Chương II Luật giá 2012: Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong lĩnh vực giá
Số hiệu: | 11/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 05/08/2012 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điểm mới trong Luật Giá 2012
Sau một thời gian dài trao đổi, thảo luận và đi đến thống nhất chung, ngày 20/6/2012 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Giá 2012.
Điểm nổi bật trong Luật này tập trung vào các quy định về danh mục hàng bình ổn giá (11 mặt hàng) và danh mục hàng hóa do Nhà nước (NN) định giá, trong đó phải kể đến mặt hàng điện và xăng, dầu thành phẩm. Theo đó, mặt hàng điện vừa thuộc danh mục hàng bình ổn giá, đồng thời Nhà nước chỉ định mức giá cụ thể đối với giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện; định khung giá đối với: giá phát điện, giá bán buôn điện, mức giá bán điện lẻ bình quân. Như vậy, các DN được quyền chủ động định giá trong khung, cạnh tranh về giá theo khung; bảo đảm có lợi cho người tiêu dùng; tạo chủ động cho DN song NN vẫn kiểm soát được giá điện.
Nếu trước đây Pháp lệnh Giá 2002 chỉ quy định tài sản của NN phải thẩm định giá thì đến Luật Giá 2012 đã mở rông thêm việc thẩm định giá cho cả tài sản của tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu. Ngoài ra, đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng tài sản NN hiệu quả hơn, Luật này kịp bổ sung thêm loại hình tổ chức thẩm định giá của NN, chỉ được thực hiện với các tài sản của NN cho thuê, đi thuê, mua, bán, thanh lý; không thuê được DN thẩm định giá; mua bán tài sản thuộc bí mật NN… Còn với DN thẩm định giá, để là người đại diện theo pháp luật thì phải có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm hành nghề thẩm định giá.
Luật này có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 01/01/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tự định giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
2. Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh mà Nhà nước quy định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu.
3. Đấu thầu, đấu giá, thoả thuận giá, hiệp thương giá và cạnh tranh về giá dưới các hình thức khác theo quy định của pháp luật khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ.
4. Áp dụng nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá do Nhà nước quy định để định giá hàng hóa, dịch vụ.
5. Điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá.
6. Hạ giá bán hàng hóa, dịch vụ mà không bị coi là vi phạm pháp luật về cạnh tranh và pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu, đồng thời phải niêm yết công khai tại nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới, thời hạn hạ giá đối với các trường hợp sau:
a) Hàng tươi sống;
b) Hàng hóa tồn kho;
c) Hàng hóa, dịch vụ theo mùa vụ;
d) Hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại theo quy định của pháp luật;
đ) Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể; thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh;
e) Hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước.
7. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
8. Tiếp cận thông tin về chính sách giá của Nhà nước; các biện pháp quản lý, điều tiết giá của Nhà nước và các thông tin công khai khác.
9. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá; yêu cầu tổ chức, cá nhân bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.
1. Lập phương án giá hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
2. Chấp hành quyết định về giá, biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Đăng ký giá bán hoặc giá mua đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải đăng ký giá và chịu trách nhiệm về tính chính xác của mức giá đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
4. Kê khai giá bán hoặc giá mua hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm về tính chính xác của mức giá đã kê khai đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá theo quy định của Chính phủ.
a) Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết;
b) Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được mua, bán cao hơn giá niêm yết.
6. Công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình theo quy định của Luật này.
7. Cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp Nhà nước định giá, áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
8. Giải quyết kịp thời mọi khiếu nại về giá hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.
1. Lựa chọn, thỏa thuận và góp ý về giá khi mua hàng hóa, dịch vụ.
2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về giá, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ.
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ đã mua không đúng tiêu chuẩn chất lượng, số lượng, giá hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, cam kết.
4. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.
5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Thanh toán theo mức giá thỏa thuận, mức giá đã lựa chọn hoặc mức giá do Nhà nước quy định khi mua hàng hóa, dịch vụ.
2. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan khi phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF BUSINESS OR PRODUCTION ORGANIZATIONS, INDIVIDUALS AND CONSUMERS IN PRICE FIELS:
Article 11. Rights of business or production organizations, individuals:
1. Self-determining prices of goods or services which they manufacture, business, except for goods or services under the List of goods or services defined prices by the State.
2. Deciding buying/sale prices of goods or services which they manufacture, business, and the State stipulated frame of prices, maximum prices, minimum prices.
3. Bidding, auction, price agreement, price negotiation and price competition under other forms as prescribed by law upon buying or selling goods or services.
4. Applying principles, grounds, and methods of price determination prescribed by the State to determine prices of goods or services.
5. Adjusting prices of goods or services which they manufacture, business in accordance to changes of elements forming prices.
6. Lowering sale prices of goods or services but not be considered violation of law on competition and law of fighting dumping for import goods, and simultaneously must post public the old price level, the new price level, time limit of price lowering at the transaction place in the following cases:
a) Fresh goods;
b) Inventory goods;
c) Seasonal goods or services;
d) Goods or services for promotion as prescribed by law;
dd) Goods or services of enterprises in cases of bankruptcy or dissolution; changing locations, business/production trades;
e) Goods or services upon performing policy on price stabilization of the State.
7. Proposing competent State agencies to adjust prices of goods or services which they manufacture, business in the List of goods or services defined prices by the State.
8. Reaching information on price policy of the State; measures of managing and regulating prices of the State and other publicity information.
9. Complaints, denunciations or suing against acts having signs of violation of law on prices; requiring organizations, individuals compensating due of acts violating laws on prices as prescribed by law.
Article 12. Obligations of business or production organizations, individuals:
1. Making price plan for goods or services which they manufacture, business in the List of goods or services defined prices by the State and submitting to authorities for decision.
2. Complying with decisions on prices, measures of price stabilization of competent State agencies.
3. Registering sale prices or buying prices for goods or services being subject to register price and taking responsibility for exactness of registered price level as prescribed by law.
4. Declaring sale prices or buying prices for goods or services and taking responsibility for exactness of declared price level for goods or services be subject to declare prices under provisions of Government.
5. Posting up prices:
a) For goods or services being defined prices by the State, the production or business organizations, individuals must post up prices exact with prices stipulated by competent State agencies and exactly buy, sell under posted prices;
b) For goods or services not in the List of goods or services being defined prices by the State, the production or business organizations, individuals shall decide prices for posting up and not permitted to buy, sell with prices higher than posted prices;
6. Publicity of information on prices of goods or services within their authority of determining prices as prescribed in this Law.
7. Timely, exactly, completely supplying relevant figures, documents at the requirement in written of competent State agencies in cases prices being determined by the State, measures of price stabilization for goods or services of the production or business organizations, individuals being applied.
8. Solving timely all complaints on prices of goods or services which they manufacture, business. Compensating for acts violating law on prices as prescribed by law.
Article 13. Rights of consumers
1. Selecting, making agreement and giving opinions when buying goods or service.
2. Being supplied information exactly, fully about prices, quality, and origins of goods or services.
3. Asking for compensation upon the goods or services having bought did not meet the standard of quality, quantity, price or other content which have been published, posted up, commited by organizations, individuals manufacture and business such goods or services.
4. Proposing competent State agencies to adjust prices of goods or services being defined prices by the State when elements forming prices change.
5. Complaints, denunciations, suing or proposing social organizations suing against acts having signs of violation of law on prices under provisions of this law or other provisions of relevant laws.
Article 14. Obligations of consumers
1. Paying under the price level which had agreement, selected or price level was stipulated by the State when buying goods or service.
2. Notifying to relevant state agencies, organizations, individuals upon detecting acts having signs of violating law on prices.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 277. Khắc phục, thay thế hàng hoá cho thuê không phù hợp với hợp đồng
Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá
Điều 8. Thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá
Điều 29. Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá
Điều 33. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá
Điều 34. Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá
Mục 3. DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ
Điều 39. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá
Điều 43. Hoạt động của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam
Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá
Điều 8. Thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá
Điều 12. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
Điều 15. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá
Điều 16. Trường hợp thực hiện bình ổn giá
Điều 17. Biện pháp bình ổn giá
Điều 18. Thẩm quyền và trách nhiệm quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá
Điều 20. Nguyên tắc định giá của Nhà nước