Chương III Luật giá 2012: Hoạt động điều tiết giá của nhà nước
Số hiệu: | 11/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 05/08/2012 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điểm mới trong Luật Giá 2012
Sau một thời gian dài trao đổi, thảo luận và đi đến thống nhất chung, ngày 20/6/2012 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Giá 2012.
Điểm nổi bật trong Luật này tập trung vào các quy định về danh mục hàng bình ổn giá (11 mặt hàng) và danh mục hàng hóa do Nhà nước (NN) định giá, trong đó phải kể đến mặt hàng điện và xăng, dầu thành phẩm. Theo đó, mặt hàng điện vừa thuộc danh mục hàng bình ổn giá, đồng thời Nhà nước chỉ định mức giá cụ thể đối với giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện; định khung giá đối với: giá phát điện, giá bán buôn điện, mức giá bán điện lẻ bình quân. Như vậy, các DN được quyền chủ động định giá trong khung, cạnh tranh về giá theo khung; bảo đảm có lợi cho người tiêu dùng; tạo chủ động cho DN song NN vẫn kiểm soát được giá điện.
Nếu trước đây Pháp lệnh Giá 2002 chỉ quy định tài sản của NN phải thẩm định giá thì đến Luật Giá 2012 đã mở rông thêm việc thẩm định giá cho cả tài sản của tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu. Ngoài ra, đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng tài sản NN hiệu quả hơn, Luật này kịp bổ sung thêm loại hình tổ chức thẩm định giá của NN, chỉ được thực hiện với các tài sản của NN cho thuê, đi thuê, mua, bán, thanh lý; không thuê được DN thẩm định giá; mua bán tài sản thuộc bí mật NN… Còn với DN thẩm định giá, để là người đại diện theo pháp luật thì phải có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm hành nghề thẩm định giá.
Luật này có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 01/01/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống được quy định theo các tiêu chí sau:
a) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông;
b) Hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
2. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá bao gồm:
a) Xăng, dầu thành phẩm;
b) Điện;
c) Khí dầu mỏ hóa lỏng;
d) Phân đạm; phân NPK;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật;
e) Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm;
g) Muối ăn;
h) Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi;
i) Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện;
k) Thóc, gạo tẻ thường;
l) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại khoản 2 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
4. Căn cứ vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại Điều 18 của Luật này quyết định loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể để áp dụng biện pháp bình ổn giá phù hợp trong từng thời kỳ.
Áp dụng có thời hạn một hoặc một số biện pháp sau để thực hiện bình ổn giá phù hợp với các trường hợp được quy định tại Điều 16 của Luật này:
1. Điều hòa cung cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;
2. Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
3. Trong trường hợp cần thiết, lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng cần bình ổn giá thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá nhằm mục tiêu hỗ trợ cho bình ổn giá; sử dụng quỹ bình ổn giá khi giá của hàng hóa, dịch vụ đó biến động bất thường hoặc tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống.
Quỹ bình ổn giá được lập từ các nguồn sau:
a) Trích từ giá hàng hóa, dịch vụ;
b) Tự nguyện đóng góp của tổ chức, cá nhân;
c) Viện trợ của nước ngoài;
d) Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Chính phủ quy định chi tiết về mặt hàng được lập quỹ bình ổn giá, việc lập, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá;
4. Đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá;
5. Kiểm tra yếu tố hình thành giá; kiểm soát hàng hoá tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có;
6. Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế;
7. Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Luật này.
1. Chính phủ quyết định chủ trương và biện pháp bình ổn giá đối với các trường hợp quy định tại Điều 16 và Điều 17 của Luật này.
2. Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phân công của Chính phủ hướng dẫn và tổ chức thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức triển khai thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ; trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quyết định biện pháp bình ổn giá cụ thể tại địa phương.
4. Cơ quan ban hành quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá chịu trách nhiệm quyết định thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá.
5. Cơ quan, cá nhân quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật.
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh;
b) Tài nguyên quan trọng;
c) Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Các hình thức định giá:
a) Mức giá cụ thể;
b) Khung giá;
c) Mức giá tối đa, mức giá tối thiểu.
3. Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá được quy định như sau:
a) Định mức giá cụ thể đối với:
- Các dịch vụ hàng không, bao gồm: dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; soi chiếu an ninh;
- Dịch vụ kết nối viễn thông;
- Điện: giá truyền tải điện; giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện;
b) Định khung giá đối với: giá phát điện; giá bán buôn điện; mức giá bán lẻ điện bình quân; dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa tuyến độc quyền;
c) Định khung giá và mức giá cụ thể đối với:
- Đất, mặt nước, nước ngầm, rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và nước sạch sinh hoạt;
- Giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được xây dựng chi từ nguồn ngân sách nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước;
d) Định giá tối đa hoặc giá tối thiểu đối với:
- Hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia; hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh; sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, trừ dịch vụ được quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
- Sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất trong nước;
- Giá cho thuê đối với tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng.
4. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
1. Căn cứ định giá:
a) Giá thành toàn bộ, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá; mức lợi nhuận dự kiến;
b) Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng;
c) Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá;
2. Phương pháp định giá:
a) Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ;
b) Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình.
a) Khung giá đất;
b) Khung giá cho thuê mặt nước;
c) Khung giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 19 của Luật này theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.
4. Cơ quan, cá nhân quyết định định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật.
1. Hiệp thương giá thực hiện đối với hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các điều kiện sau:
a) Hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá;
b) Hàng hoá, dịch vụ quan trọng được sản xuất, kinh doanh trong điều kiện đặc thù hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế; có tính chất độc quyền mua hoặc độc quyền bán hoặc bên mua, bên bán phụ thuộc nhau không thể thay thế được.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Khi có đề nghị của bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên mua và bán;
b) Khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Bộ Tài chính chủ trì tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Sở Tài chính chủ trì tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khi có đề nghị của bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên mua và bán có trụ sở đóng trên địa bàn. Trường hợp bên mua và bên bán có trụ sở đóng tại hai tỉnh khác nhau cùng đề nghị hiệp thương thì hai bên thống nhất đề nghị một trong hai Sở Tài chính chủ trì hiệp thương; trường hợp không thống nhất được thì Sở Tài chính nơi bên bán đóng trụ sở chủ trì hiệp thương.
3. Cơ quan tổ chức hiệp thương giá chịu trách nhiệm tổ chức việc hiệp thương theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan tổ chức hiệp thương giá thông báo bằng văn bản về mức giá được thỏa thuận cho các bên sau khi hiệp thương.
2. Trường hợp đã tổ chức hiệp thương giá nhưng các bên chưa thống nhất được mức giá thì cơ quan tổ chức hiệp thương giá quyết định giá tạm thời để hai bên thi hành.
Quyết định giá tạm thời do cơ quan tổ chức hiệp thương công bố có hiệu lực thi hành tối đa là 06 tháng. Trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời, các bên tiếp tục thương thảo về giá. Nếu các bên thống nhất được giá thì thực hiện theo giá đã thống nhất và có trách nhiệm báo cáo cơ quan tổ chức hiệp thương biết giá đã thống nhất, thời gian thực hiện.
Hết thời hạn 06 tháng, nếu các bên không thỏa thuận được giá thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá lần hai. Nếu các bên vẫn không đạt được thỏa thuận về giá thì quyết định giá tạm thời vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi đạt được thỏa thuận về mức giá.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bình ổn giá, định giá;
b) Khi giá có biến động bất thường và theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Hàng hoá, dịch vụ phải kiểm tra yếu tố hình thành giá bao gồm:
a) Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá;
b) Hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá;
c) Hàng hoá, dịch vụ khác khi giá có biến động bất thường theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với:
a) Hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính;
b) Hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại Điều 15 của Luật này.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với:
a) Hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
OPERATION ON REGULATING PRICES OF THE STATE
Section 1. PRICE STABILIZATION
Article 15. Goods or services implement price stabilization
1. Goods or services implementing price stabilization are essential goods or services for production, life being stipulated under the following criterions:
a) Raw materials, fuel, materials and main service for production and circulation;
b) Goods or services satisfying basic demands of human.
2. The List of goods or services implementing price stabilization includes:
a) Finished petrol, oil;
b) Electricity;
c) Liquefied petroleum gas;
d) Nitrogenous fertilizer, NPK fertilizer;
dd) Pesticide as prescribed by law;
e) Prevention vaccine for cattle, poultry;
g) Edible salt;
h) Milk for children under 06 years old;
i) Edible sugar, including white sugar and affinated sugar;
k) Paddy, ordinary rice;
l) Drugs for human disease prevention and treatment in the List of essential medicines using at establishments of medical examination and treatment as prescribed by law.
3. If neccessary, the List of goods or services implementing price stabilization stipulated in clause 2 of this article may be adjusted, the Government shall submit to the Standing Committee of National Assembly for consideration and decision.
4. Basing on the List of goods or services implementing price stabilization stipulated in clause 2 of this article, competent State agencies as prescribed in article 18 of this Law shall decide particular types of goods or services to apply suitable measure of price stabilization in each period.
Article 16. Cases implement price stabilization
1. Price stabilization is implemented in the following cases:
a) Upon prices of goods or services in the List prescribed in clause 2, article 15 of this Law have irregular changes;
b) Upon price level changes affecting socio-economic stabilization.
2. The Government shall detail this article.
Article 17. Measures for price stabilization
Applying in limit time a or a number of the following measures to implement price stabilization conformable to cases prescribed in article 16 of this Law:
1. Making the supply and demand equable of goods produced in domestic and import – export goods; goods in regions, localities in the national through operation of goods circulation; buy or sale out the national reserve goods, circulating reserve goods;
2. Measures of finance, monetary conformable to provisions of laws;
3. In neccessary cases, establishing fund of price stabilization for items need be stabilized on price in the List of goods or services implementing price stabilization aiming to support for price stabilization; using fund of price stabilization upon prices of such goods or services changes abnormally or badly affecting to economy and life.
Fund of price stabilization is established from the following sources:
a) Deducting from price of goods or services;
b) Voluntary contribution by organizations, individuals;
c) Aid of foreign countries;
d) Other legitimate financial sources.
The Government shall stipulate in details in regarding to items being established fund of price stabilization, establishment, management and use of fund of price stabilization;
4. Price registration for goods or services subject to price stabilization. The production or business organizations, individuals implement price registration only for goods or services subject to price stabilization in the time the State applies methods of price stabilization.
5. Examining elements forming prices; controlling inventory goods; examining quantity, volume of available goods;
6. Applying supporting measures of price conformable to provisions of laws and international commitments;
7. Determining the particular prices, maximum prices, minimum prices or price frame conformable to nature of goods or services under principles, grounds, methods prescribed in this Law.
Article 18. Competence and duty upon deciding on applying price stabilization measure
1. The Government decides guidelines and measures of price stabilization regarding to cases prescribed in article 16 and article 17 of this Law.
2. The Ministry of Finance, ministries, ministerial-level agencies shall, under their functions, duties, powers assigned by the Goverment, guide and organize implementation of price stabilization measure being decided by the Government.
3. Provincial People’s Committees shall, within their functions, duties, powers, organize executing price stabilization measure being decided by the Government and guided by the Ministry of Finance, ministries, ministerial-level agencies; in cases of natural disaster, fires, epidemics, unexpected accidents, base on actual situation at their localities, decide particular price stabilization measure at such localities.
4. Agency promulgating decision on applying price stabilization measure shall be responsible for decision on limit time for applying price stabilization measure.
5. Agency or individual deciding on applying price stabilization measure shall be responsible for such decision as prescribed by law.
6. The Government shall detail this article.
Section 2. PRICE DETERMINATION
Article 19. Goods or services being defined prices by the State
1. The State defines prices for:
a) Goods or services under monopoly field in which the State manufacture, business;
b) Important resources;
c) National reserve goods; products, services for public interest and service of public career using state budget.
2. Forms of price determination:
a) Particular price level;
b) Price frame;
c) Maximum price level, minimum price level.
3. The List of goods or services being defined prices by the State is stipulated as follows:
a) Defining particular price level for:
- Air services, including: Services for landing, taking off; management of departure and arrival flights; supports to ensure for flight operations; illumination security;
- Service of telecommunication connection;
- Electricity: Prices of electric transmit; prices of Auxiliary services for electric system;
b) Defining price frame for: Prices of electricity generation; prices of electricity trading; the level of average electricity retail price; services of domestic air transport with monopoly route;
c) Defining price frame and particular price level for:
- Land, surface water, underground water, forest belong to the all-people possession which the State is representative of owner and clean water for living;
- Price of leasing, hire-purchasing for social house, house of public service which be build from state budget outlays; buy prices or leasing prices for house belong to state possession;
- Services of medical examination and treatment and services of education, traning at medical examination and treatment establishments, traning and education facilities of the State;
d) Defining maximum price or minimum price for:
- National reserve goods as prescribed by law on National reserve; goods or services being placed an order, assigned under business and production plans by the State; products, services for public interest and service of public career using state budget, except for services prescribed in point c, clause 3 of this article.
- Products are cigarette produced domestic;
- Price of leasing for state assets being infrastructure works.
4. If neccessary, the List of goods or services being defined prices by the State may be adjusted, the Government shall submit to the Standing Committee of National Assembly for consideration and decision.
Article 20. Principle of price determination of the State
1. Assurance of remedying actual and reasonable cost in production, business, having profit conformable to price level of market and guidelines, policies on social economical development of the State in each periods.
2. Timely adjusting prices upon elements forming them change.
Article 21. Grounds, methods of price determination
1. Grounds of price determination
a) Wholly cost price, quality of goods or services at the time point of price determination; expected profits level;
b) Relation between supply and demand of goods or services and purchasing power of currency; solvency of consumers;
c) Price of domestic and international market and competitive ability of goods or services at the time point of price determination;
2. Methods of price determination:
a) The Ministry of Finance stipulates general methods of price determination for goods or services;
b) Ministries, ministerial-level agencies shall assume the prime responsibility for and coordinate with the Ministry of Finance to guide methods of price determination for goods or services under their competence.
Article 22. Competence and duty of price determanition
1. The Government stipulates:
b) Land price frame;
b) Price frame of leasing surface water;
c) Price frame of leasing, hire-purchasing for social house, house of public service.
2. The Prime Minister stipulates price frame of average electricity retail, mechanism of price adjustment and structure of electricity retail tariff.
3. The Minister of Finance, ministers, headers of ministerial-level agencies, provincial People’s Committees determine prices of goods or services prescribed in article 19 of this Law according to assignment, level-division of the Government.
4. Agencies, individuals deciding price determination for goods or services in the List of goods or services defined price by the State shall be responsible for their decision before the law.
Article 23. Cases organize price negotiation
1. Price negotiation implements for goods or services satisfying the following conditions:
a) Goods or services not being in the List of goods or services defined prices by the State;
b) Goods or services being important, produced, business in specific conditions or having restrained competitive market; having nature of buy or sale monopoly or the buyer and seller are dependent together, cannot replace.
2. Competent State agencies organize price negotiation for goods or services prescribed in clause 1 of this article in the following cases:
a) Upon having suggection of the buyer or the seller or both of the buyer and the seller;
b) Upon having request of the Prime Minister, Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of provincial People’s Committee.
Article 24. Competence and duty of organizing price negotiation
1. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for organizing price negotiation at the request of the Prime Minister, Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies.
2. The Service of Finance shall assume the prime responsibility for organizing price negotiation at the request of Presidents of provincial People’s Committee or upon having suggestion of the buyer or the seller or both of the buyer and the seller which having offices located in their areas. If the buyer and the seller having offices located in different provinces and suggesting price negotiation, two parties reach agreement to suggest one of two Services of Finance to prime responsibility for negotiation; if they cannot reach agreement, the Services of Finance where the buyer’s office locates, shall assume the prime responsibility for negotiation.
3. Agency organizing price negotiation shall be responsible for performance as prescribed by law.
Article 25. Result of price negotiation
1. Agency organizing price negotiation shall notify parties in written of price level which have been agreed after negotiation.
2. Whether price negotiation has been performed, but parties still not reach agreement on price, agency organizing price negotiation shall decide temporary price for parties to execute.
Decision on temporary prices being notified by agency organizing price negotiation shall take effect at the maximum of 06 months. While executing the decision on temporary prices, parties continue to negotiate on prices. If parties reach agreement on prices, the agreed prices shall be executed and parties shall be responsible for reporting to agency organizing price negotiation to know agreed prices and period of performance
After limit time of 06 months, if parties cannot reach agreement on prices, the authorities shall organize price negotiation for the second time. If parties still can not reach agreement on prices, decision on temporary prices shall continue to take effect for implementation until reaching agreement on prices.
Section 4. EXEMINATION OF ELEMENTS FORMING PRICES
Article 26. Cases examining elements forming prices
1. Competent State agencies examine elements forming prices for goods or services prescribed in clause 2 of this article in the following cases:
a) When competent State agencies decide on price stabilization, price determination;
b) When prices having irregular changes and at request of the Prime Minister, Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Presidents of provincial People’s Committee.
2. Goods or services must examine elements forming prices including:
a) Goods or services being defined prices by the State;
b) Goods or services implement price stabilization;
b) Other goods or services when their prices having irregular changes and at request of the Prime Minister, Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Presidents of provincial People’s Committee.
Article 27. Competence and duty of examining elements forming prices
1. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for and coordinate with Ministries, ministerial-level agencies, provincial People’s Committees to examine elements forming prices for:
a) Goods or services under price determination competence of the Government, the Prime Minister, the Minister of Finance;
b) Goods or services in the List of goods or services implementing price stabilization stipulated in article 17 of this Law.
2. Ministries, ministerial-level agencies shall assume the prime responsibility for and coordinate with the Ministry of Finance, provincial People’s Committees to examine elements forming prices for goods or services under price determination competence of ministers, heads of ministerial-level agencies.
3. Provincial People’s Committees examinate elements forming prices for:
a) goods or services under price determination competence of provincial People’s Committees;
b) Goods or services in the List of goods or services implementing price stabilization of production or business organizations and individuals in their localities.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực