Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26 tháng 4 năm 2002 về giá
Số hiệu: | 40/2002/PL-UBTVQH10 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/04/2002 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2002 |
Ngày công báo: | 20/06/2002 | Số công báo: | Số 28 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2002/PL-UBTVQH10 |
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2002 |
CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 40/2002/PL-UBTVQH10 NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2002 VỀ GIÁ
Để góp phần phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình ổn giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/NQ-QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Nghị quyết số 52/2001/NQ-QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2002;
Pháp lệnh này quy định về giá.
1. Pháp lệnh này quy định quản lý nhà nước về giá và hoạt động về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
2. Pháp lệnh này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về giá khác với Pháp lệnh này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
1. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật.
2. Nhà nước sử dụng các biện pháp cần thiết để bình ổn giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
1. Các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thi hành pháp luật về giá.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận động viên nhân dân thực hiện các quy định của pháp luật về giá, giám sát việc thi hành pháp luật về giá.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giá bao gồm giá do Nhà nước quyết định, giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và giá thị trường.
2. Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế.
3. Bán phá giá là hành vi bán hàng hoá, dịch vụ với giá quá thấp so với giá thông thường trên thị trường Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước.
4. Liên kết độc quyền về giá là thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh ấn định một mức giá để chiếm lĩnh thị trường, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
5. Giá độc quyền là giá hàng hoá, dịch vụ chỉ do một tổ chức, cá nhân bán, mua trên thị trường hoặc là giá hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân liên kết độc quyền chiếm phần lớn thị phần, có sức mạnh chi phối giá thị trường.
6. Giá biến động bất thường là giá tăng hoặc giảm trong trường hợp khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa hoặc trong trường hợp bất thường khác.
Nhà nước thực hiện các chính sách, biện pháp cần thiết tác động vào quan hệ cung cầu để bình ổn giá thị trường đối với những hàng hoá, dịch vụ quan trọng, thiết yếu, kiểm soát lạm phát, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước, góp phần khuyến khích đầu tư, phát triển.
1. Trường hợp giá thị trường của hàng hoá, dịch vụ quan trọng, thiết yếu có biến động bất thường thì Nhà nước sử dụng những biện pháp sau đây để bình ổn giá:
a) Điều chỉnh cung cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá giữa các vùng, các địa phương trong nước;
b) Mua vào hoặc bán ra hàng hoá dự trữ;
c) Kiểm soát hàng hoá tồn kho;
d) Quy định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá;
đ) Kiểm soát các yếu tố hình thành giá;
e) Trợ giá nông sản khi giá thị trường xuống quá thấp gây thiệt hại cho người sản xuất; trợ giá hàng hoá, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác.
2. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn và loại hàng hoá, dịch vụ được áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ quan trọng, thiết yếu có trách nhiệm thực hiện các biện pháp có liên quan quy định tại khoản 1 Điều này để góp phần bình ổn giá.
1. Các loại tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá bao gồm:
a) Đất đai, mặt nước, tài nguyên quan trọng;
b) Tài sản của Nhà nước được bán, cho thuê;
c) Hàng hoá, dịch vụ độc quyền;
d) Hàng hoá, dịch vụ quan trọng đối với quốc kế dân sinh.
2. Nhà nước định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này bằng các hình thức sau đây:
a) Mức giá cụ thể;
b) Mức giá chuẩn;
c) Khung giá;
d) Giá giới hạn tối đa, tối thiểu.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tại khoản 1 Điều này và việc áp dụng các hình thức định giá quy định tại khoản 2 Điều này trong từng thời kỳ.
1. Thẩm quyền định giá được quy định như sau:
a) Chính phủ quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt quan trọng có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;
b) Thủ tướng Chính phủ quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ quan trọng có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của nhiều ngành;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ có tác động nhiều đến phát triển kinh tế của ngành mình;
d) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ có tác động nhiều đến phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
2. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền định giá quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá phải kịp thời điều chỉnh giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá khi các yếu tố hình thành giá trong nước và thế giới có biến động ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá điều chỉnh giá theo quy định của pháp luật.
Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá tổ chức hiệp thương giá giữa bên mua, bên bán đối với hàng hoá, dịch vụ quan trọng có tính chất độc quyền mua, độc quyền bán không thuộc phạm vi định giá của Nhà nước quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh này theo đề nghị của bên mua, bên bán hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1. Kết quả hiệp thương giá do các bên thỏa thuận được cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá ban hành để thi hành.
2. Trường hợp đã tổ chức hiệp thương giá mà các bên vẫn chưa thoả thuận được mức giá thì cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá quyết định giá tạm thời để các bên thi hành cho đến khi các bên thoả thuận được mức giá nhằm kịp thời phục vụ sản xuất, kinh doanh.
1. Tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá bao gồm:
a) Tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;
b) Tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;
c) Tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hoá, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác;
d) Tài sản khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật phải thẩm định giá.
Chính phủ quy định mức giá trị tài sản của Nhà nước thuộc khoản này phải thẩm định giá.
2. Tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá quy định tại khoản 1 Điều này đã qua đấu thầu hoặc qua Hội đồng xác định giá thì không nhất thiết phải thẩm định giá.
1. Doanh nghiệp thẩm định giá bao gồm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Chính phủ quy định hình thức tổ chức và điều kiện thành lập doanh nghiệp thẩm định giá.
2. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ được thành lập doanh nghiệp thẩm định giá.
1. Doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện thẩm định giá tài sản trong các trường hợp quy định tại Điều 13 của Pháp lệnh này và tài sản khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.
2. Hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp được thực hiện theo hợp đồng với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.
1. Người được công nhận là Thẩm định viên về giá phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Là công dân Việt Nam;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá;
c) Có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành về thẩm định giá do cơ quan có thẩm quyền cấp;
d) Có thời gian làm việc liên tục từ 3 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo.
2. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được cơ quan quản lý nhà nước về giá trung ương xem xét cấp thẻ Thẩm định viên về giá.
Kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá được lập thành văn bản và chỉ được sử dụng vào mục đích đã ghi trong hợp đồng. Kết quả thẩm định giá có thể được sử dụng là một trong những căn cứ để xem xét phê duyệt chi từ ngân sách nhà nước, tính thuế, xác định giá trị tài sản bảo đảm vay vốn ngân hàng, mua bảo hiểm, cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hoá, giải thể doanh nghiệp và sử dụng vào các mục đích khác đã được ghi trong hợp đồng thẩm định giá.
Doanh nghiệp thẩm định giá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá cung cấp tài liệu, số liệu có liên quan đến thẩm định giá;
2. Thu tiền dịch vụ thẩm định giá theo thoả thuận trong hợp đồng;
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định giá của mình. Trong trường hợp kết quả thẩm định giá không đúng, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
4. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá tiến hành việc kiểm soát chi phí sản xuất, lưu thông, giá hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khi phát hiện có dấu hiệu liên kết độc quyền về giá hoặc khi cần phải xem xét việc hình thành giá độc quyền.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi nhận được yêu cầu kiểm soát giá độc quyền có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời số liệu, tài liệu có liên quan đến chi phí sản xuất, lưu thông, giá hàng hoá, dịch vụ độc quyền theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá.
Trong việc kiểm soát giá độc quyền, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá có quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
1. Đình chỉ việc thực hiện giá hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cá nhân liên kết độc quyền về giá quyết định;
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân liên kết độc quyền phải mua, bán theo đúng giá mua, giá bán trước khi liên kết độc quyền về giá. Trường hợp cần phải điều chỉnh giá bán, giá mua thì tổ chức, cá nhân phải lập phương án giá trình cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá xem xét, quyết định;
3. Quyết định giá đúng thời hạn quy định trên cơ sở phương án giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá cho phù hợp;
4. Xử lý vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có hành vi bán phá giá.
1. Các hành vi sau đây không bị coi là hành vi bán phá giá:
a) Hạ giá bán hàng tươi sống;
b) Hạ giá bán hàng hoá tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng;
c) Hạ giá bán hàng hoá theo mùa vụ;
d) Hạ giá bán hàng hoá để khuyến mại theo quy định của pháp luật;
đ) Hạ giá bán hàng hoá trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh.
2. Các trường hợp hạ giá bán quy định tại khoản 1 Điều này phải được niêm yết công khai, rõ ràng tại cửa hàng, nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới, thời gian hạ giá.
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật đối với các hành vi bán phá giá.
1. Khi nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo về hành vi bán phá giá hoặc phát hiện được hành vi bán phá giá, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá phải tổ chức điều tra hành vi bán phá giá.
2. Nội dung điều tra hành vi bán phá giá:
a) Xác minh hành vi bán phá giá;
b) Xác định thiệt hại do hành vi bán phá giá gây ra đối với lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước.
3. Căn cứ vào kết quả điều tra, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá có quyền xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi bán phá giá.
1. Quyết định giá bán tối thiểu nhưng không làm hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
2. Xử lý vi phạm hành chính.
3. Buộc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bán phá giá phải bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bị tổn thất do hành vi bán phá giá gây ra.
4. Người có hành vi bán phá giá có dấu hiệu phạm tội thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh định giá hàng hoá, dịch vụ của mình theo quy định của Pháp lệnh này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Cấm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành các hành vi sau đây:
1. Cấu kết với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác để liên kết độc quyền về giá, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước;
2. Bán phá giá hàng hoá, dịch vụ;
3. Bịa đặt, loan tin không có căn cứ về việc tăng giá hoặc hạ giá gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước;
4. Định giá sai để lừa dối người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân hợp tác sản xuất, kinh doanh với mình;
5. Tăng hoặc giảm giá giả tạo bằng cách thay đổi số lượng, chất lượng, địa điểm giao nhận hàng hoá, dịch vụ;
6. Lợi dụng thiên tai, địch họa và diễn biến bất thường khác để đầu cơ tăng giá, ép giá;
7. Các hành vi khác do pháp luật quy định.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ tại cửa hàng, nơi giao dịch mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ; việc niêm yết giá phải rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho khách hàng.
2. Đối với hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và mua bán đúng giá đã niêm yết.
Đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc danh mục Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có các quyền sau đây:
a) Quyết định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ, trừ những hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá;
b) Quyết định giá hàng hoá, dịch vụ trong khung giá, giới hạn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
c) Khiếu nại quyết định về giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của mình;
d) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về giá;
đ) Yêu cầu tổ chức, cá nhân bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lập phương án giá hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và chấp hành đúng mức giá đó;
b) Cung cấp thông tin về giá, các quyết định giá hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá;
c) Chấp hành các biện pháp của Nhà nước nhằm bình ổn giá thị trường quy định tại Pháp lệnh này;
d) Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp về giá phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giá.
3. Quyết định giá hàng hoá, dịch vụ quan trọng, độc quyền.
4. Quy định tiêu chuẩn Thẩm định viên về giá; tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nghiệp vụ thẩm định giá; cấp và thu hồi thẻ Thẩm định viên về giá.
5. Kiểm soát giá độc quyền và chống bán phá giá.
6. Thu thập, phân tích và thông báo thông tin, dự báo giá thị trường trong nước và thế giới.
7. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực giá.
8. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giá.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giá trong phạm vi cả nước.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về giá chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giá.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về giá trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá thuộc ngành mình theo phân cấp quản lý giá của Chính phủ.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá tại địa phương theo phân cấp quản lý giá của Chính phủ.
Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về giá do Chính phủ quy định.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về giá thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giá.
2. Thanh tra chuyên ngành về giá thực hiện kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Thanh tra chuyên ngành về giá có quyền:
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh báo cáo kịp thời, chính xác, trung thực những số liệu, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra giá phù hợp với pháp luật;
b) Yêu cầu cơ quan có liên quan cử người tham gia và cung cấp các số liệu, tài liệu có liên quan trực tiếp đến kiểm tra, thanh tra giá;
c) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra chuyên ngành về giá có trách nhiệm:
a) Không được sử dụng các số liệu, tài liệu, thông tin thu thập được vào mục đích khác ngoài mục đích quản lý nhà nước về giá;
b) Không được tiết lộ những bí mật có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kiểm tra, thanh tra giá của mình.
1. Tổ chức, cá nhân nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra giá phải báo cáo kịp thời, chính xác, trung thực những số liệu, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra giá.
2. Tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định xử lý của cơ quan quản lý nhà nước về giá; trong trường hợp không nhất trí với quyết định đó thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật; trong thời gian khiếu nại, vẫn phải chấp hành quyết định đó.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền từ chối các yêu cầu kiểm tra, thanh tra giá không đúng quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện pháp luật về giá được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về giá thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định về giá; nhận hối lộ, bao che cho người vi phạm pháp luật về giá; thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước trong việc quản lý nhà nước về giá hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về giá thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2002.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
Nguyễn Văn An
(Đã ký)
THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 40/2002/PL-UBTVQH10 |
Hanoi, April 26, 2002 |
ON PRICES
(No. 40/2002/PL-UBTVQH10)
In order to contribute to developing the socialist-oriented market economy, to stabilize the prices and to protect the legitimate rights and interests of production and/or business organizations and individuals, of the consumers, and the interests of the State;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No.51/2001/NQ-QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, its 10th session;
Pursuant to Resolution No.52/2001/NQ-QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, its 10th session, on the 2002 Law- and Ordinance- Making Program;
This Ordinance prescribes prices.
Article 1.- Regulation scope and application objects
1. This Ordinance prescribes the State management over prices and price-related activities of production and/or business organizations and individuals.
2. This Ordinance shall apply to domestic and foreign organizations and individuals engaged in production and/or business activities in Vietnam.
3. Where an international treaty which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contains provisions on prices different from those of this Ordinance, the provisions of such international treaty shall apply.
Article 2.- The price-managing principles
1. The State shall respect the right to set prices and to compete in prices of production and/or business organizations and individuals strictly according to law.
2. The State shall employ necessary measures to stabilize prices and protect the legitimate rights and interests of production and/or business organizations and individuals, of the consumers, and the interests of the State.
Article 3.- Supervising the enforcement of the legislation on prices
1. The National Assembly’s agencies and deputies, the People’s Councils of all levels shall, within the scope of their functions, tasks and powers, supervise the enforcement of the legislation on prices.
2. Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall mobilize people to implement the provisions of the legislation on prices, supervise the enforcement of the legislation on prices.
Article 4.- Interpretation of terms and phrases
In this Ordinance, the following terms and phrases are construed as follows:
1. Prices shall include the prices decided by the State, the prices decided by production and/or business organizations and/or individuals, and the market prices.
2. Appraisal of prices means the evaluation or re-evaluation of the value of property compatible with the market at a given location, a given time according to Vietnamese standards or international practices.
3. Dumping means the act of selling goods and/or services at extremely low prices as compared with the common prices on the Vietnamese market in order to dominate the market, restrict lawful competition, thus causing damage to the legitimate interests of other production and/or business organizations and individuals as well as the interests of the State.
4. Aligned price monopoly means the agreement between production and/or business organizations and/or individuals to set a price level to dominate the market, causing damage to the legitimate interests of other production and/or business organizations and/or individuals, of the consumers, and the interests of the State.
5. Monopoly prices mean the prices of goods or services bought, sold on the market only by one production and/or business organization or individual or the prices of goods or services of aligned monopoly organizations and/or individuals that control most market shares and have strength to manipulate the market prices.
6. Abnormally changing prices mean the prices rising or falling in case of economic crises, natural calamities, enemy sabotage or in other cases of abnormality.
THE STATE ADMINISTRATION OF PRICES
Section 1. STABILIZATION OF MARKET PRICES
Article 5.- The aims of price stabilization
The State shall adopt necessary policies and measures to affect the supply-demand relationship in order to stabilize the market prices for important and essential commodities and services, to control inflation, stabilize the socio-economic situation, protect the legitimate interests of production and/or business organizations and individuals, of the consumers, and the interests of the State, contributing to the promotion of investment and development.
Article 6.- Price-stabilizing measures
1. Where the market prices of important and essential commodities and services abnormally fluctuate, the State shall employ the following measures to stabilize the prices:
a) Adjusting the demand and supply of home-made goods and export, import goods; commodities between regions, localities in the country;
b) Purchasing or selling out reserve commodities;
c) Controlling goods in stock;
d) Setting the maximum prices, the minimum prices, price brackets;
e) Controlling price components;
f) Subsidizing farm produce prices when the market prices drop too low, thus causing damage to the producers; subsidizing prices of other important and essential commodities and services.
2. Competence, procedures and time limits for, types of goods and services entitled to, the application of the measures prescribed in Clause 1 of this Article shall be stipulated by the Government.
3. Organizations and individuals that produce and/or trade in important and essential commodities and/or services shall have the responsibility to apply relevant measures prescribed in Clause 1 of this Article to contribute to price stabilization.
Section 2. PRICE DETERMINATION, PRICE CONSULTATION
Article 7.- Properties, commodities and services with prices set by the State
1. Properties, commodities and services with prices set by the State shall include:
a) Land, water surface, important natural resources;
b) The State properties sold or leased;
c) Monopoly commodities and services;
d) Commodities and services important for the national policies and people�s welfare.
2. The State shall fix prices of the properties, commodities and services prescribed in Clause 1 of this Article in the following forms:
a) The specific price levels;
b) The standard price levels;
c) The price brackets;
d) The maximum and minimum prices.
3. The Government shall specify the lists of properties, commodities and services with prices set by the State as provided for in Clause 1 of this Article and the application of price-fixing forms prescribed in Clause 2 of this Article in each period.
Article 8.- Bases for price determination
The State shall determine the prices of properties, commodities and services prescribed in Article 7 of this Ordinance on the basis of production and circulation costs; supply-demand-relationship; the purchasing power of the Vietnamese currency; the domestic and international market prices and the socio-economic development policies in each period.
Article 9.- Competence to determine prices
1. The competence to determine prices is stipulated as follows:
a) The Government shall decide on the prices of especially important properties, commodities and services, which affect the socio-economic development of the whole country;
b) The Prime Minister shall decide on the prices of important properties, commodities and services, which affect the socio-economic development of many branches;
c) The ministers and the heads of the ministerial-level agencies shall decide on the prices of the properties, commodities and services, which greatly affect the economic development of their respective branches;
d) The People’s Committees of the provinces or centrally-run cities shall decide on the prices of properties, commodities and services, which greatly affect the socio-economic development in their respective localities.
2. The Government shall specify the price-determining competence prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 10.- Adjusting the State-set prices
1. The State agencies competent to determine prices must adjust in time the prices of properties, commodities and services on the lists of those with prices set by the State when the domestic and international price components fluctuate, affecting production and people�s life.
2. Organizations and individuals shall have the right to propose the State agencies competent to determine prices to adjust prices according to law provisions.
Article 11.- Price consultation
The agencies competent to exercise the State management over prices shall organize price consultation between the purchasing parties and the selling parties for important commodities and services characterized with the purchase monopoly, sale monopoly, which do not fall within the scope of price determination by the State as provided for in Article 7 of this Ordinance, at the proposals of the purchasing parties, the selling parties or at the request of the Prime Minister, ministers, heads of the ministerial-level agencies, presidents of the provincial/municipal People�s Committees.
Article 12.- Price consultation results
1. The price consultation results agreed upon by the parties shall be promulgated for implementation by the agencies competent to exercise the State management over prices.
2. Where the parties fail to reach agreement on price levels though price consultation has been organized, the agencies competent to exercise the State management over prices shall decide on the temporary prices for implementation by the parties till they reach agreement on the price levels so as to service in time production and business.
Article 13.- State properties whose prices must be appraised
1. The State properties whose prices must be appraised shall include:
a) Properties purchased fully or partly with State budget sources;
b) State properties which are leased, assigned, sold, contributed as capital or subject to other form of right transfer;
c) Properties of State enterprises, which are leased, assigned, sold, contributed as capital, equitized, dissolved or subject to other forms of conversion;
d) Other State properties whose prices must be appraised as provided for by law.
The Government shall prescribe the value of the State properties stated in this Clause, whose prices must be appraised.
2. The State properties whose prices must be appraised as provided for in Clause 1 of this Article, which have gone through bidding or price determination by the Price-Determining Council shall not necessarily have their prices appraised.
Article 14.- Price-appraising enterprises
1. The price-appraising enterprises shall include State enterprises and enterprises of other economic sectors. The Government shall stipulate the organizational forms and conditions for setting up price-appraising enterprises.
2. Organizations and individuals that meet all conditions prescribed by the Government may set up price-appraising enterprises.
Article 15.- Operation of price-appraising enterprises
1. The price-appraising enterprises shall appraise the prices of properties in the cases prescribed in Article 13 of this Ordinance and other properties at the requests of State agencies, organizations or individuals.
2. The price-appraising activities of enterprises shall be effected under contracts with State agencies, organizations and/or individuals demanding the price appraisal.
Article 16.- Criteria or price appraisers
1. Persons recognized as price appraisers must fully satisfy the following criteria:
a) Being Vietnamese citizen;
b) Having university degree in specialty related to price-appraising operations;
c) Having the certificate of professional training in price-appraising operations, granted by competent agencies;
d) Having worked with the trained specialty for three consecutive years or more.
2. Persons who fully meet the conditions prescribed in Clause 1 of this Article shall be considered by the central agencies in charge of State management over prices for the granting of the price appraiser’s card.
Article 17.- Price- appraising results
The results of price appraisal by price-appraising enterprises shall be recorded in writing and used only for the purposes already inscribed in the contracts. The price-appraising results may be used as one of the bases for considering and approving State budget expenditures, for tax calculation, determination of property value as security for bank loans, for insurance purchase, lease, assignment, sale, capital contribution, enterprise equitization and dissolution, and used for other purposes already inscribed in the price-appraising contracts.
Article 18.- Rights and obligations of price-appraising enterprises
The price-appraising enterprises shall have the following rights and obligations:
1. To request the price appraisal-demanding agencies, organizations or individuals to supply documents and data related to the price appraisal;
2. To collect appraisal service charges as agreed upon in the contracts;
3. To take responsibility before law for the results of their price appraisal. Where the price-appraising results are incorrect, causing damage to the State, organizations and/or individuals, they shall have to compensate therefor according to the provisions of law;
4. Other rights and obligations prescribed by law.
Section 4. CONTROLLING THE MONOPOLY PRICES
Article 19.- The State shall control the monopoly prices
In case of necessity, the agencies competent to exercise the State management over prices shall control the production and circulation costs, prices of commodities and services of organizations and individuals when detecting signs of alignment for price monopoly or when deeming it necessary to consider the formation of monopoly prices.
Article 20.- Responsibilities of production and/or business organizations and individuals when receiving the requests for control of monopoly prices
Production and/business organizations and individuals, when receiving the requests for control of monopoly prices shall have the responsibility to report fully, accurately and promptly on the data and materials related to production and circulation costs, prices of monopoly commodities and services at the requests of the agencies competent to exercise the State management over prices.
Article 21.- Rights and responsibilities of the agencies competent to exercise the State management over prices
In controlling the monopoly prices, the agencies competent to exercise the State management over prices shall have the following rights and responsibilities:
1. To suspend the application of commodity and/or service prices decided by organizations and/or individuals aligned together for price monopoly;
2. To request the aligned monopoly organizations and/or individuals to make purchases and/or sales strictly at the purchasing and/or selling prices set before the price monopoly alignment. In cases where the selling prices and/or purchasing prices need to be adjusted, the organizations and individuals shall have to elaborate plans and submit them to the agencies competent to exercise the State management over prices for consideration and decision;
3. To decide on prices within the prescribed time limits on the basis of the price plans submitted or proposed by the production and/or business organizations and individuals to the State bodies competent to adjust prices;
4. To handle violations of the legislation on prices according to law provisions.
Article 22.- Prohibiting dumping
Production and/or business organizations and individuals are strictly forbidden to commit acts of dumping.
Article 23.- Acts not regarded as acts of dumping
1, The following acts shall not be regarded as dumping acts:
a) Lowering the sale prices of fresh and raw goods items;
b) Reducing the sale prices of goods in stock due to their inferior quality, outmode, unsuitability to consumers tastes;
c) Reducing the sale prices of goods according to seasons;
d) Reducing the sale prices for sale promotion under the provisions of law;
e) Reducing the sale prices of goods in case of bankruptcy, dissolution, termination of production and/or business activities, relocation, re-orientation of production and business.
2. For cases of sale price reduction prescribed in Clause 1 of this Article, the old prices, the new prices and price reduction duration must be publicly and clearly posted up at stores and transaction places.
Article 24.- Complaints and denunciations against acts of dumping
Organizations and individuals shall have the right to make complaints and/or denunciations according to law provisions against acts of dumping.
Article 25.- Investigating and handling acts of dumping
1. Upon receiving written complaints or denunciations about acts of dumping or detecting acts of dumping, the agencies competent to exercise the State management over prices must organize the investigation of the dumping acts.
2. The contents of investigation of dumping acts:
a) Verifying acts of dumping;
b) Determining damage caused by the dumping acts to the legitimate interests of other production and/or business organizations and/or individuals and the interests of the State.
3. Based on the investigation results, the agencies competent to exercise the State management over prices may handle or propose the competent State bodies to handle according to law provisions acts of dumping.
Article 26.- Measures of handling acts of dumping
1. Deciding on the minimum sale prices without restricting lawful competition and without causing damage to the legitimate interests of consumers and the interests of the State.
2. Handling administrative violations.
3. Forcing production and/or business organizations and/or individuals that make the dumping to compensate for damage caused to the damage-suffering production and/or business organizations and/or individuals by the acts of dumping.
4. Persons who commit acts of dumping which show signs of criminal offenses shall be examined for penal liability according to law provisions.
PRICE-RELATED ACTIVITIES OF PRODUCTION AND/OR BUSINESS ORGANIZATIONS, INDIVIDUALS
Article 27.- Price determination by production and/or business organizations and individuals
The production and/or business organizations and individuals shall determine prices of their goods and/or services according to the provisions of this Ordinance and other relevant legal documents.
Production and/or business organizations and individuals are forbidden to commit the following acts:
1. Colluding with other production and/or business organizations and/or individuals for price monopoly alignment, causing damage to the legitimate interests of other production and/or business organizations, individuals, of the consumers, and the interests of the State;
2. Dumping goods, services;
3. Fabricating and/or spreading groundless news on price increase or decrease, causing damage to the legitimate interests of other production and/or business organizations and/or individuals, of consumers, and the interests of the State;
4. Fixing wrong prices in order to deceive consumers or their production and/or business partners being organizations and/or individuals;
5. Increasing or reducing prices falsely by changing the quantity, quality, locations for delivery and reception of goods and/or services;
6. Taking advantage of natural disasters, enemy sabotage and/or other abnormal circumstances for speculation to increase prices and/or impose unreasonable prices;
7. Other acts prescribed by law.
Article 29.- Posting up prices
1. Production and/or business organizations and individuals must post up prices of goods and/or services at their stores and/or places of goods trading or service provision transaction; the price post-up must be clear, not causing confusion to consumers.
2. For goods and services with prices set by the State, the production and/or business organizations and individuals must post up the correct prices decided by competent State bodies and such goods and services shall be traded strictly at the listed prices.
For goods and services not on the list of those with prices set by the State, the prices decided by production and/or business organizations and/or individuals shall be posted up.
Article 30.- Rights and obligations of production and/or business organizations and individuals in the field of prices
1. The production and/or business organizations and individuals shall have the following rights:
a) To decide on the purchasing and selling prices of goods and services, except for goods and services on the lists of those with prices set by the State;
b) To decide on the goods and service prices within the price brackets, the price limits decided by competent State bodies;
c) To complain about decisions on prices of competent State bodies, which cause damage to their legitimate interests;
d) To complain about or denounce acts of violating the legislation on prices;
e) To request organizations or individuals to compensate for damage as provided for by law;
f) Other rights prescribed by law.
2. The production and/or business organizations and individuals shall have the following obligations:
a) To draw up plans on prices of goods and services on the lists of those with prices set by the State and submit them to the competent State bodies for decision and to correctly apply those prices;
b) To provide information on prices, decisions on goods and service prices set by themselves at the request of the agencies competent to exercise the State management over prices;
c) To execute the State�s measures for stabilizing the market prices, which are prescribed in this Ordinance;
d) To compensate for damage caused by acts of violating the legislation on prices as provided for by law;
e) Other obligations prescribed by law.
Section 1. CONTENTS AND COMPETENCE OF STATE MANAGEMENT OVER PRICES
Article 31.- Contents of State management over prices
1. To study, work out, and organize the implementation of, price-related policies and measures suitable to the socio-economic development requirements in each period.
2. To promulgate legal documents on prices.
3. To decide on the prices of important and monopoly goods, services.
4. To prescribe the criteria of price appraisers; organize the training of the contingent of price appraisal managers and appraisers; grant and withdraw price appraiser�s cards.
5. To control monopoly prices and combat dumping.
6. To gather, process and notify information and forecasts on domestic and world market prices.
7. To organize and manage the work of scientific research, international cooperation, personnel training and fostering in the field of prices.
8. To examine, inspect and settle complaints and denunciations and handle violations of the legislation on price.
Article 32.- Competence for State management over prices
1. The Government shall exercise the unified State management over prices throughout the country.
2. The State management agencies in charge of prices shall be answerable to the Government for the performance of the State management over prices.
3. The ministries and the ministerial-level agencies shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to coordinate with the State management agencies in charge of prices in performing the function of State management over prices in their respective branches according to the price management decentralization by the Government.
4. The provincial/municipal People’s Committees shall, within the scope of their tasks and powers, have to perform the function of State management over prices in their localities according to the price management decentralization by the Government.
Article 33.- Organization of the State management agencies in charge of prices
The organizational structure, functions, tasks and powers of the State management agencies in charge of prices shall be defined by the Government.
Section 2. PRICE EXAMINATION AND INSPECTION
Article 34.- Specialized price inspectorate
1. The State management agencies in charge of prices shall perform the function of specialized price inspectorate.
2. The specialized price inspectorate shall conduct examination and inspection of organizations and individuals in observance of the provisions of the legislation on prices and other relevant law provisions.
Article 35.- Rights and responsibilities of specialized price inspectorate
1. The specialized price inspectorate shall have the rights:
a) To request production and/or business organizations and individuals to timely, accurately and honestly report on data and materials related to the contents of price examination and inspection in accordance with law;
b) To request the concerned agencies to appoint officials to participate in, and supply data and materials directly related to, price examination and inspection;
c) To handle acts of violating the legislation on prices according to law provisions.
2. The specialized price inspectorate shall have the responsibilities:
a) Not to use the gathered data, materials and information for purposes other than the purpose of State management over prices;
b) Not to disclose secrets related to production and/or business activities of production and/or business organizations and individuals;
c) To take responsibility before law for their price examination and inspection.
Article 36.- Rights and obligations of organizations and individuals when they are under price examination and inspection
1. Organizations and individuals, upon receiving the request of agencies competent for price examination and inspection, shall have to report in time, accurately and honestly on data and materials related to the contents of price examination and inspection.
2. Organizations and individuals must strictly abide by the handling decisions of State management agencies in charge of prices; in case of disagreeing with such decisions, they may lodge their complaints according to the provisions of law; pending the settlement thereof, they shall still have to abide by such decisions.
3. Organizations and individuals may refuse unlawful price examination and inspection requests.
Section 3. COMMENDATION, REWARDS AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 37.- Commendation and rewards
Organizations and individuals recording achievements in the implementation of the legislation on prices shall be commended and/or rewarded according to the State�s regulations.
Article 38.- Handling of violations of the legislation on prices
1. Organizations and individuals committing acts of violating the legislation on prices shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they must compensate therefor as provided for by law.
2. Those who abuse their positions and powers and violate regulations on prices, take bribes, cover up violators of the legislation on prices; lack responsibility, deliberately act against the State�s regulations in the State management over prices, or commit other acts of violating the legislation on prices shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, they must compensate therefor as provided for by law.
Article 39.- Implementation effect
This Ordinance takes implementation effect as from July 1, 2002.
The previous regulations contrary to this Ordinance shall all be annulled.
Article 40.- Implementation guidance
The Government shall detail and guide the implementation of this Ordinance.
|
ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực