Chương IV Pháp lệnh số 40/2002/PL-UBTVQH10: Quản lý Nhà nước về giá
Số hiệu: | 40/2002/PL-UBTVQH10 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/04/2002 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2002 |
Ngày công báo: | 20/06/2002 | Số công báo: | Số 28 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp về giá phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giá.
3. Quyết định giá hàng hoá, dịch vụ quan trọng, độc quyền.
4. Quy định tiêu chuẩn Thẩm định viên về giá; tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nghiệp vụ thẩm định giá; cấp và thu hồi thẻ Thẩm định viên về giá.
5. Kiểm soát giá độc quyền và chống bán phá giá.
6. Thu thập, phân tích và thông báo thông tin, dự báo giá thị trường trong nước và thế giới.
7. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực giá.
8. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giá.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giá trong phạm vi cả nước.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về giá chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giá.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về giá trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá thuộc ngành mình theo phân cấp quản lý giá của Chính phủ.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá tại địa phương theo phân cấp quản lý giá của Chính phủ.
Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về giá do Chính phủ quy định.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về giá thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giá.
2. Thanh tra chuyên ngành về giá thực hiện kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Thanh tra chuyên ngành về giá có quyền:
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh báo cáo kịp thời, chính xác, trung thực những số liệu, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra giá phù hợp với pháp luật;
b) Yêu cầu cơ quan có liên quan cử người tham gia và cung cấp các số liệu, tài liệu có liên quan trực tiếp đến kiểm tra, thanh tra giá;
c) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra chuyên ngành về giá có trách nhiệm:
a) Không được sử dụng các số liệu, tài liệu, thông tin thu thập được vào mục đích khác ngoài mục đích quản lý nhà nước về giá;
b) Không được tiết lộ những bí mật có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kiểm tra, thanh tra giá của mình.
1. Tổ chức, cá nhân nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra giá phải báo cáo kịp thời, chính xác, trung thực những số liệu, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra giá.
2. Tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định xử lý của cơ quan quản lý nhà nước về giá; trong trường hợp không nhất trí với quyết định đó thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật; trong thời gian khiếu nại, vẫn phải chấp hành quyết định đó.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền từ chối các yêu cầu kiểm tra, thanh tra giá không đúng quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện pháp luật về giá được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về giá thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định về giá; nhận hối lộ, bao che cho người vi phạm pháp luật về giá; thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước trong việc quản lý nhà nước về giá hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về giá thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Section 1. CONTENTS AND COMPETENCE OF STATE MANAGEMENT OVER PRICES
Article 31.- Contents of State management over prices
1. To study, work out, and organize the implementation of, price-related policies and measures suitable to the socio-economic development requirements in each period.
2. To promulgate legal documents on prices.
3. To decide on the prices of important and monopoly goods, services.
4. To prescribe the criteria of price appraisers; organize the training of the contingent of price appraisal managers and appraisers; grant and withdraw price appraiser�s cards.
5. To control monopoly prices and combat dumping.
6. To gather, process and notify information and forecasts on domestic and world market prices.
7. To organize and manage the work of scientific research, international cooperation, personnel training and fostering in the field of prices.
8. To examine, inspect and settle complaints and denunciations and handle violations of the legislation on price.
Article 32.- Competence for State management over prices
1. The Government shall exercise the unified State management over prices throughout the country.
2. The State management agencies in charge of prices shall be answerable to the Government for the performance of the State management over prices.
3. The ministries and the ministerial-level agencies shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to coordinate with the State management agencies in charge of prices in performing the function of State management over prices in their respective branches according to the price management decentralization by the Government.
4. The provincial/municipal People’s Committees shall, within the scope of their tasks and powers, have to perform the function of State management over prices in their localities according to the price management decentralization by the Government.
Article 33.- Organization of the State management agencies in charge of prices
The organizational structure, functions, tasks and powers of the State management agencies in charge of prices shall be defined by the Government.
Section 2. PRICE EXAMINATION AND INSPECTION
Article 34.- Specialized price inspectorate
1. The State management agencies in charge of prices shall perform the function of specialized price inspectorate.
2. The specialized price inspectorate shall conduct examination and inspection of organizations and individuals in observance of the provisions of the legislation on prices and other relevant law provisions.
Article 35.- Rights and responsibilities of specialized price inspectorate
1. The specialized price inspectorate shall have the rights:
a) To request production and/or business organizations and individuals to timely, accurately and honestly report on data and materials related to the contents of price examination and inspection in accordance with law;
b) To request the concerned agencies to appoint officials to participate in, and supply data and materials directly related to, price examination and inspection;
c) To handle acts of violating the legislation on prices according to law provisions.
2. The specialized price inspectorate shall have the responsibilities:
a) Not to use the gathered data, materials and information for purposes other than the purpose of State management over prices;
b) Not to disclose secrets related to production and/or business activities of production and/or business organizations and individuals;
c) To take responsibility before law for their price examination and inspection.
Article 36.- Rights and obligations of organizations and individuals when they are under price examination and inspection
1. Organizations and individuals, upon receiving the request of agencies competent for price examination and inspection, shall have to report in time, accurately and honestly on data and materials related to the contents of price examination and inspection.
2. Organizations and individuals must strictly abide by the handling decisions of State management agencies in charge of prices; in case of disagreeing with such decisions, they may lodge their complaints according to the provisions of law; pending the settlement thereof, they shall still have to abide by such decisions.
3. Organizations and individuals may refuse unlawful price examination and inspection requests.
Section 3. COMMENDATION, REWARDS AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 37.- Commendation and rewards
Organizations and individuals recording achievements in the implementation of the legislation on prices shall be commended and/or rewarded according to the State�s regulations.
Article 38.- Handling of violations of the legislation on prices
1. Organizations and individuals committing acts of violating the legislation on prices shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they must compensate therefor as provided for by law.
2. Those who abuse their positions and powers and violate regulations on prices, take bribes, cover up violators of the legislation on prices; lack responsibility, deliberately act against the State�s regulations in the State management over prices, or commit other acts of violating the legislation on prices shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, they must compensate therefor as provided for by law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực