Luật giá năm 2012 số 11/2012/QH13
Số hiệu: | 11/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 05/08/2012 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điểm mới trong Luật Giá 2012
Sau một thời gian dài trao đổi, thảo luận và đi đến thống nhất chung, ngày 20/6/2012 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Giá 2012.
Điểm nổi bật trong Luật này tập trung vào các quy định về danh mục hàng bình ổn giá (11 mặt hàng) và danh mục hàng hóa do Nhà nước (NN) định giá, trong đó phải kể đến mặt hàng điện và xăng, dầu thành phẩm. Theo đó, mặt hàng điện vừa thuộc danh mục hàng bình ổn giá, đồng thời Nhà nước chỉ định mức giá cụ thể đối với giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện; định khung giá đối với: giá phát điện, giá bán buôn điện, mức giá bán điện lẻ bình quân. Như vậy, các DN được quyền chủ động định giá trong khung, cạnh tranh về giá theo khung; bảo đảm có lợi cho người tiêu dùng; tạo chủ động cho DN song NN vẫn kiểm soát được giá điện.
Nếu trước đây Pháp lệnh Giá 2002 chỉ quy định tài sản của NN phải thẩm định giá thì đến Luật Giá 2012 đã mở rông thêm việc thẩm định giá cho cả tài sản của tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu. Ngoài ra, đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng tài sản NN hiệu quả hơn, Luật này kịp bổ sung thêm loại hình tổ chức thẩm định giá của NN, chỉ được thực hiện với các tài sản của NN cho thuê, đi thuê, mua, bán, thanh lý; không thuê được DN thẩm định giá; mua bán tài sản thuộc bí mật NN… Còn với DN thẩm định giá, để là người đại diện theo pháp luật thì phải có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm hành nghề thẩm định giá.
Luật này có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 01/01/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 11/2012/QH13 |
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2012 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật giá.
Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giá; hoạt động quản lý, điều tiết giá của Nhà nước.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; người tiêu dùng; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giá trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Các hoạt động trong lĩnh vực giá trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản.
2. Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.
4. Giá thị trường là giá hàng hóa, dịch vụ hình thành do các nhân tố chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
5. Định giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ.
6. Niêm yết giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Hiệp thương giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức và làm trung gian cho bên mua và bên bán thương lượng về mức giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ thỏa mãn điều kiện hiệp thương giá theo đề nghị của một trong hai bên hoặc cả hai bên mua, bán hoặc khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
8. Đăng ký giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lập, phân tích việc hình thành mức giá và gửi biểu mẫu thông báo giá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi định giá, điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá.
9. Kê khai giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gửi thông báo mức giá hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi định giá, điều chỉnh giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá.
10. Bình ổn giá là việc Nhà nước áp dụng biện pháp thích hợp về điều hòa cung cầu, tài chính, tiền tệ và biện pháp kinh tế, hành chính cần thiết khác để tác động vào sự hình thành và vận động của giá, không để giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý.
11. Yếu tố hình thành giá là giá thành toàn bộ thực tế hợp lý tương ứng với chất lượng hàng hóa, dịch vụ; lợi nhuận (nếu có); các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; giá trị vô hình của thương hiệu.
12. Giá thành toàn bộ của hàng hoá, dịch vụ là giá thành tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
a) Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ; giá mua hàng hoá, dịch vụ đối với tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại;
b) Chi phí lưu thông để đưa hàng hoá, dịch vụ đến người tiêu dùng.
13. Mặt bằng giá là mức trung bình của các mức giá hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế ứng với không gian, thời gian nhất định và được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng.
14. Giá biến động bất thường là giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi lớn hoặc trong trường hợp khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hoả hoạn, dịch bệnh.
15. Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
16. Báo cáo kết quả thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập, trong đó nêu rõ quá trình thẩm định giá, kết quả thẩm định giá và ý kiến của doanh nghiệp thẩm định giá về giá trị của tài sản được thẩm định để khách hàng và các bên liên quan có căn cứ sử dụng cho mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá.
17. Chứng thư thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập để thông báo cho khách hàng và các bên liên quan về những nội dung cơ bản của báo cáo kết quả thẩm định giá.
18. Mức giá bán lẻ điện bình quân là giá bán điện được xác định theo nguyên tắc tính tổng chi phí sản xuất, kinh doanh và mức lợi nhuận hợp lý bình quân cho 01 kWh điện thương phẩm trong từng thời kỳ, được sử dụng cùng với cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để tính giá bán lẻ điện cụ thể cho từng đối tượng khách hàng sử dụng điện.
19. Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân là khoảng cách giữa mức giá tối thiểu và mức giá tối đa của mức giá bán lẻ điện bình quân.
20. Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện là bảng kê các mức giá cụ thể hoặc tỷ lệ phần trăm (%) của mức giá bán lẻ điện bình quân để tính giá bán lẻ điện cụ thể cho từng đối tượng khách hàng sử dụng điện.
1. Nhà nước thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước thực hiện điều tiết giá theo quy định của Luật này để bình ổn giá; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
3. Nhà nước có chính sách về giá nhằm hỗ trợ khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phù hợp với nguyên tắc của nền kinh tế thị trường.
1. Cơ quan nhà nước thực hiện công khai chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý, điều tiết, quyết định về giá của Nhà nước bằng một hoặc một số hình thức như họp báo, đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức thích hợp khác.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ gắn với thông số kinh tế - kỹ thuật cơ bản của hàng hóa, dịch vụ đó bằng hình thức niêm yết giá. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lựa chọn thêm một hoặc một số hình thức như họp báo, đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức thích hợp khác.
3. Cơ quan thông tin, truyền thông có trách nhiệm đưa tin về giá chính xác, khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm về việc đưa tin theo quy định của pháp luật.
4. Việc công khai thông tin về giá quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp thông tin không được phép công khai theo quy định của pháp luật.
1. Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực giá phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
2. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giá.
3. Định giá hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; thẩm định giá tài sản của Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được pháp luật quy định.
4. Thu thập, tổng hợp, phân tích và dự báo giá thị trường trong nước và thế giới để xây dựng cơ sở dữ liệu về giá phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá.
5. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; quản lý thi, cấp và thu hồi Thẻ thẩm định viên về giá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
6. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực giá.
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giá.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá trên phạm vi cả nước.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá trong lĩnh vực được pháp luật quy định.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá tại địa phương theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giá theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Thanh tra chuyên ngành về giá là thanh tra việc chấp hành pháp luật về giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Quyền hạn, trách nhiệm của thanh tra chuyên ngành về giá; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Đối với cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá; cán bộ, công chức thuộc cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá:
a) Can thiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật vào quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giá;
b) Ban hành văn bản không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục;
c) Tiết lộ, sử dụng thông tin do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp không đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ để vụ lợi.
2. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
a) Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ;
b) Gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua, bán, chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ;
c) Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý;
d) Các hành vi chuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi.
3. Đối với doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá:
a) Tranh giành khách hàng dưới hình thức ngăn cản, đe dọa, lôi kéo, mua chuộc, thông đồng với khách hàng và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác; thông tin không chính xác về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;
b) Thông đồng với khách hàng thẩm định giá, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá làm sai lệch kết quả thẩm định giá;
c) Nhận hoặc yêu cầu bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác từ khách hàng thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã được thoả thuận trong hợp đồng;
d) Giả mạo, cho thuê, cho mượn; sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá trái với quy định của pháp luật về giá;
đ) Tiết lộ thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá và tài sản được thẩm định giá, trừ trường hợp được khách hàng thẩm định giá đồng ý hoặc pháp luật cho phép;
e) Gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá khi họ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
4. Đối với thẩm định viên về giá hành nghề, ngoài các quy định tại khoản 3 Điều này, không được thực hiện các hành vi sau:
a) Hành nghề thẩm định giá với tư cách cá nhân;
b) Đăng ký hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên;
c) Thực hiện thẩm định giá cho đơn vị được thẩm định giá mà thẩm định viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu hoặc có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định giá.
5. Đối với tổ chức, cá nhân có tài sản được thẩm định giá và tổ chức, cá nhân liên quan đến việc sử dụng kết quả thẩm định giá:
a) Chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá để ký hợp đồng thẩm định giá;
b) Cung cấp không chính xác, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến tài sản cần thẩm định giá;
c) Mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá để làm sai lệch kết quả thẩm định giá.
1. Tự định giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
2. Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh mà Nhà nước quy định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu.
3. Đấu thầu, đấu giá, thoả thuận giá, hiệp thương giá và cạnh tranh về giá dưới các hình thức khác theo quy định của pháp luật khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ.
4. Áp dụng nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá do Nhà nước quy định để định giá hàng hóa, dịch vụ.
5. Điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá.
6. Hạ giá bán hàng hóa, dịch vụ mà không bị coi là vi phạm pháp luật về cạnh tranh và pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu, đồng thời phải niêm yết công khai tại nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới, thời hạn hạ giá đối với các trường hợp sau:
a) Hàng tươi sống;
b) Hàng hóa tồn kho;
c) Hàng hóa, dịch vụ theo mùa vụ;
d) Hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại theo quy định của pháp luật;
đ) Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể; thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh;
e) Hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước.
7. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
8. Tiếp cận thông tin về chính sách giá của Nhà nước; các biện pháp quản lý, điều tiết giá của Nhà nước và các thông tin công khai khác.
9. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá; yêu cầu tổ chức, cá nhân bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.
1. Lập phương án giá hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
2. Chấp hành quyết định về giá, biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Đăng ký giá bán hoặc giá mua đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải đăng ký giá và chịu trách nhiệm về tính chính xác của mức giá đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
4. Kê khai giá bán hoặc giá mua hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm về tính chính xác của mức giá đã kê khai đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá theo quy định của Chính phủ.
a) Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết;
b) Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được mua, bán cao hơn giá niêm yết.
6. Công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình theo quy định của Luật này.
7. Cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp Nhà nước định giá, áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
8. Giải quyết kịp thời mọi khiếu nại về giá hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.
1. Lựa chọn, thỏa thuận và góp ý về giá khi mua hàng hóa, dịch vụ.
2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về giá, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ.
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ đã mua không đúng tiêu chuẩn chất lượng, số lượng, giá hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, cam kết.
4. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.
5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Thanh toán theo mức giá thỏa thuận, mức giá đã lựa chọn hoặc mức giá do Nhà nước quy định khi mua hàng hóa, dịch vụ.
2. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan khi phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá.
1. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống được quy định theo các tiêu chí sau:
a) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông;
b) Hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
2. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá bao gồm:
a) Xăng, dầu thành phẩm;
b) Điện;
c) Khí dầu mỏ hóa lỏng;
d) Phân đạm; phân NPK;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật;
e) Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm;
g) Muối ăn;
h) Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi;
i) Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện;
k) Thóc, gạo tẻ thường;
l) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại khoản 2 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
4. Căn cứ vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại Điều 18 của Luật này quyết định loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể để áp dụng biện pháp bình ổn giá phù hợp trong từng thời kỳ.
Áp dụng có thời hạn một hoặc một số biện pháp sau để thực hiện bình ổn giá phù hợp với các trường hợp được quy định tại Điều 16 của Luật này:
1. Điều hòa cung cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;
2. Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
3. Trong trường hợp cần thiết, lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng cần bình ổn giá thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá nhằm mục tiêu hỗ trợ cho bình ổn giá; sử dụng quỹ bình ổn giá khi giá của hàng hóa, dịch vụ đó biến động bất thường hoặc tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống.
Quỹ bình ổn giá được lập từ các nguồn sau:
a) Trích từ giá hàng hóa, dịch vụ;
b) Tự nguyện đóng góp của tổ chức, cá nhân;
c) Viện trợ của nước ngoài;
d) Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Chính phủ quy định chi tiết về mặt hàng được lập quỹ bình ổn giá, việc lập, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá;
4. Đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá;
5. Kiểm tra yếu tố hình thành giá; kiểm soát hàng hoá tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có;
6. Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế;
7. Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Luật này.
1. Chính phủ quyết định chủ trương và biện pháp bình ổn giá đối với các trường hợp quy định tại Điều 16 và Điều 17 của Luật này.
2. Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phân công của Chính phủ hướng dẫn và tổ chức thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức triển khai thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ; trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quyết định biện pháp bình ổn giá cụ thể tại địa phương.
4. Cơ quan ban hành quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá chịu trách nhiệm quyết định thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá.
5. Cơ quan, cá nhân quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật.
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh;
b) Tài nguyên quan trọng;
c) Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Các hình thức định giá:
a) Mức giá cụ thể;
b) Khung giá;
c) Mức giá tối đa, mức giá tối thiểu.
3. Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá được quy định như sau:
a) Định mức giá cụ thể đối với:
- Các dịch vụ hàng không, bao gồm: dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; soi chiếu an ninh;
- Dịch vụ kết nối viễn thông;
- Điện: giá truyền tải điện; giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện;
b) Định khung giá đối với: giá phát điện; giá bán buôn điện; mức giá bán lẻ điện bình quân; dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa tuyến độc quyền;
c) Định khung giá và mức giá cụ thể đối với:
- Đất, mặt nước, nước ngầm, rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và nước sạch sinh hoạt;
- Giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được xây dựng chi từ nguồn ngân sách nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước;
d) Định giá tối đa hoặc giá tối thiểu đối với:
- Hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia; hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh; sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, trừ dịch vụ được quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
- Sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất trong nước;
- Giá cho thuê đối với tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng.
4. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
1. Căn cứ định giá:
a) Giá thành toàn bộ, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá; mức lợi nhuận dự kiến;
b) Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng;
c) Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá;
2. Phương pháp định giá:
a) Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ;
b) Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình.
a) Khung giá đất;
b) Khung giá cho thuê mặt nước;
c) Khung giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 19 của Luật này theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.
4. Cơ quan, cá nhân quyết định định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật.
1. Hiệp thương giá thực hiện đối với hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các điều kiện sau:
a) Hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá;
b) Hàng hoá, dịch vụ quan trọng được sản xuất, kinh doanh trong điều kiện đặc thù hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế; có tính chất độc quyền mua hoặc độc quyền bán hoặc bên mua, bên bán phụ thuộc nhau không thể thay thế được.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Khi có đề nghị của bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên mua và bán;
b) Khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Bộ Tài chính chủ trì tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Sở Tài chính chủ trì tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khi có đề nghị của bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên mua và bán có trụ sở đóng trên địa bàn. Trường hợp bên mua và bên bán có trụ sở đóng tại hai tỉnh khác nhau cùng đề nghị hiệp thương thì hai bên thống nhất đề nghị một trong hai Sở Tài chính chủ trì hiệp thương; trường hợp không thống nhất được thì Sở Tài chính nơi bên bán đóng trụ sở chủ trì hiệp thương.
3. Cơ quan tổ chức hiệp thương giá chịu trách nhiệm tổ chức việc hiệp thương theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan tổ chức hiệp thương giá thông báo bằng văn bản về mức giá được thỏa thuận cho các bên sau khi hiệp thương.
2. Trường hợp đã tổ chức hiệp thương giá nhưng các bên chưa thống nhất được mức giá thì cơ quan tổ chức hiệp thương giá quyết định giá tạm thời để hai bên thi hành.
Quyết định giá tạm thời do cơ quan tổ chức hiệp thương công bố có hiệu lực thi hành tối đa là 06 tháng. Trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời, các bên tiếp tục thương thảo về giá. Nếu các bên thống nhất được giá thì thực hiện theo giá đã thống nhất và có trách nhiệm báo cáo cơ quan tổ chức hiệp thương biết giá đã thống nhất, thời gian thực hiện.
Hết thời hạn 06 tháng, nếu các bên không thỏa thuận được giá thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá lần hai. Nếu các bên vẫn không đạt được thỏa thuận về giá thì quyết định giá tạm thời vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi đạt được thỏa thuận về mức giá.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bình ổn giá, định giá;
b) Khi giá có biến động bất thường và theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Hàng hoá, dịch vụ phải kiểm tra yếu tố hình thành giá bao gồm:
a) Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá;
b) Hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá;
c) Hàng hoá, dịch vụ khác khi giá có biến động bất thường theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với:
a) Hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính;
b) Hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại Điều 15 của Luật này.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với:
a) Hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
1. Tổ chức đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật này được hoạt động thẩm định giá.
2. Cá nhân không được hoạt động thẩm định giá độc lập.
3. Hoạt động thẩm định giá phải tuân thủ quy định về thẩm định giá của Luật này.
1. Tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
2. Chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá và kết quả thẩm định giá.
4. Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
2. Lập kế hoạch thẩm định giá.
3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
4. Phân tích thông tin.
5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.
1. Kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản.
2. Việc sử dụng kết quả thẩm định giá phải đúng mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Kết quả thẩm định giá chỉ được sử dụng trong thời hạn có hiệu lực được ghi trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá.
1. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và quy định của pháp luật về thẩm định giá.
2. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về thẩm định giá và thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
1. Có năng lực hành vi dân sự.
2. Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.
3. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá.
4. Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 tháng trở lên sau khi có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá do cơ quan có thẩm quyền cấp.
6. Có Thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Người không đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 34 của Luật này.
2. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
3. Người đang bị cấm hành nghề thẩm định giá theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, giá, thẩm định giá mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Người đã bị kết án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.
5. Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.
6. Người đang bị đình chỉ hành nghề thẩm định giá.
1. Quyền của thẩm định viên về giá hành nghề:
a) Hành nghề thẩm định giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;
c) Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thẩm định giá;
d) Từ chối thực hiện thẩm định giá nếu xét thấy không đủ điều kiện thực hiện thẩm định giá;
đ) Tham gia tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề:
a) Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồng thẩm định giá;
c) Ký báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá về kết quả thẩm định giá;
d) Giải trình hoặc bảo vệ kết quả thẩm định giá do mình thực hiện với khách hàng thẩm định giá hoặc bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá không phải là khách hàng thẩm định giá nhưng có ghi trong hợp đồng thẩm định giá khi có yêu cầu;
đ) Tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá do cơ quan, tổ chức được phép tổ chức;
e) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp thẩm định giá được hoạt động khi Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó phải có thành viên là chủ sở hữu;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên góp vốn;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
d) Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên hợp danh;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp tư nhân khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó có 01 thẩm định viên là chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Giám đốc doanh nghiệp tư nhân phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
5. Công ty cổ phần khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 cổ đông sáng lập;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty cổ phần phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
d) Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
1. Doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 39 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
b) Có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm tiêu chuẩn thẩm định giá.
2. Doanh nghiệp thẩm định giá bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Kê khai không đúng hoặc gian lận, giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
b) Không kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong 12 tháng liên tục;
c) Không khắc phục được vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ;
d) Bị giải thể, phá sản hoặc tự chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
đ) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
3. Doanh nghiệp thẩm định giá bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
1. Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thẩm định giá, có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc thẩm định giá theo sự uỷ quyền bằng văn bản của doanh nghiệp thẩm định giá.
2. Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật và phải có ít nhất 02 thẩm định viên về giá, trong đó Giám đốc chi nhánh phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá đã thành lập chi nhánh đó.
3. Doanh nghiệp thẩm định giá phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh thẩm định giá do doanh nghiệp thành lập.
1. Quyền của doanh nghiệp thẩm định giá:
a) Cung cấp dịch vụ thẩm định giá;
b) Nhận thù lao dịch vụ thẩm định giá theo giá thỏa thuận với khách hàng đã ghi trong hợp đồng;
c) Thành lập chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;
d) Đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài;
đ) Tham gia tổ chức nghề nghiệp trong nước và ngoài nước về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
e) Yêu cầu khách hàng thẩm định giá cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá;
g) Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá đối với yêu cầu của khách hàng;
h) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá:
a) Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này và Luật doanh nghiệp;
b) Cung cấp Báo cáo kết quả thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá cho khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết;
c) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá;
d) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;
đ) Bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật do vi phạm những thoả thuận trong hợp đồng thẩm định giá và trong trường hợp kết quả thẩm định giá gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng do không tuân thủ các quy định về thẩm định giá;
e) Quản lý hoạt động nghề nghiệp của thẩm định viên về giá thuộc quyền quản lý;
g) Thực hiện chế độ báo cáo;
h) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá;
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức thẩm định giá nước ngoài có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan được thực hiện hoạt động thẩm định giá tại Việt Nam.
2. Việc thành lập và hoạt động thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Chính phủ quy định hình thức, phạm vi cung cấp dịch vụ thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam.
Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Mua, bán, thanh lý, cho thuê tài sản nhà nước hoặc đi thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
2. Không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá;
3. Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước;
4. Mua, bán tài sản nhà nước có giá trị lớn mà sau khi đã thuê doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt thấy cần thiết phải có ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định giá khi cần thiết để thẩm định giá đối với các trường hợp quy định tại Điều 44 của Luật này. Hội đồng thẩm định giá giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Hội đồng thẩm định giá có trách nhiệm thẩm định giá theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của kết quả thẩm định giá.
Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thẩm định giá của Nhà nước.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực từ ngày Luật này có hiệu lực.
Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Law No. 11/2012/QH13 |
Hanoi, June 20, 2012 |
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No.51/2001/NQ-QH10;
The National Assembly promulgates the Law on Prices.
Article 1. Scope of regulation
This Law prescribes rights and obligations of organizations and individuals in field of Prices; activities of managing and regulating prices of the State.
Article 2. Subjects of application
Production or business organizations and individuals; consumers; state agencies; other organizations and individuals relating to activities in the field of prices in the territory of Vietnam.
1. Activities in the field of prices in the territory of Vietnam must observe provisions of this Law.
2. Where an international treaty which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contains provisions different from those of this Law, the provisions of such international treaty shall apply.
Article 4. Interpretation of terms
In this Law, the following terms and phrases shall be construed as follows:
1. Goods mean properties that may exchange, buy, sale in the market, and enable to satisfy demands of human, including types of movable and immovable properties.
2. Service means goods of which nature is invisible, and the process of manufacturing and consuming cannot be separated, including types of service in the system of Vietnamese production trades as prescribed by law.
3. Essential goods or services mean goods, services cannot lack for manufacture, life, national defense, security, including: main raw material, fuel, materials, services for manufacture, circulation; products satisfy basic demands of human and defense, security.
4. Market price means price of goods or services being formed, governed by factors and movement of market which be decided at a point of time, a certain location.
5. Price determination means provision on prices of goods or services by competent State agencies or production or business organizations and individuals.
6. Posting up prices means informing openly by production or business organizations and individuals under forms which is appropriate, clear and not causing mistake for customers on sale prices of goods or services in Vietnam dong in ways of printing, pasting, writing the prices on the board, paper or package of goods or in other forms at the transaction or offer place of goods or services to make it convenience for observation and identification of customers, competent State agencies.
7. Price negotiation means organization and intermediate action for the seller and the buyer of competent State agencies to negotiate on buy price, sale price of goods or services which satisfy conditions of Price negotiation at the request of one of parties or both of parties or as having request of the the Prime Minister, ministers, heads of ministerial - level agencies, heads of Governmental agencies, presidents of People’s Committee of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred as provincial- level People’s Committee).
8. Price registration means making, analyzing the forming of price level and sending price notice under form to competent State agencies before adjusting prices of goods or services in the List of goods or services executing price stabilization by production or business organizations and individuals in the time as the State applies methods of price stabilization.
9. Price declaration means sending price notice of goods or services to competent State agencies by production or business organizations and individuals as determining prices, adjusting prices for goods or services be subjects to declare the price.
10. Price stabilization means applying appropriate methods on making the supply and demand, finance, monetary equable and other necessary methods on economy, administrative by the State to impact on forming and moving of prices, do not let prices of goods or services irrationally raise too high or decrease too low.
11. Elements of price formation mean the wholly cost price that is actual, reasonable and correspondence with quality of goods or services; profit (if any); financial obligations as prescribed by law; invisible value of trade mark.
12. The wholly cost price of goods or services means cost price to consume goods or services, including:
a) The cost price to manufacture goods or services; buy price of goods or services for organizations, individuals operating trade.
b) Cost of circulation to bring goods or services to consumers.
13. Price level means the average level of price level of goods or services in the economy correspond to certain space and time and being measured by index of consumption price.
14. The irregular changed price means price of goods or services that is irrationally raise too high or decrease too low while Elements of price formation have not many changes or in cases of economic crisis, natural disasters, enemy sabotage, fires, epidemics.
15. Price appraisal means determination of value in money of types of properties by agencies, organizations having function of price appraisal as prescribed in the Civil Code that is suitable with market price at a point of time, a certain location, for a certain purpose according to standard of price appraisal.
16. Report of price-appraising result means document made by price-appraising enterprise in which shall state clearly process of price appraisal, price-appraising result and opinion of price-appraising enterprise regarding to value of appraised property for customers and relevant parties to have basis and use for purposes being written in the contract of price appraisal.
17. Certificate of price appraisal means document made by price-appraising enterprise in order to inform to customers and relevant parties of basic contents of Report of price-appraising result.
18. The average electric retail price level means electric sale price being defined under the principle of calculating sum of business or production cost and average reasonable profit level for 01 kWh commercial electric in each period, that being used with structure of electric retail tariff for calculating the particular electric retail price for each electric using customer object.
19. Price frame of average electric retail price means distance between the minimum price level and the maximum price level of average electric retail price.
20. The structure of electric retail tariff means the list of particular price level or percentage rate (%) of average electric retail price level to calculate the particular electric retail price for each electric using customer object.
Article 5. The principle of price management
1. The State manages prices under the market mechanism; respects right of self-determination of prices, competition of prices of production or business organizations and individuals as prescribed by law.
2. The State regulates prices as prescribed in this Law to stabilize prices, protect legitimate rights and interests of production or business organizations and individuals, consumers and interest of the State.
3. The State has policies on prices aiming to support areas with difficulty social and economical conditions, areas with special difficulty social and economical conditions.
4. The State stipulates principles, methods of price determination for goods or services being defined prices by the State complying with principle of market economy.
Article 6. Publicity of price information
1. The state agencies implement publicity of guidelines, policies, methods of management, regulation, decision on prices of the State under one or some forms such as press conference, posting on mass media means or other appropriate forms.
2. Organizations and individuals that product, business goods or services shall implement publicity of price information of goods or services attaching to basic technical – economical parameter of such goods or services under form of posting up prices. For goods or services under the List of goods or services implementing price stabilization, the List of goods or services being defined prices by the State, the production or business organizations and individuals shall select for additional one or some forms such as press conference, posting on mass media means or other appropriate forms.
3. Agencies of communication and information shall be responsible for publishing news on prices exactly, objectively, honestly and take responsibility for publishing news as prescribed by law.
4. The publicity of price information stipulated in this article shall not apply to the information that not permitted to publish as prescribed by law.
Article 7. The content of State management in the price field
1. Researching, formulating, and organizing the performance of policies, law in price field in accordance with lines, policies of social-economical development in each period.
2. Promulgating legal documents in the price field.
3. Determination of price of goods or services in the List of goods or services defined price by the State; appraising price of state properties under function, duties and powers as prescribed by law.
4. Colleting, synthesizing, analyzing and forecasting the market prices in domestic and in the world to formulate the the database on prices to serve state management in the price field.
5. Management of traning, fostering professional skills specialized in price appraisal; management of examination, issuance and withdrawing the card of price appraiser, the eligible certificate of service business of price appraisal.
6. Organizing and managing of science research, international cooperation, training and fostering for cadres in price field.
7. Examining, inspecting, settling complaints, denunciations and handling violations of law in the price field.
Article 8. Competence for State management over prices
1. The Government shall exercise the unified State management over prices throughout the country.
2. The Ministry of Finance shall take responsibility for performance of function of state management in price field.
3. Ministries, ministerial-level agencies shall, within the scope of their respective tasks and powers, perform the function of State management over prices in their respective branches as prescribed by law
4. The provincial level People’s Committees shall, within the scope of their tasks and powers, perform the function of State management over prices in their localities as prescribed by law
Article 9. Specialized price inspectorate
1. The State management agencies in charge of prices shall perform the function of specialized price inspectorate as prescribed by law on inspection.
2. The specialized price inspectorate means inspection of complying with the legislation on prices as prescribed by this law and other relevant law provisions.
3. Rights and responsibilities of specialized price inspectorate; rights and obligations of organizations and individuals when they are object of inspection and relevant organizations, individuals shall comply with provisions of inspection law.
Article 10. Prohibited acts in price field
1. For agencies having state management competence on prices; cadres, civil servants under agencies having state management competence on prices:
a) Interfering wrongly functions, duties, powers as prescribed by law in rights and obligations of organizations, individuals manufacturing and business in price field.
b) Promulgating documents that is not duly authorized; not duly order, procedures;
c) Revealing, using information supplied by production or business organizations and individuals which is not right provisions of competent State agencies.
d) Misusing functions, powers, duties for self-seeking interests.
2. For business or production organizations, individuals:
a) Fabricating and/or spreading, publishing untrue news on market situation, prices of goods or services.
b) Defrauding on prices by intentional changing the committed content of time, place, condition of purchase, quality of goods or services at the time of delivery of goods, supplying service without advance notice to customer.
c) Taking advantage of economic crisis, natural disasters, enemy sabotage, fires, epidemics and/or other abnormal circumstances; taking advantage of State policy to define buy prices, sale prices of goods or services unreasonably;
d) Acts of transfer pricing, collusion on prices under all forms for profiteering.
3. For price-appraising enterprise, branch of price-appraising enterprise:
a) Scrambling customers under forms as inhibitory, threaten, enticement, bribery, collusion with customers and other unfair competitive acts; giving inexact information on comprehension, experiences and capacity of supplying service of price appraiser; price-appraising enterprise, branch of price-appraising enterprise;
b) Collusion with price-appraising customers, relevant persons upon appraising prices to falsify result of price appraisal;
c) Receiving or requiring any amount of money or other interest from price-appraising customers outside rice level of service agreed in contract;
d) Forging, leasing, lending; using card of price appraiser contrary to laws on prices;
dd) Revealing information of dossier, price-appraising customers and assets being appraised, except being agreed by price-appraising customers or being permitted by law;
e) Causing obstacle or interfering in work manage of organizations, individuals having demand of price appraisal upon they have performed right functions, duties as prescribed by law.
4. For appraisers on price practising, in addition to provisions in clause 3 of this article, they do not permit to perform the following acts:
a) Practising of price appraisal with individual status;
b) Registering for price-appraising practising for two or more price-appraising enterprises at the same time:
c) Performing price appraisal for units in which the price appraisers has relation of capital contribution, buying shares/bond or their parents, spouses, children, blood siblings are members in the Leader Board or chief accountant thereof.
5. For organizations, individuals having assets for price appraisal and organizations, individuals relating to using result of price appraisal:
a) Selecting organizations, individuals who are not eligible of practising price appraisal to sign price-appraising contract;
b) Inexact, dishonest, incomplete, untimely upon supplying information, documents relating to assets need price appraisal;
c) Bribery, collusion with price appraisers, price-appraising enterprises to falsify result of price appraisal.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF BUSINESS OR PRODUCTION ORGANIZATIONS, INDIVIDUALS AND CONSUMERS IN PRICE FIELS:
Article 11. Rights of business or production organizations, individuals:
1. Self-determining prices of goods or services which they manufacture, business, except for goods or services under the List of goods or services defined prices by the State.
2. Deciding buying/sale prices of goods or services which they manufacture, business, and the State stipulated frame of prices, maximum prices, minimum prices.
3. Bidding, auction, price agreement, price negotiation and price competition under other forms as prescribed by law upon buying or selling goods or services.
4. Applying principles, grounds, and methods of price determination prescribed by the State to determine prices of goods or services.
5. Adjusting prices of goods or services which they manufacture, business in accordance to changes of elements forming prices.
6. Lowering sale prices of goods or services but not be considered violation of law on competition and law of fighting dumping for import goods, and simultaneously must post public the old price level, the new price level, time limit of price lowering at the transaction place in the following cases:
a) Fresh goods;
b) Inventory goods;
c) Seasonal goods or services;
d) Goods or services for promotion as prescribed by law;
dd) Goods or services of enterprises in cases of bankruptcy or dissolution; changing locations, business/production trades;
e) Goods or services upon performing policy on price stabilization of the State.
7. Proposing competent State agencies to adjust prices of goods or services which they manufacture, business in the List of goods or services defined prices by the State.
8. Reaching information on price policy of the State; measures of managing and regulating prices of the State and other publicity information.
9. Complaints, denunciations or suing against acts having signs of violation of law on prices; requiring organizations, individuals compensating due of acts violating laws on prices as prescribed by law.
Article 12. Obligations of business or production organizations, individuals:
1. Making price plan for goods or services which they manufacture, business in the List of goods or services defined prices by the State and submitting to authorities for decision.
2. Complying with decisions on prices, measures of price stabilization of competent State agencies.
3. Registering sale prices or buying prices for goods or services being subject to register price and taking responsibility for exactness of registered price level as prescribed by law.
4. Declaring sale prices or buying prices for goods or services and taking responsibility for exactness of declared price level for goods or services be subject to declare prices under provisions of Government.
5. Posting up prices:
a) For goods or services being defined prices by the State, the production or business organizations, individuals must post up prices exact with prices stipulated by competent State agencies and exactly buy, sell under posted prices;
b) For goods or services not in the List of goods or services being defined prices by the State, the production or business organizations, individuals shall decide prices for posting up and not permitted to buy, sell with prices higher than posted prices;
6. Publicity of information on prices of goods or services within their authority of determining prices as prescribed in this Law.
7. Timely, exactly, completely supplying relevant figures, documents at the requirement in written of competent State agencies in cases prices being determined by the State, measures of price stabilization for goods or services of the production or business organizations, individuals being applied.
8. Solving timely all complaints on prices of goods or services which they manufacture, business. Compensating for acts violating law on prices as prescribed by law.
Article 13. Rights of consumers
1. Selecting, making agreement and giving opinions when buying goods or service.
2. Being supplied information exactly, fully about prices, quality, and origins of goods or services.
3. Asking for compensation upon the goods or services having bought did not meet the standard of quality, quantity, price or other content which have been published, posted up, commited by organizations, individuals manufacture and business such goods or services.
4. Proposing competent State agencies to adjust prices of goods or services being defined prices by the State when elements forming prices change.
5. Complaints, denunciations, suing or proposing social organizations suing against acts having signs of violation of law on prices under provisions of this law or other provisions of relevant laws.
Article 14. Obligations of consumers
1. Paying under the price level which had agreement, selected or price level was stipulated by the State when buying goods or service.
2. Notifying to relevant state agencies, organizations, individuals upon detecting acts having signs of violating law on prices.
OPERATION ON REGULATING PRICES OF THE STATE
Section 1. PRICE STABILIZATION
Article 15. Goods or services implement price stabilization
1. Goods or services implementing price stabilization are essential goods or services for production, life being stipulated under the following criterions:
a) Raw materials, fuel, materials and main service for production and circulation;
b) Goods or services satisfying basic demands of human.
2. The List of goods or services implementing price stabilization includes:
a) Finished petrol, oil;
b) Electricity;
c) Liquefied petroleum gas;
d) Nitrogenous fertilizer, NPK fertilizer;
dd) Pesticide as prescribed by law;
e) Prevention vaccine for cattle, poultry;
g) Edible salt;
h) Milk for children under 06 years old;
i) Edible sugar, including white sugar and affinated sugar;
k) Paddy, ordinary rice;
l) Drugs for human disease prevention and treatment in the List of essential medicines using at establishments of medical examination and treatment as prescribed by law.
3. If neccessary, the List of goods or services implementing price stabilization stipulated in clause 2 of this article may be adjusted, the Government shall submit to the Standing Committee of National Assembly for consideration and decision.
4. Basing on the List of goods or services implementing price stabilization stipulated in clause 2 of this article, competent State agencies as prescribed in article 18 of this Law shall decide particular types of goods or services to apply suitable measure of price stabilization in each period.
Article 16. Cases implement price stabilization
1. Price stabilization is implemented in the following cases:
a) Upon prices of goods or services in the List prescribed in clause 2, article 15 of this Law have irregular changes;
b) Upon price level changes affecting socio-economic stabilization.
2. The Government shall detail this article.
Article 17. Measures for price stabilization
Applying in limit time a or a number of the following measures to implement price stabilization conformable to cases prescribed in article 16 of this Law:
1. Making the supply and demand equable of goods produced in domestic and import – export goods; goods in regions, localities in the national through operation of goods circulation; buy or sale out the national reserve goods, circulating reserve goods;
2. Measures of finance, monetary conformable to provisions of laws;
3. In neccessary cases, establishing fund of price stabilization for items need be stabilized on price in the List of goods or services implementing price stabilization aiming to support for price stabilization; using fund of price stabilization upon prices of such goods or services changes abnormally or badly affecting to economy and life.
Fund of price stabilization is established from the following sources:
a) Deducting from price of goods or services;
b) Voluntary contribution by organizations, individuals;
c) Aid of foreign countries;
d) Other legitimate financial sources.
The Government shall stipulate in details in regarding to items being established fund of price stabilization, establishment, management and use of fund of price stabilization;
4. Price registration for goods or services subject to price stabilization. The production or business organizations, individuals implement price registration only for goods or services subject to price stabilization in the time the State applies methods of price stabilization.
5. Examining elements forming prices; controlling inventory goods; examining quantity, volume of available goods;
6. Applying supporting measures of price conformable to provisions of laws and international commitments;
7. Determining the particular prices, maximum prices, minimum prices or price frame conformable to nature of goods or services under principles, grounds, methods prescribed in this Law.
Article 18. Competence and duty upon deciding on applying price stabilization measure
1. The Government decides guidelines and measures of price stabilization regarding to cases prescribed in article 16 and article 17 of this Law.
2. The Ministry of Finance, ministries, ministerial-level agencies shall, under their functions, duties, powers assigned by the Goverment, guide and organize implementation of price stabilization measure being decided by the Government.
3. Provincial People’s Committees shall, within their functions, duties, powers, organize executing price stabilization measure being decided by the Government and guided by the Ministry of Finance, ministries, ministerial-level agencies; in cases of natural disaster, fires, epidemics, unexpected accidents, base on actual situation at their localities, decide particular price stabilization measure at such localities.
4. Agency promulgating decision on applying price stabilization measure shall be responsible for decision on limit time for applying price stabilization measure.
5. Agency or individual deciding on applying price stabilization measure shall be responsible for such decision as prescribed by law.
6. The Government shall detail this article.
Section 2. PRICE DETERMINATION
Article 19. Goods or services being defined prices by the State
1. The State defines prices for:
a) Goods or services under monopoly field in which the State manufacture, business;
b) Important resources;
c) National reserve goods; products, services for public interest and service of public career using state budget.
2. Forms of price determination:
a) Particular price level;
b) Price frame;
c) Maximum price level, minimum price level.
3. The List of goods or services being defined prices by the State is stipulated as follows:
a) Defining particular price level for:
- Air services, including: Services for landing, taking off; management of departure and arrival flights; supports to ensure for flight operations; illumination security;
- Service of telecommunication connection;
- Electricity: Prices of electric transmit; prices of Auxiliary services for electric system;
b) Defining price frame for: Prices of electricity generation; prices of electricity trading; the level of average electricity retail price; services of domestic air transport with monopoly route;
c) Defining price frame and particular price level for:
- Land, surface water, underground water, forest belong to the all-people possession which the State is representative of owner and clean water for living;
- Price of leasing, hire-purchasing for social house, house of public service which be build from state budget outlays; buy prices or leasing prices for house belong to state possession;
- Services of medical examination and treatment and services of education, traning at medical examination and treatment establishments, traning and education facilities of the State;
d) Defining maximum price or minimum price for:
- National reserve goods as prescribed by law on National reserve; goods or services being placed an order, assigned under business and production plans by the State; products, services for public interest and service of public career using state budget, except for services prescribed in point c, clause 3 of this article.
- Products are cigarette produced domestic;
- Price of leasing for state assets being infrastructure works.
4. If neccessary, the List of goods or services being defined prices by the State may be adjusted, the Government shall submit to the Standing Committee of National Assembly for consideration and decision.
Article 20. Principle of price determination of the State
1. Assurance of remedying actual and reasonable cost in production, business, having profit conformable to price level of market and guidelines, policies on social economical development of the State in each periods.
2. Timely adjusting prices upon elements forming them change.
Article 21. Grounds, methods of price determination
1. Grounds of price determination
a) Wholly cost price, quality of goods or services at the time point of price determination; expected profits level;
b) Relation between supply and demand of goods or services and purchasing power of currency; solvency of consumers;
c) Price of domestic and international market and competitive ability of goods or services at the time point of price determination;
2. Methods of price determination:
a) The Ministry of Finance stipulates general methods of price determination for goods or services;
b) Ministries, ministerial-level agencies shall assume the prime responsibility for and coordinate with the Ministry of Finance to guide methods of price determination for goods or services under their competence.
Article 22. Competence and duty of price determanition
1. The Government stipulates:
b) Land price frame;
b) Price frame of leasing surface water;
c) Price frame of leasing, hire-purchasing for social house, house of public service.
2. The Prime Minister stipulates price frame of average electricity retail, mechanism of price adjustment and structure of electricity retail tariff.
3. The Minister of Finance, ministers, headers of ministerial-level agencies, provincial People’s Committees determine prices of goods or services prescribed in article 19 of this Law according to assignment, level-division of the Government.
4. Agencies, individuals deciding price determination for goods or services in the List of goods or services defined price by the State shall be responsible for their decision before the law.
Article 23. Cases organize price negotiation
1. Price negotiation implements for goods or services satisfying the following conditions:
a) Goods or services not being in the List of goods or services defined prices by the State;
b) Goods or services being important, produced, business in specific conditions or having restrained competitive market; having nature of buy or sale monopoly or the buyer and seller are dependent together, cannot replace.
2. Competent State agencies organize price negotiation for goods or services prescribed in clause 1 of this article in the following cases:
a) Upon having suggection of the buyer or the seller or both of the buyer and the seller;
b) Upon having request of the Prime Minister, Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of provincial People’s Committee.
Article 24. Competence and duty of organizing price negotiation
1. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for organizing price negotiation at the request of the Prime Minister, Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies.
2. The Service of Finance shall assume the prime responsibility for organizing price negotiation at the request of Presidents of provincial People’s Committee or upon having suggestion of the buyer or the seller or both of the buyer and the seller which having offices located in their areas. If the buyer and the seller having offices located in different provinces and suggesting price negotiation, two parties reach agreement to suggest one of two Services of Finance to prime responsibility for negotiation; if they cannot reach agreement, the Services of Finance where the buyer’s office locates, shall assume the prime responsibility for negotiation.
3. Agency organizing price negotiation shall be responsible for performance as prescribed by law.
Article 25. Result of price negotiation
1. Agency organizing price negotiation shall notify parties in written of price level which have been agreed after negotiation.
2. Whether price negotiation has been performed, but parties still not reach agreement on price, agency organizing price negotiation shall decide temporary price for parties to execute.
Decision on temporary prices being notified by agency organizing price negotiation shall take effect at the maximum of 06 months. While executing the decision on temporary prices, parties continue to negotiate on prices. If parties reach agreement on prices, the agreed prices shall be executed and parties shall be responsible for reporting to agency organizing price negotiation to know agreed prices and period of performance
After limit time of 06 months, if parties cannot reach agreement on prices, the authorities shall organize price negotiation for the second time. If parties still can not reach agreement on prices, decision on temporary prices shall continue to take effect for implementation until reaching agreement on prices.
Section 4. EXEMINATION OF ELEMENTS FORMING PRICES
Article 26. Cases examining elements forming prices
1. Competent State agencies examine elements forming prices for goods or services prescribed in clause 2 of this article in the following cases:
a) When competent State agencies decide on price stabilization, price determination;
b) When prices having irregular changes and at request of the Prime Minister, Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Presidents of provincial People’s Committee.
2. Goods or services must examine elements forming prices including:
a) Goods or services being defined prices by the State;
b) Goods or services implement price stabilization;
b) Other goods or services when their prices having irregular changes and at request of the Prime Minister, Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Presidents of provincial People’s Committee.
Article 27. Competence and duty of examining elements forming prices
1. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for and coordinate with Ministries, ministerial-level agencies, provincial People’s Committees to examine elements forming prices for:
a) Goods or services under price determination competence of the Government, the Prime Minister, the Minister of Finance;
b) Goods or services in the List of goods or services implementing price stabilization stipulated in article 17 of this Law.
2. Ministries, ministerial-level agencies shall assume the prime responsibility for and coordinate with the Ministry of Finance, provincial People’s Committees to examine elements forming prices for goods or services under price determination competence of ministers, heads of ministerial-level agencies.
3. Provincial People’s Committees examinate elements forming prices for:
a) goods or services under price determination competence of provincial People’s Committees;
b) Goods or services in the List of goods or services implementing price stabilization of production or business organizations and individuals in their localities.
Section 1. GENERAL PROVISIONS ON PRICE APPRAISAL
Article 28. Price-appraising operations
1. Organization satisfying full conditions as provisions of this Law shall be operate price appraisal.
2. Individuals shall not be entitled to operate price appraisal independently.
3. Price-appraising operations must comply with provisions on price appraisal of this Law.
Article 29. Principle of price-appraising operations
1. Observing laws, Vietnamese price-appraising standard
2. Taking responsibility for price-appraising operations as prescribed by law.
3. Assurance of independence on professional, honesty, objective in price-appraising operation and result of price appraisal.
4. Keeping information in secret as prescribed by law;
Article 30. Process of asset price appraisal
1. Defining on assets for price appraisal in general and defining the market or non-market price making as bases for price appraisal.
2. Making plan on price appraisal.
3. Surveying reality, collecting information.
4. Analyzing information.
5. Defining value of asset being appraised price.
6. Making report on result of price appraisal, price-appraising certificate and sending to customers, relevant parties.
Article 31. Assets being appraised price
1. Assets of organizations, individuals having demand on price appraisal.
2. Assets which the State must appraise price as prescribed by law on management, use state's assets and other provisions of relevant law.
Article 32. Result of price appraisal
1. Result of price appraisal shall be used as one of grounds for agencies, organizations and individuals being owners or having right of using assets as prescribed by law and relevant parties to consider, decide or approve price for such assets.
2. The result of price appraisal must be used duly purpose written in contract of price appraisal or request in written of price appraisal of competent state agencies.
3. Result of price appraisal is used only in the effect period being written in report of price-appraising result and price-appraising certificate.
Article 33. Professional organization of price appraisal
1. The career organization of price appraisal is established and operated under provisions of laws on association and laws on price appraisal.
2. The career organization of price appraisal is entitled to train, grant certificate of fostering professional knowledge on price appraisal and perform duties relating to price-appraising operation as prescribed by law.
Article 34. Criterion of price appraiser
1. Possessing civil act capacity.
2. Possessing ethics quality, integrity, honesty, objective.
3. Graduating university in specialty related to price-appraising operations.
4. Having worked with the trained specialty for 36 months or more since possessing university degree in specialty line specified in clause 3 of this Article.
5. Possessing the certificate of professional training in price-appraising operations, granted by competent agencies.
6. Possessing card of price appraiser as prescribed by the the Ministry of Finance.
Article 35. Practising price appraiser
1. Practising price appraiser is person having full criterion specified in article 34 of this Law and registering for practicing price appraisal in a price-appraising enterprise.
2. Rights and obligations of price appraiser practising in price-appraising enterprises are stipulated in article 34 of this Law.
Article 36. Persons are not entitled to practise in price-appraising enterprises
1. Persons are not full criterions specified in article 34 of this Law.
2. Cadres, public employees as prescribed by law on Cadres, public employees; officers, professional soldiers, defense workers in agencies, units under People’s army; officers, profession non-commissioned officers, officers, technical specialized non-commissioned officers in agencies, units under People’s Security Public.
3. Persons being banned to practise on price appraisal by effective judgements, decisions of Court, persons being prosecuted criminal liability; convicted persons for one of crimes of economy, position relating to finance, prices, price appraisal and not being yet wiped out their criminal records; persons being applied measures of administrative handling, educating in communes, wards and townships, persons being sent into compulsory detoxification centers, compulsory educational facilities.
4. Convicted persons for economical crimes with level from serious or more.
5. Persons having acts violating laws on finance and being sanctioned administrative violation in duration of 01 year, since day of having sanctioning decision.
6. Persons being suspended for practicing price appraiser.
Article 37. Rights and obligations of practising price appraiser
1. Rights of practising price appraiser:
a) Price-appraising practicing under provisions of this Law and other provisions of relevant laws.
b) Being independent on career skill, professional;
c) Requiring customers to supply dossiers, documents relating to assets being appraised and facilitate to implement price appraisal;
d) Refusing price appraisal if deem it is not eligible to implement price appraisal;
dd) Participating in domestic and foreign professional organizations of price appraisal as prescribed by law;
e) Other rights as prescribed by law.
2. Obligations of practising price appraiser:
a) Complying with provisions on price-appraising operation under provisions of this Law and other provisions of relevant laws;
b) Performing rightly and fully contract of price appraisal;
c) Signing report on result of price appraisal, certificate of price appraisal and taking responsibility before law, the legal representatives, general Directors of Directors of price-appraising enterprises for result of price appraisal;
d) Providing explanation or protecting result of price appraisal which is implemented by them for the price-appraising customers or the third party using result of price appraisal, that is not the price-appraising customer but in the contract of price appraisal have written, upon being requested;
dd) Participating in programs on fostering professional knowledges of price appraisal organized by permitted agencies or institutions;
e) Keeping dossiers, documents on price appraisal;
g) Other obligations as prescribed by law.
Section 3. PRICE-APPRAISING ENTERPRISES
Article 38. Conditions of establishment and operation of price-appraising enterprises
1. Price-appraising enterprises are established under provisions of Law on enterprises.
2. Price-appraising enterprises may operate upon the the Ministry of Finance grants the eligible certificate of business price appraisal service as prescribed by law.
Article 39. Conditions for granting the eligible certificate of business price appraisal service.
1. One-member limited liability companies when requesting for grant of the eligible certificate of business price appraisal service must have full the following conditions:
a) Having Certificate of Business registration, certificate of Enterprise registration or certificate of investment as prescribed by law;
b) Having at least 03 appraisers on prices registering practice in such enterprises, and among them must have a member is owner thereof;
c) The legal representatives, Directors or general Directors of one-member limited liability companies must be price appraiser registering practice in such enterprises.
2. The limited liability companies with two or more members when requesting for grant of the eligible certificate of business price appraisal service must have full the following conditions:
a) Having Certificate of Business registration, certificate of Enterprise registration or certificate of investment as prescribed by law;
b) Having at least 03 appraisers on prices registering practice in such enterprises, and among them must have at least 02 member making capital contributions;
c) The legal representatives, Directors or general Directors of limited liability companies with two or more members must be price appraiser registering practice in such enterprises.
d) The contribution capital of members being organization shall not exceed the level of contribution capital stipulated by the Government. The representative of member being organization must be price appraiser and register practice in such enterprise.
3. Partnerships when requesting for grant of the eligible certificate of business price appraisal service must have full the following conditions:
a) Having Certificate of Business registration, certificate of Enterprise registration or certificate of investment as prescribed by law;
b) Having at least 03 appraisers on prices registering practice in such enterprises, aomong that at least must have 02 General partners;
c) The legal representatives, Directors or general Directors of Partnerships must be price appraiser registering practice in such enterprises.
4. Private enterprises when requesting for grant of the eligible certificate of business price appraisal service must have full the following conditions:
a) Having Certificate of Business registration, certificate of Enterprise registration or certificate of investment as prescribed by law;
b) Having at least 03 appraisers on prices registering practice in enterprises, and among them must have a member is owner of Private enterprises;
c) Director of Private enterprises must be price appraiser and register practice in such enterprises.
5. Joint-stock companies when requesting for grant of the eligible certificate of business price appraisal service must have full the following conditions:
a) Having Certificate of Business registration, certificate of Enterprise registration or certificate of investment as prescribed by law;
b) Having at least 03 appraisers on prices registering practice in such enterprises, aomong that at least must have 02 Founding shareholders;
c) The legal representatives, Directors or general Directors of Joint-stock companies must be price appraiser registering practice in such enterprises.
d) The contribution capital of members being organization shall not exceed the level of contribution capital stipulated by the Government. The representative of member being organization must be price appraiser and register practice in such enterprise.
6. The Government stipulates order of, procedures for granting the eligible certificate of business price appraisal service.
Article 40. Suspending business price appraisal service and withdrawing the eligible certificate of business price appraisal service
1. Price-appraising enterprises may be suspended business price appraisal service when belong to one of the following cases:
a) Do not ensure one of conditions specified in clause 1, 2, 3, 4 and 5, article 59 of this Law during 03 consecutive months;
b) Having serious mistake of profession or violating standard of price appraisal;
2. Price-appraising enterprises shall be withdrawn the eligible certificate of business price appraisal service when belong to one of the following cases:
a) Declaring wrong or cheating, forging dossier of request for granting the eligible certificate of business price appraisal service;
b) Do not business price appraisal service for 12 consecutive months;
c) Do not overcome violations specified in clause 1 of this article within 60 days, since being suspended;
d) Being dissolved, bankrupted or self-ending business operation on price appraisal
dd) Being withdrawn Certificate of Business registration, certificate of Enterprise registration or certificate of investment;
3. Price-appraising enterprises being withdrawn the eligible certificate of business price appraisal service shall end business operation on price appraisal since decision on withdraw taking effect
4. The Government provides in details on suspending business price appraisal service and withdrawing the eligible certificate of business price appraisal service
Article 41. Branch of price-appraising enterprise
1. Branch of price-appraising enterprise is dependent unit of price-appraising enterprise, having task to perform partly or wholly work on price appraisal under authorization in writing of price-appraising enterprise.
2. Branch of price-appraising enterprise is established and operated as prescribed by law and must have at least 02 appraisers on prices and among them, director of branch must be price appraiser registering practice at enterprise which have established such branch;
3. Price-appraising enterprises must be responsible for operations of price-appraising branch being established by itself.
Article 42. Rights and obligations of price-appraising enterprises
1. Rights of price-appraising enterprises
a) Suppying service of price appraisal;
b) Collecting fee for price-appraising service under the agreed price with customers and being written in contract;
c) Establishing Branches of price-appraising enterprise;
d) Placing establishments business service on price-appraising overseas;
dd) Participating in domestic and foreign professional organizations of price appraisal as prescribed by law;
e) Requesting the price-appraising customers for supplying dossiers, documents, figures relating to assets being appraised price;
g) Refusing performance of price-appraising service requested by customers
h) Other rights as prescribed by law.
2. Obligations of price-appraising enterprises:
a) Complying with provisions on price-appraising operation under provisions of this Law and the Law on Enterprise’
b) Supplying report on result of price appraisal and the price-appraising certificate for customers and the third party using result of price appraisal under signed contract of price appraisal;
c) Taking responsibility of accuracy, honesty, objective of the price-appraising result
d) Buying professional liability insurance for the price-appraising operation or deducting fund of professional risk backup;
dd) Compensating for customers as prescribed by law because violating agreements in contract of price appraisal and in case result of price appraisal causing damage to interest of customers due to not complying with provisions on price appraisal;
e) Managing professional activities of price appraisers under their authorities;
g) Implementing the reporting regime;
h) Keeping dossiers, documents on price appraisal;
i) Other obligations as prescribed by law.
Article 43. Operations of foreign price-appraising organizations in Vietnam
1. The foreign price-appraising organizations being eligible as prescribed by this Law and other provisions of relevant laws may implement operations of price appraisal in Vietnam.
2. The establishment and operation of the foreign price-appraising organizations in Vietnam shall comply with provisions of this Law and other provisions of relevant laws.
3. The Government provides forms, scope of supplying the price-appraising service of foreign price-appraising organizations in Vietnam
Section 4. PRICE-APPRAISING OF THE STATE
Article 44. The scope of state price-appraising operation
The state price-appraising operation shall be implemented by competent state agencies in the following cases:
1. Buy, sale, liquidation, lease of state assets or hiring assets servicing operations of state agencies as prescribed by law on management, use of state assets;
2. Failing to hire price-appraising enterprise;
3. Buy, sale of assets under state secret;
4. Buy, sale of assets with big value which after having hired the price-appraising enterprise, agencies or competent persons for approval consider it is necessary to have appraisal opinion of competent state agencies.
Article 45. Methods of state price-appraising operation
1. As necessary, competent state agencies shall establish council of price appraisal to appraise price in respect to cases specified in Article 44 of this Law. The council of price appraisal shall be dissolved after finishing task.
2. The council of price appraisal has responsibility for price appraisal under provisions of this Law, other provisions of relevant law and has responsibility for accuracy, honesty of the price-appraising result.
Article 46. Order of and procedures for state price appraisal
The Goverment provides in details on order of and procedures for state price appraisal
This Law takes effect from January 01, 2013.
The Ordinace of prices No. 40/2002/PL-UBTVQH10 is invalid from effective day of this Law.
Article 48. Stipulating in details and guiding for implementation
The Government shall stipulate in details and guide for implementation of articles, clauses assigned in this Law.
This Law was passed by the XIII National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its Third Session on the 20th of June, 2012.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 277. Khắc phục, thay thế hàng hoá cho thuê không phù hợp với hợp đồng
Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá
Điều 8. Thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá
Điều 29. Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá
Điều 33. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá
Điều 34. Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá
Mục 3. DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ
Điều 39. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá
Điều 43. Hoạt động của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam
Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá
Điều 8. Thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá
Điều 12. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
Điều 15. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá
Điều 16. Trường hợp thực hiện bình ổn giá
Điều 17. Biện pháp bình ổn giá
Điều 18. Thẩm quyền và trách nhiệm quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá
Điều 20. Nguyên tắc định giá của Nhà nước