hoặc có ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết hoặc có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm trong 03 năm liên tiếp;
i) Tổ chức niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp;
k) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phát hiện tổ chức niêm yết giả mạo hồ sơ niêm yết;
l) Tổ chức niêm yết bị xử lý vi phạm về các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7 Điều 12 Luật Chứng khoán;
m) Tổ chức niêm yết bị đình chỉ hoạt động hoặc cấm hoạt động đối với ngành nghề hoặc hoạt động kinh doanh chính;
n) Không đáp ứng điều kiện niêm yết do sáp nhập, tách doanh nghiệp và các trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp; hoặc sau khi hoàn thành các hoạt động sáp nhập, tách doanh nghiệp và các trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký niêm yết, đề nghị xem xét lại điều kiện niêm yết hoặc thay đổi đăng ký niêm yết trong thời hạn quy định;
o) Tổ chức niêm yết vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Sở giao dịch chứng khoán và các trường hợp khác mà Sở giao dịch chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
2. Cổ phiếu của công ty hủy bỏ niêm yết nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom theo quy định tại Điều 133 Nghị định này.
3. Chứng chỉ quỹ đóng, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ hoán đổi danh mục và cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Quỹ đóng, quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng không còn đáp ứng điều kiện có ít nhất 100 nhà đầu tư không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
b) Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu liên tục trong 03 tháng gần nhất vượt quá mức sai lệch tối đa theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán; hoặc không thể xác định được chỉ số tham chiếu vì các nguyên nhân bất khả kháng đã được quy định rõ tại bộ nguyên tắc về xác định chỉ số (đối với chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục);
c) Chứng chỉ quỹ, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán không có giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng;
d) Chứng chỉ quỹ, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán không đưa vào giao dịch trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận đăng ký niêm yết;
đ) Quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán bị giải thể hoặc chấm dứt sự tồn tại do bị hợp nhất, sáp nhập theo quyết định của Đại hội nhà đầu tư của quỹ, Đại hội đồng cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán;
e) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phát hiện tổ chức niêm yết giả mạo hồ sơ niêm yết;
g) Quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin hoặc các trường hợp khác mà Sở giao dịch chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
4. Cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ hoán đổi danh mục và cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán thuộc diện hủy bỏ niêm yết bắt buộc được tiếp tục giao dịch trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hủy niêm yết, trừ trường hợp hủy niêm yết theo quy định tại các điểm c, d, đ, g, k, l, m khoản 1 và điểm c, d, đ, e khoản 3 Điều này.
5. Trái phiếu bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Trái phiếu đến thời gian đáo hạn hoặc trái phiếu niêm yết được tổ chức phát hành mua lại toàn bộ trước thời gian đáo hạn;
b) Tổ chức niêm yết trái phiếu chấm dứt sự tồn tại do giải thể hoặc phá sản;
c) Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, e, h, i, k, l, m khoản 1 Điều này và khoản 2 Điều 119 Nghị định này; tổ chức phát hành không đưa trái phiếu vào giao dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 111 Nghị định này.
6. Chứng quyền có bảo đảm bị hủy niêm yết trong các trường hợp sau:
a) Chứng khoán cơ sở bị hủy niêm yết hoặc không thể xác định được chỉ số chứng khoán;
b) Hồ sơ đăng ký chào bán chứng quyền có bảo đảm có những thông tin sai lệch, bỏ sót nội dung quan trọng có thể ảnh hưởng tới quyết định đầu tư và gây thiệt hại cho nhà đầu tư; hoặc khi phát hiện tổ chức phát hành không ký quỹ bảo đảm thanh toán hoặc không có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng;
c) Tổng số lượng chứng khoán cơ sở được quy đổi từ các chứng quyền đã phát hành thuộc tất cả các tổ chức phát hành so với tổng số lượng chứng khoán cơ sở tự do chuyển nhượng vượt quá một tỷ lệ phần trăm theo quy chế của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
d) Tổ chức phát hành vi phạm nghĩa vụ phòng ngừa rủi ro hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ tạo lập thị trường dẫn đến bị chấm dứt hoạt động tạo lập thị trường theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán;
đ) Các chứng quyền đã được hoàn tất việc thực hiện quyền hoặc đã đáo hạn;
e) Trường hợp quy định tại điểm c, g khoản 1 Điều này.
Việc mua lại chứng quyền có bảo đảm và thanh toán tiền cho nhà đầu tư nắm giữ chứng quyền có bảo đảm và các hoạt động khác có liên quan trong trường hợp chứng quyền có bảo đảm bị hủy niêm yết thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Điều kiện được hủy bỏ niêm yết cổ phiếu, chứng chỉ quỹ tự nguyện:
a) Quyết định hủy bỏ niêm yết tự nguyện được Đại hội đồng cổ đông, Đại hội nhà đầu tư biểu quyết thông qua theo quy định pháp luật doanh nghiệp, quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, trong đó phải được trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn thông qua;
b) Việc hủy bỏ niêm yết tự nguyện chỉ được thực hiện sau tối thiểu 02 năm kể từ ngày có Quyết định chấp thuận niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.
2. Điều kiện được hủy bỏ niêm yết chứng quyền có bảo đảm tự nguyện:
Tổ chức phát hành được hủy niêm yết tự nguyện một phần hoặc toàn bộ chứng quyền chưa lưu hành sau ngày niêm yết tối thiểu là 30 ngày theo nguyên tắc:
a) Trường hợp vẫn còn chứng quyền đang lưu hành, số chứng quyền còn lại (sau khi trừ phần dự kiến hủy niêm yết) đạt tối thiểu 10% số chứng quyền đã phát hành;
b) Trường hợp tổ chức phát hành đã sở hữu toàn bộ số chứng quyền đã phát hành, tổ chức phát hành được đề nghị hủy niêm yết tất cả số chứng quyền đã phát hành.
3. Hồ sơ đề nghị hủy bỏ niêm yết tự nguyện bao gồm:
a) Giấy đề nghị hủy bỏ niêm yết tự nguyện theo Mẫu số 32 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông (đối với trường hợp hủy bỏ niêm yết cổ phiếu) hoặc của Đại hội nhà đầu tư (đối với trường hợp hủy bỏ niêm yết chứng chỉ quỹ) hoặc của Hội đồng quản trị (đối với trường hợp hủy bỏ niêm yết chứng quyền có bảo đảm) thông qua việc hủy bỏ niêm yết tự nguyện;
c) Phương án giải quyết quyền lợi cho cổ đông sau khi hủy niêm yết tự nguyện đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua (đối với trường hợp hủy bỏ niêm yết cổ phiếu).
4. Thủ tục hủy bỏ niêm yết tự nguyện
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán ban hành quyết định chấp thuận hủy niêm yết chứng khoán tự nguyện; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Là chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài đã được chào bán ra công chúng tại Việt Nam theo quy định pháp luật về chứng khoán Việt Nam.
2. Số lượng chứng khoán đăng ký niêm yết tương ứng với số lượng chứng khoán được phép chào bán tại Việt Nam.
3. Đáp ứng các điều kiện niêm yết quy định tại Nghị định này.
4. Được 01 công ty chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam tham gia tư vấn niêm yết chứng khoán.
5. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý ngoại hối.
1. Hồ sơ đăng ký niêm yết bao gồm:
a) Giấy đề nghị chấp thuận việc đăng ký niêm yết chứng khoán tại Việt Nam của tổ chức phát hành nước ngoài theo Mẫu số 33 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h khoản 1 Điều 110 Nghị định này đối với trường hợp niêm yết cổ phiếu; tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 118 Nghị định này đối với trường hợp niêm yết trái phiếu.
2. Thủ tục đăng ký niêm yết
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận hoặc từ chối cho tổ chức phát hành nước ngoài làm thủ tục đăng ký niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Sau khi tổ chức phát hành nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận làm thủ tục đăng ký niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam, tổ chức phát hành phải gửi Sở giao dịch chứng khoán hồ sơ đăng ký niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều này (ngoại trừ tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này). Thủ tục đăng ký niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thực hiện theo Điều 111 Nghị định này.
Chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài tại Việt Nam bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp quy định tại Điều 120 Nghị định này hoặc trong trường hợp dự án đầu tư của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam bị dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 01 năm trở lên, hoặc bị thu hồi Giấy phép đầu tư.
1. Không thuộc danh mục ngành nghề mà pháp luật cấm bên nước ngoài tham gia và phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức phát hành đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài phải gắn với chào bán chứng khoán ra nước ngoài.
3. Có quyết định thông qua việc niêm yết, giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần), của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên).
4. Đáp ứng các điều kiện niêm yết, giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán của nước mà cơ quan quản lý thị trường chứng khoán hoặc Sở giao dịch chứng khoán đã có thoả thuận hợp tác với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc Sở giao dịch chứng khoán của Việt Nam.
5. Tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
6. Tổ chức phát hành là tổ chức kinh doanh có điều kiện phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
1. Tổ chức phát hành phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tài liệu đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán tại nước ngoài trước khi gửi hồ sơ đăng ký niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký niêm yết, giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài theo Mẫu số 34 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài;
c) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc niêm yết, giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài (đối với công ty cổ phần) hoặc Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên);
d) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đối với tổ chức kinh doanh có điều kiện;
đ) Tài liệu xác định tỷ lệ sở hữu nước ngoài của doanh nghiệp;
e) Văn bản cam kết của tổ chức phát hành về việc tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
2. Thủ tục chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời về việc chấp thuận việc đăng ký niêm yết, giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài của tổ chức phát hành Việt Nam; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp chào bán, phát hành chứng khoán ra nước ngoài gắn với niêm yết, giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài, tổ chức phát hành gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này cùng hồ sơ đăng ký chào bán, phát hành chứng khoán ra nước ngoài theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp này, Ủy ban Chứng khoán nhà nước có văn bản trả lời đồng thời về hồ sơ chào bán, phát hành chứng khoán ra nước ngoài và việc đăng ký niêm yết, giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài của tổ chức phát hành Việt Nam theo thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Doanh nghiệp có chứng khoán niêm yết, giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài phải báo cáo Ủy ban chứng khoán nhà nước và công bố thông tin trong thời hạn 24 giờ kể từ khi xảy ra các sự kiện sau:
a) Khi chính thức nộp hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán với Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài;
b) Khi nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận việc niêm yết, giao dịch chứng khoán;
c) Có quyết định về việc hủy bỏ niêm yết, giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài.
2. Công bố thông tin theo quy định của pháp luật nước ngoài và pháp luật của Việt Nam. Trường hợp có sự khác biệt về công bố thông tin giữa pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam phải báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Các thông tin được công bố cho các nhà đầu tư và người sở hữu chứng khoán tại thị trường nước ngoài phải được công bố đồng thời bằng tiếng Việt tại Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán trong nước nơi tổ chức phát hành có chứng khoán niêm yết.
3. Trường hợp tổ chức đồng thời niêm yết ở thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài, báo cáo tài chính định kỳ phải được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và nước ngoài, kèm theo bản giải trình các điểm khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán.
4. Đảm bảo tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
5. Tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam đối với các giao dịch ngoại tệ liên quan đến việc niêm yết, giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài.
1. Tổ chức hủy bỏ niêm yết, giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài được đăng ký niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán trong nước khi đáp ứng điều kiện niêm yết chứng khoán.
2. Tổ chức niêm yết được hủy bỏ niêm yết, giao dịch một phần hoặc toàn bộ chứng khoán niêm yết, giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài để đăng ký niêm yết bổ sung trên Sở giao dịch chứng khoán trong nước (đối với trường hợp tổ chức phát hành song song niêm yết chứng khoán đó trên Sở giao dịch chứng khoán trong nước).
3. Việc đăng ký niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán trong nước sau khi hủy bỏ niêm yết, giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài phải báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước khi đăng ký niêm yết, giao dịch chứng chỉ lưu ký tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài. Tài liệu báo cáo bao gồm:
1. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành, niêm yết, giao dịch chứng chỉ lưu ký tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài.
2. Tài liệu liên quan đến đợt chào bán chứng khoán hoặc số lượng chứng khoán đang lưu hành để phát hành chứng chỉ lưu ký.
3. Bản công bố thông tin theo Mẫu số 35 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Bản sao hồ sơ phát hành, niêm yết, giao dịch chứng chỉ lưu ký tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài.
1. Tổ chức phát hành chứng khoán mới làm cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều 128 Nghị định này.
2. Đối với chứng chỉ lưu ký phát hành trên cơ sở chứng khoán đang lưu hành, tổ chức đã phát hành chứng khoán cơ sở phải thực hiện nghĩa vụ sau:
a) Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi chính thức nộp hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch hoặc chính thức hủy niêm yết, giao dịch chứng chỉ lưu ký tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài, tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng;
b) Tuân thủ quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 128 Nghị định này.
Tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký có trách nhiệm thông báo cho tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở về việc niêm yết, giao dịch chứng chỉ lưu ký tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài theo Đề án phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài.
1. Đối tượng đăng ký giao dịch
a) Công ty đại chúng không niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán;
b) Công ty bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc hoặc hủy bỏ niêm yết tự nguyện nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng;
c) Doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc đối tượng phải đăng ký giao dịch theo quy định pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
2. Thời hạn thực hiện đăng ký giao dịch
a) Công ty đại chúng phải hoàn tất việc đăng ký cổ phiếu tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom theo quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 34 Luật Chứng khoán;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày hủy bỏ niêm yết có hiệu lực, Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu của công ty bị hủy bỏ niêm yết;
c) Thời hạn đăng ký giao dịch của doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện theo quy định pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Doanh nghiệp cổ phần hóa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.
1. Hồ sơ đăng ký giao dịch của công ty đại chúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký giao dịch cổ phiếu theo Mẫu số 36 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 33 Luật Chứng khoán;
c) Giấy xác nhận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hoàn tất đăng ký công ty đại chúng;
d) Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và văn bản thông báo cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về việc đăng ký ngày chốt danh sách cổ đông để đăng ký giao dịch.
2. Hồ sơ đăng ký giao dịch của công ty đại chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán bao gồm:
a) Tài liệu quy định tại các điểm a, c, d khoản 1 Điều này;
b) Bản cáo bạch kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký chào bán và báo cáo kết quả chào bán chứng khoán ra công chúng;
c) Tài liệu quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều 33 Luật Chứng khoán.
3. Hồ sơ đăng ký giao dịch của doanh nghiệp cổ phần hóa bao gồm:
a) Đối với trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa đã hoàn tất việc chuyển sang công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký giao dịch bao gồm các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa không đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán thì hồ sơ không bao gồm giấy xác nhận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hoàn tất đăng ký công ty đại chúng;
b) Đối với trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa gắn với đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch, hồ sơ đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom thực hiện theo quy định pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ hoặc kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán (đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 134 Nghị định này), Sở giao dịch chứng khoán có quyết định chấp thuận đăng ký giao dịch đồng thời thực hiện công bố thông tin ra thị trường.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán ban hành quyết định chấp thuận đăng ký giao dịch, tổ chức phát hành có trách nhiệm đưa cổ phiếu vào giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.
3. Doanh nghiệp cổ phần hóa gắn với đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch thì trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom thực hiện theo quy định pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
1. Tổ chức đăng ký giao dịch thực hiện thay đổi đăng ký giao dịch khi thay đổi số lượng cổ phiếu đưa vào đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
2. Hồ sơ thay đổi đăng ký giao dịch
a) Giấy đề nghị thay đổi đăng ký giao dịch Mẫu số 37 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán đã được điều chỉnh do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp (trừ trường hợp thay đổi đăng ký giao dịch do giảm vốn);
c) Các tài liệu liên quan đến việc thay đổi số lượng cổ phiếu đăng ký giao dịch.
3. Thủ tục thay đổi đăng ký giao dịch
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sửa đổi hoặc kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành hoặc kể từ ngày thay đổi số lượng cổ phiếu đăng ký giao dịch khác, tổ chức đăng ký giao dịch phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký giao dịch;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán có quyết định chấp thuận thay đổi đăng ký giao dịch đồng thời thực hiện công bố thông tin ra thị trường; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán ban hành quyết định chấp thuận thay đổi đăng ký giao dịch, tổ chức đăng ký giao dịch phải đăng ký ngày giao dịch cho số lượng cổ phiếu mới (ngày giao dịch phải sau ít nhất 06 ngày làm việc kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán nhận được văn bản đề nghị của tổ chức đăng ký giao dịch nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày được cấp quyết định chấp thuận thay đổi đăng ký giao dịch) và hoàn tất các thủ tục để đưa cổ phiếu mới vào giao dịch. Trường hợp cổ phiếu đăng ký giao dịch bổ sung bao gồm cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng, tổ chức đăng ký giao dịch đồng thời đăng ký ngày giao dịch của cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng tại một thời điểm xác định sau khi kết thúc thời gian hạn chế chuyển nhượng.
1. Chứng khoán bị hủy đăng ký giao dịch trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức đăng ký giao dịch hủy tư cách công ty đại chúng theo thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
b) Tổ chức đăng ký giao dịch chấm dứt sự tồn tại do tổ chức lại, giải thể hoặc phá sản;
c) Tổ chức đăng ký giao dịch bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương;
d) Tổ chức đăng ký giao dịch được chấp thuận niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán;
đ) Doanh nghiệp cổ phần hóa sau 01 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán và chưa được Ủy ban Chứng khoán nhà nước xác nhận hoàn tất đăng ký công ty đại chúng;
e) Các trường hợp khác mà Sở giao dịch chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy đăng ký giao dịch, nhằm đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư;
2. Sở giao dịch chứng khoán ban hành quyết định hủy đăng ký giao dịch và công bố thông tin ra thị trường.
1. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới các hình thức sau:
a) Trực tiếp đầu tư, giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo quy định pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Gián tiếp đầu tư dưới hình thức ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Trường hợp trực tiếp đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký mã số giao dịch chứng khoán với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trước khi thực hiện các hoạt động đầu tư. Trường hợp gián tiếp đầu tư theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài không phải đăng ký mã số giao dịch chứng khoán; công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam nhận ủy thác vốn của nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký mã số giao dịch chứng khoán theo nguyên tắc quy định tại điểm d, đ khoản 2 Điều 145 Nghị định này.
3. Nhà đầu tư nước ngoài được mở tài khoản giao dịch chứng khoán và thực hiện đầu tư ngay sau khi được cấp mã số giao dịch chứng khoán dưới hình thức xác nhận điện tử.
4. Nhà đầu tư nước ngoài được lựa chọn một đại diện giao dịch tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh;
b) Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán, bao gồm: chứng chỉ những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
c) Là đại diện giao dịch duy nhất tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài và được nhà đầu tư nước ngoài ủy quyền bằng văn bản.
5. Nhà đầu tư nước ngoài, đại diện giao dịch, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định pháp luật về tỷ lệ sở hữu nước ngoài khi tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
6. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
1. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng được xác định như sau:
a) Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà điều ước quốc tế có Việt Nam là thành viên quy định về sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo điều ước quốc tế;
b) Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật liên quan có quy định về sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại pháp luật đó;
c) Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định về sở hữu nước ngoài tại danh mục. Trường hợp ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện tại danh mục không quy định cụ thể điều kiện tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty là 50% vốn điều lệ;
d) Công ty đại chúng không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế;
đ) Trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài;
e) Trường hợp công ty đại chúng quyết định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa thấp hơn tỷ lệ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều này thì tỷ lệ cụ thể phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua và quy định tại Điều lệ công ty.
2. Doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài thực hiện theo quy định pháp luật về cổ phần hóa. Trường hợp pháp luật về cổ phần hóa không có quy định thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán, chứng khoán phái sinh, chứng chỉ lưu ký, chứng quyền có bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có liên quan quy định khác.
4. Trường hợp phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền, chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục, chứng quyền có bảo đảm, chứng chỉ lưu ký, tổ chức phát hành phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài sau khi phát hành, chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu hoặc đến thời hạn mua cổ phiếu hoặc khi thực hiện hoán đổi chứng chỉ quỹ thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền, chuyển giao cổ phiếu cho tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tuân thủ quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.
5. Trường hợp công ty đại chúng có tỷ lệ sở hữu nước ngoài vượt quá tỷ lệ quy định tại khoản 1 Điều này, công ty đại chúng phải bảo đảm không làm tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty. Trường hợp pháp luật liên quan không có quy định khác, các cổ đông của công ty đại chúng là nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ chỉ được phép bán ra cổ phiếu cho đến khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này, ngoại trừ việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc mua cổ phiếu trong đợt phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu.
1. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết là một loại chứng khoán do công ty con của Sở giao dịch chứng khoán phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu của công ty niêm yết, đăng ký giao dịch.
2. Người sở hữu chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.
3. Tổ chức phát hành có quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông và biểu quyết trong trường hợp tổ chức phát hành cổ phiếu cơ sở lấy ý kiến cổ đông về việc hủy niêm yết nhưng không có các quyền khác về kinh tế liên quan đến cổ phiếu đó.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về loại chứng khoán là cơ sở phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết, hạn mức phát hành, cơ chế chuyển đổi chứng khoán cơ sở thành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết; việc thực hiện quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông và biểu quyết của tổ chức phát hành, công bố thông tin, niêm yết, giao dịch, đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán và các nội dung khác liên quan tới chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết.
1. Công ty đại chúng có trách nhiệm xác định ngành, nghề đầu tư kinh doanh và thực hiện thủ tục thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng.
2. Công ty đại chúng có trách nhiệm xác định ngành, nghề đầu tư kinh doanh và tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty theo quy định tại khoản 1 Điều 139 Nghị định này.
3. Trường hợp công ty đại chúng chưa thực hiện thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa theo quy định tại Điều 142 Nghị định này, công ty phải thực hiện thủ tục thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa trước khi nộp hồ sơ đăng ký niêm yết, chuyển niêm yết, đăng ký giao dịch, chào bán, phát hành chứng khoán, cổ đông công ty đại chúng chào bán cổ phiếu ra công chúng.
4. Công ty đại chúng phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra một trong các sự kiện sau:
a) Thay đổi ngành, nghề đầu tư kinh doanh dẫn đến thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty;
b) Quy định pháp luật về sở hữu nước ngoài đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh công ty đang hoạt động có sự thay đổi;
c) Điều lệ công ty có quy định thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa.
1. Hồ sơ thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 141 Nghị định này bao gồm:
a) Giấy thông báo về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty theo Mẫu số 38 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương, Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, trong đó có nội dung về ngành nghề đăng ký kinh doanh;
c) Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa thì bổ sung văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án cổ phần hóa, trong đó có nội dung về tỷ lệ sở hữu nước ngoài của công ty (nếu có);
d) Điều lệ công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thông qua tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng (đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 139 Nghị định này).
2. Hồ sơ thông báo về thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng quy định tại khoản 4 Điều 141 Nghị định này bao gồm:
a) Giấy thông báo về thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty theo Mẫu số 39 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này;
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản thông báo về việc nhận đầy đủ hồ sơ thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa hoặc thông báo thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng, đồng thời gửi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện cập nhật, điều chỉnh trên hệ thống về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng.
1. Tổ chức kinh tế là công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng và các tổ chức kinh tế khác có vốn đầu tư nước ngoài phải áp dụng điều kiện về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, trình tự, thủ tục đầu tư trên thị trường chứng khoán như nhà đầu tư nước ngoài khi có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
2. Công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng đã đăng ký chứng khoán tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm xác định công ty, quỹ đầu tư chứng khoán thuộc hoặc không còn thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này căn cứ trên danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền cho cổ đông, nhà đầu tư tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên hoặc Đại hội nhà đầu tư thường niên và thực hiện các thủ tục như sau:
a) Ngoại trừ trường hợp tổ chức kinh tế có mã số giao dịch còn hiệu lực, công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này phải thông qua 01 thành viên lưu ký để đăng ký mã số giao dịch trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được danh sách người sở hữu chứng khoán thực hiện quyền cho cổ đông, nhà đầu tư tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên hoặc Đại hội nhà đầu tư thường niên do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam lập;
b) Công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng khi không còn đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này phải thông qua 01 thành viên lưu ký để hủy mã số giao dịch trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được danh sách người sở hữu chứng khoán do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam lập;
c) Trường hợp tổ chức kinh tế không còn đáp ứng điều kiện tại khoản 1 Điều này và thực hiện thông báo thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa từ 50% vốn điều lệ trở xuống theo quy định tại khoản 2 Điều 142 Nghị định này, tổ chức kinh tế được hủy mã số giao dịch chứng khoán sau khi nhận được văn bản thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 142 Nghị định này.
3. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa đăng ký chứng khoán tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam khi đầu tư, giao dịch trên thị trường chứng khoán thực hiện đăng ký, hủy mã số giao dịch chứng khoán như sau:
a) Trường hợp tổ chức kinh tế đã có tài khoản giao dịch chứng khoán, tài khoản lưu ký chứng khoán, khi trở thành hoặc không còn là tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều này, phải thực hiện thông báo cho thành viên lưu ký nơi mở tài khoản giao dịch chứng khoán hoặc tài khoản lưu ký chứng khoán; và thông qua 01 thành viên lưu ký để thực hiện đăng ký mã số giao dịch chứng khoán hoặc hủy mã số giao dịch chứng khoán trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất việc thay đổi thông tin cổ đông, thành viên góp vốn;
b) Trường hợp tổ chức kinh tế thuộc khoản 1 Điều này chưa có tài khoản giao dịch chứng khoán hoặc tài khoản lưu ký chứng khoán phải thông qua thành viên lưu ký đăng ký mã số giao dịch chứng khoán trước khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán, tài khoản lưu ký chứng khoán;
c) Trường hợp tổ chức kinh tế là thành viên lưu ký được trực tiếp gửi hồ sơ đăng ký, hủy mã số giao dịch của chính mình cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
4. Trường hợp tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều này phải áp dụng điều kiện, trình tự, thủ tục như nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các công ty đại chúng vượt quá tỷ lệ quy định tại Điều 139 Nghị định này thì nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế theo quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép bán ra cổ phiếu cho đến khi tỷ lệ sở hữu ngoài tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 139 Nghị định này.
5. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp, hủy mã số giao dịch chứng khoán, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều này phải thông báo cho các thành viên lưu ký nơi mở tài khoản lưu ký chứng khoán, tài khoản giao dịch chứng khoán về việc được cấp, hủy mã số giao dịch chứng khoán. Thành viên lưu ký, công ty chứng khoán có trách nhiệm cập nhật thông tin, trạng thái tài khoản lưu ký, tài khoản giao dịch chứng khoán của tổ chức kinh tế.
6. Trong thời gian Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chưa hủy mã số giao dịch chứng khoán đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức này vẫn áp dụng các điều kiện, trình tự, thủ tục như nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán.
1. Tổ chức nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 77 Luật Chứng khoán dự kiến sở hữu trên 49% vốn điều lệ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải thông qua công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đó để gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hồ sơ đề nghị chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu trên 49% vốn điều lệ bao gồm:
a) Giấy đề nghị chấp thuận giao dịch thay đổi tỷ lệ sở hữu lên trên 49% vốn điều lệ công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán theo Mẫu số 40 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hợp đồng nguyên tắc về giao dịch cổ phần, phần vốn góp giữa các bên tham gia giao dịch (nếu có); kèm theo văn bản của tổ chức nước ngoài ủy quyền cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận giao dịch;
c) Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương;
d) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu tổ chức nước ngoài về việc mua để sở hữu trên 49% vốn điều lệ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam;
đ) Biên bản họp và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Quyết định của chủ sở hữu công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán về việc cho phép tổ chức nước ngoài mua để sở hữu trên 49% vốn điều lệ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (trừ trường hợp tổ chức nước ngoài thực hiện chào mua công khai theo quy định pháp luật); kèm theo Điều lệ công ty (nếu có sửa đổi, bổ sung);
e) Báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán và các báo cáo tài chính quý gần nhất của tổ chức nước ngoài. Nếu tổ chức nước ngoài là công ty mẹ thì phải bổ sung báo cáo tài chính hợp nhất năm gần nhất được kiểm toán. Thông tin trên các báo cáo tài chính đã kiểm toán phải bảo đảm tổ chức nước ngoài đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật Chứng khoán.
2. Trình tự, thủ tục chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu trên 49% vốn điều lệ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định chấp thuận cho tổ chức nước ngoài được thực hiện giao dịch để sở hữu trên 49% vốn điều lệ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Các bên liên quan phải hoàn tất giao dịch đã được chấp thuận trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại điểm a khoản này có hiệu lực;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất giao dịch chuyển nhượng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải báo cáo kết quả giao dịch cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Trường hợp công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng khoán riêng lẻ hoặc chào bán chứng khoán ra công chúng mà kết quả chào bán dẫn đến việc có một nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 49% vốn điều lệ thì công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có trách nhiệm bổ sung tại hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán các tài liệu có liên quan quy định tại khoản 1 Điều này và tuân thủ các quy định pháp luật về chào bán chứng khoán.
4. Trường hợp tổ chức nước ngoài dự kiến mua để sở hữu trên 49% vốn điều lệ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là công ty đại chúng, tổ chức nước ngoài có trách nhiệm tuân thủ quy định tại Điều này và tuân thủ các quy định pháp luật về chào mua công khai.
1. Việc đăng ký và nhận kết quả cấp mã số giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua thành viên lưu ký.
2. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Nghị định này được cấp 01 mã số giao dịch chứng khoán, ngoại trừ các trường hợp sau:
a) Công ty chứng khoán nước ngoài được cấp 02 mã số giao dịch chứng khoán: 01 mã số giao dịch chứng khoán cho tài khoản tự doanh và 01 mã số giao dịch chứng khoán cho tài khoản môi giới chứng khoán của công ty;
b) Quỹ đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài được quản lý bởi nhiều công ty quản lý quỹ nước ngoài được cấp nhiều mã số giao dịch chứng khoán, trong đó mỗi danh mục đầu tư được quản lý bởi một công ty quản lý quỹ nước ngoài thì được cấp 01 mã số giao dịch chứng khoán; danh mục đầu tư do quỹ đầu tư, tổ chức nước ngoài tự quản lý được cấp 01 mã số giao dịch chứng khoán riêng;
c) Tổ chức đầu tư thuộc chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức đầu tư, tài chính thuộc tổ chức tài chính quốc tế mà Việt Nam là thành viên được cấp nhiều mã số giao dịch chứng khoán, trong đó mỗi danh mục đầu tư lưu ký tại một ngân hàng lưu ký được cấp 01 mã số giao dịch chứng khoán;
d) Công ty quản lỹ quỹ đầu tư chứng khoán được cấp 01 mã số giao dịch chứng khoán để quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Nghị định này. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán trở thành tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Nghị định này được cấp thêm 01 mã số giao dịch chứng khoán cho hoạt động đầu tư của chính công ty quản lý quỹ;
đ) Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam được cấp 02 mã số giao dịch chứng khoán, trong đó 01 mã số giao dịch chứng khoán cấp cho chi nhánh, 01 mã số giao dịch chứng khoán để quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.
1. Hồ sơ đăng ký mã số giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Nghị định này bao gồm:
a) Giấy đăng ký mã số giao dịch chứng khoán theo Mẫu số 41 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản ủy quyền cho thành viên lưu ký thực hiện việc đăng ký mã số giao dịch chứng khoán, trừ trường hợp tổ chức đăng ký mã số giao dịch chứng khoán là thành viên lưu ký;
c) Danh mục tài liệu nhận diện nhà đầu tư theo Mẫu số 42 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ đăng ký mã số giao dịch chứng khoán của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 138 Nghị định này bao gồm:
a) Tài liệu quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này;
b) Hợp đồng lưu ký giữa công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam với ngân hàng lưu ký;
c) Giấy phép thành lập và hoạt động công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký mã số giao dịch chứng khoán:
a) Tổ chức, cá nhân đăng ký mã số giao dịch chứng khoán nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này cho thành viên lưu ký;
b) Thành viên lưu ký thực hiện kê khai các thông tin theo Mẫu số 41 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trên hệ thống đăng ký mã số giao dịch chứng khoán trực tuyến của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận thông tin kê khai từ thành viên lưu ký, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp mã số giao dịch chứng khoán cho tổ chức, cá nhân đăng ký và gửi xác nhận điện tử trên hệ thống đăng ký mã số giao dịch chứng khoán trực tuyến. Trường hợp từ chối, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải trả lời trên hệ thống và nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có xác nhận điện tử mã số giao dịch chứng khoán, thành viên lưu ký nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký mã số giao dịch chứng khoán cho tổ chức, cá nhân đăng ký;
e) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký mã số giao dịch chứng khoán, thành viên lưu ký thông báo việc nhận Giấy chứng nhận đăng ký mã số giao dịch chứng khoán cho tổ chức, cá nhân đăng ký và gửi cho các tổ chức, cá nhân này khi có yêu cầu.
4. Trong trường hợp các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được lập bằng tiếng nước ngoài, tài liệu phải được công chứng, chứng thực theo pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài trong vòng 12 tháng tính đến ngày thành viên lưu ký nhận hồ sơ. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt, ngoại trừ tài liệu bằng tiếng Anh hoặc bản dịch tiếng Anh. Việc dịch ra tiếng Việt được thực hiện bởi thành viên lưu ký hoặc bởi tổ chức dịch thuật hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
5. Tổ chức, cá nhân đăng ký mã số giao dịch chứng khoán chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đăng ký mã số giao dịch chứng khoán. Thành viên lưu ký có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đăng ký mã số giao dịch chứng khoán và kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các thông tin do các tổ chức, cá nhân đăng ký cung cấp trên hệ thống đăng ký mã số giao dịch chứng khoán trực tuyến của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm rà soát, lưu trữ đầy đủ hồ sơ đăng ký mã số giao dịch chứng khoán và cung cấp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi có yêu cầu bằng văn bản.
6. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài không được cấp mã số giao dịch chứng khoán trong các trường hợp sau:
a) Đang bị điều tra hoặc đã từng bị cơ quan quản lý có thẩm quyền trong nước hoặc nước ngoài xử phạt về các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật chứng khoán, hành vi rửa tiền hoặc có các hành vi vi phạm và bị xử phạt hành chính, hình sự trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản lý ngoại hối, thuế mà chưa được xóa án tích hoặc chưa hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
b) Đã bị hủy bỏ mã số giao dịch chứng khoán theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 147 Nghị định này.
1. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài bị đình chỉ sử dụng mã số giao dịch chứng khoán tối đa 06 tháng trong các trường hợp sau:
a) Khi phát hiện hồ sơ đăng ký mã số giao dịch chứng khoán có những thông tin sai lệch, không chính xác hoặc hồ sơ bỏ sót những nội dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ;
b) Cung cấp tài liệu không trung thực, không chính xác, không kịp thời theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
c) Theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài vi phạm quy định pháp luật.
2. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hủy bỏ mã số giao dịch chứng khoán của tổ chức, cá nhân đã được cấp mã số giao dịch chứng khoán trong các trường hợp sau:
a) Hủy bỏ mã số giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài sau khi nhận được quyết định xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền do thực hiện các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán;
b) Quá thời hạn đình chỉ sử dụng mã số giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều này mà những thiếu sót dẫn đến việc đình chỉ sử dụng mã số giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài không được khắc phục;
c) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đã được cấp mã số giao dịch chứng khoán. Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân thông qua thành viên lưu ký gửi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam Giấy đề nghị hủy mã số giao dịch chứng khoán theo Mẫu số 43 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Tổ chức, cá nhân đã được cấp mã số giao dịch chứng khoán phải báo cáo Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về việc thay đổi thông tin liên quan đến mã số giao dịch chứng khoán trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi thành viên lưu ký;
b) Thay đổi tên, quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi đăng ký hoạt động, địa chỉ trụ sở chính, số giấy phép đăng ký kinh doanh đối với tổ chức;
c) Thay đổi tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc, số hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cá nhân.
2. Hồ sơ báo cáo thay đổi thông tin bao gồm:
a) Báo cáo thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân đã được cấp mã số giao dịch chứng khoán theo Mẫu số 44 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động có các nội dung thay đổi hoặc tài liệu khác về các thay đổi theo Mẫu số 42 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đối với trường hợp thay đổi các nội dung theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Hộ chiếu mới hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp mới đối với trường hợp thay đổi các nội dung theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Trình tự báo cáo thay đổi thông tin:
a) Đối với thay đổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân phải báo cáo trước khi thực hiện thay đổi. Đối với thay đổi theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân phải báo cáo trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có sự thay đổi;
b) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này cho thành viên lưu ký;
c) Thành viên lưu ký kê khai các thông tin thay đổi theo Mẫu số 44 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trên hệ thống đăng ký mã số giao dịch chứng khoán trực tuyến của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
d) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận thông tin kê khai bởi thành viên lưu ký, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam điều chỉnh thông tin thay đổi theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân dưới hình thức xác nhận điện tử. Trường hợp từ chối, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải trả lời trên hệ thống và nêu rõ lý do;
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được xác nhận điện tử của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký nộp đầy đủ tài liệu báo cáo về các thay đổi theo quy định tại khoản 2 Điều này cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có văn bản xác nhận các thay đổi liên quan đến Giấy chứng nhận mã số giao dịch chứng khoán của tổ chức, cá nhân và gửi cho thành viên lưu ký;
g) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xác nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định tại điểm e khoản này, thành viên lưu ký thông báo cho tổ chức, cá nhân và gửi cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.
4. Tổ chức, cá nhân đã được cấp mã số giao dịch chứng khoán chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về tính chính xác, trung thực của hồ sơ báo cáo thay đổi thông tin. Thành viên lưu ký có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ các thay đổi phải báo cáo Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp trên hệ thống đăng ký mã số giao dịch chứng khoán trực tuyến của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm rà soát, lưu trữ đầy đủ hồ sơ và cung cấp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi có yêu cầu bằng văn bản.
1. Các loại chứng khoán phải thực hiện đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm:
a) Cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
b) Chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm, công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và các loại trái phiếu doanh nghiệp khác niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
c) Chứng khoán của công ty đại chúng và các loại chứng khoán phải đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Các loại chứng khoán khác được đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trên cơ sở thỏa thuận giữa Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và tổ chức phát hành.
3. Chứng khoán quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
4. Công ty đại chúng phải thực hiện đăng ký cổ phiếu tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết hoạt động đăng ký chứng khoán, hủy đăng ký chứng khoán, cấp mã chứng khoán, thực hiện quyền của người sở hữu chứng khoán, chuyển quyền sở hữu chứng khoán và các hoạt động khác liên quan đến hoạt động đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
1. Hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm áp dụng đối với hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch thực hiện trên hệ thống giao dịch chứng khoán, ngoại trừ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch công cụ nợ.
2. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện thế vị, bù trừ và xác định nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán cho các thành viên bù trừ căn cứ vào kết quả giao dịch hợp lệ do Sở giao dịch chứng khoán cung cấp.
3. Việc thanh toán chuyển giao chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và thanh toán tiền tại ngân hàng thanh toán được thực hiện trên cơ sở nghĩa vụ thanh toán chứng khoán và tiền do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định.
4. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chịu trách nhiệm đảm bảo thanh toán giao dịch chứng khoán của thành viên bù trừ thông qua cơ chế ký quỹ và các biện pháp phòng ngừa rủi ro theo quy định pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm.
1. Là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đồng thời đáp ứng quy định về cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
2. Đáp ứng các điều kiện về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu như sau:
a) Đối với thành viên bù trừ trực tiếp: Có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu tối thiểu 1.000 tỷ đồng (đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) hoặc tối thiểu 250 tỷ đồng (đối với công ty chứng khoán);
b) Đối với thành viên bù trừ chung: Có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu tối thiểu 7.000 tỷ đồng (đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) hoặc tối thiểu 900 tỷ đồng (đối với công ty chứng khoán).
3. Đáp ứng tỷ lệ an toàn tài chính như sau:
a) Đối với công ty chứng khoán: trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính năm gần nhất không quá 05 lần và tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 260% liên tục trong 12 tháng gần nhất trước tháng nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
b) Đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng trong 12 tháng gần nhất trước tháng nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán.
4. Việc thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua.
5. Tổ chức đăng ký cung cấp dịch vụ không đang trong quá trình tổ chức lại, giải thể, phá sản hoặc tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo Mẫu số 45 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty về việc thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
c) Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét; báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính trong 12 tháng gần nhất (đối với công ty chứng khoán) hoặc văn bản cam kết về việc đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng trong 12 tháng gần nhất (đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài);
d) Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng quy định về cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định đình chỉ tối đa 12 tháng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán trong các trường hợp sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán có tài liệu giả mạo hoặc có thông tin sai sự thật;
b) Hoạt động kinh doanh sai mục đích, không đúng với hoạt động kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
c) Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 151 Nghị định này; không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 151 Nghị định này trong 06 tháng liên tiếp;
d) Các trường hợp bị đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán khác cần thiết để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán trong các trường hợp sau:
a) Bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản về việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đáp ứng quy định về cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng;
b) Không thực hiện đăng ký thành viên bù trừ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
c) Kết thúc thời hạn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán mà vẫn không khắc phục được các vi phạm dẫn tới bị đình chỉ;
d) Tự nguyện chấm dứt hoạt động.
1. Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 153 Nghị định này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán đồng thời khi ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán. Đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán ngay sau khi nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đáp ứng quy định về cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
2. Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 153 Nghị định này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 153 Nghị định này.
3. Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 153 Nghị định này:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản yêu cầu công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
b) Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản theo quy định tại điểm a khoản này, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm công bố thông tin về việc chấm dứt hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán trong thời hạn 24 giờ và thực hiện các thủ tục để chấm dứt hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 163 Nghị định này;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất các thủ tục chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nộp hồ sơ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả thực hiện, kèm theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo kết quả, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán.
4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm công bố quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán.
1. Hồ sơ chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán tự nguyện bao gồm:
a) Giấy đề nghị chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo Mẫu số 46 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty về việc chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
c) Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
d) Báo cáo kết quả thực hiện chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán.
1. Đối với hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán
a) Tổ chức hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm;
b) Thiết lập, vận hành hệ thống quản trị rủi ro và xây dựng cơ chế bảo đảm thanh toán cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
c) Quản lý tài khoản, tài sản ký quỹ bù trừ để đảm bảo cho việc thanh toán giao dịch chứng khoán; yêu cầu thành viên bù trừ ký quỹ, xác định, điều chỉnh mức ký quỹ và danh mục tài sản được chấp nhận ký quỹ;
d) Thiết lập hệ thống bảo đảm việc quản lý tách biệt tài khoản, tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam với tài khoản, tài sản của thành viên bù trừ; tách biệt tài khoản, tài sản của từng thành viên bù trừ; tách biệt tài khoản, tài sản của thành viên bù trừ và các khách hàng của chính thành viên bù trừ; tách biệt tài khoản và tài sản ký quỹ bù trừ với thị trường chứng khoán phái sinh; cung cấp dịch vụ quản lý tài khoản, tài sản ký quỹ bù trừ cho thành viên bù trừ và khách hàng;
đ) Từ chối thế vị đối với các giao dịch bán chứng khoán khi chưa sở hữu không đúng quy định của pháp luật, giao dịch của thành viên bù trừ và thành viên giao dịch không bù trừ ủy thác bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán qua thành viên bù trừ thực hiện sau khi đề nghị Sở giao dịch chứng khoán đình chỉ hoạt động giao dịch của các thành viên này và các giao dịch không hợp lệ khác theo quy định của Bộ Tài chính;
e) Đề nghị Sở giao dịch chứng khoán đình chỉ giao dịch đối với thành viên giao dịch là thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán và thành viên giao dịch không bù trừ ủy thác bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán qua thành viên bù trừ đó;
g) Chỉ chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ, cam kết đối với thành viên bù trừ và không chịu trách nhiệm với bên thứ ba trong hoạt động bù trừ giao dịch chứng khoán. Là chủ nợ đối với các khoản phải thu của thành viên bù trừ bị giải thể, phá sản, được ưu tiên phân chia tài sản theo quy định pháp luật về giải thể, phá sản;
h) Sử dụng, bán, chuyển giao chứng khoán hiện có, chứng khoán chờ về từ các giao dịch mua trước đó trên các tài khoản tự doanh, tạo lập thị trường của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán tiền, chứng khoán chờ về từ các giao dịch mua thiếu tiền trước đó trên tài khoản của nhà đầu tư mất khả năng thanh toán tiền để hoàn trả các nguồn hỗ trợ đã sử dụng và bù đắp các chi phí phát sinh có liên quan;
i) Trong trường hợp không thể bán, sử dụng, chuyển giao chứng khoán hiện có, chứng khoán chờ về theo quy định tại điểm h khoản này hoặc số tiền thu được từ việc bán, sử dụng, chuyển giao không đủ để hoàn trả các nguồn hỗ trợ và bù đắp các chi phí phát sinh liên quan, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được sử dụng tiền thu được từ các giao dịch bán chứng khoán khác, hoạt động thực hiện quyền cho người sở hữu chứng khoán của chính thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán tiền để hoàn trả và bù đắp;
k) Chỉ định thành viên bù trừ khác thực hiện giao dịch đối ứng đối với các giao dịch của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán;
l) Chỉ định thành viên bù trừ thay thế để hoàn tất các nghĩa vụ của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán; được chuyển giao dịch chứng khoán chưa hoàn tất thanh toán và tài sản liên quan đến giao dịch đó tới thành viên bù trừ thay thế để hoàn tất các nghĩa vụ của thành viên bù trừ;
m) Sử dụng, bán, chuyển giao tài sản ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ, nhà đầu tư mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán, tài sản đóng góp quỹ bù trừ của thành viên bù trừ và nguồn vốn hợp pháp của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam để thực hiện các nghĩa vụ của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán và bù đắp các thiệt hại tài chính của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phát sinh từ các giao dịch chứng khoán mất khả năng thanh toán theo quy định pháp luật và quy chế nghiệp vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
n) Thiết lập hệ thống tài khoản thanh toán giao dịch chứng khoán tách biệt với hệ thống tài khoản ký quỹ bù trừ;
o) Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện việc thanh toán giao dịch chứng khoán và kết nối với hệ thống của Ngân hàng thanh toán để đảm bảo hoàn tất việc thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định khoản 2 Điều 63 Luật Chứng khoán;
p) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác liên quan đến bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định pháp luật.
2. Đối với hoạt động quản lý thành viên bù trừ và quỹ bù trừ
a) Chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ, đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán của thành viên bù trừ;
b) Kiểm tra, giám sát thành viên bù trừ trong việc duy trì điều kiện hoạt động theo quy định pháp luật và quy chế liên quan đến hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
c) Yêu cầu thành viên bù trừ giải trình, cung cấp tài liệu và thông tin liên quan trong trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường trong bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán hoặc có dấu hiệu nhà đầu tư, thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán không có khả năng khắc phục;
d) Quản lý quỹ bù trừ; yêu cầu thành viên bù trừ đóng góp quỹ bù trừ.
3. Trích 5% doanh thu hàng năm từ hoạt động nghiệp vụ đăng ký, lưu ký bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán để lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ để xử lý rủi ro trong quá trình xử lý các nghiệp vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Khoản trích lập này được tính vào chi phí của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam khi xác định thu nhập chịu thuế. Tổng mức trích quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ lũy kế không quá 30% vốn điều lệ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ.
4. Báo cáo, kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vi phạm của thành viên bù trừ, các biện pháp xử lý, khắc phục sự cố, biến động ảnh hưởng đến hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán, các báo cáo khác theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc khi phát hiện vi phạm, dấu hiệu bất thường trong hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán.
1. Quyền của thành viên bù trừ
a) Yêu cầu nhà đầu tư đóng góp đầy đủ, kịp thời các khoản ký quỹ trước khi thực hiện giao dịch, xác định phương thức ký quỹ, bổ sung ký quỹ, thay đổi tài sản ký quỹ bù trừ, chuyển giao tài sản ký quỹ bù trừ theo quy định pháp luật;
b) Trong trường hợp nhà đầu tư mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán, thành viên bù trừ có quyền yêu cầu nhà đầu tư hoặc thành viên bù trừ thực hiện giao dịch đối ứng bắt buộc đối với các giao dịch của nhà đầu tư; sử dụng, bán, chuyển nhượng tài sản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư để mua chứng khoán hoặc làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đối với các giao dịch của nhà đầu tư;
c) Được sử dụng, bán, chuyển nhượng tài sản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư để hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của nhà đầu tư đó đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
d) Được sử dụng, bán, chuyển nhượng tài sản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư nộp cho thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán trong trường hợp thành viên bù trừ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay thế cho thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán theo chỉ định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
2. Nghĩa vụ của thành viên bù trừ
a) Chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam với tư cách là đại diện theo ủy quyền của khách hàng;
b) Ký hợp đồng bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, ký hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên giao dịch không bù trừ, ký hợp đồng phối hợp thực hiện hoạt động giao dịch và bù trừ, thanh toán với ngân hàng lưu ký không làm thành viên bù trừ. Trong hợp đồng phải có điều khoản nêu rõ thành viên bù trừ là đại diện theo ủy quyền của khách hàng, chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam nhằm đảm bảo khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán và bù đắp thiệt hại tài chính (nếu có);
d) Thiết lập và vận hành hệ thống tài khoản để quản lý tách biệt tài sản, giao dịch của từng nhà đầu tư và của nhà đầu tư với thành viên bù trừ; tách biệt tài khoản và tài sản ký quỹ bù trừ với thị trường chứng khoán phái sinh;
đ) Bảo đảm nhà đầu tư có đủ tài sản ký quỹ bù trừ trước khi thực hiện giao dịch và đủ tiền, chứng khoán để thanh toán giao dịch chứng khoán; hoàn trả phần tài sản ký quỹ bù trừ vượt mức ký quỹ yêu cầu theo yêu cầu của nhà đầu tư; giám sát, quản lý giao dịch và tài sản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật;
e) Bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật và gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;
g) Chuyển giao tài sản ký quỹ bù trừ đang quản lý sang thành viên bù trừ thay thế theo chỉ định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quy định tại điểm l khoản 1 Điều 156 Nghị định này;
h) Lưu giữ đầy đủ các chứng từ gốc về bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán; cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về giao dịch của nhà đầu tư, tài khoản, tài sản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư, hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán và các tài liệu khác liên quan tới hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
i) Trong thời gian thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán, thành viên bù trừ không thực hiện ký mới, không được gia hạn các hợp đồng với khách hàng để thực hiện hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán; phải thực hiện tất toán, chuyển tài khoản theo yêu cầu của khách hàng (nếu có);
k) Thanh toán đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
l) Thực hiện công bố thông tin và báo cáo theo quy định; định kỳ hoặc theo yêu cầu của nhà đầu tư cung cấp đầy đủ thông tin về các hoạt động trên tài khoản, số dư tài khoản, sao kê tài khoản cho nhà đầu tư.
1. Điều kiện trở thành thành viên lưu ký
a) Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán;
b) Đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động lưu ký chứng khoán theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
2. Hồ sơ đăng ký trở thành thành viên lưu ký
a) Giấy đăng ký thành viên lưu ký theo Mẫu số 47 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp;
c) Bản thuyết minh về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ.
3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận thành viên lưu ký
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam gửi văn bản thông báo cho công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc kết nối với Cổng giao tiếp trực tuyến, thử nghiệm hoạt động lưu ký với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ;
c) Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thành viên lưu ký trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoàn tất việc kết nối với Cổng giao tiếp trực tuyến, đạt yêu cầu về thử nghiệm hoạt động lưu ký với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
1. Điều kiện trở thành thành viên bù trừ
a) Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
b) Là thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
2. Hồ sơ đăng ký thành viên bù trừ
a) Giấy đăng ký thành viên bù trừ theo Mẫu số 48 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp;
c) Bản thuyết minh về hạ tầng công nghệ thông tin, nhân sự, quy trình nghiệp vụ.
3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam gửi văn bản thông báo về việc ký kết hợp đồng và các nghĩa vụ đóng góp của thành viên bù trừ, kết nối vào hệ thống bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm báo cáo Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về việc hoàn thành các công việc theo thông báo của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quy định tại điểm a khoản này, đồng thời gửi kèm Giấy đăng ký tài khoản nhận tiền rút ký quỹ, thanh toán theo Mẫu số 49 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các tài liệu quy định tại điểm b khoản này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ cho công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1. Trường hợp có ít nhất 01 công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại tham gia hợp nhất là thành viên lưu ký, thành viên bù trừ trước thời điểm hợp nhất hoặc công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nhận sáp nhập không là thành viên lưu ký, thành viên bù trừ nhưng có ít nhất 01 công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại bị sáp nhập là thành viên lưu ký, thành viên bù trừ trước thời điểm sáp nhập, điều kiện trở thành thành viên lưu ký, thành viên bù trừ của công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại hợp nhất, nhận sáp nhập như sau:
a) Tiếp tục sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin cho hoạt động lưu ký chứng khoán của công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại là thành viên lưu ký trước thời điểm hợp nhất, sáp nhập (đối với trường hợp đăng ký thành viên lưu ký) hoặc tiếp tục sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin cho hoạt động lưu ký chứng khoán, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán của công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại là thành viên bù trừ trước thời điểm hợp nhất, sáp nhập (đối với trường hợp đăng ký thành viên bù trừ);
b) Đáp ứng điều kiện về nhân sự (đối với trường hợp đăng ký là thành viên bù trừ), quy trình nghiệp vụ theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
2. Trường hợp công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nhận sáp nhập là thành viên lưu ký, thành viên bù trừ trước thời điểm sáp nhập thì được tiếp tục làm thành viên lưu ký, thành viên bù trừ sau khi hoàn thành việc sáp nhập. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy phép điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nhận sáp nhập phải gửi văn bản thông báo các thay đổi cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
3. Trường hợp công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại hợp nhất, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nhận sáp nhập không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, điều kiện trở thành thành viên lưu ký theo quy định tại khoản 1 Điều 158 Nghị định này, điều kiện trở thành thành viên bù trừ theo quy định tại khoản 1 Điều 159 Nghị định này.
4. Hồ sơ đăng ký thành viên lưu ký, thành viên bù trừ đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Giấy đăng ký thành viên lưu ký theo Mẫu số 47 Phụ lục, Giấy đăng ký thành viên bù trừ theo Mẫu số 48 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hợp nhất, sáp nhập công ty chứng khoán; quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hợp nhất, sáp nhập ngân hàng thương mại;
c) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty của các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại tham gia hợp nhất, sáp nhập thông qua việc hợp nhất, sáp nhập công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại;
d) Cam kết của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty của các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại tham gia hợp nhất, nhận sáp nhập về việc công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại hợp nhất, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nhận sáp nhập tiếp tục sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ cho hoạt động lưu ký chứng khoán của công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại thành viên tham gia hợp nhất, sáp nhập (đối với trường hợp đăng ký thành viên lưu ký), hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự cho hoạt động lưu ký chứng khoán, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán của công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại thành viên tham gia hợp nhất, sáp nhập (đối với trường hợp đăng ký thành viên bù trừ). Trường hợp có thay đổi về nhân sự (đối với trường hợp đăng ký thành viên bù trừ) và quy trình nghiệp vụ, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại phải bổ sung các tài liệu liên quan, trong đó nêu rõ các nội dung thay đổi.
5. Trình tự, thủ tục đăng ký thành viên lưu ký, thành viên bù trừ đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Đối với thành viên lưu ký: trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều này và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán của công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại hợp nhất, nhận sáp nhập do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thành viên lưu ký cho công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại hợp nhất, nhận sáp nhập;
b) Đối với thành viên bù trừ: trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều này và Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán của công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại hợp nhất, nhận sáp nhập do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ cho công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại hợp nhất, nhận sáp nhập.
6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành viên lưu ký, thành viên bù trừ đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 158, các khoản 2, 3 Điều 159 Nghị định này.
1. Trường hợp thay đổi, bổ sung nhân sự, thành viên phải gửi văn bản thông báo cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày việc thay đổi có hiệu lực.
2. Trường hợp thay đổi thông tin về tên, địa chỉ nơi đặt trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ
a) Thành viên phải gửi văn bản thông báo cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày việc thay đổi có hiệu lực;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo thay đổi thông tin, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thành viên lưu ký sửa đổi, Giấy chứng nhận thành viên bù trừ sửa đổi.
3. Trường hợp thay đổi loại thành viên bù trừ từ thành viên bù trừ trực tiếp sang thành viên bù trừ chung hoặc ngược lại, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ sửa đổi cho thành viên bù trừ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thành viên bù trừ hoàn thành các việc sau:
a) Gửi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam giấy đề nghị thay đổi loại thành viên bù trừ theo Mẫu số 50 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Nộp bổ sung quỹ bù trừ (trường hợp còn thiếu so với quy định) khi thay đổi từ thành viên bù trừ trực tiếp sang thành viên bù trừ chung;
c) Hoàn tất nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán, hoàn trả tài sản ký quỹ bù trừ trên các tài khoản của thành viên giao dịch không bù trừ và khách hàng của thành viên giao dịch không bù trừ ủy thác (nếu có) trong trường hợp thay đổi từ thành viên bù trừ chung sang thành viên bù trừ trực tiếp.
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký trong các trường hợp sau:
a) Thành viên lưu ký bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Chứng khoán;
b) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Thành viên lưu ký tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên lưu ký và có Giấy đề nghị chấm dứt tư cách thành viên lưu ký gửi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
2. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký
a) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Giấy đề nghị chấm dứt tư cách thành viên lưu ký của thành viên lưu ký hoặc xảy ra vi phạm dẫn đến việc thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ngừng cung cấp dịch vụ mở tài khoản lưu ký chứng khoán, ký gửi chứng khoán, chuyển khoản chứng khoán lưu ký đối với thành viên lưu ký, ngoại trừ các trường hợp chuyển khoản tất toán tài khoản khách hàng, chuyển khoản giải tỏa chứng khoán được dùng làm tài sản bảo đảm, thực hiện quyền cho người sở hữu chứng khoán và điều chỉnh thông tin nhà đầu tư;
b) Việc chuyển khoản tất toán tài khoản khách hàng được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo văn bản thỏa thuận, hợp đồng chuyển giao tài khoản giữa thành viên lưu ký bị thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký và thành viên lưu ký khác trong trường hợp không có yêu cầu của khách hàng. Thời hạn chuyển khoản theo yêu cầu của khách hàng và các nội dung liên quan đến chuyển khoản tất toán tài khoản khách hàng, tài khoản tự doanh (nếu có) thực hiện theo quy định tại quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn chuyển khoản tất toán tài khoản theo quy định tại điểm b khoản này hoặc sau khi thành viên lưu ký báo cáo hoàn tất việc chuyển khoản tất toán tài khoản khách hàng, tài khoản tự doanh (nếu có) và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ trong các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán mà thành viên bù trừ không khắc phục được vi phạm theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán;
c) Bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký;
d) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về thành viên bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
đ) Thành viên bù trừ tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên bù trừ và có Giấy đề nghị chấm dứt tư cách thành viên bù trừ gửi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
2. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ
a) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn hoặc xảy ra sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có văn bản gửi Sở giao dịch chứng khoán và thành viên bù trừ thông báo ngừng cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán cho thành viên bù trừ và thông báo cho thành viên bù trừ các nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ khác của thành viên bù trừ đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên bù trừ thực hiện thanh toán cho các giao dịch chứng khoán chưa hoàn tất thanh toán hiện có trên tài khoản nhà đầu tư và thành viên bù trừ, hoàn trả tài sản ký quỹ bù trừ cho các giao dịch chứng khoán đã hoàn tất thanh toán;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định tại điểm a khoản này, thành viên bù trừ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo thông báo của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thành viên bù trừ hoàn thành nghĩa vụ theo quy định tại điểm b khoản này hoặc kết thúc thời hạn theo quy định tại điểm b khoản này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ và thực hiện công bố thông tin ra thị trường;
d) Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hoàn trả lại tài sản ký quỹ bù trừ và số tiền, chứng khoán đóng góp vào quỹ bù trừ (bao gồm gốc và lãi quy định tại Quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam) sau khi ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ.
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ tối đa 90 ngày đối với hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận đối với các trường hợp sau:
a) Thường xuyên vi phạm nghĩa vụ của thành viên bù trừ theo quy định của Luật Chứng khoán và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Để xảy ra thiếu sót gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng;
c) Không đóng góp đủ vào quỹ bù trừ theo yêu cầu trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết hạn nộp theo thông báo của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
d) Không nộp hoặc nộp không đủ tiền ký quỹ bù trừ 03 lần trong 01 tháng;
đ) Có từ 02 lần trở lên trong 01 tháng hoặc có 01 lần mỗi tháng trong 03 tháng liên tiếp bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ra quyết định khiển trách liên quan đến hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
e) Không hoàn trả đủ tiền hỗ trợ thanh toán từ quỹ bù trừ hoặc quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ hoặc nguồn vốn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày sử dụng;
g) Mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán với nghĩa vụ thanh toán thiếu hụt vượt quá tổng số dư tài sản ký quỹ bù trừ có thể sử dụng tại thời điểm xác định mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán và số dư tài sản đóng góp quỹ bù trừ của chính thành viên bù trừ đó;
h) Không nộp đủ tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định pháp luật cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp theo thông báo;
i) Các trường hợp khác sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
2. Trường hợp thành viên bù trừ bị đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán đối với thành viên bù trừ căn cứ quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Cách thức xác định, thời hạn và phạm vi đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán của thành viên bù trừ thực hiện theo quy chế thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
1. Các tổ chức được mở tài khoản trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, bao gồm:
a) Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước;
b) Các tổ chức tín dụng, bảo hiểm tham gia giao dịch công cụ nợ do Sở giao dịch chứng khoán tổ chức;
c) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán nước ngoài.
2. Các tổ chức mở tài khoản trực tiếp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này mở tài khoản để lưu ký chứng khoán thuộc sở hữu của chính mình và được sử dụng các dịch vụ do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp.
3. Các tổ chức mở tài khoản trực tiếp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mở tài khoản để lưu ký giấy tờ có giá thuộc sở hữu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và khách hàng lưu ký của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm phục vụ cho các nghiệp vụ thị trường tiền tệ;
b) Kho bạc Nhà nước mở tài khoản để lưu ký công cụ nợ nhằm phục vụ cho các nghiệp vụ liên quan của Kho bạc Nhà nước;
c) Trung tâm lưu ký chứng khoán nước ngoài được mở tài khoản để cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán căn cứ vào văn bản thỏa thuận với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
4. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp dịch vụ cho tổ chức mở tài khoản trực tiếp trên cơ sở hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận được ký kết giữa hai bên. Hợp đồng gồm những nội dung chính sau:
a) Phạm vi cung cấp dịch vụ;
b) Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ chức mở tài khoản trực tiếp;
c) Giải quyết tranh chấp;
d) Chấm dứt hợp đồng;
đ) Nghĩa vụ tài chính.
5. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam với tổ chức mở tài khoản trực tiếp.
1. Ngân hàng thanh toán là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc ngân hàng thương mại theo quy định tại Điều 69 Luật Chứng khoán.
2. Nghĩa vụ của ngân hàng thương mại làm ngân hàng thanh toán, bao gồm:
a) Duy trì điều kiện làm ngân hàng thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Chứng khoán;
b) Thực hiện cho thành viên bù trừ vay để hỗ trợ thanh toán giao dịch chứng khoán trong trường hợp thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán;
c) Bồi thường cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên bù trừ các chi phí và thiệt hại phát sinh trong trường hợp không thực hiện hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán theo đúng quy định do lỗi của ngân hàng thanh toán;
d) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, bất thường hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin về hoạt động của ngân hàng trong việc duy trì điều kiện làm ngân hàng thanh toán;
đ) Thực hiện công bố thông tin và các nghĩa vụ khác theo quy định phát luật.
3. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra, giám sát định kỳ, bất thường việc duy trì các điều kiện và thực hiện các nghĩa vụ của ngân hàng thương mại là ngân hàng thanh toán. Trường hợp ngân hàng không duy trì được điều kiện làm ngân hàng thanh toán hoặc không khôi phục được điều kiện làm ngân hàng thanh toán theo thời hạn do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định hoặc ngân hàng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của ngân hàng thanh toán hoặc các trường hợp khác để đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền lựa chọn ngân hàng thanh toán khác đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 69 Luật Chứng khoán. Ngân hàng thanh toán chịu trách nhiệm cho hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán và hoàn tất các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán đối với khách hàng cho đến khi có ngân hàng thanh toán thay thế.
4. Việc chuyển chức năng thanh toán giao dịch chứng khoán từ ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Giấy đăng ký làm ngân hàng thanh toán theo Mẫu số 51 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản cung cấp thông tin về ngân hàng, trong đó nêu rõ khả năng đáp ứng các điều kiện tại Điều 69 Luật Chứng khoán.
3. Quyết định thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại.
4. Văn bản cam kết về việc thiết lập hệ thống, cơ chế quản lý tài khoản và tiền gửi ký quỹ, tài khoản và tiền gửi thanh toán, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về tiền gửi ký quỹ, tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được lựa chọn các ngân hàng thương mại làm ngân hàng thanh toán để cung cấp dịch vụ thanh toán tiền cho giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định chấp thuận đăng ký làm ngân hàng thanh toán; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong các giao dịch bảo đảm được đăng ký biện pháp bảo đảm tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán khác thực hiện tại các Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư Pháp theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
2. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc chung của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và các nguyên tắc sau đây:
a) Chứng khoán được đăng ký biện pháp bảo đảm phải là loại chứng khoán tự do chuyển nhượng, không dùng để ký quỹ trong các giao dịch chứng khoán, không bị phong tỏa, tạm giữ và phải lưu ký trước khi thực hiện. Trong thời hạn đăng ký biện pháp bảo đảm, chứng khoán đăng ký biện pháp bảo đảm phải được phong tỏa tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Thông tin về chứng khoán thuộc sở hữu của bên bảo đảm trong hồ sơ đăng ký phải thống nhất với thông tin được lưu giữ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực là thời điểm Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký thông tin biện pháp bảo đảm;
d) Khi thực hiện xóa đăng ký biện pháp bảo đảm, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện giải tỏa các chứng khoán đã đăng ký biện pháp bảo đảm.
3. Các bên yêu cầu đăng ký phải có văn bản đồng ý để Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phong tỏa, cung cấp thông tin chứng khoán đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Nghị định này.
4. Khi chứng khoán đã đăng ký biện pháp bảo đảm bị hủy đăng ký tập trung theo quy định pháp luật, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông báo cho thành viên lưu ký nơi lưu ký chứng khoán dùng làm tài sản bảo đảm để thông báo cho các bên làm thủ tục xóa đăng ký biện pháp bảo đảm. Trường hợp các bên không làm thủ tục xóa đăng ký biện pháp bảo đảm, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tự động thực hiện xóa biện pháp bảo đảm vào ngày hiệu lực hủy đăng ký chứng khoán.
5. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của pháp luật về chứng khoán và pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và các văn bản hướng dẫn thi hành thì áp dụng quy định của pháp luật về chứng khoán. Trường hợp Nghị định này không có quy định mà pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm có quy định thì áp dụng quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
1. Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm theo Mẫu số 52 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm theo Mẫu số 53 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Văn bản ủy quyền trong trường hợp các bên yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền.
2. Hồ sơ đăng ký thay đổi, sửa chữa sai sót biện pháp bảo đảm bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu thay đổi, sửa chữa sai sót biện pháp bảo đảm theo Mẫu số 54 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bảng kê chứng khoán đề nghị thay đổi, sửa chữa sai sót theo Mẫu số 55 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (trong trường hợp nội dung thay đổi/sửa chữa sai sót là chứng khoán đăng ký).
3. Hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trong trường hợp theo thỏa thuận của hai bên bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận của hai bên theo Mẫu số 56 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bảng kê chứng khoán đề nghị xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận của hai bên theo Mẫu số 57 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trong trường hợp theo yêu cầu của một bên hoặc theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu của một bên hoặc theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự theo Mẫu số 58 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bảng kê chứng khoán đề nghị xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu của một bên hoặc theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự theo Mẫu số 59 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Hợp đồng thế chấp chứng khoán, trong đó có điều khoản quy định một bên có quyền được đề nghị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xóa đăng ký biện pháp bảo đảm (trường hợp theo yêu cầu của một bên);
d) Văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm là chứng khoán đăng ký biện pháp bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự (trường hợp theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự).
5. Hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trong trường hợp theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm và hai bên có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý và xử lý tài sản bảo đảm với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm và hai bên có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý và xử lý tài sản bảo đảm với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo Mẫu số 60 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bảng kê chứng khoán đề nghị xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm và hai bên có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý và xử lý tài sản bảo đảm với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo Mẫu số 61 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Phương thức nộp hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ
a) Hồ sơ đăng ký, thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa biện pháp bảo đảm gửi lên Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông qua thành viên lưu ký nơi lưu ký chứng khoán dùng làm tài sản bảo đảm bằng hình thức nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm trực tuyến. Đối với trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này, bên yêu cầu nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm giải quyết hồ sơ, cấp văn bản xác nhận việc đăng ký, thay đổi biện pháp bảo đảm, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo Mẫu số 62 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trong ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ; nếu nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ sau 15 giờ cùng ngày, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hoàn thành việc giải quyết hồ sơ trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện không quá 03 ngày làm việc.
7. Trả văn bản xác nhận việc đăng ký, thay đổi biện pháp bảo đảm, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm
a) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trả văn bản xác nhận thông qua thành viên lưu ký theo một trong các phương thức sau đây: trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm trực tuyến;
b) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 4, 5 Điều này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trả trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho bên yêu cầu.
1. Cá nhân, tổ chức có quyền tìm hiểu hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về chứng khoán đăng ký biện pháp bảo đảm tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
2. Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có quyền yêu cầu Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp thông tin về chứng khoán đăng ký biện pháp bảo đảm để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của cơ quan mình.
3. Thông tin về chứng khoán đăng ký biện pháp bảo đảm do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp bao gồm: bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm; mã chứng khoán, số lượng chứng khoán đăng ký biện pháp bảo đảm; thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm.
4. Hồ sơ, thủ tục, phương thức cung cấp thông tin
a) Cá nhân, tổ chức có nhu cầu cung cấp thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm gửi Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin theo Mẫu số 63 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đến Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông qua thành viên lưu ký bằng các hình thức nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm trực tuyến;
b) Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có nhu cầu cung cấp thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm gửi công văn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Thời hạn Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam giải quyết hồ sơ cung cấp thông tin thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 170 Nghị định này;
d) Việc trả kết quả cung cấp thông tin cho cá nhân, tổ chức được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 170 Nghị định này và việc trả kết quả cho Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 170 Nghị định này.
Việc xử lý tài sản bảo đảm là chứng khoán đã đăng ký biện pháp bảo đảm tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự, pháp luật chứng khoán và pháp luật có liên quan khác. Trường hợp xử lý tài sản bảo đảm dẫn đến chuyển quyền sở hữu chứng khoán đã đăng ký biện pháp bảo đảm tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện việc chuyển quyền sở hữu theo các quy định của Luật Chứng khoán và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm, quản lý đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về đăng ký biện pháp bảo đảm tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và hướng dẫn việc sử dụng, truy cập, khai thác thông tin trên hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm trực tuyến tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
3. Hướng dẫn việc phong tỏa, giải tỏa chứng khoán đăng ký biện pháp bảo đảm.
4. Cung cấp thông tin về chứng khoán đã đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân, hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Chuyển dữ liệu về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán được đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cho Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp để cập nhật và đồng bộ dữ liệu vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm bằng động sản (trừ tàu bay, tàu biển).
6. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thu tiền dịch vụ (giá dịch vụ) đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán theo quy định của Bộ Tài chính căn cứ pháp luật về giá.
7. Báo cáo định kỳ hằng năm cho Bộ Tư pháp về việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán được đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam khi thay đổi các thông tin liên quan đến Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, các quyết định chấp thuận phải đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, các quyết định chấp thuận.
2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm công bố thông tin về Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, các quyết định chấp thuận, điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, các quyết định chấp thuận trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh, văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam khi nhận được Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, các quyết định chấp thuận, điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, các quyết định chấp thuận phải thực hiện đăng ký, điều chỉnh các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Chế độ tài chính, kế toán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Vốn điều lệ tối thiểu cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán tại Việt Nam như sau:
a) Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng;
b) Tự doanh chứng khoán: 50 tỷ đồng;
c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng;
d) Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng.
2. Vốn tối thiểu cấp cho chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là 10 tỷ đồng.
3. Vốn điều lệ tối thiểu của công ty quản lý quỹ, vốn tối thiểu cấp cho chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam là 25 tỷ đồng.
4. Trường hợp tổ chức đề nghị cấp phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn điều lệ tối thiểu là tổng số vốn tương ứng với từng nghiệp vụ đề nghị cấp phép.
1. Giấy đề nghị theo Mẫu số 64 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Biên bản thỏa thuận thành lập công ty của các cổ đông, thành viên dự kiến góp vốn hoặc quyết định của chủ sở hữu công ty, trong đó nêu rõ: tên công ty (tên đầy đủ, tên giao dịch bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tên viết tắt); địa chỉ trụ sở chính; nghiệp vụ kinh doanh; vốn điều lệ; cơ cấu sở hữu; việc thông qua dự thảo Điều lệ công ty; người đại diện theo pháp luật đồng thời là người đại diện theo ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty.
3. Hợp đồng thuê trụ sở, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu trụ sở, quyền sử dụng trụ sở; thuyết minh cơ sở vật chất theo Mẫu số 65 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Danh sách nhân sự, bản thông tin cá nhân theo Mẫu số 66, Mẫu số 67 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo lý lịch tư pháp của thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) được cấp không quá 06 tháng tính tới ngày nộp hồ sơ.
5. Danh sách cổ đông, thành viên góp vốn theo Mẫu số 68 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo hồ sơ:
a) Đối với cá nhân: bản thông tin cá nhân theo Mẫu số 67 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng tính tới ngày nộp hồ sơ của cổ đông sáng lập, thành viên là cá nhân góp trên 5% vốn điều lệ;
b) Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương; Điều lệ công ty; quyết định của cấp có thẩm quyền theo Điều lệ công ty về việc góp vốn thành lập và cử người đại diện theo ủy quyền; bản thông tin cá nhân của người đại diện theo ủy quyền theo Mẫu số 67 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; báo cáo tài chính 02 năm liền trước năm đề nghị cấp phép đã được kiểm toán của tổ chức tham gia góp vốn. Tổ chức góp vốn là công ty mẹ phải bổ sung báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán; văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng thương mại, của Bộ Tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm về việc góp vốn thành lập (nếu có);
c) Văn bản cam kết của tổ chức, cá nhân về việc đáp ứng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 74 và điểm c khoản 2 Điều 75 Luật Chứng khoán.
6. Quyết định của cấp có thẩm quyền ban hành quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro.
7. Dự thảo Điều lệ công ty.
8. Đối với trường hợp cấp đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 135 Luật Chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp đổi bao gồm Giấy đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này, bản gốc Giấy phép thành lập và hoạt động và các Giấy phép điều chỉnh đã được cấp.
1. Giấy đề nghị theo Mẫu số 64 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Quyết định của cấp có thẩm quyền theo Điều lệ công ty về việc thành lập chi nhánh tại Việt Nam; bổ nhiệm giám đốc, cấp vốn cho chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.
3. Danh sách nhân sự, bản thông tin cá nhân theo Mẫu số 66, Mẫu số 67 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo lý lịch tư pháp của Giám đốc chi nhánh được cấp không quá 06 tháng tính tới ngày nộp hồ sơ.
4. Điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài.
5. Văn bản chấp thuận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài nơi tổ chức kinh doanh chứng khoán có trụ sở chính (nếu có).
6. Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài hoặc các văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cấp.
7. Báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được kiểm toán. Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài là công ty mẹ phải bổ sung báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán.
8. Tài liệu quy định tại các khoản 3, 6 Điều 176 Nghị định này.
9. Các tài liệu liên quan đến quỹ đang đầu tư tại Việt Nam (nếu có).
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện có thời hạn tối đa là 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản pháp lý tương đương của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam:
a) Giấy đề nghị theo Mẫu số 64 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định của cấp có thẩm quyền theo Điều lệ công ty về việc thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, bổ nhiệm trưởng văn phòng đại diện;
c) Danh sách nhân sự kèm theo bản thông tin cá nhân theo Mẫu số 66, Mẫu số 67 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ của trưởng Văn phòng đại diện tại Việt Nam;
d) Tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 176 và các khoản 4, 5, 6, 7 Điều 177 Nghị định này;
đ) Trường hợp tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam phải bổ sung: danh sách các quỹ đầu tư, danh mục đầu tư tại Việt Nam có xác nhận của Ngân hàng lưu ký; Giấy chứng nhận đăng ký mã số giao dịch của các quỹ đầu tư tại Việt Nam.
1. Giấy đề nghị theo Mẫu số 69 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty về việc bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
3. Danh sách nhân sự thực hiện nghiệp vụ đề nghị bổ sung theo Mẫu số 66 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Thuyết minh cơ sở vật chất theo Mẫu số 65 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và tài liệu quy định tại khoản 6 Điều 176 Nghị định này.
1. Giấy đề nghị theo Mẫu số 69 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty về việc rút nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
3. Báo cáo kết quả xử lý hợp đồng đã ký với khách hàng theo Mẫu số 70 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Báo cáo tất toán tài khoản tự doanh chứng khoán trong trường hợp rút nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
5. Quyết định chấm dứt tư cách thành viên tại Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong trường hợp công ty chứng khoán rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
1. Giấy đề nghị theo Mẫu số 69 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty về việc thay đổi tên công ty, địa chỉ đặt trụ sở chính, vốn điều lệ.
3. Đối với việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính, hồ sơ kèm theo tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 176 Nghị định này.
4. Đối với việc tăng vốn điều lệ, hồ sơ kèm theo xác nhận về khoản vốn tăng thêm của ngân hàng nơi mở tài khoản phong tỏa hoặc xác nhận của tổ chức kiểm toán được chấp thuận về khoản vốn tăng thêm hoặc báo cáo tài chính tại thời điểm sau khi công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoàn thành việc tăng vốn điều lệ đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tăng vốn điều lệ từ các nguồn vốn thuộc vốn chủ sở hữu.
5. Đối với việc giảm vốn điều lệ, hồ sơ kèm theo báo cáo vốn chủ sở hữu sau khi giảm được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có thể có 01 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật theo quy định của Điều lệ công ty. Điều lệ công ty quy định trách nhiệm, số lượng, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Các trường hợp cụ thể về người đại diện theo pháp luật của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm:
a) Trường hợp công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có 01 người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc, Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định, người đại diện theo pháp luật của công ty là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty;
b) Trường hợp công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có hơn một người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán lựa chọn đăng ký Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc, Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Người đại diện theo pháp luật đã đăng ký là người chịu trách nhiệm cung cấp tài liệu và làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Hồ sơ đề nghị thay đổi người đại diện theo pháp luật bao gồm:
a) Giấy đề nghị theo Mẫu số 69 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật mà không thay đổi chức danh, hồ sơ kèm theo Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty thông qua việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) kèm theo bản thông tin cá nhân theo Mẫu số 67 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ của người được bổ nhiệm;
c) Trường hợp thay đổi chức danh của người đại diện theo pháp luật, hồ sơ kèm theo Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua thay đổi chức danh của người đại diện theo pháp luật, sửa đổi Điều lệ công ty và các tài liệu quy định tại điểm b khoản này;
d) Trường hợp thay đổi thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật, hồ sơ kèm theo Bản thông tin cá nhân theo Mẫu số 67 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Giấy đề nghị theo Mẫu số 69 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Quyết định của cấp có thẩm quyền theo Điều lệ tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài thông qua thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, giám đốc chi nhánh, trưởng văn phòng đại diện.
3. Xác nhận tài khoản vốn tăng thêm đối với trường hợp tăng vốn cấp cho chi nhánh.
4. Báo cáo kết quả giảm vốn hoặc báo cáo tài chính đã kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán chấp thuận đối với trường hợp giảm vốn cấp cho chi nhánh.
5. Tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 176 Nghị định này đối với trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chi nhánh, trụ sở văn phòng đại diện.
6. Bản thông tin cá nhân theo Mẫu số 67 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ của người được bổ nhiệm đối với trường hợp thay đổi giám đốc chi nhánh, trưởng văn phòng đại diện.
1. Văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam được gia hạn hoạt động khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Chứng khoán và không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong 06 tháng tính đến thời điểm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ.
2. Tối thiểu 30 ngày trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hết hiệu lực, tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hồ sơ đề nghị gia hạn hoạt động văn phòng đại diện tại Việt Nam. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Giấy đề nghị theo Mẫu số 69 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định của cấp có thẩm quyền theo Điều lệ công ty thông qua việc gia hạn hoạt động văn phòng đại diện tại Việt Nam;
c) Trường hợp có sự thay đổi liên quan đến các nội dung tại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, tài liệu bổ sung theo quy định liên quan tại Điều 178 Nghị định này.
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra cơ sở vật chất tại trụ sở công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam đối với trường hợp thay đổi địa điểm trụ sở chính, bổ sung nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, môi giới chứng khoán trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.
2. Đối với trường hợp cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán:
a) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản đề nghị hoàn thiện cơ sở vật chất, phong tỏa vốn góp và chuẩn bị đầy đủ nhân sự. Cổ đông, thành viên góp vốn, chủ sở hữu công ty được sử dụng vốn góp để đầu tư cơ sở vật chất. Phần vốn góp còn lại phải được phong tỏa trên tài khoản mở tại ngân hàng thanh toán và chỉ được giải tỏa sau khi được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;
b) Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại điểm a khoản này mà các cổ đông, thành viên góp vốn, chủ sở hữu không hoàn thiện cơ sở vật chất, phong tỏa đủ vốn điều lệ còn lại và chuẩn bị đầy đủ nhân sự, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền từ chối cấp phép;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy xác nhận phong tỏa vốn, biên bản kiểm tra cơ sở vật chất và các tài liệu hợp lệ khác, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chính thức hoạt động, văn phòng đại diện gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo hoạt động theo Mẫu số 71 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trường hợp bổ sung, rút bớt nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính, thay đổi vốn điều lệ, thay đổi người đại diện theo pháp luật, thay đổi giám đốc chi nhánh, trưởng văn phòng đại diện, cấp đổi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ và kết quả kiểm tra cơ sở vật chất theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp đổi, điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện; đồng thời ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán (nếu có) trong trường hợp công ty chứng khoán rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không được tăng vốn điều lệ khi chưa chính thức tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán.
2. Việc tăng vốn điều lệ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được thực hiện theo quy định pháp luật về doanh nghiệp và bảo đảm:
a) Đáp ứng điều kiện và tuân thủ các quy định về chào bán, phát hành chứng khoán ra công chúng; chào bán, phát hành riêng lẻ trong trường hợp tăng vốn bằng hình thức chào bán, phát hành;
b) Có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận đủ để trả cổ tức trong trường hợp phát hành cổ phiếu để trả cổ tức;
c) Đối với trường hợp phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động, nguồn vốn chủ sở hữu đủ để tăng vốn căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận bao gồm các nguồn sau: thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ khác (nếu có) được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật;
d) Vốn góp/vốn cổ phần theo thỏa thuận giữa công ty và chủ nợ phải là các khoản nợ đã được trình bày trong báo cáo tài chính gần nhất đã được kiểm toán hoặc soát xét và đã được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty thông qua;
đ) Việc sáp nhập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán khác đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận theo quy định tại Điều 207 Nghị định này.
3. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ là công ty trách nhiệm hữu hạn, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam trước khi thực hiện việc tăng vốn điều lệ, phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hồ sơ đăng ký gồm:
a) Giấy đăng ký tăng vốn điều lệ theo Mẫu số 72 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty thông qua việc tăng vốn và phương án huy động vốn; Quyết định của cấp có thẩm quyền của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài về việc cấp thêm vốn cho chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam;
c) Danh sách thành viên góp vốn mới, thành viên góp từ 5% vốn điều lệ trở lên của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán theo Mẫu số 68 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là công ty cổ phần, trước khi thực hiện việc chào bán, phát hành để tăng vốn điều lệ, phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hồ sơ đăng ký chào bán, phát hành bao gồm:
a) Trường hợp công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán chào bán riêng lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định này;
b) Trường hợp công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng chào bán cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ sở hữu hiện có, hồ sơ bao gồm: Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu theo Mẫu số 73 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán; tài liệu quy định tại các khoản 4, 5, 7, 8, 9 Điều 43 Nghị định này;
c) Trường hợp công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng, hoặc chào bán, phát hành khác để tăng vốn thực hiện tương ứng quy định áp dụng đối với công ty đại chúng.
5. Việc xử lý cổ phiếu nhà đầu tư không đăng ký, nộp tiền mua, xử lý cổ phiếu lẻ đối với các trường hợp tại khoản 4 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 42 Nghị định này.
6. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản trả lời về việc tăng vốn điều lệ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.
7. Trình tự, thủ tục đăng ký chào bán, phát hành quy định tại khoản 4 Điều này thực hiện tương ứng quy định áp dụng đối với công ty đại chúng.
8. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán, phát hành theo quy định tại khoản 4 Điều này, thực hiện báo cáo kết quả chào bán, phát hành tương ứng quy định áp dụng đối với công ty đại chúng.
9. Sau khi hoàn tất việc thực hiện tăng vốn điều lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Điều 174 và Điều 181 Nghị định này.
1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện giảm vốn điều lệ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và đáp ứng các điều kiện sau:
a) Vốn chủ sở hữu sau khi giảm không thấp hơn mức vốn quy định tại Điều 175 Nghị định này;
b) Tỷ lệ vốn khả dụng sau khi giảm vốn đạt tối thiểu là 180%;
c) Các đợt giảm vốn phải cách nhau tối thiểu 12 tháng;
d) Đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là công ty cổ phần, điều kiện bao gồm các quy định điều kiện mua lại cổ phiếu của chính mình quy định tại Điều 36 Luật Chứng khoán;
đ) Đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 77 Luật Chứng khoán.
2. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam trước khi thực hiện việc giảm vốn điều lệ, phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hồ sơ đăng ký gồm:
a) Giấy đăng ký giảm vốn điều lệ theo Mẫu số 72 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định của cấp có thẩm quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài thông qua phương án giảm vốn, trong đó phương án giảm vốn phải đảm bảo tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài;
c) Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua phương án triển khai mua lại cổ phiếu, hoàn trả phần vốn góp;
d) Đối với trường hợp công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình, hồ sơ kèm theo các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Chứng khoán.
3. Đối với trường hợp công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 36 và Điều 37 Luật Chứng khoán.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản trả lời về việc giảm vốn điều lệ; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Sau khi nhận được thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trình tự, thủ tục giảm vốn như sau:
a) Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện giảm vốn điều lệ theo trình tự, thủ tục tại Luật Doanh nghiệp;
b) Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là công ty cổ phần thực hiện giảm vốn điều lệ theo trình tự, thủ tục áp dụng đối với công ty đại chúng;
c) Chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định pháp luật ngoại hối.
6. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phiếu, hoàn trả vốn góp, điều chuyển vốn đã cấp về công ty mẹ, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Điều 174 và Điều 181 Nghị định này.
1. Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn chào bán chứng khoán ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại Mục 6 Chương II Nghị định này.
2. Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc niêm yết chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương III Nghị định này.
1. Chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán chỉ được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh theo ủy quyền, trong phạm vi các nghiệp vụ kinh doanh được cấp phép của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Chi nhánh công ty quản lý quỹ chỉ được thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán.
2. Điều kiện thành lập, bổ sung nghiệp vụ chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán trong nước:
a) Duy trì điều kiện cấp phép kinh doanh hiện tại cho trụ sở chính và các chi nhánh, phòng giao dịch hiện tại (nếu có);
b) Không trong tình trạng bị cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động theo quy định pháp luật;
c) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong 06 tháng tính đến thời điểm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;
d) Có trụ sở và trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán tại chi nhánh;
đ) Giám đốc chi nhánh có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của chi nhánh và đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a và d khoản 5 Điều 74 Luật Chứng khoán hoặc các điểm a, c, d khoản 5 Điều 75 Luật Chứng khoán. Có tối thiểu 02 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với mỗi nghiệp vụ kinh doanh của chi nhánh.
1. Đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 190 Nghị định này.
2. Có tối thiểu 02 người hành nghề chứng khoán làm việc tại phòng giao dịch dự kiến thành lập.
3. Có trụ sở và trang thiết bị cho hoạt động của phòng giao dịch nằm trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty chứng khoán đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.
4. Hoạt động của phòng giao dịch chỉ bao gồm hoạt động hỗ trợ các nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán và lưu ký chứng khoán cho trụ sở chính hoặc chi nhánh nơi phòng giao dịch phụ thuộc.
1. Văn phòng đại diện là đơn vị thuộc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Điều kiện thành lập văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán:
a) Đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 190 Nghị định này;
b) Có trụ sở cho hoạt động của văn phòng đại diện.
2. Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh, không được thực hiện các hoạt động liên quan đến giao dịch chứng khoán, quản lý tài sản cho khách hàng ủy thác, tư vấn đầu tư, không được trực tiếp hoặc gián tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế. Phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện bao gồm một, một số hoặc toàn bộ nội dung sau đây:
a) Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc và nghiên cứu thị trường;
b) Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán tại địa điểm đặt văn phòng đại diện;
c) Thúc đẩy, giám sát thực hiện các dự án, hợp đồng thỏa thuận đã ký kết liên quan đến lĩnh vực công ty đang hoạt động.
1. Giấy đề nghị theo Mẫu số 75 hoặc Mẫu số 76 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua việc thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện và các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán ủy quyền cho chi nhánh hoặc thông qua việc bổ sung nghiệp vụ.
3. Hợp đồng thuê trụ sở, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu trụ sở, quyền sử dụng trụ sở đối với việc thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện; thuyết minh cơ sở vật chất theo Mẫu số 65 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Danh sách nhân sự theo Mẫu số 66 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Phiếu lý lịch tư pháp không quá 06 tháng đến thời điểm nộp hồ sơ, quyết định bổ nhiệm và Bản thông tin cá nhân theo Mẫu số 67 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này của giám đốc chi nhánh đối với trường hợp thành lập chi nhánh.
1. Giấy đề nghị theo Mẫu số 75 hoặc Mẫu số 76 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua việc rút bớt nghiệp vụ, đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện.
3. Phương án xử lý các hợp đồng đã ký với khách hàng còn hiệu lực theo Mẫu số 84 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó nêu rõ việc công bố thông tin, thông báo cho khách hàng về việc rút bớt nghiệp vụ, đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch trong nước và thời hạn tất toán tài khoản khách hàng tối thiểu 15 ngày.
1. Đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 190 Nghị định này.
2. Có phương án thành lập chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện ở nước ngoài được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty chấp thuận.
3. Đảm bảo các quy định về an toàn tài chính sau khi trừ đi vốn cấp cho chi nhánh, công ty con, chi phí thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài.
4. Đảm bảo duy trì vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi vốn cấp cho chi nhánh, công ty con, chi phí thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài phải lớn hơn vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại Điều 175 Nghị định này.
1. Giấy đề nghị theo Mẫu số 74, Mẫu số 75 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty thông qua phương án thành lập, đóng cửa chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty con; trong đó phương án thành lập phải bao gồm các nội dung về mức vốn dự kiến đầu tư, nguồn vốn đầu tư, đối tác tham gia thành lập công ty con (nếu có), nội dung và phạm vi hoạt động, kế hoạch hoạt động kinh doanh, phương án đóng cửa phải có nội dung về xử lý các hợp đồng với khách hàng đã ký.
1. Giấy đề nghị theo Mẫu số 76 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty về việc đổi tên, địa điểm chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, Giám đốc chi nhánh.
3. Đối với trường hợp thay đổi địa điểm, hồ sơ kèm theo thuyết minh cơ sở vật chất theo Mẫu số 65 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; hợp đồng thuê trụ sở, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu trụ sở, quyền sử dụng trụ sở.
4. Đối với trường hợp thay đổi Giám đốc chi nhánh, hồ sơ kèm theo Bản thông tin cá nhân theo Mẫu số 67 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và Phiếu lý lịch tư pháp của Giám đốc chi nhánh không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
1. Công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán và được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua việc thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán;
b) Không đang trong tình trạng cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản;
c) Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu đảm bảo quy định của Bộ Tài chính, vốn chủ sở hữu không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu quy định tại
Điều 175 Nghị định này;
d) Tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 180% liên tục trong 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm công ty chứng khoán nộp hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán;
đ) Có hệ thống giao dịch phục vụ hoạt động cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán, giám sát tài khoản vay tiền mua chứng khoán; hệ thống để quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán tách biệt tới từng nhà đầu tư tại ngân hàng; quy trình nghiệp vụ và quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát hoạt động cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán.
2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được chấp thuận đăng ký dịch vụ cho vay tiền mua chứng khoán để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán theo loại chứng khoán được sử dụng làm tài sản đảm bảo theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ cho vay khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán và được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty chứng khoán thông qua việc thực hiện cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán;
b) Quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều 198 Nghị định này;
c) Có hệ thống giao dịch phục vụ hoạt động cho vay chứng khoán, giám sát tài khoản vay chứng khoán; hệ thống để quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán tách biệt tới từng nhà đầu tư tại ngân hàng; quy trình nghiệp vụ và quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát hoạt động cho vay chứng khoán;
d) Tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 220% liên tục trong 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm đăng ký cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán.
2. Công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ giao dịch trong ngày khi đáp ứng điều kiện cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán.
3. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được chấp thuận đăng ký dịch vụ cho vay chứng khoán theo danh mục chứng khoán được cho vay theo hướng dẫn của Bộ Tài chính trừ trường hợp trái phiếu Chính phủ.
1. Được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán và được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty chứng khoán thông qua việc phối hợp với các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán.
2. Không đang trong tình trạng đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản.
3. Có hợp đồng nguyên tắc với tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán, trong đó nêu rõ trách nhiệm các bên, tỷ lệ cho vay, loại chứng khoán làm tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.
1. Là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán và được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty chứng khoán thông qua việc thực hiện cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến.
2. Có nhân sự vận hành hệ thống, có hệ thống giao dịch, giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn hệ thống, hệ thống lưu trữ dữ liệu dự phòng và khắc phục sự cố theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 200 Nghị định này;
4. Trực tiếp cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cho nhà đầu tư.
1. Điều kiện đối với tổ chức phát hành thực hiện chào bán sản phẩm tài chính:
a) Là công ty chứng khoán được cấp phép nghiệp vụ tự doanh;
b) Có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu đạt tối thiểu 1.000 tỷ đồng theo báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán;
c) Không bị đặt trong tình trạng tạm ngừng hoạt động, đình chỉ hoạt động hoặc trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản; không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong 06 tháng gần nhất tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;
d) Báo cáo tài chính kỳ gần nhất đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán được chấp thuận không có ngoại trừ, trường hợp ngoại trừ thì khoản ngoại trừ không ảnh hưởng đến điều kiện chào bán; tổ chức phát hành có tài liệu giải trình hợp lý và có xác nhận của tổ chức kiểm toán về ảnh hưởng của việc ngoại trừ;
đ) Được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua việc chào bán sản phẩm tài chính;
e) Tuân thủ nghĩa vụ thanh toán của sản phẩm đối với trường hợp đã từng chào bán sản phẩm tài chính.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn về sản phẩm tài chính, hồ sơ, trình tự, thủ tục chào bán sản phẩm tài chính, chứng khoán cơ sở, hạn mức chào bán sản phẩm tài chính, giao dịch sản phẩm tài chính, phương thức thực hiện, hoạt động tạo lập thị trường, phòng ngừa rủi ro, bảo vệ quyền lợi của người sở hữu sản phẩm tài chính, thông tin giới thiệu sản phẩm, báo cáo và công bố thông tin của tổ chức phát hành; báo cáo và công bố thông tin của ngân hàng lưu ký.
1. Giấy đề nghị theo Mẫu số 77 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty chứng khoán thông qua việc cung cấp dịch vụ đáp ứng điều kiện tương ứng quy định tại Điều 198, Điều 199, Điều 200, Điều 201 Nghị định này.
3. Quyết định của cấp có thẩm quyền ban hành quy trình nghiệp vụ, quản lý rủi ro, kiểm soát hoạt động.
4. Đối với trường hợp cho vay tiền mua chứng khoán để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán, hồ sơ kèm theo thuyết minh hệ thống giao dịch phục vụ hoạt động cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán, giám sát tài khoản vay tiền mua chứng khoán; hệ thống để quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán tách biệt tới từng nhà đầu tư tại ngân hàng.
5. Đối với trường hợp cho vay chứng khoán, hồ sơ kèm theo thuyết minh hệ thống giao dịch phục vụ hoạt động cho vay chứng khoán, giám sát tài khoản vay chứng khoán; hệ thống để quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán tách biệt tới từng nhà đầu tư tại ngân hàng.
6. Đối với trường hợp đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến, hồ sơ kèm theo quyết định chấp thuận tư cách thành viên, kết quả kiểm tra hệ thống của Sở Giao dịch chứng khoán và tài liệu đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 201 Nghị định này.
1. Công ty chứng khoán được tự nguyện chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị theo Mẫu số 77 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty chứng khoán thông qua việc chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ;
c) Phương án xử lý các hợp đồng còn hiệu lực theo Mẫu số 84 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Công ty chứng khoán không đảm bảo duy trì một trong những điều kiện cung cấp dịch vụ quy định tại Điều 198, Điều 199, Điều 200, Điều 201 Nghị định này, không được ký mới, gia hạn các hợp đồng có liên quan đến dịch vụ được cung cấp.
3. Trong thời hạn 04 tháng kể từ thời điểm không duy trì các điều kiện quy định tại Điều 198, Điều 199, Điều 200, Điều 201 Nghị định này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty chứng khoán.
1. Trường hợp thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, bổ sung nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán tại chi nhánh, cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến, thay đổi địa điểm chi nhánh, phòng giao dịch trong nước của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ quy định tại Điều 193, Điều 197, Điều 203 Nghị định này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có ý kiến bằng văn bản gửi công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán về các vấn đề liên quan đến cơ sở vật chất;
b) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoàn thiện cơ sở vật chất và có thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra cơ sở vật chất tại địa điểm trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch trong nước công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán trước khi chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến, thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, bổ sung nghiệp vụ kinh doanh tại chi nhánh, thay đổi địa điểm chi nhánh, phòng giao dịch trong nước của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra cơ sở vật chất theo quy định tại điểm b khoản này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận các hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại Điều 193, Điều 194, Điều 196, Điều 197, Điều 203, khoản 1 Điều 204 Nghị định này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận các hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện trong nước của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải chính thức triển khai hoạt động trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Quá thời hạn trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi quyết định thành lập.
4. Đối với trường hợp đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện trong nước, chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn tất việc đóng cửa, chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải báo cáo kết quả thực hiện đóng cửa theo Mẫu số 70, Mẫu số 78 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi bản gốc quyết định chấp thuận thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, chấp thuận cung cấp dịch vụ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi quyết định thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, chấp thuận cung cấp dịch vụ công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
1. Việc tổ chức lại, phương án tổ chức lại được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua.
2. Công ty chứng khoán hình thành sau tổ chức lại phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 74 Luật Chứng khoán. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hình thành sau tổ chức lại phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 75 Luật Chứng khoán.
3. Trường hợp tổ chức lại để trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải tuân thủ quy định điểm a khoản 3 Điều 74, điểm a khoản 3 Điều 75 Luật Chứng khoán.
4. Việc tổ chức lại phải tuân thủ pháp luật khác có liên quan.
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận tổ chức lại công ty bao gồm:
a) Giấy đề nghị chấp thuận tổ chức lại công ty theo Mẫu số 79 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Biên bản họp, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty về việc tổ chức lại công ty;
c) Hợp đồng nguyên tắc đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập theo Mẫu số 80 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Phương án tổ chức lại đã được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua theo Mẫu số 81 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Tài liệu chứng minh đáp ứng quy định tại các khoản 2, 3 Điều 206 Nghị định này.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận tổ chức lại; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện tổ chức lại theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp tổ chức lại công ty có kết hợp với chào bán cổ phần riêng lẻ, chào bán cổ phần ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải tuân thủ các quy định về chào bán có liên quan.
4. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán sau sáp nhập phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Điều 174 Nghị định này.
5. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hình thành sau hợp nhất, chuyển đổi hình thức pháp lý công ty phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán theo Mẫu số 82 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo kết quả thực hiện phương án tổ chức lại, bao gồm Danh sách cổ đông, thành viên góp vốn của công ty sau tổ chức lại theo Mẫu số 68 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, kết quả thực hiện chuyển nhượng (nếu có), kết quả chào bán cổ phần (nếu có);
c) Thuyết minh cơ sở vật chất theo Mẫu số 65 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo hợp đồng thuê trụ sở, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu trụ sở, quyền sử dụng trụ sở;
d) Danh sách Tổng giám đốc (Giám đốc) và người hành nghề chứng khoán tại trụ sở chính và mạng lưới hoạt động theo Mẫu số 66 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Bản thông tin cá nhân của Tổng giám đốc (Giám đốc), Giám đốc chi nhánh theo Mẫu số 67 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đối với trường hợp thay đổi Tổng giám đốc (Giám đốc), Giám đốc chi nhánh;
đ) Xác nhận về khoản vốn tăng thêm (nếu có) của ngân hàng nơi mở tài khoản phong tỏa hoặc báo cáo vốn chủ sở hữu được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
e) Dự thảo Điều lệ công ty sau chuyển đổi, hợp nhất;
g) Bản gốc Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức lại.
6. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra cơ sở vật chất nếu công ty sau hợp nhất, chuyển đổi có thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính hoặc cần làm rõ vấn đề liên quan đến cơ sở vật chất của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán mới hình thành sau tổ chức lại.
7. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại khoản 5 Điều này và kết quả kiểm tra cơ sở vật chất (nếu có), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hợp nhất, sau chuyển đổi; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
8. Các chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán mới hình thành sau tổ chức lại tiếp tục hoạt động phải thực hiện điều chỉnh quyết định chấp thuận thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước, công ty con, phòng giao dịch theo quy định tại Điều 174, Điều 197, Điều 205 Nghị định này hoặc thực hiện các thủ tục đóng cửa chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước, công ty con, phòng giao dịch theo quy định tại Điều 194, Điều 196, Điều 205 Nghị định này.
1. Việc tạm ngừng hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không được ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng (nếu có).
2. Thời gian tạm ngừng hoạt động tại trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không quá 90 ngày. Quá thời hạn trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán hoặc quyết định thành lập có liên quan.
3. Có phương án tạm ngừng hoạt động, phương án xử lý các hợp đồng đã ký với khách hàng còn hiệu lực theo Mẫu số 84 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đã được cấp có thẩm quyền thông qua.
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận tạm ngừng hoạt động bao gồm:
a) Giấy đề nghị theo Mẫu số 83 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc tạm ngừng hoạt động;
c) Phương án xử lý các hợp đồng đã ký với khách hàng còn hiệu lực theo Mẫu số 84 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, biên bản thanh lý các hợp đồng còn hiệu lực ký với các khách hàng ủy thác hoặc các tài liệu hợp lệ xác nhận công ty quản lý quỹ đã hoàn thành việc bàn giao quyền, trách nhiệm quản lý tài sản ủy thác cho công ty quản lý quỹ thay thế.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận tạm ngừng hoạt động cho trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 24 giờ kể từ khi trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động trở lại.
4. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm báo cáo và gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các tài liệu có liên quan bảo đảm đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Chứng khoán trước khi khôi phục hoạt động.
1. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán đối với trường hợp công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam không chính thức hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp hoặc bị rút toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 94 Luật Chứng khoán:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 84 Luật Chứng khoán hoặc kể từ khi công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam bị rút toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 94 Luật Chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;
b) Công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện thủ tục giải thể theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán đối với trường hợp công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam không khôi phục được hoạt động sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoạt động đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận; chi nhánh công ty chứng khoán tại Việt Nam không khắc phục được tình trạng bị đình chỉ hoạt động quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều 94 Luật Chứng khoán trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị đình chỉ hoạt động; công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam không khắc phục được các vi phạm quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 94 Luật Chứng khoán trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị đình chỉ hoạt động; công ty chứng khoán giải thể; trường hợp có văn bản đề nghị rút Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam có quyết định giải thể, có văn bản đề nghị rút Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, bị buộc thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh được cấp phép của công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam để thực hiện thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;
b) Trong thời hạn 24 giờ kể từ ngày nhận được quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm công bố thông tin về quyết định này. Công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam phải chấm dứt hoàn toàn việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh được cấp phép, ngừng ký mới tất cả các hợp đồng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày công ty chứng khoán nhận được quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên công ty chứng khoán bị buộc thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán phải quyết định triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên bất thường, cấp có thẩm quyền của công ty mẹ họp bất thường để thông qua việc giải thể, quyết định phương án giải quyết nợ cho chủ nợ và những người có quyền lợi nghĩa vụ có liên quan. Trong thời hạn 24 giờ kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu, công ty mẹ ra quyết định giải thể công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có trách nhiệm công bố thông tin về việc giải thể kèm theo phương án giải quyết nợ cho chủ nợ và những người có quyền lợi nghĩa vụ có liên quan;
d) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phương án xử lý tài khoản tự doanh, các hợp đồng đã ký với khách hàng còn hiệu lực theo Mẫu số 84 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Công ty chứng khoán thực hiện theo phương án đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thực hiện tất toán tài sản khách hàng trong thời hạn không quá 45 ngày;
đ) Trường hợp người đại diện theo pháp luật của công ty chứng khoán bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc thành viên Ban kiểm soát còn lại (trường hợp công ty chứng khoán không còn thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên) của công ty chứng khoán có trách nhiệm chỉ định thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên kiểm soát tuân thủ thực hiện các thủ tục để chuyển giao đầy đủ tài sản cho khách hàng;
e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc thực hiện theo phương án đăng ký quy định tại điểm d khoản này, công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả xử lý hợp đồng đã ký với khách hàng theo Mẫu số 70 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, các quyết định thu hồi Giấy chứng nhận thành viên của Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
g) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được báo cáo theo quy định tại điểm e khoản này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;
h) Công ty chứng khoán thực hiện thủ tục giải thể theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
3. Thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán đối với trường hợp phá sản được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi công ty chứng khoán nhận được quyết định mở thủ tục phá sản hoặc quyết định tuyên bố công ty chứng khoán phá sản theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 105 Luật Phá sản, công ty chứng khoán phải thực hiện công bố thông tin về các quyết định này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố theo quy định tại điểm a khoản này, công ty chứng khoán phải xây dựng phương án xử lý tài khoản tự doanh, hợp đồng đã ký với khách hàng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
c) Công ty chứng khoán thực hiện xử lý tài khoản khách hàng theo trình tự, thủ tục quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
d) Công ty chứng khoán thực hiện các thủ tục phá sản theo quy định tại Luật Phá sản;
đ) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố công ty chứng khoán phá sản, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.
4. Thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán đối với các trường hợp hợp nhất, sáp nhập quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 95 Luật Chứng khoán được thực hiện như sau:
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán tham gia hợp nhất, công ty bị sáp nhập đồng thời với việc cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán hợp nhất theo quy định tại khoản 5 Điều 207 Nghị định này hoặc sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều 174 Nghị định này đối với trường hợp sáp nhập.
5. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm công bố thông tin về việc thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán và thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh để thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có liên quan của công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán tại Việt Nam.
1. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ công ty mà không gia hạn;
b) Giải thể tự nguyện theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài;
c) Bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật Chứng khoán;
d) Các trường hợp khác theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.
2. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
3. Hồ sơ đề nghị chấp thuận giải thể bao gồm:
a) Giấy đề nghị chấp thuận giải thể;
b) Biên bản họp và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc quyết định của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài thông qua việc giải thể, phương án giải thể công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam. Phương án giải thể phải bao gồm các nội dung xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ các hợp đồng còn hiệu lực, hợp đồng lao động, kèm theo danh sách các công ty quản lý quỹ dự kiến thay thế.
4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản chấp thuận việc giải thể công ty theo phương án đã được phê duyệt; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Trình tự thanh lý và phân chia tài sản cho cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp.
6. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn tất việc thanh lý tài sản, hoàn trả đầy đủ các khoản nợ, phân chia tài sản cho các cổ đông, thành viên góp vốn, người đại diện theo pháp luật của công ty phải báo cáo kết quả thanh lý tài sản cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hồ sơ bao gồm:
a) Báo cáo về việc thanh lý tài sản của công ty, việc trả nợ và thực hiện các nghĩa vụ tài sản khác đối với các chủ nợ, những người có quyền lợi và nghĩa vụ khác, kể cả các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, các khoản nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội. Báo cáo phải đính kèm danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán; danh sách cổ đông, thành viên góp vốn, tỷ lệ vốn góp và số tiền, khối lượng tài sản đã thanh toán;
b) Báo cáo có xác nhận của các ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát và Ban đại diện quỹ, Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán, khách hàng ủy thác về việc thanh lý hợp đồng, kèm theo biên bản thanh lý hợp đồng, có xác nhận của ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký; tài liệu về việc giải thể quỹ theo quy định của pháp luật về việc thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
Trường hợp bàn giao quyền, trách nhiệm và danh mục đầu tư của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, khách hàng ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thay thế, báo cáo phải kèm theo các tài liệu về việc bàn giao quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thay thế có xác nhận bởi các ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký cũ và mới;
c) Danh sách người lao động và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
d) Văn bản xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế; văn bản xác nhận đã nộp con dấu của cơ quan có thẩm quyền; bản gốc Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán và các giấy phép sửa đổi, bổ sung.
7. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại khoản 6 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
8. Thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát (nếu có), Tổng giám đốc (Giám đốc) chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể công ty. Trường hợp hồ sơ giải thể có thông tin không chính xác, tài liệu giả mạo, thì những cá nhân nêu trên phải liên đới thanh toán các khoản nợ chưa thanh toán, nghĩa vụ tài sản phát sinh quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nộp hồ sơ báo cáo kết quả thanh lý tài sản cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
9. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 95 Luật Chứng khoán được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bị buộc thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh được cấp phép của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam để thực hiện thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;
b) Kể từ ngày quyết định chấm dứt có hiệu lực, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ thực hiện ngay các quy định tại khoản 3 Điều 95 Luật Chứng khoán; không được ký mới, ký gia hạn các hợp đồng kinh tế, hợp đồng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, trừ trường hợp đó là các hợp đồng có mục đích chấm dứt hoạt động của công ty; chấm dứt hoàn toàn việc giao dịch và quản lý tài sản, tư vấn đầu tư chứng khoán dưới mọi hình thức cho các khách hàng và đối tác; bàn giao trách nhiệm quản lý và tài sản ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thay thế theo yêu cầu của khách hàng, Đại hội nhà đầu tư và các quy định pháp luật khác nếu có liên quan;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có xác nhận của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát về chi tiết danh mục đầu tư của từng khách hàng ủy thác, của các quỹ, công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý;
d) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm: thông báo và lấy ý kiến khách hàng ủy thác, Đại hội nhà đầu tư của quỹ, Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán về phương án xử lý; thực hiện tất toán tài khoản danh mục đầu tư (đóng hoặc chuyển khoản); chuyển toàn bộ số dư tiền và chứng khoán cho khách hàng mở tài khoản giao dịch, khách hàng ủy thác theo chỉ thị của khách hàng; thực hiện phương án xử lý đã được khách hàng mở tài khoản giao dịch, khách hàng ủy thác, Đại hội nhà đầu tư của quỹ, Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán thông qua; thanh lý hợp đồng, bàn giao trách nhiệm cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thay thế hoặc công ty hình thành sau hợp nhất, sáp nhập; tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, lấy ý kiến chủ sở hữu công ty về phương án giải thể công ty hoặc phá sản công ty;
đ) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về các phương án xử lý, việc đã hoàn tất bàn giao mọi quyền, nghĩa vụ quản lý tài sản cho công ty quản lý quỹ thay thế kèm theo biên bản thanh lý hợp đồng với khách hàng ủy thác; hoặc hợp đồng về việc bàn giao quyền, trách nhiệm quản lý danh mục đầu tư của khách hàng ủy thác, quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thay thế (ký ba bên giữa khách hàng ủy thác và các công ty quản lý quỹ); phương án xử lý đối với tài sản có tranh chấp (nếu có) phát sinh từ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán được cấp phép;
e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo hoàn tất bàn giao quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản yêu cầu công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam và các bên liên quan tiến hành mở thủ tục giải thể chi nhánh, giải thể, phá sản công ty theo quy định tại Điều 96 Luật Chứng khoán. Trường hợp giải thể, trình tự thanh lý, báo cáo kết quả thanh lý tài sản, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.
10. Thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán đối với các trường hợp hợp nhất, bị chia, bị sáp nhập, phá sản quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 95 Luật Chứng khoán được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc phá sản, người đại diện theo pháp luật của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, Giám đốc chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm gửi bản gốc Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán và toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan tới việc phá sản đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;
b) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tham gia hợp nhất, bị chia, bị sáp nhập đồng thời với việc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán cho công ty quản lý quỹ hình thành sau chia tách, hợp nhất, sáp nhập.
1. Văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện trong các trường hợp sau:
a) Theo đề nghị của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài;
b) Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài, văn phòng đại diện vi phạm các quy định về quản lý ngoại hối theo pháp luật Việt Nam, giao dịch nội bộ, thao túng thị trường và các giao dịch bị cấm khác theo quy định của pháp luật chứng khoán Việt Nam; không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật;
c) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện có những thông tin sai lệch, không chính xác hoặc bỏ sót những nội dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ;
d) Hoạt động sai mục đích, không đúng chức năng hoặc không đúng nội dung quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hoặc các quy định pháp luật khác về hoạt động của văn phòng đại diện;
đ) Không gửi báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
e) Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể; hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất mà tổ chức hình thành sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đề nghị chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam;
g) Văn phòng đại diện không tiến hành hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
2. Trường hợp văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, tối thiểu 30 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động, tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện;
b) Kế hoạch chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện bao gồm: trình tự, thủ tục thanh lý tài sản và thực hiện các nghĩa vụ của văn phòng đại diện; cách thức, thời hạn và kế hoạch thanh toán các nghĩa vụ nợ, thu hồi tài sản có, giải quyết các nghĩa vụ, quyền lợi với cá nhân, tổ chức có liên quan; kế hoạch chuyển tiền và tài sản của văn phòng đại diện ra nước ngoài;
c) Quyết định của cấp có thẩm quyền của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, hoặc bị buộc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấm dứt mọi hoạt động của văn phòng đại diện.
4. Sau khi nhận được Quyết định quy định tại khoản 3 Điều này, văn phòng đại diện thực hiện các thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện bao gồm:
a) Công bố thông tin trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và 01 tờ báo điện tử hoặc báo in trong 03 số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động của mình để các tổ chức, cá nhân đến giải quyết quyền lợi liên quan;
b) Thanh lý hợp đồng thuê trụ sở, hợp đồng lao động với người lao động và các giao dịch khác (nếu có);
c) Hoàn thành các nghĩa vụ thuế, tài chính đối với Nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật;
d) Thanh toán hết các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với tổ chức và cá nhân có liên quan tại Việt Nam; thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ, quyền lợi đối với các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
5. Kể từ ngày hoàn tất thủ tục theo quy định tại khoản 4 Điều này, tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đã hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản, tài liệu liên quan chứng minh tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài đã hoàn tất các thủ tục thanh lý, thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ, quyền lợi với các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều này và các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
6. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại khoản 5 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
7. Sau khi nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp, tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được chuyển ra nước ngoài tài sản còn lại của văn phòng đại diện (nếu có) theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật Chứng khoán;
b) Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán bao gồm: chứng chỉ những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ phân tích và đầu tư chứng khoán, chứng chỉ môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán hoặc chứng chỉ tương đương.
2. Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có các chứng chỉ chuyên môn bao gồm: chứng chỉ tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành chứng khoán, chứng chỉ phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp hoặc chứng chỉ tương đương.
3. Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có chứng chỉ chuyên môn quản lý quỹ và tài sản;
c) Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm tại các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư, tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán hoặc có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp tại nước ngoài.
4. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm:
a) Giấy đề nghị theo Mẫu số 85 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thông tin cá nhân của người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo Mẫu số 67 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trong vòng 06 tháng tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;
c) Phiếu lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;
d) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sỹ, tiến sỹ;
đ) Chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài hoặc tài liệu tương đương chứng minh cá nhân đó đang được phép hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài; các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán hoặc các chứng chỉ tương đương;
e) Hai (02) ảnh 4cm x 6cm chụp trong vòng 06 tháng tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;
g) Đối với trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ, hồ sơ kèm theo văn bản xác nhận số năm làm việc, vị trí công tác của người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán do các tổ chức nơi người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán đã từng làm việc hoặc đang làm việc cung cấp.
5. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán không được hoàn lại, kể cả trường hợp không được cấp chứng chỉ.
6. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán và thông báo nộp lệ phí cho người đề nghị; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
7. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo nộp lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán không nộp lệ phí, không thực hiện nhận chứng chỉ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định hủy bỏ chứng chỉ hành nghề chứng khoán đã cấp.
8. Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán; hướng dẫn về tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 97 Luật Chứng khoán, về chứng chỉ chuyên môn và chứng chỉ tương đương quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
1. Trường hợp được cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
a) Chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị thu hồi theo quy định tại điểm a, c khoản 3 Điều 97 Luật Chứng khoán hoặc bị hỏng, bị mất;
b) Thông tin xác nhận nhân thân của người hành nghề ghi trong chứng chỉ hành nghề chứng khoán thay đổi (số giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, quốc tịch, họ tên, ngày tháng năm sinh).
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán:
a) Đối với trường hợp chứng chỉ hành nghề chứng khoán đã bị thu hồi theo quy định tại điểm a, c khoản 3 Điều 97 Luật Chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm các tài liệu quy định tại khoản 4 Điều 213 Nghị định này;
b) Đối với trường hợp chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị mất, hỏng hoặc thay đổi thông tin xác nhận nhân thân trong chứng chỉ hành nghề chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm: Giấy đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo Mẫu số 85 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng; 02 ảnh 4cm x 6cm chụp trong vòng 06 tháng tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ; Chứng chỉ hành nghề chứng khoán đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp, trừ trường hợp đề nghị cấp lại do bị mất chứng chỉ.
3. Trình tự, thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 213 Nghị định này.
1. Chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị thu hồi trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 97 Luật Chứng khoán.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán và đăng tải thông tin về việc thu hồi trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, người bị thu hồi chứng chỉ phải nộp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quản lý, giám sát người hành nghề chứng khoán theo quy định pháp luật.
2. Nguyên tắc hành nghề chứng khoán:
a) Người có chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán được thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán;
b) Người có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;
c) Người có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ được thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
d) Chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ có giá trị sử dụng khi người được cấp chứng chỉ làm việc tại một công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán và được công ty đó thông báo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
đ) Người có 01 trong 03 loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định tại điểm a, b, c khoản này và có chứng chỉ chuyên môn chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh được thực hiện nghiệp vụ tương ứng với chứng chỉ đang nắm giữ liên quan đến chứng khoán phái sinh tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
e) Người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ được làm việc tại 01 bộ phận nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán trong một thời điểm.
3. Người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo Mẫu số 86 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam hoặc mở tài khoản giao dịch chứng khoán.
4. Người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phải thông báo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sau khi chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị mất, phát hiện bị mất hoặc thay đổi các thông tin xác nhận nhân thân trong chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo Mẫu số 86 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Trách nhiệm của tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán, người đại diện theo pháp luật của tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán
a) Bố trí, sử dụng người hành nghề chứng khoán phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán mà người đó được cấp;
b) Giám sát người hành nghề chứng khoán bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về chứng khoán;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động với người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hoặc phát hiện người hành nghề chứng khoán vi phạm quy định của pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán thông báo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về tình hình sử dụng người hành nghề theo Mẫu số 87 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng (đối với trường hợp tuyển dụng), quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (đối với trường hợp nghỉ việc) hoặc biên bản phát hiện vi phạm của người hành nghề chứng khoán (nếu có);
d) Trước ngày 20 tháng 01 hàng năm, tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về tình hình sử dụng người hành nghề tại công ty của năm trước liền kề theo Mẫu số 87 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Tên tiếng Việt của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán phải theo quy định pháp luật về doanh nghiệp và có ít nhất hai thành tố sau đây:
1. Tên loại hình quỹ: Tên loại hình quỹ được viết là “quỹ đầu tư” đối với quỹ đóng, quỹ mở, quỹ thành viên; được viết là “quỹ đầu tư bất động sản” đối với quỹ đầu tư bất động sản; được viết là “quỹ ETF” đối với quỹ hoán đổi danh mục; được viết là “công ty cổ phần đầu tư chứng khoán” đối với công ty đầu tư chứng khoán.
2. Tên riêng: phù hợp với mục tiêu đầu tư, chiến lược đầu tư của quỹ. Đối với quỹ ETF, tên riêng của quỹ bao gồm tên viết tắt của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và chỉ số tham chiếu.
Quỹ đầu tư chứng khoán phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận trước khi thực hiện các thay đổi sau:
1. Tăng, giảm vốn điều lệ quỹ thành viên; tăng vốn điều lệ quỹ đóng, quỹ đầu tư bất động sản.
2. Thay đổi thời hạn hoạt động của quỹ.
3. Thay đổi ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát của quỹ.
4. Thay đổi tên quỹ, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
1. Là tổ chức có ít nhất 01 địa điểm kinh doanh được lựa chọn là địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ. Việc phân phối chứng chỉ quỹ chỉ được thực hiện tại các địa điểm đã đăng ký.
2. Tại mỗi địa điểm có tối thiểu 02 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán; hoặc là người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài và đã có chứng chỉ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của Việt Nam; hoặc có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán bao gồm chứng chỉ: những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, phân tích và đầu tư chứng khoán, môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán.
3. Có cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ.
4. Có quy trình nghiệp vụ phân phối chứng chỉ quỹ và bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp áp dụng đối với nhân viên phân phối chứng chỉ quỹ.
1. Hồ sơ đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ bao gồm:
a) Giấy đăng ký theo Mẫu số 88 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy ủy quyền hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ theo Mẫu số 89 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có) của tổ chức đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ và các địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ;
d) Bản thuyết minh cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự tại các địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ theo Mẫu số 90 và Bản thông tin cá nhân của nhân viên phân phối chứng chỉ quỹ theo Mẫu số 91 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài của nhân viên phân phối chứng chỉ quỹ (nếu có);
đ) Quyết định của cấp có thẩm quyền ban hành quy trình nghiệp vụ, bao gồm: quy trình thẩm định thông tin, nhận biết nhà đầu tư, quy trình phân phối chứng chỉ quỹ kèm theo bộ quy định về ngăn ngừa hành vi giao dịch muộn của khách hàng; bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với nhân viên phân phối chứng chỉ quỹ;
e) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành cho phép cung cấp dịch vụ đại lý phân phối chứng chỉ quỹ (nếu có).
2. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán khi phân phối chứng chỉ quỹ phải đảm bảo có đủ nhân sự, quy trình nghiệp vụ đáp ứng hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ cho tổ chức đăng ký; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động của đại lý phân phối chứng chỉ quỹ.
1. Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận bao gồm:
a) Tự nguyện chấm dứt hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ;
b) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động;
c) Trong quá trình hoạt động, không duy trì được các điều kiện đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ; hoặc vi phạm các quy định và nguyên tắc hoạt động của đại lý phân phối theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động đại lý phân phối bao gồm:
a) Công văn đề nghị chấm dứt hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ, nêu rõ lý do;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ;
c) Báo cáo về việc chấm dứt toàn bộ hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ tại các địa điểm phân phối của đại lý phân phối; Biên bản tất toán hợp đồng mở tài khoản chứng chỉ quỹ với khách hàng của đại lý phân phối, hoặc Biên bản bàn giao quyền và nghĩa vụ của các khách hàng cho đại lý phân phối thay thế (nếu có).
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ cho tổ chức đề nghị; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 113 Luật Chứng khoán.
2. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có tối thiểu 02 người điều hành quỹ có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ; không bị đặt vào tình trạng cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoặc chưa thực hiện đầy đủ các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
1. Giấy đăng ký lập quỹ theo Mẫu số 92 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Điều lệ quỹ theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
3. Hợp đồng lưu ký tài sản với ngân hàng lưu ký.
4. Hợp đồng góp vốn của các thành viên góp vốn trong đó nêu rõ tên quỹ, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng lưu ký, số vốn điều lệ dự kiến góp, kèm theo quyết định của cấp có thẩm quyền theo Điều lệ công ty của thành viên góp vốn là tổ chức về việc tham gia góp vốn vào quỹ.
5. Danh sách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia góp vốn theo Mẫu số 93 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; báo cáo thẩm định của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc của công ty chứng khoán được ủy quyền về việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
6. Giấy xác nhận của ngân hàng lưu ký về quy mô vốn góp của quỹ.
7. Danh sách, Bản thông tin cá nhân của người điều hành quỹ theo Mẫu số 91, Mẫu số 101 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Điều lệ quỹ có quy định việc tăng, giảm vốn điều lệ.
2. Được Đại hội nhà đầu tư quỹ thông qua việc tăng, giảm vốn điều lệ quỹ, phương án tăng, giảm vốn điều lệ và Điều lệ quỹ sửa đổi.
3. Sau khi điều chỉnh vốn, quỹ vẫn đáp ứng quy định tại Điều 113 Luật Chứng khoán.
4. Trường hợp tăng vốn, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 222 Nghị định này. Việc góp vốn được thực hiện bằng tiền hoặc các loại chứng khoán đang niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán. Việc góp vốn bằng chứng khoán phải bảo đảm:
a) Nhà đầu tư góp vốn không bị hạn chế chuyển nhượng đối với số tài sản dự kiến đưa vào quỹ; không phải là tài sản bảo đảm đang được cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược, bị phong tỏa hoặc trong các giao dịch tài sản bảo đảm khác theo quy định của pháp luật dân sự;
b) Tài sản đưa vào quỹ phải đáp ứng Điều lệ quỹ, mục tiêu đầu tư, chính sách đầu tư của quỹ; không phải là loại tài sản đang có trong danh mục đầu tư của quỹ nhưng sắp thanh lý, thoái vốn; không phải là các loại chứng khoán bị đình chỉ, tạm ngừng giao dịch, hủy bỏ niêm yết hoặc chứng khoán của các tổ chức phát hành đang trong tình trạng thanh lý, giải thể, phá sản;
c) Việc góp vốn bằng tài sản phải được sự chấp thuận của tất cả các nhà đầu tư của quỹ và chỉ được coi là đã hoàn tất sau khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang quỹ. Việc chuyển quyền sở hữu thực hiện theo hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
d) Việc định giá tài sản góp vốn phải theo Điều lệ quỹ và các quy định pháp luật khác liên quan. Giá trị tài sản đưa vào quỹ được xác định trên cơ sở giá cuối ngày tại ngày hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
5. Trường hợp giảm vốn, tài sản phân bổ cho các nhà đầu tư là tiền hoặc các tài sản khác. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng lưu ký có trách nhiệm phân bổ tài sản một cách công bằng, tương ứng với tỷ lệ vốn góp của mỗi nhà đầu tư tham gia góp vốn vào quỹ.
1. Giấy đề nghị theo Mẫu số 94 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Biên bản họp và nghị quyết của Đại hội nhà đầu tư thông qua việc tăng, giảm vốn điều lệ quỹ thành viên, phương án tăng, giảm vốn điều lệ và Điều lệ quỹ sửa đổi.
3. Điều lệ quỹ sửa đổi.
4. Hợp đồng lưu ký sửa đổi, bổ sung (nếu có).
5. Danh sách các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia góp vốn trước và sau khi tăng, giảm vốn điều lệ theo Mẫu số 93 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; báo cáo thẩm định của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty chứng khoán được ủy quyền về việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với các thành viên góp vốn mới (nếu có).
6. Giấy xác nhận của ngân hàng lưu ký về phần vốn đã góp thêm, danh mục tài sản góp thêm vào quỹ trong trường hợp tăng vốn.
7. Giấy xác nhận của ngân hàng lưu ký về việc phân bổ tài sản cho từng nhà đầu tư, trong đó nêu rõ danh mục tài sản đã phân bổ cho nhà đầu tư trong trường hợp giảm vốn.
8. Hợp đồng góp vốn của các thành viên góp vốn mới (nếu có) kèm theo quyết định của cấp có thẩm quyền của tổ chức về việc góp vốn vào quỹ.
1. Điều kiện thay đổi thời hạn quỹ bao gồm:
a) Được Đại hội nhà đầu tư của quỹ thông qua việc rút ngắn hoặc gia hạn thời gian hoạt động của quỹ;
b) Giá trị tài sản ròng của quỹ tại kỳ định giá gần nhất trước thời điểm nộp hồ sơ gia hạn thời gian hoạt động không thấp hơn 50 tỷ đồng.
2. Hồ sơ đề nghị thay đổi thời hạn hoạt động của quỹ thành viên bao gồm:
a) Giấy đề nghị theo Mẫu số 94 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Biên bản họp và nghị quyết của Đại hội nhà đầu tư của quỹ về việc rút ngắn hoặc gia hạn thời gian hoạt động của quỹ, trong đó nêu rõ thời gian rút ngắn hoặc gia hạn hoạt động của quỹ;
c) Danh sách các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp của quỹ theo Mẫu số 93 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Chi tiết danh mục đầu tư và báo cáo giá trị tài sản ròng của quỹ (có xác nhận của ngân hàng lưu ký) tại ngày định giá gần nhất tính tới ngày nộp hồ sơ;
đ) Trường hợp quỹ gia hạn thời gian hoạt động, bổ sung Hợp đồng ký với ngân hàng lưu ký về việc gia hạn thời gian cung cấp dịch vụ lưu ký cho quỹ.
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian hoạt động của quỹ phải được nộp tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tối thiểu trước 30 ngày tính đến ngày quỹ hết thời gian hoạt động. Quá thời hạn nêu trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không xem xét gia hạn thời gian hoạt động của quỹ.
1. Giấy đề nghị theo Mẫu số 94 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo bản cam kết của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) về việc bàn giao đầy đủ quyền, nghĩa vụ đối với tài sản của quỹ cho ngân hàng lưu ký thay thế, ngân hàng giám sát thay thế (nếu có).
2. Biên bản họp và Nghị quyết Đại hội nhà đầu tư của quỹ thông qua việc thay đổi ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có); thông qua phương án chuyển giao tài sản từ ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) cũ sang ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) thay thế và Điều lệ quỹ sửa đổi.
3. Hợp đồng lưu ký với ngân hàng lưu ký thay thế, hợp đồng giám sát với ngân hàng giám sát thay thế (nếu có).
4. Điều lệ quỹ sửa đổi, Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt sửa đổi (nếu có).
5. Phương án chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ cho ngân hàng lưu ký thay thế, ngân hàng giám sát thay thế (nếu có).
1. Giấy đề nghị theo Mẫu số 94 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Biên bản họp và nghị quyết của Đại hội nhà đầu tư của quỹ thông qua việc thay đổi tên quỹ, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, thông qua phương án chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thay thế và Điều lệ quỹ sửa đổi.
3. Văn bản cam kết của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán về việc bàn giao quyền, nghĩa vụ cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thay thế; danh sách, bản thông tin cá nhân của người điều hành quỹ của công ty quản lý thay thế theo Mẫu số 91, Mẫu số 101 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trong trường hợp thay đổi công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
4. Điều lệ quỹ sửa đổi.
1. Quỹ thành viên được hợp nhất, sáp nhập với một quỹ thành viên khác theo nghị quyết các Đại hội nhà đầu tư của các quỹ thành viên bị hợp nhất, bị sáp nhập và nhận sáp nhập. Quỹ thành viên hình thành sau hợp nhất, sáp nhập phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 113 Luật Chứng khoán.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận hợp nhất, sáp nhập quỹ bao gồm:
a) Giấy đề nghị chấp thuận hợp nhất, sáp nhập quỹ;
b) Biên bản họp và nghị quyết của các Đại hội nhà đầu tư thông qua việc hợp nhất, sáp nhập, thông qua hợp đồng hợp nhất, sáp nhập và Điều lệ quỹ hợp nhất, quỹ nhận sáp nhập;
c) Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập theo Mẫu số 96 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Điều lệ quỹ hợp nhất hoặc Điều lệ quỹ nhận sáp nhập sửa đổi.
3. Trường hợp hợp nhất, sáp nhập quỹ có kết hợp với chào bán chứng chỉ quỹ, quỹ phải tuân thủ các quy định về chào bán có liên quan.
4. Quỹ hình thành sau sáp nhập phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ. Quỹ hình thành sau hợp nhất phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ.
5. Hồ sơ đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ cho quỹ hình thành sau hợp nhất, sáp nhập bao gồm:
a) Giấy đề nghị theo Mẫu số 94 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo kết quả thực hiện phương án hợp nhất, sáp nhập, kết quả thực hiện chuyển nhượng (nếu có), kết quả chào bán chứng chỉ quỹ (nếu có);
c) Hợp đồng lưu ký tài sản của quỹ hợp nhất, quỹ nhận sáp nhập (nếu có);
d) Danh sách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp của quỹ sau hợp nhất, sáp nhập theo Mẫu số 93 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ của các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập;
e) Danh mục tài sản của quỹ hình thành sau hợp nhất, sáp nhập.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ về việc đăng ký lập quỹ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Vốn của quỹ chỉ được giải ngân sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ về các thay đổi quy định tại Điều 218 Nghị định này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Phần vốn góp tăng thêm của quỹ chỉ được giải ngân sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ.
3. Trình tự, thủ tục hợp nhất, sáp nhập quỹ thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chấp thuận hợp nhất, sáp nhập quỹ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận hợp nhất, sáp nhập quỹ; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất việc hợp nhất, sáp nhập, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán gửi hồ sơ đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập cho quỹ hình thành sau hợp nhất, sáp nhập. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp lại hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ cho quỹ hình thành sau hợp nhất, sáp nhập; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Giấy đề nghị giải thể quỹ theo Mẫu số 97 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Biên bản họp và nghị quyết của Đại hội nhà đầu tư thông qua việc giải thể quỹ, phương án giải thể quỹ.
3. Phương án giải thể quỹ theo Mẫu số 95 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Văn bản cam kết được ký bởi đại diện theo pháp luật của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (nếu có) và ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) về việc chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục thanh lý tài sản để giải thể quỹ.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Đại hội nhà đầu tư thông qua việc giải thể quỹ, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) và ban đại diện quỹ (trong trường hợp không có công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán) phải nộp hồ sơ đề nghị giải thể quỹ đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản chấp thuận việc giải thể quỹ theo phương án giải thể đã được Đại hội nhà đầu tư quỹ thông qua; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất việc giải thể quỹ, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) trong trường hợp không có công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, có trách nhiệm công bố thông tin về việc hoàn tất thanh lý, phân phối và giải thể quỹ, đồng thời lập hồ sơ báo cáo kết quả giải thể quỹ gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hồ sơ báo cáo kết quả giải thể quỹ bao gồm:
a) Báo cáo kết quả giải thể theo Mẫu số 98 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo thẩm định kết quả thanh lý tài sản của tổ chức kiểm toán được Đại hội nhà đầu tư chỉ định hoặc của ban đại diện quỹ (nếu có);
c) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ;
d) Văn bản của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán nêu rõ chi tiết khoản thanh toán, danh mục tài sản phân phối cho từng nhà đầu tư kèm theo xác nhận của các nhà đầu tư về việc đã nhận đủ tiền, tài sản theo phương án giải thể đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua hoặc xác nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về việc đã hoàn tất phân bổ, đăng ký chứng khoán cho nhà đầu tư theo yêu cầu của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) và nhà đầu tư; xác nhận của tổ chức quản lý sổ cổ đông, tổ chức phát hành, doanh nghiệp tiếp nhận vốn đầu tư của quỹ về việc đã hoàn tất chuyển quyền sở hữu cổ phiếu, phần vốn góp cho từng nhà đầu tư tham gia vào quỹ theo yêu cầu của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ báo cáo kết quả giải thể quỹ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ.
1. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng bao gồm:
a) Đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 15 Luật Chứng khoán;
b) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có tối thiểu 02 người điều hành quỹ có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ; không bị đặt vào tình trạng cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoặc chưa thực hiện đầy đủ các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ để tăng vốn của quỹ bao gồm:
a) Đáp ứng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 112 Luật Chứng khoán;
b) Đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phương án chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu và chào bán chứng chỉ quỹ để tăng vốn phải bao gồm các nội dung tối thiểu theo Mẫu số 99 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ, Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ có hiệu lực, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải thực hiện niêm yết, niêm yết bổ sung chứng chỉ quỹ tại Sở giao dịch chứng khoán theo quy định.
1. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng bao gồm:
a) Giấy đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng theo Mẫu số 100 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Dự thảo Điều lệ quỹ theo quy định của Bộ Tài chính;
c) Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt theo quy định của Bộ Tài chính;
d) Hợp đồng nguyên tắc về việc giám sát giữa ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
đ) Hợp đồng nguyên tắc về việc phân phối chứng chỉ quỹ giữa công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các đại lý phân phối kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đại lý phân phối chứng chỉ quỹ, báo cáo thẩm định cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự tại các địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các hợp đồng nguyên tắc ký với các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan (nếu có);
e) Danh sách, bản thông tin cá nhân của người điều hành quỹ theo Mẫu số 91, Mẫu số 101 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Trường hợp quỹ dự kiến không tổ chức Đại hội nhà đầu tư lần thứ nhất, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải bổ sung các tài liệu lấy ý kiến nhà đầu tư về bầu các thành viên ban đại diện quỹ, kèm theo bản thông tin cá nhân, lý lịch tư pháp và các nội dung khác lấy ý kiến nhà đầu tư;
h) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có), các tài liệu quảng cáo, thông tin giới thiệu về quỹ dự kiến chào bán (nếu có).
2. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ để tăng vốn bao gồm:
a) Tài liệu theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này;
b) Nghị quyết của Đại hội nhà đầu tư thông qua việc chào bán quyền mua chứng chỉ quỹ để tăng vốn cho quỹ, thông qua phương án chào bán chứng chỉ quỹ;
c) Biên bản họp và nghị quyết của ban đại diện quỹ thông qua hồ sơ đăng ký chào bán, thời điểm phát hành, mức giá phát hành cụ thể, tiêu chí xác định và đối tượng chào bán trong trường hợp không phân phối hết số quyền mua chứng chỉ quỹ dự kiến phát hành;
d) Báo cáo tài chính năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký chào bán ra công chúng theo quy định tại Điều 20 Luật Chứng khoán.
1. Giấy đăng ký lập quỹ theo Mẫu số 92 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Báo cáo kết quả đợt chào bán theo Mẫu số 102 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo văn bản xác nhận phong tỏa của ngân hàng giám sát về số tiền thu được trong đợt chào bán, danh sách nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ.
3. Biên bản tổng hợp ý kiến của nhà đầu tư về các nội dung lấy ý kiến nhà đầu tư (nếu có).
1. Tài liệu liên quan theo quy định tại Điều 226, Điều 227 và Điều 228 Nghị định này.
2. Trường hợp quỹ gia hạn thời gian hoạt động, bổ sung Hợp đồng ký với ngân hàng giám sát về việc gia hạn thời gian cung cấp dịch vụ lưu ký và giám sát cho quỹ và chi tiết danh mục đầu tư, báo cáo giá trị tài sản ròng của quỹ (có xác nhận của ngân hàng giám sát) tại kỳ định giá gần nhất tính trước thời điểm nộp hồ sơ.
1. Quỹ đóng được hợp nhất, sáp nhập với một quỹ đóng khác theo quyết định của Đại hội nhà đầu tư. Quỹ hình thành sau hợp nhất, sáp nhập phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Chứng khoán.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận hợp nhất, sáp nhập quỹ bao gồm tài liệu theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 229 Nghị định này.
3. Quỹ hình thành sau sáp nhập phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ. Quỹ hình thành sau hợp nhất phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ.
4. Hồ sơ đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ cho quỹ hình thành sau hợp nhất, sáp nhập bao gồm:
a) Tài liệu theo quy định tại các điểm a, b, đ, e khoản 5 Điều 229 Nghị định này;
b) Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt của quỹ hợp nhất, quỹ nhận sáp nhập;
c) Hợp đồng giám sát tài sản với ngân hàng giám sát của quỹ hình thành sau hợp nhất, sáp nhập kèm theo báo cáo đánh giá của các ngân hàng giám sát về các nội dung tại phương án hợp nhất, sáp nhập bao gồm: nguyên tắc xác định công nợ, tài sản và giá trị tài sản ròng tại ngày hợp nhất, sáp nhập; nguyên tắc chuyển đổi và xác định tỷ lệ chuyển đổi; phương án và nguyên tắc chuyển giao tài sản giữa các quỹ; số lượng chứng chỉ quỹ dự kiến lưu hành của quỹ hình thành sau hợp nhất, sáp nhập;
d) Công văn của Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận hủy niêm yết, hủy đăng ký, lưu ký chứng chỉ quỹ của quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập.
1. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán nộp hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trong thời hạn 10 ngày sau khi hoàn thành đợt chào bán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán gửi hồ sơ đăng ký lập quỹ đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 10 ngày sau khi hoàn thành đợt chào bán để tăng vốn, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán gửi hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trình tự, thủ tục thực hiện các thay đổi quy định tại Điều 218 Nghị định này, hợp nhất, sáp nhập quỹ đóng thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 230 Nghị định này.
1. Quỹ đóng giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Luật Chứng khoán;
b) Quỹ bị hủy niêm yết.
2. Hồ sơ đề nghị giải thể quỹ bao gồm:
a) Tài liệu theo quy định tại Điều 231 Nghị định này;
b) Quyết định hủy niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán (trong trường hợp quỹ giải thể do bị hủy niêm yết).
3. Hồ sơ, trình tự thủ tục giải thể quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 232 Nghị định này.
1. Điều kiện chào bán lần đầu chứng chỉ quỹ mở ra công chúng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 233 Nghị định này.
2. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ mở lần đầu ra công chúng bao gồm:
a) Tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 234 Nghị định này;
b) Hợp đồng ký với các tổ chức cung cấp dịch vụ quản trị quỹ và đại lý chuyển nhượng (nếu có).
1. Quỹ mở được hợp nhất, sáp nhập với một quỹ mở khác theo quyết định của Đại hội nhà đầu tư. Quỹ hình thành sau hợp nhất, sáp nhập phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Chứng khoán.
2. Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập quỹ mở bao gồm các tài liệu theo quy định tại Điều 238 Nghị định này.
1. Điều kiện chia, tách quỹ bao gồm:
a) Được Đại hội nhà đầu tư thông qua việc chia, tách;
b) Các quỹ hình thành sau khi chia, tách phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Chứng khoán;
c) Các quỹ hình thành sau khi chia, tách phải được giám sát bởi ngân hàng giám sát.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chia, tách quỹ mở bao gồm:
a) Giấy đề nghị chấp thuận chia, tách quỹ mở;
b) Biên bản họp và nghị quyết của các Đại hội nhà đầu tư thông qua việc chia, tách quỹ, phương án chia, tách quỹ và thông qua Điều lệ quỹ hình thành sau chia, tách;
c) Phương án chia, tách quỹ theo Mẫu số 95 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Điều lệ quỹ hình thành sau chia, tách.
3. Quỹ hình thành sau chia, tách phải thực hiện thủ tục cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ.
4. Hồ sơ đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ cho các quỹ hình thành sau khi chia, tách bao gồm:
a) Giấy đề nghị theo Mẫu số 94 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo kết quả thực hiện phương án chia, tách quỹ;
c) Báo cáo đánh giá của ngân hàng giám sát về phương án chia, tách danh mục đầu tư, chuyển quyền sở hữu và bàn giao tài sản giữa các quỹ hình thành sau chia, tách, danh mục tài sản của quỹ hình thành sau hợp nhất, sáp nhập;
d) Hợp đồng giám sát giữa công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán ký với các ngân hàng giám sát đối với các quỹ hình thành sau chia, tách;
đ) Bản cáo bạch và bản cáo bạch tóm tắt của các quỹ hình thành sau khi chia, tách;
e) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ của quỹ bị chia.
1. Trình tự, thủ tục đăng ký chào bán, thành lập quỹ mở thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 239 Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục thực hiện thay đổi ngân hàng giám sát, thay đổi tên quỹ, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, hợp nhất, sáp nhập quỹ mở thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 230 Nghị định này.
3. Trình tự, thủ tục chia, tách quỹ mở thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chấp thuận chia, tách quỹ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận chia, tách quỹ; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất việc chia, tách quỹ, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán gửi hồ sơ đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập cho quỹ hình thành sau chia, tách. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp lại hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ cho quỹ hình thành sau chia, tách; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Quỹ đầu tư bất động sản được tổ chức và hoạt động dưới hình thức quỹ đóng hoặc công ty đầu tư chứng khoán đại chúng (gọi là công ty đầu tư chứng khoán bất động sản).
2. Trường hợp tổ chức và hoạt động dưới hình thức quỹ đóng, việc chào bán, thành lập, tăng giảm vốn, niêm yết, thay đổi thời hạn hoạt động, thay đổi tên, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, hợp nhất, sáp nhập, giải thể thực hiện theo quy định tại các Điều 233 đến Điều 240 Nghị định này và các quy định tại Mục này.
3. Trường hợp tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty đầu tư chứng khoán bất động sản, việc chào bán, thành lập, tăng, giảm vốn, niêm yết, thay đổi thời hạn hoạt động, thay đổi tên, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, hợp nhất, sáp nhập, giải thể thực hiện theo quy định tại các Điều 257 đến Điều 268 Nghị định này và các quy định tại Mục này.
1. Nhà đầu tư được góp vốn bằng bất động sản trong đợt chào bán lần đầu và tăng vốn cho quỹ đầu tư bất động sản. Bất động sản được góp vốn phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đáp ứng quy định tại Điều lệ quỹ, mục tiêu đầu tư, chính sách đầu tư của quỹ;
b) Thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư, không bị hạn chế chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của bất động sản dự kiến góp vào quỹ; không phải là tài sản bảo đảm đang được cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược, bị phong tỏa hoặc trong các giao dịch tài sản bảo đảm khác theo quy định pháp luật dân sự;
c) Được phép kinh doanh theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản;
d) Là nhà, công trình xây dựng đã hoàn thành theo quy định của pháp luật về xây dựng;
đ) Trường hợp bất động sản đang trong quá trình xây dựng, quỹ đầu tư bất động sản chỉ được nhận góp vốn bằng bất động sản khi đáp ứng các điều kiện sau: có hợp đồng giao dịch với các khách hàng tiềm năng, bảo đảm bất động sản có thể bán được hoặc có thể sử dụng, cho thuê ngay sau khi hoàn tất; dự án xây dựng đã được thực hiện đúng tiến độ tính đến thời điểm quỹ tham gia góp vốn; tổng giá trị các dự án bất động sản trong quá trình xây dựng mà quỹ đầu tư không vượt quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ; không phải là đất chưa có công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai.
2. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng, chào bán để tăng vốn quỹ đầu tư bất động sản bao gồm:
a) Điều kiện theo quy định tại Điều 233 Nghị định này (trường hợp được tổ chức và hoạt động dưới hình thức quỹ đóng) hoặc Điều 257 Nghị định này (trường hợp được tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty đầu tư chứng khoán đại chúng);
b) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có tối thiểu 02 nhân viên nghiệp vụ có thẻ thẩm định viên về giá theo quy định Luật Giá.
1. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư bất động sản lần đầu ra công chúng bao gồm:
a) Tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 234 Nghị định này (trường hợp được tổ chức và hoạt động dưới hình thức quỹ đóng) hoặc khoản 1 Điều 258 Nghị định này (trường hợp được tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty đầu tư chứng khoán đại chúng);
b) Danh sách, bản thông tin cá nhân của nhân viên nghiệp vụ theo Mẫu số 91, Mẫu số 101 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và thẻ thẩm định viên về giá;
c) Hợp đồng thẩm định giá bất động sản giữa công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán ký với doanh nghiệp thẩm định giá bất động sản theo quy định Luật Giá (nếu có);
d) Hợp đồng quản lý bất động sản giữa công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán ký với tổ chức quản lý bất động sản (nếu có).
2. Trường hợp nhà đầu góp vốn bằng bất động sản, hồ sơ chào bán chứng chỉ quỹ bất động sản lần đầu ra công chúng, bổ sung thêm các tài liệu sau:
a) Danh sách nhà đầu tư góp vốn bằng bất động sản theo Mẫu số 103 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; kèm theo quyết định góp tài sản vào quỹ đầu tư bất động sản, cam kết tuân thủ các điều kiện về hạn chế chuyển nhượng chứng chỉ quỹ của cấp có thẩm quyền của tổ chức góp vốn;
b) Các tài liệu về quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản của nhà đầu tư góp vốn theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản, pháp luật về nhà ở, pháp luật về đất đai;
c) Báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức góp vốn tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký chào bán ra công chúng phải đáp ứng quy định tại Điều 20 Luật Chứng khoán hoặc báo cáo của tổ chức quản lý bất động sản về tình hình khai thác bất động sản góp vốn trong năm gần nhất có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập;
d) Chứng thư thẩm định giá về bất động sản góp vốn của 02 doanh nghiệp thẩm định giá độc lập;
đ) Phiếu lấy ý kiến nhà đầu tư về các nhà đầu góp vốn bằng bất động, giá bất động sản góp vốn.
3. Hồ sơ đăng ký chào bán để tăng vốn quỹ đầu tư bất động sản bao gồm tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 234 Nghị định này (trường hợp được tổ chức và hoạt động dưới hình thức quỹ đóng) hoặc khoản 2 Điều 258 Nghị định này (trường hợp được tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty đầu tư chứng khoán đại chúng). Trường hợp có nhà đầu tư góp vốn bằng bất động sản bổ sung thêm các tài liệu sau:
a) Tài liệu theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này;
b) Biên bản họp và nghị quyết của Đại hội nhà đầu tư, ban đại diện quỹ thông qua việc chào bán thêm chứng chỉ quỹ để tăng vốn cho quỹ bằng việc nhà đầu tư góp vốn bằng bất động sản, bao gồm: nhà đầu tư, bất động sản góp vốn, giá bất động sản góp vốn;
c) Báo cáo kết quả định giá lại của các bất động sản hiện có của quỹ, báo cáo về giá trị tài sản ròng có xác nhận của ngân hàng giám sát tại thời điểm nộp hồ sơ.
1. Chỉ số tham chiếu của quỹ hoán đổi danh mục phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Do Sở giao dịch chứng khoán xây dựng và quản lý;
b) Được xây dựng trên cơ sở các chứng khoán cơ cấu đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán;
c) Có mục tiêu cụ thể, rõ ràng, có tính đại diện cao, thể hiện đặc trưng của thị trường hoặc nhóm ngành nghề, lĩnh vực. Nguyên tắc hoạt động, công tác quản lý và duy trì chỉ số phải đảm bảo chỉ số phản ánh hợp lý biến động chung trên thị trường hoặc của nhóm ngành nghề, lĩnh vực, phản ánh chính xác sự biến động giá của chứng khoán cơ cấu, sự thay đổi tỷ trọng chứng khoán cơ cấu và loại chứng khoán cơ cấu;
d) Danh mục chứng khoán cơ cấu của chỉ số tham chiếu phải đa dạng và bảo đảm: có tối thiểu 10 cổ phiếu trong danh mục, tỷ trọng của mỗi cổ phiếu trong danh mục không vượt quá 20% giá trị của chỉ số (đối với chỉ số cổ phiếu); có tối thiểu 05 trái phiếu trong danh mục, tỷ trọng mỗi trái phiếu trong danh mục không vượt quá 20% giá trị của chỉ số (đối với chỉ số trái phiếu), trừ trường hợp trái phiếu Chính phủ, tín phiếu, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương;
đ) Thông tin về chỉ số tham chiếu, mức thay đổi trong ngày của chỉ số tham chiếu phải được công bố hàng ngày trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán và các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
2. Danh mục chứng khoán cơ cấu trong giao dịch hoán đổi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Bao gồm tối thiểu 50% số chứng khoán cơ sở hình thành chỉ số tham chiếu (danh mục chứng khoán của chỉ số tham chiếu);
b) Giá trị danh mục chứng khoán cơ cấu không thấp hơn 95% giá trị của danh mục chứng khoán tương ứng của chỉ số tham chiếu.
1. Là công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới và tự doanh chứng khoán, ngân hàng lưu ký.
2. Trong 12 tháng gần nhất, trước tháng nộp hồ sơ đăng ký thành lập quỹ hoán đổi danh mục, công ty chứng khoán phải duy trì tỷ lệ vốn khả dụng tối thiểu đạt 220%, hoặc một tỷ lệ khác cao hơn theo yêu cầu của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; ngân hàng lưu ký phải đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của pháp luật về ngân hàng.
3. Đã ký hợp đồng lập quỹ hoán đổi danh mục với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
4. Đáp ứng các điều kiện khác (nếu có) tại hợp đồng lập quỹ.
1. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục lần đầu ra công chúng:
a) Đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 233 Nghị định này;
b) Có tối thiểu 02 thành viên lập quỹ đáp ứng quy định tại Điều 251 Nghị định này;
c) Mỗi nhà đầu tư, thành viên lập quỹ đăng ký mua tối thiểu 01 lô chứng chỉ quỹ. Tổng số lô chứng chỉ quỹ chào bán thành công phải đạt tối thiểu 10 lô, hoặc một số lượng khác theo Điều lệ quỹ, bảo đảm vốn điều lệ của quỹ đạt tối thiểu 50 tỷ đồng.
2. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải thực hiện niêm yết chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ hoán đổi danh mục có hiệu lực.
1. Tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 234 Nghị định này.
2. Hợp đồng ký giữa công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán về việc cung cấp chỉ số tham chiếu cho quỹ, kèm tài liệu về chỉ số tham chiếu, bao gồm: nguyên tắc xây dựng và quản lý chỉ số và các tài liệu liên quan mô tả chi tiết về danh mục chứng khoán cơ cấu của chỉ số, nguyên lý và phương pháp lựa chọn chứng khoán trong rổ chỉ số, nguyên lý và phương pháp tính chỉ số.
3. Hợp đồng lập quỹ giữa công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán với các thành viên lập quỹ, kèm theo Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký, Giấy chứng nhận hoạt động lưu ký của ngân hàng lưu ký, bảng tổng hợp tỷ lệ vốn khả dụng, tỷ lệ an toàn vốn của công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký cho 12 tháng gần nhất trước thời điểm nộp hồ sơ và các tài liệu khác theo hợp đồng (nếu có).
1. Việc tham gia góp vốn thành lập quỹ hoán đổi danh mục của các thành viên lập quỹ, nhà đầu tư được thực hiện bằng danh mục chứng khoán cơ cấu. Việc góp vốn bằng tiền chỉ được thực hiện cho khoản thanh toán chênh lệch giữa giá trị danh mục chứng khoán cơ cấu và giá phát hành; khoản thanh toán cho các chứng khoán cơ cấu mà thành viên lập quỹ, nhà đầu tư bị hạn chế chuyển nhượng, bị hạn chế đầu tư do bị giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại thời điểm thực hiện giao dịch; các khoản cổ tức, trái tức của chứng khoán cơ cấu.
2. Toàn bộ danh mục chứng khoán cơ cấu của thành viên lập quỹ, nhà đầu tư phải được phong tỏa tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
3. Hồ sơ đăng ký lập quỹ hoán đổi danh mục gồm:
a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 235 Nghị định này;
b) Báo cáo kết quả chào bán chứng chỉ quỹ của ngân hàng giám sát kèm theo danh sách thành viên lập quỹ, nhà đầu tư tham gia góp vốn theo Mẫu số 102 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Xác nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về chi tiết danh mục chứng khoán cơ cấu của từng thành viên lập quỹ, nhà đầu tư đang được phong tỏa nhằm mục đích đưa vào quỹ hoán đổi danh mục theo Mẫu số 104 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Trình tự, thủ tục đăng ký chào bán, thành lập quỹ hoán đổi danh mục thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 245 Nghị định này.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thay đổi ngân hàng giám sát, thay đổi tên quỹ, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, hợp nhất, sáp nhập quỹ hoán đổi danh mục thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 242, Điều 243 và khoản 2 Điều 245 Nghị định này.
1. Quỹ hoán đổi danh mục giải thể trong các trường hợp sau:
a) Các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Luật Chứng khoán;
b) Quỹ bị hủy niêm yết, trừ trường hợp hủy niêm yết tự nguyện do thay đổi chỉ số tham chiếu.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải thể quỹ hoán đổi danh mục thực hiện theo quy định tại Điều 246 Nghị định này.
1. Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng bao gồm:
a) Tổng giá trị cổ phiếu đăng ký chào bán tối thiểu 50 tỷ đồng;
b) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán;
c) Phải được giám sát bởi ngân hàng giám sát;
d) Cổ phiếu chào bán ra công chúng phải được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;
đ) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có tối thiểu 02 người điều hành công ty đầu tư chứng khoán có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ; không bị đặt vào tình trạng cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoặc chưa thực hiện đầy đủ các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định xử phạt hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Điều kiện chào bán cổ phiếu để tăng vốn công ty đầu tư chứng khoán đại chúng:
a) Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán có quy định về việc tăng vốn và phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn được Đại hội đồng cổ đông công ty thông qua;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký chào bán;
c) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đáp ứng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
3. Phương án chào bán cổ phiếu lần đầu và chào bán cổ phiếu để tăng vốn phải bao gồm các nội dung tối thiểu theo Mẫu số 99 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, Giấy phép điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán đại chúng có hiệu lực, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải thực hiện niêm yết, niêm yết bổ sung cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng tại Sở giao dịch chứng khoán theo quy định.
1. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng bao gồm:
a) Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của theo Mẫu số 100 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán theo quy định Bộ Tài chính;
c) Bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt theo quy định của Bộ Tài chính;
d) Hợp đồng lưu ký, giám sát giữa ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
đ) Hợp đồng phân phối cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán giữa công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các đại lý phân phối kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ, báo cáo thẩm định cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự tại các địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các hợp đồng nguyên tắc ký với các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan (nếu có);
e) Danh sách nhân sự dự kiến, người điều hành công ty kèm theo bản thông tin cá nhân theo Mẫu số 91, Mẫu số 105 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và Lý lịch tư pháp của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
g) Trường hợp công ty đầu tư chứng khoán dự kiến không tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải bổ sung các tài liệu lấy ý kiến nhà đầu tư về: niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán, cơ cấu Hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị của công ty và các nội dung khác lấy ý kiến nhà đầu tư;
h) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có), các tài liệu quảng cáo, thông tin giới thiệu về quỹ dự kiến chào bán (nếu có).
2. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu để tăng vốn công ty đầu tư chứng khoán bao gồm:
a) Tài liệu quy định tại điểm a, b, c, h khoản 1 Điều này;
b) Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông công ty thông qua việc chào bán cổ phiếu để tăng vốn, phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán, thông qua việc niêm yết bổ sung trên Sở giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;
c) Nghị quyết của Hội đồng quản trị công ty thông qua hồ sơ đăng ký chào bán, thời điểm phát hành, mức giá phát hành cụ thể, tiêu chí xác định và đối tượng chào bán trong trường hợp không phân phối hết số quyền mua cổ phiếu dự kiến phát hành;
d) Báo cáo tài chính năm gần nhất phải đáp ứng quy định tại Điều 20 Luật Chứng khoán và bảo đảm lợi nhuận của công ty phải là số dương, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký chào bán.
1. Điều kiện về vốn bao gồm:
a) Vốn điều lệ thực góp tối thiểu là 50 tỷ đồng. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải ủy thác vốn cho một công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý. Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ được tự quản lý vốn đầu tư hoặc ủy thác vốn cho một công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý;
b) Toàn bộ tài sản công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải được lưu ký tại ngân hàng giám sát.
2. Điều kiện về trụ sở bao gồm: có trụ sở làm việc cho hoạt động đầu tư chứng khoán. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý được sử dụng trụ sở của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán làm trụ sở chính.
3. Điều kiện về nhân sự bao gồm:
a) Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý không được tuyển dụng nhân sự và có Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) là người điều hành quỹ do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán chỉ định.
b) Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn có Tổng giám đốc (Giám đốc) đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 5 Điều 75 Luật Chứng khoán và tối thiểu 02 nhân viên có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ.
4. Điều kiện về cổ đông bao gồm:
a) Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng có tối thiểu 100 cổ đông không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
b) Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ có tối đa 99 cổ đông. Trong đó, cổ đông là tổ chức phải góp tối thiểu là 03 tỷ đồng và cổ đông là cá nhân phải góp tối thiểu 01 tỷ đồng. Trường hợp tự quản lý, cổ đông trong nước phải là tổ chức do cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm cấp phép thành lập hoặc là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của công ty dự kiến thành lập.
5. Tối thiểu 2/3 số thành viên Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải độc lập với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát.
6. Điều kiện góp vốn bằng tài sản: cổ đông được góp vốn bằng các loại chứng khoán đang niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ và phải bảo đảm:
a) Chứng khoán dự kiến góp phải theo mục tiêu đầu tư, chính sách đầu tư của công ty; không bị hạn chế chuyển nhượng, bị đình chỉ, tạm ngừng giao dịch, hủy bỏ niêm yết; không đang bị cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bị phong tỏa hoặc là tài sản bảo đảm trong các giao dịch tài sản bảo đảm khác theo quy định của pháp luật;
b) Việc góp vốn bằng chứng khoán phải được sự chấp thuận của tất cả các cổ đông và chỉ được coi là đã hoàn tất sau khi quyền sở hữu hợp pháp đối với chứng khoán góp vốn đã chuyển sang công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ;
c) Giá chứng khoán góp vốn do ngân hàng lưu ký xác định trên cơ sở giá cuối ngày tại ngày hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và theo Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ.
1. Giấy đăng ký thành lập và hoạt động theo Mẫu số 92 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Báo cáo kết quả đợt chào bán theo Mẫu số 102 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo văn bản xác nhận của ngân hàng giám sát về số tiền thu được trong đợt chào bán và số lượng cổ phiếu đã bán.
3. Danh sách cổ đông theo Mẫu số 105 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Biên bản tổng hợp ý kiến cổ đông về việc bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và các nội dung lấy ý khác kèm theo bản thông tin cá nhân, lý lịch tư pháp của các thành viên Hội đồng quản trị (nếu có).
1. Giấy đăng ký thành lập và hoạt động theo Mẫu số 92 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo văn bản ủy quyền cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc đại diện cổ đông thực hiện thủ tục thành lập công ty.
2. Điều lệ công ty theo mẫu quy định của Bộ Tài chính.
3. Hợp đồng lưu ký tài sản với ngân hàng lưu ký.
4. Biên bản thỏa thuận của các cổ đông về việc thành lập công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ trong đó nêu rõ tên công ty, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (nếu có), ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có), các cổ đông góp vốn và số vốn góp của từng cổ đông.
5. Xác nhận của ngân hàng lưu ký về quy mô vốn góp, danh mục chứng khoán được góp vốn (nếu có) trong đó nêu rõ số lượng, mã chứng khoán của từng cổ đông góp vốn bằng chứng khoán, ngày hạch toán danh mục chứng khoán vào tài khoản lưu ký của công ty đầu tư chứng khoán kèm theo biên bản định giá chứng khoán do ngân hàng lưu ký xác lập.
6. Danh sách cổ đông, nhân sự dự kiến và bản thông tin cá nhân theo Mẫu số 91, Mẫu số 105 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định của cấp có thẩm quyền về góp vốn thành lập công ty đầu tư chứng khoán đối với cổ đông là tổ chức; lý lịch tư pháp của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
7. Trường hợp công ty đầu tư chứng khoán ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý, tài liệu bổ sung: hợp đồng quản lý đầu tư ký với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; hợp đồng giám sát ký với ngân hàng giám sát.
8. Trường hợp công ty đầu tư chứng khoán tự quản lý vốn, bổ sung hợp đồng thuê trụ sở, giấy tờ về quyền sở hữu trụ sở, quyền sử dụng trụ sở.
1. Được Đại hội đồng cổ đông thông qua việc giảm vốn, chào bán để tăng vốn; phương án chào bán để tăng vốn hoặc phương án giảm vốn.
2. Trường hợp giảm vốn điều lệ, công ty phải bảo đảm vốn điều lệ sau khi điều chỉnh và giá trị tài sản ròng không thấp hơn 50 tỷ đồng.
3. Trường hợp tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, công ty phải có đủ nguồn tài chính từ thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại báo cáo tài chính kỳ gần nhất đã kiểm toán hoặc soát xét.
4. Trường hợp tăng vốn bằng hình thức chào bán, phát hành, công ty phải tuân thủ các quy định về chào bán cổ phiếu ra công chúng (đối với công ty đầu tư chứng khoán đại chúng), chào bán riêng lẻ (đối với công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ) và phát hành cho cổ đông hiện hữu.
5. Có tối đa 99 cổ đông, trong đó, cổ đông là tổ chức phải góp tối thiểu là 03 tỷ đồng và cổ đông là cá nhân phải góp tối thiểu 01 tỷ đồng đối với công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ.
1. Giấy đề nghị theo Mẫu số 94 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc tăng, giảm vốn điều lệ, phương án tăng, giảm vốn và Điều lệ công ty sửa đổi.
3. Danh sách cổ đông sau điều chỉnh vốn theo Mẫu số 105 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trường hợp giảm vốn, tài liệu bổ sung: báo cáo kết quả giảm vốn điều lệ kèm theo văn bản xác nhận của ngân hàng lưu ký, giám sát về việc công ty đã hoàn tất việc chi trả, thanh toán cho các cổ đông; số lượng cổ đông, số lượng cổ phiếu lưu hành sau khi điều chỉnh vốn.
5. Trường hợp tăng vốn bằng hình thức chào bán, phát hành, tài liệu bổ sung: báo cáo kết quả đợt chào bán để tăng vốn theo Mẫu số 102 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo giấy xác nhận về mức vốn tăng thêm đã được phong tỏa tại ngân hàng giám sát; danh sách nhà đầu tư mới (nếu có);
6. Báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán đáp ứng quy định tại Điều 20 Luật Chứng khoán và báo cáo tài chính kỳ gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh vốn điều lệ.
7. Bản cáo bạch, Điều lệ công ty (nếu có thay đổi).
1. Công ty đầu tư chứng khoán phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận trước khi thực hiện các thay đổi sau:
a) Thay đổi tên, thay đổi người đại diện theo pháp luật;
b) Thay đổi công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, thay đổi ngân hàng lưu ký, giám sát;
c) Thay đổi trụ sở đối với công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn;
d) Thay đổi thời gian hoạt động.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận cho các thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Giấy đề nghị theo Mẫu số 94 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua các thay đổi tại khoản 1 Điều này và Điều lệ công ty sửa đổi;
c) Điều lệ công ty sửa đổi;
d) Trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật, tài liệu bổ sung: bản thông tin cá nhân theo Mẫu số 91 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ của người đại diện theo pháp luật mới;
đ) Trường hợp thay đổi công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng lưu ký, giám sát tài liệu bổ sung: văn bản cam kết của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán về việc bàn giao quyền, nghĩa vụ cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng lưu ký, giám sát thay thế;
e) Trường hợp gia hạn thời gian hoạt động, tài liệu bổ sung: hợp đồng lưu ký, giám sát ký với ngân hàng lưu ký, giám sát điều chỉnh thời gian hoạt động của công ty;
g) Trường hợp thay đổi trụ sở, tài liệu bổ sung: hợp đồng thuê trụ sở, giấy tờ về quyền sở hữu trụ sở, quyền sử dụng trụ sở.
1. Giấy đề nghị theo Mẫu số 94 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Biên bản, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông các công ty liên quan thông qua phương án hợp nhất, sáp nhập và hợp đồng hợp nhất, sáp nhập.
3. Phương án hợp nhất, sáp nhập theo Mẫu số 95 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập theo Mẫu số 96 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Hợp đồng lưu ký, giám sát của công ty sau hợp nhất, sáp nhập.
6. Điều lệ công ty hợp nhất, sáp nhập.
7. Danh sách cổ đông, nhân sự của công ty sau hợp nhất, sáp nhập theo Mẫu số 105 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
8. Báo cáo đánh giá của các ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký về nguyên tắc xác định giá trị tài sản ròng, tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu, tỷ lệ thanh toán tiền (nếu có) và các nội dung khác có liên quan.
9. Danh sách các chủ nợ yêu cầu hoàn trả khoản vay và giá trị phải thanh toán cho chủ nợ; danh sách cổ đông yêu cầu mua lại cổ phiếu, số lượng cổ phiếu phải mua lại và giá trị phải thanh toán.
10. Công văn của Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận hủy niêm yết, hủy đăng ký, lưu ký cổ phiếu của công ty bị hợp nhất, bị sáp nhập (nếu có).
11. Bản gốc của các giấy phép thành lập và hoạt động của các công ty đầu tư chứng khoán bị hợp nhất, bị sáp nhập.
12. Các tài liệu khác chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 261 Nghị định này.
1. Trường hợp thành lập công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, trình tự thực hiện như sau:
a) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán gửi hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán ra công chúng tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ về việc đăng ký chào bán cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán ra công chúng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán ra công chúng, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải báo cáo kết quả đợt chào bán, đồng thời gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Trường hợp thành lập công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ, sau khi hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự và thực hiện phong tỏa vốn tại ngân hàng lưu ký, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc đại diện cổ đông gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ về việc thành lập công ty đầu tư chứng khoán (đại chúng hoặc riêng lẻ), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty đầu tư chứng khoán; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải hoàn thiện hồ sơ niêm yết cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng trên Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty đầu tư chứng khoán đại chúng có hiệu lực.
5. Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ, trình tự thực hiện như sau:
a) Tối thiểu 30 ngày trước ngày họp Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán để tăng vốn điều lệ công ty, công ty đầu tư chứng khoán gửi phương án chào bán đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án chào bán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản chấp thuận phương án chào bán để tăng vốn điều lệ công ty; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Công ty đầu tư chứng khoán thực hiện thủ tục chào bán cổ phiếu ra công chúng (đối với công ty đầu tư chứng khoán đại chúng) và chào bán cổ phiếu riêng lẻ (đối với công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ) theo quy định pháp luật về chứng khoán và pháp luật về doanh nghiệp;
c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán để tăng vốn, công ty gửi báo cáo kết quả đợt chào bán và hồ sơ đề nghị điều chỉnh vốn điều lệ đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Đối với các thay đổi quy định tại Điều 264 Nghị định này, trình tự thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua các thay đổi, công ty đầu tư chứng khoán gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận thay đổi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ về các thay đổi nêu trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty đầu tư chứng khoán; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
7. Đối với việc hợp nhất, sáp nhập, trình tự thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán cuối cùng thông qua việc hợp nhất, sáp nhập, công ty đầu tư chứng khoán gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận hợp nhất, sáp nhập đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận hợp nhất, sáp nhập; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Công ty đầu tư chứng khoán thực hiện hợp nhất, sáp nhập theo quy định của Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp. Trường hợp việc hợp nhất, sáp nhập có kết hợp với chào bán cổ phần riêng lẻ, chào bán cổ phần ra công chúng, công ty đầu tư chứng khoán phải tuân thủ các quy định về chào bán có liên quan;
d) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp nhất, sáp nhập, công ty đầu tư chứng khoán phải báo cáo kết quả hợp nhất, sáp nhập kèm theo xác nhận của ngân hàng giám sát về tổng tài sản, tổng nợ, giá trị tài sản ròng tại ngày hợp nhất, sáp nhập, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt (nếu có);
đ) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ báo cáo kết quả hợp nhất, sáp nhập, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp lại, điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty đầu tư chứng khoán hình thành sau hợp nhất, sáp nhập; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Công ty đầu tư chứng khoán thực hiện giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 104 và khoản 1 Điều 114 Luật Chứng khoán.
2. Trong thời hạn 03 tháng trước ngày tiến hành giải thể theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 104 Luật Chứng khoán hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công ty đầu tư chứng khoán thuộc trường hợp giải thể theo quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều 104 Luật Chứng khoán, Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán phải triệu tập Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán để thông qua phương án giải thể công ty đầu tư chứng khoán.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông công ty thông qua phương án giải thể, Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán phải gửi hồ sơ đề nghị giải thể đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị giải thể theo Mẫu số 97 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Biên bản họp, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua giải thể công ty đầu tư chứng khoán, phương án giải thể công ty đầu tư chứng khoán;
c) Phương án giải thể công ty đầu tư chứng khoán theo Mẫu số 95 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Văn bản cam kết của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (nếu có), ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) về trách nhiệm hoàn tất các thủ tục thanh lý tài sản để giải thể công ty đầu tư chứng khoán.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thông báo đã nhận được phương án giải thể công ty đầu tư chứng khoán; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Công ty đầu tư chứng khoán thực hiện thủ tục giải thể theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất việc giải thể công ty đầu tư chứng khoán, Hội đồng quản trị phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả giải thể quỹ đầu tư chứng khoán. Hồ sơ báo cáo kết quả giải thể công ty đầu tư chứng khoán bao gồm:
a) Báo cáo kết quả giải thể theo Mẫu số 98 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này có xác nhận của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có), tổ chức kiểm toán, Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán về việc thanh lý tài sản của công ty, phân chia tài sản công ty cho các cổ đông theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua; tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý; tổng nợ phải thanh toán, kể cả các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước và phần tài sản còn lại để phân phối cho các cổ đông. Báo cáo phải đính kèm danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, kể cả các khoản nợ về thuế;
b) Bản gốc giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán;
c) Báo cáo thẩm định kết quả thanh lý tài sản của tổ chức kiểm toán được Đại hội đồng cổ đông chỉ định, Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán (nếu có);
d) Văn bản của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (nếu có) nêu rõ chi tiết khoản thanh toán, danh mục tài sản phân phối cho từng cổ đông kèm theo xác nhận của các cổ đông về việc đã nhận đủ tiền, tài sản theo phương án giải thể đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua hoặc xác nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về việc đã hoàn tất phân bổ, đăng ký chứng khoán cho cổ đông theo yêu cầu của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) và cổ đông; xác nhận của tổ chức quản lý sổ cổ đông, tổ chức phát hành, doanh nghiệp tiếp nhận vốn đầu tư của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán về việc đã hoàn tất chuyển quyền sở hữu cổ phiếu, phần vốn góp cho từng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán theo yêu cầu của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
7. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ bộ hồ sơ báo cáo kết quả giải thể công ty, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán.
Trường hợp quy định về quản trị công ty tại Nghị định này khác với pháp luật về các tổ chức tín dụng thì thực hiện theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
1. Điều lệ công ty được Đại hội đồng cổ đông thông qua và không được trái với Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, các quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan.
2. Quy chế nội bộ về quản trị công ty được Hội đồng quản trị xây dựng, trình Đại hội đồng cổ đông thông qua. Quy chế nội bộ về quản trị công ty không được trái với quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn Điều lệ mẫu và mẫu Quy chế nội bộ về quản trị công ty để công ty đại chúng tham chiếu xây dựng Điều lệ công ty và Quy chế nội bộ về quản trị công ty.
1. Cổ đông công ty đại chúng có các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 và Điều 127 Luật Chứng khoán, Điều 115, Điều 116, Điều 117, Điều 118 và Điều 119 Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp công ty có các loại cổ phần ưu đãi, các quyền và nghĩa vụ gắn liền với các loại cổ phần ưu đãi phải được quy định tại Điều lệ công ty.
1. Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Các nội dung đã được thông qua tại các Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông trước đó chưa được thực hiện, Hội đồng quản trị phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại kỳ họp thường niên gần nhất. Trường hợp có thay đổi nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị phải trình Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp gần nhất thông qua trước khi thực hiện.
1. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục về triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty và Quy chế nội bộ về quản trị công ty. Công ty đại chúng phải công bố thông tin về việc lập danh sách cổ đông có quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông tối thiểu 20 ngày trước ngày đăng ký cuối cùng. Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 144 Luật Doanh nghiệp.
2. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông sắp xếp chương trình nghị sự, bố trí địa điểm, thời gian hợp lý để các cổ đông tham dự, thảo luận và biểu quyết từng vấn đề trong chương trình họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 5 Điều 140 Luật Doanh nghiệp.
3. Công ty đại chúng quy định tại Quy chế nội bộ về quản trị công ty việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để cổ đông có thể tham dự và phát biểu ý kiến tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thông qua họp trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác theo quy định tại Điều 144 Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
4. Hàng năm, công ty đại chúng phải tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên một lần theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát phải tham dự họp Đại hội đồng cổ đông thường niên để trả lời các câu hỏi của cổ đông tại cuộc họp (nếu có); trường hợp bất khả kháng không tham dự được, thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát phải báo cáo bằng văn bản với Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm của công ty có các khoản ngoại trừ trọng yếu, ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối, công ty đại chúng phải mời đại diện tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của công ty dự họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và đại diện tổ chức kiểm toán được chấp thuận nêu trên có trách nhiệm tham dự họp Đại hội đồng cổ đông thường niên của công ty đại chúng.
5. Tuân thủ các quy định khác của pháp luật và Điều lệ công ty.
1. Trường hợp đã xác định được ứng cử viên Hội đồng quản trị, công ty đại chúng phải công bố thông tin liên quan đến các ứng cử viên tối thiểu 10 ngày trước ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông trên trang thông tin điện tử của công ty để cổ đông có thể tìm hiểu về các ứng cử viên này trước khi bỏ phiếu. Ứng cử viên Hội đồng quản trị phải có cam kết bằng văn bản về tính trung thực, chính xác của các thông tin cá nhân được công bố và phải cam kết thực hiện nhiệm vụ một cách trung thực, cẩn trọng và vì lợi ích cao nhất của công ty nếu được bầu làm thành viên Hội đồng quản trị. Thông tin liên quan đến ứng cử viên Hội đồng quản trị được công bố bao gồm:
a) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh;
b) Trình độ chuyên môn;
c) Quá trình công tác;
d) Các chức danh quản lý khác (bao gồm cả chức danh Hội đồng quản trị của công ty khác);
đ) Lợi ích có liên quan tới công ty và các bên có liên quan của công ty;
e) Các thông tin khác (nếu có) theo quy định tại Điều lệ công ty.
Công ty đại chúng phải có trách nhiệm công bố thông tin về các công ty mà ứng cử viên đang nắm giữ chức vụ thành viên Hội đồng quản trị, các chức danh quản lý khác và các lợi ích có liên quan tới công ty của ứng cử viên Hội đồng quản trị (nếu có).
2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử ứng cử viên Hội đồng quản trị theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
3. Trường hợp số lượng ứng cử viên Hội đồng quản trị thông qua đề cử và ứng cử vẫn không đủ số lượng cần thiết theo quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật Doanh nghiệp, Hội đồng quản trị đương nhiệm giới thiệu thêm ứng cử viên hoặc tổ chức đề cử theo quy định tại Điều lệ công ty và Quy chế nội bộ về quản trị công ty của công ty. Việc Hội đồng quản trị giới thiệu thêm ứng cử viên phải được công bố rõ ràng trước khi Đại hội đồng cổ đông biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật.
1. Thành viên Hội đồng quản trị phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 155 Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc) của 01 công ty đại chúng.
3. Thành viên Hội đồng quản trị của một công ty đại chúng chỉ được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị tại tối đa 05 công ty khác.
1. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị của công ty đại chúng ít nhất là 03 người và nhiều nhất là 11 người.
2. Cơ cấu Hội đồng quản trị của công ty đại chúng phải đảm bảo tối thiểu một phần ba (1/3) tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên không điều hành.
3. Trường hợp công ty đại chúng chưa niêm yết hoạt động theo mô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp, cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị của công ty phải đảm bảo ít nhất một phần năm (1/5) tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập. Trường hợp số thành viên Hội đồng quản trị của công ty đại chúng chưa niêm yết hoạt động theo mô hình nêu trên có ít hơn 05 người, công ty phải đảm bảo có 01 thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập.
4. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập của công ty niêm yết phải đảm bảo quy định sau:
a) Có tối thiểu 01 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên Hội đồng quản trị từ 03 đến 05 thành viên;
b) Có tối thiểu 02 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên Hội đồng quản trị từ 06 đến 08 thành viên;
c) Có tối thiểu 03 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên Hội đồng quản trị từ 09 đến 11 thành viên.
1. Thành viên Hội đồng quản trị có đầy đủ các quyền theo quy định của Luật Chứng khoán, pháp luật liên quan và Điều lệ công ty, trong đó có quyền được cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của các đơn vị trong công ty.
2. Thành viên Hội đồng quản trị có nghĩa vụ theo quy định tại Điều lệ công ty và các nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách trung thực, cẩn trọng vì lợi ích cao nhất của cổ đông và của công ty;
b) Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng quản trị và có ý kiến về các vấn đề được đưa ra thảo luận;
c) Báo cáo kịp thời, đầy đủ với Hội đồng quản trị các khoản thù lao nhận được từ các công ty con, công ty liên kết và các tổ chức khác;
d) Báo cáo Hội đồng quản trị tại cuộc họp gần nhất các giao dịch giữa công ty, công ty con, công ty do công ty đại chúng nắm quyền kiểm soát trên 50% trở lên vốn điều lệ với thành viên Hội đồng quản trị và những người có liên quan của thành viên đó; giao dịch giữa công ty với công ty trong đó thành viên Hội đồng quản trị là thành viên sáng lập hoặc là người quản lý doanh nghiệp trong thời gian 03 năm gần nhất trước thời điểm giao dịch;
đ) Thực hiện công bố thông tin khi thực hiện giao dịch cổ phiếu của công ty theo quy định của pháp luật.
3. Thành viên Hội đồng quản trị độc lập của công ty niêm yết phải lập báo cáo đánh giá về hoạt động của Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị phải tuân thủ đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty và các trách nhiệm, nghĩa vụ sau:
1. Chịu trách nhiệm trước cổ đông về hoạt động của công ty.
2. Đối xử bình đẳng đối với tất cả cổ đông và tôn trọng lợi ích của người có quyền lợi liên quan đến công ty.
3. Đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định của pháp luật, Điều lệ và quy định nội bộ của công ty.
4. Xây dựng Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị trình Đại hội đồng cổ đông thông qua và công bố trên trang thông tin điện tử của công ty. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị để công ty đại chúng tham chiếu xây dựng Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị.
5. Giám sát và ngăn ngừa xung đột lợi ích của các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và người quản lý khác, bao gồm việc sử dụng tài sản công ty sai mục đích và lạm dụng các giao dịch với bên liên quan.
6. Xây dựng Quy chế nội bộ về quản trị công ty và trình Đại hội đồng cổ đông thông qua theo quy định tại Điều 270 Nghị định này.
7. Bổ nhiệm Người phụ trách quản trị công ty.
8. Tổ chức đào tạo, tập huấn về quản trị công ty và các kỹ năng cần thiết cho thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và người quản lý khác của công ty.
9. Báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị tại Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 280 Nghị định này.
1. Cuộc họp Hội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại Điều 157 Luật Doanh nghiệp và điểm c khoản 3 Điều 41 Luật Chứng khoán.
2. Biên bản họp Hội đồng quản trị phải được lập chi tiết và rõ ràng, trong đó có họ, tên, chữ ký chủ tọa và người ghi biên bản. Trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 158 Luật Doanh nghiệp. Nội dung được đa số thành viên dự họp tán thành tại biên bản họp Hội đồng quản trị phải được lập thành Nghị quyết thông qua. Biên bản họp Hội đồng quản trị phải được lưu giữ theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị trình Đại hội đồng cổ đông thường niên theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 139 Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty và phải đảm bảo có các nội dung sau:
1. Thù lao, chi phí hoạt động và các lợi ích khác của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị theo quy định tại khoản 3 Điều 163 Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
2. Tổng kết các cuộc họp của Hội đồng quản trị và các quyết định của Hội đồng quản trị.
3. Báo cáo về các giao dịch giữa công ty, công ty con, công ty do công ty đại chúng nắm quyền kiểm soát trên 50% trở lên vốn điều lệ với thành viên Hội đồng quản trị và những người có liên quan của thành viên đó; giao dịch giữa công ty với công ty trong đó thành viên Hội đồng quản trị là thành viên sáng lập hoặc là người quản lý doanh nghiệp trong thời gian 03 năm gần nhất trước thời điểm giao dịch.
4. Hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị độc lập và kết quả đánh giá của thành viên độc lập về hoạt động của Hội đồng quản trị (đối với công ty niêm yết).
5. Hoạt động của Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị trong trường hợp công ty đại chúng hoạt động theo mô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp.
6. Hoạt động của các tiểu ban khác thuộc Hội đồng quản trị (nếu có).
7. Kết quả giám sát đối với Tổng giám đốc (Giám đốc).
8. Kết quả giám sát đối với người điều hành khác.
9. Các kế hoạch trong tương lai.
1. Hội đồng quản trị của công ty đại chúng phải bổ nhiệm ít nhất 01 người phụ trách quản trị công ty để hỗ trợ công tác quản trị công ty tại doanh nghiệp. Người phụ trách quản trị công ty có thể kiêm nhiệm làm Thư ký công ty theo quy định tại khoản 5 Điều 156 Luật Doanh nghiệp.
2. Người phụ trách quản trị công ty không được đồng thời làm việc cho tổ chức kiểm toán được chấp thuận đang thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty.
3. Người phụ trách quản trị công ty có quyền và nghĩa vụ sau:
a) Tư vấn Hội đồng quản trị trong việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định và các công việc liên quan giữa công ty và cổ đông;
b) Chuẩn bị các cuộc họp Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát;
c) Tư vấn về thủ tục của các cuộc họp;
d) Tham dự các cuộc họp;
đ) Tư vấn thủ tục lập các nghị quyết của Hội đồng quản trị phù hợp với quy định của pháp luật;
e) Cung cấp các thông tin tài chính, biên bản họp Hội đồng quản trị và các thông tin khác cho thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát;
g) Giám sát và báo cáo Hội đồng quản trị về hoạt động công bố thông tin của công ty;
h) Là đầu mối liên lạc với các bên có quyền lợi liên quan;
i) Bảo mật thông tin theo các quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
k) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
1. Công ty đại chúng tổ chức quản lý và hoạt động theo mô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp phải có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị.
2. Ủy ban kiểm toán có từ 02 thành viên trở lên. Chủ tịch Ủy ban kiểm toán phải là thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Các thành viên khác của Ủy ban kiểm toán phải là các thành viên Hội đồng quản trị không điều hành.
3. Thành viên Ủy ban kiểm toán phải có kiến thức về kế toán, kiểm toán, có hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của công ty và không thuộc các trường hợp sau:
a) Làm việc trong bộ phận kế toán, tài chính của công ty;
b) Là thành viên hay nhân viên của tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty trong 03 năm liền trước đó.
4. Chủ tịch Ủy ban kiểm toán phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.
5. Việc bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban kiểm toán và các thành viên khác trong Ủy ban kiểm toán phải được Hội đồng quản trị thông qua tại cuộc họp Hội đồng quản trị.
Ủy ban kiểm toán có các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 161 Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty và các quyền, nghĩa vụ sau:
1. Được quyền tiếp cận các tài liệu liên quan đến tình hình hoạt động của Công ty, trao đổi với các thành viên Hội đồng quản trị khác, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng và cán bộ quản lý khác để thu thập thông tin phục vụ hoạt động của Ủy ban kiểm toán.
2. Có quyền yêu cầu đại diện tổ chức kiểm toán được chấp thuận tham dự và trả lời các vấn đề liên quan báo cáo tài chính kiểm toán tại các cuộc họp của Ủy ban kiểm toán.
3. Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật, kế toán hoặc các tư vấn khác bên ngoài khi cần thiết.
4. Xây dựng và trình Hội đồng quản trị các chính sách phát hiện và quản lý rủi ro; đề xuất với Hội đồng quản trị các giải pháp xử lý rủi ro phát sinh trong hoạt động của công ty.
5. Lập báo cáo bằng văn bản gửi đến Hội đồng quản trị khi phát hiện thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và người quản lý khác không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
6. Xây dựng Quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán và trình Hội đồng quản trị thông qua. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu Quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán để công ty đại chúng tham chiếu xây dựng Quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán.
7. Ủy ban kiểm toán phải họp ít nhất 02 lần trong một năm. Biên bản họp Ủy ban kiểm toán được lập chi tiết, rõ ràng. Người ghi biên bản và các thành viên Ủy ban kiểm toán tham dự họp phải ký tên vào biên bản cuộc họp. Các biên bản họp của Ủy ban kiểm toán phải được lưu giữ đầy đủ.
1. Thành viên Hội đồng quản trị độc lập trong Ủy ban kiểm toán có trách nhiệm báo cáo hoạt động tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.
2. Báo cáo hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị độc lập trong Ủy ban kiểm toán tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên phải đảm bảo có các nội dung sau:
a) Thù lao, chi phí hoạt động và các lợi ích khác của Ủy ban kiểm toán và từng thành viên Ủy ban kiểm toán theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty;
b) Tổng kết các cuộc họp của Ủy ban kiểm toán và các kết luận, kiến nghị của Ủy ban kiểm toán;
c) Kết quả giám sát đối với báo cáo tài chính, tình hình hoạt động, tình hình tài chính của công ty;
d) Báo cáo đánh giá về giao dịch giữa công ty, công ty con, công ty do công ty đại chúng nắm quyền kiểm soát trên 50% trở lên vốn điều lệ với thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), người điều hành hành khác của doanh nghiệp và những người có liên quan của đối tượng đó; giao dịch giữa công ty với công ty trong đó thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), người điều hành khác của doanh nghiệp là thành viên sáng lập hoặc là người quản lý doanh nghiệp trong thời gian 03 năm gần nhất trước thời điểm giao dịch;
đ) Kết quả đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro của công ty;
e) Kết quả giám sát đối với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và người điều hành khác của doanh nghiệp;
g) Kết quả đánh giá sự phối hợp hoạt động giữa Ủy ban kiểm toán với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các cổ đông.
1. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, việc ứng cử, đề cử thành viên Ban kiểm soát được thực hiện tương tự quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 274 Nghị định này.
2. Trường hợp số lượng các ứng cử viên Ban kiểm soát thông qua đề cử và ứng cử không đủ số lượng cần thiết, Ban kiểm soát đương nhiệm đề cử thêm ứng cử viên hoặc tổ chức đề cử theo cơ chế quy định tại Điều lệ công ty và Quy chế nội bộ về quản trị công ty.
1. Số lượng thành viên Ban kiểm soát ít nhất là 03 người và nhiều nhất là 05 người. Thành viên Ban kiểm soát không nhất thiết phải là cổ đông của công ty.
2. Thành viên Ban kiểm soát phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 169 Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty và không thuộc các trường hợp sau:
a) Làm việc trong bộ phận kế toán, tài chính của công ty;
b) Là thành viên hay nhân viên của tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty trong 03 năm liền trước đó.
3. Trưởng Ban kiểm soát phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.
1. Thành viên Ban kiểm soát có các quyền theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật liên quan và Điều lệ công ty, trong đó có quyền tiếp cận các thông tin và tài liệu liên quan đến tình hình hoạt động của công ty. Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và người điều hành khác của doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp các thông tin kịp thời và đầy đủ theo yêu cầu của thành viên Ban kiểm soát.
2. Thành viên Ban kiểm soát có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Ban kiểm soát có các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 170 Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty và các quyền, nghĩa vụ sau:
1. Đề xuất, kiến nghị Đại hội đồng cổ đông phê duyệt danh sách tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty; quyết định tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên được chấp thuận khi xét thấy cần thiết.
2. Chịu trách nhiệm trước cổ đông về hoạt động giám sát của mình.
3. Giám sát tình hình tài chính của công ty, việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), người quản lý khác.
4. Đảm bảo phối hợp hoạt động với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và cổ đông.
5. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm Điều lệ công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và người điều hành khác của doanh nghiệp, Ban kiểm soát phải thông báo bằng văn bản cho Hội đồng quản trị trong thời hạn 48 giờ, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
6. Xây dựng Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát và trình Đại hội đồng cổ đông thông qua. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát để công ty đại chúng tham chiếu xây dựng Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát.
7. Báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 290 Nghị định này.
1. Ban kiểm soát phải họp ít nhất 02 lần trong một năm, số lượng thành viên tham dự họp ít nhất là hai phần ba (2/3) số thành viên Ban kiểm soát. Biên bản họp Ban kiểm soát được lập chi tiết và rõ ràng. Người ghi biên bản và các thành viên Ban kiểm soát tham dự họp phải ký tên vào biên bản cuộc họp. Các biên bản họp của Ban kiểm soát phải được lưu giữ nhằm xác định trách nhiệm của từng thành viên Ban kiểm soát.
2. Ban kiểm soát có quyền yêu cầu thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và đại diện tổ chức kiểm toán được chấp thuận tham dự và trả lời các vấn đề cần được làm rõ.
Trường hợp công ty đại chúng hoạt động theo mô hình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp, Báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát trình Đại hội đồng cổ đông thường niên theo quy định tại điểm d, điểm đ khoản 3 Điều 139 Luật Doanh nghiệp và phải đảm bảo có các nội dung sau:
1. Thù lao, chi phí hoạt động và các lợi ích khác của Ban kiểm soát và từng thành viên Ban kiểm soát theo quy định tại Điều 172 Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
2. Tổng kết các cuộc họp của Ban kiểm soát và các kết luận, kiến nghị của Ban kiểm soát.
3. Kết quả giám sát tình hình hoạt động và tài chính của công ty.
4. Báo cáo đánh giá về giao dịch giữa công ty, công ty con, công ty do công ty đại chúng nắm quyền kiểm soát trên 50% trở lên vốn điều lệ với thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), người điều hành khác của doanh nghiệp và những người có liên quan của đối tượng đó; giao dịch giữa công ty với công ty trong đó thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), người điều hành khác của doanh nghiệp là thành viên sáng lập hoặc là người quản lý doanh nghiệp trong thời gian 03 năm gần nhất trước thời điểm giao dịch.
5. Kết quả giám sát đối với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và người điều hành khác của doanh nghiệp.
6. Kết quả đánh giá sự phối hợp hoạt động giữa Ban kiểm soát với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các cổ đông.
1. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và người quản lý khác phải công khai các lợi ích liên quan theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan.
2. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), người quản lý khác và những người có liên quan của các thành viên này chỉ được sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ của mình để phục vụ lợi ích của công ty đại chúng.
3. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và người quản lý khác có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát về các giao dịch giữa công ty, công ty con, công ty do công ty đại chúng nắm quyền kiểm soát trên 50% trở lên vốn điều lệ với chính đối tượng đó hoặc với những người có liên quan của đối tượng đó theo quy định của pháp luật. Đối với các giao dịch nêu trên do Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận, công ty đại chúng phải thực hiện công bố thông tin về các nghị quyết này theo quy định của pháp luật chứng khoán về công bố thông tin.
4. Thành viên Hội đồng quản trị không được biểu quyết đối với giao dịch mang lại lợi ích cho thành viên đó hoặc người có liên quan của thành viên đó theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
5. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), người quản lý khác và những người có liên quan của các đối tượng này không được sử dụng hoặc tiết lộ cho người khác các thông tin nội bộ để thực hiện các giao dịch có liên quan.
1. Khi tiến hành giao dịch với người có liên quan, công ty đại chúng phải ký kết hợp đồng bằng văn bản theo nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện.
2. Công ty đại chúng áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa cổ đông và những người có liên quan tiến hành các giao dịch làm thất thoát vốn, tài sản hoặc các nguồn lực khác của công ty.
1. Công ty đại chúng không được cung cấp khoản vay hoặc bảo lãnh cho cổ đông là cá nhân và người có liên quan của cổ đông đó là cá nhân, trừ trường hợp công ty đại chúng là tổ chức tín dụng.
2. Công ty đại chúng không được cung cấp khoản vay hoặc bảo lãnh cho cổ đông là tổ chức và người có liên quan của cổ đông đó là cá nhân, trừ các trường hợp sau đây:
a) Công ty đại chúng là tổ chức tín dụng;
b) Cổ đông là công ty con trong trường hợp công ty con là công ty không có cổ phần, phần vốn góp nhà nước nắm giữ và đã thực hiện góp vốn, mua cổ phần của công ty đại chúng trước ngày 01 tháng 7 năm 2015.
3. Công ty đại chúng không được cung cấp khoản vay hoặc bảo lãnh cho người có liên quan của cổ đông là tổ chức, trừ các trường hợp sau đây:
a) Công ty đại chúng là tổ chức tín dụng;
b) Công ty đại chúng và tổ chức là người có liên quan của cổ đông là các công ty trong cùng tập đoàn hoặc các công ty hoạt động theo nhóm công ty, bao gồm công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế và giao dịch này phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua theo quy định tại Điều lệ công ty;
c) Trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Công ty đại chúng chỉ được thực hiện các giao dịch sau đây khi đã được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận:
a) Cấp các khoản vay hoặc bảo lãnh cho thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), người quản lý khác không phải là cổ đông và những cá nhân, tổ chức có liên quan của các đối tượng này;
Trường hợp cấp các khoản vay hoặc bảo lãnh cho tổ chức có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), người quản lý khác mà công ty đại chúng và tổ chức đó là các công ty trong cùng tập đoàn hoặc các công ty hoạt động theo nhóm công ty, bao gồm công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế, Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua theo quy định tại Điều lệ công ty;
b) Giao dịch có giá trị từ 35% trở lên hoặc giao dịch dẫn đến tổng giá trị giao dịch phát sinh trong vòng 12 tháng kể từ ngày thực hiện giao dịch đầu tiên có giá trị từ 35% trở lên tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty giữa công ty đại chúng với một trong các đối tượng sau:
- Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), người quản lý khác và người có liên quan của các đối tượng này;
- Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng vốn cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;
- Doanh nghiệp có liên quan đến các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 164 Luật Doanh nghiệp;
c) Hợp đồng, giao dịch vay, bán tài sản có giá trị lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính gần nhất giữa công ty và cổ đông sở hữu từ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên hoặc người có liên quan của cổ đông đó.
5. Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng, giao dịch tại điểm c khoản 4 Điều này có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty.
1. Công ty đại chúng phải thực hiện trách nhiệm với cộng đồng và người có quyền lợi liên quan đến công ty theo quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ công ty.
2. Công ty đại chúng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động, môi trường và xã hội.
1. Công ty đại chúng có nghĩa vụ công bố đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin định kỳ và bất thường theo quy định của pháp luật chứng khoán về công bố thông tin cho cổ đông và công chúng đầu tư. Công ty đại chúng phải công bố đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin khác nếu các thông tin đó có khả năng ảnh hưởng đến giá chứng khoán và ảnh hưởng đến quyết định của cổ đông và nhà đầu tư.
2. Cách thức công bố thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty nhằm đảm bảo cổ đông và công chúng đầu tư được tiếp cận một cách công bằng. Ngôn ngữ trong công bố thông tin cần rõ ràng, dễ hiểu và tránh gây hiểu lầm cho cổ đông và công chúng đầu tư.
Công ty đại chúng phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán và công bố thông tin về việc thay đổi mô hình tổ chức quản lý và hoạt động trong thời hạn 24 giờ kể từ khi Đại hội đồng cổ đông có quyết định thay đổi.
1. Công ty đại chúng phải báo cáo về tình hình quản trị công ty tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và công bố thông tin trong Báo cáo thường niên của công ty theo quy định của pháp luật chứng khoán về công bố thông tin.
2. Công ty đại chúng có nghĩa vụ báo cáo và công bố thông tin về tình hình quản trị công ty định kỳ 06 tháng theo quy định của pháp luật chứng khoán về công bố thông tin.
Thù lao của từng thành viên Hội đồng quản trị và tiền lương của Tổng giám đốc (Giám đốc) và người quản lý khác phải được thể hiện thành mục riêng trong Báo cáo tài chính hàng năm của công ty và phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
Ngoài các trách nhiệm theo quy định tại Điều 291 Nghị định này, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) có trách nhiệm báo cáo Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát trong các trường hợp sau:
1. Các giao dịch giữa công ty với công ty mà các đối tượng trên là thành viên sáng lập hoặc là người quản lý doanh nghiệp trong thời gian 03 năm gần nhất trước thời điểm giao dịch.
2. Các giao dịch giữa công ty với công ty trong đó người có liên quan của các đối tượng trên là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc cổ đông lớn.
1. Công ty đại chúng phải xây dựng và ban hành quy chế về công bố thông tin của công ty theo quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn.
2. Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền công bố thông tin của công ty đại chúng có trách nhiệm sau:
a) Công bố các thông tin của công ty với công chúng đầu tư theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
b) Công khai tên, số điện thoại làm việc để cổ đông có thể dễ dàng liên hệ.
1. Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán là hoạt động thu thập, phân tích thông tin nhằm xác định nguy cơ, rủi ro hệ thống đe dọa đến an ninh, an toàn của thị trường chứng khoán để đưa ra phương án, biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán.
2. Các nguy cơ, rủi ro hệ thống là các tình huống sau hoặc khi có dấu hiệu cho thấy các tình huống sau có thể xảy ra:
a) Một công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quy mô lớn hoặc một số công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán ngừng hoạt động hoặc giải thể, phá sản;
b) Khi xảy ra hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động của thị trường hoặc khi có biến động đáng kể của một hoặc một số yếu tố sau ở quy mô toàn thị trường: tổng giá trị vốn hóa, tổng giá trị giao dịch/phiên, tổng giá trị vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán, tổng giá trị cho vay giao dịch ký quỹ tại các công ty chứng khoán, tổng giá trị danh mục ủy thác đầu tư tại các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
c) Có sự kiện ảnh hưởng tiêu cực đến việc vận hành một cách ổn định, trật tự, thông suốt của thị trường chứng khoán hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ở quy mô toàn thị trường.
3. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì, phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thường xuyên thực hiện giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán; chủ trì, phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tổ chức diễn tập triển khai kế hoạch ứng phó, khắc phục nguy cơ, rủi ro hệ thống trong trường hợp cần thiết.
4. Sở giao dịch chứng khoán, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán thực hiện giám sát an ninh, an toàn đối với thị trường giao dịch chứng khoán. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và thành viên thực hiện giám sát an ninh, an toàn đối với hệ thống đăng ký, lưu ký, bừ trừ và thanh toán chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc trong trường hợp đột xuất khi phát hiện nguy cơ, rủi ro hệ thống liên quan đến hoạt động của mình, trong đó bao gồm cả kế hoạch ứng phó, khắc phục nguy cơ, rủi ro hệ thống.
5. Căn cứ kết quả hoạt động giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, định kỳ hàng năm Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm tổ chức diễn tập triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó, khắc phục nguy cơ, rủi ro hệ thống liên quan đến hoạt động của mình, giám sát hoạt động diễn tập của thành viên. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, ngân hàng thanh toán có trách nhiệm phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong xây dựng, triển khai, diễn tập kế hoạch ứng phó, khắc phục nguy cơ, rủi ro hệ thống. Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, ngân hàng thanh toán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đồng thời thực hiện công bố trên trang thông tin điện tử của mình về kết quả diễn tập trong thời hạn 10 ngày sau khi kết thúc diễn tập.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, tổ chức triển khai kế hoạch, giải pháp, biện pháp để ứng phó, khắc phục, xử lý tác động từ khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế hoặc biến động lớn của nền kinh tế ở phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới có ảnh hưởng đến tính ổn định, an toàn và toàn vẹn của thị trường chứng khoán.
1. Hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán bao gồm:
a) Phát hiện, xác định sự cố, sự kiện, biến động thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán;
b) Xác minh, phân tích, đánh giá, phân loại sự cố, sự kiện, biến động thị trường chứng khoán;
c) Thực hiện các biện pháp nhằm giới hạn phạm vi ảnh hưởng, hạn chế thiệt hại do sự cố gây ra;
d) Triển khai phương án ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động thị trường chứng khoán theo các cấp độ ảnh hưởng: toàn thị trường hoặc toàn bộ hoạt động, phần lớn thị trường hoặc phần lớn hoạt động, một phần thị trường hoặc một phần hoạt động;
đ) Xác minh nguyên nhân, xử lý hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước:
a) Phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động có ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ thị trường giao dịch chứng khoán hoặc hoạt động trên thị trường chứng khoán;
b) Trường hợp có biến động lớn ảnh hưởng đến an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kịp thời báo cáo Bộ Tài chính, đồng thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình thị trường và các giải pháp để ổn định thị trường và bảo đảm an ninh, an toàn tài chính.
3. Trong hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được thực hiện các biện pháp sau:
a) Yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
b) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán cơ sở, thị trường chứng khoán phái sinh của Sở giao dịch chứng khoán;
c) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
d) Yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán thay đổi giờ mở cửa giao dịch, thu hẹp biên độ dao động giá, ngắt mạch thị trường đối với các giao dịch khớp lệnh liên tục hoặc các biện pháp kỹ thuật khác;
đ) Thực hiện các biện pháp kiểm soát, hạn chế hoặc cấm thực hiện một hoặc một số hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn theo quy định pháp luật;
e) Các biện pháp cần thiết khác sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính chấp thuận.
4. Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm thực hiện hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường giao dịch chứng khoán hoặc ảnh hưởng đến an toàn, ổn định của hệ thống đăng ký, lưu ký, thanh toán, bù trừ chứng khoán. Ngân hàng thanh toán thực hiện hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán.
5. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có trách nhiệm thực hiện hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán trong phạm vi liên quan đến hoạt động của đơn vị mình.
6. Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, ngân hàng thanh toán, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải báo cáo ngay cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhưng không chậm hơn 24 giờ khi xảy ra sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán liên quan đến hoạt động của mình và phương án ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán; báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về quá trình thực hiện, kết quả thực hiện phương án ứng phó, khắc phục.
1. Sở giao dịch chứng khoán thực hiện tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 46 Luật Chứng khoán và theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Sở giao dịch chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 24 giờ kể từ khi áp dụng biện pháp này.
2. Sở giao dịch chứng khoán quy định cụ thể tại quy chế của Sở giao dịch chứng khoán việc thực hiện biện pháp tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
3. Sở giao dịch chứng khoán phải công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của mình trong thời hạn 24 giờ khi áp dụng hoặc hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Chứng khoán, thực hiện việc khôi phục một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Chứng khoán, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
2. Thời hạn tạm ngừng đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán không quá 05 ngày làm việc. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét gia hạn thời hạn tạm ngừng đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán, thời gian gia hạn thêm mỗi lần không quá 05 ngày làm việc.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi quyết định tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán được công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phải thực hiện đóng cửa một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch của thị trường giao dịch chứng khoán, bao gồm cả thị trường chứng khoán cơ sở và thị trường chứng khoán phái sinh và công bố về việc này trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán.
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật Chứng khoán, thực hiện việc khôi phục một phần hoặc toàn bộ hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Chứng khoán, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
2. Thời hạn tạm ngừng đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam không quá 05 ngày làm việc. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét gia hạn thời hạn tạm ngừng đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thời gian gia hạn thêm mỗi lần không quá 05 ngày làm việc.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi quyết định tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải thực hiện dừng một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và công bố về việc này trên trang thông tin điện tử của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
1. Các biện pháp quy định tại điểm e, điểm g khoản 1 Điều 7 Luật Chứng khoán sau đây gọi chung là các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.
2. Biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Luật Chứng khoán được áp dụng đối với các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên, Người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng, Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát (Kiểm soát viên), thành viên Ban kiểm toán nội bộ và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm.
3. Biện pháp cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Luật Chứng khoán được áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Chứng khoán, bao gồm các biện pháp sau:
a) Cấm chào bán, phát hành chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn;
b) Cấm niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn;
c) Cấm hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn;
d) Cấm thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn;
đ) Cấm giao dịch chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn.
4. Biện pháp phong tỏa tài khoản chứng khoán, yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán được áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Khi cần xác minh tình tiết làm căn cứ để ban hành quyết định xử lý vi phạm về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Khi có căn cứ xác định tổ chức, cá nhân đang thực hiện vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và biện pháp phong tỏa tài khoản chứng khoán, phong tỏa tài khoản tiền là cần thiết nhằm ngăn chặn tổ chức, cá nhân tiếp tục thực hiện vi phạm hoặc khi cần ngăn chặn ngay hành vi tẩu tán tiền, chứng khoán có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
c) Theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán thì bị cấm thực hiện một hoặc một số hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn từ 02 năm đến tối đa 03 năm, bị cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn từ 02 năm đến tối đa 03 năm.
Tổ chức, cá nhân đã bị xử phạt vi phạm hành chính do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán mà tái phạm, vi phạm từ 02 lần trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội danh về chứng khoán được quy định tại Bộ luật Hình sự thì bị cấm thực hiện một hoặc một số hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn từ 03 năm đến tối đa 05 năm, bị cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn từ 03 năm đến tối đa 05 năm.
6. Tổ chức, cá nhân đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội danh về chứng khoán được quy định tại Bộ luật Hình sự mà tiếp tục thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán thì bị cấm tham gia một hoặc một số hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán vĩnh viễn, bị cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán vĩnh viễn.
1. Căn cứ vào quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc căn cứ vào bản án có hiệu lực của Tòa án, kiến nghị của cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vụ việc, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước áp dụng một hoặc một số biện pháp quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 306 Nghị định này nhằm phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Việc áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 306 Nghị định này được thể hiện dưới hình thức quyết định của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong quyết định phải nêu rõ các thông tin: căn cứ áp dụng; tên và địa chỉ đối tượng bị áp dụng; biện pháp áp dụng; thời hạn áp dụng và thời điểm bắt đầu áp dụng; các tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân này; người chịu trách nhiệm theo dõi đôn đốc thi hành.
3. Quyết định áp dụng biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn phải được gửi cho đối tượng bị áp dụng, tổ chức, cá nhân liên quan và được công bố trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành. Trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán nơi có cá nhân bị áp dụng là người nội bộ hoặc người hành nghề chứng khoán phải công bố trên trang thông tin điện tử của mình quyết định này.
4. Trường hợp bị áp dụng biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn, tổ chức, cá nhân phải dừng ngay việc đảm nhiệm chức vụ hoặc dừng ngay việc thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bị cấm. Trong thời gian bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, tổ chức, cá nhân không được cấp mới giấy phép, giấy chứng nhận, văn bản chấp thuận liên quan đến hoạt động chứng khoán.
5. Trường hợp bị áp dụng biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán vĩnh viễn, tổ chức, cá nhân bị thu hồi, hủy bỏ, từ chối cấp mới giấy phép, giấy chứng nhận, văn bản chấp thuận liên quan đến hoạt động chứng khoán, chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Tổ chức, cá nhân không được đảm nhiệm chức vụ, thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bị cấm cho tới khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ việc áp dụng biện pháp này.
1. Biện pháp phong tỏa tài khoản chứng khoán được thực hiện như sau:
a) Khi có căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 306 Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định phong tỏa tài khoản chứng khoán, nêu rõ các thông tin: căn cứ áp dụng; tên và địa chỉ đối tượng bị áp dụng; thông tin về các tài khoản chứng khoán bị phong tỏa; thời hạn áp dụng và thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp phong tỏa; các tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân này; người chịu trách nhiệm theo dõi đôn đốc thi hành;
b) Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày ban hành, quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản chứng khoán phải được gửi cho đối tượng bị áp dụng, công ty chứng khoán nơi có tài khoản bị phong tỏa, tổ chức, cá nhân liên quan, Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định, công ty chứng khoán nơi có tài khoản bị phong tỏa phải thực hiện phong tỏa tài khoản giao dịch, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải thực hiện phong tỏa chứng khoán trên tài khoản lưu ký chứng khoán liên quan đồng thời thông báo cho chủ tài khoản về việc này;
d) Khi hết thời hạn phong tỏa ghi tại quyết định của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty chứng khoán nơi có tài khoản bị phong tỏa thực hiện giải tỏa tài khoản giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện giải tỏa chứng khoán trên tài khoản lưu ký chứng khoán liên quan đồng thời thông báo cho chủ tài khoản về việc này.
2. Biện pháp yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền được thực hiện như sau:
a) Khi có căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 306 Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, người có thẩm quyền tại tổ chức tín dụng nơi đối tượng bị đề nghị áp dụng có tài khoản tiến hành phong tỏa tài khoản, nêu rõ các thông tin: căn cứ áp dụng; tên và địa chỉ đối tượng bị đề nghị áp dụng; thông tin về các tài khoản bị đề nghị phong tỏa; thời hạn áp dụng và thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp phong tỏa; các tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành, văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, người có thẩm quyền tại tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản phải gửi cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền liên quan;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổ chức tín dụng, người có thẩm quyền tại tổ chức tín dụng phải quyết định về việc phong tỏa tài khoản đồng thời thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đối tượng có tài khoản bị phong tỏa biết. Trường hợp từ chối thực hiện hoặc chỉ thực hiện một phần yêu cầu phong tỏa tài khoản, tổ chức tín dụng, người có thẩm quyền tại tổ chức tín dụng phải nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
d) Việc phong tỏa, giải tỏa tài khoản của tổ chức tín dụng, người có thẩm quyền tại tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
2. Nghị định này thay thế các văn bản sau:
a) Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
b) Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
c) Nghị định số 86/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán;
d) Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng.
3. Nghị định này bãi bỏ Điều 13, Điều 14 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
1. Công ty đại chúng theo quy định tại khoản 4 Điều 135 Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 được chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ sở hữu cổ phần theo phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định tại Nghị định này.
2. Công ty đại chúng đang trong thời gian thực hiện thủ tục hủy tư cách công ty đại chúng cho đến thời điểm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo hủy tư cách công ty đại chúng được thực hiện chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ sở hữu cổ phần theo phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định tại Nghị định này.
3. Quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này được áp dụng sau 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
4. Công ty đại chúng có cổ phiếu quỹ đã mua trước thời điểm Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 có hiệu lực được bán cổ phiếu quỹ, dùng cổ phiếu quỹ làm cổ phiếu thưởng theo quy định tại Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 và các văn bản quy định chi tiết thi hành các văn bản trên. Các công ty trên không được mua lại cổ phiếu của chính mình cho đến khi hoàn thành việc xử lý số cổ phiếu quỹ đã mua trước đó trừ trường hợp mua lại cổ phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14.
5. Trường hợp công ty đại chúng theo quy định tại khoản 4 Điều 135 Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 được Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hủy tư cách công ty đại chúng, công ty nộp hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại Điều 39 Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua.
6. Công ty đại chúng theo quy định tại khoản 5 Điều 135 Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 phải nộp hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại Điều 39 Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 có hiệu lực thi hành.
7. Công ty đại chúng có cổ phiếu đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trước ngày Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 có hiệu lực thi hành mà không đáp ứng điều kiện công ty đại chúng theo quy định của Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 và các văn bản quy định chi tiết thi hành thì thực hiện hủy tư cách công ty đại chúng theo quy định tại Điều 38 và Điều 39 Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14.
8. Doanh nghiệp cổ phần hóa đã thực hiện đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom trước ngày Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 có hiệu lực thi hành nhưng chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng thì bị hủy đăng ký giao dịch sau 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
9. Trước khi Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chính thức hoạt động theo quy định tại Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14, các thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và các thành viên của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thực hiện các hoạt động, quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Nghị định này áp dụng đối với thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
10. Sau khi Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con chính thức hoạt động theo quy định tại Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14, các hoạt động trong Nghị định này được thực hiện như sau:
a) Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thực hiện sắp xếp lại các Bảng niêm yết theo lộ trình do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con chính thức hoạt động, thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện các hoạt động, quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Nghị định này áp dụng đối với thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và phải làm thủ tục đăng ký thành viên với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
11. Sau khi Nghị định này có hiệu lực, Kho bạc Nhà nước được tiếp tục tham gia giao dịch công cụ nợ mà không phải thực hiện thủ tục đăng ký tham gia lại với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con.
12. Các quy định hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu của công ty đại chúng trong trường hợp vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán tại điểm e khoản 1 Điều 120 Nghị định này, tổ chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm trong 03 năm liên tiếp tại điểm h khoản 1 Điều 120 Nghị định này và tổ chức niêm yết không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Sở giao dịch chứng khoán tại điểm o khoản 1 Điều 120 Nghị định này áp dụng sau 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
13. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm phải được triển khai thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Trong thời gian chưa triển khai hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm, hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán được thực hiện theo quy định tại Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 và các văn bản quy định chi tiết thi hành.
14. Các thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được phép tham gia hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán như thành viên bù trừ trực tiếp theo quy định tại Nghị định này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày chính thức triển khai cơ chế đối tác bù trừ trung tâm. Sau thời hạn này, chỉ thành viên bù trừ mới được tham gia hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán.
15. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ quy định tại khoản 3 Điều 156 Nghị định này sẽ thay thế quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ và quỹ phòng ngừa rủi ro thanh toán chứng khoán phái sinh theo quy định tại Nghị định số 122/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định một số nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số, Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam. Số dư quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ và quỹ phòng ngừa rủi ro thanh toán chứng khoán phái sinh của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực được kết chuyển toàn bộ vào quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ quy định tại khoản 3 Điều 156 Nghị định này.
16. Chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được sử dụng làm tài sản bảo đảm trong các giao dịch bảo đảm đã được đăng ký tại các Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 không phải đăng ký lại tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định của Nghị định này. Việc thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các chứng khoán nêu trên được thực hiện tại các Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
17. Công ty chứng khoán đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều 86 Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 trước thời điểm Luật này có hiệu lực nhưng không được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành được tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký nêu trên.
18. Đối với các quỹ thành viên được thành lập trước ngày Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 có hiệu lực thi hành, các tổ chức góp vốn vào quỹ thành viên và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán được tiếp tục sở hữu chứng chỉ quỹ tương ứng với phần vốn đã góp vào quỹ.
19. Các tổ chức đã ký hợp đồng là đại lý phân phối chứng chỉ quỹ của các quỹ đại chúng thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện hợp đồng làm đại lý phân phối chứng chỉ quỹ và phải thực hiện đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ theo quy định tại Điều 219, Điều 220 Nghị định này trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
20. Công ty đại chúng có trách nhiệm xây dựng Điều lệ công ty, Quy chế nội bộ về quản trị công ty, Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14, Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan, trình Đại hội đồng cổ đông thông qua tại cuộc họp gần nhất tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
Phụ lục
(Kèm theo Nghị định số 155/2020/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ)
Mẫu |
Tên mẫu |
Mẫu số 01 |
Báo cáo tiến độ sử dụng vốn/số tiền thu được từ đợt chào bán/phát hành |
Mẫu số 02 |
Báo cáo thay đổi phương án sử dụng vốn/số tiền thu được từ đợt chào bán/phát hành |
Mẫu số 03 |
Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng |
Mẫu số 04 |
Cam kết bảo lãnh phát hành cổ phiếu ra công chúng |
Mẫu số 05 |
Giấy đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng |
Mẫu số 06 |
Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông công ty đại chúng |
Mẫu số 07 |
Giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng |
Mẫu số 08 |
Cam kết bảo lãnh phát hành trái phiếu ra công chúng |
Mẫu số 09 |
Bản thông tin cập nhật Bản cáo bạch |
Mẫu số 10 |
Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ/cổ phiếu ưu đãi kèm chứng quyền riêng lẻ |
Mẫu số 11 |
Giấy đăng ký phát hành cổ phiếu để hoán đổi |
Mẫu số 12 |
Giấy đăng ký phát hành cổ phiếu để chào mua công khai |
Mẫu số 13 |
Giấy đăng ký phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo hợp đồng hợp nhất |
Mẫu số 14 |
Giấy đăng ký phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo hợp đồng sáp nhập |
Mẫu số 15 |
Giấy đăng ký phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ |
Mẫu số 16 |
Báo cáo phát hành cổ phiếu để trả cổ tức/phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu |
Mẫu số 17 |
Báo cáo phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty |
Mẫu số 18 |
Báo cáo phát hành cổ phiếu để thực hiện quyền của chứng quyền |
Mẫu số 19 |
Giấy đề nghị việc đăng ký chào bán cổ phiếu ra nước ngoài/Giấy đăng ký phát hành cổ phiếu mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài |
Mẫu số 20 |
Bản công bố thông tin phát hành cổ phiếu mới làm cơ sở cho chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài |
Mẫu số 21 |
Giấy đăng ký hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đang lưu hành tại Việt Nam |
Mẫu số 22 |
Bản công bố thông tin hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài |
Mẫu số 23 |
Giấy đăng ký chào mua công khai |
Mẫu số 24 |
Công bố thông tin chào mua công khai |
Mẫu số 25 |
Giấy đăng ký thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam |
Mẫu số 26 |
Giấy đăng ký thành viên của công ty chứng khoán hình thành sau hợp nhất |
Mẫu số 27 |
Giấy đề nghị hủy bỏ tư cách thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam |
Mẫu số 28 |
Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu/trái phiếu/chứng chỉ quỹ |
Mẫu số 29 |
Bản cáo bạch niêm yết cổ phiếu/trái phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán |
Mẫu số 30 |
Giấy đề nghị tiếp tục niêm yết cổ phiếu |
Mẫu số 31 |
Giấy đăng ký thay đổi niêm yết chứng khoán |
Mẫu số 32 |
Giấy đề nghị hủy niêm yết chứng khoán |
Mẫu số 33 |
Giấy đề nghị chấp thuận việc đăng ký niêm yết chứng khoán tại Việt Nam của tổ chức phát hành nước ngoài |
Mẫu số 34 |
Giấy đề nghị chấp thuận việc đăng ký niêm yết, giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài |
Mẫu số 35 |
Bản công bố thông tin về việc niêm yết chứng chỉ lưu ký tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài |
Mẫu số 36 |
Giấy đề nghị đăng ký giao dịch |
Mẫu số 37 |
Giấy đề nghị thay đổi đăng ký giao dịch |
Mẫu số 38 |
Thông báo về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa |
Mẫu số 39 |
Thông báo về thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa |
Mẫu số 40 |
Giấy đề nghị chấp thuận chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp |
Mẫu số 41 |
Giấy đăng ký mã số giao dịch chứng khoán |
Mẫu số 42 |
Danh mục tài liệu nhận diện tổ chức, cá nhân đăng ký mã số giao dịch chứng khoán |
Mẫu số 43 |
Giấy đề nghị hủy mã số giao dịch chứng khoán |
Mẫu số 44 |
Báo cáo thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân đã được cấp mã số giao dịch chứng khoán |
Mẫu số 45 |
Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán |
Mẫu số 46 |
Giấy đề nghị chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán |
Mẫu số 47 |
Giấy đăng ký thành viên lưu ký |
Mẫu số 48 |
Giấy đăng ký thành viên bù trừ |
Mẫu số 49 |
Giấy đăng ký tài khoản nhận tiền rút ký quỹ, thanh toán |
Mẫu số 50 |
Giấy đề nghị thay đổi loại thành viên bù trừ |
Mẫu số 51 |
Giấy đăng ký làm ngân hàng thanh toán |
Mẫu số 52 |
Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm |
Mẫu số 53 |
Bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm |
Mẫu số 54 |
Phiếu yêu cầu thay đổi/sửa chữa sai sót biện pháp bảo đảm |
Mẫu số 55 |
Bảng kê chứng khoán đề nghị thay đổi/sửa chữa sai sót biện pháp bảo đảm |
Mẫu số 56 |
Phiếu yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận của hai bên |
Mẫu số 57 |
Bảng kê chứng khoán đề nghị xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận của hai bên |
Mẫu số 58 |
Phiếu yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu của một bên hoặc theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự |
Mẫu số 59 |
Bảng kê chứng khoán đề nghị xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu của một bên hoặc theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự |
Mẫu số 60 |
Phiếu yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm và hai bên có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý và xử lý tài sản đảm bảo với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam |
Mẫu số 61 |
Bảng kê chứng khoán đề nghị xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm và hai bên có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý và xử lý tài sản đảm bảo với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam |
Mẫu số 62 |
Văn bản xác nhận việc đăng ký, thay đổi biện pháp bảo đảm, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm |
Mẫu số 63 |
Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin đăng ký biện pháp bảo đảm |
Mẫu số 64 |
Giấy đăng ký thành lập vào hoạt động kinh doanh chứng khoán |
Mẫu số 65 |
Thuyết minh cơ sở vật chất |
Mẫu số 66 |
Danh sách nhân sự |
Mẫu số 67 |
Bản thông tin cá nhân |
Mẫu số 68 |
Danh sách cổ đông, thành viên góp vốn |
Mẫu số 69 |
Giấy đề nghị điều chỉnh giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán/giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện |
Mẫu số 70 |
Báo cáo tình hình xử lý hợp đồng đã ký với khách hàng |
Mẫu số 71 |
Thông báo hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam |
Mẫu số 72 |
Giấy đăng ký tăng, giảm vốn điều lệ |
Mẫu số 73 |
Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu |
Mẫu số 74 |
Giấy đề nghị chấp thuận lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài |
Mẫu số 75 |
Giấy đề nghị thành lập (đóng cửa) chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện của công ty chứng khoán |
Mẫu số 76 |
Giấy đề nghị sửa đổi quyết định chấp thuận thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện |
Mẫu số 77 |
Giấy đăng ký chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ |
Mẫu số 78 |
Báo cáo kết quả đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện trong nước |
Mẫu số 79 |
Giấy đề nghị chấp thuận tổ chức lại |
Mẫu số 80 |
Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập |
Mẫu số 81 |
Phương án hợp nhất, sáp nhập |
Mẫu số 82 |
Giấy đề nghị cấp lại giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán |
Mẫu số 83 |
Giấy đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán |
Mẫu số 84 |
Phương án xử lý tài khoản/hợp đồng đã ký với khách hàng |
Mẫu số 85 |
Giấy đề nghị cấp (cấp lại) chứng chỉ hành nghề chứng khoán |
Mẫu số 86 |
Báo cáo của người được cấp chứng chỉ hành nghề, thông báo mất chứng chỉ hành nghề chứng khoán hoặc thay đổi thông tin xác nhận nhân thân trong chứng chỉ hành nghề chứng khoán |
Mẫu số 87 |
Thông báo về tình hình người hành nghề chứng khoán |
Mẫu số 88 |
Giấy đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ |
Mẫu số 89 |
Giấy ủy quyền cho chi nhánh, phòng giao dịch thực hiện hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ |
Mẫu số 90 |
Thuyết minh cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự phục vụ hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ |
Mẫu số 91 |
Bản thông tin cá nhân |
Mẫu số 92 |
Giấy đăng ký lập quỹ đầu tư chứng khoán/thành lập công ty đầu tư chứng khoán |
Mẫu số 93 |
Danh sách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia góp vốn lập quỹ thành viên |
Mẫu số 94 |
Giấy đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ/Giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán |
Mẫu số 95 |
Phương án hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán |
Mẫu số 96 |
Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập quỹ đầu tư chứng khoán/công ty đầu tư chứng khoán |
Mẫu số 97 |
Giấy đề nghị giải thể quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán |
Mẫu số 98 |
Báo cáo kết quả giải thể, thanh lý tài sản của quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán |
Mẫu số 99 |
Phương án chào bán chứng chỉ quỹ, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng ra công chúng |
Mẫu số 100 |
Giấy đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán ra công chúng |
Mẫu số 101 |
Danh sách thành viên Ban đại diện quỹ, Tổng giám đốc, người điều hành, nhân viên nghiệp vụ thẩm định giá bất động sản |
Mẫu số 102 |
Báo cáo kết quả chào bán công chúng |
Mẫu số 103 |
Danh sách nhà đầu tư góp vốn bằng bất động sản |
Mẫu số 104 |
Danh mục chứng khoán cơ cấu của thành viên lập quỹ, nhà đầu tư |
Mẫu số 105 |
Danh sách cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và các nhân viên nghiệp vụ, nhân viên thẩm định giá bất động sản của công ty đầu tư chứng khoán |
Mẫu số 01
TÊN CÔNG TY
Số:..../...... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ........., ngày... tháng... năm 20... |
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ SỬ DỤNG VỐN/SỐ TIỀN THU ĐƯỢC
TỪ ĐỢT CHÀO BÁN/PHÁT HÀNH
(Theo Giấy chứng nhận đăng ký chào bán/phát hành số..../UBCK-GCN
do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày.../.../20...
hoặc Công văn số... ngày.../.../20... của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo nhận được đầy đủ hồ sơ...)
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Tên tổ chức phát hành (đầy đủ):.........................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:....................................... Website:...........
4. Vốn điều lệ:............................................................................... đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):........................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:.............
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư.... cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):......
II. CHỨNG KHOÁN PHÁT HÀNH
1. Tên chứng khoán:.............................................................................
2. Loại chứng khoán:.............................................................................
3. Mệnh giá: .........................................................................................
4. Số lượng chứng khoán đã phát hành:.................................................
5. Tổng vốn/số tiền đã huy động:........ đồng, trong đó phần vốn/số tiền huy động cho dự án:.................................................................................. đồng.
6. Ngày kết thúc đợt chào bán/phát hành:...............................................
III. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG VỐN/SỐ TIỀN THU ĐƯỢC TỪ ĐỢT CHÀO BÁN/PHÁT HÀNH
1. Tiến độ dự án theo kế hoạch đã công bố:...........................................
2. Tiến độ dự án hiện tại:.......................................................................
3. Những thay đổi (nếu có):....................................................................
4. Lý do thay đổi (nếu có):......................................................................
5. Báo cáo tiến độ được công bố thông tin tại:...... từ ngày.... tháng.... năm 20...
|
TÊN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
· Mẫu số 02
TÊN CÔNG TY
Số:.../...... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ........., ngày... tháng... năm 20... |
BÁO CÁO THAY ĐỔI PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG VỐN/SỐ TIỀN
THU ĐƯỢC TỪ ĐỢT CHÀO BÁN/PHÁT HÀNH
(Theo Giấy chứng nhận đăng ký chào bán/phát hành số..../UBCK-GCN
do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày.../.../20...
hoặc Công văn số... ngày.../.../20... của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo nhận được đầy đủ hồ sơ...)
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Tên tổ chức phát hành (đầy đủ):.........................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:....................................... Website:...........
4. Vốn điều lệ:.............................................................................. đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):........................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:.............
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư.... cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
II. CHỨNG KHOÁN PHÁT HÀNH
1. Tên chứng khoán:.............................................................................
2. Loại chứng khoán:.............................................................................
3. Mệnh giá:..........................................................................................
4. Số lượng chứng khoán đã phát hành:.................................................
5. Tổng vốn/số tiền đã huy động:............... đồng, trong đó phần vốn/số tiền huy
động cho dự án:..... đồng.
6. Ngày kết thúc đợt chào bán/phát hành:...............................................
III. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG VỐN/SỐ TIỀN THU ĐƯỢC TỪ ĐỢT CHÀO BÁN/PHÁT HÀNH
1. Phương án sử dụng vốn/số tiền thu được từ đợt chào bán/phát hành:.
2. Phương án thay đổi:..........................................................................
3. Lý do thay đổi:...................................................................................
4. Căn cứ thay đổi:......... (Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông..., Nghị quyết
Hội đồng quản trị...)
5. Phương án thay đổi được công bố thông tin tại:.... ngày.... tháng.... năm 20...
|
TÊN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
· Mẫu số 03
TÊN CÔNG TY
Số:.../...... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ........., ngày... tháng... năm 20.... |
GIẤY ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU
LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG
Cổ phiếu:............. (tên cổ phiếu)
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Tên tổ chức phát hành (đầy đủ):.........................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:....................................... Website:...........
4. Vốn điều lệ:.............................................................................. đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):........................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:.............
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư.... cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
9. Tổ chức phát hành thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành quy định phải có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc phát hành: ............................................... (có/không).
II. THÔNG TIN VỀ CỔ PHIẾU CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Cổ phiếu phổ thông
- Tổng số cổ phiếu đã phát hành:............................................. cổ phiếu.
- Tổng số cổ phiếu đang lưu hành:........................................... cổ phiếu.
- Tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):................................................ đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
2. Cổ phiếu ưu đãi
- Loại cổ phiếu ưu đãi:............................................................. cổ phiếu.
- Tổng số cổ phiếu:................................................................. cổ phiếu.
- Tổng giá trị cổ phiếu (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):.............................................................................. đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
III. MỤC ĐÍCH CHÀO BÁN CỔ PHIẾU:..................................................
IV. HÌNH THỨC CHÀO BÁN CỔ PHIẾU LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG:..
V. CỔ PHIẾU ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN
1. Tên cổ phiếu:....................................................................................
2. Loại cổ phiếu:..................... ...................................................................
3. Mệnh giá cổ phiếu: ..................................................... đồng/cổ phiếu.
4. Giá chào bán cao nhất dự kiến:................................... đồng/cổ phiếu.
5. Giá chào bán thấp nhất dự kiến:.................................. đồng/cổ phiếu.
6. Số lượng cổ phiếu đăng ký chào bán:.................................. cổ phiếu.
Trong đó:
- Số lượng cổ phiếu tổ chức phát hành đăng ký chào bán:........ cổ phiếu.
- Số lượng cổ phiếu cổ đông/thành viên đăng ký chào bán:....... cổ phiếu.
7. Tổng giá trị vốn huy động dự kiến:............................................ đồng.
Trong đó:
- Giá trị vốn huy động dự kiến của tổ chức phát hành (tương ứng với số lượng cổ phiếu tổ chức phát hành đăng ký chào bán):.......................... đồng.
- Giá trị vốn dự kiến thu được của cổ đông/thành viên (tương ứng với số lượng cổ phiếu cổ đông/thành viên chào bán):..................................... đồng.
8. Thời gian dự kiến chào bán:...............................................................
9. Phương thức phân phối (thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đấu giá,...):.................................................................................
VI. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG VỐN THU ĐƯỢC TỪ ĐỢT CHÀO BÁN (đối với trường hợp chào bán có huy động thêm vốn của tổ chức phát hành)
(Nêu phương án sử dụng, tiến độ dự kiến sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán và nguồn vốn đối ứng khác (nếu có))
VII. CÁC BÊN LIÊN QUAN
1. Tổ chức tư vấn:.................................................................................
2. Tổ chức kiểm toán:............................................................................
3. Tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có):.................................................
4. Bên liên quan khác (nếu có):..............................................................
VIII. CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Chúng tôi xin đảm bảo rằng những thông tin trong hồ sơ này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là thông tin giả hoặc thiếu có thể làm cho người mua cổ phiếu chịu thiệt hại.
2. Chúng tôi cam kết:
- Nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Không có bất kỳ tuyên bố chính thức nào về việc chào bán chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán.
- Lựa chọn ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tài khoản phong tỏa không phải là người có liên quan của tổ chức phát hành.
- Lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có) không phải người có liên quan với tổ chức phát hành.
- Sử dụng vốn huy động (nếu có) đúng mục đích đã nêu trong Bản cáo bạch.
- Chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm các cam kết nêu trên.
IX. HỒ SƠ KÈM THEO
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
2. Quyết định của cấp có thẩm quyền thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn, việc niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
3. Bản cáo bạch;
4. Điều lệ công ty;
5. Báo cáo tài chính;
6. Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán;
7. Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có);
8. Quyết định của cấp có thẩm quyền thông qua hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng;
9. Văn bản cam kết triển khai niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu;
10. Văn bản cam kết đáp ứng quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều 15 của Luật Chứng khoán;
11. Văn bản cam kết nắm giữ cổ phiếu;
12. Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa;
13. .................
|
.........., ngày.... tháng.... năm 20... (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 04
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CAM KẾT BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG
Cổ phiếu:..... (tên cổ phiếu)
I. CÁC BÊN THAM GIA CAM KẾT
1. Tổ chức bảo lãnh phát hành (dưới đây gọi là Bên bảo lãnh)
- Tên tổ chức bảo lãnh phát hành (tên của tổ chức bảo lãnh phát hành chính trong trường hợp bảo lãnh phát hành theo tổ hợp):...............................
- Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................
- Điện thoại:..................... Fax:................. Website:..................................
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp....do Sở Kế hoạch và Đầu tư....cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Giấy phép thành lập và hoạt động:.......................................................
- Người đại diện theo pháp luật: Ông (Bà)................... (ghi rõ họ tên, chức vụ).
2. Tổ chức phát hành (dưới đây gọi là Bên được bảo lãnh)
- Tên tổ chức phát hành (đầy đủ):..........................................................
- Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................
- Điện thoại:..................... Fax:....................................... Website:.............
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư.... cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật: Ông (Bà)................... (ghi rõ họ tên, chức vụ)
II. CÁC ĐIỀU KHOẢN BẢO LÃNH
Chúng tôi gồm Bên bảo lãnh và Bên được bảo lãnh cùng nhau ký Cam kết bảo lãnh phát hành cổ phiếu... (tên cổ phiếu) theo các điều khoản sau:
Điều 1. Cổ phiếu được bảo lãnh phát hành
1. Tên cổ phiếu:....................................................................................
2. Loại cổ phiếu:....................................................................................
3. Mệnh giá:................................................................... đồng/cổ phiếu.
4. Thời gian dự kiến phát hành:..............................................................
5. Tổng số cổ phiếu đăng ký chào bán:..................................... cổ phiếu.
6. Tổng số cổ phiếu cam kết bảo lãnh:...... cổ phiếu; tương đương.......% tổng số cổ phiếu đăng ký chào bán.
Trong đó:
Tên tổ chức bảo lãnh |
Số lượng cổ phiếu cam kết bảo lãnh |
% tổng số lượng cổ phiếu cam kết bảo lãnh |
% tổng số lượng cổ phiếu đăng ký chào bán |
Tổ chức bảo lãnh chính Tổ chức bảo lãnh.... Tổ chức bảo lãnh.... ................................. |
|
|
|
Tổng |
|
100 |
|
7. .........................................................................................................
Điều 2. Phương thức bảo lãnh
Bên bảo lãnh nhận bảo lãnh phát hành cổ phiếu theo phương thức (nêu một trong các phương thức dưới đây):
- Cam kết mua một phần hoặc toàn bộ cổ phiếu của tổ chức phát hành (nêu cụ thể giá chào bán chứng khoán ra công chúng, giá chiết khấu cho tổ chức bảo lãnh, phí bảo lãnh) hoặc
- Cam kết mua toàn bộ số cổ phiếu còn lại chưa được phân phối hết (nêu cụ thể giá chào bán chứng khoán ra công chúng, giá chiết khấu cho tổ chức bảo lãnh, phí bảo lãnh) hoặc
- Cam kết cố gắng tối đa để phân phối số cổ phiếu cần phát hành của tổ chức phát hành (ghi cụ thể nội dung cam kết):................................................................................................................... ...................................................................................................................
- ..........................................................................................................
Điều 3. Phân phối cổ phiếu
- Phương thức: (nêu rõ các phương thức ưu tiên trong trường hợp số lượng cổ phiếu đăng ký mua vượt quá số lượng cổ phiếu phát hành ra công chúng):
- Thời gian phân phối dự kiến: từ ngày.../.../... đến ngày.../.../...
- Thời gian nhận đăng ký mua cổ phiếu:.................................................
- Thời gian chuyển giao cổ phiếu cho người mua:...................................
-...........................................................................................................
Điều 4. Thời hạn và phương thức thanh toán
- Thời hạn và phương thức thanh toán tiền thu được từ đợt chào bán:.....
- Thời hạn và phương thức thanh toán phí bảo lãnh phát hành:...............
-...........................................................................................................
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên được bảo lãnh
- Chịu trách nhiệm đứng ra tổ chức thực hiện tất cả các công việc liên quan đến việc lập, chỉnh sửa và gửi Hồ sơ đăng ký chào bán (nếu có thỏa thuận khác phải ghi rõ).
- Chịu chi phí liên quan đến việc đăng ký chào bán (nếu có thỏa thuận khác phải ghi rõ):
+ Chi phí lập hồ sơ:...............................................................................
+ Chi phí in ấn (hoặc mua) chứng chỉ cổ phiếu:.......................................
+ ..........................................................................................................
- Có quyền được thông báo về kế hoạch, tiến độ, phương thức phân phối cổ phiếu của Bên bảo lãnh.
- ..........................................................................................................
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên bảo lãnh
- Phối hợp với Bên được bảo lãnh lập Hồ sơ đăng ký chào bán (nếu có thỏa thuận khác phải ghi rõ).
- Lập kế hoạch, tổ chức phân phối cổ phiếu.
- Thông báo cho Bên được bảo lãnh biết về kế hoạch, tiến độ phân phối khi Bên được bảo lãnh yêu cầu.
- Thông báo ra công chúng các thông tin liên quan đến quá trình chào bán, phân phối và chuyển giao cổ phiếu.
- Chịu chi phí liên quan đến việc phân phối số cổ phiếu nhận bảo lãnh (nếu có thỏa thuận khác phải ghi rõ).
- Được hưởng phí bảo lãnh phát hành.
- ..........................................................................................................
III. TRƯỜNG HỢP HỦY BỎ CAM KẾT
- Bên được bảo lãnh được quyền hủy bỏ Cam kết bảo lãnh phát hành trong các trường hợp sau:....................................................................................
- Bên bảo lãnh được quyền hủy bỏ Cam kết bảo lãnh phát hành trong các trường hợp sau:..........................................................................................
- Trách nhiệm và nghĩa vụ của các Bên:.................................................
- ..........................................................................................................
IV. TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM CAM KẾT (nêu rõ các điều khoản phạt khi các bên vi phạm cam kết)
- ..........................................................................................................
V. GIẢI QUYẾT CHANH CHẤP
- ..........................................................................................................
VI. HIỆU LỰC THI HÀNH
Cam kết này được lập thành... bản tại..., mỗi bên giữ... bản, 01 bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong hồ sơ đăng ký chào bán.
............................................................................................................
BÊN ĐƯỢC BẢO LÃNH TÊN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
..., ngày... tháng... năm 20... BÊN BẢO LÃNH TÊN TỔ CHỨC BẢO LÃNH PHÁT HÀNH (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 05
TÊN CÔNG TY
Số:..../...... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ........., ngày... tháng... năm 20... |
GIẤY ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN THÊM CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG
Cổ phiếu:........... (tên cổ phiếu)
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Tên tổ chức phát hành (đầy đủ):.........................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:....................................... Website:...........
4. Vốn điều lệ:.............................................................................. đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):........................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:.............
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư.... cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
9. Tổ chức phát hành thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành quy định phải có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc phát hành: .............................................. (có/không).
10. Tổ chức phát hành thuộc trường hợp cơ cấu lại (trường hợp hợp nhất) trong giai đoạn từ thời điểm bắt đầu kỳ kế toán của năm thứ hai liền trước năm đăng ký chào bán đến thời điểm đăng ký chào bán:..................... (có/không).
11. Tổ chức phát hành thuộc trường hợp cơ cấu lại (sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, bán tài sản), trường hợp tách công ty (với tổng giá trị tài sản các công ty được tách từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên của công ty trước khi tách) trong giai đoạn từ thời điểm bắt đầu kỳ kế toán của năm liền trước năm đăng ký chào bán đến thời điểm đăng ký chào bán: ............................ (có/không).
II. THÔNG TIN VỀ CỔ PHIẾU CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Cổ phiếu phổ thông
- Tổng số cổ phiếu đã phát hành:.............................................. cổ phiếu.
- Tổng số cổ phiếu đang lưu hành:............................................ cổ phiếu.
- Tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):................................................. đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
- Tổng số cổ phiếu quỹ:............................................................ cổ phiếu.
- Đợt mua lại cổ phiếu gần nhất:.............................................................
+ Số lượng cổ phiếu mua lại:.................................................... cổ phiếu.
+ Ngày kết thúc việc mua lại cổ phiếu:....................................................
2. Cổ phiếu ưu đãi
- Loại cổ phiếu ưu đãi:...........................................................................
- Tổng số cổ phiếu:................................................................... cổ phiếu
- Tổng giá trị cổ phiếu (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):............................................................................... đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
III. MỤC ĐÍCH CHÀO BÁN CỔ PHIẾU:..................................................
IV. CỔ PHIẾU ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN
1. Tên cổ phiếu:....................................................................................
2. Loại cổ phiếu:....................................................................................
3. Mệnh giá cổ phiếu:..................................................... đồng/cổ phiếu.
4. Giá chào bán cao nhất dự kiến:................................... đồng/cổ phiếu.
5. Giá chào bán thấp nhất dự kiến:................................... đồng/cổ phiếu.
6. Số lượng cổ phiếu đăng ký chào bán: .................................. cổ phiếu.
7. Tỷ lệ số cổ phiếu đăng ký chào bán thêm trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành:..........................................................................................................
8. Tỷ lệ thực hiện quyền (trường hợp chào bán cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ):..........................................................................................................
9. Tổng giá trị vốn huy động dự kiến:............................................. đồng.
10. Tỷ lệ chào bán thành công (trường hợp chào bán để thực hiện dự án):...........
11. Thời gian dự kiến chào bán:.............................................................
12. Phương thức phân phối (thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành hay đấu giá,...):............................................................................
V. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG VỐN THU ĐƯỢC TỪ ĐỢT CHÀO BÁN
(Nêu phương án sử dụng, tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán và nguồn vốn đối ứng khác (nếu có))
VI. CÁC BÊN LIÊN QUAN
1. Tổ chức tư vấn:.................................................................................
2. Tổ chức kiểm toán:............................................................................
3. Tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có):.................................................
4. Bên liên quan khác (nếu có):..............................................................
VII. CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Chúng tôi xin đảm bảo rằng những thông tin trong hồ sơ này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là thông tin giả hoặc thiếu có thể làm cho người mua cổ phiếu chịu thiệt hại.
2. Chúng tôi cam kết:
- Nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Không có bất kỳ tuyên bố chính thức nào về việc chào bán chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán.
- Lựa chọn ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tài khoản phong tỏa không phải là người có liên quan của tổ chức phát hành.
- Lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có) không phải người có liên quan với tổ chức phát hành.
- Sử dụng vốn huy động đúng mục đích đã nêu trong Bản cáo bạch.
- Chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm các cam kết nêu trên.
VIII. HỒ SƠ KÈM THEO
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn, việc niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
3. Bản cáo bạch;
4. Điều lệ công ty;
5. Báo cáo tài chính;
6. Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán;
7. Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có);
8. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua hồ sơ đăng ký chào bán;
9. Văn bản cam kết triển khai niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu;
10. Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa;
11. Văn bản cam kết đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 của Luật Chứng khoán;
12. Quyết định của cơ quan có thầm quyền phê duyệt dự án, phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến thu được từ đợt chào bán (nếu có);
13. Báo cáo sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán gần nhất được kiểm toán trong 2 năm (nếu có);
14. .................
|
.........., ngày.... tháng.... năm 20... (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 06
TÊN CỔ ĐÔNG
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ........., ngày... tháng... năm 20.. |
GIẤY ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG
CỦA CỔ ĐÔNG CÔNG TY ĐẠI CHÚNG
Cổ phiếu:........ (tên cổ phiếu)
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
I. GIỚI THIỆU VỀ CỔ ĐÔNG ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN
Đối với cổ đông là tổ chức đăng ký chào bán:
1. Tên tổ chức đăng ký chào bán (đầy đủ):...................................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...................................................................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:....................................... Website:...................................................................................................................
4. Vốn điều lệ:................................................................................................................... đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):...................................................................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:...................................................................................................................
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư.... cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:...................................................................................................................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:...................................................................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):...................................................................................................................
Đối với cổ đông là cá nhân đăng ký chào bán:
1. Tên cá nhân đăng ký chào bán (đầy đủ):...................................................................................................................
2. Ngày tháng năm sinh:...................................................................................................................
3. Số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu............... cấp ngày:........ Nơi cấp:...................................................................................................................
4. Địa chỉ hộ khẩu thường trú:...................................................................................................................
5. Địa chỉ liên hệ:...................................................................................................................
6. Điện thoại:...................................................................................................................
II. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC CÓ CỔ PHIẾU ĐƯỢC CHÀO BÁN
1. Tên tổ chức có cổ phiếu được chào bán (đầy đủ):...................................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...................................................................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:....................................... Website:...................................................................................................................
4. Vốn điều lệ:................................................................................................................... đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):...................................................................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:...................................................................................................................
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp....do Sở Kế hoạch và Đầu tư....cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:...................................................................................................................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:...................................................................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):...................................................................................................................
9. Tổ chức phát hành thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành quy định phải có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc phát hành: ......................................................... (có/không).
III. MỤC ĐÍCH CHÀO BÁN CỔ PHIẾU:
IV. CỔ PHIẾU ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN
1. Tên cổ phiếu:...................................................................................................................
2. Loại cổ phiếu:...................................................................................................................
3. Mệnh giá cổ phiếu:.................................................................. đồng/cổ phiếu.
4. Số lượng cổ phiếu sở hữu:....... cổ phiếu, chiếm...% số lượng cổ phiếu đang lưu hành
Trong đó: Số lượng cổ phiếu được phép tự do chuyển nhượng:.......... cổ phiếu.
5. Số lượng cổ phiếu đăng ký chào bán:............................................................................................................... cổ phiếu.
6. Tỷ lệ số cổ phiếu đăng ký chào bán trên tổng số cổ phiếu sở hữu:...................................................................................................................
7. Giá chào bán: ....................................................................... đồng/cổ phiếu.
8. Thời gian dự kiến chào bán:...................................................................................................................
9. Phương thức phân phối (thông qua đại lý phát hành hay đấu giá,...):...................................................................................................................
10. Phương án đảm bảo việc chào bán đáp ứng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty có cổ phiếu được chào bán:...................................................................................................................
11. Việc chuyển nhượng cổ phiếu phải có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp tổ chức có cổ phiếu được chào bán có ngành, nghề kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện):................................................................................................... (có/không).
V. CÁC BÊN LIÊN QUAN
1. Tổ chức tư vấn:...................................................................................................................
2. Tổ chức kiểm toán:...................................................................................................................
3. Bên liên quan khác (nếu có):......................................................................................................................
VI. CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN
1. Chúng tôi/Tôi xin đảm bảo rằng những thông tin trong hồ sơ này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là thông tin giả hoặc thiếu có thể làm cho người mua cổ phiếu chịu thiệt hại.
2. Chúng tôi/Tôi cam kết:
- Nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Không có bất kỳ tuyên bố chính thức nào về việc chào bán chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán.
- Lựa chọn ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tài khoản phong tỏa không phải người có liên quan của cổ đông đăng ký chào bán.
- Cổ phiếu đăng ký chào bán là cổ phiếu được phép chuyển nhượng.
- Chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm các cam kết nêu trên.
VII. HỒ SƠ KÈM THEO
1. Quyết định của cấp có thẩm quyền thông qua phương án chào bán (đối với cổ đông là tổ chức);
2. Bản cáo bạch;
3. Sổ đăng ký cổ đông hoặc giấy xác nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam/thành viên lưu ký hoặc Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần;
4. Báo cáo tài chính của tổ chức có cổ phiếu được chào bán;
5. Hợp đồng tư vấn;
6. Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa;
7. ....................
|
.........., ngày.... tháng.... năm 20... TÊN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có)) |
Mẫu số 07
TÊN CÔNG TY
Số:.../...... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ........., ngày... tháng... năm 20.... |
GIẤY ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU RA CÔNG CHÚNG
Trái phiếu:...... (tên trái phiếu)
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Tên tổ chức phát hành (đầy đủ):.........................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:....................................... Website:...........
4. Vốn điều lệ:.............................................................................. đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):........................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:.............
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư....cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
9. Tổ chức phát hành thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành quy định phải có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc phát hành:................................................ (có/không).
10. Tổ chức phát hành thuộc trường hợp cơ cấu lại (trường hợp hợp nhất) trong giai đoạn từ thời điểm bắt đầu kỳ kế toán của năm thứ hai liền trước năm đăng ký chào bán đến thời điểm đăng ký chào bán: ..................... (có/không).
11. Tổ chức phát hành thuộc trường hợp cơ cấu lại (sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, bán tài sản), trường hợp tách công ty (với tổng giá trị tài sản các công ty được tách từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên của công ty trước khi tách) trong giai đoạn từ thời điểm bắt đầu kỳ kế toán của năm liền trước năm đăng ký chào bán đến thời điểm đăng ký chào bán:.............................. (có/không).
II. MỤC ĐÍCH CHÀO BÁN:....................................................................
III. TRÁI PHIẾU ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN
1. Tên trái phiếu:...................................................................................
2. Loại trái phiếu:...................................................................................
3. Mệnh giá trái phiếu:................................................... đồng/trái phiếu.
4. Số lượng trái phiếu đăng ký chào bán: ............................... trái phiếu.
5. Tổng giá trị trái phiếu đăng ký chào bán (theo mệnh giá):........... đồng.
6. Tỷ lệ tổng giá trị trái phiếu tính theo mệnh giá trên tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành tính theo mệnh giá:............................................................ %
7. Giá chào bán:............................................................. đồng/trái phiếu.
8. Lãi suất:................................................................................ %/năm.
9. Kỳ hạn trái phiếu:...............................................................................
10. Kỳ trả lãi:.........................................................................................
11. Điều khoản mua lại trái phiếu, mua lại trái phiếu trước hạn (nếu có):..
12. Các điều khoản về chuyển đổi trái phiếu (trường hợp chào bán trái phiếu chuyển đổi):
- Thời hạn chuyển đổi:...........................................................................
- Tỷ lệ chuyển đổi và phương pháp tính tỷ lệ chuyển đổi:.........................
- Phương án đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài:......................................
- Các điều khoản khác (nếu có):.............................................................
13. Các điều khoản đối với chứng quyền kèm theo trái phiếu (trường hợp chào bán trái phiếu kèm chứng quyền):
- Thời hạn thực hiện quyền:...................................................................
- Tỷ lệ thực hiện quyền:.........................................................................
- Giá cổ phiếu thực hiện chứng quyền hoặc nguyên tắc tính cổ phiếu thực hiện chứng quyền:.......................................................................................
- Phương án đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài:......................................
- Các điều khoản khác (nếu có):.............................................................
14. Các thông tin khác liên quan trái phiếu có bảo đảm (trường hợp chào bán trái phiếu có bảo đảm):
- Hình thức bảo đảm:.............................................................................
- Giá trị trái phiếu được bảo đảm:...........................................................
- Bảo đảm bằng bảo lãnh thanh toán (trường hợp bảo đảm thanh toán bằng bảo lãnh):
+ Tên tổ chức bảo lãnh thanh toán: .......................................................
+ Giá trị bảo lãnh:..................................................................................
- Bảo đảm bằng tài sản (trường hợp bảo đảm thanh toán bằng tài sản):
+ Tài sản bảo đảm:................................................................................
+ Giá trị tài sản bảo đảm:.......................................................................
+ Chủ sở hữu tài sản bảo đảm:..............................................................
+ Tổ chức nhận tài sản bảo đảm:...........................................................
- Đại diện người sở hữu trái phiếu:.........................................................
15. Thứ tự ưu tiên thanh toán trái phiếu:.................................................
16. Thông tin về trái phiếu đã phát hành hiện đang lưu hành của tổ chức phát hành
- Tổng giá trị trái phiếu hiện đang lưu hành của tổ chức phát hành:....... đồng, trong đó:
+ Tổng giá trị trái phiếu chào bán ra công chúng:........................... đồng.
+ Tổng giá trị trái phiếu chào bán riêng lẻ:..................................... đồng.
- Tổng giá trị trái phiếu huy động trong 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm đăng ký chào bán:......................................................... đồng, trong đó:
+ Tổng giá trị trái phiếu chào bán ra công chúng:........................... đồng.
+ Tổng giá trị trái phiếu chào bán riêng lẻ:..................................... đồng.
17. Tỷ lệ tổng giá trị trái phiếu đăng ký chào bán trên tổng giá trị trái phiếu hiện đang lưu hành:................................................................................. %.
18. Thời gian dự kiến chào bán:.............................................................
19. Phương thức phân phối (thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành, đại lý phân phối...):...............................................................................................
IV. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG VỐN THU ĐƯỢC TỪ ĐỢT CHÀO BÁN
(Nêu phương án sử dụng, tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán và nguồn vốn đối ứng khác (nếu có))
V. CÁC BÊN LIÊN QUAN
1. Tổ chức tư vấn:...................................................................................................................
2. Tổ chức kiểm toán:...................................................................................................................
3. Tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có):...................................................................................................................
4. Đại diện người sở hữu trái phiếu (nếu có):...................................................................................................................
5. Bên liên quan khác (nếu có):......................................................................................................................
VI. CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Chúng tôi xin đảm bảo rằng những thông tin trong hồ sơ này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là thông tin giả hoặc thiếu có thể làm cho nhà đầu tư chịu thiệt hại.
2. Chúng tôi cam kết:
- Nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Không có bất kỳ tuyên bố chính thức nào về việc chào bán chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán.
- Lựa chọn ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tài khoản phong tỏa không phải là người có liên quan của tổ chức phát hành.
- Lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành không phải người có liên quan với tổ chức phát hành (nếu có).
- Lựa chọn đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định (nếu có).
- Không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm (trừ trường hợp chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền).
- Sử dụng vốn huy động đúng mục đích đã nêu trong Bản cáo bạch.
- Chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm các cam kết nêu trên.
VII. HỒ SƠ KÈM THEO
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
2. Quyết định của cấp có thẩm quyền thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng; niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
3. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua hồ sơ đăng ký chào bán;
4. Bản cáo bạch;
5. Điều lệ công ty;
6. Báo cáo tài chính;
7. Văn bản cam kết đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 của Luật Chứng khoán;
8. Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư;
9. Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa;
10. Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán;
11. Văn bản cam kết về việc triển khai niêm yết trái phiếu;
12. ................
|
.........., ngày.... tháng.... năm 20... TÊN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Mẫu số 08
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CAM KẾT BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU RA CÔNG CHÚNG
Trái phiếu...... (tên trái phiếu)
I. CÁC BÊN THAM GIA CAM KẾT
1. Tổ chức bảo lãnh phát hành (dưới đây gọi là Bên bảo lãnh)
- Tên tổ chức bảo lãnh phát hành (tên của tổ chức bảo lãnh phát hành chính trong trường hợp bảo lãnh phát hành theo tổ hợp):...............................
- Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................
- Điện thoại:........................ Fax:....................... Website:.........................
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư....cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Giấy phép thành lập và hoạt động: ......................................................
- Người đại diện theo pháp luật: Ông (Bà)....... (ghi rõ họ tên, chức vụ).
2. Tổ chức phát hành (dưới đây gọi là Bên được bảo lãnh)
- Tên tổ chức phát hành (đầy đủ):..........................................................
- Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................
- Điện thoại:..................... Fax:....................................... Website:.............
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp....do Sở Kế hoạch và Đầu tư....cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật: Ông (Bà)....... (ghi rõ họ tên, chức vụ)
II. CÁC ĐIỀU KHOẢN BẢO LÃNH
Chúng tôi gồm Bên bảo lãnh và Bên được bảo lãnh cùng nhau ký Cam kết bảo lãnh phát hành trái phiếu... (tên trái phiếu) theo các điều khoản sau:
Điều 1. Trái phiếu được bảo lãnh phát hành
1. Tên trái phiếu:...................................................................................
2. Loại trái phiếu:...................................................................................
3. Mệnh giá:.................................................................. đồng/trái phiếu.
4. Thời hạn: ................................................................................. năm.
5. Kỳ hạn trả lãi:....................................................................................
6. Lãi suất: ............................................................................... %/năm.
7. Thời gian chào bán dự kiến:...............................................................
8. Tổng số lượng trái phiếu đăng ký chào bán: ........................ trái phiếu.
9. Tổng số lượng trái phiếu cam kết bảo lãnh:...trái phiếu, tương đương.......% tổng số trái phiếu đăng ký chào bán.
Trong đó:
Tên tổ chức bảo lãnh |
Số lượng trái phiếu cam kết bảo lãnh phát hành |
% tổng số lượng trái phiếu cam kết bảo lãnh |
% tổng số lượng trái phiếu đăng ký chào bán |
Tổ chức bảo lãnh chính Tổ chức bảo lãnh... Tổ chức bảo lãnh... ................................. |
|
|
|
Tổng |
|
100% |
|
10....................................................................................................................
Điều 2. Phương thức bảo lãnh
Bên bảo lãnh nhận bảo lãnh phát hành trái phiếu theo phương thức (nêu một trong các phương thức dưới đây):
- Cam kết mua một phần hoặc toàn bộ trái phiếu của tổ chức phát hành (nêu cụ thể giá chào bán chứng khoán ra công chúng, giá chiết khấu cho tổ chức bảo lãnh, phí bảo lãnh) hoặc
- Cam kết mua toàn bộ số trái phiếu còn lại chưa được phân phối hết (nêu cụ thể giá chào bán chứng khoán ra công chúng, giá chiết khấu cho tổ chức bảo lãnh, phí bảo lãnh) hoặc
- Cam kết cố gắng tối đa để phân phối số trái phiếu cần phát hành của tổ chức phát hành (ghi cụ thể nội dung cam kết):...................................................................................................................
-...................................................................................................................
Điều 3. Phân phối trái phiếu
- Phương thức (nêu rõ các phương thức ưu tiên trong trường hợp số lượng trái phiếu đăng ký mua vượt quá số lượng trái phiếu phát hành ra công chúng):...................................................................................................................
- Thời gian phân phối dự kiến: từ ngày.../.../......................................................................................................................
- Thời gian nhận đăng ký mua trái phiếu:...................................................................................................................
- Thời gian chuyển giao trái phiếu cho người mua:...................................................................................................................
-...................................................................................................................
Điều 4. Thời hạn và phương thức thanh toán
- Thời hạn và phương thức thanh toán tiền thu được từ đợt chào bán:...................................................................................................................
- Thời hạn và phương thức thanh toán phí bảo lãnh phát hành:...................................................................................................................
-...................................................................................................................
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên được bảo lãnh
- Chịu trách nhiệm đứng ra tổ chức thực hiện tất cả các công việc liên quan đến việc lập, chỉnh sửa và gửi Hồ sơ đăng ký chào bán (nếu có thỏa thuận khác phải ghi rõ).
- Chịu chi phí liên quan đến việc đăng ký chào bán (nếu có thỏa thuận khác phải ghi rõ):...................................................................................................................
+ Chi phí lập hồ sơ:...................................................................................................................
+ Chi phí in ấn (hoặc mua) chứng chỉ trái phiếu:...................................................................................................................
+ ......................................................................................................................
- Có quyền được thông báo về kế hoạch, tiến độ, phương thức phân phối trái phiếu của Bên bảo lãnh.
-...................................................................................................................
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên bảo lãnh
- Phối hợp với Bên được bảo lãnh lập Hồ sơ đăng ký chào bán (nếu có thỏa thuận khác phải ghi rõ).
- Lập kế hoạch, tổ chức phân phối trái phiếu.
- Thông báo cho Bên được bảo lãnh biết về kế hoạch, tiến độ phân phối khi Bên được bảo lãnh yêu cầu.
- Thông báo ra công chúng các thông tin liên quan đến quá trình phát hành, phân phối và chuyển giao trái phiếu.
- Chịu chi phí liên quan đến việc phân phối số trái phiếu nhận bảo lãnh (nếu có thỏa thuận khác phải ghi rõ).
- Được hưởng phí bảo lãnh phát hành.
- ...................................................................................................................
III. TRƯỜNG HỢP HỦY BỎ CAM KẾT
- Bên được bảo lãnh được quyền hủy bỏ Cam kết bảo lãnh phát hành trong các trường hợp sau:...................................................................................................................
- Bên bảo lãnh được quyền hủy bỏ Cam kết bảo lãnh phát hành trong các trường hợp sau:...................................................................................................................
- Trách nhiệm và nghĩa vụ của các Bên:...................................................................................................................
IV. TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM CAM KẾT (nêu rõ các điều khoản phạt khi các bên vi phạm cam kết)
............................................................................................................
V. GIẢI QUYẾT CHANH CHẤP
............................................................................................................
VI. HIỆU LỰC THI HÀNH
Cam kết này được lập thành... bản tại..., mỗi bên giữ...bản, 01 bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong hồ sơ đăng ký chào bán.
............................................................................................................
BÊN ĐƯỢC BẢO LÃNH TÊN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
......, ngày... tháng... năm 20... BÊN BẢO LÃNH TÊN TỔ CHỨC BẢO LÃNH PHÁT HÀNH (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 09
TÊN CÔNG TY |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ........., ngày... tháng... năm 20... |
BẢN THÔNG TIN CẬP NHẬT BẢN CÁO BẠCH
(Theo Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng số..../UBCK-GCN do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày.../.../20...)
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Tên tổ chức phát hành (đầy đủ):.........................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:....................................... Website:...........
4. Vốn điều lệ:.............................................................................. đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):........................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:......................Số hiệu tài khoản:..............
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp....do Sở Kế hoạch và Đầu tư....cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:.....................Mã ngành:.........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
II. PHƯƠNG ÁN CHÀO BÁN ĐÃ ĐƯỢC CẤP:.......................................
III. KẾT QUẢ CÁC ĐỢT CHÀO BÁN TRƯỚC (ghi theo từng đợt)
- Số lượng chứng khoán đã phát hành: ...................... cổ phiếu/trái phiếu
- Ngày kết thúc đợt chào bán:................................................................
-...........................................................................................................
IV. NHỮNG THÔNG TIN THAY ĐỔI TRONG BẢN CÁO BẠCH (cấp theo Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng số..../UBCK-GCN ngày.../.../20...)
1. Thông tin về tài chính:........................................................................
2. Các thông tin khác:............................................................................
V. CHỮ KÝ (Chữ ký của những người đã ký trong Bản cáo bạch hoặc những người có chức danh tương đương)
Mẫu số 10
Số:....../...... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ........., ngày... tháng... năm 20... |
GIẤY ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RIÊNG LẺ/
CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI KÈM CHỨNG QUYỀN RIÊNG LẺ
Cổ phiếu:................. (tên cổ phiếu)
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Tên tổ chức phát hành (đầy đủ):.........................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:.................................. Website:................
4. Vốn điều lệ:............................................................................... đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):........................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:.............
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư.... cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
9. Tổ chức phát hành thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành quy định phải có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc phát hành:................................................ (có/không).
II. MỤC ĐÍCH CHÀO BÁN:....................................................................
III. THÔNG TIN VỀ CỔ PHIẾU CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Cổ phiếu phổ thông
- Tổng số cổ phiếu đã phát hành:.............................................. cổ phiếu.
- Tổng số cổ phiếu đang lưu hành:............................................ cổ phiếu.
- Tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):................................................. đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
- Tổng số cổ phiếu quỹ:............................................................ cổ phiếu.
- Đợt mua lại cổ phiếu gần nhất:.............................................................
+ Số lượng cổ phiếu mua lại:.................................................... cổ phiếu.
+ Ngày kết thúc việc mua lại cổ phiếu:....................................................
2. Cổ phiếu ưu đãi
- Loại cổ phiếu ưu đãi:...........................................................................
- Tổng số cổ phiếu:.................................................................. cổ phiếu.
- Tổng giá trị cổ phiếu (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):............................................................................... đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
IV. CỔ PHIẾU ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN
1. Tên cổ phiếu:....................................................................................
2. Loại cổ phiếu (nêu rõ các đặc điểm liên quan đến cổ phiếu đăng ký chào bán trong trường hợp cổ phiếu đăng ký chào bán không phải là cổ phiếu phổ thông):........................................................................................................
3. Mệnh giá cổ phiếu:..................................................... đồng/cổ phiếu.
4. Giá chào bán cao nhất dự kiến:................................... đồng/cổ phiếu.
5. Giá chào bán thấp nhất dự kiến:.................................. đồng/cổ phiếu.
6. Số lượng cổ phiếu đăng ký chào bán:................................... cổ phiếu.
7. Thời gian hạn chế chuyển nhượng:....................................................
8. Tổng số tiền huy động dự kiến:.................................................. đồng.
9. Tỷ lệ số cổ phiếu đăng ký chào bán trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành:...................................................................................................................
10. Các điều khoản của chứng quyền kèm theo cổ phiếu ưu đãi (trường hợp phát hành cổ phiếu ưu đãi kèm chứng quyền):
- Thời hạn thực hiện quyền:...................................................................
- Tỷ lệ thực hiện quyền:.........................................................................
- Giá phát hành và nguyên tắc tính giá phát hành cổ phiếu:.....................
- Phương án đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài:......................................
- Các điều khoản khác (nếu có):.............................................................
11. Thời gian chào bán dự kiến:.............................................................
12. Đợt chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ gần nhất (cổ phiếu/trái phiếu chuyển đổi/trái phiếu kèm chứng quyền/cổ phiếu ưu đãi kèm chứng quyền/cổ phiếu để hoán đổi nợ/cổ phiếu để hoán đổi cổ phần cho số cổ đông xác định trong công ty đại chúng khác/cổ phiếu để hoán đổi cổ phần cho cổ đông công ty cổ phần chưa đại chúng, hoán đổi phần vốn góp cho thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn):...................................................
Trong đó:
- Số lượng cổ phiếu/trái phiếu đã phát hành:...........................................
- Ngày kết thúc đợt chào bán/phát hành:................................................
V. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG SỐ TIỀN THU ĐƯỢC TỪ ĐỢT CHÀO BÁN
(Nêu phương án sử dụng, tiến độ sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán và nguồn vốn đối ứng khác (nếu có))
VI. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CHÀO BÁN
1. Tiêu chí lựa chọn đối tượng được chào bán:.......................................
2. Danh sách dự kiến (đính kèm):...........................................................
STT |
Tên nhà đầu tư |
Số Giấy CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp |
Đối tượng |
Số lượng cổ phiếu sở hữu trước đợt chào bán |
Số lượng cổ phiếu dự kiến được phân phối (cổ phiếu) |
Tỷ lệ sở hữu dự kiến sau đợt chào bán (%)
|
|
Nhà đầu tư chiến lược/Nhà đầu tư chuyên nghiệp |
Nhà đầu tư nước ngoài/Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ/Nhà đầu tư trong nước |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
3. Quan hệ của các đối tượng được chào bán với tổ chức phát hành, thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên và Ban Giám đốc (nếu có):..................
VII. CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐỢT CHÀO BÁN
1. Tổ chức tư vấn (nếu có):....................................................................
2. Bên liên quan khác (nếu có):..............................................................
VIII. CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC CHÀO BÁN
1. Chúng tôi xin đảm bảo rằng những thông tin trong hồ sơ này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là thông tin giả hoặc thiếu có thể làm cho người mua cổ phiếu chịu thiệt hại.
2. Chúng tôi cam kết:
- Nhà đầu tư tham gia đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ/cổ phiếu ưu đãi kèm chứng quyền riêng lẻ đáp ứng điều kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Chứng khoán và/hoặc quy định tại Nghị định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lựa chọn nhà đầu tư tham gia đợt chào bán.
- Nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Lựa chọn ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tài khoản phong tỏa không phải là người có liên quan của tổ chức phát hành.
- Sử dụng số tiền huy động đúng mục đích.
- Việc phát hành không dẫn đến vi phạm quy định về sở hữu chéo của Luật Doanh nghiệp.
- Chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm các cam kết nêu trên.
IX. TÀI LIỆU KÈM THEO
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán và sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán;
3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị thông qua tiêu chí lựa chọn đối tượng được chào bán và danh sách dự kiến được chào bán;
4. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua hồ sơ đăng ký chào bán;
5. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị thông qua phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu đáp ứng tỷ lệ sở hữu nước ngoài;
6. Cam kết của tổ chức phát hành về việc không vi phạm quy định về sở hữu chéo;
7. Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa;
8. Tài liệu cung cấp thông tin về đợt chào bán cho nhà đầu tư (nếu có);
9. Tài liệu sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán (nếu có);
10. ...............
|
......, ngày.... tháng.... năm 20... TÊN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
·
· Mẫu số 11
TÊN CÔNG TY
Số:..../...... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ........., ngày... tháng... năm 20... |
GIẤY ĐĂNG KÝ PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU ĐỂ HOÁN ĐỔI
(cho số cổ đông xác định trong công ty đại chúng khác/cho cổ đông công ty cổ phần chưa đại chúng/cho thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn)
Cổ phiếu:...... (tên cổ phiếu)
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Tên tổ chức phát hành (đầy đủ):.........................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:............................ Fax:............................ Website:...............
4. Vốn điều lệ:.............................................................................. đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):........................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:.............
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư.... cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
9. Tổ chức phát hành thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành quy định phải có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc phát hành:................................................ (có/không).
10. Việc hoán đổi dẫn đến hoạt động tập trung kinh tế thuộc ngưỡng tập trung kinh tế phải thông báo:....................................................... (có/không).
II. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC CÓ CỔ PHẦN/PHẦN VỐN GÓP ĐƯỢC HOÁN ĐỔI
1. Tên tổ chức (đầy đủ):.........................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:................................. Website:.................
4. Vốn điều lệ:.............................................................................. đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):........................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư....cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
7. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
8. Mối quan hệ với tổ chức phát hành (nếu có):.......................................
III. THÔNG TIN VỀ CỔ PHIẾU CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Cổ phiếu phổ thông
- Tổng số cổ phiếu đã phát hành:............................................. cổ phiếu.
- Tổng số cổ phiếu đang lưu hành:........................................... cổ phiếu.
- Tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):................................................ đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
- Tổng số cổ phiếu quỹ:........................................................... cổ phiếu.
- Đợt mua lại cổ phiếu gần nhất:.............................................................
+ Số lượng cổ phiếu mua lại:................................................... cổ phiếu.
+ Ngày kết thúc việc mua lại cổ phiếu:....................................................
2. Cổ phiếu ưu đãi
- Loại cổ phiếu ưu đãi:...........................................................................
- Tổng số cổ phiếu:................................................................. cổ phiếu.
- Tổng giá trị cổ phiếu (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):.............................................................................. đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
IV. MỤC ĐÍCH PHÁT HÀNH:.................................................................
V. CỔ PHIẾU ĐĂNG KÝ PHÁT HÀNH
1. Tên cổ phiếu:....................................................................................
2. Loại cổ phiếu:....................................................................................
3. Mệnh giá cổ phiếu:..................................................... đồng/cổ phiếu.
4. Số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành:................................. cổ phiếu.
5. Tỷ lệ số cổ phiếu đăng ký phát hành trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành:..........................................................................................................
6. Tỷ lệ hoán đổi:...................................................................................
7. Hạn chế chuyển nhượng:...................................................................
8. Thời gian dự kiến phát hành:..............................................................
9. Đợt chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ gần nhất (cổ phiếu/trái phiếu chuyển đổi/trái phiếu kèm chứng quyền/cổ phiếu ưu đãi kèm chứng quyền/cổ phiếu để hoán đổi nợ/cổ phiếu để hoán đổi cổ phần cho số cổ đông xác định trong công ty đại chúng khác/cổ phiếu để hoán đổi cổ phần cho cổ đông công ty cổ phần chưa đại chúng, hoán đổi phần vốn góp cho thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn):...................................................
Trong đó:
- Số lượng cổ phiếu/trái phiếu đã phát hành:...........................................
- Ngày kết thúc đợt chào bán/phát hành:................................................
VI. ĐỐI TƯỢNG PHÁT HÀNH
1. Tiêu chí lựa chọn đối tượng phát hành để hoán đổi cổ phiếu:...............
2. Danh sách dự kiến (đính kèm):...........................................................
STT |
Tên nhà đầu tư |
Số Giấy CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp |
Nhà đầu tư nước ngoài/Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ/Nhà đầu tư trong nước |
Số lượng cổ phiếu sở hữu trước đợt phát hành |
Số lượng cổ phiếu dự kiến được phân phối (cổ phiếu) |
Tỷ lệ sở hữu dự kiến sau đợt phát hành (%) |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
3. Quan hệ của các đối tượng phát hành với tổ chức phát hành, thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên và Ban Giám đốc của tổ chức phát hành (nếu có):.............................................................................................................
VII. CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐỢT PHÁT HÀNH
1. Tổ chức tư vấn (nếu có):....................................................................
2. Tổ chức kiểm toán:............................................................................
3. Bên liên quan khác (nếu có):..............................................................
VIII. CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Chúng tôi xin đảm bảo rằng những thông tin trong hồ sơ này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là thông tin không chính xác hoặc thiếu có thể làm cho nhà đầu tư chịu thiệt hại.
2. Chúng tôi cam kết:
- Nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Việc phát hành không dẫn đến vi phạm quy định về sở hữu chéo của Luật Doanh nghiệp.
- Chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm các cam kết nêu trên.
IX. TÀI LIỆU KÈM THEO
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu;
3. Văn bản cam kết của nhà đầu tư về cổ phần, phần vốn góp được tự do chuyển nhượng;
4. Báo cáo tài chính;
5. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài;
6. Văn bản cam kết của tổ chức phát hành đảm bảo không vi phạm quy định về sở hữu chéo;
7. Văn bản của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về tập trung kinh tế (nếu có);
8. Tài liệu cung cấp thông tin về đợt phát hành cho nhà đầu tư (nếu có);
9. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua hồ sơ đăng ký phát hành;
10. Văn bản chấp thuận về nguyên tắc của các đối tượng được hoán đổi (trường hợp hoán đổi cho cổ đông xác định công ty đại chúng khác);
11. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông của công ty đại chúng có cổ phiếu được hoán đổi thông qua việc hoán đổi (trường hợp hoán đổi cổ phiếu công ty đại chúng khác dẫn đến tỷ lệ phải chào mua công khai);
12. ............
|
......, ngày.... tháng.... năm 20... TÊN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
· Mẫu số 12
TÊN CÔNG TY
Số:...../...... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ........., ngày... tháng... năm....... |
GIẤY ĐĂNG KÝ PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU ĐỂ CHÀO MUA CÔNG KHAI
Cổ phiếu:..... (tên cổ phiếu)
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Tên tổ chức phát hành (đầy đủ):.........................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:....................................... Website:...........
4. Vốn điều lệ:.............................................................................. đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):........................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:.............
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp....do Sở Kế hoạch và Đầu tư....cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
9. Tổ chức phát hành thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành quy định phải có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc phát hành:................................................ (có/không).
10. Việc hoán đổi dẫn đến hoạt động tập trung kinh tế thuộc ngưỡng tập trung kinh tế phải thông báo:....................................................... (có/không).
11. Tổ chức phát hành thuộc trường hợp cơ cấu lại (trường hợp hợp nhất) trong giai đoạn từ thời điểm bắt đầu kỳ kế toán của năm thứ hai liền trước năm đăng ký chào bán đến thời điểm đăng ký chào bán: ..................... (có/không).
12. Tổ chức phát hành thuộc trường hợp cơ cấu lại (sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, bán tài sản), trường hợp tách công ty (với tổng giá trị tài sản các công ty được tách từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên của công ty trước khi tách) trong giai đoạn từ thời điểm bắt đầu kỳ kế toán của năm liền trước năm đăng ký chào bán đến thời điểm đăng ký chào bán: ............................. (có/không).
II. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC CÓ CỔ PHIẾU ĐƯỢC HOÁN ĐỔI
1. Tên tổ chức có cổ phiếu được hoán đổi (đầy đủ):................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:............................... Website:...................
4. Vốn điều lệ:.............................................................................. đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):........................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư....cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
7. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
8. Mối quan hệ với tổ chức phát hành (nếu có):.......................................
III. THÔNG TIN VỀ CỔ PHIẾU CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Cổ phiếu phổ thông
- Tổng số cổ phiếu đã phát hành:............................................. cổ phiếu.
- Tổng số cổ phiếu đang lưu hành:........................................... cổ phiếu.
- Tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):................................................ đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
- Tổng số cổ phiếu quỹ:........................................................... cổ phiếu.
- Đợt mua lại cổ phiếu gần nhất:.............................................................
+ Số lượng cổ phiếu mua lại:................................................... cổ phiếu.
+ Ngày kết thúc việc mua lại cổ phiếu:....................................................
2. Cổ phiếu ưu đãi
- Loại cổ phiếu ưu đãi:...........................................................................
- Tổng số cổ phiếu:................................................................. cổ phiếu.
- Tổng giá trị cổ phiếu (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):.............................................................................. đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
IV. MỤC ĐÍCH PHÁT HÀNH: ................................................................
V. CỔ PHIẾU ĐĂNG KÝ PHÁT HÀNH
1. Tên cổ phiếu:....................................................................................
2. Loại cổ phiếu:....................................................................................
3. Mệnh giá cổ phiếu: ..................................................... đồng/cổ phiếu.
4. Số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành: ................................ cổ phiếu.
5. Tỷ lệ số cổ phiếu đăng ký phát hành trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành:..........................................................................................................
6. Tỷ lệ hoán đổi:...................................................................................
7. Đối tượng phát hành để hoán đổi:......................................................
8. Thời gian dự kiến phát hành:..............................................................
VI. CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỢT PHÁT HÀNH
1. Tổ chức tư vấn:.................................................................................
2. Tổ chức kiểm toán:............................................................................
3. Đại lý phân phối (nếu có): ..................................................................
4. Bên liên quan khác (nếu có):..............................................................
VII. CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Chúng tôi xin đảm bảo rằng những thông tin trong hồ sơ này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là thông tin không chính xác hoặc thiếu có thể làm cho nhà đầu tư chịu thiệt hại.
2. Chúng tôi cam kết:
- Nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Không có bất kỳ tuyên bố chính thức nào về việc phát hành cổ phiếu để hoán đổi trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát hành.
- Việc phát hành không dẫn đến vi phạm quy định về sở hữu chéo của Luật Doanh nghiệp.
- Chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm các cam kết nêu trên.
VIII. TÀI LIỆU KÈM THEO
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông của tổ chức phát hành thông qua phương án phát hành cổ phiếu để hoán đổi, thông qua việc đăng ký niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
3. Bản cáo bạch;
4. Văn bản cam kết triển khai niêm yết/đăng ký giao dịch;
5. Điều lệ của tổ chức phát hành;
6. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị thông qua phương án đảm bảo đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài (nếu có);
7. Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành, của công ty có cổ phần được hoán đổi;
8. Văn bản cam kết của tổ chức phát hành (nếu có);
9. Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu;
10. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua hồ sơ đăng ký phát hành;
11. ...............
|
......, ngày.... tháng.... năm 20... TÊN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 13
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
........., ngày... tháng... năm.......
GIẤY ĐĂNG KÝ PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU ĐỂ HOÁN ĐỔI
THEO HỢP ĐỒNG HỢP NHẤT
Cổ phiếu:.......... (tên cổ phiếu của công ty hợp nhất)
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
I. GIỚI THIỆU VỀ CÁC TỔ CHỨC THAM GIA HỢP NHẤT
Tổ chức tham gia hợp nhất 1:
1. Tên tổ chức tham gia hợp nhất 1 (đầy đủ):..........................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:....................................... Website:...........
4. Vốn điều lệ:.............................................................................. đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):........................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:.............
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư.... cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
9. Tổ chức phát hành thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành quy định phải có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc phát hành: ............................................... (có/không).
10. Việc hoán đổi dẫn đến hoạt động tập trung kinh tế thuộc ngưỡng tập trung kinh tế phải thông báo:....................................................... (có/không).
Tổ chức tham gia hợp nhất 2:
1. Tên tổ chức tham gia hợp nhất 2 (đầy đủ):..........................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:................................. Website:.................
4. Vốn điều lệ:.............................................................................. đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):........................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:.............
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp....do Sở Kế hoạch và Đầu tư....cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:.....................Mã ngành:.........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
Tổ chức tham gia hợp nhất... (nếu có)
............................................................................................................
II. MỤC ĐÍCH PHÁT HÀNH:..................................................................
III. CỔ PHIẾU ĐĂNG KÝ PHÁT HÀNH
1. Tên cổ phiếu (tên cổ phiếu công ty hợp nhất):.....................................
2. Loại cổ phiếu:....................................................................................
3. Mệnh giá cổ phiếu: ..................................................... đồng/cổ phiếu.
4. Số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành:................................. cổ phiếu.
5. Tỷ lệ hoán đổi:...................................................................................
6. Đối tượng phát hành để hoán đổi:......................................................
7. Thời gian dự kiến phát hành:..............................................................
IV. CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỢT PHÁT HÀNH
1. Tổ chức tư vấn:.................................................................................
2. Tổ chức kiểm toán:............................................................................
3. Bên liên quan khác (nếu có):..............................................................
V. CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Chúng tôi xin đảm bảo rằng những thông tin trong hồ sơ này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là thông tin không chính xác hoặc thiếu có thể làm cho nhà đầu tư chịu thiệt hại.
2. Chúng tôi cam kết:
- Nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Không có bất kỳ tuyên bố chính thức nào về việc phát hành cổ phiếu để hoán đổi trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát hành.
- Chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm các cam kết nêu trên.
VI. TÀI LIỆU KÈM THEO
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
2. Bản cáo bạch;
3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên/chủ sở hữu công ty thông qua phương án hợp nhất; phương án phát hành để hoán đổi và phương án hoạt động kinh doanh sau hợp nhất; niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
4. Hợp đồng hợp nhất;
5. Dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất;
6. Báo cáo tài chính của các công ty tham gia hợp nhất;
7. Văn bản của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về tập trung kinh tế (nếu có);
8. Quyết định của cấp có thẩm quyền thông qua phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài;
9. Văn bản cam kết của các bên tham gia hợp nhất về việc đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán;
10. Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu;
11. Quyết định của cấp có thẩm quyền thông qua hồ sơ đăng ký phát hành;
12. Văn bản cam kết triển khai niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu;
13. ............
......, ngày.... tháng.... năm 20... TÊN TỔ CHỨC THAM GIA HỢP NHẤT 1 (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
......, ngày.... tháng.... năm 20... TÊN TỔ CHỨC THAM GIA HỢP NHẤT 2 (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
......, ngày.... tháng.... năm 20... TÊN TỔ CHỨC THAM GIA HỢP NHẤT... (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
|
Mẫu số 14
TÊN CÔNG TY
Số:......./...... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ........., ngày... tháng... năm 20... |
GIẤY ĐĂNG KÝ PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU ĐỂ HOÁN ĐỔI
THEO HỢP ĐỒNG SÁP NHẬP
Cổ phiếu:......... (tên cổ phiếu)
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Tên tổ chức phát hành (đầy đủ):.........................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:.......................................Website:............
4. Vốn điều lệ:.............................................................................. đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):........................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:.............
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư.... cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
9. Tổ chức phát hành thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành quy định phải có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc phát hành:............................................... (có/không).
10. Việc hoán đổi dẫn đến hoạt động tập trung kinh tế thuộc ngưỡng tập trung kinh tế phải thông báo:...................................................... (có/không).
II. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC CÓ CỔ PHẦN/PHẦN VỐN GÓP ĐƯỢC HOÁN ĐỔI
Tổ chức có cổ phần/phần vốn góp được hoán đổi 1:
1. Tên tổ chức có cổ phần/phần vốn góp được hoán đổi 1 (đầy đủ):.........
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:....................................... Website:...........
4. Vốn điều lệ:.............................................................................. đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):........................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:.............
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư.... cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
9. Mối quan hệ với tổ chức phát hành (nếu có):.......................................
Tổ chức có cổ phần/phần vốn góp được hoán đổi 2:
1. Tên tổ chức có cổ phần/phần vốn góp được hoán đổi 2 (đầy đủ):.........
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:....................................... Website:...........
4. Vốn điều lệ:.............................................................................. đồng.
5. Mã chứng khoán (nếu có):.................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:.............
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp....do Sở Kế hoạch và Đầu tư.... cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
9. Mối quan hệ với tổ chức phát hành (nếu có):.......................................
Tổ chức có cổ phần/phần vốn góp được hoán đổi 3 (kê khai theo các nội dung tương tự như trên):.........................................................................
III. THÔNG TIN VỀ CỔ PHIẾU CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Cổ phiếu phổ thông
- Tổng số cổ phiếu đã phát hành:............................................. cổ phiếu.
- Tổng số cổ phiếu đang lưu hành:........................................... cổ phiếu.
- Tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):................................................ đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
- Tổng số cổ phiếu quỹ:........................................................... cổ phiếu.
- Đợt mua lại cổ phiếu gần nhất:.............................................................
+ Số lượng cổ phiếu mua lại:................................................... cổ phiếu.
+ Ngày kết thúc việc mua lại cổ phiếu:....................................................
2. Cổ phiếu ưu đãi
- Loại cổ phiếu ưu đãi:...........................................................................
- Tổng số cổ phiếu:................................................................. cổ phiếu.
- Tổng giá trị cổ phiếu (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):.............................................................................. đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
IV. MỤC ĐÍCH PHÁT HÀNH:.................................................................
V. CỔ PHIẾU ĐĂNG KÝ PHÁT HÀNH
1. Tên cổ phiếu:....................................................................................
2. Loại cổ phiếu:....................................................................................
3. Mệnh giá cổ phiếu:..................................................... đồng/cổ phiếu.
4. Số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành:................................. cổ phiếu.
5. Tỷ lệ hoán đổi:...................................................................................
6. Đối tượng phát hành để hoán đổi:......................................................
7. Tỷ lệ số cổ phiếu đăng ký phát hành trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành:..........................................................................................................
8. Thời gian dự kiến phát hành:..............................................................
VI. CÁC BÊN LIÊN QUAN
1. Tổ chức tư vấn:.................................................................................
2. Tổ chức kiểm toán:............................................................................
3. Bên liên quan khác (nếu có)...............................................................
VII. CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Chúng tôi xin đảm bảo rằng những thông tin trong hồ sơ này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là thông tin không chính xác hoặc thiếu có thể làm cho nhà đầu tư chịu thiệt hại.
2. Chúng tôi cam kết:
- Nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Không có bất kỳ tuyên bố chính thức nào về việc phát hành cổ phiếu để hoán đổi trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát hành.
- Chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm các cam kết nêu trên.
VIII. TÀI LIỆU KÈM THEO
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
2. Bản cáo bạch;
3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên/chủ sở hữu công ty thông qua phương án sáp nhập; phương án phát hành để hoán đổi và phương án hoạt động kinh doanh sau sáp nhập; niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
4. Hợp đồng sáp nhập;
5. Dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập;
6. Báo cáo tài chính của các công ty tham gia sáp nhập;
7. Văn bản của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về tập trung kinh tế (nếu có);
8. Quyết định của cấp có thẩm quyền thông qua phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài;
9. Văn bản cam kết của các bên tham gia sáp nhập về việc đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán;
10. Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu;
11. Quyết định của cấp có thẩm quyền thông qua hồ sơ đăng ký phát hành;
12. Văn bản cam kết triển khai niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
13. ................
|
......, ngày.... tháng.... năm 20... TÊN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 15
TÊN CÔNG TY
Số:...../...... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ........., ngày... tháng... năm 20... |
GIẤY ĐĂNG KÝ PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU RIÊNG LẺ
ĐỂ HOÁN ĐỔI NỢ
Cổ phiếu:... (tên cổ phiếu)
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Tên tổ chức phát hành (đầy đủ):.........................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:....................................... Website:...........
4. Vốn điều lệ:.............................................................................. đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):........................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:.............
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư.... cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
9. Tổ chức phát hành thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành quy định phải có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc phát hành: ............................................... (có/không).
II. THÔNG TIN VỀ CỔ PHIẾU CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Cổ phiếu phổ thông
- Tổng số cổ phiếu đã phát hành:............................................. cổ phiếu.
- Tổng số cổ phiếu đang lưu hành:........................................... cổ phiếu.
- Tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):................................................ đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
- Tổng số cổ phiếu quỹ:........................................................... cổ phiếu.
- Đợt mua lại cổ phiếu gần nhất:.............................................................
+ Số lượng cổ phiếu mua lại:................................................... cổ phiếu.
+ Ngày kết thúc việc mua lại cổ phiếu:....................................................
2. Cổ phiếu ưu đãi
- Loại cổ phiếu ưu đãi:...........................................................................
- Tổng số cổ phiếu:................................................................. cổ phiếu.
- Tổng giá trị cổ phiếu (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):.............................................................................. đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
III. MỤC ĐÍCH PHÁT HÀNH:.................................................................
IV. CỔ PHIẾU ĐĂNG KÝ PHÁT HÀNH
1. Tên cổ phiếu:....................................................................................
2. Loại cổ phiếu:....................................................................................
3. Mệnh giá cổ phiếu:..................................................... đồng/cổ phiếu.
4. Số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành:................................. cổ phiếu.
5. Tỷ lệ số cổ phiếu đăng ký phát hành trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành:..........................................................................................................
6. Thời gian hạn chế chuyển nhượng:....................................................
7. Thời gian thực hiện hoán đổi nợ:........................................................
8. Đợt chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ gần nhất (cổ phiếu/trái phiếu chuyển đổi/trái phiếu kèm chứng quyền/cổ phiếu ưu đãi kèm chứng quyền/cổ phiếu để hoán đổi nợ/cổ phiếu để hoán đổi cổ phần cho số cổ đông xác định trong công ty đại chúng khác/cổ phiếu để hoán đổi cổ phần cho cổ đông công ty cổ phần chưa đại chúng, hoán đổi phần vốn góp cho thành viên góp vốn xác định của công ty trách nhiệm hữu hạn):......................................
Trong đó:
- Số lượng cổ phiếu/trái phiếu đã phát hành:...........................................
- Ngày kết thúc đợt chào bán/phát hành:................................................
V. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC PHÁT HÀNH
1. Tiêu chí lựa chọn đối tượng được hoán đổi:........................................
2. Danh sách chủ nợ:............................................................................
STT |
Tên chủ nợ |
Số Giấy CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp |
Số lượng cổ phiếu sở hữu trước đợt phát hành |
Chủ nợ là: Nhà đầu tư nước ngoài/Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ/Nhà đầu tư trong nước |
Số lượng cổ phiếu dự kiến được phân phối (cổ phiếu) |
Tỷ lệ sở hữu dự kiến sau đợt phát hành (%)
|
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
3. Quan hệ của các chủ nợ với tổ chức phát hành, thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên và Ban Giám đốc (nếu có):...................................................................................................................
VI. CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỢT PHÁT HÀNH
1. Tổ chức tư vấn (nếu có):...................................................................................................................
2. Tổ chức kiểm toán:...................................................................................................................
3. Bên liên quan khác (nếu có):...................................................................................................................
VII. CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Chúng tôi xin đảm bảo rằng những thông tin trong hồ sơ này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là thông tin không chính xác hoặc thiếu có thể làm cho nhà đầu tư chịu thiệt hại.
2. Chúng tôi cam kết:
- Nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Việc phát hành không dẫn đến vi phạm quy định về sở hữu chéo của Luật Doanh nghiệp.
- Chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm các cam kết nêu trên.
VIII. TÀI LIỆU KÈM THEO
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành;
3. Báo cáo tài chính;
4. Cam kết của tổ chức phát hành về việc không vi phạm quy định về sở hữu chéo;
5. Tài liệu cung cấp thông tin về đợt phát hành (nếu có);
6. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua phương án đảm bảo việc phát hành đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài (nếu có);
7. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua hồ sơ đăng ký phát hành;
8. .................
|
......, ngày.... tháng.... năm 20... TÊN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 16
TÊN CÔNG TY
Số:..../..... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ........., ngày... tháng... năm 20... |
BÁO CÁO PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU
ĐỂ TRẢ CỔ TỨC/PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU ĐỂ TĂNG VỐN CỔ PHẦN TỪ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Tên tổ chức phát hành (đầy đủ):.........................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:....................................... Website:...........
4. Vốn điều lệ:.............................................................................. đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):........................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:.............
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư.... cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
9. Tổ chức phát hành thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành quy định phải có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc phát hành:............................................... (có/không).
II. THÔNG TIN VỀ CỔ PHIẾU CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Cổ phiếu phổ thông
- Tổng số cổ phiếu đã phát hành:.............................................. cổ phiếu.
- Tổng số cổ phiếu đang lưu hành:............................................ cổ phiếu.
- Tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):................................................ đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
- Tổng số cổ phiếu quỹ:............................................................ cổ phiếu.
- Đợt mua lại cổ phiếu gần nhất:.............................................................
+ Số lượng cổ phiếu mua lại:.................................................... cổ phiếu.
+ Ngày kết thúc việc mua lại cổ phiếu:....................................................
2. Cổ phiếu ưu đãi
- Loại cổ phiếu ưu đãi:...........................................................................
- Tổng số cổ phiếu:.................................................................. cổ phiếu.
- Tổng giá trị cổ phiếu (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):.............................................................................. đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
III. MỤC ĐÍCH PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU: ...............................................
IV. PHƯƠNG ÁN PHÁT HÀNH
1. Tên cổ phiếu:....................................................................................
2. Loại cổ phiếu:....................................................................................
3. Mệnh giá cổ phiếu:..................................................... đồng/cổ phiếu.
4. Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành:.................................. cổ phiếu.
5. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá:........................................ đồng.
6. Tỷ lệ phát hành (số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành/số lượng cổ phiếu đang lưu hành): ...................................................................................... %.
7. Tỷ lệ thực hiện quyền:.......................................................................
8. Nguồn vốn phát hành:........................................................................
9. Thời gian dự kiến phát hành:..............................................................
10. Phương án xử lý phần lẻ cổ phần, cổ phiếu lẻ:..................................
V. CAM KẾT THỰC HIỆN ĐÚNG PHƯƠNG ÁN PHÁT HÀNH VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
1. Chúng tôi xin đảm bảo rằng những thông tin trong tài liệu báo cáo này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là thông tin không chính xác hoặc thiếu có thể làm cho nhà đầu tư chịu thiệt hại.
2. Chúng tôi cam kết:
- Nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm các cam kết nêu trên.
VI. CÁC BÊN LIÊN QUAN
1. Tổ chức tư vấn (nếu có):....................................................................
2. Tổ chức kiểm toán:............................................................................
3. Bên liên quan khác (nếu có):..............................................................
VII. HỒ SƠ KÈM THEO
1. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành;
2. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua việc triển khai thực hiện phương án phát hành;
3. Báo cáo tài chính;
4. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua phương án xử lý phần lẻ cổ phần, cổ phiếu lẻ (nếu có);
5. Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc tăng vốn điều lệ (nếu có);
6. ......................
|
......, ngày.... tháng.... năm 20... TÊN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
|
|
|
|
Mẫu số 17
TÊN CÔNG TY
Số:....../...... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ........., ngày... tháng... năm 20... |
BÁO CÁO PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU
THEO CHƯƠNG TRÌNH LỰA CHỌN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRONG CÔNG TY
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Tên tổ chức phát hành (đầy đủ):.........................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:....................................... Website:...........
4. Vốn điều lệ:.............................................................................. đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):........................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:.............
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư.... cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
9. Tổ chức phát hành thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành quy định phải có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc phát hành: .............................................. (có/không).
II. THÔNG TIN VỀ CỔ PHIẾU CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Cổ phiếu phổ thông
- Tổng số cổ phiếu đã phát hành:.............................................. cổ phiếu.
- Tổng số cổ phiếu đang lưu hành:............................................ cổ phiếu.
- Tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):................................................ đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
- Tổng số cổ phiếu quỹ:........................................................... cổ phiếu.
- Đợt mua lại cổ phiếu gần nhất:.............................................................
+ Số lượng cổ phiếu mua lại:................................................... cổ phiếu.
+ Ngày kết thúc việc mua lại cổ phiếu:....................................................
2. Cổ phiếu ưu đãi
- Loại cổ phiếu ưu đãi:...........................................................................
- Tổng số cổ phiếu:................................................................. cổ phiếu.
- Tổng giá trị cổ phiếu (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):.............................................................................. đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
III. MỤC ĐÍCH PHÁT HÀNH:.................................................................
IV. PHƯƠNG ÁN PHÁT HÀNH
1. Tên cổ phiếu:....................................................................................
2. Loại cổ phiếu:....................................................................................
3. Mệnh giá cổ phiếu:..................................................... đồng/cổ phiếu.
4. Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành:................................... cổ phiếu.
5. Giá phát hành:............................................................ đồng/cổ phiếu.
6. Tổng giá trị cổ phiếu phát hành theo mệnh giá:.......................... đồng.
7. Tỷ lệ phát hành (số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành/số lượng cổ phiếu đang lưu hành):........................................................................................ %
8. Nguồn vốn (trong trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động):.........................................................................................................
9. Hạn chế chuyển nhượng:...................................................................
10. Thời gian dự kiến phát hành:............................................................
11. Đợt phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong 12 tháng gần nhất (nếu có):
- Số lượng cổ phiếu phát hành:................................................ cổ phiếu.
- Ngày kết thúc đợt phát hành:...............................................................
V. CAM KẾT THỰC HIỆN ĐÚNG PHƯƠNG ÁN PHÁT HÀNH VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
1. Chúng tôi xin đảm bảo rằng những thông tin trong tài liệu báo cáo này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là thông tin không chính xác hoặc thiếu có thể làm cho nhà đầu tư chịu thiệt hại.
2. Chúng tôi cam kết:
- Nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Lựa chọn ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tài khoản phong tỏa (nếu có) không phải người có liên quan của tổ chức phát hành.
- Chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm các cam kết nêu trên.
VI. CÁC BÊN LIÊN QUAN
1. Tổ chức tư vấn (nếu có):....................................................................
2. Tổ chức kiểm toán:............................................................................
3. Bên liên quan khác (nếu có):..............................................................
VII. HỒ SƠ KÈM THEO
1. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành;
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua tiêu chuẩn và danh sách người lao động được tham gia chương trình, nguyên tắc xác định giá bán và thời gian thực hiện;
3. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua việc triển khai phương án phát hành;
4. Báo cáo tài chính (nếu có);
5. Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa (nếu có);
6. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị thông qua phương án đảm bảo việc phát hành đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài (nếu có);
7. ......................
|
......, ngày.... tháng.... năm 20... TÊN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
· Mẫu số 18
TÊN CÔNG TY
Số:.../...... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ........., ngày... tháng... năm 20.... |
|
BÁO CÁO PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU
ĐỂ THỰC HIỆN QUYỀN CỦA CHỨNG QUYỀN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Tên tổ chức phát hành (đầy đủ):.........................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:....................................... Website:...........
4. Vốn điều lệ:.............................................................................. đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):........................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:.............
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư.... cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
9. Tổ chức phát hành thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành quy định phải có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc phát hành:............................................... (có/không).
II. THÔNG TIN VỀ CỔ PHIẾU CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Cổ phiếu phổ thông
- Tổng số cổ phiếu đã phát hành:............................................. cổ phiếu.
- Tổng số cổ phiếu đang lưu hành:........................................... cổ phiếu.
- Tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):................................................ đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
- Tổng số cổ phiếu quỹ:........................................................... cổ phiếu.
- Đợt mua lại cổ phiếu gần nhất:.............................................................
+ Số lượng cổ phiếu mua lại:................................................... cổ phiếu.
+ Ngày kết thúc việc mua lại cổ phiếu:....................................................
2. Cổ phiếu ưu đãi
- Loại cổ phiếu ưu đãi:...........................................................................
- Tổng số cổ phiếu:................................................................. cổ phiếu.
- Tổng giá trị cổ phiếu (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):.............................................................................. đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
III. MỤC ĐÍCH PHÁT HÀNH:.................................................................
IV. PHƯƠNG ÁN PHÁT HÀNH
1. Tên cổ phiếu:....................................................................................
2. Loại chứng quyền:.............................................................................
3. Mệnh giá cổ phiếu:..................................................... đồng/cổ phiếu.
4. Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành:.................................. cổ phiếu.
5. Tổng giá trị cổ phiếu phát hành theo mệnh giá:.......................... đồng.
6. Tỷ lệ thực hiện quyền:.......................................................................
7. Giá phát hành:............................................................ đồng/cổ phiếu.
8. Phương án sử dụng vốn thu được:.....................................................
9. Thời gian dự kiến phát hành:..............................................................
10. Phương án xử lý phần lẻ cổ phần, cổ phiếu lẻ:..................................
V. CAM KẾT THỰC HIỆN ĐÚNG PHƯƠNG ÁN PHÁT HÀNH VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
1. Chúng tôi xin đảm bảo rằng những thông tin trong tài liệu báo cáo này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là thông tin không chính xác hoặc thiếu có thể làm cho người mua chịu thiệt hại.
2. Chúng tôi cam kết:
- Nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Lựa chọn ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tài khoản phong tỏa không phải người có liên quan của tổ chức phát hành.
- Chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm các cam kết nêu trên.
VI. CÁC BÊN LIÊN QUAN (nếu có)
VII. HỒ SƠ KÈM THEO
1. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua triển khai phương án phát hành;
2. Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa;
3. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận việc phát hành tăng vốn (nếu có);
4. ....................
|
......, ngày.... tháng.... năm 20... TÊN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
· Mẫu số 19
TÊN CÔNG TY
Số:.../...... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ........., ngày... tháng... năm 20.... |
|
GIẤY ĐỀ NGHỊ VIỆC ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU
RA NƯỚC NGOÀI/GIẤY ĐĂNG KÝ PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU MỚI
LÀM CƠ SỞ CHÀO BÁN CHỨNG CHỈ LƯU KÝ TẠI NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Tên tổ chức phát hành (đầy đủ):.........................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:....................................... Website:...........
4. Vốn điều lệ:.............................................................................. đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):........................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:.............
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư.... cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):............................................................................................
9. Tổ chức phát hành thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành quy định phải có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc phát hành:............................................... (có/không).
II. THÔNG TIN VỀ CỔ PHIẾU CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Cổ phiếu phổ thông
- Tổng số cổ phiếu đã phát hành:............................................. cổ phiếu.
- Tổng số cổ phiếu đang lưu hành:........................................... cổ phiếu.
- Tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):................................................ đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
- Tổng số cổ phiếu quỹ:........................................................... cổ phiếu.
- Đợt mua lại cổ phiếu gần nhất:.............................................................
+ Số lượng cổ phiếu mua lại:................................................... cổ phiếu.
+ Ngày kết thúc việc mua lại cổ phiếu:....................................................
2. Cổ phiếu ưu đãi
- Loại cổ phiếu ưu đãi:...........................................................................
- Tổng số cổ phiếu:................................................................. cổ phiếu.
- Tổng giá trị cổ phiếu (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):.............................................................................. đồng.
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
III. MỤC ĐÍCH PHÁT HÀNH:.................................................................
IV. CỔ PHIẾU ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN/PHÁT HÀNH
1. Tên cổ phiếu:....................................................................................
2. Loại cổ phiếu:....................................................................................
3. Mệnh giá cổ phiếu:................................................................... đồng.
4. Số lượng cổ phiếu đăng ký chào bán/phát hành: .................. cổ phiếu.
5. Giá chào bán/phát hành:....................................................................
6. Tổng giá trị vốn huy động dự kiến:......................................................
7. Tỷ lệ số cổ phiếu đăng ký chào bán/phát hành thêm trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành:...................................................................................
8. Thị trường phát hành (đối với chào bán cổ phiếu tại nước ngoài):.........
9. Thời gian dự kiến phát hành:..............................................................
V. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG VỐN
(Nêu phương án sử dụng, tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán và nguồn vốn đối ứng khác (nếu có))
VI. ĐẶC ĐIỂM CHỨNG CHỈ LƯU KÝ (đối với chào bán cổ phiếu mới làm cơ sở phát hành chứng chỉ lưu ký)
1. Đặc điểm chứng chỉ lưu ký:................................................................
a) Tổng số chứng chỉ lưu ký dự kiến phát hành (số lượng và tỷ lệ):..........
b) Quyền và nghĩa vụ của người nắm giữ chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài:...................................................................................................................
2. Thị trường phát hành chứng chỉ lưu ký dự kiến:..................................
3. Thời gian niêm yết dự kiến (nếu có):...................................................
4. Tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký:..................................................
VII. CÁC BÊN LIÊN QUAN
1. Tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có):.................................................
2. Tổ chức tư vấn:.................................................................................
3. Tổ chức kiểm toán:............................................................................
4. Bên liên quan khác (nếu có):..............................................................
VIII. CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Chúng tôi xin đảm bảo rằng những thông tin trong hồ sơ này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là thông tin không chính xác hoặc thiếu có thể làm cho người mua chịu thiệt hại.
2. Chúng tôi cam kết:
- Nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Không có bất kỳ tuyên bố chính thức nào về việc chào bán chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
- Lựa chọn ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép để mở tài khoản phong tỏa không phải người có liên quan của tổ chức phát hành.
- Sử dụng vốn huy động đúng mục đích.
- Chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm các cam kết nêu trên.
IX. HỒ SƠ KÈM THEO
1. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
2. Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép về việc mở tài khoản phong tỏa;
3. ...................
|
......, ngày.... tháng.... năm 20... TÊN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 20
(trang bìa)
CÔNG BỐ THÔNG TIN
CÔNG TY:.........
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư.... cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất)
PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU MỚI LÀM CƠ SỞ
CHO CHÀO BÁN CHỨNG CHỈ LƯU KÝ TẠI NƯỚC NGOÀI
(theo Giấy chứng nhận đăng ký phát hành số..... do.... cấp ngày.../.../.... tại....)
Tên cổ phiếu:...................................................................................................................
Mệnh giá:...................................................................................................................
Giá bán:...................................................................................................................
Tổng số lượng cổ phiếu phát hành:...................................................................................................................
Tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký:...................................................................................................................
Tổ chức bảo lãnh phát hành chính và tổ chức đồng bảo lãnh (nếu có):...................................................................................................................
Tổ chức tư vấn tài chính (nếu có):...................................................................................................................
Tổ chức tư vấn luật:...................................................................................................................
Tổ chức kiểm toán:...................................................................................................................
I. TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ
1. Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ website, vốn điều lệ, số lượng cổ phần đang lưu hành:...................................................................................................................
2. Sơ lược về ngành, nghề kinh doanh, tình hình hoạt động, định hướng, kế hoạch phát triển:...................................................................................................................
3. Tình hình tài chính và các chỉ tiêu tài chính (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán tại nước sở tại, giải trình có xác nhận của kiểm toán các điểm khác biệt nếu có):...................................................................................................................
4. Cơ cấu cổ đông (vào ngày.../..../....):
Trong đó:
- Cổ đông nước ngoài:...................................................................................................................
+ Số lượng:...................................................................................................................
+ Tỷ lệ nắm giữ:...................................................................................................................
- Cổ đông trong nước:...................................................................................................................
+ Số lượng:...................................................................................................................
+ Tỷ lệ nắm giữ:...................................................................................................................
II. PHƯƠNG ÁN PHÁT HÀNH
1. Đặc điểm cổ phiếu phát hành:...................................................................................................................
2. Loại cổ phiếu phát hành:...................................................................................................................
3. Mệnh giá:...................................................................................................................
4. Tổng số cổ phiếu dự kiến phát hành (số lượng và tỷ lệ):...................................................................................................................
5. Giá phát hành:...................................................................................................................
6. Quyền và nghĩa vụ kèm theo cổ phiếu phát hành:...................................................................................................................
III. ĐẶC ĐIỂM CHỨNG CHỈ LƯU KÝ
1. Tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký (Tên, địa chỉ, số fax, số điện thoại liên lạc):.......................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................
2. Thị trường chào bán và thị trường giao dịch/niêm yết dự kiến:...................................................................................................................
3. Giá chào bán và phương pháp xác định giá chào bán:...................................................................................................................
4. Phương thức và thời gian chào bán:...................................................................................................................
5. Cá nhân, tổ chức tham gia vào đợt chào bán (giới thiệu sơ lược về các tổ chức, cá nhân tham gia vào đợt chào bán):...................................................................................................................
Tổ chức tư vấn luật:...................................................................................................................
Tổ chức bảo lãnh (các tổ chức bảo lãnh phát hành - nếu có):...................................................................................................................
Tổ chức kiểm toán:...................................................................................................................
Cá nhân, tổ chức liên quan khác (nếu có):...................................................................................................................
6. Quan hệ của người được chào bán với cổ đông lớn, Hội đồng quản trị (nếu có):..........................................................................................................................................
7. Đánh giá của tổ chức tư vấn, bảo lãnh (hoặc tổ chức lưu ký) về hiệu quả của đợt chào bán đối với cổ đông và người liên quan:...................................................................................................................
IV. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG VỐN THU ĐƯỢC TỪ ĐỢT PHÁT HÀNH (chi tiết hạng mục, tiến độ và nguồn vốn bổ sung (nếu có) thực hiện dự án sử dụng vốn huy động từ đợt phát hành)
V. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ (trách nhiệm công bố thông tin, quản trị công ty theo pháp luật nước sở tại).
VI. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC LƯU KÝ
VII. CÁC THÔNG TIN KHÁC
1. Địa điểm công bố Bản công bố thông tin:...................................................................................................................
2. Người phụ trách công bố thông tin:...................................................................................................................
VIII. CAM KẾT CỦA CÔNG TY
Hội đồng quản trị Công ty đảm bảo các thông tin và số liệu trong Bản công bố thông tin này là chính xác và phù hợp với thực tế mà chúng tôi được biết, hoặc đã điều tra, thu thập một cách hợp lý.
|
......, ngày.... tháng.... năm 20... TÊN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
· Mẫu số 21
TÊN CÔNG TY
Số:.../...... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ........., ngày... tháng... năm 20.... |
|
GIẤY ĐĂNG KÝ
HỖ TRỢ PHÁT HÀNH CHỨNG CHỈ LƯU KÝ TẠI NƯỚC NGOÀI
TRÊN CƠ SỞ SỐ CỔ PHIẾU ĐANG LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ
1. Tên tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở (đầy đủ):...........................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:....................................... Website:...........
4. Vốn điều lệ:.............................................................................. đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):........................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:.............
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư.... cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:........................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:.....................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):...............................................................................................................
9. Tổ chức phát hành thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành quy định phải có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc phát hành:............................................... (có/không).
10. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa:........................................................
11. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ngày..... (ngày gần nhất tính đến thời điểm đăng ký hỗ trợ phát hành):...........................................................................
II. THÔNG TIN VỀ CỔ PHIẾU CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Loại cổ phiếu:....................................................................................
2. Tổng số cổ phiếu đã phát hành:........................................... cổ phiếu.
3. Tổng số cổ phiếu đang lưu hành:.......................................... cổ phiếu.
4. Tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):................................................ đồng.
5. Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):.................
6. Tổng số cổ phiếu quỹ:.......................................................... cổ phiếu.
III. MỤC ĐÍCH PHÁT HÀNH:.................................................................
IV. CỔ PHIẾU ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ PHÁT HÀNH CHỨNG CHỈ LƯU KÝ
1. Tên cổ phiếu:....................................................................................
2. Loại cổ phiếu:....................................................................................
3. Mệnh giá cổ phiếu:................. đồng
4. Số lượng cổ phiếu tối đa đăng ký hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký:.................... cổ phiếu.
5. Tỷ lệ số cổ phiếu đăng ký hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký trên tổng số cổ phiếu cùng loại hiện đang lưu hành:....................................................
V. CHỨNG CHỈ LƯU KÝ DỰ KIẾN PHÁT HÀNH
1. Đặc điểm chứng chỉ lưu ký:................................................................
a) Tổng số chứng chỉ lưu ký dự kiến phát hành (số lượng và tỷ lệ):..........
b) Quyền và nghĩa vụ của người nắm giữ chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài:...................................................................................................................
2. Thời gian dự kiến phát hành chứng chỉ lưu ký:....................................
3. Thị trường phát hành chứng chỉ lưu ký dự kiến:..................................
4. Thời gian niêm yết dự kiến (nếu có):...................................................
5. Tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký:..................................................
VI. CÁC BÊN LIÊN QUAN
1. Tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có):.................................................
2. Tổ chức tư vấn:.................................................................................
3. Tổ chức kiểm toán:............................................................................
4. Bên liên quan khác (nếu có):..............................................................
VII. CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Chúng tôi xin đảm bảo rằng những thông tin trong tài liệu báo cáo này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là thông tin không chính xác hoặc thiếu có thể làm cho người mua chịu thiệt hại.
2. Chúng tôi cam kết:
- Nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Không có bất kỳ tuyên bố chính thức nào về việc chào bán chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
- Chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm các cam kết nêu trên.
VIII. HỒ SƠ KÈM THEO
1. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
2. ..................
|
......, ngày.... tháng.... năm 20... TÊN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 22
(trang bìa)
CÔNG BỐ THÔNG TIN
CÔNG TY.........
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư.... cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất)
HỖ TRỢ PHÁT HÀNH CHỨNG CHỈ LƯU KÝ TẠI NƯỚC NGOÀI
Tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký:...................................................................................................................
Tổ chức tư vấn tài chính (nếu có): ...................................................................................................................
Tổ chức tư vấn luật:...................................................................................................................
Tổ chức kiểm toán:...................................................................................................................
I. TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ
1. Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ website, vốn điều lệ, số lượng cổ phần đang lưu hành:...................................................................................................................
2. Sơ lược về ngành nghề kinh doanh, tình hình hoạt động, định hướng, kế hoạch phát triển:...................................................................................................................
3. Tình hình tài chính và các chỉ tiêu tài chính: (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán tại nước sở tại, giải trình có xác nhận của kiểm toán các điểm khác biệt nếu có):...................................................................................................................
4. Cơ cấu cổ đông (vào ngày.../..../....):...................................................................................................................
Trong đó:...................................................................................................................
- Cổ đông nước ngoài:...................................................................................................................
+ Số lượng:...................................................................................................................
+ Tỷ lệ nắm giữ:...................................................................................................................
- Cổ đông trong nước:...................................................................................................................
+ Số lượng:...................................................................................................................
+ Tỷ lệ nắm giữ:...................................................................................................................
II. GIỚI THIỆU VỀ CHỨNG CHỈ LƯU KÝ ĐƯỢC HỖ TRỢ PHÁT HÀNH
1. Đặc điểm chứng chỉ lưu ký
a) Tổng số chứng chỉ lưu ký dự kiến phát hành (số lượng và tỷ lệ):...................................................................................................................
b) Quyền và nghĩa vụ của người nắm giữ chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài (theo quy định của pháp luật nước sở tại):...................................................................................................................
2. Thị trường phát hành dự kiến:...................................................................................................................
3. Thời gian dự kiến phát hành:...................................................................................................................
4. Cá nhân, tổ chức liên quan:
Tổ chức tư vấn luật:...................................................................................................................
Tổ chức bảo lãnh (các tổ chức bảo lãnh phát hành):...................................................................................................................
Tổ chức kiểm toán:...................................................................................................................
Cá nhân, tổ chức liên quan khác (nếu có):...................................................................................................................
5. Đánh giá của tổ chức tư vấn về hiệu quả của việc hỗ trợ chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài:...................................................................................................................
III. NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC HỖ TRỢ (các nghĩa vụ về công bố thông tin, quản trị công ty theo pháp luật nước sở tại)
IV. NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH CHỨNG CHỈ LƯU KÝ
V. CÁC THÔNG TIN KHÁC
1. Địa điểm công bố Bản công bố thông tin:...................................................................................................................
2. Người phụ trách công bố thông tin (tên, địa chỉ, số điện thoại, fax):...................................................................................................................
VI. CAM KẾT CỦA CÔNG TY
Hội đồng quản trị Công ty đảm bảo các thông tin và số liệu trong Bản công bố thông tin này là chính xác và phù hợp với thực tế mà chúng tôi được biết, hoặc đã điều tra, thu thập một cách hợp lý.
|
......, ngày.... tháng.... năm 20... TÊN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 23
TÊN CÔNG TY (trường hợp là tổ chức)
Số:.......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
........., ngày... tháng... năm 20... |
|
GIẤY ĐĂNG KÝ CHÀO MUA CÔNG KHAI
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Đồng kính gửi: Công ty.... (tên công ty mục tiêu/công ty quản lý
quỹ đầu tư chứng khoán quản lý quỹ
đầu tư mục tiêu)
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ CHÀO MUA CÔNG KHAI
Đối với tổ chức đăng ký chào mua công khai
1. Tên tổ chức phát hành (đầy đủ):...................................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...................................................................................................................
3. Điện thoại:..................... Fax:....................................... Website:...................................................................................................................
4. Vốn điều lệ:................................................................................................................... đồng.
5. Mã cổ phiếu (nếu có):...................................................................................................................
6. Nơi mở tài khoản thanh toán:...................... Số hiệu tài khoản:...................................................................................................................
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư.... cấp lần đầu ngày....., cấp thay đổi lần thứ.... ngày.... (nêu thông tin thay đổi lần gần nhất).
- Ngành nghề kinh doanh chính:..................... Mã ngành:...................................................................................................................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:...................................................................................................................
8. Giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có theo quy định của pháp luật chuyên ngành):
Đối với cá nhân chào mua công khai
1. Tên cá nhân đăng ký chào bán (đầy đủ):...................................................................................................................
2. Ngày tháng năm sinh:...................................................................................................................
3. Số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu............... cấp ngày:........ Nơi cấp:...................................................................................................................
4. Địa chỉ hộ khẩu thường trú:...................................................................................................................
5. Địa chỉ liên hệ:...................................................................................................................
6. Điện thoại:...................................................................................................................
II. THÔNG TIN VỀ CÔNG TY MỤC TIÊU/QUỸ ĐẦU TƯ MỤC TIÊU
1. Tên công ty mục tiêu/quỹ đầu tư mục tiêu (đầy đủ):
2. Địa chỉ trụ sở chính:
3. Website:
4. Vốn điều lệ:
5. Mã chứng khoán (nếu có):
6. Mệnh giá cổ phần:
7. Thông tin về việc niêm yết/đăng ký giao dịch của công ty mục tiêu:
8. Loại cổ phiếu đăng ký chào mua:
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN CHÀO MUA CÔNG KHAI VỚI CÔNG TY MỤC TIÊU/QUỸ ĐẦU TƯ MỤC TIÊU
............................................................................................................
IV. SỐ LƯỢNG, TỶ LỆ NẮM GIỮ CỔ PHIẾU CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN CHÀO MUA VÀ CỦA NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN (NẾU CÓ) ĐỐI VỚI CÔNG TY MỤC TIÊU/QUỸ ĐẦU TƯ MỤC TIÊU TRƯỚC KHI CHÀO MUA:...................................................................................................................
V. SỐ LƯỢNG CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI, CHỨNG QUYỀN, QUYỀN MUA, CHỨNG CHỈ QUỸ ĐÓNG CỦA CÔNG TY MỤC TIÊU, QUỸ ĐẦU TƯ MỤC TIÊU MÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHÀO MUA VÀ NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN SỞ HỮU HOẶC GIÁN TIẾP SỞ HỮU THÔNG QUA BÊN THỨ BA TÍNH ĐẾN THỜI ĐIỂM GỬI HỒ SƠ CHÀO MUA CÔNG KHAI CHO ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC:...................................................................................................................
VI. SỐ LƯỢNG, TỶ LỆ CỔ PHIẾU/CHỨNG CHỈ QUỸ ĐÓNG DỰ KIẾN THỰC HIỆN CHÀO MUA:......................................................................................................................
VII. GIÁ CHÀO MUA:...................................................................................................................
VIII. GIÁ CHÀO MUA CAO NHẤT CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN KHÁC ĐỐI VỚI CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY MỤC TIÊU/CHỨNG CHỈ QUỸ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ MỤC TIÊU ĐƯỢC CÔNG BỐ TRONG THỜI GIAN NÀY (NẾU CÓ)
............................................................................................................
IX. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHÀO MUA
............................................................................................................
X. MỤC ĐÍCH CHÀO MUA VÀ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG, KINH DOANH SAU KHI THỰC HIỆN CHÀO MUA
............................................................................................................
XI. THỜI ĐIỂM ĐĂNG KÝ CHÀO MUA CÔNG KHAI VÀ THỜI HẠN DỰ KIẾN HOÀN TẤT VIỆC CHÀO MUA
............................................................................................................
XII. ĐIỀU KIỆN HỦY BỎ ĐỢT CHÀO MUA CÔNG KHAI (NẾU CÓ)
............................................................................................................
XIII. THỜI HẠN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
............................................................................................................
XIV. TÊN CÔNG TY CHỨNG KHOÁN LÀM ĐẠI LÝ THỰC HIỆN VIỆC CHÀO MUA
............................................................................................................
XV. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TRONG TRƯỜNG HỢP SỐ LƯỢNG CỔ PHIẾU/CHỨNG CHỈ QUỸ ĐÓNG ĐƯỢC CHÀO MUA NHỎ HƠN SỐ LƯỢNG CỔ PHIẾU/CHỨNG CHỈ QUỸ ĐÓNG ĐĂNG KÝ BÁN
............................................................................................................
Tài liệu kèm theo:.....
|
......, ngày.... tháng.... năm 20... TÊN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ CHÀO MUA CÔNG KHAI (Người đại diện theo pháp luật - đối với tổ chức) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu - nếu có) |
·
· Mẫu số 24
CÔNG BỐ THÔNG TIN CHÀO MUA CÔNG KHAI
CÔNG TY:.........
(Giấy chứng nhận ĐKDN số... do.... cấp ngày.... tháng.... năm....)
(nêu thông tin về Giấy chứng nhận ĐKDN cấp lần đầu và thay đổi lần cuối cùng)
CÁ NHÂN
(Chứng minh thư nhân dân số... do.... cấp ngày.... tháng.... năm...)
CHÀO MUA CÔNG KHAI
Tên cổ phiếu/chứng chỉ quỹ đóng:
Mệnh giá:
Giá chào mua:
Tổng số lượng cổ phiếu/chứng chỉ quỹ đóng đăng ký chào mua:
Công ty chứng khoán làm đại lý chào mua công khai:
I. TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ
CHÀO MUA CÔNG KHAI
A. ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
1. Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ website, vốn điều lệ, số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết:
2. Sơ lược về ngành nghề kinh doanh, tình hình hoạt động, định hướng, kế hoạch phát triển:
3. Tình hình tài chính và các chỉ tiêu tài chính: (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán tại nước sở tại, giải trình có xác nhận của kiểm toán các điểm khác biệt nếu có):
4. Cơ cấu cổ đông (vào ngày.../..../....):
Trong đó:
- Cổ đông nước ngoài:
+ Số lượng:
+ Tỷ lệ nắm giữ:
- Cổ đông trong nước:
+ Số lượng:
+ Tỷ lệ nắm giữ:
B. ĐỐI VỚI CÁ NHÂN
1. Họ và tên:
2. Năm sinh:
II. THÔNG TIN VỀ CÔNG TY MỤC TIÊU/CHỨNG CHỈ QUỸ ĐẦU TƯ MỤC TIÊU
1. Tên công ty mục tiêu:
2. Địa chỉ:
3. Vốn điều lệ:
4. Mệnh giá cổ phần:
5. Thông tin về việc niêm yết/đăng ký giao dịch của công ty mục tiêu:
6. Loại cổ phiếu đăng ký chào mua:
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ CHÀO MUA CÔNG KHAI VỚI CÔNG TY MỤC TIÊU/QUỸ ĐẦU TƯ MỤC TIÊU
............................................................................................................
IV. SỐ LƯỢNG, TỶ LỆ NẮM GIỮ CỔ PHIẾU CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN CHÀO MUA VÀ CỦA NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN (NẾU CÓ) ĐỐI VỚI CÔNG TY MỤC TIÊU/QUỸ ĐẦU TƯ MỤC TIÊU TRƯỚC KHI CHÀO MUA
V. SỐ LƯỢNG CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI, CHỨNG QUYỀN, QUYỀN MUA, CHỨNG CHỈ QUỸ ĐÓNG CỦA CÔNG TY MỤC TIÊU, QUỸ ĐẦU TƯ MỤC TIÊU MÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHÀO MUA VÀ NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN SỞ HỮU HOẶC GIÁN TIẾP SỞ HỮU THÔNG QUA BÊN THỨ BA TÍNH ĐẾN THỜI ĐIỂM GỬI HỒ SƠ CHÀO MUA CÔNG KHAI CHO ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
............................................................................................................
VI. CÁC GIAO DỊCH, CAM KẾT LIÊN QUAN ĐẾN CỔ PHIẾU, CHỨNG CHỈ QUỸ CỦA CÔNG TY MỤC TIÊU, QUỸ ĐẦU TƯ MỤC TIÊU TÍNH ĐẾN THỜI ĐIỂM GỬI HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHÀO MUA CHO ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
............................................................................................................
VII. SỐ LƯỢNG, TỶ LỆ CỔ PHIẾU/CHỨNG CHỈ QUỸ ĐÓNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN DỰ KIẾN THỰC HIỆN CHÀO MUA CÔNG KHAI
............................................................................................................
VIII. GIÁ CHÀO MUA CÔNG KHAI
............................................................................................................
IX. GIÁ CHÀO MUA CAO NHẤT CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN KHÁC ĐỐI VỚI CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY MỤC TIÊU/CHỨNG CHỈ QUỸ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ MỤC TIÊU ĐƯỢC CÔNG BỐ TRONG THỜI GIAN NÀY (NẾU CÓ)
............................................................................................................
X. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHÀO MUA
............................................................................................................
XI. MỤC ĐÍCH CHÀO MUA VÀ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG, KINH DOANH SAU KHI THỰC HIỆN CHÀO MUA
1. Mục đích chào mua:...................................................................................................................
2. Dự kiến kế hoạch hoạt động, kinh doanh sau khi thực hiện chào mua:...................................................................................................................
XII. THỜI ĐIỂM ĐĂNG KÝ CHÀO MUA CÔNG KHAI VÀ THỜI HẠN DỰ KIẾN HOÀN TẤT VIỆC CHÀO MUA
............................................................................................................
XIII. ĐIỀU KIỆN HỦY BỎ ĐỢT CHÀO MUA CÔNG KHAI (NẾU CÓ)
............................................................................................................
XIV. THỜI HẠN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
1. Thời hạn chào mua công khai (dự kiến):...................................................................................................................
2. Phương thức thanh toán:...................................................................................................................
XV. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN LÀM ĐẠI LÝ THỰC HIỆN VIỆC CHÀO MUA CÔNG KHAI
1. Tên công ty: ...................................................................................................................
2. Địa chỉ:...................................................................................................................
XVI. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TRONG TRƯỜNG HỢP SỐ LƯỢNG CỔ PHIẾU/CHỨNG CHỈ QUỸ ĐÓNG ĐƯỢC CHÀO MUA NHỎ HƠN SỐ LƯỢNG CỔ PHIẾU/CHỨNG CHỈ QUỸ ĐÓNG ĐĂNG KÝ BÁN
............................................................................................................
XVII. TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM
1. Báo cáo tài chính của năm liền trước được kiểm toán (áp dụng đối với bên chào mua là tổ chức) (nếu có).
2. .......
|
......, ngày.... tháng.... năm 20... TÊN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ CHÀO MUA CÔNG KHAI (Người đại diện theo pháp luật - đối với tổ chức) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu - nếu có) |
Mẫu số 25
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......, ngày... tháng... năm...
GIẤY ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Kính gửi: Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
Chúng tôi, công ty chứng khoán/ngân hàng thương mại/chi nhánh ngân hàng/Kho bạc Nhà nước:
Tên giao dịch của công ty tiếng Việt:
Tên giao dịch của công ty tiếng Anh:
Tên viết tắt:
được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số.............. ngày.../.../...
do........ cấp.
- Trụ sở chính: Điện thoại:
- Email: Fax:
- Website:
- Vốn điều lệ:
- Nghiệp vụ kinh doanh:
- Cổ đông/Thành viên góp vốn (nêu rõ tên cổ đông, số lượng cổ phần và tỷ lệ nắm giữ).
- Đối với trường hợp công ty chứng khoán nhận sáp nhập đăng ký thành viên giao dịch: Quyết định.... số...... ngày...... của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận việc sáp nhập, theo đó chúng tôi (công ty nhận sáp nhập) sẽ sáp nhập với công ty (công ty bị sáp nhập) với thông tin như sau:
Tên công ty bị sáp nhập:..........., Tên giao dịch bằng tiếng Việt:....., Tên giao dịch của công ty bằng tiếng Anh:........ Tên viết tắt:........
Sau khi tìm hiểu và nắm rõ nội dung của Nghị định số..../NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, các văn bản pháp luật liên quan và Quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (SGDCK), Chúng tôi xin đăng ký làm thành viên của SGDCK như sau:
1. Loại thành viên:
□ Thành viên giao dịch thị trường niêm yết
□ Thành viên giao dịch thị trường đăng ký giao dịch (UPCoM)
□ Thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường công cụ nợ
2. Hình thức kết nối giao dịch:
□ Kết nối qua hệ thống giao dịch trực tuyến
□ Thị trường niêm yết
□ Thị trường UPCoM
□ Thị trường công cụ nợ
- Địa điểm kết nối giao dịch trực tuyến (GDTT):
- Tên nhà cung cấp phần mềm GDTT:
- Tên phần mềm GDTT:
□ Kết nối qua hệ thống giao dịch từ xa
□ Thị trường niêm yết
□ Thị trường đăng ký giao dịch (UPCoM)
□ Thị trường công cụ nợ
- Địa điểm kết nối giao dịch từ xa (GDTX):
- Số lượng máy tính nhập lệnh GDTX:
3. Tổ chức đăng ký thành viên bù trừ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ Việt Nam:
□ Có
□ Không
Chúng tôi đảm bảo các thông tin trên đây và thông tin trong hồ sơ kèm theo là hoàn toàn chính xác, nếu được chấp thuận làm thành viên của SGDCK, chúng tôi cam kết:
a) Không trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt [1]
b) Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nghĩa vụ của thành viên theo quy định pháp luật và quy chế của SGDCK.
c) Chịu mọi hình thức kỷ luật của SGDCK khi không thực hiện đúng cam kết nêu trên.
|
........., ngày... tháng.... năm... TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 26
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......, ngày... tháng... năm...
GIẤY ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN HÌNH THÀNH SAU HỢP NHẤT
Kính gửi: Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
Chúng tôi gồm các công ty thực hiện hợp nhất:
- Công ty chứng khoán..........................................................................................
- Tên giao dịch của công ty bằng tiếng Việt:........................................................
- Tên giao dịch của công ty bằng tiếng Anh:........................................................
- Tên viết tắt:.........................................................................................................
- Được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán số... ngày..... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
- Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................
- Điện thoại:..........................................................................................................
và
- Công ty chứng khoán..........................................................................................
- Tên giao dịch của công ty bằng tiếng Việt:........................................................
- Tên giao dịch của công ty bằng tiếng Anh:........................................................
- Tên viết tắt:.........................................................................................................
- Được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán số... ngày..... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
- Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................
- Điện thoại:..........................................................................................................
đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận hợp nhất theo Quyết định hợp nhất số......ngày......, theo đó chúng tôi sẽ hợp nhất thành Công ty hợp nhất với thông tin như sau:
- Tên công ty:........................................................................................................
- Tên giao dịch của công ty bằng tiếng Việt:........................................................
- Tên giao dịch của công ty bằng tiếng Anh:........................................................
- Tên viết tắt:.........................................................................................................
- Sau khi tìm hiểu và nắm rõ nội dung của Nghị định số..../NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, các văn bản pháp luật liên quan và Quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (SGDCK), chúng tôi xin đăng ký làm thành viên của SGDCK như sau:
1. Loại thành viên:
□ Thành viên giao dịch thị trường niêm yết
□ Thành viên giao dịch thị trường đăng ký giao dịch (UPCoM)
□ Thành viên giao dịch đặc biệt thị trường công cụ nợ
2. Hình thức kết nối giao dịch:
□ Kết nối qua hệ thống giao dịch trực tuyến
□ Thị trường niêm yết
□ Thị trường UPCoM
□ Thị trường công cụ nợ
- Địa điểm kết nối giao dịch trực tuyến (GDTT):
- Tên nhà cung cấp phần mềm GDTT:
- Tên phần mềm GDTT:
□ Kết nối qua hệ thống giao dịch từ xa
□ Thị trường niêm yết
□ Thị trường UPCoM
□ Thị trường công cụ nợ
- Địa điểm kết nối giao dịch từ xa (GDTX):
- Số lượng máy tính nhập lệnh GDTX:
Chúng tôi đảm bảo các thông tin trên đây và thông tin trong hồ sơ kèm theo là hoàn toàn chính xác, nếu được chấp thuận làm thành viên của SGDCK, chúng tôi cam kết:
a) Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nghĩa vụ của thành viên theo quy định pháp luật và quy chế của SGDCK.
b) Chịu mọi hình thức kỷ luật của SGDCK khi không thực hiện đúng cam kết nêu trên.
ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN..... (Ký, đóng dấu, ghi rõ chức vụ, họ tên) |
..............., ngày... tháng... năm... ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN...... (Ký, đóng dấu, ghi rõ chức vụ, họ tên) |
Mẫu số 27
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ HỦY BỎ TƯ CÁCH THÀNH VIÊN
CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Kính gửi: Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
1. Tên thành viên
2. Tên viết tắt:
3. Mã thành viên
4. Trụ sở chính:
5. Điện thoại:............................ Fax
6. Giấy phép thành lập và hoạt động số............. ngày................ do......... cấp
7. Quyết định công nhận thành viên..... số..... ngày......... tháng....... năm......... do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam cấp.
Đề nghị được hủy bỏ tư cách thành viên.... của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam kể từ ngày...........................................................................................................
Lý do hủy bỏ tư cách thành viên:..........................................................................
Chúng tôi đề nghị ngừng hoạt động giao dịch kể từ ngày........... để hoàn tất thủ tục hủy bỏ tư cách thành viên...
Chúng tôi cam kết hoàn tất các nghĩa vụ, thủ tục theo quy định của pháp luật trước khi được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận hủy bỏ tư cách thành viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trong đơn và các tài liệu kèm theo.
Chúng tôi xin gửi kèm các giấy tờ liên quan như sau (không áp dụng cho thành viên trên thị trường công cụ nợ):
1. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu về việc hủy bỏ tư cách thành viên hoặc thông qua rút nghiệp vụ môi giới hoặc giải thể công ty, hoặc hợp nhất, sáp nhập.
2. Phương án xử lý tài khoản giao dịch của khách hàng và phương án xử lý nghĩa vụ tài chính chưa hoàn thành đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
3. Hợp đồng chuyển giao tài khoản giao dịch khách hàng cho thành viên khác hoặc giữa các thành viên tham gia hợp nhất, sáp nhập.
4. Thông báo ngừng mở tài khoản giao dịch mới và ngừng ký kết hợp đồng mới với khách hàng vào ngày.... tháng..... năm......
5. Các giấy tờ khác liên quan (nếu có).
Chúng tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật. Nếu sai chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
|
......, ngày... tháng... năm... TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 28
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN
Cổ phiếu/Trái phiếu/Chứng chỉ quỹ:.... (tên)
Mã Cổ phiếu/Trái phiếu/Chứng chỉ quỹ (nếu có)
Kính gửi: Sở Giao dịch Chứng khoán...
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT
1. Tên tổ chức đăng ký niêm yết (đầy đủ):
2. Tên tiếng Anh (nếu có)
3. Tên viết tắt (nếu có):
4. Vốn điều lệ đăng ký:
5. Vốn điều lệ thực góp:
6. Địa chỉ trụ sở chính:
7. Điện thoại: Fax:
8. Nơi mở tài khoản: Số hiệu tài khoản:
9. Căn cứ pháp lý hoạt động kinh doanh:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:... do........ cấp ngày... hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động số:............ do...... cấp ngày.....
- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Mã số:
- Sản phẩm/dịch vụ chính:
II. CHỨNG KHOÁN ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT
1. Tên Cổ phiếu/Trái phiếu/Chứng chỉ quỹ:
2. Loại Cổ phiếu/Trái phiếu/Chứng chỉ quỹ:
3. Mệnh giá Cổ phiếu/Trái phiếu/Chứng chỉ quỹ:... đồng
4. Giá niêm yết dự kiến:...đồng
5. Số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết:
6. Thời gian dự kiến niêm yết:
7. Tỷ lệ số cổ phần đăng ký niêm yết trên tổng số cổ phần đã phát hành (đối với cổ phiếu):
III. CÁC BÊN LIÊN QUAN
1. Tổ chức tư vấn niêm yết
2. Tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính
3. Tổ chức khác (nếu có)
IV. CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ
1. Chúng tôi cam kết tuân thủ quy định về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực kinh doanh đặc thù (nếu có).
2. Chúng tôi cam kết công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty không bị xử lý vi phạm do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng 02 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết.
3. Chúng tôi xin đảm bảo rằng những số liệu trong hồ sơ này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là số liệu giả hoặc thiếu thông tin có thể làm cho người mua cổ phiếu chịu thiệt hại.
4. Chúng tôi cam kết không có nợ quá hạn trên 01 năm đến thời điểm đăng ký niêm yết.
5. Chúng tôi cam kết nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Quy chế của Sở giao dịch chứng khoán và chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm cam kết nêu trên.
V. HỒ SƠ KÈM THEO
1. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua việc niêm yết;
2. Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong thời hạn một tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết (sổ đăng ký cổ đông phải kèm theo bản liệt kê danh sách cổ đông lớn, người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ, người được ủy quyền công bố thông tin, cổ đông chiến lược (số lượng, tỷ lệ nắm giữ, thời gian bị hạn chế chuyển nhượng (nếu có)) (đối với niêm yết cổ phiếu); hoặc danh sách trái chủ (đối với trái phiếu) hoặc danh sách nhà đầu tư (đối với chứng chỉ quỹ);
3. Bản cáo bạch niêm yết cổ phiếu/trái phiếu/chứng chỉ quỹ;
4. Cam kết của cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban Kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị bổ nhiệm và cam kết của cổ đông lớn là người có liên quan của các đối tượng trên về việc nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo (đối với trường hợp niêm yết cổ phiếu);
5. Hợp đồng tư vấn niêm yết;
6. Danh sách những người có liên quan đến các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát và Kế toán trưởng (hoặc giám đốc tài chính, trưởng phòng kế toán);
7. Giấy chứng nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về việc chứng khoán của tổ chức đã đăng ký tập trung;
8. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương;
9. Báo cáo tài chính của tổ chức đăng ký niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Nghị định..../NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
10. Các tài liệu khác (nếu có).
|
....., ngày... tháng.... năm... TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) |
Mẫu số 29
BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT CỔ PHIẾU/TRÁI PHIẾU
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
(trang bìa)
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CẤP ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN CHỈ CÓ NGHĨA LÀ VIỆC NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN ĐÃ THỰC HIỆN THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN MÀ KHÔNG HÀM Ý ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ CỦA CHỨNG KHOÁN. MỌI TUYÊN BỐ TRÁI VỚI ĐIỀU NÀY LÀ BẤT HỢP PHÁP. |
BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY: ABC
(Giấy chứng nhận ĐKKD số.... do.... cấp ngày... tháng... năm... hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động số:............ do...... cấp ngày......)
NIÊM YẾT CỔ PHIẾU (TRÁI PHIẾU)
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN...
(Quyết định đăng ký niêm yết số:.../SGD...- QĐ do.... cấp ngày... tháng... năm...)
Bản cáo bạch này và tài liệu bổ sung sẽ được cung cấp tại:......................................
Phụ trách công bố thông tin:
Họ tên:............................ Số điện thoại:............................. Chức vụ:........................
(trang bìa)
CÔNG TY: ABC
(Giấy chứng nhận ĐKKD số.... do.... cấp ngày... tháng... năm....)
(Ghi rõ địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, fax, email, website của công ty)
NIÊM YẾT CỔ PHIẾU (TRÁI PHIẾU)
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN...
Tên cổ phiếu/trái phiếu:
Loại cổ phiếu/trái phiếu:
Mã cổ phiếu/trái phiếu (nếu có):
Thời điểm đáo hạn (đối với trái phiếu):
Lãi suất (đối với trái phiếu):
Kỳ trả lãi (đối với trái phiếu):
Mệnh giá:
Tổng số lượng niêm yết:
Tổng giá trị niêm yết (theo mệnh giá):
TỔ CHỨC KIỂM TOÁN:
CÔNG TY:.......... (ghi rõ địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax giao dịch)
TỔ CHỨC TƯ VẤN:
CÔNG TY:.......... (ghi rõ địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax giao dịch)
(trang bìa)
MỤC LỤC
|
Trang |
I. Các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán niêm yết |
|
II. Những người chịu trách nhiệm chính đối với nội dung Bản cáo bạch |
|
III. Các khái niệm |
|
IV. Tình hình và đặc điểm của tổ chức niêm yết |
|
V. Chứng khoán niêm yết |
|
VI. Các đối tác liên quan tới việc niêm yết |
|
VII. Phụ lục |
|
NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH
I. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO
(Phân tích rõ ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro đến giá cả chứng khoán niêm yết)
1. Đối với tổ chức không phải là tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính phi ngân hàng:
1.1. Rủi ro về kinh tế:
1.2. Rủi ro về luật pháp:
1.3. Rủi ro đặc thù: (ngành, công ty, lĩnh vực hoạt động)
1.4. Rủi ro khác: (rủi ro bất khả kháng như: thiên tai, địch họa...)
2. Đối với tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính phi ngân hàng:
2.1. Rủi ro về kinh tế:
a) Rủi ro về lãi suất: (Phân tích tình hình huy động và cho vay, chênh lệch giữa kỳ hạn tiền gửi và tiền vay, từ đó những biến động về lãi suất đã gây tác động thế nào tới giá trị các khoản tiền gửi và cho vay)
b) Rủi ro về tín dụng: (Phân tích rủi ro có thể xảy ra do có một số công ty vì lý do cụ thể nào đó có thể không trả được nợ vay)
c) Rủi ro về ngoại hối: (Biến động tỷ giá đã gây tác động thế nào đến giá trị của các loại tài sản có và nợ bằng ngoại tệ. Kết quả ròng của các tác động này là thuận lợi hay bất lợi)
d) Rủi ro về thanh toán: (Phân tích khả năng có thể xảy ra việc rút tiền đột xuất với khối lượng lớn của người gửi tiền và khả năng của ngân hàng trong việc bảo đảm tiền mặt để đáp ứng yêu cầu rút tiền thường xuyên và đột xuất (đặc biệt là nhu cầu đột xuất) của khách hàng)
đ) Rủi ro từ các hoạt động ngoại bảng: (Phân tích các giao dịch kỳ hạn, các khoản cam kết cho vay, các khoản bảo lãnh L/C có khả năng gây ra những tác động gì đến tình hình tài chính của ngân hàng)
2.2. Rủi ro về luật pháp:
2.3. Rủi ro về ngành:
2.4. Rủi ro khác: (Rủi ro bất khả kháng như: thiên tai, địch hoạ...)
II. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH
1. Tổ chức niêm yết
Ông/Bà:................ Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Ông/Bà:................ Chức vụ: Giám đốc (Tổng giám đốc).
Ông/Bà:................ Chức vụ: Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đốc) có liên quan đến việc đăng ký niêm yết.
Ông/Bà:......... Chức vụ: Kế toán trưởng hoặc Giám đốc Tài chính.
Ông/Bà:............... Chức vụ: Trưởng ban Kiểm soát hoặc Trưởng ban Kiểm toán nội bộ.
Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin và số liệu trong Bản cáo bạch này là phù hợp với thực tế mà chúng tôi được biết, hoặc đã điều tra, thu thập một cách hợp lý.
2. Tổ chức tư vấn
Đại diện theo pháp luật: Ông/Bà:..........................................................................
Chức vụ:................................................................................................................
Giấy ủy quyền:......................................................................................................
Bản cáo bạch này là một phần của hồ sơ đăng ký niêm yết do [tên tổ chức tư vấn] tham gia lập trên cơ sở hợp đồng tư vấn (nếu có) với [tên tổ chức niêm yết]. Chúng tôi đảm bảo rằng việc phân tích, đánh giá và lựa chọn ngôn từ trên Bản cáo bạch này đã được thực hiện một cách hợp lý và cẩn trọng dựa trên cơ sở các thông tin và số liệu do [tên tổ chức niêm yết] cung cấp.
III. CÁC KHÁI NIỆM
(Những từ, nhóm từ viết tắt hoặc khó hiểu, hoặc có thể gây hiểu lầm được thể hiện trong bản cáo bạch cần phải định nghĩa)
IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT
1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển:
1.1. Giới thiệu chung về tổ chức niêm yết
1.2. Quá trình hình thành, phát triển
1.3. Quá trình tăng vốn điều lệ
...
2. Cơ cấu tổ chức công ty (và cơ cấu trong tập đoàn nếu có) (thể hiện bằng sơ đồ và kèm theo diễn giải)
3. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty (thể hiện bằng sơ đồ và kèm theo diễn giải)
4. Danh sách cổ đông (tên, địa chỉ, số CMND, số ĐKKD (nếu có)) nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của công ty; Danh sách cổ đông sáng lập và tỷ lệ cổ phần nắm giữ (nếu các quy định về hạn chế chuyển nhượng còn hiệu lực); Cơ cấu cổ đông (tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và tỷ lệ nắm giữ)
5. Danh sách những công ty mẹ và công ty con của tổ chức đăng ký niêm yết, những công ty mà tổ chức đăng ký niêm yết đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, những công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối với tổ chức đăng ký niêm yết, gồm: tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ đã đăng ký, vốn điều lệ thực góp; vốn đăng ký/vốn thực góp của tổ chức đăng ký niêm yết, tỷ lệ nắm giữ của tổ chức đăng ký niêm yết...
6. Hoạt động kinh doanh
6.1. Đối với tổ chức không phải là tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính phi ngân hàng:
6.1.1. Sản lượng sản phẩm/giá trị dịch vụ qua các năm (tỷ lệ từng loại sản phẩm/dịch vụ trong doanh thu, lợi nhuận)
6.1.2. Nguyên vật liệu
- Nguồn nguyên vật liệu
- Sự ổn định của các nguồn cung cấp này
- Ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu tới doanh thu, lợi nhuận
6.1.3. Chi phí sản xuất (cao hay thấp, có tính cạnh tranh hay không?), tỷ lệ từng loại chi phí/doanh thu
6.1.4. Trình độ công nghệ
6.1.5. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới (nếu có)
6.1.6. Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm/dịch vụ
- Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng
- Bộ phận kiểm tra chất lượng của công ty
6.1.7. Hoạt động Marketing
6.1.8. Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền
6.1.9. Các hợp đồng lớn đang được thực hiện hoặc đã được ký kết (nêu tên, trị giá, thời gian thực hiện, sản phẩm, đối tác trong hợp đồng)
6.2. Đối với tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính phi ngân hàng:
6.2.1. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty
- Chủng loại và chất lượng sản phẩm/dịch vụ
- Huy động vốn (Cơ cấu, tỷ trọng nguồn vốn huy động trong nước, ngoài nước của tổ chức đăng ký niêm yết trong 02 - 03 năm gần nhất)
- Hoạt động tín dụng (Hiệu quả, tỷ lệ an toàn vốn, tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ khó đòi, rủi ro lãi suất, phân loại... trong 02 - 03 năm gần nhất)
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán (Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán, các dịch vụ thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế trong 02 - 03 năm gần nhất)
- Hoạt động ngân hàng đại lý (nếu có)
6.2.2. Quản lý rủi ro và bảo toàn vốn
6.2.3. Thị trường hoạt động
- Mạng lưới chi nhánh
- Mạng lưới khách hàng và các loại dịch vụ cho khách hàng
- Thị phần và khả năng cạnh tranh
6.2.4. Các dự án phát triển hoạt động kinh doanh đang thực hiện
7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
7.1. Tóm tắt một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 02 năm gần nhất và quý gần nhất (nếu có)
- Kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu |
Năm X-1 |
Năm X |
% tăng giảm |
Lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ gần nhất |
* Đối với tổ chức không phải là tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính phi ngân hàng: Tổng giá trị tài sản Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận khác Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu * Đối với tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính phi ngân hàng: Tổng giá trị tài sản Vốn chủ sở hữu Doanh thu Thuế và các khoản phải nộp Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu |
|
|
|
|
(Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty mẹ, chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên báo cáo tài chính công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất. Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân, chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên báo cáo tài chính tổng hợp).
- Các chỉ tiêu khác (tùy theo đặc điểm riêng của ngành, của công ty để làm rõ kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm gần nhất)
- Ý kiến kiểm toán, hướng xử lý, khắc phục đến thời điểm đăng ký niêm yết (nếu có)
7.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm báo cáo (Nêu rõ những nhân tố thuận lợi và khó khăn tác động chính đến tình hình kinh doanh của công ty trong năm báo cáo. Trường hợp tình hình kinh doanh của công ty giảm sút, cần giải trình rõ nguyên nhân)
8. Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành
- Vị thế của công ty trong ngành
- Triển vọng phát triển của ngành
- So sánh về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong cùng ngành
- Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế chung trên thế giới
9. Chính sách đối với người lao động
- Số lượng người lao động trong công ty
- Chính sách đào tạo, lương thưởng, trợ cấp,...
10. Chính sách cổ tức (trong trường hợp cổ phiếu - nêu rõ tỷ lệ cổ tức trong hai năm gần nhất, các chính sách liên quan đến việc trả cổ tức, nêu rõ việc thanh toán cổ tức qua các năm và việc tạm ứng cổ tức đến thời điểm gần nhất (nếu có) hoặc chính sách vay nợ trong thời hạn trái phiếu, thứ tự ưu tiên thanh toán của trái phiếu được niêm yết trong danh mục nợ của tổ chức đăng ký niêm yết (trong trường hợp niêm yết trái phiếu)
11. Tình hình hoạt động tài chính
11.1. Đối với các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính phi ngân hàng:
11.1.1 Các chỉ tiêu cơ bản (trong năm gần nhất)
- Trích khấu hao TSCĐ: (theo đúng chế độ quy định? có thay đổi gì trong chính sách khấu hao?)
- Mức lương bình quân: (so với mức lương bình quân của các doanh nghiệp khác cùng ngành trong cùng địa bàn?)
- Thanh toán các khoản nợ đến hạn: (có thanh toán đúng hạn và đầy đủ các khoản nợ không?)
- Các khoản phải nộp theo luật định: (có thực hiện theo luật định?)
- Trích lập các quỹ theo luật định: (có đúng theo Điều lệ và luật định?)
- Tổng dư nợ vay: (ghi rõ nợ quá hạn, tổng dư nợ bảo lãnh (nếu có), quá hạn ngắn hạn hay trung hạn và dài hạn, nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, khả năng thu hồi)
- Tình hình công nợ hiện nay: (tổng số nợ phải thu, tổng số nợ phải trả)
- Chỉ tiêu khác (nếu có)
11.1.2 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu (tùy theo từng ngành)
Các chỉ tiêu |
Năm X - 1 |
Năm X |
Ghi chú |
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Hệ số thanh toán ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh: Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho _____________________________________ Nợ ngắn hạn |
|
|
|
Chỉ tiêu về cơ cấu vốn Nợ/Tổng tài sản Nợ/Vốn chủ sở hữu |
|
|
|
Chỉ tiêu về năng lực hoạt động Vòng quay hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán _________________________ Hàng tồn kho bình quân Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân |
|
|
|
Chỉ tiêu về khả năng sinh lời Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần |
|
|
|
(Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty mẹ, chỉ tiêu tài chính dựa theo báo cáo công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất. Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân, chỉ tiêu tài chính dựa trên báo cáo tài chính tổng hợp)
- Các chỉ tiêu khác (tùy theo đặc điểm riêng của ngành, của công ty để làm rõ tình hình tài chính trong hai năm gần nhất)
11.2. Đối với tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính phi ngân hàng:
Chỉ tiêu |
Năm X - 1 |
Năm X |
Ghi chú |
1. Quy mô vốn |
|
|
|
- Vốn điều lệ |
|
|
|
- Tổng tài sản có |
|
|
|
- Tỷ lệ an toàn vốn |
|
|
|
2. Kết quả hoạt động kinh doanh |
|
|
|
- Doanh số huy động tiền gửi |
|
|
|
- Doanh số cho vay |
|
|
|
- Doanh số thu nợ |
|
|
|
- Nợ quá hạn |
|
|
|
- Nợ khó đòi |
|
|
|
- Hệ số sử dụng vốn |
|
|
|
- Tỷ lệ nợ bảo lãnh quá hạn/Tổng số dư bảo lãnh |
|
|
|
- Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ |
|
|
|
- Tỷ lệ nợ khó đòi/Tổng dư nợ |
|
|
|
3. Khả năng thanh khoản |
|
|
|
- Khả năng thanh toán ngay |
|
|
|
- Khả năng thanh toán chung |
|
|
|
(Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty mẹ, chỉ tiêu tài chính dựa trên báo cáo tài chính công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất. Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân, chỉ tiêu tài chính dựa trên báo cáo tài chính tổng hợp)
- Các chỉ tiêu khác (tùy theo đặc điểm riêng của ngành, của công ty để làm rõ tình hình tài chính trong hai năm gần nhất)
12. Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng
- Danh sách [Tên, tuổi, số CMND]
- Sơ yếu lý lịch, bao gồm các nội dung sau:
+ Chức vụ hiện tại (thời gian đảm nhiệm tính đến thời điểm hiện tại), chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác, các công tác đã trải qua, bằng cấp;
+ Tỷ lệ sở hữu chứng khoán của bản thân và những người liên quan trong tổ chức đăng ký niêm yết;
+ Các khoản nợ đối với công ty (nếu có)(áp dụng cho niêm yết cổ phiếu);
+ Thù lao và các khoản lợi ích khác (nếu có);
+ Lợi ích liên quan đối với tổ chức niêm yết (nếu có).
13. Tài sản (Những nhà xưởng, tài sản thuộc sở hữu của công ty)
14. Kế hoạch sản xuất kinh doanh, lợi nhuận và cổ tức trong các năm tiếp theo (áp dụng đối với niêm yết cổ phiếu)
Chỉ tiêu |
Năm X+1 |
Năm X+2 |
||
Giá trị, % |
% tăng giảm so với năm X |
Giá trị, % |
% tăng giảm so với năm X+1 |
|
Doanh thu thuần (hoặc Doanh số cho vay đối với tổ chức tín dụng) |
|
|
|
|
Lợi nhuận sau thuế |
|
|
|
|
Vốn chủ sở hữu |
|
|
|
|
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần |
|
|
|
|
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu |
|
|
|
|
Cổ tức |
|
|
|
|
(Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty mẹ, chỉ tiêu tài chính dựa trên báo cáo tài chính công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất. Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân, chỉ tiêu tài chính dựa trên báo cáo tài chính tổng hợp)
- Các chỉ tiêu khác (tùy theo đặc điểm riêng của ngành, của công ty)
- Nêu căn cứ để đạt được kế hoạch lợi nhuận và cổ tức nói trên
- Kế hoạch đầu tư, dự án đã được Hội đồng quản trị (HĐQT), Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thông qua
- Kế hoạch tăng vốn điều lệ (nếu có)
15. Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức
16. Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của tổ chức đăng ký niêm yết (thông tin về trái phiếu chuyển đổi và các thông tin liên quan đến cổ phiếu, trái phiếu...)
17. Các thông tin, các tranh chấp kiện tụng liên quan tới công ty mà có thể ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán niêm yết (nếu có)
V. CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT
1. Loại chứng khoán
2. Mệnh giá
3. Tổng số chứng khoán niêm yết: Nêu rõ số lượng chứng khoán đã phát hành nhưng chưa được niêm yết và lý do chưa niêm yết (nếu có)
4. Số lượng cổ phiếu, trái phiếu bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật hoặc của tổ chức phát hành
5. Xếp hạng tín nhiệm (nếu có)
6. Phương pháp tính giá
7. Phương pháp tính lợi suất khi đáo hạn (đối với niêm yết trái phiếu) (công thức tính kèm theo ví dụ minh họa)
8. Phương thức thực hiện quyền
- Điều kiện, thời gian thực hiện quyền
- Tỷ lệ chuyển đổi và phương pháp tính giá mua và/hoặc chuyển đổi
- Phương pháp tính và đền bù thiệt hại trong trường hợp không thực hiện được quyền
- Các điều khoản khác liên quan đến quyền lợi của người sở hữu quyền mua cổ phần hoặc chứng quyền
9. Đánh giá tác động của tình hình lạm phát đối với trái phiếu niêm yết (sử dụng số liệu lạm phát trong vòng 05 năm để dự báo tác động của lạm phát với lợi suất trái phiếu)
10. Cam kết về tỷ lệ đảm bảo (trường hợp niêm yết trái phiếu có đảm bảo)
11. Giới hạn về tỷ lệ nắm giữ đối với người nước ngoài (theo quy định của pháp luật về chứng khoán và pháp luật chuyên ngành nếu có)
12. Các loại thuế có liên quan (thuế thu nhập và các thuế khác liên quan đến chứng khoán niêm yết)
VI. CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN TỚI VIỆC NIÊM YẾT
(Nêu tên, địa chỉ trụ sở chính và giới thiệu sơ bộ các đối tác có liên quan đến việc niêm yết: đại diện người sở hữu trái phiếu, tổ chức kiểm toán, tư vấn...)
VII. PHỤ LỤC
1. Phụ lục I: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
2. Phụ lục II: Điều lệ công ty phù hợp với Điều lệ mẫu công ty niêm yết
3. Phụ lục III: Biên bản xác định giá trị tài sản (nếu có)
4. Phụ lục IV: Bản định giá trang thiết bị, nhà xưởng,... (nếu có)
5. Phụ lục V: Giới thiệu những văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức niêm yết
6. Phụ lục VI: Báo cáo tài chính của tổ chức đăng ký niêm yết
- Báo cáo tài chính được kiểm toán của 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết.
- Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước đối với trường hợp quy định tại các điểm b, d, e khoản 1; điểm b, d, e, khoản 2; điểm c, đ khoản 3; điểm a, b khoản 4 Điều 112 Nghị định...../2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán; hoặc báo cáo tài chính quý, báo cáo tài chính bán niên được soát xét, hoặc báo cáo tài chính năm được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận lập sau thời điểm hợp nhất, sáp nhập, tách doanh nghiệp hoặc thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp (đối với trường hợp công ty thực hiện hợp nhất, sáp nhập, tách doanh nghiệp hoặc thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp).
- Báo cáo tài chính đến kỳ kế toán gần nhất tương tự quy định về công bố thông tin báo cáo tài chính của tổ chức niêm yết (đối với trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ đăng ký niêm yết quá thời hạn công bố thông tin báo cáo tài chính bán niên, báo cáo tài chính quý).
- Báo cáo tài chính kỳ kế toán cuối cùng từ ngày bắt đầu năm tài chính đến thời điểm hợp nhất của các công ty tham gia hợp nhất và báo cáo tài chính kỳ kế toán đầu tiên từ thời điểm hợp nhất đến thời điểm kết thúc năm tài chính của công ty hợp nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận (đối với trường hợp hợp nhất doanh nghiệp).
7. Phụ lục VII: Báo cáo về những tranh chấp pháp luật
8. Các phụ lục khác (nếu có)
|
TẤT CẢ CHỮ KÝ CỦA NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 30
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ TIẾP TỤC NIÊM YẾT CỔ PHIẾU
Cổ phiếu.... (Tên cổ phiếu)
Kính gửi: Sở Giao dịch Chứng khoán...
I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ TIẾP TỤC NIÊM YẾT
1. Tên tổ chức niêm yết:
2. Tên tiếng Anh:
3. Tên viết tắt:
4. Vốn điều lệ thực góp:
5. Địa chỉ trụ sở chính:
6. Điện thoại: Fax:
7. Website:
8. Nơi mở tài khoản:
9. Số hiệu tài khoản:
10. Căn cứ pháp lý hoạt động kinh doanh:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số........... do............... Cấp lần đầu ngày........., thay đổi lần thứ........ ngày........
- Ngành nghề kinh doanh chính:
- Sản phẩm, dịch vụ chính:
11. Nguồn vốn chủ sở hữu (tại thời điểm...):
12. Cơ cấu vốn cổ phần sau khi tiếp tục niêm yết cổ phiếu: Dựa trên cơ cấu vốn tại thời điểm.................
TT |
Danh mục |
Số lượng cổ phiếu |
Tỷ lệ % |
Số lượng cổ đông |
Cơ cấu cổ đông (*) |
|
Tổ chức |
Cá nhân |
|||||
1 |
Cổ đông Nhà nước |
|
|
|
|
|
2 |
Cổ đông sáng lập/cổ đông FDI |
|
|
|
|
|
3 |
Cổ đông lớn (sở hữu từ 5% cp trở lên) |
|
|
|
|
|
4 |
Công đoàn Công ty |
|
|
|
|
|
5 |
Cổ phiếu quỹ |
|
|
|
|
|
6 |
Cổ đông khác |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
Trong đó: - Trong nước |
|
|
|
|
|
|
- Nước ngoài |
|
|
|
|
|
(*): nêu số lượng tổ chức, cá nhân của từng loại hình
II. LÝ DO ĐỀ NGHỊ TIẾP TỤC NIÊM YẾT:
III. CỔ PHIẾU ĐỀ NGHỊ TIẾP TỤC NIÊM YẾT
1. Tên cổ phiếu:
2. Mã chứng khoán:
3. Loại cổ phiếu:
4. Mệnh giá cổ phiếu:... đồng/cổ phiếu
5. Tổng số lượng cổ phiếu (trước khi đề nghị tiếp tục niêm yết):... cổ phiếu
6. Tổng số lượng cổ phiếu đề nghị tiếp tục niêm yết:........ cổ phiếu
7. Tổng số lượng cổ phiếu không đề nghị tiếp tục niêm yết
8. Thời gian dự kiến tiếp tục niêm yết:
9. Số lượng, tỷ lệ cổ phiếu do cổ đông nước ngoài nắm giữ trong tổng số lượng cổ phiếu đề nghị tiếp tục niêm yết:
- Số lượng:
- Tỷ lệ:
IV. CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN
1. Tổ chức tư vấn:
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại: Fax:
- Website:
2. Tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có):
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại: Fax:
- Website:
3. Tổ chức kiểm toán:
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại: Fax:
- Website:
V. CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ TIẾP TỤC NIÊM YẾT
Chúng tôi đảm bảo các thông tin và số liệu trình bày trong hồ sơ đề nghị tiếp tục niêm yết của chúng tôi là đầy đủ, chính xác và trung thực. Chúng tôi cam kết thực hiện nghiêm chỉnh mọi nghĩa vụ của tổ chức niêm yết cũng như các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm cam kết nêu trên.
VI. HỒ SƠ KÈM THEO
(Liệt kê các tài liệu đi kèm)
|
....., ngày... tháng.... năm..... TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) |
Mẫu số 31
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN
Chứng khoán.... (Tên chứng khoán)
Kính gửi: Sở Giao dịch Chứng khoán...
I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC NIÊM YẾT
1. Tên tổ chức niêm yết:
2. Tên tiếng Anh:
3. Tên viết tắt:
4. Vốn điều lệ:
- Vốn điều lệ thực góp trước khi thay đổi:
- Vốn điều lệ thực góp sau khi thay đổi:
5. Địa chỉ trụ sở chính:
6. Điện thoại: Fax:
7. Website:
8. Nơi mở tài khoản:
9. Số hiệu tài khoản:
10. Căn cứ pháp lý hoạt động kinh doanh:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số........... do...................... cấp lần đầu ngày........., thay đổi lần thứ........ ngày........
- Ngành nghề kinh doanh chính:
- Sản phẩm, dịch vụ chính:
11. Nguồn vốn chủ sở hữu (tại thời điểm...):
12. Cơ cấu vốn cổ phần sau khi thay đổi tăng/giảm cổ phiếu: Dựa trên cơ cấu vốn tại thời điểm.................
TT |
Danh mục |
Số lượng cổ phiếu |
Tỷ lệ % |
Số lượng cổ đông |
Cơ cấu cổ đông (*) |
|
Tổ chức |
Cá nhân |
|||||
1 |
Cổ đông Nhà nước |
|
|
|
|
|
2 |
Cổ đông sáng lập/cổ đông FDI |
|
|
|
|
|
3 |
Cổ đông lớn (sở hữu từ 5% cp trở lên) |
|
|
|
|
|
4 |
Công đoàn Công ty |
|
|
|
|
|
5 |
Cổ phiếu quỹ |
|
|
|
|
|
6 |
Cổ đông khác |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
Trong đó: - Trong nước |
|
|
|
|
|
|
- Nước ngoài |
|
|
|
|
|
(*): nêu số lượng tổ chức, cá nhân của từng loại hình
II. LÝ DO THAY ĐỔI TĂNG/GIẢM SỐ LƯỢNG CHỨNG KHOÁN ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT:
III. CHỨNG KHOÁN THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT
1. Tên chứng khoán:
2. Mã chứng khoán:
3. Loại chứng khoán:
4. Mệnh giá chứng khoán: ...đồng/chứng khoán
5. Số lượng chứng khoán thay đổi đăng ký niêm yết:........ chứng khoán
6. Số lượng chứng khoán thay đổi không đăng ký niêm yết:... chứng khoán (nếu có)
7. Thời gian dự kiến niêm yết:
8. Số lượng, tỷ lệ chứng khoán do cổ đông nước ngoài nắm giữ trong tổng số lượng chứng khoán thay đổi đăng ký niêm yết:
- Số lượng:
- Tỷ lệ:
IV. CHỨNG KHOÁN SAU KHI THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT
1. Tên chứng khoán:
2. Mã chứng khoán:
3. Loại chứng khoán:
4. Mệnh giá chứng khoán: đồng/chứng khoán
5. Tổng số lượng chứng khoán niêm yết sau khi thay đổi đăng ký niêm yết:........... chứng khoán
6. Tỷ lệ chứng khoán niêm yết sau khi thay đổi đăng ký niêm yết trên tổng số chứng khoán đang lưu hành:...%
7. Tổng số lượng chứng khoán không đăng ký niêm yết sau khi thay đổi đăng ký niêm yết:........... chứng khoán
8. Số lượng, tỷ lệ chứng khoán do cổ đông nước ngoài nắm giữ trong tổng số lượng chứng khoán sau khi thay đổi đăng ký niêm yết:
- Số lượng:
- Tỷ lệ:
V. CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN
1. Tổ chức tư vấn:
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại: Fax:
- Website:
2. Tổ chức bảo lãnh phát hành:
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại: Fax:
- Website:
3. Tổ chức kiểm toán:
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại: Fax:
- Website:
VI. CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT
Chúng tôi đảm bảo các thông tin và số liệu trình bày trong hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết của chúng tôi là đầy đủ, chính xác và trung thực. Chúng tôi cam kết thực hiện nghiêm chỉnh mọi nghĩa vụ của tổ chức niêm yết cũng như các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm cam kết nêu trên.
VII. HỒ SƠ KÈM THEO
(Liệt kê các tài liệu đi kèm)
Mẫu số 32
TỔ CHỨC NIÊM YẾT
Số:..... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..., ngày... tháng... năm....... |
GIẤY ĐỀ NGHỊ HỦY NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Sở Giao dịch Chứng khoán.........
1. Tên tổ chức đề nghị hủy niêm yết chứng khoán:
2. Tên tiếng Anh:
3. Tên viết tắt:
4. Trụ sở chính:
5. Điện thoại: Fax:
6. Website:
Đã được chấp thuận niêm yết theo Quyết định số.... ngày.... tháng... năm.... của......
Nay công ty chúng tôi muốn đăng ký hủy niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán.......... với nội dung sau:
7. Tên chứng khoán:......
8. Mã chứng khoán:...........
9. Loại chứng khoán:...........
10. Mệnh giá:.......
11. Kỳ hạn trái phiếu:... năm... Ngày phát hành:... Ngày đáo hạn:...
12. Kỳ hạn trả lãi:.....
13. Phương thức trả lãi:.....
14. Lãi suất trái phiếu:......
15. Số lượng chứng khoán đăng ký hủy niêm yết:........
16. Tổng giá trị chứng khoán đăng ký hủy niêm yết:.........
17. Lý do hủy niêm yết:............
18. Ngày dự kiến hủy niêm yết:
Kính đề nghị Sở Giao dịch Chứng khoán.......... hoàn tất các thủ tục để hủy niêm yết chứng khoán của Công ty..... Chúng tôi cam kết sẽ tuân thủ các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và các quy định hiện hành có liên quan.
Ghi chú: Nội dung số 11, 12, 13 và 14 dành cho trái phiếu
|
TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 33
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN VIỆC ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH NƯỚC NGOÀI
Cổ phiếu/Trái phiếu/Chứng chỉ quỹ:.... (tên)
Mã Cổ phiếu/Trái phiếu/Chứng chỉ quỹ (nếu có)
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT
1. Tên tổ chức đăng ký niêm yết (đầy đủ):
2. Tên tiếng Anh (nếu có)
3. Tên viết tắt (nếu có):
4. Vốn điều lệ đăng ký:
5. Vốn điều lệ thực góp:
6. Địa chỉ trụ sở chính:
7. Điện thoại: Fax:
8. Nơi mở tài khoản: Số hiệu tài khoản:
9. Căn cứ pháp lý hoạt động kinh doanh:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:... do........ cấp ngày... hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động số:............ do...... cấp ngày.....
- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Mã số:
- Sản phẩm/dịch vụ chính:
- Dự án đầu tư:
- Thời hạn của dự án đầu tư
II. CHỨNG KHOÁN ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT
1. Tên Cổ phiếu/Trái phiếu/Chứng chỉ quỹ:
2. Loại Cổ phiếu/Trái phiếu/Chứng chỉ quỹ:
3. Mệnh giá Cổ phiếu/Trái phiếu/Chứng chỉ quỹ:... đồng
4. Giá niêm yết dự kiến:... đồng
5. Số lượng chứng khoán đăng ký chào bán:
6. Số lượng chứng khoán đăng ký niêm yết:
7. Thời gian dự kiến niêm yết:
III. CÁC BÊN LIÊN QUAN
1. Tổ chức tư vấn niêm yết
2. Tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính
3. Tổ chức khác (nếu có)
IV. CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ
1. Chúng tôi cam kết công ty và người đại diện theo pháp luật không bị xử lý vi phạm do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng 02 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết.
2. Chúng tôi xin đảm bảo rằng những số liệu trong hồ sơ này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là số liệu giả hoặc thiếu có thể làm cho người mua cổ phiếu chịu thiệt hại.
3. Chúng tôi cam kết không có nợ quá hạn trên 1 năm đến thời điểm đăng ký niêm yết.
4. Chúng tôi cam kết nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm cam kết nêu trên.
V. HỒ SƠ KÈM THEO
1. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua việc niêm yết tại Việt Nam;
2. Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong thời hạn một tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết (sổ đăng ký cổ đông phải kèm theo bản liệt kê danh sách cổ đông lớn, người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ, người được ủy quyền công bố thông tin, cổ đông chiến lược (số lượng, tỷ lệ nắm giữ, thời gian bị hạn chế chuyển nhượng (nếu có)) (đối với niêm yết cổ phiếu); hoặc danh sách trái chủ (đối với trái phiếu); hoặc danh sách nhà đầu tư (đối với chứng chỉ quỹ);
3. Bản cáo bạch niêm yết cổ phiếu/trái phiếu/chứng chỉ quỹ;
4. Cam kết của cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban Kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị bổ nhiệm và cam kết của cổ đông lớn là người có liên quan của các đối tượng trên về việc nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo (đối với trường hợp niêm yết cổ phiếu);
5. Hợp đồng tư vấn niêm yết;
6. Danh sách những người có liên quan đến các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát và Kế toán trưởng (hoặc Giám đốc tài chính, Trưởng phòng kế toán);
7. Giấy chứng nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về việc chứng khoán của tổ chức đã đăng ký tập trung;
8. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương;
9. Báo cáo tài chính của tổ chức đăng ký niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Nghị định..../2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
10. Cam kết của tổ chức nước ngoài thực hiện dự án tại Việt Nam;
11. Cam kết không chuyển vốn ra nước ngoài và không rút vốn tự có đối ứng trong thời hạn dự án được cấp phép;
12. Có cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của tổ chức niêm yết theo quy định của pháp luật Việt Nam;
13. Các tài liệu khác (nếu có).
|
..., ngày... tháng... năm... TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 34
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN VIỆC ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT, GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN NƯỚC NGOÀI
Cổ phiếu/Trái phiếu/Chứng chỉ lưu ký:.... (tên)
Mã Cổ phiếu/Trái phiếu/Chứng chỉ lưu ký (nếu có)
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT, GIAO DỊCH TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN NƯỚC NGOÀI
1. Tên tổ chức đăng ký niêm yết (đầy đủ):
2. Tên tiếng Anh (nếu có)
3. Tên viết tắt (nếu có):
4. Vốn điều lệ đăng ký:
5. Vốn điều lệ thực góp:
6. Địa chỉ trụ sở chính:
7. Điện thoại: Fax:
8. Nơi mở tài khoản: Số hiệu tài khoản:
9. Căn cứ pháp lý hoạt động kinh doanh:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:... do........ cấp ngày... hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động số:............ do...... cấp ngày.....
- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Mã số:
- Sản phẩm/dịch vụ chính:
II. CHỨNG KHOÁN PHÁT HÀNH TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM/CHỨNG KHOÁN LÀM CƠ SỞ ĐỂ PHÁT HÀNH CHỨNG CHỈ LƯU KÝ
1. Tên cổ phiếu/trái phiếu
2. Loại cổ phiếu/trái phiếu
3. Mệnh giá cổ phiếu/trái phiếu
4. Số lượng cổ phiếu/trái phiếu đang lưu hành hoặc số lượng cổ phiếu/trái phiếu đăng ký phát hành làm cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký
III. CHỨNG KHOÁN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT, GIAO DỊCH TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN NƯỚC NGOÀI
1. Tên cổ phiếu/trái phiếu/chứng chỉ lưu ký:
2. Loại cổ phiếu/trái phiếu/chứng chỉ lưu ký:
3. Số lượng cổ phiếu/trái phiếu/chứng chỉ lưu ký dự kiến niêm yết, giao dịch:
4. Tổng giá trị niêm yết, giao dịch cổ phiếu/trái phiếu/chứng chỉ lưu ký:
5. Thời gian dự kiến niêm yết, giao dịch:
6. Thị trường niêm yết, giao dịch cổ phiếu/trái phiếu/chứng chỉ lưu ký
7. Tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký (trong trường hợp niêm yết, giao dịch chứng chỉ lưu ký)
IV. CÁC BÊN LIÊN QUAN
1. Tổ chức tư vấn niêm yết
2. Tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính
3. Tổ chức khác (nếu có)
V. CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ
1. Chúng tôi cam kết tuân thủ quy định về hạn chế tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực kinh doanh đặc thù (nếu có).
2. Chúng tôi xin đảm bảo rằng những số liệu trong hồ sơ này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là số liệu giả hoặc thiếu có thể làm cho người mua cổ phiếu chịu thiệt hại.
3. Chúng tôi cam kết nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm cam kết nêu trên.
VI. HỒ SƠ KÈM THEO
1. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua việc niêm yết, giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán nước ngoài;
2. Bản sao hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán nước ngoài;
3. Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đối với tổ chức kinh doanh có điều kiện;
4. Tài liệu xác định tỷ lệ sở hữu nước ngoài của doanh nghiệp;
5. Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có);
6. Cam kết của tổ chức phát hành về việc tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam;
7. Các tài liệu khác (nếu có).
|
..., ngày... tháng... năm... TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 35
CÔNG BỐ THÔNG TIN
CÔNG TY:.........
(Giấy chứng nhận ĐKKD số... do.... cấp ngày.... tháng.... năm)
NIÊM YẾT, GIAO DỊCH CHỨNG CHỈ LƯU KÝ TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN NƯỚC NGOÀI
(Theo Giấy chứng nhận đăng ký/giấy niêm yết số..... do.......
cấp ngày.../.../.... tại.......)
Tên chứng khoán cơ sở:........................................................................................
Mệnh giá chứng khoán cơ sở::..............................................................................
Tổng số lượng chứng khoán cơ sở niêm yết:
Tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký:
Tổ chức tư vấn tài chính:
Tổ chức tư vấn luật:
Tổ chức kiểm toán:
I. TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ
1. Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ website, vốn điều lệ, số lượng cổ phần đang lưu hành:
2. Sơ lược về ngành nghề kinh doanh, tình hình hoạt động, định hướng, kế hoạch phát triển:
3. Tình hình tài chính và các chỉ tiêu tài chính: (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam nếu có và chuẩn mực kế toán tại nước sở tại, giải trình có xác nhận của kiểm toán các điểm khác biệt nếu có):
4. Cơ cấu cổ đông (vào ngày.../..../....):
Trong đó:
Cổ đông nước ngoài:
+ Số lượng:
+ Tỷ lệ nắm giữ:
Cổ đông trong nước:
+ Số lượng:
+ Tỷ lệ nắm giữ:
II. PHƯƠNG ÁN NIÊM YẾT, GIAO DỊCH CHỨNG CHỈ LƯU KÝ:
1. Đặc điểm chứng chỉ lưu ký:
a) Số cổ phiếu mới thực tế phát hành làm cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký, giá cổ phiếu phát hành hoặc số cổ phiếu đang lưu hành đã đăng ký làm cơ sở cho việc phát hành chứng chỉ lưu ký:
b) Tổng số chứng chỉ lưu ký dự kiến niêm yết, giao dịch tại nước ngoài (số lượng và tỷ lệ):
c) Quyền và nghĩa vụ của người nắm giữ chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài (theo quy định của pháp luật nước sở tại):
2. Phương thức lựa chọn cổ phiếu và hình thức hoán đổi lấy chứng chỉ lưu ký của ngân hàng lưu ký:
3. Điều khoản hủy chứng chỉ lưu ký:
4. Thị trường niêm yết, giao dịch chứng chỉ lưu ký dự kiến:
5. Thời gian niêm yết, giao dịch chứng chỉ lưu ký:
6. Thông tin khác
Tổ chức tư vấn luật:
Tổ chức bảo lãnh (tổ chức bảo lãnh phát hành chính và tổ chức đồng bảo lãnh):
Tổ chức kiểm toán:
.......
7. Đánh giá của tổ chức tư vấn về hiệu quả của việc niêm yết, giao dịch chứng chỉ lưu ký tại Sở giao dịch Chứng khoán nước ngoài:
III. NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ: (các nghĩa vụ về công bố thông tin, quản trị công ty theo pháp luật nước sở tại).
IV. NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH CHỨNG CHỈ LƯU KÝ:
V. CÁC THÔNG TIN KHÁC
1. Người phụ trách công bố thông tin của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở (tên, địa chỉ, số điện thoại, fax):
2. Thông tin khác
VI. CAM KẾT CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Hội đồng quản trị Công ty đảm bảo các thông tin và số liệu trong Bản công bố thông tin này là trung thực, chính xác.
|
..., ngày... tháng... năm... TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 36
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH
Chứng khoán:....... (tên chứng khoán)
Kính gửi: Sở Giao dịch Chứng khoán
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH
1. Tên tổ chức đề nghị đăng ký giao dịch (đầy đủ):.............................................
2. Tên tiếng Anh (nếu có):....................................................................................
3. Tên viết tắt (nếu có):.........................................................................................
4. Vốn điều lệ đăng ký:.........................................................................................
5. Vốn điều lệ thực góp:........................................................................................
6. Địa chỉ trụ sở chính:..........................................................................................
7. Điện thoại:............................................... Fax:..................................................
8. Nơi mở tài khoản:............................... Số hiệu tài khoản:................................
9. Căn cứ pháp lý hoạt động kinh doanh:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:....... do............... cấp ngày...............
hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động số:.......... do............. cấp ngày...............
- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:................... Mã số:.......................................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:...................................................................................
II. CHỨNG KHOÁN ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH
1. Tên chứng khoán:.............................................................................................
2. Loại chứng khoán:............................................................................................
3. Mã chứng khoán:..............................................................................................
4. Mệnh giá chứng khoán:........................................................................... đồng
5. Số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch:................................. chứng khoán
6. Thời gian dự kiến giao dịch:.............................................................................
7. Tỷ lệ số cổ phần đăng ký giao dịch trên tổng số cổ phần đã phát hành:..........
|
..., ngày... tháng... năm... TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 37
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH
Chứng khoán:.... (tên chứng khoán)
Kính gửi: Sở Giao dịch Chứng khoán
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH
1. Tên tổ chức đăng ký giao dịch (đầy đủ):..........................................................
2. Tên giao dịch:...................................................................................................
3. Vốn điều lệ hiện tại:..........................................................................................
4. Địa chỉ trụ sở chính:..........................................................................................
5. Điện thoại:......................................... Fax:........................................................
6. Nơi mở tài khoản:........................... Số hiệu tài khoản:....................................
7. Căn cứ pháp lý hoạt động kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số................. ngày..... tháng.... năm....
(sửa đổi lần thứ... ngày...)
- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:........... Mã số:................................................
- Sản phẩm/dịch vụ chính:....................................................................................
II. CHỨNG KHOÁN THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH
1. Tên chứng khoán:.............................................................................................
2. Loại chứng khoán:............................................................................................
3. Mã chứng khoán:..............................................................................................
4. Mệnh giá chứng khoán:........................................... đồng
5. Số lượng chứng khoán thay đổi đăng ký giao dịch:..........................................
6. Số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch sau khi thay đổi đăng ký giao dịch:.............. chứng khoán.
7. Lý do thay đổi đăng ký giao dịch:....................................................................
8. Thời gian dự kiến đăng ký giao dịch:...............................................................
III. CÁC BÊN LIÊN QUAN (NẾU CÓ)
1. Tổ chức tư vấn:.................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính:..........................................................................................
- Điện thoại:.............................................. Fax:...................................................
- Website:............................................................................................................
2. Công ty kiểm toán:............................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính:..........................................................................................
- Điện thoại:....................................................... Fax:..........................................
- Website:............................................................................................................
3. Các bên liên quan khác:
- Địa chỉ trụ sở chính:..........................................................................................
- Điện thoại:....................................................... Fax:..........................................
- Website:............................................................................................................
IV. CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH
Chúng tôi xin đảm bảo rằng những số liệu trong hồ sơ này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là số liệu giả hoặc thiếu có thể làm cho người mua chứng khoán chịu thiệt hại. Chúng tôi cam kết nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm cam kết nêu trên.
|
..., ngày... tháng... năm... TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 38
CÔNG TY... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
........., ngày... tháng... năm..... |
THÔNG BÁO TỶ LỆ SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI TỐI ĐA
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Căn cứ Nghị định số.../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020........
Chúng tôi là:
Công ty:...Mã chứng khoán:...
Website:...
Địa chỉ liên lạc:...
Điện thoại:...Fax:...Email:...
Xin thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty là:...%
Lý do:
Số TT |
(Mã) Ngành nghề đăng ký đầu tư, kinh doanh |
Tỷ lệ SHNN tối đa theo cam kết quốc tế (cụ thể Hiệp định quốc tế) |
Tỷ lệ SHNN tối đa theo pháp luật liên quan |
Tỷ lệ SHNN tối đa theo pháp luật cổ phần hóa |
Tỷ lệ SHNN tối đa tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài |
Tỷ lệ SHNN tối đa theo Điều lệ công ty (nếu có) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng |
|
Chúng tôi xin cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ này./.
Hồ sơ gửi kèm: (Liệt kê đầy đủ) - Bản sao hợp lệ Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận ngành nghề đăng ký kinh doanh; - Điều lệ công ty; - Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án cổ phần hóa, trong đó có nội dung về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của công ty. |
TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 39
CÔNG TY... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
........., ngày... tháng... năm...... |
THÔNG BÁO THAY ĐỔI TỶ LỆ SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI TỐI ĐA
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Căn cứ Nghị định số..../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020........
Chúng tôi là:
Công ty:...Mã chứng khoán:...Website:...
Địa chỉ liên lạc:...Điện thoại:...Fax:...Email:...
Xin thông báo thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty như sau:
- Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (SHNN) tối đa (trước khi thay đổi):...%
- Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa điều chỉnh theo quy định pháp luật:...%
- Lý do điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa:..... (Do thay đổi ngành nghề đầu tư kinh doanh dẫn đến thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài; hoặc quy định pháp luật về sở hữu nước ngoài đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh công ty đang hoạt động có sự thay đổi; hoặc Điều lệ công ty có quy định thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa).
Số TT |
(Mã) Ngành nghề đăng ký đầu tư, kinh doanh |
Tỷ lệ SHNN tối đa theo cam kết quốc tế (cụ thể Hiệp định quốc tế) |
Tỷ lệ SHNN tối đa theo pháp luật liên quan |
Tỷ lệ SHNN tối đa theo pháp luật cổ phần hóa |
Tỷ lệ SHNN tối đa tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài |
Tỷ lệ SHNN tối đa theo Điều lệ công ty (nếu có) |
Ghi chú
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng |
|
|
Chúng tôi xin cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ này./.
Hồ sơ gửi kèm: (Liệt kê đầy đủ) - Bản sao hợp lệ Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; hoặc tài liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận ngành nghề đăng ký kinh doanh; - Điều lệ công ty; - Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án cổ phần hóa, trong đó có nội dung về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của công ty.
|
TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 40
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày...... tháng...... năm......
GIẤY ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN CHUYỂN NHƯỢNG
CỔ PHẦN/PHẦN VỐN GÓP
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Chúng tôi là:
- Công ty (tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa)
- Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán số:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm...
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại:................. Fax:...
Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho việc chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp như sau:
1. Bên chuyển nhượng
- Tên cá nhân, tổ chức:....
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số........................... (đối với tổ chức) do...........cấp ngày.....tháng....năm.....hoặc số chứng minh thư nhân dân/số hộ chiếu...... do..... cấp ngày cấp..........
- Số lượng cổ phần/phần vốn góp đang nắm giữ:.........tỷ lệ...
- Số lượng cổ phần/phần vốn góp chuyển nhượng:...... tỷ lệ..
2. Bên nhận chuyển nhượng:
- Tên cá nhân, tổ chức:..
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số............ (đối với tổ chức) do........... cấp ngày..... tháng.... năm..... hoặc số chứng minh thư nhân dân/số hộ chiếu...... do..... cấp ngày cấp..........
- Số lượng cổ phần/phần vốn góp đang nắm giữ:......... tỷ lệ...
- Số lượng cổ phần/phần vốn góp nhận chuyển nhượng:...... tỷ lệ..
Chúng tôi cam kết hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng cổ phần (phần vốn góp) theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ gửi kèm (Liệt kê đầy đủ) |
TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 41
GIẤY ĐĂNG KÝ MÃ SỐ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
I. ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
1. Tên:........................................................................................................................ |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Giấy phép thành lập và hoạt động/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:........... |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Ngày thành lập:...................................................................................................... |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
4. Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi đăng ký hoạt động:............................................ |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
5. Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................................... |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
6. Điện thoại/Fax/Email:............................................................................................ |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
7. Loại hình tổ chức:.................................................................................................. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
□ Quỹ đầu tư |
□ Không phải là quỹ đầu tư |
||||||||||||||||||||||||||||||||
Loại hình Quỹ mở dạng pháp nhân. Quỹ mở dạng hợp đồng Quỹ tín thác Quỹ thành viên/quỹ tư nhân Quỹ hưu trí Quỹ đóng Quỹ ETF, Quỹ chỉ số Quỹ của quỹ Quỹ mẹ - con Quỹ được quản lý bởi nhiều công ty quản lý quỹ Loại hình khác (ghi rõ)_________
|
Loại hình Ngân hàng thương mại Ngân hàng đầu tư Công ty bảo hiểm Công ty chứng khoán Công ty quản lý quỹ Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Nghị định này Tổ chức đầu tư thuộc chính phủ nước ngoài; tổ chức đầu tư, tài chính thuộc tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên Tổ chức được quản lý bởi nhiều công ty quản lý quỹ Tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài Loại hình khác (ghi rõ)________ |
||||||||||||||||||||||||||||||||
Kê khai tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Nghị định này. Tổng số lượng cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài:... Tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài/tổng số lượng cổ phần:... |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
Trường hợp là quỹ con, quỹ quản lý bởi nhiều công ty quản lý quỹ, tổ chức đã được cấp mã số giao dịch chứng khoán, bổ sung thêm các thông tin sau: - Mã số giao dịch chứng khoán của tổ chức liên quan theo quy định (nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan); - Mối quan hệ giữa tổ chức đăng ký mã số giao dịch chứng khoán và tổ chức đã có mã số giao dịch chứng khoán: Quỹ con Quỹ được tài trợ từ một quỹ Quỹ/tổ chức quản lý bởi nhiều công ty quản lý quỹ Quỹ quản lý bởi cùng một công ty quản lý quỹ Quỹ có cùng một đại diện giao dịch Tổ chức đầu tư thuộc chính phủ nước ngoài; tổ chức đầu tư, tài chính thuộc tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên Loại hình quan hệ khác (ghi rõ)___ |
Trường hợp là công ty chứng khoán, bổ sung thêm các thông tin sau: Mã số cho tài khoản môi giới Mã số cho tài khoản tự doanh Trường hợp công ty chứng khoán/ công ty mẹ/bộ phận kinh doanh độc lập của một tổ chức đã được cấp một mã số giao dịch chứng khoán, đề nghị cung cấp thông tin về: - Mã số đã được cấp. - Mối quan hệ giữa tổ chức đăng ký mã số giao dịch chứng khoán và tổ chức đã có mã số giao dịch chứng khoán: Là công ty con Là công ty trong cùng tập đoàn Loại hình quan hệ khác (ghi rõ)___ |
||||||||||||||||||||||||||||||||
8. Thông tin về nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan của tổ chức đề nghị cấp mã số giao dịch chứng khoán (nếu có) a) Người có liên quan theo quy định về nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan - Tên:........................................ Mã số giao dịch chứng khoán - Tên:........................................ Mã số giao dịch chứng khoán b) Người có liên quan theo quy định về nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan - Tên:........................................ Mã số giao dịch chứng khoán - Tên:........................................ Mã số giao dịch chứng khoán |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
9. Phương án kinh doanh tại Việt Nam: Dài hạn Ngắn hạn Quy mô vốn tối đa dự kiến đầu tư: Thời hạn dự kiến đầu tư: Cơ cấu tài sản dự kiến:
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||
10. Cam kết: (có hiệu lực kể từ ngày ký) 10.1. Trên cơ sở các quy định tại Điều lệ Công ty/Giấy phép thành lập hoặc các tài liệu tương đương, chiến lược đầu tư và giao dịch của chúng tôi nhằm mục đích sau: □ Đầu tư □ Đầu cơ 10.2. Chúng tôi cam đoan rằng những thông tin nêu trên cùng nội dung của toàn bộ hồ sơ và các tài liệu kèm theo là hoàn toàn chính xác, trung thực. Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thông tin kê khai này. 10.3. Chúng tôi xin cam kết tuân thủ các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam, chúng tôi sẽ không có các hành vi giao dịch trái luật làm ảnh hưởng tới sự công bằng và trật tự thị trường tài chính, thị trường chứng khoán của Việt Nam. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
11. Trường hợp quỹ, tổ chức thuộc trường hợp được cấp nhiều mã số giao dịch đăng ký mã số giao dịch chứng khoán cho danh mục đầu tư mà tổ chức tự quản lý: □ Chúng tôi cam kết mã số giao dịch này dành cho danh mục đầu tư mà chúng tôi tự đầu tư, quản lý. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
12. Thông tin cơ bản về tổ chức đầu tư (trường hợp tổ chức đầu tư không phải là quỹ đầu tư). |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
Tên các cổ đông nắm giữ từ 5% trở lên phần vốn góp, vốn điều lệ của tổ chức đầu tư |
Quốc tịch/Quốc gia nơi thành lập/Quốc gia nơi đặt trụ sở chính |
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/CMND/ CCCD/Hộ chiếu |
|||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
13. Các thông tin khác |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Tên và địa chỉ liên lạc |
||||||||||||||||||||||||||||||||
Công ty quản lý quỹ nước ngoài (nếu có) |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
Công ty quản lý quỹ tại Việt Nam (nếu có) |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổ chức nhận ủy thác/Ngân hàng Giám sát (nếu có) |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
Ngân hàng lưu ký toàn cầu (nếu có) |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
Thành viên lưu ký tại Việt Nam (nếu có) |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
Công ty Chứng khoán tại Việt Nam (nếu có, liệt kê tất cả) |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
Văn phòng đại diện tại Việt Nam (nếu có) |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
Đại diện giao dịch tại Việt Nam (nếu có) |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
Người được ủy quyền báo cáo, công bố thông tin (nếu có) |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
Người liên lạc (nếu có) |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
Hồ sơ kèm theo |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổ chức đăng ký:....................................................................................................... Đại diện có thẩm quyền của nhà đầu tư nước ngoài ký tên, đóng dấu (nếu có):....... Chức danh:................................................................................................................. Ngày thực hiện:......................................................................................................... |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
II. ĐỐI VỚI CÁ NHÂN
5. Địa chỉ tại nước ngoài: |
|||||||||
6. Địa chỉ liên lạc tại Việt Nam (nếu có): Điện thoại/Fax/Email: |
|||||||||
7. Số Hộ chiếu: Ngày cấp: Nơi cấp: Thời hạn: |
|||||||||
8. Các thông tin khác |
Tên và địa chỉ liên lạc |
||||||||
Công ty quản lý quỹ tại Việt Nam (nếu có) |
|
||||||||
Ngân hàng lưu ký toàn cầu (nếu có) |
|
||||||||
Thành viên lưu ký tại Việt Nam (nếu có) |
|
||||||||
Công ty chứng khoán tại Việt Nam (nếu có) |
|
||||||||
Đại diện giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nếu có) |
|
||||||||
Người được ủy quyền báo cáo, công bố thông tin |
|
||||||||
9. Cam kết: (có hiệu lực kể từ ngày ký) 9.1. Tôi xin cam đoan những thông tin nêu trên và nội dung của toàn bộ hồ sơ và các tài liệu kèm theo là hoàn toàn chính xác, trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thông tin kê khai này. 9.2. Tôi xin cam kết sẽ tuân thủ pháp luật Việt Nam, không có các hành vi giao dịch trái luật làm ảnh hưởng tới sự công bằng và trật tự thị trường tài chính, thị trường chứng khoán của Việt Nam. 9.3. Tôi xin cam đoan những thông tin nêu trên hoàn toàn đúng và hiện nay chưa bị xử phạt về các hành vi lừa đảo, thao túng, giao dịch nội bộ ở nước sở tại cũng như ở nước ngoài.
|
Ghi chú: Tổ chức, cá nhân được đăng ký mã số giao dịch theo phương thức điện SWIFT thông qua tổ chức lưu ký toàn cầu có xác nhận của thành viên lưu ký. Khi đăng ký dưới dạng điện SWIFT, tổ chức, cá nhân được đăng ký rút gọn theo nguyên tắc chỉ khai báo tại các mục có thông tin liên quan. Tại các mục còn lại, tổ chức, cá nhân không cần liệt kê tên mục và chỉ cần ghi “Không có thông tin liên quan đối với các nội dung còn lại”. Tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài không phải khai các nội dung tại điểm 9, 10.1, 12 tại mục I nêu trên.
Mẫu số 42
DANH MỤC TÀI LIỆU NHẬN DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐĂNG KÝ MÃ SỐ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
1. Tài liệu nhận diện đối với cá nhân nước ngoài: Hộ chiếu còn hiệu lực hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác
2. Tài liệu nhận diện đối với tổ chức nước ngoài, tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam:
a) Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương xác nhận đã hoàn tất việc đăng ký kinh doanh do cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp; giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; hoặc
b) Giấy đăng ký thuế của cơ quan thuế nước nơi tổ chức đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh; hoặc
c) Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ/tổ chức, hoặc tài liệu tương đương do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước ngoài cấp (nếu có) hoặc xác nhận việc đăng ký thành lập; hoặc
d) Trường hợp theo quy định của pháp luật nước ngoài, cơ quan quản lý có thẩm quyền nước ngoài không cấp hoặc không xác nhận việc lập quỹ, quỹ đầu tư nước ngoài có thể nộp một trong các tài liệu sau đây để thay thế: Tài liệu trích lục từ trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý có thẩm quyền ở nước ngoài hoặc điều lệ quỹ, bản cáo bạch hoặc hợp đồng tín thác hoặc biên bản thỏa thuận góp vốn hoặc giấy đăng ký thuế của cơ quan thuế của quốc gia nơi tổ chức đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu khác theo hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
3. Tài liệu nhận diện đối với quỹ đầu tư nước ngoài, tổ chức đầu tư nước ngoài được quản lý bởi nhiều công ty quản lý quỹ; tổ chức đầu tư nước ngoài thuộc chính phủ nước ngoài, tổ chức đầu tư, tài chính thuộc tổ chức tài chính quốc tế mà Việt Nam là thành viên là các tài liệu tại khoản 2 Phụ lục này và bổ sung tài liệu sau:
- Đối với quỹ đầu tư nước ngoài, tổ chức đầu tư nước ngoài được quản lý bởi nhiều công ty quản lý quỹ: Điều lệ quỹ/Điều lệ hoạt động của tổ chức đầu tư hoặc bản cáo bạch hoặc hợp đồng quản lý danh mục đầu tư hoặc hợp đồng tín thác hoặc các văn bản tương đương hoặc văn bản thành lập, tài liệu giới thiệu sản phẩm quỹ/tổ chức đầu tư xác minh quỹ, tổ chức đầu tư được quản lý bởi nhiều công ty quản lý quỹ khác nhau, kèm theo thông tin chi tiết về tên đầy đủ, tên viết tắt (nếu có), nơi thành lập của các công ty quản lý quỹ tham gia quản lý;
- Đối với tổ chức đầu tư thuộc chính phủ nước ngoài, tổ chức đầu tư, tài chính thuộc tổ chức tài chính quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Điều lệ hoặc bản cáo bạch hoặc hợp đồng tín thác hoặc các văn bản tương đương hoặc văn bản thành lập, tài liệu giới thiệu sản phẩm, quy định pháp lý, các tài liệu do Chính phủ ban hành quy định rõ tổ chức dự kiến đăng ký mã số giao dịch là tổ chức trực thuộc chính phủ hoặc thuộc tổ chức tài chính quốc tế mà Việt Nam là thành viên và có nhiều danh mục tách biệt, độc lập; kèm theo thông tin về các chính phủ là thành viên tham gia tổ chức đầu tư nêu trên; tên đầy đủ, tên viết tắt, nơi thành lập của các công ty quản lý quỹ tham gia quản lý (nếu có);
4. Trường hợp các tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 145 đã được cấp mã số giao dịch chứng khoán và đề nghị cấp bổ sung thêm mã số giao dịch chứng khoán thì không cần nộp lại các tài liệu nhận diện đã nộp trước đó mà chỉ cần bổ sung tài liệu sau:
- Đối với tổ chức đăng ký mã số giao dịch chứng khoán là bộ phận kinh doanh hạch toán độc lập với hội sở chính hoặc công ty con thuộc sở hữu 100% vốn của tập đoàn kinh tế đa quốc gia; hoặc các quỹ, quỹ con của cùng một quỹ; hoặc các danh mục đầu tư của cùng một quỹ hoặc của cùng một tổ chức nước ngoài (trong trường hợp quỹ, tổ chức nước ngoài được quản lý bởi nhiều công ty quản lý quỹ hoặc các danh mục đầu tư của cùng một tổ chức đầu tư thuộc chính phủ nước ngoài hoặc các danh mục đầu tư của cùng một tổ chức đầu tư, tài chính thuộc tổ chức tài chính quốc tế mà Việt Nam là thành viên):
Tài liệu xác minh mối quan hệ giữa tổ chức đăng ký mã số giao dịch chứng khoán và tổ chức đã được cấp mã số giao dịch chứng khoán, xác minh sự tách biệt, độc lập các danh mục đầu tư của cùng một tổ chức đầu tư, bao gồm Văn bản do cơ quan có thẩm quyền ở nước sở tại nơi tổ chức đó đăng ký cấp (nếu có) hoặc hợp đồng quản lý đầu tư hoặc bản cáo bạch hoặc các tài liệu khác chứng minh mối quan hệ nêu trên hoặc một trong tài liệu thay thế khác mà Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xét thấy là cần thiết;
- Trường hợp các tổ chức đăng ký mã số giao dịch chứng khoán hoặc báo cáo thay đổi thông tin tại cùng thời điểm và có các tài liệu đi kèm giống nhau, tổ chức nước ngoài chỉ cần nộp một bộ gốc các tài liệu đó.
5. Tài liệu khác xác minh về các thay đổi đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài báo cáo các thay đổi tại khoản 1 Điều 148 là một trong các tài liệu sau:
- Trường hợp thay đổi tên: Bản cáo bạch hoặc tài liệu tương đương của quỹ/tổ chức nước ngoài đã được đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nước ngoài nơi quỹ/tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động có ghi rõ việc đổi tên hoặc các tài liệu khác do cơ quan quản lý nước ngoài cấp hoặc trích dẫn địa chỉ và thông tin đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý theo tên gọi mới (với số giấy phép thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh hoặc mã số thuế hoặc số tham chiếu khác không thay đổi) hoặc các tài liệu khác ghi tên mới kèm theo xác nhận của công chứng viên nước ngoài về việc thay đổi tên hoặc các tài liệu tương đương khác xác minh việc thay đổi tên.
- Các trường hợp khác: Các tài liệu tương đương khác xác minh việc thay đổi quốc tịch hoặc quốc gia nơi đăng ký hoạt động hoặc địa chỉ trụ sở chính hoặc địa chỉ liên lạc.
6. Xác thực chữ ký của người có thẩm quyền
- Trường hợp tổ chức nước ngoài có con dấu riêng, thay bằng việc bổ sung hồ sơ chứng minh thẩm quyền của đại diện có thẩm quyền, tổ chức đó chỉ cần sử dụng con dấu của mình cùng với chữ ký của đại diện có thẩm quyền tại hồ sơ xin cấp mã số giao dịch chứng khoán;
- Trường hợp người ký báo cáo thay đổi thông tin là người đã ký trên hồ sơ đăng ký mã số giao dịch chứng khoán thì không cần tài liệu xác minh thẩm quyền của người ký.
Mẫu số 43
GIẤY ĐỀ NGHỊ HỦY MÃ SỐ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
(DO TỔ CHỨC, CÁC NHÂN ĐƯỢC CẤP MÃ SỐ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN LẬP)
Kính gửi: Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
Tên tổ chức/cá nhân:...................................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính (tổ chức)/Địa chỉ liên lạc (cá nhân):...................................................................................................................
Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi đăng ký hoạt động (tổ chức):...................................................................................................................
Quốc tịch (cá nhân):...................................................................................................................
Mã số giao dịch chứng khoán:................................................................................................................................................................................
Ngày cấp:..........................................................................................................................................................................................................
Khách hàng của (nếu có)...................................................................................................................
Thành viên lưu lý:...................................................................................................................
Tôi/chúng tôi xin đề nghị được hủy bỏ mã số giao dịch chứng khoán đã cấp ở trên của chúng tôi do...................................................................................................................
Tôi/chúng tôi sẽ thực hiện mọi quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán cùng với các quy định khác do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành liên quan đến việc hủy bỏ mã số giao dịch này.
Tổ chức/cá nhân:...................................................................................................................
Tên và chữ ký của đại diện có thẩm quyền (đối với tổ chức):...................................................................................................................
Chức danh:...................................................................................................................
Ngày thực hiện:...................................................................................................................
Ghi chú: Tổ chức, cá nhân được đề nghị hủy mã số giao dịch chứng khoán theo phương thức điện SWIFT thông qua tổ chức lưu ký toàn cầu có xác nhận của thành viên lưu ký.
Mẫu số 44
BÁO CÁO THAY ĐỔI THÔNG TIN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐÃ ĐƯỢC CẤP MÃ SỐ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
(DO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LẬP)
Kính gửi: Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
Tên tổ chức/cá nhân:...................................................................................................................
Mã số giao dịch chứng khoán:...................................................................................................................
Nội dung thay đổi (Ghi N/A, nếu không có sự thay đổi phù hợp):...................................................................................................................
STT |
Nội dung cũ |
Nội dung mới |
1 |
Dành cho cá nhân: Thay đổi tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số đăng ký người sở hữu1 (nếu có) |
|
|
Tên cũ Địa chỉ liên lạc cũ Số đăng ký người sở hữu Quốc tịch |
Tên mới Địa chỉ liên lạc mới Số đăng ký người sở hữu mới Quốc tịch |
2 |
Dành cho tổ chức: Thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, số đăng ký người sở hữu, quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi đăng ký hoạt động (nếu có) |
|
|
Tên cũ Địa chỉ trụ sở chính cũ Số đăng ký người sở hữu Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi đăng ký hoạt động |
Tên mới Địa chỉ trụ sở chính mới Số đăng ký người sở hữu mới Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi đăng ký hoạt động |
3 |
Thay đổi thành viên lưu ký (nếu có) |
|
|
Thành viên lưu ký cũ |
Thành viên lưu ký mới |
Địa chỉ |
Địa chỉ |
|
Điện thoại/Fax |
Điện thoại/Fax |
|
Số tài khoản lưu ký |
Số tài khoản lưu ký |
|
Tôi ủy quyền cho thành viên lưu ký..... thực hiện báo cáo thay đổi thông tin... (liệt kê các nội dung ủy quyền) Ủy quyền này có hiệu lực cho đến khi có văn bản ủy quyền khác thay thế |
||
4 |
Cam kết: (có hiệu lực kể từ ngày ký) 1. Tôi xin cam đoan những thông tin nêu trên và nội dung của toàn bộ hồ sơ và các tài liệu kèm theo là hoàn toàn chính xác, đầy đủ và trung thực. 2. Tôi xin cam kết sẽ tuân thủ pháp luật Việt Nam, không có các hành vi giao dịch trái luật làm ảnh hưởng tới sự công bằng và trật tự thị trường tài chính, thị trường chứng khoán của Việt Nam. 3. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thông tin kê khai này. |
|
5 |
Hồ sơ kèm theo |
|
6 |
Tổ chức/cá nhân:.................................................................................... Tên và chữ ký của đại diện có thẩm quyền (dành cho tổ chức):............ Chức danh:............................................................................................. Ngày thực hiện:...................................................................................... |
Ghi chú: Tổ chức, cá nhân được báo cáo thay đổi theo phương thức điện SWIFT thông qua tổ chức lưu ký toàn cầu có xác nhận của thành viên lưu ký. Khi báo cáo thay đổi dưới dạng điện SWIFT, tổ chức, cá nhân được báo cáo rút gọn theo nguyên tắc chỉ khai báo tại các mục có thông tin liên quan. Tại các mục còn lại, tổ chức, cá nhân không cần liệt kê tên mục và chỉ cần ghi “Không có thông tin liên quan đối với các nội dung còn lại”.
Mẫu số 45
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...., ngày... tháng... năm...
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
CUNG CẤP DỊCH VỤ BÙ TRỪ, THANH TOÁN
GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Chúng tôi là:...................................................................................................................
- Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:... (tên đầy đủ và chính thức của Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ghi bằng chữ in hoa)
- Giấy phép thành lập và hoạt động số:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước/Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày... tháng... năm...
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm...
- Vốn điều lệ:...................................................................................................................
- Vốn chủ sở hữu:...................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính:...................................................................................................................
- Điện thoại:... Số fax:......................................................................................................................
Căn cứ các điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định pháp luật, chúng tôi nhận thấy đáp ứng đủ điều kiện theo yêu cầu. Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chúng tôi thực hiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán.
Chúng tôi cam kết tuân thủ quy định pháp luật hiện hành về hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ chứng khoán.
Hồ sơ kèm theo: (Liệt kê đầy đủ) |
......., ngày... tháng... năm.... TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 46
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...., ngày... tháng... năm...
GIẤY ĐỀ NGHỊ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ
BÙ TRỪ, THANH TOÁN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chúng tôi là:.....................................................................................................................
- Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:... (tên đầy đủ và chính thức của công ty chứng khoán/ngân hàng thương mại/chi nhánh ngân hàng nước ngoài ghi bằng chữ in hoa)
- Giấy phép thành lập và hoạt động số:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước/Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày... tháng... năm...
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán số:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày.... tháng..... năm.....
- Vốn điều lệ:...................................................................................................................
- Vốn chủ sở hữu:...................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính:...................................................................................................................
- Điện thoại:................................ Số fax:...................................................................................................................
Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho công ty chứng khoán/ngân hàng thương mại/chi nhánh ngân hàng nước ngoài chúng tôi chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán.
Chúng tôi cam kết tuân thủ quy định pháp luật hiện hành về hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ chứng khoán.
Hồ sơ kèm theo: (Liệt kê đầy đủ) |
......., ngày... tháng... năm..... (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 47
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LƯU KÝ
Kính gửi: Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số..../2020/NĐ-CP ngày.... tháng.... năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số... ngày... tháng... năm..... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
Đề nghị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp Giấy đăng ký thành viên lưu ký và mở tài khoản lưu ký cho:
1. Tên đầy đủ và chính thức của Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
2. Tên giao dịch của Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
3. Tên viết tắt đăng ký1:
4. Địa chỉ chính thức trụ sở chính của Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
5. Số điện thoại:... Số fax:
6. Người đại diện pháp luật (họ tên, chức danh):
7. Vốn điều lệ:
8. Ngày dự kiến triển khai hoạt động lưu ký chứng khoán:
Chúng tôi cam kết tuân thủ quy định pháp luật, quy chế thành viên và các quy chế hoạt động nghiệp vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam./.
Hồ sơ kèm theo: - Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán; - Bản thuyết minh về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; - Các tài liệu liên quan khác (nếu có). |
......., ngày... tháng... năm..... (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 48
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN BÙ TRỪ
Kính gửi: Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số..../2020/NĐ-CP ngày.... tháng.... năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán số... ngày... tháng... năm..... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
Đề nghị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ cho:
1. Tên đầy đủ và chính thức của Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
2. Tên giao dịch của Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
3. Tên viết tắt*:
4. Địa chỉ chính thức trụ sở chính của Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
5. Số điện thoại:............................ Số fax:
6. Phạm vi và nội dung hoạt động của Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài nêu trong giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán:
7. Loại thành viên bù trừ (TVBT): (TVBT chung/TVBT trực tiếp)
8. Ngày dự kiến triển khai hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán:.........
Chúng tôi cam kết tuân thủ quy định pháp luật, quy chế thành viên và các quy chế hoạt động nghiệp vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Hồ sơ kèm theo: - Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán; - Bản thuyết minh về hạ tầng công nghệ thông tin, nhân sự, quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; - Các tài liệu liên quan khác (nếu có). |
......., ngày... tháng... năm..... (Người đại diện theo pháp luật) |
* Trường hợp TVBT là thành viên lưu ký (TVLK), sử dụng tên viết tắt của TVLK.
Mẫu số 49
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN NHẬN TIỀN RÚT KÝ QUỸ, THANH TOÁN
Kính gửi: Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số..../2020/NĐ-CP ngày.... tháng.... năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
Thay mặt Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài............................ chúng tôi đăng ký tài khoản nhận tiền rút ký quỹ, thanh toán như sau:
1. Tên đầy đủ và chính thức của Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
2. Tên giao dịch của Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
3. Địa chỉ chính thức trụ sở chính của Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
4. Số điện thoại:.............. Số fax:...
5. Số tài khoản nhận tiền rút ký quỹ, thanh toán:
|
.........., ngày... tháng... năm..... (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 50
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI LOẠI THÀNH VIÊN BÙ TRỪ
Kính gửi: Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số..../2020/NĐ-CP ngày.... tháng.... năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Giấy chứng nhận thành viên bù trừ số... ngày... tháng... năm..... do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp.
Đề nghị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thay đổi loại thành viên bù trừ cho:
1. Tên đầy đủ và chính thức của Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
2. Tên giao dịch của Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
3. Tên viết tắt:
4. Địa chỉ chính thức trụ sở chính của Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
5. Số điện thoại:............... Số fax:
6. Phạm vi và nội dung hoạt động của Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài nêu trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán:
7. Loại thành viên bù trừ hiện tại:
8. Loại thành viên bù trừ đề nghị thay đổi:
9. Lý do thay đổi:
Chúng tôi cam kết tuân thủ quy định pháp luật, quy chế thành viên và các quy chế hoạt động nghiệp vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam./.
|
.........., ngày... tháng... năm..... (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 51
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY ĐĂNG KÝ LÀM NGÂN HÀNG THANH TOÁN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số..../2020/NĐ-CP ngày.... tháng.... năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy đăng ký làm ngân hàng thanh toán cho:
1. Tên đầy đủ và chính thức của ngân hàng thương mại:
2. Tên giao dịch của ngân hàng thương mại:
3. Địa chỉ chính thức trụ sở chính của ngân hàng thương mại:
4. Số điện thoại:... Số fax:
5. Phạm vi và nội dung hoạt động của ngân hàng thương mại:
6. Tên, năm sinh, quốc tịch của các thành viên Hội đồng quản trị, ban Giám đốc điều hành:
7. Số lượng cán bộ, nhân viên của ngân hàng thương mại:
8. Ngày dự kiến triển khai hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán:
Chúng tôi cam kết tuân thủ quy định pháp luật hiện hành về bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán./.
Hồ sơ kèm theo: (Liệt kê đầy đủ) |
......., ngày... tháng... năm..... (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 52
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......, ngày... tháng... năm...
PHIẾU YÊU CẦU ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
Kính gửi: - Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Thành viên lưu ký.............
1. Bên bảo đảm |
|
||||||||||
Tên đầy đủ (viết chữ in hoa)........................................................ |
|
||||||||||
Địa chỉ.......................................................................................... |
|
||||||||||
□ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân |
|
□ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Mã số thuế |
|
||||||||
Số................................ |
|
cấp ngày........./......../...... |
|
||||||||
2. Bên nhận bảo đảm |
|
||||||||||
Tên đầy đủ (viết chữ in hoa)............................................................... |
|
||||||||||
Địa chỉ................................................................................................. |
|
||||||||||
□ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân |
|
□ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Mã số thuế |
|
||||||||
Số........................................ |
|
cấp ngày........./......../......... |
|
||||||||
3. Mô tả chứng khoán là tài sản bảo đảm đăng ký biện pháp bảo đảm (theo Bảng kê các chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm đính kèm) |
|
||||||||||
4. Hợp đồng bảo đảm/hợp đồng khác Số:............................................. ký ngày......... tháng.......... năm......... |
|
||||||||||
5. Nhận kết quả đăng ký: □ Văn bản điện tử qua hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm trực tuyến □ Văn bản giấy trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam □ Văn bản giấy qua bưu điện 6. Người để cơ quan đăng ký liên hệ khi cần thiết: |
|
|
|
||||||||
Họ và tên:............ |
□ Qua đường bưu điện (ghi tên và địa chỉ người nhận):........ |
||||||||||
Số điện thoại:........ |
|
|
|||||||||
Thư điện tử:.......... |
|
|
|||||||||
7. Kèm theo Phiếu yêu cầu gồm có: |
|
|
|||||||||
- Văn bản ủy quyền (nếu có) |
|
|
|
||||||||
- Tài liệu khác có liên quan |
|
|
|
||||||||
Chúng tôi cam đoan những thông tin được kê khai trong phiếu này là trung thực, phù hợp với thỏa thuận của các bên tham gia biện pháp bảo đảm, hợp đồng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã kê khai.
|
|
||||||||||
BÊN BẢO ĐẢM Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có) |
BÊN NHẬN BẢO ĐẢM |
|
|
||||||||
Mẫu số 53
BẢNG KÊ CHỨNG KHOÁN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
Kính gửi: Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (thành viên lưu ký)...... gửi đến Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
STT |
Tên cá nhân/tổ chức đề nghị phong tỏa |
Số tài khoản |
Số đăng ký người sở hữu |
Ngày cấp |
Số hợp đồng |
Ngày hợp đồng |
Bên cho vay |
Số lượng |
Ghi chú |
1. Niêm yết/giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chứng khoán A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng chứng khoán A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Niêm yết, giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chứng khoán B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng chứng khoán B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.... ngày... tháng... năm..........
BÊN BẢO ĐẢM (HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN) Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu |
BÊN NHẬN BẢO ĐẢM |
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT (HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 54
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......, ngày... tháng... năm...
PHIẾU YÊU CẦU THAY ĐỔI/SỬA CHỮA SAI SÓT BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
Kính gửi: - Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Thành viên lưu ký.............
1. Bên bảo đảm |
|
||||||||||
Tên đầy đủ (viết chữ in hoa)....................................................................................... |
|
||||||||||
Địa chỉ......................................................................................................................... |
|
||||||||||
□ Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân |
|
□ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Mã số thuế |
|
||||||||
Số............................... |
|
cấp ngày........./......../...... |
|
||||||||
2. Bên nhận bảo đảm |
|
||||||||||
Tên đầy đủ (viết chữ in hoa)....................................................................................... |
|
||||||||||
Địa chỉ......................................................................................................................... |
|
||||||||||
□ Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân |
|
□ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Mã số thuế |
|
||||||||
Số................................... |
|
cấp ngày........./......../......... |
|
||||||||
3. Thông tin hồ sơ biện pháp bảo đảm đã đăng ký Số đăng ký............... do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp ngày.../.../... 4. Nội dung đề nghị thay đổi/sửa chữa sai sót |
|
||||||||||
4.1. Loại yêu cầu □ Thay đổi thông tin về một hay các bên: |
|
||||||||||
□ Thay đổi tài sản (rút bớt/bổ sung tài sản mà không ký Hợp đồng mới): |
|
||||||||||
□ Thay đổi do sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai: |
|
|
|||||||||
□ Thay đổi các nội dung khác đã đăng ký: |
|
|
|||||||||
4.2. Nội dung cụ thể |
|
|
|||||||||
- Thông tin đã đăng ký ............................................................ - Thông tin đề nghị thay đổi/sửa chữa ............................................................... (Trường hợp thay đổi tài sản thì liệt kê tại bảng kê các chứng khoán đề nghị thay đổi biện pháp bảo đảm đính kèm) 5. Nhận kết quả đăng ký □ Văn bản điện tử qua hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm trực tuyến; □ Văn bản giấy trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; □ Văn bản giấy qua bưu điện. 6. Người để cơ quan đăng ký liên hệ khi cần thiết - Họ và tên - Số điện thoại - Thư điện tử 7. Kèm theo Phiếu yêu cầu gồm có: |
|
||||||||||
- Văn bản ủy quyền (nếu có); |
|
|
|
||||||||
- Tài liệu khác có liên quan. |
|
|
|
||||||||
Chúng tôi cam đoan những thông tin được kê khai trong phiếu này là trung thực, phù hợp với thỏa thuận của các bên tham gia biện pháp bảo đảm, hợp đồng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã kê khai./.
|
|
||||||||||
BÊN BẢO ĐẢM Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu |
BÊN NHẬN BẢO ĐẢM Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu |
Mẫu số 55
BẢNG KÊ CHỨNG KHOÁN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI/SỬA CHỮA SAI SÓT BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
Kính gửi: Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (thành viên lưu ký)...... gửi đến Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bảng kê chứng khoán đề nghị thay đổi/sửa chữa sai sót biện pháp bảo đảm như sau:
STT |
Tên cá nhân/ tổ chức đề nghị phong tỏa |
Số tài khoản |
Số đăng ký người sở hữu |
Ngày cấp |
Số hợp đồng |
Ngày hợp đồng |
Bên cho vay |
Số lượng |
Ghi chú |
1. Niêm yết/giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chứng khoán A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng chứng khoán A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Niêm yết, giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chứng khoán B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng chứng khoán B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BÊN BẢO ĐẢM |
BÊN NHẬN BẢO ĐẢM Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có) |
...., ngày... tháng... năm... NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT (HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 56
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......, ngày... tháng... năm...
PHIẾU YÊU CẦU XÓA ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
THEO THỎA THUẬN CỦA HAI BÊN
Kính gửi: - Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Thành viên lưu ký.............
1. Thông tin chung |
||
- Người yêu cầu xóa đăng ký (bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm):........................... |
||
- Nhận kết quả đăng ký:............................................................................................... □ Văn bản điện tử qua hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm trực tuyến; □ Văn bản giấy trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; □ Văn bản giấy qua bưu điện. |
||
2. Biện pháp bảo đảm đã đăng ký Số đăng ký... ngày... do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp. |
||
3. Kèm theo phiếu yêu cầu gồm có: |
|
|
- Văn bản ủy quyền (nếu có). |
|
|
- Bảng kê các chứng khoán đề nghị xóa đăng ký biện pháp bảo đảm. |
||
- Các tài liệu khác có liên quan. |
|
|
BÊN BẢO ĐẢM |
BÊN NHẬN BẢO ĐẢM |
Mẫu số 57
BẢNG KÊ CHỨNG KHOÁN ĐỀ NGHỊ XÓA ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
THEO THỎA THUẬN CỦA HAI BÊN
Kính gửi: Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (thành viên lưu ký)...... gửi đến Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bảng kê chứng khoán đề nghị xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận của hai bên như sau:
STT |
Tên cá nhân/tổ chức đề nghị phong tỏa |
Số tài khoản |
Số đăng ký người sở hữu |
Ngày cấp |
Số hợp đồng |
Ngày hợp đồng |
Bên cho vay |
Số lượng |
Ghi chú |
1. Niêm yết/giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chứng khoán A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng chứng khoán A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Niêm yết, giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chứng khoán B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng chứng khoán B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BÊN BẢO ĐẢM Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có) |
BÊN NHẬN BẢO ĐẢM Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có) |
...., ngày... tháng... năm... NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT (HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 58
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......, ngày... tháng... năm...
PHIẾU YÊU CẦU XÓA ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
THEO YÊU CẦU CỦA MỘT BÊN HOẶC THEO YÊU CẦU
CỦA CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Kính gửi: - Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Thành viên lưu ký.............
1. Thông tin chung |
|
||
- Người yêu cầu xóa đăng ký: (bên bảo đảm/bên nhận bảo đảm/cơ quan thi hành án dân sự)................. |
|
||
- Nhận kết quả đăng ký: |
□ Trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam |
|
|
□ Qua đường bưu điện (ghi tên và địa chỉ người nhận):... |
|
||
2. Biện pháp bảo đảm đã đăng ký Số đăng ký... ngày... do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp. |
|
||
3. Kèm theo phiếu yêu cầu gồm có: |
|
||
- Văn bản ủy quyền (nếu có); |
|
|
|
- Bảng kê các chứng khoán đề nghị xóa đăng ký biện pháp bảo đảm; - Bản sao hợp lệ hợp đồng thế chấp chứng khoán (trường hợp theo yêu cầu của một bên); - Bản sao hợp lệ văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm là chứng khoán đăng ký biện pháp bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự (trường hợp theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự); |
|
||
- Các tài liệu khác có liên quan. |
|
||
|
NGƯỜI YÊU CẦU XÓA ĐĂNG KÝ |
Mẫu số 59
BẢNG KÊ CHỨNG KHOÁN ĐỀ NGHỊ XÓA ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THEO
YÊU CẦU CỦA MỘT BÊN HOẶC THEO YÊU CẦU CỦA CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Kính gửi: Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (thành viên lưu ký)...... gửi đến Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bảng kê chứng khoán đề nghị xóa đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
STT |
Tên cá nhân/tổ chức đề nghị phong tỏa |
Số tài khoản |
Số đăng ký người sở hữu |
Ngày cấp |
Số hợp đồng |
Ngày hợp đồng |
Bên cho vay |
Số lượng |
Ghi chú |
1. Niêm yết/giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chứng khoán A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng chứng khoán A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Niêm yết, giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chứng khoán B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng chứng khoán B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BÊN BẢO ĐẢM/BÊN NHẬN BẢO ĐẢM CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ |
|
...., ngày... tháng... năm... NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT (HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN) |
Mẫu số 60
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......, ngày... tháng... năm...
PHIẾU YÊU CẦU XÓA ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THEO
YÊU CẦU CỦA BÊN NHẬN BẢO ĐẢM VÀ HAI BÊN CÓ KÝ
HỢP ĐỒNG CUNG CẤP DỊCH VỤ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ
TÀI SẢN ĐẢM BẢO VỚI TỔNG CÔNG TY LƯU KÝ
VÀ BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Kính gửi: - Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Thành viên lưu ký.............
1. Thông tin chung |
|
|
- Người yêu cầu xóa đăng ký (bên nhận bảo đảm):................. |
|
|
- Nhận kết quả đăng ký: |
□ Trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam |
|
□ Qua đường bưu điện (ghi tên và địa chỉ người nhận):... |
|
|
|
|
|
2. Biện pháp bảo đảm đã đăng ký Số đăng ký.... ngày... do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp. |
|
|
3. Kèm theo phiếu yêu cầu gồm có: |
|
|
- Bảng kê các chứng khoán đề nghị xóa đăng ký biện pháp bảo đảm; |
|
|
- Các tài liệu khác có liên quan. |
|
|
BÊN NHẬN BẢO ĐẢM Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu |
Mẫu số 61
BẢNG KÊ CHỨNG KHOÁN ĐỀ NGHỊ XÓA ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
THEO YÊU CẦU CỦA BÊN NHẬN BẢO ĐẢM VÀ HAI BÊN CÓ KÝ HỢP ĐỒNG CUNG CẤP
DỊCH VỤ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN ĐẢM BẢO VỚI TỔNG CÔNG TY LƯU KÝ
VÀ BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Kính gửi: Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Công ty chứng khoán/Ngân hàng thương mại/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (thành viên lưu ký)...... gửi đến Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bảng kê chứng khoán đề nghị xóa đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
STT |
Tên cá nhân/ tổ chức đề nghị phong tỏa |
Số tài khoản |
Số đăng ký người sở hữu |
Ngày cấp |
Số hợp đồng |
Ngày hợp đồng |
Bên cho vay |
Số lượng |
Ghi chú |
1. Niêm yết/giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chứng khoán A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng chứng khoán A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Niêm yết, giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chứng khoán B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng chứng khoán B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BÊN NHẬN BẢO ĐẢM Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu |
|
...., ngày... tháng... năm... NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT (HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
........., ngày... tháng... năm......
VĂN BẢN XÁC NHẬN VIỆC ĐĂNG KÝ, THAY ĐỔI BIỆN PHÁP
BẢO ĐẢM, XÓA ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
Số:........./VBCN-ĐKBPBĐ
1. Nội dung đăng ký của phiếu yêu cầu đăng ký số...... ngày....... giữa (2 bên)......... đã được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm; có hiệu lực đăng ký từ ngày... tháng... năm... và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam gửi kèm theo văn bản....
2. Bên nhận bảo đảm:..................................................................................................................................................................
3. Bên bảo đảm:...................................................................................................................................................................................
4. Chứng khoán dùng làm tài sản bảo đảm:...................................................................................................................
- Mã chứng khoán:.....................................................................................................................
- Số lượng:...................................................................................................................
5. Thời điểm đăng ký lần đầu:...................................................................................................................
6. Thời điểm sửa đổi, bổ sung thông tin đăng ký biện pháp bảo đảm (nếu có):...................................................................................................................
7. Thông tin khác có liên quan:......................................................................................................................
8. Thời điểm xóa đăng ký biện pháp bảo đảm (nếu có):...................................................................................................................
|
TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 63
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......, ngày... tháng... năm...
PHIẾU YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ
BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
Kính gửi: - Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Thành viên lưu ký.............
1. Phương thức nhận kết quả cung cấp thông tin
□ Trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
□ Qua đường bưu điện (theo tên và địa chỉ kê khai tại mục 2 đơn này)
□ Văn bản điện tử qua hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm trực tuyến (nếu gửi phiếu yêu cầu qua thành viên lưu ký).
2. Người yêu cầu cung cấp thông tin
- Tên đầy đủ: (viết chữ in hoa)..............................................................................
- Số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ Chiếu/Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp/................................................................................................
- Ngày cấp:............................................................................................................
- Địa chỉ.................................................................................................................
3. Nội dung yêu cầu cung cấp thông tin:...........................................................
(Ghi rõ thông tin: Tên đầy đủ, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu/Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp, ngày cấp..... của bên đảm bảo hoặc bên nhận đảm bảo và mã chứng khoán muốn được cung cấp).
4. Kèm theo phiếu yêu cầu gồm có:
......................
|
CÁ NHÂN/TỔ CHỨC/CƠ QUAN Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có) |
|
|
Mẫu số 64
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày...... tháng...... năm......
GIẤY ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP VÀO HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Tên tôi là:..........................................................
- Tên đầy đủ của chủ sở hữu, cổ đông sáng lập, thành viên là tổ chức thay mặt các cổ đông sáng lập, thành viên khác, tên đầy đủ của công ty mẹ (ghi bằng chữ in hoa)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số... do... cấp ngày... tháng... năm.....
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại........ Fax:............................................................................
Thay mặt cho các cổ đông sáng lập, thành viên:.....................................
- Đối với tổ chức:...................................................................................
Tên đầy đủ (ghi bằng chữ in hoa):..........................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số... do... cấp ngày... tháng... năm.
- Đối với cá nhân:..................................................................................
Tên đầy đủ (ghi bằng chữ in hoa):..........................................................
Giấy chứng minh nhân dân số..... ngày cấp...... nơi cấp...........................
Đối chiếu với các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chúng tôi tự đánh giá đã đáp ứng các điều kiện thành lập bao gồm:
- Đối với thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
TT |
Nội dung điều kiện |
1 |
Vốn điều lệ tối thiểu dự kiến - Môi giới chứng khoán:..... đồng - Tự doanh chứng khoán..... đồng - Bảo lãnh phát hành chứng khoán:... đồng - Tư vấn đầu tư chứng khoán:.... đồng |
2 |
Về cổ đông thành viên góp vốn |
|
- Đối với cá nhân: (Đánh giá cụ thể từng cá nhân) |
|
- Đối với tổ chức (nêu cụ thể): (Đánh giá cụ thể từng tổ chức) |
3 |
Cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn: (Đánh giá cụ thể) |
4 |
Cơ sở vật chất (Đánh giá cụ thể) |
5 |
Nhân sự (Đánh giá cụ thể) |
6 |
Điều lệ công ty (Đánh giá cụ thể) |
- Đối với thành lập chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tại Việt Nam
TT |
Nội dung điều kiện |
1 |
Về tổ chức nước ngoài thành lập chi nhánh (Đánh giá cụ thể từng tiêu chí đáp ứng) |
2 |
Về cơ quan cấp phép |
3 |
Cơ sở vật chất (Đánh giá cụ thể) |
4 |
Nhân sự (Đánh giá cụ thể) |
- Đối với văn phòng đại diện tại Việt Nam
TT |
Nội dung điều kiện |
|
Về tổ chức nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam (Đánh giá cụ thể từng tiêu chí đáp ứng) |
Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện với nội dung như sau:
- Tên công ty, chi nhánh/văn phòng đại diện tại Việt Nam:
- Vốn điều lệ/vốn được cấp cho chi nhánh:...............................................
- Các nghiệp vụ kinh doanh dự kiến: Môi giới, tự doanh.....................
- Nơi dự kiến đặt trụ sở chính:......................
- Người đại diện theo pháp luật:...................
- Tổng Giám đốc (Giám đốc)/Giám đốc chi nhánh tại Việt Nam/Trưởng văn phòng đại diện dự kiến:
Họ và tên................. Quốc tịch:...................
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số....... ngày..... có giá trị đến......
Chứng chỉ hành nghề số.... ngày... cấp...
- Tên công ty mẹ (đối với trường hợp lập chi nhánh, văn phòng đại diện):
- Đối với trường hợp lập chi nhánh (đối với trường hợp lập chi nhánh, văn phòng đại diện):
Tôi cam kết và liên đới chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ gửi kèm (Liệt kê đầy đủ) |
TM. CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP/ THÀNH VIÊN/CHỦ SỞ HỮU/CÔNG TY MẸ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 65
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..., ngày... tháng... năm...
THUYẾT MINH CƠ SỞ VẬT CHẤT
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tên công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam (Ghi bằng chữ in hoa):....................
Địa chỉ trụ sở:...................
2. Tên chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện trong nước (chỉ nêu tên nếu liên quan đến Phần II).............
Địa chỉ chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện (nếu có):.................
II. THUYẾT MINH CHI TIẾT
Địa chỉ trụ sở công ty/chi nhánh/văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện trong nước dự kiến chuyển đến:
Ghi rõ số phòng (nếu có), số tầng, tên tòa nhà (đối với các toà nhà văn phòng cho thuê), số nhà, tên phố (đường) hoặc tên xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương)
1. Diện tích, bố trí mặt bằng trụ sở làm việc
a) Tổng diện tích:...........
b) Bố trí phòng ban, mặt bằng giao dịch: (Liệt kê diện tích cụ thể)
- Sàn giao dịch (đối với công ty có nghiệp vụ môi giới chứng khoán);
- Phòng ban, bộ phận làm việc
2. Cơ sở vật chất:
a) Cơ sở vật chất chung
TT |
Thiết bị, phần mềm |
Mô tả chức năng/thông số kỹ thuật |
Số lượng |
1 |
Hệ thống trang thiết bị văn phòng |
|
|
2 |
Máy tính nhân viên |
|
|
|
.... |
|
|
b) Hệ thống phục vụ cho hoạt động giao dịch:
TT |
Thiết bị, phần mềm |
Mô tả chức năng/thông số kỹ thuật |
Số lượng |
1 |
Máy chủ (server) |
|
|
|
Thiết bị mạng |
|
|
|
Máy tính nhân viên |
|
|
|
Đường truyền |
|
|
|
Điện thoại/Tổng đài điện thoại |
|
|
|
Máy in |
|
|
|
Máy fax |
|
|
|
Bàn ghế |
|
|
|
Đèn chiếu |
|
|
|
Phần mềm giao dịch |
|
|
|
Công bố thông tin |
|
|
|
Kho két |
|
|
|
Thiết bị khác |
|
|
c) Hệ thống phục vụ cho hoạt động tự doanh:
TT |
Thiết bị, phần mềm |
Mô tả chức năng/thông số kỹ thuật |
Số lượng |
1 |
Máy chủ (server) |
|
|
|
Thiết bị mạng |
|
|
|
Máy tính nhân viên |
|
|
|
Đường truyền |
|
|
|
Điện thoại/Tổng đài điện thoại |
|
|
|
Máy in |
|
|
|
Máy fax |
|
|
|
Bàn ghế |
|
|
|
Đèn chiếu |
|
|
|
Phần mềm giao dịch |
|
|
|
Kho két |
|
|
|
Thiết bị khác |
|
|
d) Hệ thống phục vụ hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán
TT |
Thiết bị, phần mềm |
Mô tả chức năng/thông số kỹ thuật |
Số lượng |
1 |
Thiết bị mạng |
|
|
|
Máy tính nhân viên |
|
|
|
.... |
|
|
đ) Hệ thống phục vụ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán
TT |
Thiết bị, phần mềm |
Mô tả chức năng/thông số kỹ thuật |
Số lượng |
1 |
Thiết bị mạng |
|
|
|
Máy tính nhân viên |
|
|
|
.... |
|
|
e) Hệ thống phục vụ hoạt động quản lý danh mục chứng khoán, quản lý tài sản
TT |
Thiết bị, phần mềm |
Mô tả chức năng/thông số kỹ thuật |
Số lượng |
1 |
Thiết bị mạng |
|
|
|
Máy tính nhân viên |
|
|
|
.... |
|
|
g) Hệ thống dự phòng:
h) Hệ thống lưu trữ thông tin, tài liệu:
i) Hệ thống an ninh, bảo mật:
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực những nội dung trên.
Hồ sơ gửi kèm: (Liệt kê đầy đủ)
|
1. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động: TM. CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP/THÀNH VIÊN SÁNG LẬP (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
2. Đối với công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đang hoạt động NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 66
DANH SÁCH NHÂN SỰ
Công ty...........
TT |
Họ và tên |
Chức vụ |
CMND/CCCD (công dân Việt Nam)/ Hộ chiếu (người nước ngoài) |
Loại CCHN |
Số chứng chỉ hành nghề |
Mã số người hành nghề do UBCK xác định |
||
Số |
Ngày cấp |
Nơi cấp |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
1 |
I. Hội đồng quản trị |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
1. Chủ tịch HĐQT |
Chủ tịch |
|
|
|
|
|
|
3 |
2. Phó Chủ tịch HĐQT |
Phó Chủ tịch |
|
|
|
|
|
|
4 |
3. Thành viên |
Thành viên |
|
|
|
|
|
|
5 |
II. Ban Kiểm soát |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
.... |
|
|
|
|
|
|
|
7 |
III. (Tổng) giám đốc/ Giám đốc chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam |
|
|
|
|
|
|
|
8 |
..... |
|
|
|
|
|
|
|
9 |
IV. Người hành nghề |
|
|
|
|
|
|
|
10 |
1. Chi nhánh (chi tiết từng chi nhánh) |
|
|
|
|
|
|
|
11 |
Giám đốc chi nhánh |
Giám đốc |
|
|
|
|
|
|
12 |
2. Phòng giao dịch (chi tiết từng phòng giao dịch) |
|
|
|
|
|
|
|
13 |
...... |
|
|
|
|
|
|
|
Hồ sơ gửi kèm:
-
-
|
........., ngày...... tháng....... năm....... TM. CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP/THÀNH VIÊN SÁNG LẬP/NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Ghi chú:
1.Loại file: excel.
2. Font: Times New Roman, cỡ chữ 12.
3. Đối với người nước ngoài, ghi tên nước bằng tiếng Việt. Đối với công dân Việt Nam: ghi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Biểu này áp dụng đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, thành lập chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và thành lập Phòng giao dịch.
5. Người ký: Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động: Cổ đông sáng lập/Thành viên sáng lập ký; đối với công ty, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đang hoạt động: Người đại diện theo pháp luật công ty ký.
6. Cột (3) dòng 2: Chủ tịch/Phó Chủ tịch/Thành viên.
7. Cột (3) dòng 4: Trưởng Ban/Thành viên.
8. Cột (7), (8): Điền theo loại chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công tác.
9. Cột (8): Môi giới/Phân tích/Quản lý Quỹ.
Mẫu số 67
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
BẢN THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên (in hoa):.............................................................................
2. Ngày sinh: ngày...... tháng....... năm....................................................
3. Nơi sinh:...........................................................................................
4. Quốc tịch: (Các quốc tịch hiện có)......................................................
5. Số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (Công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu (người nước ngoài)....................... ngày cấp................. nơi cấp.................. có giá trị đến ngày.......................... (đối với hộ chiếu)
6. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: số nhà....................... khối/xóm/thôn/.......... phường/xã................. quận/huyện........................... tỉnh/thành phố.............................................................................................
7. Chỗ ở hiện tại:
- Nước ngoài (đối với người nước ngoài):................................................
- Việt Nam:............................................................................................
8. Trình độ đại học: Có Không
9. Nghề nghiệp (Cá nhân, tổ chức là cổ đông, thành viên góp vốn không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định Điều 74 Luật Chứng khoán):................................
10. Chứng chỉ hành nghề chứng khoán
TT |
Loại Chứng chỉ hành nghề chứng khoán |
Số Chứng chỉ hành nghề |
Ngày cấp |
Mã số người hành nghề chứng khoán |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
Ghi chú:
- Loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán: Môi giới chứng khoán; phân tích tài chính; quản lý quỹ.
- Mã số người hành nghề chứng khoán do UBCKNN xác định.
11. Quá trình làm việc
TT |
Thời gian (Tháng/Năm) |
Nơi làm việc (Tên tổ chức làm việc) |
Chức vụ |
Vị trí làm việc |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
12. Người có liên quan (là người có liên quan theo quy định của Luật Chứng khoán)
TT |
Tên người có liên quan |
Mối quan hệ |
GCNĐKKD (tổ chức)/CMND, CCCD (Công dân Việt Nam)/Hộ chiếu (Người nước ngoài) ngày cấp, nơi cấp |
Nơi học tập/ làm việc/ khác |
Vị trí công việc |
Tên công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có vốn góp |
Tỷ lệ nắm giữ (%) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Đối tượng áp dụng là cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ công ty chứng khoán, Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật.
13. Tên và địa chỉ pháp nhân mà mình sở hữu cổ phần hoặc tỷ lệ vốn góp được đại diện (trường hợp là người đại diện phần vốn góp của cổ đông pháp nhân)
TT |
Tổ chức góp vốn |
Địa chỉ |
Số lượng cổ phiếu nắm giữ |
Tỷ lệ đại diện (%) |
Tỷ lệ nắm giữ (%) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Cột (5) Tỷ lệ đại diện là tỷ lệ % vốn góp của tổ chức góp vốn mà người kê khai được quyền đại diện.
- Cột (6) Tỷ lệ nắm giữ là tỷ lệ % vốn góp của người kê khai nắm giữ.
- Cá nhân xin cấp CCHNCK, xin cấp lại CCHNCK chỉ kê khai thông tin từ mục 1 đến mục 11.
- Cá nhân là người nước ngoài khi kê khai thông tin tại mục 7 phải kê khai cả địa chỉ ở nước sở tại và địa chỉ hiện tại ở Việt Nam.
Tôi cam kết và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực các nội dung nêu trên.
Công chứng chứng thực chữ ký của người khai hoặc xác nhận của tổ chức đang làm việc hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền về việc người khai đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn |
........., ngày...... tháng...... năm....... NGƯỜI KHAI (Ký, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 68
DANH SÁCH CỔ ĐÔNG/THÀNH VIÊN GÓP VỐN
Công ty.........
TT |
Tên cá nhân/ Tổ chức |
Cá nhân |
Tổ chức |
Số lượng cổ phần/ Phần vốn góp |
Sở hữu của người có liên quan |
||||||||
CMND/CCCD (công dân Việt Nam)/ Hộ chiếu (người nước ngoài) |
Tỷ lệ góp vốn (%) |
Giấy Chứng nhận ĐKKD |
Loại hình doanh nghiệp |
Tỷ lệ góp vốn (%) |
|||||||||
Số |
Ngày cấp |
Nơi cấp |
Số |
Ngày cấp |
Nơi cấp |
Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm |
Khác |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
1 |
I. Cổ đông/ thành viên sáng lập hoặc tổ chức |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Cộng) |
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
II. Cổ đông, thành viên khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Cộng) |
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hồ sơ gửi kèm:
-
-
|
........., ngày...... tháng....... năm....... TM. CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP/THÀNH VIÊN SÁNG LẬP/NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Ghi chú:
1. Loại file: excel.
2. Font: Times New Roman, cỡ chữ 12.
3. Đối với người nước ngoài, ghi tên nước bằng tiếng Việt. Đối với công dân Việt Nam: ghi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Biểu này áp dụng đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, thành lập chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và thành lập Phòng giao dịch.
5. Người ký: Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động: Cổ đông sáng lập/Thành viên sáng lập ký; đối với công ty, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đang hoạt động: Người đại diện theo pháp luật ký.
6. Cột (4): Định dạng theo date (DD/MM/YYYY).
7. Cột (7): Định dạng %, làm tròn đến số thập phân thứ hai.
8. Nếu cột (6) hoặc cột (12) lớn hơn 10%, điền thêm cột (14).
Mẫu số 69
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày...... tháng...... năm......
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP THÀNH LẬP
VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN/
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chúng tôi là:
- Công ty.... (Tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa):
- Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán số:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm.....
- Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................
- Điện thoại:............................ Fax:...................... Website:......................
Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán cho Công ty như sau:
Đối với trường hợp bổ sung, rút nghiệp vụ kinh doanh
- Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đã được cấp:.................................
- Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đề nghị bổ sung, rút bớt:................
Đối với trường hợp thay đổi tên công ty
- Tên hiện tại:
- Tên đề nghị sửa đổi:
Đối với trường hợp thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính
- Địa điểm cũ:........................................................................................
Số điện thoại:................................................... Fax:.................................
- Địa điểm mới:......................................................................................
Số điện thoại:................................................... Fax:.................................
Đối với trường hợp thay đổi vốn điều lệ
- Vốn điều lệ cũ.....................................................................................
Cơ cấu sở hữu
TT |
Cổ đông |
Số vốn góp (tỷ đồng) |
Số cổ phần, phần vốn góp |
Tỷ lệ |
I |
Cổ đông, thành viên nắm giữ từ 5% vốn điều lệ trở lên (liệt kê chi tiết) |
|
|
|
1 |
Công ty.. |
|
|
|
2 |
Nguyễn Văn A... |
|
|
|
II |
Cổ đông, thành viên khác |
|
|
|
1 |
Tổ chức |
|
|
|
2 |
Cá nhân |
|
|
|
- Vốn điều lệ mới..................................................................................................
Cơ cấu sở hữu
TT |
Cổ đông |
Số vốn góp (tỷ đồng) |
Số cổ phần, phần vốn góp |
Tỷ lệ |
I |
Cổ đông, thành viên nắm giữ từ 5% vốn điều lệ trở lên (liệt kê chi tiết) |
|
|
|
1 |
Công ty.. |
|
|
|
2 |
Nguyễn Văn A... |
|
|
|
II |
Cổ đông, thành viên khác |
|
|
|
1 |
Tổ chức |
|
|
|
2 |
Cá nhân |
|
|
|
Đối với trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật
- Người đại diện theo pháp luật cũ:..........
Họ và tên:................ Chức danh.......
Ngày tháng năm sinh......... Giới tính.......
Số chứng minh nhân dân/Hộ chiếu...... ngày cấp...... nơi cấp.........
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.........
- Người đại diện theo pháp luật mới được bổ nhiệm:.......... Quốc tịch.....
Họ và tên:................ Chức danh.......
Ngày tháng năm sinh......... Giới tính........
Số chứng minh nhân dân/Hộ chiếu...... ngày cấp...... nơi cấp.........
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:......
Đối với trường hợp thay đổi thông tin nhận diện về công ty mẹ
- Tên/địa điểm đặt trụ sở chính/nơi đăng ký kinh doanh/địa vị pháp lý của công ty mẹ cũ...............................
- Tên/địa điểm đặt trụ sở chính/nơi đăng ký kinh doanh/địa vị pháp lý của công ty mẹ mới.........................
Lý do đề nghị điều chỉnh:......
Chúng tôi cam kết và liên đới chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ gửi kèm: (Liệt kê đầy đủ) |
TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 70
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày...... tháng...... năm......
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XỬ LÝ HỢP ĐỒNG ĐÃ KÝ VỚI KHÁCH HÀNG
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chúng tôi là:
- Công ty (tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa)
- Giấy phép thành lập và hoạt động hoạt động kinh doanh chứng khoán số:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm...
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại:......... Fax:...........
Chúng tôi báo cáo kết quả xử lý các hợp đồng đã ký với khách hàng như sau:
1. Đối với nghiệp vụ môi giới chứng khoán
- Tổng số tài khoản (tính đến ngày.....):... tài khoản
Trong đó:
TT |
Nội dung |
Cá nhân |
Tổ chức |
||
Trong nước |
Nước ngoài |
Trong nước |
Nước ngoài |
||
1 |
Số tài khoản |
|
|
|
|
2 |
Số dư tiền (đồng) |
|
|
|
|
3 |
Giá trị tiền được nhận lại khi đóng tài khoản |
|
|
|
|
- Phương thức đã thực hiện giải quyết các hợp đồng còn hiệu lực:....
- Số lượng hợp đồng còn tồn tại chưa giải quyết:...
Lý do:
2. Đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán/tư vấn đầu tư chứng khoán/hoạt động cung cấp dịch vụ:
- Số lượng hợp đồng còn hiệu lực:...
- Phương thức giải quyết các hợp đồng còn hiệu lực:....
- Số lượng hợp đồng còn tồn tại chưa giải quyết:...
Lý do:
Công ty cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo: (Liệt kê đầy đủ) |
TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 71
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày...... tháng...... năm......
THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Văn phòng đại diện tại Việt Nam của... (ghi bằng chữ in hoa tên đầy đủ của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài ghi trên giấy chứng nhận đăng ký hoạt động/giấy phép thành lập và hoạt động)
Địa chỉ trụ sở chính:
Thông báo chính thức hoạt động kể từ ngày.... tháng..... năm...... với nội dung như sau:
I. VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
1. Tên văn phòng đại diện (tên đầy đủ, tên viết tắt (nếu có), tên giao dịch bằng tiếng Anh theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động/giấy phép thành lập và hoạt động):
2. Địa điểm đặt trụ sở văn phòng đại diện (theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động/giấy phép thành lập và hoạt động):
3. Giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện số:.... Nơi cấp:..... Ngày cấp:.......
4. Điện thoại:...... Fax:... Email:........ Website: (nếu có)
II. NHÂN SỰ CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
1. Trưởng đại diện:
Họ và tên: Giới tính:
Quốc tịch:
Hộ chiếu/CMTND số: Nơi cấp: Ngày cấp:
Nơi đăng ký lưu trú (đối với người nước ngoài)/nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với người Việt Nam)
Giấy phép lao động (đối với người nước ngoài): Thời hạn làm việc:
Email: Fax: Số điện thoại:
2. Lao động làm việc tại Văn phòng đại diện (chi tiết từng nhân viên):
STT |
Họ và tên |
Giới tính |
Quốc tịch |
Số hộ chiếu/CMT |
Nơi cấp, ngày cấp |
Chức vụ |
1 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
- Văn phòng đại diện (ghi cụ thể các nội dung hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện)
IV. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC (nếu có)
|
TRƯỞNG ĐẠI DIỆN |
Mẫu số 72
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày...... tháng...... năm......
GIẤY ĐĂNG KÝ TĂNG/GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chúng tôi là:
- Công ty (Tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa):
- Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán số:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm.....
- Địa chỉ trụ sở chính:.........
- Điện thoại:.... Fax:... Website:...............
Đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ như sau:
1. Vốn điều lệ hiện tại:....... đồng
(Giấy phép số:... ngày... tháng... năm.....)
- Số lượng cổ đông/thành viên góp vốn:....
- Cơ cấu sở hữu:
TT |
Cổ đông |
Số vốn góp (tỷ đồng) |
Số cổ phần, phần vốn góp |
Tỷ lệ |
I |
Cổ đông, thành viên nắm giữ từ 5% vốn điều lệ trở lên (liệt kê chi tiết) |
|
|
|
1 |
Công ty... |
|
|
|
2 |
Nguyễn Văn A... |
|
|
|
II |
Cổ đông, thành viên khác |
|
|
|
1 |
Tổ chức |
|
|
|
2 |
Cá nhân |
|
|
|
(Công ty TNHH một thành viên và chi nhánh nước ngoài không phải điền cơ cấu sở hữu)
2. Vốn điều lệ dự kiến sau tăng/giảm:....... đồng
3. Phương án tăng/giảm vốn điều lệ đã được đại hội đồng cổ đông/hội đồng thành viên/Chủ sở hữu/Công ty mẹ thông qua (Quyết định/Nghị quyết số........ ngày.... tháng...... năm.....)
Chúng tôi cam kết và liên đới chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo: (Liệt kê đầy đủ) |
TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 73
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày...... tháng...... năm......
GIẤY ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU CHO CỔ ĐÔNG HIỆN HỮU
Cổ phiếu:............. (tên cổ phiếu)
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.
Chúng tôi là:
- Công ty.... (Tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa):
- Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán số:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm.....
- Địa chỉ trụ sở chính:.........
- Điện thoại:.... Fax:... Website:...............
Đăng ký chào bán cổ phiếu như sau:
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN
1. Tên tổ chức đăng ký chào bán (đầy đủ):.............................................
2. Tên giao dịch:....................................................................................
3. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................
4. Điện thoại:............................. Fax:......................................................
5. Mã chứng khoán (nếu có):.................................................................
6. Vốn điều lệ:.......................................................................................
7. Nơi mở tài khoản:.............. Số hiệu tài khoản:.....................................
II. MỤC ĐÍCH CHÀO BÁN CỔ PHIẾU
III. CỔ PHIẾU ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN
1. Tên cổ phiếu:....................................................................................
2. Loại cổ phiếu:....................................................................................
3. Mệnh giá cổ phiếu:...... đồng
4. Giá chào bán cao nhất dự kiến:....... đồng/cổ phiếu
5. Giá chào bán thấp nhất dự kiến:........ đồng/cổ phiếu
6. Số lượng cổ phiếu đăng ký chào bán:......... cổ phiếu
7. Thời gian chào bán dự kiến:...............................................................
8. Tổng khối lượng vốn huy động dự kiến: ..................................... đồng
9. Tỷ lệ số cổ phần đăng ký chào bán thêm trên tổng số cổ phần hiện có:
10. Phương thức phân phối:..................................................................
IV. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG VỐN THU ĐƯỢC TỪ ĐỢT CHÀO BÁN
(Nêu phương án sử dụng, tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán và nguồn vốn đối ứng khác (nếu có))
V. THÔNG TIN VỀ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY
1. Cổ phiếu phổ thông
- Tổng số cổ phiếu đã phát hành:...........................................................
- Tổng số cổ phiếu đang lưu hành:.........................................................
- Tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):..........................................................
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
- Tổng số cổ phiếu quỹ:.........................................................................
- Đợt mua lại cổ phiếu gần nhất:.............................................................
+ Số lượng cổ phiếu mua lại:.................................................................
+ Ngày kết thúc việc mua lại:.................................................................
2. Cổ phiếu ưu đãi
- Loại cổ phiếu ưu đãi:...........................................................................
- Tổng số cổ phiếu:................................................................................
- Tổng giá trị cổ phiếu (tính theo mệnh giá hoặc giá thị trường tại thời điểm báo cáo (nếu có)):.......................................................................................
- Đặc điểm (nêu rõ các đặc điểm hoặc các quyền kèm theo):...................
VI. CÁC BÊN LIÊN QUAN
1. Tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có):.................................................
2. Tổ chức tư vấn (nếu có):....................................................................
3. Tổ chức kiểm toán:............................................................................
4. Bên liên quan khác (nếu có):..............................................................
VII. CAM KẾT CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Chúng tôi xin đảm bảo rằng những số liệu trong hồ sơ này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là số liệu giả hoặc thiếu có thể làm cho người mua cổ phiếu chịu thiệt hại.
2. Chúng tôi cam kết:
- Nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Lựa chọn ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tài khoản phong tỏa đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Sử dụng vốn huy động đúng mục đích.
- Chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm các cam kết nêu trên.
VIII. HỒ SƠ KÈM THEO
1. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán;
2. Tài liệu cung cấp thông tin cho nhà đầu tư;
3. Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa;
4. Tài liệu sử dụng vốn (nếu có);
5. Các tài liệu khác (nếu có).
|
TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 74
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày...... tháng...... năm......
GIẤY ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN LẬP CHI NHÁNH,
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chúng tôi là:
- Công ty..... (tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa)
- Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán số:...... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm...
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại:............................................ Fax:................................................ ..............................................................
Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho Công ty được lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đầu tư ra nước ngoài như sau:
- Tên nước dự kiến thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện:..................
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện:......................................................
- Địa chỉ đặt chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện:...................
- Mức vốn đầu tư:..................................................................................
- Nội dung, phạm vi hoạt động:...............................................................
Thông tin về tài chính sau khi thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ra nước ngoài (tính theo BCTC và tỷ lệ an toàn tài chính đã được kiểm toán hoặc soát xét):
- Tỷ lệ an toàn tài chính:........................................................................
- Vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi khoản vốn cấp hoặc đầu tư:
Lý do thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đầu tư ra nước ngoài:.....
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo: (Liệt kê đầy đủ) |
TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 75
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày...... tháng...... năm......
GIẤY ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP (ĐÓNG CỬA) CHI NHÁNH/
PHÒNG GIAO DỊCH/VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chúng tôi là:
- Công ty..... (tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa)
- Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán số:...... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm...
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại:.................................................... Fax:.............................................
Đã được chấp thuận thành lập chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện theo Quyết định số /QĐ-UBCK ngày tháng năm (Đối với trường hợp đã được chấp thuận thành lập)
Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho Công ty được thành lập (đóng cửa), thay đổi địa điểm chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện như sau:
Trường hợp thành lập (đóng cửa) chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện
- Tên chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện:........................................
- Địa chỉ đặt chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện:............................
- Điện thoại:.................................................... Fax:..............................................
- Nội dung, phạm vi hoạt động theo ủy quyền:....................................................
Lý do thành lập (đóng cửa), thay đổi địa điểm chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện.............................................................................................................
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo: (Liệt kê đầy đủ) |
TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 76
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày...... tháng...... năm......
GIẤY ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI QUYẾT ĐỊNH CHẤP THUẬN THÀNH LẬP CHI NHÁNH/PHÒNG GIAO DỊCH/VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chúng tôi là:
- Công ty (tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa)
- Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán số:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm...
- Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................
- Điện thoại:...................................................... Fax:...............................................................................................................
- Quyết định thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện số... ngày... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sửa đổi chấp thuận thành lập chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện cho công ty chúng tôi như sau:
Trường hợp bổ sung, rút nghiệp vụ kinh doanh tại chi nhánh
- Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đã được cấp phép hoạt động (liệt kê chi tiết):...........
- Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đề nghị rút/bổ sung:.......................
Trường hợp thay đổi tên chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện
- Tên cũ của chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện:....................
- Tên mới của chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện:.................
Trường hợp thay đổi địa điểm chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện
- Địa điểm cũ:........................................................................................
- Địa điểm mới:......................................................................................
Trường hợp thay đổi Giám đốc chi nhánh
- Giám đốc chi nhánh cũ:.......................................................................
Số Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu............ ngày cấp............ nơi cấp
Số chứng chỉ hành nghề:............................ Loại CCHN...........................
- Giám đốc chi nhánh mới:.....................................................................
Số Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu........ ngày cấp........... nơi cấp.....
Số chứng chỉ hành nghề:............................ Loại CCHN...........................
Lý do thay đổi:......................................................................................
Công ty cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo: (Liệt kê đầy đủ) |
TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 77
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày...... tháng...... năm......
GIẤY ĐĂNG KÝ (CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG) CUNG CẤP DỊCH VỤ
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chúng tôi là:
- Công ty (tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa)
- Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán số:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm...
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại:................................................... Fax:...............................................
- Đã được chấp thuận cung cấp dịch vụ theo Quyết định số...... ngày....... của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho công ty chúng tôi đăng ký (chấm dứt hoạt động) cung cấp dịch vụ như sau:
- Tên dịch vụ đăng ký (chấm dứt):
- Tình hình đáp ứng điều kiện cung cấp dịch vụ của Công ty:
(Liệt kê chi tiết từng điều kiện đáp ứng theo quy định)
Lý do:....................................................................................................................
Công ty cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo (Liệt kê đầy đủ) |
TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 78
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày...... tháng...... năm......
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÓNG CỬA CHI NHÁNH, PHÒNG GIAO DỊCH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TRONG NƯỚC
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chúng tôi là:
- Công ty (tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa)
- Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán số:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm...
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại:..................................................... Fax:.............................................
Đã được chấp thuận đóng cửa theo Quyết định số.... ngày.... tháng..... năm........
Chúng tôi báo cáo kết quả đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện như sau:
1. Số lượng hợp đồng còn hiệu lực trước thời điểm đóng cửa:............................
2. Phương thức giải quyết các hợp đồng còn hiệu lực:
....
3. Số lượng hợp đồng sau thời điểm đóng cửa:....................................................
Công ty cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo: (Liệt kê đầy đủ) |
TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 79
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày...... tháng...... năm......
GIẤY ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN TỔ CHỨC LẠI
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Thông tin về công ty trước khi tổ chức lại:
- Công ty (tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa)
- Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán số:..... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày.... tháng.... năm....
- Nghiệp vụ kinh doanh:.........................................................................
- Hình thức pháp lý:...............................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................
- Người đại diện theo pháp luật của Công ty:..........................................
- Vốn điều lệ:.........................................................................................
- Điện thoại:................................................. Fax:.....................................
Chúng tôi tự đánh giá đã đáp ứng các điều kiện tổ chức lại, cụ thể như sau:
(Liệt kê chi tiết việc đáp ứng các điều kiện tổ chức lại)
Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho công ty tổ chức lại với nội dung như sau:
Trường hợp công ty chuyển đổi
- Công ty (tên đầy đủ của công ty sau chuyển đổi ghi bằng chữ in hoa)....
- Hình thức pháp lý:...............................................................................
- Nghiệp vụ kinh doanh:.........................................................................
- Người đại diện theo pháp luật của Công ty:..........................................
- Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................
- Vốn điều lệ:.........................................................................................
Trường hợp công ty hợp nhất, sáp nhập
- Tên công ty hình thành sau hợp nhất sáp nhập:....................................
- Nghiệp vụ kinh doanh:.........................................................................
- Hình thức pháp lý:...............................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................
- Người đại diện theo pháp luật của Công ty:..........................................
- Vốn điều lệ:.........................................................................................
Người đại diện liên hệ:
1. Họ và tên..........................................................................................
2. Số Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu....... ngày cấp...... nơi cấp.......
3. Địa chỉ..............................................................................................
4. Số điện thoại liên hệ..........................................................................
5. Email................................................................................................
Lý do đề nghị:.......................................................................................
Chúng tôi cam kết sau khi công ty chúng tôi tổ chức lại, chúng tôi sẽ hoàn tất các thủ tục liên quan và thực hiện hoạt động giao dịch chứng khoán theo đúng pháp luật.
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo: (Liệt kê đầy đủ) |
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY THAM GIA TỔ CHỨC LẠI (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 80
HỢP ĐỒNG HỢP NHẤT, SÁP NHẬP
1. Thông tin về các công ty tham gia hợp nhất, sáp nhập
- Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh, địa chỉ trụ sở chính; website; họ tên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty; Tổng giám đốc, Người đại diện theo pháp luật;
- Vốn điều lệ, vốn điều lệ thực góp, số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành, các loại chứng khoán khác đã phát hành và số lượng từng loại (nếu có);
- Thông tin về các mối liên hệ giữa các tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập: quan hệ sở hữu chéo và các mối quan hệ người có liên quan; quan hệ kinh doanh và các quan hệ khác với bên thứ ba.
2. Thông tin về công ty sau hợp nhất, sáp nhập
- Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh, địa chỉ trụ sở chính; phạm vi hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh doanh sau hợp nhất, sáp nhập; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, hoặc Chủ tịch Công ty; Tổng Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật;
- Cơ cấu nguồn vốn và tài sản sau hợp nhất, sáp nhập; số lượng cổ phiếu dự kiến lưu hành, giá trị phần vốn góp dự kiến sau hợp nhất, sáp nhập.
3. Các điều khoản chi tiết của hợp đồng
- Hình thức hợp nhất, sáp nhập, phương pháp kế toán hợp nhất, sáp nhập; ngày hợp nhất, sáp nhập dự kiến; ngày bắt đầu tiếp nhận bàn giao mọi quyền, nghĩa vụ và tài sản từ các tổ chức hợp nhất, sáp nhập;
- Tỷ lệ chuyển đổi dự kiến, các trường hợp phải điều chỉnh và mức độ điều chỉnh tỷ lệ chuyển đổi và tổ chức được quyền ra quyết định điều chỉnh tỷ lệ chuyển đổi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty thông qua;
- Trình tự, thủ tục, tổ chức thực hiện việc chuyển đổi cổ phần, phần vốn góp; lập danh sách và xác nhận quyền sở hữu cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông, thành viên góp vốn;
- Phương án xử lý đối với giao dịch cổ phiếu quỹ; trường hợp phát hành tăng vốn hoặc các hoạt động làm thay đổi tình hình tài chính của công ty bị hợp nhất, sáp nhập; trường hợp có thêm công ty đăng ký tham gia hợp nhất, sáp nhập;
- Phương án xử lý trong trường hợp cổ đông, bao gồm cả cổ đông ưu đãi không có quyền biểu quyết, trái chủ, thành viên góp vốn yêu cầu mua lại chứng khoán; trách nhiệm thông báo cho chủ nợ và phương án xử lý trong trường hợp chủ nợ yêu cầu hoàn trả các khoản vay hoặc yêu cầu thỏa thuận các điều khoản bảo đảm khả năng chi trả;
- Phương án sử dụng người lao động và các chức danh quản lý: điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động; thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu, Ban Kiểm soát;
- Trường hợp công ty hình thành sau hợp nhất, sáp nhập dự kiến không thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán mà tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập đang thực hiện: Phương án và trách nhiệm bàn giao việc thực hiện các hợp đồng kinh doanh chứng khoán còn hiệu lực, điều kiện bàn giao hợp đồng cho các bên có liên quan (nếu có);
- Các hành vi bị cấm thực hiện trong thời gian kể từ ngày Đại hội cổ đông, hội đồng thành viên, chủ sở hữu thông qua nội dung Hợp đồng tới ngày hợp nhất, sáp nhập;
- Các nội dung liên quan tới thuế và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;
- Thông tin về các tranh chấp, khiếu kiện và các vấn đề pháp lý khác liên quan tới công ty bị hợp nhất, sáp nhập;
- Các phương án xử lý và/hoặc bồi thường trong trường hợp một bên đơn phương hủy bỏ thỏa thuận hợp nhất, sáp nhập;
- Các vấn đề khác nếu có liên quan.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY THAM GIA TỔ CHỨC LẠI (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 81
PHƯƠNG ÁN HỢP NHẤT, SÁP NHẬP
1. Thông tin về các công ty tham gia hợp nhất/sáp nhập
- Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh, địa chỉ trụ sở chính; website của các công ty bị hợp nhất, sáp nhập; Danh sách thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu; Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Người đại diện theo pháp luật;
- Danh sách các cổ đông, thành viên góp vốn vào các công ty bị hợp nhất/ sáp nhập/sáp nhập sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên (theo mẫu tại Phụ lục V);
- Tóm tắt tình hình tài chính và hoạt động của công ty bị hợp nhất, sáp nhập trong 03 năm gần nhất, hoặc trong suốt thời gian hoạt động (trường hợp công ty hoạt động dưới ba 03 năm);
- Cơ cấu nguồn vốn và tài sản; vốn điều lệ, số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành, các loại chứng khoán khác đã phát hành và số lượng từng loại (nếu có); số lượng cổ phiếu quỹ; số cổ phần, giá trị phần vốn góp vào các công ty khác cũng tham gia hợp nhất, sáp nhập.
2. Thông tin về công ty sau hợp nhất, sáp nhập
- Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh, địa chỉ trụ sở chính; phạm vi hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh doanh hợp nhất, sáp nhập; Danh sách thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát; dự kiến nhân sự quản lý (Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc); cơ cấu tổ chức, hoạt động và quản lý; danh sách các địa điểm kinh doanh bao gồm địa chỉ trụ sở chính, phòng giao dịch, văn phòng đại diện;
- Cơ cấu nguồn vốn và tài sản sau hợp nhất, sáp nhập; số lượng cổ phiếu dự kiến lưu hành, giá trị phần vốn góp dự kiến sau hợp nhất, sáp nhập;
- Thông tin về các mối liên hệ giữa các tổ chức bị hợp nhất bao gồm: quan hệ sở hữu chéo và quan hệ người có liên quan khác; quan hệ kinh doanh và các quan hệ khác với bên thứ ba.
3. Thông tin về việc hợp nhất, sáp nhập
- Mục đích hợp nhất, sáp nhập; hình thức hợp nhất, sáp nhập; chi phí hợp nhất, sáp nhập; phương pháp kế toán hợp nhất, sáp nhập;
- Các phương pháp xác định giá trị cổ phần, phần vốn góp và hạn chế của từng phương pháp (nếu có); giá trị cổ phần, phần vốn góp, trái phiếu chuyển đổi; tỷ lệ chuyển đổi dự kiến cổ phần, phần vốn góp, trái phiếu chuyển đổi; các trường hợp bắt buộc phải điều chỉnh tỷ lệ chuyển đổi và mức độ điều chỉnh tỷ lệ chuyển đổi; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản; tỷ suất lợi nhuận trên vốn mỗi cổ phần, phần vốn góp trước và sau hợp nhất, sáp nhập; so sánh giá thị trường, giá trị hợp lý với giá trị sau khi chuyển đổi;
- Lộ trình hợp nhất, sáp nhập: ngày dự kiến ký hợp đồng hợp nhất, sáp nhập, ngày hợp nhất, sáp nhập dự kiến; trình tự, thủ tục, điều kiện, tổ chức thực hiện chuyển đổi cổ phần, phần vốn góp, trái phiếu chuyển đổi;
- Thời hạn, thủ tục thực hiện việc hủy niêm yết chứng khoán (trong trường hợp công ty bị hợp nhất, sáp nhập có chứng khoán niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán); thủ tục hủy đăng ký, lưu ký (trường hợp tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập đã đăng ký, lưu ký);
- Phương án huy động vốn, trong trường hợp tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập không đủ năng lực tài chính để bảo đảm quyền lợi của các bên có liên quan phản đối, không đồng ý việc hợp nhất, sáp nhập;
- Thời điểm dự kiến mà các hoạt động kinh doanh của công ty bị hợp nhất, sáp nhập bắt đầu được hạch toán tại sổ kế toán của công ty hợp nhất, sáp nhập.
4. Phương án bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan
- Đối với cổ đông, thành viên góp vốn: trách nhiệm mua lại cổ phần, phần vốn góp của cổ đông, thành viên góp vốn phản đối việc hợp nhất, sáp nhập; nguyên tắc xác định giá mua lại; thời gian dự kiến thực hiện mua lại; thủ tục, điều kiện mua lại, hình thức thanh toán, nguồn vốn thanh toán;
- Đối với trái chủ: trách nhiệm mua lại trái phiếu theo quy định tại điều kiện phát hành (nếu có);
- Đối với chủ nợ: cam kết và phương án thanh toán nợ;
- Đối với người lao động và các chức danh quản lý: điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động; thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu, Ban Kiểm soát;
- Đối với khách hàng: Phương án xử lý các hợp đồng kinh doanh chứng khoán còn hiệu lực, việc bàn giao thực hiện hợp đồng còn hiệu lực cho công ty thay thế, điều kiện bàn giao hợp đồng, nguồn vốn và chi phí bồi thường cho các bên có liên quan (nếu có).
5. Quyền và nghĩa vụ của công ty bị hợp nhất, sáp nhập về các vấn đề có thể ảnh hưởng tới giá trị tài sản doanh nghiệp và tỷ lệ chuyển đổi trong thời gian kể từ khi Hợp đồng được ký kết tới ngày hợp nhất, sáp nhập: điều kiện giao dịch mua cổ phiếu quỹ, ngoại trừ trường hợp mua cổ phiếu từ các cổ đông phản đối việc hợp nhất, sáp nhập; bổ sung công ty tham gia việc hợp nhất, sáp nhập; thay đổi vốn điều lệ hoặc các hoạt động làm thay đổi tình hình tài chính của công ty bị hợp nhất, sáp nhập; thông tin về các tranh chấp, khiếu kiện và các vấn đề tương đương mà công ty bị hợp nhất, sáp nhập đang tham gia.
6. Thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị, Hôi đồng thành viên liên quan tới việc điều chỉnh tỷ lệ chuyển đổi, phê duyệt Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập và các vấn đề quan trọng khác có ảnh hưởng tới cổ đông, thành viên góp vốn; các trường hợp buộc phải lấy lại ý kiến Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên.
7. Các nội dung sửa đổi tại Điều lệ Công ty hợp nhất, sáp nhập.
8. Các nội dung liên quan tới thuế và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
9. Các phương án xử lý và/hoặc bồi thường trong trường hợp một bên bị hợp nhất, sáp nhập đơn phương hủy bỏ thỏa thuận hợp nhất, sáp nhập
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY THAM GIA TỔ CHỨC LẠI (Ký tên, đóng dấu) |
Mẫu số 82
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày...... tháng...... năm......
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chúng tôi là:
- Công ty tham gia hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi (Tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa):
Đã được chấp thuận tổ chức lại theo Quyết định số..... ngày..... tháng.... năm...
Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp lại giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán như sau:
- Tên công ty:........................................................................................................
- Vốn điều lệ:........................................................................................................
- Các nghiệp vụ kinh doanh: Môi giới, tự doanh..................................................
- Nơi đặt trụ sở chính:...........................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật:...........................................................................
- Tổng Giám đốc (Giám đốc):...............................................................................
Họ và tên.......................................... Quốc tịch:...................................................
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số.... ngày... có giá trị đến......
Chứng chỉ hành nghề số.... ngày... cấp...
Chúng tôi cam kết và liên đới chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo: (Liệt kê đầy đủ) |
TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 83
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày...... tháng...... năm......
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM NGỪNG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chúng tôi là:
- Công ty (tên đầy đủ và chính thức của công ty ghi bằng chữ in hoa)
- Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán số:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày..... tháng.... năm.....
- Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................
- Điện thoại:.............................................. Fax:....................................................
Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho công ty được tạm ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán như sau:
- Tên Công ty/chi nhánh/phòng giao dịch (tên đầy đủ) đề nghị tạm ngừng.........
- Địa chỉ trụ sở chính/chi nhánh/phòng giao dịch.................................................
- Ngày dự kiến tạm ngừng:...................................................................................
- Ngày dự kiến trở lại hoạt động...........................................................................
- Lý do tạm ngừng:...............................................................................................
Chúng tôi cam kết và liên đới chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ gửi kèm: (Liệt kê đầy đủ) |
TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 84
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày...... tháng...... năm......
PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÀI KHOẢN/HỢP ĐỒNG
ĐÃ KÝ VỚI KHÁCH HÀNG
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chúng tôi là:
- Công ty (Tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa):
- Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán số:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm.....
- Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................
- Vốn điều lệ:........................................................................................................
- Điện thoại:...................................................... Fax:...........................................
Hội đồng quản trị đã thông qua phương án xử lý tài khoản khách hàng:
1. Tổng số tài khoản (tính đến ngày thông qua):... tài khoản
Trong đó:
TT |
Nội dung |
Cá nhân |
Tổ chức |
||
Trong nước |
Nước ngoài |
Trong nước |
Nước ngoài |
||
1 |
Số tài khoản |
|
|
|
|
2 |
Số dư tiền (đồng) |
|
|
|
|
3 |
Giá trị tiền dự kiến còn được nhận lại |
|
|
|
|
2. Phương án xử lý tài khoản:
Chúng tôi cam kết và liên đới chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ gửi kèm: (Liệt kê đầy đủ) |
TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 85
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________________________
....., ngày...... tháng...... năm......
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP (CẤP LẠI)
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
1. Họ và tên:................................... (chữ in hoa); Giới tính:.................................
2. Ngày tháng năm sinh:.......................................................................................
3. Quốc tịch:..........................................................................................................
4. Giấy CMND/Hộ chiếu số:.................. cấp ngày:................ tại.........................
5. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:....................................... (ghi chi tiết số nhà, khối/thôn/xóm, phường/xã, quận/huyện, thành phố/tỉnh)
6. Đơn vị công tác:......................................... (ghi rõ tên đơn vị, chức vụ, vị trí, bộ phận hiện đang làm việc - nếu có)
7. Số điện thoại liên lạc:........................................................................................
8. Loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đã được cấp (Đối với trường hợp đề nghị cấp lại):
□ Môi giới chứng khoán
□ Phân tích tài chính
□ Quản lý quỹ
Số:............................................................ Ngày cấp:............................................
9. Lý do đề nghị được cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán (Đối với trường hợp đề nghị cấp lại):........................................................................................
10. Hình thức đăng ký nhận chứng chỉ hành nghề chứng khoán:
Nhận trực tiếp tại Văn phòng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Nhận qua đường bưu điện theo địa chỉ:...........................................................
11. Loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị được cấp (cấp lại):
□ Môi giới chứng khoán
□ Phân tích tài chính
□ Quản lý quỹ
Tôi làm Giấy này đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét cấp (cấp lại) Chứng chỉ hành nghề chứng khoán cho tôi. Tôi xin cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị này và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo: (Liệt kê đầy đủ) |
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ (Ký, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 86
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày...... tháng...... năm......
BÁO CÁO CỦA NGƯỜI ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẶC THÔNG BÁO MẤT CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN HOẶC
THAY ĐỔI THÔNG TIN XÁC NHẬN NHÂN THÂN TRONG
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
(Chọn một trong các trường hợp)
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
1. Họ và tên:....................... (chữ in hoa); Giới tính:.............................................
2. Ngày tháng năm sinh:……...............................................................................
3. Quốc tịch:..........................................................................................................
4. Giấy CMND/Hộ chiếu số:...................... cấp ngày:.................. tại:..................
5. Số điện thoại liên lạc:.............................; Địa chỉ liên lạc:...............................
6. Loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán hiện có:
Chứng chỉ............................... Số:........................ ngày cấp:................................
7. Báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước như sau:
a) Trường hợp ký kết hợp đồng lao động:
- Tên công ty (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam):...................................
- Ngày bắt đầu làm việc:.......................................................................................
b) Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
- Tên công ty (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam):...................................
- Ngày chấm dứt hợp đồng lao động:...................................................................
c) Trường hợp mở tài khoản
- Tên công ty chứng khoán mở tài khoản:............................................................
- Số tài khoản:.......................................................................................................
8. Lý do thông báo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước:
a) Trường hợp 1. Bị mất chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Ngày mất/ngày phát hiện bị mất:..........................................................................
b) Trường hợp 2. Thay đổi thông tin xác nhận nhân thân trong chứng chỉ hành nghề chứng khoán:
Nội dung thông tin trước khi thay đổi:.................................................................
Nội dung thông tin sau khi thay đổi:....................................................................
9. Tôi xin cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung thông báo này.
Hồ sơ gửi kèm: |
NGƯỜI BÁO CÁO/THÔNG BÁO (Ký, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 87
CÔNG TY......
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày...... tháng...... năm...... |
THÔNG BÁO
VỀ TÌNH HÌNH NGƯỜI HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Tên công ty:..........................................................................................................
Giấy phép thành lập và hoạt động số:........................... cấp ngày:.......................
I. THÔNG BÁO VỀ VIỆC KÝ KẾT/CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI NGƯỜI CÓ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN, NGƯỜI HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Ký kết hợp đồng lao động với người hành nghề chứng khoán
- Họ và tên người hành nghề chứng khoán:................................... (chữ in hoa);
- Quốc tịch:..........................................................................................................
- Giấy CMND/Hộ chiếu số:................... cấp ngày:..................... tại:..................
- Loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán:..........................................................
- Số chứng chỉ hành nghề chứng khoán:......................... cấp ngày:....................
- Ngày bắt đầu làm việc:......................................................................................
2. Chấm dứt hợp đồng lao động với người hành nghề chứng khoán
- Họ và tên người hành nghề chứng khoán:.................................... (chữ in hoa);
- Quốc tịch:..........................................................................................................
- Giấy CMND/Hộ chiếu số:................... cấp ngày:.................... tại:...................
- Loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán:..........................................................
- Số chứng chỉ hành nghề chứng khoán:....................... cấp ngày:......................
- Ngày bắt đầu nghỉ việc:.....................................................................................
- Lý do chấm dứt hợp đồng lao động:.................................................................
3. Phát hiện người hành nghề chứng khoán vi phạm quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
- Họ và tên người hành nghề chứng khoán:................................... (chữ in hoa);
- Quốc tịch:..........................................................................................................
- Giấy CMND/Hộ chiếu số:..................... cấp ngày:................ tại:.....................
- Loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán:..........................................................
- Số chứng chỉ hành nghề chứng khoán:..................... ngày cấp:........................
- Nội dung vi phạm:....................................................................... (nêu chi tiết)
- Hình thức xử lý của Công ty đối với người hành nghề chứng khoán (nếu có): .....................................................................................................................................
II. BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH NGƯỜI HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN
Kỳ báo cáo: năm
TT |
Họ tên người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán |
Chức vụ |
Phòng/ Ban/ Bộ phận làm việc |
Chứng chỉ hành nghề |
Ngày ký kết hợp đồng lao động |
Ngày chấm dứt hợp đồng lao động |
Số lượng người có chứng chỉ hành nghề |
Thực hiện quản lý tài khoản ủy thác của khách hàng |
|||
Số |
Loại CCHN |
Ngày cấp |
Trong kỳ |
Tăng/ Giảm |
|||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
1 |
I. Trụ sở chính |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
1. Ban Giám đốc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
2. Bộ phận môi giới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
3. Bộ phận tự doanh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
4. Bộ phận bảo lãnh phát hành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
5. Bộ phận tư vấn đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
II. Chi nhánh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
1. Chi nhánh... (tên chi nhánh): |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
- Giám đốc chi nhánh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
- Bộ phận môi giới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
- Bộ phận tư vấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12 |
2. Chi nhánh... (tên chi nhánh) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13 |
- Giám đốc chi nhánh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14 |
- Bộ phận môi giới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15 |
Bộ phận tư vấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16 |
III. Phòng giao dịch |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
17 |
1. Phòng giao dịch... (tên phòng giao dịch) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
18 |
2. Phòng giao dịch... (tên phòng giao dịch) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
19 |
Bộ phận khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
20 |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
1. Loại file: excel.
2. Font: Times New Roman, cỡ chữ 12.
3. Cột (3): Bao gồm một trong các chức vụ sau: (Tổng) giám đốc, Phó (Tổng) giám đốc, Giám đốc chi nhánh, Phó giám đốc chi nhánh, Trưởng (Phó) bộ phận, Trưởng (Phó) phòng, nhân viên.
4. Cột (7), (8), (9): Định dạng theo date (DD/MM/YYYY).
5. Cột (6): Chứng chỉ môi giới chứng khoán: MG, Chứng chỉ phân tích tài chính: PT, Chứng chỉ quản lý quỹ: QU.
6. Cột (12): Đánh dấu (x) nếu người hành nghề có quản lý tài khoản ủy thác của khách hàng.
Chúng tôi xin cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung thông báo này.
Hồ sơ kèm theo - -
|
TỔ CHỨC (Người đại diện theo pháp luật) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 88
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
o
o ......., ngày.... tháng.... năm....
GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI CHỨNG CHỈ QUỸ
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chúng tôi là: (tên đầy đủ, tên tiếng Anh, tên viết tắt):...
- Số Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: số.... ngày... do... cấp.
- Vốn điều lệ:........................................................................................................
- Thời hạn hoạt động (nếu có):
- Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................
- Điện thoại:...................................................... Fax:............................................
Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp chứng nhận hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ cho:
- Tên tổ chức đăng ký: (tên đầy đủ và chính thức)
- Danh sách các địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ:
TT |
Địa điểm phân phối |
Địa chỉ |
Điện thoại, Fax |
Số Giấy phép thành lập/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phạm vi và nội dung hoạt động của tổ chức đăng ký nêu trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ:...
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 89
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN CHO CHI NHÁNH, PHÒNG GIAO DỊCH
THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI CHỨNG CHỈ QUỸ
Chúng tôi là: (tên tổ chức đăng ký làm đại lý phân phối)
- Số Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: số.... ngày... do... cấp.
- Địa chỉ:......................
· Ủy quyền cho
Chi nhánh/Phòng giao dịch..................
Địa chỉ:...................
được tham gia vào hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ.
Chi nhánh/phòng giao dịch............. có nghĩa vụ sau:
- Phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
- Thực hiện các công việc theo ủy quyền và báo cáo cho ngân hàng/công ty...... về các công việc có liên quan đến hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ;
- Chịu trách nhiệm trước ngân hàng/công ty................. về toàn bộ hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ trong phạm vi được ủy quyền của mình.
|
...., ngày.... tháng... năm... ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Mẫu số 90
· CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THUYẾT MINH CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT PHỤC VỤ
HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI CHỨNG CHỈ QUỸ
Tên đại lý phân phối:
Địa chỉ trụ sở chính của Đại lý phân phối:
1. Danh sách các địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ
TT |
Địa điểm phân phối |
Địa chỉ (nêu rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, telex....) |
Số giấy phép thành lập |
|
|
|
|
2. Hệ thống máy vi tính, thiết bị phục vụ cho hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ:
TT |
Địa điểm phân phối |
Số lượng máy vi tính |
Số lượng máy điện thoại, fax |
|
|
|
|
- Dự kiến phương pháp lưu giữ và xử lý thông tin về nhà đầu tư;
- Phương pháp cung cấp thông tin cho nhà đầu tư, trụ sở chính của đại lý phân phối, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và các tổ chức liên quan khác (thông qua hệ thống máy tính, điện thoại, telex, fax...);
- Nêu rõ tính năng, tác dụng, tình trạng, cấp độ công nghệ của trang thiết bị sử dụng và việc bố trí hệ thống máy tính này tại trụ sở làm việc.
3. Đội ngũ cán bộ
TT |
Họ và tên |
Số CCCD/ CMND |
Loại/Số CCHN/ CCCM chứng khoán |
Số hợp đồng lao động ký với tổ chức là đại lý phân phối/ngày ký/thời hạn hợp đồng |
Địa điểm phân phối |
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết:
1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực về những nội dung trên;
2. Bảo đảm hệ thống cơ sở vật chất, tổ chức nhân sự là đáp ứng quy định pháp luật, đủ điều kiện cung cấp dịch vụ phân phối chứng chỉ quỹ.
|
o ......., ngày.... tháng.... năm....ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 91
· CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...., ngày... tháng... năm...
Ảnh (4 x 6) |
|
· BẢN THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên:......... Quốc tịch:.......
2. Số định danh cá nhân (hoặc các tài liệu chứng thực khác):
3. Địa chỉ liên lạc (thường xuyên):
4. Điện thoại liên hệ: Fax, email:
5. Trình độ chuyên môn:
6. Nghề nghiệp:
7. Quá trình học tập, đào tạo chuyên môn
Nêu rõ tên trường; tên thành phố, quốc gia nơi trường đặt trụ sở chính; tên khóa học; thời gian học; tên bằng (liệt kê những bằng cấp, chương trình đào tạo liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh được bầu, bổ nhiệm
Thời gian (Tháng/năm) |
Nơi đào tạo |
Chuyên ngành đào tạo |
Tên bằng/Số Chứng chỉ hành nghề chứng khoán |
Từ.../... đến.../... |
|
|
|
Từ.../... đến.../... |
|
|
|
8. Quá trình công tác (chi tiết về các nghề nghiệp, chức vụ, vị trí công tác đã qua, kết quả công tác tại từng vị trí/khen thưởng, kỷ luật nếu có):
Thời gian (Tháng/năm) |
Nơi làm việc |
Chức vụ/ Vị trí việc làm |
Trách nhiệm công việc |
Khen thưởng/ Kỷ luật |
Từ.../... đến.../... |
|
|
|
|
Từ.../... đến.../... |
|
|
|
|
9. Chức vụ dự kiến trong công ty quản lý quỹ (hoặc quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán):
10. Chức vụ hiện nay tại các tổ chức khác:
11. Nhân thân người khai
Họ và tên |
Năm sinh |
Số định danh cá nhân |
Địa chỉ liên lạc |
Nghề nghiệp |
Chức vụ |
Vợ/chồng:.... |
|
|
|
|
|
Bố:.... |
|
|
|
|
|
Mẹ:.... |
|
|
|
|
|
Con:..... |
|
|
|
|
|
Anh/chị/em ruột:... |
|
|
|
|
|
Tôi xin cam đoan về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung khai trên.
Sau khi nghiên cứu Điều lệ công ty và các quy định của pháp luật có liên quan, tôi xin cam kết (liệt kê nội dung cam kết phù hợp với tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh được bầu, bổ nhiệm).
Chứng thực chữ ký người khai |
NGƯỜI KHAI (Ký, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 92
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......., ngày... tháng... năm...
GIẤY ĐĂNG KÝ LẬP QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN/
THÀNH LẬP CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN...
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chúng tôi là:
- Tên công ty quản lý quỹ (tên đầy đủ, tên tiếng Anh, tên viết tắt):
- Giấy phép thành lập và hoạt động số:.... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày...........
- Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh:.....................
- Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................
- Điện thoại:............. Fax:...
Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ.../Giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán... với nội dung sau:
1. Thông tin về quỹ, công ty đầu tư chứng khoán
a) Tên của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán (tên đầy đủ, tên tiếng Anh, tên viết tắt):
b) Chỉ số tham chiếu (trường hợp Quỹ ETF):
c) Vốn điều lệ:
d) Số lượng chứng chỉ quỹ:
- Mệnh giá chứng chỉ quỹ:
đ) Số lô chứng chỉ quỹ (trường hợp Quỹ ETF):
- Số chứng chỉ quỹ trong một lô:
- Mệnh giá chứng chỉ quỹ:
2. Thời hạn hoạt động của quỹ (nếu có):
3. Ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký: (tên đầy đủ, số giấy phép)
4. Công ty quản lý quỹ: (tên đầy đủ, số giấy phép)
5. Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ/cổ phần công ty đầu tư chứng khoán: số.... ngày... do UBCKNN cấp (nếu có)
6. Các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan: (nêu rõ tên, số giấy phép từng tổ chức và hoạt động được ủy quyền):
Chúng tôi xin cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung giấy đề nghị và hồ sơ đăng ký lập quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán kèm theo.
Hồ sơ kèm theo (Liệt kê đầy đủ) |
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 93
...., ngày... tháng... năm...
DANH SÁCH NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CHUYÊN NGHIỆP
THAM GIA GÓP VỐN LẬP QUỸ THÀNH VIÊN...
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
1. Về cơ cấu nhà đầu tư
STT |
Phân loại nhà đầu tư |
Số lượng nhà đầu tư |
Số lượng chứng chỉ quỹ |
Tỷ lệ (%) vốn góp/ Vốn điều lệ |
||||||
Trong nước |
Ngoài nước |
Tổng |
Trong nước |
Ngoài nước |
Tổng |
Trong nước |
Ngoài nước |
Tổng |
||
1 |
Tổ chức |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Cá nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Danh sách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia góp vốn thành lập quỹ
STT |
Tên nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (sắp xếp theo thứ tự về tỷ lệ sở hữu từ cao xuống thấp) |
Số ĐKKD/Số định danh cá nhân1, ngày cấp, nơi cấp |
Mã số giao dịch chứng khoán (đối với nhà đầu tư nước ngoài, nếu có) |
Giá trị phần vốn góp (tỷ đồng) |
Tỷ lệ vốn góp/ Vốn điều lệ (%) |
Ngày vào sổ đăng ký thành viên (hoặc ngày điều chỉnh quy mô vốn góp) |
1 |
Công ty... Đại diện phần vốn góp là: |
|
|
|
|
|
2 |
Ông/Bà... |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
3. Danh sách người có liên quan tham gia góp vốn thành lập quỹ
STT |
Tên tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập quỹ và người có liên quan |
Chức vụ/ quan hệ |
Đã tham gia góp vốn thành lập quỹ |
Tổng tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư và người có liên quan/ Vốn điều lệ (%) |
|
Giá trị phần vốn góp (tỷ đồng) |
Tỷ lệ vốn góp/ Vốn điều lệ (%) |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
Nguyễn Văn A |
Người khai |
|
|
|
2 |
Nguyễn Thị B |
Vợ |
|
|
|
3 |
Công ty X |
Là công ty do ông A là CTHĐQT, giám đốc... |
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị này và hồ sơ gửi kèm.
Công ty quản lý quỹ hoặc công ty chứng khoán được ủy quyền đã thẩm định và đảm bảo các nhà đầu tư tham gia góp vốn vào quỹ đáp ứng đầy đủ điều kiện là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định.
Hồ sơ kèm theo:
(Liệt kê đầy đủ)
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 94
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...., ngày... tháng... năm...
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ
THÀNH LẬP QUỸ/GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chúng tôi là:
- Tên Quỹ đầu tư chứng khoán/Công ty đầu tư chứng khoán (tên đầy đủ, tên tiếng Anh, tên viết tắt):...
- Số Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ/Giấy phép thành lập và hoạt động: số..... ngày.... do Chủ tịch UBCKNN cấp.
- Vốn điều lệ:...
- Ngân hàng lưu ký, giám sát: (tên đầy đủ)...
+ Giấy phép thành lập và hoạt động số:...
+ Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh:...
+ Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán:...
+ Địa chỉ trụ sở chính:
+ Điện thoại:.... Fax:...
Được đại diện bởi công ty quản lý quỹ/ngân hàng giám sát (trường hợp không có công ty quản lý quỹ) sau:
- Tên công ty quản lý quỹ/ngân hàng giám sát: (tên đầy đủ)...
- Số Giấy phép thành lập và hoạt động số:...
- Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh:...
- Địa chỉ trụ sở chính:....
- Điện thoại:.... Fax:...
Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ/Giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán (tên đầy đủ của quỹ/công ty)... do... (một hoặc một số nội dung thay đổi dưới đây) như sau:
1. Trường hợp thay đổi tên của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán
- Tên cũ:
+ Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: (ghi bằng chữ in hoa)
+ Tên đầy đủ bằng tiếng Anh:
+ Tên giao dịch (nếu có):
+ Tên viết tắt:
- Tên mới:
+ Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: (ghi bằng chữ in hoa)
+ Tên đầy đủ bằng tiếng Anh:
+ Tên giao dịch (nếu có):
+ Tên viết tắt:
- Lý do thay đổi:....................................................................................................
2. Trường hợp thay đổi công ty quản lý quỹ/ngân hàng lưu ký, giám sát:
- Công ty quản lý quỹ/ngân hàng lưu ký, giám sát trước khi thay đổi:
+ Tên công ty quản lý quỹ/ngân hàng lưu ký, giám sát (tên đầy đủ):...
+ Số Giấy phép thành lập và hoạt động số:...
+ Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh:...
+ Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán (đối với ngân hàng lưu ký, giám sát):...
- Công ty quản lý quỹ/ngân hàng giám sát sau khi thay đổi:
+ Tên công ty quản lý quỹ/ngân hàng lưu ký, giám sát (tên đầy đủ):...
+ Số Giấy phép thành lập và hoạt động số:...
+ Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh:...
+ Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán (đối với ngân hàng lưu ký, giám sát):...
- Lý do thay đổi:....................................................................................................
3. Trường hợp thay đổi thời hạn hoạt động (rút ngắn, gia hạn thời gian hoạt động):
- Thời hạn hoạt động trước khi thay đổi:... năm, từ ngày.... đến ngày...
- Thời hạn hoạt động sau khi thay đổi:... năm, trong đó thời gian rút ngắn/gia hạn đến ngày...
- Lý do rút ngắn/gia hạn thời gian hoạt động:......................................................
4. Trường hợp thay đổi vốn điều lệ (tăng, giảm vốn điều lệ) của quỹ thành viên, quỹ đóng, quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán
- Vốn điều lệ quỹ/công ty đầu tư chứng khoán trước khi thay đổi:...
+ Số lượng chứng chỉ quỹ/cổ phần đang lưu hành:...
+ Mệnh giá chứng chỉ quỹ:...
- Vốn huy động thêm:...
+ Số lượng chứng chỉ quỹ/cổ phần phát hành thêm:...
+ Giá phát hành của một chứng chỉ quỹ/cổ phần:...
- Vốn điều lệ quỹ/công ty đầu tư chứng khoán sau khi thay đổi:...
+ Số lượng chứng chỉ quỹ/cổ phần lưu hành sau khi thay đổi:...
- Lý do thay đổi:..........................................................
5. Trường hợp hợp nhất/sáp nhập đối với quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, chia/tách đối với quỹ mở
- Lý do đề nghị:
Sáp nhập ☐ Hợp nhất ☐ Chia ☐ Tách ☐
a) Thông tin về các quỹ, công ty đầu tư chứng khoán bị sáp nhập/hợp nhất/chia tách: bao gồm tối thiểu các thông tin sau
- Tên quỹ/công ty đầu tư chứng khoán: (tên đầy đủ, tên tiếng Anh, tên viết tắt)......
- Giấy phép thành lập:...........................................................................................
- Vốn điều lệ:........................................................................................................
- Số lượng chứng chỉ quỹ/cổ phần đang lưu hành (tính tại thời điểm Đại hội nhà đầu tư của quỹ/Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán cuối cùng ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách):............................................................
- Số lượng chứng chỉ quỹ tối đa/tối thiểu (nếu có):..............................................
- Giá trị tài sản ròng, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản trên một cổ phiếu (tính tại thời điểm ra Đại hội nhà đầu tư của quỹ, Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán cuối cùng quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách):...................................................................................................................
- Công ty quản lý quỹ: (tên, số giấy phép)............................................................
- Ngân hàng giám sát: (tên, số giấy phép)............................................................
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan: (nêu rõ tên, số giấy phép từng tổ chức và hoạt động được ủy quyền):.............................................................................
- Vai trò của quỹ: (nhận sáp nhập/bị sáp nhập/bị hợp nhất/bị chia, tách)
- Tỷ lệ chuyển đổi: (tính tại thời điểm Đại hội nhà đầu tư của quỹ cuối cùng ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách)
b) Thông tin về quỹ, công ty đầu tư chứng khoán hình thành từ việc sáp nhập/hợp nhất/chia tách
- Tên quỹ/công ty đầu tư chứng khoán: (tên đầy đủ, tên tiếng Anh, tên viết tắt)......
- Vốn điều lệ:........................................................................................................
- Số lượng chứng chỉ quỹ/cổ phần đang lưu hành: (tính tại thời điểm Đại hội nhà đầu tư của quỹ cuối cùng ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách)…….....
- Số lượng đơn vị quỹ tối đa/tối thiểu (nếu có):....................................................
- Giá trị tài sản ròng, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ: (tính tại thời điểm Đại hội nhà đầu tư của quỹ cuối cùng ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách):............................................................................................................................
- Công ty quản lý quỹ: (tên, số giấy phép)............................................................
- Ngân hàng giám sát: (tên, số giấy phép)............................................................
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan: (nêu rõ tên, số giấy phép từng tổ chức và hoạt động được ủy quyền):.............................................................................
Chúng tôi cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị này và hồ sơ gửi kèm.
Đối với nhà đầu tư mới, Công ty quản lý quỹ hoặc công ty chứng khoán được ủy quyền đã thẩm định và đảm bảo các nhà đầu tư tham gia góp vốn vào quỹ đáp ứng đầy đủ điều kiện là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định.
Hồ sơ kèm theo:
(Liệt kê đầy đủ)
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NGÂN HÀNG LƯU KÝ, GIÁM SÁT (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) |
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA QUỸ/CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) |
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 95
PHƯƠNG ÁN HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH QUỸ, GIẢI THỂ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
A. PHƯƠNG ÁN HỢP NHẤT, SÁP NHẬP TỐI THIỂU PHẢI BAO GỒM CÁC NỘI DUNG SAU:
I. THÔNG TIN VỀ CÁC QUỸ BỊ HỢP NHẤT, BỊ SÁP NHẬP VÀ QUỸ HÌNH THÀNH SAU KHI HỢP NHẤT, SÁP NHẬP
- Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh của các quỹ;
- Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; người đại diện theo pháp luật; địa chỉ trụ sở chính; website của các tổ chức này;
- Danh sách và sơ yếu lý lịch trích ngang của thành viên Ban Đại diện quỹ; người điều hành quỹ;
- Tóm tắt tình hình hoạt động của các quỹ; cơ cấu danh mục đầu tư; nguồn vốn và tài sản trước khi hợp nhất, sáp nhập; vốn điều lệ; số lượng đơn vị quỹ của từng quỹ đang lưu hành.
II. THÔNG TIN VỀ VIỆC HỢP NHẤT, SÁP NHẬP
1. Mục đích, lý do việc hợp nhất, sáp nhập;
2. Thời gian dự kiến tổ chức họp Đại hội nhà đầu tư các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập;
3. Ngày hợp nhất, sáp nhập dự kiến;
4. Chi phí hợp nhất, sáp nhập;
5. Phương pháp kế toán hợp nhất, sáp nhập; thời điểm mà các hoạt động đầu tư bắt đầu được hạch toán tại sổ kế toán của quỹ hình thành sau khi hợp nhất, sáp nhập;
6. Phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của từng quỹ, phương thức xác định giá trị các khoản phải thu, phải trả của quỹ và sự khác biệt (nếu có); phương pháp xác định tỷ lệ chuyển đổi.
III. BÁO CÁO PHÂN TÍCH VIỆC HỢP NHẤT, SÁP NHẬP
(Báo cáo phải được viết ngắn gọn, xúc tích, thể hiện bằng ngôn ngữ dễ hiễu, ít sử dụng các thuật ngữ chuyên môn. Nội dung của báo cáo thay đổi tùy thuộc vào đối tượng là nhà đầu tư của quỹ bị hợp nhất, quỹ bị sáp nhập hoặc quỹ nhận sáp nhập)
1. Mục đích, lý do việc hợp nhất, sáp nhập.
2. Các ảnh hưởng dự kiến có thể xảy ra do hợp nhất, sáp nhập.
a) Thay đổi về mục tiêu đầu tư, chính sách đầu tư, mức độ pha loãng hiệu quả hoạt động đầu tư và rủi ro tiềm ẩn;
b) Chi phí phát sinh, tổ chức chịu trách nhiệm thanh toán (công ty quản lý quỹ);
c) Thay đổi liên quan tới chính sách về thuế, lệ phí, các loại phí như phát hành, phí mua lại, phí chuyển đổi; so sánh các mức thuế, phí, lệ phí trước và sau khi hợp nhất, sáp nhập, kèm theo giải trình;
d) Các thay đổi làm ảnh hưởng tới quyền lợi khác của nhà đầu tư; so sánh quyền của nhà đầu tư trước và sau khi hợp nhất, sáp nhập.
3. Quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư (của quỹ bị hợp nhất, quỹ bị sáp nhập) liên quan tới việc hợp nhất, sáp nhập:
a) Quyền được tiếp cận mọi thông tin liên quan tới việc hợp nhất, sáp nhập;
b) Quyền được nhận các tài liệu của các quỹ bị hợp nhất, quỹ bị sáp nhập, quỹ nhận sáp nhập bao gồm các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động quỹ, bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt;
c) Quyền được nhận báo cáo thẩm định kết quả hợp nhất, sáp nhập do Ngân hàng giám sát xây dựng;
d) Quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ mua lại hoặc chuyển đổi chứng chỉ quỹ; nguyên tắc xác định giá mua lại hoặc tỷ lệ chuyển đổi; thời hạn nhận mua lại hoặc nhận chuyển đổi;
đ) Thông tin về các khoản lợi nhuận tích lũy của quỹ và việc sử dụng các khoản này;
e) Trường hợp việc hợp nhất, sáp nhập kèm theo việc thanh toán tiền cho nhà đầu tư, báo cáo phải bổ sung các thông tin về tỷ lệ tiền thanh toán hoặc mức tiền dự kiến chi trả trên một đơn vị quỹ; đối tượng nhận thanh toán; hình thức và thời hạn thanh toán; nguồn vốn thanh toán.
4. Lộ trình chi tiết của tiến trình hợp nhất, sáp nhập:
a) Thời điểm tổ chức họp Đại hội nhà đầu tư hoặc thời hạn lấy ý kiến bằng văn bản từ nhà đầu tư về việc hợp nhất, sáp nhập; hình thức cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về kết quả biểu quyết;
b) Thời hạn mà các quỹ tiếp tục thực hiện các lệnh giao dịch chứng chỉ quỹ;
c) Thời hạn các quỹ tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ để hoàn tất việc hợp nhất, sáp nhập;
d) Ngày hợp nhất, sáp nhập dự kiến.
IV. NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẠI HỘI NHÀ ĐẦU TƯ VỀ VIỆC HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, TÁCH QUỸ PHẢI BAO GỒM CÁC NỘI DUNG SAU:
1. Thông qua việc hợp nhất, sáp nhập, tách quỹ; tên các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập, bị tách; loại hình quỹ; ngày hợp nhất, ngày sáp nhập, ngày tách dự kiến; nguyên tắc và hình thức hợp nhất, sáp nhập (thanh toán hết các nghĩa vụ nợ trước khi hợp nhất, sáp nhập; hoặc chuyển giao các nghĩa vụ nợ cho các quỹ hợp nhất, quỹ nhận sáp nhập), nguyên tắc phân tách danh mục quỹ; nguyên tắc xác định giá trị tài sản ròng tại ngày hợp nhất, ngày sáp nhập; tỷ lệ chuyển đổi.
2. Thông qua danh sách Ban đại diện quỹ các quỹ hình thành sau khi hợp nhất, sáp nhập, tách quỹ.
3. Thông qua dự thảo Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập quỹ.
Trường hợp hợp nhất quỹ hoặc tách quỹ, Biên bản họp và Nghị quyết của Đại hội nhà đầu tư phải bổ sung các nội dung khác như sau:
4. Thông qua Điều lệ quỹ mới hình thành sau hợp nhất, tách; mục tiêu và chính sách, chiến lược đầu tư; nguyên tắc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hình thành sau hợp nhất, tách; nguyên tắc phân chia lợi nhuận và các nội dung quan trọng khác liên quan.
5. Thông qua Công ty quản lý quỹ (tên Công ty quản lý quỹ, số Giấy phép thành lập và hoạt động do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp, địa chỉ trụ sở chính).
6. Thông qua hợp đồng giám sát ký với Ngân hàng giám sát kèm theo thông tin về Ngân hàng giám sát (tên Ngân hàng giám sát, số Giấy phép thành lập và hoạt động, số Giấy chứng nhận hoạt động lưu ký chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp, địa chỉ trụ sở chính).
B. PHƯƠNG ÁN CHIA, TÁCH QUỸ TỐI THIỂU PHẢI BAO GỒM CÁC NỘI DUNG SAU:
I. THÔNG TIN VỀ QUỸ BỊ CHIA TÁCH
1. Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh của quỹ;
2. Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; người đại diện theo pháp luật; địa chỉ trụ sở chính; website của các tổ chức này;
3. Danh sách và sơ yếu lý lịch trích ngang của thành viên Ban Đại diện quỹ; người điều hành quỹ;
4. Tóm tắt tình hình hoạt động của các quỹ; cơ cấu danh mục đầu tư; nguồn vốn và tài sản trước khi hợp nhất, sáp nhập; vốn điều lệ; số lượng đơn vị quỹ của từng quỹ đang lưu hành.
II. THÔNG TIN VỀ VIỆC CHIA, TÁCH QUỸ
1. Nguyên nhân, lý do phải chia, tách quỹ;
2. Danh mục đầu tư của quỹ bị chia, tách tại ngày định giá gần nhất; phương án chia, tách danh mục đầu tư của quỹ; phương thức xác định giá trị các khoản phải thu, phải trả của quỹ và sự khác biệt (nếu có), giá trị các khoản nợ, khoản phải trả của quỹ bị chia tách; phương án thanh toán các khoản nợ của quỹ bị chia tách; nguồn vốn để thanh toán các khoản nợ và phương án thanh lý tài sản để đáp ứng các nghĩa vụ nợ (nếu cần thiết); danh mục đầu tư của từng quỹ dự kiến hình thành sau khi bị chia tách;
3. Bảng liệt kê chi tiết những nội dung dự kiến thay đổi (nếu có) tại dự thảo Điều lệ các quỹ hình thành sau khi chia tách;
4. Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và các tổ chức ủy quyền, danh sách các đại lý phân phối của các quỹ hình thành sau khi chia tách; phí quản lý, phí giám sát và các phí khác của các quỹ hình thành sau khi chia tách;
5. Thời điểm dự kiến chia tách;
6. Lộ trình chi tiết của việc chia tách quỹ; thời hạn thanh toán hết các nghĩa vụ nợ; thời hạn, thủ tục, điều kiện, quy trình tổ chức thực hiện chuyển đổi đơn vị quỹ và phát hành đơn vị quỹ của quỹ mới hình thành sau khi chia tách cho nhà đầu tư;
Phương án và thời điểm dự kiến thực hiện việc định giá, phát hành, mua lại chứng chỉ của các quỹ hình thành sau khi bị chia tách.
C. PHƯƠNG ÁN GIẢI THỂ QUỸ TỐI THIỂU BAO GỒM CÁC NỘI DUNG SAU:
1. Thông tin về quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán bị giải thể;
2. Lý do giải thể;
3. Ngày giải thể;
4. Phương pháp xác định giá trị tài sản ròng tại ngày giải thể và trong thời gian quỹ thanh lý tài sản phù hợp với quy định của pháp luật, quy định tại điều lệ quỹ và sổ tay định giá;
5. Lộ trình và phương án thanh lý, phân phối tài sản, cách thức phân phối tài sản cho nhà đầu tư và cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về hoạt động thanh lý và phân phối tài sản. Thời hạn thanh lý tài sản của quỹ không quá 02 năm kể từ ngày có quyết định chấp thuận phương án giải thể quỹ. Trong thời gian quỹ đang thanh lý tài sản để giải thể, phí quản lý, phí giám sát và các chi phí khác được thu theo biểu phí đã được đại hội nhà đầu tư thông qua;
6. Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ các hợp đồng còn thời hạn;
Đại hội nhà đầu tư có quyền chỉ định một tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, giám sát toàn bộ hoạt động thanh lý, định giá, thẩm định lại việc định giá và phân phối tài sản của quỹ cho nhà đầu tư; hoặc duy trì hoạt động của ban đại diện quỹ đương nhiệm để thực hiện việc giám sát quá trình thanh lý và phân phối tài sản quỹ.
TM. ĐẠI HỘI NHÀ ĐẦU TƯ/ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
CHỦ TỊCH BAN ĐẠI DIỆN QUỸ/HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY
Mẫu số 96
HỢP ĐỒNG HỢP NHẤT, SÁP NHẬP QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN/
CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Bao gồm các tối thiểu các nội dung sau:
I. THÔNG TIN VỀ CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN BỊ HỢP NHẤT, BỊ SÁP NHẬP VÀ HÌNH THÀNH SAU KHI HỢP NHẤT, SÁP NHẬP:
1. Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh của các quỹ, công ty đầu tư chứng khoán;
2. Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; người đại diện theo pháp luật; địa chỉ trụ sở chính; website của các tổ chức này.
II. THÔNG TIN VỀ VIỆC HỢP NHẤT, SÁP NHẬP:
1. Mục đích, lý do việc hợp nhất, sáp nhập;
2. Các ảnh hưởng do hợp nhất, sáp nhập quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán dự kiến có thể xảy ra đối với nhà đầu tư, cổ đông của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán bị hợp nhất, bị sáp nhập và quỹ, công ty đầu tư chứng khoán nhận sáp nhập;
3. Phương pháp và nguyên tắc xác định giá trị tài sản ròng để thực hiện chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi và tiền thanh toán cho nhà đầu tư, cổ đông của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán;
4. Ngày hợp nhất, sáp nhập dự kiến;
5. Thời hạn, thủ tục, điều kiện, quy trình tổ chức thực hiện việc chuyển đổi đơn vị quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán, chuyển giao tài sản, chuyển giao quyền và nghĩa vụ từ tổ chức bị hợp nhất, bị sáp nhập cho tổ chức hợp nhất, nhận sáp nhập.
Trường hợp hợp nhất, hợp đồng hợp nhất bao gồm các điều khoản về việc thành lập quỹ hợp nhất, công ty đầu tư chứng khoán hợp nhất;
6. Cam kết của các bên tham gia bao gồm cả nội dung về giải quyết tranh chấp.
Mẫu số 97
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
o
o ......., ngày.... tháng.... năm....
GIẤY ĐỀ NGHỊ GIẢI THỂ
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chúng tôi là:
- Tên quỹ đầu tư chứng khoán/công ty đầu tư chứng khoán (tên đầy đủ, tên tiếng Anh, tên viết tắt):...
- Số Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ/Giấy phép thành lập và hoạt động: số..... ngày.... do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
- Vốn điều lệ:.........................................................................................
- Thời hạn hoạt động:
- Ngân hàng lưu ký, giám sát: (tên đầy đủ)..............................................
+ Giấy phép thành lập và hoạt động số:..................................................
+ Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh:..........
+ Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán:...............
+ Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................
+ Điện thoại:..................................... Fax:................................................
Được đại diện bởi công ty quản lý quỹ/ngân hàng giám sát (trường hợp không có công ty quản lý quỹ) sau:
- Tên công ty quản lý quỹ/ngân hàng giám sát: (tên đầy đủ).....................
- Số Giấy phép thành lập và hoạt động số:..............................................
- Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh:...........
- Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................
- Điện thoại:........................................ Fax:..............................................
Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho quỹ đầu tư/công ty đầu tư chứng khoán... (tên đầy đủ)... được giải thể.
1. Lý do giải thể:....................................................................................
2. Ngày dự kiến hủy niêm yết (nếu có):
3. Hình thức thanh lý và phân phối tài sản:
4. Thời hạn thanh lý tài sản quỹ/công ty đầu tư chứng khoán:
Thời hạn thanh lý tài sản không được vượt quá....... tháng, kể từ ngày đại hội nhà đầu tư/đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định giải thể.
Hồ sơ kèm theo:
(Liệt kê đầy đủ)
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
TM. BAN ĐẠI DIỆN QUỸ/ HĐQT CÔNG TY ĐTCK (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 98
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
o
o ......., ngày.... tháng.... năm....
BÁO CÁO KẾT QUẢ GIẢI THỂ, THANH LÝ TÀI SẢN
CỦA QUỸ ĐẦU TƯ, CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Thực hiện phương án giải thể quỹ đầu tư..../công ty đầu tư chứng khoán... đã được đại hội nhà đầu tư/đại hội đồng cổ đông thông qua ngày.../..../....... công ty quản lý quỹ/ngân hàng giám sát/ngân hàng lưu ký báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả giải thể công ty đầu tư chứng khoán như sau:
1. Công ty quản lý quỹ
- Tên công ty quản lý quỹ (tên đầy đủ, tên viết tắt, tên tiếng Anh):
- Giấy phép thành lập và hoạt động số:.... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày...........
- Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................
- Điện thoại:.................................................... Fax:..............................................
2. Ngân hàng giám sát/ngân hàng lưu ký:
- Tên ngân hàng (tên đầy đủ, tên viết tắt, tên tiếng Anh):
- Giấy phép thành lập và hoạt động số:..... do NHNN cấp ngày....................
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số:.... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày...........
- Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................
- Điện thoại:.................................................... Fax:..............................................
3. Ngày lập thông báo:
A. Thông tin về quỹ đầu tư/công ty đầu tư chứng khoán bị giải thể:
- Tên quỹ đầu tư/công ty đầu tư chứng khoán bị giải thể (tên đầy đủ, tên viết tắt, tên tiếng Anh):.......................................................................................................
- Giấy phép thành lập số:
- Vốn điều lệ:
- Số lượng chứng chỉ quỹ/cổ phiếu đang lưu hành: (tính tại thời điểm đại hội nhà đầu tư/đại hội đồng cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán thông qua quyết định giải thể):
- Giá trị tài sản ròng (tính tại thời điểm đại hội nhà đầu tư/đại hội đồng cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán thông qua quyết định giải thể):
- Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ/cổ phiếu (tính tại thời điểm đại hội nhà đầu tư, đại hội đồng cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán thông qua quyết định giải thể):
- Thời hạn hoạt động của quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán:
- Lý do giải thể:
- Ngày thực hiện giải thể:
B. Báo cáo việc thực hiện công bố thông tin trên thị trường chứng khoán về việc thanh lý tài sản, giải thể công ty đầu tư chứng khoán
C. Báo cáo về tình hình thực hiện nghĩa vụ nợ và tài sản
- Tình hình thực hiện các nghĩa vụ tài chính, thuế đối với Nhà nước;
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ nợ và tài sản đối với các chủ nợ (đính kèm danh sách);
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ nợ và tài sản đối với những người có quyền lợi liên quan tới công ty đầu tư chứng khoán (đính kèm danh sách);
- Tổng nợ phải thanh toán;
- Phần tài sản còn lại để phân phối cho các cổ đông.
D. Báo cáo về việc thanh lý tài sản:
- Phương thức thanh lý;
- Hoạt động thanh lý tài sản, chi phí thanh lý, ngày hoàn tất việc thanh lý tài sản;
- Tổng giá trị tài sản thu được sau thanh lý;
- Giá trị thanh lý trên một chứng chỉ quỹ, cổ phiếu phải trả cho nhà đầu tư, cổ đông;
- Các thông tin khác có liên quan.
Đ. Cam kết sau khi hoàn tất các thủ tục giải thể:
- Đảm bảo tính chính xác, trung thực về nội dung báo cáo và các tài liệu đính kèm;
- Cam kết thực hiện thủ tục giải thể đúng theo quy định pháp luật hiện hành;
- Cung cấp văn bản pháp luật và các tài liệu có liên quan đến việc giải thể theo yêu cầu.
Nay chúng tôi báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả của việc thực hiện quyết định giải thể và cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hệ quả phát sinh bất kỳ liên quan đến việc giải thể của quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán...trong thời hạn 03 năm kể từ ngày ký báo cáo này.
Hồ sơ kèm theo (liệt kê đầy đủ) |
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký,ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN NGÂN HÀNG GIÁM SÁT, NGÂN HÀNG LƯU KÝ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP (nếu có) |
TM. BAN ĐẠI DIỆN QUỸ/ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (nếu có) |
XÁC NHẬN CỦA TỪNG CỔ ĐÔNG (đối với công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ) |
PHƯƠNG ÁN CHÀO BÁN CHỨNG CHỈ QUỸ, CỔ PHIẾU CÔNG TY
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN ĐẠI CHÚNG RA CÔNG CHÚNG
A. PHƯƠNG ÁN CHÀO BÁN LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG
Bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
I. THÔNG TIN VỀ QUỸ, CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
- Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán;
- Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; người đại diện theo pháp luật; địa chỉ trụ sở chính; website của các tổ chức này;
- Danh sách và sơ yếu lý lịch trích ngang của thành viên Ban Đại diện quỹ; người điều hành quỹ;
- Mục tiêu đầu tư, hạn chế đầu tư của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán.
II. THÔNG TIN VỀ ĐỢT PHÁT HÀNH
- Mục đích chào bán
- Loại chứng chỉ quỹ, mệnh giá, vốn điều lệ
- Thời gian dự kiến chào bán:
- Thời gian đăng ký mua cổ phiếu dự kiến: từ ngày.... đến ngày.....
III. CÁC BÊN LIÊN QUAN
- Các đại lý phân phối
- Tổ chức tư vấn (nếu có)
- Tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có)
- Các tổ chức khác có liên quan.
IV. CAM KẾT CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
- Chúng tôi xin đảm bảo rằng những số liệu trong hồ sơ này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là số liệu giả hoặc thiếu có thể làm cho người mua chịu thiệt hại.
- Chúng tôi cam kết:
+ Nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
+ Không có bất kỳ tuyên bố chính thức nào về việc chào bán chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán.
+ Chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm các cam kết nêu trên.
B. PHƯƠNG ÁN CHÀO BÁN ĐỂ TĂNG VỐN CHỨNG CHỈ QUỸ ĐÓNG
Bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
I. THÔNG TIN VỀ QUỸ
- Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh của quỹ;
- Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; người đại diện theo pháp luật; địa chỉ trụ sở chính; website của các tổ chức này;
- Danh sách và sơ yếu lý lịch trích ngang của thành viên Ban Đại diện quỹ; người điều hành quỹ;
- Tóm tắt tình hình hoạt động của các quỹ; cơ cấu danh mục đầu tư; nguồn vốn và tài sản trước khi hợp nhất, sáp nhập; vốn điều lệ; số lượng đơn vị quỹ của từng quỹ đang lưu hành.
II. THÔNG TIN VỀ ĐỢT PHÁT HÀNH
- Mục đích phát hành
- Thời điểm phát hành, mức giá phát hành cụ thể;
- Thông tin về tỷ lệ quyền mua; nguyên tắc và phương thức xác định giá phát hành; mức độ pha loãng chứng chỉ quỹ sau khi phát hành; tỷ lệ phát hành thành công hoặc số tiền tối thiểu thu được từ đợt phát hành; phương án xử lý trong trường hợp không đạt tỷ lệ phát hành thành công hoặc không thu đủ số tiền tối thiểu như dự kiến;
- Hồ sơ phát hành, tiêu chí xác định và lựa chọn nhà đầu tư để chào bán quyền mua chứng chỉ quỹ đóng; phương thức xác định điều kiện chào bán trong trường hợp không phân phối hết số quyền mua chứng chỉ quỹ dự kiến phát hành thêm;
- Thông tin về phương án sử dụng vốn; mục tiêu, kế hoạch, lộ trình giải ngân (nếu có).
III. CÁC BÊN LIÊN QUAN
- Các đại lý phân phối
- Tổ chức tư vấn (nếu có)
- Tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có)
- Các tổ chức khác có liên quan.
IV. CAM KẾT CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
- Chúng tôi xin đảm bảo rằng những số liệu trong hồ sơ này là đầy đủ và đúng sự thật, không phải là số liệu giả hoặc thiếu có thể làm cho người mua chịu thiệt hại.
- Chúng tôi cam kết:
+ Nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
+ Không có bất kỳ tuyên bố chính thức nào về việc chào bán chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán.
+ Chịu mọi hình thức xử lý nếu vi phạm các cam kết nêu trên.
|
TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 100
· CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
o
o ......., ngày.... tháng.... năm....
GIẤY ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CHỨNG CHỈ QUỸ/CỔ PHIẾU
CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
I. CHÚNG TÔI LÀ:
- Công ty quản lý quỹ: (tên công ty)
- Giấy phép thành lập và hoạt động số..... do Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp ngày..... tháng..... năm.....
- Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................
- Điện thoại:..........................................................................................................
- Fax:.....................................................................................................................
Đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán với các nội dung sau:
1. Thông tin về quỹ đầu tư/công ty đầu tư chứng khoán
- Tên của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán (tên đầy đủ, tên viết tắt, tên tiếng Anh (nếu có))
- Mục tiêu đầu tư:
- Chiến lược đầu tư:
- Chỉ số tham chiếu (nếu có):
- Nơi niêm yết:
2. Loại hình quỹ (quỹ đóng, quỹ mở, quỹ ETF):
3. Thời hạn hoạt động (nếu có):
4. Số lượng chứng chỉ quỹ trong một lô (đối với quỹ ETF):
5. Mệnh giá chứng chỉ quỹ/cổ phiếu:
6. Tổng số lô chứng chỉ quỹ dự kiến chào bán (đối với quỹ ETF):
7. Tổng số lô chứng chỉ quỹ tối đa lưu hành (đối với quỹ ETF):
II. THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN LIÊN QUAN: (ngân hàng giám sát, tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có)...)
1. Ngân hàng giám sát:
- Tên ngân hàng (tên đầy đủ, tên viết tắt, tên tiếng Anh):
- Giấy phép thành lập và hoạt động số:.... do Ngân hàng Nhà nước cấp ngày.....
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số:.... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày...........
- Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................
- Điện thoại:......................................................... Fax:.........................................
2. Thành viên lập quỹ (đối với quỹ ETF):
- Tên công ty chứng khoán/tên ngân hàng lưu ký (tên đầy đủ, tên viết tắt, tên tiếng Anh (nếu có)):
- Giấy phép thành lập và hoạt động số:.... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày.........../Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán do......... cấp....ngày......
- Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................
- Điện thoại:........................................................ Fax:..........................................
3. Tổ chức tạo lập thị trường (đối với quỹ ETF):
- Tên công ty chứng khoán (tên đầy đủ, tên viết tắt, tên tiếng Anh (nếu có)):
- Giấy phép thành lập và hoạt động số:.... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày...........
- Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................
- Điện thoại:........................................................ Fax:..........................................
4. Đại lý phân phối:
- Tên công ty chứng khoán (tên đầy đủ, tên viết tắt, tên tiếng Anh (nếu có)):
- Giấy phép thành lập và hoạt động số:.... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày...........
- Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................
- Điện thoại:........................................................ Fax:..........................................
Chúng tôi cam kết:
- Những thông tin trong hồ sơ này là chính xác, đầy đủ và đúng sự thật, không có thông tin giả mạo hoặc chưa đầy đủ có thể làm cho người mua chứng chỉ quỹ chịu thiệt hại.
- Nghiên cứu và nghiêm chỉnh tuân theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Không công bố thông tin dưới mọi hình thức về việc chào bán chứng chỉ quỹ trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán.
Hồ sơ gửi kèm (Liệt kê đầy đủ) |
(TỔNG) GIÁM ĐỐC CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Mẫu số 101
DANH SÁCH THÀNH VIÊN BAN ĐẠI DIỆN QUỸ,
TỔNG GIÁM ĐỐC, NGƯỜI ĐIỀU HÀNH, NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN
1. Danh sách thành viên Ban đại diện quỹ
STT |
Họ và tên |
Số định danh cá nhân |
Loại thành viên BĐD quỹ (độc lập/khác) |
Chức vụ (Chủ tịch, thành viên) |
Tỷ lệ sở hữu chứng chỉ quỹ |
Địa chỉ liên lạc, tel, fax, email |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
.. |
|
|
|
|
|
|
2. Danh sách Tổng giám đốc, người điều hành quỹ
TT |
Họ và tên |
Số định danh cá nhân |
Số CCHN quản lý quỹ |
Chuyên môn, kinh nghiệm |
Chức vụ hiện tại |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Danh sách nhân viên nghiệp vụ thẩm định giá bất động sản (nếu có)
TT |
Họ và tên |
Số định danh cá nhân |
Số Thẻ thẩm định viên về giá, ngày cấp, nơi cấp |
Chuyên môn, kinh nghiệm |
Chức vụ hiện tại |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
......, ngày.....tháng.....năm...... TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Ghi chú: Số định danh cá nhân là số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân hoặc số Hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân kê khai thông tin.
Mẫu số 102
BÁO CÁO KẾT QUẢ CHÀO BÁN RA CÔNG CHÚNG
(Giấy chứng nhận đăng ký chào bán số.......... ngày.... tháng..... năm.......)
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
I. CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
- Tên công ty quản lý quỹ:
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại, fax:
II. NGÂN HÀNG GIÁM SÁT
- Tên ngân hàng giám sát:
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại, fax:
III. CHỨNG CHỈ QUỸ/CỔ PHIẾU CHÀO BÁN
1. Tên quỹ, công ty đầu tư chứng khoán: (tên đầy đủ, tên tiếng Anh, tên viết tắt)
- Tên chứng chỉ quỹ/cổ phiếu chào bán:
- Loại chứng chỉ quỹ/cổ phiếu chào bán:
- Mệnh giá:
- Giá phát hành:
2. Số lượng chứng chỉ quỹ/cổ phiếu đăng ký chào bán:
- Số lượng lô chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán (đối với quỹ ETF):
- Tổng khối lượng vốn huy động dự kiến:
- Ngày bắt đầu chào bán:
- Ngày kết thúc chào bán:
- Thời hạn đăng ký mua: từ ngày....đến ngày....
IV. ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI
- Tên đại lý phân phối: (tên đầy đủ, trụ sở/chi nhánh)
- Địa chỉ:
V. KẾT QUẢ CHÀO BÁN CHỨNG CHỈ QUỸ, CỔ PHIẾU CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (đính kèm)
Danh sách thành viên lập quỹ, nhà đầu tư (đối với quỹ ETF)(đính kèm)
VI. TỔNG HỢP KẾT QUẢ CHÀO BÁN LÔ CHỨNG CHỈ QUỸ (đối với quỹ ETF)
1. Tổng số chứng chỉ quỹ/lô chứng chỉ quỹ/cổ phiếu đã phân phối:.... lô chứng chỉ quỹ, chiếm....% tổng số lô chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu, trong đó:
- Số lượng lô ETF phát hành cho nhà đầu tư góp vốn bằng tiền (nếu có):.......... lô chứng chỉ quỹ, giá trị tiền đã góp.....
- Số lượng lô ETF phát hành cho thành viên lập quỹ, nhà đầu tư góp vốn bằng danh mục cơ cấu:......... lô chứng chỉ quỹ.
- Số tiền bổ sung tương ứng 01 lô chứng chỉ quỹ.
2. Tổng số tiền thay thế phải nộp cho mã chứng khoán bị hạn chế đầu tư.
3. Tổng số tiền thu được từ việc chào bán chứng chỉ quỹ, lô chứng chỉ quỹ, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán (tính theo giá trị tài sản ròng tại thời điểm kết thúc đợt chào bán):
4. Tổng chi phí trong đợt phát hành:........ đồng
- Giá dịch vụ trả cho đại lý phân phối:...
- Giá dịch vụ khác:....
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
......, ngày..... tháng..... năm...... ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
I. KẾT QUẢ CHÀO BÁN CHỨNG CHỈ QUỸ.../CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN...
Nhà đầu tư/cổ đông |
Giá chào bán |
Số chứng chỉ quỹ/cổ phiếu chào bán |
Số lượng chứng chỉ quỹ/cổ phiếu đăng ký mua |
Số lượng chứng chỉ quỹ/cổ phiếu được phân phối |
Số người đăng ký mua |
Số người được phân phối |
Số người không được phân phối |
Số cổ phiếu còn lại |
Tỷ lệ cổ phiếu phân phối |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8=6-7 |
9=3-5 |
10 |
|
1. Nhà đầu tư/cổ đông trong nước |
Cá nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổ chức |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Nhà đầu tư/cổ đông nước ngoài |
Cá nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổ chức |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. DANH SÁCH THÀNH VIÊN LẬP QUỸ, NHÀ ĐẦU TƯ THAM GÓP VỐN VÀO QUỸ ETF
STT |
Tên thành viên lập quỹ, nhà đầu tư |
Số Giấy phép kinh doanh/ Số căn cước công dân/Hộ chiếu |
Địa chỉ liên lạc/ Trụ sở chính |
Số tài khoản giao dịch |
Số lô ETF đã đăng ký mua |
Số lô ETF được phân phối |
Giá trị danh mục CKCC |
Tổng số tiền thay thế phải nộp cho mã CK bị hạn chế |
Số tiền bổ sung tương ứng 1 lô |
Tổng giá trị vốn góp hợp lệ |
|
|
|
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6=3+4+5 |
I |
Thành viên lập quỹ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Nhà đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I+II |
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 103
· CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
DANH SÁCH NHÀ ĐẦU TƯ GÓP VỐN BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chúng tôi là:
- Tên tổ chức thẩm định giá bất động sản:
- Địa chỉ:...............................................................................................................
- Điện thoại:..........................................................................................................
- Fax:.....................................................................................................................
Chúng tôi xin cung cấp chi tiết danh mục bất động sản của nhà đầu tư tham gia góp vốn lập quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản đang được chúng tôi thẩm định giá nhằm mục đích góp vào tài sản quỹ/công ty...... như sau:
1. Thông tin về quỹ, công ty đầu tư chứng khoán
- Tên quỹ/công ty (tên đầy đủ, tên viết tắt, tên tiếng Anh):
- Ngân hàng giám sát:
- Công ty quản lý quỹ
- Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán:
- Thời hạn hoạt động của quỹ (nếu có):
- Vốn điều lệ của quỹ:
2. Danh mục bất động sản góp vào quỹ (chi tiết như bảng đính kèm):
|
...., ngày...... tháng...... năm...... ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH GIÁ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Bảng: DANH MỤC BẤT ĐỘNG SẢN GÓP VÀO TÀI SẢN QUỸ ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN,
CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN BẤT ĐỘNG SẢN
STT |
Tên nhà đầu tư |
Số Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy thành lập và hoạt động (đối với nhà đầu tư tổ chức) |
Số CMND /Hộ chiếu còn |
Danh mục bất động sản góp vốn |
|||||
Nhà, công trình xây dựng đã hoàn thành |
Nhà, công trình xây dựng đang trong quá trình xây dựng |
||||||||
Tên bất động sản |
Giá trị |
Tỷ lệ %/ VĐL quỹ |
Tên bất động sản |
Giá trị |
Tỷ lệ %/ VĐL quỹ |
||||
1 |
... |
|
|
Cung cấp những thông tin chi tiết sau: - Tên bất động sản, diện tích, vị trí, địa điểm và đặc điểm khu vực lân cận - Các công trình kiến trúc - Công năng sử dụng - Loại bất động sản: Bất động sản tạo thu nhập cố định/Bất động sản phục vụ giải trí, nghỉ dưỡng/công trình công nghiệp/đất nông nghiệp... |
|
|
Cung cấp những thông tin chi tiết sau: - Tên bất động sản, diện tích, vị trí, địa điểm và đặc điểm khu vực lân cận - Các công trình kiến trúc - Công năng sử dụng - Loại bất động sản: Bất động sản tạo thu nhập cố định/Bất động sản phục vụ giải trí, nghỉ dưỡng/công trình công nghiệp/đất nông nghiệp... - Chi tiết tình trạng mua bán/cho thuê trước, tiến độ xây dựng, tóm lược về giá trị bán và các hợp đồng liên quan đã được ký kết |
|
|
2 |
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 104
· CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
DANH MỤC CHỨNG KHOÁN
CƠ CẤU CỦA THÀNH VIÊN LẬP QUỸ, NHÀ ĐẦU TƯ
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
- Địa chỉ:...............................................................................................................
- Điện thoại:..........................................................................................................
- Fax:.....................................................................................................................
Chúng tôi xin cung cấp chi tiết danh mục chứng khoán cơ cấu của thành viên lập quỹ, nhà đầu tư tham gia góp vốn thành lập quỹ đang được phong tỏa tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam nhằm mục đích đưa vào quỹ...... như sau:
1. Thông tin về quỹ
- Tên quỹ ETF (tên đầy đủ, tên viết tắt, tên tiếng Anh):
- Ngân hàng giám sát:
- Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán:
- Thời hạn hoạt động của quỹ (nếu có):
- Vốn điều lệ của quỹ:
2. Danh mục chứng khoán cơ cấu (chi tiết như bảng đính kèm)
|
.........., ngày...... tháng...... năm...... TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG CÔNG TY LƯU KÝ VÀ BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Bảng: DANH MỤC CHỨNG KHOÁN CƠ CẤU
STT |
Tên thành viên lập quỹ, nhà đầu tư |
Số Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy thành lập và hoạt động (thành viên lập quỹ) |
Số định danh cá nhân |
Danh mục chứng khoán cơ cấu |
|||||
Cổ phiếu niêm yết |
Trái phiếu |
Các loại chứng khoán khác |
|||||||
Mã chứng khoán |
Số lượng |
Mã chứng khoán |
Số lượng |
Mã chứng khoán |
Số lượng |
||||
I |
Thành viên lập quỹ |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Nhà đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 105
DANH SÁCH CỔ ĐÔNG, THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ,
TỔNG GIÁM ĐỐC, NGƯỜI ĐIỀU HÀNH VÀ NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
I. DANH SÁCH CỔ ĐÔNG
TT |
Tên cổ đông/công ty (sắp xếp theo thứ tự về tỷ lệ sở hữu từ cao xuống thấp) |
Thông tin về cổ đông |
Số lượng cổ phần |
Giá trị cổ phần |
Tỷ lệ cổ phần/vốn điều lệ |
|
Số Giấy chứng nhận ĐKKD |
Số định danh cá nhân |
|
|
|
||
A |
Cổ đông sáng lập |
|
|
|
|
|
1 |
Công ty A - Đại diện phần vốn góp là: - Chức vụ |
|
|
|
|
|
2 |
Nguyễn Văn A |
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
B |
Cổ đông góp vốn |
|
|
|
|
|
1 |
Công ty B - Đại diện phần vốn góp là: - Chức vụ: |
|
|
|
|
|
2 |
Nguyễn Văn B |
|
|
|
|
|
..... |
|
|
|
|
|
|
II. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TT |
Họ và tên |
Số định danh cá nhân |
Loại thành viên HĐQT (độc lập/điều hành/khác) |
Chức vụ |
Chức vụ tại các tổ chức kinh tế khác |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
III. DANH SÁCH TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ CÁC NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ, NHÂN VIÊN THẨM ĐỊNH GIÁ
TT |
Họ và tên |
Số định danh cá nhân |
Loại CCHN kinh doanh chứng khoán hoặc tương đương/cơ quan cấp |
Vị trí công tác dự kiến |
1 |
|
|
Số CCHN....ngày.... do....cấp |
|
2 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực về những nội dung trên.
o
Hồ sơ gửi kèm: (Liệt kê đầy đủ) |
......., ngày.... tháng.... năm.... ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA CÔNG TY (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Hanoi, December 31, 2020 |
DECREE
ELABORATION OF SOME ARTICLES OF THE LAW ON SECURITIES
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law dated November 22, 2019 on Amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization;
Pursuant to the Law on Enterprises dated June 17, 2020;
Pursuant to the Law on Investment dated June 17, 2020;
Pursuant to the Law on Securities dated November 26, 2019;
At the request of the Minister of Finance;
The Government promulgates a Decree on elaboration of some Articles of the Law on Securities.
GENERAL PROVISIONS
1. This Decree elaborates Clause 2 Article 7, Clause 2 Article 11, Clause 2 Article 14, Point g Clause 3 Article 15, Clause 6 Article 15, Clause 6 Article 31, Clause 3 Article 35, Clause 7 Article 41, Clause 1 Article 42, Clause 4 Article 47, Clause 4 Article 48, Clause 2 Article 51, Clause 6 Article 56, Clause 3 Article 62, Clause 4 Article 69, Clause 1 Article 74, Clause 1 Article 75, Point c Clause 5 Article 75, Clause 1 Article 79, Clause 3 Article 87, Clause 3 Article 93, Clause 2 Article 96, Clause 5 Article 97, Clause 3 Article 100, Clause 7 Article 135 of the Law on Securities.
2. This Decree does not regulate:
a) Derivatives and activities on the derivatives market, except contents about clearing banks, development of operational risk management fund of Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation (VSDCC), securities practice, participation on foreign investors in the securities market of Vietnam, measures for assurance of security and safety of the securities market;
b) Public securities offering for conversion of enterprises 100% charter capital of which is held by the State (hereinafter referred to as “wholly state-owned enterprises”), single-member limited liability companies of wholly state-owned enterprises and public service providers into joint stock companies (equitization), transfer of state capital and capital of wholly state-owned enterprises in other enterprises;
c) Private placements of bonds in the domestic market; offering of bonds overseas.
1. Vietnamese, foreign organizations and individuals participating in securities investment and activities in the securities market of Vietnam.
2. Securities and the securities market regulatory authorities.
3. Other organizations and individuals involved in securities-related activities.
For the purpose of this Decree, the terms below are construed as follows:
1. “issued shares” are shares that have been fully paid for by investors and information about their holders have been recorded into the shareholder register.
2. “shares outstanding” are issued shares except those repurchased by the issuing company as treasury shares.
3. “treasury shares” are shares issued and repurchased by the same joint stock company.
4. A “share fraction” is an amount of capital that is smaller than 01 full share.
5. “fractional shares” means shares that represent the share capital from combination of share fractions.
6. “bonds” are a kind of securities that have a duration of at least 01 year and are issued by enterprises to certify lawful rights and interests of their holders to part of the issuers.
7. “convertible bonds” are bonds that are issued by a joint stock company and can be converted into common shares of the same company under the terms and conditions specified in the bond issuance plan.
8. “secured bonds" are bonds whose principal or interest payment is wholly or partially secured by assets of the issuer or a third party in accordance with regulations of law on secured transactions; or have payment guarantee as prescribed by law.
9. “warrant-linked bonds” are bonds that are issued together with warrants by a joint stock company and allow the warrant holders to purchase a number of common shares of the issuer under the terms and conditions specified in the bond issuance plan.
10. Issuance of shares for “swap” means issuance of additional shares in exchange for shares/stakes of another enterprise, for swapping the issuer’s debts to the creditors.
11. “ending date” of an offering means the deadline for collecting payments from investors for the offered securities.
12. Ending dates of issuance:
a) The ending date of issuance of shares for swap under the consolidation or merger contract is the date on which the list of shareholders and members is closed for swapping;
b) The ending date of issuance of shares for swap is the date determined by the issuer on which its shares are swapped with shares/stakes of other organizations/individuals;
c) The ending date of issuance of shares for swapping debts is the date determined by the issuer on which its shares are swapped with debts owed by the issuer to its creditors;
d) The ending date of scrip issue, issuance of shares for increasing share capital from equity is the day of registration for right distribution;
dd) The ending date of issuance of shares under an employee share ownership plan (ESOP) is the last day for collecting payments for the shares from the employees, the date determined by the issuer to issue bonus shares to its employees;
e) The ending date of issuance of shares for exercising warrants is the last day for collecting payments for shares from the exercising investors;
g) The ending date of issuance of depositary receipts (DR) on the basis of newly issued shares is the last day for collecting payments for the depository receipts from the investors.
13. Representatives of bondholders are depository members of VSDCC or the appointed securities investment fund management company, or the person appointed to represent the interests of bondholders.
14. “restructuring” of an enterprise can be a consolidation or merger of companies; acquisition of the enterprise or sale of assets that changes or is worth at least 35% of the total assets. To be specific:
a) In case of consolidation, this is the ratio of total assets of the other consolidating companies to total assets of the consolidating company with the highest value of total assets according to their latest financial statements;
b) In case of merger, this is the ratio of total assets of the acquired companies to total assets of the acquiring company according to their latest financial statements;
c) In case of acquisition of an enterprise or sale of assets, this is the ratio of transaction value to total assets of the enterprise according to its latest financial statement.
15. Consolidation, merger, division of companies are defined by the Law on Enterprises.
16. Acquisition of enterprises is defined by the Law on Competition.
17. The year of consolidation, merger, division or restructuring is the year in which the consolidation, merger, division or restructuring is completed.
18. “pro forma financial statement” is a report that is made to demonstrate the impact of an material transaction or event on an unadjusted financial information of the unit with an presumption that the event occurred or the transaction was carried out on a previous day as instructed by the Ministry of Finance.
19. “underwriter” means the organization that underwrites securities issuance by the issuers prescribed in Clause 31 Article 4 of the Law on Securities.
20. "underwriting group” means a group of underwriters that underwrite the same issuance of an issuer under an securities underwriting contract which states that the primary underwriter’s overall responsibility for the underwriting process, rights and responsibility of each underwriter.
21. “creditor” means the lender or the party having the right to request an organization or individual to repay a debt.
22. “project” is a collection of proposed medium-term or long-term investments in specific areas and periods.
23. “assistance in overseas DR issuance” means the occasion when the organization that issues shares as the basis for overseas offering of DRs guarantees to assist the overseas DR issuer on the basis of circulating or newly issued shares and provide information under the contract for assistance in overseas DR issuance.
24. “overseas DR issuer” means a financial institution or foreign bank that issues DRs in its country on the basis of shares listed on the securities market of Vietnam under a contract for assistance in overseas DR issuance.
25. “tender offer” means the occasion when an organization or individual purchases all or part of the voting shares of a public company or closed-end fund certificates of a closed-end fund in accordance with regulations of law in order to ensure fairness among shareholders and investors of the target company or target investment fund.
26. “target company” means a public company whose shares are subjects of tender offer.
27. “target investment fund” means a closed-end fund whose closed-end fund certificates are subjects of tender offer.
28. “tender offer agent” means a securities company that is licensed for securities brokerage and is appointed by the bidder to complete procedures for tender offer under a contract.
29. The ending date of a tender offer is the deadline for submission of applications for registration of sales, swaps written on the tender offer notice.
30. The ending date of repurchase of shares is the deadline for repurchase of shares specified by the issuer in the repurchase notice.
31. “host country" means the country or territory where a Vietnamese issuer registers for securities offering, listing and transaction.
32. “foreign investor” is defined in the Law on Investment.
33. “Stock Exchanges” include Vietnam Exchange (VNX) and its subsidiary companies.
34. “listing year” is the year in which the listed organization submits the satisfactory application for listing.
35. “UPCOM” stands for “Unlisted Public Company Market”, which is a system organized and operated by stock exchanges for trading of unlisted securities.
36. Trading of “debt instruments” means trading and listing of debt instruments of the Government (government bonds, treasury bills, nation development bonds), government-backed bonds and municipal bonds
37. An “equitized enterprise” means an enterprise that has been converted into a joint stock company in accordance with regulations of law on conversion of state-owned enterprises and single-member limited liability companies of wholly state-owned enterprises into joint stock companies.
38. “foreign ownership ratio” means the ratio of holding of shares/stakes to charter capital of foreign investors and any business organization over 50% charter capital of which is held by foreign investors in a public company, securities company, securities investment fund management company, or a securities investment fund, securities company.
39. “clearing” includes margin depositing, comparing, verifying transactions, processing of errors, novation, clearing, determination of liability and management of risks relevant to securities transactions.
40. “settlement” means the simultaneous transfer of money and securities on the settlement date.
41. “central counterparty clearing” means the mechanism for clearing and settling securities transactions implemented by VSDCC, which will become one party through novation, while the clearing member is the other party of the transaction.
42. “direct clearing member” means a clearing member that is allowed to clear, settle its own securities and those of its clients.
43. “general clearing member” means a clearing member that is allowed to clear, settle its own securities and those of its clients, provide clearing and settlement services for non-clearing members and their clients.
44. “non-clearing member” is a trading member that is not a clearing member.
45. “novation” means replacement of a party to the securities transaction with another party and the replacing party inherits all interests and duties relevant to the transaction of the replaced party.
46. “unfinished securities transaction” is a purchase, sale of securities that has been conducted but has not been settled.
47. “opening organization” means the organization that directly opens the securities depository account at VSDCC and uses services provided by VSDCC under a service contract or agreement between them.
48. “clearing margin account” means the account opened for an investor or clearing member for management of clearing margin and settlement of securities.
49. “clearing margin” can be money, securities or other assets as prescribed by VSDCC that are used for ensuring settlement of securities.
50. “net asset value” of a fund is the total value of assets of minus (-) total debts payable by the fund.
51. “private investment company" means a investment company that has up to 99 shareholders where the capital contribution of each investor that is an organization is at least 03 billion VND and that of each investor that is an individual is at least 01 billion VND.
52. “public investment company” means an investment company that has successfully conducted its IPO.
53. “financial products” are securities backed by collateral issued by subsidiary companies on the basis of underlying securities as instructed by the Ministry of Finance.
54. “foreign securities trading organization" means an organization that is lawfully established in a foreign country to perform one or some securities trading operations, including securities brokerage, proprietary trading, securities underwriting, securities investment counseling, securities investment fund management and portfolio management.
55. “executives” include the Director/General Director, Deputy Director/Deputy General Director, chief accountant and other executives prescribed by the company's charter.
56. “non-executive members of the Board of Directors” (hereinafter referred to as "non-executive members") are members of Board of Directors other than the Director/General Director, Deputy Director/Deputy General Director, chief accountant and other executives prescribed by the company's charter.
Article 4. Identification of professional securities investors
1. Issuers and securities investment fund management companies shall identify or authorize securities companies to identify professional securities investors that purchase securities upon private placement or registration of private funds. In case of authorization, the authorized securities investment fund management company shall sign a contract with the securities company, which specifies the rights and responsibilities or the parties.
2. For privately placed securities that are traded on the transaction systems of Stock Exchanges, the securities company where the investor purchase the securities shall identify whether such investor is a professional investor before conducting the transaction. For privately placed securities that are not traded at Stock Exchanges, the registering or depositing organizations shall identify professional securities investors before transfer of ownership.
3. For 01 year from the day on which an investor is identified as professional securities investor by the securities company, the investor does not have to undergo the identification process again when trading privately placed securities or private fund certificates.
4. Investors who have purchased privately placed securities or private fund certificates do not have to undergo the identification process again after the purchase is made.
5. Documents serving identification of professional securities investors shall be retained as prescribed by law.
Article 5. Documents serving identification of professional securities investors
1. For the organizations mentioned in Point a Clause 1 Article 11 of the Law on Securities: the Certificate of Enterprise Registration or Establishment and Operation License or equivalent documents.
2. For the organization mentioned in Point b Clause 1 Article 11 of the Law on Securities:
a) For listed or registered organizations: the decision on listing or registration;
b) For organizations other than listed or registered organizations: the Certificate of Enterprise Registration or equivalent documents; audited annual financial statement or examined half-year financial statement.
3. For the individuals mentioned in Point c Clause 1 Article 11 of the Law on Securities:
a) Unexpired ID card or passport;
b) Unexpired securities practicing certificate.
4. For the individuals mentioned in Point d Clause 1 Article 11 of the Law on Securities:
a) Unexpired ID card or passport;
b) Certification by the securities company where the investor opens the securities trading account of market values of listed or registered securities when the individual is identified as a professional securities investor.
5. For the individuals mentioned in Point dd Clause 1 Article 11 of the Law on Securities:
a) Unexpired ID card or passport;
b) Tax declaration dossier submitted to the tax authority or tax deduction documents of the latest year before the individual is identified as a professional securities investor.
Article 6. General regulations on submission and addition of documents/reports
1. Organizations and individuals that participate in the preparation of documents/reports shall be held legally responsible for the accuracy, truthfulness and adequacy of these documents/reports.
2. The documents specified in this Decree shall be submitted and returned in person, by post or through the online public service system as instructed by the Ministry of Finance.
3. Physical documents/reports shall be made into 01 original set and written in Vietnamese language. Copies of these documents/reports shall be extracted from the master register or authenticated. Information therein shall be accurate, truthful, unequivocal and include important information that affects investors’ decision.
4. Unless otherwise prescribed by this Decree, documents in foreign languages shall be enclosed with Vietnamese translation authenticated by competent authorities; documents issued or certified by foreign authorities shall be consularly legalized within 06 months before they are received by Vietnamese authorities.
5. In case the submitted documents/reports have to be revised or supplemented, the receiving authority shall, within 07 working days from the receipt of these documents/reports, send a document to the submitting entity specifying the necessary revisions or supplementation. In case the time limit for processing these documents/reports is shorter than 7 days, the receiving authority may request the documents/reports be revised or supplemented within this time limit.
6. While the documents/reports are being processed, the submitting entity has the responsibility to revise or supplement them if they are found inaccurate or inadequate, and provide explanation for any issue that may cause confusion.
7. The time limit for processing documents/reports begins when the satisfactory documents/reports are received by the authority. Revising and supplementary documents shall bear the signatures of the persons who signs the originally submitted documents/reports or signatures of persons holding the same positions or the company’s legal representatives. Documents/reports are satisfactory when they contain all components specified in this Decree and are completed as per regulations.
8. The submitting entity shall complete the documents/reports within 60 days from the day on which the receiving authority requests revision or supplementation of the submitted documents/reports. In case of tender offer that is paid in cash or issued shares, the time limit for completing documents shall be 15 days. If the documents/reports are not completed within this time limit, the receiving authority shall stop processing them.
OFFERING, ISSUING SECURITIES AND TENDER OFFER
Section 1. GENERAL REGULATIONS ON OFFERING, ISSUING SECURITIES AND TENDER OFFER
Article 7. General regulations on offering, issuing securities and tender offer
1. Organizations and individuals that register or report offering, issuance of securities and tender offer as prescribed by this Chapter may only carry out these operations after the conditions prescribed by law are fully satisfied. In case an issuer registers public offering that includes other offering and issuance activities, the securities for other offering and issuance activities shall be satisfied in addition to the conditions for public offering.
2. Organizations and individuals that register or report offering, issuance of securities and tender offer as prescribed by this Chapter shall carry out these operations in accordance with the plans that are registered with tor reported to SSC within the prescribed deadline.
3. The registration of public offering shall be applied for by the issuer, except public offering by shareholders of public companies.
4. Issuers, shareholders of public companies that register public offering, related persons and internal actors of issuers and related persons of these internal actors must not publicly disclose to investors their remarks or assurance of future securities prices in any shape or form.
5. Issuers and other related organizations and individuals must not advertise the private placement on mass media. Disclosed information must not include advertisement contents or offering of privately placed shares.
6. For issued bonds, except for the requirements for representatives of bond owners specified in Clause 4 Article 24 of this Decree, the terms of conditions of bonds may only be changed if the following conditions are satisfied:
a) They are approved by supervisory authority of the issuer;
b) They are approved by a number of bond owners that hold at least 65% of total bonds of the same type, except for the terms that may be changed according to the issuance plan specified in the prospectus;
c) Information about the changes shall be published on the websites of the issuer (if any) and the Stock Exchange.
7. In case the company has conditional business lines that are subject to approval by competent authorities regarding issuance, charter capital increase, transfer and swap of shares, the application for registration and reports on offering/issuing of shares shall be enclosed with the competent authority’s written approval when they are submitted to SSC.
Article 8. Opening and use of escrow accounts
1. Shareholders of public companies that register public offering (hereinafter referred to as “offering shareholders”) and the issuer shall open 01 escrow account to receive payment for the securities offered or issued at a bank or foreign bank branch (FBB), except issuance of shares for swapping, paying dividends, increasing share capital from equity, issuance of bonus shares for employees, issuance of shares for bond conversion and the case specified in Clause 2 of this Article.
2. Issuers that requests permission for overseas issuance of shares, issuance of new shares as the basis for overseas offering of depository receipts shall open escrow account to receive payment for these shares at permitted banks and FBBs as prescribed by foreign exchange laws.
3. The bank or FBB where the escrow account is opened must not be a related person of the issuer or offering shareholder. The escrow account must be different from the checking account of the issuer or offering shareholder.
4. The issuer or offering shareholder that is a commercial bank must choose another bank or FBB to open the escrow account.
5. Payments for securities shall be transferred to the escrow account in accordance with Clause 3 Article 26 of the Law on Securities. The issuer or offering shareholder must not use money in the escrow account in any shape or form until the end of the offering or issuance, a report is submitted to SSC and a confirmation of such report is given by SSC.
Article 9. Reporting and disclosing information about use of revenue generated by an offering or issuance
1. In case capital is raised for execution of a project, the issuer shall report and disclose information about the use of revenue generated by the offering or issuance for project execution from the end of the offering or issuance to the day on which the revenue is completely disbursed. To be specific:
a) Every 06 months from the end of each offering or issuance until the raised capital is completely disbursed, the issuer shall submit reports to SSC on the use of this capital (Form 01 in the Appendix hereof) and disclose information on the website of the issuer (if any) and the Stock Exchange within 05 working days from the expiration of the aforementioned periods;
b) The report on use of revenue generated by from the offering or issuance for project execution that is audited by an accredited audit organization shall be disclosed at the annual GSM, submitted to the Board of Members and the company’s owner, or included in the audited annual financial statement.
2. Changes to the plan for use of revenue generated by the offering or issuance are subject to approval by the GMS, the Board of Directors, the Board of Members or the company’s owner. The Board of Directors may only change this plan if the change in value is smaller than 50% of the generated revenue if authorized by the GMS and conformable with the company's charter, except offering of non-convertible bonds, bonds without warrants under a plan approved by the Board of Directors. Changes to the plan for use of revenue generated by the offering or issuance shall be reported to the nearest GMS.
3. Within 24 hours from the issuance of the decision by a competent body mentioned in Clause 2 of this Article on changes to the plan for use of revenue generated by the offering or issuance, the issuer shall:
a) Submit a report (form No. 02 in the Appendix hereof) to the SSC on the changes to the plan for use of revenue generated by the offering or issuance;
b) Publish information on the websites of the issuer (if any) and the Stock Exchange about the reasons for the changes and the decision on the changes issued by the competent body.
4. In case of offering as prescribed in Article 26 and Article 36 of this Decree, within 24 hours after the foreign issuer receives the approval from the authority that issues the investment certificate for the changes to plan for use of revenue generated by the offering or issuance, the issuer shall publish information about such approval on the websites of the issuer (if any) and the Stock Exchange.
Article 10. Public offering forms
1. Initial public offering (IPO) of securities includes:
a) IPO for raising additional capital to the issuer;
b) IPO to become a public company by changing ownership structure without increasing the issuer’s charter capital;
c) Combination of (a) and (b);
d) Initial public offering of fund certificates for establishment of a securities investment fund.
2. Follow-on offering or follow-on public offers (FPO) includes the following cases:
a) A public company conducts an FPO of shares or issues call options to its existing shareholders;
b) A securities investment fund management company conducts and FPO of fund certificates to increase its charter capital.
3. Public offering of shares by shareholders of public companies.
4. Public offering of bonds and securities by issuers.
Article 11. Application for IPO by a joint-stock company
1. The application form No. 03 in the Appendix hereof.
2. The prospectus prescribed in Article 19 of the Law on Securities.
3. The GMS’s decision to approve the issuance plan, the plan for use of revenue generated by the offering, except offering of shares held by shareholders in the manners specified in Point b Clause 1 Article 10 of this Decree, the listing or registration of shares on securities trading systems, where:
a) The issuance plan shall specify the offer price, rules for determination thereof or that the Board of Directors is authorized to determine the offer price (except shares held by shareholders in the manner specified in Point b Clause 1 Article 10 of this Decree); the quantity of shares offered; grant of approval or authorization for the Board of Directors to approve the plan for assurance that the foreign ownership ratio is conformable. In case the issuance plan does not specify the offer price or rules for determination thereof, it shall be determined in accordance with the Law on Enterprises;
b) The capital use plan is the plan for use of the additionally raised capital. In case the offering is meant to raise capital for project execution, the capital use plan shall include the plan for making up for the deficiency in capital generated by the offering for project execution;
c) If the IPO combines raising additional capital for the issuer and offering shares held by shareholders, the issuance plan shall specify the priority of shares distribution.
4. The financial statements prepared by the issuer within the last 02 years in accordance with Article 20 of the Law on Securities, where:
a) If the application is submitted within 60 days from the end of the fiscal year, the previous year’s annual financial statement in the initial application does not have to be audited, but audited financial statements of the 02 preceding years must be included. In case the issuer completes the application after 90 days from the end of the fiscal year, the latest audited financial statement must be included;
b) In case the issuer issues shares to increase charter capital after the end of the latest fiscal year which has been audited or examined, the report on capital contribution by the owner which is audited by an accredited audit organization must be included.
5. The public offering consulting contract, unless the issuer is a securities company.
6. The securities underwriting agreement (if any) that contains adequate information specified in form No. 04 in the Appendix hereof. In case of an underwriting group, the underwriting agreements shall be enclosed with the contracts between the underwriters. These documents shall be sent to SSC before the issuance date of the offering registration certificate.
7. The decision of the Board of Directors to approve the IPO application. If the IPO is conducted by a credit institution, the application must be approved in writing by State Bank of Vietnam (SBV) regarding the charter capital increase as prescribed by credit institution laws. If the IPO is carried out by an insurer, the application must be approved in writing by the Ministry of Finance regarding the charter capital increase as prescribed by insurance laws
8. The written commitment of the Board of Directors to list or register shares on the securities trading system.
9. The written agreements between the shareholders holding the offered shares and the company regarding the offering plan and offer price in case of offering prices held by shareholders.
10. The documents specified in Points c, dd, e and h Clause 1 Article 18 of the Law on Securities.
Article 12. Application for FPO by a public company
1. The application form No. 05 in the Appendix hereof.
2. The GMS’s decision to approve the issuance plan, the plan for use of revenue generated by the offering and the listing or registration of shares on securities trading systems, where:
a) The issuance plan shall specify the types of offered shares; quantity of each type, their characteristics (if the offered shares are not ordinary shares); the offer price, rules for determination thereof or that the Board of Directors is authorized to determine the offer price (except shares held by shareholders in the manner specified in Point b Clause 1 Article 10 of this Decree); the quantity of shares offered; grant of approval or authorization for the Board of Directors to approve the plan for assurance that the foreign ownership ratio is conformable. In case the issuance plan does not specify the offer price or rules for determination thereof, it shall be determined in accordance with the Law on Enterprises;
b) In case the offering is meant to raise capital for project execution, the capital use plan shall specify that the successful offering ratio is 70% of the total shares offered and include the plan for making up for the deficiency in capital generated by the offering for project execution.
3. The financial statements prepared by the issuer within the last 02 years in accordance with Article 20 of the Law on Securities, where:
a) If the application is submitted within 60 days from the end of the fiscal year, the previous year’s annual financial statement in the initial application does not have to be audited, but audited financial statements of the 02 preceding years must be included. In case the issuer completes the application after 90 days from the end of the fiscal year, the latest audited financial statement must be included;
b) In case the issuer issues shares to increase charter capital after the end of the latest fiscal year which has been audited or examined (except scrip issue, issuance of shares to increase share capital from equity, issuance of bonus shares to employees, issuance of shares for bond conversion), the report on capital contribution by the owner which is audited by an accredited audit organization must be included.
4. The documents specified in Point c and Point h Clause 1, Point c and Point d Clause 2 Article 18 of the Law on Securities; Clauses 2, 5, 6, 7, 8 Article 11 of this Decree and the written declaration of compliance to regulations of Point e Clause 1 Article 15 of the Law on Securities.
Article 13. Conditions for public offering of shares by shareholders of public companies
1. The offered shares satisfy the conditions specified in Point a Clause 1, Point b Clause 2 Article 15 of the Law on Securities.
2. If the offering shareholder is an organization, the offering plan must be approved by the supervisory authority of that organization in accordance with the Law on Enterprises and its charter.
3. The offered shares are under the ownership of the offering shareholders and are freely transferrable.
4. There is a securities company that provides IPO advisory services, unless the offering shareholder is a securities company.
5. The offering shareholder must open an escrow account to receive payment for the offered shares.
6. The foreign ownership ratio in the public company whose shares are offered is conformable.
7. SBV and the Ministry of Finance have approved the transfer of shares of the credit institution or insurer by the shareholder if such an approval is mandatory as prescribed by regulations of law on credit institutions and insurance business.
Article 14. Application for public offering of shares by shareholders of public companies
1. The application form No. 06 in the Appendix hereof.
2. The prospectus prescribed in Article 19 of the Law on Securities.
3. The decision to approve the offering plan issued by the competent authority of the offering shareholder that is an organization which specify the types of offered shares; quantity of shares offered; the offer price, rules for determination thereof or authority to determine the offer price.
4. The shareholder register or a certificate issued by VSDCC or depository member, or the share certificate.
5. The financial statements of the last 02 years of the organization whose shares are offered as prescribed by Article 20 of the Law on Securities. In case the application is completed by the offering shareholder after 90 days from the end of the fiscal year, the latest audited annual financial statement of the organization whose shares are offered must be included.
6. There is a securities company that provides IPO advisory services, unless the offering shareholder is a securities company.
7. Written confirmation by the bank or FBB that the offering shareholder has opened an escrow account to receive payment for the offered shares.
8. A decision of the superior authority of the offering shareholder that is an organization to approve the plan for assuring conformable foreign ownership ratio in the public company whose shares are offered is conformable.
9. The written approval of SBV or the Ministry of Finance for transfer of shares by the shareholder (if any).
Article 15. Conditions for IPO for conversion of a limited liability company into a joint-stock company
1. There is a plan for conversion of a limited liability company into a joint-stock company which is approved by the Board of Members or the owner of the company.
2. There is an issuance plan approved by the Board of Members or the owner of the company; there is a plan for use of revenue generated by the offering (unless shares are offered in the manners specified in Point b Clause 1 Article 10 of this Decree) which is approved by the Board of Members or the owner of the company.
3. The contributing members of the owner of the company has an agreement to together hold at least 20% of charter capital of the issuing organization for at least 01 year from the end of the offering.
4. The foreign ownership ratio in the public company is conformable with law.
5. There is an agreement between the members whose stakes are offered and the issuing organization on the issuing plan and offer price if case members’ stakes are offered.
6. The conditions specified in Points a, b, d, e, g, h and I Clause 1 Article 15 of the Law on Securities are satisfied.
Article 16. Application for IPO for conversion of a limited liability company into a joint-stock company
1. The decision of the Board of Members or the owner of the company to approve the conversion plan, which must specify:
a) The conversion method: with or without raising of additional capital or combination of raising additional capital and sale of stakes of the company’s owner and members;
b) The composition of the company’s charter capital after conversion, including: the quantity of shares of the company’s members/owner, the quantity of shared publicly offered (including: quantity of shares offered to raise additional capital for the issuer, quantity of shares sold as stakes by the company’s owner/members), quantity of shares offered to other entities (if any).
2. The decision of the company’s owner or members to approve the issuance plan, the plan for use of revenue generated by the offering (except offering of shares held by shareholders in the manners specified in Point b Clause 1 Article 10 of this Decree) and the listing or registration of shares on securities trading systems, where:
a) The issuance plan must specify the offer price or rules for determination of offer price (unless shares are offered in the manners specified in Point b Clause 1 Article 10 of this Decree) and the quantity of shares offered. The offer price shall be the price approved by the Board of Members or the owner of the company or determined according to the rules approved by the Board of Members or the owner of the company;
b) The capital use plan is the plan for use of the additionally raised capital. In case the offering is meant to raise capital for project execution, the capital use plan shall include the plan for making up for the deficiency in capital generated by the offering for project execution;
c) In case of combination of offering for raising additional capital for the issuer and offering stakes held by the company’s members or owner, the issuance plan shall specify the priority of shares distribution.
3. The written commitment to hold bonds of the company’s owner or contributing members.
4. A decision of the company’s owner or Board of Members to approve the plan for assuring conformable foreign ownership ratio during the bond offering.
5. An agreement between the members whose stakes are offered and the company on the offering plan and offer price (if any).
6. The decision of company’s owner or the Board of Directors to approve the public offering application. If the public offering is conducted by a credit institution, the application must be approved in writing by SBV regarding the charter capital increase and transfer as prescribed by credit institution laws. If the public offering is carried out by an insurer, the application must be approved in writing by the Ministry of Finance regarding the charter capital increase and transfer as prescribed by insurance laws.
7. The documents specified in Point c, dd and h Clause 1 Article 18 of the Law on Securities and Clauses 1, 2, 4, 5, 6, 8 Article 11 of this Decree.
Article 17. Conditions for FPO of shares by public companies at lower prices than face value
1. The share price at which the issuer trade on the securities trading system is lower than the face value. The share price is the average reference price of 60 consecutive trading days before the list of shareholders is closed for survey or the GMS is held to approve the issuance plan.
2. The share premium is adequate according to the latest audited annual financial statement, which is enough to cover the deficit caused by the offering at lower price that value.
3. The conditions specified in Clause 2 Article 15 of the Law on Securities are satisfied.
Article 18. Application for FPO of shares by public companies at lower prices than face value
1. The documents specified in Article 12 of this Decree.
2. A table that specifies the reference share prices of 60 consecutive trading days before the list of shareholders is closed for survey or the GMS is held to approve the issuance plan, which is certified by the public offering consulting organization.
Article 19. Conditions for making public offering of bonds
1. The conditions specified in Clause 3 Article 15 of the Law on Securities are satisfied.
2. The issuer or offered bonds are rated by a credit rating organization that is granted the certificate of eligibility by the Ministry of Finance in the following cases:
a) The total value of bonds at their face value raised in every 12 months exceed 500 billion VND and exceed 50% of the equity according the latest annual financial statement that is audited (or examined half-year financial statement if the issuer is required to disclose the examined half-year financial statement) by an accredited audit organization; or
b) The bond outstanding at face value on the offering registration date exceed 100% of the equity according the latest annual financial statement that is audited (or examined half-year financial statement if the issuer is required to disclose the examined half-year financial statement) by an accredited audit organization.
Article 20. Application for public bond offering
1. The application form No. 07 in the Appendix hereof.
2. The prospectus prescribed in Article 19 of the Law on Securities.
3. The decision of the GMS or the Board of Directors or the Board of Members or the company’s owner to approve the issuance plan, the plan for use and repayment of capital generated by the public bond offering, and the listing of bonds on the securities trading system, where:
a) The issuance plan shall specify the types of bonds issued, quantity of each type, bond yield or rules for determination thereof; bond term;
b) In case the offering is meant to raise capital for project execution, the capital use plan shall include the plan for making up for the deficiency in capital generated by the offering for project execution.
4. The issuer’s financial statements of the last 02 years that are conformable with regulations of Article 20 of the Law on Securities. To be specific: if the application is submitted within 60 days from the end of the fiscal year, the previous year’s annual financial statement in the initial application does not have to be audited, but audited financial statements of the 02 preceding years must be included. In case the issuer completes the application after 90 days from the end of the fiscal year, the latest audited financial statement must be included.
5. The public bond offering consulting contract with a securities company, unless the issuer is a securities company.
6. The securities underwriting agreement (if any) that contains adequate information specified in form No. 08 in the Appendix hereof. In case of an underwriting group, the underwriting agreements shall be enclosed with the contracts between the underwriters. These documents shall be sent to SSC before the issuance date of the offering registration certificate.
7. The report on credit rating of the issuer of offered bonds within 12 months before the date of submission of the application (if any).
8. The written commitment of the Board of Directors or the President of the Board of Members or the President of the company to list the bonds on the securities trading system after the end of the offering.
9. The decision of company’s owner or the Board of Directors or the Board of Members to approve the public bond offering application. If the public bond offering is conducted by a credit institution, the application must be approved in writing by SBV regarding the charter capital increase and transfer as prescribed by credit institution laws.
10. The documents specified in Point c Clause 1, Point d and Point g Clause 3 Article 18 of the Law on Securities and a written declaration of conformity with Point e Clause 1 Article 15 of the Law on Securities.
Article 21. Conditions for public offering of convertible bonds or warrant-linked bonds by public companies
1. There is an issuance plan and a plan for use of revenue generated by the offering which is approved by the GMS.
2. There is a securities company that provides consulting for preparation of the application for public offering of convertible bonds or warrant-linked bonds, unless the issuer is a securities company.
3. There is a pledge to list the bonds on the securities trading system at the end of the offering, which must be honored.
4. The issuer has opened an escrow account to receive payments for the offered convertible bonds or warrant-linked bonds.
5. The total value of convertible bonds or warrant-linked bonds at their face value does not exceed the total value of shares outstanding at face value, unless there is an underwriting agreement which underwriter the purchase of the entire convertible bonds or warrant-linked bonds for reselling, or purchase of the undistributed convertible bonds or warrant-linked bonds.
6. If the public offering is meant to raise capital for execution of the issuer’s project, the quantity of convertible bonds and warrant-linked bonds sold must be at least 70% of the convertible bonds and warrant-linked bonds offered for project execution. The issuer shall have a plan to make up for the deficiency of capital generated by the offering.
7. The conditions specified in Points a, e Clause 1, Point b Clause 2 and Point d Clause 3 Article 15 of the Law on Securities.
Article 22. Application for public offering of convertible bonds or warrant-linked bonds by a public company
1. The application form No. 07 in the Appendix hereof.
2. The GMS’s decision to approve the issuance plan, the plan for use of revenue generated by the offering and the listing of bonds on the securities trading system, where:
a) The issuance plan shall specify: the types of bonds; quantity of each type; bond yield or rules for determination thereof; bond term; plan for bond conversion (conditions, time limit, exercise ratio or methods for calculation of conversion price, redemption in case bonds are not converted, authority of the Board of Directors to approve the plan for assurance of conformable foreign ownership ratio, and other terms); plan for exercising warrants (conditions, time limit, execution ratios; issue price or method for calculation thereof; redemption; authority of the Board of Directors to approve the plan for assurance of conformable foreign ownership ratio, and other terms). In case the conversion price or issue price for exercising warrants is lower than the face value, the conversion or exercising or warrants may only be carried out when the issuer has adequate share premium to cover the deficit caused by the issuance of bonds below face value.
b) The plan for use of revenue generated by the offering of convertible bonds or warrant-linked bonds, the plan for use of revenue generated by the issuance of shares for exercising warrants. The plan for use of revenue generated by the bond offering shall specify that the bonds sold must be at least 70% of the bonds offered for project execution, and include the plan to make up for the deficiency of capital generated by the offering.
3. A contract for bond offering consulting with a securities company, unless the issuer is a securities company.
4. Other documents relevant to the conversion of bonds into shares (if any).
5. The written commitment of the Board of Directors to list the bonds on the securities trading system after the end of the offering.
6. The decision of the Board of Directors to approve the offering application. If the offering is conducted by a credit institution, the application must be approved in writing by SBV regarding the charter capital increase and transfer as prescribed by credit institution laws.
7. The documents specified in Point c and Point h Clause 1, Point d Clause 2, Point d Clause 4 Article 18 of the Law on Securities; Clauses 2, 4, 6 Article 20 of this Decree; the written declaration of compliance to regulations of Point e Clause 1 Article 15 of the Law on Securities.
Article 23. Conditions for public offering of secured bonds
1. The documents specified in Article 19 of this Decree are satisfied.
2. The payment for all or part of the principal and interest of the bonds is secured in one or some of the following manners:
a) There is payment guarantee by a credit institution or FBB;
b) The bonds are secured by assets (collateral) of the issuer or third parties. The collateralized assets must be valuated by a licensed valuating organization, registered and settled in accordance with regulations of law on registration of secured transactions.
3. There is a bondholders’ representative as prescribed in Article 24 of this Decree.
Article 24. Bondholders’ representatives
1. Before the bonds are issued, the issuer shall appoint bondholders’ representatives.
2. The bondholders’ representatives must not be payment guarantor, owner of the collateralized assets, major shareholder or related person of the issuer.
3. The bondholders’ representative has at least the following responsibilities:
a) Supervise the adherence to commitments of the issuer in the bond offering application;
b) Ac as the intermediary between the bond owners, the issuer and other relevant organizations;
c) Request the payment guarantor to fulfill the guarantor’s obligations when the issuer fails to pay or properly pay the principal and interest of the bonds;
d) In case the bonds are secured by assets, the bondholders’ representative that is the organization responsible for management of the collateralized assets shall handle these assets on behalf of the bond owners in accordance with the concluded contract and regulations of law on implementation measures for assuring performance of civil obligations, except in the case specified in Point dd of this Clause;
dd) In case the bondholders’ representative is not allowed to receive the collateral as prescribed by relevant laws, the bondholders’ representative shall appoint a third party to receive the collateral. The third party shall cooperate with the bondholders’ representative in management and settlement of the collateral in accordance with the concluded contract and regulations of law on implementation measures for assuring performance of civil obligations;
e) Report to SSC when an issuer is found to be infringing upon the interests of bondholders.
4. The bondholders’ representative shall be changed when it is approved by a number of bondholders that represents at least 65% of total bonds of the same type. Changes to other terms and conditions in the bondholders’ representative’s contract are subject to approval by the superior authority of the issuer.
Article 25. Application for public offering of secured bonds
1. The documents specified in Article 20 of this Decree.
2. The payment guarantee agreement with a credit institution or FBB in case of payment guarantee.
3. In case the bonds are secured with assets: documents proving the ownership of the collateralized assets; the third party’s commitment to use these assets to bond redemption (if case the bonds are secured with the third party’s assets); the contract between the owner of collateralized assets, the bond holders’ representative, other recipients of collateralized assets (in case the bond holders’ representative is not allowed to receive these assets) and the issuer; the contract for insurance of these assets (if any); unexpired certificate of collateral valuation; certification of registration of the collateralized assets as security interest (if any), which must be sent to SSC before the issuance date of the certificate of offering registration.
4. The representation contract between the bondholders’ representative and the issuer.
Article 26. Conditions for making public offering of bonds in VND by international financial institutions
1. The issuer is an international financial institution as defined by treaties on credit institutions to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
2. The term of the offered bonds is not shorter than 10 years.
3. There is a plan for issuance and use of revenue generated by the offering for projects in Vietnam approved by competent authorities as prescribed by law.
4. The total revenue generated by the offerings in Vietnam does not exceed 30% of the total investment in the project.
5. The issuer has a commitment to fulfill its obligations to the investors in terms of issuance, redemption, assurance of lawful rights and interests of investors, and other conditions.
6. There is commitment to list the bonds on the securities trading system at the end of the offering.
Article 27. Application for making public offering of bonds in VND by international financial institutions
1. The application form No. 07 in the Appendix hereof.
2. There is a plan for issuance and use of generated revenue approved by competent authorities as prescribed by law.
3. A competent authority’s decision to approve the project.
4. A written commitment to fulfill the issuer’s obligations to investors in terms of conditions for issuance, redemption, assurance of lawful rights and interests of investors, and other conditions.
5. There is commitment to list the bonds on the securities trading system at the end of the offering.
Article 28. Conditions for making multiple public offerings of securities
1. Conditions for a public company to make an FPO of shares, public offering of convertible bonds or warrant-linked bonds; conditions for making multiple public offerings of bonds include:
a) The same conditions as those for making public offering of shares or bonds;
b) There is the need for raising capital multiple times for the project, business or production plan approved by the competent authority, unless the issuer is a credit institution;
c) There is an offering plan which specifies the quantity and time of each offering.
2. The duration of each offering must not exceed 90 days. The interval between two offerings must not exceed 12 months.
Article 29. Application for multiple public offerings of bonds
1. An application for FPO of shares, convertible bonds or warrant-linked bonds shall include the prospectus that has the following contents:
a) The project or plan that uses capital multiple times;
b) The offering plan which specifies the quantity and time of each offering.
2. Before each offering, the issuer shall provide the following additional documents:
a) Documents about the company’s situation in case of changes and extras to the prospectus according to Form No. 09 in the Appendix hereof (if any);Provincial Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs shall update information in physical reports submitted by the employers and complete Form No. 09 in Appendix I hereof.
b) The report on use of revenue generated by the previous offering, which has to be audited by an accredited audit organization if the previous offering was conducted 06 months ago or longer.
Article 30. Conditions for a public company to make public securities offering after restructuring
Conditions for a public company to make an FPO of shares, public offering of convertible bonds or warrant-linked bonds after restructuring include:
1. The same conditions for public offering of shares or bonds, including profitable business and no accumulated loss as prescribed in Clause 2 of this Article.
2. It will be considered that the company makes a profit in the year preceding the offering year and does not have accumulated loss in the offering year when:
a) In case the company registers the offering within the restructuring year: pro forma financial statement of the preceding year which receives unqualified opinion from an accredited audit organization; the issuer’s latest quarterly financial statement;
b) In case the company registers the offering in the year succeeding the restructuring year (in case of consolidation): pro forma financial statement of the last year before restructuring time which receives unqualified opinion from an accredited audit organization; the first annual financial statement after restructuring which is audited by an accredited audit organization and satisfies the conditions specified in Clause 3 Article 20 of the Law on Securities; the issuer’s latest quarterly financial statement (if any). Profitability is determined according to total post-tax profit on the pro forma financial statements of the last year and the first year;
c) In case the company registers the offering in the year succeeding the restructuring year (in case of merger and acquisition, sale of assets), or in the second year after the restructuring year (in case of consolidation): the latest annual financial statement audited by an accredited audit organization and the issuer’s latest quarterly financial statement (if any).
Article 31. Application for registration of public securities offering after restructuring
1. In case the company registers the offering within the restructuring year, the application for offering shall contain the same documents as those in the application for FPO of shares, public offering of convertible bonds, warrant-linked bonds of a public company, application for public bond offering of this Decree. The audited annual financial statements of the last 02 years preceding the offering year shall be replaced with:
a) The annual financial statements that are audited by accredited audit organizations of the enterprises participating in the restructuring of the last 02 years preceding the restructuring year;
b) The pro forma financial statement of the year preceding the restructuring year which is audited by an accredited audit organization of the issuer;
c) The last annual financial statement before restructuring of the enterprises participating in the restructuring (in case of consolidation).
2. In case the company registers the offering in the year succeeding the restructuring year, the application for offering shall contain the same documents as those in the application for FPO of shares, public offering of convertible bonds, warrant-linked bonds of a public company, application for public bond offering of this Decree. The audited annual financial statements of the last 02 years preceding the offering year shall be replaced with:
a) The first annual financial statement after restructuring time which is audited by an accredited audit organization that satisfies the requirements specified in Clause 3 Article 20 of the Law on Securities and the pro forma financial statement of the last annual accounting period before restructuring time of the issuer which is guaranteed by the accredited audit organization (in case of consolidation);
b) The annual financial statement of the restructuring year which is audited by the accredited audit organization of the issuer (in case of merger, acquisition, sale of assets);
c) The annual financial statements of the year preceding the restructuring year that are audited by accredited audit organizations of the enterprises participating in the restructuring.
3. c) In case the company registers the offering in the second year succeeding the restructuring year (in case of consolidation), the application for offering shall consist of:
a) The same documents of the application for FPO of shares, public offering of convertible bonds, warrant-linked bonds of a public company, application for public bond offering of this Decree. The annual financial statement of the second year preceding the offering year shall be replaced with: the first annual financial statement after restructuring which must be audited by the accredited audit organization that satisfies the requirements specified in Clause 3 Article 20 of the Law on Securities; the last annual financial statements before restructuring which must be audited by accredited audit organizations of the enterprises participating in the restructuring;
b) The audited financial statements of the year preceding the restructuring year of the enterprises participating in the restructuring.
4. In case the company registers the offering from the second year succeeding the restructuring year onward (in case of merger, acquisition, sale of assets) or the third year succeeding the restructuring year onward (in case of consolidation), the application for offering shall include the same documents as those of the application for FPO of shares, public offering of convertible bonds, warrant-linked bonds of a public company, application for public bond offering of this Decree.
Article 32. Conditions for public securities offering by the consolidated company without undergoing restructuring
A public company that is established after consolidation without undergoing restructuring (hereinafter referred to as “consolidated company”) shall satisfy the following conditions to make FPO of shares, public offering of convertible bonds, warrant-linked bonds:
1. The conditions for public offering of shares or bonds, including profitable business and no accumulated loss as prescribed in Clause 2 of this Article are satisfied.
2. It will be considered that the company makes a profit in the year preceding the offering year and does not have accumulated loss in the offering year when:
a) In case the company registers the offering in the consolidation year: the latest annual financial statement audited by an accredited audit organization of the company with the greatest total assets among the consolidating companies; and the issuer’s latest quarterly financial statement;
b) In case the company registers the offering in the year succeeding the consolidation year: the last annual financial statement before consolidation which is audited by an accredited audit organization of the company with the greatest total assets among the consolidating companies as prescribed in Clause 3 Article 20 of the Law on Securities; the first annual financial statement after consolidation which is audited by an accredited audit organization that satisfies the conditions specified in Clause 3 Article 20 of the Law on Securities; the issuer’s latest quarterly financial statement (if any). Profitability is determined according to total post-tax profit on the last annual financial statement of the company with the greatest total assets among the consolidating companies and the first annual financial statement of the issuer;
c) In case the company registers the offering in the second year succeeding the consolidation year onward: the latest annual financial statement audited by an accredited audit organization, the latest quarter financial statement (if any) of the issuer.
Article 33. Application for public offering of shares by the consolidated company
1. In case the company registers the offering in the consolidation year, the application for offering shall consist of:
a) The same documents as those in the application for FPO of shares, public offering of convertible bonds, warrant-linked bonds of a public company, application for public bond offering of this Decree. The audited annual financial statements of the last 02 years preceding the offering year shall be replaced with:
- The annual financial statements of the last 02 years audited by an accredited audit organization of the company with the greatest total assets among the consolidating companies.
- The last annual financial statement before consolidation of the company with the greatest total assets among the consolidating companies.
b) The latest audited annual financial statements of other consolidating companies.
2. In case the company registers the offering in the year succeeding the consolidation year, the application for offering shall consist of:
a) The same documents as those in the application for FPO of shares, public offering of convertible bonds, warrant-linked bonds of a public company, application for public bond offering of this Decree. The annual financial statements of the last 02 years preceding the offering year audited by an accredited audit organization shall be replaced with:
- The first annual financial statement after consolidation which is audited by an accredited audit organization that satisfies the conditions specified in Clause 3 Article 20 of the Law on Securities; The last annual financial statement before consolidation which is audited by an accredited audit organization of the company with the greatest total assets among the consolidating companies as prescribed in Clause 3 Article 20 of the Law on Securities;
- The annual financial statement of the year preceding the consolidation year audited by an accredited audit organization of the company with the greatest total assets among the consolidating companies.
b) The audited annual financial statements of the year preceding the consolidation year of other consolidating companies.
3. In case the company registers the offering in the second year succeeding the consolidation year, the application for offering shall consist of:
a) The same documents of the application for FPO of shares, public offering of convertible bonds, warrant-linked bonds of a public company, application for public bond offering of this Decree. The annual financial statement of the second year preceding the offering year shall be replaced with: the first annual financial statement after consolidation audited by an accredited audit organization that satisfies the requirements specified in Clause 3 Article 20 of the Law on Securities; the last annual financial statement before consolidation of the company with the greatest total assets among the consolidating companies audited by an accredited audit organization that satisfies the requirements in Clause 3 Article 20 of the Law on Securities;
b) The audited annual financial statements of the year preceding the consolidation year of consolidating companies.
4. In case the company registers the offering from the third year succeeding the consolidation year onward, the application for offering shall include the same documents as those of the application for FPO of shares, public offering of convertible bonds, warrant-linked bonds of a public company, application for public bond offering of this Decree.
Article 34. Conditions for public securities offering after full or partial division of a company
1. Conditions for a public company that is a partially divided company to make an FPO of shares, public offering of convertible bonds or warrant-linked bonds; for a partially divided to make public bond offering:
a) The same conditions for public offering of shares or bonds, including profitable business and no accumulated loss as prescribed in Point b of this Clause;
b) It will be considered that the company makes a profit in the year preceding the offering year and does not have accumulated loss in the offering year when:
In case the company registers the offering in the partial division year and the total assets of the new companies is less than 35% of the divided company: the latest annual financial statement of the company before division audited by an accredited audit organization, the issuer’s latest quarterly financial statement.
In case the company registers the offering in the partial division year and the total assets of the new companies is at least 35% of the divided company: the pro forma financial statement of the year preceding the division year which receives unqualified opinion from an accredited audit organization, the issuer’s latest quarterly financial statement.
In case the company registers the offering in the year succeeding the partial division onward: the latest annual financial statement audited by an accredited audit organization, the issuer’s latest quarter financial statement (if any).
2. The conditions for a public company that is established after full division of a company to make FPO of shares, public offering of convertible bonds, warrant-linked bonds; for a company that is established after full division of a company to make public bond offering are the same as those for making public offering of shares and bonds.
Article 35. Application for public offering of shares after full or partial division of a company
1. In case the company registers the offering within the partial division year, the application for offering by the divided company shall have the same documents as those of the application for FPO offering of shares, public offering of convertible bonds, warrant-linked bonds of a public company, application for public bond offering prescribed in this Decree. The audited annual financial statements of the last 02 years preceding the offering year shall be replaced with:
a) In case the total assets of the new companies is less than 35% of the divided company: the annual financial statements of last 02 years preceding the division year audited by an accredited audit organization of the divided company;
b) In case the total assets of the new companies is at least 35% of the divided company: the annual financial statements of last 02 years preceding the division year audited by an accredited audit organization, the pro forma financial statement of the year preceding the division year guaranteed by an accredited audit organization.
2. In case the company registers the offering in the year succeeding the partial division year, the application for offering by the divided company shall have the same documents as those of the application for FPO offering of shares, public offering of convertible bonds, warrant-linked bonds of a public company, application for public bond offering prescribed in this Decree. The audited annual financial statements of the last 02 years preceding the offering year shall be replaced with:
a) The issuer’s annual financial statement of the year preceding the offering year audited by an accredited audit organization;
b) The company’s annual financial statement of the year preceding the division year audited by an accredited audit organization.
3. In case the company registers the offering from the second year succeeding the partial division year onward, the application for offering shall include the same documents as those of the application for FPO of shares, public offering of convertible bonds, warrant-linked bonds of a public company, application for public bond offering of this Decree.
4. The application for public securities offering by a new company that is established after full division of a company shall include the same documents as those of the application for FPO of shares, public offering of convertible bonds, warrant-linked bonds of a public company, application for public bond offering of this Decree.
Article 36. Conditions for public securities offering in Vietnam by enterprises established and operating under foreign laws (“foreign enterprises”)
1. The enterprise makes a profit in the year preceding the offering year and does not have accumulated loss in the offering year; does not have any debt that is overdue for over 01 years (in case of offering of non-convertible bonds, bonds without warrants) under international accounting standards.
2. There is a decision of a competent authority to approve the issuance plan, the plan for use of capital generated by the public bond offering for investing in the project in Vietnam, the repayment plan (in case of bond issuance).
3. The investment project in Vietnam is approved by a competent authority in Vietnam. The total revenue generated by the offerings in Vietnam does not exceed 30% of the total investment in the project.
4. The foreign issuer does not transfer the raised capital to foreign countries; does not withdraw counterpart capital during the duration of the licensed project.
5. There is underwriting agreement with at least one securities company that is licensed for securities underwriting in Vietnam, in which the underwriter agrees to purchase all the undistributed securities.
6. The issuer has opened an escrow account to receive payments for the offered securities.
7. There is a bank that supervises the use of capital obtained from the offering.
8. There is a securities company that provides IPO advisory services.
9. There is commitment to list or register the shares, list the bonds on the securities trading system at the end of the offering.
10. There is a commitment to fulfill its obligations to the investors in terms of issuance, redemption, assurance of lawful rights and interests of investors and other conditions in case of bond issuance.
Article 37. Application for public securities offering in Vietnam by foreign enterprises
1. The application form No. 05 in the Appendix hereof.
2. The prospectus prescribed in Article 19 of the Law on Securities.
3. The issuer’s charter.
4. The GMS’s decision to approve the issuance plan, the plan for use of revenue generated by the offering and the listing or registration of shares on securities trading systems.
5. The latest annual financial statement audited by an audit organization accredited by a competent authority of the home country, the latest quarter financial statement. The issuer’s financial statements shall be prepared in accordance with international financial statement standards.
6. The decision to approve the investment project issued by a competent authority in Vietnam.
7. The underwriting agreement in which the underwriter agrees to purchase all the undistributed securities according to Form No. 04 in the Appendix hereof. In case of an underwriting group, the underwriting agreements shall be enclosed with the contracts between the underwriters.
8. Written confirmation by the bank or FBB that the offering shareholder has opened an escrow account to receive payment for the offered securities.
9. The written confirmation of the supervisory bank that the use of capital raised obtained from the offering by the issuer is supervised.
10. The IPO advisory service contract with the securities company.
11. The decision of the Board of Directors to approve the application for public securities offering securities.
Article 38. Application for public bond offering in Vietnam by foreign enterprises
1. The application form No. 07 in the Appendix hereof.
2. The decision of the GMS or the Board of Directors or the Board of Members or the company’s owner to approve the issuance plan, the plan for use and repayment of capital generated by the public bond offering, and the listing of bonds on the securities trading system.
3. The commitment to fulfill its obligations to the investors in terms of issuance, redemption, assurance of lawful rights and interests of investors, and other conditions.
4. The underwriting agreement with a Vietnamese securities company in which the underwriter agrees to purchase all the undistributed bonds according to Form No. 08 in the Appendix hereof. In case of an underwriting group, the underwriting agreements shall be enclosed with the contracts between the underwriters.
5. The decision of the Board of Directors, the Board of Members or the company’s owner to approve the application for public offering of bonds.
6. The documents specified in Clauses 2, 3, 5, 6, 8, 9, 10 Article 37 of this Decree.
Article 39. Conditions for public offering of securities by strictly controlled credit institutions
1. The conditions for public offering of shares, bonds prescribed in Clause 1, Clause 2, Clause 3, Clause 4 Article 15 of the Law on Securities and regulations of this Decree are satisfied, except the condition that the credit institution does not have any debt that is overdue for over 01 year (for offering of non-convertible bonds, bonds without warrants) and the condition that the credit institution is making a profit and does not have accumulated loss.
2. There is a plan for restructuring of the strictly controlled credit institution approved by a competent authority.
3. SBV permits the increase in charter capital in accordance with regulations of law on credit institutions.
Article 40. Application for public offering of securities by strictly controlled credit institutions
1. The corresponding documents specified in Article 11, Article 12, Article 20, Article 22, Article 25 of this Decree.
2. The decision of a competent authority to approve the plan for restructuring of the strictly controlled credit institution.
3. SBV’s written permission for increase in charter capital in accordance with regulations of law on credit institutions.
Article 41. Procedures for public securities offering
1. The issuer/the offering shareholder shall submit the application for public securities offering to SSC.
2. The issuer/the offering shareholder shall revise and supplement the application in accordance with Article 22 of the Law on Securities and regulations of this Decree.
3. Within 07 working days from the receipt of the notification from SSC requesting completion of the procedures or issuance of the certificate of registration of public securities offering, the issuer/the offering shareholder shall send SSC 06 copies of the official prospectus.
4. SSC shall decide whether to grant the certificate of registration of public securities offering or reject the application as prescribed in Article 25 of the Law on Securities.
5. Within 07 working days from the issuance of the certificate of registration of public securities offering, the issuer/the offering shareholder shall disclose publish the issuance notice on 01 online newspapers or 03 consecutive issues of a printed newspaper according to Clause 3 Article 25 of the Law on Securities and disclose it on the websites of the issuer/the offering shareholder that is an organization (if any) and SSC. The official prospectus shall be published on the websites of the issuer/the offering shareholder that is an organization (if any) and SSC.
6. The issuer/the offering shareholder shall distribute the securities in accordance with Article 26 of the Law on Securities.
7. Within 10 days from the end of the offering, the issuer or the underwriter, the offering shareholder shall send the report on the amount obtained from offering enclosed with confirmation of the bank or FBB where the escrow account is opened to SSC as prescribed in Clause 5 Article 26 of the Law on Securities and disclose this information on the websites of the issuer/the offering shareholder that is an organization (if any) and SSC.
8. Within 03 working days from the receipt of the satisfactory report, SSC shall:
a) Send a written notification to the issuer/the offering shareholder of the receipt of the report or issue the decision to cancel the offering in the cases specified in Point b, Point c Clause 1 Article 28 of the Law on Securities; such a notification shall also be sent to the Stock Exchange and VSDCC;
b) Publish information about the receipt of the report or the decision on cancellation of the offering on the website of SSC.
9. After receiving the notification from SSC, the issuer/offering shareholder may request unfreezing of the amount obtained from the offering.
Article 42. Settlement of unsubscribed and unpaid shares, fractional shares
1. The issuer shall distribute the unsubscribed and unpaid shares, fractional shares to one or some specific investors (in case of offering to existing shareholders in proportion to their holdings in the company) while ensuring fulfillment of conditions for offering, and that rights and obligations of the investors are not more favorable that those of existing shareholders, unless otherwise approved by the GMS.
2. The GMS or Board of Directors shall determine the criteria and list of investors that may purchase the shares mentioned in Clause 1 of this Article. Persons whose interests are relevant to the distribution of these shares must not vote. These shares will be restricted from transfer for at least 01 year from the ending date of the offering.
3. The distribution of the shares mentioned in Clause 1 of this Article to investors in the following cases is subject to approval by the GMS:
a) The offering to the related persons, organizations and individuals will cause their holdings to exceed the limits specified in Point a and Point b Clause 1 Article 35 of the Law on Securities;
b) The quantity of shares offered to the related persons, organizations and individuals makes up at least 10% of charter capital of the issuer in one offering or in all offerings within the last 12 months.
4. The restrictions prescribed in Clause 2 of this Article do not apply to the shares purchased by the underwriter under the underwriting agreement and in case of settlement of fractional shares.
Article 43. Application for private placement by a public company
1. The application form No. 10 in the Appendix hereof.
2. The GMS’s decision to approve the issuance plan, the plan for use of revenue obtained from the offering, where:
a) The issuance plan shall specify: purposes of the offering, quantity of offered shares; offered price or rules for determination of offer price or authority of the Board of Directors to determine the offer price; criteria for investor selection; quantity of investors; strategic investors, professional securities investors and quantity of shares offered to each investor or the authority of the Board of Directors to identify professional securities investors. Persons whose interests are relevant to the offering must not vote. In case the issuance plan does not specify the offer price or rules for determination thereof, it shall be determined in accordance with the Law on Enterprises;
b) In case the offering is meant to raise capital for project execution, the capital use plan shall include the plan for making up for the deficiency in capital generated by the offering for project execution.
3. The decision of the Board of Directors to approve that the shares are offered to professional securities investors if authorized by the GMS. Persons whose interests are relevant to the offering must not vote.
4. The decision of the Board of Directors to approve the application for offering. For offering of shares of a credit institution, the application shall also include SBV’s written permission for increase in charter capital in accordance with regulations of law on credit institutions. For offering of shares of an insurer, the application shall also include the Ministry of Finance’s written permission for increase in charter capital in accordance with regulations of law on insurance business.
5. A decision of the GMS or the Board of Directors (if authorized by the GMS) to approve the plan for assuring conformable foreign ownership ratio during the offering.
6. The issuer’s commitment to not violate regulations on cross ownership of the Law on Enterprises.
7. Written confirmation by the bank or FBB of the opening of an escrow account to receive payment for the offered shares.
8. Documents providing information about the offering for the investors (if any).
9. Documents about use of the revenue generated by the offering (if any).
Article 44. Conditions for a public company to make private placement at lower prices than face value
1. The shares are only offered to strategic investors and the transfer of shares is restricted for at least 03 years from the ending date of the offering, unless otherwise dictated by an effective court judgment or decision, arbitral decision or a will as prescribed by law.
2. The issuance must not lead to violations against regulations on cross ownership of the Law on Enterprises.
3. The conditions specified in Points a, d and dd Clause 1 Article 31 of the Law on Securities, Clauses 1 and 2 Article 17 of this Decree are satisfied.
Article 45. Application private placement at lower prices than face value
1. The GMS’s decision to approve the issuance plan and the plan for use of revenue obtained from the offering, where:
a) The issuance plan shall specify: purposes of the offering, quantity of offered shares; offer price or rules for determination of offer price or authority of the Board of Directors to determine the offer price; criteria for investor selection; list of strategic investors and quantity of shares offered to each investor. Persons whose interests are relevant to the offering must not vote. In case the issuance plan does not specify the offer price or rules for determination thereof, it shall be determined in accordance with the Law on Enterprises;
b) In case the offering is meant to raise capital for project execution, the capital use plan shall include the plan for making up for the deficiency in capital generated by the offering for project execution.
2. A table that specifies the reference share prices of 60 consecutive trading days before the list of shareholders is closed for survey or the GMS is held to approve the issuance plan, which is certified by 01 securities company.
3. The latest annual financial statement audited by an accredited audit organization.
4. The documents specified in Clauses 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Article 43 of this Decree.
Article 46. Conditions for a public company to make private placement of warrant-linked preference shares
1. The company's charter specifies that the company has warrant-linked preference shares.
2. The interval between the private placements is at least 06 months form the ending date of the offering according to Clause 7 Article 48 of this Decree.
3. The conditions specified in Points a, b, c, dd Clause 1 Article 31 of the Law on Securities are satisfied.
Article 47. Application for private placement of warrant-linked preference shares by a public company
1. The GMS’s decision to approve the issuance plan and the plan for use of revenue obtained from the offering, where:
a) The issuance plan shall specify: the types of offered shares; attributes of warrant-linked preference shares; quantity of warrant-linked preference shares; offer price or rules for determination thereof or authority of the Board of Directors to determine the offer price; criteria for investor selection; quantity of investors; strategic investors, professional securities investors; plan for exercising warrants (conditions, time limits, exercising ratios; price of calculation of issuance price; authority of the Board of Directors to approve the plan for assuring conformable foreign ownership ratio, other terms). Persons whose interests are relevant to the offering must not vote. In case the issuance plan does not specify the offer price or rules for determination thereof, it shall be determined in accordance with the Law on Enterprises;
b) The plan for use of revenue generated by the offering of warrant-linked preference shares and the plan for use of the revenue for warrant execution. b) In case the offering is meant to raise capital for project execution, the capital use plan shall include the plan for making up for the deficiency in capital generated by the offering for project execution.
2. The issuer’s charter.
3. The documents specified in Clauses 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Article 43 of this Decree.
Article 48. Procedures for private placement
1. The issuer shall send the application for private placement to SSC.
2. Within 07 working days from the receipt of the satisfactory report, SSC shall issue a written approval and announce the receipt of the application on its website. In case the application is rejected, SSC shall make a written response and provide explanation.
3. The issuer shall complete the private placement within 90 days from the day on which SSC issues the written approval.
4. Within 10 days from the end of the offering, the issuer shall send the report on the revenue generated by the offering enclosed with confirmation of the bank or FBB where the escrow account is opened to SSC in accordance with SSC and disclose this information on the websites of the issuer and SSC.
5. Within 03 days from the receipt of the satisfactory report, SSC shall send a written notification of the receipt of the report to the issuer, the Stock Exchange and VSDCC, and announce the receipt of it on the website of SSC.
6. After receiving the notification from SSC, the issuer may request unfreezing of the amount obtained from the offering.
7. The interval between the private placements shall be at least 06 months from the ending date the private placement, including private placement of shares, convertible bonds, warrant-linked bonds, warrant-linked preference shares; issuance of shares for swap to shareholders of non-public joint stock companies, swapping stakes of contributing members of limited liability companies; issuance shares for swap to pre-selected shareholders in public companies; issuance of shares for swapping debts.
Section 4. ISSUANCE OF SHARES FOR SWAP
Article 49. Conditions for public companies to issue shares for swap with shares of shareholders of non-public joint stock companies; swap with stakes of contributing members of limited liability companies
1. There is an issuance plan which is approved by the GMS of the issuer.
2. The transfer of shares is restricted for at least 01 years from the ending date of the offering, unless otherwise dictated by an effective court judgment or decision, arbitral decision or a will as prescribed by law.
3. The swapped shares or stakes are not restricted from transfer at the time of swapping according to regulations of the company's charter and the law.
4. The latest annual financial statement of the company whose shares or stakes are swapped is audited by an accredited audit organization. The audit report has unqualified opinions.
5. The issuance satisfies regulations on foreign ownership ratio.
6. The swap does not violate regulations on cross ownership of the Law on Enterprises.
7. There are opinions from National Competition Committee (NCC) in case the swap causes the economic concentration to reach a level subject to notification.
8. The interval between the private placements shall be at least 06 months form the ending date of the offering according to Clause 7 Article 48 of this Decree.
Article 50. Application for issuance of shares for swap with shares of shareholders of non-public joint stock companies; swap with stakes of contributing members of limited liability companies
1. The application form No. 11 in the Appendix hereof.
2. The decision of the GMS of the issuer to approve the issuance plan, which must specify: purposes of the issuance; intended quantity of shares to be issued; list of investors; intended quantity of shares to be swapped of each investor; method for determination and ratio of swap. Persons whose interests are relevant to the issuance must not vote.
3. The written commitment of the organizations and individuals holding the shares/stakes that are swapped and the written confirmation of the legal representative of the company whose shares/stakes are swapped that the swapped shares/stakes of the investors are not restricted from transfer.
4. The latest annual financial statement of the company whose shares/stakes are swapped that is audited by an accredited audit organization.
5. A decision of the GMS or the Board of Directors (if authorized by the GMS) to approve the plan for assuring conformable foreign ownership ratio.
6. The issuer’s commitment to not violate regulations on cross ownership of the Law on Enterprises.
7. There are opinions from NCC in case the swap causes the economic concentration level to be subject to notification.
8. Documents providing information about the issuance for the investors (if any).
9. The decision of the Board of Directors to approve the application for issuance. For issuance of shares of a credit institution, the application shall also include SBV’s written permission for increase in charter capital in accordance with regulations of law on credit institutions. For issuance of shares of an insurer, the application shall also include the Ministry of Finance’s written permission for increase in charter capital in accordance with regulations of law on insurance business.
Article 51. Conditions for public companies to issue shares for swap with shares of pre-selected shareholders in other public companies
1. The conditions specified in Article 49 of this Decree are satisfied.
2. There is a written agreement in principle of the swap subjects.
3. In case the swap causes the holdings of the issuer and related persons in the public company to reach the level at which tender offer is mandatory as prescribed in Article 35 of the Law on Securities, the swap shall be subject to approval by the GMS of the public company whose shares are swapped.
Article 52. Application for issuance of shares for swap with shares of pre-selected shareholders in other public companies
1. The documents specified in Article 50 of this Decree.
2. There is a written agreement in principle of the swap subjects.
3. The decision of the GMS of the public company whose shares are swapped to approve the swap in the cases specified in Clause 3 Article 51 of this Decree.
Article 53. Conditions for a public company to issue shares for tender offers
The public company that issues shares for swap with shares of unspecified shareholders of another public company shall carry out the tender offer with the issued shares if the following conditions are satisfied:
1. There is an issuance plan which is approved by the GMS of the issuer.
2. The annual financial statement of the last 02 years satisfy the requirements specified in Clause 3 Article 12 of this Decree; the latest annual financial statement of the company whose shares are swapped is audited by an accredited audit organization.
3. The issuer has appointed a securities company as the tender offer agent.
4. There is a securities company that provides counseling on preparation of the application for issuance of shares for swap, unless the issuer is a securities company.
5. There is commitment to list or register the shares on the securities trading system at the end of the offering.
6. The conditions specified in Points a and e Clause 1 Article 15 of the Law on Securities, Clauses 5, 6, 7 Article 49 of this Decree are satisfied.
Article 54. Application for issuance of shares for tender offer by a public company
1. The application form No. 12 in the Appendix hereof.
2. The prospectus prescribed in Article 19 of the Law on Securities.
3. The issuer’s charter.
4. The decision of the GMS of the issuer to approve the issuance plan, the listing or registration on the securities trading system, which must specify: purposes of the issuance; intended quantity of shares to be issued; method for determination and ratio of swap. In case the issuance for swap causes the holdings of the issuer and related persons to hold at least 80% of voting shares of the public company, the quantity of shares to be swapped shall satisfy the requirements in Point c Clause 1 Article 35 of the Law on Securities.
5. The annual financial statement of the last 02 years satisfy the requirements specified in Clause 3 Article 12 of this Decree; the latest annual financial statement of the company whose shares are swapped is audited by an accredited audit organization.
6. The written commitment of the Board of Directors to list or register shares on the securities trading system.
7. The contract for public offering consulting, tender offer agent with the securities company, unless the issuer is a securities company.
8. The decision of the Board of Directors to approve the application for issuance. For issuance of shares of a credit institution, the application shall also include SBV’s written permission for increase in charter capital in accordance with regulations of law on credit institutions. For issuance of shares of an insurer, the application shall also include the Ministry of Finance’s written permission for increase in charter capital in accordance with regulations of law on insurance business.
9. The written declaration of the issuer of fulfillment of the requirements specified in Point e Clause 1 Article 15 of the Law on Securities.
10. The documents specified in Clauses 5, 6, 7 Article 50 of this Decree.
Article 55. Conditions for issuance of shares for swap under a consolidation/merger contract
1. In the following cases, the issuance of shares for swap under a consolidation/merger contract has to be registered with SSC:
a) Issuance of shares for swap of with shares/stakes under a consolidation contract between the public company and other consolidating companies;
b) The public company issues shares to swap all shares outstanding of the joint stock company or all stakes of the limited liability company under the merger contract.
2. Conditions for issuance of shares for swap under a consolidation/merger contract:
a) There is a plan for consolidation/merger; the plan for issuance of share for swap and the business plan after consolidation/merger which is approved by the GMS, the Board of Members or the owners of the companies participating in the consolidation/merger. Votes of shareholders/members with relevant interests are valid votes;
b) There is a consolidation/merger contract between the parties as prescribed by the Law on Enterprises or relevant laws enclosed with the draft charter of the consolidated company/the acquiring company;
c) The latest annual financial statements of the companies participating in the consolidation/merger are audited by accredited audit organizations;
d) There are opinions from NCC in case the swap causes the level of economic concentration to be subject to notification;
dd) The issuance satisfies regulations on foreign ownership ratio.
The conditions specified in Points e, g, h Clause 1 Article 15 of the Law on Securities are satisfied.
Article 56. Conditions for issuance of shares for swap under a consolidation/merger contract
1. The application form No. 13 or 14 in the Appendix hereof.
2. The prospectus prescribed in Article 19 of the Law on Securities.
3. The decision of the GMS or Boards of Members or owners of the participating companies to approve the consolidation/merger plan; the plan for issuance of share for swap and the business plan after consolidation/merger; approval for the listing or registration of shares on the securities trading system.
4. The consolidation/merger contract.
5. The draft charter of the consolidating company/acquiring company.
6. The latest annual financial statements of the companies participating in the consolidation/merger that are audited by accredited audit organizations as prescribed in Clause 5 Article 20 of the Law on Securities.
7. There are opinions from NCC in case the swap causes the economic concentration level to be subject to notification.
8. A decision of the Boards of Members or owner or GMS or Boards of Directors (if authorized by the GMS) of the participating companies to approve the plan for assuring conformable foreign ownership ratio.
9. The written declaration of the parties of fulfillment of the requirements specified in Point e Clause 1 Article 15 of the Law on Securities.
10. The contract with a securities company for provision of counseling on preparation of the application for issuance of shares, unless the issuer is a securities company.
11. The decision of the Boards of Directors, the Boards of Members or owners of the participating companies to approve the application for issuance. For issuance of shares of a credit institution, the application shall also include SBV’s written permission for increase in charter capital in accordance with regulations of law on credit institutions. For issuance of shares of an insurer, the application shall also include the Ministry of Finance’s written permission for increase in charter capital in accordance with regulations of law on insurance business.
12. The written commitment of the Boards of Directors or Presidents of the Boards of Members or Presidents of the consolidating companies, the Board of Directors of the acquiring company to list or register shares on the securities trading system.
Article 57. Conditions for a public company to issue shares for debt swap
1. There is an issuance plan which is approved by the GMS.
2. The debts being swapped are included in the latest annual financial statement which is audited by an accredited audit organization and approved by the GMS.
3. There is a written agreement in principle of the creditors on debt swap.
4. The interval between the private placements shall be at least 06 months form the ending date of the offering according to Clause 7 Article 48 of this Decree.
5. The conditions specified in Clauses 2, 5, 6, 7 Article 49 of this Decree are satisfied.
Article 58. Conditions for a public company to issue shares for swapping debts
1. The application form No. 15 in the Appendix hereof.
2. The decision of the GMS of the issuer to approve the issuance plan, which must specify: purposes of the issuance; intended quantity of shares to be issued; list of creditors; values of the debts to be swapped and intended quantity of shares to be swapped of each creditor; method for determination and ratio of swap. Persons whose interests are relevant to the issuance must not vote.
3. The issuer’s latest annual financial statement audited by an accredited audit organization.
4. The written agreement in principle of the creditors on debt swap.
5. The conditions specified in Clauses 5, 6, 7, 8, 9 Article 50 of this Decree are satisfied.
Article 59. Procedures for issuance of shares for swap
1. The issuance procedures in the cases specified in Article 49, Article 51 and Article 57 of this Decree shall be the same as the procedures for private placement (without escrow accounts); reports on the issuance shall be prepared in accordance with Clause 3 of this Article.
2. The issuance procedures in the cases specified in Article 53 and Article 55 of this Decree shall be the same as the procedures for public securities offering (without escrow accounts), where:
a) Within 30 working days from the receipt of the satisfactory application for registration of issuance of shares for swap, SSC shall issue a certificate of registration, or issue a written rejection and provide explanation.
b) The investors shall have at least 20 days to register for swap; the report on the issuance shall be prepared in accordance with Clause 3 of this Article.
3. In case of issuance of shares for tender offer according to Article 53 of this Article, within 10 days from the ending date of the issuance, the issuer shall submit a report on result of the issuance to SSC and publish it on the website of the issuer and Stock Exchange. The report on result of issuance of shares for swap under a consolidation contract shall be enclosed with the Certificate of Enterprise Registration of the consolidated company.
4. In case the public company issues shares for tender offer as prescribed in Article 53 of this Decree, in addition to the procedures specified in Clause 2 of this Article, the public company shall comply with the rules for tender offer and follow the procedures for tender offer specified in Section 7 of this Chapter. The application for issuance of shares shall be the application for tender offer.
Section 5. OFFERING AND ISSUANCE FOR OTHER PURPOSES
Article 60. Conditions for scrip issue by public companies
1. There is a scrip issue plan which is approved by the GMS.
2. The undistributed post-tax profit is sufficient to pay dividend according to the latest annual financial statement audited by an accredited audit organization. In case the issuer is a parent company, the distributed profit must not exceed the undistributed post-tax profit on the latest audited consolidated financial statement. In case the distributed profit is lower than undistributed post-tax profit on the consolidated financial statement and higher than the undistributed post-tax profit on the separate financial statement of the parent company, profit shall only be distributed after profits from subsidiary companies are transferred to the parent company.
3. There is a plan for settlement of fractional shares (if any) which is approved by the GMS or Board of Directors.
4. SBV has approved the increase in charter capital in accordance with regulations of law on credit institutions in case the issuer is a credit institution; The Ministry of Finance has approved the increase in charter capital in accordance with regulations of law on insurance business in case the issuer is an insurer.
Article 61. Reporting scrip issue
1. The report form No. 16 in the Appendix hereof.
2. The decision of the GMS to approve the issuance plan.
3. The decision of the Board of Directors to execute the issuance plan.
4. The latest annual financial statement audited by an accredited audit organization.
5. The decision of the competent authority of the subsidiary company to approve the distribution of profits, the statements confirmed by the banks proving that profits have been transferred from the subsidiary companies to the parent company in case the distributed profit is lower than undistributed post-tax profit on the consolidated financial statement and higher than the undistributed post-tax profit on the separate financial statement of the parent company.
6. The decision of the GMS or Board of Directors to approve the plan for settlement of fractional shares and fractional shares (if any).
7. SBV’s written approval for increase in charter capital in accordance with regulations of law on credit institutions in case the issuer is a credit institution; The Ministry of Finance’s written approval for increase in charter capital in accordance with regulations of law on insurance business in case the issuer is an insurer.
Article 62. Conditions for a public company to issue shares to increase share capital from equity
1. There is a plan for issuance of shares to increase share capital from equity which is approved by the GMS.
2. The equity is sufficient for increasing share capital. To be specific:
a) The equity for increasing share capital shall be determined according to the latest financial statement which is audited by an accredited audit organization, including the following sources: share premium, development investment fund; undistributed post-tax profit; other funds (if any) used for increasing charter capital as prescribed by law;
b) In case the public company is a parent company which issues shares to increase share capital from share premium, development investment fund, other funds, the sources shall be determined according to the parent company’s financial statement;
c) In case the public company is a parent company which issues shares to increase share capital from undistributed post-tax profit, distributed profit must not exceed the undistributed post-tax profit on the audited consolidated financial statement. In case the distributed profit is lower than the undistributed post-tax profit on the consolidated financial statement and higher than the undistributed post-tax profit on the parent company’s financial statement, profit shall only be distributed after profits have been transferred from the subsidiary companies to the parent company.
3. The total value of the sources mentioned in Point a Clause 2 of this Article must not fall below the total increase in share capital under the plan approved by the GMS.
4. The conditions specified in Clauses 3, 4 Article 60 of this Decree.
Article 63. Reporting issuance of shares to increase share capital from equity
1. The documents specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 6, 7 Article 61 of this Decree.
2. The decision of the competent authority of the subsidiary company to approve the distribution of profits, the statements confirmed by the banks proving that profits have been transferred from the subsidiary companies to the parent company in case the parent company issues shares to increase share capital from undistributed post-tax profit and the funding source is lower than undistributed post-tax profit on the consolidated financial statement and higher than the undistributed post-tax profit on the separate financial statement of the parent company.
Article 64. Conditions for a public company to issue shares under an employee stock option plan (ESOP)
1. The ESOP is approved by the GMS.
2. The total ESOP shares in every 12 months do not exceed 5% of the outstanding shares of the company.
3. There are criteria and list of employees eligible for ESOP, rules for determination of quantity of ESOP shares and execution time that are approved by the GMS (or the Board of Directors if authorized by the GMS).
4. When issuing ESOP shares, the equity must be sufficient for increasing share capital. To be specific:
a) The equity used for issuing ESOP shares shall be determined according to the latest financial statement which is audited by an accredited audit organization, including the following sources: share premium, development investment fund; undistributed post-tax profit; other funds (if any) used for increasing charter capital as prescribed by law;
b) In case the public company is a parent company which issues ESOP shares from share premium, development investment fund, other funds, the funding source shall be determined according to the parent company’s financial statement;
c) In case the public company is a parent company which issues ESOP shares from undistributed post-tax profit, the profit used for issuing ESOP shares must not exceed the undistributed post-tax profit on the audited consolidated financial statement. In case the profit used for issuing ESOP shares is lower than the undistributed post-tax profit on the consolidated financial statement and higher than the undistributed post-tax profit on the parent company’s financial statement, profit shall only be distributed after profits have been transferred from the subsidiary companies to the parent company.
5. When issuing ESOP shares, the total value of the sources mentioned in Clause 4 of this Article must not fall below the total increase in share capital under the plan approved by the GMS.
6. The issuer must open an escrow account to receive payment of the employees for the shares, except issuance of bonus shares to employees.
7. The issuance satisfies regulations on foreign ownership ratio in case ESOP shares are issued employees who are foreign investors.
8. The ESOP shares will be restricted from transfer for at least 01 year from the ending date of the offering.
9. The conditions specified in Clause 4 Article 60 of this Decree are satisfied.
Article 65. Reporting issuance of ESOP shares
1. The report form No. 17 in the Appendix hereof.
2. The decision of the GMS to approve the ESOP which must specify: the quantity of ESOP shares, issue price or rules for determination thereof or authority of the Board of Directors to determine the issue price. If the ESOP does not specify the issue price, it shall be determined in accordance with the Law on Enterprises. Persons having interests relevant to the issuance must not vote.
3. The decision of the GMS (or the Board of Directors if authorized by the GMS) to approve the criteria and list of employees eligible for ESOP, rules for determination of quantity of ESOP shares and execution time. Persons having interests relevant to the issuance must not vote on these issues.
4. The latest annual financial statement audited by an accredited audit organization in case of issuance of bonus shares to employees.
5. The decision of the competent authority of the subsidiary company to approve the distribution of profits, the statements confirmed by the banks proving that profits have been transferred from the subsidiary companies to the parent company in case undistributed post-tax profit is used for issuance of bonus shares to employees and the funding source is lower than undistributed post-tax profit on the consolidated financial statement and higher than the undistributed post-tax profit on the separate financial statement of the parent company.
6. Written confirmation by the bank or FBB of the opening of an escrow account to receive payment for the bonus shares issued to employees.
7. The decision of the GMS or the Board of Directors (if authorized by the GMS) to approve the plan for assuring conformable foreign ownership ratio in case of issuance of shares to employees who are foreign investors.
8. The documents specified in Clause 3, 7 Article 61 of this Decree.
Article 66. Securities of foreign organizations in Vietnam given as bonuses for Vietnamese employees working therein
1. The rights associated with the bonus securities must be executed in accordance with regulations on foreign exchange regulations of Vietnam.
2. These securities must not be traded or transferred on Vietnam’s securities market unless the transfer is dictated by an effective court judgment or decision, arbitral decision or a will as prescribed by law.
Article 67. Procedures for issuance of shares by public companies for swapping convertible bond
1. The public company shall issues shares to swap convertible bonds in accordance with the registered issuance plan and regulations of law. In case convertible bonds are converted before the expiration of the transfer restriction period, the issued shares shall be restricted from transfer for the remainder of the transfer restriction period of the convertible bonds.
2. Within 10 days from the ending date of the issuance, the issuer shall submit a report on result of the issuance to SSC together with SBV’s written approval for increase in charter capital if the issuer is a credit institution; and publish it on the website of the issuer and Stock Exchange.
3. Within 03 days from the receipt of the satisfactory report, SSC shall send a written notification of the receipt of the report to the issuer, the Stock Exchange and VSDCC, and announce the receipt of it on the website of SSC.
Article 68. Procedures for issuance of shares by public companies for execution of warrants
1. The public company shall send the report on issuance of shares to exercise warrants to SSC before the execution, including the following documents:
a) The report form No. 18 in the Appendix hereof;
b) The GMS’s decision to approve the plan for use of revenue obtained from the issuance in case there are changes to the original plan that was approved by the GMS when issuing warrant-linked bonds or warrant-linked preference shares;
c) The decision of the Board of Directors to approve the execution of the plan for issuance of shares for execution of warrants;
d) Written confirmation by the bank or FBB of the opening of an escrow account to receive payment for the issued shares;
dd) SBV’s written approval for increase in charter capital in accordance with regulations of law on credit institutions in case the issuer is a credit institution; The Ministry of Finance’s written approval for increase in charter capital in accordance with regulations of law on insurance business in case the issuer is an insurer.
2. Within 07 working days from the receipt of the satisfactory report, SSC shall send a written notification of the receipt of the report to the issuer and post it on SSC’s website, or issue a written rejection and provide explanation.
3. Within 07 working days from the day on which SSC issues the notification, the issuer shall publish a notification on the websites of the issuer and the Stock Exchange for investors to register their execution of warrants. Investors shall have at least 20 days to register.
4. Within 10 days from the end of the issuance, the issuer shall send the report on result of the issuance enclosed with confirmation of the bank or FBB where the escrow account is opened to SSC; disclose this information on the websites of the issuer and the Stock Exchange.
5. Within 03 days from the receipt of the satisfactory report, SSC shall send a written notification of the receipt of the report to the issuer, the Stock Exchange and VSDCC, and announce the receipt of it on the website of SSC.
6. After receiving the notification from SSC, the issuer may request unfreezing of the amount obtained from the offering.
Article 69. Procedures for scrip issue, issuance of shares to increase share capital from equity, issuance of ESOP shares
1. The issuer shall send the documents specified in Articles 61, 63, 65 of this Decree to SSC.
2. Within 07 working days from the receipt of satisfactory documents, SSC shall send a written notification of the receipt of the documents to the issuer and post it on SSC’s website, or issue a written rejection and provide explanation.
3. Within 07 working days from the day on which SSC issues the notification, the issuer shall publish a notification on the websites of the issuer and the Stock Exchange at least 07 working days before the end of the issuance.
4. The issuance must not last for more than 45 days from the day on which SSC issues the notification of the receipt of satisfactory documents.
5. During the process of scrip issue or issuance of shares to increase share capital from equity, the company may repurchase the fractional shares (if any) as treasury shares under the plan approved by the GMS (or the Board of Directors if authorized by the GMS). The shares repurchased by the company shall be settled in accordance with Clause 7 Article 36 of the Law on Securities and relevant regulations.
6. Within 15 days from the end of the issuance, the issuer shall send reports on result of the issuance to SSC and publish it on the website of the issuer and Stock Exchange. In case of issuance of ESOP shares, these reports shall be enclosed with:
a) The list of employees that participate in the ESOP which specifies the quantity of shares distributed to (for bonus shares) or paid by each employee;
b) The written confirmation by the bank or FBB where the escrow account is opened of the revenue generated by the issuance, except issuance of bonus shares to employees.
7. Within 03 days from the receipt of the satisfactory report, SSC shall send a written notification of the receipt of the report to the issuer, the Stock Exchange and VSDCC, and announce the receipt of it on the website of SSC.
8. After receiving the notification from SSC, the issuer may request unfreezing of the amount obtained from the offering, except issuance of bonus shares to employees.
Section 6. OVERSEAS OFFERING OF SECURITIES BY VIETNAMESE ENTERPRISES
Article 70. Bond offering in foreign countries
Bond offering in foreign countries by Vietnamese enterprises shall be carried out in accordance with regulations on offering corporate bonds.
Article 71. Conditions for overseas offering of bonds by public companies
1. A public company may offer bonds overseas after SSC approves under the conditions specified in Clause 2 of this Article and regulations of the host country are complied with.
2. Conditions for approving overseas offering of bonds:
a) The bond issuance satisfies regulations of law on foreign ownership ratio.
b) There is the GMS’s decision to approve the offering plan and the plan for use of revenue obtained from the offering;
c) Regulations of law on foreign exchange management are complied with;
d) SBV has permitted the overseas issuance of bonds in accordance with regulations of law on credit institutions in case the issuer is a credit institution; The Ministry of Finance has permitted the overseas issuance of bonds in accordance with regulations of law on insurance business in case the issuer is an insurer.
72. Application for overseas offering of bonds
1. The application form No. 19 in the Appendix hereof.
2. The decision of the GMS to approve the bond offering plan and the plan for use of revenue obtained from the offering; approve or authorized the Board of Directors to approve the plan for ensuring conformable foreign ownership ratio.
3. The written confirmation of a permitted bank or FBB that the issuer has opened an escrow account to receive payment for bonds in foreign currencies as prescribed by regulations of law on foreign exchange management.
4. The written approval from SBV for overseas issuance of bonds in accordance with regulations of law on credit institutions in case the issuer is a credit institution; the written approval from the Ministry of Finance for overseas issuance of bonds in accordance with regulations of law on insurance business in case the issuer is an insurer.
5. The draft documents for offering registration with the competent authority of the host country or opinions of an international legal counseling company that the offering does not have to be registered with a competent authority of the host country
Article 73. Conditions for issuance of new shares as the basis for overseas offering of DRs
1. The issuer having shares as the basis for overseas offering of DRs (“underlying shares”) is an organization whose shares are listed on the securities market of Vietnam.
2. The issuer makes a profit in the year preceding the issuance year and does not have accumulated loss by the issuance year.
3. There is a plan for issuance of new underlying shares and a plan for use of revenue obtained from the issuance which is approved by the GMS.
4. The issuance of shares satisfies regulations of law on foreign ownership ratio.
5. There is a securities company that provides counseling on preparation of the application for issuance of shares for swap, unless the underlying share issuer is a securities company.
6. The underlying share issuer has opened an escrow account to receive payment for the shares at a permitted bank or FBB as prescribed by regulations of law on foreign exchange management.
7. If the issuance is meant to raise capital for execution of the issuer’s project, the quantity of sold shares must be at least 70% of the shares issued for project execution. The issuer shall have a plan to make up for the deficiency of capital generated by the offering.
8. There is commitment to list the shares on the securities trading system at the end of the issuance.
9. There is a scheme for overseas issuance of DRs which is approved by the GMS or the Board of Directors (if authorized by the GMS) in accordance with regulations of law of the host country.
10. There is a contract for assistance in issuance of DRs the underlying share issuer and the overseas DR issuer.
11. There is a depositary contract between the overseas DR issuer and a depository member of VSDCC.
12. The conditions for follow-on offering specified in Points a, e Clause 1 and Point c Clause 2 Article 15 of the Law on Securities are satisfied.
Article 74. Application for issuance of underlying shares as the basis for overseas offering of DRs
1. The application form No. 19 in the Appendix hereof.
2. The information disclosure sheet form No. 20 in the Appendix hereof.
3. The decision of the GMS to approve the plan for issuance of underlying shares; approve the plan for use of revenue obtained from the issuance; approve the plan for listing of shares on the securities trading system at the end of the issuance, where:
a) The issuance plan shall specify: the quantity of issued shares, issue price or rules for determination thereof or authority of the Board of Directors to determine the issue price; the plan for assuring conformable foreign ownership ratio. If the issuance plan does not specify the issue price, it shall be determined in accordance with the Law on Enterprises.
b) If the issuance is meant to raise capital for execution of the issuer’s project, the plan shall specify that the quantity of successfully issued sold shares must be at least 70% of the shares issued for project execution. The issuer shall have a plan to make up for the deficiency of capital generated by the offering.
4. The counseling contract with a securities company, unless the issuer is a securities company.
5. The written confirmation of a permitted bank or FBB that the issuer has opened an escrow account to receive payment for bonds in foreign currencies as prescribed by regulations of law on foreign exchange management.
6. The scheme for overseas issuance of DRs.
7. Legal opinions of international legal counseling company that the scheme for overseas issuance of DRs is conformable with regulations of law of the host country.
8. The contract for assistance in issuance of DRs.
9. The depository contract.
10. The decision of the Board of Directors to approve the issuance application. If the issuer is a credit institution, the application must be approved in writing by SBV regarding the change in charter capital. If the issuer is an insurer, the application must be approved in writing by the Ministry of Finance regarding the change in charter capital.
11. The documents specified in Point c Clause 1, Points c, d Clause 2 Article 18 of the Law on Securities, Clause 3 Article 12 of this Decree; the written declaration of compliance to regulations of Point e Clause 1 Article 15 of the Law on Securities.
Article 75. Conditions for registration of assistance in overseas issuance of DRs representing shares outstanding in Vietnam
1. The overseas issuance of DRs representing shares outstanding in Vietnam is conformable with regulations of law on foreign ownership ratio.
2. The GMS of the underlying securities issuer has approved the assistance in overseas issuance of DRs representing shares outstanding.
3. The conditions specified in Clauses 1, 9, 10, 11 Article 73 of this Decree are satisfied.
Article 76. Application for registration of assistance in overseas issuance of DRs representing shares outstanding in Vietnam
1. The application form No. 21 in the Appendix hereof.
2. The information disclosure sheet form No. 22 in the Appendix hereof.
3. The decision of the issuer’s GMS to approve the assistance in overseas issuance of DRs representing shares outstanding in Vietnam.
4. The documents specified in Clauses 6, 7, 8, 9 Article 74 of this Decree.
Article 77. Procedures for approving overseas offering of shares
1. The issuer shall send the application for approval specified in Article 72 of this Decree to SSC before submitting the official application for offering to the competent authority of the foreign country.
2. Within 10 working days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall issue a written approval and post it on its website, or issue a written rejection and provide explanation.
3. Within 07 working days from the day on which SSC issues the approval, the issuer shall make an announcement of this approval on the website of the issuer and the Stock Exchange.
4. The issuer shall complete the distribution of shares within 90 days from the day on which approval is granted by SSC. If the issuer fails to complete the distribution of shares within this time limit, SSC will consider extending the time limit for up to 30 more days.
5. Within 10 days from the end of the offering, the issuer shall send the report on the revenue generated by the offering enclosed with confirmation of the bank or FBB where the escrow account is opened to SSC in accordance with SSC and disclose this information on the websites of the issuer and SSC.
6. Within 03 days from the receipt of the satisfactory report, SSC shall send a written notification of the receipt of the report to the issuer, the Stock Exchange and VSDCC, and announce the receipt of it on the website of SSC.
7. After receiving the notification from SSC, the issuer may request unfreezing of the amount obtained from the offering.
Article 78. Procedures for issuance of new shares as the basis for overseas offering of DRs and registration of assistance in overseas issuance of DRs representing shares outstanding in Vietnam
1. The issuer shall send the application for issuance of new shares as the basis for overseas offering of DRs and registration of assistance in overseas issuance of DRs representing shares outstanding as prescribed in Article 74, Article 76 of this Decree to SSC.
2. Within 30 working days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall issue the certificate of registration of issuance of new shares as the basis for overseas offering of DRs or approval for assistance in overseas issuance of DRs representing shares outstanding to the issuer make an announcement on the SSC’s website; or issue a written rejection and provide explanation.
3. Within 07 working days from the day on which SSC issues the certificate or approval, the issuer shall make an announcement on the website of the issuer and the Stock Exchange.
4. In case of issuance of new shares as the basis for overseas offering of DRs, the distribution must be completed within 90 days from the effective date of the certificate of registration. If the issuer fails to complete the distribution of shares within this time limit, SSC will consider extending the time limit for up to 30 more days on the basis of the issuer’s request.
5. Within 30 days from the end of the issuance of DRs, the underlying share issuer shall send the report on result of the issuance to enclosed with confirmation of the bank or FBB where the escrow account is opened and the issuer’s confirmation of the issuance result to SSC; disclose this information on the websites of the issuer and the Stock Exchange.
6. Within 03 working days from the receipt of the satisfactory report, SSC shall:
a) Send a written notification to the issuer of the receipt the report or issue the decision to cancel the issuance in case the capital raised is not sufficient to execute the project as prescribed in Point d Clause 2 Article 15 of the Law on Securities; such a notification shall also be sent to the Stock Exchange and VSDCC;
b) Publish information about the receipt of the report or the decision on cancellation of the issuance on the website of SSC.
7. After receiving the notification from SSC, the issuer may request unfreezing of the amount obtained from the offering; register, deposit and list the new shares as the basis for overseas offering of DRs.
8. The issuer of the shares as the basis for overseas offering of DRs shall report and disclose information in accordance with regulations on public securities offering.
Article 49. Cancellation of DRs; issuance of new DRs overseas
1. The DR issuer may only issue DRs on the basis of: the quantity of underlying shares and shares outstanding that have been registered as the basis for issuance of DRs, except in the cases specified in Clause 2 of this Article.
2. The DR issuer may issue DRs that represent the new shares that are issued due to execution of rights of shareholders to the shares being held under the scheme for issuance of DRs. The DR issuer is not required to register the issuance of DRs representing these new shares to SSC.
3. DRs shall be cancelled at the request of their holders or under the scheme for issuance of DRs.
4. When DRs are cancelled, the issuer may, on behalf of their holders, sell a quantity of shares that is corresponding to the quantity of cancelled DRs on the Stock Exchange in Vietnam or transfer these shares to the holders’ accounts opened at depository members of VSDCC as per regulations.
5. The transfer of shares to the DR holders’ accounts opened at depository members of VSDCC as per regulations may only be carried out when:
a) Regulations of Vietnam’s law on holdings of investors and foreign investors are complied with;
b) After shares are transferred to the accounts, the holding of shares of investors and their related persons must not exceed the level at which tender offer is mandatory prescribed in Clause 1 Article 35 of the Law on Securities.
6. DRs that have been cancelled at the request of investors must not be reissued. The quantity of reissued DRs must not exceed the quantity of cancelled DRs.
The quantity of underlying shares shall be included in the quantity of shares held by foreign investors.
Article 81. Responsibilities of DR issuers, shareholders and holders of DRs
1. The DR issuer shall:
a) Not issue DRs beyond the quantity of underlying shares;
b) Comply with the agreements with investors under the scheme for issuance of DRs and regulations of law.
c) Provide information about holders of DRs (names, nationalities, quantity of underlying shares) when closing the list of shares of the issuer of underlying shares in case the DR holders authorize the DR issuer to vote at the GMS.
2. Responsibilities of shareholders and DR holders
a) In case the shareholders of a listed company shall disclose information if they hold a quantity of DRs that causes the total holding of shares and the ratio of shares to DRs held overseas to reach the level at which information disclosure is mandatory.
b) Shareholders of a listed company may purchase a quantity of DRs if the total holding of shares and the ratio of shares to DRs held overseas by the shareholders and their related persons do not exceed the level at which tender offer is mandatory prescribed in Clause 1 Article 35 of the Law on Securities.
c) Major shareholders, internal actors of the underlying share issuer shall disclose information and report to SSC before transferring shares to the account of the DR issuer opened at a depository member of VSDCC.
Section 7. TENDER OFFER OF SHARES, CLOSED-END FUND CERTIFICATES
Article 82. Tender offer rules
1. The tender offer shall ensure fairness among shareholders of the target company and investors of the investment fund.
2. The tender offer parties shall be provided with adequate information to decide their purchase of shares/closed-end fund certificates.
3. Respect the right to autonomy of shareholders of the target company and investors of the investment fund.
4. The organization or individual that makes the tender offer (hereinafter referred to as “offerer") shall appoint a securities company as the tender offer agent.
Article 83. Tender offer cases
1. The cases in which tender offer is mandatory prescribed in Clause 1 Article 35 of the Law on Securities.
2. In addition to the cases mentioned in Clause 1 of this Article, the organization or individual that intends to make a tender offer of shares of a public company or closed-end fund certificates shall comply regulations of this Decree on tender offer.
Article 84. Approving exemption from tender offer
In the cases specified in Point b Clause 2 Article 35 in which tender offer is exempt, the transferors, transferees and their related persons do not have the right to vote on the transfer of shares/closed-end fund certificates. The decision of the GMS/investor assembly on transfer of shares/closed-end fund certificates shall be passed if it is voted for by a number of shareholders/investors that hold 50% of total votes of the shareholders/investors having the right to vote. The specific ratio shall be specified in the Charter of the target company or investment fund.
Article 85. Application for tender offer
1. In case the offerer pays with money, the application shall contain:
a) The application form No. 23 in the Appendix hereof;
b) The information disclosure sheet form No. 24 in the Appendix hereof;
c) A decision of the competent authority of the applying organization to approve the tender offer;
d) The written confirmation of payment guarantee between credit institution and the offerer, or the confirmation that the bank account of the applicant has been frozen in order to ensure that the offerer has sufficient funds for tender offer. These documents shall be sent to SSC before it issues the notice of receipt of adequate documents;
dd) The securities company’s written confirmation that it is the tender offer agent;
e) A document of NCC about economic concentration in case the tender offer causes the level of economic concentration to be subject to notification.
2. In case tender offer with shares, the application shall contain the documents specified in Article 54 of this Decree;
Article 86. Procedures for tender offer
1. The offerer shall submit the application for tender offer to SSC, the target company/the target investment fund management company.
2. Within 03 working days from the receipt of the application, the target company/the target investment fund management company shall disclose information about the receipt of the tender offer on its website and the Stock Exchange’s website.
3. Within 15 working days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall announce the receipt of the satisfactory application on its website. In case the application is rejected, SSC shall make a written response and provide explanation.
4. Clause 3 of this Article does not apply in case shares are issued for tender offer as prescribed in Article 53 of this Decree.
Article 87. Responsibilities of the Board of Directors of the target company or the representative board of the target investment fund
1. Within 10 days from the receipt of the application, the Board of Directors of the target company/the representative board of the target investment fund shall publish recommendations to their shareholders/investors regarding the tender offer on its website and send a report to SSC.
2. The recommendations of the Board of Directors of the target company/the representative board of the target investment fund shall be made into a physical document, In case one or some members of the Board of Directors/representative board has dissenting opinions, these opinions must be included in the document.
Article 88. Responsibilities of persons having information about the tender offer
The organization that makes the tender offer, internal actors and related persons of that organization, the tender offer agent and other persons having information about the tender offer must not take advantage of this information to buy or sell securities; provide information, persuade other persons to buy or sell securities before this information is disclosed.
Article 89. Responsibilities of organizations and individuals making tender offers (offerers)
1. From the day on which the supervisory authority of the investor that is an organization issues a tender offer decision or the day on which the investor that is an individual submits the application for tender offer to SSC to the end of the tender offer, the offerer must not:
a) Directly or indirectly purchase or subscribe shares, call option for shares, warrants and convertible bonds of the target company or closed-end fund certificates of the target investment fund, call option for closed-end fund certificates of the target investment fund outside the tender offer;
b) Sell or conclude an agreement to sell the shares or closed-end fund certificates being bid for;
c) Give unfair treatment to holders of the same types of shares or closed-end fund certificates being bid for;
d) Provide information separately for shareholders and investors at different levels or time;
dd) Refuse to buy the shares or closed-end fund certificates being bid for, unless the investor is permitted to withdraw the tender offer in accordance with Article 92 of this Decree;
e) Purchase shares and closed-end fund certificates against the terms and conditions of the tender offer declaration (for payment in cash) or the prospectus (for payment in bonds)
2. The offerer shall comply with regulations of law on foreign ownership ratio in the target company.
3. The offerer shall fully disclose the following information when the tender offer declaration (for payment in cash) or the prospectus (for payment in bonds) is sent:
a) The quantity of shares, convertible bonds, warrants, call options, closed-end fund certificates of the target company or target investment fund that the offerer and the offerer’s related persons own, whether directly or indirectly (through third parties);
b) The transactions and commitments relevant to the shares or closed-end fund certificates of the target company or target investment fund.
Article 90. Obligations of tender offer agents
1. Instruct the investor to carry out the tender offer in accordance with regulations of this Decree and take joint responsibility in case the offerer violates regulations on tender offer.
2. Act as an agent selling shares/closed-end fund certificates; process registration of shares swap, transfer of shares/closed-end fund certificates to the offerer by the deadline specified in the information disclosure sheet (in case of payment with money) or the prospectus (in case of payment with shares).
3. Ensure that the offerer has sufficient funds to carry out the tender offer by the official tender offer date written in the application in case it is paid for with money as prescribed in Clause 1 Article 85 of this Decree.
Article 91. Rules for determination of tender offer price
1. In case of payment with money:
a) The offer price must not fall below the average reference price of the last 60 trading days before the application is submitted and must not fall below the highest buying price of the tender offers of shares/closed-end fund certificates of the target company/target investment fund during this period;
b) During the process of tender offer, the offerer must not adjust the offer price
c) In case the offer price is increased, the offerer must announce the increased price at least 07 days before the deadline for receiving sale proposals and the increased price shall be applied to all registered sellers. In this case, the investor shall have sufficient funds to pay for the increase due to the increase in the offer price.
2. In case of payment with shares, shares swap ratio shall be approved by the GMS of the investor as prescribed in Clause 1 Article 53 of this Decree.
Article 92. Withdrawal of tender offer
1. After disclosing information about the tender offer as prescribed in Clause 1 Article 93 of this Decree until the deadline for receiving sale proposals, the investor may only withdraw the offer in one of the following events:
a) The quantity of shares/closed-end fund certificates proposed for sale or swap fails to reach the minimum ratio specified in the information disclosure sheet (in case of payment with money) or the prospectus (in case of payment with shares);
b) The target company increases the quantity of voting shares through conversion of preference shares;
c) The target company decreases the quantity of voting shares;
d) The target company issues shares, convertible bonds, warrant-linked bonds, call options or the target investment fund issues closed-end fund certificates to increase charter capital of the fund;
dd) The target company sells its assets that are worth at least 35% of total assets according to the latest financial statement.
2. The cases in which the tender offer can be withdrawn must be specified in the information disclosure sheet (in case of payment with money) or the prospectus (in case of payment with shares).
3. The offerer shall submit a report to SSC on the withdrawal of the tender offer within 03 working days from the day on which an event mentioned in Clause 2 of this Article occurs. Within 03 working days from the receipt of the report, SSC shall send a written response.
4. If the withdrawal is permitted, the offerer shall announce the withdrawal on the websites of the investor (if any), the tender offer agent and the Stock Exchange within 24 hours after receiving SSC’s response.
Article 93. Tender offer transaction
1. Within 07 working days from the day on which SSC issues the notice of receipt of the application or issues the certificate of issuance registration (in case of payment with shares), the offerer shall disclose information as follows:
a) Disclose the tender offer notice, the information disclosure sheet (in case of payment with money) or the prospectus (in case of payment with shares) on e websites of the investor (if any), the tender offer agent and the Stock Exchange;
b) The tender offer may only be carried out after at least 03 days from the day on which the offerer discloses information as prescribed in Point a of this Clause.
2. The tender offer shall last 30 – 60 days from the date specified in the tender offer notice.
3. The quantity of shares/closed-end fund certificates offered for sale by shareholders/investors shall not be traded until the end of the tender offer, unless they are withdrawn by the shareholders/investors as prescribed in Clause 4 of this Article.
4. Shareholders/investors may withdraw their sale proposals during the tender offer duration in case the tender offer conditions are changed or there is another organization or individual that makes competitive offer for the shares/closed-end fund certificates of the target company/target investment fund.
5. In case the quantity of shares/closed-end fund certificates offered by the investor is smaller than that offered by the sellers, the quantity of shares/closed-end fund certificates to be purchased shall depend on the ratio of shares/closed-end fund certificates each shareholder/investor offers for sale and ensure that the price/swap ratio is fair to all shareholders/investors.
Article 94. Resumption of tender offer
Within 05 working days from the deadline for receiving sale proposals and the tender offer has to be resumed as prescribed in Point c Clause 1 Article 35 of the Law on Securities, the offerer shall send a notice to SSC, announce the resumption on the websites of the offerer (if any), the tender offer agent and the Stock Exchange.
Article 95. Reporting and disclosing information about tender offer result
1. Within 05 days from the ending date of the tender offer, the offerer shall send a report to SSC, publish it on the websites of the offerer (if any), the tender offer agent and the Stock Exchange.
2. In case of payment with shares, the tender offer result report shall be the issuance result report.
Article 96. Carrying out offering, issuance, tender offer
The Minister of Finance shall provide set forms for securities offering notice, issuance result report, issuance notice, issuance result report, tender offer notice, tender offer result report and other set forms serving the activities provided for in this Chapter.
ORGANIZATION OF THE SECURITIES MARKET
Article 97. Conditions for becoming exchange members
1. The securities company is a clearing member or depository member and has a contract for clearing, payment authorization with a general clearing member; registers as exchange member that trades in debt instruments; The securities company is a depository member and is licensed to perform all securities trade operations as prescribed in Clause 1 Article 72 of the Law on Securities.
2. Requirements in terms of information technology infrastructure, professional processes and personnel under regulations of the Stock Exchange are fulfilled.
3. It is not put under control or special control as prescribed by law.
Article 98. Application for exchange membership
1. The application form No. 25 in the Appendix hereof.
2. The license for establishment and securities operation.
3. The certificate of clearing membership (if the applicant is a clearing member) or certificate of depository membership and the contract for clearing, payment authorization with a general clearing member (if the applicant is not a clearing member) or the certificate of depository membership (for trading debt instruments).
4. The description of information technology infrastructure, professional processes and personnel.
Article 99. Conditions for becoming special exchange members; conditions for State Treasury’s participation in debt instrument trade
1. In order to become a special exchange member, an applicant shall:
a) Be a commercial bank or FBB that has a contributed or provided charter capital not lower than the legal capital and is not put under special control as prescribed by regulations of law on credit institutions;
b) Be a depository member or open an account directly at VSDCC;
c) Fulfill the requirements in terms of information technology infrastructure, professional processes and personnel under regulations of the Stock Exchange.
2. The State Treasury may participate in debt instrument trade if it:
a) Is a organization that opens an account directly at VSDCC;
b) Satisfies the conditions specified in Point c Clause 1 of this Article.
3. Special exchange members and State Treasury may only trade in their own debt instruments.
Article 100. Application for special exchange membership; State Treasury’s participation in debt instrument trade
1. An application for special exchange membership submitted by a commercial bank or FBB shall contain:
a) The documents specified in Clause 1 Article 98 of this Decree;
b) The establishment and operation license or the license for branch establishment issued by a competent authority;
c) The certificate of depository membership or the service contract between VSDCC and the bank or FBB on the direct account opening;
d) The description of information technology infrastructure, professional processes and personnel.
2. An application for participation in debt instrument trade submitted by State Treasury shall contain:
a) The documents specified in Point a and Point d Clause 1 of this Article;
b) The service contract between VSDCC and the State Treasury on the direct account opening.
Article 101. Procedures for registration of exchange membership, special exchange membership, State Treasury’s participation in debt instrument trade
1. Within 03 working days from the receipt of the satisfactory application, the Stock Exchange shall send a document requesting the application to complete the infrastructure, setup the system and connect software programs for data transmission and transaction test.
2. Within 05 working days from the day on which the applicant fulfills the infrastructure requirements as inspected by the Stock Exchange, the applicant shall sign service contracts with the Stock Exchange and register an official trading date.
3. Within 03 working days from the day on which the applicant fulfills the conditions specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the Stock Exchange shall issue a decision to grant the membership and announce this on its information disclosure medium.
4. Procedures for the State Treasury to participate in debt instrument trade are the same as the procedures specified in Clauses 1, 2, 3 of this Article.
Article 102. Conditions, application, procedures for registration of exchange membership of securities companies that are established after consolidation or merger
1. If at least 01 of the consolidating companies has been an exchange member before the consolidation or the acquiring company is not an exchange member but at least 01 of the acquired companies has been an exchange member before the merger, the following conditions shall be satisfied:
a) The existing information technology infrastructure is used for securities transactions by the securities company that is an exchange member before the consolidation/merger date;
b) Requirements in terms of professional processes and personnel under regulations of the Stock Exchange are fulfilled.
2. If the acquiring company has been an exchange member before consolidation date:
The acquiring securities company may retain its exchange membership after the merger is completed. The Stock Exchange shall issue a decision to cancel the exchange membership of the acquired securities companies after receiving the revised license for establishment and securities operation of the acquiring company which is issued by SSC.
3. In case the consolidated company or acquiring company does not fall into any of the cases specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the conditions specified in Article 97 of this Decree shall apply.
4. The application for exchange membership in the cases specified in Clause 1 of this Article shall contain:
a) The application form No. 25 (in case of merger) or form No. 26 (in case of consolidating) in the Appendix hereof;
b) The written request for cancellation of exchange membership of the consolidating companies or acquired companies (Form No. 27 in the Appendix hereof);
c) The decision of SSC on approval for the consolidation or merger;
d) The resolutions of the Boards of Directors or Boards of Members or the decisions of the owners of the consolidating companies or the acquiring company that the consolidating company or the acquiring company will keep using the information technology infrastructure, professional processes and personnel for the securities transactions of the securities companies participating in the consolidation or merger. In case of change in personnel and professional processes, relevant documents shall be provided.
5. Procedures for registration of exchange membership in the cases specified in Clause 1 of this Article:
If the application is satisfactory, the Stock Exchange shall issue a decision to grant the exchange member membership upon receipt of the license for establishment and securities operation of the consolidated company or the revised license for establishment and securities operation of the acquiring company which is issued by SSC, and cancel the membership of the consolidating companies or acquired companies.
6. Article 98 and Article 101 of this Decree shall apply to documentation and procedures for registration of exchange membership in the cases specified in Clause 3 of this Article.
Article 103. Voluntary cancellation of exchange membership, special exchange membership, State Treasury’s voluntary withdrawal from participation in debt instrument trade
1. The application for voluntary cancellation of exchange membership shall contain:
a) The application form No. 27 in the Appendix hereof;
b) The decision of the Board of Directors, the Board of Members or the company’s owner on voluntary cancellation of the membership, termination of the securities company's securities brokerage, company dissolution, consolidation or merger;
c) The decision of the Board of Directors, the Board of Members or the company’s owner to approve the plan for settlement of liabilities and other unfulfilled obligations to the Stock Exchange.
2. The application for voluntary cancellation of special exchange membership of a commercial bank or FBB shall contain the documents specified in Point and Point c Clause 1 of this Article.
3. The application for the State Treasury’s voluntary withdrawal from debt instrument trade shall contain the documents specified in Point a Clause 1 of this Article.
Article 104. Procedures for voluntary cancellation of exchange membership, special exchange membership, State Treasury’s withdrawal of participation in debt instrument trade
1. Within 03 working days from the receipt of the satisfactory application, the Stock Exchange shall issue a notification of suspension of transactions, liabilities and other obligations of the member to the Stock Exchange.
The exchange member shall finish the second-time repurchase, resale and repurchase, borrowing and lending transactions between the exchange member and its clients (if any) before the suspension date.
2. Within 24 hours from the receipt of the notification from the Stock Exchange, the exchange member shall announce the suspension of transactions and cancellation of membership.
3. Within 30 days from the receipt of the notification from the Stock Exchange as prescribed in Clause 1 of this Article, the member shall fulfill its obligations as notified.
4. Within 05 working days from the day on which the member fulfills its obligations as prescribed in Clause 3 of this Article, the Stock Exchange shall issue a decision on membership cancellation.
5. During the period over which transactions are suspended to cancel the exchange membership, the securities company must not sign contracts to open securities trading accounts; must not renew contracts with clients to make transactions through the trading system of the Stock Exchange; finalize and transfer accounts at the request of the clients (if any).
6. Procedures for the State Treasury to voluntarily withdraw from debt instrument trade are the same as the procedures specified in Clauses 1, 2, 3, 4 of this Article.
Article 105. Suspension of members from transaction
1. The Stock Exchange shall suspend some or all transactions of a member in the following cases:
a) The member is suspended from securities brokerage or proprietary trading; suspended from securities depository, clearing, payment for securities transactions;
b) The member fails to eliminate the causes for being put under control or special control as prescribed by law;
c) The conditions specified in Clause 2 Article 97, Article 99 of this Decree are not satisfied by the deadline imposed by the Stock Exchange;
d) The member is permitted by SSC to suspend securities brokerage or proprietary trading;
dd) The certificate of clearing membership is revoked without a contract for clearing, payment authorization with the general exchange member (if the exchange member is a clearing member);
e) There is no contract or unexpired contract for clearing, payment authorization with the general exchange member (if the exchange member is a non-clearing member);
g) Other cases specified in the regulations of the Stock Exchange.
2. The scope and duration of suspension shall be determined in accordance with regulations of the Stock Exchange.
Article 106. Mandatory cancellation of exchange membership and special exchange membership
1. Cases of mandatory cancellation of exchange membership and special exchange membership:
a) The member fails to fulfill the obligations as requested by the Stock Exchange within 60 days from the day on which the Stock Exchange issues the notification of suspension of transactions as prescribed in Article 104 of this Decree;
b) The member fails to carry out transactions via the trading system of the Stock Exchange within 60 days from the day on which the Stock Exchange issues the decision to grant membership;
c) The causes of suspension are not eliminated within the suspension period;
d) The certificate of securities depository registration or depository member registration certificate is revoked;
dd) Other cases specified in the regulations of the Stock Exchange.
2. Upon expiration of the time limit specified in Point a Clause 1 of this Article, the Stock Exchange shall issue a decision on exchange membership cancellation.
3. Procedures for mandatory cancellation of exchange membership in the cases specified in Points b, c, d, dd Clause 1 of this Article:
a) In any of the events specified in Points b, c, d, dd Clause 1 of this Article, the Stock Exchange shall issue a notification of termination of transactions, liabilities and other obligations of the member to the Stock Exchange.
The exchange member shall finish the repurchase, resale and repurchase, borrowing and lending transactions between the exchange member and its clients (if any) before the suspension date.
b) Within 24 hours from the receipt of the notification from the Stock Exchange, the exchange member shall announce the suspension of transaction and cancellation of membership;
c) Within 30 days from the receipt of the notification from the Stock Exchange as prescribed in Point a of this Clause, the member shall fulfill its liabilities as notified;
d) Within 05 working days from the day on which the member fulfills its obligations as notified by the Stock Exchange or upon the expiration of the period specified in Point c of this Clause, the Stock Exchange shall issue a decision on membership cancellation.
4. During the period over which transactions are suspended to cancel the exchange membership, the securities company shall comply with the regulations of Clause 5 Article 104 of this Decree.
Section 2. LISTING SECURITIES IN VIETNAM BY DOMESTIC ISSUERS
Article 107. General provisions
1. The financial statement of the applicant for listing shall comply with the following regulations:
a) The financial statement shall be prepared in accordance with accounting laws. If the applicant is a parent company, it shall submit the consolidated financial statement and the parent company’s financial statement. If the applicant is the superior accounting unit having affiliated units that are not juridical persons, it shall submit the combined financial statement;
b) The annual financial statement must be audited by an accredited audit organization with unqualified opinions. In case the audit report has qualified opinions, they must not affect the eligibility for listing; the applicant shall provide explanatory documents confirmed by the audit organization that the qualified opinions do not affect the eligibility for listing;
c) In case of consolidation or merger: the financial statements of the last period from the beginning date of the fiscal year to the consolidation date of the consolidating companies and the financial statement of the first period from the consolidation date to the end of the fiscal year of the consolidated company shall be conformable with Point b of this Clause; annual financial statements of the companies participating in the consolidation or merger must be audited by accredited audit organizations;
d) In case the application for listing is sent to the Stock Exchange after the deadline for disclosing the quarterly financial statement, the must be included in the application. If the application is submitted after the ending date of the period covered by the mid-year financial statement, the application must include the mid-year financial statement which is audited by an accredited audit organization;
dd) In case the issuer issues shares to increase charter capital after the end of the latest audited accounting period (except scrip issue, issuance of shares to increase share capital from equity, issuance of bonus shares to employees, issuance of shares for bond conversion), the equity report which is audited by an accredited audit organization or the financial statement which is audited by an accredited audit organization must be included.
2. The pro forma financial statement which receives unqualified opinion from an accredited audit organization.
3. Return on equity (ROE) shall be the ratio (%) of post-tax profit to average equity in the year, where:
a) If the applicant is a parent company, ROE shall be determined according to the consolidated financial statement, the post-tax profit shall be the post-tax profit of shareholders of the parent company and equity shall exclude interests of non-controlling shareholders. If the applicant is a superior accounting unit whose dependent units are not juridical persons, the post-tax profit shall be determined according to the combined financial statement;
b)In case the company undergoes conversion, consolidation, merger, division in the year, the post-tax profit shall be the total post-tax profit of the periods in the year preceding the application year which is determined according to the audited financial statement of each period; the equity shall be the average of the beginning equity and ending equity of the periods;
c) If the applicant is a public company that is established after consolidation, merger, division and other cases of restructuring, the positive ROE shall be determined according to the positive post-tax profit and positive average equity;
d) Average equity is the average of beginning equity and ending equity, excluding sources of funding and other funds according to the audited financial statement mentioned in Clause 1 of this Article.
Listed securities shall be categorized by market as follows:
1. List of shares, fund certificates, secured warrants, non-voting DRs and other financial products;
2. List of debt instruments;
3. List of corporate bonds;
4. List of derivatives.
Article 109. Conditions for listing shares
1. A company may have its shares listed if:
a) It is a joint stock company whose contributed charter capital at the time of listing application is at least 30 billion VND according to the latest audited financial statement and its net worth is at least 30 billion VND according to weighted mean of buying price of shares in the latest public offering as prescribed by this Decree, or the average reference price of shares traded on UPCOM over the last 30 sessions before the application is submitted or the weighted mean of buying price in the first offering of the equitized enterprise.
b) The GMS has approved the listed; shares have been traded on UPCOM for at least 02 years unless the applicant has made public securities offering or equitized;
c) ROE of the year preceding the application year shall be at least 5% and the business performance of 02 years preceding the application year is profitable; there are no debts that have been overdue for more than 01 year up to the application date; there is not accumulated loss according to the latest audited annual financial statement or examined mid-year financial statement in case the application is submitted after ending date of the period covered by the mid-year financial statement;
d) Unless the enterprise is equitized, the applying organization shall have at least 15% of voting shares being held by at least 100 shareholders other than major shareholders; in case the organization’s charter capital is at 1000 billion VND or over, the ratio shall be 10%;
dd) Shareholders that are individuals, organizations represented by President of the Board of Directors, members of the Board of Directors, Chief Controller, Controllers, General Director/Director, Deputy Director/Deputy General Director, chief accountant, Financial Director and people holding equivalent managerial positions shall have commitment to keep holding 100% of the shares they are holding for 06 months from the first trading date of on the Stock Exchange and 50% of these shares for the next 06 months, not including the state-owned shares owned by these individuals;
e) The company and its legal representative have not face penalties for 02 years before the application date for the violations specified in Article 12 of the Law on Securities;
g) There is a securities company that provides listing advisory services, unless the applying organization is a securities company.
2. The classification, arrangement of shares shall comply listing regulations of VNX, including: charter capital, net worth, operating period, financial status, ratio of shareholders other than major shareholders, company administration.
Article 110. Application for listing of shares or fund certificates
1. The application for listing of shares by a company making public offering of shares or an equitized enterprise shall include:
a) The application form No. 28 in the Appendix hereof;
b) The prospectus form No. 29 in the Appendix hereof; the offering registration certificate issued by SSC, the report on result of public securities offering prepared by the applicant (or the decision issued by a competent authority to approve the equitization scheme if the applicant is an equitized enterprise); the decision of the GMS to approve the listing of shares;
c) The shareholder register of the applying organization which is prepared within 01 month before the application is submitted; enclosed with the list of major shareholders, strategic shareholders, internal actors and their related persons (quantity, holding, transfer restriction time (if any));
dd) Commitment of the shareholders that are individuals, organizations represented by President of the Board of Directors, members of the Board of Directors, Chief Controller, Controllers, General Director/Director, Deputy Director/Deputy General Director, chief accountant, Financial Director and people holding equivalent managerial positions to keep holding 100% of the shares they are holding for 06 months from the first trading date of on the Stock Exchange and 50% of these shares for the next 06 months;
d) The listing advisory service contract, unless the applying organization is a securities company;
e) The certificate issued by VSDCC that the shares of the applying organization have been collectively registered;
g) The Certificate of Enterprise Registration, establishment and operation license or an equivalent document;
h) The financial statements of the last 02 years before the application year as prescribed in Clause 1 Article 107 of this Decree.
2. The application prepared by a company that has been trading on UPCOM for at least 02 years shall include:
a) The documents specified in Points a , c, d, dd, g, h Clause 1 of this Article;
b) The decision of the GMS to approve the listing;
c) The prospectus form No. 29 in the Appendix hereof.
3. The application for listing of certificates of a closed-end fund, real estate investment fund, exchange traded fund (ETF) and shares of a public investment company shall include:
a) The application form No. 28 in the Appendix hereof;
b) The certificate of registration of the securities investment fund, the Establishment and operation license of the investment company enclosed with the prospectus, investor register or shareholder register;
c) The report on investment portfolio of the fund or investment company at the registration date confirmed by the supervisory bank;
d) The certificate of registration of fund certificates or shares of the investment company issued by VSDCC.
4. After approving the listing, the Stock Exchange shall send a copy of the application for listing to SSC.
Article 111. Procedures for listing registration
1. Within 30 working days from the receipt of the satisfactory application, the Stock Exchange shall issue a decision to approve the listing, or issue a written rejection and provide explanation.
2. Within 90 days from the day on which listing is approved, the applying organization shall put its securities into trading.
Article 112. Conditions for listing shares of public companies that are established after consolidation, merger, division and other cases of restructuring
1. Conditions for listing the consolidated company on the Stock Exchange:
a) If all consolidating companies are listed companies, the consolidated company will be listed if all consolidating companies do not incur losses for 02 consecutive years according to the annual financial statements of the last 02 years before the consolidation year of the consolidating companies;
b) If all consolidating companies are listed companies and at least 01 of which incurs losses in the last 02 years before the consolidation year, the consolidated company will be listed if its ROE is a positive number according to the pro forma financial statement of the year preceding the consolidation year of the consolidated company;
c) In case listed companies are consolidated with unlisted companies and the total assets of the unlisted companies are below 35% of the total assets of the listed company with the greatest total assets, the consolidated company will be listed if the consolidating listed companies do not incur losses in 02 consecutive years according to the annual financial statements of 02 years preceding the consolidation year of the listed companies;
d) In case listed companies are consolidated with unlisted companies and the total assets of the unlisted companies are at least 35% of the total assets of the listed company with the greatest total assets, the consolidated company must satisfy the conditions for listing specified in Clause 1 Article 109 of this Decree (except the required net worth and registration time on UPCOM); fulfillment of the conditions specified in Point c Clause 1 Article 109 of this Decree shall be determined according to the pro forma financial statement of 02 years preceding the consolidation year of the consolidated company;
d) In case all consolidating companies are unlisted companies but at least one of them has been registered on UPCOM for at least 02 years or has made public offering of shares and the total assets of the consolidating companies are smaller than 35% of total assets of the company with the greatest assets that has been registered on UPCOM or has made public offering of shares, the consolidated company shall satisfy the listing conditions specified in Clause 1 Article 109 of this Decree (except the required net worth and registration time on UPCOM). Fulfillment of the conditions specified in Point c Clause 1 Article 109 of this Decree shall be determined according to:
- The annual financial statements of the last 02 years preceding the listing year of the consolidating company with the greatest assets that has been registered on UPCOM or has made public offering of shares (if the application for listing is submitted in the consolidation year).
- The annual financial statement of the year preceding the consolidation year of the consolidating company with the greatest assets that has been registered on UPCOM or has made public offering of shares; the financial statement of the last accounting period from the beginning date of the fiscal year to the consolidation date of the consolidating company with the greatest assets that has been registered on UPCOM or has made public offering of shares and the financial statement of the first accounting period from the consolidation date to the end of the fiscal year of the consolidated company (if the application for listing is submitted in the year succeeding the consolidation year). The equity of the year preceding the listing year shall be the average of the beginning equity and the ending equity of the periods; post-tax profit of the year preceding the listing year shall be the total post-tax profit of the periods according to the financial statement of the last accounting period from the beginning date of the fiscal year to the consolidation date of the consolidating company with the greatest assets that has been registered on UPCOM or has made public offering of shares and the financial statement of the first accounting period from the consolidation date to the end of the fiscal year of the consolidated company
- The financial statement of the last accounting period from the beginning date of the fiscal year to the consolidation date of the consolidating company with the greatest assets that has been registered on UPCOM or has made public offering of shares and the financial statement of the first accounting period from the consolidation date to the end of the fiscal year of the consolidated company. The annual financial statement of the year preceding the listing year of the consolidated company (if the application for listing is submitted in the second year succeeding the consolidation year). Post-tax profit of the consolidation year shall be the total post-tax profit of the periods according to the financial statement of the last accounting period from the beginning date of the fiscal year to the consolidation date of the consolidating company with the greatest assets that has been registered on UPCOM or has made public offering of shares and the financial statement of the first accounting period from the consolidation date to the end of the fiscal year of the consolidated company;
e) In case all consolidating companies are unlisted companies but at least one of them has been registered on UPCOM for at least 02 years or has made public offering of shares and the total assets of the consolidating companies are at least than 35% of total assets of the company with the greatest assets that has been registered on UPCOM or has made public offering of shares, the consolidated company shall satisfy the listing conditions specified in Clause 1 Article 109 of this Decree (except the required net worth and registration time on UPCOM). Fulfillment of the conditions specified in Point c Clause 1 Article 109 of this Decree shall be determined according to:
- The pro forma financial statements of the last 02 years preceding the consolidation year of the consolidated company (if the application for listing is submitted in the consolidation year).
- The pro forma financial statement of the year preceding the consolidation year of the consolidated company; the pro forma financial statement of the last accounting period from the beginning date of the fiscal year to the consolidation date of the consolidating company with the greatest assets that has been registered on UPCOM or has made public offering of shares and the financial statement of the first accounting period from the consolidation date to the end of the fiscal year of the consolidated company (if the application for listing is submitted in the year succeeding the consolidation year). The equity of the year preceding the listing year shall be the average of the beginning equity and the ending equity of the periods; post-tax profit of the year preceding the listing year shall be the total post-tax profit of the periods according to the pro forma financial statement of the last accounting period from the beginning date of the fiscal year to the consolidation date of the consolidating company and the financial statement of the first accounting period from the consolidation date to the end of the fiscal year of the consolidated company.
- The pro forma financial statement of the year preceding the consolidation year of the consolidated company; the pro forma financial statement of the last accounting period from the beginning date of the fiscal year to the consolidation date of the consolidating company with the greatest assets that has been registered on UPCOM or has made public offering of shares and the financial statement of the first accounting period from the consolidation date to the end of the fiscal year of the consolidated company (if the application for listing is submitted in the year succeeding the consolidation year). The equity of the year preceding the listing year shall be the average of the beginning equity and the ending equity of the periods; post-tax profit of the year preceding the listing year shall be the total post-tax profit of the periods according to the pro forma financial statement of the last accounting period from the beginning date of the fiscal year to the consolidation date of the consolidating company and the financial statement of the first accounting period from the consolidation date to the end of the fiscal year of the consolidated company.
g) In cases other than those specified in Points a, b, c, d, dd, e of this Clause, the consolidated company shall satisfy the listing conditions specified in Clause 1 Article 109 of this Decree.
2. Conditions for listing shares of the acquiring company on the Stock Exchange:
a) If all companies participating in the merger are listed, the acquiring company will stay listed if the acquiring company and the acquired companies do not incur losses for 02 consecutive years according to the annual financial statements of the last 02 years preceding the merger year of the companies participating in the merger;
b) If all companies participating in the merger are listed companies and at least 01 of which incurs losses in the last 02 consecutive years before the merger year, the acquiring company will stay listed if its ROE is a positive number according to the pro forma financial statement of the year preceding the merger year of the acquiring company;
c) If the acquiring company is listed, one of the acquired companies is not listed and the total assets of the acquired companies are smaller than 35% of total assets of the acquiring company, the acquiring company will stay listed if it does not incur losses for 02 consecutive years according to the annual financial statements of the last 02 years preceding the merger year of the acquiring company;
d) If the acquiring company is listed, one of the acquired companies is not listed and the total assets of the acquired companies are at least than 35% of total assets of the acquiring company, the applicant shall satisfy the conditions specified in Clause 1 Article 109 of this Decree (except required net worth and registration time of UPCOM); fulfillment of the conditions specified in Point c Clause 1 Article 109 of this Decree shall be determined according to the pro forma financial statement of the acquiring company of the last 02 years preceding the merger year;
dd) If the acquiring company is not listed but has been registered on UPCOM for at least 02 years or has made public offering of shares, and the total assets of the acquired companies are smaller than 35% of total assets of the acquiring company, the applicant shall satisfy the conditions specified in Clause 1 Article 109 of this Decree (except required net worth and registration time of UPCOM); fulfillment of the conditions specified in Point c Clause 1 Article 109 of this Decree shall be determined according to the annual financial statements of the last 02 years preceding the listing year of the acquiring company;
e) If the acquiring company is not listed but has been registered on UPCOM for at least 02 years or has made public offering of shares, and the total assets of the acquired companies are at least 35% of total assets of the acquiring company, the applicant shall satisfy the conditions specified in Clause 1 Article 109 of this Decree (except required net worth and registration time of UPCOM); fulfillment of the conditions specified in Point c Clause 1 Article 109 of this Decree shall be determined according:
- The pro forma financial statements of the last 02 years preceding the merger year of the applicant (if the application for listing is submitted in the merger year).
- The pro forma financial statement of the year preceding the merger year and the latest annual financial statement of the acquiring company (if the application for listing is submitted in the year succeeding the merger year);
- The annual financial statements of the last 02 years preceding the listing year of the applicant (if the application for listing is submitted in the second year succeeding the merger year);
g) In case of merger other than the cases specified in Points a, b, c, d, dd, e of this Clause, the listing conditions specified in Clause 1 Article 109 of this Decree shall be satisfied.
3. Conditions for listing on the Stock Exchange after full or partial division of a company:
a) Conditions for listing of a partially divided company and the new company established after division shall be the same as those specified in Clause 1 Article 109 of this Decree;
b) In case listed company is partially divided, the divided company will stay listed if it satisfy the conditions for public companies specified in the Law on Securities and does not incur losses continuously for 02 years according to the annual financial statements of the last 02 years preceding the division year of the divided company;
c) In case listed company is partially divided, the divided company will stay listed if it satisfy the conditions for public companies specified in the Law on Securities and does not incur losses continuously for 02 years according to the annual financial statements of the last 02 years preceding the division year of the divided company;
d) If the partially divided company is not listed but has been registered on UPCOM for at least 2 years or has made public offering of shares, and the total assets of the new company are smaller than 35% of total assets of the divided company, the divided company shall satisfy the conditions specified in Clause 1 Article 109 of this Decree (except required net worth and registration time of UPCOM); fulfillment of the conditions specified in Point c Clause 1 Article 109 of this Decree shall be determined according to the annual financial statements of the last 02 years preceding the listing year of the divided company;
dd) If the partially divided company is not listed but has been registered on UPCOM for at least 2 years or has made public offering of shares, and the total assets of the new company are at least 35% of total assets of the divided company, the divided company shall satisfy the conditions specified in Clause 1 Article 109 of this Decree (except required net worth and registration time of UPCOM); fulfillment of the conditions specified in Point c Clause 1 Article 109 of this Decree shall be determined according to:
- The pro forma financial statements of the last 02 years preceding the listing year of the divided company (if the application for listing is submitted in the division year).
- The pro forma financial statement of the year preceding the division year and the latest annual financial statement of the divided company (if the application for listing is submitted in the year succeeding the division year);
- The annual financial statements of the last 02 years of the divided company (if the application for listing is submitted in the second year succeeding the division year);
e) In cases other than those specified in Points b, c, d, dd of this Clause, the divided company shall satisfy the listing conditions specified in Clause 1 Article 109 of this Decree.
4. Conditions for listing on the Stock Exchange after restructuring in the cases other than those specified in Clauses 1, 2, 3 of this Article:
a) A listed company that is restructured may stay listed if it does not incur losses continuously for 02 years preceding the restructuring year according to the pro forma financial statements of the last 02 years preceding the restructuring year;
b) If the restructured company is not listed but has been registered on UPCOM for at least 2 years or has made public offering of shares, it shall satisfy the conditions specified in Clause 1 Article 109 of this Decree (except required net worth and registration time of UPCOM); fulfillment of the conditions specified in Point c Clause 1 Article 109 of this Decree shall be determined according to:
- The pro forma financial statements of the last 02 years preceding the listing year of the restructured company (if the application for listing is submitted in the restructuring year).
- The pro forma financial statement of the year preceding the division year and the latest annual financial statement of the restructured company (if the application for listing is submitted in the year succeeding the restructuring year);
- The annual financial statements of the last 02 years of the restructured company (if the application for listing is submitted in the second year succeeding the restructuring year);
c) In case of restructuring other than those specified in Point a and Point b of this Clause, the restructured company shall satisfy the listing conditions specified in Clause 1 Article 109 of this Decree.
Article 113. Procedures and documentation for listing shares on the Stock Exchange of public companies after consolidation
1. In the cases specified in Point a, c Clause 1 Article 112 of this Decree, the application for listing shall contain the documents specified in Points a, b, c, e, g, h Clause 1 Article 110 of this Decree, the financial statement mentioned in Point h Clause 1 Article 110 of this Decree shall be replaced with the annual financial statements of the last 02 years that are audited by accredited audit organizations of the consolidating enterprises.
2. In the cases specified in Point a, c Clause 1 Article 112 of this Decree, the application for listing shall contain the documents specified in Points a, b, c, e, g, h Clause 1 Article 110 of this Decree, the financial statement mentioned in Point h Clause 1 Article 110 of this Decree shall be replaced with the annual financial statements of the last 02 years of the consolidating enterprises and the pro forma financial statement of the applying organization of the year preceding the consolidation that are audited by accredited audit organizations.
3. In the cases specified in Point d Clause 1 Article 112 of this Decree, the application for listing shall contain the documents specified in Clause 2 Article 110 of this Decree, the financial statement mentioned in Point a Clause 2 Article 110 of this Decree shall be replaced with the annual financial statements of the last 02 years of the consolidating enterprises and the pro forma financial statement of the applying organization of the last 02 years preceding the consolidation that are audited by accredited audit organizations.
4. In the cases specified in Point dd Clause 1 Article 112 of this Decree, the application for listing shall contain the documents specified in Clause 2 Article 110 of this Decree; the annual financial statement mentioned in Point a Clause 2 of Article 110 shall be replaced with:
a) If the application for listing is submitted in the consolidation year: the annual financial statements of the last 02 years preceding the listing year of the consolidating enterprises;
b) If the application for listing is submitted in the year succeeding the consolidation year: the financial statements of the year preceding the consolidation year of the consolidating enterprises; the financial statement of the last accounting period from the beginning date of the fiscal year to the consolidation date of the consolidating companies and the financial statement of the first period from the consolidation date to the end of the fiscal year of the consolidated company.
c) If the application for listing is submitted in the second year succeeding the consolidation year: the financial statements of the year preceding the consolidation year of the consolidating companies; the financial statement of the last accounting period from the beginning date of the fiscal year to the consolidation date of the consolidating companies and the financial statement of the first period from the consolidation date to the end of the fiscal year of the consolidated company; the financial statement of the year preceding the listing year of the consolidated company.
5. In the cases specified in Point e Clause 1 Article 112 of this Decree, the application for listing shall contain the documents specified in Clause 2 Article 110 of this Decree; the annual financial statement mentioned in Point a Clause 2 of Article 110 shall be replaced with:
a) If the application for listing is submitted in the consolidation year: the audited annual financial statements of the last 02 years of the consolidating enterprises, the pro forma financial statements of the last 02 years preceding the consolidation listing year of the applying organization which is audited by an accredited audit organization;
b) If the application for listing is submitted in the year succeeding the consolidation year: the financial statements of the year preceding the consolidation year and the financial statement of the last accounting period from the beginning date of the fiscal year to the consolidation date of the consolidating enterprises that are audited by accredited audit organizations; the pro forma financial statement of the year preceding the consolidation year of the applying organization which is audited by an accredited audit organization; the pro forma financial statement of the last accounting period from the beginning date of the fiscal year to the consolidation date of the consolidated company and the financial statement of the first accounting period from the consolidation date to the end of the fiscal year of the applying organization;
c) If the application for listing is submitted in the second year succeeding the consolidation year: the financial statements of the year preceding the consolidation year of the consolidating companies; the pro forma financial statement of the last accounting period from the beginning date of the fiscal year to the consolidation date of the consolidating companies and the financial statement of the first period from the consolidation date to the end of the fiscal year of the consolidated company; the financial statement of the year preceding the listing year of the consolidated company.
6. In the cases specified in Point g Clause 1 Article 112 of this Decree, the application for listing shall contain the documents specified in Clause 1 Article 110 of this Decree.
7. Procedures for registration of listing in the cases specified in Clauses 1, 2, 3 of this Article:
a) Within 30 days from the day on which SSC confirms the completion of registration of the public company, the consolidated company shall register for listing at the Stock Exchange;
b) Within 30 working days from the receipt of the satisfactory application, the Stock Exchange shall issue a decision to approve the listing, or issue a written rejection and provide explanation.
8. Procedures for listing in the cases specified in Clauses 4, 5, 6 shall be carried out in accordance with Decree 111 of this Decree.
Article 114. Documentation and procedures for continued listing, listing of shares after merger
1. The application for continued listing in the cases specified in Point a and Point c Clause 2 Article 112 of this Decree shall contain:
a) The application form No. 30 in the Appendix hereof;
b) The Certificate of Enterprise Registration, establishment and operation license or an equivalent document;
c) The revised Certificate of Securities Registration issued by VSDCC.
d) The annual financial statements of the last 02 years preceding the merger year of the acquiring company and the acquired companies.
2. The application for continued listing in the cases specified in Point b and Point c Clause 2 Article 112 of this Decree shall contain:
a) The application form No. 30 in the Appendix hereof;
b) The pro forma financial statement of the year preceding the merger year of the acquiring company which is verified by an accredited audit organization;
c) The annual financial statements of the last 02 years preceding the merger year of the acquiring company and the acquired companies;
d) The documents specified in Point b and Point c Clause 1 of this Article.
3. The application for continued listing in the cases specified in Point d Clause 2 Article 112 of this Decree shall contain:
a) The documents specified in Point a and Point d Clause 2 of this Article, Points c, d, dd Clause 1 Article 110 of this Decree;
b) The annual financial statements of the last 02 years preceding the merger year of the acquiring company and the acquired companies;
c) The pro forma financial statements of the last 02 years preceding the merger year of the acquiring company which is verified by an accredited audit organization.
4. In the cases specified in Point dd Clause 2 Article 112 of this Decree, the application for listing shall contain the documents specified in Clause 2 Article 110 of this Decree; the annual financial statement mentioned in Point a Clause 2 of Article 110 shall be replaced with:
a) In case the application for listing is submitted in the merger year: the financial statements of the last 02 years preceding the merger year of the acquiring company which is verified by an accredited audit organization.
b) In case the application for listing is submitted in the year succeeding the merger year: the financial statement of the year preceding the listing year of the applying organization, the financial statements of the year preceding the merger year of the acquiring company and the acquired companies which are verified by accredited audit organizations;
c) In case the application for listing is submitted in the second year succeeding the merger year: the annual financial statements of the last 02 years preceding the listing year of the applying organization which is audited by an accredited audit organization.
5. In the cases specified in Point e Clause 2 Article 112 of this Decree, the application for listing shall contain the documents specified in Clause 2 Article 110 of this Decree; the annual financial statement mentioned in Point a Clause 2 of Article 110 shall be replaced with:
a) In case the application for listing is submitted in the merger year: the financial statements of the last 02 years preceding the merger year of the acquiring company and the acquired companies, the pro forma financial statements of the last 02 years preceding the merger year which are verified by an accredited audit organizations;
b) In case the application for listing is submitted in the year succeeding the merger year: the financial statement of the year preceding the listing year of the applying organization, the financial statements of the year preceding the merger year of the acquiring company and the acquired companies; the pro forma financial statement of the year preceding the merger year of the applying organization which is verified by accredited audit organizations;
c) In case the application for listing is submitted in the second year succeeding the merger year: the annual financial statements of the last 02 years preceding the listing year of the applying organization which is audited by an accredited audit organization.
6. In the cases specified in Point g Clause 2 Article 112 of this Decree, the application for listing shall contain the documents specified in Clause 2 Article 110 of this Decree.
7. Procedures for continued listing in the cases specified in Clause 1 of this Article:
a) Within 30 days from the day on which the revised Certificate of Enterprise Registration is issued, the company shall submit the application for continued listing;
b) Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application, the Stock Exchange shall issue a decision to approve the continued listing and the quantity additional shares, or issue a written rejection and provide explanation;
c) Within 05 working days from the day on which the Stock Exchange issues the decision to approve the continued listing and the quantity additional shares, the applying organization shall register a trading date for the new shares, which must be at least 06 working days after the day on which the Stock Exchange receives the application and must not later than 30 days from the day on which the decision on listing approval is issued, complete the procedures for put the new shares into trade. In case the new shares include shares that are restricted from trade, the applying organization shall also register a trading date of the shares restricted from trade which is a specific date after the expiration of the restriction period.
8. Procedures for continued listing in the cases specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article:
a) Within 30 days from the day on which the revised Certificate of Enterprise Registration is issued, the company shall initiate the procedures for reconsideration of listing procedures;
b) Within 30 working days from the receipt of the satisfactory application, the Stock Exchange shall issue a decision to approve the continued listing and the quantity additional shares, or issue a written rejection and provide explanation;
c) The applying organization shall register an official trading date for the additionally listed securities in accordance with Point c Clause 7 of this Article.
9. Procedures for listing in the cases specified in Clauses 4, 5, 6 shall be carried out in accordance with Decree 111 of this Decree.
Article 115. Documentation and procedures for continued listing, listing of shares after full and partial division of enterprises
1. The application for listing a new enterprise that is established after division shall contain the documents specified in Article 110 of this Decree.
2. The application for continued listing in case of partial division of an enterprise specified in Point b Clause 3 Article 112 of this Decree shall contain:
a) The application form No. 30 in the Appendix hereof;
b) The report on equity of the divided company after the division date which is audited by an accredited audit organization; the financial statements of the last 02 years preceding the division year of the divided company;
c) The shareholder register of the divided company after the division date which is prepared within 01 month before the application is submitted; enclosed with the list of major shareholders, strategic shareholders, internal actors and their related persons (quantity, holding, transfer restriction time (if any));
d) The Certificate of Enterprise Registration, establishment and operation license or an equivalent document;
dd) The revised Certificate of Securities Registration issued by VSDCC.
3. The application for continued listing in case of partial division of an enterprise specified in Point c Clause 3 Article 112 of this Decree shall contain:
a) The documents specified in Clause 2 of this Article;
b) The pro forma financial statement of the year preceding the division year which is verified by an accredited audit organization;
4. In the cases specified in Point d Clause 3 Article 112 of this Decree, the application for listing shall contain the documents specified in Clause 2 Article 110 of this Decree; the annual financial statement mentioned in Point a Clause 2 of Article 110 shall be replaced with:
b) In case the application for listing is submitted in the division year: the financial statements of the last 02 years preceding the division year of the divided company audited by an accredited audit organization;
b) In case the application for listing is submitted in the year succeeding the division year: the annual financial statement of the year preceding the division year of the applying organization which is audited by an accredited audit organization, the annual financial statement of the year preceding the division year of the divided company which is audited by an accredited audit organization;
c) In case the application for listing is submitted in the second year succeeding the division year onward: the annual financial statements of the last 02 years preceding the listing year of the applying organization which is audited by an accredited audit organization.
5. In the cases specified in Point dd Clause 3 Article 112 of this Decree, the application for listing shall contain the documents specified in Clause 2 Article 110 of this Decree; the annual financial statement mentioned in Point a Clause 2 of Article 110 shall be replaced with:
a) In case the application for listing is submitted in the division year: the annual financial statements of the last 02 years preceding the listing year of the applying organization, the pro forma financial statements of the last 02 years preceding the division year which are audited by an accredited audit organization;
b) In case the application for listing is submitted in the year succeeding the division year: the annual financial statements of the year preceding the listing year, the annual financial statement of the year preceding the division year of the divided company; the pro forma financial statement of the year preceding the division year;
c) In case the application for listing is submitted in the second year succeeding the division year: the annual financial statements of the last 02 years preceding the listing year of the applying organization which is audited by an accredited audit organization.
6. In the cases specified in Point e Clause 3 Article 112 of this Decree, the application for listing shall contain the documents specified in Clause 2 Article 110 of this Decree.
7. Procedures for listing in the cases specified in Clauses 1, 4, 5, 6 shall be carried out in accordance with Decree 111 of this Decree.
8. Procedures for continued listing of a partially divided company in the cases specified in Clause 2 of this Article:
a) Within 30 days from the day on which the revised Certificate of Enterprise Registration is issued, the company shall submit the application for continued listing;
b) Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application, the Stock Exchange shall issue a decision to approve the continued listing, or issue a written rejection and provide explanation.
9. Procedures for listing of a partially divided company in the cases specified in Clause 3 of this Article:
a) Within 30 days from the day on which the revised Certificate of Enterprise Registration is issued, the company shall submit the application for continued listing;
b) Within 30 working days from the receipt of the satisfactory application, the Stock Exchange shall issue a decision to approve the continued listing, or issue a written rejection and provide explanation.
Article 116. Documentation and procedures for continued listing, listing of shares of enterprises after other restructuring processes
1. The application for continued listing in the cases specified in Point a and Point c Clause 4 Article 112 of this Decree shall contain:
a) The application form No. 30 in the Appendix hereof;
b) The financial statements of the last 02 years preceding the restructuring year and the pro forma financial statements of the last 02 years preceding the restructuring year of the restructured organization;
c) The Certificate of Enterprise Registration, establishment and operation license or an equivalent document;
d) The revised Certificate of Securities Registration issued by VSDCC.
2. In the cases specified in Point b Clause 4 Article 112 of this Decree, the application for listing of shares shall contain the documents specified in Clause 2 Article 110 of this Decree; the annual financial statement mentioned in Point a Clause 2 of Article 110 shall be replaced with:
a) In case the application for listing is submitted in the restructuring year: the annual financial statements of the last 02 years audited by an accredited audit organization and the pro forma financial statement of the last 02 years preceding the listing year of the restructured organization;
b) In case the application for listing is submitted in the year succeeding the restructuring year: the annual financial statements of 02 years preceding the restructuring year audited by an accredited audit organization and the pro forma financial statement of the year preceding the restructuring year of the restructured organization;
c) In case the application for listing is submitted in the second year succeeding the restructuring year: The annual financial statements of 02 years preceding the restructuring year.
3. In the cases specified in Point c Clause 4 Article 112 of this Decree, the application for listing shall contain the documents specified in Clause 2 Article 110 of this Decree.
4. Procedures for continued listing in the cases specified in Clause 1 of this Article:
a) Within 30 days from the day on which the transaction is completed, the company shall submit the application for continued listing;
b) Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application, the Stock Exchange shall issue a decision to approve the continuation of listing and the quantity additional shares (if any), or issue a written rejection and provide explanation;
c) The applying organization shall register an official trading date for the additionally listed securities (if any) in accordance with Point c Clause 7 Article 114 of this Decree.
5. Procedures for listing in the cases specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article shall be carried out in accordance with Decree 111 of this Decree.
Article 117. Changing listing of shares/fund certificates when changing quantity of shares/fund certificates without merger, partial division or restructuring of enterprises
1. A listed organization that make changes to the quantity of its shares/fund certificates without undergoing merger, partial division or other restructuring processes shall register such changes.
2. An application for changes in listing shall contain:
a) The application form No. 31 in the Appendix hereof (if any) which must specify the reasons for changes and relevant documents;
b) The revised Certificate of Securities Registration issued by VSDCC, the revised certificate of securities investment fund registration, the revised establishment and operation license of the investment company;
c) The equity report audited by an accredited audit organization, except capital increases from equity.
3. Procedures for listing changes
a) Within 30 days from the day on which the revised Certificate of Enterprise Registration is issued or from the ending date of the offering/issuance or from the day on which the quantity of listed shares is changed, the listed organization shall submit the application for changes in listing;
b) Within 05 working days from the receipt of the satisfactory application, the Stock Exchange shall issue a decision to approve the changes;
c) In case the quantity of listed securities is increased, the listed organization shall register a trading date for the new securities in accordance with Point c Clause 7 Article 114 of this Decree.
Article 118. Listing of corporate bonds
1. Corporate bonds listed on the Stock Exchange shall be publicly offered bonds.
2. The application for listing of bonds shall include:
a) The application form No. 28 in the Appendix hereof;
b) The bond holder register of the applying organization which is prepared within 01 month before the application is submitted;
c) The commitment to fulfill the applying organization’s obligations to the investors including in terms of redemption, ratio of debt to equity, conditions for conversion (except convertible bonds) and other conditions;
d) The bond listing advisory contract with a securities company, unless the issuer is a securities company;
dd) The certificate issued by VSDCC that the bonds of the applying organization have been collectively registered.
3. Procedures for listing corporate bonds
a) Within 30 working days from the receipt of the satisfactory application, the Stock Exchange shall issue a decision to approve the listing;
b) Within 90 days from the day on which listing is approved, the applying organization shall put its bonds into trading.
Article 119. Listing bonds of enterprises after re-organization
1. Publicly offered bonds of a consolidating company or acquired company shall keep being listed at the Stock Exchange.
2. In case a listed organization is partially or fully divided, its bonds shall be delisted.
Article 120. Compulsory delisting
1. Shares of a public company shall be delisted in one of the following cases:
a) The listed organization is delisted according to SSC’s notification;
b) The listed organization suspends or is suspended from its main business operations for at least 01 year;
c) The listed organization has its Certificate of Enterprise Registration or operation license revoked;
d) The listed organization’s shares are not traded at the Stock Exchange for 12 months;
d) Shares are not put into trading within 90 days from the day on which listing is approved by the Stock Exchange;
e) The listed organization incurs losses in 03 consecutive years or total cumulative loss exceeds the charter capital contributed in reality or has a negative equity in the latest audited annual financial statement;
g) The listed organization ceases to exist due to re-organization, dissolution or bankruptcy;
h) The audit organization refuses to audit or has adverse opinions or refuses to offer opinions about the latest annual financial statement of the listed organization or has qualified opinions about the annual financial statements of 03 consecutive years;
i) The listed organization submits its annual financial statements behind schedules for 3 consecutive years;
k) SSC, the Stock Exchange discovers that the listed organization uses fraudulent documents in the application for listing;
l) The listed organization commits the violations specified in Clauses 1, 2, 3, 7 Article 12 of the Law on Securities;
m) The listed organization is suspended or banned from operating in its main business lines;
n) The conditions for listing after merger, partial division or restructuring are not fully satisfied; the organization does not apply for listing or continued listing on schedule after merger, partial division or restructuring;
o) The listed organization fails to fulfill its obligation to disclose information, fails to fulfill its financial obligations to the Stock Exchange and other cases in which compulsory delisting is deemed necessary by the Stock Exchange or SSC in order to protect interests of investors.
2. Shares of a company that is delisted but still qualified as a public company shall be registered for trading on UPCOM in accordance with Article 133 of this Decree.
3. Certificates of a closed-end fund, real estate investment fund, exchange traded fund (ETF) or shares of a public investment company shall be delisted in one of the following cases:
a) The closed-end fund, real estate investment fund, ETF or public investment company no longer has at least 100 investors excluding professional securities investors;
b) The tracking error in the last 03 months exceeds the maximum deviation established by the Stock Exchange; or the benchmark index cannot be determined due to force majeure events specified in the rules for benchmark index determination (for ETF);
c) The fund certificates or shares are not traded at the Stock Exchange for 12 months;
d) The fund certificates or shares are not put into trading within 90 days from the day on which listing is approved by the Stock Exchange;
dd) The fund or investment company is dissolved or ceases to exist due to consolidation or merger under a decision of the Investor Assembly of the fund or the GMS of the investment company;
e) SSC, the Stock Exchange discovers fraudulent documents in the application for listing;
g) The securities investment fund or public investment company fails to fulfill its obligation to disclose information and other cases in which compulsory delisting is deemed necessary by the Stock Exchange or SSC in order to protect interests of investors.
4. The shares or fund certificates of the public company, closed-end fund certificates, real estate investment fund, ETF or investment company that is subject to compulsory delisting may be traded for up to 30 days from the day on which the delisting decision is issued, except in the cases of delisting specified in Points c, d, dd, g, k, l, m Clause 1 and Points c, d, dd, e Clause 3 of this Article.
5. Bonds shall be delisted in one of the following cases:
a) The bonds have matured or are repurchased entirely by the issuer before their maturity date;
b) The listed organization ceases to exist dues to dissolution or bankruptcy;
c) In the cases specified in Points b, c, e, h, i, k, l, m Clause 1 of this Article and Clause 2 Article 119 of this Decree; the issuer fails to put the bonds into trading as prescribed in Clause 2 Article 111 of this Decree.
6. Secured warrants shall be delisted in one of the following cases:
a) Underlying securities are delisted or securities index cannot be determined;
b) The application for offering of secured warrants contains incorrect information, omits important information that may affect investment decisions and cause damage to investors; or the issuer fails to pay deposit or there is no payment guarantee of the bank;
c) The ratio of total quantity of underlying securities converted from the issued warrants of all issuers to the total quantity of transferable underlying securities exceeds the limit established by SSC;
d) The issuer fails to fulfill its obligations to risk management or the market maker’s obligations and have to stop operating as a market maker;
dd) The warrants have been fully executed or renewed;
e) The cases specified in Point c and Point g Clause 1 of this Article.
Repurchase of secured warrants, payment to their holders and relevant activities in case secured warrants are delisted shall comply with instructions of the Ministry of Finance.
Article 121. Voluntary delisting of securities
1. Conditions for voluntary delisting of shares and fund certificates:
a) The decision on delisting is approved by the GMS or Assembly of Investor in accordance with regulations of enterprise laws, the charter of the securities investment fund. It must receive over 50% of votes of shareholders that are not major shareholders;
b) The voluntary delisting may be only be carried out after at least 02 years from the issuance date of the decision to approve the listing on the Stock Exchange.
2. Conditions for voluntary delisting of secured warrants:
The issue may voluntarily delists part or all of the uncirculated warrants at least 30 days after the listing date as follows:
a) If there are still circulating warrants, the quantity of remaining warrants (to be delisted) must be at least 10% of the issued warrants;
b) In case the issuer has owned all of the issued warrants, it may request permission to delist all of the issued warrants.
3. An application for voluntary delisting shall contain:
a) The application form No. 32 in the Appendix hereof;
b) The decision of the GMS (for delisting of shares) or Investor Assembly (for delisting of fund certificates) or the Board of Directors (for delisting of secured warrants) to approve the delisting;
c) The plan for settlement of interests of shareholders after delisting is approved by the GMS.
4. Procedures for voluntary delisting
Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application, the Stock Exchange shall issue a decision to approve the voluntary delisting, or issue a written rejection and provide explanation.
Article 122. Applying for relisting
1. The organization whose shares are delisted as prescribed in Article 120 or Article 121 of this Decree may only apply for relisting after trading for at least 02 years on UPCOM.
2. The conditions, documentation and procedures for relisting shall comply with Article 110 and Article 111 of this Decree.
Section 3. LISTING SECURITIES IN VIETNAM BY FOREIGN ISSUERS
Article 123. Conditions for a foreign issuer to list securities in Vietnam
1. The foreign issuer’s securities have been publicly offered in Vietnam in accordance with securities laws of Vietnam.
2. The quantity of listed securities is appropriate for the quantity of securities permitted to be offered in Vietnam.
3. The listing conditions specified in this Decree are satisfied.
4. The listing is consulted by 01 securities company that is established and operating in Vietnam.
5. Regulations of Vietnam on foreign exchange management are complied with.
Article 124. Documentation and procedures for a foreign issuer to list securities in Vietnam
1. An application for listing shall contain:
a) The application form No. 33 in the Appendix hereof;
b) The documents specified in Points b, c, d, dd, e, g, h Clause 1 Article 110 of this Decree for listing of shares; the documents specified in Points b, c, d, dd Clause 2 Article 118 of this Decree for listing of bonds.
2. Procedures for listing
a) Within 30 working days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall decide whether to permit the foreign issuer to list securities on a Stock Exchange of Vietnam, or issue a written rejection and provide explanation.
b) After SSC permits the foreign issuer to list securities on a Stock Exchange of Vietnam, the issuer shall submit 01 copy of the application specified in Clause 1 of this Article (except the documents specified in Point a Clause 1 of this Article) to the Stock Exchange. Procedures for listing securities at the Stock Exchange shall comply with Article 111 of this Decree.
Securities of a foreign issuer in Vietnam will be delisted in any of the cases specified in Article 120 of this Decree or the foreign issuer’s project is suspended from its main operations for at least 01 year, or the Investment License is revoked.
Section 4. LISTING, TRADING SECURITIES OF VIETNAMESE ISSUERS AT FOREIGN STOCK EXCHANGES
Article 126. Conditions for listing, trading securities at foreign Stock Exchanges
1. Foreign parties are not banned from the business lines; foreign ownership ratios are conformable with law.
2. The overseas listing of securities is associated with overseas offering of securities.
3. There is a decision to approve the listing and trading of securities at the foreign Stock Exchange of the GMS (of the joint stock company) or the Board of Members (of the multiple-member limited liability company) or the company’s owner (of the single-member limited liability company).
4. Satisfy the conditions for listing and trading at the foreign Stock Exchange of the country with which the securities market management authority or Stock Exchange has a cooperation agreement with SSC or Stock Exchange of Vietnam.
5. Regulations of Vietnam on foreign exchange management are complied with.
6. The issuer that engages in conditional business operations shall obtain approval from relevant authorities.
Article 127. Applying for listing, trading securities at foreign Stock Exchanges
1. The applicant shall submit the application for overseas listing and trading securities to SSC before submitting the application for listing at the foreign Stock Exchange. The application shall include:
a) The application form No. 34 in the Appendix hereof;
b) Copies of the application for listing at the foreign Stock Exchange;
c) There is a decision on the listing and trading of securities at the foreign Stock Exchange of the GMS (of the joint stock company) or the Board of Members (of the multiple-member limited liability company) or the company’s owner (of the single-member limited liability company).
d) The written approval granted by a relevant authority for conditional business operations;
dd) Documents about foreign ownership ratio in the enterprise;
e) The issuer’s commitment to comply with regulations of Vietnam on foreign exchange management.
2. Procedures for obtaining approval from SSC
Within 30 working days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall decide whether to approve the listing and trading at the foreign Stock Exchange by the Vietnamese issuer, or issue a written rejection and provide explanation.
3. In case overseas offering and issuance of securities is associated with overseas listing of securities at a foreign Stock Exchange, the issuer shall submit the documents specified in Clause 1 of this Article together with the application for overseas offering and issuance of securities in accordance with this Decree. In this case, SSC shall issue a written response by the deadline specified in Clause 2 of this Article.
Article 128. Obligations of enterprises whose securities are listed and traded at foreign Stock Exchanges
1. The enterprise whose securities are listed at a foreign Stock Exchange shall report to SSC and disclose information within 24 hours from the occurrence of the following events:
a) The application for listing and trading securities is officially submitted to the foreign Stock Exchange;
b) The decision of the foreign authority or foreign Stock Exchange to approve or disapprove of the listing of securities;
c) A decision on delisting of securities at the foreign Stock Exchange is issued.
2. Information shall be disclosed in accordance with regulations of law of the foreign country and Vietnam. In case of discrepancies between the laws of two countries about information disclosure, a report shall be submitted to SSC. Information disclosed to investors and holders of securities in the foreign market must be also disclosed in Vietnamese language in Vietnam on mass media and reported to SSC, the domestic Stock Exchange where the issuer is listed.
3. In case the organization is listed in both domestic market and foreign market, its financial statements shall be prepared in accordance with accounting standards of Vietnam and the foreign country and enclosed with descriptions of the differences between accounting standards of the two countries.
4. Ensure conformable foreign ownership ratio as prescribed by law.
5. Comply with regulations on foreign exchange management of Vietnam when conducting foreign currency transactions that are relevant to the listing and trading of securities at the foreign Stock Exchange.
Article 129. Delisting of securities from a foreign Stock Exchange for listing on a domestic Stock Exchange
1. The organization that delists its securities from the foreign Stock Exchange may apply for listing at a domestic Stock Exchange if listing conditions are satisfied.
2. The listed organization may delist or move part or all of the securities listed at the foreign Stock Exchange to the domestic Stock Exchange (in case these securities are also listed on the domestic Stock Exchange)
3. The listing of securities on the domestic Stock Exchange after delisting from the foreign Stock Exchange shall be applied for in accordance with regulations of law of Vietnam on securities and the securities market.
Article 130. Reporting listing and trading of DRs at foreign Stock Exchanges
The organization that issues underlying securities for issuance of DRs at the foreign Stock Exchange shall report to SSC before applying for listing of DRs at the foreign Stock Exchange. Reporting documents include:
1. A decision of the GMS to approve the issuance, listing and trading of DRs at the foreign Stock Exchange.
2. Documents about the offering or quantity of underlying securities in circulation.
3. The information disclosure sheet form No. 35 in the Appendix hereof.
4. Copies of the application for issuance, listing, trading of DRs at the foreign Stock Exchange.
Article 131. Responsibilities of issuers of underlying securities for issuance of DRs listed at foreign Stock Exchange
1. The issuer of new securities as underlying securities for issuance of DRs shall disclose information and fulfill other obligations specified in Article 128 of this Decree.
2. For DRs that are issued on the basis of circulating securities, the issuer of underlying securities shall fulfill the following obligations:
a) Within 24 hours from the official submission application for listing or official delisting of DRs at the foreign Stock Exchange, the issuer of underlying securities shall report to SSC and disclose information on mass media;
b) Comply with regulations of Clauses 2, 3, 4, 5 Article 128 of this Decree.
Article 132. Responsibilities of issuers of DRs listed at foreign Stock Exchange
The issuer of DRs shall notify the issuer of underlying securities of the listing of DRs at the foreign Stock Exchange under the scheme for overseas issuance of DRs.
Section 5. APPLYING FOR TRADING ON UPCOM
Article 133. Subjects and time limit
1. Subjects
a) Public companies that are not listed on Stock Exchanges;
b) Companies that are delisted involuntarily or voluntarily but are still qualified as public companies;
a) Equitized enterprises that have to apply as prescribed by regulations of law on equitization of state-owned enterprises, wholly state-owned single-member limited liability companies and public service providers.
2. Time limit
a) The public company shall complete registration of shares at VSDCC and apply for trading on UPCOM in accordance with Point d and Point dd Clause 1 Article 34 of the Law on Securities;
b) Within 07 working days from the effective date of the delisting decision, the Stock Exchange shall cooperate with VSDCC in registration of shares of the delisted company;
c) Time limit for equitized enterprises to apply shall comply with regulations of law on equitization of state-owned enterprises, wholly state-owned single-member limited liability companies and public service providers. Equitized enterprises that apply for trading on UPCOM shall disclose information in accordance with regulations of law and regulations of the Stock Exchanges.
Article 134. Application for trading on UPCOM
1. The application for trading on UPCOM of a public company specified in Point a Clause 1 Article 32 of the Law on Securities shall include:
a) The application form No. 36 in the Appendix hereof;
b) The documents specified in Points b, c, d, dd Clause 1 Article 33 of the Law on Securities;
c) VSDCC’s written confirmation of public company registration;
d) The certificate of securities registration issued by VSDCC and notification to be sent to VSDCC of the date of closing shareholder list.
2. The application for trading on UPCOM of a public company specified in Point b Clause 1 Article 32 of the Law on Securities shall include:
a) The documents specified in Points a, c, d Clause 1 of this Article;
b) The prospectus enclosed with the certificate of offering and report on result of public securities offering;
c) The documents specified in Points b, c Clause 1 Article 33 of the Law on Securities.
3. The application submitted by an equitized enterprise shall include:
a) If the equitization process has been completed, the application shall contain the documents specified in Clause 1 of this Article. In case the equitized enterprise fails to fulfill the conditions specified in Point a Clause 1 Article 32 of the Law on Securities, the application shall exclude SSC’s confirmation of public company registration;
b) If equitization is associated with registration, depositing, registration for trading, the application shall be prepared in accordance with regulations of law on equitization of state-owned enterprises, wholly state-owned single-member limited liability companies and public service providers.
Article 135. Procedures for applying for trading on UPCOM
1. Within 05 working days from the receipt of the satisfactory application (or the Certificate of Securities Registration in the case specified in Point a Clause 3 Article 134 of this Decree), the Stock Exchange shall issue a decision to approve the registration and disclose information on the market.
2. Within 10 days from the day on which the Stock Exchange issues the decision to approve the registration, the issuer shall put its shares into trading on UPCOM.
3. If equitization is associated with registration, depositing, registration for trading, the procedures shall be carried out in accordance with regulations of law on equitization of state-owned enterprises, wholly state-owned single-member limited liability companies and public service providers.
Article 136. Changing registration
1. Changes in quantity of shares shall be registered at the Stock Exchange.
2. Application for changing registration:
a) The application form No. 37 in the Appendix hereof;
b) The revised Certificate of Securities Registration issued by VSDCC (exchange capital decrease);
c) Documents relevant to the change in quantity of registered shares.
3. Procedures for changing registration:
a) The application for changing registration shall be submitted within 30 days from the day on which the revised Certificate of Enterprise Registration is issued or from the ending date of the offering/issuance or from the day on which the quantity of registered shares is changed;
b) Within 05 working days from the receipt of the satisfactory application, the Stock Exchange shall issue a decision to approve the changes and disclose information on the market, or issue a written rejection and provide explanation;
c) Within 05 working days from the day on which the Stock Exchange issues the decision to approve the changes, the registered organization shall register a trading date for the new shares, which must be at least 06 working days after the day on which the Stock Exchange receives the application and must not later than 30 days from the day on which the changes are approved), complete the procedures for put the new shares into trade. In case the new shares include shares that are restricted from trade, the registered organization shall also register a trading date of the shares restricted from trade which is a specific date after the expiration of the restriction period.
Article 137. Deregistration of securities
1. Securities shall be deregistered in the following cases:
a) The registered organization is delisted according to SSC’s notification;
b) The registered organization ceases to exist due to reorganization, dissolution or bankruptcy;
c) The Certificate of Enterprise Registration, establishment and operation license or an equivalent document of the registered organization is revoked;
d) The registered organization is listed at the Stock Exchange;
dd) The equitized enterprise is not qualified as a public company after 01 years from the first trading date as prescribed in Point a Clause 1 Article 32 of the Law on Securities and has not received a confirmation of public company registration from SSC;
e) Other cases in which deregistration is deem necessary by the Stock Exchange or SSC to protect the interests of investors;
2. The Stock Exchange shall issue the decision on deregistration and disclose information on the market.
Section 6. PARTICIPATION OF FOREIGN INVESTORS IN THE SECURITIES MARKET OF VIETNAM
Article 138. Securities investment by foreign investors
1. Foreign investors may make investment on the securities market of Vietnam in the following manners:
a) Direct investment and trading on the securities market of Vietnam under the securities and securities market laws;
b) Indirect investment by entrusting a securities investment fund management company or the branch in Vietnam of a foreign fund management company.
2. In case of direct investment mentioned in Point a Clause 1 of this Article, the foreign investor must apply for a securities trading code at VSDCC before making investment. In case of indirect investment mentioned in Point b Clause 1 of this Article, the securities investment fund management company or the branch in Vietnam of a foreign fund management company entrusted by the foreign investor shall apply for the securities trading codes in accordance with Point d and Point dd Clause 2 Article 145 of this Decree.
3. The foreign investor may open a securities trading account and make investment immediately after the securities trading code is issued in the form of an electronic confirmation.
4. The foreign investor may select a representative trader in Vietnam who:
a) is not serving an imprisonment sentence or banned by the court from business operation;
b) has securities-related qualifications, including: certificate of basic training in securities and securities market, certificate of training in securities and securities market laws; and
c) is the sole representative trader in Vietnam of the foreign investor and is authorized by the foreign investor in writing.
5. Foreign investors, their representative traders, securities companies, securities investment fund management companies, branches of foreign securities investment fund management companies that provide services for foreign investors shall comply with regulations of law on foreign ownership ratio when making investment on the securities market of Vietnam.
6. The Minister of Finance shall specify obligations of foreign investors, organizations providing services for foreign investors, other organizations and individuals relevant to foreign investment in the securities market of Vietnam.
Article 139. Foreign ownership ratio in the securities market of Vietnam
1. Maximum foreign ownership ratio in a public company:
a) If the business lines of the public company are regulated by a treaty to which Vietnam is a signatory, the treaty shall apply;
b) If the business lines of the public company is regulated by regulations of law which specify foreign ownership ratio, these regulations shall apply;
c) If the business lines of the public company are on the negative list of market access, regulations on foreign ownership ratio of each category shall apply. If foreign ownership ratio limits are not specified, the maximum foreign ownership ratio in the company shall be 50% of charter capital;
d) If the public company does not fall into any of the cases specified in Points a, b, c Clause 1 of this Article, there is no maximum limit for foreign ownership ratio;
d) In case the public company has multiple business lines that are subject to different foreign ownership ratio limits, the foreign ownership ratio must not exceed the lowest limit among them;
e) In case the public company imposes a foreign ownership ratio limit that is lower than that specified in Point a, b, ,c d, dd Clause 1 of this Article, it must be approved by the GMS and specified in its charter.
2. If the equitized enterprise is listed or registered on the securities market, its foreign ownership ratio shall comply with equitization laws. In case foreign ownership ratio is not provided for by equitization laws, regulations of Clause 1 of this Article shall apply.
3. Foreign investors may invest without limits into debt instruments of the Government, government-backed bonds, municipal bonds, corporate bonds, fund certificates, shares of investment companies, derivative securities, DRs and secured warrants, unless otherwise prescribed by relevant laws.
4. In case of issuance of shares, convertible bonds, warrant-linked bonds, ETF certificates, secured warrant, DRs, the issuer shall ensure that foreign ownership ratio is conformable with Clause 1 and Clause 2 of this Article after issuance, conversion of bonds into shares, upon the expiration of the time limit for purchase of shares, upon conversion of fund certificates into shares, execution of warrants, transfer of shares to the issuer of DRs.
5. In case the foreign ownership ratio in a public company exceeds the limit specified in Clause 1 of this Article, it must ensure that foreign ownership ratio in the company does not increase. Unless otherwise prescribed by relevant laws, shareholders of a public company that are foreign investors and business organizations in which foreign investors hold more than 50% of charter capital may only sell their shares until the foreign ownership ratio in the public company is conformable with Clause 1 of this Article, except receipt of dividends in shares or purchase of shares during the follow-on offering by existing shareholders.
Article 140. Non-voting DRs (NVDR)
1. NVDR is a security issued by a subsidiary company of the Stock Exchange to foreign investors based on shares of a listed or registered company.
2. NVDR holders have the same economic interests and obligations as those of the underlying ordinary shares, except the right to vote.
3. The issuer is entitled to attend the GMS and vote in case the issuer of underlying shares needs to enquire shareholders about delisting but does not have other economic rights that are relevant to these shares.
4. The Minister of Finance shall specify the types of underlying securities that are the basis for issuance of NVDRs, issuance limits, mechanism for conversion of underlying securities into NVDRs; exercising of the right to attend the GMS and vote of issuers, information disclosure, listing, trading, registration, depositing, clearing, payment and other NVDR-related issues.
Article 141. Responsibility to notify foreign ownership ratio in a public company
1. The public company shall determine its business lines and notify the foreign ownership ratio therein within 07 working days from the day on which the public company registration is confirmed by SSC.
2. The public company shall determine its business lines and maximum foreign ownership ratio therein in accordance with Clause 1 Article 139 of this Decree.
3. In case the public company has not notified the maximum foreign ownership ratio as prescribed in Article 142 of this Decree, it must be done before submission of the application for listing, registration, offering, issuance of securities, public offering of shares by shareholders of the public company.
4. The public company shall notify the change in foreign ownership ratio within 30 days from the occurrence of any of the following events:
a) There are changes to business lines that lead to changes to the maximum foreign ownership ratio in the company;
b) There are changes to regulations of law on foreign ownership ratio in the business lines of the company;
c) The maximum foreign ownership ratio in the public company specified in its Charter is changed.
Article 142. Documentation and procedures for notification of foreign ownership ratio in a public company
1. Documents for notification of maximum foreign ownership ratio in a public company mentioned in Clauses 1, 2, 3 Article 141 of this Decree include:
a) The notification form No. 38 in the Appendix hereof;
b) The Certificate of Enterprise Registration, establishment and operation license or an equivalent document; confirmation of changes to enterprise registration information, including information about the registered business lines;
c) In case of equitization, written approval for equitization issued by a competent authority which specifies foreign ownership ratio in the company (if any);
d) The company's charter and resolution of the GMS to approve the maximum foreign ownership ratio therein (in the cases specified in Point e Clause 1 Article 139 of this Decree).
2. Documents for notification of maximum foreign ownership ratio in a public company mentioned in Clause 4 Article 141 of this Decree include:
a) The notification form No. 39 in the Appendix hereof;
b) The documents specified in Points b, c, d Clause 1 of this Article;
3. Within 07 working days from the receipt of the satisfactory documents, SSC shall send a written notification of the receipt thereof and send it to VSDCC.
4. Within 02 working days from the receipt of the notification from SSC, VSDCC shall update the maximum foreign ownership ratio of the public company on its system.
Article 143. Obligations of foreign-invested business organizations when making investment and trading on the securities market
1. Business organizations that are public companies, public investment companies, close-end securities investment funds and other foreign-invested business organizations shall follow the same foreign ownership ratio conditions and procedures for making investment on the securities market as those applied to foreign investors if over 50% charter capital of the organization is held by foreign investors.
2. Public companies, public investment companies, close-end securities investment funds and other foreign-invested business organizations whose securities have been collectively registered at VSDCC shall determine whether they are the case specified in Clause 1 of this Article according to the list of securities holder on the last day of exercising rights of shareholders and investors who participate in the annual GMS or Annual Investor Assembly and follow the procedures below:
a) The public company, public investment company, close-end securities investment fund that satisfies the conditions specified in Clause 1 of this Article shall, through 01 depository member, apply for a trading code within 15 days from the receipt of the list of securities holders compiled by VSDCC, unless it already has an unexpired trading code;
b) The public company, public investment company, close-end securities investment fund that fails to satisfy the conditions specified in Clause 1 of this Article shall, through 01 depository member, cancel the trading code within 15 days from the receipt of the list of securities holders compiled by VSDCC;
c) In case the business organization no longer satisfies the conditions specified in Clause 1 of this Article and does not notify that the foreign ownership ratio has dropped below 50% of charter capital as prescribed in Clause 2 Article 142 of this Decree, its securities trading code shall be cancelled after SSC's notification is received as prescribed in Clause 3 Article 142 of this Decree.
3. The foreign-invested business organization whose securities have not been collectively registered as VSDCC shall register/deregister for securities trading code as follows:
a) When a business organization that already has a securities trading account or securities depository account becomes or is no longer a business organization specified in Clause 1 of this Article, it shall notify the depository member where the account is opened and, via 01 depository member, register a securities trading code or deregister the securities trading code within 03 working days from the day on which registration of shareholders or limited partners is completed;
b) In case a business organization specified in Clause 1 of this Article does not have a securities trading account or securities depository account, it shall register a securities trading code via a depository member before opening the trading account or securities depository account;
c) In case the business organization is a the depository member, it may directly send register/deregister securities trading code with VSDCC.
4. In case a business organization specified in Clause 1 of this Article has to apply the same conditions and procedures as those of foreign investors which cause the foreign ownership ratio in public companies exceed the limit specified in Article 139 of this Decree, the foreign investors and the business organizations specified in Clause 1 of this Article may only sell their shares until the foreign ownership ratio is conformable with Clause 1 Article 139 of this Decree.
5. Within 03 working days from the day on which the securities transaction code is issued or cancelled by VSDCC, the business organization specified in Clause 1 of this Article shall notify the depository members where its securities depository accounts or securities trading accounts are opened. The depository members and securities companies shall update depository accounts and securities trading accounts of business organizations accordingly.
6. Before a securities transaction code is cancelled by VSDCC, the organization shall keep applying the conditions and procedures applied to foreign investors on the securities market.
Article 144. Documentation and procedures for permitting a foreign organization to hold more than 49% of charter capital of a securities company or securities investment fund management company
1. A foreign organization that satisfies the conditions specified in Article 77 of the Law on Securities and is expected to hold more than 49% of charter capital of a securities company or a fund management company shall, via that same company, submit an application for permission to hold more than 49% of charter capital of the company to SSC. Such an application shall contain:
a) The application form No. 40 in the Appendix hereof;
b) The principle contract on transaction of shares/stakes among the parties (if any) enclosed with the foreign organization’s document authorizing the securities company or securities investment fund management company to complete procedures;
c) The Certificate of Enterprise Registration, establishment and operation license or an equivalent document;
d) The decision of the GMS, Board of Members or owner of the foreign organization on purchase to hold more than 49% of charter capital of the securities company or securities investment fund management company in Vietnam;
dd) The minutes of meeting and resolution of the GMS, Board of Members or decision of owner of the securities company or securities investment fund management company to permit the foreign organization to hold more than 49% of charter capital of the company (unless the foreign organization carries out tender offer as prescribed by law) and the company's charter (if revised);
e) The latest audited annual financial statement and latest quarterly financial statements of the foreign organization. If the foreign organization is a parent company, the latest audited consolidated financial statement shall be included. Information on the audited financial statements must show that the foreign organization satisfies the conditions specified in Clause 2 Article 77 of the Law on Securities.
2. Procedures for permitting a foreign investor to hold more than 49% of charter capital in a securities company or securities investment fund management company
a) Within 15 working days from the receipt of the satisfactory application as prescribed in Clause 1 of this Article, SSC shall decide whether to permit the foreign organization to conduct the transaction to hold more than 49% of charter capital of the securities company or securities investment fund management company, or issue a written rejection and provide explanation;
b) The parties shall complete the approved transaction within 06 months from the effective date of SSC’s decision mentioned in Point a of this Clause;
c) Within 05 days from the day on which the transaction is completed, the securities company or securities investment fund management company shall submit a report to SSC.
3. In case the securities company or securities investment fund management company carries out private placement or public securities offering that results in an investor holding more than 49% of its charter capital, it shall provide relevant documents specified in Clause 1 of this Article and comply with regulations of law on securities offering.
4. In case a foreign organization plans to make a purchase to hold more than 49% of charter capital of a securities company or a fund management company that is a public company, the foreign organization shall comply with regulations of this Article and regulations of law on tender offer.
Article 145. Rules for issuance of securities trading codes
1. The application for and receipt of securities trading codes shall be carried out via depository members.
2. Each foreign investor, overseas issuer of DRs, foreign-invested business organization specified in Clause 1 Article 143 of this Decree shall be issued with 01 securities trading code, except the following cases:
a) A foreign securities company shall be issued with 02 securities trading codes: 01 securities trading code for the proprietary trading account and 01 securities trading code for the securities brokerage account;
b) A foreign investment fund, a foreign organization under management of multiple foreign fund management companies shall be issued with multiple securities trading codes. Each investment portfolio managed by a foreign fund management company shall be granted 01 securities trading code; each investment portfolio managed by the fund or foreign organization itself shall have 01 separate securities trading code;
c) An investment organization that belongs to a foreign government or an international investment/finance organization to which Vietnam is a member will be issued with multiple securities trading codes; each investment portfolio deposited at a depository bank will be issued with 01 securities trading code;
d) A securities investment fund management company will be issued with 01 securities trading code to in accordance with Clause 1 Article 143 of this Decree. A securities investment fund management company that becomes a foreign-invested business organization as prescribed in Clause 1 Article 143 of this Decree will be issued with an additional securities trading code to serve investment operations of the fund management company itself;
dd) The branch of a foreign investment fund in Vietnam will be issued with 02 securities trading codes, 01 of which will be issued to the branch, the other for management of investment portfolios of foreign investors.
Article 146. Applying for securities trading codes
1. An application for securities transaction code to be submitted by a foreign investor, overseas issuer of DRs, foreign-invested business organization specified in Clause 1 Article 143 of this Decree shall contain:
a) The application form No. 41 in the Appendix hereof;
b) A document authorizing the depository member to apply for the securities trading code, unless the applying organization is a depository member;
c) The list of documents for identifying investors according to form No. 42 in the Appendix hereof.
2. An application for securities transaction code to be submitted by a securities investment fund management company or Vietnamese branch of a foreign securities investment fund management company specified in Clause 2 Article 138 of this Decree shall contain:
a) The documents specified in Point a and Point b Clause 1 of this Article;
b) A depository contract between the applying organization and the depository bank;
c) The establishment and operation license of the applying organization.
3. Procedures for applying for securities trading codes:
a) The applicant shall submit the application in accordance with Clause 1 or Clause 2 of this Article to the depository member;
b) The depository member shall complete form No. 41 in the Appendix hereof on the securities transaction code registration system of VSDCC;
c) Within 01 working day from the receipt of information from the depository member, VSDCC shall issue the securities trading code to the applicant and send an electronic confirmation on the online securities trading code registration system. In case the application is rejected, VSDCC shall make a response on the system and provide explanation;
d) Within 05 working days from the day on which the electronic confirmation is issued, the depository member shall submit the application specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article to VSDCC;
dd) Within 05 working days from the receipt of the satisfactory application, VSDCC shall issue the certificate of securities trading code registration to the applicant;
e) Within 03 working days from the receipt of the certificate, the depository member shall notify the applicant and send the certificate to the applicant if requested by the applicant.
4. In case any of the documents specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article is written in a foreign language, it must be notarized or authenticated in accordance with Vietnam’s law or the foreign country’s law within 12 months before it is received by the depository member. Documents written in foreign languages shall be translated into Vietnamese, except documents written in English or English translations. Vietnamese translations must be made by the depository member or a lawful translation organization in Vietnam.
5. The applicant shall be legally responsible for the accuracy and truthfulness of the application. The depository member shall examine the adequacy and validity of the application, provide adequate and accurate information provided by the applicant on the online securities trading code registration system of VSDCC. VSDCC shall retain applications for securities trading codes and provide them for SSC when requested in writing.
6. A foreign investor or overseas issuer of DRs will not be issued with the securities trading code if:
a) The applicant is under investigation or incurred penalties for violations against regulations of law on securities, money laundering, unspent convictions for finance-, banking-, foreign exchange-, tax-related offences or the decision on penalties for administrative violation is unexpired;
b) The securities trading code has been revoked according to Point a Clause 2 Article 147 of this Decree.
Article 147. Suspension, revocation of securities trading codes
1. A foreign investor or overseas issuer of DRs will have their securities trading code suspended for up to 06 months in the following cases:
a) The application for the securities transaction code is found to contain incorrect information or omits mandatory information;
b) Documents provided are not provided in a truthful, accurate and timely manner as requested by VSDCC and SSC;
c) The suspension is requested by a competent authority when the foreign investor or overseas issuer of DRs commits violations of law.
2. A securities trading code will be revoked by VSDCC in the following cases:
a) VSDCC receives a decision on imposition of penalties issued by a competent authority for commission of violations specified in Article 12 of the Law on Securities by a foreign investor or overseas issuer of DRs;
b) The foreign investor or overseas issuer of DRs fails to rectify the causes of suspension of the securities trading code within the suspension period specified in Clause 1 of this Article;
c) The revocation is requested by the holder of the securities trading code. In this case, the code holder shall submit form No. 43 in the Appendix hereof to VSDCC via the depository member.
Article 148. Changes in information related to securities trading codes that have to be reported to VSDCC
1. The securities trading code holder shall report the following changes to VSDCC:
a) Change of the depository member;
b) Change of name, country/territory where the code holder operates, headquarters address, business registration number if the code holder is an organization;
c) Change of name, nationality, mailing address, passport number or ID number if the code holder is an individual.
2. Documents reporting the changes include:
a) The report form No. 44 in the Appendix hereof;
b) The business registration certificate or establishment and operation license that has the changes or other documents about the changes according to form No. 42 in the Appendix hereof in case of changes specified in Point b Clause 1 of this Article;
c) The new passport or ID card in case of changes specified in Point c Clause 1 of this Article.
3. Reporting procedures:
a) In case of changes specified in Point a Clause 1 of this Article, the code holder shall report before making the change. In case of changes specified in Point b or Point c Clause 1 of this Article, the code holder shall report within 30 days after making the change;
b) The code holder shall submit the documents specified in Clause 2 of this Article to the depository member;
c) The depository member shall complete form No. 44 in the Appendix hereof on the securities transaction code registration system of VSDCC;
d) Within 01 working day from the receipt of information from the depository member, VSDCC shall issue adjust information in the form of an electronic confirmation. If the change is rejected VSDCC shall make a response on the system and provide explanation;
dd) Within 05 working days from the day on which the electronic confirmation of VSDCC is received, the depository member shall submit the documents specified in Clause 2 of this Article to VSDCC;
e) Within 05 working days from the receipt of adequate documents as prescribed in Clause 2 of this Article, VSDCC shall issue a confirmation of changes to the certificate of securities trading code registration and send it to the depository member;
g) Within 03 working days from the receipt of the written confirmation from VSDCC as prescribed in Point e of this Clause, the depository member shall notify the securities trading code holder and send it to the code holder if requested.
4. Securities trading code holders shall be legally responsible for the accuracy and truthfulness of the documents about changes in information. The depository member shall examine the adequacy and validity of the application, provide adequate and accurate information provided by the applicant on the online securities trading code registration system of VSDCC. VSDCC shall retain applications for securities trading codes and provide them for SSC when requested in writing.
SECURITIES REGISTRATION, CLEARING AND SETTLEMENT, MEMBERS OF VSDCC, ORGANIZATIONS DIRECTLY OPENNING ACCOUNTS, CLEARING BANKS
Section 1. SECURITIES REGISTRATION, CLEARING AND SETTLEMENT
Article 149. Securities registration at VSDCC
1. The following securities shall be registered at VSDCC:
a) Shares that are listed or registered on the securities trading system;
b) Fund certificates, secured warrants, debt instruments of the Government, government-backed bonds, municipal bonds and corporate bonds that are listed on the securities trading system;
c) Securities of public companies and securities that have to be registered at VSDCC as prescribed by law.
2. Other securities that are registered at VSDCC under agreements between VSDCC and their issuers.
3. The securities specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be registered at VSDCC in the form of electronic data or book entries.
4. A public company shall register its shares at VSDCC within 15 days from the day on which SSC confirms the completion of public company registration.
5. The Minister of Finance shall provide guidelines for registration and deregistration of securities, issuance of ticker symbols, exercising of rights of securities holders, transfer of securities ownership and other activities related to securities registration at VSDCC.
Article 150. Organization of central counterparty clearing
1. Central counterparty clearing shall apply to clearing and settlement of securities that are listed or registered on the securities trading system, except clearing and settlement of debt instruments.
2. VSDCC shall carry out novation, clearing, determination of liabilities of clearing members according to valid transaction results provided by Stock Exchanges.
3. Settlement of securities at VSDCC and payment of money at clearing banks shall be carried out on the basis of liability and amount payable determined by VSDCC.
4. VSDCC is responsible for ensuring securities settlement by clearing members via depositing and risk prevention measures as prescribed by law.
5. The Minister of Finance shall provide guidelines for securities clearing and settlement under central counterparty clearing.
Article 151. Conditions for provision of securities clearing and settlement services
1. The service provider must be a securities company, commercial bank or FBB that is granted the certificate of securities depository registration by SSC. The commercial bank or FBB shall also satisfy conditions for provision of securities clearing and settlement services under credit institution laws.
2. Charter capital and equity requirements:
a) A direct clearing member shall have charter capital or equity of at least 1000 billion VND (for commercial banks and FBBs) or at least 250 billion VND (for securities companies);
b) A general clearing member shall have charter capital or equity of at least 7000 billion VND (for commercial banks and FBBs) or at least 900 billion VND (for securities companies);
3. liquidity ratio requirements:
a) For securities companies: fully make provisions as per regulations, ratio of debt to equity according to the latest annual financial statement must not exceed 05 and liquidity ratio must be at least 260% in 12 consecutive months before the month in which the application for the certificate of eligibility to provide securities clearing and settlement services is submitted;
b) For banks and FBBs: satisfy the capital adequacy ratio requirements according to credit institution laws in the last 12 months before the month in which the application for the certificate of eligibility to provide securities clearing and settlement services is submitted.
4. The provision of securities clearing and settlement services must be approved by the GMS or Board of Members or the company’s owner.
5. The service provider is not undergoing re-organization, dissolution, bankruptcy, put under control, special control, suspension or termination under decision of a competent authority.
Article 152. Documentation and procedures for issuance of the certificate of eligibility to provide securities clearing and settlement services
1. An application for the certificate of eligibility to provide securities clearing and settlement services shall contain:
a) The application form No. 45 in the Appendix hereof;
b) A decision of the GMS, Board of Members or the company’s owner to provide securities clearing and settlement services;
c) The latest audited annual financial statement and examined half-year financial statement; the report on liquidity ratio of the last 12 months (for securities companies) or written commitment to maintain a minimum capital adequacy ratio under credit institution laws in the last 12 months (for commercial banks and FBBs);
d) A written approval issued by SBV for provision of securities clearing and settlement services by the commercial bank or FBB under credit institution laws.
2. Within 15 working days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall issue the certificate of eligibility to provide securities clearing and settlement services. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation.
Article 153. Suspension, termination of provision of securities clearing and settlement services
1. SSC shall suspend the provision of securities clearing and settlement services for up to 12 months in the following cases:
a) The application for the certificate of eligibility to provide securities clearing and settlement services contains fraudulent documents or false information;
b) The certificate holder operates against the certificate;
c) The conditions specified in Clause 5 Article 151 of this Decree are not satisfied; the conditions specified in Clause 2 and Clause 3 Article 151 of this Decree are not satisfied for 06 consecutive months;
d) The cases in which provision of securities clearing and settlement services is suspended to protect investors’ interests.
2. SSC shall terminate the provision of securities clearing and settlement services for up to 12 months in the following cases:
a) The establishment and operation license, certificate of registration of securities depository is revoked, or SBV issues a notification that the commercial bank or FBB fails to satisfy conditions for provision of securities clearing and settlement services prescribed by credit institution laws;
b) The service provider does not apply for clearing member registration within 12 months from the day on which SSC issues the certificate of eligibility to provide securities clearing and settlement services;
c) The causes of suspension are not eliminated within the suspension period;
d) The termination is voluntary.
Article 154. Procedures for termination of provision of securities clearing and settlement services
1. In the cases specified in Point a Clause 2 Article 153 of this Decree, SSC shall issue a decision to revoke the certificate of eligibility to provide securities clearing and settlement services at the same time of issuance of the decision to revoke the establishment and operation license or certificate of securities depository registration. If the service provider is a commercial bank or FBB, SSC shall issue the decision to revoke the certificate of eligibility to provide securities clearing and settlement services immediately after receiving the notification from SBV that the commercial bank or FBB fails to satisfy conditions for provision of securities clearing and settlement services prescribed by credit institution laws.
2. In the cases specified in Point b Clause 2 Article 153 of this Article, SSC shall issue the decision to revoke the certificate of eligibility to provide securities clearing and settlement services within 03 working days from the expiration of the period specified in Point b Clause 2 Article 153 of this Decree.
3. In the cases specified in Point c Clause 2 Article 153 of this Decree:
a) Within 30 days from the occurrence of the event, SSC shall issue a document requesting the securities company, commercial bank or FBB to terminate the provision of securities clearing and settlement services;
b) After SSC issues the document mentioned in Point a of this Clause, the securities company, commercial bank or FBB shall disclose information about termination of provision of securities clearing and settlement services within 24 hours and complete procedures for termination of provision of securities clearing and settlement services in accordance with Clause 2 Article 163 of this Decree;
c) Within 05 working days from the day on which the procedures for termination of provision of securities clearing and settlement services are completed, the securities company, commercial bank or FBB shall submit a report to SSC together with the decision to revoke the certificate of clearing membership of VSDCC;
d) Within 07 working days from the receipt of the report, SSC shall issue the decision to revoke the certificate of eligibility to provide securities clearing and settlement services.
4. Within 24 hours from the receipt of the decision to revoke the certificate of eligibility to provide securities clearing and settlement services, the securities company, commercial bank or FBB shall disclose information about the decision.
Article 155. Documentation and procedures for voluntary termination of provision of securities clearing and settlement services
1. Documentation for voluntary termination of provision of securities clearing and settlement services includes:
a) Form No. 46 in the Appendix hereof;
b) The decision of the GMS, Board of Members or the company’s owner to termination provision of securities clearing and settlement services;
c) The decision to revoke the certificate of clearing membership issued by VSDCC;
d) The report on results of termination of provision of securities clearing and settlement services.
2. Within 07 working days from the day on which satisfactory documents are received, SSC shall issue the decision to revoke the certificate of eligibility to provide securities clearing and settlement services.
Article 156. Provision of securities clearing and settlement services by VSDCC
1. Regarding securities clearing and settlement services
a) Organize securities clearing and settlement in the form of central counterparty clearing;
b) Establish and operate a system for risk management; develop a assuring mechanism for securities clearing and settlement;
c) Manage accounts and clearing margin to ensure securities settlement; request clearing members to pay deposits, determine and adjust deposit levels and categories of deposited assets;
d) Establish a system to separately manage accounts and assets of VSDCC and those of clearing members; separate accounts and assets of clearing members from those of their clients; separate accounts and clearing margin from the derivatives market; provide account and clearing margin management services for clearing members and clients;
dd) Reject novation of sale of securities if ownership is not lawful, transactions of clearing members and non-clearing members, securities settlement through clearing members after requesting the Stock Exchange to suspend transactions of these members and other invalid transactions according to regulations of the Ministry of Finance;
e) Request the Stock Exchange to suspend transactions of exchange members that are insolvent clearing members and non-clearing members that authorize these clearing members to perform securities clearing and settlement;
g) Take responsibility for fulfillment of obligations and commitments to clearing members; do not take responsibility to third parties in securities clearing; act as creditors of amounts receivable from clearing members that are dissolved or bankrupt; be given priority when distributing assets in accordance with regulations of law on dissolution and bankruptcy;
h) Use, sell, transfer existing securities, securities pending settlement from previous purchases on proprietary trading accounts, market making accounts of insolvent clearing members, securities pending settlement from unpaid purchases on accounts of insolvent investors to reimburse the used funds and cover relevant costs;
i) In case existing securities or securities pending settlement cannot be sold, used or transfer as prescribed in Point h of this Clause or the revenue from sale, use, transfer of these securities is not sufficient to reimburse the used funds and cover relevant costs, VSDCC shall use the revenue from sale of other securities and exercising of rights of securities holders of the insolvent clearing member to reimburse the used funds and cover relevant costs;
k) Appoint other clearing members to carry out counterpart transactions for transactions insolvent clearing members;
l) Appoint substitute clearing members that have the responsibility to fulfill obligations of insolvent clearing members; handover unsettled securities transactions and relevant assets to the substitute clearing members;
m) Use, sell, transfer clearing margin of clearing members and investors that are insolvent; assets contributed to the clearing fund of clearing members and lawful sources of funding of VSDCC to fulfill obligations of insolvent clearing members and cover financial losses of VSDCC that are caused by insolvent securities transactions in accordance with regulations of law on and regulations of VSDCC;
n) Establish a system of securities settlement accounts that is separated from the system of clearing margin accounts;
o) Develop a technical system serving securities settlement and connected with systems of clearing banks to ensure completion of securities settlement as prescribed in Clause 2 Article 63 of the Law on Securities;
p) Exercise other rights and obligations relevant to securities clearing and settlement prescribed by law.
2. Management of clearing members and clearing fund
a) Grant, revoke membership of clearing members, suspend clearing members from securities clearing and settlement;
b) Supervise clearing members maintaining operating conditions as prescribed by law and regulations on securities clearing and settlement;
c) Request clearing members to provide explanation, documents and information in case suspicious behaviors in securities clearing and settlement are found or there are signs of insolvency of an investor or clearing member;
d) Manage the clearing fund; request clearing members to contribute to the clearing fund.
3. Contribute 5% of annual revenue from registration, depository, clearing and settlement to a operational risk management fund to deal with risks during operations of VSDCC. These amounts shall be included in costs of VSDCC when determining taxable income. Cumulative contributions to the operational risk management fund must not exceed 30% of the charter capital of VSDCC. The Minister of Finance shall specify the contribution, management and use of the operational risk management fund.
4. Report violations committed by clearing members to SSC; propose remedial measures; submit other reports as prescribed by law or requested by SSC, or when violations, suspicious behaviors are discovered in securities clearing and settlement.
Article 157. Rights and obligations of clearing members to provision of securities clearing and settlement services
1. A clearing member has the rights to:
a) Request investors to fully and punctually pay deposits before carrying out transactions; determine methods for depositing, changing clearing margin, transferring clearing margin as prescribed by law;
b) Request the investor that becomes insolvent or the clearing member to carry out the mandatory counterpart transactions; use, sell, transfer clearing margin of the investor to buy securities or put them up as collateral for loans to fulfill liabilities to transactions of the investor;
c) Use, sell, transfer clearing margin of investors to fulfill their liabilities to VSDCC;
d) Use, sell, transfer clearing margin of investors that are paid to the insolvent clearing member in case a clearing member fulfills to fulfill an insolvent clearing member’s liabilities on behalf of the latter as requested by VSDCC;
2. A clearing member has the obligations to:
a) Fulfill obligations of clients to VSDCC as their authorized representative;
b) Conclude contracts for securities clearing and settlement with VSDCC; conclude contracts for securities clearing and settlement with non-clearing members; conclude contracts for transactions, securities clearing and settlement with depository banks other than clearing members. These contracts shall specify that the clearing member is the authorized representative of the clients and shall fulfill the clients’ obligations to VSDCC;
c) Operate under regulations of VSDCC in order to ensure solvency and pay compensation for financial losses (if any);
d) Establish and operate the system for separate management of assets and transactions of each investor, between investors and the clearing member; and clearing margin and accounts of derivatives market;
dd) Ensure that investors have adequate clearing margin before carrying out transactions, adequate money and securities to settle securities; return excess clearing margin as requested by investors; monitor transactions and clearing margin of investors to ensure conformity with law;
e) Pay compensation to investors for failure to fulfill obligations that causes damage to lawful interests of investors;
g) Transfer clearing margin to the substitute clearing member appointed by VSDCC as prescribed in Point 1 Clause 1 Article 156 of this Decree;
h) Retain original documents about securities clearing and settlement; provide information about transactions of investors, clearing margin and accounts of investors, securities clearing, settlement authorization contracts and other documents relevant to securities clearing and settlement as requested by VSDCC;
i) Do not conclude new contracts or renew existing contracts for securities clearing and settlement during suspension period; finalize and transfer accounts at the requests of clients (if any);
k) Fulfill financial obligations punctually as prescribed by law;
l) Disclose information and report as per regulations; provide information periodically or at the request of investors about activities of accounts, account balance; prepare account statements.
Section 2. MEMBERS OF VSDCC, DIRECT ACCOUNT OPENERS
Article 158. Conditions, application, procedures for registration of depository membership at VSDCC
1. Conditions for becoming a depository member
a) The applicant is granted the certificate of securities depository registration by SSC;
b) The applicant has qualified information technology infrastructure and professional processes for securities depository according to regulations of VSDCC.
2. Application for depository membership
a) The application form No. 47 in the Appendix hereof;
b) The certificate of securities depository registration by SSC;
c) The description of information technology infrastructure and professional processes.
3. Procedures for issuance of the depository membership certificate
a) Within 05 working days from the receipt of the satisfactory application, VSDCC shall send a written notification to the securities company, commercial bank or FBB requesting connection to the online portal and test depository activities with VSDCC.
b) In case the application is not satisfactory, within 05 days from the receipt of the application, VSDCC shall send a written request for supplementation of the application;
c) VSDCC shall issue the depository membership certificate within 03 working days from the day on which the securities company, commercial bank or FBB completes the connection to the online portal and successfully tests depository activities with VSDCC.
Article 159. Conditions, application, procedures for registration of clearing membership
1. Conditions for becoming a clearing member
a) The applicant is granted the certificate of eligibility to provide securities clearing and settlement services by SSC;
b) The applicant is a depository member of VSDCC;
c) The applicant has qualified information technology infrastructure, professional processes and personnel for securities clearing and settlement according to regulations of VSDCC.
2. Application for clearing membership
a) The application form No. 48 in the Appendix hereof;
b) The certificate of eligibility to provide securities clearing and settlement services by SSC;
c) The description of information technology infrastructure, professional processes and personnel.
3. Procedures for issuance of the clearing membership certificate
a) Within 05 working days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall send a written notification of contract conclusion, obligation to contribute of the clearing member and connection to the securities clearing and settlement system. In case the application is rejected, VSDCC shall issue a written rejection and provide explanation;
c) The securities company, commercial bank or FBB shall report the completion of the tasks mentioned in Point a of this Clause to VSDCC and send the application form for opening of an account to receive deposits and payments according to form No. 49 in the Appendix hereof;
c) Within 01 working day from the receipt of the documents specified in Point b of this Clause, VSDCC shall issue the certificate of clearing membership to the securities company, commercial bank or FBB.
Article 160. Documentation and procedures for registration of depository membership and clearing membership after consolidation or merger
1. In case at least 01 of the consolidating securities companies or commercial banks (hereinafter referred to as “consolidating parties”) is a depository member or clearing member before the consolidation or the acquiring securities company or commercial bank (hereinafter referred to as “acquiring party”) is not a depository member or clearing member but at least 01 of the acquired securities companies or commercial banks (hereinafter referred to as “acquired party”) is a depository member or clearing member before the merger, the following conditions shall be satisfied:
a) The existing information technology infrastructure is used for securities depositary of the securities company or commercial bank that is a depository member before the consolidation or merger (in case of applying for depository membership); The existing information technology infrastructure is used for securities depositary, clearing, settlement of the securities company or commercial bank that is a clearing member before the consolidation or merger (in case of applying for clearing membership);
b) The applicant for clearing membership satisfies the personnel and professional requirements of VSDCC.
2. In case the acquiring party is a depository member or clearing member before the merger, it may retain the depository membership or clearing membership after the merger is completed. Within 03 working days from the issuance of the revised establishment and operation license, the acquiring party shall send a written notification of the changes to VSDCC.
3. In case the consolidated securities company or commercial bank (hereinafter referred to as “consolidated party”), or the acquiring party does not fall into any of the cases specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the conditions for becoming a depository member specified in Article 158 of this Decree and the conditions for becoming a clearing member specified in Clause 1 Article 159 of this Decree shall apply.
4. The application for depository membership or clearing membership in the cases specified in Clause 1 of this Article shall contain:
a) The application form No. 47 (for depository membership) or form No. 48 (for clearing membership) in the Appendix hereof;
b) The decision of SSC on consolidation or merger of the securities companies; the decision of SBV on consolidation or merger of the commercial banks;
c) The decision of the GMS, the Board of Members or the owners of the securities companies and commercial banks participating in the consolidation or merger to approve the consolidation or merger;
d) The commitment of the Board of Directors, the Board of Members or the owners of the companies or commercial banks that the consolidated or acquiring party will keep using the existing information technology infrastructure and professional processes for securities depository (in case of applying for depository membership) or securities depository, clearing, settlement (in case of applying for clearing membership). If there are changes in personnel (in case of applying for clearing membership) and professional processes, the securities company or commercial bank shall provide relevant documents and specify the changes.
5. Procedures for registration of depository membership or clearing membership in the cases specified in Clause 1 of this Article:
a) For depository membership: within 01 working day from the receipt of the satisfactory application as prescribed in Clause 4 of this Article and the securities depository registration certificate issued by SSC from the consolidated/acquiring securities company or commercial bank, VSDCC shall issue the certificate of depository membership to the consolidated/acquiring securities company or commercial bank;
b) For clearing membership: within 01 working day from the receipt of the satisfactory application as prescribed in Clause 4 of this Article and the certificate of eligibility to provide securities clearing and settlement services issued by SSC from the consolidated/acquiring securities company or commercial bank, VSDCC shall issue the certificate of depository membership to the consolidated/acquiring securities company or commercial bank.
6. Documentation and procedures grant of depository membership and clearing membership in the cases specified in Clause 3 of this Article shall comply with Clause 2 and Clause 3 Article 158, Clause 2 and Clause 3 Article 159 of this Decree.
Article 161. Changes of information about depository members and clearing members
1. In case of changes in personnel , the member shall send a written notification to VSDCC within 05 working days from the day on which the change occurs.
2. In case of changes to the name, headquarters address, legal representative, charter capital:
a) The member shall send a written notification to VSDCC within 05 working days from the day on which the change occurs;
b) Within 05 working days from the receipt of the notification, VSDCC shall issue the revised certificate of depository/clearing membership.
3. In case of conversion from direct clearing member to general clearing member or vice versa, VSDCC shall issue the revised certificate of clearing membership within 03 working days from the day on which the clearing member completes the following task:
a) Send VSDCC the written request for conversion of clearing membership according to form No. 50 in the Appendix hereof;
b) Pay additional clearing fund (if required) when converting from direct clearing member to general clearing member;
c) Fulfill obligations to securities settlement, return clearing margin on accounts of non-clearing members and clients authorized by non-clearing members (if any) when converting from general clearing member to direct clearing member.
Article 162. Revocation of the depository membership certificate
1. VSDCC shall revoke the depository membership certificate in the following cases:
a) The certificate of securities depository registration is revoked according to Clause 2 Article 60 of the Law on Securities;
b) Regulations on depository members of VSDCC are seriously violated;
c) The depository member voluntarily resigns the depository membership and submits a written request for revocation of depository membership to VSDCC.
2. Procedures for revocation of the depository membership certificate
a) Within 01 working day from the receipt of the decision on revocation of the certificate of securities depository registration from VSDCC, the written request for revocation depository membership from the depository member or commission of the violations that lead to revocation of the depository membership certificate, VSDCC shall stop providing services including opening depository accounts, securities depository, transfer of deposited securities for the depository member, except wire transfer to finalize accounts of clients, wire transfer to release securities used as collateral, exercising of rights of securities holders and change of investors’ information;
b) Wire transfer for finalization of clients’ accounts shall be carried out at the request of the clients or under agreements or contracts for account transfer between the depository member whose depository membership certificate is revoke and other depository members in case there are no requests from the clients. The time limit for transfer shall comply with regulations of VSDCC.
c) VSDCC shall issue the decision to revoke the depository membership certificate within 03 working days from the deadline for wire transfer mentioned in Point b of this Clause or after the depository member reports the completion of wire transfer and fulfillment of financial obligations and other obligations to VSDCC.
Article 163. Revocation of the clearing membership certificate
1. VSDCC shall revoke the depository membership certificate in the following cases:
a) The clearing member fails to rectify the violations by expiration of the suspension period as requested by VSDCC;
b) The certificate of securities depository registration is revoked by SSC;
c) The depository membership certificate is revoked by VSDCC;
d) Regulations on clearing members of VSDCC are seriously violated;
dd) The clearing member voluntarily ends the depository membership and submits a written request for revocation of clearing membership to VSDCC.
2. Procedures for revocation of the clearing membership certificate
a) Within 01 working day from the expiration of the suspension period or occurrence of an event mentioned in Clause 1 of this Article, VSDCC shall send a document to the Stock Exchange and the clearing member notifying the suspension of provision of securities clearing and settlement services for the clearing member, financial obligations and other obligations of the clearing member to VSDCC.
VSDCC and the clearing member shall settle unfinished securities transactions on the accounts of investors and the clearing member, return clearing margin to the settled securities transactions;
b) Within 30 days from the receipt of the notification from VSDCC as prescribed in Point a of this Clause, clearing the member shall fulfill the obligations to VSDCC;
c) Within 05 days from the day on which the clearing member fulfills the obligations as prescribed in Point b of this Clause or from the expiration of the time limit specified in Point b of this Clause, VSDCC shall issue the decision to revoke the clearing membership certificate and disclose information on the market;
d) VSDCC shall return the clearing margin, money and securities contributed to the clearing fund (including principal and interest according to regulations of VSDCC) after the decision to revoke the clearing membership certificate is issued.
Article 164. Suspension of securities clearing and settlement by clearing members of VSDCC
1. VSDCC shall suspend a clearing member from securities clearing and settlement for up to 90 days after the suspension is approved by SSC in the following cases:
a) The member frequently fails to fulfill the obligations specified in the Law on Securities and violate regulations of VSDCC;
b) The member causes serious losses to the clients;
c) The member fails to adequately contribute to the clearing fund within 10 days from the deadline for contribution according to notification of VSDCC;
d) The member fails to pay or fully pay clearing deposit 03 times in 01 month;
dd) VSDCC issues warnings 02 times in 01 month or 01 time in 03 consecutive months regarding securities clearing and settlement;
e) The member fails to fully return the amount of settlement assistance from clearing fund or operational risk management fund or capital of VSDCC within 05 working days from the day on which it is used;
g) The member is no longer capable of securities settlement where the deficit exceeds the clearing margin account balance;
h) The member fails to pay for services related to securities clearing and settlement to VSDCC within 30 days from the payment deadline;
i) Other cases after SSC approves.
2. In case the a clearing member is suspended from securities clearing and settlement under a decision of SSC, this decision shall be implemented by VSDCC.
3. The duration and scope of suspension shall be determined in accordance with membership regulations of VSDCC.
Article 165. Organizations directly opening accounts at VSDCC
1. The following organizations may directly open accounts at VSDCC:
a) State Capital and Investment Corporation;
b) Credit institutions, insurers that trade in debt instruments under organization by Stock Exchanges;
c) SBV, State Treasury, foreign securities depositories.
2. The organizations specified in Point a and Point b Clause 1 of this Article shall open their own securities depository accounts and may use the services provided by VSDCC.
3. The organizations specified in Point c Clause 1 of this Article shall comply with the following regulations:
a) SBV shall open accounts for depositing of valuable papers owned by SBV and depository clients of SBV;
b) State Treasury shall open accounts for depositing of debt instruments serving its relevant operations;
c) Foreign securities depositories may open accounts to provide services relevant to registration, depository, clearing and settlement of securities under written agreements with VSDCC.
4. VSDCC shall provide services for organizations that directly open accounts under written contracts or agreements. Such a contract shall contain the following information:
a) The services;
b) Rights and obligations of VSDCC and the account holder;
c) Dispute settlement;
d) Contract termination;
dd) Financial obligations.
5. The model contract shall be prepared by VSDCC.
Article 166. General provisions
1. A clearing bank shall be SBV or a commercial bank specified in Article 69 of the Law on Securities.
2. Obligations of a commercial bank acting as a clearing bank:
a) Maintain fulfillment of the conditions specified in Clause 2 Article 69 of the Law on Securities;
b) Grant loans to insolvent clearing members to assist in securities settlement;
c) Pay compensation to VSDCC and clearing members for the costs and losses that are caused by the clearing bank’s failure to pay for securities transactions;
d) Submit reports periodically, in an ad hoc manner or when requested by SSC on fulfillment of the conditions specified in Clause 2 Article 69 of the Law on Securities;
dd) Disclose information and fulfill other obligations as prescribed by law.
3. SSC shall carry out periodic and ad hoc inspection of the fulfillment of conditions and obligations of clearing banks. A clearing bank that fails to maintain fulfillment of conditions or fails to fulfill conditions by the deadline imposed by SSC, fails to fulfill its obligations or ensure safe operations, SSC is entitled to select another capable bank as clearing bank. The clearing bank shall be responsible for securities settlement and fulfillment of obligations related to securities settlement until a substitute clearing bank is appointed.
4. The transfer of securities settlement function from a commercial bank to SBV shall be carried out under decisions of the Prime Minister.
Article 167. A commercial bank’s application for acting as a clearing bank
1. The application form No. 51 in the Appendix hereof.
2. Information about the bank, including fulfillment of the conditions specified in Article 69 of the Law on Securities.
3. The decision on establishment of the commercial bank.
4. The written commitment to establish a system and mechanism for management of deposit accounts and money; settlement accounts and money; promptly and fully provide information about deposit and settlement money at the request of VSDCC and SSC.
Article 168. Procedures for approving a commercial bank as a clearing bank
1. SSC shall select commercial banks as clearing banks that provide securities settlement services on the securities trading system.
2. Within 15 working days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall decide whether to accept a bank as clearing bank. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation.
REGISTRATION OF SECURITY INTERESTS FOR SECURITIES COLLECTIVELY REGISTERED AT VSDCC
Article 169. Subjects, scope and principles
1. Securities that have been collectively registered at VSDCC shall be used as guarantee for fulfillment of obligations in secured transactions at VSDCC. Registration of security interests of other securities shall be carried out at Property and Transaction Registration Center of National Secured Transaction Registry affiliated to the Ministry of Justice.
2. The registration of security interests at VSDCC shall comply with regulations of law on registration of security interests and the following principles:
a) The securities registered as security interests must be transferable and are not deposited in securities transactions, not frozen, impounded and must be deposited before execution. During the duration of the security interest, the securities registered as security interests must be frozen at VSDCC;
b) Information about securities held by the guarantor in the registration application must be consistent with information at VSDCC;
c) The effective date of a security interest is the time written by VSDCC on the security interest register;
d) When cancelling registration of a security interest, VSDCC shall unfreeze the securities registered as security interest.
3. The applicant shall have a written agreement that allows VSDCC to freeze, provide information about securities registered as security interests as prescribed in this Decree.
4. Once securities registration is cancelled, VSDCC shall notify the depository member where the securities are deposited as collateral, which will request the parties to complete procedures for cancelling registration of security interests. In case the parties fail to cancel registration of security interests, VSDCC shall cancel the registration of security interest on the same date of cancellation of securities registration.
5. In case of discrepancies between securities laws, regulations of law on registration of security interests and their guiding documents, securities laws shall apply. For issues that are not regulated by this Decree but regulated by regulations of law on registration of security interests, the latter shall apply.
Article 170. Documentation and procedures for registration, changes, remedy of security interest; cancelling registration of security interests
1. An application for registration of security interests shall include:
a) The application form No. 52 in the Appendix hereof;
b) The list of securities registered as security interests according to form No. 53 in the Appendix hereof;
c) The authorization letter in case the applicant is an authorized person.
2. An application for changes or remedy of security interests shall include:
a) The application form No. 54 in the Appendix hereof;
b) The list of securities to be changed or remedied according to form No. 55 in the Appendix hereof.
3. An application for cancellation of registration of security interests under agreement of both parties shall include:
a) The application form No. 56 in the Appendix hereof;
b) The list of securities to be unregistered according to form No. 57 in the Appendix hereof.
4. An application for cancellation of registration of security interests requested by a party or a civil judgment execution authority shall include:
a) The application form No. 58 in the Appendix hereof;
b) The list of securities to be unregistered according to form No. 59 in the Appendix hereof;
c) The contract on pledging of securities which specifies that a party is entitled to request VSDCC to deregister security interests (if the cancellation is requested by a party);
d) A document about settlement of collateral that is the securities registered as security interest of a civil judgment execution authority (if the deregistration is requested by a civil judgment execution authority).
5. The application for cancellation of registration of security interests requested by the guarantee and the two parties that conclude the contract for provision of collateral management and settlement services with VSDCC shall include:
a) The application form No. 60 in the Appendix hereof;
b) Form No. 61 in the Appendix hereof.
6. Submission of applications and time limit for processing applications
a) The application for registration, change, remedy of security interest shall be submitted to VSDCC via the depository member where the securities are deposited as collateral in person, by post or via the online security interest registration system. The application for cancellation of registration of security interest prescribed in Clause 4 and Clause 5 of this Article shall be submitted in person or by post to VSDCC;
b) VSDCC shall process the application, issue a document certifying the registration, change or cancellation of registration of security interest according to Form No. 62 in the Appendix hereof within the day on which the satisfactory application is received. If the satisfactory application is received after 3 pm, it shall be processed within the next working day. In case the processing of an application has to be prolonged, it must be done within 03 working days.
7. Provision of the document certifying the registration, change, repair of security interest; cancellation of registration of security interests
a) In the cases specified in Clauses 1, 2, 3 of this Article, VSDCC shall provide the certifying document in person at VSDCC, by post or via the online security interest registration system;
b) In the cases specified in Clauses 4, 5 of this Article, VSDCC shall provide the certifying document in person or by post.
Article 171. Providing information about registration of security interests
1. Individuals and organizations are entitled to find or request information about securities registered as security interests at VSDCC.
2. The People’s Courts, the People’s Procuracies, investigation authorities, civil judgment execution authorities, other competent authorities are entitled to request VSDCC to provide information about securities registered as security interests to serve investigation, prosecution, adjudication, judgment execution within their scope.
3. Information about securities registered as security interests to be provided by VSDCC include: the guarantors and guaranteed parties; ticker symbols, quantity of securities with security interests; time of registration of security interests.
4. Documentation, procedures and method for providing information
a) The information requestor shall submit form No. 63 in the Appendix hereof to VSDCC via the depository member in person, by post or via the online security interest registration system.
b) The People’s Courts, the People’s Procuracies, investigation authorities, civil judgment execution authorities shall send written requests directly or by post to VSDCC;
c) VSDCC shall process requests for information within the time limit specified in Point b Clause 6 Article 170 of this Decree;
d) Information shall be provided for organizations and individuals in accordance with Point a Clause 7 Article 170 of this Decree; Information shall be provided for the People’s Courts, the People’s Procuracies, investigation authorities, civil judgment execution authorities in accordance with Point b Clause 7 Article 170 of this Decree.
Article 172. Settlement of collateral that is securities with security interest
Settlement of collateral that is securities with security interests that have been registered at VSDCC shall be carried out in accordance with civil laws, securities laws and relevant laws. In case the settlement of collateral leads to transfer of ownership of the securities with security interests, VSDCC shall carry out the ownership transfer in accordance with the Law on Securities and instructions of the Ministry of Finance.
Article 173. Duties, entitlements and responsibilities of VSDCC regarding registration of security interests
1. Provide instructions and organize the registration of security interests for securities that are collectively registered at VSDCC in accordance with this Decree and relevant legislative documents.
2. Develop an electronic database about security interest registration at VSDCC; provide instructions on use and access of information on the online security interest registration system at VSDCC.
3. Provide instructions on freezing and unfreezing securities registered as security interests.
4. Provide information about securities with security interests at the request of organizations, individuals and competent authorities.
5. Transmit data about registration of security interests with securities that are collectively registered at VSDCC to the Ministry of Justice for update and synchronization with the database about guarantee with movable property (except airplanes and ships)
6. VSDCC shall collect charges for registration of security interests in accordance with pricing regulations of the Ministry of Finance.
7. Submit annual reports to the Ministry of Justice on registration of security interests with securities that are registered at VSDCC.
SECURITIES COMPANIES, SECURITIES INVESTMENT FUND MANAGEMENT COMPANIES, BRANCHES AND REPRESENTATIVE OFFICES IN VIETNAM OF FOREIGN SECURITIES COMPANIES AND FUND MANAGEMENT COMPANIES
Article 174. General provisions
1. In case of changes to information on the licenses for establishment and securities operation, certificates of operation registration, approval decisions of securities companies, securities investment fund management companies, branches and representative offices in Vietnam of foreign securities companies and fund management companies, applications for revisions to the licenses, certificates and decisions shall be submitted to SSC.
2. SSC shall disclose information about the licenses for establishment and securities operation, certificates of operation registration, approval decisions and revisions to these documents on the website of SSC.
3. When receiving the licenses for establishment and securities operation, certificates of registration, approval decisions, revised licenses for establishment and securities operation, certificates of registration, approval decisions, securities companies, securities investment fund management companies, branches and representative offices in Vietnam of foreign securities companies and fund management companies shall register the information mentioned in Clause 1 of this Article at business registration authorities. Finance and accounting of securities companies, securities investment fund management companies, branches of foreign securities companies shall be carried in accordance with instructions of the Ministry of Finance.
Section 1. ISSUANCE, REISSUANCE, REVISION OF THE ESTABLISHMENT AND OPERATION LICENSES, CERTIFICATION OF OPERATION REGISTRATION
Article 175. Minimum charter capital
1. Minimum charter capital for securities business operations of securities companies in Vietnam:
a) Securities brokerage: 25 billion VND;
b) Proprietary trading: 50 billion VND;
c) Securities underwriting: 165 billion VND;
d) Securities investment counseling: 10 billion VND.
2. Minimum capital provided for the branch in Vietnam of a foreign securities company is 10 billion VND.
3. The minimum charter capital of a fund management company, minimum capital provided for the branch in Vietnam of a foreign fund management company is 25 billion VND.
4. In case an organization registers more than one operation, the minimum charter capital shall be the sum of the minimum charter capital of each operation registered.
Article 176. Application for issuance, replacement of the license for establishment and securities operation of securities companies and securities investment fund management companies
1. The application form No. 64 in the Appendix hereof.
2. The written agreement on establishment of the company of the shareholders, contributing members or the decision of the company owner which specifies: the company’s name (full name, business name in Vietnamese and English, abbreviated name), headquarters address; business operations; charter capital; ownership structure; approval of the draft charter of the company; the legal representative cum authorized representative who completes the company establishment procedures.
3. The premises lease contract; documents proving the right to own or use the premises; description of property according to Form No. 65 in the Appendix hereof.
4. The list of personnel, personal information sheets according to Form No. 66 and Form No. 67 in the Appendix hereof enclosed with the judicial records of members of the Board of Directors, President of the Member assembly, President of the company; General Director/Director that are issued within 06 months before the application is submitted.
5. The list of shareholders and contributing members according to form No. 68 in the Appendix hereof:
a) For individuals: the personal information sheet according to Form No. 67 in the Appendix hereof; judicial records issued within 06 months before the application is submitted of the founding shareholders and members that are individuals who contribute more than 5% of charter capital;
b) For organizations: the Certificate of Enterprise Registration or an equivalent document; the company's charter; the decision issued by a competent authority according to the company's charter on contribution of capital to establish the company and appointment of the authorized representative; the authorized representative’s personal information sheet according to Form No. 67 in the Appendix hereof; the audited financial statements of the last 02 years preceding the year in which the license is applied for of the contributing organizations. The contributing organization that is the parent company shall also include the audited consolidated financial statement; the written approval issued by SBV (for commercial banks) or by the Ministry of Finance (for insurers) for the contribution of capital to establish the company (if any);
c) The written declarations of the organizations and individuals of fulfillment of the requirements specified in Point c Clause 2 Article 74 and Point c Clause 2 Article 75 of the Law on Securities.
6. The decision issued by a competent authority on operational, internal control, risk management processes.
7. The draft charter of the company.
8. The application for replacement of the license in the case specified in Clause 2 Article 135 of the Law on Securities shall include the application form mentioned in Clause 1 of this Article, the original copy of the establishment and operation license and the revised licenses that were previously issued.
Article 177. Application for issuance of the establishment and operation license of branches in Vietnam of foreign securities companies and foreign securities investment fund management companies
1. The application form No. 64 in the Appendix hereof.
2. The decision issued by a competent authority according to the company's charter on establishment of the branch in Vietnam; appointment of the branch manager, provision of capital for the branch in Vietnam of the foreign securities company or fund management company.
3. The list of personnel, personal information sheets according to Form No. 66 and Form No. 67 in the Appendix hereof enclosed with the judicial record of the branch manager which is issued within the last 06 months before the application is submitted.
4. The charter of the foreign securities company.
5. The written approval issued by a competent authority of country where the foreign securities company is headquartered (home country), if any.
6. The establishment and operation license of the foreign securities company or equivalent documents issued by competent authorities of its home country.
7. The latest audited annual financial statement of the foreign securities company. The foreign securities company that is a parent company shall also include the audited consolidated financial statement.
8. The documents specified in Clause 3, 6 Article 176 of this Decree.
9. Documents relevant to the funds being invested in Vietnam (if any).
Article 178. Issuance of certificate of registration of representative office of foreign securities companies and fund management companies in Vietnam
1. A certificate of representative office registration shall have an effective period of up to 05 years and must not expire after the expiration date of the establishment and operation license or Certificate of Enterprise Registration or an equivalent document of the foreign securities organization.
2. The application for the certificate of registration of representative office shall contain:
a) The application form No. 64 in the Appendix hereof;
b) The decision issued by a competent authority according to the company's charter on establishment of the representative office in Vietnam and appointment of representative office manager;
c) The list of personnel, personal information sheets according to Form No. 66 and Form No. 67 in the Appendix; the judicial record of the representative office manager which is issued within the last 06 months;
d) The documents specified in Clauses 3 Article 176 and Clauses 4, 5, 6, 7 Article 177 of this Decree;
dd) In case the foreign securities organization is making investment in Vietnam, the following documents are also required: list of investment funds, investment portfolios in Vietnam confirmed by the depository bank; transaction code registration certificates issued by the investment funds in Vietnam.
Article 179. Application for addition of securities operations
1. The application form No. 69 in the Appendix hereof.
2. The decision of the GMS, Board of Members or the company’s owner on addition of securities operations.
3. List of additional personnel according to form No. 66 in the Appendix hereof.
4. Description of facilities according to form No. 65 in the Appendix hereof and the documents specified in Clause 6 Article 176 of this Decree.
Article 180. Application for termination of securities operations
1. The application form No. 69 in the Appendix hereof.
2. The decision of the GMS, Board of Members or the company’s owner on termination of securities operations.
3. a) The report on settlement of concluded contracts with clients according to form No. 70 in the Appendix hereof.
4. The report on finalization of proprietary trading accounts in case of termination of proprietary trading.
5. The decision to resign membership at the Stock Exchange and VSDCC in case of the securities company is a member of the Stock Exchange and VSDCC.
Article 181. Application for change of name, headquarters address, charter capital of a subsidiary company or securities investment fund
1. The application form No. 69 in the Appendix hereof.
2. The decision of the GMS, Board of Members or the company’s owner on the changes.
3. In case of headquarters relocation, the application shall also include the documents specified in Clause 3 Article 176 of this Decree.
4. In case of increase in charter capital, the application shall also include the confirmation of the increase issued by the bank where the escrow account is opened, confirmation by the permitted audit organization or the financial statement that is prepared after charter capital is increased which is audited by an accredited audit organization. This does not apply to increase in charter capital from equity sources.
5. In case of decrease in charter capital, the application shall also include the report on equity after decrease which is audited by an accredited audit organization.
Article 182. Legal representatives of securities companies and securities investment fund management companies
1. A securities company or securities investment fund management company may have 01 or some legal representatives as prescribed by its charter. the charter shall specify the responsibilities, quantity, titles, rights and obligations of each legal representative. To be specific:
a) In case the securities company or securities investment fund management company has 01 legal representative, the President of the Board of Directors, President of the Board of Members, Director/General Director shall be the legal representative. If this is not specified in the company's charter, the legal representative of the company shall be the President of the Board of Directors, President of the Board of Members or President of the company;
b) In case the securities company or securities investment fund management company has more than one legal representative, the President of the Board of Directors, President of the Board of Members and the Director/General Director shall be the legal representatives. The company shall register the legal representatives with SSC. The registered legal representatives shall provide documents and work with SSC.
2. The application for change of legal representative shall contain:
a) The application form No. 69 in the Appendix hereof;
b) In case the legal representative is changed without changing the title: the decision of the Board of Directors, Board of Members, the company’s owner on designation, dismissal of the President of the Board of Directors, President of the Board of Members, the company’s President or Director/General Director and personal information form No. 67 in the Appendix hereof; the designated person’s judicial record that is issued within 06 months before the application is submitted;
c) In case of change to the title of the legal representative: The decision of the GMS, Board of Members or the company’s owner to change the title of the legal representative, revisions to the company's charter and the documents specified in Point b of this Clause;
c) In case of change to personal information of the legal representative: The personal information sheet according to Form No. 67 in the Appendix hereof.
Article 183. Application for change of name, headquarters address, capital provided for the branch, branch manager, representative office manager of a foreign securities company or foreign fund management company
1. The application form No. 69 in the Appendix hereof.
2. The decision on the changes of the competent authority according to the charter of the foreign securities company.
3. The certification of increase in capital in case of increase in provided capital.
4. The report on decrease in capital or the financial statement audited by an accredited audit organization in case of decrease in capital.
5. The documents specified in Clause 3 Article 176 of this Decree in case of change to address of the headquarters or representative office.
6. The personal information sheet according to Form No. 67 in the Appendix; the judicial record of the representative office manager which is issued within the last 06 months before the application is submitted in case of change of the branch or representative office manager.
Article 184. Extension of operating duration of representative offices in Vietnam of foreign securities companies and fund management companies
1. The operating duration of a representative office in Vietnam of a foreign securities company or foreign fund management company will be extended if the conditions specified in Clause 1 Article 78 of the Law on Securities are satisfied and it has not incurred administrative penalties for violations against regulations on securities and the securities market over the last 06 years before the application is received by SSC.
2. At least 30 days before the expiration date of the representative office registration certificate, the foreign securities organization shall submit the application for extension to SSC. The application shall contain:
a) The application form No. 69 in the Appendix hereof;
b) The decision on extension of operating duration of the representative office issued by a competent authority according to the company's charter;
b) In case of changes to the representative office registration certificate: the documents specified in Article 178 of this Decree.
Article 185. Application for change of name, headquarters address of foreign securities organizations with branches and representative offices in Vietnam
1. The application form No. 69 in the Appendix hereof.
2. The Certificate of Enterprise Registration or equivalent documents issued by competent authorities proving the changes.
Article 186. Procedures for issuing, revising the license for establishment and securities operation and certificate of operation registration
1. SSC shall carry out an inspection at the premises of the securities company, securities investment fund management company, branch in Vietnam of foreign securities company or foreign fund management company in case of change of headquarters address, addition of proprietary trading operations, securities brokerage before issuing or revising the license for establishment and securities operation.
2. Procedures for issuance of the license for establishment and securities operation:
a) Within 20 days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall send a written request for completion of facilities, freezing of contributed capital and preparation of personnel. The shareholders, contributing members, owner of the company may use contributed capital to invest in facilities. The remainder of contributed capital shall be frozen in an account opened at a clearing bank, which will only be unfrozen after the license for establishment and securities operation is issued;
b) If SSC’s request is not fulfilled within 03 months from the day on which it is received, SSC is entitled to reject the application;
c) Within 05 working days from the written certification of frozen capital, the inspection record and other valid documents, SSC shall issue the license for establishment and securities operation. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation.
3. Procedures for issuance of the certificate of representative office registration:
a) Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall issue the certificate of representative office registration. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation;
b) Within 15 days from the official inauguration date, the representative office shall submit Form No. 71 in the Appendix hereof to SSC.
4. In case of addition or removal of securities operations, change of name, headquarters location, charter capital, legal representative, branch or representative office manager, replacement of the license for establishment and securities operation, within 07 working days from the receipt of the satisfactory application and the inspection record mentioned in Clause 1 of this Article, SSC shall issue the revised license or certificate and, in case of termination of securities brokerage, the decision to revoke the certificate of securities depository registration and the certificate of eligibility to provide securities clearing and settlement services. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation.
Section 2. Operations of SECURITIES COMPANIES, SECURITIES INVESTMENT FUND MANAGEMENT COMPANIES, BRANCHES IN VIETNAM OF FOREIGN SECURITIES COMPANIES AND FUND MANAGEMENT COMPANIES
Article 187. Issuance, offering of shares, increase in charter capital of securities companies, securities investment fund management companies, branches in Vietnam of foreign securities companies and fund management companies
1. securities companies, securities investment fund management companies, branches in Vietnam of foreign securities companies and fund management companies must not increase charter capital before securities operations are officially started.
2. The increase in charter capital must ensure that:
a) The conditions for and regulations on public offering and issuance of securities; private placement of securities are complied with in case of capital increase by offering or issuance;
b) The undistributed post-tax profit is sufficient to pay dividends according to the latest financial statement which is audited by an accredited audit organization in case of scrip issue;
c) In case of share issuance to increase share capital from equity, issuance of ESOP shares, the equity must be sufficient to increase capital according to the latest financial statement which is audited by an accredited audit organization, including the following sources: share premium, development investment fund; undistributed post-tax profit; other funds (if any) used for increasing charter capital as prescribed by law;
d) Contributed capital/share capital under agreements between the company and the creditors shall be the debts that are presented in the latest annual financial statement which is audited or examined and approved by the General Meeting of Shareholders, Board of Members, the company’s owner;
dd) The merger of securities companies, other securities investment fund management companies has been approved by SSC in accordance with Article 207 of this Decree.
3. a) Before increasing charter capital, the securities company or fund management company that is a limited liability company, branch in Vietnam of a foreign securities company or foreign fund management company shall submit an application for registration to SSC, which shall contain:
a) The application form No. 72 in the Appendix hereof;
b) The decision of the Board of Members or the company’s owner to increase capital and the plan for capital raising; the decision of a competent authority of the foreign securities organization on provision of additional capital for its branch in Vietnam;
c) The list of new contributing capitals, members contributing at least 5% of charter capital according to Form No. 68 in the Appendix hereof.
4. Before making an offering or issuance to increase charter capital, the securities company or fund management company that is a joint stock company shall submit an application for registration to SSC, which shall contain:
a) The documents specified in Article 43 of this Decree in case of private placement;
b) If the securities company or securities investment fund management company is not a public company offering shares to existing shareholders according to their holdings, the app shall contain: the application form No. 73 in the Appendix hereof, the decision of the General Meeting of Shareholders to approve the issuance plan and the plan to use the revenue generated by the offering; the documents specified in Clauses 4, 5, 7, 8, 9 Article 43 of this Decree;
c) A securities company or securities investment fund management company that makes a public securities offering, or other kinds of offering or issuance to increase actual capital shall apply the same regulations that apply to public companies.
5. Settlement of shares that are not subscribed or paid for by investors, fractional shares in the cases specified in Clause 4 of this Article shall be carried out in accordance with Article 42 of this Decree.
6. Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application as prescribed in Clause 3 of this Article, SSC shall send a written response to the securities company, securities investment fund management company, or branch of the foreign securities company or foreign fund management company.
7. Procedures for registration of offering and issuance mentioned in Clause 4 of this Article shall be the same as procedures to be followed by public companies.
8. A securities company or securities investment fund management company that makes an offering or issuance according to Clause 4 of this Article shall submit reports as if it is a public company.
9. Within 07 working days after charter capital is increased, the company shall apply for the revised license for establishment and securities operation in accordance with Article 174 and Article 181 of this Decree.
Article 188. Decrease in charter capital of securities companies, securities investment fund management companies, branches in Vietnam of foreign securities companies and foreign fund management companies
1. Decrease in charter capital of securities companies, securities investment fund management companies, branches in Vietnam of foreign securities companies and foreign fund management companies shall comply with regulations of the Law on Enterprises and satisfy the following conditions:
a) The remaining equity after the decrease does not fall below the level specified in Article 175 of this Decree;
b) Liquidity ratio after decrease is at least 180%;
c) The internal between the capital decreases must be at least 12 months;
d) For securities companies and securities investment fund management companies that are joint stock companies, the conditions shall include repurchase of their own shares as prescribed in Article 36 of the Law on Securities;
dd) Regulations on foreign ownership ratio specified in Article 77 of the Law on Securities are complied with.
2. a) Before decreasing charter capital, the securities company or fund management company that is a limited liability company, branch in Vietnam of a foreign securities company or foreign fund management company shall submit an application for registration to SSC, which shall contain:
a) The application form No. 72 in the Appendix hereof;
b) The decision of the Board of Members or the company’s owner to increase capital and the plan for capital decrease, which must comply with regulations on foreign ownership ratio;
c) The decision of the Board of Directors, the Board of Members to approve the plan for repurchase of shares or return of contributed capital;
d) For securities companies and securities investment fund management companies that are public companies repurchasing their own shares, the application shall include the documents specified in Clause 1 Article 37 of the Law on Securities.
3. Securities companies and securities investment fund management companies that are public companies repurchasing their own shares shall follow the procedures specified in Clause 8 Article 36 and Article 37 of the Law on Securities.
4. Within 07 working days from the receipt of the application specified in Clause 2 of this Article, SSC shall issue a written response. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation.
5. After the notification of SSC is received, procedures for capital decrease shall be followed as follows:
a) Securities companies, securities investment fund management companies that are limited liability companies shall follow the procedures specified in the Law on Enterprises;
b) Securities companies, securities investment fund management companies that are joint stock companies shall follow the procedures applied to public companies;
c) Branches in Vietnam of foreign securities companies and foreign fund management companies shall comply with foreign exchange laws.
6. Within 10 working days from the from the day on which repurchase of shares, return of contributed capital, transfer of contributed capital to the parent company is completed, the securities company, securities investment fund management company, or branch of the foreign securities company or foreign fund management company shall follow procedures for revising its license for establishment and securities operation specified in Article 174 and Article 181 of this Decree.
Article 189. Overseas offering and listing of securities companies and securities investment fund management companies
1. Conditions, documentation, procedures for approving overseas securities offering by subsidiary companies and securities investment fund management companies that are joint stock companies and limited liability companies shall comply with Section 6 Chapter II of this Decree.
2. Conditions, documentation, procedures for approving listing of securities offering of subsidiary companies and securities investment fund management companies at foreign Stock Exchanges shall comply with Section 4 Chapter III of this Decree.
Article 190. Conditions for establishment, addition of operations of domestic branches of securities companies and securities investment fund management companies
1. Branches of a securities company or securities investment fund management company may only perform authorized operations among the licensed operations of the company. Branches of a fund management company may only provide securities investment advisory services.
2. Conditions for establishment, addition of operations of domestic branches of securities companies and securities investment fund management companies:
a) The conditions for business operation of the headquarters, existing branches and transaction offices are maintained;
b) It is not facing warning, control, special control or suspension as prescribed by law;
c) It does not incurred administrative penalties for violations against regulations on securities and the securities market over the last 06 months before the application is received by SSC;
d) There are premises and equipment serving securities business at the branch;
dd) The branch manager has a securities practicing certificate that is suitable for the operations of the branch; satisfies the standards specified in Point a and Point d Clause 5 Article 74 of the Law on Securities or Points, a, c, d Clause 5 Article 75 of the Law on Securities. At least 02 employees have the securities practicing certificates that are suitable for the operations of the branch.
Article 191. Conditions for establishment of domestic transaction offices of securities companies
1. The conditions specified in Points a, b, c Clause 2 Article 190 of this Decree are satisfied.
2. There are at least 02 securities practitioners working at the transaction office.
3. The transaction office is located within the province where the securities company’s headquarters or branch is located.
4. The transaction office only assists in provision of securities brokerage, securities investment advisory and securities depositing services by the headquarters or a branch to which the transaction office is affiliated.
Article 192. Conditions for establishment of domestic representative offices of securities companies and securities investment fund management companies
1. Representative offices are affiliated units of securities companies and securities investment fund management companies. Conditions for establishment of representative offices of securities companies and securities investment fund management companies:
a) The conditions specified in Points a, b, c Clause 2 Article 190 of this Decree are satisfied;
b) The representative office has its own premises.
2. A representative office must not conduct business operation, activities relevant to securities transaction, management of assets of trustors, provision of investment advisory services; must not directly or indirectly conclude business contracts. The scope of operation of a representative office shall include one, some or all of the following operations:
a) Communications and market survey;
b) Development of cooperative projects in the field of securities and securities market where the representative office is located;
c) Supervise execution of projects and concluded contracts that are relevant to the company’s business lines.
Article 193. Application for establishment of a domestic branch, subsidiary company, representative office of a securities company or securities investment fund management company
1. The application form No. 75 or 76 in the Appendix hereof.
2. The decision of the Board of Directors, Board of Members or the company’s owner on establishment of the branch, transaction office, representative office or addition of securities operations.
3. The premises lease contract; documents proving the right to own or use the premises; description of property according to Form No. 65 in the Appendix hereof.
4. The list of personnel, personal information sheets according to Form No. 66 in the Appendix hereof; the judicial record of the branch manager which is issued within the last 06 months before the application is submitted and personal information sheet according to form No. 67 in the Appendix hereof.
Article 194. Application for termination of operations, shutdown of a domestic branch, subsidiary company, representative office of a securities company or securities investment fund management company
1. The application form No. 75 or 76 in the Appendix hereof.
2. The decision of the Board of Directors, Board of Members or the company’s owner on shutdown of the branch, transaction office, representative office or removal of securities operations.
3. The plan for settlement of effective contracts with clients according to form No. 84 in the Appendix hereof, which specify the disclosure of information, notifying clients of the removal of operations or shutdown of the domestic branch or transaction office, and the time limit of at least 15 days for finalization of the clients’ accounts.
Article 195. Conditions for establishment of an overseas branch, subsidiary company, representative office of a securities company or securities investment fund management company
1. The conditions specified in Points a, b, c Clause 2 Article 190 of this Decree are satisfied.
2. There is a plan for establishment of the overseas branch, subsidiary company or representative office which is approved by the GMS, the Board of Members or the company’s owner.
3. Financial safety ratios are maintained after capital is provided for the overseas branch, subsidiary company or representative office.
4. Equity is still greater than the minimum charter capital specified in Article 175 of this Decree after capital is provided for the overseas branch, subsidiary company or representative office.
Article 196. Application for permission for establishment, shutdown of an overseas branch, subsidiary company, representative office of a securities company or securities investment fund management company
1. The application form No. 74 or 75 in the Appendix hereof.
2. The resolution of the GMS, Board of Members or the company’s owner on approval for the establishment or shutdown of the overseas branch, subsidiary company or representative office, which contain the estimated capital, sources of capital, partners to the establishment of the subsidiary company (if any), contents and scope of operation, business plan in case of establishment; contract settlement plan in case of shutdown.
Article 197. Application for change of name, location of a branch, transaction office, representative office of a securities company or securities investment fund management company
1. The application form No. 76 in the Appendix hereof.
2. The decision of the Board of Directors, Board of Members or the company’s owner on the change of name, location of the branch, transaction office, representative office or branch manager.
3. In case of change of location, the description of property according to Form No. 65 in the Appendix hereof; the premises lease contract, documents proving the right to own or use the premises.
4. In case of change of the branch manager, the personal information sheets according to Form No. 67 in the Appendix hereof; the judicial record of the branch manager which is issued within the last 06 months before the application is submitted.
Article 198. Conditions for provision of margin trading services and advance payment for securities
1. A securities company may provide margin trading services or advance payment for securities if the following conditions are satisfied:
a) It is licensed to provide securities brokerage services and its Board of Directors, Board of Members or owner approves the provision of margin trading services or advance payment for securities;
b) It is not facing warning, being put under control, special control, suspension or termination, or undergoing consolidation, merger, dissolution or bankruptcy;
c) The ratio of total debt to equity is conformable with regulations of the Ministry of Finance; equity is not smaller than the minimum charter capital specified in Article 175 of this Decree;
d) The liquidity ratio reaches at least 180% in the last 06 months before the application is submitted.
dd) The company has a system for provision of margin trading services, supervision of margin accounts, management of money deposited for securities trading; processes for risk management and control of margin trading.
2. SSC is entitled to grant approval for provision of margin trading services and advance payment for securities with the securities put up as collateral according to instructions of the Ministry of Finance.
Article 199. Conditions for provision of securities lending services
1. A securities company may provide securities lending when the following conditions are satisfied:
a) It is licensed to provide securities brokerage services and its Board of Directors, Board of Members or owner approves the provision of securities lending services;
b) The conditions specified in Points b, c Clause 1 Article 198 of this Decree are satisfied;
c) It has a system for provision of securities lending services, supervision of borrowers’ accounts, a system for investor-specific management of money deposited for securities trading; processes for risk management and control of securities lending.
d) The liquidity ratio reaches at least 220% in the last 06 months before the application is submitted.
2. A securities company may provide day trading services when the conditions for provision of securities lending services are satisfied.
3. SSC is entitled to grant approval for provision of securities lending services according to the list of lendable securities promulgated by the Ministry of Finance, except government bonds.
Article 200. Conditions for a securities company to cooperate with credit institutions in provision of margin trading services and advance payment for securities
1. It is licensed to provide securities brokerage services and its Board of Directors, Board of Members or owner approves the provision of margin trading services or advance payment for securities in cooperation with other credit institutions.
2. It is not undergoing termination, suspension, consolidation, merger, dissolution or bankruptcy.
3. There are contracts on principle with the Vietnamese credit institutions for provision of margin trading services and advance payment for securities, which specify responsibilities of the parties, lending ratios, pledged securities as prescribed by law.
Article 201. Conditions for provision of online securities trading services by securities companies
1. The securities company is a member of the Stock Exchange and it’s the provision of online securities trading services is approved by its Board of Directors, Board of Members or owner.
2. There is personnel to operate the trading system; technical solutions for assurance of safety of the system and data storage and failure prevention as instructed by the Ministry of Finance.
3. The conditions specified in Clause 2 Article 200 of this Decree are satisfied;
4. Online securities trading services are directed provided for investors.
Article 202. Offering financial products
1. Conditions for an issuing organization to offer financial products:
a) It is a securities company that is licensed for proprietary trading;
b) Its charter capital and equity is at least 1.000 billion VND according to the latest audited financial statement;
c) It is not being suspended, terminated or undergoing consolidation, merger, dissolution or bankruptcy; it does not incur any administrative penalties for violations against regulations on securities and the Prime Minister in the last 06 months before the application is received by SSC;
d) The latest annual financial statement which is audited by an accredited audit organization with unqualified opinions or qualified opinions that do not affect the eligibility for offering; the issuer has explanatory documents and confirmation from the audit organization about the impacts of the qualified opinions;
dd) The decision of the GMS, Board of Members or the company’s owner to approve the offering of financial products;
e) Obligations to pay for the financial products are fulfilled.
2. The Ministry of Finance shall provide guidelines for financial products, documentation and procedures for offering of financial products, underlying securities, limits on offering of financial products and transaction of financial products, implementation method, market making, risk management, protection of interests of financial product owners, product introduction, reporting and information disclosure by issuers, reporting and information disclosure by depository banks.
Article 203. Application for approval for service provision by a securities company
1. The application form No. 77 in the Appendix hereof.
2. The decision of the company’s Board of Directors, Board of Members or owner to approve the provision of services for which the company is qualified according to Articles 198, 199, 200, 201 of this Decree.
3. The decision issued by a competent authority on operational, internal control, risk management processes.
4. In case of margin trading services and advance payment for securities, the application shall include description of the trading system serving margin trading, supervision of margin accounts; the system for investor-specific management of money deposited for securities trading at the banks.
5. In case of securities lending, the application shall include description of the trading system serving securities lending, supervision of borrowers’ accounts; the system for investor-specific management of money deposited for securities trading at the banks.
6. In the case of online trading services, the application shall include the decision to approve the membership, result of system inspection by the Stock Exchange and the documents specified in Clause 2 Article 201 of this Decree.
Article 204. Termination of service provision
1. A securities company may voluntarily terminate service provision after it is approved by SSC. The application for termination shall include:
a) The application form No. 77 in the Appendix hereof;
b) The decision of the Board of Directors, Board of Members or the company’s owner to approve the termination of service provision;
c) The plan for settlement of effective contracts according to form No. 84 in the Appendix hereof.
2. The securities company that fails to maintain fulfillment of any of the conditions specified in Articles, 198, 199, 200, 201 of this Decree will not be allowed to sign new contracts and renew contracts for the services being provided.
3. Within 04 months from the date of failure to maintain fulfillment of any of the conditions specified in Articles, 198, 199, 200, 201 of this Decree, SSC shall issue a decision to terminate provision of services of the securities company.
Article 205. Procedures for approving operations subject to approval by SSC
1. In case of establishment of a branch or representative office, addition of securities brokerage, proprietary trading operation at the branch, provision of online securities trading service, relocation of a domestic branch or transaction office of a securities company or securities investment fund management company:
a) Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application as prescribed in Article 193, 197 or 203 of this Decree, SSC shall send a written response to the applying company regarding its facilities;
b) Within 07 days from the day on which the applying company completes its facilities and sends a notification to SSC, SSC shall carry out inspections at the company’s headquarters, domestic branch transaction office before granting approval;
c) Within 07 working days from the day on which the inspection result mentioned in Point b of this Clause is available, SSC shall decide whether to grant approval, or reject the application and provide explanation.
2. In addition to the cases specified in Clause 1 of this Article, within 07 working days from the receipt of the satisfactory application as prescribed in Article 193, 194, 196, 197 203, Clause 1 Article 204 of this Decree, SSC shall decide whether to grant approval, or reject the application and provide explanation.
3. The domestic branch, transaction office or representative office of the securities company or securities investment fund management company shall start operating within 03 months from the day on which approval is granted by SSC. Otherwise, SSC will revoke the establishment decision.
4. In case the domestic branch, transaction office or representative office terminates service provision, within 15 days from the termination date, the securities company or securities investment fund management company shall submit a report according to form No. 70 or 78 in the Appendix hereof and send the original copy of the decision on approval for establishment of the branch, transaction office or representative office, approval for service provision to SSC. Within 05 working days from the day on which the report is received, SSC shall issue the decision to revoke the approval.
Section 3. REORGANIZATION, SUSPENSION, REVOCATION OF LICENSES FOR ESTABLISHMENT AND SECURITIES OPERATION AND CERTIFICATES OF REPRESENTATIVE OFFICE REGISTRATION
Article 206. Conditions for reorganization of a securities company or securities investment fund management company
1. The reorganization and reorganization plan are approved by the company’s GMS, Board of Members or owner.
2. The securities company that is established after reorganization shall satisfy the conditions specified in Clause 1, Point c Clause 2, Clause 4, Clause 5 Article 74 of the Law on Securities. The securities investment fund management company established after reorganization shall satisfy the conditions specified in Clause 1, Point c Clause 2, Clause 4, Clause 5 Article 75 of the Law on Securities.
3. In case a securities company or securities investment fund management company is converted into a single-member limited liability company after reorganization, it shall comply with Point a Clause 3 Article 74, Point a Clause 3 Article 75 of the Law on Securities.
4. The reorganization shall comply with relevant laws.
Article 207. Documentation and procedures for reorganization of a securities company or securities investment fund management company
1. The application for approval for reorganization shall include:
a) The application form No. 79 in the Appendix hereof;
b) The minutes of meeting, the decision of the GMS, Board of Members or the company’s owner on reorganization of the company;
c) The contract on principle in case of consolidation or merger according to form No. 80 in the Appendix hereof;
d) The reorganization that has been approved by the company’s GMS, Board of Members or owner according to form No. 81 in the Appendix hereof;
dd) Documents proving conformity with Clause 2, Clause 3 Article 206 of this Decree.
2. Within 30 days from the receipt of the satisfactory application as prescribed in Clause 1 of this Article, SSC shall decide whether to approve the reorganization, or reject the application and provide explanation.
3. Reorganization of securities companies and securities investment fund management companies shall comply with the Law on Enterprises. In case reorganization is combined with private placement of shares or public offering of shares, the securities company or securities investment fund management company shall comply with relevant regulations on offering.
4. After merger, the securities company or securities investment fund management company shall follow procedures for revising the license for establishment and securities operation specified in Article 174 of this Decree.
5. The securities company or securities investment fund management company that is established after consolidation or conversion shall apply for reissuance of the license for establishment and securities operation. The application for reissuance of the license for establishment and securities operation shall contain:
a) The application form No. 82 in the Appendix hereof;
b) The report on implementation of the reorganization plan, including the list of shareholders, contributing members of the company after reorganization according to form No. 68 in the Appendix hereof (if any);
c) Documents proving the right to own or use the premises; description of property according to Form No. 65 in the Appendix hereof;
d) The list of Director/General Director and securities practitioners at the headquarters and in the network according to form No. 66 in the Appendix hereof, personal information sheets of the General Director/Director and branch managers according to Form No. 67 in the Appendix hereof, judicial records of the General Director/Director and branch managers which must be issued within 06 months before the application is submitted;
dd) Confirmation of the increase in capital (if any) by the bank where the escrow account is opened or the equity report audited by an accredited audit organization;
e) The draft charter of the company after conversion or consolidation;
g) The original copy of the license for securities operation of the reorganized company.
6. SSC shall carry out an inspection at the premises of the company in case of relocation of the headquarters after consolidation or conversion or there are issues about the premises of the company that need clarifying.
7. Within 30 days from day on which the satisfactory application prescribed in Clause 5 of this Article is received and the inspection result is available, SSC shall decide whether to issue the license for establishment and securities operation, or reject the application and provide explanation.
8. The branches, transaction offices, representative offices of the new securities company or securities investment fund management company that is established after reorganization shall have the decisions on their establishment revised in accordance with Article 174, 197, 205 of this Decree or have to be shutdown according to Article 194, 196, 205 of this Decree.
Article 208. Conditions for suspension of securities companies, securities investment fund management companies, branches in Vietnam of foreign securities companies and fund management companies
1. The suspension of securities companies, securities investment fund management companies, branches in Vietnam of foreign securities companies and fund management companies must not affect the interests of their clients (if any).
2. The suspension duration must not exceed 90 days. If the suspension lasts longer than 90 days, SSC will receive the license for establishment and securities operation and relevant establishment decisions.
3. There must be a plan for suspension and settlement of effective contracts with the clients according to form No. 84 in the Appendix hereof. This plan must be approved by a competent authority.
Article 209. Procedures for suspension of securities companies, securities investment fund management companies, branches in Vietnam of foreign securities companies and fund management companies
1. The application for approval for suspension shall include:
a) The application form No. 83 in the Appendix hereof;
b) The decision on suspension issued by a competent authority;
c) The plan for settlement of effective contracts according to form No. 84 in the Appendix hereof; records on finalization of effective contracts with trustors or documents confirming that the fund management company has transferred the rights and responsibility for management of trust assets to the substitute fund management company.
2. Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application as prescribed in Clause 1 of this Article, SSC shall decide whether to issue a decision to approve the suspension, or reject the application and provide explanation.
3. The securities company or Vietnamese branch of the foreign securities company shall report to SSC within 24 hours after resumption of operation of the headquarters, branch or transaction office.
4. The company or branch shall submit a report and relevant documents proving conformity with Clause 1 Article 85 of the Law on Securities to SSC before its operation is resumed.
Article 210. Documentation and procedures for revocation of the license for establishment and securities operation and settlement of assets of clients of securities companies and Vietnamese branches of foreign securities companies
1. Documentation and procedures for revocation of the license for establishment and securities operation in case the securities company or Vietnamese branch of a foreign securities company fails to start operating within 12 months from the day on which the license if issued or all securities operations are terminated according to Clause 2 Article 94 of the Law on Securities:
a) Within 07 working days from the expiration of the period specified in Clause 1 Article 84 of the Law on Securities or from the day on which the securities company or Vietnamese branch of the foreign securities company terminates all securities operations as prescribed in Clause 2 Article 94 of the Law on Securities, SSC shall issue the decision to revoke the license for establishment and securities operation;
b) Securities companies and Vietnamese branches of foreign securities companies shall follow procedures for dissolution specified in the Law on Enterprises.
2. Documentation and procedures for revocation of the license for establishment and securities operation in case the securities company or Vietnamese branch of a foreign securities company fails to resume operation upon expiration of the suspension period; in case the Vietnamese branch fails to rectify the causes for suspension specified in Point b and Point d Clause 1 Article 94 of the Law on Securities within 06 months from the suspension date; the securities company or Vietnamese branch of a foreign securities company fails to rectify the violations specified in Point a and Point c Clause 1 Article 94 of the Law on Securities within 60 days from the suspension date; the securities company is dissolved; the revocation of the license is requested in writing:
a) Within 07 working days from the day on which the securities company or Vietnamese branch of the foreign securities company issues the dissolution decision or submit the written request for revocation of the license for establishment and securities operation, or the license has to be revoked, SSC shall issue a decision to terminate all licensed operations of the company or branch in order to revoke the license for establishment and securities operation;
b) Within 24 hours from the receipt of SSC’s decision, the company or branch shall disclose information about this decision and shall terminate the licensed operations, stop signing new contracts that are relevant to its operations;
c) Within 07 working days from the day on which the securities company receives the decision from SSC, its Board of Directors, Board of Members shall convene the ad hoc GMS or Member Assembly to ratify the dissolution and plan the settlement of debts and persons with relevant interests and duties. Within 24 hours from the day on which the decision on dissolution is issued, the securities company shall disclose information about the dissolution and settlement of debts.
d) Within 15 days from the receipt of SSC’s decision, the company or branch shall send SSC the plan for settlement of proprietary trading accounts, effective contracts with its clients according to form No. 84 in the Appendix hereof. The securities company shall implement this plan within 45 days;
dd) In case the legal representative of the securities company has limited capacity or incapacitated, the other members of the Board of Directors, Board of Members or Board of Controllers (if the securities company has no other members of the Board of Directors, Board of Members) of the company shall appoint a member of the Board of Directors or Controller to complete the procedures for transferring assets to clients;
e) Within 05 working days from the day on which the plan mentioned in Point d of this Clause is completed, the company or branch shall send SSC the report on implementation of the plan according form No. 70 in the Appendix hereof, the decisions on revocation of membership of the Stock Exchange and VSDCC;
g) Within 07 working days from the day on which SSC receives the report mentioned in Point e of this Clause, SSC shall issue the decision to revoke the license for establishment and securities operation;
h) The securities company shall follow procedures for dissolution specified in the Law on Enterprises.
3. Procedures for revocation of the license for establishment and securities operation in case of bankruptcy:
a) Within 24 hours after the securities company receives the decision to file for bankruptcy or the decision to declare bankrupt under simplified procedures specified in Clause 1 Article 105 of the Law on Bankruptcy, the securities company shall disclose information about these decisions;
b) Within 05 working days from the date of information disclosure mentioned in Point a of this Clause, the securities company shall prepare a plan for settlement of proprietary trading accounts and contracts with clients according to Point d Clause 2 of this Article;
c) The securities company shall settle its clients’ accounts in following the procedures specified in Point d Clause 2 of this Article;
d) The securities company shall follow procedures for bankruptcy specified in the Law on Enterprises;
dd) Within 30 working days from the day on which SSC receives the decision to declare bankrupt, SSC shall issue the decision to revoke the license for establishment and securities operation,
4. Procedures for revocation of the license for establishment and securities operation in case of consolidation and merger specified in Point dd Clause 1 Article 95 of the Law on Securities:
SSC shall issue the decision to revoke the licenses for establishment and securities operation of the consolidating companies or the acquired company and reissue the license for establishment and securities operation to the consolidated company in accordance with Clause 5 Article 207 of this Decree, or revise the license for establishment and securities operation of the acquiring company in accordance with Clause 1 Article 174 of this Decree.
5. SSC shall disclose information about the revocation of the licenses for establishment and securities operation, request the business registration authorities to revoke relevant Certificates of Enterprise Registration of the securities companies and Vietnamese branches of securities companies.
Article 211. Procedures for dissolution, revocation of licenses for establishment and securities operation of securities investment fund management companies and Vietnamese branches of foreign fund management companies
1. A securities investment fund management company or Vietnamese branch of a foreign fund management company will be dissolved in the following cases:
a) The operating period specified in the company’s charter expires and is not extended;
b) The dissolution is voluntary under a decision of the GMS, Board of Members or the company’s owner or the foreign securities organization;
c) The license for establishment and securities operation is revoked according to Clause 1 Article 95 of the Law on Securities;
d) Other cases specified in the Law on Enterprises.
2. A fund management company will only be dissolved when all of its debts and liabilities are paid.
3. The application for approval for dissolution shall include:
a) The application from for approval for dissolution;
b) The minutes of meeting and resolution of the GMS, Board of Members or decision of the owner of the company or decision of the foreign securities organization to approve the dissolution, the plan for dissolution of the securities investment fund management company or Vietnamese branch of the foreign fund management company. The dissolution plan must include the plan for settlement of obligations under effective contracts, employment contracts and is enclosed with the list of prospective substitute fund management companies.
4. Within 20 days from the receipt of the satisfactory application as prescribed in Clause 3 of this Article, SSC shall decide whether to issue a document to approve the dissolution, or reject the application and provide explanation.
5. Procedures for liquidation and division of assets among shareholders/contributing members shall comply with regulations of law on dissolution of enterprises.
6. Within 10 days from the day on which the liquidation of assets is completed, all debts are paid and assets are distributed among shareholders/contributing members, the company’s legal representative shall submit the following documents to SSC:
a) A report on liquidation of the company’s assets, debt payment and fulfillment of other financial obligations to creditors, other persons with relevant interests and duties, including liabilities to the State, tax debts and social insurance debts. The report shall be enclosed with the list of creditors, paid debts; list of shareholders/contributing members, capital contribution ratios, amount, volume of assets;
b) A report confirmed by the depository banks, supervisory banks, representative board of the fund, Board of Directors of the investment company, trustors on finalization of contracts enclosed with contract finalization records confirmed by the depository banks and supervisory banks; documents about dissolution of the fund according to regulations of law on establishment and management of securities investment funds.
In case of transfer of rights, responsibilities and investment portfolios of the fund, investment company, trustors to the substitute securities investment fund management company, the report shall be enclosed with documents about the transfer of rights and obligations to the trustors to the substitute securities investment fund management company that are confirmed by the old and new supervisory banks and depository banks;
c) The list of employees and employees’ rights that have been settled;
d) A written confirmation from the tax authority that tax obligations have been fulfilled; written confirmation from a competent authority that the seal has been submitted; the original copy of the license for establishment and securities operation and the revised licenses.
7. Within 15 days from the receipt of the satisfactory application as prescribed in Clause 6 of this Article, SSC shall issue the decision to revoke the license for establishment and securities operation. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation.
8. Members of the Board of Directors, Board of Members, Board of Controllers (if any), Director/General Director shall be responsible for the truthfulness and accuracy of the application for dissolution. In case the application contains inaccurate information or fraudulent documents, these individuals shall be jointly responsible for payment of outstanding debts and financial obligations originating from unsettled interests of the employees, take legal responsibility for the consequences that occur within 03 years from the day on which the application is submitted to SSC.
9. Procedures for revocation of the license for establishment and securities operation in the cases specified in Points a, b, c, d, Clause 1 Article 95 of the Law on Securities:
a) Within 30 days from the date of occurrence of the events that leads to mandatory revocation of the license for establishment and securities operation, SSC shall issue the decision to terminate all licensed operations of the securities investment fund management company or Vietnamese branch of the foreign fund management company in order to initiate procedures for revocation of the license for establishment and securities operation;
b) From the effective date of the decision on termination, the company or branch shall immediately implement Clause 3 Article 95 of the Law on Securities; must not sign, renew business contracts or any contracts that are relevant to the company’s business operation, except contracts serving its shutdown; stop providing transaction, management of assets, securities investment advisory services for clients and partners; hand over responsibility for management and trust assets to the substitute securities investment fund as requested by the clients, Investor Assembly and relevant regulations of law;
c) Within 15 days from the date of shutdown, the company or branch shall submit a report to SSC which must bear confirmation by the depository banks and supervisory banks of investment portfolio of each trustor, fund and investment company;
d) Within 45 working days from the date of shutdown, the company or branch shall: notify and survey the trustors, Investor Assembly, GMS of the investment company about settlement of investment portfolio accounts (close or transfer); transfer the balance and securities to the trustors that open transaction accounts, trustors, Investor Assembly of the fund, the GMS of the investment company; finalize contracts, hand over responsibility to the substitute company, the consolidated company or the acquiring company; hold meetings of the GMS or Board of Members, seek opinions of the company’s owner about the company’s dissolution or bankruptcy plan;
dd) Within 60 working days from the date of shutdown, the company or branch shall submit a report to SSC about settlement and transfer of all asset management rights and obligations to the substitute fund management company together with contract finalization records; or the 3-party contract for transfer of investment portfolio management rights and obligations to the substitute company (signed by the trustors and the companies); the plan for settlement of assets in dispute (if any) that occur from licensed securities operations;
e) Within 06 working days from the receipt of the report mentioned in Point dd, SSC shall send a document requesting the company or branch and relevant parties to initiate the dissolution or bankruptcy procedures specified in Article 96 of the Law on Securities. In case of dissolution, the procedures specified in Clauses 5, 6, 7 and 8 of this Article shall apply.
10. Procedures for revocation of the license for establishment and securities operation in case of consolidation, full division, partial division, acquisition and bankruptcy specified in Point dd Clause 1 Article 95 of the Law on Securities:
a) Within 07 working days from the day on which the competent authority’s decision on bankruptcy is received, the legal representative of the securities investment fund management company or the manager of the Vietnamese branch of the foreign fund management company shall send the original copy of the license for establishment and securities operation and all documents that are relevant to the bankruptcy to SSC. Within 30 days from the receipt of adequate and satisfactory documents, SSC shall issue the decision on revocation of the license for establishment and securities operation;
b) SSC shall issue the decision on revocation of the license for establishment and securities operation of the consolidating/divided/acquired company together with issuance of the license for establishment and securities operation to the fund management company that is established after the division/consolidation/acquisition.
Article 212. Documentation and procedures for revocation of the certificate of registration of Vietnamese representative offices of foreign securities companies and foreign fund management companies
1. The Vietnamese representative office of a foreign securities company or foreign fund management company shall have its certificate of representative office registration revoked in the following cases:
a) The revocation is requested by the foreign company;
b) The foreign company or the representative office violates Vietnamese’s regulations of law on foreign exchange management, internal transactions, market manipulations and other transactions that are banned by Vietnam’s securities laws; fail to fulfill tax obligations and other financial obligations to Vietnam’s government;
c) The application for issuance of the certificate of representative office registration contains incorrect information or omits important information;
d) The representative office operates against the certificate of representative office registration or other regulations of law on representative office operation;
dd) The representative office fails to submit reports at the request of SSC;
e) The foreign company is shut down, bankrupt or dissolved; the foreign company is divided, acquired or consolidated and the new company that is established after the division, acquisition or consolidation wishes to shut down the Vietnamese representative office;
g) The representative office fails to start operating within 12 months from the issuance date of the certificate of representative office registration.
2. In case a representative office is shut down as prescribed in Point a Clause 1 of this Article, at least 30 days before the date of shutdown, the foreign company shall submit the application for shutdown of representative office to SSC. The application shall contain:
a) The notification of the shutdown of the representative office;
b) The shutdown plan which includes: procedures for liquidation of assets, fulfillment of obligations of the representative office; method, time limit and plan for payment of debts, recovery of assets, settlement of duties and interests of relevant organizations and individuals; plan for transfer of money and assets of the representative office back to the home country;
c) The decision of a competent authority of the foreign company on shutdown of the representative office.
3. Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application as prescribed in Clause 2 of this Article or from the date of occurrence of the event that leads to mandatory revocation of the certificate of representative office registration specified in Points b, c, d, dd, e, g Clause 1 of this Article, SSC shall issue the decision on shutdown of the representative office.
4. After receiving the decision mentioned in Clause 3 of this Article, the representative office shall follow the procedures below:
a) Disclose information on information disclosure media of SSC and 01 online newspaper or 03 consecutive issues of a newspaper about the shutdown;
b) Finalize the premises lease contract, employment contracts and other transactions (if any);
c) Fulfill tax obligations and financial obligations to the State in accordance with applicable laws;
d) Pay all debts and obligations to relevant organizations and individuals in Vietnam; fulfill all obligations to relevant organizations and individuals.
5. From the day on which the procedures specified in Clause 4 of this Article are completed, the foreign company shall submit the following documents to SSC:
a) Relevant documents proving that the foreign company has completed all procedures for liquidation, fulfilled all obligations to relevant organizations and individuals as prescribed in Clause 4 of this Article and relevant regulations of law of Vietnam;
b) The original copy of the certificate of representative office registration.
6. Within 07 working days from the receipt of adequate and valid documents specified in Clause 5 of this Article, SSC shall issue the decision to revoke the certificate of representative office registration.
7. After receiving SSC’s decision to revoke the certificate of representative office registration, the foreign company may transfer the remaining assets of the representative office (if any) to the foreign country in accordance with applicable laws.
Section 4. SECURITIES PRACTICE
Article 213. Documentation and procedures for issuance of the securities practicing certificate
1. The securities brokerage certificate will be issued to an individual who:
a) Satisfies the conditions specified in Clause 2 Article 97 of the Law on Securities; and
b) Has securities-related qualifications, including: certificate of basic training in securities and securities market, certificate of training in securities and securities market laws, certificate of training in securities analysis and investment, certificate of training in securities brokerage and securities investment counseling or equivalent certificates.
2. The financial analysis certificate will be issued to an individual who:
a) Satisfies the conditions specified in Clause 1 of this Article; and
b) Has the following qualifications: certificate of training in financial counseling and securities underwriting, certificate of training in financial statement analysis or equivalent certificates.
3. The fund management certificate will be issued to an individual who:
a) Satisfies the conditions specified in Clause 2 of this Article; and
b) Has certificates of training in fund and asset management; and
c) Has at least 03 years’ experience of working in sales, investment, finance, accounting departments of enterprises, organization of finance-, banking-, insurance-, securities-, audit-related activities or has a lawful securities practicing certificate issued overseas;
4. An application for the securities practicing certificate shall contain:
a) The application form No. 85 in the Appendix hereof;
b) The applicant’s personal information sheet according to Form No. 67 in the Appendix which must be prepared within the last 06 months before the application is received by SSC;
c) The judicial record issued by a competent authority within the last 06 months before the application is received by SSC;
d) The applicant’s bachelor’s degree, master’s degree or doctoral degree;
dd) A lawful securities practicing certificate issued overseas or equivalent documents proving that the applicant is lawfully practicing securities in a foreign country; qualifications in securities or equivalent certificates;
e) 02 4x6 cm photos that are taken within the last 06 months before the application is received by SSC;
g) In case of applying for the fund management certificate, the application shall include a document certifying the seniority and position of the applicant issued by the applicant’s current workplace or former workplaces.
5. The application for the securities practicing certificate will not be returned, even if it is rejected.
6. Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall issue the securities practicing certificate and inform the applicant of the fee payable. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation.
7. If the certificate holder fails to pay the fee or receive the certificate within 01 year from the day on which the fee is notified by SSC, SSC will issue a decision to invalidate the certificate issued.
8. The Ministry of Finance shall specify the fees for issuance, reissuance of securities practicing certificates; organization of examinations for securities practicing certificates according to Point d Clause 2 Article 97 of the Law on Securities, qualifications and equivalent certificates specified in Point b Clause 1 and Point b Clause 2 of this Article.
Article 214. Reissuance of the securities practicing certificate
1. The securities practicing certificate will be reissued in the following cases:
a) The certificate is revoked according to Point a or Point c Clause 3 Article 97 of the Law on Securities; is damaged or lost;
b) The applicant’s personal information on the certificate is changed (ID number, passport number, nationality, full name, date of birth).
2. An application for reissuance of the securities practicing certificate shall contain:
a) In case the certificate is revoked according to Point a or Point c Clause 3 Article 97 of the Law on Securities, the documents specified in Clause 4 Article 213 of this Decree;
b) In case the certificate is lost or damaged or the applicant’s personal information on the certificate is changed, the application form No. 85 in the Appendix hereof, the unexpired ID card or passport; 02 4x6 cm photos taken within 06 months before the application is received by SSC; the securities practicing certificate issued by SSC unless it is lost.
3. Procedures for reissuance of the securities practicing certificate shall comply with Clause 6 Article 213 of this Decree.
Article 215. Revocation of the securities practicing certificate
1. The securities practicing certificate will be revoked in the cases specified in c Clause 3 Article 97 of the Law on Securities.
2. Within 30 days from the day on which SSC issues the decision to revoke the securities practicing certificate and publish information about the revocation on its website, the certificate holder shall return the certificate to SSC.
Article 216. Management, supervision of securities practicing certificate holders and their employers
1. SSC shall manage and supervise securities practicing certificate holders as prescribed by law.
2. Securities practice principles:
a) A securities brokerage certificate holder may provide securities brokerage and securities investment advisory services;
b) A financial analysis certificate holder may provide securities brokerage and securities investment advisory services, proprietary trading, securities underwriting;
c) A fund management certificate holder may provide securities brokerage and securities investment advisory services, proprietary trading, securities underwriting, securities investment portfolio management, securities investment fund management;
d) A securities practicing certificate is only valid when its holder is working at a securities company, securities investment fund management company, Vietnamese branch of a foreign securities company or foreign fund management company, or investment company and his/her employment has been notified by the company to SSC;
dd) A person who holds 01 of the 03 securities practicing certificates mentioned in Points a, b, c of this Clause and has certificates of training in derivatives and derivative market may operate within the derivative-related certificates at a securities company or securities investment fund management company;
e) A securities practicing certificate holder may only work at 01 securities-related department at a time.
3. Every securities practicing certificate holder shall submit a report to SSC according to Form No. 86 in the Appendix hereof within 05 working days from the day on which the employment contract with the securities company, securities investment fund management company, Vietnamese branch of the foreign securities company or foreign fund management company is concluded or terminated, or the day on which a securities transaction account is opened.
4. The securities practicing certificate holder (hereinafter referred to as “securities practitioner”) shall notify SSC if the certificate is lost on information thereon is changed according to Form No. 86 in the Appendix hereof.
5. Responsibilities of employers of securities practitioners and their legal representatives
a) Assign securities practitioners according to their securities practicing certificates;
b) Supervise securities practitioners complying with securities laws;
c) Within 02 working days from the day on which the employment contract with a is concluded or terminated, or the securities practitioner is found to act against regulations of law on securities and the securities market, his/her employer shall send SSC a report according to form No. 87 in the Appendix hereof together with his/her employment contract or employment decision (in case of employment), the decision on employment contract termination (in case of resignation) or the violation record (in case of violations);
d) Before January 20 every year, employers of securities practitioners shall submit reports on employment of their securities practitioners in the previous year according to form No. 87 in the Appendix hereof.
SECURITIES INVESTMENT FUNDS, INVESTMENT COMPANIES
Article 217. Names of securities investment funds and investment companies
The Vietnamese name of a securities investment fund or investment company shall comply with enterprise laws and have at least the following two elements:
1. “Quỹ đầu tư” for closed-end funds, open-end funds, private funds; “ quỹ đầu tư bất động sản” for real estate investment funds; “ETF” for exchange traded funds; “investment JSC” for investment companies.
2. Proper name: suitable for the investment targets and strategies of the fund. For ETFs, the proper name must include the abbreviated name of the securities investment fund management company and the benchmark indexes.
Article 218. Changes subject to approval by SSC
The securities investment fund shall obtain SSC’s approval before making the following changes:
1. Increase, decrease in charter capital of the private fund; increase in charter capital of the closed-end fund or real estate investment fund.
2. Change in the fund’s operating period.
3. Change of the fund’s depository bank, supervisory bank.
4. Change of the name of the fund or securities investment fund management company.
Article 219. Conditions for operating as a public fund certificate distribution agent
1. An organization that has at least 01 business location for distribution of fund certificates. Fund certificates are only distributed at the registered locations.
2. Each location has at least 02 employees who have securities practicing certificates or foreign securities practicing certificates and the certificate of basic training in securities and securities market of Vietnam, or the following securities-related qualifications: certificate of basic training in securities and securities market laws, securities analysis and investment, securities brokerage and securities investment counseling.
3. The premises and equipment are adequate for fund certificate distribution.
4. There are professional processes for distribution of fund certificates and code of professional ethics applied to the agent’s employees.
Article 220. Documentation and procedures for issuance of the certificate of registration of public fund certificate distribution agent
1. An application for the certificate of registration of fund certificate distribution agent shall include:
a) The application form No. 88 in the Appendix hereof;
b) The authorization form No. 89 in the Appendix hereof;
c) The Certificate of Enterprise Registration, establishment and operation license (if any) of the applying organization and the distribution locations;
d) The description of facilities and personnel at distribution locations according to Form No. 90 and personal information sheets of the distribution agent’s employees according to Form No. 91 in the Appendix hereof; foreign securities practicing certificates of the employees (if any);
dd) The decision of the competent authority on promulgation of professional processes, including: information verification, identification of investors, distribution of fund certificates, regulations on prevention of late transactions; code of professional ethics for the distribution agent’s employees;
e) The written approval granted by a relevant authority for operation of the fund certificate distribution agent (if any).
2. When a securities investment fund management company distributes fund certificates, it shall have adequate personnel and professional processes for fund certificate distribution.
3. a) Within 10 days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall issue the certificate of registration of fund certificate distribution agent. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation.
4. The Minister of Finance shall provide guidance on operation of fund certificate distribution agents.
Article 221. Revocation of the certificate of registration of fund certificate distribution agent
1. The certificate shall be revoked in the following cases:
a) Voluntary termination of fund certificate distribution;
b) The Certificate of Enterprise Registration, establishment and operation license is revoked;
c) The fulfillment of conditions for fund certificate distribution is not maintained or regulations on fund certificate distribution of the Ministry of Finance are violated during the agent’s operation.
2. An application for termination of fund certificate distribution shall contain:
a) The written request for permission for termination of fund certificate distribution;
b) The original copy of the certificate of registration of fund certificate distribution agent;
c) The report on termination of fund certificate distribution at all locations; records on finalization of fund certificate accounts of clients of the agent or records on transfer of clients to substitute agents (if any).
3. Within 10 days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall issue the decision to revoke the certificate of registration of fund certificate distribution agent. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation.
Article 222. Conditions for establishment of a private fund
1. The conditions specified in Clause 2 Article 113 of the Law on Securities are satisfied.
2. The securities investment fund management company has at least 02 executives who have fund management certificates; is not facing warning, put under control, special control or suspension; has implemented all decisions on administrative penalties for violations against securities laws.
Article 223. Application for registration of a private fund
1. The application form No. 92 in the Appendix hereof.
2. The fund's charter according to the model charter provided by the Ministry of Finance.
3. The asset depositing contract with the depository bank.
4. Capital contribution contracts with contributing members which specify the names of the fund, securities investment fund management company, depository bank, contributed capital; the decision of a competent authority on contribution of capital to the fund.
5. The list of professional investors that contribute capital according to Form No. 93 in the Appendix hereof; the appraisal report of the securities investment fund management company or authorized securities company on identification of professional investors.
6. The written confirmation of contributed capital of the fund issued by the depository bank.
7. The list and information disclosure sheets of the fund’s executives according to form No. 91 and 101 in the Appendix hereof.
Article 224. Conditions for increase, decrease in charter capital of a private fund
1. The fund’s charter includes regulations on increase, decrease in charter capital.
2. The Investor Assembly of the fund approves the increase/decrease in charter capital of the fund, the plan for increase/decrease in the charter capital, and the revised charter of the fund.
3. The fund is still conformable with Article 113 of the Law on Securities after increase/decrease.
4. In case of increase in charter capital, the securities investment fund management company must comply with Clause 2 Article 222 of this Decree. Capital shall be contributed in the form of money or securities that are listed/registered at Stock Exchanges. Capital contribution with securities shall ensure that:
a) The contributing investors are not restricted from transferring intended assets to the funds; the assets are not being pledged, deposited, put up as collateral, frozen or used in other collateral transactions as prescribed by civil laws;
b) The contributed assets are conformable with the fund’s charter, investment targets and investment policies; are not on the fund’s investment portfolio but are going to be liquidated or withdrawn; are not securities that are terminated or suspended from transaction, delisted, or securities of issuers that are undergoing liquidation, dissolution or bankruptcy;
c) Capital contribution with assets must be approved by all investors of the fund and is only completed after the lawful ownership of these assets has been transferred to the fund. The transfer of ownership shall be carried out in accordance with instructions of VSDCC;
d) The contributed assets shall be valuated in accordance with the fund's charter and relevant laws. Values of assets transferred to the fund shall be determined on the basis of their closing prices on the date of completion of ownership transfer at VSDCC.
5. In case of decrease in charter capital, assets distributed among investors are money or other assets. The securities investment fund management company, the depository bank shall distribute assets fairly according to the ratios of the investors’ contribution to the fund.
Article 225. Application for increase/decrease in charter capital of a private fund
1. The application form No. 94 in the Appendix hereof.
2. The minutes of meeting and resolution of the Investor Assembly on approval for the increase/decrease in charter capital of the fund and the revised charter of the fund.
3. The revised charter of the fund.
4. The revised depository contract (if any).
5. The list of professional investors that contribute capital before and after the increase/decrease according to Form No. 93 in the Appendix hereof; the appraisal report of the securities investment fund management company or authorized securities company on identification of professional investors that are new capital contributors (if any).
6. The depository bank’s written confirmation of additional capital and list of additional assets in case of increase in charter capital.
7. The depository bank’s written confirmation of distribution of assets among investors and the list of assets distributed among investors in case of increase in charter capital.
8. Capital contribution contracts with new contributing members (if any) enclosed with the decision of the competent authority of the organization on contribution of capital to the fund.
Article 226. Application for change in operating period of a private fund
1. Conditions for change in the fund’s operating period:
a) The reduction or extension of the operating period is approved by the Investor Assembly of the fund;
b) The latest net asset value of the fund is not smaller than 50 billion VND.
2. An application for change in operating period of a private fund shall contain:
a) The application form No. 94 in the Appendix hereof;
b) The minutes of meeting and resolution of the fund’ Investor Assembly on approval for reduction or extension of the fund’s operating period;
c) The list of professional investors of the fund according to form No. 93 in the Appendix hereof;
d) The detailed investment portfolios and report on the fund’s latest net asset value (confirmed by the depository bank);
dd) In case the fund’s operating period is extended, the contract with the depository bank for extension of depository service provision period.
3. The application shall be submitted to SSC at least 30 days before the expiration date of the fund’s operating period. Otherwise, the application will be rejected.
Article 227. Application for change of depository bank/supervisory bank
1. The application form No. 95 in the Appendix hereof and the written commitment of the depository bank/supervisory bank to fully transfer rights and obligations to the fund’s assets to the substitute bank (if any).
2. The minutes of meeting and resolution of the Investor Assembly on approval of the change of the depository bank/supervisory bank (if any); the plan for transfer of assets from the old depository bank/supervisory bank (if any) to the substitute depository bank/supervisory bank (if any) and the revised charter of the fund.
3. The depository contract with the substitute depository bank, supervision contract with the substitute supervisory bank (if any).
4. The revised charter, prospectus, summary prospectus of the fund (if any).
5. The plan for transfer of all assets, rights and obligations to the substitute depository bank or supervisory bank (if any).
Article 228. Application for change of the name of a fund or securities investment fund management company
1. The application form No. 94 in the Appendix hereof.
2. The minutes of meeting and resolution of the Investor Assembly on approval of the change; the plan for transfer of rights and obligations to the substitute securities investment fund management company and the revised charter of the fund.
3. The written commitment of the securities investment fund management company to transfer rights and obligations to the substitute company, the list and personal information sheets of the fund’s executives of the substitute company according to form No. 91 and 101 in the Appendix hereof in case of change of the securities investment fund management company.
4. The revised charter of the fund.
Article 229. Consolidation, acquisition of private funds
1. A private fund may be consolidated or merged with another private fund under the resolution of Investor Assemblies of the consolidating funds, or the acquired fund and acquiring fund. The private fund that is established after consolidation or merger shall satisfy the conditions specified in Clause 2 Article 113 of the Law on Securities.
2. The application for approval for consolidation/merger of funds shall include:
a) The application form;
b) The minutes of meeting and resolution of Investor Assemblies on approval for the consolidation/merger, the consolidation/merger contract and the charter of the consolidated/acquiring fund;
c) The consolidation/merger contract according to form No. 96 in the Appendix hereof;
d) The charter of the consolidated/acquiring fund.
3. In case the consolidation/merger of funds is combined offering of fund certificates, the funds shall comply with relevant regulations on offering.
4. The consolidated fund shall apply for revision of the certificate of fund registration. The acquiring fund shall apply for reissuance of the certificate of fund registration.
5. The application for reissuance/revision of the certificate of fund registration shall contain:
a) The application form No. 94 in the Appendix hereof;
b) The report on implementation of the consolidation/merger plan, results of transfer (if any), offering of fund certificates (if any);
c) The contract for depositing of assets of the consolidated/acquiring fund (if any);
d) The list of professional investors of the consolidated/acquiring fund according to form No. 93 in the Appendix hereof;
dd) The original copy of the certificates of fund registration of the consolidating/acquired funds;
e) The list of assets of the consolidated/acquiring fund (if any).
Article 230. Procedures for issuing, reissuing, revising the certificate of fund registration
1. a) Within 15 days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall issue the certificate of fund registration. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation. The fund’s capital shall only be disbursed after the certificate of fund registration is issued by SSC.
2. Within 10 days from the receipt of the satisfactory documents about the changes specified in Article 218 of this Decree, SSC shall revise the certificate of fund registration. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation. The fund’s additional capital shall only be disbursed after the revised certificate of fund registration is issued by SSC.
3. Procedures for consolidation/merger of funds:
a) Within 30 days from the receipt of the satisfactory application for approval for consolidation/merger of funds, SSC shall issue an approval decision. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation;
b) Within 05 working days from the day on which the consolidation/merger is completed, the securities investment fund management company shall submit the application for reissuance or revision of the certificate of fund registration. Within 30 days from receipt of the satisfactory application, SSC shall reissue or revise the certificate of fund registration. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation.
Article 231. Application for dissolution of a private fund
1. The application form No. 97 in the Appendix hereof.
2. The minutes of meeting and resolution of the Investor Assembly on approval for the dissolution of the fund and the dissolution plan.
3. The dissolution plan according to form No. 95 in the Appendix hereof.
4. The written commitment signed by the legal representative of the securities investment fund management company (if any), the depository bank, supervisory bank (if any) to complete procedures for liquidation of assets serving the dissolution of the fund.
Article 232. Procedures for dissolution of a private fund
1. c) Within 15 days from the day on which the Investor Assembly approves the dissolution of the fund, the securities investment fund management company or the depository bank, supervisory bank (if any) and the representative board of the fund (in case there is no securities investment fund management company) shall submit the application for dissolution to SSC.
2. Within 15 days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall issue a document to approve the dissolution under the plan approved the Investor Assembly of the fund. In case the application is rejected, SSC shall issue a written response and provide explanation.
3. Within 05 working days from the day on which the dissolution is completed, the securities investment fund management company (or the depository bank, supervisory bank (if any) in case there is no securities investment fund management company) shall disclose information about the completion of liquidation, distribution and dissolution of the fund, and submit the following documents to SSC:
a) The report form No. 98 in the Appendix hereof;
b) The report on appraisal of liquidation result prepared by an audit organization appointed by the Investor Assembly or representative board of the fund (if any);
c) The original copy of the certificates of fund registration;
d) Documents of the depository bank, supervisory bank (if any) and securities investment fund management company specifying the money and assets distributed to each investor and confirmations of the investors that they have fully received the money and assets under the dissolution plan approved by the Investor Assembly or confirmation of VSDCC that securities have been distributed among investors as requested by the securities investment fund management company, depository bank, supervisory bank (if any) and investors; confirmation of the shareholder register management organization, the issuing organization and the enterprise receiving capital from the fund that ownership of shares/stakes has been transferred to each investor as requested by the securities investment fund management company.
4. Within 15 days from the receipt of adequate and satisfactory documents, SSC shall issue the decision to revoke the certificate of registration of fund.
Article 233. Public offering of closed-end fund certificates
1. Conditions for IPO of fund certificates:
a) The conditions specified in Clause 5 Article 15 of the Law on Securities are satisfied;
b) The securities investment fund management company has at least 02 executives who have fund management certificates; is not facing warning, put under control, special control or suspension; has implemented all decisions on administrative penalties for violations against securities laws.
2. Conditions offering fund certificates to increase capital of the fund:
a) The conditions specified in Clause 1, Clause 2 Article 112 of the Law on Securities are satisfied;
b) Regulations of Point b Clause 1 of this Article are complied with.
3. The plan for initial offering of fund certificates and offering of fund certificates for capital increase shall contain the mandatory information specified in form No. 99 in the Appendix hereof.
4. Within 30 days from the effective date of the certificate of fund registration or the revised certificate of fund registration, the securities investment fund management company shall list the fund certificates or additional fund certificates at the Stock Exchange as per regulations.
Article 234. Application for public offering of closed-end fund certificates
1. The application for IPO of fund certificates shall contain:
a) The application form No. 100 in the Appendix hereof;
b) The draft charter of the fund according to regulations of the Ministry of Finance;
c) The prospectus and summary prospectus according to regulations of the Ministry of Finance;
d) The supervision contract in principle between the supervisory bank and the securities investment fund management company;
dd) The contract in principle for distribution of fund certificates between the securities investment fund management company and distribution agents enclosed with the certificates of registration of fund certificate distribution agent, the report on assessment of facilities at distribution locations by the securities investment fund management company, the contracts in principle with relevant service providers (if any);
a) The list and information disclosure sheets of the fund’s executives according to form No. 91 and 101 in the Appendix hereof.
g) In case the fund does not hold the first Investor Assembly, the securities investment fund management company shall include documents about the investors’ opinions on members of the representative board of the fund, personal information sheets, judicial records and other contents;
h) the issuance underwriting agreement (if any), advertising documents, introduction of the fund (if any).
2. An application for offering fund certificates to increase capital shall contain:
a) The documents specified in Point a, Point b and Point c Clause 1 of this Article;
b) The resolution of the Investor Assembly on approval of the offering of call options for fund certificates to increase capital of the fund and the plan for offering of fund certificates;
c) The minutes of meeting and resolution of the representative board of the fund on approval for the application for offering, offering time, offer price, criteria for identification of eligible buyers in case the issued call options for the fund certificates are not completely distributed;
d) The latest annual financial statement according to Article 20 of the Law on Securities.
Article 235. Application for registration of a closed-end fund
1. The application form No. 92 in the Appendix hereof.
2. The offering result report according to form No. 102 in the Appendix hereof and the confirmation of the supervisory bank that the revenue from the offering has been frozen, the list of fund certificate buyers.
3. The document that contains investors’ responses to enquiries (if any).
Article 236. Application for revision of the certificate of closed-end fund registration due to capital increase
1. The application form No. 94 in the Appendix hereof.
2. a) The offering result report form No. 102 in the Appendix hereof.
3. The supervisory bank’s confirmation of the capital raised by the offering and the list of fund certificate buyers.
Article 237. Application for change of operating period, supervisory bank, name, management company of a closed-end fund
1. The documents specified in Article 226, Article 227 and Article 228 of this Decree.
2. In case the fund’s operating period is extended, the contract with the supervisory bank for extension of depository and supervision service provision period, detailed investment portfolios, and latest net asset value of the fund (confirmed by the supervisory bank).
Article 238. Consolidation, acquisition of closed-end funds
1. A closed-end fund may be consolidated or merged with another closed-end fund under a decision of its Investor Assemblies. The fund that is established after consolidation or merger shall satisfy the conditions specified in Clause 1 Article 108 of the Law on Securities.
2. The application for approval for fund consolidation/merger shall contain the documents specified in Clause 2 and Clause 3 Article 229 of this Decree.
3. The consolidated fund shall apply for revision of the certificate of fund registration. The acquiring fund shall apply for reissuance of the certificate of fund registration.
4. The application for reissuance/revision of the certificate of fund registration shall contain:
a) The conditions specified in Points a, b, dd, e Clause 5 Article 229 of this Decree are satisfied;
b) The prospectus, summary prospectus of the consolidated/acquiring fund;
c) The asset supervision contract between the supervisory bank and the consolidated/acquiring fund and reports of the supervisory banks on assessment of the consolidation/merger plan, including: rules for determination of debts, assets and net asset value on the consolidation/merger date; rules for conversion and determination of conversion ratio; the plan and rules for transfer of assets between the funds; quantity of fund certificates to be circulated of the consolidated/acquiring fund;
d) The written approvals of the Stock Exchange and VSDCC for delisting, deregistration, release of fund certificates of the consolidating/acquired funds.
Article 239. Procedures for issuing, reissuing, revising the certificate of closed-end fund registration
1. The fund management company shall submit the application for public offering of fund certificates to SSC. Within 30 days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall issue the certificate of registration of public offering of fund. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation.
2. Within 10 days from the offering completion date, the fund management company shall submit the application for fund registration to SSC. Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall issue the certificate of fund registration. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation.
3. Within 10 days from the completion date of the follow-on offering, the fund management company shall submit the application for revision of the certificate of fund registration to SSC. Within 07 working days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall issue the revised certificate of fund registration. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation.
4. Procedures for making the changes specified in Article 218 of this Decree, consolidation and merger of closed-end funds shall comply with Clause 2 and Clause 3 Article 230 of this Decree.
Article 240. Dissolution of a closed-end fund
1. A closed-end fund will be dissolved in one of the following cases:
a) The cases specified in Clause 1 Article 104 of the Law on Securities;
b) The fund is delisted.
2. The application for dissolution shall include:
a) The documents specified in Article 231 of this Decree;
b) The delisting decision issued by the Stock Exchange (in case of delisting).
3. Procedures for dissolution shall comply with Article 232 of this Decree.
Article 241. Conditions and documentation for IPO of open-end fund certificates
1. The conditions for IPO of open-end fund certificates are the same as those specified in Clause 1 Article 233 of this Decree.
2. The application for IPO of open-end fund certificates shall contain:
a) The documents specified in Clause 1 Article 234 of this Decree;
b) The contracts with fund administration service providers and transfer agents (if any).
Article 242. Application for fund registration, change of supervisory bank, name, management company of an open-end fund
1. An app for fund registration shall contain the documents specified in Article 235 of this Decree.
2. An application for change of supervisory bank, name, management company shall contain the relevant documents specified in Article 227 and Article 228 of this Decree.
Article 243. Consolidation, acquisition of open-end funds
1. An open-end fund may be consolidated or merged with another open-end fund under a decision of its Investor Assemblies. The fund that is established after consolidation or merger shall satisfy the conditions specified in Clause 1 Article 108 of the Law on Securities.
2. The application for approval for open-end fund consolidation/merger shall contain the documents specified in Article 238 of this Decree.
Article 244. Full division, partial division of an open-end fund
1. Conditions for full/partial division of an open-end fund:
a) The full/partial division is approved by the Investor Assembly of the fund;
b) The funds that are established after the full/partial division shall satisfy the conditions specified in Clause 1 Article 108 of the Law on Securities;
c) The funds that are established after the full/partial division shall be supervised by supervisory banks.
2. The application for approval for full/partial division of an open-end fund shall include:
a) The application form for approval for full/partial division of the open-end fund;
b) The minutes of meeting and resolution of Investor Assemblies on approval for the full/partial division and the charters of the funds established after division;
c) The full/partial division plan according to form No. 95 in the Appendix hereof;
d) The charters of the funds established after division.
3. The funds established after division shall apply for reissuance or revision or their certificates of fund registration.
4. The application for reissuance/revision of the certificate of fund registration prepared by a fund established after division shall contain:
a) The application form No. 94 in the Appendix hereof;
b) The report on implementation of the full/partial division plan;
c) The report of the supervisory bank on assessment of the full/partial division of investment portfolios, transfer of ownership and assets among the funds established after division, the list of assets of the funds established after division;
d) The supervision contracts between the fund management company and the supervisory banks for supervision of the funds established after division;
dd) The prospectuses and summary prospectuses of the funds established after division;
e) The original certificate of fund registration of the fully divided fund.
Article 245. Procedures for issuing, reissuing, revising the certificate of open-end fund registration
1. The procedures for registration of offering and establishment of an open-end fund shall comply with Clause 1 and Clause 2 Article 239 of this Decree.
2. Procedures for change of supervisory bank, name, management company, consolidation, merger of open-end funds shall comply with Clause 2 and Clause 3 Article 230 of this Decree.
3. Procedures for full/partial division of an open-end fund:
a) Within 30 days from the receipt of the satisfactory application for approval for full/partial division of the fund, SSC shall issue an approval decision. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation;
b) Within 05 working days from the day on which the full/partial is completed, the fund management company shall submit the application for reissuance or revision of the certificate of fund registration. Within 30 days from receipt of the satisfactory application, SSC shall reissue or revise the certificate of fund registration. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation.
Article 246. Dissolution of open-end funds
Procedures for dissolution of open-end funds shall comply with Article 231 and Article 232 of this Decree.
Section 4. REAL ESTATE INVESTMENT FUNDS
Article 247. Real estate investment funds
1. A real estate investment fund shall be organized in the form of a closed-end fund or public investment company
2. In case the real estate investment fund is organized as a closed-end fund, the offering, establishment, capital increase and decrease, listing, change of operating period, name, fund management company, consolidation, merger, dissolution shall be carried out in accordance with Articles 233 to 240 of this Decree and regulations of this Section.
3. In case the real estate investment fund is organized as a public investment company, the offering, establishment, capital increase and decrease, listing, change of operating period, name, fund management company, consolidation, merger, dissolution shall be carried out in accordance with Articles 257 to 268 of this Decree and regulations of this Section.
Article 248. Conditions for public offering of real estate fund certificates
1. Investors are allowed to contribute capital in the form of real estate during the first offering and follow-on offering of the real estate investment fund. The contributed real estate shall satisfy the following conditions:
a) The conditions specified in the fund’s charter, investment targets and policies of the funds;
b) The real estate is lawfully owned by the investor, is not restricted from transferring; is not being pledged, deposited, put up as collateral, frozen or used in other collateral transactions as prescribed by civil laws;
c) The real estate is permitted for business operation according to regulations of law on real estate business;
d) The real estate is a finished construction work according to construction laws;
dd) In case the real estate is under construction, the real estate investment fund may only receive it as capital contribution if the following conditions are satisfied: there are contracts with prospective customers; the real estate is likely to be sold, used or leased out upon completion; the construction progress is on schedule on the contribution date; the total value of real estate projects in progress of the fund does not exceed 10% of the fund’s total assets; the real estate is not vacant land according to regulations of law on real estate business and the Land Law.
2. Conditions for IPO of fund certificates and follow-on offering of fund certificates by a real estate investment fund:
a) The conditions specified in Article 233 of this Decree are satisfied (if the real estate investment fund is organized as a closed-end fund) or Article 257 of this Decree (if the real estate investment fund is organized as a public investment company);
b) The fund management company has at least 02 employees who have valuators’ cards according to the Law on Prices.
Article 249. Application for public offering of real estate fund certificates
1. The application for IPO of real estate fund certificates shall contain:
a) The documents specified in Clause 1 Article 234 of this Decree are satisfied (if the real estate investment fund is organized as a closed-end fund) or Clause 1 Article 258 of this Decree (if the real estate investment fund is organized as a public investment company);
b) The list and information disclosure sheets of the fund’s valuators according to form No. 91 and 101 in the Appendix hereof and valuators’ cards;
c) The real estate valuation contract between the fund management company and the real estate valuation company according to the Law on Prices (if any);
d) The real estate management contract between the fund management company and the real estate management company (if any).
2. In case real estate is contributed as capital, the application for IPO of real estate fund certificates shall also include the following documents:
a) The list of investors who contribute real estate according to Form No. 103 in the Appendix hereof; the decision on contribution of assets to the real estate investment fund; the commitment to comply with limits on transfer of fund certificates of the competent authority of the contributing organization;
b) Documents about rights to ownership, rights to enjoyment of real estate of the contributing investors according to regulations of law on real estate business, housing and land;
c) The latest financial statement of the contributing organization according to Article 20 of the Law on Securities, or the report of the real estate management organization on the use of the contributed real estate in the latest year which is certified by an independent audit organization;
d) The real estate valuation certificates issued by 02 independent valuation enterprises;
dd) The questionnaire sent to investors that contribute real estate, the prices of contributed real estate.
3. An application for follow-on offering by the real estate investment fund shall contain the documents specified in Clause 2 Article 234 of this Decree are satisfied (if the real estate investment fund is organized as a closed-end fund) or Clause 2 Article 258 of this Decree (if the real estate investment fund is organized as a public investment company). In case there are investors that contribute real estate as capital, the following documents shall also be included:
a) The documents specified in Points a, b, c, d Clause 2 of this Article;
b) The minutes of meeting and resolution of the Investor Assembly, the representative board of the fund on approval for follow-on offering of fund certificates to increase capital of the fund by contributing real estate, including: the investors, contributed real estate, prices of contributed real estate;
c) The report on re-valuation of exiting real estate of the fund, report on net asset value confirmed by the supervisory bank on the date of submission of the application.
Section 5. EXCHANGE TRADED FUND (ETF)
Article 250. Benchmark indexes of ETFs
1. Benchmark indexes of an ETF shall satisfy the following conditions:
a) They are developed and managed by the Stock Exchange;
b) They are developed according to the component securities listed at the Stock Exchange;
c) There are specific and representative targets that reflect the characteristics of the market or the sector. The rules, management and maintenance of these indexes shall ensure that they reasonable reflect the overall fluctuations on the market or in the sector, fluctuations in prices of the component securities, changes in proportions of component securities and types of component securities;
d) The basket of component securities of each index shall be diverse and ensure that: there are at least 10 shares in the basket, the proportion of each share in the basket must not exceed 20% of the value of the index (for shares); there are at least 05 shares in the basket, the proportion of each share in the basket must not exceed 20% of the value of the index (for bonds), except government bonds, treasury bills, government-backed bonds and municipal bonds;
dd) Information about the benchmark indexes and their daily changes must be published daily on the website of the Stock Exchange and the media in accordance with regulations of law on disclosing information on the securities market.
2. The basket of component securities in swap transactions shall satisfy the following conditions:
a) The benchmark index is made up by at least 50% of its underlying securities;
b) The value of the component securities is not smaller than 95% of the value of the corresponding basket of the index.
Article 251. Conditions for becoming a founding member of a fund
1. Being a securities company is licensed for securities brokerage and proprietary trading, or depository bank.
2. In the last 12 years before the application for establishment of the ETF, the securities company is able to maintain a minimum liquidity ratio of 220% or a higher ratio imposed by the fund management company; the depository bank has a capital adequacy ratio that is conformable with banking laws.
3. The contract for establishment of an ETF has been concluded with the fund management company.
4. Other conditions (if any) in the contract are fulfilled.
Article 252. Conditions for IPO and listing of ETF certificates
1. Conditions for IPO of ETF certificates:
a) The conditions specified in Clause 1 Article 233 of this Decree are satisfied;
b) There are at least 02 founding members that satisfy the requirements specified in Article 251 of this Decree;
c) Each investor, funding member subscribes for at least 01 ETF creation unit; at least 10 ETF creation units must be subscribed, or a different number specified in the fund’s charter, as long as the charter capital of the fund is at least 50 billion VND.
2. The fund management company shall list the ETF certificates at the Stock Exchange within 30 days from the effective date of the certificate of ETF registration.
Article 253. Application for IPO of ETF certificates
1. The documents specified in Clause 1 Article 234 of this Decree.
2. The contract between the fund management company and the Stock Exchange for provision of benchmark indexes: the rules for development and management of indexes and documents describing the basket of their component securities, principles and methods for selection of securities in the basket, principles and methods for calculation of the indexes.
3. The fund establishment contracts between the fund management company and founding members enclosed with the establishment and operation license of the securities company or depository bank, the certificate of securities depository of the depository bank, the sheet of liquidity ratios and capital adequacy ratios of the securities company or the depository bank of the last 12 months before the application is submitted and other documents under the contract (if any).
Article 254. Application for establishment of an ETF
1. The capital contributed to establishment of an ETF by founding members and investors shall be component securities. Contribution of money is only permissible for payments of differences between the component securities in the basket and the issue price; payments for component securities the transfer of which by founding members and investors is restricted due to limited foreign ownership ratio; payment of dividends of the component securities.
2. All baskets of component securities of founding members and investors shall be frozen at VSDCC.
3. The application for establishment of an ETF shall contain:
a) The documents specified in Clause 1, Clause 3 Article 235 of this Decree;
b) The report on result of offering of fund certificates of the supervisory bank enclosed with the list of founding members and contributing investors according to form No. 102 in the Appendix hereof;
c) VSDCC’s confirmation of the frozen basket of component securities of each founding member and investor according to form No. 104 in the Appendix hereof.
Article 255. Procedures for issuing, reissuing, revising the certificate of ETF registration
1. The procedures for registration of offering and establishment of an ETF fund shall comply with Clause 1 and Clause 2 Article 239 of this Decree.
2. Documentation and procedures for change of supervisory bank, name, management company, consolidation, merger of ETF shall comply with Clause 2 Article 242, Article 243 and Clause 2 Article 245 of this Decree.
Article 256. Dissolution of an ETF
1. An ETF shall be dissolved in the following cases:
a) The cases specified in Clause 1 Article 104 of the Law on Securities;
b) The ETF is delisted, except voluntary delisting due to change in benchmark indexes.
2. Documentation and procedures for dissolution of ETFs shall comply with Article 246 of this Decree.
Section 6. INVESTMENT COMPANIES
Article 257. Conditions for initial offering and follow-on offering by public investment companies
1. Conditions for IPO of shares by a public investment company:
a) The total value of offered shares is at least 50 billion VND;
b) There is a plan for issuance and use of capital obtained from the offering;
c) The offering is supervised by a supervisory bank;
d) The publicly offered shares are listed at the Stock Exchange after the offering ends;
d) The securities investment fund management company has at least 02 executives of the investment company who have fund management certificates; is not facing warning, put under control, special control or suspension; has implemented all decisions on administrative penalties for violations against securities laws.
2. Conditions for follow-on offering by public investment companies:
a) The investment company’s charter has regulations on follow-on offering and there is a plan for follow-on offering which is approved by the GMS;
b) The company makes a profit in the year preceding the offering year and does not have accumulated loss when the offering is registered;
c) The securities investment fund management company fulfills the conditions specified in Point dd Clause 1 of this Article.
3. The plan for initial offering and follow-on offering of shares contains the mandatory information specified in form No. 99 in the Appendix hereof.
4. Within 30 days from the effective date of the establishment and operation license or the revised establishment and operation license of the public investment company, the securities investment fund management company shall list the shares of the public investment company at the Stock Exchange as per regulations.
Article 258. Documentation and procedures for initial offering and follow-on offering by public investment companies
1. The application for IPO of shares shall contain:
a) The application form No. 100 in the Appendix hereof;
b) The charter of the investment company according to regulations of the Ministry of Finance;
c) The prospectus and summary prospectus according to regulations of the Ministry of Finance;
d) The depository and supervision contract between the supervisory bank and the securities investment fund management company;
dd) The contract for distribution of shares between the securities investment fund management company and distribution agents enclosed with the certificates of registration of fund certificate distribution agent, the report on assessment of facilities at distribution locations by the securities investment fund management company, the contracts in principle with relevant service providers (if any);
e) The list of personnel and executives, personal information sheets according to Form No. 91 and Form No. 105 in the Appendix hereof enclosed with the judicial records of members of the Board of Directors, the Director/General Director that are issued within 06 months before the application is submitted;
g) In case the investment company does not plan to hold the first GMS, the securities investment fund management company shall include documents seeking opinions of investors about: the listing of shares at the Stock Exchange, composition of the Board of Directors, members of the Board of Directors and other issues;
h) The issuance underwriting agreement (if any), advertising documents, introduction of the fund (if any).
2. The application for follow-on offering by a public investment company shall contain:
a) The documents specified in Points a, b, c, h Clause 1 of this Article;
b) The GMS’s resolution to approve the follow-on offering, the plan for issuance and use of capital generated by the offering and the listing of shares at the Stock Exchange when the offering ends;
c) The resolution of the Board of Directors of the company on approval for the application for offering, issuance time, issue price, criteria for identification of eligible buyers in case the issued call options for the issued shares are not completely distributed;
d) The latest annual financial statement that is conformable with Article 20 of the Law on Securities and the company’s profit in which is a positive number without accumulated loss by the application date.
Article 259. Conditions for issuance of the establishment and operation license to a investment company
1. Capital:
a) Actual contributed charter capital shall be at least 50 billion. A public investment company shall authorize a securities investment fund management company to manage its capital. A private investment company may manage its own capital or authorize a securities investment fund management company to manage its capital;
b) All assets of the public investment company shall be deposited at the supervisory bank.
2. There are premises for securities investment operations. The public investment company or investment company may use the premises of the securities investment fund management company that is authorized to manage its capital as its headquarters.
3. Personnel:
a) The public investment company or investment company that authorizes a securities investment fund management company to manage its capital must not recruit personnel and Director/General Director, Deputy Director/Deputy General Director that are executives appointed by the securities investment fund management company.
b) A private investment company that manage its own capital shall have a Director/General Director who meets the requirements specified in Clause 5 Article 75 of the Law on Securities and at least 02 employees having the financial analysis certificate or fund management certificate.
4. Shareholders:
a) The public investment company shall have at least 100 shareholders that are not professional securities investors;
b) A private investment company may have up to 99 shareholders. Shareholders that are organizations shall contribute at least 03 billion VND. Shareholders that are individuals shall contribute at least 01 billion VND. In case of self-management, domestic shareholders shall be organizations that are licensed by securities, banking, insurance authorities or members of the Board of Directors, General Director/Director, Deputy Director/Deputy General Director of the company to be established.
5. At least two thirds of the members of the Board of Directors of the public investment company shall be independent from the securities investment fund management company, supervisory bank.
6. Conditions for contributing assets: shareholders may contribute securities that are being listed, registered, traded at Stock Exchanges in accordance with the charter of the private investment company, and:
a) The securities contributed shall be appropriate for the company’s investment targets and policies; not restricted from transfer, suspended or banned from transaction, or delisted; not being pledged, deposited, frozen or collateralized in other secured transactions as prescribed by law;
b) The contribution of securities must be approved by all shareholders and will only be considered completed after the lawful ownership of these securities has been transferred to the private investment company;
c) The prices of contributed securities shall be determined by the depository bank according to the closing price on the date of completion of ownership transfer at VSDCC and according to the charter of the private investment company.
Article 260. Application for issuance of the establishment and operation license to a public investment company
1. The application form No. 92 in the Appendix hereof.
2. The offering result report according to form No. 102 in the Appendix hereof and the confirmation of the supervisory bank that the revenue from the offering has been frozen and the quantity of shares sold.
3. The list of shareholders according to form No. 105 in the Appendix hereof.
4. The records on opinions of shareholders about designation of members of the Board of Directors and other issues, personal information sheets and judicial records of members of the Board of Directors (if any).
Article 261. Application for issuance of the establishment and operation license to a private investment company
1. The application form No. 92 in the Appendix hereof enclose with the document authorizing a securities investment fund management company or shareholder representative to complete company establishment procedures.
2. The draft charter of the company according to the model charter provided by the Ministry of Finance.
3. The asset depositing contract with the depository bank.
4. The agreement among the shareholders on establishment of the private investment company which specifies the company’s name, the securities investment fund management company (if any), the depository bank, supervisory bank (if any), contributing shareholders and amount of capital contributed by each shareholder.
5. The depository bank’s confirmation of contributed capital, contributed securities (if any), quantities and ticker symbols of securities contributed by each shareholder, date of recording of securities into the depository account of the investment company enclosed with the securities valuation record prepared by the depository bank.
6. The list of shareholders, intended personnel and personal information sheets according to form No. 91 and form No. 105 in the Appendix hereof; the Certificate of Enterprise Registration, decision of the competent authority on contribution of capital to establishment of the investment company of shareholders that are organizations; judicial records of members of the Board of Directors, the Director/General Director that are issued within the last 06 months before the application is submitted.
7. In case the investment company authorizes a securities investment fund management company to manage its capital, the following documents shall also be included: the investment management contract with the securities investment fund management company; the supervision contract with the supervisory bank.
8. In case the investment company manages its own capital, the application shall also contain the premises lease contract, documents about the right to ownership or enjoyment of the premises.
Article 262. Conditions for increase and decrease in charter capital of an investment company
1. The GMS has approved the capital decrease or follow-on offering; the plan for follow-on offering or capital decrease.
2. In case of decrease in charter capital, the company shall ensure that the charter capital after decrease and net asset value are not smaller than 50 billion VND.
3. In case of charter capital increase by follow-on offering of shares or scrip issue, the company shall have adequate sources of financing from share premium and undistributed post-tax profits according to the latest audited or examined financial statement.
4. In case of capital increase by offering or issuance, the company shall comply with regulations on public securities offering (for public investment companies), private placement (for private investment companies) and issuance to existing shareholders.
5. For private investment companies: There are not more than 99 shareholders. Shareholders that are organizations shall contribute at least 03 billion VND. Shareholders that are individuals shall contribute at least 01 billion VND.
Article 263. Application for adjustment of charter capital of an investment company
1. The application form No. 94 in the Appendix hereof.
2. The resolution of the GMS on approval for the increase/decrease in charter capital, the plan for capital increase/decrease and the revised charter of the company.
3. The list of shareholders after adjustment according to form No. 105 in the Appendix hereof.
4. In case of capital decrease, the following documents shall also be included: the report on decrease in charter capital enclosed with the written confirmation issued the depository bank, supervisory bank of the completion of payment to shareholders; quantity of shareholders, quantity of circulating shares after capital decrease.
5. In case of capital increase by offering or issuance, the following documents shall also be included: The follow-on offering result report according to form No. 102 in the Appendix hereof and a written confirmation that the increase in capital has been frozen at the supervisory bank; the list of new investors (if any);
6. The latest annual financial statement which has been audited in accordance with Article 20 of the Law on Securities and the latest financial statement before the application is submitted.
7. The prospectus and company’s charter (if revised).
Article 264. Changes subject to approval by SSC
1. The investment company shall obtain SSC’s approval before making the following changes:
a) Change of name, legal representative;
b) Change of securities investment fund management company, depository bank, supervisory bank;
c) Change of headquarters location for private investment companies managing their own capital;
d) Change in the operating period.
2. The application for approval for the changes specified in Clause 1 of this Article shall contain:
a) The application form No. 94 in the Appendix hereof;
b) The resolution of the GMS on approval for the changes specified in Clause 1 of this Article and the revised charter of the company;
c) The revised charter of the company;
d) In case of change of the legal representative: The personal information sheet according to Form No. 91 in the Appendix; the judicial record of the new legal representative which is issued within the last 06 months before the application is submitted;
dd) In case of change of the securities investment fund management company, depository bank, supervisory bank: The written commitment of the securities investment fund management company to transfer rights and obligations to the substitute company, depository bank, supervisory bank;
e) In case of extension of operating period: the contract with the depository bank, supervisory bank for extension of depository service provision period;
g) In case of relocation of headquarters: the premises lease contract, documents about the right to ownership or enjoyment of the premises.
Article 265. Conditions for consolidation/merger of investment companies
1. There is a plan, contract for consolidation/merger which is approved by the GMS of the participating companies.
2. The consolidated company or acquiring company satisfies the conditions specified in Article 259 of this Decree.
Article 266. Application for approval for consolidation/merger of investment companies
1. The application form No. 94 in the Appendix hereof.
2. The resolution of the GMS of relevant companies on approval for the consolidation/merger plan and contract.
3. The consolidation/merger plan according to form No. 95 in the Appendix hereof.
4. The consolidation/merger contract according to form No. 96 in the Appendix hereof.
5. The depository, supervision contract of the consolidated/acquiring company.
6. The charter of the consolidating /acquiring company.
7. The list of shareholders and personnel of the consolidating /acquiring company according to form No. 105 in the Appendix hereof.
8. The report of the supervisory bank and depository bank on the rules for determination of net asset value, shares swap ration, payment ratio (if any) and other relevant contents.
9. The list of creditors that demand repayment of loans and values thereof; the list of shareholders that demand repurchase of their shares, quantities and values thereof.
10. The written approvals of the Stock Exchange and VSDCC for delisting, deregistration, release of shares of the consolidating/acquired companies (if any).
11. Original establishment and operation licenses of the consolidating/acquired companies.
12. Other documents proving fulfillment of the conditions specified in Article 261 of this Decree.
Article 267. Procedures for issuance and revision of the establishment and operation license of an investment company
1. Procedures for establishment of a public investment company:
a) The securities investment fund management company shall send the application for public offering of shares by the investment company to SSC;
b) Within 30 days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall issue the certificate of public offering of shares. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation;
c) Within 10 days from the ending date of the offering, the securities investment fund management company shall submit a report on the offering result and the application for issuance of the establishment and operation license to the investment company to SSC.
2. In case of establishment of a private investment company, after completion of technical facilities, personnel and freezing of capital at the depository bank, the securities investment fund management company or the representative of shareholders shall submit the application for issuance of the establishment and operation license to the investment company to SSC.
3. Within 30 days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall issue the establishment and operation license to the investment company. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation.
4. The securities investment fund management company shall complete the documentation for listing of shares of the public investment company on the Stock Exchange within 30 days from the effective date of the establishment and operation license of the public investment company.
5. Procedures for increasing/decreasing charter capital:
a) At least 30 days before the day on which the GMS is convene to approve the plan for follow-on offering, the investment company shall send the plan to SSC. Within 15 days from the receipt of the plan, SSC shall decide whether to issue a written approval or issue a written rejection and provide explanation;
b) The investment company shall follow procedures for public offering of shares (for public investment companies) or private placement (for private investment companies) in accordance with securities laws and enterprise laws;
c) Within 10 days from the ending date of the follow-on offering, the company shall submit the offering report and the application for adjustment of charter capital to SSC. Within 15 working days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall issue the revised establishment and operation license. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation.
6. Procedures for making the changes specified in Clause 264 of this Article:
a) Within 05 working days from the day on which the GMS approves the changes, the investment company shall submit the application for approval for the changes to SSC;
b) Within 15 days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall issue the revised establishment and operation license to the investment company. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation.
7. Procedures for consolidation/merger:
a) Within 30 days from the day on which the GMS of the last investment company approves the consolidation/merger, the investment company shall submit the application for approval for the consolidation/merger to SSC;
b) Within 30 days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall issue a decision to approve the consolidation/merger. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation;
c) Investment companies shall be consolidated/merged in accordance with the Law on Securities and the Law on Enterprises. In case the consolidation/merger is combined with private placement of shares or public offering of shares, the investment companies shall comply with relevant regulations on relevant regulations on offering;
d) Within 30 days from the date of consolidation/merger, the investment company shall submit a consolidation/merger result report enclosed with the supervisory bank’s confirmation of total assets, total debts, net asset value on the date of consolidation/merger, conversion ratio, cast payment ratio (if any);
dd) Within 10 days from the receipt of the satisfactory report, SSC shall issue the new or the revised establishment and operation license to the consolidated/acquiring investment company. In case the application is rejected, SSC shall issue a written rejection and provide explanation.
Article 268. Documentation and procedures for dissolution of an investment company
1. A investment company shall be dissolved in one of the cases specified in Clause 1 Article 104 and Clause 1 Article 114 of the Law on Securities.
2. Within 03 months before the dissolution date prescribed in Point a and Point b Clause 1 Article 104 of the Law on Securities or within 30 days from the date of occurrence of the event that causes the dissolution as according to in Points c, d, dd and e Clause 1 Article 104 of the Law on Securities, the Board of Directors of the investment company shall convene the GSM to approve the dissolution plan.
3. Within 15 working days from the day on which the GMS approves the dissolution plan, the Board of Directors of the investment company shall submit the application for dissolution to SSC. The application shall include:
a) The application form No. 97 in the Appendix hereof;
b) The minutes of meeting and resolution of the GMS on approval for the dissolution of the investment company and the dissolution plan;
c) The dissolution plan according to form No. 95 in the Appendix hereof;
d) The written commitment of the securities investment fund management company (if any), depository bank, supervisory bank (if any) to complete all procedures for liquidation of assets serving the dissolution of the investment company.
4. Within 15 days from the receipt of the satisfactory application, SSC shall issue a notice of receipt of the dissolution plan. In case of rejection, SSC shall issue a written response and provide explanation.
5. The investment company shall follow procedures for dissolution specified in the Law on Enterprises.
6. Within 05 working days from the day on which the dissolution is completed, the Board of Directors shall submit the following documents to SSC:
a) The dissolution result report according to Form No. 98 in the Appendix hereof; confirmation of the securities investment fund management company, depository bank, supervisory bank (if any), audit organization, Board of Directors of the investment company of liquidation of the company’s assets, distribution of the company’s assets among shareholders under the plan approved by the GMS; total revenue obtained from liquidation of assets; total debts payable, including financial obligations to the State and remaining assets to be distributed among shareholders; the list of creditors and paid debts, including tax debts;
b) The original establishment and operation license of the investment company;
c) The report on appraisal of liquidation result prepared by an audit organization appointed by the GMS, Board of Directors of the investment company (if any);
d) Documents of the depository bank, supervisory bank (if any) and securities investment fund management company specifying the money and assets distributed to each shareholder and confirmations of the shareholders that they have fully received the money and assets under the dissolution plan approved by the GMS or confirmation of VSDCC that securities have been distributed among shareholders as requested by the securities investment fund management company, depository bank, supervisory bank (if any) and investors; confirmation of the shareholder register management organization, the issuing organization and the enterprise receiving capital from the fund that ownership of shares/stakes has been transferred to each shareholder as requested by the securities investment fund management company.
7. Within 15 days from the receipt of adequate and satisfactory documents, SSC shall issue the decision to revoke the establishment and operation license of the investment company.
ADMINISTRATION OF PUBLIC COMPANIES
Article 269. Rules for application of regulations of law on administration to public companies that are credit institutions
In case the regulations of this Decree on company administration contradict regulations of law on credit institutions, the latter shall apply.
Article 270. Charter and internal regulations on company administration
1. The company's charter shall be ratified by the General Meeting of Shareholders (GMS) and must not contradict the Law on Enterprises, the Law on Securities, regulations of this Decree and relevant legislative documents.
2. Company administration regulations shall be formulated by the Board of Directors and submitted to the GMS for ratification. Company administration regulations must not contradict regulations of law and the company's charter.
3. The Minister of Finance shall provide the model charter and company administration regulations as reference for public companies to formulate their own charters and administration regulations.
Section 2. SHAREHOLDERS AND GENERAL MEETING OF SHAREHOLDERS
Article 271. Rights and obligations of shareholders
1. Shareholders of public companies have the rights and obligations specified in Clause 1 Article 41 and Article 127 of the Law on Securities, Article 115, Article 116, Article 117, Article 118 and Article 119 of the Law on Enterprises, the company's charter and relevant laws.
2. If a company has preference shares, rights and obligations associated with these preference shares must be specified in the company's charter.
Article 272. Entitlements of the General Meeting of Shareholders (GMS)
1. The GMS has the entitlements specified in the Law on Enterprises.
2. The Board of Directors shall report unimplemented contents of resolutions of the GMS to the GMS during the nearest meeting. Any issue within the jurisdiction of the GMS must be presented to the GMS during the nearest meeting for approval before implementation.
Article 273. General Meeting of Shareholders
1. The Board of Directors, the Board of Controllers and the person who convenes the GMS shall follow the procedures for convening the GMS specified in the Law on Enterprises, the company's charter and administration regulations. A public company shall publish the list of shareholders entitled to participate in the meeting at least 20 days before the deadline for registration. Authorization of participants in the meeting shall comply with Clause 2 Article 144 of the Law on Enterprises.
2. The Board of Directors, the Board of Controllers and the person who convenes the GMS shall prepare the agenda, meeting and time for the shareholders to participate, discuss and vote on each issue in the agenda in accordance with Clause 5 Article 140 of the Law on Enterprises.
3. The public company’s administration regulations shall specify the application of information technology that allows shareholders to participate in and make comments at online meetings, cast electronic votes or otherwise vote electronically according to Article 144 of the Law on Enterprises and the company's charter.
4. An annual GMS of the public company shall be held every year in accordance with the Law on Enterprises. Members of the Board of Directors and the Board of Controllers shall participate in the annual GMS to answer questions of the shareholders who participate in the meeting (if any). Any member of the Board of Directors and the Board of Controllers who cannot participate in the meeting due to a force majeure event shall submit a written report to the Board of Directors and the Board of Controllers. In case the annual financial statement audit report contains qualified opinions, adverse opinions or disclaimer of opinions, the public company shall invite representatives of the accredited audit organization that audited the company’s financial statement to participate in the annual GMS. The invited representatives of the accredited audit organization shall participate in the annual GMS.
5. Comply with other regulations of law and the company's charter.
Section 3. THE BOARD OF DIRECTORS AND MEMBERS THEREOF
Article 274. Nomination and self-nomination of members of the Board of Directors
1. After candidates for members of the Board of Directors have been nominated, the public company shall publish information about these candidates at least 10 days before the opening date of the GMS on the company’s website for the shareholders to study their profiles before voting. Each candidate shall prepare a written declaration that information about him/her is correct and to perform his/her duties in an honest and prudent manner for the best interests of the company if he/she is given the position of member of the Board of Directors. Information about candidates includes:
a) Full name, date of birth;
b) Qualifications;
c) Work experience;
d) Other managerial positions (including positions in the Board of Directors of other companies);
dd) Interests relevant to the company and the company’s related parties;
e) Other information (if any) specified in the company's charter.
The public company shall publish information about the companies in which the candidates are holding the position of members of the Board of Directors and other managerial positions and their interests in these companies (if any).
2. The shareholder or group of shareholders that holds at least 10% of total ordinary shares or a smaller amount specified in the company's charter is entitled to nominate candidates to the Board of Directors in accordance with the Law on Enterprises and the company's charter.
3. In case the number of candidates is smaller than the minimum number specified in Clause 5 Article 115 of the Law on Enterprises, the incumbent Board of Directors shall nominate more candidates or organize the nomination in accordance with the company's charter and administration regulations. This must be announced before the GMS starts to vote for members of the Board of Directors as prescribed by law.
Article 275. Qualifications for members of the Board of Directors
1. Members of the Board of Directors shall satisfy the standards and conditions specified in Clause 1 and Clause 2 Article 155 of the Law on Enterprises and the company's charter.
2. President of the Board of Directors must not concurrently hold the position of Director/General Director of the same public company.
3. Members of the Board of Directors of a public company may concurrently hold the position of member of Board of Directors of up to 05 other companies.
Article 276. Composition of the Board of Directors
1. The Board of Directors of a public company has 03 - 11 members.
2. At least one third (1/3) of the members of the Board of Directors of a public company shall be non-executive members.
3. In case a unlisted public company applies the model specified in Point b Clause 1 Article 137 of the Law on Enterprises, at least one fifth (1/5) of its members of the Board of Directors must be independent members. In case the Board of Directors of this unlisted public company has fewer than 05 members, at least 01 of them must be an independent member.
4. Number of independent members of the Board of Directors of a listed companies:
a) At least 01 independent member if the Board of Directors has 03 – 05 members;
b) At least 02 independent members if the Board of Directors has 06 – 08 members;
c) At least 03 independent members if the Board of Directors has 09 – 11 members.
Article 277. Rights and obligations of members of the Board of Directors
1. Members of the Board of Directors have all the rights specified in the Law on Securities, relevant laws and the company's charter, including the right to be provided with information and documents about the finance and business performance of the company and its units.
2. Members of the Board of Directors have the obligations specified in the company's charter and the following obligations:
a) Perform their duties in an honest and prudent manner for the best interests of the company and its shareholders;
b) Attend all meetings of the Board of Directors and comment on the raised issues;
c) Promptly and fully inform the Board of Directors of the remunerations paid by the subsidiary companies, associate companies and other organizations;
d) Inform the Board of Directors during the nearest meeting of transactions between the company, subsidiary companies and companies over 50% charter capital of which is held by the public company with members of the Board of Directors and their related persons; transactions between the company with companies whose founders or executive officers are members of the Board of Directors over the last 03 years from the transaction date;
dd) Disclose information when trading the company’s shares as prescribed by law.
3. Independent members of the Board of Directors shall prepare reports on performance of the Board of Directors.
Article 278. Responsibilities and obligations of members of the Board of Directors
In addition to the responsibilities and obligations specified in the Law on Enterprises and the company's charter, the Board of Directors also has the following responsibilities and obligations:
1. Assume responsibility to the shareholders for the company’s operation.
2. Ensure equal treatment for all shareholders; respect interests of people with interests relevant to the company.
3. Ensure that the company’s operation is conformable with law, the company's charter and regulations.
4. Formulate operating regulations of the Board of Directors; submit them to the GMS for ratification and post it on the company’s website. The Minister of Finance shall provide the model operating regulations of the Board of Directors of public companies.
5. Supervise and prevent conflict of interest between members of the Board of Directors, the Board of Controllers, the General Director/Director and other executive officers, including improper use of the company’s assets and taking abuse of transactions with related parties.
6. Formulate the company administration regulations and submit them to the GMS for ratification in accordance with Article 270 of this Decree.
7. Designate the person in charge of company administration.
8. Provide training in company administration and necessary skills for members of the Board of Directors, the Director/General Director and other executive officers of the company.
9. Submit reports on performance of the Board of Directors to the GMS in accordance with Article 280 of this Decree.
Article 279. Meetings of the Board of Directors
1. Meetings of the Board of Directors shall be held in accordance with Article 157 of the Law on Enterprises and Point c Clause 3 Article 41 of the Law on Securities.
2. Minutes of meetings of the Board of Directors shall be detailed, contain the full names and signatures of the chair and the minute taker. In case the chair or the minute taker refuses to sign the minutes, regulations of Clause 2 Article 158 of the Law on Enterprises shall apply. The contents approved by the majority of the participating members shall be made into a ratified resolution. Minutes of meetings of the Board of Directors shall be retained in accordance with regulations of law and the company’s charter.
Article 280. Reporting operation of the Board of Directors at annual GMS
The report on operation of the Board of Directors to be presented at the annual GMS as prescribed in Point c Clause 3 Article 139 of the Law on Enterprises and the company's charter shall have the following contents:
1. Remunerations, operating costs and other benefits of the Board of Directors and each of its members as prescribed in Clause 3 Article 163 of the Law on Enterprises and the company's charter.
2. Summaries of the meetings of the Board of Directors and its decisions.
3. Reports on transactions between the company, subsidiary companies and companies over 50% charter capital of which is held by the public company with members of the Board of Directors and their related persons; transactions between the company with companies whose founders or executive officers are members of the Board of Directors over the last 03 years from the transaction date.
4. Activities of independents members of the Board of Directors and their opinions about the operation of the Board of Directors (for listed companies).
5. Operation of the audit committee of the Board of Directors in case the public company applies the model specified in Point b Clause 1 Article 137 of the Law on Enterprises.
6. Operation of other units of the Board of Directors (if any).
7. Performance of the General Director/Director.
8. Performance of other executives.
9. Future plans.
Article 281. Person in charge of company administration
1. The Board of Directors of the public company shall appoint at least 01 person in charge of company administration, who will assist in administration works and may concurrently hold the position of the company’s secretary as prescribed in Clause 5 Article 156 of the Law on Enterprises.
2. The person in charge of company administration must not concurrently work for the accredited audit organization that is auditing the company’s financial statements.
3. The person in charge of company administration has the following rights and obligations:
a) Provide consultancy for the Board of Directors in organizing the General Meeting of Shareholders and performance of relevant tasks between the company and its shareholders;
b) Prepare for meetings of the Board of Directors, the Board of Controllers and the GMS as requested by the Board of Directors or the Board of Controllers;
c) Provide consultancy on meeting procedures;
d) Participate in the meetings;
dd) Provide consultancy on procedures for lawful issuance of resolutions of the Board of Directors
e) Provide financial information, minutes of meetings of the Board of Directors and other information for members of the Board of Directors and the Board of Controllers;
g) Supervise and report to the Board of Directors on the company’s information disclosure;
h) Assist in contact between parties with relevant interests;
i) Protect confidentiality of in accordance with regulations of law and the company's charter;
k) Other rights and obligations prescribed by law and the company's charter.
Section 4. AUDIT COMMITTEE AND MEMBERS THEREOF
Article 282. Composition of the audit committee
1. The Board of Directors of a public company that applies the model specified in Point b Clause 1 Article 137 of the Law on Enterprises shall have an affiliated audit committee.
2. An audit committee shall have at least 02 members. The chairperson of the audit committee shall be an independent member of the Board of Directors. Other members of the audit committee shall be non-executive members of the Board of Directors.
3. Members of the audit committee shall have knowledge about accounting, audit, law and the company’ operation, and must not:
a) Work in the company’s accounting or finance department;
b) Be a member of employee of the accredited audit organization that is auditing the company’s financial statements over the last 03 years.
4. The chairperson of the audit committee shall have a bachelor’s degree or higher in economics, finance, accounting, audit, law or business administration unless higher qualifications are required by the company's charter.
5. The designation of the chairperson and other members of the audit committee is subject to approval by the Board of Directors during its meeting.
Article 283. Rights and obligations of the audit committee
In addition to the rights and obligations in Article 161 of the Law on Enterprises and the company's charter, the audit committee also has the following rights and obligations:
1. Access documents about the company’s operation; discuss with other members of the Board of Directors, the Director/General Director, chief accountant and other managers to collect information serving the operation of the audit committee.
2. Request representatives of the accredited audit organization to participate in meetings of the audit committee to provide explanation for issues relevant to the audited financial statements.
3. Use external legal counseling, accounting and other counseling services where necessary.
4. Formulate policies on detection and management or risks and submit them to Board of Directors; propose solutions for the risks that occur during the company’s operation.
5. Submit a written report to the Board of Directors whenever a member of the Board of Directors, the Director/General Director or another executive officer fails to fulfill their responsibilities prescribed in the Law on Enterprises and the company's charter.
6. Formulate operating regulations of the audit committee and submit them to the Board of Directors for ratification. The Minister of Finance shall provide the model operating regulations of the audit committees of public companies.
7. The audit committee shall have at least 02 meetings per year. Minutes of these meetings must be detailed, bear the signatures of the minute taker and participating members, and be fully retained.
Article 284. Reporting by independent members of the Board of Directors in the audit committee at the annual GMS
1. Independent members of the Board of Directors in the audit committee shall report during the annual GMS
2. Such a report shall have the following contents:
a) Remunerations, operating costs and other benefits of the audit committee and each of its members as prescribed in the Law on Enterprises and the company's charter;
b) Summaries of meetings of the audit committee, its verdicts and proposals;
c) Results of supervision of the company’s financial statements, finance and operation;
d) Evaluation of transactions between the company, subsidiary companies and companies over 50% charter capital of which is held by the public company with members of the Board of Directors, the Director/General Director, other executives of the company and their related persons; transactions between the company with companies whose founders or executives are members of the Board of Directors, the Director/General Director or executive officers over the last 03 years from the transaction date;
dd) Evaluation of the company’s internal control and risk management system;
e) Performance of the Board of Directors, the General Director/Director and other executives of the company;
g) Cooperation between the audit committee with the Board of Directors, the Director/General Director and shareholders.
Section 5. BOARD OF CONTROLLERS AND MEMBERS THEREOF
Article 285. Nomination and self-nomination of members of the Board of Controllers
1. Unless otherwise prescribed by the company's charter, the nomination and self-nomination of members of the Board of Controllers shall comply with Clause 1 and Clause 2 Article 274 of this Decree.
2. In case the number of candidates is smaller than the minimum number, the incumbent Board of Controllers shall nominate more candidates or organize the nomination in accordance with the company's charter and administration regulations.
Article 286. Members of the Board of Controllers
1. The Board of Controllers has 03 - 05 members. These members are not necessarily shareholders of the company.
2. Members of the Board of Controllers shall satisfy the standards and conditions specified in Article 169 of the Law on Enterprises and the company's charter and shall not:
a) Work in the company’s accounting or finance department;
b) Be a member of employee of the accredited audit organization that is auditing the company’s financial statements over the last 03 years.
3. The chief of the Board of Controllers shall have a bachelor’s degree or higher in economics, finance, accounting, audit, law, business administration or another major that is relevant to the enterprise’s operation, unless higher qualifications are required by the company's charter.
Article 287. Rights and obligations of members of the Board of Controllers
1. Members of the Board of Controllers have all the rights specified in the Law on Enterprises, relevant laws and the company's charter, including the right to be provided with information and documents about company’s operation. Members of the Board of Directors, the Director/General Director and other executives of the enterprise shall fully and promptly provide information as requested by members of the Board of Controllers.
2. Members of the Board of Controllers shall comply with regulations of law, the company's charter and professional ethics in performance of their duties.
Article 288. Rights and obligations of the audit committee
In addition to the rights and obligations in Article 170 of the Law on Enterprises and the company's charter, the Board of Controllers also has the following rights and obligations:
1. Submit and request the GMS to approve the list of accredited audit organizations, which will audit the company’s financial statements; choose the accredited audit organization that audits the company’s operation; discharge accredited auditors where necessary.
2. Take responsibility to the shareholders for the supervision tasks performed by the Board of Controllers.
3. Supervise the company’s finance, lawfulness of operation of members of the Board of Directors, the Director/General Director and other executive officers.
4. Cooperate with the Board of Directors, the Director/General Director and shareholders.
5. Send a written notice to the Board of Directors within 48 hours after discovery of violations against the law or the company's charter by a member of the Board of Directors, General Director/Director or another executive of the company, and request the violator to stop committing the violations and take remedial measures.
6. Formulate operating regulations of the Board of Controllers and submit them to the GMS for ratification. The Minister of Finance shall provide the model operating regulations of the Board of Controllers of public companies.
7. Submit reports to the GMS in accordance with Article 290 of this Decree.
Article 289. Meetings of the Board of Controllers
1. The Board of Controllers shall have at least 02 meetings per year. Each meeting must be participated in by at least two thirds (2/3) of its members. Minutes of these meetings must be detailed, bear the signatures of the minute taker and participating members. All minutes of meetings of the Board of Controllers must be retained in order to attribute responsibility of each member.
2. The Board of Controllers is entitled to request members of the Board of Directors, Director/General Director and representatives of the accredited audit organization to participate in its meetings and clarify raised issues.
Article 290. Reporting operation of the Board of Controllers at annual GMS
If the public company applies the model specified in Point a Clause 1 Article 137 of the Law on Enterprises, the report on operation of the Board of Controllers to be presented at the annual GMS as prescribed in Point d and Point dd Clause 3 Article 139 of the Law on Enterprises shall have the following contents:
1. Remunerations, operating costs and other benefits of the Board of Controllers and each of its members as prescribed in Article 172 of the Law on Enterprises and the company's charter.
2. Summaries of meetings of the Board of Controllers, its verdicts and proposals.
3. Results of supervision of the company’s operation and finance.
4. Evaluation of transactions between the company, subsidiary companies and companies over 50% charter capital of which is held by the public company with members of the Board of Directors, the Director/General Director, other executives of the company and their related persons; transactions between the company with companies whose founders or executives are members of the Board of Directors, the Director/General Director or executive officers over the last 03 years from the transaction date;
5. Performance of the Board of Directors, the General Director/Director and other executives of the company.
6. Evaluation of the cooperation between the Board of Controllers, the Board of Directors, the Director/General Director and shareholders.
Section 6. PREVENTION OF CONFLICT OF INTEREST
Article 291. Responsibility for honesty and prevention of conflict of interest of executive officers
1. Members of the Board of Controllers, the Board of Controllers, Director/General Director and other executive officers shall disclose their relevant interests in accordance with the Law on Enterprises and relevant legislative documents.
2. Members of the Board of Directors, the Board of Controllers, the Director/General Director, other executive officers and their related persons may only use the information obtained from their positions to serve the interests of the public company.
3. Members of the Board of Controllers, the Board of Controllers, Director/General Director and other executive officers shall send written notices to the Board of Directors and the Board of Controllers of the transactions between the public company, subsidiary companies, companies over 50% of charter capital of which is held by the public company with them or with their related persons as prescribed by law. The public company shall disclose information about the transactions that are approved by the GMS or the Board of Directors in accordance with regulations of the Law on Securities on information disclosure.
4. Members of the Board of Controllers must not vote on the transactions that bring interests to themselves or their related persons as prescribed by the Law on Enterprises and the company's charter.
5. Members of the Board of Directors, the Board of Controllers, the Director/General Director, other executive officers and their related persons must not use or reveal internal information for carrying out relevant transactions.
Article 292. Transactions with related persons
1. When conducting transactions with related persons, the public company shall enter into written contracts in a fair and voluntary manner.
2. Public companies shall implement necessary measures for preventing their shareholders and related persons to carry out transactions that cause loss of capital, assets or other resources of the company.
Article 293. Transactions shareholders, executive officers and their related persons
1. A public company must not provide loans or guarantee for shareholders that are individuals and their related persons unless the public company is a credit institution.
2. A public company must not provide loans or guarantee for shareholders that are organizations and their related persons, except in the following cases:
a) The public company is a credit institution;
b) The shareholder is a subsidiary company whose shares/stakes are not held by the State and has contributed capital in/purchased shares of the public company before July 01, 2015.
3. A public company must not provide loans or guarantee for related persons of shareholders that are organizations, except in the following cases:
a) The public company is a credit institution;
b) The public company and the organization that is a relate person of the shareholder are companies in the same corporation or group, and the transactions is approved by the GMS or the Board of Directors as prescribed by the company's charter;
c) Other cases prescribed by law.
4. A public company may only carry out the following transactions after they are approved by the GMS:
a) Provision of loans or guarantees for members of the Board of Directors, the Board of Controllers, the Director/General Director, other executive officers that are not shareholders, organizations and individuals that are related to them;
Provision of loans or guarantees for organizations that are related to members of the Board of Directors, the Board of Controllers, the Director/General Director, other executive officers of the public company that are in the same corporation or group as the public company is subject to approval by the GMS or the Board of Directors as prescribed by the company's charter;
b) Any transaction that is worth at least 35% of the total assets written in the latest financial statement or any transaction that causes the total transaction value in 12 months from the date of the first transaction reach at least 35% of the total assets written in the latest financial statement, or a smaller ratio specified in the company's charter, between the public company and one of the following entities:
- Members of the Board of Directors, members of the Board of Controllers, the Director/General Director, other executive officers and their related persons;
- Shareholders, authorized representatives of shareholders that hold over 10% of the company’s ordinary shares and their related persons;
- Enterprises that are related to the entities specified in Clause 2 Article 164 of the Law on Enterprises;
c) Loan or sale of assets that exceed 10% of the total assets in the latest financial statement between the company and any shareholder that is holding at least 51% of voting shares of that shareholder’s related person.
5. The Board of Directors shall consider approving the contracts and transactions specified in Point c Clause 4 of this Article if they are worth less than 35% of the total assets in the latest financial statement, or a smaller ratio or value specified in the company's charter.
Article 294. Protection of lawful rights of persons whose interests are relevant to the public company
1. Public companies shall fulfill their responsibility to the community and the persons whose interests are relevant to public companies in accordance with applicable laws and the company's charter.
2. Public companies shall comply with regulations of law on labor, environment and society.
Section 7. REPORTING AND INFORMATION DISCLOSURE
Article 295. Obligation to disclose information
1. Public companies shall disclose fully and accurately disclose the information that must be disclosed periodically and on an ad hoc basis as prescribed by securities laws to their shareholders and the public. Other information must be fully and accurately disclosed if it may affect the securities price and decision making of shareholders and investors.
2. Information shall be disclosed in accordance with regulations of law and the company's charter in order to make sure it is accessible to shareholders and the public. The language of disclosed information must be clear, easy to understand and unequivocal.
Article 296. Reporting and disclosing information about the company’s organizational structure and operation
A public company shall submit a report to State Securities Commission and the Stock Exchange and disclose information about changes to its organizational structure and operation within 24 hours after the changes are approved by the General Meeting of Shareholders.
Article 297. Reporting and disclosing information about the company’s administration
1. Public companies report on their administration at the annual GMS and disclose information in their annual reports in accordance with regulations of securities laws on information disclosure.
2. Public companies shall submit reports and disclose information about their administration every 06 months in accordance with regulations of securities laws on information disclosure.
Article 298. Disclosing information about incomes of members of the Board of Directors and the Director/General Director
Remunerations of each member of the Board of Directors, salaries of the General Director and other executive officers shall be presented in a separate section of the company’s annual financial statement and reported at the annual GMS.
Article 299. Responsibility of members of the Board of Directors, members of the Board of Controllers and the Director/General Director for reporting and information disclosure
In addition to the responsibilities specified in Article 291 of this Decree, members of the Board of Directors, members of the Board of Controllers and the Director/General Director also has the responsibility to inform the Board of Directors and the Board of Controllers:
1. Transactions between the public company and companies whose founding members or executive officers are members of the Board of Directors, members of the Board of Controllers or the Director/General Director over the last 03 years from the transaction date.
2. Transactions between the public company and companies whose members of Board of Directors, General Director/Director or major shareholders are related persons of the public company’s members of the Board of Directors, members of the Board of Controllers or the Director/General Director.
Article 300. Organization of information disclosure
1. Public companies shall formulate and issue their own regulations on information disclosure according to the Law on Securities and its guiding documents.
2. The legal representative or the person authorized to disclose information of a public company shall:
a) Disclose the company’s information to the public in accordance with regulations of law and the company's charter;
b) Make his/her name and phone number publicly available to shareholders.
MEASURES FOR ENSURING SECURITY AND SAFETY TO THE SECURITIES MARKET
Section 1. IMPLEMENTATION OF MEASURES FOR ENSURING SECURITY AND SAFETY TO THE SECURITIES MARKET IN MANAGEMENT AND SUPERVISION OF THE SECURITIES MARKET
Article 301. Supervision of security and safety to the securities market
1. Supervision of security and safety to the securities market is meant to collect and analyze information to identify threats and risks to the security and safety of the securities market in order to come up with solutions for ensuring security and safety to the securities market.
2. Risks to the system are the following situations or signs that these situations may happen:
a) A large scale securities company, securities investment fund management company or some securities companies or securities investment fund management companies are shut down, dissolved or go bankrupt;
b) Serious violations against regulations on securities and the securities market are committed and seriously affect the market, or there are considerable market-wide fluctuations of one or some of the following elements: total net worth, total value of transaction/session, total foreign indirect investment in the securities market, total value of margin trading at securities companies, total value of entrusted investment portfolios at securities investment fund management companies;
c) There is an event that negatively affects the stability, order and continuity of the securities market or seriously affect lawful rights and interests of organizations and individuals market-wide.
3. SSC shall take charge and cooperate with Stock Exchanges, VSDCC in frequent supervision of security and safety of the securities market; develop a mechanism for cooperation in supervision of security and safety of the securities market; take charge and cooperate with Stock Exchanges, VSDCC and their members in organizing emergency drills where necessary.
4. Stock Exchanges, members of Stock Exchanges shall supervise security and safety of the securities market. VSDCC and its members shall supervise the security and safety of the systems for registration, depository, clearing and settlement of securities. Stock Exchanges and VSDCC shall submit reports on supervision of security and safety of the securities market to SSC on an annual basis or as requested by SSC or whenever risks to their systems are found, including response and remedy plans.
5. Stock Exchanges and VSDCC shall organize response plan drills and supervise emergency drills by their members. Members of Stock Exchanges, members of VSDCC and clearing banks shall cooperate with Stock Exchanges and VSDCC in development, execution and drill of emergency response plans. Stock Exchanges, VSDCC, their members and clearing banks shall submit reports to SSC and publish information about the outcomes of their drills on their websites within 10 days after the drill ends.
6. SBV, the Ministry of Public Security, other Ministries, ministerial agencies, relevant agencies and organizations, within the scope of their functions, tasks, powers, shall cooperate with the Ministry of Finance and SSC in supervising security and safety of the securities market; promulgate or propose and organize implementation of plans, solutions, measures for response to financial crisis or major fluctuations of the economy on the national, regional and global scale that might affect the stability, safety and integrity of the securities market.
Article 302. Response to emergencies, events, fluctuations that affect the safety, stability and integrity of the securities market
1. Response to emergencies, events, fluctuations that affect the safety, stability and integrity of the securities market include:
a) Detection of emergencies, events, fluctuations that affect the safety, stability and integrity or the securities market;
b) Verification, analysis, evaluation, classification of emergencies, events, fluctuations of the securities market;
c) Implementation of measures to minimize the effects and damage caused by the emergencies;
d) Implementation of the plan for response to emergencies, events, fluctuations of the securities market that affect: the entire market or all activities, the majority of the market or activities, part of the market or activities;
dd) Verification of causes, take actions or request a competent authority, competent person to take action as prescribed by law.
2. Responsibility of SSC:
a) Cooperate with Stock Exchanges, VSDCC, securities companies, securities investment fund management companies in responding to emergencies, events, fluctuations that affect the entire or part of the securities market o activities thereon;
b) In case of major fluctuations that affect the safety and security of the securities market, SSC shall report to the Ministry of Finance, the Government and the Prime Minister on the market situations, solutions for stabilizing the market and ensuring financial security and safety.
3. In response to emergencies, events, fluctuations that affect the safety, stability and integrity or the securities market, SSC shall implement the following measures:
a) Request the Stock Exchange to suspend or terminate transaction of one or some listed, registered securities on the securities trading system;
b) Suspend, terminate or restore part or all trading activities on the underlying securities market, derivative market of the Stock Exchange;
c) Suspend, terminate, part or all or restore securities registration, depositing, clearing, settlement activities of VSDCC;
d) Request the Stock Exchange to change its trading hours, reduce the fluctuation of prices, interrupt continuous order matching transactions or other technical measures;
dd) Implement measures for control, restrict or ban one or some securities-related securities for a limited period of time as prescribed by law;
e) Other necessary measures after they are approved by the Minister of Finance.
4. The Stock Exchange, VSDCC shall respond to emergencies, events, fluctuations that affect the safety, stability and integrity of the securities market or affect the safety, security of the system for securities registration, depositing, settlement, clearing. Clearing banks shall respond to emergencies, events, fluctuations that affect securities settlement activities.
5. Securities companies, securities investment fund management companies shall respond to emergencies, events, fluctuations that affect the safety, stability and integrity or the securities market within their scope of operation.
6. The Stock Exchanges, VSDCC, clearing banks, securities companies, securities investment fund management companies shall immediately report to SSC within 24 hours after the occurrence of the emergencies, events, fluctuations that affect the safety, stability and integrity of the securities market that are relevant to their operations, response plan; submit periodic reports or ad hoc reports at the requests of SSC on implementation of the response plan.
Article 303. Suspension, termination of trading of one or some securities that are listed, registered securities on the securities trading system
1. The Stock Exchange shall suspend or terminate the trading of one or some securities that are listed or registered securities on the securities trading system in accordance with Point d Clause 1 Article 46 of the Law on Securities and at the request of SSC. The Stock Exchange shall submit a report to SSC within 24 hours after this measure is implemented.
2. The Stock Exchange include regulations on suspension, termination of the trading of one or some securities that are listed or registered on the securities trading system in its rules and regulations.
3. The Stock Exchange shall disclose information on its website within 24 hours after the suspension or termination is imposed or lifted.
Article 304. Suspension, termination of part or all trading activities of the Stock Exchange
1. SSC shall issue the decision on suspension, termination of part or all trading activities of the Stock Exchange in one of the cases specified in Clause 1 Article 49 of the Law on Securities, restoration of part or all trading activities of the Stock Exchange in accordance with Clause 2 Article 49 of the Law on Securities after it is approved by the Minister of Finance, the Prime Minister.
2. The suspension period shall not exceed 05 working days. Where necessary, SSC may request the Minister of Finance to consider extending the suspension period for up to 05 more days.
3. Within 24 hours after the decision on suspension, termination or restoration of trading activities of the Stock Exchange is published on the website of SSC, the Stock Exchange shall implement it and disclose information on its website.
Article 305. Partial suspension, termination or restoration of securities registration, depositing, clearing, settlement activities of VSDCC
1. SSC shall issue the decision on suspension, termination of part or all securities registration, depositing, clearing, settlement activities of VSDCC in one of the cases specified in Clause 1 Article 68 of the Law on Securities, restoration of part or all securities registration, depositing, clearing, settlement activities of VSDCC in accordance with Clause 2 Article 68 of the Law on Securities after it is approved by the Minister of Finance, the Prime Minister.
2. The suspension period shall not exceed 05 working days. Where necessary, SSC may request the Minister of Finance to consider extending the suspension period for up to 05 more days.
3. Within 24 hours after the decision on suspension, termination or restoration of securities registration, depositing, clearing, settlement activities of VSDCC is published on the website of SSC, VSDCC shall implement it and disclose information on its website.
Section 2. APPLICATION OF MEASURES FOR ASSURANCE OF SECURITY AND SAFETY OF THE SECURITIES MARKET IN PREVENTION OF VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS OF LAW ON SECURITIES AND THE SECURITIES MARKET
Article 306. Measures for prevention of violations against regulations of law on securities and the securities market
1. The measures specified in Point e and Point g Clause 1 Article 7 of the Law on Securities will be referred to as “precautionary measures”.
2. The measures of temporary or permanently prohibition from holding certain positions in securities companies, fund management companies, branches of foreign securities companies, investment companies specified in Point e Clause 1 Article 7 of the Law on Securities shall be applied to the following positions: President of the Board of Directors, President of the Board of Members, company’s President, members of the Board of Directors, members of Board of Members, legal representative, Director/General Director, Deputy Director/Deputy General Director, Financial Director, chief accountant, Chief Controller, Controllers, members of Internal Audit Board and equivalent managerial positions elected by the GMS, Board of Directors or Board of Members, or designated by the company’s President.
3. The measures of prohibition from securities activities specified in Point e Clause 1 Article 7 shall be applied to organizations and individuals making offering, listing, trading, securities investment, providing securities-related services specified in Clause 14 Article 4 of the Law on Securities, including:
a) Temporary or permanent prohibition from offering, issuing securities;
b) Temporary or permanent prohibition from listing, registration of securities;
c) Temporary or permanent prohibition from securities business, provision of securities-related services, registration, depositing, clearing, settlement of securities;
d) Temporary or permanent prohibition from provision of audit services for public interest entities in the field of securities;
dd) Temporary or permanent prohibition from securities trading.
4. The measure of freezing securities accounts or money account that are involved in violations against securities laws shall be applied in the following cases:
a) It is necessary for verification of information as the basis for imposition of penalties for securities offences;
b) An organization or individual is suspected of violations against securities laws and the freezing of the securities account or money account is necessary for prevention of further violations or stopping the violator from laundering the money or securities involved in the violations;
c) It is requested by a competent authority or competent person as prescribed by law.
5. The organizations and individuals that incur administrative penalties for any of the serious violations specified in Article 12 of the Law on Securities shall be prohibited from one or some securities-related activities for 02 – 03 years, prohibited from holding certain positions in securities companies, fund management companies, branches of foreign securities companies, investment companies for 02 – 03 years.
The organizations and individuals that incurred administrative penalties for any of the serious violations specified in Article 12 of the Law on Securities but still repeat the violations or are facing criminal prosecutions for any of the securities offences specified in the Criminal Code shall be prohibited from one or some securities-related activities for 03 - 05 years, prohibited from holding certain positions in securities companies, fund management companies, branches of foreign securities companies, investment companies for 03 - 05 years.
6. The organizations and individuals that have faced criminal prosecution any of the securities offences specified in the Criminal Code but still commit serious violations against securities laws specified in Article 12 of the Law on Securities shall be permanently prohibited from one or some securities-related activities, permanently prohibited from holding certain positions in securities companies, fund management companies, branches of foreign securities companies, investment companies.
Article 307. Procedures for imposition of temporary or permanently prohibition from holding certain positions or doing certain activities relevant to securities or the securities market
1. Post the decision on penalties for administrative violations for serious securities-related violations or the court judgment, proposal of a competent authority or competent person, the President of SSC shall implement one of the measures specified in Clauses 2, 3, 4 Article 306 of this Decree.
2. The application of the measures specified in Clauses 2, 3, 4 Article 306 of this Decree shall be done in the form of a decision issued by the President of SSC. The decision shall have the following information: the basis for application, name and address of the violator; the measures applied; duration and starting date; cooperating entities and their responsibilities; supervisor.
3. Such a decision shall be sent to the violator, relevant organizations and individuals and published on the websites of SSC, the Stock Exchange and VSDCC within 02 working days from the day on which it is issued. Within 24 hours after receiving the decision, the listed/registered organization, securities company, securities investment fund management company, Vietnamese branch of the foreign securities company or fund management company, investment company in which the violator is an internal actor or securities practitioner shall publish the decision on its website.
4. In case of temporary prohibition, the violating organization or individual shall immediately stop holding the prohibited position or doing the prohibited securities activities. During the prohibition period, the violator will not be granted new securities-related licenses, certificates or approvals relevant.
5. In case of permanent prohibition, the violator will have their securities-related licenses, certificates and approvals revoked, applications for new securities-related licenses, certificates and approvals rejected. The violator must not hold the prohibited positions and do prohibited activities until there is a competent authority’s decision to lift such prohibition.
Article 308. Procedures for freezing securities accounts, requesting competent persons to freeze money accounts that are involved in violations against securities laws
1. Procedures for freezing securities accounts:
a) In the event specified in Clause 4 Article 306 of this Decree, SSC’s President shall issue a decision to freeze the securities account. The decision shall specify: the basis for application, name and address of the violator; information about the frozen securities accounts; freezing duration, starting date; cooperating entities, supervisor;
b) Within 01 working days from its issuance date, the decision must be sent to the violator, the securities company where the account is frozen, relevant organizations and individuals, the Stock Exchange and VSDCC;
c) Within 24 hours after the decision is received, the securities company shall freeze the securities trading account; VSDCC shall freeze the securities in the depository account and notify the account holder;
d) When the freezing period specified in the decision of SSC’s President expires, the securities company shall unfreeze the securities trading account; VSDCC shall unfreeze securities in the depository account and notify the account holder.
2. Procedures for requesting a competent person to freeze money accounts:
a) In the event specified in Clause 4 Article 306 of this Decree, SSC’s President shall issue a document requesting the credit institution, competent person at the credit institution where the violator’s account is opened to freeze the account. The document shall specify: the basis for application, name and address of the violator; information about the frozen accounts; freezing duration, starting date; relevant organizations and individuals;
b) Within 02 working days from its issuance date, the request shall be sent to the credit institution, the competent person at the credit institution, relevant organizations and individuals;
c) Within 03 working days from the day on which SSC’s request is received, the credit institution, the competent person at the credit institution shall issue a decision to freeze the account, notify the SSC and the account holder. In case the request is rejected or partially rejected, the competent person at the credit institution shall provide explanation and take responsibility for their decision;
d) The freezing and unfreezing of accounts of credit institutions and competent persons at credit institutions shall be carried out in accordance with relevant laws.
IMPLEMENTATION CLAUSES
1. This Decree comes into force from January 01, 2021.
2. This Decree supersedes:
a) The Government's Decree No. 58/2012/ND-CP dated July 20, 2012 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Securities and the Law on Amendments to the Law on Securities;
b) The Government's Decree No. 60/2015/ND-CP dated June 26, 2015 on amendments to Decree No. 58/2012/ND-CP;
c) The Government’s Decree No. 86/2016/ND-CP dated July 01, 2016 on conditions for securities investment and business;
d) Pursuant to the Government’s Decree No. 71/2017/ND-CP dated business administration of public companies.
3. This Decree abolishes Article 13 and Article 14 of the Government’s Decree No. 151/2018/ND-CP dated November 07, 2018.
Article 310. Transition clauses
1. The public companies specified in Clause 4 Article 135 of the Law on Securities No. 54/2019/QH14 may offer shares to existing shareholders according to their holdings in the form of public securities offering specified in this Decree.
2. A public company that is following procedures for delisting may offer shares to existing shareholders according to their holdings in the form of public securities offering specified in this Decree until SSC issues the notification of delisting.
3. The regulations of Clause 2 Article 19 of this Decree will be applied after 02 years from the effective date of this Decree.
4. Public companies having treasury shares that are purchased before the effective date of the Law on Securities No. 54/2019/QH14 may sell them or use them as bonus shares in accordance with the Law on Securities No. 70/2006/QH11, which is amended by the Law on Securities No. 62/2010/QH12 and their elaborating documents. These companies must not repurchase their own shares until the previously purchased treasury shares have been settled, except the case of repurchase of shares specified in Clause 2 Article 36 of the Law on Securities No. 54/2019/QH14.
5. In case the GMS of a public company approves its delisting in accordance with Clause 4 Article 135 of the Law on Securities No. 54/2019/QH14, the company shall submit the application for delisting to SSC in accordance with Article 39 of the Law on Securities No. 54/2019/QH14 within 30 days from the day on which the approval is granted by the GMS.
6. A public company specified in Clause 5 Article 135 of the Law on Securities No. 54/2019/QH14 shall submit the application for delisting to SSC in accordance with Article 39 of the Law on Securities No. 54/2019/QH14 within 90 days from its effective date.
7. Public companies that have had their shares have been listed or registered before the effective date of the Law on Securities No. 54/2019/QH14 but that fail to satisfy the conditions that have to be satisfied by public companies specified in the Law on Securities No. 70/2006/QH11, which is amended by The Law on Securities No. 62/2010/QH12 and its elaborating documents, shall be delisted in accordance with Article 38 and Article 39 of the Law on Securities No. 54/2019/QH14.
8. Equitized enterprises that have been registered on UPCOM before the effective date of the Law on Securities No. 54/2019/QH14 but the completion of public company registration is not confirmed by SSC will be deregistered after 01 year from the effective date of this Decree.
9. Before official inauguration date of VNX and VSDCC prescribed in the Law on Securities No. 54/2019/QH14, members of HNX, HoSE and VSD shall operate, perform the rights and obligations specified in this Decree.
10. After VNX and its subsidiary companies are officially inaugurated according to the Law on Securities No. 54/2019/QH14, the operations specified in this Decree shall be carried out as follows:
a) VNX shall rearrange the securities lists following the road map decided by the Prime Minister;
b) Within 01 year from the official inauguration date of VNX and its subsidiary companies, members of HNX and HoSE shall keep performing the rights and obligations of members of VNX and apply for membership with VNX.
11. After the effective date of this Decree, State Treasury may keep participating in debt instrument transaction without having to re-apply for registration with VNX and its subsidiary companies.
12. Regulations of Point e, Point h and Point o Clause 1 Article 120 of this Decree shall be applied after 01 year from the effective date of this Decree.
13. Within 03 years from the effective date of this Decree, securities clearing, settlement by central counterparty clearing shall be carried out in accordance with this Decree. Before that, regulations of the Law on Securities No. 70/2006/QH11, which is amended by the Law on Securities No. 62/2010/QH12 and its elaborating documents, shall apply.
14. Members of VSDCC may participate in securities clearing and settlement as if direct clearing members as prescribed by this Decree within 12 months after the central counterparty clearing is officially deployed. After this, only clearing members may participate in securities clearing and settlement.
15. From the effective date of this Decree, the operational risk management funds specified in Clause 3 Article 156 of this Decree will replace the operational risk management fund and derivative payment risk management fund specified in Decree No. 122/2017/ND-CP. The balance the operational risk management fund and derivative payment risk management fund of VSDCC before the effective date of this Decree shall be fully transferred to the operational risk management fund specified in Clause 3 Article 156 of this Decree.
16. Securities that have been registered at VSDCC and used as collateral in secured transactions at Property and Transaction Registration Centers of National Secured Transaction Registry affiliated to the Ministry of Justice do not have to be registered at VSDCC as prescribed in this Decree. Changes, correction of errors and cancellation of registration of secured transactions of these securities shall be carried out at Property and Transaction Registration Centers of National Secured Transaction Registry affiliated to the Ministry of Justice in accordance with regulations of law on registration of security interests.
17. Securities companies that signed contracts for provision of the services specified in Clause 3 Article 86 of the Law on Securities No. 54/2019/QH14 before its effective date but are not licensed for provision of issuance guarantee may keep executing these signed contracts.
18. The organizations that contribute capital to private funds that were established before the effective date of the Law on Securities No. 54/2019/QH14 and do not fall into the cases specified in Clause 1 Article 11 of the Law on Securities may keep holding a quantity fund certificates that is corresponding to the capital contributed to the funds.
19. The organizations that have signed contracts to act as fund certificate distribution agents of public funds that are established before the effective date of this Decree may keep executing these contracts and apply for registration of fund certificate distribution in accordance with Article 219 and Article 220 of this Decree within 01 year from the effective date of this Decree.
20. Every public company shall formulate its company's charter, internal regulations on company administration, operating regulations of the Board of Directors, the Board of Controllers in accordance with the Law on Enterprises No. 59/2020/QH14, the Law on Securities No. 54/2019/QH14, this Decree and relevant legislative documents, submit them to the earliest GMS for approval after the effective date of this Decree.
Article 311. Organization of implementation
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces are responsible for the implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 271. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông
Điều 273. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
Điều 274. Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị
Điều 275. Tư cách thành viên Hội đồng quản trị
Điều 276. Thành phần Hội đồng quản trị
Điều 279. Cuộc họp Hội đồng quản trị
Điều 280. Báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên
Điều 281. Người phụ trách quản trị công ty
Điều 282. Thành phần Ủy ban kiểm toán
Điều 283. Quyền và nghĩa vụ của Ủy ban kiểm toán
Điều 286. Thành viên Ban kiểm soát
Điều 288. Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát
Điều 290. Báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên
Điều 5. Tài liệu xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp
Điều 8. Việc mở và sử dụng tài khoản phong tỏa
Điều 11. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần
Điều 12. Hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng
Điều 13. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông công ty đại chúng
Điều 14. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông công ty đại chúng
Điều 17. Điều kiện công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng với giá thấp hơn mệnh giá
Điều 19. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng
Điều 20. Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng
Điều 39. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
Điều 41. Trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng
Điều 42. Xử lý cổ phiếu nhà đầu tư không đăng ký mua, không nộp tiền mua, số cổ phiếu lẻ
Điều 44. Điều kiện công ty đại chúng chào bán cổ phiếu riêng lẻ với giá thấp hơn mệnh giá
Điều 46. Điều kiện công ty đại chúng chào bán cổ phiếu ưu đãi kèm chứng quyền riêng lẻ
Điều 53. Điều kiện công ty đại chúng phát hành cổ phiếu để chào mua công khai
Điều 54. Hồ sơ công ty đại chúng đăng ký phát hành cổ phiếu để chào mua công khai
Điều 55. Điều kiện phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo hợp đồng hợp nhất, sáp nhập
Điều 56. Hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo hợp đồng hợp nhất, sáp nhập
Điều 73. Điều kiện phát hành cổ phiếu mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài
Điều 74. Hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu mới làm cơ sở cho chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài
Điều 79. Hủy chứng chỉ lưu ký, phát hành chứng chỉ lưu ký mới tại nước ngoài
Điều 83. Các trường hợp chào mua công khai
Điều 84. Thông qua việc không phải thực hiện chào mua công khai
Điều 94. Tiếp tục chào mua công khai
Điều 97. Điều kiện trở thành thành viên giao dịch
Điều 109. Điều kiện niêm yết cổ phiếu
Điều 120. Hủy bỏ niêm yết bắt buộc
Điều 133. Đối tượng và thời hạn thực hiện đăng ký giao dịch
Điều 134. Hồ sơ đăng ký giao dịch
Điều 137. Hủy đăng ký giao dịch
Điều 147. Đình chỉ sử dụng, hủy bỏ mã số giao dịch chứng khoán
Điều 162. Thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký
Điều 166. Quy định chung về ngân hàng thanh toán
Điều 213. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Điều 214. Cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Điều 215. Thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Điều 222. Đăng ký thành lập quỹ thành viên
Điều 224. Điều kiện tăng, giảm vốn điều lệ quỹ thành viên
Điều 229. Hợp nhất, sáp nhập quỹ thành viên
Điều 233. Chào bán chứng chỉ quỹ đóng ra công chúng
Điều 234. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ đóng ra công chúng
Điều 238. Hợp nhất, sáp nhập quỹ đóng
Điều 243. Hợp nhất, sáp nhập quỹ mở
Điều 249. Hồ sơ chào bán chứng chỉ quỹ bất động sản ra công chúng
Điều 259. Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán
Điều 263. Hồ sơ điều chỉnh vốn điều lệ công ty đầu tư chứng khoán
Điều 268. Hồ sơ, trình tự giải thể công ty đầu tư chứng khoán
Điều 271. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông